46
CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 Báo cáo khảo sát tại thị trường Việt Nam relationship index

CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

1

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆPRUDENTIAL VIỆT NAM 2017

Báo cáo khảo sát tại thị trường Việt Namrelationship index

Page 2: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

2

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

Việt Nam

Thứ 2

Chỉ số PRI 79/100

Việt Nam xếp thứ Hai trong số 9 thị trường tại châu Á với số điểm 79/100.

Vị trí thứ Nhất là Campuchia. Trung Quốc ở vị trí thứ 9.

TÌNH TRẠNG CÁC MỐI QUAN HỆ TẠI VIỆT NAM NĂM 2017Các mối quan hệ có vai trò rất quan trọng và là điều thiết yếu để tạo nên một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh và trường thọ. Nhưng chúng ta có thật sự hiểu rõ về các mối quan hệ này? Động lực nào thúc đẩy các mối quan hệ phát triển? Điều gì sẽ làm rạn nứt các mối quan hệ? Và điều gì giúp cho các mối quan hệ trở nên khăng khít hơn?

Chỉ số Mối quan hệ Prudential (PRI) năm 2016 đã chỉ ra sự thấu hiểu về các mối quan hệ cá nhân một cách rõ ràng. Chúng ta nhìn thấy những nụ cười, nước mắt, niềm vui lẫn nỗi sợ hãi, nhưng quan trọng hơn cả, chúng ta còn thấy được tình yêu và sự tôn trọng trong những mối quan hệ. Những chỉ số này chỉ ra rằng hành vi ứng xử có ảnh hưởng đến các mối quan hệ và là động lực chính giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

Với việc công bố báo cáo lần thứ hai, Prudential tiếp tục cho thấy sự thấu hiểu của mình về tình hình các mối quan hệ ở Châu Á (bao gồm 9 quốc gia Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Singapore). Năm nay, có hơn 4.600 người chia sẻ thông tin về mối quan hệ của họ với vợ/chồng/người cùng chung sống, con cái, cha mẹ, bạn bè, người thân.

Các chỉ số này phản ánh đánh giá của người Việt Nam đối với các mối quan hệ hiện tại của mình, so với những gì họ kỳ vọng và những điều họ có thể làm để cải thiện chúng. Điểm số PRI đạt 100 nghĩa là mối quan hệ đó đáp ứng hoàn toàn 100% kỳ vọng của họ. Tại Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành 250 cuộc phỏng vấn trực tiếp với những người trưởng thành từ 25 đến 55 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Những người được phỏng vấn là cư dân sống tại thành phố và thuộc Tầng lớp Kinh tế - Xã hội ABC.

Chỉ số Mối quan hệ Prudential năm 2017 của Việt Nam là 79/100. Con số chỉ ra rằng trung bình các mối quan hệ đáp ứng được 79% kỳ vọng của người Việt. Nói cách khác, ở Việt Nam, chỉ số “khoảng cách mối quan hệ” là 21%. Năm 2017 điểm số này thấp hơn 4 điểm so với năm 2016 (83/100).

Báo cáo này nhấn mạnh những thông tin mà Prudential đã nghiên cứu được về các mối quan hệ của người Việt Nam trong năm 2017.

2

Page 3: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

3

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

Chỉ số Mối quan hệ Prudential năm 2017 của Việt Nam là 79/100, xếp vị trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. Số điểm PRI năm 2017 của Việt Nam thấp hơn 4 điểm so với năm 2016 (83/100).

Campuchia có chỉ số PRI cao nhất với 86/100; Trung Quốc có vị trí thấp nhất với chỉ số 54/100. Chỉ số PRI trung bình ở các quốc gia được khảo sát là 71/100.

Các mối quan hệ xung quanh chúng ta có vai trò ảnh hưởng đến hạnh phúc, sức khỏe và sự trường thọ của mỗi người. Vì vậy, chỉ số PRI sẽ giúp chúng ta hiểu và có cái nhìn sâu sắc hơn về các mối quan hệ tại Việt Nam. Những yếu tố tạo nào giúp tạo nên một mối quan hệ? Làm sao để các mối quan hệ trở nên khăng khít, tốt đẹp hơn cho cả đôi bên?

Trong số những người tham gia khảo sát tại Việt Nam (từ 25 đến 55 tuổi) có:- 82% người Việt trưởng thành đang chung sống với vợ/ chồng/ người cùng chung sống, trong đó có 79% người đã kết hôn và 2% chưa kết hôn. 81% người đã là cha mẹ. - Trong 82% đó, 70% người cho rằng mối quan hệ với vợ/ chồng/ người cùng chung sống là mối quan hệ tốt nhất so với tất cả các mối quan hệ khác.

VIỆT NAM

Chỉ số PRI năm 2016 của Việt nam là

83/100

2017 PRI

Hạng nhất

Hạng nhì

Hạng tám

Hạng tư

Hạng năm

Hạng bảy

Hạng nhì =

Hạng sáu

Campuchia

Philippines

Hồng Kông

Indonesia

Thái Lan

Singapore

Việt Nam

Malaysia

Trung QuốcHạng chín

3

VIỆT NAM XẾP THỨ 2 TRONG SỐ 9 THỊ TRƯỜNG TẠI CHÂU Á ĐƯỢC KHẢO SÁT

TÓM TẮT

79/100

Thứ hai

Page 4: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

4

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA VIỆT NAM

Page 5: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

5

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

Kế hoạch tài chính và các mối quan hệ

Khi nói đến việc lên kế hoạch tài chính, hơn một nửa số người khảo sát đồng ý rằng làm việc với một đơn vị tài chính giúp họ cải thiện mối quan hệ.

Liệu tôi có đủ tiền trang trải cuộc sống khi về hưu?

Có 82% người Việt Nam mong muốn sống dựa vào tiền tiết kiệm và tài sản cá nhân của mình khi họ già đi, trong khi 35% vẫn mong muốn được tiếp tục làm việc.

• Có 53% người Việt Nam lo sợ rằng sẽ không đủ tiền để sống khi họ 80 tuổi.

• Tiết kiệm đủ tiền cho việc nghỉ hưu là mục tiêu tài chính hàng đầu của người Việt (60%).

• Chỉ 8% người Việt Nam gần đây có nhu cầu tìm đến các đơn vị tư vấn tài chính cho mình.

• Tuy nhiên, phần lớn người Việt Nam thấy được tầm quan trọng trong việc cần lời tư vấn tài chính chuyên nghiệp. Có 61% người Việt Nam trả lời rằng làm việc với một đơn vị tư vấn tài chính để lên kế hoạch tài chính giúp cho mối quan hệ của họ trở nên tốt hơn.

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ

61%

Page 6: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

6

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

MKẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ

Nền tảng gia đình rất quan trọng tại Việt Nam Gia đình liệu có ổn nếu thiếu tôi?

Khác với hầu hết các quốc gia châu Á khác, nhiều người Việt Nam mong đợi con cái có thể hỗ trợ họ các vấn đề tài chính khi về già.

Khảo sát cho thấy 57% người Việt lo lắng cho vấn đề tài chính của gia đình mình nếu như có bất kì rủi ro nào xảy đến với chính bản thân họ.

• Có 13% người suy đoán rằng những rủi ro tài chính của bản thân sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là vô cùng lớn đến gia đình.

• 44% người Việt Nam hy vọng con cái có thể mang đến sự hỗ trợ về tài chính khi họ lớn tuổi.

• Gần một nửa người Việt Nam đang sống với bố mẹ (49%) và thanh toán chi phí sinh hoạt hàng ngày cho họ.

• 24% con cái trả lời rằng hỗ trợ cho bố mẹ khi về hưu là một trong những nhiệm vụ tài chính của họ.

57%

Page 7: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

7

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

Giấc mơ của người Việt

Sau khi đã để dành tiền cho việc nghỉ hưu (60%), mục tiêu tài chính tiếp theo của hơn một nửa người Việt Nam là đầu tư giáo dục cho con cái (59%).

• Các mục tiêu tài chính khác: - Du lịch cùng gia đình (42%) - Mua xe máy/ô tô (36%) - Mua nhà/căn hộ (32%)

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ

7

Page 8: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

8

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

MMỐI QUAN HỆ VỚI VỢ/ CHỒNG/ NGƯỜI CÙNG CHUNG SỐNG

Tiếng cười là chìa khóa xây dựng mối quan hệ bền vững

Chúng ta cần nói chuyện về con cái

Mang đến tiếng cười và niềm vui cho nhau là điều mà người Việt Nam mong muốn nhất ở vợ/ chồng/ người cùng chung sống (66%). Chỉ số PRI còn tiết lộ nụ cười là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Trẻ em là chủ đề thảo luận dễ tạo căng thẳng đối với một tỷ lệ lớn phụ huynh Việt Nam. Hầu như tất cả các bậc cha mẹ ở Việt Nam cho biết họ lo lắng về tương lai của con mình (99%).

• 42% trong số những người được phỏng vấn thừa nhận họ cảm thấy lo lắng về con mình ít nhất mỗi tuần một lần.

• Tại Việt Nam, các cặp vợ chồng thường tranh cãi nhiều nhất về con cái (62%), trong khi chỉ 51% tranh cãi về tiền bạc.

• 41% phụ huynh cho biết chi phí nuôi dạy con cái có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ của họ.

• Dùng tiếng cười để kết nối với một nửa của mình ít nhất 1 lần mỗi tuần giúp người Việt đạt điểm số PRI 81/100. Trong khi đó, nếu ít cười đùa cùng nhau, điểm số này giảm xuống chỉ còn 72/100.

• Khi được hỏi họ muốn bạn đời mình thay đổi điều gì, gần một nửa (49%) đàn ông Việt Nam trả lời rằng họ muốn đối phương vui tính hơn.

66%

Page 9: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

9

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

MMỐI QUAN HỆ VỚI VỢ/ CHỒNG/ NGƯỜI CÙNG CHUNG SỐNG

Tại sao tôi phải làm tất cả mọi thứ? Càng ít bí mật tiền bạc, quan hệ càng tốt đẹp hơn

Đa số phụ nữ Việt Nam cho rằng họ là những người chịu trách nhiệm chính trong các công việc nhà và chăm sóc con cái. 40% cặp vợ chồng cho biết họ thường tranh cãi nhiều nhất về công việc nhà.

Tại Việt Nam, các gia đình có vợ chồng minh bạch tài chính thường có mối quan hệ tốt đẹp hơn những cặp đôi giữ bí mật tiền bạc với nhau.

• Các cặp vợ chồng chia sẻ với nhau về vấn đề tài chính có điểm số mối quan hệ với đối phương là 86/100, trong khi những người chọn cách giữ bí mật chỉ có điểm số 78/100.

• 30% các cặp đôi sống chung tại Việt Nam sẵn sàng chia sẻ mọi thứ về tài chính với người bạn đời của họ.

• 14% nam giới và 93% phụ nữ ở Việt Nam nói họ chăm sóc con nhiều hơn đối phương.

• 13% nam giới và 93% phụ nữ ở Việt Nam cho biết họ là người làm hầu hết mọi việc trong nhà.

• Tuy nhiên, 78% nam giới và 86% nữ giới ở Việt Nam nghĩ rằng đến năm 2050, đàn ông và phụ nữ sẽ làm khối lượng công việc nhà tương đương nhau.

• Năm 2016, 28% phụ nữ cho biết hình mẫu người chồng lý tưởng là người có thể hỗ trợ họ trong việc chăm sóc con cái. Năm 2017, con số này đã tăng lên 47%.

Page 10: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

10

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

MMỐI QUAN HỆ VỚI VỢ/ CHỒNG/ NGƯỜI CÙNG CHUNG SỐNG

Thuốc lá, rượu bia hay là tôi?

Ở Việt Nam, rượu bia, thuốc lá là một trong 3 lý do chính dẫn đến những cuộc tranh cãi giữa các cặp vợ chồng.

• 48% phụ nữ và 42% nam giới cho biết họ tranh cãi nhiều nhất về việc uống rượu hoặc hút thuốc của đối phương.

• Khi được hỏi họ muốn thay đổi điều gì ở người bạn đời của mình, 64% phụ nữ Việt Nam nói rằng họ muốn đối phương từ bỏ việc uống rượu bia hoặc hút thuốc lá.

• 76% nam giới và 34% phụ nữ ở Việt Nam thừa nhận họ thường khiến cho đối phương cảm thấy thất vọng hơn.

10

Page 11: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

11

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

MCÔNG NGHỆ VÀ CÁCH SỬ DỤNG THỜI GIAN

Hãy cho tôi bữa ăn không công nghệ! Tạm gác điện thoại qua một bên!

Đa số người Việt Nam tin rằng không khí của bữa ăn sẽ được cải thiện nếu chúng ta không dùng điện thoại trong khoảng thời gian này, và nhiều người cũng đang cân nhắc việc áp dụng những “ngày không công nghệ”.

Phần lớn người Việt tin rằng dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của họ.

• 62% người Việt Nam nghĩ rằng dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa họ với gia đình.

• 40% cặp vợ chồng cho biết thường thấy không vui khi nửa kia đăng tải các bài viết trên mạng xã hội.

• Có 64% đàn ông Việt Nam thừa nhận đang sử dụng điện thoại nhiều hơn là dành thời gian cho đối phương, và con số này ở phụ nữ là 47%.

• Nếu có thể thay đổi một điều gì đó, 43% cặp vợ chồng ở Việt Nam muốn nửa kia sẽ có trách nhiệm hơn, trong khi 41% muốn đối phương sẽ để tâm đến mình nhiều hơn.

• 84% người Việt Nam đồng ý rằng những bữa cơm sẽ ngon miệng và gắn kết hơn nếu mọi người tắt hết điện thoại di động khi bước vào bàn ăn.

• Trung bình mỗi tháng, những người được hỏi mong muốn có 6 ngày “không công nghệ”.

64%

Page 12: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

12

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

Thời gian nhàn rỗi được tận dụng tối đa

Hầu hết người Việt thường cảm thấy căng thẳng về chuyện tiền bạc, đặc biệt liên quan đến những khoản tiết kiệm để nghỉ hưu và dành dụm cho con cái. Đa số đều muốn làm việc nhiều hơn để có thể kiếm thêm tiền thay vì lãng phí thời gian nhàn rỗi.

CÔNG NGHỆ VÀ CÁCH SỬ DỤNG THỜI GIAN

• 85% người Việt Nam muốn có giờ làm việc dài hơn để có thể kiếm nhiều tiền hơn, thay vì có thời gian nhàn rỗi nhưng lại không thể kiếm thêm thu nhập.

12

Page 13: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

13

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

• Có 60% người Việt Nam cảm thấy lo lắng về những vấn đề sức khỏe khi họ già đi. 46% thì lo lắng liệu đầu óc họ có còn minh mẫn, nhanh nhẹn như trước.

• Tuy nhiên, 74% thú nhận rằng họ thiếu chủ động trong việc giữ gìn sức khỏe bản thân.

• Người chủ động giữ gìn sức khỏe thường có số điểm PRI cao hơn những người khác (84/100 so với 77/100).

• Khi nói đến việc giữ gìn sức khỏe, 60% người tham gia khảo sát cho rằng họ thích tham gia các hoạt động thể chất với bạn đời, trong khi 31% thích tham gia cùng con cái của mình.

Hãy hành động thay vì chỉ nói khi đề cập đến sức khỏe

Ít nhất một nửa số người ở Việt Nam quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ trong tương lai, trong khi gần một phần ba (30%) tin rằng sức khỏe của họ sẽ xấu dần đi trong 5 năm tới.

Cùng nhau khỏe mạnh

Những người Việt Nam chủ động rèn luyện sức khỏe bản thân thường có chỉ số PRI cao hơn những người khác. Tập thể dục với gia đình và bạn bè có lẽ là một phương pháp hữu ích để tăng cường sự khăng khít cho các mối quan hệ.

TUỔI THỌ VÀ SỨC KHỎE

74%

Page 14: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

14

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

MTUỔI THỌ VÀ SỨC KHỎE

Yêu lâu - yêu sâu

72% các cặp vợ chồng ở Việt Nam cảm thấy mối quan hệ hiện tại của họ tốt hơn mong đợi, phần lớn trong số họ (75%) đồng ý rằng tình cảm của họ với bạn đời hiện tại tốt đẹp hơn so với lần gặp đầu tiên.

• 88% các cặp vợ chồng Việt Nam có thời gian chung sống dưới 5 năm cho biết mối quan hệ của họ tốt hơn trước đây. Con số này là 67% ở những cặp đôi chung sống từ 16 năm trở lên.

• 58% tin rằng đời sống hôn nhân sẽ tốt hơn trong 5 năm tới.

14

Page 15: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

15

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

MTƯƠNG LAI

Dự đoán các mối quan hệ vào năm 2050

Khi người Việt Nam dự đoán về tương lai của các mối quan hệ vào năm 2050:

• 91% tin rằng con cái sẽ có tương lai tốt hơn họ.

• 87% tin rằng việc ly hôn sẽ được xã hội chấp nhận.

• 77% tin rằng việc kết hôn của người đồng tính sẽ sớm được luật pháp cho phép.

15

Page 16: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

16

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

TỔNG QUAN VỀ CÁC MỐI QUAN HỆỞ VIỆT NAM

Page 17: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

17

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

Chỉ số Mối quan hệ Prudential 2017 của Việt Nam là 79/100. Số điểm này cho thấy, trung bình, các mối quan hệ cơ bản ở Việt Nam đáp ứng 79% nhu cầu về các mối quan hệ của người Việt. Chỉ số PRI 2017 của Việt Nam cao hơn số điểm trung bình của khu vực năm 2017 (71/100).

Trung bình, số điểm mối quan hệ mà người Việt Nam có được từ bạn đời của mình là 79/100. Con số này chỉ ra rằng trung bình các mối quan hệ đang đáp ứng được 79% kỳ vọng của họ. Số điểm này đã giảm 4 điểm so với năm 2016.

Điểm số mối quan hệ giữa người Việt Nam với con cái cũng giảm 4 điểm xuống còn 54/100 vào năm 2017 - nhưng bù lại, điểm số mối quan hệ với cha mẹ đã được cải thiện, tăng 4 điểm lên 56/100 vào năm 2017.

CÁC MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN

Con cái54/100

Bạn bè thân47/100

Bố mẹ56/100

Đồng nghiệp22/100

79/100

Vợ/chồng/người cùng chung sống Họ hàng

38/100

20162017

100

0

83

21%

79%

79

71

Nhu cầu được đáp ứng

Nhu cầu chưa được đáp ứng

Chỉ số Mối quan hệ Prudential của Việt Nam năm 2017

Chỉ số Mối quan hệ Prudential của Việt Nam năm 2016

Chỉ số trung bình khu vực năm 2017

Page 18: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

18

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

MKHẢ NĂNG HÒA HỢP, TÌNH BẰNG HỮU, CÁCH GIAO TIẾP VÀ SỰ TẬN TÂMCác mối quan hệ khăng khít được xây dựng dựa trên ba nền tảng chính: khả năng hòa hợp, tình bằng hữu và cách giao tiếp, trong khi đó tính bền vững trong các mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tận tâm.

Người Việt Nam trân trọng những người thường tiếp xúc với mình: họ thích những người bạn có thể thoải mái vui cười, hòa đồng và sẵn lòng chia sẻ với nhau. Tương tự việc bạn bè gặp gỡ thường xuyên, người Việt cũng trân trọng những mối quan hệ có thể giúp đỡ họ về mặt tinh thần. Họ thích những ai mang đến cảm giác yên bình, nhẹ nhàng cho mình và coi trọng người biết quan tâm đến sức khỏe, niềm vui cũng như luôn chia sẻ và an ủi khi họ buồn.

Sự Gắn KếtMối Quan Hệ

Bền Vững

• Dễ hòa hợp• Tôn trọng sở thích cá nhân của họ• Đồng điệu về phong cách sống

• Dễ nói chuyện với nhau• Hiểu nhau• Sẵn lòng chia sẻ cảm xúc

• Khiến họ cười hoặc cảm thấy vui vẻ

• Mang đến cảm giác yên bình

• Thường xuyên trò chuyện với họ

Khả năng hòa hợp Cách giao tiếp

Sự đồng hành

Mối Quan HệKhăng

Khít

• Thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe, niềm vui của họ

• Trân trọng sự có mặt của họ trong cuộc sống

• Mang lại sự thoải mái khi họ cần

Page 19: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

19

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

Vợ/ chồng/ người cùng chung sống

Page 20: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

20

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

NHỮNG TIÊU CHÍ HÀNG ĐẦU ĐƯỢC MONG ĐỢI TỪ NGƯỜI BẠN ĐỜI LÝ TƯỞNG

% năm 2017

Khảo sát trên 500 người tham gia phỏng vấn tại Việt Nam

Dễ hòa hợp 65% 1

Tôn trọng sở thích cá nhân của tôi 63% 4

Tự nguyện làm mọi thứ vì tôi 61% 8

Phù hợp với phong cách sống của tôi 58% 3

59%Sẽ đứng về phía tôi 8

Có cá tính hợp với tôi 56% 5

Thành thật với tôi 56% 5

Dễ thấu hiểu 54% 13

Thích làm mọi việc cùng nhau 54% 14

Làm cho tôi cảm thấy vui vẻ 66% 2

Thứ hạng năm 2016

Năm 2017, số điểm mối quan hệ với bạn đời của người Việt Nam là 79/100. Điều này cho thấy đối phương đáp ứng khoảng 79% những điều họ cần trong một mối quan hệ. Con số này đã giảm 4 điểm so với năm 2016 (83/100), người Việt đang dần cảm thấy ít hài lòng hơn từ những tiêu chí mà họ mong muốn ở người cùng chung sống. Điểm số trung bình mối quan hệ với vợ/ chồng/ người cùng chung sống của các quốc gia được khảo sát năm 2017 là 67/100.

79% những người tham gia khảo sát đã kết hôn, 3% đang hẹn hò. 18% còn lại là những người vẫn còn độc thân không bị ràng buộc.

ĐIỂM SỐ MỐI QUAN HỆ VỚI VỢ/ CHỒNG/NGƯỜI CÙNG CHUNG SỐNG

NGƯỜI BẠN ĐỜI LÝ TƯỞNGNăm 2017, có vài sự thay đổi ở những tiêu chí mà người Việt Nam mong muốn ở đối phương của mình so với năm 2016. Người Việt thường đánh giá cao những người mang đến cho họ niềm vui. Họ thích những người mang lại tiếng cười và niềm vui thực sự - đây được xem là điều quan trọng nhất với tỷ lệ 66% người chọn câu trả lời này. Họ cũng đánh giá cao những người biết khơi gợi cảm hứng (61%) và những người thích cùng họ làm mọi việc (54%).

20

NHỮNG TIÊU CHÍ ĐƯỢC MONG ĐỢI HÀNG ĐẦU TỪ NGƯỜI BẠN ĐỜI LÝ TƯỞNG

Page 21: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

21

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

Chỉ số PRI ở Việt Nam đã giảm trong năm 2017 vì phần lớn người Việt thấy đối phương chưa đáp ứng được những nhu cầu quan trọng của họ khi xây dựng một mối quan hệ. Họ dường như ít thấy được sự hòa hợp với đối phương (78% vào năm 2017 so với 90% vào năm 2016), ít thấy người kia đứng về phía họ (80% năm 2017 so với 92% vào năm 2016) hay tự nguyện làm mọi thứ vì họ (80% vào năm 2017 so với 92% vào năm 2016).

Thực tế đã có vài thay đổi tích cực trong cách người Việt thể hiện tình cảm dành cho người bạn đời của mình. Điển hình là việc họ kết nối với nhau nhiều hơn khi nhiều người cho biết nửa kia thường xuyên gửi tin nhắn hay email cho họ hơn (73% vào năm 2017 so với 71% vào năm 2016).

CÁC MỐI QUAN HỆ ĐÃ THAY ĐỔI RA SAOCác cặp vợ chồng đang dần tương tác trực tiếp với nhau ít hơn so với năm 2016. Năm 2017, 63% trả lời rằng họ cười nói với nửa kia mỗi tuần một lần, trong khi năm trước con số này là 80%. Năm 2017, người Việt Nam ít dành thời gian để trò chuyện với nhau. 55% người khảo sát cho biết thường dành một giờ để trò chuyện với vợ/ chồng/người cùng chung sống ít nhất một tuần/lần, trong khi năm 2016, có tới 71% người thực hiện điều này.

Người Việt Nam thường không thể hiện cảm xúc với đối phương. Chỉ 23% cho rằng nửa kia có những thể hiện tình cảm với họ ít nhất một lần mỗi tuần – so với 30% năm 2016. Việt Nam đứng thấp nhất trong số 9 quốc gia được khảo sát về việc các cặp đôi thường thể hiện tình cảm với nhau. Chỉ 8% người Việt cho biết họ tranh cãi với vợ/ chồng/người cùng chung sống ít nhất một tuần một lần và con số này cũng đứng thấp nhất trong khu vực.

21

NHỮNG THAY ĐỔI QUAN TRỌNG TRONG CÁCH VỢ/CHỒNG/ NGƯỜI CÙNG CHUNG SỐNG THỎA MÃN

TIÊU CHÍ TRONG MỐI QUAN HỆ TỪ 2016 ĐẾN 2017

Khảo sát trên 412 người đã kết hôn, đính hôn hoặc đang sống chung với bạn đời

Thay đổi so với năm 2016Năm 2017

+2%73%Gửi tin nhắn, email cho tôi thường xuyên

+1%80%Sẵn sàng tha thứ cho tôi

-12%78% Dễ hòa hợp

-12%80% Đứng về phía tôi

-12%80% Tự nguyện làm mọi thứ vì tôi

TƯƠNG TÁC VỚI VỢ/ CHỒNG/ NGƯỜI CÙNG CHUNG SỐNG ÍT NHẤT MỘT TUẦN MỘT LẦN

Khảo sát trên 412 người đã kết hôn, đính hôn hoặc đang sống chung với bạn đời

Một số hình thức tương tác mới được thêm trong khảo sát năm 2017. Đây không phải là xu hướng.

Thay đổi so với năm 2016Năm 2017

Bạn trò chuyện với họ về dự định trong tương lai 28%

Bạn và họ cùng nhau lên kế hoạch tài chính 26%

Bạn cân nhắc nghiêm túc việc rời bỏ người đó 2%Bạn tranh cãi với họ 8%

Bạn cùng hẹn hò ăn tối với họ 27%

Người đó làm cho bạn cười 63%-17%

Bạn dành ít nhất một giờ để trò chuyện 55%-16%

Bạn nói với người đó rằng bạn yêu họ 22%-9%

Người đó nói rằng họ yêu bạn 23%-7%

Page 22: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

22

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

Một điều mà người Việt Nam muốn cải thiện nhất ở vợ/ chồng/ người cùng chung sống là người kia sẽ khỏe mạnh hơn - điều này được đề cập bởi 53% số người được khảo sát. Người Việt cũng mong muốn bạn đời của họ cư xử tốt hơn. 43% mong muốn bạn đời của họ có trách nhiệm hơn, trong khi chỉ 6% muốn họ mạo hiểm hơn. Chỉ có 2% cho biết người bạn đời của mình đã hoàn hảo và họ không muốn người kia thay đổi điều gì.

66% người khảo sát chia sẻ tiếng cười là tiêu chí quan trọng nhất mà người Việt mong muốn từ vợ/ chồng/ người cùng chung sống. Tiếng cười còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mối quan hệ - những người thường xuyên cười đùa với vợ/ chồng/ người cùng chung sống ít nhất một lần mỗi tuần có điểm số PRI là 81/100, cao hơn 9 điểm so với các cặp vợ chồng ít cười đùa với nhau (72/100).

Nam giới và nữ giới có mức độ thể hiện niềm vui trong các mối quan hệ như nhau. 54% nam giới cho rằng họ hài hước hơn đối phương, trong khi 57% phụ nữ cho rằng họ mới là người vui tính hơn. Mặc dù vậy, nhiều người đàn ông không đồng ý với điều này. Khi được hỏi họ muốn thay đổi điều gì ở người bạn đời của mình, gần một nửa (49%) nam giới cho biết họ muốn người kia vui tính hơn.

66%

TIẾNG CƯỜI LÀ CHÌA KHÓA XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ BỀN VỮNG

Những người thường xuyên cười với vợ/ chồng/ người cùng chung sống có điểm số mối quan hệ cao hơn 9 điểm so với những người không cười thường xuyên.

NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI VIỆT MONG SẼ THAY ĐỔI Ở VỢ/CHỒNG/NGƯỜI CÙNG CHUNG SỐNG

Khảo sát trên 412 người đã kết hôn, đính hôn hoặc đang sống chung với bạn đời.

Khỏe mạnh hơn 53%

Từ bỏ rượu bia, thuốc lá 37%

Ân cần, chu đáo với mình hơn 41%

Vị tha hơn 29%

Thích phiêu lưu mạo hiểm hơn 6%

Có trách nhiệm hơn 43%

Giao tiếp nhiều hơn 30%

Giàu có hơn 18%

Vui vẻ hơn 38%

Trông có vẻ ưa nhìn hơn 22%

Không cần thay đổi điều gì – người kia đã hoàn hảo rồi

2%

Page 23: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

23

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

Có nhiều cặp vợ chồng duy trì vai trò riêng biệt trong một mối quan hệ, đặc biệt là khi nói đến việc chăm sóc nhà cửa và gia đình. 93% các bà mẹ được khảo sát nói rằng họ là những người chăm sóc con cái chính của gia đình, trong khi chỉ có 14% các ông bố chia sẻ điều tương tự. 93% phụ nữ Việt Nam nói rằng họ làm hầu hết công việc nhà, so với tỷ lệ ở nam giới là 13%. 40% cặp vợ chồng cho biết công việc nhà là một trong những lý do gây tranh cãi nhiều nhất.

Mặc dù vai trò của nam giới và phụ nữ trong gia đình đã được xác lập nhưng nhu cầu thay đổi đang ngày một gia tăng. Năm 2017, 47% phụ nữ cho biết người bạn đời lý tưởng của họ là người biết giúp đỡ họ chăm sóc con cái – trong khi chỉ có 28% trả lời như vậy vào năm 2016.

Đa số người Việt Nam mong rằng những vai trò này sẽ thay đổi trong tương lai. 78% nam giới và 86% phụ nữ tin rằng đến năm 2050, đàn ông và phụ nữ sẽ làm khối lượng việc nhà tương đương nhau. 18% người Việt thì lại cho rằng dù cho đến năm 2050, đàn ông vẫn sẽ không chia sẻ công việc gia đình với phụ nữ một cách bình đẳng.

VÌ SAO TÔI PHẢI LÀM TẤT CẢ MỌI THỨ?

40% các cặp vợ chồng tranh cãi về vấn đề làm việc nhà.

CHÚNG TA CẦN NÓI CHUYỆN VỀ CON CÁI

64% cặp vợ chồng thường tranh cãi với nhau về chuyện con cái.

Hầu hết các bậc phụ huynh (99%) lo lắng về tương lai của con cái, với 42% trả lời rằng họ cảm thấy lo lắng ít nhất mỗi tuần một lần. Những lo lắng này dẫn đến sự căng thẳng giữa các cặp vợ chồng. Trẻ em thường là nguyên nhân chính gây nên tranh cãi giữa các cặp vợ chồng – 62% cặp vợ chồng Việt chia sẻ. Hơn một nửa (51%) thường tranh cãi về chuyện tiền bạc.

41% người Việt Nam nói rằng chi phí nuôi dạy con cái có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ của họ và tỷ lệ này cao hơn bất kỳ quốc gia nào trong số 9 quốc gia được khảo sát năm 2017. 59% người Việt cho biết hỗ trợ việc học hành cho con cái là một trong những mục tiêu tài chính quan trọng của họ.

64%40%

Page 24: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

24

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

24

48% phụ nữ và 42% nam giới Việt Nam cho biết họ thường tranh cãi về vấn đề liên quan đến rượu bia và thuốc lá. Điều mà phụ nữ Việt Nam muốn thay đổi nhất ở nửa kia là việc họ thường xuyên uống rượu bia hoặc hút thuốc lá. 64% phụ nữ nói rằng nếu họ có thể thay đổi bất cứ điều gì về người bạn đời, họ sẽ buộc nửa kia bỏ uống rượu bia và không hút thuốc. 46% các cặp vợ chồng tranh cãi về thói quen uống rượu bia và hút thuốc - nguyên nhân tranh cãi thứ ba sau vấn đề con cái và tiền bạc.

Gần như nam giới cũng dần nhận ra những thói quen này không làm cho vợ/ người cùng chung sống của họ hài lòng. 76% nam giới nói rằng có khả năng họ là những người gây ra sự thất vọng ở đối phương. Chỉ 34% phụ nữ nghĩ rằng họ là người khiến cho bạn đời của mình cảm thấy khó chịu.

THUỐC LÁ, RƯỢU BIA HAY TÔI?

46% cặp vợ chồng tranh cãi về bia rượu và thuốc lá – đây cũng là một trong 3 vấn đề lớn giữa các cặp vợ chồng người Việt.

46%

Page 25: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

25

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

CHA MẸ VÀ CON CÁI

Page 26: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

26

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

20

MỐI QUAN HỆ VỚI CON CÁI81% người trưởng thành tham gia khảo sát tại Việt Nam đang là cha mẹ. 92% vẫn còn cha mẹ, trong đó 36% đang sống cùng với cha mẹ của mình.

Chỉ số mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở Việt Nam là 54/100 trong năm 2017. Điều này chứng tỏ con cái đạt kỳ vọng khoảng 54% các tiêu chí trong mối quan hệ với cha mẹ mình. Chỉ số này giảm 4 điểm so với năm 2016 (58/100), cho thấy các bậc phụ huynh ở Việt Nam ít hài lòng trong mối quan hệ với con cái của mình. Chỉ số mối quan hệ cha mẹ - con cái trung bình trong các nước tham gia khảo sát năm nay là 50/100.

Hầu hết các bậc cha mẹ ở Việt Nam đều muốn con cái sống vui vẻ cùng mình. Họ luôn muốn con cái có thể làm họ cười, trao đổi thường xuyên với họ và cùng vui vẻ làm mọi việc với nhau. Họ còn hy vọng con cái mình sẽ có cách ứng xử đúng mực, như việc có thái độ trung thực và biết ơn.

Có một số thay đổi về các tiêu chí mà cha mẹ mong muốn ở con cái so với khảo sát năm 2016. Cụ thể, họ có xu hướng muốn con cái hòa hợp về tính cách với mình hơn, có thể dễ dàng trò chuyện và có phong cách sống hợp với mình.

26

Xếp hạng năm 2016

1

3

2

4

9

12

6

13

17

5

NHỮNG TIÊU CHÍ HÀNG ĐẦU MÀ CHA MẸ MONG ĐỢI Ở CON CÁI

% năm 2017

Mang lại cho tôi niềm vui 70%

Thường xuyên tương tác với tôi 66%

Thích được ở gần tôi 65%

Hòa hợp, gần gũi 62%

Cùng nhau vui vẻ làm mọi thứ 54%

Có tính cách hợp với tôi 52%

Trung thực với tôi 51%

Dễ dàng trò chuyện 50%

Lối sống phù hợp với tôi 49%

Luôn biết ơn tôi 49%

Khảo sát trên 403 bậc cha mẹ Việt Nam

Page 27: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

27

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

So với năm 2016, điểm số mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong năm 2017 thấp hơn vì các bậc cha mẹ cho rằng con cái không còn đáp ứng các yêu cầu trong mối quan hệ nhiều như trước đây. Điều này đặc biệt đúng đối với các tiêu chí mà họ mong muốn nhất trong mối quan hệ với con cái. Cụ thể, 78% cha mẹ cho rằng con cái làm họ vui lòng trong cuộc sống (chỉ số này là 90% năm 2016), chỉ còn 66% phụ huynh cảm thấy dễ dàng hòa hợp với con cái (so với 73% năm 2016); 76% cha mẹ nhận được sự tương tác thường xuyên với con cái (so với 82% năm 2016). Ngoài ra, chỉ còn 54% cha mẹ thấy con cái thường xuyên dành thời gian cho mình (với năm 2016 là 75%).

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CON CÁICác bậc cha mẹ ở Việt Nam chia sẻ rằng họ ít tương tác cùng con mình hơn so với năm 2016. Trong báo cáo năm nay, có 56% cha mẹ mỗi tuần có một buổi trò chuyện dài khoảng một giờ đồng hồ với con cái; so với năm 2016, có đến 70% bậc phụ huynh làm điều này mỗi tuần. Cha mẹ ở Việt Nam cũng ít khi chơi đùa cùng con mình. So với 66% bậc phụ huynh chơi đùa cùng con cái ít nhất mỗi tuần một lần vào năm 2016 thì con số này chỉ còn 53% vào năm 2017.

NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH TRONG CÁC TIÊU CHÍ MÀ BA MẸ MONG ĐỢI Ở CON CÁI TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2017

Thay đổi so với năm 2016 Năm 2017

Khảo sát trên 403 bậc cha mẹ Việt Nam

52%+17%Có cùng đam mê với tôi

54%+11%Ưu tiên sở thích của tôi

76%-6% Thường xuyên tương tác với tôi

66%-7% Dễ hòa hợp

78%-12% Giúp tôi cười, vui vẻ hơn

54%-21% Dành thời gian cho tôi

NHỮNG TƯƠNG TÁC MÀ CHA MẸ THỰC HIỆN VỚI CON CÁI ÍT NHẤT MỘT LẦN MỖI TUẦN

Thay đổi so với năm 20162017

Khảo sát trên 403 bậc cha mẹ Việt Nam

Một số hình thức tương tác mới được thêm vào trong khảo sát năm 2017.Đây không phải là xu hướng.

Dành ít nhất một giờ trò chuyện cùng con cái 56%-14%

Chơi đùa với con cái hoặc có sinh hoạt gia đình cùng nhau 53%-13%

Cho con mình lời khuyên 49%-15%

Dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ cho con cái 49%-3%

Con cái bày tỏ lòng biết ơn với bạn 36%-9%

Nói “Ba/mẹ yêu con” 46%-12%

Con cái cấp dưỡng cho bạn 29%-10%

Tranh cãi với con cái 25%+2%

Con cái làm bạn tự hào 35%-1%

27

Dành nhiều thời gian cho điện thoại, máy vi tính 52%

Lo lắng về tương lai của con cái 42%

Dạy con về ý tưởng hoặc lập kế hoạch tài chính 20%

Page 28: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

28

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

MP.28

28

Có đến 99% cha mẹ ở Việt Nam lo lắng về tương lai của con mình, trong đó 42% cho biết họ nghĩ đến điều đó mỗi tuần một lần. Hơn một phần ba (36%) nhận thấy họ đang lo lắng cho tương lai của con mình ít nhất một lần mỗi ngày.

Với mong muốn con mình có một tương lai tươi sáng, gần một nửa các bậc cha mẹ ở Việt Nam (49%) đưa ra lời khuyên cho con mình mỗi tuần một lần. Tuy nhiên, những lời khuyên này lại không liên quan đến vấn đề tài chính. Chỉ có 20% cha mẹ dành thời gian mỗi tuần để dạy dỗ con cái về cách quản lý tiền bạc và tài chính – đây là chỉ số thấp nhất trong 9 nước tham gia khảo sát năm 2017.

99%

BỐ MẸ Ở VIỆT NAM CÓ ĐIỂM SỐ A+ TRONG VIỆC HAY LO LẮNG

99% phụ huynh Việt Nam lo lắng về tương lai của con mình.

Page 29: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

29

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

MMỐI QUAN HỆ VỚI CHA MẸNăm 2017, điểm số mối quan hệ của người Việt Nam với cha mẹ là 56/100, tăng 4 điểm so với năm 2016. Điều này cho thấy các bậc phụ huynh Việt Nam đáp ứng được xấp xỉ 56% các tiêu chí trong mối quan hệ với con cái. Điểm số PRI trung bình trong 9 nước về chỉ số này năm nay là 48/100.

Trong năm 2016, những biểu hiện quan trọng nhất mà người Việt mong đợi ở cha mẹ mình chính là sự ủng hộ và cho phép mình tự lập. Họ còn mong muốn cha mẹ sẽ gần gũi hơn, tôn trọng sự riêng tư, đứng về phía họ và vui tính hơn. So với năm 2016, điểm số năm 2017 cho thấy người Việt Nam muốn cha mẹ mình giúp họ cười nhiều hơn và tự nguyện làm mọi thứ vì mình.

Khảo sát trên 458 người trưởng thành vẫn còn cha mẹ.

NHỮNG TIÊU CHÍ HÀNG ĐẦU MÀ CON CÁI MONG ĐỢI Ở CHA MẸ

Hòa hợp, gần gũi hơn 62%

Tôn trọng sở thích cá nhân 61%

Đứng về phía tôi 61%

Tự nguyện làm mọi thứ vì tôi 60%

Giúp tôi điềm tĩnh hơn 59%

Giúp tôi cười, vui vẻ hơn 58%

Dễ trò chuyện 57%

Dễ thấu hiểu 56%

Có cùng nhóm sắc tộc với tôi 52%

Sẵn sàng tha thứ cho tôi 52%

% năm 2017 Xếp hạng 2016

1

2

3

8

4

11

7

8

17

12

Page 30: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

30

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

So với năm 2016, những người trưởng thành ở Việt Nam cũng ít tương tác cùng bố mẹ mình trong năm 2017. Chính vì lý do này, điểm số về mối quan hệ cũng bị ảnh hưởng.

Khảo sát cho thấy 30% người Việt trưởng thành dành một giờ (hoặc hơn) mỗi tuần để trò chuyện cùng bố mẹ trong khi tỉ lệ này là 43% vào năm 2016. Chỉ có 26% cho biết họ có các hoạt động sinh hoạt cùng gia đình mỗi tuần. Khá ít người Việt trò chuyện cùng bố mẹ về những kế hoạch tài chính – chỉ có 5% thực hiện điều này mỗi tuần.

Những người trưởng thành nhận thấy rằng cha mẹ mình nên đáp ứng được nhiều hơn những kỳ vọng của họ. Đặc biệt, 60% người Việt Nam nghĩ rằng cha mẹ nên cùng mình tham gia các hoạt động cộng đồng (so với năm 2016, chỉ số này là 31%), 57% số người khảo sát cho rằng bố mẹ nên sẵn sàng trò chuyện về những sở thích của mình hơn (so với năm 2016, chỉ số này là 34%).

Tuy nhiên, không nhiều người Việt nghĩ rằng bố mẹ đã đáp ứng tiêu chí quan trọng nhất trong mối quan hệ đó là sự hòa hợp trong cuộc sống. Năm 2017, chỉ có 65% nghĩ rằng bố mẹ hòa hợp với mình, so với năm 2016, chỉ số này đạt 77%. Hơn nữa, 59% người tham gia khảo sát cảm thấy bố mẹ ít khi trò chuyện cùng họ về các vấn đề trong cuộc sống (so với năm 2016 là 68%).

Khảo sát trên 458 người trưởng thành vẫn còn cha mẹ

NHỮNG THAY ĐỔI CHÍNH TRONG CÁC TIÊU CHÍ MÀ CON CÁI MONG ĐỢI Ở BA MẸ TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2017

Thay đổi so với năm 2016 2017

30

+29%60%Cùng tôi tham gia các hoat động cộng đồng

+4%67%Dễ trò chuyện, trao đổi

+23%57%Chia sẻ những sở thích cùng tôi

+11%73%Tự nguyện làm mọi thứ vì tôi

-8%59% Trao đổi nhiều hơn

-12%65% Dễ hòa hợp

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CHA MẸ

TƯƠNG TÁC VỚI CHA MẸ ÍT NHẤT MỘT LẦN MỖI TUẦN

Bạn trò chuyện cùng bố mẹ về kế hoạch tài chính 5%

Bố mẹ đối xử với bạn như những đứa trẻ 4%

Bố mẹ tạo áp lực cho bạn 2%

Bạn có mâu thuẫn với bố mẹ 2%

Bố mẹ hỗ trợ tài chính cho bạn 3%

Bố mẹ không cho phép làm việc bạn thích 4%

Bạn dành ra ít nhất một giờ để cùng trò chuyện 30%-13%

Bạn cùng bố mẹ tham gia các sinh hoạt gia đình 26%-8%

Bạn nói với bố mẹ rằng “Con yêu bố/mẹ” 8%-6%

Bạn cấp dưỡng bố mẹ 4%-4%

Khảo sát trên 458 người trưởng thành đang sống cùng cha mẹ

Một số hình thức tương tác mới được thêm vào trong khảo sát năm 2017. Đây không phải là xu hướng.

Thay đổi so với năm 20162017

Page 31: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

31

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG MỐI QUAN HỆ

Page 32: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

32

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

MSỰ ẢNH HƯỞNG CỦA KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH ĐẾN CÁC MỐI QUAN HỆ

Hơn một nửa người Việt (61%) nghĩ rằng các đơn vị tư vấn tài chính có thể cải thiện mối quan hệ của họ với bạn đời hoặc người cùng chung sống. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch tài chính vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam. Chỉ có 8% người Việt tìm đến những đơn vị tư vấn tài chính để giúp quản lý vấn đề tiền bạc hiệu quả.

Theo khảo sát, 47% các cặp đôi tại Việt Nam cho biết họ sở hữu quỹ tài chính chung - xếp thứ 3 trong 9 nước (sau Campuchia và Trung Quốc). Chỉ có 4% các cặp đôi không sở hữu bất kỳ một quỹ chung nào, họ giữ tài sản của mình hoàn toàn riêng biệt. 61% các cặp đôi cho rằng họ luôn công bằng trong các quyết định tài chính quan trọng trong mối quan hệ - điểm số cao nhất trong 9 nước tham gia khảo sát năm nay.

Dù cùng nhau đóng góp vào một quỹ chung, nhưng các cặp đôi Việt lại là những người thường giữ bí mật về tài chính nhất trong các nước châu Á. Có đến 70% cá nhân giữ bí mật thông tin tài chính của mình với người bạn đời. Chỉ số này cao thứ 2 trong các nước châu Á tham gia khảo sát (sau Singapore).

Sự minh bạch trong kế hoạch tài chính là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chất lượng của những mối quan hệ tại Việt Nam. Những người chia sẻ thông tin tài chính cá nhân cho vợ/ chồng/ người cùng chung sống với mình có chỉ số 85/100, trong khi đó, những người giữ những bí mật tài chính riêng chỉ đạt 76/100 điểm.

ĐƠN VỊ TƯ VẤN TÀI CHÍNH CÓ GIÚP CẢI THIỆN MỐI QUAN HỆ CỦA TÔI?

61% các cặp đôi nghĩ rằng hợp tác cùng các nhà tư vấn tài chính sẽ cải thiện mối quan hệ của họ.

61%

Page 33: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

33

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

Hơn nửa số người Việt (57%) cho biết gia đình mình sẽ bị ảnh hưởng tài chính nếu có chuyện không may xảy ra với mình; trong đó 13% người tham gia khảo sát nghĩ rằng những ảnh hưởng tài chính này sẽ rất nghiêm trọng. Chỉ số này đặc biệt đúng tại Hà Nội khi có đến 70% người dân lo lắng tài chính của gia đình sẽ lao đao nếu bản thân họ qua đời.

GIA ĐÌNH LIỆU CÓ ỔN NẾU THIẾU TÔI?

57% người Việt Nam cảm thấy lo lắng về tình hình tài chính của gia đình nếu như có bất kỳ vấn đề bất ngờ nào xảy ra với họ.

57%

33

Page 34: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

34

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

MHƯU TRÍ VÀ NHỮNG MỐI QUAN HỆ

Người Việt Nam có xu hướng mong đợi con cái sẽ hỗ trợ tài chính cho mình ở tuổi già. Có 44% người Việt lên kế hoạch về việc con cái sẽ hỗ trợ tài chính cho mình khi về già – chỉ số này cao thứ 2 trong 9 nước tham gia khảo sát (sau Campuchia). Hiện nay, gần một nửa (49%) người Việt trưởng thành đang hỗ trợ tài chính cho cha mẹ mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, 24% người Việt cho biết việc cấp dưỡng cho bố mẹ khi về hưu là một trong những nhiệm vụ tài chính quan trọng.

Việc nghỉ hưu là một mối bận tâm lớn của người Việt Nam. Hơn một nửa (53%) người Việt không tự tin rằng liệu họ có đủ tiền sinh hoạt, chi tiêu nếu sống đến năm 80 tuổi hay không và việc này có liên quan rất lớn đến chất lượng mối quan hệ. Những người tự tin về mặt tài chính khi về hưu có điểm số mối quan hệ là 84/100, cao hơn 20 điểm so với những người không tự tin về điều này (64/100).

Phần lớn người Việt hy vọng số tiền dành dụm hoặc tiền lương sẽ giúp họ trang trải cuộc sống khi lớn tuổi. Có 82% người Việt tin rằng dựa vào tiền dành dụm, họ sẽ có chi phí sinh hoạt khi về già. Hơn một nửa người tham gia khảo sát (35%) hy vọng rằng họ vẫn có thể tiếp tục làm việc khi lớn tuổi.

NỀN TẢNG GIA ĐÌNH RẤT QUAN TRỌNG TẠI VIỆT NAM

44% người Việt Nam mong đợi con cái có thể hỗ trợ họ các vấn đề tài chính khi về già.

LIỆU TÔI CÓ ĐỦ TIỀN ĐỂ TRANG TRẢI CUỘC SỐNG KHI VỀ HƯU?

53% người Việt không tự tin về việc họ sẽ có đủ tiền sinh hoạt, chi tiêu khi về hưu.

44%

53%

Page 35: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

35

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

35

Nghỉ hưu là một mối quan tâm lớn của người Việt nên đây cũng là mục đích quan trọng khiến họ cần dành dụm trong cuộc sống. Có 60% người Việt cho rằng tiết kiệm tiền cho tuổi về hưu chính là một trong những mục tiêu tài chính quan trọng của họ. Những mục tiêu tài chính khác là dành dụm cho học vấn của con cái (59%), du lịch cùng gia đình (42%) và mua xe hơi hay xe máy (36%).

GIẤC MƠ CỦA NGƯỜI VIỆT

60% người Việt cho rằng mục tiêu tài chính hàng đầu của họ là dành dụm tiền để dưỡng già.

60%

NHỮNG HÌNH THỨC HỖ TRỢ TÀI CHÍNH MÀ CHA MẸ MONG ĐỢI KHI VỀ GIÀ

Từ tiền dành dụm, tài sản cá nhân

Từ con cái

Từ công việc

Từ người bạn đời

Từ họ hàng (cô, dì, chú, bác…)

Từ chính phủ

Từ các tổ chức thiện nguyện

82%

44%

35%

35%

7%

6%

1%

Khảo sát trên 500 người Việt Nam

Page 36: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

36

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

36

NHỮNG MỤC TIÊU TÀI CHÍNH

Dành dụm cho bản thân khi về hưu 60%

Hỗ trợ học vấn cho con cái 59%

Du lịch cùng gia đình 42%

Mua xe hơi, xe máy 36%

Mua nhà phố, căn hộ 32%

Cấp dưỡng cho cha mẹ khi về hưu 24%

Những nhu cầu khẩn cấp 16%

Hỗ trợ cho các thành viên trong gia đình 16%

Kinh doanh riêng 16%

Khảo sát trên 500 người Việt Nam

Page 37: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

37

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

TUỔI THỌ VÀ SỨC KHỎE

Page 38: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

38

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

Khi được hỏi về vấn đề tuổi thọ, những người tham gia khảo sát nghĩ rằng mình sẽ sống trung bình đến khoảng 79 tuổi. Người Việt Nam hy vọng rằng nửa kia của mình sẽ sống đến 80 tuổi. Đặc biệt, chỉ 2% người Việt mong rằng mình có thể sống hơn 100 tuổi. Có 38% người Việt tin rằng những người đã kết hôn sẽ sống thọ hơn những người độc thân; ngược lại, có 15% nghĩ rằng người độc thân sẽ sống lâu hơn. 47% còn lại cho biết họ không nghĩ vấn đề hôn nhân sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của mình.

Có một sự thật thú vị rằng các cặp đôi càng chung sống lâu, càng cảm thấy hạnh phúc hơn. Khoảng ba phần tư (75%) người tham gia khảo sát cho biết mối quan hệ với người bạn đời của họ hiện tại đang tốt hơn trước. Khi được hỏi rằng mối quan hệ này đang tiến triển tốt hơn hay tệ đi, 72% người Việt cho rằng hiện tại họ cảm thấy hạnh phúc hơn những gì mình kỳ vọng.

Sức khỏe và tiền bạc là hai mối bận tâm lớn nhất khi về già của người Việt Nam. Có 60% người Việt quan tâm nhiều đến việc bản thân có còn khỏe mạnh khi về già không, trong khi đó 46% lại quan tâm đến việc duy trì sự nhanh nhẹn vốn có. Ngoài ra, 49% người Việt còn lo lắng liệu họ có đủ trang trải cuộc sống khi về hưu và chi trả các khoản tiền y tế của mình hay không.

YÊU LÂU – YÊU SÂU

72% các cặp vợ chồng ở Việt Nam cảm thấy mối quan hệ hiện tại của họ tốt hơn mong đợi.

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI THỌ VÀ SỨC KHỎE ĐẾN CÁC MỐI QUAN HỆ

38

NHỮNG MỐI BẬN TÂM KHI VỀ GIÀ

38

72%

Khảo sát trên 500 người Việt Nam

Sức khỏe 60%

Sự nhanh nhẹn vốn có 46%

Tiếp tục được làm việc 13%

Đủ tiền trang trải khi về hưu và các chi phí y tế

49%

Sự cô đơn 26%

Là gánh nặng của gia đình 43%

Chất lượng mối quan hệ 11%

Liệu tôi có đủ tiền để lại cho con cái sau khi qua đời

31%

Tiếp tục được tham gia các hoạt động xã hội 8%

Page 39: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

39

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

Giống như việc suy nghĩ về sức khỏe của bản thân trong tương lai, nhiều người Việt cũng lo lắng về sức khỏe hiện tại. Báo cáo cho thấy có 30% người Việt tin rằng sức khỏe của mình sẽ tệ hơn trong vòng 5 năm tới.

Mặc dù nhiều người Việt quan tâm đến sức khỏe của bản thân khi về già nhưng hiện tại họ vẫn không làm gì để cải thiện điều đó. Có đến 74% người tham gia khảo sát thừa nhận rằng họ không chủ động trong việc giữ gìn sức khỏe. Để có một cộng đồng khỏe mạnh, người Việt Nam nên dành thêm 2 tiếng rưỡi mỗi tuần để tập luyện thể dục thay vì các hoạt động tiêu khiển khác.

Mặc dù người Việt muốn tập luyện thể dục nhiều hơn, nhưng đối với họ việc kiếm tiền vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đến 85% người Việt sẵn sàng đánh đổi thời gian rảnh rỗi để làm việc và kiếm thêm thu nhập.

HÃY HÀNH ĐỘNG THAY VÌ CHỈ NÓI KHI ĐỀ CẬP ĐẾN SỨC KHỎE

Báo cáo còn chỉ ra rằng chăm chỉ luyện tập thể thao sẽ cải thiện chất lượng mối quan hệ. Những người thường xuyên rèn luyện sức khỏe có điểm số PRI là 84/100, cao hơn những người không tham gia luyện tập (77/100). Điều này là do người Việt Nam có mong muốn được cùng những người thân yêu của mình tham gia tập luyện thể thao – 61% người Việt thích được tập cùng với bạn đời và 31% thích tập luyện cùng con cái.

CÙNG NHAU KHỎE MẠNH

Những người thường xuyên rèn luyện sức khỏe có điểm số PRI là 84/100, cao hơn những người không luyện tập (77/100).

74% người Việt không chủ động trong việc giữ gìn sức khỏe.

74%

Page 40: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

40

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ

Page 41: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

41

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

HÃY CHO TÔI MỘT BỮA ĂN “KHÔNG CÔNG NGHỆ”!

84% người tin rằng bữa ăn sẽ ngon miệng hơn nếu chúng ta không dùng điện thoại trong khoảng thời gian này.

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ

Hầu hết người Việt Nam đều mong muốn thay đổi thói quen sử dụng điện thoại di động của những người xung quanh. Có 84% người Việt cho rằng họ cảm thấy bữa ăn trở nên vui vẻ, ấm áp hơn nếu các thành viên không sử dụng điện thoại. Trung bình, người Việt Nam sẵn sàng không dùng điện thoại 6 ngày mỗi tháng để cải thiện chất lượng mối quan hệ. Khi được hỏi điều mà các cặp đôi Việt Nam muốn thay đổi ở bạn đời, kết quả 43% trả lời rằng họ muốn nửa kia sống có trách nhiệm hơn, trong đó 41% cho biết muốn đối phương quan tâm đến mình hơn. Có 42% người tham gia khảo sát cảm thấy họ thường xuyên phải “cạnh tranh” với chiếc điện thoại của đối phương để giành lấy sự chú ý về mình.

84%

Người Việt Nam ngày càng có ý thức hơn về sự ảnh hưởng của công nghệ trong mối quan hệ của mình. Gần một nửa (46%) khẳng định rằng các thành viên trong gia đình đang dành quá nhiều thời gian vào điện thoại di động thay vì nói chuyện cùng nhau.

Tình trạng lạm dụng công nghệ này được nhiều người nhận ra và họ hiểu mình không đủ thời gian đầu tư vào các mối quan hệ gia đình. 62% người Việt thừa nhận đang dành quá nhiều thời gian vào điện thoại và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ. Chỉ số này cao hơn 9 nước khác trong khảo sát. 64% nam giới cho rằng họ sử dụng điện thoại nhiều hơn nửa kia của mình.

TẠM GÁC ĐIỆN THOẠI QUA MỘT BÊN!

62% người Việt tin rằng dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại sẽ tác động tiêu cực đến mối quan hệ của họ.

62%

Page 42: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

42

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ TRONG MỐI QUAN HỆ

Khảo sát trên 500 người Việt Nam

Thời gian dành cho điện thoại ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ

62%

Tôi không vui khi vợ/chồng mình đăng tải trên mạng xã hội

40%

Những bữa ăn sẽ trở nên vui vẻ hơn nếu tắt điện thoại 84%

Các thành viên gia đình dành quá nhiều thời gian cho điện thoại di động 46%

4242

Mặc dù mạng xã hội được tạo ra để mọi người kết nối dễ dàng với nhau hơn, nhưng các con số trong báo cáo cho thấy điều này cũng gây ra không ít vấn đề trong các mối quan hệ. Có 40% người cho biết họ thường không vui khi vợ/ chồng mình đăng tải điều gì đó trên mạng xã hội.

Page 43: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

43

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

TƯƠNG LAI CỦA CÁC MỐI QUAN HỆ

Page 44: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

44

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

M

Người Việt hoàn toàn tin rằng chất lượng những mối quan hệ của họ sẽ được cải thiện trong tương lai gần. Hơn một nửa (58%) hy vọng rằng mối quan hệ vợ/ chồng của mình sẽ cải thiện trong 5 năm tới. Có 56% người Việt tin rằng mối quan hệ trong gia đình sẽ tốt hơn và 52% chia sẻ mối quan hệ với bạn bè sẽ khăng khít hơn trong tương lai.

Người Việt Nam cũng lạc quan hơn về chuyện tài chính của mình so với những vấn đề về sức khỏe. Có 58% hy vọng rằng khả năng tài chính của bản thân sẽ tăng lên trong vòng 5 năm tới; tuy nhiên, chỉ có 28% mong sức khỏe của họ được cải thiện.

TƯƠNG LAI CỦA CÁC MỐI QUAN HỆNgười Việt Nam hy vọng những mối quan hệ sẽ thay đổi một cách tự nhiên trong tương lai. Có 87% người tham gia khảo sát tin rằng đến năm 2050, việc ly hôn sẽ được xã hội chấp nhận, 57% lại mong muốn các cặp đôi có thể chung sống cùng nhau mà không phải kết hôn. Hơn ba phần tư (77%) kỳ vọng hôn nhân đồng giới sẽ được hợp pháp tại Việt Nam vào năm 2050.

Better

NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG MỐI QUAN HỆ ĐƯỢC KỲ VỌNG SẼ THAY ĐỔI TẠI VIỆT NAM VÀO NĂM 2050

44

CÁCH MÀ NGƯỜI VIỆT HY VỌNG CUỘC SỐNG MÌNH THAY ĐỔI TRONG 5 NĂM TỚI

Không thay đổiTệ hơn Tốt hơn

Khảo sát trên 500 người Việt Nam

Mối quan hệ với bạn bè52%48%

Mối quan hệ vợ chồng58%2% 40%

Tài chính cá nhân58%3% 40%

Sức khỏe28%42%30%

Mối quan hệ gia đình56%43%1%

Khảo sát trên 500 người Việt Nam

Con cái sẽ có tương lai tốt hơn bây giờ 91%

Hầu hết các cặp đôi sẽ sống cùng nhau mà không cần kết hôn 57%

Việc ly hôn sẽ được chấp nhận 87%

Đàn ông chia sẻ khối lượng công việc nhà bằng phụ nữ

Hơn một nửa trẻ em sẽ được sinh ra bởi những ông bố/ bà mẹ không kết hôn

82%

Hơn một nửa các cuộc hôn nhân sẽ kết thúc bằng việc ly hôn

57%

56%

Hôn nhân đồng giới sẽ được hợp pháp 77%

Page 45: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

45

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

MVỀ CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL NĂM 2017Chỉ số Mối quan hệ Prudential (PRI) là cuộc nghiên cứu thăm dò nhằm tìm ra những vấn đề quan trọng trong các mối quan hệ cá nhân ở Châu Á. Prudential đã thực hiện nghiên cứu PRI này vào năm 2016 và 2017.

Nhận định được tầm quan trọng và mức độ cần thiết của các mối quan hệ khi ảnh hưởng đến hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ của con người, chỉ số PRI trình bày những hiểu biết thực tế và cái nhìn sâu sắc về các mối quan hệ: làm thế nào để xây dựng các mối quan hệ khăng khít hơn, tốt đẹp hơn và có giá trị cho hai bên hơn. Chỉ số Mối quan hệ PRI này cho phép Prudential mang đến giá trị (cộng thêm) cho khách hàng, chuyên viên tư vấn tài chính, đối tác kinh doanh, nhân viên, đại diện cơ quan nhà nước và các đối tượng khác bằng cách: giúp họ thấu hiểu và cải thiện những yếu tố hình thành và thúc đẩy các mối quan hệ cá nhân lành mạnh trong gia đình, bạn bè và nơi làm việc.

Đối với báo cáo PRI 2017, kết quả được thực hiện trên 4.600 cuộc phỏng vấn tại 9 nước và vùng lãnh thổ tại Châu Á bao gồm Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Singapore. Các cuộc phỏng vấn được thu thập từ ngày 26/06/2017 đến 20/07/2017 ở các thành phố lớn mỗi nước với đối tượng có độ tuổi từ 25 đến 55. Các cuộc khảo sát nhằm thu thập thông tin về điều mà mỗi cá nhân cần ở mối quan hệ và cách tốt nhất để đáp ứng các tiêu chí quan trọng đó.

Tại Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành 250 cuộc phỏng vấn trực tiếp với những người trưởng thành từ 25 đến 55 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Những người được phỏng vấn là cư dân sống tại thành phố và thuộc Tầng lớp Kinh tế - Xã hội ABC. Biên độ sai lệch trong nghiên cứu này là +/- 4,3%.

Chỉ số Mối quan hệ Prudential (PRI) năm 2017 thể hiện mức độ đáp ứng của mối quan hệ hiện tại so với kỳ vọng đặt ra cho một mối quan hệ lý tưởng. Đó là dấu hiệu thể hiện mức độ khăng khít và tính bền vững của mối quan hệ.

Chỉ số PRI sẽ cho phép Prudential tập trung vào những vấn đề lớn nhất trong cuộc sống của khách hàng. Prudential đặt mục tiêu trở thành một đối tác luôn luôn thấu hiểu, mang đến giá trị hữu ích và giúp khách hàng cải thiện điều quan trọng nhất đối với họ (các mối quan hệ cá nhân).

45

Page 46: CHỈ SỐ MỐI QUAN HỆ PRUDENTIAL VIỆT NAM 2017 · trí thứ 2 trong số 9 quốc gia được khảo sát. ... các vấn đề tài chính khi về già. Khảo sát cho

46

CHỈ S

Ố M

ỐI Q

UA

N H

Ệ PR

UD

ENTI

AL

VIỆT

NA

MVỀ PRUDENTIAL VIỆT NAMTự hào là một trong những công ty hàng đầu của ngành Bảo hiểm Nhân thọ, Prudential Việt Nam mang đến những giải pháp bảo hiểm tài chính ưu việt nhất cho hơn 1,4 triệu người Việt thông qua hệ thống hơn 300 Trung tâm Phục vụ khách hàng, Văn phòng Chi nhánh và Văn phòng Tổng đại lý có mặt khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.

Nối tiếp sự thành công trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Công ty TNHH Quản lý Quỹ Eastspring Investments thành lập từ tháng 06/2005 và Công ty TNHH Một thành viên Tài chính Prudential Việt Nam (Prudential Finance) thành lập ngày 09/10/2007 hân hạnh cung cấp những giải pháp tài chính hữu hiệu và bền vững, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Việt Nam.

46

Để biết thêm chi tiết về Prudential hoặc Chỉ số Mối Quan Hệ Prudential, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin:

[email protected] Corporation AsiaBrand & Corporate Affairs13/F, One International Finance Centre1 Harbour View StreetCentral, Hong Kong+852 2918 6300