36
peregrinari | Flickr Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc Báo cáo tổng kết 2012

Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

peregrinari | Flickr

Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

Báo cáo tổng kết

2012

Page 2: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

Alive & Thrive (A&T) là một sáng kiến thực hiện trong 6 năm (2009 - 2014)

nhằm cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ thông qua việc tăng tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và cải thiện thực hành dinh dưỡng bổ sung. Hai năm đầu đời là cửa sổ cơ hội để ngăn chặn tử vong và đảm bảo sự phát triển trí tuệ và thể lực khỏe mạnh của trẻ. Alive & Thrive hướng đến hơn 16 triệu trẻ em dưới hai tuổi ở Bangladesh, Ethiopia và Việt Nam thông qua các mô hình khác nhau. Những bài học kinh nghiệm tích lũy được chia sẻ rộng rãi tới các chương trình trên thế giới. Alive & Thrive được tài trợ bởi Quỹ Bill & Melinda Gates và quản lý bởi tổ chức FHI360. Các thành viên khác cùng thực hiện dự án A&T bao gồm BRAC, GMMB, IFPRI, Save the Children, World Vision và UC-Davis.

Tiêu đề trích dẫn Alive & Thrive. Báo cáo tổng kết – Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc. Hà Nội, Việt Nam: Alive & Thrive, 2012.

Alive & Thrive Viet Nam Phòng 203–204, Nhà E4B, Khu Ngoại giao đoàn Trung Tự 6 Đặng Văn Ngữ, Hà Nội, Việt Nam Phone: 84-4-35739064/ 65/ 66 Fax: 84-4-35739063 [email protected] www.aliveandthrive.org

Page 3: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

Lời cảm ơn Alive & Thrive (A&T) xin trân thành cảm ơn sự hợp tác tuyệt vời của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐ) đã giúp chúng tôi thực hiện chương trình thí điểm tại các địa phương.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cấp công đoàn địa phương và cơ sở - những người đã triển khai chương trình với tất cả nhiệt huyết và sự tận tâm.

Chúng tôi xin gửi lời tri ân tới các doanh nghiệp và các nữ công nhân lao động đã tiên phong tham gia chương trình, xây dựng một môi trường làm việc thân thiện với trẻ nhỏ, khuyến khích thực hành chăm sóc trẻ nhỏ hợp lý.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các đồng nghiệp trong dự án Alive & Thrive về những đóng góp ý nghĩa tới chương trình, đặc biệt là Bà Nguyễn Thị Miền, cán bộ dự án A&T, người đã trực tiếp giám sát việc thực hiện chương trình trong giai đoạn đầu.

Nhóm nghiên cứu Báo cáo này được thực hiện bởi các đồng tác giả - Bà Nguyễn Mỹ Hà, Chuyên gia Khối hợp tác tư nhân, A&T; Bà Nông Thị Hải Yến, Chuyên viên Ban nữ công, TLĐ; Bà Trần Thu Phương, Trưởng phòng lao động nữ, Ban nữ công, TLĐ; Bà Phạm Thị Thanh Hồng, Phó trưởng ban nữ công, TLĐ và Bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc chương trình A&T Việt Nam.

Page 4: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

VIẾT TẮT

CNLĐ Công nhân lao động

CNVCLD Công nhân viên chức lao động

DN Doanh nghiệp

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ

TLĐ Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

UNICEF Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc

VTV Đài truyền hình Việt Nam

Page 5: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

MỤC LỤC TÓM TẮT ............................................................................................................................................... 2

PHẦN THỨ NHẤT - THÔNG TIN CHUNG ...................................................................................... 4

1. Thông tin chung ............................................................................................................................ 4

2. Mục đích hoạt động ..................................................................................................................... 4

3. Kế hoạch ........................................................................................................................................ 5

PHẦN THỨ HAI - HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ ............................................................................... 6

1. Lựa chọn địa phương và giám sát chương trình .................................................................... 6

2. Hoạt động và Kết quả đạt được ............................................................................................. 7

a. Phát hành tờ gấp truyền thông về chính sách lao động nữ và thực hành NCBSM ................. 7

b. Tổ chức truyền thông về chính sách lao động nữ và thực hành NCBSM ............................... 7

c. Lắp đặt phòng vắt và trữ sữa cho lao động nữ tại 15 doanh nghiệp ..................................... 10

d. Hoạt động giám sát đánh giá ................................................................................................. 13

e. Hội thảo tổng kết ................................................................................................................... 16

3. Các vấn đề tồn tại và bài học kinh nghiệm ........................................................................ 17

Chương trình truyền thông .......................................................................................................... 17

Xây dựng và quản lý phòng vắt và trữ sữa .................................................................................. 17

Quản lý chương trình ................................................................................................................... 18

PHẦN THỨ BA - KIẾN NGHỊ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI ....................................................................................................................................................... 19

1. Đánh giá chung ........................................................................................................................... 19

2. Yếu tố dẫn đến thành công ....................................................................................................... 19

3. Thách thức .................................................................................................................................. 20

4. Các khuyến nghị ......................................................................................................................... 20

Tổ chức truyền thông về chính sách lao động nữ và thực hành NCBSM: ........................... 21

PHỤ LỤC ............................................................................................................................................... 23

Phụ lục 1 – Tổ chức công đoàn ......................................................................................................... 24

Phụ lục 2 – Danh sách các công ty tham gia truyền thông ..................................................... 25

Phụ lục 3 - Danh sách các công ty lắp đặt phòng vắt và trữ sữa ........................................... 27

Page 6: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

“Lắp đặt phòng vắt và trữ sữa tại nơi làm việc là hành động cụ thể thiết thực nhất để hỗ trợ cho lao động nữ và đầu tư vào nguồn lực lao động tương lai.” – Bà Phạm Thị Thanh Hồng, Phó Trưởng Ban Nữ Công, Tổng liên đoàn lao động Việt nam.

83% lao động nữ cho rằng đi làm lại khiến họ không thể cho trẻ bú mẹ hoàn toàn Nguồn –Khảo sát về chính sách lao động và thực hành NCBSM trong lao động nữ ở các khu

công nghiệp – 2011 – TLĐ

Con số nổi bật

Lợi ích cho doanh nghiệp

- Giảm số ngày nghỉ do con ốm (trẻ được bú mẹ sẽ khỏe mạnh hơn) - Động viên tinh thần và sự gắn bó của nhân viên, do đó tỉ lệ quay lại

làm việc sau nghỉ cao hơn. - Giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo - Môi trường làm việc hấp dẫn hơn cho ứng cử viên tiềm năng - Đầu tư vào lực lượng lao động tương lai

Chi phí

- Đào tạo cán bộ y tế - 625,000 VND/ người* (31 USD/ người) - Đào tạo lao động nữ – 35,000 VND/ người** (1.8 USD/ người) - Lắp đặt phòng vắt và trữ sữa – 16,000,000 VND (800 USD)

* - một lớp 40 người, kết hợp với các công ty khác ** - một lớp 100 người, tổ chức tại doanh nghiệp, bao gồm chi phí cho giảng viên và tài liệu

Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

“Trước đây, các chị em ở tổ con mọn thường đi muộn về sớm. Từ khi có phòng vắt và trữ sữa, chị em đã đi làm được theo lịch bình thường vì có thể vắt và trữ sữa trong giờ làm việc và mang về cho con ở nhà. “– Bà Lê Thị Nguyệt, cán bộ Công đoàn, Công ty May Thanh Hóa.

Page 7: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

1

Vai trò của các đối tác trong chương trình

Chương trình hỗ trợ NCBSM tại

nơi làm việc 2012

Alive & Thrive - Tài trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật để lắp đặt phòng vắt và trữ sữa - Tập huấn đào tạo với các chuyên gia dinh dưỡng - Cung cấp tài liệu hướng dẫn NCBSM tại nơi làm việc để hỗ trợ bà mẹ trước và sau khi quay trở lại làm việc

Doanh nghiệp - Tạo điều kiện tổ chức truyền thông về NCBSM cho lao động nữ - Dành không gian vệ sinh, riêng tư với nguồn nước sạch để bà mẹ vắt và trữ sữa - Cho phép lao động nữ được nghỉ 2-3 lần nghỉ ngắn trong ngày để vắt sữa

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

- Sự chỉ đạo tích cực và phối hợp chặt chẽ của các cấp công đoàn trong việc thực hiện chương trình - Ủng hộ và quảng bá chương trình tới các doanh nghiệp địa phương để thu hút sự tham gia

Page 8: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

2

TÓM TẮT Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) khuyến nghị rằng trẻ phải được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, chỉ cho trẻ bú sữa mẹ, không cho trẻ ăn bất kỳ thức ăn hay đồ uống nào khác và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, những thực hành tối ưu này vẫn chưa được thực hiện đúng. Một trong những nguyên nhân chính khiến các bà mẹ phải cai sữa sớm là họ “phải đi làm lại” (Alive & Thrive, Báo cáo tóm tắt – Chính sách nghỉ thai sản tại Việt Nam, 2011). Trước thực trạng trên, Alive & Thrive (A&T) đã phối hợp với Ban Nữ công, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện chương trình Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) tại nơi làm việc với mục đích nâng cao nhận thức của lao động nữ về chính sách thai sản, thực hành NCBSM hợp lý và lắp đặt phòng vắt và trữ sữa tại doanh nghiệp.

Chương trình được thí điểm tại 4 tỉnh, thành phố - Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và Đà Nẵng và đã đạt được một số thành tựu:

- Biên soạn và phát 11,000 tờ gấp truyền thông về chính sách cho lao động nữ, chính sách thai sản và thực hành NCBSM tới các lao động nữ ở các doanh nghiệp và ngành nghề tại 11 tỉnh.

- Tổ chức một loạt các buổi truyền thông về chính sách lao động nữ, chính sách thai sản và kiến thức NCBSM cho lao động nữ tại 25 doanh nghiệp trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hóa, tiếp cận trực tiếp 4,000 lao động nữ và gián tiếp tác động đến 40,000 lao động nữ khác. Các cuộc truyền thông giúp nâng cao nhận thức về chính sách thai sản, thúc đẩy thực hiện chính sách về thai sản, cung cấp thông tin và hướng dẫn cho lao động nữ về thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, và hướng dẫn lao động nữ tìm hiểu thêm thông tin và nhận thêm tư vấn từ các phòng tư vấn của tổ chức A&T tại các địa phương.

- Thí điểm xây dựng phòng vắt, trữ sữa tại 15 doanh nghiệp có đông lao động nữ trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hóa. Hầu hết các phòng vắt và trữ sữa đều hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích cho khoảng 20,000 lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

- Thực hiện các hoạt động đánh giá giám sát thường xuyên nhằm đảm bảo hiệu quả của chương trình và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Những thành quả trên có được là nhờ: (1) thiện chí của doanh nghiệp trong việc cải thiện chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho lao động nữ; (2) sự phối hợp và chỉ đạo hiệu quả từ trung ương đến địa phương của các cấp công đoàn trong việc thực hiện chương trình; (3) khả năng thuyết phục của cán bộ công đoàn cơ sở với doanh nghiệp; (4) trình độ nhận thức của lao động nữ và sự phối hợp chặt chẽ của các bên thực hiện chương trình.

Chương trình thí điểm không tránh khỏi gặp phải những khó khăn thách thức. Cán bộ công đoàn tại một số cơ sở chưa nhận thức được mục đích và ý nghĩa thực sự của Chương trình dẫn

Page 9: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

3

đến việc lựa chọn doanh nghiệp để thí điểm chương trình chưa phù hợp và thiếu tích cực trong việc vận động nữ cán bộ sử dụng phòng vắt sữa. Bên cạnh đó, nhận thức của lao động nữ về nuôi con bằng sữa mẹ còn rất yếu do trình độ văn hóa thấp và tập quán từng vùng cũng cản trở sự thành công của chương trình.

Để đảm bảo thành công cho chương trình, các hoạt động truyền thông về chính sách và thực hành NCBSM cần thực hiện không chỉ với lao động nữ mà cần cho cả cán bộ y tế và cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp. Các phòng vắt trữ sữa phải được đảm bảo trong điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và quản lý. Các hoạt động đánh giá giám sát cần được thực hiện thường xuyên và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp.

Page 10: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

4

PHẦN THỨ NHẤT - THÔNG TIN CHUNG

1. Thông tin chung Nhằm cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong tương lai, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật, tăng khả năng học tập và khả năng kinh tế sau này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) khuyến nghị rằng các bà mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, chỉ cho trẻ bú sữa mẹ, không cho trẻ ăn bất kỳ thức ăn hay đồ uống nào khác, và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi.

Ở Việt Nam, có chưa tới 20% số trẻ được nuôi dưỡng đúng cách như vậy; do đó hậu quả là có đến 29% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi và không đạt được sự phát triển toàn diện. Năm 2011, khảo sát về thực hiện chính sách thai sản và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) trong lao động nữ trong các khu công nghiệp thực hiện bởi Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐ) cho thấy 78% lao động nữ nhận thức rằng “sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ” nhưng chỉ có 36% lao động nữ duy trì nuôi con bằng sữa mẹ đến 19-24 tháng tuổi. Trong rất nhiều nguyên nhân được đề cập, một nguyên nhân chính dẫn đến lao động nữ cai sữa sớm là họ phải “đi làm lại”. Quay trở lại làm việc trước 6 tháng và không có thời gian cho bú là nguyên nhân khiến bà mẹ tin rằng mình có ít sữa và phải dùng sữa bột thay thế. Thêm vào đó, lao động nữ, đặc biệt là ở các khu công nghiệp, rất thiếu hụt kiến thức cập nhật về NCBSM.

Trước thực trạng trên, Alive & Thrive (A&T) đã phối hợp với Ban Nữ công, TLĐ, thực hiện chương trình Hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của lao động nữ về chính sách thai sản, thực hành NCBSM và chăm sóc trẻ nhỏ, lắp đặt phòng vắt và trữ sữa tại doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lao động nữ thực hành NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 24 tháng.

Bản báo cáo này trình bày các hoạt động, quá trình thực hiện, kết quả đạt được, đồng thời chia sẻ các bài học kinh nghiệm, yếu tố thành công và các khuyến nghị đúc rút từ chương trình thí điểm này.

2. Mục đích hoạt động - Cung cấp kiến thức cần thiết để lao động nữ hiểu rõ về quyền và lợi ích hợp pháp của họ

tại doanh nghiệp, cũng như quyền và lợi ích khi nghỉ thai sản. - Cung cấp kiến thức cần thiết về sức khỏe sinh sản, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho

trẻ ăn bổ sung hợp lý cho lao động nữ. - Lắp đặt các phòng vắt và trữ sữa tại doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các lao động nữ để họ có

thể tiếp tục cho con bú sau khi đi làm trở lại. Bước đầu tạo thói quen cho lao động nữ đang nuôi con nhỏ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách và tiếp dục duy trì nuôi con bằng sữa mẹ ngay cả khi quay trở lại làm việc. Từ đó tạo tác động lan tỏa tới những lao động nữ

Page 11: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

5

trong độ tuổi sinh đẻ hình thành ý thức và thói quen đúng đắn khi bước vào thời kỳ nuôi con nhỏ, biến việc vắt và trữ sữa cho trẻ nhỏ trong thời gian làm việc thành một việc làm thường xuyên, liên tục để có đủ sữa cho các bé ngay cả khi mẹ đi làm, giúp trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục được bú mẹ đến 24 tháng.

- Hướng dẫn lao động nữ đang mang thai và có con nhỏ đến các phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” của dự án A&T ở các tỉnh của dự án để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em.

- Thông qua Chương trình để vận động các doanh nghiệp, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, đoàn thể cùng công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) xây dựng mô hình doanh nghiệp thân thiện với trẻ nhỏ.

3. Kế hoạch Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc được thực hiện xuyên suốt năm 2012, tập trung ưu tiên vào 4 hoạt động:

- Biên soạn tờ gấp truyền thông về chính sách cho lao động nữ, chính sách thai sản và thực hành NCBSM (tháng 3-4/2012).

- Tổ chức truyền thông về chính sách lao động nữ, chính sách thai sản và kiến thức NCBSM cho lao động nữ tại 25 doanh nghiệp trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hóa (tháng 4 đến tháng 8/2012).

- Thí điểm xây dựng phòng vắt, trữ sữa tại 15 doanh nghiệp có đông lao động nữ trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hóa (tháng 5 đến tháng 8/2012).

- Tổ chức hội thảo đánh giá và chia sẻ kết quả thực hiện chương trình (tháng 11/2012).

Page 12: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

6

PHẦN THỨ HAI - HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ

1. Lựa chọn địa phương và giám sát chương trình Tổng Liên đoàn đã chọn 4 địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và Đà Nẵng tham gia thí điểm thực hiện Chương trình năm 2012. Các địa phương và ngành này được lựa chọn thực hiện thí điểm chương trình do những yếu tố sau: (1) là địa phương có nhiều các khu công nghiệp tập trung, sử dụng đông lao động nữ; (2) đội ngũ cán bộ công đoàn phụ trách công tác nữ công có nền tảng kiến thức vững chắc, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; (3) phong trào nữ CNVCLĐ rất mạnh, có truyền thống trong hệ thống công đoàn, hoạt động công đoàn lâu đời, đã đi vào nề nếp.

Hệ thống công đoàn có ở 4 cấp – (1) Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; (2) LĐLĐ tỉnh, thành phố và Công đoàn ngành Trung ương, Tổng Công ty trực thuộc TLĐ; (3) Công đoàn cấp trên cơ sở và (4) Công đoàn cơ sở (xem Phụ lục 1 – Sơ đồ các cấp Liên đoàn lao động). Tổ chức công đoàn phủ kín 63 tỉnh, thành phố, 20 ngành trung ương, Tổng công ty là lợi thế để tổ chức Công đoàn có thể triển khai thành công Chương trình.

Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn thường xuyên chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình sát sao từ Ban Nữ công Tổng Liên đoàn đến lãnh đạo Liên đoàn của 4 địa phương và 01 ngành dự định triển khai Chương trình. Từ các LĐLĐ địa phương, công đoàn Ngành chỉ đạo trực tiếp đến công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở nơi có doanh nghiệp tham gia Chương trình.

Tổng Liên đoàn đã trực tiếp chỉ đạo 5 LĐLĐ địa phương, công đoàn Ngân hàng thực hiện Chương trình; hướng dẫn cách lựa chọn tiêu chí doanh nghiệp; kiểm tra danh sách doanh nghiệp và số lượng nữ CNLĐ, nhu cầu và cam kết của doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện Chương trình. Tổng Liên đoàn luôn bám sát LĐLĐ địa phương, ngành trong từng bước thực hiện Chương trình. Ở LĐLĐ địa phương thông qua các công đoàn cấp trên cơ sở, như: Công đoàn ngành địa phương, công đoàn khu công nghiệp để trực tiếp gặp công đoàn cơ sở, trao đổi về mục đích và nội dung chương trình. Hầu hết các công đoàn cơ sở đều đồng tình với Chương trình với ý nghĩa xã hội to lớn của Chương trình cho lao động nữ và trẻ em.

Công đoàn cơ sở ở mỗi doanh nghiệp chính là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho người lao động. Ở Việt Nam công đoàn cơ sở cũng chính là người tư vấn cho chủ doanh nghiệp các hoạt động chăm lo đời sống người lao động và tạo sự gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi công đoàn cơ sở đề xuất thực hiện Chương trình ở doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp rất đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện về địa điểm, gợi mở giải pháp tối ưu và an toàn, thậm chí cấp kinh phí để lao động nữ có điều kiện chăm sóc con, nuôi con bằng sữa mẹ ngay cả khi họ đi làm, lao động nữ yên tâm làm việc thì doanh nghiệp mới ổn định và phát triển.

Page 13: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

7

Có thể nói mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ hiệu quả từ trước đến nay của hệ thống công đoàn từ Trung ương (Tổng Liên đoàn) đến công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp và sự tâm huyết của cán bộ công đoàn các cấp với lao động nữ và hoạt động công đoàn chính là yếu tố quyết định để doanh nghiệp đồng ý thực hiện Chương trình và kết quả thành công ban đầu của Chương trình.

2. Hoạt động và Kết quả đạt được a. Phát hành tờ gấp truyền thông về

chính sách lao động nữ và thực hành NCBSM

Tổng liên đoàn và A&T đã biên soạn, sản xuất và phát hành tờ gấp truyền thông về chính sách lao động nữ và thực hành NCBSM với số lượng 11,000 tờ tới 11 đơn vị - Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, bao gồm các ngành như ngân hàng, dệt may, da giầy, thủy sản, điện tử, v.v

b. Tổ chức truyền thông về chính sách lao động nữ và thực hành NCBSM

Tổng liên đoàn và A&T đã tổ chức 25 buổi truyền thông về chính sách lao động nữ và thực hành NCBSM tại 25 doanh nghiệp ở 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thanh Hóa (xem Phụ lục 2 - Danh sách các công ty tham gia truyền thông).

Hai mươi lăm DN tham gia truyền thông đều sử dụng đông lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ (có ít nhất 100 lao động nữ). Hai mươi trong hai mươi lăm DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Các DN bao gồm nhiều loại hình – DN nhà nước, DN đầu tư nước ngoài, DN tư nhân, DN cổ phần. Đối tượng truyền thông là công nhân lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi.

Trong 25 cuộc truyền thông trên, Tổng Liên đoàn đã lựa chọn 2 nhóm đối tượng lao động nữ khác nhau mà mục tiêu của truyền thông hướng tới:

Nữ CNLĐ Công ty Daiwa, Hà Nội chăm chú theo dõi buổi truyền thông

Page 14: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

8

- Nhóm 1: Gồm khoảng 3,000 người trong tổng số lao động nữ trực tiếp tham gia các buổi truyền thông là lao động nữ ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước tập trung ở các khu công nghiệp. Nhóm đối tương nữ CNLĐ khu vực này có trình độ thấp, tiếp cận thông tin hạn chế, hiểu biết về pháp luật, chính sách lao động nữ còn yếu; không có thời gian và khả năng tài chính để có phương tiện hỗ trợ, hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ. Do nữ CNLĐ ở các khu công nghiệp thu nhập rất thấp so với mặt bằng xã hội, nên họ luôn có ý thức phải nuôi con bằng sữa mẹ, giảm chi phí trang trải cho cuộc sống. Đối tượng này rất cần được hướng dẫn, tư vấn nhiều để có thể duy trì nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu được hỗ trợ đầy đủ, họ có thể duy trì nuôi con bằng sữa mẹ tới khi con được 24 tháng tuổi.

- Nhóm 2: Có khoảng gần 1.000 lao động nữ tham gia chương trình là các nữ cán bộ làm việc ở doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Nhóm này có trình độ và thu nhập cao, được tiếp cận nhiều với các thông tin, hiểu biết về chính sách, pháp luật. Họ nhận biết được sự cần thiết phải nuôi con bằng sữa mẹ nhưng kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ chưa đầy đủ nên còn e ngại việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Chương trình truyền thông nhằm mục tiêu (1) cung cấp cho lao động nữ những kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ của bản thân họ trong quan hệ lao động, trong thực hiện chính sách thai sản; (2) thúc đẩy thực hiện những quy định của pháp luật lao động, đặc biệt là chính sách về thai sản và chăm lo nhiều hơn cho lao động nữ tại các doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ; (3) cung cấp thông tin và hướng dẫn cho lao động nữ về thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, giải đáp những vướng mắc của họ trong lĩnh vực này; (4) hướng dẫn lao động nữ tìm hiểu thêm thông tin và nhận thêm tư vấn từ các phòng tư vấn của tổ chức A&T tại các địa phương.

Buổi truyền thông ở Ngân hàng Chính sách-Xã hội với đối tượng tham gia là nữ cán bộ có trình độ và thu nhập khá cao, tuy nhiên, vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ về nuôi con bằng sữa mẹ.

200 nữ CNLĐ đang mang thai tham gia buổi truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ và chính sách lao động nữ ở Công ty Canon, KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội

Page 15: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

9

Các buổi truyền thông đã trực tiếp tiếp cận được 4,000 lao động nữ đang mang thai hoặc có con dưới 12 tháng tuổi. Ngoài ra, có khoảng 40,000 lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 25 doanh nghiệp này cũng sẽ gián tiếp hưởng lợi.

Theo đánh giá sau truyền thông, khoảng 90% lao động nữ đã nhận thức tốt về các chính sách cơ bản cho lao động nữ như: (1) không được sa thải lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi (96%); (2) được phép nghỉ khám thai 5 lần trong thời gian mang thai (89%); (3) mức lương trợ cấp trong thời gian nghỉ thai sản bằng 100% mức lương sáu tháng gần nhất trong sổ bảo hiểm xã hội (88%); (4) được miễn trừ thuế thu nhập cá nhân và đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ thai sản (91%); (5) được nghỉ 30 phút trong thời gian kinh nguyệt (88%); (6) được nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (89%). Đối với chính sách “được trợ cấp 1 lần tương đương 2 tháng lương tối thiểu cho mỗi lần sinh con”, 24% lao động nữ vẫn nhầm lẫn với trợ cấp hàng tháng trong thời kỳ nghỉ thai sản. Phần lớn lao động nữ (86%) đề cập thời gian nghỉ thai sản là 4 tháng trong điều kiện bình thường, chỉ có 8% lao động nữ đề cập đến chính sách nghỉ thai sản 6 tháng. Điều này có thể giải thích là do chính sách mới về kéo dài thời gian nghỉ thai sản mới được ban hành và chưa được phổ biến rộng rãi tới người lao động.

Hơn 90% lao động nữ sau truyền thông đã có hiểu biết rõ ràng hơn về thực hành NCBSM, ví dụ như: (1) cho bú sớm trong vòng 1 giờ đầu (98%); (2) hiểu biết cho bú hoàn toàn nghĩa là chỉ sữa mẹ, không có bất kỳ đồ ăn hoặc đồ uống nào khác (94%); (3) nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (97%); (4) cho bú cạn một bầu ngực trước khi chuyển sang bên kia vì sữa cuối chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu (89%); (5) tiếp tục cho bú đến ít nhất 24 tháng (94%) và (6) nhận biết rằng sữa mẹ có thể vắt và bảo quản trong tủ lạnh cho trẻ (89%). Chín mươi lăm phần trăm lao động nữ hoàn toàn không đồng ý rằng sữa bột tốt hơn sữa mẹ. Tuy nhiên, vẫn có 23% bà mẹ nghĩ rằng họ nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước vào mùa hè.

Phần lớn lao động nữ đều lần đầu tiên biết đến cách vắt và trữ sữa mẹ trong tủ lạnh sẽ không làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ và biết rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần uống thêm nước.

Tuy nhiên, nhiều nữ CNLĐ băn khoăn rằng nội dung truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ rất đúng nhưng áp dụng trên thực tế có phù hợp và thuận lợi cho nữ CNLĐ không. Ví dụ: Trong bài truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ, người truyền thông cho biết người mẹ

Page 16: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

10

mổ đẻ sau 1 giờ vẫn có thể cho con bú ngay. Nhưng trên thực tế ở hầu hết tại các bệnh viện ở Việt Nam điều đó là không thể thực hiện được do các nguyên nhân sau: Người mẹ mổ đẻ phải cách ly con 6 tiếng ở phòng hậu phẫu để bác sỹ chăm sóc riêng, người mẹ không thể gặp con sau 1 giờ sau sinh; người mẹ mổ đẻ vết mổ rất đau, nếu không có y tá trợ giúp thì không thể cho con bú trong vòng 12 giờ đầu sau mổ, mà ở Việt Nam không có chế độ y tá chăm sóc riêng cho từng bệnh nhân do chi phí quá cao.

Nhiều nữ CNLĐ băn khoăn về cách thức bảo quản sữa: Ở những doanh nghiệp có chương trình lắp đặt ca bin vắt và trữ sữa thì nữ CNLĐ có thể để sữa trong tủ lạnh, nhưng ở những nơi chưa có ca bin vắt, trữ sữa thì sữa mẹ bảo quản ở đâu? Nếu những nơi đã có ca bin vắt, trữ sữa, khi ở nơi làm việc, sữa mẹ được vắt và bảo quản trong tủ lạnh, nếu để ở nhiệt độ ngoài trời (khoảng 24-25 độ C) sữa để được 4 giờ nhưng khi mang sữa về đến nhà liệu còn đủ dinh dưỡng và làm sao biết là sữa không bị hỏng, vì đa số nữ CNLĐ nhà rất xa nơi làm việc, từ 10-20 km, nhiệt độ ngoài trời mùa hè ở khu công nghiệp như Thanh Hóa, Đà Nẵng luôn từ 37 đến 40 độ C)…

Trong vòng 2 giờ, buổi truyền thông khó có thể hướng dẫn cụ thể cho từng nữ CNLĐ về cách thức bảo quản sữa mẹ, khó có thể tiến hành thực hành cách vắt sữa và cho con bú, đặc biệt nữ CNLĐ trẻ mới sinh con lần đầu. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đông nữ CNLĐ, như Công ty Canon (Hà Nội) có 4.500 nữ CNLĐ trong độ tuổi sinh đẻ, riêng nữ lao động mang thai có khoảng 200-300 người, buổi truyền thông chỉ mời được 200 nữ CNLĐ mang thai nên còn rất nhiều nữ CNLĐ cần được tham gia buổi truyền thông và tiếp tục truyền thông kỹ hơn về bảo quản, trữ sữa và cách duy trì nguồn sữa mẹ tại nơi làm việc. Vì vậy, họ mong muốn Tổng Liên đoàn và A&T tổ chức nhiều buổi truyền thông hơn nữa hoặc đào tạo cán bộ đào tạo của doanh nghiệp hướng dẫn cụ thể các nội dung của bài truyền thông, đưa nội dung truyền thông vào chương trình đào tạo chính thức của doanh nghiệp.

c. Lắp đặt phòng vắt và trữ sữa cho lao động nữ tại 15 doanh nghiệp

Từ tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 2012, chương trình đã lắp đặt thí điểm 15 phòng vắt và trữ sữa tại 15 doanh nghiệp có sự dụng đông lao động nữ tại 4 tỉnh – Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và Đà Nẵng.

Đối tượng thí điểm lắp đặt phòng vắt và trữ sữa là các doanh nghiệp: (1) có lao động nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sẽ nuôi con bằng sữa mẹ trong 3-6 tháng tới, (2) sẵn lòng

Buổi truyền thông luôn thu hút sự theo dõi của nữ CNLĐ mặc dù sau giờ làm việc nhiều nữ CNLĐ mệt mỏi.

Page 17: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

11

cung cấp không gian vệ sinh để thiết lập phòng vắt sữa, (3) tạo điều kiện cho lao động nữ nuôi con nhỏ được nghỉ 2-3 lần ngắn (khoảng 10 - 20 phút mỗi lần) trong ngày để sử dụng phòng vắt sữa, (4) tạo điều kiện để duy trì phòng vắt sữa trong điều kiện tốt nhất, (5) đã tham gia truyền thông về chính sách thai sản và nuôi con bằng sữa mẹ của Chương trình.

Phòng vắt sữa tiêu chuẩn có;

- Không gian ít nhất 4 mét vuông, cao 2,5m; - Có trang bị 1 tủ lạnh, tranh truyền thông, tờ rơi, ghế ngồi… tạo không gian thư giãn để nữ

CNLĐ vừa nghỉ ngơi, vừa vắt sữa, trữ sữa cho con.

Tổng Liên đoàn phối hợp với các cấp công đoàn địa phương lựa chọn các doanh nghiệp có đông lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ theo đúng tiêu chí Chương trình đề ra. Bên cạnh đó, tại các doanh nghiệp được lựa chọn, người sử dụng lao động phải thể hiện thiện chí hợp tác trong quan tâm chăm lo đời sống cho CNLĐ để lắp đặt phòng vắt sữa.

Tổng Liên đoàn cùng công đoàn cấp địa phương, ngành đã trực tiếp khảo sát địa điểm lắp đặt phòng vắt sữa ở từng doanh nghiệp.

Tổng Liên đoàn xây dựng và cùng doanh nghiệp ký kết bản thỏa thuận lắp đặt cabin trữ sữa cho nữ CNLĐ. Bản thỏa thuận đảm bảo cam kết giữa Tổng Liên đoàn và doanh nghiệp trong việc duy trì hoạt động hiệu quả của phòng vắt sữa, trong đó, gồm các nội dung chính:

- Tổng Liên đoàn có trách nhiệm:

o (1) Hỗ trợ kỹ thuật trong việc xây dựng phòng vắt, trữ sữa; cùng với A&T hướng dẫn phương pháp vắt và trữ sữa đảm bảo kỹ thuật;

o (2) Cung cấp các thiết bị cho phòng vắt, trữ sữa gồm 1 tủ lạnh, vách ngăn, tranh cổ động, tờ rơi, đĩa DVD và sổ theo dõi;

o (3) Phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp và công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp để bảo quản và duy trì hoạt động của phòng vắt, trữ sữa, tập hợp phản hồi về chất lượng và hoạt động của phòng vắt sữa, tâm tư nguyện vòng của bà mẹ đang mang thai và nuôi con nhỏ để nghiên cứu giải quyết trong điều kiện có thể.

1

• TLĐ phối hợp với CĐ địa phương lựa chọn DN theo tiêu chí Chương trình đề ra

• Tại DN được chọn, NSDLĐ phải thể hiện quan tâm đến chương trình

2

• TLĐ cùng CĐ cấp địa phương trực tiếp khảo sát địa điểm lắp đặt tại từng DN

3

• TLĐ cùng DN ký kết thỏa thuận lắp đặt phòng vắt và trữ sữa, cam kết duy trì hoạt động hiệu quả của phòng vắt và trữ sữa

• Tiến hành lắp đặt

4

• TLĐ cùng LĐLĐ địa phương thực hiện giám sát hoạt động và cập nhật tình hình cho dự án

• Tổng Liên đoàn thường xuyên theo dõi bằng báo cáo để điều chỉnh kịp thời các vướng mắc trong quá trình sử dụng phòng vắt sữa từ địa phương, CĐ khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở

Page 18: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

12

- Về phía doanh nghiệp đồng ý:

o (1) Cung cấp một không gian vệ sinh riêng biệt để thiết lập phòng vắt sữa.

o (2) Duy trì bảo quản phòng vắt sữa trong điều kiện tốt nhất,

o (3) Cho phép lao đông nữ được nghỉ 2-3 lần nghỉ ngắn (khoảng 10-20 phút mỗi lần) để sử dụng phòng vắt sữa.

o (4) Doanh nghiệp cùng công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp quản lý, theo dõi hoạt động của phòng vắt sữa.

Trong quá trình triển khai Tổng liên đoàn và công đoàn địa phương cũng gặp một số khó khăn và thách thức, cụ thể:

- Khối lượng công việc để lắp đặt phòng vắt, trữ sữa rất lớn

- Thuyết phục chủ doanh nghiệp đồng ý tạo điều kiện có không gian lắp đặt phòng vắt sữa là rất khó khăn vì các xưởng sản xuất đã kín chỗ hoặc không tìm được địa điểm phù hợp gần nơi sản xuất để lao động nữ có thể dùng phòng vắt sữa trong 15 phút.

- Việc cử người vào doanh nghiệp ở trong khu công nghiệp (đặc biệt doanh nghiệp FDI tại Hà Nội) gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp khép kín trong các khu công nghiệp không cho phép người lạ vào doanh nghiệp.

- Nhiều chủ doanh nghiệp còn băn khoăn, nghi ngại về hiệu quả mang tính bền vững của Chương trình.

- Đa số lao động nữ chưa có thói quen, ngay cả trong tư duy về việc vắt và trữ sữa cho con bú khi mẹ đi làm việc.

Ngay sau khi lắp đặt phòng vắt, trữ sữa, Tổng Liên đoàn phối hợp với A&T hướng dẫn nữ CNLĐ cách vắt, trữ sữa ngay ở phòng vắt, trữ sữa, để nữ CNLĐ có thể sử dụng phòng được ngay. Như vậy, mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng trong 3 tháng, Tổng Liên đoàn đã trực tiếp cùng công đoàn các cấp đến tận doanh nghiệp lắp đặt phòng trữ sữa cho nữ CNLĐ, hoàn thành lắp đặt và đưa vào sử dụng 15 phòng trữ, vắt sữa ở 15 doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố khác nhau.

Đại diện Tổng Liên đoàn và Giám đôc DN ký thỏa thuận hợp tác lắp đặt và duy trì hoạt động của phòng vắt, trữ sữa tại Công ty Syztec VN, Hải Phòng

Page 19: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

13

d. Hoạt động giám sát đánh giá

Khoảng 2-3 tháng sau khi phòng vắt và trữ sữa được lắp đặt và đi vào hoạt động, cán bộ A&T và cán bộ của Tổng liên đoàn thực hiện đánh giá hoạt động tại mỗi doanh nghiệp có lắp đặt phòng vắt và trữ sữa, thảo luận các vấn đề và tìm giải pháp. Qua đánh giá cho thấy:

Hải Phòng:

- Đánh giá: Phòng vắt và trữ sữa được lắp đặt 3 doanh nghiệp – Công ty giày Aurora, Công ty Syntec và Công ty Pioneer. Tại cả 3 doanh nghiệp, phòng vắt sữa hoạt động có hiệu quả cao. Công ty Giầy Aurora mỗi ngày có khoảng 10 - 20 nữ công nhân sử dụng phòng vắt sữa; Công ty Synztec và Tohohu Pioneer có từ 5 đến 7 nữ công nhân sử dụng hàng ngày. Ở 3 công ty, nhu cầu sử dụng phòng vắt sữa của lao động nữ khá lớn, nhất là ở Công ty Giầy Aurora, phòng vắt sữa đôi khi bị quá tải. Các doanh nghiệp ở Hải Phòng xem xét lắp đặt thêm phòng vắt sữa và tủ lạnh to hơn đủ trữ sữa cho lao động nữ.

- Yếu tố thành công: o Cán bộ công đoàn có kinh nghiệm trong việc triển khai Chương trình, gây được

lòng tin và uy tín với doanh nghiệp; o Về phía doanh nghiệp, người điều hành doanh nghiệp quan tâm và có trách nhiệm

với lao động nữ, luôn mong muốn xây dựng môi trường làm việc thân thiện và cách thức điều hành chuyên nghiệp, có trách nhiệm xã hội;

o Về phía lao động nữ có ý thức trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. - Thách thức: Cán bộ công đoàn cơ sở và cán bộ y tế của doanh nghiệp cần được đào tạo để

họ có thể tiếp tục truyền thông và hướng dẫn lao động nữ sử dụng phòng vắt và trữ sữa.

Thanh Hóa:

- Đánh giá - Phòng vắt và trữ sữa được lắp đặt tại 3 doanh nghiệp – Công ty Delta Sport, Công ty May Thanh Hóa và Công ty giày Rollsport. Công ty Delta rất quan tâm và ủng hộ

“Từ khi triển khai chương trình, tôi có thể vắt dòng sữa quý báu, trữ lạnh và cuối giờ mang về nhà cho con uống hôm sau. Kinh tế gia đình cũng được cải thiện do không phải chi một phần lớn quỹ lương vào việc mua sữa ngoài.”– Chị Trần Thị Hoa, công nhân công ty Denso Việt nam.

Page 20: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

14

chương trình nên cung cấp ca trữ sữa (có nắp đậy) cho công nhân. Phòng vắt sữa được đặt ở một phòng riêng, cạnh cơ sở y tế, có điều hòa, gần phòng ăn nên thuận tiện cho lao động nữ sử dụng khi nghỉ trưa. Ở Công ty May Thanh Hóa, cabin được đặt trong phân xưởng, thuận tiện cho công nhân sử dụng. Tuy nhiên, điều kiện lao động nữ tại đây khó khăn, không mua được thiết bị vắt sữa, phải vắt bằng tay nên gặp nhiều khó khăn, đau do đó nhiều công nhân từ bỏ việc vắt trữ sữa. Riêng công ty Rollsport hoạt động kém hiệu quả. Hầu như không có lao động nữ nào sử dụng phòng vắt sữa mặc dù đây là một công ty lớn, có rất đông lao động nữ. Cán bộ công đoàn tại công ty Rollsport là nam nên có thể sự quan tâm đến vấn đề NCBSM chưa được sát sao. Bản thân cán bộ công đoàn tại Rollsport cũng chưa được thuyết phục hoàn toàn về phương pháp NCBSM, vắt và trữ sữa.

- Yếu tố thành công o Cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh, công đoàn cấp trên cơ sở có kinh nghiệm triển

khai các hoạt động công đoàn và có tâm huyết với người lao động - Thách thức

o Các doanh nghiệp ở Thanh Hóa khó khăn về kinh tế, thể hiện: Hầu hết các doanh nghiệp có điều kiện làm việc chưa tốt, các phân xưởng nóng bức, nên không gian các phòng vắt sữa chưa tạo cảm giác thư thái cho lao động nữ khi vắt sữa

o Trình độ lao động nữ thấp hơn so với mặt bằng chung, mặc dù đã được truyền thông nhưng kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của lao động nữ còn rất yếu (nhiều lao động nữ Công ty Rollsport, Công ty cổ phần may Thanh Hóa chưa biết cách trữ sữa, vắt sữa đúng cách và còn nghi ngờ về nội dung truyền thông).

Hà Nội:

- Đánh giá – Tại Hà Nội, chương trình được thí điểm ở 3 doanh nghiệp: Công ty Denso, Công ty Panasonic, Công ty Canon (Riêng công ty Canon đang chờ công ty sắp xếp lại doanh nghiệp để bố trí cố định phòng vắt sữa). Hoạt động phòng vắt sữa ở Công ty Denso, Công ty Panasonic đạt hiệu quả cao. Hàng ngày có từ 20-30 lao động nữ sử dụng phòng vắt sữa, tại doanh nghiệp Panasonics có đến 70-80 người sử dụng phòng vắt sữa mỗi ngày.

- Yếu tố thành công o Cán bộ công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp có trình độ cao, tác phong làm việc chuyên

nghiệp nên khi nhận thực hiện Chương trình thì sẽ tìm các biện pháp để Chương trình đạt hiệu quả cao nhất. Ở công ty Panasonic, Chủ tịch công đoàn cùng Ban Chấp hành công đoàn giao cho cán bộ công đoàn từng tổ công đoàn quản lý phòng vắt sữa, phòng vắt sữa có chìa khóa để đảm bảo an toàn.

o Về phía lao động nữ: Cả 3 doanh nghiệp trên có số lượng lao động nữ đang mang thai và nuôi con nhỏ rất lớn; lao động nữ có ý thức về nuôi con bằng sữa mẹ.

Page 21: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

15

o Về phía doanh nghiệp: Cũng như các doanh nghiệp ở Hải Phòng, 3 doanh nghiệp trên đều có cơ sở vật chất và điều kiện về kinh tế; cách thức quản lý chuyên nghiệp; quan tâm, ủng hộ công đoàn và lao động nữ. Doanh nghiệp tạo điều kiện về thời gian cho lao động nữ sử dụng phòng vắt sữa.

- Thách thức: o Quá trình triển khai lắp đặt và vận hành cabin cũng có khó khăn do doanh nghiệp

khép kín và không muốn cán bộ dự án, Tổng Liên đoàn, cơ quan báo chí tiếp cận doanh nghiệp.

Ngành Ngân hàng:

- Đánh giá - Thí điểm ở 2 đơn vị: Nhà máy in tiền Quốc gia, Ngân hàng Nhà nước. Kết quả kiểm tra cho thấy 2 phòng vắt sữa ở Nhà máy in tiền Quốc gia và Ngân hàng nhà nước gần như không hoạt động. Ở Nhà máy in tiền Quốc gia sau 2 tháng lắp đặt chỉ có khoảng 4-5 lao động nữ sử dụng. Nguyên nhân do hầu hết lao động nữ làm việc gần nhà, ở các phòng làm việc có tủ lạnh, nên khá thuận lợi trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, nhu cầu sử dụng phòng vắt sữa không cao như lao động nữ trong các khu công nghiệp. Ở Ngân hàng Nhà nước, chưa có nữ cán bộ sử dụng phòng vắt sữa. Nguyên nhân do số lượng nữ cán bộ nuôi con nhỏ không nhiều như ở các khu công nghiệp; nhu cầu sử dụng phòng vắt sữa không nhiều, vì đa số họ có thu nhập cao nên có điều kiện mua các thiết bị trữ sữa lạnh, có thời gian về nhà cho con bú.

- Thách thức o Cán bộ công đoàn cơ sở chưa nhận thức được mục đích và ý nghĩa thực sự của

Chương trình nên trong việc lựa chọn doanh nghiệp trong ngành ngân hàng để thí điểm chương trình chưa phù hợp.

o Cán bộ công đoàn cũng chưa tích cực vận động nữ cán bộ sử dụng phòng vắt sữa; vị trí lắp đặt phòng vắt sữa chưa thuận lợi.

Đà Nẵng

- Đánh giá - Thí điểm lắp đặt phòng vắt sữa ở 4 doanh nghiệp: Công ty Hữu Nghị, Công ty Danifoods, Công ty Associated, Công ty Keyhinge Toys Matrix. Sau gần 2 tháng hoạt động 3 cabin đặt ở các DN Đà Nẵng không hoạt động (Công ty TNHH chế biến thực phẩm Danifoods, Công ty TNHH Keyhinge Toys Matrix VN, Công ty cổ phần SX-TM Hữu Nghị Đà Nẵng), 1 cabin có 2 nữ công nhân sử dụng (Công ty Associated VN).

- Thách thức:

o Nguyên nhân do nhận thức của lao động nữ về nuôi con bằng sữa mẹ ở Đà Nẵng nói chung và khu vực miền Trung nói riêng còn rất yếu, họ chưa tin tưởng nội

Page 22: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

16

dung truyền thông nên còn e ngại việc trữ sữa trong tủ lạnh không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ, họ cho rằng từ trước tới nay vẫn nuôi con như vậy mà không sao cả, họ ngại thay đổi và áp dụng phương pháp nuôi con mới.

o Doanh nghiệp chưa nhận thức được lợi ích mà Chương trình mang lại cho lao động nữ, nên chưa ủng hộ thực hiện Chương trình; chưa tạo điều kiện về thời gian (Công ty TNHH Keyhinge Toys Matrix VN thực hiện trả lương và thưởng theo sản phẩm, mức thưởng tính tỷ lệ % từ cao xuống thấp nên nữ CNLĐ bị áp lực phải tiết kiệm tối đa thời gian để vượt định mức, có tiền thưởng cao); chưa tạo điều kiện về không gian cho lao động nữ vắt sữa (vị trí lắp đặt cabin ở Công ty Danifoods, Công ty TNHH Keyhinge Toys Matrix VN chưa thuận lợi cho nữ CNLĐ vắt sữa).

o LĐLĐ thành phố, CĐ khu công nghiệp và CĐ cơ sở được lựa chọn chỉ đạo thực hiện Chương trình chưa sát, phối hợp chưa hiệu quả và chưa thực sự quan tâm thực hiện Chương trình; chọn điểm để triển khai chương trình chưa sát thực tế.

e. Hội thảo tổng kết

Hội thảo tổng kết chương trình Hỗ trợ NCBSM tại doanh nghiệp được tổ chức vào ngày 2 tháng

11 năm 2012 tại Tổng liên đoàn. Hội thảo nhận được sự tham dự đông đủ từ đại diện của Bộ Y tế

(Bà Nguyễn Mai Hương, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và trẻ em), Bộ Lao động thương binh xã hội (Ông

Phạm Minh Huân, Thứ trưởng), Tổng liên đoàn (Ông Hoàng Ngọc Thanh, Phó chủ tịch và Bà

Trịnh Thanh Hằng, Trưởng ban nữ công), Viện nghiên cứu lập pháp (Ông Trương Quốc Hưng,

Phó giám đốc), đại diện từ Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bảo hiểm Việt Nam, UNICEF,

đại diện liên đoàn lao động của 4 tỉnh đã thí điểm chương trình, đại diện của các doanh nghiệp,

người lao động đã tham gia chương trình và các cơ quan thông tấn báo chí (Đài truyền hình Việt

Nam VTV1, Truyền hình thông tấn xã và các báo điện tử).

Trong hội thảo, kết quả và bài học kinh nghiệm của mỗi địa phương đã được chia sẻ và thảo luận.

Chương trình thí điểm được xem như mô hình thành công mặc dù mới chỉ giới hạn ở 15 doanh

nghiệp trong tổng số 400,000 doanh nghiệp trên toàn quốc. Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng

Bộ LĐTBXH, đánh giá cao chương trình. Ông nói:”Đây là một mô hình tốt cần phải nhân rộng.

Chúng ta cần xây dựng đề án đề ra vai trò cụ thể cho các bên, các cấp nhằm nâng cao trách nhiệm

của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ NCBSM”. Bà Nguyễn Thanh Trà, Phó ban của Ủy ban các vấn

đề xã hội của Quốc hội góp ý rằng đề án cần đưa ra những bằng chứng thuyết phục về tác động

tích cực của các phòng vắt và trữ sữa đối với người lao động cũng như người sử dụng lao đông.

Page 23: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

17

Tin tức về hội thảo được đưa trên một số báo mạng. Truyền hình Việt Nam VTV1 và Truyền hình

thông tấn xã đã phỏng vấn bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc chương trình A&T Việt Nam và bà

Phạm Thị Thanh Hồng, Phó trưởng ban Nữ công, Tổng liên đoàn.

3. Các vấn đề tồn tại và bài học kinh nghiệm Chương trình truyền thông

• Thời giờ làm việc ở doanh nghiệp khu vực ngoài

nhà nước luôn căng thẳng, lao động nữ phải đứng

ở các dây chuyền từ 8-10 giờ, thậm chí phải tăng

ca, làm ca đêm. Sau giờ làm việc lao động nữ

không còn đủ sức khỏe và thời gian để tham gia

các buổi truyền thông ngoài giờ.

• Nội dung các buổi truyền thông phải xây dựng

thay đổi theo từng đối tượng doanh nghiệp khác

nhau: Lao động có trình độ cao, thu nhập cao và

lao động có trình độ thấp, thu nhập thấp; bên

cạnh đó, còn phù thuộc vào các vùng miền khác

nhau, chính vì vậy nội dung của các buổi truyền thông cần được đầu tư nhiều hơn nữa.

• Cần tiếp tục duy trì truyền thông về kiến thức dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ sau

khi lắp đặt cabin để chương trình đạt hiệu quả cao. Cần giúp đỡ đào tạo 1 giáo viên nội bộ

của Công ty để định kỳ háng tháng hoặc hàng quý công ty sẽ tổ chức truyền thông cho

công nhân, đưa nội dung truyền thông nuôi con bằng sữa mẹ vào chương trình đạo tạo

chính khoá tại doanh nghiệp, nhất là khi doanh nghiệp có tuyển dụng lớp công nhân nữ

mới.

Xây dựng và quản lý phòng vắt và trữ sữa

• Cần có các hình thức khuyến khích lao động nữ sử dụng phòng vắt sữa, như hỗ trợ kinh

phí mua dụng cụ vắt sữa và bình trữ sữa cho nữ lao động sử dụng phòng vắt sữa hoặc hỗ

trợ mỗi doanh nghiệp 1 máy vắt sữa để làm mẫu cho nữ công nhân.

• Tủ lạnh dùng trong phòng trữ sữa bị dùng để trữ thức ăn và hoa quả. Cần có biển ghi rõ

ràng mục đích sử dụng để tránh bị dùng sai mục đích.

Phòng vắt sữa tại công ty Tohoku Pioneer VN, Hải Phòng

Page 24: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

18

• Các doanh nghiệp phản hồi cần thay vách ngăn cabin từ kính sang vật liệu an toàn và thẩm

mỹ cao

Quản lý chương trình

• Việc theo dõi lao động nữ sử dụng phòng vắt sữa thông qua sổ theo dõi chưa hợp lý. Nhiều

lao động nữ cho rằng họ phải tranh thủ từng phút để vắt sữa cho con nên thường không

kịp thời gian để ghi tên và ký vào sổ. Ngoài ra, không phải doanh nghiệp nào cũng có

người quản lý sổ theo dõi.

• Cần có hình thức động viên khuyến khích người sử dụng lao động hợp tác hiệu quả

chương trình nuôi con bằng sữa mẹ nói riêng, pháp luật lao động nữ nói chung từ phia đại

diện giới Chủ, quản lý Nhà nước (với 3-5 năm đạt doanh nghiệp thân thiện với trẻ nhỏ thì

được nhận bằng khen hoặc một hình thức nào đó…)

• Cán bộ công đoàn chưa phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế của doanh nghiệp để theo

dõi, vận hành, và điều chỉnh phương thức quản lý sử dụng phòng vắt trữ sữa tại doanh

nghiệp.

• Tổ chức rút kinh nghiệm và tập trung tiếp tục ưu tiên cho các đơn vị được thí điểm lắp đặt

cabin mà chưa có hiệu quả ví dụ: doanh nghiệp tại TP Hà Nội, Đà Nẵng, 01 DN tại tỉnh

Thanh Hoá…hoặc nơi nào không phù hợp sẽ tổ chức làm việc, rút chương trình, chuyển

sang cho đơn vị khác.

Page 25: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

19

PHẦN THỨ BA - KIẾN NGHỊ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Đánh giá chung

Chương trình phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và A&T năm 2012 có ý nghĩa to lớn với nữ CNLĐ

nói riêng và toàn xã hội nói chung trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, nguồn nhân lực tương lai

của đất nước.

Chương trình đã cung cấp

kiến thức cần thiết cho lao

động nữ về (1) quyền và lợi

ích hợp pháp của họ tại doanh

nghiệp, cũng như quyền và lợi

ích khi nghỉ thai sản; (2) kiến

thức cần thiết về sức khỏe

sinh sản, thực hành nuôi con

bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ

sung hợp lý; (3) hỗ trợ các lao

động nữ tại doanh nghiệp để

họ có thể tiếp tục cho con bú

sau khi đi làm trở lại; (4) nhiều nữ CNLĐ đã biết đến phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” ở các tỉnh để

được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em. Thông qua thực hiện, Chương

trình đã vận động các doanh nghiệp, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, đoàn thể xây dựng

mô hình doanh nghiệp thân thiện với trẻ nhỏ.

2. Yếu tố dẫn đến thành công Những yếu tố sau đóng vai trò quan trọng dẫn đến thành công của chương trình:

• Sự quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện của doanh nghiệp đối với công đoàn và lao động nữ

• Sự chỉ đạo hiệu quả và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp công đoàn từ trung ương (Tổng liên

đoàn) đến công đoàn địa phương, công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp.

• Kinh nghiệm, trình độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp và sự nhiệt tình tận tâm của cán

bộ công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp đối với các vấn đề của lao động nữ và hoạt động công

đoàn

Các hoạt động trong 8 tháng thí điểm chương trình Hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

Các bước

Hoạt động Tỉnh Số công ty tham gia

Số nữ CNLĐ được tiếp cận

Trực tiếp Gián tiếp

1 Phát hành tờ gấp về chính sách lao động nữ và thực hành NCBSM

11 37 11,000 n.a

2 Tổ chức truyền thông về chính sách lao động và thực hành NCBSM

4 25 4,000 40,500

3 Lắp đặt phòng vắt và trữ sữa

4 15 18,000* 20,500 **

4 Giám sát 4 15

*ước tính số lượt sử dụng trong 5 tháng hoạt động (tháng 5 – 10/2012) ** Số lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại 15 công ty có thể hưởng lợi từ phòng vắt và trữ sữa

Page 26: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

20

• Khả năng của cán bộ công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp trong việc thuyết phục doanh

nghiệp ủng hộ và tham gia chương trình.

• Hiểu biết và nhận thức của lao động nữ về NCBSM và tầm quan trọng của NCBSM đối với

sức khỏe của trẻ.

• Sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng liên đoàn và A&T trong quá trình thực hiện

3. Thách thức Tại một số doanh nghiệp, chương trình chưa đạt được hiệu quả như ý do một số khó khăn thách

thức như sau:

• Cán bộ công đoàn tại một số cơ sở chưa nhận thức được mục đích và ý nghĩa thực sự của

Chương trình nên việc lựa chọn doanh nghiệp để thí điểm chương trình chưa phù hợp

(ngành ngân hàng)

• Cán bộ công đoàn chưa tích cực vận động nữ cán bộ sử dụng phòng vắt sữa. LĐLĐ thành

phố, CĐ khu công nghiệp và CĐ cơ sở được lựa chọn chỉ đạo thực hiện Chương trình chưa

sát, phối hợp chưa hiệu quả và chưa thực sự quan tâm thực hiện Chương trình (Đà Nẵng)

• Nhận thức của lao động nữ về nuôi con bằng sữa mẹ còn rất yếu do trình độ văn hóa thấp

và tập quán từng vùng. Họ chưa tin tưởng nội dung truyền thông nên còn e ngại việc trữ

sữa trong tủ lạnh không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ. Họ cho rằng từ trước tới nay vẫn

nuôi con như vậy mà không sao cả, họ ngại thay đổi và áp dụng phương pháp nuôi con

mới.

• Doanh nghiệp chưa nhận thức được lợi ích mà Chương trình mang lại cho lao động nữ,

nên chưa ủng hộ thực hiện Chương trình; chưa tạo điều kiện về thời gian (Công ty TNHH

Keyhinge Toys Matrix VN thực hiện trả lương và thưởng theo sản phẩm, mức thưởng tính

tỷ lệ % từ cao xuống thấp nên nữ CNLĐ bị áp lực phải tiết kiệm tối đa thời gian để vượt

định mức, có tiền thưởng cao); chưa tạo điều kiện về không gian cho lao động nữ vắt sữa

(vị trí lắp đặt cabin ở Công ty Danifoods, Công ty TNHH Keyhinge Toys Matrix VN chưa

thuận lợi cho nữ CNLĐ vắt sữa).

4. Các khuyến nghị Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc năm 2012 là một chương trình thí điểm do đó không

tránh khỏi gặp phải những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện. Các bài học kinh

nghiệm và khuyến nghị đã được rút ra như sau:

Page 27: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

21

Tổ chức truyền thông về chính sách lao động nữ và thực hành NCBSM:

• Bài giảng về nuôi con bằng sữa mẹ cần cô đọng hơn, nội dung phù hợp với từng đối tượng

lao động nữ khác nhau có trình độ học vấn khác nhau.

• Cần tiếp tục duy trì truyền thông về kiến thức dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ sau khi

lắp đặt phòng vắt và trữ sữa để chương trình đạt hiệu quả cao. Cần phải truyền thông

nhiều lần với các hình thức hỗ trợ khác nhau để thay đổi nhận thức về nuôi con bằng sữa

mẹ

• Cần tổ chức lớp đào tạo ngắn ngày về truyền thông nuôi con bằng sữa mẹ cho cán bộ đào

tạo, cán bộ y tế ở doanh nghiệp đã lắp đặt phòng vắt, trữ sữa và một số doanh nghiệp khác

để đảm bảo duy trì bền vững hoạt động của phòng vắt và trữ sữa.

Lắp đặt và quản lý phòng vắt và trữ sữa tại doanh nghiệp

• Cần lựa chọn doanh nghiệp thực sự quan tâm đến lao động nữ và thể hiện sự quan tâm,

cam kết với chương trình.

• Cần phải lựa chọn doanh nghiệp mà lao động nữ thực sự có nhu cầu được hỗ trợ NCBSM

tại nơi làm việc.

• Cần bố trí phòng vắt, trữ sữa ở vị trí hợp lý. Nếu sắp xếp phòng ở vị trí chưa hợp lý, không

thuận lợi sẽ cản trở CNLĐ nữ đến vắt sữa, như phòng quá xa nơi làm việc, phòng ở vị trí

nhiều người qua lại.

• Tủ lạnh phải có dòng chữ dán ở ngoài: Tủ lạnh dùng đễ trữ sữa mẹ do Tổng Liên đoàn và

A&T tài trợ, có logo của TLĐ và A&T (tránh việc dùng tủ lạnh vào mục đích khác) và phải

có biển ghi “Phòng vắt và trữ sữa” dán ngoài phòng vắt và trữ sữa.

• Nếu có thể, nên trang bị hoặc hỗ trợ dụng cụ vắt sữa cho lao động nữ.

• Các áp phích tuyên truyền nên được làm khung để duy trì được lâu và thuận tiện khi cần di

chuyển

• Khâu chuẩn bị tổ chức lắp đặt phòng vắt, trữ sữa, in ấn tài liệu… phải chuyên nghiệp hơn,

cần chuẩn bị sẵn các dụng cụ cần thiết, tổ chức nhanh gọn.

• Cần chuyển vách ngăn cabin không dùng kính, vì dễ vỡ, dễ gây tai nạn lao động; đề nghị

qui định linh hoạt trong việc bố trí tủ lạnh hay tủ bảo ôn ở mỗi doanh nghiệp.

Quản lý dự án

Page 28: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

22

• Khi chọn địa phương để lắp đặt phòng vắt và trữ sữa, cần phải tìm hiểu kỹ phong tục, tập

quán, lối sống của người dân ở địa phương, đặc điểm tình hình doanh nghiệp, kế cả khu

nhà trọ lao động nữ đang sống…

• Cần phổ biến rõ về mục tiêu của chương trình cho cán bộ Công đoàn địa phương và cơ sở

để các cán bộ hiểu rõ, do đó công tác chọn đối tượng doanh nghiệp và công tác triển khai

đạt được hiệu quả tốt.

• Việc giám sát kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ để kịp thời phát hiện

những điểm bất hợp lý để điều chỉnh.

• Cần có sự lãnh đạo của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, sự cộng tác của các

cấp công đoàn, các cấp ủy Đảng, các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, xã hội tạo thêm sức

mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình. Sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả giữa Tổng liên

đoàn và A&T, cụ thể là giữa Ban Nữ công tổng liên đoàn và A&T trong quá trình triển khai

thực hiện là rất cần thiết.

Page 29: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

23

PHỤ LỤC

Page 30: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

24

Phụ lục 1 – Tổ chức công đoàn

Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

CĐ ngành Trung ương, CĐ Tổng Công ty trực thuộc TLĐ

CĐ trong Tổng công

ty, Tập đoàn kinh tế

Công đoàn cơ sở

CĐ cơ quan Bộ, ngành

Trung ương

Công đoàn cơ sở

Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố

CĐ Tổng công ty

thuộc tỉnh, thành phố

Công đoàn cơ sở

CĐ các khu công nghiệp, khu chế xuất

Công đoàn cơ sở

CĐ ngành địa phương

Công đoàn cơ sở

CĐ Giáo dục cấp huyện thuộc tỉnh

Công đoàn cơ sở

Liên đoàn lao động cấp

huyện

Công đoàn cơ sở

Page 31: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

25

Phụ lục 2 – Danh sách các công ty tham gia truyền thông

STT Tỉnh Tên công ty Địa chỉ Loại hình công ty/ Ngành nghề sản xuất

Tổng số LĐ

LĐ nữ LĐ nữ trong độ tuổi sinh nở

1 Thanh Hóa

Công ty cổ phần Dụng cụ thể thao Delta

Thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Công ty TNHH chuyên sản xuất dụng cụ thể thao

1200 1000 900 (75%)

2 Thanh Hóa

Công ty TNHH Giầy Rollsport

Khu công nghiệp Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Công ty cổ phần may Giầy

4.000 3.600 3.200 (80%)

3 Thanh Hóa

Công ty cổ phần May Thanh Hóa

119 Tống Duy Tân, thành phố Thanh Hóa.

Công ty cổ phần chuyên may hàng xuất khẩu.

375 335 186 (49% )

4 Thanh Hóa

Công ty TNHH Giầy SuJade

Lô B Khu công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh hóa.

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất giầy thể thao xuất khẩu.

7.600 7372 5897 (77,5%)

5 Thanh Hóa

Công ty TNHH Yotsuba.dress

Lô B Khu công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa.

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất hàng may mặc.

650 635 630 (96,9%)

6 Hải Phòng

Công ty TNHH Giầy Aurora VN

Thôn 8 xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất giầy vải và giầy thể thao

6.700 6010 4.020 (60%)

7 Hải Phòng

Công ty TNHH TM-DV Trường Sơn:

Xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng

Công ty tư nhân sản xuát giầy thể thao.

560 504 336 (60%)

8 Hải Phòng

Công ty TNHH Tohoku Pioneer

Lô G Khu công nghiệp Momura, Hải Phoàng

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất linh kiện điện thoại, âm thanh ô tô.

3.188 3086 3086 (96,8%)

9 Hải Phòng

Công ty TNHH Synztec VN

Lô J Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất linh kiện thiết bị văn phòng.

941 821 821 (87,2%)

10 Hải Phòng

Công ty TNHH Lihit Lap:

Lô J Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng.

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất văn phòng phẩm

3798 3220 2570 (67,6%)

11 Đà Nẵng

Công ty Mabuchi Motor Lô A2 đường số 2, Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng.

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất điện tử.

1700 1200 850 (50%)

Page 32: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

26

STT Tỉnh Tên công ty Địa chỉ Loại hình công ty/ Ngành nghề sản xuất

Tổng số LĐ

LĐ nữ LĐ nữ trong độ tuổi sinh nở

12 Đà Nẵng

Công ty TNHH Daiwa VN

Lô M đường số 5, Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất đồ nhựa.

2400 1800 1100 (45,8%)

13 Đà Nẵng

Công ty TNHH Danifoods

62 Yết Kiêu, Sơn Trà, Đà Nẵng.

Công ty 100% vốn nước ngoài chế biến thủy sản

1100 518 300 (27,2%)

14 Đà Nẵng

Công ty TNHH Saigon Knit wear

Khu công nghiệp An Đồn, Sơn Trà, Đà Nẵng

Công ty may mặc 1800 1300 800 (44,4%)

15 Đà Nẵng

Công ty TNHH Associated Việt Nam

Khu công nghiệp Hòa Cầm, Đà Nẵng

Công ty 100% vốn nươcn ngoài chuyên gia công

3000 2000 1400 (46,6%)

16 Hà Nội Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất điện tử

3000 2300 2000 (66,6%)

17 Hà Nội Công ty TNHH Tokyo Micro VN

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất điện tử

1.500 1.000 800 (53,3%)

18 Hà Nội Công ty TNHH Denso Việt Nam

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất điện tử

900 630 500 (55,5%)

19 Hà Nội Công ty TNHH Daiwa VN

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất đồ nhựa

3000 900 800 (26,6%)

20 Hà Nội Công ty TNHH Canon VN

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội.

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất điện tử

6000 4500 3650 (60,8%)

21 Ngân hàng

Ngân hàng nhà nước Trung ương:

49 Lý Thái Tổ, Hà Nội Cơ quan nhà nước. 200 100 80 (40%)

22 Ngân hàng

Hội sở chính Ngân hàng Chính sách-XH

Linh Đàm, Hà Nội. Doanh nghiệp nhà nước 180 100 90 (50%)

23 Ngân hàng

Nhà máy in tiền Quốc gia

30 Phạm Văn Đồng, Hà Nội

Doanh nghiệp nhà nước 210 140 90 (42,8%)

24 Ngân hàng

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

72 Lạc Trung, Hà Nội. Doanh nghiệp nhà nước 200 140 120 (60%)

25 Ngân hàng

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

33 Ngô Quyền, Hà Nội. Doanh nghiệp nhà nước 200 150 100 (50%)

Page 33: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

27

Phụ lục 3 - Danh sách các công ty lắp đặt phòng vắt và trữ sữa

STT Tỉnh Tên doanh nghiệp Địa chỉ Loại hình công ty/ Ngành nghề

Tổng số LĐ

LĐ nữ LĐ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

Thời gian lắp cabin

1 Thanh Hóa

Công ty cổ phần Dụng cụ thể thao Delta

Thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Công ty TNHH chuyên sản xuất dụng cụ thể thao

1200 1000 900 (75%) 6/2012

2 Thanh Hóa

Công ty TNHH Giầy Rollsport

Khu công nghiệp Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Công ty cổ phần may Giầy

4.000 3.600 3.200 (80%) 6/2012

3 Thanh Hóa

Công ty cổ phần May Thanh Hóa

119 Tống Duy Tân, thành phố Thanh Hóa.

Công ty cổ phần chuyên may hàng xuất khẩu.

375 335 186 (49% ) 6/2012

4 Hải Phòng

Công ty TNHH Giầy Aurora VN

Thôn 8 xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất giầy vải và giầy thể thao

6.700 6010 4.020 (60%) 6/2012

5 Hải Phòng

Công ty TNHH Tohoku Pioneer

Lô G Khu công nghiệp Momura, Hải Phoàng

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất linh kiện điện thoại, âm thanh ô tô.

3.188 3086 3086 (96,8%)

6/2012

6 Hải Phòng

Công ty TNHH Synztec VN:

Lô J Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất linh kiện thiết bị văn phòng.

941 821 821 (87,2%)

6/2012

7 Đà Nẵng Công ty TNHH Danifoods

62 Yết Kiêu, Sơn Trà, Đà Nẵng

Công ty 100% vốn nước ngoài chế biến thủy sản

1.100 518 300 (27,2%) 7/2012.

Page 34: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

28

8 Đà Nẵng Công ty TNHH Associated Việt Nam

Khu công nghiệp Hòa Cầm, Đà Nẵng

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất đồ chơi trẻ em

3000 2000 1400 (46,6%)

7/2012.

9 Đà Nẵng Công ty TNHH Keyhinge Toys Matrix VN

Khu công nghiệp Hòa Khánh

Công ty 100% vốn nước ngoài chuyên gia công

3.000 2.800 2.800 (93%) 7/2012.

10 Đà Nẵng Công ty cổ phần SX-TM Hữu nghị Đà Nẵng

Đường số 3 Khu công nghiệp An Đồn, Sơn Trà, Đà Nẵng.

Công ty cổ phần sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu giầy dép

1.084 916 477 (44%) 7/2012.

11 Hà Nội Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất hàng điện tử

3000 2300 2000 (66,6%)

5/2012

12 Hà Nội Công ty TNHH Canon VN

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội.

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất hàng điện tử

6000 4500 3650 (60,8%)

8/2012

13 Hà Nội Công ty TNHH Denso Việt Nam

Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội

Công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất điện tử

900 630 500 (55,5%) 7/2012

14 Ngân hàng

Ngân hàng nhà nước Trung ương:

49 Lý Thái Tổ, Hà Nội

Cơ quan nhà nước. 200 100 80 (40%) 8/2012

15 Ngân hàng

Nhà máy in tiền Quốc gia

30 Phạm Văn Đồng, Hà Nội

Doanh nghiệp nhà nước

210 140 90 (42,8%) 7/2012

Page 35: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

29

Alive & Thrive xây dựng hệ thống các phòng tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ “Mặt trời bé thơ” cho phụ nữ và gia đình họ theo phương thức nhượng quyền xã hội tại các cơ sở y tế ở tất cả các cấp. Được thực hiện trên cơ sở hợp tác với các cơ sở y tế công và tư nhân, các phòng tư vấn này sẽ đưa ra gói dịch vụ tư vấn cho phụ nữ có thai, bà mẹ đang cho con bú và gia đình họ về nuôi dưỡng trẻ nhỏ.

Hiện có khoảng 800 phòng tư vấn nhượng quyền xã hội tại 15 tỉnh thành phố, cung cấp các thông tin nuôi dưỡng trẻ nhỏ thông qua tư vấn trực tiếp và tư vấn nhóm, bắt đầu từ giai đoạn 3 của thai kỳ cho đến hết 2 năm đầu đời. Các hoạt động tập huấn và nâng cao năng lực cho nhân viên y tế ở tất cả các cấp được thực hiện để hệ thống y tế có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn này. Ở các vùng sâu, vùng xa, nhóm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ sẽ là mô hình được áp dụng thay cho hình thức nhượng quyền. Các dịch vụ cá nhân hóa sẽ được quảng bá thông qua các chiến dịch truyền thông đại chúng nhằm mục đích tạo nhu cầu sử dụng các dịch vụ tư vấn và khuyến khích áp dụng dinh dưỡng tối ưu cho trẻ nhỏ. Các hoạt động truyền thông này sẽ bao gồm việc sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp các dịch vụ tư vấn trực tuyến và qua điện thoại và website (www.mattroibetho.vn).

Page 36: Chương trình hỗ trợ NCBSM tại nơi làm việc

30