12
Hiện nay trên 80% máy tính đang được sử dụng tại Việt Nam có trang bị PSU thường là hàng có chất lượng thấp, tuổi thọ và độ bền rất kém. Nên việc một ngày đẹp trời nào đó tự nhiên chiếc máy tính của bạn không chịu hoạt động hay phát ra những triệu chứng làm cho công việc của bạn bị gián đoạn, thì nguyên nhân có thể là PSU đã hư. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân thì không phải ai cũng có thể làm được một cách dễ dàng, nhất là trong chiếc máy tính có rất nhiều thành phần linh kiện khi hư hỏng có thể gây ra hiện tượng giống nhau. Với 14 bước kiểm tra đơn giản và nhanh chóng dưới đây có thể giúp bạn xác định nhanh chóng tình trạng hoạt động của PSU. Bước 1 Bước đầu để chẩn đoán một PSU hỏng là xác định xem có điện vào hay không. Làm cách nào để biết? Bạn có thể nghe tiếng quạt quay, thấy đèn phía trước thùng máy nhấp nháy hoặc nghe tiếng bíp. Nếu thùng máy nóng lên hay bạn bị điện giật khi sờ vào thùng máy thì hãy rút điện ngay lập tức, có thể thùng máy chưa được tiếp đất hoặc PSU bị chập mạch ở đâu đó. Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra xem quạt của PSU có thổi gió ra hay không bằng cách dùng tay kiểm tra nơi lưới bảo vệ phía sau của PSU. Màn hình thường lấy điện riêng nên việc màn hình sáng không chứng minh rằng PSU hoạt động tốt. Bước 2 Nếu không thấy hiện tượng PSU có hoạt động (có gió thổi ra, đèn báo phía trước,…), bạn nên kiểm tra lại vị trí công tắc mở nguồn chính. Dấu hiệu I (input) được ấn xuống cho biết PSU đang được cấp điện, dấu O (output) được ấn xuống cho biết PSU đang cắt điện. Hãy mở công tắc qua vị trí I.

Chuẩn đoán hư hỏng Bộ nguồn ATX

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuẩn đoán hư hỏng Bộ nguồn ATX

Hiện nay trên  80% máy tính đang được sử dụng tại Việt Nam có trang bị PSU thường là hàng có chất lượng thấp, tuổi thọ và độ bền rất kém. Nên việc một ngày đẹp trời nào đó tự nhiên chiếc máy tính của bạn không chịu hoạt động hay phát ra những triệu chứng làm cho công việc của bạn bị gián đoạn, thì nguyên nhân có thể là PSU đã hư. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân thì không phải ai cũng có thể làm được một cách dễ dàng, nhất là trong chiếc máy tính có rất nhiều thành phần linh kiện khi hư hỏng có thể gây ra hiện tượng giống nhau. Với 14 bước kiểm tra đơn giản và nhanh chóng dưới đây có thể giúp bạn xác định nhanh chóng tình trạng hoạt động của PSU.

Bước 1Bước đầu để chẩn đoán một PSU hỏng là xác định xem có điện vào hay không. Làm cách nào để biết? Bạn có thể nghe tiếng quạt quay, thấy đèn phía trước thùng máy nhấp nháy hoặc nghe tiếng bíp. Nếu thùng máy nóng lên hay bạn bị điện giật khi sờ vào thùng máy thì hãy rút điện ngay lập tức, có thể thùng máy chưa được tiếp đất hoặc PSU bị chập mạch ở đâu đó. Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra xem quạt của PSU có thổi gió ra hay không bằng cách dùng tay kiểm tra nơi lưới bảo vệ phía sau của PSU. Màn hình thường lấy điện riêng nên việc màn hình sáng không chứng minh rằng PSU hoạt động tốt.

Bước 2Nếu không thấy hiện tượng PSU có hoạt động (có gió thổi ra, đèn báo phía trước,…), bạn nên kiểm tra lại vị trí công tắc mở nguồn chính. Dấu hiệu I (input) được ấn xuống cho biết PSU đang được cấp điện, dấu O (output) được ấn xuống cho biết PSU đang cắt điện. Hãy mở công tắc qua vị trí I.

Page 2: Chuẩn đoán hư hỏng Bộ nguồn ATX

Dùng tay để cảm nhận sự hoạt động của PSU qua luồng gió thoát ra phía sau

Bước 3Nếu không có điện, bạn nên kiểm tra lại nguồn cung cấp điện. Không cần phải dùng đến đồng hồ điện hay bút thử điện để kiểm tra, chỉ cần rút đầu cắm PSU ra rồi thay vào đó bằng một cái đèn hoặc quạt máy. Nếu bạn dùng một ổ điện nối thêm thì có thể ổ cắm nối thêm của bạn không hoạt động tốt, mặc dù tất cả các ổ cắm còn lại vẫn hoạt động và đèn báo trên ổ vẫn sáng lên. Bản thân tôi đã gặp nhiều ổ chia điện có ít nhất một ổ cắm hỏng và các ổ cắm đang hoạt động thì bỗng nhiên chết không rõ nguyên do. Cáp điện của PSU rất ít khi hỏng, nhưng đầu cắm cái kết nối với bộ nguồn máy tính có thể bị lỏng. Để chắc ăn, cần kiểm tra hai đầu cắm đực và cái xem chúng có được cắm chắc chắn hay chưa.

Page 3: Chuẩn đoán hư hỏng Bộ nguồn ATX

Vị trí I được ấn xuống, PSU đã được cấp điện

Bước 4Nếu như bạn vừa thay nguồn mới hoặc di chuyển máy tính, kiểm tra lại điện thế hoạt động (110V/220V) trên PSU. Một cần gạt nhỏ màu đỏ nằm phía sau PSU được dùng để chuyển đổi điện thế AC vào. Rút điện ra và gạt qua mức điện thế phù hợp với địa điểm cư ngụ của bạn. Khi bạn khởi động với mức 220VAC ở một vùng dùng điện thế 110VAC, bạn chỉ cần chỉnh lại mức điện thế là ổn. Còn nếu bạn khởi động ở mức 110VAC ở một nước dùng điện thế 220VAC, trường hợp nhẹ nhất là nổ cầu chì của PSU, nặng hơn là bạn có thể làm hỏng PSU và thậm chí là cả các thiết bị khác bên trong máy tính.

Page 4: Chuẩn đoán hư hỏng Bộ nguồn ATX

Các ổ nối chất lượng thấp cũng là nguyên nhân làm cho PSU không chạyKiểm tra tiếp xúc của dây nguồn với ổ lấy điện của PSU

Page 5: Chuẩn đoán hư hỏng Bộ nguồn ATX

Bước 5Một lý do nữa cho việc PSU không hoạt động chính là bạn chưa cắm đầu power switch. Đầu power switch, thường được đóng dấu PW hoặc PW_ON hay POWER SW, đi từ phía trước thùng máy đến mainboard. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra khi bạn vừa thay mainboard hoặc vừa chỉnh sửa các thứ trong thùng máy (các đầu cắm rất dễ bị bung ra). Vị trí cắm power switch được in trên mainboard, ngoài ra bạn có thể tham khảo trong tài liệu đi kèm với mainboard nếu không tìm thấy chân cắm này.

Bước 6Bạn có thể khởi động bằng cách chập hai chân của nút power switch trên mainboard bằng một chiếc tua-vít, chìa khóa hay bất cứ thứ gì có thể dẫn điện. Nếu công tắc power switch của bạn bị hỏng và bạn không có dư để thay, hãy dùng nút reset, rút đầu reset và cắm vào PW_ON, như vậy, mỗi lần mở máy bạn nhấn nút Reset để thay thế.

Page 6: Chuẩn đoán hư hỏng Bộ nguồn ATX

Bước 7PSU sẽ không hoạt động nếu như mainboard không được cấp điện. Kiểm tra đầu nối 20pin hoặc 24pin và các đường cấp điện phụ khác, như đường 12V cho các máy P4. Các đầu cắm ATX có một chốt cài, bạn sẽ nghe một tiếng click nhỏ khi đầu cắm được gắn chặt vào mainboard.

Page 7: Chuẩn đoán hư hỏng Bộ nguồn ATX

Đầu 5VSB tại chân số 9 lúc nào cũng có điện khi PSU được cắm vào. Đường này cung cấp điện cho mạch điện trên mainboard hoạt động cả khi máy tính đã tắt để phục vụ các tính năng như “Wake on Modem”, “Wake on LAN”. Đó cũng là lý do bạn không nên làm việc với thùng máy khi chưa rút điện lưới AC cung cấp cho PSU. Dòng điện này còn cấp cho các khe cắm card PCI, do đó nếu bạn tháo gỡ card mà chưa rút cáp điện ra, bạn có thể làm hỏng card hoặc mainboard. Mặc dù cáp của các ổ đĩa không có điện khi bạn tắt máy, tuy nhiên trong quá trình tháo lắp các ổ đĩa, bạn có thể vô ý đánh rơi một chiếc tua-vít, và nếu chiếc tua vít này rơi trúng một khe cắm trống, nó có thể gây chập mạch và làm hư hại mainboard.

Bước 8Nếu máy tính đã kết nối với màn hình, câu hỏi tiếp theo là màn hình của bạn có hiển thị hay không? Có hiện ra chữ hay không? Nếu xuất hiện dòng chữ “Please connect monitor” hay “No signal” hoặc “No video signal detected” thì nghĩa là màn hình vẫn chưa kết nối với máy tính. Nếu màn hình hiển thị nhiều hình ảnh hoặc những sọc ngang chạy liên tục thì tức là card đồ họa cung cấp tín hiệu mà màn hình không hiển thị được. Điều này thường xảy ra khi bạn kết nối một màn hình cũ với máy tính mới, và màn hình này không hỗ trợ refresh rate của độ phân giải được thiết lập trong Windows.

Bước 9Nếu có điện mà màn hình không hiển thị, thử tắt máy và khởi động lại. Nếu máy khởi động ở lần thử thứ hai và thứ ba thì ắt hẳn là do tín hiệu Power_OK (hoặc Power_Good). Khi có tín hiệu Power_OK, mainboard sẽ hiểu rằng PSU đã ổn định, nếu không thì mainboard sẽ không khởi động để tự bảo vệ. Lý do cho việc này là PSU không đạt chuẩn ATX. Trường hợp này thì bạn nên xem xét việc mua PSU khác với chất lượng cao hơn. Các tiếng bíp là một phần của quá trình

Page 8: Chuẩn đoán hư hỏng Bộ nguồn ATX

test khi máy khởi động (POST). Một tiếng bip nghĩa là mọi thứ vẫn hoạt động tốt. Các tiếng bíp chậm, liên tục và không ngừng cho biết RAM có vấn đề, hãy thử tắt máy và cắm lại RAM. Một loạt tiếng bíp, ba hoặc chín tiếng thường là do card màn hình không hoạt động, thử tắt máy và cắm lại card. Nếu màn hình hiển thị mà bạn lại nghe tiếng bíp thì vấn đề không phải do PSU gây ra.

Bước 10Các vấn đề không liên quan đến quá trình post thường là PSU hoạt động khá ồn hoặc điện thế không ổn định, cả hai đều là lý do để bạn thay PSU khác. PSU hoạt động ồn thường là do quạt hoặc do các tụ điện, biến thế phát ra tiếng rít. Quạt có thể thay thế được, nhưng hãy cẩn thận khi làm điều đó vì bạn có thể bị giật do điện tích trữ trong các tụ ngay cả khi cáp điện đã được rút ra. Nếu bạn nghe thấy tiếng rít chói tai thì đó có thể là do một linh kiện bị hư. Để xác định xem linh kiện đó có nằm trong PSU hay ở đâu đó trong hệ thống đòi hỏi một quá trình loại trừ và thay thế.

Dòng điện không ổn định thực sự là một bóng ma gieo rắc đủ tai ương cho máy của bạn. Những triệu chứng dễ nhận thấy nhất chính là việc máy tính thường xuyên bị treo và khởi động lại một cách ngẫu nhiên. Các loại mainboard hiện đại có khả năng điều chỉnh lượng điện mà chúng nhận được, nhưng chỉ ở một mức độ nào đó. Khi quá giới hạn, hệ thống sẽ treo hoặc khởi động lại để bảo vệ mainboard.

Bước 11Những triệu chứng may bị treo hay khởi động lại một cách ngẫu nhiên còn liên quan tới vấn đề nhiệt độ của thùng máy. Hãy thêm quạt làm mát cho hệ thống, nếu bạn sờ thấy thùng máy của mình quá nóng (>45 độ C) hay mở tung thùng máy nếu bạn không quan tâm tới vấn đề thẩm mỹ. Bụi cũng là nguyên nhân khiến PSU hoạt động với nhiệt độ cao, hãy xem bên trong PSU có quá nhiều bụi hay không? Bụi có bám nhiều trên các phiến tản nhiệt và quạt làm mát hay không? Nếu có, hãy tắt nguồn và rút dây điện cung cấp cho PSU và bắt đầu tiến hành làm vệ sinh. Cách làm vệ sinh an toàn nhất là bạn nên đem PSU ra các tiệm sửa xe hay điện tử và dùng máy thổi không khí để làm sạch bụi mà không cần mở PSU ra.

Page 9: Chuẩn đoán hư hỏng Bộ nguồn ATX

Bụi cũng là nguyên nhân làm PSU không hoạt động được

Bước 12Ngay khi máy tính khởi động, bạn có thể nghe tiếng ổ cứng quay. Nếu bạn không thể nghe rõ hoặc do có nhiều tạp âm bên ngoài, bạn có thể cảm nhận bằng cách chạm vào ổ cứng. Nếu hệ thống có điện nhưng ổ cứng vẫn không quay, hãy kiểm tra lại cáp điện, thử đầu cắm khác, thử ổ đĩa khác. Lúc này bạn có thể xác định được là PSU đã hỏng

Bước 13Nếu hệ thống không có điện, ngắt tất cả các ổ đĩa, từng cái một và thử khởi động sau mỗi lần ngắt ổ đĩa. Nếu hệ thống có thể khởi động, nghĩa là một trong những ổ đĩa hoặc đầu cắm nguồn của bạn bị lỗi. Nếu hệ thống không khởi động ngay cả khi bạn đã ngắt tất cả các ổ đĩa thì hãy bắt đầu tháo các card ra, chừa card đồ họa sau cùng. Nhớ rút điện trước khi tháo card và cắm điện trở lại để khởi động. Nếu bạn xác định được card làm cho máy tính không thể khởi động thì bạn phải thay nó. Các kết nối nối dài cổng USB ra phía trước cũng có thể là nguyên nhân gây chạm đường +5VDC, hãy tháo chúng ra khỏi mainboard khi bạn đã thử hết các thiết bị bên trong mà  vẫn  không tìm ra nguyên nhân.

Bước 14Sau khi đã loại trừ tất cả các ổ cứng và card, một trong những khả năng còn lại là mainboard bị chập mạch. Hãy tháo mainboard ra và kiểm tra lại. Bạn có thể lắp đặt cả hệ thống trên bàn, đặt mainboard lên một chiếc hộp các-tông. Phương pháp này loại trừ tất cả các vấn đề do thùng máy gây ra.

Page 10: Chuẩn đoán hư hỏng Bộ nguồn ATX

Thông thường, chập mạch sẽ gây nên mùi cháy khét và làm hỏng mainboard, đôi khi còn làm hỏng các thiết bị gắn trên mainboard (bộ nhớ, CPU, adapter). Trong nhiều trường hợp, bạn có thể dễ dàng nhận biết thiết bị nào bị chập mạch nhờ vào vết cháy và mùi khét. Nếu bạn không thể nhận biết thiết bị hỏng bằng mắt thường, bạn cần có một máy test-bed (một máy tính rẻ nhưng hoạt động bình thường dùng để kiểm tra các bộ thiết bị ngờ hỏng hóc). Nếu đã đến đây mà bạn vẫn không thể khởi động hệ thống thì chắc chắn PSU hoặc mainboard của bạn đã hỏng. Hãy thử đổi PSU trước vì chúng rẻ hơn so với mainboard. Sửa chữa một PSU đòi hỏi phải có kiến thức điện tử, ngay cả khi PSU đã ngắt điện, bạn vẫn có thể bị nguy hiểm vì điện giật vì điện tích trữ trong các tụ.

PowerLab

Page 11: Chuẩn đoán hư hỏng Bộ nguồn ATX

Kiểm tra xem bộ nguồn có hoạt động hay không ?

Chập chân lệnh P.ON xuống Mass (dùng sợi thiếc đấu dây mầu xanh lá cây vào một dây mầu đen)

Cấp điện cho bộ nguồn và quan sát quạt

Nếu quạt quay tít là nguồn đã hoạt động tốt

Trường hợp sau đây là nguồn đã hoạt động

Khi cắm điện và chập chân P.ON xuống Mass thấy quạt quay tít chứng tỏ nguồn hoạt động tốt Trường hợp sau đây là nguồn bị chập các đi ốt chỉnh lưu điện áp ra, quạt nguồn chỉ

hơi lắc lư khi cấp điện và chập chân P.ON xuống mass

Khi cắm điện và chập chân P.ON xuống Mass thấy quạt hơi lắc lư là do nguồn bị chập phụ tải Trường hợp sau đây là nguồn bị mất hồi tiếp nên điện áp ra tăng cao, mạch bảo vệ

hoạt động và ngắt điện áp ra ngay khi nó mới hoạt động.

Khi cắm điện và chập chân P.ON xuống Mass thấy quạt nguồn quay vài vòng rồi tắt đây là hiện tượng nguồn bị hỏng mạch hồi tiếp ổn định điện áp ra