156
Chuyn KHI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘNG George Barna Định nghĩa và đƣa vào thc hành khi tƣợng độc đáo Đức Chúa Tri dành cho chc vca bn Tác gicuốn “Quyền Năng Ca Khi Tƣợng” Li khen tng dành cho cun CHUYN KHI TƢỢNG THÀNH HÀNH ĐỘNG ******* George Barna là bc thy trong vic đào sâu nhng nhn thc hu ích xut phát tcông trình nghiên cu sc bén ca mình. Ông va đâm rsâu xpa trong ltht vĩnh cu và rt thc tế khi áp dng nhng ltht này cho thế k21. BOB BUFORD, TÁC GI& NHÀ SÁNG LP LEADERSHIP NETWORK Trong thi đại mà chc vlãnh đạo đòi buc phi sáng tvà mang tính quyết định, cun sách CHUYN KHI TƢỢNG THÀNH HÀNH ĐỘNG là mt công ccó giá tr. PHIL DOWNER, CHTCH CHRISTIAN BUSINESS MEN‟S COMMITTEE HOA KỲ Đây không chlà mt cun sách khác trong snhiu sách vkhi tƣợng và lãnh đạo mà đây còn là mt cun sách hu ích - mt trong sít sách hƣớng dn bn lp phƣơng hƣớng cho chc vtƣơng lai mt cách thc tế. DR. LUDER G. WHITLOCK, JR. HIU TRƢỞNG REFORMED THEOLOGICAL SEMINARY Mc lc

Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành

HÀNH ĐỘNG George Barna

Định nghĩa và đƣa vào thực hành

khải tƣợng độc đáo

Đức Chúa Trời dành cho chức vụ của bạn

Tác giả cuốn “Quyền Năng Của Khải Tƣợng”

Lời khen tặng dành cho cuốn

CHUYỂN KHẢI TƢỢNG THÀNH HÀNH ĐỘNG

*******

George Barna là bậc thầy trong việc đào sâu những nhận thức hữu ích xuất phát từ

công trình nghiên cứu sắc bén của mình. Ông vừa đâm rễ sâu xpa trong

lẽ thật vĩnh cửu và rất thực tế khi áp dụng những

lẽ thật này cho thế kỷ 21.

BOB BUFORD, TÁC GIẢ & NHÀ SÁNG LẬP

LEADERSHIP NETWORK

Trong thời đại mà chức vụ lãnh đạo đòi buộc phải

sáng tỏ và mang tính quyết định, cuốn sách

CHUYỂN KHẢI TƢỢNG THÀNH HÀNH ĐỘNG

là một công cụ có giá trị.

PHIL DOWNER, CHỦ TỊCH

CHRISTIAN BUSINESS MEN‟S COMMITTEE HOA KỲ

Đây không chỉ là một cuốn sách khác trong số nhiều sách về khải tƣợng và lãnh

đạo mà đây còn là một cuốn sách hữu ích - một trong số ít sách hƣớng dẫn bạn lập

phƣơng hƣớng cho chức vụ tƣơng lai một cách thực tế.

DR. LUDER G. WHITLOCK, JR. HIỆU TRƢỞNG

REFORMED THEOLOGICAL SEMINARY

Mục lục

Page 2: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

LỜI TRI ÂN

NHẬN XÉT VỀ KHẢI TƢỢNG

LỜI MỞ ĐẦU

1. NGƢỜI CÓ KHẢI TƢỢNG LÀ NGƢỜI ĐỊNH HƢỚNG CHO ĐỜI SỐNG

CỦA BẠN Dù tốt hay xấu, Nền văn hóa của ngƣời Mỹ hiện đã đƣợc định hình bởi

nhiều nhà lãnh đạo có khải tƣợng.

2. NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN CỦA KHẢI TƢỢNG Những sứ mệnh, giá trị, tài

năng, ân tứ thuộc linh và các kinh nghiệm đời sống là những thành phần của đẳng

thức.

3. CÁC CƠ ĐỐC NHÂN CẤP TIẾN Kinh Thánh cung cấp nhiều thí dụ về cách

Đức Chúa Trời can thiệp vào đời sống của môn đệ Ngài.

4. NGHIÊN CỨU NHỮNG BÀI HỌC Mƣời tám bài học đƣợc rút ra từ đời sống

của những ngƣời có khải tƣợng trong Kinh Thánh để áp dụng cho ngày nay.

5. ĐẲNG CẤP KHẢI TƢỢNG Những ngƣời có khải tƣợng thƣờng phù hợp theo

cấp độ của ba loại sau: cực nhỏ, trung bình, vĩ đại.

6. ĐIỀU GÌ BẠN CHO LÀ GIÁ TRỊ ? Những giá trị đem lại nền tảng để xây dựng

một khải tƣợng cho đời sống bạn và nếp sống của một hội thánh.

7. NẾP SUY NGHĨ CỦA NGƢỜI CÓ KHẢI TƢỢNG Những ngƣời có khải tƣợng

tiên đoán tƣơng lai, rồi hành động cách có phƣơng pháp để làm cho tƣơng lai đó

đƣợc trở thành dễ dàng thuận tiện.

8. NẾP SỐNG CỦA MỘT TÍN HỮU CÓ KHẢI TƢỢNG Những tín hữu có khải

tƣợng đƣợc nhận ra qua cách cƣ xử và qua những mối liên hệ của họ với con ngƣời

và với Đức Chúa Trời.

9. NẾP SỐNG CỦA MỘT HỘI THÁNH CÓ KHẢI TƢỢNG Ai là ngƣời chịu

trách nhiệm và điều gì có thể làm để giảm thiểu mối đe dọa mà khải tƣợng thƣờng

đặt ra cho các hội thánh?

10. BIẾN KHẢI TƢỢNG THÀNH THẢM HỌA Khải tƣợng có thể bị suy yếu,

thậm chí bị đánh mất, qua hàng loạt những bƣớc sai lầm trong nếp sống bạn và nếp

sống của một hội thánh.

11. TẠO DỰNG TƢƠNG LAI Trả lời cho sáu câu hỏi có thể làm sáng tỏ tầm quan

trọng của khải tƣợng Đức Chúa Trời dành cho đời sống bạn.

PHỤ LỤC 1 Nếp sống hòa hợp

PHỤ LỤC 2 Tiềm năng của Chức vụ, Khải tƣợng, Giá trị và sự Bình ổn Cá nhân

PHỤ LỤC 3

Thông Tin về Barna Research Group, Ltd.

Lời Tri Ân

Tôi xin đƣợc nêu danh sách các nhân vật mà trên một phƣơng diện nào đó đã có

ảnh hƣởng đến sách nầy.

Page 3: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Bạn bè và đồng nghiệp của tôi tại Công ty Gospel Light / Regal Books - trên 100

ngƣời - đã tỏ ra rất khích lệ, kiên nhẫn, và hậu thuẫn tôi. Tôi không biết rõ hết mọi

ngƣời, nhƣng mỗi ngƣời đều đóng một vai trò nào đó trong việc khai triển, xuất

bản, phân phối và ủng hộ một cuốn sách nhƣ cuốn này. Xin cảm ơn hết thảy.

Tôi xin đặc biệt tri ân Bill Greig Jr., Bill Greig III, Debbie Vargas, Kyle Duncan,

Kim Bangs, Bill Denzel, Dennis Somers, Virginia Woodard, Gloria Moss và

những ngƣời đại diện từng khu vực đã phân phối cuốn sách này đến tay ngƣời khác

là những ngƣời có thể nhận đƣợc lợi ích từ nơi nó.

Bạn bè và đồng nghiệp của tôi trong Nhóm Barna Research, vẫn thƣờng xuyên

phải chịu đựng sự vắng mặt và sự hiện diện lơ đãng của tôi suốt thời gian tôi viết

cuốn sách này. Cảm ơn Kelli Urban, Pam Tucker, David Kinnaman, Russell

Harrison, George Maupin, và David Young. Bây giờ, họ có thể buộc tôi chịu trách

nhiệm trong vai trò ngƣời lãnh đạo có khải tƣợng giữa chức vụ liên đới của chúng

tôi.

Nhiều ngƣời đã giúp tôi thấy và kinh nghiệm khải tƣợng qua cuộc đời của họ. Tôi

mang ơn Luder Whitlock, Ron Sider, Bob Buford, Bill Hybels, Tom Phillips và

Jim Scott, ở đây tôi chỉ nêu tên một vài ngƣời. Họ là những ngƣời mà sự trong

sáng đặt nền tảng trên khải tƣợng và chiều sâu trong khải tƣợng của họ đã giúp tôi

nhận ra mọi khía cạnh mấu chốt của một đời sống có khải tƣợng, nhờ đó tôi có thể

nghiên cứu càng sâu rộng hơn nữa. Mỗi ngƣời trong số họ là một trƣờng hợp cụ

thể cho ai muốn học hỏi nhằm chuyển khải tƣợng thành hành động.

Một nhóm quán quân trong sự cầu nguyện dầu ít ngƣời nhƣng đầy quyền năng

cũng đã kêu cầu Đức Chúa Trời chúc phƣớc cho dự án này và những nỗ lực của tôi

nhằm khiến cho nó trở thành hiện thực. Cảm ơn Paul Cedar, Greg và Suzanne

Edmonson, Tom và Laura Greanias, Cindy McMasters, Tom Phillips, Steve Russo

và Jim và Molly Scott. Họ đã giúp tôi có thể thắng đƣợc cuộc chiến nầy.

Nhƣ điều vẫn thƣờng làm, tôi muốn dành những tình cảm đặc biệt nhất và sự cảm

kích cho gia đình yêu dấu của tôi. Cho Nancy là vợ tôi, đã hy sinh thật nhiều trong

khi quyển sách này đã đƣợc viết ra. Tôi hy vọng thì giờ, năng lực và những sự an

ủi mà nàng đã dành cho tôi trong suốt thời gian tôi tập trung cho công việc vừa qua

không uổng phí.

Các con của chúng tôi, Samantha và Corban, tuy bất đắc dĩ nhƣng đã sẵn sàng

dành cho tôi thời gian để suy nghĩ, cầu nguyện và viết; trong những lúc đáng ra

chúng tôi có thể vui chơi với nhau. Nguyện ảnh hƣởng của cuốn sách này sẽ chứng

thực cho sự đóng góp của các con, và kết quả thực tiễn sẽ là một thế giới tốt hơn

mà trong đó các con có thể sống, nhƣ là thành quả của những Cơ Đốc Nhân biết

theo đuổi khải tƣợng của Đức Chúa Trời.

Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của

Nancy, Samantha, và Corban. Nguyện nó là một phản ảnh quý giá từ những giá trị

của gia đình chúng tôi trong công tác phục vụ Đức Chúa Trời.

Page 4: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Nhận Xét Về Khải Tƣợng

“Nếu khải tƣợng của bạn chỉ dành cho một năm, thì hãy trồng lúa mì. Nếu khải

tƣợng của bạn dành cho một thập niên, hãy trồng cây. Nếu khải tƣợng của bạn là

dành cho một đời, hãy trồng ngƣời.” - Châm ngôn Trung Quốc

***

“Trƣớc hết phải tin rồi mới thấy đƣợc” - Ralph Hodgson

***

“Chúa ôi, xin ban cho con có thể luôn luôn ao ƣớc nhiều hơn điều con có thể hoàn

tất.” - Michelangelo

***

“Thế giới này không ƣa thay đổi, tuy nhiên thay đổi mới chính là điều duy nhất đã

đem lại sự tiến bộ.” - Charles Kettering

***

“Một nhà thơ đã có lần đƣợc hỏi: „Nếu nhà bạn đang cháy và bạn chỉ có thể cứu

đƣợc một điều, bạn sẽ cứu điều gì?‟ Nhà thơ ấy trả lời: „Tôi sẽ cứu ngọn lửa, bởi vì

không có ngọn lửa đó chúng ta chẳng là gì cả.‟” - Vô danh

***

“Chẳng có điều đáng làm nào lại đƣợc hoàn tất chỉ nội trong sinh thời của chúng

ta.” - Reinhold Niebuhr

***

“Khải tƣợng là nghệ thuật nhìn thấy những gì không thể thấy đƣợc.” - Jonathan

Swift

***

“Tƣơng lai là nơi chứa sức bật đòn bẩy của chúng ta.” - Joel Barker

ChCn 29:18

“Đâu thiếu sự mặc thị, dân sự bèn phóng tứ” (Truyền Thống)

***

“Nơi nào không có khải tƣợng, dân sự sẽ bị diệt vong” (KJV)

***

“Nơi nào thiếu khải tƣợng, dân sự buông thả” (NASB)

***

“Nơi nào thiếu khải tƣợng, dân sự sẽ hoang đàng” (MLB)

***

Chức Vụ Thiếu Khải Tƣợng Giống Nhƣ...

§ một con bò thả lỏng trong đồng cỏ: chỉ đi rong vô tích sự;

§ một dòng sông băng: quan sát thì hấp dẫn, nhƣng không chảy nhanh tới đâu hết;

§ một con rắn: mắt mờ, không xƣơng sống và bị lôi cuốn vào bất cứ điều gì nóng;

§ một con thỏ: ấm áp lông xù nhƣng hoàn toàn vô phƣơng tự vệ;

§ một bộ phim: chỉ hào nhoáng bề ngoài;

Page 5: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

§ một đèn “flash” không pin: chỉ có lòng mong muốn mà bất lực

§ trò bắn súng “Rulét” kiểu may rủi của ngƣời Nga: một trò chơi nguy hiểm;

§ một ngƣời đàn bà cầu hôn Boy George (một ngƣời BD): sẽ chẳng thay đổi đƣợc

gì cả;

§ một đám cƣới không có cô dâu: thiếu mất một yếu tố quan trọng;

§ một xác chết: cứng đơ, nhàm chán và vô cảm;

§ Phạm Công mà thiếu Cúc Hoa, Fred mà thiếu Ginger, Ozzie mà thiếu Harriet thì

chẳng ra tuồng.

§ xe mà thiếu xăng: có đầy đủ khả năng lăn bánh đi tới mà lại thiếu nhiên liệu là

thứ cần thiết;

§ một dàn nhạc giao hƣởng mà không có bản tổng phổ nhạc để phân công cho dàn

nhạc: đầy năng tài mà thiếu phƣơng hƣớng.

§ một nhà giảng đạo không chuẩn bị bài giảng: là điểm hội tụ của tánh kiêu ngạo

và sự dốt nát.

Lời mở đầu

“ĐIỀU TÔI QUAN TÂM NHẤT LÀ TƢƠNG LAI, VÌ TÔI SẼ TRẢI QUA

TOÀN BỘ PHẦN ĐỜI CÒN LẠI CỦA MÌNH TẠI ĐÓ” CHARLES

KETTERING

Bốn năm qua, tôi đƣợc vinh dự viết một cuốn sách có tựa đề The Power of Vision

(tạm dịch là “Quyền Năng Của Khải Tƣợng ”). Nếu tôi phải tin những điều ngƣời

ta nói và thƣ tín gửi đến văn phòng của tôi, thì đó là một cuốn sách biến cải đời

sống cho hàng ngàn ngƣời theo đúng nghĩa.

Đó là lần đầu tiên nhiều ngƣời trong số đó đã nghe về khải tƣợng, với rất ít hiểu

biết hoặc không một chút thực tiễn nào. Đối với nhiều ngƣời, cuốn sách này nói rõ

điều lâu nay vẫn còn là một khái niệm mù mờ. Còn với tôi, đƣợc chia sẻ những

nghiên cứu và suy nghĩ của mình về khái niệm đó là một phƣớc hạnh đặc biệt.

Tôi đã bỏ ra hàng ngàn giờ và hàng ngàn đô-la cho việc nghiên cứu về kinh doanh,

phục vụ và lãnh đạo ảnh hƣởng đến con ngƣời thể nào. Nó đã thuyết phục tôi rằng

khải tƣợng là điều chính yếu tạo nên một sự khác biệt tích cực và lâu dài trong thế

giới này. Tôi cũng đƣợc thuyết phục rằng cho đến chừng nào những thành viên

Thân Thể Đấng Christ trong quốc gia này thực hành khả năng nhận ra khải tƣợng

của Đức Chúa Trời dành cho đời sống và chức vụ của họ, và rồi hết lòng cam kết

với khải tƣợng đó, thì Hội Thánh sẽ vẫn còn phải tiếp tục trăn trở.

Trong cuốn Quyền Năng của Khải Tƣợng , tôi đã đề cập nhiều yếu tố căn bản liên

quan đến khải tƣợng. Những chủ đề gồm có: (1) định nghĩa về khải tƣợng và

những thành tố cốt lõi của nó; (2) mối liên hệ của khải tƣợng với sự lãnh đạo; (3)

sự khác biệt giữa chức vụ và khải tƣợng: (4) nhận thức sai lầm và hoang tƣởng cản

trở một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời khiến họ không kinh nghiệm đƣợc khải tƣợng

Page 6: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

đúng đắn; (5) sự khác biệt giữa khải tƣợng đến từ con ngƣời với khải tƣợng đến từ

Chúa; (6) quá trình nhận thức khải tƣợng của Chúa; (7) đặc điểm khải tƣợng của

Đức Chúa Trời; (8) những lợi ích cũng nhƣ những trở ngại trong việc hiểu biết

khải tƣợng; và (9) những phƣơng cách mấu chốt trong việc phát biểu khải tƣợng

một cách rõ ràng. Trong một số trang tƣơng đối ít, quyển này đã cày xới qua thật

nhiều địa phận.

Vậy tại sao phải viết cuốn sách khác về khải tƣợng?

Những Nan Đề Mới Xuất Hiện

Từ khi Quyền Năng của Khải Tƣợng đƣợc phát hành, tôi đi khắp quốc gia nầy để

dạy và giúp đỡ các mục sƣ và nhà lãnh đạo hội thánh về khải tƣợng. Một loạt

những kinh nghiệm cứ tái diễn đã động viên tôi khai triển cuốn thứ hai này về khải

tƣợng.

Một ảnh hƣởng bó buộc khi tôi thấy rõ ràng qua việc giảng dạy và chƣơng trình

hàm thụ của tôi dành cho các nhà lãnh đạo hội thánh, một loạt vấn đề chung cứ nổi

lên, hẳn phải đến hàng tá vấn đề. Có lẽ bạn đã từng vật lộn với vài nan đề nhƣ thế.

Ví dụ nhƣ:

§ Phải chăng bất cứ ai cũng có thể là một ngƣời có khải tƣợng hoặc đây là lãnh vực

thiên phú khác thƣờng và sự kêu gọi con ngƣời cách đặc biệt?

§ Có phải khải tƣợng yêu cầu phải nhắm vào một nhóm ngƣời đặc trƣng hoặc bộ

phận dân cƣ nào đó? Điều đó có mâu thuẫn với chức vụ của Chúa Giêsu là chức vụ

hƣớng đến mọi ngƣời không?

§ Khải tƣợng không khiến cho một chức vụ trở thành quá gò bó chứ?

§ Làm thế nào để những nhà lãnh đạo phối hợp đƣợc giữa khải tƣợng dành cho

chức vụ cá nhân họ với khải tƣợng dành cho chức vụ đoàn thể (ví dụ nhƣ: hội

thánh của họ)?

§ Làm thế nào bạn đánh giá khải tƣợng đó đƣợc hoàn thành hay chƣa?

§ Có phải khải tƣợng đó sẽ thay đổi nếu hội thánh mời một mục sƣ mới?

§ Có thể làm đƣợc gì nếu mục sƣ một hội thánh không có khải tƣợng?

§ Nếu Hội thánh chỉ có ý thức về sứ mệnh truyền giáo mà lại không có khải tƣợng

đƣợc phát biểu rõ ràng, thì Hội thánh đó có thể đeo đuổi một chức vụ hữu hiệu

không?

§ Làm thế nào để một ngƣời mang khải tƣợng có thể thuyết phục những ngƣời

chống lại khải tƣợng đó để khiến họ phục theo?

§ Bạn sẽ làm gì nếu khải tƣợng cá nhân dành cho chức vụ bạn khác với khải tƣợng

đƣợc phát biểu cụ thể bởi hội thánh của bạn? Bạn nên ở lại và hòa hợp, ở lại và đấu

tranh, chia lìa trong sự ồn ào hoặc phải yên lặng tách ra?

§ Bạn nên chờ đợi bao lâu trƣớc khi khai triển một khải tƣợng mới?

Đối với nhiều ngƣời, Quyền Năng của Khải Tƣợng đã là một quyển sách mang

tính nhận thức, và nó phục vụ cho một mục đích quan trọng trong sự truyền đạt lẽ

Page 7: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

thật căn bản về một khái niệm trƣớc đây đã bị nhiều ngƣời bỏ qua hoặc hiểu lầm.

Sau khi nắm bắt khái niệm này, nhiều ngƣời vẫn còn tìm kiếm phƣơng sách giúp

họ chuyển khải tƣợng thành hành động. Họ đã muốn làm cho khái niệm này trở

thành thực tiễn; và dĩ nhiên điều đó chính là thực chất của khải tƣợng. Tôi hy vọng

rằng quyển sách này đƣợc viết ra hầu thỏa đáp những mối quan tâm đó.

Những Bài Học Mới

Một động cơ khác giục tôi phải viết cuốn sách thứ hai về khải tƣợng đó là tôi đã

học đƣợc nhiều về khải tƣợng từ khi cuốn sách thứ nhất xuất bản. Những bài học

đó bao gồm:

§ Cá nhân và hội thánh nào chỉ thỏa lòng hoạt động dựa trên cơ sở chức vụ trong

đời sống của họ thƣờng bị lúng túng bởi vì tầm nhìn của họ quá rộng, không đƣợc

xác định rõ. Còn những ai tập trung vào khải tƣợng của họ nhƣ những mệnh lệnh

sai khiến thì có nhiều cơ may thành công hơn bởi vì họ thiết lập nhiều thứ tự ƣu

tiên thực tế hơn và vì họ dễ có khuynh hƣớng tập trung vào con ngƣời hơn.

§ Khải tƣợng dù không tự nhiên đối với hầu hết mọi ngƣời, chính là cái mà tôi sẽ

chứng tỏ là một điều gì đó mỗi ngƣời đều đƣợc gọi để nhận biết và áp dụng. Nó là

sân chơi cho những nhà lãnh đạo thực thụ, nhƣng hầu hết mọi ngƣời đều bị tùy

thuộc vào hoàn cảnh, họ không phải là những nhà lãnh đạo tự nhiên. Khi dùng chữ

tùy thuộc hoàn cảnh, tôi muốn nói rằng họ thấy mình bị rơi vào những tình huống

không thể né tránh đƣợc, mà trong đó họ phải sử dụng một mức độ lãnh đạo nào đó

mặc dù có lẽ họ không có sẵn nhiều khả năng hoặc không có hƣớng muốn lãnh

đạo. Tuy nhiên, bởi vì mọi ngƣời đều phải bày tỏ những sự thúc ép và trông đợi

trong cách cƣ xử theo khải tƣợng, nên giúp đỡ mọi ngƣời đến chỗ am hiểu khải

tƣợng là điều quan trọng.

§ Khải tƣợng chủ yếu là một lối suy nghĩ, một tiến trình đối phó với thực tế hiện tại

và tƣơng lai. Chứ không phải nhƣ nhiều ngƣời thƣờng hiểu là một chƣơng trình

đang chờ đợi để đƣợc hoàn tất.

§ Ngƣợc lại với những tin tƣởng ban đầu của tôi, thông qua sự tìm hiểu Kinh

Thánh sâu rộng hơn và quan sát lâu dài hơn, tôi đã khám phá rằng khải tƣợng

không đƣợc Đức Chúa Trời trút đổ vào tâm trí con ngƣời ngay một lúc, nhƣng nó

đƣợc lần hồi bày tỏ cho họ. Tiến trình gia tăng khải thị này tự nó rất hấp dẫn đáng

nghiên cứu bởi vì điều nó dạy về tình yêu và sự bảo vệ của Đức Chúa Trời dành

cho chúng ta.

§ Khi ngƣời ta trăn trở với khải tƣợng, điều tốt nhất họ có thể làm là tiếp tục hỏi

những câu hỏi. Khải tƣợng đƣợc bày tỏ thông qua sự cầu hỏi mở rộng vào mỗi lãnh

vực kinh nghiệm của chúng ta. Những khám phá càng sâu nhiệm hơn của chúng ta

sẽ giúp chúng ta càng dễ nắm bắt đƣợc phạm vi, trọng tâm và nhận thức cần thiết

để hiểu rõ khải tƣợng chân chính.

§ Khải tƣợng không phải là giải pháp cho một nan đề hiện hành. Nhiều hội thánh

Page 8: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

mà tôi đã nghiên cứu dấn thân vào một sự tìm kiếm khải tƣợng sau khi họ lâm vào

ngõ cụt và tuyệt vọng đến nỗi không còn cố gắng gì nữa. Khải tƣợng không phải là

một lối giải quyết mau chóng. Nó là một giải pháp lâu dài trƣớc những cơ hội dài

lâu. Khải tƣợng là một cái nhìn sẽ cho phép cá nhân hoặc tổ chức khai thác đƣợc

những khả năng tiềm tàng chƣa dùng đến.

Đây là một vài trong số những bài học đã khiến cho dự án này càng thêm đƣợc

thúc đẩy. Nếu cuốn sách Quyền Năng của Khải Tƣợng đã là một lập luận mang

tính khái niệm, thì tôi cầu nguyện cho Chuyển Khải Tƣợng Thành Hành Động sẽ là

một cuốn cẩm nang thực hành để giúp trở thành một ngƣời có khải tƣợng thực tiễn.

Bổn Cũ Soạn Lại sao?

Mặc dù có những đáp ứng tốt với cuốn Quyền Năng của Khải Tƣợng và khóa hội

thảo mà tôi hƣớng dẫn xuyên quốc gia về chủ đề này, tôi vẫn còn vài băn khoăn về

việc viết điều gì để đƣợc xem nhƣ một Đứa Con Của Khải Tƣợng . Có phải bất cứ

ai cũng muốn đọc cuốn tiếp theo? Rốt cuộc, bạn thƣờng có hứng thú thế nào với

một cuốn phim để rồi cuối cùng bị thất vọng bởi tập tiếp theo? Có bao nhiêu tác

giả đã viết một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn nhƣng theo sau kiệt tác ấy là một thất bại

nông cạn? Chúng ta thƣờng học đi học lại thế nào cái nguyên tắc: bạn không bao

giờ có thể làm sống lại giây phút huy hoàng trong quá khứ dù đó là một kỳ nghỉ hè

tuyệt diệu tại Hawaii, một mối quan hệ cá nhân thân thiết đã bị quên lãng nhiều

năm, hay là một kỷ niệm yêu dấu của thành phố nơi bạn lớn lên đi nữa?

Thực vậy, qua những cuộc đàm luận với nhiều ngƣời về khải tƣợng và những

phƣơng sách cần có cho sự gặt hái khải tƣợng của Đức Chúa Trời trong đời sống

của họ, dƣờng nhƣ đã rõ rằng trông mong lớn lao của độc giả dành cho một cuốn

sách tiếp theo về khải tƣợng có lẽ không thể nào thỏa đáp đƣợc.

Nếu cuốn Quyền Năng của Khải Tƣợng đã đƣợc dự tính nhƣ một cuốn sách riêng

lẻ thuộc về một bộ sách và đã đƣợc viết ra có cân nhắc theo phƣơng thức đó thì lại

là một việc. Nhƣng tạo ra một sự giúp đỡ độc lập có thể tồn tại với thời gian và

thực hành trong bốn năm, rồi lại tạo ra một mắc xích mới - là điều có thể đƣợc,

nhƣng...

Cho nên tôi đã dành nhiều thời gian suy nghĩ và cầu nguyện về ý định này. Những

nhân viên ở nhà xuất bản Regal Books thật là dầy kiên trì và cảm thông khi tôi

khƣớc từ những biểu lộ quan tâm của họ đối với một tập sách thứ hai. Dầu vậy,

cuối cùng thì những điều tôi quan tâm đã đƣợc trình bày thông qua nhiều phƣơng

tiện và những kinh nghiệm khác nhau trong chức vụ.

Điều Bạn Sẽ Nhận Đƣợc

Hoạt động chủ yếu của cuốn sách này là nhấn mạnh trọng tâm khải tƣợng trong đời

sống của chúng ta và hậu thuẫn cho hoạt động đó bằng những bƣớc nhận thức thực

tiễn trong việc trở thành một nhà lãnh đạo có khải tƣợng, bất kể tầm vóc hoặc địa

vị của bạn là thế nào trong cuộc sống.

Page 9: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Những trang sách này trình bày lời giải đáp cho những thắc mắc thông thƣờng mà

tôi đã đƣợc hỏi về khải tƣợng, và phần điều chỉnh cho vài ấn tƣợng sai lầm về khải

tƣợng. Chúng cũng trình bày những phản ứng đối với một số những sự lạm dụng

và mâu thuẫn mà tôi đã nhận thấy khi dân sự Đức Chúa Trời cố gắng làm cho khải

tƣợng của Ngài trở thành hiện thực trong chức vụ cá nhân và đoàn thể của họ.

Tôi sẽ thuật lại một vài chuyện dƣờng nhƣ để thức tỉnh tấm lòng một số ngƣời và

lấy đi bức màn che khỏi mắt của những ngƣời khác. Tôi sẽ cố gắng thúc đẩy bạn

vƣợt xa giới hạn khả năng phục vụ hiện hành của mình và sẽ khích lệ bạn tăng

trƣởng trong đức tin cũng nhƣ sự vâng lời đối với khải tƣợng mà Đức Chúa Trời

dành cho đời sống và chức vụ của bạn.

Một trong những thách thức lớn nhất trong việc viết cuốn sách này là quyết định

làm thế nào giữ đƣợc quân bằng trong sự tranh chấp giữa khải tƣợng cá nhân và

đoàn thể. Trong tƣ cách cá nhân, bạn cần phải phân biệt rõ khải tƣợng của Đức

Chúa Trời cho đời sống và chức vụ của mình. Mỗi hội thánh và chức vụ lại cần có

khải tƣợng riêng biệt từ Đức Chúa Trời đƣợc phát biểu rõ ràng và đƣợc chấp nhận

bởi những ai có liên hệ với chức vụ đó.

Đôi khi nguyên tắc và phƣơng thức thích hợp cho từng cá nhân và chức vụ thì

giống y nhau. Tuy vậy, trong những thời điểm khác, phƣơng thức lại nhất thiết

phải khác nhau. Tôi cầu xin Đức Chúa Trời sẽ dùng những nhận thức mới này theo

những đƣờng lối tích cực, thực tiễn và phong phú cho đời sống của bạn.

Cũng hãy biết rằng mặc dầu một lƣợng sách rất lớn đã viết về khải tƣợng từ đầu

những năm 1990, phần lớn đƣợc viết bởi những nhà lãnh đạo doanh thƣơng cho

ngƣời đang sống trên thế giới tự trị nầy.

Quyển sách này đƣợc viết bởi một Cơ Đốc Nhân cho các Cơ Đốc Nhân khác. Nó

dựa chủ yếu trên những nhận thức đến từ Kinh Thánh, sự quan sát và nghiên cứu

giữa những hội thánh, các chức vụ trong tổ chức Cơ đốc song hành với hội thánh

và những Cơ Đốc Nhân riêng lẻ. Nó không khỏi có liên quan đến mối quan hệ với

Đức Chúa Trời nhƣ một điều kiện tất yếu trong sự hiểu biết và thực hiện khải

tƣợng đó.

Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể dùng những nguyên tắc này, nhƣng nếu

thiếu một mối liên hệ sâu xa, thân mật và cá nhân với Chúa Cứu Thế Giêsu, thì nội

dung sách này có thể trở thành khó hiểu và mơ hồ.

Tôi thích tác phẩm của Warren Bennis, Burt Nanus, Peter Senge, Charles Handy,

Alvin Toffler, Tom Peters và vài nhà kinh doanh có ảnh hƣởng đáng kính khác. Họ

là những nhà tƣ tƣởng lỗi lạc, những nhà phân tích có chiến lƣợc. Họ giải quyết

việc riêng của mình, với kinh nghiệm hữu ích phong phú và cống hiến lời khuyên

thật giá trị có liên quan đến khải tƣợng.

Tuy nhiên, không có tác giả nào trong số này thừa nhận rằng khải tƣợng, dù có

hƣớng phát triển thế nào hoặc có tính đổi mới đến đâu, lại bị định cho thất bại nếu

thiếu sự chúc phƣớc và ảnh hƣởng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là điểm bắt

Page 10: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

đầu hợp lý duy nhất trong tiến trình khải tƣợng. Bất cứ điều gì khác chỉ đơn thuần

là phƣơng pháp học, dù đƣợc hoạch định kỹ nhƣng không hoàn thiện.

Bạn Là Ngƣời Đọc Sách nầy, Cũng Hãy Là Ngƣời Thực Hành Sách nữa!

Đức Chúa Cha là Đấng Sáng Tạo mọi tạo vật đã chuẩn bị bạn cho một thời điểm

nhƣ lúc này. Là một thời khắc lý thú và đúng lúc trong dòng lịch sử loài ngƣời và

trong sự trƣởng thành của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Đức Chúa Trời đang hy

vọng bạn có khả năng đáp ứng đối với cơ hội này. Ngài đã hoạch định và ban ơn

cho bạn một cách đặc biệt, cho phép bạn có một số kinh nghiệm nào đó và chu cấp

cho bạn nhiều cơ hội sẽ góp phần hoàn thành mong muốn lòng Chúa đối với tạo

vật của Ngài.

Nếu bạn tự hỏi bạn đã khám phá khải tƣợng của Đức Chúa Trời cho đời sống hoặc

chức vụ của mình hay chƣa, thì hãy biết rằng hoặc tôi hay bất cứ ai khác cũng

không thể nói cho bạn với sự bảo đảm là bạn đã nhận thức đúng đƣợc khải tƣợng

đặc biệt của Đức Chúa Trời hay chƣa. Tuy nhiên, có thể nhận ra đặc điểm của một

khải tƣợng nhƣ thế và có thể yêu cầu bạn thử nghiệm điều bạn cho là khải tƣợng

dựa trên những thuộc tính định nghĩa về khải tƣợng của Ngài.

Đang khi nắm bắt toàn bộ khải tƣợng của Chúa cho đời sống mình, khả năng của

bạn để làm thỏa lòng khao khát Ngài dành cho bạn và cho tạo vật Ngài sẽ càng

đƣợc thêm lên bội phần. Sống đời sống của một ngƣời có khải tƣợng có đầy phấn

khởi và thách thức. Nó là sự hoàn thiện cá nhân và dâng vinh hiển thuộc linh cho

Đức Chúa Trời. Không có khải tƣợng từ Đức Chúa Trời, bạn sẽ lúng túng và nhầm

lẫn. Trong sự sốt sắng và chuyên cần theo đuổi khải tƣợng của Chúa, bạn sẽ biết

đƣợc sự ban cho rộng rãi và niềm vui trong phƣớc hạnh Ngài.

Ngƣời Có Khải Tƣợng Là Ngƣời Định Hƣớng Cuộc Sống Của Bạn

“TRONG THỜI KHẮC TƢƠNG LAI SẮP ĐẾN, SẼ CÓ BA HẠNG NGƢỜI: ĐÓ

LÀ NHỮNG NGƢỜI ĐỂ CHO TƢƠNG LAI DIỄN RA, NHỮNG NGƢỜI

KHIẾN CHO TƢƠNG LAI DIỄN RA VÀ NHỮNG NGƢỜI TỰ HỎI ĐIỀU GÌ

ĐÃ XẢY RA”

JOHN RICHARDSON

Tƣơng lai không chỉ đơn thuần diễn ra; nó đƣợc sáng tạo bởi những nhà lãnh đạo

có khải tƣợng. Những ngƣời đặc biệt nhìn xa thấy trƣớc và có lòng tin tƣởng vững

vàng là ngƣời thật sự sáng tạo tƣơng lai đó. Họ nhận thức đƣợc những khái niệm

tiêu biểu cho những đổi thay cơ bản. Họ nêu điều đó ra cho công chúng cách cẩn

thận và có chiến lƣợc. Họ bền bỉ nuôi dƣỡng việc ngƣời khác chấp nhận những ý

niệm của mình, và đóng vai trò những ngƣời biện hộ không nao núng cho việc thực

thi những ý niệm đó.

Nếu bạn không thích xã hội Mỹ ngày nay, hãy nhìn lại nửa thế kỷ qua và nhận diện

Page 11: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

những nhà lãnh đạo có khải tƣợng là những ngƣời đã giới thiệu những mầm mống

đổi thay văn hóa mô tả bản chất sự sống của chúng ta ngày nay.

Bạn thấy đó, khải tƣợng là một hình ảnh rõ nét trong tâm trí về một tƣơng lai đáng

chuộng. Những ai sở hữu khải tƣợng đó trở nên nhà quán quân bậc nhất của nó.

Thông qua sức mạnh khải tƣợng của họ, thực tại bị đổi thay vĩnh viễn.

Những Ngƣời Mỹ Tập Chú Vào Tƣơng Lai

Ngƣời Mỹ, cũng nhƣ bất cứ dân tộc nào trên đất, đã bị thu hút bởi tƣơng lai. Hàng

triệu ngƣời trong chúng ta tập trung vào điều sẽ xảy đến. Với ngƣời nghèo và kẻ bị

đàn áp, tƣơng lai tiêu biểu cho niềm hy vọng của họ về sự hiện hữu tốt đẹp hơn.

Với ngƣời trẻ, tƣơng lai thiết lập một khoảng thời gian khi ấy tự họ có thể ra lệnh

cho đời sống sẽ đƣợc sống thế nào. Với những học giả và những nhà nghiên cứu,

tƣơng lai là thời kỳ những dự đoán và những đề án đƣợc chứng minh hoặc bị bác

bỏ, tạo thuận tiện cho sự kiện toàn những suy nghĩ và nghề nghiệp của họ. Cơ Đốc

Nhân Phúc Âm thiết tha mong muốn hƣớng về tƣơng lai bởi vì nó sẽ đem lại sự

đến lần thứ hai của Cứu Chúa Giêsu Christ và sự làm trọn hoàn toàn phần thuộc

linh của ngƣời theo Ngài.

Tuy nhiên, nhƣ một câu phƣơng ngôn nói rằng, tƣơng lai không phải là điều đã

từng có. Tƣơng lai của hôm qua là hiện tại của hôm nay. Đây là mấu chốt: Nếu bạn

không thích những điều kiện văn hóa ngày nay, thì thủ phạm của nó hiếm khi là

những nhà chính trị, những giáo sƣ đại học nổi tiếng, những tu sĩ có uy tín hoặc

những viên chức quản trị đầy quyền lực đứng đầu các liên đoàn toàn cầu đƣơng

thời.

Không, nếu bạn muốn mở rộng lòng biết ơn của mình về một khía cạnh của cuộc

sống thời nay, hoặc chỉ tay qui lỗi hay kết tội những ngƣời chịu trách nhiệm cho

tình trạng khó chịu về phƣơng diện văn hóa lúc này, thì bạn phải đi trở lại 20, 30,

thậm chí có thể là 40 năm và nhận ra những ngƣời tiên phong cho khuôn mẫu nầy

trong thời đó. Nhiều phƣơng diện cốt lõi của đời sống nhƣ chúng ta biết chúng vào

cuối thập kỷ 1990 là kết quả của những ý tƣởng, chƣơng trình, hệ thống và chính

sách đã đƣợc giới thiệu, tán thành hoặc thành lập tiên khởi nhiều thập niên trƣớc.

Thay đổi trong những lãnh vực quan trọng của đời sống phải mất thời gian. Những

hạt giống của sự thay đổi đã đƣợc gieo trồng và nuôi dƣỡng nhiều thập kỷ trƣớc,

chỉ vừa mới trở thành nở rộ hôm nay.

Thay Đổi Thế Giới Của Bạn

Chắc hẵn bạn có thể nhớ ai đã là công cụ đắc lực nhất trong việc hƣớng dẫn bạn

đến chỗ tiếp nhận Chúa Giêsu Christ là Cứu Chúa của mình. Và nếu bạn đã kết

hôn, hẵn bạn có thể nhớ lại ai là ngƣời giới thiệu bạn cho ngƣời phối ngẫu của bạn.

Nhƣng bạn có bao giờ nhận ra ngƣời có khải tƣợng nào là ngƣời có những tƣ tƣởng

và cố gắng đã định hƣớng cho đời sống bạn ngày nay chăng?

Hãy để tôi bày tỏ sức mạnh của tƣ tƣởng và lối cƣ xử của ngƣời có khải tƣợng

Page 12: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

bằng cách nêu vắn tắt việc làm của chỉ tám ngƣời có khải tƣợng thuộc hậu bán thế

kỷ hai mƣơi. Trong số đó, có lẽ có vài ngƣời bạn chƣa bao giờ đƣợc nghe đến,

hoặc một vài ngƣời khác bạn đã không biết gì về ảnh hƣởng làm biến đổi của họ.

Đƣợc Thúc Đẩy đến Thành Công

Hãy biết rằng là một ngƣời có khải tƣợng không đồng nghĩa với một ngƣời nổi

tiếng hoặc đƣợc kính trọng. Nó chỉ nói lên rằng những niềm tin quyết và nỗ lực của

ngƣời đó đã thay đổi lối cƣ xử trong đời sống của nhiều ngƣời một cách đáng kể,

cho dù ảnh hƣởng của ngƣời có khải tƣợng đó có đƣợc công nhận hay không, cho

dù kết quả ảnh hƣởng của ngƣời có khải tƣợng đó là tốt hoặc xấu.

Những ngƣời này không đơn thuần chỉ là những nhà cải cách, phụ trách hãng buôn,

ngƣời cơ hội hay những chuyên gia. Không có gì sai khi là một ngƣời nhƣ thế,

nhƣng những ngƣời này với những ngƣời có khải tƣợng khác nhau rõ rệt. Ví dụ

nhƣ John Rockefeller, ngƣời sáng lập tổ chức Dầu Tiêu Chuẩn và là tác nhân của

vận may Rockefeller, đƣợc nhiều ngƣời công nhận là nhà sáng lập của loại tập

đoàn hiện đại.

Rockefeller đã đƣợc thúc đẩy bởi lòng mong ƣớc khuếch trƣơng lợi nhuận và ảnh

hƣởng của mình, chứ không phải để tạo nên một thế giới cao cấp trong đó những

ngƣời khác có thể sống và tìm thấy sự thỏa lòng. Những cải cách của ông đã đƣợc

hoạch định để tránh né những luật lệ liên bang hoặc để đem lại những điều kiện

thuận tiện có thể dẫn đến những số dƣ lợi nhuận lớn hơn. Mặc dầu những ý tƣởng

của ông thật đầy tính sáng tạo và đòi hỏi nhiều khải tƣợng, thì ông không phải là

ngƣời thuộc loại có khải tƣợng xã hội mà tôi nhắm đến.

Hugh Heffner là một ví dụ cho những ngƣời theo chủ nghĩa cơ hội. Là nhà sáng lập

tạp chí Playboy và những hoạt động liên hệ, Heffner chỉ đơn thuần nắm lấy thời

điểm và lợi dụng những cánh cửa cơ hội đƣợc tạo ra bởi những ngƣời có khải

tƣợng thực sự. Ông ta không có bao nhiêu khải tƣợng ngoài việc gia tăng tối đa

khoái cảm của mình và lợi dụng những cơ hội để sống trong sự thoải mái và lập

chính mình là một kẻ theo chủ nghĩa khoái lạc quan trọng nhất.

Một trong những nhà doanh nghiệp lớn của thế giới là Rupert Murdoch, một ngƣời

có thế lực về phƣơng tiện truyền thông đại chúng sinh ra là ngƣời Úc từ khi đó đến

nay đã trở thành một công dân nƣớc Mỹ. Mỉa mai thay, quyết định trở thành một

công dân tự nhiên của ông đã đƣợc thúc giục bởi động cơ của một chủ hãng buôn:

Chỉ khi nào là một công dân Hoa Kỳ ông mới có thể khuếch trƣơng tối đa sự kiểm

soát về vấn đề truyền thông đại chúng của mình một cách hợp pháp tại Hiệp Chủng

Quốc Hoa Kỳ và gặt hái những món lợi lớn hơn.

Phạm vi hoàn toàn kiểm soát của Murdoch bao gồm công ty điện ảnh Fox Thế Kỷ

20, mạng lƣới truyền hình Fox, tổng công ty xuất bản HarperCollins và những tờ

báo chính yếu thuộc thành phố lớn cũng nhƣ những đài phát thanh toàn thế giới.

Ông cũng sở hữu một loạt những tạp chí và hệ thống truyền tải vệ tinh SkyOne

Page 13: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

cung cấp phần lớn những chƣơng trình truyền hình hầu hết thế giới (bên ngoài

Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ).

Tuy nhiên, thế mạnh của Murdoch là ở chỗ hình thành có hệ thống việc kinh doanh

và những chiến lƣợc tài chánh sáng chói. Ông bày tỏ khải tƣợng lạ thƣờng dành

cho sự phát triển truyền thông đại chúng, nhƣng khải tƣợng của ông liên quan đến

khả năng kiếm đƣợc những món lợi tài chánh thông qua những suy nghĩ và lối

hành xử của nhà thầu.

Những nhà chuyên môn là những ngƣời cống hiến cho chúng ta những việc làm

xuyên phá trong các lãnh vực chuyên môn của họ. Những gì thuộc về họ là một

khải tƣợng mang tính kỹ thuật đặt nền tảng trên sự thành thạo đƣợc phóng đại về

những tài khéo của họ.

George Lucas, những bộ óc đằng sau kỹ xảo điện ảnh đã đƣợc sáng tạo trong công

ty sản xuất Ánh Sáng Kỹ Nghệ và phim Phép Thuật của ông, là một nhà chuyên

môn đại loại nhƣ vậy. Phải chăng những hiệu quả đặc biệt mà ông đã khởi xƣớng

cho các cuốn phim tiên phong nhƣ tác phẩm ba bộ Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao

hoặc Công Viên Jurassic đã phong cho ông danh hiệu ngƣời có khải tƣợng không?

Không.

Lucas có công trong vài sự đổi mới đáng kinh ngạc trong lãnh vực sản xuất của

ông, nhƣng giống nhƣ mọi nhà chuyên môn khác, khải tƣợng của ông hạn chế

trong những tiến trình hoặc hệ thống kỹ thuật. Nó không liên quan trực tiếp đến

việc tạo ra một môi trƣờng hoặc điều kiện cao cấp cho nhân loại.

Hãy để tôi giới thiệu bạn với tám ngƣời có khải tƣợng mà công tác của họ trong đã

ảnh hƣởng lớn lao đến đời sống bạn.

Alfred Kinsey

Có lẽ không thể tránh đƣợc rằng một con ngƣời bắt đầu mỗi ngày bằng một lần

tắm nƣớc lạnh sẽ xuất hiện làm một ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp nhất cho cuộc

cách mạng về tình dục ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

ALFRED KINSEY ĐÃ NHẬN THẤY MỘT LĨNH VỰC HOÀN TOÀN MỚI VỀ

SỰ TỰ DO TÍNH DỤC TẠI MỸ KHI ÔNG PHỎNG VẤN CÁC SINH VIÊN

CAO ĐẲNG VỀ NHỮNG KINH NGHIỆM, THÓI QUEN, KHOÁI CẢM VÀ

NHỮNG SỰ TRÔNG ĐỢI CỦA HỌ VỀ TÍNH DỤC.

Đƣợc một số ngƣời xem là “vị thánh bảo hộ cho tình dục”, Kinsey đã là một nhà

sinh vật học đƣợc huấn luyện tại đại học Harzard năm 1938 ông đƣợc đại học

Indiana mời dạy một khóa trình về hôn nhân. Đúng với sự huấn luyện về khóa học

của mình, bƣớc đầu tiên ông làm là nghiên cứu dữ liệu về tình trạng hôn nhân và

tính dục. Trƣớc sự kinh ngạc của ông, ông không tìm đƣợc điều gì ngoài ra những

số liệu thống kê của nhà cầm quyền về tỷ lệ của các cuộc kết hôn và ly dị, mật độ

sinh sản và những điều tƣơng tự. Những con số này thật khô khan và hầu nhƣ vô

nghĩa đối với Kinsey. Ông lƣu ý đến lý do khiến ngƣời ta cƣ xử theo tình dục thúc

Page 14: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

đẩy. Hiển nhiên, chƣa từng có ai trƣớc đó tấn công vào thế giới của vấn đề quan hệ

tình dục bằng lối nghiên cứu khách quan.

Kinsey đã nhìn thấy một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ về sự tự do tình dục tại Mỹ

khi ông bắt đầu chỉ đạo thực hiện những cuộc phỏng vấn sâu rộng trong vòng các

sinh viên cao đẳng về những kinh nghiệm, thói quen, sự thèm muốn và những sự

trông đợi về tình dục của họ.

Kinsey xem chính mình là ngƣời có thể giúp cho hàng triệu ngƣời khác tìm thấy

đƣợc loại thỏa mãn tình dục họ đã luôn luôn ao ƣớc mà chƣa từng đạt đƣợc. Sử

dụng những dữ liệu nghiên cứu làm nền tảng khoa học cho lý cớ của mình, ông có

thể chinh phục đƣợc sự lắng nghe của giới truyền thông và công chúng. Kết quả là

Kinsey đã trở thành một ngƣời vận động cho sự giải phóng tình dục. Ông và nhóm

nghiên cứu của mình đã thực hiện hàng ngàn những cuộc phỏng vấn sâu rộng về

đời sống tình dục của con ngƣời.

Kinsey bất ngờ bƣớc vào sân khấu quốc gia năm 1948 khi cuốn sách Động Thái

Tính Dục Trong Nam Giới (Sexual Behavior in the Human Male ) đƣợc ấn hành,

bốn năm sau đó tiếp theo với cuốn Động Thái Tính Dục Trong Nữ Giới (Sexual

Behavior in the Human Female ). Cuốn sách đầu tiên của ông đã chinh phục đƣợc

quốc gia này bằng bão tố, đƣợc bán đến 200.000 bản bìa cứng trong 2 tháng đầu

tiên mới phát hành của nó. Hầu nhƣ chỉ mới trải qua một đêm, Kinsey đã đƣợc tôn

lên làm chuyên gia hàng đầu về tính dục của Mỹ.

Chẳng may thay, hầu hết những ngƣời Mỹ đã không nhận ra rằng hƣớng đi của

Kinsey không phải là đem lại những sự kiện khách quan, hữu ích về tính dục, mà là

để “giải phóng tình dục” của cả một quốc gia. Những dữ liệu của ông đƣợc sƣu tập

dƣới chiêu bài của sự chính xác khoa học, lại đáng kinh khủng (và có dụng ý) vì

không đại biểu cho cộng đồng quốc gia mà ông tuyên bố là muốn mô tả. Ví dụ

nhƣ: phần lớn những mẫu ngƣời nam của ông đã là những ngƣời bạn ở chung trong

tù và hơn một phần tƣ những đối tƣợng nam của ông đã là những nạn nhân của

việc xâm phạm tình dục trong một vài thời điểm nào đó của cuộc sống họ.

Kinsey đã thiếu thận trọng không để ý đến những vấn đề này. Ông lấy ra những kết

luận mà ông muốn cổ súy. Một vài nguồn dữ liệu đã nêu lên rằng ông đã lạm dụng

các dữ liệu từ những mẫu ngƣời đã bị bóp méo của ông để đi đến kết luận mà ông

mong muốn. Tƣơng tự nhƣ vậy, những mẫu ngƣời nữ của ông cũng không có giá

trị. Ba phần tƣ những mẫu ngƣời nữ của ông là những ngƣời tốt nghiệp cao đẳng

tại thời điểm chỉ có 13 phần trăm phụ nữ trong quốc gia đã đạt đƣợc bằng cấp cao

đẳng.

Các khoa học gia xã hội đã bất bình với những thói quen của Kinsey và thất kinh

về những kết luận của ông ta - và cử tọa đông đảo mà ông đã tạo ra đƣợc trong

công việc của mình. Tuy nhiên những ngƣời đồng thời kinh viện học thuật của ông

đã không thấy đƣợc điểm chính. Kinsey chƣa hề tìm kiếm những giá trị khoa học,

mặc dầu ông liên tục tuyên bố rằng công việc của mình đã đạt đƣợc những tiêu

Page 15: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

chuẩn cao nhất.

Mục tiêu của Kinsey là cổ võ cho sự tự do về tình dục và công cuộc thí nghiệm để

đạt đƣợc hạnh phúc. Ông cổ súy cho tính dục đồng giới, tính dục tiền hôn nhân và

thậm chí đa hôn tính dục với sự phóng túng. Thật đáng kinh ngạc, một số trong các

nghiên cứu của ông đến nay gần một nửa thế kỷ rồi vẫn còn đƣợc sử dụng bởi

nhiều nhóm (chủ yếu là những ngƣời tính dục đồng giới) tìm kiếm để cổ vũ cho sự

tự do về tình dục.

Một phân tích gia xã hội cống hiến điều ông xem là lời ca ngợi cho chuyên gia về

tình dục học nầy. “Nếu chƣa từng có một Kinsey, thì tôi sẽ không bao giờ đƣợc

thấy bộ ngực của Jacqueline Bisset, hoặc của Jane Fonda … Nếu chƣa từng có một

Kinsey, sẽ không có một ngƣời nào trong những mục đƣợc phân loại … hầu hết

chúng ta sẽ hẳn phải đi vào mồ của mình chỉ biết tin những ngƣời nữ làm mẫu là

những bông hoa đáng yêu này bằng xƣơng bằng thịt ở dƣới lớp áo quần của họ …

Bởi vì những điều ông đã làm, thực sự những điều ông đã làm, một khi chúng ta

tiếp nhận tất cả vào, là để tự do hóa cho xác thịt.” [1]

Stanley Elkin, “Alfred Kinsey: Vị Thánh Đỡ Đầu cho Tình Dục,” Fifty Who Made

The Difference (New York: Esquire Press, Villard Book, 1984)

Thật ra, địa vị trong lòng công chúng, những thành tích về học thuật và sự nồng

nhiệt vì lý lẽ của mình trong Kinsey khiến ông có thể đặt nền tảng cho một cuộc

cách mạng về tình dục đã đem lại những hậu quả đáng nản lòng: việc li dị phổ

biến, sống chung quan hệ bừa bãi, những trẻ sơ sinh ngoài hôn nhân, tội gian dâm

lan tràn, sự chấp nhận của công chúng về nghệ thuật khiêu dâm, sách báo khiêu

dâm và tính dục đồng giới và sự cáo chung của đức trinh khiết. [2]

Nhƣ trên, trang 13-22; và Judith Reisman và Edward Eichel, Kinsey, Sex and

Fraud (Lafayette, La.: Hungtington House, 1990)

Benjamin Spock

Cho đến khi vị bác sĩ của giới thƣợng lƣu xuất hiện, thì công việc giáo dục cho các

bậc cha mẹ đƣợc thực hiện phần lớn thông qua việc truyền khẩu, qua sự trợ giúp từ

một đơn vị gia đình của một ngƣời và qua những lời khuyên nhỏ hữu ích cho từng

trƣờng hợp đƣợc lƣợm lặt từ các bác sĩ về cách thức tốt nhất để nuôi dƣỡng trẻ con.

Điều đó đã thay đổi vào năm 1946 khi Spock là một chuyên gia về nhi khoa đƣợc

tốt nghiệp đại học Yale và Columbia, giới thiệu cho hai thế hệ các bậc cha mẹ một

phƣơng thức mới dành cho việc nuôi dƣỡng trẻ con qua một tác phẩm của ông có

tác động đến việc cải cách với tựa đề là Sách Hiểu Biết Thông Thƣờng Về Việc

Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Và Thiếu Nhi . Một trong số những cuốn sách đƣợc bán

chạy trong mọi lúc, đƣợc dịch sang hơn 20 thứ tiếng, sách bách khoa hƣớng dẫn

bậc cha mẹ này đã thay đổi một cách lý tƣởng những nền tảng dành cho các bậc

cha mẹ hƣớng dẫn con cái cách lành mạnh và hữu hiệu. Những cơ hội này thật quá

Page 16: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

lớn lao đến nỗi bạn, cũng nhƣ phần lớn mọi ngƣời đã đƣợc đọc cuốn sách này, đều

đã đƣợc ảnh hƣởng lâu dài bởi triết lý của Spock.

Đi trƣớc sách của Spock, sự khôn ngoan thông thƣờng theo tập quán là cha mẹ cần

phải có chủ ý và xông xáo để uốn nắn cung cách cƣ xử của một đứa trẻ, hầu có thể

giúp đứa trẻ đạt đƣợc sự độc lập tùy thuộc vào chính mình càng sớm càng tốt.

Spock dựa trên lòng tin tƣởng rằng một đứa trẻ đƣợc ban cho quyền để có cùng sự

hiểu biết, tôn trọng và hậu thuẫn về tình cảm đáng đƣợc trông đợi bởi những ngƣời

lớn, ông đã ủng hộ cho sự khoan dung và uyển chuyển nhiều hơn trong sự nuôi dạy

một ngƣời trẻ. Ông cảnh cáo các bậc cha mẹ về những nguy cơ của hình phạt về cơ

thể hà khắt, hoặc quá trớn.

Không thể có lúc nào nào từng là thời cơ tốt hơn cho Spock nhƣ bấy giờ. Trong sự

bừng tỉnh của việc ngƣời Mỹ đã tham dự nhiều trong Thế Chiến Thứ Hai, hàng

triệu ngƣời Mỹ đã tập trung vào việc mong muốn có một gia đình. Mệt mỏi vì hy

sinh và sợ hãi, họ đang ở trong tâm trạng tìm kiếm một lối tiếp cận êm dịu trong

đời sống. Nƣớc Mỹ đang hăm hở lắng nghe một ai đó tung ra một triết thuyết chứa

đựng ít luật lệ hơn và ít sự tổ chức thành đội ngũ hơn.

Xuyên suốt những năm 1950 và 60, sách của Spock đã là kinh điển của việc dạy dỗ

con cái. Hàng triệu bản sao đƣợc bán ra mỗi năm; nhƣng khi quốc gia bùng phát

bạo lực và lộn xộn vào khoảng cuối thập niên 60, một số ngƣời bắt đầu đặt câu hỏi

về cách thế hệ trẻ đã đƣợc nuôi dạy thế nào.

Những nhà lãnh đạo cộng đồng rất đƣợc tôn trọng nhƣ Norman Vincent Peale, là

một biểu tƣợng tôn giáo, đã lên tiếng công kích Spock một cách công khai vì đã

khuyến khích cho sự nuôi dạy con cái một cách nuông chiều thoải mái. Spock đã

đáp lại rằng ông bị hiểu lầm; ngƣời đọc đã gán cho tác phẩm của ông những thói

quen không có trong các trang sách. Để nói lên lòng quan tâm thật sự của ông về

cảnh ngộ của những em bé, những ngƣời trẻ và các gia đình, từ đó Spock đã tu

chính lại cuốn sách nhiều lần, cố gắng để nhấn mạnh tầm quan trọng về nhu cầu

của mỗi con trẻ cần sự hƣớng dẫn của cha mẹ và các bậc cha mẹ phải đứng vững

trên lập trƣờng của họ khi phải kỷ luật một đứa trẻ.

Tuy nhiên, sự tổn hại cũng đã diễn ra. Hàng chục triệu các bậc cha mẹ và càng

đông đảo trẻ con hơn nữa đã phải chịu ảnh hƣởng bởi lập trƣờng đầy thẩm quyền

của ông trƣớc đó về cách nuôi dƣỡng đức tánh của một đứa trẻ.

Điều Spock nhấn mạnh trên việc định hƣớng cho tình trạng khang kiện ý chí và

tình cảm của một đứa trẻ hơn là những lối cƣ xử và trông đợi của trẻ con đã ảnh

hƣởng đến thế hệ bùng phát dân số một cách lớn lao. Sự khƣớc từ của nó đối với

những truyền thống, luật lệ và những nguyên tắc cũng nhƣ chân lý đạo đức đã từng

đƣợc quí trọng một thời gian có thể thấy là hậu quả của một sự nuôi dƣỡng giáo

dục trong đó thẩm quyền và những điều tuyệt đối đã bị khƣớc từ một cách có ý

thức.

Một mình Spock không thể gánh lấy trọng trách của một sự buộc tội nhƣ vậy. Các

Page 17: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

bậc cha mẹ phải có sự lựa chọn để tiếp nhận và thực thi những lời khuyên nhƣ thế

cho mình. Di sản của một ngƣời có khải tƣợng đƣợc nhận thấy trong một ảnh

hƣởng cá nhân trên những triển vọng và lối cƣ xử của các dân tộc, và ảnh hƣởng

sâu rộng của Spock là điều không thể chối cãi đƣợc.

Trông mong sự mãn nguyện tức thì mà bất chấp hậu quả, dù là qua sự ngoại tình,

dùng ma túy hay tội phạm của giới công chức lao động, chỉ mới là một vài hậu quả

của khải tƣợng đƣợc thực hiện bởi vị bác sĩ có dụng ý tốt là ngƣời tìm cách tái định

nghĩa vai trò, cách thực hành và cách đánh giá một bậc phụ huynh tốt. [3]

Benjamin Spock, The Common Sense Book of Baby and Child Care (New York:

Dutton, 1946); Harry Stein, “Benjamin Spock‟s Baby Bible,” Fifty Who Made the

Difference (New York: Esquire Press, Villard Books, 1984)

John Dewey

Điều Spock đã làm đối với sự dạy dỗ con cái thì John Dewey đã làm đối với công

cuộc giáo dục. Là một giáo sƣ tại Đại Học Columbia, Dewey đã khởi xƣớng một

triết học về giáo dục đƣợc biết đến dƣới tên gọi Phong Trào Giáo Dục Cấp Tiến

hoặc Chủ Nghĩa Thực Dụng. Những ý tƣởng của ông đã có sức mạnh lớn lao sau

cái chết của ông trong những năm đầu thập niên 1950 hơn là trong khoảng sinh

thời của ông. Những ý tƣởng đó vẫn tiếp tục theo đuổi chúng ta ngày nay.

Không thỏa mãn với loại kinh nghiệm thuộc lãnh vực giáo dục mà các sinh viên đã

đang tiếp nhận tại những trƣờng công, Dewey đã tạo ra các lý thuyết và nhiệt thành

ủng hộ một phƣơng thức mới dành cho sự giáo dục bậc tiểu học. Ông tin tƣởng

rằng một hệ thống giáo dục mà không nhấn mạnh vào những sách giáo khoa và học

vẹt, có thiên hƣớng về một môi trƣờng tập trung về con trẻ hƣớng đến kinh nghiệm

cá nhân, sẽ thực tế tăng cƣờng khả năng của học viên trong việc tiếp thu hiểu biết

và ghi nhớ những bài học cần thiết.

Trong tác phẩm đầu tiên của ông: Công Tác Giáo Dục , Dewey đã lý luận rằng

giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi nó dựa trên khuynh hƣớng nhân bản. Ông

khuyến khích các nhà giáo dục tạo ra tiến trình thí nghiệm theo hình thức tự do và

kinh nghiệm không cần tổ chức dể học viên tự nhiên hiểu biết các khái niệm cần

phải học. Dewey gợi ý rằng việc học hỏi độc lập, qua đó học sinh gắn bó với chủ

đề nhờ học thực hành hơn là bị nhồi nhét kiến thức, sẽ tăng cƣờng khả năng của

học sinh trong sự tiếp nhận, hiểu biết và ghi nhớ những bài học thiết yếu.

Theo lối nói tân thời, học sinh sẽ tăng trƣởng bởi vì ngƣời ấy sẽ “sở hữu” tiến trình

và thông tin, nhƣ vậy, một cách giáo dục dựa trên sự học bằng việc thực hành, tốt

hơn lối giáo dục lắng nghe và rồi trả bài trở lại, sẽ nuôi dƣỡng kiến thức và hiểu

biết sâu sắc thực sự. [4]

John Dewey, Experience and Education (New York: Macmillan, 1938)

Dewey đã là ngƣời đƣợc mến chuộng của những ngƣời lập pháp theo hƣớng tự do

Page 18: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

của những thập niên 1960 và 70 là ngƣời đã giới thiệu “giáo dục cải cách” thông

qua thực nghiệm tại các bậc tiểu học và trung học. Cùng hòa hợp với những lý

thuyết của Dewey, nhiều nỗ lực đã đƣợc thực hiện để tạo ra môi trƣờng học vấn

nhƣ một cộng đồng, tạo thuận lợi cho “công tác giáo dục là cuộc sống, chứ không

phải sự chuẩn bị cho cuộc sống.”

Mặc dù những quan điểm của Dewey đã rơi vào chỗ không đƣợc ủng hộ giữa vòng

nhiều thầy giáo, thì phần còn lại trong triết học của ông đang đƣợc cảm nhận bởi

hàng triệu ngƣời trƣởng thành hiện nay trong độ tuổi 30, 40 và 50 của họ là những

ngƣời đã đƣợc từng trải với “lối giáo dục tự chọn.” [5]

John Dewey, Experience and Education (New York: Macmillan, 1938).

William Levitt

Bạn có biết rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đang ở giữa mô hình cƣ trú giai đoạn

thứ ba của nó không? Từ buổi đầu rất sớm, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã là một

quốc gia nông nghiệp, là một quốc gia mà ngày nay chúng ta sẽ nêu đặc điểm là

quốc gia “thôn dã.” Khi công cuộc kỹ nghệ hóa và một chính quyền quan liêu mở

rộng đã chu cấp một loạt những dịch vụ công cộng rộng khắp chƣa từng có, thì

Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã trở thành một quốc gia chiếm đa phần là thành thị.

Ngày nay, Hoa Kỳ là một đất nƣớc ngoại ô: một đại đa số dân số quốc gia giàu có,

đầy khả năng chuyên nghiệp và thịnh vƣợng nầy cƣ trú ngay bên ngoài những ranh

giới của trung tâm thành phố.

Bạn có biết điều gì đã giúp cho sự di dân lớn lao từ thành thị đến vùng ngoại ô phải

diễn ra không? Dĩ nhiên, có rất nhiều tác nhân góp lại, nhƣng Bill Levitt đã dự

phần trách nhiệm rất lớn.

Có lẽ bạn đã nghe về Levittown, những cộng đồng rập y khuôn với nhau ở miền

Đông Bắc đã sản sinh một kỹ nghệ mới về xây cất nhà và một thế hệ mới của

những ngƣời sở hữu nhà. Levitt là ngƣời xây dựng đứng đằng sau những cộng

đồng này cho nên ông đã đặt tên một cách nôm na theo tên của chính mình ông,

ông đã cải cách một phƣơng thức hoàn toàn mới dành cho việc xây dựng nhà ở,

quản lý tài chánh gia đình và phát triển cộng đồng.

Nhận thức đƣợc nền văn hóa về sản phẩm hàng loạt của những năm 1950 và nhu

cầu cấp bách cho một số đông ngƣời về nhà xây dựng sẵn, Levitt đã thấy cơ hội để

phối hợp mong ƣớc kiếm đƣợc nhiều tiền với ƣớc mơ của ông để tạo ra con đƣờng

thênh thang cho việc thực hiện “giấc mơ của ngƣời Mỹ.” Sau chiến tranh, Hiệp

Chủng Quốc Hoa Kỳ đã trải qua một cuộc khủng hoảng về nhà ở. Những cuộc hôn

nhân gia tăng vùn vụt sau khi các ngƣời lính trở về từ nơi tuyến đầu mặt trận và sự

bùng nổ dân số huyền thoại đã diễn ra ngay sau đó. Cung đã không kịp so với cầu,

ít nữa là trong lãnh vực nhà ở.

Mặc dầu có sự gia tăng nhanh chóng về những gia đình mới, thì kho hàng là nguồn

cung cấp nhà cửa vẫn còn bị đình trệ. Những ngƣời mới lập gia đình đã gia tăng

Page 19: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

gấp đôi số lƣợng ngƣời thân trong gia đình khi họ có thể. Tuy nhiên hàng triệu

ngƣời đã sống trong các nhà xe, kho hàng, vựa lúa và những chỗ ở khác không phù

hợp cho việc cƣ trú lâu dài. Nan đề là gì? Vì thiếu tài chánh cho những ngƣời

muốn mua nhà và sự không đủ khả năng của những ngƣời khai thác đất đai để tạo

dựng những căn nhà đƣợc nhanh chóng và không đắt đỏ. Thời cơ của Levitt đã

đến. Là một ngƣời xây dựng nhà ở cho khách hàng thành công tại New York, ông

đƣa vào hành động một ý tƣởng mà ông đã nuôi dƣỡng nhiều năm: “xây dựng theo

địa điểm”.

Trong những năm đầu của thập niên 1950, trong khi một số ngƣời khác đã đƣa vào

thí nghiệm và thất bại trong ý tƣởng về những căn nhà tiền chế, Levitt đã phân chia

tiến trình xây dựng nhà trở thành 26 bƣớc khác nhau và đã thuê mƣớn những nhóm

thợ có thể tiêu chuẩn hóa trong việc hoàn tất mỗi một bƣớc riêng biệt. Rồi thì ông

mua những lô đất rộng lớn thuộc vùng nông thôn bên ngoài các thành phố nơi mà

đất đai có nhiều và không quá mắc mỏ, rồi sai đến những nhóm chuyên gia của ông

để làm nhiệm vụ đƣợc chỉ định của họ - mỗi nhóm vào một thời điểm nhất định.

Họ đã lập lại việc làm đó trên nhiều miếng đất kế cận trƣớc khi kêu gọi nhóm

chuyên gia khác đến để thực thi những khả năng đặc biệt của họ. Ông đã giải quyết

đƣợc nan đề tài chánh bằng cách thuyết phục nhà cầm quyền liên bang thông qua

cơ quan Quản Lý Nhà Thuộc Chính Quyền Liên Bang Mỹ (FHA) để bảo đảm

100% khoản nợ của nhà băng dành cho những cựu chiến binh.

Chẳng bao lâu, những cựu chiến binh đã xếp hàng, hoặc ghi danh vào danh sách

những ngƣời chờ đợi, để mua những căn nhà giống hệt nhau theo kiểu Cape Cod

(CTD: Nhà chữ nhật có ống khói lò sƣởi và chóp mái chữ A gồm 2-4 phòng ngủ)

tọa lạc tại những khu vực đƣợc mở mang rộng lớn. Hầu hết mọi ngƣời đều sẵn

sàng bỏ qua bề ngoài vô vị của những khu láng giềng này để đổi lại, họ có đƣợc

những căn nhà riêng của mình với thiết bị hiện đại, những cộng đồng mới, những

mối liên hệ láng giềng an toàn và những trƣờng học mới. Không cần phải tốn tiền

đặt cọc, họ đã có thể có một căn nhà hoàn toàn mới, giá chƣa tới 7000 đô la.

Ý tƣởng của Levitt đã nổi tiếng nhanh chóng nhƣ việc bán nhà của ông vậy. Các

công ty xây dựng nhà ở khác đƣợc thu hút bởi kỷ lục bán hàng của ông, đã đi theo

khuôn mẫu của ông trong những thị trƣờng khác xuyên khắp quốc gia. Chẳng bao

lâu, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã đƣợc điểm khắp bởi những khu nhà trên vùng

đất rộng và cuộc khủng hoảng về nhà ở đã đƣợc loại trừ. Quan trọng hơn nữa, một

tầng lớp mới những sở hữu chủ nhà ở đã đƣợc khởi sinh và sự tạo ra cơ sở hạ tầng

ngoại ô đã bắt đầu. Tạp chí Time đã nêu nổi bật câu chuyện trang bìa về Levitt, đề

cập đến việc làm của ông là “một cuộc cách mạng trong kỹ nghệ nhà ở.”

Lời khen tặng đó, dù có vẻ gây ấn tƣợng mạnh, đã đánh giá quá thấp tầm rộng ảnh

hƣởng của ông. Levitt đã cách mạng hóa nhiều hơn chứ không chỉ có kỹ nghệ nhà

ở. Thực trạng của vùng ngoại ô mà nƣớc Mỹ có ngày nay - những con đƣờng rộng,

khả năng giải quyết rác thải, những phƣơng tiện công cộng tƣơng đối mới, những

Page 20: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

trung tâm mua sắm mới trong nhà, những dãy nhà trung tâm mua sắm khắp nơi,

khu ngoại ô ngổn ngang, những cộng đồng chủng tộc hoặc kinh tế tách biệt, một

chất lƣợng cuộc sống khác biệt từ vùng thôn dã đến những vùng thành thị, những

ngôi nhà thờ to lớn thuộc giáo hội cải chánh, những chỗ đậu xe mang tính công

nghiệp và hơn thế nữa - có thể đƣợc qui cho khải tƣợng của ông trong việc thiết lập

nƣớc Mỹ với vùng phi đô thị khả thi và vừa túi tiền. [6]

Ron Rosenbaum, “The House That Levitt Built,” Fifty Who Made the Difference

(New York: Esquire Press, Villard Books, 1984), trang 304-320

Ray Kroc

Ít ngƣời đã nghĩ rằng Ray Kroc làm đƣợc việc gì lớn lao. Là một học sinh trung

học bỏ học dở chừng, ông phục vụ trong quân đội với ngƣời bạn cùng trung đội là

Walt Disney, rồi thì chạy quanh trong công việc của một ngƣời quảng cáo đĩa

nhạc, là một nhạc sĩ, một ngƣời trung gian môi giới và buôn bán bất động sản thực

thụ, vào khoảng giữa năm 1950, Kroc sống tại Chicago, đã trang trải các khoảng

trong cuộc sống bằng cách bán máy làm sữa sóc (shake) cho các tiệm ăn, trong

những chuyến đi bán hàng của mình, ông liên tục đƣợc nghe về những cơ phận

máy làm sữa sóc đƣợc sử dụng bởi các anh em nhà McDonald tại miền Nam

California. Tò mò bởi tiếng rì rầm của đƣờng phố, ông đã rảo bƣớc đến vùng đó để

xác định điều gì đã gây ra tất cả những tiếng ồn giữa vòng những chủ sở hữu tiệm

ăn, những ngƣời điều khiển nguồn nƣớc soda và những nhà quản lý quán giải khát

sữa từ khắp cả quốc gia.

Kroc đã không cảm động gì cả. Tòa nhà tiệm ăn đã không đáng chú ý, địa điểm

cũng không có gì đặc biệt. Đang khi Kroc đang ngồi trong chiếc xe của ông thuê

đậu trong khu vực đậu xe của tiệm ăn chú ý những hoạt động chung quanh mình.

Ông đã chú ý vào hai sự kiện, ngƣời ta cứ đến và cứ tiếp tục đến, và rồi có vẻ thỏa

mãn với điều họ đã mua đƣợc. Trực giác mua bán của ông đã không cho phép ông

bỏ qua những điều mắt thấy không thể tránh né đƣợc này.

Kroc dành cả ngày nói chuyện với các khách hàng. Đi bộ quanh những vùng đất đó

để quan sát điều đang diễn ra và cuối cùng gặp gỡ những sở hữu chủ. Họ đã giải

thích toàn bộ tiến trình cho Kroc, đến lúc này nhận thức đƣợc là ông đang hƣớng

về một điều gì đó thật đặc biệt. Cuối ngày hôm sau, Kroc đã nói chuyện với các

anh em nhà McDonald cho phép ông mở những tiệm ăn phụ trợ cho McDonald

trong tƣ cách là một ngƣời dự phần mới trong công việc buôn bán của họ.

Nhƣ bất cứ một ngƣời có khải tƣợng chân chính nào cũng phải làm, Kroc cảm thấy

bị bó buộc phải hành động dựa trên những gì ông đã chứng kiến trong chuyến đi

khảo sát của ông. Những vấn đề đáng quan tâm đã đè nặng đi ngƣợc lại sự thành

công của dự án kinh doanh này. Lúc bấy giờ ở tuổi 52, bắt đầu một công ty mới

bên cạnh những đối tác ông không quen biết nhiều và thiếu khoản tiền cần thiết để

duy trì giai đoạn khởi động. Về thể lý, ông đang ở trong tình trạng không tƣơng

Page 21: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

thích đối với thách thức này. Ông đang phải chịu bệnh viêm khớp và tiểu đƣờng và

trải qua thời gian lâu từ khi mất túi mật và tuyến giáp trạng. Vợ ông sợ rằng ông

đang từ bỏ việc làm an toàn để hƣớng vào một vài cuộc hợp tác hamburger điên rồ,

trong việc dự phần với hai ngƣời đàn ông cách xa phân nửa đất nƣớc là những

ngƣời không thích thú gì lắm trong việc khếch trƣơng ngay trong giai đoạn đầu

tiên!

Kroc đã không dễ bị nhụt chí. Trong con mắt của tâm trí ông, ông đã nhìn thấy

tƣơng lai, và tƣơng lai đó đƣợc đánh vần là đ-ộ-c q-u-y-ề-n K-i-n-h d-o-a-n-h

t-h-ứ-c ă-n n-h-a-n-h (fast food franchises).

Kroc đã để lại một di sản chủ yếu có hai ảnh hƣởng. Dĩ nhiên, một là vai trò của

ông trong việc thiết lập kỹ nghệ thức ăn nhanh là lực lƣợng chủ yếu trong nền kinh

tế đất nƣớc Hoa Kỳ - và hiện nay trên cả thế giới nữa. Trong một xã hội mà thời

gian đã trở thành một nguồn tài nguyên đƣợc cẩn thận kiểm soát nhất, thật khó

quyết định phải chăng nhu cầu của khách hàng cho việc tận dụng thời gian của họ

đã tạo ra sự chấp nhận kỹ nghệ thức ăn nhanh, hoặc giả sự sẵn sàng của thức ăn

nhanh đã nâng cao nhu cầu hiểu biết của mọi ngƣời về tăng cƣờng tối đa thời gian

của họ. Ngày hôm nay, nó là vấn đề có thể tranh luận đƣợc. Những cổng hoàng

môn đứng đó nhƣ là biểu tƣợng cho những gì Kroc đã làm cho nƣớc Mỹ: áp dụng

những cải cách kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của chúng ta.

Một di sản khác mà Kroc đã truyền lại cho chúng ta là sự hoàn bị khái niệm về độc

quyền bán hàng. Nhiều ngƣời trƣớc ông đã có độc

RAY KROC ĐÃ THIẾT LẬP KỸ NGHỆ THỨC ĂN NHANH LÀ LỰC LƢỢNG

CHỦ YẾU TRONG NỀN KINH TẾ CỦA ĐẤT NƢỚC HOA KỲ - VÀ CHO CẢ

THẾ GIỚI HIỆN NAY NỮA (VÀ ĐÃ GIỚI THIỆU SỰ ĐỘC QUYỀN KINH

DOANH TRONG KHẢI TƢỢNG CỦA ÔNG VỀ THƢƠNG TRƢỜNG ).

quyền kinh doanh về hoạt động của họ chẳng hạn nhƣ Dairy Queen và

Tastee-Freeze; nhƣng chƣa từng có ai đã làm điều đó một cách thành công. Ông đã

làm việc không mỏi mệt để phát triển một túi độc quyền kinh doanh lừng danh hiện

nay chứa đựng một bộ những điều kiện cần thiết và những sự hạn chế đã cho phép

những của hàng McDonald duy trì đƣợc bốn điều đặc trƣng mà Kroc đánh giá là

bất khả thƣơng lƣợng: thái độ lịch thiệp, tính sạch sẽ, chất lƣợng và sự phục vụ.

Kroc đã giới thiệu một số những cải cách khác cho sự tổ chức độc quyền kinh

doanh mà ông đã cống hiến: khƣớc từ đối với qui định những nhà độc quyền kinh

doanh phải mua những trang bị của họ từ công ty McDonald, tính đồng nhất trong

các hoạt động, huấn luyện những ngƣời điều khiển một cách rộng rãi và một sự

thuê mƣớn đất đặc biệt sắp xếp cho mỗi một tiệm ăn. Những điều này chỉ là những

quyết định thƣơng mại mang tính lƣơng tri mà thôi. Bí quyết đó đã là khải tƣợng

của Kroc đối với tiềm năng của sự độc quyền kinh doanh.

Nhiều hiệp hội khác đã bƣớc vào lãnh vực độc quyền kinh doanh về thức ăn nhanh

bởi vì những nỗ lực mở rộng lợi nhuận của Kroc. Tuy nhiên không có hiệp hội nào

Page 22: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

có thể đạt đƣợc kỷ lục tăng dần mức độ thành công đƣợc vui hƣởng với 7500 tiệm

ăn của McDonald xuyên suốt cả thế giới. [7]

Ray Kroc, Grinding It Out (Chicago: Regnery Company, 1977); Tom Robbins,

“Ray Kroc Did It All for You,” Fifty Who Made the Difference (New York:

Esquire Press, Villard Books, 1984), trang 265-269

Earl Warren

Có vẻ nhƣ hơi kỳ lạ khi bao gồm một vị thẩm phán tòa án tối cao Hoa Kỳ vào số

những ngƣời có khải tƣợng cốt lõi thuộc hậu bán thế kỷ trƣớc. Trong số tất cả

những vị thẩm phán đƣợc chọn lựa, Earl Warren lại có vẻ là một sự lựa chọn kỳ dị.

Đây là ngƣời đàn ông đƣợc chỉ định làm việc tại tòa án do tổng thống Dwight

Eisenhower, một sự chỉ định mà vị tổng thống sau đó đã nói: “là một điều ngu dại

đáng nguyền rủa lớn nhất mà tôi đã từng làm.” Tuy nhiên, điểm yếu kém và sự

khiêm tốn của Warren đã sản sinh ra một cuộc cách mạng hợp pháp và mang tính

chất tòa án, vẫn còn ảnh hƣởng đến cuộc sống của chúng ta ngày nay nhiều thập

niên sau khi ông về hƣu và cuối cùng qua đời.

Warren khởi đầu đã theo đuổi một con đƣờng chung để đƣợc tốt nghiệp trƣờng

luật: thực tập viên tƣ nhân, ủy viên công tố của một khu vực và viên chƣởng lý của

tiểu ban. Sau đó ông đã đƣợc chọn làm thống đốc của tiểu bang California trong ba

nhiệm kỳ. Là một ngôi sao chính trị đang lên, ông đã là ngƣời đƣợc cử làm phó

tổng thống của Đảng Cộng Hòa vào năm 1948 nhƣng đã phải chịu sự thất bại chính

trị đầu tiên khi chiến dịch của Thomas Dewey không thành công.

Dầu vậy, sau một nhiệm kỳ dƣới sự lãnh đạo của Harry Truman, đất nƣớc này đã

tuyển chọn vị anh hùng chiến tranh Eisenhower làm ngƣời đứng đầu cơ quan hành

pháp. Trong sự tôn trọng đối với sự hỗ trợ của Warren trong sự đề cử Eisenhower,

vị tổng thống này đã chỉ định Warren vào tòa án tối cao. Ông đã làm nhƣ thế với

sự trông đợi ngƣời California nầy trở nên một ngƣời có quan điểm ôn hòa về hệ tƣ

tƣởng với những khuynh hƣớng của đảng Cộng Hòa. Nhƣng hóa ra ông đã thật là

sai lầm.

Những ngƣời đã biết Warren cảm thấy rất khó mô tả ông. Những tính từ thƣờng

bao gồm “hiền lành, ôn hòa,” “không có đặc tính rõ rệt,” “vui lòng hoặc thích thú,”

“vô thƣởng vô phạt” và “đơn giản.” Ông đƣợc xem là một nhà mƣu lƣợc chính trị

khôn ngoan, nhƣng là một ngƣời thông minh bình thƣờng. Cũng nhƣ những điều

đã nêu trên, dƣờng nhƣ ông có tài khéo để xử sự đúng lúc đúng chỗ.

Tuy nhiên những ngƣời bạn thân cận nhất của ông thừa nhận rằng khi Warren trải

qua hệ thống chính trị, họ có thể thấy ông đƣợc thay đổi dần dần. Ông trở thành

càng ngày càng quan tâm đến việc áp dụng sự công bằng, sự bình đẳng và công lý

cho mọi nghề nghiệp của ngƣời ta, một sự kiện thực tế hơn là một vấn đề tranh

luận thuộc chính sách công cộng.

Page 23: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Trong thời gian 16 năm ông đƣợc bổ nhiệm làm thẩm phán, Warren đã điều khiển

một số lớn những tiền lệ cho việc xét xử của tòa án. Ông bênh vực mạnh mẽ cho

những quyết định của quan tòa phán quyết rằng những sự phân biệt đối xử là vi

phạm luật, đã cấm bất cứ hình thức nào của sự phân biệt chủng tộc, đem lại những

luật mới và sự lựa chọn hợp pháp cho ngƣời nghèo, mở rộng tự do phát biểu, gia

tăng sự bảo vệ cho tự do báo chí và tăng cƣờng những luật lệ có liên quan đến sự

bất đồng quan điểm chính trị. Tòa án của ông đã viết lại một cách thực tế về bộ luật

tội phạm.

Thông qua một sự nhấn mạnh kiên cƣờng về bổn phận luân lý và đối xử công

bằng, Warren đã mở rộng giới hạn những hoạt động mà tòa án có thể làm đƣợc

trong những luật lệ của nó và mức độ mà luật pháp có thể mở rộng trong sự đoán

định điều phải và điều trái.

Những tiêu chuẩn xét xử hợp pháp mà chúng ta biết ngày nay phần lớn đã đƣợc

minh định bởi Warren. Dĩ nhiên, ông đã không tạo ra hệ thống nầy, nhƣng ông đã

nhìn thấy đƣợc những đƣờng nét chính yếu của một xã hội đặt nền tảng trên sự

công bằng và bình đẳng. Điều đó vẫn còn xác định nhiều giới hạn và lối sống đặc

trƣng cho nƣớc Mỹ trong cuối thập niên 1990. [8]

Frances Fitzgerald, “The Case of Earl Warren v. Earl Warren,” Fifty Who Made

the Difference (New York: Esquire Press, Villard Books, 1984), trang 362-369

Martin Luther King (con)

Những ngƣời Mỹ có cùng một khuynh hƣớng lớn lao trong việc quên lãng lịch sử

của họ. Chúng ta nhanh chóng tiếp thu những thay đổi xã hội lớn lao và quên đi

những việc làm bởi những ngƣời đã chiến đấu cho các trận chiến đó.

Tôi e rằng những chiến thắng mà Martin Luther King (con) đã chinh phục đƣợc

thuộc vào những chiến thắng đã bị thoải mái bỏ quên nhƣ vậy. Tuy nhiên, ảnh

hƣởng của King sẽ là rất quan trọng hầu nuôi dƣỡng sự hiểu biết và hiệp nhất

chủng tộc trong tình hình dân số của chúng ta mỗi ngày một càng đa dạng hơn.

King là con trai của một mục sƣ Báp Tít, lớn lên trong miền Nam giữa các năm

1930 và 40. Giống nhƣ mọi ngƣời da đen sinh sống tại miền Nam, ông quá quen

thuộc với tính đa dạng và hiển nhiên của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Trong

vòng những hình ảnh đã in sâu vào tâm trí của ông không thể nào xóa nhòa là biến

cố diễn ra khi ông lên 6, lúc ấy cha mẹ của một ngƣời bạn da trắng nổi giận cắt

ngang giờ đi chơi của chúng và yêu cầu King không bao giờ đƣợc chơi với con trai

họ nữa. Khi ông lên 11 tuổi, một ngƣời phụ nữ da trắng không có hiềm khích gì cả

đã đánh ông và gọi ông là “mọi đen.”

Dĩ nhiên, những biến cố này và nhiều điều khác nữa đã diễn ra trong một bối cảnh

bất công. Trƣớc thời gian giữa những năm 1960. Ngƣời da đen không đƣợc phép

ăn trong những tiệm ăn của ngƣời da trắng, không đƣợc dùng nhà vệ sinh công

cộng hoặc sử dụng phƣơng tiện giao thông công cộng. Anh chàng trai trẻ Luther

Page 24: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

King đã quan sát, lắng nghe và thấm thía nỗi đau này; và anh đã chuẩn bị để tận

hiến đời sống mình chiến đấu nghịch lại sự bất công trong xã hội, sự nghèo khó và

sự phân biệt chủng tộc.

King là một ngƣời thông minh. Ông bƣớc vào trƣờng cao đẳng ở tuổi 15 mà không

cần bậc trung học, đã đƣợc phong chức tại nhà thờ của cha ông ở tuổi 18, đã từ giã

lớp học ở chủng viện của mình và đạt đƣợc bằng cấp Ph.D. về thần học của đại học

Boston.

Sau đó King đã bƣớc vào ngôi trƣờng của những cú gõ cửa nặng nề, là mục sƣ cho

một hội thánh ở tại Montgomery, Alabama. Sử dụng bục giảng của ông làm diễn

đàn bảo vệ lập trƣờng của mình, ông đã hƣớng dẫn những công dân da đen vào

một cuộc chống đối phi bạo lực, một chiến thuật ông đã học đƣợc khi nghiên cứu

Mahatma Gandhi, nhà lãnh đạo nổi tiếng ngƣời Ấn Độ. King đã hƣớng dẫn hàng

ngàn ngƣời da đen trong các cuộc tẩy chay, biểu tình ngồi, diễu hành và các cuộc

lái xe tự do và ông làm mũi nhọn dẫn đầu cho các nỗ lực thuyết phục về vấn đề

chính trị. Đối với hầu hết những ngƣời da đen, ông đã trở thành một vị anh hùng.

Điều gì đã là phần thƣởng cho vị anh hùng King? Nhà ông đã bị đặt bom. Ông đã

bị bỏ vào tù nhiều lần. Ông đã bị đánh đập hành hạ thân thể một cách bất công,

một số lần bởi những công dân da trắng, một số thì do cảnh sát. Ông đã bị khƣớc

từ và chế giễu bởi nhiều tu sĩ da trắng. Con cái của ông bị khai trừ tẩy chay ở các

trƣờng học. Những của cải tài sản của gia đình bị đánh cắp, bị phá hại và đốt cháy.

Và cuối cùng, dĩ nhiên, vị anh hùng này đã bị giết vì ích lợi cho chính ông. Chức

vụ của ông trên nhiều phƣơng diện là điều tƣơng đồng với chức vụ của sứ đồ

Phaolô.

King là một nhà diễn thuyết hùng hồn và ông đã không sợ khi sử dụng tòa giảng để

thúc giục cử tọa của ông phải hành động. Dẫu vậy, ông đã sử dụng bục giảng

không những chỉ để chiêu mộ. Những bài giảng của ông đã đƣợc soạn thảo để phục

hồi ý thức về phẩm cách, sự tự trọng và lòng hy vọng mà ngƣời da đen đã đánh

mất lâu nay.

Những sứ điệp của King là thật khác thƣờng, thách thức những ngƣời da đen phải

đối đầu với đại đa số ngƣời da trắng vì cớ sự đối xử tệ hại đối với ngƣời da đen.

Trong nhiều thế hệ, ngƣời Mỹ da đen đã chấp nhận nỗi bất hạnh về những hoàn

cảnh bất công của họ nhƣ là vận xui của số phận, nhƣ là một thực tại đơn giản và

không thay đổi đƣợc hoặc nhƣ là hậu quả của một sự không đầy đủ thẩm quyền

vốn có của những ngƣời da đen.

King đã kịch liệt phản ứng về sự nghi ngờ chính bản thân nhƣ thế. Ông quở trách

dân sự của mình vì cớ sự nhút nhát và khiêm tốn của họ. Ông đã thổi hơi sự sống

của sự tự xem mình có giá trị vào những tấm lòng của họ và cảm thúc dân tộc của

ông phải sử dụng tất cả những điều đó vào một cuộc sống đáng sống - một sự sống

đặc trƣng bằng tình yêu chính mình, phẩm giá và công lý bình đẳng.

Những ngƣời lớn lên ở tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày nay có lẽ khó tin đƣợc

Page 25: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

những điều hoàn toàn khác lạ đã diễn ra thể nào trong một phần tƣ thế kỷ trƣớc.

Những nỗ lực lớn lao của King đã bắt đầu cho cuộc cách mạng và bảo đảm những

chiến thắng khó khăn và lớn lao. Sự theo đuổi liên lũy của ông về một hệ thống

công lý không phân biệt màu sắc đã đƣợc dùng làm công cụ trong đạo luật về

những Quyền Công Dân 1964 và đạo luật về Quyền Bầu Phiếu năm 1965. King là

con ngƣời trẻ tuổi nhất đoạt đƣợc Giải Nôben Hòa Bình, đã giúp chuẩn bị một

cuộc diễu hành lớn tại thủ đô năm 1968 để nêu cao nhận thức về tầm mức và sự tàn

hại của sự nghèo khó khi ông bị giết.

Chúng ta đang sống trong một quốc gia vẫn còn dễ mắc phải căn bệnh ung thƣ của

chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, nhƣng di sản lâu dài của King là ông đã giúp tƣớc

bỏ sự phân biệt và thành kiến chủng tộc khiến nó không còn tính hợp pháp về luân

lý của nó nữa. Ngày nay chúng ta nhìn nhận sự hiện hữu và tội lỗi của chủ nghĩa

phân biệt chủng tộc bởi vì King hẳn không để cho chúng ta bỏ qua sự sai lầm đó.

[9]

David Halberstam, “Martin Luther King, American Preacher,” Fifty Who Made the

Difference (New York: Esquire Press, Villard Books, 1984), trang 237-244

Ralph Nader

Một nhân vật khác thuộc nhóm các trƣờng đại học có truyền thống ở miền Đông

nƣớc Mỹ (nổi tiếng về tiêu chuẩn học thuật cao và uy tín xã hội) gia nhập vào danh

sách các nhân vật có ảnh hƣởng hàng đầu thuộc thời quá khứ gần đây của chúng ta.

Ralph Nader tốt nghiệp đại học Princeton đƣợc quyền ƣu tiên vào trƣờng luật

Harvard. Luôn luôn là một ngƣời không tuân theo các tập tục xã hội, Nader đã

không chú ý đến việc theo đuổi một sự nghiệp nhàn hạ trong nhóm luật tập thể.

Nỗi đam mê của ông là tận dụng đời sống vào việc bảo đảm công lý xã hội. Ông đã

mô tả sứ mạng đời sống của mình nhƣ là mọi sự đốt cháy “không kém hơn việc cải

tổ chất lƣợng trong cuộc Cách mạng Kỹ Nghệ.”

Là một ngƣời binh vực cho ngƣời tiêu dùng nổi tiếng nhất ở nƣớc Mỹ, ông đã liên

tục băm vằm hết công nghiệp này đến công nghiệp khác trong khoảng thời gian

hơn 30 năm. Có lẽ ông nổi tiếng nhất vì những trận chiến của ông với kỹ nghệ xe

hơi. Sau khi đánh giá những dữ liệu có liên quan đến các tai nạn xe hơi, ông nghiên

cứu mẫu mã của các loại xe và nảy sinh ra một loạt những thay đổi về thiết kế để

cải tiến cho sự an toàn xe hơi. Khi các nhà sản xuất chế tạo xe hơi bịt tai không

nghe những đòi hỏi của ông, ông đã phát hành một cuốn sách có tựa đề là Không

An Toàn Ở Bất Cứ Tốc Độ Nào , và sách này đã ném ông vào cuộc tranh cãi.

Quốc hội thông qua bộ luật an toàn cho phƣơng tiện giao thông gắn máy và lƣu

thông quốc gia năm 1966, phần lớn là để đáp lại cuộc vận động cố gắng thuyết

phục liên tục của Nader ở hành lang. Giữa vòng những thay đổi mà đạo luật này đã

làm đƣợc đó là bảng bên dƣới kính chắn gió có đệm, những tựa đầu cho ghế ngồi,

bánh tay lái có đệm, cần số tròn, loại kính không bể trong gƣơng chiếu hậu, dây đai

Page 26: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

an toàn và khung sƣờn xe bằng thép tăng lực. Ông đã giới thiệu các túi hơi (CTD:

ngăn va đập khi gặp tai nạn) 30 năm trƣớc khi kỹ nghệ ô tô tán thành và sử dụng

chúng. Trong vòng 20 năm đầu tiên sau khi đạo luật này đƣợc thông qua, có hơn

100 triệu xe hơi đã phải thu hồi vì cớ những vi phạm luật an toàn và vì khuyết

điểm thiết kế.

Nader và những tổ chức của ông thuộc những ngƣời bảo vệ khách hàng cũng đã là

những ngƣời then chốt trong các luật lệ hiện nay kiểm soát tổ chức thanh tra về

thịt, bó buộc những giới hạn về vấn đề nhiễm bức xạ, nguồn cung cấp nƣớc uống

an toàn, trừ bỏ sơn có chất độc chì, đạo luật bảo vệ môi trƣờng, loại trừ chất

amiăng chống lửa và luật lệ về khí gaz tự nhiên.

Dầu vậy, thành tựu trọn vẹn của ông là việc tạo ra và thông qua đạo luật tự do về

các thông tin. Việc ban hành luật đó đã giúp cho mỗi một công dân có thể đạt đƣợc

việc truy cứu hợp pháp những văn kiện công cộng. Sự hiện diện của luật đó đã cho

phép Nader đi tiên phong các cuộc tranh tụng hành động công dân, một phƣơng

tiện đem lại cho các cơ quan hoặc đại lý đoàn thể và chính quyền làm đúng theo

yêu cầu hoặc mệnh lệnh của các đạo luật thông qua những vận dụng đơn giản trong

việc tranh tụng.

Giống nhƣ nhiều ngƣời có khải tƣợng, Nader sống một cuộc sống hoàn toàn nhất

quán với những quan niệm của ông. Ông mặc những chiếc áo đã mua tại trạm bán

hàng cho quân đội (PX) ba mƣơi năm trƣớc. Ông không sở hữu hay là lái một

chiếc xe nào. Ông coi sóc chế độ ăn uống của mình một cách cẩn thận và sống

trong một căn hộ nhỏ ở tại Washington D.C. Ông từ chối không uống Coca-Cola

(ông nói rằng mỗi một lon chứa đựng chín muỗng đƣờng) và là một ngƣời ủng hộ

cho việc tập thể dục. Cuộc đời ông đã là một phần mở rộng cho khải tƣợng của ông

về một nƣớc Mỹ tốt hơn.

Chiếc xe hơi của bạn đƣợc an toàn hơn bởi Nader. Chất lƣợng thứ nƣớc bạn uống

và không khí bạn thở có lẽ chƣa hoàn hảo, nhƣng nó đƣợc tốt hơn rất nhiều so với

tình trạng thƣờng có của nó nếu không có ảnh hƣởng của Nader.

Các hiệp hội tại Hoa Kỳ, cũng nhƣ những văn phòng chính phủ mà chúng ta lựa

chọn, đều đáp ứng tốt hơn với công dân và với các bộ luật bởi vì bộ luật tự do về

thông tin. Không có Nader tạo hình và theo đuổi khải tƣợng của ông về một nƣớc

Mỹ mới, những luật lệ nhà nƣớc và việc thực hiện quyết định hợp tác có lẽ sẽ rất

khác biệt ngày nay. [10]

Ken Auletta, “Ralph Nader, Public Eye,” Fifty Who Made the Difference (New

York: Esquire Press, Villard Books, 1984), trang 407-417

Và Còn Nhiều Hơn Nữa

Trên đây chỉ là một vài ngƣời có khải tƣợng đã ảnh hƣởng và thay đổi cuộc sống

của ngƣời Mỹ. Dù muốn dù không, bạn và tôi đã gặt hái đƣợc kết quả từ những

khải tƣợng của họ.

Page 27: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Chúng ta cũng đang sống với những kết quả của khải tƣợng đƣợc hình thành bởi

Tổng Thống Lyndon Johnson, là ngƣời mà những cuộc cải cách xã hội trong Xã

Hội Vĩ Đại của ông vẫn còn thiết lập một cơ cấu hạ tầng cho hệ thống ích lợi của

chúng ta và các dịch vụ khác đặt nền tảng trên cơ cấu chính quyền.

Chúng ta đang kinh nghiệm những hiệu quả của báo chí điểm những tin chính

(sound-bite), đƣợc khởi đầu bởi những nhà khải tƣợng về ngành báo chí chẳng hạn

nhƣ Al Newharth, là ngƣời phác thảo tờ báo đƣợc cách mạng hóa có tên là USA

Today và đã đáp ứng với quan tâm của cử tọa đọc nhanh. Steven Jobs, là ngƣời

đồng sáng lập công ty Apple Computers, đã có công lớn trong việc dùng những

máy móc ông giúp bạn là Steve Wozniak lắp đặt trong nhà xe và thiết lập máy tính

cá nhân dành cho ngƣời thân dùng. Là điều đã thay đổi mãi mãi hệ thống thông tin

và tính toán.

Robert Moses, là bậc thầy trong việc qui hoạch đô thị, xứng đáng với thanh danh

ấy - hay lời buộc tội đó - vì cớ nhiều quan điểm phát triển đô thị mà trên đó các đô

thị của chúng ta đều đặt nền tảng. Betty Friedan đã là ngƣời đề xuất trƣớc hết đằng

sau phong trào giải phóng phụ nữ của cuối những năm 1960 và đầu thập niên 70.

Danh sách của những ngƣời có khải tƣợng đã định dạng cho môi trƣờng sống và

những cơ hội mỗi ngày của bạn thật là dài.

Những ngƣời có khải tƣợng của những năm 1990

Bạn có thể kể ra những ngƣời có khải tƣợng của thời hiện tại không? Đôi khi thật

khó nói ai là ngƣời đang khuôn đúc khải tƣợng và ai đang đơn giản xây dựng

vƣơng quốc riêng của họ. Tuy nhiên, một vài sự chọn lựa hiển nhiên của những

ngƣời có khải tƣợng đang thiết đặt nền tảng cho đời sống của chúng ta trong phần

đầu của thế kỷ thứ 21 nầy.

Bill Gates, là quyền lực đứng đằng sau công ty Microsoft, đang đem những phần

mềm vi tính đến những vị trí mới thay đổi đời sống. John Malone là nhân tố hàng

đầu trong việc phát triển kỹ nghệ truyền thông, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền

hình.

Michael Eisner, giám đốc điều hành của công ty Walt Disney - đồng sở hữu một

vƣơng quốc truyền thông đại chúng bao gồm công ty ABC - phải đƣợc xem là nhà

tƣ tƣởng cấp tiến hàng đầu khi ông chuyển công ty Disney vƣợt qua giới hạn giải

trí bƣớc vào những phƣơng thức mới cho công cuộc phát triển đô thị.

Bạn có thấy đƣợc hiệu quả của khải tƣợng trên đời sống mình không? Hãy suy

nghĩ về cuộc sống của bạn sẽ nhƣ thế nào nào nếu nhƣ Nader đã không trung thành

với khải tƣợng của ông.

Chúng ta sẽ có loại xã hội thể nào nếu những học thuyết của Dewey đã chƣa từng

đƣợc giới thiệu cho các giáo sƣ và thực thi giữa vòng những cuộc gia tăng dân số

trong thời kỳ những năm định hình tính cách con trẻ của họ? Nếu Martin Luther

King (con) đã không hi sinh những tham vọng và tài năng của ông - và cuối cùng

Page 28: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

cả đời sống của ông nữa - vì cớ công lý con ngƣời và sự bình đẳng chủng tộc, thì

chúng ta có nhận thức đƣợc những cuộc khủng hoảng trong mối liên hệ chủng tộc

mà mình có ngày nay không?

Bạn có quan tâm nhiều về vấn đề phô bày con trẻ cho tình dục trên ti vi hoặc trong

các phim ảnh, hoặc về vấn đề tính mong manh dễ bị cám dỗ của các cuộc hôn

nhân, hoặc về sự chấp nhận của công chúng đối với tính dục đồng giới nhƣ là một

sự chọn lựa đạo đức trong những mối liên hệ tính dục khác giới nếu Alfred Kinsey

đã quay lƣng lại với khải tƣợng của ông về một nƣớc Mỹ đƣợc giải phóng về tình

dục?

Tôi không thể tƣởng tƣợng bất cứ ai bàn cãi một cách thông minh lại cho rằng sự

hiện hữu của ngƣời ấy không bị đảo lộn bởi ảnh hƣởng của những khải tƣợng đã

đƣợc nhận thức và theo đuổi một cách năng nỗ bởi những ngƣời nhiệt tình nhƣ

vậy.

Nhìn nhận ảnh hƣởng của những ngƣời khác trên đời sống bạn thật là xa với quyết

định của bạn hầu nhận rõ khải tƣợng của Đức Chúa Trời cho đời sống bạn và để

đầu tƣ hoàn toàn sự hiện hữu của bạn vào viễn ảnh đó.

Trong tƣ cách một đầy tớ của Đức Chúa Trời là Cha của khải tƣợng, bạn sẽ làm gì

để hiểu biết khải tƣợng Đức Chúa Trời dành cho đời sống bạn và để đầu tƣ chính

mình vào cuộc cách mạng thu nhỏ mà Ngài đang kêu gọi bạn làm ngƣời coi sóc?

Những Điều Cơ Bản về Khải Tƣợng

“KHÔNG MỘT THỨ MÁY NÀO CÓ THỂ THÚC ĐẨY MỘT TỔ CHỨC ĐẾN

CHỖ THÀNH CÔNG TUYỆT VỜI LÂU DÀI MẠNH BẰNG MỘT KHẢI

TƢỢNG TƢƠNG LAI KHẢ THI, XỨNG ĐÁNG VÀ HẤP DẪN, ĐƢỢC CHIA

SẺ MỘT CÁCH RỘNG RÃI”

BURT NANUS

Đọc những câu chuyện về khải tƣợng trong hành động hoặc thấy đƣợc những hiệu

quả của khải tƣợng đƣợc thực hiện là một việc. Có thể đặt ngón tay của bạn vào

chính xác điều nào là khái niệm cốt lõi lại là một việc hoàn toàn khác - đó là, để

định nghĩa khải tƣợng một cách cô đọng đến nỗi bạn có thể nêu rõ điều thực thụ

hay là một món đồ giả - một dặm xa vời vợi.

Chúng ta ta hãy đề cập đến những điều căn bản của khải tƣợng.

Định Nghĩa Khải Tƣợng

Khải tƣợng là một hình ảnh trong tâm trí rõ ràng và chính xác về một tƣơng lai

đáng ƣa chuộng, mà Đức Chúa Trời ban cho những đầy tớ đƣợc lựa chọn của Ngài,

dựa trên sự hiểu biết chính xác về Đức Chúa Trời, về chính mình và những hoàn

cảnh.

Hãy xem xét những thành tố trong khải tƣợng của Đức Chúa Trời.

Khải tƣợng là hữu hình có thể xác định đƣợc đối với ngƣời xem ngắm. Mặc dầu nó

Page 29: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

chỉ là một ý tƣởng hoặc viễn cảnh về một thực tại chƣa hiện hữu, khải tƣợng hiện

hữu trong tâm trí của một ngƣời có khải tƣợng, rõ ràng đến nỗi có thể suy nghĩ về

nhƣ là một hình ảnh sống động. Một khải tƣợng nhƣ thế thúc giục và hƣớng dẫn

chức vụ, gạn lọc thông tin, phục vụ nhƣ là một tác nhân trong việc thực hiện quyết

định và đánh giá tiến trình.

Những sự Thay Đổi Sẽ Diễn Ra

Khải tƣợng bao hàm thay đổi . Nó giúp bạn cải thiện một hoàn cảnh. Nó tập trung

vào tƣơng lai và tiêu biểu cho một viễn cảnh liệu trƣớc những thách thức và cơ hội

sẽ đến. Cơ Đốc Nhân có khải tƣợng là một ngƣời vui hƣởng quá khứ, sống trong

hiện tại nhƣng suy nghĩ về tƣơng lai . Tƣơng lai đó, nếu đem lại sự vui lòng cho

Đức Chúa Trời, sẽ khác biệt đáng kể với thực tại mà bạn đang kinh nghiệm ngày

nay.

Khải tƣợng đƣợc khởi xƣớng bởi Đức Chúa Trời, đƣợc dân sự của Ngài ƣa thích

và đƣợc truyền đạt qua Đức Thánh Linh . Đức Chúa Trời chỉ truyền đạt khải tƣợng

của Ngài cho những ngƣời nào bền đỗ trong sự nhận biết Ngài một cách thân mật,

bởi vì khải tƣợng của Ngài là một phần thiêng liêng thuộc về kế hoạch đời đời của

Ngài hé mở. Điều này có nghĩa rằng những động cơ của bạn tìm kiếm một khải

tƣợng là điều hết sức quan trọng.

Hãy nhớ lại tội lỗi của Simôn ngƣời thuật sĩ, là ngƣời đã dâng tiền cho Phierơ để

đổi lại mong nhận đƣợc năng quyền của Đức Thánh Linh và đã ngay lập tức bị

trừng phạt bởi vị sứ đồ này bởi vì mong muốn không đứng đắn của ông (xem Cong

Cv 8:9-24). Ông cũng bị kể là không đủ tƣ cách có năng quyền mà ông đòi hỏi.

Những động cơ của bạn cũng phải trong sạch và lòng bạn không chỉ mong muốn

nhận lãnh khải tƣợng, nhƣng cũng dâng hiến chính mình để đƣợc thấy nó diễn ra.

Khải tƣợng không dành cho những ngƣời hèn nhát yếu tim . Nó ám chỉ một lòng

mong muốn nồng cháy tận hiến đời sống của bạn cho Đức Chúa Trời đầy ân phúc

thông qua sự theo đuổi không ngừng nghỉ của bạn về sự hoàn thành của nó.

Một Lòng Cam Kết Phục Vụ

Những ai tận hiến cho sự phục vụ Ngài thì xứng đáng nhận lãnh khải tƣợng đó.

Điều quí giá đó đƣợc xác định rõ bởi lòng đam mê của một ngƣời đối với Đức

Chúa Trời, tận hiến cho sự phục vụ Cơ Đốc, đắm chìm vào những lời cảnh cáo và

những nguyên tắc của Đức Chúa Trời và sự sẵn lòng để hoàn toàn đầu phục đối với

những mục tiêu và sự lãnh đạo của Chúa.

Ngƣời có khải tƣợng là một ngƣời biết chính mình đủ để nhận ra những lỗi lầm và

giới hạn cá nhân, và vì vậy để tùy thuộc vào sự hƣớng dẫn và sức mạnh siêu nhiên

đƣợc chu cấp bởi Đức Chúa Trời trong sự theo đuổi khải tƣợng một cách hăng hái

nồng nhiệt.

Một trong những phẩm chất đáng quí nhất của một Cơ Đốc Nhân có khải tƣợng là

sự hoàn toàn từ bỏ bản ngã hầu cho hoàn toàn khuất phục đối với những mục tiêu

Page 30: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

của Đức Chúa Trời . Điều này vƣợt xa các cam kết với Đấng Christ để nhận đƣợc

ơn cứu rỗi và phản ánh sự đầu phục tuyệt đối cho ý chỉ của Đức Chúa Trời. Chỉ khi

ấy ngƣời này mới thực sự có thể đƣợc Ngài sử dụng.

Ngƣời có khải tƣợng nhận biết rất rõ về bối cảnh trong đó khải tƣợng cần phải

đƣợc hoàn tất, nhìn nhận những trở ngại thấy đƣợc và không thấy đƣợc là điều gì,

và sử dụng những nguồn tài nguyên vật chất tâm linh và con ngƣời một cách có

chiến lƣợc trong mọi nỗ lực hoàn thành khải tƣợng.

Đức Chúa Trời không bao giờ đặt để những đầy tớ đáng tin cậy của Ngài cho thất

bại, nhƣng Ngài cũng không dẹp bỏ tất cả mọi trở ngại và khó khăn ra khỏi đƣờng

lối của chúng ta (hãy xem Gios Gs 1:8, 9). Ngài thành tín đối với những ngƣời

chuyên tâm trong việc hoàn thành những việc tốt đẹp mà Ngài đã hoạch định sẵn

cho chúng ta.

Khải Tƣợng Sẽ Đến Trong Thời Điểm Của Ngài

Khải tƣợng đến khi Đức Chúa Trời quyết định bạn đã sẵn sàng để kiểm soát nó .

Khi đúng thời điểm, Đức Chúa Trời sẽ vén màn khải tƣợng và sẽ giúp bạn có thể

hiểu đƣợc khải tƣợng. Khả năng của bạn để nắm lấy khải tƣợng đó không phải là

một vấn đề năng lực của con ngƣời, nhƣng thuộc về sự trù liệu thuộc linh và một

sự mong mỏi với trọn tấm lòng để vâng theo khải tƣợng, bất chấp phải trả giá nào.

Chỉ có Đức Chúa Trời mới biết khi nào chúng ta thật sự sẵn sàng cho khải tƣợng,

bởi vì nó sẽ tái định hƣớng triệt để mỗi một lĩnh vực của đời sống chúng ta, và nó

sẽ có một mục đích đặc biệt.

Thật khó cho hầu hết chúng ta chấp nhận sự kiện chúng ta phải để cho Đức Chúa

Trời kiểm soát thời khắc khi nào khải tƣợng phải đƣợc truyền đạt. Dầu vậy, nghi lễ

thông qua đáng cho mọi sự chuẩn bị và tất cả sự chờ đợi cần phải có.

Nếu chƣa đúng thời điểm, nếu bạn chƣa đủ tận hiến chính mình cho sự hầu việc

Ngài hoặc nếu bạn chƣa hoàn tất sự trƣởng thành mà Đức Chúa Trời đòi hỏi nơi

bạn, hãy đoan chắc rằng bạn sẽ chƣa đƣợc ban cho khải tƣợng đâu.

Làm cho Rõ Điều Mơ Hồ

Khải tƣợng không diễn ra trong một khoảng không vô nghĩa. Giống nhƣ mọi chân

lý và nguyên tắc Thánh Kinh, nó đƣợc mặc khải và đƣợc làm trở thành thực tiễn

trong bối cảnh.

Khải tƣợng của bạn đến từ sứ mạng đời sống của bạn, những giá trị, những chiến

lƣợc và phƣơng sách của chức vụ, những mục tiêu cho chức vụ mà bạn đã thiết đặt,

những ân tứ thuộc linh, những tài năng thiên nhiên và những kinh nghiệm trong

đời sống của bạn.

Sứ mạng, khải tƣợng và giá trị tiêu biểu cho những viễn cảnh mà bạn có trong mối

liên hệ với chức vụ. Những mục tiêu, chiến lƣợc và cách xử trí của bạn xuất phát từ

những viễn cảnh này và đem lại kết quả trong những kế hoạch chức vụ của bạn.

Những yếu tố còn lại - các ân tứ thuộc linh, các tài năng tự nhiên và những kinh

Page 31: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

nghiệm đời sống của bạn - tiêu biểu cho sự chuẩn bị đƣợc chu cấp bởi Đức Chúa

Trời cho chức vụ của bạn.

Hãy xem qua những yếu tố thuộc bối cảnh này.

Viễn Cảnh

1. Sứ mạng

Trong số những thành tố khác nhau mà chúng ta đang nghiên cứu, sứ mạng hay

nhiệm vụ có lẽ là yếu tố dễ giải thích và dễ phát biểu nhất. Nhiệm vụ của mỗi cá

nhân ngƣời theo Chúa và mỗi một hội thánh Cơ Đốc đã đƣợc nói lên cho chúng ta

trong Kinh Thánh. Một cách vắn tắt, sứ mạng là mục tiêu lớn mà vì cớ đó bạn hoặc

chức vụ của bạn tồn tại.

Hiểu biết đƣợc sứ mạng khiến dễ có một đặc tính trong sáng, là điều cần phải đi

trƣớc tác động và tầm quan trọng. Sứ mạng tiêu biểu cho bối cảnh trong đó một cá

nhân hoặc tổ chức hoạt động; nó là “bức tranh lớn,” sự hiểu biết lớn lao nhất về vũ

trụ trong đó những hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức có ý nghĩa và mục tiêu.

Bạn đang sống trong một thế giới cơ hội - có quá nhiều những sự lựa chọn khiến

cho bạn không thể khai thác một cách đầy đủ, quá đa

NẾU BẠN ĐANG TÌM CÁCH ĐỂ BIẾT SỨ MẠNG CỦA HỘI THÁNH BẠN,

THÌ ĐÓ LÀ GIÚP CHO CÀNG NHIỀU NGƢỜI CÀNG TỐT ĐƢỢC BIẾT, YÊU

MẾN VÀ PHỤC VỤ ĐỨC CHÚA TRỜI BẰNG CẢ TẤM LÒNG, LINH HỒN,

TÂM TRÍ VÀ SỨC LỰC CỦA HỌ.

dạng khiến bạn không thể đề cập đến một cách hiệu quả và có ích. Trừ phi bạn

nắm vững đƣợc đến một mức độ nào đó về sự tự định nghĩa con ngƣời chính mình,

bằng không bạn sẽ tự hủy hoại. Hãy suy nghĩ về trách vụ của bạn nhƣ vùng đất hay

lãnh vực trong đó bạn sẽ hoạt động. Trách vụ thật sự phản ánh đƣợc những giá trị,

những điều ƣu tiên và khải tƣợng của bạn. [1]

Để có một phần bàn luận rộng hơn về những điểm khác biệt giữa khải tƣợng và sứ

mạng, hãy xem George Barna, Quyền Năng Của Khải Tƣợng (Ventura, Calif.:

Regal Books, 1992), chƣơng 2 và 3

Đối với Cơ Đốc Nhân và các chức vụ Cơ Đốc, vẻ đẹp của trách vụ là Đức Chúa

Trời đã định nghĩa nó rồi. Là một môn đồ của Đấng Christ, sứ mạng đời sống bạn

là nhận biết, yêu thƣơng và phục vụ Đức Chúa Trời với cả tấm lòng, linh hồn, tâm

trí và sức lực (xem PhuDnl 6:5; Mat Mt 22:37-39). Mỗi ngƣời trong chúng ta có lẽ

đeo đuổi sứ mạng này theo một phƣơng thức khác nhau, nhƣng tất cả chúng ta đều

sống theo cùng một mục tiêu quan trọng: làm vui lòng, làm vinh hiển, và tôn cao

Đức Chúa Trời.

Nếu bạn đang tìm cách để biết sứ mạng của hội thánh mình, thì đó là giúp cho càng

nhiều ngƣời càng tốt đƣợc biết, yêu mến và phục vụ Đức Chúa Trời bằng cả tấm

lòng, linh hồn, tâm trí và sức lực của họ. Dĩ nhiên, bạn có thể phân tách câu cú một

Page 32: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

cách khác nhau, dùng những từ ngữ hoặc ngôn ngữ nào càng dễ chịu hơn cho bạn.

Sứ mạng không thể nào kiểm soát hết đƣợc . Các hội thánh thƣờng mô tả sứ mạng

của họ là nắm vững đƣợc năm phần: truyền giáo, ca ngợi, trang bị, mở rộng và

khích lệ. Dầu vậy, bản chất sẽ luôn luôn giống nhau. Chúng ta tồn tại để phục vụ

Đức Chúa Trời bằng tất cả mọi điều chúng ta có. Đó là bức tranh lớn. Có lẽ bạn

cũng sẽ tự làm cho nhất trí với sự kiện rằng mình còn sống tới đâu và dầu mình cố

công đến đâu, bạn sẽ không bao giờ hoàn toàn làm trọn đƣợc sứ mạng của mình.

Hãy suy nghĩ về điều đó. Không thể nào để hoàn toàn kiểm soát đƣợc sự hiểu biết,

yêu mến và phục vụ Đức Chúa Trời với mỗi một tài nguyên mà bạn có sẵn để

dùng. Sau cùng, chúng ta chỉ là con ngƣời. Là những tạo vật bị sa ngã, chúng ta

không có khả năng để phục vụ Ngài bằng sự trọn vẹn. Tuy nhiên, nó là một mục

tiêu đáng ca tụng mà chúng ta phải sống, là điều đem lại cho chúng ta phƣơng

hƣớng rõ ràng để theo đuổi bằng cả đời sống của mình.

Một trong những vẻ đẹp của trách vụ Cơ Đốc đó là nó nảy sinh ra ý thức về sự hiệp

nhất với những ngƣời khác. Bởi vì tất cả chúng ta đều có cùng một sứ mạng, chúng

ta khám phá ra rằng mình có rất nhiều bạn đồng hành. Một sự hiểu biết chân chính

về sứ mạng là một điều gì đó có thể an ủi chúng ta thông qua sự nhìn biết cộng

đồng và cần phải khích lệ chúng ta qua sự nhận thức về tính hiệp nhất của chúng ta

trong kế hoạch của Đức Chúa Trời.

2. Khải Tƣợng

So sánh với trách vụ, thì khải tƣợng tập trung và có nhiều chi tiết hơn. Hãy để ý sứ

mạng của bạn đem lại bao nhiêu quyền tự do cho bạn để thay đổi. Ngƣợc lại, khải

tƣợng của Đức Chúa Trời sẽ dành riêng cho bạn và sẽ là độc đáo đối với bạn. Khải

tƣợng tập trung vào điều bạn muốn tƣơng lai sẽ thế nào và vai trò của bạn trong

việc tạo ra tƣơng lai đặc biệt đó.

Không ai khác sẽ đƣợc ban cho cùng một khải tƣợng nhƣ Đức Chúa Trời đã chia

phần cho bạn. Tại sao? Bởi vì không ai khác trên tinh cầu này là hoàn toàn giống

nhƣ bạn theo những phƣơng diện về ân tứ, khả năng, kinh nghiệm, cơ hội, ƣớc

muốn, những đức tính con ngƣời và v.v... Đức Chúa Trời sẽ tùy chọn khải tƣợng

nào phù hợp nhất với bản chất của bạn (xem Thi Tv 138:8).

Bạn có thể dựa vào việc mình đƣợc đặt giữa những hoàn cảnh nơi mà khải tƣợng

của bạn, nếu trung tín thực hiện, sẽ trở thành sự thay đổi đời sống cho bạn và cho

những ngƣời đƣợc chạm đến bởi kết quả khải tƣợng của bạn. Khải tƣợng này sẽ

đầy chiến lƣợc, cảm thúc, hào hứng và đầy thách thức.

Hãy làm một con ngƣời có ảnh hƣởng . Hãy chuẩn bị: việc chấp nhận khải tƣợng

của Đức Chúa Trời dành cho đời sống bạn sẽ biến đổi bạn từ một ngƣời đi lang

thang trở thành một con ngƣời có ảnh hƣởng. Con đƣờng bạn đi không những chỉ

tận dụng tối đa đời sống của bạn, mà cũng để tuyên bố chiến tranh nghịch lại với

Satan (xem Eph Ep 6:12). Phần vì khải tƣợng có nghĩa là bạn đã chọn phía của

Page 33: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

mình trong trận chiến đời đời, và phần vì bản chất của sự tìm kiếm để thực hiện

những thay đổi đáng kể trong một thế giới chống nghịch và hay thay đổi, cho nên

chuyển khải tƣợng trở thành hành động có nghĩa là một gánh nặng. Nhìn khải

tƣợng của bạn trở thành hiện thực không bao giờ đơn giản hoặc dễ dàng.

Cho dù trong những sự khó khăn và hoàn cảnh khắc nghiệt xuất hiện khi bạn theo

đuổi khải tƣợng, thì bạn vẫn kinh nghiệm đƣợc những lợi ích lớn lao - ít nhất

(nhƣng không nhỏ) trong những lợi ích đó sẽ là sự dự phần gần gũi hơn và tùy

thuộc sâu xa hơn với Đức Chúa Trời.

Không phải là điều bất bình thƣờng đối với phản ứng đầu tiên trƣớc khải tƣợng là:

“Ôi, đó không thể nào là điều Ngài dự định dành cho tôi. Nó thật là quá lớn!” (Hãy

so sánh với XuXh 3:11). Nhƣng có lẽ nó chính xác là điều Ngài dự định dành cho

bạn. Khải tƣợng của Ngài sẽ mở rộng bạn ra trong mỗi chiều kích: một cách khôn

ngoan, một cách thuộc linh và đầy tình cảm. Mặc dầu khải tƣợng dƣờng có vẻ lớn

lao quá, hãy nhớ rằng: Ngài không bao giờ xếp đặt chúng ta để thất bại, mà chỉ để

phục vụ và ảnh hƣởng, cho những mục tiêu của Ngài. [2]

Trong cuốn Quyền Năng Của Khải Tƣợng, tôi đã luận đến định nghĩa khải tƣợng

và những thành tố cốt lõi của nó. Mối liên hệ giữa khải tƣợng và sự lãnh đạo, chỗ

khác biệt giữa sứ mạng và khải tƣợng, những sự hiểu lầm và hoang tƣởng ngăn trở

một ngƣời hoặc một nhóm không kinh nghiệm đƣợc khải tƣợng thực sự, điều khác

biệt giữa khải tƣợng của ngƣời và khải tƣợng đến từ Đức Chúa Trời, tiến trình

nhận biết khải tƣợng của Đức Chúa Trời, những đặc điểm của khải tƣợng Đức

Chúa Trời, lợi ích của nó và những trở ngại trong việc nắm bắt khải tƣợng, và

phƣơng tiện chủ chốt của khải tƣợng phát biểu bằng lời.

Hãy thâu tóm những dữ liệu, hãy phân tích . Khải tƣợng đƣợc nhận thức thông qua

một tiến trình thu tóm thông tin và phân tích. Tiến trình này chứa đựng sự cầu

nguyện để đƣợc hƣớng dẫn và việc đọc Kinh Thánh để có những nhận thức và

những tham số định lƣợng. Nó cũng bao hàm việc tìm kiếm sự cố vấn của những

ngƣời khác, là ngƣời hiểu biết chúng ta và bối cảnh của chúng ta rồi còn có thể tin

cậy để giúp đỡ những điều tâm trí chúng ta cần nhất, và là ngƣời sẽ đánh giá bối

cảnh của chúng ta một cách riêng tƣ và có chiến thuật. Chúng ta cũng cần hoạt

động chung với những đồng nghiệp để hiểu cách Đức Chúa Trời hƣớng dẫn họ,

đánh giá những cơ hội và những cánh cửa và gắn mình vào những kỷ luật thuộc

linh nhƣ kiêng ăn chẳng hạn.

Phân biệt khải tƣợng không phải là thẳng thừng hoặc có thể dự đoán đƣợc. Đôi khi

cần phải tốn vài tuần lễ nỗ lực chuyên cần; đôi khi mất cả nhiều năm. Tiến trình có

lẽ quan trọng nhiều đối với Đức Chúa Trời hơn là kết quả bởi nỗ lực chúng ta dùng

để kéo chúng ta càng ngày càng gần hơn với Ngài - tự bản thân nó là một điều kiện

giá trị chính đƣợc thêm vào. [3]

Một cuộc bàn luận chi tiết hơn về tiến trình biết chắc khải tƣợng đƣợc nhắc đến

Page 34: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

trong chƣơng 6 của cuốn Quyền Năng Của Khải Tƣợng

Làm thế nào bạn biết đƣợc nơi mình đã đạt đến thật sự là khải tƣợng của Đức Chúa

Trời? Chúng ta bị chìm ngập bởi những ấn tƣợng, hy vọng, những giả định và điều

mong muốn. Phải chăng những điều đó lập thành khải tƣợng? Nếu nó là khải

tƣợng, phải chăng nó là khải tƣợng của ngƣời hay đó là khải tƣợng của Đức Chúa

Trời cho một con ngƣời?

Hãy dùng bảy điểm kiểm chứng sau đây để đánh giá tính chân thực của một kết

luận bạn tin có thể là khải tƣợng của Đức Chúa Trời.

§ Phù hợp với Kinh Thánh . Hãy thử khải tƣợng của bạn với Lời Đức Chúa Trời

(xem IITi 2Tm 3:16, 17). Ngài luôn luôn nhất quán hoàn toàn. Nếu bất cứ điều gì

trong khải tƣợng đó đối kháng với Thánh Kinh, hãy tiếp tục tìm kiếm. Bạn chƣa

khám phá ra đƣợc khải tƣợng của Ngài đâu. Nếu vấn đề bạn đang thử nghiệm phù

hợp với Thánh Kinh, hãy tiếp tục với thử nghiệm đó. Nó có thể là điều đúng đắn.

§ Phải đƣợc kiểm tra . Hãy gặp gỡ những ngƣời sẽ là những cộng sự viên mà bạn

chịu trách nhiệm hoặc với những ngƣời đã là cố vấn thuộc linh cho bạn và tiếp

nhận tham vấn của họ về điều gần nhƣ đƣợc kết luận là khải tƣợng của Đức Chúa

Trời dành cho bạn (xem Gie Gr 4:19; 9:1; 20:9). Nếu những ngƣời này đề nghị bạn

tiếp tục tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, hãy ghi nhớ những sự quan ngại của

họ, có lẽ nên chấp nhận lời khuyên của họ và tiếp tục cuộc tìm kiếm. Tuy nhiên,

nếu họ bật đèn xanh cho bạn, hãy tiến hành bƣớc tiếp theo trong khung thử

nghiệm.

§ Cảm xúc . Không thể nào tiếp nhận khải tƣợng từ Đức Chúa Trời mà lại không

cảm thấy hào hứng vì điều đó. Đây là vị trí đặc biệt mà Đức Chúa Trời dành cho

bạn, những điều mong muốn của Ngài về sự phục vụ đặc biệt trong danh Ngài.

Nếu bạn không cảm thấy hào hứng về khải tƣợng Ngài dành cho đời sống bạn, bạn

đang có vấn đề lớn hơn điều tôi có thể nói trong sách này. Khải tƣợng tạo ra sự

nhiệt thành lớn lao và một cảm giác tham dự vào đời sống của ngƣời xem thấy khải

tƣợng. Nếu bạn nghĩ rằng mình đã khám phá ra đƣợc khải tƣợng của Đức Chúa

Trời mà bạn không đƣợc bùng phát bởi năng lực và sự hào hứng mới khám phá ra,

hãy tiếp tục tìm kiếm. Còn nếu bạn cảm thấy nôn nóng muốn bắt đầu, hãy thử bƣớc

kiểm tra tiếp theo.

§ Sợ hãi . Khải tƣợng của Đức Chúa Trời là một điều thánh và tuyệt diệu. Sự kiện

Ngài yêu thƣơng chúng ta đến nỗi cứu chúng ta khỏi những hậu quả đời đời mà

chúng ta rất đáng phải ghi khắc trong tâm trí - đủ cho chúng ta giật mình kinh sợ

(xem ChCn 1:7; 9:10; EsIs 6:5-8; Gie Gr 1:5, 6). Nhƣng rồi sau đó để nhận lãnh

khải tƣợng về một chức vụ thay đổi đời sống biến cải thế giới là thật quá lớn lao.

Chúng ta hoàn toàn không cân xứng để hoàn tất khải tƣợng mà Ngài dự định dành

cho chúng ta. Nếu chúng ta không sợ hãi bởi khải tƣợng, thì thật ra chúng ta không

có nó. Nếu bạn cảm thấy không đủ khả năng để thực hiện điều đó hoặc không xứng

đáng với nhiệm vụ mà Ngài đã đặt trƣớc bạn, thì đó là cách mà khải tƣợng của

Page 35: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Ngài thƣờng đƣợc những ngƣời nhận lấy nó cảm nhận nhƣ vậy. Thử nghiệm tiếp

theo...

THÔNG QUA NHỮNG PHƢỚC HẠNH SIÊU NHIÊN VÀ SỰ BAN NĂNG

QUYỀN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI, CÓ LẼ BẠN SẼ TẠO NÊN NHỮNG ĐIỀU

MÌNH CHƢA TỪNG MƠ ĐẾN VÀ SẼ TRƢỞNG THÀNH TRONG NHỮNG

ĐƢỜNG LỐI BẠN TỪNG NGHĨ CHỈ ĐƢỢC HOẠCH ĐỊNH CHO NHỮNG

SIÊU SAO THUỘC LINH MÀ THÔI.

§ Tính độc đáo . Khải tƣợng của Đức Chúa Trời giống nhƣ là nét vân tay vậy.

Không có khải tƣợng khác tƣơng tự nhƣ nó hiện hữu trên toàn thế giới này bởi vì

bạn là độc đáo về những phƣơng diện nhƣ hoàn cảnh, những nguồn tài nguyên,

những khả năng và cơ hội (hãy xem Thi Tv 139:1-18). Nếu khải tƣợng của bạn là

một khải tƣợng ngán ngẩm, một khải tƣợng giống nhƣ khải tƣợng của một ai đó,

thì bạn đã không đạt đƣợc mục tiêu. Khải tƣợng của Đức Chúa Trời làm cho bạn

hoàn toàn độc đáo trong sơ đồ sắp xếp lớn lao của chức vụ toàn cầu, cho dù bạn là

một nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới hay chỉ là một Cơ Đốc Nhân mới tin Chúa chỉ

đƣợc vỏn vẹn 50 ngƣời thuộc hội chúng của bạn biết đến. Nếu khải tƣợng của bạn

là độc đáo hãy xem nó có đáp ứng đƣợc với tiêu chuẩn tiếp theo không.

§ Khó khăn . Khải tƣợng của Đức Chúa Trời là vƣợt quá điều bạn có thể làm nếu

chỉ dựa trên năng lực riêng của bạn. Nếu còn có một con đƣờng nào khác, tại sao

Ngài lại cần phải gieo trồng khải tƣợng đó trong bạn? Khải tƣợng của Ngài sẽ mở

rộng bạn vƣợt xa bất cứ điều gì bạn từng hoàn tất; có lẽ vƣợt qua bất cứ điều gì bạn

đã dự liệu trong quá khứ (xem ISu1Sb 28:20; Phi Pl 4:13). Vẻ đẹp của sự theo đuổi

khải tƣợng Đức Chúa Trời là nó giúp bạn có thể tối ƣu hóa những khả năng của

mình, đẩy bạn vƣợt xa điều bạn nghĩ là những giới hạn của mình. Thông qua

những phƣớc hạnh siêu nhiên và sự ban năng quyền của Đức Chúa Trời, có lẽ bạn

sẽ tạo nên những điều mình chƣa từng mơ đến và sẽ trƣởng thành trong những

đƣờng lối bạn từng nghĩ chỉ đƣợc hoạch định cho những siêu sao thuộc linh mà

thôi. Khải tƣợng tối đa hóa tiềm năng của bạn.

§ Đáng trọng . Khải tƣợng từ Đức Chúa Trời là điều gì đó rất xứng đáng với sự

cam kết đầy đủ và sâu xa nhất của bạn. Khải tƣợng có phải là một điều gì đó bạn

có thể chết vì nó không? Có phải nó là điều gì bạn có thể hy sinh những điều thuộc

về vật chất và có thể rờ động đƣợc là những điều lâu nay quí mến đối với bạn (xem

1:20-24)? Đức Chúa Trời muốn tất cả mọi sự thuộc về bạn, mọi suy nghĩ, mọi nỗ

lực, mọi lời nói và mỗi một mối liên hệ cũng nhƣ mỗi sự nƣơng cậy. Ngài không

muốn những điều này chỉ vì để mở rộng kho chứa thiên đàng cho những điều vô

ích nhƣ rác rƣởi. Ngài muốn chúng bởi vì chúng phản ánh cam kết mãnh liệt của

chúng ta với những hy vọng và mơ ƣớc cao cả nhất của Ngài cho đời sống của

chúng ta. Khải tƣợng đó có rõ ràng tăng cƣờng quyết định của bạn nhằm cống hiến

mọi sự bạn sở hữu để hoàn tất khải tƣợng đó không?

Page 36: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Khải tƣợng là điều quá quan trọng đến nỗi không thể bỏ qua, không thể tiêu xài

lãng phí hoặc hiểu lầm đƣợc. Nó là trái tim của viễn cảnh mà bạn phải đem vào

trong đời sống của chính mình.

3. Những Giá Trị

Những giá trị là đặc tánh bất khả thƣơng lƣợng mà bạn muốn phản ánh trong đời

sống của mình. Khi suy nghĩ đến những giá trị, bạn đang xác định đâu là con ngƣời

bạn muốn trở thành - có nghĩa là loại đức tính nào bạn muốn phát huy (xem 4:8, 9).

Giá trị định nghĩa con ngƣời . Đáng ngạc nhiên thay hàng triệu ngƣời Mỹ chƣa

từng cống hiến suy nghĩ nghiêm trang để xác định loại ngƣời nào họ muốn trở

thành. Hầu hết mọi ngƣời đều có những giá trị mặc định - là một loạt những giá trị

làm giảm thiểu

sự đụng chạm giữa các khuynh hƣớng thuộc linh cá nhân, những điều ƣa thích

thuộc về tình cảm cá nhân, những sự trông đợi có tính văn hóa và những áp lực

thuộc mối liên hệ. Các giá trị mặc định là những giá trị uyển chuyển dễ thay đổi

bởi vì những nhu cầu và điều ƣa thích của con ngƣời có thể thay đổi đối với mỗi sự

chuyển đổi bối cảnh đời sống.

Trọng tâm của Kinh Thánh là về sự phát huy đức tính (xem HeDt 12:1-11). Cuộc

đời của các anh hùng đức tin trong Kinh Thánh, cũng nhƣ những sự dạy dỗ sâu xa

xuyên suốt những trang Thánh Kinh, nói cho chúng ta rất nhiều về những giá trị.

Nếu một con ngƣời thành thật cam kết với sự trƣởng thành Cơ Đốc, thì những giá

trị thiêng liêng phải đƣợc theo đuổi. Chƣơng 6 hoàn toàn đƣợc cống hiến cho một

cuộc thảo luận rộng rãi hơn về các giá trị.

Những Kế Hoạch

4. Các Mục Tiêu

Đối với tất cả những sự chú tâm thiết đặt mục tiêu đƣợc nhận lãnh qua phƣơng tiện

truyền thông đại chúng, về bối cảnh kinh doanh và trong những cuộc đối thoại cá

nhân, mục tiêu là điều vẫn còn tƣơng đối hiếm thấy trong nếp sống của hội thánh

cũng nhƣ của Cơ Đốc Nhân.

Theo nghiên cứu của tôi, có dƣới 1 ngƣời trong số mỗi 10 Cơ Đốc nhân lớn tuổi

đặt những mục tiêu đặc biệt cho đời sống của họ mỗi năm. Tỷ lệ này không cao

hơn nhiều giữa vòng các hội thánh.

Mục tiêu là những cùng đích mà chúng ta mong muốn hoàn thành đƣợc trong một

khoảng thời gian nhất định. Để một kết quả cuối cùng có thể trở thành một mục

tiêu, nó phải có thể đo lƣờng đƣợc. Vậy nên, những mục tiêu định rõ một cách tiêu

biểu những điều gì phải đƣợc hoàn tất trong một số hình thức nào có thể đếm đƣợc

và đến thời hạn nào là hạn chót. Mục tiêu có thể ám chỉ đến những thực tại về ngân

sách, những phƣơng thức nào và ai là ngƣời phải dự phần trong việc đạt đến mục

tiêu đó.

Page 37: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

5. Những Chiến Thuật

Đòi hỏi phải có phƣơng thức đặc biệt để đạt đƣợc kết quả của những mục tiêu bạn

ao ƣớc hoàn thành. Những phƣơng thức bạn chọn chính là chiến lƣợc của bạn.

Những chiến lƣợc hữu hiệu không hình thành trong một khoảng không. Nó phải

đƣợc liên hệ đến sứ mạng, khải tƣợng và những mục đích. Bạn có thể có hàng loạt

những chiến thuật đối với mỗi một mục tiêu bạn mong hoàn tất. Trung bình, từ ba

đến năm chiến lƣợc đƣợc chọn lựa.

Những chiến lƣợc là câu trả lời cho câu hỏi của bạn: Làm thế nào tôi có thể đạt

đƣợc mục tiêu của tôi? Theo đúng tự nghĩa nhƣ vậy, những chiến lƣợc không thật

sự có thể đo lƣờng đƣợc. Mục tiêu của chúng là để đem lại phƣơng hƣớng trong

thời gian ngắn.

6. Cách Xử Trí

Mƣu lƣợc là chỗ cao su tiếp xúc mặt đƣờng. Một cách xử trí là điều bạn làm trong

một phƣơng lƣợc hợp thời để đạt đƣợc mục tiêu của bạn. Cách xử trí là giai đoạn

thực hiện. Chúng xuất hiện trong nhiều dạng và nhiều cỡ, bao gồm cả những

chƣơng trình, luật lệ và chính sách, những sự kiện, cách truyền thông, mối liên hệ

hoặc bất cứ cách cƣ xử có định ý nào đƣợc soạn thảo để đạt đến mục đích của bạn.

Cũng nhƣ mỗi một mục tiêu cần phải có nhiều phƣơng lƣợc để thành công, thì mỗi

một phƣơng lƣợc cũng cần nhiều cách xử trí. Cách xử trí là những hành động đặc

biệt, cụ thể trong đó có con ngƣời dự phần. Chúng cần phải nhất quán với phƣơng

lƣợc, đƣợc khai triển để đạt đến mục đích, nói lên những giá trị của một ngƣời, nổi

lên từ khải tƣợng và tƣơng hợp với sứ mạng.

Một cách tiêu biểu, khi chúng ta đánh giá điều một ngƣời làm, chúng ta đánh giá

bản chất và sự làm trọn qua cách xử trí của ngƣời đó. Nó không phải là điều lạ khi

có hàng tá hoặc nhiều cách xử trí hơn nữa có liên quan đến một phƣơng lƣợc. Mỗi

một cách xử trí đƣợc hoạch định để hoàn tất một phần của phƣơng lƣợc mà nó có

liên quan. Sự hoàn tất một phƣơng lƣợc riêng lẻ đòi hỏi việc phải hoàn tất nhiều

hoạt động theo đƣờng lối xử trí.

Một nhà sách lƣợc vĩ đại là ngƣời không những có thể nhận thức một cách khôn

ngoan và có phƣơng lƣợc hữu hiệu, nhƣng còn là ngƣời có thể chia nhỏ phƣơng

lƣợc thành nhiều thành tố nhỏ - là những hành động riêng lẻ phải diễn ra để làm

trọn phƣơng lƣợc đó. Một phƣơng lƣợc lớn mà thiếu những lối xử trí trong sự hiểu

biết rõ và thực hiện đầy đủ thì không hoàn bị.

Mối liên hệ giữa những yếu tố này trong việc hoạch định đƣợc minh họa bởi hậu

quả của sự thiếu vắng một yếu tố. Một mục tiêu mà không có phƣơng lƣợc, hoặc

một phƣơng lƣợc không có những lối xử trí là một quan điểm thiếu lời cầu nguyện.

Sự Chuẩn Bị

7. Các ân tứ thuộc linh

Page 38: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Các ân tứ thuộc linh là điều không thể thấy đƣợc, nhƣng có thể hiểu đƣợc, là sự

ban cho năng quyển bởi Đức Chúa Trời đối với các tín hữu cho sự phục vụ đặc

biệt.

Kinh Thánh phát biểu rõ ràng rằng mỗi một tín hữu đều có ít nhất là một ân tứ

thuộc linh (xem IPhi 1Pr 4:10), và rằng mục tiêu của các ân tứ đó là để giúp cho tín

hữu thực hiện ý chỉ của Đức Chúa Trời để làm ích lợi cho những ngƣời khác (xem

RoRm 12:1, 2; ICo1Cr 12:7). Kinh Thánh liệt kê 27 ân tứ thuộc linh, hầu hết

những ân tứ đó có thể thấy trong một trong số năm phân đoạn về ân tứ (xem RoRm

12:6-8; ICo1Cr 12:8-10, 28-30; Eph Ep 4:11; IPhi 1Pr 4:9-11). Bạn có ít nhất là

một trong số những ân tứ đó, là phƣơng thức của Đức Chúa Trời để chuẩn bị bạn

thực hiện những điều mà với sức lực, sự phát triển và khả năng riêng bạn không

thể hoàn tất đƣợc.

Các ân tứ thuộc linh cũng là một phƣơng tiện để hình thành một ma trận toán học

bổ sung trong Thân Thể của Đấng Christ, để đƣợc dùng trong một mạng phức tạp

không có mối nối của những nỗ lực ráp nối với nhau để xây dựng hội thánh. Khi

bạn cố gắng để làm trọn khải tƣợng của mình, bạn sẽ có ân tứ hoặc những ân tứ

chính xác cần thiết để làm đúng phần việc của mình hầu hoàn tất nhiệm vụ thuộc

linh. [4]

Các ân tứ thuộc linh là một phần rất quyến rũ của tiến trình, nếu có thể tranh cãi.

Để có một sách vỡ lòng tốt về những ân tứ thuộc linh, bao gồm phần “thử nghiệm

ân tứ” để giúp bạn xác định ân tứ hoặc những ân tứ nào Đức Chúa Trời có thể đã

ban cho bạn, xin tham khảo sách của C. Peter Wagner với tựa đề Your Spiritual

Gifts Can Help Your Church Grow - Những Ân Tứ Thuộc Linh Của Bạn Có Thể

Giúp Hội Thánh Tăng Trƣởng. (Ventura, Calif.: Regal Books, 1979; revised

edition, 1994).

Những Ân Tứ Thuộc Linh Đƣợc Nêu Trong Kinh Thánh

Ân tứ quản lý

Sứ đồ

Sống độc thân

Cứu giúp

Ơn phân biệt các thần

Ơn thầy giảng tin lành

Ơn khích lệ hay khuyên bảo

Ân tứ đức tin

Ơn ban phát

Ơn chữa bệnh

Ơn giúp đỡ

Ơn tiếp khách

Ân tứ cầu thay

Page 39: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Ơn thông giải

Ơn lời nói tri thức

Ơn lãnh đạo

Ơn tuận đạo

Ơn thƣơng xót

Ơn làm phép lạ

Ơn truyền giáo

Ơn mục sƣ

Ơn chịu khổ

Ơn nói tiên tri

Ơn phục vụ hay chức vụ

Ơn thầy dạy dỗ hay giáo sƣ

Ơn nói các thứ tiếng

Ơn có lời khôn ngoan

8. Các ta lâng

Đức Chúa Trời cũng đã đầu tƣ vào trong bạn một số khả năng chúng ta gọi là “ta

lâng.” Một số ngƣời có một ta lâng để xây dựng mối liên hệ, một số khác có thể

nói một cách thuyết phục, một số khác có thể thực hiện những chức năng toán học

phức tạp. Tầm rộng của ta lâng có thể thấy đƣợc trong con ngƣời dƣờng nhƣ vô

tận.

Tuy nhiên, cũng nhƣ ân tứ thuộc linh, các ta lâng tự nhiên không dấy lên một cách

ngẫu nhiên. Đức Chúa Trời đã hoạch định đặt để bạn ở trong một cung cách có

định ý, ban cho bạn mỗi một khả năng và tài nguyên bạn cần có để hoàn tất những

mục tiêu của Ngài. Các ta lâng bạn có có thể là “tự nhiên” (đó là sẵn có đối với bạn

mà không cần nhiều sự nuôi dƣỡng hoặc mài dũa) hoặc chúng có thể đƣợc học và

phải trang bị một cách khó khăn. Dầu vậy, bạn có một vài ta lâng, điều đó hoàn

toàn để dành cho khải tƣợng của Đức Chúa Trời đối với bạn.

KINH NGHIỆM SẼ CUNG ỨNG CHO BẠN NHỮNG NHẬN THỨC, NHỮNG

KỸ NĂNG, VÀ NHỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐỂ CHỨNG THỰC LÀ CẦN

THIẾT ĐỐI VỚI KHẢI TƢỢNG, LÀ ĐIỀU BẠN CAM KẾT VÀ THỰC HIỆN.

Những ta lâng đó chỉ là một phƣơng thức khác mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị bạn

cho sự làm trọn khải tƣợng. Nhận biết các ta lâng của bạn có thể giúp bạn đạt đƣợc

một sự hiểu biết đầy đủ hơn về khải tƣợng của mình và sẽ chứng thực là vô giá

trong khi bạn tiếp tục nỗ lực để hoàn tất khải tƣợng cá nhân của mình và để thực

hiện vai trò của bạn khi theo đuổi khải tƣợng của hội thánh.

9. Các Kinh Nghiệm

Trải qua cuộc sống của mình, bạn đã có phong phú các cơ hội để thử nghiệm, để

gạn lọc cho tinh ròng hơn và để vui hƣởng những ân tứ thuộc linh cũng nhƣ các ta

Page 40: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

lâng tự nhiên của bạn. Tác dụng tích lũy về những kinh nghiệm của bạn là để

chuẩn bị bạn “thực hiện khải tƣợng.”

Nó cũng giống nhƣ sự thực hành, học và cầu nguyện bao gồm trong việc chuẩn bị

cho một lực sĩ tranh tài chẳng hạn nhƣ Super Bowl hay là một cuộc tranh tài chọn

đội thi quốc tế (World Series). Mỗi một cuộc tranh tài bạn phải chơi đều là một

bƣớc tiếp theo để chuẩn bị bạn trở thành một nhà vô địch.

Kinh nghiệm của bạn là phần thiết yếu cho việc chuẩn bị bạn thực hiện điều Đức

Chúa Trời đã sặp đặt sẵn bạn làm. Chúng sẽ cung ứng cho bạn những nhận thức,

những kỹ năng, và những nguồn tài nguyên để chứng thực là cần thiết đối với khải

tƣợng, là điều bạn cam kết và thực hiện.

Sản phẩm

Chức vụ hữu hiệu

Tại một vài thời điểm trong cuộc đời của bạn, bạn sẽ đƣợc sẵn sàng nhận ra khải

tƣợng của Đức Chúa Trời và rồi để xem nó là trọng tâm cho sự hiện hữu của bạn.

Tối đa hóa chính mình cho những mục đích của Đức Chúa Trời sẽ đem lại kết quả

trong mỗi phần thuộc chín yếu tố mới vừa đƣợc mô tả hoạt động một cách hài hòa

để giúp bạn chuyển biến trên con đƣờng hầu việc tối hậu.

Ví dụ nhƣ: để nhận rõ và hiểu biết sứ mạng, khải tƣợng và những giá trị của mình

sẽ đòi hỏi bạn phải áp dụng một vài ta lâng và khả năng tự nhiên, và cũng có thể

rút ra từ những kinh nghiệm trong cuộc đời của bạn. Đạt đến những mục tiêu của

bạn sẽ là vấn đề sử dụng các ân tứ và ta lâng, nhƣng không hoàn tất cho đến chừng

bạn đã triển khai những phƣơng lƣợc và lối xử trí dựa trên hiểu biết của bạn về sứ

mạng, khải tƣợng và các giá trị.

Một khi bạn đã biết những yếu tố này và cách chúng hoạt động nối đuôi nhau, đời

sống bạn sẽ là một cuộc nghiên cứu quyến rũ hơn qua những điều phức tạp mà

Đức Chúa Trời đã sắp đặt trong mỗi chúng ta để phục vụ cho những mục đích của

Ngài một cách hữu hiệu.

Các Yếu Tố Thuộc Bối Cảnh Của Khải Tƣợng

Viễn cảnh : Sứ mạng, khải tƣợng, giá trị

Các kế hoạch : Mục đích, phƣơng lƣợc, lối xử trí

Sự chuẩn bị : Các ân tứ, các ta lâng, kinh nghiệm

Sản phẩm : Chức vụ hiệu quả

Coi chừng những cái bẫy

Nhƣ bạn có thể đoán biết, bạn sẽ đối diện với một vài cái bẫy.

Một trong số đó là cái bẫy về thuật ngữ. Phải chăng sứ mạng là bức tranh lớn hoặc

khải tƣợng mới là bức tranh lớn? Phải chăng khải tƣợng cũng giống nhƣ sự kêu

Page 41: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

gọi? Mục đích là gì, khi đối chiếu với sứ mạng hoặc khải tƣợng? Phải chăng những

mục đích là cùng nghĩa với đối tƣợng?

Tôi đoan chắc rằng sử dụng ngữ vựng nhƣ là một loại cạm bẫy là một trong những

chiến thuật tinh khôn của Satan để quăng bạn ra khỏi đƣờng đi trƣớc khi bạn có thể

thực hiện đƣợc một điều ảnh hƣởng lớn lao cho Đấng Christ. Thành thật mà nói,

những từ ngữ bạn sử dụng để mô tả bất cứ quan điểm nào chúng ta đang nói thì

không phải là điều quan trọng; điều thật sự quan trọng là tấm lòng của bạn, sự cam

kết của bạn cũng nhƣ điều bạn hiểu biết và hành động một cách sáng tỏ.

Những từ ngữ chỉ là những biểu tƣợng đƣợc thiết kế để có một ý nghĩa chung và vì

cớ đó cho phép sự truyền thông, khám phá và tiến triển. Vậy bất cứ từ ngữ nào

thích hợp sẽ cho phép bạn hiểu biết, yêu mến và phục vụ Đức Chúa Trời với tất cả

tấm lòng của mình, tâm trí và linh hồn của mình trong sự hòa hợp với những mục

tiêu đặc biệt mà bởi đó Ngài đã sáng tạo bạn.

Một câu trả lời trực tiếp hơn cho mỗi một câu hỏi này cũng đang ở trong thứ tự có

sẵn. Cách sử dụng ƣu thế của sứ mạng và khải tƣợng trong thế giới thƣơng mại là

cũng giống nhƣ điều đƣợc sử dụng trong sách này - nói cách khác, sứ mạng là lối

nhìn lớn nhất cho lý lẽ của bạn có thể có để hiện hữu, và khải tƣợng là định nghĩa

hẹp hơn về phƣơng thức độc đáo của bạn hầu tạo ra một tƣơng lai đáng ƣa thích.

Khải tƣợng và kêu gọi là điều có liên quan với nhau, nhƣng khác nhau. Một sự kêu

gọi là điều gì đó mang bản chất nghề nghiệp, một điều gì đó đem lại một ý thức

rộng lớn về hƣớng đi của đời sống ở trong khung sƣờn tổng quát sứ mạng của

chúng ta.

Khải tƣợng là điều bạn sẽ tìm kiếm để đạt đƣợc trong vòng những giới hạn của sự

kêu gọi bạn. Ví dụ nhƣ chúng ta nói về một con ngƣời có sự kêu gọi để làm chức

vụ mục sƣ trọn thời gian. Điều đó thì cụ thể hơn là sứ mạng, nhƣng không đặc biệt

đủ để suy nghĩ nhƣ là khải tƣợng. Ngƣời đã đƣợc gọi đến chức vụ có lẽ có một

khải tƣợng về sự phục vụ nhƣ là một mục sƣ để giúp cho những ngƣời bệnh nhân

AIDS và phát huy một cộng đồng có sự quan tâm giữa vòng những ngƣời này.

Ngƣời đó sẽ thực hiện tình yêu và sự quan tâm mà các bệnh nhân cần và đáng

đƣợc có, và cố gắng một cách có chủ ý để phục hồi cảm thức của họ về bản thân họ

thuộc về một cộng đồng, họ có phẩm cách và có những mối liên hệ gia đình.

“Mục tiêu” là một từ ngữ đƣợc sử dụng bởi nhiều giáo phái lớn khác nhau - một

giáo phái lớn hơn hết đáng kể là Báptít Nam Phƣơng - là từ đồng nghĩa với sứ

mạng.

Những mục đích đã đƣợc nói đến một cách khác biệt trong những bối cảnh khác

nhau. Đôi khi bạn sẽ nghe mục đích đƣợc đề cập đến nhƣ là những kết quả mong

muốn, và mục tiêu là những kết quả khiến cho có thể đánh giá đƣợc. Ví dụ nhƣ

một mục đích có thể là giúp ngƣời ta vƣợt qua việc nghiện ma túy của họ. Mục tiêu

đó có thể là để giúp một trăm ngƣời chấm dứt việc nghiện cocain trong vòng mƣời

hai tháng tới.

Page 42: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Đừng để bị trệch hƣớng bởi những cuộc tranh cãi vô nghĩa về ngôn ngữ. Hãy tập

trung vào điều gì thật sự quan trọng: tiếp nhận một suy nghĩ về viễn cảnh của Đức

Chúa Trời dành cho đời sống bạn (đó là sứ mạng, khải tƣợng và những giá trị), có

một kế hoạch để hành động (gồm những mục đích, chiến lƣợc, và phƣơng thức xử

trí) và tối đa hóa những con đƣờng Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho bạn để phục vụ

một cách hữu hiệu trong công trƣờng Cơ Đốc (đó là hiểu biết và tận dụng những ân

tứ thuộc linh, những tài năng tự nhiên và những kinh nghiệm quá khứ của bạn).

Kết Hợp Các Khải Tƣợng

Vậy thì có thể nói nói bạn đã theo đƣợc đến đây và đã có thể xác định khải tƣợng

của bạn từ Đức Chúa Trời và đang phấn khởi về sự cống hiến phần còn lại của đời

bạn để làm cho nó trở thành sự thật. Điều gì xảy ra khi bạn dự nhóm với hội thánh

trong tuần đến và khám phá rằng khải tƣợng của hội thánh khác với khải tƣợng của

bạn?

Đừng sợ. Chƣơng 9 trả lời cho câu hỏi đó. Nói vắn tắt, bạn cần phải xem xét khải

tƣợng của mình và khải tƣợng của hội thánh rồi xác quyết xem có lĩnh vực nào của

mỗi khải tƣợng riêng biệt trùng lắp không. Nếu vậy, hãy tập trung làm thế nào tạo

ra sự hài hòa bằng cách cho phép những vùng trùng lắp (đó là những điểm giao

nhau) để trở nên keo dán giữ cả hai với nhau. Nếu không có những điểm nhƣ thế

tồn tại, thì lúc ấy bạn có hai điều phải chọn lựa.

Trƣớc hết, hãy nói chuyện với những nhà lãnh đạo của hội thánh đó và cùng nhau

tìm kiếm sự hƣớng dẫn của Đức Chúa Trời trong việc khám phá một vài điểm

trƣớc đó chƣa đƣợc xác định về phần giao nhau của các khải tƣợng. Nếu nỗ lực đó

không đem lại kết quả một cách thỏa mãn, có lẽ bạn chỉ còn tìm một hội thánh nhà

khác, một hội thánh mà có khải tƣợng về chức vụ rõ ràng có trùng khớp với nhịp

tim cá nhân nhƣ đã đƣợc phản ánh trong khải tƣợng của bạn.

Sẽ thế nào nếu bạn đang phục vụ trong vòng một hội thánh mà đã phát biểu rõ ràng

một khải tƣợng đến từ Đức Chúa Trời? Trong chức vụ bạn đang dự phần, một

trong những chƣơng trình hoặc phân viện, có nên lại phát biểu theo khải tƣợng

khác hẳn không? Lý tƣởng nhất là nên, khi nào câu phát biểu về khải tƣợng đó rõ

ràng phụ thuộc vào lý tƣởng của hội thánh chung và rõ ràng bổ túc cho khải tƣợng

của hội thánh. Tại sao phải có một câu phát biểu về khải tƣợng riêng lẽ cho một

lớp học, một chƣơng trình, một phân viện hoặc một chức vụ? Bởi vì điều đó giúp

làm rõ và tập trung. Nó thêm nhiên liệu cho lòng say mê nhiệt thành. Nó đem lại

một cá tánh đặc biệt ở trong thân thể thật. Nếu quản lý một cách đúng đắn, điều

này có thể giúp gia tăng hiệu quả và trọng tâm của chức vụ. Trừ phi có nhũng cuộc

so tài về năng lực nội bộ đang diễn ra, chứ điều này không nên tạo thành những

nan đề.

Các Cơ Đốc Nhân Cấp Tiến

Page 43: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

“HÃY CHO TÔI MỘT NGƢỜI NÓI RẰNG „TÔI LÀM MỘT ĐIỀU NÀY‟ CHỨ

KHÔNG PHẢI „TÔI NHÖNG TAY VÀO NĂM MƢƠI ĐIỀU NÀY‟” D.L.

MOODY

Thực thể của khải tƣợng dành cho bạn trong tƣ cách một Cơ Đốc Nhân là triệt để

vâng theo lời kêu gọi của Đức Chúa Trời trên đời sống của bạn. Khải tƣợng không

luôn luôn là con đƣờng dễ dàng nhất để bƣớc theo. Việc theo đuổi khải tƣợng của

Đức Chúa Trời thƣờng không phải là chọn đại lộ ƣa thích nhất hoặc vui vẻ nhất

cho cá nhân hƣớng về một kết quả đƣợc cho sẵn. Thậm chí đôi khi, bƣớc theo khải

tƣợng của Đức Chúa Trời dành cho đời sống chúng ta không phải là lối mòn hữu lý

nhất để theo đuổi. Tuy nhiên, trong mọi trƣờng hợp một sự cam kết vời khải tƣợng

của Đức Chúa Trời cho đời sống bạn là lối cƣ xử phù hợp nhất và một lối hành

động đáng trân trọng nhất.

Thánh Kinh đem lại cho chúng ta nhiều ví dụ về cách Đức Chúa Trời xen vào cuộc

đời của những kẻ theo Ngài hết lòng nhất và hƣớng dẫn họ trong những đƣờng lối

không mong đợi chút nào. Thông thƣờng, các tín hữu là ngƣời tìm kiếm và thực thi

khải tƣợng của Ngài, khám phá thấy nó thật kỳ quặc đối với những ao ƣớc khởi

đầu của lòng họ, là điều buộc họ phải định hƣớng lại những điều ƣu tiên.

Các Cơ Đốc Nhân là ngƣời cống hiến cho việc thực thi khải tƣợng của Đức Chúa

Trời đối với đời sống của họ thƣờng khám phá rằng những sự chọn lựa của họ đòi

hỏi họ phải tránh một vài cơ hội hấp dẫn có sẵn đối với họ trong thế giới này.

Thƣờng thì các Cơ Đốc Nhân có khải tƣợng theo đuổi kế hoạch đặc biệt của Đức

Chúa Trời sống trong sự phản đối lại với những điều kỳ lạ. Trong hầu hết các

trƣờng hợp, chúng ta thấy rằng những ngƣời theo Đấng Christ cam kết với khải

tƣợng của Đức Chúa Trời chịu đựng sự chê cƣời và lạm dụng nhƣ thể đó là những

kết quả trực tiếp của điều họ cam kết.

Từ một quan điểm của thế gian, đi theo khải tƣợng của Đức Chúa Trời dành cho

đời sống của bạn có lẽ không phải là một lối sống hấp dẫn nhất. Những ai cống

hiến chính mình để làm cho khải tƣợng của Đức Chúa Trời trở thành sự thực làm

điều đó vì một lý do: Nếu phải làm một điều gì kém hơn sẽ lừa phỉnh Đức Chúa

Trời và tạo vật của Ngài. Bất cứ điều gì kém hơn sự vâng lời hoàn toàn với con

đƣờng kỳ lạ của Ngài dành cho họ sẽ là ổn định một đời sống kém ý nghĩa, kém

trọn vẹn và kém đáp ứng với Đức Chúa Trời.

Những Gƣơng Mẫu Của Thánh Kinh

Chúng ta bắt gặp hết gƣơng mẫu này đến gƣơng mẫu khác của dân sự trong Thánh

Kinh là ngƣời trƣởng thành đức tin đến chỗ đã sẵn sàng từ bỏ chính mình cho Đức

Chúa Trời. Tại một vài thời điểm trong cuộc sống mình, chúng ta ý thức rằng đức

tin Cơ Đốc là điều gì đó còn ý nghĩa nhiều hơn chứ không phải chỉ có sự cứu rỗi.

Tôi không cố ý làm giảm thiểu tầm quan trọng của sự bảo đảm thuộc linh đời đời.

Ơn cứu chuộc là sự ban cho của Đức Chúa Trời đối với chúng ta thông qua cái chết

Page 44: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

thay thế của con Ngài là Chúa Cứu Thế Giêsu.

Cơ Đốc Giáo không đặt nền tảng trên công lao của chúng ta để nhận đƣợc ân huệ

của Đức Chúa Trời, bởi vì chính bản chất của chúng ta (là tội lỗi) đã loại trừ khả

năng đó. Một con ngƣời thánh khiết nhất ở trên thế giới này vẫn là một kẻ thất bại

dƣới mắt của Đức Chúa Trời trừ phi con ngƣời đó đã đầu phục đời sống mình với

Chúa Cứu Thế Giêsu và đã nhìn nhận rằng tách rời khỏi Đấng Christ, mình không

thể có niềm trông cậy đời đời.

Ai trong chúng ta đã đầu phục đời sống mình cho Đấng Christ và thật sự cho phép

Ngài hƣớng dẫn họ, sử dụng họ theo ý Ngài muốn, ngƣời đó đã nhìn nhận rằng tiếp

nhận món quà chỉ là một bƣớc hƣớng về sự trƣởng thành của chúng ta trong tƣ

cách là ngƣời hết lòng với Đấng Christ.

Một môn đệ thật của Chúa Giêsu không chỉ thỏa lòng với sự vui thích về ơn bảo

đảm đời đời. Ngƣời theo Đấng Christ thực thụ cam kết tăng trƣởng trong một mối

liên hệ sâu xa và chân thành với Đức Chúa Trời. Một sự trƣởng thành quan trọng

của cuộc theo đuổi đó chính là lòng mong muốn chúng ta đƣợc trở nên một đầy tớ

đáng tin cậy và nghiêm chỉnh hơn của Vua Trời, không phải là phƣơng thức để đạt

đƣợc tầm cỡ hoặc những điểm thánh thiện của thiên đàng, nhƣng là một sự phản

ánh của tình yêu sâu xa chúng ta dành cho chính mình Đức Chúa Trời.

Chỉ tiếp nhận sự ban cho đó và vui mừng thì chƣa đủ; dấu hiệu của sự trƣởng thành

là chúng ta khao khát đƣợc đầu tƣ thì giờ trên đất của mình vào những hoạt động

nào đáng kể về phƣơng diện thuộc linh. Một ý nghĩa nhƣ vậy đến bởi hiểu rõ Ngài

đã sáng tạo chúng ta thể nào và làm sao chúng ta có thể sử dụng mọi tài nguyên mà

mình sẵn có - thì giờ, năng lực, tiền bạc, các mối quan hệ, vật chất, kiến thức - để

bày tỏ kế hoạch tối hậu của Đức Chúa Trời cho loài ngƣời. Điều này đòi hỏi sự

khám phá và theo đuổi khải tƣợng của Ngài dành cho chúng ta.

Đời đời là thầy giáo quan tâm và không hề sai lầm, Đức Chúa Trời đã chu cấp

những gƣơng mẫu về những con ngƣời có khải tƣợng cho chúng ta xem xét. Trong

Thánh Kinh Cựu Ƣớc, tôi đếm đƣợc ít nhất 20 ngƣời mà chúng ta có thể nghiên

cứu, những con ngƣời kiên cƣờng với các mục tiêu của Đức Chúa Trời đó bao gồm

Ápraham, Giôsia, Giôsép, Giuđa, Môise, Giôsuê, Đêbôra, Ghêđiôn, Đavít,

Salômôn, Êxêchia và Nêhêmi.

Tân Ƣớc cũng có nhiều nhƣ vậy, đem lại chúng ta một loạt những ngƣời chúng ta

có khải tƣợng trải từ Giăng Báp Tít cho đến sứ đồ Phaolô, bao gồm ít nhất 20

ngƣời trung thành với đức tin.

Kinh Thánh không dùng từ ngữ “khải tƣợng” nhƣ chúng ta sử dụng ngày nay. [1]

Trong sách này tôi dùng từ ngữ “khải tƣợng” theo một cách khác với cách dùng

của Kinh Thánh về “những khải tƣợng.” Khi nói về “khải tƣợng” thì Thánh Kinh

liên hệ một cách tiêu biểu đến một hình ảnh trong trí rằng Đức Chúa Trời đang

gieo trồng vào trong tâm trí của ngƣời tín hữu về một hoàn cảnh đặc biệt. Kinh

Page 45: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Thánh bàn luận thể nào các tiên tri có khải tƣợng, là điều sau đó họ truyền đạt với

dân sự nhƣ là một phƣơng tiện để cảnh cáo hoặc dạy dỗ họ. Một cách tổng quát,

các khải tƣợng đƣợc chu cấp trong Thánh Kinh Cựu Ƣớc (nơi mà hầu hết những

khải tƣợng đó phải khám phá đƣợc) là phƣơng tiện phải đƣợc sử dụng nhƣ một

dụng cụ dạy dỗ để tạo ra một mức độ lớn hơn về sự công chính giữa vòng dân sự.

Tuy vậy, trong sách này, tôi dùng dạng số ít của từ ngữ - khải tƣợng - là một sự mô

tả về điều kiện tƣơng lai trong đó chúng ta phải cống hiến chính mình. Đức Chúa

Trời truyền đạt khải tƣợng đó cho chúng ta qua những phƣơng tiện khác nhau, một

trong số đó có thể là khải tƣợng giống nhƣ trong giấc mơ, nhƣng nó không bị giới

hạn với phƣơng tiện nầyTuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Kinh Thánh im lặng

về tầm quan trọng và tính thiết yếu của khải tƣợng. Thánh Kinh chƣa bao giờ sử

dụng từ ngữ “phá thai,” “có thành kiến chủng tộc,” hoặc “tội phạm trí tuệ” cũng

không có. Nhƣng không có Cơ Đốc Nhân thông minh nào đồng ý rằng lời Đức

Chúa Trời không cung ứng một sự hƣớng dẫn nào về những vấn đề đó. Chúng ta

có thể học đƣợc những chân lý nền tảng về khải tƣợng qua việc đánh giá những

viễn cảnh và kinh nghiệm của những ngƣời có khải tƣợng mà Đức Chúa Trời đã

hình thành, đƣa lên và triển khai vào vị trí hành động vì cớ những mục tiêu của

Ngài nhƣ đã đƣợc ký thuật trong Kinh Thánh.

Trong chƣơng thứ nhất, chúng ta đã xem xét hiệu quả của những ngƣời có khải

tƣợng mà khải tƣợng của họ đã đƣợc hoạch định để thỏa mãn tham vọng cá nhân

hay những ý thích nhất thời của họ. Đối với những ngƣời đó, tầm quan trọng đã

đƣợc quyết định bởi những giá trị riêng của họ, bởi sự ban thƣởng mà họ nhận lãnh

đƣợc từ đời này và những mục tiêu cá nhân của họ dành cho đời sống. Nhƣng

Thánh Kinh dạy rõ ràng một phƣơng thức lựa chọn và áp dụng hệ trọng đối với

khải tƣợng.

Chúng ta hãy nhìn vào một vài con ngƣời đã cống hiến đời sống họ để biến khải

tƣợng của Đức Chúa Trời thành hành động, vì cớ vinh hiển Đức Chúa Trời và kết

quả là vì lợi ích của con ngƣời.

Ápraham

Ápraham đã ở trong vị trí điều khiển đời sống trƣớc khi Đức Chúa Trời khiến ông

chú ý. Đƣợc có trình độ học vấn cao và giàu có, Ápraham khó có thể là một ngƣời

nghèo túng cơ cực, thất bại, cần những phƣớc hạnh đặc biệt của Đức Chúa Trời để

vui hƣởng ý nghĩa hoặc mục đích trong đời sống. Tuy nhiên, ông đã chọn đi theo

Đức Chúa Trời và cống hiến đời sống mình để vâng lời Ngài. Kết quả là ông đã

dùng một trăm năm cuối cùng của đời sống mình để tìm kiếm hƣớng đi của Đức

Chúa Trời để làm cho khải tƣợng này trở thành hiện thực.

Sự Đáp Ứng Ngay Tức Thì

Chúng ta biết rất ít về 75 năm đầu của Ápraham. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng mối

liên hệ của ông với Chúa đủ sâu nhiệm đến nỗi khi Đức Chúa Trời truyền đạt với

Page 46: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

ông khải tƣợng về tƣơng lai, Ápraham đã làm nhiều hơn chứ không chỉ lắng nghe.

Ngay lập tức ông hoàn toàn xác định lại đời sống của mình để vâng phục trọn vẹn

theo khải tƣợng của Đức Chúa Trời cho những năm còn lại của đời ông (xem SaSt

12:1-3).

Vâng lời không phải là một việc làm nhỏ bé. Nó có nghĩa là từ bỏ tất cả những

ngƣời bà con, những ngƣời bạn những ngƣời bản xứ của ông, quê hƣơng và mọi sự

đang ở trong an toàn và dễ chịu. Kinh nghiệm của Ápraham đã bày tỏ rằng bƣớc

theo khải tƣợng của Đức Chúa Trời luôn luôn kèm theo nó một sự trả giá rất lớn về

đời này. Bên cạnh một sự thay đổi lớn lao trong lối sống, chuyện đời ông là một

câu chuyện về đổ vỡ những mối quan hệ, khó khăn về vật chất, những thăng trầm

về tình cảm, những nghi ngờ và hiểu lầm thỉnh thoảng trong mối liên hệ của ông

với Đức Chúa Trời.

Con Đƣờng Đó Không Phải Là Không Hề Có Đau Khổ

Một đời sống dựa trên khải tƣợng tập trung vào việc thực thi tƣơng lai siêu việt,

nhƣng nó không nhất thiết có nghĩa là con đƣờng thẳng đến tƣơng lai đó phải

nhanh chóng và không hề có đau đớn. Chúng ta thƣờng cho rằng Đức Chúa Trời

muốn mình phải thành công theo từ ngữ của chúng ta. Trên thực tế, gƣơng mẫu về

những ngƣời có khải tƣợng trong Thánh Kinh cho thấy Ngài muốn chúng ta phải

thành công theo nghĩa của Ngài. Thành công theo mắt của Chúa, có nghĩa là vâng

lời tuyệt đối với khải tƣợng của Ngài và với những đƣờng lối Ngài.

Đối với Ápraham, theo đuổi khải tƣợng của Đức Chúa Trời kéo theo những sự bất

đồng ý kiến trong gia đình và sự chết, chịu đựng sự hoàn hảo của Đức Chúa Trời

nhƣng là công lý đau thƣơng, dự phần trong những cuộc giao tranh về quân sự đẫm

máu, thiết lập một nghi lễ đau đớn để bày tỏ sự lệ thuộc về phƣơng diện thuộc linh

với Đức Chúa Trời (đó là phép cắt bì), tố cáo sự đồi trụy về tình dục trong những

vui thú của dân sự và đối đầu với tội lỗi của dân sự về những sự vi phạm và những

điều thiển cận khác (xem 13:1-7; 14:1-24; 16:1-16; 17:1-17: 18:1-33).

Tuy nhiên, Ápraham vẫn còn tập trung vào khải tƣợng đó (là tuyên bố sở hữu một

vùng đất mới cho một dân sự mới là những ngƣời sẽ trở thành ngƣời có quan hệ họ

hàng về phƣơng diện thuộc linh với Đức Chúa Trời toàn năng). Đức Chúa Trời đã

chúc phƣớc cho những nỗ lực của ông trong sự vâng lời.

Ápraham Vẫn Giữ Sự Khiêm Nhƣờng

Gƣơng mẫu Ápraham để lại cho chúng ta bao gồm một nhân tố quan trọng khác:

sự tiếp tục giữ mình khiêm nhƣờng trƣớc Đức Chúa Trời. Nhiều lần trong khi giao

tiếp với Đức Chúa Trời, ông đã xây dựng một bàn thờ và thờ phƣợng Ngài (xem

12:7-13: 22:9). Về phƣơng diện đó chứa đựng một sự khác biệt quan trọng giữa

những ngƣời theo đuổi khải tƣợng của Đức Chúa Trời và những ngƣời sống để

đem khải tƣợng riêng của họ đến chỗ thành tựu.

Kinh Thánh không chu cấp nhiều tƣ tƣởng trực tiếp vào sự phát triển thuộc linh

Page 47: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

của Ápraham. Tuy nhiên, qua sự nghiên cứu cách cƣ xử của ông, chúng ta có thể

biết tấm lòng của ông là thế nào. Tại sao Đức Chúa Trời đã chọn Ápraham? Một lý

do chính yếu đó là Ápraham đã thực hành một cuộc đời lâu dài và thờ phƣợng Đức

Chúa Trời - đó là dấu chứng rõ ràng về một ngƣời lãnh đạo hữu ích - là một ngƣời

mà với ngƣời đó khải tƣợng của Đức Chúa Trời sẽ đƣợc thực hiện một cách

chuyên cần và an toàn.

Ápraham đã không sống lâu dài hơn với khải tƣợng đó, cũng nhƣ nhiều ngƣời lãnh

đạo có khải tƣợng khác. Mặc dầu ông đặt mắt mình vào mục tiêu, ông đã đem dân

sự của mình đến bên bờ của mục tiêu, nhƣng đã không kinh nghiệm một cách cá

nhân sự ứng nghiệm hoàn toàn khải tƣợng của Đức Chúa Trời. Dầu vậy, Ápraham

đã không thất vọng bởi vì dấu hiệu thật của một ngƣời có khải tƣợng không phải là

đạt đến điểm tối hậu mà là đạt đƣợc sự tăng trƣởng và trọn vẹn trên cuộc hành

trình.

Là Một Thành Viên Trong Nhóm Những Ngƣời Nổi Danh

Ápraham là một trụ cột trong nhóm những ngƣời có khải tƣợng đƣợc biết đến.

Chúng ta biết ông với tên gọi “cha của Ysơraên,” ông là một nhà lãnh đạo đầu tiên

cho dân sự Đức Chúa Trời sau cơn đại hồng thủy và là một trong những tổ phụ của

đức tin Do thái-Cơ Đốc giáo. Tầm cỡ của ông đƣợc chứng thực bởi việc ông có tên

trong danh sách “những anh hùng đức tin” ở Hêbơrơ 11. Nếu không có sự lãnh đạo

của ông và gƣơng cam kết với khải tƣợng không nao núng, lịch sử con ngƣời hẳn

đã hoàn toàn khác biệt.

Môise

Môise là một bài học ngƣợc lại. Ông đã đƣợc sinh ra cho cặp cha mẹ ngƣời Do

thái, nhƣng đã đƣợc nuôi dƣỡng bởi nhà cầm quyền Aicập. Ông đã là ngƣời đƣợc

Đức Chúa Trời lựa chọn trong thời điểm đó, tuy vậy ông đã giết một ngƣời đồng

quốc ngay trƣớc khi ông đƣợc lựa chọn bởi Đức Chúa Trời. Là một ngƣời đƣợc

giáo dục đầy đủ, hƣớng dẫn một

MÔISE ĐÃ NẮM LẤY KHẢI TƢỢNG ĐÓ, TUYÊN BỐ KHẢI TƢỢNG RA RÕ

RÀNG, THỰC THI KHẢI TƢỢNG DỰA TRÊN ĐỨC TIN VÀ TRỌN CẢ TẤM

LÒNG CẬY TRÔNG NƠI MỘT ĐỨC CHÚA TRỜI QUYỀN NĂNG VÀ YÊU

THƢƠNG.

đoàn các gã chăn chiên và một dân sự không đƣợc học hỏi. Ông thiếu lòng tự tin

về khả năng nói trƣớc công chúng, tuy nhiên chúng ta biết ông qua những lời tuyên

bố chính thức của ông cho dân Ysơraên và những kẻ thù của họ. Chức vụ của

Môise có lẽ phải đƣợc xem nhƣ một nỗ lực kiếm đƣợc quân bằng giữa sự khó

thƣơng và lòng thƣơng xót đối với dân sự (XuXh 2:1-10, 12; 4:10).

Tầm quan trọng của Môise không thể tự xem nhẹ. Ông đã là con ngƣời đƣợc Đức

Chúa Trời chọn lựa cho thời điểm đó, không còn có thể bàn cãi gì thêm nữa, đƣợc

Page 48: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

chọn lựa để hƣớng dẫn dân sự đi vào Miền Đất Hứa. Cuộc hành trình đã là một

thời để tôi luyện những tấm lòng của dân sự, nhƣng Môise đã bền bỉ tìm cách bày

tỏ sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, điều Ngài trông đợi và sự thành tín của Ngài

đối với một dân sự hay phàn nàn, phạm tội, nghi ngờ và bất trung.

Nhận Đƣợc Khải Tƣợng Về Một Vùng Đất Hứa

Tại sao Môise là một ngƣời con nuôi của Pharaôn, đƣợc giáo dục kỹ lƣỡng và giàu

có, lại từ bỏ cuộc sống của mình vốn dễ chịu và vui thú để hƣớng về việc lãnh đạo

dân sự của ông qua nhiều thập niên đầy khó khăn? Bởi vì Đức Chúa Trời đã ban

cho ông khải tƣợng về một cuộc sống mới trong một vùng đất đƣợm sữa và mật,

qua đó họ có thể đƣợc tự do không còn bị áp chế và đƣợc kết nối với năng quyền vĩ

đại nhất trong vũ trụ. Môise đã nắm lấy khải tƣợng đó, tuyên bố khải tƣợng ra rõ

ràng và thực thi khải tƣợng dựa trên đức tin và trọn cả tấm lòng cậy trông nơi một

Đức Chúa Trời quyền năng và yêu thƣơng.

Câu chuyện Môise là một tiểu sử vắn tắt rất hấp dẫn trong lĩnh vực lãnh đạo có

khải tƣợng. Nhìn nhận những trở ngại. Ông đã xin Đức Chúa Trời ban cho ông một

ngƣời đồng hành để có thể bù lại cho sự yếu kém mình mà bản thân ông cảm nhận

đƣợc trong vấn đề phát biểu trƣớc công chúng và đã đƣợc ban cho Arôn. Cuối

cùng, lại trở thành một nỗi phiền muộn lớn cho Môise. Arôn đã chứng tỏ là một cái

neo thuộc linh hơn là một ngƣời lãnh đạo thuộc linh, thƣờng xuyên đem những

chân lý và nguyên tắc của Đức Chúa Trời ra thỏa hiệp để đạt đƣợc sự ủng hộ của

dân sự. Ngƣời bạn đồng hành mà Môise đã cần đến nhƣ là một nguồn sức mạnh thì

cuối cùng trở thành nguyên nhân của sự thất bại (xem 4:10-16; 32:1-4).

Những Trở Ngại Gia Tăng

Arôn không phải là trở ngại duy nhất trên con đƣờng của Môise. Mặc dầu đã đƣợc

Đức Chúa Trời kêu gọi để hƣởng phƣớc hạnh đặc biệt của Ngài, dân Ysơraên đã

không mạnh mẽ trong đức tin, họ phàn nàn liên tục, nghi ngờ và chống nghịch lại

Đức Chúa Trời (và Môise). Cha nuôi của Môise, Pharaôn của Aicập đã khƣớc từ

lời yêu cầu của Môise xin sự tự do để ra đi, buộc lòng Môise phải công bố 10 tai

họa Đức Chúa Trời hƣớng dẫn ông gởi đến nghịch cùng nhà cầm quyền Aicập và

dân sự của hắn (xem 5:21; 7:1-1:10; Dan Ds 14:1, 2).

Sau đó, Môise đã phải dẫn dắt dân sự chạy trốn trong khi bị rƣợt đuổi bởi quân đội

Aicập. Dân sự của Đức Chúa Trời sau đó sống trong một sa mạc kéo dài nhiều

thập niên, tồn tại nhờ vào một thứ gì đó kém hơn là thức ăn của ngƣời sành điệu và

không có ý thức thực sự nào về phƣơng hƣớng hoặc thời điểm hoặc chiến thắng

sắp đến. Chính mình Môise đã bị cấm không đƣợc bƣớc vào miền đất hứa bởi vì

ông không vâng lời Chúa (xem 14:1-25:21; Dan Ds 13:17-36:13; PhuDnl 34:4).

Dầu vậy, thật lạ lùng, Môise vẫn là ngƣời lãnh đạo cho dân sự và đã đem họ đến

càng gần hơn với mục tiêu tối hậu. Ông đã đƣợc thúc giục bởi khải tƣợng của mình

để phục vụ Đức Chúa Trời thay vì nhƣợng bộ theo ƣớc muốn của dân sự hoặc để đi

Page 49: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

theo những tham muốn cá nhân của mình.

Ý chí riêng của Môise đã tan biến, điều đó cũng diễn ra với mọi ngƣời lãnh đạo có

khải tƣợng mà chúng ta thấy trong Kinh Thánh, và niềm đam mê mới đƣợc lập của

ông về tƣơng lai đã đồng nhất với ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho cuộc đời

Môise. Mọi sự đòi hỏi đối với Môise là phải đầu phục những giấc mơ, tham vọng

và những mục đích cá nhân của mình để hƣớng về những điều đƣợc chu cấp một

cách siêu nhiên bởi Đức Chúa Trời.

Khải Tƣợng Không Phải Là Một Tiến Trình Đơn Giản

Tôi thích câu chuyện về Môise bởi vì nó mô tả cho chúng ta rằng khải tƣợng không

luôn luôn là một tiến trình đơn giản của việc lắng nghe Chúa, chấp nhận và bƣớc

theo khải tƣợng. Trong Xuất Êdíptô Ký 3 và 4, chúng ta đọc thấy thể nào Môise đã

tranh cãi về khải tƣợng với Đức Chúa Trời. Sự cộng tác với Arôn bày tỏ cho chúng

ta rằng một ngƣời có khải tƣợng có thể không đƣợc hữu hiệu chỉ vì sự truyền đạt

khải tƣợng, nhƣ điều Arôn đã đƣợc trông đợi, nhƣng vẫn phải sống cho hòa hợp

với khải tƣợng đó.

Con đƣờng Môise hƣớng về đất hứa đầy dẫy những sự mặc khải khi Đức Chúa

Trời chia sẻ nhiều phần nhỏ của những mục đích riêng biệt và lối xử trí để làm việc

nhận thức khải tƣợng đƣợc dễ dàng hơn. Những nhận thức tiệm tiến đó đã có thể

đến với Môise một cách dễ dàng chỉ vì mối giao thông bền đỗ và đầy nhiệt huyết

của Môise với Đức Chúa Trời, vị lãnh đạo vô song của ông.

Giôsuê

Giôsuê chu cấp một hình ảnh hoàn toàn khác biệt về việc lãnh đạo có khải tƣợng.

Đức Chúa Trời đã ban cho Môise khải tƣợng. Giôsuê thừa hƣởng khải tƣợng đó,

trong một trạng thái đƣợc tinh luyện và đã đƣợc kêu gọi để hoàn tất công việc của

Môise, vị tiền bối và là nhà cố vấn của ông (Gios Gs 1:1-4).

Bởi vì Môise đã phạm tội (Dan Ds 20:10) và không còn xứng đáng bƣớc vào nơi ở

mới của hy vọng và tự do, trách nhiệm lãnh đạo đƣợc chuyển giao cho Giôsuê.

Điều này làm tôi chú ý tƣơng tự nhƣ chuyển giao ngọn đuốc lãnh đạo từ một mục

sƣ đến một mục sƣ khác giữa vòng nhiều hội thánh của chúng ta. Trong trƣờng hợp

đó, khải tƣợng từ Đức Chúa Trời đƣợc dự định dành cho hội chúng - chứ không

phải cho mục sƣ - và sự ra đi của một nhà lãnh đạo cấp cao không phủ nhận khải

tƣợng đó, nhƣng chỉ chuyển giao sự lãnh đạo khải tƣợng cho một ngƣời đáng tin

cậy khác giữa vòng vƣơng quốc của Ngài.

Khải tƣợng có thể đƣợc tinh luyện

Kinh nghiệm của Giôsuê cho thấy rằng khải tƣợng có thể đƣợc tinh luyện trong

một thời gian nào đó. Khi Môise bắt đầu lãnh đạo ngƣời Ysơraên ra khỏi Aicập và

đi vào vùng sa mạc, khải tƣợng chủ yếu của họ là rời khỏi một chỗ để đi đến một

chỗ khác để kinh nghiệm vinh hiển và phƣớc hạnh của Đức Chúa Trời trên tiến

Page 50: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

trình đó.

Trải qua thời đại của Giôsuê, khải tƣợng đƣợc thêm vào một chiều kích khác: quét

sạch vùng đất qua sự chinh phạt và định cƣ quân sự. Thƣờng cốt lõi của khải tƣợng

vẫn đƣợc duy trì không thay đổi, nhƣng những điểm tốt của việc thực hiện khải

tƣợng có thể đƣợc thay đổi rất nhiều hầu đáp trả với cách dân sự Đức Chúa Trời

đáp ứng lại với Ngài và khải tƣợng của Ngài qua dòng thời gian. Thật ra phƣơng

hƣớng chung của khải tƣợng trong sự lãnh đạo của Giôsuê đã chuyển từ chỗ đạt

đƣợc tự do thoát khỏi áp bức (xem XuXh 3:7-10) đến chỗ tìm đạt sự yên nghỉ

trong một nơi ở mới (xem Thi Tv 95:11).

Tƣơng tự những những nhà lãnh đạo có khải tƣợng, Giôsuê phải trình bày những

rào chắn chủ yếu cho việc thực thi khải tƣợng cách thành công. Trƣớc hết, ông

không chỉ thừa hƣởng một khải tƣợng thôi, mà còn thừa hƣởng một nhóm những

kẻ đi theo ông là những ngƣời có khuynh hƣớng đa thần. Thứ nhì, ông đã là ngƣời

lãnh đạo chuyển khải tƣợng đến với một nhóm ngƣời là những tội nhân đã lâu

năm. Chừng ấy cũng chƣa đủ cho nên Đức Chúa Trời đã ban chứng cứ về chính

mình Ngài nhiều lần thông qua những huấn lệnh cho Môise và rồi đến Giôsuê. Thứ

ba, cách cƣ xử lừa dối của Acan đã khiến cho Ysơraên phải chịu một sự thối lui về

quân sự bất ngờ và không cần thiết trên đƣờng đi đến chiến thắng tối hậu (xem

Gios Gs 7:1-26).

Mục Đích: Để Minh Họa Đức Thánh Khiết

Trong mọi hoàn cảnh, quyết định của Giôsuê là minh họa đức thánh khiết đã ban

khả năng cho ông để giúp quốc gia này vƣợt qua đƣợc những sự kém thiếu của họ

và để đƣợc phục hồi dƣới mắt Đức Chúa Trời. Giôsuê đã không để cho khải tƣợng

chết đơn giản chỉ vì sự thiếu hiểu biết, cứng đầu và cứng lòng của dân sự. Ông

đang ở trên đƣờng hƣớng về điều gì đó lớn hơn và tốt hơn bất cứ điều gì mà những

ngƣời này đã từng có thể tƣởng tƣợng. Giôsuê đã đƣợc khải tƣợng của Đức Chúa

Trời nắm giữ, và không điều gì cản trở ông khỏi sự biến nó thành hiện thực.

Vẻ đẹp của câu chuyện Giôsuê là nó bày tỏ đặc điểm cần để trở thành một ngƣời

có khải tƣợng thật sự. Giôsuê đã minh họa lòng can đảm trong khi đối diện với

nguy hiểm. Ông đã bày tỏ đức tính suy nghĩ và phục vụ có chiến lƣợc. Trên hết,

ông đã phản ánh ảnh hƣởng của sự vâng lời tuyệt đối.

Kinh Thánh nói cho chúng ta Giôsuê đã là một nhà quân sự có chiến lƣợc và chiến

sĩ vĩ đại thế nào, nhƣng cũng xác định rằng thiếu năng quyền và sự chúc phƣớc của

Đức Chúa Trời, Giôsuê hẳn đã còn nhỏ bé hơn là một điểm ghi chú trong lịch sử

cổ đại. Điểm khác biệt giữa tình trạng giữa một ngƣời lính tinh luyện và một nhà

lãnh đạo vĩ đại để lại di sản vĩnh hằng chính là sự hiểu biết, truyền đạt và sát sao

theo đuổi khải tƣợng của Đức Chúa Trời.

Giôsia

Ysơraên có rất nhiều vua. Giôsia đã là một trong những vị vua vĩ đại nhất, giữa

Page 51: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

vòng một số ít ngƣời đƣợc biết đến của Ysơraên. Mặc dầu ông tiếp nhận ngai vàng

lúc 8 tuổi và đã nối tiếp nửa thế kỷ cai trị kinh khủng của cha ông là Manase,

Giôsia có lẽ đã là vị vua đạo đức nhất trong lịch sử đƣợc kiểm định của Ysơraên

(xem IIVua 2V 22:1-23:30).

Vào khoảng thời gian ông đang ở giữa lứa tuổi thiếu niên, vị “vua trẻ” này đã nhận

thức đƣợc khải tƣợng của Đức Chúa Trời dành cho vƣơng triều của ông: đó là phục

hồi Đức Chúa Trời của Ysơraên lên ngôi của nền văn hóa này qua sự thờ phƣợng

thanh sạch, qua sự hủy phá tất cả mọi di tích của sự thờ phƣợng hình tƣợng, qua sự

phục hồi Đền Thờ và một sự nhiệt thành nhấn mạnh lối sống công chính.

Để hiểu đƣợc đây đã là một khải tƣợng bất ngờ thế nào, chúng ta cần nhớ lại sự đồi

bại thuộc linh và luân lý lan tràn khắp nơi đã chiếm ƣu thế trải qua triều đại của

Manase (xem 21:18), nó đòi hỏi lòng can đảm và ý chí quyết định đáng kinh ngạc

không những chỉ để phản đối những thói quen làm gian ác của vua cha Giôsia, mà

cũng để đối đầu với những kẻ lạm quyền, những món lợi đƣợc hƣởng và tình trạng

hƣ hoại dễ chịu của thời bấy giờ. Tôi chƣa từng biết một ngƣời mƣời sáu tuổi nào

lại có đƣợc một sự can đảm và tính chịu đựng nhƣ vậy.

Lời giải thích duy nhất cho sự can đảm này là Giôsia đƣợc đối mặt với Đức Chúa

Trời hằng sống, kết quả là lòng mong ƣớc không bao giờ có thể thỏa mãn đƣợc để

đƣợc biết Ngài và hầu việc Ngài một cách sâu xa và thanh sạch nhất của một con

ngƣời. Giôsia đã hiểu rằng Ysơraên đang chiến đấu một trận chiến thất bại khi

thách thức Đức Chúa Trời của họ. Ông đã tận hiến đời mình để tìm đƣợc cho quốc

gia này sự hòa thuận với Đức Chúa Trời.

Những Sự Cải Cách Đƣợc Thực Hiện

Trong triều đại của mình, Giôsia đã thiết lập vô số cuộc cải cách tôn giáo, phục hồi

hệ thống công lý và hƣớng dẫn dân sự đến một lối sống mới phản ánh đƣợc sự

công chính mà Đức Chúa Trời đòi hỏi. Câu chuyện thuật về ông gia tăng khi ông

đã hủy phá những hình tƣợng và các bàn thờ ngoại giáo, nhắm mục tiêu thúc đẩy

tái phát triển Đền Thờ và hƣớng dẫn dân sự trong những cuộc thờ phƣợng tôn giáo

vĩ đại và trong sự đổi mới công khai giao ƣớc của dân tộc nầy đối với Đức Chúa

Trời.

Giôsia đã một mình chịu trách nhiệm về một trong những cuộc cải cách tôn giáo

lớn nhất lịch sử loài ngƣời. Những nỗ lực của ông quá chân thành đến nỗi Đức

Chúa Trời đã ngƣng lại không hủy diệt Giuđa vì cớ sự gian ác của nó. Một trong

những bài học lớn từ đời sống của Giôsia đó là trở lại với Đức Chúa Trời không

bao giờ là quá trễ cho dù cuộc sống của chúng ta đáng khinh miệt đến đâu chăng

nữa.

Câu chuyện về Giôsia cho chúng ta một vài điều khác về những ngƣời có khải

tƣợng. Mặc dầu Giôsia đã hoàn toàn mãi mê trong sự phục vụ Đức Chúa Trời và

làm một nhà lãnh đạo có khao khát muốn làm sự công chính và sự ngay thẳng, dân

Page 52: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

sự đã tuân giữ và đi theo gƣơng mẫu của ông, nhƣng tấm lòng của họ chƣa hề đƣợc

thay đổi. Đến khi ông chết, chỉ mới 31 năm sau khi lên ngôi, dân sự đã quay trở lại

đƣờng lối đen tối đến nỗi đã làm cho triều đại cai trị của Giôsia trở thành không thể

tin đƣợc.

Khải Tƣợng Phải Đƣợc Chia Sẻ

Đáng buồn thay, chúng ta học đƣợc rằng một ngƣời có khải tƣợng mà không thuyết

phục đƣợc dân sự một cách đầy đủ thì làm cho họ một sự bất công. Những văn

kiện lịch sử giải thích rằng dân sự đã chịu cảm động bởi lòng nhiệt thành sốt sắng

của Giôsia. Ông đã là một nhà lãnh đạo đầy ân tứ, thuyết phục đƣợc dân sự cải

cách dựa trên sức mạnh của sự cam kết ông có đối với Đức Chúa Trời. Dân sự đã

không thật sự hiểu lòng tận hiến của ông đối với Đức Chúa Trời của tổ phụ họ,

nhƣng họ đã đồng ý với những từ ngữ của ông về sự cải cách bởi vì họ trân trọng

đức tính và ý định của ông. Tại thời điểm cái chết của Giôsia, họ đã trở lại với

những điều gì có vẻ tự nhiên cho con ngƣời - ích kỷ, vô thần và cuộc sống tội lỗi -

bởi vì họ chƣa từng thật sự nắm vững những động cơ nhấn mạnh khải tƣợng của

ông.

Việc Giôsia theo đuổi khải tƣợng không phải là vô ích. Nhiều cuộc sống của dân

sự đã đƣợc thay đổi hoàn toàn để đƣợc tốt hơn nhờ những cải cách của Giôsia.

Hàng ngàn ngƣời đến gần những sự tìm kiếm một Đức Chúa Trời chân thật của

riêng họ và mong muốn cá nhân họ để sống đời sống công chính, họ đã có thể loại

suy những lý do đằng sau khí chất riêng của Giôsia. Tuy nhiên, điều có thể trở

thành một cuộc cách mạng về đức thánh khiết, chỉ trở thành một giờ tạm nghỉ

trong một phong trào kéo dài đầy khốn khổ vì sự thất bại của Giôsia trong công tác

thuyết phục về khải tƣợng.

Nêhêmi

Mỗi nhóm có trọng tâm thuộc linh của nó và những biểu tƣợng về sức mạnh và sự

đoàn kết của nó. Đối với ngƣời Do thái trong thế kỷ thứ năm TC., trung tâm thuộc

linh của họ là Giêrusalem; biểu tƣợng của sự hiệp nhất và sức mạnh của họ là ngôi

Đền Thờ này (xem Nêhêmi 11-13).

Trong vòng 7 thập niên, đền thờ này đã bị không đƣợc sửa chữa. Điều kiện thuộc

linh của những ngƣời Giuđa cũng không có gì tốt hơn. Cho đến lúc đƣợc Nêhêmi

chú ý, là một ngƣời Do thái phục vụ trong tƣ cách bạn tâm tình đáng tin cậy của

vua Ạttaxétxe, điều này đã làm đau xót tấm lòng của ông. Ông đã khóc về sự tàn tạ

của dân sự Đức Chúa Trời và tìm kiếm sự hƣớng dẫn từ nơi Chúa qua một thời

gian dài cầu nguyện và kiêng ăn. Ông đã tìm ra, nhìn thấy khải tƣợng từ nơi Đức

Chúa Trời về cách nào để phục vụ Vua thật của ông một cách thích hợp nhất. Đức

Chúa Trời trả lời bằng việc ban cho ông một khải tƣợng đã có thể thay đổi đời sống

của hàng triệu ngƣời đời đời.

Page 53: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Khải Tƣợng Dẫn Đến Sự Phục Hồi

Khải tƣợng đã xuất hiện dành cho quốc gia Ysơraên một sự phục hồi toàn diện,

khởi đầu bằng sự tập hợp dân sự của Đức Chúa Trời để xây dựng lại tƣờng thành

và các cổng của Giêrusalem, nhờ đó làm thuận lợi những cuộc cải cách tôn giáo và

sự phục hƣng tâm linh của ngƣời Do thái.

CÂU CHUYỆN CỦA NÊHÊMI CÓ LẼ ĐEM LẠI CHO CHÚNG TA TRƢỜNG

HỢP NGHIÊN CỨU RÕ RÀNG NHẤT VỀ MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO CÓ KHẢI

TƢỢNG TRONG HÀNH ĐỘNG.

Điều này có vẻ đơn giản, nhƣng hãy nhớ rằng Ysơraên đang là một dân tộc bị tan

lạc tại thời điểm này. Họ thiếu một nhà lãnh đạo thuộc linh, một trọng tâm thuộc

linh và một mục tiêu thuộc linh. Ý tƣởng gom góp những tài nguyên cần thiết -

những con ngƣời có khả năng, tiền bạc, vật liệu xây dựng, bảo đảm về vật chất và

lòng nhiệt thành tin tƣởng - có vẻ là điều lố bịch, ngớ ngẩn.

Đó là lý do chúng ta không bao giờ có thể hy vọng gặp đƣợc thay đổi đáng kể

trong thế giới này dựa trên nền tảng khải tƣợng của con ngƣời. Những nỗ lực của

chúng ta sẽ không bao giờ đƣợc chu cấp một cách đầy đủ hoặc đƣợc tập trung để

duy trì nỗ lực cần thiết tạo ra sự thay đổi lâu dài có ý nghĩa. May thay, Đức Chúa

Trời đã chuẩn bị Nêhêmi cho thời khắc lịch sử này, và Nêhêmi đã sẵn sàng liều bỏ

mọi sự - từ địa vị nhàn hạ của ông trong cung điện cho đến mạng sống của ông - để

theo đuổi thách thức đáng nản lòng này và cũng chính là thách thức đƣợc Đức

Chúa Trời cảm động.

Bày tỏ đức tin mãnh liệt, lớn lao và tài khéo con ngƣời đáng ca ngợi, Nêhêmi đã

hƣớng dẫn tiến trình tái xây dựng. Ông đã thúc giục dân sự trên nền tảng khải

tƣợng, không những chỉ bởi việc tái xây dựng lại một tòa nhà, mà bởi hồi phục lại

lòng tự trọng và mục tiêu thuộc linh của ngƣời Do thái. Ông tích lũy sự phong phú

về tài năng và các nguồn tài nguyên có cần để hoàn tất nhiệm vụ, và ông làm điều

đó bất kể những sự đe dọa về chính trị mà một cộng đồng Do thái hiệp nhất hẳn

phải tiêu biểu.

Nêhêmi đã điều khiển một cách đầy khả năng lãnh đạo qua một điều kiện hỗn độn

đầy những lời chỉ trích, đe dọa và thách thức cá nhân. Ông đã tổ chức và ủy thác

tốt đẹp và hiệu quả. Ông phải đối đầu với những sự nghi ngờ của Ysơraên và

những kẻ thù để tạo ra một bối cảnh hòa bình, cho phép những ngƣời thợ có thể

hoàn tất đƣợc dự án. Khó có thể tin đƣợc, những bức tƣờng thành đã đƣợc xây lại

chƣa tới hai tháng. Và rồi đến một nhiệm vụ càng gian khổ và nhiều ý nghĩa hơn

nữa, đó là việc tái xây dựng lại những đời sống thuộc linh của ngƣời Do thái.

Một Nhà Khải Tƣợng Trong Hành Động

Câu chuyện của Nêhêmi có lẽ đem lại cho chúng ta một trƣờng hợp nghiên cứu rõ

ràng dứt khoát nhất về một nhà lãnh đạo có khải tƣợng trong hành động. Nó khởi

đầu với những dữ liệu thông tin về điều kiện của thời bấy giờ. Cho thấy về thực tế,

Page 54: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Nêhêmi đã tra xét trọng tâm đời sống của ông và đƣợc thúc giục quì gối trong sự

tha thiết cầu nguyện.

Khi Đức Chúa Trời đã trả lời sự cầu nguyện của ông, Nêhêmi tràn ngập với khải

tƣợng, cống hiến sự chú tâm đầy trọn và mỗi một nguồn tài nguyên ông có thể tập

trung cho sự làm trọn khải tƣợng đó. Ông phải vƣợt qua nhiều trở ngại thách thức

một cách đa dạng đối với ngƣời có khải tƣợng bằng những sự đáp ứng và khéo léo

đến từ sự dựa nƣơng nơi lời cầu nguyện. Khải tƣợng này có năng quyền bởi vì nó

đã đến từ Đức Chúa Trời, bởi vì nó đã đƣợc chúc phƣớc bởi Chúa và bởi vì

Nêhêmi hoàn toàn cam kết thực thi nó. Thực tại sau này đã đƣợc phơi bày bởi lòng

nóng cháy, qua đó ông đã dốc lòng vào việc thực hành ngay lập tức.

Một trong những đức tính nổi bật của Nêhêmi cũng nhƣ những ngƣời có khải

tƣợng trong Kinh Thánh mà chúng ta gặp biết, đó là ông đã đƣợc thúc giục đến sự

công chính. Giống nhƣ Ápraham, Nôê, Đavít, Giôsia, Giôsuê, Nêhêmi đã là một

tạo vật bất toàn cố gắng trở nên thánh vì cớ sự vinh hiển của Đấng Sáng Tạo mình.

Dân sự đã đƣợc chinh phục bởi khải tƣợng mà Nêhêmi đã tuyên bố, phần vì ông

quá bảo đảm về nguồn gốc của nó và cũng quá xác quyết trông thấy nó đƣợc làm

trọn. Ông không chỉ kêu gọi dân sự đến chỗ hành động, mà ông còn hƣớng dẫn họ

vào hành động thích hợp nữa.

Phierơ

Mặc dầu Phaolô đƣợc chứng thực là ngƣời khởi xƣớng nổi bật nhất của các hội

thánh đầu tiên trong lịch sử Cơ Đốc, sự thật Phierơ đã là ngƣời gieo trồng hội

thánh đầu tiên. Khải tƣợng của Đức Chúa Trời, thấm nhuần trong lòng ông là tạo

ra một cộng đồng thật sự gồm những tín hữu tại Giêrusalem.

Vì đã đƣợc cố vấn về phƣơng diện phát triển thuộc linh trong ba năm bởi Chúa

Giêsu, Phierơ đã thực hiện việc tổ chức một gia đình thuộc linh có thể làm tiêu

biểu bởi những thuộc tính cốt lõi của nó: chia sẻ, học hỏi, giúp đỡ, thờ phƣợng,

truyền giáo, cầu nguyện và yêu thƣơng. Đến cuối Công vụ 2, chúng ta khám phá

một cộng đồng nhƣ thế bao gồm những ngƣời sốt sắng cho Đấng Christ. Hội chúng

đó đã trở thành hội thánh mẹ của tất cả hội thánh Cơ Đốc tƣơng lai trên toàn thế

giới.

Can Đảm Và Tập Trung Vào Một Mục Đích

Dựa trên những hành động mạo hiểm của ông với Chúa Giêsu, Phierơ đƣợc nhiều

ngƣời biết đến về lối cƣ xử bốc đồng hấp tấp của ông (xem Mat Mt 16:22). Tuy

nhiên trong một phần thảo luận về khả năng của Phierơ để đẩy mạnh khải tƣợng

của Đức Chúa Trời, chúng ta không thể bỏ qua một vài phẩm chất hữu ích hơn nữa

của ông, chẳng hạn nhƣ tinh thần tập trung vào một mục đích và sự can đảm của

ông một khi biến cố Phục Sinh đã diễn ra.

Ngƣời ngƣ phủ vĩ đại này đã bỏ tất cả những sự sợ hãi tự nhiên và mối quan tâm

riêng của mình qua một bên, trong một sự tập trung giống nhƣ tia lazer vào việc

Page 55: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

tạo ra một hội chúng các Cơ Đốc Nhân tại Giêrusalem, đến nỗi không tránh né

những trách nhiệm của mình để vƣơn ra cũng không trở thành lạc hƣớng trong

những cơ hội của hội thánh để phục vụ cho nhu cầu thuộc linh, vật chất và tình

cảm lẫn nhau.

Lối cƣ xử có khải tƣợng của Phierơ là truyền cảm hứng. Trong một vài trƣờng hợp,

chúng ta thấy con ngƣời xƣa kia hèn nhát nay liều cả mạng sống mình qua sự vâng

lời hoàn toàn của ông vì khải tƣợng (xem Cong Cv 5:29).

Trong những trƣờng hợp khác, chúng ta quan sát thấy Phierơ khƣớc từ an nghỉ trên

chiến thắng của mình nhƣ là một ngƣời trong vòng thân thiết với Chúa, hoặc nhƣ là

một phát ngôn viên sáng chói cho hội thánh lúc mới nẩy sinh. Thay vào đó, ông đã

bày tỏ sự khiêm nhƣờng, chính trực và một mong muốn về sự tăng trƣởng thuộc

linh sâu nhiệm hơn (xem Công vụ 10,11).

Phierơ đã trƣởng thành, trở nên một ngƣời Đức Chúa Trời có thể tin cậy giao thác

một khải tƣợng là trung tâm cho sự khởi sinh một cộng đồng đức tin có tổ chức.

Phaolô

Tìm kiếm sự tha thứ là một điều. Còn từ bỏ một con ngƣời bắt bớ hàng đầu của

dân sự trở nên một ngƣời chống đỡ, biện hộ và là ngƣời huấn luyện cho họ lại là

một điều khác. Sau khi Đức Chúa Trời đã đƣợc có sự chú ý của Saulơ thành Tạtsơ,

một sự biến chuyển đã diễn ra. Phaolô trở thành một trong những nhà truyền giáo

kết quả nhất của mọi thời đại, tạ ơn về sự hiểu biết của ông đối với khải tƣợng Đức

Chúa Trời dành cho đời sống ông.

Không ai biết sự thay đổi trong đời sống của ông diễn ra thế nào trong những năm

ngay sau khi Phaolô đƣợc gặp gỡ Đấng Christ trên con đƣờng đi Đamách. Dầu vậy

đã nghiên cứu những ngƣời có khải tƣợng và cách hành xử của họ, giả thuyết của

tôi là trong ba năm Phaolô đã ở trong đồng vắng ngay sau khi ông trở lại đạo, là

thời gian ông tìm kiếm Đức Chúa Trời trong sự nhiệt thành nhất, sau đó ông đã

xuất hiện với một khải tƣợng tìm kiếm những ngƣời chƣa đƣợc tìm kiếm bên ngoài

Giuđê và Samari (xem Cong Cv 9:1-8; GaGl 1:18).

Ngƣời Gieo Trồng Hội Thánh Đầu tiên

Luôn luôn nhiệt thành về bất cứ lý lẽ nào mà ông đã tin, Phaolô trở lại từ sa mạc

mạnh mẽ và đƣợc thúc giục vẫn nhƣ bao giờ. Điều hấp dẫn đó là bản chất sự dấn

thân của ông từ kinh nghiệm sau khi ở sa mạc. Điều này khác biệt với những gì đã

đƣợc ngƣời ta trông đợi.

Đƣợc ban cho bối cảnh của ông - một ngƣời lãnh đạo năng động có hƣớng thăng

tiến giữa vòng ngƣời Giuđa, có trình độ học vấn cao, có lòng mộ đạo cho đến từng

chi tiết nhỏ, quen thuộc với dân sự và những ngƣời có quyền chức trong Giuđa và

Samari - có lẽ chúng ta trông đợi Phaolô phải tập trung năng lực của ông vào việc

kết hợp hoạt động với những ngƣời mà ông hiểu biết, trong địa phận mà ông quen

thuộc, trong vòng những thói quen và truyền thống mà ông thông thạo là điều hợp

Page 56: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

lý vô cùng.

Ngƣợc lại, Phaolô nhắc đi nhắc lại rằng Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông để truyền

giảng tin lành cho ngƣời ngoại quốc thông qua những lời trình bày giữa công

chúng một cách hợp lý về Phúc Âm và hình thành họ vào trong các hội thánh mới,

những hội thánh mới này đã đƣợc khởi đầu trong những vùng phía ngoài phần đất

ông thƣờng lui tới trƣớc đây, khiến cho ông trở thành ngƣời gieo trồng hội thánh

và là nhà truyền giáo Cơ Đốc quốc tế đầu tiên (xem RoRm 15:7-21).

Các thƣ tín của Phaolô cũng nêu rõ rằng ông tin khải tƣợng của Đức Chúa Trời

dành cho đời sống ông đã đòi hỏi ông phải đi xa hơn việc truyền giáo và tổ chức

mà còn bao gồm sự giúp đỡ những tín hữu mới đƣợc trƣởng thành trong niềm tin

của họ hầu cho tự họ có thể tái sản sinh về phƣơng diện thuộc linh.

Một Cuộc Hành Trình Đầy Bất Ngờ

Không có điều gì trong việc này có vẻ triệt để đối với chúng ta ngày nay. Tôi đã

đọc qua các lá thƣ của Phaolô hằng trăm lần mà không nhận ra cuộc hành trình mà

ông đang theo đuổi đáng ngạc nhiên thế nào. Chắc chắn chúng ta say mê về tính

cƣơng quyết mà ông đã bày tỏ khi đối diện với những điều bất lợi lớn lao. Nhƣng

hầu hết chúng ta không suy nghĩ một điều tiếp theo cho bản chất chức vụ ông

Phaolô ngày đó với chức vụ hôm nay, tại sao vậy? Bởi vì chức vụ của bạn, của tôi,

và chức vụ của hầu hết mỗi một hội thánh tại Mỹ đều đặt nền tảng trên những ý

niệm của Phaolô về sự phát triển thuộc linh cá nhân cũng nhƣ tập thể. Về bản chất,

ngày nay chúng ta vẫn còn đang rập khuôn theo sự lãnh đạo của Phaolô.

Khải Tƣợng Đó Vẫn Còn Tiếp Tục Sống

Đức Chúa Trời đã ban cho Phaolô một khải tƣợng đã sống lâu hơn con ngƣời

cuồng nhiệt Tạtsơ này gần 2000 năm qua. Nếp sống tôn giáo của con ngƣời trong

thời gian Đấng Christ sống đã khác biệt với điều xuất hiện qua sự đáp ứng với sự

sống, sự chết và sự Phục Sinh của Đấng Christ. Các chiến lƣợc và lối xử trí trong

chức vụ vỡ đất mới để xây dựng đƣợc Phaolô sử dụng đã không tồn tại trƣớc sự trở

lại đạo của ông. Và Phaolô đã là thành viên nguyên mẫu hoạt động trong hội thánh.

Hầu nhƣ chỉ có một mình, thông qua khải tƣợng của Đức Chúa Trời và sự ban

năng quyền của Đức Thánh Linh Ngài, Phaolô đã lập hội thánh của Đấng Christ

thành một phong trào đức tin quốc tế. Những hành động của ông rõ ràng đã là sự

cải cách đổi mới. Các vị sứ đồ khác và những ngƣời lãnh đạo hội thánh tại

Giêrusalem có phần sửng sốt bởi chức vụ lƣu động của ông và sự tổ chức của ông

đối với những tín hữu ngoại bang trên những bờ biển của nƣớc ngoài. Phaolô đến

lúc này đã đi quá xa trƣớc thời đại của ông đến nỗi chúng ta thƣờng bỏ qua địa vị

cao của ông trên vị trí hàng đầu của chức vụ, nhƣng chỉ vì thời gian cuối cùng đã

đuổi kịp ông và đã làm cho những cải cách của ông dƣờng nhƣ kém đƣợc chú ý.

Phaolô Đã Chắc Chắn Về Sự Kêu Gọi Của Chúa

Page 57: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Nhân Vật Khải tƣợng Kinh Thánh Môise Giải phóng ngƣời Ysơraên ra khỏi sự áp

bức bằng cách hƣớng dẫn họ đến một Vùng Đất Hứa tốt đẹp hơn trong khi thiết lập

một bộ luật về cách hành xử mà dân sự này có thể tuân theo để làm vui lòng Đức

Chúa Trời. Xuất Êdíptô Ký 3:7-10; Phục Truyền 26:16-19

Nêhêmi Kêu gọi dân Ysơraên xây dựng lại các bức tƣờng và cổng của Giêrusalem,

hƣớng đến tạo thuận lợi cho những cải cách tôn giáo và sự phục hƣng tâm linh cho

ngƣời Do thái. Nêhêmi 2:17; 9:1-3

Điều gì đã thúc đẩy phƣơng thức mới của Phaolô trong sự truyền đạt lẽ thật thuộc

linh cho quần chúng? Không thể có điều gì hơn là sự đoan chắc của ông về một sự

kêu gọi nhƣ thế, đã đƣợc ban cho ông bởi Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện, kiêng

ăn, suy gẫm, học hỏi Kinh Thánh và trực tiếp khải thị. Nói một cách khác, Phaolô

đã định nghĩa tuyến đầu mới của chức vụ vào năm 40 S.C. trong sự vâng phục khải

tƣợng Đức Chúa Trời đã ủy thác cho ông.

Nếu khải tƣợng đó đã đƣợc ban thƣởng cho bất cứ ai kém phần mạnh mẽ và kém

cam kết, thì hội thánh ngày nay có lẽ sẽ rất khác biệt. Đức Chúa Trời là Đấng hiểu

biết mọi sự, biết tấm lòng và đặc tính của chúng ta và Ngài đang nhận biết về cách

chúng ta đang vận dụng những cơ hội của mình, Ngài đã chọn Phaolô bởi vì điều

đó sẽ trở thành chức vụ nền tảng của thời đại này.

Phaolô cũng là gƣơng mẫu tuyệt vời tƣơng đƣơng với giá trị của khải tƣợng giúp

chúng ta kiên trì trong khi đối diện sự chống đối khắt nghiệt với những mong

muốn của Đức Chúa Trời. Giống nhƣ chính mình Chúa Giêsu, lời giải thích duy

nhất cho sự kiên trì của Phaolô là ông hoặc là một ngƣời điên rồ hoặc là một ngƣời

nhiệt tâm tin cậy.

Lịch sử xác nhận rằng Phaolô là một ngƣời theo Đấng Christ một cách nhiệt thành,

một ngƣời sẵn sàng chịu đựng roi đòn, đánh đập, ném đá, đắm tàu, không có nhà ở,

trấn lột, không ngủ đƣợc, đói, khát, trần truồng, bị cƣớp, bị lừa, bị vu cáo và phản

bội, tất cả đều vì một lý do: đƣợc phục vụ Đấng Christ với niềm say mê và sự

Page 58: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

chính trực (xem IICo 2Cr 11:23-28).

Vai Trò Của Những Ngƣời Nhiệt Thành

Gƣơng mẫu Phaolô mà đem lại cho chúng ta nhấn mạnh một lẽ thật thiết yếu:

Những Cơ Đốc Nhân có khải tƣợng theo định nghĩa là những ngƣời nhiệt thành.

Có lẽ dƣới mắt của thế giới này, họ muốn những ngƣời có thể bị lợi dụng và kiểm

soát, những ngƣời nhiệt thành là nguy hiểm và không ai ƣa. Dầu vậy, dƣới mắt của

Đức Chúa Trời nếu lòng nhiệt thành của một ngƣời đƣợc dựa trên sự cam kết hoàn

toàn với ơn kêu gọi của Đức Chúa Trời, sự cuồng nhiệt là lối sống duy nhất có thể

đƣợc chấp nhận.

Đức Chúa Trời không có chỗ nào trong vƣơng quốc của Ngài dành cho những cá

nhân hâm hẩm, là ngƣời mất đi sự say mê và cấp bách trong sự phục vụ Đức Chúa

Trời của họ. Những ngƣời có khải tƣợng thật sự không bao giờ hâm hẩm.

Phaolô đã là thí dụ hoàn hảo về ngƣời tín hữu có khải tƣợng. Tình yêu thƣơng duy

nhất mà tôi biết đòi buộc sự can đảm và sự ngu dại nhƣ điều Phaolô đã phơi bày là

tình yêu dành cho Đấng Christ. Phƣơng tiện duy nhất để chuyển tình yêu đó thành

hành động cụ thể là nhờ sự tận hiến tuyệt đối với sự kêu gọi đặc biệt của Ngài dành

cho chúng ta - đó là, nhận thức về khải tƣợng của Ngài cho đời sống bạn và tôi.

Nhìn Qua Về Khải tƣợng

Chúng ta có thể học ở đâu về cách những ngƣời có khải tƣợng của Kinh Thánh đã

định nghĩa khải tƣợng Đức Chúa Trời dành cho đời sống họ? Dƣới dây là một vài

câu Kinh Thánh có thể phát họa khải tƣợng của nhiều ngƣời chủ chốt đƣợc thấy

trong Thánh Kinh.

Những Cá Nhân Không Thể Thay Thế Đƣợc Bạn có thể chọn bỏ qua những bài

học đƣợc cung cấp bởi đời sống của những nhân vật có khải tƣợng đƣợc mô tả

trong Thánh Kinh nhƣng xóa bỏ đi những động cơ và lòng nhiệt thành của họ đó là

chối bỏ một trong những bài học quan trọng nhất mà Đức Chúa Trời đang tìm cách

truyền đạt cho bạn.

Đức Chúa Trời có thể dùng những con ngƣời khác để sáng tạo và phát triển hội

thánh của Ngài nhƣ Ngài mong muốn không? Chắc chắn đƣợc. Ngài đã lựa chọn

một cách đặc biệt những con ngƣời này bởi vì họ có những phẩm chất đặc thù mà

họ đã đem lại cho tiến trình này. Nếu không có những dấu ấn theo phong cách

riêng của họ trên hội thánh đầu tiên, đức tin Cơ Đốc hẳn phải rất khác biệt ngày

nay theo một vài phƣơng diện quan trọng và có thể nhận thấy đƣợc.

Hơn nữa, những nhận thức chúng ta có về đức tính của những ngƣời sốt sắng tận

hiến thực thụ cho Đức Chúa Trời cũng sẽ khác biệt đáng kể.

Một Bài Học Từ Những Con Ngƣời Hiện Đại

Gƣơng mẫu về khải tƣợng đặt nền tảng trên đức tin đƣợc thực thi đến mức tối đa là

Page 59: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

một trong những bài học lớn từ Thánh Kinh dành cho con ngƣời thời hiện đại.

Những hoàn cảnh văn hóa thay đổi thế nào không quan trọng, và những truyền

thống của hội thánh có dự phần liên quan đến thế nào cũng không quan trọng,

những chân lý muôn đời trong Thánh Kinh là vƣợt văn hóa và truyền thống. Trọng

tâm của sự tận hiến hoàn toàn cho Đấng Christ và tìm kiếm ý muốn của Ngài về

những cách tốt đẹp mỗi chúng ta có thể phục vụ Ngài theo khả năng cao hơn hết

của chúng ta là một trong những bài học đó.

Không phải chỉ có những vị anh hùng của Thánh Kinh mới có khải tƣợng ảnh

hƣởng trên thế giới này cho Đấng Christ. Nhiều ngƣời là những nhà lãnh đạo trong

vòng cộng đồng Cơ Đốc hôm nay là những ngƣời có khải tƣợng trên một mức độ

giống nhƣ Phierơ, Môise hoặc Giôsuê đã từng có. Giữa vòng họ là các danh xƣng

có thể quen thuộc đối với bạn; sự quen thuộc tên của họ là một kết quả trực tiếp về

sự cam kết với khải tƣợng của Đức Chúa Trời.

Pat Robertson đã tái định hƣớng cho truyền hình Cơ đốc từ chỗ là một cuộc trình

diễn trong các buổi lễ và nói chuyện của hội thánh hƣớng đến một phƣơng tiện giải

trí, cung cấp thông tin và dạy dỗ đặt nền tảng trên những nguyên tắc Thánh Kinh.

Khải tƣợng của Pat đối với đại học Regent sản sinh ra những ngƣời chuyên nghiệp

siêu hạng cho các công nghệ có ảnh hƣởng đáng kể đến nền văn hóa của chúng ta

(chẳng hạn nhƣ ngành truyền thông đại chúng, luật pháp và thƣơng mại) là lời

chứng rõ hơn cho địa vị khải tƣợng của ông.

Chuck Colson đã sử dụng kinh nghiệm của ông trong tù để thiết lập một chức vụ

quốc tế cho tù nhân đƣợc đánh giá rất tốt. Ảnh hƣởng khải tƣợng của Colson là

hiển nhiên nhất thông qua sự kết ƣớc của Tổ Chức Thông Công Trong Tù để dẫn

đƣờng đến sự tái hình thành quan niệm cho ý nghĩa của “công lý tội phạm” và đem

lại một bối cảnh để suy nghĩ về những khái niệm chân lý, công lý, công bằng, sự

tha thứ và cộng đồng.

Bill Hybels khởi đầu một hội thánh cho ngƣời không có hội thánh - Hội thánh cộng

đồng Willow Creek - là hội thánh đã có chức vụ làm cho phù hợp với bối cảnh vì

lợi ích của những ngƣời không đến nhà thờ mà không thỏa hiệp bất cứ niềm tin nào

trong số những điều làm cho hội thánh Đấng Christ có thể sống động đƣợc.

Phƣơng pháp chức vụ “ngƣời tìm kiếm nhạy bén” ngày nay đang đƣợc nghiên cứu

trong nhiều chủng viện và đã đƣợc dùng cung cấp phƣơng tiện cho hàng ngàn hội

thánh xuyên khắp thế giới. Giúp cho hàng ngàn ngƣời không có niềm tin tôn giáo

trở nên đƣợc nối kết với Đức Chúa Trời.

James Dobson , sau khi có một sự nghiệp thành công trong ngành bệnh nhi, đã

đƣợc thuyết phục rằng gia đình là nền tảng xây dựng xã hội và rằng khi phƣơng

thuốc của Kinh Thánh dành cho sự phát triển gia đình bị chà đạp xem thƣờng,

những thảm họa theo sau là không thể tránh khỏi đƣợc. Thông qua chƣơng trình

tập trung về gia đình, ông đã dùng bục giảng trong tƣ cách là một ngƣời phát ngôn

cho gia đình và đã điều khiển một mạng lƣới rộng rãi những dịch vụ, tất cả đều

Page 60: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

đƣợc hoạch định để khích lệ hội thánh và các gia đình cũng nhƣ bảo vệ gia đình

khỏi văn hóa độc hại và những sự tấn công của giới cầm quyền.

Leighton Ford , sau nhiều năm, với tƣ cách là một nhà truyền giảng chiến dịch tin

lành thành công, ông đã chú ý đến sự khan hiếm những nhà lãnh đạo truyền giảng

tin lành nổi lên từ cộng đồng Cơ Đốc. Sau một thời gian tìm kiếm linh hồn, ông đã

chuyển từ trọng tâm hàng đầu trong vấn đề truyền giáo sang phát triển một phƣơng

tiện có hệ thống và chiến lƣợc để nhận ra, phát triển và hậu thuẫn cho một thế hệ

sắp đến gồm những nhà lãnh đạo trong công tác truyền giảng tin lành.

John Perkins đã hoạt động nhiều thập niên giữa vòng cộng đồng Phi-Mỹ, và đã

kinh nghiệm những đòn trí mạng của sự nghèo khó và thành kiến. Ông kết luận

rằng nhiều trở ngại đối với ngƣời da đen nổi lên nhƣ là một dòng giống tự hào và

tự lập đã có thể qui gán cho việc thiếu tập trung áp dụng một cách thông minh và

có chiến thuật những nguồn tài nguyên sẵn có cho sự phát triển cộng đồng một

cách thực tế. Ông khởi xƣớng Hiệp Hội Tái Phát Triển Cộng Đồng Cơ Đốc để giúp

hình thành ý tƣởng cho các kế hoạch và phƣơng pháp áp dụng để tối ƣu hóa những

nguồn tài nguyên kinh tế của cộng đồng Mỹ-Phi.

David Hubbard , trong khi giữ chức hiệu trƣởng tại Chủng Viện Thần Học Fuller

đã dẫn đầu trong việc thiết lập những trƣờng đại học và trung tâm nghiên cứu vệ

tinh nhƣ là một phƣơng tiện đem lại nền giáo dục chủng viện có chất lƣợng đến với

những nhà lãnh đạo hội thánh là những ngƣời đã không thể có thì giờ hoặc tiền bạc

để di chuyển đến một nơi khác trong một khoảng thời gian dài tham dự đại học

Fuller ở miền Nam California. Việc huấn luyện theo chủng viện thần học đã đƣợc

xem tiêu biểu nhƣ là phần mở rộng của kinh nghiệm học thuật truyền thống: nhiều

năm nỗ lực tập trung trong phòng học, diễn ra trong một khuôn viên đại học ẩn dật,

tách rời với thế giới thực tế là nơi chức vụ diễn ra.

Danh sách những ngƣời có khải tƣợng hiện đại có thể cứ tiếp tục nhiều trang. Bạn

có thể có vấn đề phải tranh luận với phƣơng thức vài ngƣời trong số này đang theo

đuổi khải tƣợng của Đức Chúa Trời đã dành cho họ. Tuy nhiên tôi khuyến khích

bạn nhìn nhận sự phục vụ lớn lao họ đã thực hiện cho Thân Thể Của Đấng Christ,

đơn giản là qua sự sẵn sàng cống hiến chính mình họ một cách hết lòng cho lý lẽ

và sự kêu gọi của Ngài.

Khuynh hƣớng tự nhiên của nhiều ngƣời là muốn chuyển sự phán xét sang những

ngƣời có khải tƣợng bởi vì họ là những cột thu lôi đối với những xúc cảm của công

chúng. Tuy nhiên, với tƣ cách là ngƣời cùng tin Chúa, đáp ứng của chúng ta cần

phải là một đáp ứng ngƣỡng mộ và trân trọng đối với sự sẵn lòng cống hiến của họ

cho những mục đích của Đấng Christ và một cảm thức kính sợ trƣớc khả năng của

Đức Chúa Trời để hành động bằng những phƣơng cách lạ lùng dù chỉ qua hữu thể

loài ngƣời.

Đừng bỏ sót câu phát biểu quan trọng cuối cùng này: Đức Chúa Trời có một đội

quân những ngƣời lãnh đạo có khải tƣợng đang hành động thay thế cho Ngài xuyên

Page 61: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

đất nƣớc này. Bạn có thể đọc một tờ báo hoặc lắng nghe tin tức và cảm thấy nản

lòng, nhƣng đừng bao giờ quên rằng Đức Chúa Trời đang hành động thông qua

hàng ngàn những ngƣời có khải tƣợng mà Ngài đã đặt để giữa vòng chúng ta.

Những Nhà Khải Tƣợng Trong Thời Đại Mới

Còn về tƣơng lai thì thế nào? Cộng đồng Cơ Đốc có đang sẵn sàng đứng dậy để

cho ra đời và hậu thuẫn một thế hệ mới những ngƣời có khải tƣợng là ngƣời sẽ

đóng một vai trò quan trọng trong việc định hƣớng cho thế giới mới này không?

Đã đến lúc chín muồi cho một tầng lớp mới những nhà lãnh đạo thuộc linh thực

hiện khải tƣợng Đức Chúa Trời đã ban cho họ dành cho những năm sắp đến.

Chúng ta đang bƣớc vào một giai đoạn trong lịch sử khi một thế hệ những nhà lãnh

đạo thánh thiện, có khải tƣợng sẵn sàng để chuyền ngọn đuốc.

Thời Điểm Chuyển Giao Ngọn Đuốc

Đã đến lúc chín muồi cho một tầng lớp mới những nhà lãnh đạo thuộc linh cho

khải tƣợng Đức Chúa Trời đã ban cho họ cho những năm sắp đến. Chúng ta đang

bƣớc vào một thời điểm lịch sử khi mà một thế hệ những nhà lãnh đạo thánh thiện,

có khải tƣợng đang sẵn sàng để chuyển giao ngọn đuốc.

Những nhà quán quân đức tin chẳng hạn nhƣ Billy Graham, Bill Bright, John

Perkins, Carl Henry, Billy Ray Hearn, Howard Hendricks, Kenneth Taylor - những

ngƣời có các phần đƣợc phát biểu rõ ràng của khải tƣợng Chúa ban cho các thập

niên - vẫn đang phục vụ Thân Thể nhƣng với năng lực giảm thiểu lần hồi khi họ

đến những năm cuối đời của mình. Thật hợp lẽ cho chúng ta khi trông đợi một

thành phần mới những nhà lãnh đạo phải nổi lên, là một nhóm những ngƣời có

khải tƣợng mà Đức Chúa Trời đã yên lặng chuẩn bị để lãnh đạo chúng ta bƣớc vào

thiên niên kỷ thứ ba này?

Đức Chúa Trời Luôn Luôn Chu Cấp Những Nhà Lãnh Đạo

Bạn không cần phải là những nhà thông thạo lịch sử mới nhận ra rằng Đức Chúa

Trời không bao giờ để cho dân sự của Ngài thiếu những nhà lãnh đạo là những

ngƣời tận hiến cho khải tƣợng của Ngài đối với nhân loại. Chúng ta có thể sẽ biểu

lộ một đức tin khô hạn không phù hợp nếu chúng ta không trông đợi để xem thấy

một nhóm ngƣời mới những ngƣời đƣợc Đức Chúa Trời chọn di chuyển đến tuyến

đầu để phát biểu một cách rõ ràng và để thực hiện đầy đủ một sự phong phú về

những khải tƣợng hào hứng, phù hợp và bổ sung đầy đủ sẽ đem chúng ta bƣớc vào

thời đại mới.

Có lẽ bạn có thể khám phá ra sự xuất hiện của một vài trong số các ngƣời có khải

tƣợng rồi. Một vài trong số những ngƣời có khải tƣợng quan trọng không phải là

những ngƣời có tên gọi quen thuộc, nhƣng họ sẽ là nhƣ thế trong những năm sắp

đến. Một số khác đang sẵn sàng chiếm lấy sự chú ý vì quyền uy của khải tƣợng họ

và những phƣớc hạnh đƣợc ban tặng do nỗ lực của họ bởi Đức Chúa Trời.

Page 62: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Ví dụ nhƣ Bill McCartney , ông bầu của đội bóng tròn cao đẳng, bƣớc ra ở độ cao

của một sự nghiệp thành công để đáp lại với tiếng gọi của Đức Chúa Trời thách

thức mọi ngƣời đạt đến tiềm năng thuộc linh của họ và để bày tỏ trách nhiệm thuộc

linh của họ thông qua chức vụ Những Ngƣời Bảo Vệ Lời Hứa.

John Dawson , một ngƣời bản xứ New Zealand, một ngƣời du hành quanh thế giới

để tìm kiếm sự giải hòa mang tính Thánh Kinh giữa vòng các nhóm dân tộc đang

có sự thù địch với nhau, chẳng hạn nhƣ ngƣời Caucasians và Mỹ-Phi ở tại Hiệp

Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Bob Buford là một ngƣời có khải tƣợng khác, là một ủy viên ban quản trị truyền

hình cáp rất thành công đã chuyển mối quan tâm của ông và những nguồn tài lực

của ông để giúp các hội thánh tăng trƣởng trở thành những trung tâm chức vụ hữu

hiệu, tập trung vào việc chia sẻ kiến thức, mối liên hệ và những nguồn tài nguyên

xác thực để phát triển các hội chúng mạnh mẽ.

Những ngƣời này chỉ là ba ví dụ trong số các nhà lãnh đạo là ngƣời có khải tƣợng

đƣợc Đức Chúa Trời ban cho đối với tƣơng lai họ đang bắt đầu để chi trả những

phần chia hệ trọng cho vƣơng quốc của Đức Chúa Trời. Nhiều ngƣời nam và ngƣời

nữ khác cũng đang bƣớc vào ánh đèn sân khấu của chức vụ lãnh đạo, họ xông vào

đó không phải vì những tài năng hoặc cái tôi tự nhiên của mình, mà là vì sự cam

kết của họ đối với khải tƣợng của Đức Chúa Trời.

Bạn phải tự hỏi chính mình một vài câu hỏi đƣợc chỉ định về sự chuyển tiếp đó.

Đức Chúa Trời có khải tƣợng đặc biệt nào cho đời sống và chức vụ của bạn

không? Bạn đang làm gì để bày tỏ rõ khải tƣợng đó, phát biểu nó ra một cách rõ

ràng và làm cho nó biến thành hiện thực? Và đâu là trách nhiệm của bạn đối với

ngƣời khác là những ngƣời đƣợc kêu gọi để làm trọn khải tƣợng Đức Chúa Trời

trong đời sống họ?

Bạn Sẽ Không Bao Giờ Là Ngƣời Nhƣ Cũ

Khi một ngƣời quan tâm đến khải tƣợng của Đức Chúa Trời và cam kết làm trọn

khải tƣợng đó, ngƣời ấy sẽ không bao giờ còn là con ngƣời nhƣ cũ. Cái nhìn của

con ngƣời đó về mọi lãnh vực của sự sống sẽ thay đổi, bao gồm cả những quan

điểm của ngƣời ta, vai trò của đức tin trong nỗ lực mỗi ngày, những nguồn tài

nguyên vật chất và cụ thể đang đƣợc sử dụng thế nào và định nghĩa của sự thành

công.

Khải tƣợng của Đức Chúa Trời có nghĩa là có ý muốn thay đổi bạn và thế giới

trong đó bạn đang theo đuổi khải tƣợng. Hãy nhớ rằng: chuyển khải tƣợng trở

thành hành động, sáng tạo một thực tại mới. Trong tƣ cách của một ngƣời có khải

tƣợng, bạn đang làm nhiều hơn chứ không chỉ vâng lời Đức Chúa Trời. Bạn đang

trở nên ngƣời dự phần với Ngài trong sự cách mạng hóa kinh nghiệm của nhân

loại. Bạn đang phục vụ trong đội quân của Ngài để thay đổi dòng lịch sử loài

ngƣời. Bạn có đặc quyền sử dụng ảnh hƣởng của những biến cố thế giới đang đƣợc

Page 63: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

phơi bày và bạn có vinh dự đóng vai trò trong kế hoạch lớn lao của Đức Chúa Trời

đang trải ra vì cớ tạo vật của Ngài.

Có Phải Là Gƣơng Mặt Của Một Nhà Cách Mạng?

Có lẽ bạn đang nhìn vào gƣơng và nói: “Gƣơng mặt này chắc chắn không giống

nhƣ gƣơng mặt của một nhà cách mạng”. Có lẽ bạn suy nghĩ mình không có can

đảm hoặc sự thông minh hoặc tài năng để trở thành một sức mạnh có tiềm năng

thay đổi trong thế giới này.

Nếu bạn giống nhƣ hầu hết chúng ta, bạn yêu thích đọc những câu chuyện của

Đavít và Phaolô, nhƣng bạn trăn trở khi mƣờng tƣợng chính mình ở trong vai của

họ. Chắc chắn bạn thừa nhận ý tƣởng rằng Đức Chúa Trời có thể thừa nhận bạn,

nhƣng không nhƣ một ngƣời lãnh đạo có thể định hƣớng cho thế giới, là ngƣời sẽ

bƣớc xuống trong lịch sử nhƣ là một vị anh hùng đức tin.

Xin Đừng Đóng Cửa

Hầu hết chúng ta không nghĩ rằng mình có khả năng đƣợc Đức Chúa Trời sử dụng

theo cung cách của một ngƣời quan trọng, đầy ấn tƣợng. Xin đừng vội đóng cánh

cửa về Đức Chúa Trời! Nhƣ Ngài đã gọi bạn đến với đức tin trong Đấng Christ thể

nào, thì Ngài cũng đã gọi bạn bƣớc vào sự phục vụ Ngài, dựa trên điều bạn có thể

làm với năng quyền Ngài ban cho.

Có lẽ bạn sẽ không là một vị Vua Đavít thứ hai hoặc là sứ đồ Phaolô của thế kỷ 21

này. Điều đó vẫn còn đƣợc thấy, hãy chờ xem. Thậm chí nếu bạn không phải là

một đầy tớ ở tầm cỡ trọng đại đó, thì Cha thiên thƣợng của bạn vẫn đòi hỏi bạn

vƣơn lên đến hoàn cảnh đó và sử dụng tất cả những khả năng riêng của bạn để

phục vụ Ngài theo những cách quan trọng và đặc biệt đối với bạn. Thách thức

không phải là trở nên một hình ảnh trong lịch sử, mà là trở nên một con ngƣời với

đức tin không khoan nhƣợng.

Bạn có sẵn sàng theo đuổi khải tƣợng của Đức Chúa Trời dành cho mình không?

Nghiên Cứu Những Bài Học

“MỘT NGƢỜI VỚI LÒNG TIN TƢỞNG SẼ TƢƠNG ĐƢƠNG VỚI MỘT LỰC

LƢỢNG CHÍN MƢƠI CHÍN NGƢỜI CHỈ CÓ ĐIỀU QUAN TÂM” - JOHN

STUART MILL

Ai có thể tƣởng tƣợng đƣợc rằng chúng ta có thể tìm thấy những điểm chung giữa

sứ đồ Phaolô, ngƣời đã giảng dạy về sự thánh khiết trong tình dục và đạo đức, với

Alfred Kinsey là thầy tế lễ tối cao của tình trạng hỗn độn trong tình dục và luân lý?

Bạn có bao giờ suy nghĩ về điểm trùng lắp trong những cuộc đời của Benjamin

Spock, là ngƣời đã tận hiến đời sống của ông để quan tâm chăm sóc trẻ em, và vua

Salômôn là cha của hàng trăm trẻ em?

Chẳng phải là rất châm biếm nếu có một điểm tƣơng đồng căn bản giữa William

Page 64: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Levitt, ngƣời xây dựng nhà cửa cho hàng ngàn ngƣời, và Môise, ngƣời đã đem

hàng ngƣời đi ra khỏi nhà của họ không?

Tất cả những con ngƣời này đều đã có một điểm chung: họ đều bị bó buộc bởi khải

tƣợng. Trong hầu hết các trƣờng hợp, điểm tƣơng đồng dừng lại tại điểm đó. Một

nhóm đeo đuổi khải tƣợng cá nhân của họ về tƣơng lai, thì nhóm kia lại đã đƣợc

thúc đẩy bởi khải tƣợng của Đức Chúa Trời về tƣơng lai.

Sự thành đạt bởi những ngƣời theo đuổi khải tƣợng riêng của mình đƣợc xếp loại

từ chỗ không đáng kể đến chỗ có giá trị đáng kể; tuy vậy mức độ thỏa lòng mà

những sứ giả của Đức Chúa Trời đạt đƣợc dƣờng nhƣ trọn vẹn không dời đổi.

Nếu chúng ta chuyên chú vào những bài học mà mình có thể học đƣợc từ những

ngƣời có khải tƣợng của Chúa, chúng ta có thể cứu mình khỏi điều tai hại của việc

khám-phá-nhờ-thử-và-lầm-lỗi. Kinh nghiệm có thể là thầy giáo tốt nhất nhƣ một

vài ngƣời đã gợi ý, nhƣng nó cũng là điều đắt giá nhất. Phƣơng thức

tự-học-bằng-sai-lầm của mình tiêu phí một lƣợng quá nhiều và thƣờng là không

cần thiết về thời gian, năng lực, nguồn tài nguyên và cảm xúc.

Thánh Kinh chu cấp cho chúng ta những chuyện kể về kinh nghiệm và kết quả của

những ngƣời có khải tƣợng đƣợc Đức Chúa Trời lựa chọn để cứu chúng ta khỏi lối

quản lý nghèo nàn và đau thƣơng vì cứ phải lập đi lập lại diễn trình đó.

Tôi đã học 18 bài học bằng cách nghiên cứu những cuộc đời của những ngƣời có

khải tƣợng trong Kinh Thánh. Những bài học này đều thích hợp cho tất cả Cơ Đốc

Nhân, trong mọi lối đi của đời sống và trong tất cả các giai đoạn của lịch sử loài

ngƣời. Chúng có thể đƣợc chia nhỏ ra thành bốn loại: (1) những đòi hỏi của đời

sống có khải tƣợng, (2) đặc tính của khải tƣợng Đức Chúa Trời, (3) đáp ứng của

con ngƣời với khải tƣợng và (4) kinh nghiệm của ngƣời có khải tƣợng với khải

tƣợng đó.

Những Đòi Hỏi Của Khải Tƣợng Đức Chúa Trời

Khải Tƣợng Đòi Hỏi Sự Thay Đổi

Khải tƣợng là phƣơng tiện của Đức Chúa Trời để thúc đẩy dân sự phải tăng trƣởng

gần hơn với Ngài. Ápraham đã khích lệ gia đình mở rộng và các tôi tớ của ông lìa

khỏi nhà họ và gia nhập với ông trong cuộc hành trình đến một vùng đất mới và

một lối sống mới.

PHAOLÔ ĐÃ LÀ MỘT NGƢỜI MƢU TÌM SỰ THĂNG TIẾN TRONG XÃ HỘI

GIỮA VÒNG NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO TÔN GIÁO, NHƢNG SỰ GẶP GỠ

CỦA ÔNG VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ DẠY ÔNG RẰNG THÀNH CÔNG

KHÔNG DỰA TRÊN NHỮNG GÌ THƢỜNG LỆ QUEN THUỘC, TRUYỀN

THỐNG, NHỮNG MỐI QUAN HỆ, KHẢ NĂNG HÙNG BIỆN HOẶC SỰ

THÔNG MINH.

Môise đã phải từ bỏ cuộc sống dễ dàng thoải mái của một hoàng tử để trở thành

nhà lãnh đạo của một đoàn ngƣời thô lổ lang thang vô mục đích trong sa mạc.

Page 65: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Giôsia đã đi đầu trong nhiều cải tổ về lối sống và giá trị của quốc gia bởi vì Đức

Chúa Trời mong muốn rằng Ysơraên phải sống một cách khác biệt.

Nêhêmi đã chiếm giải quán quân trong công cuộc tái thiết Giêrusalem, nhƣng lớn

lao hơn hết là ông đã dẫn dắt dân Ysơraên đến chỗ xây dựng lại, là nhiệm vụ đòi

hỏi hy sinh, tái xây dựng, công lao động mãnh liệt và những liều lĩnh vật chất -

thay đổi, thay đổi, thay đổi.

Chúng ta sẽ không bao giờ đạt đến đƣợc nhiều nếu cứ thỏa mãn với tình trạng của

mình hôm nay. Đức Chúa Trời đặt những điều gây khó chịu giữa vòng chúng ta -

chúng ta gọi họ là ngƣời có khải tƣợng - là ngƣời thúc đẩy chúng ta trở thành càng

giống với Đấng Christ hơn và càng tận hiến cho những mục tiêu của Ngài hơn là

cho những mục tiêu của chúng ta.

Thay đổi là điều khó chấp nhận bởi vì nó thúc đẩy chúng ta vào chỗ không biết.

Tuy nhiên, tiến trình và ý nghĩa chỉ đạt đƣợc khi nào chúng ta bằng lòng liều mình

và tìm kiếm sự tăng trƣởng. Khải tƣợng có thể hƣớng dẫn những đƣờng lối của

chúng ta đến chỗ tăng trƣởng một cách có ý nghĩa. Nhƣng chỉ khi nào chúng ta sẵn

sàng thay đổi.

Khải Tƣợng Tái Định Nghĩa Sự Thành Công

Ápraham đã thành công cho đến khi Đức Chúa Trời tỏ cho ông rằng sự giàu có về

vật chất là sự nghèo khó trong cõi đời đời. Môise đƣợc đứng trong tƣ thế con nuôi

của hoàng đế Aicập, nhƣng ông đã khám phá rằng những quần áo đẹp nhất, sự giáo

dục tốt nhất và chế độ thực phẩm mỗi ngày bởi những bữa ăn đƣợc chuẩn bị kỹ

lƣỡng đều là vô nghĩa trừ phi đời sống đƣợc tận hiến cho những gì Đức Chúa Trời

mong muốn. Phaolô đã là một ngƣời mƣu tìm sự thăng tiến trong xã hội giữa vòng

những nhà lãnh đạo tôn giáo, nhƣng cuộc gặp gỡ của ông với Đức Chúa Trời đã

dạy ông rằng thành công không dựa trên những gì thƣờng lệ quen thuộc, truyền

thống, những mối quan hệ, khả năng hùng biện hoặc sự thông minh.

Khải tƣợng của Đức Chúa Trời định nghĩa thành công là sự vâng lời triệt để với

đƣờng hƣớng đặc biệt của Ngài cho đời sống bạn. Mỗi ngƣời trong chúng ta đều có

một khải tƣợng khác nhau nhƣng bình đẳng với nhau về tầm quan trọng nhận lãnh

bởi Chủ của chúng ta. Ngài ít quan tâm về những gì bạn có khả năng hoàn thành

cho Ngài, mà quan tâm nhiều hơn về địa vị của Ngài đối với niềm đam mê và cam

kết của bạn trong sự theo đuổi khải tƣợng (xem Thi Tv 25:1-22 ChCn 3:5,6; Gie

Gr 29:11-13; Eph Ep 2:10).

Trên hết, toàn bộ những mục tiêu của Đức Chúa Trời cần phải đƣợc tìm kiếm, chứ

không phải những mong muốn của lòng bạn hoặc những kết quả đến từ khả năng

tự nhiên của bạn, cho dù có ý làm vui lòng Ngài. Chắc chắn Ngài sử dụng những

kinh nghiệm tổng hợp khác thƣờng, những khả năng và ân tứ bạn hiện có, sử dụng

bạn trong những lãnh vực ƣu thế hầu cho bạn không thất bại nếu lòng bạn đƣợc tận

hiến cho sự phục vụ trong sạch, đƣợc Đức Chúa Trời hƣớng dẫn.

Page 66: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Khải Tƣợng Đòi Hỏi Sự Bền Đỗ

Có bao giờ bạn tự hỏi đã bao nhiêu lần Môise phải lắng nghe đám dân đông ƣa

phàn nàn và chỉ trích của ông và dƣờng nhƣ muốn bỏ hết mọi sự, ngay giữa trung

tâm sa mạc? Bạn có bao giờ tƣởng tƣợng chính mình trong tƣ thế của Phaolô và

kết luận rằng sẽ dễ dàng hơn, và khôn ngoan hơn khi lập một chỗ đóng trại với

nhóm ngƣời lƣu động của ông và chỉ hƣớng dẫn học Kinh Thánh mỗi đêm quanh

lửa trại?

Tôi thƣờng ngạc nhiên về khả năng bền đỗ của Đavít trong khi đối diện với những

thách thức. Chẳng phải mọi sự sẽ có ý nghĩa hơn khi ban ra một chiếu chỉ hoàng

gia về nếp sống đạo đức, khi chỉ định một vài giáo sƣ giỏi về Kinh Thánh để coi

sóc sự thờ phƣợng trong Đền Thờ và rồi về an nghỉ trong cung điện nguy nga trên

sƣờn núi trong lúc ông vẫn còn trẻ đủ để vui hƣởng hoàn cảnh ƣu đãi của mình?

Những anh hùng của khải tƣợng dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời ban phƣớc cho

họ theo những cách không giống nhƣ thế gian này và rằng những phƣớc hạnh của

họ có lẽ có liên hệ đến quyết định trung tín. Bởi vì Kinh Thánh dạy chúng ta rằng

khi chúng ta tìm cách làm công việc của Ngài, Đức Chúa Trời sẽ không ban cho

chúng ta hơn điều chúng ta có thể kiểm soát, và siêng năng khi đối diện với sự

chống đối khó khăn là dấu chứng của khải tƣợng thật (xem IICo 2Cr 10:13; Phi Pl

2:13).

Điều gì ban năng quyền cho con ngƣời để giữ bền đỗ khi trải qua sự căng thẳng và

chống đổi? Đó là một tình yêu chân thật đối với Đức Chúa Trời, tình yêu vì quá

biết ơn bởi đƣợc kể là xứng đáng để phục vụ Ngài đến nỗi trải qua những thử thách

và khốn khó thấy nhƣ chỉ là một nỗi khó chịu tạm thời chứ không có gì hơn.

Chắc chắn đó là điều đã ép buộc Phaolô phải tiếp tục con đƣờng (xem ITi1Tm

1:12-17). Tình yêu sâu đậm này với Đức Chúa Trời và lòng biết ơn vì cớ sự kêu

gọi của Ngài chắc chắn đứng sau những nỗ lực của Ápraham. Không nghi ngờ gì,

Giôsuê đã nhiệt thành đi vào trận chiến nghịch lại với đội quân đƣợc huấn luyện tốt

hơn, đƣợc trang bị tốt hơn, hùng mạnh hơn của những ngƣời Canaan, bởi vì ông

hoàn toàn tin rằng Đức Chúa Trời kêu gọi mình và do đó sẽ chu cấp bất cứ điều gì

ông cần để thực hiện những mục tiêu của Ngài.

Khải tƣợng mà không có sự bền đỗ giống nhƣ một chƣơng hào hứng trong cuốn

sách chƣa hoàn tất. Nó đã không làm vui lòng tác giả (bạn), ngƣời đọc (thế giới là

những ngƣời cần phải hƣởng đƣợc lợi ích từ khải tƣợng) cũng không làm vui lòng

nhà xuất bản (Đức Chúa Trời) là Đấng đã ủy thác nhiệm vụ cho cuốn sách.

Khải Tƣợng Đòi Hỏi Phải Làm Việc Khó Nhọc

Nêhêmi đã hƣớng dẫn dân sự trong nhiệm vụ khó nhọc để dọn dẹp, đốn hạ, thiết

đặt và làm cho an toàn hàng ngàn tấn đá và gỗ để hoàn tất phần đầu tiên của khải

tƣợng. Phierơ đã dùng hàng nhiều năm cố gắng hƣớng dẫn hội thánh đầu tiên - đặt

căn cứ tại Giêrusalem - đến chỗ trƣởng thành thuộc linh, sử dụng những khả năng

Page 67: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

và ân tứ của ông để điều khiển sự tăng trƣởng (xem NeNe 1:1-13:31; Cong Cv 1:5,

8; 9:32-12).

Sự lãnh đạo của Môise đã nới rộng những khả năng cá nhân và sức chịu đựng về

thể lực của ông, cuối cùng kinh nghiệm đƣợc sự yên nghỉ khi ông gia của ông cống

hiến một vài lời khuyên nhủ trong sự quản trị (xem XuXh 18:1-27). Giôsia đã dành

ba mƣơi năm không làm điều mà những ngƣời đi trƣớc ông đã siêng năng làm, ông

làm việc với tâm trí và tấm lòng của dân sự, trƣớc khi họ quay trở lại với những

việc làm gian ác (xem IIVua 2V 22:1-23:37; IISu 2Sb 34:1-35:26).

Một số ngƣời nghĩ về khải tƣợng nhƣ là một tiến trình mơ mộng, rồi ra lệnh cho

những ngƣời xung quanh phải làm nầy kia cho đến khi giấc mơ trở thành hiện

thực. Không có bằng chứng Thánh Kinh nào hỗ trợ cho lối cƣ xử nhƣ vậy. Tuy

nhiên bằng chứng cũng có gợi ý rằng khải tƣợng là một tiến trình thánh, trong đó

ngƣời có khải tƣợng tuyên bố rõ ràng khải tƣợng và trở nên dự phần mật thiết trong

việc áp dụng khải tƣợng đó vào những điều kiện của thế giới.

Khải tƣợng là công việc khó nhọc bởi vì nó đòi hỏi thay đổi và tăng trƣởng. Khải

tƣợng của Đức Chúa Trời không hƣớng đến việc làm tăng cƣờng thêm cho những

hoàn cảnh; nó bao gồm sự xây dựng lại trọn gói. Thực hiện đầy đủ khải tƣợng

không bao giờ là điều dễ dàng.

Phân Tích Giúp Hiểu Bối Cảnh

Đức Chúa Trời không ban cho chúng ta khải tƣợng Ngài cho đến khi nào chúng ta

đã dành thì giờ và có cố gắng để hiểu bối cảnh của nó. Nêhêmi đã cần phải có một

sự nắm bắt rõ ràng cụ thể về điều kiện tại Giêrusalem để khải tƣợng lóe lên trong

tâm trí ông. Phaolô cần phải gặp một số thánh đồ và gia tăng thì giờ cầu nguyện,

suy nghĩ, cân nhắc trƣớc khi những mẩu nhỏ nầy vừa vào đúng chỗ.

Giôsuê, cũng nhƣ ngƣời cố vấn của ông là Môise, đã sử dụng việc thu lƣợm tin tức

một cách khôn ngoan và có chiến thuật (đó là các thám tử) để đem lại cho ông một

ý thức đầy đủ, rõ ràng hơn về cách khải tƣợng có thể đƣợc thực thi. Phaolô có một

tiến trình kiên định về sự phổ biến thông tin - các lá thƣ đến và đi, những mẫu đối

thoại liên tục với các Cơ Đốc Nhân đi từ nơi này đến nơi khác là những ngƣời có

thể chu cấp thông tin mới nhất về các hội thánh và những ngƣời mới tin Chúa của

ông - giúp ông đánh giá tình trạng khải tƣợng.

Bạn đang phục vụ một Đức Chúa Trời hợp lý. Vũ trụ của Ngài có trật tự và Ngài

hành động trong một đƣờng lối có thứ tự. Ngài cũng trông đợi bạn hoạt động theo

một cung cách có trật tự nhƣ vậy. Phân tích thông tin về bối cảnh xung quanh bạn

là một phƣơng thức nhờ đó bạn có thể xác định thế nào để thực hiện đầy đủ khải

tƣợng một cách hiệu quả.

Đặc Điểm Của Khải Tƣợng Đức Chúa Trời

Khải Tƣợng Sẽ Đe Dọa Vùng Đất An Toàn Dễ Chịu Của Bạn

Page 68: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Khải tƣợng cuối cùng kết quả là một đời sống bậc cao cho những ai dự phần vào

khải tƣợng. Đối với ngƣời thực hiện sứ điệp và tìm cách đem sứ điệp đó đến chỗ

kết quả, thì sự chống đối là điều tất yếu. Phaolô đã bị ném đá, đánh đập, bị hạ

phẩm giá và bỏ tù. Ápraham đã bị chế diễu. Môise đã phải chịu sự phàn nàn từ

trong trại quân của ông và chịu đe dọa quân sự từ bên ngoài. Tất cả bởi vì sự cam

kết của họ đối với khải tƣợng của Đức Chúa Trời.

Bất chấp bạn là ai và những khả năng cá nhân cũng nhƣ những ân tứ thuộc linh của

bạn là gì, việc làm cho trọn khải tƣợng của Đức Chúa Trời sẽ trở thành điều gây

tranh cãi, bởi vì nó tách ngƣời ta ra khỏi những vùng đất thoải mái dễ chịu của họ.

Điều này có thể làm cho bạn mất sự yên tĩnh, nhƣng không phải là điều đáng chú

trọng đối với Đức Chúa Trời là Đấng ban khải tƣợng cho bạn. Sau hết, từ quan

điểm của Ngài, khải tƣợng không phải để đem lại một lối sống dễ dàng hơn; nó là

sự vâng theo ý chỉ của Ngài, hƣớng đến chỗ nhìn thấy những mục đích của Ngài

đƣợc làm trọn.

Nếu bạn đang nhiệt thành muốn khám phá khải tƣợng của Ngài hầu cho đời sống

sẽ trở nên dễ dàng hơn, hãy sẵn sàng đối diện với sự thất vọng lớn lao. Khải tƣợng

luôn luôn kéo theo những nỗi thống khổ, sự chống đối hoặc chủ nghĩa hoài nghi.

Nếu bạn đã truyền đạt khải tƣợng cho những ngƣời khác và thấy rằng mọi ngƣời

đều phục tùng một cách hoàn hảo đối với khải tƣợng, thì một trong ba điều kiện có

thể có: bạn đã không truyền đạt khải tƣợng của Đức Chúa Trời, họ đã không hiểu

điều bạn nói hoặc bạn không biết làm thế nào để đọc đƣợc tƣ tƣởng của ngƣời

nghe.

Khải Tƣợng Không Dễ Đƣợc Ngƣời Khác Tiếp Thu

Trong một văn hóa thế tục và hậu hiện đại, khải tƣợng của Đức Chúa Trời dƣờng

nhƣ ngu xuẩn. Sống vì cõi đời đời là đi ngƣợc lại với châm ngôn của xã hội: “hãy

chộp lấy tất cả để hƣởng thụ” là phƣơng thức để sống cho cái tôi và sống cho hiện

tại. Ngay cả những ai trong một cấp độ nào đó, vƣợt qua đƣợc sự thổi phồng của

thế gian và nắm lấy khải tƣợng của Ngài thì có lẽ vẫn không giữ đúng nhiệt tâm

trong trận chiến để xem thấy khải tƣợng thành hiện thực.

Khải tƣợng cần phải liên tục đƣợc thuật lại và chuyển giao. Chân lý hiển nhiên này

đƣợc minh họa qua đời sống của Giôsia, là ngƣời đã đích thân cống hiến cho một

khải tƣợng. Bởi vì ông đã không củng cố đầy đủ khải tƣợng này giữa vòng dân sự,

cho nên cái chết của ông đã đem lại sự tái hiện những đƣờng lối ác trong quá khứ

và sự gạt bỏ những nỗ lực đã thực hiện trong triều đại Giôsia để khải tƣợng đƣợc

kết quả. Dân sự yêu mến Giôsia, nhƣng họ đã không yêu khải tƣợng đƣợc vị vua

trẻ của họ loan truyền.

Nêhêmi đã đấu tranh với một vài ngƣời thất bại không thấy đƣợc xa hơn việc tái

xây dựng các tòa nhà và để nhìn nhận nhu cầu có liên quan trong việc tái xây dựng

những đời sống. Giôsuê đã là một ngƣời vĩ đại và công chính. Nhƣng dân sự của

Page 69: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

ông vẫn còn bất khiết trong sự thờ phƣợng của họ.

Mỗi một ngƣời trong số này đã có đặc quyền thánh để hƣớng dẫn ngƣời khác đến

chỗ áp dụng lời Đức Chúa Trời. Mỗi ngƣời theo cách riêng của mình, đã khám phá

rằng buộc phải có một chiến dịch vận động liên tục để tái phát biểu về khải tƣợng,

tái nhấn mạnh tầm quan trọng của nó và khen thƣởng dân sự về sự trung thành của

họ đối với khải tƣợng.

Đối với một số ngƣời, khải tƣợng trở thành một lý do nhất thời. Tuy nhiên nó là

một chức năng của ngƣời có khải tƣợng để duy trì lòng sốt sắng của dân sự đối với

khải tƣợng. Thất bại không làm đƣợc điều đó phản ảnh về ngƣời có khải tƣợng

cũng nhƣ về dân sự, là những con ngƣời đã lìa khỏi khải tƣợng.

Khải Tƣợng Mở Ra Một Cách Tiệm Tiến

Mặc dầu những ngƣời có khải tƣợng trong Kinh Thánh hiểu rõ trọng tâm của khải

tƣợng từ lúc bắt đầu, thì những chi tiết làm rõ nét khải tƣợng hơn có thể phải đến

khi những biến cố đã diễn ra.

Môise và Giôsuê - những ngƣời lính biệt kích trong sa mạc - là những ví dụ về

cách khải tƣợng tiệm tiến hiện đến trong tầm nhìn. Họ đã biết rằng mình đang đi

trên một cuộc hành trình đến Miền Đất Hứa, nhƣng họ không chắc nơi nào, mất

bao lâu và điều gì họ phải làm một khi đến nơi hoặc bản chất của chính vùng Đất

Hứa là gì.

Vậy mà khi Giôsuê bƣớc vào Đất Hứa, ông đã phải dùng chiến thuật và khả năng

quân đội để quét sạch những kẻ phạm tội khỏi vùng đất này. Giôsia đã biết trọng

tâm của khải tƣợng là phục hồi sự thánh khiết trong thờ phƣợng và công lý cho

vùng đất này, nhƣng hoàn cảnh không nhƣ thế cho đến khi quyển Sách Giao Ƣớc

đƣợc khám phá thì một vài điều trong số những sự cải cách đáng kể nhất mới diễn

ra.

Nêhêmi đã thực hiện một việc vĩ đại trong khi xây lại thành thánh, nhƣng cuộc đấu

tranh là tái xây dựng tấm lòng của dân sự - một nhiệm vụ ông chƣa đƣợc trang bị

đầy đủ để thực hiện cho đến khi những viên gạch và vữa hồ tái xây dựng đã đƣợc

đặt đúng chỗ của nó.

Đôi khi Đức Chúa Trời bảo vệ chúng ta khỏi những nỗi sợ hãi và lo lắng riêng tƣ

bằng cách không cho phép chúng ta hiểu đầy đủ khải tƣợng. Nếu bạn bƣớc đi bởi

đức tin để theo đuổi khải tƣợng, Ngài sẽ tỏ cho thấy đủ về khải tƣợng đó hầu cho

bạn biết phƣơng hƣớng nào mình phải đi và những mục tiêu tối hậu nào mình phải

cố gắng hoàn tất. Dầu vậy, hãy sẵn sàng cho những khải thị mới dọc theo con

đƣờng, những nhận thức sẽ sáng tỏ và tập trung những năng lực của bạn tốt hơn

vào các kết quả thật sự lạ lùng.

Khải Tƣợng Đƣợc Ủy Thác Cho Một Cá Nhân

Bạn có để ý rằng trong Kinh Thánh Đức Chúa Trời không bao giờ ban khải tƣợng

cho một ủy ban không? Trong mỗi trƣờng hợp, Ngài lựa chọn một con ngƣời rồi

Page 70: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Ngài hƣớng dẫn ngƣời đó khải tƣợng về một tƣơng lai tốt hơn. Không ai trong

Thánh Kinh đã đƣợc ủy thác toàn bộ khải tƣợng để tái sáng tạo và làm hoàn hảo cả

nhân loại; mỗi ngƣời có đƣợc ban một phần nhỏ khải tƣợng trong kế hoạch tổng

hợp của Đức Chúa Trời cho tƣơng lai của cả thế giới.

Con ngƣời có thể đóng một vai trò trong sự hiểu biết của bạn về khải tƣợng đặc

biệt Đức Chúa Trời dành cho bạn, nhƣng họ không thể truyền khải tƣợng cho bạn

cũng không chứng thực rằng điều bạn phát biểu cụ thể về khải tƣợng là chính xác

và thích hợp.

Khải tƣợng của Đức Chúa Trời là một vấn đề thuộc về đối thoại trực tiếp giữa bạn

và Ngài, cũng nhƣ sự làm trọn khải tƣợng đó của bạn là một vấn đề đánh giá giữa

bạn và Chúa. Đức Chúa Trời không cần một nhóm ngƣời để phân biệt ý chỉ của

Ngài dành cho một cá nhân. Nếu bạn đang ở trong mối quan hệ tốt đẹp với Ngài,

bạn cũng không cần điều đó.

Khải Tƣợng Là Một Cuộc Phiêu Lƣu Mạo Hiểm

Trong xã hội có khuynh hƣớng nhắm vào những kết quả của chúng ta, ta thƣờng

phán xét việc thực hiện trên cơ sở đáp ứng đƣợc hạn chót, duy trì trong ngân sách

cho phép và sinh ra những kết quả mong đợi. Tuy nhiên một cuộc nghiên cứu cẩn

thận về những đƣờng lối Đức Chúa Trời hành động với những ai thực hiện khải

tƣợng của Ngài cho thấy rằng cuộc hành trình này cũng quan trọng nhƣ điểm đến

sau cùng. Nói một cách khác, Ngài quan tâm từng chút một đến cách chúng ta hành

động, cách chúng ta thay đổi và điều chúng ta kinh nghiệm đƣợc trong tiến trình

theo đuổi khải tƣợng của Ngài cũng nhƣ Ngài đang xem thấy chúng ta đạt đến mục

tiêu.

Hãy nhìn vào Ápraham và những ngƣời bạn cùng tạm trú với ông. Điều gì xảy đến

với họ khi họ đi đƣờng mình đến nơi cƣ trú mới là trọng tâm sự chuyển đổi mà

Đức Chúa Trời đặc biệt quan tâm đến. Đạt đến vùng đất mới không phải là điều

quan trọng đối với Đức Chúa Trời nhƣ những thách thức và thay đổi đã tinh luyện

lại cam kết của Ápraham đối với Đấng Giavê (Yahweh).

Môise là một gƣơng mẫu vĩ đại khác về tầm quan trọng của cuộc hành trình. Đời

sống của ông không thể bị phán xét là một thất bại, bởi vì ông đã không đƣợc phép

bƣớc vào Miền Đất Hứa lâu nay trông đợi. Bạn có nghĩ rằng cách đánh giá của

Đức Chúa Trời đối với Môise chỉ dựa trên sự kiện ông tự thấy mình không xứng

đáng với việc đặt chân lên vùng đất mới, hay là trên nền tảng Môise đã thay đổi thế

nào từ một kẻ giết ngƣời kiêu căng sang thành một ngƣời lãnh đạo nóng nẩy của

một dân sự hay tranh cãi, rồi đến một nhà lãnh đạo thực thụ của con ngƣời và là

ngƣời yêu của Đức Chúa Trời?

Đức Chúa Trời dùng khải tƣợng nhƣ một trong các kỹ thuật nhờ đó Ngài khuôn

đúc chúng ta thành những đầy tớ hữu ích mà chắc chắn Ngài muốn chúng ta trở

nên.

Page 71: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Khải Tƣợng Còn Sống Vƣợt Xa Ngƣời Có Khải Tƣợng

Có một điểm khác biệt giữa những mục đích, chiến lƣợc và khải tƣợng. Những

mục đích và chiến lƣợc là những kết quả ngắn ngày mà chúng ta có thể đạt đƣợc.

Khải tƣợng là kết quả của nỗ lực lâu dài.

Môise đã sống một cuộc sống dài lâu. Tuy nhiên, nó đã không đủ dài lâu để nhìn

thấy dân sự của mình đặt chân trên vùng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa ban. Khải

tƣợng đã đƣợc hoàn tất bởi Giôsuê, là ngƣời thuộc cấp đáng tin cậy của ông.

Mặt kia của đồng tiền đƣợc tiêu biểu bởi Giôsia. Khải tƣợng Đức Chúa Trời đã ủy

thác cho vị vua đáng kính đó đã không đƣợc hoàn tất đầy đủ trong khoảng thời

gian đời sống kết thúc sớm của Giôsia. Khải tƣợng sống lâu hơn Giôsia. Đáng

buồn thay, ông đã không có một Giôsuê là ngƣời ông có thể chuyển giao ngọn

đuốc. Cuối cùng khải tƣợng đã bị lu mờ và rồi mất hẳn. Nếu Giôsia đã sống lâu

hơn, có lẽ Đức Chúa Trời hẳn đã giúp ông thấy khải tƣợng hoàn tất. Nhƣng ông đã

không sống lâu và khải tƣợng cũng đã không hoàn tất. Khải tƣợng không chỉ sống

lâu hơn ngƣời có khải tƣợng, nhƣng nó cũng chết bởi vì thiếu một ngƣời có khải

tƣợng là ngƣời có thể bảo vệ nó vƣợt qua cái chết của ngƣời đầu tiên tiếp nhận.

Thời hạn của chúng ta cũng nhƣ những phƣơng cách đo lƣờng thành công của

chúng ta không phải là những gì của Đức Chúa Trời. Chúng ta muốn thấy những

điều đƣợc giải quyết và hoàn tất, mọi sự gọn gàng và có thể thấy trƣớc, đƣợc định

nghĩa rõ và thuộc về chƣơng trình. Đức Chúa Trời hành động trên một thời khắc

khác biệt và có những lý lẽ mà có thể sẽ không bao giờ biết hoặc hiểu đƣợc (xem

PhuDnl 29:29; EsIs 55:8, 9).

Nhƣ vậy cũng đã đủ cho chúng ta nhận thức rằng khải tƣợng Đức Chúa Trời ban

cho một con ngƣời có thể đƣợc thực hiện trung tín bởi một hoặc nhiều ngƣời kế

tục, theo một thời biểu mà chỉ có Chúa mới biết. Một lần nữa nhân tố hoạt động

không phải là sự thành đạt, mà là trung tín.

Khải Tƣợng Phản Ánh Những Mục Tiêu Của Đức Chúa Trời

Trong chƣơng đầu tiên của sách này chúng ta đã khám phá khải tƣợng của con

ngƣời và những ngƣời đã cống hiến đời sống họ cho khải tƣợng riêng của họ về

một tƣơng lai tốt hơn. Dĩ nhiên, cho dù nỗ lực tốt nhất của những con ngƣời khôn

ngoan và đầy tài năng nhất cũng đã không kết quả trong một ngày mai tốt hơn, bởi

vì những mục tiêu của họ không phải là mục tiêu của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời hoạt động theo những luật lệ khác hẳn và tìm kiếm những kết quả

khác hơn hữu thể con ngƣời. Ngài không quan tâm về sự giàu có, thanh danh,

những cải cách, kỷ lục, hậu thế hoặc những mong muốn của con ngƣời. Ngài quan

tâm về sự thánh khiết và vâng lời (xem Gie Gr 9:23, 24).

Những đƣờng lối của Đức Chúa Trời thƣờng giúp chúng ta trở nên công chính hơn,

hoàn toàn khác biệt với những đƣờng lối chúng ta có thể gợi ý. Sai phái hàng chục

ngàn ngƣời vào một cuộc đi bộ bốn mƣơi năm qua đồng vắng sa mạc, không phải

Page 72: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

là chiến lƣợc của con ngƣời. Sai phái một ngƣời Do thái cuồng nhiệt để chăm sóc

những ngƣời không phải Do thái đối với tâm trí của chúng ta không có ý nghĩa bao

nhiêu.

NGƢỜI CÓ SỰ SAY MÊ LÀ NHỮNG NGOẠI LỆ ĐỐI VỚI LUẬT TRONG XÃ

HỘI CHÚNG TA, VÀ NHỮNG NGƢỜI CÓ LÒNG THIẾT THA VỀ NHỮNG

VẤN ĐỀ THUỘC LINH ĐỀU KHÓ HIỂU ĐỐI VỚI NGƢỜI MỸ.

Chỉ một mình Đức Chúa Trời hiểu biết mọi sự; khải tƣợng của Ngài cho chúng ta

là khải tƣợng tốt nhất có thể có. Thậm chí nếu nó xung đột với những gì chúng ta

thừa nhận, ƣa thích và cầu nguyện. Tất cả những điều chúng ta cần biết đó là khải

tƣợng của Chúa đến với một sự bảo đảm đời đời và nếu chúng ta vâng theo, Ngài

sẽ chúc phƣớc cho chúng ta vƣợt quá những mơ ƣớc lớn lao nhất của chúng ta, và

theo những phƣơng thức quan trọng hay phƣớc hạnh mà chúng ta có thể không

hiểu hết.

Đáp Ứng Của Con Ngƣời Với Khải Tƣợng Của Đức Chúa Trời

Khải tƣợng thƣờng làm cho con ngƣời sợ hãi

Hãy để ý một điều này về khải tƣợng: khi bạn có nó và cam kết với nó, ngƣời ta

thƣờng phong cho bạn nhãn hiệu là ngƣời điên cuồng. Họ đã làm điều đó với

Môise. Họ đã làm điều đó với Phaolô. Họ cũng đã làm điều đó với Chúa Giêsu.

Lòng say mê về khải tƣợng, sự nhiệt thành về khải tƣợng và bản chất phi thế gian

của khải tƣợng đe dọa lấy mất ánh sáng ban ngày khỏi dân sự.

Ngƣời có sự say mê là ngoại lệ đối với luật trong xã hội chúng ta và ngƣời nào có

lòng thiết tha về những vấn đề thuộc linh khó hiểu đối với ngƣời Mỹ. Hãy sẵn sàng

để đe dọa một số ngƣời bởi lời hứa phục vụ một mình Đức Chúa Trời và phục vụ

Ngài đến tầm cỡ đầy trọn nhất trong khả năng của bạn. Những ý tƣởng chẳng hạn

nhƣ chết về bản ngã, sống cho ngƣời khác, tránh xa những điều tốt nhất của thế

gian để dâng hiến và tìm kiếm điều làm đẹp lòng Đức Chúa Trời là những ý tƣởng

có một khung giá trị tiêu cực đối với hàng triệu ngƣời Mỹ hiện nay (xem Mac Mc

8:34-38).

Khải Tƣợng Thúc Đẩy Quần Chúng

Hãy nói điều bạn muốn về sự bất cân xứng của những ngƣời có khải tƣợng trong

Thánh Kinh, bạn cần phải nhìn nhận rằng một điều gì đó trong đời sống của họ đã

khiến cho mỗi ngƣời thu hút một số ngƣời đáng kể đi theo. Môise đã không phải là

một phát ngôn viên giữa công chúng, nhƣng hàng ngàn ngƣời đã theo ông trên một

con đƣờng nguy hiểm và không rõ ràng. Giôsia cũng chỉ là một cậu bé, vậy mà

toàn bộ quốc gia đã thay đổi những thói quen và lối sống để làm cho thích hợp với

sự mê say của ông. Đavít đã là một ngƣời chăn chiên và là một ngƣời chạy trốn

một vị vua, vậy mà ông đã trở thành vị vua lớn nhất của đất nƣớc ông. Phaolô đã

trở thành một nhân vật có khải tƣợng thúc đẩy, vậy mà những lời ký thuật của văn

Page 73: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

chƣơng thời cổ đã nêu rằng ông đang xây dựng giáo phái riêng của mình. Phierơ

không đủ khả năng để hƣớng dẫn nhóm mƣời hai ngƣời trong thời Đấng Christ thi

hành chức vụ trên đất, vậy mà sau cái chết và sự Phục Sinh của Ngài, Phierơ đã có

thể đem lại hàng ngàn ngƣời cho những mục đích quan trọng và có kết quả nhiều.

Sự kiện một khải tƣợng có thể kích động con ngƣời đang nói với lòng khao khát

mong mỏi bên trong của chúng ta để hƣớng dẫn những đời sống đáng sống. Khải

tƣợng của Đức Chúa Trời giúp chúng ta thu nhận sự giúp đỡ của con ngƣời và để

ban quyền năng cho họ hƣớng đến kết quả của khải tƣợng mặc dầu chúng ta thiếu

thốn về ân tứ, khả năng hoặc kinh nghiệm. Ngƣời có khải tƣợng không cần những

ân ban tự nhiên, chỉ cần một tấm lòng kết ƣớc.

Khải Tƣợng Đập Vỡ Tấm Lòng Của Bạn

Khải tƣợng của Đức Chúa Trời có liên quan đến những điều đáng kể đối với chúng

ta. Kết quả là ngƣời có khải tƣợng tràn ngập xúc cảm khi xem xét sự biến đổi cần

thiết để chống lại thế gian mà chúng ta đang sống.

Ví dụ tốt nhất cho điều này là Nêhêmi. Khi học biết rằng những bức tƣờng của

Giêrusalem vẫn còn hoang phế, ông lập tức kêu khóc, kiêng ăn và cầu nguyện.

Tiến trình này cứ tiếp diễn nhiều ngày. Hoàn cảnh này thật quá đau xót đối với ông

đến nỗi làm tan vỡ lòng ông. Thái độ của ông đã thay đổi, đời sống của ông không

còn có ý nghĩa nữa và những suy nghĩ của ông bị thu hút về tình trạng đổ nát của

thành phố thủ đô Do thái.

Hãy nghiên cứu về cuộc đời của những ngƣời có khải tƣợng trong Thánh Kinh.

Đức Chúa Trời đã không kéo mạnh họ ra khỏi một hoàn cảnh và ném họ vào một

điều gì đó họ đã không có một chỗ êm dịu trong tấm lòng của họ. Hoàn toàn ngƣợc

lại. Đức Chúa Trời đã chuẩn bị mỗi ngƣời trong chúng ta cho một nhiệm vụ đặc

biệt có đầy ý nghĩa đối với nội tâm sâu xa của chúng ta.

Một chức vụ và đời sống đặt nền tảng trên khải tƣợng sẽ biến cải ao ƣớc sâu xa

nhất của lòng bạn dẫn đến một hành động thay đổi đời sống làm vinh hiển cho Đức

Chúa Trời và phục vụ con ngƣời. Bạn sẽ biết mình đã nắm bắt đƣợc khải tƣợng

chân thật khi bạn cảm thấy đƣợc cảm động sâu xa bởi khả năng mình có thể làm

điều gì đó đối với hoàn cảnh, đến nỗi bất cứ triển vọng nào khác cũng đều mờ nhạt

khi đem so sánh.

Khải Tƣợng Tái Xác Định Tham Vọng Cá Nhân

Bạn có tin rằng tất cả những điều Môise có khả năng hoàn tất trong đời sống là

hƣớng dẫn một đoàn ngƣời khố rách áo ôm đi qua sa mạc không? Thay vì chia

vùng đất giữa những bộ tộc khác nhau của Ysơraên, Giôsuê đã có thể dễ dàng

quyết định duy trì sự kiểm soát về mọi sự họ đã chinh phục đƣợc và trở thành một

nhà cầm quyền đầy uy lực của thời đại đó. Chẳng phải là buồn cƣời và lố bịch đối

với Phaolô khi cứ tiếp tục di chuyển nơi này đến nơi khác để thiết lập những hội

chúng mới trong khi ông đã có thể dễ dàng cƣ trú tại một điểm và xây dựng một

Page 74: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

hội thánh nguyên thủy với tầm cỡ vĩ đại chăng?

Động cơ đằng sau những hành động của các nhà lãnh đạo có khải tƣợng khác biệt

với những điều thúc giục các ngƣời khác. Nói vắn tắt, ngƣời có khải tƣợng đang

phục vụ Đức Chúa Trời không còn sống cho những tham vọng cá nhân, nhƣng thà

rằng mình vì những tham vọng của Đức Chúa Trời. Những điều của thế gian này

quá nhỏ bé khi so sánh với những đƣờng lối đời đời và phƣơng tiện đời đời của

Đức Chúa Trời (xem IGi1Ga 2:15-17). Sống động để hoàn tất những mục đích của

Ngài theo đƣờng lối của Ngài xóa nhòa một cách hữu hiệu những tham vọng và

những giấc mơ thúc đẩy có lẽ chúng ta đã có trƣớc khi trở thành chịu cảm động bởi

khải tƣợng của Ngài.

Khải Tƣợng Truyền Dẫn Đức Khiêm Nhƣờng

Nếu bạn khám phá khải tƣợng của Đức Chúa Trời cho đời sống mình, nó sẽ khiến

bạn khiêm nhƣờng (xem IPhi 1Pr 5:5, 6). Nó làm cho Ápraham khiêm nhƣờng đến

độ ông đã liên tục xây dựng những bàn thờ và thờ phƣợng Đức Chúa Trời. Nó đã

làm cho Môise khiêm nhƣờng, một con ngƣời vốn bẩm sinh có nhân cách hiếu

chiến đã dịu dàng lại bởi nhìn nhận đặc quyền Đức Chúa Trời đã ủy thác cho ông.

Nó cũng đã làm cho Phaolô, là một ngƣời tuổi trẻ có nhiều hoài bão tôn giáo trong

thời của ông phải khiêm nhƣờng. Phaolô thƣờng nhắc đến chính mình ông bằng

một từ ngữ khiêm nhƣờng chẳng hạn nhƣ: “Tôi là nhỏ hơn hết trong các sứ đồ”

(ICo1Cr 15:9) và “Tôi, là kẻ hèn hơn hết mọi thánh đồ” (Eph Ep 3:8).

Điều gì đã thúc giục cho có một sự khiêm nhƣờng nhƣ vậy giữa vòng những ngƣời

tiếp nhận nhiệm vụ quan trọng? Họ đã nhìn nhận rằng họ không xứng đáng cũng

không có khả năng để quản lý nhiệm vụ quan trọng đó, tuy vậy nhiệm vụ đó đã

đƣợc ban thƣởng cho họ chính bởi một Đức Chúa Trời trọn vẹn và hiểu biết mọi

sự. Kinh Thánh cho thấy rằng một ngƣời càng kinh nghiệm trong sự theo đuổi khải

tƣợng, thì ngƣời ấy lại trở nên càng khiêm nhƣờng hơn.

Khải Tƣợng Thúc Đẩy Chúng Ta Đến Với Đức Chúa Trời

Không phải là điều nhỏ hơn hết trong các nguyên tắc nổi lên từ những nghiên cứu

của chúng ta vì những ngƣời có khải tƣợng trong Kinh Thánh cho thấy rằng khải

tƣợng thúc đẩy chúng ta đến một sự hòa hợp gần gũi hơn với Đức Chúa Trời. Hãy

để ý thể nào những ngƣời có khải tƣợng đã thƣờng đi đến đầu gối của họ trong sự

cầu nguyện. Hãy ghi chép số lần những cá nhân này ngƣng lại mọi sự họ đang làm

để thờ phƣợng Đức Chúa Trời. Đừng bỏ qua những lời bày tỏ nhu cầu cần có sự

thánh khiết và sự công chính.

Khải tƣợng của Đức Chúa Trời là một thách thức đáng kể và là một phƣớc hạnh

không thể nào mô tả hết. Nó chỉ đƣợc ban cho những ai có thể tin cậy với nó và

cho những ai sẽ hoàn toàn cam kết với nó. Khả năng và kinh nghiệm của chúng ta

có ảnh hƣởng rất ít đối với quyết định của Đức Chúa Trời nhằm ban phƣớc cho

chúng ta bằng khải tƣợng của Ngài; bởi vì khải tƣợng là một vấn đề của tấm lòng

Page 75: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

chứ không phải là vấn đề của khả năng (xem IICo 2Cr 12:9).

Tất cả chúng ta đều không đủ khả năng hoàn tất khải tƣợng mà Ngài chu cấp cho

chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta có đủ tƣ cách là những ứng viên, khi chúng ta nhìn

nhận sự không cân xứng này và quyết định sống vâng lời tuyệt đối với khải tƣợng.

Những Nguyên Tắc Học Đƣợc Từ Những Ngƣời Có Khải Tƣợng Trong Kinh

Thánh

Những sự đòi hỏi của khải tƣợng Đức Chúa Trời

1. Đòi hỏi phải thay đổi.

2. Tái định nghĩa sự thành công.

3. Đòi hỏi sự bền đỗ.

4. Đòi hỏi làm việc khó nhọc.

5. Là sự nhất quán với sự phân tích môi trƣờng.

Đặc Tính Của Khải Tƣợng Đức Chúa Trời

6. Không dễ chịu chút nào.

7. Không dễ tiếp nhận bởi những ngƣời khác.

8. Bày tỏ ra một cách tiệm tiến.

9. Đƣợc ủy thác cho một cá nhân.

10. Là một cuộc hành trình cũng nhƣ nó là điểm đến.

11. Sống còn lâu hơn ngƣời có khải tƣợng.

12. Phản ánh những mục tiêu của Đức Chúa Trời.

Đáp Ừng Của Con Ngƣời Đối Với Khải Tƣợng Của Đức Chúa Trời

13. Làm cho ngƣời ta sợ hãi.

14. Thúc giục đám đông.

Đáp Ứng Của Ngƣời Có Khải Tƣợng Đối Với Khải Tƣợng Của Đức Chúa Trời

15. Làm tan vỡ tấm lòng bạn.

16. Tái xác định tham vọng cá nhân.

17. Làm cho khiêm nhƣờng.

18. Dẫn đƣa chúng ta đến với Đức Chúa Trời.

Đẳng Cấp Khải Tƣợng

“MỘT SỐ NGƢỜI NHÌN SỰ VIỆC THEO CÁCH CHÚNG HIỆN CÓ RỒI HỎI

„TẠI SAO VẬY?‟ TÔI MƠ NHỮNG ĐIỀU CHƢA TỪNG XẢY RA TRONG

QUÁ KHỨ RỒI HỎI: „TẠI SAO ĐÃ KHÔNG XẢY RA?‟” - GEORGE

BERNARD SHAW

Trong một buổi họp truyền giảng Tin Lành quốc tế, tôi đã quy trách nhiệm về tình

trạng xấu của hội thánh tại Châu Mỹ cho những lãnh đạo thiếu khải tƣợng. Sau đó,

một ngƣời trong số thính giả thấy khó chịu, tranh cãi rằng khải tƣợng chỉ dành cho

một ít ngƣời đƣợc chọn.

Page 76: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Dầu cuộc nghiên cứu của tôi đƣa tôi đến kết luận khác với kết luận của ngƣời phê

bình tôi, nhƣng có lẽ chúng ta có thể loại bỏ sự nhầm lẫn này bằng cách để ý rằng

những ngƣời có khải tƣợng thƣờng thuộc vào một trong ba thể loại đã hình thành

nên đẳng cấp của khải tƣợng: nhỏ, trung bình, và vĩ đại.

Sự Hài Hòa Gồm Ba Phần

Một trong những nguyên tắc cơ bản chúng ta thấy trong Kinh Thánh ấy là Đức

Chúa Trời thử nghiệm chúng ta bằng nhiều mức độ trách nhiệm. Đối với những

ngƣời tỏ ra trung tín, Ngài giao trách nhiệm lớn hơn. Những ngƣời khác lại không

thể gánh thêm trách nhiệm. Trên một số phƣơng diện, bạn có thể nói Đức Chúa

Trời là Đấng lập ra Nguyên Tắc Peter (tức là, ngƣời ta làm việc tiến lên đến những

mức độ hết khả năng của họ).

Hãy nhìn xem cộng đồng Cơ Đốc ngày nay. Một số tín hữu đang vất vả biến khải

tƣợng trở thành nguyên tắc dẫn đƣờng trong đời sống họ. Tiêu điểm của họ không

nhằm thay đổi thế giới, quốc gia, hay thành phố cho Đấng Christ. Họ nhấn mạnh

việc làm đầy tớ trung tín trong gia đình, tại sở làm và với bạn hữu. Ađam, Nôê,

Arôn, Gióp, Mathê và Rutơ là một số ít nhân vật Kinh Thánh thuộc vào bình diện

khải tƣợng này.

TIẾN TRÌNH BAN KHẢI TƢỢNG LÀ TIẾN TRÌNH CHÚA SẼ BAN CHO

CHÚNG TA THEO ĐIỀU NGÀI CÓ THỂ TIN CẬY CHÚNG TA THEO ĐUỔI

BẰNG TRÍ TƢỞNG TƢỢNG, SỨC LỰC, NIỀM ĐAM MÊ VÀ SỰ SIÊNG

NĂNG.

Chắc bạn biết những ngƣời đã vƣợt ra ngoài ranh giới của khải tƣợng chỉ ảnh

hƣởng đến mạng lƣới quan hệ và từng trải ở ngay sát họ. Họ đã đƣợc ban một khải

tƣợng rộng lớn hơn cho hội thánh, cộng đồng, một quốc gia và một khu vực.

Những ngƣời nhƣ thế thƣờng giữ nhiều địa vị trong chức vụ, chính quyền hoặc

công việc làm ăn nào cho phép họ áp dụng khải tƣợng vào một lãnh thổ rộng mở,

để ảnh hƣởng đƣợc đến nhiều đời sống hơn nữa. Các mục sƣ thƣờng thuộc vào thể

loại này. Cũng có rất nhiều nhà truyền giáo và nhiều trƣởng lão của hội thánh nữa.

Ysác, Giônathan, Giêtrô, Đêbôra, Phierơ và Luca cũng thuộc về thể loại này.

Ngƣỡng trên cùng của chuỗi này là những ngƣời mà đôi khi trong những lúc kém

tế nhị chúng ta nghĩ họ là những ngƣời quá thành đạt. Chúng ta thƣờng nói đến họ

nhƣ những ngƣời “bị thúc đẩy” và cũng rất thƣờng xuyên, từ ngữ này đƣợc dùng

theo nghĩa xấu hơn là khen ngợi sự kiện họ đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng của

Chúa.

Đây là những con ngƣời có thành tích cao và công khai, khải tƣợng của họ ảnh

hƣởng đến một dân tộc hoặc vƣợt ra ngoài ranh giới quốc gia. Đây là những cầu

thủ tầm cỡ quốc tế, những ngƣời rõ ràng ở trong “những liên đoàn lớn” của các bộ,

chính phủ và giới kinh doanh. Những nhà truyền giảng quốc tế, những nhà sáng lập

hiệp hội đi song song với hội thánh, các mục sƣ của những siêu hội thánh có

Page 77: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

khuynh hƣớng đi ra truyền giảng, v.v... thƣờng có qui mô khải tƣợng rộng nhƣ vậy.

Vì vậy, Ápraham, Đavít, Môise, Giôsuê, Ghêđêôn, Nêhêmi và Phaolô cũng vậy.

Sự hài hòa gồm ba phần của các tín hữu có ân tứ nhƣ thế này không hề là chuyện

ngẫu nhiên. Đức Chúa Trời cố ý thách thức chúng ta tiến từ chỗ thấp nhất lên đến

cao nhất căn cứ vào lƣợng khải tƣợng của Ngài mà chúng ta có thể thực hiện hiệu

quả (xem LuLc 16:10). Tiến trình ban khải tƣợng là tiến trình Đức Chúa Trời sẽ

ban cho chúng ta tối đa lƣợng khải tƣợng Ngài có thể giao phó cho chúng ta theo

đuổi bằng trí tƣởng tƣợng, sức lực, niềm đam mê và sự siêng năng.

Chúng ta hãy khảo sát ba mức độ này chi tiết hơn nữa. Những ngƣời ở ngƣỡng

thấp nhất của chuỗi này là những ngƣời có khải tƣợng nhỏ. Những ngƣời đạt đến

bình diện trung bình là những ngƣời có khải tƣợng trung bình. Những ngƣời đạt

đến đỉnh của chuỗi này là những ngƣời có khải tƣợng vĩ đại.

Những Ngƣời Có Khải Tƣợng Nhỏ

Mike, bạn thân của tôi là ngƣời có khải tƣợng nhỏ. Anh là Cơ Đốc Nhân hơn 20

năm qua. Anh yêu mến Đấng Christ và muốn đƣợc kể vào hàng những đầy tớ tốt

và trung tín. Anh thƣờng xuyên cùng vợ con đến nhóm tại nhà thờ. Anh đọc Kinh

Thánh đều đặn. Anh cầu nguyện mỗi ngày. Thỉnh thoảng anh nghe đài phát thanh

Cơ Đốc. Anh thu nhập khá và gia đình sống thoải mái.

Mike không hề có ảo tƣởng về khả năng thay đổi thế giới cho Đấng Christ theo

cách đầy ấn tƣợng. Anh tin rằng nếu mình làm đƣợc những điều cơ bản của đức tin

- chung thủy trong hôn nhân, đóng thuế không lừa gạt chính phủ, hiếu kính cha mẹ,

sống cuộc đời thanh sạch và v.v... thì anh đang sử dụng tối đa năng lực của mình

để phục vụ Chúa rồi.

Khải tƣợng của anh là dùng tài năng trung bình của mình tạo bầu không khí tin cậy

với một vài bạn hữu chƣa tin Chúa để rốt cuộc có cơ hội chia sẻ Đấng Christ cho

họ bằng cách mời gọi nhẹ nhàng.

Khải tƣợng của Mike tƣơng đối giới hạn. Anh liên hệ khải tƣợng của Đức Chúa

Trời dành cho đời sống và chức vụ cá nhân của mình với những nhu cầu trƣớc mắt

của gia đình, những mối quan hệ anh có trong công việc làm ăn và cách anh giao

tiếp với những ngƣời quen biết tại hội thánh. Khi Mike nghĩ đến cách định hƣớng

tƣơng lai liên quan đến những ƣớc muốn của Chúa, anh nghĩ đến một nhóm nhỏ

những ngƣời anh quen biết cách cá nhân.

Anh nghĩ đến những kinh nghiệm mình đã trải qua, những tài năng mình có, ân tứ

thuộc linh anh tin rằng mình có, rồi ƣớc mơ về cách có thể dùng những nguồn cung

ứng hiển nhiên hay cho rằng mình đang có và áp dụng chúng.

Tôi không hề có ý hạ thấp quan điểm của Mike trong tƣ cách ngƣời có khải tƣợng

nhỏ. Tôi cảm tạ Chúa về tình bạn của anh và về lòng khao khát không chút suy

suyển của anh để phục vụ Chúa bằng mọi cách mình làm đƣợc. Một ngày nào đó

Page 78: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

có thể anh trở thành ngƣời có khải tƣợng trung bình. Dầu thế nào đi nữa, anh vẫn là

một phần trong gia đình đời đời của Đức Chúa Trời, đƣợc Chúa quí trọng y nhƣ

những ngƣời có khải tƣợng trung bình hoặc những ngƣời có khải tƣợng vĩ đại nào

mà bạn nêu tên.

Mỗi Cơ Đốc Nhân đƣợc kêu gọi ít nhất cũng là làm ngƣời có khải tƣợng nhỏ.

Không tín hữu nào có thể bào chữa hợp lý rằng mình không có đủ lƣợng khải

tƣợng của Đức Chúa Trời để lƣu lại dấu ấn nào đó trong thế giới mình đang tiếp

xúc hằng ngày. Khải tƣợng có thể hữu hạn và bị hạn chế, nhƣng giống nhƣ thân thể

Đấng Christ cần những ngƣời có các ân tứ khác nhau cộng tác cách hài hòa với

nhau để đem Tin Lành đến cho nhóm thính giả toàn cầu thể nào, thì hội thánh cũng

cần một nền tảng rộng lớn của những ngƣời có khải tƣợng nhỏ để ảnh hƣởng đến

những thế giới hữu hạn hơn nhƣng không kém phần quan trọng của họ.

Rất có thể, mỗi chúng ta đều bắt đầu với tƣ cách ngƣời có khải tƣợng nhỏ. Có

ngƣời đạt đến khải tƣợng lớn hơn; phần lớn không tiến lên. Liệu không tiến lên

đƣợc bình diện cao hơn trên thang khải tƣợng là do ý định của Đức Chúa Trời, hay

do chúng ta thiếu khả năng, hay do tự mãn, điều đó vẫn cần phải xem lại.

Bạn và tôi cần phải nâng đỡ những ngƣời có khải tƣợng nhỏ. Hội thánh của chúng

ta đƣợc xây dựng trên họ. Nguyên nhân khiến nhiều hội thánh không giảm bớt

đƣợc nền văn hóa thời hậu hiện đại không phải vì họ có quá nhiều những ngƣời có

khải tƣợng nhỏ. Thực ra là vì họ bị đè nặng bởi quá nhiều Cơ Đốc Nhân - đại đa số

- những ngƣời không hề có chút khải tƣợng nào. Trở thành ngƣời có khải tƣợng

nhỏ sẽ là một bƣớc lớn tiến lên và là một phƣớc hạnh cho Chúa, cho hội thánh của

họ, cho gia đình của họ, cho bạn hữu và cho chính họ nữa.

Đúng, “nhỏ” vẫn có nghĩa là nhỏ; nhƣng thà có một ngƣời có khải tƣợng nhỏ và

vận dụng đức tin đó cách trung tín và hiệu quả còn hơn là có hàng triệu ngƣời đến

nhóm đều đặn tại nhà thờ, nhƣng không hề theo đuổi khải tƣợng của Đức Chúa

Trời chút nào. Nguyện Chúa ban cho chúng ta càng nhiều hơn nữa những ngƣời có

khải tƣợng nhỏ trong những ngày sắp tới.

Những Ngƣời Có Khải Tƣợng Trung Bình (Mezzo-Visionaries)

“Mezzo” là một từ ngữ tiếng Ý có nghĩa “ở vào khoảng giữa.” Những ngƣời có

khải tƣợng trung bình là những ngƣời đang ở trong những giai đoạn trung gian của

chức vụ và triển vọng. Họ đã tỏ ra khả năng thực hiện khải tƣợng trong những

hoàn cảnh thân mật nhất - gia đình, sở làm, hội thánh, những khu vực láng giềng -

và sẵn sàng đƣơng đầu với những thách thức lớn hơn. Chúa rất sung sƣớng sử

dụng họ theo cách này.

Khi tiến vƣợt ra ngoài khải tƣợng cá nhân, ngƣời có khải tƣợng trung bình ôm ấp

khải tƣợng để tạo đƣợc ảnh hƣởng rộng lớn hơn, khải tƣợng này có thể liên quan

đến một thể loại chức vụ nào đó; nó có thể liên quan đến thách thức đối với một

phƣơng diện của nền văn hóa; khải tƣợng đó có thể liên quan đến một nhóm ngƣời

Page 79: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

nào đó cần đƣợc tác động đến theo một phƣơng cách độc đáo nào đó.

Chắc bạn biết một vài ngƣời có khải tƣợng trung bình. Nói chung họ là những

ngƣời vƣơn lên nắm giữ địa vị lãnh đạo trong hội thánh địa phƣơng vì đây là

những ngƣời đang đƣợc Chúa chúc phƣớc cho và là những ngƣời đƣợc thúc đẩy

bởi một mục đích lớn lao hơn trong chức vụ. Họ vẫn không trọn vẹn; họ chỉ đang

mở rộng ảnh hƣởng của hội thánh thông qua khả năng nâng cao của họ để nhận

biết, có đƣợc và áp dụng một khải tƣợng lớn hơn.

Những Ngƣời Có Khải Tƣợng Vĩ Đại

Sau khi đã nắm vững khải tƣợng nhỏ và trung bình, những cá nhân hiếm hoi này là

những đầy tớ nổi tiếng nhất của Đức Chúa Trời vì họ có khải tƣợng toàn cầu cho

hội thánh suy tính và tham dự vào phạm vi ngoại biên.

Đây là những ngƣời mà chúng ta thƣờng xem nhƣ những nhà lãnh đạo lớn của giới

Cơ Đốc. Những ngƣời nhƣ Chuck Colson, Bill Hybels, Ron Sider, Bill Bright, Pat

Robertson và Billy Graham là một vài nhân vật mà bạn mong tìm thấy trong danh

bạ những ngƣời có khải tƣợng vĩ đại.

NHỮNG NGƢỜI CÓ KHẢI TƢỢNG VĨ ĐẠI THƢỜNG TRẢI QUA CÁC CẤP

NÀY, TIẾN TỪ KHẢI TƢỢNG NHỎ ĐẾN KHẢI TƢỢNG TRUNG BÌNH

TRƢỚC KHI ĐƢỢC PHÉP PHỤC VỤ VỚI TƢ CÁCH NHỮNG NGƢỜI CÓ

KHẢI TƢỢNG VĨ ĐẠI.

Bạn thƣờng thấy những ngƣời có khải tƣợng vĩ đại phải sống qua rất nhiều thử

thách hoạn nạn. Tuy nhiên, điều ấn tƣợng nhất về họ không phải là tầm cỡ của mơ

ƣớc, nhƣng là sức mãnh liệt để đeo đuổi ƣớc mơ do Chúa cảm động. Những ngƣời

có khải tƣợng vĩ đại thƣờng đã tiến lên qua các cấp này, tiến từ khải tƣợng nhỏ đến

khải tƣợng trung bình trƣớc khi đƣợc phép phục vụ với tƣ cách những ngƣời có

khải tƣợng vĩ đại.

Một trong những trách nhiệm của các cá nhân đặc biệt này chính là nhận diện

những con ngƣời có tiềm năng cao, là những ngƣời có năng lực khải tƣợng có thể

phát triển lớn hơn, để rồi họ cũng có thể gia nhập hàng ngũ của những ngƣời có

khải tƣợng vĩ đại. Nhƣ vậy những ngƣời hiện có khải tƣợng vĩ đại có bổn phận

thiêng liêng là tƣ vấn cho những ngƣời mang tiềm năng có khải tƣợng vĩ đại.

Thách Thức

Nếu ngƣời ta không có khải tƣợng ở tầm cỡ vĩ đại ngay từ lúc chào đời, nhƣng

phải tiến lên qua nhiều cấp độ trách nhiệm, điều này muốn nói gì với bạn?

Sau đây là một số thắc mắc do nhận định này đem lại cho tôi:

§ Mong ƣớc của lòng tôi là gì: kháng cự lại áp lực cùng những thách thức để sống

tại bình diện khải tƣợng nhỏ hay để tìm cách hoàn thành những việc lớn cho Chúa

đến tận cùng khả năng của tôi và bởi đó trở thành ngƣời có khải tƣợng vĩ đại?

§ Tôi đang làm gì để học tập nhiều điều ở bình diện hiện tại của mình và chuẩn bị

tiến sang bình diện cao hơn?

Page 80: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

§ Ai là những gƣơng mẫu đang cuốn hút tôi, và nghiên cứu kỹ về đời sống họ sẽ

nhen lên mức độ khao khát và năng lực nào bên trong đời sống tôi?

§ Đối với những ngƣời chƣa trƣởng thành đƣợc nhƣ tôi trong khải tƣợng nhƣng có

khao khát rõ ràng để vƣơn đến mức phát triển tối đa khải tƣợng, tôi có thể giúp họ

phát triển theo những cách nào?

§ Ngay giờ này, hiện có những trở ngại nào ngăn cản tôi hoặc khiến tôi không đủ

tƣ cách tiến sang bình diện có khải tƣợng cao hơn?

§ Tôi phải trả giá nào để tiến sang bình diện khải tƣợng cao hơn? Tôi có sẵn lòng

trả giá đó không?

§ Tôi có khả năng tiến sang bình diện cao hơn hay tôi nên thỏa lòng vì Chúa đã

đƣa tôi vào một bình diện sẽ kéo dài tiếp tục suốt đời tôi?

Tôi tin khải tƣợng có chứa một số điều tƣơng đồng với công tác dạy dỗ. Trong Gia

Gc 3:1, chúng ta đƣợc dạy phải hết sức tôn trọng trách nhiệm đó, nhận biết rằng

bởi ảnh hƣởng của họ, những ngƣời làm thầy sẽ bị đoán xét bởi một tiêu chuẩn cao

hơn.

Tôi tin những ngƣời có khải tƣợng cũng chịu trách nhiệm khai trình với Đức Chúa

Trời tùy theo mức độ sự phó thác và trách nhiệm Ngài đã giao cho chúng ta thông

qua khải tƣợng ấy. Đừng xem thƣờng sự phát triển và sử dụng hiệu quả khải tƣợng

của Đức Chúa Trời dành cho đời sống, chức vụ hoặc hội thánh của bạn.

Ai Nhận Lãnh Khải Tƣợng?

Hãy suy gẫm giây lát về Đức Chúa Trời là Đấng bạn biết và yêu thƣơng, và là

Đấng biết và yêu thƣơng bạn ngày càng sâu nhiệm hơn. Bạn có nghĩ Đức Chúa

Trời chủ động và cố ý quyết định không ban cho một tín hữu thật mức độ khải

tƣợng nào đó cho tƣơng lai không?

Có nhất quán với tính cách của Đức Chúa Trời không, khi Ngài tìm kiếm mối quan

hệ với một ngƣời, nhƣng rồi không cho ngƣời ấy biết cách sống cho vinh hiển của

Ngài bằng cách tạo ra ảnh hƣởng lớn lao nhất, và có ý thức thỏa mãn cách cá nhân

lớn lao nhất?

Phải chăng Đức Chúa Trời mà bạn phục vụ đang thiên vị, ngẫu nhiên chọn một số

ngƣời nào đó giữ vai trò quan trọng đồng thời bỏ mặc cho những ngƣời còn lại

phải phục vụ cách tầm thƣờng?

Mối Quan Hệ Cá Nhân

Chúa yêu mỗi chúng ta, Ngài muốn chúng ta phát triển quan hệ mật thiết với Ngài.

Một phần lòng yêu mến Chúa của chúng ta đƣợc thể

CHÚNG TA PHỤC VỤ MỘT ĐỨC CHÚA TRỜI HỮU LÝ VÀ CÓ TRẬT TỰ,

ĐẤNG KHÔNG KÊU GỌI CHÚNG TA CẠNH TRANH VỚI NHAU, NHƢNG

CHUẨN BỊ CHÚNG TA CHO CHỨC VỤ HỢP TÁC ĐẦY HIỆU QUẢ.

hiện qua sự tận tâm với nếp sống Cơ Đốc, và một phần hết sức quan trọng của nếp

sống ấy liên quan đến sự phục vụ. Vì Ngài ban cho mỗi ngƣời những ân tứ và khả

Page 81: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

năng khác nhau, những kinh nghiệm và những nguồn cung ứng khác nhau, nên mỗi

tín hữu có một khải tƣợng khác nhau cần làm trọn.

Chúng ta phục vụ một Đức Chúa Trời hữu lý và có trật tự, Đấng không kêu gọi

chúng ta cạnh tranh với nhau, nhƣng chuẩn bị chúng ta cho chức vụ hợp tác đầy

hiệu quả. Khải tƣợng làm sáng tỏ những đƣờng nét của sự phục vụ đó trong tâm trí

và lòng của chúng ta.

Liệu có tình trạng một ngƣời làm lãnh đạo nhƣng không có khải tƣợng nào? Bản

thân ý tƣởng này thật phi lý thay! Lãnh đạo là gì? Là ngƣời hiểu bối cảnh, phát

biểu kế hoạch hành động và mục đích ẩn bên dƣới hành động đó, rồi điều phối hoạt

động cần có để lo sao cho kế hoạch ấy đƣợc thực hiện. Nếu ngƣời lãnh đạo không

có khải tƣợng, ngƣời ấy sẽ dẫn dân sự mình tiến đến điều gì? “Ngƣời lãnh đạo

không có khải tƣợng” là một từ ngữ tự mâu thuẫn.

Còn Hơn Cả Sứ Mạng Đơn Thuần

Kế hoạch và mục đích này đƣợc căn cứ trên điều còn hơn cả một sứ mạng đơn

thuần. Chúng đƣợc căn cứ trên khải tƣợng, trên góc nhìn chi tiết về tƣơng lai mà

lãnh đạo và những ngƣời theo ông đƣợc kêu gọi để tạo dựng nên. Một ngƣời mang

danh “lãnh đạo” nhƣng không ý thức rõ ràng điều mình đang tìm cách hoàn thành,

thì đó không phải là lãnh đạo nhƣng là một ngƣời đi theo, một ngƣời nƣơng nhờ

vào sự dẫn dắt của những ngƣời khác.

Vẫn có thể ngƣời có khải tƣợng nhỏ giữ địa vị lãnh đạo. Những ngƣời này vật vã

với công tác lãnh đạo vì họ gặp lúc khó nhìn vƣợt qua khỏi chính mình và những

hoàn cảnh ngay trƣớc mắt của mình. Có thể ngƣời có khải tƣợng trung bình hoặc

ngƣời có khải tƣợng vĩ đại làm lãnh đạo và thành công. Tuy nhiên, nên nhận thấy

rằng sự có mặt của khải tƣợng không bảo đảm một ngƣời sẽ trở thành một lãnh đạo

hiệu quả.

Khải tƣợng là cần thiết, nhƣng không thay thế đƣợc cho thành công trong công tác

lãnh đạo. Công tác lãnh đạo hiệu quả đòi hỏi năng lực để nhận biết và phát biểu rõ

ràng khải tƣợng, năng lực để phát triển một đội ngũ biết lập chiến lƣợc và kế hoạch

cho sự biến đổi, có năng lực để giao công tác và khích lệ ngƣời khác trong nỗ lực

đó.

Ý chính ở đây là: mỗi một ngƣời đảm nhận công tác lãnh đạo phải có khải tƣợng.

Những Giá Trị Của Bạn Là Gì?

“NẾU KHÔNG ĐỨNG LÊN VÌ MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ,BẠN NGÃ VÌ MỌI THỨ”.

- VÔ DANH

Một cậu bé 16 tuổi thú nhận đã giết một ngƣời láng giềng 11 tuổi trong lúc đang

say thuốc marijuana (CTD.: ma túy làm từ cây gai dầu), và cậu bị kết án 47 năm tù.

Cuộc nghiên cứu kéo dài 1 năm về các chƣơng trình truyền hình do các nhà nghiên

cứu tại bốn viện đại học tổ chức đã kết luận đại đa số các chƣơng trình có chiếu

Page 82: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

cảnh bạo lực và bối cảnh mà bạo lực ấy đã xảy ra thì đều có thể “gây tác hại tâm

lý.”

Một cô bé 3 tuổi đã chết, là nạn nhân của điều mà xét nghiệm y khoa gọi là triệu

chứng trẻ em bị đánh đập.

Một cựu nghị sĩ Hoa Kỳ bị kết án một năm tù treo, chấm dứt vụ án luân lý mà

trong đó ông thừa nhận đã khai man bản báo cáo chi tiêu của quốc hội.

Hành vi của những ngƣời đƣợc nêu trong các bản tin trên đây không đại diện cho

điều hầu hết chúng ta xem là “những giá trị truyền thống” Trong xã hội chúng ta.

Rất có thể hành vi đó đƣợc trích dẫn nhƣ là nguyên nhân lo lắng trong công chúng

về những vấn đề nhƣ tội phạm, bạo lực trên chƣơng trình truyền hình, hành vi của

các công chức, các triết lý trong trƣờng công và sự dự phần của cộng đồng tôn giáo

vào chính trị và chính quyền.

Dầu công chúng quan tâm ngày càng nhiều vào những vấn đề nhƣ thế, những cuộc

nghiên cứu của nhóm Barna Research Group cho thấy hầu hết những ngƣời thành

nhân đều lúng túng khi đƣợc yêu cầu mô tả ý nghĩa của những giá trị nói chung

hay để phát biểu những giá trị của chính họ nói riêng.

Đối với ngƣời có khải tƣợng, các giá trị là phần không thể thiếu của tiến trình phát

triển. Nhƣ đã nói trong chƣơng 2, các giá trị hình thành nền tảng khải tƣợng Đức

Chúa Trời ban.

Không thể nhận lãnh khải tƣợng từ Chúa mà nó mâu thuẫn với các loại giá trị Ngài

dạy cho chúng ta cần phải tuân giữ trong đời sống mình. Hiểu các giá trị của Kinh

Thánh và triển khai những phƣơng cách thực tiễn để kết hợp chúng vào nếp sống

của chúng ta chính là những công tác hết sức quan trọng cho những Cơ Đốc Nhân

tận tâm.

Xác Định Các Giá Trị

Nhƣ thƣờng lệ, chúng ta bắt đầu từ Kinh Thánh để nhận diện các giá trị. Chúa

không để chúng ta thiếu thông tin trong vấn đề xây dựng cơ sở cho các giá trị.

Chúng ta có thể trích ra một nhóm bao quát các giá trị từ những nguyên tắc sống

đƣợc mô tả trong Kinh Thánh.

Nếu các giá trị là những yếu tố chúng ta kể là quí giá và xứng đáng để chấp nhận

làm nền tảng cho tính cách, thì Kinh Thánh đại diện kho giáo huấn về đề tài này.

Nếu bạn suy gẫm đến đời sống của những ngƣời có khải tƣợng chính yếu trong

Kinh Thánh, bạn có thể nhận biết một số những giá trị đã thúc đẩy nếp suy nghĩ và

hành vi của họ, giúp định hình những thế giới quan và khải tƣợng của họ. Vì các

giá trị giúp chúng ta chọn lựa - từ những quyết định tầm thƣờng nhất đến những

quyết định một mất một còn - chúng ta có thể hiểu các giá trị của những ngƣời có

khải tƣợng trong Kinh Thánh một phần bằng cách phân tích những chọn lựa của

họ, đặc biệt trong những lúc căng thẳng và đối đầu.

Đấng Christ Là Một Gƣơng Mẫu

Page 83: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Những lời dạy của Chúa Giêsu Christ và đặc biệt của Phaolô cung cấp hiểu biết rõ

ràng về thể loại các giá trị xác định nên tính cách của một Cơ Đốc Nhân.

Thay vì nhận diện xem những giá trị của bạn đáng ra phải nhƣ thế nào - giá nhƣ có

thể đƣa ra một công bố nhƣ thế - tôi xin nói rõ ràng rằng xác định những giá trị của

bạn là bƣớc cần thiết và quan trọng trong sự phát triển và trƣởng thành của cá nhân

bạn với tƣ cách một Cơ Đốc Nhân. Việc khẳng định những giá trị ấy cũng là bƣớc

then chốt để tiến đến chỗ trở thành ngƣời tín hữu đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng.

Tuy nhiên, việc nêu rõ những giá trị của bạn là một vấn đề cá nhân.

Không ai có thể làm việc đó thay bạn, vì bạn đang mô tả thể loại ngƣời mình muốn

trở thành. Tƣơng tự, nếu bạn đang cố gắng nhận diện những giá trị nòng cốt của

hội thánh mình, bạn không thể sao chép danh sách các giá trị do các hội thánh khác

đƣa ra, vì những hội chúng kia có những cá tánh khác, lịch sử khác, đội ngũ lãnh

đạo khác, và những nền văn hóa nội bộ khác.

SỨ MẠNG CUNG CẤP MỤC ĐÍCH ĐỜI SỐNG BẠN. KHẢI TƢỢNG CUNG

CẤP PHƢƠNG HƢỚNG ĐỜI SỐNG CHO BẠN NHỮNG GIÁ TRỊ CUNG CẤP

TÍNH CÁCH CỦA BẠN.

Sứ mạng cung cấp mục đích đời sống của bạn. Khải tƣợng cung cấp phƣơng hƣớng

đời sống của bạn. Các giá trị cung cấp tính cách của bạn. Chừng nào chƣa xác định

đƣợc những giá trị của mình, tính cách của bạn dễ gặp phải những thay đổi nguy

hiểm. Các giá trị truyền đạt đặc điểm của con ngƣời bạn: những tham số bạn đã ấn

định cho chính mình về những niềm tin trong luân lý, đạo đức, thần học và cá

nhân.

Các Giá Trị Định Hƣớng Hành Vi

Chừng nào chƣa thể phát biểu cách vững tin về những giá trị của mình, bạn đều có

thể thay thế giá trị của mình bằng mọi thứ triết lý, mọi thứ hành vi và mọi thứ khao

khát có trong nhân loại này. những giá trị của bạn trở thành bộ lọc để qua đó bạn

xác định phải quấy, điều giá trị với điều vô giá trị, điều quan trọng với điều tầm

thƣờng. Nếu bạn không nhận diện cụ thể những giá trị của mình, chúng sẽ đƣợc

định nghĩa cho bạn bởi những xu hƣớng thất thƣờng và bởi những ảnh hƣởng của

thế gian.

Những giá trị là những quan điểm không thể thƣơng lƣợng đƣợc trong đời sống

bạn. Thƣờng thì những ai không chủ tâm nêu rõ ràng và chính xác những giá trị

của mình thì đến lúc gặp áp lực, họ sẽ không biết sẽ làm gì hay suy nghĩ gì. Khi nói

đến tính trƣớc sau nhƣ một và tính kiên quyết, những Cơ Đốc Nhân nào không có

những tập hợp các giá trị đã xác định rõ ràng thì họ ít gặp nguy cơ thỏa hiệp về đạo

đức hay luân lý, vì những ngƣời không hề có những giá trị rõ ràng thì có gì đâu mà

thỏa hiệp.

Mặt khác, những ai xác định cụ thể những giá trị của họ thì rất có thể sống hài hòa

với những niềm tin cốt lõi đó. Sau khi đã xác định những giá trị cốt lõi của mình,

Page 84: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

bạn có thể sử dụng chúng vào những mục đích sau đây:

1. Làm cơ sở cho những quyết định nhất quán và thích hợp;

2. Làm nền tảng để từ đó nảy sinh khải tƣợng của bạn;

3. Làm những nguyên tắc nền tảng để dựa theo đó bạn khai trình với những ngƣời

đƣợc bạn tin cậy và những ngƣời quan tâm đến bạn;

4. Làm bộ lọc để có thể đánh giá tầm quan trọng của những cơ hội hay của những

phƣơng án thay thế khác;

5. Dùng làm tiêu chuẩn so sánh để đánh giá sự tăng trƣởng của bạn với tƣ cách một

môn đồ Đấng Christ và một lãnh đạo trong nhiều công việc và địa vị khác nhau;

6. Để làm phƣơng cách giải thích thực tiễn cho các nguyên tắc của Kinh Thánh về

sự trƣởng thành và tính cách.

Biết Mình Là Ai

Để trở thành một ngƣời có khải tƣợng chân chính, bạn phải biết mình là ai. Đức

Chúa Trời không thể bày tỏ khải tƣợng của Ngài cho đời sống và chức vụ của bạn

cho đến khi bạn tuyên bố công khai đâu là điều quan trọng trong tính cách của

mình. Chừng nào bạn chƣa sẵn sàng và chƣa thể phát biểu những giá trị ấy, nếp

suy nghĩ và hành vi của bạn vẫn dễ thay đổi thất thƣờng và không thể đoán trƣớc

đƣợc. Bạn cũng chƣa tuyên bố thực chất của mình.

Tôi khích lệ bạn xác định những giá trị của mình theo nhƣ cách bạn xác định một

tuyên ngôn tập trung và chính xác về sứ mạng và tuyên ngôn khải tƣợng. Đây là

một cách khác nữa để bạn tuyên bố mình đang đứng lên bênh vực điều gì và có thể

mong đợi điều gì ở nơi bạn. Ở bình diện cá nhân hơn, Cơ Đốc Nhân nào biết rõ

tính cách của mình thì sẽ sống bình an với chính mình và với thế giới, vì họ đã

giảm thiểu xác xuất kinh nghiệm những điều không nhất quán trong ý tƣởng, lời

nói, hành động và tính cách.

Nguồn Của Các Giá Trị

Việc gợi ý rằng nên rút ra những giá trị của bạn từ Kinh Thánh, một mình Kinh

Thánh mà thôi, nghe có vẻ hơi lý tƣởng hoặc có vẻ hơi hời hợt bề ngoài. Lời Đức

Chúa Trời đủ để dẫn dắt đời sống chúng ta; nhƣng Ngài cũng cho phép chúng ta

học hỏi từ những kinh nghiệm, từ ngƣời khác, từ sự cầu nguyện và nhiều nguồn

cung ứng khác nữa.

Hunter Lewis cho rằng chúng ta rút ra đƣợc những giá trị của mình bằng bất cứ

cách nào trong 6 cách sau. [1]

Hunter Lewis, A Question of Values (San Francisco: HarperCollins, 1990).

Chƣơng 2 nhận diện sáu phƣơng cách này, rồi chƣơng 3 đến 8 dành mô tả chi tiết

hơn về từng phƣơng cách.

1. Thẩm quyền . Những giá trị xuất phát từ các dấu hiệu của một nguồn kiến thức

hay quan điểm bên ngoài mà bạn tin cậy. Đối với Cơ Đốc Nhân, Kinh Thánh hay

Page 85: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

một vị mục sƣ đƣợc tin cậy là các ví dụ về một hình ảnh thẩm quyền mà bạn có thể

tham khảo ý kiến hay tin cậy trong việc định hình các giá trị của mình. Các chuyên

gia, chẳng hạn nhƣ các giáo sƣ đại học, các lãnh tụ trong chính quyền, những nhà

hoạt động xã hội, những nhân vật trong tôn giáo, những lãnh đạo trong giới kinh

doanh và các tác giả, cũng có thể ảnh hƣởng đến nếp suy nghĩ của bạn về các giá

trị.

2. Phép lý luận diễn dịch . Tiến trình này cho phép bạn khảo sát những giá trị sắp

đến và tính nhất quán của chúng với thực tại khách quan và chủ quan. Lối tiếp cận

này khích lệ bạn phát biểu những chân lý mà bạn tin là cốt lõi cho tính cách của

bạn và thử nghiệm chúng về mặt luận lý.

3. Kinh nghiệm . Có thể bạn chọn một số giá trị nào đó vì đã trực tiếp kinh nghiệm

chúng trong cuộc sống. Khi nghiên cứu quá khứ của mình và xác định điều gì là

quan trọng nhất và ý nghĩa nhất trong đời sống của bạn, những kinh nghiệm nào để

lại ấn tƣợng lâu dài nhất trên bạn, hay đã có ảnh hƣởng chủ yếu trên đời sống bạn,

thì chúng có thể trở thành cơ sở cho những giá trị của bạn.

4. Cảm xúc . Rất nhiều ngƣời xác định giá trị căn cứ trên những cảm xúc của họ.

Phƣơng cách này khác hẳn với phép luận lý, vì phép luận lý thiên về lý trí. Thƣờng

ngƣời ta xác định những giá trị căn cứ trên điều họ cảm thấy là đúng, tốt đẹp hay

thích hợp.

5. Trực giác . Khi bạn nhờ vào lý trí trong tiềm thức truyền đạt những hiểu biết,

bạn đang dựa vào trực giác. Đây là cách lập quyết định mà không dựa vào lý luận

có thể nhận diện đƣợc theo sự kiện. Một số ngƣời phát triển những giá trị của họ

trên cơ sở tự nhận thức bằng trực giác.

6. Khoa học . Phƣơng pháp khoa học là tinh vi công phu nhất, hoặc ít nhất cũng là

phƣơng pháp phức tạp nhất, đòi hỏi rằng một giả thiết phải đƣợc triển khai và thử

nghiệm để kết luận có thể xem là chính xác và đáng tin căn cứ trên sự thực hành

đƣợc lập đi lập lại và những kết quả có thể quan sát đƣợc.

Kinh Thánh Là Nguồn Tốt Nhất Cho Các Giá Trị

Cơ Đốc Nhân có thể rút ra đƣợc những giá trị cốt lõi thông qua bất kỳ phƣơng

pháp nào trong 6 phƣơng pháp trên đây. Dầu không ai có thể ấn định những giá trị

của bạn sẽ phải nhƣ thế nào, nhƣng tôi tin cũng là phải lẽ khi gợi ý mỗi Cơ Đốc

Nhân nên rút ra ý thức về các giá trị của mình chủ yếu từ một nguồn có thẩm

quyền, đáng chú ý nhất là Kinh Thánh. Những thể loại giá trị bạn rút ra đƣợc từ

Lời Chúa đáng phải hình thành nền tảng những giá trị của bạn, một nhóm các

nguyên tắc, những niềm tin và những quan điểm làm trọng tâm cho đời sống bạn

và giữ cho vẫn cứ không thể thƣơng lƣợng đƣợc trong kinh nghiệm hằng ngày của

bạn.

Yêu mến Đức Chúa Trời trên hết Phục Truyền 5:7-10; Mathiơ 22:37 Yêu thƣơng

con ngƣời Mathiơ 5:43-47; 22:38; ICôrinhtô 12

Page 86: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Tôn trọng ngƣời khác Phục Truyền 5:16; Rôma 13:7

Sống đơn sơ Phục Truyền 5:21; Mathiơ 6:19-21; Mác 10:17-23

Vâng theo Lời Chúa Êphêsô 2:4,5; Tít 3:4-7

Tinh thần tôi tớ IPhierơ 5:1-4; Khải huyền 2:10

Sự xuất sắc Gióp 22:29; Châm Ngôn 3:34; 11:2; Mathiơ 5:3; Giacơ 4:7-10

Dĩ nhiên, danh sách những giá trị khả dĩ này rất dài. Có thể thêm những giá trị

khác nhƣ tinh thần kỷ luật, tự do, ngay thật, gia đình, lòng cam kết, lòng tin kính,

sự công bình, sự thật, công chính, hy sinh, lòng rộng rãi, lòng thƣơng xót, nhịn

nhục và trung tín.

Bằng cách sử dụng những phẩm chất đƣợc liệt kê trong Mƣời Điều Răn, Các

Phƣớc Lành, trái của Thánh Linh và những tiêu chuẩn lãnh đạo của Phaolô (xem

ITi1Tm 3:1-4:16), bạn có thể lập một danh sách đầy ấn tƣợng về các giá trị cần xét

đến.

Tuy nhiên, đừng chấp nhận tất cả chúng, vì mục đích bài tập này là nhận diện

những giá trị cốt lõi của bạn - những giá trị tuyệt đối trọng tâm để định hình tính

cách của bạn. Không ai phản đối sự xứng đáng của các yếu tố tìm đƣợc trong các

phân đoạn Kinh Thánh nhƣ thế. Tuy nhiên, khi chọn những yếu tố nào là trọng tâm

cho tính cách của bạn, bạn sẽ phải kén chọn hơn. Lên danh sách cho những phẩm

chất tốt theo kiểu liệt kê đồ giặt ủi sẽ làm hỏng mục đích tập trung vào các giá trị.

Bạn có thể chọn cách lập lại danh sách này, hoặc có lẽ triển khai dựa trên những

kinh nghiệm, những cảm xúc hoặc trực giác. Dầu theo tiến trình nào đi nữa, kết

quả cuối cùng phải hoàn toàn nhất quán với những chân lý và những nguyên tắc

của Kinh Thánh. Nếu bổ sung những giá trị của mình qua những phƣơng tiện ngoài

Kinh Thánh, nhớ tham khảo Kinh Thánh và xác minh đƣợc nó tƣơng xứng với

những phẩm chất mà Cơ Đốc Nhân đƣợc khích lệ phải có.

Về sự nhận biết khải tƣợng thuộc về Chúa, việc bạn nhận diện các giá trị - và cam

kết với chúng - phải đi kèm với sự cầu nguyện rất nhiều. Đừng để các giá trị trở

thành một mối quan tâm nhất thời. Chúng chính là sự giải thích về con ngƣời của

bạn, chúng đại diện cho một phần bổn phận của bạn đối với Chúa. Bạn không thể

xem nhẹ việc này!

Trƣớc khi bắt đầu tiến trình nhận diện các giá trị của mình, hãy cầu nguyện xin

Chúa ban sự khôn ngoan và dẫn dắt. Khi bạn đang ở giữa những suy tính và quyết

định về các giá trị, hãy cầu xin Thánh Linh hƣớng dẫn ý tƣởng của bạn, sau khi tin

mình đã đạt đến chỗ hiểu biết rõ ràng chắc chắn về các giá trị ấy, hãy tìm sự phê

chuẩn của Chúa thông qua sự cầu nguyện thật tập trung. Hãy đón nhận thách thức

của Thánh Linh Đức Chúa Trời dành cho bạn về một số những giá trị đã dự định

của bạn.

NẾU LẤY ĐI SỰ TRUNG THỰC CỦA TÔI THÌ TÔI KHÔNG CÒN CÓ GÌ

NỮA TRONG TƢ CÁCH MỘT ĐẠI DIỆN CỦA ĐẤNG CHRIST, MỘT NHÀ

Page 87: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

PHÂN TÍCH NỀN VĂN HÓA MỸ, MỘT NGƢỜI CHA CỦA HAI NGƢỜI CON

TRẺ TUỔI VÀ MỘT LÃNH ĐẠO CỦA HỘI THÁNH ĐỊA PHƢƠNG.

Nên nhớ, bạn đang nhận diện những giá trị này nhƣ phƣơng tiện để trở thành một

của lễ thánh và đẹp lòng Chúa (xem RoRm 12:1) và để có thể trở thành một ngƣời

có khải tƣợng tốt. Những kết luận bạn rút ra đƣợc về các giá trị là quan trọng đối

với Chúa cũng nhƣ đối với bạn vậy.

Những Giá Trị Nòng Cốt Của Bạn

Thật hữu ích để thấy có thể bạn có rất nhiều cấp độ khác nhau của các giá trị. Tôi

chủ yếu quan tâm đến việc phát triển giá trị nồng cốt của bạn. Chúng là trọng tâm

để xác định con ngƣời bạn. Vi phạm một giá trị nồng cốt tức là phá hoại tính cách

của bạn, làm giảm giá trị thật chất của con ngƣời bạn, và xúc phạm đến lòng bạn.

Khải tƣợng xuất phát từ những giá trị nòng cốt của bạn, chứ không phải từ những

giá trị thứ yếu của bạn đâu.

Hãy lấy một ví dụ. Hai trong số những giá trị của tôi ấy là: tôi phải sống với lòng

trung thực bất luận phải trả giá nào, và tôi sẽ sống ở miền nam California, nếu nhƣ

Chúa cho phép.

Điều thứ nhất là giá trị cốt lõi cho tôi: Làm ô uế lòng trung thực của tôi tức là phá

hoại chính con ngƣời của tôi và phủ nhận ý thức về mục đích sống của tôi. Lấy đi

lòng trung thực của tôi thì tôi chẳng còn có gì nữa trong tƣ cách ngƣời đại diện của

Đấng Christ, một nhà phân tích nền văn hóa Mỹ, một ngƣời cha của hai ngƣời con

trẻ tuổi và một lãnh đạo của hội thánh địa phƣơng. Phƣơng cách tôi thực hiện khải

tƣợng cho đời sống tôi đƣợc đan quyện với năng lực của tôi để sống tuyệt đối trung

thực.

Do đó, khi tôi đƣợc dành cho nhiều cơ hội, một số cơ hội ấy nằm bên trong khải

tƣợng dành cho đời sống tôi nhƣng mâu thuẫn với các giá trị của tôi, tôi đã có thể

lập những quyết định hợp lý, nhất quán và có thể bảo vệ đƣợc.

Lấy ví dụ, tôi đã đƣợc mời “viết thuê” nhiều quyển sách cho những ngƣời khác.

Trong một số trƣờng hợp, các sách này đƣợc căn cứ trên dữ liệu tôi đã thu thập

đƣợc qua cuộc nghiên cứu trên toàn quốc và về những đề tài tôi rất ƣa thích. Viết

những sách nhƣ vậy tạo cho tôi cơ hội ảnh hƣởng tích cực đến nhiều đời sống bằng

những chân lý có thể thay đổi đƣợc nếp suy nghĩ và hành vi của họ vì cớ vinh

quang của Chúa. Nhƣng tôi cũng tin rằng viết thuê là trái đạo đức. Vâng, đấy là

một nghề phổ thông, nhƣng phổ thông không có nghĩa là nó đúng, ít nhất cũng là

trong bộ luật luân lý của tôi.

Vấn đề của lòng trung thực . Vì vậy, dầu có đủ mọi lý do đầy đủ cơ sở để viết thuê

sách cho một số các giáo sƣ và diễn giả danh tiếng trong Hội Thánh ngày nay, lòng

cƣơng quyết giữ vững tính trung thực của tôi đã khiến tôi từ chối những lời mời

đầy hấp dẫn ấy.

Khách quan mà nói, nếu tôi đặt mọi lập luận để viết quyển sách ấy lên một bên đĩa

Page 88: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

cân, và đặt ƣớc muốn làm ngƣời trung thực trên đĩa cân bên kia, cán cân sẽ

nghiêng hẳn về bên viết những quyển sách nhƣ thế.

Tuy nhiên, những giá trị không mang tính khách quan. Chúng là nội dung chủ quan

của chính con ngƣời tôi. Rơi vào cám dỗ nhƣ thế ngay cả vì những mục đích có thể

là xứng đáng và còn đáng quí trọng nữa cũng biến lòng trung thực của tôi thành trò

hề. Tận dụng những lời chào mời ấy làm hại đến lòng tin của Chúa nơi tôi trong tƣ

cách một đầy tớ tín cẩn, và nó sẽ không để cho Ngài tự hào và hài lòng xứng đáng

với Ngài qua đời sống tôi nữa. Vì sao vậy? Vì viết thuê sẽ làm hại đến một trong

những giá trị cốt lõi của tôi.

Tuy nhiên, nếu vì lý do gì đó tôi phải rời khỏi miền nam California và trở về những

nơi ƣa thích thuở thơ ấu của tôi ở vùng Đông Bắc, tôi sẽ trề môi và ta thán, nhƣng

tính cách của tôi sẽ không bị tổn hại. Bầu không khí dễ chịu quanh năm của hạt

Ventura, đƣợc ở gần Thái Bình Dƣơng, vẻ đẹp của phong cảnh, rất nhiều hoạt

động giải trí khác nhau, tất cả những điều kiện này thích hợp với vùng nam

California đem lại cho tôi niềm vui và bình an lớn lao.

Sở thích cá nhân . Dời đến một vùng lạnh lẽo hơn, thiên về truyền thống và hình

thức hơn của đất nƣớc sẽ không định nghĩa lại con ngƣời của tôi. Tôi có thể dễ

dàng hoàn thành khải tƣợng cho đời sống tôi từ vùng Đông Bắc, vùng phía Nam,

vùng Trung Tây hoặc ở miền Tây: trong đời sống tôi, vị trí địa lý là một vấn đề

thuộc sở thích cá nhân, không phải là vấn đề tự định nghĩa bản thân, vì vậy sống tại

miền Nam California là giá trị thứ yếu. Cho dẫu nó bị thỏa hiệp, tính cách của tôi

vẫn không bị thỏa hiệp.

Khi suy gẫm đến những giá trị của bạn, nên nhớ phân biệt giữa những giá trị cốt lõi

với những giá trị thứ yếu.

Những Tuyên Ngôn Về Giá Trị

Khi nêu những ví dụ về các giá trị cốt lõi đƣợc trích từ các cá nhân và các chức vụ

khác, xin vui lòng nhận thấy rằng các giá trị của họ không nhất thiết phải là các giá

trị của bạn. Bạn có thể khảo sát những tuyên ngôn này và liên hệ với một số trong

đó, nhƣng không làm vậy với số kia. Điều này không có nghĩa những nguồn này đã

định nghĩa không thỏa đáng các giá trị của họ, cũng không có nghĩa bạn xác định

không chính xác những giá trị của mình.

Theo kiểu mẫu của Đức Chúa Trời, hết thảy chúng ta đều khác nhau. Các giá trị

của bạn nên phản ảnh đƣợc con ngƣời của bạn và cách Đức Chúa Trời tạo dựng

bạn nhƣ một con ngƣời độc đáo. Tƣơng tự, hội thánh của bạn khác với các hội

thánh khác, vì vậy các giá trị của hội thánh bạn có thể tƣơng đƣơng nhƣng khác với

giá trị của các hội thánh khác dầu sứ mạng của các hội thánh ấy là nhƣ nhau.

Sau đây là một vài tuyên ngôn về giá trị đƣợc rút ra từ các hội thánh, các chức vụ

đi song song với hội thánh và các cá nhân Cơ Đốc Nhân.

Page 89: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Các Giá Trị Cốt Lõi Của Hội Thánh Willow Creek Community [2]

Lynne và Bill Hybels, Rediscovering the Church (Grand Rapids:

HarperCollins/Zondervan, 1995 trang 183-194.

§ Công tác dạy đạo đƣợc xức dầu là chất xúc tác chính yếu cho sự biến cải đời

sống của những cá nhân và trong hội thánh.

§ Những ngƣời hƣ mất là quan trọng đối với Đức Chúa Trời, do đó phải quan trọng

đối với chúng ta.

§ Hội thánh nên thích ứng về văn hóa đồng thời vẫn phải giữ thuần khiết về giáo

lý.

§ Môn đồ Đấng Christ nên tỏ ra tính đích thực và khao khát sự tăng trƣởng liên

tục.

§ Hội thánh nên vận hành nhƣ một cộng đồng hiệp một của những đầy tớ để quản

lý các ân tứ thuộc linh của họ.

§ Những mối quan hệ yêu thƣơng phải thấm nhuần mọi phƣơng diện của sinh hoạt

của hội thánh.

§ Sự biến đổi đời sống diễn ra tốt nhất trong các nhóm nhỏ.

§ Sự xuất sắc sẽ tôn vinh Đức Chúa Trời và tạo cảm hứng cho sự vĩ đại.

§ Hội thánh nên đƣợc hƣớng dẫn bởi những ngƣời có ân tứ lãnh đạo.

§ Lòng tận hiến trọn vẹn với Đấng Christ và sự nghiệp của Ngài là điều bình

thƣờng cho mỗi tín hữu.

Những Giá Trị Cốt Lõi Của Hội Thánh Glendale Community

Đây là những giá trị cốt lõi mà chúng ta sẽ nỗ lực duy trì trong mọi sự truyền

thông, tƣ tƣởng và hoạt động của những môn đồ Chúa Giêsu Christ. Những thuộc

tánh này bày tỏ lòng chúng ta cho mọi ngƣời đều thấy; chúng đại diện cho tính

cách mà chúng ta muốn có; chúng là những tiêu chuẩn để chúng ta tra xét chính

mình. Mọi nỗ lực trong chức vụ xuất phát từ hội thánh chúng ta đều phải phù hợp

nhất quán với các giá trị này.

§ § Tôn trọng

§ Đức tin

§ Sự tha thứ

§ Khôn ngoan

§ Đức khiêm nhƣờng

§ Chân lý

§ Tình yêu thƣơng

§ Sự công bình

§ Lòng trung thực

§ Sự vui mừng

§ Có tinh thần tôi tớ

§ Kiên nhẫn

Page 90: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

§ Hòa thuận

§ Tận tâm

§ Lòng rộng rãi

Những Giá Trị Cốt Lõi Của Hội Thánh Eastside Foursquare

Chúng ta quí trọng:

§ Một môi trƣờng đặc trƣng bởi tình yêu thƣơng, sự chấp nhận và tha thứ nhau.

§ quyền của mỗi ngƣời đƣợc lựa chọn cho chính mình, tự quyết định về những vấn

đề liên quan đến đời sống cá nhân của họ. Đây là phƣơng cách lãnh đạo Cơ Đốc

không áp đặt chỉ thị.

§ phƣơng pháp lãnh đạo nghiêm túc trong việc quản lý những nguồn tài nguyên

của chúng ta để đem lại lợi ích cao nhất cho nƣớc Đức Chúa Trời.

§ đời sống gia đình cá nhân mạnh mẽ. Chúng tôi cho rằng sinh hoạt hội chúng địa

phƣơng phải gia tăng sức mạnh của gia đình hơn là gây tổn hại cho sức mạnh ấy.

§ tinh thần khai trình. Mối quan hệ của chúng ta với hệ phái Foursquare là không

thể thƣơng lƣợng đƣợc. Những hệ thống khai trình trách nhiệm ở bên trong và bên

ngoài hội thánh đƣợc đánh giá rất cao và đƣợc xem là thiết yếu cho sự duy trì mọi

ngƣời mà chúng ta đại diện với tƣ cách Hội Thánh.

§ sự thánh khiết. Chúng ta quí trọng địa vị công bình của mình trƣớc mặt Đức

Chúa Trời, bởi Đấng Christ, với tƣ cách ngƣời công bình, không có tội; và chúng

ta phấn đấu để có đời sống không phạm những tội cố ý và bất tuân Đấng Christ.

§ mối quan hệ cá nhân của mỗi ngƣời với Đức Chúa Giêsu Christ.

§ tính tự phát của Đức Thánh Linh, biểu hiện tự do của các ân tứ Ngài. Chúng ta

hứa tiếp cận cách bất ngờ và đầy lý thú với cách vận hành của Đức Thánh Linh,

luôn luôn ý thức khả năng có sự can thiệp của Ngài.

§ khái niệm coi hội thánh là một Lực Lƣợng - hội thánh là trái tim, bàn tay và

miệng của Đấng Christ trong cộng đồng của chúng ta.

§ quyền tự do để biểu hiện sự kêu gọi độc đáo do Chúa ban cho chúng ta đối với

cộng đồng của chúng ta là một hội chúng; quyền để sống đúng thực trạng nhƣ một

hội chúng của chúng ta bất luận những việc đã hoặc đang đƣợc làm trong các hội

chúng hay các nhóm khác về cách họ tiếp cận với Cơ Đốc Giáo.

§ quyền của Kinh Thánh giải nghĩa chúng ta.

§ những cội nguồn lịch sử của Cơ Đốc Giáo đã định hình nên thần học và tính

chính thống của đức tin.

Những Giá Trị Cốt Lõi Của Tổ Chức Focus on the Family [3]

“Our Faith, Values, Vision and Guiding Principle,” Focus on the Family (Colorado

Springs: 1995), trang 8-11. Vì tuyên ngôn của nhóm Focus rất dài, nên tôi lƣợc vắn

tắt những mô tả về một vài giá trị của hội này. Nếu bạn muốn nhận đƣợc toàn bộ

sách nhỏ mô tả tuyên ngôn đức tin, sứ mạng, khải tƣợng và những giá trị, xin viết

Page 91: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

thƣ về Focus on the Family, Colorado Springs, Co 80995.

§ Kinh Thánh là tiêu chuẩn của chúng ta cho mọi niềm tin, sự dạy dỗ, nếp sống đạo

và chính sách.

§ Chúng ta không thể thực hiện công tác của mình nếu không có một ban nhân

viên tận hiến với Chúa Giêsu Christ là Chúa và Cứu Chúa.

§ Chúng ta thành tâm tin rằng lời cầu nguyện đem lại sự khác biệt quan trọng trong

mọi việc chúng ta toan làm.

§ Chúng ta thể hiện đức tin của mình bằng sự quân bình của đầu và tim, của lý trí

và tình cảm.

§ Những nguyên tắc Kinh Thánh và những niềm tin của chúng ta không phải để

đem bán, cũng không lệ thuộc vào sự khẳng định hay sự chấp nhận của nền văn

hóa.

§ Chúng ta không tiếc nỗ lực nào để trở nên đáng tin và chính xác.

§ Chúng ta quyết tâm luôn tƣơi mới và sáng tạo trong mọi phƣơng tiện truyền

thông khác nhau mà chúng ta dự phần vào.

§ Tính cách quan trọng hơn tài năng.

§ Chúng ta đầu tƣ mọi nỗ lực để tránh tổn hại đến sự nghiệp của Đấng Christ.

§ Quyền lực thật nguy hiểm. Những lãnh đạo của chúng ta phải cẩn thận không

lạm dụng những ngƣời dƣới quyền lãnh đạo của mình và phải có tinh thần khai

trình trách nhiệm mạnh mẽ.

§ Chúng ta công nhận và khích lệ các ân tứ do Chúa ban trong nữ giới cũng nhƣ

trong nam giới, trong thành viên của mọi chủng tộc và mọi nhóm dân tộc thiểu số.

§ Chúng ta đòi hỏi những lãnh đạo niên trƣởng của mình nêu gƣơng về tiểu sử lòng

trung tín cá nhân với những lời hứa nguyện hôn nhân của họ từ lúc hoán cải trở đi.

§ Chúng ta lắng nghe thật cẩn thận. Mỗi thành viên đều có những điều dạy dỗ

chúng ta.

§ Chúng ta đáp ứng nhanh chóng và lịch sự.

§ Chúng ta đƣợc kêu gọi để ban cho rời rộng cho các thành viên cũng nhƣ tiếp

nhận sự trợ giúp của họ.

§ Chúng ta chú ý đặc biệt đến những ngƣời bị áp bức, ngƣời nghèo, ngƣời ngã

lòng, ngƣời bị đàn áp, và những ngƣời một thân một mình nuôi con.

§ Chúng ta tôn trọng nhau, với tƣ cách những ngƣời bạn cùng làm việc cho Chúa.

§ Chúng ta thừa nhận những khả năng mình có thể mắc sai lầm, đẩy mạnh tinh

thần trách nhiệm đồng đội, và hoan nghênh tính hài hƣớc trong nơi làm việc.

§ Chúng ta tôn trọng những truyền thống Cơ Đốc khác nhau và lòng trung thành

của các bạn cùng làm việc.

§ Chúng ta quyết tâm tập trung đáp ứng những nhu cầu của con ngƣời hơn là tập

trung bảo tồn hoặc phát triển cơ quan của mình.

§ Chúng ta đồng cảm càng sâu sắc càng tốt với những tổn thƣơng và lo âu của con

Page 92: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

ngƣời.

§ Chúng ta tránh tự hào tự mãn.

§ Chúng ta chú ý kỹ đến chi tiết trên mọi bình diện, để dâng lên Chúa tác phẩm tốt

nhất của chúng ta.

§ Chúng ta sáng lập những chƣơng trình và những dịch vụ có chất lƣợng xuất sắc

nhƣng không khoe khoang, hấp dẫn nhƣng không mang tính giật gân.

§ Chúng ta bổ trợ cho hội thánh địa phƣơng, và không hề cố ý cạnh tranh nhân lực

hay ngân khoản của hội thánh ấy.

§ Chúng ta chỉ là một chuyên ngành bên trong Thân Thể Đấng Christ.

§ Chúng ta thích nêu bật các chức vụ quí giá khác đang chia sẻ cam kết thuộc linh

của chúng ta.

Các Giá Trị Cốt Lõi Của Charlie Hedges [4]

Charles Hedges, Getting the Right Things Right (Sisters, Oreg.: Questar

Publications, 1996)

§ Ân điển: quí trọng đời sống nhƣ một món quà từ Chúa; mỗi ngày thực hành đặc

ân đƣợc yêu mến Chúa, biết ơn và bày tỏ thái độ biết ơn.

§ Phẩm hạnh của con ngƣời: tôn trọng các quyền lợi và những niềm tin của ngƣời

khác; tìm hiểu trƣớc khi phán đoán đánh giá; khƣớc từ cuộc nói chuyện và hành

động có thành kiến; bênh vực những ngƣời vắng mặt; nói chuyện với ngƣời khác

đúng nhƣ con ngƣời thật của họ chứ không phải nhƣ phẩm chất tôi muốn họ phải

có.

§ Yêu thƣơng: thành công tại gia đình trƣớc hết; đón nhận ngƣời khác với tinh thần

cởi mở và chấp nhận

§ Hy vọng: góp phần vào sự tự đánh giá trong cảm nhận của ngƣời khác thông qua

lời nói và hành động; thúc đẩy sự tăng trƣởng và thành công của ngƣời khác; tìm

cách phục vụ trƣớc khi đƣợc phục vụ.

§ Lòng trung thực: luôn luôn sống thực; có đủ khôn ngoan để sống khiêm nhƣờng.

§ Lòng tận tâm và nhất quán: siêng năng trong những việc nhỏ để chuẩn bị cho

thành công trong các việc lớn; không bao giờ để lòng tham cá nhân xen vào lòng

trung thành.

§ Sự tăng trƣởng và thay đổi: sẵn lòng thay đổi, sẵn lòng học hỏi và tăng trƣởng.

§ Vui đùa: nhớ tìm sự vui mừng nơi công việc của tôi, vì đó cũng là món quà do

Chúa ban; mỗi ngày ít nhất một lần cƣời hết lòng.

§ Giá trị: làm mọi việc cho thật chất lƣợng.

§ Ảnh hƣởng: làm việc để tạo một ảnh hƣởng; nắm đƣợc khải tƣợng để thành

công; có can đảm để mạo hiểm.

Những Giá Trị Cốt Lõi Của George Barna

§ Tôn vinh Đấng Christ: tôi sống đây để biết, yêu mến và phục vụ Đức Chúa Giêsu

Christ. Mọi việc tôi làm phải khiến Ngài vui lòng và tôn vinh danh Ngài.

Page 93: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

§ Kinh nghiệm thành công: thành công là sự vâng lời triệt để khải tƣợng của Chúa

dành cho tôi và những mạng lệnh Ngài truyền sống công bình.

§ Yêu thƣơng gia đình tôi: Dành thì giờ ở chung, yêu thƣơng và khích lệ vợ và các

con gái tôi với trọn khả năng tốt nhất của mình.

§ Đời sống thuộc linh của gia đình: thƣờng xuyên đầu tƣ thời gian, nỗ lực và sự

cầu nguyện vào sự phát triển tâm linh của gia đình mình.

§ Lòng trung thực: thể hiện sự ngay thẳng, thành thật, tôn trọng, nền đạo đức của

Kinh Thánh và tinh thần khiêm nhƣờng phải thể hiện rõ trong mọi công việc làm

của đời sống tôi; lòng trung thực bị thỏa hiệp là một thất bại.

§ Sự phục vụ: nhận lãnh và ban phát sự phục vụ.

§ Tự chấp nhận: Chúa yêu tôi; do đó tôi phải yêu chính mình.

§ Chân lý: Kinh Thánh là nguồn chân lý đạo đức tuyệt đối; Kinh Thánh là sách chỉ

nam cho tôi để định nghĩa những nguyên tắc và tiêu chuẩn tôi phải sống.

§ Công việc làm: Barna Research là phƣơng tiện để phục vụ Chúa; tôi phải tôn

trọng những nhân sự, những thân chủ và những ngƣời cung cấp hàng, làm ra những

sản phẩm xuất sắc với giá cả hợp lý.

§ Quản lý: những nguồn tài nguyên tôi có - thì giờ, tiền bạc, sức khỏe, những mối

quan hệ, những cơ hội, uy tín - đều phải đƣợc sử dụng cách có trách nhiệm, vì ích

lợi của gia đình tôi, của hội thánh và của những ngƣời có nhu cầu.

§ Sự tăng trƣởng cá nhân: sự tăng trƣởng tâm linh, lý trí và tình cảm một cách liên

tục và có chủ ý là một mạng lệnh.

§ Sự chấp nhận: chỉ một mình Đức Chúa Trời là Quan Án; tôi đƣợc kêu gọi để yêu

thƣơng, chấp nhận và tha thứ ngƣời khác.

§ Sự đổi mới: thƣờng xuyên đầu tƣ những nguồn tài nguyên hợp lý vào đạo đức và

nâng cao những sự đa dạng để trở nên đƣợc bồi bổ về tình cảm, thể chất, tâm linh

và trí tuệ, và để vui hƣởng sự sống.

Kết Luận

Giờ đây, nên thấy rõ rằng dầu mọi Cơ Đốc Nhân, mọi hội thánh và các mục vụ đi

song song với hội thánh, đều phục vụ cùng một Đức Chúa Trời và căn cứ những

giá trị cùng nỗ lực của họ trên cùng một Kinh Thánh, nhƣng các giá trị họ bám vào

làm những phẩm chất cá nhân nền tảng của họ sẽ khác nhau.

Cách diễn đạt các giá trị đó cũng vậy. Không hề có cách nào là cách đúng hay cách

sai để truyền thông những giá trị của bạn, và đƣơng nhiên không hề có một số

lƣợng thần kỳ những giá trị nào đó để tuyên bố là của riêng bạn. Điều quan trọng

ấy là những giá trị bạn chọn phải là những giá trị đúng cho bạn và bạn sống theo

chúng.

Thách Thức Cá Nhân.

Nếu bạn chƣa hề viết ra những giá trị của bạn, tôi khuyến khích bạn viết ra ngay

bây giờ. Bài tập này là một phƣơng tiện cho mục tiêu công bình. Khi bạn đã nhận

Page 94: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

diện đƣợc những giá trị đó, hãy trao chúng cho một vài bạn hữu hoặc ngƣời nhà

thân tín và yêu cầu họ giữ cho bạn khai trình trách nhiệm đối với các giá trị đó.

Hơn nữa, hãy xem các giá trị của bạn có liên hệ thế nào với khải tƣợng mà bạn tin

Chúa đã giao phó cho đời sống bạn. Hãy áp dụng mọi bƣớc cần thiết để bảo đảm

bạn đang sống nhất quán với những giá trị cốt lõi của mình.

Kiểm Tra Những Giá Trị Của Hội Thánh Bạn.

Hãy xem xét hội thánh bạn. Hội thánh tán thành những giá trị cốt lõi nào? Nếu bạn

không biết, hãy tìm xem. Những giá trị đó phản ánh đặc điểm mong muốn của

Thân Thể đó. Khi bạn khám phá các giá trị cốt lõi, hãy đánh giá xem chúng phù

hợp đến mức độ nào với điều bạn tin rằng hội thánh đáng phải sống, và phù hợp

đến mức nào với cách đang thực hiện chức vụ của hội thánh bạn.

Một lần nữa, hãy xem tính nhất quán của sứ mạng, khải tƣợng và các giá trị của hội

thánh bạn. Nếu có những điểm thiếu nhất quán nào, hãy thảo luận những mối quan

tâm đó với các lãnh đạo trong hội thánh.

Nơi nào có cơ hội cho bạn đƣa khải tƣợng của đời sống mình bắt kịp với khải

tƣợng và những giá trị của hội chúng mình, hãy dự phần vào. Chức vụ không phải

là một môn thể thao thu hút đông khán giả. Đây chính là huyết sống của một Cơ

Đốc Nhân thật. Đƣợc trang bị bằng kiến thức sâu nhiệm hơn về điều khiến bạn và

hội thánh bạn ứng xử theo cách đã có, bạn sẽ có khả năng phục vụ tốt hơn với lòng

trung thực, nhiệt thành, đầy sức lực, mục đích và phƣơng hƣớng.

Chú Thích

1. Hunter Lewis, A Question of Values (San Francisco: HarperCollins, 1990).

Chƣơng 2 nhận diện sáu phƣơng cách này, rồi chƣơng 3 đến 8 dành mô tả chi tiết

hơn về từng phƣơng cách.

2. Lynne và Bill Hybels, Rediscovering the Church (Grand Rapids:

HarperCollins/Zondervan, 1995 trang 183-194.

3. “Our Faith, Values, Vision and Guiding Principle,” Focus on the Family

(Colorado Springs: 1995), trang 8-11. Vì tuyên ngôn của nhóm Focus rất dài, nên

tôi lƣợc vắn tắt những mô tả về một vài giá trị của hội này. Nếu bạn muốn nhận

đƣợc toàn bộ sách nhỏ mô tả tuyên ngôn đức tin, sứ mạng, khải tƣợng và những

giá trị, xin viết thƣ về Focus on the Family, Colorado Springs, Co 80995.

4. Charles Hedges, Getting the Right Things Right (Sisters, Oreg.: Questar

Publications, 1996).

Nếp Suy Nghĩ Của Ngƣời Có Khải Tƣợng

“NHỮNG THÁCH THỨC KHÔNG NẰM NƠI PHỐ CHỢ, CHÚNG Ở TRONG

TÂM TRÍ” - JEAN BENARD

Page 95: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Tôi rất thích chơi bóng rổ. Nói vậy không có nghĩa là tôi chơi giỏi. Nếu phải nuôi

sống gia đình nhờ vào những tài ghi điểm của tôi, bốn ngƣời trong nhà của tôi sẽ

gầy nhƣ que củi. Dầu vậy, tôi thích chơi môn này, và biết nếu muốn ghi điểm, tôi

phải chuyền bóng cho đồng đội nào không bị kèm rát quá. Nan đề của tôi là vấn đề

thời điểm. Thông thƣờng, khi tôi thấy một đồng đội không bị kèm sát, các đối thủ

của chúng tôi cũng thấy, và họ nhanh chóng di chuyển để đề phòng đồng đội của

tôi và loại bỏ cơ hội ghi điểm của chúng tôi luôn.

Những cuộc đấu bóng rổ tạp nham thƣờng mang tính tranh giành cao vì hầu hết

những cầu thủ tài tử đều giống nhƣ tôi: Họ đối phó với những hoàn cảnh khi chúng

xảy ra thay vì lƣờng trƣớc điều gì sắp xảy ra, còn chúng tôi chờ nó xảy ra đã rồi

mới bắt đầu tận dụng khoảnh khắc đó.

Larry Bird, một siêu sao bóng rổ chuyên nghiệp vào thập niên 1980, đƣợc nhiều

ngƣời tung hô là vận động viên vĩ đại nhất đã từng chơi môn này. Ông chậm chạp,

không thể nhảy cao, bị rất nhiều vết thƣơng đau đớn và giới hạn ở một cùi chỏ, các

đầu gối và lƣng. Tuy nhiên, dầu bị nhiều hạn chế nhƣ vậy, ông vẫn chơi ở trình độ

vƣợt xa những ngƣời khác vốn có nhiều tài năng về thuộc thể hơn. Bird lƣờng

trƣớc trận đấu sẽ diễn tiến ra sao. Những cầu thủ cùng tầm cỡ nhƣ tôi sẽ chạy đến

nơi có bóng, trái ngƣợc với Bird, là ngƣời sẽ di chuyển đến nơi nào bóng sẽ tới.

Khi xem đội Celtics thi đấu, tôi thƣờng quan sát Bird hành động. Thay vì chuyển

đến chỗ mà một cầu thủ thƣờng phải đến, Bird sẽ di chuyển để phát triển tối đa cơ

hội. Chẳng hạn, Bird có thể chuyền bóng đến chỗ mà đồng đội của ông sẽ tới, bóng

sẽ khiến một đồng đội thiếu cảnh giác phải ngạc nhiên, có lẽ bóng va vào đầu, hoặc

thậm chí bóng bay ra ngoài đƣờng, tất cả chỉ vì đồng đội kia không suy nghĩ trƣớc

và hành động theo đúng chiến lƣợc.

Điểm khác biệt lớn giữa Larry Bird và tôi - ngoài qui mô tài khoản tƣơng ứng của

chúng tôi trong ngân hàng - chính là tôi nhìn thấy sự việc trên sân đúng nhƣ chúng

hiện có và cố tận dụng phần lớn những điều đang có. Tôi chỉ chấp nhận những điều

mình nhìn thấy. Bird đã thấy những điều chƣa có, nhƣng sẽ có, một phần nhờ vào

sự đón nhận đầy sáng tạo của ông, giúp ông tận dụng điều sắp xảy ra. Trong tâm trí

của ông, cuộc đấu đã diễn ra rồi. Những hành động của ông chỉ việc diễn tiến theo

những gì ông đã thấy trƣớc.

Tôi chơi bóng trong khoảnh khắc hiện tại cho phép. Larry Bird chơi trong tƣơng

lai. Ông giống nhƣ nhiều vận động viên vĩ đại khác chơi trong các môn thể thao

đồng đội. Johnson Phù Thủy,Wayne Gretzky, Jerry Rice và nhiều vận động viên

huyền thoại khác đã thi đấu hơi trƣớc thời gian thật một chút.

Đây cũng chính xác là phƣơng cách suy nghĩ của những ngƣời có khải tƣợng trong

đời sống thật. Giống nhƣ Larry Bird, họ nhìn thấy tƣơng lai tiết lộ trong tâm trí họ,

và hành động theo những phƣơng cách chiến lƣợc để đẩy nhanh tƣơng lai vƣợt trội

đó. Đây là năng lực - trong hầu hết các trƣờng hợp là năng lực do học hỏi đƣợc chứ

không phải tài năng tự nhiên thuần túy - để suy nghĩ cách có chiến lƣợc và có chủ

Page 96: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

định về tƣơng lai.

Burt Nanus đã nhận diện đƣợc tầm quan trọng của nếp suy nghĩ nhƣ thế. “Trên

thực tế, khải tƣợng chính là nơi ngày mai bắt đầu, vì nó diễn tả điều bạn và những

ngƣời khác có cùng chung khải tƣợng sẽ làm việc siêng năng chăm chỉ để tạo ra.

Vì hầu hết ngƣời ta không dành thì giờ để suy nghĩ cách có hệ thống về tƣơng lai,

nên những ngƣời biết suy nghĩ - và những ngƣời căn cứ những chiến lƣợc và hành

động của họ trên các khải tƣợng ấy - có năng lực vƣợt trội để định hình tƣơng lai.

Vì sao những vĩ nhân trong lịch sử nhƣ Môise, Plato, Giêsu và Karl Marx có ảnh

hƣởng lớn lao đến thế trên những thế hệ kế tiếp? [1]

Burt Nanus, Visionary Leadership (San Francisco: Jossey-Bass Publishers, 1992),

trang 8

Tiến Trình Khải Tƣợng

Tôi khám phá ra sự tiến triển trong cách ngƣời ta phát triển từ chỗ không có khải

tƣợng đến chỗ đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng. Những ngƣời không có khải tƣợng

xem mọi thay đổi nhƣ là một mối đe dọa. Họ sống phủ nhận tƣơng lai, gắn bó với

quá khứ và hiện tại, mong mỏi nhớ đến phƣơng cách đã từng có trƣớc đây. Cuộc

đời là một cuộc thử thách lâu dài cho những ngƣời này, và thành thật mà nói, lơ

lửng trên đầu họ còn có cuộc thử thách lòng kiên nhẫn nữa, đặc biệt là đối với

những ngƣời đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng. Ngƣời không có khải tƣợng sống theo

khẩu hiệu: “Sau này sẽ dễ dàng thôi.”

Bƣớc kế tiếp trong sự tiến triển này là trở nên cởi mở để xem xét khả năng khải

tƣợng ấy có thể là một bàn đạp để tiến đến ngày mai tốt hơn. Những ngƣời nào đạt

đến bình diện này thì sống theo khẩu hiệu khác: “Thay đổi là một điều xấu nhƣng

tất yếu phải làm.” Chậm chạp và miễn cƣỡng, những ngƣời này đã nắm vững đƣợc

tính không thể tránh khỏi và giá trị tích cực của sự thay đổi.

Ngƣời đi tìm khải tƣợng là ngƣời cuối cùng đã chấp nhận tính hữu dụng và niềm

hy vọng đƣợc đại diện bởi khải tƣợng của Chúa dành cho những ngày sắp đến. Sau

khi bắt đầu hành trình khám phá khải tƣợng Đức Chúa Trời dành cho họ, họ vẫn

chƣa biết chắc chắn về vai trò của họ trong tiến trình này và vẫn không biết rõ về

chính khải tƣợng nữa, tuy nhiên, họ đã vƣợt qua khúc quanh khái niệm về khải

tƣợng, và giờ đây hiện đang tích cực theo đuổi bức tranh toàn cảnh. Có lẽ khẩu

hiệu chung của những ngƣời ở giai đoạn phát triển này là: “Đời sống chắc chắn có

nhiều điều hơn thế này nữa.”

Trên đỉnh cao nhất là những ngƣời đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng. Toàn bộ đời

sống họ đƣợc gói ghém quanh tiềm năng phấn chấn đƣợc phát tuôn bởi sự chấp

nhận khải tƣợng của Chúa dành cho đời sống và chức vụ của họ. Những ngƣời này

đã lãng quên những phần phân tích gây suy nhƣợc của một xã hội đang thoái hóa,

vì cá nhân họ không còn là một phần của nan đề ấy nữa, nhƣng là một phần của

giải pháp. Khẩu hiệu của họ: “Hãy còn điều tốt nhất sắp đến.”

Page 97: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Cũng giống nhƣ trong hầu hết các công việc, sự chuyển biến từ chỗ không có khải

tƣợng sang đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng là một sự tiến bộ hợp lý. Đối với một số

ngƣời, sự tiến bộ này đến nhanh chóng và nhuần nhuyễn; đối với ngƣời khác, thật

khó khăn và kéo dài. Một số ngƣời chuyển biến nhƣ vậy dựa trên việc quan sát

thực tại hoặc có lẽ quan sát những ngƣời có khải tƣợng khác.

Có ngƣời chuyển biến nhƣ vậy nhờ đƣợc tƣ vấn thông qua sự chú ý cá nhân, bằng

cách đọc sách, hoặc bởi sự liên lạc tập trung với Chúa. Sự chuyển biến nhƣ thế có

vẻ nhƣ không có một phƣơng tiện hay thời khóa biểu “trung bình” nào cả. Tin vui

đơn giản là ngƣời ta thực sự thay đổi khi Chúa muốn. Bất cứ ai biết, yêu mến và

muốn phục vụ Chúa thì đều có thể trở thành một Cơ Đốc Nhân có khải tƣợng.

Năm Góc Nhìn

Cuộc nghiên cứu minh họa sự tƣơng phản giữa nếp suy nghĩ của những ngƣời có

khải tƣợng và những ngƣời mày mò mãi qua cuộc sống. Những điểm tƣơng đồng

và dị biệt này có thể rút ra theo năm góc nhìn tổng quát: (1) cách ngƣời ta nhận biết

chính họ, (2) đƣa tình cảm vào trong việc ra quyết định, (3) những khuôn mẫu suy

nghĩ, (4) những nhận thức về sự thay đổi, và (5) những đáp ứng với cơ hội và trở

ngại.

1. Những Nhận Thức Về Bản Thân

Một trong những phẩm chất ấn tƣợng nhất của ngƣời có khải tƣợng ấy là họ luôn

tìm cách học hỏi. Bất luận những thành tựu trong quá khứ của họ có ý nghĩa đến

mức nào đi nữa, hoặc trình độ chuyên môn của họ đƣợc hoan nghênh đến đâu đi

nữa, họ vẫn luôn luôn nỗ lực tiếp thu những chân lý mới, những nguyên tắc mới,

những dữ liệu mới và những hiểu biết mới.

Những ngƣời có khải tƣợng là hạng ngƣời Kinh Thánh nói đến nhƣ ngƣời khôn

ngoan. Họ vẫn chƣa xác định thực tại hiện ra sao, nhƣng công nhận cần phải có

một tâm trí bận rộn và rất ham học hỏi mới bắt kịp đƣợc thực tại luôn thay đổi này.

NGƢỜI CÓ KHẢI TƢỢNG KHÔNG QUAN TÂM AI ĐƢỢC KHEN HAY

NGƢỜI NÀO THỰC SỰ LÀM CÔNG VIỆC CHO BẰNG QUAN TÂM CHO

KHẢI TƢỢNG ĐƠM BÔNG VÀ KẾT TRÁI.

Mặt khác, ngƣời không có khải tƣợng có những mục tiêu khác: trở thành những

chuyên viên. Quan điểm của họ là: Ai không phải là chuyên viên thì không có

trách nhiệm để cố ấn định những điều khoản của thực tại. Khó khăn cố hữu trong

quan điểm này ấy là ngay khi bạn vừa nắm vững đƣợc những hoàn cảnh của ngày

nay, chúng đã trở nên không còn thích ứng vì đã lỗi thời. Cách duy nhất để trở

thành một chuyên viên chính là tiến một hai bƣớc trƣớc khi cung thay đổi.

Những nhà tƣ tƣởng theo kiểu niên giám điện thoại . Những ngƣời sống không có

khải tƣợng thì giống với quyển niên giám điện thoại. Ngay ngày đầu tiên quyển

Page 98: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

niên giám mới đƣợc in ra, nó đã lỗi thời mấy tháng rồi vì cần phải có thời gian để

tuyển chọn thông tin, kiểm tra, chuẩn bị in, rồi in ra, đóng tập và phân phối. Vào

ngày thứ nhất của tiến trình đó, thông tin đƣợc cung cấp cho quyển niên giám là

chính xác và đáng tin; đến khi đã xong tiến trình, 10 đến 15% tổng số đó đã thay

đổi (chẳng hạn nhƣ không còn kết nối, đã đổi sang số mới) và thiếu sót đi 10% các

số điện thoại hiện có nữa. Nếp suy nghĩ có khải tƣợng ngăn ngừa tính chính xác

tuyệt đối để thiên về khám phá và lƣờng trƣớc không ngừng.

Sự khác biệt của tƣ duy . Nếp suy nghĩ của ngƣời có khải tƣợng cũng đƣợc biến

thành hành động theo một cách khác với điều mà ngƣời trung bình có thể giả định.

Đối với ngƣời không có khải tƣợng, trách nhiệm cá nhân đòi hỏi bạn xắn tay áo lên

bắt tay làm việc để tạo ra một ngày mai tốt đẹp hơn. Trong trƣờng hợp đó có một

trong những điều gây nản lòng đối với rất nhiều ngƣời dự phần vào nếp suy nghĩ

có khải tƣợng. Những ngƣời không có khải tƣợng tin rằng họ đích thân nhận trách

nhiệm làm cho khải tƣợng đạt đến thành quả. Trong tâm trí của hầu hết mọi ngƣời

này, các khái niệm về công tác đồng đội, giao việc và quyền sở hữu chung nằm

ngoài phạm vi của một thực tại dựa trên khải tƣợng.

Ngƣời trợ giúp hay một thợ máy ? Tuy nhiên, những ngƣời biết nghĩ đến khải

tƣợng thì có lối tiếp cận khác hẳn. Ngƣời có khải tƣợng không quan tâm ai sẽ đƣợc

tuyên dƣơng công trạng hay ai thực hiện công việc cho bằng quan tâm cho khải

tƣợng đơm hoa và kết trái. Vì vậy, ngƣời suy nghĩ đến khải tƣợng là một ngƣời trợ

giúp chứ không phải một thợ máy. Điều này không có nghĩa nếp suy nghĩ có khải

tƣợng ngăn trở ngƣời ấy dự phần vào các chi tiết và công việc nhàm chán buộc

phải có cho khải tƣợng thành hiện thực. Tuy nhiên, điều này có nghĩa những ngƣời

có khải tƣợng là khôn ngoan đủ để nhận thấy rằng hầu hết các khải tƣợng đòi hỏi

nhiều công sức hơn là một mình họ có thể tập trung đƣợc.

Khải tƣợng này thƣờng không nhằm để làm một trật tự cô độc, nhƣng để làm một

khải tƣợng mà phải đƣợc truyền đạt và sở hữu chung, sau đó đƣợc thực hiện bởi

một đội ngũ những ngƣời có đồng tâm chí.

2. Đáp Ứng Của Cảm Xúc

Sự thay đổi mang đầy vẻ đe dọa đối với rất nhiều ngƣời. Nó tƣợng trƣng cho một

hành trình đi vào điều chƣa biết. Những ngƣời nào chƣa phát triển đƣợc ý niệm vì

sao tƣơng lai sẽ vƣợt trổi hơn quá khứ và hiện tại, cùng với ý thức về cách để tạo

đƣợc tƣơng lai tốt đẹp hơn ấy, thì có rất nhiều lý do để cảnh giác những ngày sắp

đến. Tình trạng tinh thần của họ khiến họ không có sức mạnh, bất lực, và thậm chí

đôi khi còn tuyệt vọng nữa.

Đức tin thay thế cho sợ hãi . Những ngƣời suy nghĩ có khải tƣợng thì không chịu

khuất phục trƣớc sự vùi dập nhƣ thế. Ngƣời có khải tƣợng sẽ sử dụng phƣơng pháp

tiếp cận tƣơng lai mang tính hành động chứ không phải để phản ứng. Những ngƣời

tạo lập khải tƣợng Cơ Đốc có đức tin đầy đủ trên những lời hứa của Chúa để tin

Page 99: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Ngài sẽ ban khải tƣợng về một tƣơng lai tƣơi đẹp hơn cùng với những phƣơng tiện

để đạt đến khải tƣợng đó.

Những con ngƣời nhƣ thế tránh sự tê liệt của xúc cảm do nỗi sợ hãi về tƣơng lai

đem lại, bằng cách đích thân nhận lấy trách nhiệm cá nhân đối với một mảnh tƣơng

lai ấy, và bằng cách tin cậy Chúa sẽ cung cấp thêm nhiều tín hữu khác nữa đang

nắm những mảnh bổ sung của một tƣơng lai tốt đẹp hơn.

Hầu hết ngƣời ta nhìn vào thực tại và thấy những gian khó cùng trở ngại. Cuộc đời

giống nhƣ một chuỗi những thách thức, đầy dẫy đau đớn và những hoàn cảnh nguy

hiểm. Một ngƣời Mỹ điển hình xem những lúc hoạn nạn nhƣ một thời kỳ tiêu cực,

một tập hợp những từng trải cần phải tránh bằng mọi giá.

Những lúc khó khăn không phải là những ngăn trở . Trái lại, những ngƣời có khải

tƣợng công nhận rằng sự tăng trƣởng là đầy khó khăn, và đôi khi còn đầy đau đớn

nữa. Nếu không chịu khổ ở chừng mực nào đó thì sẽ không có đƣợc sự tăng

trƣởng. Thay vì thiết kế một tƣơng lai thoải mái, những ngƣời có khải tƣợng làm

việc để vƣợt qua những thời khó khăn với niềm tin những hoạn nạn nhƣ thế là

phƣơng tiện để trƣởng thành cá nhân và không thể tránh khỏi trong việc đột phá

đến những đỉnh cao mới của từng trải tiếp tục.

Ngƣời đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng nhận thấy đau đớn, chịu khổ và hoạn nạn là

những yếu tố vô giá trong tiến trình phát triển. Những gian khó nhƣ thế phải là

những thách thức đáng mong chờ trên con đƣờng tiến tới sự tăng trƣởng. Ngƣời có

khải tƣợng chấp nhận những hoạn nạn thử thách nhƣ thế là một phần tự nhiên

trong hành trình tiến đến mục tiêu đã định.

Quan điểm này về điều không thể tránh khỏi - thật ra là quan điểm về giá trị của

những sự gian khó - giúp ngƣời ấp ủ khải tƣợng có

NHỮNG NGƢỜI SUY NGHĨ ĐẾN KHẢI TƢỢNG CHỨNG MINH MẠO HIỂM

LÀ CHUYỆN ĐÚNG PHẢI LÀM, NHẬN THẤY NẾU KHÔNG MẠO HIỂM

THÌ SẼ KHÔNG CÓ THAY ĐỔI NÀO, VÀ KHÔNG CÓ THAY ĐỔI ĐỒNG

NGHĨA VỚI VIỆC THỐI LUI, CHỨ KHÔNG PHẢI TIẾN BỘ.

đƣợc nhiều chọn lựa khác trong các hoạt động hằng ngày. Dầu ngƣời làm việc

không có khải tƣợng nhìn thấy danh sách những phƣơng án khác và có thể chọn

những phƣơng án nào đáp ứng đƣợc sự thoải mái và an ninh ngay trƣớc mắt,

nhƣng ngƣời có khải tƣợng lại có thể lƣờng trƣớc đƣợc tƣơng lai và chọn lựa

những điều đầy dẫy những mạo hiểm.

Những mạo hiểm là điều hợp lý đáng làm . Những ngƣời suy nghĩ đến khải tƣợng

chứng minh mạo hiểm là chuyện đúng phải làm, nhận thấy nếu không mạo hiểm

thì sẽ không có thay đổi nào, và không có thay đổi đồng nghĩa với việc thối lui,

chứ không phải tiến bộ.

Nói chung, những ngƣời suy nghĩ đến khải tƣợng xem những chọn lựa an toàn nhƣ

là sự thất bại. Những đột phá có ý nghĩa nhất trong từng trải con ngƣời đều phải trả

Page 100: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

một giá nào đó mới đạt đƣợc. Tiên đề trong thể thao “Không khổ luyện không

thành tài,” còn thích ứng vƣợt ra ngoài phạm vi những cuộc so tài thể thao. Đây là

tiên đề phù hợp cho chính cuộc sống nữa.

Những ngƣời có khải tƣợng nhận thức về các khả năng gặp phải gian khó thông

qua những bộ lọc của tinh thần và cảm xúc nào giúp họ có năng lực đánh giá đƣợc

sự xung đột tiềm tàng bởi cớ những ích lợi tối hậu cần phải nhận thấy đƣợc từ các

tình huống khó khăn nhƣ thế.

Không ai thích chịu khổ và đau đớn, nhƣng những ngƣời suy nghĩ đến khải tƣợng

nhận thấy nếu sự tăng trƣởng đòi hỏi gian khó nhƣ thế, thì có khả năng lƣờng trƣớc

đƣợc ích lợi tối hậu của điều khó chịu nhƣ thế sẽ tạo ra sự chịu đựng có chủ đích.

3. Những Khuôn Mẫu Suy Nghĩ

Khi nói chuyện với những ngƣời có khải tƣợng, thật hấp dẫn khi thảo luận cách họ

đạt đến khải tƣợng của họ. Tiến trình này dứt khoát là sự pha trộn lâu dài của nhiều

yếu tố, nhƣ là cầu nguyện, học Kinh Thánh, phân tích thông tin về những nhu cầu

và cơ hội trong bối cảnh đời sống của họ, tìm cách lắng nghe những lời nói từ

những đồng nghiệp tín cẩn, tự phân tích và thử nghiệm ở mức độ nhỏ đối với các

yếu tố trong việc triển khai khải tƣợng của họ. Phƣơng cách tổ chức những suy

nghĩ của họ và sử dụng những yếu tố đánh giá nhƣ thế là hết sức quan trọng. Rất

nhiều ngƣời chỉ sống cho thời khắc hiện tại và chỉ nghĩ đến những từng trải hiện tại

của họ. Họ thƣờng tập trung liên kết hiện tại với quá khứ nhƣ một phƣơng tiện để

làm cho đời sống của họ có ý nghĩa, cung cấp bối cảnh dễ hiểu đƣợc nào đó cho

những quyết tâm của họ.

Điểm khác nhau về thời điểm . Những ngƣời có khải tƣợng bắt đầu tại một thời

điểm khác. Họ suy nghĩ thật xa vào tƣơng lai trong chừng mực tâm trí họ cho phép,

rồi đi ngƣợc lại về thời hiện tại, ép sự tồn tại của tƣơng lai trong hình dung của họ

vào khuôn của đƣờng lối phát triển có thể có đƣợc.

Tôi thấy những ngƣời có khải tƣợng học cách suy nghĩ đầy sáng tạo bằng cách bỏ

khuynh hƣớng trí thức và văn hóa thích suy nghĩ theo lối tuyến tính và tuần tự để

chuyển sang suy nghĩ theo lối tự do và chiết trung. Những ngƣời có khải tƣợng -

ngay cả những ngƣời vốn nghiêm khắc và thiên về lý trí trong phƣơng thức hoạt

động thƣờng ngày của họ - dốc tuôn hết trực giác của họ, là điều đƣợc chuẩn bị cho

chuyến phiêu lƣu đầy sáng tạo nhƣ thế bằng cách trƣớc đó đã tiếp xúc với những

điều nhƣ là dữ liệu, sự cầu nguyện, Kinh Thánh và lời khuyên. Khi những ngƣời có

khải tƣợng tập trung vào tƣơng lai, họ tổng hợp mọi thông tin trở thành một góc

nhìn có thể quản lý đƣợc về tƣơng lai. Sản phẩm có đƣợc chính là một hình thức

mới của thực tại biết xem trọng việc tổ chức lại theo cách mới để chuyển từ hiện

tại sang tƣơng lai đáng mong muốn.

Chế ngự tâm trí . Vì sao rất nhiều ngƣời không thực tập nếp suy nghĩ vô giới hạn?

Suy cho cùng, chẳng phải là rất vui khi để cho tâm trí đi lang thang, không bị ràng

Page 101: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

buộc bởi những qui ƣớc của xã hội và những giới hạn của bản thân, để thực

nghiệm trong tâm trí những sự kết hợp mới và hình dung những kết quả phi thƣờng

để nâng cao và cải thiện nhân loại sao?

Câu trả lời ấy là hầu hết mọi ngƣời đều rất sợ những điều mình chƣa biết đến nỗi

không dám theo đuổi bất kỳ điều gì mà không thể đoán trƣớc đƣợc, ngay cả trong

những khoảnh khắc tƣởng tƣợng nhiệt tình nhất của họ. Điều này giúp chúng ta

hiểu rằng trở nên một ngƣời có khải tƣợng là một tiến trình học hỏi mà có thể thực

hiện đƣợc bởi phƣơng cách Đức Chúa Trời đã định cho con ngƣời. Chúng ta có

năng lực của lý trí và tình cảm. Thách thức ở đây là giải phóng năng lực đó, và tin

cậy Đức Chúa Trời sẽ sử dụng những năng khiếu của chúng ta, những từng trải

trong đời này của chúng ta, và tấm lòng khao khát phục vụ Ngài để rút ra đƣợc

những kết luận thực tiễn và đáng khen. Nói tóm lại, chúng ta phải tin cậy Đức

Chúa Trời cho phép chúng ta suy nghĩ theo những phƣơng cách cách mạng nhƣ

Chúa Giêsu, Giôsia, Phaolô và hết thảy những đầy tớ còn lại của Ngài đã từng suy

nghĩ.

Đức tin là điều quan trọng nhất . Những ngƣời có khải tƣợng đạt đến mức tin cậy

đó thông qua đức tin, và đức tin chính là trọng tâm của một khải tƣợng đầy tin

kính. Cũng cần phải có sự sẵn lòng nhìn vƣợt xa hơn tiến trình xử lý để thấy sản

phẩm. Nếu tất cả những gì bạn từng tập trung vào chính là phƣơng tiện để đạt đƣợc

mục đích, mà không đầu tƣ nếp suy nghĩ tốt nhất của mình vào kết cuộc, thì có thể

bạn triển khai một tiến trình tốt nhất thế giới để có đƣợc một sản phẩm tầm thƣờng.

Con đƣờng của những ngƣời có khải tƣợng dạy chúng ta một yếu tố quan trọng

hơn nữa về bản chất của kết quả. Khải tƣợng thật đơn giản hóa sự phức tạp. Đây

chính xác là nguyên nhân khiến khải tƣợng hấp dẫn với hầu hết mọi ngƣời. Nó tổ

chức một hệ thống sự sống đầy biến động, và khiến nó trở nên dễ hiểu và dễ sử

dụng.

Ngƣời Mỹ đấu tranh với cuộc sống vì họ tin rằng thành công đòi hỏi tính thạo đời

và tính phức tạp. Trên thực tế, sự tiến bộ đòi hỏi điều ngƣợc lại: đơn giản hóa một

sự hiện hữu đã phức tạp rồi để mọi ngƣời có thể sở hữu một phần trong việc sáng

tạo một nếp sống dễ sống hơn, đáng yêu chuộng và có ý nghĩa hơn.

4. Những Nhận Thức Về Sự Thay Đổi

Một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều ngƣời đề kháng sự thay đổi chính

là vì họ tin sự thay đổi sẽ gây xung đột trong đời sống họ. Họ xem những chiến

lƣợc mới, những nếp sống mới, những quan điểm mới nhƣ là những điều phức tạp.

Những ngƣời suy nghĩ đến khải tƣợng xử lý sự thay đổi theo một cách khác. Đối

với họ, thay đổi đại diện cho sự tiến triển tự nhiên của sự sống. Họ tìm những mối

liên kết giữa cái đã có, cái hiện có và cái sẽ có. Nói cách khác, họ tập trung vào

tính liên tục. Trong hầu nhƣ mọi kinh nghiệm và mọi hoàn cảnh trong đời, nếu tìm

điểm kết nối, chúng ta có thể gặp đƣợc nó. Rất hiếm có những lần tƣơng lai hoàn

Page 102: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

toàn không liên hệ gì đến quá khứ và hiện tại.

Những tác nhân hòa giải . Những ngƣời không hề có khải tƣợng thì đề kháng sự

thay đổi. Những ngƣời có khải tƣợng thì chấp nhận khải tƣợng là phƣơng tiện thiết

yếu để hòa giải điều đã biết với điều chƣa biết. Quan điểm này loại bỏ sự lo ngại

vốn tự nhiên xảy ra khi xét đến tƣơng lai. Nhƣ vậy, là những ngƣời có khải tƣợng,

chúng ta là những tác nhân hòa giải.

Lập trƣờng này là có thể có đƣợc, vì những ngƣời có khải tƣợng suy nghĩ sâu xa

đến bức tranh toàn cảnh. Những ngƣời không có khải tƣợng suy nghĩ nhỏ thôi. Họ

tập trung vào môi trƣờng vi mô và những chi tiết. Những ngƣời có khải tƣợng

chăm chú vào môi trƣờng vĩ mô, tin rằng nếu Đức Chúa Trời đặt bên trong họ một

khải tƣợng cho tƣơng lai, Ngài sẽ cung cấp mọi điều cần thiết để những chi tiết ấy

đƣợc hoàn tất.

Những chi tiết là quan trọng để tạo ra một tƣơng lai tốt hơn, nhƣng những ngƣời có

khải tƣợng thật không để cho những chi tiết cản trở họ sở hữu khải tƣợng mà Chúa

đã dần dần làm cho họ cảm nhận đƣợc. Điều vốn là rồ dại đối với con ngƣời có thể

lại rất phù hợp cho Chúa. Lý trí hữu hạn của chúng ta thƣờng quá giới hạn đến nỗi

không hiểu nổi toàn bộ phạm vi Ngài đã dành sẵn cho chúng ta. Khi chúng ta đặt

lòng tin cậy nơi Ngài, và thật sự nỗ lực để tiếp thu khải tƣợng của Ngài dành cho

chúng ta, sự thay đổi đƣợc hoán chuyển từ chỗ một khả năng có thể diễn ra đầy vẻ

khó chịu và đáng sợ trở thành một điều chắc chắn xảy ra đầy hào hứng và có tiềm

năng cao.

5. Những Đáp Ứng Với Các Cơ Hội Và Trở Ngại

Các lãnh đạo hội thánh thƣờng gặp đáp ứng đầy hoài nghi của những ngƣời không

có khải tƣợng: “Chúng ta không làm đƣợc việc đó, Bạn không biết điều đó sẽ đòi

hỏi phải trả giá cao đến mức nào sao?” Hoặc “Chúng ta không có ngƣời để đảm

nhận việc đó” hoặc “Nhƣ vậy thì quá nhiều việc.” Tuy nhiên, những ngƣời có khải

tƣợng không nản lòng vì những suy nghĩ nhỏ bé của ngƣời khác. Để đáp ứng với

những thách thức đến từ con ngƣời hay hoàn cảnh, những ngƣời đƣợc thôi thúc bởi

khải tƣợng sẽ suy nghĩ vƣợt xa hơn những trở ngại.

Những ngƣời có khải tƣợng sẽ làm việc cách thông minh . Trong một công việc

làm trƣớc đây, tôi có lần nghe sếp của tôi chỉ trích đồng nghiệp thiếu tính sáng tạo

khi giải quyết nan đề. “Anh làm việc rất chăm chỉ, nhƣng không làm việc cho thật

thông minh” là cách bà đánh giá những nỗ lực của đồng nghiệp tôi. Điều đó tóm tắt

cách hoạt động của ngƣời có khải tƣợng: làm việc thông minh, chứ không phải chỉ

làm việc siêng năng.

Những ngƣời có khải tƣợng không bao giờ chịu xếp xó khải tƣợng của Đức Chúa

Trời chỉ vì cớ dƣờng nhƣ không có sẵn những nguồn cung ứng. Tôi đã học biết

đƣợc một điều ấy là: Nếu khải tƣợng đến từ Đức Chúa Trời, những nguồn cung

ứng sẽ sẵn có khi cần thiết. Hãy nhớ đến những nhu cầu của Nêhêmi, và thể nào

Page 103: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

nạn khan hiếm tài nguyên ập đến từ muôn vàn nơi không lƣờng trƣớc đƣợc. Một

trong những chân lý đáng kể về khải tƣợng ấy là: khi khải tƣợng đƣợc thực hiện,

kết quả sẽ đang tạo ra những nguồn cung ứng thay vì tiêu tốn nguồn cung ứng.

Những ngƣời quản lý điền vào các chi tiết . Những ngƣời đề ra khải tƣợng cũng

không chịu bị giới hạn vì thiếu những kế hoạch chi tiết để biến khải tƣợng thành

thực tại. Những nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn lao giữa ngƣời lãnh đạo và

ngƣời quản lý. Trong bối cảnh hiện tại của chúng ta, lãnh đạo là ngƣời nhận thức

đƣợc - qua bàn tay của Đức Chúa Trời - một khải tƣợng cho tƣơng lai. Thƣờng thì

lúc bấy giờ cần có ngƣời quản lý để cộng tác với ngƣời có khải tƣợng nhằm phát

triển một kế hoạch hành động, trong đó mọi chi tiết đều đƣợc suy nghĩ kỹ, các

bƣớc để hoàn tất kế hoạch đƣợc nhận diện và tuân thủ một cách có hệ thống. [2]

Sự khác biệt giữa ngƣời lãnh đạo và ngƣời quản lý đƣợc thảo luận trong một bài

thuyết trình trên băng video thuộc trong loạt băng video có nan đề The Church in a

Changing Culture, của George Barna, sản xuất bởi Word Ministry Resources,

Dallas, Texas, 1994. Phần mô tả liên quan cũng có trong quyển sách nói về điều

này, do George Barna viết, đƣợc Nhà Xuất Bản Regal Books dự định xuất bản vào

năm 1997

Vì ngƣời có khải tƣợng là ngƣời tin vào tƣơng lai, nên những trở ngại đƣợc xem

nhƣ những cơ hội. Ngƣời suy nghĩ đến khải tƣợng thật sự chấp nhận những lời nói

của sứ đồ Phaolô: “Nếu Đức Chúa Trời vùa giúp chúng ta, thì còn ai nghịch với

chúng ta?” (RoRm 8:31).

Nếp Sống Của Tín Hữu Có Khải Tƣợng

“NẾU CHƢA KHÁM PHÁ RA MÌNH SẼ SẴN SÀNG CHẾT CHO ĐIỀU GÌ

THÌ KHÔNG ĐÁNG SỐNG” - MARTIN LUTHER KING JR.

Tiểu Sử Của Một Ngƣời Có Khải Tƣợng

Một trong những ơn phƣớc lớn nhất của đời tôi chính là đƣợc biết những ngƣời có

khải tƣợng. Les Ingram thuộc trong số họ. Ông đã dành cả đời dốc đổ lòng mình

phục vụ ngƣời nghèo, kể cả ngƣời Mỹ thổ dân và những ngƣời Mêxicô chƣa ai tìm

đến với họ.

Trong nửa thế kỷ phục vụ vừa qua, Les đã gặp biết bao trở ngại không thể tƣởng

nổi và gặp những nản lòng đáng kể đang khi làm một đầy tớ đáng mến biết vâng

theo tiếng gọi của Chúa. Tiêu điểm của ông không bao giờ tập trung vào nan đề,

chỉ tập trung vào những chiến thắng, những giải pháp và những khả năng có thể

xảy ra.

Ở một ngày với Les giống nhƣ theo một khóa huấn luyện cấp tốc trong hành vi của

ngƣời có khải tƣợng. Ông dậy sớm để đọc quyển Kinh Thánh đã mòn vẹt của mình

rồi cầu nguyện. Ông phân chia phần lớn thì giờ của mình cho những ngƣời mà ông

Page 104: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

đƣợc kêu gọi đến để giúp đỡ. Khi Les trò chuyện với ngƣời nghèo tại một khu bảo

tồn nọ, họ đáp lại nồng nhiệt. Họ cảm nhận đƣợc sự quan tâm thật của ông đối với

họ. Và quyết tâm của ông để giúp đỡ họ đã tạo đƣợc một môi trƣờng tốt đẹp hơn.

Les dành mọi thì giờ cần thiết để tạo nhiều cơ hội, để tạo những nguồn cung ứng

cần thiết và làm thỏa mãn mọi qui định về quản lý. Dầu ông là ngƣời tài năng, ông

vẫn đủ khôn ngoan để nhận thấy những giới hạn của mình và nhờ vào sự giúp đỡ

của những ngƣời có các ân tứ và năng lực bổ sung.

Tập Trung Vào Các Mục Tiêu

Les thành công ở nơi mà những ngƣời trẻ tuổi hơn, thông minh hơn, có tài chánh

dồi dào hơn đã thất bại, vì một lý do: Ông luôn luôn tập trung vào những mục tiêu

xuất phát từ khải tƣợng. Les luôn luôn nói đến những ngƣời bị tổn thƣơng mà ông

đã gặp và cách ông cùng những cộng sự trong hiệp hội của ông có thể nâng cao đời

sống thuộc linh và thuộc thể của họ.

Les truyền thông về phƣơng cách những hành động yêu thƣơng đơn sơ và ngày

càng tăng lên có thể khôi phục đƣợc hy vọng, phẩm hạnh và mục đích cho đời sống

của những ngƣời kém may mắn. Ông thôi thúc - mà không hề lôi kéo - bằng cách

giúp cho những cộng sự của ông biết về những hoàn cảnh và những hậu quả, và

bằng cách khích lệ họ. Kết quả là ông đã tinh tế trao quyền cho nhiều ngƣời theo

đuổi sự thay đổi tích cực trong đời sống của ngƣời khác. Đối với đa số chúng ta,

thì giờ là một rào cản ngăn trở ta thực hiện xuất sắc. Chúng ta làm những gì mình

có thể làm đƣợc trong khung thời gian cho phép. Tuy nhiên, Les không lo về thời

gian. Ông làm việc cần phải làm bất luận phải tốn bao nhiêu thời gian đi nữa để

đáp ứng nhu cầu cho những ngƣời mà ông đã đƣợc kêu gọi đến để giúp họ.

Tính đơn sơ trong nếp sống của ông đơn thuần là sự phản ánh những điều ƣu tiên

và những mối quan tâm đã đƣợc tinh luyện rất kỹ của ông. Nếp sống phức tạp hơn

sẽ cản trở con đƣờng đầy những điều cấp bách trong chức vụ của ông. Giống nhƣ

mọi ngƣời có khải tƣợng mà tôi từng quen biết, Les có vẻ nhƣ đãng trí, nhƣng thực

ra ông không hề đãng trí chút nào. Rất có thể, tâm trí ông đang chuyển động rất

nhanh và mạnh qua những quang cảnh và những khả năng có thể xảy ra, trong khi

số ngƣời còn lại của chúng ta đang nói lảm nhảm về những vấn đề kém ý nghĩa

hơn nhiều.

Đƣợc Thúc Đẩy Bởi Khải Tƣợng

Khi “Paco,” nhƣ cách ngƣời ta gọi ông, gặp gỡ những thổ dân Mỹ nghèo khổ hoặc

lạm dụng thuốc phiện, ông nói chuyện với họ bằng sự tôn trọng và thƣơng xót. Đáp

ứng của ông không phải luôn luôn là điều bạn mong chờ, vì nó đƣợc lọc qua những

ống kính khải tƣợng của ông. Khi ông nói với một lớp Trƣờng Chúa Nhật, lòng sốt

sắng của ông không phải do ép buộc, nhƣng là bằng chứng không thể cƣỡng đƣợc

về sự thúc bách trong ông để vâng theo tiếng gọi đặc biệt của Đức Chúa Trời.

Có lẽ ông đang ở giữa tuổi thất tuần, nhƣng Les vẫn duy trì đƣợc nét lanh lợi tráng

Page 105: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

kiện và sức lực mạnh mẽ đến nỗi những ngƣời bằng nửa tuổi của ông cũng cảm

thấy hổ thẹn. Ông làm sao có đƣợc nhƣ vậy? Ông đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng

Chúa đã đặt trong trí ông. Bạn không thể không chịu ấn tƣợng bởi ý chí của ông

muốn phục vụ, lòng tận tâm của ông với Chúa và sự sốt sắng lo liệu cho sự thay

đổi diễn ra để đáp lại sự theo đuổi khải tƣợng cách trung tín của ông. Ông phục vụ

cách chiến lƣợc vì đã suy nghĩ có chiến lƣợc. Ông suy nghĩ cách có chiến lƣợc vì

ông liên hệ mọi sự với khải tƣợng của mình.

Tôi cầu nguyện để khi mình bƣớc vào tuổi 70, tôi sẽ có đƣợc cùng một sự chuyên

tâm nhất trí vào mục đích này, cùng nỗi đam mê và cùng một sức lực vô tận nhƣ

vậy vốn ra từ lòng tận tâm trọn vẹn với khải tƣợng của Đức Chúa Trời. Les đã là

nguồn cảm hứng và mẫu mực cho tôi. Giống nhƣ những ngƣời bạn có khải tƣợng

của ông, tôi đã học tập đƣợc rất nhiều về Chúa và về khải tƣợng từ tấm gƣơng của

ông.

Có lẽ bạn không phải là một Les Ingram, nhƣng bạn có thể hiện cùng một sự

chuyên tâm nhất trí vào mục đích, cùng một nỗi đam mê, cùng một nghị lực vô tận

vì cớ lòng tận tâm với khải tƣợng mà Chúa đã dành cho đời sống bạn không? Nếu

không, bạn muốn những phẩm chất này nhiều đến mức nào?

Nếp Sống Của Ngƣời Có Khải Tƣợng

Đời sống của một Cơ Đốc Nhân có khải tƣợng thì khác với đời sống của tín hữu

điển hình theo bốn cách. Dầu sự so sánh nhƣ thế có vẻ kỳ lạ, nhƣng lại là hợp lý vì

cứ mỗi 20 tín hữu thì có chƣa tới một ngƣời nhận biết đƣợc khải tƣợng của Đức

Chúa Trời cho đời sống và chức vụ của mình. Những tín hữu có khải tƣợng (1) cƣ

xử khác hẳn, (2) họ tƣơng tác với ngƣời khác cách khác hẳn, (3) họ đem lại những

kết quả theo cách khác hẳn và (4) họ liên hệ với Đức Chúa Trời theo cách khác

hẳn.

Nếu bạn muốn đánh giá không những sự tồn tại khải tƣợng của Chúa trong đời

sống mình mà còn cả phẩm chất trong đời sống bạn trong tƣ cách một Cơ Đốc

Nhân có khải tƣợng, hãy tra xét xem bạn sống hôm nay thế nào rồi đối chiếu với

cách bạn sống trƣớc khi nhìn biết khải tƣợng của Đức Chúa Trời cho đời sống và

chức vụ của mình. Để dễ so sánh, hãy đánh giá chính bạn theo những dấu hiệu sau:

1. Hành Vi Cá Nhân

Những Cơ Đốc Nhân có khải tƣợng học biết rằng Kinh Thánh rất nghiêm túc khi

dạy chúng ta biết thời gian là quí báu. Chúng ta không hề biết khi nào ngày tận thế

sẽ đến và khi nào Đấng Christ sẽ trở lại đón các môn đồ Ngài. Tuy nhiên, chúng ta

biết rằng chƣa đến thời điểm ấy, chúng ta vẫn đang đƣợc Đức Chúa Trời kể là

những cánh tay và ống chân của Ngài, những bàn tay và bàn chân của Ngài, mắt,

tai và miệng của Ngài cho thế gian vốn đang hết sức cần sự hiện diện của Ngài.

Những Cơ Đốc Nhân có khải tƣợng sử dụng thời giờ của họ cách hiệu quả vì họ ý

thức đƣợc nguyên nhân khiến họ hiện hữu bên trong sự phục vụ Ngài, nên có thể

Page 106: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

sắp xếp ƣu tiên cách sử dụng những nguồn tài nguyên của họ. Vì họ hiểu về chức

năng đặc biệt mà họ đƣợc kêu gọi để làm trọn, nên họ có thể nhìn xem đời sống

với một tiêu điểm sắc nét nhƣ tiêu điểm của tia laser vậy.

Vẫn có thì giờ để vui đùa . Họ vẫn có thì giờ để vui đùa, vẫn có những khoảnh

khắc tiêu khiển hả hê và “những lúc không làm việc,” nhƣng những ngƣời có khải

tƣợng sử dụng các tiêu chuẩn khác với tiêu chuẩn của những ngƣời khác để triển

khai thời khóa biểu hàng ngày. Nhƣ vậy chẳng lấy gì làm lạ, những đầy tớ này sử

dụng khải tƣợng của Chúa nhƣ một bộ lọc có ý thức để lập các quyết định.

NHỮNG LỢI THẾ CỦA NHỮNG NGƢỜI CÓ KHẢI TƢỢNG CƠ ĐỐC ẤY LÀ:

CÓ NĂNG LỰC ĐỂ ĐƢA RA NHỮNG QUYẾT ĐỊNH ĐẦY CAM GO VÀ

KHẮC PHỤC NHỮNG HẬU QUẢ TỪ NHỮNG CHỌN LỰA ĐÓ.

Nếu tôi quan sát đúng, thì dƣờng nhƣ những ngƣời có khải tƣợng có thể chọn lựa

từ một bể cơ hội tuyệt vời lớn lao hơn nhiều. Đối với những ngƣời đánh mất tiêu

điểm của mình và bắt đầu chọn lựa mà không để ý đến khải tƣợng của họ, tình

trạng khá thừa cơ hội này sẽ dễ dàng làm tê liệt - hoặc ít nhất là làm trung hòa -

tính hữu hiệu của họ cho Chúa. Tuy nhiên, những ngƣời có khải tƣợng nào tiếp tục

đi theo đƣờng hẹp và thẳng thì kinh nghiệm niềm vui và sự thỏa lòng do tinh thần

kỷ luật và có mục đích nhƣ thế đem lại. Một cách để đo lƣờng tinh thần kỷ luật này

đem lại sự thỏa lòng đến mức nào cho ngƣời có khải tƣợng ấy là: họ nhất quán tra

xét mỗi một cơ hội mới bằng cách xem xét mối quan hệ của nó với sự kêu gọi đặc

biệt của mình.

Những lợi thế của những ngƣời có khải tƣợng Cơ Đốc ấy là: có năng lực để đƣa ra

những quyết định đầy cam go và khắc phục những hậu quả từ những chọn lựa đó.

Trong một số trƣờng hợp, họ chiến đấu với những đống đổ vỡ của cảm xúc vì đã

phải khƣớc từ những cơ hội thật hấp dẫn hoặc đầy uy tín cho đời sống và chức vụ

của họ vì cớ những phƣơng án chọn lựa ấy mâu thuẫn với khải tƣợng.

Trong những trƣờng hợp khác, những ngƣời có khải tƣợng có thể chọn phƣơng án

thích hợp nhất vì khải tƣợng cung cấp mục đích và phƣơng hƣớng. Những ngƣời

có khải tƣợng không bị ngã lòng lâu dài về chuyện họ đã khƣớc từ những phƣơng

án đầy hấp dẫn. Vì có một kim chỉ nam hữu dụng đến nhƣ thế, họ chỉ việc tin cậy

Đức Chúa Trời sẽ lo liệu cho họ theo phƣơng cách tốt nhất có thể có miễn họ là

những đầy tớ trung tín và vâng lời.

Khải tƣợng xây dựng lòng can đảm và khôn ngoan . Ngoài việc khƣớc từ những

phƣơng án chọn lựa đầy hấp dẫn, ngƣời có khải tƣợng còn nhận đƣợc ích lợi từ

khải tƣợng của mình vì khải tƣợng cung cấp lòng can đảm và khôn ngoan để đƣa ra

những quyết định đầy cam go. Khi ngƣời có khải tƣợng phải đƣa ra những quyết

định khó đƣợc mến mộ hoặc rất gay go cho bản thân và gắn bó với những chọn lựa

đó vì cớ khải tƣợng, họ luôn luôn trở nên mạnh mẽ hơn và kết quả là đƣợc đặt vào

những vị trí tốt hơn.

Page 107: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Sự thử thách để cứ giữ trung tín với khải tƣợng - bất luận mọi thách thức - là một

phần của tiến trình tinh luyện mà mọi ngƣời có khải tƣợng đều trải qua. Khi bạn

chứng tỏ mình có khả năng và đáng tin cậy, hãy mong chờ nhìn thấy Đức Chúa

Trời sẽ cung cấp thêm nhiều cơ hội khác nữa để phục vụ (Mat Mt 25:21, 23; LuLc

16:10; 19:17, 26).

Đƣơng nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ đều học đƣợc nguyên tắc căn bản này từ đầu

thời kỳ nuôi dạy con. Sau bao thử thách và hoạn nạn đầy thống khổ, những bậc cha

mẹ giỏi thƣờng khám phá rằng việc đặt những giới hạn thƣờng là món quà tuyệt

vời nhất họ tặng cho con cái. Việc thiết lập những tham số và giữ cho con có trách

nhiệm khai trình sẽ giúp chúng phát triển đƣợc những đặc điểm và những niềm tin

quyết kính sợ Chúa. Tƣơng tự, khải tƣợng của Chúa là một trong những cách Ngài

giúp chúng ta công nhận những tham số có ích lợi nhất cho đời sống và chức vụ

của chúng ta.

Những ngƣời có khải tƣợng học cách giữ gìn . Những Cơ Đốc Nhân có khải tƣợng

sẽ khác biệt ở chỗ họ cũng bảo tồn nữa. Cơ sở khiến cho họ siêng năng khi đối

diện với nghịch cảnh chính là niềm tin quyết rằng họ đang đi trên con đƣờng do

Đức Chúa Trời quyết định và Chúa sẽ chúc phƣớc cho lòng quyết tâm cứ vâng lời

của họ.

Những ngƣời có khải tƣợng trở nên quen thuộc với nghịch cảnh, công nhận rằng

với tƣ cách những ngƣời đấu tranh cho một phần nhỏ bé nhƣng đầy ý nghĩa trong

kế hoạch của Đức Chúa Trời, họ là kẻ thù của Satan. Vì vậy, những hoạn nạn là

điều họ phải chờ đón, với tƣ cách một kẻ thù đã tuyên chiến với ma quỉ. Tuy nhiên,

những ngƣời có khải tƣợng Cơ Đốc đƣợc trang bị kỹ để đánh trận này. Tất cả

những điều họ cần có chính là đức tin nơi Đấng Christ và lòng tận tâm với sự

nghiệp của Ngài nhƣ đã đƣợc mô tả qua sứ mạng và khải tƣợng họ có.

Một đặc điểm then chốt khác của những Cơ Đốc Nhân đi theo khải tƣợng ấy là họ

lâm trận cho đến khi trận chiến kết thúc. Nếu hội thánh của bạn là hội thánh điển

hình, bạn sẽ quan sát thấy những ngƣời có lòng tận tâm lúc đƣợc lúc mất, lúc lên

lúc xuống, tính cách làm việc của họ cũng giống y nhƣ vậy. Nhƣng một khi bạn đã

có khải tƣợng của Chúa, bạn đã dấn thân quá sâu không thể quay lại đƣợc.

Nên nhớ, Đức Chúa Trời chỉ ban khải tƣợng của Ngài cho những ngƣời nào có thái

độ nghiêm túc về cuộc đời phục vụ đầy ý nghĩa. Khi bạn đạt đến chỗ Đức Chúa

Trời đã ban khải tƣợng cho đời sống và chức vụ của bạn, lúc đó bạn đã hoàn toàn

đầu phục Chúa và đã khẩn nài Chúa cho bạn tìm kiếm Ngài nhƣ một cam kết trọn

đời. Lúc đó, bạn gia nhập một nhóm tín hữu đặc biệt, giống nhƣ Những Hiệp Sĩ

Bàn Tròn huyền thoại trong triều đình vua Arthur. Giờ đây bạn là một “ngƣời có

khải tƣợng chuyên nghiệp.” Bạn ở trong đó suốt một chặng đƣờng dài rồi.

Thái độ đối với đời sống và chức vụ là một đặc điểm hành vi khác nữa phổ biến

đối với những ngƣời có khải tƣợng Cơ Đốc. Khách quan mà nói, tƣơng lai chẳng

đem đến mấy hy vọng. Bạo lực, tranh ảnh khiêu dâm, lạm dụng những thứ thuốc

Page 108: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

gây nghiện, nghèo khổ, những thảm họa do cắt giảm đời sống, những thiên tai,

những cuộc chiến tranh quốc tế, nạn mù chữ, nạn thù địch chủng tộc, xuất hiện trên

danh sách những điều gian khó và suy đồi văn hóa.

Thế nhƣng, những Cơ Đốc Nhân đƣợc hƣớng dẫn bởi khải tƣợng vẫn giữ vững

những quan điểm đầy hy vọng và lạc quan nhất về tƣơng lai. Suy cho cùng, họ dự

phần vào sự cứu chuộc tâm linh và công tác tái phát triển thế giới giữa những con

ngƣời với nhau, đƣợc chính Đức Chúa Giêsu Christ tuyển dụng. Những nỗ lực của

họ không uổng phí hay vô nghĩa, nhƣng có mục đích và có ảnh hƣởng. Họ hiểu đầu

tƣ của họ vào khải tƣợng sẽ là phần hết sức quan trọng trong giải pháp cho những

nan đề phức tạp của thế giới mình. Cùng với những sự theo đuổi qua hàng ngàn tín

hữu khác đang đƣợc hƣớng dẫn bởi khải tƣợng trên hoàn cầu, họ lập luận rằng:

không thể nào tƣởng tƣợng đƣợc rằng Đức Chúa Trời sẽ không ban phƣớc cho sự

phục vụ tích lũy của họ. Đúng, họ nhiệt tình về tƣơng lai hơn mức những sự thật

trần trụi xứng đáng có đƣợc, nhƣng bấy giờ, những ngƣời có khải tƣợng đã nhìn

thấy trƣớc một tƣơng lai mà cả thế giới còn lại thậm chí cũng chƣa mơ ƣớc đến.

2. Những Mối Tƣơng Tác Cá Nhân

Nếu bạn là một môn đồ của Đấng Christ đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng, bạn hãy

chứng tỏ khải tƣợng của bạn trong cuộc đối thoại. Những ngƣời có khải tƣợng nói

về trọng tâm của khải tƣợng ấy. Họ mô tả nó cho ngƣời khác, khích lệ ngƣời khác

gia nhập họ trong những cuộc tìm kiếm khải tƣợng của họ, họ thƣờng xuyên bày tỏ

lòng biết ơn về những chỉ dẫn đã nhận đƣợc trong đời, họ liên hệ những sự kiện

mới và công khai với các sự nghiệp của họ.

Thực ra, những ngƣời có khải tƣợng chịu ám ảnh bởi khải tƣợng của họ. Đối với

những ngƣời không có khải tƣợng, những ngƣời có khải tƣợng có vẻ nhƣ chỉ có

một chiều hoặc thiển cận. Tuy nhiên, giữa những ngƣời có khải tƣợng với nhau,

đặc biệt những ngƣời có chung khải tƣợng, họ là những ngƣời lãnh đạo thú vị nhất

và có ý nghĩa nhất trên thế giới này.

Đối với những ngƣời thành công trong việc mời ngƣời khác dự vào các chiến dịch

của họ để nhận ra khải tƣợng, họ trở thành những lãnh đạo vui vẻ, biết khích lệ và

cảm ơn những đồng nghiệp vì đã tham dự. Tôi đã thấy rất nhiều ngƣời có khải

tƣợng có tính tình hƣớng nội đã trở nên bớt biệt lập trong mối liên hệ rất nhiều bởi

cớ những khao khát bùng cháy của họ đã biến đổi khải tƣợng của họ từ những

chiến dịch chỉ có một ngƣời trở thành phong trào quần chúng.

Bản tánh con ngƣời có thể thay đổi . Hồi ở trung học, có một cô giáo dạy tôi rằng,

bản tánh con ngƣời không hề thay đổi. “Cô đã nói sai; quyền năng của Tin Lành có

thể biến đổi triệt để những tấm lòng, và những đời sống của tín hữu có thể đƣợc

tinh luyện mãi mãi bởi cam kết trọn vẹn của họ với Đấng và với một điều vĩ đại

hơn chính bản thân họ - là khải tƣợng của Đức Chúa Trời.

Những ngƣời có khải tƣợng toát ra sự quan tâm thành thật đến khải tƣợng của

Page 109: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

ngƣời khác, và mong đợi tìm đƣợc cùng một mức độ mãnh liệt và hớn hở trong đời

sống các tín hữu khác khi họ làm việc trong chính khải tƣợng riêng của họ. Cuối

cùng, và vô tình nữa, những ngƣời có khải tƣợng trở nên hay nhìn xem ngƣời khác

trong mối liên quan với khải tƣợng. Nếu họ gặp một ngƣời có khải tƣợng khác,

mối quan hệ này có thể xoay quanh sự hiểu biết lẫn nhau, sự trân trọng và khao

khát giúp đỡ ngƣời khác hoàn thành khải tƣợng.

Vì những ngƣời có khải tƣợng đƣợc ngƣời khác chú ý, nên họ thƣờng muốn biết

mình có thể giúp ích cách nào cho ngƣời khác có thể hoàn thành khải tƣợng, hoặc

ít nhất cũng muốn hiểu xem những khải tƣợng tƣơng ứng của họ có thể tƣơng thích

và có ích cho nhau nhƣ thế nào.

Trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 1992, các thành viên của giới

truyền thông thích gọi Bill Clinton và La Gore - ngƣời bạn phó tổng thống cùng

tranh cử với ông - là “những con mọt chính sách.” Các phóng viên thuật lại rằng

hai ngƣời đã bỏ ra hằng giờ để thảo luận những điểm rất nhỏ trong chính sách công

chúng. Thƣờng tiếp theo đó là ngày kiệt quệ bầm giập trên con đƣờng chiến dịch.

Có lẽ những cuộc đối thoại này nạp lại năng lƣợng thể chất và tình cảm cho các

ứng cử viên để duy trì họ trong suốt chiến dịch. Bill Clinton và Gore đƣợc thúc đẩy

bởi một khải tƣợng là sử dụng chính quyền làm phƣơng tiện để tạo dựng một xã

hội tốt đẹp hơn. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ của nhau - ngôn ngữ về tầm nhìn xa của

những ngƣời lập ra chính sách tự do đƣợc thôi thúc để giúp nhân loại thông qua sự

can thiệp và trợ giúp của chính quyền.

Cảm giác gia đình . Hầu hết những ngƣời có khải tƣợng Cơ Đốc đều là thành viên

trong gia đình hiểu biết khải tƣợng hoặc là những ngƣời vẫn chƣa trƣởng thành đầy

đủ. Thông thƣờng, ngƣời có khải tƣợng này cảm thấy buồn cho tín hữu không có

khải tƣợng, nhận thấy tín hữu không có khải tƣợng đang trƣợt mất một trong

những yếu tố có ý nghĩa nhất của từng trải Cơ Đốc. Điều này cũng tƣơng tự nhƣ

cảnh đau lòng của một nhà truyền giảng cảm thấy về ngƣời chƣa tin Chúa.

Vì những ngƣời có khải tƣợng đƣợc thúc đẩy để làm trọn nhiệm vụ đã giao cho

mình, họ thƣờng có những cơ hội khác thƣờng để kết bạn với những cá nhân hoặc

với những mục vụ nào nâng cao đƣợc năng lực của họ để làm trọn khải tƣợng.

Những trƣờng hợp có những thái độ ngăn trở sự hợp tác thƣờng diễn ra khi khải

tƣợng không đến từ Chúa, hoặc khi ngƣời có khải tƣợng đang tranh đấu với cái tôi

sai lầm. Dầu vậy, những ngƣời thật sự hiểu đƣợc sự kêu gọi thì nhận thấy khải

tƣợng của Chúa thƣờng trọng yếu đến nỗi những nỗ lực tốt nhất của chính họ vẫn

chƣa đủ để hoàn thành công tác. Họ hoan nghênh sự trợ giúp từ những tín hữu

khác.

Tƣơng tự, vì những tín hữu đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng rất nghiêm túc đối với sự

kêu gọi đặc biệt của họ, họ thƣờng sốt sắng nhờ ngƣời khác giữ cho mình có trách

nhiệm khai trình về việc thực hiện khải tƣợng. Đƣơng nhiên, tinh thần khai trình

không phải lúc nào cũng là một từng trải dễ chịu, nhƣng hầu hết những thánh đồ

Page 110: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

nào tìm cách phục vụ Chúa đều chấp nhận nhu cầu cần đƣợc đánh giá bởi những

ngƣời quan tâm đến Chúa và quan tâm đến ngƣời có khải tƣợng.

Học hỏi từ ngƣời khác . Một trong những thuộc tánh quí giá nhất của những tín

hữu đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng chính là sự mong mỏi đƣợc học tập từ ngƣời

khác. Có lẽ vì khải tƣợng quá lớn nên chúng ta không thể tự mình hoàn thành

đƣợc, nên những ngƣời có khải tƣợng kêu gọi sự trợ giúp từ ngƣời khác. Trong

một thế giới đầy dẫy thông tin, những mạng lƣới quan hệ, những chuyên gia và bao

nguồn cung ứng khác, đầy tớ thật của Chúa đâu muốn điều gì khác hơn là điều tốt

nhất cho Chủ, và nhận thấy mình không hiểu biết trọn vẹn về môi trƣờng của chức

vụ. Việc tìm kiếm lời khuyên và sự khôn ngoan từ ngƣời khác có thể tiết kiệm

những nguồn tài nguyên khan hiếm đang đƣợc dùng để đẩy mạnh khải tƣợng.

3. Năng Suất

Luật nào cũng có những ngoại lệ, và luật này cũng vậy. Thế nhƣng, tôi thấy thƣờng

xuyên chứ không phải hiếm khi những ngƣời có khải tƣợng của Chúa đƣợc tiến bộ

rõ rệt đến những mục tiêu liên quan với khải tƣợng của họ, họ liền dâng vinh

quang về những thành công của họ lên cho Chúa. Đừng nên xem điều này là bất

thƣờng; mỗi tín hữu đƣợc kêu gọi để không ngừng dâng lời tạ ơn và chúc tụng Đức

Chúa Trời vì rất nhiều phƣớc hạnh và phép lạ Ngài ban cho mỗi ngày.

NHỮNG TÍN HỮU CÓ KHẢI TƢỢNG NỔI BẬT BỞI ĐỜI SỐNG CẦU

NGUYỆN. HỌ CẦU NGUYỆN THƢỜNG XUYÊN HƠN, TẬP TRUNG HƠN,

KHẨN CẤP HƠN, CỞI MỞ HƠN, NHỜ VÀO SỰ KHIÊM NHƢỜNG CỦA HỌ

NHƢ KẾT QUẢ CỦA KHẢI TƢỢNG.

Thế nhƣng, sự thật ấy là hầu hết mọi ngƣời - vâng, thậm chí ngay cả hầu hết tín

hữu - đều xem rất nhiều điều tuyệt vời xảy ra trong đời sống họ nhƣ chuyện đƣơng

nhiên vậy. Thật đáng tuyên dƣơng những ngƣời có khải tƣợng, và chắc có lẽ họ bị

chìm ngập trong qui mô những mục đích đặc biệt của họ, nên họ rất có thể công

nhận mọi thành công đều là do Chúa đem đến, chứ không phải do sức riêng của họ.

Phạm vi những kỳ vọng của Ngài nơi chúng ta là một trong những vẻ đẹp của khải

tƣợng, vì nó gia tăng lòng nhờ cậy Chúa, còn Ngài đầu tƣ lòng tin và tín nhiệm

càng nhiều hơn nữa nơi chúng ta.

Những ngƣời có khải tƣợng làm đƣợc những việc lớn cho Chúa, vì họ tập trung

vào khải tƣợng, vì Ngài chúc phƣớc cho những nỗ lực của họ, và vì những ngƣời

có khải tƣợng đánh giá thƣờng xuyên và thực tiễn xem họ đang tiến triển thế nào

trong cuộc tìm kiếm khải tƣợng của họ.

Rất nhiều ngƣời bị cám dỗ say sƣa nơi sự kiện họ đƣợc kể là xứng đáng để thi

hành những chức năng đặc biệt trong kế hoạch vĩ đại của Ngài dành cho con

ngƣời, nhƣng cuối cùng họ nhận thấy sự xuất sắc khi thực hiện bổn phận của họ vì

cớ Ngài sẽ đòi hỏi sự tra xét gắt gao.

Page 111: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Sống theo những tiêu chuẩn khắt khe . Chúng ta phục vụ một Đức Chúa Trời là

Đấng thỉnh thoảng đặt ra những tiêu chuẩn cho con ngƣời. Khi làm theo lệnh Ngài,

chúng ta cần đạt đến những tiêu chuẩn hợp lý để thành công - không phải để kiếm

đƣợc tình yêu Ngài, nhƣng đơn giản là để phát triển tối đa những nguồn cung ứng

của chúng ta cho Đấng mà chúng ta yêu mến và đƣợc vinh dự phục vụ Ngài.

Chúng ta sẽ không bao giờ có đƣợc sự công bình trƣớc mắt Ngài nhờ vào mức độ

trình diễn thành công mà chúng ta đạt đến, nhƣng một phần tự nhiên trong sự tăng

trƣởng với tƣ cách tín hữu và tôi tớ của chúng ta chính là tìm cách làm hết sức

mình với những nguồn cung ứng Chúa đã ban cho.

Có lẽ cách diễn tả tốt nhất điều này ấy là: những ngƣời có khải tƣợng làm việc

siêng năng. Họ đƣợc thúc đẩy không phải bởi những tràng vỗ tay hay những quả

châu trang trí của thế gian này, nhƣng đƣợc thúc đẩy bởi cơ hội phục vụ Chúa.

Những ngƣời có khải tƣợng cũng làm việc cách thông minh. Họ tìm cách sử dụng

tối ƣu những nguồn cung ứng để tiến tới những kết quả nhanh nhất và hoàn hảo

nhất. Nói cách khác, những ngƣời có khải tƣợng Cơ Đốc không chỉ là những ngƣời

cần cù; họ còn là những ngƣời nhiệt tâm có chiến lƣợc.

4. Đời Sống Tâm Linh

Tôi đã quan sát mọi cách ảo tƣởng bên trong cộng đồng Cơ Đốc. Có ngƣời đã thay

thế tấm lòng của Đức Chúa Trời bằng những đạo luật của Chúa và đã thờ phƣợng

một hình thức trống rỗng của Cha chúng ta. Nhƣng ngƣời khác đã tạo sự chia rẽ

căn cứ trên những phƣơng cách họ giải nghĩa Lời Chúa hay những sở thích về

phong cách của họ - chứng hoang tƣởng tự đại, thờ hình phƣợng, quyền lực và

tham muốn - bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ ra, và ở đâu đó tại Hoa Kỳ, nó chắc chắn

hiện hữu dƣới lá cờ của Cơ Đốc Giáo.

Tôi đề cập điều này không phải để gièm chê Hội Thánh, nhƣng để bối cảnh hóa sự

nhận thức rằng một điều gì đó mang tính cá nhân nhƣ là khải tƣợng có thể bị lạm

dụng dễ dàng. Những hội thánh “thời đại mới” tán thành khải tƣợng cho đời sống,

nhƣng khải tƣợng mà họ mô tả là đến từ bên trong, cho bản thân, và không gắn bó

với bất kỳ một cơ sở bề ngoài nào của tinh thần khai trình trách nhiệm ngoại trừ

công luật.

Tránh lạm dụng . May mắn thay, những ngƣời có khải tƣợng Cơ Đốc đƣợc quyền

năng và sự vĩ đại của Đức Chúa Trời đụng đến họ. chính năng lực để cảm nhận vẻ

oai nghiêm và tình yêu dƣ dật của Ngài, quyền năng khôn tả của Ngài cùng với

lòng thƣơng xót vô biên của Ngài đã giúp họ tránh lạm dụng khái niệm về một khải

thị đặc biệt và không thể chứng minh đƣợc vốn đƣợc ban cho mỗi môn đồ thật của

Đấng Christ.

Đối với những Cơ Đốc Nhân chịu sự dẫn dắt của khải tƣợng, khải tƣợng đƣợc

công nhận là một sự ban cho từ Chúa, nhƣng bất luận khải tƣợng có quyền năng

đến đâu đi nữa, nó vẫn không hề thay thế Đức Chúa Trời. Nó vẫn là công cụ hƣớng

Page 112: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

dẫn của Chúa cho những nguồn tài nguyên của chúng ta sau khi chúng ta tự

nguyện dâng cho Ngài hết thảy những đều mình có.

Những tín hữu có khải tƣợng cũng nổi bật bởi nếp sống cầu nguyện của họ. Tôi

thấy họ cầu nguyện thƣờng xuyên hơn, tập trung hơn, khẩn cấp hơn và cởi mở hơn

nhờ sự khiêm nhƣờng của họ nhƣ là kết quả của khải tƣợng. Họ cầu xin sự dẫn dắt,

khôn ngoan, phƣớc hạnh và các nguồn cung ứng, họ cầu nguyện với lòng tôn kính.

Họ biết rằng không có Chúa, khải tƣợng của Ngài ban vẫn sẽ không thành đƣợc.

Những Dấu Hiệu Của Nếp Sống Có Khải Tƣợng

Hành Vi Cá Nhân:

1. Sử dụng thời gian cách hiệu quả: những điều ƣu tiên đƣợc thúc đẩy bởi chức vụ.

2. Khải tƣợng là bộ lọc có ý thức để lập các quyết định.

3. Sẵn lòng lập những quyết định đầy cam go dựa trên khải tƣợng.

4. Lƣờng trƣớc những trở ngại và rào cản nhờ vào những cam kết của họ với khải

tƣợng; không ngã lòng trƣớc những thách thức.

5. Chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ trong chức vụ, dựa trên khải tƣợng, trong suốt

chặng đƣờng dài.

6. Thái độ khác: Tràn trề hy vọng và lạc quan nhiều hơn là hoàn cảnh xứng đáng

có.

Những Mối Tƣơng Tác Cá Nhân

1. Truyền đạt khải tƣợng cho ngƣời khác một cách có chiến lƣợc.

2. Tìm sự hậu thuẫn khải tƣợng từ phía những ngƣời khác.

3. Khích lệ những ngƣời cùng làm việc với mình cùng theo đuổi khải tƣợng.

4. Chủ tâm cảm ơn những ngƣời cùng làm việc với mình trong khải tƣợng.

5. Sẵn sàng cộng tác với mọi cá nhân và mọi chức vụ nào có thể nâng cao khả năng

làm trọn khải tƣợng.

6. Luôn luôn tìm cách học hỏi từ ngƣời khác.

7. Sẵn lòng đặt mình vào những mối quan hệ có tinh thần khai trình trách nhiệm.

8. Xem xét mọi mối quan hệ theo khải tƣợng của ngƣời khác và cách có thể giúp

ngƣời khác đạt khải tƣợng.

Tính Năng Suất:

1. Khi họ đạt đƣợc tiến bộ hƣớng đến khải tƣợng, họ dâng vinh quang lên cho

Chúa.

2. Những sự đánh giá thƣờng xuyên và thực tiễn về mức độ họ đang tiến triển

trong việc tìm kiếm khải tƣợng; đánh giá dẫn đến sự xuất sắc.

3. Hoạt động cách có chiến lƣợc; làm việc chăm chỉ và thông minh.

Đời Sống Tâm Linh:

1. Khải tƣợng là sự ban cho đến từ Chúa, nhƣng nó không bao giờ thay thế Đức

Page 113: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Chúa Trời.

2. Cầu nguyện không ngừng để xin sự dẫn dắt, khôn ngoan, phƣớc hạnh và các

nguồn cung ứng.

3. Sự thờ phƣợng thật, đƣợc thúc đẩy bởi sự kính sợ vì đƣợc Chúa sử dụng, và bởi

lòng thành tín của Ngài với những nỗ lực.

Ngƣời Có Khải Tƣợng Thực Tiễn

Nếp sống có khải tƣợng không phải chỉ là có khả năng tập trung vào khải tƣợng mà

mình đã nhận từ Chúa. Những ngƣời có khải tƣợng Cơ Đốc kết hợp nhiều yếu tố

để khiến khải tƣợng của họ trở nên thực tiễn. Một tín hữu có khải tƣợng chân chính

là ngƣời sống hài hòa với sứ mạng, khải tƣợng, những giá trị, những ân tứ và

những khả năng của mình.

Đời sống hợp bởi một chuỗi vô tận những cơ hội và thách thức mà chúng đòi hỏi

phải có những quyết định. Những ngƣời Mỹ trung bình là những ngƣời ra quyết

định khủng khiếp. Vì sao vậy? Hầu hết họ đều ít hiểu biết về nguyên nhân vì sao

họ hiện hữu hay họ mong hoàn tất điều gì. Thiếu hiểu rõ về sứ mạng, khải tƣợng,

những giá trị, các ân tứ và những tài năng, ngƣời ta thấy mỗi quyết định đều khó

khăn, nếu không nói là đầy áp đảo, vì không có một tiêu chuẩn nào hay một khung

tham chiếu hữu ích nào để hiểu về những phƣơng án sẵn có. Khi họ hiểu chính xác

về mục đích của đời sống, thì sẽ dễ quyết định hơn nhờ lọc những sự kiện thông

qua một bộ lƣới nhất quán.

Trong chƣơng trƣớc, tôi có luận đến một ý niệm phát triển đời sống tổng hợp, đƣa

ra những quyết định để định nghĩa đời sống, và sống hài hòa với sứ mạng, khải

tƣợng, các giá trị, những ân tứ và những năng lực mà Chúa đã dần dần khiến mình

cảm nhận.

Những ví dụ sau đây cho thấy những ngƣời mà tôi quen biết đã giải quyết một số

những thách thức trong đời sống họ nhƣ thế nào bằng cách sử dụng - hoặc điều

đáng buồn là bằng cách không sử dụng - những công cụ của một đời sống tổng hợp

với khải tƣợng nhƣ một yếu tố thiết yếu trong thành phần tổng hợp này.

Khải Tƣợng Đƣợc Đem Ra Làm Cớ Biện Hộ

Có một ngƣời, mà tôi sẽ gọi tên là Gary, đã tiếp cận đời sống rất giống với cách

của rất nhiều ngƣời trong Thân Thể Đấng Christ. Anh hiểu sứ mạng của mình, đã

duyệt qua các giá trị của mình và đã nhận ra khải tƣợng của Chúa dành cho đời

sống mình. Anh có những ân tứ và tài năng cực kỳ sáng tạo. Tuy nhiên, Gary là

một Cơ Đốc Nhân trì trệ. Anh đến dự những buổi nhóm của hội thánh vào ngày

cuối tuần, trung tín dâng tiền cho hội thánh mình và tham dự vào một nhóm nhỏ.

Thế nhƣng anh không hề dự phần vào các chức vụ của hội thánh hay vào một chức

vụ cá nhân nào.

Tôi hỏi Gary vì sao anh không góp phần vào công việc của Đấng Christ, với khả

năng ân tứ và muôn vàn cơ hội anh gặp đƣợc trong đời sống. Anh trả lời bây giờ

Page 114: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

chƣa phải lúc. Sau một hồi thảo luận gay gắt, chúng tôi chia tay, vẫn là bạn với

nhau, nhƣng mỗi ngƣời có một quan điểm khác nhau rõ ràng về nội dung của đời

sống Cơ Đốc.

Ít lâu sau, Gary đƣợc một giáo viên Trƣờng Chúa Nhật trong hội thánh mời phỏng

vấn về những kinh nghiệm làm việc của anh trong ngành kỹ nghệ ngoài đời, nơi có

rất ít Cơ Đốc Nhân làm việc ở đó. Sẽ không cần chuẩn bị gì cả. Không ai đòi hỏi

nơi anh những câu trả lời “đúng” nào cả.

Gary là một ứng viên hoàn hảo vì anh đã gặp biết bao căng thẳng xảy đến cho một

ngƣời “ở trong thế gian và không thuộc về thế gian,” là đề tài lớp học đang nghiên

cứu. Dầu Gary biết mọi ngƣời ở trong lớp, thân thiện với giáo viên, không cảm

thấy e sợ khi xuất hiện trƣớc đám đông và cũng không bận trách nhiệm nào trong

thời gian lớp họp lại, anh vẫn thoái thác lời mời.

Giáo viên mời Gary lần thứ nhì, mô tả rõ cách Gary sẽ giúp ích đƣợc cho nhóm.

Anh thoái thác lần nữa. Hai học viên trong lớp gọi điện thoại đến nài nỉ Gary giúp

họ trong khi lớp đang cố gắng cách khó khăn để hiểu đƣợc khái niệm Kinh Thánh

đang học. Một lần nữa, Gary khƣớc từ cơ hội.

Vì sao Gary không dành cho ngƣời khác cơ hội để học hỏi từ những kinh nghiệm

và những phản ảnh của anh? Anh giải thích với tôi: “Tôi không quan tâm chuyện

đó.” Đây là cách để anh nói rằng một cuộc phiêu lƣu nhƣ thế không nằm trong

ranh giới khải tƣợng của anh. Tôi cố gắng thuyết phục anh. Đấy chẳng phải là một

cơ hội phù hợp với sứ mạng và những giá trị của anh sao, và đƣơng nhiên là phù

hợp rất thoải mái với những kỹ năng của anh sao? Hay là phƣơng cách phát biểu

trƣớc lớp làm cho anh thấy không thoải mái? Không. Nó có đáng sợ không?

Không. Nó có nhất quán với sứ mạng và những giá trị của anh không? Có. Nó

không nhất quán với khải tƣợng của anh sao? Không, chỉ có điều là nó nằm ngoài

định nghĩa của anh về khải tƣợng.

Dầu Gary nhắc đến khải tƣợng của mình khi quyết định, về cơ bản, anh đang dùng

khải tƣợng của mình để làm cớ biện hộ. Không có gì là thiếu nhất quán trong việc

chia sẻ kinh nghiệm của mình với lớp học trong 30 phút.

Sở dĩ có quyết định của Gary nhƣ vậy vì những chiến lƣợc mà anh đƣa ra làm cớ

biện hộ đã không bao gồm phƣơng án cụ thể này. Dựa vào khải tƣợng của anh để

khƣớc từ một cơ hội nhƣ vậy chính là sự lƣời biếng thuộc linh. Ắt anh đã có thể

làm thỏa mãn một phần sứ mạng của mình (“phục vụ Chúa và dân sự Ngài cách

đích thực”) và vẫn cứ đi đúng theo các giá trị của anh (chẳng hạn nhƣ: cởi mở, xuất

sắc, siêng năng, thành thật). Tôi tin chọn lựa của Gary thật sự phá hoại năng lực để

anh sống hài hòa với sứ mạng và những giá trị của mình.

Một Quyết Định Của Tổng Giám Đốc Điều Hành

Một trong những công ty lớn nhất trong khu vực của tôi là một xƣởng phim.

Xƣởng phim này nổi tiếng vì đòi hỏi lòng trung thành và làm việc siêng năng

Page 115: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

không thể tƣởng tƣợng đƣợc từ những nhân công. Những ngƣời trong ban quản lý

biết tổng giám đốc điều hành là một con ngƣời làm nhiều hơn là nói và dành biết

bao giờ đồng hồ để xây dựng vƣơng quốc của xƣởng phim này. Một trong những

câu châm ngôn của nhóm lãnh đạo nòng cốt ấy là hiện diện tại buổi họp chiến lƣợc

vào sáng Chúa nhật hàng tuần là lệnh bắt buộc. Một ngƣời dự họp cho tôi biết theo

kinh nghiệm: “Nếu không đến dự sáng Chúa nhật đó, có lẽ sáng thứ hai cũng

không cần phải ra khỏi giƣờng.”

Sự Thăng Cấp Đem Lại Nhiều Bổng Lộc

Hãy xem tình trạng nan giải của Walt. Anh đƣợc đề nghị thăng chức tại xƣởng

phim, và điều đó sẽ gồm khoản tăng lƣơng hậu hĩnh và nhiều ích lợi vƣợt trội. Số

lƣơng phụ trội sẽ làm giảm bớt căng thẳng tài chánh trong gia đình, cặp nẹp răng

cho cô con gái, cơ hội để chuyển đến căn nhà lớn hơn trong một khu tốt hơn. Cơ

hội để đƣa các con đi học trƣờng tƣ và vợ có thể nghỉ việc và dành trọn thời gian

làm mẹ.

Ích lợi thuộc linh cũng bao gồm trong sự thăng tiến. Chẳng hạn Walt sẽ là Cơ Đốc

Nhân duy nhất trong nhóm điều hành cao cấp, nhƣ vậy sẽ có cơ hội tạo ảnh hƣởng

tích cực trên ban điều hành đầy quyền lực này.

Tuy nhiên, việc đi lên luôn luôn đi kèm theo một giá phải trả. Có lẽ giá phải trả ý

nghĩa nhất đối với Walt chính là buổi họp sáng Chúa Nhật và hàng đêm phải về trễ.

Các buổi nhóm tại nhà thờ sẽ không còn nữa. Anh không những phải ngƣng hƣớng

dẫn nhóm học Kinh Thánh vào mỗi tối thứ ba của mình, mà cũng còn không thể

đến học chung với nhóm nữa. Walt nhận thấy đây là sự chọn lựa giữa một bên là

nếp sống thoải mái hơn với bên kia là cam kết thuộc linh nhất quán.

Đối với Walt, sự chọn lựa này đầy thống khổ nhƣng dứt khoát. Sứ mạng của anh

không ngăn anh tính đến địa vị mới. Tuy nhiên, khải tƣợng và những giá trị của

anh - vốn liên quan đến việc trở thành ngƣời chủ gia đình luôn trƣởng thành tâm

linh, đặt Đức Chúa Trời trên hết mọi sự quí trọng cộng đồng và những mối quan hệ

hơn của cải vật chất và tiện nghi và đạt đƣợc sự quân bằng trong sự sống - hét lên:

“KHÔNG!”

Walt biết nếu anh khƣớc từ sự thăng cấp này, có lẽ anh sẽ không bao giờ có đƣợc

cơ hội tƣơng tự và địa vị hiện có của anh có lẽ cũng lâm nguy. Đức tin của anh nơi

sự chu cấp của Chúa và lòng cƣơng quyết đứng vững với sứ mạng, khải tƣợng và

những giá trị của mình đã đem đến cho anh can đảm để thoái thác lời đề nghị đầy

hấp dẫn ấy.

Nguyên Tắc Peter

Jack là giáo viên đƣợc mến mộ nhất trong chƣơng trình Trƣờng Chúa Nhật ngƣời

lớn tại hội thánh. Suốt nhiều năm, phòng học của anh chật cứng những ngƣời cùng

tuổi vốn rất tận tụy với sự dạy dỗ của anh. Lớp học cũng là niềm vui sƣớng nhất

trong tuần của Jack nữa. Đƣợc Chúa ban ơn làm giáo viên, anh sung sƣớng chuẩn

Page 116: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

bị các buổi học hằng tuần và thật sự sôi nổi khi hƣớng dẫn lớp học Kinh Thánh và

các phần áp dụng. Anh đã làm việc hợp sở trƣờng của mình.

Cơ hội đƣợc sử dụng các ân tứ và năng lực của anh trong buổi nhóm hàng tuần

hoàn toàn phù hợp với khải tƣợng chức vụ mà Chúa đã ban cho Jack. Một trong

những nguyên nhân Jack vẫn ở tại hội thánh này chính là hội thánh đã cung cấp

diễn đàn để sử dụng các ân tứ của anh

Vì Sao Không Quản Lý Trƣờng Chúa Nhật?

Sau đó các trƣởng lão trong hội thánh nhận thấy năng lực tỏa sáng của Jack trong

Trƣờng Chúa Nhật, nên đã đề nghị anh làm trƣởng ban toàn bộ chƣơng trình

Trƣờng Chúa Nhật. Anh sẽ có cơ hội xác định phƣơng hƣớng cho chƣơng trình,

tuyển thêm và huấn luyện các giáo viên khác. Anh cũng sẽ có cơ hội để đánh giá

tính đáng tin cậy của chƣơng trình, tham dự vào các quyết định quản lý và giải

quyết nhiều thách thức khác xuất phát từ mọi chƣơng trình Cơ Đốc Giáo dục tại

một hội thánh cỡ trung và đang phát triển.

Đối với các trƣởng lão, Jack dƣờng nhƣ là là sự lựa chọn lựa thực tiễn duy nhất.

Suy cho cùng, anh là giáo viên giỏi nhất của họ, một ngƣời ủng hộ mạnh mẽ

chƣơng trình dạy Kinh Thánh và là một thuộc viên đáng kính trọng trong hội

thánh. Đây sẽ là một bƣớc tiếp theo để tiến đến tƣơng lai chắc chắn làm trƣởng lão

trong hội thánh.

Khi tin đồn lan ra rằng Jack chắc đạt đến địa vị có uy tín này. Nhiều ngƣời chúc

mừng anh. Họ khích lệ anh nhận lấy công việc vì thấy rõ lòng yêu mến công tác

dạy đạo của anh, sự tận tâm với chƣơng trình dạy Trƣờng Chúa Nhật lớp Tráng

Niên và hội thánh đang cần một trƣởng ban Trƣờng Chúa Nhật đầy tài năng.

Jack Sử Dụng Đến Khải Tƣợng

Jack hầu nhƣ không hào hứng với khả năng này nhƣ những ngƣời cùng tuổi anh.

Anh cũng đủ hiểu biết để nhận thấy anh vô tình đang đƣợc đƣa lên để trở thành nạn

nhân kế tiếp của nguyên tắc Peter. Đây là một tiên đề đƣợc Lawrence Peter phổ

biến vào những năm 1970, đó là: một ngƣời sẽ tiếp tục đƣợc thăng tiến cho đến khi

ngƣời ấy đạt đến mức độ mà tại đó trở thành bất tài và do đó không còn xứng đáng

để đƣợc thăng tiến nữa. Lúc bấy giờ, hoặc họ đƣợc để lại để tạo ra sự lẫn lộn và

hỗn độn trong địa vị đó hoặc bị sa thải. Tuy nhiên, Jack không suy nghĩ đến lời đề

nghị này vì cớ Nguyên Tắc Peter. Anh đang suy đi tính lại địa vị này khi xét đến

những ân tứ, những năng lực và khải tƣợng của mình.

Ân tứ của Jack là làm giáo viên chứ không phải làm ngƣời quản lý. Trở thành

trƣởng ban chƣơng trình này sẽ đƣa anh ra khỏi lớp học, điều đó sẽ đòi hỏi anh tập

trung vào công tác quản lý hành chánh hơn là soạn bài và sẽ khiến anh dời sự chú ý

từ sự tăng trƣởng tâm linh cá nhân của học viên sang sức khỏe chung của toàn bộ

chƣơng trình Cơ Đốc Giáo Dục.

Những năng lực của Jack liên tiếp cho thấy anh không có tƣ chất để xử lý giấy tờ

Page 117: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

và ngồi qua các buổi họp (lại càng không có tƣ chất để tổ chức và chủ tọa các buổi

họp đó) anh rất ghét việc làm trung gian trong sự xung đột. Đụng đến chuyện tiền

bạc ngân quỹ thì anh đều giao cho vợ. Đƣơng nhiên, làm trƣởng lão trong hội

thánh là một vinh dự, nhƣng đó không phải là ham muốn của anh. Anh không sẵn

lòng hy sinh niềm vui lớn nhất trong đời để đổi lấy vinh dự này.

Luận điểm bênh vực Jack chính là khải tƣợng của anh: “Tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội

để đƣa các bạn Tráng Niên đến với chân lý của Chúa, giúp họ hiểu và áp dụng

những chân lý đó một cách sáng tạo vào mọi công việc trong đời sống họ và thể

hiện chân lý cùng các nguyên tắc của Chúa qua chính đời sống tôi.” Khi Jack suy

nghĩ chức trƣởng ban sẽ đẩy mạnh việc làm trọn khải tƣợng của anh nhƣ thế nào,

thì anh lại càng thấy rõ nó sẽ ngăn trở chứ không phát triển sự kêu gọi anh để trở

thành ngƣời truyền đạt chân lý, kiến thức, áp dụng và nêu gƣơng. Anh nhã nhặn

thoái thác.

Hội thánh của Jack đã nói rõ hội thánh cần anh đảm nhận nhiệm vụ ấy. Các trƣởng

lão tâm tình rằng đây là chặng chót để đánh giá anh cho cấp độ lãnh đạo hội thánh

cao hơn. Jack có ích kỷ khi khƣớc từ đề nghị này không? Có dại dột không? Có

thiển cận không khi giam mình trong lớp học trong khi anh có thể trở thành một

sức mạnh có ảnh hƣởng hơn trong tƣơng lai của hội chúng?

Ai sẽ là ngƣời đƣợc phục vụ?

Câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này đều là “Không.” Hẳn sẽ ích kỷ nếu Jack

nhận lấy địa vị mới vì cớ giá trị chủ yếu của sự chọn lựa đó là phục vụ cho ích lợi

của anh hơn là vì ích lợi cho những ngƣời mà anh sẽ phục vụ. Còn về chuyện dại

dột, lại càng phi lý hơn khi cố tình chấp nhận những thách thức mà anh không có ý

thƣởng thức hay muốn nắm vững chúng, mà chúng cũng chẳng kích thích chẳng

thúc giục đƣợc anh. Trở thành một trƣởng lão là một địa vị quan trọng đến nỗi

không thể chỉ đơn giản chấp nhận vì cớ có sẵn cho mình nhận.

Tôi tôn trọng những chính khách nổi bật nào khƣớc từ cơ hội ứng cử tổng thống vì

họ tin rằng tiến trình đó sẽ làm hại đến cuộc sống gia đình họ hoặc họ tin rằng họ

đƣợc quần chúng mến mộ nhƣng không có những kỹ năng và tài năng buộc phải có

để phục vụ thỏa đáng đất nƣớc.

Jack đã thể hiện cùng một loại khôn ngoan này, công nhận “cơ hội tuyệt vời” này

chỉ tuyệt vời cho những ngƣời có ân tứ lãnh đạo hoặc quản lý, có cả khả năng để

giải quyết xung đột và quản lý tổ chức và khải tƣợng của họ kết hợp cả những yếu

tố then chốt để chỉ huy một mục vụ cốt lõi của hội thánh.

Tự Nghi Ngờ Bản Thân Biến Thành Chiến Thắng

Hai câu chuyện vừa qua về những ngƣời bạn đã biến khải tƣợng và những giá trị

của họ trở thành kim chỉ nam để lập quyết định rồi xuất hiện thấy đèn đỏ nhấp

nháy. Tôi xin kể cho bạn nghe về một ngƣời bạn khác nữa, tên Terry, là ngƣời có

khuynh hƣớng khƣớc từ cơ hội, nhƣng đã đổi ý sau khi đã suy tính đến phƣơng án

Page 118: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

đó cùng với khải tƣợng, những giá trị, những ân tứ và năng lực của mình.

Terry là giám đốc điều hành cao cấp hơn 12 năm trong một hội truyền giảng Tin

Lành thế giới lớn. Khải tƣợng của anh là sử dụng ân tứ truyền giảng và lãnh đạo để

đẩy nhanh sự truyền bá Tin Lành đến các nƣớc khác trên thế giới. Khải tƣợng này

sẽ đƣợc thực hiện bằng cách phát triển những mối quan hệ giao tiếp có ý nghĩa

giữa tín hữu với những ngƣời chƣa tin Chúa, để giúp công bố Tin Lành và đào tạo

môn đồ tiếp theo đó.

Nhận Những Lời Đề Nghị Đầy Hấp Dẫn

Thông minh và là một ngƣời làm việc chăm chỉ, Terry đã làm đƣợc nhiều việc phi

thƣờng trong nhiệm kỳ của mình, nhƣng khi có sự thay đổi trong hiệp hội, anh bắt

đầu tính tìm việc ở nơi khác.

Trong vòng vài tháng, Terry nhận đƣợc nhiều lời mời từ các tổ chức khác nhau.

Những lời mời rất khác nhau. Làm chủ tịch một cơ quan giáo dục, giám đốc hội tƣ

vấn, mục sƣ phụ tá tại một hội thánh, tổng giám đốc điều hành tại một hội hiệp hội

truyền giảng cho sinh viên đại học và làm ngƣời phát triển chƣơng trình hội nghị

hải ngoại.

Mỗi đề nghị đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm của nó. Những ích lợi cho bản

thân rất khác nhau: uy tín, lƣơng bổng, cảm giác mãn nguyện, đƣợc đi lại, những

cơ hội làm diễn giả, v.v.... Nan đề đối với Terry không phải là thiếu cơ hội, nan đề

là quá nhiều những phƣơng án đầy hấp dẫn.

Dầu Terry toàn tâm theo đuổi rất nhiều khả năng, phƣơng án dƣờng nhƣ hấp dẫn

nhất là trở thành tổng giám đốc điều hành của hiệp hội truyền giảng đang cộng tác

với giới thanh niên từ các nƣớc khác.

Một Nhóm Đang Vất Vả Cần Giúp Đỡ

Tổ chức nhỏ này đang vất vả và đi xuống về số lƣợng và ảnh hƣởng, đang gặp khó

khăn về tài chánh, ban nhân viên lộn xộn. Tiền lƣơng kém hơn mức lƣơng có từ

các chức vụ khác, và với tƣ cách tổng giám đốc điều hành, Terry sẽ phải gấp rút đi

gây quỹ để bảo đảm mình còn đƣợc trả lƣơng. Hiệp hội này nằm trong một khu

vực của một quốc gia không hấp dẫn lắm đối với anh.

Khuynh hƣớng tự nhiên của Terry là tìm một điều gì đó ổn định hơn và chắc chắn

hơn, đặc biệt vì nhu cầu của gia đình đang gặp nguy. Thế nhƣng vị trí này cứ liên

tục đến trong tâm trí anh. Khi cầu nguyện và kiêng ăn về những phƣơng án chọn

lựa sẵn có, anh cũng suy xét đến cách Chúa đã chuẩn bị cho anh phục vụ. Anh

nhanh chóng nhận thấy nhịp tim của mình - tức là khải tƣợng của anh - không tập

trung vào việc đạt đƣợc một công việc thoải mái tiện nghi và chắc chắn, nhƣng

nhắm vào việc phát triển những cơ hội và những hệ thống truyền giảng đầy ý

nghĩa. Anh nhận thấy những ân tứ chủ yếu của mình sẽ bị phí phạm trong các tổ

chức giáo dục và những trung tâm tƣ vấn.

Những năng khiếu của Terry, đặc biệt về mối quan hệ và diễn thuyết trƣớc công

Page 119: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

chúng, phù hợp với tổ chức truyền giảng đang vất vả này hơn là những tổ chức có

uy tín ổn định đang tranh sự chú ý của anh. Có lẽ một phần thận trọng của anh

chính là do sợ những thất bại của bản thân trong những hoàn cảnh đáng sợ nhƣ thế.

Khải Tƣợng Đã Đáp Ứng Nhu Cầu

Cuối cùng, Terry chọn chấp nhận chức vụ tổng giám đốc điều hành này. Yếu tố

quyết định đối với anh chính là sự phù hợp giữa khải tƣợng của tổ chức với khải

tƣợng của chính anh, sự tƣơng đồng giữa những giá trị của tổ chức ấy với những

giá trị của anh đã sống, và nhu cầu của cơ quan cần một ngƣời có đúng những loại

ân tứ, năng lực và kinh nghiệm nhƣ anh đã có. Thế nhƣng, vẫn còn một quyết định

dựa trên đức tin, là đức tin biết tin Chúa đang dẫn dắt Terry vào địa vị đó để đến

thành công chứ không phải đến thất bại. Nếu Terry nhận lấy nhiệm vụ đó dựa trên

những cảm xúc và tình cảm của mình, ắt anh đã nhận chức vụ tại hội thánh. Nếu

chọn dựa trên sự ổn định và tài chánh hay uy tín nghề nghiệp, ngày nay anh đã ở

trong cộng đồng giáo dục rồi. Dầu vậy, đối với Terry, luận điểm quyết định chính

là khải tƣợng và các ân tứ.

Nếu bạn muốn trở thành một ngƣời có khải tƣợng chân chính, một ngƣời biết ơn

Chúa đã đầu tƣ lòng tin cậy và khải tƣợng của Ngài vào bạn, đừng đối đãi với khải

tƣợng dƣờng nhƣ thể đấy là một nguồn cung ứng tùy chọn mà bạn có thể sử dụng

hoặc phớt lờ tùy theo ƣớc muốn thay đổi thất thƣờng của bản thân mình. Hãy đối

đãi với khải tƣợng nhƣ là một ơn phƣớc phi thƣờng, sử dụng khải tƣợng nhƣ một

yếu tố trọng tâm để ra quyết định, để kiểm tra tấm lòng.

Đừng chỉ đơn giản sở hữu khải tƣợng của Đức Chúa Trời vì cớ muốn biết loại

tƣơng lai mà Chúa muốn bạn giúp tạo ra; hãy sống nhƣ cách một ngƣời có khải

tƣợng sẽ sống.

Nếp Sống Của Một Hội Thánh Có Khải Tƣợng

“NHỮNG AI NÓI NGƢỜI TA KHÔNG LÀM NỔI VIỆC ĐÓ THÌ MÌNH NÊN

TRÁNH KHỎI ĐƢỜNG CỦA NHỮNG NGƢỜI ĐANG LÀM”

Vô Danh

Tìm Một Hội Thánh

Một thập niên trƣớc, tôi sống tại một thành phố vùng Trung Tây thƣờng đƣợc xem

nhƣ kinh đô của công tác truyền giảng Tin Lành tại Mỹ. Vợ tôi, là Nancy, và tôi

dời đến đó từ Los Angeles, là nơi chúng tôi đã dự phần gần gũi với một hội thánh

tốt. Dầu đã biết trƣớc về những mùa đông thời tiết xấu mà chúng tôi sẽ gặp tại

Trung Tây, chúng tôi vẫn rất hào hứng vì đƣợc kêu gọi vào một chức vụ đặc biệt.

Chúng tôi cũng đang mong tƣơng tác với các hội thánh trong “kinh đô truyền

giảng” này. Là những Cơ Đốc Nhân tƣơng đối mới, chúng tôi nghĩ đây là một

Page 120: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

bƣớc vĩ đại để tiến đến kinh nghiệm điều tốt nhất mà hội thánh đem đến cho chúng

tôi.

Sau chuyến di chuyển vĩ đại và gặp những đợt tuyết rơi khủng khiếp trong mùa

đông, tôi và vợ gặp lần chán ngán thất vọng lớn nhất trong đời. Trong năm đầu

tiên, chúng tôi dành mỗi Chúa nhật và rất nhiều buổi tối thứ tƣ đến nhóm tại nhiều

hội thánh, cố tìm hội thánh nào đáp ứng đƣợc cho chúng tôi nhu cầu về đời sống

thuộc linh tích cực và đầy sức sống.

Một Kinh Nghiệm Biến Đổi Đời Sống

Thay vào đó, Nancy và tôi đã gặp nhiều Thân Thể Chúa mệt mỏi, làm theo thông

lệ và nhàm chán nhƣng họ đã có danh tiếng tốt. Chúng tôi cố gắng hết sức để cởi

mở và linh động trong những kỳ vọng và nhu cầu của mình. Chúng tôi không thể

không kết luận rằng những hội thánh này đơn giản là thiếu nhiệt tâm, niềm đam mê

và sức lực mà chúng tôi đã tiên liệu trƣớc cách đầy hào hứng. Chúng tôi đã sẵn

sàng bỏ cuộc, bỏ công ăn việc làm và trở về California, nơi đó chúng tôi biết mình

một lần nữa đƣợc hƣởng sức sống thuộc linh bên trong gia đình hội thánh.

Thấy đƣợc tình trạng suy tƣ của tôi và khẳng định đƣợc điều đó là do thất vọng ghê

gớm về khung cảnh của hội thánh địa phƣơng, một trong những phụ tá của tôi gợi

ý hãy điều tra thêm một hội thánh nữa xem, hội thánh này là mới với tôi và nằm rất

xa nhà. Lời lẽ của đồng nghiệp tôi cũng không thuyết phục lắm. Cô nói rằng cô

không đến nhóm tại hội thánh đó hơn một năm nay, và đó không phải là một hội

thánh “theo trào lƣu chính.” Dầu vậy, trong tình trạng tuyệt vọng, khả năng nào

cũng đƣợc. Vì vậy tôi đồng ý đến xem thử.

Chúa nhật tiếp theo hóa ra là bƣớc ngoặc trong đời sống tôi. Hội thánh do cô gợi ý

chính là Willow Creek Community Church do Bill Hybel làm mục sƣ chủ tọa. Lúc

này là đầu thập niên năm 1980, trƣớc khi Willow Creek trở thành một hội chúng có

15 ngàn tín hữu và một hiện tƣợng hội thánh quốc gia. Willow Creek khác với mọi

hội thánh mà tôi và vợ đã gặp, và đây chính xác là điều chúng tôi tìm vì là một hội

thánh có khải tƣợng rõ ràng - một khải tƣợng khơi dậy niềm đam mê của nhân viên

tín hữu.

Một Số Hội Thánh Thiếu Khải Tƣợng

Nhìn lại quá khứ, tôi nhận thấy nan đề với 13 hội thánh chúng tôi đã đến thăm

không phải là vì họ tà giáo hay là lỗi thời. Nan đề chính là vì họ không có khải

tƣợng để thúc đẩy chức vụ. Bất kỳ thứ nào cũng có thể chấp nhận đƣợc, sự thay đổi

là không cần thiết, ảnh hƣởng của chức vụ là mối quan tâm phụ và chỉ có rất ít tiêu

chuẩn để đánh giá chức vụ.

Ý niệm lƣợng giá chức vụ nằm bên ngoài ranh giới suy nghĩ của những hội thánh

này. Họ đầy dẫy những ngƣời tốt, những anh chị em trong Đấng Christ rất yêu mến

Ngài, nhƣng họ đã vô tình (và vô ý) chuyển thành các câu lạc bộ tôn giáo. Họ đã

phải làm hết mọi chuyện mỗi tuần và có những ý định tốt nhất, nhƣng họ đã trở

Page 121: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

thành hội thánh hâm hẩm và không kết quả tại Laođixê của thời nay, nhƣ đƣợc mô

tả rất rõ ở Khải huyền 3.

Điều khiến Nancy và tôi hăm hở lái xe rất xa để đến Willow Creek mỗi tuần hai ba

lần và trở nên tích cực tham dự vào cộng đồng và những nỗ lực thi thành chức vụ

của cộng đồng này chính là tiêu điểm và nỗi đam mê thể hiện rất rõ tại hội thánh

đó.

Chúng Tôi Đã Trở Thành “Những Môn Đồ Ceeker” Bảo Thủ

Đƣơng nhiên, tầm cỡ của Willow Creek và phong cách của hội này sẽ không phải

là hấp dẫn đối với mọi ngƣời. Khải tƣợng của hội thánh này cũng vậy. Hội thánh

có công tác giảng đạo tuyệt vời, nhƣng chúng tôi cũng đã nghe những sự dạy dỗ rất

tốt ở nơi khác nữa. Không, phẩm chất thu hút chính là nhịp đập trái tim của hội

thánh này. Đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp một hội thánh tiến lên phía trƣớc, rất

rõ ràng và tận tâm với khải tƣợng độc đáo mà Chúa đã ban cho hội đó. Chúng tôi

đã trở thành “những môn đồ Creeker” bảo thủ trong nhiệm kỳ của mình tại Trung

Tây. Vì chúng tôi đƣợc thu hút bởi sự kiện đây là một hội thánh đầy dẫy nhƣng con

ngƣời đang sống đúng nhƣ những Cơ Đốc Nhân phải sống. Đối với nhóm thánh đồ

này khải tƣợng không phải là một khái niệm siêu trần, nhƣng là một phong cách

sống. Không phải chỉ một lần, Nancy và tôi nhận định rằng chúng tôi cảm thấy nhƣ

mình rơi vào Giêrusalem vào năm 33 S.C. và đang kinh nghiệm hội thánh của

Công vụ 2. Từng trải gặp gỡ với đức tin đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng này đã vĩnh

viễn thay đổi đời sống và chức vụ của tôi.

Hội Thánh Có Khải Tƣợng

Nếu hội thánh địa phƣơng muốn trở thành một đơn vị chức vụ có khải tƣợng, hội

thánh đó phải có đồng những đặc điểm nhƣ ta thấy nơi một cá nhân có khải tƣợng,

là những đặc điểm đƣợc thảo luận trong chƣơng trƣớc.

Các sinh hoạt của hội thánh có khải tƣợng khác rõ ràng với sinh hoạt của những

hội thánh tìm cách phục vụ Chúa mà không có khải tƣợng thật. Những sự chọn lựa

này gồm có (1) việc phải làm trong chức vụ, (2) cách phân phối những nguồn tài

nguyên (3) các thể loại mối quan hệ cần nuôi dƣỡng (4) tần số thƣờng xuyên và

những phƣơng pháp dùng để đánh giá những nỗ lực của hội thánh và (5) phƣơng

cách hội thánh kết hợp đời sống thuộc linh của mình với những sinh hoạt đó.

Khải Tƣợng Nâng Cao Tính Hiệu Quả

Những hội thánh nào có khải tƣợng đƣợc sở hữu rộng rãi và đƣợc phát biểu rõ ràng

đến từ Chúa thì thƣờng có hiệu quả hơn trong những hoạt động của họ nhờ có tiêu

điểm tập trung. Họ đƣa ra những quyết định đôi khi không đƣợc mến mộ lắm,

nhƣng họ chấp nhận những quyết định đó mà không gặp phải sự thù oán nhƣ

thƣờng lệ của hội chúng miễn là quyết định ấy nhất quán với khải tƣợng.

Page 122: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

NHỮNG HỘI THÁNH CÓ KHẢI TƢỢNG SẼ GỒM CÓ NHỮNG NGƢỜI

ĐƢỢC HƢỚNG DẪN BỞI KHẢI TƢỢNG. NHỮNG HỘI THÁNH NÀY CÓ

NHỮNG LÃNH ĐẠO CÓ KHẢI TƢỢNG BIẾT PHÁT BIỂU, BIẾT GIEO VÀ

ỦNG HỘ KHẢI TƢỢNG VÌ CỚ HỘI THÁNH MÌNH.

Những hội thánh này hƣớng đến tƣơng lai với tất cả nhiệt tình và vững tin, vì họ

tin họ theo cuộc đua cho đến cùng. Các hội thánh có khải tƣợng là những hội thánh

có hy vọng. Không những hy vọng vốn ở bên trong chúng ta bởi sự cứu rỗi của

chúng ta, mà còn hy vọng hội chúng sẽ đƣợc Chúa dùng theo nhiều cách phi

thƣờng để ảnh hƣởng đến đời sống của càng nhiều ngƣời hơn nữa, bằng càng nhiều

phƣơng cách hơn nữa, còn hơn cả suy tƣởng hay sức thực hiện đƣợc của hội thánh

nếu không có khải tƣợng của Ngài dành cho hội thánh.

Những Ngƣời Đƣợc Hƣớng Dẫn Bởi Khải Tƣợng

Những hội thánh có khải tƣợng thì gồm những ngƣời đƣợc hƣớng dẫn bởi khải

tƣợng. Những hội thánh này có những lãnh đạo có khải tƣợng biết phát biểu rõ,

hƣớng về và bênh vực khải tƣợng cho hội thánh mình. Đây là những hội thánh mà

tín hữu chuyện trò về tình trạng và tiến triển của cuộc tìm kiếm khải tƣợng của họ

và rồi không phải chỉ nhận lấy những ánh mắt vô hồn từ những ngƣời đang trò

chuyện với mình.

Đây là những hội thánh mà trong đó mạng lƣới quan hệ không chỉ có nghĩa là phân

phát những danh thiếp kinh doanh cho những mối quan hệ làm ăn trong tƣơng lai.

Mạng lƣới của hội thánh đòi hỏi phát triển một mạng lƣới liên kết quan hệ, trong

đó các ân tứ và những kinh nghiệm của nhau đƣợc xem nhƣ những phƣơng tiện sẵn

có và phƣơng tiện trong tiềm năng để đẩy mạnh khải tƣợng của mình.

Đây là những hội thánh mà tín hữu vẫn còn có những bí mật của họ - suy cho cùng,

họ vẫn là những con ngƣời tội lỗi và có thể sai lầm - nhƣng họ ngày càng tham gia

nhiều hơn vào việc tra xét và chịu trách nhiệm khai trình với nhau. Đây là những

hội thánh gồm tín hữu có lòng học hỏi từ Kinh Thánh, từ những lãnh đạo của mình,

từ nhau và trực tiếp từ Chúa.

Đức Chúa Trời Đƣợc Tôn Vinh

Khi một hội thánh có khải tƣợng đạt đến một mốc quan trọng hay đạt đƣợc một

chiến thắng nhỏ trên con đƣờng hoàn thành khải tƣợng, sự công nhận và tri ân

đƣợc dâng lên cho Chúa vì sự giàu ơn của Ngài. Vâng, những ngƣời có dự phần

cũng đƣợc công nhận và tri ân về vai trò của họ, nhƣng những hội thánh này xem

khải tƣợng nhƣ là sự cộng tác tối cao: hội thánh họ cộng tác với những hội thánh

khác, tín hữu của họ cộng tác với các tín hữu khác và mỗi ngƣời với Chúa. Sự thờ

phƣợng, cầu nguyện, các chƣơng trình đều đƣợc triển khai nhất quán với khải

tƣợng và để tôn vinh Đức Chúa Trời.

Rất dễ xác minh một hội thánh có đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng hay không. Hãy

Page 123: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

khảo sát xem hội thánh ấy xử lý thế nào với những thay đổi quan trọng bên trong

bối cảnh chức vụ của mình. Hội thánh đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng tạo ra thay

đổi. Do vậy, hội thánh ấy đƣợc chuẩn bị kỹ càng để xử lý những hậu quả của sự

biến đổi trong bối cảnh đó. Hội thánh không có khải tƣợng phản ứng với sự thay

đổi. Kết quả là hội thánh ấy thƣờng trở thành nạn nhân của những thực tại không

lƣờng trƣớc đƣợc vì hội thánh ấy chuẩn bị chƣa tốt.

Lời mô tả về hội thánh có khải tƣợng nhƣ thế này. Có vẽ lên một bức tranh quá

hạnh phúc và yên bình không? Nếu có, có thể điều này nói lên bạn hoặc hội thánh

bạn vẫn chƣa trƣởng thành trong tiến trình phát triển hội thánh.

Thách thức đối với việc phác họa tính cách đầy hấp dẫn thế này về các hội thánh

có khải tƣợng là một thách thức có hiệu lực, không phải vì bức chân dung này

không thật hay sai lầm, nhƣng vì bạn chƣa hề gặp một hội thánh mà trong đó khải

tƣợng của Chúa là trung tâm của chức vụ hay những Cơ Đốc Nhân có khải tƣợng

ngồi đầy hàng ghế của hội thánh ấy.

Dựa trên cuộc nghiên cứu trên toàn quốc của chúng tôi giữa vòng các hội thánh

Tin Lành, tôi ƣớc tính chƣa đầy 4% có tuyên ngôn đƣợc phát biểu rõ ràng để cho

hội chúng đƣợc nghe, hiểu, chấp nhận và làm theo. Cuộc nghiên cứu toàn quốc của

chúng tôi giữa những ngƣời trung niên gợi ý rằng có lẽ chỉ 3% tổng số tín hữu thật

sự xác định đƣợc khải tƣợng của Chúa dành cho đời sống họ. Đây là những con số

nhỏ kinh khủng!

Theo lẽ tự nhiên, khi tìm đƣợc một hội thánh có khải tƣợng, cơ hội có những tín

hữu có khải tƣợng ngồi trong các hàng ghế nhà thờ sẽ cao hơn nhiều nếu nhƣ họ

đƣợc tiếp xúc với việc xem xét khải tƣợng và đƣợc huấn luyện để xem xét khải

tƣợng.

Những Phản Ứng Phổ Biến Với Khải Tƣợng

Có lẽ sẽ bổ ích khi mô tả bốn đáp ứng chính yếu của tín hữu trong hội thánh với

khải tƣợng: (1) phủ nhận, (2) cùng sống chung, (3) chấp nhận và (4) sở hữu. Hãy

nghĩ đến hội thánh bạn, tình trạng khải tƣợng hiện tại của hội thánh và hội thánh

dƣờng nhƣ tiến đến đâu về khải tƣợng của Chúa dành cho chức vụ. Hội thánh của

bạn ở đâu trên chuỗi liên tục này.

Một Số Hội Thánh Đang Ở Chỗ Phủ Nhận

Hoàn cảnh tệ hại nhất chính là hội thánh ở chỗ phủ nhận . Tín hữu trong hội chúng

này đang tích cực chống lại khải tƣợng, kiên quyết khƣớc từ. Đôi khi họ còn thù

địch công khai với khải tƣợng. Đáp ứng này phổ thông nhất đối với hội chúng nào

tập trung vào bề trong và bị chi phối bởi những ngƣời từ 60 tuổi trở lên. Đáp ứng

này cũng phổ thông giữa những hội chúng nào giữ nguyên số lƣợng hoặc đang

giảm số lƣợng trong một vài năm, những hội chúng thuộc các giáo phái đang giảm

sút và những hội chúng có vị mục sƣ chƣa chinh phục đủ lòng tin của tín hữu để

Page 124: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

đảm nhiệm vai trò của một lãnh đạo có khải tƣợng.

Khải tƣợng không tìm đƣợc chỗ chen chân trong những hội thánh này. Vì mục đích

tối hậu của những hội chúng này không liên quan nhiều đến chức vụ, họ chỉ tập

trung vào việc bảo tồn và sống còn.

Một Số Hội Thánh Đang Sẵn Lòng Cùng Sống Chung

Bƣớc kế tiếp trên chuỗi liên tục này là những hội chúng sẵn lòng cùng

Những Phản Ứng Với Khải Tƣợng

Phủ nhận cùng sống chung chấp nhận Sở hữu

KHÔNG LÀNH MẠNH LÀNH MẠNH

sống chung với khải tƣợng, mặc dầu cách càng xa càng tốt. Họ sẽ không hề chống

lại mà cũng chẳng hậu thuẫn khải tƣợng. Những hy vọng cơ bản của họ ấy là khải

tƣợng sẽ biến đi. Một số tín hữu hy vọng tiến trình phát triển khải tƣợng chỉ là tiến

trình mới nhất trong loạt những kỹ thuật phổ biến có lẽ nhƣ các mục sƣ đang thăm

dò.

Nói chung, tín hữu trong những hội thánh này lãnh đạm đối với khải tƣợng và

không phí sức lực quan tâm đến hay tiến đến khải tƣợng. Trong suy nghĩ của họ,

mọi sự vẫn tốt đẹp trƣớc khi có tiến trình khải tƣợng, và mọi sự cũng sẽ tốt đẹp sau

khi khải tƣợng biến mất. Nếu nhƣ có thể chiều đƣợc ý vị mục sƣ cho đến khi kỹ

thuật lãnh đạo hấp dẫn kế tiếp xuất hiện, thì họ quyết định sẽ không phải suy nghĩ

gì đến “ba cái chuyện khải tƣợng đó.”

Tình trạng đồng tồn tại thƣờng thấy trong những hội thánh cỡ trung và có quá

nhiều chƣơng trình, trong hội thánh gồm những ngƣời đang vất vả với sự cam kết

vì những hoàn cảnh cá nhân của họ (chẳng hạn nhƣ tỉ lệ cao của những ngƣời độc

thân trên 40 tuổi và những ngƣời lớn ly dị; những cộng đồng có tỉ lệ vãng lai cao).

Một Số Hội Thánh Chấp Nhận Khải Tƣợng

Một số hội thánh tiến bộ tốt hơn đạt đƣợc sự chấp nhận chung về khải tƣợng.

Những hội chúng này nói chung công nhận giá trị của khải tƣợng. Họ tán đồng

khải tƣợng mà các lãnh đạo hội thánh đã nêu chi tiết cho họ, và để cho nhiều thủ

tục đƣợc tiến hành để có thể thực hiện khải tƣợng. Về cơ bản, họ hậu thuẫn khải

tƣợng, ngƣời có khải tƣợng, và những nếp thực hành liên quan đến khải tƣợng. Tuy

nhiên, họ vẫn chƣa đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng ấy.

Thƣờng thì nan đề chính là: những hội thánh này chƣa hề chứng kiến sự tận hiến

mạnh mẽ đối với lý tƣởng biến đổi đời sống đã đƣợc nêu gƣơng cho họ bên trong

khung cảnh chức vụ. Loại phản ứng này phổ thông trong những hội thánh đƣợc

thay đổi hoàn toàn, trong những hiệp hội phục vụ cho nhóm hầu hết là ngƣời quậy

phá ngang, trong những hội thánh mà phần lớn là những thân hữu tìm hiểu, và

trong những hội thánh hợp bởi giai cấp công nhân, thƣờng cho thấy vị mục sƣ hoặc

Page 125: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

là một vị lãnh đạo yếu, một ngƣời giảng thiếu hiệu quả hoặc là một ngƣời lãnh đạo

chỉ bằng cách ra lệnh thay vì nêu gƣơng.

Một Số Hội Thánh Sở Hữu Khải Tƣợng

Đỉnh trên cùng của chuỗi khải tƣợng này là những Hội Thánh tuyên bố quyền sở

hữu trọn vẹn về khải tƣợng. Họ là những ngƣời ủng hộ nhiệt tình các mục tiêu

đƣợc nêu ra bởi khải tƣợng. Cuộc nghiên cứu của tôi cho thấy đây là những hội

thánh đáng để theo dõi. Họ đang tái tạo trạng thái chức vụ tại Mỹ.

Hội thánh của bạn đang ở đâu trên chuỗi liên tục đơn giản này? Và bạn đang đóng

vai trò nào để bảo đảm khải tƣợng của Chúa là trọng tâm của cỗ máy lập quyết

định trong chức vụ? Những câu trả lời này hết sức quan trọng trong đời sống và

lịch sử của Hội Thánh tại Hoa Kỳ.

HÃY XEM CÁC LÃNH ĐẠO CHÚA ĐÃ CHỌN CHO DÂN SỰ NGÀI TRONG

SUỐT KINH THÁNH. NHÌN CHUNG, HỌ KHÔNG PHẢI LÀ NGƢỜI GIỎI

NHẤT HAY LÀ NGƢỜI THÔNG MINH NHẤT, NHƢNG HỌ ĐỦ TƢ CÁCH

VÌ ĐƢỢC LÀM QUEN DẦN VỚI CHÚA.

Khải Tƣợng Của Mục Sƣ

Phần lớn chất men của khải tƣợng tập trung quanh vị mục sƣ quản nhiệm. Nhân

vật đó thƣờng là vị lãnh đạo cao nhất trong hội thánh - không phải luôn luôn là

ngƣời giảng đạo chính - nhƣng điển hình là một lãnh đạo nổi bật. Tôi muốn chia sẻ

ba điều đã thu thập đƣợc khi làm việc với những mục sƣ vốn là những lãnh đạo có

khải tƣợng tại hội thánh.

Thỉnh thoảng tôi gặp các nhân viên, các tín hữu hoặc các mục sƣ quản nhiệm đang

cảm thấy không yên trƣớc ý niệm cho rằng khải tƣợng cho hội thánh đƣợc ban cho

mục sƣ quản nhiệm. Họ cho rằng Đức Chúa Trời có thể hành động qua bất kỳ ai,

bất kể đến trình độ học vấn, bằng cấp, kinh nghiệm, tƣớc hiệu hay sự trƣởng thành

thuộc linh của ngƣời đó.

Đức Chúa Trời Tìm Kiếm Những Lãnh Đạo

Tuy nhiên, thực tế về sự lãnh đạo hội thánh ấy là: Đức Chúa Trời không trao phó

dân sự Ngài cho những ngƣời không có tài lãnh đạo ngƣời khác. Tìm cách lãnh đạo

mà không có khải tƣợng thì giống nhƣ đƣa ngƣời ta đi bộ vƣợt qua rừng rậm lúc

giữa đêm mà không có đèn pin, bản đồ, ngƣời hƣớng dẫn hay bất kỳ phƣơng tiện

định hƣớng cần thiết nào.

Hãy xem những lãnh đạo Đức Chúa Trời đã chọn cho dân sự Ngài trong suốt Kinh

Thánh. Nhìn chung, họ không phải là ngƣời giỏi nhất hay thông minh nhất nhƣng

họ đủ tƣ cách vì họ đã đƣợc làm quen với Chúa. Bao giờ cũng vậy, mỗi lãnh đạo

đều có quanh mình những con ngƣời đủ tƣ cách và kính sợ Chúa - và có mối quan

Page 126: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

hệ nghề nghiệp thân thiết với họ. Sự kiện họ là những lãnh đạo đã không hạ thấp

tầm quan trọng của các đồng nghiệp với họ, cũng không làm giảm tầm quan trọng

hay vai trò của các ân tứ và các năng lực do những ngƣời trợ giúp nâng đỡ họ góp

phần.

Lãnh đạo có nghĩa là ai đó phải chịu trách nhiệm, ai đó phải ra quyết định tối hậu,

một ngƣời phải ở phía trƣớc, cung cấp sự dẫn dắt cho đội. Sự lãnh đạo bởi một ủy

ban là một từ ngữ mâu thuẫn. Trong những đội ngũ lãnh đạo tốt nhất, một ngƣời

lãnh đạo sẽ nổi lên giữa vòng các lãnh đạo kia. Ngƣời lãnh đạo cao cấp hơn là

ngƣời biết nhóm này đang đi đến đâu, tập thể này hy vọng tạo ra điều gì và họ sẽ

hoàn tất mục tiêu ấy bằng cách nào. Nhân vật đó chính là ngƣời có khải tƣợng

chính yếu của bạn.

Trong hội thánh, mục sƣ quản nhiệm là ngƣời - với tƣ cách ngƣời chăn bầy - đƣợc

kêu gọi sống gắn bó không thể tách rời Chúa đến nỗi sau khi đã cầu nguyện,

nghiên cứu và rèn luyện, ông có thể nhận biết khải tƣợng Chúa dành những ngƣời

ông đang chịu trách nhiệm lãnh đạo.

Đức Chúa Trời đã ban khải tƣợng cho Môise, chứ không ban cho Arôn; cho Đavít

chứ không ban cho Giônathan, cho Phaolô chứ không ban cho Banaba; cho

Ápraham chứ không cho Sara hoặc Lót. Một trong những đặc ân quan trọng nhất

của ngƣời lãnh đạo một nhóm tín hữu ấy là xác định khải tƣợng độc đáo mà Chúa

đã phát triển cho nhóm đó và truyền khải tƣợng đó cho nhóm để phát triển và trao

quyền cho nhóm.

Ngƣời Lãnh Đạo Sẽ Dẫn Đƣờng

Ngoài vị mục sƣ lãnh đạo, một ngƣời nào đó trong hội thánh có thể nhận lãnh khải

tƣợng trƣớc đƣợc không? Dứt khoát rồi, nhƣng lúc bấy giờ, trên thực tế, vị mục sƣ

quản nhiệm không thực sự là ngƣời lãnh đạo hội thánh, nhƣng chỉ là nhân vật bung

xung giữ chức vụ lãnh đạo nhƣng không giữ trọng trách lãnh đạo.

Nếu hội thánh tuyệt đối biết chắc nhân vật đang phục vụ với tƣ cách một mục sƣ

quản nhiệm chính là ngƣời Chúa đã lập để lãnh đạo hội thánh - chứ không phải chỉ

để làm ngƣời giảng đạo hay phát ngôn viên cho hội thánh - hội thánh nên mong đợi

ngƣời đó cũng là ngƣời có khải tƣợng nữa. Điều này không có nghĩa những ngƣời

khác trong ban điều hành và trong Hội Thánh không hề giữ vai trò nhận diện, phát

biểu và thực hiện khải tƣợng, hết thảy họ đều có những vai trò đầy ý nghĩa. Tuy

nhiên, điều này thực sự muốn nói lên rằng họ sẽ phải trợ giúp tiến trình nhận diện

khải tƣợng hơn là hành động với tƣ cách những ngƣời nhận diện chính yếu.

Tôi còn nhận thấy một điều thứ nhì nữa: khi một mục sƣ rời khỏi hội thánh, khải

tƣợng giẫm chân tại chỗ. Vì sao vậy? Vì nếu thật sự khải tƣợng đến từ Chúa, thì

khải tƣợng ấy dành cho hội thánh, chứ không phải dành cho vị mục sƣ. Thật ra, hết

thảy chúng ta - cả mục sƣ lẫn tín hữu - đều phải có khải tƣợng của Đức Chúa Trời

cho đời sống và chức vụ của cá nhân mình. Khi mục sƣ quản nhiệm ra đi, ngƣời đó

Page 127: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

ra đi cùng với khải tƣợng cá nhân của họ; nhƣng khải tƣợng tập thể vẫn là tài sản

độc quyền của hội thánh.

Khi Mục Sƣ Ra Đi

Mất mát mục sƣ quản nhiệm sẽ để lại một số hậu quả của chức vụ. Chẳng hạn, nếu

khải tƣợng còn lại sau khi mục sƣ quản nhiệm ra đi, khải tƣợng đó phải trở thành

trọng tâm cho tiến trình tìm mục sƣ. Hội thánh không cần phải băn khoăn lo nghĩ

xem mình đang cần tìm loại mục sƣ nào. Chính khải tƣợng sẽ xác định việc đó.

Nói tóm lại, hội thánh tìm một ngƣời không những nhắc cho tín hữu trong hội

chúng nhớ đến khải tƣợng, nhƣng còn là một ngƣời có khải tƣợng chức vụ phù hợp

với khải tƣợng của hội thánh.

Nếu ứng viên cho chức vụ này cảm thấy đƣợc thôi thúc đƣa hội thánh theo hƣớng

khác thì có rất nhiều cơ hội cho thấy ngƣời ấy không phải là nhân vật thích hợp

cho công việc này. Tƣơng tự, nếu ứng viên đánh giá khải tƣợng và thấy khải tƣợng

ấy không phù hợp, thì ngƣời đó nên rút lui.

Giả sử xảy ra trƣờng hợp thay đổi mục sƣ. Vị mục sƣ sắp đến đem một khải tƣợng

mới đến cho hội thánh không? Trong đại đa số trƣờng hợp, dứt khoát là không.

Mục sƣ không phải là hội thánh. Mục sƣ là ngƣời lãnh đạo hội thánh, chịu trách

nhiệm với khải tƣợng Đức Chúa Trời dành cho phần Thân Thể đó của Đấng Christ.

Vị mục sƣ sắp đến chịu trách nhiệm củng cố phần cốt lõi của khải tƣợng, cập nhật

trau giồi những yếu tố ngoại biên của khải tƣợng và duyệt xét lại tiêu điểm chiến

lƣợc và chiến thuật của hội thánh. (Trong chƣơng kế tiếp, tôi sẽ xác định những

trƣờng hợp rất hiếm ấy khi cần thay đổi khải tƣợng. Đây là những trƣờng hợp

ngoại lệ.)

Thận Trọng Về Khải Tƣợng Thay Thế

Lƣu ý một trong những hệ quả về vị mục sƣ sắp đến mà ông sẽ định hƣớng lại khải

tƣợng của hội thánh. Đột nhiên, hội thánh hoàn toàn lệ thuộc vào vị mục sƣ này.

Hội thánh ấy sẽ không bao giờ trƣởng thành đầy đủ trong tƣ cách Một Thân Thể

các tín hữu dự phần vào chức vụ, vì vị mục sƣ là trọng tâm ân tứ quan trọng nhất

của chức vụ. Vị mục sƣ đó đã đem khải tƣợng của mình thay thế cho khải tƣợng

của Đức Chúa Trời.

Hoa Kỳ ngổn ngang những hội thánh đƣợc thúc đẩy bởi cá tánh, trong đó tiêu điểm

của chức vụ chính là hoàn thành các mục tiêu do mục sƣ quản nhiệm đƣa ra thay vì

hoàn tất khải tƣợng của Đức Chúa Trời dành cho hội chúng. Thông thƣờng, khải

tƣợng do vị mục sƣ khởi xƣớng dẫn đến một chức vụ hết sức lớn lao và đem lại ích

lợi nhƣng đó không phải là đƣờng lối Chúa đã chọn cho hội chúng. Đến một lúc

nào đó, hội thánh ấy và những ngƣời mà hội thánh ấy lẽ ra đã có thể chăm sóc

đƣợc bấy giờ sẽ chịu khổ.

Một ý quan trọng cuối cùng. Một vị mục sƣ có khải tƣợng ở yên tại chỗ khi đã yên

vị với chức vụ mà trong đó những ân tứ của ông đƣợc sử dụng đến mức trọn vẹn

Page 128: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

nhất, khải tƣợng ăn khớp với khải tƣợng của hội thánh và Thân Thể đƣợc hiệp một

để theo đuổi khải tƣợng. Có lẽ từng trải hấp dẫn nhất mà một lãnh đạo có khải

tƣợng có đƣợc ấy là hƣớng dẫn một nhóm ngƣời sở hữu khải tƣợng ấy và nêu

gƣơng tận tâm kết ƣớc trọn vẹn với khải tƣợng đó. Vì khó cho hội thánh trở nên

đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng, nên một khi mục sƣ quản nhiệm tìm đƣợc chỗ thích

hợp của mình rồi, ngƣời ấy không thể thích ra đi đến một công tác chức vụ khác.

Lui Về Khải Tƣợng

Một nguy hiểm cần tránh ấy là nguy cơ lui khải tƣợng. Một số các hội thánh có

những lãnh đạo yếu, họ quan tâm đến việc đạt đƣợc khải tƣợng đƣợc rút ra từ sự

thống nhất ý kiến giữa vòng tín hữu hơn là thông qua sự vâng lời Chúa.

Buồn thay, khải tƣợng đƣợc xem nhƣ một điều nào đó mà hầu nhƣ có thể bỏ phiếu

để biểu quyết trong các hội thánh ấy. Đây là cách hiểu đƣợc chấp nhận rộng rãi

nhất về tƣơng lai căn cứ trên những hiểu biết của con ngƣời. Hội thánh này không

tìm ý muốn của Chúa dành cho tƣơng lai, thay vào đó lại thâu thập những quan

điểm của chính hội thánh mình rồi phát biểu chúng thành trọn một gói dễ chịu và

có thể thỏa thuận đƣợc.

Vì sao lại đi theo lộ trình này? Thƣờng là vị mục sƣ không phải là ngƣời có khải

tƣợng trung bình, nên do đó hết sức muốn có đƣợc ý niệm về cách làm sao hội

thánh tác động đƣợc đến cộng đồng. Giải pháp hợp lý duy nhất cho ngƣời có khải

tƣợng nhỏ trong vai một ngƣời có khải tƣợng trung bình ấy là dựa vào ngƣời khác

để tìm sự hậu thuẫn về mặt lý trí, quyền lực và ảnh hƣởng. Bấy giờ, việc để cho

quần chúng tín hữu nói ra tƣơng lai ấy đã đƣợc biện minh nhƣ là cách Đức Chúa

Trời sử dụng ân tứ của mỗi một ngƣời.

Nếu nhƣ Giôsuê, Giôsia, Đavít, hoặc Phaolô nghe theo lời của đám dân chúng và

đi theo những ƣớc muốn của họ, những nhân vật này sẽ không đƣợc phác họa trong

Kinh Thánh nhƣ những anh hùng đức tin, nhƣng trái lại nhƣ những nạn nhân của

chính những yếu đuối và dại dột của mình.

Một hội thánh lui vào điều mà hội thánh đó có thể gọi là “khải tƣợng” bằng cách

tìm sự chấm dứt tức khắc cho cuộc xung đột căng thẳng, bởi đó tập trung vào

tƣơng lai để đánh lạc hƣớng chú ý khỏi những đau đớn và chia rẽ hiện tại. Tuy

nhiên, điều này không liên quan gì đến khải tƣợng, nhƣng đơn giản là một chiến

lƣợc tồi để quản lý xung đột. Thông thƣờng, sau một khoảng thời gian theo đuổi

điều đƣợc xem là khải tƣợng kia và tỏ ra ít có tiến bộ, xung đột ấy trở nên càng gay

gắt hơn.

Phƣơng pháp phổ thông nhất là dễ dàng bƣớc vào cái gọi là khải tƣợng kia chính là

khảo sát xem lâu nay hội thánh đang làm gì và viết một tuyên ngôn khải tƣợng để

mô tả hoạt động hiện có, lên kế hoạch để tiếp tục những chƣơng trình và hành vi

đang có thêm vài năm nữa.

Bất hạnh trong phƣơng pháp này ấy là kết quả không phải là có khải tƣợng. Nó

Page 129: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

chiếu ra một tƣơng lai đáng ƣa chuộng căn cứ trên hiểu biết chính xác về Đức

Chúa Trời, bản thân và những hoàn cảnh, nhƣng mang bản chất là cố sống sót. Lối

tiếp cận này tập trung vào quá khứ và hiện tại thay vì vào tƣơng lai, và điển hình là

muốn đƣợc thoải mái và có tính liên tục đến độ hy sinh cả sự thay đổi. Nó thƣờng

chiều chuộng tín hữu hơn là muốn họ gắng sức vƣơn lên. Vai trò ngƣời giữ trọng

trách trở thành chăm sóc hơn là lãnh đạo. Kết quả là tình trạng giẫm chân tại chỗ,

không tăng trƣởng.

Vì Sao Những Lãnh Đạo Vẫn Giẫm Chân Tại Chỗ

Một trong những ích lợi của việc có một mục sƣ có khải tƣợng ấy là giúp cho hội

thánh giữ lại đƣợc những ngƣời có khải tƣợng. Có lẽ điều này nghe nhƣ chẳng có

gì to tát, nhƣng tôi khám phá ra rằng hội thánh nào thiếu ngƣời lãnh đạo có khải

tƣợng thì thƣờng không thể giữ cho những ngƣời có khải tƣợng đƣợc sung sƣớng

và có kết quả.

Một mục sƣ có khải tƣợng mà gặp đƣợc những ngƣời có khải tƣợng thì vui mừng

vì có những ngƣời đồng cảm khác nữa để cộng tác trong chức vụ. Đối với ngƣời có

khải tƣợng này, đƣợc ở giữa ngƣời khác cũng có khải tƣợng sẽ khiến cho đời sống

bớt đi tính dễ đoán trƣớc, nhƣng tăng thêm tính hào hứng và có kết quả. Ngƣời có

khải tƣợng nhận thấy những ngƣời khác cũng có khải tƣợng sẽ đem lại ích lợi chứ

không phải là một mối đe dọa, cũng không làm giảm giá trị của trật tự và cấu trúc

đã vững lập.

Tiếp Nhận Cơ Đốc Nhân Đƣợc Hƣớng Dẫn Bởi Khải Tƣợng

Các hội thánh đáp ứng thế nào với hiện diện của những tín hữu có khải tƣợng.

Lắng nghe những điểm có ích lợi lẫn nhau Đòi hỏi phục tùng mạng lệnh

Kết Quả Cả Hai Cùng Có Lợi Một khi mục sƣ có khải tƣợng hiểu đƣợc tín hữu có

khải tƣợng, nhiệm vụ sẽ là nhận diện những lãnh vực nào mà khải tƣợng của ngƣời

đó phù hợp với khải tƣợng của hội thánh. Lúc bấy giờ, ngƣời lãnh đạo hội thánh có

hiệu quả đƣa ngƣời kia đến để tận dụng tối đa phƣơng diện đặc biệt đó của khải

tƣợng.

Làm nhƣ vậy, ngƣời có khải tƣợng có đƣợc một gia đình hội thánh biết quí trọng

tiêu điểm chức vụ và những nỗ lực của mình, và hội thánh có đƣợc một ngƣời hoạt

động tích cực mà năng lực của ngƣời đó sẽ đƣa hội thánh càng tiến sát hơn với việc

thực hiện khải tƣợng. Đây là một trong những hoàn cảnh rất hiếm trong công tác

hội thánh: tình huống cả hai cùng chiến thắng.

Vì sao tiến trình này quan trọng? Vì nếu ngƣời có khải tƣợng cảm thấy hội thánh

không quí mục đích cơ bản của sự tồn tại của ngƣời ấy, thì có nguyên nhân rất giới

hạn để tin hội thánh sẽ cung cấp cơ sở chức vụ thỏa đáng. Đây chính là nguyên tắc

xƣa cũ “Giàu rồi thì càng giàu hơn”: những ngƣời có khải tƣợng thu hút những

ngƣời có khải tƣợng vì họ hiểu nhau và trân trọng hiện diện cùng cƣờng độ mãnh

Page 130: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

liệt của những ngƣời có khải tƣợng khác. Những nhân vật chuyên nghiệp trong hội

thánh (chẳng hạn nhƣ mục sƣ, các giáo sƣ chủng viện, các phóng viên Cơ đốc) đôi

khi cảm thấy chán bởi mức độ sinh lực của những hội thánh nhƣ Willow Creek

hoặc Saddleback Valley Community Church vì đây là những hội thánh đƣợc thúc

đẩy bởi khải tƣợng và thu hút những Cơ Đốc Nhân có khải tƣợng, những ngƣời có

tiêu điểm rõ nét, có bản chất sốt sắng và không nao núng trƣớc hoàn cảnh thƣờng

vốn quá thừa những trở ngại.

Cƣờng Độ Mãnh Liệt Là Điều Gây Cho Sợ Hãi

Cƣờng độ nghĩa đen thật sự dọa các mục sƣ và những tín hữu đến từ các hội thánh

không có khải tƣợng. Tôi có nghe một số ngƣời nói họ lắc đầu và ví các hội thánh

đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng với những nhóm tôn giáo quá khích. Họ đã hiểu lầm

sự đam mê, cƣờng độ và tinh thần chuyên tâm nhất chí đƣợc thể hiện trong các hội

chúng của các hội thánh này - những phẩm chất khác với phẩm chất thƣờng tìm

thấy trong cái đƣợc gọi là hội thánh “thật.” Ngƣời không có khải tƣợng thì không

có khung tham chiếu, nên họ giải thích sự thúc giục của khải tƣợng nhƣ là một

hành vi bốc đồng và năng nổ không cần thiết mang bản chất trái Kinh Thánh. Đơn

giản ngƣời không có khải tƣợng không “nhận điều đó.”

Nếu hội thánh của bạn đƣợc dẫn dắt bởi khải tƣợng, đƣợc hƣớng dẫn bởi khải

tƣợng, và thân thiện với khải tƣợng, hãy tiếp tục xây dựng trên nền tảng sức mạnh

ấy bằng cách liên hiệp những điểm có ích lợi hỗ tƣơng với những ngƣời có khải

tƣợng đến với bạn.

Khi Có Sự Kháng Cự

Vì sao một số hội chúng chấp nhận khải tƣợng của Đức Chúa Trời còn một số khác

chống lại? Một trong những thắc mắc mà các vị mục sƣ đến dự khóa hội thảo về

khải tƣợng của tôi thƣờng hỏi nhất có liên quan đến sự miễn cƣỡng của các hội

chúng khi chấp nhận kế hoạch của Đức Chúa Trời cho hội thánh.

Hầu hết các mục sƣ hỏi câu này đều tin rằng họ đã làm công việc xác minh và

truyền đạt khải tƣợng. Họ hỏi: “Tôi làm sao đƣa tín hữu của tôi tin vào khải tƣợng

này? Tôi đã thực hiện qua hết tiến trình và tin chắc tôi biết Đức Chúa Trời đang

kêu gọi chúng tôi đến với điều gì. Cho dù tôi có giảng hay dạy khải tƣợng đó đến

bao nhiêu đi nữa, họ có vẻ nhƣ cũng chẳng hiểu chẳng nhận lấy. Tôi làm gì đƣợc

đây?”

Một Số Ngƣời Bị Đe Dọa

Lẽ tự nhiên là ngƣời ta chống cự khải tƣợng. Khải tƣợng đƣa ra mối đe dọa. Có thể

ngƣời ta xem đó nhƣ là sự áp đặt của Chúa trên đời sống họ vậy. Khải tƣợng đại

diện cho sự thay đổi và liều lĩnh. Khải tƣợng có thể quá áp đảo. Nhiều ngƣời - kể

cả những ngƣời tốt, tin kính, chịu đọc Kinh Thánh, cầu nguyện và tin Chúa, muốn

thà tiếp tục với điều đã biết cho dù là lối đi tƣơng đối tầm thƣờng đi nữa - hơn là

Page 131: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

theo đuổi một sự kêu gọi mang tính đánh cƣợc cao vốn đòi hỏi sự cam kết hoàn

toàn của họ. Trong sự căng thẳng giữa một bên là điều có ý nghĩa với một bên là sự

an ninh, có ngƣời đã chọn ý nghĩa, có ngƣời chọn an ninh.

Trong nhiều trƣờng hợp, tôi khám phá ra sự chống đối của tín hữu liên quan đến sự

truyền đạt chƣa thỏa đáng khải tƣợng cho hội chúng. Khải tƣợng này bị áp đặt bởi

vị mục sƣ, thay vì đƣợc triển khai cách có liên kết với nhau để mọi ngƣời cùng sở

hữu khải tƣợng. Có lẽ ngƣời ta giảng về khải tƣợng một lần, sau đó bỏ bê cho đến

tận phiên “bài giảng về khải tƣợng” năm sau. Có thể khải tƣợng đƣợc diễn đạt

bằng những từ ngữ mơ hồ đến nỗi tín hữu không hiểu đƣợc. Thƣờng ngƣời ta

khƣớc từ khải tƣợng bởi vì lãnh đạo không đầu tƣ thời gian cần thiết để nuôi

dƣỡng khải tƣợng giữa vòng các lãnh đạo trƣớc khi đánh bạo đƣa vào hội chúng

khải tƣợng đó.

Truyền Thông Khải Tƣợng

Cách truyền thông khải tƣợng cho hội chúng là hết sức quan trọng đối với sự sống

của khải tƣợng trong hội thánh này. Một trong những phƣơng diện thú vị nhất từ

những quan sát của tôi về cách các hội thánh tƣơng tác với khải tƣợng của Đức

Chúa Trời ấy là cách các lãnh đạo truyền đạt khải tƣợng đó cho tín hữu. Các hội

thánh có khải tƣợng là các hội thánh mà trong đó khải tƣợng này trở thành tiêu

điểm thƣờng xuyên, và khải tƣợng đƣợc truyền thông qua nhiều phƣơng tiện khác

nhau.

Tôi thấy mục sƣ quản nhiệm góp phần bằng cách giảng về khải tƣợng nói chung,

bằng cách dạy về khải tƣợng của hội thánh nói riêng, bằng cách sống sao cho nhất

quán với khải tƣợng và tỏ khải tƣợng ra công khai cho hội chúng; bằng cách thu

hút sự chú ý đến những trƣờng hợp mà hội thánh đang sống theo khải tƣợng đó

bằng cách đích thân gặp gỡ những ngƣời cần tìm hiểu và muốn tiếp nhận khải

tƣợng; bằng cách tuyển nhân viên và mời ngƣời vào cấp lãnh đạo chỉ khi nào họ tỏ

ra dấu hiệu thực sự sở hữu đƣợc khải tƣợng.

Nhiều ngƣời khác trong hội thánh cũng góp phần quan trọng bằng cách báo tin đón

khải tƣợng. Các lãnh đạo tập trung vào khải tƣợng trong những cuộc tĩnh nguyện

để bồi linh. Họ nghiên cứu cách các hội thánh khác hƣớng vào các khải tƣợng của

họ. Họ yêu cầu mục sƣ, các lãnh đạo khác và hội chúng nói chung chịu trách

nhiệm khai trình về hành động nhất quán với khải tƣợng. Họ đánh giá sức khỏe của

hội thánh trên cơ sở khải tƣợng. Họ tạo ra những kế hoạch kể cả các mục tiêu và

chiến lƣợc, căn cứ trên khải tƣợng. Họ học thuộc tuyên ngôn khải tƣợng và sử

dụng tuyên ngôn đó trong các bối cảnh cần phải lập quyết định. Họ vẫn nhiệt tình

về khải tƣợng nhƣ tiêu điểm chính trong các hoạt động lãnh đạo của họ.

Truyền Thông Khải Tƣợng

Những cơ hội vô hạn để chia sẻ khải tƣợng:

§ Các bài giảng nói đến khải tƣợng và những thách thức đang đối diện với hội

Page 132: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

chúng.

§ Những buổi họp để gieo khải tƣợng cá nhân và củng cố khải tƣợng.

§ Các buổi họp tĩnh nguyện của cấp lãnh đạo để thảo luận và cầu nguyện về khải

tƣợng, tạo ra các chiến lƣợc và các kế hoạch cho khải tƣợng.

§ Dạy về sứ mạng, khải tƣợng, các giá trị, các mục tiêu, các chiến lƣợc, các ân tứ

và các năng lực và những từng trải.

§ Cho tín hữu tiếp xúc với những trƣờng hợp nghiên cứu cách những ngƣời khác

và các hội khác đã xử lý thế nào với khải tƣợng.

§ Kêu gọi chú ý đến những hoạt động liên quan đến khải tƣợng hiện có của hội

thánh và nhấn mạnh những thành công.

§ Đƣa những bài viết về khải tƣợng vào trong những dịp truyền thông của hội

chúng.

§ Liên hệ mỗi bài giảng hay bài học với khải tƣợng của hội thánh.

§ Kết hợp khải tƣợng nhƣ một phần của mọi chƣơng trình huấn luyện mà hội thánh

cung cấp cho sự kết nạp, sự hòa nhập và phát triển lãnh đạo.

§ Tuyển nhân viên hoặc đề xƣớng đƣa ngƣời lên những địa vị lãnh đạo chỉ khi nào

họ tỏ ra bằng chứng chấp nhận khải tƣợng rồi.

§ Các lãnh đạo then chốt trong hội thánh chứng tỏ mình đang theo đuổi khải tƣợng

hằng ngày.

§ Thông báo tuyên ngôn khải tƣợng trên mọi văn kiện nội bộ.

§ Lập khải tƣợng thành những tiêu chuẩn cốt lõi trong mọi nỗ lực ra quyết định.

§ Thƣờng xuyên duyệt lại tiến bộ của hội thánh trong mối liên quan đến khải

tƣợng.

Giúp Ngƣời Mù Đƣợc Thấy

Có những phƣơng án nào nếu đã theo đuổi những nỗ lực hợp lý mà hội chúng vẫn

không tin và chấp nhận khải tƣợng? Các lãnh đạo hội thánh - nhƣ mục sƣ quản

nhiệm, ban điều hành, các tín hữu đang giữ vai trò lãnh đạo - có thể làm gì để khắc

phục sự chống đối lan tràn khắp mọi nơi đối với việc theo đuổi khải tƣợng của

Chúa? Sau đây là những giải pháp thƣờng xuyên nhất mà tôi đã chứng kiến tại hội

thánh nhƣ là phƣơng tiện để làm thỏa mãn nỗi lo ngại của tín hữu.

1. Tạo một môi trƣờng cho phép dễ xảy ra khải tƣợng . Hầu hết các hội thánh

không sẵn sàng đón khải tƣợng. Nên nhớ những điều đi kèm với khải tƣợng: thay

đổi, mạo hiểm, tăng trƣởng, cách tân, nỗi thống khổ, tập trung, can đảm và đánh

giá. Đây là những thuộc tánh gây ra lo lắng khi đem giới thiệu vào trong bất kỳ hệ

thống hiện có nào của các mối quan hệ và sinh hoạt. Trong hội thánh, có lẽ chúng

lại càng mang vẻ đe dọa hơn mọi nơi khác vì tín hữu thƣờng đƣợc phép để trở nên

thoải mái hoặc có thể chống đối dữ dội đến cùng đối với việc loại họ ra khỏi vùng

thoải mái.

Page 133: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

THIẾT LẬP KHẢI TƢỢNG ĐÒI HỎI SỰ LÃNH ĐẠO MẠNH MẼ VÀ HIỆU

QUẢ. NGƢỜI ỦNG HỘ KHẢI TƢỢNG PHẢI CAN ĐẢM VÀ KHÔNG

NGỪNG KHẲNG ĐỊNH KHÔNG NHỮNG QUYỀN LÃNH ĐẠO CỦA MÌNH,

MÀ CÒN PHẢI CĂN CỨ QUYỀN ĐÓ TRÊN NỘI DUNG VÀ LÒNG CAM

KẾT VỚI KHẢI TƢỢNG.

Do vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng và khó khăn nhất của ngƣời lãnh

đạo cao nhất ấy là chuẩn bị cho ngƣời cấp dƣới bằng cách phát triển một bầu

không khí để cho phép giới thiệu đƣợc khải tƣợng. Một khi đã thực hiện đƣợc

những thay đổi thích hợp, thì giai đoạn này đã sẵn sàng rồi. Chƣa tới đƣợc thời

điểm đó, thì hầu nhƣ bảo đảm sẽ có sự bất mãn, khƣớc từ và tức giận.

Thành thật mà nói, còn một bí quyết nữa ấy là ngƣời lãnh đạo chính thôi thúc và

truyền cảm hứng cho thuộc cấp. Khải tƣợng còn trổi hơn cả một mục tiêu đáng yêu

chuộng. Nằm trong tay một lãnh đạo khéo léo, nó còn là công cụ để tập trung chú ý

và tạo động cơ thúc đẩy. Nếu khải tƣợng không thôi thúc đƣợc thuộc cấp, hãy khảo

sát lại khải tƣợng ấy. Có lẽ khải tƣợng ấy không đến từ Chúa, có lẽ chƣa đƣợc

truyền thông hữu hiệu hoặc có lẽ thuộc cấp đã chết về thuộc linh. Ngƣời có khải

tƣợng phải có khả năng xây dựng một bối cảnh chức vụ để trong đó khải tƣợng thu

hút đƣợc sự quan tâm, gây dựng đƣợc sự hào hứng, và sau đó kích thích đƣợc sự

tham dự.

2. Mục sƣ phải định nghĩa lại chức vụ của hội thánh sao cho nó nhất quán với và

đƣợc thúc đẩy bởi khải tƣợng . Đôi khi những ngƣời môi giới quyền lực hay một

nhóm ngƣời phản bội từ bên trong hội chúng thách thức mục sƣ chơi trò thử thách

lòng can đảm hay “nắn gân” (tức là họ tập hợp sự chống cự táo tợn, cố ý và có phối

hợp để chống lại khải tƣợng và chờ xem ai là ngƣời chùng bƣớc trƣớc). Khải tƣợng

trở thành một vấn đề chính trị nóng bỏng vì đang phá hoại những vùng yên ổn của

họ, có lẽ thậm chí còn đang tổ chức lại cơ sở quyền hành và thẩm quyền bên trong

hội thánh nữa.

Thiết lập khải tƣợng đòi hỏi quyền lãnh đạo kiên quyết và hiệu quả. Ngƣời ủng hộ

khải tƣợng phải khẳng định cách can đảm và liên tục không những quyền lãnh đạo

của mình mà còn phải căn cứ quyền ấy trên nội dung của khải tƣợng và lòng cam

kết với khải tƣợng.

Thành viên của hội chúng cần hiểu họ là một phần thân thể đang trong tình trạng

chuyển biến liên tục. Đức Chúa Trời đang đời đời sử dụng nhiều công cụ khác

nhau để rèn dũa nắn đúc dân sự Ngài. Khải tƣợng là một trong các phƣơng tiện ấy

cho các mục tiêu thánh khiết của Ngài. Tiếp nhận khải tƣợng của Ngài cho Thân

Thể hội thánh là điều hết sức quan trọng vì đây chính là sự diễn tả nhịp đập trái tim

của chức vụ. Để đƣợc hoàn toàn nhất quán từ tận bên trong, thì sẽ không hề đi lui

khỏi khải tƣợng. Đây là một trong những trƣờng hợp mà vị mục sƣ vẫn cứ đầy tình

thƣơng, vững vàng, quan tâm, và cƣơng quyết.

Page 134: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Nhận lãnh khải tƣợng của Chúa cũng giống nhƣ đƣợc bầu cử làm tổng thống vậy.

Một khi đã nhận chức rồi, không có con đƣờng thối lui.

3. Củng cố vững chắc nguyên tắc: Khải tƣợng là dành cho hội thánh, không phải

dành cho mục sƣ . Rất nhiều ngƣời đến nhóm tại hội thánh cho rằng một khi đã

đƣa khải tƣợng ra, nó phản ảnh những nỗi đam mê thuộc linh hay những ƣớc muốn

thất thƣờng riêng tƣ của vị mục sƣ. Nếu họ nghĩ đúng thì thật sự bạn gặp rất nhiều

nan đề rồi đấy. Khải tƣợng là nhằm vào ích lợi của Thân Thể, nhƣng sẽ phải do vị

mục sƣ đƣa vào trong thực tại. Đây không phải là khải tƣợng của mục sƣ, cũng

không phải là khải tƣợng của Đức Chúa Trời dành cho mục sƣ. Đấy là khải tƣợng

của Đức Chúa Trời dành cho hội thánh.

Các mục sƣ hiếm khi phân biệt cho hội chúng giữa khải tƣợng của họ đến từ Đức

Chúa Trời với khải tƣợng của Đức Chúa Trời dành cho Thân Thể. Giúp tín hữu

nhận ra sự khác biệt này thì tự việc đó cũng có thể giảm bớt đƣợc lo ngại. Nhiều

ngƣời đang ngồi trong nhà thờ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra cho hội thánh nếu vị mục sƣ

ra đi. Liệu công sức đầu tƣ vào khải tƣợng có bị phung phí vì khải tƣợng đƣợc xem

nhƣ ra đi theo vị mục sƣ? Để giảm bớt tình trạng náo động gây ra bởi việc giới

thiệu hay đƣa ra điểm tập trung mới về khải tƣợng, hãy giải quyết những nỗi lo sợ

sai lầm nhƣng rất quan trọng nhƣ thế.

4. Tín hữu phải trở thành những ngƣời trong cuộc . Ngƣời ta thƣờng chống đối

khải tƣợng vì họ thấy bị loại ra ngoài tiến trình, hay vì họ cho rằng khi khải tƣợng

diễn ra, họ sẽ bị loại ra ngoài dòng chính của chức vụ.

Đƣa ngƣời vào trong giới sở hữu chủ không hề là nhiệm vụ đơn giản hay nhanh

chóng. Không phải chỉ cần vài bài giảng và một bài báo trên bản tin của hội thánh

là xong, dầu rằng những sự tiếp nhận thông tin nhƣ thế đƣơng nhiên là một phần

của tiến trình.

Cần phải có rất nhiều cuộc gặp gỡ từng ngƣời một với ban điều hành và những tín

hữu lãnh đạo. Đòi hỏi phải có những buổi họp nhóm nhỏ với các thuộc viên nòng

cốt của hội chúng. Điều này nói đến việc tiến hành những việc đặc biệt để trình bày

một khải tƣợng thực tiễn và hấp dẫn. Tạo lập đƣợc quyển sở hữu khải tƣợng trong

toàn thể hội chúng là một tiến trình lâu dài tiêu tốn nhiều nguồn cung ứng lớn lao

và quan trọng, nhƣng đây một sự đầu tƣ không thể nào bị đánh giá thấp hoặc đền

đáp không thỏa đáng công sức.

5. Đƣa ngƣời tham dự vào tiến trình phát triển khải tƣợng . Trong tác phẩm Sức

Mạnh Của Khải Tƣợng của tôi, tôi mô tả vai trò của mục sƣ và vì sao ông là ngƣời

nổi trội nhất trong hội thánh. Dầu vậy, nên thấy rằng mục sƣ sẽ là ngƣời nổi bật

nhất chứ không phải là cầu thủ độc đoán trong tiến trình này. Nếu bạn muốn tối ƣu

hóa khải tƣợng, hãy đƣa ngƣời tham dự vào tiến trình ngay từ đầu.

Bằng cách nào? Hãy giàu tính sáng tạo. Hãy nghĩ đến mọi nguồn cung ứng bạn

muốn có sẵn trong tay để nhận biết khải tƣợng và mời tín hữu của bạn giúp đỡ để

có những nguồn cung ứng đó. Việc xác định khải tƣợng của Chúa dành cho tƣơng

Page 135: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

lai chung của các bạn là rất quan trọng nên không thể tiếp cận mà không có các

nguồn cung ứng cần thiết hoặc đáng mong muốn ấy.

Chẳng hạn, bạn có thể nhờ một nhóm học Kinh Thánh chịu trách nhiệm thu thập

phân tích và trình bày thông tin về bối cảnh chức vụ. Dân số học địa phƣơng,

những nhu cầu cộng đồng, những khuôn mẫu của phong cách sống, sự cạnh tranh

với hội thánh và v.v... Hãy đƣa ngƣời dự phần vào việc khái niệm hóa và triển khai

tiến trình phát triển khải tƣợng cho Thân Thể Hội Thánh. Hãy tìm sự trợ giúp của

một vài lãnh đạo nòng cốt có khả năng để diễn đạt khải tƣợng. Hãy nhờ một nhóm

nghiên cứu các thủ tục và kết quả trong việc xây dựng khải tƣợng của các hội

thánh khác rồi báo cáo lại những phát hiện đó cho một nhóm đông hơn. Hãy tổ

chức một buổi cầu nguyện thâu đêm để nâng đỡ mục sƣ và tiến trình.

Hãy nhận diện những lãnh vực có ân tứ của tín hữu và mời họ sử dụng các ân tứ

theo những cách sáng tạo và đầy ý nghĩa trong chiến dịch chung. Những ngƣời có

ơn tiếp khách có thể đứng ra tổ chức các bữa tiệc để gieo khải tƣợng. Những ngƣời

có ơn dạy dỗ có thể hƣớng dẫn các lớp Trƣờng Chúa Nhật hoặc các nhóm nhỏ qua

những bài học đặc biệt về khải tƣợng. Những ngƣời có ơn dâng hiến có thể cung

ứng tiền để phát động chiến dịch tạo cơ sở cho khải tƣợng.

Có đƣợc sự tham dự từ sớm và đầy ý nghĩa vào tiến trình thì sẽ luôn luôn giúp mục

sƣ nắm đƣợc khải tƣợng. Mức độ dự phần này đặc biệt hữu ích trong việc bù đắp

cho những cấu trúc tổ chức nào dựa vào các ủy ban, các hội đồng, và các nhóm

khác để đƣa ra tiến trình hành động bên trong hội thánh.

Việc lƣờng trƣớc nhu cầu đi đúng kênh dẫn mà thực sự không làm “trật đƣờng rầy”

phƣơng cách hành động của Chúa phải không mang tính lôi kéo cũng không mang

tính chính trị. Đƣa tín hữu dự phần nghiêm túc và nhiều phƣơng cách thực tiễn

khác nhau để giúp mục sƣ biết đƣợc ý Chúa, và không giới hạn mối quan hệ của

mục sƣ với Chúa, thì sẽ làm ích lợi cho toàn thể hội thánh.

6. Mỗi ngƣời phải có một vai trò đầy ý nghĩa trong việc hoàn thành khải tƣợng .

Một trong những thu hút từ ban đầu của hội thánh ấy là tín hữu muốn thuộc về một

gia đình. Nếu bạn đƣa ra khải tƣợng mà không cung cấp cho mỗi ngƣời một vai trò

hợp lý, thì bạn vừa dứt họ ra khỏi gia đình. Giải thích khải tƣợng và nhận diện

những vai trò tổng quát để ngƣời ta có thể theo đuổi nếu họ muốn, chỉ mới làm vậy

thôi thì chƣa đủ.

Những hội thánh có khải tƣợng hiệu quả nhất là những hội thánh đã phát triển

nhiều cách truyền thông cá nhân khải tƣợng đến cho mỗi ngƣời, rồi sau đó đƣa mỗi

ngƣời vào trong dòng hoạt động chức vụ xuất phát từ khải tƣợng ấy. Điều này có

nghĩa vƣợt xa hơn việc hiểu khải tƣợng và nghiên cứu sâu về sự phân phối thực tế

hay phân công các chức năng để thực hiện khải tƣợng. Hãy nhớ bảo đảm sao cho

tín hữu của bạn cảm thấy họ sở hữu khải tƣợng. Điều này xảy ra khi họ có một cổ

phần cá nhân đầy ý nghĩa trong khải tƣợng đó.

7. Vứt bỏ những chiếc neo của bạn . Phần lớn các hội thánh tôi đến nghiên cứu mà

Page 136: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

họ đã giới thiệu khải tƣợng rồi thì họ đều gặp phải sự chống đối. (Những ngoại lệ

lâu nay chính là những hội thánh mới đƣợc thành lập, trong các hội thánh đó khải

tƣợng là một phần của quyền thừa kế và là một yếu tố trong hiến chƣơng, nên vì

vậy không bị tranh luận.) Trong mỗi một hội chúng nào gặp náo động vì việc nhận

diện khải tƣợng và gieo khải tƣợng, sự kháng cự đã lắng dịu sau khi đã thiết lập

xong một vài hành động đƣợc mô tả trên đây.

Trong mỗi trƣờng hợp, vẫn còn một số tín hữu trong hội chúng cứ ngoan cố và

không chịu khuất phục. Nhiều mục sƣ đã cố thực hiện qua tiến trình này với những

ngƣời ấy nhƣng chẳng ích lợi gì. Những ngƣời này đã trở nên cái gai bên hông vị

mục sƣ và cơn ác mộng cho toàn bộ ban lãnh đạo hội thánh. Phải làm gì đây?

Giải Quyết Những Thách Thức Đối Với Khải Tƣợng Của Hội Thánh

1. Tạo bầu không khí thuận lợi để xem xét, nhận biết, cách sở hữu và sống bằng

khải tƣợng.

2. Mục sƣ phải sử dụng quyền lãnh đạo kiên quyết bằng cách định nghĩa lại chức

vụ của hội thánh sao cho hoàn toàn nhất quán với - và đƣợc thúc đẩy bởi - khải

tƣợng.

3. Củng cố những ngƣời vốn là đối tƣợng của khải tƣợng: dành cho hội thánh, chứ

không dành cho mục sƣ.

4. Tín hữu phải sở hữu khải tƣợng, và điều này đòi hỏi đầu tƣ thời gian và sức lực

để hiểu và nắm vững khải tƣợng.

5. Đƣa tín hữu dự phần vào tiến trình phát triển khải tƣợng.

6. Tín hữu trong hội thánh phải có cơ hội đảm nhận một vai trò có ý nghĩa trong

việc hoàn thành khải tƣợng.

7. Vứt bỏ bớt những cái neo của bạn.

Mời Những Ngƣời Chống Đối Ra Đi

Điều này nghe có vẻ tàn nhẫn, nhƣng đi đúng phép luận lý. Hãy mời những ngƣời

ngoan cố đi tìm một gia đình hội thánh nào phù hợp với họ hơn. Đừng miêu tả họ

nhƣ những kẻ thù hay những ngƣời ngu dốt hoặc nhƣ những ngƣời gây rắc rối.

Thực tế ấy là: có lẽ đây là lần đầu tiên có ngƣời định rõ hội thánh đứng lên vì điều

gì và hội thánh hƣớng đến điều gì.

Thực trạng mà những ngƣời chống đối này đang nghe có thể khác với thực tại mà

họ kinh nghiệm - có lẽ họ đang chiến đấu để bênh vực một điều gì đó mà họ nghĩ

mình đang nhận đƣợc khi đến với hội thánh. Nhiệm vụ của bạn là giúp họ quyết

định sẽ lên tàu và dong buồm hài hòa với cả thủy thủ đoàn còn lại hay sẽ tìm một

con thuyền dong buồm hƣớng đến đích mà họ thấy có thể Amen đƣợc.

Điều này nghe có vẻ lạnh lùng và nhẫn tâm. Thực ra không phải vậy đâu. Nếu bạn

để cho những ngƣời gây nan đề này bám vào con thuyền của bạn, tôi bảo đảm họ

sẽ trở thành làm chiếc neo làm cho chuyến hành trình của bạn kéo lê chậm chạp.

Page 137: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Họ sẽ không vui sƣớng gì, bạn cũng không vui sƣớng, hội thánh không hạnh phúc,

thân hữu đến cũng không hạnh phúc. Không ai thắng cả.

Bằng cách giúp những ngƣời bất đồng ra đi tìm đƣợc nơi đáp ứng đƣợc những kỳ

vọng và nhu cầu của họ, mọi ngƣời đều thắng. Lƣu ý, tôi đã nói bạn nên giúp họ

tìm ra một nơi mới để thờ phƣợng và một cộng đồng mới. Đừng dẫn họ ra cửa sau,

đề nghị bắt đầu cải thiện mối thông công. Là lãnh đạo thuộc linh của họ, bạn có

trách nhiệm về sức khỏe thuộc linh của họ. Hãy nghiêm túc xem trọng nhiệm vụ

đó, ngay cả khi nó gây tổn thƣơng.

Gắn Bó Với Khải Tƣợng

Đôi khi khải tƣợng chẳng khác gì hơn một mốt tân tiến nhất mà các lãnh đạo hội

thánh bám chặt vào đó nhƣ một giải pháp cấp tốc, tuy nhiên, họ sẽ nhanh chóng

thấy trong chức vụ không hề có giải pháp cấp tốc. Nếu bạn muốn tăng trƣởng, sự

phát triển tâm linh thật đòi hỏi làm việc siêng năng, sự đầu tƣ các nguồn cung ứng

lớn và quan trọng cùng với lòng cam kết lâu dài. Chức vụ không hề bảo đảm

những điều chắc chắn hay một chiến thắng dễ dàng. Chúng ta tham dự vào trận

đánh sự sống đời đời hoặc sự chết đời đời cùng với nhiều thế lực làm còi cọc trí

tƣởng tƣợng của chúng ta. Đôi khi những nỗ lực tốt nhất của chúng ta để phục vụ

Chúa lại gặp chống cự mạnh mẽ và bất ngờ.

Cung Cấp Sức Mạnh Thƣờng Trực

Hội thánh có thể thực hiện một vài sinh hoạt để nâng cao sức mạnh thƣờng trực

của khải tƣợng, bất cứ nơi đâu thích hợp, hãy xác định xem có thể làm gì để tăng

những triển vọng thành công.

§ Quan trọng hơn hết khải tƣợng phải thực sự đến từ Đức Chúa Trời . Nếu đây là

khải tƣợng của con ngƣời, nó chắc chắn thất bại, nếu thấy mình lâm mình vào hoàn

cảnh này, phải có can đảm để công nhận thực tại; hãy ăn năn về sự tự nuông chiều

của mình và tập trung vào nhận biết và thực hiện khải tƣợng của Đức Chúa Trời.

§ Khải tƣợng phải đƣợc củng cố nhất quán cho tín hữu. Bị tấn công dồn dập bởi

những thông tin, những cơ hội và những thách thức hằng ngày, trong mỗi công

việc của đời sống, rất dễ để quên khải tƣợng của hội thánh mình. Chúng ta phải

làm sao cho tín hữu dễ nhớ khải tƣợng hơn và dễ sống với khải tƣợng hơn bằng

cách liên tục nhắc nhở họ bằng những cách đầy sáng tạo, hấp dẫn và đầy ý nghĩa.

§ Các hội chúng đƣợc thu hút đến sự thành công, họ sẽ không mãi chuyên tâm

trong những việc khó khăn và không kết quả. Nếu bạn đã gieo khải tƣợng và đã

theo đuổi khải tƣợng, hãy nhấn mạnh những biểu hiện tiến bộ của khải tƣợng . Hãy

để cho tín hữu nhìn thấy những kết quả hiển nhiên của khải tƣợng. Việc tạo nên

ảnh hƣởng tích cực sẽ trở thành việc tự củng cố. Mỗi ngày thêm một chiến thắng sẽ

giữ cho ma quỉ lánh xa.

§ Những lãnh đạo bên trong hội thánh không thể đánh mất lòng nhiệt tình của họ

Page 138: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

đối với khải tƣợng. Họ phải làm gƣơng về sự cam kết lâu dài và không chút sợ hãi.

Nếu những mối quan tâm và cam kết của họ suy tàn, trận đánh thua là chắc.

§ Sau một khoảng thời gian, hãy tiếp tục làm sáng tỏ khải tƣợng , giải thích cách

thực hiện khải tƣợng và khải tƣợng đã ảnh hƣởng đến đời sống tín hữu nhƣ thế

nào. Hội thánh càng có nhiều kinh nghiệm với khải tƣợng, khải tƣợng càng trở nên

thực tế.

§ Đôi khi khải tƣợng càng trở thành trọng tâm của cuộc xung đột quyền lực. Một

hoặc nhiều ngƣời có thể tìm cách chuyển tiêu điểm của hội thánh sang chỗ chấp

nhận những sở thích và khát vọng của họ. Một hội thánh có khải tƣợng hiệu quả

học cách xử lý những sở thích cạnh tranh nhau . Nếu đây là những ngƣời có khải

tƣợng, những lãnh đạo của hội thánh sẽ có thể lồng các khải tƣợng của cá nhân vào

trong khải tƣợng của hội thánh. Nếu họ là những ngƣời cần đƣợc lƣu ý, hội thánh

sẽ chăm sóc cho họ sao cho không đi lạc khỏi khải tƣợng của hội thánh. Nếu họ là

những ngƣời có khải tƣợng không tƣơng thích với khải tƣợng của hội thánh, hội

thánh sẽ giúp hƣớng những niềm đam mê và sức lực của họ vào những mục vụ

hiệu quả, và có thể những mục vụ đó nằm trong những khung cảnh bên ngoài hội

thánh.

§ Khải tƣợng sẽ tạo nên nhiều làn sóng mạnh chỉ khi nào hội thánh tạo những hệ

thống để phục vụ khải tƣợng đó . Các hội thánh giữ nguyên trạng thƣờng giết chết

khải tƣợng bằng cách quả quyết rằng khải tƣợng ấy phù hợp bên trong những cấu

trúc cổ xƣa và kém thích nghi. Muốn phát triển tốt, một hội thánh có khải tƣợng

phải sẵn lòng thiết kế những hệ thống, những cấu trúc, những thủ tục sao cho đẩy

nhanh đƣợc việc thực hiện hiệu quả khải tƣợng.

§ Hội chúng phải tiếp tục tin rằng họ có thể tạo dựng một tƣơng lai tốt đẹp hơn nhờ

vào sức mạnh khải tƣợng Chúa ban . Nếu niềm tin quyết ấy tiêu biến, thì trụ cột và

quyết tâm của hội thánh cũng tiêu biến, đặc biệt khi hội thánh gặp những lúc khó

khăn, chẳng hạn nhƣ những thách thức từ bên ngoài, sự tranh cãi của hội chúng,

thay đổi cấp lãnh đạo, thiếu hụt nguồn tài nguyên và những xung đột về văn hóa.

Biết khải tƣợng đại diện cho lộ trình đến với phƣớc hạnh của Chúa để nhận ra một

thế giới công bình và đáng sống, thì hiểu biết đó giữ cho ngƣời ta đầu tƣ vào góc

nhìn ấy về tƣơng lai.

§ Dấu hiệu của hội thánh có khải tƣợng sẽ sống ấy là thái độ của hội thánh đối với

sự thay đổi. Những chức vụ phát triển đƣợc chính là những chức vụ cốt ý tập trung

vào việc nhận diện điểm thay đổi kế tiếp và thiết kế những cơ chế để phát huy tối

đa những thay đổi ấy. Charles Handy nói về sự định hƣớng này đối với việc thực

hiện một loạt liên tục những đƣờng cong Sigmoid - thiết lập sự thay đổi quan trọng

kế tiếp trƣớc khi sự thay đổi trƣớc đó đạt đến đỉnh cao nhất, nhờ đó giúp cho thực

thể có thể luôn ở mãi trên đƣờng cong tƣơng đối không bị gãy khúc. [1]

Charles Handy, The Empty Raincoat (London: Arrow Books, 1994)

Page 139: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Đƣơng nhiên, khải tƣợng của Đức Chúa Trời không bao giờ chết, nhƣng đôi khi

dân sự Ngài làm suy yếu khải tƣợng đó cách trầm trọng bởi cách xử lý sai lầm của

họ.

Cung Cấp Sức Mạnh Thƣờng Trực Cho Khải Tƣợng

§ Khải tƣợng phải đến từ Đức Chúa Trời.

§ Khải tƣợng phải đƣợc củng cố cách nhất quán và đầy thuyết phục.

§ Tín hữu phải kinh nghiệm sự tiến bộ hiển nhiên và có thể nhìn thấy đƣợc.

§ Các lãnh đạo phải cứ nhiệt tình cách đích thực về khải tƣợng.

§ Dần theo thời gian, khải tƣợng phải trở nên ngày càng rõ ràng hơn cho một thành

phần ngày càng đông đảo hơn của hội thánh.

§ Hội thánh phải đáp ứng thích hợp với những khải tƣợng đang cạnh tranh nhau

giữa vòng hội thánh.

§ Phải thiết kế những hệ thống nhằm đẩy mạnh việc thực hiện hiệu quả khải tƣợng.

§ Tín hữu phải kiên trì tin rằng họ có thể tạo dựng tƣơng lai này.

§ Hội thánh phải đòi hỏi thúc bách để có sự thay đổi liên tục và mang tính gây

dựng sao cho phù hợp với những khải tƣợng của các cá nhân.

Số Lƣợng Sẽ Thay Đổi

Đây là một nguyên tắc khác nữa mà tôi đã học đƣợc khi nghiên cứu khải tƣợng.

Sau lần đầu bạn phát triển khải tƣợng của hội thánh, số lƣợng ngƣời dự phần vào

khải tƣợng của hội thánh chắc sẽ giảm. Nguyên nhân ấy là: khi ngƣời ta khám phá

ra đặc tính và những ý định của hội thánh, có lẽ họ cũng nhận thấy mình đã ở sai

chỗ. Hãy cảm tạ Chúa vì sự rõ ràng mà khải tƣợng đã đem lại cho hết thảy chúng

ta, giúp mỗi chúng ta tìm đƣợc nơi thích hợp cho sự tăng trƣởng và phục vụ.

Tôi cũng đã học đƣợc rằng sau thời gian suy giảm lúc đầu và một thời gian ngắn

giậm chân tại chỗ, hội thánh khôi phục đƣợc số lƣợng ngƣời của mình trƣớc lúc có

khải tƣợng ấy và rồi vƣợt qua những bình diện ấy để tiến tới những kỷ lục mới về

số lƣợng. Vì sao? Một khi đã có tin đồn hội thánh của bạn đứng lên vì một điều gì

đó, hội thánh hết lòng tận tâm cam kết với một điều gì đó đặc biệt và ngƣời ta có

thể trở thành một phần trong điều đó, thì những ngƣời có cảm tình với khải tƣợng

này sẽ chạy đến. Thật rất bất thƣờng để tìm đƣợc một hội thánh - hay bất kỳ một

cơ quan nào - tập trung chú ý và có hiệu quả. Ngƣời ta đang sốt sắng tìm cấp lãnh

đạo chân chính và tìm ý nghĩa trong đời sống. Hãy cung cấp cho họ một cấp lãnh

đạo có khải tƣợng và một ý nghĩa đã đƣợc định nghĩa rõ ràng gói ghém trong chân

lý của Kinh Thánh, thì bạn sẽ có trọn một nhóm không thể đánh bại đƣợc.

Biến Khải Tƣợng Thành Thảm Họa

“THIẾU ƢỚC MƠ LỚN, SỰ NHỎ NHEN THẮNG THẾ” - PETER SENGE

Chúng ta hãy nói thẳng thắn với nhau. Khải tƣợng rất hào hứng, bổ ích, và thay đổi

Page 140: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

đời sống, nhƣng không dễ để nhận diện, phát biểu, thực hiện hay đánh giá. Dự

phần vào khải tƣợng là việc đôi khi có thể dẫn đến thảm họa.

Hãy xem ba điểm căng thẳng chính cho cá nhân hay hội thánh trong việc theo đuổi

khải tƣợng. Trƣớc hết chúng ta hãy xác định xem có khi nào khải tƣợng có thể bị

dập tắt không, thứ nhì, chúng ta hãy suy gẫm xem đến lúc nào thì thích hợp để thay

đổi khải tƣợng. Sau đó, chúng ta hãy khảo sát thực tại của việc đánh giá tiến bộ để

hoàn thành khải tƣợng.

Tiến Lên, Tiến Lên, Mất Rồi

Không gì đau lòng hơn hội thánh đã nắm bắt đƣợc “cơn sốt khải tƣợng” đánh mất

nó rồi trở thành tự mãn. Điều này nhắc tôi nhớ những lần nghe trận đấu bóng chày

trên sóng truyền thanh hồi còn bé. Thỉnh thoảng, một trong những anh hùng của tôi

- chẳng hạn nhƣ Mickey Mantle hoặc Yogi Berra, sẽ đến điểm phát bóng đánh một

quả bay thật xa ra ngoài biên xa nhất của sân.

Bình luận viên sẽ phấn khởi la to trên máy ghi âm: “Trúng rồi, bóng đang bay ra

ngoài hàng rào, cầu thủ bên phải đang lui, lui, tới bờ tƣờng, nhảy lên, ồ, ồ, anh

chụp đƣợc bóng khi nó vƣợt qua đầu bờ rào, chạy qua các góc vuông một vòng

không dừng.” Trong vài giây, tôi sẽ thay đổi từ chỗ một ngƣời lắng nghe cách nhẹ

nhàng sang một ngƣời hâm mộ đầy phấn khích rồi quay trở lại với một ngƣời hâm

mộ nhẹ nhàng, hoặc đôi khi đổi sang một ngƣời hâm mộ bị chọc tức, bị nản lòng,

mất bớt hy vọng.

Những tín hữu trong hội thánh nào đã gặp đƣợc khải tƣợng của Chúa và đã trở nên

hào hứng rồi sau đó đánh mất sự sốt sắng của mình đối với phƣơng hƣớng của

Ngài thì cũng giống nhƣ một ngƣời hâm mộ bóng chày bị thất vọng vậy. Họ đi từ

chỗ ngƣời quan sát lờ đờ sang ngƣời tham dự cao độ, rồi trở lại ngƣời quan sát lờ

đờ, càng khó thúc đẩy họ hơn nữa khi lần tới có cùng một khả năng nhƣ thế xuất

hiện. Khác với ngƣời hâm mộ bóng chày là ngƣời lắng nghe cuộc đấu để tiêu khiển

hay giải trí, những món đặt cƣợc cho hội thánh hay cho cá nhân tín hữu bị đánh

mất khải tƣợng lại cao hơn nhiều.

Bạn còn nhớ những công ty nhƣ RCA và F.W. Woolworth? Họ là hai đại khổng lồ

về sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng của thế hệ trƣớc, nhƣng giờ đây là những công ty

không còn quan trọng nữa. Bài học rút ra ở đây là: làm một lãnh đạo ở trong thị

trƣờng cũng không bảo vệ bạn thoát khỏi bị mất khải tƣợng khi thời gian trôi qua.

Đôi khi cấp lãnh đạo có thể đẩy nhanh sự suy thoái bằng cách làm cho tổ chức

hoặc cá nhân mù quáng trƣớc những nhƣợc điểm và bằng cách tạo một cảm giác

giả tạo rằng mình đƣợc phƣớc và không thể bị đánh bại.

Nhƣ vậy, vì sao các cá nhân hoặc các tổ chức vốn đã có khải tƣợng của Chúa thôi

thúc họ tiến đến những đỉnh cao hơn đôi khi lại hoàn toàn đánh mất khải tƣợng?

Câu trả lời nằm ở chỗ những thay đổi xảy ra mang tính tƣơng đối với những dữ

liệu nhập vào, các quan điểm và các hoàn cảnh. Tôi thật ngạc nhiên, các nguyên

Page 141: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

nhân là giống nhƣ nhau đối với các cá nhân cũng nhƣ đối với các mục sƣ quản

nhiệm và các hội thánh. Chúng có thể hơi khác trong đáp ứng với hoàn cảnh khác

nhau của mỗi ngƣời, nhƣng ảnh hƣởng cơ bản lại tƣơng tự nhau. Hãy nghiên cứu

14 nguyên nhân sau đây khiến ngƣời ta đánh mất một trong những ân tứ quí báu

nhất của Đức Chúa Trời.

Đánh Mất Khải Tƣợng Thế Nào

Cá nhân tín hữu, các lãnh đạo có khải tƣợng của các hội thánh, và chính các hội

chúng cũng không hề đƣợc miễn trừ tầm quan trọng của việc nuôi dƣỡng. Nếu thực

thể đang xét cứ không ngừng kiêng việc nuôi dƣỡng tích cực, nó sẽ dần dần đánh

mất sức mạnh, rồi mất tiêu điểm, sau đó đánh mất mục đích của mình.

Không Còn Liên Lạc Tiếp Xúc Với Chúa

Một lời đề nghị về nhu cầu nuôi dƣỡng ấy là một đơn vị chức vụ có khải tƣợng

(tức là tín hữu, ngƣời lãnh đạo, hay hội chúng,) vẫn cứ tƣơng giao gần gũi với

Chúa . Chắc trƣớc đây bạn đã thấy đƣợc điều này: Một ngƣời tại hội thánh đã từng

yêu mến Chúa và hoàn toàn tận hiến với công tác phục vụ Ngài, bắt đầu đánh mất

sự tập trung vào Ngài, cuối cùng trở nên Cơ Đốc Nhân trên danh nghĩa mà thôi.

Tấm lòng đã thay đổi, và cùng với điều đó, khải tƣợng cũng phai tàn.

Đi lạc khỏi Đức Chúa Trời thì bạn có thể đánh mất khải tƣợng. Có phải vì Ngài lấy

khải tƣợng khỏi chúng ta hay bởi vì chúng ta đã vô tình từ bỏ nó? Tôi không biết.

Chắc có lẽ chẳng khác biệt chút nào. Nguyên tắc này vẫn đúng bất luận nó xảy ra

cách nào đi nữa. Đi lạc xa khỏi hiện diện Đức Chúa Trời thì khải tƣợng của Ngài

sẽ lìa khỏi bạn.

Kiệt Sức

Đôi khi bạn sẽ thấy một ngƣời hoặc một hội thánh đánh mất khải tƣợng vì kiệt sức

. Trong một nền văn hóa đầy thúc bách buộc phải thành công, trong đó ngƣời ta

biết đến chúng ta qua những thành đạt của chúng ta hơn là qua con ngƣời của

chúng ta, Cơ Đốc Nhân cũng nhƣ những ngƣời khác sẽ phải chịu những hậu quả

của sự mòn mỏi và giảm dần tính mãnh liệt. Hễ đánh mất nỗi đam mê của bạn,

khải tƣợng của bạn sẽ trở thành chỉ còn là trách nhiệm khác nữa mà bạn

KHẢI TƢỢNG LÀ MỘT LỐI TIẾP CẬN LÂU DÀI VỚI SỰ SỐNG. ĐÓ

KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU BẠN SẼ HOÀN THÀNH TRONG QUÍ TỚI, NĂM

TỚI, VÀ CHẮC CŨNG KHÔNG HOÀN THÀNH TRONG MỘT THẬP NIÊN

TỚI

kéo lê đây đó vì bổn phận nhƣng chẳng vui vẻ chút nào. Không nhận đƣợc sự bổ

lại sức thƣờng xuyên và không luôn luôn tăng trƣởng tâm linh thì sẽ bị tƣớc mất

khải tƣợng.

Sự Lãnh Đạo Tồi

Page 142: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Tƣơng tự, một số ngƣời bỏ khải tƣợng vì họ gặp phải cấp lãnh đạo tồi (tức là

những ngƣời trong địa vị lãnh đạo đã không nuôi dƣỡng khải tƣợng thông qua sự

hƣớng dẫn, khích lệ, củng cố, đánh giá hoặc các hình thức trợ giúp khác).

Những ngƣời có khải tƣợng cần một số hình thức lãnh đạo từ những ngƣời có khải

tƣợng khác, bất luận đó là sự dạy dỗ họ nhận đƣợc từ xa hay từ sự khích lệ cá nhân

mà họ nhận đƣợc ở gần. Không có đƣợc cấp lãnh đạo để nâng cao và đẩy khải

tƣợng của một tín hữu hay một hội thánh tiến tới trƣớc thì có thể để cho tiêu điểm

của ngƣời có khải tƣợng ấy đi lạc.

Thiếu Tinh Thần Khai Trình

Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, một số ngƣời đánh mất khải tƣợng vì không ai giữ cho họ

phải khai trình trách nhiệm về việc thực hiện khải tƣợng ấy. Hãy đối diện với điều

đó, ở mức độ cơ bản, chúng ta thảy đều chỉ làm những việc mình phải làm. Nếu

dƣờng nhƣ không ai quan tâm xem mình có thực hiện khải tƣợng hay không, việc

gì mình phải lo? Chắc chắn, trong ít lâu, có thể bạn đang tự điều chỉnh, nhƣng hành

vi siêng năng sẽ mòn mỏi dần khi đối diện với biết bao thách thức và cơ hội, đặc

biệt khi một kẻ thù thuộc linh vô hình kéo bạn đi theo những ngƣời khác.

Thiếu Kiên Nhẫn

Cách đánh mất khải tƣợng phổ thông nhất chính là đánh mất góc nhìn vào thực tại.

Hãy xét xem thử những phƣơng án sau đây có đánh lên âm giai báo động vang dội

nào không.

Khải tƣợng là một lối tiếp cận lâu dài với sự sống. Đó không phải là điều bạn sẽ

hoàn thành trong quí tới, năm tới, và chắc cũng không hoàn thành trong một thập

niên tới. Đƣơng nhiên, chúng ta thảy đều đang vội. Chúng ta không có 2, 5, 10 hay

20 năm để đầu tƣ. Chúng ta cần những kết quả ngay bây giờ! Nền văn hóa của

chúng ta bảo cho chúng ta biết: nếu không thể làm nhanh chóng, thì chắc nó không

xứng đáng cho mình làm.

Nếu những nhà xã hội học nói đúng khi bảo rằng nền văn hóa của chúng ta hiện

đang tự tái trình diện cứ mỗi ba đến năm năm, thì về mặt lý thuyết một khải tƣợng

từ 20 -30 năm có thể bị lỗi thời và không thích ứng rất nhiều lần trƣớc khi chúng ta

chứng kiến nó đƣợc ứng nghiệm. Ngƣời Nhật có thể dạy chúng ta điều này. Họ có

một quan điểm chung rằng nếu muốn một tổ chức đƣợc phát triển đúng cách và

hƣởng đƣợc thành công lâu dài, thì bí quyết chính là thời gian. Họ cho rằng xây

dựng một công ty lớn phải mất từ 20-25 năm!

Quan điểm này rất thích hợp cho kinh nghiệm của chúng ta về khải tƣợng. Nếu hải

tƣợng đến từ Đức Chúa Trời đời đời của chúng ta, thời khóa biểu cuống cuồng mà

đa số chúng ta theo đuổi chẳng liên quan gì đến mục đích và thời khóa biểu đời đời

của Ngài. Sự thiếu kiên nhẫn của chúng ta khi muốn nhìn thấy khải tƣợng đƣợc

hoàn tất có lẽ khiến chúng ta đánh mất sự thích thú, và rồi điều đó trở thành động

cơ phá hoại ảnh hƣởng của khải tƣợng ấy.

Page 143: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Một Tiêu Điểm Đƣợc Mở Rộng

Một nhƣợc điểm phổ biến, đặc biệt trong nhiều hội thánh, ấy là một khi đã đeo

đuổi khải tƣợng và kinh nghiệm đƣợc vài thành công bƣớc đầu với khải tƣợng ấy,

thì lúc đó họ cố gắng cứu thế gian và tận dụng mọi cơ hội bắt gặp trên đƣờng, bất

kể đến tiêu điểm của khải tƣợng. Bạn có thể nêu tên biết bao hội thánh đã từng một

thời là những nơi hết sức sống động của chức vụ có tiêu điểm, nhƣng rồi đã tiến

hóa thành những chức vụ lớn lao nhƣng khập khiễng và tê liệt vì ở đây họ cố gắng

làm hết thảy mọi việc cho mọi ngƣời?

Bị mất: Khải Tƣợng Của Đức Chúa Trời Do Những Nguyên Nhân Nào?

Những Nan Đề Về Việc Đầu Tƣ Vào:

1. Không liên lạc với Chúa.

2. Kiệt sức

3. Cấp lãnh đạo kém

4. Thiếu tinh thần khai trình

Nhãn Quan Lệch Lạc:

5. Thiếu kiên nhẫn

6. Mở rộng tiêu điểm

7. Chỉ biết nghĩ đến bản ngã

8. Phớt lờ các giá trị

9. Bị quyến rũ bởi các khải tƣợng, các mối quan tâm khác.

10. Chức vụ trở nên tẻ nhạt.

11. Không đánh giá tiến bộ của khải tƣợng

Những Hoàn Cảnh Có Hại

12. Những cấu trúc/ nếp sống không thích hợp

13. Xung đột đến tột cùng

14. Khải tƣợng trở nên lỗi thời

Những hội chúng này đã chuyển biến từ những hội thánh có mục đích và đƣợc

hƣớng dẫn bởi khải tƣợng trở thành những chức vụ “một cỡ mặc vừa cho mọi khổ

ngƣời” để đánh mất những đặc điểm và các phẩm chất của họ. Các cá nhân cũng

có thể trở thành con mồi cho cùng một sự bại liệt này.

Chăm Chú Vào Bản Ngã

Đôi lúc ngƣời ta đánh mất khải tƣợng bởi vì những thành công họ gặt hái đƣợc từ

khải tƣợng Chúa đã làm nhòa mất nhận thức của họ. Họ không còn công nhận

chính Đức Chúa Trời đã ban phƣớc cho khải tƣợng của Ngài để rồi bắt đầu tin nơi

những năng lực riêng của mình. Tình trạng chỉ biết nghĩ đến bản ngã có thể dập tắt

Thánh Linh Đức Chúa Trời nhanh phi thƣờng. Chức vụ trở thành phƣơng tiện để

tôn vinh bản thân hơn là tôn vinh Chúa, vì vậy khải tƣợng Chúa ban đã bị lu mờ đi

Page 144: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

trƣớc khải tƣợng đang tiến hóa phát xuất từ ngƣời thi hành chức vụ.

Phớt Lờ Các Giá Trị

Các giá trị , đóng vai trò nhƣ nền tảng để phát triển và thực hiện khải tƣợng của

Đức Chúa Trời, thỉnh thoảng lại là nan đề. Nếu loại bỏ những giá trị của bạn, thì

việc thực hiện khải tƣợng chỉ còn là những tập hợp khải tƣợng trống rỗng, làm chỉ

để cho có làm. Kiểu sinh hoạt vô vị nhƣ vậy không thể tồn tại lâu.

Một Khải Tƣợng Khác Hay Các Mối Quan Tâm Khác

Một số cá nhân hoặc chức vụ đánh mất khải tƣợng khi tranh đua nhau dƣờng nhƣ

và trở nên có ý nghĩa hơn. Satan rất quỷ quyệt. Nó có thể thuyết phục một tín hữu

hay toàn bộ một hội chúng tín hữu rằng những kết quả quan trọng nhất đáng tìm

kiếm chính là những kết quả chứ không phải là khải tƣợng của Chúa. Có lẽ sự cám

dỗ này là những phần thƣởng tăng dần lên cho những ngƣời đạt đƣợc những mục

tiêu nhƣ thế (tiền bạc, danh tiếng, danh vọng, cơ hội), hoặc có thể đó là sự cảm

thấy thoải mái về tình cảm khi theo đuổi những mục tiêu nhƣ thế. Cho dù mồi nhử

là gì đi nữa, một khi đã cắn câu vào một khải tƣợng hay một mối quan tâm khác

nữa , mỗi ngƣời đều bị lừa đế mất đi những kết quả tốt nhất có thể có đƣợc.

Chức Vụ Trở Nên Tẻ Nhạt

Một số rất đông Cơ Đốc Nhân (đông đến đáng ngạc nhiên) đánh mất khải tƣợng vì

cớ con đƣờng lâu dài gian khó để đạt đƣợc chiến thắng nay lại đơn giản trở thành

một việc vặt làm thƣờng ngày. Đối với mục sƣ, việc lãnh đạo tín hữu trở nên tẻ

nhạt . Đối với tín hữu, sống cuộc đời Cơ Đốc đã trở thành một loạt nghi lễ và

truyền thống thiếu tự nhiên cách cứng ngắt. Đối với hội chúng, Chúa nhật là thì giờ

để đến chơi đùa tại nhà thờ và làm những việc buộc phải làm chứ chẳng muốn làm

tí nào. Nỗi đam mê một thời bừng cháy, nay đã biến thành đống tro tàn lạnh lẽo.

Thiếu Công Tác Đánh Giá

Một nguyên nhân khác khiến đánh mất khải tƣợng và làm lệch lạc góc nhìn chính

là thiếu công tác đánh giá tiến bộ của khải tƣợng. Nếu không có một phƣơng tiện

liên tục để đánh giá cuộc tìm kiếm khải tƣợng của bạn, gần nhƣ bạn chẳng có

nguyên nhân gì để cảm thấy hào hứng, phấn khởi, suy cho cùng, có khải tƣợng là

một chuyện; biến khải tƣợng ấy trở thành những kết quả có ảnh hƣởng lớn và biến

đổi đời sống lại là chuyện khác. Vì vậy, nếu không có thƣớc đo thì thật khó duy trì

nhiệt tình đối với sự kêu gọi này.

VÌ CÁC HỘI THÁNH VÀ TÍN HỮU THÍCH AN NHÀN THOẢI MÁI HƠN LÀ

ĐAU ĐỚN, NÊN NHIỀU KHI CHÚNG TA LẬP RA NHỮNG THAY ĐỔI CHO

ĐỜI SỐNG NHẰM ĐỂ HÓA GIẢI HAY GIẢM NHẸ XUNG ĐỘT.

Page 145: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Những Cấu Trúc Và Những Nếp Sống Không Thỏa Đáng

Có nhiều hoàn cảnh nào đó góp phần làm hại khải tƣợng. Có một hoàn cảnh liên

quan đến cấu trúc tổ chức của hội thánh. Có thể đó là những thể loại của các

chƣơng trình đang có. Có thể là những vai trò của ban điều hành đã có hoặc chƣa

có ngƣời để đảm nhiệm; có thể đó là những chính sách giới hạn những mạo hiểm;

nó có thể liên quan đến sự hạn chế trên hội thánh bởi cớ cơ sở vật chất tiện nghi

hay bởi giáo phái.

Đối với cá nhân, đây là vấn đề của phong cách sống bao gồm những mối quan hệ,

sự nghiệp, gia đình và tài chánh. Bất kỳ điều nào hay bất kỳ sự kết hợp nào của

những yếu tố này đều có thể giới hạn việc mà cá nhân ấy có thể làm hoặc sẵn lòng

làm để biến khải tƣợng thành hành động. Nếu những sự giới hạn này đối với những

cá nhân hay đối với hội thánh trở nên quá rập khuôn, thì bắt buộc phải có quyết

định: hoặc thay đổi những cấu trúc hay nếp sống ấy, hoặc hủy tính ƣu tiên của khải

tƣợng. Chọn hủy ƣu tiên của khải tƣợng thƣờng đem lại nhiều hậu quả đại họa cho

chức vụ.

Xung Đột Cực Độ

Một suy tính khác nữa về hoàn cảnh chính là sự hiện diện của xung đột cực độ

trong đời sống của ngƣời có khải tƣợng. Hiện diện của xung đột có thể điều chỉnh

lại tiêu điểm sức lực của ngƣời có khải tƣợng và những điều khác với khải tƣợng.

Vì các hội thánh và tín hữu thích thoải mái tiện nghi hơn là đau đớn, nên nhiều khi

chúng ta lập ra những thay đổi cho đời sống nhằm để hóa giải hay giảm bớt xung

đột.

Khải Tƣợng Trở Nên Lỗi Thời

Nếu những thay đổi đó có đƣợc hiệu quả mong muốn, chúng ta tiếp tục chúng, và

có lẽ nâng cấp cƣờng độ mà chúng ta dùng để thực hiện các bƣớc đó. Thƣờng sẽ

dẫn đến kết quả là lập lại trật tự những điều ƣu tiên của chúng ta trong đời sống.

Khi điều này diễn ra, khải tƣợng vốn đã định nghĩa chúng ta trƣớc khi có xung đột

kia giờ đây có vẻ nhƣ một điều bất tiện hay nhƣ một thú tiêu khiển nhỏ bởi cớ năng

lực giờ đây chúng ta có đƣợc để làm cho mình giảm bớt những xung đột có thể gây

đau đớn hoặc gây tổn hại. Nguyên nhân ít phổ thông nhất khi đánh mất khải tƣợng

ấy là khải tƣợng ấy dầu vẫn đƣợc theo đuổi trung tín nhƣng giờ đây đã trở nên lỗi

thời .

Chấm Dứt Khải Tƣợng Cũ

Trƣớc đây tôi có lƣu ý rằng khải tƣợng sẽ diễn ra về lâu về dài và thƣờng sống lâu

hơn ngƣời có khải tƣợng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có lẽ phải đánh giá lại khải

tƣợng ấy để tìm một khải tƣợng mới từ Chúa.

Tôi thảo luận khả năng này với đôi chút ngần ngại. Ngần ngại này đƣợc căn cứ trên

kinh nghiệm trực tiếp với nhiều hội thánh liên tục tìm kiếm cánh cửa cơ hội để

Page 146: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

thay đổi khải tƣợng vì cần tránh áp lực của việc dự phần vào chức vụ biến đổi đời

sống.

Nếu họ có thể chuyển sang một khải tƣợng khác, thời gian dành để nhận biết khải

tƣợng đó rồi lập chiến lƣợc để hoàn thành nó sẽ đem đến cho họ thì giờ để thƣ giãn

trong khi vẫn cứ bám vào hy vọng cho rằng khải tƣợng mới sẽ thoải mái hơn và

đem lại nhiều yên ủi hơn.

Biết rằng một khải tƣợng có thể đƣợc ứng nghiệm, hoặc hoàn cảnh xứng đáng để

thiết lập lại khải tƣợng, sự hiểu biết đó sẽ đem lại cho một số ngƣời, một số hội

thánh một điều khoản giải thoát thuộc loại tồi. Thế nhƣng sẽ dẫn đến hiểu lầm nếu

bỏ qua việc thảo luận những lúc mà có thể bạn tìm kiếm hợp pháp một khải tƣợng

mới.

Tìm Kiếm Một Khải Tƣợng Mới

Tôi biết chỉ có năm trƣờng hợp khi dƣờng nhƣ có thể xác định lại khải tƣợng:

1. Khi sự thay đổi quan trọng diễn ra trong đặc điểm về dân số học trong cộng

đồng đang đƣợc một hội thánh hay một cá nhân chăm sóc cho. Điều này không có

nghĩa khải tƣợng ấy mang nội dung dân số học. Thƣờng thì khải tƣợng ít liên quan

đến những đặc trƣng của nhóm ngƣời nhận lãnh cho bằng liên quan đến những kết

quả sẽ phải đạt đƣợc. Tuy nhiên, nếu những đấu thủ thay đổi, thì có thể cuộc đấu

cũng thay đổi nữa.

2. Tƣơng tự, nếu một hội thánh chết đi , hoặc vì cớ còn lại rất ít tín hữu hoặc vì cớ

những ngƣời còn lại bị phá sản về khải tƣợng, thì có lẽ đã đến lúc tìm một khải

tƣợng mới để làm tỉnh lại chức vụ ấy. Hoàn cảnh tƣơng đƣơng cho một cá nhân ấy

là ngƣời ấy gặp thay đổi rất lớn lao trong gia đình, đặc biệt là ly dị, sự qua đời của

ngƣời bạn đời hay thời điểm mà tại đó mọi con cái đều không còn sống trong nhà

hoặc không còn sống để chăm sóc cha mẹ.

3. Khi một hội thánh thay đổi các mục sƣ . Đây có thể là nguyên nhân để mong đợi

một khải tƣợng mới đến với vị mục sƣ; dầu điều này chủ yếu đúng trong những

trƣờng hợp vị mục sƣ sắp đến là ngƣời đầu tiên có khải tƣợng của Đức Chúa Trời

đến cho hội thánh hay nơi có lãnh đạo mới đang thay cho một ngƣời có khải tƣợng

lâu dài và khải tƣợng ấy hầu nhƣ đã hoàn tất.

4. Khi hội thánh hoặc cá nhân biết chắc rằng khải tƣợng mà lâu nay mình đang

thực hiện chính là khải tƣợng của con ngƣời chứ không phải do Chúa ban .

5. Khi khải tƣợng đã đƣợc làm trọn .

Nếu bạn gặp một trong những đặc điểm này, thì đã đến lúc để quay trở lại với Lời

Chúa, quỳ gối xuống, bắt đầu kiêng ăn, và tập trung mọi lời khuyên tin kính, bạn

có thể tìm đƣợc để nhận biết Đức Chúa Trời đang dẫn dắt bạn đến đâu.

Tuy nhiên, khi thiếu những điều kiện này, tôi khuyên bạn đừng quá vội bỏ khải

tƣợng mà Chúa ban rồi. Ngài là Đấng kiên nhẫn và nhịn nhục. Hãy cố gắng xứng

đáng với sự kiên trì và nhịn nhục của Ngài. Bỏ dở dang khải tƣợng của Ngài là một

Page 147: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

hành động không vâng lời, và sẽ dẫn bạn đến một cuộc rƣợt đuổi khải tƣợng mới

cách không kết quả trong khi khải tƣợng cũ vẫn còn thích ứng và cần thiết.

Đánh Giá Tiến Bộ Của Khải Tƣợng

Nếu không có tiến trình đánh giá đáng tin cậy để xác định bạn có đang đi đúng với

khải tƣợng không, thì rất dễ đi lạc. Tôi đã thấy hết tấm gƣơng này đến tấm gƣơng

khác của những con ngƣời và những hội thánh không đánh giá cuộc tìm kiếm khải

tƣợng của họ, dẫn đến hết nỗ lực này đến nỗ lực kia đƣa họ đi ngày càng xa khỏi

công tác làm trọn khải tƣợng của mình.

Hành động khó kiểm soát này xảy ra khi không có những tiêu chuẩn hay những

biện pháp để sửa sai. Do vậy, tại những thời điểm hết sức quan trọng khi họ tin

mình là những ngƣời có khải tƣợng đang hành động, thì họ đang hành động trái

ngƣợc với khải tƣợng của họ, thực sự khiến càng khó hoàn tất hơn nữa những mục

tiêu cụ thể mà họ đã đề ra. Sự đánh giá đơn giản ở giữa tiến trình có thể báo cho họ

biết sự thật họ đang đi sai đƣờng.

Khải tƣợng cung cấp ba thành phần chính, mỗi thành phần đều có thể đo lƣờng

đƣợc, mỗi thành phần này - khả năng hiểu, quyền sở hữu và ảnh hƣởng - đều liên

hệ đến những hành vi cụ thể. Những hình thức đo lƣờng bạn dùng tất nhiên sẽ khác

nhau về bản chất và về tính đáng tin cậy. Tôi gợi ý bạn nên xem xét những biện

pháp kết hợp định lƣợng (tức là mang tính thống kê) và định tính (tức là không

mang tính thống kê).

Đo Lƣờng Khả Năng Hiểu

Trong số ba chiều hƣớng bạn có thể nghiên cứu, khả năng hiểu chắc là chiều

hƣớng khó đo lƣờng nhất. Khả năng hiểu khải tƣợng muốn nói đến việc đánh giá

bạn hiểu khải tƣợng đến mức nào. Không có một tiêu chuẩn tuyệt đối nào cho cách

đánh giá này. Sự khảo sát sẽ mang tính chủ quan.

Những dấu hiệu nào có thể giúp bạn nhận ra mình hiểu khải tƣợng rõ đến đâu? Nói

chung, bạn sẽ phải dựa vào những biện pháp đo lƣờng sự hiểu biết mang tính hồi

tƣởng về các cơ hội và cách bạn sử dụng những cơ hội đó đầy đủ đến mức nào.

Chẳng hạn, nếu bạn xét lại 6 tháng vừa qua và có thể nhận ra mƣời hoàn cảnh mình

đã bỏ qua, nhƣng chúng đã có thể cung cấp những cơ hội để thực hiện khải tƣợng,

thì bạn đã có một dấu hiệu cho thấy có lẽ bạn chƣa hiểu đầy đủ tầm rộng của khải

tƣợng mình.

CÓ NHỮNG KHẢ NĂNG XẢY RA ẤY LÀ: NẾU BẠN KHÔNG THỂ

CHUYỂN DỊCH KHẢI TƢỢNG CỦA MÌNH THÀNH TUYÊN NGÔN SÚC

TÍCH VÀ ĐẦY THÔI THÚC CHO NHỮNG NGƢỜI BẠN CÙNG CỘNG TÁC

VÀ CÙNG GIAO TIẾP, THÌ BẠN VẪN CHƢA BIẾT CHẮC CHẮN VỀ

NHỮNG ĐƢỜNG NÉT CỦA KHẢI TƢỢNG ẤY.

Page 148: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Dầu vậy, chắc bạn có thể khám phá ra lỗ hổng trong đƣờng lối thăm dò này. Hầu

hết chúng ta không mang tính suy gẫm cũng không mang tính phân tích nhiều lắm,

vì vậy có những khả năng là tính nhạy bén đã đƣợc điều chỉnh kỹ của chúng ta đối

với những cơ hội trong đời và nhạy bén với cách sử dụng tốt những cơ hội đó sẽ

trở thành không cao.

Phƣơng án tốt nhất tức là cùng xem xét khía cạnh này của cuộc tìm kiếm khải

tƣợng của bạn với sự trợ giúp của những cộng sự có chung tinh thần khai trình

trách nhiệm. Hãy mời họ cùng dự phần vào cuộc duyệt xét nhƣ thế. Những cộng sự

đáng tin cậy, có đủ thông tin và biết quan tâm, có thể nắm bắt rõ hơn những cơ hội

còn bị bỏ sót và có thể khích lệ những thành công của bạn khi tận dụng nhiều sự

chọn lựa khác nhau.

Một cách khác để khảo sát khả năng hiểu của bạn chính là nghiên cứu những quyết

định của bạn trong quá khứ gần đây. Hãy tự hỏi về vai trò khải tƣợng của bạn. Đối

với mỗi một quyết định đang xét, khải tƣợng của bạn đóng vai trò trọng tâm đến

mức nào trong những suy tính của bạn? Khi hồi tƣởng lại, hồi đó bạn có thể quyết

định khác đi nhƣ thế nào để ăn khớp hơn với khải tƣợng của mình?

Bạn cũng có thể chọn cách đánh giá xem đã truyền đạt khải tƣợng của mình rõ đến

mức nào cho ngƣời khác trong tiến trình đầy những cố gắng lớn lao của bạn. Có

thể, nếu bạn không dịch đƣợc khải tƣợng của mình thành những tuyên ngôn súc

tích và đầy thúc giục cho những ngƣời bạn đang cộng tác hoặc đang giao tiếp, bạn

chƣa biết rõ về những đƣờng nét của khải tƣợng ấy.

Hơn nữa, có thể bạn xét xem mình đã thăm dò khôn ngoan đến mức nào về những

điểm mà khải tƣợng của bạn xứng hợp với khải tƣợng của hội thánh, của chồng

hoặc vợ bạn, của những ngƣời thân, của nơi làm việc của bạn của những đồng

nghiệp tại sở làm và trong chức vụ, cũng nhƣ khải tƣợng của những lãnh đạo nổi

bật khác. Những ngƣời nào không tìm những đặc điểm chung này thì thƣờng chịu

khổ từ khả năng hiểu kém về khải tƣợng của họ hoặc hoặc khổ vì có quyền sở hữu

thấp tối thiểu.

Đo Lƣờng Quyền Sở Hữu

Sở hữu khải tƣợng thì dễ đo lƣờng hơn. Mục tiêu của bạn trong bài tập này là xác

định mức độ sốt sắng và tận tâm của bạn đối với khải tƣợng. Có thể hoàn tất việc

này bằng cách trả lời những câu hỏi nhƣ:

§ Bao lâu bạn quay đến khải tƣợng của mình một lần khi đƣa ra những quyết định

về việc quản lý thời gian hoặc những quyết định liên quan đến mục đích? Bạn thỏa

lòng đến mức nào với những quyết định của mình về tính nhất quán tối hậu của

chúng với khải tƣợng của mình? Chúng đẩy mạnh những kết quả nhất quán với

khải tƣợng hay đem đến những kết quả không liên quan?

§ Kể tên những trƣờng hợp mà bạn gặp những cơ hội tốt nhƣng đã khƣớc từ chúng

Page 149: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

vì chúng không nhất quán với khải tƣợng của bạn.

§ Mỗi tuần bạn dành bao nhiêu giờ để trau giồi, thông qua và khảo sát khải tƣợng

của bạn? Khuôn mẫu này có phải là khuôn mẫu mà bạn đang sa sút, nhất quán, gia

tăng hay không thể đoán đƣợc trong bình diện những nguồn cung ứng mà bạn dành

cho khải tƣợng của bạn?

§ Khi bạn nói chuyện với ngƣời khác về tƣơng lai, bạn có lạc quan rằng mình có

tạo ra đƣợc ảnh hƣởng quan trọng không? Suy nghĩ riêng đến những nỗ lực trong

tƣơng lai của bạn, bạn trở nên phấn khởi hay ngã lòng về tƣơng lai và về cách bạn

có thể ảnh hƣởng đến tƣơng lai ấy?

§ Khi những ngƣời mới và đang trải qua giai đoạn giới thiệu mối quan hệ, bạn có

mô tả chính mình và đời sống mình xét theo khải tƣợng của bạn không?

§ Khi ngƣời ta có những mục tiêu, những sở thích, những kế hoạch đang xung đột

nhau, bạn sẽ bảo vệ khải tƣợng của bạn đến mức độ nào? Bao lâu một lần bạn thấy

mình nhƣợng bộ và làm những điều trái với khải tƣợng của mình?

§ Trên thang đo chủ quan, bạn sẽ so sánh thế nào về cƣờng độ lòng tin quyết nơi

khải tƣợng của bạn ngày nay với cƣờng độ mà bạn đã có khi khải tƣợng mới bắt

đầu rõ ràng cho bạn?

Đo Lƣờng Ảnh Hƣởng

Ảnh hƣởng của khải tƣợng có thể là điều dễ đánh giá nhất. Điều quan trọng nhất

chính là nhận diện sự thay đổi để có thể liên hệ với cách bạn áp dụng khải tƣợng

của mình. Nếu bạn đã kinh nghiệm tiến trình kế hoạch điển hình để kết hợp khải

tƣợng vào hành động thực tế, hãy khảo sát những mục tiêu của bạn và xác định bạn

đang làm việc tốt đến mức nào để đạt những kết quả mong muốn.

Hãy mời một đồng nghiệp tín cẩn và có khả năng để duyệt lại những chiến lƣợc

của bạn và xác định xem chúng có hƣớng đến việc đạt đƣợc những mục tiêu của

bạn không. Chủ quan hơn, hãy xét đến những môi trƣờng bề trong và bề ngoài của

bạn và xác định xem trong năm qua chúng có thay đổi hay không, và bao nhiêu

phần của thay đổi đó có thể gán cho sự ám ảnh tích cực của bạn với khải tƣợng của

mình?

Những Công Cụ Của Sự Hiểu Biết Sáng Suốt

Những phƣơng pháp và những công cụ bạn sử dụng để thu thập thông tin về việc

thực hiện khải tƣợng của mình sẽ rất khác nhau. Hãy thật sáng tạo. Không có một

tiêu chuẩn nào hay một cách nào là đúng để thực hiện việc này, và bạn đừng cố

gắng phục vụ bất kỳ ai khác ngoài chính mình và Chúa.

Nếu bạn đang đánh giá hội thánh mình thực hiện tốt đến đâu trong việc tìm kiếm

khải tƣợng, thì có thể thu thập rất nhiều nguồn dữ liệu khác. Chẳng hạn, bạn có

thể:

§ Mời một nhóm thính giả phù hợp để đánh giá hội thánh trong những hoạt động

cụ thể đƣợc thôi thúc bởi khải tƣợng.

Page 150: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

§ Thu thập thông tin từ tín hữu trong hội thánh thông qua những cuộc nói chuyện

thông thƣờng về điều họ kinh nghiệm từ hội thánh và thông qua những chức vụ của

hội thánh.

§ Quan sát những tiến trình làm việc và những cuộc tƣơng tác trong các buổi họp.

§ Đƣa ra một loạt số thống kê đều đặn để đánh giá những sự tăng trƣởng chính

thức của hoạt động khải tƣợng (chẳng hạn nhƣ số những tình nguyện viên, những

giờ làm việc của ngƣời tình nguyện, ghi tên vào các lớp đánh giá ân tứ.

§ Mời những ngƣời hƣớng dẫn chƣơng trình tổ chức phần đánh giá có định hƣớng

của riêng họ về mối quan hệ giữa các chức vụ của họ với khải tƣợng của hội thánh

(và khải tƣợng trong những chƣơng trình của họ).

§ Tổ chức duyệt xét chính thức về tiến triển đến những mục tiêu cụ thể.

§ Tính những lần khải tƣợng đƣợc đề cập công khai hay đƣợc ám chỉ đến, chẳng

hạn nhƣ trong bài giảng, trong các lời làm chứng, trong những phần mô tả chƣơng

trình, trong những thƣơng lƣợng về ngân sách, trong những buổi duyệt xét sự thực

hiện.

§ Tìm kiếm đáp ứng của Đức Chúa Trời thông qua sự cầu nguyện

Đánh Giá Cá Nhân

Nếu đang tìm cách xác định mình thực hiện khải tƣợng của cá nhân mình tốt đến

mức nào, có thể bạn hƣớng đến những phƣơng cách đánh giá hơi khác, gồm có

những điều sau:

§ Tạo một bản khảo lƣợc tự đánh giá để bạn thƣờng xuyên điền vào và so sánh

xem mình tiến triển nhƣ thế nào và có đang tiến triển hay không.

§ Tìm những thông tin phản hồi trung thực từ những cộng sự trong nhóm khai trình

trách nhiệm.

§ Khảo sát lịch làm việc của bạn xem khải tƣợng của bạn đang có ảnh hƣởng nào,

hay bạn đang phân chia thời gian của bạn nhƣ thế nào.

§ Xem danh sách kiểm tra của bạn để biết khải tƣợng của bạn tạo ra ảnh hƣởng nào

trong việc chi tiêu tiền bạc của mình.

§ Suy gẫm về tiến trình lập quyết định của bạn và cách nó đƣợc thúc đẩy bởi khải

tƣợng. Bạn dựa vào những nhận định chủ yếu nào trong những lần phải đƣa ra một

quyết định về đạo đức, luân lý, quyết định có liên quan đến thời gian hay về

phƣơng hƣớng?

§ Khảo sát những mục tiêu của bạn để biết mình có đang đạt đƣợc chúng hay

không.

Hãy xem trọng những biện pháp đo lƣờng này. Hãy viết chúng ra, lần theo chúng

từ năm này sang năm nọ. Hãy xét mỗi thành phần để xác định bạn có thể cải tiến

cách thực hiện của mình nhƣ thế nào trong chiều hƣớng đó, để kỳ đánh giá kế tiếp

sẽ cho thấy những kết quả còn tốt hơn nữa. Mục đích duy nhất của tiến trình đo

lƣờng chính là đẩy mạnh một đời sống đƣợc hƣớng dẫn bởi khải tƣợng và là một

Page 151: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

đời sống đang biến đổi vì Chúa Giêsu Christ. Hãy khảo sát những kết quả của bạn

theo mục tiêu này.

Một câu châm ngôn trong giới kinh doanh ngày xƣa báo trƣớc: “Nếu bạn không

thể đo lƣờng công việc đó, thì nó không xứng đáng cho mình làm.” Theo đuổi khải

tƣợng của bạn dứt khoát là một việc đáng làm. Nhớ bảo đảm bạn đầu tƣ những

nguồn cung ứng để khảo sát xem mình đang tiến hành tốt đến đâu trong cuộc tìm

kiếm khải tƣợng.

Tạo Dựng Tƣơng Lai

“CÕN GÌ TỆ HẠI HƠN LÀ RA ĐỜI MÀ BỊ MÙ? CÒN GÌ TỆ HẠI HƠN RA

ĐỜI CÓ MẮT SÁNG MÀ KHÔNG CÓ KHẢI TƢỢNG” HELLEN KELLER

Hiện tại đang là những lúc đầy biến động cho Hoa Kỳ, sự thay đổi diễn ra nhanh

chƣa từng thấy, và đa số những thay đổi này rất lớn lao. Ngƣời ta đang tìm kiếm

những góc nhìn nào giúp họ định vị đƣợc những cơn sóng dữ của thay đổi này. Họ

đang tìm kiếm những ngƣời nào thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh và có thể giúp xác

định rõ sự việc đang dẫn đến đâu và làm sao để tận dụng đƣợc những cơ hội chớm

nở ấy?

Ngƣời Mỹ đang chủ động tìm kiếm những lãnh đạo nào có lòng tin quyết vào một

điều gì đó khác hơn mình và những ngƣời có thể dựa trên niềm tin đó để thúc đẩy

ngƣời khác.

Tìm Kiếm Khải Tƣợng

Ngƣời Mỹ đang đòi hỏi khải tƣợng.

Chúng ta đã thử khải tƣợng của những lãnh tụ chính trị và thấy thật nản lòng.

Chúng ta đã thử khải tƣợng của những chuyên gia tôn giáo và thấy nó bị xuyên tạc.

Chúng ta đã thử khải tƣợng của những ngƣời phát triển liên đoàn kinh doanh lớn

và thấy nó thật trống rỗng. Chúng ta đã thử khải tƣợng của những triết gia và

những nhà giáo dục và thấy nó sai sót.

Các đƣờng lối của ngƣời đều là trong sạch theo mắt mình, song Đức Giêhôva cân

nhắc cái lòng (ChCn 16:2).

Ngƣời Mỹ đang đòi hỏi khải tƣợng của Đức Chúa Trời.

Tƣơng lai chúng ta sẽ thế nào? Không ai biết chắc chắn. Tuy nhiên, chúng ta biết

rằng tƣơng lai ấy đã đƣợc tạo dựng nên, ngay giờ này, bởi những con ngƣời đƣợc

thúc đẩy bởi khải tƣợng mà họ tin hết lòng, khải tƣợng mà ngƣời đó sẵn sàng trung

thành gắn bó, khải tƣợng mà họ đấu tranh cho đang đại diện tƣơng lai tốt nhất mà

chúng ta có thể hy vọng đƣợc.

Chúng ta biết rằng rất nhiều - nếu không nói là hầu hết - những ngƣời có khải

tƣợng đang tiến lên hết tốc độ lại là những ngƣời không đang dẫn chúng ta đi theo

Page 152: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

đƣờng lối mà Đức Chúa Trời đã truyền, nhƣng đang theo đuổi những ham muốn

thất thƣờng và những lý tƣởng mà họ đã chế ra trong tâm chí hay lòng họ.

“Đức Giêhôva phán: Ý tƣởng ta chẳng phải ý tƣởng các ngƣơi, đƣờng lối các

ngƣơi chẳng phải đƣờng lối ta” (EsIs 55:8).

Cánh Đồng Đã Vàng Sẵn Cho Mùa Gặt

Đã đến lúc Thân Thể Đấng Christ khẳng định lại sự lãnh đạo của hội thánh tại đất

nƣớc chúng ta. Nắm bắt lại địa vị ảnh hƣởng không liên quan đến việc nắm bắt

quyền lực chính trị hay phô trƣơng sự gia tăng nhanh về số lƣợng. Công việc này

căn cứ trên nhu cầu đƣợc Đức Chúa Trời yêu và đƣợc giao thông với Ngài. Nó căn

cứ trên nhu cầu cần một đời sống có ý nghĩa và mục đích, một đời sống đƣợc thúc

đẩy và định nghĩa bởi những điều quan trọng.

Đã đến lúc dân sự Chúa đẩy mạnh khải tƣợng của Chúa để tạo ra những mục tiêu

của Đức Chúa Trời cùng với những phƣớc hạnh của Ngài.

“Ngƣơi khá chép lấy sự hiện thấy và rõ rệt nó ra trên bảng... Vì sự hiện thấy còn

phải ứng nghiệm trong kỳ nhất định, sau cùng nó sẽ kíp đến, không phỉnh dối đâu”

(HaKb 2:2, 3).

Bạn Đứng Nơi Đâu?

Bạn đứng nơi đâu trên chiến trƣờng của những ý kiến, những niềm tin, những mối

quan hệ, những cơ hội và khải tƣợng này? Tôi xin nêu cho bạn 6 câu hỏi kết luận.

1. Bạn đứng đâu trên đẳng cấp khải tƣợng? Bạn đã đạt đến tiềm năng tối đa của

mình chƣa? Nếu chƣa, bạn đang làm gì để bảo đảm bạn đang đạt đến điều đó.

2. Vì mỗi một ngƣời nào trong chúng ta yêu mến và tin cậy Đức Chúa Trời thì đều

đƣợc trao phó ít nhất một khải tƣợng nhỏ, vậy bạn đang làm trọn khải tƣợng ấy

nhƣ thế nào trong gia đình, trong sự nghiệp, trong những mối quan hệ cá nhân và

trong hội thánh của bạn?

3. Khải tƣợng của hội thánh bạn là gì? Khải tƣợng cá nhân của bạn có những điểm

nào phù hợp với những điểm trong khải tƣợng của hội thánh bạn? Bạn đang kiên

trì thế nào để kết hợp khải tƣợng của Đức Chúa Trời dành cho đời sống mình với

khải tƣợng Ngài đã ban cho hội thánh bạn?

4. Khi gặp ngƣời khác, bạn nhận biết đầy đủ đến mức nào về khải tƣợng của họ

cho đời sống? Đối với những ngƣời cần tăng trƣởng trong khải tƣợng của họ, bạn

theo đuổi những bƣớc nào để hậu thuẫn trợ giúp sự phát triển của họ trong tƣ cách

những ngƣời có khải tƣợng?

5. Bạn thấy những loại hiệu quả nào phát xuất từ việc bạn theo đuổi khải tƣợng của

Chúa? Ai chịu trách nhiệm nghe bạn khai trình về khải tƣợng này? Bạn sử dụng

Page 153: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

những biện pháp chính yếu nào để đánh giá khách quan?

6. Có bằng chứng nào cho thấy bạn đã tiếp nhận đầy đủ khải tƣợng, đem lại kết

quả là nếp suy nghĩ và hành vi của bạn đúng nhƣ cách phải có của ngƣời có khải

tƣợng? Sự khác biệt giữa nếp suy nghĩ và hành vi của bạn ngày hôm nay với trƣớc

lúc bạn nhận biết khải tƣợng của Chúa đã thể hiện rõ nhƣ thế nào?

Không Để Bất Cứ Điều Gì Thay Thế Khải Tƣợng

Nếu bạn muốn làm một lãnh đạo trong bất kỳ một công việc nào trong đời, tại bất

kỳ bình diện tinh tế hay cƣờng độ nào, thì bắt buộc phải có khải tƣợng. Không điều

gì thay thế đƣợc khải tƣợng của Chúa - bất kể là làm việc siêng năng, cực kỳ thông

minh, những ý kiến tinh khôn hay những danh hiệu cao quí cũng không.

Đời sống của bạn là quan trọng đối với Chúa. Đời sống bạn cũng quan trọng đối

với những ngƣời mà Chúa muốn ảnh hƣởng đến thông qua bạn nếu bạn tìm kiếm,

nhận biết, sở hữu và làm trọn khải tƣợng của Ngài dành cho bạn. Một khi bạn sống

bằng khải tƣợng, bạn sẽ không bao giờ nhìn lại phía sau. Đời sống của bạn và của

những ngƣời bạn tiếp xúc thông qua việc thực hiện khải tƣợng sẽ đƣợc biến đổi

hoàn toàn. Ngợi khen Chúa!

Phụ Lục 1

Mô tả bản thân : Nữ 40 tuổi, đã có gia đình và hai con.

Sứ mạng : Sống giống với Đấng Christ trong mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, bất

luận phải trả giá nào.

Khải tƣợng : Hậu thuẫn chồng tôi trong những nỗ lực phụ bằng cách khích lệ, đánh

giá trung thực và giúp quản lý; nuôi dạy con cái trở thành ngƣời tin Đấng Christ,

để các con có lời tuyên xƣng đức tin nhất quán với hành vi, những giá trị, những

thái độ và những mối quan hệ của chúng.

Những Giá Trị : Lòng trung thành, ngay thật, vui hƣởng đời sống, những mối quan

hệ yêu thƣơng, phạm vi từng trải rộng, tôn trọng ngƣời khác, biết hy sinh, có ý

thức toàn cầu.

Các Ân Tứ : Dạy dỗ, quản lý.

Những Tài Năng : Lên kế hoạch, tổ chức, dạy dỗ.

Nghề Nghiệp : Làm mẹ, nội trợ.

Mô Tả Bản Thân : Nữ, 31 tuổi, có gia đình và một con.

Sứ mạng : Yêu Đức Chúa Trời và yêu ngƣời khác nhƣ chính mình.

Sứ mạng : Sử dụng nhà tôi là một trung tâm chăm sóc, thƣơng xót, và chữa lành

tình cảm cho khu hàng xóm tôi dựa trên những mối quan hệ chân thật.

Những Giá Trị : Yêu thƣơng, hi vọng, trung thực, cảm thông, bền lâu, quân bình,

chấp nhận, có chiều sâu tâm linh, có tính cộng đồng.

Những Ân Tứ : thƣơng xót, hiếu khách.

Page 154: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Những Tài Năng : nấu ăn, các nghề thủ công, chăm sóc trẻ, giao tiếp, nội trợ, có trí

nhớ tốt.

Nghề Nghiệp : có bằng chăm sóc trẻ tại nhà riêng.

Mô Tả Bản Thân : Nam, 55 tuổi, độc thân, không có con cái.

Sứ Mạng : Sống bằng mọi cách nào đem lại vinh hiển và tôn kính Chúa.

Sứ Mạng : Tạo ra một mạng lƣới điện tử toàn cầu để giúp phổ biến hữu hiệu kiến

thức Kinh Thánh đến cho những tín hữu thiếu tài liệu và để truyền bá hữu hiệu Tin

Lành đến cho ngƣời chƣa biết Chúa.

Những Giá Trị : Trung thực, ngay thẳng, siêng năng, có lòng thƣơng xót, có kiến

thức Kinh Thánh thực tiễn, Có chức vụ hữu hiệu, theo chủ nghĩa khắc khổ, tận tâm

và cam kết, sống đơn giản.

Những Ân Tứ : phục vụ.

Những Tài Năng : Điện tử, biểu diễn âm nhạc, nghề thủ công.

Nghề Nghiệp : Kỹ thuật viên vi tính.

Mô Tả Bản Thân : Nam, 48 tuổi, có gia đình và 4 con.

Sứ Mạng : Nhận lãnh các phƣớc hạnh của Chúa với lòng khiêm nhƣờng và biết ơn,

để rồi đem phƣớc hạnh đến cho ngƣời khác.

Khải Tƣợng : Khôi phục hy vọng và mục đích cho đời sống của những trẻ em bị

thiệt thòi bằng cách dạy về tình yêu của Đấng Christ và những kỹ năng kiếm sống

thực tiễn.

Những Giá Trị : Công lý, tính đa dạng, biết trao quyền, phẩm hạnh cá nhân, khích

lệ, cộng đồng, khiêm nhƣờng, hy sinh.

Những Ân Tứ : Lòng thƣơng xót.

Những Tài Năng : Gặp gỡ giao tiếp, tƣ vấn, thƣơng lƣợng, giúp cho ngƣời khác

cảm thấy dễ chịu.

Nghề Nghiệp : Giáo viên trƣờng công.

Phụ Lục 2

Những Nguồn Tài Liệu Liên Quan Đến Sứ Mạng, Khải Tƣợng, Giá Trị Và Sự

Điềm Tĩnh Bản Thân

Abrahams, Jeffrey. The Mission Statement Book . Berkeley, Calif.: Ten Speed

Press, 1995.

Anderson, Leith. Winning the Values War . Minneapolis: Bethany House

Publishers, 1994.

Barker, Joel. Future Edge. New York: William Morrow & Company, 1992.

Barna, George. The Power of Vision . Ventura, Calif.: Regal Books, 1992.

Hedges, Charlie. Getting the Right Things Right . Sisters, Oreg.: Questar

Publishers, 1996.

Hybels, Lynne and Bill. Rediscovering the Church . Grand Rapids:

HarperCollins/Zondervan, 1995.

Page 155: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Kawasaki, Guy. Selling the Dream . New York: HarperCollins, 1991.

Lewis, Hunter. A Question of Values . San Francisco: Harper-San Francisco, 1990.

Liebig, James. Merchants of Vision . San Francisco: Berrett-Koehler, 1994.

Malphurs, Aubrey. Developing a Vision for Ministry . Grand Rapids: Baker Book

House, 1992.

Nanus, Burt. Visionary Leadership . San Francisco: Jossey-Bass, 1992.

Senge, Peter. The Fifth Discipline . New York: Doubleday Currency, 1990.

Phụ Lục 3

Thông Tin Về Barna Research Group, Ltd.

Khải tƣợng của Barna Research Group, Ltd. là:

Cung cấp thông tin đƣơng thời, chính xác và đáng tin cậy có sẵn ở cỡ vừa, và giá

cả phải chăng, cho lãnh đạo hội thánh nhằm mục đích giúp họ có những quyết định

tốt hơn trong chức vụ.

Phải mất rất nhiều năm trong công việc làm ăn và vật lộn với Chúa trƣớc khi khải

tƣợng này cho công ty thể hiện rõ cho George Barna. Sự xuất hiện khải tƣợng này

dẫn đến công tác tái thiết toàn diện cho tổ chức, thay đổi tiêu điểm từ phục vụ các

công ty lớn ngoài đời sang phục vụ hội thánh địa phƣơng. Do phƣơng cách truyền

đạt khải tƣợng đã đƣợc thay đổi kể từ khi mới đƣợc xác minh bƣớc đầu đến nay,

các yếu tố nòng cốt của khải tƣợng này vẫn giữ nguyên, và đã xác định đặc điểm

và tiêu điểm của công ty Barna Research.

Kể từ khi bắt đầu vào năm 1984, Barna Research đã phục vụ hơn 200 tổ chức. Một

số những khách hàng nổi tiếng hơn của công ty này gồm có Visa, The Disney

Channel, Southwestern Bell Telephone, the U.S. Army, CARE, United Cerebral

Palsy và BankOne.

Rất nhiều hiệp hội đã đƣợc công ty phục vụ nhƣ: Billy Graham Evangelistic

Association, Campus Crusade for Christ, World Vision, Word Publishing, Thomas

Nelson Publishing, American Bible Society, Prison Fellowship, Youth for Christ,

Salvation Army, Willow Creek Community Church, Compassion International,

Fuller Theological Seminary, Dallas Theological Seminary, Trinity Broadcasting

Network, Ministries Today, New Man và nhiều hiệp hội khác.

Qua những cuộc điều nghiên toàn quốc, Barna Research thăm dò đặc điểm các

quan điểm và hành vi của ngƣời dân Hoa Kỳ, đặc biệt liên quan đến những niềm

tin tôn giáo và những từng trải đức tin của họ. Đây là một công ty độc lập tƣ nhân,

nhằm giúp những cá nhân, những hiệp hội và cả những tổ chức có lợi nhuận để tìm

cách nâng cao phẩm chất của công tác phát triển tâm linh con ngƣời.

Page 156: Chuyển KHẢI TƯỢNG Thành HÀNH ĐỘ - HDPHLH.ORG€¦ · Sách này, nhƣ mọi điều tôi làm, đã chịu ảnh hƣởng đáng kể bởi cuộc đời của Nancy,

Qua những tác phẩm của chủ tịch công ty, là George Barna, công ty đã phổ biến

thông tin qua nhiều phƣơng tiện truyền thông khác nhau. Trong số này có bản tin

phát hành hai tháng một lần - là The Barna Report - các bản báo cáo theo đề tài,

băng ghi âm, những buổi thuyết trình trực tiếp về những phát hiện qua cuộc điều

nghiên trong các khóa hội thảo và các hội nghị, băng ghi hình và những thông cáo

báo chí. Barna cũng đã viết 21 tác phẩm sau đây:

The Frog in the Kettle

User Friendly Churches

The Power of Vision

Virtual America

Today‟s Pastors

Church Marketing

Baby Busters Ten Years Later

The Index of Leading Spiritual Indicators

Evangelism That Works

Generation Next

Turnaround Churches

Absolute Confusion

If Things Are So Good, Why Do I Feel So Bad ?

Để biết thêm thông tin về Barna Research Group hay các nguồn tài liệu sẵn có, xin

viết thƣ về:

Barna Research

2487 Ivory Way

Oxnard, CA 93030