46
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN HẢI DƢƠNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2017

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

  • Upload
    hakhanh

  • View
    221

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------

NGUYỄN HẢI DƢƠNG

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ

CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2017

Page 2: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------

NGUYỄN HẢI DƢƠNG

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ

CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÙY ANH

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

TS. NGUYỄN THÙY ANH

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. NGUYỄN TRÚC LÊ

Hà Nội - 2017

Page 3: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử

dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hà Nội, ngày … tháng… năm 2017

Nguyễn Hải Dƣơng

Page 4: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Quy thầy cô trường Đại học Kinh tế

- Đai hoc Quôc gia Ha Nôi, đã tận tình giảng dạy, giup đơ trong quá trình học tập để

tôi hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thùy Anh, người đã trực tiếp hướng

dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Xin cảm ơn toàn thể các cán bộ thuộc các Phòng ban chức năng và các đơn vị

thuộc Tổng Công ty Viễn thông Viettel – Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã nhiệt tình

giup đơ công tác thu thập và xử ly dữ liệu của tác giả phục vụ quá trình viết và hoàn

thiện luận văn.

Mặc dù bản thân tôi đã có những cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn

thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được

những đóng góp tận tình của Quy thầy cô và các bạn quan tâm.

Xin chân thành cảm ơn!

Page 5: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ii

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ii

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG ................. 7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 7

1.2. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc phát triển dịch vụ viễn thông ......................... 9

1.2.1. Khái niệm về chiến lược .................................................................................. 9

1.2.2. Chiến lược phát triển là gì? ........................................................................... 12

1.3. Tổng quan về chiến lƣợc phát triển dịch vụ viễn thông ........................... 13

1.3.1. Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam ................................................... 13

1.3.2. Tổng quan về dịch vụ nội dung số ................................................................. 25

1.3.3. Chiến lược phát triển dịch vụ nội dung số...................................... ........ ......30

1.4. Khung nghiên cứu lý thuyết của luận văn ................................................. 34

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂNError! Bookmark

not defined.

2.1. Phƣơng pháp kế thừa, khảo cứu tƣ liệu, số liệu thứ cấpError! Bookmark not

defined.

2.2. Phƣơng pháp phân tích ....................................... Error! Bookmark not defined.

2.3. Phƣơng pháp tổng hợp ........................................ Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI

DUNG SỐ CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘIError! Bookmark not

defined.

3.1. Khái quát về Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTELError! Bookmark

not defined.

3.1.1. Giới thiệu chung ................................................. Error! Bookmark not defined.

Page 6: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

3.1.2. Hoạt động kinh doanh ....................................... Error! Bookmark not defined.

3.1.3. Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi ...................................... Error! Bookmark not defined.

3.1.4. Các giải thưởng quốc tế cho các hoạt động phát triển viễn thông tại các 10

quốc gia trên toàn thế giới ........................................... Error! Bookmark not defined.

3.2. Chiến lƣợc phát triển của Tập đoàn Viễn thông Quân độiError! Bookmark

not defined.

3.2.1. Mục tiêu và chiến lược phát triển của VIETTELError! Bookmark not

defined.

3.2.2. Điểm khác biệt trong chiến lược của VIETTELError! Bookmark not

defined.

3.2.3. Chiến lược phát triển nội dung số của VIETTELError! Bookmark not

defined.

3.3. Mục tiêu của việc phân tích, đánh giá chiến lƣợc phát triển dịch vụ nội

dung số Error! Bookmark not defined.

3.4. Đánh giá chiến lƣợc phát triển kinh doanh dịch vụ nội dung số của tập

đoàn viễn thông quân đội ........................................... Error! Bookmark not defined.

3.4 .1. Kết quản triển khai thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ nội dung số

của Tập đoàn trong thời gian qua (2010-2015) .......... Error! Bookmark not defined.

3.4.2. Phân tích chiến lược phát triển của VIETTEL thông qua các ma trận .... Error!

Bookmark not defined.

3.4.3. Một số ưu điểm, hạn chế trong chiến lược phát triển dịch vụ nội dung số

của VIETTEL ............................................................... Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN

DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI Error!

Bookmark not defined.

4.1. Tăng cƣờng mở rộng thị trƣờng nội dung số ................................................ 90

4.2. Xác định rõ lộ trình số hóa và triển khai các sản phẩm nội dung số.........90

4.3. Xây dựng lộ trình phát triển nhằm xuất khẩu dịch vụ nội dung số............92

Page 7: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

4.4. Tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực trọng điểm.........................................93

4.5. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển hạ tầng ........................................................... 94

KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 36

Page 8: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 CNTT Công nghệ thông tin

2 EFE External Factor Evaluation Matrix (Ma trận đánh giá các

yếu tố bên ngoài)

3 IFE Internal Factor Evaluation Matrix (Ma trận đánh giá các

yếu tố bên trong)

4 IE Internal – External Matrix (Ma trận yếu tố bên trong –

bên ngoài)

5 SBU Strategic Business Unit (Đơn vị kinh doanh chiến lược)

6 SMS Short Message Services (Dịch vụ tin nhắn ngắn)

7 SWOT

Ma trận SWOT: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses

(Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách

thức).

8 VIETTEL Tập đoàn Viễn thông Quân đội

9 VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Page 9: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT Bảng Nội dung Trang

1 Biểu đồ 1.1 Tổng sản phẩm trong nước 13

2 Biểu đồ 1.2 Tăng trưởng thực của GDP theo năm từ 2008 - 2015 14

3 Biểu đồ 1.3

Tăng trưởng GDP từ quy 1 năm 2014 đến quy 2 năm

2016 15

4 Biểu đồ 1.4

Thu nhập bình quân tính theo đầu người trong 10 năm

gần nhất 15

5 Biểu đồ 1.5 Doanh thu của ngành viễn thông 2010-2015 21

6 Biểu đồ 1.6 Chỉ số phát triển so với năm trước từ 2010-2015 22

7 Bảng 1.7 Số liệu thuê bao điện thoại và internet năm 2010 -

2015 22

8 Biểu đồ 1.8 Tình hình phát triển và thị phần thuê bao internet băng

rộng di động (Data card 3G) năm 2015 và 2016 23

9 Biểu đồ 3.1 Thị phần (thuê bao) dịch vụ truy cập Internet băng

thông rộng di động 3G năm 2014 64

DANH MỤC HÌNH

STT Hình Nội dung Trang

1 Hình 1.9 Khung nghiên cứu ly thuyết của luận văn 35

2 Hình 2.1 Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Viễn thông Quân đội 48

Page 10: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời đại mà viễn thông và công nghệ thông tin bùng nổ như hiện

nay, việc ứng dụng rộng rãi các dịch vụ nội dung số trong mọi lĩnh vực của

đời sống xã hội từ phục vụ cho nhu cầu học tập, công việc hay giải trí... đã và

đang trở thành xu thế này càng rõ rệt không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế

giới. Đây cũng xu hướng phát triển tất yếu của các doanh nghiệp viễn thông –

công nghệ thông tin trong bối cảnh nhu cầu thị trường đã có những chuyển

dịch mạnh mẽ từ các dịch vụ viễn thông truyền thống như thoại (gọi điện) hay

SMS (nhắn tin) sang những dịch vụ tiện ích sử dụng công nghệ số như: gọi

điện và nhắn tin miễn phí qua Zalo, Viber, Facebook...

Tại Việt Nam, hơn ai hết các nhà cung cấp dịch vụ như: Tập đoàn Bưu

chính Viễn thông VNPT với nhà mạng Vinaphone, Mobiphone hay FPT,

VTC... đều y thức rõ được xu hướng chuyển dịch nói trên, chính điều này đã

góp phần tạo nên một thị trường nội dung số đầy tính cạnh tranh với rất nhiều

các dịch vụ tiện ích cho người dùng.

Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL cũng không nằm ngoài xu

thế chuyển dịch này. VIETTEL được biết đến là một trong những doanh

nghiệp khá thành công trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin với

quy mô đầu tư lớn, vùng phủ rộng không chỉ trong nước mà còn tại hàng chục

quốc gia trên thế giới đến thời điểm hiện tại như: Campuchia, Lào, Haiti,

Mozambique, Đông Timor, Cameroon, Burundi, Tanzanian, Peru, Myanmar.

Ở Việt Nam, VIETTEL được biết đến trước hết là nhà mạng viễn thông

số 1 về di động với khoảng 57.4 triệu thuê bao (số liệu thống kê hết năm

2014), chiếm hơn 50% thị phần. Bên cạnh đó, VIETTEL hiện có khoảng 2.1

triệu thuê bao Internet cáp quang và 1.2 triệu thuê bao Truyền hình. Trong số

Page 11: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

2

các nhà mạng, VIETTEL có hệ thống kênh phân phối (điểm bán, cửa hàng

siêu thị, cộng tác viên, đại lý) lớn nhất, vùng phủ rộng khắp từ khu vực nông

thôn cho đến thành thị.

Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh viễn thông truyền thống, VIETTEL cũng

đã và đang khẳng định thành công trong lĩnh vực nội dung số với nhiều sản

phẩm dịch vụ được biết đến như: Mocha (nhắn tin miễn phí), cổng âm nhạc

Imuzik, dịch vụ đọc sách điện tử Anybook, dịch vụ giám sát và chống trộm xe

máy SmartMotor, dịch vụ giám sát hành trình ô tô V-Tracking, dịch vụ giám

sát và quản lý trẻ em thông minh Kiddy, ngân hàng di động BankPlus... hay

gần đây là ứng dụng My Viettel (quản ly thuê bao) với hàng chục triệu khách

hàng đã tham gia cài đặt và sử dụng.

Hiển nhiên, đối với phát triển các dịch vụ viễn thông - công nghệ thông

tin nói chung, và các dịch vụ nội dung số nói riêng VIETTEL cũng như các

“ông lớn” trên thị trường khác (VNPT, FPT, VTC…) cũng đều có một chiến

lược dài hạn, xuyên suốt nhằm hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh thị trường ngày

một lớn hơn, tỷ trọng doanh thu mang lại ngày càng cao từ các dịch vụ mới

bên cạnh các dịch vụ truyền thống đang dần bị thu hẹp.

Nhìn chung, chiến lược phát triển dịch vụ nội dung số của VIETTEL đã

và đang cho thấy được những ưu điểm tích cực, góp phần đưa lĩnh vực dịch

vụ nội dung số của VIETTEL phát triển một cách nhanh chóng cả về quy mô

lẫn chất lượng và thực tế đã đạt được những thành công nhất định, đem lại

những lợi ích rõ rệt cho đời sống xã hội. Có thể khẳng định, phát triển dịch vụ

nội dung số sẽ là tiếp tục là lĩnh vực được ưu tiên đặc biệt trong giai đoạn

2016-2020.

Tuy nhiên, bên cạnh đó chiến lược phát triển dịch vụ nội dung số của

VIETTEL vẫn còn chưa thực sự hoàn thiện: việc phát triển và ứng dụng các

Page 12: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

3

sản phẩm dịch vụ nội dung số cũng như hiệu quả kinh doanh, mức độ lan tỏa

dịch vụ chưa tương xứng với nguồn lực và tiềm năng hiện có (hạ tầng tài

nguyên lớn, mạng lưới kênh phân phối rộng khắp, thế mạnh vốn có về thị

phần lớn số 1 Việt Nam với hơn 57 triệu khách hàng di động); cách tiếp cận

và sử dụng các dịch vụ nội dung số còn chưa đa dạng và thuận tiện cho người

dùng, khách hàng biết đến dịch vụ nội dung số chủ yếu thông qua các phương

thức truyền thống như: spam SMS (tin nhắn quảng cáo) SMS, tư vấn bán hàng

trực tiếp...chưa mang lại hiệu quả tối đa. Trong khi đó, đây lại là lĩnh vực

kinh doanh rất tiềm năng, có khả năng lan tỏa, quảng bá thương hiệu một cách

mạnh mẽ và mang lại nguồn doanh thu rất lớn.

Xuất phát từ ly luận và thực tiễn trên đây, tôi đã nghiên cứu và lựa chọn

đề tài “Chiến lược phát triển dịch vụ nội dung số của Tập đoàn Viễn thông

Quân đội” làm Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Quản ly kinh tế với mong

muốn tìm hiểu rõ thực trạng chiến lược phát triển dịch vụ nội dung số của

VIETTEL đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược. Với

những kết quả nghiên cứu này, tôi mong rằng đây sẽ là những nội dung tham

khảo hữu ích đối với đơn vị, góp phần hoàn thiện chiến lược phát triển chung

của Tập đoàn và đặc biệt là hoàn thiện chiến lược phát triển các dịch vụ nội

dung số, qua đó giup nâng cao vị thế, sức mạnh cạnh tranh của VIETTEL trên

thị trường viễn thông và công nghệ thông tin.

Câu hỏi nghiên cứu:

(i) Dịch vụ viễn thông và dịch vụ nội dung số là gì? Chiến lược phát

triển dịch vụ viễn thông, phát triển dịch vụ nội dung số đóng vai

trò như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp viễn thông

– công nghệ thông tin nói chung và Tập đoàn Viễn thông Quân

đội VIETTEL nói riêng?

Page 13: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

4

(ii) Thực trạng chiến lược phát triển dịch vụ viễn thông, trong đó

trọng tâm là chiến lược phát triển dịch vụ nội dung số của Tập

đoàn Viễn thông Quân đội như thế nào?

(iii) Làm thế nào để hoàn thiện chiến lược phát triển dịch vụ viễn

thông nói chung và dịch vụ nội dung số nói riêng của Tập đoàn

Viễn thông Quân đội trong thời gian tới?

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ viễn thông

trong đó tập trung vào dịch vụ nội dung số của Tập đoàn Viễn thông Quân đội

VIETTEL, bao gồm các ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân tồn tại, luận văn

hướng tới việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị nằm trong chiến lược tổng

thể nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển dịch vụ viễn thông và tập trung vào

dịch vụ nội dung số của Tập đoàn trong thời gian tới. Đây là một hướng đi

đung đắn và tất yếu trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc

liệt như hiện nay với việc tham gia của rất nhiều nhà mạng, nhà cung cấp dịch

vụ. Thành công trong phát triển dịch vụ nội dung số sẽ đóng góp một phần

doanh thu đáng kể bên cạnh những dịch vụ truyền thống, đồng thời nâng cao

năng lực cạnh tranh của VIETTEL trong giai đoạn thị trường viễn thông và

công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan cơ sở ly luận về chiến lược phát triển dịch vụ viễn thông của

doanh nghiệp nói chung.

Phân tích đánh giá thực trạng chiến lược phát triển dịch vụ viễn thông,

tập trung vào dịch vụ nội dung số của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

Page 14: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

5

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển dịch vụ

viễn thông – công nghệ thông tin nói chung và chiến lược phát triển dịch vụ

nội dung số của Tập đoàn Viễn thông Quân đội nói riêng đặc biệt trong giai

đoạn 2016 – 2020.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chiến lược phát triển dịch vụ viễn

thông trong đó tập trung vào dịch vụ nội dung số của Tập đoàn Viễn thông

Quân đội VIETTEL. Cụ thể hơn, đó là hoạt động xây dựng và phát triển các

sản phẩm dịch vụ nội dung số của Tập đoàn Viễn thông Quân đội thông qua

các kênh phân phối.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Luận văn hướng tới hoàn thiện chiến lược phát triển dịch

vụ viễn thông, trong đó tập trung vào chiến lược phát triển dịch vụ nội dung

số của Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL.

Về thời gian: luận văn đặc biệt tập trung vào giai đoạn thị trường dịch

vụ nội dung số có sự phát triển mạnh mẽ từ năm 2010 đến năm 2015.

Về không gian: Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL (tập trung thị

trường trong nước).

4. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,

luận văn gồm có 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở ly luận về chiến

lược phát triển dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu luận văn

Page 15: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

6

Chương 3: Thực trạng chiến lược phát triển dịch vụ nội dung số của

Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển dịch vụ nội

dung số của Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Page 16: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

7

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Theo tác giả tìm hiểu, trong những năm qua, đã có một số nghiên cứu,

các tham luận và các cuộc hội thảo liên quan lĩnh vực dịch vụ viễn thông nội

dung số, qua đó đánh giá thực trạng một cách sơ bộ và đề xuất một số giải

pháp hợp ly nhằm phát triển và quản ly các dịch vụ nội dung số ở Việt Nam.

Tập Đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL cũng đã tổ chức các cuộc hội thảo,

gặp gơ với các nhà sản xuất nội dung để tăng cường phối kết hợp giữa CNTT,

viễn thông và sản xuất nội dung để cho ra đời nhiều sản phẩn dịch vụ nội

dung số như hiện nay.

Năm 2006, Ban Công nghệ Viễn thông toàn cầu, Ngân hàng Thế giới

tại Việt Nam, TS. Llewellyn Toulmin và các cộng sự đã cho xuất bản ấn

phẩm Chiến lược viễn thông, hiện trạng và hướng đi trong tương lai. Đây là

một nghiên cứu rất tổng quan và chi tiết về thực trạng và các hướng đi chiến

lược của viễn thông Việt Nam trong tương lai. Báo cáo này là một trong sáu

báo cáo về Những thách thức đối với cơ sở hạ tầng Việt Nam.

Tháng 4 năm 2008, Chứng khoán Tân Việt – TVSI đã xuất bản một

điều tra tương đối tổng quát về Ngành viễn thông Việt Nam. Báo cáo dài 37

trang là một đánh giá rất đầy đủ và tổng quan về Ngành viễn thông Việt Nam

tại thời điểm đó. Tác giả đã học tập và tham khảo được hướng và cách thức

khái quát, khảo sát và nghiên cứu, tổng hợp từ xuất bản này.

Tác giả Nguyễn Mạnh Hà (2011) đã hoàn thành Luận văn thạc sĩ quản

trị kinh doanh với đề tài “Chiến lược phát triển dịch vụ nội dung số tại các

doanh nghiệp kinh doanh truyền thông trực tuyến”. Luận văn đã có những

Page 17: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

8

đóng góp nhất định trong việc khái quát được khái niệm tổng quan về ngành

dịch vụ nội dung số và chiến lược phát triển ngành dịch vụ nội dung số; Trình

bày một cách có hệ thống về phương pháp khảo sát, đánh giá kiểm tra đối với

các chiến lược phát triển dịch vụ nội dung số; Thực hiện việc khảo sát một

các hệ thống, đánh giá được tình hình phát triển của ngành dịch vụ nội dung

số tại các doanh nghiệp truyền thông trực truyến. Trong đó có đánh giá thực

trạng chiến lược phát triển dịch vụ số tại công ty cổ phần truyền thông trực

tuyến VTC; Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ nội dung

số cho các công ty kinh doanh lĩnh vực truyền thông trực tuyến tại Việt Nam

trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên chiến lược phát triển kinh doanh là một

trong những lĩnh vực khó trong kinh doanh doanh nghiệp, bên cạnh đó ngành

công nghiệp nội dung số cũng được coi là một ngành mới tại thời điểm đó mà

việc nghiên cứu nhằm xây dựng chiến lược đòi hỏi phải có kiến thức thực tế

và sâu rộng về các vấn đề vĩ mô, cũng như vi mô về ngành công nghệ thông

tin trong nước và quốc tế, ngoài ra còn có khả năng phân tích và khai thác các

yếu tố nội lực khác nhau có tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp, cho nên luận văn cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, các giải pháp đưa ra

nhiều giải pháp không còn phù hợp nữa.

Nhóm tác giả Đàm Ngọc Thông trong báo cáo tiểu luận đề tài “Xây

dựng chiến lược phát triển nội dung số trong giai đoạn 2010-2014 cho chi

nhánh Tổng công ty VTC tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã hướng đến mục tiêu

chính là xây dựng chiến lược phát triển các hoạt động kinh doanh nội dung số

trong 5 năm tới của Chi nhánh VTC tại Tp.HCM từ năm 2010 đến năm 2014.

Trong tiểu luận, tác giả cũng đã phân tích tình hình kinh tế vĩ mô và tình hình

phát triển của nội dung số trong và ngoài nước làm cơ sở cho các nhận định

về cơ hội và thách thức mà Chi nhánh sẽ gặp phải khi tham gia thị trường nội

dung số; phân tích các hoạt động và nguồn lực của Chi nhánh để đánh giá

Page 18: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

9

được điểm mạnh và điểm yếu của Chi nhánh khi trở thành nhà cung cấp nội

dung số; căn cứ vào các phân tích trên sẽ xây dựng và lựa chọn các chiến lược

phù hợp cho Chi nhánh trong việc phát triển nội dung số trong 5 năm từ 2010

đến 2014; dựa trên các nguồn lực của Chi nhánh cũng như tình hình thị

trường để đề xuất các giải pháp nhằm giup cho Chi nhánh thực thi được các

chiến lược đã lựa chọn cũng như dự phòng các vấn đề có thể gặp phải trong

quá trình thực thi chiến lược. Tuy nhiên, do đây là tiểu luận nên các nghiên

cứu chưa được sâu và hoàn thiện. Các vấn đề đặt ra chưa được giải quyết một

cách triệt để và thuyết phục.

Đánh giá ở các góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu khoa học

nêu trên đều có đề cập đến chiến lược phát triển, đến các dịch vụ viễn thông

và các dịch vụ nội dung số được ứng dụng trong một số lĩnh vực nhất định

của đời sống xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay nghiên cứu về chiến lược phát

triển dịch vụ nội dung số vẫn còn là một nội dung khá mới mẻ vì vậy, chưa có

công trình nào nghiên cứu về chiến lược phát triển nội dung số trong tổng thể

chiến lược phát triển của Tập đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL. Với

những đặc điểm riêng về cơ cấu tổ chức và hoạt động cũng như những cơ hội

thách thức của thị trường, việc phân tích đánh giá thực trạng chiến lược phát

triển dịch vụ nội dung số của Tập đoàn Viễn thông Quân đội từ đó đề xuất các

giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược là hết sức cần thiết.

1.2. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc phát triển dịch vụ viễn thông

1.2.1. Khái niệm về chiến lược

Chiến lược là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là phương

cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Khái niệm chiến lược trong

quân sự được xuất hiện rất sớm từ thời Alexander (năm 330 trước công

nguyên). Tại thời điểm ấy, chiến lược được hiểu là các kỹ năng khai thác các

Page 19: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

10

lực lượng và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục. Trong quan điểm này, luận

điểm cơ bản về chiến lược được hiểu là có thể đè bẹp đối thủ - thậm chí là đối

thủ mạnh hơn, đông hơn – nếu có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận

địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình. Trong quân sự, chiến

lược khác với chiến thuật, chiến thuật đề cập đến việc tiến hành một trận

đánh, trong khi chiến lược đề cập đến việc làm thế nào để liên kết các trận

đánh với nhau. Nghĩa là cần phải phối hợp các trận đánh để đi đến mục tiêu

quân sự cuối cùng.

Quan điểm về chiến lược trong kinh doanh không hoàn toàn giống như

trong quân sự. Mặc dù chung ta vẫn thường nói thương trường như chiến

trường. Tuy nhiên, chiến lược trong kinh doanh nhấn mạnh việc tạo ra sự

khác biệt để chiến thắng các đối thủ khác. Sự chiến thắng trong kinh doanh

không giống với chiến lược quân sự, cần xây dựng lực lượng hùng mạnh để

dùng sức mạnh đè bẹp các đối thủ khác. Sự chiến thắng trong kinh doanh cần

phải xác định xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn, áp dụng một

chuỗi các hành động và phân bổ các nguồn lực cần thiết (Chandler, 1962).

Theo tác giả Quinn (1980), “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích

hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng

thể được cố kết một cách chặt chẽ” hoặc “Chiến lược là việc xác định định

hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải

giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi

trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp

ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức” (Johnson và

Scholes)

Một khái niệm khá nổi tiếng về chiến lược của tác giả Mintzberg gồm 5

chữ P: Kế hoạch (Plan): Một chuỗi các hành động dự định có y thức; Khuôn

Page 20: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

11

mẫu (Pattern): Sự kiên định về hành vi theo thời gian, dự định hay không dự

định; Bố trí (Position): Sự phù hợp giữa tổ chức và môi trường của nó; Triển

vọng (Perspective): Một cách thức có chiều sâu để nhận thức thế giới; Thủ

đoạn (Ploy): Một cách thức cụ thể để vượt lên trên đối thủ.

Như chung ta thấy, có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược,

nguyên nhân cơ bản có sự khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm

khác nhau về tổ chức nói chung và các phương pháp tiếp cận khác nhau về

chiến lược của tổ chức nói riêng.

Về mặt bản thể học, tùy theo quan điểm của chủ nghĩa thực chứng

(positivism) hay theo xu hướng tạo dựng (constructivism) mà bản chất của

chiến lược được xác định theo quy luật tự nhiên hoặc có sự tác động có y

nghĩa của chủ thể. Trên thực tế, chiến lược thường được định nghĩa theo

hướng thực tiễn nhằm làm dễ dàng các quá trình thực hành trong tổ chức.

Tuy nhiên, tựu chung lại, chiến lược của một doanh nghiệp được hình

thành để trả lời các câu hỏi sau: Hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra ở đâu trong

dài hạn? (Định hướng); Hoạt động kinh doanh sẽ cạnh tranh trên thị trường

sản phẩm nào và phạm vi các hoạt động? (Thị trường, phạm vi hoạt động);

Bằng cách nào hoạt động kinh doanh được tiến hành tốt hơn so với đối thủ

cạnh tranh trên thị trường? (Lợi thế); Nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài

chính, nhân sự, công nghệ, thương hiệu…) cần thiết để tạo ra lợi thế cạnh

tranh? (Nguồn lực); Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến

khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp? (Môi trường).

Theo cách tiếp cận này, chiến lược là tạo ra sự khác biệt trong cạnh

tranh, tìm và thực hiện cái chưa được làm. Bản chất của chiến lược là xây

dựng được lợi thế cạnh. Một chiến lược phải giải quyết tổng hợp các vấn đề

sau: một là xác định chính xác mục tiêu cần đạt, hai là xác định con đường,

Page 21: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

12

hay phương thức để đạt mục tiêu và ba là định hướng phân bổ nguồn lực để

đạt được mục tiêu lựa chọn. Trong ba yếu tố này, chung ta cần chu y, nguồn

lực là có hạn và nhiệm vụ của chiến lược là tìm ra phương thức sử dụng các

nguồn lực sao cho nó có thể đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

1.2.2. Chiến lược phát triển là gì?

“Thiếu vắng một chiến lược, một tổ chức giống như một con thuyền

không có bánh lái.” - Joel Ross và Michael Kami. Chiến lược chính là kim chỉ

nam cho các hoạt động của một doanh nghiệp, một tổ chức. Chiến lược là

cách thức để doanh nghiệp thực hiện được chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu,

kế hoạch của mình để ngày càng thành công và phát triển. Các doanh nghiệp

hiện nay đang kinh doanh và cạnh tranh trong một môi trường toàn cầu hóa

đầy biến động đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển phù hợp để khai thác

một cách có hiệu quả những cơ hội và xử ly thỏa đáng với những thách thức

đang đặt ra để bảo đảm đạt tới hiệu quả cao và sự phát triển bền vững. Tập

đoàn Viễn thông Quân đội VIETTEL cũng là một trong số đó.

Chiến lược kinh doanh của mỗi một doanh nghiệp bất kì đều cần đảm

bảo một một số đặc điểm: Tính định hướng dài hạn: Chiến lược kinh doanh

đặt ra những mục tiêu và xác định hướng phát triển của doanh nghiệp trong

thời kỳ dài hạn (3 năm, 5 năm nhằm định hướng hoạt động cho doanh nghiệp

trong một môi trường kinh doanh đầy biến động. Tính mục tiêu: chiến lược

kinh doanh thường xác định rõ mục tiêu cơ bản, những phương hướng kinh

doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ và những chính sách nhằm

thực hiện đung mục tiêu đã đề ra. Tính phù hợp: Điều này đòi hỏi các doanh

nghiệp khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải đánh giá đung thực trạng

hoạt động sản xuất kinh doanh của mình;đồng thời phải thường xuyên rà soát

và điều chỉnh để phù hợp với những biến đổi của môi trường. Tính liên tục:

Page 22: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

13

chiến lược kinh doanh phải được phản ánh trong suốt quá trình liên tục từ khâu

xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá đến điều chỉnh chiến lược.

Đứng trước những cơ hội và thách thức khi mảng kinh doanh dịch vụ

nội dung số của các nhà mạng đang phát triển hết sức nhanh chóng cả về quy

mô lẫn chất lượng dịch vụ. Những khó khăn khi lĩnh vực kinh doanh viễn

thông truyền thống (thoại, SMS…) hay nói cách khác là các hình thức viễn

thông phải trả tiền đang dần thu hẹp lại do ảnh hưởng của xu hướng phát triển

các dịch vụ nội dung số như: Mạng xã hội Facebook, Zalo, Twitter… và

những ứng dụng SMS/thoại miễn phí như Viber, Line, Wechat… VIETTEL

cần phải hoàn thiện hơn nữa chiến lược phát triển dịch vụ viễn thông đặc biệt

trong lĩnh vực phát triển dịch vụ nội dung số.

1.3. Tổng quan về chiến lƣợc phát triển dịch vụ viễn thông

1.3.1. Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam

a. Tổng quan nền kinh tế

Tăng trưởng kinh tế trong 5 năm qua liên tục có sự tăng trưởng. Tổng

sản phẩm trong nước theo giá thực tế có sự tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục

trong 5 năm qua. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê:

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng sản phẩm

trong nƣớc (tỉ

đồng)

2.157.828 2.779.880 3.245.419 3.584.262 3.937.856 4.192.862

Page 23: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

14

Biểu đồ: 1.1 Tổng sản phẩm trong nước

Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ: 1.2. Tăng trưởng thực của GDP theo năm từ 2008 – 2015

Nguồn: Vietstock.vn

Page 24: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

15

Biểu đồ: 1.3. Tăng trưởng GDP từ quý 1 năm 2014 đến quý 2 năm 2016

Nguồn: Vietstock.vn

Biểu đồ: 1.4. Thu nhập bình quân tính theo đầu người trong 10 năm gần nhất

Nguồn: Vietstock.vn

Từ những số liệu thống kê bên trên cho thấy, GDP năm 2015 đạt

6,68%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua (năm 2011 tăng 6,24%; năm

2012 tăng 5,52%; năm 2013 tăng 5,42% và năm 2014 tăng 5,98%). Bình quân

5 năm 2011-2015 tăng 5,9%/năm. GDP/người năm 2015 đạt 2.228 USD. Chỉ

số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 10% (năm 2014 tăng 5,8%); tổng mức bán

lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, nếu trừ yếu tố giá, tăng 8,7% (cùng kỳ năm

Page 25: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

16

trước tăng 5,7%); chỉ số CPI cả năm ước chỉ tăng khoảng 1% so với tháng 12-

2014, là mức thấp nhất trong 10 năm qua; xuất khẩu tăng 10%, nếu tính cả

giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 18%/năm; nhập siêu đã giảm, xuống còn

3,6% kim ngạch xuất khẩu.

Với những số liệu khả quan như trên, có thể nói, nền kinh tế nước ta đã

thực sự ở vào giai đoạn ổn định, tạo tiền đề tốt cho giai đoạn phát triển tiếp

theo. Năm 2015 bức tranh kinh tế của nước ta diễn biến khá tích cực, mở ra

nhiều cơ hội phát triển bền vững trong những năm tới. Các chỉ báo về kinh tế

vĩ mô như tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tỷ giá, thanh khoản của ngân hàng

thương mại; xuất-nhập khẩu… tiếp tục được cải thiện so với các năm trước.

Với những số liệu thống kê và phân tích như trên, chung ta có quyền hi vọng

vào một bức tranh tổng thể với nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển mạnh

mẽ hơn cho nền kinh tế nói chung và ngành viễn thông nói riêng trong giai

đoạn hiện nay.

b. Tổng quan về ngành viễn thông

- Khái niệm về dịch vụ viễn thông: dịch vụ viễn thông nói chung là

một tập hợp các hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, tạo ra chuỗi

giá trị và mang lại lợi ích tổng hợp. Do đó, thực thể dịch vụ viễn thông

thường được phân làm 2 loại: dịch vụ cơ bản (dịch vụ cốt lõi) và dịch vụ giá

trị gia tăng (dịch vụ phụ thêm).

Dịch vụ cơ bản là dịch vụ để kết nối và truyền tín hiệu số giữa các thiết

bị đầu cuối. Các dịch vụ cơ bản của viễn thông bao gồm dịch vụ thoại và dịch

vụ truyền số liệu. Dịch vụ thoại bao gồm dịch vụ điện cố định, di động; Dịch

vụ truyền số liệu gồm: dịch vụ kênh thuê riêng, dịch vụ truyền dẫn tín hiệu

truyền hình …

Dịch vụ giá trị gia tăng là những dịch vụ bổ sung, tạo ra những giá trị

Page 26: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

17

phụ trội thêm cho khách hàng, làm cho khách hàng có sự cảm nhận tốt hơn về

dịch vụ cơ bản. Dịch vụ giá trị gia tăng của dịch vụ viễn thông là các dịch vụ

làm tăng thêm các giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách khai

thác thêm các loại hình dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng

dịch vụ. Dịch vụ giá trị gia tăng của dịch vụ viễn thông bao gồm các dịch vụ

gia tăng trên nền thoại đó là: dịch vụ hiển thị số gọi đến, dịch vụ chuyển cuộc

gọi tạm thời, dịch vụ báo thức, dịch vụ điện thoại hội nghị ba bên, dịch vụ

nhắn tin…; các dịch vụ gia tăng trên nền truyền số liệu như: dịch vụ truyền

âm thanh, hình ảnh, tin nhắn đa phương tiện GPRS (Genaral Packet Radio

Services)… Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và những ứng

dụng của công nghệ thông tin vào dịch vụ viễn thông đã tạo nên cả một cuộc

cách mạng, các hình thức của các dịch vụ giá trị gia tăng ngày càng phong

phu, linh hoạt và trở thành những cơ sở vô cùng quan trọng để tạo nên điểm

khác biệt, lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp viễn thông.

- Đặc điểm của dịch vụ viễn thông:

Đặc điểm thứ nhất: Dịch vụ viễn thông rất khác với các sản phẩm của

ngành sản phẩm công nghiệp, nó không phải là một sản phẩm vật chất chế tạo

mới, không phải là hàng hoá cụ thể, mà là kết quả có ích cuối cùng của quá

trình truyền đưa tin tức dưới dạng dịch vụ.

Đặc điểm thứ hai: Đó là sự không tách rời của quá trình tiêu dùng và

sản xuất dịch vụ viễn thông. Hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức

được tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất. Ví dụ: trong đàm thoại điện

thoại bắt đầu đăng ky đàm thoại là bắt đầu quá trình sản xuất, sau khi đàm

thoại xong tức là sau khi tiêu dùng hiệu quả có ích của quá trình sản xuất thì

quá trình sản xuất cũng kết thuc. Trong viễn thông, kết quả cuối cùng của

hoạt động sản xuất không thể cất giữ được ở trong kho, không dự trữ được,

Page 27: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

18

không thể thu hồi sản phẩm cho vào quay vòng, tái sản xuất. Từ đặc điểm này

rut ra yêu cầu về chất lượng dịch vụ viễn thông phải cao nếu không sẽ ảnh

hưởng trực tiếp ngay đến tiêu dùng. Hơn nữa, để sử dụng dịch vụ viễn thông

người sử dụng phải có mặt ở những vị trí, địa điểm xác định của nhà cung cấp

dịch vụ hoặc nơi có thiết bị của nhà cung cấp dịch vụ.

Đặc điểm thứ ba: Xuất phát từ truyền đưa tin tức rất đa dạng, nó xuất

hiện không đồng đều về không gian và thời gian. Thông thường, nhu cầu

truyền đưa tin tức phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội, vào những giờ

ban ngày, giờ làm việc của các cơ quan, doanh nghiệp, vào các kỳ hội, lễ tết

thì lượng nhu cầu rất lớn. Trong điều kiện yêu cầu phục vụ không đồng đều,

để thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

viễn thông phải dự trữ đáng kể năng lực sản xuất và lực lượng lao động.

Đặc điểm thứ tư: đó là sự khác biệt so với ngành sản xuất công nghiệp,

nơi mà đối tượng chịu sự thay đổi vật chất (về mặt vật ly, hoá học,..), còn

trong sản xuất viễn thông, thông tin là đối tượng lao động chỉ chịu tác động

dời chỗ trong không gian. Thậm chí, nếu thông tin trong quá trình truyền tải

nhờ các thiết bị viễn thông được biến đổi thành các tín hiệu thông tin điện, thì

ở các nơi nhận tín hiệu phải được khôi phục trở lại trạng thái ban đầu của nó.

Mọi sự thay đổi thông tin, đều có nghĩa là sự méo mó, mất đi giá trị sử dụng

và dẫn đến tổn thất lợi ích của khách hàng.

Đặc điểm thứ năm: là quá trình truyền đưa tin tức luôn mang tính hai

chiều giữa người gửi và người nhận thông tin. Nhu cầu truyền đưa tin tức có

thể phát sinh ở mọi điểm dân cư, điều đó đòi hỏi phải hình thành một mạng

lưới cung cấp dịch vụ có độ tin cậy, rộng khắp.

- Tầm quan trọng của ngành viễn thông Việt Nam: Ngành viễn thông

có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hoạt động và sự phát triển của cả

Page 28: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

19

nền kinh tế và sự phát triển của một quốc gia. Đối với chung ta, tầm quan

trọng của ngành công nghệ thông tin được nhấn mạnh vào hai điểm:

Thứ nhất, dịch vụ viễn thông đáp ứng nhu cầu cần thiết về trao đổi,

thu nhận thông tin giữa các chủ thể trong các hoạt động sản xuất kinh doanh,

quản ly xã hội và đời sống sinh hoạt của con người. Dịch vụ viễn thông là

công cụ thông tin hiệu quả nhất, nhanh nhạy nhất với yêu cầu nhanh chóng,

chính xác, an toàn, thuận tiện cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm

chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, là yếu tố nhạy cảm

có liên quan đến vấn đề chính trị xã hội, kinh tế, quân sự và an ninh quốc gia,

là những công cụ quản ly quan trọng của hệ thống chính trị. Các nước ở giai

đoạn đầu phát triển đều coi viễn thông là lĩnh vực độc quyền đạt dưới sự quản

ly trực tiếp của nhà nước.

Thứ hai, dịch vụ viễn thông là nhân tố đặc biệt quan trọng thuc đẩy

phát triển kinh tế – xã hội. Sản xuất ngày càng mang tính xã hội hoá cao, từ

đó nhu cầu trao đổi, truyền tải, thu nhận thông tin của các chủ thể kinh tế càng

lớn. Vì vậy sự phát triển của dịch vụ viễn thông có tác dụng thuc đẩy quá

trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội theo hướng tiến

bộ, nâng cao năng suất và hiệu quả trong nông nghiệp nông thôn, công

nghiệp, các dịch vụ xã hội như giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe…cải

thiện chất lượng cuộc sống ở các khu vực đang phát triển, khuyến khích tính

cộng đồng và tăng cường bản sắc văn hoá vùng sâu, vùng xa, những nơi

khoảng cách xa, thuc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.

- Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam:

Thị trường viễn thông tại Việt Nam trong suốt thời gian qua đã luôn có

những biến đổi liên tục. Phần lớn các đại gia trong ngành viễn thông đã gặt

gái được rất nhiều thành công, không ngừng nâng cấp, tiến xa hơn nữa và

Page 29: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

20

đem lại lợi nhuận rất cao. Đại diện trong những thương hiệu lớn phải kể đến

đầu tiên, đó chính là VIETTEL, cùng với VNPT và MobiFone. Tất cả thương

hiệu trên hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, đều có số lượng thuê bao rất

lớn, cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ khác nhau.

Số liệu của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) năm 2015 cho thấy, số lượng

thuê bao di động là 120,6 triệu có phát sinh lưu lượng trong đó có 5,5 triệu

thuê bao trả sau, chiếm 4,5% tổng số thuê bao và 115 triệu thuê bao trả trước,

chiếm 95,5%. Số lượng thuê bao 3G là 36 triệu (30%). Trong năm 2015 vừa

qua, Viettel đang ở vị trí số 1 với tổng doanh thu đạt ngương 9.94 tỷ USD,

tăng hơn 13% so với năm 2014, đem lại lợi nhuận cho công ty tăng 8.5% so

với năm trước, đạt 2.04 tỷ USD. Bên cạnh đó, MobiFone đã doanh thu 1.8 tỷ

USD, đem lại lợi nhuận 370 triệu USD, lợi nhuận trên vốn ROE (Return On

Equity) vượt qua mục tiêu đề ra trước đó gần 50%. Vietnamobile gần đây

cũng đã công bố đạt gần 11 triệu thuê bao năm 2015, giup công ty đem lại

doanh thu gần 442 triệu USD. Ước tính thị trường Viễn thông đạt 375.000 tỷ

đồng (16,7 tỷ USD). So với năm 2014, tổng doanh thu của 3 nhà mạng

(Viettel, Vinaphone, Mobifone) là 333.000 tỷ đồng (Viettel 196.000 tỷ,

VNPT 101.000 tỷ, MobiFone 36.000 tỷ đồng) thì năm 2015 doanh thu viễn

thông của 3 nhà mạng tăng 27.000 tỷ, tăng trưởng 8%.

Tính đến thời điểm hiện tại, cơ sở hạ tầng mạng di động của Việt Nam

vẫn còn nhiều điểm cần nâng cấp, cải tiến mới mong đáp ứng những tính

năng mới nhất mà một thiết bị di động đã và đang hỗ trợ. Theo kết quả của

công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance vừa công bố

Danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016. Trong top đầu của

danh sách này, các thương hiệu viễn thông chiếm ưu thế. Theo đó, tổng giá trị

của các thương hiệu này đạt 7,6 tỷ USD, tăng mạnh so với con số 5,5 tỷ công

bố năm liền trước. Trong đó, top 5 đã chiếm gần 50%, tương đương 3,6 tỷ

Page 30: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

21

USD. Tốc độ tăng trưởng giá trị các thương hiệu lớn của Việt Nam là một

điểm bất ngờ trong báo cáo của Brand Finance năm nay, vượt xa so với các

nước trong khu vực. Top 50 thương hiệu Việt 2016 tăng 20%, trong khi mức

này ở Singapore chỉ là 1%, ở Malaysia và Indonesia thậm chí còn tăng trưởng

âm. Tiêu chuẩn đanh gia cua Brand Finance rất khắt khẽ , sử dụng phương

pháp định giá thương hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn của ISO (ISO 10668 về tiêu

chuẩn định giá). Lọt vào Top 10 năm nay là: Vinamilk, Viettel Telecom,

PetroVietnam, MobiFone, Vinhomes, Sabeco, Masan Consumer, FPT,

Vinaphone, VietinBank. Nhóm ngành truyền thông tiếp tục dẫn đầu và áp

đảo trong Top 10, chiếm tỉ lệ 4/10. Điều đó chứng tỏ sự đóng góp to lớn của

ngành cho nền kinh tế, đồng thời cũng cho thấy, thị trường viễn thông tại Việt

Nam là một thị trường đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Thị trường Việt Nam trong năm 2015 vừa qua, số lượng người sử dụng

Internet băng thông rộng đạt 7.6 triệu người, người dùng Internet chiếm 52% dân

số. Trong khi đó, khu vực phủ sóng điện thoại di động cũng đã nâng lên mức

94%. Một số số liệu thống kê cụ thể về ngành viễn thông và card 3G trên di động.

Biểu đồ: 1.5. Doanh thu của ngành viễn thông 2010-2015

Page 31: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

22

Biểu đồ: 1.6. Chỉ số phát triển so với năm trước từ 2010-2015

Bảng số liệu 1.7. Số thuê bao điện thoại và internet năm 2010 - 2015

Đơn vị: Nghìn thuê bao

Năm

Số thuê bao điện

thoại

Số thuê bao di động

trong số thuê bao

điện thoại

Số thuê bao

internet băng rộng

2010 124311,1 111570,2 3643,7

2011 138143,7 127318 4084,6

2012 141229,8 131673,7 4775,4

2013 130465,6 123735,6 5152,6

2014 142548,1 136148,1 6000,5

Sơ bộ

2015

126224,1 120324,1 7657,6

Nguồn: Tổng cục thống kê

Page 32: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

23

Biểu đồ 1.8. Tình hình phát triển và thị phần thuê bao internet băng rộng di động

(Data card 3G) năm 2015 và 2016

Nguồn: Cục viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông

Page 33: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

24

Đánh giá tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam, chung tôi xác định

được một số khuynh hướng phát triển tất yếu của thị trường viễn thông trong

tương lai gần như sau:

Thứ nhất, Thị trường viễn thông Việt Nam sẽ hình thành thế chân vạc

và ba doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm thị phần chủ đạo, bất chấp việc các

hiệp định WTO hay TPP tác động lên lĩnh vực viễn thông và CNTT. Tuy

nhiên, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam sẽ phải chịu sức ép khá lớn từ

các dịch vụ OTT (Over The Top - là giải pháp cung cấp nội dung cho người

sử dụng dựa trên nền tảng Internet) của các nhà khai thác dịch vụ như

Facebook (Messenger, Whatsapp), Google, Viber… và cả OTT nội địa như

Zalo. Dự báo, tăng trưởng doanh thu thị trường viễn thông - CNTT khoảng

8.5%/năm. Đồng thời với sự phát triển của các dịch vụ OTT hoàn toàn miễn

phí thì doanh thu của các dịch vụ như thoại, SMS sẽ tiếp tục suy giảm buộc

các nhà mạng chuyển từ nhà khai thác viễn thông thuần tuy sang nhà khai

thác dịch vụ và giải pháp, nhất là dịch vụ CNTT hay đó chính là các dịch vụ

nội dung (hay ứng dụng) số.

Thứ hai, một số những xu hướng chung mang tính tất yếu mà ngành

viễn thông của Việt Nam phải bắt kịp đó là cung cấp dịch vụ 4G thay thế dịch

vụ 3G là một hướng đi tất yếu và các nhà khai thác viễn thông - CNTT cần

thiết phải chuẩn bị ráo riết cho việc áp dụng chính sách chuyển mạng giữ số

MNP (Mobile Number Portability) dự kiến diễn ra vào năm 2017, tập trung

vào chất lượng dịch vụ, cải tiến và nâng cao hoạt động chăm sóc khách hàng.

Đặc biệt, sự bùng nổ của công nghệ IoT (Internet Of Things - Internet kết nối

với mọi vật), M2M (machine to machine, giao tiếp giữa máy với máy) được

ví như cuộc cách mạng thứ 4 trong lịch sử phát triển nhân loại sẽ được triển

khai và có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm tới đây.

Page 34: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

25

Thứ ba, trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt giữa các nhà mạng,

thì các nhà khai thác viễn thông của Việt Nam cần phải quan tâm một cách

đặc biệt công tác chăm sóc khách hàng (Customer Care), thay đổi về chất từ

cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng dịch vụ, mang lại trải nghiệm

tốt đẹp hơn về dịch vụ dưới con mắt của khách hàng.

1.3.2. Tổng quan về dịch vụ nội dung số:

Trong phần này chung tôi đi làm rõ một số khái niệm liên quan đến

ngành dịch vụ nội dung số. Tổng quan về dịch vụ nội dung số bao gồm những

nội hàm như sau: sản phẩm nội dung số, ngành công nghiệp nội dung số và

ngành cung cấp dịch vụ.

Sản phẩm nội dung số là các sản phẩm nội dung (văn bản, dữ liệu,

hình ảnh, âm thanh) được thể hiện dưới dạng số (bite, byte), được lưu giữ và

truyền đi trên môi trường điện tử (mạng máy tính, mạng Internet, mạng viễn

thông, truyền thanh, truyền hình). Trong phần lớn trường hợp có thể hiểu là

sản phẩm phần mềm mà có hàm lượng nội dung, thông tin, dữ liệu lớn hơn

hàm lượng thuật toán, công nghệ. Có sự tích hợp được các dạng khác nhau

(đa phương tiện - multimedia) trộn nhiều dạng văn bản, hình ảnh và âm thanh

lại với nhau. Và có thể lưu giữ và truy xuất dễ dàng, nhanh chóng, và dễ dàng

tái sản xuất, nâng cấp, chỉnh sửa sản phẩm (Nguồn: Vụ công nghiệp công

nghệ thông tin, Bộ bưu chính viễn thông).

Quan điểm của Bộ Bưu chính Viễn thông cho rằng: “Công nghiệp nội

dung số (DCI) là ngành giao thoa giữa 3 nhóm ngành: CNTT, viễn thông và

ngành sản xuất nội dung. Công nghiệp nội dung số là ngành thiết kế, sản xuất,

xuất bản, lưu trữ, phân phối, phát hành các sản phẩm nội dung số và dịch vụ

liên quan. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực như: tra cứu thông tin, dữ liệu số, giải

trí số, nội dung giáo dục trực tuyến, học tập điện tử, thư viện và bảo tàng số,

Page 35: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

26

phát triển nội dung cho mạng di động, giải trí số (trò chơi trực tuyến, trò chơi

tương tác), thương mại điện tử…

Một định nghĩa khác về ngành công nghiệp nội dung số của ông Leo

Hwa Chiang chuyên gia về phát triển ngành game và nội dung số của Cục

Phát triển CNTT Hàn Quốc cho rằng: “Công nghiệp nội dung số đơn giản là

nội dung cộng với công nghệ số”.

Ngành cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực kinh tế học, được hiểu là những

thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về

sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy

nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa

dịch vụ.

Như vậy ta có thể khái quát về ngành dịch vụ nội dung số như sau:

“Dịch vụ nội dung số là các sản phẩm ứng dụng thông tin số, nội dung, hình

ảnh, trò chơi được cung cấp và sử dụng, quản lý thông qua hệ thống internet

hoặc thiết bị cầm tay (smartphone, máy tính bảng…). Nội dung trong dịch vụ

nội dung số bao gồm các thông tin về kinh tế - xã hội, thông tin khoa học -

giáo dục, thông tin văn hóa - giải trí và các sản phẩm tương tự khác.”

Đặc điểm ngành dịch vụ nội dung số

Các sản phẩm số được cung cấp bởi các dịch vụ nội dung số mang đầy

đủ các tính chất và đặc điển của sản phẩm dịch vụ thông thường, ngoài ra nó

còn có các đặc điểm đặc trưng trong ngành công nghiệp số.

Đặc điểm thứ nhất: Sản phẩm dịch vụ nội dung số là các chương trình

ứng dụng của ngành công nghệ thông tin (CNTT). Các sản phẩm mạng xã

hôi, trò chơi trực tuyến, thương mại điện tử, hoặc các dịch vụ nội dung trên

điện thoại đi động, để được phát triển trên hệ thống nền tảng của ngành công

nghệ thông tin. Chính vì thế sự phát triển vượt bậc của CNTT trong nước đã

Page 36: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

27

tạo bước tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ nội dung số trong

những năm qua;

Đặc điểm thứ hai: Dịch vụ nội dung số được tích hợp từ rất nhiều

ngành trong đó có viễn thông, phần cứng, phần mềm và truyền thông. Chính

truyền thông là yếu tố giup các dịch vụ nội dung số tiếp cận với số đông

người sử dụng, điển hình là các trò chơi trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, tư

vấn trực tuyến…Sản phẩm nội dung số theo đó cũng dễ dàng tiếp cận được

người dân bình thường, không có nhiều kiến thức về máy tính chấp nhận, dễ

thay đổi bởi sự cập nhật thông tin và tính thương mại cao;

Đặc điểm thứ ba: Sản phẩm của dịch vụ nội dung số gắn liền với văn

hóa xã hội, cung cấp các thông tin số trên mọi phương diện của đời sống xã

hội (văn hóa, giáo dục, công nghệ, vui chơi – giải trí). Do vậy nét văn hóa của

mỗi quốc gia sẽ được thể hiện rõ nét trên các dịch vụ số. Hiện nay nhà nước

đang phát triển các dịch vụ nội dung số mang đậm chất thuần Viêt, các nhà

cung cấp dịch vụ nội dung cũng tập trung hơn trong việc nâng cao tính văn

hoa Việt trong các sản phẩm của mình. Sự phát triển của mạng xã hội Việt

Nam ( go.vn, zing.vn,..), và sự xuất hiện các game thuần việt do các công ty

Game cung cấp, đang là mình chứng cho sự quảng bá hình ảnh Việt Nam trên

mạng internet;

Đặc điểm thứ tư: chính là những giá trị mà nội dung số mang lại bao

gồm: hội tụ thế giới, kết nối không gian giải trí với không gian sáng tạo, giup

con người sống tiện nghi và an toàn hơn, tương tác ở phạm vi toàn cầu và giải

phóng năng lực tư duy của nhân loại.

Trên thế giới, ngành công nghiệp nội dung số đã có bước phát triển

mạnh mẽ và đạt doanh thu lớn. Chỉ riêng năm 2002, tổng doanh thu của

ngành này trên toàn cầu là 172 tỷ USD, năm 2006 là 430 tỷ USD và năm

Page 37: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

28

2014 là xấp xỉ 1,7 nghìn tỉ USD. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ có

doanh số tăng mạnh nhất.

Theo các chuyên gia dự báo tới năm 2020, nhân lực ngành công nghiệp nội

dung số sẽ cần tới 148.000 người, với doanh thu bình quân đạt 13.500

USD/người/năm, mở ra cơ hội việc làm cho hàng trăm ngàn lao động có tay nghề.

Hàn Quốc là nước có nền công nghiệp nội dung số phát triển hàng đầu

thế giới. Năm 2012, Hàn Quốc đã đưa ra Luật về phát triển công nghiệp nội

dung số, nay đổi tên thành Luật Phát triển công nghiệp nội dung. Quy mô thị

trường công nghiệp nội dung Hàn Quốc năm 2012 đạt 8,8 tỷ USD, trong đó

riêng nội dung số chiếm 2,8 tỷ USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nội

dung số đạt 18,9%, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của thị trường nội dung.

Các quốc gia mới nổi tại châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia,

Singapore, Hồng Kông đều là những thị trường đáng chu y và sẽ vươn lên

trong tương lai gần. Theo SuperData, nhóm quốc gia này sẽ chiếm tới 46%

doanh thu game mobile toàn châu Á.

Lĩnh vực thương mại điện tử ở Ấn Độ đã có những bước phát triển

nhảy vọt. Trong năm 2014, Ấn Độ đã đầu tư 3 tỷ USD vào lĩnh vực này.

Một trong những đặc điểm của ngành công nghiệp nội dung số là phát

triển phụ thuộc vào sự phát triển của sở hữu trí tuệ và sự sáng tạo. Hạ tầng

công nghệ giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển, nội dung thông tin và

phương thức thể hiện đóng vai trò quyết định.

Thực trạng thực trạng phát triển ngành công nghiệp dịch vụ nội

dung số tại việt nam

Ngành công ngiệp nội dung số tại Việt Nam bắt đầu bùng phát ngay từ

những năm 2000, với sự góp mặt của các trò chơi trực tuyến và các dịch vụ

Page 38: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

29

gia tăng trên điện thoại di động. Ngay sau đó, Bộ Bưu chính Viễn thông (nay

là Bộ Thông tin Truyền thông) đã xác định nội dung số là ngành công nghiệp

nhiều tiềm năng. Không chỉ vậy, ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam

đang được khẳng định qua Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg (tháng 5-2007)

của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt

chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010 với

mục tiêu: phát triển thành một ngành kinh tế trọng điểm, đóng góp ngày càng

nhiều cho GDP, tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tiếp cận các

sản phẩm nội dung thông tin số. Mục tiêu cụ thể là đạt tốc độ tăng trưởng

trung bình từ 35%-40%/năm; tổng doanh thu đạt 400 triệu USD/năm; xây

dựng một đội ngũ 10-20 doanh nghiệp nội dung số mạnh, có trên 500 lao

động chuyên nghiệp.

Trong giai đoạn mà lĩnh vực dịch vụ nội dung số đã và đang tiếp tục

phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Việt Nam đã bước vào sân chơi chung của

thị trường thế giới, trong lĩnh vực viễn thông Việt Nam, nội dung số là một

trong những lĩnh vực bị cạnh tranh gay gắt nhất.

Việt Nam đang ở trong một vị thế rất thuận lợi để phát triển ngành công

nghiệp nội dung và dịch vụ số, bởi giới trẻ Việt Nam rất sành và mê công nghệ.

Đây là một lợi thế mà không phải quốc gia đang phát triển nào cũng có được,

công nghiệp nội dung số đang được coi là ngành phát triển tiềm năng của Việt

Nam. Hiện tại, bốn lĩnh vực đem lại doanh số lớn cho dịch vụ nội dung số Việt

Nam là: dịch vụ nội dung cho mạng di động; trò chơi trực tuyến (Game Online);

dịch vụ nội dung trên Internet và giáo dục trực tuyến. Trong đó, doanh thu lĩnh

vực nội dung cho mạng di động vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.

Sự cần thiết phát triển ngành công nghiệp nội dung số

Sự ra đời của ngành công nghiệp nội dung số gắn liền với sự phát triển

Page 39: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

30

của ngành công nghệ thông tin và viễn thông. Do vậy nó đóng góp không nhỏ

tới sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và viễn thông nước ta.

Một là, Công nghiệp nội dung số là một ngành kinh tế mới, có nhiều

tiềm năng phát triển, đem lại giá trị gia tăng cao, thuc đẩy sự phát triển của xã

hội thông tin và kinh tế tri thức, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước đặc biệt khuyến khích, ưu đãi

đầu tư và hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp này thành một ngành kinh tế

trọng điểm;

Hai là, Công nghiệp nội dung số là ngành kinh tế mang hàm lượng trí

tuệ cao, lợi nhuận lớn, đồng thời là động lực và phương tiện để đẩy nhanh quá

trình tiến tới xã hội thông tin, kinh tế tri thức;

Ba là, Công nghiệp nội dung số sẽ là nền tảng để các chương trình ứng

dụng công nghệ thông tin, chương trình chính phủ điện tử, chương trình tin

học hoá nền hành chính nhanh chóng đạt được mục tiêu.

1.3.3. Chiến lược phát triển dịch vụ nội dung số: là tổng thể các hoạt động

được đặt ra cho một doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát

triển lĩnh vực dịch vụ nội dung số. Chiến lược phát triển bao gồm các mục

tiêu, đường lối mà doanh nghiệp đã định ra trong hoạt động kinh doanh của

mình. Chiến lược phát triển được xác định phải phù hợp với sự phát triển

chung của ngành công nghiệp nội dung số tại Việt Nam.

Một số đặc điểm về chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ nội

dung số nói chung

Đặc điểm thứ nhất: Giup các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực

truyền thông tuyến xác định cho mình một loại hình dịch vụ chủ đạo, và cố

gắng vươn tới trong dài hạn. Hiện tại trên thị trường nội dung số đang tồn tại

Page 40: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

31

rất nhiều các loại hình dịch vụ nội dung. Do vậy các doanh nghiệp kinh doanh

lĩnh vực này phải định hướng cho mình con đường trọng tâm muốn phát triển.

Ví dụ các doanh nghiệp sản xuất game sẽ tập trung vào các loại hình sản

phẩm game mà mình kinh doanh, có thể là game trên điện thoại di động, hay

game online trên mạng internet.

Đặc điểm thứ hai: tạo cho doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình

những thị trường mục tiêu cũng như quy mô nhằm phát triển dịch vụ. Việc

xác định rõ ràng thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng tới, sẽ giup cho

doanh nghiệp xác định được các cơ hội, cũng như những khó khăn mà thị

trường đó mang lại. Một doanh nghiệp sản xuất và phát hành trò chơi trực

tuyến có thể xác định cho mình thị trường chính để phát hành game. Thị

trường game có thể là trong nước hoặc xuất khẩu ra thị trường bên ngoài, có

thể cung cấp các sản phẩm game chiến thuật, hay game nhập vai;

Đặc điểm thứ ba: Xác định cách thức cạnh tranh đối với các đối thủ

cạnh tranh trong lĩnh vực nội dung số. Doanh nghiệp sẽ phải biết làm thế nào

để hoạt động tốt hơn sơ với các đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường cung

cấp dịch vụ nội dung số. Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp truyền thông

cung cấp trang Mạng thông tin xã hội, do vậy các doanh nghiệp phải xác định

được phương thức cạnh tranh cho doanh nghiệp mình;

Đặc điểm thứ tư: Nguồn lực doanh nghiệp là một trong những yếu tố

then chốt cho việc xác định tham gia kinh doanh bất kỳ một lĩnh vực nào đó.

Các doanh nghiệp đã có nền tảng phát triển dịch vụ công nghệ thông tin luôn

có những lợi thế nhất định khi bắt đầu bước vào ngành dịch vụ nội dung số.

Xác định nguồn lực để phát triển dịch vụ cũng là một trong những yếu tố mà

các doanh nghiệp phải tính toán trong việc xây dụng chiến lược phát triển

dịch vụ. Nguồn lực bao gồm các yếu tố: kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối

Page 41: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

32

quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị.

Phân loại chiến lược kinh doanh dịch vụ nội dung số

Việc phân loại các loại hình chiến lược kinh doanh dịch vụ nội dung số

phụ thuộc vào tầm nhìn, mục tiêu, và định hướng mà các doanh nghiệp kinh

doanh trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến đề ra. Các loại hình chiến lược

được phân loại dựa vào một số tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Căn cứ vào cấp làm chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp: là chiến lược kinh doanh

tổng thể nhằm định hướng hoạt động của doanh nghiệp trên toàn bộ lĩnh vực

truyền thông trực tuyến hoặc trong ngành cung cấp dịch vụ nội dung số. Một

số tổng công ty hoặc Tập đoàn truyền thông kinh doanh nhiều ngành nghề

trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến (lĩnh vực truyền thông, báo chí, viễn

thông, công nghệ thông tin).

Chiến lược kinh doanh cấp đơn vị kinh doanh chiến lược: nhằm xây

dựng lợi thế cạnh tranh và cách thức thực hiện nhằm định vị doanh nghiệp

trên một thị trường nhất định. Đối với một doanh nghiệp hoặc là một nhóm

phát triển các dịch vụ nội dung số trên nền tảng Internet. Phải xác định được

các chiến lược phát triển dịnh vụ mà mình cung cấp.

Chiến lược kinh doanh cấp chức năng: là những chiến lược liên quan

đến các hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho chiến lược

kinh doanh cấp doanh nghiệp và cấp đơn vị kinh doanh chiến lược.

Tiêu chí 2: Căn cứ vào phạm vi thực hiện chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh trong nước: là những mục tiêu dài hạn và kế

hoạch hành động riêng biệt của doanh nghiệp nhằm phát triển hoạt động của

mình trên thị trường trong nước.

Page 42: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

33

Chiến lược kinh doanh quốc tế: là tổng thể mục tiêu nhằm tạo vị thế

cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Vai trò của chiến lƣợc phát triển dịch vụ nội dung số đối với sự phát

triển của các doanh nghiệp viễn thông

Chiến lược phát triển kinh doanh được doanh nghiệp xây dựng để phát

triển kinh doanh trong một ngành kinh tế cụ thể, đều có vai trò nhất định đối

với cả doanh nghiệp và ngành kinh tế.

Thứ nhất, chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ nội dung số trong

thời điểm hiện tại là một hướng phát triển quan trọng đối với các công ty viễn

thông trong bối cảnh các OTT phát triển vô cũng mạnh mẽ như hiện nay.

Nhất là trong thời đại phát triển của smartphone và internet 3G, 4G, chiến

lược phát triển nội dung số có thể được coi như một định hướng mũi nhọn của

các doanh nghiệp viễn thông;

Thứ hai, chiến lược chính là định hướng hoạt động trong tương lai, thông

qua việc phân tích và dự báo môi trường kinh doanh ngành công nghiệp nội

dung số. Chiến lược kinh doanh giup doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa chủ động

để thích ứng với những biến động của thị trường, đồng thời còn đảm bảo cho

doanh nghiệp hoạt động và phát triển đung hướng. Điều đó có thể giup doanh

nghiệp phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường;

Thứ ba, chiến lược tạo ra một quỹ đạo hoạt động thống nhất cho doanh

nghiệp, giup cho doanh nghiệp dễ dàng quản ly và kiểm tra quá trình thực

hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp có thể

năm bắt được những thay đổi của môi trường kinh doanh, và có những thay

đổi lại phù hợp với tình hình thực tế;

Thứ tư, chiến lược chính là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của các

doanh nghiệp kinh doanh trong cùng lĩnh vực cung cấp nội dung số. Doanh

Page 43: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

34

nghiệp nào có chiến lược phát triển tốt sẽ giup cho doanh nghiệp đó có lợi thế

hơn trong quá trình cạnh tranh;

Thứ năm, đối với ngành công nghiệp nội dung số, chiến lược phát triển

còn có thể coi là phương hướng xây dựng và phát triển lâu dài của toàn

ngành. Nó cho thấy tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp cũng như nhà nước

về việc phát triển ngành dịch vụ công nghệ thông tin;

Thứ sáu, chiến lược kinh doanh dịch vụ nội dung số còn cho thấy sự

liên kết giữa các ngành liên quan, phản ánh mục tiêu, đường lối phát triển của

các ngành như ngành công nghệ thông tin, ngành viễn thông, báo chí.

Vai trò to lớn của chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong chiến

lược phát triển dịch vụ nội dung số đặc biệt đối với doanh nghiệp viễn thông

cho thấy tầm quan trọng của việc hoàn thiện, điều chỉnh chiến lược cho phù

hợp với tình hình và môi trường kinh doanh luôn luôn có sự vận động hết sức

mạnh mẽ để nhằm phát huy tối đa sức mạnh của các nguồn lực và nâng cao

tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4. Khung nghiên cứu lý thuyết của luận văn

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một khung nghiên cứu

ly thuyết trong nghiên cứu khoa học, tác giả xin được đề xuất khung nghiên cứu

để thể hiện được rõ nét hướng nghiên cứu đối với đề tài của luân văn.

Page 44: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

35

Hình 1.9. Khung nghiên cứu ly thuyết của luận văn

Page 45: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2009. Sách trắng về Công nghệ thông

tin và truyền thông Việt Nam năm 2009. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin

và Truyền thông.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2010. Sách trắng về Công nghệ thông

tin và truyền thông Việt Nam năm 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin

và Truyền thông.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2011. Sách trắng về Công nghệ thông

tin và truyền thông Việt Nam năm 2011. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin

và Truyền thông.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2012. Sách trắng về Công nghệ thông

tin và truyền thông Việt Nam năm 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin

và Truyền thông.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2013. Sách trắng về Công nghệ thông

tin và truyền thông Việt Nam năm 2013. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin

và Truyền thông.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2014. Sách trắng về Công nghệ thông

tin và truyền thông Việt Nam năm 2014. Hà Nội: Nhà xuất bản Thông tin

và Truyền thông.

7. Đàm Ngọc Thông, 2009. Xây dựng chiến lược phát triển nội dung số

trong giai đoạn 2010 – 2014 cho chi nhánh Tổng Công ty VTC tại Thành phố

Hồ Chí Minh. Tiểu luận. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

8. TS. Llewellyn Toulmin và các cộng sự, Ban Công nghệ Viễn thông

toàn cầu, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, 2016. Chiến lược viễn thông,

hiện trạng và hướng đi trong tương lai. Hà Nội, năm 2016.

9. Nguyễn Mạnh Hà, 2011. Chiến lược phát triển dịch vụ nội dung số tại

các doanh nghiệp kinh doanh truyền thông trực tuyến. Luận văn thạc sĩ

Page 46: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NỘI DUNG SỐ CỦA TẬP …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/34202/1/00050008239.pdf · cỦa tẬp ĐoÀn viỄn thÔng quÂn

37

quản trị kinh doanh. Đại học Ngoại thương.

10. Chứng khoán Tân Việt – TVSI, 2008. Ngành viễn thông Việt Nam. Hà

Nội, tháng 4 năm 2008.

11. Tập đoàn Viễn thông Quân đội, 2012. Tham luận. Chiến lược phát triển

Viettel trở thành Tập đoàn CNTT và đề xuất triển khai ứng dụng CNTT

trong cơ quan Nhà nước theo hình thức mới đến 2015. Hội nghị chuyên đề

về phát triển hạ tầng thông tin. Hà Nội, tháng 12 năm 2012.

12. Tổng cục thống kê, 2016. Niên giám thống kê 2016. Hà Nội: Nhà xuất

bản Thống kê.

13. Các Website: Vietstock.vn, Vietteltelecom.vn.