24

Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp
Page 2: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Câu 2: Bình luận về vai trò và ảnh hưởng của người lãnh đạo doanh nghiệp tới việc hình thành văn hóa doanh nghiệp ?

Trả lời:

Vai trò

và ảnh

hưởng của

người lãnh

đạo

Lãnh đạo là người hình thành nên văn hóa doanh nghiệp 

Xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp

Xác định hướng đi, môi trường và các nguyên tắc hoạt động nói chung...cho doanh nghiệp

Lãnh đạo là người phát triển văn hóa doanh nghiệp 

Tuyển chọn những người có chung quan điểm với mình

Page 3: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Bản thân nhà lãnh đạo là hình mẫu lý tưởng để mọi người noi theo

Lãnh đạo là người thay đổi văn hóa doanh nghiệp 

Lãnh đạo là người thay đổi đầu tiên: 

Lãnh đạo tạo sự thay đổi ở người khác

Truyền bá, tạo động lực để các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện theo những giá trị mà mình đã lựa chọn

Vai trò

và ảnh

hưởng

của

người

lãnh

đạo

Page 4: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp Nếu ví doanh nghiệp như một con thuyền thì lãnh đạo là thuyền trưởng chèo lái con thuyền đó. Vì vậy, lãnh đạo là người có vai trò rất lớn trong việc xây dựng, duy trì và phát triển những yếu tố gắn kết con người với nhau trong doanh nghiệp, chính là văn hóa doanh nghiệp. Nếu không nhận thức được vai trò này của mình, nhà lãnh đạo sẽ không thể tạo dựng được một nền văn hóa phát triển bền vững trong doanh nghiệp. Cho nên, bản thân nhà lãnh đạo cần nhận rõ hơn ai hết vai trò của mình trong quá trình hình thành và phát triển các yếu tố văn hóa doanh nghiệp

.Lãnh đạo là người hình thành nên văn hóa doanh nghiệp Nhà lãnh đạo là người tạo ra những đặc thù của văn hóa doanh nghiệp, ghi dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa doanh nghiệp, khi họ ở vị trí là người sáng lập doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp và lựa chọn hướng đi, môi trường hoạt động, các nguyên tắc...nói chung của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp phản ánh văn hóa riêng của mỗi nhà lãnh đạo.

Page 5: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp: Những nhà lãnh đạo xuất sắc thường xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp rất rõ khi mới bắt đầu thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Họ xác định cụ thể những giá trị, mục đích cũng như những mục tiêu lớn lao mà họ mong muốn hướng tới. Và họ tìm mọi cách đạt được. Họ truyền bá, lôi cuốn mọi người để thực hiện công việc hướng tới giá trị, mục đích đó. Những tham vọng, mong muốn, niềm tin của họ dần dần trở thành những giá trị chung của doanh nghiệp. Đó chính là nền tảng để doanh nghiệp phát triển

Xác định hướng đi, môi trường và các nguyên tắc hoạt động nói chung...cho doanh nghiệp: Trong thời kỳ đầu thành lập doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có nhiệm vụ lựa chọn đường lối hoạt động, phát triển, các nguyên tắc, quy định cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Sự lựa chọn ấy được mọi thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận và trở thành chuẩn mực đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp sau này. Các yếu tố này gắn kết mọi thành viên trong doanh nghiệp với nhau và tạo nên tinh thần tập thể vững mạnh trong doanh nghiệp.

Page 6: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Lãnh đạo là người phát triển văn hóa doanh nghiệp Lãnh đạo là người đóng vai trò quan trọng đầu tiên trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, cho dù văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm chung của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo luôn có xu hướng tuyển chọn những người có quan điểm chung với mình, và luôn luôn truyền bá, tạo động lực để các thành viên thực hiện theo những giá trị mà họ đã lựa chọn. Các nhà lãnh đạo cũng luôn luôn cố gắng là hình mẫu để mọi người trong doanh nghiệp noi theo.

Tuyển chọn những người có chung quan điểm với mình: Để củng cố, duy trì và phát triển những yếu tố văn hóa mình đã tạo nên, nhà lãnh đạo thường lựa chọn những người có khát vọng, mong muốn, giá trị, niềm tin..tương đối giống mình vào đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. Đặc biệt, ở những vị trí quan trọng như quản lý hay lãnh đạo cấp thấp, nhà lãnh đạo rất chú ý lựa chọn những người đồng minh với mình. Khi lựa chọn những người lãnh đạo kế cận, nhà lãnh đạo cũng mong muốn tìm được những người có chung quan điểm. Tất nhiên mỗi thế hệ lãnh đạo khác nhau cũng sẽ tạo ra những giá trị văn hóa khác nhau trong doanh nghiệp, nhưng những người kế cận vẫn có sự kế thừa ít nhiều từ những người đi trước.

Page 7: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Truyền bá, tạo động lực để các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện theo những giá trị mà mình đã lựa chọn: Nhà lãnh đạo thành công luôn biết cách lôi kéo mọi người tin tưởng và đi theo đường lối của mình. Họ gặp gỡ, trao đổi cởi mở và lắng nghe ý kiến đóng góp từ nhân viên, họ quan tâm tới nhu cầu, nguyện vọng của từng cá nhân... Họ cho nhân viên cảm nhận được rằng, nhà lãnh đạo và nhân viên là những người cùng hội, cùng thuyền, đang thực hiện những ước mơ chung của doanh nghiệp, cũng là ước mơ riêng của mỗi cá nhân. Dần dần, các thành viên tự ngầm định hướng tới, đi theo con đường do lãnh đạo định hướng.

Bản thân nhà lãnh đạo là hình mẫu lý tưởng để mọi người noi theo:Những nhà lãnh đạo thành công đều có sức hút riêng, được tạo nên từ tài năng, tính cách, đạo đức... riêng của mỗi người. Hành vi, ứng xử, lời nói...của họ có ảnh hưởng tới các thành viên khác, thậm chí được coi là chuẩn mực để mọi người học tập theo. Vì vậy, nhà lãnh đạo không ngừng bồi dưỡng, nâng cao khả năng lãnh đạo cho mình, chính là góp phần nâng cao văn hóa doanh nghiệp.

Page 8: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Lãnh đạo là người thay đổi đầu tiên: Để thay đổi người khác, trước hết bản thân cần thay đổi. Nhà lãnh đạo là tấm gương cho các thành viên khác noi theo, nên thường là người thực hiện thay đổi đầu tiên. Chẳng hạn, khi muốn thay đổi cách làm việc độc lập, từng cá nhân riêng lẻ sang làm việc nhóm trong doanh nghiệp, trước hết bản thân nhà lãnh đạo là người có tinh thần hợp tác và thực hiện cách làm việc theo nhóm đầu tiên.

Lãnh đạo tạo sự thay đổi ở người khác: Thay đổi bản thân, đồng thời nhà lãnh đạo cũng là người kêu gọi, thúc đẩy sự thay đổi từ mọi thành viên khác trong doanh nghiệp. Lãnh đạo giải thích lợi ích của sự thay đổi, tạo ra niềm tin, tâm lý an tâm để mọi người chấp nhận sự thay đổi. Lãnh đạo hướng dẫn, giúp đỡ mọi thành viên trong quá trình thay đổi và cũng là người giám sát từng bước thay đổi của doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các yếu tố văn hóa mới, phù hợp với doanh nghiệp

Page 9: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Có quan điểm cho rằng: “ Chỉ nên tuyển những nhân viên tâm huyết nhiệt tình hơn là những người giỏi, vì nhữn người giỏi không có tâm càng dễ sinh chuyện”, có quan điểm quản lý khác cho rằng “ Chỉ nên tuyển những người có năng lực vì lòng nhiệt tình gầy dựng dễ dàng hơn năng lực”.

Theo bạn quan điểm nào phù hợp hơn? Bình luận

Trả lời:

Theo tôi cả 2 ý kiến trên đều phù hợp, vì:

Tìm được nhân viên vừa ý cả về năng lực lẫn tính cách quyết định 80% thành công về sau của người lãnh đạo. Điều đầu tiên người lãnh đạo cần ở nhân viên chính là sự nhiệt tình và thân thiện, bởi công việc tập thể đòi hỏi từng thành viên phải hạn chế tối đa cái tôi để hòa đồng và đóng góp cho thành quả chung. Người lãnh đạo có thể rèn luyện bất kỳ chuyên môn nào cho nhân viên mới, nhưng khó thể bắt buộc họ hòa đồng, vui vẻ bởi vì thân thiện không phải một kỹ năng có thể đào tạo được. Tuy nhiên khi tuyển dụng và đào tạo nhân viên, nhiều nhà lãnh đạo đã “lệch tay lái” và dĩ nhiên anh hưởng không nhỏ đến định hướng chung của doanh nghiệp.“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Page 10: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Trong bất cứ thời đại nào, người ta cũng đề cao đạo đức, xem trọng đạo đức hơn tài năng. Chính cái tâm, cái đức sẽ chi phối mọi Ý nghĩ và hành động của con người, người có đạo đức luôn hướng về cái thiện, cái hữu ích cho loài người. 

Bởi vậy nhân viên có tâm huyết, nhiệt tình sẽ dễ dàng hướng tài năng của họ vào mục đích cao thượng, đẹp đẽ, nhờ đó phát huy được tài năng của con người. 

Ngược lại, có tài năng nhưng thiếu tâm huyết, nhiệt tình thì tài năng ấy cũng trở nên vô dụng đối với doanh nghiệp, xã hội bởi vì tài năng ấy chỉ để phục vụ cho những mục đích thấp hèn, xấu xa, vị kỷ. 

Tuy là xem trọng đạo đức ( tâm huyết, sự nhiệt tình ), đặt cái tâm lên hàng đầu những cũng không được coi nhẹ tài năng, xem thường chữ tài. Con người tuy có tâm huyết, nhiệt tình nhưng vô tài, thiếu năng lực thì cũng đành chịu, không sao giúp ích được doanh nghiệp, xã hội, không thể đóng góp gì được vào sự nghiệp chung của doanh nghiệp. Một con người diện phải có sự phát triển hài hòa kết hợp giữa tâm và tài. Con người nếu có đạo đức tốt và có tài năng cũng sẽ dễ dàng phát triển. Trong thời đại ngày nay, phải hiểu tài năng cống hiến phục vụ, cũng là một biểu hiện của đạo đức con người.  Rèn luyện đạo đức, trau dồi tài năng luôn luôn là mục đích phấn đầu của con người, đặc biệt là con người mới trong bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. 

Page 11: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Chương 5 – Câu 3: Trình bày khái quát những hiểu biết của bạn về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Trả lời :

Văn hóa doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi loại hình doanh nghiệp. Do đó, nếu thiếu yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp khó có thể đứng vững và tồn tại được trên thị trường ở bất kỳ thời điểm, hay hình thái kinh tế xã hội nào. Ngày nay ở Việt Nam, cũng như trên thế giới, nguồn nhân lực của doanh nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là sự liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn nhân lực riêng lẻ tổng hợp lại. Không những thế, văn hóa doanh nghiệp còn được thể hiện qua phong cách của người lãnh đạo đứng đầu các vị trí của doanh nghiệp và tác phong làm việc của mọi nhân viên. Bởi vậy, đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hóa của doanh nghiệp đó.

Page 12: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam - Sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có sự ảnh hưởng của văn hóa dân tộc và môi trường kinh doanh. + Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của văn hoá dân tộc Ảnh hưởng của lối sống trọng tình Ảnh hưởng của ý thức về thể diện Ảnh hưởng của lối sống linh hoạt Ảnh hưởng của tâm lý học để làm quan Ảnh hưởng của lối sống trọng tĩnh Ảnh hưởng của tính cộng đồng Ảnh hưởng của tư tưởng gia tộc Ảnh hưởng của tính địa phương cục bộ Ảnh hưởng của tính tôn trọng thứ bậc trong xã hội và thủ tiêu vai trò cá nhân Ảnh hưởng của sự sùng bái thế lực tự nhiên

Page 13: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

+ Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh của Việt Nam không ổn định , chưa ủng hộ những doanh nhân làm ăn chân chính cùng tác động của môi trường kinh doanh như cơ chế , chính sách của nhà nước , pháp luật và hoạt động của bộ máy công chức đang tạo những rào cản nhất định cho việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa kinh doanh nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng

- Xây dựng và phát triển văn hóa doanh ngiệp Việt Nam Văn hóa doanh nghiệp Viêt Nam được xây dựng và phát triển trên cở sở Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà Nước. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp Thiết lập các điều kiện tiền đề cho việc xây dựng văn hóa đoah nghiệp Dựa trên các giải pháp của doanh nghiệp

Page 14: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.  Nhìn chung, văn hóa công sở và văn hoá doanh nghiệp của nước ta còn có những mặt hạn chế nhất định. Đó là một nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp, môi trường làm việc có nhiều bất cập, dẫn đến có những cái nhìn ngắn hạn, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, chưa có tính chuyên nghiệp, còn bị ảnh hưởng bởi các tàn dư của nền kinh tế bao cấp, chưa có cơ chế dùng người thỏa đáng vời từng vị trí làm việc, có sự bất cập trong giáo dục và đào tạo. Mặt khác, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam còn có các yếu tố khác chi phối. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có thể khái quát như sau:Thời phong kiến, đế quốc, lịch sử đã ghi lại tên tuổi của những doanh nhân như Bạch Thái Bưởi được coi là “vua vận tải đầu thế kỷ XX”, Nguyễn Sơn Hà chủ hãng sơn Resistanco đã dùng thương hiệu của mình đánh bại nhiều hãng sơn đương thời. Trần Chánh Chiếu đã chủ trì nhiều cơ sở kinh doanh, Trương Văn Bền với nhãn hiệu xà phòng Cô Ba nổi tiếng. Thời đó, với phong trào canh tân đất nước đã kích thích nhiều người Việt lập ra những hãng buôn lớn, đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh. Qua đó có thể khẳng định, trên khắp đất nước ta trong những năm bị đế quốc thống trị, đã có nhiều doanh nhân thấu hiểu được nỗi đau mất nước, thân phận nô lệ, nên quyết tâm đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh - đó là một nội dung cơ bản của văn hóa doanh nghiệp thời đó.  Thời kỳ thực hiện thể chế kế hoạch hóa tập chung, văn hóa trong các doanh nghiệp không thể hiện rõ nhưng trong thời kỳ này cũng xuất hiện một số mô hình kinh doanh có hiệu quả, đã nêu lên một số nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp thời kỳ đó, tinh thần dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo vươn lên khắc phục khó khăn, thiếu thốn và là tiền đề văn hóa doanh nghiệp cho thế hệ doanh nhân, doanh nghiệp ngày nay kế thừa và phát triển. 

Page 15: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12 – 1986) và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được chấp nhận mở ra cho các doanh nghiệp, doanh nhân nước ta những điều kiện mới có ý nghĩa quyết định để từng bước hình thành văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội ở nước ta, đó là văn hóa doanh nghiệp Việt Nam và là động lực để phát huy sức mạnh dân tộc cho công cuộc chấn hưng đất nước. Mọi người được tự do phát huy tài năng, trí tuệ trong kinh doanh, làm giàu chính đáng cho mình và cho đất nước. Công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển dân doanh, đội ngũ doanh nhân mới, hình thành và phát triển văn hóa doanh nhân mới, mở đường cho sự hình thành và phát triển của văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam. Có thể khái quát lại: Văn hóa doanh nghiệp thể hiện trên hai mặt: mục đích kinh doanh và phương pháp quản trị kinh doanh. Trong đó, mục đích kinh doanh là quyết định toàn bộ hoạt động của mỗi doanh nhân và doanh nghiệp.Về mục đích kinh doanh: (1) Đạt hiệu quả và lợi nhuận cao cho cá nhân, cộng đồng. (2) Có tính nhân văn đối với con người trong xã hội và môi trường sinh thái.Về phương pháp quản trị kinh doanh, trong thực tế có những điểm chung sau:- Tuân thủ pháp luật quốc gia, quốc tế, bảo đảm tính minh bạch, công khai trong sản xuất , kinh doanh.- Quan tâm, tuân theo các nguyên lý quản lý khoa học và phải biết dựa vào khoa học mà tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện các phương pháp kinh doanh.- Biết áp dụng các công nghệ tiên tiến trong điều hành sản xuất, kinh doanh- Chú trọng sử dụng hợp lý các vị trí làm việc của đội ngũ cán bộ, người lao động và phát huy tổng hợp các tiềm năng, thực hiện sự cố kết của các nhân tố đó vì mục tiêu chung

Page 16: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

  Một số giải pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.Những năm gần đây, xu hướng chung là các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, có những doanh nghiệp đã mời công ty nước ngoài xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình – đây là tín hiệu đáng mừng của các nhà doanh nghiệp Việt Nam. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung làm tốt những vấn đề sau để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc thù Việt Nam : - Phải đặt biệt coi trọng và lấy con người làm gốc - Xây dựng quan niệm hướng tới thị trường - Nâng cao nền dân trí - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ……

Page 17: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Tình huống thảo luận: Trên sân thượng của một tòa nhà chung cư, một phụ nữ đang phơi quần áo, chẳng may một chiếc áo trắng trong số đó tuột khỏi tay rơi trùm xuống đầu đang thưởng thức ở món kem ở hành lang tầng dưới. không ngại ngần, cậu bé lôi chiếc áo ra khỏi đầu và vứt ngay xuống đường trong vẻ mặt cau có, khó chịu. Sau đó, chiếc áo tiếp tục chu du qua nhiều cửa ải khác và từ một chiếc áo trắng tinh chuyển thành tấm dẻ nhàu nát, bẩn thỉu. Nhưng nhờ có một loại bột giặt, chiếc áo trở lại trắng tinh như ban đầu. Đấy là nội dung của mẫu quảng cáo loại bột giặt x xuất hiện thường xuyên trên chương trình Truyền hình Việt Nam.

Câu Hỏi: Bạn hãy nhận xét về mẩu quảng cáo trên ? Liệu mẩu quảng cáo đó có hay và có tính nhân văn sâu sắc ? Từ đó, theo bạn quảng cáo có vai trò như thế nào đối với văn hóa doanh nghiệp nói riêng và văn hóa kinh doanh nói chung ?

Page 18: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

I, Nhận xét về mẩu quảng cáo trên Ưu điểm:Nêu bật được điểm mạnh của sản phẩm: Làm sạch các vết bẩn trên quần áo.Định vị thương hiệu: Ở đây chúng ta không cần biết sau quảng cáo này người tiêu dùng có mua bột giặt X hay không; hoặc không cần phải nói đến những cái chưa được trong loạt các quảng cáo về bột giặt X, nhưng rõ ràng là thông qua những mẩu quảng cáo rất ấn tượng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, người ta đã biết đến bột giặt X trong đời sống thường ngày và biết đến thương hiệu của doanh nghiệp sản xuất loại bột giặt này.. Mục đích của nhà quảng cáo: Thông qua quảng cáo, nhà sản xuất đã đạt được mục đích là khiến người tiêu dùng biết đến sản phẩm của mìnhNhược điểm:Tính chân thật: quảng cáo trên không mang tính chân thật mà đó chỉ là những hình ảnh mang tính chất tượng trưng, phóng đại hóa về sản phẩm. Nhằm tạo ấn tượng mạnh đối với người xem. Còn thực tế, bột giặt X không thể giặt sạch mọi vết bẩn như trong quảng cáo. Tính nhân văn: Quảng cáo trên không mang tính nhân văn bởi lẽ, trong đoạn quảng cáo người xem thấy rằng mọi vết bẩn đều được giặt sạch nên họ sẽ mang tâm lý không cần thiết phải giữ gìn quần áo vì đã có bột giặt giặt sạch rồi. Nhất là đối với trẻ em, sẽ tạo ấn tượng không tốt đối với chúng.Niềm tin của người tiêu dùng: Khi thực tế khác với quảng cao sẽ khiến họ mất đi niềm tin đối với sản phẩm, với doanh nghiệp. Người tiêu dùng sẽ có tâm lý dè chừng, đề phòng những gì mà doanh nghiệp quảng cáo.

Page 19: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

II, Liệu mẩu quảng cáo đó có hay và có tính nhân văn sâu sắc: Cảm xúc của người tiêu dùng gắn liền với yếu tố văn hóa. Cùng một thông điệp quảng cáo thể hiện tính tiện dụng của sản phẩm Knorr, nhưng khi khai thác khía cạnh cảm xúc, các quảng cáo ở châu Âu lại là hình ảnh người đàn ông thỏa mãn và tự hào với món ăn mình tự nấu. Còn ở châu Á, cảm giác thỏa mãn của người đàn ông đến từ món ăn ngon do người vợ đảm đang mang đến.  Trong quảng cáo trên, cậu bé cậu bé lôi chiếc áo ra khỏi đầu và vứt ngay xuống đường trong vẻ mặt cau có, khó chịu đã gây nên ảnh hưởng xấu đối với người xem về sản phẩm. Bởi lẽ hai khía cạnh khác biệt văn hóa nổi bật nhất giữa Đông và Tây, đó là tính cá nhân và tính cộng đồng mà nguyên nhân khởi nguồn từ kiểu mẫu gia đình và cách thức giáo dục. Với môi trường tam tứ đại đồng đường hay đại loại như thế, người Việt Nam nói chung phát triển mối quan hệ khăng khít với những người xung quanh hơn ở những nước phương Tây. Thêm vào đó, với lối giáo dục phải biết “kính trên nhường dưới”, người Việt Nam ít được khuyến khích đưa ra ý kiến, thay vào đó, bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ được số đông chấp nhận. Khi cậu ném chiếc áo xuống đường đã thể hiện sự thiếu tôn trọng người lớn tuổi, gây ảnh hưởng không tốt tới nhận thức của trẻ. Quảng cáo là cần thiết và phải có, nhất là trong xu hướng phát triển hiện nay, tuy nhiên, khi không nắm bắt tâm lý người xem cả trong vấn đề xây dựng nội dung và tìm thời điểm, hình thức quảng cáo phù hợp, sẽ gây ra một cảm giác “bất bình” vì sự thiếu văn hóa của quảng cáo! 

Page 20: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

III, Vai trò của quảng cáo đối với văn hóa doanh nghiệp nói riêng và văn hóa kinh doanh nói chung: Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán. Quảng cáo những năm gần đây trở nên thu hút sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp rất đề cao quảng cáo, coi nó là hình thức truyền thông marketing hữu hiệu nhất. Họ quan niệm: “Làm kinh doanh mà không có quảng cáo thì cũng giống như nháy mắt tỏ tình với một cô gái trong bóng đêm….Biết mình đang đang làm gì nhưng chẳng ai khác biết cả.” Như vậy, quảng cáo đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nó bao gồm những vai trò sau:

Page 21: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

1.Tạo sự nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng:

Trong giai đoạn này, quảng cáo đóng vai trò là công cụ nhắc nhở và in sâu vào não người tiêu dùng về sự hiện diện của thương hiệu. Do vậy, độ phủ và tần suất quảng cáo phải đủ mạnh để người tiêu dùng có thể nghe và nhìn thấy thương hiệu ở nhiều nơi, nhiều thời điểm. Quá trình lặp đi lặp lại quảng cáo sẽ làm thương hiệu in sâu vào tâm trí người tiêu dùng.

Ví dụ: Thương hiệu nước tăng lực Number One khi tung ra thị trường lần đầu đã dùng

chiến lược quảng cáo nhắc lại nhiều lần với thông điệp: “Number One, nay đã có mặt tại Việt Nam” mà không truyền thông gì thêm về lợi ích của sản phẩm. Thông điệp đó được lặp đi lặp lại trên truyền hình, báo chí, tạp chí và biểu hiện ngoài trời. Thông điệp trên đã khiến người tiêu dùng tò mò và tự hỏi đó là sản phẩm gì. Do đó, sau chiến dịch Number One, đã có sự nhận biết thương hiệu rất cao trong số những khách hàng tiềm năng.

Trường hợp khác là X-Men, tung ra sản phẩm dầu gội đầu cho nam giới. Họ liên tiếp đánh động đến đối tượng khách hàng chính của mình: “Hãy trị gàu theo cách của đàn ông!”.

Page 22: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

2. Quảng cáo để truyền thông về hình ảnh thương hiệu:

Một khi thương hiệu đã được nhiều người biết đến, điều quan trọng của người hoạch định chiến lược quảng cáo là phải truyền tải hình ảnh như thế nào về thương hiệu tới người tiêu dùng. Để có được hình ảnh nhất quán về thương hiệu, cần phải có một bản tuyên ngôn định vị thương hiệu trước khi tiến hành bất cứ thông điệp quảng cáo nào ra đại chúng.

Ví dụ: Chỉ cần xem mẫu quảng cáo, người ta có thể dễ dàng nhận ra đó là của Heineken với thông điệp không đổi, làm toát lên ý nghĩa trọn vẹn về đẳng cấp của thương hiệu này: “Chỉ có thể là Heineken”.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh đã bỏ rất nhiều tiền cho quảng cáo. Trong khi đó, họ không có bản tuyên ngôn định vị thương hiệu trong tay nên không đạt được hiệu quả tương xứng với ngân sách bỏ ra. Thông điệp quảng cáo của họ hôm nay nói thế này, mai lại truyền tải nội dung khác nên không cộng hưởng với nhau, nhiều khi còn gây nhiễu trong việc tiếp thu thông tin đối với người tiêu dùng.

Page 23: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

3. Duy trì và đổi mới hình ảnh của doanh nghiệp:

Khi thương hiệu đã được nhiều người biết đến, hình ảnh thương hiệu được định vị rõ ràng. Tuy nhiên, việc duy trì quảng cáo và cải tiến thương hiệu vẫn rất cần thiết. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy nhàm chán khi xem một thông điệp quảng cáo cứ lặp đi, lặp lại. Do vậy, doanh nghiệp phải luôn sáng tạo, tìm ra sự khác biệt và thú vị trong các mẫu quảng cáo để truyền tải hình ảnh thương hiệu đã được duyệt trong bản tuyên ngôn định vị. Điều này có nghĩa là cũng một thông điệp, nhưng mẫu quảng cáo được diễn tả và thể hiện bằng những nội dung khác nhau để hình ảnh thương hiệu luôn mới trong mắt người tiêu dùng. Kinh nghiệm cho thấy, nếu thương hiệu nào không có định hướng chiến lược và tuyên ngôn định vị rõ ràng, thương hiệu đó rất dễ lạc đường khi thực hiện các chương trình quảng cáo và truyền thông. Do vậy, mỗi nhà quản lý thương hiệu cần phải nhìn lại bản tuyên ngôn và cấu trúc nền móng của thương hiệu mỗi khi tiến hành truyền thông để luôn truyền tải hình ảnh nhất quán, độc đáo và khác biệt tới người tiêu dùng. Có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn mẫu quảng cáo “tra tấn” người xem hàng ngày với đủ hình thức, từ ngôn từ đến hình ảnh đa sắc. Vậy, làm thế nào để thông điệp của doanh nghiệp chạy vào não của khách hàng trong thời gian ngắn nhất?

Page 24: Chương 5 đạo đức doanh nghiệp

Tất nhiên, ngoài việc nắm bắt những yếu tố của thông điệp quảng cáo, doanh nghiệp cũng hiểu rõ mục đích doanh nghiệp dành cho quảng cáo. Một khi đã hiểu rõ mục đích của mình, doanh nghiệp sẽ biết cách để phân bổ ngân sách quảng cáo hợp lý. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần nắm vững các ưu, khuyết điểm của từng loại phương tiện truyền thông. Truyền hình vẫn được xem là kênh quảng cáo hiệu quả nhất. Ở đó, những thông điệp có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi giác quan của con người, từ ngôn từ, âm thanh đến hình ảnh. Ưu điểm là thế, tuy nhiên, chi phí cho quảng cáo trên truyền hình khá đắt so với báo giấy. Do đó, nó đòi hỏi các mẫu quảng cáo phải thật sáng tạo, sâu sắc và dễ hiểu… Chi phí quảng cáo trên báo giấy rẻ hơn. Bạn hãy tận dụng báo chí để  truyền đi thông điệp cụ thể của mình bằng một bài viết hoặc hình ảnh có thể làm rung động tâm trí khách hàng. Điều quan trọng là phải chọn thời điểm phát sóng hoặc xem ngày phát hành báo chí phù hợp, nếu không muốn mẫu quảng cáo trở nên lãng phí. Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác, đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. “Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường” (P. Kotler). Quảng cáo là cách để một sản phẩm tiếp cận thị trường dễ dàng nhất nhưng nó cũng khiến các sản phẩm đó  bị đẩy ra khỏi thị trường nhanh nhất. Vì thế, việc rà soát nội dung kỹ lưỡng sẽ là cách thức dễ dàng để gây thiện cảm đối với khách hàng.Một nhãn hiệu sẽ lan toả và được nhiều người biết đến nếu mẫu quảng cáo về  nó đặc sắc và sáng tạo, đậm chất nghệ thuật, trí tuệ