30
CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3.776 MÉT Đỗ Thông Minh HỒ YAMANAKA (Sơn Trung Hồ) Sau khi tham dự Hội Chợ Osaka 1970, cuối cùng, chúng tôi đã tới nơi cắm trại là bờ hồ Yamanaka là một trong năm hồ ở cao độ từ 831 đến 981 mét, được gọi là Phú Sĩ Ngũ Hồ (Fuji Goko), đều nằm ở phía bắc chân núi Phú Sĩ (Fujisan, Phú Sĩ Sơn). Năm hồ đó theo thứ tự từ trái qua phải là: 1- Motosuko (Bản Tê Hồ). 2- Shojinko (Tinh Tiến Hồ). 3- Saiko (TâyHồ). 4- Kawaguchiko (Xuyên Khẩu Hồ). 5- Yamanakako (Trung Sơn Hồ). Nhìn bản đồ, thì sẽ thấy tới sáu hồ, nhưng người Nhật thường chỉ coi là có năm hồ, vì Akaike (Xích Trì) chỉ có nước vào mùa mưa, được coi như một cái đầm. Ngoài ra còn có Oshino Hakkai (Nhẫn Dã Bát Hải) thuộc Yamanashi (Sơn Lê) với 8 hồ nước gần nhau. Tuy chỉ là hồ nhỏ nhưng

CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3.776 MÉT

Đỗ Thông Minh

HỒ YAMANAKA (Sơn Trung Hồ)

Sau khi tham dự Hội Chợ Osaka 1970, cuối cùng, chúng tôi đã tới nơi cắm trại là bờ hồ

Yamanaka là một trong năm hồ ở cao độ từ 831 đến 981 mét, được gọi là Phú Sĩ Ngũ Hồ (Fuji

Goko), đều nằm ở phía bắc chân núi Phú Sĩ (Fujisan, Phú Sĩ Sơn). Năm hồ đó theo thứ tự từ trái qua

phải là:

1- Motosuko (Bản Tê Hồ).

2- Shojinko (Tinh Tiến Hồ).

3- Saiko (TâyHồ).

4- Kawaguchiko (Xuyên Khẩu Hồ).

5- Yamanakako (Trung Sơn Hồ).

Nhìn bản đồ, thì sẽ thấy tới sáu hồ, nhưng người Nhật thường chỉ coi là có năm hồ, vì

Akaike (Xích Trì) chỉ có nước vào mùa mưa, được coi như một cái đầm.

Ngoài ra còn có Oshino Hakkai (Nhẫn Dã Bát Hải) thuộc Yamanashi (Sơn Lê) với 8 hồ

nước gần nhau. Tuy chỉ là hồ nhỏ nhưng nước thật trong, vì đó là nước ngầm tan từ tuyết núi Phú Sĩ

chảy vào, sâu 6, 7 mét vẫn nhìn thấy đáy. Nơi đây mùa xuân với những cây Anh Đào nở rộ, những

căn nhà cổ lợp rơm và nhất là cảnh nền núi Phú Sĩ hùng vĩ, nhìn từ đây thì thật khó có gì đẹp cho

Page 2: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

bằng nên du khách viếng khá đông.

Núi Phú Sĩ nằm giữa tỉnh Shizuoka (Tĩnh Cương) và Yamanashi (Sơn Lê), coi như lằn

ranh hai tỉnh chạy theo chiều nam-bắc ngang ngay ngọn núi, nhưng bên Shizuoka lớn hơn, ở phía

tây-nam tỉnh Kanagawa (Thần Nại Xuyên). Yamanakako là một trong hai hồ lớn nhất, hồ kia là

Kawaguchi, nơi cắm trại của trường Đại Học Todai (Đông Đại) chuyên cho mướn với giá rẻ. Nếu

muốn hưởng không khí thiên nhiên thì ghé hồ Yamanakako, còn muốn cả vui chơi các trò chơi thì

ghé hồ Kawaguchi.

Ở trại, chúng tôi thuê xe đạp đạp vòng quanh hồ Yamanaka (khoảng chừng 30 phút), đua

xe... Rồi chèo thuyền, đó là lần đầu tiên tôi chèo thuyền và may mắn kỳ đó toán của tôi được giải

nhất, rồi tắm hồ, nhưng hồ cũng như biển Nhật dù mùa hè cũng khá lạnh, ai yếu sức không dám tắm

lâu.

Hồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là

Gogome (Ngũ Hiệu Mục) ở hướng bắc, cao độ khoảng 2.000 mét rồi từ đó đi bộ lên đến đỉnh. Nếu

đi theo đường mới ở hướng nam thì trạm số 5 ở cao độ 2.400 mét. Toán đi thường xuất phát vào

khoảng 8, 9 giờ tối để khoảng 4, 5 giờ sáng lên đến đỉnh được hưởng cái thú ngắm mặt trời mọc lên

từ chân trời phương Đông. Nếu nhắm đi chậm thì nên đi sớm hơn.

Bản đồ núi Phú Sĩ nằm ngay giữa tỉnh Shizuoka và Yamanashi.

Page 3: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

NÚI PHÚ SĨ

Núi Phú Sĩ, tiếng Anh gọi là "Fuji Mountain" hay "Fujiyama" (núi Phú Sĩ), nhưng người

Nhật thường gọi là "Fujisan" (Phú Sĩ Sơn), cao nhất nước Nhật với 3.776 mét, đường kính chân núi

khoảng 80 km. Có một tỉnh cũng tên Phú Sĩ, nhưng lại đọc là "Toyama", ở phía Tây Bản Đảo, ráp

biển Nhật Bản, nên không có liên hệ gì với núi Phú Sĩ cả.

Cảnh núi Phú Sĩ hùng vĩ.

Núi Phú Sĩ là ngọn núi lửa hình nón khá cân đối đã tắt từ lâu. Ghi nhận từ năm 781 đến

1707 (lần cuối cùng) có 10 lần phun lửa, tro bụi bay tới tận Đông Kinh ở cách xa 120-130 km, tạo

thành một lớp dày 30 cm. Có những tin đồn chung quanh ngọn núi này, cho là sẽ có một ngày nổ

tung coi như ngày tận thế vậỵ Từ giữa năm 2000, trong vòng năm năm, máy địa chấn đã ghi nhận có

tới trên 500 lần núi rung động nhẹ (người không cảm thấy), vì vậy các tỉnh chung quanh cũng đã tổ

chức thực tập phòng núi Phú Sĩ phun lửa.

Theo một giả thuyết có căn cứ khoa học thì núi Phú Sĩ được phát sinh do sự chuyển dịch

của một hòn đảo lớn từ phía bắc Phi Luật Tân lên. Hòn đảo này đụng vào đảo Bản Châu (Honshu) là

đảo chính lớn nhất trong số bốn đảo lớn của Nhật, thành ra bán đảo Izu ngày naỵ Do sự va chạm

khủng khiếp đó làm nứt thềm lục địa, phát sinh núi lửa và tạo thành núi Phú Sĩ. Lần đầu phun

khoảng năm 200.000 đến 700.000 năm trước, lần thứ hai khoảng 15.000 đến 80.000 năm trước.

Ngọn núi lúc đó chỉ cao độ hơn 3.000 mét, nhưng khoảng 10.000 năm trước, núi Phú Sĩ lại phun một

lần thứ ba và vươn đến cao độ hiện tại, bao chùm luôn gần hết ngọn núi cũ, chỉ còn thấy một chút

mỏm ở bên sườn. Được mệnh danh là "Fujisan wa Nihon Ichi takai" tức "Núi Phú Sĩ cao nhất Nhật

Bản".

Ngọn núi vươn cao lừng lững, đơn độc một mình một cõi là hình ảnh tiêu biểu cho tính

kiên cường và hùng tráng của dân tộc Nhật, của Võ Sĩ Đạo (Samurai, Thị) một mình một kiếm đi

vào giữa rừng gươm. Nên núi Phú Sĩ hiện diện trong hầu hết thi, văn, nhạc, tranh, hình... của người

Nhật.

Page 4: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

Đặc biệt thỉnh thoảng có những cụm mây trắng nhỏ lạc loài bay tới rồi ghé chơi khá lâu

trên đỉnh núi Phú Sĩ. Chúng tạo thành những hình dáng rất lạ mắt, lúc thì trông như cái nón, lúc thì

như vành đai... Đây cũng là những nét chấm phá của thiên nhiên, càng tôn tạo thêm vẻ đẹp của núi

Phú Sĩ, nếu chịu khó quan sát, thì thế nào cũng có lúc may mắn được thấy cảnh đẹp hùng vĩ nhất

này.

Gặp ngày quang đãng, đứng tại một điểm cao ở Đông Kinh hay đi xe đoạn đường Tokyo-

Osaka, có thể nhìn rõ ngọn núi, cao vút lên giữa trùng trùng điệp điệp những ngọn núi thấp khác.

Trên ngọn núi thường có tuyết phủ, trừ mấy tháng hè thì trên mặt đất không có tuyết nhưng nhiều

chỗ dưới mặt đất vẫn có tuyết, gọi là tuyết vạn niên (đó là những lớp tuyết đầu đã tan thấm dưới mặt

đất, sau bị lạnh hóa băng tuyết, nhờ mặt đất che chở nên mùa hè không bị tan hết). Đến chân núi mà

không leo thì thật là uổng, ban tổ chức đã chuẩn bị việc đó nhưng đường đi khá gian nan nên phải có

một buổi thuyết trình và để tùy mỗi người quyết định tham dự chuyến leo núi hay không.

Muốn tới núi Phú Sĩ, ngoài cách đi thuê xe buýt đi chung như chúng tôi còn có nhiều cách

đi khác. Từ Đông Kinh, có thể đi bằng xe nhà theo đường cao tốc Tomei (Đông Minh) tới gần

Odawara (Tiểu Điền Nguyên) thì quẹo phải vào quốc lộ 255 nếu leo ngả Yamanakako (Trung Sơn

Hồ) hay đường cao tốc Chuo (Trung Ương) rồi vào quốc lộ 139 nếu leo ngả Kawaguchiko (Xuyên

Khẩu Hồ). Đi xe buýt thì đón tại cửa Tây ga Shinjuku (Tân Túc, ở giữa Đề-pa-tô Keio và tiệm máy

hình, đồ điện Yodobashi), nhưng vào mùa hè phải giữ chỗ trước và cũng có thể đi xe điện tới ga

Gotenba (Ngự Điện Trường), tỉnh Shizuoka (Tĩnh Cương) gần chân núi rồi đi xe buýt tới trạm xuất

phát "Gogome".

VỀ VIỆC LEO NÚI PHÚ SĨ

Gọi là leo núi nhưng thực ra là đi bộ lên núi, chứ không dùng các dụng cụ đặc biệt như

các nhà chuyên môn. Tuy vậy tối thiểu cần một gậy gỗ để chống, một đôi giày tốt (loại gần như giày

vải quân đội càng tốt), áo ấm, đèn pin và đồ cứu thương thì dùng chung... Và trên hết là kỷ luật của

đoàn đi núi, cách liên lạc, địa điểm tập trung khi tới và khi về. Anh Hòe thường tổ chức trại hè tại

đây, chỉ dẫn cho đàn em đi núi nhưng anh thì không bao giờ tham gia, anh trên chúng tôi mười tuổi

(tức lúc đó khoảng 30 tuổi), có lẽ vì ngại sức yếu? Thực ra có những người Nhật 50, 60 tuổi vẫn leo

núi Phú Sĩ. Từ hồ Yamanaka xe buýt đưa toán leo núi chúng tôi tới trạm số 5, rồi từ đó chúng tôi đi

bộ lên đỉnh núi...

Những người không leo núi, ở lại thì chèo thuyền, tắm hồ. Những người leo núi như chúng

tôi, mỗi người mua cho mình một gậy gỗ để chống, ai chưa có giày để leo thì mua một đôi bata hay

giầy tốt, áo êm, đèn pin và đồ cứu thương thì dùng chung... Và trên hết là dặn dò kỹ về kỷ luật của

đoàn đi núi, cách liên lạc, địa điểm tập trung khi tới và khi về.

Mỗi năm vào ngày 1/7 giữa mùa hè, thường có tổ chức ngày "khai sơn", tức ngày khởi đầu

leo núị Có các ông từ Thần Đạo đứng ra làm lễ cầu an trước khi đoàn leo núi đầu tiên lên đường.

Page 5: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

Trong ngày này, thường có khoảng độ 7.000 người leo núi tham dự, đông đến độ phải chen nhau mà

đi cho kịp lên đến đỉnh vào đúng lúc mặt trời mọc. Mùa leo núi chính thức kết thúc vào ngày 26/8, vì

qua thượng tuần tháng 9 là đỉnh núi bắt đầu có tuyết.

Năm ấy và năm sau, Đông Du Học Xá đều tổ chức trại hè ở Yamanaka và leo núi Phú Sĩ,

cả 2 lần tôi đều được cử làm đoàn trưởng, lần đầu đi 21 người và lần sau 22 người. Vì thế nhân đây

kể lại kinh nghiệm đi núi Phú Sĩ của chúng tôi.

Mãi sau này, ngày 10-11/9/2006, du học sinh xuất thân trường Nhật Ngữ Đông Du đợt mới

lên tới 400 người, anh Nguyễn Đức Hòe từ Việt Nam đã trở qua tổ chức trại hè ở hồ Yamanakako và

leo núi Phú Sĩ như 35 năm trước với gần 100 người tham dư.. Nên bài này đã được gởi tới các bạn

trẻ leo núi để rút kinh nghiệm.

ĐĂNG SƠN: LEO PHÚ SĨ

Tôi chuẩn bị cho mình một đôi giầy tốt, áo ấm và găng tay, đồng thời với trách nhiệm đoàn

trưởng lại chưa có kinh nghiệm, tôi lo lắng đốc thúc mọi người chuẩn bị kỹ lưỡng. Nhưng vì đi xa và

lên dốc mệt nhọc nên chỉ mang theo vật dụng tối thiểu, dặn dò giữ kỷ luật lúc di chuyển và liên lạc

thường xuyên để kịp thời tiếp cứu nhaụ Và để tiện điều động, cả đoàn được chia làm bốn toán nhỏ,

trong đoàn có cả ba, bốn chị nên toán nào có các anh to con thì ghép các chị vào để lỡ có chuyện gì

thì có người đỡ đần.

Chúng tôi tới trạm số 5 mới gọi là Shingogome (Tân Ngũ Hiệu Mục) 1.980 mét (thường

gọi tròn là 2.000 mét, có nơi cũng là Gogome mà cao 2.305 mét), vào khoảng 8 giờ tối, trời mùa hè

nhưng nơi đây chỉ khoảng 20 độ C, rất dễ chịụ Mọi người vào các tiệm quanh đó mua gậy chống (là

khúc tre hay gỗ thông dài độ 1,4 mét, hình ngũ giác hay lục giác, trên có đóng dấu bằng sắt nung kỷ

niệm chuyến leo núi. Có đi núi mới thấy gậy chống là quan trọng, vì đường đi dốc và lởm chởm đá,

có nơi thì cát lún và trụt, người lại mệt, nghiêng ngả luôn, nên nhờ có gậy chống đỡ mất sức và đỡ bị

tai nạn.

Đoàn người bắt đầu khởi hành khoảng 9 giờ, tôi dẫn đầu. Nói là dẫn đầu thực ra là đi theo

Page 6: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

những người Nhật khác vì họ đi núi Phú Sĩ vào mùa hè đông như đi trẩy hội (như đi lễ chùa Hương

ở phía tây bắc Hà Nội vào tháng ba vậy). Các mùa khác đỉnh núi rất lạnh nên chỉ có những người

chuyên môn mới đi hoặc leo bằng những con đường hiểm trở. Chúng tôi là sinh viên khá đồng tuổi

nhau, nhưng người Nhật thì có các em độ 14, 15 tuổi đến những người 50, 60 tuổi và tỷ lệ phụ nữ

cũng khá cao.

Đối với người Nhật, họ cho rằng: "Mỗi người nên leo núi Phụ Sĩ một lần, nhưng ai dại

dột mới leo lần thứ hai.". Nói vậy chứ mỗi năm có đến khoảng 300.000 người Nhật leo núi Phú Sĩ,

có người leo nhiều lần và nghe nói có người tâm niệm mỗi năm leo núi Phú Sĩ một lần cho đến khi

già không đi nổi nữa thì thôi. Tất nhiên cũng có rất nhiều người nghĩ chẳng tội gì leo cho mệt xác.

Nhìn từ địa điểm xuất phát hướng lên cao (đứng đó buổi tối thì không thấy đỉnh mà ban ngày cũng

khó thấy vì mây che) thấy đoàn người đi núi như rồng rắn trên con đường độc đạo hình zíc zắc và

đèn pin chiếu qua lại.

Đoạn đường đầu dốc thoai thoải nên khá thẳng dễ đi hai bên có cây cỏ dại và những cây

lớn cao khoảng 7, 8 mét. Đi được một lúc thì tôi lại lùi ra sau để kiểm soát có đầy đủ nhân số và có

ai bị gì không. Mặc dù đã dặn dò kỹ là đi thành toán và giữ liên lạc nhưng sức người và độ háo hức

không đều nhau, nên lúc đầu đoàn chỉ dài độ 15 đến 20 mét, sau khi đi bộ một, hai giờ đồng hồ, lên

đến trạm số 6, 7 đoàn bị kéo dài ra cả 50, 70 mét và các toán đi lẫn lộn nhau.

Trong chúng tôi, không ai có kinh nghiệm đi núi, và cũng ít khi nào đi dốc và bậc cả giờ

đồng hồ nên sau khi khởi hành khoảng hai giờ thì các chị bắt đầu kêu mệt và muốn nghỉ lấy sức. Bên

đường dốc bậc có rất nhiều trạm nghỉ (nghe nói tổng cộng khoảng 60 trạm), vì trời lạnh nên thường

đốt lò sưởị Lò sưởi cũng là nơi nung dấu mang tên cửa tiệm và số trạm, khách muốn lưu niệm cứ

việc đưa gậy cho họ đóng miễn phí. Khách có thể thuê giường nằm (đây cũng mới là khúc khởi đầu

nên cũng ít người thuê giường ngủ lại), để tiết kiệm chỗ, họ thiết trí loại giường ba tầng và tính tiền

theo giờ hoặc chỉ sưởi ké một chút, ăn uống qua loa một chút rồi lại đi tiếp.

Tới độ cao khoảng 2.700 mét thì đường dốc hơn, hai bên chỉ còn những bụi cây thấp, cao

khoảng đầu gốị Nếu đi ban ngày có thể thấy nhiều loại hoa dại thường mọc ở vùng cao lạnh và nền

đất bằng phún xuất thạch, nghe nói lên tới 70 loại như Kokemomon màu trắng, Shakunage màu

trắng đỏ, Ontate màu vàng... Lên cao nữa thì không còn cây mà chỉ có đá trơ trụi, đường trở thành

zíc zắc, các phiến đá lởm chởm như những bậc thang không đều. Ở những chỗ nguy hiểm có đóng

cọc sắt và giăng dây cáp để người đi bám vào.

SAO NHIỀU TRẠM SỐ 7, 8 THẾ!!! BAO GIỜ MỚI ĐẾN ĐÍCH?

Gọi là trạm 7, 8... không có nghĩa là có một trạm mang số 7 hay 8 mà thực ra có rêt nhiều

quán mang cùng số trạm dọc theo đường dốc, các quán nằm gần nhau cách khoảng 20 đến 100 mét.

Giá cả ở trạm số 5 tức chỗ khởi hành so với bình thường độ 120%, lên đến trạm số 7, 8 thì đã thành

150% hay hơn. Ở khoảng trạm số 7 thì chỉ còn lác đác những cây nhỏ.

Page 7: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

Chúng tôi ai cũng nghỉ 5, 6 lần là ít trên suốt đoạn đường, và thấy khoảng đường giữa trạm

7, 8 sao mà dài quá. Đêm tối không nhìn thấy đỉnh nên chỉ nhìn số trạm để ước tính là đã đi đến đâu,

sắp tới đỉnh chưạ Thế mà hết quán mang tên trạm số 7 này đến quán mang tên trạm số 7 khác, hết số

8 này đến số 8 khác, có đến cả chục quán mang cùng số, nên riết rồi chúng tôi cứ cắm cúi đi chứ

không quan tâm đến số trạm nhiều như lúc đầụ Thực ra, đoạn này là khu nghỉ chân chính nên mới có

nhiều trạm số 7 và 8 như vậy.

Vì sức lực không đều, đoàn chúng tôi càng lúc càng bị kéo dài ra, có người muốn nghỉ, có

người muốn đi, nên việc trông coi và liên lạc càng lúc càng khó. Chúng tôi phải len lỏi chạy lên

xuống liên lạc chứ không có máy vô tuyến. Cuối cùng tạm thời phân chia lại các toán cùng sức lực

và hẹn nhau trên đỉnh núi. Đương nhiên chỗ nào có các chị quá yếu thì kèm các anh mạnh tình

nguyện đi theo mang hộ đồ đạc và phòng các bất trắc.

Leo núi bằng đường Yoshidaguchi (Cát Điền Khẩu).

BÌNH MINH LÓ DẠNG

Vừa đi vừa nghỉ khoảng hơn bốn giờ sáng tới được trạm số 9, trời đã mờ sáng. Đến độ 4

giờ 30 thì thấy mặt trời bắt đầu ló dạng ở chân trờị Nhiều người dừng chân ngồi nghỉ, tất cả quay về

phía đông ngắm hình ảnh mặt trời mọc đỏ cam rực rỡ. Cảnh bình minh sớm tĩnh mịch, đánh dấu một

ngày mới mà chúng tôi được thấy lần đầụ Anh Hòe đã từng nói với chúng tôi đó là phần thưởng tinh

thần cho người đi núi Phú Sĩ, vì thực ra có lên đến đỉnh cũng chỉ thấy đất đá, và miệng núi cháy xém

(vết tích phun lửa) và rác. Nói vậy, chứ người Nhật rất vệ sinh, ít xả rác bậy bạ.

Page 8: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

Bây giờ quanh tôi chỉ còn ba, bốn người bạn, cùng đứng nghỉ chân và ngắm mặt trời mọc.

Khi nhìn xuống chân núi, thấy mây thấp bay là đà và dải đất mở rộng tít xa bên dưới vạch rõ hai

màu, nâu đỏ hay xám tro là phần đỉnh núi cao trơ đất đá và xanh tươi là phần chân núi với cỏ dại và

cây thông... Thấp thoáng bóng nước của hai, ba cái hồ trong số năm, sáu cái hồ lớn ở chân núi.

Chúng tôi tiếp tục vượt qua trạm số 9 và từ đây đã nhìn thấy đỉnh núi và đoàn người đi núi như bầy

kiến ngoằn ngoèo từ trạm số 5 nối đuôi nhau đi lên đến tận đỉnh. Khi gần tới đỉnh núi, chúng tôi đi

qua một cái cổng cất theo kiểu Thần Đạo (Shinto) đơn giản gồm hai thanh ngang và hai thanh dọc,

gọi là Torii (Điểu Cư vì chim hay đậu, nơi đây quá cao nên không thấy bóng dáng sinh vật nào trừ

con người), nhưng quanh cột thì thấy nhiều tiền cắc thiên hạ nhét vào các khe nứt để xin phù hộ là

chuyện hầu như không có ở những nơi khác.

Khoảng năm, sáu giờ sáng chúng tôi lên đến đỉnh núi được coi là trạm "số 10". Nhiều

người Nhật chung quanh hướng về phía mặt trời hô to "Banzai! Banzai!" (Vạn Tuế!, Vạn Tuế!), vì

theo truyền thuyết, họ là con cháu Thái Dương Thần Nữ mà. Vòng tròn miệng núi nơi đoàn người

đặt chân đến được san bằng khá rô.ng. Nổi bật nhất là đền thờ Thần Đạo, nơi đó đã có các thanh niên

nam nữ giữ đền mặc áo trắng đỏ, đóng dấu kỷ niệm cho khách, bán các vật lưu niệm hay bùa cầu an,

cầu phúc, cầu tài, cầu duyên, cầu thi đậu... nghĩa là muốn cầu gì cũng có.

Nhiều người Nhật lên đến đây không quên bỏ tiền vào thùng phước sương, kéo dây lắc quả

lục lạc lớn bằng đồng rồi chắp tay cầu nguyện. Chúng tôi ghé đền, không phải để cầu nguyện bởi

thần Nhật khi đó lo cho hơn 100 triệu dân Nhật là đủ mệt rồi, thì giờ đâu lo cho người ngoại quốc

mới đến như chúng tôị Thần Nhật chắc là không biết tiếng Việt, mà chúng tôi thì chưa đủ tiếng Nhật

để thủ thỉ cầu xin. Chúng tôi chỉ vào để xin con dấu đóng vào cây gậy, đánh dấu chuyến chinh phục

Phú Sĩ "nhớ đời" của chúng tôi thôị Có thể đây là cuộc hành trình gian nan nhất mà suốt đời chúng

tôi sẽ không có dịp trải qua, vì thực ra chúng tôi toàn là dân "học trò trói gà không chặt".

MIỆNG NÚI LỬA

Khoảng bảy, tám giờ sáng đã có hàng ngàn người đã lên đến đây, cảnh đi lại nhộn nhịp

như một ngày hội. Người đi đường Subashiriguchi xuất phát từ Shingogome tới nơi đây coi như

cổng chính, có đền Thần Đạo Asama Taisha Okumiya (Thiển Gian Đại Xã Áo Cung), bên kia miệng

núi cũng có một cổng Thần Đạo nữa cho người đi đường Yoshidaguchi (Kawaguchi), kiến trúc cao

Page 9: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

nhất dễ thấy là vòm anten tròn của đài khí tượng (nay đã ngưng hoạt động). Bạn muốn có con dấu

làm kỷ niệm thì đưa gậy ông Từ đóng cho.

Đỉnh núi là vòng tròn miệng núi lửa rộng khoảng 600 mét đường kính, vì dốc và lởm

chởm, nghe nói nếu đi bộ một vòng hết cả giờ. Ngay giữa là miệng núi hình phễu sâu xuống với

những tảng đá hay vách núi nâu đỏ hay nâu đen. Vị trí đáy gọi là Dainaiin (Đại Nội Viện) ở cao độ

3.535 mét, tính ra sâu tới 251 mét. Không thấy ai xuống đáy, cũng ít người còn sức đi một vòng

miệng núi, nhưng liên tưởng đến lúc miệng núi đang thời kỳ hoạt động chắc là ghê gớm lắm. Khi

trời mưa lớn thì miệng núi biến thành một hồ nước mầu xanh lá cây vì nước mưa hòa lẫn với khi lưu

huỳnh (S) hay chlor (Cl) thành một dung dịch acid sulfuric (H2SO4) hay acid chlohidric (HCl)

loãng.

Bản đồ miệng núi lửa Phú Sĩ.

Nơi mặt bằng rộng mà đa số người leo núi đang tụ họp thực ra chưa phải là đỉnh cao nhất,

đây mới là cao độ 3.740 mét. Đối diện có ngọn Hakusandake (Bạch Sơn Khâu) cao 3.756, bên phải

có ngọn Jojudake (Thành Tựu Khâu) cao 3.733 mét. Muốn tới đỉnh đúng nghĩa thì phải men theo

Page 10: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

sườn miệng núi bên trái, đi thêm khoảng 15 phút nữa về phía đối diện, có đài rada và trạm khí tượng,

nơi đó mới có mốc ghi rõ ngọn Kengamine (Kiếm Phong = Ngọn Kiếm) cao độ 3.376 mét.

ĐÁNH MỘT GIẤC TRÊN ĐỈNH PHÚ SĨ

Chúng tôi hầu hết đều mệt đứ đừ, chỉ xem qua loa rồi vội đi thuê giường ngủ. Riêng tôi thì

ráng đứng ở lối lên để đón các toán và hỏi thăm tin tức. Khi đã điểm "quân số" đầy đủ (người đầu

người cuối cách nhau khoảng một đến hai giờ đồng hồ) mới chui vào giường. Tuy vậy cũng dặn dò

nhau nghe đồn "ngủ tính tiền giờ" nên ngủ vừa thôi, còn đi ngắm cảnh và xuống núi cho kịp giờ về.

Đi suốt đêm, vừa đi vừa nghỉ khoảng sáu đến tám giờ đồng hồ rất mệt và lạnh (đỉnh núi buổi sáng

cũng lạnh khoảng 3 đến 5 độ C; mùa đông thì khỏi nói, lạnh tới -30 độ C, nên hầu như không ai bén

mảng tới) vào giường nằm đắp hai lớp chăn bông thật là ấm áp, chỉ một thoáng là không ai bảo ai

đều ngủ khò.

Có chị mệt quá, mặt mày xanh mét, vừa lên tới đỉnh đã vừa khóc vừa mếu, than với tôi:

"Có cách nào thuê xe chở xuống núi không? Chứ không đi bộ xuống núi đâu!". Trên đây làm gì có

xe? Mà nếu thuê người cõng xuống thì mất 20.000 đến 30.000 Yen là ít (giá tiền lúc đó)! Cuối cùng,

đương sự dù quá mệt mỏi cũng đành phải thất thểu tự xuống núi bằng đôi chân và cái gậy của mình.

Người Nhật khỏe thật, chúng tôi đi chỉ đem tối thiểu hành lý độ 3 đến 5 kg, mà có những

người Nhật sống bằng nghề mang vật dụng cung cấp cho các trạm, họ đeo gù ở vai, mang nặng

khoảng 30 đến 50 kg. Và nếu có ai đuối sức hoặc bị tai nạn có thể thuê họ cõng xuống. Tôi cũng có

thấy một xe ủi đất mang vật dụng lên núi bằng một con đường khác. Ở trên đỉnh núi giá một lon

nước (hay một ly nước lạnh) khoảng 200 Yen trong khi bình thường chỉ giá 60 Yen, đủ thấy công lao

đem lên núi vất vả như thế nào.

Chúng tôi ngủ đến độ 11, 12 giờ thì kéo nhau dậy. Rời phòng ngủ sau mấy giờ yên giấc,

chúng tôi đã phần nào lấy lại sức, cười nói và kéo nhau từng toán nhỏ đi chơị Bụng đói cồn, đa số

háo hức vừa kiếm cái ăn, vừa đi xem miệng núi. Cũng có anh chị còn mệt thì chỉ quanh quẩn nơi cửa

lên đỉnh núi để chờ giờ xuống núi Ở một nơi xa trên miệng núi là đài khí tượng, nổi bật với vòm cầu

màu trắng.

Vào mùa hè, ở bình nguyên nhiệt độ thấp nhất khoảng 30 đến 32 độ C, ở trạm số 5 là 10

đến 15 độ C, ở đỉnh núi là 3 đến 5 độ C, nếu gặp trời mưa thì có thể xuống 0 độ C. Một chuyến leo

núi thật lý thú đã xong, chỉ còn phần đi xuống, chúng tôi bảo nhau lo về sớm không thôi trời tối khó

tập trung và khó tìm xe.

Page 11: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

HẠ SƠN

Vì đường đi lên và xuống hầu như là độc đạo và một chiều, người người nối tiếp nhau nên

cũng ít bị lạc. Cuối cùng chúng tôi tập trung lại và bắt đầu xuống núi. Từ đỉnh qua trạm số 9 và số 8

thì cùng lối đi lên, nhưng sau đó tới trạm số 7 thì rẽ ra đường khác. Đường này đầy cát, trượt cát nên

vừa lao xuống vừa phải dùng gót chân thắng bớt lại. Mỗi lần lao xuống trượt ào ào cả 20 đến 30

thước, cũng hơi nguy hiển, nếu không khéo có thể bị té nhàọ Khoảng hơn 5 giờ chiều, chúng tôi tập

trung đầy đủ ở một trạm có độ cao tương đương trạm số 5, rồi kiếm xe trở về trại.

Chuyến đi năm ấy may mắn. Chúng tôi tất cả 21 người đều lên được đến đỉnh và trở về

bình an. Con đường lên vất vả và đi mất từ sáu đến tám giờ nhưng còn đường xuống chỉ chung với

đường lên ở quãng đầu rồi tách riêng ra. Từ đó là con đường trượt cát nên xuống rất mau chỉ độ ba

đến bốn giờ tuy có hơi nguy hiểm vì nếu đang trượt cát (dùng gót chân để hãm tốc độ) mà gặp đá

ngầm thì có thể gẫy chân hoặc bị tai nạn. Tất nhiên về tới trại thì ai nấy đều đã quá mệt phải ngủ và

nghỉ một, hai ngày sau nữa mới hoàn toàn lại sức.

ĐOÀN QUÂN "THẤT TRẬN!"

Anh chị em chúng tôi đi núi về mang theo khá nhiều chuyện lạ, vì đã trải qua bao nhiêu là

gian nan, vất vả, nguy hiểm... toàn những kinh nghiệm đầu đờị Về vào chiều hôm sau, chúng tôi

xuống xe buýt, người mệt lả, áo quần không rách nhưng xốc xếch bụi bặm. Nhìn đến đôi ba ta vải

mua tạm để đi núi của các anh chị em, có chiếc đã rách hở mõm. Hình ảnh ấy gợi ngay cho tôi liên

tưởng đến một đoàn quân "thất trận!", thật không thể ngờ, chỉ sau có một chuyến đi non một ngày

mà tả tơi như vậy.

CHINH PHỤC LẦN THỨ HAI

Năm sau, 1971, chúng tôi đi trại Izuhanto (Y Đậu Bán Đảo), giao lưu với người địa

phương rồi lại vòng về nơi cắm trại của trường Todai ở chân núi Phú Sĩ. Lần này tôi lại được cử làm

Page 12: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

trưởng đoàn, hướng dẫn 22 người (trong số cũng có mấy chị) đi núị Đã có kinh nghiệm nên tôi tự tin

hướng dẫn mọi người kỹ lưỡng hơn. Rất tiếc kỳ ấy đang đi nửa đường thì trời đổ mưa, bị ướt và

lạnh, gió mạnh khá nguy hiểm. Nhiều người Nhật từ các trạm trên phải quay trở lại bằng con đường

đáng lẽ chỉ để đi lên. Tôi đâm lo vì đường hẹp chỉ vừa một, hai người đi, chỗ nghỉ là các trạm, lúc

trời mưa khách ghé vào đầy ắp, người sau có muốn vào cũng không còn chỗ, mà muốn xuống cũng

khó, thật tiến thoái lưỡng nan!

Mọi người đi chậm lại và ráng chờ xem cơn mưa có bớt không, ai bị ướt lạnh không đi nổi

thì ráng tìm chỗ trú. May mắn chỉ độ 1 giờ thì mưa bớt hẳn, chúng tôi lại lầm lũi đi lên như đa số

những người đi núi khác. Kỳ đó chúng tôi lên đến đỉnh được 16 người, còn 6 người phải quay trở lại

nửa chừng nên việc liên lạc tìm kiếm nhau khá mất thời giờ và khi xuống núi cứ từng toán tự thuê xe

taxi về trại, rất may kỳ ấy cũng không ai bị tai nạn.

KỶ NIỆM NHỚ ĐỜI

Nếu có ai hỏi kỷ niệm đáng nhớ nhêt ở Nhật của tôi là gì? Tôi xin kể chuyện đi núi Phú Sĩ.

Câu chuyện đã hơn 36 năm qua, một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất trong suốt thời gian tôi ở

Nhật, nó đã cho tôi nhiều kinh nghiệm về đường dài và sự nhẫn nại, về tổ chức và sinh hoạt tập thể...

Tôi nhớ khi còn nhỏ ở Việt Nam đã theo gia đình đi chơi núi Châu Thới ở Biên Hòa, Nam

Việt Nam, con đường mòn dễ đi hơn và cũng chỉ đi một đoạn đường dốc cao độ non vài trăm mét

tức 1/15 đến 1/20 núi Phú Sĩ thôi. Cảm hứng, tôi đã vẽ một bức tranh sơn dầu, cảnh Phú Sĩ nhìn từ

hồ Sơn Trung.

Sau này, gặp gỡ một số người Việt tới Nhật, tôi thường khuyến khích họ đi núi Phú Sĩ

cũng như đi trượt tuyết, sẽ ghi nhận được nhiều kỷ niệm và nhiều cảm giác thú vị khó tìm thấy ở

những môi trường khác. Trước và sau chúng tôi, cũng đã có khá nhiều người Việt leo núi Phú Sĩ,

tính nhẩm ra chắc cũng trên dưới 300 người là ít. Có người Việt từ nước ngoài tới Nhật mà cũng leo

núi thì người ở Nhật cũng nên thử một lần lắm chứ. Để có thêm kinh nghiệm, xin bạn đọc về một

chuyến leo Phú Sĩ năm 2002.

CHUYẾN LEO ĐÁNG SỢ: 10 GIỜ ĐỒNG HỒ!?

Nếu mọi chuyến leo núi Phú Sĩ đều đi về như trên thì tuy là rất gian nan đấy nhưng cũng

không đáng nói bằng trường hợp có những người đi về tuy bình an mà gặp biết bao kinh hoàng!

Đa số người leo núi Phú Sĩ là đi lần đầu, hay là lần thứ hai, ba thì cũng không rành hết địa

thế nơi đâỵ Nên mới có câu chuyện hè năm 2002, khi hai sinh viên người Việt, một nữ là M. Chi,

theo lời khuyến khích của chúng tôi đã đi leo lần đầu và một nam là Vũ. Tới ga Gotenba, tỉnh

Shizuoka, tình cờ lại gặp hai thanh niên Việt Nam khác cũng đi leo núi, trong số đó có anh Oanh leo

lần này là lần thứ hai vì được người cháu là Dũng yêu cầu hướng dẫn. Cả bọn bốn người mua vé xe

buýt lên "Shingogome (Tân Ngũ Hiệu Mục) 2.000 mét".

Page 13: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

CÓ ĐẾN BỐN ĐƯỜNG LEO NÚI

Có đến bốn đường leo núi, tất cả đều nằm về hướng bên phải của ngọn núi tức phía biển.

Thứ tự từ bắc xuống nam có:

1- Yoshidaguchi (Cát Điền Khẩu) hay Kawaguchikoguchi (Xuyên Khẩu Hồ Khẩu) ở

hướng bắc, nơi có khu giải trí nổi tiếng Fujikyu Hiland, xuất phát từ Gogome cao độ 2.305 mét, có

thể đến từ ga Kawaguchi.

2- Subashiriguchi (Tu Tẩu Khẩu), xuất phát từ Shingogome cao độ 1980 mét hay gọi tròn

là 2.000 mét, ở hướng đông (phía nam hồ Yamanakako), có thể đi xe buýt từ ga Gotenba hay xe hơi

theo quốc lộ 138. Đây là con đường tương đối dễ đi nên có đông người đi nhất.

3- Gotenbaguchi (Ngự Điện Trường Khẩu), ở hướng tây-nam, xuất phát từ Shingogome

cao độ 1.440 mét, có thể đi xe buýt từ ga Gotenbạ Đây là đường dài nhất và thuộc loại khó đi nhất.

4- Fujinomiyaguchi (Phú Sĩ Cung Khẩu) hay Mishimaguchi (Tam Đảo Khẩu) ở hướng

nam, xuất phát từ Shingogome cao độ 2.400 mét, có thể đi xe buýt từ ga Mishima.

Dù đi đường nào thì khi tới đỉnh đều có thể gặp nhau, nhất là đường Yoshidaguchi hay

Kawaguchikoguchi với Subashiriguchi, và đường Gotenbaguchi với Fujinomiyaguchi, sau đó có thể

chọn đường đi xuống thích hợp. Chi tiết về từng đường leo núi đều có ghi trong bản đồ phát ở những

địa điểm xuất phát, nhưng ước tính thời gian trên bản đồ là đối với người Nhật bình thường, còn

người yếu hay phe ta thì có khi lâu gấp hai hay hơn.

Có thể tra các phương tiện giao thông như xe điện đến chân núi Phú Sĩ qua trang nhà:

http://transit.yahoo.co.jp/?val_to=%C2%E7%B7%EE

NHẦM ĐƯỜNG TAI HẠI

Toán người Việt cứ đinh ninh là đơn giản có một đường, nên có lẽ cả người mua và bán vé

đều "biết rồi" nên không hỏi và coi kỹ, khi xe buýt đưa đến địa điểm khởi hành leo núi mới biết là

Shingogome mà cao độ có 1.440 mét. Bấy giờ mới biết, hóa ra có nhiều đường leo núi và đây mới

chỉ là một trong bốn con đường loại này.

Hỏi thăm tài xế taxi thì họ nói muốn qua Shingogome 1.980 mét mất 6.000 Yen và phải

vòng trở qua Gotenba và mất cả tiếng đồng hồ, nên với tuổi trẻ và vừa tới còn đang hăng, tất cả

quyết định thôi đã tới đây rồi thì cứ leọ Thêm gần 600 mét nữa nhằm nhò gì, họ xuất phát lúc 2 giờ

45 chiều 12/8/2002.

Đường này rất hiếm bậc đá mà nhiều cát, do đó đi lên rất khó khăn, vì mỗi khi bước lên

trên cát thì chân lại tụt xuống. Thực ra đây là con đường rất gian nan nên rất vắng người. Sau đó, cả

toán đi suốt lên tới đỉnh mà chỉ gặp tổng cộng có độ mươi người, trong số đó cũng có người bị đi

lầm đường. Bình thường con đường chính Subashiriguchi thì lúc nào cũng có cả ngàn người đị

Người ít nên hai bên cũng không thấy quán trọ, đâu đâu cũng chỉ thấy đất và cát màu xám nâu như

Page 14: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

màu "tử thần", như một sa mạc nghiêng dốc mênh mông.

Tuy vậy, tới trạm số 7 ở cao độ 3.070 mét cũng có được duy nhất một quán trọ, nhưng phe

ta còn khỏe nên chỉ ngồi nghỉ rồi lại đi tiếp. Dần dà mãi rồi cũng tới trạm số 8 ở cao độ 1.350 mét

lúc 9 giờ 45, nơi đây cũng có duy nhất một quán trọ. Tuy đã thêm mệt, nhưng thấy bảng chỉ dẫn viết

còn 1 tiếng đồng hồ nữa tới đỉnh nên tất cả đồng lòng nghỉ một chút rồi lại đi tiếp.

Nhưng rồi sức đuối dần, phe ta từ từ hết "pin" dù đã nghỉ cả chục lần. Ngoài hai quán trọ

vừa kể, có mệt cũng không có chỗ nghĩ nữa, cứ nằm lăn khơi khơi giữa trời. Mới 6 giờ tối mà trời đã

rất lạnh, cô Chi mặc đến năm chiếc áo vẫn thấy lạnh, tay run cầm cập. Tiểu tiện cũng không có chỗ,

đã mệt mà đành phải lết chân đi ra xa xa mà xả vậy thôị Muốn mua thức ăn nước uống cũng không

có, may nhờ anh Oanh và Dũng đem theo nhiều thức ăn và nước uống nên chia sẻ cho.

Ráng, ráng, bước mãi, bước mãi, cái chân như rời ra không còn là của mình, nhưng đây là

con đường "độc đạo", chỉ có tiến chứ không lẽ bỏ cuộc quay về. Cả toán chỉ nghỉ chứ không ngủ

được, vì có chỗ ngủ đâu mà ngủ.

Tuy biết rằng mệt thì nghỉ, đi mãi thì cũng sẽ tới đích, thế mà nhóm bốn người Việt cũng

một phen kinh hoàng, vì đi hoài sao không thấy tới. Từ trạm số 8 có bảng đi đường chỉ là đi độ 1

tiếng lên tới đỉnh mà hết 2 tiếng rồi cũng chưa thấy đỉnh đâu! Bởi vì phe ta đi "ì ạch rùa bò", chậm

quá, dưới tốc độ bình thường, càng khiến mọi người thêm lo âu.

Tới khoảng 11 giờ 30 đêm, cả toán mới lên đến được địa điểm tương đương trạm số 9

(đường này không có trạm số 9), ngó lên thấy đỉnh ngay bên trên kia rồi, nhưng mà mệt quá, kiệt sức

lắm rồi, một anh hoàn toàn không lê chân nổi nữa, tất cả đành nằm lại đây. Một người Nhật thấy

hoàn cảnh toán người Việt bi đát quá nên tình nguyện lên đỉnh hỏi thăm chỗ ngủ hộ, nhưng các nhà

trọ trên đỉnh cũng đầy người rồi không vào được nữa, chẳng lẽ bỏ cả tiếng đồng hồ xuống lại trạm số

8!? Ông Nhật còn ân cần cởi tặng cho một cái áo khoác. Thế là phe ta đành tìm hốc đá, nghỉ hơn là

ngủ, vật vờ giữa trời trong cơn ác mô.ng.

Lúc 3 giờ sáng, dù lạnh, dù mệt cả toán cũng ráng bảo nhau dậy để lết lên đỉnh ngắm mặt

trời mọc, nếu không thì chuyến đi mất hết ý nghĩa! Công lao lên đến đây kể như bỏ sông, bỏ biển.

Lục tục leo thêm độ chục phút nữa tới

đỉnh, nơi đây đông đảo người từ bốn con

đường leo lên, đang đi lại. Đặc biệt nhìn

chung quanh thấy nhiều người Nhật dắt con

cái theo, có cả nhiều trẻ em chỉ độ 12, 13 tuổi

và rất đông người ngoại quốc cũng leo lên

đến đỉnh, nhưng cũng có ông người da trắng

to lớn, nằm thở dốc muốn bất tỉnh luôn. Mọi

người tìm chỗ ngồi chờ đến 4 giờ sáng, thấy

mặt trời thật to bắt đầu ló dạng nơi đường

Page 15: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

chân trời ở phương Đông, thật là đẹp tuyệt vời. Giờ đây ai cũng thở phào nhẹ nhõm, vì vừa trải qua

một kinh nghiệm quý giá nhớ đời, tưởng là "bỏ mạng xa trường".

Toán người Việt tất cả cùng bảo nhau nhất định lần sau nếu có leo thì cũng không bao giờ

đi lại con đường cũ nữa và phải viết hay nói ra cho nhiều người biết để những người đi sau khỏi lầm

đường như mình. Chỉ dám nói là "nếu có leo", chứ thực bụng ai cũng nghĩ đây là lần chót. Vì tính ra,

có lẽ họ đã vừa phải tốn sức gấp rưỡi so với những người đi bằng con đường Subashiriguchi với

Shigogome 1.980 mét, vừa lo sợ vì con đường quá vắng, hầu như không có bất cứ một phương tiện

hỗ trợ nào!

Đã quá mệt, không ai còn sức đi tới đài khí tượng nơi có cột mốc đỉnh 3.376 mét nữạ Lúc

5 giờ 30 sáng, toán người Việt bắt đầu xuống núi, mệt đến đâu thì cũng đành phải ráng một phen

nữa, lết về. Để về cho nhanh, toán này chọn đường Fujinomiyaguchi ở phía nam để đi về ga

Mishima cho gần. Bản đồ ghi đi tới trạm Shingogome 2.400 mét mêt độ 2 giờ 30 phút mà phe ta mất

5 giờ đồng hồ .

Ban đầu, họ định ghé về ga Gotenba để nói cho người bán vé xe buýt cẩn thận kẻo những

người leo núi bị khốn đốn như họ. Nhưng rồi mệt quá, bây giờ về tới nhà là trên hết, tìm chỗ ngả

lưng càng sớm càng tốt. Nếu chờ xe buýt mất 1 tiếng 30 phút nên cả toán rủ nhau cùng gọi taxi về

tới ga xe điện Mishima gần nhất mất 10.500 Yen rồi về Shizuoka nghỉ lúc 6 giờ tốị Tới nhà, tắm rửa

và lăn đùng một giấc ngủ vùi cả chục tiếng đồng hồ, dậy ăn rồi lại ngủ, cho tan đi hết biết bao mệt

nhọc rã rời.

Dù vậy, kết luận cuối cùng vẫn là "Nên đi một lần cho biết".

* Nghe các bạn mới đi năm 1998 và 2002 cho biết, giá một cây gậy tre 300 Yen, gậy gỗ 800 Yen, gậy

gỗ thêm lá cờ thì 1.110 Yen, lon nước ngọt ở trên đỉnh đã là 500 Yen (4 MK), 1 ly mì hộp ăn liền là

800 Yen (6, 6 MK), ngủ đêm là 5.000 Yen (40 MK).

Năm 2003, ở Nhật có 108 núi lửa được coi là đang hoạt động và chia làm ba cấp độ nguy

hiểm theo thứ tự A, B, C thì núi Phú Sĩ được xếp vào loại B.

Việt Nam có lẽ không còn núi lửa hoạt động, nhưng năm 2001 có động đất nhẹ ở thượng

du Bắc Việt và hai ngày 26/8, 14/9/2002 đã xẩy ra hai lần động đất nhẹ ở khu vực Bà Rịạ Còn ngày

27/12/2002, có tuyết rơi khá nhiều ở đỉnh Mẫu Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn, giáp giới Trung Quốc.

KHÔNG LEO MÀ VẪN "CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ"?

SINH VIÊN VIỆT NAM VÔ ĐỊCH CUỘC THI ROBOT

Ngày 31/7/2002, đội Sinh Viên Việt Nam đã vinh dự giành chức vô địch cuộc thi robot

Châu Á - Thái Bình Dương (ABU-Robocon 2002 Tokyo) lần thứ 21, gồm 20 đội tham dự, đại diện

cho 19 quốc gia và khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Ma Cao, Úc, Hàn Quốc, Nepal, Thổ Nhĩ

Kỳ, Mã Lai, Thái Lan, Mông Cổ, Tích Lan, Karakhstan, Tân Gia Ba, Fiji, Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan,

Page 16: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

Nam Dương, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam... Nhật Bản là nước tổ chức nên có tới 2 đội, Trung Quốc lục

địa và Macao có đội riêng. Cuộc thi do đài NHK tổ chức tại Olympic Komazawa, ở giữa trụ sở đài

NHK và đền Minh Trị, Tokyo với chủ đề "Chinh Phục Núi Phú Sĩ" (Reach For The Top Of Fuji

Mountain), và chiếu trực tiếp trên chương trình vệ tinh BS2, sau đó ngày 13 và 14/9 đã chiếu lại trên

NHK 1.

Đội Sinh Viên Việt Nam mang tên Telematic thuộc đại học Bách Khoa TP HCM do Giáo

Sư Huỳnh Văn Kiểm hướng dẫn và ba sinh viên là Vũ Ngọc Vinh (đội trưởng), Nguyễn Công Văn

và Nguyễn Toàn Thắng đã từng đoạt giải vô địch tại Việt Nam trước đó trong cuộc thi "Chinh Phục

Fansipan" (tên ngọn núi cao nhất VN, 3.143 mét) nên được đại diện quốc gia lần đầu tiên đi dự thi ở

Nhật.

Đội Việt Nam vẫn còn thua nhiều đội về công nghệ, nhưng thắng nhờ đấu pháp. Và cuối

cùng cũng phải nhận là đội Việt Nam thắng ngược trong ít nhiều may mắn. Phái đoàn Việt Nam khi

về nước đã được Hiệu trưởng trường ĐHBK TP HCM là bà Phan Thị Tươi và khoảng 200 người đón

tiếp nồng nhiệt ở sân bay Tân Sơn Nhêt, và ba sinh viên đã được thông báo dành cho học bổng bậc

Tiến Sĩ.

Đội Việt Nam chiếm giải nhất nên tất nhiên xứng đáng danh hiệu "Chinh Phục Núi Phú

Sĩ", dù không hề leo núi Phú Sĩ. Nhưng năm sau đội Việt Nam bị thua tại Thái Lan và các năm kế

tiếp tục thua.

- - - - -

NGƯỜI NHẬT LEO NÚI...Nhân tiện xin kể vài chuyện leo núi của người Nhật...

70 tuổi, 7 tháng 10 ngày còn chinh phục Everest

Tới nay, đã có hàng chục người Nhật leo lên đến đỉnh núi cao nhất thế giới là Everest.

Nhưng kỷ lục cao tuổi nhất về tay cụ Yuichiro Miura (Tam Phổ Hùng Nhất Lang) khi cụ đã 70 tuổi,

7 tháng 10 ngày mà leo lên đến đỉnh ngọn núi Everest cao nhất thế giới 8.848 mét ngày 22/5/2003.

Nếu chúng ta biết rằng số người leo lên đỉnh Everest còn ít hơn số phi hành gia bay vào không gian

thì mới thấy rằng leo lên đỉnh Everest là cả một kỳ công, không dựa trên kỹ thuật mà dựa trên đôi

chân và nhất là ý chí của người leo.

Cụ Miura đã từng trượt tuyết sườn dốc Everest với dù và bị té lao đi rất nguy hiểm. Năm

65 tuổi, cụ muốn leo lên đỉnh Everest nhưng bác sĩ nói là thể lực cụ không đủ sức chịu đựng với ôn

độ -30 độ C và không khí loãng với lượng oxygen chỉ bằng 1/3 dưới mặt đất. Thế là cụ bỏ ra 5 năm

để tập, đi đâu thì lưng cũng đeo ba lô như khi leo núi... Cụ càng già càng trẻ hay đúng ra là càng

khỏe ra, đã thực sự "hoàn đồng", thử nghiệm sức khỏe cho thấy, ở tuổi 70 mà cụ có sức khỏe của

Page 17: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

người 39,6 tuổị Cụ đã leo cùng với người con trai thứ hai của mình và đội leo núi Nhật, lên đến đỉnh

núi Everest, phá kỷ lục trước đó cũng của một người Nhật là cụ Ishikawa (Thạch Xuyên) 65 tuổi, leo

lên đỉnh Everest tháng 5/2002.

Kỷ lục mới: 70 tuổi, 7 tháng 13 ngày còn chinh phục Everest

Ngày 17/5/2006, cụ Koro Arayama (Hoang Sơn Hiếu Lang) cùng 4 người Nhật khác đã

lên đến đỉnh ngọn núi Everest cao nhất thế giới 8.848 mét, khi 70 tuổi, 7 tháng 13 ngàỵ Với thành

tích này, cụ đã phá kỷ lục của cụ Yuichiro Miura (Tam Phổ Hùng Nhất Lang), khi 70 tuổi, 7 tháng 10

ngày, lập ngày 22/5/2003, vì già hơn 3 ngày, trở thành người già nhất lên đỉnh Ererest.

Khi trở về, cụ Arayama vẫn mạnh khỏe, nhưng da mặt bị nắng cháy xạm đen và bị dộp...

Cụ Arayama bắt đầu leo núi từ năm 40 tuổi, từng có kinh nghiệm leo lên ngọn McKinley, cao 6.194,

mét thuộc Alsaka, Bắc Mỹ.

Cụ Miura thấy vậy, đang lập kế hoạch leo lại lên đỉnh Everest vào khoảng từ tháng 3 đến 5

năm 2008, khi đó 75 tuổi. Khi cụ Arayama lên tới đỉnh Everest thì cụ Miura đang trên đường chinh

phục ngọn Shisha Pangma cao 8.012 mét, cũng thuộc dẫy Everest, cạnh nhau khoảng 6.900 mét.

Tiền leo loại núi này, nếu đi 10 người thì một người tốn khoảng 16.100 Mỹ Kim.

Tình nguyện dọn rác Everest

Ngày 4/6/2003, TV NHK số 1 giới thiệu anh Noguchi (Dã Khẩu) làm một việc "không

giống ai" là thu dọn rác trên đỉnh Everest. Tất nhiên anh Noguchi, một người leo núi từ năm 15 tuổi

cũng đã lên đến đỉnh Everest. Nhưng anh thấy nhiều toán leo núi này đã bỏ lại dọc đường nhiều rác

kể cả những dụng cụ nặng nề không tiêu hủy được như bình dưỡng khí... Nếu cứ đà này, Everest sẽ

không còn đẹp nữa nên anh quyết định tình nguyện làm người dọn rác Everest, một công việc nặng

nhọc mà chẳng hứng thú chút nào, cảm phục thay những người có lòng và ý chí như vậy.

Một vài chuyên gia về nhạc cụ của Nhật thường đi vòng khắp Âu Châu để làm công việc

là sửa những dàn organ của những nhà thờ xây dựng 2, 300 trăm trước. Họ không những có tài còn

có lòng, đáng phục lắm thay.

Vợ, con nối theo chí chồng, cha!

Bà Kawano (Xuyên Dã), 45 tuổi, vợ một nhà thám hiểm thiệt mạng năm 2001, đã quyết

Page 18: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

định khởi hành ngày 28/6/2003, bắt đầu một chuyến đi bộ dài 3.000 km từ Sakharin thuộc Nga tới

tỉnh Ehime (Ái Viện), phía bắc Tứ Quốc (Tứ Quốc) để nối chí chồng. Cùng đi với bà còn có con gái

14 tuổi, con trai 10 tuổi và một số thân hữụ Ông Kawano là một nhà thám hiểm nổi danh, đã một

mình băng ngang sa mạc Sahara năm 1990 và là người Nhật đầu tiên một mình tới Bắc Cực năm

1997. Tháng 5/2001, khi ông định đi một mình từ Bắc Cực về tới quê hương ở tỉnh Ehime, một đoạn

đường dài 15.000 km trong 6 năm thì bị thiệt mạng (lúc đó 43 tuổi) vì băng dưới chân vỡ khiến ông

rơi xuống nước.

Bà Masako Izumi (Hòa Tuyền Nhã Tử) là người phụ nữ Nhật đầu tiên đi bằng đường bộ

tới Bắc Cực năm 1988.

78 tuổi vẫn leo núi, sẽ leo 28 năm?

Ngày 28/12/2004, nhật báo Yomiuri (Độc Mãi) đã đưa lên câu chuyện của một người leo

núi lạ lùng, đó là cụ Narao Higashiura (78 tuổi), quê ở tỉnh Mie (Tam Trùng).

Năm 1960, lúc còn trẻ, cụ có dịp cùng gia đình leo lên ngọn đồi Norikura (Thừa Ngoa), từ

trên đỉnh nhìn thấy biển mây và những ngọn núi trắng hùng vĩ... khiến cụ cực kỳ cảm động. Thế nên,

từ đó, cứ tới ngày nghỉ làm việc là cụ đi leo núi. Và rồi ngay hôm sau ngày về hưu 26/10/1984, cụ

quyết chí mỗi ngày đều leo núi, với mục tiêu "mỗi ngày một ngọn núi".

Ban đầu, cụ tính leo liên tục độ 1.000 ngày tức gần 3 năm, nhưng rồi cụ cứ tiếp tục leo và

sau khi leo liên tục như vậy đến ngày thứ 2.000 thì cụ thấy tự tin hơn và nhất định leo tiếp... và nay

đã đến ngày thứ 7.000 khi cụ leo lên ngọn núi Horizaka (Quật Phản) cao 757 mét ở thành phố

Matsuzaka (Tùng Phản) thuộc tỉnh Mie, như vậy là liên tục gần 20 năm. Và mục tiêu của cụ bây giờ

là leo đến ngày thứ 10.000, tức thêm hơn 8 năm nữa. Cụ leo liên tục, không nghỉ ngày nào, hết nơi

gần tới nơi xa, thường là cụ đi xe điện tới các nơi vào buổi tối rồi hôm sau leo, dù có lúc bị tai nạn

xe cộ, bị thương ở chân, thế mà ngay hôm sau cụ vẫn chống gậy leo núi.

Tất nhiên, núi Phú Sĩ cao 3.776 mét, nhất nước Nhật, thì không thể không có bước chân

Page 19: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

của cu.. Người Nhật có câu nói đại ý: "Trong đời người, nên một lần leo lên đỉnh núi Phú Sĩ, còn

leo hai lần là dại.". Tại sao thế, vì từ trên đỉnh núi cao nhất Nhật Bản nhìn mặt trời mọc, hay quang

cảnh bên dưới thật là đẹp, có thể nhớ đời, do đó, nên leo cho biết thắng cảnh nổi tiếng với người ta

và thỏa tính tò mò. Nhưng leo núi Phú Sĩ vất vả lắm, nên chớ dại mà leo hai lần. Nếu thế thì cụ

Higashiura dại, quá dại là đằng khác, vì cho tới nay, cụ đã leo tới mức kỷ lục không ai dám nghĩ tới

là 362 lần. Mỗi năm có hàng trăm ngàn người Nhật leo lên đỉnh núi Phú Sĩ, trong khi đó hầu như

không nghe người Việt nào leo lên đỉnh ngọn núi cao nhất nước của mình là Fansipan cao 3.134 mét.

Dù với 2.500 km bờ biển và khoảng 2/3 đất đai là núi, mà hầu như không nghe nói tới một nhà thám

hiểm Việt Nam nào! Cùng lắm là đi cắm trại hay hành hương núi Bà Đen, Châu Thới mà thôi, nếu

lên Sapa hay Fansipan thì chỉ cầm máy hình hay máy thu hình, còn hành lý thì bỏ tiền nhờ quân "cửu

vạn" (tiếng miền Bắc chỉ phu khuân vác dựa theo quân bài Tổ Tôm) mang hộ!

BÀ GIÀ 82 TUỔI LEO NÚI MẤT TÍCH!

Đầu tháng 10/2004, người ta phát giác bà Araki (Hoang Mộc) 82 tuổi mất tích khi đang

cùng một số người leo núi Oyukiyama (Đại Tuyết Sơn), ở Hokkaido (Bắc Hải Đạo), ôn độ lúc đó

trung bình là 0 độ C.

BÀ GIÀ LEO NÚI ĐƯỢC GIẢI THƯỞNG MẠO HIỂM

Ngày 16/2/2005, nhật báo Asahi (Nhật Triều Tân Văn) đã làm lễ trao giải thưởng mạo

hiểm "Uemura Naomi Bokensho" (Thực Thôn Trực Kỷ Mạo Hiểm Thưởng) cho bà Tamae Watanabe

(Độ Biên Ngọc Chi), 66 tuổi vì thành tích là phụ nữ lớn tuổi nhất đã lên đến đỉnh ngọn Lho-tse cao

8.516 mét, cao thứ 4 trong dẫy Hy Mã Lạp Sơn năm 2004, và tổng cộng bà đã 5 lần leo núi cao cấp

8.000 mét. Bà Watanabe gia nhập đội leo núi của công ty năm 27 tuổi và mang ước mơ nối gót nhà

mạo hiểm Uemura Naomi.

"Uemura Naomi" là tên nhà mạo hiểm lừng danh của Nhật, người nhiều lần đơn độc đi bắc

cực, qua sa mạc Sahara... và vượt thoát nhiều hiểm nghèo như một huyền thoại, từng được trao giải

thưởng Quốc Dân Vinh Dự (Kokuminn Eiyo Sho) của chính phủ Nhật.

Ông đã biệt tăm khi đang đơn độc leo ngọn núi McKinley cao 6.194 mét thuộc loại cực

lạnh ở Alaska, cao nhất Mỹ Châu. Ông liên lạc cho biết đã lên đến đỉnh ngày 12/2/1984, đúng lúc

sinh nhật tròn 43 tuổi, nhưng từ hôm sau trở đi thì biệt tăm. Các toán cấp cứu sau đó chỉ tìm thấy

những vật dụng của ông với nhật ký viết dở dang, còn xác ông có thể đã bị chôn vùi trong băng

tuyết. Năm 1995, người ta đã lập bảo tàng viện để lưu trữ những di sản ở quê hương của ông thuộc

tỉnh Hyogo (Binh Khố) và tại Tokyo, đồng thời lập ra giải thưởng này để lưu truyền mãi tinh thần

mạo hiểm của ông.

43 NGƯỜI Ở LỚP TUỔI 60-70, LEO NÚI MẤT TÍCH!?

Page 20: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

Cuối tháng 3/2005, dư luận Nhật lo lắng theo dõi vụ 43 người leo núi tuyết ở tỉnh Iwate

(NhamThủ) bị mất tích. Họ thuộc Sanrakukai (SơnLạc Hội), leo núi một ngày rồi mất liên lạc, mà tất

cả đều các cụ ông, cụ bà ở lớp tuổi 60-70 mới lo chứ. Nhiều toán cấp cứu được cử đi nhưng không

tìm thấỵ Nhóm mất tích đã cử một người tìm đường về báo sau hai, ba ngày lạc đường và cuối cùng

tất cả đã cứu được. Họ trang bị đầy đủ nên tất cả còn khỏe mạnh chỉ có một người bị đông thương.

Người dẫn đường đã từng đi cả vài chục lần nhưng sở dĩ tai nạn xẩy ra vì tuyết rơi nhiều, cảnh sắc

thay đổi nên đi lầm đường, rồi không biết đường về nữa. Tai nạn leo núi là chuyện thường xẩy ra,

nhưng điều đáng nói là những cụ tuổi ấy mà vẫn còn chịu khó leo, bất chấp nguy hiểm!

ĐƠN ĐỘC LÁI THUYỀN BUỒM VÒNG THẾ GIỚI

Tháng 2/2004, anh Hiroshi Kubo (Cửu Bão Hạo Sử), 31 tuổi, bắt đầu chuyến hành trình

đơn độc bằng thuyền buồm vòng quanh thế giớị Anh đã hoàn tất chặng đường Nhật Bản, Trung

Quốc, rồi ghé thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang trong tháng 8 và tiếp tục đến Malaysia,

Singapore... Hiroshi đã mua chiếc thuyền buồm hiệu Yukikazf với giá 40.000 đô la, tốc độ tối đa 18

km/giờ để đi phiêu lưu.

Ngày 1/10/2004, ông Kenichi Horie (Quật Giang Khiêm Nhất), 66 tuổi, người ở thành phố

Kobe (Thần Hộ) khởi đầu chuyến đi một vòng thế giới một mình bằng thuyền với những trang bị

máy định vị và điện toán, liên lạc tối tân nhất, nhưng chưa biết là liệu ông Horie có đi và về bình an

không?

Mạo hiểm kiểu này thỉnh thoảng cũng có người thực hiện, nhưng nay cùng năm 2004 có

tới hai người Nhật, một trẻ một già mạo hiểm như vậy.

ĐƠN ĐỘC LÁI THUYỀN BUỒM VÒNG THẾ GIỚI KHÔNG GHÉ CẢNG NÀO!

Tháng 10/2004, ông Minoru Ito (Y ĐằngThực, 71 tuổi) lái thuyền buồm ra khơi và đã

hoàn tất chuyến đi một vòng thế giới mà đặc biệt là không ghé cảng nào. Chuyến đi cho đến khi trở

về Nhật tháng 6/2005 kéo dài trong 234 ngày, ông đã kiên trì và anh dũng chống chọi với mọi thứ

thử thách trong cô đơn. Các lần trước ông là thành viên trong đội dự các cuộc đua thuyền buồm quốc

tế và cũng đã hoàn tất chuyến đi một vòng thế giới.

Năm 1990, mất 197 ngày.

Năm 1994, mất 223 ngày.

Năm 1998, mất 203 ngày.

Ở lứa tuổi 71, ông vẫn cường tráng, chủ trương ngủ 1 ngày ít hơn bình thường 3 giờ đồng

hồ để có thì giờ làm việc. Khi một mình trên thuyền, ông thường chia ra ngủ 3, 4 lần, mỗi lần 1 giờ

đến 1 giờ 30 phút.

NGƯỜI NHẬT HAY LEO NÚI, CÒN NGƯỜI VIỆT...?

Page 21: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

Khi tôi nói chuyện với ông Furukawa Sarashi (Cổ Xuyên Canh Tử, một người rất yêu

thích Việt Nam, đã từng ở 8 năm và lấy vợ Việt), ông kể rằng có lần ở Đà Lạt, thấy có ngọn núi cao

nên muốn leo, nhưng khi hỏi thăm người địa phương thì hầu như không ai biết đường lên núi cả, họ

hỏi ngược lại: "Leo lên núi làm chi vậy, trên đó đâu có gì đâu!?". Sau ông phải nhờ một người

chuyên làm rừng dẫn đường leo lên tới đỉnh. Ông đã từng leo 25 trong số 100 ngọn núi nổi tiếng

nhất của Nhật và 4 ngọn núi ở Đà Lạt, Huế. Theo ông, có lẽ người Việt không thích leo núi (đúng ra

là không có tinh thần mạo hiểm).

Ông nói rằng, leo núi là vấn đề văn hóa lớn của Nhật. Nhật là quốc gia thuộc hàng có

nhiều người leo núi nhất thế giới và đặc biệt là rất nhiều người già vẫn leo núị Như núi Phú Sĩ, chia

ra làm 10 nấc, thường xe hơi đưa đến nấc thứ 5, gọi là "Gogome" rồi từ đó đi bộ lên, tới đỉnh là nấc

thứ 10, gọi là "Jugome". Với người Nhật, điều đó có hai ý nghĩa, một là tuổi thọ, thí dụ tới

"Gogome" là coi như nửa đời người, nhưng quan trọng là nghĩa thứ hai với ý là mục tiêu lớn trong

cuộc đời, nếu nói "Gogome" tức là mới đạt một nửa mục tiêu, phải lên đến "Jugome" mới là đạt mục

tiêu tối hậu, cao nhất. Cũng theo ông, trong lúc leo núi, tất nhiên là rất cực nhọc, nguy hiểm, có khi

cô đơn và nhất là phải bằng chính sức của mình, thì đó là sự thử thách về ý chí và sức lực với chính

mình (đó cũng là một cách làm thực tế thay vì chỉ lý thuyết hay nói suông?), khi lên đến đỉnh rồi coi

như đạt được mục tiêu. Cạnh đó, khi người leo núi vượt lên trên các tầng mây, lúc bình minh hay

hoàng hôn thì mặt trời đều tỏa sáng cực kỳ lộng lẫy, nhìn xuống thế gian bên dưới hay phong cảnh

tuyệt đẹp chung quanh còn cho ta cảm giác cao cả, thoát tục, lâng lâng khó tả... và tất nhiên là rất

khó quên. Người Nhật thường đặt ra mục tiêu cao và khó khăn, rồi họ cố gắng thực hiện cho bằng

được. Khi đạt được thì họ nói: "đã vượt qua một ngọn núi".

Ông cho rằng, người Việt không thích leo núi và "lúc nào cũng ở nấc thứ 2, 3 trong 10

nấc!!!".

Ở Nhật, hầu như Đại Học nào cũng có câu lạc bộ leo núi, ngoài xã hội rất nhiều tổ chức

leo núi chuyên nghiệp. Bất cứ ngọn núi, vùng băng tuyết hay sa mạc nào trên thế giới, dù hiểm trở

đến đâu cũng có bước chân người Nhật (mỗi năm thiệt mạng khoảng từ 10 đến 20 người). Người

Nhật coi ngọn núi là nơi để thử thách, là nấc thang để leo, còn người Việt hầu như chỉ coi đó là đống

đất đá vô hồn trừ khi có vàng hay đá quý, còn thường chỉ là nơi rừng thiêng nước độc, nơi dành cho

các sắc tộc thiểu số kém văn minh. Thế nên người Việt hầu như không biết rõ trên núi Trường Sơn,

Hoàng Liên Sơn có gì và 2.500 km bờ biển của đất nước mình có gì!?

Có lẽ từ những năm đầu thế kỷ 21, ở Việt Nam mới thực sự bắt đầu có một số tua "du lịch

mạo hiểm", như lặn biển, leo núi, leo vách đá, vượt thác bằng xuồng cao su, đi xe đạp và chinh phục

đỉnh Phanxipan... nhưng chưa đáng kể và các tua này phần lớn lại nhắm vào người ngoại quốc chứ

chưa thu hút được người Việt mấy.

Năm 2003, nhân kỷ niệm 100 năm du lịch Sapa, "du lịch mạo hiểm" mới bắt đầu rõ nét

qua việc một số nhà báo và du khách chinh phục đỉnh Phanxipan cao 3.143 mét. Họ thường bắt đầu

Page 22: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

đi từ cao độ khoảng 1.000 mét, nên mất khoảng 10 giờ đồng hồ kể cả nghỉ. Đối với du khách không

chuyên đi núi thì các công ty du lịch như Hồng Bàng, Thế Hệ Trẻ thường tổ chức thành những

chuyến đi từng nhóm nhỏ có người hướng dẫn, vừa đi vừa tham quan và nghỉ dọc đường, kéo dài hai

hay ba ngày, một đoạn ngắn toàn vách đá nay đã được bắc thang cho dễ đi.

Một số người cho là tại mình nghèo, tại chiến tranh... Thử hỏi khoảng 2,7 triệu người Việt

ở hải ngoại, không còn nghèo và không còn chiến tranh thì 30 năm qua cũng đâu có gì khác đâu, có

thấy xuất hiện nhà thám hiểm nào đâu!?

THẬT ĐÁNG TỰ HÀO: ÔNG THÂN TRỌNG QUANGHầu như mãi mà không nghe chuyện một người Việt mạo

hiểm leo những ngọn núi lừng danh, nên khi thấy tin ông

Thân Trọng Quang (sinh khoảng năm 1955 tại Gia Định, qua

Hoa Kỳ du học năm 1973) tôi mừng lắm. Dù tôi biết tin có thể

hơi trễ, nhưng không thể không viết ra vì đó là niềm hãnh diện

chung của người Việt. Ông Thân Trọng Quang mê leo núi và

có lẽ cũng vì tự ái dân tộc nữa mà ông đã leo rất nhiều ngọn

núi trước khi leo những ngọn cao chót vót. ông đã từng bị

thương, bị đông thương (bị thương vì lạnh)... Việc leo núi đòi

hỏi rất nhiều thứ như:

1- Phải có ý chí, chấp nhận nguy hiểm và đôi khi cô đơn.

2- Phải có sức lực, dẻo dai.

3- Phải có kinh nghiệm và khả năng ứng biến.

4- Phải chịu những trạng huống khó khăn, khắc nghiệt.

5- Phải hy sinh chuyện riêng tư, gia đình.

6- Phải có thì giờ vì thường mất từ 1 đến 4 tuần.

7- Phải có tài chính vì mỗi chuyến đi thường tốn từ 2.000 đến 5.000 Mỹ Kim, còn leo

Everst thì cần có 25.000 Mỹ Kim...

Đó là lý do rất ít người Việt Nam dám nghĩ tới cuộc mạo hiểm, gian nan như vậỵ Nhưng

ông Thân Trọng Quang đã chinh phục được hầu hết ngọn núi cao nhất như:

- Năm 1985, lên đỉnh ngọn Mont Blanc, cao 4.810 mét, thuộc Tây Âu.

- Năm 1986, lên đỉnh ngọn McKinley, cao 6.194 mét, thuộc Alsaka, Bắc Mỹ.

- Năm 1987, lên đỉnh ngọn Aconcagua, cao 6.965 mét, thuộc Argentina (Á Căn Đình),

Nam Mỹ.

- Năm 1994, lên đỉnh ngọn Kilimanjaro, cao 5.895 mét, thuộc xứ Tanzania, Phi Châụ

Năm 2003, sau khi đã thu thập thật nhiều kinh nghiệm, ông đã định leo ngọn Everest, cao

8.850 mét, thuộc Á Châu, là nơi mà bất cứ người leo núi nào cũng mơ ước có lần đặt chân tớị Thế

Page 23: CHINH PHỤC NÚI PHÚ SĨ CAO 3 · Web viewHồ ở cao độ 981 mét, xe buýt đưa toán đi núi đến địa điểm xuất phát là trạm số 5 gọi là Gogome (Ngũ

nhưng trước đó, khi leo ngọn Rainer thuộc tiểu bang Washington, ông đã bị đông thương làm cụt

mất 7 mm của một ngón tay nên phải hoãn lại.

Năm 2005, vào mùa xuân, cuối cùng ông đã quyết định leo ngọn Everest. Ông đã phải xin

giấy phép chính phủ Nepal tốn hết 10.000 Mỹ Kim và thêm 15.000 Mỹ Kim để lo tiền vé máy bay,

mua sắm dụng cụ, nơi trọ, lương thực... Toán của ông lần đó có 7 người, ngoài ông là 2 người Đức, 2

người Nga, người Anh, 1 người Tây Ban Nha.

Cuộc hành trình khởi đầu bằng chuyến đi bộ 1 tuần mới tới chân núị Ngày 2/4, họ bắt đầu

leo, đi qua vùng tuyết lở rất nguy hiểm là Khumbu để lên trạm số 1, xong xuống lại cho quen. Lý do

là vì không ai có thể leo một mạch trong vài ngày lên thẳng đỉnh núi, cơ thể chưa quen lạnh và sự

thiếu dưỡng khí khi lên cao sẽ bị sưng phổi, đau đầu... Vài ngày sau họ lên lại trạm số 1, tiếp lên

trạm số 2, rồi lại xuống lạị Cứ thế, lần thứ 3 họ mới lên trạm số 3, ngủ 1 đêm, rồi trở xuống. Như

vậy họ đã đi ngang vùng tuyết lở Khumbu tới 6 lần. Lần thứ 2, khi họ đi ngang đây thấy một toán

khác, có 1 người Mỹ bị chết và 1 người Gia Nã Đại bị gãy chân.

Lần này họ định chờ thời tiết tốt thì nhắm đỉnh núi leo lên đỉnh, nhưng thời tiết càng ngày

càng khắc nghiệt, nguy cơ tuyết lở rất cao, nên sau khi suy tính kỹ mọi đường, toán của ông đành bỏ

cuộc.

Được biết năm 1977, đã có một người Nam Dương (Indonesia) và một người Mã Lai lên

đến đỉnh Everest. Nam Dương đã phải bỏ ra 1 triệu Mỹ Kim để tuyển người và mời huấn luyện viên

cho việc leo này và hiện Phi Luật Tân (Philippines) cũng đã bỏ ra 2 triệu Mỹ Kim để chọn tuyển thủ

và mời huấn luyện viên để đưa người mình lên ngọn Everest vào năm 2007. Điều ấy cho thấy việc

leo lên đỉnh núi Everst còn khó hơn là trúng số độc đắc.

Ông Thân Trọng Quang tự hẹn: "Everest, hãy đợi đấy! Sẽ có ngày trở lại chinh phục.".

Nên thật tiếc! Nhưng với ý chí của một người như vậy, tôi tin là ông sẽ có ngày lên đến đỉnh Everest,

và tôi sẽ háo hức chờ tin để báo với mọi người.

(Một phần tin này đã được loan trên đài BBC hôm 30/12/2003,

tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại hôm 7/1/2004)

Bổ sung ngày 11/8/2006