34
CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI I. Tổng quan về chỉ số ESI 1. Khái niệm, thành phần Chỉ số bền vững môi trường là một chỉ số tổng hợp được tính toánh dựa trên các chỉ thị chọn lọc đặc trưng cho tính bền vững về mặt môi trường. Chỉ số ESI là một thước đo của sự tiến bộ tổng thể phát triển theo hướng bền vững về môi trường. Giá trị của chỉ số ESI dao động trong khoảng 0 – 100. Giá trị này càng cao, tính bền vững môi trường càng cao. Các thành phần c ủa chỉ số ESI bao trùm các lĩnh vực:tài nguyên thiên nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường, quản lý môi trường, cam kết ở tầm quốc tế về bảo vệ môi trường, và năng lực xã hội để thực hiện bảo vệ môi trường Thành phần: - Chỉ số bền vững MT năm 2001 được thực hiện dựa trên 67 thông số của 22 chỉ thị. Các chỉ thị này được phân chia theo 5 nhóm cơ bản: Các hệ thống môi trường Các áp lực môi trường Khả năng gây tổn thương đến con người Khả năng ảnh hưởng của các định chế và xã hội Thế đứng của quốc gia trong quan hệ toàn cầu - ESI 2005 được thực hiện dựa trên 76 thông số của 21 chỉ thị thuộc 5 nhóm chủ đề:

CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

  • Upload
    mindote

  • View
    710

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

I. Tổng quan về chỉ số ESI1. Khái niệm, thành phần

Chỉ số bền vững môi trường là một chỉ số tổng hợp được tính toánh dựa trên các chỉ thị chọn lọc đặc trưng cho tính bền vững về mặt môi trường. Chỉ số ESI là một thước đo của sự tiến bộ tổng thể phát triển theo hướng bền vững về môi trường.

Giá trị của chỉ số ESI dao động trong khoảng 0 – 100. Giá trị này càng cao, tính bền vững môi trường càng cao.

Các thành phần c ủa chỉ số ESI bao trùm các lĩnh vực:tài nguyên thiên nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường, quản lý môi trường, cam kết ở tầm quốc tế về bảo vệ môi trường, và năng lực xã hội để thực hiện bảo vệ môi trường

Thành phần:- Chỉ số bền vững MT năm 2001 được thực hiện dựa trên 67 thông số của

22 chỉ thị. Các chỉ thị này được phân chia theo 5 nhóm cơ bản: Các hệ thống môi trường Các áp lực môi trường Khả năng gây tổn thương đến con người Khả năng ảnh hưởng của các định chế và xã hội Thế đứng của quốc gia trong quan hệ toàn cầu

- ESI 2005 được thực hiện dựa trên 76 thông số của 21 chỉ thị thuộc 5 nhóm chủ đề: Các hệ thống môi trường Mức độ giảm áp lực môi trường Mức độ giảm rủi ro cho con người Năng lực thể chế và xã hội Quản lý môi trường toàn cầu

- ESI 2007 của Ấn Độ được tính toán bằng cách tổng hợp 44 thông số của 15 chỉ thị. Các chỉ thị này cũng được chia thành 5 thành phần cơ bản, được quy về cùng thứ nguyên trong quá trình tính toán: Áp lực dân số

Page 2: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

Áp lực môi trường Hiện trạng môi trường Tác động lên môi trường và sức khỏe Chính sách quản lý

Chỉ số bền vững môi trường ở cấp quốc tế bao gồm 21 thành phần, với 76 tiêu thức phản ảnh thực trạng môi trường và các yếu tố liên quan đến môi trường bền vững. 21 thành phần gồm:   Chất lượng không khí; đa dạng sinh học; đất; chất lượng nước; tổng lượng nước; giảm ô nhiễm không khí; giảm hệ sinh thái; giảm dân số; giảm chất thải và sức ép tiêu dùng; giảm căng thẳng về nước; nguồn lực thiên nhiên; sức khỏe môi trường; tình trạng dinh dưỡng và tiếp cận nước sạch; giảm tính dễ bị tổn thương do thảm họa thiên tai môi trường; quản trị nhà nước về môi trường; tính hiệu quả sinh thái; khu vực tư nhân; khoa học và công nghệ; tham gia vào các nỗ lực quốc tế; khí gây hiệu ứng nhà kính; giảm áp lực môi trường xuyên biên giới. Chỉ số bền vững môi trường khi tính cho quốc gia thì các thành phần và các chỉ tiêu có thể được các quốc gia lựa chọn theo tính phù hợp của từng chỉ tiêu đối với từng quốc gia, chất lượng và tính có sẵn để sử dụng của số liệu trong thời gian dài.

2. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ số ESI có ý nghĩa to lớn trong việc định lượng hóa sự bền vững của môi trường. Việc đánh giá mức độ bền vững thông qua một con số tính toán rõ ràng và có cơ sở khoa học sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, các cơ quan hoạch định chính sách, các chuyên gia môi trường và toàn thể công chúng có một cái nhìn trực quan và chính xác về hiện trạng cũng như xu thế diễn biến của môi trường trong tương lai.

Do vậy, khi lựa chọn các chỉ thị bền vững môi trường phù hợp và áp dụng phương pháp tích hợp hiệu quả, khoa học thì chỉ số ESI sẽ trở thành một chỉ số chuẩn mà có thể dễ dàng sử dụng để đánh giá môi trường và hoạch định chính sách tối ưu.

Chỉ số tổng hợp phản ánh tính bền vững đối với môi trường trên góc độ chung được tổng hợp từ nhiều chỉ tiêu cụ thể. Đo mức độ đạt được mục tiêu đề ra đối với các vấn đề mà một quốc gia quan tâm, xác định các ưu tiên về chính sách trong nước và khu vực, theo dõi xu hướng môi trường, đánh giá (lượng hóa) các

Page 3: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

kết quả của các chính sách và chương trình, và nghiên cứu mức độ tương tác của môi trường và phát triển kinh tế và các yếu tố khác ảnh hưởng đến môi trường.

3. Phương pháp xây dựng chỉ số bền vững môi trường

Hiện nay trên thế giới có khá nhiều tổ chức, quốc gia đã và đang ứng dụng chỉ số ESI để tính toán cho từng đối tượng cụ thể vào từng thời điểm nhất định. Tuy nhiên tổ chức đi đầu và có nhiều đóng góp nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển của ESI chính là Trung tâm Luật và Chính sách môi trường Yale - Đại học Yale kết hợp với trung tâm quốc tế nghiên cứu Mạng lưới thong tin khoa học trái đất (CIES Đại học Columbia và Diễn đàn Kinh tế thế giới. Các tổ chức này đã lien kết để xuất bản các Bản báo cáo tổng hợp chỉ số ESI thường niên từ năm 1999 đến năm 2005.

Trong báo cáo ESI gần nhất của Đại học Yale và Columbia năm 2005, bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường được trình bày trong bảng dưới đây

Như vậy, chỉ số bền vững môi trường được xây dựng dựa trên 76 chỉ thị thứ 21 chỉ thị chính thuộc 5 chủ đề.

Tên chủ đề

stt Tên chỉ thị môi trường

stt

Mã biến số

Biến số

Các hệ thống môi trường

1 Chất lượng không khí

1 NO2 Nồng độ NO2 đo tại đô thị

2 SO2 Nồng độ SO2 đo tại đô thị

3 TSP Nồng độ bụi đo tại đô thị

4 INDOR Mức độ ô nhiễm không khí trong nhà do sử dụng nhiên liệu rắn.

2 Đa dạng sinh học

5 ECORISK

Tỷ lệ diện tích quốc gia nằm trong vùng sinh thái bị đe dọa nguy hiểm

6 PRTBRD

Tỷ lệ các loài chim bị đe dạo trong tổng số các loài chim nuôi

Page 4: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

đã biết tại mỗi quốc gia

7 PRTMAM

Tỷ lệ các loài động vật có vú trong tổng số các loài động vật có vú sinh đã biết tại mỗi quốc gia

8 PRTAMPH

Tỷ lệ các loài động vật lưỡng cư bị đe dọa trong tổng số các loài động vật lưỡng cư đã biết tại mỗi quốc gia

9 NBI Chỉ số đa dạng sinh học quốc gia

3 Đất 10

ANTH10

Tỷ lệ % tổng diện tích đất (gồm cả các nguồn nước nội địa) chịu tác động rất yếu của con người

11

ANTH40

Tỷ lệ % tổng diện tích đất (gồm cả các nguồn nước nội địa) chịu tác động mạnh nhất của con người

4 Chất lượng nước

12

WQ DO Nồng độ oxy hòa tan

13

WQ EC Độ dẫn điện

14

WQ PH Nồng độ phospho

15

WQ SS Chất rắn lơ lửng

5 Trữ lượng nước

16

WATAVIL

Lượng nước ngọt sẵn có/đầu người

1 GRDA Lượng nước ngầm nội địa sẵn

Page 5: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

7 VIL có/đầu người

Mức độ giảm áp lực môi trường

6 Giảm ô nhiễm không khí

18

COALKM

Mức tiêu thụ than đá/diện tích đất cư trú

19

NOXKM

Lượng phát thải NO2 do hoạt động con người/diện tích đất cư trú

20

SO2KM

Lượng phát thải SO2 do hoạt động con người/diện tích đất cư trú

21

VOCKM

Lượng phát thải VOC do hoạt động con người/diện tích đất cư trú

22

CARSKM

Số xe cộ đang sử dụng/ diện tích đất cứ trú

7 Giảm sức ép lên hệ sinh thái

23

FOREST

Tốc độ thay đổi độ che phủ rừng trung bình hàng năm từ 1900- 2000

24

ACEXC

Mức độ mưa axit hóa do sa lắng lưu huỳnh từ hoạt động của con người vượt tiêu chuẩn

8 Giảm áp lực dân số

25

GR2050

Tỷ lệ % thay đổi dân số dự báo trong thời kỳ 2004-2050

26

TFR Tốc độ sinh đẻ tổng cộng

9 Giảm sức ép tiêu thụ và xả thải

27

EFPC Dấu vết sinh thái/đầu người

28

RECYCLE

Tốc độ tái sử dụng chất thải

Page 6: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

29

HAZWST

Tốc độ phát sinh chất thải nguy hại

10 Giảm sức ép lên nguồn nước

30

BODWAT

Phát thải nước thải công nghiệp ô nhiễm chất hữu cơ/ lượng nước ngọt có sẵn

31

FERTHA

Lượng phân bón hóa học sử dụng/hecta đất hoa màu

32

PESTHA

Lượng thuốc BVTV sử dụng/hecta đất hoa màu

33

WATSTR

Tỷ lệ % quốc gia bị sức ép gay gắt về cấp mước

11 Quản lý tài nguyên thiên nhiên

34

OVERFSH

Đánh bắt cá vượt quá năng suất

35

FORCENT

Tỷ lệ % tổng diện tích rừng được công nhận là quản lý bền vững

36

WEFSUB

Điều tra của diễn đàn kinh tế thế giới về mức trợ cấp

37

IRRSAL

Tỷ lệ % diện tích đất bị nhiễm mặn do thủy lợi/ tổng diện tích hoa màu

38

AGSUB

Các trợ cấp về nông thôn

Mức độ rủi ro cho con người

12 Sự lành mạnh của môi trường

39

DISINT Tỷ lệ tử vong do bệnh lây nhiễm đường ruột

40

DISRES

Tỷ lệ trẻ em tử vong do các bênh hô hấp

4 U5MO Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử

Page 7: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

1 RT vong/1000 trẻ sơ sinh

13 Nguồn sống cơ bản của con người

42

UND_NO

Tỷ lệ % số người suy dinh dưỡng/tổng dân số

43

WATSUP

Tỷ lệ % dân số được tiếp cận nguồn nước sạch mới nâng cấp

14 Giảm rủi ro môi trường và thiệt hại do thiên tai

44

DISCAS

Số người chết trung bình do lũ lụt, lốc xoáy, hạn hán/triệu người

45

DISEXP

Chỉ số tiếp xúc đối với các mối nguy hại về môi trường

Năng lực thể chế và xã hội

15 Quản lý môi trường

46

GASPR Tỷ lệ giá xăng so với giá trung bình thế giới

47

GRAFT Đánh giá mực độ tham nhũng

48

GOVEFF

Hiệu lực của chính phủ

49

PRAPEA

Tỷ lệ % tổng diện tích đất ngước được bảo vệ

50

WEFGOV

Khảo sát của diễn đàn kinh tế TG về quản trị môi trường

51

LAW Các quy định của pháp luật

52

AGENDA21

Các sáng kiến Ageda 21 địa phương/ 1 triệu người dân

53 CIVLIB Quyền tự do chính trị và công dân

54 CSDMIS Tỷ lệ % biến số còn thiếu do

Page 8: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

Nhóm tư vấn về các chỉ thị PTBV thuộc “Ban điều hành từ Hội nghị Rio de Janero đến Hội nhị Johaneshburg” khuyến nghị

55 IUCN Số lượng tổ chức thành viên trong Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên TG/triều người dân

56 KNWLDG

Phát minh tri thức về khoa học, công nghệ và chính sách môi trường

57 POLITY Đánh giá mức độ dân chủ

16 Hiệu quả sinh thái

58 ENEFF Hiệu quả năng lượng

59 RENPC Tỷ lệ % năng lượng thủy điện và tái tạo trên tổng số lượng năng lượng tiêu thụ

17 Phán ứng của khu vực tư nhân

60 DJSGI Chỉ số bền vững đạo Jon

61 ECOVAL

Giá trị đổi mới sinh thái trung bình tính trên cá công ty văn phòng tại mỗi quốc gai

62 ISO14 Số lượng các công tý ứng dụng ISO 14001/tỷ đô la GDP

63 WEFPRI Khảo sát của diễn đàn kinh tế TG về cải tiến môi trường trong khu vực tư nhân

64 RESCARE

Mức độ tham gia vào các Chương trình Thực hiện Trách nhiệm của Hiệp hội các Nhà sản xuất hóa chất

Page 9: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

18 Khoa học và công nghệ

65 INNOV Chỉ thị đổi mới công nghệ

66 DAI Chỉ thị truy cập thông tin

67 PECR Tỷ lệ hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục sơ cấp chi nữ giới

68 ENROL Tỷ lệ huy động trẻ em đến lớp ở cả 3 cấp

69 RESEARCH

Số nhà nghiên cứu/triệu dân

Quản lsy môi trường toàn cầu

19 Mức độ tham gia vào nỗ lực hợp tác quốc tế

70 EIONUM

Số lượng các thành viên tham gia vào các tổ chức môi trường đa quốc gia

71 FUNDING

Mức đóng góp vào Quỹ các dự án môi trường và viện trợ phát triển song phương ha đa phương

72 PARTICIP

Mức độ tham gia vào các cam kết quốc tế về môi trường

20 Mức phát thải khí thải nhà kính

73 CO2GDP

Mức phát thải khí thải cacbon/triệu đô là GDP

74 CO2PC Mức phát thải khí thải cacbon/đầu người

21 Giảm áp lực môi trường toàn cầu

75 SO2EXP Mức xuất khẩu khí SO2

76 POLEXP

Tỷ lệ % hàng hóa và nguyên liệu thô ô nhiễm đã nhập khẩu/ tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu

Page 10: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

Phương pháp xây dựng chỉ số bền vững môi trường

- Bước 1: Thu thập số liệu và lựa chọn chỉ thị- Bước 2: Chuẩn hóa số liệu

Chuẩn hóa số liệu theo công thức Z-core: Z = (x - µ)/σTrong đó: X = giá trị của biến µ = giá trị trung bình σ = độ lệch chuẩn

- Bước 3: Chuyển đổi các biến- Bước 4: Xử lý số liệu đã chuyển đổi và chuẩn hóa- Bước 5: Tích hợp chỉ thị

Tổng hợp các chỉ thị với trọng số bằng nhau.

Ii= ∑ j=1

pWiXjư

i=1,2,…,nTrong đó: Ii: chỉ số của chỉ thị thứ i Wi : trọng số của chỉ thị thứ cấp thứ j Xj: là giá trị của chỉ thị thứ cấp thứ j

ESI = ∑i=1

pƯWiIi

Trong đó: ESI: chỉ số bền vững môi trường Wi: trọng số của chỉ thị thứ i Hay có thể viết khái quát như sau:

ESI= 100*( 1|k|∑kεK

1|Jk|∑jε Jk

|Xj−μjσj

|)

Trong đó: : giá trị độ lệch chuẩn ngược K: số lượng chỉ thị J số lượng chỉ thị thứ cấp

|Xj−μj

σj| là giá trị chuẩn hóa của chỉ thị thứ cấp j

Page 11: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

4. Ưu, nhược điểm của chỉ số ESI Ưu điểm:- Xác định các vấn đề môi trường quốc gia nơi cho biết kết quả vượt quá

haykhông đạt sự mong đợi.- Giúp hoạch định chính sách theo dõi để xác định xem vùng, khu vục đó

thành công hay thất bại trong công tác quản lý môi trường theo hướng bềnvững;

-  Tạo thước đo chuẩn về hiệu quả quản lý của môi trường;- Xác định kế hoạch hành động tốt nhất;-  Nghiên cứu sự tương tác giữa các hoạt động môi trường và hoạt động

kinh tế xã hội. - Xác định Chỉ số bền vững môi trường là một khía cạnh nhỏ trong chỉ số

phát triển bền vững. Nhược điểm:- Đây là một chỉ số tổng hợp về sự phát triển bề vững nhưng chưa đề cập

tới sự phát triển của con người.- ESI kết hợp 76 yếu tố của môi trường, kể cả tài nguyên thiên nhiên, ô

nhiễm, cố gắng quản trị môi trường, đóng góp bảo vệ môi trường toàn cầu, khả năng cải thiện môi trường. Vì bao gồm quá nhiều yếu tố, công thức ESI trở nên không thực tiễn để hướng dẫn thiết thực việc hoạch định chính sách (policymaker) cho quốc gia

- Phương pháp tích hợp chỉ số ESI 2005 áp dụng đơn thuần chỉ là tính toán trung bình cộng giá trị của các thông số chỉ thị, nghĩa là mức độ đóng góp của từng nhóm chủ đề vào điểm số ESI là ngang nhau, không tính đến trọng số. Phương pháp này cần được xem xét kiểm chứng khi áp dụng trong điều kiện cụ thể của từng quốc gia để cho kết quả tính toán chính xác và phù hợp với chính quốc gia nghiên cứu đó

- Chỉ số ESI khó triển khai áp dụng hoàn chỉnh vào các điều kiện thực tiễn của nước ta hiện nay, do có nhiều chỉ thị rất khó định lượng hoá và đo lường, bên cạnh một thực tế là chúng ta còn thiếu hụt các hướng dẫn kỹ thuật về phương pháp đo lường và tính toán cụ thể chỉ số, các chỉ thị, thông số của ESI trong nghiên cứu và thực tiễn5. Mô hình cấu trúc chỉ số ESI

Page 12: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

Hình 1 : Mô hình thiết kế cấu trúc khối tính toán thang điểm của chỉ số                 đánh giá tính bền vững về môi trường (ESI).

Về nguyên tắc chỉ số đánh giá phát triển bền vững về môi trường (ESI) được tính toán và so sánh theo 02 phương pháp : tính trực tiếp từ 21 chỉ thị và tính gián tiếp từ 5 chỉ thị tổng hợp của 5 chủ đề chính. Tuy nhiên, vẫn chưa được tiếp cận tới các thông tin cụ thể về các phương pháp tính toán, kiểm chứng và so sánh thang điểm ESI này.

II. Tổng quan về chỉ số ESI cua thê giơi, khu vực và các nhóm nươc1. Tổng quan ESI thế giới năm 2005:

Chỉ số bền vững về môi trường (Environmental Sustainability Index - ESI) mới nhất đã được đưa ra, với sự sắp xếp các đại lượng xác định tính chất bền vững của môi trường của 146 quốc gia trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tổ chức ở Davos, Thụy Sĩ, tháng 1 năm 2005. Trong số 146 nước (tính cả các quốc gia và vùng lãnh thổ), Phần Lan đứng đầu do có tài nguyên dồi dào và mật độ dân số thấp, đứng cuối bảng là Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều tiên. Tuy nhiên, không có quốc gia nào đạt điểm tuyệt đối về tất cả các chỉ số, Marc Levy, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết. Chẳng hạn, Brazil, đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng, nhưng vẫn phải đối mặt với nguy cơ mất đa dạng sinh học do việc phá rừng.

Bảng 1. Xếp hạng điểm ESI 5 nước hàng đầu.

Xếp hạng điểm ESI Tên nước Điểm ESI

1 Phần Lan 75,1

Page 13: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

2 Na Uy 73,4

3 Urugoay 71,8

4 Thụy Điển 71,7

5 Aixlen 70,8

Nguồn: Chỉ số bền vững về môi trường năm 2005 - Tiêu chí Cảnh báo Môi trường Quốc gia

Bảng 2. Xếp hạng điểm ESI 5 nước cuối cùng

Xếp hạng điểm ESI Tên nước Điểm ESI

142 Udơbêkistan 34,4

143 I Rắc 33,6

144 Turkmênistan 33,1

145 Đài Loan 32,7

146 Bắc Triều Tiên 29,2

Nguồn: Chỉ số bền vững về môi trường năm 2005 - Tiêu chí Cảnh báo Môi trường Quốc gia

Điểm số cao phản ánh khả năng bảo vệ môi trường trong nhiều thập kỷ tới. Nó cho môi trường có thể ở trong tình trạng tốt, ví như nước sạch, không khí trong lành, đa dạng sinh học cao...

Bảng 3. Xếp hạng điểm ESI các nước Châu Á- Thái Bình Dương

Xếp hạng điểm ESI Tên nước Điểm ESI

13 Ôxtrâylia 61,0

14 Niu Dilân 60,9

30 Nhật Bản 57,3

38 Malaixia 54,0

Page 14: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

68 Campuchia 50,1

73 Thái Lan 49,7

75 Indonexia 48,8

79 Sri Lanka 48,5

85 Nêpan 47,4

101 Ấn Độ 45,2

114 Bănglađét 44,1

122 Hàn Quốc 43,0

125 Philippin 42,3

127 Việt Nam 42,3

131 Pakistan 39,9

133 Trung Quốc 38,6

145 Đài Loan 32,7

146 Bắc Triều Tiên 29,2

Nguồn: Chỉ số bền vững về môi trường năm 2005 - Tiêu chí Cảnh báo Môi trường Quốc gia

Bản đánh giá môi trường mang tên 2005 Environmental Sustainability Index: Benchmarking National Environmental Stewardship, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Pháp luật và Chính sách Môi trường, Đại học Yale, và Trung tâm Mạng Thông tin Quốc tế về Khoa học Trái đất tại Đại học Columbia, Mỹ, cùng với sự hợp tác của các nhà lãnh đạo quốc tế thực hiện nhiệm vụ môi trường của tương lai của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Trung tâm Nghiên cứu Chung của ủy ban châu Âu.

Theo Báo cáo, "Chỉ số bền vững về môi trường là một chỉ số phức hợp, đánh giá tập hợp các chỉ số kinh tế xã hội, môi trường và thể chế khác nhau, đặc trưng cho và tác động đến tính bền vững của môi trường ở quy mô quốc gia". Nghiên

Page 15: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

cứu đánh giá khả năng bảo vệ môi trường của các nước trong vài chục năm tới dựa trên cơ sở 21 chỉ số được phân chia thành các phạm trù sau: các hệ thống môi trường, giảm stress cho môi trường, giảm tổn hại cho con người do stress của môi trường, năng lực của xã hội và các thể chế đáp ứng với các thách thức của môi trường và hoạt động cảnh báo trên toàn cầu. Có tất cả 68 biến số được sử dụng để xác định các yếu tố nêu trên, như số trẻ em tử vong do bệnh hô hấp, phát thải natri đioxyt, tỷ lệ phần trăm đất đai được bảo vệ, v.v…

Trong 146 quốc gia, Phần Lan xếp thứ nhất, tiếp theo là Na Uy, Urugoay, Thụy Điển và Aixlen. Xếp hạng cuối cùng là Bắc Triều Tiên; Đài Loan, Turkmênistan, I Rắc và Udơbêkistan xếp ở các hạng gần cuối cùng. Mỹ đứng hàng thứ 45, là thứ hạng được cải thiện đáng kể so với hạng thứ 51 của năm 2002, tuy nhiên vẫn đứng sau Nga và hầu hết các nước châu Âu. Trong số các nước thuộc vành đai châu Á - Thái Bình Dương, Ôxtrâylia và Niu Dilân đứng hàng thứ nhất và thứ hai, sau đó là Nhật Bản và Malaixia. Trong đó thì Việt Nam đứng thứ 127/146 nước.

Kết quả các chỉ số ESI cho thấy có sự khác biệt rõ về tính chất bền vững của môi trường giữa các quốc gia. Một số đặc trưng chung của các quốc gia đứng hàng đầu là 1) Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, 2) Mật độ dân số thấp và 3) Quản lý tốt môi trường và các vấn đề phát triển. Các nước tiên tiến phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến công nghiệp hóa, như vấn đề suy giảm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm; các nước đang phát triển đang gặp những thách thức về phát triển dân số quá mức và không có sự cam kết về bảo vệ môi trường. Còn các nước kém phát triển thì phải đối mặt với những vấn đề do nghèo đói gây ra. Tuy nhiên, không có một quốc gia nào thực hiện tốt tất cả 21 chỉ số, điều này cho thấy, các quốc gia còn có thể cải thiện tình hình và cần học hỏi kinh nghiệm tốt của các nước khác.

Chỉ số ESI là một trong số rất ít phương pháp thực nghiệm chú trọng vào vấn đề môi trường. Chỉ số ESI được coi là một công cụ cực kỳ giá trị để đánh giá hiệu quả bảo vệ môi trường và khả năng phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của một quốc gia. Chỉ số này kết hợp các yếu tố đa diện ảnh hưởng đến tính bền vững của môi trường, bao gồm cả các vấn đề của tự nhiên và do con người gây ra và là cách tiếp cận lượng hóa và có tính hệ thống, hỗ trợ cho công tác hoạch định chính sách môi trường. Phân tích này cũng cho thấy nhiều yếu tố rất quan trọng tác động đến hiệu quả bảo vệ môi trường của một quốc gia. Các yếu tố

Page 16: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

này là mật độ dân số, khả năng phát triển mạnh kinh tế và chất lượng của công tác quản lý. Việc so sánh giữa các nước thuộc phổ hiệu quả rất khác nhau sẽ dẫn đến việc xây dựng các biện pháp tốt nhất cho các nền kinh tế mong muốn đuổi kịp.

2. ESI của ASEAN

Trong năm 2005, Hội đồng PTBV LHQ (UN/CSD) đã phát hành Bảng chỉ số bền vững môi trường (ESI) cho 7 nhóm khu vực quốc gia trên thếgiới. Tác giả chỉ xin giới thiệu Bảng chỉ số phát triển bền vững môi trường của cácnước khu vực ASEAN như trong bảng 1.2 dưới đây:

Bảng 1.2. Chỉ số phát triển bền vững môi trường của các nước ASEAN 2005

Xếp hạng

Tên nước

Điểm ESI

Xếp hạng

Tên nước Điểm ESI

Xếp hạng

Tên nước

Điểm ESI

1 Malaixia 54,0 4 Campuchia 50,1 7 Philippin 42,3

2 Mianma 52,8 5 Thái Lan 49,7 8 Việt Nam

42,3

3 Lào 52,4 6 Indonexia 48,8

Nguồn: Thông tư số 10/2009- BTNMT

Như vậy, chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam đứng thứ 8/8 trong số các nước ASEAN. Môi trường VN kém bền vững nhất Đông Nam Á.

Xét về độ an toàn của môi trường, Việt Nam đứng cuối bảng trong số 8 nước ASEAN, và xếp thứ 98 trên tổng số 117 nước đang phát triển.

Page 17: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

Bản đồ đánh giá độ bền vững môi trường, màu càng nhạt, độ bền vững càng thấp.

Nếu tính cả 29 quốc gia phát triển thuộc Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD), thì thứ hạng này của Việt Nam còn thấp hơn nữa.

Nhóm các nươc phát triển : Nhóm các nước phát triển được nghiên cứu bao gồm Thuỵ Điển; Vương Quốc Anh (Châu Âu) và Hoa Kỳ (Mỹ). Các nước này có phương pháp xây dựng Bộ chỉ thị theo tính hệ thống thống nhất và hài hoà giữa kinh tế - xã hội - thể chế và môi trường, dự kiến phù hợp cho thực tiễn nước ta ở thời kỳ sau năm 2020. Ví dụ, Thụy Điển có 30 tiêu chí phát triển bền vững thuộc 4 nhóm chủ đề, trong đó có các tiêu chí sau đây liên quan đến tài nguyên và môi trường:

- Chất thải.- Phát thải CO2- Các loài quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng.- Khai thác cá trích ở biển Bantic.- Diện tích rừng được bảo vệ.- Tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng theo GDP.

Qua những dẫn liệu trên có thể thấy rằng tuỳ thuộc mức độ phát triển và tình hình thực tế của mỗi nước, bộ tiêu chí và số lượng các tiêu chí phát triển bền vững có thể khác nhau, song các tiêu chí về tài nguyên và môi trường đều theo những chủ đề chính giống nhau và tương đồng với những tiêu chí do Tổ chức UN/CSD đề xuất.

3. Nhóm các nươc đang phát triển lân cận :

Page 18: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

Nhóm này bao gồm Philippin; Indonexia; Thái Lan (ASEAN) và Trung Quốc có phương pháp xây dựng Bộ chỉ thị theo thành phần tài nguyên và môi trường quan tâm, khá phù hợp cho thực tiễn nước ta hiện nay và định hướng đến năm 2020.

(1). PhilippinTrong bộ tiêu chí phát triển bền vững của nước này có một số tiêu chí liên

quan đến thay đổi khí hậu toàn cầu (xem bảng 3).Bảng 3. Tiêu chí phát triển bền vững của Philippin 

Vấn đề toàn cầu Tiêu chí phát triển bền vững  Khí hậu

Tiêu dùng bình quân đầu người sản phẩm có tác động đến tầng ozone.Tiêu dùng bình quân đầu người năng lượng hoá thạch của phương tiện giao thông

 Thay đổi độ che phủ của đất

Chi phí bảo vệ môi trường tính theo GDP (%)Tỷ trọng nhập khẩu hàng hoá có tác động tới môi trường

(2). Indonesia Năm 1999  Indonesia đã lựa chọn 21 tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia, trong đó có 4 tiêu chí liên quan trực tiếp đến tài nguyên và môi trường:

- Phát thải khí CO2

- Diện tích rừng so với diện tích tự nhiên.- Số người được sử dụng nước sạch.- Tỷ lệ số hộ có phương tiện xử lý chất thải hợp vệ sinh. 

(3). Thái lanThái Lan đã lựa chọn 16 chỉ tiêu phát triển bền vững chủ yếu, trong số đó có

2 chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường:- Tiếp cận nước sạch- Tiêp cận vệ sinh 

(4). Trung QuốcBộ chỉ thị PTBV của Trung Quốc được trình bày trong các bảng 4, 5 dưới

đây.

Bảng 4. Các chỉ thị đánh giá tính bền vững về tài nguyên của Trung Quốc.

Chỉ thị Stt Biến số

Nước

63 Tài nguyên nước/đầu người64 Lượng nước sử dụng khi tạo ra 100 triệu NDT GDP65 Tái sử dụng nước66 Xử lý nước thải công nghiệp

Page 19: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

Chỉ thị Stt Biến số

Đất67 Đất trồng trọt/đầu người68 Mức tích tụ đất phi nông nghiệp/đầu người

Rừng69 Độ che phủ của rừng70 Tỷ lệ khai thác/Trữ lượng gỗ

Biển71 Sử dụng thuỷ sản nuôi trồng72 Sử dụng đất ngập mặn73 Tỷ lệ cá đánh bắt/trữ lượng

Thảo nguyên74 Diện tích đồng cỏ/đầu người75 Mức khai thác đồng cỏ

Khoáng sản 76 Tỷ lệ khai thác khóang sản chủ yếu/trữ lượng

Năng lượng

77 Tiêu dùng năng lượng để tạo ra 100 triệu NDT GDP

78Mức năng lượng sử dụng/trữ lượng các dạng năng lượng chính

79 Mức năng lượng sạch/Tổng năng lượng sử dụng80 Mức tái chế chất thải công nghiệp

Bảng 5. Các chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường của Trung Quốc.

Chỉ thị Ký hiệu Biến số

Ô nhiễm nước31 Chỉ số ô nhiễm các sông chính32 Chỉ số ô nhiễm các sông, hồ ở thành phố33 Mức xả nước thải công nghiệp/Mỗi đơn vị lãnh thổ

Đất

34 Tỷ lệ sa mạc hoá35 Tỷ lệ đất nhiễm mặn36 Tỷ lệ đất ngập nước37 Tỷ lệ đất bị xói mòn

Không khí38 Chỉ số chất lượng không khí trong các thành phố39 Mức phát thải/Đơn vị lãnh thổ

Chất thải rắn40 Chất thải rắn/Đơn vị lãnh thổ41 Xử lý rác thải42 Sử dụng phân hoá học/Đơn vị lãnh thổ

Bệnh tật 43 Số người mắc bệnh/Tổng số dânĐa dạng sinh

học44

Tỷ lệ các loài bị đe dọa

Bảo vệ môi trường

45 Tỷ lệ diện tích đất bảo tồn thiên nhiên/Tổng diện tích đất46 Diện tích cây xanh thành phố/đầu người

Page 20: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

4. Việt Nam  Đến tháng 8/2009, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam đã ban hành Thông tư số 10/2009/TT-BTNMT về Bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ. Bộ chỉ thị môi trường quốc gia là căn cứ để đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường, hoạch định chính sách, chiến lược môi trường. Bộ chỉ thị bao gồm Danh sách bộ chỉ thị môi trường đầy đủ, danh sách bộ chỉ thị môi trường rút gọn đối với không khí, nước mặt lục địa và nước biển ven bờ. Bộ chỉ thị này đã thể hiện khá đầy đủ về các thong số chỉ thị chất lượng môi trường không khí và nước tại Việt Nam. Tuy nhiên, vì nước ta chỉ mới bước đầu nghiên cứu và đề xuất bộ chỉ thị môi trường để áp dụng trong giai đoạn 2010-2020 nên nguồn số liệu thống kê theo bộ chỉ thị này đến nay vẫn chưa đầy đủ và chưa triển khai công tác cập nhật cơ sở dữ liệu theo dõi các chỉ thị hàng năm **Mô hình cấu trúc

(1) Về PTBV TNTN

Hình 3 : Mô hình thiết kế cấu trúc khối tính toán thang điểm của chỉ số        đánh giá tính bền vững về tài nguyên tại Việt Nam (ESIVN).

(2) Về PTBV Môi Trường

Hình 4 : Mô hình thiết kế cấu trúc khối tính toán thang điểm của chỉ số        đánh giá tính bền vững về môi trường tại Việt Nam (ESIVN).

 (3). Về PTBV Tài nguyên và Môi trường

Page 21: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

Hình 5 : Mô hình thiết kế cấu trúc khối tính toán thang điểm của chỉ số        đánh giá tính bền vững về tài nguyên và môi trường tại Việt Nam (ESIVN).

 III. Thuận lơi, khó khăn trong thực hiên mục tiêu về chỉ số ESI cua thê

giơi và cua Viêt Nam nói riêng1. Thuận lợi, khó khăn của thế giới

a. Thuận lợi

- Nhìn chung, tầm quan trọng và nhận thức của các quốc gia trên thế giới

về vấn đề phát triển bền vững đã được nâng cao, từ đó đẩy mạnh nỗ lực

cải thiện môi trường và giảm áp lực môi trường toàn cầu là điều kiện

thuận lợi lớn nhất để có thể thực hiện các mục tiêu của chỉ số ESI.

- Bên cạnh đó, trình độ khoa học công nghệ của thế giới ngày càng phát

triển giúp giải quyết các vấn đề về môi trường dễ dàng hơn.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào cũng là một trong những thuận lợi

giúp ta thực hiện được các mục tiêu của chỉ số ESI.

b. Khó khăn: Thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn:

- Thứ nhất là vấn đề dân số, dân số thế giới hiện nay là hơn 7 tỉ người,

trong khi tài nguyên thiên nhiên là có hạn và đang cạn kiệt dần. Đây là

thách thức lớn nhất đối với môi trường hiện nay.

- Thứ hai,việc phát triển kinh tế và công nghiệp hóa của các nước gây ô

nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là tại các quốc gia tiên tiến.

Page 22: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

- Thứ ba, đối với các quốc gia kém phát triển thì phải đối mặt với những

vấn đề do nghèo đói gây ra.

- Việc phát triển ứng dụng các bảng xếp hạng ESI của UN/CSD, hoặc của

tổ chức OECD và tổ chức các nước nằm ngoài OECD là một trong những

nỗ lực mới nhằm triển khai mục tiêu thiên niên kỷ về PTBV, với kỳ vọng

sẽ cho phép xây dựng một bộ tiêu chuẩn PTBV thống nhất trên thế giới

nhằm thúc đẩy việc triển khai hiện thực hoá PTBV một cách khả thi ở

mỗi quốc gia và toàn cầu, là một nhu cầu thực tiễn rất bức xúc hiện nay.

- Tuy có một số quốc gia đã ứng dụng các bảng xếp hạng của UN/CSD, tổ

chức OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) và tổ chức các nước

nằm ngoài OECD (điển hình ở khu vực ASEAN là Philippin) vào việc

phân tích và hoạch định chính sách PTBV về tài nguyên và môi trường,

song cơ bản các bảng ESI này còn chưa có độ tương thích cao, cho thấy

vấn đề xây dựng Bộ chỉ số, chỉ thị, chỉ thị PTBV về tài nguyên và môi

trường trên thế giới còn chưa được giải quyết triệt để, chưa thống nhất và

còn phải tiếp tục hoàn thiện.

2. Thuận lợi khó khăn của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu

a. Thuận lợi

- Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc nâng cao xếp hạng chỉ số bền

vững môi trường.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta vô cùng phong phú: tài nguyên

rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và

tài nguyên du lịch.

- Mức độ giảm áp lực môi trường ở Việt Nam tuy còn chưa thực sự hiệu

quả tuy nhiên cũng đã được công nhận với việc quản lý tài nguyên có

hiệu quả hơn, tốc độ sinh đẻ đã giảm tuy chưa cao.

Page 23: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

- Sự đa dạng sinh học với nhiều loài động thực vật quí hiếm, bên cạnh đó

là năng lực thể chế và xã hội về quản lý môi trường ngày được nâng cao

thông qua việc thành lập Luật Bảo vệ môi trường từ năm 1993 và được

sửa đổi năm 2005, và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ

môi trường, từ đó các chính sách về bảo vệ môi trường đã được thực thi

rộng rãi, đi vào chiều sâu, trình độ khoa học và công nghệ ngày càng tiến

bộ và sự nỗ lực tham gia vào các hợp tác quốc tế trong việc quản lý môi

trường toàn cầu là những yếu tố quan trọng để cải thiện môi trường nước

ta.

b. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, những khó khăn mà Việt Nam phải đối mặt

cũng là những hạn chế của nhiều nước đang phát triển khác:

- Vấn đề suy giảm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm do việc công nghiệp hóa

mang lại: Sử dụng khoáng sản - loại tài nguyên không tái tạo, chưa tuân thủ định

hướng chính là khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm: Nhiều loại khoáng sản đưa

đi xuất khẩu chủ yếu ở dạng quặng thô, quặng nguyên khai, hoặc mới qua sơ

tuyển. Việc quản lý xuất khẩu nhiều loại khoáng sản thô chưa có hiệu quả.  Môi

trường sau khai thác mỏ khoáng sản chưa được kịp thời hoàn phục, là hiểm hoạ tàn

phá đất rừng và tài nguyên rừng, gây ô nhiễm nước đầu nguồn bằng các chất độc

hại.

- Ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và không khí ngày càng gia tăng

về mức độ và diện phân bố. Nguyên nhân chủ yếu là do con người: tàn phá rừng

đầu nguồn, sử dụng hóa chất nông nghiệp bừa bãi.

- Quản lý môi trường ở Việt Nam còn nhiều bất cập: hiệu quả ngăn ngừa ô

nhiễm, giảm nhẹ tác động đến tài nguyên vẫn thấp do chưa có chế tài đủ mạnh.

Page 24: CHỈ SỐ BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG ESI

- Giống với hầu hết các nước đang phát triển khác, Việt Nam cũng đang phải

đối mặt với thách thức về phát triển dân số quá mức gây áp lực lớn đối với môi

trường.

- Bộ chỉ số, chỉ thị, chỉ thị PTBV về tài nguyên và môi trường nhìn chung rất

khó triển khai áp dụng hoàn chỉnh vào các điều kiện thực tiễn của nước ta hiện

nay, do có nhiều chỉ thị rất khó định lượng hoá và đo lường, bên cạnh một thực tế

là chúng ta còn thiếu hụt các hướng dẫn kỹ thuật về phương pháp đo lường và tính

toán cụ thể chỉ số, các chỉ thị, chỉ thị ESI trong nghiên cứu và thực tiễn.

IV. Kêt luận