90
CHUYN ĐỔI SINH KVÀ VẤN ĐỀ TÍN DNG MT STỘC NGƯỜI THIU TI TÂY NGUYÊN VÀ MIN NÚI PHÍA BC Hoàng Cm Ngô ThPhương Lan Hoàng Anh Dũng Vũ Thành Long Nguyễn Văn Giáp Hà Ni, 2017

CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ

TÍN DỤNG Ở MỘT SỐ TỘC NGƯỜI

THIỂU TẠI TÂY NGUYÊN VÀ MIỀN

NÚI PHÍA BẮC

Hoàng Cầm

Ngô Thị Phương Lan

Hoàng Anh Dũng

Vũ Thành Long

Nguyễn Văn Giáp

Hà Nội, 2017

Page 2: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều
Page 3: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều
Page 4: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ TÍN DỤNG Ở MỘT SỐ TỘC NGƯỜI THIỂU TẠI

TÂY NGUYÊN VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Hoàng Cầm

Ngô Thị Phương Lan

Hoàng Anh Dũng

Vũ Thành Long

Nguyễn Văn Giáp

Hà Nội, 2017

Page 5: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

2

LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các cá nhân và cơ quan quản lý

của huyện Lâm Hà và huyện Lăk ở khu vực Tây Nguyên ; huyện Võ Nhai và

Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành nghiên cứu

này. Xin gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học về những nhận xét quý báu trong

quá trình nghiên cứu cũng như hoàn thiện báo cáo. Đặc biệt xin tri ân người dân

địa phương ở Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thái Nguyên và Sơn La những người đã sẵn

lòng chia sẻ với nhóm nghiên cứu các quan điểm và suy nghĩ về những vấn đề

liên quan đến hiện trạng sinh kế và vấn đề nợ thông qua các cuộc phỏng vấn sâu

và trả lời bảng hỏi.

Kinh phí để thực hiện nghiên cứu này do tổ chức Oxfarm Anh tài trợ

thông qua Liên minh Nông nghiệp. Tuy nhiên, các diễn giải, nhận định và các

hạn chế của báo cáo thuộc về trách nhiệm của nhóm nghiên cứu.

Các ý kiến góp ý về bản báo cáo xin gửi đến cho nhóm nghiên cứu theo

địa chỉ: Hoàng Cầm, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội

Việt nam 27 Trần Xuân Soạn, Hai Bà Trưng, Hà Nội (E-mail:

[email protected]).

Page 6: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

3

MỤC LỤC

I. DẪN LUẬN ......................................................................................................................................................... 4 II. Hành vi sinh kế của người nông dân: Lựa chọn duy lý VS. kinh tế duy tình .................................. 8 III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................................................................ 13

3.1. Nghiên cứu định tính ............................................................................................................................. 13 3.2. Khảo sát định lượng ............................................................................................................................... 14 3.3. Phân tích tài liệu văn bản ...................................................................................................................... 15 3.4. Tham vấn chuyên gia ............................................................................................................................. 15 3.5. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................................................ 15

IV. BỐI CẢNH HOÁ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 16 4.1. Con người và không gian sinh tồn ..................................................................................................... 16 4.2. Sinh kế cổ truyền ở các tộc người thiểu số: nền kinh tế duy tình ............................................. 21

5.3. Chuyển đổi sinh kế ............................................................................................................................ 28 5.3.1. Chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp .................................................................................. 29 5.3.2. Tính hiện đại và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng........................................................... 43

VI. TÍN DỤNG Ở CÁC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: HIỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ

CÁC HỆ QUẢ ...................................................................................................................................................... 45 6.1. Tín dụng ở Tây Nguyên ................................................................................................................... 45 6.2. Tín dụng ở Thái Nguyên và Sơn La ............................................................................................. 57 6.3. Chiến lược ứng phó và các hệ quả ................................................................................................ 70 6.4 Nguyên nhân của sự khác biệt về hiện tượng nợ ................................................................. 75

VII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................................ 76 7.1. Kết luận ...................................................................................................................................................... 76 7.2. Khuyến nghị ............................................................................................................................................. 78

VIII. Tài liệu tham khảo .................................................................................................................................... 84

Page 7: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

4

I. DẪN LUẬN

Từ sau Đổi mới 1986 đến nay, sinh kế của các tộc người thiểu số ở nhiều vùng trong cả

nước đã được dần chuyển mô hình sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc sang sản xuất nông sản

hàng hoá theo kinh tế thị trường với quy mô lớn và khá toàn diện. Trong diễn ngôn phát triển

mới của nhà nước, được đẩy mạnh từ sau đổi mới 1986, việc chuyển đổi sang thực hành mô hình

sinh kế mới theo hướng phát triển nông sản hàng hoá được coi là bước phát triển tất yếu để

“thoát nghèo và làm giàu”. Chính vì vậy, các cơ quan hữu quan của chính phủ chính quyền ở

cấp địa phương lẫn bản thân người dân ở các vùng miền đã đầu từ cả nguồn lực vật chất và tinh

thần để thúc đẩy sự chuyển đổi này. Sự chuyển đổi đã làm cho một số vùng miền và một hộ gia

đình đạt được những bước phát triển mới về kinh tế. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới được

thực hiện ở vùng các tộc người thiểu số khác, chẳng hạn như ở vùng các tộc người thiểu số tại

chỗ Tây Nguyên (Lê Hồng Lý và các cộng sự 2014, Hoàng Cầm và các cộng sự 2015), đã chỉ ra

rằng, sự chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp tự túc tự cấp sang mô hình sản xuất nông sản

hàng hoá cũng tạo ra nhiều thách thức hệ quả kinh tế, văn hoá và xã hội tiêu cực cho nhiều cộng

đồng. Vượt qua phạm vi của Việt Nam, những hệ quả không mong đợi của sự chuyển đổi cũng

diễn ra ở nhiều vùng miền núi ở các nước khác, chẳng hạn như ở Indonesia như được phân tích

trong một công trình mới đây của Li Tania (2014) hay ở Thái Lan (Yos 2004).

Để hiểu rõ hơn vấn đề chuyển đổi sinh kế và các hệ quả kinh tế- xã hội trong vùng các

tộc người thiểu số ở Việt Nam trong bối cảnh rộng hơn, nghiên cứu này tập trung tìm hiểu sự

chuyển đổi sinh kế và vấn đề nợ ở các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên và phía Bắc. Đây là hai

khu vực địa lý tập trung đông các dân tộc thiểu số của Việt Nam. Qua báo chí và qua mạng lưới

nghiên cứu, chúng tôi chọn huyện Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng, huyện Lắk của tỉnh Đăk Lăk,

huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên, huyện Mai Sơn của tỉnh Sơn La. Các địa điểm nay được

cho là điểm sáng cho việc trồng các loại nông sản hàng hóa, chủ yếu là cây cà phê và ngô lai.

Các loại cây này được cho là cây “thoát nghèo” của các hộ dân tộc thiểu số ở vùng miền núi này.

Điểm chung của 4 cộng đồng này là họ đều tham gia mạnh mẽ vào quá trình sản xuất cùng một

loại cây nông nghiệp hàng hóa (ngô lai và cà phê) ở các cộng đồng này cũng có hiện tượng vay

nợ trong sản xuất.

Câu chuyện về vấn đề chuyển đổi sinh kế và nợ ở khu vực Tây Nguyên tạo cho chúng tôi

ấn tượng hết sức mạnh mẽ và sâu sắc về hiện trạng sản xuất hàng hóa. Như thường lệ, vào

khoảng 8 giờ sáng của một ngày nắng nóng trong đợt điền dã để thực hiện nghiên cứu mà bạn

đọc đang có trên tay, chúng tôi, nhóm nghiên cứu gồm 4 người, lại có mặt ở buôn Biết,1 địa bàn

cư trú lâu đời của người Mnông Rơ Lăm thuộc huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm huyện

lỵ khoảng 8 km, để hỏi chuyện, phỏng vấn và điều tra định lượng về các thực hành sinh kế của

người dân. Hiện lên trên con đường dẫn vào buôn đang được hiện đại hoá song còn dang dở từ 2

năm trước, với mặt đường lô nhô gồm những cục đá to cấp phối, chỉ có thể đi bộ hay xe công

nông, là hình ảnh một nhóm khoảng 7-8 người gồm cả phụ nữ và nam giới, thuộc nhiều lứa tuổi

khác nhau, đang trèo lên một chiếc xe công nông cải tiến để đi đổi công gieo ngô cho một gia

đình có rẫy cách buôn khoảng 8-9 km. Trải dài hai bên đường là những ngôi nhà sàn có kiến trúc

1 Tuân thủ nguyên tắc ẩn danh để bảo vệ quyền của người cấp tin trong nghiên cứu định tính, trong báo cáo này,

chúng tôi không sử dụng tên thật của các thông tín viên mà chúng tôi phỏng vấn cũng như tên thật của hai buôn

chúng tôi nghiên cứu.

Page 8: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

5

truyền thống nhưng được làm chủ yếu bằng các loại nguyên vật liệu hiện đại, trông khá khang

trang, vững chãi. Ở gần ngay đầu con đường chính dẫn vào buôn, ngay cạnh nhà bác trưởng

buôn, hiện hữu một ngôi nhà nguyện Tin Lành, mới được khánh thành trước đó vài ngày, do

người dân tự đóng góp, có quy mô khá to trong một khuân viên lớn với nhiều cây cối. Cách ngôi

nhà nguyện khoảng 500 mét, ở gần cuối con đường, thấp thoáng một vài đàn bò, mỗi đàn

khoảng 3-4 con, đang cùng chủ nhân, là những học sinh đang nghỉ hè và những người phụ nữ lớn

tuổi với cái túi vải hay gùi đeo trên lưng, cùng tung tăng đi ra cánh đồng phía chân núi nằm ở

cuối làng. Xa hơn nữa trên các sườn núi là các mảng màu xanh lớn nơi các rẫy ngô của các hộ

gia đình đang bắt đầu trong thời kỳ phát triển. Những hình ảnh này, nhìn từ bên ngoài, cùng với

con số về tỉ lệ hộ nghèo khá thấp của buôn mà bác trưởng buôn cung cấp trước đó, gợi lên cho

những người mới đến như nhóm nghiên cứu chúng tôi về một buôn khá trù phú và có nhiều thay

đổi lớn, khác với hình ảnh của nhiều buôn làng người thiểu số miền núi được mô tả trong các

công trình dân tộc học trước đây và chuyển tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong

những năm vừa qua.

Theo chỉ dẫn của một người dân gặp trên đường, chúng tôi tìm đến nhà chị Ten, một phụ

nữ 28 tuổi, mới được bầu làm cán bộ phụ nữ buôn khoảng 3-4 tháng trước. Thấy khách đến, Ten

bỏ vội công việc gieo ngô ngay tại vườn nhà, công việc mà, sau khi nói chuyện chúng tôi biết,

được chị và các thành viên khác trong gia đình bắt đầu làm từ lúc 6 giờ sáng. Ấn tượng lớn Ten

để lại cho chúng tôi sau khoảng 2 tiếng trò chuyện, như chúng tôi đã ghi ngay vào sổ tay điền dã

sau khi dời ngôi nhà, là một người giỏi tiếng phổ thông, năng động, hoạt bát, bộc lộ khả năng

tính toán tốt, nhớ khá rõ và chi tiết các khoản chi tiêu và nợ của gia đình mà không cần phải giở

sổ ghi chép. Việc giỏi tiếng phổ thông, khả năng tính toán nhanh và nhớ rõ các con số của Ten,

có lẽ, xuất phát từ thực tế là, so với nhiều người dân khác trong buôn, Ten, có thể nói, là một

người “có trình độ dân trí” cao vì Ten đã tốt nghiệp lớp 10, sau đó ra Hà Nội học một năm sơ cấp

ở một trường dược. Giống như Ten, chồng Ten là một trong số không nhiều thanh niên trong

buôn đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

Thông tin từ các cuộc phỏng vấn tại buôn Biết trước đó cũng như theo trải nghiệm cá

nhân của Ten,2 người hiện đang đảm trách công việc quản lý nguồn nợ vay từ ngân hàng chính

sách của các hộ trong buôn, cung cấp một bức tranh hoàn toàn đối ngược với số liệu chính thức

về tỉ lệ hộ nghèo thấp và với hình ảnh khá trù phú nhìn từ bên ngoài. Hiện nay, người dân buôn

Biết đang phải đối mặt với hiện trạng sinh kế, có thể nói, rất bi quan, đặc biệt là vấn đề nợ xấu.

Nợ, đi kèm là tỉ lệ lãi suất cao (một thuật ngữ chỉ mới xuất hiện gần đây trong từ vựng của người

Mơ Nông ở trong vùng), chính vì vậy, theo Ten, trở thành chủ đề nóng nhất mà các chị em phụ

nữ của buôn bàn luận trong các buổi tụ tập ở nhà nguyện Tin Lành vào mỗi sáng chủ nhật hàng

tuần trong nhiều năm qua. Ten cho biết, chưa tính khoản tiền nợ của bố mẹ đang ở cùng, vào thời

điểm chúng tôi phỏng vấn, bản thân hai vợ chồng chị đang phải gánh khoản nợ với tổng số tiền

khoảng 50 triệu đồng chưa tính tiền lãi. 30 triệu trong số này là khoản nợ từ người thân và ngân

hàng chính sách, với lãi suất khoảng 6 % một năm. 20 triệu còn lại là tiền vay gốc từ năm 2009

từ một chủ nợ người Kinh sống ở đầu buôn với lãi suất gần 60% một năm. Tuy có diện tích đất

trồng trọt khá lớn, song đã vài tháng nay, cả gia đình chị với 4 thành viên ít khi có những bữa

cơm được cải thiện bằng cá, hay thịt mà phải thường xuyên chỉ ăn cơm với muối hay rau rừng

trừ bữa. Thậm chí, vào những khoảng thời gian không có lao động làm thuê, các thành viên trong

gia đình thường phải ra đồng nhặt phân bò đem bán để đong từng lon gạo ăn cho qua ngày. Khi

2 Tuân thủ nguyên tắc ẩn danh để bảo vệ quyền của người cấp tin trong nghiên cứu định tính, trong báo cáo này,

chúng tôi không sử dụng tên thật của các thông tín viên mà chúng tôi phỏng vấn cũng như tên thật của hai buôn

chúng tôi nghiên cứu.

Page 9: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

6

được hỏi đến khi nào hai vợ chồng tính sẽ trả hết các khoản nợ, chị, giống như nhiều người khác

ở cả buôn Biết, chỉ cười trừ kèm theo những cái lắc đầu khá tuyệt vọng. Tuy nhiên, Ten khẳng

định gia đình chị vẫn sẽ tiếp tục phải vay nếu có thể vay được, cho dù đó là các khoản vay với lãi

suất có thể nói là cao “cắt cổ”, ngoài sức tưởng tượng của nhóm nghiên cứu. Cuộc nói chuyện

cho thấy, Ten nợ rất nhiều và dự định vẫn sẽ tiếp tục vay nợ, hay nói cách khác, gia đình chị ở

vào tình trạng “nợ mà không sợ”.

Các thách thức về kế mưu sinh, đặc biệt là vấn đề nợ với lãi suất cao, của gia đình chị

Ten không phải cá biệt. Tuy không có tài liệu thống kê chính thức về hiện trạng nợ từ các cơ

quan chức năng ở địa phương, cũng như không thể tiếp cận được với sổ ghi nợ của các “con

buôn” ở đầu làng, song hầu hết tất cả các hộ gia đình mà chúng tôi phỏng vấn đều khẳng định

rằng, số gia đình ở buôn Biết, thậm chí là toàn xã Yang Tao của huyện Lăk không phải vay nợ

với số lượng lớn và xấu như gia đình nhà Ten chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hiện trạng nợ lớn và nợ

xấu như vậy cũng phổ biến hầu hết các gia đình ở buôn Ban, một thôn buôn của người Cơ Ho và

người Mạ, nằm cách xa buôn Biết khoảng 150 km, thuộc một huyện của tỉnh Lâm Đồng, mà

chúng tôi chọn làm điểm nghiên cứu để so sánh. Rộng hơn nữa, theo một nghiên cứu mới hoàn

thành của Lê Hồng Lý và các cộng sự (2014), vấn đề nợ với lãi suất cao cũng phổ biến ở hầu

hết các buôn làng người dân tộc thiểu số tại chỗ của 5 tỉnh Tây Nguyên.3

Nhiều nghiên cứu dân tộc học, văn hoá học và sử học đã chỉ ra rằng, trong lịch sử của các

cộng đồng buôn làng ở Tây Nguyên, vấn đề vay/ nợ không phải là một hiện tượng mới mẻ trong

đời sống kinh tế - xã hội và văn hoá của các tộc người thiểu số tại chỗ ở địa bàn (Bùi Minh Đạo

2011, Lê Hồng Lý và các cộng sự 2014). Tuy nhiên, tính chất và mức độ vay nợ, đặc biệt là việc

sẵn sàng vay các khoản nợ với lãi suất rất cao, của hầu hết tất cả các gia đình như trường hợp của

vợ chồng Ten và hàng nghìn hộ gia đình tộc người thiểu số tại chỗ khác, có thể nói, là hiện tượng

mới chỉ diễn ra khoảng chục năm gần đây. Thú vị hơn, nếu so sánh hành vi kinh tế đầy rủi ro này

với triết lý sinh kế truyền thống của người nông dân Tây Nguyên nói riêng và ở châu Á nói

chung như Jame Scott (1976) đã chỉ ra thì đây là điều khá “bất thường”. Bởi vì, theo Jame Scott

trong cuốn sách nổi tiếng The Moral Economy of the Peasants [Nền kinh tế duy tình của người

nông dân], người nông dân, dù là nhóm tộc người nào, dù sinh sống ở miền núi hay đồng bằng,

những người sống cận kề ở ngưỡng sinh tồn, đều tuân thủ nguyên lý “an toàn là trên hết” (safety

first) trong hoạt động sinh kế của gia đình và cộng đồng. Theo đó, người nông dân luôn có xu

hướng tìm cách tránh bất cứ hành vi nào, chẳng hạn như du nhập giống cây mới có giá trị kinh tế

cao hay vay nợ với lãi suất để sản xuất cao, những hành vi có thể tạo ra sự rủi ro về an ninh

lương thực, đẩy tình trạng kinh tế của gia đình xuống dưới ngưỡng sinh tồn.

Các cuộc phỏng vấn sâu và điều tra hộ cho thấy, hiện tượng vay nợ nói riêng và sự khó

khăn về kinh tế nói chung ở buôn Biết và các buôn khác mà chúng tôi nghiên cứu không thể giải

thích như là hệ quả trực tiếp của việc “không biết tính toán làm ăn”, “lười biếng” bởi nhiều

người có khả năng tính toán tốt, có sức khoẻ và chăm chỉ trong lao động sản xuất, ví dụ như

trường hợp của vợ chồng Ten, vẫn phải gánh một khoản nợ khá lớn. Vấn đề nợ ở đây cũng

3 Gần đây, hiện trạng nợ xấu và sự phổ biến của vấn đề này ở vùng các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên cũng

đã được một số báo phản ánh, chẳng hạn như: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/264979/ganh-no--vay-cap-sung--

tra-con-bo--o-tay-nguyen.html

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/265148/viet-nam-va--chuoi-gia-tri--roi-rac.html

http://laodong.com.vn/phong-su/nguoi-dan-tay-nguyen-oan-minh-cong-tin-dung-den-nhung-khoan-vay-dai-suot-ca-

phan-nguoi-385448.bld

http://epaper.laodong.com.vn/2015/LD234/#5/z (báo giấy)

Page 10: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

7

không thể là hệ quả trực tiếp của các thực hành văn hoá “gây lãng phí”, bởi 97% số hộ dân ở

buôn Biết đều theo đạo Tin Lành và vì vậy việc uống rượu, hút thuốc hay các thực hành văn hoá

tín ngưỡng đòi hỏi cần những chi phí lớn về tiền bạc hầu như bị cấm.

Tư liệu thực địa, bao gồm các phỏng vấn sâu và điều tra định lượng cho thấy, khác với

Tây Nguyên, vấn đề nợ, đặc biệt là nợ xấu không ở vào hiện trạng trầm trọng. Thêm vào đó, tỉ lệ

nợ xấu, nợ không có khả năng chi trả ở Thái Nguyên và Sơn La cũng khác nhau. Trong báo cáo

này, chúng tôi sẽ tập trung trình bày và phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này.

Chúng tôi cho rằng, những nhân tố quan trọng tạo ra sự khác biệt giữa các vùng nằm ở chỗ, trong

quá trình chuyển đổi, các tộc người thiểu số ở Sơn La và Thái Nguyên vẫn có được những điều

kiện để các dàn xếp văn hoá, xã hội và kỹ thuật của nền kinh tế đạo đức (moral economy) trong

các chiến lược tránh rủi để đảm bảo sự tồn tại trên ngưỡng sinh tồn. Dàn xếp kỹ thuật quan

trọng nhất ở hai cộng đồng tại Thái Nguyên và Sơn La là mô hình đa dạng sinh kế để “lấy ngắn

nuôi dài”, và “mất cái này còn được cái kia”. Ở khía cạnh dàn xếp văn hoá và xã hội, tuy cả hai

cộng đồng đều tham gia một cách mạnh mẽ vào nền kinh tế thị trường, song các hình thức tương

trợ/trợ giúp xã hội trong hoạt động sinh kế cổ truyền vần còn có vai trò nhất định trong các hoạt

động sinh kế. Thêm vào đó, cấu trúc thị trường, điều kiện và môi trường tự nhiên cũng như các

chính sách hỗ trợ phát triển của chính quyền địa phương ở hai địa bàn này cũng làm cho sự

chuyển đổi sinh kế diễn ra thuận lợi hơn so các vùng tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung tìm hiểu 5 vấn đề nghiên cứu sau: 1) Tại sao

các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên và phía Bắc lại thực hiện các hành vi sinh kế đầy rủi

ro, đặc biệt là vay nợ với lãi suất cao? 2) Hiện trạng nợ của các gia đình, bao gồm mức độ, loại

hình, khả năng chi trả, vv... đang như thế nào? 3) Các chiến lược chi trả của họ là gì? (4) Và

quan trọng hơn, việc vay nợ dẫn đến hệ quả kinh tế- xã hội và văn hoá nào? (5) Tại sao lại có sự

khác biệt về bản chất nợ ở hai đia bàn nghiên cứu

Tại Tây Nguyên, tư liệu phỏng vấn định tính và khảo sát định lượng được tiến hành trong

tháng 6 năm 2015 cho thấy, vấn đề nợ của các gia đình đang ở mức khá trầm trọng, với các

khoản nợ không thể trả khá lớn. Khác với các diễn ngôn chính thống, nợ xấu ở các tộc người

thiểu số tại chỗ địa hai địa bàn nghiên cứu không phải do “người dân tộc không biết tính toán

làm ăn” mà là hậu quả của sự chuyển đổi sinh kế từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang sản xuất nông

nghiệp hàng hoá kinh tế thị trường. Khác với các hoạt động sinh kế ‘duy tình” cổ truyền được

vận hành theo “đạo lý tự cấp tự túc” với hàng loạt các dàn xếp văn hoá - xã hội và kỹ thuật đi

kèm nhằm đảm bảo sự chủ động trong sản xuất, việc chuyển sang trồng cà phê và ngô đã làm

cho người dân bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường bên ngoài cả ở khía cạnh đầu vào và đầu ra

của sản phẩm. Với xuất phát điểm là những người nông dân không có tích luỹ về tài chính, và

trong bối cảnh hệ thống tín dụng của nhà nước không hỗ trợ được nhiều, để có thể trồng ngô,

trồng cà phê và lúa lai, các hộ gia đình đã phải tìm đến các hệ thống tín dụng phi chính thống với

lãi suất cao để có vốn sản xuất. Tỉ lệ lãi suất cao từ các khoản vay bắt buộc cho đầu vào, sự rủi ro

của thời tiết, cùng với sự bị động, phụ thuộc lớn vào thị trường bên ngoài cho đầu ra của sản

phẩm, đã tạo ra sự mất cân bằng giữa giá trị kinh tế thu được từ cà phê và ngô so với chi phí phải

bỏ ra để mua phân bón và các loại đầu vào khác. Sự mất cân đối này đã làm cho tình trạng nợ

của gia đình, kể cả đối với các hộ có ít hoặc nhiều đất sản xuất, tích tụ, dồn từ năm này sang năm

khác.

Tại phía Bắc, tư liệu thực địa, bao gồm các phỏng vấn sâu và điều tra định lượng cho

thấy, khác với Tây Nguyên, vấn đề nợ, đặc biệt là nợ xấu không ở vào hiện trạng trầm trọng.

Thêm vào đó, tỉ lệ nợ xấu, nợ không có khả năng chi trả ở Thái Nguyên và Sơn La cũng khác

Page 11: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

8

nhau. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ tập trung trình bày và phân tích những nguyên nhân dẫn

đến sự khác biệt này. Chúng tôi cho rằng, những nhân tố quan trọng tạo ra sự khác biệt giữa các

vùng nằm ở chỗ, trong quá trình chuyển đổi, các tộc người thiểu số ở Sơn La và Thái Nguyên

vẫn có được những điều kiện để các dàn xếp văn hoá, xã hội và kỹ thuật của nền kinh tế đạo đức

(moral economy) trong các chiến lược tránh rủi để đảm bảo sự tồn tại trên ngưỡng sinh tồn. Dàn

xếp kỹ thuật quan trọng nhất ở hai cộng đồng tại Thái Nguyên và Sơn La là mô hình đa dạng

sinh kế để “lấy ngắn nuôi dài”, và “mất cái này còn được cái kia”. Ở khía cạnh dàn xếp văn hoá

và xã hội, tuy cả hai cộng đồng đều tham gia một cách mạnh mẽ vào nền kinh tế thị trường, song

các hình thức tương trợ/trợ giúp xã hội trong hoạt động sinh kế cổ truyền vần còn có vai trò

nhất định trong các hoạt động sinh kế. Thêm vào đó, cấu trúc thị trường, điều kiện và môi trường

tự nhiên cũng như các chính sách hỗ trợ phát triển của chính quyền địa phương ở hai địa bàn này

cũng làm cho sự chuyển đổi sinh kế diễn ra thuận lợi hơn so các vùng tộc người thiểu số tại chỗ

ở Tây Nguyên.

II. Hành vi sinh kế của người nông dân: Lựa chọn duy lý VS. kinh tế duy tình

Sinh kế, theo nghĩa đơn giản nhất, là “cách kiếm sống”. Vì vậy, thuật ngữ này hàm chỉ

các khả năng, tài sản, và các hoạt động cần thiết để kiếm sống (Chambers và Conway 1991: 5-6).

Với nghĩa là cách thức mưu sinh, sinh kế không chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà kinh tế

học mà còn là chủ đề được nhiều ngành khoa học xã hội khác tìm hiểu, đặc biệt là nhân học,

ngành học nghiên cứu về tính toàn diện và sự đa dạng của con người trên các khía cạnh khác

nhau. Với việc nghiên cứu và miêu tả các phương thức mưu sinh để từ đó tìm ra các tương đồng

hay dị biệt trong sinh kế của các dân tộc, tìm hiểu lịch sử phát triển của chiến lược tìm kiếm thực

phẩm của con người hay tìm ra các quy luật gắn với dạng thức kinh tế này (Lewis Henry

Morgan, Leslie White, Julian Steward). Các phương thức sinh kế của các dân tộc trên thế giới

vào thời tiền công nghiệp rất đa dạng, bao gồm săn bắt hái lượm, nông nghiệp quảng canh, nông

nghiệp thâm canh, và chăn nuôi. Đây là các cơ sở kinh tế hình thành nên các đặc trưng văn hóa –

xã hội tương ứng của các tộc người. Các hình thức tổ chức xã hội dựa trên các loại hình kinh tế

này tiếp tục cho đến thời hiện đại và sự tương tác của chúng với sự tiến bộ khoa học của thời đại

lại trở thành một khuynh hướng nghiên cứu phổ biến. Do vậy, không ngạc nhiên khi các công

trình nghiên cứu về sinh kế chủ yếu tập trung vào các cộng đồng nông dân (theo nghĩa peasants),

các bộ lạc chăn nuôi trồng trọt hay các nhóm người sống bằng săn bắt hái lượm trong quá khứ và

hiện tại (xin xem Oswalt 1976, Fitzhugh and Habu 2002, Morrison and Junker 2002, Burling

1965, Winterhalder and Smith 1981, Chou 2003, Swift 1965, Potter, Diaz và Foster 1967).

Đóng vai trò là cơ sở nền tảng cho các đặc trưng xã hội, đặc biệt là ở các xã hội đang hay

chậm phát triển, các xã hội chưa phụ thuộc nhiều vào khoa học công nghệ để thích nghi với tự

nhiên, sinh kế cũng là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu phát triển bắt đầu thời kỳ sau

chiến tranh thế giới lần II. Trong giai đoạn đầu của các nghiên cứu phát triển, khi nghiên cứu các

cộng đồng bị ngoài lề hóa, đối tượng của các chương trình phát triển, các nghiên cứu thường tập

trung tìm hiểu các điều kiện của các cộng đồng này thông qua việc bị “tước đoạt” các khía cạnh

văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế, và thể chế. Tuy nhiên hướng tiếp cận này lại bị chỉ trích là bỏ

qua năng lực chủ thể (agency) khi xem các cộng đồng bị ngoài lề hóa này đơn thuần chỉ như là

những nạn nhân của các quá trình toàn cầu. Hướng tiếp cận sinh kế được xem là khuynh hướng

có thể khắc phục được vấn đề này. Một trong những đặc điểm quan trọng của hướng tiếp cận

Page 12: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

9

sinh kế là tập trung vào tài sản (assets) của con người bao gồm vốn thể lý (tài sản cố định hữu

hình như máy móc, nhà xưởng, phương tiện…), tự nhiên, tài chính, con người, xã hội và chính

trị. Hướng tiếp cận này xem xét con người sử dụng các loại tài sản này để giải quyết các vấn đề

của họ như thế nào (Eswarappa 2007:13).

Trong các khuôn khổ nghiên cứu phát triển, hướng tiếp cận sinh kế bền vững là một chủ

đề trung tâm. Sinh kế bền vững được hiểu là có khả năng đối phó với và phục hồi sau những đợt

khủng hoảng và các cú sốc, duy trì và tăng cường các khả năng và tài sản và cung cấp các cơ hội

sinh tồn bền vững cho thế hệ sau và góp phần cho lợi ích thực của các sinh kế khác ở cấp độ địa

phương và toàn cầu ngắn hạn và dài hạn (Chamber và Conway 1991:6). Nhóm tác giả đã cho là

sinh kế bền vững là một khái niệm thực tiễn của thế kỷ 21. Khái niệm bền vững được xem xét cả

ở lĩnh vực môi trường và xã hội. Phân tích trong khuôn khổ sinh kế bền vững, Frank Ellis (1999)

với mối quan tâm về sự đa dạng sinh kế như một chiến lược sinh tồn của các hộ nông dân ở vùng

nông thôn của các nước đang phát triển. Theo tác giả, chiến lược này không thường được các nhà

chính sách phát triển quan tâm trong khi đây là chiến lược bền vững theo thời gian vì nó là một

sự thích nghi tích cực với các hoàn cảnh thay đổi. Tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý là sự đa dạng

sinh kế này chỉ tác dụng mạnh trong bối cảnh có sự thay đổi theo mùa cao, rủi ro cao, vắng bóng

thị trường, cơ sở hạ tầng kém, diện tích canh tác suy giảm, và các yếu tố bất lợi tương tự. Tiến

trình phát triển từ mức sống thấp lên mức sống cao cũng dẫn đến với sự chuyển từ đa dạng sang

chuyên môn hóa. Tuy nhiên hai trạng thái này không đối lập với nhau mà tùy theo ở cấp độ cá

nhân, hộ gia đình hay tổ chức xã hội lớn hơn. Ashley and Carney (1999) cho là sinh kế bền vững

là cách suy nghĩ về mục tiêu, phạm vi, và các ưu tiên cho phát triển để gia tăng tiến triển trong

giảm nghèo.

Do sinh kế là một cách thức đảm bảo sự sinh tồn cho con người nên một khi thay đổi sinh

kế sẽ ảnh hưởng đến sự sinh tồn này. Vì vậy, sự thay đổi sinh kế này một khi kết quả chưa thể

lường trước được hay chưa được bảo đảm, thử nghiệm thì nó đồng nghĩa với hành vi chấp nhận

rủi ro.

Trong các ngành khoa học xã hội, được biết đến rộng rãi trong ngành nhân học và xã hội

học, có hai quan điểm tiếp cận chính để lý giải các về hành vi chấp nhận rủi ro trong sinh kế của

người làm nông. Quan điểm thứ nhất cho là nông dân là những người chấp nhận rủi ro. Dựa trên

quan điểm của kinh tế học tân cổ điển (neoclassic economics) về bản chất tối đa hóa lợi nhuận

của con người, các nhà thuyết sự chọn lựa duy lý (rational choice) cho là hành vi của con người

bao giờ cũng có mục đích, đó là hướng tới việc tối đa hóa lợi ích bản thân, giảm thiểu chi phí, và

quan tâm đến xác suất thành công của những hành động khác nhau. Lý thuyết này về sau được

áp dụng và phổ biến trong các ngành khoa học xã hội khác chẳng hạn như nhân học, xã hội học

và khoa học chính trị để giải thích về hành vi của con người qua một số lý thuyết như social

choice (lựa chọn xã hội), public choice (sự lựa chọn chung), và game theory (thuyết trò chơi).

Tiền đề quan trọng của thuyết sự chọn lựa duy lý đó là (a) những chủ thể hành động bị chi phối

bởi sự tối đa hóa lợi ích cá nhân không bị cản trở bởi những yếu tố khác và những quy tắc xã hội;

(b) các chủ thể hành động không tình cảm (emotional), không phi lý (irrational), không bốc đồng

(impulsive), và không quen thói (habitual) trong chọn lựa mà họ luôn hành động một cách duy lý

[Zey 2001, tr.12751].

Áp dụng lý thuyết này vào trường hợp Việt Nam, công trình The Rational Peasant (1979)

của Samuel Popkin với cách tiếp cận political economy (kinh tế chính trị) xem nông dân Việt

Nam là những người luôn sẵn sàng nắm bắt cơ hội và chấp nhận rủi ro để tăng mức sinh tồn

Page 13: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

10

(subsistence) mặc dù là họ nghèo và sống cận với mức sinh tồn và luôn “quan tâm đến sự sinh

tồn của họ” [Popkin 1979, tr.18-20]. Nông dân là những cá nhân tư lợi (self-interested) [Popkin

1979, tr. 29]. Popkin cho là nông dân “thường sẵn sàng đánh cuộc vào các cải tiến khi vị trí của

họ được đảm bảo không bị thất bại và khi thành công đó có thể cải thiện vị trí của họ một cách

có thể đo lường được” [Popkin 1979, tr. 21]. Lý do họ tham gia thị trường không phải vì đây là

giải pháp cuối cùng mà nó là một đáp ứng với “những cơ hội mới” vì thị trường và sự can thiệp

của chính quyền trong một số tình huống có thể gia tăng phúc lợi của nông dân tầng lớp thấp.

Những cơ hội này vốn trước đây là đặc quyền của các địa chủ lớn và những người bảo trợ

[Popkin 1979, tr.33]. Trong quan điểm kinh tế chính trị của Popkin, khái niệm tư lợi được mở

rộng hơn so với kinh tế học tân cổ điển khi cho là các cá nhân không chỉ đơn thuần quan tâm đến

hàng hóa vật chất hay thu nhập tiền bạc. Tính duy lý đó là “các cá nhân đánh giá các kết quả có

thể theo từng chọn lựa của họ dựa trên những giá trị và sở thích của họ”. Họ sẽ chọn lựa quyết

định nào mà họ tin là sẽ “tối đa hóa lợi ích mong đợi của họ” một cách tư lợi mà mối quan tâm

hàng đầu của nông dân là sự “thịnh vượng và an toàn của bản thân và gia đình” [Popkin 1979, tr.

31].

Trái với quan điểm thứ nhất, quan điểm thứ hai cho là nông dân là những người tránh rủi

ro. Kinh tế học nông nghiệp của Ellis và Kinh tế đạo đức (Moral economy) của Scott điển hình

cho hướng tiếp cận này. Kinh tế học nông nghiệp khi nghiên cứu về hành vi chấp nhận rủi ro của

nông dân đã quan tâm đến những điều kiện chi phối quá trình tối đa hóa lợi nhuận của họ. Theo

đó, rủi ro và bất ổn là những điều kiện quan trọng. Quan điểm này cho là “ở các nước đang phát

triển, mức độ bất ổn cao là đặc trưng đời sống của các hộ gia đình nông dân” [Ellis 1993, tr.82].

Các mối bất ổn này bao gồm thời tiết, thị trường, thông tin, và chính sách nhà nước. Tình trạng

bất ổn này có thể dẫn đến những bối cảnh: không có sự đối đa hóa lợi ích, không sẵn lòng hay

chấp nhận cải tiến (tính bảo thủ của nông dân), nguyên nhân tồn tại nhiều hoạt động nông nghiệp

cùng lúc chẳng hạn như đa canh như là một hình thức để đáp ứng với sự bất ổn, và củng cố phân

hóa xã hội giữa nông dân nghèo và nông dân khá giả... [Ellis 1993, tr. 82-83]. Do vậy, cách tiếp

cận này tập trung vào chủ đề tránh hiểm họa như là mục tiêu trung tâm của nông dân hơn là sự

tối đa hóa lợi ích trong bối cảnh ổn định [Ellis 1993, tr.86]. Trên cơ sở cho là đặc trưng xã hội

của nông dân có nhiều bất ổn, cách tiếp cận kinh tế học nông dân thường tập trung chủ yếu vào

vấn đề nông dân tránh rủi ro và những chính sách cần thiết khắc phục tình trạng này để gia tăng

hiệu quả sản xuất [Ellis 1993, tr. 95-96].

Khác với cách tiếp cận duy lý của Popkin (1979) và cùng quan điểm nông dân là những

người tránh rủi ro với Ellis (1993), Jame Scott (1976) với cách tiếp cận moral economy (kinh tế

đạo đức) cho là những nông dân sống ở cận ngưỡng sinh tồn là những người tránh rủi ro. “Sống

cận ngưỡng sinh tồn và phụ thuộc vào sự thất thường của thời tiết và sự đòi hỏi của người bên

ngoài, hộ nông dân không có cơ hội cho sự tính toán tối đa hóa lợi ích theo truyền thống của kinh

tế học tân cổ điển truyền thống” [Scott 1976, tr. 4]. Sống dưới mức sinh tồn không chỉ là “vấn đề

là có nguy cơ chết đói mà về mặt văn hóa và xã hội nó là sự chịu đựng một mất mát sâu sắc về vị

trí trong cộng đồng và có thể mãi mãi sống trong tình trạng phụ thuộc” [Scott 1976, tr.9]. Chính

vì sống cận ngưỡng sinh tồn nên nỗi sợ thiếu lương thực là nguồn gốc tồn tại của “subsistence

ethic” (đạo đức sinh tồn). Cách sử dụng kỹ thuật (canh tác nhiều loại giống, kỹ thuật canh tác và

hoạch định thời gian) và các dạng thức xã hội (các hình thức tương hỗ, tính hào phóng bắt buộc,

đất công, và sự chia xẻ công việc đều có cùng mục đích giúp nông dân có thu nhập ổn định và

giúp họ vượt qua những lúc khó khăn, đảm bảo mức sinh tồn tối thiểu [Scott 1976, tr. 2-5].

Page 14: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

11

Theo hướng tiếp cận của Scott, trong ví dụ về trường hợp Việt Nam, cộng đồng làng xã

tiền tư bản được nhìn nhận như một thiết chế để “giảm thiểu rủi ro” trong bối cảnh kỹ thuật hạn

chế và thiên nhiên thất thường [Scott 1976, tr.9]. Nguyên tắc của nông dân đó là an toàn là trên

hết. Với nguyên tắc này nông dân thích một tình huống có thu nhập thấp nhưng đủ và an toàn

hơn là một tình huống có xác suất thu nhập cao nhưng lại có nguy cơ rơi xuống dưới ngưỡng

sinh tồn. Chẳng hạn như, những người luôn quan tâm đến sự sinh tồn thì sẽ ưa thích mức thuế và

thuê ruộng có thể linh động được hơn là mức cố định mà sẽ nặng nề vào những năm thất bát

[Scott 1976, tr. 46-50]. Sản xuất nông nghiệp cho thị trường có thể đem lại nhiều lợi nhuận hơn

là sản xuất tự cung tự cấp nhưng cũng gia tăng khả năng rơi xuống ngưỡng nguy hiểm nên sản

xuất sinh tồn vẫn là ưu tiên của người nông dân [Scott 1976, tr. 23]. Theo Scott, nguyên tắc an

toàn trên hết không có nghĩa là nông dân không bao giờ chấp nhận rủi ro. Khi nào những cải tiến

về mùa màng, hạt giống, kỹ thuật canh tác hay sản xuất cho thị trường mà chứng tỏ có lợi nhiều

hơn nhưng ít hoặc không có rủi ro tới an ninh sinh tồn thì người nông dân sẵn sàng tham gia. Vì

vậy, quan điểm kinh tế học sinh tồn của Scott chỉ áp dụng đối với “những nông dân có thu nhập

rất thấp, ít đất đai, gia đình đông đúc, hoa lợi biến động cao, và chỉ có ít cơ hội bên ngoài”

[Scott 1976, tr. 24-25). Những nông dân này có thu thập thấp và ở cận ngưỡng sinh tồn vì thế chỉ

một rủi ro nhỏ đối với thu nhập của họ cũng đủ đe dọa cuộc sống của họ. Nguyên tắc của những

nông dân này là “an toàn là trên hết” và “tránh rủi ro”. Đối với những nông dân “có thu nhập

cao, đất đai nhiều, quy mô gia đình nhỏ, hoa lợi ổn định, và nhiều cơ hội bên ngoài” thì nguyên

tắc an toàn trên hết và những dạng thức xã hội dựa trên đạo đức sinh tồn sẽ không phù hợp.

Như vậy, theo cách tiếp cận đạo đức, đối với nông dân sống cận ngưỡng sinh tồn thì nhu

cầu sinh tồn là mối quan tâm quan trọng nhất. Nhu cầu này là nền tảng chi phối hành vi của nông

dân, khiến cho họ không chấp nhận rủi ro. Nhiều công trình khác nghiên cứu về nông dân Việt

Nam và Đông Nam Á cũng chia sẻ quan điểm này.

McElwee (2007) xuất phát từ những tiền đề của Kinh tế đạo đức của Scott (1976) đã tái

khẳng định những nhận định của Scott khi nghiên cứu về nông dân Việt Nam trong bối cảnh thị

trường thế giới. Những thay đổi theo lịch sử đặc biệt là chính sách “giải tập thể”, nền kinh tế tân

tự do và thị trường thế giới dễ đưa đến dự đoán là các nông dân “tối đa hóa sản xuất hàng hóa

của họ một cách duy lý” để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Nhưng kết quả nghiên cứu của McElwee

về người nông dân Hà Tĩnh lại cho thấy là họ “dường như vẫn có những quyết định ‘phi lý’ về

việc họ sẽ trồng cái gì. Quyết định đưa ra của nông dân về vấn đề này không dựa trên giá cả của

cây trồng hay năng suất mà dựa trên việc “họ thích ăn cái gì và cái gì đã trồng từ trước đến giờ”

[McElwee 2007, tr. 58]. Đa số nông dân quyết định không chuyển từ trồng lúa có năng suất thấp

sang trồng bắp lai vốn hứa hẹn một thu nhập cao hơn. Tính toán của nông dân vùng Cẩm Xuyên,

Hà Tĩnh đó là “lúa là loại cây họ biết rõ nhất phải canh tác ra sao, luôn có thị trường do nhà nước

đảm bảo, và là thứ mọi người thích ăn nhất” [McElwee 2007, tr.78]. Cho nên, mặc dù gặp khó

khăn trong sản xuất lúa và một tiềm năng có nhiều thu nhập khi sản xuất mùa màng thương mại

(cash crop) nhưng cây lúa vẫn chiếm vị trí độc tôn đối với người dân ở Cẩm Xuyên. Theo

McElwee, đây có thể xem là hành vi kinh tế phi lý như Scott đã đề cập vì so với những nguồn

thu nhập khác như chăn nuôi, lâm sản, rau màu thì trồng lúa tại đây thu nhập không cao. Quan

điểm của Scott đó là nông dân ưa thích “vụ mùa để ăn hơn là vụ mùa để bán, thiên về áp dụng

nhiều chủng loại hạt giống để phân tán rủi ro, thích sự đa dạng trong trồng trọt tuy năng suất

không cao nhưng ổn định” [McElwee 2007, tr.23]. Do vậy, tại Cẩm Xuyên tồn tại nhiều khía

cạnh của kinh tế đạo đức thể hiện trong quan hệ xã hội địa phương và quyết định kinh tế. Nông

dân trong công trình này là những người “chi hầu như mọi thứ họ kiếm được, và đa số sống rất

cận ngưỡng nghèo” [McElwee 2007, tr.66]. Chính vì vậy “tương hỗ là hành động xã hội”, “tái

Page 15: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

12

phân phối thu nhập là nghĩa vụ xã hội”, “tránh rủi ro là chiến lược xã hội”, “phụ thuộc vào đất

công là quyền xã hội” là những đặc trưng của cộng đồng nông dân Hà Tĩnh [McElwee 2007,

tr.68-86].

Tương tự như vậy, liên quan đến mối quan hệ giữa mức sinh tồn và hành vi chấp nhận rủi

ro, Wharton (1971, 1971a) trong công trình nghiên cứu của mình cho là mức sống sinh tồn tối

thiểu rất quan trọng đối với nông dân trong việc quyết định liệu họ có chấp nhận rủi ro hay

không, cụ thể là việc áp dụng các cải tiến kỹ thuật trong canh tác. Theo Wharton, người nông

dân càng ở cận ngưỡng sinh tồn thì sẽ càng bảo thủ và cải tiến được đưa ra càng xa lạ thì họ càng

dè dặt [Wharton 1971, tr.571] và họ chỉ chấp nhận cải tiến khi được thuyết phục là phương thức

cải tiến mới không chỉ tốt hơn mà còn đáng tin cậy hơn, và kết quả dù có tiêu cực của nó vẫn

khiến cho nông dân có kết quả tốt hơn so với phương pháp cũ thì họ mới chấp nhận cải tiến. Do

vậy, Wharton cho là phân tích này có thể giải thích cho sự phân hóa trong việc tiếp cận cải tiến

kỹ thuật giữa các nông dân, hiệu ứng hàng xóm không có tác dụng, có sự đa dạng trong canh tác

giữa lương thực chính và lương thực phụ và cải tiến kỹ thuật chỉ áp dụng ở lương thực phụ (đặc

biệt là sản xuất thị trường), cho mùa màng thương mại,và cho những loại cây trồng mới trong khi

vẫn duy trì kỹ thuật truyền thống đối với lương thực chính đã có tính ổn định [Wharton 1971, tr.

572-573], [Wharton 1971a, tr.170]. Như vậy, trong nghiên cứu của Wharton, tiêu chuẩn sinh tồn

tối thiểu là yếu tố quan trọng dẫn đến hành vi chấp nhận rủi ro.

Như vậy, cách lý giải về hành vi chấp nhận rủi ro trong hoạt động sinh kế của người nông

dân châu Á giữa Scott và Popkin dựa trên những tiền đề khác nhau về bản chất hành vi của nông

dân. Mỗi cách tiếp cận đã có cách lý giải riêng biệt. Công trình của Popkin được xây dựng dựa

trên việc bác bỏ quan điểm kinh tế đạo đức của Scott về hành động chính trị của nông dân Việt

Nam. Cách mạng là một hành động tập thể có tính rủi ro. Đối với Scott, cuộc nổi dậy của nông

dân Việt Nam là một hành động tự vệ do chủ nghĩa tư bản đã vi phạm đến “subsistence right”

(quyền sinh tồn) mà nông dân có được với các thiết chế trong xã hội tiền tư bản [Scott 1976,

tr.6]. Người nông dân trong công trình của Scott là những người tránh rủi ro do họ ở cận ngưỡng

sinh tồn; và khi họ ở cận ngưỡng sinh tồn có tồn tại một đạo đức sinh tồn đảm bảo cho cuộc sống

của họ không bị chết đói; và khi quyền sinh tồn của họ bị vi phạm họ thì họ sẽ chấp nhận rủi ro

để bảo vệ quyền sinh tồn này. Trong khi đối với Popkin, cuộc nổi dậy của nông dân Việt Nam

được coi như kết quả tổng hợp hành động của các cá nhân duy lý trên sự tính toán cho lợi ích cá

nhân. Các yếu tố người lãnh đạo chính trị (political entrepreneurs), các hệ thống khích lệ

(incentive systems), vấn đề người không làm mà hưởng (free-riders) và rủi ro là những yếu tố

quan trọng dẫn đến kết quả hành động tập thể đó [Popkin 1979, tr.245].

Đối với việc xem xét hành vi sinh kế và vấn đề nợ của các tộc người thiểu số tại chỗ Tây

Nguyên và phía Bắc, chúng tôi thấy cách tiếp cận của cả Jame Scott trong đó nhấn mạnh đến tầm

quan trọng của việc xem xét hành vi sinh kế của người nông dân trong bối cảnh kinh tế, chính trị

và xã hội [ở một khía cạnh nào đó là văn hoá] cụ thể nơi họ đang sống là khá phù hợp. Hành vi

sinh kế của người Tây Nguyên, như sẽ phân tích ở các phần tiếp sau, trong xã hội trước đây cũng

như trong đời sống đương đại, đều bị ràng buộc bởi các điều kinh kinh tế và xã hội cụ thể. Nếu

như trong xã hội trước đây, do thời tiết và điều kiện môi trường cụ thể ở địa bàn có thể đẩy họ

xuống dưới ngưỡng sinh tồn, và vì vậy, họ đã phải xây dựng các cách ứng xử cụ thể để duy trì

mức sống trên ngưỡng này, thì trong bối cảnh đương đại, nơi không cho phép họ thực hành các

mô thức sinh kế truyền thống đề đảm bảo an ninh lương thực cho gia đình, thì việc chuyển đổi

sang hệ cây trồng mới cũng có thể coi là một cách ứng xử có bản chất tương tự.

Page 16: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

13

III. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu

chính để thu thập tư liệu, bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp giữa phỏng vấn

sâu và thảo luận nhóm và điều tra định lượng hộ gia đình. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng

phương pháp phân tích tư liệu để đối chiếu, so sánh. Trong quá trình viết báo cáo, nguồn tư liệu

thực địa, bao gồm phỏng vấn định tính và điều tra định lượng hộ gia đình, được coi là nguồn tư

liệu ưu tiên. Tại Tây Nguyên, ngoài tư liệu định tính được thu thập từ đợt nghiên cưú được tiến

hành từ ngày, 28/6 đến ngày 14 tháng 7 năm 2015, chúng tôi cũng sử dụng tư liệu từ các cuộc

phỏng vấn tại buôn Ban được thực hiện trong hai năm 2013-2014.

Tuân thủ nguyên tắc mang tính phương pháp luận là tìm các cộng đồng có sự tham gia

mạnh mẽ vào quá trình sản xuất nông sản hàng hóa để nghiên cứu, chúng tôi làm việc với chính

quyền cấp huyện để tìm hiểu về bức tranh sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại địa phương và qua

các thông tin của cán bộ huyện cung cấp, chúng tôi chọn các xã nghiên cứu có các đặc điểm: có

sự chuyển đổi từ nông nghiệp canh tác nương rẫy với đặc trưng là năng suất thấp sang sản xuất

nông nghiệp hàng hóa và có vay nợ để sản xuất.

Ở bốn tỉnh được lựa chọn, sau khi tham khảo tư vấn của cán bộ chuyên trách cấp tỉnh,

nhóm nghiên cứu lựa chọn tại mỗi tỉnh một huyện để đưa vào mẫu nghiên cứu. Tương tự như

vậy, ở cấp huyện, sau khi phỏng vấn cán bộ và tra cứu thông tin tổng hợp từ các báo cáo, nhóm

nghiên cứu lựa chọn một xã để tiến hành điều tra thực địa. Tại mỗi xã, hai thôn sẽ được lựa chọn

đưa vào mẫu nghiên cứu dựa trên tiêu chí có đặc điểm đặc thù về dân số, xã hội và kinh tế của

xã.

3.1. Nghiên cứu định tính

Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, điền dã dân tộc học, kết hợp giữa phỏng vấn

sâu, thảo luận nhóm và quan sát tham gia, đã được sử dụng để thu thập tư liệu. Với mục đích đa

dạng hoá nguồn thông tin, trong quá trình nghiên cứu thực địa tại Tây Nguyên, nhóm nghiên cứu

đã tiến hành phỏng vấn sâu 42 người, bao gồm 16 người M’nông, 10 K’ho, 9 Châu Mạ và 7

người Kinh thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Tại phía Bắc, nhóm nghiên cứu đã tiến hành

32 cuộc phỏng vấn sâu và trao đổi phi chính thức ở cả hai cộng đồng, bao gồm 12 người Dao, 15

người Thái và 5 người Kinh.

Nguyên tắc tiến hành phỏng vấn định tính của chúng tôi là sau khi đã có các cuộc phỏng

vấn chiến lược với các cấp chính quyền liên quan và cấp thôn, chúng tôi tiến hành các cuộc

phỏng vấn với những người am hiểu về phong tục tập quán và lịch sử của cộng đồng để có cái

nhìn khái quát về lối sống, quan niệm sống của người dân, và lịch sử quá trình chuyển đổi sinh

kế của cộng đồng. Trên cơ sở đã nắm thông tin tổng quan về cộng đồng, chúng tôi tập trung vào

tìm hiểu các thông tin về quá trình thực hành sinh kế của các hộ gia đình, chú trọng đến vấn đề

tín dụng của hộ gắn với quá trình này. Chúng tôi chọn các hộ có sự khác biệt về diện tích canh

tác và về thực hành tín dụng để phỏng vấn. Theo đó, nhóm đối tượng thứ nhất là các cán bộ có

liên quan trực tiếp đến các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là cán bộ tín dụng và

các nhà kinh tế nông nghiệp cấp ở cấp huyện, cấp xã và cấp thôn/buôn. Ngoài việc tìm hiểu về

hiện trạng chính sách phát triển kinh tế- xã hội đã và đang triển khai ở địa phương, các cuộc

phỏng vấn nhóm đối tượng này cũng tập trung tìm hiểu về quan điểm cá nhân và thông tin về

vấn đề nợ tại địa bàn.

Một nhóm đối tượng quan trọng khác được lựa chọn phỏng vấn là những người dân của

các buôn làng và các thôn. Đối với các đối tượng này, nhóm nghiên cứu tiến hành cả phỏng vấn

Page 17: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

14

sâu và thảo luận nhóm, sử dụng các câu hỏi đóng và mở. Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm các

đối tượng này tập trung vào những vấn đề liên quan vấn đề đầu tư trong sản xuất nông nghiệp,

những biến đổi trong thực hành văn hoá xã hội nói chung và lối sống nói riêng. Ngoài ra, nhóm

nghiên cứu cũng tìm hiểu những quan điểm, đề xuất, nguyện vọng của chính người dân đối với

vấn đề tín dụng nói riêng và chính sách của nhà nước và địa phương trong phát triển kinh tế nói

chung tại địa bàn.

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng phổ thông. Các cuộc trao đổi và phỏng

vấn người dân không thông thạo tiếng Kinh được thực hiện thông qua sự giúp đỡ của các thông

dịch viên là thành viên của chính các cộng đồng đó.

Việc lựa chọn các đối tượng phỏng vấn được tiến hành theo phương pháp "bóng tuyết

lăn", theo đó những người phỏng vấn trước sẽ giới thiệu các thông tín viên phù hợp cho các cuộc

phỏng vấn tiếp theo. Mỗi cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm thường kéo dài khoảng từ 45

đến 90 phút. Các cuộc phỏng vấn đều được ghi chép và ghi âm với sự đồng ý của những người

cung cấp tin. Bên cạnh các bản ghi chép, toàn bộ số băng phỏng vấn sâu sau đó được gỡ để phục

vụ phân tích và viết báo cáo. Tên của thông tín viên sẽ được mã hóa để đảm bảo nguyên tắc ẩn

danh.

3.2. Khảo sát định lượng

Hợp phần định lượng của nghiên cứu kết hợp phương pháp chọn mẫu có chủ định và

ngẫu nhiên đơn giản. Dựa trên danh sách các hộ gia đình của các thôn/bản, mẫu nghiên cứu đựa

lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Để đủ số mẫu cho khảo sát định lượng, tùy vào tổng số lượng các

hộ có tại mỗi thôn chúng tôi chọn từ một đến hai thôn để khảo sát. Cụ thể, tại huyện Lâm Hà

chúng tôi chọn buôn Biết của xã Phú Sơn, tại huyện Lắk chúng tôi chọn buôn Ban của xã Yang

Tao, tại huyện Võ Nhai, chúng tôi chọn thôn Ba Nhất của xã Phú Thượng và tại huyện Mai Sơn,

chúng tôi chọn thôn Phiêng Khoài và Huổi Khoang. Nội dung bảng hỏi bao gồm thông tin cơ bản

về tình hình hộ, lịch sử các khoản vay nợ của hộ trong năm qua, lý do vay nợ và tình trạng của

khoản vay, thông tin về đầu tư và sản xuất của hộ, thông tin về tiêu dùng và phúc lợi của hộ.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu có chủ

đích.

Đối với cuộc khảo sát định lượng, chúng tôi mời đại diện các hộ dân đến theo giờ đã hẹn

tại nhà văn hóa của mỗi thôn hay tại nhà cán bộ hội phụ nữ của thôn để thu thập thông tin tổng

quan về hộ gia đình như nhân khẩu học, tình hình sản xuất, các loại tín dụng, các chính sách hỗ

trợ người dân đang thụ hưởng….

Theo đó, tại Tây Nguyên, 56 hộ người Cơ Ho và Mnông được lựa chọn điều tra định lượng.

Trong các mẫu phỏng vấn định lượng, quy mô hộ gia đình trung bình 6 người/ một hộ. Trong số

các hộ được khảo sát có 77% có chủ hộ là nam. Trình độ học vấn của các hộ này rất thấp với tỷ

lệ 91% chỉ học hết cấp 1 trong đó 33% chưa bao giờ đi học. Lực lượng lao động của các hộ

được khảo sát chiếm 54%, đa số làm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tại phía Bắc, định mức lựa chọn mẫu hộ gia đình ở mỗi địa bàn cụ thể là 100 hộ gia đình

cho mỗi xã, tương ứng với 50% tổng số hộ ở hai thôn tại Thái Nguyên và 70% tổng số hộ ở hai

thôn tại Sơn La. Với mỗi hộ gia đình được lựa chọn và mời vào mẫu nghiên cứu, điều tra viên

phỏng vấn trực tiếp một thành viên trên 18 tuổi trong hộ có mặt ở nhà tại thời điểm nghiên cứu.

Kết thúc thực địa, tổng số hộ gia đình được tiếp cận và phỏng vấn thành công tại Thái Nguyên là

90, tại Sơn La là 102.

Page 18: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

15

Ở cả hai tỉnh Thái Nguyên và Sơn La, có tổng cộng có 192 hộ gia đình tham gia trả lời

bảng câu hỏi, trong đó có 102 hộ tại Sơn La và 90 hộ tại Thái Nguyên. Gần 60% số người trả lời

là nam, hơn 40% là nữ. Độ tuổi trung bình của người trả lời là 38 tuổi. Khi tách riêng hai địa bàn,

độ tuổi trung bình của người trả lời ở Thái Nguyên là khoảng 41 tuổi, ở Sơn La là khoảng 36

tuổi. Số khẩu trung bình của các hộ tham gia nghiên cứu vào khoảng 4,6 người mỗi hộ, trong đó

có khoảng 2,8 người hiện đang tham gia lao động, và khoảng 1,5 trẻ em. Không có sự khác biệt

về cơ cấu nhân khẩu trong hộ gia đình khi so sánh giữa hai địa bàn. Hầu hết các hộ gia đình ở cả

hai địa bàn nghiên cứu ở phía Bắc đều đã sinh sống tại địa phương từ lâu đời (chỉ có 1% cho biết

mới chuyển đến địa phương sinh sống trong khoảng thời gian ít hơn 5 năm). Ở Thái Nguyên, tỷ

lệ hộ nghèo và cận nghèo cao hơn đáng kể so với tại Sơn La. Cụ thể là 20,2% số hộ ở Thái

Nguyên cho biết họ thuộc diện hộ cận nghèo (tỷ lệ này ở Sơn La là 7,8%), 15,7% số hộ ở Thái

Nguyên cho biết họ thuộc diện hộ nghèo (tỷ lệ này ở Sơn La là 9,8%).

Toàn bộ số hộ tham gia phỏng vấn tại Sơn La thuộc nhóm dân tộc Thái, và hầu hết

(91,1%) số hộ tham gia nghiên cứu tại Thái Nguyên thuộc nhóm dân tộc Dao. Xét bình quân về

trình độ học vấn, ở Sơn La, tỷ lệ hộ gia đình có trình độ học vấn cao nhất là phổ thông trung học

(47.1%) cao hơn hẳn so với ở Thái Nguyên (21,1%).

Toàn bộ số bảng câu hỏi sau khi được thu thập đầy đủ thông tin đã được nhập liệu theo

khuôn nhập liệu được xây dựng trên phần mềm SPSS phiên bản 20. Việc làm sạch và phân tích

số liệu cũng được thực hiện trên phần mềm này.

3.3. Phân tích tài liệu văn bản

Bên cạnh tài liệu điền dã, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành thu thập và phân tích các bài

báo, tạp chí và nhiều tài liệu đã xuất bản khác liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài. Trong

các chuyến điền dã tại địa bàn, việc thu thập các báo cáo tổng kết năm và báo cáo công tác thực

hiện kế hoạch của các địa phương từ tỉnh đến xã cũng được chú ý thực hiện.

3.4. Tham vấn chuyên gia

Bản thảo của báo cáo, với nội dung phân tích các kết quả nghiên cứu chính từ tư liệu thứ

cấp và tư liệu thực địa được trình bày tại hai cuộc toạ đàm để thu thập các ý kiến đóng góp của

các chuyên gia đến từ trung ương và địa phương. Bản thảo này cũng đã được gửi cho một số

chuyên gia có chuyên môn liên quan đọc và góp ý. Trong qua trình tham vấn, tất cả các ý kiến

nhận xét, góp ý đều được ghi chép và được sử dụng trong quá trình hoàn thiện bản thảo.

3.5. Hạn chế của nghiên cứu

Vấn đề nợ cũng như tín dụng đen ở vùng Tây Nguyên và phía Bắc là một vấn đề khá

nhạy cảm và khó tiếp cận, đặc biệt là đối với các chủ nợ tư nhân. Việc lấy thông tin, đặc biệt là

thông tin liên quan đến con số, một cách chính xác trong khoảng thời gian phỏng vấn từ 1,5-2

tiếng từ người dân, cũng không phải là chuyện dễ dàng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thức

được rằng, số lượng mẫu khảo sát định lượng chủ đủ lớn để có được một sự phân tích chính xác.

Do gặp một số khó khăn như vậy, những trình bày và phân tích của báo cáo có thể chưa phản

ánh được hết các khía cạnh liên quan đến vấn đề nợ của người dân.

Page 19: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

16

IV. BỐI CẢNH HOÁ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

4.1. Con người và không gian sinh tồn

Để khảo sát sự chuyển đổi sinh kế từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế thị trường

cũng như hệ quả kinh tế- xã hội của sự chuyển đổi này ở các cư dân tại chỗ Tây Nguyên và phía

Bắc, chúng tôi chọn hai cặp hai buôn/ thôn đặt trong bối cảnh so sánh đối chiếu. Hai cặp buôn

buôn được lựa chọn để nghiên cứu xuất phát từ các lý do mang tính phương pháp luận: 1) Có mô

hình sinh kế truyền thống khá tương đồng, song hiện nay có sự khác biệt về cơ cấu cây trồng; 2)

Khác nhau về mặt không gian tự nhiên, bối cảnh sinh tồn và thành phần tộc người – tôn giáo.

Theo đó, tại Tây Nguyênchúng tôi chọn một buôn chúng tôi đặt tên là buôn Ban của

huyện Lắk, Đắk Lắk và buôn Biết của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Hai buôn này đáp ứng hai

tiêu chí phương pháp luận chúng tôi đặt ra. Cư dân của hai buôn là dân tộc tại chỗ ở Tây

Nguyên: ở buôn Ban là tộc người K’ Ho theo đạo Công giáo và người Mạ theo Tin Lành và ở

buôn Biết là tộc người M’nông theo đạo Tin lành. Buôn Ban là buôn chuyển từ canh tác rẫy sang

cà phê và buôn Biết là từ rẫy sang trồng bắp lai. Về đường giao thông đi lại, so với buôn Biết,

buôn Ban khó tiếp cận hơn do đường xá đi lại còn khó khăn và ở xa trung tâm hành chính xã.

Tại phía Bắc, chúng tôi chọn thôn Ba Nhất, xã Phú Thượng, Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái

Nguyên và thôn Huổi Khoang và Phiên Khoài của xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn. Cư dân của

địa điểm khảo sát ở tỉnh Thái Nguyên và Sơn La là các dân tộc tại chỗ ở phía Bắc. Ba Nhất là

thôn chuyển từ canh tác nương rẫy sang trồng ngô lai và hiện nay sang trồng ché và Huổi

Khoang và Phiên Khoài là thôn chuyển từ nhiều loại cây trồng và gần nhất là trồng mía sang

trồng cà phê Arabica. Trong hai địa bàn nghiên cứu này, thôn Ba Nhất có đường giao thông đi lại

khó khăn hơn và ở xa trung tâm hành chính xã.

Buôn Ban

Theo thống kê của xã Phú Sơn năm 2014, buôn Ban có tổng số 354 hộ (1.448 nhân khẩu

– trung bình 4 khẩu/ hộ), trong đó có 297 hộ thường trú và 57 hộ tạm trú dài hạn.4 Cơ cấu tộc

người của thôn đa dạng, với 8 dân tộc khác nhau, trong đó 121 hộ dân tộc tại chỗ (65 hộ người

K’Ho và 56 hộ người Mạ, chiếm 448 người), 220 hộ người Kinh và số còn lại (13 hộ) là người

các dân tộc khác (Tày, Nùng, Hoa, Mường, Dao). Người dân buôn Ban sinh sống khá rải rác; tập

trung ở giữa thôn khoảng 200 hộ, số còn lại sinh sống rải rác ở những dọc các tuyến đường

quanh thôn, có hộ cách trung tâm buôn tới 10 km. Buôn được xếp hạng thôn vùng 3 (thôn nghèo)

của xã. Trong 297 hộ đăng ký thường trú có 18 hộ được xếp hạng nghèo, 33 hộ cận nghèo, 231

hộ trung bình và 15 hộ khá.

Nằm cách xa trung tâm của xã Phú Sơn khoảng 7 km, việc tiếp cận buôn từ ngoài đường

nhựa khá khó khăn, nhất là trong mùa mưa, do là đường đất dẫn vào buôn cắt ngang qua những

ngọn đồi, nhiều nơi bị nước xói mòn tạo thành những chỗ lồi lõm khó đi. Trong buôn có trường

tiểu học và trung học cơ sở, 2 phân trường mẫu giáo, 1 trạm y tế, 1 nhà sinh hoạt cộng đồng.

Người dân cư trú dọc theo hai bên con đường chính của thôn và các con đường nhỏ chia cắt thôn.

Về hành chính, thôn bao gồm hai khu cư trú riêng biệt chia cắt bởi một con suối. Khu dân cư ở

phía trung tâm của thôn là nơi cư trú chủ yếu của người K’ Ho và khu bên kia suối là của tộc

4 Con số thống kê của UBND xã chỉ bao gồm 297 hộ thường trú trong thôn chứ không có hộ tạm trú

Page 20: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

17

người Mạ và các dân tộc khác5. Người Kinh sống xen kẻ với các tộc người tại đây. Người Kinh

chủ yếu làm các nghề buôn bán tạp hóa cùng với kinh doanh cà phê tươi hay nhân. Dọc theo hai

bên đường, trải dài trên các ngọn đồi, xung quanh nhà của các cư dân tại đây là những vườn cà

phê được trồng theo hàng lối, có những vườn cà phê đã rất cỗi.

Sinh kế truyền thống của các cư dân ở đây là trồng lúa và chăn nuôi trong khi hiện nay

sinh kế của các tộc người ở đây chủ yếu dựa vào việc trồng cây cà phê, một phần trồng lúa và

làm công trong nông nghiệp, và chăn nuôi nhỏ lẻ (lợn và gà) phục vụ nhu cầu thực phẩm gia

đình. Trước đây, người K’Ho và Mạ có nuôi trâu bò như một hình thức biểu hiện tài sản và tích

lũy của cải. Trâu bò được chăn thả tự do. Chuồng trâu bò được làm cách xa làng cả cây số. Hiện

nay người dân phát triển trồng cây cà phê nên không nuôi bò nữa vì sợ trâu bò phá cà phê. Nhà

hộ K’T là người bán trâu bò cuối cùng trong thôn vào năm 2010.

Trước đổi mới, hoạt động sinh kế chính của người dân là canh tác nương rẫy. Hiện nay,

thu nhập chính của người dân trong thôn từ cây cà phê, chiếm trung bình khoảng 80- 90% tổng

thu cả năm của thôn. Năng suất cà phê thấp, khoảng 2 tấn/ ha/ năm, do cà phê già cỗi và giống

cũ. Bên cạnh đó người dân thiếu vốn để đầu tư tăng năng suất cà phê và hệ thống đường xá kém

phát triển nên giá thu mua cà phê tại thôn thấp. Nguồn thu thứ hai của thôn là lúa nước với tổng

diện tích là 85ha lúa, trong đó 30ha có thể canh tác hai vụ và số còn lại chỉ canh tác được một vụ.

Lúa nước tập trung ở 122 hộ trong thôn, chủ yếu là người dân tộc tại chỗ. Nguồn thu thứ 3 đến từ

phí chi trả môi trường rừng với số tiền trung bình là 2,5 triệu một quý/hộ.

Buôn Biết

Buôn Biết thuộc xã Yang Tao, huyện Lắk tỉnh Đăk Lăk, có 349 hộ với 1.491 khẩu, trong

đó có 340 hộ là người Mnông và 9 hộ người Kinh. Người Mnông ở buôn Ban là nhóm Mnông

Rlăm. So với buôn Ban, buôn Biết có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn, là 70 hộ nghèo và 50 hộ cận nghèo.

Thành phần dân tộc ở buôn Biết thuần dân tộc Mnông, chỉ có một số hộ người kinh di cư đến

giai đoạn sau này (Giai đoạn 2012 vẫn có người Kinh di cư vào buôn sinh sống). Người Kinh tại

buôn Biết sống bằng làm các nghề dịch vụ như buôn bán nhỏ lẻ, sửa xe, thợ hàn trong khi người

Mnông canh tác các loại cây nông sản như bắp, mì, lúa, ca cao. Do là vùng nằm trong khu vực

thung lũng và có nhiều vùng đồng cỏ nên ở đây bò được nuôi phổ biến. Con bò không chỉ là một

biểu hiện của giá trị tài sản mà còn đóng vai trò quan trọng cho việc đem đến nguồn tiền mặt để

chi tiêu hàng ngày cho người dân.

Theo người dân ở buôn Ban, họ đến đây vào những năm 1960 do chương trình lập ấp

chiến lược của chính quyền Mỹ - Diệm. Vùng đất ở gốc của họ là ở Buôn Đak của huyện Lăk,

giáp với tỉnh Lâm Đồng. Vào lúc đó, có khoảng 40 hộ của buôn cũ bị di dời đi đến vùng đất hiện

nay. Cộng đồng tại đây theo đạo Tin lành từ thời Pháp. Sinh kế truyền thống của cư dân là khai

phá đất rừng để trồng rẫy. Khi được di dời xuống đây, họ được chính quyền Mỹ- Diệm cấp đất ở

(lấy đất từ buôn khác). Khi đến vùng đất này, chính quyền (Mỹ - Diệm) định cư cho 40 hộ ở trên

6 ha. Mỗi hộ được khoảng 200 m2 đất ở. Do quan niệm sinh sống trên đất của người khác nên

các hộ ở đây đưa 1 con trâu con cho hộ đã cho mình đất ở để cám ơn. Đến năm 1975, cộng đồng

5 Khu dân cư của người Mạ hay còn gọi là làng Yalu được cho là vùng đất trước đây của người K’ho. Khi nhóm

người Mạ từ Đăk Lăk về đây theo chính sách định canh định cư của Nhà nước tập trung để thành lập nông trường.

Sau này khi không làm nông trường nữa thì Nhà nước cấp lại cho các hộ người Mạ sinh sống và canh tác

Page 21: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

18

người M’nông ở buôn Biết có khoảng 80 hộ với hơn 300 nhân khẩu.6 Hiện nay, tại buôn có một

nhà thờ vừa được xây dựa trên tiền đóng góp từ dân chúng tại chỗ và một số nhà hảo tâm. Trong

buôn hoạt động mạnh nhất, theo đánh giá của người dân, vẫn là hội phụ nữ và tổ tự quản, theo

nghĩa đây là những nơi người dân nhận được các nguồn hỗ trợ từ nhà nước như nguồn vay từ

ngân hàng chính sách và là nơi họ nhận các thông tin từ chính quyền địa phương ví dụ như việc

vận động đi chích ngừa cho trẻ em, các thông tin khuyến nông hay như khi chúng tôi đến là

chương trình tuyển lao động đi xuất khẩu lao động.

Như vậy, hai buôn có đặc điểm chung đều là buôn có đông cư dân tại chỗ sinh sống. Các

cư dân tại chỗ hiện nay đều theo các tôn giáo lớn trên thế giới. Ở hai buôn ít nhiều đều có sự đan

xen cư trú của người Kinh và một số tộc người từ phía Bắc di cư vào. Điều này phản ánh bức

tranh toàn cảnh của quá trình phát triển kinh tế xã hội ở vùng Tây Nguyên trong thời gian

qua.Tuy nhiên, liên quan đến chủ đề sinh kế, hai buôn này khác nhau chủ yếu về yếu tố thổ

nhưỡng vốn quy định loại cây trồng tham gia thị trường hiện nay ở mỗi buôn. Kết quả khảo sát

định lượng của chúng tôi cho thấy nếu đo thang đo độ màu mỡ của đất theo thang đo từ 1 đến 5

với 1 là đất xấu nhất và 5 là đất tốt nhất thì có đến 84% cư dân ở buôn Biết cho là đất của họ

không tốt (cho điểm từ 1 đến 2), 13.3% cho độ phì nhiêu của đất ở độ trung bình. Trong khi đó ở

buôn Ban chỉ có 28,2% người dân cho là đất của họ không được tốt (cho điểm 1 và 2). Nguồn

gốc đất canh tác chủ yếu là đất tự khai phá và được cấp. Do vậy, hiện trạng giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất hiện nay của các cư dân phản ánh quá trình chuyển đổi từ không gian rừng

sang không gian rẫy định canh. Kết quả khảo sát định lượng cho thấy diện tích đất nông nghiệp

trung bình hộ ở buôn Biết là 8.369 m2 và buôn Ban là 12.275 m2. 90% số hộ khảo sát có đất có

nguồn gốc từ khai phá rừng, chỉ có 9% là do nhà nước cấp. Trong đó, nguồn gốc đất tự khai

hoang ở buôn Ban là 96% trong khi ở buôn Ban chỉ có 69,2%. Điều này có thể được lý giải do

quá trình lịch sử cộng đồng tộc người ở mỗi buôn khác nhau. Buôn Ban được hình thành dựa

trên chính sách định canh định cư các tộc người tại chỗ. Họ đã có quá trình cư trú tại vùng đất họ

sinh sống trong thời gian dài. Trong khi buôn Biết được hình thành trong thời kỳ thành lập ấp

chiến lược của chính quyền Sài Gòn. Họ được đưa đến vùng đất cư trú hiện thời nơi đã có các

cộng đồng tộc người khác sinh sống. Do vậy, đất đai của họ chủ yếu được chia cấp dựa trên sự

san sẻ của cộng đồng khác. Và sau giải phóng năm 1975, cộng đồng cư dân buôn Biết này lại

được chính quyền chia cấp lại để có hiện trạng nguồn gốc đất đai như hiện nay. Theo đó, nguồn

gốc đất được nhà nước cấp ở buôn Biết có nhiều hơn ở buôn Ban.

Thôn Ba Nhất của tỉnh Thái Nguyên

Thôn Ba Nhất nói riêng và xã Phú Thượng nói chung sống chủ yếu bằng nônng nghiệp.

Năm 2015, kinh tế nông nghiệp của xã chiếm 87,06%.7 Thôn Ba Nhất cách trung tâm xã khoảng

9 km. Thôn được chia làm hai xóm, xóm Ba Nhất và xóm Đồng Lạt. Hai xóm có sự khác biệt về

đầu tư đường giao thông. Xóm Ba Nhất được tính từ đầu xã đến nhà văn hóa thôn được đặt ngay

trung tâm thôn. Xóm dài khoảng 10 km, trong đó 10 km có thể đi bằng ô tô còn 5km còn lại chỉ

có thể đi bằng xe máy. Đường trục xóm được bê tông hóa dài khoảng 5 km, rộng khoảng 2,5 mét

bắt đầu từ đầu thôn đến đến nhà văn hóa mới của thôn nằm ở giữa thôn nằm giữa thôn. Con

6 Phỏng vấn ông Y’T, nguyên là trưởng thôn của buôn Biết vào thời chính quyền Việt Nam cộng hòa. 7 Ủy ban nhân dân xã Phú Thượng. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mụcc tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Phú Thượng giai đoạn 2011-2015, ngày 25 tháng 9 năm 2015.

Page 22: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

19

đường chạy xuyên suốt qua thôn, một bên con đường là đồi núi trong khi bên kia là thung lũng.

Trải dài bên đường đi phía đồi núi là các ngôi nhà cách nhau bởi các cánh đồng ngô hay chè, một

bên đường bên phía thung lũng là các cánh đồng lúa và ngô, và xa xa phía chân các ngọn đồi nơi

giao nhau giữa các cánh đồng và các ngọn đồi là các ngôi nhà nằm cách nhau bởi những khoảnh

vườn chè. Các ngôi nhà bằng gỗ được cất khang trang từ tiền thu nhập từ trồng ngô và trồng chè.

Từ nhà văn hóa thôn đi vào phía trong thôn là địa phận của xóm Đồng Lạt. Đường rất khó đi,

mặt đường chủ yếu là các hòn đá tự nhiên to nhỏ khác nhau xếp chồng lên nhau trải dài theo con

đường, lúc thì lên dốc, lúc thì xuống dốc. Đường này dù được miêu tả là có thể đi xe máy nhưng

thực tế có những đoạn người dân phải xuống dắt xe đi qua các viên đá to nằm chồng lởm khởm

lên nhau. Trước khi đến khu Đồng Lạt, đoạn đường này cắt ngang bởi một con suối, người dân

có thể chạy xe qua con suối được. Đi xe máy đoạn đường 5 km này mất hơn 1/2 giờ đồng hồ.

Hai bên trục đường chính chạy xuyên qua khu Đồng Lạt này không có nhiều nhà người dân ở.

Người dân ở tập trung ở khu cuối của thôn nơi giáp với thôn Đông Bo của xã Tràng Xá cùng

huyện. Nơi đây có 1 nhà trẻ, đường đi lại trong xóm là đường đất tương đối dễ đi hơn với đoạn

đường đá nối với khu trung tâm của thôn. Nhà của người dân chủ yếu được làm bằng gỗ theo

kiểu ba gian, mái lợp ngói hay fidroximang.

Người dân tại đây tự gọi mình là tộc người Dao Lô Gang hay Dao sơn đầu.8 Theo những

người lớn tuổi trong cộng đồng kể lại, những người đầu tiên đến đây là nhóm 7 hộ gia đình có

nguồn gốc từ Trung Quốc sang cách đây khoảng hơn 200 năm. Khi mới sang định cư ở Việt

Nam họ ở khu vực nay thuộc Làng Mười, xã Dân Tiến thuộc huyện Võ Nhai cách nơi ở hiện nay

không xa lắm. Do khu vực thôn Ba Nhất hiện nay lúc đó là khu vực rừng nguyên sinh nên những

hộ đầu tiên thuộc dòng họ Triệu (4 hộ) và Đặng (3 hộ),vốn có quan hệ dòng họ và thân tộc với

nhau đã rủ nhau đến khai phá và lập nghiệp, dần dần tạo nên cộng đồng người Dao đông đúc như

hiện nay.

Sinh kế của người Dao gắn với việc khai phát rừng để làm rẫy nên ở cộng đồng người

Dao tồn tại rất nhiều các miếu thờ các ma và thần. Đình và miếu là các thiết chế tín ngưỡng tôn

giáo gắn với cộng đồng dựa trên sự phân chia dựa vào địa vực cư trú và dòng họ. Do vậy, khi các

cộng đồng người này được phân nhóm vào các tổ chức hành chính, việc thực hành tín ngưỡng

này cụ thể là việc phân chia cúng ở các đình và miếu này vẫn trên cơ cở các cộng đồng cộng cư.

Trong làng có đình thờ 3 vị tiền hiền khai khẩn (Triệu Tiến Phúc, Triệu Dương Tiến, và Đặng

Xuân Hiện) vào lập làng và thờ con trâu và con khỉ và thần núi (san tảo miên) và một năm cúng

hai lần vào ngày 3 tháng 3 (tết hàn thực) và 22 tháng 12 âm lịch. Khỉ và trâu được thờ do đây là

hai con vật phá hoại mùa màng ngô và lúa của người Dao nhất. Đình trước được xây bằng gỗ sau

được xây kiên cố vào năm 2011. Tuy thôn có gần 200 hộ nhưng việc thực hiện cúng ở Đình này

chỉ có khoảng gần 100 hộ của xóm Ba Nhất chia làm 3 tổ thay nhau thực hiện, còn cư dân của

khoảng 62 hộ ở khu Đồng Lạt thì tham gia vào việc cúng Miếu cũng vào ngày tết hàn thực. Các

hộ dân khác tham gia vào việc cúng đình và miếu ở các cộng đồng lân cận khác. Cái tên Ba Nhất

có từ hồi thành lập hợp tác xã vào khoảng những năm 1960.

Tại thời điểm nghiên cứu được thực hiện, thôn Ba Nhất có 199 hộ dân với 172 hộ người

Dao, 7 hộ người kinh, và 20 họ là Tày Nùng. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát của chúng tôi có

những hộ gia đình tuy được tính là hộ gia đình người Dao nhưng trong đó thật ra lại có chồng là

người Dao và vợ là người Kinh. Trước đó người Dao ở đây được gọi là người Dao Suối Lú. Ba

8 Hiện nay chỉ còn những người lớn tuổi thực hiện phong tục sơn đầu vào những dịp lễ tết. Tục sơn đầu trước đây là các cô thiếu nữ người Dao đến tuổi cập kê đều sơn đầu bằng sáp ong. Mỗi lần sơn để tóc từ 3-4 tháng, nếu tóc bị bẩn thì dùng chanh chà lên tóc để làm sạch. Sơn đầu là một trong những tiêu chuẩn để các chàng trai tìm vợ.

Page 23: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

20

xóm người Dao được gộp vào thành một hợp tác xã Ba Nhất. Ở đây phổ biến các họ Triệu Long,

Triệu Nho, Triệu Mốc, Đặng, Lý.

Diện tích tự nhiên của thôn là 2.000 ha, trong đó 40,34 ha đất trồng lúa, diện tích bãi soi

và đất trồng ngô là 80 ha, diện tích đất trồng chè là 50 ha, diện tích rừng tự nhiên là 240 ha còn

lại là diện tích rừng trồng (chủ yếu trồng cây keo và một số loại cây lấy gỗ). Đất ruộng ở đây là

những bãi đất bằng phẳng được người dân đắp bờ lên làm ruộng thường nằm ven sông hay suối;

bãi đất bồi hay còn gọi là bãi soi là nơi thường được dùng trồng ngô. Người dân trong thôn sống

chủ yếu bằng nông nghiệp trước là canh tác lúa và ngô nương, sau là lúa nước và ngô lai và từ

năm 2012-2013 chuyển sang trồng chè do đất đai cằn cỗi, chẳng hạn như trước đây 1 kg ngô

giống thu hoạch được từ 4 đến 5 tạ trong khi hiện giờ chỉ thu hoạch được từ 1 đến 2 tạ/ sào, bãi

soi là 2,5 tạ/ sào. Hiện nay, do chè có giá nên diện tích trồng chè tại thôn hiện nay ngày càng gia

tăng. Mỗi năm tăng thêm 10 ha.

Toàn thôn có hai quán bán tạp hóa. Dân trong thôn thường đi chợ ở thị trấn Đình Cả bằng

cách điện thoại cho người bán ngoài chợ (thường là thịt hay cá) gửi hàng đem về và gửi người

trong thôn đi chợ ở thị trấn Đình Cả đem về treo ở hai quán tạp hóa này với mảnh giấy đề tên

người mua để họ tự ra lấy. Việc mua bán này thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa các cư dân của

thôn với nhau và giữa cư dân thôn với cư dân thị trấn lân cận. Mối quan hệ này được thiết lập từ

lâu đời, được hình thành do nhiều người của thôn chuyển ra thị trấn buôn bán sinh sống và mối

quan hệ giao thương hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của cư dân thôn. Chăn nuôi

của thôn truyền thống là chăn nuôi gắn với nông nghiệp, theo đó các vật nuôi là lợn, gà, vịt, trâu

và bò. Vào giữa những năm 1990, lợn gà được chăn nuôi nhiều để phát triển kinh tế. Tuy nhiên

bắt đầu từ giữa những năm 2000, chăn nuôi giảm do dịch bệnh và giá cả bấp bênh. Nhà cửa được

xây dựng khang trang được cho là chủ yếu do tiền thu được từ giai đoạn trồng ngô.

Thôn Huổi Khoang và Phiên Khoài của tỉnh Sơn La Thôn/ bản Huổi Khoang và Phiêng Khoài. Huổi Khoang nằm cách trung tâm xã Chiềng

Ban (vốn là nơi tập trung đông người Kinh) khoảng 1 km và cách thị trấn hát lót của huyện Mai

Sơn 25 km. Đây là hai trong 26 bản của xã Chiềng Ban. Xã Chiềng Ban đạt chuẩn nông thôn mới

vào năm 2015. Đây là một trong ba xã của tỉnh Sơn La đạt chuẩn nông thôn mới. Chiềng Ban

cũng là xã thí điểm xây dựng chương trình nông thôn mới của tỉnh và của huyện. Tổng kinh phí

đầu tư cho xã gần 57,6 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 17 tỷ đồng, hàng nghìn ngày

công lao động và trên 20.000m2 đất xây dựng các công trình phục vụ đời sống, sản xuất. Đời

sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên, năm 2014, thu nhập bình quân đầu

người đạt 19,6 triệu đồng. Nhờ vào chương trình nông thôn mới, cơ sở hạ tầng của bản Huổi

Khoang thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại, chuyên chở nông sản của người dân. Trục đường giao

thông chính trong bản đã được bê tông hóa nhờ vào sự đóng góp của các hộ dân trong chương

trình nông thôn mới.9

Các hộ gia đình trong thôn Huổi Khoang sống tập trung dọc theo trục đường chính này,

xen kẽ những ngôi nhà được cất theo kiểu nhà sàn truyền thống làm bằng gỗ của người Thái là

những vườn cà phê hay các loại hoa màu (susu, bí xanh, bí đỏ, rau cải…). Đằng sau các ngôi nhà

trước khi tiếp giáp với phía chân đồi là các khoảng ruộng lúa và ao cá. Vườn cà phê thường nằm

9 Theo Bí thư xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, (xã có 26 bản trong đó có 21 bản người Thái, 5 bản người Kinh), trong chương trình nông thôn mới của xã, người dân đóng góp 17 tỷ. Tại thôn Huổi Khoang, mỗi nhân khẩu đóng góp cho chương trình nông thôn mới tại thôn tổng cộng là 1.400.000 đồng

Page 24: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

21

ở những vùng đất đồi. Huổi Khoang cũng được người dân chia ra thành hai xóm: xóm Huổi

Khoang lấy nhà văn hóa thôn làm trung tâm và xóm Nong Pinh. Xóm Nong Pinh là “xóm gốc”

của người Thái ở đây. Vào thời Pháp thuộc, người Thái cư trú chủ yếu ở xóm này sau mới mở

rộng đến xóm Huổi Khoang vào khoảng từ năm 1945. Lúc chuyển ra chỉ khoảng có 3-4 hộ. Bản

Huổi Khoang có 70 hộ dân với 324 khẩu, 100% dân số là người Thái. Diện tích tự nhiên của Bản

là 100 ha, trong đó diện tích nông nghiệp là 54 ha. Diện tích trồng cây cà phê là 40 ha, diện tích

lúa 9,8 ha, còn lại là ao thả cá và đất ở, diện tích rừng núi đá 46 ha, mỗi hộ được 200 m2 đất thổ

cư. Ngoài ra, bản còn có 1,4 ha đất cộng đồng bản, là ao và ruộng để đấu thầu. Số tiền thu được

từ việc cho thuê này (8 triệu/ năm) được thôn dùng để tổ chức sinh hoạt tổng kết cuối năm của

thôn.

Bản Phiêng Khoài có 70 hộ với 290 khẩu với 100% là người Thái đen (Tai đăm), nằm

cách trung tâm xã 5 km. Bản có diện tích tự nhiên là 100 ha, diện tích đất nông nghiệp là 60 ha,

trong đó diện tích đất trồng cà phê là 50 ha; còn lại là diện tích đất ở và ao thả cá; diện tích rừng

là 40 ha, diện tích trồng ngô là 1,5 ha, và không có diện tích ruộng trồng lúa. Cư dân trong bản

cư trú dọc theo đường trải nhựa chạy xuyên qua bản, và các con đường tẻ vào các khu khác trong

bản cũng được bê tông hóa theo chương trình nông thôn mới. Khác với bản Huổi Khoang,

Phiêng Khoài này có nhiều hộ dân ngoài việc sơ chế phơi khô hạt cà phê thu hái của nhà mình

còn tổ chức thu mua cà phê của các nơi khác về sơ chế và sấy khô để làm cà phê nhân. Do vậy,

vào mùa chế biến cà phê nhân, đi dọc theo con đường vào trong bản, dòng nước thải đen ngòm

từ hai hàng cống thải lộ thiên dọc theo hai bên đường chứa nước thải chảy ra từ các bể nước

ngâm cà phê tươi đã lên men từ các hộ dân bốc lên mùi rất khó chịu bao trùm cả thôn bản.

Hàng năm vào tháng 8 âm lịch, người dân trong bản tổ chức lễ cúng bản (xên bản) quy tụ

tất cả dân trong bản tham gia. Lễ cúng thường được tổ chức ở đầu nguồn nước, nơi có cây đa to

và sau đó thì tập trung ăn uống ở nhà văn hóa bản. Tại hai bản, phổ biến các họ Lò, Hoàng, Hà,

Lường, Vi, Cầm…

4.2. Sinh kế cổ truyền ở các tộc người thiểu số: nền kinh tế duy tình10

Trước khi đi sâu trình bày về hệ thống sinh kế cổ truyền của các tộc người thiểu số ở Tây

Nguyên và phía Bắc, chúng tôi muốn quay trở lại với công trình nghiên cứu kinh điển về đặc

trưng của nền kinh tế cổ truyền của người nông dân của tác giả Jame Scott (1976) đề cập ở đầu

bài viết. Scott cho rằng, sinh kế truyền thống của người nông dân vùng Đông Nam Á, cho dù là

của các cư dân sinh sống ở đồng bằng hay miền núi hay bất luận của cư dân canh nương rẫy hay

ruộng nước, đều chia sẻ một nền kinh tế duy tình (moral economy),11 bị chi phối bởi cái mà Jame

Scott gọi là "đạo lý tự cấp tự túc" (subsistant ethic). Đặc trưng của đạo lý tự cập tự túc, theo tác

giả, là an toàn là trên hết. Theo đó, người nông dân có xu hướng tránh thực hành các hành vi có

thể tạo ra sự rủi ro, đặc biệt là làm cho đời sống kinh tế của gia đình họ rơi vào bên dưới ngưỡng

cho phép của một cuộc sống tự cấp tự túc. Để đảm bảo và duy trì được đạo lý tự cấp tự túc này,

người nông dân luôn có xu hướng tìm cách ngăn chặn hay chống lại các tác động có thể làm cho

họ rơi vào tình trạng bấp bênh về kinh tế từ bên ngoài. Người nông dân, thay vào đó, tìm cách

xây dựng, duy trì và phát triển các dàn xếp văn hoá - xã hội và kỹ thuật (socio-cultural and

techinical arrangements) để vấn an ninh lương thực của gia đình được đảm bảo. Các 'dàn xếp

10 Nội dung phần này được kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Hoàng Cầm, và một phần của nội dung được sử dụng

trong công trình cấp Nhà nước “Văn hoá và lối sống trong phát triển bền vững Tây Nguyên” (Lê Hồng Lý và các

cộng sự, 2014). 11 Ở Việt Nam, xem thêm Pamela (2013) và Lê Hồng Lý và các cộng sự (2014)

Page 25: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

22

văn hoá - xã hội bao gồm các mô hình tương hỗ, hệ thống bảo trợ, sở hữu cộng đồng, vần công,

đổi công, hệ thống tôn giáo tín ngưỡng trong quản lý hành vi trong các hoạt động khai thác tự

nhiên, vv. Các dàn xếp kỹ thuật là những "cách thức quản lý sự đa dạng về giống truyền thống

của người địa phương, các kỹ thuật canh tác được xây dựng và phát triển qua hàng thế kỉ thông

qua cơ chế thử - sai để có được những mùa vụ ổn định và bền vững nhất có thể trong các tiểu

môi trường khác nhau'' (trích lại trong Yos 2008: 35-36). Trong bối cảnh của nền kinh tế duy

trình với sự chi phối mạnh mẽ của "đạo lý tự cấp tự túc", những cái có thể bị đánh giá là phi lý

như không vay nhiều vốn để sản xuất, không sẵn sàng chuyển đổi các giống cây trồng phục vụ

cuộc sống tự cấp tự túc sang nông nghiệp hàng hoá, không buôn bán để lấy lãi, vv..., theo tác giả,

có tính hợp lý riêng của chúng nếu đặt trong thể chế kinh tế này. Thể chế kinh tế vận hành theo

nguyên lý "đạo lý tự cấp tự túc", một mặt, có thể không khuyến khích sự tích luỹ và gia tăng của

cải bằng mọi giá. Tuy nhiên, đổi lại, các dàn xếp văn hoá – xã hội và kỹ thuật của thể chế kinh tế

này luôn đảm bảo sự ổn định về lương thực đối với một cuộc sống tự cấp tự túc cho hầu hết tất

cả các thành viên trong cộng đồng.

Các hoạt động sinh kế trong xã hội cổ truyền của các tộc người thiểu số ở địa bàn nghiên

cứu về cơ bản, mang đậm đặc trưng của một nền kinh tế duy tình với hàng loạt các dàn xếp văn

hoá – xã hội và kỹ thuật để đảm bảo triết lý tự cấp tự túc như các cộng đồng nông dân ở vùng

Đông Nam Á khác12. Các dàn xếp này, trước hết, được thể hiện rõ nét trong phương thức canh

tác nương rẫy,13 một hoạt động kinh tế chủ đạo và quan trọng nhất của các tộc người thiểu số tại

chỗ ở các địa bàn nghiên cứu trong xã hội truyền thống. Một trong những dàn xếp kỹ thuật quan

trọng, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cuộc sống tự cấp tự túc, mà còn có vai trò bảo

vệ sự đa dạng sinh học và môi trường của hệ thống canh tác nương rẫy, là kỹ thuật đa canh và

xen canh. Thông thường, trên một mảnh nương, ngoài loại cây trồng chính là lúa hay ngô, người

dân còn trồng hàng chục loại rau, củ quả như đậu, bí, ớt, khoai môn, đu đủ, các loại cây thuốc

nam, vv...14 Thêm vào đó, trong một mùa vụ, một gia đình cũng thường canh tác cùng một lúc

một vài mảnh rẫy và giống lúa được trồng trên các mảnh rẫy phụ thuộc vào chất đất và các điều

kiện tự nhiên phù hợp với loại giống được chọn. Xét ở khía cạnh đầu ra của sản phẩm, kỹ thuật

đa canh và xen canh, có thể nói, luôn mang lại một sự đảm bảo về lương thực cho gia đình.

Bên cạnh đa canh và xen canh, các tộc người thiểu số tại chỗ còn có chiến lược bảo quản

và sử dụng sự đa dạng về giống. Với kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ với hàng trăm năm

tương tác trong điều kiện môi trường cụ thể theo nguyên tắc 'thử - sai', người dân sử dụng các

loại giống khác nhau trên các loại đất và tiểu môi trường khác nhau sao cho năng suất được cao

nhất. Chính vì vậy, mỗi nhóm tộc người có thể sở hữu hàng chục loại giống lúa, hay hàng chục

12 Xem thêm các dàn xếp kỹ thuật và văn hoá – xã hội của các tộc người thiểu số tại chỗ tại 5 tỉnh Tây Nguyên ở

chương “Văn hoá đảm bảo đời sống” do tác giả Hoàng Cầm viết trong công trình Vai trò của văn hoá và lối sống

trong phát triển bền vững Tây Nguyên (Lê Hồng Lý và các cộng sự, 2014). 13 Mô tả một cách ngắn gọn nhất, nương rẫy có các đặc điểm sau: người dân phát quang một khoảnh rừng trong

phạm vi sở hữu của gia đình, cộng đồng để trồng trọt trong vài năm, hoặc thậm chí là trong chu kỳ một năm. Sau đó,

họ để hoá các mảnh nương cũ đã bạc màu trong một khoảng thời gian nhất định, thường là từ 10 đến 20 năm đủ để

đất có lại màu rồi sau đó quay lại canh tác chính trên các mảnh nương đó. 14 Ví dụ, theo điều tra thực địa của Bùi Minh Đạo năm 1983, trên một đám rẫy của một gia đình người Ba Na, huyện

Kong Cho Ro, tỉnh Gia Lai, gia chủ trồng tổng cộng 18 loại cây trồng khác nhau, bao gồm: lúa (3 loại), ngô, bo bo,

bông, thuốc lá, ớt, bầu, cà đắng, mướp, dưa gang, dưa bở, sắn, khoai lang, cây họ nghệ để làm thuốc, mào gà, dứa,

và chuối. Nếu so với hình thức canh tác ruộng nước, với sản phẩm đầu ra duy nhất là lúa, thì nương rẫy với kỹ thuật

đa canh đem lại cho người nông dân nhiều sản phẩm hơn, đảm bảo cho cuộc sống tự cấp, tự túc của người dân.

Page 26: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

23

loại giống ngô, mỗi loại giống không những chỉ có đặc điểm sinh học và khả thích ứng với các

tiểu môi trường riêng mà mỗi loại giống cũng có khả năng kháng các loại bệnh khác nhau. Ví dụ,

đối với nhóm Cơ Ho và Mạ ở buôn Ban, trong một mùa rẫy, người dân thường ít nhất gieo trồng

3 loại giống lúa với tên địa phương là coi rong, coi rang và coi me. Coi rang là loại giống phù

hợp với thổ nhưỡng ẩm dưới chân đồi, gần chỗ sình lầy và cho năng suất cao. Giống lúa này cho

thu hoạch vào tháng 11. Coi me là giống lúa cho năng suất thấp hơn và thời gian sinh trưởng lâu

hơn giống coi ran, song nó lại chịu hạn tốt nên được trồng ở khu vực đỉnh đồi, ít nước. Trong

khi đó, coi rong là loại lúa cho năng suất thấp và chịu hạn kém hơn hai loại trên song loại giống

này lại có ưu thế là thời gian sinh trưởng ngắn nhất, thường cho thu hoạch vào cuối tháng 8 đầu

tháng 9.15

Với hệ thống kinh nghiệm và tri thức tích lũy thông qua quá trình tương tác lâu dài với hệ

sinh thái tự nhiên nơi họ sinh sống, các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên và phía Bắc nói

chung và người dân ở các địa bàn nghiên cứu nói riêng cũng đã sáng chế ra nhiều dụng cụ sản

xuất khác nhau, mỗi loại phù hợp với điều kiện tự nhiên cụ thể, để khai thác hiệu quả và bền

vững môi trường xung quanh họ. Điển hình trong số này là cây gậy chọc lỗ, một trong những

nông cụ rất phổ biến và quan trọng nhất đối với các tộc người thiểu số. Nông cụ này có kết cấu

trông rất đơn giản, chỉ là một thân gỗ có độ dài chừng hơn 1m, nhỏ hơn cổ tay, một đầu được vót

nhọn. Do có cấu tạo đơn giản như vậy nên gậy chọc lỗ thường bị coi là một loại hình nông cụ thô

sơ, 'lạc hậu', 'kém năng suất' nếu so với các nông cụ của các cư dân canh tác ruộng nước như

cuốc, cày, v.v. Tuy nhiên, theo trải nghiệm của người dân, dùng gậy chọc lỗ để tra hạt cho tỉ lệ

mọc của cây cao hơn rất nhiều so với việc dùng cuốc để gieo trồng do lỗ được tạo ra từ cây gậy

nông và đều hơn so với lỗ được tạo ra bằng cuốc. Bên cạnh đó, dùng gậy chọc lỗ để tra hạt cũng

cho năng suất lao động cao hơn các loại nông cụ khác vì gậy làm bằng gỗ gọn nhẹ, mỗi người có

thể dùng hai gậy để trọc lỗ cùng một lúc. Do chỉ tạo một lỗ rất nhỏ trên bề mặt của đất nên gậy

chọc lỗ cũng là loại nông cụ giúp chống xói mòn đất tốt nhất trong canh tác nương rẫy so với các

loại nông cụ 'hiện đại' như cuốc, cày, vv, đặc biệt là trên địa bàn đất dốc. Một người phụ nữ dân

tộc Dao tại Thái Nguyên cho chúng tôi biết, với địa hình đồi dốc và kết cấu đất không chặt như ở

Võ Nhai, gậy chọc lỗ là công cụ gieo hạt phù hợp nhất vì đầu gậy nhỏ sẽ không làm cho kết cấu

đất bị vỡ khi chọc lỗ để gieo trồng. Do vậy, trước đây khi được cán bộ khuyến nông hướng dẫn

sử dụng cuốc để gieo hạt ngô, sau một vài vụ thấy loại công cụ này không hiệu quả, người Dao

đã quay trở lại với công cụ gậy chọc lỗ truyền thống của mình.

Một dàn xếp hay quy trình kỹ thuật quan trọng khác được các tộc người thiểu số tại chỗ

xây dựng trong thực hành canh tác nương rẫy là phương thức du canh luân khoảnh theo chu kỳ

khép kín hay còn được gọi phổ biến là hưu canh. Theo tập quán, khi một mảnh nương bắt đầu

bạc màu, người dân sẽ bỏ hoá nó trong một khoảng thời gian nhất định, tuỳ theo điều kiện tự

nhiên và dân cư. Thời gian hưu canh được thực hiện theo nguyên tắc "không dài quá và cũng

không ngắn quá, vì dài quá thì đất hưu canh nhiều, mức độ quảng canh lớn, rẫy sẽ nằm xa nhà,

và ngắn quá thì rừng sẽ không kịp mọc lại" (Bùi Minh Đạo 2000: 109). Trong điều kiện đất còn

15 Theo một điều tra của trường Đại học Nông nghiệp I, vào đầu những năm 1980, ở Gia Lai và Kon Tum có 19 loại

giống lúa, Đăk Lăk có 30 loại giống và Lâm Đồng có 19 loại. Điều tra theo nhóm tộc người của Bùi Minh Đạo năm

1981 cũng chỉ ra sự đa dạng của các loại giống được người dân sử dụng. Chẳng hạn, chỉ riêng người Ba Na ở Giang

Trung, An Khê, Gia Lai sở hữu và gieo trồng cùng một lúc 12 giống lúa rẫy tẻ (Bùi Minh Đạo 2000).

Page 27: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

24

nhiều, ở cả người Mnông ở buôn Biết và người Cơ Ho ở buôn Ban, người Dao ở Ba Nhất và

người Thái ở Chiềng Ban chu kỳ quay vòng rẫy thường được thực hiện trong khoảng thời gian từ

10 đến 20 năm, khoảng thời gian đủ để đáp ứng hai mục đích vừa nêu. Các mảnh nương cũ, sau

thời kỳ bỏ hoá để rừng tái sinh và đất màu mỡ trở lại, sẽ được đưa vào canh tác nhằm thay thế

cho các mảnh nương khác đã bạc màu. Để dàn xếp kỹ thuật này có thể thực hiện được, mỗi gia

đình sở hữu một số lượng lớn các mảnh rẫy, cả đương canh và hưu canh.16 Trong bối cảnh tự

nhiên của vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung, kỹ

thuật hưu canh không những không để lại tác động tiêu cực cho môi trường sinh thái tự nhiên mà

còn giúp bảo tồn sinh học. Bởi vì, "với chế độ canh tác năm một rồi bỏ hoá, mỗi hộ gia đình lần

lượt khai phá số đất rẫy của mình rồi quay trở lại đám rẫy đầu tiên đến đám cuối cùng, để rồi sau

đó quay trở lại đám rẫy ban đầu, khi ấy đã mọc lại rừng, và một vòng quay mới với đất rẫy được

tiếp tục."17 Hưu canh, thêm vào đó, tạo điều kiện cho người dân có thể định cư ở một địa điểm

lâu dài18. Cụ thể, người Dao ở Thái Nguyên sau khi rẫy (zẻng) bị bạc màu thì họ bỏ hoang hóa để

cho đất tái sinh. Rẫy được bỏ hóa lúc này gọi là ot.

Bên cạnh kỹ thuật hưu canh và việc sở hữu hệ các nông cụ được sáng tạo để đảm bảo và

duy trì sự cân bằng bền vững giữa các hoạt động kinh tế và bảo vệ môi trường, các hoạt động

kinh tế trong quá trình tương tác với tự nhiên, trong đó có việc phát rừng làm nương rẫy của các

tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, theo quan sát tinh tế của nhà dân tộc người Pháp Jacques

Dournes, người đã sinh sống cùng người Gia Rai hơn 20 năm: "không hề lãng phí cũng chẳng tàn

phá, đúng vừa đủ để sinh tồn, bên cạnh và cùng các giống loài khác, động vật và thực vật”. Triết

lý ''đúng vừa đủ để sinh tồn" trong các hoạt động liên quan đến khai thác rừng để làm nương rẫy

nói riêng và khai thác tài nguyên nói chung này, được hình thành và duy trì dựa trên nền tảng của

và được quản lý bởi cái mà Kaj Ahem (1997) gọi là "vũ trụ quan của sự tiếp tục" (cosmologies of

continuities) hay "vũ trụ quan sinh thái" (eco-cosmologies).19 Trong hệ vũ trụ quan này, các

16 Theo Bùi Minh Đạo, ở các tộc người Tây Nguyên, "diện tích rẫy hưu canh thường gấp 10 lần trở lên so với diện

tích rẫy đương canh". Thậm chí, ở một số gia đình, chẳng hạn như người Ba Na ở An Khê, số diện tích rẫy hưu canh

gấp 13 lần diện tích rẫy đương canh. Con số này ở vùng người Giẻ Triêng Đăk Glay là 18 lần, và ở người Xơ Đăng

ở Sa Thầy là 18 lần (Bùi Minh Đạo 2000: 109).

17 Phương thức luân khoảnh trong canh tác rẫy của người Tây Nguyên cũng được các nhà dân tộc học người Pháp

Georges Condominas hay Nguyên Ngọc, một người có thời gian nghiên cứu lâu năm ở Tây Nguyên, đánh giá là

thực hành tối ưu trong việc duy trì sự sống của rừng và giữ được độ phì của đất: “Họ làm rẫy bằng cách đốt một

khoảnh rừng và trỉa lúa xuống đấy. Chất mùn do lá rụng lâu năm và chất tro đốt có tác dụng phân bón. Một khoảnh

đất canh tác như vậy trong hai hay ba năm thì bạc màu, người ta để hưu canh (ở Tây Nguyên gọi là “rẫy dế”),

chuyển sang đốt một khoảnh rừng khác. Kỹ thuật chặt và đốt rừng làm rẫy được quy định rất chặt chẽ trong luật tục,

không hề lãng phí và không bao giờ để xảy ra cháy rừng… Mỗi hộ trong làng thường có từ 10 đến 20 rẫy. Khi đã

khai thác đến rẫy thứ 10 hay thứ 20, quay lại rẫy đầu tiên thì đã là 40 đến 60 năm, đủ thời gian cho rừng tái sinh. Đó

là phương thức tìm lấy thức ăn từ rừng và nuôi rừng khôn ngoan đã được tích luỹ và thử thách hàng nghìn đời

(Nguyên Ngọc 2008). Xem thêm các bàn luận về canh tác nương rẫy ở Việt Nam và vùng Đông Nam Á khác trong

Conklin, H. 1961. The Studies of Shifting Cultivation. Current Anthropology. 2 (1), 27-61, và Kunstadter, Peter, E.

C. Chapman, and Sanga Sabhasri, eds. 1978. Farmers in the Forest: Economic Development and Marginal

Agriculture in Northern Thailand. Honolulu: University Press of Hawaii (East-West Center Book), McElwee,

Pamela D. 1999. Policies of prejudice: ethnicity and shifting cultivation in Vietnam. Watershed, 5(2):30-38.

18 Đào Thế Tuấn: “Hệ sinh thái nông nghiệp”, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật”, Hà Nội - 1984, tr.37. 19 Theo Kaj Ahem, xã hội loài người nói chung có hai loại vũ trụ quan cơ bản là "vũ trụ quan của sự tiếp tục"

(cosmology of continuieties) và "vũ trụ quan khu biệt" (cosmology of detachment). Vũ trụ quan của sự tiếp tục là

đặc trưng của người bản địa và xã hội tiền hiện đại trong khi vũ trụ quan khu biệt là lối tư duy của con người sống

trong xã hội hiện đại, đặc biệt là những nhóm cư dân sống ở đô thị. Hai loại vũ trụ quan này, theo ông, "sản sinh ra

những thái độ và những tương tác rất khác nhau liên quan đến môi trường tự nhiên. Ở loại thứ nhất, con người và tự

Page 28: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

25

thành tố môi trường như rừng, nước, động vật, vv... được coi "là một phần của một hệ thống

phức tạp mà ở đó, con người không tách rời khỏi tự nhiên. Một thành tố quan trọng khác trong

những hệ thống này là tự nhiên được sở hữu, bảo vệ và quản lý bởi lực lượng siêu nhiên. Khi

muốn sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người phải cầu xin sự cho phép của các ma lành

(good spirits). Cùng lúc đó, họ cũng phải tránh làm tổn hại đến các ma xấu (bad spirits) (Satita

1997: 260). Lối tư duy này, vì vậy, chi phối cách thức các tộc người thiểu số tại chỗ tham gia vào

tự nhiên, trong đó con người không hành động trên tự nhiên theo hướng tàn phá nó, mà chia sẻ

với môi trường tự nhiên như là một phần của xã hội con người. Nói cách khác, mối quan hệ giữa

con người, cây cối, rừng núi, động vật và các lực lượng siêu nhiên khác được nhìn nhận như là

một mạng lưới của mối quan hệ xã hội. Trong cấu trúc của hệ thống này, tất cả các thành tố tự

nhiên và con người đều là một phần của thế giới xã hội mà trong đó, "tất cả các cá nhân trong xã

hội con người và các thành viên khác đều phải mang một bổn phận hiểu biết lẫn nhau và cùng

nhau bảo vệ mối quan hệ cân bằng sinh thái (Bash 1996: 200).

Ở các nhóm người Mạ, Cơ Ho và Mnông tại buôn Bét và buôn Ban nói riêng và ở các tộc

người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên khác, “vũ trụ quan của sự tiếp tục” hiện hữu rõ ở các thực

hành nghi lễ trong cả quá trình canh tác nương rẫy, từ khâu chọn đất, phát cây cho đến khu thu

hoạch. Theo quan niệm của đồng bào, tất cả các thành tố tự nhiên đều có linh hồn như con

người, theo ngôn ngữ của họ là Yang, bao gồm yang rừng (tiếng Cơ Ho là Yang Brê), Yang cây

Yang nước (tiếng Cơ Ho là Yang Dạ), Yang đất (tiếng Cơ Ho là Yang Ú), Yang suối, Yang đá,

Yang sông, v.v…Trước khi phát rừng làm rẫy, người dân, thường là thông qua già làng, phải hỏi

ý kiến của các Yang. Nếu Yang đồng ý thì mới được phép làm, nếu không phải chuyển sang khu

rừng khác. Thông qua các nghi lễ, vũ trụ quan của sự tiếp tục nhấn mạnh đến mối quan hệ hữu

cơ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành tố tự nhiên và con người được củng cố, duy trì và truyền

lại cho các thế hệ sau.20 Đúng như nhận xét trong một bài viết mới xuất bản của nhà dân tộc học

Phan Ngọc Chiến (2014: 86 - 87), "Một thế giới quan không tách rời khỏi cái thiêng như thể hẳn

đã là yếu tố quan trọng giúp các dân tộc thiểu số Tây Nguyên tồn tại bền vững qua thời gian mà

không gây áp lực nặng nề lên môi trường thiên nhiên nơi họ sinh sống".

Một dàn xếp xã hội quan trọng khác là tập quán tương hỗ, tương trợ trong sản xuất và trong

chia sẻ sản phẩm. Trong canh tác nương rẫy, cũng như trong các hoạt động lao động sản xuất

khác, cả người dân buôn Biết, buôn Ban, Ba Nhất, Phiên Khoài và Huổi Khoangđều thực hành

nhiều tập quán tương hỗ bình đẳng trong những lúc nông vụ chí kỳ, tam ốp ở người Mơ Nông, lơ

túh ở người Mạ và Cơ Ho. Tương hỗ bình đẳng được thực hành theo nguyên tắc giống với hình

thức vần công, đổi công ở người Kinh, tức vào mùa vụ, một số hộ gia đình tập trung làm xong

cho nhà này rồi làm sang nhà khác và đổi công, có nghĩa nay gia đình A làm cho gia đình B, và

đổi lại gia đình B sẽ sang làm cho gia đình A. Ở tất cả các tộc người, tập quán này được thực

hành trong trong cả chu kỳ của canh tác nương rẫy, từ lúc phát đốt, trỉa lúa, làm cỏ cho đến khi

thu hoạch.

nhiên phụ thuộc lẫn nhau, hoà vào nhau như những thực thể của một xã hội, trong khi ở thể loại vũ trụ quan còn lại,

con người khu biệt với tự nhiên, chỉ quan tâm đến việc khai thác và chiếm hữu tự nhiên vì mục đích kinh tế. Xem

thêm bàn luận về “vũ trụ quan của sự tiếp tục” một số tộc người thiểu số Việt Nam trong Hoàng Cầm (2000). 20 Xem thêm vũ trụ quan này ở người Thái trong Hoàng Cầm (2000) “Rituals and natural resource management: a

case study of the Tai in Mai Chau, Hoa Bình” [Nghi thức nghi lễ và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên: nghiên

cứu trường hợp Mai Châu, Hòa Bình], Interntional Reviews of Tai culture.

Page 29: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

26

Giống như ở nhiều tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên khác21, ở buôn Biết và buôn

Ban, vần công và đổi công là hình thức hợp tác, tương hỗ bình đẳng giữa các thành viên không

chỉ có quan hệ về huyết thống mà còn giữa các thành viên có quan hệ láng giềng. Đối với các

nhóm tương hỗ mà thành viên có quan hệ láng giềng, người dân tự thiết lập các nhóm lao động,

và sự tham của các thành viên vào các nhóm được thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Số lượng các

thành viên trong một nhóm dao động từ 10-20 người. Trong các nhóm, "Nguyên tắc bình đẳng

được tuân thủ chặt chẽ. Nếu thành viên vì lý do nào đó thiếu công của người khác thì anh ta phải

tìm cách trả lại, có thể không bằng công lao động trên rẫy. Trong thực tế, tình trạng thiếu công

của nhau trong một nhóm ít khi xảy ra, bởi lẽ bình quân diện tích rẫy hàng năm trên đầu người

lao động xấp xỉ bằng nhau" (Bùi Minh Đạo 2000: 120). Trong tập quán này, nguyên tắc bình

đẳng còn được thể hiện ở việc không phân biệt giữa công của những người đàn ông khoẻ mạnh

với người phụ nữ, người già và trẻ em.

Trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp nương rẫy, vần công, đổi công là dàn xếp văn hoá -

xã hội và đạo đức quan trọng được xây dựng trên và nảy sinh từ "triết lý tự cấp tự túc" của các

tộc người. Vần công, xét ở khía cạnh sản xuất, là thực hành đảm bảo tất cả các gia đình đều có

thể sản xuất mùa vụ đúng thời vụ, bởi vì lúa và ngô, hai loại cây lương thực chính trong xã hội

truyền thống của người Tây Nguyên, là loại cây rất ‘nhạy cảm’, đòi hỏi thời gian gieo trồng và

thu hoạch đúng với thời vụ, nếu để chậm sẽ dẫn đến mất mùa. Thêm vào đó, tập quán này cũng

"khắc phục tình trạng không cân đối lao động nan và nữ ở nhiều hộ gia đình nhằm đảm bảo phân

công lao động theo giới được thực hiện trong các công đoạn của sản xuất nương rẫy", từ phát

đốt, trỉa, gieo trồng cho đến thu hoạch.

Trong lao động sản xuất, ngoài tập quán tương hỗ bình đẳng, các tộc người thiểu số tại

chỗ Tây Nguyên còn thực hành tập quán tương trợ, tức là các thành viên ở những gia đình có

điều kiện sang trợ giúp các gia đình khó khăn về nguồn lực lao động mà không phải trả công. Sự

tương trợ này không chỉ diễn ra giữa các thành viên trong một gia đình hay dòng họ, mà còn

được mở rộng trong cả phạm vi của cộng đồng. Những gia đình được các hộ khác đến giúp

thường là các gia đình có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng sản xuất, như người

già, ốm đau, bệnh tật, v.v... Sự tương trợ hoàn toàn mang tính chất tự nguyện, được thực hiện

trên triết lý và bổn phận mang tính đạo đức và tôn giáo. Như vậy, cả hai hình thức tương hỗ,

tương trợ này, như vậy, đảm bảo cho tất cả các hộ gia đình trong cộng đồng, dù có hoàn cảnh

khó khăn như thế nào, đều có thể có được một đảm bảo về an ninh lương thực để sinh tồn.

Trong số các dàn xếp xã hội và đạo đức trong hoạt động sinh kế để đảm bảo an ninh một

cách bền vững, ngoài vần công và đổi công, các tộc người Tây Nguyên còn thực hành tập quán

‘cùng chia sẻ’ những sản vật thu lượm hoặc săn bắn được trong rừng giữa các thành viên trong

cộng đồng. Theo đó, khi một thành viên trong cộng đồng săn bắn được một con thú, dù là bé hay

lớn, có giá trị kinh tế ít hay nhiều, gia chủ sẽ chia đều sản vật cho tất cả các hộ trong thôn buôn.

Tập quán cùng chia sẻ trong khai thác tự nhiên hiện nay vẫn được thực hành ở nhiều tộc người

thiểu số tại chỗ. Giống như sự tương hỗ, trợ giúp trong lao động sản xuất, tập quán này, theo giải

thích của một già làng người Sdra ở Kon Tum, đảm bảo tất cả mọi gia đình, cho dù có vị thế xã

hội, kinh tế và nguồn nhân lực bất lợi như thế nào, cũng có thể được tiếp cận và chia sẻ bình

đẳng nguồn tài nguyên của cộng đồng. Cũng nhờ tập quán chia sẻ này, các mối quan hệ xã hội

21 Xem thêm Hoàng Cầm, Nguyễn Trường Giang (2013).

Page 30: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

27

trong cộng đồng được duy trì và củng cố. Ở người Dao, tập quán chia sẻ này còn thể hiện ở đất

đai canh tác như một người dân minh họa:

Ót không giồng cái gì (dạ) chừng vài năm nó lên màu lại phát đi nó lên màu thế. Ót cũng

là của mình. Không ai xâm phạm của mình, cứ truyền cho con cháu. Người khác họ đến

họ không có thì mình lại cho thôi, cho làm thôi. Cho làm thôi nhưng mà vẫn là của

mình…Như cảm thấy nhiều quá không làm được, nhà đó không làm thì cho hẳn. Cho hẳn

ót đó. (TKT, 71 tuổi, người Dao, Thái Nguyên)

Trong xã hội các tộc người truyền thống, các dàn xếp xã hội và đạo xuất phát từ "đạo lý

tự cấp tự túc" nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho mọi gia đình trong cộng đồng, còn được thể

hiện thông qua tập quán "một gia đình còn lúa, các gia đình khác không đói". Đây là tập quán

được thực hành bởi hầu hết các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên và phía Bắc nói chung và

ở các địa bàn nghiên cứu nói riêng. Tập quán này được thực hiện trong các thành viên của cả gia

đình mở rộng và ở cả phạm vi toàn buôn/ bản làng. Theo đó, trong trường hợp thiếu lương thực

trong thời kỳ giáp hạt hay bị mất mùa, các gia đình khá giả có bổn phận chia một phần lương

thực cho các gia đình đang ở trong tình trạng thiếu đói. Ở một số nhóm tộc người, chẳng hạn như

người Sdra ở Kon Tum, sự vay mượn này có thể được trả hoặc dưới hình thức công lao động,

hoặc bằng số lương thực tương ứng nếu vụ sau gia đình đó dư giả. Tuy nhiên, nhiều nhóm tộc

người khác coi việc chia sẻ, từ quan điểm của người cho lẫn người nhận, là một lẽ đương nhiên,

các gia đình đến vay mượn không nhất thiết phải trả lại số lương thực đã vay cho các gia đình

khá giả. Ví dụ, theo Nguyễn Văn Diệu, “người Mạ, người Chil [hai nhóm được xếp loại vào

phạm trù người Cơ Ho) thường suốt lúa bằng tay và hạt lúa được mang về các kho riêng của từng

gia đình. Tuy gọi là "riêng" như vậy, song đồng bào vẫn thường san sẻ số lương thực và thực

phẩm dự trữ của mình cho nhau một cách rất tự nhiên, nghĩa là gia đình này thiếu thì cứ việc lấy

của gia đình khác mà dùng, không có khái niệm vay hoặc trả.”22

Để dàn xếp văn hoá - xã hội này tồn tại một cách bền vững, các tộc người thiểu số tại chỗ

đã tạo ra các cơ chế văn hoá - xã hội và tâm linh để duy trì và củng cố nó. Ở khía cạnh tâm linh,

trong quan niệm của các cộng đồng, vị thế xã hội, hoàn cảnh kinh tế, hay bất cứ một khía cạnh

kinh tế, văn hoá và xã hội nào khác của gia đình, cộng đồng đều không phải do khả năng tự thân

mà có sự chi phối mạnh mẽ của thần linh, v.v... Nói cách khác, sự giàu có, trong quan niệm của

người Tây Nguyên "trước hết là một tặng phẩm cá nhân của các thần, bất kể các phương tiện nhờ

đó người ta đạt được sự giàu có là gì" (Howe 2004: 99). Việc “người giàu nhiều lúa gạo cũng

không tự hào, người nghèo cũng không xấu hổ, và khi buôn làng đói kém thì người giàu chia lúa

cho người nghèo như một lẽ đương nhiên"23, do vậy, được duy trì và thực hiện một cách tự

nguyện và ở một mức độ nào đó là bổn phận. Ngoài ra, ở hầu hết các tộc người thiểu số, hình

thức tương trợ này cũng được duy trì và củng cố bằng sức mạnh của dư luận xã hội, giống như

Scott (1976) quan sát thấy ở nhiều cộng đồng nông dân Đông Nam Á khác. Tác giả viết: "Những

người giàu trong cộng đồng rất hào phóng để tránh những lời đàm tiếu độc hại. Họ được kì vọng

phải trợ giúp một cách xa hoa cho các đám cưới, tỏ ra rất hào phóng trong việc làm từ thiện đối

22 http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/a/book/Pages/books/DTLD/kinhte.htm 23 Rodam Ngọc, “Tâm lý nương rẫy và sự phát triển bền vững ở các dân tộc Tây Nguyên” (5/12/2011), trang trực

tuyến của Viện Tâm lý học (www.tamly.com.vn)

Page 31: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

28

với họ hàng và hàng xóm láng giềng, tài trợ cho các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo [của cộng

đồng] và thuê thêm nhiều lao động hơn các gia đình khác" (tr. 41).

Chính vì tập quán tương trợ hay dàn xếp xã hội này nên các gia đình trong xã hội truyền

thống các tộc người thiểu số, dù ở trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào, chẳng hạn như thiếu hụt

về nhân lực lao động hay bị ốm đau bệnh tật, đều có thể có được một nguồn lương thực ổn định

để tồn tại một cách bền vững. Ngoài ra, tập quán tương trợ hay dàn xếp văn hoá - xã hội này cũng

là cơ chế để ngăn cản sự phân hoá giàu nghèo trong cộng đồng, tạo ra những cộng đồng khá đồng

nhất về mặt kinh tế và vị thế xã hội, một dàn xếp được Geertz (1963) đặt tên là "chia sẻ sự nghèo

đói" [shared poverty]. Tác giả viết về chức năng của các hình thức tương trợ này ở người Java,

Indonesia như sau:

“Đi cùng với sự gia tăng nhanh chóng của dân số là sự xây dựng và mở rộng các cơ chế

qua đó sản phẩm nông nghiệp được chia sẻ, nếu không đồng đều, công bằng thì cũng gần

đạt đến như vậy, trong toàn cộng đồng....Dưới sức ép của sự gia tăng về dân số và sự suy

giảm về tài nguyên, xã hội người Java không bị phân tách, giống như xảy ra ở nhiều quốc

gia 'chậm phát triển' khác, thành một nhóm của các lãnh chúa và một nhóm của những

người nghèo khổ giống như là người ở. Thay vào đó, nó lưu giữ sự đồng nhất về mặt kinh

tế và xã hội ở một mức độ khá cao bằng việc chia miếng bánh kinh tế thành các miếng

bánh nhỏ, một quá trình mà tôi gọi là "chia sẻ sự nghèo đói"” (Geertz 1963: 97).

Như vậy, cho dù được tổ chức theo hình thức nào thì, như vừa phân tích, các hành vi và

loại hình sinh kế cổ truyền của các tộc người thiểu số Tây Nguyên và phía Bắc đều được xây

dựng và phát triển theo nguyên tắc của một nền kinh tế duy tình. Ở nhiều cộng đồng, trong đó có

người Mnông ở buôn Biết và người Cơ Ho ở buôn Ban, người Dao ở Ba Nhất và người Thái ở

Phiên Khoài và Huổi Khoang, thể chế kinh tế đặc trưng này được người dân duy trì thực hành

cho đến tận thập kỉ 80 của thế kỉ XX. Như sẽ trình bày ở phần tiếp theo của báo cáo, do “những

hiểu lầm cơ bản” (Jamieson, Neil L.; Cuc, Le Trong; Rambo, A. Terry, 1998), thể chế kinh tế

theo hướng duy tình của các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên và phía Bắc, được các nhà

nghiên cứu và thực hành chính sách phát triển ở Việt Nam nhìn nhận khá tiêu cực. Các chương

trình phát triển dựa trên “những hiểu lầm cơ bản” đã tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế

cổ truyền Tây Nguyên và phía Bắc và sự chuyển đổi đã tạo ra những thách thức và hệ quả không

mong muốn, trong đó có vấn đề nợ và nợ xấu ở các hộ gia đình.

5.3. Chuyển đổi sinh kế

Do tác động mạnh mẽ của các chương trình, chính sách phát triển vừa nêu ở trên, sinh kế

của các tộc người thiểu số tại chỗ đã có một sự thay đổi mạnh mẽ. Thể hiện rõ nhất là sự chuyển

đổi sinh kế từ tự cung tự cấp sang sản xuất nông sản hàng hóa. Ở các địa bàn nghiên cứu của

chúng tôi, quá trình chuyển đổi này diễn ra có những đặc tính khác nhau do sự chi phối của lịch

sử các thể chế chính trị tại các vùng đất. Tuy nhiên, quá trình này có đặc điểm chung là kể từ khi

Việt Nam gia nhập mạnh mẽ vào thị trường thế giới sau giai đoạn Đổi Mới, quá trình sản xuất

nông sản hàng hóa được xem như một phương cách làm giàu nên việc các dân tộc thiểu số trồng

cây gì, nuôi con gì đều có vai trò to lớn của nhà nước. Cụ thể như, các dân tộc tại chỗ ở buôn

Page 32: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

29

Biết và buôn Ban hiện nay, nhìn một cách khái quát, không còn là một nền sinh kế “ăn rừng”

đậm chất duy tình. Các dàn xếp văn hoá - xã hội và kỹ thuật xây dựng nên một đạo lý ‘tự cấp tự

túc” để đảm bảo an ninh lương thực và tồn tại bền vững của tộc người đã được thay thế bằng một

hệ thống sinh kế hoàn toàn mới. Vào thời điểm chúng tôi tiến hành nghiên cứu điền dã, nhiều

hoạt động sinh kế truyền thống đề cập ở trên đã lùi vào quá khứ và chỉ còn tồn tại trong ký ức

của người lớn tuổi. Trên chuyến đi dọc theo quốc lộ 27 từ địa bàn nghiên cứu ở Lâm Đồng sang

huyện Lăk của Đắk Lắk, nơi nhà dân tộc học người từng sinh sống và cho ra đời tác phẩm nổi

tiếng Chúng tôi ăn rừng (1957), độc giả cuốn sách không còn thấy bóng dáng của nhiều hoạt

động sinh kế như đã được Condominas mô tả trong cuốn sách nổi tiếng của mình. Ở Tây Nguyên

hiện nay cũng khó nhận ra khung cảnh các buôn làng đã từng ăn nhờ rừng, sống nhờ rừng và hoà

lẫn vào rừng vì hiện nay các vạt rừng mọc trên đá non mà người Mơ Nông Gar giữ để “ăn”, để

sống hàng thế kỉ đã được thay thế bằng các vườn ca cao, rẫy sắn cao sản, hay vườn điều. Trong

báo cáo này, chúng tôi sẽ tập trung trình bày và phân tích sự chuyển đổi sinh kế ở ba khía cạnh

có liên quan đến vấn đề nợ của các hộ gia đình là chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp và

trong văn hoá tiêu dùng.

5.3.1. Chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp

Như trên đã trình bày, bốn tỉnh khảo sát đều tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển đổi

từ nông nghiệp tự cung tự cấp với sự đa dạng các loại cây trồng phục vụ cho cuộc sống của

người dân sang nông nghiệp hàng hóa với sự độc canh các loại cây trồng phục vụ cho thị trường

rộng lớn hơn. Ở các điểm nghiên cứu, các dân tộc hiện nay không còn gắn liền với hình ảnh canh

tác nương rẫy mà là canh tác các loại cây như ngô lai (buôn Biết, Ba Nhất), cây cà phê (buôn

Ban, Huổi Khoang, Phiên Khoài) và cây chè (Ba Nhất).

Thay đổi trong sản xuất nông nghiệp ở buôn Biết và buôn thể hiện rõ nhất ở việc người

dân đã từ bỏ hoàn toàn việc trồng lúa rẫy bằng lúa ruộng với các giống lai. Thêm vào đó, và

quan trọng hơn, trong khoảng một thập kỉ trở lại đây, tất cả các gia đình trong buôn đều tham gia

một cách mạnh mẽ vào mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng thị trường. Tuy nhiên, do có

đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau nên mỗi buôn phát triển cơ cấu cây trồng riêng để

phù hợp với điều kiện sinh thái đặc thù. Do đất đai ở buôn biết chủ yếu là đất pha cát nên cây

trồng chủ đạo là ngô, thì ở buôn Ban, với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, cà phê là cây trồng chủ

lực của hầu hết tất cả các gia đình. Như phần cơ sở tiếp cận đã chỉ ra, điều kiện chuyển đổi đóng

vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi sinh kế đặc biệt đối với các cư dân canh tác

nương rẫy vốn dựa trên nền kinh tế tự túc, theo đó sự tích lũy tư bản không được chú trọng. Điều

kiện chuyển đổi sinh kế ở cả hai buôn đều cho thấy việc chuyển đổi này có vai trò tích cực của

nhà nước thông qua các chương trình khuyến nông với mục đích “phát triển kinh tế” cho các

cộng đồng tộc người để họ có thể từ bỏ các hình thức canh tác “lạc hậu” từ đó tiến kịp với tộc

người đa số. Bên cạnh đó, sự cám dỗ của lối sống hiện đại với việc hưởng thụ các tiện nghi sinh

hoạt và nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng là một lực hút quan trọng cho quá trình chuyển đổi này

lan tỏa trên diện rộng.

Cây cà phê ở buôn Ban

Nhìn vào lịch sử kinh tế Tây Nguyên, cây cà phê gắn liền với quá trình người Pháp khai

thác thuộc địa ở Việt Nam và đầu tiên được trồng thử nghiệm ở các tỉnh phía Bắc sau đó mới

Page 33: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

30

phát triển dần vào Nam Tây Nguyên và Đông Nam bộ24. Trước năm 1945, cả nước Việt Nam có

khoảng 10.500 ha cây cà phê với sản lượng gần 4.000 tấn/ năm; phần lớn sản lượng cà phê này

thực dân Pháp xuất về nước họ. Lúc này cà phê chủ yếu được trồng ở miền Nam và các tỉnh Tây

Nguyên. Ví dụ như ở Đắk lắk, trước 1960, hầu hết các đồn điền trong tổng số 40 đồn điền đều

trồng cà phê.25 Giai đoạn 1950-1975 cây cà phê được trồng thêm ở các tỉnh phía Bắc (Tây Bắc).

Từ năm 1975 đến nay, cây cà phê được tập trung phát triển ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam

bộ (Nguyễn Pháp 1996, tr.37). Cây cà phê của các tỉnh Tây Nguyên chủ yếu được trồng nhiều

vào giai đoạn 1980-1987, ban đầu nằm trong các nông trường quốc doanh sau đó lan ra các hộ

dân. Sự lan tỏa việc trồng cà phê ra các hộ dân là do giá cả cà phê lên cao nên các hộ nông dân

tìm mọi cách để trồng. Cây cà phê chủ yếu được gieo trồng theo cách chọn giống thực sinh ngay

tại vườn. 26

Cây cà phê tại thôn Ban được cho là có xuất xứ từ trung tâm xã Phú Sơn, nơi trước đây

có các đồn điền cà phê của người Pháp và của người Việt được lập từ thời Pháp27. Đối với nhiều

hộ dân, chẳng hạn như gia đình anh K’T (dân tộc K’ Ho, 52 tuổi), việc chuyển đổi từ lúa rẫy

sang cà phê là do gia đình tự học hỏi từ các hộ xung quanh. Gia đình anh gây dựng vườn cà phê

bằng cách “đi tìm lượm từng hạt cà phê ở các vườn cà phê thuộc các các đồn điền ở Phú Sơn.”

Nhiều hộ khác đi học hỏi kỹ thuật trồng và xin cây giống trong quá trình đi làm công thuê cho

các gia đình người Kinh trong vùng. Trong khi đó, do cà phê được xem là cây đem đến sự “phát

triển” hay làm giàu nên phần lớn các gia đình trong buôn, đặc biệt là các hộ nghèo và cận nghèo,

được chính quyền, thông qua Phòng Khuyến Nông huyện, cung cấp giống và hỗ trợ kỹ thuật.

Hiện nay, khi cây cà phê đã phủ kín diện tích của buôn, các hộ nghèo vẫn được hỗ trợ phân bón

và cây giống. Việc thay thế hoàn toàn lúa rẫy bằng cà phê thông qua sự hỗ trợ và khuyến khích

của nhà nước diễn ra mạnh nhất vào khoảng giữa thập niên 80 khi nhà nước đẩy mạnh chính

sách cấm phát nương làm rẫy tại địa bàn. Anh K’ M (Dân tộc K’Ho, 55 tuổi) cho biết:

“Lấy vợ về đây vào năm 1985, bắt đầu trồng cà phê. Lúc đó, nhà nước chỉ cho cách

trồng, cho phân bón và cho cây con. Lúc đầu trồng cà phê cũng sợ vì không biết như thế

nào, thấy họ hàng bà con chỉ dần dần cũng an tâm.”

“Bắt đầu từ năm 2000, nhà nước đầu tư cho hộ mới ra riêng 1 hộ từ 200-300 cây cà phê.

Ví dụ cây cà phê nhà nước bỏ 1 ngàn rưỡi, mình bỏ ngàn rưỡi.”

Tổng diện tích đất cà phê của buôn Biết hiện nay vào khoảng 1.100 ha, trong đó khoảng

500 ha là cà phê của các hộ dân nơi khác, chủ yếu là người Kinh, và diện tích cà phê thực tế của

các hộ trong thôn chỉ có khoảng 600 ha. Diện tích trung bình xấp xỉ 2ha/ hộ, hộ nhiều có khoảng

3ha và hộ ít khoảng 0,5 ha. Theo người dân trong buôn, năng suất cà phê thấp của các hộ gia

đình tộc người thiểu số tại chỗ khá thấp, khoảng 2 tấn/ ha/ năm, do cà phê già cỗi và giống cũ28.

24 Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Daklak 25 Bảo tàng tỉnh Đăk Lăk. 26 Phỏng vấn lãnh đạo tỉnh Đăk Lăk 27 Giáo xứ Phú Sơn được cho là hình thành trên cơ sở tập hơn cư dân để lập đồn điền trồng cà phê 28 Phỏng vấn lãnh đạo thôn

Page 34: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

31

Giống cà phê được trồng ở buôn Ban là cà phê vối hay theo cách gọi của người dân là

“Cà phê Rô” (Robusta).29 Khoảng 5 năm trở lại đây, một số gia đình trong buôn còn trồng thêm

giống cà phê Catimor, là một trong hai loại của giống cà phê chè (Arabica) vốn có vị chua và ít

caffein hơn loại Robusta. Tuy giống Catimor cho trái nhiều nhưng do phần thịt của trái nhiều

hơn nên năng suất cho nhân cà phê kém hơn Robusta và thời gian thu hoạch vào mùa mưa nên

chi phí cao nên cũng không nhiều hộ gia đình tại đây trồng. Cây cà phê trồng khoảng 3 năm thì

“trổ bông và cho trái bói, năm thứ tư thu hoạch; bắt đầu đến năm thứ 7-8 trái giảm.” Tuy nhiên,

các vườn cà phê ở tại đây ít khi được tái canh vì người dân quan niệm “nếu thay sẽ mất nguồn

thu và phải đầu tư từ đầu.”

Do chuyển từ canh tác tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa nên người dân nơi đây

không có vốn để đầu tư cùng một lúc mà họ phải đầu tư theo kiểu “dần dần”. Ví dụ như hộ anh

K’T có 4 ha trồng cà phê nhưng để phủ kín vườn cà phê với mật độ theo yêu cầu kỹ thuật là

1.000 cây/ ha anh phải trồng làm nhiều đợt. Anh lập gia đình năm 1990 và về bên vợ ở buôn Ban

sinh sống. Năm 1993 gia đình anh bắt đầu trồng cà phê, lúc đầu trồng 4 sào (4.000 m2). Sau đó

mỗi năm anh trồng thêm từ 1-2 sào. Cây cà phê con do anh chủ yếu tự ươm hạt và một số thì

mua ở các cơ sở cây giống. Đến năm 1999, anh trồng hết trên diện tích 4ha tuy nhiên mãi đến

năm 2014 anh mới phủ kín hoàn toàn diện tích này với mật độ 1.000 cây/ 1 ha. Vì đầu tư cho cây

cà phê rất tốn kém nhất là phân bón nên anh phải trồng dần và nhờ số tiền thu được từ các đợt cà

phê trồng trước đó, anh đầu tư tiếp cho các đợt trồng sau.

Cà phê là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao, nhất là với kali và đạm cũng như cần một

lượng nước tưới rất lớn. Đối với cà phê vối, để có 1 tấn nhân (thường 4,2 kg đến 4,5 kg cà phê

tươi sẽ cho ra 1 kg cà phê nhân) cây đã lấy đi theo quả khoảng 94 kg phân bón các loại. Do vậy,

trong quy trình trồng cà phê, phân bón là mối quan tâm hàng đầu nếu muốn cà phê có năng suất.

Tỷ lệ đầu tư cao cho phân bón thể hiện qua chi phí của một hộ nông dân đầu tư cho 4 ha vào năm

2014.

- Phân bón các loại: 120 triệu

- Thuốc diệt cỏ: 10 triệu

- Tiền công cào bồn30, làm cỏ31, bón phân, giựt tược32, hái trái (không tính công

nhà bao gồm 1 lao động): 40 triệu

- Dầu để bơm nước tưới: 10 triệu

Niên vụ của cây cà phê thường được tính từ tháng 10 (bắt đầu thu hoạch) đến hết tháng 9

năm sau. Tuy nhiên do quan tâm đến yếu tố phân bón nên người dân tại buôn Ban thường tính

niên vụ cây cà phê theo lịch bỏ phân bón. Một người dân trồng cà phê chi tiết:

29 Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Cà phê Robusta có dạng cây gỗ hay cây bụi, chiều

cao của cây trưởng thành có thể lên đến 10m. 30 Cào bồn là vét đất xung quanh gốc cà phê thành một bồn sâu khoảng 20-30 cm để giữ nước và phân bón cho cây.

Thời gian làm bồn thường vào cuối mùa mưa đầu mùa khô và vào những lúc bón phân. 31 Mặc dù người dân dùng thuốc diệt cỏ để phun diệt nhưng chỉ ngăn cỏ mọc được 1-2 tháng. Sau đó, họ phải làm cỏ

thường xuyên dưới gốc cây cà phê để ngăn cỏ cạnh tranh dưỡng chất với cây cà phê. Những hộ dân có 3-4 ha miêu

tả chưa làm hết được vườn cà phê khi quay lại 32 Khi bón phân cho cây cà phê, cây hấp thu nhiều chất dinh dưỡng nên đâm các chồi non. Các chồi non này sẽ hấp

thu nhiều chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến các cành đang ra trái khác nên người dân thường cắt những tược cây non

này để dồn chất dinh dưỡng cho trái.

Page 35: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

32

“Cà phê (Robusta) tháng 4 dương lịch ra bông, tháng 5 có trái nhỏ và tháng 12 thu hoạch.

Hái rồi mình bỏ không cây cà phê đến tháng 4 nó ra bông. Tháng 5 tháng 6 mình bón

phân để giữ trái; tháng 9- 10 mình bỏ một lần nữa cho trái to. Nếu có tiền thì một năm

mình có thể bón 4-5 lần. Thường bón vào đầu mùa mưa, giữa mùa mưa, cuối mùa mưa,

đầu mùa khô và cuối mùa khô. (Y’Nh, Mạ, Tin lành, 50 tuổi, canh tác 1 ha cà phê, 3 sào

ruộng lúa)

Thêm vào đó, nhịp sống, sinh hoạt và tiêu dùng của người dân cũng theo niên vụ của cây cà phê.

Tháng bỏ phân là kẹt tiền. Kẹt tháng 4-6 và tháng 9 – 10, tháng 7-8 ở không nên đi làm

thêm đổi công kíp lấy cái ăn. Tháng 12 thì có tiền vì thu hoạch cà phê nhưng cà phê mất

mùa thì nợ. Bình thường đi làm từ sáng đến tối; đi cào bồn, giựt tược, làm cỏ chỉ nghỉ

ngày thứ 7 để đi lễ. Tháng bận nhất là tháng thu hoạch, ngày nào cũng hái, khoảng 2

tháng.

(Ha R, nữ, 58 tuổi, Mạ, canh tác 5 sào cà phê, 1 sào lúa, Lâm Đồng)

Đối với những gia đình có diện tích cây cà phê ít, dưới 1 ha, để làm các công đoạn lao

động như cào bồn, làm bỏ, bỏ phân, “giựt tược” có thể dựa vào công nhà. Thế nhưng đối với

những hộ có diện tích nhiều, hơn 1 ha, để có thể làm kịp vụ mùa họ phải cần thêm công lao động

ngoài các thành viên của gia đình. Giá công lao động trong vùng dao động từ 120-150 ngàn

đồng/ 1 ngày công tùy theo lao động nam hay nữ và tùy theo chủ lao động trả công. Tuy nhiên,

như ở trên đã phân tích do không có nguồn vốn ban đầu nên toàn bộ khâu sản xuất người dân

phải dựa vào vốn của một mạng lưới những người cho vay, và do cây cà phê đã già cỗi và giống

cũ và rủi ro cao trong khi cả năm chỉ trông chờ vào nguồn thu duy nhất này nên tiền mặt không

xuất hiện nhiều trong các giao dịch trao đổi hàng ngày của người dân nên khi cần nhiều công lao

động, hình thức đổi công tồn tại trong xã hội truyền thống lại quay trở lại.

Trong buôn sẽ hình thành từng nhóm đổi công từ 3-10 người tùy theo nhóm. Các nhóm

được hình thành trên cơ sở là họ hàng hay những người cùng làng để giúp nhau làm các công

đoạn cần nhiều lao động. Hình thức này cũng giống như hình thức vần công trong trồng lúa ở

đồng bằng sông Cửu Long. Các cá nhân cùng tập trung công làm cho 1 hộ gia đình sau đó lần

lượt luân chuyển làm cho cho các hộ khác trong nhóm. Hình thức này giúp người dân giải quyết

được vấn đề cần lao động trong khi không có tiền mặt. Công này được tính theo tính chất tương

hỗ cân bằng. Theo đó, mọi người tham gia đổi công trên cơ sở cân bằng. Nếu vì lý do gì đó

không thể giúp công đợt này thì đợt sau phải trả công lại cho người họ thiếu. Các nhóm đổi công

này thường làm cho nhau và khi cần tiền mặt hay gạo ăn các thành viên có thể bán công/ kíp.

Bán công là hình thức người đổi công nào đó khi đến phiên những người trong nhóm làm công

cho họ thì họ không yêu cầu làm cho vườn cà phê của gia đình họ mà họ sẽ bán số công đó cho

người khác cần công. Ví dụ nếu họ tham gia vào nhóm đổi công 10 người thì khi bán công cho

người chủ vườn cà phê khác họ sẽ nhận số tiền từ 1.200.000 đ/ ngày (nếu giá công là 120.000đ/

ngày) và họ cùng với 9 người khác sẽ đi làm công cho chủ vườn cà phê đó. Nếu trả công bằng

gạo thì chủ vườn sẽ quy giá công ra số ký gạo và trả cho người làm công. Trong cả quy trình sản

xuất cà phê, đổi công chỉ diễn ra ở những công đoạn nhất định như cào bồn, làm cỏ và giựt tược

còn giai đoạn thu hoạch cà phê diễn ra liên tục trong 2 tháng từ tháng 10 đến tháng 12 thì các chủ

Page 36: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

33

vườn phải thuê công từ các vùng nông nghiệp khác đến hái liên tục trong hai tháng chứ không sử

dụng công tại địa phương do công việc diễn ra đồng thời trong thời gian giới hạn.

Ngô lai ở buôn Biết

Trong khi cà phê là cây trồng chủ lực ở buôn Ban thì ngô là cây trồng có vị trí quan trọng

nhất ở hầu hết tất cả các gia đình ở buôn Biết. Ngô là cây trồng truyền thống của các dân tộc tại

chỗ ở Tây Nguyên. Vào thời còn sản xuất định hướng tiêu dùng, ngô được trồng cùng với lúa

như nguồn lương thực quan trọng của đồng bào. Cùng với sự gia tăng dân số và kéo theo là lĩnh

vực chăn nuôi, các nghiên cứu tăng năng suất cây ngô cũng được chú trọng. Từ giữa những năm

1980, nhờ vào hợp tác với Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mì Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống

ngô cải tiến được đưa vào trồng ở nước ta. Tuy nhiên ngành sản xuất ngô Việt Nam thực sự có

bước nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản

xuất đồng thời cải thiện các biện pháp cải thiện theo yêu cầu của giống mới.33 Theo báo cáo của

Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan

trọng thứ hai sau cây lúa và là cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác

nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Cây ngô không chỉ cung cấp lương

thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế

khó khăn. Sản xuất ngô cả nước qua các năm không ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản

lượng: năm 2001 tổng diện tích ngô là 730.000 ha, đến năm 2005 đã tăng trên 1 triệu ha; năm

2010, diện tích ngô cả nước 1126,9 nghìn ha, năng suất 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn.

Tuy vậy, cho đến nay sản xuất ngô ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp

ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu từ trên dới 1 triệu

tấn ngô hạt.34 Như vậy, các giống ngô lai là lời giải cho bài toán cung cấp thực phẩm cho lĩnh

vực chăn nuôi đang gia tăng. Cùng với cây lúa, Việt Nam cũng thành lập viện nghiên cứu về cây

ngô với mục đích ngày càng cải tiến năng suất và sự thích ứng của cây ngô với các điều kiện cụ

thể của các địa phương.

Trong bối cảnh này phát triển này, bắt đầu từ cuối những năm 1990, người dân buôn Biết

đã thay toàn bộ các giống ngô bản địa bằng các giống ngô lai, do “sự khuyến khích” của trung

tâm khuyến nông. Với điều kiện sinh thái không phù hợp trong việc canh tác các cây công

nghiệp ngắn và dài ngày, người dân buôn Biết rất hứng thú khi được giới thiệu giống ngô lai với

viễn tưởng đây là cây sẽ đổi đời cho họ vì trồng năng suất cao, ngắn ngày và có thị trường tiêu

thụ. Do lúc đầu chỉ mang tính chất thử nghiệm nên ở những vụ mùa đầu, tại buôn Ban chưa có

thị trường tiêu thụ khiến cho sản phẩm làm ra không có người mua. Tuy nhiên, với xuất phát

điểm từ nền kinh tế tự cấp tự túc các hộ gia đình cũng tỏ ra rất dè dặt nên những vụ bắp đầu chỉ

mang tính chất thử nghiệm. Người dân chỉ trồng với diện tích ít trên những vùng đất mới khai

phá. Tuy nhiên, do được trồng trên vùng đất mới khai hoang nên những vụ mùa đầu đem đến

nhiều hy vọng cho người dân nơi đây. Điều này khiến cho họ dấn sâu vào việc trồng cây ngô lai

trên diện rộng. Tuy nhiên, khi sản xuất đại trà, các vấn đề bất cập của việc chuyển đổi này mới

bộc lộ. Một người dân minh họa cho sự khác biệt giữa hai giai đoạn trồng:

33 Phan Xuân Hào. Một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam. 34 Cục trồng trọt. “Báo cáo định hướng và phát triển cây ngô vụ đông và vụ xuân các tỉnh phía Bắc”. Ngày 24 tháng

8 năm 2011.

Page 37: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

34

Đầu tiên trồng thử 2 sào. Đất lúc này mới khai hoang. Lúc đó nhà nước chưa cấm việc

khai hoang. Mình mua 5 kg giống, 45 ngàn đồng/ kg. Lúc này bón ít phân lắm, 1 vụ cỡ 1

bao phân cho 2 sào thôi. Thu được 5 tạ bắp. Giá 4 ngàn đồng ký. Bây giờ 1 sào thu được

3 đến 4 tạ bắp nhưng phải bón phân nhiều; phải bón 3 đợt. 1 sào bón 1 tạ phân là 2 bao/ 1

đợt (Y’K, sinh năm 1949, nam, Mnông, Đắk Lắk).

Các giống bắp hiện đang trồng ở buôn Biết là SK 100 và LVN10 của Công ty cổ phần

giống cây trồng miền Nam (mùa vụ 2015). Do đây là giống ngô lai nên hàng năm người dân phải

mua hạt giống từ các công ty cung cấp hạt giống chứ không để giống từ mùa trước để cho mùa

sau. Theo như phần giới thiệu đặc điểm của giống ngô này, năng suất có thể lên đến 12 tấn/ ha và

số lần bón phân yêu cầu là 4 lần/ 1 vụ để ngô có thể có năng suất. Tuy nhiên, đây chỉ là lý thuyết,

chi phí và thu nhập của hộ nông dân tại thôn B sau khi trồng giống ngô lai được gần 15 năm

minh họa cho tính “đỏng đảnh” và bấp bênh của loại cây trồng này.

Hộ HP có 6 sào đất trồng ngô. Hộ bắt đầu trồng ngô từ năm 2000. Trước đó hộ trồng lúa

rẫy. Năm 2014, hộ bón tổng cộng 13 bao phân cho 6 sào ngô, cộng với tiền giống, thuốc

diệt cỏ, thuốc trừ kiến, thuốc kích thích chi phí là 14 triệu. Số tiền này hộ vay của “con

buôn.” Hộ thu được 4 tấn ngô cho diện tích 6 sào, bán với giá 3 ngàn đồng/ kg. Bình

thường hộ cũng chỉ thu hoạch được từ 2,5 tấn đến 3 tấn bắp.

Hộ YT có 5 sào đất trồng ngô. Hộ bắt đầu trồng ngô cách đây 18 năm. Mùa vụ năm 2014,

hộ chi phí hết 25 triệu cho 5 sào trồng ngô. Số tiền để đầu tư hộ đi vay với lãi suất 5%

tháng. Hết tháng, lãi cộng vốn và chịu lãi suất 5% tiếp. Hộ thu hoạch được 8 tấn, bán với

giá 3 ngàn đồng/ kg. Hộ thu được 24 triệu tiền bán ngô. Số phân bón hộ vay chủ yếu để

bón cho ngô, một ít để dành bón 4 sào lúa với chi phí hết 4,2 triệu (8 bao phân).

Hộ YD có 1 ha đất trồng ngô. Năm 2014 đầu tư chi phí trồng ngô hết 18 triệu và thu được

20 triệu tiền bán ngô. Số tiền này đi vay với lãi suất 5%/ tháng.35

Như vậy, qua các trường hợp có diện tích sản xuất trung bình và diện tích sản xuất lớn

của buôn Biết ta thấy người dân phải bỏ chi phí rất nhiều để có thể canh tác ngô. Năng suất của

ngô phụ thuộc vào số phân bón đầu tư. Thế nhưng nghịch lý là trong khi giá phân luôn tăng thì

giá nông sản lại giảm do tác động của nguồn cung thị trường thế giới và do nguồn cung dồi dào

trong nước nên dù diện tích ít hay nhiều người dân cũng khó thu lợi từ việc canh tác này. Chẳng

hạn như giá phân bón Ure vào năm 2004 dao động từ 4.000-4.200 đồng/ kg thì đến năm 2014,

giá dao động từ 8.200-8.400đ/ kg trong khi giá bắp hạt năm 2011 là 6.500-6.700 đ/ kg và năm

2014 là 2.500 – 3.000đ/ kg. Giá thu mua ngô của thương lái phụ thuộc vào giá cả của các nhà

máy. Các thương lái không phân biệt giống ngô mà chỉ nhìn vào chất lượng của hạt. Điều này

kích thích người dân tìm các giống ngô có năng suất cao và kéo theo hệ quả là lệ thuộc nhiều vào

phân bón. Giá ngô không chỉ biến động theo năm mà ngay cả trong một năm cũng biến động từ

đầu vụ đến cuối vụ. Ví dụ năm 2007, đầu vụ giá ngô là 2.100 – 2.500 đồng, đến 3 tháng cuối

năm tăng vọt lên 4.000 đ/ kg. Tại buôn Ban, giá cả ngô là do thương lái quy định. Do có sự ràng

buộc về việc đã vay phân và vay tiền nên người dân không thể thương thảo giá bán.

35 Ghi chép điền dã tháng 6 năm 2015 tại buôn Biết, tỉnh Đắk Lắk.

Page 38: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

35

Từ rẫy sang ruộng lúa lai

Song song với việc tham gia vào thị trường nông sản với việc đầu tư lớn về cả lao động

và vốn để trồng ngô và cà phê bán cho thị trường, một trong những chuyển đổi quan trọng khác

trong các hoạt động sinh kế của người dân tại buôn Biết và buôn Ban là việc bỏ hẳn lúa rẫy để

chuyển sang sang canh tác lúa nước. Theo số liệu của cán bộ buôn, hiện tại buôn Ban có 85 ha

lúa, trong đó 30ha có thể canh tác hai vụ và số còn lại chỉ canh tác được một vụ do không có

nước. Lúa nước tập trung ở 122 hộ trong thôn, chủ yếu là người dân tộc tại chỗ. Tương tự như

vậy, tại buôn Biết, tất cả các gia đình mà chúng tôi phỏng vấn đều sở hữu một diện tích lúa nhất

định, ở các cánh đồng nằm cuối buôn.

Trong so sánh với cây cà phê (ở buôn Ban) và ngô (ở buôn Biết), lúa hiện nay chỉ được

người dân coi là cây thứ yếu và vì vậy, được các gia đình đầu tư ít hơn cả về sức lao động và

nguồn vốn.36 Tuy nhiên, canh tác lúa nước vẫn được coi là có vai trò đảm bảo một phần nào đó

cho nhu cầu sinh tồn của các hộ gia đình. Ví dụ, gia đình anh Y Nhang (50 tuổi, người Mạ ở

buôn Ban) có 1 ha cà phê cho thu hoạch, song gia đình vẫn giữ 3 sào ruộng để canh tác. Số ruộng

này được canh tác 2 vụ/ một năm. Mỗi vụ, 3 sào ruộng cho thu hoạch 15 bao lúa tươi (1 bao =

60 kg). Ba bao lúa sau khi phơi khô và chà xát sẽ có 60 kg gạo. Như vậy, với 3 sào ruộng, một

năm gia đình anh thu được 600 gạo. Với số nhân khẩu 10 người, một tháng gia đình ông ăn hết

“4 bao đỏ” (70kg/bao). Số lượng gạo có được từ canh tác ruộng, như vậy, ít nhất đảm bảo nguồn

lương thực cho gia đình trong 2 tháng. Tương tự như vậy, gia đình ông Y’T có 15 người, bao

gồm vợ chồng ông, những người con chưa lập gia đình, và vợ chồng con gái ông cùng với con và

cháu. Nhà ông có 4 sào đất trồng lúa ở vùng thấp, 5 sào trồng bắp và 2 sào trồng mì. Một năm

ông làm 3 vụ lúa, nếu năm nào nguồn nước dồi dào ông làm đến 4 vụ. Mỗi vụ, gia đình thu được

khoảng 300 kg gạo. Gạo là lương thực chủ yếu của gia đình ông. Một ngày gia đình ông ăn

khoảng 7-8 kg gạo. Nếu không bán và dùng để nuôi gia súc, số gạo thu được từ 4 sào ruộng này

đảm bảo cho gia đình có đủ gạo ăn trong vòng từ 6 đến 7 tháng.

Một đặc điểm chung là hiện nay các hộ ở thôn đều tập trung vào sản xuất cây cà phê nên

trồng lúa được coi như sản xuất phụ thêm chủ yếu để có gạo ăn trong năm, và thường số gạo làm

ra cũng không đủ cung cấp cho cả năm. Lúa được trồng ở những vùng trũng thấp “nơi không thể

trồng cà phê được”. Nếu như trước đây lúa được canh tác dưới hai hình thức lúa nước và lúa rẫy

36 Khi nghiên cứu về hộ gia đình như một đơn vị sản xuất, các công trình đều cố gắng tìm hiểu đặc trưng của sản

xuất hộ gia đình. A.V.Chayanov (1926) cho là sẽ là sai khi nghiên cứu việc canh tác hộ gia đình nông dân cũng

giống như một loại hình kinh tế tư bản. Sự khác biệt cơ bản đó là doanh nghiệp tư bản hoạt động bằng cách thuê

công nhân để kiếm lợi nhuận trong khi nó hộ gia đình chỉ dựa vào lao động của các thành viên trong gia đình.36 Do

vậy, lựa chọn của họ không thể xem xét theo hướng tính đến những tiêu chuẩn lợi nhuận trong đo lường tính toán.

Những gia đình nông dân sống nhờ vào những khu vực đông dân cư sẽ phải làm việc vô cùng vất vả và trông vào

mấy khoản lời ít ỏi trong sản xuất - mà nếu là một nhà tư bản khôn ngoan thì đã bỏ qua. Chayanov gọi những mảnh

đất nhỏ ở đây là sự tự bóc lột. Sự cân bằng giữa nhu cầu và lao động thay đổi theo thời gian theo một chu trình sinh

học. Theo đó khi thành lập hộ, hai vợ chồng trẻ bắt đầu có con, số miệng ăn trong gia đình tăng lên và do vậy họ

cũng lao động cật lực hơn. Khi con cái dần lớn lên kinh tế của hộ trở nên khá hơn vì có nhiều lao động. Tỷ lệ giữa

người tiêu thụ và người sản xuất quyết định tình hình kinh tế cũng như cường độ lao động của gia đình. Mức sản

xuất của họ do nhu cầu của họ quyết định. Tùy theo nhu cầu cao hay thấp, người nông dân “tự bóc lột” sức lao động

của mình để thỏa mãn nhu cầu của gia đình.36 Khi chuyển sang trồng cây cà phê, lúa trở thành một loại cây trồng

phụ. Tính chất phụ này thể hiện ở chỗ, người dân không đầu tư về thời gian và tiền bạc cho việc chăm sóc lúa vì

“làm cà phê hết thời gian rồi.”

Page 39: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

36

thì hiện nay chỉ còn tồn tại hình thức trồng lúa nước. Chất đất và địa hình của vùng đối núi nơi

trước kia thích hợp để canh tác lúa rẫy thì giờ đây được thay thế bằng hình thức trồng cây cà phê.

Do diện tích lúa nước không nhiều nên thu hoạch từ loại cây này chỉ đủ đáp ứng nhu cầu lương

thực trong một khoảng thời gian nhất định trong năm.

Sau khi Nghị định 20/1998/ND- CP của chỉnh phủ được ban hành, các giống lúa lai được

cung cấp để thay thế các giống lúa truyền thống trên khắp địa bàn của cả nước.37 Trong bối cảnh

này, các gia đình ở cả hai buôn cũng sử dụng các loại giống lúa lai để thay thế các loại giống lúa

ruộng truyền thống đã được reo trồng trước đây. Tương tự như phần lớn giống cà phê và ngô, lúc

đầu các loại giống lúa lai được cung cấp miễn phí thông qua Trung tâm khuyến nông của huyện.

Kèm theo các giống lúa lai mới, nhà nước cũng hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu và kỹ thuật canh

tác để khuyến khích chuyển đổi. Với đặc điểm sinh học nổi trội là có thời gian sinh trưởng ngắn,

cho năng suất cao hơn nhiều so với các giống lúa truyền thống, và được các bộ các phòng

chuyên trách tuyên truyền, vận động, nên chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, toàn bộ các giống

lúa địa phương đã được người dân tại hai buôn thay thế bằng các loại giống mới. Với giống lúa

mới có chu kỳ sinh trưởng ngắn, nếu năm nào có điều kiện thuận lợi về nước tưới, các gia đình ở

buôn Ban canh tác 2 vụ, còn nếu không thì chỉ canh tác vào vụ mùa. Do ở khu vực có hệ thống

thuỷ lợi khá tốt, nên trung bình các gia đình ở buôn Biết canh tác 3 vụ, có trường hợp cá biệt

canh tác 4 vụ trên một năm.

Giống lúa lai được canh tác phổ biến tại hai buôn hiện nay là giống Khang Dân. Trong so

sánh với các loại giống lúa cũ, tuy giống lúa lai năng suất cao hơn, song nó cũng có nhiều hạn

chế là việc canh tác loại lúa này cần các chi phí đầu vào khá lớn. Một trong những chi phí đầu

vào là mua giống. Khác với các giống lúa truyền thống, người dân có thể dành lúa thu hoạch từ

vụ trước để làm giống cho vụ sau, việc canh tác lúa lai đòi hỏi phải mua giống ngoài thị trường

theo từng vụ với giá cao hơn gấp khoảng 10 lần so với giá lúa dùng để ăn trên thị trường. Một

chi phí đầu vào khác với mức đầu tư vốn lớn hơn nhiều là phân hoá học. Giống như các loại

giống ngô lai trình bày ở trên, do có chu kỳ sinh trưởng ngắn nên lúa lai cần lượng phân bón hoá

học khá lớn, đặc biệt là NPK và đạm. Tất cả các hộ dân mà chúng tôi phỏng vấn đều khẳng định,

khác với các loại giống lúa cũ, các loại giống lúa lai sẽ không cho thu hoạch nếu không bón phân

hoá học. Điều này hoàn toàn khác với các giống lúa truyền thống bởi chúng chỉ cần bón phân

hữu cơ là có thể cho sản phẩm, và vì thế các gia đình vẫn không bị phụ thuộc vào đầu vào từ bên

ngoài mà vẫn có thể sản xuất được. Các loại giống lúa mới cũng chỉ cho năng suất cao khi được

bọn đủ số lượng phân hoá học cần thiết. Theo tính toán của anh Y Nhang (50 tuổi, người Mạ ở

buôn Ban), trong năm 2014, 3 sào lúa của gia đình cho thu hoạch 15 bao lúa tươi, mỗi bao

khoảng 60 kg. Tuy nhiên, để có thu hoạch lúa với năng suất như vậy, ông phải bón 4 bao phân

NPK với tổng số tiền khoảng 1, 4 triệu đồng. Các giống lúa lai, trong đó có giống Khang dân

đang được trồng phổ biến ở tại hai buôn, cũng có đặc điểm sinh học khác với các giống lúa

truyền thống ở khía cạnh kháng sâu bệnh. Nhiều người dân chúng tôi phỏng vấn khẳng định, nếu

không dùng thuốc trừ sâu thì loại giống này không cho thu hoạch. Bởi vậy, ngoài phải đầu tư

mua giống và phân bón, các gia đình còn phải mua thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu với một khoản

tiền không nhỏ.

Như vậy, với việc chuyển đổi từ làm lúa rẫy sang làm ruộng, đặc biệt từ khi du nhập

giống lúa nước lai để canh tác, cùng với sự hỗ trợ về giống và phân bón từ nhà nước không còn,

37 Xem thêm Bonni và Turner 2012, Nguyễn Thu Phương và Baulch 2007)

Page 40: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

37

các gia đình tại hai buôn không còn tự chủ và tận dụng được nguồn lực sẵn có của gia đình trong

hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy không phụ thuộc vào đầu ra như ngô và cà phê vì phần lớn

các gia đình canh tác lúa để tiêu thụ trong gia đình, song họ phải phụ thuộc vào đầu vào từ thị

trường và vì vậy cần phải có vốn để sản xuất. Trong so sánh với nguồn tài chính cần phải có để

sản xuất cà phê hay ngô, nguồn vốn các gia đình phải có để đầu tư mua phân bón, thuốc trừ sâu

và giống không nhiều, song trong bối cảnh kinh tế khó khăn của hầu hết các gia đình và với cuộc

sống “cái gì cũng phải có tiền” như hiện nay thì việc phải bỏ ra vài triệu để sản xuất lúa tạo thêm

gánh nặng rất lớn cho người dân. Như sẽ phân tích kỹ ở phần dưới của báo cáo, việc chuyển đổi

từ rẫy sang canh tác ruộng nước lúa lai cũng đóng góp không nhỏ vào hiện trạng nợ của các gia

đình tại hai buôn này.

Giống như ở Tây Nguyên, lịch sử sinh kế của các dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc

chịu ảnh hưởng rất lớn của các chính sách phát triển của chính quyền địa phương nói riêng và

của nhà nước nói chung. Sự chuyển đổi về sinh kế của các dân tộc diễn ra mạnh mẽ kể từ sau

thập niên 1990.

Chuyển đổi sinh kế ở Ba Nhất

Tại thôn Ba Nhất, vốn dĩ trước đây là khu rừng già, khi các hộ dân đầu tiên đến đây họ đã

khai phá vùng đất này để lấy đất canh tác và thực hành theo phương thức phát đốt do đất đai

rộng và dụng cụ canh tác thô sơ. Rừng già (kìm củ) được phát bằng cách lựa chọn các khoảnh đất

có các cây không quá to để đỡ công đốn hạ. Các cây leo, cây bụi và các cây nhỏ ở khoảnh đất

được chọn được chặt hạ vào mùa khô và được đốt trước khi cơn mưa đầu mùa tới. Rẫy (zẻng)

được tạo ra như vậy và người dân trồng trọt lúa nương và ngô nương. Sau một thời gian canh tác

khoảnh đất này bị bạc màu sẽ bị bỏ hoang gọi là ot. Sau này khi ót tái sinh, người ta lại phát đốt

để trồng trọt. Những người không có rẫy có thể mượn ót của nhau để canh tác nhưng sở hữu ót

được xác định thuộc về người phát rẫy đầu tiên. Có trường hợp cho hẳn ót để người không có đất

canh tác. Bên cạnh đó người Dao tại đây còn làm ruộng lúa nước và dùng trâu để cày ở những

vùng đất trũng. Người Dao tại thôn Ba Nhất có truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời và đây là

hoạt động kinh tế chính do có năng suất ổn định. Người Dao giỏi cả hai loại ruộng. Lúa nương

có 3 loại: nếp nương, lúa tẻ và cẩm nương. Lúa ruộng làm từ thời Pháp thuộc với các giống Bao

Thai, Lúa tám (cây lúa cao 1,2 m). Lúa nương là “ruộng” của những người không có ruộng lúa

nước, là những người mới di cư vào. Còn người Dao khi đến đây cư trú không du canh du cư.

Lúc đầu, những người Dao đến trước chia sẻ đất phát được cho những người Dao đến sau để thu

hút mọi người đến ở cho đông đúc dưới hình thức hoặc là nhận anh em họ hàng với người đến

trước hoặc không.

Bắt đầu khoảng những năm 1960 cùng với việc thành lập các tổ đổi công, tổ hợp tác và

sau là hợp tác xã nông nghiệp, ruộng và trâu của các hộ dân được “góp vào làm chung.” Đến

năm 1993 hợp tác xã giải tán thì “ruộng nhà nào là nhà nấy họ làm, họ lấy lại hết.” Những người

không có ruộng thì lấy đất khai phá của hợp tác xã. Sinh kế của người dân trong giai đoạn sản

xuất hợp tác xã chủ yếu chỉ trồng lúa. Sự chuyển đổi cây trồng ở đây bắt đầu bằng cây ngô lai. Ở

Huyện Võ Nhai, cây ngô lai được đưa vào phát triển từ năm 1990 và phát triển mạnh vào khoảng

những năm 2000. Cây ngô lai được đưa vào là một trong những chủ trương hỗ trợ cho việc ổn

định kinh tế của các dân tộc sống dựa vào rừng khi nhà nước không cho phép phát rừng làm rẫy.

Lúc đầu là trồng ngô răng ngựa cho năng suất cao nhưng màu sắc không đẹp và ăn không ngon

bằng ngô địa phương, và ngô chín tẻ hạt khó do hạt sít. Sau này các giống ngô mới ra đời đã dẫn

đến sự thâm nhập của giống ngô lai vào đời sống người dân.

Page 41: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

38

Quá trình đưa cây ngô lai vào để thay thế cây lúa và các giống ngô địa phương cũng gặp

nhiều khó khăn, đặc biệt với các khu vực người Mông do phong tục ăn mèn mén vốn chỉ có

giống ngô địa phương mới phù hợp để chế biến. Vào giai đoạn phát triển nhất của ngô lai khi

mà ngô lai chiếm 98% diện tích đất trồng ngô thì vẫn còn 2% là giống ngô địa phương của người

Mông được trồng dùng để làm mèn mén. Từ năm 2010 đến nay với giống ngô NK4300, diện tích

ngô của huyện Võ Nhai đã hoàn toàn là ngô lai vì giống ngô này phù hợp để làm mèn mén. Ở

huyện Võ Nhai, vào năm 2015 phổ biến 5 giống ngô” NK 66, NK4300, DK6898, CP50L,

CP111, NK 7328 trong tổng số khoảng 30 giống ngô lai có trên thị trường. Diện tích trồng ngô

của Huyện Võ Nhai theo thời gian thể hiện sự phát triển tiệm tiến của cây ngô lai chứ không ồ ạt.

Điều này cho thấy, dù cây ngô lai chứng tỏ có năng suất hơn, đem lại giá trị kinh tế cao hơn

nhưng để thay đổi một tập quán canh tác và ẩm thực cũng là một quá trình cần nhiều thời gian và

minh chứng thực tiễn.

Năm Diện tích ngô Năng suất

1995 728, 27 ha (4 ha ngô lai) 19.81 tạ/ ha

2000 1.331,3 ha 24,1 tạ/ ha

2006 3.187,ha (ngô lai 2.240 ha) 31,5 tạ/ ha

2010 5.131 ha (chủ yếu ngô lai) 42,15 tạ/ ha

2014 6.700 ha (ngô lai 6.640 ha) 43,7 tạ/ ha

Nguồn: Tổng hợp các báo cáo tổng kết kết quả sản xuất nông lâm nghiệp của UBND

Huyện Võ Nhai năm 1995, 2001, 2006, 2011, 2015

Đất trồng ngô ở khu vực miền núi phía Bắc nằm trong diện tích lâm nghiệp vốn là khu

đất dốc, không có nước, dễ bị bạc màu. Đất canh tác ngô lâu ngày dễ bị rửa trôi do làm cỏ chỉ

còn duy nhất cây ngô. Do vậy, năng suất ngô ngày càng giảm chỉ được 40-45 tạ/ ha trong khi

thực tế phải đạt 50-60 tạ/ ha. Vùng đất và khí hậu của huyện Võ Nhai phù hợp cho phát triển cây

ngô vì ngô ít sâu bệnh hơn các loại cây trồng có hạt khác. Do ngô trồng trên các vùng đồi núi và

vẫn thu hoạch bằng thủ công (bẻ bằng tay), hiện đã có tời chuyển các bao ngô xuống nên hình

thức thu mua nhỏ lẻ qua các tư thương vẫn là hình thức phổ biến. Bên cạnh đó, do các hộ dân

không đảm bảo được hàm lượng nước trong ngô theo tiêu chuẩn thu mua của nhà nước nên tư

thương là hình thức trung gian thu mua và sấy bán lại cho các công ty thu mua và chế biến thức

ăn gia súc của nhà nước.

Vào giai đoạn phát triển cây ngô, người dân canh tác ngô vào diện tích rừng quy hoạch

rừng sản xuất bên cạnh việc trồng ở các bãi soi và bãi bồi hay trên các vùng đất đồi đã được khai

phá. Trong chương trình phát triển cây ngô, người dân nhận được sự hỗ trợ từ kỹ thuật đến tài

chính, hỗ trợ trực tiếp cho nông dân hay cho các công ty thu mua nông sản như chính sách hỗ trợ

chi phí thu mua, vận chuyển nông sản được thực hiện đến năm 2010…. Ví dụ, năm 2015, người

dân nhận được hỗ trợ của huyện là 30 nghìn đồng/ sào đất trồng ngô. Người dân ở thôn Ba Nhất

nói riêng và xã Phú Thượng của huyện Võ Nhai nói chung trồng được 2 vụ ngô/ năm: vụ xuân và

hè thu. Tại huyện có Chi nhánh vật tư nông nghiệp huyện, là một trong 9 chi nhánh của Công ty

Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Thái Nguyên, mua bán các loại phân bón của các nhà sản xuất lớn

trong nước như Hà Bắc, Lâm Thao, Văn Điển, Đầu Trâu... Đơn vị có 38% vốn nhà nước, được

cổ phần hóa năm 2004 cho các cán bộ công nhân viên của công ty. Đơn vị thực hiện quy chế

phối hợp với Hội nông dân tỉnh theo từng năm để cung cấp vật tư nông nghiệp chủ yếu là phân

bón và giống cây lương thực theo hình thức trả chậm. Đây là nơi cung ứng và đầu tư phân bón

cho nông dân với các hình thức linh hoạt như có các cửa hàng bán lẻ phân bố khắp huyện; bán

chậm trả thông qua Hội nông dân của xã và thôn, có lúc hình thức này chiếm 50%, hiện nay chỉ

còn 25% do một số hội nông dân hoạt động không hiệu quả và do người dân có tiền mặt nên

Page 42: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

39

chuyển sang hình thức mua trực tiếp. Đối với hình thức mua chịu nợ (ứng trước), chi nhánh bán

theo lãi suất của ngân hàng, vào tháng 10 năm 2015 là 9%/ năm. Thực trạng chậm trả của chi

nhánh vào năm 2015 còn tồn đọng khoảng 2 tỷ và nợ trong dân qua hình thức mua trực tiếp là 5

đến 7 tỷ. Nguyên nhân tồn đọng là do rủi ro mất mùa và giá nông sản thấp. Ví dụ năm 2015,

được cho là năm trồng ngô thua lỗ do giá thu mua thấp với giá 4.000đ/ cân ngô thương phẩm;

ngoài ra còn có nguyên nhân là khi có điện về các khu vực nông thôn, người dân dùng tiền thu

được từ các vụ mùa để mua sắm các vật dụng phục vụ nhu cầu của gia đình.

Tại huyện Võ Nhai, phân bón cho sản xuất từ công ty này chiếm 70% thị phần, 30% còn

lại là của các hộ kinh doanh tư nhân. Từ năm 1999, chi nhánh đã phối hợp với Hội nông dân các

xã làm hợp đồng với chi hội nông dân xóm với xác nhận của Ủy Ban nhân dân xã để bán cho chi

hội nông dân xóm phân bón theo hình thức trả chậm trả theo lãi suất ngân hàng. Đến năm 2008,

hình thức này nâng lên cấp tỉnh và tiến hành ký kết quy chế phối hợp. Các hội viên chi hội nông

dân xóm đăng ký số lượng mua với chi hội sau đó chi hội trưởng tổng hợp lại và đưa danh sách

cho chi nhánh, chi nhánh sẽ chở phân bón đến tận xóm. Chi nhánh có tính toán thời gian trả

chậm hợp lý để người dân đủ thời gian thu và bán sản phẩm để có tiền trả. Ví dụ như ở vụ xuân,

thu hoạch vào tháng 6, thì thời hạn trả được tính là 31/7 và vụ hè thu thì thu hoạch vào tháng 10

thì thời hạn trả được tính là 31/12. Hình thức này là một chủ trương đúng đắn của nhà nước để

hỗ trợ cho nông dân thiếu vốn có thể canh tác. Tuy nhiên, thực tế triển khai cũng thể hiện nhiều

bất cập. Do đây là hình thức tín chấp nên chi hội trưởng phải là người đứng ra chịu trách nhiệm

chung. Do vậy, trong chi hội có nợ xấu thì chi hội trưởng phải là người chịu trách nhiệm đòi số

nợ này. Nếu có hộ nợ chồng đến 2 vụ thì chi nhánh sẽ không cho mua trả chậm tiếp. Bởi vậy,

nhiều chi hội trưởng đã từ chối không đứng ra đảm nhận vị trí “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”

này. Kết quả là hình thức này tuy có chủ trương tốt nhưng hiệu quả thực hiện lại có nhiều bất cập

nên quy mô ngày càng thu hẹp. Biểu hiện cụ thể là, sản lượng bán hàng năm của công ty trung

bình là 7.500 tấn phân bón, chỉ riêng hình thức này vào năm cao điểm (năm 2012) là 3.000 tấn,

năm 2015 chỉ còn 1.000 tấn. Bên cạnh hai hình thức bán tín chấp và bán trực tiếp, chi nhánh còn

cho phép các đại lý nợ vốn để đầu tư cho dân theo quy định 4 triệu/ hộ nông dân (năm nhưng

thực tế vẫn giải quyết cho vay phân chậm trả từ 8 đến 9 triệu. Do vậy, có đại lý nợ chi nhánh 1,3-

1,4 tỷ. Đối với các cửa hàng bán trực tiếp của công ty, chi nhánh chỉ quản lý giá chứ không quản

lý lãi suất; nhân viên của cửa hàng không được bán chịu do vậy họ có thể tự bỏ tiền ra cho người

dân vay để mua phân bón với lãi suất thỏa thuận.

Do giá ngô thương phẩm thấp trong khi chi phí sản xuất tăng, nhất là giá giống ngô và

đất đai ngày càng cằn cỗi, nên bắt đầu từ năm 2013-2014 các hộ dân ở đây chuyển sang trồng

chè. Vào lúc ngô phát triển, thôn Ba Nhất có hơn 120 ha diện tích trồng ngô trên các núi đá, giờ

chỉ còn khoảng 20 ha chủ yếu để chăn nuôi. Người đem cây chè về nhân rộng ở thôn Ba Nhất

được cho là trưởng thôn Triệu Văn Sinh. Trong thời gian đi nghĩa vụ quân sự, ông đã có dịp tiếp

xúc với các mô hình trồng chè có hiệu quả kinh tế và khi về thôn (năm 2002) ông đã phát triển

mô hình này để tăng thêm thu nhập và khi cây ngô tỏ ra kém hiệu quả kinh tế với vị trí trưởng

bản ông đã vận động bà con trong thôn chuyển sang trồng chè và hướng dẫn kỹ thuật và kinh

nghiệm cho bà con. Chè được trồng trên đất đồi nơi đã được khai phá để trồng ngô trước đây và

có nơi được trồng vào cả đất quy hoạch đất rừng sản xuất. Các giống chè tại đây được trồng gồm

có chè hạt (chè truyền thống) lấy giống ở địa phương và các giống chè lai (chè cành) mua từ các

vườn ươm của các trạm khuyến nông như chè shan TRI 777, chè Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên

LDT1, và gần đây là lấy giống cây chè Nhật ở Sông Cầu (Thái Nguyên) về trồng. Các giống chè

lai cho năng suất cao và chất lượng khi chế biến xanh hơn giống trà lấy giống từ hạt theo

phương pháp truyền thống. Các giống chè cành này nếu chăm sóc tốt sau 3 năm có thể thu hoạch

Page 43: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

40

được. Một năm cây chè cho thu hoạch từ 8 đến 10 lần và 1 sào (360 m2) cho thu hái được từ 10-

12 ký chè khô. Cũng giống như việc phát triển cây chè do người dân tự phát ở đầu ra của sản

phẩm người dân cũng tự tìm đầu ra. Hiện nay, đầu ra cho nguồn chè của thôn Ba Nhất phụ thuộc

vào tư thương tự do. Họ đi vào xóm và vào từng nhà có trồng chè để mua. Kỹ thuật sao chè cũng

do người dân tự học và tự làm.

Số liệu định lượng cho thấy, mô hình trồng chè hiện rất phổ biến với hơn 60% hộ gia

đình tham gia vào điều tra hiện đang duy trì mô hình sinh kế này. Trung bình, mỗi hộ trồng chè ở

Thái Nguyên hiện canh tác trên khoảng hơn 3 nghìn 900 mét vuông vườn chè. Nếu không tính

chi phí cây chè lâu năm, riêng trong năm 2014, trung bình mỗi hộ trồng chè phải đầu tư vào

khoảng 2 triệu 852 nghìn đồng cho trồng cây mới hoặc cây giống. Trung bình, tiền phân bón cho

cây chè mỗi hộ gia đình phải chi trong năm 2014 vào khoảng 5 triệu 300 nghìn, thêm vào đó là

khoảng 2 triệu 951 nghìn cho trừ sâu, diệt cỏ, công cụ nông nghiệp và các chi phí khác. Thu

nhập trung bình từ cây chè cho mỗi hộ trong năm 2014 là khoảng 33 triệu 300 nghìn đồng. Hộ có

thu nhập cao nhất từ cây chè trong năm 2014 là 160 triệu đồng.

Do tính hiệu quả của cây chè, nên năm 2013, Ủy ban nhân dân xã đã mở lớp đào tạo nghề

làm chè cho 30 học viên có cấp chứng chỉ cho người dân trong xã và năm 2012, thôn Ba Nhất

cũng có cử 2 người đi học lớp trồng và chế biến chè theo tiêu chuẩn Vietgap để về phổ biến lại

cho người dân trong thôn. Lớp do Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh tổ chức. năm

2014 cử được 5 người. Xóm đã chọn những người năng động và sáng tạo tham gia lớp học. Hiệu

quả của lớp học là nhờ kỹ thuật chế biến mới, chè mộc (đọt chè tươi chỉ vừa được sao khô chưa

lấy hương) bán có giá cao hơn. Nếu như trước đây chỉ bán được 60.000đ/kg thì giờ bán được

100.000đ/ kg.

Để có thể thu hoạch từ 8-10 lần/ năm thì người dân cũng phải bón phân từ 8-10 lần/ năm

để kích thích cho cây nẩy mầm. 1 sào tốn khoảng từ 5-7 ký phân lân. Theo kỹ thuật hướng dẫn lẽ

ra bón phân theo kiểu chôn ủ tốt hơn nhưng do đất ở đây dốc nên không thể cuốc đất lên để chôn

ủ nên phải bón rải. Nếu cuốc đào đất lên đất sẽ bị lỏng ra gặp nước sẽ bị xói mòn, trôi đất xuống

phía dưới.

Bên cạnh việc trồng các loại cây lương thực ở những vùng đất bằng phẳng, đối với đất

rừng trước đây người dân khai thác để canh tác nương rẫy. Tuy nhiên, như đã đề cập, do người

Dao ở đây sống bằng hình thức canh tác lúa nước nên việc khai thác rừng làm rẫy không diễn ra

ở quy mô lớn. Từ năm 1990, rừng đã được quy hoạch để trồng rừng các loại cây như cây mỡ và

cây xoan để lấy gỗ. Đối với vùng cư trú của người Dao tại đây, ngoài đất ở vùng trũng thích hợp

cho lúa nước có 2 loại đất: đồi núi đất thích hợp để trồng chè và cây lâm nghiệp và đồi núi đá để

trồng ngô và rừng tự nhiên. Trước đây, lúa nương được trồng ở đồi núi đất và ngô nương được

trồng ở đồi núi đá. Từ năm 1995, với chương trình 327 về chính sách sử dụng đất trống, đồi núi

trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước, người dân tại thôn Ba Nhất được giao các đất để trồng

rừng. Bên cạnh trồng cây keo, người dân còn trồng xen ngô và chè vào các khoảng đất rừng

trồng này bên cạnh trồng ngô ở các bãi soi và bãi bồi. Người Dao phân biệt ba loại đất: đất đỏ

(đao sai) tốt cho cây chè và lúa, đất hang (đành đao) tốt cho trồng ngô và đất cát (đao sai) tốt cho

trồng lúa, ngô và chè.

Bên cạnh đầu tư vào nông sản hàng hoá, vào đầu những năm 2000, trong thôn rộ lên

phong trào chăn nuôi lợn và gà nhưng do dịch bệnh và giá cả bấp bênh nên sau đó nhiều nhà

cũng đã thất bại. Giờ các hộ chỉ chăn nuôi ít lợn, gà, trâu, bò để cải thiện cho bữa ăn gia đình,

như phần tích lũy hay phục vụ nông nghiệp. Năm 2014 và 2015 với giá thu mua ngô thấp, người

dân đã thu hẹp diện tích trồng ngô và mở rộng diện tích trồng chè nhưng vẫn duy trì một phần

diện tích trồng ngô để phục vụ chăn nuôi của gia đình. Trong thời gian điền dã, nhóm nghiên cứu

Page 44: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

41

có dịp ghé thăm xã Bình Long nơi cư trú của các dân tộc Tày-Nùng. Ở đây bên cạnh việc trồng

lúa ở ruộng, các hộ gia đình cũng canh tác ngô ở các vùng đất cao và chăn nuôi gà ở quy mô lớn.

Nhưng năm 2013-2014 do giá gà giảm và dịch bệnh nên có hộ gia đình lỗ 150 triệu (Đầu tư cho

1 con gà hết 70.000đ nhưng khi bán ra chỉ được 38.000đ). Có hộ gia đình nuôi 6.000 gà. Ngô

được trồng để nuôi gà (1.000 gà nuôi từ nhỏ cho đến lúc bán ăn 5 tấn ngô).

Hiện nay, khi ngô đang thất thế, bên cạnh việc mở rộng cây chè, các hộ dân ở thôn Ba

Nhất đang thử nghiệm mô hình trồng chuối, bắt đầu từ năm 2013. Chuối được cho là có thu nhập

cao hơn 4 lần so với ngô. Chuối do trạm khuyến nông huyện đưa vào để cho người dân trồng

tăng thu nhập. Diện tích trồng ngô của một số hộ gia đình trước đây giờ đang dần được chuyển

sang trồng chuối.Tuy nhiên, vì đường đi lại còn khó khăn nên việc chuyên chở loại nông sản này

còn hạn chế nên cũng hạn chế việc phát triển loại cây ăn quả này. Bên cạnh đó, thị trường lớn

cho loại sản phẩm này cũng chưa được phát triển trong khu vực mà hàng tuần chỉ có một số tư

thương tự tìm vào mua với số lượng không đáng kể.

Chuyển đổi sinh kế ở Huổi Khoang và Phiêng Khoài

Tại Bản Huổi Khoang và Phiêng Khoài của người Thái đen, lịch sử sinh kế của người

dân tại đây buổi đầu gắn với việc canh tác nương rẫy và ruộng nước. Trong thời Pháp thuộc,

vùng đất này thuộc khu tự trị Thái với thể chế quản lý được biết đến với tên gọi ‘bản – mường’.

Trong thời kỳ này, người dân chỉ làm ruộng 1 năm 1 vụ. Ruộng của bản do Tạo bản quản lý. Có

các loại ruộng như ruộng chung của bản do quan bản quản lý. Tạo bản là người thuộc dòng họ

Lò. Số ruộng của Tạo bản chiếm 2/5 số ruộng của bản. Ruộng của tạo bản gọi là (na bớt), đây là

ruộng tốt nhất, người dân phải đi làm giúp cho ruộng nhà tạo bản. Ruộng tự khai phá là na tí.

Nương thì người dân tự khai phá.

Sau ngày giải phóng (1958), trong chương trình xây dựng hợp tác xã, số ruộng và nương

của các hộ gia đình cá thể được gộp lại làm chung và ăn chia theo công điểm. Lúc này người dân

bắt đầu trồng 2 vụ/ năm và ruộng thì trồng lúa trẻ và lúa nếp và trên nương thì trồng sắn, ngô và

bông. Trong giai đoạn phát triển hợp tác xã, chính quyền xã Chiềng Ban đã có những hướng đi

thay đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế cho người dân như phát triển trồng cây hương nhu

để lấy tinh dầu và trồng cây dâu tằm. Khi hợp tác xã giải thể sau những năm đầu đổi của giai

đoạn 1990-1994 với sự giới thiệu và khuyến khích của công ty mía đường Sơn La, người dân ở

đây phát triển nghề trồng mía và gắn bó với việc trồng mía này đến năm 2006 thì chấm dứt do

đầu tư thua lỗ và mía không đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước khi cây mía chấm dứt sự hiện diện của mình ở vùng đất này thì cây cà phê đã được

trồng thử nghiệm với sự khuyến khích của Công ty Chè và Cà phê Sơn La từ năm 1994 thông

qua chính quyền xã với việc cấp cây giống và hỗ trợ kỹ thuật và tuyên truyền. Thời Pháp thuộc

cây cà phê đã được trồng ở Sơn La nhưng diện tích ít. Công tác tuyên truyền về hiệu quả của

việc trồng cây cà phê được phổ biến sâu rộng đến người dân dựa trên trường hợp của cây cà phê

ở Tây Nguyên. Công ty Chè và Cà phê Sơn La chọn giống Katimore vốn hợp với vùng đất này

để bà con trồng, bán giá hỗ trợ cho cây giống và bán trả chậm phân bón cho đến khi cây có quả

theo lãi suất ngân hàng. Mối quan hệ giữa Công ty và người dân đó là người dân khi thu hoạch

sẽ bán quả tươi lại cho công ty. Mối quan hệ mua bán này duy trì được 3 năm thì công ty giải

thể. Theo một cán bộ lãnh đạo xã Chiềng Ban, nguyên nhân dẫn đến sự giải thể của công ty này

là “người dân phá vỡ hợp đồng”, tức là từ năm thứ 3 trở đi, người dân không bán sản phẩm cho

công ty như cam kết mà bán cho tư thương do được giá cao hơn. Công ty Chè Cà phê Sơn La

Page 45: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

42

đầu tư phân bón cho người dân nhưng đến năm 2003-2004 đã giải thể trong khi nợ tồn đọng

trong dân vẫn còn.

Chiềng Ban nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung là thủ phủ của giống cà phê Arabica, chủ

yếu là Katimor. Nếu như năm 1998, toàn xã Chiềng Ban chỉ có khoảng 20 ha cây cà phê, năm

2003 có khoảng 190 ha thì hiện nay đã đạt diện tích 1.000 ha trong tổng số 1.516 ha diện tích

canh tác của xã. Đây gần như là diện tích tối đa vì cây cà phê trồng ở sườn dốc của chân các dãy

núi thấp hay trên các chỏm đồi với độ cao từ 850m đến 1.100m so với mặt nước biển trên nền đất

đỏ có độ phì nhiêu dày. Diện tích canh tác còn lại của xã là ở những vùng trũng thấp để trồng

lúa, ngô và các loại rau màu khác. Khí hậu Chiềng Ban nói riêng và Sơn La nói chung phù hợp

cho cây cà phê phát triển, nóng và mưa nhiều vào mùa hạ, lạnh và khô vào mùa đông, nhiệt độ

ngày và đêm có sự chênh lệch lớn, có lúc lên đến 10 độ C. Khác với vùng Tây Nguyên, cây cà

phê ở đây có đặc điểm là không cần tưới do cây cà phê được bổ sung bằng một lượng lớn sương

đêm. Sương muối được xem là một “thiên tai” cho người trồng cà phê ở Chiềng Ban. Trong lịch

sử trồng cây cà phê ở Chiềng Ban, cây cà phê tại đây đã hứng chịu 2 đợt sương muối gây thiệt

hại nặng nề vào năm 1999 và tháng 12/2013. Nhiều hộ gia đình có cây cà phê bị chết phải đốn hạ

gây thất thu vào năm kế tiếp (2014). Cuối năm 2013, toàn xã có khoảng 650 ha/ 1.000 ha bị thiệt

hại do sương muối.

Về quy mô, 100% các hộ gia đình tham gia vào điều tra ở Sơn La hiện đang áp dụng mô

hình sinh kế cây Cà Phê. Trung bình mỗi hộ gia đình trồng cà phê ở Sơn La sở hữu khoảng hơn

8 nghìn 300 mét vuông đất trồng. Không tính các cây cà phê lâu năm, trong năm 2014 trung bình

mỗi hộ ở Sơn La đầu tư khoảng 4 triệu 520 nghìn cho cây giống hoặc trồng cây mới. Chi phí

chăm sóc cây cà phê trung bình mỗi hộ trong năm 2014 vào khoảng 14 triệu 850 nghìn tiền phân

bón, 6 triệu 718 nghìn tiền diệt cỏ, trừ sâu, công cụ và các chi phí khác. Thu nhập trung bình từ

cây cà phê vào khoảng 65 triệu 855 nghìn đồng mỗi hộ trong năm 2014. Trong năm 2014, hộ có

thu nhập cao nhất từ cây cà phê là 300 triệu đồng.

Để có vốn canh tác, hiện nay người dân có thể dựa vào các đại lý phân bón, vay ngân

hàng (agribank), năm 2014, dư nợ vay trồng cà phê và kinh doanh cà phê (mua máy móc chế

biến cà phê nhân) của riêng xã Chiềng Ban chiếm 50% tổng dư nợ của phòng giao dịch Agribank

Nà Sản (huyện Mai Sơn) với gần 60 tỷ đồng.38 Ở thời điểm hiện tại, khi cây cà phê đã phát triển

đạt đỉnh điểm của diện tích gieo trồng và giá cả thu mua cũng gặp nhiều bấp bênh, vào năm

2012-2015 người dân tự nghiên cứu các mô hình trồng cây ăn quả như cam, táo, bưởi, chanh, bơ,

mận để phát triển. Chủ trương hiện nay của xã cũng là phát triển cây có múi, cây ăn quả trồng

xen với cây cà phê để lấy cây che bóng hạn chế tác hại của sương muối đối với cây cà phê. Hiện

xã đang thí điểm dùng công nghệ nhỏ giọt của Isreal tưới ẩm cho các loại cây trồng với kinh phí

của tỉnh đầu tư (70%) cho 7 hộ.

Tại xã, người dân được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ của Hội nông dân huyện

trong việc đưa phân bón từ Hà Nội lên giới thiệu xuống bản để người dân đăng ký. Sau đó Hội

nông dân tỉnh cho xe chở phân bón về bán trả chậm cho nông dân các bản. Chi hội trưởng nông

dân các bản là người đứng ra chịu trách nhiệm đi thu tiền phân bón khi đến đợt trả. Tuy nhiên

hình thức này chấm dứt vào năm 2009 và lý do được đưa ra là “không còn tìm được nguồn vào”.

38 Phỏng vấn lãnh đạo UBND xã Chiềng Ban tháng 12 năm 2015

Page 46: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

43

5.3.2. Tính hiện đại và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng

Cùng với sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp và cơ cấu cây trồng, lối sống nói chung

và cách thức tiêu dùng của người dân tại hai buôn cũng trải qua những biến đổi lớn. Như nhiều

địa bàn miền núi khác, chính sách mở của của nhà nước đã nhanh chóng đưa các vùng miền núi

như buôn Biết và buôn Ban ra khỏi hình ảnh của “rừng thiêng nước độc”. Với những nỗ lực và

các chính sách của nhà nước trong việc ‘đưa kinh tế thị trường lên miền núi’ (Hardy và Nguyễn

Văn Chính 2003, Nghiêm Phương Tuyến 2008), hệ thống đường sá được xây dựng và kèm với

đó là sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới và hoạt động buôn bán ở khắp các vùng miền núi,

kể cả ở những vùng xa xôi hẻo lánh nhất. Quay trở lại với các địa bàn nghiên ccu71u, mặc dù có

sự khác nhau về khoảng cách từ buôn đến trung tâm huyện, song khoảng 3 thập kỉ nay, đặc biệt

là từ sau Đổi mới 1986, có thể nói, lối sống và tiêu dùng của hầu hết tất cả các gia đình ở các

buôn/ bản này đã hoà nhập rất sâu vào nền kinh tế thị trường. Người dân giờ đây có thể mua bất

cứ loại hàng hoá nào họ cần cho một cuộc sống đơn giản. Họ cũng có cơ hội tiếp cận và hưởng

thụ các mặt hàng vốn trước đây được coi là xa xỉ như tất cả các cư dân vùng đô thị.

Trong bối cảnh này, tất cả các gia đình, dù giàu hay nghèo, sống ở gần thị trấn như người

dân ở buôn Biết, bản Phiên Khoài và Huổi Khoang hay sống cách khá xa trung tâm huyện như ở

buôn Ban và Ba Nhất, đều phải dựa vào thị trường. Để có cuộc sống bình thường, họ phải mua

phải mua các vật dụng từ rẻ tiền như thuốc đánh răng, xà phòng, dầu gội đầu, quần áo, giày dép.

Nhiều gia đình cũng sắm các các vật dụng đắt tiền như xe máy, tivi, tủ lạnh để cải thiện cuộc

sống của gia đình. Ngoài ra, các gia đình còn phải mua những nguồn lương thực thực phẩm khác

mà gia đình không tự sản xuất được từ thị trường như dầu ăn, mì chính, nước mắm, thuốc men,

rượu, bia, vv.

Theo tài liệu định tính thông qua phỏng vấn sâu và tài liệu định lượng điều tra hộ, trong

số các khoản cần chi tiêu của một gia đình, nếu không tính đến các khoản chi 'đại sự' như làm

nhà, hay bệnh tật hiểm nghèo, nguồn chi tiêu lớn thứ hai sau sản xuất nông nghiệp là việc đầu từ

vào nhiều tài sản vật chất không sinh lời, đặc biệt là xe máy, điện thoại di động và tivi và một số

vật dụng đắt tiền khác, cho dù nguồn tiền để mua sắm các vật dụng này có thể đến từ hình thức

vay mượn. Giống như quan sát trong một nghiên cứu của Sowerwine (2008) trong các cộng đồng

người Dao ở Ba Vì, việc đầu tư mua sắm các vật dụng đắt tiền không sinh lời là hệ quả của "sự

chuyển đổi cơ bản trong trong xã hội và nền kinh tế duy tình" cổ truyền Tây Nguyên. Trong bối

cảnh kinh tế - xã hội mới, đặc biệt là với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá và sự thay đổi về

hệ giá trị, hệ giá trị trong nền kinh tế duy tình "nghèo cũng không xấu hổ và giàu cũng không tự

hào" trước đây nay được thay thế bằng việc "người giàu sẽ được coi trọng hơn người nghèo,

không cần quan tâm đến cách xử sự" (tr. 45). Trong khi việc mua sắm các đồ dùng rẻ tiền là để

phục vụ nhu cầu vật chất hàng ngày thì việc mua sắm các loại hàng hoá có giá trị, do vậy, là cách

thức để người dân nâng cao vị thế xã hội của họ trong quan hệ với cộng đồng buôn làng.

Trong hoạt động mua bán tiêu dùng, các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả thường

mua sắm nhu yếu phẩm cho sinh hoạt của gia đình ở các khu chợ trung tâm và hình thức trao đổi

thường diễn ra theo hình thức 'tiền giao cháo múc'. Tuy nhiên, đối với đại đa số người dân của cả

hai buôn, đặc biệt là đối với các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, việc buôn bán, trao đổi

các loại mặt hàng cho tiêu dùng trong gia đình lại chủ yếu diễn ra ở trong phạm vi buôn làng.

Tuy có quy mô khá nhỏ, song các hàng quán được xây dựng ngay trong buôn cũng có đủ các loại

Page 47: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

44

hàng hoá, từ nước mắm, mì chính, muối, rau, thịt, rượu, cá khô cho đến nước gội đầu, khăn mặt,

quần áo, vv... Ở Tây Nguyên, so với hình thức buôn bán ở chợ trung tâm, đây là hình thức buôn

bán, trao đổi phổ biến nhất hiện nay. Như sẽ trình bày kỹ hơn ở phần dưới, do người “dân tộc

không có vốn” và quan trọng hơn là “không muốn mua rẻ bán đắt cho người buôn mình” nên chủ

của các cửa hàng tạp hoá này chủ yếu là người Kinh. Đa phần các hộ người Kinh này đều có hộ

khẩu và sống ngay tại buôn. Một số ít chủ cửa hàng khác chỉ đến các buôn mở quán buôn bán

trong một thời gian nhất định. Ngoài việc trao đổi buôn bán ở các của hàng tạp hoá cố định nằm

rải rác trong buôn, còn một loại hình buôn bán khác, cũng khá phổ biến, là loại hình 'chợ di

động', tức những người buôn bán bằng xe máy, đi từ buôn này đến buôn khác. Ngoài việc bán

hàng, nhiều chủ cửa hàng tạp hoá cũng đồng thời là các đại lý thu gom nông sản, từ sắn, ngô, lúa

cho đến cà phê hay điều.

Về giá cả, các loại hàng hoá bán ở các của hàng tạp hoá trong buôn và từ các 'chợ di

động' thường đắt hơn ở các cửa hàng lớn ngoài trung tâm. Ngược lại, những loại hàng hoá để

phục vụ sản xuất nông nghiệp bán ở các đại lý trong hoặc gần buôn thường đắt hơn ở các đại lý

ngoài trung tâm huyện hay tỉnh. Giá cả của nông thổ sản được các đại lý tại chỗ thu gom cũng rẻ

hơn ở các đại lý lớn. Khác với việc trao đổi, buôn bán tại các chợ trung tâm, hay ở các đại lý

không quen biết, hình thức buôn bán ở các quán đầu làng hay với những người buôn bán di động

chủ yếu là ghi nợ. Đa số các chủ quán thường cho vay nợ từ năm này qua năm khác nếu các gia

đình không có tiền trả và tình trạng này khá phổ biến ở cả hai buôn. Chính vì vậy, khi đến thăm

một quán bản lẻ ở giữa buôn Biết, chúng tôi được chị chủ quán cho xem hàng chục cuốn sổ ghi

nợ và nhiều khoản nợ của nhiều hộ gia đình đã được vay từ cách đây khoảng 3 – 4 năm nhưng

chưa được trả hết.

Trong việc trao đổi buôn bán theo hình thức ghi nợ, cả người mua và người bán không

chỉ quan tâm đến lợi nhuận kinh tế mà còn tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ xã hội.

Bằng các mối quan hệ thân thiết với các ‘bạn hàng’ lâu năm, người dân vẫn có thể có được các

nhu yếu phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày của họ cho dù không tiền mặt trong tay. Hình

thức ‘trao đổi’ này khó có thể hoặc không thể diễn ra ở các khu chợ trung tâm, nơi người mua và

người bán đều là những người không quen biết. Người ta cũng có thể vay mượn các ‘bạn hàng’,

có thể là các chủ quán ở ngay đầu làng hay những người bán rong, một số lượng tiền lớn khi gia

đình có việc cần, chẳng hạn như ốm đau hay gia đình có nghi lễ quan trọng. Đổi lại, khi có một

lượng nông sản hay một sản vật nào đó cần bán, người dân sẽ đem đến cho các bạn hàng quen

biết của mình với giá cả thấp hơn so với bán ở chợ để củng cố thêm các mối quan hệ mang tính

cộng sinh của mình. Trong con mắt của người ngoài và nếu tính toán theo lô gic kinh tế thông

thường thì đây là hình thức buôn bán không hợp lý. Vì vậy, trong các đợt điền dã tại địa bàn,

chúng tôi luôn được nghe những đánh giá, nhận xét ‘người dân tộc thiểu số không biết buôn bán,

không biết tính toán làm ăn”. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh kinh tế thiếu vắng nguồn tiền mặt ổn

định và ở một điều kiện sản xuất chưa có số lượng dư thừa lớn để trao đổi thường xuyên, hình

thức trao đổi buôn bán ‘nặng về tình cảm’ này cho phép người dân có được “cái ăn hàng ngày.

Chính vì tầm quan trọng của hình thức buôn bán này trong đời sống kinh tế - xã hội của các tộc

người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên như vậy nên chợ di động và các cửa hàng tạp hoá cũng như

các đại lý phân bón, thuốc trừ sâu, vv... đặt ngay trong làng vẫn đang còn tồn tại rất phổ biến và

ngày càng phát triển.

Tóm lại, sinh kế của cư dân các địa bànnghiên cứu trong chương trình phát triển chung

của Việt Nam đặc biệt là các vùng miền núiuyên đã chuyển đổi hoàn toàn từ tự cung tự cấp phục

Page 48: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

45

vụ chủ yếu cho tiêu dùng sang sản xuất định hướng thị trường. Nếu như cư dân buôn Ban, bản

Phiên Khoài và Huổi Khoang gắn với câu chuyện của cây cà phê thì cư dân buôn Biết và Ba

Nhất gắn với câu chuyện của cây ngô lại và cây chè. Ở các thôn bản, dù hoạt động trồng lúa vẫn

còn nhưng mùa vụ cũng như giống lúa đã thay đổi để tăng năng suất do diện tích sản xuất bị giới

hạn. Cà phê, chè và ngô lai đã trở thành cây trồng chủ lực của vùng. Với việc trồng cà phê, ngô

lai, chè và một số ít diện tích mì cao sản, người dân nơi đây đã tham gia mạnh mẽ vào mạng lưới

sản xuất thị trường. Do đặc thù của cây cà phê là cây trồng lâu năm nên việc chăn nuôi kết hợp

với nông nghiệp truyền thống của tộc người tại đây đã không còn tồn tại thì ở buôn Biết do bắp

là cây trồng ngắn ngày nên diện tích đất trống trong năm và các vùng đệm của rừng đặc dụng

được tận dụng để chăn nuôi bò, tăng thêm nguồn tích lũy của hộ gia đình. Cùng tham gia vào

mạng lưới sản xuất thị trường nhưng do đặc tính đầu tư của mỗi loại cây trồng khác nhau nên

tính chất sản xuất và hệ quả đời sống của các tộc người ở các thôn/ bản nghiên cứu cũng có sự

khác nhau. Cho dù qui mô và tính chất sản xuất có khác nhau, song mạng lưới sản xuất thị

trường và tín dụng, như trình bày ở phần tiếp dưới đây, là các hiện tượng xuất hiện phổ biến ở cả

hai vùng nghiên cứu. Tuy nhiên mỗi vùng có bản chất hoàn toàn khác nhau

VI. TÍN DỤNG Ở CÁC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ: HIỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN

VÀ CÁC HỆ QUẢ

6.1. Tín dụng ở Tây Nguyên

Tỉ lệ, quy mô, hình thức và mục đích vay

Để mở đầu, hãy xem xét hiện trạng nợ của hai gia đình, một ở buôn Biết trồng ngô và

một ở buôn Ban trồng cà phê. Vào thời điểm tháng 6 năm 2015, K’Măm, dân tộc K’Ho ở buôn

Ban, đang phải gánh một khoản nợ lớn. Gia đình K’Măm có 3 sào lúa và 1 ha cà phê. Do sổ đỏ

của gia đình đất bị mất, chưa làm lại được nên để có vốn sản xuất cà phê, hàng năm anh phải vay

1 tấn nhân với giá “vay non” là 22 triệu đồng của các đại lý trong buôn để canh tác số diện tích

cà phê của gia đình. Với diện tích 1 ha, anh phải đầu tư 4 tấn phân (một năm bón 2 lần) với số

tiền khoảng 32 triệu đồng. Do năm 2014 mất mùa nên anh còn nợ 1 tấn nhân và hy vọng vụ mùa

2015 sẽ giúp anh trả dứt nợ. Để đầu tư cho vụ 2015, tính đến tháng 6 năm 2015 ông đã vay thêm

6 tạ nhân vào tháng 2 và vay thêm 3 tạ nhân vào tháng 6. Như vậy, tổng số nợ tính đến tháng 6

năm 2015 là 1,9 tấn cà phê nhân. Đợi đến tháng thu hoạch để có gạo ăn ông sẽ phải vay tiếp. Nếu

được mùa, 1 ha cà phê của gia đình cho thu hoạch khoảng 2 tấn nhân. Như vậy, nếu như năm

2015 anh trúng mùa thì số cà phê thu hoạch chỉ đủ để trả nợ mà gia đình vay để mua phân. Để có

lương thực và thực phẩm cho gia đình và để có vốn sản xuất mùa vụ kế tiếp, anh sẽ tiếp tục phải

“vay non” cà phê với giá chỉ bằng một nửa so với giá ngoài thị trường.

Tương tự như vậy, tính đến tháng 6 năm 2015, gia đình chị H’Jun, dân tộc Mnông Rlăm

ở buôn Biết đang nợ 120 triệu đồng. Gia đình chị có 11 người bao gồm vợ chồng chị và các gia

đình của những người con gái của chị ở chung nhưng ăn riêng. Nhà có 2 sào ruộng và 6 sào ngô.

Nhà chị trồng ngô từ năm 1996 do nhà nước hỗ trợ ngô giống trong chương trình phát triển. Từ

lúc bắt đầu trồng ngô cũng là lúc gia đình chị bắt đầu biết đến nợ. Nợ của gia đình, theo H’Jun

cứ chất chồng theo kiểu “cứ nợ 5 triệu thì trả được 2 triệu còn nợ 3 triệu” và cứ thế “nợ miết từ

năm này qua năm khác.” Trong tổng số 120 triệu tiền nợ, 70 triệu là nợ từ các họ tự nhân. Gia

đình thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 50 triệu vào năm 2014

Page 49: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

46

và vay từ 3 “con buôn” HH, SB, HH. Tổng số nợ 120 triệu này được vay thành các đợt khác

nhau bắt đầu từ những năm trồng bắp. Gia đình vay nợ chủ yếu để trồng ngô, một ít để chữa

bệnh và chi tiêu trong gia đình. Gia đình không nhớ số nợ cụ thể của các “con buôn” là bao

nhiêu. Chỉ khi có tiền đem đi trả mới biết mình sẽ còn thiếu bao nhiêu. Hiện nay gia đình chưa

có cách nào trả các khoản nợ này. Hộ vẫn duy trì hình thức canh tác bắp vì “không trồng bắp thì

không biết làm cái gì, trồng để có cái ăn”. Hiện nay hộ thấy không thể cáng đáng nổi việc trồng

bắp vì “càng trồng càng nợ” do “không biết tính toán” nên đang tính chuyển sang trồng điều.

Cả K’Măm và H’Jun đều không phải là các trường hợp cá biệt. Kết quả khảo sát định

lượng cho thấy, 86 % những số hộ (trong tổng số 56 hộ được phỏng vấn) đang phải gánh các

khoản nợ, từ mức độ trầm trọng đến rất trầm trọng. Chỉ có 14% số hộ ảnh hưởng ít hoặc không

bị ảnh hưởng. Trung bình mỗi hộ gia đình nợ 43,984,413 đồng/ một năm. Trong số này,

19,717,284 đồng là nợ xấu, tức là các khoản vay không có khả năng trả và có thể trả đúng hạn,

chiếm 45% tổng số nợ của gia đình. Các phỏng vấn định tính đưa lại bức tranh bi quan hơn

nhiều. Trong tổng số 36 hộ gia đình tộc người thiểu số tại chỗ ở cả hai buôn được lựa chọn ngẫu

nhiên để phỏng vấn, chỉ có duy nhất một hộ, vốn trước đây là cán bộ nhà nước nghỉ hưu, không

phải gánh nợ xấu, tức là chiếm hơn 90%, như người dân ở cả hai buôn cho biết “Hầu như cả

buôn ai cũng nợ”. Trong số những người nhóm nghiên cứu phỏng vấn định tính, hộ nợ ít nhất là

53 triệu và hộ nợ nhiều nhất là hơn 300 triệu.

Tỉnh Tổng

Đăklăk Lâm Đồng

Nợ xấu

19,922,222

19,000,000

19,717,284

Ảnh hưởng của

khoản nợ xấu

tới gia đình

Giảm chi tiêu dùng 38.70% 26.70% 36.0%

Con cái phải nghỉ học 12.90% 0.00% 10.0%

Không được nhận các

khoản vay khác 3.20% 0.00%

3.0%

Không ảnh hưởng gì 41.90% 73.30% 49.0%

Khác 3.20% 0.00% 3.0%

Cách xử lý

khoản nợ của

hộ

Đảo nợ 0.00% 6.70% 1%

Vay mượn từ nguồn

khác để trả 9.70% 13.30%

10%

Di cư, tìm việc làm

mới 22.60% 0.00%

18%

Làm việc không công

cho người cho vay 0.00% 20.00%

4%

Không làm gì 67.70% 60.00% 66%

Nơi vay

Ngân hàng chính sách

xã hội 0.00% 6.70%

1%

Ngân hàng NN &

PTNT 0.00% 13.30%

3%

Người cho vay cá nhân 3.20% 0.00% 3%

Page 50: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

47

Hộ /đại lý kinh doanh

vật tư NN 77.40% 73.30%

77%

Người họ hàng trong

thôn/ bản 19.40% 6.70%

17%

Bảng 1: Nợ xấu, nơi vay và ảnh hưởng đến gia đình

Giống như cả Ten (trình bày ở đầu bài viết), K’Măm và H’Jun, chỉ có 28% những người

được hỏi cho rằng họ hy vọng có thể trả được nợ trong năm tới nếu mùa vụ 2015 được mùa và

được giá. Trong tổng số nợ trung bình của mỗi hộ, số lượng nợ xấu, tức các khoản nợ không có

khả năng chi trả, là 19,717, 284 đồng. Trong đó, 77% của khoản nợ xấu là nợ từ các dịch vụ cho

vay tư nhân với lãi suất cao, từ khoảng 30-60% trên một năm. 17% số nợ xấu là từ bạn bè hay họ

hàng gần và 6% là nợ xấu từ ngân hàng. (Bảng 1)

Địa điểm

Tổng Đăklăk Lâm Đồng

Giá trị khoản vay 44,413,888.89 42481250.00 43984413.58

Lãi suất/tháng 3 2 2.76

Loại

vay

Đồ dùng lâu bền khác 1.20% 2.30% 1%

Đầu vào nông nghiệp 14.60% 37.20% 20%

Thức ăn 2.40% 4.70% 3%

Tiền mặt 81.70% 55.80% 76%

Mục

đích

vay

Đầu tư cho sản xuất, kinh

doanh 2.40% 0.00% 2%

Đầu tư cho nông nghiệp 68.30% 67.40% 68%

Các khoản chi cho nông

nghiệp ( phân bón, thuốc

trừ sâu...)

1.20% 4.70% 2%

Trả các khoản nợ khác 8.50% 2.30% 7%

Mua nhà, đất hoặc xây

nhà 8.50% 2.30% 7%

Mua đồ dùng lâu bền 1.20% 0.00% 1%

- Mua hàng tiêu dùng

(vd. thực phẩm) 1.20% 7.00% 2%

Chữa bệnh 6.10% 11.60% 7%

Học hành 0.00% 2.30% 1%

Page 51: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

48

Khác, 2.40% 2.30% 2%

Bảng 2: Phân loại nguồn vay và mục đích vay của người dân tại 2 vùng nghiên cứu

Số liệu ở Bảng 2 cho thấy, ở buôn Biết (Đắk Lắk), trong số 44,413 triệu nợ trung bình

của mỗi hộ thì số tiền vay để đầu từ cho sản xuất, bao gồm phân bón, thuốc từ sâu, kích thích và

dầu tưới, vv… chiếm đến 69,5%. 8,5% trong số này được là khoản vay để trả các khoản nợ còn

tồn đọng, và 8,5% khác được vay để mua nhà, đất hoặc xây nhà. Người dân cũng dùng 6,1% số

tiền vay để chữa bệnh. Tương tự như vậy, ở buôn Ban (Lâm Đồng) trong số 42,481 triệu đồng

tiền nợ trung bình của mỗi hộ ở buôn, 71,8% là các khoản nợ vay để đầu tư cho sản xuất, 4,6%

được dùng cho mục đích mua nhà, đất và trả các khoản nợ khác. 7% trong tổng số nợ này được

sử dụng để mua hàng, bao gồm cả lương thực, thực phẩm, và 11,6% là các khoản vay được sử

dụng cho mục đích chữa bệnh. Tính trung bình ở cả hai buôn thì 70% trong tổng số 43, 984 triệu

đồng tiền vay được dùng cho việc sản xuất nông nghiệp, 7% khác được sử dụng để trả các khoản

nợ khác và số % còn lại là các khoản vay để mua hàng, chữa bệnh và chi phí cho việc học hành

của con cái. Như vậy, hơn 2/3 số nợ của các hộ được vay để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Kênh vay và thời điểm vay

Tổng Đăklăk Lâm Đồng

Nơi

vay

Ngân hàng chính sách xã

hội 20.70% 14.00% 19%

Ngân hàng NN & PTNT 17.10% 20.90% 18%

Tổ chức đoàn thể (hội

nông dân, hội phụ nữ...) 2.40% 4.70% 3%

Hộ /đại lý kinh doanh vật

tư NN 47.60% 53.50% 49%

Người họ hàng trong

thôn/ bản 9.80% 4.70% 9%

Bạn bè trong thôn 1.20% 0.00% 1%

Khác, 1.20% 2.30% 1%

Thời

điểm

vay

Tháng 1 20.70% 25.60% 22%

Tháng 2 4.90% 4.70% 5%

Tháng 3 4.90% 23.30% 9%

Tháng 4 8.50% 11.60% 9%

Tháng 5 25.60% 16.30% 24%

Tháng 6 13.40% 11.60% 13%

Tháng 7 3.70% 2.30% 3%

Tháng 8 2.40% 0.00% 2%

Page 52: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

49

Tháng 10 4.90% 0.00% 4%

Tháng 11 7.30% 2.30% 6%

Tháng 12 3.70% 2.30% 3%

Bảng 3: Các kênh vay và thời điểm vay của người dân tại vùng nghiên cứu

Nhìn vào hiện trạng nợ của ba gia đình vừa trình bày ở trên cũng như từ Bảng 3, chúng ta

thấy, người dân vay nợ từ hai kênh chính là các hệ thống tín dụng chính thống, bao gồm ngân

hàng chính sách và các ngân hàng cổ phần và hệ thống tín “tín dụng” phi chính thống, được vận

hành bởi các tư nhân là các gia đình người Kinh có cơ sở kinh doanh đặt ngay tại buôn. Đối với

hệ thống tín dụng phi chính thống, ở buôn Ban, người dân lựa chọn giữa 3 nhà cung cấp phân

bón VT, TT và TV để vay. Cả ba đại lý cung cấp phân bón này đều do người Kinh làm chủ. VT

và TT là có họ hàng bà con với nhau. Các đại lý phân bón cấp 2 này là người ở ngoài xã Phú Sơn

vào làm ăn tại đây. TT và TV có cơ sở đại lý tại chỗ. VT ở thôn khác ngoài xã Phú Sơn cách

trung tâm thôn 7 km. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 14 đơn vị sản xuất phân bón, trong

đó lớn nhất là Công ty cổ phần Bình Điền Lâm Đồng. Bình Điền là công ty sản xuất phân bón

được người dân tín nhiệm. Tại địa bàn huyện Lâm Hà có khoảng 150 đơn vị kinh doanh phân

bón. VT là một trong những đại lý phân bón của Lâm Đồng tại Lâm Hà. Hiện nay nhờ vào điện

thoại di động, người dân có thể mua hàng tại nhà mà không cần trực tiếp đến cửa hàng. Một hiện

tượng phổ biến ở đây là những đơn vị cung cấp phân bón này cũng là nơi thu mua sản phẩm của

người dân. Ở buôn Biết, người dân vay chủ yếu từ bà H, một hộ cho vay là người Kinh đang sinh

sống ở ngay trong buôn.

Các đại lý cho vay tư nhân chủ yếu cho vay dưới ba hình thức là vay tiền mặt, hay còn

gọi là “vay nóng”, vay nhân (vay cà phê) và vay non (ngô). Với hình thức vay tiền, các đại lý

này là nơi cho người dân vay vốn để đầu tư mua phân bón với lãi suất từ 3-5%/ tháng (1 triệu trả

tiền lời 30.000 – 50.000 đồng/ tháng). Nếu người dân vay 1 năm thì số lãi này sẽ được cộng vào

vốn và chịu tiếp mức lãi suất 5% tháng. Đối với số tiền vay để mua phân ngay lập tức, các đại lý

thường yêu cầu người dân vay 1 lần trong năm để dễ tính toán. Khi đã thiết lập mối quan hệ làm

ăn “thân thiết”, người dân chỉ cần gọi điện là chủ đầu tư cho người đem tiền hay phân bón đến

nhà. Người dân không chỉ vay tiền để mua phân bón từ các đại lý này mà bất cứ khi nào họ cần

số tiền để xoay xở trong gia đình đều có thể “gọi điện” và sẽ được ghi tờ giấy với nội dung ngày

tháng, số lượng mua và số tiền. Đến mùa thu hoạch, với mối ràng buộc này, người dân buộc phải

giao cà phê nhân cho các đại lý này. Sau khi trừ đi các khoản nợ và lãi suất trong năm người dân

đã mua và vay, nếu còn dư tiền, chủ đại lý sẽ giao lại cho người dân bán cà phê; nếu số tiền bán

nông sản không đủ để trả nợ thì người dân xin khất nợ tiếp và tiếp tục chịu lãi suất như trước. Và

để đầu tư cho một vụ cà phê vào năm tiếp theo, người dân lại tiếp tục vay tiền với lãi suất cao

như vậy để đầu tư với hy vọng năm đó trúng mùa để có thể trả dứt nợ. Ngoài vay tiền mặt để đầu

tư sản xuất, người dân cũng có thể đến vay tiền mặt từ các đại lý này cho các mục đích khác như

chữa bệnh, mua lương thực thực phẩm hay các \mục đích khác.

Với hình thức vay nhân, người dân sẽ vay số lượng cà phê nhân cụ thể với giá cụ thể do

đại lý đưa ra và quy ra số lượng phân bón. Đến mùa thu hoạch, các gia đình phải trả lại số lượng

cà phê nhân đã vay. Trong khi đối với vay tiền mặt, các đại lý sẽ tính lãi trực tiếp thì đối với vay

nhân, thì đối với vay nhân, lợi nhuận mà các địa lý thu được là thông qua việc chốt giá cà phê ở

ở thời điểm cho vay thấp hơn một nửa so với giá thị trường. Ví dụ năm 2014, trong khi giá thị

trường cà phê nhân cuối vụ là 42.000 đ/ kg thì chủ đại lý chốt giá với người dân là 22.000 đ/ kg

Page 53: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

50

vào đầu vụ khi họ vay. Theo đó, nếu người dân vay 1 tấn nhân, họ sẽ nhận 22 triệu đồng và đến

mùa họ sẽ trả 1 tấn nhân cho chủ đại lý cho dù giá thị trường lúc thu hoạch có thể là 40.000 hay

45.000 đồng/kg. Và người dân thường lại dùng số tiền này để mua phân bón của các đại lý này,

để đáo nợ ngân hàng hay các khoản chi tiêu khác của gia đình trong năm. Với số tiền cho vay

này, chủ đại lý sẽ lãi được 90%/ năm (Hộ K’M, K’Ho, Lâm Đồng). Tuy nhiên hình thức cho vay

này cũng có thể đem lại một số rủi ro là trong khi cho vay đầu năm thì mãi cuối năm chủ đại lý

mới có giá thị trường của cà phê. Do vậy tỷ lệ lãi này tùy thuộc vào giá cả cà phê của từng năm.

Nhưng hình thức vay này vẫn là hình thức được các chủ đại lý ưa thích vì lãi cao và ít tốn công

sức chế biến. Những người xác lập mối quan hệ làm ăn với các đại lý này thường là những hộ có

diện tích sản xuất lớn (> 1ha) trong thôn vì họ thường cần số tiền lớn để đầu tư cho mùa vụ và

những đại lý này có đủ tiềm lực để cung cấp vốn cho họ.

Việc cho dùng nông sản để thế chấp vay phân bón hay còn gọi là “vay non” cũng là hình

thức phổ biến ở buôn Biết tuy hình thức có hơi khác với dịch vụ ở buôn Ban. Trong khi ở buôn

Ban, đại lý phân bón và thu mua nông sản vừa là nơi cung cấp phân bón, tiền mặt và vừa là nơi

cho vay có thế chấp nông sản thì ở buôn Biết, do tính chất canh tác cây ngô lai nên đại lý phân

bón và thu mua nông sản chỉ là nơi cung cấp nguồn đầu vào chủ yếu là phân bón, ngô giống và

chỉ là nơi cho vay tài chính chứ không tồn tại hình thức cho vay tiền thế chấp nông sản hay vay

non. Tuy nhiên, do mối ràng buộc về việc vay tiền nên đồng bào “bắt buộc” phải bán nông sản

cho đại lý. Tại buôn Biết, đại lý của bà H chi phối việc trồng bắp của tất cả các hộ gia đình trong

cộng đồng. Việc chủ đại lý này được gọi bằng từ “con buôn” “vua” thể hiện mối quan hệ thị

trường giữa đại lý và người trồng ngô lai.

Do trồng ngô lệ thuộc mạnh mẽ vào phân bón trong khi người dân không có nguồn vốn

ban đầu nên đồng bào ở buôn Biết lệ thuộc vào đại lý “Bà H.” Đại lý này có hai hình thức cho

vay, vay dài hạn và vay ngắn hạn. Đối với hình thức vay ngắn hạn, là hình thức vay để sản xuất

theo vụ mùa ngô (từ tháng 6 đến tháng 11), đại lý sẽ cho vay dưới hình thức phân bón hay ngô

giống. Số phân bón và ngô giống được quy ra tiền và người dân sẽ chịu nợ với lãi suất “vay 1

triệu lấy lời 50.000đ/ tháng.” Đối với hình thức cho vay dài hạn, thường là các khoản vay để

trang trải các chi tiêu trong gia đình có thời hạn 1 năm, người dân sẽ chịu lãi suất “vay 1 triệu lấy

lời 30.000đ/ tháng.” Lãi suất sẽ được trả vào cuối mùa. Với những người có mối quan hệ rộng

mở vượt ra khỏi biên giới của buôn, thì họ có thể tận dụng các nguồn vay khác với lãi suất thấp

hơn của đại lý “bà H.” Phân bón giá rẻ nhất được cho là ở trung tâm huyện Lăk nhưng do khoảng

đường đi xa và đặc biệt là không có vốn nên đây cũng không là lựa chọn phổ biến của bà con

trong cộng đồng. Như vậy, bà con vừa mua phân bón ở đại lý với giá cao hơn giá thị trường và

vừa chịu lãi suất cho khoản tiền vay để có được số phân bón cần cho sản xuất.

Giá phân bón ở Bà H cao hơn, ở ngoài có 480 thì bả bán 500. Mình phải chịu vì ở đây chỉ

có bà H là có phân bón và bả cho mình vay. Mua của bả thì bả nói sao mình phải chịu

vậy. Vay phân thì trả bằng bắp. Bả không có tiền thì bả vay của ngân hàng rồi rót cho dân

vay.39

Do nhu cầu cần vốn để đầu tư phân bón cho cây cà phê và các chi tiêu trong cuộc sống,

người dân ở thôn P còn dựa vào một mạng lưới rất cung cấp tài chính rất hiệu quả và linh động

đó là các cửa hàng tạp hóa hay những người chỉ chuyên cho vay tiền mặt. Như ở phần trên đã đề

39 Y’ D, nam, sinh năm 1958, M nông Rl ăm, thôn B, tỉnh Đăk Lăk

Page 54: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

51

cập, trong buôn có khoảng 10 cửa hàng tạp hóa là nơi cung cấp các nhu yếu phẩm hàng ngày và

chỉ có một số cửa hàng là kết hợp vừa bán hàng vừa cho vay. Sở dĩ có hiện tượng này vì do tính

chất tiêu dùng dựa vào mùa vụ cà phê mà chỉ có 1 lần vào dịp cuối năm và do tính chất rủi ro của

vụ mùa nên các hộ dân ở đây thường mua nợ các nhu yếu phẩm hàng ngày do vậy các cửa hàng

tạp hóa có vốn đồng thời sẽ tổ chức thu mua cà phê để trừ các khoản nợ trong năm của các hộ

dân. Các cửa hàng người dân hay tìm đến vay là BTh-Th (khu trung tâm thôn) và BTr (làng

Yalao). Mỗi cửa hàng có khoảng cả trăm người vay có ghi sổ. Ví dụ như cửa hàng BTh-Th năm

2014 có 114 người vay và năm 2014 tính đến tháng 6 có 73 người vay. Đối với những đại lý nhỏ

này, những người đi vay thường hay với hai hình thức: vay tươi và nhân. Người dân vay tươi khi

cần các khoản tiền nhỏ và vay nhân khi cần các khoản tiền lớn. Người dân so sánh sở thích vay

như sau:

Vay nhân lợi hơn vì có nhiều tiền do giá cao nhưng công phơi và chà xát cực. Vay non

giá thấp, rẻ nhưng ít công, hái xong người ta lấy ngay. Tùy mình thích cái nào thì vay,

thường cần ít tiền thì vay tươi, nhiều tiền thì vay nhân. (K’ M, nam, 55 tuổi, K’Ho, Lâm

Đồng)

Đến mùa thu hoạch, đồng bào phải trả lại số lượng cà phê tươi đã vay. Tương tự như hình

thức cho vay nhân trình bày ở trên, giá chốt lúc vay cũng chỉ được tính bằng ½ giá thị trượng. Ví

dụ năm 2014, khi người dân vay ở khoảng đầu và giữa năm, các chủ đại lý chốt giá với người

dân là 4.000 đ/ kg; theo đó, nếu người dân vay 1 tấn tươi, họ sẽ nhận 4 triệu đồng và đến mùa thu

hoạch họ sẽ trả 1 tấn tươi cho chủ đại lý. Với giá thị trường cà phê tươi lúc thu hoạch là 8.000

đồng/ kg, chủ đại lý sẽ lãi được 50%/ năm. Đến mùa thu hoạch, sau khi thu các loại nợ tươi hay

nhân, các đại lý nhỏ này chế biến tất cả thành cà phê nhân và sẽ thường bán lại cho các đại lý

phân bón cũng là cơ sở thu mua lớn hơn trong thôn.

Điều lý thú là đối với những người cho vay được mệnh danh là “chém dữ” (cho vay lãi

suất cao) thì đến mùa thu hoạch chủ nợ phải tự chạy xe lên rẫy chở cà phê tươi về để trừ nợ thay

vì các hộ dân sẽ chở đến trả. Các tiệm tạp hóa này cũng là những người canh tác cà phê. Do có

vốn, họ còn xây dựng kho để trữ cà phê chờ giá trong khi tất cả những hộ canh tác đều phải bán

ngay để lấy tiền trả nợ vốn đầu tư. Ngoài mối liên hệ giữa các tiệm tạp hóa lớn với các hộ gia

đình còn có mối liên hệ giữa tiệm tạp hóa lớn với các tiệm tạp hóa nhỏ. Ví dụ tiệm tạp hóa Btr

(dân tộc Tày ở Tùng Nghĩa vào thuê đất mở quán tạp hóa) do không có nhiều vốn nên còn dựa

vào vốn tiệm tạp hóa lớn hơn để “kiếm lời” như một chủ tiệm tạp hóa minh họa:

“Em lấy của chị Th 4.200 đ/ kg tươi (cà phê) thì em thả lại cho người ta 4.000 đ/ kg. Em

lời được 200đ/ kg. Vay nhân thì em lấy của người ta 21.000 đ/ kg thì em thả lại 20.000 đ/

kg. Có chị D tốt lắm cho em lấy giá 23.000đ em thả 20.000đ/ kg. Lời ít thôi chủ yếu lấy

số nhiều. Làm cái này có bao giờ có tiền đâu, tiền của người ta và tiền nằm ở nhà người

ta không à. Cuối năm có cà phê người ta mới trả. Em làm đủ kiểu, em mua của mấy

người đi làm cành có ít trái, hay con nít đi mót về bán 1-2 kg. Rồi tới mùa có khi người ta

bán có 1 gùi khoảng 10-20 kg để lấy tiền xài em cũng mua. Cao nhất là em mua 100 kg.

Em cân đủ, không ăn ký (ăn bớt) nên người ta hay đem cà phê tươi đến bán. Em không

có vốn nên chỉ làm vậy thôi” (Chị Tr, dân tộc Tày, 42 tuổi, chủ tiệm tạp hóa, Lâm Đồng).

Page 55: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

52

Bên cạnh những người cho vay đồng thời cũng là người thu mua cà phê thì ở thôn còn có

những người chuyên cho vay tiền với lãi suất được cho là “tốt”. Ví dụ BD nếu như các nơi khác

cho vay với lãi suất “1 triệu 1 tháng trả 30.000 hay 50.000 đồng” thì Bà chỉ cho vay với lãi suất

“1 triệu 1 tháng trả 25.000 đ đến 30.000 đồng.” Người dân vay của bà các khoản tiền nhỏ để chi

tiêu cho hàng ngày, đi đám tiệc, hay đáo nợ ngân hàng. Đối với những người đã có mối quan hệ

thân thiết, đôi lúc bà cho mượn tiền để đáo hạn chứ không lấy lãi. Do sống dựa vào những người

trồng cà phê nên vào dịp Tết Nguyên đán, các tiệm tạp hóa này cũng mua quà biếu cho các hộ

gia đình “con nợ” của mình để “giữ mối quan hệ”. Ví dụ như tiệm tạp hóa BTh-Th tết năm 2014

biếu 70 hộ thường xuyên vay mượn của bà, mỗi phần gồm: 1 gói bột ngọt, 1 chai dầu ăn, và 1

cặp nước ngọt loại 2 lít.

Trong khi ở Ban, các cửa hàng tạp hóa cũng là nơi cung cấp dịch vụ tài chính thì ở thôn

Biết hình thức này lại không phổ biến. Các cửa hàng tạp hóa trong buôn của cả người Kinh và

người đồng bào. Những người Kinh này cũng là cư dân thường trú trong buôn. Các cửa hàng tạp

hóa trong buôn bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ bữa ăn hàng ngày cho cư dân trong thôn. Các

mặt hàng thường bán là tóp mỡ, đầu khô mực, các món ăn nấu sẵn bán lẻ (gà kho), bánh kẹo,

nước ngọt, bột ngọt….Bột ngọt cũng là mặt hàng được ưa chuộng tại đây. Hiện tượng bán nợ

cũng phổ biến nhưng chỉ là những khoản nợ nhỏ. Trong thôn có khuynh hướng mua hàng tại cửa

hàng của người trong dòng họ.

Cũng như những vùng nông thôn khác của cả nước, hệ thống tín dụng chính thống mà

người dân tại hai địa bàn nghiên cứu tiếp cận vay vốn là Ngân hàng Phát triển nông thôn và ngân

hàng chính sách. Do nguồn vốn dồi dào, cả cán bộ ở xã và buôn cũng như người dân đều coi

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn như nguồn cung cấp vốn quan trọng cho các

nông dân đầu tư sản xuất nông nghiệp bởi lãi suất từ hai ngân hàng này thấp hơn nhiều so với

việc vay từ các hộ tư nhân, với khoảng từ 12-13% đối với Ngân hàng Nông nghiệp và khoảng

6,5% đối với Ngân hàng chính sách. Thế nhưng, trong so sánh với số nợ vay từ hệ thống tín dụng

phi chính thống thì khảo sát của chúng tôi cho thấy, tỉ lệ vay nợ từ hệ thống phi chính thống lớn

hơn nhiều. Việc vay tiền từ hệ thống ngân hàng, theo nhiều người dân, trở thành một điều “xa

xỉ”. Khi so sánh ưu nhược điểm trong việc vay từ hai hệ thống này, một người dân cho biết:

Vay nhà nước phải ký này ký kia. Bây giờ còn bắt hết con cái trong hộ khẩu phải ra

ngân hàng ký nếu vay trên 15 triệu. Vay ngoài chỉ cần a lô một cái là có ngay. Thích vay

của nhà nước hơn; vay tư nhân lãi cao nhưng nhà nước không cho vay nhiều trong khi

mình muốn vay nhiều. Tư nhân người ta ở chỗ mình luôn, mình làm ở đây người ta biết

mình rồi. Người ta tin tưởng mình. Vay nhà nước sợ hơn, nếu vay không trả đúng hạn

thì ngân hàng vô làm việc với nhà mình, nhà nước thu hết tài sản thế chấp. Tư nhân

không tới nhà mình, họ gặp ở đâu thì nhắc thôi, nói với giọng tình cảm. Vay nhà nước

mình không khất nợ được, tới hạn phải vay nóng để đáo nợ ngân hàng.

Như vậy, tâm sự của người dân này cho thấy, có hai lý do người dân ở cả hai buôn đưa ra

để giải thích hiện tượng này, mặc dù hình loại hình nợ mà người dân vay có khác nhau ở hai nơi.

Lý do thứ nhất là việc vay nợ từ các gia đình tư nhân dễ dàng hơn nhiều về mặt “thủ tục”. Do

đều là những người có hộ khẩu cùng buôn, đã biết nhau lâu năm nên người dân, cho dù là nhóm

đối tượng nghèo hay khá giả, đều có thể đến các đại lý và hàng quán vay bất cứ khi nào họ cần

Page 56: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

53

và các thủ tục vay rất đơn giản, chỉ mất không dưới 10 phút để ghi số tiền vào sổ nợ: “Vay của

Bà H viết giấy có một chút. Vay Bà H giống đi xin tiền bố mẹ vậy thôi. Nhanh lắm.”

Đối với nhiều người cho vay, niềm tin vào “sự chất phác, thật thà của người đồng bào” là

vật thế chấp đảm bảo, như bộc bạch của một chủ đại lý chuyên cho vay phân bón ở buôn Ban:

“Cho họ nợ thì không bao giờ mất đâu, chỉ là khi nào họ có tiền trả thôi.” Tuy nhiên, niềm tin

vào sự chất phác này cũng phải đi kèm với tài sản mà các gia đình đến vay sở hữu, đặc biệt là

các rẫy cà phê hay rẫy ngô: “Thấy họ có rẫy cà phê mới cho vay.” Ngược lại những người đi vay

cũng rất tin tưởng những người cho vay. Họ để người chủ nợ ghi sổ và ghi cho họ một tờ giấy

nhỏ viết số nợ vay và thường thì họ cũng không lưu giữ những tờ giấy này. Khi nào có cà phê họ

sẽ đem ra trả và để tự người chủ nợ tính toán số tiền còn dư hay thiếu của họ. Nếu chủ nợ nào

“không tốt” theo nghĩa “nợ có 50kg mà ghi 100 kg” thì họ vẫn trả đầy đủ và chỉ phản ứng bằng

cách “không vay” người chủ nợ đó tiếp nữa.

Trong khi đó, để vay được tiền từ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người

dân phải chuẩn bị các hồ sơ vay vốn khá phức tạp, mất thời gian và tốn một số chi phí tài chính

nhất định. Để vay được tiền từ ngân hàng, người dân phải mất ít nhất từ 4-5 ngày, bao gồm dành

thời gian để xuống huyện lấy hồ sơ, nhờ người điền hồ sơ, công chứng các loại giấy tờ thế chấp,

vv. Thêm vào đó, theo quy định mới, được triển khai cách đây 2 năm, đối với các khoản vay từ

15 triệu đồng trở lên, tất cả các thành viên trong gia đình có tên trong hộ khẩu có tuổi từ 15 trở

lên đều phải ký vào hồ sơ và đặc biệt là tất cả họ đều phải trình diện đầy đủ tại ngân hàng. Quy

định này gây rất nhiều khó khăn cho người dân, đặc biệt là đối với những hộ gia đình có con em

đi làm ăn xa. Với địa bàn có khoảng cách khá xa với trung tập huyện như ở buôn Ban (30 km),

việc bắt tất cả các thành viên trong gia đình phải có mặt tại ngân hàng để được vay cũng tạo ra

nhiều tốn kém về chi phí, bao gồm cả tiền xăng, tiền ăn, vv. Nhiều người cho biết, nếu muốn vay

được số tiền lớn và đặc biệt là khi “hồ sơ có vấn đề”, họ còn phải trả chi phí bôi trơn, thường là 1

triệu/30 triệu, cho các “cò” có mối quen.

Một lý do khác, quan trọng hơn, là người dân cảm thấy việc vay nợ từ các hộ tư nhân đưa

lại cho người dân cảm thấy oan toàn vì không phải thế chấp tài sản (sổ đỏ đất rẫy, nhà cửa, gia

súc và các tài sản khác) và thời hạn trả nợ không cứng nhắc, “có thể nợ miết từ năm này qua năm

khác” như tâm sự của chị H’Jun, nếu số tiền thu từ cà phê hay ngô vào cuối vụ không đủ để họ

trả số nợ đã vay. Trong khi đó, với tính chất là vay thế chấp, không phải tín chấp như vay từ tư

nhân, nên việc thế chấp tài sản và những ràng buộc khắt khe trong việc phải trả nợ đúng hạn là

quy định bắt buộc đối với ngân hàng Phát triển Nông thôn. Những ràng buộc này đã tạo ra tâm lý

thường trực “sợ mất đất”, “sợ phải đi tù” nếu đến hạn trả mà người dân không xoay sở được.

“Vay ngân hàng sợ thu tài sản, căng thẳng lắm, nếu không trả kịp sợ thu, vay con buôn tốt hơn vì

họ cho nợ lại”.40 Cũng do sự “linh hoạt” của hệ thống tín dụng phi chính thức mà nhiều hộ dân

chọn phương án “vay nóng” từ các hộ tư nhân với lãi suất rất cao để đáo nợ ngân hàng. Ngoài

ra, việc vay nợ từ các hộ tư nhân thường không bị hạn chế bởi số lượng và điều này là rất cần

thiết trong bối cảnh người dân phải cần một số lượng vốn lớn để sản xuất.

Giống như ngân hàng Phát triển nông thôn, ngân hàng Chính sách cũng là một nguồn vay

mà các hộ đều mong ước vì lãi suất thấp hơn nhiều so với hệ thống tín dụng phi chính thống, với

lãi suất chỉ từ 0,55 %- 0,75%/tháng với mức vay tối đa là 50 triệu đồng cho hộ nghèo và 30 triệu

40 Phỏng vấn tại buôn Ban, 7/2015.

Page 57: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

54

đồng cho hộ cận nghèo. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nguyên tại Hội nghị sơ kết 6 tháng

đầu năm 2015 được tổ chức tại Đắk Lắk, đến 30/6/2015, “nguồn vốn huy động cho địa bàn Tây

Nguyên đạt 89.988 tỷ đồng, tăng 6,19% so với cuối năm 2014, cao hơn bình quân của cả nước

(6,1%); tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Nguyên đạt 161.389 tỷ đồng, tăng

10,94% so với 31/12/2014. Trong đó, dư nợ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn

đạt 74.431 tỷ đồng, tăng 5,36% so với 31/12/2014. Riêng tín dụng ngành cà phê ước đạt 33.000

tỷ đồng, tăng 9,95% (chiếm khoảng 78% dư nợ cho vay cà phê toàn quốc).... Tại Hội nghị xúc

tiến đầu tư Tây Nguyên lần 3 năm 2015, các ngân hàng đã cam kết tài trợ vốn vào khu vực Tây

Nguyên gần 15.000 tỷ đồng đầu tư cho các lĩnh vực như: thủy điện, nhiệt điện, giao thông, sản

xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…”41

Ở cả hai buôn, ngân hàng chính sách đều được triển khai theo kênh Hội phụ nữ. Tuy

nhiên, so với khoản nợ từ các dịch vụ cho vay tư nhân, tỉ lệ nợ từ ngân hàng chính sách khá ít bởi

việc tiếp cận vay từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách rất hạn chế. Theo quy định hiện hành,

những “hộ nghèo” và cận nghèo được vay để phục vụ sản xuất và sinh viên đang đi học được

vay để chi phí học hành. Về lý thuyết, số tiền được phân bổ cho buôn được tính dựa trên nhu cầu

đăng ký vay vốn của các hộ gia đình trong tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế, số tiền được đưa

xuống buôn khá hạn chế và quy trình để vay được nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, theo

người dân, cũng khá phức tạp. Quy trình được diễn ra như sau: các hộ có nhu cầu vay vốn sẽ

đăng ký với cán bộ phụ nữ thôn. Cán bộ buôn sau đó sẽ đưa danh sách lên xã và chờ vốn cấp.

Đến đợt cấp tiền, Ngân hàng chính sách huyện sẽ thông báo cho xã số tiền mỗi thôn được phân

bổ. Tới lúc đó, xã sẽ duyệt danh sách và hồ sơ vay vốn của các hộ gia đình của các buôn và xem

xét nhu cầu cộng khả năng chi trả của các hộ trên cơ sở cân đối với số vốn vay được huyện thông

qua rồi sau đó mới lựa chọn số hộ đủ ‘tiêu chuẩn’ được vay. Vì vậy, không phải hộ nào cũng

đăng ký cũng có khả năng được vay. Nhiều gia đình xếp hàng cả năm mới đến lượt. Thêm vào

đó, số vốn cho các gia đình trong buôn vay được quy định khá chặt chẽ. Trong một buôn, chỉ cần

một hộ không trả đúng hạn thì cả buôn sẽ không được cấp tiếp đợt sau, hay nói như một người

dân là “một con sâu làm rầu nồi canh”. Thời hạn được vay tối đa là 2 năm và ngân hàng tính thời

gian quá hạn vào đúng ngày cho vay; chỉ cần nộp muộn nửa ngày sẽ bị coi là phi phạm. Theo

nhiều người dân, tuy Ngân hàng chính sách có quy định cho các gia đình gia hạn nếu đến hạn họ

không có khả năng chi trả và các như vậy các gia đình trong buôn sẽ không bị ảnh hưởng, song

đơn gia hạn, theo quy định, phải viết trước 6 tháng, trong khi ít người biết được giá trị sản phẩm

nông sản của họ trong mùa vụ tới, nên quy định này đã làm cho nhiều hộ bị qúa hạn ngân hàng.

Do các quy định khá chặt chẽ như vậy, nên số hộ có thể tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng

chính sách rất hạn chế. Theo danh sách của cán bộ phụ nữ buôn, cả buôn Biết chỉ có khoảng 30

hộ được vay. Số lượng các hộ được vay từ ngân hàng chính sách ở buôn Ban trong năm tài chính

2014 chỉ là 48 hộ. Ngoài ra, do nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách thường cấp theo đợt, nên

nhiều khi không đúng thời điểm dân cần vốn sản xuất, nên nhiều hộ phải đi vay ngoài để có vốn

đầu tư cho kịp mùa vụ.

Như vậy, rõ ràng ngân hàng luôn là một nguồn cung cấp vốn mong ước của các hộ dân vì

lãi suất thấp hơn so với bên ngoài. Tuy nhiên, vì các lý do như đã phân tích nên đa số người dân

đa số không nghĩ đến ngân hàng khi họ cần vốn cho việc đầu tư cho cây cà phê và ngô. Như sẽ

phân tích ở phần tiếp theo, sự khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng với lãi suất

41 http://www.nhandan.com.vn/kinhte/nhan-dinh/item/26869402-chinh-sach-tin-dung-thuc-day-phat-trien-kinh-te-

tay-nguyen.html

Page 58: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

55

thấp đã làm cho người dân phải tìm đến các dịch vụ cho vay tư nhân với giá cắt cổ, từ đó dẫn đến

thu không bù được chi và hệ quả là hiện trạng nợ xấu ở các gia đình sản xuất cá thể ngày càng

tăng.

Nguyên nhân

Xin quay trở lại với trường hợp của chị Ten, cán bộ phụ nữ buôn Biết nhắc đến ở đầu báo

cáo. Ten cho biết, trong tổng số 50 triệu tiền nợ mà gia đình đang phải gánh, 20 triệu chị vay từ

ông nội, người đang canh tác cà phê tại một huyện khác ở Đắk Lăk, không phải trả lãi và 10

đồng triệu đồng từ ngân hàng chính sách, với lãi suất khoảng 6 % một năm. 20 triệu còn lại là

tiền vay gốc từ năm 2009 từ đại lý của bà H, sống ở đầu buôn, với lãi suất gần 60% một năm (1

triệu trả lãi 50,000 đồng/tháng). Phần lớn số tiền vay từ cả ba khoản tiền này đều được vợ chồng

chị vay để đầu tư trồng ngô lai. Số ít còn lại được dùng cho trang trải một số nhu cầu tiêu dùng

của gia đình. Trong cả buổi nói chuyện, chị nhắc đi nhắc lại nhiều lần là, vợ chồng chị chỉ bắt

đầu vay nợ từ khi được người ta, sử dụng từ mà chị dùng, “dụ trồng bắp”. Các khoản nợ này,

theo chị chưa năm nào trả được trả hết vì có sự mất cân đối giữa tiền phân bón và số tiền bán ngô

do vợ chồng chị phải vay với lãi suất cao.

Giống như trường hợp của gia đình Ten, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất

của hiện trạng nợ và nợ xấu của các hộ gia đình khác ở cả buôn Biết và buôn Ban là việc tham

gia ngày càng sâu vào việc sản xuất nông sản hàng hoá. Như phần trên đã phân tích, các cư dân

tại chỗ bước vào quá trình sản xuất thị trường từ xuất phát điểm của một nền sản xuất tự cung tự

cấp trong khi sản xuất cà phê và bắp lai lại đòi hỏi vốn đầu tư rất cao so với thu nhập trung bình

của hộ. Trong bối cảnh hệ thống tín dụng chính thống không đáp ứng được nhu cầu vốn nên để

có vốn đầu tư sản xuất cà phê và bắp cho “giống như người ta”, các hộ gia đình phải vay vốn từ

các hệ thống vay tư nhân với lãi suất cao. Lối tư duy vay “1 triệu lấy 30 hay 50 ngàn đồng/

tháng” làm cho chúng ta thấy việc vay nợ có vẻ nhẹ nhàng. Tuy nhiên, do số tiền đầu tư lớn nên

khi tính gộp tổng số nợ và cách tính phần trăm ta sẽ thấy con số lãi suất rất cao. Với giá trị khoản

vay trung bình ở hai địa bàn khảo sát, như trình bày ở phần hiện trạng, là từ 42-44 triệu đồng với

lãi suất từ 3- 5%/ tháng từ các nguồn vay chủ yếu từ tư nhân (hộ đại lý kinh doanh vật tư nông

nghiệp), nên cho dù được mùa và được giá thì các khoản vay lớn cùng với lãi suất cao như vậy

đã tạo ra sự mất cân đối giữa chi phí đầu vào và giá trị đầu ra của sản phẩm.

Chẳng hạn, với 6 sào ngô của gia đình, vợ chồng chị HP phải đầu tư 14 triệu, bao gồm

tiền phân, giống, thuốc diệt cỏ, trừ kiến, và tiền trả công thu hoạch). Số tiền 14 triệu đồng này

được vay từ hộ bà H với lãi suất 5%/tháng. Năm 2014, do được mùa nên gia đình chị thu về 4 tấn

ngô tươi. Với giá ngô ở thời điểm cuối năm 2014 là 3000 đồng/1 kg, vợ chồng chị bán được 12

triệu đồng. Như vậy, chưa tính khoản lãi 5% phải trả cho đại lý bà H và công lao động của tất cả

các thành viên trong gia đình thì cho dù được mùa, gia đình vẫn lỗ 2 triệu. Tương tự như vậy, gia

đình hộ YD có 1 ha ngô và số tiền đầu tư để canh tác mà gia đình ông phải bỏ ra trong mùa vụ

năm 2014 là 18 triệu. Với gần 7 tấn ngô thu được, gia đình anh thu được 20 triệu đồng. Chưa

tính công lao động mà gia đình bỏ ra, 1 ha ngô của vợ chồng ông đem lại số tiền lãi là 2 triệu.

Tuy nhiên, cả 18 triệu vốn đầu tư cho đầu vào đều là tiền vay từ đại lý bà Ha với lãi suất

5%/tháng thì số tiền gia đình thu được không đủ để trả số nợ đã vay. Sự mất cân đối lớn giữa chi

phí sản xuất và giá trị đầu ra của sản phẩm do vay với lãi suất cao ở các hộ trồng cà phê ở buôn

Ban cũng diễn ra tương tự. Chẳng hạn, ở mùa vụ năm 2014, gia đình hộ K’M phải đầu tư 32

Page 59: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

56

triệu đồng (phân, cào bồn, dầu tưới, vv) cho 1 ha cà phê của gia đình. Trong số này, 22 triệu

đồng là tiền phân bón (cho ba đợt) vay từ đại lý T và được quy đổi thành 1 tấn cà phê nhân với

giá chốt ở thời điểm vay là 22 triệu đồng/tấn. Cuối vụ, gia đình ông thu được 2 tấn cà phê nhân.

Nếu tính theo giá thị trường, 2 tấn cà phê của gia đình sẽ bán được với số tiền là 75 triệu đồng.

Tuy nhiên, cùng với 1 tấn nhân nợ lại từ năm trước, gia đình ông phải đem cả 2 tấn cà phê nhân

này trả cho đại lý T với giá trị chỉ có 44 triệu đồng theo giá đã chốt vào thời điểm vay. Như vậy,

với số lượng 2 tấn cà phê thu được, gia đình ông vẫn còn nợ lại 10 triệu vay ngoài để mua dầu

tưới, thuốc trừ sâu, công hái và cào bồn, vv… với lãi suất 35%/năm. Do đến kỳ hạn không trả

được số tiền này nên số lãi suất 35%/năm từ khoản vay 10 triệu từ đầu năm sẽ được các chủ đại

lý cộng vào số nợ gốc trước đó rồi tính lãi trên tổng số nợ mới cho năm kế tiếp. Vào thời điểm

chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở buôn, tuy chỉ mới bón hai đợt phân cho vụ cà phê 2015, gia

đình ông K’M đã phải vay thêm 1 tấn cà phê nhân để sản xuất. Cùng với 9 tạ nhân vay để trang

trải cho cuộc sống hàng ngày và hơn 15 triệu tiền nợ tồn đọng từ năm trước, tổng số nợ của gia

đình vào thời điểm tháng 7/ 2015 là 1,9 tấn nhân cà phê (giá chốt là 22 triệu/tấn) và 15 triệu nợ

tồn đọng từ năm 2014 chưa tính lãi. Như vậy cho dù có được mùa thì với số nợ vay cho sản xuất

hiện tại và các khoản nợ khác của gia đình, thì cho dù có 2 ha cà phê thì gia đình vẫn mãi chỉ

“làm không công”.

Bên cạnh sự mất cân đối giữa đầu tư cho sản xuất và giá trị đầu ra của sản phẩm do vay

lãi suất cao, một nguyên nhân quan trọng khác làm cho nợ xấu của các hộ gia đình ngày càng

tăng là sự bấp bênh của thị trường về giá cả nông sản và sự rủi ro về mùa vụ. Giống như ở vùng

khác của cả nước, việc “trúng mùa rớt giá, trúng giá rớt mùa” là hiện tượng diễn ra thường xuyên

từ khi người dân buôn Biết và buôn Ban trồng cà phê trồng cà phê và ngô lai. Theo người dân

buôn Ban, năm 1995-1997, giá cà phê rất cao nhưng đến năm 1999 giá lại xuống rất thấp do thấy

giá cà phê lên cao nên người dân đổ xô đi trồng nhiều làm nguồn cung tăng. Chẳng hạn, năm

1995, giá cà phê nhân 40.000đ/ kg, năm 1996 giá cà phê 30.000đ/ kg, năm 1997, giá cà phê còn

20.000đ/ kg, năm 1998-1999 còn 15.000đ/ kg. Ở mùa vụ năm 2000, giá cà phê ở Tây Nguyên bị

giảm sâu nhất, thậm chí chỉ từ khoảng 5-7000 đồng /kg. Giá cà phê giảm cho đến những năm

2005-2007 mới bắt đầu vực dậy. Niên vụ 2009-2010 do thời tiết không thuận lợi nên sản lượng

cà phê Việt Nam không nhiều trong khi đó nguồn cà phê thế giới cũng chịu ảnh hưởng của thiên

tai trong khi đó nguồn cầu từ Bắc Âu và Tây Âu nhiều nên giá cả tăng (năm 2010 bắt đầu là

30.000đ/ kg). Theo thông tin mà chúng tôi vừa có được từ người dân ở buôn Ban, tuy năm nay cà

phê cho nhiều trái song ở thời điểm đầu vụ thu hoạch mùa vụ năm 2015, giá cà phê mo tươi chỉ

là 4,5.000/kg tươi trong khi năm ngoái mất mùa thì giá loại cà phê này là khoảng 8,000 đồng/kg.

Do phụ thuộc vào giá cả trên thị trường thế giới nên sự biến động của giá cà phê, theo người dân,

có thể biến động theo ngày với mức chênh không nhỏ.

Tương tự như cà phê, giá ngô lai trên thị trường cũng ở vào tình cảnh bấp bênh. Như

trình bày ở phần chuyển đổi sinh kế, năm 2000 khi người dân buôn Biết bắt đầu trồng ngô thì giá

ngô là khoảng từ 4,7000 đến 5000 đồng /kg. Thậm chí có năm giá ngô lên hơn 6000/kg. Sau đó,

vào các năm 2003-2004 giá ngô giảm dần rồi đến năm 2011 lại đột ngột tăng cao lên đến 6.500-

6.700 đ/ kg. Tuy nhiên, đến 2014 giá ngô lại giảm sâu, chỉ còn khoảng từ là 2.500 – 3.000đ/ kg.

Giống như cà phê, giá ngô không chỉ biến động theo năm mà ngay cả trong một năm cũng biến

động từ đầu vụ đến cuối vụ. Ví dụ năm 2007, đầu vụ giá ngô là 2.100 – 2.500 đồng, đến 3 tháng

cuối năm tăng vọt lên 4.000 đ/ kg. Với số vốn đầu tư cho cả ngô và cà phê rất lớn cùng với lãi

suất vay cao, nên chỉ cần một năm mất giá hoặc một năm mất mùa là người nông dân phải rơi

Page 60: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

57

vào cảnh nợ nần không thể chi trả. Cùng với các khoản nợ vay với khoản lãi cao, chỉ cần một

năm cây trồng của người dân mất mùa hay mất giá là người dân ngay lập tức rơi vào cảnh nợ

chồng nợ, lãi ngày thêm sinh lãi.

Ngoài các khoản vay để đầu tư sản xuất, các hộ gia đình ở buôn Biết và buôn Ban còn

phải vay để trang trải các nhu cầu của cuộc sống hàng ngày. Như trình bày ở phần biến đổi sinh

kế, trong bối cảnh hiện tại nơi các dàn xếp văn hoá- xã hội và kỹ thuật của nền sinh kế cổ truyền

bị suy giảm, người dân không còn có thể dựa vào nguồn lực sẵn có để sinh tồn. Chẳng hạn, khác

với trước đây, để làm một căn nhà hiện nay, người dân không thể tận dụng nguồn tài nguyên sẵn

có mà phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua nguyên vật liệu. Những hộ thiếu đói cũng khó có thể

đến kho lúa của các gia đình có điều kiện để có gùi gạo như trước đây mà phải cắm quán để có

lon gạo ăn qua ngày bởi triết lý sống “một nhà còn lúa, cả làng không đói”, một dàn xếp văn hoá

xã hội để mọi người dân đều đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực của xã hội cổ truyền, đã

được thay thế bằng hệ giá trị mới với triết lý “người giàu thì tự hào, nghèo thì xấu hổ”. Sự thay

đổi triết lý sống này cũng làm cho nhiều gia đình đầu tư mua sắm các vật dụng không sinh lời

như tivi, xe máy, vv để nâng cao vị thế xã hội.42 Thêm vào đó, do sự đời sống kinh tế và văn hoá

xã hội của người dân ngày càng gia nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thị trường, nên để có được

cuộc sống bình thường thì gia đình không thể không có tiền mặt. Theo H’ Minh, một người dân

Cơ Ho ở buôn Ban cho biết, hàng tháng, ngoài phải trả tiền học cho 2 đứa con, tiền điện, tiền

nước, tiền mắm muối, gia đình anh còn phải bỏ ra một khoản tiền mặt lớn để để mừng cưới,

mừng thọ, thôi nôi, tân gia, phúng viếng đám ma, vv…Trong điều kiện không có tích luỹ tài

chính, hầu hết các khoản chi tiêu cần thiết để có được một cuộc sống bình thường này đều đến từ

các nguồn vay với lãi suất lớn của các hàng quán nhỏ lẻ. Tuy số lượng khoản vay để trang trải

cho cuộc sống hàng này nhỏ hơn nhiều so với nguồn tiền vay để đầu tư sản xuất, song sự các

khoản nợ này cũng làm gia tăng và trầm trọng thêm nợ xấu của các hộ gia đình.

6.2. Tín dụng ở Thái Nguyên và Sơn La

Tỉ lệ, quy mô, hình thức và mục đích vay

Giống như ở Tây Nguyên, bảng dưới cho thấy việc vay vốn từ các nguồn khác nhau để

trang trải cho các chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp hay các khoản chi phí lớn cho

hộ gia đình là rất phổ biến ở cả hai địa bàn. Cụ thể là có đến gần 84% tổng số mẫu (91% ở Thái

Nguyên, 77,5% ở Sơn La) cho biết họ có vay muợn trong năm năm trở lại đây.

Hiện trạng vay nợ

Thái

Nguyên Sơn La Chung p

n=90 n=102 N=192

Có vay nợ trong vòng 5 năm 91.1% 77.5% 83.9% **

Hiện có khoản vay chưa trả (2014) 82.2% 72.5% 77.1%

Tổng giá trị khoản vay hiện tại 45,405,405 87,949,315 66,532,653 *

42 Xem thêm trường hợp người Dao Ba Vì trong Jennifer (2012)

Page 61: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

58

(Đơn vị VNĐ)

Ghi chú: F test và Chisquare * p<0.05, ** p<0.01, *** p<0.001

Về quy mô, lượng vay mượn ở Sơn La cao hơn hẳn so với Thái Nguyên. Ở Sơn La trung

bình mỗi hộ hiện đang vay khoảng gần 90 triệu đồng, trong khi ở Thái Nguyên con số này vào

khoảng hơn 45 triệu đồng. Khoản vay lớn nhất được ghi nhận là 1 tỷ đồng vay từ Ngân Hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thuộc về một hộ khá giả người dân tộc Thái ở Sơn La.

Đây là trường hợp khá cá biệt. Ngoài vay để đầu tư cho sản xuất là trồng cà phê, mận và cam,

phần lớn khoản vay được hộ này sử dụng vào việc đầu tư cây trồng, thu mua sản phẩm, đầu tư

công cụ chế biến cà phê và đặc biệt là vay để mua cà phê tươi ở các địa bàn khác về chế biến để

bán hạt khô. Hộ gia đình có khoản vay 1 tỉ này cho biết họ có khả năng chi trả hoàn toàn khoản

vay khi kỳ thanh toán đến hạn. Nếu tính trung bình thì tổng số khoản vay của mỗi hộ vào

khoảng 45 triệu ở Thái Nguyên và 87 triệu ở Sơn La. Tính chung bình ở cả hai địa bàn thì số

lượng tiền vay là khoảng 66 triệu một hộ

Số liệu được phân tích riêng cho nhóm các hộ gia đình hiện đang có khoản vay (tổng số

là 148 hộ), được thể hiện ở bảng dưới đây, cho thấy những mục đích vay cho đầu tư hoạt động

sản xuất nông nghiệp luôn là phổ biến hơn so với các mục đích còn lại ở cả hai nơi. Những khác

biệt về mục đích cho vay ở hai địa bàn cũng phần nào cho thấy sự khác nhau về cách thức đầu tư

sản xuất cũng như đặc thù mô hình cây trồng của họ.

Mục đích vay nợ Thái Nguyên Sơn La Chung p

n=74 n=74 N=148

Phân bón cho cây cà phê 0.% 56.8% 28.4% ***

Phân bón cho ngô 41.9% 4.1% 23.% ***

Phân bón cho lúa 40.5% 1.4% 20.9% ***

Trang thiết bị, công cụ 20.3% 14.9% 17.6%

Chăn nuôi 10.8% 23.% 16.9% *

Mua giống ngô 25.7% 0.% 12.8% ***

Mua giống lúa 23.% 0.% 11.5% ***

Phân cho chè 20.3% 0.% 10.1% ***

Xây nhà 9.5% 9.5% 9.5%

Vay để trả nợ 14.9% 4.1% 9.5% *

Đầu tư kinh doanh hoặc chi phí kinh doanh 8.1% 10.8% 9.5%

Mua sắm tài sản 10.8% 6.8% 8.8%

Đầu tư học hành cho con 12.2% 4.1% 8.1%

Tiêu dùng hàng ngày gia đình 8.1% 8.1% 8.1%

Đầu tư, chi phí cho các loại cây khác 16.2% 0.% 8.1% ***

Cây chè 13.5% 0.% 6.8% ***

Mua đất, nhà 6.8% 6.8% 6.8%

Sửa nhà 4.1% 4.1% 4.1%

Cây cà phê 0.% 6.8% 3.4% ***

Chi phí bệnh viện, ốm đau 2.7% 4.1% 3.4%

Ghi chú: Chi square * p<0.05, ** p<0.01, *** p<0.001. Một hộ gia đình có thể vay cho một

hoặc nhiều mục đích đồng thời.

Page 62: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

59

Nguồn vay và khả năng chi trả

Ở Thái Nguyên, hình thức vay sản phẩm (phân bón, giống, và các vật tư khác) trực tiếp

từ đại lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn khá phổ biến, do vậy có một tỷ lệ khá cao các hộ gia

đình cho biết hàng năm họ đều dựa vào nguồn vay này để đầu tư cho sản xuất lúa, ngô và chè.

Khi vay từ các đại lý vật tư nông nghiệp, việc thanh toán các khoản vay này được thực hiện vào

cuối năm, cuối vụ, khi họ có doanh thu từ việc bán sản phẩm cuối cùng. Trong khi đó, ở Sơn La,

các hộ gia đình thường chỉ vay mượn để đầu tư cho cây cà phê, khá ít trường hợp cho biết họ

phải đi vay mượn để đầu từ cho lúa hoặc ngô. Tỷ lệ vay mượn tiền để đầu tư vào chăn nuôi ở

Sơn La cao hơn ở Thái Nguyên đáng kể (23% so với gần 11%).

Số liệu khảo sát định lượng dưới đây cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận và sử dụng các

khoản vay từ các chương trình vay vốn của Ngân Hàng Chính Sách ở Thái Nguyên (59.5%) cao

hơn đáng kể so với ở Sơn La (21.6%). Tỷ lệ tiếp cận khoản vay từ Ngân Hàng Nông Nghiệp ở cả

hai địa bàn khá tương đồng (33.8% ở Thái Nguyên và 44.6% ở Sơn La). Với các nguồn vay tư

nhân, ở cả hai địa bàn tỷ lệ hộ gia đình tiếp cận và sử dụng là tương đương nhau, khoảng 16% hộ

gia đình tìm đến vay vốn theo hình thức này.

Biểu đồ 1: Các nguồn vay

(Ghi chú: một hộ gia đình có thể có khoản nợ từ nhiều nguồn khác nhau)

Loại hình vay vốn và vật tư sản xuất nông nghiệp trực tiếp từ các đại lý vay vốn chỉ xuất

hiện tại Thái Nguyên, với khoảng hơn 1/3 số hộ gia đình ở đây sử dụng (36.5%). Với hình thức

vay này, người dân ghi nhận việc vay trực tiếp vật tư (phân bón và các nông cụ) được tiến hành

rất tiện lợi cho các hộ nông nghiệp, vận hành chủ yếu dựa trên sự quen biết và tín nhiệm giữa

những người trong địa phương với nhau. Điều này khiến cho việc vay vật tư nông nghiệp vào

đầu mỗi vụ và trả vào cuối vụ trở thành một thói quen bình thường đối với hầu hết các hộ nông

nghiệp ở Thái Nguyên.

Page 63: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

60

Vay để mua lân thì có người mang đến thế là mình nợ, năm trước thì có dưới kinh doanh

vật tư, họ cho mình vay trực tiếp bằng phân, rồi trừ phần trăm. Thì cứ 1 tấn thì họ tính

lãi là 2 phẩy, mỗi 1 triệu thì phải trả thêm lãi là 20 nghìn. Năm ngoái vay vào tầm

khoảng 5 tạ lân, tính ra tiền thì vào khoảng 5 triệu, thêm tiền lãi thì phải trả khoảng 6

triệu. Nếu có không may bị mất mùa mà không đủ tiền trả ngay trong năm thì có thể xin

khất lại nợ. Vay thì cũng không cần ký gì, họ có ghi sổ của họ rồi, vay thì họ sẽ cho vay,

chỉ cần đến hạn phải trả. Không trả được là người ta vào đến nhà đòi đấy, vài lần không

được thì có phải dùng đến biện pháp khác. (nam, 30 tuổi, dân tộc Dao, Thái Nguyên)

"Vay bên vật tư thì mình cứ trả dần trả dần, khi nào mình có thì trả họ. Nếu có trả thì họ

tính theo lãi suất ngân hàng. Bên vật tư thì dễ hơn ngân hàng, lúc nào muốn thì vay cũng

được" (nữ, 37 tuổi, dân tộc Dao, Thái Nguyên)

Với các ngân hàng, mặc dù thủ tục và các quy định để có thể tiếp cận đến các khoản vay phức

tạp hơn, đồng thời những ràng buộc về thời hạn và lãi suất cũng chặt chẽ hơn, nhiều người dân

cho biết họ cảm thấy yên tâm và an toàn hơn khi đi vay ở đây.

"Vì mình tin cậy vào họ, nên mình sẽ tìm hiểu và đến đấy để vay." (Nữ, 59 tuổi, dân tộc

Thái, Sơn La)

Cũng chính vì lý do yêu cầu giấy tờ thủ tục khắt khe và phải có tài sản thế chấp, nhiều hộ gia

đình không có đủ điều kiện tiếp cận đến các khoản vay ngân hàng thường phải dựa vào các

nguồn vay tư nhân (vay nóng, lãi suất cao) hoặc vay từ người thân, họ hàng.

Vay ngân hàng thì lãi suất thấp nhưng mà nhà cô chưa đi vay bao giờ, không phải là

không thích nhưng mà như là nhà cô thì chú đã đi một lần rồi đấy, nhưng mà chú hơi

nóng tính ấy, đi mấy lần mà cứ bảo là xem xét lại, xem xét lại, thế là chú mới nói là thôi

xin rút luôn, thế là đi vay nóng bên ngoài . (Nữ, 40 tuổi, dân tộc Thái, Sơn La)

Vay chỗ người quen, người nhà là tin tưởng hơn, thời hạn thì chỉ cần làm giấy với nhau,

linh hoạt. Nếu có không kịp trả được thì có thể xin khất. (Nữ, 24 tuổi, Sơn La)

Khả năng trả và tình trạng nợ xấu

Biểu đồ 2: Khả năng trả nợ

Có thể so sánh khá rõ ràng về khả năng chi trả các khoản vay ở hai địa bàn, Thái Nguyên

có tỷ lệ cao hơn đáng kể các hộ gia đình cho biết họ chỉ có khả năng chi trả một phần hoặc không

thể chi trả các khoản vay hiện tại. 40.5% các hộ gia đình hiện đang vay nợ ở Thái Nguyên cho

Page 64: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

61

biết họ chỉ có thể chi trả một phần trong khi tỷ lệ này ở Sơn la chỉ vào khoảng 11%. 4.1% hộ ở

Thái Nguyên cho biết họ không có khả năng trả nợ, trong khi tỷ lệ này ở Sơn La là 1.4%.

Có thể nói ngô lai và chè là hai loại cây chủ lực trong hoạt động sinh kế hàng hóa của

người Dao ở xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên trong khi đó cây cà phê là cây

chủ lực của người Thái ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Một đặc điểm sinh kế của

người dân ở hai điểm nghiên cứu là có sự đa dạng trong hoạt động sinh kế và luôn năng động

trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và luôn có cơ chế dự phòng cho sự thay đổi và trong đó có

vai trò quan trọng của chính quyền địa phương . Đối với vùng trồng ngô lai của người Dao, mặc

dù ngay cả khi cây ngô vẫn là loại cây chứng tỏ hiệu quả kinh tế nhưng song song đó người dân

đã bắt đầu trồng chè như một phương án dự phòng và khi cây ngô kém hiệu quả người dân

chuyển ngay sang cây chè. Đối với vùng trồng cà phê của người Thái, quá trình chuyển đổi diễn

ra rất năng động để tìm một loại cây làm giàu cho người dân từ hương nhu, dâu tằm, mía và hiện

nay là cây cà phê. Cây cà phê đã đem lại một sự thay đổi về đời sống kinh tế cho người dân. Các

đặc điểm của sinh kế hàng hóa ở các dân tộc thiểu số phía Bắc là sự phụ thuộc mạnh mẽ vào thị

trường phân bón; sản xuất diễn ra ở quy mô các hộ gia đình nhỏ lẻ; vai trò quan trọng của tín

dụng. Các trường hợp hộ nông dân sản xuất minh họa cho các nhận định trên

Trường hợp 1: Hộ Triệu Văn Sinh, dân tộc Dao, thôn Ba Nhất, xã Phú Thượng,

huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Hộ có 1 ha đất trồng ngô, 4 sào (1 sào = 360 m2) đất trồng lúa, 12 sào đất trồng chè, rừng

12 ha (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3 ha và 9 ha chưa có)

- Đầu tư cho 12 sào chè/ năm 2014, trồng chè từ năm 2002: (lân 3 tạ x 450.000đ / tạ +

đạm 1,5 tạ x 860.000đ + thuốc sâu x 200.000đ) x 8 lần = 22.720.000 đ

- Công hái nhà và đổi công

+ Thu từ chè/ năm: 12 cân/ sào x 12 sào x 8 lần x 100.000đ/ cân = 115.200.000 đ (nếu giá

60.000đ/ cân thì thu được 69.120.000đ)

- Đầu tư cho 1 ha ngô năm 2014 (năm 2014 giá ngô xuống nên không trồng ngô nữa,

năm 2015 chuyển sang trồng chuối trên diện tích trồng ngô)

o 13 kg ngô giống x 93.000 đ = 1.209.000đ

o Phân bón: 4 tạ lân x 500.000đ/ tạ + 2 tạ đạm x 960.00đ/ tạ + trừ sâu, cỏ/ vụ:

300.000 đ

o Đổi công hái, trồng

o Công làm cỏ: 500.000đ

o Công vận chuyển ngô từ bãi về nhà: 700.000đ

o Tổng: 1.209.000 đ + 4.220.000đ + 1.200.000đ = 6.629.000đ

- Đầu tư vụ 2 ngô: 1.209.000đ + 4.220.000đ =5.429.000đ

+ Thu vụ 1: 4,5 tấn (bình thường 1 kg giống thu được 3 tạ ngô thương phẩm) x 5.500 đ =

24.750.000đ

+ Thu vụ 2: 2 tấn = 11.000.000đ

- Đầu tư cho 4 sào lúa: trồng các giống lúa lai thuần chủng: Khang Dân, Bao Thai,

Đoàn Kết (có thể tự để giống được) hay SIM 6, Viet lai 20, 3 dòng: 80 kg lân x 4.500

đ/ kg + 32 cân đạm x 8.600đ/ kg + 300.000 đ (thuốc trừ sâu) = 935.200đ

Page 65: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

62

- Thu: không tính toán vì để ăn cho gia đình 2 vợ chồng và 2 người con đủ ăn cả năm

và chăn nuôi (năng suất 1,8 tạ/ sào)

- Hiện nay gia đình vay 20 triệu trong chương trình hỗ trợ sản xuất của ngân hàng

chính sách với thời hạn 1 năm để làm vốn đối ứng mua giống chuối tây về trồng để

tăng thu nhập.

- Gia đình trồng ngô từ giai đoạn 2000. Trước đây chè thu nhập chưa cao nên ngô có

thu nhập cao hàng năm đem đến thu nhập cho gia đình sau khi trừ các khoản chi phí

còn lãi khoảng hơn 20 triệu. Gia đình sử dụng tiền đó mua gỗ để tích lũy làm nhà.

Tích lũy gỗ từ năm 2004 đến năm 2009 thì cất nhà. Từ năm 2008-2009, chè cho thu

nhập cao hơn, mỗi năm thu nhập từ chè lãi gần 60 triệu, có thể để dành được.

- Hộ mua trực tiếp phân bón từ đại lý phân bón bằng tiền mặt: do hộ có thu nhập hàng

tháng từ chè nên “có đồng ra đồng vô” nên không phải vay từ “tư thương”. Ở giai

đoạn đầu, thỉnh thoảng anh cũng có vay của tư thương với “lãi suất thấp thôi”. Vào

năm 2015, theo như anh cho biết, những hộ không có nguồn thu nhập hàng tháng từ

chè như nhà anh phải vay của tư thương 100% để đầu tư cho ngô thì phải trả với lãi

suất 1.5%/ tháng.

Trường hợp 2: Hộ Đặng Văn Thông, Dân tộc Dao, thôn Ba Nhất, xã Phú Thượng, huyện Võ

Nhai, tỉnh Thái Nguyên

- Hộ có 3,5 mẫu lúa, 140 sào ngô, 1 mẫu chè, rừng 0,8 ha, gia đình có 2 vợ chồng và 2

người con

- Lúa một năm trồng 2 vụ, vụ mua trồng hết diện tích 3,5 mẫu còn vụ chiêm chỉ trồng 6

sào, diện tích còn lại trồng màu. Nhà hay nhận làm mô hình trình diễn các giống lúa

mới của nhà nước nhưng năm nay khuyến nông bán hỗ trợ giá giống DC16 lại bị lép

không bằng giống DH3 của năm vừa rồi. Hộ có tham gia trồng cây dược liệu (Hà thủ

ô) cho công ty Traphaco, trồng 2 sào trên đất trồng lúa làm thí điểm. Công ty cung

cấp giống, trồng sau 3 năm, công ty sẽ xem chất lượng củ và sẽ mua sản phẩm. Hộ

cho biết vào năm 2012-2013 trong bản và hộ trồng ngô nhiều nhưng bây giờ giá cả thị

trường không ổn định nên chuyển sang trồng chè. Ở xóm thấy có người làm được nên

chuyển sang làm. 1 mẫu chè 1 năm thu được cả trăm triệu sau khi đã trừ chi phí.

- Vốn sản xuất của hộ: do hộ có vốn ít chỉ có khoảng 50% nên để có thể đầu tư phân

bón, hộ phải vay vật tư nông nghiệp và chờ đến thu hoạch trả lại cho tư thương. Hộ

vay của cửa hàng Tuyết Sen hay cửa hàng của chi nhánh vật tư nông nghiệp ở thị trấn

Đình Cả (Bà Thu). Hộ vay trong vòng 5-6 tháng với lãi suất 0,8%/ tháng. Cụ thể năm

2014, hộ vay 2 tấn lân và 1 tấn đạm = 17.600.000 đ với lãi suất 0,8%/ tháng.43 Hộ

không thích vay của ngân hàng do phải làm thủ tục “zic zắc”, ra cửa hàng vay trực

tiếp hay cửa hàng đem vào “nhàn hơn ngân hàng”. Với hình thức vay này, hộ không

43 Hộ giải thích lãi suất này tư thương cho vay là hợp lý vì hộ đã vay quen và ngoài ra hộ phải bán ngô

cho tư thương. Tư thương đầu tư cho hộ và hộ bán ngô cho tư thương, tư thương vừa bán được phân vừa

mua được hàng như vậy là ăn hai đầu. Hộ không bán ngô cho người khác vì ngại đã vay của họ. Ngoài ra,

hộ cho là lãi suất này hợp lý vì ngân hàng chính sách cho vay lãi suất thấp hơn lãi suất này chút và nếu

đem sổ đỏ thế chấp cho ngân hàng thì sẽ vay với lãi suất cao hơn 1%.

Page 66: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

63

cần ký kết vì đã làm ăn quen rồi. Thôn Ba Nhất và Đình Cả gần gũi nhau trước giờ,

họ vào đây mua hàng (ngô, thóc) mình ra đó mua hàng (đồ sinh hoạt, thực phẩm)

cũng biết nhau hết. Năm nào gặp rủi ro thì khất nợ vài tháng hoặc khi cần sử dụng

tiền thì khất vụ sau sẽ trả. Hiện nay hộ không có nợ. Bắt đầu từ năm 2015 hộ không

vay vốn để sản xuất nữa do có tích lũy. Người chồng đi làm thợ hồ cho các công trình

xây dựng ở địa phương được trả công 200.000đ/ ngày. Hộ trước đây cũng chăn nuôi

lợn nhiều từ 60-80 con nhưng giờ không nuôi nữa cho giá cả thức ăn đắt trong khi giá

heo thịt lại xuống và dịch bệnh hoành hoành. Trong thời gian chăn nuôi, hộ vay ngân

hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với lãi suất 1,25% / tháng cho số tiền 50

triệu đồng để mua con giống, cám vay nhà đầu tư đến khi bán lợn trả lại số tiền vay

này. Năm 2015 do giá ngô thương phẩm xuống thấp trong khi giá ngô giống và phân

bón lại cao nên hộ chỉ trồng 7 cân ngô giống cho 14 sào đất, phần đất còn lại để trống

vì đồi ngô là đồi núi đá không trồng được chè. Chè chỉ trồng được ở đồi núi đất. Hộ

còn có nghề khoan giếng. Hộ ví von “1 năm chỉ cần khoan 2 cái giếng là cả nhà đủ ăn

cả năm, mua được 2 tấn thóc”. Người chồng đang đi làm công trình xin nghỉ về để gặt

hay cày cấy (thường vào tháng 1-2, tháng 5-6 hay tháng 10). Hiện nay trong thôn

thanh niên đa phần đi làm hồ, làm thuê trong xây dựng (ở thị trấn Đình Cả, làm cho

các doanh nghiệp xây dựng ở Đình Cả, các công trình xây dựng của nhà nước), đi làm

thuê ở Trung Quốc hay đi khai thác gỗ ở Lạng Sơn. Lúa cũng xuống thấp nên người

dân giờ cấy chủ yếu để ăn, còn họ bỏ ruộng để đi làm việc khác. Như hộ gia đình này,

hiện nay công việc trồng trọt ở nhà là do vợ lo nên các công việc mua phân bón người

chồng không nắm nữa. Vay phân ai đi cũng được mặc dù trong gia đình người chồng

quyết định

Trường hợp 3: hộ Triệu Văn Minh, dân tộc Dao, thôn Ba Nhất, xã Phú Thượng, huyện Võ

Nhai, tỉnh Thái Nguyên

- Hộ có S ngô 4 sào, diện tích trồng lúa là 4 sào (ruộng lúa nước) nhà không có nhân

công lao động ngoài hai vợ chồng đã ngoài 60, con gái đi làm ở Hà Nội, con trai đi

làm thuê ở Bình Phước, và 1 người con trai khác đi lập nghiệp ở Gia Lai. Hộ đến khu

Đồng Lạt của thôn Ba Nhất sinh sống vào năm 1993 do trước đây người chồng đi

theo mẹ về Lạng Sơn ở, sau này về lại thôn Ba Nhất được Bố chia cho 5 sào đất và tự

phát thêm 6 sào (nhưng chỉ trồng 4 sào ngô vì giá xuống). Hộ trồng ngô từ năm 2000.

Do đất đai cằn cỗi nên hộ vào trong núi mượn đất của người cháu với giá 500.000 đ/

2 vụ (nhưng trồng có 1 vụ vì hái không kịp đến tháng 8 bãi ngô lên thành ot rồi, phải

vừa phát vừa bẻ ngô không trồng được tiếp) trồng 6 cân ngô giống 1 vụ thu được 16

triệu đồng năm 2013, sau khi trừ hết chi phí lân đạm và tiền công hái và tiền xe chở

về thì còn dư được 2 triệu. Tiền phân lân và đạm phải ứng với lãi suất 100 ngàn lấy

lãi 20 ngàn một tháng. Tiền lãi từ tháng 2 đến tháng 8 (7 tháng) phải trả 1,4 triệu. Khi

hộ thiếu ăn, thì cũng vay gạo thì nhà đầu tư bán lân và đạm. Họ bán gạo 600 ngàn 1 tạ

gạo, hộ mua 3 tạ gạo ăn chờ đến mùa với lãi suất 100 ngàn lấy lãi 5.000 đ (3 tháng).

Nhà đầu tư này là người Kinh. Hiện nay gia đình vay 50 triệu của ngân hàng chính

sách xã hội, vay chương trình hộ nghèo. Hộ đã 3 lần vay của ngân hàng chính sách xã

hội và đã trả đúng hạn (một lần vay 4 triệu, 1 lần vay 30 triệu, và lần này vay 50

triệu). Hiện hộ muốn vay chương trình mua trâu để lấy tiền sửa nhà. Tại đây người

dân được thụ hưởng nhiều chương trình của ngân hàng chính sách. Cụ thể tại tổ Đồng

Lạt của thôn Ba Nhất, có 1 tổ vay vốn do chi hội phụ nữ quản lý, tổ có 58 người đều

Page 67: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

64

đã được vay từ các chương trình khác nhau. Hiện nay có 2 hộ trả trả nợ và rút tên ra

khỏi tổ. Hiện nay còn 56 hộ còn dư nợ. Mức vay cao nhất 50 triệu và thấp nhất là 8

triệu, thời hạn vay cao nhất là 5 năm và ngắn nhất là 3 năm với các chương trình như:

chương trình hộ vay sản xuất kinh doanh (trồng cây keo, bạch đàn): 6 hộ; vay hộ

nghèo, hộ cận nghèo: 10 hộ; vay hỗ trợ làm nhà ở: 4 hộ; vay học sinh – sinh viên: 8

hộ; vay nước sạch – vệ sinh: 4 hộ; vay dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo thông

tư 67: 2 hộ. Người Dao trước đây nuôi trâu nhiều để cày cấy và lấy phân bón ruộng.

Người Dao không ăn thịt trâu mà bán cho các dân tộc khác.

Trường hợp 4: Lò Văn Lợi, 35 tuổi, dân tộc Thái, thôn Huổi Khoang,

- Hộ có 1,5 ha trồng cà phê, 3000 m2 ruộng lúa, 10 sào đất trồng ngô, nhà có 6 người:

2 vợ chồng, 2 đứa con và bố mẹ anh Lợi

- Trước khi trồng cà phê, gia đình anh Lợi trồng sắn và mía. Năm 2003, nhà anh thôi

trồng mía và sắn. Với 1,5 ha đất, từ 1997-1998 anh bắt đầu trồng 2.000 đến 3.000 gốc

cây cà phê. Sau đó mở dần diện tích trồng cây cà phê với vốn tích lũy. Lúc đầu trong

bản có 1-2 hộ trồng cà phê của công ty chè – cà phê Sơn La. Anh mua hạt khô của

các hộ này về tự ươm giống, học hỏi các hộ đầu tiên. Lúc đầu không được tập huấn gì

về kỹ thuật trồng cà phê như các kiến thức phải kết hợp giữa phân chuồng và phân

hóa học mới tốt cho cây. Lúc đầu chưa có vốn hộ phải vay phân bón của tư thương

nên không có sự lựa chọn về phân bón nên gặp các loại phân bón giả, bón cây không

phát triển. Hiện nay hộ lấy phân bón của đại lý Ngọc Nguyệt với các loại phân bón có

thương hiệu, mua bằng tiền mặt nên được hàng tốt. Để đầu tư cho 1,5 ha đất trồng cà

phê, hộ đã tốn 37 triệu tiền phân hóa học, và thuốc trừ sâu cho mùa vụ 2015 (một

năm phun từ 6 lần thuốc trừ sâu rệp, mỗi lần phun từ 2 triệu tiền thuốc + thuê nhân

công phun một ngày công 120 nghìn). Tiền hái quả tốn 30 triệu tiền công cho 20 tấn

trái tươi được khoảng 4,6 tấn tươi (Tiền hái 250-300 ngàn/ ngày). Đặc điểm hái quả

cà phê arabica ở đây là phải lựa chọn hái các quả chín để bán được giá cao.

- Đầu tư: 37 triệu + 12 triệu + 30 triệu = 79 triệu

- Thu: 4,6 tấn khô x 31.000đ = 142.000.000đ (giá cà phê năm 2014 là 70.000đ/ kg cà

phê nhân, và 17.000đ/ cà phê tươi). Tuy nhiên giá cà phê năm 2015 là 6.500 đ/ cà phê

tươi và 31.000đ/ cà phê nhân.

- Hộ lãi được: 63.600.000đ . Trong quá trình trồng cà phê của hộ, năm được giá là năm

2012-2013 khi đó giá cà phê nhân là 100 triệu, hộ lãi được 100 triệu. Cuối năm 2013

đầu 2014 bị đợt sương muối, hơn 1 ha cà phê của hộ bị hư hại phải cắt bỏ. Nhà nước

đền bù hỗ trợ 1.000 m2 được 400 nghìn. Hộ nhận được 4 triệu. Năm nào hộ cũng phải

dành 30-40 triệu để mua phân bón. Hộ bón phân cho cây cà phê vào các tháng 4

(phân chuồng) tháng 7 và tháng 9 (phân hóa học. Thu hoạch tỉa dần vào tháng 9-10 và

rộ nhất là tháng 11-12. Hộ không dùng thuốc diệt cỏ mà thuê người làm cỏ vì sợ ứ

đọng thuốc ảnh hưởng đến cây cà phê.

- Hộ trồng 5 cân ngô giống cho 10 sào đất để có ngô chăn nuôi, thu được 2 tấn ngô

- Ruộng lúa chỉ trồng được 1 vụ do không có nước, lúa làm để ăn. Tiền ăn hàng ngày,

hộ có từ trồng rau, chăn nuôi gà vịt, ao cá, và đi chợ bán rau và cá hay vào mùa thu

Page 68: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

65

hoạch thì bán cà phê tươi. Khi rảnh rỗi, hộ còn đi làm thuê cho các vườn cà phê của

người Thái hay người Kinh.

- Từ thời trồng mía hộ đã vay ngân hàng để có phân bón cho mía. Do trong xóm có

nhiều hộ không trả được nợ nên ngân hàng đã khoanh nợ xấu một số hộ trong bản. Hộ

có vay 30 triệu theo chương trình tiết kiệm của Quỹ hỗ trợ phụ nữ miền núi phát triển

Mai Sơn (M7-Mai Sơn). Năm 2014, hộ có vay ngân hàng nông nghiệp và phát triển

nông thôn Mai Sơn, chi nhánh Nà Sơn 100 triệu (tiền lãi 840.000 đ/ tháng) vay 3 năm

và 3 tháng trả 1 lần. Vay tiền để mua đất (3.000 m2) trồng thêm cà phê của người

khác bán lại do không có công lao động (người Kinh). Năm thứ nhất trả 20 triệu, năm

thứ 2 trả 30 triệu và năm thứ 3 trả 50 triệu. Hộ tính toán sẽ lấy tiền thu từ cà phê để

trả tiền vay mua đất. Sở dĩ hộ vay được vì hộ thấy trong bản có người đã vay được và

đi theo để xem cách thức làm. Hộ mất khoảng 5 ngày để hoàn thành thủ tục vay “đi

lên đi xuống, nào sai con nọ sai con kia, xuống huyện, lên ngân hàng..). Đợt sau hộ

rút kinh nghiệm nên khi làm thủ tục đã biết cách làm hơn.

- Hiện nay hộ đang tính toán để chuyển 3.400 m2 xung quanh nhà sang trồng cam vì

thấy hàng xóm trồng sai trĩu quả và thấy đất và thời tiết ở đây phù hợp, cây cam cho

năng suất cao. Các cây cà phê trồng ở gần nhà cắt sớm nên hư gốc và do giá cà phê

xuống nên chuyển sang cây nào cho lợi nhuận kinh tế cao hơn. Từ sự cố sương muối,

hộ đang tính toán sẽ trồng thêm bưởi và táo để đa dạng các loại cây trồng vì thiệt hại

cây này còn có cây khác bù vào vì “nông thôn không dám trồng 1 chỗ 1 loại cây, rẻ

cây này còn được đắt cây kia

Trường hợp 5: Hộ Lò Văn Khoa, trưởng bản Huổi Khoang, nhà có 2 vợ chồng và 2 người

con, ở chung với ông bà,

- Nhà có 1 ha cà phê làm chung với bố mẹ, 3.000 m2 ruộng lúa. 1 ha cà phê bao gồm 6

mảnh, 1 số mảnh có được do khai phá và sau đó nhà nước cấp lại còn lại do hộ mua

lại của các hộ khác. Thời hợp tác xã là làm chung nương và rẫy, khi giải thể hợp tác

xã, ruộng và nương được chia đều cho các hộ trong bản. Năm 1998, hộ phải san sẻ lại

1 ha đất cho hộ khác không có đất canh tác trong bản theo chính sách cân đối đất đai

của tỉnh. Ngoài ra, hộ còn được giao khoán đất rừng. Đất rừng được cấp cho nhóm hộ

(sổ xanh), nhóm của hộ anh Khoa có 39 hộ. Trong bản có 4 nhóm. Các hộ này được

hưởng chi trả dịch vụ môi trường rừng cách đây 3 năm. 1 ha được 110.000đ/ năm.

Trưởng nhóm có danh sách nhóm. Mỗi hộ có 1 bìa riêng. Nhà Anh Khoa có 9.900 ha

- Đầu tư cho 1 ha cà phê: 20 triệu tiền phân bón và thuốc trừ sâu + tiền công làm cỏ và

bỏ phân 5 triệu + công hái 5 triệu (1.200 đồng/ kg bao ăn, 1 ngày 1 người hái được

100 kg) + đổi công (pan công: do hái quả chín nên vòng trao đổi phải ngắn, chỉ 3-4

hộ làm lệch nhau, trẩy hết nhà này sẽ chuyển sang nhà khác, chủ yếu là anh em hay

quen biết nhau). Vào mùa cà phê chín, từng đoàn người đi xe máy đến các vườn cà

phê để hỏi việc hái cà phê tươi. Họ cũng là người Thái từ vùng Sông Mã, Thuận

Châu, Bắc Yên, Điện Biên Đông. Họ có thể sáng đi tối về hay có khi ở lại hái hết mùa

cà sẽ về. Những đoàn người này có cả nam lẫn nữ nhưng đa phần là nữ, là những

người quen biết, có họ hàng hay cư trú ở gần nhau cùng rủ nhau đi làm.

Page 69: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

66

- Thu được 4 tấn nhân (sản lượng cao nhất) x 31.000 đ/ kg = 124.000.000đ. Đặc điểm

của cây cà phê là 1 năm được mùa thì năm sau sản lượng giảm một nửa

Trường hợp 6: Lò Văn Khang, 29 tuổi, bản Huổi Khoang dân tộc Thái, hộ nghèo, ra riêng

được 4 năm, có 1.000 m2 đất cà phê được bố mẹ chia.

- Chồng làm nghề thợ xây, vợ ở nhà nuôi con nhỏ và chạy chợ (mua rau trong bản đem

ra chợ bán). Hai vợ chồng thuê đất ở Nà Ớt 7.000 m2 để trồng cà phê vì nhà không có

đất với giá 20 triệu đồng trong 10 năm. Sau đó để gốc cà phê lại cho chủ đất. Đất bên

xã Nà Ớt thuộc huyện Mai Sơn, giáp với huyện Sông Mã cách bản Huổi Khoang 60

cây. Đất ở đây nhiều dân tại chỗ làm không hết. Hiện trồng được 3.500 cây bằng cách

lấy hạt tự ươm. Mỗi lần đi ở một tuần về. Tiền thuê đất có từ tiền tích cóp do đi xây

và thu được từ cà phê. 5 anh em cùng nhau thuê một quả đồi nơi người ta chưa trồng

nên chưa có đường đi, phải làm đường vào mất 10 triệu, mỗi anh em đóng góp 2

triệu. Hộ tính thuê đất trồng cà phê ở đây để có tiền về bản mua đất. Hộ biết được đất

ở Nà Ớt do có người trong bản đã làm trước và làm rất hiệu quả. Đất bên đó màu mỡ

nên không tốn nhiều phân bón, hộ ước tính mỗi năm thu được 6-7 tấn cà phê tươi

trong khi tiền phân khoảng 6 triệu và tiền công hái là 6 triệu. Như vậy, mỗi năm cũng

lời được khoảng 30 triệu với giá cà phê thấp như hiện nay (6.500 đ/ kg). Nếu giá cà

phê cao hơn, hộ sẽ có thu nhập cao hơn. Tư duy của hộ là “phải đầu tư nhiều đất thì

kinh tế mới phát triển được.”

- Đầu tư cho cà phê năm 2015: 3 tạ lân x 450.000đ/ tạ + 1 bao đạm (50 kg) x 500.000đ

+ 500 nghìn tiền thuốc phun = 2.000.000 đ

- Thu được: 1,5 tấn tươi x 6.500 đ/ kg = 9.750.000 đ

- Người chồng làm nghề thợ xây tiền công xây một ngày được 200 ngàn, 1 tháng được

20 công. Xây nhà loanh quanh trong bản và các bản lân cận, những người làm cà phê

có thu nhập xây nhà nên có công việc làm thường xuyên, làm cho chủ thầu là người

Kinh. Trong bản có khoảng 40-50 người làm thợ xây vào lúc rảnh rỗi. Vợ đi bán ở

chợ, 2-3 hôm đi một lần có khi một tuần đi một lần, mỗi lần đi được 300 nghìn. Đất ở

của hộ có 300 m2, hộ cất nhà ở khoảng 50 m2, còn lại đào ao thả cả trắm, rô, chép,

mè, trôi, thả ốc để ăn và để bán. Chi phí của hộ một tháng khoảng từ 1-3 triệu kể cả

tiền ăn và đóng học cho con.

- Tín dụng của hộ: giấy tờ đất của bố mẹ của Khang vào thời trồng mía bị người khác

dùng đem đi thế chấp để vay của ngân hàng và không trả được nên hiện nay không

thể vay ngân hàng khi Khang đem sổ (1 ha) đi vay thì mới biết. Dù sổ đỏ của nhà đã

được ngân hàng trả lại nhưng đã bị ghi là nợ xấu nên không thể đi vay. Khang nhờ

người đã đi vay trước hướng dẫn đi vay. Bên cạnh đó, Khang còn vay của ông dượng/

chú (FaSiH) 10 triệu với lãi suất 2% / tháng do con ốm. Ông dượng/ chú có đất làm

cà phê (2 ha) nên có tiền cho thả lãi (pói lãi). Hẹn cuối năm sẽ trả một lần cả gốc và

lãi. Nếu đến hạn không trả được gốc thì sẽ tính gộp lãi và gốc và lại tính lãi tiếp. Dù

là người trong họ nhưng là tiền làm ăn nên “vay ra vay, mượn ra mượn, mượn ít một

vài ngày hay 1 tuần thì được, muốn lâu thì phải vay.”

Page 70: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

67

Trường hợp 7: Hộ Hoàng Văn Thơm, sinh năm 1977, bản Phiên Khoài nhà có 4 người, 2 vợ

chồng và 2 người con, vợ bị thoái hóa cột sống.

- Nhà có 1.700 m2 trồng cà phê, ruộng ngô 800 m2 (đất này có nước nên không trồng

cà phê được nên vẫn duy trì trồng ngô một năm 1 vụ), 30 m2 trồng rau. Ngoài ra mua

rau thêm của người dân để đi bán. Lập gia đình năm 1998 và ở bên gia đình vợ vì bố

mẹ vợ cho đất ở, còn bố mẹ bên chồng thì cho đất cà phê vốn là đất dốc ở bản Thộ,

hai vợ chồng đổi đất cà phê ở bản Thộ cho bố mẹ vợ và bố mẹ vợ cho lại đất ở. Vợ

sống cùng bố mẹ được chia suất đất 2.000 m2. Khi lập gia đình con trai được bố mẹ

chia lại cho đủ suất, còn con gái nếu ở gần bố mẹ cho được bao nhiêu thì cho. Hộ

trồng cà phê từ năm 2001. Hộ còn được chia quản lý đất rừng 2.000 m2, tiền giữ rừng

được tổ trưởng của nhóm giữ rừng giữ lại để tổng kết liên hoan. Đầu tư cho cà phê:

phân bón 2,5 triệu + 500 ngàn thuốc trừ sâu rệp

- Năm có quả nhiều (năm 2015) thu được 1 tấn quả tươi x 6.500 đ = 6.500.000đ

- Người chồng đi làm thuê các công việc như xới cở, hái cà phê, bón phân, phun thuốc

và bốc vác cà phê cho những hộ thu mua cà phê tươi nhưng sau này (2015) làm

không nổi vì sức khỏe yếu.

- Vay mượn: để có tiền chi tiêu và cho con ăn học, hộ đều phải vay mượn anh em trong

họ. Hiện tại đang nợ ngân hàng chính sách hộ nghèo 30 triệu trong thời hạn 3 năm.

Hộ vay để trả nợ số nợ vay mượn trước đây trong anh em do vợ bị ốm phải đi nằm

viện. Hộ tính cách trả số tiền này bằng cách bán cà phê tươi và đi làm thuê nhưng làm

thuê thì vào mùa cà phê chín mới có công việc nhiều. Còn bình thường 1 tháng chỉ có

công việc khoảng 1 tuần với tiền công 120 ngàn đồng/ ngày. Hộ vẫn phải đóng góp

cho chương trình nông thôn mới với số tiền 400 đồng/ người. Những lúc bí tiền chi

tiêu trong gia đình (đóng học hay ốm đau và khi không vay mượn được người trong

gia đình) thì hộ vay những người trong bản với lãi suất 2%/ tháng, có khi mượn anh

em trong nhà bên vợ (khá giả) thì lãi suất 1%/ tháng. Cả bản có khoảng 5-6 hộ cho

vay, họ có tiền dư từ cà phê nên cho vay. Hộ muốn thuê đất nhưng không có tiền trả

tiền thầu, tiền đầu tư và tiền đi lại. Tiền vay từ ngân hàng chính sách có thời hạn 3

năm trong khi cà phê 3 năm mới bắt đầu cho thu hoạch và cà phê năm được năm

không. Nhà có điện năm 2000, bán 1 con bò được 4,6 triệu đóng 3 triệu để vào điện.

Anh bên vợ đưa cho bò nuôi khi đẻ bò con thì cho con bò con nuôi lớn bàn. Khi vay

30 triệu của ngân hàng chính sách, hộ trả nợ 10 triệu còn giữ lại 20 triệu, lấy số tiền

đó đầu tư cho cà phê và chi tiêu. Hộ cho là mình nghèo do vợ ốm đau và không có đất

sản xuất. Sau này dư dật hộ sẽ mua lợn hay bò về nuôi.

Page 71: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

68

Biểu đồ 3: Lý do không thể hoặc khó trả nợ

Tình trạng nợ khó trả ở Sơn La ít phổ biến hơn hẳn so với Thái Nguyên, điều này cũng

giải thích cho kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ gia đình phải vay để trả nợ, khất nợ ở Sơn La

thấp hơn đáng kể so với ở Thái Nguyên (hơn 4% so với gần 15%).

Các phỏng vấn sâu ở Thái Nguyên có thể đưa ra một số giải thích về tình trạng nợ xoay

vòng khi xảy ra những rủi ro về thiên tai mất mùa hoặc sản phẩm nông nghiệp bị mất giá khiến

cho doanh thu của người nông dân không thể đủ để trả cho các khoản nợ vật tư nông nghiệp từ

vụ trước, đồng thời khiến họ trở nên không đủ điều kiện để vay tiếp vật tư cho vụ sau. Kết quả là

họ rơi vào nguy cơ không thể trả được khoản nợ tăng dần lên theo lãi suất. Ví dụ như câu chuyện

của gia đình người phụ nữ 40 tuổi người dân tộc Dao chịu khốn đốn do ngô mất mùa:

"Còn hai mươi triệu tiền ngô giống trước chị làm nhớ là 30 cân giống trồng bên bãi, năm

đấy là cây bị đổ hết không được thu, mưa bão gió lớn thế là đổ hết không còn cây nào,

đấy mấy năm bị nợ kiểu đấy là đến giờ vẫn không trả được . Cũng có nhiều nhà bị như

mình, nhưng nhà mình là bị nhiều nhất đấy, đúng ngay hướng gió của nó thế là bị đổ hết,

giờ còn nợ vật tư mấy chục triệu chưa trả được. Bây giờ muốn vay thêm không được vì

chưa trả được hết cái nợ trước cũ đấy nên không có vốn làm ăn. Bây giờ có muốn vay vật

tư thì chỉ có vay ở chỗ nào khác để đập trả vào đó hết cái nợ cũ thì người ta mới cho

mình vay tiếp. (Nữ, 40 tuổi, dân tộc Dao, Thái Nguyên)

Trở lại với số liệu điều tra, phân tích sâu hơn trong nhóm những hộ gia đình hiện không

có khả năng trả nợ hoặc chỉ có khả năng thanh toán một phần khoản nợ hiện nay về nguyên nhân

dẫn đến tình trạng này cho thấy: Những rủi ro về thiên tai dịch bệnh dẫn đến mất mùa, thất thu là

nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng nợ xấu này (45.2%), tiếp đến là sự bất ổn thị

trường sản phẩm nông nghiệp, tình trạng mất giá khiến người nông dân chịu cảnh thua lỗ

(35.7%). Ở Thái Nguyên, có một tỷ lệ đáng kể hộ gia đình cho biết họ không trả được nợ do đã

tìm đến những nguồn vay có lãi suất cao. Bên cạnh đó, những chi phí khác như giáo dục cho con

Page 72: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

69

cái (4.8%) và các chi phí mua sắm trong gia đình (16.7%) cũng là những nguyên nhân dẫn đến

tình trạng nợ xấu ở hai địa bàn này.

Mô hình phân tích hồi quy với biến số khả năng chi trả đối với các khoản nợ đưa ra một

số gợi ý về tương quan giữa khả năng chi trả với các đặc điểm về hộ gia đình. Cụ thể là: những

hộ gia đình hiện có vay vốn ở Thái Nguyên có khả năng gặp phải tình huống không thể trả nợ và

chỉ có thể trả một phần đến gần 7 lần so với Sơn La. So với các hộ gia đình có thu nhập trung

bình hàng tháng trên 5 triệu đồng, các hộ gia đình có thu nhập từ 3 đến 5 triệu có xu hướng có

khoản nợ xấu cao hơn gần 7 lần, các hộ có thu nhập từ 1 đến 3 triệu có xu hướng còn khoản nợ

xấu lên đến gần 15 lần, các hộ thu nhập dưới 1 triệu thậm chí có xu hướng này đến hơn 30 lần.

Những hộ không phải vay mượn từ họ hàng hoặc người thân có xu hướng ít có các khoản nợ xấu

hơn (0.35 lần) các hộ phải vay từ người thân hoặc họ hàng. Các hộ gia đình không phải đi vay để

mua sắm trang thiết bị, không phải đi vay để trang trải chi phí chăm sóc người ốm, bệnh viện, và

không vay tiền để mua đất có xu hướng ít có khoản nợ xấu hơn. Những hộ gia đình có thể tiếp

cận đến các hỗ trợ khi gặp khó khăn trong sản xuất hoặc đời sống có xu hướng không có khoản

vay khó trả gần gấp đôi khi so với các hộ không có tiếp cận đến nguồn hỗ trợ nào.

Khả năng chi trả khoản

vay nợ

Sig. Exp(B)

95% Confidence

Interval for Exp(B)

Lower

Bound

Upper

Bound

Không thể trả hoặc chỉ có

thể trả một phần Intercept 0.032

Tỉnh Thái Nguyên 0.001 6.725 2.096 21.575

Sơn La . . . .

Thu nhập trung bình 1

tháng Dưoi 500 nghìn 0.381 5.037 0.136 187.108

Từ 500 nghìn đến

dưới 1 triệu 0.001 32.306 4.268 244.51

Từ 1 đến 3 triệu 0 14.93 3.281 67.939

Từ 3 đến 5 triệu 0.015 6.996 1.458 33.571

Trên 5 triệu . . . .

Loại hộ Khá giả 0.2 0.443 0.127 1.538

Cận nghèo 0.708 0.751 0.167 3.374

Nghèo . . . .

Nguồn vay nợ

Không vay họ hàng,

người thân 0.057 0.352 0.12 1.033

Có vay họ hàng, người

thân . . . .

Mục đích vay

Không vay để mua

trang thiêt bị 0.08 0.309 0.083 1.149

Có vay để mua trang

thiết bị . . . .

Không vay để mua đất 0.052 0.169 0.028 1.017

Có vay để mua đất . . . .

Không phải vay để chi

phí bệnh viên, ốm đau 0.007 0.022 0.001 0.353

Page 73: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

70

Vay để chi phí bệnh

viên ốm đau . . . .

Có nguồn hỗ trợ khi

gặp khó khăn trong

sản xuất, đời sống 0.303 0.537 0.164 1.755

Không có nguồn hỗ

trợ nào khi gặp khó

khăn . . . .

a Nhóm tham chiếu: có thể

trả hoàn toàn .

.

6.3. Chiến lược ứng phó và các hệ quả

Chiến lược ứng phó

Ở hai vùng nghiên cứu, do các nguyên nhân khác nhau liên quan đến mùa màng, cấu trúc

thị trường, các dàn xếp kỹ thuật và xã hội nên ở hai vùng dù đều tham gia vào sản xuất thị trường

và đều dựa vào mạng lưới tín dụng nhưng chiến lược ứng phó và hệ quả của việc nợ có sự khác

nhau. Do ở Thái Nguyên và Sơn La, hệ thống tín dụng được cho là “có ích” và mức lãi suất ‘vừa

phải” nên hiện trạng nợ ở đây không trầm trọng như ở Tây Nguyên. Tại Thái Nguyên và Sơn La,

chiến lược ứng phó với nợ của người Dao và người Thái chỉ là tăng cường sản xuất để trả nợ. Và

thường là họ có thể trả nợ sau vụ canh tác nếu mùa màng không thất bát. Trong khi đó, ở Tây

Nguyên, hiện tượng nợ và đặc biệt nợ chồng nợ rất phổ biến. Do vậy, tại Tây Nguyên chiến lược

ứng phó và các hệ quả của các dân tộc thể hiện rõ nét.

Trong bối cảnh nợ như một hiện tượng phổ biến và tất yếu để tồn tại trong bối cảnh sản

xuất hàng hóa thị trường, các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên đã có những chiến lược khá linh hoạt

khác nhau để đối phó với những khoản nợ nói chung và nợ xấu nói riêng của gia đình. Tính chất

chung của các chiến lược này hiện nay ở hầu hết các gia đình của cả buôn Biết và buôn Ban là vá

víu và tạm thời. Do mục đích các khoản vay chủ yếu là cho sản xuất, song thay vì lợi nhuận thu

được từ việc sản xuất nông nghiệp hàng hóa sẽ là nguồn trả nợ thì người dân sử dụng chính

những nguồn vay vốn sản xuất để giải quyết các nguồn vay này khi tới hạn. Khi không còn khả

năng sử dụng các nguồn vay này, người dân đã phải tính đến các chiến lược bất đắc dĩ khác

chẳng hạn như bán tài sản, thu hẹp sản xuất, di cư lao động…

- Trả nợ bằng nguồn thu từ sản phẩm sản xuất: Đây là cách trả nợ được mong đợi nhất từ

phía người sản xuất. Thế nhưng do các yếu tố bất ổn trong sản xuất như thời tiết, mùa vụ, giá cả

thị trường nên nguồn thu này không thể đảm bảo là nguồn trả nợ chắc chắc cho các khoản vay

đặc biệt là khoản vay về sản xuất. Dù cho sản xuất có tính chất bất ổn và bấp bênh nhưng do có

những mùa vụ trúng mùa và trúng giá nên việc sản xuất này vẫn là một hy vọng cho sự đổi đời

mà người dân có thể nắm trong tay. Ngoài ra, tuy sản xuất có nhiều bất ổn nhưng do đây là sinh

kế duy nhất mà người dân có thể có được trong bối cảnh của họ hiện nay nên việc chuyển đổi

sinh kế không phải là cách người dân có thể dễ dàng có được. Bên cạnh đó, sản xuất nông sản

hàng hóa (cà phê và bắp lai) là một phương cách để tìm kiếm lợi nhuận thì trong những giai đoạn

khủng hoảng (sản xuất không có lời lãi) thì người dân vẫn tiếp tục duy trì sản xuất vì đây chính

Page 74: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

71

là hình thức bảo chứng để người dân có thể tiếp cận các khoản vay khác. Nó là vật đảm bảo uy

tín cho người dân khi đi vay. “Có trồng bắp thì người ta mới cho vay.”

- Dựa vào các nguồn vay tư nhân khác nhau để xoay vòng nợ: Một đặc điểm của các hộ

sản xuất hàng hóa nơi chúng tôi khảo sát là mỗi hộ gắn với một mạng lưới các hộ cho vay. Việc

đa dạng hóa các nguồn vay này không phải chỉ để gia tăng số tiền được vay mà còn để giải quyết

các khoản vay tới hạn đặc biệt là đối với các khoản vay ngân hàng. Quy luật thường thấy ở các

hộ đó là nếu khoản vay từ ngân hàng thì khi tới hạn họ thường dựa vào nguồn vay từ tư nhân với

lãi suất 5% / tháng để trả, còn đối với đáo hạn để vay tiếp thì người dân có thể dựa vào sự “thân

quen” với nguồn vay tư nhân để mượn vốn của họ để đáo hạn với số tiền “cảm ơn” được thương

lượng do thời gian mượn đáo hạn ngắn, thường chỉ vài ngày. Còn đối với nguồn vay tư nhân, khi

người dân tìm được nguồn vay với lãi suất thấp hơn họ sẽ vay để trả cho nguồn vay cao hơn hoặc

đối với những nguồn vay đã lâu (trên 1 năm).

- Dựa vào họ hàng bạn bè để trả các khoản tới hạn: Do “người dân ở đây ai cũng khổ như

nhau vì ai cũng vay hết” nên việc giúp đỡ lẫn nhau là một điều khó khăn. Sự hỗ trợ thường chỉ

vận hành ở những người có mức độ thân quen như họ hàng hay bạn bè thân thuộc. Sự giúp đỡ

thường là người dân vay ngân hàng với lãi suất hợp lý và sau đó cho người thân của mình mượn

lại để xoay sở các khoản nợ hay các khoản chi tiêu khác. Hay là người dân nhờ vào các mối quan

hệ bạn bè có từ trước (lúc đi làm) ở nơi khác để có thể cần đến khi trả các khoản nợ. Tuy nhiên,

các trường hợp này rất ít và cũng mang tính chất tình thế tạm thời.

-Dựa vào ngân hàng để trả các nguồn vay tư nhân và ngược lại: Ngân hàng với lãi suất

cho vay thấp là nguồn vay được mong đợi nhất đối với các hộ được sản xuất. Tuy nhiên, như đã

phân tích do các hạn chế về thủ tục và số tiền vay giới hạn nên nguồn vay từ ngân hàng thường

không thể đáp ứng các nhu cầu cần vốn khác nhau của người dân vì không phải lúc nào người

dân cũng có thể vay được. Mặc dù vậy, đây cũng là nguồn vay vốn được viện dẫn đến khi cần

giải đáp các tình thế vay vốn tư nhân đã đến hạn trả. Chính mục đích sử dụng này làm mất đi bản

chất và mục đích của việc hỗ trợ tín dụng mà nhà nước đã đặt ra thông qua các ngân hàng nhà

nước ở các vùng nông thôn (ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính

sách xã hội) là hỗ trợ vốn cho việc sản xuất nông nghiệp.

Trường hợp hộ K’B tộc người K’Ho, 25 tuổi, ở chung với bố mẹ và 4 em trai ở Buôn Ban

trồng cà phê minh họa rõ nét cho các chiến lược linh hoạt người dân đã vận dụng để giải quyết

các khoản nợ. Chiến lược trả nợ của hộ là “vay chỗ này để trả nợ chỗ kia.” Hộ được coi là hộ khá

trong thôn. Hộ có 5 ha trồng cà phê, 4 sào đất trồng lúa. Nguồn gốc đất là do nhà nước cấp khi

dãn cư ra khu kinh tế và do phát rừng. Tính đến tháng 6 năm 2015 tổng số nợ của hộ là 262 triệu

với diễn giải chi tiết bao gồm: năm 2014, hộ còn nợ đại lý VT 30 triệu. Năm 2015 hộ vay:

- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn: 50 triệu trong thời hạn 2 năm

(trả trước tiền lời 9 triệu cho 2 năm)

- Ngân hàng chính sách: 30 triệu trong thời hạn 3 năm (1 năm trả 10 triệu và

tiền lời 150.000đ/ tháng)

- Tiền vay ngoài:

o Bà Tr Ph (Đạ Đờn, Phú Sơn): 40 triệu (vay tháng 3)

o Bà H (Đạ Đờn, Phú Sơn): 25 triệu (vay tháng 6)

o Ông Tr (Đạ Đờn, Phú Sơn): 5 triệu (vay tháng 3).

o Đại lý VT: vay phân 50 triệu (2 đợt) + vay ống nước 30 triệu

o Quán tạp hóa: 2 triệu

Page 75: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

72

Các số tiền này được hộ dùng chi cho các khoản: số tiền vay 40 triệu của Bà Tr Ph với lãi

suất 5% tháng để trả cho số tiền vay của Bà C (vay năm 2014) trả cho viện phí do em bị té xe bị

thương ở đầu. Tiền vay bà H để trang trải các chi phí trong nhà như sửa máy cày, đánh đất, đồ ăn

hàng ngày, thuốc men, tiền điện, tiền nước; tiền vay ông Tr để đi các đám cưới và đám tang và đi

khám bệnh. Do Bà H chỉ cho vay đến hạn mức 25 triệu nên phải vay thêm của ông Tr. Còn 30

triệu của ngân hàng chính sách xã hội để cho người Cậu (anh trai của mẹ) K’T mượn để trả ngân

hàng do nợ của người cậu này đã đến hạn. Khi người Cậu này trả lại thì hộ K’B sẽ dùng để xây

nhà tắm, nối nhà trước và nhà sau. Hộ dùng tiền vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

nông thôn để trả cho khoản vay 30 triệu năm 2014 của đại lý VT. Số tiền dư còn lại từ các khoản

vay, hộ dành để đầu tư cho sản xuất trồng cà phê. Hộ cũng đang suy nghĩ đến việc sẽ trồng dâu

nuôi tằm hay mua bò về thả. Hộ biết đến nghề trồng dâu nuôi tằm là do người bạn bè của chồng

K’B ở Phi Tô ở Lâm Hà giới thiệu.

Như đã phân tích các trường hợp hộ nợ ở các buôn nghiên cứu, chúng tôi thấy là nợ của

người dân không phải chỉ đến từ nhu cầu vốn sản xuất mà còn từ nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống

hiện tại và các mối quan hệ xã hội trong xã hội hiện đại. Hai nhu cầu này khiến cho người dân có

các nhu cầu cần vốn linh hoạt với số lượng và thời gian sử dụng đa dạng khác nhau. Do vậy, họ

đã phải dựa vào một mạng lưới cho vay đa dạng khác nhau bao gồm cả chính thức và phi chính

thức. Các nguồn cho vay này được vận dụng một cách linh hoạt để giải quyết các khoản nợ của

các hộ dân theo hướng lý tưởng nhất là “lấy khoản vay chịu lãi suất ít trả cho khoản vay chịu lãi

suất cao” nhưng thường sử dụng là “lấy ngắn trả dài” (lấy khoản mới vay trả cho khoản vay lâu

trước đó).

Hệ quả: Nợ là hiện tượng hiện hữu thường trực trong cuộc sống của các dân tộc tại chỗ

sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở các buôn chúng tôi khảo sát nói riêng và ở Tây Nguyên nói

chung. Quy luật của sản xuất thị trường là hướng tới lợi nhuận do vậy với đặc điểm sản xuất

nông nghiệp hàng hóa rất cần sự đầu tư về vốn và sự tính toán về đầu vào và đầu ra. Nhưng đối

với các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên với đặc thù chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang

sản xuất thị trường, quá trình sản xuất này gặp rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh các hộ dân

chỉ có nguồn thu chính yếu từ nông nghiệp, nguồn vốn cho sản xuất phải dựa hoàn toàn vào bên

ngoài và điều kiện sản xuất gặp nhiều bất ổn, kết quả sản xuất thường xuyên gặp nhiều rủi ro nên

hệ quả của việc sản xuất thị trường cùng với việc vay nợ đó là thu hẹp diện tích đất, áp dụng

khoa học kỹ thuật không triệt để, di cư lao động ngoại tỉnh, hình thành mâu thuẫn xã hội (tộc

người) và chất lượng cuộc sống suy giảm.

+ Thu hẹp diện tích đất và diện tích sản xuất (bán đất): với việc dựa vào một mạng lưới

linh hoạt và đa dạng các nguồn cho vay để có thể huy động vốn nên vào thời điểm chúng tôi đến

khảo sát tại hai buôn, việc bán đất không phải là một phương thức phổ biến được người dân dùng

đến đến để giải quyết các khoản nợ. Do đây là nguồn tài sản và nguồn tư liệu sản xuất duy nhất

và có giá trị nhất mà các hộ có được nên nếu mất đất đồng nghĩa với mất cơ sở để sinh tồn trong

cộng đồng vốn sống dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, khảo sát các trường hợp bán đất đã có

trong cộng đồng chúng tôi đều thấy có liên quan đến việc giải quyết các khoản nợ của gia đình

bao gồm cả khoản nợ đầu tư cho sản xuất. Chẳng hạn như trường hợp hộ K’B đề cập ở trên đã 2

lần bán đất để giải quyết số nợ do chi tiêu và sản xuất. Năm 1993 bán 1 mẫu để trả số nợ làm

đám cưới của Bố mẹ từ năm 1988 và các số nợ vay để sản xuất (K’B không nhớ số tiền cụ thể);

đến năm 2014 bán 1 mẫu đất cho họ hàng là 400 triệu để trả nợ tiền mua máy cày và tiền nợ lại

của làm đám cưới K’B (năm 2010). Chi phí đám cưới do nhà gái lo với tổng chi phí lên đến 70

Page 76: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

73

triệu với số khách 400 người. Tiền mừng thu được từ đám cưới là 60 triệu nên số tiền còn nợ lại

10 triệu. Một điểm K’B nhớ đến lý do phải bán để trả nợ là do “nợ chồng lãi” từ năm này sang

năm khác không trả nỗi nên phải bán đất.

Trường hợp hộ thứ hai là Hộ H’R, buôn Ban, trồng cà phê. Hộ vay của Bà T, người Tày

có chồng người Kinh, làm nghề buôn bán tạp hóa trong buôn. Bà T lúc đầu thuê đất của hộ khác

để dựng quán bán. Hộ H’R thường xuyên vay tiền của Bà T dưới hình thức vay nhân để mua

phân bón và mua xăng dầu tưới cho cây cà phê và chi tiêu hàng ngày. Có năm bà trúng cà phê

mua được chiếc xe máy. Nhưng đã 2 năm nay, chiếc xe máy dựng ở góc nhà do không có tiền đổ

xăng để đi lại. Con bà đi làm đi cùng với bạn bè và hàng xóm. Do bà nợ bà T số tiền 20 triệu

trong khi bà T đang có nhu cầu cần đất để dựng quán bán lâu dài, bà đã nhượng lại phần đất

khoảng 30 m2 cho bà T dựng quán bán để cấn trừ số nợ trên.

Do cây cà phê là cây lâu ngày nên khi không có vốn người dân không thu hẹp diện tích

sản xuất mà chỉ thu hẹp khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật. Trong khi đó, đối với bắp lai, trong

bối cảnh nợ ngày càng chồng chất và việc sản xuất bắp lai không hứa hẹn một tương lai xán lạn,

người dân đã thu hẹp quy mô sản xuất.

Mấy năm trước năm nào cũng làm hết nhưng mà năm nay không làm nữa tại vì làm bắp

năm nay không được, bắp không lên mà phân bón lên. Năm ngoái mua 6 bao bắp giống;

năm nay mua 3 bao, trồng cho 1,5 ha. 44

Việc thu hẹp quy mô sản xuất này sẽ tác động đến khả năng trả nợ tiếp theo. Do vậy, để

có tiền trả nợ và chi phí cho các chi tiêu trong gia đình các hộ gia đình phải viện đến chiến lược

khác. Đây cũng là hệ quả kéo theo của hiện trạng nợ.

Áp dụng khoa học kỹ thuật không triệt để: đi cùng với việc giảm quy mô diện tích sản

xuất, hiện trạng nợ còn dẫn đến việc người dân phải giảm thiểu đầu tư cho sản xuất, theo đó

người dân không thể áp dụng các hướng dẫn khoa học kỹ thuật đã được hướng dẫn. Việc này thể

hiện ở cả người dân trồng cà phê và bắp lai. Biểu hiện rõ nhất là người dân giảm số lượng phân

bón cho các mùa vụ. Khi được hỏi về số lần bón phân cho các cây trồng trong 1 năm, người dân

luôn bắt đầu bằng câu “nếu có tiền thì…”. Người dân cũng nhận thức được mối quan hệ giữa tỷ

lệ bón phân và năng suất cây trồng. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế hạn hẹp đã khiến cho họ phải

chọn cách thực hành này. Năng suất cây trồng thấp lại sẽ khiến cho họ không trả được nợ và

vòng xoáy cứ thế xoay vần. Việc không có vốn đầu tư cho sản xuất cũng dẫn đến các công đoạn

khác người dân chủ yếu dựa vào sức lao động của hộ gia đình. Khi cần huy động sức lao động

trong sản xuất, người dân cũng dùng sức lao động của mình để đổi công.

Di cư lao động ngoại tỉnh mang tính bắt buộc: Trong bối cảnh phát triển hiện nay, khi mà

các địa phương trong cả nước được nối kết với nhau thông qua các phương tiện truyền thông và

giao thông thì lẽ ra tìm kiếm các cơ hội ở ngoại tỉnh sẽ mở ra cho các cộng đồng tộc người tại

chỗ ở Tây Nguyên nhiều cơ hội sinh kế. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ học vấn, ngôn ngữ,

tay nghề, lựa chọn đi làm việc xa cộng đồng chưa phải là một hiện tượng phổ biến như ở các

cộng đồng tộc người ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả điều tra của

chuyên khảo “Di cư và đô thị hóa ở Việt nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt” của

44 H.S, buôn Biết, H. Lắk, tháng 7/2015

Page 77: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

74

Tổng cục thống kê (2009) cho thấy dòng di cư giữa các vùng lớn nhất là từ vùng Đồng bằng

sông Cửu Long đến vùng Đông Nam Bộ với hơn 714.000 người. Dòng di cư lớn thứ hai là từ

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tới vùng Đông Nam Bộ với hơn 570.000 người. Dòng

di cư lớn thứ ba là từ vùng Đồng bằng sông Hồng tới vùng Đông Nam Bộ với hơn 195.000

người. Dòng di cư lớn nhất đến vùng Đồng bằng sông Hồng là từ vùng Trung du và miền núi

phía Bắc với 155.000 người, tiếp đến là từ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với

98.000 người. Nhìn chung, các kết quả phân tích cho thấy các vùng phía Nam Việt Nam tiếp tục

thu hút được nhiều người nhập cư hơn so với các vùng phía Bắc. Đông Nam Bộ là vùng có sức

hút lớn nhất đối với người di cư. Những vùng xuất cư chính là Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc

Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Trung du và miền núi phía Bắc cũng là vùng xuất cư nhưng

có số lượng người xuất cư rất nhỏ hơn nhiều so với hai vùng xuất cư chính (tr.34-35). Vào thời

điểm chúng tôi đi khảo sát, địa phương cũng đã có giới thiệu chương trình tuyển lao động đi làm

việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuy nhiên, chương trình này chỉ mới mang tính chất khởi xướng.

Người dân đã tự giải quyết vấn đề của mình bằng cách thông qua các mạng lưới xã hội của cá

nhân để tìm kiếm việc làm ở các công ty hay xí nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên,

quá trình chuyển hóa từ một lối sống nông nghiệp sang lối sống công nghiệp không phải là

chuyện dễ dàng như một cô gái trẻ người Mnông minh họa:

Em á, hai chị em đi Sài Gòn, làm bốn tháng, làm giầy da đó, công ty giầy da đó. Một

tháng nếu tăng ca chín giờ người mới thì sáu triệu rưỡi, còn người cũ thì bảy triệu, còn

tăng ca tám giờ thì năm triệu rưỡi, chỗ em làm thì mới có từng đó, còn chỗ người khác

làm thì cao nhất là ba triệu. Đi làm về thì được bốn mươi triệu để trả nợ. Tháng nào mình

giữ cho mình là một triệu rưỡi hay một triệu gì đó mỗi người. Làm thì thích lương cao

nhưng mà em bị té, tại liệt hai tay không làm được nên mới về. Tại người ta ép quá mà,

tay giống như làm nô lệ của người ta mà. Tay của em em làm riết cứng luôn. Hai chị em

em làm đủ tiền trả nợ thì về làm. Sợ đi làm. Về đây sướng hơn nhưng không có tiền.

H’Th, 24 tuổi, nữ, Mnông Rlăm, Huyện Lắc, Đăk Lăk

Tiềm tàng mâu thuẫn xã hội có tộc người: do lịch sử đặc thù của các tộc người, trong

mạng lưới sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại đây có một sự phân công rất rõ nét giữa người Kinh

và các tộc người tại chỗ. Người Kinh bên cạnh việc cùng tham gia sản xuất nông nghiệp hàng

hóa như các tộc người tại chỗ, họ còn là những người chủ yếu nắm giữ các vị trí cung cấp các

dịch vụ nông nghiệp và tài chính cho các cư dân tại địa phương. Thời gian quan hệ buôn bán với

người Kinh được cho là mốc đánh dấu sự chuyển biến về nhận thức của cư dân tại chỗ về kinh tế

thị trường. “Từ khi làm với người Kinh mới biết đến vay và lời. Trước đây không có.” Tuy

khẳng định sự cần thiết của những người cung cấp dịch vụ nông nghiệp và tài chính này nhưng

người dân luôn tỏ một thái độ “vừa thích vừa ghét”. Thích vì khi cần tiền, họ có thể dựa vào

những người Kinh này và ghét vì họ phải vay với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. Đối với đối

tượng này, người dân cũng có sự phân loại người cho vay tốt và người cho vay không tốt. Người

cho vay tốt là người cho vay với lãi suất thấp hơn “1 triệu chỉ lấy 30 ngàn”, “khi cần tiền đáo

hạn, mượn chị D tiền đáo hạn có trả tiền cám ơn mà chị D không lấy”… Trong những trường

hợp cực đoan, người dân dùng từ “con buôn” để chỉ những người cung cấp dịch vụ nông nghiệp

và tài chính này. Họ cho là những người Kinh làm nghề này như là “cha mẹ của cả làng, ai

không trả nợ bả chửi chết luôn.” Trong khi đó, với vị thế của một dân tộc ít người, sản xuất gặp

nhiều khó khăn, phải vay nợ nhiều, người Kinh thường nhìn về các tộc người tại chỗ như là

những người “lười lao động”, “lạc hậu,” “không biết làm ăn.”

Page 78: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

75

Chất lượng cuộc sống suy giảm: Tuy có diện tích đất trồng trọt khá lớn, và có những đợt

canh tác trúng mùa trúng giá, người dân có thể mua sắm một ít vật dụng trong gia đình chủ yếu

là tivi, điện thoại, xe máy, bàn ghế, nệm… Tuy nhiên, do nợ nhiều và canh tác chỉ thu hoạch 1

vụ nên người dân thường chỉ có thu nhập vào những tháng thu hoạch (thường vào cuối năm

dương lịch). Vào những dịp này, kể cả khi không trả hết nợ, người dân cũng cố xoay sở có ít tiền

mặt để có thể mua đồ ăn cải thiện bữa ăn. Trước đây khi còn canh tác nương rẫy, người dân còn

chăn nuôi gia cầm và lợn để cải thiện bữa ăn hay để khi gia đình có tiệc. Hiện nay, cuộc sống

chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa nên việc chăn nuôi không được chủ động như

trước. Các hộ chúng tôi khảo sát đều cho biết và quan sát của chúng tôi cũng đều cho thấy thức

ăn chính của các hộ gia đình là rau rừng, là loại thực phẩm người dân có thể có miễn phí nhờ vào

việc khai thác các loại cây ở bìa rừng. Bữa ăn chỉ cần có cơm. Các loại rau thường được nấu

canh và nêm bột ngọt, được ăn cùng với muối. Người dân ở đây tiêu thụ rất nhiều bột ngọt cho

các bữa ăn. Các hàng quán bán đồ ăn cũng thường bán các loại hàng phẩm chất không cao gồm

có cá khô, râu mực, tóp mỡ, cá hấp…Các hộ dân có thể mua thiếu ở các hàng quán này và sẽ trả

khi đến mùa thu hoạch.

Tóm lại, với nguồn vay từ tư nhân, do yếu tố bất ổn của mùa vụ nên các khoản nợ này ít

khi được trả dứt trong từng thời hạn vay. Thay vào đó, chúng lại được tính lãi chồng nợ cùng với

những khoản vay mới. Người dân lại tiếp tục chu kỳ sản xuất để trả nợ và ít nhiều có được chút

tiền mặt cho chi tiêu của gia đình. Chính sự linh hoạt “đáo nợ” này là điểm khiến cho người dân

ưa thích hình thức vay tư nhân hơn so với hình thức vay ngân hàng vốn bị ràng buộc bằng những

quy định pháp chế. Người dân đều nhận thức là vay ngân hàng sẽ được lãi suất thấp hơn so với

vay ngoài nhưng do nguồn gốc đất đai là đất nằm trong phần của nhà nước quản lý nên họ không

có tài sản để thế chấp khi vay vốn và do các thủ tục đi vay còn nhiều bất cập từ quan điểm của

người dân. Kết quả là do tính bất ổn của sản xuất và lãi suất cao, người dân phải rơi vào cảnh nợ

nần chồng chất. Để giải quyết hiện trạng nợ này, người dân có các chiến lược mang tính vá víu

tạm thời như tiếp tục vay của tư nhân để trả nợ, dựa vào nguồn thu từ sản phẩm hàng hóa, dựa

vào nguồn vay từ ngân hàng để trả nợ cho tư nhân và ngược lại, và dựa vào mạng lưới họ hàng

và bạn bè. Với hiện trạng nợ như vậy, hệ quả là chất lượng cuộc sống của người dân bị giảm,

người dân phải thu hẹp sản xuất, hạn chế áp dụng khoa học kỹ thuật, di cư lao động ngoại tỉnh và

tiềm tàng một mâu thuẫn xã hội có tính tộc người.

6.4 Nguyên nhân của sự khác biệt về hiện tượng nợ

Khi nói đến nợ trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố mùa vụ thuận lợi thường được đề cập

đến. Sự thất bại do các nguyên nhân thời tiết, chất lượng giống, sâu bệnh là một nguyên nhân

quan trọng khiến cho người sản xuất dễ rơi vào cảnh nợ nần, đặc biệt khi tham gia vào sản xuất

thị trường với vốn đầu tư lớn. Thế nhưng, các địa bàn chúng tôi nghiên cứu ngoài yếu tố này thì

bản chất của mạng lưới tín dụng và sinh kế còn là yếu tố quan trọng dẫn đến hiện tượng nợ và nợ

chồng nợ trong sản xuất trong nông nghiệp.

Hai vùng địa lý khác nhau với điều kiện lịch sử và chính trị khác nhau đã tác động đến

sinh kế của các tộc người tại đây một cách khác nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy

là các tộc người ở vùng núi phía Bắc không chịu hiện tượng nợ khắc nghiệt như ở Tây Nguyên là

do các yếu tố sau:

Page 79: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

76

Đa dạng sinh kế: Các dân tộc ở miền núi phía Bắc trong nghiên cứu của chúng tôi cho

thấy các hộ gia đình bên cạnh hoạt động sinh kế chính để tìm kiếm lợi nhuận (trồng ngô lai và cà

phê) luôn có những hoạt động kinh tế phụ trợ khác để bổ sung cho nguồn thu nhập của gia đình

(chăn nuôi, trồng lúa, làm thuê, làm vườn, chạy chợ, chế biến cà phê tươi thành cà phê nhân).

Bên cạnh đó, các hộ luôn có sự năng động trong sự thay đổi sinh kế, tìm tòi các loại hình sinh kế

khác để dự phòng cho tình trạng bấp bênh của hoạt động kinh tế chính. Ví dụ như đang trồng ngô

đã trồng thêm chè để tăng thêm thu nhập và khi ngô xuống giá và chè lên giá thì sẵn sàng và có

kinh nghiệm để chuyển đổi sang trồng chè, và mặc dù khi chè đang có giá cũng dự phòng trồng

thử nghiệm thêm chuối để tăng thu nhập; hay như song song với việc trồng mía, người dân ở Sơn

La đã thử nghiệm trồng cây cà phê và khi mía rớt giá cây cà phê đã lên ngôi và khi cây cà phê

đang phát triển và bộc lộ những rủi ro thì người dân đã năng động tìm các nguồn sinh kế khác

như chuyển sang trồng các loại cây có múi để đa dạng sinh kế và sẵn sàng thay cây cà phê khi

cần thiết. Sự đa dạng sinh kế cũng giúp cho một số bà con có nguồn tài chính thường xuyên đầu

tư cho phân bón cho sinh kế hàng hóa không lệ thuộc vào nguồn vốn vay. Do vị trí gần hay có

mối quan hệ với các thị trấn, thành phố lớn nơi có nhu cầu lương thực và thực phẩm như thị trấn

Đình Cả hay thị trấn Hát Lót và thành phố Sơn La nên các cộng đồng này thành các vệ tinh cung

cấp thực phẩm (gà, lợn, bò, rau, quả). Và nhờ các chương trình nông thôn mới nên đường xá

phần nào đi lại thuận lợi cho người dân hơn.

Các thiết chế hỗ trợ: sự chuyển đổi sinh kế ở cả hai địa phương nghiên cứu đều có vai trò

quan trọng của địa phương trong việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với vùng đất.

Và cũng giống như ở nhiều vùng khác, nhà nước đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn này còn ở

khâu đầu ra các chính sách ở tầm vĩ mô cũng như các hỗ trợ ở tầm vi mô đều bỏ ngỏ. Tất cả đều

để nông dân tự “vật lộn” với sự điều tiết của thị trường. Theo đó, thấy cây con nào có giá trị

kinh tế thì sẽ chuyển ồ ạt sang và khi hết giá trị lại tìm kiếm một loại cây con khác. Tuy nhiên, ở

các tỉnh phía Bắc, khác với trường hợp Tây Nguyên là nhà nước đã có vai trò chủ động trong

việc hỗ trợ nguồn tín dụng để bà con có thể tiếp cận nguồn phân bón vốn là một yếu tố quan

trọng trong quá trình sản xuất. Cụ thể như ở huyện Võ Nhai của Thái Nguyên là vai trò của chi

nhánh vật tư nông nghiệp với hình thức bán trả chậm theo lãi suất ngân hàng. Sự cạnh tranh giữa

nhà nước và tư thương trong lĩnh vực phân bón đã phần nào hạn chế sự độc quyền của tư thương

trong lĩnh vực này như ở Tây Nguyên. Bên cạnh đó, việc quản lý hiệu quả các nguồn vốn vay

với lãi suất thấp của ngân hàng chính sách xã hội đến đúng các đối tượng thụ hưởng trong cộng

đồng và vai trò của hệ thống ngân hàng nhà nước đặc biệt là agribank cũng giúp cho bà con có

điều kiện tiếp cận vốn tài chính với lãi suất phù hợp để không phải viện đến tín dụng đen.

VII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

7.1. Kết luận

Báo cáo này xem xét hiện trạng nợ của các tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên và

vùng núi phía Bắc trong bối cảnh của sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền nông

nghiệp theo hướng thị trường. Giống như ở nhiều vùng miền núi khác của Việt Nam, áp dụng

quan điểm phát triển theo hướng tiến hoá đơn tuyến và triết lý “tiến bộ” phương Tây, sau Giải

phóng 1975, nhà nước đã triển khai nhiều chương trình phát triển nhằm thay đổi các mô hình

sinh kế “lạc hậu” của các cộng đồng tộc người thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên và phía Bắc bằng

các mô hình sinh kế “ hiện đại”, trong đó, sản xuất nông nghiệp hàng hoá được coi là giải pháp

Page 80: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

77

tối ưu để người dân làm giàu. Việc bỏ việc canh tác rẫy lúa “lạc hậu” sang trồng bắp và cà phê

được cả người dân và các cấp chính quyền địa phương coi là sự chuyển đổi mang tính hiện đại.

Giống như ở bối cảnh miền núi Indonesia theo quan sát của Tania (2009), bằng cách chuyển đổi

sang cây công nghiệp ngắn và dài ngày, các cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên và

phía Bắc “bắt đầu được tôn trọng hơn và được coi là những người nông dân thực thụ, biết xây

dựng các chiến lược đầu tư làm giàu cho tương lai lâu dài”. Trong bối cảnh diễn ngôn về phát

triển như vậy, các các hộ gia đình thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên và Tây Bắc cũng tìm mọi cách

để chuyển đổi mô hình sinh kế của họ sang kinh tế nông nghiệp hàng hoá. Ở buôn Ban, Huổi

Khoang và Phiên Khoài, cây trồng chủ lực là cà cây cà phê còn ngô lai là cây trồng chính ở buôn

Biết và Ba Nhất. Ở Tây Nguyên, những người không trồng do lỗ nhiều vẫn phải tiếp tục trồng vì

nếu không sẽ bị cho “là lười”, và vì vậy “nghèo không ai thương”.

Tuy nhiên, các nỗ lực ‘làm giàu’ thông qua sự chuyển đổi này không hề dễ dàng. Như kết

quả nghiên cứu chỉ ra, sự thành công hay thất bại của các nhóm tộc người khác nhau phụ thuộc

vào bối cảnh tự nhiên, kinh tế, hỗ trợ của chính quyền, vốn văn hoá và xã hội khác nhau. Trong

khi ở Thái Nguyên và Sơn La người dân không phải thách thức lớn thì ở Tây Nguyên, khác xa

với sự mong đợi của nhà nước và từ chính người dân đã và đang nỗ lực “làm giàu”, sự chuyển

đổi sinh kế từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang sản xuất nông nghiệp theo hướng thị trường trong

bối cảnh thiếu vốn, thị trường bấp bênh và mùa vụ không ổn định đã làm tạo ra nhiều thách thức

cho đời sống kinh tế của hầu hết các hộ gia đình. Tuy đã nỗ lực đầu tư trồng hàng ngàn ha cà phê

và hàng trăm ha rẫy ngô, người dân ở cả hai buôn ở Tây Nguyên không những không giàu lên

mà còn phải gánh những khoản nợ, đặc biệt là nợ không thể trả với lãi suất cao từ các dịch vụ

cho vay tư nhân. Nợ xấu, nói cách khác, đã và đang trở thành một một vấn đề hết sức trầm trọng

có tác động tiêu cực đến đời sống sinh kế và văn hoá xã hội của hầu hết các hộ gia đình tại hai

địa bàn khảo sát ở Tây Nguyên.

Khác với các hoạt động sinh kế ‘duy tình” cổ truyền được vận hành theo “đạo lý tự cấp tự

túc” với hàng loạt các dàn xếp văn hoá - xã hội và kỹ thuật đi kèm nhằm đảm bảo sự chủ động

trong sản xuất, việc chuyển sang trồng cà phê và ngô ở cả 2 vùng đã làm cho người dân bị phụ

thuộc hoàn toàn vào thị trường bên ngoài cả ở khía cạnh đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Với

xuất phát điểm là những người nông dân không có tích luỹ về tài chính, và trong bối cảnh hệ

thống tín dụng của nhà nước không hỗ trợ được nhiều, để có thể trồng ngô, trồng cà phê và lúa

lai, các hộ gia đình đã phải tìm đến các hệ thống tín dụng phi chính thống với lãi suất cao để có

vốn sản xuất. Tỉ lệ lãi suất cao, đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên, từ các khoản vay bắt buộc cho

đầu vào, sự rủi ro của thời tiết, cùng với sự bị động, phụ thuộc lớn vào thị trường bên ngoài cho

đầu ra của sản phẩm (“được mùa mất giá, được giá mất mùa”), đã tạo ra sự mất cân bằng giữa

giá trị kinh tế thu được từ cà phê và ngô so với chi phí phải bỏ ra để mua phân bón và các loại

đầu vào khác. Sự mất cân đối này đã làm cho tình trạng nợ của gia đình, kể cả đối với các hộ có

ít hoặc nhiều đất sản xuất, tích tụ, dồn từ năm này sang năm khác.

Ở bối cảnh mới, nơi các dàn xếp văn hoá – xã hội và kỹ thuật, trong đó có vấn đề tương

hỗ, tương trợ và việc tận dụng các nguồn lực sẵn có trong mô hình sinh kế không còn vận hành,

các hộ gia đình không còn lựa chọn, phải tiếp tục lao vào vòng cuốn của sản xuất thị trường để

sinh tồn mặc dù nhiều người biết chắc chắn rằng càng làm và càng đầu tư sẽ càng nợ. Các hộ dân

ở Tây Nguyên đa phần đều rơi vào cảnh huống “nợ nhưng không sợ”, bởi họ phải tiếp tục vay,

Page 81: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

78

dù cho đó là các khoản vay với lãi suất cao, để đầu tư sản xuất và để đảm bảo nguồn lương thực

thực phẩm tối thiểu cho gia đình.

Như vậy, khác với cứu của McElwee và Jame Scott khi phân tích tính tránh rủi ro của

người nông dân, người dân ở các địa bàn nghiên cứu đã chấp nhận rủi ro để tham gia sản xuất thị

trường. Họ dành tất cả các khu đất phù hợp của gia đình và chấp nhận vay vốn với lãi suất cao để

đầu tư trồng nông sản hàng hoá. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh phát triển ở Việt Nam hiện nay,

việc người dân mạo hiểm chuyển đổi sinh kế như vậy là do các chương trình vận động phát triển

của nhà nước, trong đó các hộ gia đình được hỗ trợ phân bón, cây giống và hứa hẹn những lợi

ích kinh tế lớn để thoát nghèo và làm giàu. Song song các chương trình tuyên truyền và hỗ trợ

này, sự hội nhập sâu với lối sống hiện đại đi cùng với những nhu cầu tiêu thụ phụ thuộc thị

trường cũng góp phần thúc đẩy họ tham gia sản xuất thị trường với hy vọng gia tăng chất lượng

cuộc sống. Khi đã lệ thuộc vào thị trường trong sản xuất và tiêu dùng với các khoản nợ lớn, trong

khi các dàn xếp kỹ thuật và văn hoá – xã hội cổ truyền không còn giữ được vai trò đảm bảo an

ninh lương thực cho gia đình, các hộ nông dân không còn lựa chọn để thoát ra khỏi vòng xoáy

thị trường. Đời sống kinh tế của người dân, vì vậy, cứ thế bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần do việc

sản xuất cà phê và ngô lai tạo ra.

Tuy nợ là một hiện trạng phổ biến và để lại các hệ quả rất trầm trọng cho sinh kế của

người dân như vậy, song có lẽ do bị ảnh hưởng lớn từ triết lý phát triển theo hướng tiến hoá luận,

tư duy cho rằng phải sản xuất theo hướng thị trường thì mới “phát triển”, mới “thoát nghèo” nên

đối với các cán bộ địa phương thì cuộc sống của người dân vẫn đang “rất tốt, người Kinh giúp

cho người đồng bào cùng làm ăn cùng phát triển”, như nhận xét của một vị cán bộ buôn ở buôn

Ban. Đối với các đối tượng là trung gian trong chuỗi sản xuất, những người đóng vai trò cung

cấp vốn cho những người dân, thì việc nợ là điều hiển nhiên vì “người dân tộc không biết làm

ăn” “chỉ lo nhậu nhẹt” và đối với bản thân những người chịu nhiều nợ nần thì nợ là do “không có

vốn, người Kinh có vốn có tiền làm gì cũng được.” Do có cách nhìn như vậy nên vấn đề nợ ở

buôn Biết và buôn Ban nói riêng và nhiều cộng đồng thiểu số tại chỗ Tây Nguyên nói chung,

đang góp phần củng cố thêm định kiến “người thiểu số nhận thức thấp và không biết tính toán

làm ăn”. Có lẽ cũng do bởi cách nhìn định kiến này, các cấp chính quyền địa phương chưa có

những những giải pháp, nỗ lực để giúp người dân thoát khỏi vòng xoáy “nợ chồng nợ”, “nợ miết

từ năm này qua năm khác”. Trong tương lai gần, nếu không có những thay đổi ở cấp độ vĩ mô

cũng như vi mô để giúp người dân thoát khỏi hiện trạng này, các nỗ lực phát triển của nhà nước

và các tổ chức quốc tế sẽ khó đạt được hiệu quả, và cuộc sống của những người thiểu số tại chỗ

ở những vùng như Tây Nguyên sẽ có thể rơi vào vòng xoắn trôn ốc như

7.2. Khuyến nghị

Dựa trên các kết quả phân tích về hiện trạng và nguyên nhân của vấn đề nợ ở buôn Biết

và buôn Ban, cũng như hệ quả kinh tế- xã hội do vấn đề nợ tạo ra, chúng tôi đề xuất một số

khuyến nghị như sau:

I. Thay đổi và bổ sung một số điều khoản trong Nghị định 55/2015/NĐ/CP

Page 82: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

79

Nhằm khắc phục những hạn chế về chính sách tín dụng của Nghị định 4, ngày 9/6/2015,

Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2015/NĐ/CP về chính sách “tín dụng phục vụ phát triển

nông nghiệp, nông thôn”. Nghị định này, có thể nói, đã có những thay đổi có tính đột phá trong

chính sách tín dụng so với Nghị định 41, thể hiện ở các quy định tăng vốn cho vay, các điều

khoản về khoanh, xoá nợ, nới rộng điều kiện về tài sản thế chấp, vv. Tuy nhiên, để các cá nhân

và hộ thuộc cộng đồng các tộc người thiểu số, đặc biệt là các vùng tham gia mạnh vào sản xuất

nông nghiệp theo hướng thị trường, có thể tiếp cận được nguồn vốn này và sử dụng nó có hiệu

quả, cần phải chỉnh sửa, bổ sung 2 điều khoản sau:

1) Điều 3 của Nghị định quy định, các cá nhân, hộ gia đình cư trú ở khu vực nông thôn được

phép vay tối đa 100 triệu đồng nếu họ “tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với

các hợp tác xã và doanh nghiệp. Quy định này sẽ loại trừ phần lớn các cá nhân và hộ gia

đình tộc người thiểu số tại chỗ ở miền núi nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng bởi trong

thực tế hiện nay, các hộ gia đình đều tự đầu tư sản xuất, không tham gia liên kết với hợp

tác xã hay doanh nghiệp.

2) Điều 4 của Nghị định quy đinh, các cá nhân, hộ gia đình có thể được vay tối đa 200 triệu

đồng nếu họ đầu tư trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Quy định này sẽ loại bỏ

các cộng đồng cư dân sống trong bối cảnh khí hậu, thổ nhưỡng không phù hợp với việc

trồng cây công nghiệp như ở Yang Tao của huyện Lắk. Vì vậy, nên sửa đổi quy định cho

phép các cá nhân và hộ gia đình đầu tư sản xuất nông nghiệp nói chung chứ không nên

chỉ hạn chế cho phép các gia đình và cá nhân trồng cây công nghiệp.

3) Nghị định 55 có bước đột phá trong các quy định liên quan đến tài sản thế chấp, cho phép

các cá nhân và hộ gia đình có thể sử dụng “giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất” để thế chấp vay vốn sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều hộ

gia đình các tộc người thiểu số tại chỗ, đặc biệt là các hộ gia đình trẻ mới ra ở riêng, phải

đi mượn hoặc thuê đất để sản xuất nên quy định này chỉ tạo điều kiện cho các hộ gia đình

có đất nhưng chưa có sổ đỏ, các hộ gia đình đang thuê hoặc mượn đất canh tác, thường là

các hộ nghèo khó nhất, không thể tiếp cận vay vốn. Vì vậy, để cho các hộ bị ngoài lề hoá

nhất có thể vay vốn, Nghị định có thể thêm quy định cho phép sử dụng các mùa vụ mà

người dân đang canh tác để thế chấp vay, thay vì chỉ cho các hộ có đất tiếp cận được

nguồn vốn này.

II. Xem xét nâng trần lãi suất ngân hàng cổ phần và ngân nhà nước trong việc cho vay

để tạo sự cạnh tranh

Hiện nay, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, mức trần lãi suất cho vay của các Ngân

hàng thương mại cổ phần và nhà nước có thể xem là chưa đủ rộng, trong khi những rủi ro mà các

ngân hàng phải gánh chịu nếu cho nông dân vay vốn để sản xuất là khá cao. Vì vậy, có thể dẫn

đến tình trạng các ngân hàng ít “mặn mà” trong việc cho nông dân vay vốn. Trong khi đó, hệ

thống tín dụng tư nhân mặc dù có thể gặp những rủi ro khi cho nông dân vay vốn sản xuất,

nhưng với lãi suất cho vay “cắt cổ” vẫn đảm bảo duy trì lợi nhuận, nên tạo điều kiện hết mức có

thể để nông dân vay vốn và đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, hệ thống cho vay tư

nhân đang chiếm thị phần rất lớn so với hệ thống tín dụng chính thống. Điều này đã đẩy người

nông dân lâm vào hoàn cảnh phải vay các khoản nợ tư nhân với lãi suất cao và hậu quả là gánh

chịu nợ xấu. Như vậy, cần xem xét nâng trần lãi suất đủ rộng để khuyến khích hệ thống tín dụng

chính thống cạnh tranh với tín dụng đen trong việc cho vay vốn để sản xuất nông nghiệp.

Page 83: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

80

III. Xây dựng chương trình tín dụng đặc thù cho người dân tộc thiểu số ở vùng Tây

Nguyên

Xác định vị thế quan trọng về phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của Tây Nguyên,

trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã chú ý đầu tư xây dựng hệ thống tín dụng mang tính

đặc thù cho vùng này. Bên cạnh sự có mặt của 5 ngân hàng nhà nước, các chi nhánh của Ngân

hàng Chính sách, Ngân hàng Phát triển nông thôn, quỹ tín dụng nhân dân cũng các ngân hàng

thương mại cổ phần đã có các chi nhánh và điểm giao dịch xuống tận cấp huyện và xã. Tuy

nhiên, như nghiên cứu đã chỉ ra, với tính chất là ngân hàng thương mại, với các quy định cho vay

chặt chẽ, việc tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ tín dụng chính thống chủ yếu việc tiếp cận vay vốn

từ các hệ thống tín dụng chính thống chỉ phổ biến ở các gia đình khá giả và các doanh nghiệp.

Trong khi đó, việc tiếp cận vay vốn của các cá nhân và gia đình thuộc cộng đồng các tộc người

thiểu số tại chỗ đối với hệ thống tín dụng chính thống, kể các ngân hàng thương mại và ngân

hàng chính sách, rất hạn chế và vì vậy làm cho người dân phải vay vốn từ các hệ thống tín dụng

phi chính thống với lãi suất rất cao. Để giúp các cộng đồng tộc người thiểu số tại chỗ tiếp cận

được nguồn vốn với lãi suất hợp lý để đầu tư sản xuất, thoát khỏi cảnh vay nợ với lãi suất cao từ

tư nhân, Nhà nước cần nghiên cứu để xây dựng một hệ thống tín dụng đặc thù, phù hợp với

điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, cho các cộng đồng thiểu số tại chỗ tại địa bàn. Quỹ tín dụng này

có được xây dựng độc lập hay có thể lồng ghép vào các chương trình hỗ trợ phát triển vùng dân

tộc thiểu số của nhà nước đang được triển khai như Chương trình 30a hay Chương trình 135 giai

đoạn III. Để giảm thiểu các rào cản vô hình và hữu hình mà người dân đang phải đối mặt trong

việc vay vốn từ các hệ thống tín dụng hiện hành, nguồn tài chính từ hệ thống tín dụng đặc thù

này, cho dù được vận hành như một quỹ độc lập hay được lồng ghép, có thể giao cho chính

quyền cấp xã quản lý và điều hành.

IV. Xây dựng các hội /đoàn ở cấp xã và cấp thôn buôn như đầu mối cung cấp đầu vào và

bao tiêu đầu ra sản phẩm

Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện trạng nợ xấu hiện nay ở buôn Biết và buôn

Ban là vấn đề đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp đều bị chi phối hoàn toàn bởi các

đầu mối trung gian là các doanh nghiệp tư nhân ở tại xã và buôn và vì vậy các hộ gia đình bị đầu

cơ về giá cả ở cả đầu vào và đầu ra. Để cho người dân thoát khỏi cơ cấu thị trường bất lợi cho

các nông hộ cá thể, giúp họ có thể tiếp cận trực tiếp được với các sản phẩm đầu vào cho sản xuất

với giá hợp lý và có thể bán được sản phẩm đúng theo giá thị trường, cần phải xây dựng ở cấp

thôn/buôn những đầu mối trung gian để nối kết trực tiếp người dân với các doanh nghiệp sản

xuất phân bón và thu mua sản phẩm. Với cơ cấu quản lý ở cấp thôn buôn và cấp xã ở Tây

Nguyên nói riêng và Việt Nam hiện nay nói chung đang tồn tại nhiều hội/đoàn như hội phụ nữ,

thanh niên, mặt trận hay hội nông dân, vv, có thể xây dựng các chính sách để xây dựng các hội

đoàn này thành các đầu mối trung gian để nối kết trực tiếp người dân và doanh nghiệp. Điều này

hoàn toàn khả thi bởi, theo phó chủ tịch xã Yang Tao, một số doanh nghiệp sản xuất phân bón

Lâm Đồng và TP. Hồ Chí Minh đã từng đến đặt vấn đề với các hội đoàn ở cơ sở để cho người

nông dân vay phân không phải trả lãi suất và bản thân ông phó chủ tịch xã Yang Tao cũng đã

từng viết đơn đề xuất cho xã đứng ra đại diện cho dân vay phân trực tiếp từ các doanh nghiệp,

song do vướng mắc về cơ chế nên ý tưởng thành lập các đầu mối tại địa bàn chưa thành hiện

thực. Bản thân vị chủ tịch Hội nông dân buôn Ban hiện cũng đang trực tiếp lấy phân trực tiếp từ

một doanh nghiệp kinh doanh phân bón ở Tp. Đà Lạt với số lượng 30 tấn một năm không lãi suất

Page 84: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

81

để trồng cà phê. Doanh nghiệp này cũng đã từng đề nghị Hội nông dân buôn đứng ra làm đại

diện vay phân cho người dân không lãi suất, cuối mùa trả, nhưng “do sợ không lấy lại được vốn

từ người dân nên đã từ chối khéo”.

V. Cần xoá bỏ việc coi triết lý phát triển coi sản xuất theo kinh tế thị trường là con đường

phát triển duy nhất và tốt nhất trong chiến lược, chính sách phát triển dài hạn kinh tế các

tộc người thiểu số Tây Nguyên

Từ sau giải phóng, các chính sách phát triển Tây Nguyên nói chung và các tộc người

thiểu số tại chỗ nói riêng đã và đang được được xây dựng trên một niềm tin tuyệt đối về một con

đường “phát triển” và “tiến bộ” duy nhất, trong đó sản xuất theo định hướng thị trường được coi

là giải pháp duy nhất và là thước đo quan trọng nhất của sự thành công. Đi đôi với chính sách

này là việc tuyên truyền xoá bỏ các hệ thống sinh kế cổ truyền theo hướng tự cấp tự túc. Trong

nhiều năm qua, sự hấp dẫn của triết lý phát triển này đã làm cho cả chính quyền và người dân ở

các địa bàn Tây Nguyên tìm cách theo đuổi. Tuy nhiên, như báo cáo đã chỉ ra, với nguồn lực hạn

hẹp và với sự rủi ro cao của thị trường nông sản, sự thay đổi hoàn toàn các mô hình sinh kế theo

hướng thị trường không những không làm cho người dân giàu lên mà còn đẩy nhiều gia đình vào

cảnh nợ nần và nghèo đói. Những năm qua, hiện tượng “trồng - chặt- chồng – chặt – nợ” ở nhiều

vùng trên địa bàn Tây Nguyên và các địa bàn khác trong cả nước đã cho thấy rõ các hạn chế và

hệ quả kinh tế của việc theo đuổi sự phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thị trường và

xoá bỏ các mô hình sinh kế truyền thống. Để hạn chế điều này, trong chiến lược phát triển kinh

tế mang tính vĩ mô cho các tộc người thiểu số, cần phải xoá bỏ triết lý phát triển coi sản xuất

theo hướng thị trường như là mô hình duy nhất và đồng nhất để phát triển. Sản xuất theo kinh tế

thị trường chỉ nên được coi là một trong những mô hình để người dân lựa chọn bởi không phải

hộ gia đình và thậm chí cộng đồng tộc người thiểu số tại chỗ nào cũng hội đủ các điều kiện để

tham gia vào sản xuất thị trường đầy rủi ro. Trong bối cảnh nơi triết lý phát triển hiện tại đã ăn

sâu vào tiềm thức của các cán bộ cấp cơ sở và của chính người dân, cần phải đẩy mạnh truyền

thông để giảm thiểu việc khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo kinh tế thị

trường hay “hiện đại hoá” nông nghiệp bằng mọi giá, theo phong trào.

VI. Thay đổi hạng mục đầu tư, cách thức triển khai và triết lý phát triển trong các chương

trình hỗ trợ đặc thù vùng tộc người thiểu số

Nhằm hỗ trợ vùng các tộc người thiểu số, trong những năm vừa qua, Nhà nước đã triển

khai nhiều chính sách phát triển khá toàn diện cho các cộng đồng trên địa bàn, như Chương trình

135, Chương trình 30a, vv. Những chương trình phát triển này, có thể nói, đã đem lại nhiều

thành tựu trong phát triển văn hoá, xã hội và kinh tế cho người dân, được các cộng đồng và quốc

tế thừa nhận. Tuy nhiên, do được thiết kế dựa trên triết lý phát triển như vừa nêu ở khuyến nghị

IV, các chương trình hỗ trợ phát triển này vẫn thiên về áp dụng “một mô hình cho tất cả”, được

thiết kế từ bên ngoài. Ở khía cạnh kinh tế, các hỗ trợ và hoạt động của cả chương trình hỗ trợ,

đặc biệt là Chương trình 135 và 30a chỉ thiên về việc đầu tư để áp dụng công nghệ hiện đại và

phát triển các giống cây trồng lai cho tất cả các tộc người, mà chưa thực sự chú ý đúng mức đến

vấn đề phát huy sự đa dạng văn hoá, vai trò của các mô hình sinh kế truyền thống của các tộc

người miền núi. Kết quả là, hệ thống thức địa phương nói riêng và các dàn xếp kỹ thuật khác

trong sản xuất nông nghiệp cổ truyền của các tộc người đang bị suy giảm, dẫn đến tình trạng

người dân không chủ động được trong sản xuất mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lực từ

Page 85: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

82

bên ngoài. Trong các chương trình phát triển của nhà nước đang và sẽ triển khai, cần phải thay

đổi triết lý phát triển này cũng như các hoạt động đi kèm bằng việc rà soát và loại bỏ mô hình và

hoạt động phát triển làm suy giảm sự đa dạng văn hoá, đặc biệt là đa dạng sinh kế, cũng như

giảm thiểu các mô hình sinh kế có thể tạo ra sự phụ thuộc lớn của người dân vào bên ngoài. Đi

đôi với việc rà soát và loại bỏ các mô hình sinh kế theo hướng thị trường được xây dựng cho tất

cả các vùng, các tộc người, cần triển khai các chương trình và hoạt động hỗ trợ để củng cố và

phát huy các mô hình sinh kế cổ truyền đã được các tộc người xây dựng để thích ứng với các bối

cảnh văn hoá, xã hội và môi trường đa dạng tại địa bàn mà các tộc người sinh sống.

VII. Sử dụng cách tiếp cận nhạy cảm văn hoá trong chương trình phát triển

Để phát huy hơn nữa vai trò của văn hoá các tộc người thiểu số Tây Nguyên trong phát

triển bền vững, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và địa phương tại địa

bàn cần phải xây dựng cách tiếp cận nhạy cảm văn hoá, trong đó việc công nhận và tôn trọng sự

đa dạng và biểu đạt văn hoá truyền thống tộc người trên nền tảng của cách tiếp cận về quyền cần

phải được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, tiếp cận nhạy cảm văn hoá cũng đòi hỏi phải có sự tham

gia chủ động và tích cực của người dân sở tại trong quá trình ra quyết sách, quan tâm đúng mức

đến hệ thống tri thức địa phương trong quản lý tài nguyên và phát triển sinh kế. Hệ thống tri thức

này sẽ là chìa khoá để giải quyết các thách thức liên quan đến vấn đề nghèo đói, môi trường,

giảm thiểu sự suy thoái của đa dạng sinh học và đất đai canh tác.

VIII. Chỉnh sửa, bổ sung luật và các quy định pháp lý về sở hữu, sử dụng tài nguyên và

phát huy các thể chế truyền thống

Như nghiên cứu đã chỉ ra, bên cạnh sự hấp dẫn của diễn ngôn thoát nghèo và làm giàu

thông qua sản xuất nông nghiệp theo hướng thị trường, việc người dân ở cả buôn Biết và buôn

Ban chấp nhận thực hành các hành vi sinh kế rủi ro là do các cộng đồng không còn đủ nguồn tài

nguyên đất và rừng để tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình sinh kế cổ truyền với các dàn

xếp kỹ thuật và văn hoá – xã hội khá phức tạp. Chính vì vậy, nhà nước cần cân nhắc sửa đổi và

bổ sung một số quy định pháp lý về sở hữu đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, đặc

biệt là công nhận quyền sở hữu cộng đồng cho các tộc người thiểu số tại chỗ để cho người dân

có nhiều lựa chọn trong phát triển sinh kế bền vững. Thêm vào đó, cũng cần xây dựng các khung

pháp lý để khuyến khích và phát huy hơn nữa các thiết chế và thực hành văn hoá phi chính thống

(luật tục, già làng, đổi công, tri thức địa phương, quan hệ dòng họ, tín ngưỡng - tâm linh, vv)

trong quản lý, sử dụng tài nguyên và an sinh xã hội vốn đã được thực hành ở các cộng đồng hàng

trăm năm nay.

IX. Đẩy mạnh vai trò của Liên minh nông nghiệp

Là một tập hợp các tổ chức thuộc các cơ quan chính phủ và phi chính phủ với những

chuyên gia đầu ngành của cả nước về khoa học và kinh tế nông nghiệp, Liên minh nông nghiệp

có thể đóng một vai trò rất lớn trong việc tháo gỡ hiện trạng nợ của các tộc người thiểu số tại chỗ

ở Tây Nguyên nói riêng và nông dân Việt Nam nói chung trong việc tháo gỡ các thách thức về

sinh kế và phát triển ít nhất ở 2 phương diện:

- Tiến hành các nghiên cứu để xây dựng các mô hình giúp kết nối trực tiếp người nông

dân với doanh nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, và doanh nghiệp thu mua nông

sản.

Page 86: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

83

- Thực hiện các nghiên cứu với quy mô lớn về các tác động của việc chuyển đổi sinh kế

sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá đối với đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội ở các địa

bàn nông thôn Việt Nam hiện nay.

- Tiến hành các nghiên cứu các mô hình sinh kế truyền thống ở các tộc người để làm cơ

sở cho việc vận động chính sách trong xây dựng các mô hình sinh kế bền vững ở các địa

bàn tộc người thiểu số.

Page 87: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

84

VIII. Tài liệu tham khảo

Adams, W. M. (1991), Green Development: Environment and Sustainability in the Third World.

London: Routledge.

Agawal, A. (1995), “Dismantling the divide between indigenous and scientific knowledge” [Phá

bỏ sự khu biệt giữa tri thức địa phương và tri thức khoa học], Development and Changes, số 26.

Agrawal, Arun và K. Sivaramakrishnan biên tập (2000), Agrarian Environments: Resources,

Representations, and Rule in India, Durham, London: Duke University Press.

Andrew Hardy (2005), Red hills: migrants and the state in the highlands of Vietnam, Singapore:

NIAS Press.

Andrew Hardy, Sarah Turner & Jean Michaud, (2000), “Markets and Social Change in the

Vietnamese Highlands”, Asia Pacific Viewpoint (special issue).

Anne De Hautecloque Howe (2004), Người Ê Đê, một xã hội mẫu quyền, Nxb. Văn hóa dân tộc,

Hà Nội.

Bế Viết Đẳng (1980), “Một số nét về quá trình xây dựng quan hệ sản xuất ở miền núi”, Tạp chí

Dân tộc học số 4.

Bế Viết Đẳng (1989), “Sự phát triển kinh tế xã hội vùng cao và công cuộc định canh định cư của

người Mông” , Tạp chí Dân tộc học, số 2 + 3.

Bế Viết Đẳng chủ biên (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế xã hội miền núi,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Bế Viết Đẳng và các cộng sự (1982), Đại cương về các dân tộc Ê Đê, Mơ Nông ở Đăk Lăk, Nxb

KHXH, Hà Nội.

Bùi Minh Đạo (2003), Một số vấn đề về xoá đói giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Nxb KHXH, Hà Nội.

Bùi Minh Đạo (2010), Tổ chức và hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Nxb KHXH.

Bùi Minh Đạo (2011), Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững,

Nxb KHXH, Hà Nội.

Bùi Minh Đạo (2012), Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát triển bền vững,

Nxb KHXH, Hà Nội.

Bùi Văn Đạo (2011), “Nghiên cứu khoa học xã hội Tây Nguyên từ sau năm 1975 và một số định

hướng nghiên cứu những năm tới”, Tạp chí KHXH Tây Nguyên, số 1.

Christian Culas (2010), “Nghiên cứu những diễn ngôn và tập quán địa phương trong quản lý môi

trường ở miền núi Việt Nam: nhìn từ quan điểm nhân học”. Trong Hiện đại và động thái của

truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học, quyển 2. Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ

Chsi Minh.

Condominas (2003), Chúng tôi ăn Rừng Đá - Thần Gôo, Trần Thị Lan Anh, Phan Ngọc Hà,

Trịnh Thu Hồng, Nguyễn Thu Phương dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội.

Page 88: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

85

Dam Bo (Jacques Dournes) (2003), Miền đất huyền ảo, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Hội Nhà văn.

Đặng Nghiêm Vạn (1975), “Vài ý kiến về vấn đề nương rẫy trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ

nghĩa xã hội”, Tạp chí Dân tộc học, số 1.

Đặng Nghiêm Vạn (1979), “Đặc điểm những hoạt động sản xuất cổ truyền của các cư dân Tây

Nguyên”, Tạp chí Dân tộc học, số 4.

Đặng Nghiêm Vạn (1986), “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách về kinh tế - xã hội Tây Nguyên

trên chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội”, trong Uỷ ban KHXH

Việt Nam, Một số vấn đề kinh tế - xã hội Tây nguyên, Nxb KHXH, Hà Nội.

Đặng Nghiêm Van (1988), “Sở hữu đất đai ở Tây Nguyên”, Tạp chí Dân tôc học, số 1, 2.

Đặng Nghiêm Vạn (1989), “Những vấn đề xã hội hiện nay ở Tây Nguyên”, trong Uỷ ban

KHXH, Tây Nguyên trên đường phát triển, Nxb KHXH, Hà Nội.

Desbarats, Jacqueline (1987). “Population Redistribution in the Socialist Republic of Vietnam.

In, Population and Development Review, Vol. 13 (1). P. 43-76.

Dove, Michael (1983), “Theories of Swidden Agriculture and the Political Economy of

Ignorance”, Agroforestry System, số 1: 85 - 99.

Ellis, Frank (1993), Peasants Economics: Farm Households and Agrarian Development, 2nd

edition, Cambridge University Press.

Escobar, Arturo (1995), Encountering Development: The Making and Unmaking of the Third

World, Princeton: Princeton University Press.

Evans, Grant (1985), “Vietnamese Communist Anthropology”, Canberra Anthropology 8 (1-2):

116-147. Special Volume: Minorities and the state, Vol. 1&2.

Evans, Grant (1992), “Internal Colonialism in the Central Highland of Vietnam”, Sojourn, Vol.

7, No. 2, P. 274 - 304.

Gupta, Akhil. 1999. Postcolonial developments: Agriculture in the making of modern India [Phát

triển hậu thực dân: nông nghiệp trong sự xây dựng Ấn Độ hiện đại]. Durham; Duke University

Press.

Hà Huy Thành (2000), Những tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb

KHXH, Hà Nội.

Hall Derek, Philip Hirsh và Tania Murray Li (2011), Powers of Exclusion: Land dilemmas in

Southeast Asia. Singapore: National University of Singapore Press.

Hardy, Andrew (1993), Red Hills: Migrants and the State in the Highlands of Vietnam.

Copenhagen: Nordic Institute of Asian Studies.

Henri Maitre (2008), Rừng người Thượng - vùng rừng núi cao nguyên miền Trung Việt Nam,

Lưu Đình Tuân dịch. Nxb Tri thức, Hà Nội.

Hoàng Cầm (2000), “Ritual and Natural Resource Management: A Case Study of the Tai in Mai

Chau District, Hoa Binh Province, Vietnam” Tai Culture: International Review on Tai Cultural

Studies, 4 (2): 48-63.

Hoàng Cầm, 2011, "Forest Thieves: State resource policies, market forces, struggles over

livelihood and meanings of nature in a northwestern frontier valley of Viet Nam", trong Sikor,

Page 89: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

86

Thomas chủ biên, Upland Transformations in Vietnam, Singapore: Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Singapore.

Hoàng Lê (1990), “Để thực hiện đinh canh định cư đồng bào dân tộc và tiếp nhận lao đông dân

cư mới ở Gia Lai - Kon Tum”, trong Chính sách dân tộc những vẫn đề lý luận và thực tiễn, Nxb

Sự thật, Hà Nội.

Jamieson, Neil L., Le Trong Cuc, Rambo, Terry A. (1998), The Development Crisis in Vietnam’s

Mountain, East-West Center Special Reports, No.6, 32 pp.

Janelli, Roger (2010), “Các thách thức lý thuyết đối với công tác bảo tồn di sản văn hoá phi vật

thể”, trong Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại, Nxb. Văn hoá

thông tin.

Jean Boulbet (1999), Xứ người Mạ lãnh thổ của thần linh, Đỗ Văn Anh dịch, Nxb Đồng Nai.

Lâm Nhân (2013), Tri thức bản địa của người Mạ trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên và

xã hội ở tỉnh Lâm Đồng, Đề tài cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nghiệm thu tháng 12

năm 2013.

Li, Tania Murray chủ biên (1999), Transforming the Indonesia Uplands: Marginality, Power

and Production, Canada: Harwood Academic Publisher.

Mai Thanh Sơn và cộng sự (2009). Một số vấn đề về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với

dân tộc thiểu số, tài liệu chưa xuất bản.

McElwee, Pamela (2007), “From the Moral Economy to the World Economy: Revisiting

Vietnamese Peasants in the Globalizing Era”, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 3, No. 2, tr. 57-

107.

McElwee, Pamela D. (2004a), “Becoming Socialist or Becoming Kinh? Government Policies for

Ethnic Minorities in the Socialist Republic of Vietnam” trong Duncan, C. chủ biên, Civilizing the

Margins: Southeast Asia Government policies for the Development of Minorities, Ithaca and

London: Cornell University Press.

McElwee, Pamela D. (2008), “'Blood Relatives' or 'Uneasy Neighbors'? Kinh Migrant and Ethnic

Minority Interactions in the Truong Son Mountains”, Journal of Vietnamese Studies, số 3: 81-

116.

McElwee, Pamela D. (2008), “Does Vietnam have “Indigenous Knowledge”? [người Việt Nam

có tri thức bản địa không?], bài viết trình bày tại hội thảo Tính hiện đại và các động thái của

truyền thống ở Việt Nam: các cách tiếp cận nhân học, tổ chức tại Bình Châu, Vũng Tàu, tháng

12/2008.

Nguyễn Anh Ngọc (1989), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác định canh định cư”,

Tạp chí Dân tộc học, số 2 +3.

Nguyễn Anh Ngọc (1990), “Định canh định cư: Vấn đề quan trọng và cấp bách của việc thực

hiện chính sách dân tộc ở vùng cao phía bắc hiện nay”, Tạp chí Dân tộc học, số 4.

Nguyễn Xuân Mẫn (1986), “Việc đưa đồng bào dân tộc ít người tại chỗ vào nông trường”, trong

Uỷ ban Khoa học xã hội, Một số vấn đề kinh tế xã hội Tây Nguyên, Nxb KHXH, Hà Nội.

O’Connor, J. (1991), The Second Contradiction of Capitalism: Causes and Consequences. Santa

Cruz: Center for Ecological Socialism/Capitalism, Nature, Socialism.

Page 90: CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ VÀ VẤN ĐỀ - isee.org.vnisee.org.vn/Content/Home/Library/502/tin-dung-cac-toc-nguoi-thieu... · Mai Sơn ở khu vực phía Bắc đã tạo điều

87

Pelley, Particia (1998), “Barbarian and Younger Brothers: The Remaking of Race in Postcolonial

Vietnam”, Journal of Southeast Asian Studies, Vol. 29 (2).

Popkin, S. (1979), The Rational Peasants: The Political Economy of Rural Society in Vietnam,

University of California Press, Berkeley

Salemink Osar (1999), “Ethnography as Martial Art: Ethnicizing Vietnam’s Montagnards,

1930-1954”, trong Peter Pels and Oscar Salemink chủ biên, Colonial Subjects: Essays on the

Practical History of Anthropology, Ann Arbor: University of Michigan Press.

Salemink, Oscar (1997), “The King of Fire and Vietnamese Ethnic Policy in the Central

Highlands’, trong Don McCaskill and Ken Kampe chủ biên, Development or Domestication?

Indigenous Peoples of Southeast Asia, Chiang Mai: Silkworm Book.

Scott, J. (1976), The Moral Economy of the Peasant: Rebellion and Subsistence in Southeast

Asia, Yale University Press, New Haven.

Scott, Jame (1985), Weapons of the Weak: Everyday Forms of Resistance, New Haven: Yale

University Press.

Scott, James (1998), Seeing Like a State: How Certain Schemes to Improve the Human

Condition Have Failed, New Haven: Yale University Press.

Scott, James C. (1976), The Moral Economy of the Peasant: Rebellion and Subsistence in

Southeast Asia, New Haven: Yale University Press.

Sikor, Thomas và Trần Ngọc Thanh (2006), "Exclusive versus inclusive devolution in forest

mangagement: Insights from forest land allocation in Vietnam's Central Highlands”, Land Use

Policy.

Trung Thị Thu Thủy (2014), Tín ngưỡng của người Ba Na (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai),

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Học viện Khoa học xã hội.

Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở

Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Turner, Sarah and Jean Michaud (2008), “Imaginative and Adaptive Economic Strategies for

Hmong Livelihoods in Lao Cai Province, Northern Vietnam”, Journal of Vietnamese Studies 3,

3: 158-190.

Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) (2012), Cây cacao ở Đăk Lăk. Những rào

cản chính đối với sự phát triển trong các tộc người thiểu số tại chỗ, báo cáo chưa xuất bản.

Wharton, C.R. (1971), “Risk, Uncertainty, and the Subsisence Farmer”. Trong Dalton, G. (ed.),

Economic Development and Social Change: The Modernization of Village Communities, The

Natural History Press, New York.

Wharton, C.R. (1971a), “Risk, Uncertainty, and the Subsisence Farmer: Technological

Innovation and Resistence to Change in the Context of Survival,” Studies in Economic

Anthropology Dalton, G. (ed.), American Anthropological Association, Washington

World Bank (2009), Country Social Analysis: Ethnicity and Development in Vietnam. Social

Development Unit, Sustainable Development Department, East Asia and Pacific Region.

Zey, M. (2001), “Rational Choice and Organizational Theory,” International Encyclopedia of the

Social & Behavioral Sciences, Smelser, N. and Baltes, P. (eds.) tr. 12751-12755