56
CHÍNH TRỊ - THỜI SỰ l Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: Người cộng sản mẫu mực, trung với nước, hiếu với dân l Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Nam l Thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ và bài học cho hôm nay l Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng: Kế thừa, ổn định, đổi mới, sáng tạo và phát triển l Một số kết quả chủ yếu kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV l Gia Lai chú trọng công tác chăm sóc người có công với cách mạng THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÀ QUỐC TẾ l Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc l Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và một số tác động đến Việt Nam KINH TẾ - VĂN HÓA - QUỐC PHÒNG, AN NINH l Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 l Gia Lai: Triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế l Kết quả phối hợp triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân l Công ty TNHH MTV Cao Su Chư Prông: 42 năm xây dựng và trưởng thành l Những người lính lặng thầm đưa đồng đội về đất Mẹ XÂY DỰNG ĐẢNG l Phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu ở Gia Lai l Lực lượng An ninh nhân dân Công an tỉnh Gia Lai chủ động làm tốt các mặt công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay SINH HOẠT TƯ TƯỞNG l Cụ thể hóa mong ước, nguyện vọng của cử tri vào Luật l Phát huy mặt tích cực của mạng xã hội “lấy cái đẹp dẹp cái xấu” TÂM ĐIỂM DƯ LUẬN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁC l Đảng bộ huyện Ia Grai sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/ TW của Bộ Chính trị l Sức lan tỏa từ Hội thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở TP. Pleiku. l Người Bí thư chi bộ gương mẫu, trách nhiệm CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT l Cán bộ, công chức không được đưa tin chưa kiểm chứng lên Facebook l Tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, gian lận trong kỳ thi THPT QG 2019 * In 5.500 cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Coâng ty CP In - Ñaàu tö Phaùt trieån Giaùo duïc Gia Lai - 210A Phaïm Vaên Ñoàng - TP. Pleiku - Gia Lai. * Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 02/GP-XBBT - do Sôû Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng tænh Gia Lai caáp ngaøy 22/5/2019. * In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 6/2019. Trình baøy: THANH LAÂM Chòu traùch nhieäm xuaát baûn LÊ PHAN LƯƠNG UÛy vieân Thöôøng vuï Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy Ban Bieân taäp TRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG HOÀNG THANH HƯƠNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng, TP. Pleiku, Gia Lai ÑT: (0269).3824101 Fax: (0269).3871503 http://thongtintuyengiaogialai.vn Email: [email protected] Ảnh bìa trên: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa trước tượng đài Tổ quốc ghi công tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh. Ảnh bìa dưới: Lãnh đạo tỉnh di chuyển hài cốt các liệt sĩ về nơi an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ. 2 5 8 10 13 15 17 19 21 23 27 30 33 36 40 43 45 49 52 54 56 56

CHÍNH TRỊ - THỜI SỰ - thongtintuyengiaogialai.vnthongtintuyengiaogialai.vn/Files/Image/4.31.pdf · tốt các mặt công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CHÍNH TRỊ - THỜI SỰl Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: Người cộng sản mẫu mực, trung với nước, hiếu với dânl Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, nhà lãnh đạo xuất sắc của cách mạng Việt Naml Thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ và bài học cho hôm nayl Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng: Kế thừa, ổn định, đổi mới, sáng tạo và phát triểnl Một số kết quả chủ yếu kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIVl Gia Lai chú trọng công tác chăm sóc người có công với cách mạng

THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VÀ QUỐC TẾ l Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốcl Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và một số tác động đến Việt Nam

KINH TẾ - VĂN HÓA - QUỐC PHÒNG, AN NINHl Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019l Gia Lai: Triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tếl Kết quả phối hợp triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dânl Công ty TNHH MTV Cao Su Chư Prông: 42 năm xây dựng và trưởng thànhl Những người lính lặng thầm đưa đồng đội về đất Mẹ

XÂY DỰNG ĐẢNGl Phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu ở Gia Lail Lực lượng An ninh nhân dân Công an tỉnh Gia Lai chủ động làm tốt các mặt công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay

SINH HOẠT TƯ TƯỞNGl Cụ thể hóa mong ước, nguyện vọng của cử tri vào Luậtl Phát huy mặt tích cực của mạng xã hội “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”

TÂM ĐIỂM DƯ LUẬN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO GƯƠNG BÁC

l Đảng bộ huyện Ia Grai sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị l Sức lan tỏa từ Hội thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở TP. Pleiku.l Người Bí thư chi bộ gương mẫu, trách nhiệm

CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT l Cán bộ, công chức không được đưa tin chưa kiểm chứng lên Facebookl Tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, gian lận trong kỳ thi THPT QG 2019

* In 5.500 cuoán khoå 19 x 27 cm taïi Coâng ty CP In - Ñaàu tö Phaùt trieån Giaùo duïc Gia Lai - 210A Phaïm Vaên Ñoàng - TP. Pleiku - Gia Lai.

* Giaáy pheùp xuaát baûn soá: 02/GP-XBBT - do Sôû Thoâng tin vaø Truyeàn thoâng tænh Gia Lai caáp ngaøy 22/5/2019.

* In xong vaø noäp löu chieåu thaùng 6/2019.

Trình baøy: THANH LAÂM

Chòu traùch nhieäm xuaát baûnLÊ PHAN LƯƠNGUÛy vieân Thöôøng vuï

Tröôûng Ban Tuyeân giaùo Tænh uûy

Ban Bieân taäpTRẦN ĐÌNH HIỆP TRẦN ĐỨC HÙNG

HOÀNG THANH HƯƠNG Ñòa chæ: 02 Hai Baø Tröng,

TP. Pleiku, Gia LaiÑT: (0269).3824101 Fax: (0269).3871503

http://thongtintuyengiaogialai.vn

Email: [email protected]

Ảnh bìa trên: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa trước tượng đài Tổ quốc ghi công tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh.Ảnh bìa dưới: Lãnh đạo tỉnh di chuyển hài cốt các liệt sĩ về nơi an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ.

2 58

101315

1719

21

23

27

3033

36

40

4345

49

5254

56

56

2 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Chính trị -Thời sự

* Người cộng sản mẫu mực

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã tham gia các hoạt động yêu nước và sớm giác ngộ cách mạng. Từ năm l929, đồng chí đã tham gia phong trào Học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo (tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương). Ngày 1/5/1930, đồng chí tham gia rải truyền đơn chống thực dân Pháp, bị địch bắt, kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp, chính quyền thực dân Pháp phải trả tự do cho đồng chí. Năm đó,

đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được phân công đi vận động công nhân lao động ở Hà Nội, rồi về Hải Phòng hoạt động. Tại đây, đồng chí đã xây dựng cơ sở cách mạng trong công nhân và nhiều tầng lớp nhân dân khác; gây dựng cơ sở Đảng và thành lập Ban Chấp hành lâm thời Thành ủy Hải Phòng.

Năm 1939, đồng chí được điều động vào công tác ở Sài Gòn, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố. Cuối năm 1939 đồng chí được phân công ra Trung kỳ bắt liên lạc với các cơ sở Đảng còn lại ở các tỉnh để lập lại

HOÀNG THANH HƯƠNG

Đồng chí Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc (còn gọi là Mười Cúc), sinh ngày

1/7/1915, trong một gia đình công chức ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Đồng chí mồ côi cha mẹ từ nhỏ, tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. Mới 15 tuổi, đồng chí đã bị thực dân Pháp kết án tù chung thân, hai lần bị địch bắt và đày ra Côn Đảo. Kẻ thù đã dùng mọi cực hình, đòn roi tra tấn nhưng đồng chí vẫn nêu cao khí phách anh hùng, kiên cường, bất khuất, giữ vững khí tiết cách mạng, cùng các đồng chí trong chi bộ Đảng ở nhà tù, tổ chức các lớp học tập chính trị, văn hóa, ngoại ngữ, biến nhà tù thực dân, đế quốc thành trường học cộng sản. Đồng chí là tấm gương một người cộng sản mẫu mực, trung với nước, hiếu với dân cho bao thế hệ hôm nay noi theo.

Người Cộng sản mẫu mực, trung với nước, hiếu với dân

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh:

3THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Xứ ủy Trung kỳ. Đầu năm 1941, đồng chí bị địch bắt ở Vinh kết án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo lần thứ hai. Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí được đón về Nam bộ hoạt động ở miền Tây, sau trực tiếp tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến ngay trong lòng thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn với cương vị Bí thư Thành ủy, Bí thư đặc khu ủy. Năm 1947, đồng chí được bầu vào Xứ ủy Nam bộ; năm l949, đồng chí tham gia Thường vụ Xứ ủy. Từ năm 1957 đến năm l960, đồng chí là quyền Bí thư Xứ ủy Nam bộ. Năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương chỉ định làm Bí thư Trung ương Cục miền Nam và sau đó là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam.

Sau ngày đất nước thống nhất, đồng chí được Đảng và Nhà nước tiếp tục giao nhiều nhiệm vụ quan trọng. Tháng 12/1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng - đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp

hành Trung ương Đảng. Năm 1987, đồng chí kiêm chức Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương. Tháng 6/1987, đồng chí được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991) và lần thứ VIII (tháng 6/1996) của Đảng, đồng chí được cử làm cố vấn Ban Chấp hành Trunhg ương Đảng. Đồng chí Nguyễn Văn Linh mất ngày 27/4/1998 tại TP.Hồ Chí Minh, hưởng thọ 83 tuổi.

* Trung với nước, hiếu với dân

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, trải qua các thời kỳ và cương vị công tác khác nhau, qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn giữ vững phẩm chất, khí tiết, đạo đức, tư cách của người cộng sản, một lòng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Văn Linh từng viết: “Trình độ trí tuệ dù quan trọng đến mấy cũng chỉ là một nhân tố trong những điều cần có của một cán bộ. Chú ý rằng phẩm chất cách mạng là yếu tố hết

sức cơ bản. Lòng trung thành vô hạn với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của giai cấp công nhân; ý chí cách mạng tiến công, sự chiến đấu không mệt mỏi để xây dựng CNXH một cách có hiệu quả; sự gắn bó và ý thức phục vụ nhân dân lao động; tôn trọng và xây dựng quyền làm chủ của nhân dân lao động; tính trung thực, ý thức dám đấu tranh và biết tự phê phán cùng với sinh hoạt cá nhân lành mạnh, nêu gương được cho mọi người xung quanh... nếu tất cả những điều này không có trong cán bộ nào đó, thì dù trí tuệ có cao đến đâu cũng không có ích gì cho cách mạng”. Vì lẽ đó, dù trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn; dù bị tra tấn, đọa đày trong ngục tù Côn Đảo, hay những ngày bám dân, bám đất, giữ phong trào giữa mưa bom bão đạn trong hai cuộc kháng chiến ở miền Nam, cho đến khi đảm nhiệm cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Linh vẫn giữ vững bản chất liêm khiết, khiêm tốn, giản dị của người cách mạng, hết lòng chăm lo cuộc sống của nhân dân. Đồng chí

4 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

luôn giữ gìn phẩm chất, đạo đức, phong cách của người cộng sản mẫu mực theo tấm gương của Bác Hồ cả trong công tác cũng như trong sinh hoạt.

Đồng chí luôn giữ phong cách làm việc, lãnh đạo dân chủ, tỉ mỉ, sâu sát, chủ động, sáng tạo. Trước mỗi hiện tượng mới từ thực tế cuộc sống, đồng chí thường về cơ sở, gặp cán bộ và nhân dân, khơi gợi để mọi người phát biểu, đề xuất. Trước những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, đồng chí đều lấy thực tiễn để kiểm định và kết luận. Đồng thời nhắc nhở các cấp ủy đảng và cán bộ các cấp bám sát cuộc sống, tổng kết thực tiễn để không ngừng góp phần hoàn chỉnh chủ trương, đường lối đã đề ra. Đồng chí căn dặn cán bộ, đảng viên: “Phải gắn lời nói với việc làm, có nhiệt tình cách mạng cao thống nhất với tri thức khoa học vững chắc, dám nhìn thẳng vào sự thật, công khai hóa hoạt động, đi sâu đi sát thực tiễn... biết giải quyết mọi công việc trên cơ sở phát huy quyền làm chủ và tính chủ động của nhân dân lao động”. Nguyên tắc mà đồng chí luôn tuân thủ và

đề cao là: Nắm vững chủ trương của Trung ương, phân tích chính xác tình hình thực tiễn, vận dụng một cách sáng tạo, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công việc. Dấu chân người cán bộ dày dạn hơn 30 năm trên các nẻo đường cách mạng, trên nhiều chiến trường ác liệt lại tiếp tục in dấu ở Tây Bắc, Việt Bắc, miền Trung, Tây Nguyên. Bà con xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn kể mãi cho con cháu những câu chuyện đầy xúc động, thân thương về chuyến thăm không báo trước của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh vào ngày 22/5/1988. Đó là “chuyến đi thực tế thành công” trên cương vị Tổng Bí thư như đồng chí đã tâm sự với các đồng chí cùng đi trên đường về Hà Nội. Từ những chuyến đi như vậy, đồng chí vừa nắm bắt chính xác tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, nhân dân; phát hiện, cổ vũ, nhân rộng các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; phát hiện, cảnh báo, tìm cách phòng, chống những biểu hiện hư hỏng, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền; nung

nấu quyết tâm cùng toàn Đảng, toàn dân làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã đi xa nhưng đồng chí để lại cho cán bộ, đảng viên, nhân dân ta bài học quý báu - tấm gương của một người cộng sản mẫu mực, suốt đời trung với nước, hiếu với dân. Chúng ta học tập và noi gương đồng chí Nguyễn Văn Linh ở tác phong sâu sát quần chúng, bám sát thực tiễn, đề cao dân chủ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; học tập phẩm chất đạo đức trong sáng, trung thực, thẳng thắn, ghét thói phô trương hình thức. Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một tấm gương sáng ngời về học tập và là theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Noi gương Bác Hồ, noi gương đồng chí Nguyễn Văn Linh mỗi cán bộ, đảng viên, người dân hôm nay và mai sau nguyện trung thành với lý tưởng cách mạng, ra sực phấn đấu trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ mọi mặt, ra sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, bảo vệ và xây dựng đất nước đẹp giàu./.

H.T.H

5THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9/7/1912

trong một gia đình trí thức nghèo thuộc dòng họ Nguyễn Trãi, tại làng Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Kế thừa truyền thống yêu nước, hiếu học của dòng họ, lớn lên trên mảnh đất “địa linh nhân kiệt”,

mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của xứ Kinh Bắc, ngay từ nhỏ Nguyễn Văn Cừ đã thể hiện tư chất thông minh, bản lĩnh kiên cường bất khuất, lòng yêu nước thiết tha, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn.

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ tham gia hoạt động từ khi mới 15 tuổi và được đi “vô sản hoá” vào tháng 8/1928 ở vùng mỏ Đông Bắc. Với tinh thần quyết tâm cách mạng, đồng chí

đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh kêu gọi công nhân lao động mỏ đứng lên làm cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Tờ báo Than do đồng chí Nguyễn Văn Cừ trực tiếp chỉ đạo và là người biên tập chính, với nội dung tuyên truyền Chủ nghĩa Mác - Lênin đã được phát hành rộng rãi ở Mạo Khê và vùng mỏ Đông Bắc.

Chỉ một năm sau, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã trở thành người chỉ đạo trực tiếp phong trào công nhân, phong trào cộng sản ở khu vực có lực lượng công nhân đông đảo nhất lúc bấy giờ.

Năm 1930, đồng chí Nguyễn Văn Cừ thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở mỏ Mạo Khê - chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng ta ở vùng mỏ Quảng Ninh. Sau khi thành lập chi bộ đảng tại đây, đồng

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

Nhà lãnh đạo xuất sắccủa Cách mạng Việt Nam

Khu lưu niệm Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ tại tại thôn Phù Khê Thượng, xã Phù Kê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Hữu Thắng.

PHẠM THỊ THUẬN

6 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

chí Nguyễn Văn Cừ được tổ chức phân công nhiệm vụ mới. Với vai trò là Phái viên của Trung ương Đảng tại vùng mỏ và với sự hoạt động năng nổ, có hiệu quả của đồng chí, các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hòn Gai, Cẩm Phả, Cửa Ông, Uông Bí, Vàng Danh lần lượt ra đời. Để thực hiện sự thống nhất chỉ đạo, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã cùng các đồng chí Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh chỉ đạo thành lập Đặc khu ủy mỏ Quảng Ninh. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm đại diện của Xứ ủy tại Đặc khu ủy mỏ. Ngày 15/2/1931, trên đường từ Cẩm Phả về Hòn Gai, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt và chuyển từ Hòn Gai về Hà Nội, giam ở Hỏa Lò. Tại đây, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã tích cực học tập lý luận, chính trị một cách kiên trì, tự giác. Trong thời gian này, do không thể khai thác được gì ở đồng chí Nguyễn Văn Cừ, nên thực dân Pháp buộc phải mang đồng chí ra tòa xét xử.

Ngày 13/5/1931, Hội đồng đề hình Bắc Kỳ đã kết án đồng chí Nguyễn Văn Cừ 20 năm biệt xứ và đày ra Côn Đảo. Tại đây,

đồng chí Nguyễn Văn Cừ gặp các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Hạ Bá Cang và nhiều đồng chí khác. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ tham gia chi bộ Đảng ở Côn Đảo và cùng với các đồng chí của mình tham gia vào nhiều cuộc đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù và đòi cải thiện đời sống; tham gia vào việc dịch một số tác phẩm kinh điển ra tiếng Việt và chép vào những tập giấy thuốc lá, để phổ biến rộng rãi cho anh em khác.

Năm 1936, ở Việt Nam và Pháp nổi lên phong trào đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả các tù chính trị ở Đông Dương. Cuộc đấu tranh đã mang lại kết quả, ngày 29/9/1936, nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương buộc phải thả tự do cho một số tù chính trị, trong đó có đồng chí Nguyễn Văn Cừ.

Những năm tháng trong nhà tù đế quốc là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, có điều kiện nghiền ngẫm, soi xét kinh nghiệm hoạt động thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, gắn lý luận với thực tiễn và lấy

thực tiễn để kiểm nghiệm lý luận.

Tháng 3/1937, đồng chí Nguyễn Văn Cừ tham gia Hội nghị thành lập Xứ ủy Bắc Kỳ lâm thời và được cử vào Ban Thường vụ, rồi được phân công làm đại diện của Xứ ủy bên cạnh Trung ương, đồng thời theo dõi công tác tuyên truyền. Cuối tháng 8/1937, tại Hội nghị Trung ương mở rộng ở Sài Gòn có đồng chí Lê Hồng Phong, Nguyễn Chí Diểu, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai... tham dự, do đồng chí Hà Huy Tập chủ trì. Tại Hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Thực hiện sự phân công của Trung ương, đồng chí trở ra Bắc triệu tập Hội nghị thành lập Liên Xứ ủy Bắc - Trung Kỳ và được bầu vào Ban Thường vụ.

Tháng 3/1938, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bí mật rời Hà Nội vào Sài Gòn, để dự Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được triệu tập tại Hóc Môn, Gia Định. Ngày 30/3/1938, Hội nghị đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng và đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư Ban

7THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, là Tổng Bí thư trẻ nhất trong lịch sử Đảng ta.

Với cương vị là Tổng Bí thư, nhận thấy tình hình quốc tế đang có những chuyển biến bất lợi cho cách mạng Việt Nam và Đông Dương, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã sớm đặt vấn đề chuyển hướng chiến lược của Đảng; chỉ đạo cho phát hành cuốn “Công tác bí mật của Đảng” kịp thời gửi tới Đảng bộ các cấp; trực tiếp triệu tập và chủ trì Hội nghị mở rộng Xứ ủy Bắc kỳ...

Đặc biệt, chỉ hai tháng sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, đồng chí đã triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, trong đó xác định: Đảng sẽ tiến hành thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ; phương pháp cách mạng cũng chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và không hợp pháp, chuẩn bị điều kiện

để tiến tới khởi nghĩa vũ trang.

Đến nay, khi nhìn lại những diễn biến lịch sử, chúng ta càng khâm phục quyết định chuyển hướng chiến lược và thay đổi phương pháp cách mạng của Đảng ta tại Hội nghị Trung ương 6 là hết sức sáng suốt, thể hiện tư duy chính trị nhạy bén, năng lực sáng tạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ còn là người đi đầu trong việc đề cao tinh thần thẳng thắn đấu tranh phê bình và tự phê bình nhằm nâng cao sức mạnh của Đảng, thể hiện thông qua tác phẩm “Tự chỉ trích” được viết vào tháng 7/1939. Bằng thực tiễn hoạt động phong phú của mình, đồng chí đã khái quát được những vấn đề tư tưởng lý luận hết sức sâu sắc mang tính thời đại cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị thời sự.

Tháng 01/1940, đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt, kẻ thù dùng mọi cách tra tấn, dụ dỗ hòng khai thác những bí mật của Đảng, nhưng tất cả những thủ đoạn bỉ ổi, dã

man và hèn hạ của chúng đều thất bại trước ý chí thép của người cộng sản kiên trung, chúng đành đưa đồng chí về giam tại Khám Lớn - Sài Gòn. Sau nhiều lần đưa ra xét xử, cuối cùng tòa án binh Sài Gòn đã kết án tử hình đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Sáng sớm ngày 28/8/1941, đồng chí Nguyễn Văn Cừ hiên ngang bước ra pháp trường.

Với 29 tuổi đời hơn 13 năm tham gia cách mạng, 7 năm bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, hơn 2 năm làm Tổng Bí thư của Đảng, hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng những cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đối với Đảng và dân tộc ta rất to lớn. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ là một chiến sĩ cộng sản ưu tú, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, những phẩm chất bất khuất, kiên trung và những cống hiến lớn lao của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ mãi mãi được Đảng và Nhân dân ta ghi nhớ và tôn vinh, là tấm gương sáng cho những người cộng sản, cho nhân dân và các thế hệ trẻ Việt Nam học tập, noi theo./.

P.T.T

8 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Thắng lợi của hiệp định Giơnevơ và bài học cho hôm nay

* Thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ

Ngày 08/5/1954, một ngày sau Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, Hội nghị Giơnevơ về chấm dứt chiến sự và lập lại hòa bình ở Đông Dương khai mạc. Sau 75 ngày thương lượng, qua 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia được ký kết. Ngày 21/7/1954, Hội nghị Giơnevơ kết thúc, thông qua Tuyên bố chung bao gồm những nội dung quan trọng, như đình chỉ chiến sự, lập lại, duy trì và củng cố hòa bình; tổng tuyển cử thống nhất đất nước; và các vấn đề thi hành hiệp định cho toàn bộ Đông Dương. Sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta bước sang một giai đoạn mới. Từ thắng lợi ở Hội nghị Giơnevơ, dân tộc ta đã đi qua nhiều chặng đường

lịch sử: 21 năm kháng chiến trường kỳ để đất nước sạch bóng quân xâm lược, giang sơn thu về một mối; 10 năm đấu tranh phá bao vây cấm vận; và gần 30 năm đổi mới, đưa đất nước vững bước trên con đường phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương diễn ra trong bối cảnh rất phức tạp. Đầu những năm 1950, chiến tranh lạnh từ châu Âu lan sang châu Á, các nước lớn tìm cách tránh xung đột quân sự trực tiếp và dần chuyển sang hòa hoãn với nhau. Tại Hội nghị Tứ cường

ở Béc-lin (từ ngày 25/1 đến 18/2/1954), các nước lớn đã quyết định triệu tập Hội nghị Giơnevơ để bàn về vấn đề Triều Tiên và Đông Dương. Trước khi bàn về Đông Dương, các nước lớn ý đồ áp dụng “Cách thức Triều Tiên” (1) - nghĩa là một giải pháp đình chiến, chia cắt đất nước và chỉ giải quyết các vấn đề quân sự. Kiên định mục tiêu cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và các nước khác trên bán đảo Đông Dương, chúng ta đã kiên trì đấu tranh cho một giải pháp toàn diện cả quân sự và chính trị. Mặt quân

Thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ và bài học cho hôm nay

ÁNH DƯƠNG

Ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. 65 năm đã đi qua, nhưng một sự kiện chính trị có mặt các cường quốc thế giới quyết định nhiều vấn đề của thời đại diễn ra ở Giơnevơ (Thụy Sĩ), đó là Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết, quan hệ quốc tế chuyển sang trang mới, những bài học của Hội nghị Giơnevơ vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.

9THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

sự là ngừng bắn, rút quân đội nước ngoài và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Mặt chính trị là bảo đảm hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia, chấm dứt chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Hiệp định Giơnevơ không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam mà còn là thắng lợi của các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Việt Nam bước vào Hội nghị Giơnevơ trong tư thế của người chiến thắng. Bài học từ Hội nghị Giơnevơ là đừng bao giờ bị lệ thuộc, đánh mất tính độc lập, tự chủ nhằm bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Các quyền trên là “bất biến”, với phương sách “ứng vạn biến”.

* Bài học cho hôm nayHiệp định Giơnevơ là

một thành công lớn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đánh dấu nấc thang đi lên trong tiến trình giải phóng dân tộc, là dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh chính nghĩa trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam giành

độc lập dân tộc. Thắng lợi ở Hội nghị Giơnevơ là thắng lợi trong cuộc đấu tranh ngoại giao bằng việc quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, bằng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, bằng nội lực của dân tộc và sự khôn khéo tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới để có bước phá vây quốc tế nhằm tạo ra kết quả thuận lợi. Đã 65 năm trôi qua nhưng bài học trong quá trình ký kết Hiệp định Giơnevơ còn mang tính thời sự nóng hổi đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Sự hợp tác đa phương trở thành tất yếu trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu. Hội nhập quốc tế vừa là quá trình hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức. Hội nghị Giơnevơ đã để lại nhiều bài học quí báu, có thể nói bài học trước hết là trong đấu tranh và

ngoại giao, quan hệ quốc tế, phải nắm vững nguyên tắc độc lập tự chủ. Bài học thứ hai là bài học về kết hợp giữa chiến đấu và đàm phán, giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao để bảo vệ và xây dựng đất nước. Một bài học nữa mang tính quy luật rút ra qua Hiệp định Giơnevơ là sự đoàn kết của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia - một nhân tố sống còn bảo đảm sự nghiệp xây dựng và bảo vệ mỗi nước, điều mà các thế lực bên ngoài nhận thức rất rõ nên thường xuyên tìm cách phân ly, chia rẽ. Đó là sức mạnh vật chất kết hợp với sức mạnh tinh thần, nhất là lòng yêu nồng nàn nước dưới ngọn cờ chính nghĩa, lòng quả cảm và tình đoàn kết keo sơn của các dân tộc, trí thông minh và tinh thần sáng tạo của toàn quân, toàn dân. Đó là sức mạnh tổng hợp của các mặt trận đấu tranh khác nhau: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội, dư luận... Đó là sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại và sự đoàn kết quốc tế, kể cả các tầng lớp nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý ngay ở những nước xâm hại nước ta./.

A.D

10 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Ngày 30/5/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn

Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Chỉ thị nêu rõ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại của đất nước. Đại hội

tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2015 - 2020 và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm tiếp theo và bầu Ban Chấp hành Trung ương

nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trên phạm vi cả nước, diễn ra trong bối cảnh nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh được giữ vững, đối ngoại được mở rộng và mang lại hiệu quả thiết thực; công tác xây dựng, chỉnh đốn

Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng:

Kế thừa, ổn định, đổi mới, sáng tạo và phát triểnPHẠM HẰNG

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Trí Dũng.

11THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Đảng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; vai trò, vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế và lòng tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được củng cố, tăng lên. Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta; thời cơ, thuận lợi và những khó khăn, thách thức đan xen, nhưng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã và đang quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nắm bắt thời cơ, vận hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp theo những yêu cầu và nội dung sau:

Công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng: Phải thực hiện phương châm kế thừa, ổn định, đổi mới, sáng tạo và

phát triển; phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững nguyên tắc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; coi trọng chất lượng, hiệu quả, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là người đứng đầu; bảo đảm an toàn, thiết thực, không phô trương hình thức, kiên quyết chống lãng phí, tiêu cực. Thông qua đại hội đảng bộ các cấp, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; củng cố, tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc và niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Công tác nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025: Phải bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ mà trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ. Cấp uỷ nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải đặc biệt coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới, thực hiện thắng lợi nghị quyết

đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử: Phải thực hiện đúng Điều lệ, quy chế, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông, dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch; gắn kết chặt chẽ với công tác quy hoạch cán bộ và sắp xếp, bố trí nhân sự lãnh đạo cơ quan Nhà nước các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Chú trọng phát hiện, giới thiệu tham gia cấp uỷ những nhân tố mới có đức, có tài, có uy tín, có triển vọng thông qua hoạt động thực tiễn, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số. Việc đánh giá cán bộ phải chặt chẽ và thực chất, trên cơ sở đánh giá của cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, đặc biệt coi trọng phẩm chất, uy tín, kết quả cụ thể; chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin giả, thông tin không chính thức, xấu độc, có dụng ý bịa đặt, xuyên tạc, gán

12 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

ghép trên internet, mạng xã hội liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự.

Đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên phải là những đồng chí tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, lối sống, đại diện cho trí tuệ của đảng bộ, có khả năng đóng góp thiết thực, hiệu quả vào sự thành công của đại hội.

Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội phải coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; tập trung giải quyết, xử lý kịp thời, có hiệu quả những hạn chế, bất cập, yếu kém, những vấn đề tồn đọng kéo dài gây bức xúc mà cán bộ, đảng viên, nhân dân quan tâm. Tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; đồng thời, phải tỉnh táo, cảnh giác, chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với mọi âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn.

Đại hội đảng bộ các cấp thực hiện 4 nội dung:

Tổng kết thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2020-2025; thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng và văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp; bầu ban chấp hành đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025; bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Những nơi có khó khăn liên quan đến công tác nhân sự, được cấp ủy có thẩm quyền đồng ý thì tiến hành đại hội với 3 nội dung, chưa bầu cấp uỷ khoá mới.

Số lượng cấp uỷ viên, uỷ viên thường vụ và phó bí thư cấp uỷ: Số lượng ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ khóa mới giảm khoảng 5% số lượng cấp ủy viên cấp tỉnh, cấp huyện so với số lượng tối đa đã được Trung ương xác định ở nhiệm kỳ 2015 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, 7 (khóa XII).

Về thời gian tiến hành đại hội đảng bộ các cấp: Đại hội đảng viên hoặc đại hội đại biểu đảng bộ cơ sở không quá 2 ngày; bắt đầu từ tháng 4/2020, hoàn thành trước ngày

30/6/2020. Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện và tương đương không quá 3 ngày; hoàn thành trước ngày 31/8/2020. Đại hội đại biểu đảng bộ trực thuộc Trung ương không quá 4 ngày, hoàn thành trước ngày 31/10/2020. Thời gian họp trù bị đại hội cấp huyện và tương đương trở lên không quá 1/2 ngày. Thời gian tổ chức đại hội điểm đối với đảng bộ cấp cơ sở vào đầu quý I/2020; cấp huyện và tương đương vào đầu quý II/2020; đối với đảng bộ trực thuộc Trung ương vào đầu quý III/2020.

Tổ chức, thực hiện: Các cấp uỷ tổ chức quán triệt Chỉ thị và xây dựng kế hoạch thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung Chỉ thị đề ra; lãnh đạo công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, đồng thời lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân; gắn với các phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp và kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2020.

P.H

13THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Sau 20 ngày làm việc với tinh thần dân chủ, trách nhiệm (từ

ngày 20/5 - 14/6/2019), Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành toàn bộ chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7 với nhiều nội dung trên tất cả các lĩnh vực: lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Về công tác lập pháp: Quốc hội xem xét và

thông qua 07 Luật, 10 Nghị quyết và cho ý kiến về 09 Dự án Luật. Các luật, nghị quyết được Quốc hội xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, đã cân nhắc đến từng phương án và được thông qua với sự đồng thuận cao. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Các dự án luật được cho ý kiến tại kỳ họp này có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức bộ

máy, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.

Về hoạt động giám sát tối cao:

- Quốc hội xem xét báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018 và tình hình triển khai thực hiện những tháng đầu năm 2019. Quốc hội nhận định, trong thời gian qua, nước ta tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Việt Nam vừa được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu rất cao; điều đó càng khẳng định vị thế của nước ta là một thành viên có trách nhiệm, tích cực trong cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế, vẫn đang phải đối mặt với những thách thức mới. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, tiếp tục bám sát tình hình thực tiễn, có các giải pháp kịp thời, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành để giữ vững đà tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; chủ động, linh hoạt ứng phó trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị thế giới.

- Tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018”, bên cạnh ghi nhận nhiều kết quả đã đạt được trong thời gian qua, Quốc hội cũng đã thẳng

Một số kết quả chủ yếu kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV

14 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế, yếu kém, tồn tại; đồng thời, đề xuất nhiều giải pháp tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật.

- Trên cơ sở lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri và xem xét đề xuất của Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu về những vấn đề nổi cộm, gây nhiều bức xúc trong thời gian qua, Quốc hội đã quyết định chọn chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” để tiến hành giám sát tối cao trong năm 2020.

- Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn: Trong thời gian 2,5 ngày, đại biểu Quốc hội đã chất vấn các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng 04 Bộ: Công an, Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các Bộ trưởng, Trưởng ngành khác cùng tham gia trả lời chất vấn. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp được cử tri và Nhân dân quan tâm đánh giá cao, các nhóm vấn đề được lựa chọn là xác đáng, bám sát thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội; các phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong không khí dân chủ,

sôi nổi, thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri. Các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Trưởng ngành đã trả lời thẳng thắn, trách nhiệm, đưa ra nhiều cam kết nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý trong lĩnh vực phụ trách. Quốc hội ghi nhận và đề nghị các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Trưởng ngành sớm có hành động cụ thể để triển khai những cam kết trong thực tế đạt hiệu quả cao nhất.

Quốc hội xem xét và quyết định một số vấn đề quan trọng khác

- Quốc hội xem xét và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó, yêu cầu Chính phủ tăng cường chỉ đạo, có giải pháp tích cực để khắc phục hạn chế, xử lý nghiêm các vi phạm, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tăng cường quản lý nợ công, vốn đầu tư và bội chi ngân sách, chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế.

- Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc

bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với ông Dương Văn Thăng, Thiếu tướng, Quyền Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương; nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc cho thôi chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội và thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Lê Đình Nhường - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình.

- Quyết định một số vấn đề liên quan đến điều hành ngân sách nhà nước và kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Sau kỳ họp, Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tổ chức tốt hoạt động tiếp xúc cử tri, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân; nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt thực tiễn đời sống xã hội để phản ánh, kiến nghị kịp thời với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan, tích cực chủ động hơn nữa trong công tác lập pháp, giám sát để các quyết sách vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV sớm đi vào cuộc sống./.

Thanh Lâm (Tổng hợp từ nguồn BTGTW).

15THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Những năm qua, nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của

Bộ Lao động - TBXH, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và sự tham gia của toàn xã hội, công tác chăm sóc người có công ở Gia Lai đã thu được kết quả đáng khích lệ. Nhằm không ngừng nâng cao mọi mặt đời sống gia đình chính sách, người có công, trong điều kiện tỉnh còn không ít khó khăn, bên cạnh việc tích cực tuyên truyền để huy động sức mạnh của cả cộng đồng xã hội cùng nhau chăm lo cho các đối tượng người có công (NCC), Sở Lao động-TB&XH còn chú trọng thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi cho NCC.

Sở đã tập trung kiểm tra giải quyết kịp thời các loại hồ sơ NCC; hoàn thành dự án nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý hồ sơ NCC để đảm bảo quản lý, bảo quản tốt và khai thác hồ sơ kịp thời cho đối tượng. Tiếp nhận và trả lời kịp thời đơn thư hỏi các chế độ chính sách, tìm mộ liệt

trả trợ cấp kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng, góp phần không nhỏ trong việc ổn định, nâng cao đời sống cho đối NCC trên địa bàn. Đến nay, 100% hộ NCC có mức sống trung bình trở lên; 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận chăm sóc.

Để bồi dưỡng sức khỏe cho NCC theo quy định, mỗi năm Sở tổ chức 2 đợt (mỗi đợt trên 100 NCC) đi điều dưỡng tập trung tại các trung tâm điều dưỡng NCC trong nước và ra quyết định giải quyết chế độ điều dưỡng tại nhà cho trên 5.000 NCC.

Bên cạnh chi trả trợ cấp kịp thời cho NCC, việc chăm lo nhà ở và tổ chức thăm hỏi động viên NCC luôn được quan tâm. Sở đã phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương rà soát công tác làm nhà ở cho NCC theo quyết định 603/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh về làm nhà ở cho NCC giai đoạn II theo Quyết định 22/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ. Đồng thời, thường xuyên tranh thủ sự ủng hộ của các tập thể và cá nhân đóng góp xây dựng hoặc

Chú trọng công tác chăm sóc người có công với cách mạng

Gia Lai

TRẦN THỊ HOÀI THANH TUV, Giám đốc Sở LĐ, TB & XH tỉnh

sĩ; đính chính thông tin liệt sỹ; hồ sơ NCC từ các tỉnh khác chuyển đến…

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 65.000 đối tượng chính sách, trong đó, có trên 12.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Sở ký hợp đồng với Bưu điện tỉnh tổ chức chi trả trợ cấp cho đối tượng NCC. Hằng tháng, hệ thống Bưu điện tỉnh đã chi

16 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

sửa chữa nhà ở cho NCC trên địa bàn tỉnh góp phần giải quyết cơ bản về nhà ở cho NCC. Trong năm, Sở đã tham mưu kịp thời, phục vụ lãnh đạo tỉnh và nhân dân, thân nhân liệt sĩ đến thăm viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ; thăm hỏi NCC tiêu biểu nhân dịp Tết nguyên đán và kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7; kịp thời quà của lãnh đạo Chủ tịch nước, của tỉnh cho đối tượng NCC.

Thực hiện tốt công tác quản lý các phần mộ liệt sỹ tại các nghĩa trang và đền thờ, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên địa bàn tỉnh. Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh và Bộ Lao động – TBXH đầu tư kinh phí xây dựng, tu bổ nâng cấp các NTLS và công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh ngày càng khang trang. Hằng năm, Sở đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Đức Cơ phục vụ chu đáo Lễ đón, lễ viếng, triệu điệu và an táng liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ ở Campuchia về nước tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Cơ.

Phát huy những kết quả

đã đạt được, thời gian tới Sở tiếp tục tham mưu cho tỉnh triển khai thực hiện tốt 5 chương trình tình nghĩa, đồng thời vận động toàn dân tham gia chăm sóc người có công nhằm bảo đảm mức sống của gia đình NCC bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; Tập trung tuyên truyền, phổ biến Pháp luật, Pháp lệnh 04, Nghị định 31 và các văn bản hướng dẫn liên bộ: Chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng là tình cảm thiêng liêng và trách nhiệm của toàn xã hội; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Vận động, đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh và các huyện, TX, TP; 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đều được các cơ quan, ban, ngành nhận phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo đến suốt đời; Tổ chức tốt điều dưỡng tập trung và tại nhà cho đối tượng chính sách NCC, đạt 100% chỉ tiêu phân bổ của Bộ LĐ,TB,XH. Nắm chắc đời sống của hộ gia

đình NCC đặc biệt các hộ khó khăn về nhà ở, đời sống vật chất để tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo hỗ trợ giúp đỡ kịp thời; Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trước, trong và sau Tết cổ truyền; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 72 năm ngày TBLS (27/7/1947-27/7/2019). Phối hợp với các đơn vị quân đội và các huyện, TX, TP tiếp tục tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ để đưa vào an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ trong tỉnh; Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ chính sách NCC đảm bảo kịp thời đúng quy định; Thanh tra kiểm tra thực hiện chế độ người có công ở các địa phương; Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tham mưu cho Ban Chỉ Đạo 515 của tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện xác định danh tính liệt sỹ còn thiếu thông tin theo Quyết định 150/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, phấn đấu năm 2019 đạt 7% và đến năm 2020 đạt 15% số mộ liệt sỹ chưa xác định được danh tính trên địa bàn tỉnh được lấy mẫu phẩm xác định AND./.

T.T.H.T

17THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Ngày 07/6/2019, trong khuôn khổ Khóa 73, Đại hội

đồng Liên Hợp Quốc, các quốc gia thành viên đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu cao (192/193 phiếu). Đây là lần thứ hai trong vòng hơn 10 năm, Việt Nam được bầu làm thành viên cơ quan có vai trò hàng đầu của Liên Hợp Quốc trong việc duy trì hoà bình, an ninh quốc tế. Sự kiện này không chỉ là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với vị thế của Việt Nam đổi mới, hội nhập mà còn là sự tin tưởng, kỳ vọng vào những đóng góp trách nhiệm của Việt Nam đối với hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế trong những năm tới.

Trong lần đầu tiên tham gia (Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009),

chúng ta đã nỗ lực rất cao và được các thành viên Liên Hợp Quốc hợp tác, ủng hộ và đã đảm nhiệm thành công nhiệm vụ của mình. Việt Nam đã tham gia tích cực vào nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng; chủ trì thành công nhiều sự kiện quốc tế quan trọng, gần đây là Năm APEC 2017 và Hội nghị hợp tác WEF-ASEAN 2018, qua đó khẳng định khả năng chủ động tham gia dẫn dắt, định hình các cơ chế quốc tế và khu vực; tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, lần đầu tiên triển khai thành công Bệnh viện dã chiến cấp 2 đến Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan (tháng 10/2018) và hoàn thành tốt vai trò nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần thứ hai (tháng 2/2019),

Thông tin đối ngoại và quốc tế

Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021

18 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

từng bước phát huy vai trò “trung gian, hòa giải” trong giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế.

Trong nhiệm kỳ 2 năm tới (2020 - 2021), Việt Nam sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực trụ cột: (1) tăng cường phối hợp giữa Hội đồng Bảo an và các tổ chức khu vực trong việc phòng ngừa xung đột; (2) tái thiết và xây dựng hòa bình sau xung đột; (3) tăng cường bảo vệ dân thường cũng như thúc đẩy các công việc của Hội đồng Bảo an liên quan tới phụ nữ, hòa bình và an ninh, trẻ em và các cuộc xung đột vũ trang. Việt Nam sẽ thay thế Cô-oét đại diện

nhóm châu Á - Thái Bình Dương và theo cơ chế luân phiên, Việt Nam sẽ là chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 1/2020.

Việc nước ta được cộng đồng quốc tế tín nhiệm bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định sự đúng đắn của đường lối đối ngoại do Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra và tinh thần Chỉ thị 25/CT-TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, theo đó Việt Nam “chủ động tham gia

và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên Hợp Quốc”, góp phần duy trì, củng cố môi trường hòa bình, ổn định phục vụ phát triển đất nước, đồng thời thể hiện tốt vai trò thành viên có trách nhiệm, tham gia đóng góp vào xây dựng một trật tự thế giới hòa bình, công bằng, dân chủ và tiến bộ. Đây cũng là cơ hội để chúng ta khẳng định vị thế đất nước và nâng cao uy tín quốc gia trên trường quốc tế, tự tin tiếp bước đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả trong hệ thống quản trị toàn cầu./.

Phương Thư(Tổng hợp từ nguồn BTGTW).

Toàn cảnh một cuộc họp Hội đồng bảo an LHQ ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN.

19THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM

CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM

Mỹ và Trung Quốc đang sa vào cuộc chiến

thương mại kéo dài hơn một năm qua. Sau 11 vòng đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc không đạt được thỏa thuận cụ thể nào và đang có dấu hiệu leo thang. Mỹ đã tăng thuế hàng hóa có tổng giá trị 250 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi Trung Quốc áp thuế cao đối với hành hóa nhập

khẩu từ Mỹ trị giá 110 tỷ USD. Mỹ Quyết định tăng mức thuế mới từ 10% hiện nay lên 25% đối với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 10/5/2019. Ngày 13/5/2019, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá 60 tỷ USD kể từ ngày 01/6/2019. Ngày 15/5/2019, Tổng thống Donal Trump ký

sắc lệnh hành pháp cấm các công ty Mỹ mua và sử dụng các thiết bị tin học và công nghệ viễn thông của nước ngoài có nguy cơ an ninh quốc gia. Ngày 19/5/2019, đồng loạt các công ty lớn của Mỹ, như: Qualcom, Intel, Google tuyên bố ngừng hợp tác với Huawei (Trung Quốc). giới chuyên gia đã đưa ra một số dự báo về thiệt hại đối với kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam:

Các dòng sản phẩm 200 tỷ USD mà Mỹ đe dọa áp thêm thuế 10% không có hàng may mặc và giày dép. Như vậy sẽ không có lo ngại về các nhóm hàng này tràn vào thị trường Việt Nam. Ảnh: Xuân Thành.

20 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Tác động đối với kinh tế toàn cầu: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng do những xáo trộn và bất ổn của dòng thương mại thế giới. Lòng tin của các nhà đầu tư thêm bất an khi vẫn đang chịu đựng sự bất an từ tiến trình Brexit, bất ổn địa chính trị ở Trung Đông có dấu hiệu tăng lên, sẽ khiến giảm lượng vốn đầu tư trên toàn cầu, dẫn đến sụt giảm tăng trưởng và việc làm.

Tác động đối với Việt Nam: Về dòng vốn FDI: Dòng vốn FDI từ Trung Quốc “tránh bão” sẽ tìm đến một số nước, trong đó có Việt Nam.

Về thương mại: Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc có thêm cơ hội bán hàng sang Mỹ. Tuy

nhiên, những thiệt hại dường như lớn và trực diện hơn:

1. cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc gần đây càng trở nên nặng nề. Cầu từ thị trường Trung Quốc đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có dấu hiệu giảm;

2. việc phá giá đồng Nhân dân tệ sẽ gây thêm thiệt hại không nhỏ cho sức cạnh tranh hàng xuất khẩu của Việt Nam. Cầu đang suy yếu trong khi giá lại đắt lên sẽ làm suy giảm sức xuất khẩu của hàng Việt Nam;

3. xuất khẩu của Trung Quốc gặp khó khăn đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ dư thừa công suất và hàng hóa. Những dư thừa

đó rất có thể sẽ tìm đường sang Việt Nam. Kết quả, thâm hụt thương mại với Trung Quốc sẽ lớn hơn, và nền sản xuất trong nước sẽ bị ảnh hưởng.

Về vấn đề này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: “Đây là quan tâm chung của quốc tế bởi có ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu và sự ổn định của kinh tế thế giới. Việt Nam quan tâm theo dõi và mong muốn hai nước sẽ sớm giải quyết bất đồng thông qua đối thoại, thương lượng trên tinh thần tôn trọng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế và các cam kết quốc tế, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới”./.

Hải Âu(Tổng hợp từ nguồn BTGTW).

Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ xô vào các khu công nghiệp của Việt Nam trong lúc cuộc chiến mậu dịch giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh minh họa.

21THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Trong 6 tháng đầu năm, kinh tế - xã hội của tỉnh có

bước phát triển ổn định; tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 7,22%, trong đó nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 2,37%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,5%; dịch vụ tăng 8,08%; thuế sản phẩm tăng 8,56%.

Tính đến ngày 15/6/2019, toàn tỉnh đã gieo trồng được 121.979 ha cây trồng các loại, đạt 58,3% kế hoạch, tăng 15,5% so với cùng kỳ. Có 12/17 huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện chuyển đổi 626,52ha (đạt 58,7% kế hoạch) đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Đến nay, toàn

tỉnh có 60 xã (32%) đạt chuẩn nông thôn mới; nâng bình quân tiêu chí đạt/xã là 12,92 tiêu chí; thành phố Pleiku đang hoàn chỉnh các thủ tục trình Trung ương công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018; thị xã An Khê đang hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018...

Giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán

lẻ hàng hóa và dịch vụ, thu ngân sách nhà nước, nguồn vốn huy động - cho vay ngân hàng, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đều tăng so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm ước thực hiện 11.070 tỷ đồng, đạt 42,58% kế hoạch, tăng 14,39% so với cùng kỳ.

Thu ngân sách trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước đạt 2.455 tỷ đồng, bằng 54,51% dự toán Trung ương giao, bằng 50,05%

Kinh tế - Văn hóa - Quốc phòng, An ninhMột số kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019

Hội nghị sơ kết nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019. Ảnh: Ngọc Minh.

NHẬT THẢO

22 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao (bằng 49,1% kế hoạch phấn đấu), tăng 7,64% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương 6 tháng ước đạt 5.395 tỷ đồng, bằng 43,92% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 8,72% so với cùng kỳ. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) tiếp tục được cải thiện, đứng thứ 33 toàn quốc, môi trường đầu tư tiếp tục được quan tâm; nhiều doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tìm hiểu đầu tư tại tỉnh; số doanh nghiệp thành lập mới tăng khá. Công tác cải cách hành chính được quan tâm, các vấn đề bức xúc xã hội được tập trung xử lý; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí. Công tác đối ngoại được tăng cường. An ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, thông tin - truyền thông tiếp tục có bước phát triển.

Mạng lưới và nguồn lực y tế không ngừng được củng cố và phát triển. Toàn tỉnh hiện có 3.665 giường bệnh (tuyến tỉnh

2.250 giường, tuyến huyện 1.415 giường), đạt tỷ lệ 24,8 giường bệnh/vạn dân; có 4.439 cán bộ y tế (trong đó có 1.133 bác sỹ, 329 dược sĩ), 2.082 nhân viên y tế thôn bản, đạt tỷ lệ 7,66 bác sĩ/vạn dân; 89% số xã có bác sỹ; 100% số xã có nữ hộ sinh. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 80,63%.

Các hoạt động lễ, kỷ niệm, các sự kiện nổi bật của tỉnh được tổ chức chu đáo. Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc được chú trọng. Trong 6 tháng đầu năm đã giải quyết việc làm cho 14.095 lao động, đạt 54,84% kế hoạch, tăng 10,11% so với cùng kỳ (trong đó xuất khẩu lao động 745 người).

Tuy nhiên, tình hình khô hạn, dịch bệnh trên gia súc diễn biến phức tạp, đã xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, dịch lở mồm long móng; các chương trình, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp tuy có cố gắng nhưng vẫn chậm, chưa hình thành được mô hình điểm để nhân rộng; để xảy ra cháy rừng, tình trạng phá rừng vẫn còn diễn ra ở một số địa phương. Phạm pháp hình sự, nhất là tội phạm giết người tăng,

một số vụ tính chất manh động. Công tác cải cách hành chính chưa được cải thiện; an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Tình trạng vay tín dụng đen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn xảy ra ở một số địa phương.

Trong 6 tháng cuối năm 2019, các sở, ban, ngành, địa phương cần phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động phối hợp chặt chẽ để tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 theo kế hoạch; tranh thủ tối đa sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh để cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nỗ lực, cố gắng toàn diện trên tất cả các mặt công tác, phấn đấu đạt mức cao nhất, thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, đối ngoại năm 2019, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh đã đề ra./.

N.T

23THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm

lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về BHYT đến mọi tầng lớp nhân dân. Các cơ quan thông tin đại chúng mở các chuyên trang, chuyên mục định kỳ tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về BHYT; về vị trí, vai trò, ý nghĩa của BHYT trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi của người dân tham gia BHYT; phát hiện, phản ánh những bất cập, yếu kém trong chính sách và quá trình thực hiện chính sách BHYT ở địa phương, cơ sở.

Ngành bảo hiểm xã hội phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành trong công

tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia BHYT. Công tác tuyên truyền được triển khai sâu rộng bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị; nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, tập trung vào các quan điểm, chủ trương của Đảng và các chính sách của nhà nước về BHYT. Nhờ vậy,

nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia thực hiện chính sách BHYT được nâng lên; góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của của tỉnh.

Nhằm thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách về BHYT trên địa bàn tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh đã

Gia Lai: Triển khai đồng bộ các giải pháp, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế

TỐNG THỚI MỐC Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 38-CT/TW, ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư (Khóa X) “về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới”, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương, công tác tổ chức thực hiện chính sách BHYT cho nhân dân trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội ở địa phương.

24 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

ban hành các Nghị quyết nhằm hỗ trợ thêm cho các đối tượng: hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các dịch vụ cơ bản khác, nhưng không thiếu hụt BHYT; người thuộc hộ cận nghèo; người thuộc hộ nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình; học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình có đông con, gặp khó khăn về kinh tế... giúp các đối tượng này có điều kiện tham gia BHYT. Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở các đối tượng được ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT, hoặc hỗ trợ mức mua thẻ BHYT theo quy định, kịp thời đề nghị cấp trên cấp kinh phí để mua thẻ đảm bảo quyền lợi cho các đối

tượng thụ hưởng. Năm 2017, hỗ trợ thêm mức đóng cho 35.563 người với số tiền 4.769 triệu đồng; năm 2018, hỗ trợ thêm cho 49.594 người, với số tiền là 6.982 triệu đồng từ nguồn quỹ kết dư BHYT để lại cho địa phương; Năm 2019, tỉnh xuất 7.806 triệu đồng từ ngân sách địa phương hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho 43.000 người thuộc các nhóm đối tượng trên.

Các cấp, các ngành đã phối hợp chặt chẽ với ngành bảo hiểm xã hội triển khai, thực hiện đầy đủ quyền lợi của người có thẻ; tăng cường kiểm tra, giám sát, việc thực hiện quy định bắt buộc người

sử dụng lao động, người lao động phải tham gia BHYT. Hằng năm, tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển đối tượng, giao chỉ tiêu cho các địa phương, đơn vị thực hiện, đi đôi với tổ chức đánh giá định kỳ, khắc phục kịp thời những hạn chế, xây dựng giải pháp phù hợp để phát triển đối tượng tham gia BHYT, hướng đến mục tiêu BHYT toàn dân. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật BHYT, nhất là kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT theo quy định của nhà nước; kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm, nhất là trốn

Tỉnh ủy Gia Lai kiểm tra thực hiện công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới. Ảnh: Ngọc Minh.

25THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

đóng, nợ BHYT đối với người lao động. Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động, cơ quan quản lý đối tượng và các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT thực hiện tốt các quy định của pháp luật, từng bước khắc phục sai sót trong giải quyết chế độ, góp phần đưa chính sách bảo hiểm vào cuộc sống, đảm bảo quyền lợi các đối tượng tham gia.

Công tác cấp, quản lý thẻ BHYT được thực hiện đúng quy định; phát triển đối tượng tham gia BHYT đạt và vượt chỉ tiêu giao. Năm 2009, toàn tỉnh có 882.847 người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ là 69,36% dân số; năm 2014, có 983.041 người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ là 71,34% dân số; năm 2018, có 1.302.030 người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 89,26% dân số, vượt 5,76% chỉ tiêu theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ giao. Nhóm đối tượng thuộc diện tham gia BHYT hộ gia đình tăng nhanh, từ 22.000 người tham gia năm 2009; năm 2014, đạt 63.151 người; đến năm 2018, đạt 160.862 người, gấp 08 lần so với năm 2009. 100% người cận

nghèo được hỗ trợ tham gia BHYT; tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT đạt 91,87%. Đã giải quyết các chế độ chính sách BHYT theo đúng quy định cho các đối tượng thụ hưởng, góp phần đảm bảo quyền lợi của người có thẻ.

Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên. Các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn, quy trình khám, chữa bệnh; đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, đi đôi với đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Quỹ khám, chữa bệnh chi trả kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT. Tổng số tiền chi khám chữa bệnh BHYT tăng hàng năm. Năm 2009 là 112.600 triệu đồng; năm 2014 là 324.299 triệu đồng; đến 2018 là 970.866 triệu đồng. Công tác phối hợp quản lý các hoạt động khám, chữa bệnh BHYT được thực hiện chặt chẽ, có nhiều đổi mới, như: Lập đường dây nóng để xử lý các các vi phạm nguyên tắc, quy định trong khám, chữa bệnh, giải quyết chế độ cho nhân dân; công

khai, minh bạch các hoạt động khám, chữa bệnh BHYT. 10 năm qua, số lượt người, tần suất khám chữa bệnh BHYT tăng. Năm 2009, có 658.498 lượt người khám, chữa bệnh BHYT, đến năm 2014, có 1.146.335 lượt người, năm 2018 có 1.754.125 lượt người. Tần suất khám, chữa bệnh BHYT năm 2009, đạt 0,74% lượt/thẻ/năm; năm 2014, đạt 1,16% lượt/thẻ/năm; năm 2018, đạt 1,35% lượt/thẻ/năm.

Cùng với những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế, bất cấp. Công tác tuyên truyền, vận động người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống tại các xã, phường, thị trấn vùng I tham gia BHYT gặp khó khăn. Nhận thức của một bộ phận nhân dân về chính sách bảo hiểm y tế còn hạn chế; tỷ lệ bao phủ BHYT mặc dù cao, nhưng thiếu bền vững, do đối tượng tham gia BHYT được ngân sách nhà nước đóng, hoặc hỗ trợ mức đóng chiếm tỷ lệ cao; tỷ lệ học sinh tham gia bảo hiểm y tế chưa đạt mục tiêu đề ra (mới đạt 91,87%). Hộ gia đình

26 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình dù được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng khi tham gia BHYT nhưng đến nay số lượng tham gia BHYT còn hạn chế (mới chỉ đạt 1,01%). Các doanh nghiệp chấp hành pháp luật về BHYT đối với người lao động chưa nghiêm. Công tác điều tra, thống kê và lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng do ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% hoặc hỗ trợ một phần kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế chưa kịp thời, còn sai sót, nhất là trẻ em từ 6 tuổi trở xuống. Việc cấp, phát thẻ bảo hiểm y tế còn chậm; hiệu quả sử dụng thẻ bảo hiểm y tế chưa cao, nhất là đối tượng được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ một phần. Hạ tầng cơ sở, trang thiết bị y tế còn thiếu, lạc hậu, hoặc đã được đầu tư lâu nên xuống cấp, hư hỏng; cơ số thuốc, danh mục thuốc bảo hiểm y tế chưa phong phú. Chất lượng khám, chữa bệnh chưa đáp ứng được sự hài lòng của một bộ phận người dân tham gia BHYT; tần suất khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế còn thấp (bình quân 10 năm qua chỉ đạt 1,08 lần/thẻ/năm).

Để thực hiện có hiệu quả hơn chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến, thiết nghĩ chúng ta cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị; Chương trình số 55-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm y tế; nhất là, đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số sống tại các xã vùng I; lực lượng học sinh, sinh viên; đối tượng không được nhà nước mua hoặc hỗ trợ mua bảo hiểm y tế; người lao động và các đơn vị sử dụng lao động.

Tăng cường quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế; cơ quan quản lý nhà nước, ban chỉ đạo các cấp phối hợp chặt chẽ với bảo hiểm xã hội ở địa phương thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế; quản lý tốt đối tượng tham gia bảo hiểm y tế từ cơ sở; củng cố và tăng cường quản lý quỹ bảo hiểm y

tế theo quy định của pháp luật. Tập trung rà soát, nắm chắc các nhóm đối tượng để có kế hoạch phát triển.

Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nhất là tuyến cơ sở; nâng cao năng lực đội ngũ y, bác sỹ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020 và các chính sách pháp luật về BHYT; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt, đi đôi với xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm chính sách bảo hiểm y tế đối với người lao động, làm cơ sở tiến tới thực hiện BHYT toàn dân./.

T.T.M

27THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) ban hành

Quyết định 221-QĐ/TW, ngày 27/4/2009 về Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của Nhân dân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) đã ban hành Quyết định số 1141-QĐ/TU, ngày 20/10/2009 về Quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với UBND tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc UBND tỉnh trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của Nhân dân. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã phối hợp xây dựng và tổ chức ký kết, ban hành Chương trình phối hợp số 01/CTPH/UBND-BTGTU, ngày 30/5/20114 “Về phối hợp trong triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân giai đoạn 2014 - 2020”; UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động cùng Ban Tuyên giáo các huyện, thị, thành

ủy ký kết chương trình phối hợp để triển khai thực hiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều nội dung phối hợp đã được cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm chỉ đạo tuyên truyền, triển khai thực hiện, nhất là kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm của địa phương; trong đó, các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở thôn làng đặc biệt khó

khăn... Công tác phối hợp giải quyết các vấn đề bức xúc trong Nhân dân được quan tâm chỉ đạo, nhất là những vấn đề liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ bản, các công trình, dự án trọng điểm, cụ thể là vấn đề đền bù, giải tỏa; ô nhiễm môi trường; những vấn đề liên quan đến đất đai, giáo dục, y tế...

Việc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với ủy ban nhân dân và các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, tạo sự nhất trí cao trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh đối với

Kết quảphối hợp triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân

NGUYỄN THỊ HIỂU

28 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của Nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển bền vững.

Sau 10 năm thực hiện Quyết định số 221-QĐ/TW, đa số cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã nhận thức sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của việc triển khai thực hiện Quyết định số 221- QĐ/TW, xác định rõ hơn vai trò quan trọng của công tác tư tưởng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các vấn đề dân sinh bức xúc... đồng thời chủ động hơn trong công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong triển khai các kế hoạch phát triển KT-XH; phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh, nổi cộm, các vấn đề bức xúc của Nhân dân, góp phần giải đáp tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân và hạn chế đơn, thư khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp. Nhiều nội dung phối hợp đã được triển khai thực hiện tốt, qua đó, đã

giúp cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết kịp thời, có hiệu quả không để xảy ra điểm nóng hoặc kéo dài những vấn đề nổi cộm, bức xúc mà dư luận và người dân quan tâm, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội đối với việc triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết các vấn đề bức xúc của Nhân dân; tạo sự chuyển biến trong tổ chức thực hiện các nội dung công việc ở cả ban tuyên giáo và các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, đã có sự xác định rõ hơn về vai trò quan trọng của công tác tư tưởng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội; hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND được thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, thực hiện công việc nhanh, gọn, hiệu quả hơn trước do đã thực hiện tốt công tác phối hợp tuyên truyền trước, trong và sau khi triển khai công việc, nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc mà dư luận và người dân quan tâm được giải quyết kịp thời. Công tác tuyên truyền nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, các dự án lớn, trọng điểm, nhạy cảm của tỉnh,

các địa phương được chú trọng triển khai với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng. Nhiều thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành của tỉnh được cung cấp kịp thời. Từ đó, đã góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Quyết định số 221-QĐ/TW vẫn còn một số hạn chế đó là: việc thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí ở một số cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và một số địa phương có lúc chưa kịp thời, chưa đầy đủ; một số vụ việc bức xúc liên quan đến Nhân dân mà báo chí phản ánh chưa được thông tin, phản hồi, giải quyết dứt điểm; một số công trình trọng điểm có tác động lớn đến đời sống và sản xuất của Nhân dân chậm được triển khai hoặc còn kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tuyên truyền; việc triển khai thực hiện Quyết định số 221 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trên địa bàn tỉnh chưa đi vào nề

29THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

nếp ở nhiều địa phương, đơn vị; một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quan tâm triển khai thực hiện; nhận thực của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế; một số đơn vị, địa phương chưa phối hợp tốt trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, có biểu hiện né tránh hoặc gây khó khăn cho hoạt động báo chí...

Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số nội dung như sau:

Một là, tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan, ban ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Quyết định 221-QĐ/TW, ngày 27/4/2009 của Ban Bí thư và Quyết định số 1141-QĐ/TU, ngày 20/10/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhằm giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nắm vững các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận nhất trí cao về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Hai là, tiếp tục thực hiện tốt các nội dung

Chương trình phối hợp số 01/CTPH/UBND-BTGTU; Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc cung cấp cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy các đề án, dự án liên quan các lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đất đai, nhà ở...; các chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng năm và theo từng giai đoạn; thường xuyên hoặc đột xuất cung cấp thông tin các chủ trương, chính sách, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội... Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tăng cường định hướng tư tưởng và chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền trên báo chí, không gian mạng, trong hệ thống báo cáo viên. Chủ động nắm dư luận xã hội, tổ chức điều tra dư luận xã hội đối với một số nội dung trong lĩnh vực kinh tế, xã hội để cung cấp thông tin cho UBND tỉnh, phối hợp tổ chức các cuộc điều tra dư luận xã hội chuyên đề theo đề nghị của UBND tỉnh.

Ba là, tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong

các lĩnh vực đời sống xã hội. Thực hiện nghiêm túc Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí ở UBND tỉnh và một số cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, nhất là thực hiện Quy định số 65-QĐ/TW, ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền phòng, chống tham nhũng nhằm phản ánh kịp thời những kết quả, khó khăn, vướng mắc để từ đó tham mưu giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Bốn là, xây dựng, phát hiện và nhân rộng nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế-xã hội. Nắm bắt và phản ánh kịp thời tình hình tư tưởng nhân dân, dư luận xã hội về quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, chính quyền giải quyết kịp thời những vấn đề nhạy cảm, bức xúc của nhân dân./.

N.T.H

30 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông - tiền thân là

Nông trường cao su Chư Prông - được thành lập ngày 03/02/1977 thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum - nay thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Từ một vùng rừng núi hoang tàn, đầy vết tích của chiến tranh để lại, trên địa bàn 16 xã của huyện biên giới Chư Prông; trải qua 42 năm, các thế hệ cán bộ, công nhân công ty đã kiên trì vượt khó, nỗ lực phấn đấu tạo lập một vùng kinh tế - xã hội phát triển.

Hiện nay Công ty có quy mô: 9.000ha cao su trong nước và gần 5.000ha cao su tại Vương quốc Campuchia; Có 122,59ha cà phê; được biên chế thành 7 Nông trường, chăm sóc, khai thác cao su, cà phê; với 2 Xí nghiệp sản xuất chế biến; gồm

chế biến mủ cao su và chế biến gỗ; có một Công ty con làm nhiệm vụ đầu tư cao su ở nước ngoài tại Vương quốc Campuchia ; một Trung tâm Y tế chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân và nhân dân trên địa bàn.

Với tổng số cán bộ công nhân công ty trên 3.100 người. Đến nay có trên 1.600 công nhân là người đồng bào dân tộc Jrai cư trú trên địa bàn 72

làng thuộc 16 xã, thị trấn là công nhân của công ty với việc làm và thu nhập ổn định, công ty đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất và đời sống, sinh hoạt của cán bộ công nhân, nhân dân trên địa bàn khá đồng bộ. Năng suất vườn cây, năng suất lao động hàng năm được

CÔNG TY TNHH MTV CAO SU CHƯ PRÔNG:

42 năm xây dựng và trưởng thànhVÕ TOÀN THẮNG

Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty

Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Tặng cờ thi đua cho Công ty. Ảnh: Ngọc Thăng.

31THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

nâng lên. Sản phẩm được tiêu thụ khá ổn định ở thị trường trong nước và nước ngoài, trong đó đã xuất khẩu trực tiếp ổn định vào thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc.

Trong 10 năm gần đây, công ty sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, đường lô, văn phòng làm việc, nhà ăn ca, công trình văn hóa phúc lợi, giáo dục, trung tâm y tế...

Suốt một chặng đường dài, có những năm, có thời điểm Công ty gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh;

nhưng có sự đồng lòng, tương trợ giúp đỡ nhau của các thành phần dân tộc trong “mái nhà chung công ty”, cán bộ công nhân đã nỗ lực thi đua, đoàn kết phấn đấu; do đó sản xuất - kinh doanh công ty luôn có hiệu quả, hàng năm công ty đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao, tuân thủ pháp luật và hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đời sống cán bộ công nhân hàng năm được cải thiện rõ rệt; Xây dựng lực lượng tự vệ, đảm bảo phẩm chất chính trị và theo hướng từng bước tinh thông về nghiệp vụ; phối hợp với địa phương

giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; Được Đảng bộ, chính quyền các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương tin tưởng, ủng hộ.

Hiện nay, cán bộ công nhân công ty đang rất nỗ lực, phấn khởi triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ công ty lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 - 2020, với quyết tâm chính trị mạnh mẽ “Đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, phát triển công ty theo chiều sâu và bền vững”. Những nội dung cốt lõi, trọng tâm để phát

Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông tổ chức Hội thao bóng chuyền khối thi đua các cty sản xuất nông nghiệp trong tỉnh.Ảnh: Văn Mạnh.

32 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

triển công ty theo chiều sâu, bền vững đến năm 2020 và những năm sau cụ thể là:

Một là, nâng cao năng lực, năng suất vườn cây, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện hiệu quả xen canh cao su; nâng cao năng suất lao động các lĩnh vực sản xuất, chế biến; đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định trong và ngoài nước; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hai là: nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành và của các tổ chức đoàn thể công ty;

Ba là: chăm lo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; tạo môi trường lao động thân thiện, kỷ cương, minh bạch, đồng thuận, đoàn kết, sáng tạo cho cán bộ công nhân và người lao động; ngày càng hoàn thiện và nâng tầm “văn hóa doanh nghiệp” trong thời kỳ hội nhập.

Bốn là: thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, duy trì và phát triển

mối quan hệ mật thiết với cán bộ và nhân dân địa phương đặc biệt là với thôn làng, thực hiện an sinh xã hội.

Trải qua 42 năm xây dựng và trưởng thành, Ban chấp hành Đảng bộ, Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc, Ban Lãnh đạo Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh Công ty luôn trân trọng ghi nhận và biết ơn các thế hệ cán bộ, công nhân, đặc biệt là cán bộ khung Hà Nam Ninh - Nông trường Đồng Giao, cán bộ, công nhân tiên phong “mở đất” năm 1976 đã đóng góp trí tuệ, công sức và cả xương máu, nước mắt; vượt qua bao khó khăn gian khổ, kiên trì, nhẫn nại, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng Công ty trưởng thành hôm nay.

Với sự định hướng đúng đắn và sự quan tâm Lãnh đạo của Tỉnh ủy Gia Lai, huyện ủy Chư Prông; sự chỉ đạo, giúp đỡ của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, các tổ chức đoàn thể, các sở, ban ngành của tỉnh Gia Lai của huyện Chư Prông; sự chỉ đạo sát sao, hiệu

quả của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tới hoạt động của Công ty trong suốt 42 năm qua.

Sự đóng góp của cán bộ, nhân dân, đặc biệt đồng bào dân tộc địa phương trên địa bàn huyện Chư Prông đã hết lòng ủng hộ, chia xẻ, tin tưởng vào quá trình xây dựng phát triển Công ty; Sự đồng hành và niềm tin của các doanh nghiệp, đối tác của Công ty trong và ngoài nước.

Cán bộ công nhân Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông luôn tiếp tục phát huy và có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống đoàn kết, kiên trì vượt qua thách thức mới, thi đua lao động, sáng tạo tiếp tục vun đắp đưa Công ty “mái nhà chung” lên tầm cao mới, hội nhập thành công hơn với khu vực và thế giới, xây dựng vùng kinh tế - xã hội phát triển hơn, góp phần đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn; xứng đáng hơn nữa với danh hiệu “Anh hùng Lao động” và nhiều danh hiệu cao quý khác mà Đảng, Nhà nước và nhân dân trao tặng./.

V.T.T

33THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

* Trên đất nước chùa tháp

Cứ vào mùa khô hàng năm, cán bộ, chiến sỹ trong Đội K52 lại sẵn sàng cho chuyến hành trình vượt hàng trăm cây số để sang nước bạn Campuchia làm nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng-tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ hy sinh trên đất bạn. Dẫu biết rằng, quãng thời gian ở trên đất bạn, họ phải đối diện với những trận mưa rừng mịt mùng, những cái nắng cháy da thịt, sinh hoạt trong những ngôi nhà dựng tạm trong rừng, mọi ăn-ở đều thiếu thốn nhưng trên hết là trách nhiệm, là nghĩa vụ, là tình cảm của thế hệ hôm nay đối với những cha anh đã ngã xuống... Khí hậu khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt tạm bợ và phải thực hiện nhiệm vụ ở 3 tỉnh đông bắc Campuchia, nhất là khu vực giáp biên giới Thái Lan còn rất nhiều bom mìn sót lại trong

lòng đất, do đó công việc của họ lại càng vất vả và nguy hiểm hơn. Nhưng với trách nhiệm và nghĩa tình với đồng chí đồng đội, các anh đã vượt lên tất cả, luôn phát huy phẩm chất tốt đẹp của người lính cụ Hồ để hoàn thành tốt nhiệm vụ thiêng liêng mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao phó. Và mỗi khi phát hiện ra một thông tin hay tìm được hài cốt liệt sỹ, ai trong Đội cũng vui mừng, lúc ấy, Bao khó khăn, gian khổ dường như bay biến hết. “mỗi khi tìm được hài cốt liệt sĩ, tất cả đều òa lên vui sướng, có người

không cầm được nước mắt vì xúc động” - thiếu úy Nguyễn Văn Chung, Tiểu đội trưởng trinh sát-người có thâm niên trong Đội, tâm sự.

Theo thượng tá Nguyễn Xuân Toản - Đội trưởng Đội K52, trong suốt quá trình tìm kiếm các liệt sỹ hy sinh trên đất bạn, Đội luôn coi trọng công tác dân vận và mỗi cán bộ, chiến sĩ đều nói thành thạo tiếng Campuchia để vừa giao tiếp, vừa tìm hiểu phong tục tập quán địa phương để hòa đồng với người dân bản địa...Và bằng chính tấm lòng, cùng nghĩa cử

Những người línhlặng thầm đưa đồng đội về đất Mẹ

PHAN TIẾN DŨNG

Hành trình 18 năm tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên đất bạn Campuchia và trong nước cũng là ngần ấy thời gian, cán bộ, chiến sỹ Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) đối diện với vô vàn hiểm nguy, gian khố. Trong suốt 18 năm tìm kiếm, bước chân các anh đã băng rừng, lội suối, vượt đèo ở khắp các nẻo đường làng quê, phum sóc... và kết quả là các anh đã đưa được 2.357 liệt sỹ về an nghỉ trong lòng đất Mẹ yêu thương.

34 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

cao đẹp của người lính cụ Hồ, như: khám chữa bệnh, sửa chữa nhà cho nhân dân... họ luôn để lại những ấn tượng đẹp trong lòng người dân nước bạn. Qua đó, người dân bản địa-bằng sự chân thành, mộc mạc luôn sẵn lòng giúp đỡ Đội trong khả năng có thể. Mặt khác, chính quyền và Quân đội các tỉnh đông Bắc Campuchia cũng nhiệt tình giúp đỡ Đội trong suốt quá trình làm nhiệt vụ, họ đã cử mỗi hướng 8 đến 10 người cùng ăn, cùng ở, cùng đi tìm thông tin liệt sĩ với cán bộ, chiến sỹ Đội K52. Từ năm 2001 đến năm nay Đội đã đi tìm kiếm trên 1.270 buôn làng, phum, sóc của 139 xã của 23 huyện thuộc địa bàn 03 tỉnh Ratanakiri, Stung treng, Preah Vihear của Campuchia, khai quật hơn 90.000m3 đất đá, gần 160 km đường hào, cơ động trên 01 triệu km, tìm kiếm, quy tập và hồi hương về nước 1.412 hài cốt liệt sĩ (tính đến tháng 4/2019), trong đó có 43 liệt sĩ xác định được tên, quê quán.

Trên đất nước Chùa tháp, nắng như đổ lửa. Trong chuyến công tác cùng đoàn cán bộ Ban chuyên trách tỉnh sang phối hợp với Ban chuyên trách 3 tỉnh: Ratanakiri,

Stung Treng, Prétvihia tổ chức lễ tiễn đưa các liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh ở Campuchia về nước, tôi gặp lại những người lính K52 và nghe họ nói thêm về công việc của mình. “Khắc phục những khó khăn về điều kiện sinh hoạt, địa hình, những cơn sốt rét rừng... cán bộ, chiến sỹ đội K52 luôn nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ mà Quân khu giao phó, quyết tâm để đưa được các bác, các chú về với đất Mẹ sau hàng chục năm trời nằm nơi đất lạnh, xứ người”- Thượng tá Nguyễn Xuân Toản, tâm sự. Thật vậy, nhìn những làn da cháy đen, những bàn tay chai sạn của những người lính K52, tôi đã phần nào hiểu được những khó khăn, vất vả mà các anh đã trải qua. Từ những thông tin ít ỏi, chắp nối do người dân bản địa cung cấp, Đội quy tập hài cốt các liệt sỹ đã xuyên rừng, lội suối để đi tìm đồng đội. Trên những nẻo đường rừng thăm thẳm của chiến trường xưa vẫn còn rất nhiều mối nguy hiểm thường trực như: bãi bom, mìn, đạn còn sót lại, rắn độc khí hậu độc hại... như những chiếc bẫy được giăng ra để thử thách lòng dũng cảm, kiên trì của các anh... và trong quá trình

làm nhiệm vụ đó đã có 01 đồng chí hy sinh (Liệt sỹ Lê Xuân Hạnh, cán bộ phiên dịch), 07 đồng chí bị thương (các đồng chí: Nguyễn Ngọc Hiệp - Nguyên Đội trưởng, Võ Hương - Nguyên Chính trị viên Đội, Nguyễn Văn Thuỷ - Lái xe, Trương Xuân Hiền - Nguyên Trợ lý DV,CS; Binh nhất Ksor Hoa, Binh nhất Siu A Nhâm, Binh nhất Ksor Chứ).

Thiếu tá Trần Đại Dương, trợ lý chính trị Đội K52, xúc động cho biết: “1.412 hài cốt liệt sĩ được đội K52 tìm kiếm, cất bốc, quy tập sau bao năm nằm lại trong rừng thẳm trên đất bạn Campuchia cũng đồng nghĩa với bấy nhiêu khó khăn, gian khổ và hiểm nguy, mồ hôi đã rơi, máu đã rỉ dưới chân và cả sự hy sinh mà cán bộ, chiến sỹ toàn Đội đã chấp nhận đối diện để vượt qua. Đây không chỉ là nhiệm vụ cấp trên giao phó mà hơn hết còn là nhiệm vụ của trái tim”. Có nhiều bộ hài cốt các anh quy tập được chẳng có lấy một dòng tên, tuổi, địa chỉ, thậm chí có khi chỉ còn lại mảnh tăng, chiếc võng hay chiếc lược, mẩu thắt lưng... nhưng bấy nhiêu thôi cũng khiến các

35THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

anh mừng đến rơi nước mắt. Bởi đó là hồn cốt, là xương máu của các liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã nằm sâu nơi đất lạ và chờ đợi được trở về với đất Mẹ thân thương.

* Trên đất Mẹ Việt Nam

Dân tộc Việt Nam, đã trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc ngoại xâm, các anh hùng liệt sỹ, những người con thân yêu của Tổ quốc đã anh dũng chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc. Biết ơn công lao to lớn đó cùng với trách nhiệm của người chiến sĩ quy tập, Đội K52 luôn nêu cao tinh thần, tiếp tục tiến hành làm nhiệm vụ khảo sát, tìm kiếm ở các khu vực ở địa bàn trong nước. Theo đó từ năm 2001 - 2019 đội đã phối hợp tìm kiếm trên 330 thôn, làng của 56 xã, thuộc 11 huyện, quy tập được 945 mộ liệt sỹ về an nghỉ tại các nghĩa trang trong tỉnh.

Công việc tìm kiếm, cất bốc, qui tập hài cốt liệt sĩ là nhiệm vụ lâu dài, nặng nề, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và sự tri ân đối với những người cống hiến hy sinh lớn lao cho Tổ quốc. Với cán bộ, chiến sĩ Đội K52 dù nhiệm

vụ ấy có khó khăn, gian khổ bao nhiêu, dù phải lội rừng sâu núi thẳm, vượt nghìn dặm sông Mê Kông gập ghềnh sóng nước, các anh cũng đều cố gắng vượt qua. Mỗi lần tìm kiếm, cất bốc và đưa hài cốt các chú, các bác về với đất Mẹ, các anh rất mãn nguyện và thấy lòng mình thanh thản

hơn. Và các anh-những người lính K52 là minh chứng sống động về ý chí, bản lĩnh vượt khó của người lính cụ Hồ, luôn hết lòng với đồng chí, đồng đội, hoàn thành nhiệm vụ đối với Tổ quốc theo tấm gương đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh./.

P.T.D

Đội K52 được thành lập ngày 05 tháng 01 năm 2001. Với chức năng, nhiệm vụ: Tìm kiếm cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia trên 3 tỉnh Ratanakiri, StungTreng, Preah Vihear và quy tập hài cốt liệt sỹ trong nước. Đến nay, Đội đã hành quân đi tìm kiếm quy tập trên 1.270 buôn làng, phum, thôn của 139 xã của 23 huyện, khai quật hơn 90.000 m3 đất đá, trên 160km đường hào, cơ động trên 01 triệu km, tìm kiếm, quy tập và hồi hương được 1.412 hài cốt liệt sĩ (tính đến tháng 4/2019), trong đó có 43 liệt sĩ xác định được tên, quê quán.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trên, trong 18 năm (2001-2019), đã có 287 lượt cán bộ, chiến sỹ được các cấp khen thưởng; tập thể Đội K52 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Ba; Bộ Quốc phòng tặng 01 Bằng khen; UBND tỉnh Gia Lai tặng 15 Bằng khen; Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tặng 05 Bằng khen; Bộ CHQS tỉnh tặng 05 Giấy khen; có 5 năm được tặng thưởng Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”. Là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn quân trong phong trào thi đua quyết thắng, trong Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ IX, Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Gia Lai lần thứ IX (năm 2015) và vinh dự được dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX (năm 2015).

36 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Xây dựng Đảng

Trải qua thực tiễn xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc

biệt là qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc đã cho thấy nhân tố quyết định nhất bảo đảm thắng lợi của cách mạng xuất phát từ vai trò lãnh đạo của Đảng. Sở dĩ Đảng quy tụ, tập hợp được sức mạnh toàn dân tộc, được dân tin, dân yêu, dân gọi là “Đảng ta” bởi chính Đảng đã đào tạo, rèn luyện cán bộ, đảng viên nêu gương sáng về đức dấn thân, hy sinh cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước; lớp lớp thế hệ đảng viên của Đảng sẵn sàng đứng lên, hy sinh, vào ngục tù, luôn lãnh lấy mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh vì dân tộc trường tồn, nhân dân được tự do và hạnh phúc.

nhằm đề cao trách nhiệm nêu gương, phát huy vai trò nêu gương trong cán bộ, đảng viên gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đó là Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về “Những điều đảng viên không được làm”; Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”; Quy định số 55-QĐ/TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên” và gần đây nhất là Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 về

Phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu ở Gia Lai

NGUYỄN VĂN QUÂN UVTVTU, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy

(1). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, t.5, tr.292.

Để phát huy sức mạnh nêu gương, Đảng và Bác Hồ luôn chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Người chỉ rõ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”1.

Những năm qua, đứng trước nguy cơ xuất hiện một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, đặc biệt là các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, Trung ương đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ để khắc phục, trong đó có giải pháp quan trọng

37THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

“Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”.

Trên cơ sở các quy định của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định nghiêm túc quán triệt, triển khai các quy định nêu gương sẽ góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, tham nhũng tiêu cực, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, tất cả cán bộ, đảng viên đều phải nhận thức sâu sắc và phát huy tính tiền phong, gương mẫu, nhất là đối với người đứng đầu các cấp, các ngành trong tỉnh, gắn với trách nhiệm, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của địa phương, đơn vị. Trách nhiệm nêu gương phải được thực hiện từ trong các việc cụ thể, trong sinh hoạt, trong công việc, tại cơ quan, cũng như tại gia đình... bởi “thủ trưởng nào phong trào ấy”; nếu cấp trên có một sự việc không nêu gương, thì cấp dưới sẽ có ba, bốn sự việc không nêu gương.

Với tinh thần đó trong thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết liệt chỉ đạo cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành nhất là người đứng đầu thực hiện nghiêm các quy định về rèn luyện đạo đức, lối sống và cam kết không suy thoái, không “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả cơ chế nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp theo tinh thần Quy định số 08-QĐ/TW. Theo đó, người đứng đầu phải nâng cao nhận thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, tự giác, gương mẫu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Việc nêu gương của cán bộ, đảng viên quán triệt theo phương châm “trên trước, dưới sau”,

“trong trước, ngoài sau”, “học đi đôi với làm theo”; cấp ủy viên nêu gương cho đảng viên, đảng viên nêu gương cho quần chúng; cán bộ cấp trên nêu gương cho cán bộ cấp dưới, thủ trưởng cơ quan, đơn vị nêu gương cho công chức, viên chức và người lao động,v.v.. Cùng với đó, cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu; phải nêu gương về đức khiêm tốn, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tác phong sâu sát thực tế, gần gũi để lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng, trước hết trong tổ chức, cơ quan, đơn vị công tác và nơi cư trú. Người đứng đầu phải là tấm gương tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo; phải gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú... Phải kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, vô cảm, quan liêu, cửa quyền, hách dịch, thiếu trách nhiệm, né tránh và các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân; kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, bè phái và các biểu

38 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

hiện cơ hội, thực dụng vì lợi ích cá nhân, “lợi ích nhóm”...

Trách nhiệm gương mẫu, tự giác đi đầu của cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo quản lý và người đứng đầu phải thể hiện toàn diện trên các mặt tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống, tác phong; tự phê bình và phê bình; trong quan hệ với nhân dân; trách nhiệm trong công tác; ý thức tổ chức kỷ luật; đoàn kết nội bộ. Nội dung nêu gương thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, tận tụy, chủ động,

sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; làm việc có nguyên tắc, kỷ cương, có lý, có tình, không lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong công tác, nói đi đôi với làm, đã nói thì phải làm; chống các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy thi đua và các biểu hiện tiêu cực khác như cục bộ, bè phái, cơ hội, thực dụng vì lợi ích của cá nhân, của nhóm lợi ích...

Bên cạnh công tác

tuyên truyền, vận động, cấp ủy các cấp trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để các quy định về nêu gương, về trách nhiệm của người đứng đầu thực sự đi vào cuộc sống, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót, đồng thời phát hiện, biểu dương lan tỏa những nhân tố tích cực, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất cách mạng.

Triển khai nghiêm túc và sâu rộng, trong những năm qua, công tác xây

Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku. Ảnh: Ưu Ái.

39THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

dựng và chỉnh đốn Đảng trên địa bàn tỉnh đã có những chuyến biến quan trọng. Rõ nhất là tạo chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng từ nhận thức đến hành động trong rèn luyện đạo đức cách mạng, phòng và chống chủ nghĩa cá nhân, từng bước đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng...

Tuy nhiên, kết quả thực hiện các quy định nêu gương của người đứng đầu vẫn còn một số tồn tại nhất định. Vai trò nêu gương của một bộ phận cán bộ lãnh đạo chưa thật rõ nét, còn hình thức, nói không đi đôi với làm. Không ít cán bộ trong lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn chỉ dừng lại ở việc hô hào, hình thức, nói suông mà không thực hành, “nói một đàng, làm một nẻo”, “diễn gương” chứ không phải “nêu gương”... Có cán bộ còn trục lợi, tham

nhũng, lãng phí, tiêu cực; đặc biệt, có cán bộ lãnh đạo đã vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Trong thời gian tới, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu tổ chức Đảng phải tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Trọng tâm là xây dựng phong cách, lề lối làm việc khoa học, dân chủ, kỷ cương, bám sát thực tiễn cơ sở, thực hiện việc tiếp công dân, đối thoại thường xuyên, liên tục, thực hiện nói đi đôi với làm. Người đứng đầu phải không ngừng tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, ý thức, trách nhiệm đi đầu và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị; kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác. Cấp ủy các cấp tăng cường công tác chỉ đạo giáo

dục, kiểm tra, giám sát, quản lý, phân công nhiệm vụ và định kỳ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu. Thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng, phát hiện kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm về đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, có biện pháp cụ thể để phòng ngừa, giáo dục, giúp đỡ và xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, đảng viên sai phạm. Người đứng đầu phải là người tiên phong, gương mẫu nỗ lực thực hiện và động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và ý chí tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2019 và giai đoạn 2015-2020, tích cực thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị./.

N.V.Q

40 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Bảo vệ An ninh quốc gia, bảo đảm an ninh, trật tự của

đất nước bao giờ cũng là nhiệm vụ quan trọng và được thể hiện trong đường lối, cương lĩnh chính trị qua các giai đoạn cách mạng.

Đặc biệt, gần đây nhất. Tại Đại hội lần thứ XII của Đảng trong "Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020", văn kiện Đại hội tiếp tục khẳng định: "tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia,

toàn vẹn lãnh thổ và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội".

Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trên cơ sở những nhận định, dự báo thời gian qua có thể nhận thấy các yếu tố đe dọa an ninh, an toàn trên thế giới và nhiều khu vực, quốc gia dường như đang gia tăng bởi những tác động đa chiều của suy thoái, khủng hoảng của kinh tế thế giới, những chính sách tăng cường tìm kiếm lợi ích, tranh giành ảnh hưởng khu vực địa-

chính trị chiến lược của các nước lớn và nhiều vấn đề khác có tính thời đại.

Trước những chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới, khu vực và trong nước ở từng thời kỳ, ở từng giai đoạn, có thể khẳng định Việt Nam nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh, cả an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. Công tác bảo vệ an ninh biên giới, an ninh kinh tế, an ninh chính trị nội bộ, thông tin-truyền thông; đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm công nghệ cao, chống khủng bố… đã và đang đặt ra rất nhiều nhiệm vụ nặng nề. Các thế lực thù địch, FULRO lưu vong và bọn tội phạm đang gia tăng các hoạt động chống phá ta trên nhiều lĩnh vực, ở địa bàn trong nước và cả ở bên ngoài, vùng chiến lược Tây Nguyên.

Trải qua 73 năm, lực lượng ANND đã tổ chức đấu tranh hàng trăm vụ

Đại tá. TS Rah Lan Lâm Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai

LỰC LƯỢNG AN NINH NHÂN DÂN CÔNG AN TỈNH GIA LAI CHỦ ĐỘNG LÀM TỐTCÁC MẶT CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Đồng chí Đại tá, TS. Rah Lan Lâm - Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai phát biểu tại Hội nghị quán triệt các Nghị quyết của Ban Bí thư về bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay. Ảnh: Lê Ánh.

41THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

án phản động, đẩy lùi, vô hiệu hóa các âm mưu, hoạt động tập hợp lực lượng, kích động biểu tình, bạo loạn của các thế lực thù địch, phản động FULRO; ngăn chặn có hiệu quả các loại đối tượng lợi dụng mở cửa, hợp tác quốc tế để tuyên truyền phá hoại tư tưởng, hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền xâm phạm ANQG. Lực lượng ANND đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, chủ động phòng ngừa, đấu tranh các hoạt động phá hoại kinh tế; đã khám phá hàng chục vụ án điển hình về buôn lậu, tham nhũng, hoàn thuế VAT, vận chuyển tiền giả… qua đó tham mưu giúp Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành kịp thời hoạch định chính sách và đề ra các biện pháp quản lý kinh tế phù hợp với bối cảnh mới. Lực lượng an ninh làm nòng cốt cùng các lực lượng khác giải quyết thành công các điểm nóng, các cuộc biểu tình, bạo loạn, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội. Nhiều đối tượng chống đối, cơ hội chính trị, bất mãn, câu kết với địch, nhất là số hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc, cố tình đi ngược lại quyền

lợi của đất nước đã bị đấu tranh, xử lý, góp phần bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, chủ động tấn công mạnh mẽ, vạch mặt các âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, bọn phản động FULRO... Kết quả công tác bảo vệ ANQG trong những năm qua là rất quan trọng. Công tác bảo đảm an ninh đã đạt được các mục tiêu chiến lược, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, bảo vệ an ninh, an toàn nội bộ, không để xảy ra bất ngờ, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển KT-XH, mở rộng đối ngoại, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, của tỉnh.

Những năm tới, Quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về công tác bảo vệ ANQG trong tình hình mới, lực lượng An ninh Công an tỉnh Gia Lai phải tiếp tục tập trung thực hiện các nội dung trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục tạo chuyển biến sâu sắc nhận thức của lực lượng an ninh về tình hình và công tác an ninh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, xử lý linh hoạt mối quan hệ đối tượng-đối tác trong tình hình mới. Công

tác an ninh phải chủ động nắm bắt, đánh giá, phân tích, dự báo được những diễn biến tình hình cả tầm chiến lược và chiến thuật; chủ động, kịp thời nắm bắt âm mưu, ý đồ và những thay đổi về phương thức, thủ đoạn hoạt động xâm phạm ANQG, chống phá của các thế lực thù địch. Đồng thời thu thập, đánh giá tình hình, phát hiện kịp thời những sơ hở, thiếu sót của ta. Từ đó, nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cho Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền những vấn đề mang tính chiến lược trong quan hệ đối ngoại, xây dựng môi trường hòa bình, cởi mở, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển KT-XH; gắn chặt an ninh với quốc phòng, an ninh với kinh tế và đối ngoại; tạo điều kiện mở rộng, phát triển đối ngoại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển KT-XH. Công tác bảo vệ nội bộ phải được tăng cường để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống trính trị, của toàn dân vào sự nghiệp bảo vệ ANQG…

Hai là, chủ động phát hiện, đấu tranh, kiểm soát, vô hiệu hóa các âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các tổ chức phản

42 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

động người Việt lưu vong, FULRO lưu vong móc nối, câu kết, hậu thuẫn các đối tượng chống đối trên địa bàn. Phân hóa và có đối sách đấu tranh, xử lý các đối tượng hoạt động chống đối bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, nghiêm trị bọn chủ mưu, cầm đầu, cốt cán, số hoạt động chống đối tích cực; đồng thời thực thi chính sách khoan hồng, lấy giáo dục, vận động là chính với các đối tượng FULRO bị lợi dụng, lôi kéo. Đi liền với công tác đấu tranh chống phản động, cần tăng cường công tác bảo đảm an ninh xã hội, tránh để phát sinh phức tạp, “điểm nóng”, không để sơ hở cho địch lợi dụng tình hình phức tạp để xuyên tạc, kích động, tập hợp lực lượng chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Ba là, tăng cường công tác bảo vệ an ninh nội bộ, thực hiện tốt phương châm chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính, đồng thời đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống gián điệp. Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chỉ đạo các ban, ngành coi trọng công tác bảo vệ nội bộ; tăng cường

công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch gắn liền với đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, tăng sức đề kháng về tư tưởng-chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện và khắc phục những sơ hở, yếu kém từ cơ chế, chính sách đến tổ chức thực hiện, không để địch lợi dụng tấn công, thâm nhập, phá hoại nội bộ ta.

Bốn là, lực lượng ANND phải thường xuyên quán triệt và thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp công tác giữa các đơn vị, các cấp của lực lượng Công an tỉnh với các đơn vị của Quân sự tỉnh, Biên phòng tỉnh tổ chức triển khai các biện pháp công tác nắm chắc, sâu sát tình hình, chủ động các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh bảo đảm an ninh quốc gia, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới trong mọi tình huống. Trong đó thế trận an ninh nhân dân, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải được chỉ đạo, tổ chức xây dựng và triển

khai tích cực, gắn với thế trận quốc phòng toàn dân; gắn chặt thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ an ninh với nhiệm vụ quốc phòng.

Năm là, đổi mới, tăng cường công tác xây dựng lực lượng ANND tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, gắn bó mật thiết với nhân dân, trở thành lực lượng thực sự chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ ANQG trong tình hình hiện nay. Lực lượng an ninh sẽ tiếp tục hoàn thiện, ổn định về cơ cấu tổ chức, bộ máy, bảo đảm sự phân công, phân cấp khoa học, hợp lý; có cơ chế phối hợp, hiệp đồng chiến đấu hiệu quả; chú trọng nghiên cứu xây dựng tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất, bản lĩnh cho cán bộ, chiến sĩ an ninh, nhất là đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, kỹ năng nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp cho cán bộ an ninh, đồng thời chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và khả năng vận dụng vào thực tiễn các tri thức khoa học khác, nhất là khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học… để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ./.

L.R.L

43THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Vào sáng ngày 14/6 vừa qua, dưới sự điều hành của

phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia gồm 7 chương, 36 điều với sự đồng ý của 84,30% đại biểu. Riêng quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (là một trong các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại điều 5 “Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống tác hại của rượu, bia”) được 77,27% tổng số đại biểu tán thành. Điều đó có nghĩa là từ ngày 01/01/2020 sẽ cấm hoàn toàn việc uống rượu bia khi lái xe, chứ không phải không được uống vượt mức quy định như quy định hiện hành.

Quyết định này của Quốc hội đã thể hiện trọn

vẹn mong muốn của cử tri cả nước gửi đến Quốc Hội; đồng thời cũng đưa dư luận qua nhiều trạng thái tình cảm: từ mong đợi, hy vọng đến cảm giác hụt hẫn, thất vọng để rồi vỡ òa trong niềm tin và hạnh phúc.

Mong muốn của cử tri và dư luận

Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được cử tri đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi Quốc hội thể hiện chính kiến về phương án cấm người sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông. Sự quan tâm của dư luận và cử tri đến từ những vụ tai nạn giao đặc biệt nghiêm trọng do người điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống rượu bia gây ra (theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, năm 2018, trong số hơn 18 ngàn vụ tai nạn giao thông, có đến 70%

số vụ tai nạn giao thông là do lái xe uống rượu bia khi tham gia giao thông) và mong muốn có chế tài nghiêm khắc đối với người tham gia giao thông sau khi đã sử dụng rượu bia, nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn của cộng đồng.

Bước đầu không như mong đợi

Sau bao trông đợi, kỳ vọng nhiều người rơi vào cảm giác hụt hẫn, thất vọng khi nhận được thông tin trong phiên họp toàn thể vào chiều ngày 03/6, sau hai lần bỏ phiếu vẫn có hơn nửa số Đại biểu Quốc hội không nhất trí đưa quy định “uống rượu bia không lái xe” vào dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Bởi thông thường, khi một điều luật đã biểu quyết mà không đạt “quá bán” thì sẽ không được đưa vào trong Luật để Quốc hội biểu quyết thông qua.

Sinh hoạt tư tưởng

Cuï theå hoùa mong öôùc, nguyeän voïng cuûa cöû tri vaøo Luaät

TRẦN ĐỨC

44 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Thậm chí có ý kiến cho rằng việc Quốc hội không nhất trí đưa quy định “uống rượu bia không lái xe” vào dự thảo Luật đồng nghĩa với việc lời kêu gọi của ông Khuất Việt Hùng- Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Quốc gia: Cả xã hội cùng chung tay thực hiện khẩu hiệu “Đã uống rượu bia, không lái xe” để hạn chế tai nạn giao thông sẽ vô tác dụng.

Vỡ òa trong niềm tin và hạnh phúc

Tuy nhiên, trước nguyện vọng, mong muốn củ cư tri cả nước vì trong tình hình ngày càng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông gây ra hậu quả rất nghiêm trọng có liên quan đến việc sử dụng rượu, bia của người tham gia giao thông thì việc cấm “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, tức “đã uống rượu, bia” thì không được điều khiển phương tiện giao thông là rất cần thiết.

Với tinh thần tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dư luận, mong muốn của cử tri gửi đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tha thiết đề nghị Quốc hội cho bổ sung vào điều 5 về các hành vi

bị nghiêm cấm một khoản ghi rõ cấm ”điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, tức là đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông nhằm tạo chế tài nghiêm khắc với người tham gia giao thông; sáng ngày 14/6, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đã mời Quốc hội biểu quyết thông qua điều khoản này trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự án Luật. Kết quả, trái ngược với 2 lần biểu quyết xin ý kiến trước đó, lần biểu quyết này có 374/446 ĐBQH tham gia bỏ phiếu tán thành (chiếm 77,27%), 54/446 ĐBQH không tán thành (chiếm 11,16%) và 18 ĐBQH không tham gia biểu quyết (chiếm 3,72%). Tiếp đó, kết quả biểu quyết toàn bộ Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cũng đã đạt tỷ lệ 84,30% số phiếu tán thành của ĐBQH. Điều đó có nghĩa là từ ngày 01/01/2020 sẽ cấm hoàn toàn việc uống rượu bia khi lái xe, chứ không phải không được uống vượt mức quy định như quy định hiện hành.

Quyết định trên của Quốc hội và các Đại biểu

đã cụ thể hóa mong ước, nguyện vọng của cử tri cả nước vào Luật nhằm mục đích là bảo vệ sức khỏe, tính mạng người tham gia giao thông, qua đó nhận được sự đồng tình, ủng hộ lớn của dư luận. Hay nói một cách cụ thể hơn: Quốc hội luôn lắng nghe, tiếp thu và hiện thực hóa tâm tư, nguyện vọng, mong ước chính đáng của cử tri và nhân dân- Quốc hội đã thực sự là Quốc hội của lòng dân.

Để quy định trên đi vào cuộc sống vẫn cần lắm quyết tâm cao của Quốc Hội, Chính phủ và sự đồng thuận của mỗi người dân, như mong muốn của Đại biểu Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội: “Quy định trong luật là rất tốt, nhưng quan trọng là công tác tổ chức thực hiện và biến thành quyết tâm chính trị, làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người dân cùng thực hiện. Vấn đề này cần có sự quyết tâm của tất cả các tổ chức, người dân và đặc biệt là các cơ quan báo chí. Chúng ta cùng ủng hộ Quốc hội để xây dựng một môi trường giao thông lành mạnh, tốt đẹp”./.

T.Đ

45THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Nói về mạng xã hội, cụ thể là facebook, cộng

đồng mạng cũng như những người ít hoặc không sử dụng đều nhận định rằng nó luôn thể hiện cuộc sống với hai mặt rõ ràng: tích cực và tiêu cực. Trước những luồng thông tin xấu độc, thông tin thiếu chính xác xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội với nhiều kênh không chính thống, việc đấu tranh phản bác bằng những những thông tin đã qua kiểm chứng, độ chính xác cao, đáng tin cậy, những bài viết hay, mang thông điệp tích cực luôn là “vũ khí” sắc bén trên mặt trận không gian mạng hiện nay. Với tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh, việc tận dụng mặt tích cực của facebook lại là một yếu tố quan trọng, xu thế tất yếu hỗ trợ đắc lực cho công tác tuyên truyền, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức chính trị, định hướng lối sống đẹp cho đoàn viên, thanh thiếu nhi với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, khả năng lan truyền tin tức, dư luận xã hội

nhanh chóng của công cụ facebook đã ngày càng tác động sâu sắc đến đời sống chúng ta, đặc biệt là giới trẻ, những người đã và đang tiếp cận, sử dụng facebook chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng mạng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của trang facebook nói riêng, các mạng xã hội khác như Zalo, Twitter, Youtube,...trong công tác tuyên truyền, giáo dục, các tổ chức cơ sở Đoàn, Hội trên địa bàn tỉnh đã

chủ động thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên facebook, Zalo của đơn vị góp phần phản ánh sâu rộng các phong trào Đoàn, Hội đến đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi. Đến nay đã có 25/28 đơn vị, 90% Đoàn xã, phường, thị trấn, hơn 50% các chi đoàn cơ sở thành lập, sử dụng thường xuyên facebook, Zalo.

Đối với cấp tỉnh, bên cạnh việc đăng tải các bài viết, hình ảnh, video clip,

Phát huy mặt tích cực của mạng xã hội

“lấy cái đẹp dẹp cái xấu”KSOR H’YUÊN

Hướng dẫn đoàn viên nhà trường sử dụng mạng xã hội đúng cách. Ảnh minh họa.

46 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

phóng sự phản ánh hoạt động, phong trào Đoàn, Hội, Đội trên website Tỉnh đoàn, hiện nay trang facebook Tỉnh đoàn phát huy tốt vai trò kết nối, chia sẻ thông tin nhanh chóng của Đoàn đến với các đơn vị, đặc biệt là các chi đoàn cơ sở thôn, làng, tổ dân phố. Tận dụng tiện ích của công cụ facebook, Tỉnh đoàn duy trì hiệu quả nhiều chuyên chuyên mục như “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”, chuyện “người tốt, việc tốt” thông qua chuyên mục này, Ban Tổ chức ghi nhận lượt thích (like), bình luận và chia sẻ (share) của cộng đồng mạng qua đó tiếp tục tổng hợp, lựa chọn câu chuyện, gương người tốt tiêu biểu để tuyên dương, khen thưởng hằng tháng.

Đến nay, Tỉnh đoàn đã tuyên dương 11 gương người tốt, việc tốt tiêu biểu hằng tháng góp phần cụ thể hóa nội dung Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đoàn, đồng thời tiếp tục đôn đốc, vận động các đơn vị tiếp tục tham gia phát hiện, giới thiệu gương người tốt hằng tuần

trên facebook của đơn vị qua đó tuyên truyền, giáo dục lối sống đẹp, ứng xử văn minh trong giới trẻ, tiêu biểu có các đơn vị triển khai tốt như: Chư Sê, Ia Grai, Đak Đoa, Krông Pa, Pleiku, Ia Pa, Đak Pơ,...

Để các cuộc thi trắc nghiệm trên website có hiệu ứng lan tỏa rộng rãi đến đoàn viên, thanh thiếu toàn tỉnh, Ban Tổ chức thường xuyên đăng tải thông tin, thể lệ cuộc thi trên facebook Tỉnh đoàn, nhờ vậy đoàn viên, thanh thiếu nhi tiếp cận cuộc thi nhanh chóng, đồng thời dễ dàng chia sẻ, kết nối với nhóm bạn bè biết và tham gia cuộc thi nhiều hơn.

Đề cập đến tiện ích của facebook trong hoạt động tại cơ sở, anh Nông Hồng Phong - Phó Bí thư Huyện đoàn Ia Grai chia sẻ “Nhờ việc thành lập, sử dụng facebook thường xuyên của các cơ sở Đoàn mà việc chuyển tải, phổ biến các nội dung, chương trình hoạt động hằng tuần, tháng của Huyện Đoàn diễn ra nhanh chóng, việc triệu tập đoàn viên, thanh niên tham gia các phong trào cũng trở nên thuận lợi hơn trước, chỉ cần đăng

thông tin ngắn gọn trên dòng thời gian lập tức mỗi bạn tự cập nhật, chia sẻ và tham gia ủng hộ”. Đặc biệt, sau mỗi hoạt động, mỗi đoàn viên, thanh niên đều có thể đăng tải hình ảnh, bài viết lên trang facebook cá nhân, qua đó tiếp tục chia sẻ với bạn bè, đơn vị khác. Facebook trở thành phương tiện hữu hiệu trong việc chia sẻ, giao lưu học hỏi trong cách thức tổ chức hoạt động, phong trào giữa các chi đoàn cơ sở, tạo dấu ấn riêng mang hình ảnh, sắc màu của Đoàn trong cộng đồng xã hội.

Chia sẻ về tầm quan trọng của facebook trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, anh Nguyễn Hoàng Phong-Bí thư Tỉnh đoàn nhấn mạnh: Thời gian đến, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tiếp tục chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền thông qua facebook, qua đó cập nhật, lĩnh hội thường xuyên các chủ trương lớn của Đảng, chính sách pháp luật mới của Nhà nước, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, kịp thời phản ánh sâu sắc các phong trào Đoàn, Hội tại các địa phương, đơn vị./.

K.Y

47THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

1. Trước việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) với 2 phương án về thời gian làm việc của công chức, viên chức và tăng thời gian nghỉ hưu được đưa ra thảo luận lấy ý kiến thời gian qua (cụ thể nâng tuổi hưu 62 tuổi với nam và 60 với nữ), đại đa số cán bộ, công chức, viên chức lao động trên địa bàn tỉnh đều ủng hộ phương án giữ nguyên như hiện hành là nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi. Về thời gian làm việc không nên nêu trong Bộ luật Lao động mà theo quy định tại các văn bản hành chính. Đối với các Bộ do Thủ tướng quyết định, tại các địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Thời gian làm việc phải phù hợp với đặc thù khí hậu thời tiết của từng vùng, miền, phải đảm bảo được sức khỏe và năng suất làm việc của người lao động.

2. Trong thời gian qua, dư luận Nhân dân trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm đến vấn đề tăng giá điện. Dư luận bức xúc cho rằng,

việc áp thang giá điện như cách tính mới là không hợp lý và quyết định tăng giá điện ngay tại thời điểm nắng nóng đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống an sinh - xã hội của người dân. Dư luận mong muốn Chính phủ quan tâm chỉ đạo Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Công thương và các cơ quan có liên quan kiểm tra, báo cáo để Thủ tướng chỉ đạo giải quyết, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân.

3. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện đầu tiên ở tỉnh ta tại làng Lốp, xã Chư Don, huyện Chư Pưh vào ngày 15/5/2019. Tính đến ngày 16/6/2019, theo báo cáo của Chi Cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai thì trên địa bàn tỉnh dịch đã xuất hiện ở 198 hộ tại 33 thôn, làng thuộc 10 xã, thị trấn tổng số heo mắc bệnh, chết phải tiêu hủy là 1.500 con, khối lượng 29, 8 tấn. Việc các ngành chức năng của tỉnh đã và đang tập trung mọi nguồn lực dập dịch không để lây lan theo

đúng quy định; Tổ chức lực lượng giám sát chặt chẽ tại các địa phương nằm trong vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm; cùng với triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch như rắc vôi, tiêu độc khử trùng, tiêu hủy heo mắc bệnh... dư luận tin rằng tỉnh sẽ không để dịch lây lan ra diện rộng và khống chế được dịch Tả lợn Châu Phi.

4. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa mưa năm nay đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm và các huyện, thị xã phía Đông, Đông Nam tỉnh có nguy cơ xảy ra thiếu nước đầu vụ mùa. Để đảm bảo sản xuất vụ mùa hiệu quả, Sở NN&PTNT đã có văn bản chỉ đạo, định hướng cho các địa phương và người dân. Trong đó, vùng phía Tây tỉnh kết thúc gieo sạ lúa nước trước ngày 15/6 đối với vùng chủ động nước và trước ngày 10/7 đối với vùng không chủ động được nước; vùng phía Đông và Đông Nam tỉnh đẩy nhanh gieo sạ lúa

Tâm điểm dư luận

48 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

và kết thúc trong tháng 6. Với những cây trồng cạn ngắn ngày khác, các địa phương hướng dẫn người dân tập trung xuống giống khi đất đủ độ ẩm.

5. Dư luận trong tỉnh rất quan tâm đến vụ tai nạn lao động khiến 01 công nhân tử vong khi đang thi công lắp xà gồ nhà máy ở vị trí cao tại khu xưởng mở rộng sản xuất đường tinh luyện trong nhà máy mía đường An Khê (Thị xã An Khê)- công trình thi công không phép. Dư luận mong muốn các ngành chức năng như cơ quan Công an, thanh tra Sở LĐ, TB&XH, thị xã An Khê vào cuộc để làm rõ vụ việc, xử lý theo quy định pháp luật.

6. Dư luận phản ánh trên địa bàn huyện Chư Păh, một số đối tượng đã đến các cơ quan của huyện gửi “Thư thỉnh nguyện” của một số người theo Pháp luân công - đây là đạo lạ không được Nhà nước công nhận. Trên địa bàn huyện Chư Prông phát hiện 01 vụ với 05 người tham gia luyện tập Pháp luân công tại tổ dân phố 3, thị trấn Chư Prông và Linh mục Lại Văn Vinh, giáo họ Ia Pia

cùng 30 tín đồ Công giáo ở Biên Hòa - Đồng Nai đã tổ chức tặng 160 suất quà trị giá 32 triệu đồng cho hộ nghèo dân tộc thiểu số tại làng Piơr 2, xã Ia Piơr nhưng không xin phép chính quyền địa phương. Trên địa bàn huyện Krông Pa, cơ quan chức năng đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời 01 đối tượng phát tán tài liệu tuyên truyền Pháp Luân Công tại khu vực chợ Phú Túc, thu giữ 55 tài liệu liên quan. Đề nghị các cấp chính quyền địa phương chú ý kiểm soát tình hình, đồng thời có biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức để người dân không tin, không theo đạo lạ và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các cá nhân vi phạm pháp luật, giữ vững trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị tại địa phương.

7. Thời gian qua, tình hình trật tự an toàn xã hội tại một số địa phương diễn biến phức tạp, nhất là các vụ việc liên quan đến ma túy. Tại thành phố Pleiku phát hiện 01 tụ điểm bán ma túy tại tổ 2, phường Tây Sơn, tạm giữ 2 đối tượng bán ma túy cùng 8 “con nghiện”; tại huyện Chư Prông phát

hiện 01 vụ, với 02 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy tại thôn Đông Hà, thị trấn Chư Prông. Tang vật thu giữ là 05 gói bột trắng (đối tượng khai là ma túy), 01 điện thoại di động, 800.000 đồng và nhiều dụng cụ để sử dụng ma túy; tại huyện Krông Pa, dư luận trên địa bàn thị trấn Phú Túc rất bất bình sau khi Công an huyện tiến hành kiểm tra hành chính tại quán Karaoke Phước Lan tại Tổ dân phố 4, thị trấn Phú Túc, phát hiện 02 phòng hát có 11 đối tượng có biểu hiện sử dụng ma túy trái phép và thu giữ 01 gói chất màu trắng nghi là ma túy; qua kiểm tra 11 đối tượng dương tính với chất ma túy; tại huyện Ia Grai, công an huyện đã bắt 04 đối tượng liên quan đến ma túy tại thôn Tân Lập và chuyển cho công an huyện xử lý. Đề nghị các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác của người dân trong phòng ngừa, đấu tranh, tố giác với các loại tội phạm, nhất là với tội phạm ma túy./.

Ánh Hồng (Tổng hợp, nguồn BTGTU).

49THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã

kịp thời tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức các hội nghị nghiên cứu, quán triệt kịp thời, nghiêm túc nội dung chỉ thị, kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho cán bộ chủ chốt toàn huyện và tổ chức các hội nghị tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Qua đó, giúp cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm rõ nội dung, nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, từ đó quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch toàn khóa và kế hoạch hàng năm với các giải pháp cụ thể, sát với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị

gắn với xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong cả nhiệm kỳ và cho từng năm; đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng cơ quan, đơn vị, cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm để triển khai thực hiện.

Gắn công tác lãnh đạo, chỉ đạo với công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên theo Điều 30 Điều lệ Đảng

của cấp ủy các cấp và kiểm tra của Ban Tuyên giáo Huyện ủy đối với tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW với kiểm tra việc thực hiện các quy định Trung ương về thực hiện vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và chấn chỉnh tình trạng làm qua loa, hình thức, đối phó

Học tập và làm theo gương Bác

Đảng bộ huyện Ia Grai sau 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW

NGUYỄN THỊ LÀNH UVBTV, Trưởng BTG Huyện ủy Ia Grai

Huyện ủy Ia Grai tổ chức hội nghị học tập quán triệt và triển khai thực hiện một số nghị quyết, kết luận của Đảng. Ảnh: T.N.

của Bộ Chính trị

50 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

ở cơ sở và biểu dương, nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Việc thực hiện Chỉ thị từng bước đi vào nề nếp, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hạn chế dần các biểu hiện hình thức mang tính phong trào. Nhiều cấp ủy thể hiện sự chủ động, sáng tạo kết hợp thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW với các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các cuộc vận động, các phong trào thi đua.

Tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền chuyên đề toàn khóa và chuyên đề hàng năm về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả, phù hợp như: tổ chức các hội nghị, đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề hàng năm vào sinh hoạt định kỳ của chi bộ, đoàn thể, cơ quan; triển khai tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân với các hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, thiết thực, như: Panô, ápphích, khẩu hiệu tuyên truyền; tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, với các nội dung tuyên truyền phong phú về các chủ đề hàng năm, gương người tốt,

việc tốt, mô hình hay, cách làm hiệu quả để nhân rộng trong nhân dân.

Tổ chức triển khai cho cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm túc việc xây dựng bản Cam kết (kế hoạch) cá nhân về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những nội dung công việc cụ thể gắn với thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; các cấp ủy, chi bộ thông qua sinh hoạt chi bộ thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên. Tinh thần, thái độ làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở có sự chuyển biến tích cực, rõ nét; có tinh thần làm việc gần dân, sát dân, tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ chăm lo đời sống nhân dân, không còn tình trạng cán bộ, đảng viên đi muộn về sớm, uống rượu bia vào các buổi trưa các ngày làm việc; các trường hợp vi phạm đều được xử lý nghiêm minh, kịp thời.

Đồng thời rà soát kết quả xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức của cơ quan mình, ngành mình theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để niêm yết tại trụ sở cơ quan, các phòng họp để cán bộ, đảng viên thực

hiện. Qua thực hiện, đội ngũ cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã thực hiện tốt việc nêu gương, làm trước trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã thực hiện nghiêm việc đi cơ sở ít nhất một ngày/tuần, kịp thời nắm bắt tình hình cơ sở; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các đồng chí là đại biểu hội đồng nhân dân từ huyện đến các xã, thị trấn đã thực hiện nghiêm quy định tiếp xúc cử tri, tiếp xúc, đối thoại với nhân dân theo tinh thần tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân.

Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng được tăng cường, hạn chế được tình trạng khiếu kiện và khiếu kiện vượt cấp. Công tác tiếp công dân được UBND huyện và xã, thị trấn duy trì thường xuyên và định kỳ, bảo đảm theo luật định. Các vụ việc nổi cộm, bức xúc mà nhân dân quan tâm được tập trung chỉ đạo, giải quyết có hiệu quả. Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa”, “một cửa liên

51THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

thông” tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp; tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đúng hẹn hàng năm luôn đạt tỷ lệ cao.

Mặt trận, các đoàn thể đã phát huy tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, nhất là việc giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của cấp ủy, chính quyền. Chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở được nâng lên. Đã huy động được nhân dân tham gia phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị: Việc tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với Chỉ thị 05-CT/TW được các cấp ủy quan tâm triển khai thực hiện nghiêm túc, nề nếp.

Chất lượng sinh hoạt chi bộ, cơ quan, đoàn thể có nhiều chuyển biến tích cực, tinh thần tự phê bình và phê bình được nâng

lên, ý thức tổ chức, kỷ luật của đảng viên, đoàn viên, hội viên ngày càng tốt hơn. Qua thực hiện đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chống quan liêu, vô cảm, hạn chế tiêu cực và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; loại bỏ những hủ tục lạc hậu. Việc thực hiện các quy định về tổ chức các hoạt động nhân dịp Lễ, Tết, tổ chức đại hội, hội nghị, chia tay các đồng chí cán bộ, lãnh đạo nghỉ hưu, thuyên chuyển công tác có nhiều chuyển biến tích cực với tinh thần trang trọng, tiết kiệm, không phô trương, lãng phí.

Thời gian tới, tiếp tục Huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực gắn với phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy, chính quyền địa phương và cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo, triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII). Thực hiện nghiêm các quy định về nêu gương của Trung ương, để đề cao trách nhiệm nêu gương, tự giác học tập

trước, làm theo trước để nêu gương của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, địa phương xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương với phương châm “sát chức năng, nhiệm vụ, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và đánh giá việc thực hiện”. Đưa nội dung thực hiện phòng tránh 27 biểu hiện suy thoái theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ đề hàng năm vào sinh hoạt định kỳ của chi bộ, cơ quan, đoàn thể. Kết hợp hài hòa, đồng bộ việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW với các Chỉ thị, nghị quyết của Đảng và phát động các phong trào thi đua trong các tầng lớp nhân dân. Hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết và biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh./.

N.T.L

52 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Nhằm đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng,

đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá XII), góp phần tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao đạo đức cách mạng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân; ngày 12/03/2019, Ban Thường vụ Thành uỷ ban hành Kế hoạch số 112-KH/TU phát động Hội thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh từ cấp cơ sở đến thành phố với nhiều nét mới, nhất là tìm hiểu các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập chuyên đề 2019; việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề, góp phần đổi mới nội dung, phương pháp sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt các đoàn thể...,

Hội thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cấp thành phố diễn ra trong 2,5 ngày (từ ngày 5 đến 7/6/2019) với sự tham gia của hơn 400 thí sinh đến từ 43 đội thi thuộc các tổ chức cơ sở Đảng trực

thuộc Thành ủy. Tại Hội thi, mỗi đội trải qua 3 phần thi, gồm: trắc nghiệm, sinh hoạt chuyên đề và năng khiếu. Hội thi đã thu hút sự quan tâm theo dõi và cổ vũ nhiệt tình của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn thành phố. Thông qua Hội thi biểu thị tình cảm, lòng kính yêu của cán bộ, đảng viên và Nhân dân thành phố Pleiku đối với Bác Hồ, là sự tiếp nhận, học tập những giá trị cao cả trong tư tưởng, đạo đức và phong cách của Bác.

Ở phần thi trắc nghiệm, nhờ có sự đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí

Minh và nội dung chuyên đề 2019, nên đa số các thí sinh trả lời đúng đáp án do Ban tổ chức Hội thi đưa ra.

Trong phần thi tổ chức sinh hoạt chuyên đề, với sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc các đội thi đã thực hiện tốt phần thi, đảm bảo các bước tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo đúng tinh thần Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về một số vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nhiều đơn vị có nhiều đổi mới, sáng tạo trong sinh hoạt chuyên đề như Đội thi của Đảng bộ phường Phù

Sức lan tỏa từ

tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở TP. Pleiku

NGUYỄN TÀI UVBTV, Trưởng BTG Thành ủy Pleiku

Hội thi

53THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Đổng, Đảng bộ phường Đống Đa...

Về phần thi năng khiếu, các đội thi mang đến cho hội thi những lời ca, tiếng hát, vần thơ... ca ngợi về tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dễ đi vào lòng người thể hiện tình yêu thương vô hạn đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, đem lại những cảm xúc đến cán bộ, đảng viên. Tiêu biểu như Đảng bộ phường Ia Kring, Đảng bộ Công an thành phố, Đảng bộ phường Hội Phú...

Hội thi đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự đánh giá chính xác, công bằng và khách quan của Ban giám khảo; để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, thực sự gây xúc động cho khán

giả. Thông qua hội thi góp phần tuyên truyền chuyên đề 2019 về xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân; tuyên truyền kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 -2019); 70 năm Bác Hồ viết tác phẩm “Dân vận” (1949 - 2019); 50 năm tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (1969 - 2019); đồng thời cũng là dịp để cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ thành phố Pleiku học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng công tác tuyên truyền tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại cơ quan, đơn vị; là cơ

sở để xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền, tuyên truyền viên nòng cốt về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng bộ, góp phần nâng cao nhận thức, nhìn nhận sâu sắc của cán bộ, đảng viên trong sửa chữa, khắc phục khuyết điểm theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi là ánh sáng soi đường, là động lực to lớn để cán bộ, đảng viên và Nhân dân thành phố học tập và làm theo, ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Pleiku (15/9/1954 - 15/9/2019), 90 năm Ngày thành lập đô thị Pleiku (3/12/1929 - 3/12/2019), hướng đến thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong năm 2019 và những năm tiếp theo./.

N.T

Hội thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 của Đảng bộ phường IaKring. Ảnh Sỹ Nhân.

54 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Làng Groi, thị trấn Kbang, huyện Kbang có 78 hộ,

450 khẩu; Chi bộ có 8 đảng viên. Là một Bí thư Chi bộ từ năm 2016 đến nay, ông Đinh Văn Hrắch luôn xác định bản thân phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, từ đó mới có thể vận động bà con trong làng làm theo, các phong trào thi đua được triển khai mới đạt hiệu quả cao. Phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo gắn với việc học tập và làm theo gương Bác, ông đã không ngừng phấn đấu rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực lãnh đạo, đi đầu gương

mẫu trong mọi phong trào. Ông tâm sự với chúng tôi: Bước đầu bản thân gặp rất nhiều khó khăn; như trình độ của bà con trong làng và làng nằm khu vực công trình thủy điện An Khê - Ka Nák, đất sản xuất nằm xa khu dân nên việc vận động bà con đi họp cũng như sinh hoạt còn nhiều khó khăn. Bản thân đã nêu cao vai trò của người Bí thư chi bộ nên luôn tập trung quan tâm đến việc tuyên truyền, vận động bà con nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chính sách cấp trên đưa về tổ chức cho bà con thực hiện đạt một số kết quả.

Mọi công việc chung của làng đều được ông

đưa ra bàn bạc, thảo luận dân chủ để đi đến thống nhất. Chính vì điều đó đã tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong các buổi sinh hoạt ông luôn khích lệ đảng viên tích cực tham gia đóng góp ý kiến, qua đó phát huy được tính dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Bên cạnh đó, ông cùng chi bộ xây dựng kế hoạch cụ thể đối với từng công việc, thường xuyên thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các qui định của địa phương. Qua đó đã phát huy được sức mạnh của tập thể và tinh thần đoàn kết của toàn dân trong các phong trào, hoạt động; từ đó các hoạt động

Người Bí thư chi bộ

gương mẫu, trách nhiệm

THÚY ĐIỂM

Thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn Thị trấn Kbang xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, trong đó có ông Đinh Văn Hrắch - Chủ tịch Hội Nông dân Thị trấn - Bí thư Chi bộ làng Groi, thị trấn Kbang, huyện Kbang đã học tập và làm theo Bác bằng những hành động thiết thực, cụ thể, luôn phát huy tốt vai trò trong công tác lãnh, chỉ đạo, nhiệt tình, trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua tại địa phương.

55THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

do ông triển khai đều được cán bộ, đảng viên và bà con trong làng đồng tình hưởng ứng. Cụ thể như: vận động nhân dân trong làng thay đổi nếp nghĩ cách làm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đến nay, người dân trong làng đã biết trồng cà phê, mắc ca, đậu các loại và nuôi heo đen... mang lại hiệu quả và có thu nhập khá như gia đình ông Đinh Hrơi, Đinh Boy và Đinh Hrước. Bên cạnh đó, ông cùng tập thể Chi bộ đứng ra vận động các hộ hiến trên 1.000 m2 đất, tham gia hàng trăm ngày công làm đường giao thông nội làng để thuận tiện cho bà con đi lại, nhất là vào mùa mưa; đồng thời, vận động các hộ di dời nhà ở theo qui hoạch

của Thị trấn; hướng dẫn các hộ làm nhà vệ sinh theo qui định để tiến tới xây dựng làng nông thôn mới vào năm 2020... Nhờ đó cuộc sống của người dân làng Groi đã thay đổi từng ngày, đường làng ngõ xóm sạch, đẹp, tạo nên bộ mặt mới cho làng. Việc làm của ông Hrắch được lãnh đạo cấp trên đánh giá cao. Ông Hoàng Long Vỹ - Bí thư Đảng ủy Thị trấn cho biết: Mặc dù giữ 2 cương vị nhưng đồng chí rất nhiệt tình. Ngoài công việc chuyên môn là Chủ tịch Hội Nông dân , với cương vị là Bí thư Chi bộ đồng chí rất sát sao với Chi bộ, với bà con nhân dân trong làng, nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của bà con, trên cơ sở của Đảng ủy để

rồi triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế, giữ vững trật tự ở địa bàn. Sau khi tăng cường cán bộ về làm Bí thư có thể nói chất lượng hoạt động của Chi bộ và vai trò lãnh đạo của Chi bộ được nâng lên rõ rệt, phát triển kinh tế xã hội, ổn định tình hình trong làng rất tốt.

Những thành quả đó có sự đoàn kết, chung tay góp sức của cán bộ đảng viên cùng toàn thể nhân dân làng Groi, trong đó có sự đóng góp rất lớn công sức, trí tuệ, trách nhiệm của Bí thư Chi bộ Đinh Văn Hrắch. Nhiều năm liên tiếp, Chi bộ làng Groi đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng ủy Thị trấn khen thưởng./. T.Đ

Làng Groi quyết tâm xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới. Ảnh: Hồng Hạnh.

56 THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ

Ngày 14 tháng 6 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 733/QĐ-TTg về việc

ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 - 2025.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến thực thi nhiệm vụ.

Đồng thời tuân thủ chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu, tránh phô trương, lãng

phí, mục đích trục lợi trong việc tổ chức các hoạt động liên hoan, cưới hỏi, tang lễ, mừng thọ, sinh nhật, tân gia...; không mê tín dị đoan và hành vi phản cảm khi tham gia lễ hội.

Tích cực xây dựng, giữ gìn không gian xanh, sạch, đẹp; môi trường văn hóa thân thiện, văn minh nơi công sở.

Thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; không đánh bạc, sa vào các tệ nạn xã hội; không sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian làm việc và giờ nghỉ trưa; hút thuốc là đúng nơi quy định; nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ...

Phương Thư (Tổng hợp).

Chính sách - Pháp luật

CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG ĐƯỢC ĐƯA TIN CHƯA KIỂM CHỨNG LÊN FACEBOOK

Ngày 18/6/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công điện 520/CĐ-BGDĐT về tập trung chỉ đạo tổ

chức Kỳ thi THPTQG 2019 tại các địa phương gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện tốt một số công việc sau đây:

- Rà soát kỹ lưỡng phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, thông tin liên lạc, vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp điện nước tại tất cả các Điểm thi;

- Tăng cường công tác truyền thông để phổ biến quy chế thi và các quy định của pháp luật có liên quan nhằm ngăn chặn

TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐỂ XẢY RA TIÊU CỰC, GIAN LẬN TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA 2019kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, gian lận trong thi cử, nhất là tiêu cực, gian lận có tổ chức;

- Thường xuyên báo cáo Ban chỉ đạo thi THPTQG về tình hình tổ chức Kỳ thi tại địa phương và những vấn đề phát sinh (nếu có);

- Tiếp tục triển khai công tác đề thi, thực hiện chặt chẽ quy trình in sao đề thi để đảm bảo đủ số lượng đề thi với chất lượng tốt nhất, tuyệt đối không để xảy ra sai sót;

- Đảm bảo tuyệt đối an toàn, bảo mật trong các khâu in sao, sử dụng đề thi cũng như trong quá trình vận chuyển, lưu giữ đề thi, bài thi./.

Phạm Hằng (Tổng hợp)