63
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh về biển, đầm phá, đồng bằng, đồi núi; là nơi chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Bắc và Nam của Việt Nam, giới hạn ngăn cách bởi đèo Hải Vân; có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á; có thể xem hệ thống sông, suối, đầm - phá là bảo tàng sống về thành phần loài. Công tác điều tra, nghiên cứu nguồn lợi cá ở Thừa Thiên Huế mới chỉ dừng lại ở các con sông đơn lẻ và đầm - phá mà chưa có tính hệ thống, chưa đề cập đến thành phần loài cho toàn bộ khu hệ, nhận xét về tính chất địa lý động vật cho cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế. Để góp phần hoàn thiện công tác điều tra nguồn lợi và đánh giá độ đa dạng sinh học cá, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu về nhóm động vật này cho công tác giảng dạy và phát triển bền vững nghề cá ở khu vực đồng thời hoàn chỉnh danh lục cá nước ngọt, chúng tôi đã chọn đề tài: “Khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu - Lập được danh lục thành phần loài, mức độ đa dạng trong các đơn vị phân loại, đặc điểm phân bố của các loài cá ở khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế. - Xác định được mối quan hệ về tính chất địa lý động vật cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế. Đánh giá tác động của các hoạt động phát triển KT - XH đến nguồn lợi cá. - Đề xuất được các biện pháp bảo tồn, khai thác hợp lý nguồn lợi cá nội địa ở Thừa Thiên Huế. 3. Nội dung nghiên cứu - Xác định thành phần loài, phân tích tính đa dạng của khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế. - Mức độ tương đồng về thành phần loài cá ở khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế với các khu hệ cá của Việt Nam. Nhận xét tính chất địa lý động vật cá nội địa Thừa Thiên Huế. - Đặc điểm phân bố của các loài cá theo sinh cảnh, loại hình

Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh về biển, đầm

phá, đồng bằng, đồi núi; là nơi chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Bắc

và Nam của Việt Nam, giới hạn ngăn cách bởi đèo Hải Vân; có hệ đầm

phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á; có thể

xem hệ thống sông, suối, đầm - phá là bảo tàng sống về thành phần

loài. Công tác điều tra, nghiên cứu nguồn lợi cá ở Thừa Thiên Huế mới

chỉ dừng lại ở các con sông đơn lẻ và đầm - phá mà chưa có tính hệ

thống, chưa đề cập đến thành phần loài cho toàn bộ khu hệ, nhận xét

về tính chất địa lý động vật cho cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế. Để

góp phần hoàn thiện công tác điều tra nguồn lợi và đánh giá độ đa

dạng sinh học cá, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu về nhóm động vật này

cho công tác giảng dạy và phát triển bền vững nghề cá ở khu vực đồng

thời hoàn chỉnh danh lục cá nước ngọt, chúng tôi đã chọn đề tài: “Khu

hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế”.

2. Mục tiêu

- Lập được danh lục thành phần loài, mức độ đa dạng trong các

đơn vị phân loại, đặc điểm phân bố của các loài cá ở khu hệ cá nội địa

Thừa Thiên Huế.

- Xác định được mối quan hệ về tính chất địa lý động vật cá nội

địa vùng Thừa Thiên Huế. Đánh giá tác động của các hoạt động phát

triển KT - XH đến nguồn lợi cá.

- Đề xuất được các biện pháp bảo tồn, khai thác hợp lý nguồn

lợi cá nội địa ở Thừa Thiên Huế.

3. Nội dung nghiên cứu

- Xác định thành phần loài, phân tích tính đa dạng của khu hệ

cá nội địa Thừa Thiên Huế.

- Mức độ tương đồng về thành phần loài cá ở khu hệ cá nội địa

Thừa Thiên Huế với các khu hệ cá của Việt Nam. Nhận xét tính chất

địa lý động vật cá nội địa Thừa Thiên Huế.

- Đặc điểm phân bố của các loài cá theo sinh cảnh, loại hình

Page 2: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

2

thủy vực, các loài cá theo nguồn gốc ở khu vực nghiên cứu.

- Hiện trạng khai thác, bảo vệ nguồn lợi cá ở KVNC. Phân tích

tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lợi cá, đề xuất các nhóm biện

pháp bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi cá nội địa Thừa Thiên Huế.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án

- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học

cập nhật về hiện trạng khu hệ cá nội địa ở Thừa Thiên Huế.

- Kết quả nghiên cứu và các kiến nghị là cơ sở khoa học quan

trọng giúp các cơ quan quản lý các cấp trong việc quy hoạch, bảo

tồn, khai thác hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi cá.

- Cung cấp bộ sưu tập mẫu cá phục vụ cho nghiên cứu, đối

chiếu và giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.

5. Đóng góp mới của luận án

- Xác định được danh lục và các thông tin liên quan về thành

phần loài cá ở khu hệ cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế gồm 272 loài

thuộc 167 giống, 71 họ, 24 phân bộ của 31 bộ. Ghi nhận bổ sung cho

khu hệ 19 loài.

- Xác định sự thay đổi vị trí các bộ, họ cá trong hệ thống phân

loại; đề xuất hệ thống phân loại theo quan điểm phát sinh chủng loại

và cập nhật thay đổi mới tên loài cho cá nội địa Thừa Thiên Huế.

- Cung cấp dẫn liệu ban đầu về đặc điểm phân bố các loài cá

tại KVNC theo: Dạng hình thủy vực, sinh cảnh của sông và nhóm

sinh thái theo độ mặn của môi trường nước.

- Cung cấp dẫn liệu góp phần đưa ra nhận định tính chất địa lý

động vật cá nội địa vùng Thừa Thiên Huế nằm trong khu phân bố

chuyển tiếp cá nước ngọt miền Trung, các loài mang yếu tố phía Bắc

chiếm ưu thế.

- Xác định các công trình thủy điện, đập ngăn mặn và khai thác

bằng phương tiện hủy diệt là 2 nguyên nhân chính, ảnh hưởng tiêu

cực đến sự biến động về thành phần, phân bố và nguồn lợi của các

loài cá ở KVNC. Đề xuất những biện pháp khai thác hợp lý, bảo vệ

và phát triển bền vững nguồn lợi cá ở KVNC.

Page 3: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN

1.1. Lƣợc sử nghiên cứu cá nội địa

c s nghiên c u hu hệ v th nh ph n o i cá nội địa ở

Việt Nam

- Giai đoạn trước năm 1945: Nghiên cứu cá ở Việt Nam phần

lớn do người nước ngoài thực hiện. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung

công bố thành phần loài và mô tả loài mới cho khu hệ.

- Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975: Nghiên cứu cá nước

ngọt ở miền Bắc Việt Nam do các cơ quan, Tổ chức trong nước thực

hiện. Ở miền Nam các công trình nghiên cứu cá ít hơn ở miền Bắc,

do người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện. Các nghiên cứu

c ng chỉ dừng lại ở điều tra cơ bản nguồn lợi.

- Giai đoạn từ năm 1975 đến nay: Các nghiên cứu khu hệ về

cơ bản đã phủ khắp lãnh thổ Việt Nam, ngoài việc xác định danh lục

thành phần loài c n đi sâu vào nghiên cứu sinh thái, đặc điểm sinh

học, các nhóm loài có giá trị bảo tồn, bị khai thác quá mức và đề xuất

giải pháp khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi.

V c ng o i m i

Số các loài mới được công bố ở Việt Nam của các tác giả trong

nước và nước ngoài qua các thời kỳ tính từ năm 1881 đến 2016 với

tổng số 290 loài. Trong đó giai đoạn 1881 - 1945 công bố 38; giai

đoạn 1945 - 1975 có 63 loài mới được công bố; Giai đoạn 1975 -

2016 số lượng loài mới được công bố là 189 loài, có 39 loài do các

nhà khoa học nước ngoài phát hiện và công bố.

1.2. Lƣợc sử nghiên cứu khu hệ cá ở Thừa Thiên Huế

- Trong các sông chính và hệ thống đầm phá đã được điều tra

thì hệ thống sông Hương, sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Truồi, sông Đại

Giang và sông Bù Lu được nghiên cứu điều tra từ năm 2007 trở lại

đây và được điều tra kỹ, số liệu được cập nhật mới.

- Các khu hệ được nghiên cứu từ những năm 2005 trở về trước,

chuỗi số liệu đã c , tính từ thời điểm được điều tra cho đến hiện nay

Page 4: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

4

(nếu được điều tra mới) thì sự chênh lệch về số lượng loài là khá lớn.

Mặc dù đã có điều tra nghiên cứu nhiều năm, nhưng cho đến

nay chưa có công trình nào công bố cá Thừa Thiên Huế một cách có

hệ thống. Vùng núi, đặc biệt vùng phía Tây Lưới và Nam Đông

chưa được nghiên cứu đầy đủ.

1.3. Về sử dụng hệ thống phân loại cá nƣớc ngọt ở Việt Nam

- Từ năm 1960 đến những năm đầu thế k XXI chủ yếu là sắp

xếp theo hệ thống của Berg (1940) và sau đó được thay thế bằng hệ

thống của Lindberg (1971).

- Từ những năm 2000 trở lại đây, các nhà nghiên cứu về cá đã

s dụng hệ thống phân loại của Eschmeyer (1998) tập hợp (bổ sung

hàng năm).

1.4. Địa lý phân bố cá nƣớc ngọt miền trung Việt Nam

4 Các quan điểm v địa ý phân cá n c ngọt mi n Trung

Việt Nam

Các nhà nghiên cứu cá nước ngọt cho rằng miền Trung là Khu

phân bố chuyển tiếp của cá nước ngọt Việt Nam từ sông Lam (Nghệ

n - Hà T nh) vào đến sông Ba (Phú ên); các loài ở phía Bắc và

phía Nam đều bắt gặp ở đây. Tính trung gian thể hiện: cá miền núi và

cá đồng bằng tương đương nhau, tính đặc hữu không cao.

1.4.2. Thừa Thiên Huế trong vùng phân chuyển tiếp địa động

vật cá n c ngọt mi n Trung

Hiện nay tồn tại hai quan điểm về tính chất địa lý động vật cá

nội địa vùng Thừa Thiên Huế. Quan điểm thứ nhất, Thừa Thiên Huế

thuộc khu phân bố chuyển tiếp cá nước ngọt miền Trung Việt Nam;

quan điểm thứ hai, Thừa Thiên Huế thuộc tỉnh địa động vật cá nước

ngọt Bắc Việt Nam.

1.5. Khái quát điều kiện tự nhiên và xã hội Thừa Thiên Huế

5 i u iện t nhiên

5 Khí hậu, Thủy văn

5 3 T i nguyên sinh vật

5 4 i u iện v inh tế - xã hội

Page 5: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

5

Chƣơng 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, TƢ LIỆU VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2017.

- Thời gian nghiên cứu thực địa: Thu mẫu trực tiếp từ 6/2012

- 6/2017, tổng số 231 ngày chia thành nhiều đợt ngắn ngày, tập

trung mùa khô và bổ sung vào mùa mưa (phụ lục 4 luận án).

2.2. Địa điểm

Đề tài được thực hiện tại các thủy vực nội địa Thừa Thiên Huế,

đã tiến hành điều tra, thu thập mẫu vật tại 22 tuyến và 32 điểm (hình

2.1 và phụ lục 4 luận án).

2.3. Tƣ liệu nghiên cứu

- 1.530 mẫu vật cá thu thập qua các đợt thực địa.

- Nhật ký thực địa: ghi chép các loài cá ngoài thực địa, phiếu

điều tra phỏng vấn, phiếu hình thái cá, ảnh chụp ngoài thực địa và

trong ph ng thí nghiệm.

- Các tài liệu khoa học liên quan.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

4 Ph ơng pháp hồi c u t i iệu

- Tài liệu về cá nội địa ở Thừa Thiên Huế.

- Thu thập các tài liệu tham khảo

- Thu thập các tài liệu có liên quan

4 Ph ơng pháp nghiên c u ngo i th c địa

2.4.2.1. Phương pháp lựa chọn địa điểm thu mẫu

Nguyên tắc chọn địa điểm thu mẫu: thu mẫu theo tuyến (hình

2.1 và phụ lục 4 luận án). Các tuyến thu mẫu theo các thủy vực sông

và suối, theo các phụ lưu và chi lưu; đặc trưng cho vùng núi, vùng

đồng bằng, vùng c a sông ven biển và đầm phá; từ thượng lưu đến

c a sông; các ao, hồ, trằm, bàu, ruộng lúa nước. Những khu vực có

nghề cá phát triển, có điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt cá. Các

tuyến, điểm thu mẫu được xác định tọa độ điểm bắt đầu và kết thúc.

Page 6: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

6

2.4.2.2. Phương pháp thu mẫu cá

Thời gian đi thu mẫu được thực hiện tập trung vào tháng 4 đến

tháng 8 và thu bổ sung vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Trực tiếp

đánh bắt với ngư dân để thu mẫu, mua mẫu của các ngư dân đánh cá

ở địa điểm nghiên cứu. Mua và kiểm tra mẫu cá ở các chợ cá xung

quanh khu vực nghiên cứu, nhờ các hộ ngư dân khai thác thủy sản

trên sông, đầm phá thu thập mẫu thường xuyên trong thời gian nghiên

cứu.

2.4.2.3. Làm tiêu bản cá định loại

Các loài cá thu từ 02 - 05 mẫu ở mỗi điểm thu mẫu. Các loài cá

mới lạ thu nhiều mẫu. Các mẫu cá thu để định loại yêu cầu phải tươi,

có hình dạng đẹp, vây và vảy nguyên vẹn. Các mẫu cá thu được sẽ cố

định các vây và hình thái cơ thể, gắn nhãn (nhãn có ghi số thứ tự) và

chụp ảnh ngay, sau đó mới x lý các bước tiếp theo.

* Làm tiêu bản cá định loại: Các mẫu cá để trưng bày, mẫu

chụp ảnh, mẫu chuẩn được x lý từng mẫu một theo các bước như sau:

- X lý từng vây, cố định gai và tia vây cho căng hết cỡ, x e đều

và định hình cho cứng, phẳng bằng cách dùng kiêm côn trùng ghim cố

định mẫu trên tấm xốp sau đấy dùng bông tẩm dung dịch formol 40 %

thấm vào gốc vây trong 3 - 5 phút (với cá có kích thước lớn dùng kim

tiêm bơm trực tiếp dung dịch formol 40 % vào gốc vây), dùng khăn vải

khô ép và giữ hai bên bằng tay trong 01 phút cho vây khô cứng đúng

với tự nhiên của nó. Sau đó x lý tiếp các vây khác.

- X lý thân và nội tạng cá như các tiêu bản thông thường. Cá

cứng đều không cong queo, nhăn nhúm và không bị mất vảy, gãy

vây. Sau đó ngâm mẫu trong dung dịch formol 4 %.

- Các tiêu bản cá thông thường phục vụ cho nghiên cứu thì để

cá nằm ngang trên khay men hoặc khay inox, tiêm dung dịch formol

40 % vào cơ và xoang bụng, xoang hầu, hai bên thân và gốc các vây

làm cho cá cứng và vây x e đều. Cá cỡ dưới 10 cm không cần tiêm

mà ngâm trực tiếp cả con vào dung dịch formol 4 %.

- Mỗi mẫu cá được gắn nhãn riêng để thuận lợi cho việc theo

dõi. Nhãn được làm bằng giấy cal và được ghi bằng bút chì đen mềm,

Page 7: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

7

sau đó gấp nhỏ đặt trong miệng đối với cá lớn và dưới nắp mang bên

phải đối với cá nhỏ. Mẫu cá thu từng đợt được cho riêng vào từng

bình và dán nhãn. Nhãn được ghi số thứ tự, địa điểm, ngày/tháng/năm

thu và người thu.

- Tiến hành chụp ảnh mẫu vật khi c n tươi sống hoặc ngay sau

khi x lý định hình theo nguyên tắc mẫu được dìm trong nước.

- Ghi chép theo dõi các mẫu cá thu ở thực địa, chụp cảnh các

hoạt động trong quá trình đi thu mẫu.

* Ghi nhật ký thực địa các thông tin cần thiết: thời gian thu

mẫu, địa điểm thu mẫu, số lượng mẫu, người thu mẫu, đặc điểm sinh

cảnh nơi thu mẫu, màu sắc của loài (đặc điểm này có thể bị mất đi

khi ngâm formol), quan sát hoạt động đánh bắt của ngư dân, đặc

điểm tự nhiên và xã hội KVNC.

* Đo độ mặn: độ mặn của nước ở c a sông và đầm phá được đo

bằng máy khúc xạ kế Optika model HRD-400, thang đo độ mặn 0 - 28

%. Phân chia độ mặn theo Đặng Ngọc Thanh và cs. (2002).

- Mẫu được phân tích, giám định và lưu giữ tại ph ng thí

nghiệm Động vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại

học Huế.

2.4.2.4. Điều tra, phỏng vấn ngư dân và nhân dân địa phương

vùng nghiên cứu

2.4.2.5. Khảo sát, thu thập các dẫn liệu liên quan khác

2.4.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu, định loại cá trong phòng thí

nghiệm

2.4.3.1. Phân tích các chỉ tiêu hình thái (lập phiếu hình thái -

phụ lục 6 luận án)

Số đo và tỉ lệ các số đo theo Pravdin (1973). Tham khảo

Nguyễn Văn Hảo và Ngô S Vân (2001).

- Tỷ ệ các s đo:

+ So sánh chiều dài chuẩn (Lo) với chiều cao thân (H), chiều

dài đầu (T), khoảng cách trước vây lưng (daD), khoảng cách sau vây

lưng (dpD), chiều dài cán đuôi (Lcd), chiều cao cán đuôi (ccd) và

chiều dài toàn thân (L).

Page 8: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

8

+ So sánh chiều dài đầu (T) với chiều dài mõm (Ot), đường

kính mắt (O) và khoảng cách hai mắt (OO).

+ So sánh chiều dài khoảng cách giữa vây ngực và vây bụng (P

- V) với khoảng cách giữa vây bụng và vây hậu môn (V - A).

- S đếm

+ Các loại vây: Đếm số lượng gai, tia không phân nhánh, tia

phân nhánh của các vây lưng (D), vây ngực (P), vây bụng (V), vây

hậu môn (A) và vây đuôi (C); hình dạng của vây mỡ và vây đuôi

(hình 2.3, hình 2.4 và hình 2.5 luận án).

+ Các loại vảy: vảy đường bên (L.l.), vảy trên, dưới đường

bên, vảy trước vây lưng, vảy ngang thân, vảy dọc thân (Squ.)… (ở

các loài cá không có đường bên); vảy gai lườn bụng ở bộ cá trích

(Clupeiformes)… (hình 2.6 luận án).

- Các s đếm hác: Số lượng râu, thùy môi… Các loài cá

thuộc bộ cá Nheo (Siluriformes) đo chiều dài các râu, đếm số

lượng các loại râu (hình 2.7 luận án).

2.4.3.2. Các dấu hiệu hình thái khác

Hình dạng của đầu, miệng (hình 2.8 luận án), giác bám, thân…

hình dạng và vị trí các vây, cấu tạo các vảy, đường bên, màu sắc của

cá (thân, lưng, bụng, vây, các vân sọc…).

2.4.3.3. Dựa vào đặc điểm sinh học

- Tập tính sinh sống, sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và di cư.

- Dựa vào các đặc điểm phân bố, vùng phân bố.

2.4.4. Phƣơng pháp định loại cá

- Dựa theo nguyên tắc phân loại động vật của Mayr (1974)

- Đo hình thái ngoài theo Pravdin (1973). Tham khảo Rainboth

(1996), Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001), Nguyễn Văn Hảo

(2005).

- Định loại cá bằng phương pháp so sánh hình thái theo các

khóa phân loại lưỡng phân và mô tả của Chevey và Lemasson (1937);

Vương D Khang (1963); Mai Đình Yên (1978, 1992); Nguyễn Khắc

Hường (1991, 1993a, 1993b); Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Nhật

Thi (1994); Nguyễn Hữu Phụng và cs. (1995);

Page 9: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

9

Rainboth (1996); Kotellat (2001, 2011, 2017); Nguyễn Văn Hảo và

Ngô S Vân (2001); Nguyễn Văn Hảo (2005).

- Mỗi loài cá được nêu tên khoa học, tên tiếng nh, tên đồng

vật (synonym), tên Việt Nam, các chỉ số đo và đếm, phân bố, giá trị

bảo tồn, giá trị kinh tế. Các tên chính danh, tên đồng vật được tra cứu

và đối chiếu theo Froese & Pauly (2019) (cập nhật phiên bản 2/2019),

Catalog of Fishes (2019), Catalog of Life (2017).

* Tiến trình định oại theo Nguyễn Văn Hảo ( 00 , 005):

Bước 1. Tách các mẫu cá thành các dạng hình thái.

Bước 2. Tiến hành phân tích mẫu cá theo các số liệu hình thái

- Quan sát đặc điểm hình thái, đặc điểm phân loại, tính toán

các chỉ số định loại của các loài cá trong KVNC.

- S dụng khoá định loại lưỡng phân để xác định tên loài chính xác

- Với các loài đã có mô tả, đối chiếu với mô tả gốc, mô tả các

đặc điểm bổ sung và sai khác với các tác giả trước (nếu có). Với các

loài mới cho Việt Nam và cho khoa học nếu có thì mô tả chi tiết.

- Mỗi loài nêu tên khoa học kèm theo tác giả và năm công bố, tên

tiếng anh, tên phổ thông, tên địa phương (nếu có), địa điểm thu mẫu.

Bước 3. Sắp xếp các loài vào hệ thống phân loại, lập danh lục

thành phần loài.

2.4.5. Hệ thống phân loại

- S dụng hệ thống phân loại của Betancur et al. (2017)

2.4.6. Nhận xét mối quan hệ thành phần loài và yếu tố địa lý động

vật khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế

- S dụng công thức tính hệ số tương đồng Sorencen (1948):

S = 2C/A+B

Trong đó: S là hệ số tương đồng; C là số loài xuất hiện ở cả hai

khu hệ (số loài chung); là số loài của khu hệ ; B là số loài của khu

hệ B. Hệ số tương đồng biến đổi từ 0 đến 1. Quy ước: Loài có mặt

là 1; loài không có mặt là 0

- Nhận xét yếu tố địa lý động vật khu hệ cá nội địa Thừa Thiên

Huế: theo quan điểm của Mai Đình ên (1995).

- Xác định các loài có giá trị bảo tồn: dựa vào các tiêu chí

Page 10: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

10

phân hạng bảo tồn của Sách đỏ Việt Nam (2007), Quyết định số

82/2008/QĐ-BNNPTNT, Thông tư số 01/2011/TT-BNNPTNT, Danh

lục Đỏ thế giới IUCN (2019) và Công ước CITES (2017).

- Xác định các loài cá đặc hữu: theo Luật đa dạng sinh học

năm 2008.

- Xác định các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại:

theo Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT.

- Xác định các loài cá có giá trị kinh tế: Bộ Thủy sản (1996) (nay

là Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Xác định các loài cá nuôi thương phẩm: Bộ Thủy sản (1996)

(nay là Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn).

- Xác định các loài cá nuôi làm cảnh: Bộ Thủy sản (1996)

(nay là Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn) và Võ Văn Chi (1993).

- Phân chia sinh cảnh theo Đặng Ngọc Thanh và cs. (2002)

2.4.7. Đánh giá tác động của các hoạt động phát triển KT-XH

đến nguồn lợi cá

Khảo sát thực tế và phỏng vấn ngư dân khu vực có các công

trình chính (xây dựng thủy điện, hồ chứa và các công trình thủy lợi,

đê bao…).

2.4.8. Xử lý số liệu

X lý số liệu bằng Microsoft Excel version, 2010 và P ST

(Hammer et al., 2001).

Page 11: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

11

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CẤU TRÚC CỦA KHU HỆ CÁ

NỘI ĐỊA THỪA THIÊN HUẾ

3.1.1. Danh lục thành phần loài

Kết quả nghiên cứu đã xác định được thành phần loài ở khu hệ

cá nội địa Thừa Thiên Huế gồm 272 loài thuộc 167 giống, 71 họ của

31 bộ thuộc 02 lớp cá Sụn - Chondrichthyes và lớp cá Vây tia -

Actinopterygii (bảng 3.1 và phụ lục 1 luận án). Trong 272 loài cá đã

xác định được ở khu vực nghiên cứu, 213 loài có mẫu; 59 loài được

xác định từ các nghiên cứu trước, không thu được mẫu trong nghiên

cứu này.

3.1.2. Cấu trúc thành phần loài

Bảng 3.2. Tỉ lệ các họ, giống và loài trong các bộ cá của khu hệ cá

nội địa Thừa Thiên Huế

1 Myliobatiformes Bộ cá Đuối ó 1 1,40 1 0,59 1 0,36

2 Elopiformes Bộ cá Cháo 2 2,81 2 1,19 2 0,73

3 Albuliformes Bộ cá M i 1 1,40 1 0,59 1 0,36

4 Anguilliformes Bộ cá Chình 6 8,45 8 4,79 12 4,41

5 Osteoglossiformes Bộ cá Thát lát 1 1,40 1 0,59 1 0,36

6 Clupeiformes Bộ cá Trích 2 2,81 8 4,79 11 4,04

7 Gonorynchiformes Bộ cá Măng sữa 1 1,40 1 0,59 1 0,36

8 Cypriniformes Bộ cá Chép 9 12,67 56 33,53 102 37,5 9 Characiformes Bộ cá Hồng nhung 1 1,40 1 0,59 1 0,36

10 Siluriformes Bộ cá Nheo 8 11,26 15 8,98 26 9,55

11 Scombriformes Bộ cá Thu 1 1,40 1 0,59 1 0,36

12 Syngnathiformes Bộ cá Chìa vôi 1 1,40 1 0,59 1 0,36

13 Kurtiformes Bộ cá Sơn 1 1,40 1 0,59 1 0,36

14 Gobiiformes Bộ cá Bống 4 5,63 18 10,77 27 9,92

15 Synbranchiformes Bộ cá Mang liền 2 2,81 4 2,39 5 1,83 16 Anabantiformes Bộ cá Rô 3 4,22 6 3,59 12 4,41

17 Carangiformes Bộ cá Khế 2 2,81 2 1,19 2 0,73

18 Pleuronectiformes Bộ cá Bơn 2 2,81 2 1,19 3 1,10

19 Cichliformes Bộ cá Rô phi 1 1,40 1 0,59 2 0,73 20 Atheriniformes Bộ cá Suốt 2 2,81 2 1,19 3 1,10

21 Beloniformes Bộ cá Kìm 3 4,22 6 3,59 6 2,20

22 Cyprinodontiformes Bộ cá Bạc đầu 2 2,81 4 2,39 4 1,47

Bộ Họ Giống Loài

Stt Tên hoa học Tên Việt Nam

S

ng TL

(%)

S TL S TL

ng (%) ng (%)

Page 12: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

12

Bộ Họ Giốn g Loài

Stt Tên hoa học Tên Việt Nam

S

ng TL

(%)

S

ng TL

(%)

S

ng TL

(%)

23 Mugiliformes Bộ cá Đối 1 1,40 6 3,59 7 2,57 24 Gerreiformes Bộ cá Móm 1 1,40 1 0,59 4 1,47

25 Chaetodontiformes Bộ cá Liệt 1 1,40 2 1,19 4 1,47 26 Acanthuriformes Bộ cá Chim trắng 1 1,40 1 0,59 1 0,36

27 Lutjaniformes Bộ cá Hồng 1 1,40 1 0,59 6 2,20

28 Spariformes Bộ cá Tráp 1 1,40 1 0,59 2 0,73

29 Tetraodontiformes Bộ cá Nóc 1 1,40 1 0,59 2 0,73

30 Centrarchiformes Bộ cá Căng 2 2,81 5 2,99 7 2,57

31 Perciformes Bộ cá Vược 6 8,45 7 4,19 14 5,14

Tổng 71 100 167 100 272 100

- V ậc ộ: Trong 31 bộ cá thu được ở KVNC thì bộ cá Chép

(Cypriniformes) chiếm ưu thế với 09 họ (chiếm 12,67 % tổng số họ

của khu hệ); tiếp đến là bộ cá Nheo (Siluriformes) có 08 họ (chiếm

11,26 %); hai bộ cá Chình ( nguilliformes) và bộ cá Vược

(Perciformes) có 06 họ (chiếm 8,45 %); bộ cá Bống (Gobiiformes) có

04 họ (chiếm 5,63 %); bộ cá Rô ( nabantiformes) và bộ cá Kìm

(Beloniformes) mỗi bộ có 03 họ (chiếm 4,22 %); 08 bộ, mỗi bộ có 02

họ (chiếm 2,81 %); 16 bộ c n lại mỗi bộ chỉ có 01 họ (chiếm 1,40 %)

(bảng 3.2 luận án).

- V ậc họ: Họ cá Chép (Cyprinidae) có số giống nhiều nhất

với 22 giống (chiếm 13,17 % tổng số giống của khu hệ); tiếp đến là

họ cá Nhàng (Xenocyprididae) có 15 giống (chiếm 8,98 %), họ cá

Bống trắng (Gobiidae) và họ cá Bống kèo (Oxudercidae) mỗi họ có

07 giống (chiếm 4,19 %); họ cá Đối (Mugilidae) có 06 giống (chiếm

3,59 %); họ cá Trích (Clupeidae) và họ cá Lăng (Bagridae) mỗi họ có

05 giống (chiếm 2,99 %); 05 họ có 04 giống (chiếm 2,39 %); 05 họ

có 03 giống (chiếm 1,79 %); 11 họ có 02 giống (chiếm 1,19 %); 43

họ có 01 giống (chiếm 0,59 %) (bảng 3.3 luận án).

- V ậc gi ng: Ưu thế nhất thuộc về họ cá Chép (Cyprinidae)

với 22 giống (chiếm 13,17 % tổng số giống), tiếp đến là họ cá Nhàng

(Xenocyprididae) có 15 giống (chiếm 8,98 %). Đã xác định được 50

giống đa loài, có từ 02 - 07 loài (chiếm 29,59 %); 119 giống đơn loài

(chiếm 70,25 %) (bảng 3.3 luận án). Trong 169 giống, giống

Page 13: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

13

Poropuntius thuộc bộ cá Chép (Cypriniformes) ưu thế nhất về loài với

07 loài/giống (chiếm 2,57 % tổng số loài), giống Sewellia thuộc bộ cá

Chép (Cypriniformes) và giống Lutjanus thuộc bộ cá Hồng

(Lutjaniformes) có 06 loài/giống (chiếm 2,20 %); sáu giống có 05 loài

(chiếm 1,83 %), 11 giống có 03 loài (chiếm 1,10 %); 24 giống có 02

loài (chiếm 0,73 %); c n lại 119 giống đơn loài (bảng 3.3 luận án).

- V ậc o i: Ưu thế nhất thuộc về bộ cá Chép (Cypriniformes)

với 102 loài (chiếm 37,5 % tổng số loài); tiếp đến là bộ cá Bống

(Gobiiformes) có 27 loài (chiếm 9,92 %), bộ cá Nheo (Siluriformes) có

26 loài (chiếm 9,55 %); bộ cá Vược (Perciformes) có 14 loài (chiếm

5,14 %); hai bộ cá Chình ( nguilliformes) và bộ cá Rô

(Anabantiformes) mỗi bộ có 12 loài (chiếm 4,41 %); bộ cá Trích

(Clupeiformes) có 11 loài (chiếm 4,04 %). Các bộ cá c n lại có số loài

giao động từ 1 - 7 loài (bảng 3.2, bảng 3.3 luận án).

3.1.3. Nhóm cá ƣu thế

Trong 167 giống, ưu thế nhất là giống Poropuntius thuộc bộ cá

Chép (Cypriniformes) với 07 loài (chiếm 2,57 %), xếp thứ hai là

giống Sewellia bộ cá Chép (Cypriniformes) và giống Lutjanus bộ cá

Hồng (Lutjaniformes) có 06 loài (chiếm 2,20 % tổng số loài) (bảng

3.4 luận án).

3.1.4. Ghi nhận mới cho khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 19 loài thuộc 14 giống, 09 họ

của 04 bộ cá bổ sung cho khu hệ (bảng 3.5 và phụ lục 3 luận án).

Bảng 3.5. Danh sách các loài ghi nhận mới cho khu hệ cá nội địa

Thừa Thiên Huế

Stt Tên khoa học Tên tiếng Anh

(Fishbase.org) Tên Việt Nam

I CYPRINIFORMES CARPS BỘ CÁ CHÉP (1) Balitoridae Hillstream Họ cá Chạch vây bằng 1 Annamia thuathienensis Nguyen, 2005 Cá Vây bằng thừa thiên

2 Sewellia albisuera Freyhof, 2003 Cá Bám đá

3 Sewellia speciosa Robert, 1998 Cá Bám đá

(2) Nemacheilidae Stone loaches Họ cá Chạch suối 4 Schistura spiloptera (Valenciennes, 1846) Cá Chạch suối huế

5 Schistura yersini Freyhof & Serov, 2001 Cá Chạch suối đuôi đỏ 6 Schistura clatrata Kottelat, 2000 Cá Chạch suối

(3) Xenocyprididae Họ cá Nhàng

Page 14: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

14

Stt Tên khoa học Tên tiếng Anh

(Fishbase.org) Tên Việt Nam

7 Sinibrama melrosei (Nichols & Pope, 1927) Cá Nhác (4) Cyprinidae Minnows Họ cá Chép 8 Tor sinensis Wu, 1977 Cá Đỏ

9 Garra cambodgiensis (Tirant, 1883) Stonelapping minnow Cá Đá rằn

10 Onychostoma meridionale Kottelat, 1998 Cá Xanh

11 Scaphiodonichthys acanthopterus (Fowler, 1934) Cá Mọm

12 Mystacoleucus marginatus (Valenciennes, 1842) Cá Vảy xước

II SILURIFORMES CATFISH BỘ CÁ NHEO (5) Loricariidae Armored catfishes Họ cá Tỳ bà 13 Pterygoplichthys disjunctivus (Weber, 1991) Vermiculated sailfin catfish Cá Tỳ bà

(6) Bagridae Bagrid catfishes Họ cá Lăng

14 Pseudomystus siamensis (Regan, 1913) Asian bumblebee catfish Cá Chốt bông

(7) Sisoridae Sisorid catfishes Họ cá Chiên 15 Glyptothorax honghensis Li, 1984 Cá Chiên suối sông hồng

16 Glyptothorax strabonis Ng & Freyhof, 2008 Cá Chiên suối sông gianh

17 Glyptothorax laoensis Fowler, 1934 Cá Chiên suối lào

III ANABANTIFORMES LABYRINTH FISHES BỘ CÁ RÔ (8) Channidae Snakeheads Họ cá Quả 18 Channa longistomata Nguyen, Nguyen & Nguyen, 2012 Cá Trẳng

IV CENTRARCHIFORMES BỘ CÁ CĂNG (9) Percichthyidae Temperate perches Họ cá Rô mo 19 Coreoperca whiteheadi Boulenger, 1900 Cá Rô mó

3.1.5. Các loài cá có giá trị bảo tồn ở khu vực nghiên cứu

Có 49 loài có giá trị bảo tồn theo các thứ hạng khác nhau (bảng

3.5, bảng 3.6 và phụ lục 1 luận án). Trong đó: 17 loài có tên trong

SĐVN (2007), 25 loài có tên trong Quyết định 82/2008/QĐ-

BNNPTNT và Thông tư 01/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn. 29 loài có tên trong Danh lục Đỏ Thế

giới IUCN (2019) và 04 loài có tên trong Phụ lục II của Công ước

CITES (2017).

3.1.6. Các loài cá có giá trị kinh tế

Đã thống kê được 40 loài cá có giá trị kinh tế thuộc 35 giống,

trong 26 họ của 18 bộ cá khác nhau (bảng 3.7 luận án). Bộ cá Chép

(Cypriniformes) có số lượng loài nhiều nhất với 11 loài (chiếm 27,5 %

tổng số loài cá kinh tế trong khu hệ), tiếp đến là bộ cá Nheo

(Siluriformes) có 04 loài (chiếm 10,00 %), bộ cá Vược (Perciformes)

có 03 loài (chiếm 7,5 %).

3.1.7. Cá đƣợc sử dụng làm thiên địch

Đã xác định được 24 loài cá s dụng và có thể s dụng làm thiên

địch, trong đó 21 loài thuộc 14 giống của 08 họ, 06 bộ cá ăn côn trùng

Page 15: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

15

và ấu trùng chống bệnh ở người và 18 loài, 12 giống, 08 họ, 05 bộ cá

ăn ấu trùng và một số loài sâu hại lúa (bảng 3.8 luận án).

3.1.8. Cá nuôi làm cảnh

Thống kê được 46 loài thuộc 33 giống, 19 họ của 10 bộ có thể

dùng làm cá cảnh. Trong đó có 42 loài cá bản địa (chiếm 15,44 %),

04 loài cá nhập nội (chiếm 1,47 %) (bảng 3.9 luận án).

3.1.9. Các loài cá nuôi thƣơng phẩm

Xác định được 39 loài thuộc 31 giống, 27 họ của 16 bộ cá

được s dụng nuôi thương phẩm (bảng 3.10 luận án). Trong đó, bộ cá

Chép (Cypriniformes) có số loài nhiều nhất với 07 loài (chiếm 2,57

% tổng số loài của khu hệ); bộ cá Nheo (Siluriformes) và bộ cá Rô

( nabantiformes) có 05 loài (chiếm 1,83 %); bộ cá Bống

(Gobiiformes) có 04 loài (chiếm 1,47 %). Các bộ c n lại có số loài

không nhiều từ 1 - 3 loài (chiếm 0,36 % - 1,10 %).

3.1.10. Các loài cá ngoại lai

Nghiên cứu đã xác định được ở khu hệ cá nội địa Thừa Thiên

Huế có 12 loài thuộc 11 giống trong 07 họ của 05 bộ cá ngoại lai. Bộ

cá Chép (Cypriniformes) có số loài nhiều nhất với 05 loài (chiếm 1,83

% tổng số loài cá trong khu hệ) (bảng 3.11 luận án). Xác định có 10

loài thuộc 09 giống, 07 họ của 05 bộ cá xâm hại và có nguy cơ xâm hại

(chiếm 3,67 % tổng số loài của khu hệ) (bảng 3.14 luận án).

3.2. SỰ THAY ĐỔI VỊ TRÍ CÁC BỘ, HỌ TRONG HỆ THỐNG

PHÂN LOẠI VÀ CẬP NHẬT MỚI TÊN LOÀI CÁ NỘI ĐỊA

THỪA THIÊN HUẾ

3.2.1. Sự thay đổi vị trí các bộ, họ cá trong hệ thống phân loại hiện đại

3 Tách, nhập v hình th nh các ộ, họ cá m i

Sự biến đổi của việc tách, nhập và hình thành các họ, bộ cá

mới theo quan điểm của Nelson et al. (2016), Eschmeyer (2017) và

Betancur et al. (2017) cho khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế được

thể hiện qua bảng 3.13 và hình 3.1 của luận án.

Page 16: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

16

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh số lƣợng bộ và họ của cá nội địa Thừa

Thiên Huế theo quan điểm của các tác giả Nelson et al. (2016),

Eschmeyer (2017) và Betancur et al. (2017)

Thành phần loài của khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế theo

Eschmeyer (2017) xếp thành 18 bộ và 63 họ, trong đó bộ cá Vược

(Perciformes) có số họ nhiều nhất với 25 họ. Theo Nelson et al.

(2016) được xếp thành 29 bộ và 67 họ, trong đó bộ cá Vược

(Perciformes) vẫn là bộ có số họ nhiều nhất với 12 họ. Tác giả đã

tách 11 bậc họ và nâng lên thành bậc bộ; theo Betancur et al. (2017)

thì cá nội địa Thừa Thiên Huế được xếp thành 31 bộ và 71 họ, bộ cá

Vược (Perciformes) chỉ c n 06 họ.

3 Thay đổi vị trí một s ộ cá theo quan điểm phát sinh

chủng oại

Đối chiếu danh lục thành phần loài khu hệ cá nội Thừa Thiên

Huế sắp xếp theo hệ thống phân loại truyền thống với hệ thống

phân loại cá hiện đại do Betancur et al. đề xuất cho thấy sự tăng

lên về số lượng, thay đổi về vị trí các bộ được thể hiện tại bảng

3.13 của luận án.

3 3 Một v i n uận v hệ th ng phân oại cá theo quan điểm

phát sinh chủng oại

Hiện nay xu thế định loại cá từ hình thái cá thể, quần thể sang

kết hợp với nghiên cứu ở cấp độ tế bào (NST và DNA), nghiên cứu

di truyền (kiểu nhân). Mỗi hướng nghiên cứu đều có ưu điểm riêng,

nghiên cứu hình thái sẽ khó khăn và mức độ chính xác không cao đối

với các loài đồng hình.

Số lượng

Page 17: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

17

Năm 2017, Betancur và nhóm nghiên cứu khi nghiên cứu phát

sinh chủng loại các loài cá xương đã xác định được nguồn gốc và

mối quan hệ họ hàng của đa số các loài cá xương trên thế giới và đề

xuất hệ thống phân loại, đây được xem là hệ thống phân loại cá mới

nhất mặc dù chưa hoàn chỉnh nhưng là cơ sở để phân loại cá sau này

được chính xác hơn. Một điểm lưu ý quan trọng trong hệ thống phân

loại của Betancur et al. (2017) là các nhóm cá nước ngọt ít thay đổi

so với các hệ thống trước đây (đặc biệt là trong bộ cá Chép), chủ yếu

thay đổi trong nhóm cá có nguồn gốc mặn, lợ. Điều này có thể do

nhóm cá gốc biển có sự giao lưu lớn (không bị ngăn cách bởi các

chướng ngại địa lý) nên có điều kiện lai xa dẫn đến biến đổi về mặt di

truyền nhiều hơn so với các nhóm cá nước ngọt điển hình. Vì vậy,

khi nghiên cứu phát sinh chủng loài phải xác định chính xác nguồn

gốc và mối quan hệ họ hàng của các loài (điều này nghiên cứu hình

thái khó xác định được). Kết quả nghiên cứu của Betancur et al.

(2017) góp phần xác định chính xác mối quan hệ họ hàng của các

loài, đồng thời góp phần làm đa dạng các bậc taxon.

3 4 Hệ th ng phân oại s dụng cho hu hệ cá nội địa Thừa

Thiên Huế

Trên cơ sở phân tích mẫu thu được, các kết quả nghiên cứu

trước đây và tiếp thu có chọn lọc phương thức sắp xếp hệ thống phân

loại của các nhà nghiên cứu cá trên thế giới, chúng tôi đề xuất hệ

thống phân loại s dụng cho khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế ở

bảng 3.14 của luận án. Hệ thống này chủ yếu dựa vào cách sắp xếp

của Betancur et al. (2017).

3.2.2. Cập nhật các synonym tên loài cho Khu hệ cá nội địa

Thừa Thiên Huế

Phân tích, tra cứu và cập nhật các định danh tên loài cho 272

loài cá nội địa ở Thừa Thiên Huế trong nghiên cứu này (tên khoa học

c n có giá trị, tên khoa học chưa được cập nhật, tên khoa học có sự

nhầm lẫn tên tác giả, tên khoa học có sự nhầm lẫn năm tìm ra loài;

chuyển sang họ khác, chuyển sang bộ khác.) theo các tác giả và tài

liệu được trình bày tại mục 2.4.4 của luận án thì có 99 loài cá được

Page 18: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

18

cập nhật tên có giá trị (bảng 3.15 luận án).

3.3. TÍNH CHẤT ĐỊA LÝ ĐỘNG VẬT KHU HỆ CÁ NỘI

ĐỊA THỪA THIÊN HUẾ

3.3.1. Đặc tính phân bố của cá nội địa Thừa Thiên Huế

3 3 o i phân rộng

Đã xác định được 66 loài cá phân bố rộng. Trong đó, 34 loài

mang yếu tố phía Bắc Việt Nam (phân miền Nam Trung Hoa) (chiếm

12,5 % tổng số loài cá và 51,51 % số loài cá phân bố rộng của

KVNC), 22 loài mang yếu phía Nam Việt Nam (phân miền Đông

Dương) và 10 loài đặc trưng cho khu vực miền Trung Việt Nam

(chiếm 3,68 %) (bảng 3.16 và hình 3.2 luận án).

3 3 o i đặc hữu cho Thừa Thiên Huế

Kết quả nghiên cứu đã xác định được ở khu hệ cá nội địa Thừa

Thiên Huế có 05 loài cá đặc hữu đặc trưng cho khu hệ khe suối vùng

Đông Trường Sơn và vùng chuyển tiếp miền Trung (chiếm 7,57 % số

loài cá phân bố rộng của KVNC) (bảng 3.17 và hình 3.2 luận án).

Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ (%) các yếu tố phân bố thuộc nhóm cá

phân bố rộng của khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế

3.3.2. So sánh thành phần loài khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế

so với một số khu hệ cá khác

Bảng 3.18. Chỉ số tƣơng đồng (Sorensen) thành phần loài khu hệ

cá Thừa Thiên Huế và các khu hệ cá khác

Khu hệ MB HT QN PY TN MN TTH

MB 1 0,57 0,48 0,39 0,30 0,21 0,50

HT 0,57 1 0,61 0,49 0,32 0,44 0,69

QN 0,48 0,61 1 0,69 0,46 0,49 0,72

PY 0,39 0,49 0,69 1 0,51 0,54 0,56

Page 19: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

19

TN 0,30 0,32 0,46 0,51 1 0,47 0,35

MN 0,21 0,44 0,49 0,54 0,47 1 0,43

TTH 0,50 0,69 0,72 0,56 0,35 0,43 1

Ghi chú:

MB: Miền Bắc HT: Hà T nh QN: Quảng Nam PY: Phú Yên TN: Tây Nguyên MN: Miền Nam TTH: Thừa Thiên Huế

Hình 3.3. Sơ đồ so sánh mức độ tƣơng đồng (Sorensen) về thành

phần loài khu hệ cá Thừa Thiên Huế và các khu hệ cá khác

Nhận xét: Thành phần loài khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế có

quan hệ rất tương đồng với khu hệ cá Quảng Nam (S = 0,72) tương

đồng với khu hệ cá Hà T nh (S = 0,68) khá tương đồng với khu hệ cá

Phú Yên (S = 0,56). Điều này cho thấy 4 khu hệ cá này có điều kiện

địa hình, địa lý tương đồng nên thành phần loài trong chúng giống

nhau. Khi so sánh với khu hệ cá miền Bắc và khu hệ cá miền Nam,

nhận thấy khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế tương đồng với khu hệ cá

miền Bắc (S = 0,50) hơn khu hệ cá miền Nam (S = 0,43).

3.3.3. Nhận xét tính chất địa lý động vật cá nước ngọt Thừa

Thiên Huế

Kết quả thu được khi nghiên cứu khu hệ cá nội địa Thừa Thiên

Huế cho thấy:

- Trong thành phần loài cá khu hệ Thừa Thiên Huế các loài

mang yếu tố phía Bắc nhiều nhất với tỉ lệ 33,5 % trong khi đó yếu tố

phía Nam là 28,31 %, kết quả này phản ánh tính chất chuyển tiếp của

Mức độ tương đồng

Page 20: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

20

khu hệ. Mặt khác, khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế tương đồng với

khu hệ cá miền Bắc (S = 0,50), xa với khu hệ cá phía Nam (S = 0,44)

và khu hệ cá Tây Nguyên (S = 0,35) (bảng 3.18 và hình 3.3).

- Về vị trí địa lý, các sông ở Thừa Thiên Huế đều chảy theo

hướng từ Tây sang Đông và đổ ra biển Đông, thành phần loài chủ

yếu là các loài cá nước ngọt điển hình, bộ cá Chép chiếm ưu thế về

số lượng loài trong khu hệ; đặc điểm này giống với các sông ở Bắc

và Trung Trung bộ, Việt Nam.

Với những phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng Khu hệ cá nội

địa Thừa Thiên Huế nằm trong khu phân bố chuyển tiếp cá nước ngọt

miền Trung, các loài mang yếu tố phía Bắc chiếm ưu thế.

3.4. ĐA DẠNG SINH THÁI KHU HỆ CÁ NỘI ĐỊA THỪA

THIÊN HUẾ

3.4.1. Phân bố cá theo thủy vực

3.4.1.1. Phân theo các thủy v c nội địa

Bảng 3.19. Số lƣợng các loài cá ở các thủy vực trong khu hệ cá

nội địa Thừa Thiên Huế

Stt Thủy vực Số loài Stt Thủy vực Số loài

1 Sông Ô Lâu 105 8 Tam Giang - Cầu Hai 123

2 Sông Bồ 130 9 Đầm Lăng Cô 118

3 Sông Hương 179 10 Vườn quốc gia Bạch Mã 63

4 Sông Nong 52 11 KBTTN Phong Điền 64

5 Sông Truồi 77 12 KBT Sao la 74

6 Sông Cầu Hai 64 13 Sông A Sáp 66

7 Sông Bù Lu 134

3 4 Phân theo thủy v c n c chảy

3 4 3 Phân theo thủy v c n c đ ng, chảy chậm

3 4 4 Phân theo thủy v c đ m phá ven iển

Page 21: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

21

Hình 3.5. Biểu đồ số lƣợng loài cá phân bố ở các dạng thủy vực

trong khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế

3.4.2. Phân bố các nhóm sinh thái cá theo nguồn gốc

Bảng 3.20. Số lƣợng loài của các nhóm cá theo nguồn gốc trong

thành phần loài ở khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế

Stt Nhóm sinh thái cá Số lƣợng Nguồn

1 Cá nước ngọt 161 [9], [25], [26], [27], [106], [109], [111],

[134], [135], [143], [172], [178], [180], [184]

2 Cá nước ngọt xâm nhập

xuống vùng c a sông

22 [26], [27], [44], [62], [86], [178], [180],

[184]

3 Cá nước lợ (cá c a

sông chính thức)

93 [26], [27], [44], [55], [57], [62], [84], [85],

[86], [99], [178], [180], [184]

4 Cá biển 19 [26], [27], [44], [45], [46], [47], [54], [55],

[62], [77], [78], [85], [86], [91], [178], [180],

[184]

3.5. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT

TRIỂN KT-XH ĐẾN NGUỒN LỢI CÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI

PHÁP PTBV

3.5.1. Giá trị nguồn lợi cá ở Thừa Thiên Huế

- Giá trị sinh thái

- Giá trị làm thực phẩm

- Giá trị làm cảnh, diệt bọ gậy, sâu bệnh

- Giá trị đối với nuôi trồng thủy sản

- Giá trị khoa học

Số lượng

Thủy vực

Page 22: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

22

3.5.2. Tác động của việc quy hoạch thủy điện đến nguồn lợi cá

3.5.3. Tác động của các hệ thống công trình thủy lợi, đê bao

3.5.4. Phƣơng thức khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản

3.5.5. Nguyên nhân suy giảm nguồn lợi

- S dụng các phương tiện khai thác mang tính hủy diệt

- Áp lực khai thác quá mức

- Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu

- Các nguyên nhân khác

3.5.6. Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá

- Quản lý và khai thác hợp lý nguồn lợi cá

- Nhóm giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá ở KVNC

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1. Khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế đến nay, đã xác định được

272 loài thuộc 167 giống, 71 họ của 31 bộ thuộc 02 lớp cá Sụn -

Chondrichthyes và lớp cá Vây tia - ctinopterygii. Trong đó, có 259

loài cá tự nhiên, 13 loài cá nhập nội. Bổ sung 19 loài cho KVNC. Bộ

cá Chép (Cypriniformes) đa dạng, phong phú nhất về họ, giống và loài

lần lượt là: 12,67 %; 33,53 %; 37,5 %. Số loài trong họ cá Chép là 42

loài so với 79 loài trong họ cá Chép ở Việt Nam (chiếm 53,16 %).

- Ở khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế đã xác định được các

loài cá cho giá trị thực tiễn: 40 loài cá có giá trị kinh tế; 24 s dụng

làm thiên địch; 39 loài nuôi thương phẩm; 46 loài nuôi làm cảnh; 10

loài cá ngoại lai có mặt ở Thừa Thiên Huế là loài xâm hại và có nguy

cơ xâm hại.

- Đã xác định được 17 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam

(2007), trong đó: 01 loài phân hạng CR, 02 loài phân hạng EN, 14

loài phân hạng VU; 193 loài có tên trong Danh lục Đỏ thế giới IUCN

(2019), trong đó: 02 loài phân hạng CR, 03 loài phân hạng EN, 09

loài phân hạng VU, 15 loài phân hạng NT, 45 loài phân hạng DD,

119 loài phân hạng LC; 25 loài có trong Quyết định số 82/2008 và

Thông tư 01/2011 của Bộ NN&PTNT, trong đó: 01 loài phân hạng

Page 23: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

23

CR, 02 loài phân hạng EN; 22 loài phân hạng VU; 04 loài có tên

trong trong Phụ lục II của Công ước CITES (2017). Có 05 loài cá đặc

hữu cho Thừa Thiên Huế.

2. Sắp xếp thành phần loài cá nội địa Thừa Thiên Huế theo

quan điểm phát sinh chủng loại gồm 71 họ và 31 bộ. Tách 13 đơn vị

phân loại bậc họ trong bộ cá Vược (Perciformes) thành 13 bộ cá mới

và sắp xếp lại vị trí các bộ trong hệ thống. Cập nhật mới tên khoa học

cho 99 loài cá.

3. Khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế có quan hệ rất tương

đồng với khu hệ cá Quảng Nam, hệ số tương đồng S = 0,72; tương

đồng với khu hệ cá Hà T nh S = 0,68; khá tương đồng với và khu hệ

cá Phú ên S = 0,56, rất xa với khu hệ cá Tây Nguyên với hệ số

tương đồng thấp S = 0,35. Khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế tương

đồng với khu hệ cá miền Bắc (S = 0,50) hơn khu hệ cá miền Nam (S

= 0,43).

- Khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế nằm trong khu phân bố

chuyển tiếp cá nước ngọt miền Trung, các loài mang yếu tố phía Bắc

chiếm ưu thế.

4. Trong các thủy vực ở Thừa Thiên Huế, sông Hương có độ

đa dạng loài cao nhất với 179 loài (chiếm 65,80 % tổng số loài cá

KVNC). Số loài cá phân bố ở thủy vực sông - suối cao nhất với 223

loài (chiếm 81,98 %); tiếp đến là hệ sinh thái đầm phá 123 loài

(chiếm 45,22 %); thủy vực ao, hồ, ruộng, trằm bàu có số loài thấp chỉ

58 loài (chiếm 21,32 %).

- Khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế có 161 loài cá nước ngọt

điển hình, 22 loài cá nước ngọt xâm nhập xuống vùng c a sông, 19 loài

cá biển phân bố ở môi trường nước lợ theo mùa. Ở vùng hạ lưu có số

loài mặn, lợ cao, với 123 loài (chiếm 45,22 % tổng số loài của khu

vực nghiên cứu).

5. Hiện nay, khu hệ cá nội địa Thừa Thiên Huế đang bị sức ép

khai thác quá mức, các công trình chỉnh trị trên d ng chính gây cản

trở cho hoạt động du nhập các loài và những tác động ô nhiễm môi

trường. Theo đó, nguồn lợi đang bị tác động mạnh làm suy giảm

nghiêm trọng.

2. ĐỀ NGHỊ

Page 24: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

24

1. Đề nghị đánh giá để nâng cấp mức độ bảo tồn hiện nay của

một số loài cá: Cá Chình hoa (Anguilla marmorata) phân hạng Sẽ

nguy cấp - VU trong Sách đỏ Việt Nam (2007) lên phân hạng Nguy

cấp - EN. Các loài cá Sỉnh gai (Onychostoma laticeps), cá Bỗng

(Spinibarbus denticulatus) cá Chày đất (Spinibarbus caldwelli) lên

phân hạng Sẽ nguy cấp - VU trong Sách đỏ Việt Nam (2007).

2. Nghiên cứu đặc điểm di truyền, sinh sản nhân tạo và nuôi

thương phẩm trong ao nước chảy bổ sung nguồn thức ăn công nghiệp

các loài cá có giá trị kinh tế: Sỉnh gai (Onychostoma laticeps), cá Bỗng

(Spinibarbus denticulatus) và cá Chày đất (Spinibarbus caldwelli).

3. S dụng kỹ thuật sinh học phân t nghiên cứu phát sinh

chủng loại, hệ thống học các loài trong giống Onychostoma,

Propuntius, Sewellia.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Duy Thuận, Võ Văn Phú, Bùi Thị Quỳnh Hoa (2012),

“Giá trị đa dạng sinh học của bộ cá Chép (Cypriniformes) ở

hệ thống sông Ô Lâu”, Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ

nhất về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam, tr. 310-

314.

2. Võ Văn Phú, Nguyễn Duy Thuận (2015), “Dẫn liệu về các loài

cá chình (Anguilla) ở hệ thống sông Hương, tỉnh Thừa Thiên

Huế”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 103(04), tr. 135-143.

3. Nguyễn Duy Thuận, Võ Văn Phú (2015), “Thành phần loài của

bộ cá Chép (Cypriniformes) ở hệ thống sông Hương, tỉnh Thừa

Thiên Huế”, Tạp chi khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, 31(4S),

tr. 402-407.

4. Nguyễn Duy Thuận, Võ Văn Phú, V Thị Phương nh (2018),

“Thành phần loài cá xương (Osteichthys) ở Khu bảo tồn Sao la

tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chi khoa học Trường Đại học Cần

Thơ, chuyên đề: Thủy sản, 54(2), tr.7-18.

Page 25: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

25

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN DUY THUẬN

KHU HỆ CÁ NỘI ĐỊA VÙNG THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Động vật học

Mã số: 9.42.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Huế, năm 2019

Page 26: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

1 26

Công trình đƣợc hoàn thành tại:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

PGS.TS. Võ Văn Phú

Phản biện 1: ………………………………………………………..

………………………………………………………………………

Phản biện 2: ………………………………………………………..

………………………………………………………………………

Phản biện 3: ………………………………………………………..

………………………………………………………………………

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại

học Huế. Hội đồng tổ chức tại: số 4 đường Lê Lợi, thành phố Huế,

tỉnh Thừa Thiên Huế, vào lúc……., …………

ngày…………tháng……….năm 201…

Có thể tìm hiểu luận án tại:

1. Thư viện Quốc gia

2. Trung tâm Thông tin thư viện, Trường Đại học Sư phạm, Đại

học Huế

Page 27: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

1

PREFACE

1. Rationale

Thua Thien Hue is the convergence of all advantages of the sea,

lagoon, plain and hills; is the transition zone between the North and

South climates of Vietnam, the boundary separated by Hai Van Pass;

Tam Giang - Cau Hai lagoon system is the largest in Southeast Asia; it

can be seen that the system of rivers, streams, and lagoons are lively

museums of species composition. The survey and research on benefit

resources of fish in Thua Thien Hue only stopped at single rivers

and lagoons without a systematics; did not mention the species

composition for the entire ecosystem and comment on the geographic

nature of inland fish in Thua Thien Hue. In order to contribute to

completing the survey of the benefit resources and assessment of fish

biodiversity, and to meet the requirements of studies on animal

group serving for the teaching and sustainable development of

fisheries in the region and at the same time to adjusting the catalogue

of freshwater fish, we have chosen the topic: “Inland fish fauna in

Thua Thien Hue”

2. Objectives

Establishing catalogue of species composition, degree of

diversity in taxa, and distribution characteristics of fish in the inland

fish fauna of Thua Thien Hue.

Ascertaining the relatioship of geographic nature of inland fish in

Thua Thien Hue. Estimating the impacts of activities of socio- economic

development on benefit sources of fish

Proposing conservation and reasonable fishing methods toward

benefit resources of inland fish in Thua Thien Hue.

3. Research content

Ascertaining spieces composition, evaluating diversity of

inland fish fauna in Thua Thien Hue

The similarity of fish species composition in inland fish

Page 28: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

2

fauna in Thua Thien Hue and fish fauna of Vietnam.

Commenting on the geographical characteristics of inland fish

fauna in Thua Thien Hue.

Distribution characteristics of fish species according to

habitats, types of water bodies, fish species according to origin

in the research area.

Current status of exploitation and protection of benefit

source of fish in the research area. General analysis of factors

affecting to benefit source of fish, proposing groups of measures to

protect and resonably exploition inland fish resources in Thua Thien

Hue.

4. The scientific and practical significances of the thesis topic

Research results of the thesis provide updated scientific

data on the status of inland fish fauna in Thua Thien Hue.

Research results and recommendations are an important

scientific basis to help agencies manage all levels in planning,

conservation, rational exploitation and sustainable development

of fish benefit source of fish.

Provide a collection of fish samples for research,

comparison and teaching at the University of Education, Hue

University.

5. New contributions of the thesis

Ascertaining the catalogue and relevant information on fish species composition in inland fish fauna in Thua Thien Hue including 272 species of 167 genera, 71 families, 31 orders of 02 layers of cartilage - Chondrichthyes and Actinopterygii class. Recording and supplementing to 19 spieces fauna.

Ascertaining the changes in the position of the ordo and families in the classification system; proposing a classification system according to the perspective of genotypic generation and updating new species names for inland fishes in Thua Thien Hue.

Provide initial data on the distribution characteristics of fishspecies in the studied area according to: Formations of water bodies, habitats of rivers and ecological groups according to the salinity of the water environment.

Provide data to contribute to the identification of inland

Page 29: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

2

fish and geological properties in Thua Thien Hue region located in the distribution area of central freshwater fish, the Northern

Page 30: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

3

species dominate. Ascertaining hydroelectric power plants, saline-

preventing dams and destructive means of exploitation are two main reasons, negatively affecting the changes in composition, distribution and resources of fish species in the studied area. Proposing measures to rationally exploit, protect and sustainably develop benefit source of fish in the research area.

Chapter 1. OVERVIEW

1.1. History of inland fish research

1.1.1. History of inland fish research and spieces composition

of inland fish in Vietnam

Period before 1945: Researches on fish in Vietnam were

mostly done by foreigners. Major researches focused on species

composition and description of new species for the fauna.

Period from 1945 to 1975: Researches on freshwater fish

in Northern Vietnam conducted by domestic agencies and

organizations. In the south, there were fewer fish studies in the

North, done by Vietnamese and foreigners. Studies also stopped

at baseline survey of resources.

Period from 1945 to now: Systematic studies had

basically covered the whole territory of Vietnam, in addition to

determining the list of species composition, going into the study

of ecology, biological characteristics, groups, species having

conservation value, over-exploitation and proposed rational

exploitation and protection of resources.

1.1.2. About announcing new spieces

The number of new species published in Vietnam by

domestic and foreign authors over the period from 1881 to 2016

were 290 species in total. In which, the period 1881 - 1945

published 38; In the period 1945 - 1975, 63 new species were

published; between 1975 and 2016, the number of newly

published species was 189 species, 39 species were discovered

and published by foreign scientists.

Page 31: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

4

1.2. History of rereaching on fish fauna in Thua Thien hue

Among main rivers and lagoon systems surveyed, the system

of Huong, O Lau, Bo, Truoi, Dai Giang and Bu Lu rivers has

been investigated carefully since 2007, and the data is updated.

The systems studied from 2005 onwards, the data series

are old, from the time of investigation up to the present (if

newly surveyed), the difference in the number of species is quite

large.

Although there have been many years of research and

investigation, there have not been any projects published in

Thua Thien Hue in a systematic way. Mountainous areas,

especially in the west of A Luoi and Nam Dong have not been

fully studied.

1.3. About using the freshfish classification system in Vietnam

From 1960 to the early years of the twenty-first century,

Berg's system (1940) was mainly used and then replaced by

Lindberg's system (1971).

From the 2000s onwards, fish researchers used the

classification system of Eschmeyer (1998) to collect (annually

supplement).

1.4. Geographical distribution of freshwater fish in central

Vietnam

1.4.1. Viewpoints of geographical distribution of freshwater

fish in central Vietnam

Freshwater fish researchers believe that the Central

region is a transitional distribution area of freshwater fish in

Vietnam from Lam River (Nghe An - Ha Tinh) to Ba River

(Phu Yen); The species in the North and the South all come

here. Expressive intermediary: fish in mountainous and plain

area are similar, the endemic features are not clear.

Page 32: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

5

1.4.2. Thua Thien hue in the region of transitional

distribution of freshwater fish in Central Vietnam

At present, there are two views on the nature of inland

fish fauna in Thua Thien Hue. First view is that Thua Thien

Hue belongs to the distribution area of freshwater fish in

Central Vietnam; Second one is that Thua Thien Hue belongs

to the Northern Vietnam freshwater fish fauna province.

1.5. Overview of natural and social conditions in Thua

Thien Hue

1.5.1. Natural conditions

1.5.2. Climate and Hydrology

1.5.3. Biological resources

1.5.4. Socio-economic conditions

Chapter 2. TIME, LOCATION, MATERIALS AND

RESEARCH METHODS

2.1. Time

Research period: From 2012 to 2017.

Research period in field: Collected samples directly

from 6/2012 - 6/2017, a total of 231 days divided into several

short- term sessions, concentrated in the dry season and

supplemented in the rainy season (Appendix 4 thesis).

2.2. Location

The project was carried out in the inland water bodies

of Thua Thien Hue, investigated and collected specimens at

22 routes and 32 points (Figure 2.1 and Appendix 4 of the thesis).

2.3. Research materials

1.530 fish specimens collected through field trips.

Field diary: recorded fish species from the fields,

interviewing questionnaires, fish morphological forms, photos

taken in the field and in the laboratory.

Relevant scientific documents.

Page 33: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

6

2.4. Research methods

2.4.1. Retrospective document method

Documents on inland fish in Thua Thien Hue.

Collect references

Collect relevant documents

2.4.2. In the field research methods

2.4.2.1. Method of selecting of sample collection locations

Principle of selecting sample collection locations:

collecting samples according to the route (Figure 2.1 and

Appendix 4 of the thesis). The sampling routes follow the rivers

and streams, according to the tributaries and tributaries;

characteristic for mountains, plains, coastal estuaries and

lagoons; from upstream to the river mouth; ponds, lakes,

broods, oysters, rice fields. Areas where fisheries are

developed,have favorable conditions for fishing. Routes,

sampling locations were determined coordinates starting and

ending points.

2.4.2.2. Method of collecting fish specimen

Time to collect specimens was concentrated in April to

August and additional collection will be in October to March

next year. Directly fishing with fishermen to collect specimens,

buying them of fishermen in the research sites. Buying and

checking fish specimens in fish markets around the research

area, thanks to fishing households in the river and lagoon, collect

specimens regularly during the research period.

2.4.2.3. Making fish template for classification definition

Each fish spieces was collected from 02 to 05 specimens

in each collecting sites. For strange new fish were collected

many more. collected fish specimens for classification need

being fresh, well forms and well fin. The collected specimens

would be fixed the fins and body morphology, attached the

labels (the label with the serial number) and taken the pictures

Page 34: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

7

immediately, then processed the next steps.

Page 35: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

7

* Making fish templates for classification definition: Fish

specimens for display, photograph specimens, standard specimens

were processed one by one according to the following steps:

Handled each fin, fixed spines and rays for full stretch,

evenly spread and hard and flat shaped by using insect clip to fix

the sample on the foam sheet then used cotton soaked fins’ ends

with 40% absorbent formol solution for 3 - 5 minutes (with large

size fish using a needle to inject directly formol 40% solution

into the fins’end), used dry cloth to press and hold the sides by

hand for 1 minute for the hard-dry fin properly with its nature.

Then handled the other fins.

Handling of body and fish organs like normal

specimens. Hard fish were not crooked, wrinkled and did not

lose scales, broken fins. Then soaked the specimens in 4%

formol solution. Common fish specimens for the research

were placed on horizontal enamel trays or stainless steel

trays, injecting 40% formol solution into the muscles and

abdominal cavity, pharynx, both sides of the body and base of

the fins to make hard fish and fins spread evenly. Fish that were

less than 10 cm in size were not

injected but directly immersed in 4% formol solution.

Each fish sample is labeled separately to facilitate

tracking. Labels were made of cal paper and were written in

soft black pencils, then, for big fish, folded small and put in

their mouths and for small ones, put under the right gills.

Specimens collected from each periods, separated in each pot

and labelled. Labells were numbered, and marked ordinal

numbers, locations, collecting day and collectors.

Conducting to take photos the specimens still living or

being fresh or after shaping procession according to the

priciples of shaping specimens in water.

Noting and following collected specimens in the field,

taking photos the processing during the processing of collecting

the specimens.

* Diarizing activities and nesscessary infomation in the

Page 36: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

8

fields: time of collecting, collecting sites, number of specimens,

Page 37: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

9

collectors, habitats characteristics of collecting sites, colors os

species (the colors could be lost in formal solutions), obsering

the fishing activities of fishers, natural-social characteristics of

research sites.

* Measuring salinity: salinity of water in the outfall and

lagoon were measured by Optika refractometer model HRD-400,

and salinity scale of 0 - 28%. Classificating the salinity according

to Dang Ngoc Thanh et al. (2002).

Specimens were analyzed, appraised, and stores in

Zoology laborary room, Biology Department, University of

Education, Hue University.

2.4.2.4. Investigated, interviewd fishers and local people in

research sites.

2.4.2.5. Appraised, collected other relevant references

2.4.3. Specimen analysis methods, identifying fish in

lablorary room

2.4.3.1 Analysing criterias of morphological forms

(established the morphology forms- Appendix 6 of the thesis).

Measurement and proportion of the measurement according to

Pravin (1973). and referented Rainboth (1996), Nguyen Van Hao

and Ngo Si Van (2001), Nguyen Van Hao (2005).

The portortion of measurement:

Comparison of standard length (Lo) with stem height

(H), head length (T), distance before dorsal fin (daD), distance

of dorsal fin (dpD), tail length (Lcd), length of tail (ccd) and

full length of body (L).

Comparing the head length (T) to mouth length (Ot),

and diamenter of eyes (O) and distance of two eyes (OO).

Comparison of distance between pectoral and pelvic fins (P

- V) with distance between pelvic and anal fins (V - A).

Cardinal number

Kinds of fin: Count the number of spines, unbranched

rays, branching rays of dorsal fins (D), pectoral fins (P), pelvic

Page 38: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

10

fins

Page 39: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

(V), anal fin (A) and caudal fin (C); shape of fat and caudal fins

(Figure 2.3, Figure 2.4 and Figure 2.5 thesis).

Types of scales: lateral scales (L.l.), upper scales, lower

lateral lines, scales of dorsal fins, lateral scales, longitudinal

scales (Squ.)... (in fish species without lateral lines); Ventral

spine scales in the herring (Clupeiformes)... (Figure 2.6 thesis).

Other cardinal number: Number of stubble, lip lobes...

Fish species of Siluriformes measure the length of antennae,

cardinal number of stubble types (Figure 2.7 thesis).

2.4.3.2 other morphological signs

Shape of head, mouth (Picture 2.8 thesis), cling, body...

shape and position of fins, formation of scales, lateral lines,

color of fish (body, back, abdomen, fins, striped veins...)

2.4.3.3. Based on biological characteristics

Practice of living, growth, nutrition, reproduction and migration.

Due to characteristics of distribution, distributings sites.

2.4.4. Fish classification identity methods

Due to the animal classification methodof Mayr (1974)

Measure the morphological forms referented Pravdin

(1973). Besites, from Rainboth (1996),Nguyen Van Hao and

Ngo Sy Van (2001), Nguyen Van Hao (2005).

Classify the fish due to method of comparing fish

morphology in accordance with dichotomous classification

course and description of Chevey and Lemasson (1937); Mai

Dinh Yen (1978, 1992); Nguyen Khac Huong (1991, 1993a,

1993b); Nguyen Huu Phung and Nguyen Nhat Thi (1994);

Nguyen Huu Phung et al. (1995); Rainboth (1996); Kotellat

(2001, 2011, 2017); Nguyen Van Hao and Ngo Si Van (2001);

Nguyen Van Hao (2005).

Each fish spieces was named the scientific name, English

name, the synonym name, Vietnamese name, the indicators of

measurement and counting, distribution, conservation value and

economic value. The official names, the synonym names were

searched and collated according to Froese & Pauly (2019) (version

9

Page 40: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

10

2/2019), Catalog of Fishes (2019), Catalog of Life (2017).

* Conducting to classify in accordance with Nguyen Van

Hao (2001, 2005):

Step 1. Separating fish specimens into morphological forms.

Step 2. Conducting to analyse fish specimen in accordance

with morphological data

Observing the characteristics of morphology and

classification, counting data of identity classification of fish in

research area.

Using dichotomous classification course to determine

offical names of specices

For described species, comparing them with the original

description, describing additional features and differences with

the previous authors (if any). If any new species for Vietnam

and for science, describing them in detail.

Each species named the scientific name with the author

and the year of publication, the English name, the common name,

the local name (if any), and location of specimen collection.

Step 3. Arranging species into classification system,

establing catalogue of spieces composition.

2.4.5. Classification system

Using the classification system of Betancuret al. (2017)

2.4.6. commenting on the relationship between species

composition and geographic factors of inland fish fauna in

Thua Thien Hue

Using the formula of calculating the coefficient of

similarity Sorencen (1948):

S = 2C/A+B

In which: S is the homology coefficient; C is the number

of species appearing in both fauna (common species); A is the

number of species of group A; B is the number of species of group

B. The homology coefficient varied from 0 to 1. Convention:

attending species symboled 1; absent species symboled 0

Commenting on the geological element of inland fish fauna in

Page 41: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

11

Thua Thien Hue: from the point of view of Mai Dinh Yen (1995).

Page 42: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

12

Identification of conservation value species: based on

conservation classification criteria of Vietnam Red Book

(2007), Decision No. 82/2008/QD-BNNPTNT, Circular No.

01/2011/TT-BNNPTNT, IUCN World Red List (2019) and

CITES Convention (2017).

Identification of endemic fish species: according to the 2008

Biodiversity Law.

Identification of invasive and potentially invasive alien

species: according to Circular No. 35/2018/TT-BTNMT.

Identifying economic value species: Ministry of Fisheries

(1996) (now the Directorate of Fisheries under the Ministry of

Agriculture and Rural Development).

Identify comercial fish: Ministry of Fisheries (1996)

(now the Directorate of Fisheries under the Ministry of

Agriculture and Rural Development).

Identification of cultured fish species for ornamental

purposes Ministry of Fisheries (1996) (now the Directorate of

Fisheries under the Ministry of Agriculture and Rural

Development) and Vo Van Chi (1993).

Classificating the habitats according to Dang Ngoc Thanh et

al. (2002)

2.4.7. Estimating the impacts of activities of Socio-economic

development on benefit sources of fish

Practical surveying and interviewing with local

fishermen living near main constructuion (construction of

hydropower plants, reservoirs and irrigation works, dykes...).

2.4.8. Data processsing

Data processing by Microsoft Excel version 2010, and

PAST (Hammeret al.,2001).

Page 43: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

13

Chapter 3. RESEARCH SESULTS AND

DISSCUSSION

3.1. SPECIES COMPOSITION AND STRUCTURE OF

INLAND FISH FAUNA IN THUA THIEN HUE

3.1.1. Catalogue of species composition

The research results have identified species composition

in inland fish fauna in Thua Thien Hue including 272 species

of 167 varieties, 71 families of 31 sets of 02 layers of cartilage

- Chondrichthyes and ray of finfish - Actinopterygii (table 3.1

and appendix 1). Among 272 species of fish identified in the

study area, 213 species have samples; 59 species were

identified from previous studies, not obtained in this study.

3.1.2. species composition structure

Table 3.2. Ratio of families, genus and species in fish order of inland fish fauna Thua Thien Hue

scientic name Vietnamese

1 Myliobatiformes Order of cá Đuối ó 1 1,40 1 0,59 1 0,36

2 Elopiformes order of cá Cháo 2 2,81 2 1,19 2 0,73 3 Albuliformes Order of cá Mòi 1 1,40 1 0,59 1 0,36

4 Anguilliformes Order of ca Chinh 6 8,45 8 4,79 12 4,41

5 Osteoglossiformes Order of Thát lát 1 1,40 1 0,59 1 0,36 6 Clupeiformes Order of cá Trích 2 2,81 8 4,79 11 4,04

7 Gonorynchiformes Order of cá Măng sữa 1 1,40 1 0,59 1 0,36

8 Cypriniformes Order of cá Chép 9 12,67 56 33,53 102 37,5 9 Characiformes Order of Hồng nhung 1 1,40 1 0,59 1 0,36

10 Siluriformes Order of cá Nheo 8 11,26 15 8,98 26 9,55

11 Scombriformes order of cá Thu 1 1,40 1 0,59 1 0,36 12 Syngnathiformes Order of cá Chìa vôi 1 1,40 1 0,59 1 0,36

13 Kurtiformes Order of cá Sơn 1 1,40 1 0,59 1 0,36

14 Gobiiformes Order of cá Bống 4 5,63 18 10,77 27 9,92

15 Synbranchiformes Order of cá Mang liền 2 2,81 4 2,39 5 1,83

16 Anabantiformes Order of cá Rô 3 4,22 6 3,59 12 4,41

17 Carangiformes Order of cá Khế 2 2,81 2 1,19 2 0,73 18 Pleuronectiformes Order of cá Bơn 2 2,81 2 1,19 3 1,10

19 Cichliformes Order of cá Rô Phi 1 1,40 1 0,59 2 0,73

20 Atheriniformes Order of cá Suốt 2 2,81 2 1,19 3 1,10 21 Beloniformes Order of cá Kìm 3 4,22 6 3,59 6 2,20

22 Cyprinodontiformes Order of Bạc đầu 2 2,81 4 2,39 4 1,47

Order Family genera Species

Nu

mber

Rati

o (

%)

Nu

mber

Rati

o (

%)

Nu

mber

Rati

o (

%)

Page 44: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

14

scientic name Vietnamese

23 Mugiliformes oOrder of cá Đối 1 1,40 6 3,59 7 2,57

24 Gerreiformes Order of cá Móm 1 1,40 1 0,59 4 1,47

25 Chaetodontiformes Order of cá Liệt 1 1,40 2 1,19 4 1,47

26 Acanthuriformes Order of cá Chim trắng 1 1,40 1 0,59 1 0,36 27 Lutjaniformes Order of cá Hồng 1 1,40 1 0,59 6 2,20

28 Spariformes Order of cá Tráp 1 1,40 1 0,59 2 0,73

29 Tetraodontiformes Order of cá Nóc 1 1,40 1 0,59 2 0,73 30 Centrarchiformes Order of cá Căng 2 2,81 5 2,99 7 2,57

31 Perciformes Order of cá Vược 6 8,45 7 4,19 14 5,14

Total 71 100 167 100 272 100

For order levels: Among 31orders of fish collected in the

research area, Cypriniformes was dominant with 09 families

(accounting for 12.67% of the total number of families);

followed by Siluriformes with 08 families (accounting for

11.26%); two orders of Anguilliformes and order of

Perciformes (06) had 6 families (accounting for 8.45%);

order of Gobiiformes had 04 families (accounting for 5.63%);

Anabantiformes and Beloniformes each had 03 families

(accounting for 4.22%); 08 orders, each one had 2 families

(accounting for 2.81%); The remaining 16 orders had only one

family per order (1.40%) (table 3.2 thesis).

For family levels: the Cyprinidae family had the highest

number of varieties with 22 varieties (accounting for 13.17% of

the total number of breeds of the fauna); followed by

Xenocyprididae family with 15 varieties (accounting for 8.98%),

the family of Gobiidae family and in Oxudercidae family, each

family had 07 varieties (accounting for 4.19%); Mugilidae family

had 06 varieties (accounting for 3.59%); The Clupeidae family and

Bagridae family in which each family had 05 varieties (accounting

for 2.99%); 05 families had 04 varieties (accounting for 2.39%);

05 families had 3 varieties (accounting for 1.79%); 11 families had

2 varieties (accounting for 1.19%); 43 families had 1 variety

(accounting for 0.59%) (table 3.3 thesis).

About species levels: The dominant family was Cyprinidae

with 22 varieties (accounting for 13.17% of the total number of

Order Family genera Species

Nu

mber

Rati

o (

%)

Nu

mber

Rati

o (

%)

Nu

mber

Rati

o (

%)

Page 45: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

15

varieties),

Page 46: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

followed by the Xenocyprididae family with 15 varieties

(accounting for 8.98%). 50 different species had been identified,

from 02 to 07 species (accounting for 29.59%); 119 single species

(accounting for 70.25%) (Table 3.3 thesis). Among169 varieties,

Poropuntius belonging to Cypriniformes order was the most

dominant species with 07 species / varieties (accounting for 2.57%

of total species), varieties Sewellia belonging to the Cypriniformes

order and Lutjanus belonged to Lutjaniformes, there were 06

species / varieties (2.20%), six species with 05 species (accounting

for 1.83 %), 11 varieties had 03 species (accounting for 1.10%); 24

varieties had 02 species (accounting for 0.73%); the remaining 119

single species (Table 3.3 thesis).

About the species levels: The most dominated one

belonged to Cypriniformes with 102 species (37.5% of total

species); Next was the Gobiiformes order with 27 species

(accounting for 9.92%), the Siluriformes order had 26 species

(accounting for 9.55%); Perciformes had14 species (accounting

for 5.14%); two orders of Anguilliformes and in Anabantiformes

order, each order had 12 species (accounting for 4.41%); order

of Clupeiformes had 11 species (accounting for 4.04%). The

remaining fish species had a number of species ranging from 1 to

7 species (Table 3.2, Table 3.3 thesis).

3.1.3. Dominated fish groups

Among 167 species, the most dominated species was Poropuntius belonging to Order of of Cypriniformes with 07 species (accounting for 2,57%), followed by Sewellia species order of Cypriniformes and Lutjanus species order of Lutjaniformes species with 06 individuals (accounting for 2,20 % in total) (table 3.4 in the thesis).

3.1.4. Recording the new species in inland fish fauna in

Thua Thien hue

Research results recorded 19 species belonging to 14

generation, 09 families of 04 complementary orders for the fauna

(Table 3.5 and Appendix 3 of the thesis).

14

Page 47: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

Table 3.5. Recording the new species in inland fish fauna in

Thua Thien hue

Nº scientic name English name

(Fishbase.org) Vietnamese

I CYPRINIFORMES CARPS ORDER OF CÁ CHÉP (1) Balitoridae Hillstream Order of Chạch vây bằng

Fish 1 Annamiathuathiennensis Nguyen, 2005 Cá Vây bằng Thua Thien

2 Sewellia albisuera Freyhof, 2003 Bám đá Fish

3 Sewellia speciosa Robert, 1998 Bám đá Fish

(2) Nemacheilidae Stone loaches Family of cá Chạch suối 4 SchisturaSchistura (Valenciennes, 1846) Cá Chạch suối in Hue

5 Schistura yersini Freyhof & Serov, 2001 Cá Chạch suối with red tail

6 Schistura clatrata Kottelat,2000 Cá chạch suối

(3) Xenocyprididae Family of cá Nhàng 7 Sinibramamelrosei (Nichols & Pope, 1927) Cá Nhác

(4) Cyprinidae Minnows Family of cá Chép 8 Torsinensis Wu, 1977 Cá Đỏ

9 Garracambodgiensis (Tirant, 1883) Stonelapping minnow

Cá Đá rằng

10 Onychostomameridionale Kottelat, 1998 Cá xanh

11 Scaphiodonichthys acanthopterus (Fowler, 1934)

Cá Mọm

12 Mystacoleucus marginatus (Valenciennes, 1842)

cá Vảy xước

II SILURIFORMES CATFISH ORDER OF CÁ NHEO (5) Loricariidae Armored catfishes Family of Tỳ bà fish 13 Pterygoplichthysdisjunctivus

(Weber,1991) Vermiculated sailfin catfish

Tỳ bà fish

(6) Bagridae Bagrid catfishes family of cá Lăng 14 Pseudomystussiamensis (Regan, 1913) Asian bumblebee

catfish

Cá Chốt bông

(7) Sisoridae Sisorid catfishes Family of cá Chiên

15 Glyptothorax honghensis Li, 1984 Cá Chiên suối in Red River 16 Glyptothoraxstrabonis Ng&Freyhof, 2008 cá Chiên suối Gianh River

17 Glyptothorax laoensis Fowler,1934 Cá Chiên suối lào

III ANABANTIFORMES LABYRINTH ORDER OF CÁ RÔ (8) Channidae Snakeheads Family of cá Quả 18 Channa longistomata Cá Trẳng

Nguyen, Nguyen & Nguyen, 2012

IV CENTRARCHIFORMES ORDER OF CÁ CĂNG

(9) Percichthyidae Temperate

Perches Family of cá Rô mo

19 Coreoperca whiteheadi Boulenger,1900 cá Rô mó

3.1.5. conservation value fish in research area

There were 49 conservation value species in ordinal

orders (table 3.5, table 3.6 and appendix 1 of the thesis). In

which: there were 17 species in the Vietnam Red book

(2007), 25 species named in Decision 82/2008/QD-BNNPTNT

and Circular 01/2011/TT-BNNPTNT of the Ministry of

Agriculture

15

Page 48: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

and Rural Development. 29 species were listed in IUCN World

Red List (2019) and 04 species were listed in Appendix II of

CITES Convention (2017).

3.1.6. Economic value species

Listed 40 economic-value fish spieces belonged to 35

generas, in which 26 families of 18 fish orders (table 3.7 of the

thesis). Cypriniformes had the largest number of species with 11

species (accounting for 27.5% of total commercial species in the

fauna), followed by Siluriformes with 04 species (accounting for

10.00%), Perciformes had 3 species (accounting for 7.5%).

3.1.7. Fish is used as a natural enemy

24 species of fish had been used and could be used as

natural enemies, of which 21 species belonged to 14 varieties

of 08 families, 06 orders of fish eating insects and disease-

resistant larvae in humans and 18 species, 12 varieties, 08

families, 05 orders of fish ate larvae and some rice pests (table 3.8

thesis).z

3.1.8. Fish species for ornamental purposes

List of 46 species of 33 varieties, 19 families of 10 orders

could be used as ornamental fish. In which there were 42 local

species (accounting for 15,44%), 04 imported species

(accounting for 1,47%) (table 3.9 of the thesis).

3.1.9. Comercial fish

Identified 39 species belonged to 31 generas, 27 families

of 16 orders were used for commercialpurpose (table 3.10 of

the thesis). In which, order of Cypriniformes had the biggest

nember of species with 07 species ( accounting 2.57% in the

total of the research fauna); Order of Siluriformes and the Order

of Anabantiformeshad 05 species (accounting for 1.83%);

Order of Gobiiformes had 04 spiece(accounting for 1.47%). the

rest of orders did not have many species from 1-3 species

(accounting for 0.36% -1.10%).

3.1.10. Alien fish species

16

Page 49: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

The research had identified the inland fish fauna in Thua

Thien Hue with 12 species belonging to 11 genera of 07 families

of 05 alien fish species. Order of Cypriniformes had the bigest

number with 05 species (accounting for 1.83% in the total

number of the fauna) (Table 3.11 of the thesis). There were 10

species belonging to 09 genera, 7 families of 05 invasive and

invasive species (accounting for 3.67% of total species of the

fauna) (table 3.14 of the thesis).

3.2. CHANGE OF LOCATION OF THE ORDERS, THE

FAMILIES IN THE CLASSIFICATION SYSTEM AND

NEW UPDATION OF THE INLAND SPECIES' NAMES

3.2.1. The change in the position of orders, families in the

modern classification system

3.2.1.1. Separating, grouping and forming new fish orders

and new fish families

The transformation of the separating and grouping of

new fish families and orders from the perspective of Nelson

et al. (2016), Eschmeyer (2017) and Betancur et al. (2017) for

inland fish fauna in Thua Thien Hue is shown in Table 3.13 and

Figure

3.1 of the thesis.

Figure 3.1. The diagram compared the number of orders and families of Thua Thien Hue inland fish in view of Nelson et al.

(2016), Eschmeyer (2017) and Betancur et al. (2017)

The species composition of the inland fish fauna in Thua

Thien Hue according to Eschmeyer (2017) fell into 18 orders and

63 families, of which the Perciformes had the highest number of

17

Number 80

70

60

50

40

30

20

10

0

67

number of sets

63

number of them 71

29 31

19

Page 50: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

families with 25 families. in accordance with et al. (2016) it was

divided into 29 orders and 67 families, in which Order of

Perciformes also had the highest number of families. the authors

separted 11 levels of families and added to the list with total of 12

families. (2017) inland fish in Thua Thien hue were listed with 31

Orders, 71 families, Order of Perciformes only had 06 families.

3.2.1.2. changing some locations of some Order of fish

according to the perspective of genotypic generation

Comparing the catalogue of species composition in the

inland fauna in Thua Thien Hue which were arranged by

traditional classification to that by morden one according to

Betancur et al. The suggestion showed up the increase in

number, changes in locations of orders showed in table 3.13 of the

thesis.

3.2.1.3. Some disscussion on the classification system in

accordance with the perspective of genotypic generation

Currently, changing in fish identification is by using

individual's morphology and population's to that combines with

research at the cellular level (chromosomes and DNA), genetic

research (nucleus type). Each research has its own advantages,

morphological research will be difficult and the level of

accuracy is not high for homomorphic species.

In 2017, Betancur and his team, when studying the

development of bone fish species, identified the origins and kin

relationships of most of the world's fish species and proposed a

classification system. It is considered that the latest fish

classification system is incomplete, but it is the basis for further

better classification of fish. An important note in the classification

system of Betancur et al. (2017) was that the freshwater fish

groups had little changes compared to the previous systems

(especially in the carp), mainly changing in the brackish and

brackish fish groups. This may be due to the fact that the marine

fish group had a extensive exchange (not separated by

geographical obstacles), so there would be far hybrid conditions,

18

Page 51: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

19

which led to more genetic changes than the typical freshwater fish

groups. Therefore, when studying phylogenetics, it is necessary to

determine the exact origins and kin relationships of species (this

study was difficult to identify morphology). Research results of

Betancur et al. (2017) contributed to ascertaining exactly kin

relationship of spieces, as well as divesifying taxon levels.

3.2.1.4. Classification system used inland fish fauna in

Thua Thien Hue

Based on the analysis of collected samples, previous research results and selective reception about classification procedure of classification system by fish researchers around the world, we proposed a classification system for use for the inland fish fauna of Thua Thien Hue in table 3.14 of the thesis. this system mainly based on Betancuret al's classification methods. (2017).

3.2.2. updating synonym and species names for inland

fish fauna in Thua Thien Hue

Analyzing, looking up and updating species names for

272 inland fish species in Thua Thien Hue in this research

(scientific names still have validity, scientific names have not

been updated, scientific names were mistaken for the author's

name, scientific names were mistaken for explored year,

moving to another family, moving to another order.) According

to the authors and documents presented in Section 2.4.4 of the

thesis, there were 99 species Fish updated with valuable names

(table 3.15 in the thesis).

3.3. GEOGRAPHICAL CHARACTERISTICS OF INLAND

FISH FAUNA IN THUA THIEN HUE

3.3.1. Distribution characteristics of inland fish in Thua

Thien Hue

3.3.1.1. Species with intensive distribution

66 fish species with intensive distribution were

ascertained 34 species possessed characteristic of northern

Vietnam (near southern China) (accounting for 12.5% of total

Page 52: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

20

fish species and

Page 53: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

21

51.51% of the wide distribution of fish species in the research

area), 22 species possessed characteristic of southern Vietnam

( Indochina subdivision) and 10 specific species were in Central

Vietnam region (3.68%) (table 3.16 and 3.2 thesis).

3.3.1.2. Species endemic to Thua Thien Hue

The research results had been identified in the inland

fish fauna of Thua Thien Hue with 05 species of endemic fish

typical for the stream system in the East Truong Son and the

transition zone in the Central region (accounting for 7.57% of

the species of wide distribution of the studied area (table 3.17

and 3.2 in the thesis).

Figure 3.2. Chart of the percentage (%) of distribution

elements of the wide distribution group of inland fish fauna in Thua Thien Hue

3.3.2. Camparation the inland fish fauna in Thua Thien Hue

to others

Table 3.5. Equivalent indicators (Sorensen) of species composition similarity of inland fish fauna in Thua Thien

Hue and other’s

fauna MB HT QN PY TN MN TTH

MB 1 0,57 0,48 0,39 0,30 0,21 0,50

HT 0,57 1 0,61 0,49 0,32 0,44 0,69

QN 0,48 0,61 1 0,69 0,46 0,49 0,72

PY 0,39 0,49 0,69 1 0,51 0,54 0,56

TN 0,30 0,32 0,46 0,51 1 0,47 0,35

MN 0,21 0,44 0,49 0,54 0,47 1 0,43

TTH 0,50 0,69 0,72 0,56 0,35 0,43 1 Note:

MB: the North HT: Ha Tinh QN: Quang Nam PY: Phu Yen

TN: Tay Nguyen MN The South: TTH: Thua Thien Hue

15.15 % 9.1 % The North of Vietnam

The Southern Vietnam

Central Vietnam

33.33 % 51.51 %

Specialty of Thua Thien- Hue

Page 54: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

22

Similarity level

Figure 3.3. Diagram of similarity-level comparation (Sorensen) on species composition of fish fauna in Thua

Thien Hue and other fish fauna

Comment: Species composition of inland fish fauna in Thua

Thien Hue is very similar to that of Quang Nam fish fauna (S=0.72)

and be similar to that of Ha Tinh fish fauna (S=0.68) as well as quite

similar to the area of Phu Yen fish system (S=0.56). This showed that

these 4 fish fauna had similar terrain and geographic conditions, so

their species composition is the same. When compared with the

northern fish fauna and the southern fish fauna, it was found that the

inland fish fauna of Thua Thien Hue was similar to the Northern fish

fauna (S=0.50) than the Southern fish fauna (S=0.43).

3.3.3. Commenting on the geographical characteristics of

freshwater fish fauna in Thua Thien Hue

Results obtained from studying inland fish fauna in Thua

Thien Hue showed that:

In the composition of fish species in Thua Thien Hue, the

species possessed northern elements with the highest rate of

33.5% while those possessed southern elements with the rate of

28.31%, this result reflects the nature transition of the fauna. On

the other hand, the inland fish fauna of Thua Thien Hue is

similar to the Northern fish fauna (S=0.50), far from the

southern fish fauna (S=0.44) and the Central Highlands fish

fauna (S =0.35) (Table 3.18 and Figure 3.3).

In terms of geographical location, the rivers in Thua

Thien Hue flow in the direction from West to East and pour

Page 55: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

23

into the

Page 56: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

24

250

East Sea, the species composition is mainly typical freshwater

fish species, the Carp is dominant in the number of species. in

the zone; This feature is similar to the rivers in North and

Central Central Vietnam.

With the above analysis, we believe that the inland

fish fauna of Thua Thien Hue is located in the distribution area

of freshwater fish of the central area, species possessed

Northern elements dominate.

3.4. BIODIVERSITY OF INLAND FISH FAUNA IN

THUA THIEN HUE

3.4.1. Fish distribution according to water bodies

3.4.1.1. Distribution according to inland waterbody

Table 3.19. Number of fish species in water body in inland fish fauna in thua Thien Hue

Nº Water body Number of

species Nº Water body

Number

of species

1 O Lau River 105 8 Tam Giang- Cầu Hai 123

2 Bo River 130 9 Lang Co Lagoon 118

3 Huong River 179 10 Bach Ma National Park 63

4 Nong River 52 11 Phong Dien nature reserve 64

5 Truoi River 77 12 Sao La conservation area 74

6 Cau Hai River 64 13 A Sap River 66

7 Bu Lu River 134

3.4.1.2. Distribution according to flowing water bodies

3.4.1.3. Distribution accordaing to flowing water bodies

3.4.1.4. Distribution according to lagoon water body of

coastal area

Number 223

200

150

100

128

95

123

58

50

0

Water body

Page 57: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

25

figure 3.5. the chart of number of fish species in water body

in inland fish fauna in thua Thien Hue

Page 58: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

26

3.4.2. Distribution of ecological fish groups by origin

Table 3.20. Number of species of fish groups according to

origin in species composition in inland fish fauna of Thua Thien Hue

No Fish ecology group Number Source

1 Freshwater fish 161 [9], [25], [26], [27], [106], [109], [111], [134],

[135], [143], [172], [178], [180], [184]

2 Freshwater fish enter the

estuary

22 [26], [27], [44], [62], [86], [178], [180], [184]

3 Brackish water 93 [26], [27], [44], [55], [57], [62], [84], [85],

[86], [99], [178], [180], [184]

4 Saltwater fish 19 [26], [27], [44], [45], [46], [47], [54], [55],

[62], [77], [78], [85], [86], [91], [178], [180],

[184]

Figure 3.6. The chart of number of fish species according to

origin in spieces composition in inland fish fauna in Thua

Thien Hue

3.5. ASSESSING THE IMPACT OF SOCIO-ECONOMIC

DEVELOPMENT ACTIVITIES ON BENEFIT RESOURCES

OF FISH AND PROPOSE OF SOLUTIONS FOR STABLE

DEVELOPMENT

3.5.1. Value of benefit source of fish in Thua Thien hue

Ecological value

Food value

Ornamental value

Value for aquaculture

Science value

3.5.2. Impact of hydropower planning on benefit source of fish

3.5.3. Impact of irrigation systems and dykes

3.5.4. Methods of exploitation and use of aquatic resources

3.5.5. Reason for decreasing the benefit resources

Using destructive fishing facilities

Excessive exploitation pressure

Impact of Climate Change

Other reasons

Page 59: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

27

3.5.6. Proposing methods of preservation and development

of benefit resource of fish

Managing and exploring reasonably the benefit source of fish

Group of solutions for conservation and development of

benefit resources of fish in the research area

SUMARY AND RECOMMENDATION

1. SUMARY

1. Inland fish fauna of Thua Thien Hue has so far identified

272 species of 167 genera, 71 families of 31 orders of 02 layers

of cartilage - Chondrichthyes and Actinopterygii. Among them,

there are 259 natural fish species, 13 imported fish species.

Additional 19 species for research area. Cypriniformes is the

most diversified and rich in the family, breed and species:

12.67 %; 33.53 %; 37.5 %. The number of species in the carp

family is 42 species compared to 79 species in the Carp family

in Vietnam (accounting for 53.16%)

- Inland fish fauna in Thua Thien Hue has identified fish

species for practical value: 40 fish species have economic value;

24 used as a natural enemy; 39 commercial-value species; 46

species for ornamental breed; 10 species of alien fish present

in Thua Thien Hue are invasive and potentially invasive

species.

- 17 species have been identified in the Vietnam Red Book

(2007), of which: 01 CR Group species, 02 species of EN Group,

14 species of VU Group ; 193 species are listed in IUCN

World Red List (2019), in which: 02 species grouped in CR

group, 03 species classified EN grou, 09 species classified in

VU group, 15 species classified in NT group, 45 species

classified in DD group, 119 classified in LC group; 25 species

were included in Decision 82/2008 and Circular 01/2011 of

MARD, in which: 01 species of CR group, 02 species of EN

group; 22 species of VU group; 04 species are listed in

Appendix II of CITES Convention 2017. There were 05 species

of fish endemic to Thua Thien Hue

2. Arranging of inland fish species composition in Thua

Thien Hue according to the perspective of phylogenetics

Page 60: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

25

includes 71 families and 31 orders. Separating 13 steps in the

Perciformes order into 13 new fish orders and rearranging the

position of the orders in the system. Updating new scientific

names for 99 species of fish.

3. Inland fish fauna in Thua Thien Hue has a very similar

relationship with Quang Nam fish fauna, similarity coefficient S =

0.72; Similar to Ha Tinh fish fauna S = 0.68; quite similar to the

area of Phu Yen S = 0.56, very far from the Central Highlands fish

fauna with low similarity coefficient S = 0.35. The inland fish

fauna of Thua Thien Hue is more similar to the Northern fish

fauna (S = 0.50) than the Southern fish fauna (S = 0.43).

With the above analysis, we believe that the inland

fish fauna of Thua Thien Hue is located in the distribution area

of freshwater fish of the central area, species possessed

Northern elements dominate.

4. n the water bodies in Thua Thien Hue, Huong River has

the highest species diversity with 179 species (accounting for

65.80% of total fish species in the studied area). Number of fish

species distributed in the highest river and stream water bodies

with 223 species (accounting for 81.98%); followed by lagoon

ecosystem 123 species (accounting for 45.22%); The number of

species is low, only 58 species (accounting for 21.32%) .

- Inland fish fauna in Thua Thien Hue has 161 typical

freshwater fish species, 22 Freshwater fish enter the estuary, 19

marine fish species distributed in seasonal brackish water

environments. In the downstream, there are high salinity and

brackish species, with 123 species (accounting for 45.22% of

total species in the study area).

5. At present, the inland fish fauna of Thua Thien Hue is

under excessive exploitation pressure, the main treatment works

on the main line impede the introduction of species and

environmental pollution impacts. Accordingly, the resources

are being strongly impacted causing serious decline.

2. RECOMMENDATION

1. Suggesting an assessment to upgrade the natural

conservation level of some fish species: Anguilla marmorata will

be classified in Endange - VU level in the Vietnam Red Book

Page 61: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

26

(2007) on the Critical classification - EN. Onychostoma laticeps,

Spinibarbus denticulatus, Spinibarbus caldwelli upgrade the

endange level up to - VU in the Vietnam Red Book (2007).

2. Research on genetic characteristics, artificial

reproduction and commercial aquaculture in flowing water

ponds to supplement industrial food sources of economic-value

fish species: Onychostoma laticeps, Spinibarbus denticulatus

and Spinibarbus caldwelli.

3. Using molecular biology techniques to research on

perspective of phylogenetics, systematizing species in the genus

Onychostoma, Propuntius, Sewellia .

CATALOGUES OF PUBLIC WORKS OF AUTHORS

1. Nguyen Duy Thuan, Vo Van Phu, Bui Thi Quynh Hoa

(2012), "Biodiversity value of the carp (Cypriniformes) ) in

the O Lau river system", The first National Scientific

Conference on Research and Teaching Biology in Vietnam,

p.310-314.

2. Vo Van Phu, Nguyen Duy Thuan (2015), "Data on the

eel species (Anguilla) in the Huong river system, Thua

Thien Hue province", Journal Hue Science University,

103 (04), p.135-143.

3. Nguyen Duy Thuan, Vo Van Phu (2015), "Species

composition of Cypriniformes in the Huong river system,

Thua Thien Hue", Scientific Journal of Hanoi National

University, 31 (4S), p. 402-407.

4. Nguyen Duy Thuan, Vo Van Phu, Vu Thi Phuong Anh

(2018), "Composition of bone fish (Osteichthys) in Saola

Nature Reserve in Thua Thien Hue province", Journal of

science at the University Can Tho, thematic: Seafood , 54

(2), p.7-18.

Page 62: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

Hue, 2019

27

HUE UNIVERSITY

UNIVERSITY OF EDUCATION

NGUYEN DUY THUAN

INLAND FISH FAUNA IN THUA THIEN HUE

Major: Zoology

Code: 9.42.01.03

BIOLOGY DOCTORAL THESIS

Page 63: Chương 4hueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1315/TOMTATLA.pdf · 2019-11-18 · 2.1 và phụ lục 4 luận án). 2.3. Tƣ liệu nghiên cứu-1.530 mẫu vật cá thu thập

Hue, 2019

28

This work was completed at:

THE COLLEGE OF EDUCATION, HUE UNIVERSITY

Science instructor: Assoc.

Prof. Dr. Vo Van Phu

Reviewer 1:..............................................................................

…………………………………………………………………

Reviewer 2:..............................................................................

…………………………………………………………………

Reviewer 3:..............................................................................

………………………………………………………………… The

thesis was defended at the Council of thesis assessment of Hue

University:

Council held at: 4 Le Loi street, Hue city. Thua Thien Hue

province, at …. on …… month ……year 201...

Theses can be found referred at:

1. National Library

2. Center for Information and Library of College of

Education, Hue University.