30
1 Chuyên đề 2. SDNG BTIÊU BN HIN VI THC VT TRONG GING DY HC PHN THC VT HC 1 1. Đặt vấn đề Quá trình dy hc gm có hoạt động dy và hoạt động học, trong đó diễn ra quá trình tái sn xut nhng kinh nghim xã hi ca nhân loại. Cũng giống như bất kì mt quá trình sn xut nào, quá trình dy học cũng phải sdng những phương tiện lao động nhất định. Phương tiện lao động sư phạm rt đa dạng. Nó bao gồm phương tiện vt cht, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ” [4, tr. 115]. Phương tiện dy hc vt cht vi ý nghĩa là công cụ lao động ca giáo viên hay ging viên (GV) và hc sinh hay sinh viên chúng tôi mặc định là người học (NH), được nói gọn là phương tiện dy hc. Song, khi đề cập đến các phương tiện dy hc và cách sdng chúng thì phần nào đã nói đến phương tiện thc hành[4, tr.115]. Tiêu bn hin vi thc vt là mt trong nhng loi phương tiện đó, là đối tượng vt chất được GV sdng với tư cách là những phương tiện tchức, điều khin hoạt động nhn thc ca NH, và đối với NH, đó là phương tiện để tiến hành hoạt động nhn thc của mình, thông qua đó mà thực hin nhng nhim vdy hc [4], [6]. Tiêu bn hin vi thc vật là người trthkhông ththay thế được ca GV giai đoạn tư duy trừu tượng vkiến thc thc vt hc, giai đoạn này, nhng hình nh trc quan cm tính bao gicũng là thành phần và tiền đề bt buc của tư duy. Tư duy dù đạt đến mức độ cao như thế nào thì ít nhiều nó cũng vẫn cần đến trc quan cm tính, cần đến hình nh, thc hiện phương châm “lấy cái cthdy cái trừu tượng”, đó chính là “Dùng cái cthđể gii thích mt cái trừu tượng. Tc là to mi quan hnghĩa đen và nghĩa bóng của đối tượng kia để hiu sâu mt khái nim trừu tượng, hoc khó din ttường minh”[3, tr. 86]. giai đoạn kết thúc snghiên cu hiện tượng hoc svt vthc vt hc, cn phi chcho NH svn dng trong thc tin của nó. Điều đó cũng sẽ không đạt được nếu thiếu vic sdng nhng tiêu bn hin vi thc vt. Bi vì: NH cn phi thấy được sphù hp gia cu trúc và chức năng trong tất ccác cấp độ cu trúc tphân tđến tế bào, cơ

Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

1

Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

GIẢNG DẠY HỌC PHẦN THỰC VẬT HỌC 1

1. Đặt vấn đề

“Quá trình dạy học gồm có hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó diễn ra quá

trình tái sản xuất những kinh nghiệm xã hội của nhân loại. Cũng giống như bất kì một

quá trình sản xuất nào, quá trình dạy học cũng phải sử dụng những phương tiện lao động

nhất định. Phương tiện lao động sư phạm rất đa dạng. Nó bao gồm phương tiện vật chất,

phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ” [4, tr. 115]. Phương tiện dạy học vật chất với

ý nghĩa là công cụ lao động của giáo viên hay giảng viên (GV) và học sinh hay sinh viên

chúng tôi mặc định là người học (NH), được nói gọn là phương tiện dạy học. “Song, khi

đề cập đến các phương tiện dạy học và cách sử dụng chúng thì phần nào đã nói đến

phương tiện thực hành” [4, tr.115]. Tiêu bản hiển vi thực vật là một trong những loại

phương tiện đó, là đối tượng vật chất được GV sử dụng với tư cách là những phương tiện

tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của NH, và đối với NH, đó là phương tiện để

tiến hành hoạt động nhận thức của mình, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy

học [4], [6].

Tiêu bản hiển vi thực vật là người trợ thủ không thể thay thế được của GV ở giai

đoạn tư duy trừu tượng về kiến thức thực vật học, ở giai đoạn này, những hình ảnh trực

quan cảm tính bao giờ cũng là thành phần và tiền đề bắt buộc của tư duy. Tư duy dù đạt

đến mức độ cao như thế nào thì ít nhiều nó cũng vẫn cần đến trực quan cảm tính, cần đến

hình ảnh, thực hiện phương châm “lấy cái cụ thể dạy cái trừu tượng”, đó chính là “Dùng

cái cụ thể để giải thích một cái trừu tượng. Tức là tạo mối quan hệ nghĩa đen và nghĩa

bóng của đối tượng kia để hiểu sâu một khái niệm trừu tượng, hoặc khó diễn tả tường

minh”[3, tr. 86].

Ở giai đoạn kết thúc sự nghiên cứu hiện tượng hoặc sự vật về thực vật học, cần

phải chỉ cho NH sự vận dụng trong thực tiễn của nó. Điều đó cũng sẽ không đạt được nếu

thiếu việc sử dụng những tiêu bản hiển vi thực vật. Bởi vì: NH cần phải thấy được sự phù

hợp giữa cấu trúc và chức năng trong tất cả các cấp độ cấu trúc từ phân tử đến tế bào, cơ

Page 2: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

2

quan trong cơ thể thực vật.

Như vậy, ở cả giai đoạn trực quan cảm tính, giai đoạn tư duy trừu tượng và cả giai

đoạn giới thiệu cho NH sự vận dụng thực tiễn những hiện tượng hoặc sự vật nghiên cứu

đều cần phải sử dụng những tiêu bản hiển vi thực vật. Điều đó là do xuất phát từ những

quy luật của quá trình nhận thức tiêu bản chính là trực quan sinh động của tư duy đồng

thời nó cũng là “thực tiễn” kiểm nghiệm quá trình nhận thức tùy theo vào sự sử dụng của

GV và NH. Như vậy, tiêu bản hiển vi thực vật được sử dụng cả trong các khâu của quá

trình dạy học: dạy nội dung mới, ôn tập củng cố hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá

[4],[5], [6].

Đối với NH, tiêu bản hiển vi thực vật là công cụ nhờ nó mà họ nhận thức được thế

giới thực vật xung quanh.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Chúng tôi xây dựng bộ tiêu bản hiển vi thực vật với mục tiêu tổng quát: Với tư

cách là phương tiện dạy học các tiêu bản hiển vi thực vật là trợ thủ trong dạy học của GV

vừa là công cụ đồng hành của NH trong quá trình nghiên cứu học tập học phần Thực vật

học 1, nó góp phần giảm nhẹ sức lao động của người dạy và NH.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Việc sử dụng những tiêu bản hiển vi thực vật giúp GV và NH có thông tin đầy đủ

và sâu sắc hơn về đối tượng hoặc hiện tượng nghiên cứu về thực vật và chính bằng cách

đó đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học thực vật học hay sinh học.

- Giúp làm thỏa mãn và làm phát triển hứng thú của NH, phát triển các kỹ năng so

sánh, đối chiếu hình thành mối quan hệ giữa cấu tạo hiển vi và hình thái cấu trúc của các

cơ quan cơ thể thực vật trong tương quan với chức năng sinh lý và môi trường sống.

- Làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức hơn đối với NH bằng cách trực quan thông

qua tiêu bản hiển vi thực vật cụ thể để đối chiếu lý thuyết và thực tế [12].

- Tăng cường hoạt động lao động học tập của NH và bằng cách đó cho phẻp nâng

cao nhịp điệu nghiên cứu tài liệu học tập về thực vật, NH có thể so sánh đối chiếu với

các hình trong giáo trình, giáo khoa, suy xét mối quan hệ giữa cấu tạo hiển vi với cơ

quan thực vật, giữa cấu tạo hiển vi với các chức năng sinh lý và hình thái cơ quan thực

Page 3: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

3

vật [11], [12].

- Làm tăng khối lượng công tác tự lực trong tiết học về thực vật học của NH, bởi vì

đọc một tiêu bản hiển vi thực vật không dễ dàng, tùy trình độ mà NH đọc có chính xác

hay không, cũng giống như bác sĩ đọc các bản phim để chẩn đoán bệnh.

- NH thấy được sự đa dạng trong cấu trúc các cơ quan của các loài thực vật trong các

môi trường sống khác nhau.

- Rèn luyện cho NH kỹ năng phân tích một tiêu bản hiển vi và vận dụng tiêu bản

trong quá trình học tập và nghiên cứu, đây chính là sử dụng phép so sánh trong dạy học

[9].

- NH cần trả lời được tại sao cùng một loại cơ quan như lá, thân, rễ, hoa, nhưng trong

các loài thực vật khác nhau lại có sự khác nhau? Điều này giúp NH vận dụng như thế nào

trong quá trình tư duy quan sát ngoài thực địa?

Đối với việc thực hiện những chức năng quan trọng trong hoạt động dạy của

người GV, tiêu bản hiển vi làm tăng khả năng của họ như là nhà giáo dục, như một nguồn

thông tin, nhà tổ chức và người hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát.

Trong trường hợp tổ chức vận dụng đúng đắn về mặt sư phạm, tiêu bản hiển vi

thực vật đóng vai trò như là nguồn thông tin và giải phóng người GV khỏi nhiều công

việc có tính chất thuần túy kĩ thuật trong tiết học, chẳng hạn như thông báo thông tin, để

có nhiều thời gian hơn cho công tác sáng tạo trong hoạt động với NH. Tiêu bản hiển vi

thực vật tạo khả năng vạch ra một cách sâu sắc hơn, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, đơn giản

hơn nội dung tài liệu học tập, tạo điều kiện hình thành cho NH động cơ học tập học là để

sử dụng và vận dụng tri thức.

3. Phương pháp

Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học giáo dục:

3.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Nghiên cứu các tài liệu, sách báo có liên quan đến việc sử dụng tiêu bản hiển vi

trong dạy học.

Nghiên cứu tổng quan các tài liệu lý luận dạy học, phương pháp dạy học, các giáo

trình về Thực vật học, các tài liệu về sử dụng tiêu bản hiển vi để làm cơ sở cho việc

Page 4: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

4

xây dựng, thiết kế các bài tập rèn luyện kỹ năng học tập cho NH trong dạy học học

phần Thực vật học 1.

3.2. Phương pháp chuyên gia

Gặp gỡ, trao đổi, tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia và đồng

nghiệp đang giảng dạy bộ môn Thực vật học ở các trường ĐHSP thành phố Hồ Chí

Minh, đại học Sài Gòn và đại học Đồng Nai.

3.3. Phương pháp thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm (TN) sư phạm ở các nhóm thực hành đại học Thủ Dầu

Một.

Sinh viên ngành CĐSP năm thứ nhất, lớp C15SH03, sỉ số 30, chia làm 02

nhóm: Nhóm TN và nhóm ĐC

Đánh giá hiệu quả của các biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập trong sử dụng

tiêu bản cố định ở giờ thực hành.

3.4. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng một số công thức toán học thống kê để xử lí số liệu thu được và đánh

giá kết quả thực nghiệm bằng phần mềm Excel.

- Giá trị trung bình cộng ( ):

- Phương sai ( ):

- Độ lệch chuẩn ( ): Khi có 2 giá trị trung bình như nhau thì chưa đủ để kết

luận 2 kết quả là giống nhau, mà còn phụ thuộc vào các giá trị của các đại lượng phân

tán ít hay nhiều xung quanh 2 giá trị trung bình cộng, sự phân tán đó được mô tả bởi

độ lệch chuẩn theo công thức sau:

X i

i

i Xnn

X =

=10

1

1

2S ( )210

1

2

1

1XXn

nS i

i

i −−

= =

S

Page 5: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

5

- Sai số trung bình cộng ( ):

- Đại lượng kiểm định td: phản ánh sự sai khác giữa hai giá trị trung bình cộng

của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

với

Sau khi tính được td, ta so sánh với giá trị t được tra trong bảng phân phối

Student với mức ý nghĩa =0,05 và bậc tự do f = n1 + n2 - 2.

+ Nếu td t: Sự khác nhau giữa và là có ý nghĩa thống kê.

+ Nếu td t: Sự khác nhau giữa và là không có ý nghĩa thống kê.

Để đơn giản chúng tôi sử dụng phép thử Ttest [1].

4. Kết quả

4.1. Vai trò và ý nghĩa của bộ tiêu bản hiển vi trong dạy học Thực vật học 1

4.1.1. Bộ tiêu bản hiển vi thực vật sử dụng trong dạy các kiến thức đại cương về tế bào

và mô

Kiến thức tế bào và mô là kiến thức nền tảng của những người học tập và nghiên

cứu sinh học. Khi bắt đầu học sinh học thì tế bào, mô thực vật được NH làm quen trước,

sau đó mới đến tế bào của động vật, vi sinh vật, mô động vật. Bộ tiêu bản hiển vi thực vật

hoàn toàn đáp ứng nhu cầu đó trong dạy học sinh học. Dựa vào tóm tắt mô và các kiểu tế

bào cuả Nguyễn Bá (2009) [2], chúng tôi xây dựng các tiêu bản hiển vi sử dụng để dạy

nội dung kiến thức tương ứng theo bảng 4.1. Sử dụng các hình của chương 3 chuyên đề

1.

Bảng 4.1. Tóm tắt mô và các kiểu tế bào

( )

1

10

1

2

==

n

XXn

S i

ii

mS

m

n

=

21

2121 .

nn

nn

S

XXt

d

d+

−=

2

)1()1(

21

2

22

2

11

−+

−+−=

nn

SnSnSd

1X 2X

1X 2X

Page 6: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

6

Kiểu

TB

Đặc tính Vị trí Chức năng Sử

dụng

hình

Biểu bì TB không phân hóa,

TB bảo vệ; lông, các

loại tế bào phân hóa

khác

Lớp ngoài cùng

trong cấu tạo sơ

cấp của cơ thể

TV

Bảo vệ, hạn

chế thoát

mước qua lỗ

khí

3.5;

3.13

Chu bì TB bần, tầng sinh bần,

mô mềm vỏ lục, thể

cứng

Khởi sinh sát

dưới biểu bì,

những lớp sau

nằm trong vỏ

Thay biểu bì

trong vỏ và

thân; thông

khí qua lỗ vỏ

3.15

bản

mềm

mềm

Hình đa giác, thay đổi

vách sơ cấp và thứ

cấp; có thể hóa gỗ,

bần và cu tin. TB sống

Trong khắp cơ

thể như vỏ, tủy,

tia tủy, thịt lá,

xylem &

phloem

Hô hấp, bài

tiết, quang

hợp, tích lũy

& dẫn

truyền, chữa

thương &

sinh sản

3.37;

3.39

Mô dày Mô dày Hình dạng kéo dài.

Vách dày, sơ cấp

không hóa gỗ, TB

sống

Bao quanh

(dưới biểu bì)

các thân non

thành vòng hay

từng dải, dọc

gân một số lá

Chống đỡ

trong cơ thể

sơ cấp

3.17

cứng

Sợi Thường rất dài. Vách

sơ cấp và dày thứ cấp,

hóa gỗ. Thường tế bào

chuyên hóa chết

Có trong vỏ

thân, thường

tập trung trong

xylem &

phloem, trong

lá cây một lá

mầm

Chống đỡ,

dự trữ

3.35

dẫn

Xylem

Thể

cứng

Hình dạng thay đổi,

ngắn hơn sợi. Vách sơ

cấp và dày thứ cấp,

hóa gỗ. Sống hoặc

chết lúc hoạt động

Khắp cơ thể Cơ học, bảo

vệ

3.19

3.21

Quản

bào

Dải, thành dải. Vách

sơ cấp và thứ cấp; hóa

gỗ; có lỗ nhưng không

thủng lỗ. Chết khi

hoạt động

Xylem Dẫn nước ở

Hạt trần,

Khuyết hạt

& một số cây

hạt kín

Yếu tố

mạch

Hình dạng kéo dài,

ngắn hơn quản bào;

nối tiếp nhau tạo nên

mạch dẫn. Vách: sơ và

thứ cấp, hóa gỗ, có lỗ

và thủng lỗ. Chết khi

Xylem

Dẫn nước

chủ yếu ở

thực vật hạt

kín.

3.19

3.21

3.25

3.27

3.29

3.31

Page 7: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

7

hoạt động.

Phloem

Tế bào

rây

Hình dạng kéo dài và

thành dải. Vách sơ

cấp; có vùng rây,

caloz ở vách và lỗ.

Sống lúc trưởng

thành, có hoặc không

nhân lúc trưởng thành,

không phân biệt

không bào và chất tế

bào; có mạng nội chất

hình ống không có

protein P.

Phloem

Yếu tố dẫn

chất dinh

dưỡng ở

thực vật hạt

trần

Tế bào

albumin

Hình dạng thường kéo

dài. Vách sơ cấp.

Sống lúc trưởng

thành, cùng tế bào rây

nhưng không cùng

nguồn gốc; có nhiều

sợi liên bào nối với tế

bào rây

Phloem

Có thể có vai

trò trong

việc đưa các

chất vào tế

bào rây kể cả

các phân tử

thông tin và

ATP

Yếu tố

ống rây

Hình dạng kéo dài.

Vách sơ cấp, có vùng

rây ở vách tận cùng

(phiến rây) với các lỗ

lớn hơn lỗ ở vách bên;

caloz ở vách và lỗ.

Sống lúc trưởng

thành, không có vết

nhân khi trưởng thành;

có protein P (trừ nhiều

cây một lá mầm); tập

hợp tạo thành ống rây.

Phloem

Dẫn truyền

chất dinh

dưỡng ở

thực vật hạt

kín.

3.19

3.27

Tế bào

kèm

Hình dạng thay

đổi,thường kéo dài.

Vách sơ cấp. Sống lúc

trưởng thành, gắn bó

chặt chẽ với yếu tố

ông rây, cùng nguồn

gốc; có nhiều sợi liên

bào nối với yếu tố ông

rây

Phloem

Có thể giữ

vai trò trong

việc đưa các

chất tới yếu

tố ống rây kể

cả các phân

tử thông tin

và ATP

Như vậy, bộ tiêu bản hiển vi thực vật có thể sử dụng để dạy các kiến thức về mô:

Mô bì (biểu bì, chu bì); mô cơ bản (mô mềm, mô dày, mô cứng); mô dẫn (xy lem và

phloem), trong đó có thể chỉ ra các kiểu tế bào khác nhau, các đặc tính của từng loại tế

Page 8: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

8

bào khác nhau, vị trí của các mô và chức năng của chúng. Ở đây, GV cần chỉ rõ cấu trúc

trong tiêu bản hiển vi, màu sắc khi nhuộm, để NH nhận ra các tri thức đó với sự chú thích

rõ ràng trong các ảnh hiển vi thì điều này thực hiện được khá dễ dàng.

4.1.2. Những lưu ý khi sử dụng tiêu bản hiển vi để dạy kiến thức đại cương

Một điều đặc biệt nên được lưu ý khi giảng dạy là trong cơ thể thực vật các tế bào

chết đóng vai trò dẫn truyền ở mạch gỗ, nó còn đóng vai trò cơ học , bảo vệ các phần bên

trong [7], [10]. Ví dụ:

- Tế bào sợi thuộc mô cứng của mô cơ bản thường rất dài. Vách sơ cấp và dày thứ

cấp, hóa gỗ. Thường tế bào chuyên hóa chết, có trong vỏ thân, thường tập trung trong

xylem và phloem, ở cây một lá mầm, làm nhiệm vụ chống đỡ, dự trữ.

- Tế bào thể cứng thuộc mô cứng của mô cơ bản thường có hình dạng thay đổi,

ngắn hơn sợi. Vách sơ cấp và dày thứ cấp, hóa gỗ. Sống hoặc chết lúc hoạt động, có khắp

cơ thể thực vật làm nhiệm vụ bảo vệ và chống đỡ cơ học.

- Quản bào thuộc xylem của mô dẫn, thường hình dải Vách sơ cấp và thứ cấp; hóa

gỗ; có lỗ nhưng không thủng lỗ. Chết khi hoạt động. Dẫn nước ở Hạt trần, Khuyết hạt và

một số cây Hạt kín.

- Yếu tố mạch thuộc xylem của mô dẫn, có hình dạng kéo dài, ngắn hơn quản bào;

nối tiếp nhau tạo nên mạch dẫn. Vách: sơ và thứ cấp, hóa gỗ, có lỗ và thủng lỗ. Chết khi

hoạt động. Tế bào yếu tố mạch làm nhiệm vụ dẫn nước chủ yếu ở thực vật Hạt kín.

Khác với cơ thể đa bào động vật, các tế bào chết tồn tại trong cơ thể trở thành mối

nguy hiểm cho cơ thể thì ở thực vật các tế bào chuyên hóa chết làm nhiệm vụ bảo vệ và

hình thành hệ thống nâng đỡ cơ học, dẫn nước [7].

4.2. Sử dụng bộ tiêu bản hiển vi trong dạy thực hành

Theo chương trình thực hành học phần Thực vật học 1 được áp dụng tại trường đại

học Thủ Dầu Một, có 8 bài thực hành sử dụng được 23 tiêu bản trong bộ tiêu bản hiển vi

theo bảng 4.2 tham khảo theo tài liệu [10].

Bảng 4.2. Các tiêu bản được sử dụng trong thực hành học phần thực vật 1

STT Tên tiêu bản Nội dung có sử dụng tiêu bản

1 Tiêu bản hiển vi cố định tế bào Bài 1 – Thực hành sử dụng kính hiển

Page 9: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

9

biểu bì vảy hành tây (Allium cepa) vi qua quan sát một số tế bào thực vật

2 Tiêu bản hiển vi cố định tế bào hạt

phấn của cây Dâm bụt (Hibiscus

rosa-sinensi L. )

3 Tiêu bản hiển vi cố định tinh thể

canxi oxalat ở tế bào lá cây chè

(Camellia chinensis L.) Bài 2 – Quan sát một vài thành phần

cấu tạo của tế bào 4 Tiêu bản hiển vi cố định tinh thể

canxi cacbonat (túi đá) trong tế

bào lá Đa búp đỏ (Ficus elastica)

5 Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc

biểu bì lá cây Lẻ bạn

(Tradescantia discolor L.)

Bài 3 – Các loại mô thực vật (mô che

chở, mô nâng đỡ, mô mềm)

6 Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc

mô che chở (mô bì) thứ cấp ở thân

cây Dâu tằm (Morus alba L.)

7 Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc

mô dày ở thân cây Húng quế

(Ocimum basilicum L. )

8 Tiêu bản hiển vi cố định tế bào đá

phân nhánh ở lá cây Chè

(Camellia chinensis L. )

9 Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc

mô dẫn ở thân cây khổ qua

(Momordica charantia) Bài 4 - Các loại mô thực vật (mô dẫn,

mô tiết) 10 Tiêu bản hiển vi cố định ống tiết ở

thân cây Trầu không (Piper bettle)

11 Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc

sơ cấp ở rễ phụ cây Si (Ficus

Bài 5 – Cơ quan sinh dưỡng ở thực vật

(Rễ cây)

Page 10: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

10

benjamina)

12 Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc

thứ cấp ở rễ cây Bí ngô (Cucurbia

pepo)

13 Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc

rễ của cây cỏ Mỹ (Pennisetum

polystachyon)

14 Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc

sơ cấp ở thân cây Cỏ lào

(Eupatorium ordoratum)

Bài 6 – Cơ quan sinh dưỡng ở thực vật

(Thân cây) 15 Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc

thứ cấp ở thân cây Dâu tằm

(Morus alba)

16 Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc

thân cây Cỏ mần trầu (Eleusine

indica)

17 Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc

lá cây Đa búp đỏ (Ficus elastica) Bài 7 - Cơ quan sinh dưỡng ở thực vật

(Lá cây) 18 Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc

lá cây Cỏ tranh (Imperata

cylindrica)

19 Tiêu bản hiển vi cố định túi bào tử

ở cây Rêu tường (Funaria spp.)

Bài 8 – Cơ quan sinh sản của thực vật

(Rêu, Dương xỉ, Hạt trần)

20 Tiêu bản hiển vi cố định túi bào tử

ở cây Dương xỉ thường

(Cyclosorus spp.)

21 Tiêu bản hiển vi cố định hạt phấn

cây Thông ba lá (Pinus kesiya)

21 Tiêu bản hiển vi cố định lát cắt Bài 8 – Cơ quan sinh sản của thực vật

Page 11: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

11

4.3. Phân tích sử dụng tiêu bản cho các bài thực hành

Các bài thực hành có sử dụng tiêu bản hiển vi cố định được dạy theo lối so sánh

giữa tiêu bản tạm thời do SV chuẩn bị với tiêu bản cố định, qua đó SV đối chiếu so sánh

mà nhận ra sự giống nhau và khác nhau giữa các tiêu bản đó. “Trong thực tế, nhận ra sự

giống nhau và khác nhau được xem là cốt lõi của quá trình học tập” [9, tr. 22].

4.3.1. Bài 1 – Thực hành sử dụng kính hiển vi qua quan sát một số tế bào thực vật

Chúng tôi đề xuất sử dụng 2 tiêu bản cố định:

1. Tiêu bản hiển vi cố định tế bào biểu bì vảy hành tây (Allium cepa) hình 3.5.

2. Tiêu bản hiển vi cố định tế bào hạt phấn của cây Dâm bụt (Hibiscus rosa-

sinensis) hình 3.9.

Nội dung làm tiêu bản và quan sát tế bào rời ở thịt quả cà chua chín (Solanum

lycopersicum L.), chỉ cần hướng dẫn NH thì họ dễ dàng làm được tiêu bản này, hơn nữa

cũng khó làm tiêu bản cố định với đối tượng này. Hai nội dung còn lại chúng tôi đã làm

tiêu bản cố định. Các tiêu bản này có thể sử dụng như tiêu bản đối chứng để so sánh với

tiêu bản tạm thời của NH. Với tế bào biểu bì vảy hành đòi hỏi người học lý giải không có

khoảng gian bào và không thấy được đòi hỏi sự giải thích của NH. Nói chung các thành

phân của tế bào thực vật được quan sát khá dễ dàng với tiêu bản này. Còn đối với tế bào

hạt phấn của cây Dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis) hình 3.9 là 2 tế bào có hình cầu, màu

vàng, màng ngoài của hạt phấn có nhiều gai nhọn. Hạt phấn là một tiêu chí để phân loại

thực vật có hoa, qua quan sát hạt phấn GV nên đề nghị NH ý tưởng này để họ lý giải,

điều đó rất cần cho việc nâng cao năng lực tư duy.

ngang bao phấn cây Hoa ly

(Lilium longiflorum)

(Thực vật hạt kín)

23 Tiêu bản hiển vi cố định lát cắt

ngang bầu nhụy cây Hoa ly

(Lilium longiflorum)

Page 12: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

12

Hình 3.9. Tế bào hạt phấn của cây dâm bụt (1. Màng ngoài, 2. Gai)

- NH phải biết quan sát, vẽ lại hình, chú thích các thành phần trong hình

- NH giải thích được sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng các thành phần từ

ngoài vào trong như thế nào? Tại sao? [8], [11],

4.3.2. Bài 2 – Quan sát một vài thành phần cấu tạo của tế bào

Chúng tôi đề xuất 02 tiêu bản cố định: 1. Tiêu bản hiển vi cố định tinh thể canxi

oxalat ở lá cây chè (Camellia chinensis) tế bào đá phân nhánh hình 3.21, 2.Tiêu bản hiển

vi cố định tinh thể canxi cacbonat (túi đá) trong lá Đa búp đỏ (Ficus elastica) hình 3.11.

Hình 3.10. Tinh thể canxi cacbonat (túi đá) nằm trong tế bào hạ bì trên của lá Đa

búp đỏ

(1. Biểu bì trên, 2. Túi đá, 3. Mô giậu, 4. Biểu bì dưới, 5. Khí khổng, 6. Mô xốp, 7.

Bó mạch nhỏ, 8. Dây treo túi đá, 9. Túi đá, 10. Tế bào hạ bì chứa túi đá)

Các nội dung khác của bài thực hành như quan sát lạp màu, lạp không màu, hạt

tinh bột, hạt alơron được tiến hành trên tiêu bản tạm thời. Nội dung quan sát tinh thể

canxi cacbonat (túi đá) trong lá Đa búp đỏ (Ficus elastica) và lá Cây chè (Camellia

chinensis) tuy là một nội dung nhỏ trong bài thực hành nhưng có vị trí quan trọng và lý

thú, tuy nhiên vai trò của túi đá trong cơ thể thực vật là một ẩn số thật sự.

Page 13: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

13

Hình 3.11. Tế bào đá phân nhánh ở lá cây Chè

(1.Biểu bì trên, 2. Bó gỗ, 3. Tế bào đá, 4. Biểu bì dưới, 5. Bó libe)

- NH phải xác định được nguồn gốc của tế bào đá và vai trò của nó là gì trong các loại mô và cơ

quan thực vật?

- Từ chức năng của tế bào đá, NH giải thích sự phù hợp cấu trúc, vị trí, chức năng?

4.3.3. Bài 3 – Các loại mô thực vật (mô che chở, mô nâng đỡ, mô mềm)

Tác giả đã xây dựng được 4 loại tiêu bản cho bài này:

1. Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc biểu bì lá cây Lẻ bạn (Rhoeo discolor) hình

3.13.

2. Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc mô che chở (mô bì) thứ cấp ở thân cây Dâu

tằm (Morus alba) hình 3.15.

Hình 3.12. Cấu trúc mô che chở (mô bì) thứ cấp ở thân cây Dâu tằm

(A. Cấu tạo thứ cấp của mô bì với chu bì (1) và lỗ vỏ (2); B. Cấu tạo chi tiết của

chu bì: 3-Biểu bì còn sót lại, 4-Lớp bần, 5. Mô mềm vỏ

Page 14: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

14

3. Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc mô dày ở thân cây Húng quế (Ocimum basilicum)

hình 3.13.

Hình 3.13. Cấu trúc mô dày ở thân cây Húng quế

(1. Biểu bì, 2. Mô dày, 3. Mô mềm vỏ)

4. Tiêu bản hiển vi cố định tế bào đá phân nhánh ở lá cây Chè (Camellia

chinensis) hình 3.21.

Có nhiều tiêu bản giúp NH thấy được sự đa dạng các loại mô.

NH cần thấy được mô dày thường có ở nhóm thực vật nào? Mô cứng (cương mô)

chỉ có ở nhóm thực vật nào? (Cần chú ý thực vật một lá mầm thường không có mô dày,

chỉ có mô cứng) Đặc điểm quan trọng nhất mà NH cần chú ý trong bài này chính là sự

phân bố các loại mô ở vị trí nào trong cơ thể thực vật? Vì nó liên quan trực tiếp đến chức

năng của nó! Ví dụ, ở thực vật Một lá mầm, thường có 2 vị trí của vòng cương mô bao

gồm: (1) vòng cương mô bao sát phía ngoài gần biểu bì thân tạo nên sự vững chắc cho cơ

thể, NH sẽ hiểu được tại sao khi dùng thân cây tre làm đũa lại chỉ dùng phần cật (phần

bên ngoài) mà không dùng phần bụng; (2) vòng cương mô bao xung quanh các bó mạch

có vai trò quan trọng tạo nên sự rắn chắc.

Trong ví dụ thân cây Húng quế là loại mô dày nào?

Page 15: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

15

Khi NH phân tích mô dày ở cây Húng quế cần hiểu rõ vị trí của mô dày nằm ở góc

của các loại thân cây hình vuông, còn thân cây không hình vuông thì chỉ cần phía

trong biểu bì, NH sẽ hiểu được chức năng của nó.

4.3.4. Bài 4 - Các loại mô thực vật (mô dẫn, mô tiết)

Có 02 tiêu bản phục vụ cho bài thực hành này: Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc

mô dẫn ở thân cây khổ qua (Momordica charantia) hình 3.14 và Tiêu bản hiển vi cố định

ống tiết ở thân cây Trầu không (Piper bettle) . Quan sát vi phẫu cắt ngang cây Khổ qua

(hình 3.14) thay cho cây Bí ngô vì chính cấu trúc của cây khổ qua tương tự bí ngô song

thân khổ qua nhỏ hơn thỏa mãn việc cố định trong hiển vi trường cũng tương tự như bí

ngô: bó dẫn gồm bó gỗ bắt màu xanh, ở giữa, phía ngoài và phía trong là bó libe bắt màu

hồng. Xen kẽ giữa bó libe ngoài và bó gỗ có những dãy tế bào sống, vách mỏng, đó là

vùng phát sinh mạch hay mô phân sinh trụ.

Quan sát tế bào tiết và ống tiết ở thân cây trầu không có 1 ống tiết nằm ở trung

tâm của thân, mỗi ống tiết là một khoang trống được giới hạn bởi một vài lớp tế bào sống

có chức năng bài tiết, to hơn, màng dày hơn tế bào mô mềm, quan sát tế bào tiết thấy

trong tế bào có chất tiết màu vàng, tế bào tiết bắt màu hồng. Chất tiết là một loại

phitonxit có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn.

Hình 3.14. Cấu trúc mô dẫn ở thân cây Khổ qua

(1. Các bó dẫn, 2. Bó libe ngoài, 3. Mạch rây, 4. Tế bào kèm, 5. Vùng phân

sinh libe – gỗ, 6. Mạch gỗ, 7. Mô mềm gỗ, 8. Sợi gỗ, 9. Bó libe trong)

Page 16: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

16

Mô dẫn ở thân cây Khổ qua hoặc Bí ngô có ý nghĩa quan trọng, vì đây là loại mô

dẫn đặc biệt – bó dẫn chồng chất kép, loại bó dẫn này hầu như chỉ có trong họ Bầu bí,

trong bó dẫn có tới 2 vòng libe bao lấy một vòng gỗ rất đặc trưng. Trong khi ở các nhóm

thực vật khác thuộc Hai lá mầm chỉ có một vòng libe bao bên ngoài và gỗ bên trọng.

Ngoài ra, bài này NH cần phân biệt để hiểu rõ khái niệm bó mạch hở và bó mạch

kín, vai trò của tầng sinh mạch? Vai trò của tầng phát sinh mạch ở đây là gì?

4.3.5. Bài 5 – Cơ quan sinh dưỡng ở thực vật (Rễ cây)

Có 3 tiêu bản phục vụ cho bài thực hành này:

Tiêu bản 1: Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc sơ cấp ở rễ phụ cây Si (Ficus

benjamina) hình 3.15.

Hình 3.15. Cấu trúc sơ cấp ở rễ phụ cây Si (1. Biểu bì, 2. Mô mềm vỏ, 3. Nội bì, 4.

Trụ bì, 5. Bó libe, 6. Bó gỗ, 7. Mô mềm ruột)

Tiêu bản 2: Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc thứ cấp ở rễ cây Bí ngô (Cucurbia

pepo) hình 3.16.

Page 17: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

17

Hình 3.16. Cấu trúc thứ cấp ở rễ cây Bí ngô

(A: Câu trúc chung: 1. Tầng bần, 2. Libe thứ cấp, 3. Vùng phân sinh libe – gỗ, 4. Bó gỗ

thứ cấp, 5. Tia ruột; B: Chi tiết vùng phân sinh libe – gỗ; C: Chi tiết các bó gỗ cho thấy

các bó gỗ sơ cấp còn sót lại (6); D: Chi tiết cấu tạo bó gỗ thứ cấp: 7. Bó mạch gỗ, 8. Mô

mềm gỗ, sợi gỗ, E: Chi tiết bó libe thứ cấp cho thấy các mạch rây )

Tiêu bản 3: Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc rễ của cây cỏ Mỹ (Pennisetum

polystachyon) hình 3.17

Page 18: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

18

Các tiêu bản 1 và 2 trùng với yêu cầu của bài thực hành, tiêu bản 3 cấu trúc rễ của

cây cỏ Mỹ (Pennisetum polystachyon) hình 3.17 thay thế cho cây xạ căn (Belamcanda

chinensis).

Tiêu bản 1 - Biểu bì gồm các tế bào dài, có vách mỏng, xếp sát nhau. Trên biểu bì

của rễ phụ cây Si, chúng ta không thấy sự có mặt của lông hút. Đây là một đặc điểm

riêng biệt chỉ có ở loài thực vật này nên sự giải thích việc không có lông hút rễ cây si là

một câu hỏi GV nên đưa ra cho NH giải thích!

Đối với rễ phụ cây Si, kiến thức quan trọng nhất mà NH cần làm rõ đó là tại sao ở nhóm

thực vật này lại xuất hiện loại rễ này? Vai trò của nó là gì? NH cần lý giải sự xuất hiện

của lớp velamen có tác dụng gì?

- Vỏ sơ cấp:

+ Mô mềm vỏ gồm các tế bào vách mỏng bằng xenlulozơ, sắp xếp thành các vòng đồng

tâm.

+ Vỏ trong là lớp tế bào trong cùng của vỏ sơ cấp. Ở rễ phụ cây si chúng ta không thấy

được đai caspari.

- Trụ giữa

+ Vỏ trụ nằm kế tiếp lớp nội bì, gồm 3 – 4 lớp tế bào.

+ Hệ thống dẫn gồm các bó gỗ và bó libe xếp xen kẽ nhau. Gỗ phân hóa hướng tâm, các

bó mạch có hình ngôi sao.

+ Ruột bao gồm các tế bào mô mềm, vách mỏng bằng xenlulozơ xếp sít nhau.

Tiêu bản 2. Cấu tạo thứ cấp ở rễ cây Bí ngô, gồm các phần sau (Hình 3.27):

- Vỏ thứ cấp được giới hạn ở phía trong cùng bởi tầng phát sinh trụ, ngoài cùng là lớp

bần. Thành phần chủ yếu của vỏ thứ cấp là libe thứ cấp.

- Gỗ thứ cấp có các bó gỗ thứ cấp xếp theo hướng li tâm. Xen kẽ giữa các bó gỗ có các

tia ruột.

Ở đây có sự phân hóa ly tâm của bó mạch gỗ. NH phải hiểu đã xảy ra sự chuyển tiếp hệ

mạch dẫn theo kiểu hình số 8.

Ngoài ra NH cần chỉ rõ đối với rễ cây, các bó gỗ và libe sơ cấp không bao giờ chồng lên

nhau mà xếp xen kẽ nhau. Ở đoạn chuyển tiếp từ rễ lên thân sẽ có cấu trúc chuyển tiếp rất

đặc thù hình số 8 hoặc tương tự.

Page 19: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

19

Tiêu bản 3. Cấu tạo giải phẫu rễ cây một lá mầm: rễ của cây cỏ Mỹ (Pennisetum

polystachyon) hình 3.29 thay thế cho cây xạ căn (Belamcanda chinensis).

Hình 3.17. Cấu trúc rễ cây Cỏ Mỹ

(1. Lông hút, 2. Biểu bì, 3.Vỏ ngòaì, 4. Mô mềm vỏ, 5. Nội bì với đai caspari (10), 6. Vỏ trụ, 7.

Libe, 8. Bó gỗ )

- Biểu bì gồm 1 lớp tế bào xếp sít nhau. Một số tế bào có vách ngoài kéo dài tạo thành

các lông hút.

- Vỏ sơ cấp

+ Ngoại bì gồm khoảng 2 lớp tế bào thấm suberin nằm sát với lớp biểu bì.

+ Mô mềm vỏ gồm các tế bào sống, có vách mỏng bằng xenlulozơ.

+ Nội bì gồm 1 lớp tế bào xếp sít nhau. Các tế bào biểu bì có vách trong và hai vách tiếp

tuyến dày hóa gỗ tạo nên đai caspri hình chữ U.

- Trụ giữa

+ Trụ bì gồm 3-4 lớp tế bào hóa mô cứng xếp xen kẽ với nội bì.

+ Hệ thống dẫn có số lượng bó mạch nhiều. Các bó gỗ xếp thành vòng liên tục. Ở mỗi bó

gỗ có một mạch gỗ lớn, xung quanh có các sợi gỗ. Bố gỗ và bó li be không bằng nhau.

+ Ruột bao gồm các tế bào mô mềm, vách mỏng bằng xenlulozơ xếp trừa lại những

khoảng gian bào.

NH cần chỉ rõ vai trò của vòng caspari ở rễ có vai trò định hướng dòng nước và

khoáng: Để thực hiện chức năng này thì cấu trúc các tế bào của đai caspari có gì đặc biệt?

Đó là các tế bào đối diện với bó gỗ sẽ không thấm suberin có vách mỏng hơn trong suốt

Page 20: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

20

cho phép nước và khoáng đi qua thấm vào bó mạch, còn các tế bào khác thì thấm suberin

không cho nước và khoáng đi qua, vì vậy NH cần vẽ và chú thích rõ ràng trên hình vẽ.

4.3.6. Bài 6 – Cơ quan sinh dưỡng ở thực vật

Có 3 tiêu bản:

Tiêu bản 1: Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc sơ cấp ở thân cây Cỏ lào (Eupatorium

ordoratum) hình 3.18

Tiêu bản 2: Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc thứ cấp ở thân cây Dâu tằm (Morus

alba) hình 3.19

Tiêu bản 3: Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc thân cây Cỏ mần trầu (Eleusine

indica) hình 3.20

Tiêu bản 1. Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc sơ cấp ở thân cây Cỏ lào (Eupatorium

ordoratum) hình 3.18

Hình 3.18. Cấu trúc sơ cấp ở thân cây Cỏ lào

(1. Biểu bì, 2. Mô dày, 3. Libe, 4. Mô mềm vỏ, 5. Lông che chở đa bào, 6. Gỗ sơ cấp,

7. Mô mềm ruột, 8. Nội bì, 9. Trụ bì, 10. Vùng phân sinh libe – gỗ)

- Biểu bì gồm 1 lớp tế bào xếp sít nhau. Trên lớp biểu bì có các lông che chở đa bào.

- Vỏ sơ cấp gồm hai loại mô dày và mô mềm vỏ. Lớp mô dày gồm các tế bào có vách

dày bằng xenlulozơ nằm sát với lớp biểu bì. Mô mềm vỏ gồm các tế bào có vách mỏng

bằng xenlulozơ nằm phía trong lớp mô dày.

Page 21: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

21

- Trụ giữa

+ Trụ bì gồm một lớp tế bào xếp sít nhau.

+ Hệ thống dẫn gồm các bó mạch xếp thành một vòng. Mỗi bó mạch gồm bó gỗ và Bó

libe xếp chồng lên nhau. Bó libe ở ngoài, bó gỗ ở trong, xen kẽ ở giữa là vùng phân sinh

+ Ruột bao gồm các tế bào mô mềm, vách mỏng bằng xenlulozơ có khoảng gian bào.

Tiêu bản 2. Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc thứ cấp ở thân cây Dâu tằm (Morus

alba) hình 3.33 (xem trong chuyên đề 1)

- Chu bì bao gồm lớp bần ở phía ngoài, vùng phát sinh vỏ ở giữa và lớp vỏ lục ở phía

trong. Cả 3 lớp đó tạo thành chu bì. Trên chu bì còn có các lỗ vỏ.

- Tầng phát sinh trụ nằm xen giữa gỗ thứ cấp và libe thứ cấp. Bó gỗ phân hóa li tâm.

- Libe thứ cấp và gỗ thứ cấp.

- Ruột gồm các tế bào mô mềm xếp chừa lại các khoảng gian bào.

Tiêu bản 3. Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc thân cây Cỏ mần trầu (Eleusine

indica) hình 3.35 (xem trong chuyên đề 1)

- Biểu bì gồm một lớp tế bào có vách ngoài hóa cutin dày.

- Có 4 – 5 lớp tế bào mô mềm nằm sát biểu bì.

- Vòng mô cứng rất phát triển, gồm 9 – 11 lớp tế bào hình đa giác vách dày.

- Nhiều bó mạch xếp không thứ tự từ vòng mô cứng vào trong. Mỗi bó mạch gồm có libe

và gỗ xếp chồng lên nhau, không có tầng phát sinh trụ xen giữa chúng.

- Mô mềm ruột gồm các tế bào có vách mỏng bằng xenlulozơ. Kích thước của các tế bào

mô mềm ruột càng vào trong càng lớn.

NH cần phân biệt được sự phát triển cấu trúc thân câu một lá mầm và thân cây hai lá

mầm, ví dụ hệ mô dày và mô cứng, mô dày không có ở thân cây cỏ mầm trầu (một lá

mầm) nhưng lại có ở thân cây cỏ lào (hai lá mầm).

NH Cần so sánh những đặc điểm giống và khác nhau (trong cấu trúc sơ cấp) thân cây cỏ

mần trầu và thân cây cỏ lào. Cần chú ý đến sự xuất hiện của vùng sinh mạch.

4.3.7. Bài 7 - Cơ quan sinh dưỡng ở thực vật (Lá cây)

có 02 tiêu bản

Tiêu bản 1: Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc lá cây Đa búp đỏ (Ficus elastica) hình

3.37 (xem trong chuyên đề 1)

Page 22: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

22

Tiêu bản 2: Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc lá cây Cỏ tranh (Imperata cylindrica)

hình 3.39 (xem trong chuyên đề 1)

Tiêu bản 3. Tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc lá cây Đa búp đỏ (Ficus elastica) hình

3.37 (xem trong chuyên đề 1)

NH cần vẽ và so sánh sự giống và khác nhau cơ bản của lá cây một lá mầm (cỏ tranh) và

hai lá mầm (đa búp đỏ) để rút ra một số đặc điểm khác nhau cơ bản: Cần chú ý thêm

vòng tế bào bao bó dẫn có lục lạp không? Có cấu trúc kranz? TV C3 hay C4? Tế

bào động cơ? Lông?

- Hình dạng ngoài

- Hệ gân lá

- Lỗ khí

- Mô mềm quang hợp

- Quan trọng cần chú thích rõ cấu trúc lỗ khí (xem lại vách ngoài và vách trong của lỗ khí

vì sự khác biệt cấu trúc của hai vách sẽ liên quan đến đóng mở lỗ khí)

Như vậy, bộ tiêu bản hiển vi phục vụ giảng dạy được 08 bài thực hành quy định

trong chương trình, theo chúng tôi là một đóng góp trong việc nâng cao chất lượng đào

tạo của ngành học.

Quy trình sử dụng các tiêu bản cố định trong dạy thực hành như sau:

1. Giới thiệu nội dung bài thực hành và nhiệm vụ phải làm (GV gửi trước nội dung

qua Email đến NH)

2. Hướng dẫn quy trình làm tiêu bản hiển vi tạm thời

3. Cho sinh viên quan sát tiêu bản cố định

4. Sinh viên tiến hành thực hành làm tiêu bản tạm thời, quan sát so sánh với tiêu

bản cố định.

5. Báo cáo kết quả của sinh viên, đánh giá nhận xét của GV

4.4. Sử dụng bộ tiêu bản hiển vi trong dạy bài kiểm tra dánh giá thực vật học 1

Theo quan điểm nhận thức thực tiễn là tiêu chuẩn (TC) của chân lý, chính trong

thực tiễn con người phải chứng minh chân lý. Song nhận thức khoa học còn có tiêu chuẩn

riêng đó là TC lôgíc. Nhưng TC này cũng không thể thay thế cho TC thực tiễn, xét đến

Page 23: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

23

cùng nó cũng phụ thuộc vào TC thực tiễn. Ở đây bộ tiêu bản hiển vi là thực tiễn của quá

trình nhận thức các cấu trúc hiển vi của thực vật. Do vậy, sử dụng bộ tiêu bản hiển vi cho

kiểm tra đánh giá kết quả học tập về giải phẫu thực vật của NH là một tất yếu.

Tiến hành kiểm tra NH bằng cách giao cho họ một tiêu bản hiển vi về một chủ đề

nào đó. Ví dụ kiểm tra về chương Tế bào và mô thực vật: tiêu bản gắn với hình 3.15. Cấu

trúc mô che chở (mô bì) thứ cấp ở thân cây Dâu tằm, để NH mô tả cấu tạo của mô bì thứ

cấp của thân cây, trên cơ sở đó mà GV nhận xét đánh giá. Các tiêu bản gắn với các hình

3.17. Cấu trúc mô dày ở thân cây Húng quế, hình 3.19. Cấu trúc mô dẫn ở thân cây Khổ

qua, hình 3.21. Tế bào đá phân nhánh ở lá cây Chè, hình 3.23. Ống tiết ở cây Trầu không,

trả lời cùng với các câu hỏi hay bài tập mà GV yêu cầu NH.

Khi kiểm tra chương Cơ quan sinh dưỡng về cấu tạo trong của cơ quan sinh

dưỡng, khi giao tiêu bản gắn với các hình tiêu bản hiển vi cố định cấu trúc các cơ quan

sinh dưỡng của thực vật ví dụ: hình 3.25. Cấu trúc sơ cấp ở rễ phụ cây Si, hình 3.27. Cấu

trúc thứ cấp ở rễ cây Bí ngô, hình 3.29. Cấu trúc rễ cây Cỏ Mỹ, hình 3.31. Cấu trúc sơ

cấp ở thân cây Cỏ lào, hình 3.33. Cấu trúc thứ cấp ở thân cây Dâu tằm, hình 3.35. Cấu

trúc thân cây Cỏ mần trầu, hình 3.37. Cấu trúc lá Đa búp đỏ, hình 3.39. Cấu trúc lá cây

Cỏ tranh. Bằng các câu hỏi về cấu tạo các cơ quan sinh dưỡng tương ứng.

Khi kiểm tra các kiến thức của chương Sự sinh sản và cơ quan sinh sản, GV sử

dụng tiêu bản hiển vi cố định về cấu trúc các cơ quan sinh sản của thực vật găn với các

hình 3.41. Túi bào tử ở cây Rêu tường, hình 3.43. Túi bào tử ở cây Dương xỉ thường,

hình 3.45. Hạt phấn cây Thông ba lá, hình 3.47. Lát cắt ngang qua bao phấn cây Hoa ly,

hình 3.49. Lát cắt ngang qua bầu nhụy cây Hoa ly.

Sử dụng tiêu bản với tư cách là bước cuối của quá trình nhận thức kiểm tra đánh

giá chất lượng lĩnh hội và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống, ở đây thực hiện bồi

dưỡng năng lực của NH qua đánh giá xác thực (Authentic Assessment).

5. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

5.1. Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm

Page 24: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

24

Đánh giá được tính hiệu quả của việc sử dụng tiêu bản hiển vi cố định các

cơ quan của thực vật trong việc hỗ trợ sinh viên ngành sư phạm sinh học hệ cao

đẳng tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Tiêu bản cố định như một thước đo giúp sinh viên tự đánh giá được thang

điểm của mình, rèn luyện kỹ năng làm và phân tích tiêu bản.

5.2. Phương pháp thực hiện

Chúng tôi lựa chọn 02 nhóm sinh viên thuộc các lớp năm thứ nhất ngành Sư

phạm sinh học trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có chất lượng đầu

vào như nhau.

Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành như sau: Chúng tôi sử dụng Lớp

C15SH03 chia làm hai nhóm thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC) với số lượng

30.

- Nhóm thực nghiệm:

Tiến hành thực hành các bài như trong chương trình

Mỗi một tiêu bản tạm thời do sinh viên thực hiện được kèm theo một tiêu bản

cố định để sinh viên đối chứng

Mỗi sinh viên được phát một phiếu trả lời ở phần Phụ lục 1.

Sinh viên phải thực hiện nhuộm tiêu bản tạm thời, so sánh kết quả của mình

với tiêu bản cố định và trả lời các câu hỏi trong phiếu.

Kết quả được giảng viên đánh giá và cho điểm trong phần phụ lục 1.

- Nhóm đối chứng:

Sinh viên cũng tiến hành các bài thí nghiệm như trong chương trình.

Sinh viên làm các tiêu bản tạm thời nhưng không có sự hỗ trợ của tiêu bản

cố định. Mỗi sinh viên tự phân tích tiêu bản của mình và hoàn thành phiếu trả lời

(phần Phụ lục 1).

5.3. Kết quả thực nghiệm

5.3.1. Kết quả kiểm tra kiến thức của sinh viên

Page 25: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

25

Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chấm và ghi nhận các số liệu, các

kết quả được thể hiện trong bảng 5.1 và biểu đồ 5.1.

Bảng 5.1. Các kết quả thực nghiệm và tham số đặc trưng

THÍ NGHIỆM

ĐỐI CHỨNG

t-Test: Paired Two Sample for Means P(T<=t) one-tail Confidence Level (95.0%)

BÀI 1 7,20±0,84 6,59±0,81 8,44918E-05

BÀI 2 7,34±0,90 6,59±0,87 0,001541661

BÀI 3 7,70±0,75 7,34±0,69 0,023896237

BÀI 4 7,75±0,62 7,29±0,55 0,001012558

BÀI 5 7,96±0,79 7,13±0,50 2,54455E-05

Biểu đồ 5.1 Biểu đồ so sánh điểm trung bình lớp thực nghiệm và đối chứng

5.3.2. Nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tiêu bản cố định trong

việc hỗ trợ sinh viên nghiên cứu và học tập.

5.3.2.1. Định lượng

Từ các kết quả được xử lý, chúng tôi rút ra các nhận xét như sau

- Điểm trung bình các bài kiểm tra thu hoạch sau mỗi bài thực hành giữa lớp

TN và lớp ĐC có sự khác biệt ý nghĩa thống kê. Lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC.

- Các kết quả kiểm định hàm phân phối student (T-Test) đã cho thấy sự khác

biệt giữa nhóm TN và nhóm ĐC là có ý nghĩa thông kê (P <0.05). Điều này nói

lên rằng, tiêu bản cố định có ảnh hưởng tích cực đến sự hỗ trợ cho sinh viên trong

việc phân tích các tiêu bản thí nghiệm.

000

002

004

006

008

010

BAI1 BÀI2 BÀI3 BÀI 4 BÀI 5

THÍ NGHIỆM

ĐỐI CHỨNG

Page 26: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

26

- Từ các kết quả thực tế, NH đã thấy được sự cần thiết có sự hỗ trợ của tiêu

bản cố định. Tiêu bản cố định vừa có giá trị như một thang điểm giúp sinh viên tự

đánh giá kết quả của mình, vừa có giá trị giúp sinh viên làm tốt hơn các phiếu

kiểm tra năng lực.

Ví dụ:

Bài thực hành số 4: Mô che trở- Mô nâng đỡ-Mô mềm

Tiêu bản tạm thời của NH Tiêu bản cố định Nh

ận

xét

Tiêu bản: Cấu trúc biểu bì lá cây

Lẻ bạn

Tiêu bản: Cấu trúc biểu bì lá cây Lẻ bạn

Tiêu bản: Cấu trúc mô che chở (mô

bì) thứ cấp ở thân cây Dâu tằm

Tiêu bản: Cấu trúc mô che chở (mô bì) thứ

cấp ở thân cây Dâu tằm

Page 27: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

27

Tiêu bản: Cấu trúc mô dẫn ở thân

cây Khổ qua

Tiêu bản: Cấu trúc mô dẫn ở thân cây Khổ

qua

Page 28: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

28

Trên đây là một số kết quả thực tế trong bài thực hành mà NH có thể thấy

được vai trò của tiêu bản cố định. Rõ ràng, tiêu bản cố định sẽ có giá trị hỗ trợ

cùng với Giáo viên nâng cao năng lực học tập và trao đổi thông tin trong quá trình

làm thí nghiệm.

5.3.2.2. Định tính

Qua phân tích định lượng và các kết quả so sánh ở bảng 5.1 chúng tôi nhận

thấy:

- Tiêu bản thí nghiệm cố định giúp sinh viên đánh giá được năng lực của

chính bản thân mình, việc so sánh và đối chiếu giữa kết quả của mình với hình ảnh

trong tiêu bản cố định cũng giúp sinh viên khắc sâu kiến thức về các cơ quan bộ

phận của cơ thể thực vật, cấu trúc của các cơ quan và liên tưởng được sự thích nghi

của cấu trúc và chức năng của các cơ quan.

- Trên thực tế giảng dạy học phần thực vật học 1, chúng tôi nhận thấy khi

không có tiêu bản cố định, việc đánh giá các kết quả thí nghiệm của sinh viên cũng

gặp những khó khăn nhất định, vì việc đánh giá kết quả tiêu bản là tốt hay không

tốt mang tính chủ quan của giảng viên. Và người học cũng cảm thấy khó khăn

trong việc củng cố kiến thức lý thuyết vì chất lượng tiêu bản do mình tạo ra nếu

không có tiêu bản cố định để đối chiếu so sánh thì rất khó để thấy được sự tiến bộ

qua từng tiêu bản.

- Với lớp ĐC, việc không sử dụng tiêu bản cố định như là một thước đo thang

điểm đã gây ra những khó khăn nhất định. Đối với những sinh viên có kỹ năng làm

tiêu bản tốt thì mức điểm cao đạt được vẫn tương đối tốt, song đối với những em

không có sự hỗ trợ của tiêu bản cố định thì mức điểm thấp chiểm tỷ lệ cao.

Kết luận chung

Nâng cao chất lượng dạy học ở bậc đại học lấy người học là trung tâm trong quá

trình truyền đạt tri thức luôn là nhiệm vụ cấp bách. Do vậy, việc xây dựng các bộ công cụ

Page 29: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

29

hỗ trợ trong quá trình học tập cho sinh viên là cần thiết. Đối với ngành đào tạo giáo viên

như sinh học hệ sư phạm thì việc rèn luyện kỹ năng thực hành là một trong những tiêu

chuẩn quan trọng nhất.

Tiêu bản cố định thực vật là kết quả của một quá trình thí nghiệm cơ bản, xây

dựng quy trình từ việc chọn mẫu đến thời gian nhuộm và khử nước. Để có được một tiêu

bản chất lượng tốt đòi hỏi một quá trình đánh giá rất nghiêm ngặt. Do vậy, nếu sinh viên

được hỗ trợ có một tiêu bản để so sánh thì nhất định kiến thức, kỹ năng và thái độ nhật

thức tư duy của các em sẽ nâng lên rõ rệt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm

ứng dụng, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

2. Nguyễn Bá (2009), Giáo trình Thực vật học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

3. Đinh Quang Báo (Chủ biên), Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Kim Dung, Hà

Thị Lan Hương, Vũ Thị Sơn (2015), Chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng

yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Bảo, Trần Kiểm (2005), Lý luận dạy học ở trường trung học cơ

sở, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

5. Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2007), Đại cương phương pháp dạy học

sinh học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

6. Tô Xuân Giáp (1998), Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Phạm Văn Ngọt (Chủ biên), Quách Văn Toàn Em (2014), Hình thái và Giải phẫu

thực vật, Nxb. Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

8. N.A. Campell, J.B. Reece, … (2011), Sinh học, Nxb. Giáo dục Việt Nam.

9. Robert J.Marzano, Debra J.Pickering, Jane E. Pollock (2011), Các phương pháp

dạy học hiêụ quả, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội

10. Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga (2004), Hình thái – Giải phẫu học thực

vật, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

11. Vũ Văn Vụ, Mai Sỹ Tuấn, Lê Đình Tuấn, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Thị Linh

(2011), Tài liệu thí nghiệm thực hành trường trung học phổ thông môn Sinh học

Page 30: Chuyên đề 2. SỬ DỤNG BỘ TIÊU BẢN HIỂN VI THỰC VẬT TRONG

30

Chương trình phát triển giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (tài liệu lưu

hành nội bộ).

Tiếng Anh

12. Douglas Fiher, Nancy Frey (2007). Checking for understanding formative

Asessment Techniques for your Classroom, Association for Supervision and

Curriculum Development, Alexandria, Viginia USA.