5
CHƯƠNG I : ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM. ----------------------------------------------- Chủ đề 02 : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU. Bài 1: Phương trình chuyển động của vật chuyển động thẳng là : (cm) Xác định : 1. Gia tốc của chuyển động. 2. Vận tốc lúc t = 1s. 3. Định vị trí vật lúc vận tốc là 130cm/s. Bài 2: Vật chuyển động theo phương trình (cm ; s). Tính quãng đường vật đi được từ t 1 = 2s đến t 2 = 5s Bài 3: Một người đi xe đạp lên một dốc dài 50m theo chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc lúc bắt đầu lên dốc là 18km/h và vận tốc cuối là 3m/s. Tính: 1. Gia tốc của xe : 2. Thời gian lên dốc: Bài 4: Sau 10s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54km/h xuống tới 18km/h. Nó chuyển động đều trong 30s tiếp theo. Sau cùng nó chuyển động chậm dần đều và đi thêm 10s thì ngừng hẳn. Tính gia tốc trong mỗi giai đoạn? Bài 5: Một viên bi chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu trên máng nghiêng và trong giây thứ 5 nó đi được quãng đường bằng 36cm. Tìm gia tốc của viên bi? Bài 6: * Một người đứng ở sân ga thấy toa thứ nhất của đoàn tàu đang tiến vào ga qua trước mặt mình trong 5s và thấy toa thứ hai trong 45s. Khi tàu dừng lại, đầu toa thứ nhất cách người ấy 75m. Coi tàu chuyển động chậm dần đều. Xác định gia tốc của tàu. Bài 7: Một đoàn tàu đang chuyển động thẳng với vận tốc 36km/h thì hãm phanh. Tàu chạy chậm dần đều và dừng hẳn sau khi chạy

CHƯƠNG I

Embed Size (px)

DESCRIPTION

bài tập động học chất điểm

Citation preview

Page 1: CHƯƠNG I

CHƯƠNG I : ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM.-----------------------------------------------

Chủ đề 02 : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU.

Bài 1: Phương trình chuyển động của vật chuyển động thẳng là : (cm)

Xác định :

1. Gia tốc của chuyển động.

2. Vận tốc lúc t = 1s.

3. Định vị trí vật lúc vận tốc là 130cm/s.

Bài 2: Vật chuyển động theo phương trình (cm ; s). Tính quãng đường vật

đi được từ t1 = 2s đến t2 = 5s

Bài 3: Một người đi xe đạp lên một dốc dài 50m theo chuyển động thẳng chậm dần đều.

Vận tốc lúc bắt đầu lên dốc là 18km/h và vận tốc cuối là 3m/s. Tính:

1. Gia tốc của xe :

2. Thời gian lên dốc:

Bài 4: Sau 10s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54km/h xuống tới 18km/h. Nó chuyển động đều

trong 30s tiếp theo. Sau cùng nó chuyển động chậm dần đều và đi thêm 10s thì ngừng hẳn.

Tính gia tốc trong mỗi giai đoạn?

Bài 5: Một viên bi chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu trên máng

nghiêng và trong giây thứ 5 nó đi được quãng đường bằng 36cm. Tìm gia tốc của viên bi?

Bài 6: * Một người đứng ở sân ga thấy toa thứ nhất của đoàn tàu đang tiến vào ga qua

trước mặt mình trong 5s và thấy toa thứ hai trong 45s. Khi tàu dừng lại, đầu toa thứ nhất cách

người ấy 75m. Coi tàu chuyển động chậm dần đều. Xác định gia tốc của tàu.

Bài 7: Một đoàn tàu đang chuyển động thẳng với vận tốc 36km/h thì hãm phanh. Tàu

chạy chậm dần đều và dừng hẳn sau khi chạy thêm 100m. Hỏi 10s sau khi hãm phanh vận tốc

của tàu bằng bao nhiêu

Bài 8: Khi đang chạy với vận tốc 36km/h thì ôtô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị

mất phanh nên ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s2 xuống hết đoạn dốc

có độ dài 960m. Tính khoảng thời gian ôtô chạy hết đoạn dốc.

Bài 9: * Một người đứng ở sân ga nhìn đoàn tàu chuyển bánh nhanh dần đều. Toa (1) đi

qua trước mặt người đó trong t = 6s. Hỏi toa thứ n = 9 đi qua trước mặt người ấy trong bao

lâu?

Bài toán g p nhau c a hai v t chuy n đ ng th ng bi n đ i đ u.ặ ủ ậ ể ộ ẳ ế ổ ề

Bài 10: Viên bi thứ nhất đang lăn với gia tốc 2m/s2 và đúng lúc đạt vận tốc 1m/s thì viên

bi thứ hai bắt đầu lăn cùng chiều, sau đó 2s chúng gặp nhau. Vận tốc viên bi thứ hai lúc gặp

viên bi thứ nhất?

Page 2: CHƯƠNG I

Bài 11: Hai ôtô đi qua hi điểm A và B cùng lúc và ngược chiều để gặp nhau. Ôtô thứ nhất

qua A với vận tốc v01 = 36km/h, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a1 = 2m/s2. Ôtô thứ

hai qua B với vận tốc v02 = 72km/h chuyển động chậm dần đều với gia tốc a2 = 2m/s2. Biết AB

= 300m. Hai xe gặp nhau tại vị trí :

Bài 12: Cùng một lúc qua hai điểm A, B cách nhau AB = 400m có hai xe chạy ngược

chiều để gặp nhau. Xe (1) chuyển động nhanh dần đều, vận tốc lúc qua A là 36km/h. Xe (2)

chuyển động chậm dần đều, vận tốc lúc qua B là 54km/h. Hai xe có cùng độ lớn gia tốc.

Khoảng cách hai xe sau khoảng thời gian t = 10s?

Chuy n đ ng r i t do.ể ộ ơ ự

Bài 13: Một vật rơi tự do từ độ cao 19,6m xuống đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Thời gian vật rơi:

Bài 14: Một vật rơi tự do từ nơi có g = 10m/s2. Trong 2 giây cuối vật rơi được quãng

đường 180m. Tính thời gian rơi của vật.

Bài 15: Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10m/s2. Thời gian rơi là 10s. Thời gian vật rơi 1m

cuối cùng là?

Hai v t r i t do.ậ ơ ự

Bài 16: Từ đỉnh một ngọn tháp người ta buông rơi một vật. Một giây sau ở tầng tháp thấp

hơn 10m người ta buông rơi vật thứ hai. Hai vật sẽ đụng nhau sau bao lâu từ khi vật thứ nhất

được buông rơi? Lấy g = 10m/s2.

Bài 17: Hai hòn đá được thả rơi tự do từ cùng một độ cao nhưng sớm muộn hơn nhau 1s.

Khi hòn đá thả trước chạm đất thì hòn đá thả sau còn cách mặt đất 35m. Tìm chiều cao hai

hòn đá lúc ban đầu. Lấy g = 10m/s2

Chủ đề 04 : CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT BỊ NÉM.

Chuyển động của vật ném đứng.

Bài 18: Một vật được ném theo phương thẳng đứng từ mặt đất lên với vận tốc đầu v 0 =

20m/s. Lấy g = 10m/s2. Tính:

1. Độ cao cực đại mà vật lên tới.

2. Thời gian chuyển động của vật trong không khí.

3. Vận tốc của vật ở độ cao bằng 1/4 độ cao cực đại.

Bài 19: Một vật được ném thẳng đứng với vận tốc 4,9 m/s. Cùng lúc đó tại điểm có độ cao

bằng độ cao cực đại mà vật lên tới, người ta ném xuống thẳng đứng một vật khác cùng với

vận tốc 4,9 m/s. Sau bao lâu hai vật đụng nhau? Lấy g = 9,8 m/s2.

Bài 20: Hai vật được ném thẳng đứng lên cao từ cùng một điểm với cùng vận tốc đầu v 0 =

25m/s, vật nọ sau vật kia khoảng thời gian t0. Cho t0 = 0,5s. Hỏi hai vật gặp nhau ở độ cao

nào?

Chuyển động của vật ném ngang.

Bài 21: Một vật được ném từ điểm M ở độ cao h = 45 m với vận tốc đầu v0 = 20 m/s theo

phương nằm ngang. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua lực cản của không khí. Hãy xác định:

Page 3: CHƯƠNG I

1. Thời gian vật bay trong không khí.

2. Tầm bay xa của vật.

3. Vận tốc của vật khi chạm đất.

Bài 22: Một máy bay đang bay ngang với tốc độ không đổi 150 m/s ở độ cao h = 490 m

thì thả một gói hàng. Lấy g = 9,8 m/s2. Hãy xác định:

1. Thời gian để gói hàng chạm đất.

2. Tầm bay xa của gói hàng.

Bài 23: Một quả cầu được ném ngang từ độ cao h = 80m. Sau khi chuyển động 3s, vận tốc

quả cầu hợp với phương ngang một góc . Lấy g = 10m/s2.

1. Tính vận tốc đầu v0 của quả cầu.

2. Tầm xa của quả cầu.

Chuyển động của vật ném xiên

Bài 24: Từ độ cao 7,5m so với mặt đất, một quả cầu được ném lên xiên góc so

với phương nằm ngang với vận tốc đầu 10m/s.

1. Độ cao cực đại vật đạt được.

2. Tầm xa vật đạt được.