16
Chương I: Dụng clàm mô hình kit I) Dng ccơ bản: Đây là nhóm dụng cbn cn phải có để có thbắt đầu lp ráp mô hình. + Kim ct: Có công dng là giúp bn có thct chi tiết ra khỏi vĩ nhựa. + Keo dán nhựa cơ bản: Có công dng là giúp bn có thdán các chi tiết li vi nhau. + Nhíp: Rt cn thiết khi bn gp phi các chi tiết quá nhhoc khi bn dán decal. II) Dng cnâng cao: Đây là nhóm dụng csgiúp bn rt nhiu để có thcó mt sn phm mô hình ưng ý nhất. + Dao gt: Giúp bn gt sách các mnh nhựa còn dư tha trên chi tiết, hay nhng công vic lt vt khác. + Keo Extra thin: Vi lp keo cc mng và khô rất nhanh, có độ dính rt tt. + Keo Mi-9: Không bốc hơi làm mờ bmt chi tiết, khi khô trnên trong sut, thích hp dán các chi tiết nha trong. + Giy nhám: có tác dng làm mịn và trơn láng bề mt, cũng như để loi bcác phn nhựa dư. + Dao kl n: Giúp bn có thkhoét sâu thêm các lm chìm trên chi tiết.

Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

Chương I: Dụng cụ làm mô hình kit

I) Dụng cụ cơ bản:

Đây là nhóm dụng cụ bạn cần phải có để có thể bắt đầu lắp ráp mô hình.

+ Kiềm cắt: Có công dụng là giúp bạn có thể cắt chi tiết ra

khỏi vĩ nhựa.

+ Keo dán nhựa cơ bản: Có công dụng là giúp bạn có thể

dán các chi tiết lại với nhau.

+ Nhíp: Rất cần thiết khi bạn gặp phải các chi tiết quá nhỏ

hoặc khi bạn dán decal.

II) Dụng cụ nâng cao:

Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có một sản phẩm mô hình

ưng ý nhất.

+ Dao gọt: Giúp bạn gọt sách các mảnh nhựa còn dư

thừa trên chi tiết, hay những công việc lặt vặt khác.

+ Keo Extra thin: Với lớp keo cực mỏng và khô rất nhanh, có độ

dính rất tốt.

+ Keo Mi-9: Không bốc hơi làm mờ bề mặt chi tiết, khi khô

trở nên trong suốt, thích hợp dán các chi tiết nhựa trong.

+ Giấy nhám: có tác dụng làm mịn và trơn láng bề mặt,

cũng như để loại bỏ các phần nhựa dư.

+ Dao kẻ lằn: Giúp bạn có thể khoét sâu thêm các lằm chìm trên

chi tiết.

Page 2: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

+ Bộ mũi khoan: Trong một số trường hợp, bạn cần phải khoan

các chi tiết.

III) Dụng cụ sơn:

+ Cọ: Có công dụng tốt nhất khi sơn những chi tiết nhỏ.

+ Súng phun sơn: để có được bề mặt sơn đẹp, một câu súng

phun sơn là rất cần thiết.

+ Máy bơm hơi: Bạn cần một máy bơm để cung cấp áp suất

phun cho súng phun.

+ Băng keo che sơn: giúp bạn che các chi tiết không cần

sơn.

IV) Các loại hóa chất khác:

+ Hóa chất làm mềm decal: Giúp bạn có thể dán decal lên những

bề mặt khó dán.

+ Hóa chất làm dính decal: có công dụng giúp decal dính chắc hơn

trên bề mặt chi tiết.

+ Dung dịch che sơn: Giúp bạn che những bề

mặt mà băng keo che không thể che hết.

+ Putty: Giúp bạn trám, che lắp các khe hở, mối nối

giữa các chi tiết.

Page 3: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

Chương II: Sơn và các hóa chất hỗ trợ

I) Sơn lót:

Sơn lót có công dụng giúp cho lớp sơn chính bám chắc hơn vào bề mặt chi tiết.

Sơn lót được phân loại theo độ mịn của hạt sơn. Thịnh hành nhất hiện nay tại

Việt Nam là sơn lót của hãng Mr.Hobby.

+ Mr.Surface 1200: Loại sơn lót cơ bản, có độ mịn rất tốt,

phù hợp với tất cả các loại mô hình.

+ Mr.Surface 1500: Loại sơn lót cao cấp, có độ mịn cực cao, đặc

biệt phù hợp với mô hình máy bay và xe môtô, ôtô.

+ Mr.Metal Primer: Thích hợp để sơn lót cho các bề mặt kim

loại.

+ Mr.Resin: Thích hợp để sơn lót lên các bề mặt nhựa Resin.

Page 4: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

II) Nước pha sơn:

Tùy theo loại sơn ta đang sử dụng, ta sẽ có nước pha sơn dành riêng cho chúng:

+ Nước pha gốc Lacquer: Thích hợp với tất cả các loại sơn.

+ Nước pha gốc Enamel: Thích hợp để pha với sơn Enamel.

+ Nước pha gốc Acrylic: Thích hợp để pha với sơn Acrylic.

Page 5: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

III) Sơn: Khi sơn mô hình, chúng ta có ba loại sơn cơ bản là sơn Acrylic, Enamel và

Acrylic Lacquer.

+ Sơn Acrylic: Là sơn có thể tan trong nước (khi chưa khô), có thể pha loãng

với nước hoặc cồn. Tốt nhất chúng ta nên pha với nước pha sơn Acrylic chính

hãng, nước pha sơn gốc Lacquer cũng có thể pha với sơn Acrylic.

+ Sơn Enamel: Là sơn có thể tan trong các dung dịch có tính chất dầu, có thể

pha loãng với dầu hôi, xylen, xăng v.v….. Tốt nhất chúng ta nên pha với nước

pha sơn Enamel chính hãng, nước pha sơn gốc Lacquer cũng có thể pha với sơn

Enamel.

+ Sơn Lacquer: Là sơn có thể tan trong các dung dịch có tính chất xăng thơm

(gốc toluen hay celluloso), có thể pha loãng với xăng thơm, xăng nhật v.v…..

Tốt nhất chúng ta nên pha với nước pha sơn Lacquer chính hãng.

Page 6: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

Chương III: Quy trình gia công nguội sản phẩm

I) Cắt chi tiết ra khỏi khung nhựa:

Có rất nhiều chi tiết trên một khung nhựa, việc cắt chúng ra

khỏi khung và không làm phạm vào chi tiết đó là rất quan

trọng.

+ Khi cắt chi tiết ra

khỏi vỉ nhựa, bạn

lưu ý không để

kiềm cắt quá sát chi

tiết vì có thể bạn sẽ

cắt phạm vào chi

tiết (trừ khi bạn đã

có kinh nghiệm).

Tốt nhất là bạn nên

cắt dư ra khoản

0.5mm và sau đó

dùng dao gọt lại

hoặc dùng giấy

nhám 800 để chà

cho láng lại. Bạn

phải thật cẩn thận

với các chi tiết bằng

nhựa trong, vì chúng rất giòn, rất dễ bị cắt phạm và để lại vệt nức.

+ Với các chi tiết mỏng nhưng có diện tích lớn, rất có thể khi bạn cắt ở một mối

nối, lực sẽ dồn vào chi tiết và do vẫn còn nhiều mối nối vào khung nhựa nên chi

tiết mỏng vẫn chưa di chuyển được và sẽ bị ép gãy. Do vậy bạn nên cắt rời phần

khung nhựa chứa chi tiết ra khỏi khung lớn trước khi cắt chi tiết ra.

Page 7: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

+ Sau đó bạn có thể dùng giấy nhám, dũa hay dao gọt để làm sạch chi tiết, chà

nhám để mất đi phần nhựa dư, dùng dao để gọt đường chỉ nhựa trên chi tiết.

II) Dán chi tiết:

+ Bạn nên ướm thử các chi tiết trước khi dán. Sử dụng vừa đủ keo và quét lên

bề mặt cần dán như hình bên. Sau đó bạn cố định

chi tiết trong vòng vài

phút cho chi tiết khô

hẳn, có thể dùng băng

keo để dán giữ cho chi

tiết cố định.

Page 8: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

+ Hiện nay trên thị trường đã có loại keo Extra Thin. Loại keo này có bề mặt

keo rất mỏng và rất nhanh khô, nhanh khô tới mức bạn không thể quệt keo lên

bề mặt dán như thông thường. Để sử dụng keo này, bạn cần ướm khít 2 chi tiết

vào nhau trước, sau đó quét keo

nhẹ lên khe nối giữa 2 chi tiết, keo

sẽ tự lan bề mặt dán và dính rất

chắc. Khi khô keo sẽ không để lại

vệt keo trên bề mặt.

+ Mọi việc sẽ phức tạp hơn khi bạn dán các chi tiết bằng nhựa trong như kính

máy bay hay kính xe hơi. Các loại keo thông thường về nguyên lý

là phải làm chảy nhựa để chi tiết có thể dính với nhau, do đó nếu

không cẩn thận ta có thể làm dính keo lên chi tiết trong suốt làm

hỏng chi tiết. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện keo MI-9 có

tính chất đặc biệt phù hợp với chi tiết trong suốt đó là không ăn

nhựa và không bay hơi gây mờ kính, khi keo khô cũng sẽ trong

suốt.

III) Xử lý các khe hở và mối ráp: Sau khi dán các chi tiết lại với nhau, tùy vào chất

lượng sản phẩm cũng như độ cẩn thận khi ta ướm

thử chi tiết mà ta sẽ có khe ráp chi tiết to hay nhỏ.

Để loại bỏ khe nối này, tạo cảm giác đây là 1 chi

tiết liền lạc ta cần dùng đến putty. Ta dùng giấy

nhám để triệt tiêu độ vênh như hình 1-2, sau đó

dùng putty lắp khe hở và chà nhám cho láng mịn

lại như hình 3-4. Sau khi quét lên ta cần chờ ít nhất

3-4h để cho putty khô hoàn toàn rồi sau đó mới có

thể dùng giấy nhám làm láng mịn lại bê mặt.

Page 9: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

+ Putty lỏng: Khá loãng, dễ sử dụng, có thể dùng cọ để quét lên

khe hở nhỏ.

+ Putty cơ bản: Đặc hơn putty lỏng, thích hợp trong hầu hết

mọi trường hợp trám khe hở.

+ Putty Epoxy: Loại putty 2 thành phần gồm chất trám và

chất đóng rắn, có công dụng trám những khe hở lớn, có

khả năng dùng để tạo hình để nặn ra các hình thù mới.

Page 10: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

Chương IV: Quy trình sơn và dán decal cơ bản

I) Kiến thức chung về sơn:

_ Khi bạn sử dụng nhiều màu sơn khác gốc lên cùng một chi tiết, bạn nên tham

khảo bảng bên dưới.

Base Coat: Lớp sơn phía dưới.

Over Coat: Lớp sơn sơn đè lên.

: An toàn và không có vấn đề gì xảy ra

: Bạn cần lưu ý vì có thể làm hỏng lớp sơn phía dưới. Bạn nên thử bên

ngoài trước.

_ Các gốc sơn có tính chất rất khác nhau và có cách pha cũng khác nhau. Dưới

đây là bảng tính chất và hướng dẫn pha sơn cơ bản.

Acrylic Enamel Lacquer

Ưu điểm _ Không gây ô nhiễm.

_ Khi đã khô thì không

thấm nước.

_ Tương đối lâu khô,

cho bề mặt sơn mịn khi

dùng cọ

_ Lớp sơn rất mịn và

bóng (nếu là sơn

bóng).

_ Có khả năng chảy lan

tốt, lâu khô, rất thích

hợp khi dùng cọ.

_ Độ trơ về mặt hóa

học cao, bền và không

bị các gốc sơn khác

làm hỏng.

_ Sơn mịn và bóng

(nếu là sơn bóng).

Khuyết điểm _ Hay gây hiện tượng

nghẹt cho súng phun

_ Tính trơ về hóa học

yếu, dễ bị các gốc sơn

khác làm hư hỏng.

_ Có độ bền theo thời

gian không cao.

_ Có tính chất bám

dính vào tay nên dễ

bay màu.

_ Độ độc hại cao, mùi

nồng gây khó chịu.

_ Quá nhanh khô nên

không thích hợp dùng

với cọ.

Dung dịch pha sơn phù

hợp

_ Có thể dùng nước

hoặc cồn để pha loãng

nhưng sẽ cho chất

lượng không cao.

_ Nước pha chính hãng

sẽ cho kết quả tốt nhất.

_ Dùng dầu hôi pha

lõang sẽ cho chất

lượng sơn rất tốt nhưng

sẽ rất lâu khô.

_ Nước pha chính hãng

sẽ cho kết quả tốt nhất.

_ Xăng thơm (xăng

nhật) có thể làm dung

dịch pha nhưng sẽ cho

kết quả không cao.

_ Nước pha chính hãng

sẽ cho kết quả tốt nhất.

Page 11: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

II) Kỹ thuật sơn cọ:

_ Kỹ thuật sơn cọ là một trong những kỹ thuật cơ bản nhất khi bạn chưa có các

thiết bị để sơn bằng máy. Ngoài ra, một số chi tiết quá nhỏ và khuất khó sơn

bằng máy thì ta cũng phải sử dụng cọ.

_ Các loại sơn Acrylic và Enamel rất thích hợp để được sơn bằng cọ khi được

sử dụng với nước pha dành riêng cho chúng. Tuy nhiên, riêng sơn Lacquer

không thật sự phù hợp với sơn bằng cọ vì tốc độ khô quá nhanh nên đôi khi sơn

đã khô ngay trên cọ trước khi bạn kịp quét chúng lên bề mặt chi tiết.

_ Bạn nên pha sơn với nước pha theo tỷ lệ 7 phần sơn với 3 phần nước pha. Tuy

nhiên đôi khi các hãng sơn khác nhau sẽ có sản phẩm có độ đậm đặc khác nhau,

bạn nên thử bên ngoài để chọn tỷ lệ pha thích hợp nhất với mình.

_ Khi dùng cọ phẳng để

sơn bề mặt lớn, bạn

không nên nhúng quá

nhiều sơn lên cọ, khoảng

2/3 cọ là tốt nhất. Quét

cọ lên bề mặt cần sơn

theo một hướng duy nhất

(tránh quét cọ qua lại),

sau đó đợi khỏang 30

phút cho lớp sơn khô và

tiếp tục sơn lớp thứ 2 với

đường quét vuông góc

với lần sơn trước đó. Nếu

vẫn chưa có lớp sơn vừa

ý, bạn tiếp tục thực hiện

lại như từ đầu.

Page 12: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

III) Kỹ thuật sơn bằng súng phun:

_ Sử dụng cọ rất hữu ích cho những chi tiết nhỏ, nhưng súng phun lại chiếm ưu

thế tuyệt đối khi sơn trên những bề mặt lớn và tiết kiệm thời gian hơn cọ rất

nhiều.

_ Khi sơn bằng súng phun, bạn nên pha 1 phần

sơn với 1 phần tới 1,5 phần nước pha sẽ cho

kết quả tốt nhất. Bạn nên thử trước trên bề mặt

nhựa dư hay giấy để có được tỷ lệ pha tốt nhất.

Như hình bên ta có thể thấy, vệt sơn nằm phía

dưới là khi sơn được pha với tỷ lệ hợp lý. Vệt

sơn phía bên phải cho ta thấy là sơn vẫn còn

hơi đặc, vệt bên trái là sơn đã được pha quá

loãng.

_ Áp suất phung nên được chỉnh trong khỏang

18-23 psi là tốt nhất. Tùy vào phong cách sơn

của bạn mà bạn có thể chỉnh áp suất phun thấp

hơn nữa.

_ Với màu sơn chính, khi phun bạn nên để

miệng súng cách chi tiết từ 5-10cm, dưới 5cm

khi bạn muốn sơn rằn ri và sơn màu bóng. Khi

sơn, bạn cần chỉnh cho lượng sơn cho thích

hợp với mục đích. Điều này không đơn giản,

và bạn sẽ cần thời gian để có thể chỉnh được số

lượng sơn thích hợp nhất.

_ Sau khi sơn xong một màu nào đó, bạn phải

làm sạch hoàn toàn lọ chứa của súng trước khi đổ màu mới vào. Bạn cho xăng

nhật (xăng thơm) vào khỏang 2/5 lo chứa sơn của súng, sau đó dùng ngón tay

bịt đầu súng lại và xịt. Áp suất phun sẽ chạy ngược lên lọ chứa sơn và làm xăng

thơm trào làm sạch lọ. Sau khi thấy lọ chứa đã tương đối sạch, bạn đổ phần

dung dịch rửa đi, phần còn đọng lại trong súng bạn phun hết ra rồi dùng khăn

lau sạch. Tiếp tục làm như vậy thêm 1 lần nữa cho sạch hoàn toàn.

Page 13: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

Quy trình vệ sinh súng:

IV) Kỹ thuật dán decal:

_ Decal nước là loại decal chuyên dụng trong mô hình. Đây là loại decal có tính

chất hoàn toàn khác so với các loại decal dán bằng keo thông thường.

_ Bạn cần chuẩn bị nước ấm , khăn mềm và cây

bông gòn để có thể dán decal nước.

_ Bạn ngâm decal trong nước ấm từ 15-20 giây,

decal sẽ bắt đầu có thể tách ra khỏi tấm giấy nền.

Tách decal ra và bạn đưa nó đến vị trí cần dán.

_ Sử dụng ngón tay và khăn mềm để di chuyển

decal đúng vị trí, kéo căng decal để decal nằm ôm

hết bề mặt cần dán. Sau đó dùng cây bông gòn lăn

qua lại cho phần nước và khí ở mặt dưới decal

thoát hết ra ngoài.

_ Bạn sẽ rất thường xuyên gặp các bề mắt có hình

dáng phức tạp mà decal rất khó có thể ôm hết

được bề mặt dán. Trong trường hợp đó, bạn nên

sử dụng các dung dịch làm mềm decal và nếu cần

thiết dùng thêm máy sấy để decal tăng thêm độ

dẻo, có thể ôm bề mặt khó.

Page 14: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

Chương V: Bảng tóm tắt các loại hóa chất và dụng cụ lắp ráp

mô hình

I) Dụng cụ cơ bản: Kềm cắt Keo Nhíp

II) Dụng cụ nâng cao: Keo extrathin Keo Mi-9 Kristal Klear Keo Mi-8 Metal Adhes

Dao gọt Dụng cụ kẻ lằn chìm Mũi khoan

Tấm lót Giấy nhám Cây dũa

Page 15: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

Dung dịch làm mềm decal Dung dịch làm dính decal Putty

Epoxy putty Putty lỏng Compound

III) Dụng cụ sơn: Cọ Bút kẻ lằn chìm Lọ chứa sơn

Găng tay bảo hộ Súng phun sơn Cây gác súng

Page 16: Chương I: Dụng cụ làm mô hình kitdmt-kit.com/files/assets/huong_dan_co_ban.pdf · Đây là nhóm dụng cụ sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể có ... Các

Bình vệ sinh súng Máy bơm Băng keo che

IV) Sơn và hóa chất dùng trong khi sơn: Sơn Acrylic Sơn Enamel Sơn Lacquer

Keo che sơn Sơn lót 1500 Sơn lót 1200

Nước pha sơn Acrylic Nước pha sơn Lacquer Nước pha sơn Enamel