4
Khi còn nhỏ, tôi thường xem các đoàn mãi võ biểu diễn trên đường phố. Khi kết thúc bài biểu diễn, họ sẽ rao bán các bài thuốc cổ truyền cho người xem. Họ mưu sinh như vậy bằng cách di chuyển từ tỉnh này qua tỉnh khác. Tôi không bao giờ tưởng tượng rằng khi tôi lớn lên, tôi sẽ làm một điều tương tự. Thay vì trình

chia sẻ của VS Diệp Chuẩn

Embed Size (px)

Citation preview

Khi còn nhỏ, tôi thường xem các đoàn mãi võ biểu diễn trên đường phố. Khi kết thúc bài biểu diễn, họ sẽ rao bán các bài thuốc cổ truyền cho người xem. Họ mưu sinh như vậy bằng cách di chuyển từ tỉnh này qua tỉnh khác. Tôi không bao giờ tưởng tượng rằng khi tôi lớn lên, tôi sẽ làm một điều tương tự. Thay vì trình diễn kỹ năng võ thuật trên đường phố, tôi truyền dạy kiến thức VXQ tại các cuộc hội thảo.

Kể từ năm 1985, tôi đã đi đến hơn sáu mươi quốc gia khác nhau (hơn một trăm thành phố và thị trấn) để dạy võ. Có đến trên 300 lần xa nhà cho công việc như vậy. Tất cả các cuộc hội thảo được tổ chức bởi các tổ chức võ thuật địa phương, địa điểm có thể là trường đại học, khách sạn, phòng thể thao hoặc câu lạc bộ tư nhân. Thành phần tham dự là người đam mê VXQ có thâm niên tập từ 1-5 năm, có thể từ bất kỳ dòng nhánh nào. Số lượng người tham dự cho một khóa học như vậy từ 50 đến hơn 100 người.

Người phương Tây rất thực tế. Không cần biết danh tiếng của bạn thế nào, họ muốn kiểm tra trình độ, kỹ năng của bạn. Vì vậy, trong các khóa giảng dạy, tôi luôn sắp xếp để luyện tập niêm thủ với ít nhất tám đến mười người trong một giờ. Mặc dù là bài tập, họ dùng mọi cách có thể để thử thách bạn. Chỉ cần vượt qua được sự phòng thủ và khẽ chạm vào người tôi, họ cũng rất thỏa mãn. Tất cả những người này đều còn trẻ, khỏe nhưng tôi luôn biết cách để có thể tiếp nhận và chuyển hướng lực (năng lượng) của họ . Điều này được dựa trên nguyên tắc cốt lõi của VXQ, dụng lực và ra lực (năng lượng) một cách chuẩn mực, đúng đắn. Nếu tôi không biết sử những nguyên tắc này, một người đàn ông già như tôi, hơn bảy mươi tuổi, chỉ cao 1,6 mét và nặng 45 kg, chắc chắn không thể thoải mái trao đổi kỹ thuật với những học viên như vậy. Kỹ năng của tôi không hề dựa trên ma thuật hoặc sức mạnh bí mật nào. Không hề. Tất cả là do tôi biết cách sử dụng và kiểm soát năng lượng đối thủ. Nó rất khoa học và dựa trên nguyên tắc hình học. Mỗi lần giảng dạy, tôi đều cố gắng để học viên hiểu điều này và cho họ thấy cách để thực hiện các kỹ năng đó. Vì vậy, nhiều người chào đón tôi.Hơn 15 năm qua, tôi đã có hơn 200 khóa giảng dạy ở Anh. Mỗi lần lại có nhiều học viên hơn. Lần gần nhất, tôi thậm chí còn được một bằng tốt nghiệp danh dự của Đại học Salford bởi các cống hiến của mình trong võ thuật.

Một cuộc sống như vậy, các buổi hội thảo ở các nước khác nhau, có thể khiến người khác ghen tị. Tôi cảm thấy rất thành công và hài lòng. Chia sẻ kinh nghiệm và truyền dạy võ thuật cho tôi một cơ hội chu du khắp thế giới. Tuy vậy, tôi cũng gặp không ít khó khăn. Trước tiên, bạn cần phải duy trì bầu không khí trong các khóa học và để được như vậy, tôi phải giữ được phong độ. Ở tuổi của tôi, điều này là không dễ dàng và đôi khi tôi cũng cảm thấy áp lực. Ngoài ra, việc xa nhà gần ba tháng trong năm cũng không dễ dàng gì, do có sự khác biệt lớn từ thực phẩm, ngôn ngữ đến lối sống. Đôi khi tôi chỉ có thể ở lỳ trong phòng khách sạn mỗi khi kết thúc buổi dạy. Do đó, người Trung hoa có câu "tại gia ngàn ngày tốt hơn nửa ngày ở ngoài." Những chuyến bay cũng khiến tôi đau đầu, nhiều chuyến bay dài hơn 20 tiếng và tôi hầu như chỉ có thể ngồi một chỗ. Không may là tôi không ngủ được khi di chuyển dù bằng bất kỳ phương tiện nào. Vì vậy, gần đây tôi đã nghĩ tới việc nghỉ ngơi. Ngoài ra, việc đi xa và dài ngày như vậy cũng khiến tôi không thể quán xuyến hết các câu lạc bộ riêng của tôi ở Hồng Kông. Tôi thường dạy tại Hiệp hội thể thao VXQ Hong Kong, hội trường Sha tin, Đại học thành phố và Đại học tổng hợp. Sau này vì cảm thấy khá mệt mỏi, tôi đã giao hai cơ sở cuối trong danh sách cho các đệ tử của mình.

Một lần, phóng viên tạp chí tiếng Anh, Fighter (đấu sỹ) hỏi tôi, "ông có đam mê võ thuật không?" Tôi đã không ngần ngại trả lời "Khi còn trẻ, tôi không đam mê võ thuật, hiện tại và sau này cũng vậy.”. "Làm thế nào để đạt trình độ võ thuật cao khi ông không có đam mê? ". Tôi trả lời “Vì tôi tôn trọng công việc của mình. Tôi đã chọn võ thuật là sự nghiệp của mình nên tôi buộc phải tinh thông nó”. Anh ta hỏi tiếp "Sao ông lại chọn võ thuật là sự nghiệp khi ông không có niềm đam mê với nó?". Tôi trả lời: "Trước hết, đó là ý nguyện của cha tôi. Ông muốn tôi kế thừa sự nghiệp của mình. Đồng thời khi tôi nghiên cứu võ thuật, tôi thấy rằng Kungfu cũng là một nghề khá phổ biến và dễ kiếm tiền”. Người phỏng vấn hỏi tôi, "Vậy đam mê thực sự của ông là gì?" “Văn học và âm nhạc.” Từ đó, bạn có thể hiểu thái độ của tôi với võ thuật. Câu thơ nổi tiếng sau rất đúng với trường hợp của tôi:

“Cố tình trồng hoa hoa chẳng nở

Vô tình gieo liễu, liễu đơm hoa”

Khi tôi lên bảy tuổi, cha bắt đầu dạy cho tôi những chiêu thức đầu tiên của bài tiểu niệm đầu. Hơn 30 tuổi, tôi vẫn chưa thuộc hết bài quyền, nhưng tôi cũng không quên những gì được học. Tôi học chuyên ngành Opera, và dạy nhạc sau khi tốt nghiệp. Việc giảng dạy giúp tôi học được nhiều điều, bao gồm cả phương pháp tối ưu để truyền đạt kiến thức. Tôi hiểu được tâm lý của học sinh và điều này thật sự rất hữu ích.

Năm 1962, tôi đến Hồng Kông, nơi tôi làm thủ thư ở thư viện trong một thời gian dài. Tôi qua đêm ngay tại võ đường của cha. Tối nào tôi cũng chờ đến lúc võ đường giải tán mới có thể bắt đầu đi ngủ. Vì vậy, tôi được nghe rất nhiều về các nguyên tắc của VXQ. Tôi bắt đầu hiểu và thích nó. Tuy nhiên, chỉ đến năm 37 tuổi tôi mới bắt đầu luyện tập trở lại. Bởi đã nắm rõ tất cả các nguyên tắc, kỹ năng của tôi tiến bộ rất nhanh. Tôi trở thành trợ giảng của cha cho tới khi

ông qua đời năm 1972. Sau đó, tôi bắt đầu bắt đầu mở võ đường của riêng mình và chuyên tâm với sự nghiệp dạy võ.

Trước khi tôi kết thúc, tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm. Năm năm trước, tạp chí võ thuật “Combat” của Anh hỏi tôi "Theo ông thế nào là một người thầy VXQ tốt?". Tôi đã trả lời có ba yếu tố làm nên một người thầy tốt:

1. Bạn nên thành thật với học trò. Trung thực là đạo lý làm người hàng đầu. Chúng ta nên trung thực với mọi người, đặc biệt là với học trò. Điều này quan trọng hơn, bởi họ tin tưởng vào những gì người thầy truyền dạy. Sẽ càng tệ hơn nếu người thầy nói dối học trò hoặc thêu dệt nên những câu chuyện không có thật. Ngày nay, rất nhiều người theo học VXQ. Không ít người thầy cố gắng chứng tỏ địa vị của họ cao hơn thực tế, hoặc bịa đặt một số chuyện. Điều này là không nên.

2. Khi luyện tập (niêm thủ) với học trò, đừng gây chấn thương cho họ. Cha tôi, Diệp Vấn, từng nói: người thầy thích gây đau đớn cho học trò của mình là người thiếu tự tin với bản thân. Có nghĩa là họ có lòng tự trọng thấp. Họ sợ bị học trò đánh bại nên chọn cách đánh chúng trước. Bằng cách này, học sinh sẽ không dám nghĩ đến việc tấn công người thầy trong tương lai. Về cơ bản, nếu thầy đánh trò đau, trò sẽ sợ hãi và chỉ tập trung vào phòng thủ. Điều này khiến họ bỏ lỡ việc tiếp thu cũng như nâng cao trình độ kỹ thuật. Vì vậy, một người thầy thực thụ không bao giờ cố tình đả thương học trò, tạo điều kiện để học trò thực hiện các kỹ thuật tấn công mọi lúc có thể và có thể giải thích, chứng minh các kỹ thuật với trò.

3. Ai luyện võ cũng đều muốn mình giỏi, người thầy cũng vậy. Vì vậy môn võ nào cũng gặp tình trạng người thầy giữ lại một số bí quyết kỹ thuật để sau này họ có thể kiểm soát học trò. Như vậy, trò sẽ chẳng bao giờ bằng thầy. Nếu điều này xảy ra, thế hệ sau sẽ ngày càng yếu kém và cuối cùng võ thuật chỉ còn con số không. Một người thầy tốt sẽ không giấu diếm kỹ thuật nào, họ nên truyền đạt mọi thứ mình có. Nếu người thầy muốn giỏi hơn, họ nên tự phát triển kỹ năng của mình, tìm ra các phương pháp mới để cạnh tranh với học trò. Chỉ có như vậy, môn võ mà bạn theo đuổi mới ngày càng phát triển đi lên qua mỗi thế hệ.

Mọi người đều nói võ thuật Trung Quốc giống như một đại dương sâu thẳm không thấy đáy. Tuy nhiên, kể cả khi các kỹ năng tốt nhất bị ẩn dưới mặt biển, chúng ta vẫn cần khai thác chúng lên. Nếu không, chúng sẽ bị đại dương nhấn chìm. Vì vậy, đừng giữ lại các kỹ năng mà hãy cạnh tranh với học trò của mình, đồng thời tìm cách khám phá kho báu dưới đại dương võ thuật. Đây là cách tốt nhất và tôi nghĩ mỗi võ sư đầu nên thực hiện đạo lý này.