24
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV Số: 1038 /QĐ-SĐH-QLKH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2009 QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố Chuẩn đầu ra chương trình giáo dục bậc sau đại học HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - Căn cứ Quyết định số 1233/GD-ĐT ngày 30 tháng 3 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; - Căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia được quy định trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/02/2001; - Theo đề nghị của Trưởng phòng Sau đại học – Quản lý khoa học. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Chuẩn đầu ra chương trình giáo dục bậc sau đại học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Điều 2. Chuẩn đầu ra được áp dụng kể từ năm học 2009- 2010. Điều 3. Các Trưởng khoa/bộ môn, Trưởng phòng, ban chức năng và học viên sau đại học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 3; - ĐHQG (để báo cáo); HIỆU TRƯỞNG

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH & NV

Số: 1038 /QĐ-SĐH-QLKH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2009

QUYẾT ĐỊNHVề việc công bố Chuẩn đầu ra chương trình giáo dục bậc sau đại học

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN- Căn cứ Quyết định số 1233/GD-ĐT ngày 30 tháng 3 năm 1996 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;

- Căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng các trường đại học thuộc Đại học Quốc gia được quy định trong Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/02/2001;

- Theo đề nghị của Trưởng phòng Sau đại học – Quản lý khoa học.

QUYẾT ĐỊNHĐiều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Chuẩn đầu ra chương trình giáo dục bậc

sau đại học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Chuẩn đầu ra được áp dụng kể từ năm học 2009-2010.

Điều 3. Các Trưởng khoa/bộ môn, Trưởng phòng, ban chức năng và học viên sau đại học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:- Như Điều 3;- ĐHQG (để báo cáo);- ĐU, BGH;- Lưu TCHC, SĐH-QLKH.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

PGS.TS Võ Văn Sen

Page 2: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHUẨN ĐẦU RATRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12-2009

Page 3: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

TỔNG QUAN

1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện đào tạo 20 chuyên ngành bậc thạc sĩ và 13 chuyên ngành bậc tiến sĩ.

1.1/ DANH MỤC CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO BẬC THẠC SĨ

TT Teân chuyeân ngaønh Maõ soá

1. Vaên hoïc nöôùc ngoaøi 60.22.302. Vaên hoïc Vieät Nam 60 22 34

3. Ngoân ngöõ hoïc 60 22 014. Ngoân ngöõ Nga - Slavô 60 22 05

5. Lòch söû Vieät Nam 60 22 546. Lòch söû theá giôùi 60 22 507. Lòch söû Ñaûng CSVN 60 22 568. Khaûo coå hoïc 60.22.609. Daân toäc hoïc 60 22 70

10. Trieát hoïc 60.22.8011. Söû duïng, baûo veä taøi nguyeân

moâi tröôøng60 85 15

12. Ñòa lyù hoïc (tröø Ñòa lyù TN) 60.31.9513. Chuû nghóa xaõ hoäi khoa hoïc 60.22.8514. Xaõ hoäi hoïc 60.31.3015. Chaâu AÙ hoïc 60.31.5016. Vaên hoùa hoïc 60 31 7017. Lyù luaän vaø phöông phaùp

GDTA60 14 10

18. Khoa hoïc Thö vieän 60.32.2019. Quản lý giáo dục 60.31.9520. Việt Nam học 60.31.60

1.2/ DANH MỤC CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO BẬC TIẾN SĨ

Page 4: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

TT Teân chuyeân ngaønh Maõ soá

1 Vaên hoïc Vieät Nam 62 22 34 012 Lyù luaän vaên hoïc 62 22 32 013 Lyù luaän ngoân ngöõ 62 22 01 014 Ngoâân ngöõ hoïc so saùnh –

Ñoái chieáu62 22 01 10

5 Ngoân ngöõ Nga - Slavô 62 22 05 016 LSVN coå ñaïi vaø trung ñaïi 62 22 54 017 LSVN caän ñaïi vaø hieän ñaïi 62 22 54 05

8. Lòch söû theá giôùi caän ñaïi vaø hieän ñaïi

62 22 50 05

9 Daân toäc hoïc 62 22 70 0110 CN DVBC vaø CN DVLS 62 22 80 05

11 Lòch söû Trieát hoïc 62.22.80.0112 Söû duïng, baûo veä taøi nguyeân

moâi tröôøng62 85 15 01

13 Văn hóa học 62 31 70 01

2. CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

2.1/ Quy định chung:

Page 5: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

Đào tạo sau đại học (SĐH) trang bị những kiến thức SĐH và nâng cao kĩ năng thực hành cho những người đã tốt nghiệp đại học nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức và ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của đất nước.

Đào tạo SĐH bao gồm đào tạo các bậc thạc sĩ, tiến sĩ và bồi dưỡng SĐH. Người theo học bậc thạc sĩ được gọi là học viên cao học, người theo học bậc tiến sĩ được gọi là nghiên cứu sinh (NCS), người tham gia chương trình đào tạo SĐH được gọi chung là học viên.

Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, năng lực thực hành tốt, khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học - công nghệ và kinh tế - xã hội; có khả năng phát hiện và giải quyết một số vấn đề học thuật và thực tiễn thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.

Tiến sĩ là những nhà khoa học phục vụ giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học phải có trình độ cao về lí thuyết và thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn, phát hiện và giải quyết được những vấn đề thời sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn của chuyên ngành được đào tạo.

2.2/ Chuẩn đầu ra của các chuyên ngành đào tạo:2.2.1/ Chuyên ngành châu Á học: đào tạo ra những người có trình độ cao về

châu Á học, có khả năng giải quyết những nhiệm vụ mà thực tiễn đặt ra và thích ứng được sự phát triển của khoa học hiện đại.

- Trang bị kiến thức nâng cao về: Để đạt được mục tiêu trên, người học cần được trang bị những kiến thức cơ bản ở

mức độ cao về châu Á học; những kiến thức chuyên sâu về từng khu vực (Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Tây Nam Á…) và từng nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ...). Ngoài ra, người học còn được trang bị những kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, châu Á học nói riêng, nâng cao trình độ tiếng khu vực.

- Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về: Sau khi hoàn thành chương trình cao học, học viên đạt được học vị Thạc sĩ, có kiến thức chuyên môn về lí thuyết và phương pháp tiếp cận vấn đề; có năng lực thực hành và khả năng thích ứng trước sự phát triển của khoa học, của đời sống văn hóa - xã hội và kinh tế- chính trị của đất nước và khu vực.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của học viên sau khi tốt nghiệp:

1. Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực Khu vực học nói chung, châu Á học nói riêng trong các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội…

Page 6: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

2. Tham gia tư vấn chính sách hoặc làm việc trong các cơ quan đối ngoại trung ương và địa phương; các cơ quan tư vấn nước ngoài; các tổ chức, hiệp hội kinh doanh

3. Chuẩn bị dự thi đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành (Nhật Bản học, Trung Quốc học, Đông Nam Á học) với điều kiện học bổ tuc 5 môn học (10 TC).

2.2.2/ Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học: Đào tạo những cán bộ khoa học có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có ý thức phục

vụ nhân dân, có kiến thức chuyên môn vững vàng và năng lực thực hành chuyên môn nghiệp vụ cao.

Hoàn thiện và nâng cao những kiến thức đã học ở bậc đại học, hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành, tăng cường kiến thức liên ngành, từ đó trang bị cho học viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về khoa học chủ nghĩa xã hội, về nội dung, đặc điểm, lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa qua từng giai đoạn phát triển, và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giup cho người học có phương pháp tư duy biện chứng trong quá trình vận dụng vào công tác nghiên cứu giảng dạy CNXHKH và công tác thực tiễn; có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề nảy sinh thuộc chuyên ngành được đào tạo.

- Trang bị kiến thức nâng cao về: 1. Các kiến thức về khoa học chủ nghĩa xã hội2. Nội dung, đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển của các tư tưởng xã hội chủ

nghĩa, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.3. Trình độ tư duy lý luận, thế giới quan và phương pháp luận nghiên cứu chủ nghĩa

xã hội khoa học.- Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về: Những vấn đề tư duy lý luận và thực tiễn có

tính chất chuyên sâu thuộc chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học trên cơ sở kiến thức cơ bản, liên ngành.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của học viên sau khi tốt nghiệp:

1. Có khả năng vận dụng những kiến thức được trang bị để phát hiện, giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội, văn hóa tư tưởng trong quá trình xây dựng đất nước ta hiện nay.

2. Có khả năng tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết những vấn đề cơ bản thuộc chuyên ngành đào tạo.

3. Có kỹ năng làm công tác nghiên cứu thống kê, tổng hợp và đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các ban ngành, địa phương…

2.2.3/ Chuyên ngành Dân tộc học:Học viên cao học sẽ được trang bị những kiến thức mở rộng và nâng cao kiến thức

bậc đại học cả về mặt lý thuyết, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành,

Page 7: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành dân tộc học với sự cập nhật thông tin về những vấn đề dân tộc học cả lịch đại và đương đại liên quan đến các dân tộc ở Việt Nam và thế giới.

- Trau dồi khả năng tư duy độc lập, tư duy phản biện về những vấn đề nghiên cứu của dân tộc học.

- Về kỹ năng: học viên cao học được trang bị những kỹ năng chuyên sâu để tác nghiệp trong nghiên cứu và ứng dụng của dân tộc học vào ngành nghề và các lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, học viên cao học còn được trang bị các kỹ năng làm việc nhóm, thực hành công tác cộng đồng, kỹ năng giao tiếp với các tổ chức, cơ quan có liên quan trong công tác nghiên cứu và các lĩnh vực ứng dụng của dân tộc học.

- Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ dân tộc học có khả năng:+ Bước đầu đảm nhận nhiệm vụ một cách tương đối độc lập trong công tác chuyên

môn đòi hỏi những kiến thức chuyên sâu và kỹ năng chuyên ngành và liên ngành dân tộc học. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực đào tạo, các thạc sĩ có thể làm việc không chỉ ở cơ quan Nhà nước trung ương và địa phương mà còn làm công tác giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học và các viện nghiên cứu, làm việc trong các tổ chức quốc tế chính phủ và phi chính phủ về các lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, chính trị xã hội, văn hóa…

2.2.4/ Chuyên ngành Địa lý học (trừ địa lý tự nhiên):- Phẩm chất: Có đạo đức khoa học, có ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác, ý thức bảo vệ môi trường, tư duy phát triển bền vững và ý thức phục vụ cộng đồng

HV sau khi tốt nghiệp có hiểu biết về thể chế, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của nước ta, đến việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên; có quan điểm phát triển bền vững. - Về kiến thức: Trang bị cho HV kiến thức nâng cao về: địa lý kinh tế - xã hội (dân số, đô thị, giáo dục môi trường, du lịch, kinh tế vùng,…)

HV sau khi tốt nghiêp có kiến thức nâng cao trong các lãnh vực:- Đô thị (quy hoạch và quản lý đô thị, các vấn đề xã hội như sức khỏe, nhà ở, môi trường)- Nông nghiệp và nông thôn (phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, qui hoạch nông nghiệp)- Kinh tế vĩ mô: toàn cầu hóa, kinh tế phát triển, kinh tế môi trường- Xã hội: Giới, sự tham gia của cộng đồng, văn hóa các dân tộc Việt Nam- Du lịch: chiến lược phát triển du lịch, du lịch sinh thái…

Hiểu biết và có khả năng ứng dụng các công cụ như GIS, SPSS, phân tích kinh tế vào nghiên cứu- Về kỹ năng: Trang bị cho HV các phương pháp và công cụ nghiên cứu được áp dụng phổ biến hiện nay trong địa lý nói riêng và trong lãnh vực khoa học xã hội nói chung HV sau khi tốt nghiệp có thể độc lập thực hiện một đề tài nghiên cứu hoặc tham gia vào các nhóm nghiên cứu thuộc các chuyên ngành có liên quan, theo hướng tiếp cận liên

Page 8: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

ngành, vùng lãnh thổ, đánh giá tài nguyên tự nhiên và nhân văn phục vụ cho tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, quy hoạch đô thị và dân cư.- Khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội, hội nhập quốc tế của HV sau khi tốt nghiệp: đào tạo các chuyên gia có kiến thức sâu về địa lý kinh tế - xã hội, có khả năng nghiên cứu và một số kỹ năng thực hành. Sau khi tốt nghiệp chương trình cao học chuyên ngành “Địa lý học” học viên thể làm việc trong các cơ quan nghiên cứu kinh tế, lập kế hoạch ở các cấp; các sở ban ngành địa phương các cơ quan nghiên cứu và phát triển du lịch.

2.2.5/ Chuyên ngành Khảo cổ học:Trang bị kiến thức bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học về

khảo cổ học; tăng cường kiến thức chuyên sâu về một số lĩnh vực chủ yếu trong khảo cổ học; tiếp cận và lý giải những vấn đề khảo cổ học đã và đang được đặt ra cho giới khảo cổ học.

Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về khoa học khảo cổ, nhất là những vấn đề về khảo cổ học hiện đại Việt Nam, có khả năng nghiên cứu độc lập và làm chủ lĩnh vực chuyên sâu mà mình lựa chọn

Có khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội và khả năng hội nhập quốc tế của học viên sau khi tốt nghiệp, có năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học liên ngành, trong ngành và chuyên ngành được đào tạo.

2.2.6/ Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam:Trang bị kiến thức bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học về

khoa học lịch sử nói chung về lịch Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, trang bị kiến thức cho người học có nhận thức sâu sắc về quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, có lập trường chính trị vững vàng, có khả năng độc lập trong nghiên cứu.

Có khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội và khả năng hội nhập quốc tế của học viên sau khi tốt nghiệp, có năng lực chuyên môn nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học lịch sử nói chung và chuyên ngành nói riêng.

2.2.7/Chuyên ngành Lịch sử Thế giới: Bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học về khoa học lịch sử nói

chung, lịch sử thế giới nói riêng; tăng cường kiến thức chuyên sâu về một số lĩnh vực cơ bản của lịch sử thế giới, trong đó chu trọng đến các vấn đề của thế giới đương đại: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quan hệ quốc tế…

Cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đủ khả năng độc lập nghiên cứu các vấn đề của lịch sử thế giới, làm chủ lĩnh vực chuyên sâu mà mình lựa chọn.

Các học viên có đủ năng lực khoa học đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội, có khả năng hội nhập quốc tế sau khi tốt nghiệp, có năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong ngành, chuyên ngành được đào tạo.

Page 9: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

2.2.8/ Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam:Trang bị kiến thức bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học về

khoa học lịch sử nói chung, lịch sử Việt Nam nói riêng, trong đó chu trọng đến đương đại; tăng cường kiến thức chuyên sâu về một số lĩnh vực chủ yếu trong tiến trình lịch sử dân tộc cũng như kiến thức liên ngành về những vấn đề liên quan đến lịch sử Việt Nam, tiếp cận và lý giải những vấn đề lịch sử đã và đang được đặt ra cho giới sử học nước nhà.

Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về khoa học lịch sử, nhất là những vấn đề lịch sử Việt Nam, có khả năng nghiên cứu độc lập và làm chủ lĩnh vực chuyên sâu mà mình lựa chọn

Có khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế-xã hội và khả năng hội nhập quốc tế của học viên sau khi tốt nghiệp, có năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong ngành, chuyên ngành được đào tạo.

2.2.9/ Chuyên ngành Lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh:- Trang bị kiến thức nâng cao về:

Kiến thức về các lý thuyết và phương pháp giảng dạy ngoại ngữ từ truyền thống đến hiện đại,Kiến thức về các phương pháp giảng dạy các kỹ năng ngôn ngữ (nghe-nói-đọc-viết) bằng tiếng Anh;Kiến thức liên ngành: học viên được trang bị các kiến thức về:

o Ngữ học Anh bao gồm âm vị học, ngữ nghĩa học, ngữ dụng học, hình vị-cu pháp học làm nền tảng cho việc dạy thực hành tiếng;

o Văn học và văn hóa Anh -Mỹ làm cơ sở cho việc mở rộng bài giảng, giup người học tiếng Anh nắm bắt được các khác biệt văn hóa và tăng cường hiệu quả giao tiếp;

- Trang bị kỹ năng về: Ứng dụng những kiến thức đã học vào việc giảng dạy trong thực tế;Quản lý lớp, tổ chức, điều phối các hoạt động trong lớp dạy ngoại ngữ, soạn giáo án, soạn chương trình, thiết kế bài giảng, đánh giá kết quả học tập;Nghiên cứu: bao gồm đọc và phê bình các công trình nghiên cứu, xử lý thông tin;Tư duy logic;Thực hiện các công trình nghiên cứu.

- Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về: Lý thuyết về phương pháp giảng dạy; Đánh giá chương trình giảng dạy, giáo trình; Phương pháp giảng dạy hiệu quả trong một môi trường cụ thể; Các vấn đề liên quan đến cách dạy và học ngoại ngữ.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu KT - XH, hội nhập quốc tế của HV sau khi tốt nghiệp: Giảng dạy tiếng Anh phổ thông hoặc chuyên ngành ở các trường Đại Học và Cao Đẳng, các trung tâm ngoại ngữ;

Page 10: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

Có thể làm việc ở các cơ quan giáo dục trong và ngoài nước có liên quan đến giảng dạy tiếng Anh;

2.2.10/ Chuyên ngành Ngôn ngữ học: - Trang bị kiến thức nâng cao về: các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ như: phân

xuất âm vị học, phân tích nghĩa của từ ra các thành tố nghĩa, phân tích nghĩa của câu, phân tích ngữ pháp (theo thành tố trực tiếp, theo cấu truc chủ - vị, cấu truc đề thuyết, phép phân tích cải biến câu), phương pháp so sánh lịch sử, so sánh loại hình, so sánh đối chiếu, thống kê v.v.

Cung cấp các kiến thức chuyên sâu về các ngành nghiên cứu cơ bản như ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học; các kiến thức liên ngành như ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ học tâm lý, ngôn ngữ học và lý thuyết phiên dịch…

- Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về: các địa hạt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng học, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, làm từ điển v.v.v

- Khả năng đáp ứng nhu cầu KT - XH, hội nhập quốc tế của HV sau khi tốt nghiệp: nâng cao được trình độ nghề nghiệp, khả năng nghiên cứu.

2.2.11/ Chuyên ngành ngôn ngữ Nga:- Chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ Ngôn ngữ Nga nhằm đào tạo những chuyên gia,

không chỉ có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ xã hội, mà còn nắm vững các lĩnh vực khác nhau của lý thuyết Ngôn ngữ Nga, có trình độ cao về thực hành, có khả năng nghiên cứu, giảng dạy, làm việc độc lập, sáng tạo, có năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề liên quan đến lý thuyết và thực hành Ngôn ngữ Nga.

- Các mục tiêu cụ thể như sau:Trang bị kiến thức nâng cao về ngôn ngữ Nga, cụ thể đi sâu vào các lĩnh vực của lý

thuyết Ngôn ngữ Nga như lịch sử các học thuyết Ngôn ngữ Nga, Ngữ âm tiếng Nga, Hình thái học tiếng Nga, thành ngữ tiếng Nga và đặc biệt là ngữ nghĩa học tiếng Nga.

Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về các lĩnh vực chuyên sâu của lý thuyết Ngôn ngữ Nga: Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ nghĩa, Hình thái và Cu pháp tiếng Nga.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu KT - XH, hội nhập quốc tế của HV sau khi tốt nghiệp: Học viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tốt ở mọi lĩnh vực sử dụng tiếng Nga, đặc biệt là trong giảng dạy và nghiên cứu tiếng Nga ở trình độ đại học và sau đại học.

2. 2.12/ Chuyên ngành Quản lý giáo dục:Đào tạo thạc sĩ Quản lý giáo dục có phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị tư

tưởng vững vàng, có khả năng nắm vững lý thuyết về khoa học giáo dục và quản lý giáo dục; đạt trình độ cao về thực hành nghiệp vụ Quản lý giáo dục; có khả năng nghiên cứu, phát hiện, giải quyết vấn đề và làm việc độc lập trong lĩnh vực chuyên môn.

Mục tiêu cụ thể:- Trang bị kiến thức và kỹ năng:

Page 11: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

Kiến thức chuyên sâu về khoa học giáo dục, khoa học quản lý, lãnh đạo trong giáo dục.

Kỹ năng: vận dụng kiến thức trong việc quản lý các cơ sở giáo dục, các hoạt động sư phạm, cũng như kỹ năng lãnh đạo, lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục.

- Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về:Các hoạt động dạy và học, các hoạt động về quản lý giáo dục (quản lý chương trình,

quản lý nhân sự, lập kế hoạch chiến lược tại các cơ sở giáo dục…)Phát hiện và giải quyết các vấn đề trong công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu KT - XH, hội nhập quốc tế của HV sau khi tốt nghiệp:Học viên có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc tại các vị trí sau:

Hiệu trưởng, giám đốc các trường, các trung tâm, các cơ sở giáo dục. Các giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên viên tại các trường CĐ, ĐH, viện, trung tâm nghiên cứu về khoa học giáo dục. Lãnh đạo, chuyên viên tại các cơ quan giáo dục từ TW đến địa phương, tại các đơn vị quản lý nguồn nhân lực của các cơ quan, xí nghiệp.

2. 2.13/ Chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường:- Phẩm chất: Có đạo đức khoa học, có ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác, ý thức bảo vệ môi trường, tư duy phát triển bền vững và ý thức phục vụ cộng đồng- Về kiến thức: HV được trang bị kiến thức nâng cao về môi trường tài nguyên, môi trường xã hội và nhân văn, những kiến thức cơ bản về quản trị môi trường, các vấn đề môi trường - dân số và kinh tế xã hội tại các nước đang phát triên; sự mâu thuẫn giữa đô thị hóa, công nghiệp hóa, phát triển du lịch và hủy họai môi trường.HV sau khi tốt nghiệp có hiểu biết về thể chế, chính sách liên quan đến môi trường, đến sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên; có quan điểm toàn diện trong phát triểnHV sau khi tốt nghiêp có kiến thức nâng cao về: Quản trị tài nguyên môi trường, quản trị môi trường đô thị - nông thôn - biển và ven biển. Các vấn đề kinh tế môi trường, kinh tế phát triển Các vấn đề xã hội liên quan đến môi trường: sinh thái nhân văn, giới, sự tham gia của cộng đồngDu lịch: phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái…Hiểu biết và có khả năng ứng dụng các công cụ như GIS, viễn thám, đánh giá tác động môi trường HV sau khi tốt nghiệp có thể độc lập thực hiện một đề tài nghiên cứu hoặc tham gia vào các nhóm nghiên cứu thuộc các chuyên ngành có liên quan, tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường.- Về kỹ năng: trang bị cho học viên những quan điểm và các phương pháp nghiên cứu mới, có sự trợ giup của các công cụ hiện đại (đánh giá nhanh, GIS, viễn thám) trong các lĩnh vực tài nguyên môi trường. - Khả năng đáp ứng nhu cầu KT - XH, hội nhập quốc tế của HV sau khi tốt nghiệp:

Page 12: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

Học viên Cao học “Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường” sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc:

Nghiên cứu hoặc thực hiện các đánh giá các vấn đề môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên để phát triển kinh tế xã hội của cả nước hay của vùng tại các viện nghiên cứu, trung tâm, các ủy ban môi trường, các cơ quan về tài nguyên hoặc các cơ quan thẩm định dự án và hợp tác đầu tư. Có khả năng phụ trách xây dựng, quản trị các dự án phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường tài nguyên các cấp hoặc địa phương; phụ trách các chương trình môi trường gồm cả đào tạo và nghiên cứu của các sở Tài nguyên môi trường, các ban quản lý dự án, Các Công ty khai thác sử dụng tài nguyên.Tham gia họat động trong chuyên ngành Du lịch sinh thái, làm cán bộ tổng hợp, chuyên gia của các công ty doanh nghiệp họat động trong du lịch và lĩnh vực kinh tế, tài nguyên. Các công ty Du lịch Sinh Thái, Các Vườn Quốc gia, các Khu Bảo tồn…Xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục môi trường;Giảng dạy môn Môi trường ở các trường đại học và trung học.

2. 2.14/ Chuyên ngành Khoa học thư viện:Đào tạo thạc sỹ chuyên ngành khoa học thư viện có phẩm chất chính trị và bản lĩnh

nghề nghiệp vững vàng; có trình độ lý luận chuyên môn cao; thông thạo các kỹ năng nghề nghiệp và nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học; có khả năng tư duy sáng tạo; có đủ năng lực để giải quyết các vấn đề trong quản lý và điều hành cơ quan thông tin-thư viện hiện đại.

Các mục tiêu cụ thể như sau:Trang bị kiến thức nâng cao về tổ chức, xử lý và khai thác nguồn tài nguyên thông

tin; xây dựng và đánh giá các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện; phục vụ tri thức và thông tin cho người dùng tin thuộc các lĩnh vực khác nhau; quản lý CQTT-TV; ứng dụng công nghệ hiện đại đặc biệt là CNTT và viễn thông trong họat động thông tin - thư viện. Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về các vấn đề thuộc các lĩnh vực khoa học thư viện, thông tin và thư mục. Khả năng đáp ứng nhu cầu KT - XH, hội nhập quốc tế của HV sau khi tốt nghiệp:

Có khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc đa dạng và luôn thay đổi;Khả năng phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn;Khả năng tổ chức, quản lý hoạt động thông tin-thư viện trong các thư viện, cơ quan thông tin hoặc các tổ chức khác;Khả năng tự nghiên cứu, tự học suốt đời để cập nhật và vận dụng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vào thực tiễn một cách chuyên nghiệp, chủ động, sáng tạo và hiệu quả.

2. 2.15/ Chuyên ngành Triết học:

Page 13: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

Đào tạo những cán bộ khoa học có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức chuyên môn vững vàng và năng lực thực hành chuyên môn nghiệp vụ cao.

Hoàn thiện và nâng cao những kiến thức đã học ở đại học, hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành, tăng cường kiến thức liên ngành, từ đó trang bị cho học viên có kiến thức chuyên môn cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về các khoa học triết học, về nội dung, đặc điểm, lịch sử các học thuyết triết học Việt Nam và thế giới qua từng giai đoạn phát triển, về vai trò của triết học đối với đời sống xã hội, đặc biệt là các nguyên lý triết học Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh; giup cho người học có phương pháp tư duy biện chứng trong quá trình vận dụng vào công tác nghiên cứu giảng dạy triết học và công tác thực tiễn; có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề nảy sinh thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Các mục tiêu cụ thể như sau:- Trang bị kiến thức nâng cao về: 1. Các kiến thức về khoa học triết học2. Nội dung, đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển của các học thuyết triết học

Việt Nam và thế giới.3. Trình độ tư duy lý luận, thế giới quan và phương pháp luận triết học.- Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về: Những vấn đề tư duy lý luận và thực tiễn có tính chất chuyên sâu thuộc chuyên ngành triết học trên cơ sở kiến thức cơ bản, liên ngành.- Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của học viên sau khi tốt nghiệp:1. Có khả năng vận dụng các tri thức và phương pháp luận triết học vào nghiên cứu,

phát hiện, giải quyết những vấn đề của nhận thức và của đời sống trong hoạt động thực tiễn.

2. Có khả năng nghiên cứu, trao đổi hợp tác chuyên môn với các trường, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước; biết phát hiện và giải quyết những vấn đề cơ bản và chuyên sâu thuộc chuyên ngành đào tạo.

3. Có kỹ năng làm công tác nghiên cứu tổng hợp ở các ban ngành, các cơ quan Đảng và chính quyền.

2. 2.16/ Chuyên ngành Văn hóa học: Đào tạo thạc sĩ văn hoá học có kiến thức sâu và tư duy lý luận vững về văn hóa học và văn hóa Việt Nam; nắm chắc các phương pháp và kỹ năng nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam; có năng lực nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức và các phương pháp văn hóa học vào việc phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn hoạt động văn hoá và văn hoá học.- Trang bị kiến thức nâng cao về:

1) Lý luận văn hóa học và phương pháp nghiên cứu văn hóa; văn hóa lịch sử và văn hóa địa lý, các thành tố và các bình diện của văn hóa;

Page 14: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

2) Văn hóa thế giới, văn hóa khu vực, văn hóa Việt Nam và văn hóa học ứng dụng 3) Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ và các công cụ tin học phục vụ cho hoạt động

chuyên môn của mình Trình độ kiến thức:

1) Kiến thức tổng quát: kiến thức thuộc khối ngành khoa học xã hội và hành vi và khoa học nhân văn;

2) Kiến thức cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về văn hoá; văn hóa lịch sử và văn hóa địa lý, các thành tố bộ phận và các bình diện của văn hoá; văn hoá tộc người, lịch sử văn hoá, địa văn hoá; văn hoá thế giới, văn hoá khu vực, văn hoá Việt Nam, văn hoá vùng; các lĩnh vực văn hoá học ứng dụng;

3) Kiến thức bổ trợ: Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ và các công cụ tin học phục vụ cho hoạt động chuyên môn của mình

- Khả năng đáp ứng nhu cầu KT - XH, hội nhập quốc tế của HV sau khi tốt nghiệp: 1) Có thể nghiên cứu văn hóa và văn hóa học tại các viện hoặc trung tâm nghiên

cứu khoa học2) Có thể giảng dạy văn hóa học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường

nghiệp vụ về văn hóa - thông tin, chính trị - hành chính, và của các tổ chức xã hội

3) Có thể quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan thuộc ngành văn hóa - thông tin - du lịch và hoạt động hữu hiệu trong những ngành nghề đòi hỏi các tri thức về văn hóa học (truyền thông, ngoại giao, hướng dẫn du lịch...)

4) Nếu có khả năng, có thể học tiếp để nhận học vị tiến sĩ văn hóa học.- Vị trí làm việc và cơ hội học lên trình độ cao hơn:

Nghiên cứu văn hóa và văn hóa học tại các viện hoặc trung tâm nghiên cứu khoa họcGiảng dạy văn hóa học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường nghiệp vụ về văn hóa - thông tin, chính trị - hành chính, và của các tổ chức xã hộiQuản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan thuộc ngành văn hóa - thông tin - du lịch và hoạt động hữu hiệu trong những ngành nghề đòi hỏi các tri thức về văn hóa học (truyền thông, ngoại giao, hướng dẫn du lịch...)Có thể học tiếp để nhận học vị tiến sĩ văn hóa học.Có thể học liên thông tiến sĩ các ngành gần.

2.2.17/ Chuyên ngành văn học nước ngoài:Chương trình đào tạo thạc sĩ được xây dựng dưới đây dành cho những người có sự

quan tâm, yêu thích và có khả năng nghiên cứu về những vấn đề của lịch sử văn học nước ngoài ở các cấp độ khác nhau (tác gia văn học, các trào lưu/ khuynh hướng văn học, các vấn đề có tính lí luận được đuc rut từ kinh nghiệm văn học của những nền (hoặc khu vực) văn học lớn. Chương trình đào tạo hướng đến một số mục tiêu cụ thể:

Trang bị kiến thức nâng cao về những vấn đề của văn học nước ngoài:

Page 15: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

Nội dung chương trình được phổ trên một diện rộng, bao gồm nghiên cứu cả văn học phương Tây và phương Đông, trên cơ sở ưu tiên đung mức những vấn đề quan trọng, có tính lí luận của những nền/ hoặc vùng văn học lớn, có nhiều đóng góp đối với thành tựu chung của văn học thế giới.

Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về những vấn đề có tính khái quát, qui luật của văn học nước ngoài:

Từ cứ liệu văn học sử, các chuyên đề giup người học làm quen và thuần thục cách nhìn và đánh giá văn học trong tính liên hệ, từ đó có những cách phân tích, lí giải khoa học về các hiện tượng của văn học thế giới.

Khả năng đáp ứng nhu cầu KT - XH, hội nhập quốc tế của HV sau khi tốt nghiệp:Các chuyên đề cụ thể được nêu lên trong chương trình đào tạo không những chỉ

dừng lại ở sự mô tả, giới thiệu, mà quan trọng hơn là những gợi ý về cách tiếp cận và lí giải các vấn đề của lịch sử văn học theo tinh thần đảm bảo tính cơ bản, hiện đại và nâng cao. Những tri thức mới, những cách tiếp cận mới với những vấn đề của văn học nước ngoài sẽ giup người học không chỉ làm quen, mà dần tiệm cận được với những thành tựu nghiên cứu mới, cả về lí luận và thực tiễn, đã và đang được quan tâm và vận dụng rộng rãi.

2.2.18/ Chuyên ngành Văn học Việt Nam: Đào tạo các chuyên gia có trình độ cao, nắm vững các kiến thức sâu và rộng về lịch

sử văn học Việt Nam cũng như những vấn đề lý luận có liên quan với thực tiễn văn học dân tộc.

Các mục tiêu cụ thể như sau: - Trang bị cho học viên kiến thức nâng cao về lịch sử văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại, trang bị những kiến thức về lý luận của phương Đông và phương Tây có liên quan với văn học dân tộc. - Nâng cao khả năng tự nghiên cứu đối với những vấn đề do thực tiễn văn học Việt Nam đặt ra. - Những học viên được đào tạo có khả năng làm công tác nghiên cứu khoa học ở các viện, trung tâm nghiên cứu văn học; tham gia giảng dạy trung học phổ thông, đại học và có thể hoạt động ở một số lĩnh vực khác của khoa học xã hội và nhân văn.

2.2.19/ Chuyên ngành Việt Nam học:Chương trình Cao học chuyên ngành Việt Nam học giup học viên nắm vững lý thuyết, có một kiến thức tương đối toàn diện về Việt Nam trong sự phát triển, có trình độ cao về thực hành, có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.

Chương trình Cao học chuyên ngành Việt Nam học có các mục tiêu cụ thể sau:- Trang bị kiến thức nâng cao có tính chất liên ngành và có định hướng về lịch sử,

văn hóa, ngôn ngữ, xã hội, kinh tế, chính trị Việt Nam.

Page 16: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, xã hội, kinh tế, xã hội Việt Nam.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu KT-XH, hội nhập quốc tế của học viên sau khi tốt nghiệp: Học viên tốt nghiệp Cao học ngành Việt Nam học có thể làm việc ở các đơn vị kinh tế, xã hội, văn hóa có quan hệ giữa Việt Nam và các nước, có thể giảng dạy chuyên ngành Việt Nam học nói chung và tiếng Việt nói riêng ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

2. 2.20/ Chuyên ngành Xã hội học: Chương trình đào tạo thạc sĩ xã hội học nhằm mục tiêu trang bị những kỹ năng của ngành học một cách có hệ thống và rộng về kiến thức khoa học xã hội.

- Đào tạo thạc sĩ xã hội học có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ tổ quốc và nhân dân, có sức khỏe và năng lực giao tiếp xã hội;

- Nắm vững phương pháp luận và kiến thức cơ bản về xã hội học, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp xã hội học;

- Có khả năng vận dụng kiến thức xã hội học góp phần vào việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và an ninh quốc phòng.

- Giup học viên có khả năng thích ứng với nhu cầu thực tiễn của xã hội.Học viên cao học ngành Xã Hội Học, được trang bị những kiến thức lý luận đại

cương, chuyên ngành, những phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu xã hội học và có khả năng đi sâu, nắm vững các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. thạc sĩ xã hội học có thể phát huy năng lực của mình trong nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, quản lý, dễ dàng thích ứng đối với những biến đổi xã hội và thị trường nhân lực.

Thạc sĩ ngành xã hội học có đủ chuyên môn và năng lực để làm:Công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các ban ngành

của trung ương, tỉnh, thành phố, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội.Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên

nghiệp, các trường đoàn thể (công đoàn, phụ nữ, thanh niên...).Công tác quản lý, tư vấn cho các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà máy, xí nghiệp thuộc

nhiều thành phần kinh tế khác nhau của xã hội.Cán bộ phụ trách công tác xã hội trong các cơ quan hoặc các tổ chức, đoàn thể khác

nhau như: UBND các cấp, Hội Phụ nữ, Lao động thương binh xã hội, Đoàn Thanh niên, Công đoàn…

Đồng thời những kiến thức xã hội học sẽ hỗ trợ một cách hữu ích và đắc lực trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác.

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ xã hội học nếu có nhu cầu học sẽ được đào tạo tiếp ở bậc cao hơn: tiến sỹ.

Page 17: CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO SAU …sdh.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/4 Chuan dau ra trinh do... · Web viewCác vấn đề liên quan đến cách dạy và học

PHÒNG SAU ĐẠI HỌC