132
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------------- ĐỀ TÀI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CTCP TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ (Giai đoạn 2016-2020) Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Lâm Tịnh Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp QT4 - Giảng đường QT123– K39 Mã số Họ và Tên Lớp Ngày sinh Đánh giá hoàn thành(%) 311210213 15 Huỳnh Quốc Bảo QT08 – K38 19/03/19 94 311310222 78 Hoàng Đức Việt CL02 – K39 14/07/19 95 311310231 84 Lê Đức Hùng CL01 – K39 01/11/19 95

Chiến Lược Minh Phú

Embed Size (px)

DESCRIPTION

21345

Citation preview

Page 1: Chiến Lược Minh Phú

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--------------------

ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

CTCP TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ

(Giai đoạn 2016-2020)

Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Lâm Tịnh

Nhóm thực hiện: Nhóm 3 – Lớp QT4 - Giảng đường QT123– K39

Mã số Họ và Tên Lớp Ngày sinh Đánh giá hoàn thành(%)

31121021315 Huỳnh Quốc Bảo QT08 – K38 19/03/1994

31131022278 Hoàng Đức Việt CL02 – K39 14/07/1995

31131023184 Lê Đức Hùng CL01 – K39 01/11/1995

31121020622 Nguyễn Đình Đắc QT08 – K38 24/03/1994

31121022411 Nguyễn Thị Thanh Trinh QT08 – K38 29/10/1994

31121022827 Nguyễn Thị Thùy Ngân QT09 – K38 03/11/1994

Đinh Duy Tiến 0

TP. Hồ Chí Minh

Tháng 11/2015

Page 2: Chiến Lược Minh Phú

Mục LụcPHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY...............................................................1

1) Tổng quan về công ty...................................................................................1

1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển............................................1

1.1.1 Lịch sử hình thành............................................................................1

1.1.2 Quá trình phát triển..........................................................................1

2) Ngành nghề kinh doanh...............................................................................3

3) Các công ty con và các công ty liên kết.......................................................4

4) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý....................................................................5

5) Năng lực quản trị..........................................................................................5

6) Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty...............................................7

6.1 Báo cáo kinh doanh 2014......................................................................7

6.2 Những nét nổi bật của hoạt động kinh doanh trong năm 2014.............7

6.3 Tình hình xuất khẩu và thị trường........................................................7

6.4 Sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản................................................10

6.5 Kho lạnh..............................................................................................11

PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH DOANH.........147) Phân tích môi trường vĩ mô........................................................................14

7.1 Tình hình kinh tế trong nước..............................................................14

7.1.1 Xu hướng GDP...............................................................................14

7.1.2 CPI:................................................................................................15

7.1.3 Lãi suất, tín dụng............................................................................15

7.1.4 Thị trường chứng khoán.................................................................16

7.1.5 Cán cân thanh toán.........................................................................17

7.1.6 Tỉ giá hối đoái:...............................................................................18

7.1.7 Chu kì kinh tế.................................................................................19

7.1.8 Cơ hội từ các hiệp định thương mại tư do......................................19

7.1.9 Tỉ trọng xuất khẩu cá tra................................................................21

7.1.10 Thuế chống bán phá giá...............................................................21

7.2 Tình hình kinh tế thế giới....................................................................22

Page 3: Chiến Lược Minh Phú

7.3 Các yếu tố tự nhiên.............................................................................23

7.4 Các yếu tố chính trị, chính sách, pháp luật.........................................23

7.5 Các yếu tố xã hội................................................................................24

7.6 Môi trường công nghệ........................................................................24

7.7 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( Winn-Dixie)........................25

8) Môi trường vi mô.......................................................................................26

8.1 Yếu tố đối thủ cạnh tranh trong ngành hiện tại...................................26

8.2 Yếu tố nhà cung ứng...........................................................................27

8.3 Yếu tố khách hàng..............................................................................28

8.4 Yếu tố rào cản xâm nhập ngành..........................................................29

8.5 Yếu tố sản phẩm thay thế....................................................................29

9) Môi trường bên trong.................................................................................30

9.1 Hoạt động chính..................................................................................31

9.1.1 Logistics đầu vào............................................................................31

9.1.2 Vận hành........................................................................................31

9.1.3 Logistics đầu ra..............................................................................32

9.1.4 Marketing và bán hàng...................................................................33

9.1.5 Dịch vụ hậu mãi.............................................................................34

9.2 Các hoạt động hỗ trợ...........................................................................34

9.2.1 Cấu trúc hạ tầng công ty.................................................................34

9.2.2 Quản trị nguồn nhân lực.................................................................34

9.2.3 Phát triển công nghệ.......................................................................35

9.2.4 Mua sắm.........................................................................................35

10) Phân tích lợi thế cạnh tranh- Ma trận SWOT............................................36

10.1 Phân tích lợi thế cạnh tranh................................................................36

10.2 Phân tích ma trận SWOT....................................................................38

PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2016 - 2020.................................................................................................41

11) Các căn cứ để xây dựng chiến lược...........................................................41

12) Dự báo ngành.............................................................................................42

12.1 Dự báo thị trường trong nước.............................................................42

12.2 Dự báo thị trường nước ngoài.............................................................43

13) Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu giai đoạn 2016-2020................45

Page 4: Chiến Lược Minh Phú

14) Phân tích những rủi ro hiện gặp (2015).....................................................47

14.1 Rủi ro về kinh tế..................................................................................47

14.2 Rủi ro về luật pháp..............................................................................48

14.3 Rủi ro về thị trường.............................................................................48

14.4 Rủi ro kinh doanh...............................................................................48

14.5 Rủi ro về tổ chức sản xuất..................................................................49

14.6 Rủi ro tỷ giá........................................................................................49

14.7 Rủi ro về thuế......................................................................................49

14.8 Rủi ro về chi phí..................................................................................50

14.9 Rủi ro khác..........................................................................................50

15) Phân tích chi tiết cấu trúc kinh doanh – đề ra chiến lược..........................51

15.1 Ma trận tăng trưởng BCG...................................................................52

15.2 Chiến lược cấp công ty.......................................................................53

15.2.1 Chiến lược thâm nhập thị trường (SBU1, SBU3)........................54

15.2.2 Chiến lược phát triển thị trường (SBU1, SBU2, SBU3)..............56

15.2.3 Chiến lược phát triển sản phẩm (SBU2, SBU3)..........................56

15.2.4 Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa (tổ hợp).....................58

15.2.5 Chiến lược suy giảm (cắt giảm chi phí).......................................60

15.2.6 Chiến lược mua lại:......................................................................60

16) Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU).................................................61

16.1 Chiến lược cho SBU1, SBU2, SBU3.................................................61

16.2 Chiến lược cho SBU mới (cá rô phi)..................................................62

17) Chiến lược cấp chức năng của công ty......................................................63

17.1 Về công tác sản xuất:..........................................................................63

17.2 Về công tác kinh doanh:.....................................................................64

17.3 Về công tác đầu tư:.............................................................................64

17.4 Về công tác phát triển nguồn nhân lực:..............................................64

17.5 Về Quản trị nguyên liệu và mua hàng:...............................................65

17.6 Về Quản trị tài chính:..........................................................................65

17.7 Về Nghiên cứu và phát triển:..............................................................65

17.8 Về Quản trị nguồn nhân lực:...............................................................65

17.9 Về Hoạt động Marketing:...................................................................65

18) Tổng quan các chiến lược phát triển trung và dài hạn...............................67

Page 5: Chiến Lược Minh Phú

18.1 Chiến lược...........................................................................................67

18.2 Mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng............................68

18.2.1 “TẤT CẢ CÁC NHÀ MÁY CỦA MINH PHÚ ĐỀU CÓ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHUẨN”................................................68

18.2.2 “MINH PHÚ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI”.......................69

19) Dự báo tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2016 – 2020...............71

19.1 Dự báo tài chính..................................................................................71

19.1.1 Kết quả tài chính 2014 và quý I,II năm 2015...............................71

19.1.2 Minh Phú hủy niêm yết trên sàn chứng khoán.............................74

19.2 Quản trị tài chính................................................................................75

19.2.1 Phân tích các con số tài chính......................................................75

19.2.2 Dự báo tài chính...........................................................................79

19.3 Dự báo rủi ro.......................................................................................79

19.4 Quản trị rủi ro.....................................................................................82

19.5 Dự báo nguồn nhân lực.......................................................................84

19.6 Quản trị nguồn nhân lực.....................................................................85

Mục lục hình ảnh và bảng ( nguồn Internet và các báo cáo của công ty)

Hình 1 Các công ty con và công ty liên kết........................................................................4Hình 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý................................................................................5Hình 3 Báo cáo kinh doanh 2014.........................................................................................7Hình 4 Kim ngạch xuất khẩu hợp nhất 2014.......................................................................8Hình 5 Kim ngạch xuất khẩu hợp nhất 2014.......................................................................8Hình 6 Doanh thu thuần.......................................................................................................8Hình 7 Mạng lưới khách hàng..............................................................................................9Hình 8 Sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản...................................................................10Hình 9 Kho lạnh.................................................................................................................13Hình 10 Tốc độ tăng trưởng GPD quý I trong 7 năm (2009 - 2015).................................14Hình 11 Mức tăng CPI tháng 6 (2006-2015).....................................................................15Hình 12 Cán cân thanh toán 2015......................................................................................17Hình 13 Diễn biến đồng USD - tỷ giá hối đoái..................................................................19Hình 14 Tăng trưởng GDP của các vùng kinh tế thê giới..................................................22Hình 15 Kim ngạch xuất khẩu của công ty 2013-2014......................................................28

Page 6: Chiến Lược Minh Phú

Hình 16 Dự báo cung-cầu nguyên liệu ở trong nước đến năm 2020 (nguồn VASEP)......43Hình 17 Bảng 3.2. Dự báo thi trường tiêu thu thủy sản của Viêt Nam đến năm 2020......44Hình 18 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tôm sang các thị trường chủ chốt quý I/201546Hình 19 Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất 4/2015..................................46Hình 20 Top các doanh nghiệp đứng đầu xuất khẩu 7 tháng 2015....................................47Hình 21 Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu 2015..............................................47Hình 22 Ma trận tăng trưởng BCG....................................................................................52Hình 23 Chiến lược phát triển............................................................................................67Hình 24 Doanh thu qua các năm 2007 - 2014....................................................................73Hình 25 So sánh lợi nhuận của Minh Phú với đối thủ cạnh tranh Hùng Vương...............74Hình 26 Bảng cân đối kế toán............................................................................................77Hình 27 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ...................................................................................78Hình 28 Cơ cấu nhân sự.....................................................................................................84

Page 7: Chiến Lược Minh Phú

PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1) Tổng quan về công ty 1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

1.1.1 Lịch sử hình thành

Tiền thân của Công Ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản  Minh Phú là  Doanh nghiệp Tư nhân Minh Phú, được thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1992. Sau 20 năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú trở thành một Tập đoàn Thủy sản có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước và có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới .

1.1.2 Quá trình phát triển 1992

- Doanh nghiệp tư nhân cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 120 triệu đồng, ngành nghề kinh doanh chính là thu mua, chế biến thủy sản để cung ứng cho các đơn vị trong nước xuất khẩu

1998

- Ngày 01 tháng 07 năm 1998, được đổi tên là Xí nghiệp chế biến thủy sản Minh Phú và đồng thời tăng vốn điều lệ lên thành 5 tỷ đồng.

2002

- Tháng 12 năm 2002, Xí nghiệp chế biến thủy sản Minh Phú được giải thể và thành lập Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Minh Phú

- TNHH với vốn điều lệ là 90 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính của công ty là thu mua chế biến hàng thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu

2006

- Chuyển từ mô hình công ty TNHH sang công ty cổ phần

- Ngày 27/12/2006 cổ phiếu của Công ty chính thức được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với 60.000.000 cổ phiếu phổ thông mệnh giá 10.000 đồng/1 cổ phiếu

1

Page 8: Chiến Lược Minh Phú

2008

- Ngày 25 tháng 06 năm 2008, Góp vốn vào Công ty Mseafood USA 20 triệu USD chiếm 90% vốn điều lệ của Công ty Mseafood. - Ngày 08 tháng 07 năm 2008, thành lập Công ty TNHH một thành viên sản xuất chế phẩm sinh học Minh Phú với vốn điều lệ 4,5 tỷ đồng. Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú sở hữu 100%.

2009

- Ngày 17 tháng 08 năm 2009, Khởi công xây dựng nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú- Hậu Giang công suất 40.000 tấn thành phẩm/ năm với vốn đầu tư khoảng 50 triệu USD

2010

- Ngày 23 tháng 06 năm 2010, đổi tên công ty thành Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú. - Ngày 26 tháng 05 năm 2010, thành lập Công ty TNHH một thành nuôi tôm sinh thái Minh Phú với vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú sở hữu 100%.

- Ngày 11 tháng 11 năm 2010, thành lập Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú- Lộc An với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú sở hữu 100%.

2011

- Ngày 15/02/2011, tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH nuôi trồng Thủy sản Minh Phú Lộc An từ 50 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng, Công ty mẹ Minh Phú sở hữu 100 %. - Ngày 26/07/2011, tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH chế biến Thủy sản Minh Phú – Hậu Giang từ 500 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng, Công ty mẹ Minh Phú sở hữu 97.5%.

- Ngày 6/12/2011 thành lập công ty TNHH MTV nuôi trồng Thủy sản Minh Phú Hòa Điền với vốn điều lệ 250 tỷ đồng, Công ty mẹ Minh Phú sở hữu 100%

2012

- Ngày 18/10/2012 giải thể công ty TNHH MTV nuôi trồng thủy sản Minh Phú Ninh Thuận

2013

- Ngày 19/10/2013 Tập đoàn thủy sản Minh Phú đạt được thỏa thuận chào bán riêng lẻ 26,67 triệu cổ phiếu, tương đương 30.77% cổ phần của Công ty con là Công ty thủy sản Minh 6 Phú Hậu Giang cho Công ty TNHH Mitsui & Co (Asia Paciffic)

– Công ty con tại Singapore thuộc tập đoàn Mitsui

2

Page 9: Chiến Lược Minh Phú

- Ngày 18/11/2013 chuyển đổi tên Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú Hậu Giang thành Công ty cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang và tăng vốn điều lệ lên 866.666.670.000 đồng, trong đó Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú sở hữu 67,5%, Công ty TNHH Mitsui & Co (Asia Paciffic) sở hữu 30,8% và ông Nguyễn Thanh Cần sở hữu 1,7%

2014

- Công ty đã thực hiện mua cổ phiếu quỹ 2 lần, lần 1 từ ngày 07/04/2014 tới 07/05/2014 và lần 2 từ ngày 07/11/2014 tới 07/12/2014. Do mua cổ phiếu quỹ nên số lượng cổ phiếu đang lưu hành hiện nay là: 68.462.850 cổ phiếu

- Thành lập mới công ty con với 100% vốn của Minh Phú:Công ty TNHH MTV Chuỗi cung ứng Thuỷ sản Minh Phú, địa chỉ: ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vốn điều lệ: 2 tỷ đồng - Giải thể Công ty TNHH MTV Nuôi trồng thủy sản Minh Phú Hòa Điền (Mã số DN: 1701635962 do Sở KHĐT Kiên Giang cấp ngày 22/12/2011; và có địa chỉ tại: Tổ 2, Ấp Cảng, xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), giao tài sản của Minh Phú Hòa Điền cho Minh Phú Kiên Giang khai thác quản lý.

2) Ngành nghề kinh doanh

Chế biến, xuất khẩu hàng thủy sản (chính) Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu về chế biến hàng xuất khẩu Nhập máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu Kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, thi công xây

dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Nuôi trồng thủy sản, kinh doanh giống thủy sản, kinh doanh thức ăn thủy

sản và tư máy móc thiết bị, sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Kinh doanh tòa nhà cao ốc, văn phòng cho thuê.

3

Page 10: Chiến Lược Minh Phú

3) Các công ty con và các công ty liên kết

4

Hình 1 Các công ty con và công ty liên kết

Page 11: Chiến Lược Minh Phú

4) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

5) Năng lực quản trị

Đánh giá của Hội Đồng Quản Trị về các hoạt động của Ban Giám Đốc Đánh giá chung về hoạt động của Ban Giám Đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn :

- Các thành viên trong Ban Tổng giám đốc đều có trình độ, năng lực và phẩm chất, được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực được giao phụ trách và

5

Hình 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Page 12: Chiến Lược Minh Phú

đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành các dự án/doanh nghiệp lớn.

- Tổng giám đốc có phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các phó Tổng giám đốc và định kỳ hàng tuần/tháng tổ chức họp giao ban để đánh giá kết quả thực hiện công việc tuần và giao kế hoạch công việc kỳ tới.

- Ban Tổng giám đốc đã triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phù hợp với nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, chỉ đạo của Hội đồng quản trị và tuân thủ đúng Điều lệ doanh nghiệp, quy định của pháp luật;

- Ban Điều hành và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2014; Ban Điều hành cũng thường xuyên đưa ra được những đề xuất, kiến nghị kịp thời, giải pháp phù hợp để tham mưu cho Hội đồng quản trị nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng công việc, tiết kiệm tối đa các khoản chi phí.

- Hội đồng quản trị đánh giá cao về năng lực hoạt động của Ban Điều hành Công ty. Ban Điều hành là một tập thể đoàn kết, năng động, nghiêm túc trong công việc, chủ động, sáng tạo trong quản lý điều hành, luôn bám sát thực tế, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, điều lệ Công ty, thực hiện tốt Nghị quyết của Đại Hội Đồng Cổ Đông và các Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, do đó, đã điều hành Công ty vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị giao. - Năm 2014 vừa qua, Ban Giám Đốc Tập đoàn đã đề xuất và thực hiện được nhiều biện pháp, áp dụng hệ thống quản lý ERP SAP trong quản lý thu mua, sản xuất, vận hành kho, bán hàng, kế toán tài chính, báo cáo quản trị để làm tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận cho Công ty, làm tăng tính minh bạch và độ tin cậy của báo cáo tài chín

6) Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty6.1 Báo cáo kinh doanh 2014

6

Hình 3 Báo cáo kinh doanh 2014

Page 13: Chiến Lược Minh Phú

6.2 Những nét nổi bật của hoạt động kinh doanh trong năm 2014Thành công nổi bật nhất của Minh Phú trong năm 2014 là vẫn tiếp tục là một trong công ty xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam và thế giới, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn và bất ổn, nguồn cung thiếu hụt, giá tôm thế giới tăng, nhưng bằng nội lực của mình Minh Phú vẫn phát triển và tăng trưởng hơn 35,8% về doanh thu và kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 40%, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ gấp gần 2,8 lần năm 2013, trong khi đócó rất nhiều công ty trong ngành lâm vào tình thế khó khăn. đang trong làm ăn thua lổ và phá sản .Kim ngạch xuất khẩu tôm của Minh Phú chiếm khoảng 18,8% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam .

6.3 Tình hình xuất khẩu và thị trườngKim ngạch xuất khẩu hợp nhất 2014

Hinh 4 Kim ngạch xuất khẩu hợp nhất 2014

Hinh 5 Kim ngạch xuất khẩu hợp nhất 2014

7

Page 14: Chiến Lược Minh Phú

Hinh 6 Doanh thu thuần

Hinh 7 Mạng lưới khách hàng

8

Page 15: Chiến Lược Minh Phú

6.4 Sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản

Trong ngành thủy sản hiện nay, có thể nói, tập đoàn Minh Phú đang là một trong những doanh nghiệp đi đầu hình thành các chuỗi giá trị bền vững. Hiện tập đoàn này đang xây dựng 2 chuỗi giá trị toàn cầu cho tôm và cá rô phi, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2025, giá trị XK thủy sản của tập đoàn đạt 2,5 tỷ USD.

Chuỗi giá trị tôm/cá gồm 12 khâu: nghiên cứu khoa học - công nghệ (KH-CN) ứng dụng trong thủy sản; đào tạo nhân lực; nghiên cứu gia hóa chọn giống và sản xuất tôm/cá bố mẹ; sản xuất giống thương phẩm; sản xuất thức ăn; sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nuôi tôm/cá; nuôi tôm/cá thương phẩm; chuỗi cung ứng tôm/cá; chế biến tôm; logistic...

9

Hinh 8 Sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản

Page 16: Chiến Lược Minh Phú

Như vậy, có thể thấy nghiên cứu về KH-CN đã được tập đoàn Minh Phú chú trọng thực hiện ngay từ đầu của mỗi chuỗi giá trị.

TS Trần Hữu Lộc (Viện Nghiên cứu Minh Phú), cho biết, khi mới về nước, ông chỉ nghĩ tới việc làm sao tìm ra được nguyên nhân gây bệnh EMS trên tôm. Nhưng thực tế đã dạy cho ông và các cộng sự ở tập đoàn Minh Phú thấy được rằng chỉ nghiên cứu như vậy là không đủ mà phải nghiên cứu nguyên cả chuỗi giá trị thì mới xây dựng được chuỗi giá trị tôm bền vững.

Chẳng hạn, cơ khí trong nước đã thay thế thiết bị nhập khẩu, góp phần quan trọng hiện đại hóa ngành chế biến lúa gạo, giúp cho các doanh nghiệp lương thực chủ động xay xát 45 triệu tấn lúa/năm, đồng thời đã XK thiết bị chế biến lúa gạo tới hơn 20 nước.

Kết quả nghiên cứu, ứng dụng KH-CN của Minh Phú tại vùng sản xuất giống và vùng nuôi của tập đoàn trong thời gian qua đã mang lại nhiều kết quả tích cực, điển hình như: Khống chế được bệnh EMS ngay từ con giống; sản xuất con giống hoàn toàn không sử dụng kháng sinh; sản xuất thành công tôm sú đảm bảo an toàn dịch bệnh, không sử dụng kháng sinh; nuôi tôm – cá theo quy trình cạnh tranh sinh học giúp giảm giá thành 60%; nuôi tôm đạt tỷ lệ thành công trên 90%; nghiên cứu và ứng dụng thành công việc tăng độ màu cho tôm (giúp cho tôm có giá trị thương phẩm cao hơn)…

Tại các vùng nuôi liên kết với nông dân, Minh Phú cũng đã tiến hành tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi tôm, đồng thời giám sát kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi, đảm bảo cho nông dân đạt tỷ lệ thành công trên 80%, giảm chi phí sản xuất 20% và đảm bảo lợi nhuận trên 30%.

Bên cạnh đó là cung ứng con giống chất lượng cao và sạch bệnh, các chế phẩm vi sinh giúp xử lý đáy ao, môi trường ao nuôi và tạo cạnh tranh sinh học… Toàn bộ sản phẩm tôm tại các vùng liên kết đều được Minh Phú thu mua hết với giá cao hơn thị trường từ 5% trở lên.

Nhờ vậy, đến nay, Minh Phú đã tạo được vùng liên kết nuôi tôm với nông dân trên diện tích trên 1.000 ha đạt kết quả nuôi rất khả quan tương đương với vùng nuôi của tập đoàn (khoảng 1.000 ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang), trong đó 500 ha đã được cấp các chứng nhận BAP, ASC

6.5 Kho lạnh Để có thể phát triển mạnh mẽ đưa ra thị trường những sản phẩm thủy sản tươi ngon chất lượng đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu khắt khe của các nước trên thế giới, công ty đã phải đầu tư mạnh mẽ các công nghệ chế biến hiện đại quy trình sản xuất khép kín từ khâu nuôi trồng đến khâu chế biến thành sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó công ty đã đầu tư một hệ thống kho lạnh bảo quản tiên tiến hiện đại nhất hiện nay để đáp ứng nhu cầu bảo quản hàng hóa của công ty. Để có thể duy trì sự hoạt động liên tục không ngừng nghỉ của hệ thống kho lạnh công ty đã đầu tư

10

Page 17: Chiến Lược Minh Phú

thuê công ty kho lạnh miền bắc là đơn vị chuyên bảo dưỡng kho lạnh,sửa kho lạnh cho công ty. Đây là việc làm vô cùng cần thiết và đúng đắn để có thể vận hành hệ thống kho lạnh một cách bền bỉ không ngừng nghỉ.

- Sáng 9-3, Tập đoàn Minh Phú tổ chức Lễ động thổ xây dựng công trình kho lạnh 50.000 pallets tại Khu công nghiệp Sông Hậu, huyện Châu Thành. Tham dự có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Chánh.

Dự án kho lạnh 50.000 pallets là giai đoạn 1 của dự án đầu tư cảng và tiếp vận Cửu Long do Tập đoàn Minh Phú và Tập đoàn Gemadept làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư toàn dự án đạt 1.000 tỉ đồng trong khuôn viên 30ha tại Khu công nghiệp Sông Hậu. Riêng dự án kho lạnh có diện tích 50.000m2 với kinh phí 300 tỉ đồng, được đầu tư bằng công nghệ tiên tiến nhất của nước ngoài. Kho lạnh 50.000 pallets được thiết kế bằng các giải pháp tối ưu, có tính năng ít tiêu tốn năng lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất về bảo quản thủy sản đông lạnh và có sức chứa lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.

Các hợp đồng ký kết với công ty thiết bị lạnh và cách nhiệt TST

- Hợp đồng lần thứ nhất

Công trình: Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Phát

Địa điểm: Xã Lý Văn Lân, Phường 8, TP Cà Mau.

Giá trị hợp đồng: 245.000 USD

Thời gian thực hiện: năm 2006

Hạng mục: Cung cấp, lắp đặt trọn gói hệ thống lạnh trung tâm Amoniac bao gồm các thiết bị sau:

-  8 máy nén trục vít Mycom/Japan.

-  2 dàn ngưng bay hơi.

-  4 dàn lạnh kho lạnh. Hai mươi dàn lạnh điều hòa không khí.

-  3 máy đá vẩy Northstar công suất 30 Tấn/ngày.

-  2 băng chuyền IQF Frigo/ Thụy Điển công suất 500Kg/h.

-  Panel cho kho lạnh công suất 1.000 Pallet.

11

Page 18: Chiến Lược Minh Phú

Hinh 9 Kho lạnh

Hợp đồng lần thứ hai:

Công trình: Kho lạnh cho Công Ty TNHH Chế Biến Thủy Sản Minh Quí

Địa điểm: Xã Lý Văn Lân, Phường 8, TP Cà Mau.

Giá trị hợp đồng: 247.900 Usd

Thới gian thực hiện: năm 2009

Hạng mục: Cung cấp, lắp đặt kho lạnh 1.000 Pallet.

- 2 máy nén trục vít Mycom/Japan.- 1 dàn ngưng bay hơi.- 3 dàn lạnh kho lạnh.- Panel cho kho lạnh công suất 1.000 Pallet.

Hợp đồng lần thứ ba:

Công trình: Nhà máy chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang

Địa điểm: Châu Thành, Hậu Giang

Giá trị hợp đồng: 226.050USD

Thời gian thực hiện: 2010

Hạng mục: Cung cấp, vận chuyển, lắp đặt 8 tủ đông tiếp xúc 1.000kg/mẻ

12

Page 19: Chiến Lược Minh Phú

PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH DOANH

7) Phân tích môi trường vĩ mô7.1 Tình hình kinh tế trong nước

7.1.1 Xu hướng GDP

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%. Trong mức tăng 6,28% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,36%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,09%, đóng góp 2,98 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,90%, đóng góp 2,22 điểm phần trăm.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp đạt mức tăng cao nhất với 8,07% so với cùng kỳ năm 2014, đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp tăng thấp ở mức 1,90%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,30%, đóng góp 0,10 điểm phần trăm.

Hinh 10 Tốc độ tăng trưởng GPD quý I trong 7 năm (2009 - 2015)

13

Page 20: Chiến Lược Minh Phú

7.1.2 CPI:

Hinh 11 Mức tăng CPI tháng 6 (2006-2015)

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2015 tăng 0,35% so với tháng trước, là tháng có chỉ số giá tăng cao nhất trong 6 tháng đầu năm nay

Giá tiêu dùng tháng Sáu tăng chủ yếu do:

(1) Ảnh hưởng từ giá xăng được điều chỉnh tăng vào thời điểm 20/5/2015 và giá dầu diezel tăng vào các thời điểm 21/5 và 04/6/2015;

(2) Thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao làm cho chỉ số giá điện sinh hoạt tháng Sáu tăng 1,52%;

(3) Giá dịch vụ y tế tại thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh tăng từ thời điểm 01/6/2015 theo lộ trình của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC;

(4) Tháng Sáu là thời điểm nghỉ hè, nhu cầu du lịch tăng làm cho chỉ số giá nhóm du lịch có xu hướng tăng lên.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2015 tăng 0,55% so với tháng 12/2014 và tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng trong 6 tháng đầu năm nay, CPI chỉ tăng 0,1%, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 0,86% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

7.1.3 Lãi suất, tín dụng

-Mục tiêu tăng trưởng 13-15%

Báo cáo mới nhất của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia cũng khẳng định, trong 2 tháng đầu năm 2015, các chỉ số vĩ mô đã phục hồi khá tốt, như: sản xuất phục hồi khá, lạm phát thấp, lãi suất đồng USD tiếp tục duy trì mức thấp kỷ lục, niềm tin

14

Page 21: Chiến Lược Minh Phú

kinh doanh và tiêu dùng phục hồi… Đây là những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực, tạo tiền đề cho tín dụng tăng trưởng.

Với kết quả của năm 2014, mục tiêu 13-15% không phải là mục tiêu quá lớn và nhiều ngân hàng cho biết, họ có thể đạt được. Hiện tại, thông qua các gói cho vay hỗ trợ lãi suất, các gói vay dành riêng cho nhiều đối tượng khách hàng, dòng vốn tín dụng tại nhiều nơi đang khá thông thoáng cho doanh nghiệp, đặc biệt lãi suất được cho là khá dễ chịu với lãi vay ngắn hạn chỉ dao động ở mức 7-9%.

Mặc dù được nới chỉ tiêu, song nhiều ngân hàng khẳng định, họ sẽ không chạy theo mục tiêu tăng trưởng mà sẽ thận trọng điều chỉnh dòng vốn phù hợp với khả năng huy động vốn, đồng thời giữ cho thanh khoản đều đặn, thông thoáng, nâng cao chất lượng các khoản cho vay, hạn chế phát sinh nợ xấu.

Ngân hàng Nhà nước cũng lưu ý, tăng trưởng tín dụng sẽ phải dựa trên nhiều yếu tố vĩ mô khác, trong bối cảnh năm 2015, có thể là biến động của giá dầu thế giới. Nếu cần thiết, NHNN sẽ điều chỉnh chỉ tiêu này lên 17% để nền kinh tế đảm bảo mức tăng trưởng trên 6,2% và giữ ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.

-Tìm hướng hạ thêm lãi suất

Dù không bị chi phối bởi mệnh lệnh hành chính nào, nhưng cả lãi huy động lẫn cho vay đang có xu hướng giảm. Đợt giảm lãi suất huy động mới đây nhất diễn ra vào đầu tháng 3 với mức giảm phổ biến từ 0,2-0,4%/năm. Nguyên nhân giảm lãi suất được cho là do lượng vốn trong các ngân hàng còn tồn đọng nhiều, cho vay khó, các kênh đầu tư hiệu quả vẫn hạn chế nên nhu cầu huy động vốn không cao.Hiện tại, lãi suất huy động phổ biến nhất đang được các ngân hàng áp dụng dao động từ 4-6,5%/năm tùy kỳ hạn, chỉ số ít ngân hàng là còn giữ mức 7%/năm, nhưng chỉ áp dụng cho một vài kỳ hạn đặc biệt, hoặc các chương trình ưu đãi huy động vốn. Mức lãi suất huy động nói trên được cho là thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Lãi suất cho vay trên thị trường thời điểm này đã giảm mạnh, phổ biến ở mức 7-8%/năm. Ở các doanh nghiệp tốt, lãi suất có thể xuống 5-6%/năm. Lãi suất trung – dài hạn ở mức 9-10%/năm và vay tiêu dùng 10-12%/năm. Tuy vậy, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu cho rằng, họ cần lãi vay xuống thấp hơn nữa, bởi khi Việt Nam chính thức ký kết hoặc gia nhập các thị trường chung thông qua các hiệp định đối tác kinh tế song phương – đa phương, sẽ phải cạnh tranh gắt gao hơn với những doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan – những nơi có lãi suất thấp hơn khá nhiều so với lãi suất tại Việt Nam.

7.1.4 Thị trường chứng khoánCó nhiều yếu tố giúp thị trường chứng khoán (TTCK) diễn biến tích cực hơn trong năm 2015. Kinh tế vĩ mô có thêm những diễn biến khả quan, hỗ trợ cho sự phát triển của TTCK. Kinh tế thế giới, nhất là kinh tế Mỹ hồi phục, cùng với giá dầu và

15

Page 22: Chiến Lược Minh Phú

giá các loại nguyên, nhiên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất giảm sẽ giúp các DN giảm thêm chi phí kinh doanh. Cùng với đó, mặt bằng giá đầu vào của các DN giảm sẽ hỗ trợ kiểm soát lạm phát ở mức thấp ổn định, qua đó kích cầu tiêu dùng.

Cụ thể, thị trường đã huy động được gần 250.000 tỷ đồng. Nhờ hoạt động đấu giá cổ phần hóa được đẩy mạnh, riêng 2 Sở Giao dịch đã huy động được 11.000 tỷ và nếu tính cả huy động qua đấu giá tại CTCK, quy mô huy động đạt gần 13.000 tỷ - gấp 4 lần năm 2013 và 12 lần năm 2012. Mức vốn hóa thị trường đã tăng 19% và quy mô giao dịch tăng gấp 2 lần.

- Đặc biệt, Chính phủ tiếp tục quyết liệt trong chỉ đạo triển khai kế hoạch cổ phần hóa gắn với niêm yết trên TTCK, sẽ hỗ trợ sàn UPCoM nói riêng và TTCK nói chung phát triển. Với việc đạt được những bước tiến về nâng hạng thị trường, cùng với sắp tới thúc đẩy các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư vào TTCK Việt Nam, dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ quay lại thị trường

- Sự hợp tác giữa các Sở Giao Dịch Chứng Khoán (GDCK) ASEAN gần đây được tăng cường và đi vào chiều sâu. Một trong những kết quả nổi bật của sự hợp tác này là 3 Sở GDCK lớn nhất trong khu vực: Singapore, Malaysia và Thái Lan đã thiết lập hệ thống hạ tầng kết nối giao dịch liên thông, NĐT có thể dễ dàng tham gia các hoạt động đầu tư vào 3 thị trường này.

7.1.5 Cán cân thanh toánNăm 2015, Việt Nam có thể thâm hụt cán cân thanh toán trở lại:

Hinh 12 Cán cân thanh toán 2015

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam có thể quay trở lại tình trạng thâm hụt vào năm 2015,

Trong một buổi hội thảo do ANZ tổ chức mới đây dự báo cán cân thanh toán quốc tế năm 2013 có thể dương 5,0-5,2 tỷ USD và năm 2014 chỉ còn dương 1 tỷ USD, và có thể trở lại thâm hụt vào năm 2015.

16

Page 23: Chiến Lược Minh Phú

Về thâm hụt ngân sách, người đứng đầu BDI cho rằng mức thâm hụt có thể tăng mạnh từ mức 4,8% trong năm nay lên đến 5,0-5,2% và thậm chí lên tới 5,3% trong năm tới.

Tuy nhiên cho rằng việc thâm hụt tăng mạnh chỉ là ngắn hạn và mức thâm hụt sẽ được nhanh chóng đưa về mức dưới 5%.

7.1.6 Tỉ giá hối đoái: Dự báo: Tỷ giá VND/USD năm 2015 nhiều khả năng biến động theo chiều hướng giảm, nhưng mức giảm không đáng kể.

Tháng 6/2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh tăng tỷ giá VND/USD thêm 1%, với mục tiêu ổn định cung cầu ngoại tệ và khuyến khích xuất khẩu trong những tháng còn lại. Tuy nhiên giai đoạn từ nửa sau tháng 10 đến cuối tháng 12/2014, tỷ giá liên tục tăng mạnh. Trong giai đoạn đó, có lúc tỷ giá đã dịu lại vào đầu tháng 12/2014 do NHNN công bố đã bán ra khoảng 1,1 tỷ USD tính đến chiều ngày 1/12/2014. Tuy nhiên, tỷ giá trên thị trường tự do lại quay đầu tăng mạnh ngay sau đó, giao dịch ở mức 21.570 - 21.580 VND/USD ngày 31/12, tăng 320 đồng so với ngày 15/10/2014. Tỷ giá VND/USD niêm yết tại Vietcombank dao động trong khoảng 21.380 - 21.405 (ngày 31/12), tăng 150 đồng so với ngày 15/10. Chênh lệch tỷ giá giữa 2 thị trường đứng ở mức cao, khoảng 200 đồng so với mức chỉ 30 đồng thời điểm tỷ giá bắt đầu leo thang (15/10).

Ngay những ngày đầu năm 2015, NHNN đã quyết định tăng thêm 1% đối với tỷ giá VND/USD (ngày 7/1). Hành động tăng tỷ giá này được cho là thể hiện quyết tâm ổn định thị trường ngoại hối trước nhu cầu lớn đối với đồng bạc xanh, đồng thời phù hợp với tình hình hiện tại khi đồng USD đang mạnh dần lên so với các đồng tiền khác. Song song đó, dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong năm 2014 đang dồi dào ở mức hơn 35 tỷ USD, nên NHNN sẵn sàng bán ra để ổn định thị trường nếu cần thiết.

-19/8/2015 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo phá giá VND thêm 1%, đồng thời nâng biên độ tỷ giá VND/USD từ 2% lên 3%.

Như vậy, ngân hàng trung ương của Việt Nam đã phá vỡ cam kết không điều chỉnh tỷ giá VND/USD quá 2% trong năm nay.

Thông cáo từ cơ quan này hôm 19/8 cho biết "sau sự kiện phá giá mạnh của đồng nhân dân tệ, tâm lý thị trường trong nước còn nặng nề do lo ngại các hệ lụy của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất."Điều này giúp "tỷ giá đồng Việt Nam có dư địa đủ lớn để linh hoạt trước các diễn biến bất lợi trên thị trường quốc tế, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam", thông cáo nói thêm. NHNN cũng cho biết sẽ "sẵn sàng bán ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá

17

Page 24: Chiến Lược Minh Phú

trong biên độ cho phép".Tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD được điều chỉnh từ 21.673 VND/USD lên 21.890 VND/USD.

Hinh 13 Diễn biến đồng USD - tỷ giá hối đoái

7.1.7 Chu kì kinh tếKinh tế quý 1/2015 có nhiều điểm sáng, tăng 6,03%, cao nhất so với cùng kỳ 5 năm qua. 6,03% con số này đã được rà soát kỹ bởi Tổ liên ngành kinh tế vĩ mô, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ ngành khác. Và đây là con số thực dựa trên cơ sở cách tính khoa học theo thông lệ quốc tế, điều này phản ánh rõ nét nền kinh tế Việt Nam chấm dứt thời kỳ bất ổn chuyển sang chu kỳ phục hồi và tăng trưởng.

Tăng nhờ các ngành kinh tế trọng điểm

Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ DN

Với sự phối hợp giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, thương mại và giá cả nhằm đảm bảo thực hiện nhất quán và cân đối các mục tiêu kinh tế vĩ mô, bao gồm tăng trưởng, lạm phát, các cân đối lớn và việc làm, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để hy vọng sẽ chấm dứt “thập kỷ bất ổn” về kinh tế vĩ mô và chuyển tới giai đoạn nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng.

7.1.8 Cơ hội từ các hiệp định thương mại tư do Từ đầu năm 2015, hàng loạt mặt hàng nhập khẩu sẽ giảm thuế theo cam kết của 8 FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Trong giai đoạn 2015-2018, phần lớn các FTA sẽ bước sang giai đoạn cắt giảm và xóa bỏ thuế quan sâu, đặc biệt là Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (Atiga), ASEAN - Trung Quốc, và ASEAN - Hàn Quốc có thời điểm xóa bỏ thuế quan cuối cùng vào năm 2018.

Tác động trực tiếp của TPP đối với ngành thủy sản Việt Nam được nhận định là đến từ các biện pháp thuế quan (thuế ưu đãi đối với thủy sản Việt Nam nhập khẩu

18

Page 25: Chiến Lược Minh Phú

vào các quốc gia thành viên TPP cũng như thuế ưu đãi cho thủy sản các quốc gia đối tác TPP nhập khẩu vào Việt Nam) và các biện pháp tại biên giới có liên quan đến việc nhập khẩu (các biện pháp phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật, biện pháp vệ sinh dịch tễ…).

Ở các khía cạnh gián tiếp, TPP cũng sẽ có tác động nhất định đến ngành thủy sản. Ví dụ, các cam kết bảo hộ nhà đầu tư nước ngoài trong Chương về Đầu tư trong TPP có thể ảnh hưởng đến cạnh tranh giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực thủy sản. Những nội dung của Chương về Doanh nghiệp nhà nước có thể tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp có vốn Nhà nước trong ngành. Các quy định của Chương về Mua sắm công có thể là cơ hội tốt để doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tham gia trực tiếp vào các gói thầu cung cấp nguyên liệu cho các bếp ăn sử dụng ngân sách công của các quốc gia TPP. Còn các tiêu chuẩn cao trong các Chương về Lao động, môi trường lại là thách thức lớn đặt ra đối với việc cải thiện mô hình và chu trình sản xuất trong ngành thủy sản…

Tuy nhiên, ở góc độ này, không chỉ thủy sản Việt Nam mà tất cả các ngành cũng sẽ được hưởng lợi hoặc bị ảnh hưởng tương tự. Vì vậy, những nội dung tiếp theo chỉ tập trung vào các tác động riêng của TPP đối với ngành thủy sản Việt Nam.Từ góc độ xuất khẩu, về lý thuyết chung, TPP sẽ cho phép ngành thủy sản Việt Nam có thể tiếp cận với thuế quan ưu đãi (0%) khi xuất khẩu vào các quốc gia thành viên TPP, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản – hai thị trường xuất khẩu chủ lực chiếm đến khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 của ngành thủy sản Việt Nam.

Mối lo của người nuôi tôm Việt Nam

Bên cạnh mối lo giá giảm và tác động của TPP, tồn dư lượng thuốc kháng sinh trong sản phẩm cũng là mối quan tâm lớn của nhà xuất khẩu tôm Việt Nam.

Tại hội chợ quốc tế VietFish ở TPHCM mới đây, nhiều nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng TPP sẽ buộc người nuôi tôm phải từ bỏ việc sử dụng thuốc kháng sinh, tuân thủ quy tắc về nguồn gốc xuất xứ, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và lao động. Tất cả những yêu cầu này sẽ làm giá thành sản phẩm bị đội lên cao, trong lúc giá thị trường đang trong xu hướng đi xuống, đặt người nuôi tôm và chế biến xuất khẩu trước một tình huống tiến thoái lưỡng nan.

Vẫn còn lo ngại thiếu nguồn tôm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Do sản lượng tôm nuôi của Việt Nam không đủ cung ứng cho các nhà máy nên Việt Nam phải nhập khẩu tôm từ Ấn Độ về chế biến rồi xuất khẩu. Với hiệp định TPP, hoạt động này không còn tiếp tục được nữa vì Ấn Độ không phải là thành viên TPP; chế biến tôm nhập khẩu từ Ấn Độ sẽ khiến nhà xuất khẩu Việt Nam không đáp ứng được quy tắc xuất xứ và do vậy có thể bị mất ưu đãi về thuế quan khi xuất hàng vào Mỹ.

19

Page 26: Chiến Lược Minh Phú

Còn tăng nhanh sản lượng tôm nuôi của Việt Nam là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và vốn liếng, không thể triển khai ngay được, chưa kể rằng làm ra con tôm với giá thấp hơn giá tôm Ấn Độ - nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào thị trường Mỹ - cũng là một bài toán không dễ có lời giải.

Năm 2015 là năm của những hiệp định thương mại tự do, với nhiều tác động có thể dự đoán trước được. Tuy nhiên, khi các FTA chính thức được thực hiện sẽ nảy sinh nhiều tình huống khác, các doanh nghiệp cần quan tâm đến những hiệp định nước ta đã ký kết hoặc đang đàm phán, từ đó tận dụng hiệu quả những lợi ích sẽ có, cũng như khắc phục triệt để tác động tiêu cực.

7.1.9 Tỉ trọng xuất khẩu cá traTheo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến 15/5/2015, tổng giá trị xuất khẩu (XK) cá tra đạt 544,8 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường XK khó khăn trong khi các quy định về đăng ký XK, tỷ lệ mạ băng trong Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ chưa được tháo gỡ, do đó giá trị XK cá tra năm 2015 có thể chỉ đạt khoảng 1,7 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2014.

Ngay từ đầu năm 2015, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả thuế chống bán phá giá lần thứ 10 (POR10) với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu (NK) từ Việt Nam, với mức thuế gần 1 USD/kg, giá trị XK cá tra sang thị trường này đã giảm mạnh tới 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo đà đó, tháng 2/2015, giá trị XK sang Mỹ giảm tiếp 19,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong hoàn cảnh chịu mức thuế cao, cá tra Việt Nam lại không thể cạnh tranh với cá rô phi tại thị trường Mỹ về nhu cầu và giá cả. Đồng USD tăng mạnh khiến các nhà NK dè dặt mua hàng và đòi giảm giá bán, giá XK trung bình cá tra trong quý I/2015 giảm khoảng 5 cent so với cùng kỳ năm trước. Những khó khăn về thị trường XK lớn nhất là Mỹ chiếm tới 22,2% tổng XK là một nguyên nhân làm cho giá cá tra nguyên liệu trong nước giảm mạnh. Tính đến cuối tháng 5/2015, giá cá tra dao động ở mức 20.000-22.500 đồng/kg, đây là mức giá thấp nhất kể từ đầu năm nay.

7.1.10 Thuế chống bán phá giáBộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ VN giai đoạn từ 1-2-2013 đến 31-1-2014 với mức thuế giảm mạnh so với trước đó.

Cụ thể, mức thuế trung bình mà các doanh nghiệp là bị đơn tự nguyện phải chịu là 0,91%, giảm nhẹ so với kết quả sơ bộ (0,93%) mà DOC công bố hồi tháng 3-2015. So với kết quả của POR8 thì mức thuế lần này giảm mạnh (thuế POR8 là 6,37%).

20

Page 27: Chiến Lược Minh Phú

Trong ba bị đơn bắt buộc của đợt xem xét lần này thì Tập đoàn Minh Phú có mức thuế cao nhất là 1,39%, tiếp đến là Công ty Thuận Phước (1,16%) và Fimex VN là 0%. Các doanh nghiệp khác ngoài danh sách bị đơn bắt buộc và tự nguyện nói trên sẽ phải chịu mức thuế chung áp dụng toàn quốc là 25,4% nếu xuất khẩu tôm vào Mỹ.

-Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), với mức thuế POR9 giảm mạnh so với POR8, dự đoán xuất khẩu tôm VN sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm trên 50% trong tám tháng đầu năm.Trong tám tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tôm VN sang Mỹ đạt khoảng 370 triệu USD, giảm mạnh do áp lực cạnh tranh về giá và nguồn cung với các nước Ấn Độ, Indonesia.Cũng theo VASEP, một trong những yếu tố chính giúp mức thuế này giảm so với lần trước đó là DOC đã dựa trên các dữ kiện phù hợp từ ba nước là Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia để tính giá thành

7.2 Tình hình kinh tế thế giớiTrong hai năm tới, kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn và các nhân tố khó lường, để giảm thiểu rủi ro, đối phó với thách thức nhằm duy trì sự ổn định kinh tế và tài chính trong thời gian dài, các nước cần phải tăng cường phối hợp chính sách quốc tế.

Hôm 6/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới. Đây là công bố được đưa ra tại hội nghị của Quỹ tiền tệ quốc tế đang diễn ra tại Lima, Peru.

Cụ thể, tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay sẽ là 3,1% thay vì 3,3% như dự báo đưa ra hồi tháng 7. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng năm 2016 cũng giảm xuống 3,6% từ mức 3,8%. Theo IMF, triển vọng tăng trưởng đồng đều và mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu vẫn còn khá xa vời. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển và mới nổi là Brazil, Nigeria, Nam Phi và Nga được dự báo sụt giảm mạnh. Còn đối với nền kinh tế đứng đầu thế giới là Mỹ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế Mỹ sẽ có mức tăng trưởng khiêm tốn trong năm nay do giá nhiên liệu giảm và thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi.

21

Page 28: Chiến Lược Minh Phú

Hinh 14 Tăng trưởng GDP của các vùng kinh tế thê giới

7.3 Các yếu tố tự nhiênHiện nay, nhiều quốc gia đang rất lo ngại về hiện tượng El Nino đã và đang diễn ra suốt gần 6 tháng qua và sẽ kéo dài đến những tháng đầu năm 2015, các nhà khí tượng trên thế giới cũng đã lên tiếng báo động về hiện tượng này. Các tin tức mới nhất cho biết hiện tượng El Nino đã thật sự ảnh hưởng và tác động đến khí hậu làm biến động thời tiết ở nhiều nơi trên thế giới.

Nhận định về tình hình thời tiết và thủy văn trên phạm vi cả nước trong năm 2015, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết: Tình hình thời tiết, thủy văn trên phạm vi cả nước trong năm 2015 sẽ có diễn biến phức tạp hơn so với năm 2014. Trong đó số cơn bão, áp thấp nhiệt đới nhiều hơn về số lượng, lũ xuất hiện nhiều hơn ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên.Lượng mưa từ khắp khu vực ven biển Trung Bộ kéo đến Nam Trung Bộ trong 2015 được dự báo sẽ ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm. Tình trạng thiếu nước, khô hạn tại Nam Trung Bộ có thể kéo dài đến cuối tháng 8, đầu tháng 9/2015.

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết năm 2015 ngay từ đầu năm đã có rất nhiều bất thường, gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm. Bão xuất hiện sớm Năm nay được dự đoán là sẽ có nhiều khác biệt so với các năm trước, đó là: sự chênh lệch nhiệt độ rất cao. Tác hại trước mắt và lâu dài của việc khai thác, chặt phá rừng, nhất là rừng phòng hộ, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xói lở nghiêm trọng ở vùng ven biển, tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dângTại vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và trên cả nước nói chung, nghề nuôi tôm đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của những cơn mưa trái mùa với tần suất càng ngày càng tăng.

22

Page 29: Chiến Lược Minh Phú

7.4 Các yếu tố chính trị, chính sách, pháp luậtỞ Việt Nam môi trường chính trị tương đối ổn định, do đó có là cơ hội tốt cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển. Thể chế chính trị ổn định, đường lối chính trị mở rộng giúp các ngành kinh tế, các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các mối quan hệ sản xuất kinh doanh với bên ngoài.

Theo đó, nhà nước sẽ tiếp tục chương trình thí điểm bảo hiểm đối với cây lúa, vật nuôi như trâu, bò còn dừng triển khai bảo hiểm đối với tôm, cá.

Mức hỗ trợ phí bảo hiểm dự kiến sẽ như quy định trước đây, tức là hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, người nghèo, còn đối với hộ cận nghèo, người cận nghèo thì nhà nước sẽ hỗ trợ 90% phí bảo hiểm. Thời gian tham gia từ năm 2015 đến hết năm 2017

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) vừa cho biết, ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 1/2/2013 đến 31/1/2014.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP): Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản nửa cuối năm tiếp tục sụt giảm, ước tính cả năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này sẽ chỉ đạt khoảng 600 triệu USD, giảm 19% so với năm 2014.

7.5 Các yếu tố xã hộiQuy mô dân số không vượt quá 93 triệu người vào năm 2015; tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015; giảm tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh, để đến năm 2015 tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113.

Lao động, việc làm : Lao động từ độ tuổi 15 tăng, lao động ở độ tuổi lao động nhìn chung không đổi so với cung thời điểm năm trước. Tỉ lệ thất nghiệp ngày vẫn còn cao (Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15 - 24 tuổi) 6 tháng đầu năm ước tính là 6,71%, Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên trong 6 tháng đầu năm là 1,38%)

Tỷ lệ thất nghiệp: Tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn cao (Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15 - 24 tuổi) 6 tháng đầu năm ước tính là 6,71%, Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên trong 6 tháng đầu năm là 1,38%)

Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội: trong tháng Sáu, cả nước có 17,2 nghìn hộ thiếu đói, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2014, tương ứng với 75,8 nghìn nhân khẩu thiếu đói, giảm 21,9%. Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có 183,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 32,3% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 756,2 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 34,4%.

23

Page 30: Chiến Lược Minh Phú

Giáo dục, đào tạo: Tính đến thời điểm tháng 6/2015, cả nước có 32/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.Liên tục đổi mới cải cách chương trình giáo dục cũng như thi cử .

Văn hóa, thể thao: Trong 6 tháng đầu năm, nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức với quy mô lớn tại các địa phương.Thể thao quần chúng diễn ra sôi nổi trong 6 tháng với các hoạt độngTrong hoạt động thể thao thành tích cao

7.6 Môi trường công nghệCuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra nhanh chóng như vũ bão trong thời gian gần đây đã làm cho chu kỳ sống của của công nghệ ngày càng bị rút ngắn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ nếu không muốn tụt hậu. Trình độ các doanh nghiệp tiếp cận đến khoa học công nghệ là rất thấp,sự thay đổi khoa học công nghệ cần vốn đầu tư lớn nhưng vòng đời của nó lại ngắn nên yêu cầu khai thác tối ưu có hiệu quả là rất lớn. Các cơ chế hỗ trợ của chính phủ còn chưa đi vào thực tiễn do nhiều nguyên nhân, thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có trình độ vận hành máy móc, tiếp thu và hiểu biết về khoa học công nghệ.

7.7 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( Winn-Dixie

STT Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng

Phân Loại Điểm quan trọng

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Tiềm năng thị trường lớn. 0.15 4 0.6

2Nhiều sản phẩm cho người tiêu dùng lựa chọn (cạnh tranh khốc liệt hơn) khi gia nhập WTO.

0.1 3 0.3

3 Sự thay đổi nhu cầu thực phẩm dinh dưỡng cao cấp. 0.1 3 0.3

4 Sự thay đổi trong lối sống của nhân khẩu. 0.05 2 0.1

5 Khuyến khích xuất khẩu những sản phẩm. 0.05 2 0.1

24

Page 31: Chiến Lược Minh Phú

6 Chuẩn hoá trong chính sách pháp luật của chính phủ phù hợp với tình hình quốc tế. 0.1 3 0.3

7 Sự thay đổi công nghệ. 0.15 3 0.45

8 Sự dịch chuyển luồng vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác. 0.05 2 0.1

9 Sự dịch chuyển lao động giữa các ngành, vấn đề nhân lực 0.1 2 0.2

10 Hệ thống thông tin ngày càng phát triển. 0.1 2 0.2

11 Chính trị ổn định 0.05 2 0.1

12 Nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và ngày càng lớn mạnh 0.15 4 0.6

13 Yêu cầu của khách hàng càng cao 0.15 3 0.45

Tổng cộng 1 TB=2.9 3.8

Ta nhận thấy với số điểm là 3.8 lớn hơn mức trung bình là 2.9, Mức độ phản ứng của daonh nghiệp với môi trường bên ngoài là tương đối tốt, các yếu tố tiềm năng thị trường, đối thủ cạnh tranh là khá quan trọng. Do vậy, khi xây dựng chiến lược cần chú ý đến các yếu tố này.

8) Môi trường vi môMôi trường vi mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài tổ chức mà nhà quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giáo sư Michael Porter đã đưa ra mô hình 5 áp lực cạnh tranh, mô hình này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang hoạt động, theo đó, ông cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của 5 yếu tố cạnh tranh, bao gồm:

(1) Các đối thủ cạnh tranh trong ngành hiện tại (2)Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng (3) Sức ép giá cả của người mua (4) Nguy cơ đe dọa từ doanh nghiệp mới gia nhập ngành (5) Nguy cơ đe dọa từ những sản phẩm và dịch vụ thay thế .

25

Page 32: Chiến Lược Minh Phú

8.1 Yếu tố đối thủ cạnh tranh trong ngành hiện tạiTìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả của doanh nghiệp. Thường phân tích đối thủ qua các nội dung sau: Mục tiêu của đối thủ? Nhận định của đối thủ về doanh nghiệp chúng ta? Chiến lược của đối thủ đang thực hiện? Những tiềm năng của đối thủ? Các biện pháp phản ứng của đối thủ? …Đặc biệt, cần xác định rõ đối thủ cạnh tranh là ai?. Tương ứng với các nhóm sản phẩm của Tập đoàn Minh Phú thì đối thủ cạnh tranh trong ngành được xác định là các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thuộc các nhóm sản phẩm của Minh Phú.

Các đối thủ cạnh tranh chính được xác định là:

CTCP Chế biến thủy sản và XNK Cà Mau CTCP Việt An (Anvifish),CTCP Hải Việt CTCP Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp) CTCP Sài Gòn Food CTCP Hùng Vương CT TNHH Kinh doanh chế biến thủy sản và XNK Quốc Việt (Quoc Viet

Co.,Ltd) CTCP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau (Cases) Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex) Công ty TNHH Phương Nam (Phuong Nam Co., Ltd)

8.2 Yếu tố nhà cung ứngĐánh bắt và nuôi trồng thủy sản là ngành bị phụ thuộc khá nhiều vào các điều kiện tự nhiên như thiên tai; dịch bệnh có thể bất ngờ xảy ra khiến cho rủi ro kinh doanh

26

Page 33: Chiến Lược Minh Phú

là khá lớn. Theo VASEP( Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam) dự báo, nguồn nguyên liệu sẽ vẫn thiếu hụt trầm trọng trong những năm tiếp theo. Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong ngành phải cạnh tranh thu mua với nhau càng đẩy giá tăng cao hơn.

Đối với sản phẩm chủ lực của công ty là con tôm, nguồn cung gặp phải những khó khăn sau:

Thứ nhất, nguồn nguyên liệu nuôi trồng thường bị tình trạng tôm chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm; môi trường sinh thái bị biến động; con giống nhiễm bệnh...ảnh hưởng tới nguồn thu mua của công ty.

Thứ hai, giá thức ăn chăn nuôi; thuốc kháng sinh chữa bệnh đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây cũng khiến cho giá thu mua tăng cao.

Thứ ba, hoạt động đánh bắt xa bờ thì bị phụ thuộc vào giá dầu nguyên liệu. Thực tế khi giá dầu tăng cao khiến cho ngư dân không tiếp tục đánh bắt xa bờ khiến cho nguồn cung của công ty bị sụt giảm.

MPC có hai nguồn thu mua chính đó là từ các ngư dân đánh bắt xa bờ, các hộ nuôi tôm ở địa phương và nguồn thứ hai là từ các dự án nuôi trồng của chính các công ty. Tuy nhiên nguồn thứ hai thường chiếm tỷ trọng tương đối thấp thông thường chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu. Như vậy là nguồn cung nguyên liệu về phía bản thân các doanh nghiệp là không chủ động được. Để hạn chế điều này MPC thường ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp ngay từ đầu vụ với khối lượng nhiều nhằm giảm thiểu rủi ro. Thêm vào đó MPC cũng đang triển khai các dự án nuôi tôm tại Công ty TNHH giống thủy sản Minh Phú và công ty Minh Phú - Kiên Giang trên diện rộng nhờ đó kiểm soát được chất lượng tôm và dễ dàng cho việc truy xuất nguồn gốc khi cần.

8.3 Yếu tố khách hàngTừ nhiều năm qua MPC luôn là doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam. Mỹ là thị trường chính chiếm 39%, tiếp đến là Nhật (21%) , Canada (12%). Nguồn: BCTC 2014 MPC. Đây đều là các thị trường khó tính, đặc biệt Mỹ. Việc Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thị trường xuất khẩu cho thấy nỗ lực lớn từ công ty, tuy nhiên, nó cũng khiến công ty lệ thuộc mạnh vào các chính sách nhập khẩu ở những nước này cũng như khả năng ép giá cao.

Rõ ràng khi kinh tế các nước này bị sụt giảm mạnh; tỷ lệ thất nghiệp gia tăng; thu nhập bình quân đầu người giảm dẫn đến nguồn cầu bị suy yếu khiến cho hoạt động của Minh Phú trở nên khó khăn hơn. Mỹ thường áp dụng các rào cản thương mại và chính sách xem xét lại mức thuế phá giá hàng năm. Vì vậy, MPC đang áp dụng nhiều biện pháp để tiếp tục giữ vững thị phần tại đây và thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường nhằm tìm kiếm các thị trường mới. Phân khúc thị trường MPC đang kinh doanh đó là:

Thị trường chủ lực, chiếm thị phần lớn: Mỹ, Nhật, Canada,… Thị trường tiềm năng: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,…

27

Page 34: Chiến Lược Minh Phú

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA MINH PHÚ 2 NĂM GẦN NHẤT

Nguồn: Tài liệu chương trình ĐHĐCĐ thường niên 4/2015

Hinh 15 Kim ngạch xuất khẩu của công ty 2013-2014

8.4 Yếu tố rào cản xâm nhập ngànhNăm 2014, các thị trường xuất khẩu lớn như Thái Lan, Trung Quốc giảm mạnh về sản lượng cung cấp do dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) lan rộng tại các quốc gia này. Sản lượng tôm cung cấp của Thái Lan đã giảm khoảng 8%, tương đương 230.000 tấn. Cùng trong những điều kiện thuận lợi của ngành thủy sản như giá nguyên liệu đầu vào, những hỗ trợ từ phía Chính phủ, thì rào cản gia nhập ngành tương đối thấp, nhiều doanh nghiệp nước ngoài với tiềm lực về vốn, công nghệ, sẽ đầu tư vào thị trường ngành. Từ đó tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp đang tham gia trong ngành. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp gia nhập ngành là khả năng nắm bắt thị trường và đáp ứng của yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập khẩu.

8.5 Yếu tố sản phẩm thay thếSản phẩm thay thế được xác định là các sản phẩm chế biến từ khai thác thủy sản biển ở các tỉnh ven biển trong khu vực và các sản phẩm thủy sản khác của các nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới. Nhìn chung các sản phẩm thay thế đối với mặt hàng thủy sản là rất nhiều. Do đó, Minh Phú cần phải giữ được khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh bằng cách đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như đa dạng về chủng loại, áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến trong khâu chế biến, giá cả hợp lý, và cả phương thức bán hàng cũng phải đặc biệt chú ý.

28

Page 35: Chiến Lược Minh Phú

9) Môi trường bên trong

29

Các hoạt

động hỗ

trợ

Thu muaVùng nguyên liệu được thu mua từ các nhà cung cấp có danh tiếngThực hiện tốt đánh giá các nhà cung ứng theo tiêu chuẩn ISOĐầu vào chất lượng cao, thương hiệu nổi tiếng.

Phát triển công nghệLà công ty được đánh giá có tốc độ phát triển công nghệ mạnh, hiện đại nhất Châu Á – Thái Bình Dương, nhập mới 100% mỗi dây chuyền sản xuất một dòng sản phẩm. Công nghệ đồng bộ, khép kín, ứng dụng tiến bộ của tin học. Quy trình trong phân loại, lưu kho và kiểm soát đầu vào tốt.

QT nguồn nhân lựcĐội ngũ nhân viên có tầm nhìn, nhiệt huyết, chuyên môn và kinh nghiệm được tạo và làm việc theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000Chính sách lao động và tuyển dụng, đãi ngộ theo hướng mở, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và thế giới,“ Con người phù hợp là tài sản quý nhất của Doanh Nghiệp”

biên

tế

nhuận

Lợi

Dịch vụ hậu mãiWebsite: www.minhphu.com - kênh thông tin chính thức dành cho nhà đầu tư, đối tác và người tiêu dùng tìm hiểu về sản phẩm và hoạt động của Minh Phú.

Marketing và bán hàng

Sau khi trải qua giai đoạn “ tạo sự nhận biết cho khách hàng về thương hiệu” ,đầu tư chuyển sang giai đoạn “ tạo dựng cảm xúc”

Tặng học bổng và các hoạt động vì cộng đồng đã tạo nên thương hiệu thân thiện và trách nhiệm

Logisticsđầu ra

Phân phối chủ yếu qua 3 kênh: Nhà phân phối, đại lý và hệ thống Minh Phú. Bên cạnh đó còn PP qua siêu thị.

+ >200 Nhà PP mạnh +

+ 120.000 điểm bán

Vận hànhQuản lý đầu vào nhằm tối thiểu tổn thất hoặc giảm chất lượng cùng với hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt theo từng điểm nút của quy trình chế biến.

Khâu lưu kho, kiểm tra lượng tồn kho đưc tổ chức tốt.

Logistics đầu vàoTập trung mọi nguồn lực cho lĩnh vự kinh doanh cốt lõi – ngành thực phẩm. Có chính sách đầu tư, liên doanh, liên kết với các nhà cung ứng nguyên liệu, vùng nguyên liệu

Phân tích, đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng và sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO

Thời gian chính xác trong việc tiếp nhận hàng

Cơ sở hạ tầng Tài chính công ty khá vững mạnh

Hệ thống xử lý chất thải nghiêm ngặt và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, xem đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng bộ phận Nghiên cứu hát triển (RD) mà còn là trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc.

Xuyên suốt hành trình Minh Phú không ngừng nỗ lực đa dạng sản phẩm phục vụ người tiêu dùng và mang “vị hạnh phúc” ngọt ngào cho những phút giây sum họp, cho tình thân thêm bền chặt qua mỗi dịp lễ tết.

Page 36: Chiến Lược Minh Phú

9.1 Hoạt động chính9.1.1 Logistics đầu vào

Tập đoàn có quy trình sản xuất khép kín với tổng cộng 250 ao nuôi cá, 623 ao nuôi tôm, với tổng diện tích hơn 1000ha, công ty có thể chủ động cung cấp được nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến.

Với quy trình sản xuất khép kín cùng những công nghệ sản xuất và nuôi trồng tiên tiến, được kiểm soát chặt chẽ nên nguyên liệu đầu vào luôn đạt chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh.

Tất cả các nhà máy chế biến được xây dựng cập bờ sông nên rất thuận lợi trong việc vận chuyển từ ao nuôi về nhà máy. Đây là các yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo độ tươi, màu sắc và kết cấu thịt trong các sản phẩm của Minh Phú

Công ty luôn tìm kiếm nguyên liệu sản xuất thức ăn mới nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào tạo được lợi thế cạnh tranh nhất định.

Liên kết với các đơn vị sản xuất thức ăn tôm hàng đầu Việt Nam và thế giới, để đầu tư, xây dựng nhà máy thức ăn cho tôm, cung cấp thức ăn cho tôm cho các công ty nuôi trồng thuộc tập đoàn Minh Phú, tạo thành một quy trình sản xuất khép kín. Phấn đấu đến 2015, Minh Phú sẽ tự nuôi 5000ha nuôi tôm công nghiệp để tự cung cấp trên 70% nhu cầu nguyên liệu đầu vào của công ty.

Hệ thống thùng lạnh hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt tiện dụng trong việc nhận và trả hàng, mỗi thùng có thể vận chuyển đến 8,5 tấn tôm nguyên liệu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất.

9.1.2 Vận hànhCông ty áp dụng hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn như HACCP, ISO 9001:2000, GMP, SSOP, ACC, Global Gap, BRC, BAP, ISO 22000:2005,…

Máy móc được bảo trì và kiểm tra thường xuyên 2 lần/ năm.

Ngày 1/1/2015, hệ thống SAP ERP do FPT IS (Công ty Hệ thống thông tin FPT) triển khai chính thức vận hành tại Tập đoàn Minh Phú. Trong những tuần đầu tiên vận hành chính thức và online đã giúp Minh Phú có hệ thống quản trị vận hành đồng bộ và thống nhất trong tất cả hoạt động của Công ty. Trong đó, các quy trình hoạt động liên kết và kiểm soát số liệu qua từng bộ phận cho ra số liệu chính xác và kịp thời.

Quản lý chất lượng sản phẩm

Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng

Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, do tổ chức BVQI của Anh Quốc cấp tháng 10/2002.

30

Page 37: Chiến Lược Minh Phú

Hệ thống chất lượng ISO 9001:2000 được công ty tuân thủ nghiêm ngặt. Từ năm 2002 đến nay, công ty đã được tổ chức BVQI tiến hành tái đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của Công ty theo chu kỳ cứ 6 tháng tái đánh giá một lần với kết quả tốt.

Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện bởi bộ phận Quản lý kiểm soát chất lượng (Q&A) và bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D)

Vấn đề an tòan vệ sinh thực phẩm

An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề được Công ty hết sức chú trọng, xem đây là một trong những tiêu chí tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm Hùng Vương. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện liên tục từ khâu nguyên liệu đến khâu bán hàng rất chặt chẽ như sau:

- Trong quá trình sản xuất :

Đặt ra các quy định chặt chẽ về vệ sinh trong quá trình sản xuất. Các công nhân trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm đều được trang bị những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, tất cả đều phải mang khẩu trang, găng tay, đội mũ trùm đầu. Các dụng cụ sản xuất và chứa nguyên liệu được vệ sinh thường xuyên và định kỳ theo chế độ riêng cho từng bộ phận trên dầy chuyền sản xuất.

Luôn có một đội ngũ nhân viên kiểm soát chất lượng (QC) đảm nhận việc theo dõi, giám sát việc chấp hành các quy định về vệ sinh trong quá trình sản xuất.

- Đối với thành phẩm:

Thành phẩm được đóng gói trong bao bì kín, đảm bảo vệ sinh.

Hướng dẫn nhân viên bán hàng và nhà phân phối cách bảo quản, trưng bày sản phẩm theo đúng yêu cầu của từng lọai sản phẩm tránh tình trạng sản phẩm bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng.

Nhận xét : Vệ sinh an toàn thực phẩm là một điểm mạnh cần phát huy của Công ty. Tuy nhiên để đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khắc khe của các nước trên thế giới và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang nóng bỏng như hiện nay, cần phải nhanh chóng đạt, áp dụng hệ thống HACCP và các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến khác của thế giới.

9.1.3 Logistics đầu raNguyên liệu sau khi chế biến sẽ được bao gói, đóng thùng và vận chuyển thẳng bằng đường bộ đến kho lạnh để bảo quản.

Sản phẩm được đóng gói bao bì kĩ lưỡng và đẹp mắt.

Sản phẩm đầu ra được kiểm tra chất lượng chặt chẽ một lần nữa trước khi nhập kho lạnh.

31

Page 38: Chiến Lược Minh Phú

Mở thêm các công ty phân phối ở Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc,…để tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng hiệu quả sản xuất, chế biến, xuất khẩu và phân phối trên toàn cầu, thực hiện phân phối sản phẩm đúng lúc và đảm bảo chất lượng đầu ra.

9.1.4 Marketing và bán hàngChính sách giá cả và thanh toán:

Công ty thực hiện chính sách thanh toán linh động cho từng đối tượng khách hàng để giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh, có mức chiết khấu hợp lý cho trung gian và các nhà nhập khẩu theo hình thức ký gửi. Bên cạnh đó Công ty thực hiện chính sách giá cả cạnh tranh để tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ.

Công ty thực hiện chính sách giá phù hợp cho từng phân khúc thị trường. Do việc quản lý giá thành khá tốt nên tỷ lệ chiết khấu dành cho nhà phân phối của công ty khá cao so với các đối thủ cạnh tranh, vì vậy việc mở rộng mạng lưới phân phối của tương đối dễ dàng.

Siêu thị là kênh phân phối chủ yếu của công ty.

Với một quy trình khép kín công ty có thể hạ thấp giá thành sản phẩm nên các sản phẩm đều có giá rất cạnh tranh.

Hoạt động PR:

In ấn Catalogue giới thiệu sản phẩm Xây dựng trang Website giới thiệu về công ty và sản phẩm Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước Tham gia các hội chợ chuyên ngành thuỷ sản trong và ngoài nước: Hội chợ

Thủy sản Boston (Mỹ )Hội chợ Thủy sản bờ Tây (Mỹ), Hội chợ Thủy sản tại Nhật bản, Hội chợ Thủy sản Châu Âu Brusel (Bỉ), Hội chợ Vietfish (Vietnam)

Hàng năm luôn duy trì hoạt động thăm viếng, chăm sóc khách hàng. Tiếp thị và giới thiệu và chào bán sản phẩm qua email. Gửi hàng mẫu cho khách hàng để khách hàng thực hiện các công tác tiếp

thị. Xây dựng thương hiệu trong và ngoài nước. Chăm sóc khách hàng chu đáo, phúc đáp khách hàng kịp thời.

Họat động nghiên cứu thị trường

Công ty triển khai họat động nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức:

Tiến hành thu thập ý kiến người tiêu dùng trong quá trình bán hàng thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị của công ty và nhà phân phối, từ đó luôn nhận được những thông tin phản hồi để cải tiến sản phẩm và sản xuất những sản phẩm mới.

32

Page 39: Chiến Lược Minh Phú

Thông qua các công ty tư vấn chuyên nghiệp, công ty đã tổ chức khảo sát nhu cầu thị trường, khảo sát hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo đối với người tiêu dùng…

Các hoạt động nghiên cứu thị trường đã có những tác động rất tích cực đến chiến lược sản phẩm và chiến lược kinh doanh nói chung của công ty, góp phần không nhỏ đến sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Luôn luôn tiềm kiếm các thị trường tiềm năng mới để mở rộng thị trường

9.1.5 Dịch vụ hậu mãiBộ phận chăm sóc khách hàng được công ty đào tạo bài bản, luôn niềm nở và tiếp thu ý kiến của khách hàng.

Website: www.minhphu.com - kênh thông tin chính thức dành cho nhà đầu tư, đối tác và người tiêu dùng tìm hiểu về sản phẩm và hoạt động của Minh Phú.

Trên mỗi bao bì sản phẩm đều có in số điện thoại và địa chỉ của công ty để đảm bảo cho khách hàng có thể khiếu nại khi có gì không hài lòng.

9.2 Các hoạt động hỗ trợ9.2.1 Cấu trúc hạ tầng công ty

Trong năm 2015, thủy sản Minh Phú tiếp tục mở rộng sản xuất, không chỉ chú trọng vào công nghệ dây chuyền sản xuất, mà còn tập trung nâng cấp toàn bộ hệ thống nguồn điện cho các cơ sở sản xuất, bắt đầu bằng giải pháp UPS-3 pha cho máy phân loại tôm của Nhà máy Thủy sản Minh Phú Hậu Giang.

Tài chính công ty khá vững mạnh

Hệ thống xử lý chất thải nghiêm ngặt và đảm bảo vệ sinh môi

trường.

Đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm

mới, xem đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng bộ phận Nghiên cứu

và phát triển (R&D) mà còn là trách nhiệm của Hội đồng quản trị và

Ban giám đốc.

9.2.2 Quản trị nguồn nhân lựcCông ty luôn đặt mục tiêu quản lí chất lượng lên hàng đầu trong toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Với khẩu hiệu “Minh Phú luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và thõa mãn mọi yêu cầu cầu của khách hàng”.

Đội ngũ nhân viên đông đảo, có trình độ chuyên môn cao, cùng bộ máy quản lí khoa học. Công tác huấn luyện và đào tạo được đầu tư kĩ lưỡng.

33

Page 40: Chiến Lược Minh Phú

Để tạo sự gắn bó lâu dài với công ty, Minh Phú đã áp dụng và quan tâm nhiều hơn đến chế độ lương thưởng, đãi ngộ…

Đối với họat động nghiên cứu phát triển, yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trong, hiện nay, bộ phận Nghiên cứu và Phát triển có hơn 30 chuyên gia về lĩnh vực chế biến thực phẩm được đào tạo từ các trường Đại học trong và ngòai nước, có nhiều kinh nghiệm thực tế và gắn bó ngay từ những ngày đầu thành lập. Ngoài việc cử nhân viên sang nước ngoài tham gia các khóa học ngắn hạn, hàng năm, công ty còn mở các khóa đào tạo ngắn hạn về công nghệ sản xuất mới cho đội ngũ nghiên cứu phát triển với sự giảng dạy của các chuyên gia nước ngòai. Công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên R&D tiếp cận với những thông tin mới nhất về sản phẩm mới, công nghệ mới, xu hướng mới của thị trường.

Định hướng nhân viên tham gia vào Minh Phú điều trở thành một thành viên của một gia đình, và cùng hướng đến “Xây dựng Minh Phú thành Đại gia đình bản sắc Văn hoá Việt”

9.2.3 Phát triển công nghệNhóm Công ty Minh Phú được trang bị hệ thống máy móc hiện đại , với những dây chuyền sản xuất tiên tiến , được nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Anh, Mỹ, có ưu điểm tỷ lệ hao hụt và nhiên liệu tiêu thụ thấp.

Phát triển công nghệ chính là “lực đẩy” giúp thương hiệu thủy sản Minh Phú thành công trong suốt nhiều năm qua, nâng cao được hiệu quả sản xuất, năng suất chế biến, sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm phục vụ cả khách hàng nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là tại các thị trường khó tính như châu Âu hay Nhật Bản.

Trong khi các doanh nghiệp thủy sản khác còn đang đắn đo đâu là sản phẩm chủ đạo hay chưa dám mạo hiểm đầu tư những công nghệ đòi hỏi vốn cao, năng lực chuyên môn tốt, thì từ năm 2009, Minh Phú đã tập trung đổi mới, đưa vào ứng dụng những giải pháp công nghệ tiên tiến trên thị trường để nâng cao hiệu quả, tạo sự khác biệt trong từng mặt hàng giá trị gia tăng như tôm cao cấp hay tôm ăn liền.

Nhờ dồn sức vào công nghệ, tập đoàn Minh Phú trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường tôm xuất khẩu, năm 2014 vừa qua, Minh Phú đã đạt được gần 16.000 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế là 1.057 tỷ đồng. Những con số ấn tượng đó một lần nữa minh chứng cho chiến lược tập trung phát triển công nghệ của Minh Phú là đúng đắn và thành công. Xét về khía cạnh thị trường, có thể nói Minh Phú đang chiếm vị trí dẫn đầu so với các doanh nghiệp trong ngành. chiếm 18,8% kim ngạch, và có tỷ trọng lợi nhuận khoảng 13,5% trong tổng số khoảng 30% lợi nhuận của toàn ngành.

9.2.4 Mua sắmCông ty nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại, và dây chuyền công nghệ tiên tiến, phục vụ tốt nhất yêu cầu đảm bảo chất lượng và số lượng đơn hàng.

34

Page 41: Chiến Lược Minh Phú

Phát triển các nguồn đầu vào khác nhau nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp, đồng thời xây dựng tốt mối quan hệ lâu dài với những nhà cung ứng tốt.

10) Phân tích lợi thế cạnh tranh- Ma trận SWOT10.1 Phân tích lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là các năng lực cốt lõi giúp công ty tồn tại và phát triển. Năng lực cốt lõi là những yếu tố thỏa mãn 4 tiêu chí : giá trị ( V ), khan hiếm ( R ), không thể bắt chước ( I ), không thể thay thế ( N ).

Mô hình xác định năng lực cốt lõi:

Tiêu chí V R I N NLCLCông nghệ + - - -Cơ sở hạ tầng + + - +Hoạt động đầu vào (vùng nguyên liệu,lưu trữ..)

+ + + + X

Hoạt động đầu ra (bao bì, phân loại..)

+ + + + X

Uy tín + + + + XNhân lực + + + + XChất lượng giống + + + + X

Marketing và bán hàng (định giá, quảng cáo, kênh phân phối, quan hệ khách hàng)

+ + - +

Dựa vào kết quả phân tích từ bảng trên, có thể kết luận rằng : Năng lực cốt lõi của công ty thể hiện ở hoạt động đầu vào, hoạt động đầu ra, uy tín, nhân lực, cũng như chất lượng giống. Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển các năng lực cốt lõi này để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và marketing bán hàng đã gần đạt tới năng lực cốt lõi của công ty, nên cần đẩy mạnh phát triển 2 yếu tố này, để gia tăng sức mạnh và tiềm lực của công ty.

Yếu tố công nghệ vẫn đang là điểm hạn chế của công ty, vấn đề này cần sự tư vấn rất nhiều từ những người có chuyên môn và vấn đề chính sách, chiến lược của

35

Page 42: Chiến Lược Minh Phú

công ty. Trong năm 2015 và giai đoạn sau 2016 – 2020, công ty đã đề ra chiến lược cải tiến công nghệ phù hợp, và đang trong giai đoạn tiến hành thực hiện.

Quy trình nuôi tôm khác biệt – tạo ra lợi thế cạnh tranh  

Khu nuôi tôm công nghệ cao (NTCNC) được bao bọc bởi tường rào kiên cố, có gắn hệ thống camera giám sát xung quanh. Người và phương tiện ra vào cổng đều được tiêu độc, khử trùng. Cách cổng ra vào khu vực nuôi tôm khoảng 100 m là nhà điều hành với những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát toàn bộ khu vực nuôi tôm.

Việc đầu tư xây dựng các hồ NTCNC cũng có sự khác biệt lớn so với nuôi tôm trên cát hay nuôi tôm bán thâm canh. Có tất cả 7 hồ (trong đó có 1 hồ chuyên chứa nước), mỗi hồ rộng 2.600 m2, sâu từ 2-2,6 m, đều nằm trong nhà kín. Hồ tôm xây dựng bằng bê tông xi măng và được phủ một lớp bạt bằng cao phân tử tổng hợp. Mỗi hồ được trang bị 4 máy sục khí và hệ thống máy làm lạnh hoạt động liên tục, nhằm đảm bảo nước luôn ở nhiệt độ 280C không phân tầng nước. Các trang thiết bị nói trên có thể di chuyển đến vị trí thích hợp hoặc nâng cao, hạ thấp tùy thuộc vào người điều khiển.

Quy trình NTCNC cũng rất khác biệt: Trước khi thả tôm post khoảng hơn tháng, chúng tôi cho nước biển vào hồ để xử lý và bổ sung vi sinh vật có lợi vào nước, đồng thời nuôi vi sinh vật, đảm bảo được mật độ thích hợp mới thả tôm vào nuôi. Nước trong hồ luôn phải có màu đỏ úa và có rất nhiều hạt floc trôi lơ lửng, trông không bắt mắt, nhưng rất hữu dụng. Chúng tôi thả tôm với mật độ 400 con/m2, tỉ lệ tôm sống đạt 98%, cao rất nhiều lần so với mật độ thả tôm nuôi thông thường.

Trong ao nuôi tôm, thay vì nuôi tảo, chúng tôi tạo môi trường nuôi với các vi khuẩn dị dưỡng có lợi, phân hủy chất thải trong ao nuôi thành cơ chất mà tôm có thể sử dụng lại; không tạo thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Bởi vậy ao nuôi luôn hiện diện vi khuẩn dị dưỡng, chúng có khả năng đồng hóa chất thải hữu cơ (trong đó có thức ăn và chất thải tôm nuôi), chuyển thành sinh khối của vi khuẩn rất giàu protein trong thời gian rất ngắn mà không cần ánh sáng như các loại tảo. Các vi khuẩn dị dưỡng luôn được giữ lơ lửng liên tục trong nước, khi đã đạt mật độ nhất định, chúng sẽ kết dính với nhau thành những hạt nhỏ, gọi là hạt floc (floc có 2 - 20% tế bào sống và 60 - 70% là chất hữu cơ). Trên hạt floc, ngoài các vi khuẩn dị dưỡng, còn có nhiều sinh vật khác, như nấm, tảo, động vật phù du. Vì thế, các hạt floc có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn thức ăn tốt cho tôm, nên đã giảm được khoảng 30% lượng thức ăn cho tôm hàng ngày, góp phần giảm phí đầu tư.

Sau khoảng 2 tháng thả nuôi, sẽ tỉa thưa những con tôm chậm lớn để bán (lượng tôm tỉa thưa từ 30-40% tổng lượng tôm đang thả nuôi), vừa đảm bảo tôm trong hồ phát triển tốt nhất, vừa có chi phí tiền thức ăn, tiền điện… Một tháng sau, nước từ

36

Page 43: Chiến Lược Minh Phú

hồ tôm được tháo sang hồ chuyên chứa nước để thu hoạch toàn bộ tôm nuôi, sau đó lại đưa nước trở lại hồ cũ để thả tôm nuôi (chỉ cần 3 ngày sau thu hoạch là có thể thả tôm nuôi) và hoàn toàn không dùng nước ngọt để nuôi tôm. Sở dĩ không thải nước ra môi trường vì nguồn nước cũ rất có giá trị. Với cách nuôi này, vấn đề môi trường xanh, sạch luôn được đảm bảo, tôm nuôi rất an toàn.

10.2 Phân tích ma trận SWOTMa trận SWOT Cơ hội (O)

Xuất khẩu thủy sản (tôm) là ngành chủ lực, chiếm tới 5% GDP, nhận được nhiều quan tâm và ưu đãi từ nhà nước

Là công ty đầu ngành, Minh Phú có lợi thế hợp nhất nghành, mua lại các công ty nhỏ hơn.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả sơ bộ rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh NK từ Việt Nam giai đoạn từ 1/2/2013 đến 31/1/2014 với mức thuế giảm mạnh so với POR8.

Việt Nam gia nhập WTO, các hiệp định thương mại, TPP giúp thị trường được mở rộng đáng kể.

Ngân hàng nhà nước cho vay xuất khẩu với lãi suất ưu đãi 14%

Nghị định 36 đi vào thực tiễn bảo vệ quyền lợi của người làm ăn chân chính

Việt Nam có lợi thế đường bờ biển dài và hệ thống mặt nước nội địa rộng hơn 1.4 triệu hecta là tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp

Nguy cơ (T) Một số doanh nghiệp trong

ngành cạnh tranh không lành mạnh, phá giá bán sản phẩm.

Các rào cản thương mại ở các nước thương mại ngày càng gay gắt

Vai trò của các hội nghề nghiệp mờ nhạt: chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người sản xuất chưa được thể hiện rõ.

Biến động về giá cả, nguyên liệu đầu vào.

Tác động ô nhiễm môi trường từ các trang trại nuôi trồng và nhà máy chế biến.

Các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng mạnh.

Thuế chống bán phá giá tôm trong đợt xem xét hành chính POR8 ở mức cao nhất từ trước đến nay Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chịu mức thuế 4,98% ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh mặt hàng tôm của Việt Nam tại Mỹ, ảnh hưởng về việc cân bằng tài chính của các doanh nghiệp.

Chi phí cho hoạt động xuất khẩu gia tăng, tạo gánh nặng và áp lực lớn cho DN: Phí dịch vụ container

37

Page 44: Chiến Lược Minh Phú

thủy sản.. Nhu cầu sử dụng thủy

sản theo FAO dự báo sẽ đạt 183 triệu tấn (2015)

Diện tích và sản lượng tôm nuôi tăng mạnh trong những tháng đầu năm, diện tích tôm bị dịch bệnh giảm, trong khi sản lượng của các nước cạnh tranh như Thái Lan tiếp tục giảm 50% và Trung Quốc chưa hồi phục.

Mô hình nuôi tôm cùng cá rô phi để phòng ngừa dịch bệnh EMS đang được đánh giá cao, hy vọng sẽ được nhân rộng cho ngành nuôi tôm.

Ngành tôm Thái Lan gặp nhiều khó khăn như sản lượng giảm mạnh do ảnh hưởng của EMS (Hội chứng tôm chết sớm), EU cắt giảm ưu đãi thuế quan cho mặt hàng tôm chín của nước này trong năm nay và năm tới là tôm nguyên liệu, và gần đây nhất là thông tin về việc sử dụng lao động bất hợp pháp trong ngành thủy sản của nước này. Đây là cơ hội tốt Việt Nam đã và sẽ tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU và Mỹ.

Giá trung bình tôm Việt Nam luôn cao hơn Ấn Độ do sản phẩm chế biến sâu hơn và tốt hơn, trong khi Ấn Độ thường sản xuất sản phẩm tôm đông lạnh dạng block.

(THC), phí mất cân đối container (CIC), phí vệ sinh container, phí sửa chữa vỏ container, phí đặt cược container (đối với hàng đông lạnh), phí tắc nghẽn cảng (PCS)..phí thủ tục, phí hóa đơn, phí lưu kho bãi, phí cầu đường, phí giao hàng lẻ theo container....

Hoạt động XNK bị ảnh hưởng do tắc nghẽn tại các cảng bốc dỡ.

Cơ sở hạ tầng cảng biển, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được tình hình thực tế và chỉ xảy ra tại thời điểm này do ảnh hưởng của việc siết chặt trọng tải và việc sự cố khi triển khai áp dụng khai hải quan điện tử VNACCS Khó khăn liên quan đến thuế - phí và hải quan- Thuế nhập khẩu áp dụng cho 1 số nhóm thủy sản có giá trị thương mại cao (tôm, cá ngừ, mực-bạch tuộc...), đang được các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu cho sản xuất xuất khẩu

Dịch bệnh EMS thực sự vẫn là nỗi lo lớn cho người nuôi tôm và doanh nghiệp

Rào cản kỹ thuật: Quy định kiểm tra OTC đối với 100% tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản gây khó khăn cho doanh nghiệp tôm, làm giảm sức cạnh tranh trước đối thủ là Ấn Độ và Indonesia.

Chính sách hỗ trợ tín dụng

38

Page 45: Chiến Lược Minh Phú

Hoạt động khai thác thuận lợi nhờ thời tiết và nhờ việc triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) về một số chính sách phát triển thủy sản và hỗ trợ ngư dân sản xuất tại các vùng biển xa. Do vậy, xuất khẩu mực, bạch tuộc, cua ghẹ và các loại cá biển khác đều tăng trong 9 tháng đầu năm nay.

Lệnh cấm nhập khẩu của Nga đối với thủy sản EU, Mỹ, Na Uy, Australia và Nhật Bản là cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam thâm nhập trở lại thị trường này

chưa hiệu quả Gánh nặng tiêu chuẩn đối

với sản phẩm xuất khẩu

Mặt mạnh (S) Dẫn đầu thị

phần ngành. Trung thực,

uy tín với khách hàng, đối tác và tuân thủ Luật pháp.

Năng lực quản lí tốt, lãnh đạo kinh nghiệm tâm huyết.

Cơ sở thiết bị hiện đại, tài chính mạnh, dễ huy động vốn

Chuỗi sản xuất khép kín từ thức ăn – con

S/O1.Mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm2.Phát triển sản phẩm mới, tăng cường xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường.3.Liên kết với các đối tác có uy tín trong và ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm.4. khép kín chuỗi cung ứng tiết kiệm chi phí đầu vào, chủ động trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các công ty chăn nuôi thuỷ sản khác thông qua các công ty con 5.Đa dạng hoá sản phẩm chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu và tạo lợi thế cạnh tranh.

S/T1.Tăng cường công tác Marketing, giữ vững chất lượng sản phẩm,uy tín thương hiệu.2. Phát triển thị trường, tìm hiểu kỹ các hàng rào kỹ thuật ở các nước nhập khẩu, theo dõi tình hình nguồn nguyên liệu đầu vào.

39

Page 46: Chiến Lược Minh Phú

giống – nuôi trồng – chế biến – xuất khẩu.

Quy trình công nghệ hiện đại đạt chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, HACCP, GAP,ASC…

Mặt yếu (W) Nợ vay còn

khá cao trong cơ cấu vốn

Thông tin yếu và nhiễu thông tin đang làm khó khăn cho việc lựa chọn quyết định

Giữa người nuôi và doanh nghiệp thiếu sự liên kết chặt chẽ

W/O Thực hiện mô hình liên kết Doanh nghiệp-Nông dân tạo thành chuỗi cung ứng khép kín và vùng nguyên liệu bền vững

W/T -Liên minh , thuyết phục các doanh nghiệp, củng cố vị thế của Hiệp Hội và thường xuyên gặp gỡ bàn luận về định hướng phát triển của ngành cũng như tạo sự đoàn kết thống nhất làm nên thương hiệu -Kiến nghị Chính Phủ nghiên cứu thành lập quỹ phát triển riêng với chính sách tín dụng và lãi suất linh hoạt như cho vay

PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2016 - 202011) Các căn cứ để xây dựng chiến lược

Tình hình thị trường thủy hải sản trong và ngoài nước đến năm 2020 Triển vọng ngành và tiềm năng phát triển thủy sản vẫn còn rất lớn

40

Page 47: Chiến Lược Minh Phú

Vị thế đạt được của công ty trong ngành (luôn đứng đầu danh sách các doanh nghiệp về thủy sản nói chung và con tôm nói riêng)

Tình hình hoạt động thực tiễn của công ty Minh Phú trong thời gian qua, môi trường cạnh tranh trên thị trường cùng việc kết hợp các điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội một cách tốt nhất để đưa ra chiến lược

Căn cứ vào định hướng phát triển của ngành thực phẩm đến năm 2020

12) Dự báo ngành12.1 Dự báo thị trường trong nước

*Dự báo cung-cầu nguyên liệu thủy sản trong nước

Theo thống kê giai đoạn 2001-2011, tổng sản lượng thủy sản tăng bình quân 8,36%/năm, đây là giai đoạn có thể nói đưa vào sử dụng gần hết tiềm năng diện tích. Vì vậy đến năm 2020, chúng ta khó có thể đạt tốc độ tăng trưởng như giai đoạn trước mà chỉ dừng lại ở mức 2,86%/năm, thấp hơn giai đoạn 10 năm trước khoảng 5,5%/năm. Cụ thể các chỉ tiêu dự báo lượng cung cầu thủy sản ở Việt Nam đến năm 2020 (chi tiết bảng 3.1).

TT Hạng mục Đvt 2010 2011 2015 2020

I Tổng sản lượng thủy sản

1 Sản lượng thủy sản nuôi2 Sản lượng thủy sản khai

thác

Nghìn tấn

Nghìn tấn

Nghìn tấn

5.128

2.708

2.420

5.320

3.000

2.320

5.800

3.600

2.200

6.900

4.500

2.400

II Chế biến xuất khẩu

1 Sản lượng chế biến2 Giá trị

Nghìn tấn

Triệu USD

1.353

5.033

1.522

6.110

1.620

7.500

2.000

11.000

III Chế biến cho nhu cầu nôị điạ

1 Sản lượng chế biến2 Giá trị

Nghìn tấn

Tỷ đồng

685

12.980

728

13.788

810

17.510

950

22.790

IV Tổng nhu cầu Nghìn 3.730 4.023 4.606 6.080

41

Page 48: Chiến Lược Minh Phú

nguyên liêụ1 Chế biến xuất

khẩu2 Chế biến nôị

điạ

tấn

Nghìn tấn

Nghìn tấn

2.570

1.160

2.729

1.294

2.936

1.670

4.180

1.900

V Khả năng cung cấp trong nước

1 Từ NTTS2 Từ KTTS3 Nhâp khẩu

Nghìn tấn

Nghìn tấn

Nghìn tấn

Nghìn tấn

3.320

2.0601.260410

3.448

2.1881.260514

3.766

2.5061.260620

5.080

3.8201.2601.000

VI Tiêu thu thủy sản tươi sống

nội địa1 Từ NTTS2 Từ KTTS

Nghìn tấn

Nghìn tấn

Nghìn tấn

1.808

3601.448

1.811

7861.025

1.814

976838

1.820

1.140680

Hinh 16 Dư báo cung-cầu nguyên liệu ở trong nước đến năm 2020 (nguồn VASEP)

Dự báo tổng nhu cầu nguyên liêụ thủy sản cho chế biến đến năm 2020 khoảng trên 6 triệu tấn, trong đó đối với sản phẩm cá các loại chiếm khoảng 68,62%, sản phẩm tôm các loại chiếm 13,93%, sản phẩm mực và bạch tuộc chiếm 6,35%, và sản phẩm thủy hải sản khác chiếm 11,1%.

12.2 Dự báo thị trường nước ngoàiMột thông tin đáng phấn khởi cho con tôm Việt Nam khi mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả sơ bộ rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh NK từ Việt Nam giai đoạn từ 1/2/2013 đến 31/1/2014 với mức thuế giảm mạnh so với POR8.

Theo kết quả sơ bộ này, mức thuế trung bình 0,93% đã giảm mạnh so với mức thuế của kỳ xem xét lần trước POR8 với 6,37%. Trong 3 bị đơn bắt buộc thì Minh Phu Seafood Corp có mức thuế cao nhất là 1,5%, Thuan Phuoc Corp là 1,06% và Fimex Việt Nam là 0%, các bị đơn tự nguyện khác chịu mức thuế là 0,93%. Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), nguyên nhân chính giúp cho mức thuế này giảm so với lần trước đó là DOC đã dựa trên các dữ kiện phù hợp từ 3 nước là Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia để tính giá thành.

42

Page 49: Chiến Lược Minh Phú

Khi được hỏi về tác động của quyết định trên từ phía Mỹ, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP nhìn nhận, đây mới là kết quả sơ bộ (kết quả cuối cùng sẽ được công bố sau 90 ngày kể từ ngày công bố kết quả sơ bộ) nên hiện chưa tác động đến mức tăng trưởng xuất khẩu (XK) tôm nói chung, XK tôm sang thị trường Mỹ nói riêng. Tuy nhiên, quyết định này có tác động đến mặt tâm lý đối với cả DN Việt Nam và nhà NK Mỹ. Theo đó, các nhà NK thấy khả năng tôm Việt Nam chịu mức thuế thấp nên có thể sẽ tăng lượng giao dịch.

Như vậy, việc Mỹ công bố mức thuế sơ bộ phần nào giúp các DN Việt Nam yên tâm hơn với thị trường XK lớn nhất của con tôm Việt Nam. Bên cạnh đó, vào thời điểm này, ngành tôm đang trông chờ nhiều vào Hội chợ Thủy sản Quốc tế Boston 2015 sẽ tổ chức vào ngày 15/3 tới để biết được mức độ quay trở lại thị trường tôm của các nhà NK ra sao, nhất là các nhà NK Mỹ. Bởi theo VASEP, DN không trông chờ vào việc ký kết ngay hợp đồng tại hội chợ này mà đây sẽ là dịp để DN nắm bắt được khuynh hướng, nhu cầu NK của đối tác để chuẩn bị lên kế hoạch kinh doanh, đồng thời có thêm đối tác.

Trong khi DN đang chờ tín hiệu tốt từ thị trường Mỹ thì những thị trường khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia cũng được đánh giá là thị trường XK tiềm năng cho mặt hàng này. Cụ thể, thị trường Hàn Quốc được nhìn nhận là thị trường tiềm năng nhất bởi nhu cầu của thị trường này. Năm 2014, với việc tăng tới 36,4% về lượng và 59,7% về giá trị tôm XK sang Hàn Quốc, Việt Nam đã trở thành nước XK tôm lớn nhất vào nước này với 27.791 tấn, trị giá trên 290 triệu USD. Tôm Việt Nam chiếm gần  nửa trong tổng lượng tôm NK của Hàn Quốc (62.878 tấn). Đặc biệt, Việt Nam và Hàn Quốc đã kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại từ do (FTA) Việt Nam-Hàn Quốc và tiến tới ký kết trong năm 2015. Với đà XK của năm trước cộng với thuận lợi khi FTA được ký kết (khi đó thuế quan được cắt giảm) sẽ mở ra cơ hội lớn hơn nữa cho con tôm Việt Nam, tạo thuận lợi hơn về XK…

Theo đánh giá của VASEP, tôm của Việt Nam vẫn là  mặt hàng được nhiều thị trường ưa chuộng nên vẫn có mức tiêu thụ tương đối lớn. Năm 2015, tôm vẫn là mặt hàng tiếp tục có đóng góp lớn cho kim ngạch XK của ngành thủy sản với kim ngạch khoảng 4 tỷ USD.

Thị trường2015 2020SảnLượng(nghìn tấn)

Tỷtrọng(%)

Giátrị (Triệu USD)

Tỷtrọng(%)

SảnLượng

Tỷtrọng(%)

Giátrị

Tỷtrọng(%)

1 EU 2 Nhật Bản 3 Mỹ 4Trung Quốc 5 ASEAN

415252201172

25,6115,5512,4310,60

1.5391.8931.500436

20,5225,2320,005,81

643217212205

32,1510,8510,6010,25

2.5902.2352.080805

23,5520,3218,917,32

43

Page 50: Chiến Lược Minh Phú

6 Nga 7Hàn Quốc 8 Ðài Loan 9 Ôxtrâylia 10 Các nước khác

121120986250129

7,507,386,083,853,067,96

332287330224287671

3,82 4,434,412,993,838,95

1501301057360205

7,506,505,253,653,0010,25

5273524513213591.280

4,793,204,102,923,2611,64

Tổng cộng 1.620 100,00 7.500 100,00 2.000 100,00

11.000 100,00

Hinh 17 Bảng 3.2. Dư báo thi trương tiêu thu thủy sản của Viêt Nam đến năm 2020

Dự báo thị trường tiêu thụ một số sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam, đến năm 2020 thị trường EU chiếm khoảng 23,55%; Nhật Bản chiếm 20,32%, Mỹ chiếm 18,9%, các thị trường khác chiếm 37,23% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

13) Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu giai đoạn 2016-2020

Tầm nhìn: “Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trong vòng 05 năm tới và trở thành Công ty chế biến xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới”

Sứ mệnh: “Đưa con tôm Việt Nam vươn tầm thế giới”

Slogan: “Luôn luôn thỏa mãn yêu cầu của khách hàng

Mục tiêu của công ty

Tăng vốn điều lệ từ 700 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng Minh phú tiếp tục phấn đấu vẫn là công ty xuất khẩu thủy sản hàng

đầu của Việt Nam. Giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có, không ngừng mở rộng thị

trường xuất khẩu mới và đặc biệt xây dựng thương hiệu Minh phú thành thương hiệu mạnh.

Xây dựng “Chuỗi giá trị tôm, cá toàn cầu Minh Phú”, cụ thể : Thành lập viện nghiên cứu Minh Phú Aqua Mekong: nghiên

cứu về giống, công nghệ nuôi, phòng ngừa dịch cũng như chữa bệnh.

Thành lập trại sản xuất giống chất lượng cao và sạch bệnh Xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn tôm và cá Xây dựng nhà máy sản xuất thuốc và chế phẩm vi sinh

44

Page 51: Chiến Lược Minh Phú

Thành lập chuỗi cung ứng: cung cấp con giống, cung cấp thức ăn, cung cấp thuốc và chế phẩm vi sinh, cung cấp quy trình nuôi chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và thu mua lại sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10-20%.

Xây dựng nhà máy chế biến tôm và cá xuất khẩu Xây dựng hệ thống kho cảng, logictic Thành lập hệ thống phân phối ở thị trường Quốc tế cùng với các cửa

hàng thực phẩm sạch, chuỗi nhà hàng thuỷ sản, chuỗi các nhà hàng thức ăn nhanh thuỷ sản ở thị trường nội địa cũng như trên quốc tế.

Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, công tác tổ chức nhân sự, tiền lương và không ngừng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực giỏi, luôn có chính sách đãi ngộ tốt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và công nhân lao động

VỊ THẾ CỦA CÔNG TY TRONG NGÀNH

Hinh 18 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tôm sang các thị trương chủ chốt quý I/2015

45

Page 52: Chiến Lược Minh Phú

Hinh 19 Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất 4/2015

Hinh 20 Top các doanh nghiệp đứng đầu xuất khẩu 7 tháng 2015

46

Page 53: Chiến Lược Minh Phú

Hinh 21 Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu 2015

14) Phân tích những rủi ro hiện gặp (2015)14.1 Rủi ro về kinh tế

Theo thống kê của Hải quan, tính đến giữa tháng 3/2015, tổng xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 1,061 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tổng xuất khẩu thủy sản quý I năm nay ước đạt khoảng 1,27 tỷ USD, giảm 23% so với quý I/2014.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, sở dĩ xuất khẩu thủy sản giảm mạnh do xuất khẩu 2 mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra giảm. Ước tính, xuất khẩu tôm 2 tháng đầu năm giảm 30% do giá tôm trên thị trường thế giới đang giảm.

Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đạt tốc độ phát triển cao: năm 2002 đạt 7.1%, năm 2003 đạt 7.3%, năm 2004 đạt 7.7%, 2005 đạt 8.4% và năm 2006 đạt gần 8.2% Đây chính là một nhân tố thuận lợi đối với ngành thực phẩm chất lượng cao. Hoạt động trong ngành sản xuất tôm, khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người. Khi thu nhập của người dân tăng trưởng cao, nhu cầu đối với thực phẩm có nguồn gốc thủy sản cũng tăng lên nhanh chóng và ngược lại.

14.2 Rủi ro về luật pháp Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa thật sự hoàn chỉnh và có nhiều quy định chồng chéo. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa luật Việt Nam và luật nước ngoài cũng là một nhân tố rủi ro với Công ty, đặc biệt các quy định về chống bán phá giá.

14.3 Rủi ro về thị trường Thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, đây là thị trường khó tính và có nhiều biến động. Những quy định về chất lượng ngày càng

47

Page 54: Chiến Lược Minh Phú

cao của sản phẩm nhập khẩu vào EU, Mỹ, các rào cản về thuế, ký quỹ v.v… là những nhân tố có thể làm thu hẹp thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty.  

Ấn Độ hiện đang vào vụ thu hoạch tôm, sản lượng bán ra nhiều vì Ấn Độ không có cơ sở hạ tầng để trữ hàng, khiến giá tôm xuất khẩu giảm 2 USD/kg so với cuối năm ngoái. Do vậy, giai đoạn này, các công ty tôm Việt Nam buộc phải trữ hàng, tránh thua lỗ.

Bên cạnh đó, việc Thái Lan hồi phục từ dịch bệnh EMS cũng là dấu hiệu khiến nguồn cung trên thị trường dồi dào

14.4 Rủi ro kinh doanh Rủi ro về nguyên vật liệu: Khai thác thuỷ sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết tự nhiên. Nguồn nguyên liệu nuôi trồng thường bị tình trạng tôm chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường sinh thái biến động, con giống nhiễm bệnh v.v…, ảnh hưởng tới hoạt động thu mua của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty phải đối đầu với sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu từ các đơn vị khác, ảnh hưởng đến giá cả nguyên liệu và tình hình ổn định sản xuất của Công ty. Hiện nay, Công ty đang đầu tư dự án sản xuất tôm giống, cá giống và dự án nuôi tôm, cá nguyên liệu theo công nghệ mới với vốn đầu tư lớn. Đây là rủi ro lớn đối với Công ty.  

14.5 Rủi ro về tổ chức sản xuất Nhân lực là một yếu tố quan trọng trong tổ chức sản xuât. Ngành thủy sản là ngành cần nguồn nhân lực lớn với sự biến động về nguồn cung ứng lao động luôn luôn diễn ra ở mức độ cao.

14.6 Rủi ro tỷ giáĐồng USD tăng cao so với tiền tệ của các nước khác, trong khi tỷ giá USD/VND không đổi là một yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới lợi nhuận của các doanh nghiệp XK tôm Việt Nam so với các nước đối thủ XK tôm có tỉ giá thả nổi.

Công ty thường xuyên phải đối mặt với rủi ro tỷ giá do doanh thu chủ yếu tới từ xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ, thu về ngoại tệ. Nếu đồng USD yếu đi, doanh thu của Công ty sẽ sụt giảm, gây nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

14.7 Rủi ro về thuế Thuế chống bán phá giá tôm trong đợt xem xét hành chính POR8 ở mức cao

nhất từ trước đến nay, ảnh hưởng mạnh đến doanh nghiệp xuất khẩu tôm và giá tôm nguyên liệu trong nước. Theo POR 8 thì 30/32 doang nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ chịu thuế CBPG là 6,37%. Hai doanh nghiệp còn lại là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chịu mức thuế 4,98% và Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX) 9,75%. Cách tính thuế bất hợp lý của

48

Page 55: Chiến Lược Minh Phú

Mỹ dẫn đến mức thuế cao như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh mặt hàng tôm của Việt Nam tại Mỹ, ảnh hưởng về việc cân bằng tài chính của các doanh nghiệp

Khó khăn liên quan đến thuế - phí và hải quan: Từ 2013 tới nay, trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thủy sản gặp phải nhiều vướng mắc, khó khăn trong các vấn đề liên quan đến Thuế - Phí và Hải quan: khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Thông tư 128/2013/TT-BTC (thủ tục nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế; sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan; về Chứng từ thanh toán qua ngân hàng trong Hồ sơ xét hoàn thuế, không thu thuế; thuế GTGT & nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu trả về; quy định “60 ngày” cho việc nộp hồ sơ thanh khoản cho tờ khai xuất khẩu cuối cùng ....); trong thực hiện Thông tư 219/2013/TT-BTC về hướng dẫn thuế GTGT (về đối tượng không chịu thuế GTGT, nộp thuế đối với hàng xuất khẩu bị trả về; việc định nghĩa và xác định hàng thủy sản sơ chế/tinh chế; các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT; về thủ tục hoàn thuế GTGT phải kèm báo cáo tồn kho ....); Khó khăn trong việc xác định trị giá HQ đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu: Quy định tại Danh mục rủi ro hàng hóa xuất, nhập khẩu của TCHQ. 

Thuế nhập khẩu áp dụng cho 1 số nhóm thủy sản có giá trị thương mại cao (tôm, cá ngừ, mực-bạch tuộc…)

14.8 Rủi ro về chi phí

Chi phí cho hoạt động xuất khẩu gia tăng, tạo gánh nặng và áp lực lớnTheo phản ánh, có hàng chục phụ phí các loại đang đổ lên vai nhà xuất khẩu như: Phí dịch vụ container (THC), phí mất cân đối container (CIC), phí vệ sinh container, phí sửa chữa vỏ container, phí đặt cược container (đối với hàng đông lạnh), phí tắc nghẽn cảng (PCS)... Ngoài ra, chủ hàng còn phải đóng thêm các loại phí khác như phí thủ tục, phí hóa đơn, phí lưu kho bãi, phí cầu đường, phí giao hàng lẻ theo container.... một số loại phí là do các cảng thu nhưng thực tế các chủ tàu thu trực tiếp từ DN rồi nộp cho cảng (VD: phí THC) nhưng với mức thu cao hơn nhiều so với mức nộp để hưởng chênh lệch

Theo tính toán của các doanh nghiệp, so với 2013, năm nay các loại phí này tăng 20-30% khiến lợi nhuận giảm mạnh. Chưa kể, trong những năm gần đây, giá cước vận tải biển tại Việt Nam vẫn cao hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines... từ 10–15%/cont 20”, đang làm mất đi khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam XK.

Hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng do tắc nghẽn tại các cảng bốc dỡ. Cơ sở hạ tầng cảng biển, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được tình hình thực tế và chỉ xảy ra tại thời điểm này do ảnh hưởng của việc siết chặt trọng tải và việc sự cố khi triển khai áp dụng khai hải quan điện tử VNACCS (lỗi

49

Page 56: Chiến Lược Minh Phú

do hệ thống, DN không mở được tờ khai phải chờ TCHQ giải quyết, khâu kiểm hóa chậm...), khiến cho tiến độ xuất- nhập hàng của doanh nghiệp bị chậm đi. Hàng về cảng chậm, bến bãi không đủ mà phí lưu kho tăng cao.

14.9 Rủi ro khác

Dịch bệnh EMS thực sự vẫn là nỗi lo lớn cho người nuôi tôm và doanh nghiệp: Dù người nuôi tôm và doanh nghiệp đã biết cách phòng tránh dịch bệnh EMS nhưng vẫn chưa thể kiểm soát được. Nhiều hộ nuôi thua lỗ, phá sản vì dịch bệnh này.

Rào cản kỹ thuật: Quy định kiểm tra OTC đối với 100% tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản gây khó khăn cho doanh nghiệp tôm, làm giảm sức cạnh tranh trước đối thủ là Ấn Độ và Indonesia.

Chính sách hỗ trợ tín dụng chưa hiệu quả: Mặc dù Chính phủ có chủ trương cho giãn nợ cho người nuôi thủy sản theo công văn 1149/TTg về chính sách hỗ trợ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản hoặc Quyết định số 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng với người nuôi tôm và cá tra, nhưng thực tế chưa áp dụng với người nuôi tôm.

Gánh nặng tiêu chuẩn đối với sản phẩm xuất khẩu: Thị trường ngày càng xuất hiện nhiều tiêu chuẩn gây tốn kém cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Nhu cầu đối với sản phẩm thủy sản sản xuất và khai thác bền vững ngày càng cao. Đây sẽ là những thách thức lâu dài của ngành thủy sản.

15) Phân tích chi tiết cấu trúc kinh doanh – đề ra chiến lược

Đơn vị Doanh số (triệu USD)

Số đối thủ Doanh số 3 DN dẫn đầu

nghành( triệu USD)

Mức tăng trưởng thị trường %

Tôm sơ chế 290 10 190(Stapimex) 150(Quốc

Việt)

90(Hùng vương)

47%

50

Page 57: Chiến Lược Minh Phú

Tôm sơ chế đã có gia vị

167 17 197(Vĩnh Hoàn)

75(Navico) 62(Agifish)

15%

Tôm thành phẩm

100 10 150(Quốc Việt)

90(Navico)

80 (Hùng vương)

3,5%

Tôm sơ chế: 290/557= 52,06% 290/190=1,53

Tôm sơ chế đã có gia vị : 167/557= 29,98% 167/197=0,85

Tôm thành phẩm: 100/557= 17,95% 100/150= 0,67

15.1 Ma trận tăng trưởng BCG

51

Page 58: Chiến Lược Minh Phú

Hinh 22 Ma trận tăng trưởng BCG

Đánh giá vị trí các SBU:

Với thị trường thuỷ sản đang trong giai đoạn tăng trưởng và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai.

+, SBU tôm sơ chế : Hiện đang tại nhóm Ngôi sao ( Stars). Nhóm sản phẩm có thị trường tương đối ở mức trung bình nhưng có tỷ lệ tăng trưởng cao, tỷ lệ đóng góp vào doanh thu của Minh Phú ở mức cao. Dự báo tốc độ tăng trưởng của sản phẩm ở mức cao qua các năm, nên chiến lược phát triển cho SBU này là tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu cải tiến sản phẩm, các hoạt động nhằm tiếp tục giữ vững khu vực Ngôi sao.

+, SBU tôm sơ chế đã có gia vị và tôm thành phẩm : hiện đều nằm trong ô Dogs, ở trong những ngành tăng trưởng thấp mang tính tạm thời, doanh thu ít. Tình hình đầu năm 2015 có vẻ không mấy lạc quan cho ngành nhưng là sản phẩm mang tính cạnh tranh cao và là thế mạnh chủ lực của công ty nên cần duy trì sản xuất và ra các kế hoạch hỗ trợ và đoàn kết với các doanh nghiệp khác tìm được tiếng nói chung trước những khó khăn của nghành.

15.2 Chiến lược cấp công tySau khi phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và các nguồn lực của Minh Phú, nhận thấy đây là giai đoạn đang phát triển mạnh nhưng cạnh tranh hết sức gay gắt để giữ vững và phát triển thị phần của tập đoàn. Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn của môi trường đã phân tích, căn cứ vào chuỗi

52

Page 59: Chiến Lược Minh Phú

giá trị khách hàng, bản thân tập đoàn (về tài chính, nhân sự, mục tiêu...) và các đối thủ cạnh tranh, những mục tiêu của tập đoàn Minh Phú đến năm 2020 do Hội đồng quản trị xác định xây dựng chiến lược cấp công ty như sau:

. Chiến lược tăng trưởng tập trung

- Sản phẩm chính: Tôm sơ chế-Tôm thành phẩm

Phân tích tình hình hiện tại công ty:

Sản phẩm Thị trường Ngành Cấp độ ngành

Công nghệ

Tôm sơ chế

Tôm sơ chế có gia vị

Tôm thành phẩm

EU và Tây Âu, Mỹ, Nga và Đông Âu, và các nước khác….

Nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản

Hiện tại -Sản xuất con giống

-Chế biến thức ăn

-Nuôi trồng thủy sản

-Chế biến và bảo quản sản phẩm

(các công nghệ nhập từ Châu Âu, Mỹ, Hà Lan, Đài Loan…..)

Các phương án chiến lược tăng trưởng tập trung

Sản phẩm Thị trường Công nghệ Tầm nhìn và mục tiêu

Phạm vi kinh doanh

Hiện tại

Mới Hiện tại

Mới Hiện tại

Mới Hiện tại

Mới

Hiện tại X X X X X X X XMới X X X X

Mục tiêu : Chiến lược này áp dụng cho SBU1, SBU2, SBU3

- Tập trung phát triển sản phẩm với số lượng cao hơn

53

Page 60: Chiến Lược Minh Phú

- Trên cơ sở hoạch định nâng cao hiệu quả tiếp thị và bán hàng, tăng doanh số và lợi nhuận.

- Phân bổ nguồn nhân lực hiệu quả

- Dự đoán cung - cầu, hoạch định kế hoạch thu mua nhằm nâng cao tính hiệu quả

- Không ngừng nâng cao uy tín và quan hệ với khách hàng.

Biện pháp thực hiện:

- Đào tạo đội ngũ nhân viên, đặc biệt là đội ngũ marketing và bán hàng. Đây là lực lượng đem về khách hàng và doanh số cho công ty.

- Lựa chọn khách hàng uy tín, giữ quan hệ tốt với khách hàng cũ, tìm thêm khách hàng mới

- Kiểm soát tốt các khâu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, không để tồn kho lâu gây hao hụt, giảm chất lượng hoặc các hư hỏng sản phẩm do các rủi ro bất thường.

- Chủ động tiếp thị đến các khách hàng mới, đồng thời phải kết hợp với các chương trình xúc tiến bán hàng như: chính sách giá hấp dẫn, chiết khấu theo số lượng, chương trình khuyến mãi, giảm giá, cho mức tín dụng trả chậm nhằm tác động đến hành vi mua hàng của khách hàng.

Chiến lược tăng trưởng tập trung gồm các chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường và chiến lược phát triển sản phẩm.

15.2.1 Chiến lược thâm nhập thị trường (SBU1, SBU3)Mục tiêu : Lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh, củng cố khách hàng hiện tại, làm tăng khách hàng mới, thị trường mới cũng như sức mua sản phẩm.

Biện pháp thực hiện:

Tìm hiểu khách hàng mới, tác động đến hành vi mua hàng của họ bằng các chương trình xúc tiến bán hàng : chính sách giá cạnh tranh, giảm giá, khuyến mãi, mức chiết khấu khi mua với số lượng lớn, tín dụng trả chậm,…

Minh Phú nhận điện được những cơ hội, những điểm tương đồng, chọn thời điểm và phương thức tiếp cận khôn ngoan với thời gian ngắn, chi phí thấp và đạt được mục đích

Minh Phú đã có chất lượng quản trị và chiến lược khôn ngoan, có tầm nhìn dài hạn, tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm tối đa hóa nguồn lực, chủ động vươn ra thị trường và hợp tác phát triển

Các chiến lược hỗ trợ cho chiến lược thâm nhập thị trường:

54

Page 61: Chiến Lược Minh Phú

* Chiến lược Marketing

- Thực hiện tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu về sản phẩm và khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường

- Nghiên cứu chính sách giá bán sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh

- Đưa ra chính sách giá cạnh tranh trong khu vực

- Thực hiện thiết kế lại catalogue bán hàng và nâng cấp website của công ty; nâng cao hiệu quả bán hàng qua hình thức catologue

- Cải tiến, đơn giản hóa các quy trình đặt hàng, giao hàng nhanh gọn, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu của khách hàng

- Thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng : giảm giá, mức chiết khấu, khuyến mãi, tín dụng trả chậm…

* Chiến lược nguyên vật liệu và mua hàng

- Chiến lược nguyên vật liệu và mua hàng tập trung vào việc mua các sản phẩm chất lượng và tối thiểu hóa chi phí mua hàng

- Tiến hành phân tích, dự báo nhu cầu từng thời kỳ nhằm lên kế hoạch mua hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng

- Thực hiện liên kết với các nhà cung cấp để tập hợp nhu cầu, nhằm tăng sức mạnh đàm phán nhằm tối thiểu hóa chi phí mua hàng.

* Chiến lược vận hành

- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì nhà kho nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác lưu kho sản phẩm

- Thực hiện quản lý chất lượng các sản phẩm, đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng hay bị giảm chất lượng

- Thực hiện tốt công tác quản lý hàng tồn kho, lên kế hoạch tồn kho tối ưu nhằm giảm tối thiểu hóa chi phí tồn kho.

* Chiến lược tài chính

- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp các kho chứa hàng tồn kho

- Lập kế hoạch tài chính cho công ty : các hình thức huy động vốn, cơ cấu vốn, các dự án đầu tư, phương thức thanh toán nợ.. nhằm đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của công ty

- Kiểm tra hoạt động thanh toán của khách hàng, giảm thiểu tình trạng nợ khó đòi hoặc khách hàng chiếm dụng vốn.

* Chiến lược nguồn nhân lực

55

Page 62: Chiến Lược Minh Phú

- Tuyển dụng những nhân viên có kỹ năng phù hợp với tính chất công việc

- Tiến hành đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên, đặc biệt là đội ngũ marketing & bán hàng

- Chính sách lương, thưởng đặc biệt đối với nhân viên marketing &bán hàng ; động viên kích thích họ đem về khách hàng và doanh số cho công ty.

Chiến lược nghiên cứu và phát triển

Phân tích xu hướng công nghệ, đánh giá và chọn lựa công nghệ của sản phẩm, đặc biệt chú ý đến những công nghệ mới trên thị trường.

15.2.2 Chiến lược phát triển thị trường (SBU1, SBU2, SBU3)Tìm thị trường trên các địa bàn mới, cũng như các thị trường mục tiêu mới, đồng thời tìm ra các giá trị sử dụng mới cho sản phẩm.

Tăng trưởng bằng cách thâm nhập vào các thị trường mới trong nước và quốc tế, tạo lập mối quan hệ tốt với các đối tác nước ngoài.

Mục tiêu : Tăng khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Biện pháp thực hiện :

- Lập các đội Marketing, đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường

- Chào bán hàng với giá cả cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng mới

- Kiểm soát các hoạt động nhằm giảm chi phí, giảm giá thành.

Các chiến lược chức năng hỗ trợ : giống các chiến lược chức năng hỗ trợ chiến lược thâm nhập thị trường.

15.2.3 Chiến lược phát triển sản phẩm (SBU2, SBU3)

Phát triển sản phẩm một cách riêng biệt ( chú trọng thẫm mỹ, chất lượng, và giá cả), phát triển cơ cấu ngành hàng ( kéo dãn theo 2 chiều: đưa ra sản phẩm mới phục vụ cho cả phần trên và phần dưới của thị trường).

Mục tiêu :

Đa dạng hóa sản phẩm Nâng cao uy tín, củng cố và phát huy khả năng công ty về đa lĩnh vực Gia tăng khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm ẩn Giữ vững và gia tăng thị phần của các sản phẩm chính, góp phần tăng

doanh thu của công ty tù những hoạt dộng kinh doanh phụ.

Biện pháp thực hiện :

Đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp uy tín về các sản phẩm đầu vào

56

Page 63: Chiến Lược Minh Phú

Quản lý hàng tồn kho hiệu quả, đảm bảo cung ứng kịp thời, đáp ứng nhu cầu khách hàng

Có chính sách thu hút khách hàng, cạnh tranh hiệu quả Thiết kế cách bài trí, trưng bày các sản phẩm tại Showroom Nâng cao hiệu quả Marketing và bán hàng Có chính sách tuyển dụng, đào tạo thích hợp nhất là đội ngũ marketing, đội

ngũ bán hàng Thực hiện liên kết với nhà cung nhằm được hỗ trợ các điều kiện, tận dụng

những lợi thế tốt nhất.

Các chiến lược chức năng hỗ trợ cho chiến lược phát triển sản phẩm :

* Chiến lược Marketing

Thực hiện phân tích, dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường

Xây dựng hệ thống kênh phân phối, mở rộng mạng lưới tiêu thụ khắp cả nước

Thực hiện đánh giá, lựa chọn khách hàng có năng lực, uy tín Có chính sách bán hàng, chiết khấu theo số lượng nhằm thu hút khách hàng Nâng cao hiệu quả tiếp thị và bán hàng của đội ngũ marketing & bán hàng.

* Chiến lược nguyên vật liệu và mua hàng

Tập trung vào việc giảm các chi phí mua hàng nhằm đạt lợi thế về chi phí thấp trong phân khúc thị trường

Đánh giá, lựa chọn các nhà cung ứng thích hợp Kiểm soát các hoạt động vận chuyển nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách

hàng, tránh các rủi ro trên đường vận chuyển và giảm thiểu chi phí vận chuyển.

* Chiến lược vận hành

Thực hiện quản lý chất lượng các sản phẩm, đảm bảo sản phẩm không bị hư hỏng hay bị giảm chất lượng.

Thực hiện tốt công tác quản lý hàng tồn kho, lên kế hoạch tồn kho tối ưu nhằm giảm tối thiểu hóa chi phí tồn kho.

* Chiến lược tài chính

Đảm bảo nguồn tiền để nhập các hàng hóa đầu vào Quản lý tốt các khoản phải thu, không để khách hàng chiếm dụng vốn hoặc

nợ khó đòi Có chính sách hỗ trợ thanh toán cho các khách hàng uy tín, khách hàng thân

thiết.

* Chiến lược nguồn nhân lực

57

Page 64: Chiến Lược Minh Phú

Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ Marketing & bán hàng năng động, có năng lực Tuyển nhân viên có trình độ chuyên môn, am hiểu ngành nghề kinh doanh.

* Chiến lược nghiên cứu và phát triển

Thực hiện đánh giá, phân tích và dự báo xu hướng công nghệ, đặc biệt chú ý đến các công nghệ mới trên thị trường để có quyết định đầu tư thích hợp

Thực hiện kiểm soát, quản lý tốt chất lượng sản phẩm và dịch vụ Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, cải tiến phương pháp phục vụ khách

hàng.

15.2.4 Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa (tổ hợp)Sản phẩm chính: dòng sản phẩm mới (SBU mới): cá rô phi

Sản phẩm Thị trường Ngành Cấp độ ngành

Công nghệ

Mới Mới Mới Mới Mới

Triển vọng xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam

Xuất khẩu cá rô phi ở Việt Nam sang các thị trường trên thế giới luôn tăng trưởng trong những năm gần đây. Năm 2004 xuất khẩu cá rô phi chỉ đạt giá trị 1,946 triệu USD, đến cuối tháng 10/2014, xuất khẩu đạt trên 27 triệu USD, tăng gần 180% so với cả năm 2013.

Tiêu thụ cá rô phi trên thế giới

         Sản xuất cá rô phi trên thế giới bùng nổ trong thập niên qua. 

Cá rô phi nuôi tăng trưởng mạnh trong khi khai thác lại ổn định, ở mức khoảng 650.000 tấn/năm, chủ yếu là loại cá rô phi sông Nile (khoảng ¾ sản lượng cá rô phi trên thế giới) nguyên nhân một phần là do loài cá này dễ nuôi.

         Sản lượng cá rô phi nuôi tăng mạnh trong 10 năm qua tại tất cả các nước trên thế giới. Đáng chú ý, tăng trưởng mạnh nhất tại khu vực châu Á, từ Trung Quốc. Tại khu vực này, sản lượng cá rô phi nuôi đã tăng từ 340.000 tấn năm 2000 lên 1 triệu tấn năm 2013.

         Tại thị trường Mỹ, cá rô phi tiếp tục là một trong những loài cá nhiệt đới phổ biến nhất tại Mỹ. Năm 2012, Mỹ chi 986,1 triệu USD để nhập khẩu cá rô phi, trong khi ước tính giá trị tiêu thụ cá rô phi sản xuất trong nước chỉ đạt 84 triệu USD. Năm 2013, cá rô phi được tiêu thụ nhiều thứ 4 với mức bình quân tiêu thụ đầu người đạt 1,43 pao. Trong khi đó, cá tra tiêu thụ thứ 6, bình quân 0,771 pao/người/năm.

        Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Nếu như năm 2000 Mỹ nhập khẩu cá rô phi đạt khối lượng 40.469 tấn thì đến năm 2013

58

Page 65: Chiến Lược Minh Phú

tăng lên 232.773 tấn. Trong khoảng thời gian này, Trung Quốc vẫn duy trì là nước xuất khẩu cá rô phi hàng đầu vào Mỹ. Sản phẩm cá phi lê đông lạnh chiếm chủ yếu trên 70% tổng khối lượng cá rô phi nhập khẩu vào Mỹ.

          Giá trung bình cá rô phi xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong 10 tháng đầu năm 2014 đạt 4,89 USD/kg, tăng 8,67% so với mức giá 4,5USD/kg của năm 2013. Trong số các loài cá thịt trắng có giá từ 2,50-5 USD, giá cá rô phi đạt cao nhất với 4 USD/pao phile tươi.

Dự báo xuất khẩu

         Nhìn chung, tiêu thụ cá rô phi đang tăng trưởng không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới. Tiêu thụ và nhập khẩu cá rô phi tại nhiều nước không sản xuất cá rô phi cũng tăng cao hơn. Nhu cầu đối với cá rô phi tiêu thụ tại thị trường nội địa tăng cao hơn sẽ kích thích phát triển sản xuất cá rô phi tại các nước đang sản xuất loài cá này trong khu vực Châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

         Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu chính cá rô phi. Nhu cầu cá rô phi tại thị trường này dự kiến vẫn sẽ tăng nhưng chủ yếu là tăng nhập khẩu từ các nước tại khu vực Trung và Nam Mỹ. Các nhà sản xuất tại Trung và Nam Mỹ sẽ chú trọng nhiều hơn tới sản phẩm cá rô phi giá trị gia tăng để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tăng sự lựa chọn sản phẩm cho người tiêu dùng Mỹ.

          Tại một số nước sản xuất cá rô phi như Malaysia, Bangladesh, Brazil, Mexico... người nuôi đã và đang tiếp tục nhận được sự ủng hộ của chính phủ và đầu tư mạnh của khu vực tư nhân. Sản lượng nuôi của những nước này hiện vẫn còn thấp, chỉ từ 20.000-100.000 tấn/năm. Nhưng đây là những nước có tiềm năng về nguồn nước, đất, nhân công và thức ăn thủy sản để đầu tư và phát triển mạnh nuôi loài cá này trong tương lai.

Biện pháp thực hiện : Mở rộng lĩnh lực kinh doanh thêm sản phẩm cá rô phi , phù hợp với các đặc

tính tiêu dùng sản phẩm tại các quốc gia khác nhau, đáp ứng được mong muốn đa dạng của khách hàng, thu hút khách hàng có yêu cầu đặc biệt.

Đáp ứng nhu cầu về cá rôphi từng thị trường, chúng ta phải nghiên cứu kỹ thị trường hiện tại về tập quán sinh sống, nhu cầu về khẩu vị, kích cỡ sản phẩm ưa thích, cách chế biến cá tại nhà, màu sắc bên ngoài…

Đưa ra kế hoạch nghiên cứu thị trường rõ ràng và chính xác. Biến sản phẩm cá rô phi thành món ăn ưa thích của người tiêu dùng, quảng

bá dựa trên chất lượng sản phẩm (sản phẩm tươi, bảo quản kín, sạch và giàu dinh dưỡng).

Mặc dù đa dạng hóa sản phẩm sang cá rô phi nhưng vẫn không ngừng phát triển và cải tiến chất lượng sản phẩm về tôm.

59

Page 66: Chiến Lược Minh Phú

15.2.5 Chiến lược suy giảm (cắt giảm chi phí) Mục tiêu: Cắt giảm các chi phí không cần thiết về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ bảo quản, làm lạnh…Nhằm tối thiểu hóa chi phí để dành nguồn lực cho các hoạt động khác.

Lợi thế:

Chi phí thấp Có khả năng đàm phán để mua nguyên vật liệu lô lớn. Có thể bán sỉ lô lớn với giá thấp để cạnh tranh. Tạo rào cản xâm nhập thị trường cao do chi phí thấp, giúp Minh Phú giảm

bớt được các đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

Biện pháp thực hiện : Cắt giảm chi phí

Dựa vào phân phân tích kết cấu chi phí, Minh Phú đã tập trung vào việc cắt giảm chi phí ở phần chi phí cho nguyên vật liệu bằng cách tập trung đầu tư vào yếu tố kỹ thuật, công nghệ, quan tâm đến phương pháp tạo ra con giống tốt thích ứng với điều kiện môi trường ở Việt Nam. Ngoài ra, tìm cách khắc phục và lai tạo những con giống kháng được bệnh... Tất cả những vấn đề này góp phần giảm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu. Con giống ít mắt bệnh hơn, đảm bảo được chất lượng hơn. Cho đến nay, Minh Phú đã chứng minh được những thành công của mình khi là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành thủy sản Việt Nam và là nhà cung cấp tôm sú đứng thứ năm của thế giới.

15.2.6 Chiến lược mua lại:Mục tiêu: Mua lại các công ty được rao bán để tăng nguồn lực, giúp năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cùng hơn.

Biện pháp thực hiện:

Mua lại tối đa 1,6 triệu cổ phiếu quỹ của công ty.

Mua lại các công ty nhỏ trong ngành thủy, hải sản (tài chính khó khăn, nguy cơ phá sản) để mở rộng nguồn lực và tăng khả năng cạnh tranh với các công ty lớn đang có thế mạnh (như Hùng Vương, Quốc Việt, Navico…)

60

Page 67: Chiến Lược Minh Phú

16) Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU)16.1 Chiến lược cho SBU1, SBU2, SBU3Sản phẩm: Tôm sơ chế

- Phát triển sản phẩm:

Nhược điểm hiện tại: tuy có nhiều loại nhưng không được ưa chuộng và giá thành còn cao. Để phát triển sản phẩm này trong nước, công ty phải chuẩn bị một cuộc cải tiến, thay đổi sản phẩm, thay đổi thói quen tiêu dung trong nước bằng chất lượng và giá cả phù hợp, điều này hoàn toàn có thể thông qua chiến lược chi phí thấp và đa dạng hóa sản phẩm sẽ được trình bài phía dưới. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ mở rộng thị trường cho loại sản phẩm này trong nước và khai thác tốt nhất thị trường tiềm năng này. Sản phẩm có thể bày bán tại các siêu thị, chợ trên toàn quốc, bảo quản đông lạnh và có thể cung cấp cho khách hàng sản phẩm tốt.

Thị trường nước ngoài vẫn là nền tảng chủ đạo đối với sản phẩm này. Tiếp tục cung ứng các nhu cầu sản phẩm này cho các thị trường nước ngoài, áp dụng công nghệ tiên tiến vào việc bảo quản với mục đích giữ cho con tôm được tươi và giữ được giá trị dinh dưỡng vốn có nhằm mục tiêu phát triển sản phẩm này năm 2020 có lượng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài tăng 25%.

- Chiến lược chi phí thấp:

Sử dụng chiến lược chi phí thấp thông qua việc tiết kiệm chi phí vận chuyển khi phát triển thị trường trong nước, sử dụng nhiều tài nguyên và nguồn lực có sẵn. Giai đoạn đầu phát triển thị trường trong nước có thể mất nhiều chi phí nhưng chúng ta có thể sử dụng những nguồn tài nguyên và nguồn lực sẵn có để hạ thấp chi phí trung bình trong giai đoạn 2014 – 2020, đem lại lợi nhuận cho công ty.

Ngoài ra với quy trình sản xuất dây chuyền như hiện tại, sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn, vừa cung ứng trong nước vừa cung ứng ngoài sẽ làm giảm chi phí tính trên 1 đơn vị sản phẩm.

- Chiến lược đa dạng hóa:

Chế biến thêm nhiều sản phẩm cá phi lê, phù hợp với các đặc tính tiêu dùng sản phẩm tại các quốc gia khác nhau, đáp ứng được mong muốn đa dạng của khách hàng, thu hút khách hàng có yêu cầu đặc biệt. Minh Phú đang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hơn 50 quốc gia nên để sả phẩm cá phi lê phù hợp với từng thị trường, chúng ta phải nghiên cứu kỹ thị trường hiện tại về tập quán sinh sống, nhu cầu về khẩu vị, kích cỡ sản phẩm ưa thích, cách chế biến cá tại nhà, màu sắc bên ngoài…Minh Phú đã đưa ra kế hoạch giao việc nghiên cứu thị trường cho phòng marketing và quản lý bán hàng với phương châm “cung cấp những gì khách hàng cần”.

61

Page 68: Chiến Lược Minh Phú

Biến sản phẩm cá phi lê thành món ăn ưa thích của người tiêu dùng, quảng bá dựa trên chất lượng sản phẩm (sản phẩm tươi, bảo quản kín, sạch và giàu dinh dưỡng).

16.2 Chiến lược cho SBU mới (cá rô phi)- Chiến lược đa dạng hóa:

Chế biến thêm nhiều sản phẩm cá phi lê, phù hợp với các đặc tính tiêu dùng sản phẩm tại các quốc gia khác nhau, đáp ứng được mong muốn đa dạng của khách hàng, thu hút khách hàng có yêu cầu đặc biệt. Minh Phú đang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hơn 50 quốc gia nên để sả phẩm cá phi lê phù hợp với từng thị trường, chúng ta phải nghiên cứu kỹ thị trường hiện tại về tập quán sinh sống, nhu cầu về khẩu vị, kích cỡ sản phẩm ưa thích, cách chế biến cá tại nhà, màu sắc bên ngoài…Minh Phú đã đưa ra kế hoạch giao việc nghiên cứu thị trường cho phòng marketing và quản lý bán hàng với phương châm “cung cấp những gì khách hàng cần”.

Biến sản phẩm cá phi lê thành món ăn ưa thích của người tiêu dùng, quảng bá dựa trên chất lượng sản phẩm (sản phẩm tươi, bảo quản kín, sạch và giàu dinh dưỡng).

- Mục tiêu:

Năm 2016 Minh Phú sẽ bước vào lĩnh vực Cá và khẳng định vị trí hàng đầu về xuất khẩu cá vào năm 2020

- Chiến lược:

Dựa vào lơi thế cạnh tranh từ quy trình sản xuất khép kín của công ty nên ban giám đốc công ty quyết định thực hiện chiến lược “Chi phí thấp nhất” để xâm nhập thị trường.

Bước vào lãnh vực xuất khẩu tôm và mở rộng là cá ,Minh Phú cạnh tranh với những công ty xuất khẩu lớn của Việt Nam như Hùng Vương với kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 366.5 triệu USD chiếm hơn 12% kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước, công ty STAPIMEX với kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 140.5 triệu USD chiếm gần 5% kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước. Do đó việc hạ thấp giá thành để tăng tính cạnh tranh sẽ tạo ra 1 lợi thế nhất định .Trong lĩnh vực chế biến Tôm xuất khẩu Minh Phú cho rằng không có doanh nghiệp nào có đủ điều kiện và nhiều cơ hội như Minh Phú vì Minh Phú có nhiều nhà máy chế biến, công suất cấp đông gấp 6 lần doanh nghiệp cùng ngành. Cơ hội đến do thời vụ thu hoạch tôm chỉ diễn ra trong vòng 2 tháng. Minh Phú đã nghiên cứu kỹ trong lĩnh vực này ở Việt Nam và các nước trong khu vực. Năm nay FMC sẽ đưa thêm 1 xưởng vào chế biến, năm sau sẽ nâng công suất chế biến lên 30%.

62

Page 69: Chiến Lược Minh Phú

Với lợi thế về nguồn vốn dồi dào, Minh Phú có thể mua lại các công ty cạnh tranh trực tiếp trong ngành xuất khẩu tôm để mở rộng thị trường và giảm bớt cạnh tranh.

Thị trường mục tiêu: Mỹ và Nhật Bản, bên cạnh đó còn có các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu.....

Sản phẩm: tôm đạt chất lượng cao, không bơm chích Agar, hệ thống đông lạnh hiện đại sẽ đảm bảo được vị ngon và ngọt của tôm.

Giá : tôm sú 15USD/kg, tôm thẻ 10USD/kg. Với giá cả như vậy công ty đã xuất khẩu với giá thấp hơn các công ty cạnh tranh khác trung bình 0.5 – 1.5 USD/kg.

Kênh phân phối: tập trung đẩy mạnh vào thị trường Mỹ và Nhật Bản, mở rộng sang các thị trường Hàn Quốc, Hồng Kong, Nga và Đông Âu.

Khuyến mãi: Minh Phú sẽ đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi để xâm nhập vào thị trường. Với mỗi đơn hàng trên 1000 tấn sẽ được khuyến mãi thêm 10kg/1000kg. Chương trình khuyến mãi được kéo dài đến hết tháng 6 năm 2015. Trên các bao bì đều có in tên công ty, địa chỉ và email để các khách hàng có thể phản hồi về công ty và luôn có 1 đội ngũ nhân viên tiếp nhận và xử lý các phản hồi ấy.

Nguồn nhân lực: lao động được đào tạo bài bản, có khoa học, tổ chức các lớp, khóa học huấn luyện về bán hàng, luôn có 1 đội ngũ nhân viên được cử đi học để nghiên cứu khoa học về tôm.

17) Chiến lược cấp chức năng của công ty17.1 Về công tác sản xuất:

Kiện toàn hệ thống sản xuất, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các dây chuyền, tiết giảm tối đa chi phí tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí vận hành máy móc thiết bị, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo sản xuất an toàn, liên tục.

Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thuê chuyên gia nước ngoài làm Giám đốc chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm liên tục được cải thiện.

Tiếp tục thực hiện các công tác kiểm soát chi phí, theo dõi chặt chẽ những biến động về giá nguyên liệu trên thị trường, tính toán nhu cầu và thời điểm mua nguyên vật liệu thích hợp để chọn được giá mua tốt nhất, đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

63

Page 70: Chiến Lược Minh Phú

17.2 Về công tác kinh doanh:

Tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu, phấn đấu tăng tỷ trọng xuất khẩu lên 85% - 90% tổng doanh thu, linh hoạt điều tiết sản lượng cung ứng giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu phù hợp diễn biến thị trường nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Bước đầu gia nhập vào thị trường trong nước, giành lấy ưu thế của kẻ đi sau

Tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết nhằm chủ động ứng phó với khả năng bị kiện chống bán phá giá tại một số thị trường xuất khẩu, bao gồm việc lập tổ công tác chống kiện bán phá giá, mời chuyên gia về lĩnh vực chống kiện bán phá giá làm cố vấn cao cấp cho Tập đoàn, đồng thời cân nhắc khả năng đầu tư tại nước ngoài trong trường hợp bị áp thuế chống bán phá giá.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chi nhánh phân phối bằng việc hoàn thiện cơ chế điều hành thông qua các chính sách và cơ chế giám sát, kiểm soát chặt chẽ.

Tiếp tục phát triển hệ thống chi nhánh phân phối.

Đẩy mạnh phát triển thương hiệu, tiếp tục thực hiện các chương trình tiếp thị sáng tạo, đa dạng, hiệu quả để xây dựng chuỗi thương hiệu mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng.

17.3 Về công tác đầu tư:

Hai dây chuyền chế biến:

Một dây chuyền sản công nghệ Châu Âu trị giá 2 triệu USD, công suất 20 tấn/ngày, được đưa vào hoạt động năm 2000.

Một dây chuyền sản của Đan Mạch, Hà Lan và Mỹ trị giá 3 triệu USD, công suất 30 tấn/ngày, đưa vào hoạt động đầu năm 2003.

Hiện nay, Hùng Vương đang lắp đặt và vận hành thử một dây chuyền công nghệ Châu Âu, dự kiến đưa vào sản xuất cuối năm 2007

Một dây chuyền với các thiết bị của Nhật Bản và Việt Nam.

Máy móc thiết bị của Công ty Minh Phú khá hiện đại so với các đối thủ cạnh tranh trong nước, nhưng để đẩy mạnh xuất khẩu, Minh Phú cần phải nhập nhiều thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất tiên tiên hơn.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dây chuyền chế biến công nghệ cao

Chỉ đạo Ban Tổng Giám đốc nghiên cứu xây dựng các phương án đầu tư tại nước ngoài trong thời gian tới.

17.4 Về công tác phát triển nguồn nhân lực:

Đào tạo đội ngũ cán bộ kế thừa, quản trị viên dự nguồn, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng quản lý của cán bộ công nhân viên,

64

Page 71: Chiến Lược Minh Phú

tăng cường hợp tác với Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh để tìm kiếm và chuẩn bị nguồn nhân lực trẻ, có chất lượng cho Tập đoàn.

Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO trong toàn Tập đoàn, chuẩn bị triển khai áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP).

17.5 Về Quản trị nguyên liệu và mua hàng:

Mua nguyên liệu (cá) chất lượng cao với chi phí thấp nhất nếu có thể. Điều này có thể đạt được thông qua phát triển tài chính chuyên môn của tổ chức

Quản lý hoạt động lưu trữ, kho bãi và tồn kho một cách cẩn thận với chi phí thấp nếu có thể.

17.6 Về Quản trị tài chính:

Chú trọng vào việc huy động nguồn lực và tài trợ việc cải tiến và đổi mới sản phẩm với chi phí thấp nếu có thể.

Đối với các dự án mới:- Vay tín dụng từ các quỹ đầu tư nước ngoài.- Thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các hợp đồng

hợp tác kinh doanh.- Huy động nguồn lực trong nước bằng cách phát hành trái phiếu.

17.7 Về Nghiên cứu và phát triển:

Giá trị cạnh tranh hiện tại là giải pháp hiệu quả. Cho nên cần nghiên cứu phát triển giải pháp kĩ thuật nhằm tăng độ an toàn cho dịch vụ khách hàng, các giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, tăng tốc độ truy xuất kết nối trên hạ tầng mạng tiên tiến.

17.8 Về Quản trị nguồn nhân lực:

Chủ trương tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển con người, cũng cố năng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo, và chuyên nghiệp để mỗi cá nhân phát huy hết năng lực của mình vào sự phát triển chung. Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp.

Thực hiện tốt quy chế tuyển dụng theo hướng thu hút đội ngũ cán bộ mới đủ năng lực, cam kết sự phát triển cho nhân viên cùng với sự phát triển của tố chức.

Thường xuyên tổ chức huấn luyện cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ nhân viên góp phần nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng. Đẩy mạnh công tác đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực.

Có chính sách đãi ngộ nhân tài thích đáng

17.9 Về Hoạt động Marketing:

Dịch vụ:

65

Page 72: Chiến Lược Minh Phú

- Nâng cao chất lượng dịch vụ, thường xuyên kiểm tra chất lượng của các thiết bị , đảm bảo các thiết bị luôn trong tình trạng tốt nhất.

- Đáp ứng nhu cầu của nhiểu đối tượng khách hang, đồng thời cung cấp thêm sự lựa chọn cho khách hàng khi muốn thay đổi

Giá:- Duy trì chính sách giá linh hoạt theo từng đối tượng khách hàng trong

đó dành mức ưu đãi cho các khách hàng doanh nghiệp đặc biệt- Thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng mới.- Xây dựng cơ chế hoa hồng môi giới tìm kiếm, giới thiệu khách hàng kí

hợp đồng với công ty Phân phối:

- Tùy từng vùng có các chính sách phân phối thích hợp.- Mở rộng thêm các cửa hàng giao dịch ở những nơi đang phát triển.- Tổ chức cải tạo mở rộng mặt bằng giao dịch- Giảm các thủ tục rườm rà phức tạp không cần thiết trong quá trình tiếp

nhận và xử lý yêu cầu của khách hàng.- Đẩy mạnh cả 2 hình thức phân phối trực tiếp và gián tiếp để cung cấp

dịch vụ cho khách hàng. Xúc tiến:

- Cần xây dựng những chương trình khuyến mãi hết sức ấn tượng thể hiện sự quan tâm ưu ái không những đối với khách hàng mới mà nhất là đối với khách hàng đang sử dụng. Đây là hoạt động nhằm giữ và tăng lượng khách hàng trung bình.

- Lập kế hoạch cụ thể về việc chăm sóc khách hàng đặc biệt, khách hàng lớn giao xuống cho từng trung tâm phụ trách.

- Tăng cường hơn nữa mối liên hệ với khách hàng lớn (đặc biệt là khối ngân hàng, tài chính, chứng khoán), khách hàng đặc biệt, các doanh nghiệp và các đối tác

66

Page 73: Chiến Lược Minh Phú

18) Tổng quan các chiến lược phát triển trung và dài hạn18.1 Chiến lược

Hinh 23 Chiến lược phát triển

Minh Phú dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được điều này, Công ty đã đầu tư đáng kể vào việc tăng công công suất chế biến, mở rộng thị trường mới và tăng thị phần ở những thị trường truyền thống…Các chiến lược phát triển chính của Minh Phú bao gồm:

Nắm bắt thị trường mới, mở rộng thị trường sang Nga và Trung Quốc, đặc biệt Trung Quốc dự kiến sẽ trở thành một trong những thị trường trọng điểm trong thời gian tới.

Chiếm lĩnh thị phần từ các nước sản xuất tôm khác, cũng như chiếm lĩnh thị phần từ các nhà sản xuất tôm trong nước khác

Tăng cường năng lực chế biến và kinh doanh, củng cố và kiểm soát chất lượng và hiệu quả qua Chuỗi cung ứng

67

Page 74: Chiến Lược Minh Phú

Tạo tích hợp chuỗi giá trị tôm & cá toàn cầu

Không tiếp tục mở rộng diện tích nuôi mà chỉ tổ chức nuôi hết diện tích nuôi tôm hiện có với qui trình công nghệ nuôi xen với cá rô phi cũng như nuôi theo công nghệ Biofloc để hạn chế bệnh EMS cũng như các bệnh tôm khác

Triển khai mạnh mẽ chuỗi cung ứng tôm bền vững Minh Phú để đủ cung cấp tôm chất lượng cao cho Minh Phú chế biến xuất khẩu

Tăng công suất chế biến thông qua việc đẩy mạnh hoạt động của nhà máy Minh Phú Hậu Giang, xây dựng mới nhà máy chế biến tôm ở Cà Mau và nhà máy chế biến tôm và cá ở Hậu Giang.

Tăng thị phần ở các thị trường truyền thống thông qua việc thâm nhập sâu hơn và đa dạng hóa sản phẩm.

Thành lập viện nghiên cứu Minh Phú Aqua Mekong: nghiên cứu về giống, công nghệ nuôi, phòng ngừa dịch cũng như chữa bệnh.

Thành lập trại sản xuất giống chất lượng cao và sạch bệnh.

Thành lập hệ thống phân phối ở thị trường quốc tế cùng với các cửa hàng thực phẩm sạch, chuỗi nhà hàng thuỷ sản, chuỗi các nhà hàng thức ăn nhanh thuỷ sản ở thị trường nội địa cũng như trên quốc tế

18.2 Mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng

18.2.1 “TẤT CẢ CÁC NHÀ MÁY CỦA MINH PHÚ ĐỀU CÓ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHUẨN”

Các nhà máy của MINH PHÚ được thiết kế hiện đại, đạt tiêu chuẩn HACCP, ISO tạo môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn lao động.

Bên cạnh đó, công ty đầu tư những máy móc thiết bị tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu và điện năng, góp phần giảm thải các khí gây hiệu ứng nhà kính như carbon dioxide, methane, …

Là một công ty chuyên sản xuất chế biến tôm, MINH PHÚ không chỉ chú trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn đặt yếu tố thân thiện với môi trường lên hàng đầu. Tất cả các nhà máy, vùng nuôi tôm của MINH PHÚ đều thực hiện đầy đủ các quy định, yêu cầu về đánh giá tác động môi trường ngay từ những ngày đầu xây dựng.

Không chỉ đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định, các nhà máy MINH PHÚ còn có hệ thống thu gom triệt để các chất thải từ quá trình chế biến (như đầu vỏ tôm) để làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất chitin chitosan.

68

Page 75: Chiến Lược Minh Phú

18.2.2 “MINH PHÚ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI”

Sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả

Các nhà máy của công ty đều được trang bị các dây chuyền công nghệ hiện đại được nhập trực tiếp từ các nước như: Nhật, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch… với tiêu chí tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tiêu thụ điện năng thấp. Bên cạnh đó, MINH PHÚ đã thay thế toàn bộ qui trình sản xuất theo phương pháp thủ công trước đây (các bàn chế biến thông thường) bằng qui trình sản xuất bán tự động dạng băng tải, với qui trình sản xuất này ngoài việc nâng cao năng suất làm việc, điều kiện làm việc được cải thiện tốt hơn rất nhiều so với trước đây (không gian làm việc thông thoáng, giam độ ẩm không khí, công nhân không phải đi lại nhiều v.v…) Với qui trình sản xuất này việc thu gom phế phẩm thảy ra tử nguyên liệu và thành phẩm trong từng dây chuyền hoàn toàn tự động và độc lập tránh gây nhiễm chéo giữa nguyên liệu với bán thành phẩm cũng như phế liệu thảy ra.

Dây chuyền sản xuất dạng băng tải mà Minh Phú đang áp dụng rất dễ sử dụng, dễ vệ sinh nên việc kiểm soát vi sinh hoàn toàn có thể. Ngoài ra chúng tôi có thể tiết giảm được lượng nước tiêu hao cho sản xuất so với việc sử dụng từng bàn chế biến riêng lẻ như trước đây khoảng từ 60 đến 70% tuy theo từng điều kiện.

Với qui trình sản xuất liên hoàn dạng băng tải chúng tôi hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng, điều tiết, phân phối nguồn nước đặc biệt có thể làm cho nền nhà xưởng luôn giữ được khô ráo, tiết giảm được điện sử dụng cho máy lạnh, góp phần đảm bảo sức khoẻ công nhân viên, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật

Bằng việc áp dụng công nghệ cấp đông tiên tiến nhất ở các nước Châu Âu nói chung ngoài việc nâng cao hiệu quả, giảm điện năng tiêu thụ bình quân còn góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng thành phẩm, chất lượng và hình thức sản phẩm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu khách hàng ở các nước chúng tôi cung cấp

Giảm thiều ô nhiễm môi trường

Tất cả các nhà máy, vùng nuôi của MINH PHÚ đều thực hiện đầy đủ các quy định, yêu cầu về đánh giá tác động môi trường ngay từ những ngày đầu xây dựng.

Hiện nay 02 nhà máy chê biến Thủy sản của Minh Phú ở Cà Mau và Hậu Giang đang sử dụng đèn chiếu sáng trong nhà máy bằng đèn LED thay cho đèn Neon trước đây. Với việc đầu tư công nghệ LED chúng tôi tiết kiệm được lượng điện tiêu thụ khoảng 65% so với việc sử dụng đèn Neon cùng công suất chiếu sáng, ngoài ra đèn LED còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường

Về hệ thống xử lý nước thải: hiện tại nhà máy tại Hậu Giang đã được đầu tư Hệ thống xử lý nước thải với công suất 5000m3/ngày đêm theo công nghệ UASB và MBBR thu hồi Biogas để tái sử dụng cho nồi hơi đảm bảo nước thải đầu ra đạt loại A theo QCVN 11:2008. Công nghệ này giúp hạn chế tối đa mùi hôi phát sinh trong

69

Page 76: Chiến Lược Minh Phú

quy trình xử lý, việc thu hồi khí biogas để tái sử dụng góp phần tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu phát sinh các khí thải gây hiệu ứng nhà kính như CH4, CO2….Ngoài ra hệ thống còn được đầu tư thêm hệ thống xử lý bậc cao ( bồn lọc áp lực) giúp tái sử dụng 1 phần nước thải vào việc vệ sinh nhà xưởng, tưới cây…Đối với Hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy Cà Mau của Công ty đã được đầu tư từ năm 2008 với công suất 2000m3/ngày đêm đảm bảo nước thải đầu ra đạt loại B theo QCVN 11:2008 theo quy định, hiện Minh Phú đang tiến hành khảo sát đầu tư mở rộng, nâng công suất lên 5000m3/ngay đêm theo QCVN 11:2008 cột A theo công nghệ tương tự nhà máy ở Hậu Giang. Việc đầu tư Hệ thống xử lý nước thải đồng bộ như trên tại 2 nhà máy là tiền đề để Minh Phú xây dựng theo cơ chế phát triển sạch (CDM), thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

Hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy đều được Sở Tài nguyên Môi trường địa phương cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường, một phần nước thải sau xử lý được tái sử dụng.

Các nhà máy của MINH PHÚ được thiết kế hiện đại, đạt tiêu chuẩn ISO, HACCP, tạo môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động, mọi nguồn phát sinh tiếng ồn đều được cách ly hoàn toàn.

Với vùng nuôi của mình, MINH PHÚ nuôi tôm bằng công nghệ sinh học, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, thực hiện nuôi tôm bền vững, thân thiện với môi trường. Tại vùng nuôi của MINH PHÚ, khoảng 40% diện tích được dùng làm hệ thống cấp, xử lý nước thải từ ao nuôi tôm. Việc áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến giúp cho việc thay nước, xử lý nước được giảm thiểu. Nước thải từ ao nuôi tôm được xử lý và tận dụng tuần hoàn trở lại. Môi trường ao nuôi thực sự là môi trường xanh sạch, bền vững.

Sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi trường

Minh Phú sử dụng bao bì trọng lượng nhẹ, có thể tái chế hoặc có thể tự hủy để bảo vệ môi trường

Phát triển bền vững và có trách nhiệm với xã hộiĐối với người tiếu dùng

Với 20 năm kinh nghiệm phát triển, MINH PHÚ luôn cung cấp các sản phẩm tôm với số lượng và chất lượng tốt nhất, thỏa mãn mọi quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe nhất trên thế giới.

MINH PHÚ không ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ để các sản phẩm của mình luôn đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu cao nhất về chất lượng và giá cả của khách hàng.

Đối với cán bộ công nhân viên

70

Page 77: Chiến Lược Minh Phú

Ổn định và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên là chính sách được ưu tiên hàng đầu của MINH PHÚ. Các hoạt động cụ thể của MINH PHÚ như:

Xây dựng nhà tập thể cho cán bộ công nhân viên. Hỗ trợ cán bộ nhân viên trong việc mua nhà trả góp Có xe buýt đưa rước công nhân Hỗ trợ tiền ăn trưa (ăn ca) với toàn thể cán bộ công nhân viên Phần thưởng khuyến khích học tập cho con em cán bộ công nhân viên

đạt loại khá giỏi.

Tại MINH PHÚ, tất cả các cán bộ công nhân viên đều được tôn trọng bình đẳng, tạo điều kiện phát huy năng lực, thăng tiến trong sự nghiệp.

Với MINH PHÚ là phát triển bền vững, vì thế việc mở rộng phát triển của MINH PHÚ không phải vì danh hiệu này danh hiệu kia, không phải vì khẳng định vị trí thứ nhất, thứ 2 … mà là vì sự ổn định và chất lượng đời sống người lao động. Hiện nay, lao động tại MINH PHÚ là trên 14.000 người và sẽ tăng lên trên 15.000 người. Phát triển công ty để người lao động có thu nhập cao, ổn định, có được sự thăng tiến trong nghề nghiệp, có cuộc sống đảm bảo. Và có như thế việc phát triển của MINH PHÚ mới có ý nghĩa.

Đối với cộng đồng

MINH PHÚ chia sẻ trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động từ thiện như:

Xây dựng trường học Xây nhà tình nghĩa (02 căn mỗi năm) Đóng góp vào quỹ đền ơn đáp nghĩa; quỹ phúc lợi địa phương hàng năm Đóng góp xây dựng cho chương trình giao thông nông thôn. Trong năm 2011, Công ty đã xây dựng 05 cây cầu cho bà con vùng sâu

vùng xa trị giá 1,5 tỷ đồng) Tài trợ mổ mắt miễn phí cho người nghèo Tài trợ mổ tim

19) Dự báo tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2016 – 202019.1 Dự báo tài chính

19.1.1 Kết quả tài chính 2014 và quý I,II năm 2015

Không bất ngờ khi doanh thu và lợi nhuận quý 4/2014 của công ty khởi sắc so với cùng kỳ. Ngay từ quý 3, cổ đông MPC đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về kết quả kinh doanh của Vua tôm Minh Phú.

Với doanh thu thuần đạt 4.297 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ, Minh Phú lãi ròng (phần dành cho cổ đông công ty mẹ) 190 tỷ đồng, tăng 65,9%. Lũy kế cả

71

Page 78: Chiến Lược Minh Phú

năm, Minh Phú báo lãi 755 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận năm 2013 chỉ đạt 270 tỷ đồng. EPS năm 2014 của MPC đạt mức khủng 10.930 đồng/cổ phiếu.

Tổng tài sản cuối năm 2014 của Thủy sản Minh Phú tăng vọt từ 7.637 tỷ đồng đầu năm lên 9.285 tỷ đồng. Chủ yếu mức tăng ghi nhận ở khoản mục hàng tồn kho (tăng gần 2.000 tỷ đồng từ 2.464 tỷ đồng lên 4.451 tỷ đồng). Phần lớn hàng tồn kho của MPC là thành phẩm, hàng hóa.

Trong năm, MPC mạnh tay chi ròng trên 1.600 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Số dư tiền và tương đương tiền cuối năm vì vậy chỉ còn vỏn vẹn 83 tỷ đồng từ 2.000 tỷ đồng số dư đầu năm.

Thủy sản Minh Phú vừa nhận được quyết định hủy niêm yết tự nguyện từ 31/3 tới đây sau thời gian dài rục rịch chuẩn bị. Như vậy, trước khi rời sàn, cổ đông MPC vẫn đủ để đón tin vui kết quả kinh doanh khởi sắc, mặc dù không quá bất ngờ.

Đóng cửa phiên giao dịch 12/3, cổ phiếu MPC đạt mức giá 98.000 đồng/cổ phiếu.

Năm 2015

Công ty dẫn đầu về xuất khẩu tôm của Việt Nam đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2015 Đại hội cổ đông nhẹ nhàng nhất

Sau khi công ty mua vào hơn 1,5 triệu cổ phiếu quỹ trong năm 2014 để hủy niêm yết, cơ cấu cổ đông của Minh Phú càng cô đặc. Phần lớn cổ phần tập trung trong tay gia đình chủ tịch Lê Văn Quang cùng hai quỹ đầu tư Red River Holding (9,5%) và Vietnam Investment Fund (7,1%).

Kết quả là đại hội cổ đông của công ty được tổ chức gọn nhẹ trong phòng họp với khoảng 30 người, bao gồm chủ yếu là các lãnh đạo của Minh Phú.  Khung cảnh này trái ngược hoàn toàn so với những “đại hội nghìn người” đang diễn ra tại các hội trường, khách sạn lớn trong mùa ĐHCĐ năm nay.

Điều quan trọng hơn là mặc dù vẫn diễn ra với đầy đủ thủ tục (kiểm tra tư cách cổ đông, báo cáo, biểu quyết và thảo luận..) nhưng đây có lẽ là một trong những đại hội cổ đông diễn ra nhẹ nhàng nhất trong năm nay.

Không có các chất vấn gay gắt cũng như các bài đọc báo cáo dài dòng, đại hội cổ đông của Minh Phú tương tự như một cuộc họp của ban lãnh đạo công ty với sự tham gia của các cổ đông chủ chốt. Trong phần lớn thời gian ông Lê Văn Quang đã cởi mở chia sẻ mọi vấn đề của công ty với những người tham dự.

72

Page 79: Chiến Lược Minh Phú

Hinh 24 Doanh thu qua các năm 2007 - 2014

 2015 rực rỡ hơn 2014!

Những kết quả vượt mong đợi trong năm 2014, doanh thu 15.094 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế 921 tỷ đồng, được lý giải một phần do tác động tích cực từ việc giảm chi phí lãi vay.  Nhưng lợi nhuận từ hoạt động chế biến và xuất khẩu tôm mới là yếu tố chính tạo nên những con số này.

“Đây là kết quả sau nhiều năm kiên trì mục tiêu thực hiện chiến lược kinh doanh của Minh Phú” – ông Quang nói.

Vị thế dẫn đầu trên thị trường tôm trong nước (chiếm 18,8% kim ngạch xuất khẩu) đã giúp Minh Phú nắm trong tay khả năng điều tiết thị trường. Cụ thể, trong mức tỷ suất lợi nhuận khoảng 30% của toàn chuỗi giá trị ngành tôm xuất khẩu, Minh Phú đang chiếm khoảng 13,5% lợi nhuận.

Tại các thị trường nhập khẩu lớn, vị thế của Minh Phú đã được cải thiện mạnh mẽ trong năm 2014. Công ty này đang chiếm 4% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ và hơn 6% của Nhật Bản. Khoảng 40% doanh thu xuất khẩu của Minh Phú đến từ hai thị trường này.

Đây chính là những cơ sở cho kế hoạch kinh doanh năm 2015 đầy tham vọng của công ty. Dự kiến doanh thu sẽ tăng 28% lên 19.333 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 54% lên 1.452 tỷ đồng.

Sản lượng sản xuất tôm cũng sẽ tăng thêm khoảng 10% lên trên 60.000 tấn, con số này mới chiếm gần 80% tổng công suất hai nhà máy chế biến của Minh Phú tại Cà Mau và Hậu Giang.Cạnh tranh bằng vốn

73

Page 80: Chiến Lược Minh Phú

Đại hội cổ đông của Minh Phú đã thông qua 2 kế hoạch huy động vốn bao gồm 30 triệu cổ phiếu với giá dự kiến không thấp hơn 100.000 đồng/cổ phiếu (tương ứng giá trị thu về 3.000 tỷ đồng) và 2.500 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi.

Việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn của Minh Phú lên 1.000 tỷ đồng đã được nhắc đến từ năm ngoái, tuy nhiên với triển vọng “sáng rực” của công ty, việc lựa chọn cổ đông có thể kéo dài đến năm 2016 như tờ trình của ban lãnh đạo.

Cuối năm ngoái để bổ sung năng lực tài chính, công ty đã phát hành 500 tỷ trái phiếu. Gần như chắc chắn trong quý II và quý III năm này công ty sẽ được bổ sung thêm 2.500 tỷ vốn trái phiếu nữa.

Hinh 25 So sánh lợi nhuận của Minh Phú với đối thủ cạnh tranh Hùng Vương

Lợi nhuận của Minh Phú tăng đột biến trong năm 2014

19.1.2  Minh Phú hủy niêm yết trên sàn chứng khoán

Niêm yết trên thị trường chứng khoán là một mốc phát triển quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Kể từ đó, doanh nghiệp chính thức tham gia một cuộc chơi với rất nhiều người chơi và những luật chơi khác nhau. Cái được đối với các doanh nghiệp niêm yết là họ có thể dễ dàng kêu gọi vốn. Không ít doanh nghiệp chỉ chờ lên sàn để….phát hành thêm, tăng vốn điều lệ liên tục.

Tuy nhiên, trong trao đổi với Bloomberg, ông Quang cho biết nếu Minh Phú tiếp tục niêm yết trên HSX, công ty sẽ không thể đạt mục tiêu tăng trưởng vốn. Có lẽ, đó là do mục tiêu bán cho đối tác ngoại của công ty. Minh Phú đang dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 20% lên mức 840 tỷ đồng trong thời gian tới.

74

Page 81: Chiến Lược Minh Phú

Minh Phú không phải là doanh nghiệp duy nhất tự nguyện rời sàn. Có ngàn lẻ một lý do nhưng Minh Phú có lẽ là một trong các công ty hoạt động kinh doanh tốt nhất, tình hình tài chính ổn định xin hủy niêm yết tự nguyện.

Đối với Minh Phú, việc hủy niêm yết có thể giúp công ty chủ động hơn trong việc “bán mình” cho đối tác ngoại mà không bị giới hạn “room”.

Khi đặt vấn đề hủy niêm yết, lãnh đạo công ty cho biết việc niêm yết khiến công ty khó khăn trong việc phát hành cho đối tác ngoại với giá cao hơn giá hiện hành. Còn nhớ, mức giá MPC dự kiến bán cho đối tác CP Foods là 50.000 đồng/cổ phiếu, trong khi đó thị giá cổ phiếu lúc bấy giờ của công ty chỉ ở mức xung quanh 30.000 đồng/cổ phiếu. Theo lãnh đạo Minh Phú, việc mua với giá cao hơn thị giá khiến các đối tác ngay lập tức phải ghi nhận một khoản lỗ đầu tư – đó là điều không ai muốn.Việc hủy niêm yết đi kèm với bán cổ phần cho đối tác ngoại lần này, do vậy, khiến người ta nghĩ rằng Minh Phú sẽ bán được với cái giá hời, cao hơn thị giá của công ty.

19.2 Quản trị tài chính19.2.1 Phân tích các con số tài chính

Bảng cân đối kế toán

75

Page 82: Chiến Lược Minh Phú

76

Page 83: Chiến Lược Minh Phú

Hinh 26 Bảng cân đối kế toán

77

Page 84: Chiến Lược Minh Phú

Hinh 27 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

78

Page 85: Chiến Lược Minh Phú

19.2.2  Dự báo tài chính

Năm 2015, Minh Phú dự kiến doanh thu sẽ tăng 28% lên 19.333 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 54% lên 1.452 tỷ đồng.

Dự báo : Đối thủ mới - Hùng Vương ?

Trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất năm 2014, các công ty tôm chiếm áp đảo. Vĩnh Hoàn và Hùng Vương là hai cái tên ngành cá còn duy trì được sự hiện diện nhưng Hùng Vương cũng tuyên bố sẽ trở lại mạnh mẽ trên thị trường tôm.

Công ty này đang chào mua mạnh mẽ cổ phiếu của FMC, một công ty xuất khẩu tôm có mặt trọng top 10 nêu trên, để hợp nhất doanh thu như một công ty con. Mục tiêu của Hùng Vương là đạt doanh thu 300 triệu USD từ con tôm năm 2015, tương đương khoảng 30% của Minh Phú.

Mặc dù lãnh đạo của cả hai công ty này đều hạn chế nói về đối thủ trên thị trường. Nhưng các động thái của cả hai công ty chỉ ra rằng thị trường tôm sẽ có những cuộc ganh đua quyết liệt trong các năm tới.

Có những doanh nghiệp khác trong top 10 như Thủy sản Sóc Trăng với hiệu quả hoạt động thấp, sẽ khó có thể trở thành đối thủ lớn trong ngành. Ngược lại, đây có thể trở thành mục tiêu để các công ty khác tăng thị phần xuất khẩu tôm.

19.3 Dự báo rủi roMặc dù những tín hiệu lạc quan về thị trường nhập khẩu cũng như sự nới rộng về việc kiểm tra dư lượng kháng sinh ở Nhật Bản, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền vẫn cho rằng, tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân là do các thị trường chính vẫn chưa thực sự thoát khỏi suy thoái. Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu hải sản cho chế biến cùng với sự sụt giảm chất lượng nguyên liệu xuất khẩu vẫn là thách thức đối với ngành thủy sản. 

Để có hướng đi đúng cho phát triển sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm trong năm 2014, ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi cần xác định nên phát triển tôm sú hay tôm chân trắng; người nuôi cần kiểm soát tốt được dịch bệnh và chủ động được con giống sạch bệnh và có chất lượng; giải quyết được nạn bơm chích Agar đang bùng phát trong tôm nguyên liệu. Bên cạnh đó, Nhà nước, doanh nghiệp và người nuôi cần đánh giá về việc kiểm soát hội chứng tôm chết sớm của các nguồn cung lớn để tìm cơ hội cho tôm Việt Nam. 

79

Page 86: Chiến Lược Minh Phú

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong năm 2014 là tăng diện tích và sản lượng nuôi tôm chân trắng nhờ thời gian nuôi ngắn, năng suất cao nhưng cần phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác động của việc này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, vì lợi nhuận cao nên hiện nay người nông dân đã đổ xô sang nuôi tôm chân trắng, kể cả tại vùng nuôi thay vì nuôi tôm sú với tỷ lệ rủi ro cao. 

Hiện nay, sản xuất tôm tại các quốc gia lân cận như: Trung Quốc, Thái Lan đang phục hồi sau EMS nhưng phải mất 2 năm các nước này mới đi vào ổn định. Trong khi đó, một nguồn cung khác là Ấn Độ ít bị ảnh hưởng của EMS cũng đang cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, vụ nuôi của nước này lại chậm hơn so với Việt Nam từ 1-2 tháng. Như vậy, theo đánh giá của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam nên tận dụng cơ hội của hai quý đầu năm 2014 để đẩy mạnh, gia tăng kim ngạch xuất khẩu. 

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến của các doanh nghiệp chế biến cho rằng, vấn đề khó khăn nhất đối với ngành tôm hiện nay là tôm nguyên liệu vẫn tiếp tục chảy qua Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch. Điều này không chỉ khiến doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong nước gặp nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu mà còn ảnh hưởng đến uy tín của các sản phẩm của Việt Nam nếu như doanh nghiệp Trung Quốc xuất đi các sản phẩm không đảm bảo chất lượng với ghi chú “tôm có nguồn gốc từ Việt Nam. 

Một số doanh nghiệp và người nuôi cho rằng, năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam có thể đạt con số 3,5 tỷ USD. Tuy nhiên, Chủ tịch VASEP, ông Trần Thiện Hải cho rằng, kết quả này có đạt được hay không còn tùy thuộc việc kiểm soát tốt nạn bơm chích tạp chất, tận dụng thời cơ sau EMS và vượt qua khó khăn về thị trường. 

Bên cạnh những lợi thế từ các nước nhập khẩu, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep khẳng định: “Thách thức lớn nhất trong năm 2014 vẫn từ khâu nuôi trồng, từ khâu nguyên liệu. Phải kiểm soát chặt ngay từ khâu con giống làm sao sản phẩm của chúng ta đảm bảo an toàn thì mới duy trì được tốc độ xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm thủy sản Việt Nam có sức cạnh tranh tốt”.

Là một quốc gia có tỷ trọng xuất khẩu tôm lớn, thế nhưng chúng ta luôn trong tình trạng bấp bênh về giá. Bởi lẽ, chúng ta vẫn phụ thuộc quá lớn vào một thị trường - Trung Quốc.

Theo báo cáo của VASEP, Tôm là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, hiện chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.

80

Page 87: Chiến Lược Minh Phú

Chia sẻ với chúng tôi, giám đốc một DN tư nhân tại Cà Mau cho biết, hồi đầu năm DN tưởng trúng được đơn hàng cung cấp tôm nguyên liệu với khối lượng lớn cho một bạn hàng Trung Quốc. Cty đã dốc toàn lực, cộng thêm nguồn vốn đi vay của ngân hàng để đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm, nhưng đến cận ngày giao hàng đối tác Trung Quốc đã tìm cách thoái thác, “xù” hợp đồng khiến DN “trở tay” không kịp. 

Đang trong lúc khó khăn, nợ đến ngày phải trả thì lại có một đối tác khác đặt vấn đề sẽ mua lại toàn bộ số tôm nguyên liệu đang dồn ứ, tất nhiên với mức giá thấp hơn so với mức giá đối tác Trung Quốc đã thỏa thuận, đồng ý mua lúc đầu. Mặc dù, biết là thua thiệt nhưng DN vẫn phải chấp nhận bán tháo để thu hồi vốn vì tôm đã đến kỳ thu hoạch. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là, đối tác Trung Quốc và bên hỏi mua thực chất cũng chỉ là một đầu mối, cùng dùng chiêu ép giá DN trong nước nhằm thu mua với mức giá thấp hơn mặt bằng giá chung trên thị trường- vị DN này chia sẻ.

Ông Trương Đình Hòe- Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản VN (Vasep) cho rằng, cách làm ăn chỉ thấy lợi trước mắt đối với những DN trong lĩnh vực của ngành tôm hiện nay đang diễn ra khá phổ biến.

Thực tế cho thấy, hơn 10 năm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nghề nuôi tôm vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên, dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng phức tạp, nhất là vào thời điểm giao mùa và mùa khô, ban ngày thời tiết trở nên nắng gắt, tối trở lạnh, sự chênh lệch cao về nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm có thể lên tới 120C do vậy môi trường nước ao nuôi tôm thường không ổn định, các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, oxy hòa tan luôn dao động, hiện tượng ao nuôi khó gây màu nước, tảo trong ao thay đổi thường xuyên.

Bên cạnh là áp lực nước mặn thay đổi theo mùa, vào mùa khô độ mặn thường rất cao, mực nước trong ao thấp do hiện tượng bốc hơi nước, mùa mưa thường độ mặn giảm đột ngột và lúc này là cơ hội thuận lợi cho nhiều loại bệnh phát triền và bùng phát. Nhiều người nuôi tôm thừa nhận những năm trước 2010 nuôi tôm dễ, cũng có rủi ro nhưng ít và chủ yếu là gặp ở vụ nuôi trái vụ, 2 năm nay hầu như các tháng trong năm đều khó nuôi do môi trường ao nuôi luôn biến động, dịch bệnh phát sinh nhiều, giá các loại nguyên liệu đầu vào luôn tăng, giá sản phẩm không ổn định, có thời điểm xuống thấp làm người nuôi không có lãi.

Xu hướng chung của nuôi tôm hiện tại hiệu quả sản xuất chưa cao. Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại như kỹ thuật nuôi còn yếu, thiếu đầu tư hợp lý, quá trình nuôi còn trông chờ nhiều vào may rủi. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho thời tiết chuyển biến theo chiều hướng bất lợi làm môi trường nước ao nuôi luôn biến đổi theo chiều hướng xấu, một số loại bệnh mới xảy ra mà hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân, người nuôi tôm gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý môi trường

81

Page 88: Chiến Lược Minh Phú

ao nuôi, bên cạnh là chất lượng thức ăn, thuốc thú y thủy sản và con giống kém làm cho vụ nuôi không tránh khỏi rủi ro.

19.4 Quản trị rủi roThừa nhận rằng, chúng ta không thể đóng cửa đối với thị trường Trung Quốc nhưng chúng ta cần phải thay đổi chiến lược làm ăn đối với thị trường này. Theo đó, thay bằng việc xuất hàng trước và nhận tiền sau thì nay, chúng ta cần phải nhận tiền trước và xuất hàng sau. Hơn nữa, trong giao thương cần phải có những hợp đồng ký kết rõ ràng, trong đó có các điều khoản quy định ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng giám đốc Cty CP Chế biến Thủy sản Út Xi,đã đến lúc chúng ta cần phải tự chủ để mạnh lên, tránh phụ thuộc vào một thị trường. Và sự tự chủ đó trước hết là cần phải thay đổi tư duy đầu tư nghiêm túc vào nuôi trồng, chế biến, tổ chức lại việc xuất khẩu. Đây thực chất là lối tư duy của mối liên kết phát triển theo chuỗi sản xuất từ con giống - nuôi- xuất khẩu, hợp tác bao tiêu đầu ra cho nông dân và tìm kiếm những nguồn nguyên liệu nhập khẩu với giá thành hợp lý.

Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng cần phải xúc tiến hoạt động ngoại giao để các thị trường nhập khẩu tin tưởng và thừa nhận tiêu chuẩn của những giống tôm VietGAP của Việt Nam ngang bằng với các loại tiêu chuẩn quốc tế uy tín khác. Cùng với đó là cần có biện pháp phòng chống từ xa, thường xuyên chủ động theo dõi thị trường xem hàng hóa của mình vào thị trường đó có nguy cơ bị bán phá giá hay không, để từ đó có những điều chỉnh thích hợp.

Đã có nhiều giải pháp tích cực tới người nông dân như: xác định lịch thời vụ nuôi cho từng mô hình, khuyến cáo nuôi thưa, cảnh báo thời tiết, dịch bệnh, ô nhiễm, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, tuyên truyền khuyến cáo nông dân nuôi tôm phát huy ý thức cộng đồng trong việc quản lý môi trường, áp dụng quy trình nuôi khép kín, sử dụng các chế phẩm sinh học để quản lý môi trường ao nuôi nhằm hạn chế thiệt hại do dịch bệnh lây lan, khuyến cáo người nuôi kiên quyết loại trừ các loại vật tư, con giống kém chất lượng, không nóng vội thả giống khi chưa chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, các yêu cầu cần thiết cho vụ nuôi.

Tuy nhiên, trước hạn chế về chất lượng nguồn nước, hệ thống thủy lợi còn chưa đồng bộ, chất lượng con giống và các loại vật tư như thức ăn, thuốc hóa chất, nhiên liệu chưa được cải thiện, tính cộng đồng vẫn chưa được giải quyết triệt để…nên tôm nuôi vẫn bị chết hàng loạt ở nhiều vùng. Ông Huỳnh Quốc Khởi, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bạc Liêu chia sẻ: do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết chuyển biến ngày càng có chiều hướng xấu đã phát sinh nhiều yếu tố bất lợi, trong đó dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến khá phức tạp

82

Page 89: Chiến Lược Minh Phú

và điều lo lắng nhất hiện nay là vẫn còn nhiều nông dân chưa nắm vững kỹ thuật, còn nóng vội thả giống trong khi chưa thật sự

Để giảm thiểu những rủi ro, người nuôi tôm cần làm tốt một số vấn đề sau đây:

Kiên quyết loại trừ các loại vật tư, con giống kém chất lượng. Tùy vào quy mô, điều kiện kinh tế từng hộ mà quyết định thả nuôi mật độ

hợp lý. Không nóng vội thả giống, cần chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, móy móc,

dụng cụ cần thiết trước khi thả nuôi. Chú trọng yếu tố con người (người nuôi tôm phải cẩn thận, gọn gàng, sạch

sẽ, hiểu biết kỹ thuật và yêu nghề). Thường xuyên thăm ao để sớm phát hiện các hiện tượng khác thường,

không để hiện tượng mất màu nước hoặc các yếu tố môi trường trong ao nuôi giao động, bằng cách luôn giữ mực nước ao nuôi tối thiểu 1,2 m, sử dụng các loại vôi Super Canxi, Dolomite, các loại khoáng, các loại vi sinh thật sự chất lượng để ổn định môi trường ao nuôi.

Cần chăm sóc đúng cách không để thức ăn dư thừa, chỉ sử dụng khoảng 75 80% khẩu phần thức ăn đã định trong ngày, định kỳ 10 15 ngày nên xét nghiệm mẫu nước để sử dụng vi sinh đúng liều nhằm giảm chi phí và hạn chế được dịch bệnh.

Không lạm dụng sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hóa chất trong suốt quá trình nuôi. Khi có biểu hiện khác thường trong ao cần tìm hiểu nguyên nhân hoặc báo cho cán bộ kỹ thuật để được tư vấn, hướng dẫn xử lý kịp thời

Ghi chép mọi hoạt động, diễn biến của ao nuôi trong quá trình nuôi vì đây là cơ sở cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đánh giá chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và nhất là căn cứ để đưa ra phác đồ phòng ngừa và xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Mạnh dạn áp dụng các công nghệ cao, hiện đại của thế giới, đáp ứng điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay, như công nghệ nhà kính của I-xra-en, cho phép kiểm soát ở mức cao nhất đối với các hiện tượng tiền hậu khí nhà kính, sinh học nhà kính và dịch hại nhà kính. Ngoài ra, doanh nghiệp sử dụng hệ thống xử lý nước tuần hoàn của Mỹ, Hà Lan,... vừa bảo đảm chất lượng nước ổn định cho tôm sinh trưởng, vừa không gây ô nhiễm môi trường. Nhờ vậy, tôm tăng trưởng nhanh, không nhiễm vi khuẩn gây bệnh và không có dư lượng các hóa chất, thuốc kháng sinh cấm sử dụng, nên được các công ty chế biến tôm xuất khẩu thu mua với giá cao.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt - Úc Lương Thanh Vân chia sẻ: Sau khi triển khai và rút kinh nghiệm từ mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính tại Hòa Bình - Bạc Liêu với quy mô 50 ha thành công, dự kiến trong năm nay, công ty triển khai thêm 300 ha nữa và đến năm 2018, đạt diện tích hơn 1.000 ha. Được biết, bên cạnh Tập đoàn Việt - Úc, tại vùng ven biển Bạc Liêu, hiện có Công ty

83

Page 90: Chiến Lược Minh Phú

TNHH một thành viên Hải Nguyên, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh cũng đang đầu tư nuôi tôm thẻ thâm canh trong nhà kính, kết quả cho sản phẩm tôm sạch, môi trường nuôi an toàn, giảm rủi ro, đạt năng suất và sản lượng cao.

Việc ứng dụng công nghệ cao để nuôi tôm đã đem lại thành công lớn cho các doanh nghiệp ở Bạc Liêu, nhưng với tổng diện tích nuôi tôm cả nước gần 640 nghìn ha, thì kết quả này chưa thấm vào đâu. Do đó, để nhân rộng các mô hình nuôi tôm an toàn, sạch bệnh, thích nghi điều kiện biến đổi khí hậu cũng như các tác động bất ổn từ dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bảo đảm xuất khẩu, rất cần sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, địa phương trong việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và làm chủ công nghệ mới; sửa đổi cơ chế cho vay các gói ưu đãi tín dụng lớn, lãi suất thấp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp cận khoa học công nghệ mới trong nuôi trồng, chế biến tôm, cũng như xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản tôm của mỗi địa phương

19.5 Dự báo nguồn nhân lựcĐánh giá nguồn nhân lực của công ty về số lượng và cơ cấu

a. Đánh giá nguồn nhân lực của công ty về số lượng và cơ cấu

Hinh 28 Cơ cấu nhân sư

b. Đánh giá nguồn nhân lực của công ty về chất lượng

Đối với lao động quản lý

Lao động quản lý của công ty hầu hết có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, đây là ưu điểm của lực lượng lao động này. Về số lượng có tăng qua từng năm nhưng không đáng kể, hầu hết chưa được đào tạo công tác quản lý, do đó trong công tác phát triển nguồn nhân lực cần có kế hoạch bồi dưỡng cho đối tượng này.

84

Page 91: Chiến Lược Minh Phú

Đối với lao động nghiệp vụ, kỹ thuật

Lao động nghiệp vụ, kỹ thuật của công ty hầu hết được đào tạo bài bản, tuy nhiên hầu hết chưa được bồi dưỡng, đào tạo về công tác quản lý. Đây là lực lượng tiềm năng, có khả năng kế cận cho đội ngũ quản lý trong thời gian đến. Cần có giải pháp phát triển nghề nghiệp trong công tác quy hoạch cán bộ cho số đối tượng này.

Đối với lao động phổ thông

Số lao động có trình độ từ THPT đến trung cấp các năm 2009, 2010 chiếm tỷ lệ trên 50% so với tổng số lao động (năm 2009 là 55,45%, năm 2010 là 51,23%), năm 2011 là 48,73%.

19.6 Quản trị nguồn nhân lựcMỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY

Nhóm giải pháp đảm bảo số lượng nguồn nhân lực của công ty

Thực hiện tốt công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực

Dựa vào số liệu quá khứ để dự báo nhu cầu nhân lực cho các năm đến. Nhu cầu nhân lực của công ty năm 2012 là 1.900 người, năm 2013 là 2.050 người, năm 2014 là 2.200 người và năm 2015 là 2.400 người.

Xây dựng mới quy trình tuyển dụng và lập kế hoạch tuyển dụng hợp lý

Trước mắt cần xây dựng lại quy trình tuyển dụng mới hướng đến điều chỉnh những bất cập hiện nay. Trên cơ sở phân tích kỹ cơ cấu nhân lực cần đáp ứng của từng đơn vị, bộ phận, ngành nghề để xây dựng kế hoạch tuyển dụng hợp lý, đảm bảo yêu cầu.

Giải pháp phát triển nghề nghiệp (quy hoạch cán bộ) tại công ty

Xây dựng mô hình hoạch định nghề nghiệp

Nguyên tắc hoạch định nghề nghiệp của công ty là kết hợp những tham vọng nghề nghiệp cá nhân với những cơ hội có sẵn trong công ty. Trong đó, cả cá nhân người lao động và người giám sát cùng nhau chia sẻ công việc. Mô hình phát triển nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong công ty có thể theo 2 hướng như sau:

* Phát triển theo chiều dọc

* Phát triển theo chiều ngang

Xây dựng mô hình phát triển nghề nghiệp

Nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty

85

Page 92: Chiến Lược Minh Phú

Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực tại công ty nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp (quy hoạch cán bộ) và cải thiện kỹ năng hiện tại tại công ty

- Xác định nhu cầu đào tạo

Để xác định nhu cầu đào tạo, thời gian đến đề xuất bộ phận nhân sự phòng Tổ chức Hành chính nên thực hiện bước khảo sát, đánh giá so sánh kết quả giữa Bảng tiêu chuẩn kỹ năng theo vị trí công việc và Đánh giá năng lực thực hiện công việc thực tế của từng lao động, nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực trong tương lai.

- Tiến hành đào tạo

Nâng cao chất lượng đánh giá công việc người lao động

Để thực hiện tốt việc đánh giá, trước hết hoàn chỉnh dữ liệu về người lao động Công ty; củng cố lại Hội đồng đánh giá xếp loại công tác của Công ty; xây dựng tiêu chuẩn đánh giá dựa vào bảng phân tích công việc; kết hợp nhiều hình thức khác nhau khi đánh giá.

Xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng loại lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ đang đảm nhận

Qua khảo sát thì đa số lao động cho rằng công ty cần có chương trình đào tạo cụ thể. Các kế hoạch đã ban hành phải đảm bảo được thực hiện theo đúng nội dung, yêu cầu đề ra.

Đổi mới chương trình đào tạo, có các hình thức đào tạo phong phú, thích hợp và hiệu quả nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp và làm việc theo nhóm (tổ, đội) đối với lao động phổ thông

Nâng cao nhận thức, kỹ năng quản lý Có chính sách giữ chân, thu hút đối lao động nghiệp vụ, kỹ thuật giỏi

trong và ngoài công ty

Nhóm giải pháp về sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực tại công ty

Hoàn thiện công tác tổ chức, bố trí lao động theo từng lĩnh vực, nhóm nghề, tổ đội sản xuất

Rà soát lại lực lượng lao động gián tiếp tại công ty và có sự bố trí phù hợp

Nhóm giải pháp nâng cao động lực cho người lao động

Hoàn thiện các chính sách khuyến khích về vật chất đối với người lao động

Hoàn thiện các chính sách khuyến khích về tinh thần cho người lao động

86

Page 93: Chiến Lược Minh Phú

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đề cương môn học Quản Trị Chiến Lược – TS Hoàng Lâm Tịnh Chiến lược và sách lược kinh doanh – Garry D.Smith, Danny

R.Arnold, Boby R.Bizzell (người dịch Bùi Văn Đông – 2007) Lợi thế cạnh tranh – Michael E.Porter ( người dịch Nguyễn Phúc

Hoàng – 2012) Báo cáo thường niên của công ty Minh Phú (2014) Báo cáo tài chính công ty mẹ quý II/2015 Các trang thông tin trên Internet :

http://www.minhphu.com

http://vasep.com.vn

http://thuysanvietnam.com.vn

http://www.fistenet.gov.vn

http://contom.com.vn

87