22
15/11/2013 1 1 CHƯƠNG 2 Môi trường hot động kinh doanh quc tế 2 Ni dung chính Phân loi các yếuttác động đến môi trường KDQT § Yếutvăn hóa § Yếutlut pháp, chính tr§ Yếutkinh tế § nh hưởng địa lý Phân tích tác động cayếutố đến môi trường KDQT

Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Quản trị kinh doanh quốc tếChương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế...Xem thêm....http://hd-nckh.blogspot.com/

Citation preview

Page 1: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

1

1

CHƯƠNG 2

Môi trường hoạt động kinh doanh quốc tế

2

Nội dung chínhPhân loại các yếu tố tác động đến môitrường KDQT

§ Yếu tố văn hóa

§ Yếu tố luật pháp, chính trị

§ Yếu tố kinh tế

§ Ảnh hưởng địa lý

Phân tích tác động của yếu tố đến môitrường KDQT

Page 2: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

2

3

Yếu tố văn hóa

Văn hóa là kiến thức có được mà con người dùng để giải thích những điều đã trải qua

và tạo ra hành vi xã hội.

4

Để thành công trong kinh doanh2 vấn đề chính:

Hiểu sự khác biệt về văn hóa.

Học cách làm thể nào để chấp nhận và khai thác chúng trong hoạch định chiến lược.

Triết lý: “Thích nghi hay là chết”

Page 3: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

3

6

Ngôn ngữ: đặc trưng cho từng quốc gia. Nó cung cấp cho các nhà quản trị 1 phương tiện quan trọng trong giao tiếp quốc tế.Sự hiểu biết ngôn ngữ có thể giúp nhân viên nước ngoài tự thích nghi với văn hóa và thâm nhập tốt hơn vào địa phương.Hiểu ngôn ngữ là cách tuyệt vời để hiểu biết cách thức và lý do con người trong nền văn hóa đó cư xử.Để giải quyết rào cản ngôn ngữ à người phiên dịch. Tuy nhiên, không có sự thay thế nào là tốt nhất cho việc viết & đọc 1 ngôn ngữ trôi chảy.Các nghiên cứu ở các chương trình huấn luyện trong các công ty MNCs (Mỹ, Nhật, EU), loại huấn luyện hữu ích nhất là huấn luyện ngôn ngữ.

Ngôn ngữ

7

Tình huống ngôn ngữ:Trường hợp về một hợp đồng R&D giữa một công ty R&D Mỹ (đạidiện là nữ doanh nhân người Mỹ) với một công ty của Anh (đạidiện là nam doanh nhân người Anh). Mọi chuyện liên lạc, trao đổidiễn ra suông sẻ cho đến khi phái đoàn Mỹ bay qua Anh để kýhợp đồng. Cuộc gặp diễn ra không suông sẻ khi nữ doanh nhânngười Mỹ cho rằng có điều gì đó không ổn từ phía đối tác (dườngnhư họ đang che giấu điều gì). Theo họ, trong suốt quá trình đàmphán phía công ty Anh không ai nhìn vào mắt họ, kể cả người đạidiện thường xuyên liên lạc.èTrình bày lí do tại sao có sự nghi ngờ ở phái đoàn Mỹ.

Bài tập tình huống

Page 4: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

4

8

Thiên chúa giáo(Christianity) Hồi giáo

(Islam)

Ấn độ giáo(Hinduism)

Phật giáo(Buddhism)Khổng giáo

(Confucianism)

Triết lý tôn giáo chính trong một nền văn hóa có thể có ảnh hướng mạnh tới phương thức kinh doanh của một cá nhân, thậm chí vượt xa suy nghĩ của hầu hết mọi người

Tôn giáo

9

Tình huống Tôn giáo:Một chủ ngân hàng người Đức (A) được cử sang Việt Nam để đàmphán một thỏa thuận tài chính cho một DNNN ở lĩnh vực chế tạomáy. Người đàm phán với A là người cộng sản B (nhưng đã chuyểnmình theo phong cách kinh doanh phương Tây). Các cuộc đàmphán kéo dài hơn 1 tháng và không một ai sẵn sàng đưa ra quyếtđịnh. A chỉ cho rằng đó là sự không hiệu quả của những người cộngsản. A bắt đầu mất kiên nhẫn và phân tích thoả thuận này có thểđem lại rất nhiều tiền cho nhà máy của họ, cũng như cho ngânhàng của A và cho A. A lớn tiếng bày tỏ quan điểm của mình, đậpmạnh nắm đấm xuống bàn, và mất kiểm soát. Những ngày sau đóbên Việt Nam ngừng đàm phán và gợi ý A nên về nước.è Trình bày lí do tại sao doanh nghiệp Việt Nam (B) lại ngừng đàmphán với ông chủ ngân hàng người Đức này.

Bài tập tình huống

Page 5: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

5

10

Giá trị là những niềm tin vững chắc làm cơ sở để con người đánh giá những điều đúng và sai, tốt và xấu, quan trọng và không quan trọng.Thái độ là những khuynh hướng không đổi của sự cảm nhận. Thái độ có nguồn gốc từ những giá trị và ảnh hưởng trực tiếp đến KDQT.

Nhấn mạnh đến nguồn gốc (giá trị cao) để phù hợp với thái độ người tiêu dùng. Ví dụ: Socola Thụy Sĩ (Mỹ), quần jean Levi (Nhật)Trường hợp có tiêu cực với hàng hóa nước ngoài à không nên nhấn mạnh đến nguồn gốc. Ví dụ: Ponds, Clear…

Xem xét sự khác nhau về giá trị của các nền văn hóa à Hệ thống thứ bậc giá trị (13 bậc)

Giá trị và thái độ

13

Thói quen là những cách thực hành phổ biến hoặc đã hình thành từ trước.Cách cư xử: là những hành vi được xem là đúng đắn trong một xã hội riêng biệt.Thói quen thể hiện cách sự vật được làm, cách cư xử được dùng khi thực hiện chúng.

Người Mỹ là ăn món chính trước món tráng miệng (thói quen). Khi ăn, họ dùng dao và nĩa ăn hết thức ăn trên dĩa và không nói khi có thức ăn trong miệng (cách cư xử)Tặng hoa (thói quen): ở Mỹ sếp có thể tặng hoa cho thư ký để bày tỏ sự cảm kích về sự giúp đỡ nhưng ở Đức và các nước Latin, hoạt động đó được xem là lãng mạn và không chấp nhận.Ở các nước Châu phi, Latin có thể chấp nhận việc đến trễ nhưng ở Anh, Pháp thì sự đúng giờ là bắt buộc.

Thói quen và cách ứng xử

Page 6: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

6

14

Thẩm mỹCác loại hình nghệ thuật (kịch, hội nhạc họa, văn học, kiến trúc…) có thể cho bạn cái nhìn về xu hướng suy nghĩ của một xã hội, từ đó cho biết cách suy nghĩ của cá nhân mà bạn có thể đang tiếp xúc.

Opera phổ biến ở Châu Âu hơn ở MỹỞ Mỹ: Sex không được sử dụng trong quảng cáo như ở Châu ÂuPhương tây: màu đen sử dụng cho đồ tang, màu trắng sử dụng khi vui, chỉ sử tinh khiết. Ngược lại ở phương đông.

Lưu ý: Ngành công nghiệp giải trí không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực tế

15

Giáo dụcGiáo dục, dù chính thống hoặc không chính thống đều đóng 1 vai trò quan trọng trong truyền tải và chia sẻ văn hóa.Các công ty quốc tế cần hiểu được các kỹ năng cụ thể, cũng như mức giáo dục chung của quốc gia họ hướng tới.

Nhật và Hàn Quốc nhấn mạnh đến kỹ thuật và Khoa học ở trình độ Đại học.Ở châu Âu, số lượng MBA tăng nhanh trong thập kỷ qua

Page 7: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

7

16

3 khía cạnh quan trọng của văn hóa tác động trực tiếp đến thi hành công việc: Thái độ làm việc, động lực của sự thành đạt, quản lý thời gian.Thái độ làm việc (work attitudes): ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của công việc đầu ra.

Phương tây và Nhật: chăm chỉ làm việc, tận tụy với công ty.Phương đông: công việc là trách nhiệm, làm việc hết ngày thì về

Sự ham muốn thành đạt (Achievement Motivation)Yêu cầu về sự thành đạt đòi hỏi phải có sự hiểu biết của cá nhân, và sự khuyến khích của môi trường.Trong xã hội thành đạt cao, những mục tiêu công việc như sự tự do cá nhân, sự thách thức, sự thăng tiến, thu nhập được đánh cao. Sự an toàn, sự kết hợp được đánh giá thấp.

Văn hóa ở các MNCs

17

Quản lý thời gian:Sự đúng giờThời gian hoàn thành kế hoạchThời gian đầu tư sinh lợi

Chương trình đào tạo văn hóaKhái quát về môi trường: khía hậu, địa lí, trường học…Các hướng văn hóa: tình huống văn hóa, hệ thống giá trị các nướcHấp thụ văn hóa: làm quen với những cá nhân tiêu biểu cho những ý niệm, thái độ, thói quen, giá trị của các nền văn hóa khác.Huấn luyện ngôn ngữ: các cách nói chuyện: chào hỏi, gọi thức ăn, nói chuyện điện thoại,...giúp hòa nhập với văn hóa địa phươngHuấn luyện nhạy cảm: cách họ hoạt động hiệu quả hơn người khácChương trình kinh nghiệm: trải nghiệm về cuộc sống và làm việc tại quốc gia được phân công.

Văn hóa ở các MNCs

Page 8: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

8

18

Yếu tố chính trị - pháp luật

Tại sao nhiều quốc gia tiếp tục sản xuất những hàng hóa và dịch vụ trong khi nếu mua từ những nước

khác sẽ rẻ hơn?

19

Hàng rào thương mạiNhững hàng rào dựa trên giá: có thêm những khoản thuế tính thêm vào giá.Giới hạn số lượng (hạn ngạch quota): hạn ngạch đã đủ thì số nhập khẩu dư sẽ bị trả lại.Cố định giá quốc tế: cố định giá hoặc số lượng bán bằng nỗ lực kiểm soát giá à OPECHàng rào phi thuế quan (NTB): quy định, luật lệ, sự quan liêu làm chậm chễ hoặc ngăn chặn sự mua bán hàng hóa nước ngoài.Kiểm soát đầu tư ở nước ngoài:

Tỉ lệ sở hữu vốn cổ phần,Giới hạn sự chuyển lợi nhuận về nước,Trả tiền bản quyền cho công ty mẹ…

Page 9: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

9

20

Hàng rào thương mại

Bảo vệ công việc địa phương,Khuyến khích sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu,Bảo vệ những ngành công nghiệp non trẻ,Khuyến khích sự đầu tư trong nước và nước ngoài,Giảm bớt những vấn đề về cán cân thanh toán,Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

Thuế quanBảo hộ thuế quan danh nghĩa là hình thức đánh thuế của nhà nước vào hàng NK có sức cạnh tranh với hàng trong nước làm cho giá trong nước cao hơn giá quốc tế.

S

D

A B

C D FE

Q1 Q2 Q’2 Q’

1

P1

Pd

Pf

IP

Q

Page 10: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

10

23

Hàng rào phi thuế quan (NTB)

Có nhiều hàng rào NTB, có thể chia làm các nhóm:Hạn ngạch (quotas)Quy định “mua trong nước”Hàng rào kỹ thuậtLuật chống bán phá giá (antidumping legislation), bảo trợ (subsidies), thuế chống bánphá giá (countervailing duties)

24

Hàng rào phi thuế quan (NTB)Hạn ngạch (quotas): hạn chế nhập khẩu ở mức giới hạn. (Tác động của hạn ngạch khác thuế như thế nào)Quy định “mua trong nước”: ưu tiên cho các nhà sản xuất trong nước. GATT: phổ biến, công khai quá trình mời và chọn thầu của chính phủHàng rào kỹ thuật: ngăn cản việc bán sản phẩm nguy hiểm, làm trở ngại hoạt động thương mại.Luật chống bán phá giá (bán giá thấp hơn giá sản xuất trong nước), bảo trợ (sản phẩm nông nghiệp EU, công nghiệp ô tô Mỹ) à thuế chống bán phá giáThương lượng hạn chế xuất khẩu: hài hòa mối quan hệ với quota nhập khẩu ở nước nhập khẩu hoặc thúc đẩy tiến trình nội địa các NVL tự nhiên.

Page 11: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

11

27

Cấm vận & trừng phạtBóp méo dòng lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ cho mục đích chính trị hơn là mục tiêu kinh tế.Trừng phạt thể hiện qua các biện pháp cưỡng bức thương mại cụ thể.Cấm vận: ngăn chặn toàn bộ hoạt động thương mại vào quốc gia (hạn ngạch bằng không).

28

Hối lộ (Bribery)Hoạt động của doanh nghiệp ở nước ngoài bị ảnh hưởng bởi luật chống hối lộ và tham nhũng (corruption). Hoạt động KDQT có thể làm đối trọng với các hàng hóa kém chất lượng của các doanh nghiệp đưa hối lộ.

Page 12: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

12

29

Các rủi ro KDQTRủi ro chính trị

Thay đổi đáng kể giữa các quốc gia

Chính trị ổn định sẽ thu hút đầu tư, phát triển kinh doanh bền vững

Rủi ro kinh tếÍt trầm trọng, nhưng khá phổ biến

Rủi ro chính sách: tỷ giá, lạm phát, thất nghiệp…

30

Rủi ro chính trị

Rủi ro về quyền sở hữuTài sản và cuộc sống

Rủi ro hoạt độngGây trở ngại với các hoạt động của doanh nghiệp.

Rủi ro chuyển giaoGiới hạn nguồn vốn chuyển về đất nước

Page 13: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

13

31

Liên quan đến rủi ro chính trịTịch thu (Confiscation)

Chính phủ tiếp quản doanh nghiệp mà không có sự bồi thường (compensation) cho những người chủ.

Sung công (Expropriation)Một hình thức tiếp quản của chính phủ mà người chủ doanh nghiệp được đền bù.

Tiếp quản (Domestication)Chính phủ chuyển giao quyền sở hữu và trách nhiệm quản lý.

32

Quản lý rủi ro

Cần thiết tập trung sự quan tâm vào kiểm soát rủi ro ở nước sở tại.

Thực hiện bảo hiểm cho các khoản rủi ro chính trị và rủi ro kinh tế.

Page 14: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

14

33

Luật và mối quan hệ chính trị quốc tế

Chính trị quốc tế: Các mối quan hệ chính trị song phương hoặc thỏa thuận đa phương giữa các nhóm quốc gia.Luật quốc tế: Đóng một vai trò quan trọng trong việc thực thi hoạt động KDQT thông qua các hiệp ước (Treaties) và các thỏa thuận (agreements) quốc tế.

34

Yếu tố kinh tếMột nhà quản trị doanh nghiệp cần phải hiểu

được môi trường kinh tế của những quốc gia

mà nó đang hoạt động cũng như những quốc

gia mà nó chưa mở rộng kinh doanh để dự

báo các xu hướng và sự kiện thế giới.

Page 15: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

15

35

Yếu tố kinh tế

36

Các chỉ báo kinh tế sơ khởiĐầu vào: tài nguyên, vốn, nhân lực (HDI), công nghệ, cơ sở hạ tầng…Hoạt động sản xuất kinh doanh: Quy mônền kinh tế, PPP,…Đầu ra: GNP, GNI,…

Page 16: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

16

37

Bản đồ GNI đầu người toàn cầu

38

Tốc độ tăng trưởng GNI đầu người

Page 17: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

17

39

Ngang bằng sức mua (PPP)

40

Chỉ số phát triển con người (HDI)

Page 18: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

18

41

Các chỉ báo phát triển kinh tếLạm phát (Inflation)Tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment rate)Nợ (Debt)

Trong nước (Internal)Quốc tế (external)

Phân phối thu nhập (Income distribution)Tỷ lệ nghèo đói (Poverty rate)Cán cân thanh toán (Balance of payments): tài khoản vãng lai & tài khoản vốn.Cán cân thương mại (Balance of Trade): Thâm hụt, thặng dư

42

Hệ thống kinh tếKinh tế thị trường (Market Economy): một thị trường mở dựa trên sự sở hữu tư nhân và kiểm soát các nhân tố sản xuất. Kinh tế mệnh lệnh (Command Economy): một nền kinh tế kế hoạch – tập trung dựa trên quyền sở hữu chính phủ va kiểm soát các nhân tố sản xuất.Kinh tế hỗn hợp (Mixed Economy): hoạt động của thị trường theo định hướng của chính phủ. Phần lớn quyền sở hữu là của tư nhân.Centrally-planned Free-marketN. Korea China Brazil Japan USA

Cuba Russia India Germany CanadaVietnam S. Korea France UK

Page 19: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

19

43

Độ mở của nền kinh tếPhân loại:

Tự doPhần lớn tự doPhần lớn không tự doĐóng cửa

Các yếu tố ảnh hưởng:Chính sách thương mạiChính sách tiền tệNgân sách tài khóa của chính phủDòng luân chuyển vốn & đầu tưNgân hàng & các hoạt động tài chínhQuyền sở hữu trí tuệ…

44

Độ mở của nền kinh tế

Page 20: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

20

45

Yếu tố địa lí

46

Vị trí địa líCó mối quan hệ với chính trị, thương mại của 1 nước.Sự gần gũi về địa lí làm tăng quan hệ thương mại giữa các nước. Ví dụ:

Mỹ - Canada – MexicoNhật - Asean

Bề mặt, địa hình: núi, cao nguyên, sa mạc, đồng bằng…dẫn đến sự khác nhau về kinh tế, văn hóa, chính trị. Từ đó ảnh hưởng khác nhau đến các nhu cầu tiêu dùng.

Page 21: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

21

47

Tóm tắt

Để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong môitrường có hệ thống kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá... khácnhau, trước hết các doanh nghiệp phải đặt và đưa ra câu trả lờicho các câu hỏi, ví dụ:

Tình hình kinh tế, chính trị ở nước sở tại? Quốc gia đó nằm ở đâu? ngôn ngữ, tín ngưỡng và tập quán củangười dân địa phương như thế nào?Lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh thuộc khu vực tư nhân hay công cộng? Chính sách kiểm soát giá, lương ra sao?Nhà nước điều hành quản lý các doanh nghiệp tư nhân như thếnào? Các doanh nghiệp tư nhân phải đóng góp bao nhiêu cho chính phủđể thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế chung?….

48

Câu hỏi ôn tậpCác yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh quốc tế

Phân tích 3 Yếu tố văn hóa có tầm quan trọng đến hoạt động của các MNCs

Phân tích tác động của yếu tố pháp luật – chính trị đến hoạt động KDQT.

Phân tích tác động của yếu tố kinh tế đến hoạt động KDQT.

Phân biệt tài khoản vãng lai (current account) & tài khoản vốn (capital account)

Tác động của quy định quota khác với thuế như thế nào (người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính phủ)

Page 22: Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

15/11/2013

22

49

Bài đọc trước:Hoạch định chiến lược

Tìm hiểu khái niệm về cấu trúc ngành, chiến lược công ty và giá trị trong bối cảnh toàn cầu.Tìm hiểu khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu.Các chiến lược hợp tác trong bối cảnh toàn cầu

Chiến lược quốc tế (International)Chiến lược đa quốc gia (Multidomestic)Chiến lược toàn cầu (Global)Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational)