76
0

CHƯƠNG 1 - WordPress.com · Web viewHội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) Lời mở đầu Hệ thống tổ chức của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam)

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

0

NỘI QUYHội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam)

1

Lời mở đầu

Hệ thống tổ chức của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) được

quy định trong Hiến chương của Giáo hội.

Bản Hiến chương đã tóm tắt cơ cấu tổ chức từ Chi hội đến Tổng Liên hội

Nội quy nầy quy định chi tiết để thi hành Hiến chương.

2

CHƯƠNG 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: - DANH XƯNG

Danh xưng của Hội thánh là Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).

Điều 2: - GIÁO HIỆU VÀ ẤN TÍN

1) Giải thích Giáo hiệu:

Hình chữ thập lớn: Là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời ban cho nhân loại khắp bốn

phương.

Quyển kinh thánh (chính giữa): Lời Đức Chúa Trời là nền tảng tín lý của Giáo hội.

Thập tự giá (góc trên): Sự cứu rỗi đến từ sự chết của Chúa Jesus Christ trên thập tự

giá.

Mão triều thiên (góc dưới): Phần thưởng cho mỗi tín hữu tận trung với Chúa trong

ngày Đức Chúa Jesus Christ tái lâm để được đồng trị với Ngài.

Bình dầu (góc phải): Mỗi tín hữu bởi niềm tin nơi Đức Chúa Jesus Christ và quyền

năng của Đức Thánh Linh được chữa bệnh và thêm sức.

Ly tiệc thánh (góc trái): Mỗi tín hữu nhờ huyết Chúa Jesus Christ được sạch tội và

thánh hóa.

3

2) Ấn tín:

a) Quy cách

Tất cả ấn tín của Tổng Liên hội và Chi hội đều hình tròn, ở giữa là Giáo hiệu, nửa

trên là hàng chữ “Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam)”, nửa dưới là hàng

chữ “Tổng Liên hội” hoăc tên Chị hội.

Kích thước ấn tín theo quy định của pháp luật.

Ấn tín dùng mực đỏ, đóng giáp lên 1/3 chữ ký người có thẩm quyền.

b) Thẩm quyền sử dụng

Chỉ có Hội trưởng, Quản nhiệm Chi hội mới có quyền sử dụng ấn tín, chịu trách

nhiệm trước Giáo hội và các cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp ngoại lệ phải

được các chức danh tren ủy quyền,

Không được sử dụng ấn tín khống chỉ.

c) Trường hợp ấn tín bị thất lạc

Người có thẩm quyền phải thông báo ngay cho toàn thể Hội thánh cùng các cơ quan hữu

quan, đồng thời tiến hành thủ tục xin cấp ấn tín mới.

Điều 3: MỤC ĐÍCH (xem Hiến chương điều 3)

Điều 4: TÔN CHỈ (xem Hiến chương điều 4)

Điều 5: ĐƯỜNG HƯỚNG (xem Hiến chương điều 5)

Điều 6: TÍN LÝ (xem Hiến chương điều 6)

Điều 7: LỄ NGHI

1. Báp têm

a. Người cầu lễ Báp têm phải từ 12 tuổi trở lên, đã tin Chúa ít nhất 03 tháng , đã học giáo

lý Báp têm và được Quản nhiệm cùng Ban trị sự Chi hội xác nhận đủ điều kiện nhận

Báp têm. Trường hợp Chi hội có tín hữu đủ điều kiện nhận Báp têm nhưng không thể

cử hành lễ Báp têm thì có thể gửi tín hữ này đến nhận Báp têm tại Chi hội khác.

b. Chỉ có Mục sư mới được phép tiến hành lễ Báp têm, các trường hợp khác phải được

Ban trị sự Tổng Liên hội ủy quyền.

4

c. Cả Mục sư hành lễ và người nhận Báp têm nên măcc áo lễ. Mục sư hành lễ phải đứng

trong nước, người nhận Báp têm phải được dầm mình trong nước.

d. Trường hợp đặc biệt (già yếu, tật nguyền, đau ốm…) thì quản nhiệm Chi hội cần hội ý

với Bạn Trị sự Chi hội về điều kiện và cách thức thực hiện lễ Báp têm thích hơp.

2. Tiệc thánh

Bánh: tượng trưng cho thân Chúa

Nước nho: tượng trung cho huyết của Chúa. (Loại bánh và nước nho do Ban trị sự

Tổng Liên hội quy định).

Hành lễ: do Quản nhiệm Chi hội thực hiện, các nam Chấp sự phụ lễ.

Giữ lễ: các Chi hội giữ lễ Tiệc thánh mỗi tháng một lần và Chúa nhật đầu tháng,

trừ những trường hợp đặc biệt.

Người tham dự lễ: chỉ những tín hữu đá chịu Báp têm mới được dự lễ Tiệc thánh.

Tín hữu bị dứt phép thông công không được phép dự Tiệc thánh.

3. Giáng sinh

Hội thánh giữ Lễ kỷ niệm Chúa Jesus giáng sinh vào hai ngày chính lễ là 24 và 25 tháng

12 hằng năm. Tùy theo điều kiện và nhu cầu, mỗi Chi hội có thể tổ chức các chương trình

lễ mừng Chúa giáng sinh bên cạnh hai ngày chính lễ. Ngày 25 tháng 12 dành lạc hiến cho

quỹ Hội thánh tự dưỡng.

4. Thương khó

Được tổ chức vào tối thứ năm hoặc tối thứ sáu trước ngày Chúa Nhật Phục sinh

5. Phục sinh

Lễ kỷ niệm Chúa Jesus sống lại được cử hành vào sáng sớm Chúa Nhật thứ nhất sau ngày

15 Âm lịch và sau ngày 21 tháng 3 Dương lịch. Nhân lễ này dành lạc hiến cho quỹ tương

trợ của Tổng Liên hội.

6. Thăng thiêng

Sau lễ Chúa phục sinh 40 ngày, Hội thánh giữ lễ Thăng thiên.

7. Đức Thánh Linh giáng lâm

Sau lễ Chúa thăng thiên 10 ngày, Hội thánh giữ lễ kỷ niệm Đức Thánh Linh giáng lâm.

5

8. Thành hôn

Quản nhiệm và Ban Trị sự Chi hội phải thông báo cho Hội thánh về Lễ Thành hôn

trước hai tuần lễ.

Sự kết hôn của đôi nam nữ tín hữu chính thức phải có Giấy công nhận kết hôn hợp

pháp.

Mục sư có thể cử hành Lễ Thành hôn tại nhà thờ hoặc tại nhà riêng.

Trường hợp tái hôn (tục huyền, tái giá) không được hành lễ tại nhà thờ, song có thể

tổ chức tại nhà riêng.

Trường hợp tín hữ kết hôn không phù hợp với sự dạy dỗ của Kinh Thánh thì Hội

thánh không tham gia dưới bất cứ hình thức nào.

9. Dâng con

Cha mẹ có trách nhiệm dâng con cho Chúa.

Quản nhiệm Chi hội cử hành lễ. Trường hợp Chi hội chưa có Quàn nhiệm, Ban Trị sự

Chi hội mời Mục sư hành lễ hoặc giới thiệu cha mẹ con trẻ đến Chi hội khác xin hành

lễ.

Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ có đức tin xin dâng con trẻ thì vị

Quản nhiệm và Ban Trị sự sẽ xem xét quyết định.

10. Lễ tang

Khi tín hữu qua đời, Quản nhiệm Chi hội lo cử hành Lễ tang tại nahf thờ, nhà riêng

hoặc tại nhà lễ tang để an ủi gia quyến.

Trường hợp tín hữu qua đời có nguyên nhân trái với sự dạy dỗ của Kinh Thánh thì

Quản nhiệm và Ban Trị sự Chi hội xem xét giải quyết để an ủi gia quyến.

11. Xức dầu cầu nguyện cho người bệnh

Khi tín hữu lâm bệnh mà chính người ấy hoặc thân nhân xin xức dầu cầu nguyện thì Mục

sư hoặc Chấp sự được Quản nhiệm Chi hội ủy quyền đến cầu nguyện cho người bệnh.

12. Tấn phong Mục sư

Lễ tấn phong Mục sư do Tổng Liên hội hiệp với Hội đồng Thẩm vấn và Ban Đại diện tỉnh,

thành (nếu có) tổ chức tại nhà thờ của vị Mục sư cầu phong hoặc tại nhà thờ do Hội đồng

Tấn phong và Ban đại diện tỉnh, thành chọn. (Xem quy chế tấn phong Mục sư).

6

13. Bổ nhiệm

Lễ bổ nhiệm được cử hành tại Chi hội hoặc cơ quan đón nhận tân Quản nhiệm hoặc

Trưởng cơ quan. Lễ bổ nhiệm do Đại diện Ban trị sự Tổng Liên hội chủ lễ.

14. Cung hiến Nhà thờ

Được tổ chức tại Chi hội do Đại diện Ban Trị sự Tổng Liên hội làm chủ lễ.

15. Cảm tạ

Được tổ chức khi Chi hội hoặc Tổng Liên hội muốn bày tỏ lòng biết ơn Chúa cách đặc

biệt.

Điều 8: TRỤ SỞ (xem Hiến chương điều 8).

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC

7

Điều 9: HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (MIỀN NAM).

(xem Hiến chương điều 9)

Điều 10: CÁC CƠ QUAN, BAN NGÀNH CỦA GIÁO HỘI

(xem Hiến chương điều 10)

Điều 11: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC

1. Nguyên tắc dân chủ

Hệ thống tổ chức của Giáo hội theo nguyên tắc dân chủ, công khai, thể hiện ý nguyện của

toàn Hội thánh dưới sự dẫn dắt của Chúa.

Nguyên tắc bầu cử bằng phiếu kín được áp dụng cho tất cả Hội đồng bầu cử của

Giáo hội.

Trường hợp có hai người đồng số phiếu thì chọn người cao tuổi hơn.

Nguyên tắc quá bán được áp dụng để các biểu quyết và kết quả bầu cử có giá trị

(trừ trường hợp có quy định khác).

2. Tổ chức Giáo hội độc lập

Hội thánh Tin lành Việt Na, (miền Nam) là một tổ chức Giáo hội độc lấp với các tổ chức,

hệ phái Tin lành trong nước và nước ngoài.

CHƯƠNG 3

CHI HỘI

8

Điều 12: QUYỀN CÔNG NHẬN CHI HỘI

Khi có một số tín hữu hiệp nhau thờ phượng Chúa ở một địa điểm, có Ban Chấp sự, Ban Trị sự

theo Hiến chương quy định thì Ban Trị sự Tổng Liên hội công nhận là một Chi hội.

Điều 13: PHÂN HẠNG CHI HỘI

Chi hội có hai dạng:

1. Chi hội tự lập

Về hình thức: có nhà thờ, có tư thất cho Quản nhiệm

Về nhân sự: có Quản nhiệm, Ban Chấp sự, Ban Trị sự và có từ 100 (một trăm) tín

hữu trở lên.

Về hành chánh và tài chính: có đủ sổ sách, văn kiện pháp lý, hồ sơ danh sách tín

hữu và có khả năng tài chính, chi phí hằng tháng cho tất cả các sinh hoạt của Chi

hội.

2. Chi hội tự dưỡng

Về hình thức: có nơi thờ phượng, có tư thất cho Quản nhiệm.

Về nhân sự: có Quản nhiệm, Ban Chấp sự, Ban Trị sự và có dưới 100 (một trăm)

tín hữu.

Về hành chánh và tài chính: có thu chi nhưng chưa đạt tới mức quy định của Tổng

Liên hội.

***

Ngoài ra, còn có Hội nhánh:

Nơi nào có điểm nhóm từ 20 (hai mươi) tín hữu trở lên và được một Chi hội chịu trách nhiệm thì

gọi là Hội nhánh. (Thường gọi là Chi phái?).

Điều 14: NHIỆM VỤ CỦA CHI HỘI

(xem Hiến chương điều 14).

Điều 15: QUYỀN HẠN CỦA CHI HỘI

1. Quyền hạn của Chi hội tự lập

a. Được quyền điều hành công việc nội bộ miễn không trái với Hiến chương của Hội

thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).

9

b. Được quyền lưu, mời Quản nhiệm, Phó Quản nhiệm hoặc Phụ tá Quản nhiệm.

c. Được quyền đề nghị Ban Trị sự Tổng Liên hội phong chức Mục sư thực thụ cho

Quản nhiệm của Chi hội mình.

d. Được cử hai đại biểu tín hữu tham dự Đại Hội đồng. (xem Nội quy điều 30).

2. Quyền hạn của Chi hội tự dưỡng

a. Được quyền điều hành các công việc nội bộ miễn không làm trái với Hiến

chương của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).

b. Quản nhiệm theo sự bổ nhiệm của Tổng Liên hội.

c. Được cử một đại biểu tín hữu tham dự Đại Hội đông. (xem Nội quy điều

30).

d. Được công nhận và hưởng quyền Chi hội tự lập khi đủ điều kiện.

***

Trường hợp của Hội nhánh:

Trực thuộc sự hướng dẫn của Chi hội gốc - là Chi hội chịu trách nhiệm với Hội nhánh.

3. Các quy định khác

a. Trường hợp gặp vấn đề vượt thẩm quyền và nhiệm cụ của Chi hội thì Chi hội phải

trình xin và chờ đợi quyết định của Ban Trị sự Tổng Liên hội.

b. Khi Chi hội không thi hành nghiêm chỉnh các quyết nghị của Đại Hội đồng Tổng Liên

hội, Ban Trị sự Tổng Liên hội đã khuyến cáo mà Chi hội vẫn không chấp hành thì Chi

hội sẽ mất quyền cử Đại biểu tham dự Đại Hội đồng và chịu các biện pháp thích nghi.

Điều 16: TÍN HỮU

1. Tín hữu chính thức

a. Điều kiện: là tín hữu đã nhận Báp têm, sốt sắng phục vụ Chúa, cộng tác với Hội thánh

và vâng theo tổ chức của Giáo hội.

b. Quyền hạn:

Được quyền bầu cử: (từ 18 tuổi trở lên)

Được quyền ứng cử: từ 21 tuổi trở lên, nếu hội đủ các điều kiện theo quy định

chung.

Được quyền thảo luận, kiến nghị, chất vấn Ban Chấp sự, Ban Trị sự và các chức

viên khác của Chi hội tại các Hội đồng Chi hội.

10

2. Tín hữu chưa chính thức

Là tín hữu đã ăn năn tin nhận Chúa Jesus Christ đang chờ đợi nhận Báp têm.

3. Tín hữu chuyển Chi hội

a. Tín hữu muốn gia nhập Chi hội khác phải xin giấy giới thiệu

chuyển Chi hội.

b. Trường hợp không có giấy giới thiệu, tín hữu ấy phải được sự

chứng nhận của ít nhất hai Chấp sự biết rõ đương sự.

c. Ngoài hai trường hợp nêu trên, một tín hữu sinh hoạt thường xuyên

ít nhất 06 tháng tại một Chi hội có thể làm đơn xin Ban Chấp sự, Ban Trị sự Chi hội đó

xét cho chính thức gia nhập.

4. Tín hữu từ hệ phái khác xin gia nhập

a. Tín hữu từ hệ phái đồng tín lý

Tín hữu muốn gia nhập Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) cần có đơn xin gia

nhập (được xác nhận của nơi đi) gửi cho Quản nhiệm Chi hội địa phương.

b. Tín hữu từ hệ hái không đồng tín lý hoặc không thuộc hệ phái nào

Tín hữu muốn gia nhập Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) cần học Giáo lý để

nhận Báp têm theo nghi thức của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam)

c. Vâng theo tổ chức của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) như Hiến chương

quy định.

5. Tín hữu Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã ra khỏi tổ chức Giáo hội muốn

trở lại với Giáo hội

Giáo hội sẵn sàng tiếp nhận với tinh thần yêu thương hiệp một.

Điều 17: BAN CHẤP SỰ CHI HỘI

Chấp sự là thánh chức theo Kinh thánh, được tín nhiệm để phục vụ Hội thánh. Chấp sự do Hội

đồng thường niên của Chi hội bầu chọn.

1. Số lượng Chấp sự

Số Chấp sự tùy nhu cầu của Chi hội song ít nhất phải có 05 (năm) người. Thành phần

Chấp sự có nam có nữ (tốt nhất không có quan hệ trực hệ).

2. Phẩm hạnh Chấp sự

11

Chấp sự phải là tín hữu chính thưc, có phẩm hạnh hiệp với Kinh thánh.

3. Điều kiện ứng cử và đệ cử

Tín hữu chính thức từ 21 tuổi trở lên, đã nhận Báp têm ít nhất hai năm,

thường xuyền sinh hoạt tại Chi hội ít nhất một năm, biết lo nền tài chính của Chi

hội.

Thể thức đề cử phải được tiến hành công khai hai tuần trước ngày bầu cử.

Các tín hữu chính thức được nhận phiếu đề cử minh danh. Danh sách đề cử phải

được niêm tết trước Hội thánh một tuần trước ngày bầu cử để tín hữu khiếu nại tư

cách Ứng cử viên (nếu có). Sau đó, Ban Chấp sự, Ban Trị sự thẩm định và trình

Hội đồng danh sách Ứng cử viên đủ điều kiện.

4. Số Ứng viên

Số Ứng viên phải hơn số Chấp sự được bầu từ ba đến sáu người. Thứ tự danh sách Ứng

viên căn cứ vào tỉ lệ số phiếu đề cử.

5. Nhiệm vụ Chấp sự

Tích cực cộng tác với Quản nhiệm Chi hội và trung tín dâng hiến. Tham gia công tác

chứng đạo, thăm viếng và chăm sóc, phụ lễ các chương trình thờ phượng.

6. Nhiệm kỳ:

Nhiệm kỳ của Chấp sự là hai năm.

Điều 18: BAN TRỊ SỰ CHI HỘI

Ban Trị sự Chi hội là thường trực của Ban Chấp sự, được Ban Chấp sự bầu cử bằng phiếu kín, có

khả năng phù hợp với nhiệm vụ được giao.

Điều 19: THÀNH PHẦN BAN TRỊ SỰ CHI HỘI

1. Quản nhiệm Chi hội

Là Mục sư, Mục sư Nhiệm chức, có trách nhiệm lãnh đạo Chi hội, giảng dạy, cử hành các

thánh lễ theo Giáo nghi và chủ tọa Ban Chấp sự, Ban Trị sự, các Hội đồng của Chi hội

theo quy định chung.

2. Thư ký

Có trách nhiệm về tất cả văn thư, văn kiện của Chi hội.

3. Thủ quỹ

Có trách nhiệm:

Thu nhận, quản thử các khỏan tài vật của Chi hội.

12

Khi thu chi phải ghi vào sổ sách rõ ràng, cấp biên nhận chính thức và các chứng từ

hợp lệ.

Không được tự tiện chi ngoài những khoản đã quy định.

Các khoản xuất bất thường phải được sự đồng ý của Ban Trị sự Chi hội.

Các Phiếu xuất phải được Quản nhiệm kiến thị.

Thủ quỹ chỉ được giữ số tiền mặt chi dùng do Ban Chấp sự, Ban Trị sự quy định,

số còn lại phải cùng với Quản nhiệm ký thác vào ngân hàng.

Các khoản thu được, Thủ quỹ phải hiệp với hai chức viên Ban Chấp sự kiểm nhận.

Hiệp với toàn Ban Chấp sự, Ban Trị sự Chi hội kiểm kê minh bạch tài chính và tài

sản của Chi hội.

Trường hợp thu chi tài chính lớn như xây dựng cở sở vật chất, sổ sách thu chi phải

thực hiện đúng theo các quy định luật pháp về kế toán tài chính.

Khi bàn giao nhiệm vụ cho người khác phải có biên bản đầy đủ.

4. Các Ủy viên

Tủy nhu cầu, Chi hội cử các Ủy viên phụ trách các công tác như: Trường Chúa nhật,

Truyền giảng, Thanh thiếu niên, Thăm viếng, Tương trợ, Xã hội,…

Điều 20: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP SỰ, BAN TRỊ SỰ

(xem Hiến chương điều 20)

Điều 21: QUYỀN TRIỆU TẬP VÀ CHỦ TỌA CUỘC HỘP CỦA BAN CHẤP SỰ, BAN TRỊ

SỰ

1. Quản nhiệm Chi hội có quyền triệu tập và chủ tọa cuộc họp của Ban Chấp sự, Ban

Trị sự Chi hội. Mọi cuộc họp không do Quản nhiệm triệu tập hoặc ủy quyền đều không có

giá trị.

2. Khi Quản nhiệm triệu tập Ban Chấp sự, Ban Trị sự phải thông báo trước một tuần,

nếu có quá bán số thành viên cuộc họp được kể là chính thức. Trường hợp thành viên được

triệu tập mà vắng mặt liên tiếp ba lần không lý do chánh đáng thì Quản nhiệm phải triệu

tập Ban Trị sự, Ban Chấp sự hop lại để cử người khác thay thế và trình Chi hội thông qua.

3. Trường hợp có 2/3 thành viên Ban Chấp sự, Ban Trị sự yêu cầu Quản nhiệm triệu

tập cuộc họp mà Quản nhiệm từ chối, các thành viên trên có quyền thỉnh cầu Ban Trị sự

Tổng Liên hội can thiệp (cần thông báo cho Ban Đại diện tỉnh, thành phố biết).

13

4. Khi khuyết Quản nhiệm, trong thời hạn một tuần, Thư ký Ban Trị sự triệu tập và

chủ tọa cuộc hợp Ban Chấp sự, Ban Trị sự để bầu người xử lý thường vụ công việc của

Chi hội. Ngay sau đó, trình Ban Trị sự Tổng Liên hội giải quyết (cần thông báo cho Ban

Đại diện tỉnh, thành phố biết).

Điều 22: HỘI ĐỒNG THƯỜNG NIÊN CHI HỘI

1. Danh sách tín hữu tham dự Hội đồng

Ban Chấp sự, Ban Trị sự Chi hội lập danh sách tín hữu chính thức, đủ điều kiện

như Nội quy điều 16.

Cần niêm yết danh sách hai tuần trước ngày Hội đồng.

Tín hữu có quyền khiếu nại về danh sách này một tuần trước ngày Hội đồng.

Sau đó Ban Chấp sự, Ban Trị sự sẽ niêm yết công khai danh sách chính thức.

2. Chuẩn bị Hội đồng

a. Đề cử ứng viên bằng phiếu

(xem Nội quy điều 17, khoản 3 & 4).

b. Đề cử Soát sổ viên

Hai Soát sổ viên được Chi hội tiến cử hai tuần trước ngày Hội đồng

Chi hội.

Phải là người ngoài Ban Chấp sự, Ban Trị sự, có uy tín, có nghiệp

vụ kế toán tài chính để kiểm tra các khoản thu chi trong ngân sách Chi hội và khai

trình trước Hội đồng,

Soát sổ viên được quyền yêu cầu Ban Trị sự cung cấp các chứng từ

và giải trình các công việc liên quan.

Kết luận của việc soát sổ phải lập biên bản rõ ràng với các khoản

đồng ý hay không đồng ý về việc thu chi (không có quyền phê phán cá nhân), và

thông qua trước Hội đồng.

Nếu có sai phạm nghiêm trọng (thâm lạm, lạm quyền, cố ý làm sai

nguyên tắc,…) chưa giải quyết ổn thỏa với Ban Chấp sự, Ban Trị sự, Soát sổ viên

có trách nhiệm trình Hội đồng Chi hội quyết định,

Nhiệm vụ của Soát sổ viên chấm dứt sau khi Hội đồng thông qua

Biên bản soát sổ.

c. Các đề nghị

14

Những đề nghị thảo luận tại Hội đồng Chi hội phải lập thành văn bản trình Ban Chấp

sự, Ban Trị sự Chi hội tước ngày Hội đồng ít nhất một tuần để thông qua và trình cho

Hội đồng.

3. Nội dung Hội đồng

a. Hội đồng thường niên Chi hội được tổ chức mỗi năm một lần, trong thời gian từ Tháng

Giêng đến Tháng Hai Dương lịch và phải được thông báo trước hai tuần lễ để nghe

khai trình công việc Chúa của Chi hội trong năm qua, thông qua Biên bản soát sổ, bầu

cử Chấp sự, thảo luận các đề nghị đã trình Hội đồng và hoạch định chương trình sinh

hoạt hằng năm của Chi hội.

b. Khi ngày Hội đồng đã được thông báo, vô luận số tín hữu chính thức đến dự là bao

nhiêu, Hội đồng vẫn hợp lệ. Hội đồng cử Thư ký Hội đồng, người viết bảng, người

phát, người thu và kiểm phiếu (các trường hợp trong khoản 3 tiết b này được tín nhiệm

bằng cách đưa tay).

c. Trước khi Hội đồng kết thúc, Thư ký Hội đồng đọc lại biên bản để Hội đồng thông

qua. Quản nhiệm trình bản sao biên bản Hội đồng thường niên Chi hội cho Ban Trị sự

Tổng Liên hội (cần thông báo cho Ban Đại diện tỉnh, thành phố biết).

4. Bầu Ban Chấp sự

a. Hội đồng thường niên Chi hội bầu Ban Chấp sự theo nguyên tắc chung (xem Nội quy

điều 11).

b. Số Chấp sự được bầu tùy theo nhu cầu từng Chi hội (không được ít hơn năm người).

5. Bầu Ban Trị sự

a. Sau khi có kết quả bầu Ban Chấp sự, Quản nhiệm Chi hội phải triệu tập các Chấp sự

dể bầu ra Ban Trị sự Chi hội.

b. Quản nhiệm Chi hội chủ tọa cuộc họp bầu Ban Trị sự Chi hội. Các Chấp sự cử một

Thư ký viết biên bản cuộc họp. Nhiệm vụ này chấm dứt sau khi cuộc họp kết thúc.

c. Mỗi chức danh trong Ban Trị sự phải được bầu trực tiếp bằng phiếu kín và phải đạt

được trên 50% số phiếu tín nhiệm.

d. Tân Ban Trị sự Chi hội trình diện trước Hội thánh vào Chúa Nhật kế tiếp.

6. Bàn giao tân, cựu Ban Trị sự

15

a. Sau khi trình diện Ban Trị sự, Quản nhiệm triệu tập cuộc họp bàn giao giữa tân và cựu

Ban Chấp sự, Ban Trị sự. Biên bản bàn giao phải cụ thể, rõ ràng. Những điều chưa rõ

ràng hoặc chưa thống nhất phải ghi lại cụ thể làm cơ sở cho các lần giải quyết kế tiếp.

b. Quản nhiệm trình các biên bản liên hệ cho Ban Trị sự Tổng Liên hội (cần thông báo

cho Ban Đại diện tỉnh, thành phố biết).

Điều 23: HỘI ĐỒNG BẤT THƯỜNG CHI HỘI

Khi có việc bất thường xảy ra phải giải quyết thì Ban Chấp sự, Ban Trị sự phải định ngày họp Hội

đồng bất thường và phải thông báo cho Chi hộ trước một tuần lễ. Hội đồng bất thường do Quản

nhiệm Chi hội triệu tập và chủ tọa theo nguyên tắc chung.

Điều 24: HỘI ĐÔNG LƯU HOẶC MỜI QUẢN NHIỆM

Hộ đồng lưu, mời Quản nhiệm Chi hội được tổ chức sau mỗi nhiệm kỳ của Quản nhiệm, hoặc

trường hợp Chi hội khuyết Quản nhiệm nhằm trưng cầu ý kiến tín hữu về việc lưu nhiệm hay bất

lưu nhiệm hoặc mời tân Quản nhiệm. Hội đồng lưu, mời Quản nhiệm phải được Tổng Liên hội

báo cho Chi hội biết trước một tháng để chuẩn bị và cầu nguyện. Chủ tọa Hội đồng lưu, mời Quản

nhiệm sẽ do Ban Trị sự Tổng Liên hội chỉ định.

1. Thể thức lưu Quản nhiệm

a. Khi Quản nhiệm sắp mãn nhiệm kỳ, Ban Trị sự Chi hội tình Ban Trị sự Tổng Liên

hội biết trước hai tháng để chuẩn bị Hội đồng lưu hoặc bất lưu nhiệm. Đại diện Ban

Trị sự Tổng Liên hội chủ tọa Hội đồng.

b. Nhiệm kỳ của Quản nhiệm là 04 năm. Quản nhiệm được lưu lại nhiệm kỳ thứ hai

phải được tín nhiệm bằng phiếu kín với 60% đại biểu tín hữu chính thức hiện diện trở

lên.

c. Trường hợp ngoại lệ do Ban Trị sự Tổng Liên hội quyết định và phải được 70% số

đại biểu tín hữu chính thức hiện diện trở lên tín nhiệm.

d. Trường hợp Quản nhiệm không hội đủ điều kiện lưu như quy định thì Ban Trị sự

Tổng Liên hội sắp xếp nhiệm sở cho vị này theo quy định chung, đồng thời tổ chức

Hội đồng mời Quản nhiệm Chi hội.

e. Phiếu lưu nhiệm và mẫu biên bản do Ban Trị sự Tổng Liên hội quy định.

2. Thể thức mời Quản nhiệm

a. Hội đồng mời Quản nhiệm do Ban Trị sự Tổng Liên hội chủ tọa và giới thiệu danh

sách tối thiểu bốn Mục sự, Mục sư nhiệm chức đến Chi hội. Trước hết, Ban Chấp sự

16

chọn ba vị bằng phiếu kín. Danh sách ba vị này được sắp theo số phiếu từ cao đến

thấp. Hội đồng lưu, mời tín nhiệm bằng phiếu kín từng vị một.

b. Trường hợp vị đắc cử phiếu nhất không nhận lời mời, Chi hội sẽ mời vị kế tiếp theo

thứ tự.

c. Trường hợp một Chi hội tự lập không đồng ý mời Quản nhiệm cho Chi hội, Ban Trị sự

Tổng Liên hội trực tiếp bổ nhiệm Quản nhiệm.

d. Mục sư, Mục sư nhiệm chức được mời và bổ nhiệm không giới hạn địa giới hành

chính.

e. Phiếu lưu nhiệm và mẫu biên bản do Ban Trị sự Tổng Liên hội quy định.

3. Chi phí

a. Chi phí các Hội đồng lưu, mời do Chi hội tổ chức đài thọ.

b. Chi phí đón tiếp Quản nhiệm do Chi hội mời đài thọ.

Điều 25: HỘI ĐỒNG BỔI LINH CHI HỘI

(xem Hiến chương điều 25).

Điều 26: TRƯỜNG HỢP CHI HỘI KHÔNG TỔ CHỨC CÁC HỘI ĐỒNG CHI HỘI

(xem Hiến chương điều 26).

17

CHƯƠNG 4

TỔNG LIÊN HỘI

Điều 27: CÁC ĐẠI HỘI ĐỒNG (xem Hiến chương điều 27)

Điều 28: ĐẠI HỘI ĐỒNG TỔNG LIÊN HỘI (xem Hiến chương điều 28)

Điều 29: ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI ĐỒNG TỔNG LIÊN HỘI

1. Thành viên

a. Thành viên Ban Trị sự Tổng Liên hội

b. Đại biểu Giáo phẩm đương chức do Văn phòng Tổng Liên hội lập danh sách gồm

Mục sư, Mục sư Nhiệm chức, nữ Truyền đạo. (Mục sư, Truyền đạo hưu trí, quả phụ

Mục sư, Truyền đạo và vợ Mục sư, Truyền đạo có thể phó hội và góp ý, song không có

quyền ứng cử và bầu cử).

c. Các đại biểu tín hữu do Chi hội cử: Đại biểu tín hữu do Hộ đồng bất thường Chi

hội công cử. Quản nhiệm trình danh sách Đại biểu Chi hội cho Văn phòng Tổng Liên

hội theo thời hạn do Ban Trị sự Tổng Liên hội ấn định. Đại biểu không được tự tiện

chọn người thay thế mình. Trường hợp Đại biểu được chọn song không thể phó hội,

Ban Trị sự Chi hội cử Chấp sự thay thế và trình Giấy xác nhận cho Ban Trị sự Tổng

Liên hội.

2. Tiêu chuẩn

Đại biểu là những người không vi phạm Giáo luật và pháp luật nhà nước trong thời gian

giữa hai kỳ Đại Hội đồng.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn

Tuân thủ kỷ luật Đại Hội đồng.

Được chất vấn Ban Trị sự Tổng Liên hội về công việc liên quan đến Giáo

hội.

Được ứng cử, đề cử, bầu cử theo quy định.

Được thảo luận, biểu quyết, phủ quyết các vấn đề của Giáo hội.

18

Được khiếu nại tu cách Đại biểu của các các ứng viên Ban Trị sự Tổng

Liên hội khi có bằng chứng cụ thể.

4. Mất quyền Đại biểu

Đại Hội đồng có quyền truất quyền Đại biểu của Đại biểu nào không tôn trọng kỷ luật Đại

Hội đồng (theo Kỷ luật Đại Hội đồng).

5. Chi phí phó Hội

Tổng Liên hội, Chi hội và các cơ quan có trách nhiệm đài thọ kinh phí phó hội cho các Đại

biểu của mình.

Điều 30: SỐ LƯỢNG ĐẠI BIỂU ĐẠI HỘI ĐỒNG TỔNG LIÊN HỘI

Hội thánh tự lập được cử hai đại biểu.

Hội thánh tự dưỡng được cử một đại biểu.

Điều 31: NHỮNG ĐỀ NGHỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG TỔNG LIÊN HỘI

1. Đề nghị của Chi hội

Đề nghị của Chi hội muốn được thảo luận giữa Đại Hội đồng trước hết phải được Ban

Chấp sự, Ban Trị sự Chi hội thông qua và chuyển lên Ban Trị sự Tổng Liên hội.

2. Đề nghị nào Ban Trị sự Tổng Liên hội không thông qua để Đại Hội dồng thảo luận:

phải được giải trình bằng văn bản.

3. Đề nghị trình Đại Hội đồng phải lập thành văn bản gởi về Ban Trị sự Tổng Liên hội

ít nhất hai tuần lễ trước ngày Đại Hội đồng khai mạc.

Điều 32: NHIỆM VỤ ĐẠI HỘI ĐỒNG TỔNG LIÊN HỘI

1. Nhiệm vụ chung

Ban hành các quyết nghị khi cần thiết.

Hoạch định đường lối phát triển Giáo hội.

Sửa trị các Chi hội, cơ quan và thành viên trong Giáo hội khi sai phạm.

Kiểm tra việc chấp hành Hiến chương của Giáo hội, tra xét việc điều hành Giáo

hội và biên bản của Ban Trị sự Tổng Liên hội để thông qua hoặc bác bỏ.

Bầu cử Ban Trị sự Tổng Liên hội.

19

2. Bầu cử Chủ tạo đàm

a. Chủ tọa Đại Hội đồng

Mục sư Hội trưởng đương nhiệm chủ tọa, điều khiển và là người phát ngôn chính thức

của Đại Hội đồng.

b. Hai phó Chủ tọa Đại Hội đồng

Gồm hai đại biểu: một Mục sư và một tín hữu được Đại Hội đồng bầu cử bằng phiếu

kín theo nguyên tắc chung; có nhiệm vụ giúp Chủ tọa Đại Hội đồng điều khiển, sắp

xếp, kiểm soát về hình thức lẫn nội dung tiến trình của Đại Hội đồng, nhận nhiệm vụ

do Chủ tọa Đại Hội đồng ủy nhiệm.

3. Bầu cử các Tiểu ban

Các thành viên của Ban Trị sự Tổng Liên hội không được dự phần vào các Tiểu ban.

Ngoại trừ Ban Soát sổ phải cử bằng phiếu kín, các ban khác được tiến cử bằng cách đưa

tay.

a. Ban Thư ký

Ban Thư ký từ hai người trở lên để ghi chép biên bản và lo mọi văn kiện khác của Đại

Hội đồng.

b. Ban Soát sổ

Để chuẩn bị việc soát sổ, Ban Trị sự Tổng Liên hội cần thực hiện kiểm toán hợp lệ và

đầy đủ trước ngày Đại Hội đồng khai mạc. Đại Hội đồng cử bằng phiếu kín theo

nguyên tắc chung. Bốn đại biểu gồm hai Mục sư và hai tín hữu hiệp với nhân viên

kiểm toán để tra mọi sổ sách tài chính của Tổng Liên hội. Ban Soát sổ có quyền tiếp

xúc với các bên có liên quan để được giải trình rõ ràng trước khi tình Đại Hội đồng

thông qua.

c. Ban Kỷ luật

Đại Hội đồng của Ban Kỷ luật gồm sáu đại biểu: 3 Mục sư và 3 tín hữu, để ghi nhận

thứ tự đăng ký phát biểu trình Chủ tọa đoàn và lưu ý những người thiếu kỷ luật tại Đại

Hội đồng.

d. Ban Phát, Thu và Kiểm phiếu

Đại Hội đồng cử 06 đại biểu phát và thu phiếu, ít nhất 10 đại biểu kiểm phiếu và viết

bảng.

20

Điều 33: QUYỀN HẠN ĐẠI HỘI ĐỒNG TỔNG LIÊN HỘI

Đại Hội đồng Tổng Liên hội là Đại hội Đại biểu có thẩm quyền cao nhất của Hội

thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam), giữ quyền lập quy và điều hành Giáo hội.

Có quyền chấp thuận hoặc phủ quyết các vấn đề có liên quan đến toàn Giáo hội.

Chất vấn, khiển trách hoặc miễn nhiệm các thành viên trong Ban Trị sự Tổng Liên

hội.

Bãi miễn tư cách Đại biểu theo quy định chung.

Các quyết nghị của Đại Hội đồng chỉ có giá trị khi có trên 50% tổng số Đại biểu

tham dự Đại Hội đồng đồng ý.

Điều 34: CÁCH BẦU CỬ BAN TRỊ SỰ TỔNG LIÊN HỘI

1. Thể thức bầu cử

Tất cả các chức danh trong Ban Trị sự Tổng Liên hội được bầu trực tiếp bằng phiếu kín

theo nguyên tắc chung. Đại biểu có đủ điều kiện theo quy định của Nội quy được quyền

ứng cử, bầu cử các chức danh tương ứng.

2. Tổ chức bầu cử

a. Danh sách toàn thể Đại biểu

Trước ngày khai mạc Đại Hội đồng, Văn phòng Tổng Liên hội niêm

yết công khai danh sách Đại biểu;

Khi Đại Hội đồng khai mạc, Ban Thư ký thông báo tổng số Đại biểu

hiện diện;

Trước giờ bầu cử Ban Trị sự Tổng Liên hội, Ban Thư ký kiểm diện

Đại biểu Đại Hội đồng, trình Đại Hội đồng thông qua.

b. Cách tiến cử, bầu cử

Tiến cử: cách tiến cử ứng viên do Ban Trị sự Tổng Liên hội đề xuất.

Bầu cử: các ứng viên trình diện Đại Hội đồng, Chủ tọa đoàn giải quyết các khiếu

nại về tư cách các ứng viên (nếu có). Danh sách các ứng viên được viết lên bảng,

Đại biểu chọn một vị trong số ứng viên này để cử họ vào các chức vụ tương

đương. Ứng viên nào có số phiếu trên 50% số Đại biểu hiện diện tín nhiệm thì đắc

cử vào chức danh ấy. Trường hợp người cao phiếu nhất không đạt được tỉ lệ nói

trên, hai người cao phiếu nhất được bầu vòng hai cho đến khi có người đạt được số

phiếu quy định để được đắc cử.

21

Điều 35: THÀNH PHẦN BAN TRỊ SỰ TỔNG LIÊN HỘI

(xem Hiến chương điều 35)

Điều 36: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN TRỊ SỰ TỔNG LIÊN HỘI

(xem Hiến chương điều 36)

Điều 37: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA THÀNH VIÊN BAN TRỊ SỰ TỔNG LIÊN

HỘI

Thành viên Ban Trị sự Tổng Liên hội là người có linh ân, có năng lực, có nhiều kinh nghiệm phục

vụ Chúa, phải chu toàn trách nhiệm mình như một quản gia tốt.

1. Hội trưởng

Phải là Mục sư đương chức, từ 40 tuổi trở lên, có hơn 20 năm chức vụ kể từ

khi được bổ nhiệm.

Đại diện Hội thánh trước Chính quyền và các Giáo hội bạn.

Triệu tập và chủ tọa các Đại Hội đồng của Giáo hội.

Điều khiển công việc Giáo hội, thăm viếng các Chi hội tùy nhu cầu và điều

kiện.

Điều chỉnh hành vi của Trưởng cơ quan, Quản nhiệm Chi hội và các chức

vụ khác thuộc Tổng Liên hội khi cần thiết và khuyến khích họ chu toàn nhiệm vụ.

Thường xuyên tham khảo ý kiến với Thường trực Tổng Liên hội.

Ký các văn bản bổ nhiệm, khen thưởng hoặc thi hành kỷ luật hàng Giáo

phẩm, Cơ quan và Chi hội.

2. Phó Hội trưởng thứ nhất

Phải là Mục sư đương chức, từ 40 tuổi trở lên, có hơn 20 năm chức vụ kể từ khi

được bổ nhiệm.

Chuyên trách tham mưu các vấn đề nội vụ và nghiên cứu phát triển Hội thánh.

Xử lý thường vụ Hộ trưởng khi được ủy quyền. (Trường hợp khuyết Hội trưởng,

xem Hiến chương điều 40).

3. Phó Hội trưởng thứ hai

22

Phải là Mục sư đương chức, từ 40 tuổi trở lên, có hơn 20 năm chức vụ kể từ khi

được bổ nhiệm.

Chuyên trách tham mưu các vấn đề ngoại vụ.

Xử lý thường vụ Hội trưởng khi được ủy quyền.

4. Tổng thư ký

Phải là Mục sư đương chức, từ 30 tuổi trở lên, có 10 năm chức vụ kể từ khi được

bổ nhiệm.

Có khả năng phù hợp với chức vụ, có nhiệm vụ điều hành sự vụ Văn phòng Tổng

Liên hội, soạn thảo văn bản, văn kiện của Ban Trị sự Tổng Liên hội và phổ biến

đến Chi hội, cơ quan.

Quản thủ mọi văn thư, văn kiện của Giáo hội.

Thừa ủy nhiệm Hội trưởng ký các văn thư có tính cách hành chính khi được ủy

quyền.

5. Phó Tổng thư ký

Có khả năng chuyên môn phù hợp với chức vụ, phụ tá Tổng thư ký điều hành công tác, sự

vụ của Văn phòng Tổng Liên hội.

6. Tổng thủ quỹ

Phải là Mục sự đương chức, từ 30 tuổi trở lên, có 10 năm chức vụ kể từ khi được

bổ nhiệm.

Có khả năng phù hợp với chức vụ, thu chi ngân sách hằng năm.

Hiệp với Mục sư Hội trưởng, nhân danh Hội thánh Tin Làn Việt Nam (miền Nam)

đứng tên chủ tài khoản.

Chỉ được giữ một khoản tiền mặt cần thiết (do Ban Trị sự Tổng Liên hội quy định),

khoản tiền còn lại phải ký thác vào ngân hàng.

Ghi nhận số thu và gửi Biên nhận chính thức cho các nguồn thu.

Ngoài các khoản đã dược Đại Hội đồng và Ban Trị sự Tổng Liên hội quyết định,

Tổng thủ quỹ không được tự tiện xuất chi.

Quản thủ tài chính và lập sổ kế toán thu chi theo quy định chung về tài chính, khai

trình thu chi hằng tháng.

Trình sổ sách thu chi cho Ban Trị sự Tổng Liên hội và cho Đại Hội đồng.

23

7. Phó Tổng thủ quỹ

Có khả năng chuyên môn phù hợp với chức vụ, phụ tá Tổng thủ quỹ trong công tác liên

quan.

8. Các Ủy viên chuyên trách

a. Các Ủy viên Mục vụ

(số lượng do Ban Trị sự Tổng Liên hội quy định theo nhu cầu)

Phải là Mục sư đương chức, từ 40 tuổi trở

lên, có ít nhất 20 năm chức vụ kể từ khi được bổ nhiệm; có khả năng phù hợp với

chức vụ.

Phụ trách các lãnh vực liên quan đến công

tác Mục vụ.

b. Các Ủy viên Dân tộc

(số lượng do Ban Trị sự Tổng Liên hội quy định theo nhu cầu)

Phải là Mục sư đương chức, từ 40 tuổi trở

lên, có ít nhất 20 năm chức vụ kể từ khi được bổ nhiệm; có khả năng phù hợp với

chức vụ.

Phụ trách các lãnh vực liên quan đến công

tác Dân tộc.

c. Ủy viên Cơ đốc Giáo dục

Phải là Mục sư đương chức, từ 40 tuổi trở

lên, có ít nhất 20 năm chức vụ kể từ khi được bổ nhiệm; có khả năng phù hợp với

chức vụ.

Phụ trách các lãnh vực liên quan đến công

tác Cơ đốc Giáo dục.

d. Ủy viên Truyền giáo

Phải là Mục sư đương chức, từ 30 tuổi trở lên, có ít nhất 10 năm chức vụ kể từ

khi được bổ nhiệm; có khả năng phù hợp với chức vụ.

Phụ trách các lãnh vực liên quan đến công

tác Truyền giáo và phát triển Hội thánh.

24

e. Ủy viên Văn hóa và giáo dục

Phải là Mục sư đương chức, từ 30 tuổi trở

lên, có kinh nghiệm trong công tác Văn hóa và giáo dục, có tư cách và khả năng

phù hợp với chức vụ.

Phụ trách các lãnh vực liên quan đến công

tác phát triển văn hóa và giáo dục.

f. Ủy viên Y tế và xã hội

Từ 30 tuổi trở lên, có kinh nghiệm trong công tác Y tế và Xã hội, có tư cách và

khả năng phù hợp với chức vụ.

Phụ trách các lãnh vực liên quan đến công tác Y tế và xã hội của Giáo hội.

g. Ủy viên Phụ nữ

Từ 30 tuổi trở lên, có kinh nghiệm trong công tác phụ nữ, có tư cách và khả

năng phù hợp với chức vụ.

Phụ trách các lãnh vực liên quan đến công tác phụ nữ của Giáo hội.

h. Ủy viên Thanh thiếu nhi

Từ 30 tuổi trở lên, có kinh nghiệm trong công tác thanh thiếu nhi, có tư cách và

khả năng phù hợp với chức vụ.

Phụ trách các lãnh vực liên quan đến công tác thanh thiếu nhi.

i. Ủy viên Kiến thiết

Từ 30 tuổi trở lên, có kinh nghiệm trong công tác xây dựng, có tư cách và khả

năng phù hợp với chức vụ.

Phụ trách các lãnh vực liên quan đến công tác kiến thiết các cơ sở của Giáo

hội.

***

Trường hợp ngoại lệ:

Trường hợp Đại Hội đồng không có ứng viên chức vụ Ủy viên chuyên trách thích hợp, Đại Hội

đồng ủy quyền cho Ban Trị sự Tổng Liên hội mời.

25

Điều 38: THƯỜNG TRỰC TỔNG LIÊN HỘI

(xem Hiến chương điều 38)

Điều 39: NHIỆM KỲ CỦA BAN TRỊ SỰ TỔNG LIÊN HỘI

(xem Hiến chương điều 39)

Điều 40: TRƯỜNG HỢP BAN TRỊ SỰ TỔNG LIÊN HỘI KHUYẾT THÀNH VIÊN

(xem Hiến chương điều 40)

Điều 41: ĐẠI HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM

1. Mục đích, Đại biểu (xem Hiến chương điều 41)

2. Tiến trình đại hội

Tiến trình Đại Hội đồng Giáo phẩm tương tự Đại Hội đồng Tổng Liên hội.

3. Nhiệm vụ Đại Hội đồng Giáo phẩm

a. Bồi linh, kiểm thảo và bàn định các công việc liên quan đến hàng Giáo

phẩm.

b. Hiệp với Ban Trị sự Tổng Liên hội giải quyết các tranh chấp về tín lý và tổ

chức.

c. Tra xét, giải quyết những vấn đề Ban Trị sự Tổng Liên hội giải quyết chưa

thõa đáng.

d. Giám sát việc điều hành Giáo hội của Ban Trị sự Tổng Liên hội, khuyến

nghị Ban Trị sự Tổng Liên hội những biện pháp sửa sai và kỷ luật kịp thời trong

trường hợp cần thiết.

e. Kiểm tra sổ sách chi thu hằng năm của Ban Trị sự Tổng Liên hội.

f. Trường hợp có đủ bằng cớ chứng minh sự vi phạm của một Chi hội hoặc

của hàng Giáo phẩm, nếu sau hai lần khuyến cáo mà vẫn bất tuân, Đại Hội đồng Giáo

phẩm có quyền yêu cầu Ban Trị sự Tổng Liên hội thi hành kỷ luật đương sự.

g. Hiệp với Ban Trị sự Tổng Liên hội phổ biến các đường lối, chính sách tôn

giáo của Chính phủ.

4. Thành phần Đại Hội đồng Giáo phẩm

a. Thành phần

26

Thành viên Hội đồng Giáo phẩm phải ngoài Ban Trị sự Tổng Liên hội, phải là Mục sư

đương chức, từ 40 tuổi trở lên, có 20 năm chức vụ kể từ khi được bổ nhiệm, có linh ân,

năng lực, có nhiều kinh nghiệm phục vụ Chúa.

b. Nhiệm kỳ

Nhiệm kỳ của Hội đồng Giáo phẩm là bốn năm.

c. Nhiệm vụ

Hội đồng Giáo phẩm thay mặt và thi hành nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đồng Giáo

phẩm trong thời gian giữa hai kỳ Đại Hội đồng Giáo phẩm.

Chủ tịch: chủ tọa Đại Hội đồng Giáo phẩm, triệu tập và chủ tọa cuộc họp

Hội đồng Giáo phẩm; chịu trách nhiệm các hoạt động của Hội đồng Giáo phẩm.

Phó chủ tịch: phụ tá chủ tịch, thay thế chủ tịch khi vắng mặt, đau yếu.

Thư ký: có trách nhiệm ghi chép, quản thủ mọi văn thư, văn kiện, soạn thảo

các văn bản, lập kế hoạch giúp chủ tịch.

Hai Ủy viên: hiệp bàn và thi hành các công tác được ủy nhiệm.

5. Kinh phí

Kinh phí điều hành Hội đồng Giáo phẩm do ngân quỹ của Tổng Liên hội đài thọ.

Điều 42: ĐẠI HỘI ĐỒNG BẤT THƯỜNG TỔNG LIÊN HỘI

(xem Hiến chương điều 42)

Điều 43: TÀI CHÍNH TỔNG LIÊN HỘI

(xem Hiến chương điều 43; Nội quy điều 32 khoản 3 tiết b và điều 41 khoản 3 tiết e)

27

CHƯƠNG 5

CÁC CƠ QUAN CỦA GIÁO HỘI

Điều 44: CÁC CƠ QUAN CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (MIỀN NAM)

1. Thánh Kinh Thần học viện và trường Kinh Thánh.

a. Tổ chức

Chỉ Ban Trị sự Tổng Liên hội mới có quyền thiết lập Thánh Kinh Thần

học viện và các trường Kinh thánh.

Ban Trị sự Tổng Liên hội bổ nhiệm Viện trưởng. Theo đề nghị của Viện

trưởng, Ban Trị sự Tổng Liên hội bổ nhiệm các giáo sư chuyên khoa.

Nhiệm kỳ của Viện trưởng và Giáo su Thánh Kinh Thần học viện là bốn

năm.

Hiệu trưởng trường Kinh Thánh do Ban Trị sự Tổng Liên hội bổ nhiệm

với mỗi nhiệm kỳ là bốn năm.

Các giảng viên trường Kinh Thánh do Hiệu trưởng hiệp với đại diện Hội

thánh tỉnh, thành mời.

b. Chương trình đào tạo

Chương tình đào tạo do Ban Giáo sư Thánh Kinh Thần học viện hoạch định trình Ban

Trị sự Tổng Liên hội.

c. Kinh phí

28

Kinh phí điều hành Thánh Kinh Thần học viện do Tổng Liên hội đài thọ. Kinh phí

điều hành trường Kinh Thánh do các Chi hội trong tỉnh, thành đài thọ.

d. Tu nghiệp

Chương trình tu nghiệp, nâng cao do Ủy viên Cơ đốc Giáo dục hoạch định trình Ban

Trị sự Tổng Liên hội quyết định.

2. Các cơ quan khác

Ban Trị sự Tổng Liên hội nghiên cứu thành lập những cơ quan trực thuộc Tổng Liên hội.

3. Trách nhiệm

Các cơ quan trực thuộc Tổng Liên hội chịu trách nhiệm trước Ban Trị sự Tổng Liên hội.

Điều 45: ĐẠI DIỆN TỈNH, THÀNH PHỐ

(xem Hiến chương điều 45)

CHƯƠNG 6

QUYỀN TẤN PHONG – BỔ NHIỆM HƯU TRÍ – NGƯNG CHỨC

CÁCH CHỨC HÀNG GIÁO PHẨM

Điều 46: QUYỀN TẤN PHONG MỤC SƯ

(xem Quy chế tấn phong Mục sư)

Sau khi tốt nghiệp Thánh Kinh Thần học viện hoặc một chương trình Thần học tương đương,

được Ban Trị sự Tổng Liên hội công nhận, vị Mục sư nhiệm chức được bổ nhiệm Quản nhiệm

Chi hội hoặc cơ quan hầu việc Chúa liên tục tại các nhiệm sở này ít nhất hai năm, có ơn hầu việc

Chúa, gây dựng Hội thánh, có uy tín, thì Ban Trị sự Chi hội tự lập hoặc Trưởng cơ quan được

quyền đề nghị Ban Trị sự Tổng Liên hội xét biểu quyết chấp nhận phong chức Mục sư cho vị Mục

sư nhiệm chức này.

1. Thể thức

Ứng viên cầu phong Mục sư phải kinh nghiệm sự tái sanh, thánh hóa, sự kêu gọi,

từng trải các lẽ đạo và kinh nghiệm chức vụ.

Hội đồng Thẩm vấn và Tấn phong gồm bảy Mục sư do Ban Trị sự Tổng Liên hội

chỉ định.

Chương trình thẩm vấn do Hội đồng Thẩm vấn và Tấn phong quyết định.

29

2. Lễ tấn phong

(xem Nội quy chương 1 điều 7 khoản 12)

3. Trường hợp Mục sư được phong chức ở nước ngoài

a. Tín hữu đã tốt nghiệp Thần học và được phong chức ở nước ngoài, Mục

sư tại nước ngoài hồi hương, nếu có đơn xin phục vụ Chúa với Hội thánh Tin lành Việt

Nam (miền Nam) thì Ban Trị sự Tổng Liên hội duyệt xét chương tình học của đương

đơn, nếu thấy thuận hiệp tín lý của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) thì xét

quyết định công nhận Mục sư Nhiệm chức và bổ nhiệm phục vụ tại Chi hội hay cơ

quan của Giáo hội. Sau thời gian hai năm hầu việc Chúa, Ban Trị sự Tổng Liên hội

quyết định cho đương đơn được công nhận là Mục sư của Hội thánh Tin lành Việt

Nam (miền Nam).

b. Tín hữu đã tốt nghiệp Thần học ở nước ngoài hồi hương, chưa được

phong chức Mục sư, sau khi xét chương trình học của đương sự, Ban Trị sự Tổng Liên

hội xét bổ nhiệm cho đương đơn theo thể thức của một sinh viên tốt nghiệp Thần học

trong nước.

4. Các trường hợp khác

Mục sư của Giáo phái khác đồng tín lý xin hầu việc Chúa trong Hội thánh Tin lành Việt

Nam (miền Nam), Mục sư, Truyền đạo đã ra khỏi tổ chức của Hội thánh Tin lành Việt

Nam (miền Nam) muốn xin trở lại với Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), và các

trường hợp khác: thể thức và điều kiện do Ban Trị sự Tổng Liên hội xem xét quyết đinh.

Điều 47: QUYỀN BỔ NHIỆM, NGƯNG CHỨC, CÁCH CHỨC HÀNG GIÁO PHẨM

1. Quyền bổ nhiệm

Ban Trị sự Tổng Liên hội có quyền công nhận và bổ nhiệm tất cả các chức vụ trong hệ

thống tổ chức của hàng Giáo phẩm.

2. Quyền ngưng chức, cách chức

a. Khi hàng Giáo phẩm phạm lỗi, Ban Trị sự Tổng Liên hội sẽ căn cứ vào Giáo luật

áp dụng các biện pháp kỷ luật: cảnh cáo, ngưng chức, cách chức.

b. Nếu đương sự hối cải thì Ban Trị sự Tổng Liên hội xem xét, quyết định.

30

c. Quyết định cách chức sẽ được thông báo trong Giáo hội và Chính quyền địa

phương của đương sự.

Điều 48: NỮ TRUYỀN ĐẠO

(xem Hiến chương điều 48)

Điều 49: MỤC SƯ NHIỆM CHỨC

(xem Hiến chương điều 49)

Điều 50: NGHỈ PHÉP VÀ HƯU TRÍ

(xem Hiến chương điều 50)

CHƯƠNG 7

QUAN HỆ XÃ HỘI

Điều 51: TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI XÃ HỘI

(xem Hiến chương điều 51)

Điều 52: QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC TIN LÀNH KHÁC

(xem Hiến chương điều 52)

31

CHƯƠNG 8

SẢN NGHIỆP GIÁO HỘI

Điều 53: QUYỂN QUẢN TRỊ SẢN NGHIỆP CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM

(MIỀN NAM)

1. Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) là Giáo hội có tư cách pháp nhân theo luật pháp

Việt Nam, có quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất và các nghĩa vụ liên quan theo quy

định của pháp luật.

2. Hội thánh Tin lành Việt nam (miền Nam) giao quyền thực hiện quyền quản trị, định đoạt

sản nghiệp cho Hội đồng Quản trị Sản nghiệp của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền

Nam).

3. Ban Trị sự Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) cử Hội đồng Quản trị

Sản nghiệp của Giáo hội.

4. Sản nghiệp của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) gồm tài sản vật chất, tinh thần

và các nghĩa vụ liên quan.

32

5. Chỉ có Hội đồng Quản trị Sản nghiệp theo đúng chức năng và quyền hạn đã được quy định

mới có quyền thực hiện quyền định đoạt sản nghiệp của Hội thánh Tin lành Việt Nam

(miền Nam).

6. Các Chi hội, Cơ quan, Tổng Liên hội trong hệ thống tổ chức của Giáo hội chỉ có quyền

quản lý sử dụng tài sản của Giáo hội.

7. Hội đồng Quản trị Sản nghiệp có nhiệm vụ quy định cụ thể việc thực hiện quyền quản lý

sử dụng sản nghiệp các Chi hội, Cơ quan,… trong Giáo hội, miễn không trái với Nội quy

này.

8. Mọi văn kiện pháp lý theo quy định chung của pháp luật và các chứng thư liên quan đến

sản nghiệp của Giáo hội cũng như các chứng từ có giá trị đều thưộc quyền sở hữu của Hội

thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), được lưu trữ và bảo quản tại văn khố trung ương

của Giáo hội.

9. Việc sử dụng các văn bản nêu trên (điều 53 khoản 8) phải theo đúng các quy định như khi

thực hiện quyền quản trị sản nghiệp (Điều 53 khoản 14).

10. Các bản sao có thị thực nêu trên (Điều 53 khoản 8) được lưu giữ tại các Chi hội, Cơ quan,

… liên quan, theo quy định chung.

11. Thành phần Hội đồng Quản trị Sản nghiệp:

Chủ tịch: là Hội trưởng Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đương nhiệm.

Phó chủ tịch: là Tổng Thủ quỹ đương nhiệm của Ban Trị sự Tổng Liên hội.

Thư ký: ngoài Ban Trị sự Tổng Liên hội, phải là Mục sư đương chức, từ 30 tuổi trở

lên, có 10 năm chức vụ kể từ khi được bổ nhiệm, có khả năng phù hợp với chức

vụ.

Ủy viên pháp chế: ngoài Ban Trị sự Tổng Liên hội, có tư cách và khả năng phù

hợp với chức vụ.

Ủy viên kiểm soát: ngoài Ban Trị sự Tổng Liên hội, có tư cách và khả năng phù

hợp với chức vụ.

33

12. Hội đồng Quản trị Sản nghiệp chỉ được thực hiện quyền của mình sau khi đã được Ban Trị

sự Tổng Liên hội chấp thuận bằng văn bản.

13. Khi thực hiện quyền quản trị sản nghiệp và các nghĩa vụ liên quan, Hội đồng Quản trị Sản

nghiệp chỉ nhân danh Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), còn quyền sở hữu chân

chính thuộc về Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).

14. Trong tiến trình thực hiện quyền quản trị sản nghiệp, Hội đồng Quản trị Sản nghiệp phải:

Công khai đúng quy định pháp luật.

Tiến trình thực hiện bằng văn bản rõ ràng, không gây nhầm lẫn.

Đúng đối tượng, mục đích mà Ban Trị sự Tổng Liên hội đã chấp thuận.

15. Chi phí để thực hiện quyền quản trị sản nghiệp do Ban Trị sự Tổng Liên hội đảm trách.

Điều 54: QUYỀN CHUYỂN NHƯỢNG VÀ ĐOẠN MÃI

(xem Hiến chương điều 54)

1. Hội đồng Quản trị Sản nghiệp có các quyền sau:

2. Quyền quản lý, sử dụng, cho thuê, thuê tài sản.

3. Quyền thụ đắc tài sản: nhận tài sản do dâng hiến, tặng.

4. Quyền tạo mãi: mua bán, kiến tạo.

5. Thực hiện các nghĩa vụ và những quyền lợi liên quan đến sản nghiệp của Giáo hội.

Điều 55: QUYỀN THU HỒI SẢN NGHIỆP

(xem Hiến chương điều 55)

1. Hội đồng Quản trị Sản nghiệp thực hiện các quyết định thu hồi tài sản hoặc bị chiếm dụng,

hoặc sử dụng sai mục đích, bị chuyển quyền sử dụng, hoặc mua bán, cho thuê không dúng

với quy định của Giáo hội và pháp luật Nhà nước.

2. Các thành viên trong Hội đồng Quản trị Sản nghiệp chịu trách nhiệm liên đới khi Hội

đồng Quản trị Sản nghiệp thực hiện các quyền của mình trước Ban Trị sự Tổng Liên hội

và pháp luật Nhà nước.

34

CHƯƠNG 9

TÍN LÝ(xem Hiến chương từ điều 56 đến điều 76)

CHƯƠNG 10

TU CHÍNH HIẾN CHƯƠNG

Điều 77: QUYỀN TU CHÍNH HIẾN CHƯƠNG

(xem Hiến chương điều 77)

Điều 78: CÁCH TU CHÍNH HIẾN CHƯƠNG

(xem Hiến chương điều 78)

Điều 79: TỔNG SỐ CHƯƠNG, ĐIỀU CỦA HIẾN CHƯƠNG

35

(xem Hiến chương điều 79)

GIÁO LUẬTCỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM

(MIỀN NAM)

36

Lời mở đầu

Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) tín nhận Jesus Christ là Đầu,

còn Hội thánh là thân thể Ngài, nên mỗi Cơ đốc nhân giữ tinh thần:

“…hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển của

Đức Chúa Trời mà làm.” ( I Cô-rinh-tô 10 : 31)

37

Vì thế, để danh Chúa được vinh hiển, uy tín và danh dự của Giáo hội

được bảo vệ, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) thiết lập Giáo

luật này để áp dụng cho nội bộ của Giáo hội.

CHƯƠNG 1

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG GIÁO LUẬT

Điều 1: Tất cả thành viên trong Giáo hội, từ tín hữu đến hàng Giáo phẩm đều phải tuân thủ Giáo

luật. Bất kỳ ai vi phạm Giáo luật đều phải chịu trách nhiệm theo như Giáo luật này quy định.

38

CHƯƠNG 2

TỘI VI PHẠM TÍN LÝ

Điều 2: TỘI VI PHẠM TÍN LÝ

Khi một hay nhiều người hành động trái với tín lý như đã khẳng định trong phần Tín lý thì bị kể

là vi phạm tín lý.

1. Tín hữu, Chấp sự vi phạm

a. Trước hết, Quản nhiệm dùng Kinh thánh minh giải các tín lý cho đương sự được

hiểu rõ hầu hối cải những điều mình vi phạm.

b. Nếu đương sự không chịu hối cải thì Quản nhiệm hiệp với Ban Chấp sự, Ban Trị

sự Chi hội tiếp tục khuyến cáo đương sự. Trong thời gian này, đương sự bị ngưng dự

tiệc Thánh.

c. Nếu sau ba tháng mà đương sự vẫn không hối cải tội mình đã phạm thì Quản

nhiệm họp Ban Chấp sự, Ban Trị sự quyết định dứt phép thông công đương sự và trình

Hội thánh thông qua. Hội thánh cử tiếp tục cầu nguyện cho đương sự kịp thời ăn năn

để được Hội thánhh tiếp nhận lại.

39

2. Hàng Giáo phẩm vi phạm

Ban Trị sự Tổng Liên hội xem xét giải quyết, khi cần thiết có thể cùng với Hội đồng Giáo

phẩm giải quyết, tùy theo mức độ vi phạm mà áp dụng các biện pháp kỷ luật như Nội quy

quy định.

CHƯƠNG 3

TỘI VI PHẠM LUÂN LÝ

Điều 3: TỘI BẤT HIẾU (Xuất 20:12)

1. Tín hữu, Chấp sự vi phạm

a. Khi có người nào phạm tội bất hiếu thì Quản nhiệm và Ban Chấp sự, Ban Trị sự

Chi hội khuyến cáo đương sự ăn năn.

b. Nếu sau ba lần khuyến cáo, đương sự không chịu hối cải thì Quản nhiệm và Ban

Chấp sự, Ban Trị sự Chi hội họp lại xem xét, cách chức, dứt phép thông công và thông

báo công khai giữa Hội thánh. Hội thánh cứ tiếp tục cầu nguyện cho đương sự sớm ăn

năn.

2. Hàng Giáo phẩm vi phạm

(xem Điều 2 khoản 2)

40

Điều 4: CÁC TỘI NGOẠI TÌNH, TÀ DÂM (như song hôn, cưới vợ đang có chồng, lấy

chồng đang có vợ, bỏ vợ bỏ chồng cách vô cớ). LOẠN LUÂN, VÔ LUÂN, ĐỒNG TÍNH

LUYẾN ÁI

1. Tín hữu, Chấp sự vi phạm

Khi có người nào phạm tội nêu trên cách tỏ tường hoặc có bằng chứng thì Quản nhiệm và

Ban Chấp sự, Ban Trị sự Chi hội họp lại quyết định dứt phép thông công. Hội thánh cứ

tiếp tục cầu nguyện cho đương sự sớm ăn năn. Nếu đương sự chịu dứt bỏ tội lỗi thì Hội

thánh tiếp nhận lại nhưng không được giữ các chức vụ trong Chi hội.

2. Hàng Giáo phẩm vi phạm

(xem Điều 2 khoản 2)

CHƯƠNG 4

TỘI VI PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Điều 5: LÀM HUYÊN NÁO, MẤT TRẬT TỰ

1. Tín hữu, Chấp sự vi phạm

a. Trong giờ thờ phượng và các buổi họp của Hội thánh, nếu có một hay nhiều

nguwofi vô tình hay cố ý vi phạm trật tự công cộng thì Quản nhiệm phải khuyesn cáo.

Nếu không chịu sửa đổi thì phải bị mời ra khỏi nơi thờ phượng hoặc khỏi nơi hội họp.

b. Nếu đương sự tái phạm đến lần thứ ba thì Quản nhiệm họp Ban Chấp sự, Ban Trị

sự quyết định không cho dự tiệc thánh trong thời gian ba tháng và thông báo công khai

giữa Hội thánh. Hội thánh cứ tiếp tục cầu nguyện cho đương sự sớm ăn năn.

2. Hàng Giáo phẩm vi phạm

41

(xem Điều 2 khoản 2)

Điều 6: TỘI TRỘM CẮP, GIAN LẬN, LƯỜNG GẠT, BỘI TÍN

1. Tín hữu, Chấp sự vi phạm

Người nào vi phạm tội nêu trên dù chưa bị pháp luật trừng trị thì Quản nhiệm họp Ban

Chấp sự, Ban Trị sự khuyến cáo, xây dựng đời sống đạo đức cho đương sự.

Nếu sau nhiều lần khuyến cáo mà đương sự không chịu hối cải thì Quản nhiệm và Ban

Chấp sự, Ban Trị sự họp lại quyết định cách chức, dứt phép thông công đương sự và thông

báo công khai giữa Hội thánh. Hội thánh cứ tiếp tục cầu nguyện cho đương sự sớm ăn năn.

Tuy nhiên đương sự không được giữ các chức vụ trong Chi hội dù đã được Hội thánh tiếp

nhận lại.

2. Hàng Giáo phẩm vi phạm

(xem Điều 2 khoản 2)

CHƯƠNG 5

CÁC TỘI PHẠM KHÁC

Điều 7: TỘI ÉP CƯỚI GẢ

1. Tín hữu, Chấp sự vi phạm

a. Đối với cha, mẹ nào cố ý ép con mình cưới vợ, lấy chồng không hiệp lời Kinh

Thánh dạy, Quản nhiệm hiệp với Ban Chấp sự, Ban Trị sự dùng lời Chúa khuyên can.

b. Nếu đương sự cố ý không nghe theo các lời khuyến cáo ấy thì Quản nhiệm họp

Ban Chấp sự, Ban Trị sự quyết định dứt phép thông công đương sự và thông báo công

khai giữa Hội thánh. Hội thánh cứ tiếp tục cầu nguyện cho đương sự sớm ăn năn.

2. Hàng Giáo phẩm vi phạm

42

(xem Điều 2 khoản 2)

Điều 8: TỘI THỜ CÚNG THẦN TƯỢNG

1. Tín hữu, Chấp sự vi phạm

a. Tín hữu nào còn thờ cúng thần tượng như người không tin Chúa hoặc bài trí có

tính cách thờ cúng như người không tin Chúa thì đều phạm tội thờ cúng thần tượng.

b. Đối với tín hữu phạm tội thờ cúng thần tượng, Quản nhiệm hiệp với Ban Chấp sự,

Ban Trị sự khuyến cáo đương sự chấm dứt các hành động vi phạm ấy.

c. Nếu sau ba tháng khuyến cáo mà đương sự vẫn cố chấp, không chịu ăn năn thì

Quản nhiệm họp Ban Chấp sự, Ban Trị sự quyết định dứt phép thông công đương sự

và thông báo công khai giữa Hội thánh. Hội thánh cứ tiếp tục cầu nguyện cho đương

sự sớm ăn năn.

2. Hàng Giáo phẩm vi phạm

(xem Điều 2 khoản 2)

Điều 9: TỘI CÔNG KHAI MẠ LỴ, PHỈ BÁNG

Một hay nhiều người hiệp lại bêu xấu, sỉ nhục một cá nhân hoặc tập thể trong Hội thánh, vô luận

dưới bất kì hình thức nào hoặc bằng lời nói, thư từ, truyền đơn hoặc dùng báo chí đều vi phạm tội

công khai mạ lỵ, phỉ báng.

1. Tín hữu, Chấp sự vi phạm

a. Nếu tín hữu sau hai lần khuyên can của Quản nhiệm và Ban Chấp sự, Ban Trị sự

mà không chiu sửa đổi hoặc không chấm dứt hành động sai trái của mình thì bị dứt

phép thông công và thông báo công khai giữa Hội thánh. Hội thánh cứ tiếp tục cầu

nguyện cho đương sự sớm ăn năn.

b. Nếu là chức viên Ban Chấp sự, Ban Trị sự sau hai lần khuyến cáo của Quản nhiệm

và Ba Chấp sự, Ban Trị sự mà không sửa đổi hoặc không chấm dứt hành động sai trái

của mình thì bị cách chức, dứt phép thông công và thông báo công khai giữa Hội

thánh. Hội thánh cứ tiếp tục cầu nguyện cho đương sự sớm ăn năn.

2. Hàng Giáo phẩm vi phạm

(xem Điều 2 khoản 2)

Điều 10: TỘI HĂM DỌA, HÀNH HUNG

43

Người nào hăm dọa hoặc hành hung một cá nhân hoặc tập thể trong Hội thánh dưới bất cứ hình

thức nào, hoặc bằng lời nói, thư từ, hoặc bằng vũ lực đều phạm tội hăm dọa, hành hung.

1. Tín hữu, Chấp sự vi phạm

Khi có đủ bằng chứng về tội nêu trên, sau khi Quản nhiệm và Ban Chấp sự, Ban Trị sựu

đã khuyến cáo mà không sửa đổi hoặc không chấm dứt hành động sai trái của mình thì bị

cách chức, dứt phép thông công và thông báo công khai giữa Hội thánh. Hội thánh cứ tiếp

tục cầu nguyện cho đương sự sớm ăn năn.

2. Hàng Giáo phẩm vi phạm

(xem Điều 2 khoản 2)

Điều 11: TỘI VU KHỐNG

Người nào bịa đặt hoặc phao vu để làm tổn thương và hại đến danh dự , uy tín của bất cứ ai đều

phạm tội vu khống.

1. Tín hữu, Chấp sự vi phạm

Khi có đủ bằng chứng về tội nêu trên, sau khi Quản nhiệm và Ban Chấp sự, Ban Trị sựu

đã khuyến cáo mà không sửa đổi hoặc không chấm dứt hành động sai trái của mình thì bị

cách chức, dứt phép thông công và thông báo công khai giữa Hội thánh. Hội thánh cứ tiếp

tục cầu nguyện cho đương sự sớm ăn năn.

2. Hàng Giáo phẩm vi phạm

(xem Điều 2 khoản 2)

Điều 12: TỘI CỔ ĐỘNG BẤT HỢP PHÁP

Khi một hay nhiều người có thủ đoạn xỏa huyệt, kích động người khác, gây hoang mang, xáo trộn

trong Hội thánh, hạ uy tín người khác để đạt mục tiêu riêng, nếu có bằng chứng thì phạm tội cổ

động bất hợp pháp.

1. Tín hữu, Chấp sự vi phạm

Nếu là tín hữu hoặc chức viên Ban Chấp sự, Ban Trị sự có hành động nêu trên, sau hai lần

khuyến cáo của Quản nhiệm và Ban Chấp sự, Ban Trị sự mà đương sự không sửa đổi hoặc

44

không chấm dứt hành động sai trái của mình thì bị cách chức, dứt phép thông công và

thông báo công khai giữa Hội thánh. Hội thánh cứ tiếp tục cầu nguyện cho đương sự sớm

ăn năn.

2. Hàng Giáo phẩm vi phạm

(xem Điều 2 khoản 2)

Điều 13: TỘI BẤT PHỤC TÙNG

Khi người nào tỏ ra ươn ngạnh, chống đối không chiuh thi hành các quyết định của Ban Chập sự,

Ban Trị sự Chi hội hay của Ban Trị sự Tổng Liên hội, Nghị quyết các Đại Hội đồng và bất tuân tổ

chức Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) như đã quy định trong Hiến chương gồm các

phần Nội quy, Giáo luật và Kỷ luật của Giáo hội thì bị kể là phạm tội bất phục tùng.

3. Tín hữu, Chấp sự vi phạm

Nếu là tín hữu, Chấp sự có hành động nêu trên, sau ba lần khuyến cáo của Quản nhiệm và

Ban Chấp sự, Ban Trị sự mà đương sự không chịu sửa đổi hoặc không chấm dứt hành

động sai trái của mình thì bị cách chức, dứt phép thông công và thông báo công khai giữa

Hội thánh. Hội thánh cứ tiếp tục cầu nguyện cho đương sự sớm ăn năn.

4. Hàng Giáo phẩm vi phạm

(xem Điều 2 khoản 2)

Điều 14: TỘI CỜ BẠC, SAY RƯỢU, NGHIỆN CÁC CHẤT MA TÚY

Tín hữu, Chấp sự vi phạm

Khi có tín hữu nào phạm tội cờ bạc, say rượu, nghiện các chất ma túy và các tệ nạn xã hội

khác, đã được Quản nhiệm và Ban Chấp sự, Ban Trị sự khuyên can, giúp đỡ hơn ba lần

mà đương sự không ăn năn dứt bỏ thì Quản nhiệm và Ban Chấp sự, Ban Trị sự không cho

đương sự dự Tiệc thánh trong thời gian sáu tháng.

Nếu sau sáu tháng mà vẫn không ăn năn dứt bỏ thì Quản nhiệm và Ban Chấp sự, Ban Trị

sự cách chức, dứt phép thông công và thông báo công khai giữa Hội thánh. Hội thánh cứ

tiếp tục cầu nguyện cho đương sự sớm ăn năn.

Hàng Giáo phẩm vi phạm

(xem Điều 2 khoản 2)

45

Điều 15: TỘI MẠO DANH, LẠM QUYỀN

Người nào dù vô ý hay cố ý mạo danh, lạm quyền quyết định những điều vượt quá thẩm quyền đã

quy định của Giáo hội, đã được nhắc nhở nhưng vẫn không thay đổi hành vi của mình thì phạm

tội mạo danh, lạm quyền. Các quyết định lạm quyền đương nhiên vô hiệu lực và những thiệt hại

do các quyết định quá thẩm quyền này gây nên đều do người phạm tội lạm quyền chịu trách

nhiệm đầy đủ trước Giáo hội và luật pháp.

1. Tín hữu, Chấp sự vi phạm

Tùy theo mức độ vi phạm, Quản nhiệm hiệp với Ban Chấp sự, Ban Trị sự cảnh cáo trước

Ban Chấp sự, Ban Trị sự hoặc toàn thể Chi hội hoặc cách chức, dứt phép thông công và

thông báo công khai giữa Hội thánh. Hội thánh cứ tiếp tục cầu nguyện cho đương sự sớm

ăn năn.

2. Hàng Giáo phẩm vi phạm

(xem Điều 2 khoản 2)

Điều 16: GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM GIÁO LUẬT

1. Có bằng chứng rõ ràng

Nếu hành vi phạm tội không chứng minh được thì phải có ít nhất hai người biết rõ vụ việc

làm chứng, người làm chứng phải chịu trách nhiệm đầy đủ về lời chứng của mình.

2. Khi xét xử phải theo trình tự

Thu thập chứng cớ. lời chứng.

Quản nhiệm triệu tập Ban Chấp sự, Ban Trị sự để xem xét (nếu là Tín hữu, Chấp

sự vi phạm).

Ban Trị sự Tổng Liên hội xem xét (nếu là hàng Giáo phẩm vi phạm).

Phải cho đương sự biết rõ điều họ vi phạm với các chứng cớ đáng tin và đương sự

được quyền tự bào chữa cho mình để vụ việc được sáng tỏ.

Trong trường hợp triệu tập đương sự hợp lệ ba lần mà đương sự vẫn vắng mặt (trừ

trường hợp đau yếu, trong vùng thiên tai, giao thông đứt đoạn…) thì cấp thẩm

quyền liên quan xét xử khuyết tịch.

Điều 17: CÁC VĂN BẢN XỬ LÝ VI PHẠM

46

Tất cả các vi phạm Giáo luật và xử lý vi phạm đều phải lập thành biên bản, gởi đến Ban Trị sự

Tổng Liên hội.

CHƯƠNG 6

QUYỀN THAY ĐỔI BẢN GIÁO LUẬT

Điều 18: Bản Giáo luật này gồm sáu chương, mười tám điều. Chỉ Đại Hội đồng Tổng Liên

hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) mới có thẩm quyền sửa đổi Bản Giáo luật

này.

47

KỶ LUẬT

TẠI CÁC HỘI ĐỒNG CỦA HỘI THÁNH TIN

LÀNH VIỆT NAM (MIỀN NAM)

48

Lời mở đầu

Thấm nhuần sự dạy dỗ qua các câu Kinh thánh:

“ Vì Đức Chúa Trời chẳng phải là Đức Chúa Trời của sự lộn xộn, bèn là

Đức Chúa Trời của sự bình an.”

49

“Nhưng mọi sự phải làm cho hiệp lẽ và cho trật tự”

(I Cô-rinh-tô 14 : 33 & 40)

Hội thánh Tịn lành Việt Nam (miền Nam) lập nên bản Kỷ luật này để áp

dụng trong các Hội đồng của Giáo hội từ Chi hội đến Tổng Liên hội.

CHƯƠNG 1

KỶ LUẬT

Điều 1: CHỦ TỌA HỘI ĐỒNG

Chủ tọa phải giữ thái độ vô tư trong khi điều khiển Hội đồng

Chủ tọa phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến của Đại biểu

Chủ tọa phải dung hòa ý kiến cách khách quan để Hội đồng giải quyết

Điều 2: ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG

1. Về thì giờ

a. Đại biểu phải tham dự Hội đồng đúng ngày, giờ đã ấn định và dự suốt kỳ

Hội đồng, Đại Hội đồng.

50

b. Đại biểu không bỏ phòng họp đương cuộc họp hoặc ra về trước khi cuộc

họp kết thúc trừ khi có lý do chính đáng được Chủ tọa Hội đồng cho phép.

2. Nguyên tắc thảo luận

a. Trong khi thảo luận, Đại biểu không được phê phán đích danh bất cứ cá nhân, Chi

hội hay cơ quan nào.

b. Đại biểu phải phát biểu trước toàn thể Hội đồng, Đại hội đồng chứ không được

tranh biện riêng tư.

c. Đại biểu chỉ được phát biểu tối đa ba lần cho từng vấn đề, mỗi lần không quá năm

phút, nếu cần nói thêm phải được Hội đồng, Đại Hội đồng chấp thuận.

d. Đại biểu theo phiên thứ đã được Chủ tọa đoàn xác định mà phát biểu. Khi có người

phát biểu thì mọi người khác cùng lắng nghe.

3. Thái độ của Đại biểu

a. Mục đích của Hội đồng, Đại Hội đồng là để xây dựng, quy vinh danh Chúa nên

Đại biểu của Hội đồng phải luôn có thái độ bình tĩnh, nhã nhặn, vui vẻ dầu khi ý kiến

của mình bị bác bỏ.

b. Phải có tinh thần phục thiện, tránh thái độ cố chấp.

c. Trong các cuộc bầu cử hoặc các Hội đồng lưu mời Quản nhiệm Hội thánh, Đại

biểu không được phép cổ động dưới bất cứ hình thức nào.

Điều 3: THÀNH VIÊN CÁC TIỂU BAN

Thành viên các Tiểu ban phải có tinh thần trách nhiệm, hòa nhã, giữ đúng thì giờ.

Không được tự tiện chọn người khác thay thế mình. Trường hợp đặc biệt phải trình Trưởng ban

sắp đặt.

Điều 4: NGƯỜI DỰ THÍNH

Người dự thính phải giữ trật tự yên lặng trong khi Đại biểu thảo luận, tuyệt nhiên không được bày

tỏ thái độ phê bình dưới bất kỳ hình thức nào.

51

CHƯƠNG 2

NGƯỜI VI PHẠM KỶ LUẬT

Điều 5: CHỦ TỌA VÀ CHỦ TỌA ĐOÀN

1. Khi chủ tọa vi phạm kỷ luật Hội đồng, Đại Hội đồng thì Chủ tọa đoàn phải nhắc nhở để

Chủ tọa theo đúng kỷ luật.

2. Khi Chủ tọa đoàn vi phạm thì Hội đồng, Đại Hội đồng phải nhắc nhở để Chủ tọa đoàn

theo đúng kỷ luật.

Điều 6: ĐẠI BIỂU

1. Đại biểu đã phạm kỷ luật, Chủ tọa phải khuyến cáo đương sự. Khi đã được khuyến cáo mà

Đại biểu vẫn không thay đổi thái độ, Chủ tọa phải cảnh cáo thẳng thắn.

52

2. Nếu Đại biểu đã được khuyến cáo và cảnh cáo thẳng thắn mà vẫn không chịu sửa đổi, Chủ

tọa yêu cầu Ban Trật tự của Hội đồng, Đại Hội đồng đưa Đại biểu ấy ra khỏi phòng họp.

3. Đại biểu đã được mời ra khỏi phòng họp mà lần họp sau vẫn không chịu thay đổi thái độ

sai trái của mình, cố ý phá rối thì Chủ tọa yêu cầu Hội đồng, Đại Hội đồng truất quyền Đại

biểu của đương sự.

Điều 7: THÀNH VIÊN CÁC TIỂU BAN

1. Thành viên các Tiểu ban vi phạm kỷ luật, Chủ tọa Hội đồng, Đại Hội đồng có

quyền khuyến cáo.

2. Thành viên cố ý vi phạm kỷ luật, Chủ tọa Hội đồng, Đại Hội đồng có quyền miễn

nhiệm đương sự.

Điều 8: NGƯỜI DỰ THÍNH

Khi người dự thính vi phạm kỷ luật, Ban Trật tự Hội đồng, Đại Hội đồng đưa Đại biểu ấy ra khỏi

phòng họp.

CHƯƠNG 3

NGHIÊM CẤM IN VÀ PHÁT TRUYỀN ĐƠN

Điều 9: Nghiêm cấm mọi người phổ biến bất cứ loại truyền đơn nào nhằm cổ xúy hoặc

chống đối vần đề. Mọi hành vi vi phạm phải được cấp thẩm quyền liên hệ chịu trách nhiệm

xử lý thích đáng.

53

CHƯƠNG 4

QUYỀN THAY ĐỔI BẢN KỶ LUẬT

Điều 10: Bản kỷ luật gồm bốn chương, mười điều. Chỉ Đại Hội đồng Tổng Liên hội của Hội

thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) mới có thẩm quyền sửa đổi Bản Kỷ luật này.

Tài liệu được tìm kiếm và đánh máy lại vào tháng 10 năm 2015

54