20

Chương 1 - tntu.sgu.edu.vntntu.sgu.edu.vn/data/giaotrinh/autocad/chuong_1.pdf · Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 4 – Title bar: thanh tiêu đề, gồm

Embed Size (px)

Citation preview

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 2

Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1. Tổng quan 1.1.1. Giới thiệu phần mềm AutoCAD

Thiết kế bằng máy tính – CAD (Computer Aided Drafting hay Computer Aided Design) – đã trở thành một phương tiện chính trong các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến thiết kế như kiến trúc, kỹ thuật dân dụng, kỹ thuật điện, kỹ thuật cơ khí… Các chương trình ứng dụng CAD đều thuộc loại chương trình đồ hoạ với nhiều tính toán, đòi hỏi phải có bộ xử lý nhanh và màn hình phân giải cao. Sử dụng máy tính và chương trình CAD để thiết kế hàng loạt các sản phẩm công nghiệp, từ các chi tiết máy đến các ngôi nhà hiện đại, trợ giúp cho các kỹ sư thiết kế tối ưu hoá các ứng dụng, cũng như xây dựng thư viện các hình ảnh, ký hiệu... Tất cả các tính năng này đòi hỏi một khối lượng công việc xử ký khổng lồ mà trước đây các máy tính cá nhân không thể thực hiện nổi. Phần mềm AutoCAD do hãng AutoDesk sản xuất, là một trong những phần mềm được sử dụng rộng rãi trong việc thực hiện các bản vẽ kỹ thuật cho các ngành: xây dựng, cơ khí, kiến trúc…, nó thật sự là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, kiến trúc sư, kỹ thuật viên, họa viên, ... để hoàn thành các bản vẽ kỹ thuật một cách nhanh chóng và chính xác, đồng thời có thể trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác. Phần mềm AutoCAD được giới thiệu đầu tiên vào năm 1982 với phiên bản Release 1 (kết thúc ở Release 14) và đến năm 1999 phiên bản AutoCAD 2000 ra đời chạy trong môi trường Window.

1.1.2. Khởi động AutoCAD Cách 1: sử dụng shortcut AutoCAD 2007 có sẳn trên màn hình Desktop bằng cách nhấp đúp biểu tượng.

Hình 1.1

– Biết được công dụng của CAD trong lĩnh vực kỹ thuật. – Thực hiện được các thao tác trên màn hình AutoCAD và các lệnh về file. – Biết cách cài đặt và sử dụng phương thức truy bắt điểm, trạng thái vẽ đặc biệt. – Tạo được mẫu bản vẽ đúng tiêu chuẩn.

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 3

Cách 2: bấm chọn đường dẫn theo trình tự (1) Start (2) All Programs (3) Autodesk (4) AutoCAD 2007 (5) AutoCAD 2007

Hình 1.2

Các quy ước trong tài liệu 1. (n): bước thứ n trong trình tự thực hiện cú pháp lệnh. 2. (m): khai báo dòng lệnh thứ m 3. Thao tác trên thiết bị chuột

– Bấm chọn: bấm phím trái thiết bị chuột. – Bấm mở: bấm phím phải thiết bị chuột.

1.1.3. Cấu trúc màn hình đồ họa AutoCAD

Hình 1.3

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 4

– Title bar: thanh tiêu đề, gồm tên chương trình, tên tập tin (File), đường dẫn và các nút điều chỉnh màn hình.

Hình 1.4

– Menu bar: thanh danh mục chính, mỗi danh mục có chứa nhóm lệnh, khi ta

chọn một danh mục sẽ xuất hiện Pull-down menu (danh mục kéo xuống) để có thể gọi các lệnh thực thi.

Hình 1.5

– Tool bar: thanh công cụ, chứa các lệnh thực thi dạng biểu tượng.

Hình 1.6

– Drawing area: vùng vẽ, có biểu tượng hai sợi tóc giao nhau (Crosshair), được

định vị toạ độ theo hệ trục UCS (User Coordinate System), giá trị này được hiển thị bởi dãy số gồm hoành độ, tung độ, cao độ ở phía cuối trái màn hình.

Menu bar

Pull-down menu

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 5

Hình 1.7

– Model: không gian mô hình, dùng vẽ hình theo kích thước thật. – Layout: không gian phẳng, dùng sắp xếp hình vẽ theo tỉ lệ giữa kích thước

thật và khổ giấy in .

Hình 1.8 Model và các Layout

– Command window: cửa sổ lệnh chứa các dòng lệnh. – Command line: dòng lệnh, nơi nhập lệnh và cú pháp lệnh thông qua các dòng

nhắc (prompt line).

Hình 1.9 Command line và Command window

drawing area

crosshair

UCS

hiển thị tọa độ

command window

command line

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 6

– Status bar: thanh trạng thái, lựa chọn các trạng thái vẽ tại các điểm lưới (Snap and Grid), vẽ theo hướng nằm ngang hoặc thẳng đứng (Ortho), truy tìm các điểm đặc biệt của đối tượng (Osnap), vẽ theo tia nghiêng được định hướng (Otrack)…

Hình 1.10

1.1.4. Thanh công cụ (Tool bar) – Các thanh công cụ thường dùng trong bản vẽ hai chiều Thanh Standard: thực hiện lệnh thông dụng về tập tin (New, Open, Save),

in ấn (plot, plot preview…), sao chép (Cut, Copy, Paste…), điều chỉnh màn hình (Zoom), thuộc tính (Properties), thiết kế theo mẫu có sẳn (Design Center)…

Hình 1.11

Thanh Draw: thực hiện các lệnh về vẽ (Line, Arc…), tô miền (Hatch), ghi

chữ (Text), tạo bảng (Table), tạo miền (Region)….

Hình 1.12

Thanh Modify: thực hiện lệnh hiệu chỉnh đối tượng vẽ.

Hình 1.13

Thanh Dimension: thực hiện lệnh tạo mẫu và các kiểu ghi kích thước.

Hình 1.14

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 7

Thanh Object snap: thực hiện lệnh truy bắt “tạm trú” các điểm đặc biệt của đối tượng như điểm Endpoint, Midpoint….

Hình 1.15

Layer: thực hiện lệnh cài đặt lớp để quản lý đối tượng.

Hình 1.16

Thanh Properties: thực hiện lệnh thay đổi các thuộc tính đối tượng như màu

sắc (Color), dạng nét (Linetype), độ dầy nét (Lineweight)…

Hình 1.17

Thanh Styte: thực hiện lệnh cài đặt và hiện hành các kiểu chữ viết (Text

stype), mẫu kích thước (Dimension stype), biểu bảng (Table stype).

Hình 1.18

– Các thao tác trên thanh công cụ Đóng: bấm chọn ký hiệu x ở góc phải trên ở mỗi thanh công cụ.

Hình 1.19

Mở: bấm mở vào bất kỳ thanh công cụ trên màn hình để mở danh sách và

đánh dấu chọn thanh công cụ cần mở bằng cách bấm chọn.

đóng

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 8

Hình 1.20

Sắp xếp: bấm chọn, giữ và rê chuột tại phần tiêu đề của thanh công cụ (hay

tại hai vạch song song nổi trên phần đầu thanh công cụ) để di chuyển đến vị trí mới. Trường hợp đóng hết các thanh công cụ trên màn hình ta có thể khôi phục lại bằng lệnh “Menu” trên dòng “Command:” và bấm enter 2 lần.

Màn hình làm việc (Workspace). Lưu màn hình làm việc

Hình 1.21

(1) Mở thanh công cụ Workspaces (2) Mở danh sách các Workspaces (3) Chọn Save Current As (4) Đặt tên cho Workspace vừa tạo (5) Lưu.

Xoá màn hình làm việc Command: workspace 1) Enter workspace option [setCurrent / Saveas / Edit / Rename / Delete / SEttings / ? ] <setCurrent>: ....................................................................................................... 2) Enter workspace to delete [?]: .............................................................................

1

2

3

4 5

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 9

1.1.5. Các thao tác lệnh cơ bản về tập tin (File) – New: thực hiện bản vẽ mới.

(1) Gọi lệnh: Menu bar Command: Tool bar

File \ New new hay ctrl+n Standard

Hình 1.22

(2) Chọn một mẫu bản vẽ có sẳn trong template <tenmau.dwt> (3) OK.

– Open: mở file bản vẽ. (1) Gọi lệnh:

Menu bar Command: Tool bar

File \ Open open hay ctrl+o Standard

Hình 1.23

2

3

2

3

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 10

(2) ổ đĩa:\thư mục\...\<tênfile>.dwg truy xuất file theo đường dẫn (3) Open mở file

– Save: lưu file bản vẽ vào ổ đĩa (1) Gọi lệnh:

Menu bar Command: Tool bar

File \ Save save hay ctrl+s Standard

Hình 1.24

(2) Chọn vị trí lưu theo đường dẫn: ổ đĩa:\thư mục\...\.... (3) Chọn định dạng file .dwg, .dwt, .dxf (4) Đặt tên cho file (5) Hoàn tất lưu file

– Close: đóng file bản vẽ đang có trên màn hình. (1) Gọi lệnh

Menu bar Command: File \ Close close

Hình 1.25

(2) Yes hay No lưu hay không những thay đổi trên bản vẽ sau khi đóng – Exit: thoát khỏi chương trình AutoCAD.

2

3 4 5

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 11

(1) Gọi lệnh Menu bar Command: File \ Exit exit hay quit

(2) Hộp thoại nhắc nhở tuần tự việc có lưu hay không những thay đổi trên các bản vẽ đã mở (tương tự như lệnh Close, nhưng tuần tự sẽ đóng tất cả bản vẽ đã mở và thoát khỏi chương trình).

– Purge: xoá bỏ đề mục đã tạo như cá Blocks, Dimention styles, Layers…nhưng không sử dụng để giảm dung lượng bản vẽ (Hình 1.26). (1) Gọi lệnh

Menu bar Command:

File \ Drawing Utilities \ purge

Hình 1.26

(1) Chọn View items you can purge (hiển thị đề mục đã tạo nhưng không sử dụng (2, 3) Mở nhóm đề mục cần xoá (4) Chọn xoá từng đề mục(Purge) hoặc xoá tất cả đề mục (Purge All) trong nhóm. (5) Kết thúc lệnh

1

2

3

4 5

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 12

1.2. Tạo và lưu mẫu vẽ

1.2.1. Tạo mẫu vẽ – Chọn hệ đơn vị vẽ theo hệ Mét (đơn vị đo là mm).

(1) Bấm chọn File trên Menu bar (2) Bấm chọn New trên Pull-down menu (3) Bấm chọn thẻ Start from Scratch (4) Bấm chọn Metric (5) Bấm chọn OK kết thúc .

Hình 1.27

Để xuất hiện hộp thoại trên, biến hệ thống Startup được chọn giá trị là 1 bằng lệnh sau:

Command: ..................................................................................................... 1)Enter new value for STARTUP <0>:......................................................................

– Chọn khổ giấy và tỉ lệ vẽ Command: ..................................................................................................... Initializing...

1) Enable paper space? [No/Yes] <Y>...................................................................... 2) Enter units type [Scientific / Decimal / Engineering / Architectural / Metric] ....... .................................................................................................................................

3) Enter the scale factor............................................................................................ 4) Enter the paper width............................................................................................ 5) Enter the paper height .......................................................................................... Với các giá trị nhập ở trên ta có khổ giấy vẽ ………ngang với tỉ lệ vẽ ……….

3

4

5

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 13

1.2.2. Lưu mẫu vẽ Thực hiện theo trình tự các bước sau: (1) Bấm chọn File trên Menu bar (2) Bấm chọn Save trên Pull-down menu

Hình 1.28

(3) Bấm chọn để mở danh sách Files of type (4) Bấm chọn dạng file cần lưu là AutoCAD Drawing Template (5) Nhập tên mẫu vẽ vào ô File name (6) Bấm chọn Save (7) Mô tả thêm đặc tính của mẫu (nếu cần) vào ô Description (8) Bấm chọn OK kết thúc lưu mẫu vẽ.

Mau ve kho A4 ngang ti le ve 1:2 chua co khung ten

3 4

5 6

7 8

MAU 1

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 14

1.3. Hệ tọa độ – Phương thức nhập tọa độ Tọa độ dùng xác định vị trí các đối tượng vẽ trên màn hình AutoCAD. Có hai cách nhập toạ độ (tuyệt đối) của một điểm A trên vùng vẽ: Tọa độ Descartes (± xA , ± yA ) trong đó xA là giá trị hoành độ, yA là giá trị tung độ so với điểm làm gốc (góc trái dưới màn hình, tại biểu tượng hệ toạ độ) có tọa độ(0,0). Tọa độ cực ( d < ± ) trong đó d là khoảng cách tính từ gốc đến điểm vẽ A, là góc tạo bởi trục dương x với tia OA (dấu được xác định theo chiều dương lượng giác). Ngoài ra, trong AutoCAD còn có khái niệm tọa độ tương đối là tọa độ được nhập giá trị so với điểm vừa vẽ trước đó (không so với điểm gốc có tọa độ 0,0) và phía trước giá trị nhập có ký hiệu @. Ví dụ:

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

123456789

10

A

B

C DE

F

O R

Hình 1.29 Phương pháp khai báo tọa độ điểm

– Vẽ đa tuyến ABCD: ta lần lượt nhập tọa độ các điểm A: 2,2; B: 6,5 (hay @4,3); C: 6,7 (hay @0,2 hay @2<90); D: 9,7 (hay @3,0 hay @3<0)

– Vẽ hình chữ nhật: ta lần lượt nhập tọa độ điểm E: 2,7; F: 5,9 (hay @3,2). – Vẽ vòng tròn: ta lần lượt nhập tọa độ tâm O: 8,3; tọa độ điểm R: 10,3 (hay @2,0

hay @2<0). 1.4. Phương thức bắt điểm và các chế độ vẽ đặc biệt Trong quá trình vẽ, để xác định chính xác một điểm trên các đối tượng vẽ ta phải sử dụng các khai báo tọa độ, điều này rất khó khăn và phức tạp. Do vậy, AutoCAD cho phép chúng ta đặt chế độ truy bắt nhanh các điểm trên đối tượng vẽ như điểm đầu mút (Endpoint), điểm giữa (Midpoint), tâm điểm của vòng tròn hay cung tròn hay ellipse (Center)…

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 15

Sau khi cài đặt và kích hoạt chế độ truy bắt, quá trình vẽ sẽ xuất hiện hộp chọn truy bắt báo hiệu điểm được truy bắt (điểm được chọn là điểm mà crosshair gần đối tượng vẽ nhất). Ví dụ ta cài đặt 2 tuỳ chọn truy bắt là điểm đầu mút (Endpoint) và điểm giữa (Midpoint), khi rê chuột đến gần đối tượng vẽ (như một đoạn thẳng chẳng hạn) về một phía sẽ xuất hiện hộp chọn Endpoint; khi rê chuột khoảng giữa đối tượng vẽ sẽ xuất hiện hộp chọn Midpoint.

1.4.1. Phương thức bắt điểm – Cài đặt phương thức bắt điểm Phương thức bắt điểm thường trực: một hay nhiều tùy chọn và việc truy bắt

sẽ có hiệu lực trong suốt quá trình vẽ. (1) Gọi lệnh

Menu bar Command: Tool bar

Tools \ Drafting settings osnap Object Snap

Hình 1.30

(2) Tuỳ chọn truy bắt (3) OK

Phương thức bắt điểm tức thời: chỉ một tùy chọn và việc truy bắt sẽ có hiệu lực cho một lần vẽ. (1) Gọi lệnh

2

3

cài (xoá) toàn bộ tùy chọn

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 16

Shortcut Tool bar

Đặt trỏ chuột trên màn hình + Shift +phím phải chuột

Hình 1.31 (2) Tuỳ chọn truy bắt

– Kích hoạt chế độ làm việc bắt điểm (Osnap on / Osnap off): sử dụng phím tắt F3 hoặc bấm chọn tại nút lệnh Osnap của thanh trạng thái (nút lệnh này sẽ lún xuống).

– Các tùy chọn truy bắt: Endpoint: điểm đầu mút (điểm đầu hay điểm cuối) đối tượng. Midpoint: điểm giữa đối tượng. Center: điểm tâm cung tròn, vòng tròn, ellipse. Node: điểm được vẽ bằng lệnh point. Quadrant: điểm ¼ vòng tròn (hay ellipse), nơi giao của 2 đường kính nằm

ngang và thẳng đứng ( một vòng tròn hay ellipse có 4 điểm quadrant). Intersection:điểm giao 2 đối tượng cắt nhau hay phải kéo dài mới cắt nhau. Extension: điểm nằm trên phần kéo dài của đối tượng. Insertion: điểm chèn của đối tượng ( block, text…). Perpendicular: điểm vuông góc với đối tượng. Tangent: điểm tiếp xúc với đối tượng có dạng cong (cung, vòng tròn…). Nearest: điểm gần nhất trên đối tượng đến vị trí con trỏ chuột (crosshair). Parallel: điểm mà đường thẳng đi qua sẽ song song với đường thẳng là

đối tượng truy bắt. Apparent intersection: điểm giao biểu kiến (giao điểm của 2 đối tượng trong

một điểm nhìn hiện hành mà trong thực tế không giao nhau).

2a

2b

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 17

Hình 1.32

1.4.2. Tùy chọn From Là tùy chọn của một lệnh vẽ, cho phép khai báo tọa độ điểm vẽ so với một điểm bất kỳ chọn làm gốc tọa độ để tính. Cú pháp lệnh:

Command: ................................................................................................... 1) <……..> ................................................................................................................ 2) Base...................................................................................................................... 3) Offset .................................................................................................................... Ví dụ: Vẽ vòng tròn bán kính R10 tại vị trí cách đỉnh A của hình vuông cạnh 50x50 với hoành độ 20 và tung độ 15 đơn vị vẽ. Command: C

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 18

1) CIRCLE Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: fro 2) Base point: bấm chọn điểm A theo chế độ truy bắt Endpoint 3) <Offset>: @ 20,15 4) Specify radius of circle or [Diameter]: 10

1.4.3. Chế độ Snap Cài đặt khoảng cách các mắt lưới (Snap spacing) và khi được kích hoạt con trỏ chuột (crosshair) sẽ di chuyển theo bước nhảy và có thể bắt điểm tại các vị trí này. Kích hoạt chế độ làm việc Snap (Snap on / Snap off) bằng phím F9 hoặc bấm chọn tại nút lệnh Snap trên thanh trạng thái (nút lệnh này sẽ lún xuống). Trình tự cài đặt (Hình 1.33) (1) Đặt con trỏ chuột tại nút lệnh Snap trên thanh trạng thái (2) Bấm mở (3) Bấm chọn settings (4) Cài đặt giá trị bước nhảy và truy bắt khoảng cách mắt lưới (5) Cài đặt khoảng cách mắt lưới (6) OK .

Hình 1.33

1.4.4. Chế độ Ortho

1 2+3

4

6

5

20

15

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 19

Cho phép vẽ các đường thẳng theo hai hướng ngang và đứng bằng cách định hướng và nhập độ dài (không cần nhập tọa độ). Kích hoạt chế độ làm việc Ortho (Ortho on / Ortho off) bằng phím F8 hoặc bấm chọn tại nút lệnh Ortho trên thanh trạng thái (nút lệnh này sẽ lún xuống).

1.4.5. Chế độ Polar Cho phép vẽ các đường thẳng nghiêng một góc α theo trục x (giá trị α được thay đổi do cài đặt) bằng cách định hướng (xuất hiện tia bằng nét đứt) và nhập độ dài (không cần nhập tọa độ). Kích hoạt chế độ làm việc Polar (Polar on / Polar off) bằng phím F10 hoặc bấm chọn tại nút lệnh Polar trên thanh trạng thái (nút lệnh này sẽ lún xuống). 1.5. Quan sát bản vẽ Giúp cho việc quan sát các đối tượng trên bản vẽ dễ dàng hơn do kích thước màn hình cố định còn giới hạn bản vẽ thay đổi. Các lệnh quan sát bản vẽ thông dụng. (1) Gọi lệnh:

Menu bar Command: Tool bar

View \ Zoom Z nhập tùy chọn bằng ký tự đại diện Standard

(2) Bấm chọn – Pan: trượt màn hình về một trong bốn phiá (trái, phải, trên, dưới). – Realtime: phóng to hay thu nhỏ màn hình tại vị trí bấm (bấm chọn tâm

phóng, giữ và đẩy lên để phóng to hay kéo về để thu nhỏ). – Window: phóng to vùng vẽ nằm trong hình chữ nhật xác định bởi hai

điểm là đường chéo. – Previous: phục hồi lại lệnh zoom trước đó một cấp. – All: thu toàn bộ đối tượng về màn hình. – Extent: thu toàn bộ đối tượng về màn hình với khả năng lớn nhất có thể

được. 1.6. Bài tập Bài 1 Khởi động chương trình AutoCAD, mở các Tools bar gồm: Dimmension, Draw, Layers, Modify, Object Snap, Properties, Standard, Styles và sắp xếp theo màn hình minh họa, lưu màn hình làm việc (workspace) với tên VE2D sau đó thoát khỏi chương trình.

Phần mềm Vẽ kỹ thuật AutoCAD Chương 1 Trang 20

Bài 2 Tạo các bản vẽ mẫu theo yêu cầu sau:

– Bản vẽ 1 có khổ giấy A4 đứng, tỉ lệ vẽ 1:1và lưu với tên BANVE1.dwt cùng mô tả tính chất : A4 dung; TL 1:1.

– Bản vẽ 2 có khổ giấy A4 ngang, tỉ lệ vẽ 1:1 và lưu với tên BANVE2.dwt cùng mô tả tính chất : A4 ngang; TL 1:1.

– Bản vẽ 3 có khổ giấy A4 ngang, tỉ lệ vẽ 1:2 và lưu với tên BANVE3.dwt cùng mô tả tính chất : A4 ngang; TL 1:2.

– Bản vẽ 4 có khổ giấy A4 ngang, tỉ lệ vẽ 1:50 và lưu với tên BANVE4.dwt cùng mô tả tính chất : A4 ngang; TL 1:50.

– Bản vẽ 5 có khổ giấy A4 ngang, tỉ lệ vẽ 1:100 và lưu với tên BANVE5.dwt cùng mô tả tính chất : A4 ngang; TL 1:100.

Các bản vẽ trên đều dùng đơn vị đo theo hệ mét và lưu vào thư mục quản lý mẫu (Template) của AutoCAD.