14
TỪ NGỮ Page 1 CÁCH DÙNG TNGNHNG TNGTHƯỜNG DÙNG SAI DÙNG LN QUYÊN DI (UCLA, CSULB, AUV) DÀN BÀI TNG QUÁT I. Nhng chthường viết sai vì thói quen Thí d: giây, giòng, dùm... II. Nhng chthường viết sai vì không phân biệt nghĩa Thí d: hàng/hng, chuyn/truyn, s/x, di/ri, du/giu... III. Nhng chthường viết sai vì không rõ nghĩa gốc chHán Thí d: x/s, bc/bt Ghi chú: nguyên tc lp chnôm và chHán IV. Nhng chthường viết sai vì cách phát âm địa phương Thí d: chái/trái, ti/tui, tai/tay... Ghi chú: a. nhng chcó thviết theo cách phát âm địa phương và những chkhông thviết theo cách phát âm địa phương. b. Có dấu ˆ hay không có dấu ˆ ? V. Nhng thành ngthường viết sai vì không hiểu rõ nghĩa Thí dụ: thành kính phân ưu, đơn phương độc mã, mã lực đồng tin... VI. Du hi và du ngã 1. Làm sao để viết đúng dấu hi, du ngã? 2. Viết đúng từ đôi Hán-Vit có du hi - du ngã 3. Viết đúng từ đôi thuần Vit có du hi - du ngã VII. BÀI ĐỌC THÊM VCÁCH VIẾT ĐÚNG DẤU HI-NGÃ

Chữ Đúng Sai - Lan Day Du

  • Upload
    chi-lam

  • View
    15

  • Download
    1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Việt ngữ

Citation preview

TỪ NGỮ Page 1

CÁCH DÙNG TỪ NGỮ

NHỮNG TỪ NGỮ THƯỜNG DÙNG SAI – DÙNG LẪN

QUYÊN DI (UCLA, CSULB, AUV)

DÀN BÀI TỔNG QUÁT

I. Những chữ thường viết sai vì thói quen

Thí dụ: giây, giòng, dùm...

II. Những chữ thường viết sai vì không phân biệt nghĩa

Thí dụ: hàng/hằng, chuyện/truyện, sẻ/xẻ, dời/rời, dấu/giấu...

III. Những chữ thường viết sai vì không rõ nghĩa gốc chữ Hán

Thí dụ: xử/sử, bạc/bạt

Ghi chú: nguyên tắc lập chữ nôm và chữ Hán

IV. Những chữ thường viết sai vì cách phát âm địa phương

Thí dụ: chái/trái, tủi/tuổi, tai/tay...

Ghi chú:

a. những chữ có thể viết theo cách phát âm địa phương và những chữ không thể viết

theo cách phát âm địa phương.

b. Có dấu ˆ hay không có dấu ˆ ?

V. Những thành ngữ thường viết sai vì không hiểu rõ nghĩa

Thí dụ: thành kính phân ưu, đơn phương độc mã, mã lực đồng tiền...

VI. Dấu hỏi và dấu ngã

1. Làm sao để viết đúng dấu hỏi, dấu ngã?

2. Viết đúng từ đôi Hán-Việt có dấu hỏi - dấu ngã

3. Viết đúng từ đôi thuần Việt có dấu hỏi - dấu ngã

VII. BÀI ĐỌC THÊM VỀ CÁCH VIẾT ĐÚNG DẤU HỎI-NGÃ

TỪ NGỮ Page 2

TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH TẢ VIỆT NGỮ

QUY TẮC HỎI – NGÃ

1. LUẬT LẤP LÁY

- HUYỀN – NẶNG – NGÃ (sẵn sàng, ngỡ ngàng, mạnh mẽ, lặng lẽ, vững vàng...

- SẮC – KHÔNG – HỎI (hớn hở, vui vẻ, hỏi han, vớ vẩn, mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang...)

Bí quyết để nhớ:

Chị HUYỀN mang NẶNG NGÃ đau,

Anh SẮC KHÔNG HỎI một câu gọi là!

Luật trừ:

VIII. Ngoại lệ 1: niềm nở, luồn lỏi, bền bỉ, hẳn hòi, dòm dỏ, phỉnh phờ, vẻn vẹn, lẳng lặng...

IX. Ngoại lệ 2: ngoan ngoãn, khe khẽ, se sẽ...

2. LUẬT HÁN TỰ

- Viết với NGÃ, những chữ có các phụ âm đầu M, N, NH, L, V, D, NG (mãnh lệt, mĩ lệ, mĩ mãn, minh

mẫn, mãn khoá, thương mãi...)

- Viết với HỎI, những chữ không có phụ âm đầu hay có các phụ âm đầu còn lại (ảo ảnh, ảm đạm, ẩn số,

tư tưởng, hoảng hốt, bảo vật...)

Bí quyết nhớ:

Mình Nên Nhớ Là Viết Dấu Ngã!

Luật trừ:

kĩ nghệ, ca kĩ, hữu hạn, văn hữu, hữu (bên phải), giải phẫu, tĩnh mịch, linh cữu, tiễn biệt,

cung tiễn, tiễu trừ, trẫm (vua), ấu trĩ, trĩ (chim/bệnh), dự trữ, huyễn mơ, hỗ tương, hỗn loạn,

hãm hại, phóng đãng, quang đãng, khốn quẫn, xã tắc, trì hoãn, ngân quỹ, suyễn (bệnh),

cưỡng bức, tuẫn tiết, hiếu đễ, sĩ tử...

TỪ NGỮ Page 3

3. LUẬT TÊN, HỌ

TÊN các quốc gia ( Mĩ, Ái Nhĩ Lan, A Phú Hãn...) và HỌ của người (Võ, Nguyễn, Đỗ, Lữ...) viết với dấu

NGÃ.

Luật trừ: Chử Đồng Tử.

4. LUẬT TRẠNG TỰ

Các trạng tự thường viết với dấu NGÃ (cũng, nữa...)

QUY TẮC ĐÁNH DẤU THANH

1. Chỉ đánh dấu thanh vào NGUYÊN ÂM

2. Đánh dấu theo lối âm tự: đánh vào điểm phát âm (thuý, hoà,...)

3. Đánh dấu theo lối mĩ tự:

a. Đánh dấu vào những mẫu tự có dấu phụ (dấu lập chữ): Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư)

b. Nếu chữ có nguyên âm kép hai và sau đó là phụ âm cuối: đánh dấu vào mẫu tự thứ hai (thường,

đoạn, dưỡng, được...)

c. Nếu chữ có nguyên âm kép ba: đánh dấu vào mẫu tự giữa (yếu, ngoèo, khuỷu, toại...)

d. Nếu chữ không có phụ âm cuối: không đánh dấu vào nguyên âm cuối (úy, thúy, hòa,...)

Trừ: Nguyên âm cuối có dấu phụ: tuế, thuở...

Phép nói và viết hỏi ngã Hồ Tường

Phân nửa người Việt Nam, từ Thanh Hóa trở ra, về phương diện hỏi, ngã, nói và viết rất đúng,

còn một phân nửa, từ Nghệ Tĩnh trở vào, nói không phân biệt hai thanh này và viết rất lầm. Sự

trộn lộn hai thanh này thành một sẽ là một việc làm cho tiếng Việt nghèo nàn thêm, và làm cho

lắm câu thành tối nghĩa. Người có ý thức không ai dám chủ trương một việc nông nổi như vậy.

Mà phân biệt hai thanh, khi nói và viết, đối với người đàng trong, là một vấn đề to: vấn đề hỏi

ngã.

TỪ NGỮ Page 4

Mấy năm nay, đã có nhiều người nghiên cứu vấn đề này và đưa ra một luật, mà chúng tôi xin gọi

là luật Nguyễn Đình, để nhắc nhở người đã nêu nó ra trước nhất. Cái hay - và cũng là cái dở -

của luật Nguyễn Đình là để cho người đã khá giỏi tiếng Việt dùng được mà thôi. Đối với kẻ thiếu

học, thì công dụng của nó rất ít.

Lại giá trị của luật ấy chỉ ở trong phạm vi chính tả. Người đàng trong, dầu cho đã thạo rồi, cũng

không sao nói đúng được.

Muốn giải quyết đến cội rễ vấn đề này, ta hãy nghĩ xem: tại sao người đàng ngoài, dầu chẳng

biết luật Nguyễn Đình, vẫn nói đúng và viết đúng hỏi ngã? Ấy bởi vì từ thuở mới học nói, họ đã

nghe chung quanh họ, hai thanh này phân biệt rõ ràng. Vậy phương pháp của âm học, đối với

mỗi người, và áp dụng cho tất cả, sẽ thành phương pháp giải quyết được vấn đề đến triệt để.

Dầu ta có thạo thông lệ này, hay thông lệ nọ, mà ta nói vẫn sau, thì trẻ em nghe ta nói sai, sẽ nói

sai, ắt là vấn đề hãy còn mãi.

Việc đánh dấu đúng, tuy là cần chỉ là gáo nước để tưới trận lửa to, làm sao mà trừ đám cháy

được? Còn nếu ta nhờ các thông lệ làm phương tiện riêng để phân biệt hỏi, ngã, hầu nói đúng, thì

thế hệ sau nghe ta nói đúng, sẽ nói đúng. Rồi ít lâu, ở toàn cõi Việt Nam, sẽ không còn vấn đề

nàỵ Chúng tôi soạn tập sách vấn đề giải quyết vấn đề hỏi ngã. Khi ai nấy đã nói đúng và viết

đúng cả rồi, vấn đề sẽ không còn, sách sẽ hết cần, hóa thành vô dụng. Nên lòng cầu nguyện là

được một ngày gần đây, sách sẽ không được dùng nữa, và chỉ dành cho những kẻ khảo cứu tài

liệu lịch sử xem chơi mà thôi.

LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC TIẾNG NÀO HỎI TIẾNG NÀO NGÃ

Phương Pháp Tự Nhiên

Khi ta biết cách nói rồi, muốn có thể phân biệt tiếng nào hỏi, tiếng nào ngã, thì nên theo phương

pháp tự nhiên hơn hết, là học.

Phương pháp này đã đem lại những công hiệu rõ ràng. Nhiều người ngoại quốc, tuy nói tiếng

Việt rất khó khăn, song đã chịu khó học cẩn thận rồi, thì nói, viết rất đúng hỏi ngã. Nhiều người

đàng trong, chịu khó học, cũng nói được viết đúng như người đàng ngoài. Mà bằng chứng đích

xác hơn hết là, cả một cõi Bắc Việt, ai cũng nói đúng nhờ học từ thuở bé ở nơi chung quanh

mình.

Cái may của người đàng ngoài, là sự học này là một cái học thường xuyên, trong mỗi lúc nghe

nói, trong mỗi lúc nói, mà người học không thấy cực nhọc hay để tí công cố gắng nào. Chung

TỪ NGỮ Page 5

quanh mình, cha, mẹ, anh, chị, bè, bạn, lối xốm, thảy là người thầy sẵn sàng dạy mình, và lại

những ngưòi thầy dạy đúng phương pháp tự nhiên. Kết quả là lên năm, lên sáu tuổi, đứa bé đã

học xong rồi, đến trường khỏi phải trở lại vấn đề.

Cái rủi của người đàng trong là không có trường học tự nhiên ấy. Ngay nhà trường chính quy

cũng vẫn là một lớp học thiếu sót về vấn đề này. Thầy giáo nào có công, cũng chỉ dạy cho học

trò đánh dấu đúng, khi viết. Chúng tôi chưa hề gặp một thầy giáo nào ở đàng trong đã dạy học

trò nói thanh ngã, thanh hỏi bao giờ. Và cũng chớ nên trách họ, vì chính họ còn chưa nói được

thay!

Vậy cần phải học, tuy trong những điều kiện khắt khe hơn, nhưng phải cố tìm tạo ra một hoàn

cảnh gần như tự nhiên, và dõi theo một phương pháp tự nhiên. Hoàn cảnh ấy, là một nhóm người

biết cố gắng nói đúng, viết đúng hỏi, ngã. Phương pháp ấy, là nên học thuộc lòng, không khác

nào trẻ con mới học nói phải thuộc tiếng mới, không khác nào người ngoại quốc học nói phải

học thuộc tiếng lạ.

Trong khi nói chuyện, nếu phải dừng trước một tiếng để suy nghĩ nên nói thanh nào, thì làm sao

cho lời được suôn, lại còn nói chi đến việc trổ tài hùng biện? Trong khi viết, nếu phải dừng mỗi

lúc để suy nghĩ nên đánh dấu nào, thì làm sao chép kịp lời của người, hay ghi cho kịp nguồn

hứng của mình?

Học phải chọn sách. Học về hỏi, ngã, không có gì qua từ điển, tự điển, tự vị. Những người có

tiếng là viết đúng chính tả, như Phan Khôi, Phan Văn Hùm, thường thú nhận rằng không có dụng

cụ nào hơn là tự điển để tra cứu, mỗi lần trí nhớ của họ hơi lờ mờ. Ngày nay, những từ điển, lấy

tiếng Việt làm nền để cắt nghĩa và điển chế tiếng Việt, thật là khó tìm. Một vài quyển hãy còn

lưu hành, nhưng lại rất cẩu thả về vấn đề chính tả.

Học trong tự điển là một việc rất mau chán. Vì vậy mà cần có một lối học mau lẹ, lại có nhiều

kết quả. Lối học thực tiễn này dựa vào những nhận xét sau đây:

Trong tiếng Việt, tiếng thanh hỏi nhiều hơn tiếng thanh ngã. Vậy ta học trước hết những tiếng

thanh ngã, ắt ít tốn công hơn. Còn tất cả những tiếng nào thừa lại, là to cho thanh hỏi.

Trí nhớ muốn được chắc chắn, cần nên vận dụng tất cả các cơ quan, tai nghe, mắt nhìn, tay viết.

Phần lỗ tai đã được chú trọng rồi. Còn nên cho quen mắt, bằng cách đọc kỹ và nhiều những sách

đánh dấu đúng, những bản viết tay đánh dấu đúng. Và nhất là tập đánh dấu cho quen mắt, quen

tay như người đàng ngoài, dấu hỏi rõ ràng vẽ hình kéo xuống, sau khi đã vòng tròn, dấu ngã rõ

ràng kéo lên, sau khi đã vòng tròn. Tay, mắt, tai hiệp nhau làm cho phần máy móc của trí nhớ

được vận dụng đầy đủ, thì sự nhớ càng chắc.

TỪ NGỮ Page 6

Rồi cũng phải làm cho phần thông minh của trí nhớ làm việc, để tập luyện và để củng cố những

điều đã học được với một cách máy móc. Vậy cần phải suy nghĩ, để tìm cái lý của sự việc (nghĩa

là cái lẽ vì sao phải đánh dấu ngã) và những liên quan của các việc. Đây là một công cuộc đòi

lắm hiểu biết. Vậy xin xét ở chương sau.

Phương pháp bác học

Phương pháp bác học này đòi hỏi nhiều hiểu biết về ngữ âm học, để áp dụng những định luật sự

biến di của âm thanh, và về từ nguyên học, để tìm tòi gốc rễ của mỗi tiếng.

Ngữ âm học và từ nguyên học là hai khoa rất khó. Ở Âu Mỹ, vào trường đại học, người ta mới

khởi sự cho học các khoa này, còn từ bực trung học trở xuống, chỉ nói cho biết thoáng qua thôi.

Mà khi đã học xong rồi, phải có óc tìm tòi, khiến suy diễn mới tự mình khảo cứu thêm được. Vì

vậy mà phương pháp bác học được nhắc đến sau đây không phải để cho ai cũng dùng được.

Đối với tiếng Việt, hai định luật sau đây của ngữ âm học giúp cho chúng ta rọi nhiều tia sáng và

vấn đề hỏi ngã:

Những âm thanh thường có xu hướng có gần tính chất với những âm thanh đi cặp với mình. Ấy

là luật thuận thinh âm

Những âm thanh thường biến chuyển ra những âm, thanh có gần tính chất với mình.

Ở đây không phải là để khảo cứu về ngữ âm học, nên xin phép không dừng lâu nơi hai luật này,

mà chỉ áp dụng chúng nó vào vấn đề hỏi ngã mà thôi.

Do theo sự khảo cứu ở phần thứ nhất, ta thấy rằng thanh hỏi ở vào bực nhất, ta thấy rằng thanh

hỏi ở vào bực bổng. Vậy luật thuận thinh âm mách cho ta biết rằng nó thường đi cặp với những

thanh hỏi, ngang, và sắc là những thanh gần tính chất với nó. Ví dụ như:

Hỏi đi cặp với hỏi: bẩn thỉu, mỏng mảnh

Hỏi đi cặp với ngang: thẩn thơ, mơn mởn

Hỏi đi cặp với sắc: khỏe khoắn, lấp lửng

Còn thanh ngã ở vào bực trầm, gần với những thanh huyền, nặng. Vậy luật thuận thinh âm mách

cho ta biết rằng nó thường đi cặp với những thanh ngã, huyền, nặng là những thanh có gần tính

chất với nó. Ví dụ như:

TỪ NGỮ Page 7

Ngã đi cặp với ngã: bãi hãi, lẽo đẽo

Ngã đi cặp với huyền: bão bùng, hiền ngõ

Ngã đi cặp với nặng: nhão nhẹt, chậm rãi

Nếu đảo ngược tính cách trên, chúng ta có thể nêu được cái thông lệ thực tiễn để tìm tiếng nào có

thanh ngã (luật Nguyễn Đình)

Tiếng có thanh ngã là những tiếng đi cặp với tiếng thanh ngã, nặng hay huyền

Tuy nhiên, thông lệ này có rất nhiều ngoại lệ. Độc giả sẽ thấy rằng số ấy không phải là ít, và

phương pháp bác học, tuy đòi hỏi rất nhiều hiểu biết và suy nghĩ, vẫn không bằng phương pháp

tự nhiên.

Khoa từ nguyên học, áp dụng vào tiếng Việt, cho ta biết rằng những tiếng họ hàng, hoặc biến

chuyển ra, thường có những thanh gần với thanh cội rễ.

Như ba thanh ngang, sắc, hỏi biến chuyển qua lại với nhau. Ví dụ: chưạ..chửa; miếng...miểng;

cảnh...kiếng; chẳng...chăng; thể...thế

Còn ba thanh huyền, nặng, ngã, biến chuyển qua lại với nhaụ Ví dụ: rồị..rỗi, chậm...chẫm;

cữụ..cậu; lỡ ... lợ; cũng....cùng.

Nếu đảo ngược tính cách này, chúng ta có thể nêu được cái thông lệ thực tiễn để tìm tiếng nào có

thanh ngã

Tiếng có thanh ngã là những tiếng do tiếng thanh ngã, nặng, huyền biến chuyển ra

Ngoài ra còn những tiếng Hán Việt mà cách phát thanh theo những định luật phiền tạp, và sự áp

dụng các định luật ấy chưa chắc gì đơn giản hơn là theo phương pháp tự nhiên là học ngay cho

thuộc lòng. Lại các định luật này có rất nhiều ngoại lệ, mà nhớ cho được và cho đủ, cũng cần

phải học thuộc lòng. Vậy thì, làm thế nào, vẫn khó tìm một phương pháp, duy lý dễ dàng, cho

vừa tầm thực dụng của bình dân.

Tốt hơn là dùng phương pháp tự nhiên, đã dễ dàng, còn đem lại nhiều thành tích tốt đẹp.

Tuy vậy, những định luật kể trên vẫn có giá trị là những kim chỉ nam cho những nhà khảo cứu,

để tìm tòi chính tả và điển chế tiếng Việt. Giá trị của nó là giá trị của một phương pháp bác học,

và chỉ có giá trị ấy trong địa hạt của khảo cứu. Cố đem ra ngoài địa hạt ấy và biên thành những

thông lệ thực tiễn, chưa ắt là hạp với kinh nghiệm của khoa sư phạm.

TỪ NGỮ Page 8

Trái lại, nếu ta đã dùng phương pháp tự nhiên mà học thuộc lòng rồi, lại áp dụng thêm phương

pháp bác học để khảo chính và củng cố trong trí nhớ những điều đã học được, thì là một việc

thêm hay.

Đặc sắc của khoa học không phải là dừng nơi một phát kiến nào, mà ở nơi sự tìm tòi và phát

kiếm thêm mãi. Vấn đề hỏi ngã không phải ở trọn trong luật Nguyễn Đình và luật tứ thinh.

Đứng vào một sở cậy khác, rọi một nhấn quang khác, chắc chắn sẽ tìm thấy việc khác có thể

giúp cho ta hiểu rõ thêm vấn đề.

Như có người (Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Tuân, Thế Lữ...và chúng tôi) nghĩ rằng tiếng Việt nam là

một tiếng "nhạc ý" (nghĩa là dùng âm thanh cao, thấp, dài, ngắn mà diễn ý), khác hơn tiếng Tàu

là một tiếng "hội ý" (nghĩa là dùng nét vẽ mà tượng ý). Thế thì, hỏi hay ngã, tất phải có quan hệ

với ý của tiếng dùng. Nhắc đến giả thuyết này, chúng tôi chỉ có ý mách rằng có thể khảo cứu và

suy luận thêm về vấn đề hỏi ngã, chớ chưa định ý lập một cái luật nào mới.

Độc giả nên nghiên cứu bằng thuật dùng thẻ (fiche). Thẻ ấy là những mảnh giấy rời nhỏ. Trên

mỗi thẻ, ta nêu to một tiếng dấu ngã, kế đến những điều gì mà ta cần chép để nhớ (nghĩa tiếng,

gốc tiếng, luật về ngữ âm học) và những nhận xét hay giả thuyết riêng của ta. Khi có đủ bộ rồi, ta

chịu khó quy nạp những nhận xét, biết đâu ta chẳng tìm được cái gì hay đẹp về vấn đề?

Hồ Tường (Paris, đầu mùa hè 1950)

BẢY ĐIỀU LUẬT VỀ DẤU HỎI NGÃ

LUẬT HỎI NGÃ gồm có BẢY ĐIỀU, nếu chúng ta chịu học thuộc lòng bảy điều nầy, thì sẽ viết

đúng tới 90% các chữ có dấu Hỏi Ngã. Còn lại lối 10% là các ngoại lệ, nếu không nhớ hết thì

nên tra Tự-vị, Tự-điển, hay Từ-điển.

BẢY ĐIỀU CỦA LUẬT HỎI NGÃ LÀ:

1)

a. Tất cả TIẾNG HÁN-VIỆT khởi đầu bằng:

- các Nguyên-âm A, Â, Y, O, Ô, U, Ư và

- các Phụ-âm CH, GI, KH, PH, TH, S, X,

đều viết dấu Hỏi.

TỪ NGỮ Page 9

b. Tất cả TIẾNG HÁN-VIỆT khởi đầu bằng một trong bảy Phụ-âm sau đây, đều viết dấu NGÃ:

L, M, N, NG, NH, D, V

2) Tất cả TIẾNG NÔM CÓ GỐC HÁN-VIỆT đều tùy tiếng gốc mà bỏ dấu theo luật:

"KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI;

HUYỀN, NẶNG, NGÃ = NGÃ"

3) Tất cả TIẾNG NÔM ĐƠN, KHÔNG CÓ GỐC HÁN-VIỆT đều tùy tiếng chánh mà bỏ dấu

theo luật:

"KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI;

HUYỀN, NẶNG, NGÃ = NGÃ"

4) TIẾNG-NÔM-ĐÔI mà HAI TIẾNG ĐỀU CÓ NGHĨA thì Không theo Luật Trầm Bổng mà

mỗi tiếng giữ chánh tả riêng của nó.

5) TIẾNG-NÔM "LẤP-LÁY" là TIẾNG ĐÔI có một tiếng Không nghĩa, hoặc cả Hai tiếng đều

Không nghĩa, thì tiếng sau tùy tiếng trước mà bỏ dấu theo luật

"KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI;

HUYỀN, NẶNG, NGÃ = NGÃ".

6) TIẾNG ĐÔI vì Thuận-thinh-âm mà BỎ BỚT một dấu giọng thì KHÔNG THEO luật

"KHÔNG, SẮC, HỎI = HỎI;

HUYỀN, NẶNG = NGÃ"

vì đó là tiếng chánh lập lại.

7) Tất cả TIẾNG NÓI TẮT đều viết Dấu Hỏi.

* * *

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. CHÁNH TẢ VIỆT NGỮ, Lê-ngọc-Trụ, Trường Thi, Sài Gòn

2. VIỆT NGỮ CHÁNH TẢ TỰ VỊ, Lê-ngọc-Trụ, Thanh Tân, Sài Gòn, 1959

3. CHÁNH TẢ TỰ VỊ, Trần-văn-Khải, Thanh-Trung, Sài Gòn, 1957

TỪ NGỮ Page 10

4. VIỆT NAM TỰ ĐIỂN, Lê-văn-Đức và Lê-ngọc-Trụ, Khai Trí, Sài Gòn, 1970

5. VIỆT NAM TỰ ĐIỂN, Hội Khai Trí Tiến Đức, Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội, 1931

6. TÔI TẬP VIẾT TIẾNG VIỆT, Nguyễn-hiến-Lê, Văn Nghệ, USA, 1988

7. HOA VIỆT THÔNG DỤNG TỰ ĐIỂN, Tăng-văn-Hỉ. Sài Gòn, 1972

8. HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN, Đào-duy-Anh, Trường Thi, Sài Gòn, 1957

9. VIỆT ANH TỰ ĐIỂN, Nguyễn-đình-Hòa, Tuttle, Vermont, 1966

10. VĂN PHẠM VIỆT NAM, Bùi-đức-Tịnh, Trung Tâm Học Liệu, Bộ Giáo Dục, Sài Gòn, 1968

11. TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, Hoàng-Phê, Viện Ngôn Ngữ, Hà Nội 1994

Cách viết đúng "dấu hỏi , dấu ngã"

1) "Em huyền mang nặng ngã đau, anh ngang (*)sắc thuốc hỏi đau chỗ nào".

(*) Thanh Ngang còn gọi là thanh Không (không dấu) ===> Khi viết từ láy ta nhớ câu trên sẽ ít

sai hỏi ngã.

a) Không dấu và dấu sắc đi theo thì chữ đó viết bằng dấu hỏi (ngang, sắc, hỏi).

Thí dụ:

Hớn hở: chữ hớn có dấu sắc, thì chữ hở phải là dấu hỏi.

Vui vẻ: chữ vui không dấu, thì chữ vẻ dấu hỏi.

Hỏi han: chữ han không dấu, chữ hỏi phải có dấu hỏi.

Vớ vẩn: chữ vớ là dấu sắc thì chữ vẩn phải có dấu hỏi.

Tương tự như mắng mỏ, ngớ ngẩn, hở hang, ...

b) Dấu huyền và dấu nặng đi theo được viết bằng dấu ngã (huyền, nặng, ngã).

Thí dụ:

Sẵn sàng: chữ sàng có dấu huyền thì chữ sẵn phải là dấu ngã.

Ngỡ ngàng: chữ ngàng với dấu huyền thì chữ ngỡ phải để dấu ngã.

Tương tự như các trường hợp lặng lẽ, vững vàng,...

2) Đối với chữ Hán Việt được sử dụng trong văn chương Việt Nam, luật về đánh dấu hỏi ngã

được quy định như sau:

Dân Là Vận Mệnh Nước

Tất cả những chữ Hán Việt nào bắt đầu bằng các chữ D, L, V, M và N đều viết bằng dấu ngã, các

chữ Hán Việt khác không bắt đầu bằng năm mẫu tự này sẽ được viết bằng dấu hỏi.

Thí dụ:

TỪ NGỮ Page 11

Dĩ vãng: hai chữ này phải viết dấu ngã bắt đầu bằng chữ D và V.

Vĩ đại: vĩ có dấu ngã vì chữ vĩ bắt đầu với mẫu tự V.

Ngẫu nhiên: chữ ngẫu dấu ngã.

Tư tưởng: chữ tưởng phải viết dấu hỏi vì chữ cái T đứng đầu.

3) Có một vài trường hợp ngoại lệ

ĐỂ VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ HỎI/NGÃ

Nhiều người nhận xét thấy người Bắc viết đúng chính tả hỏi/ngã hơn người Nam và người

Trung. Họ viết đúng dễ dàng, gần như không cần học qui tắc nầy, qui tắc nọ tùm lum, phải nhớ

cái nầy, phải nhớ cái khác.

Chuyện dễ hiểu, Người Bắc nói và đọc có giọng hỏi/ngã. Nói cách khác, người Bắc nói, đọc chữ

dấu hỏi khác với chữ dấu ngã. Vậy nghe tiếng có giọng dấu nào thì viết chữ với dấu đó. Chuyện

dễ như viết dấu sắc và dấu huyền. Đâu có ai viết trật dấu sắc thành dấu huyền.

Người Nam và người Trung nói và đọc chữ dấu ngã không được. Thổ ngơi 2 miền nầy sanh ra

con người chỉ có giọng dấu hỏi. Cái đó làm họ khổ sở về việc dễ viết sai chính tả hỏi/ngã. Họ

phải khổ công tìm mọi cách sửa chữa nhược điểm của mình.

Người Nam nhận xét thấy tiếng Việt có rất nhiều lời song âm, 2 tiếng ghép liền nhau để thành lời

nói có nghĩa. Và chữ viết tương ứng phải có 2 chữ ghép liền nhau.

Nhận xét tiếp theo là thường thường các chữ không có dấu thanh, có dấu sắc, có dấu hỏi ở chung

nhóm với nhau.

Còn các chữ có dấu huyền, dấu nặng, dấu ngã thì cùng nhóm với nhau. Vậy từ kép song âm (có 2

chữ) có một chữ hỏi/ngã, mình chưa biết viết thế nào cho đúng, thì nhìn sang chữ ghép kề cận,

nếu chữ đó có dấu huyền hay dấu nặng, thì chữ hỏi/ngã phải là chữ dấu ngã.

Trái lại, nếu chữ ghép kề cận mà không dấu, hoặc dấu sắc, thì chữ hỏi/ngã phải là chữ dấu hỏi.

Thí dụ:

- Nghỉ ngơi, chữ nghỉ viết dấu hỏi, vì chữ ngơi kề cận không dấu.

- Nghĩ ngợi, chữ nghĩ viết dấu ngã, vì chữ ngợi kề cận có dấu nặng.

Nói đúng cách “ngôn ngữ học” thì gọi đó là viết hỏi/ngã theo qui tắc hài thanh.

Khi tôi dạy học trò tiểu học, tôi phân định dễ hiểu như vầy:

Những chữ không dấu, dấu sắc và dấu hỏi là thuộc nhóm chữ thanh đứng (gọi là thanh đứng, ý

tôi muốn tượng trưng cho âm bổng, tượng trưng cho dấu hỏi đứng thẳng)

TỪ NGỮ Page 12

Những chữ có dấu huyền, dấu nặng và dấu ngã là thuộc nhóm chữ thanh ngang (gọi là thanh

ngang, ý tôi muốn tượng trưng cho âm trầm, tượng trưng cho dấu ngã nằm ngang)

Ấn định thanh đứng, thanh ngang như vậy rồi, tôi đặt ra qui tắc cho học trò học, như sau:

Qui tắc: “Trong từ kép 2 chữ, cả hai chữ thường cùng nhóm với nhau, thanh đứng thì đứng hết,

thanh ngang thì ngang hết. Có một chữ chưa biết phải viết hỏi hay ngã thì nhìn sang chữ kia xem

nó thuộc thanh nào.

Thuộc thanh đứng thì viết dấu hỏi, thuộc thanh ngang thì viết dấu ngã”

Tôi đưa ra một loạt nhiều từ kép làm thí dụ để củng cố qui tắc nêu trên, như: củng cố, lắc lẻo, lỡ

làng, lở loét, lở lói, loã lồ, giữ gìn, dữ dằn, dữ dội, ngỡ ngàng, rực rỡ, bảo ban, bão bùng, vất vả,

đả đớt, đỡ đần, mở mang, lưỡng lự, ngất ngưởng,…

Tôi còn làm thơ (thơ con cóc) bắt học trò học thuộc lòng để chúng học chính tả hỏi/ngã, như sau:

Không-sắc-hỏi, gọi là thanh đứng,

Huyền-nặng-ngã, quả thực thanh ngang.

Hai bên đối chọi rất rõ ràng:

Ngang vốn nằm dài viết dấu ngã;

Đứng thẳng, dấu hỏi dễ gì quên.

Thí dụ có nhiều lắm ai ơi:

Ngả-nghiêng như té nằm tới nơi,

Vậy mà viết hỏi, vì thanh đứng;

Dửng-dưng đâu phải chữ lạ lùng,

Viết hỏi dửng, cũng tại dưng sau.

Em viết ỡm-ờ cùng màu-mỡ,

Viết ngã, bởi dấu huyền sau trước.

Tuần sau, học trò khép nép trình với thầy là chữ vỏn vẹn không theo “luật” thanh đứng thanh

ngang, vẹn dấu nặng, mà vỏn lại viết dấu hỏi.

Đứa khác lại trình chữ trơ trẽn cũng vậy, trơ không dấu, thanh đứng, mà trẽn lại dấu ngã, thanh

ngang. Tôi mĩm cười, cho đám trẻ biết đó là những cập chữ ngoại lệ. Rồi tôi cho bài tập về nhà

làm: “Tìm những cập chữ ngoại lệ về thanh đứng/thanh ngang”

Tôi “dễ dãi” cho chúng hỏi cha mẹ, và lật tìm trong từ điển. Chúng lần lượt đem vào lớp những

chữ ngoại lệ, và tiếp tục bổ sung danh sách nầy cho đến cuối niên học.

Học trò và luôn cả thầy giáo cùng nhau lo học nhớ những chữ ngoại lệ: vỏn vẹn, trơ trẽn, ễnh

ương, đối đãi, nài nỉ, ve vãn, riêng rẽ, sành sỏi, minh mẫn, mềm mỏng, ngoan ngoãn, niềm nở…

TỪ NGỮ Page 13

Tôi còn chỉ cách cho học trò ứng dụng qui tắc thanh đứng/thanh ngang đối với một số chữ lẻ, tức

chữ đơn, chưa có gì hỗ trợ để viết đúng hỏi/ngã.

Gặp những chữ chưa có cặp có đôi, thì cố tìm chữ láy, chữ đệm ghép vào cho có cặp rồi áp dụng

qui tắc hài thanh.

Thí dụ gặp chữ kỹ/kỷ, nếu nghĩa trong câu cho phép ghép được với càng thành kỹ càng thì kỹ

dấu ngã; chữ rảnh ghép được với rang thành rảnh rang, thì rảnh dấu hỏi.

Còn có cách tìm xem chữ cùng nghĩa với chữ chưa biết viết hỏi hay ngã thuộc thanh nào, để

quyết định theo qui tắc hài thanh.

Thí dụ gặp chữ mảnh vải, chữ cùng nghĩa với mảnh là miếng, thanh đứng, vậy mảnh dấu hỏi.

Còn mãnh hổ, mãnh nầy có nghĩa là mạnh, thanh ngang, vậy mãnh dấu ngã.

Sau một vài tuần, có một trò hỏi tôi

“Thưa thầy, gặp một chữ hỏi/ngã đứng một mình, em tìm không ra chữ ghép được với nó, thì

làm sao viết đúng hỏi/ngã?”

Tôi trả lời tỉnh bơ làm cả lớp cười ồ: “Gặp trường hợp như vậy thì chỉ còn cách tra từ điển, để

viết đúng hỏi/ngã!”

Học trò cười ồ, vì nghĩ thầy nói giỡn. Tôi phải nghiêm chỉnh cho chúng biết đó là sự thật. Nhiều

nhà văn coi trọng trách nhiệm khi gặp những chữ lạ làm mình mờ ớ về chính tả đều phải tra từ

điển, kể cả chính tả hỏi/ngã.

Trước hành lang lớp tôi có tấm bảng “công cộng” để dạy chính tả cho toàn trường.

Ông Hiệu Trưởng cắt tôi lo viết hai câu văn vần hoặc văn xuôi có chứa 2 chữ gần đồng âm mà

khác chính tả, trong đó có những chữ hỏi/ngã, cứ đầu tuần là thay câu mới, đại khái như sau

đây:

Lỡ làng duyên kiếp, ngỡ ngàng hồng nhan.

Bông hoa rực rỡ, nhờ đất màu mỡ.

Ôm ấp nỗi niềm khổ đau trong cuộc sống nổi trôi.

Cứ vui vẻ lên, vẽ vời chi chuyện muộn phiền…

Tôi có đọc đâu đó biết được, người ta quan sát thấy những từ Hán Việt hỏi/ngã khởi đầu bằng

các phụ âm sau đây: D, L, M, N, Ng, Nh, V thì viết dấu ngã, như diễm (lệ), lưỡng (lự), mỹ

(mãn), (nam) nữ, (ngôn) ngữ, (thạch) nhũ, vĩnh viễn, …

Còn lại là viết dấu hỏi, trừ một số ngoại lệ như sau: hiện hữu, bằng hữu…, tuẫn tiết, bĩ cực, bãi

nại, bãi chức,…

Mới đây, tôi đọc thấy trên diễn đàn Viện Việt Học cho biết Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đặt ra một

câu thiệu để giúp mình nhớ như một qui tắc hỏi/ngã: “Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã” Nhớ câu

thiệu nầy là nhớ các phụ âm đầu M, N, Nh, V, L, D, Ng.

TỪ NGỮ Page 14

G/s Nguyễn tài Cẩn có nêu ra 24 chữ ngoại lệ viết dấu ngã: Kỹ (kỹ thuật, kỹ nữ), Bãi (bãi chức,

bãi khoá), Bĩ (bĩ cực, vận bĩ), Hữu (bằng hữu, hữu ích, hữu khuynh), Phẫu (giải phẫu), Cữu (linh

cữu), Tiễn (tiễn biệt, tống tiễn, hoả tiễn), Tiễu (tiễu trừ, tiễu phỉ), Trẫm, Trĩ (ấu trĩ, chim trĩ)

Trữ (tích trữ), Huyễn (huyễn hoặc), Hỗ (hỗ trợ), Hãm (giam hãm), Đãng (phóng đãng, quang

đãng), Quẫn (khốn quẫn, quẫn bách), Xã (xã hội), Hoãn (trì hoãn), Quỹ (quỹ tích, thủ quỹ),

Suyễn (bệnh suyễn), Cưỡng (cưỡng ép), Tuẫn (tuẫn nạn), Đễ (hiếu đễ), Sĩ (kẻ sĩ, văn sĩ)

Tôi có dạy học sinh cách viết chữ hỏi/ngã Hán Việt nầy, nhưng lúc đó tôi không biết câu thiệu

của G/s. NTC. Vả lại, học sinh tiểu học không phân biệt được từ Hán Việt và từ thuần Việt.

(Ngay bây giờ, nhiều người trẻ Việt ở ngoại quốc cũng không phân biệt nổi tiếng Hán Việt và

tiếng thuần Việt.).

Kết luận:

Đối với người Bắc có học, thì chữ hỏi/ngã cũng đơn giản như chữ sắc/huyền, không cần học gì

hết cũng viết đúng, nếu có người nói và đọc đúng giọng Bắc.

Còn người Nam thì thật vất vả trong việc viết đúng chính tả hỏi/ngã. Họ phải tìm cách phân loại

chữ hỏi/ngã để đưa vào qui tắc nầy, qui tắc kia để học.

Họ không cho chữ hỏi/ngã mọc ra như rừng rậm, mà sắp xếp chữ hỏi/ngã thành như vườn cao su,

có hàng ngũ dọc ngang, gom những chữ hỏi/ngã ngoại lệ vào một khu vực để “điểm danh” mà

nhớ mặt, không cho vào khu vườn đã có trật tự.

Nhờ những công trình như vậy, nên những ai chịu khó quan tâm thì cũng viết trúng chính tả

hỏi/ngã, không trúng 100%, thì cũng sai ở mức độ chấp nhận được.

Nguyễn Phước Đáng