165
C…M NANG LЮC

C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

C…M NANG

LÍ LЮC

Page 2: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 1

LỄ LƯỢC TRONG GIA ĐÌNH PHẬT TỬ Dẫn Nhập: Hai mươi mốt năm về trước (1996) khi thành lập đơn vị Quang Minh (Albuquerque, New Mexico), ngoài khóa lễ Phật và lễ chào GĐPT kỳ hằng tuần, chúng tôi rất lúng túng khi phải soạn thảo các buổi lễ như lễ Phát Nguyện, lễ Lên Đoàn, lễ Truyền Thống, lễ Hiệp Kỵ v.v.., hoặc phải đối diện với những khóa lễ Cầu An, Cầu Siêu trong đơn vị. Đây là một nan đề, một thách thức lớn đối với chúng tôi, mặc dù, đã sinh hoạt với tổ chức GĐPT trước năm 1975 tại Việt Nam nhưng thời bấy giờ, không có internet, không có email, không có tài liệu để tham khảo nên không biết phải soạn thảo như thế nào cho đúng? Nhận thấy Lễ Lược là một “Gia Đình Phật Tử Sự” rất cần thiết nên chúng tôi đã truy tìm, tham khảo tài liệu, cố góp nhặt và mạo muội biên soạn quyển cẩm nang này không ngoài mục đích đóng góp một phần nhỏ công sức trong việc giúp đở các đơn vị trẻ (tân lập) cũng như giúp quý huynh trưởng trẻ vững lòng và tự tin hơn trong việc tổ chức và điều khiển một buổi lễ tại đơn vị. Đứng trên phương diện tổ chức và hướng dẫn các buổi lễ trong quyển cẩm nang này chỉ là những phương thức căn bản được sưu tầm và biên soạn theo kinh nghiệm cá nhân để thu hút sự chú ý của người tham dự và có thể tùy nghi thay đổi để phù hợp với không gian và thời gian của từng địa phương hầu mang lại lợi lạc cho đơn vị. Ngoài ra, đây là một đề tài mà khi biên soạn chỉ có tính cách tham khảo, tự học hỏi chứ không mang tính phổ biến rộng rãi. Nói một cách khác, tập sách này được biên soạn để làm tiền đề cho một chương trình nghiên cứu nghi lễ khác rộng rải và quan trọng hơn (cấp Miền và Trung Uơng). Hôm nay, tập sách đã tạm xong, đọc lại vẫn thấy còn nhiều khiếm khuyết, bởi vốn liếng nghi lễ hạn hẹp, kiến thức nông

Page 3: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 2

cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu quý thiện tri thức, quý Huynh trưởng cao niên có duyên đọc qua quyển cẩm nang thì xin được “giữ ý, quên lời” và nhận nơi đây giá trị tinh thần chân thật để xây dựng mà hoan hỷ bỏ qua những sự trùng hợp, kém cỏi, và bất toàn của người viết. Ước mong quyển sách nhỏ này sẽ giúp quý anh chị có chút tài liệu để tham khảo cũng như giúp ý để soạn thảo chương trình và “làm mới” một buổi lễ tại địa phương. Thân chúc quý anh chị thành công và tự tin hơn trong việc tổ chức và hướng dẫn chương trình lễ lược trong đơn vị. Thân Kính Thiện Lực Nguyễn Văn Thành

Page 4: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 3

I. LỜI MỞ ĐẦU Lễ là một hành động biểu lộ sự tôn kính, là những phép tắc, hành vi phù hợp đạo đức và phong tục tập quán mà hình thành; Lễ được thể hiện qua sức sống của nền văn hóa, giáo dục và tâm hồn của con người, của một tôn giáo, và làm phong phú hơn về mặt tinh thần trong đời sống xã hội của một dân tộc. Lược là cách thức, là sự tính toán, là đại cương, là trọng điểm, là tóm tắt những điểm chính. Cho nên, Lễ lược được xem như là một sinh hoạt đặc thù về phương diện tinh thần, là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết cho sức sống hoạt động của một tổ chức, một đoàn thể. Lễ lược không những là nề nếp giáo dục, là khuôn phép truyền thống văn hóa nghìn năm của dân tộc mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của mỗi con người. Riêng đối với Tổ Chức Gia Đình Phật Tử, lễ lược là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật có mục đích giáo dục đạo đức, hun đúc tinh thần “đền ân và báo ân” đòi hỏi người Huynh trưởng đặc biệt là Liên Đoàn Trưởng phải am hiểu thấu đáo mục đích, nội dung, ý nghĩa và thể thức tổ chức các lễ lược ấy để thực hiện có kết quả tốt đẹp.

II. MỤC ĐÍCH - GIÁ TRỊ LỄ LƯỢC GĐPT: Gia Đình Phật Tử là một Tổ Chức Giáo Dục Tuổi Trẻ đặt trên nền tảng giáo lý Phật Đà, nên Lễ Lược trong Gia Đình Phật Tử cũng không đi ra ngoài nền tảng của Nghi Lễ Phật Giáo. Tuy nhiên, Lễ Lược của Gia Đình Phật Tử có tính cách tóm tắt sơ lược dành cho tuổi trẻ. Các buổi lễ thường đọc tụng theo âm nghĩa (Việt văn), không cầu kỳ và rườm rà, không tán tụng, không khoa nghi khánh, bảng, chinh, cổ, không tuyên sớ, không lạy nhiều (như Hồng Danh sám hối) mà quan trọng là phải trang nghiêm, thành kính, đầy đủ ý nghĩa, gây cảm xúc lòng người tham dự, và thể hiện trọn vẹn mục đích và tính chất giáo dục tổ chức GĐPT.

Page 5: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 4

Tổ chức và thực hiện các lễ lược không ngoài mục đích đánh dấu sự trưởng thành, thăng tiến, và thành quả của đơn vị hoặc cá nhân về sinh hoạt và tu học nhất là nói lên tinh thần và thiện chí, của tất cả Huynh trưởng và đoàn sinh.

Lễ lược còn là phương tiện tốt, là cơ hội để Huynh trưởng, đoàn sinh học tập rèn luyện khả năng về tổ chức, điều khiển, và nuôi dưỡng tâm đức, khuyến khích tất cả đoàn viên trong đơn vị phấn khởi và tinh tấn hơn trên bước đường tu học và phục vụ. Như vậy, có thể nói lễ lược là một hình thức giáo dục theo phương pháp khích lệ học tập và công nhận những cố gắng thành công của đoàn viên, rất hiệu quả về mặt thể chất lẫn tinh thần vậy. III. NGUYÊN TẮC CĂN BẢN TỔ CHỨC LỄ LƯỢC:

Mỗi buổi lễ có một mục đích và ý nghĩa riêng, do đó, chương trình, nội dung, và thể thức tổ chức đều khác nhau, vì thế Huynh trưởng phải nắm rõ ý nghĩa nội dung và mục đích để giải thích tường tận cho đoàn sinh biết và quan trọng hơn hết là biết tổ chức và điều khiển các buổi lễ được kết quả mỹ mãn. Đứng trên phương diện tổ chức thì bất cứ buổi lễ nào cũng cần theo một vài nguyên tắc căn bản như sau: 1. Thủ tục hành chánh: Theo thủ tục hành chánh hàng dọc thì đơn vị phải xin phép Ban Hướng Dẫn (BHD) Miền khi tổ chức một buổi lễ theo thời gian quy định (thông thường phải xin phép ít nhất 15 ngày trước khi thực hiện các buổi lễ). Sau khi gửi trình văn thư, đơn vị cần liên lạc BHD Miền để biết kết quả và nhận các ý kiến hướng dẫn trước khi tiến hành và thực hiện các buổi lễ. 2. Chuẩn bị:

Page 6: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 5

Chuẩn bị chu đáo là yếu tố rất quan trọng cho sự thành công của các buổi lễ. Quan trọng nhất là họp Ban Huynh trưởng để hoạch định chương trình:

- Ấn định thời gian, - Nội dung chương trình, - Phân công nhân sự và nghi lễ, - Giao dịch tài chính, vật liệu, tập dượt, - Chuẩn bị tinh thần cho đoàn sinh hăng hái tham gia

đóng góp công sức v.v... Lưu ý: Phân công nhiệm vụ nên hợp lý và rõ ràng. Sau đó, nên theo dõi, đôn đốc, và thay đổi hoặc điều chỉnh các công việc nếu cần. 3. Nội dung và Mục đích: Nội dung, mục đích và ý nghĩa của buổi lễ nên được thể hiện một cách rỏ ràng và có tác động tốt đến tinh thần Huynh trưởng và đoàn sinh. 4. Nguyên tắc và Thể thức: Các buổi lễ phải đáp ứng đúng nhu cầu và nhất là phải biết tiết kiệm, giản dị, gọn gàng nhưng ấm cúng trang nghiêm sẽ để lại nhiều cảm xúc sâu sắc trong lòng người tham dự.

Page 7: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 6

CÁC LOẠI LỄ LƯỢC Với mục đích tham khảo và hướng dẫn thực hiện các buổi lễ trong phạm vi đơn vị nên cuốn cẩm nang này chỉ đề cập đến một số lễ lược cấp gia đình: Lễ Tôn Giáo, Lễ Tinh Thần (Lễ Hành chánh) và Lễ Truyền Thống.

A. LỄ TÔN GIÁO Phật Giáo nói chung, trong một năm, chúng ta có 3 ngày lễ lớn: Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan, Lễ Thành Đạo. Đồng thời, chúng ta còn có các ngày lễ Vía của chư Phật và Bồ Tát, như Vía Đức Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Phật Di Lặc; Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Quán Thế Âm v.v... Ngoài ra, chúng ta còn có các khóa lễ khác như Sám Hối, Cầu An, Cầu Siêu, và Khóa Lễ Quy y. Riêng đối với Tổ Chức Gia Đình Phật Tử, các buổi lễ Tôn Giáo gồm có:

- Nghi thức hằng tuần - Cầu An - Cầu Siêu - Sám Hối

Vì dành cho tuổi trẻ nên các buổi lễ tôn giáo nói trên có tính cách giản lược thường đọc tụng theo âm nghĩa (Việt văn)

- Không tán tụng - Không khoa nghi khánh, bảng, chinh, cổ - Không tuyên sớ - Không lạy nhiều (như Hồng danh Thủy Sám) - Không tụng nhiều chú. (GĐPT chỉ thông dùng

các loại chú: Vãng Sanh, Sám Hối, Chuẩn Đề, Tiêu Tai Cát Tường, và Thất Phật Diệt Tội).

1. Nghi lễ tụng niệm: Như trên đã nói lễ lược trong GĐPT mang tính cách giáo dục, nên phần nghi lễ tụng niệm là một hình thức giáo dục về tâm

Page 8: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 7

linh và tín ngưỡng, vì thế, Huynh trưởng nên có ý thức đúng đắn về phương pháp giáo dục và phải biết căn cứ vào khả năng hiểu biết, tâm lý và trình độ tu học của các em để áp dụng cho phù hợp và bảo đảm tính thống nhất của tổ chức GĐPT. Phần này có 3 phần nghi lễ chính:

I. Khóa Lễ Phật Thường Lệ Hằng Tuần: Lễ Phật hằng tuần giúp cho thân tâm mỗi đoàn viên được

thanh tịnh, biết ăn năn những lỗi lầm đã tạo, nguyện chừa bỏ những việc làm xấu ác hằng ngày; và cố gắng huân tập những việc lành trong tương lai. Lễ Phật Hằng Tuần được áp dụng chung cho đơn vị trước giờ sinh hoạt. Trước khi vào chánh điện, tập họp đơn vị hàng ngũ chỉnh tề. Hai em đánh Chuông và Mõ vào chánh điện thắp đèn và đốt ba cây nhang cho chủ lễ. Sau đó, cho các em sửa sang đồng phục, chắp tay trước ngực, đi vào chánh điện từng hàng trang nghiêm. Khi đã vào chánh điện phải tuyệt đối giữ im lặng, mắt ngước nhìn tượng Phật, định tâm quán tướng.

Nghi thức tụng niệm Phổ thông dành riêng cho GĐPT bao gồm:

1. Hát bài Trầm hương đốt (tất cả đứng, chắp tay) 2. Chủ lễ niệm hương, kỳ nguyện, và đãnh lễ 3. Khai chuông mõ 4. Tụng bài phát nguyện sám hối (tất cả đều quỳ) 5. Niệm danh hiệu Phật và Bồ tát

- Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần) - Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) - Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc tôn Phật (3

lần) - Nam mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (3 lần) - Nam mô Đại Hạnh Phổ hiền Bồ tát (3 lần) - Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần) - Nam mô Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)

6. Bốn lời nguyện rộng lớn.

Page 9: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 8

7. Tam tự quy y 8. Hồi hướng công đức 9. Đọc luật (tất cả đều quỳ chắp tay). Đọc luật ngành

Oanh trước (chỉ có đoàn sinh Oanh vũ đọc theo lời dẫn của chủ lễ). Luật ngành Thiếu, Thanh và Huynh trưởng đọc sau (chỉ có đoàn sinh Thiếu Thanh và Huynh trưởng đọc theo lời dẫn)

10. Hai em Duy Na (Chuông) và Duyệt Chúng (Mõ) lạy Phật 3 lạy theo tiếng chuông của chủ lễ. Sau đó, tất cả xá rồi lui ra theo hàng ngũ, trật tự, và im lặng.

Ghi Chú: Tùy phương tiện tại địa phương, các đơn vị có thể cho các em ngồi tịnh Tâm (thiền) 5 phút trước buổi lễ và có thể thêm bớt trong phần nghi thức, tuy nhiên, đứng trên phương diện Truyền Thống, quý anh chị LĐT phải hiểu và biết (Nhận Thức) Nghi thức tụng niệm Phổ thông dành riêng cho GĐPT bên trên là nghi thức đã được các Đại Hội Huynh Trưởng cấp Trung Ương GĐPTVN tại Hoa Kỳ biểu quyết và chuẩn thuận, do vậy, chúng ta phải nắm vững phần truyền thống sau đó có thể thêm bớt tùy nghi. Thí dụ Trong buổi lễ Phật có thể thay đổi như sau:

1. Ngồi tịnh Tâm 5 - 10 phút. 2. Trầm hương đốt (tất cả đứng, chắp tay) 3. Chủ lễ đãnh lễ (Chí tâm đảnh lễ, Nam mô tận hư

không… 4. Khai chuông mõ 5. Niệm danh hiệu Phật và Bồ tát

6. Bốn lời nguyện rộng lớn. 7. Tam tự quy y 8. Hồi hướng công đức 9. Đọc luật (tất cả đều quỳ chắp tay). 10. Hai em Duy Na (Chuông) và Duyệt Chúng (Mõ) lạy

Phật 3 lạy theo tiếng chuông của chủ lễ. Sau đó, tất cả xá rồi lui ra theo hàng ngũ, trật tự, và im lặng.

Page 10: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 9

II. Lễ Cầu An: Lễ Cầu An là sự cầu nguyện, ước nguyện cho mình, cho người hay cho một người bệnh nào đó được khỏe mạnh, an lạc và hạnh phúc. Tùy theo đoàn sinh các ngành tham dự, buổi lễ Cầu An được chia ra 3 trường hợp. 1. Áp dụng chung cho toàn đơn vị gia đình (có Oanh vũ):

• Chủ lễ niệm hương, kỳ nguyện, đãnh lễ • Khai chuông mõ • Tụng Chú chuẩn đề (3 lần) • Tụng: Nguyện ngày an lành, đêm an lành, đêm ngày

sáu thời thường an lành, tất cả các thời đều an lành, xin nguyện từ bi xót thương gia hộ. (3 lần)

• Niệm danh hiệu Phật và Bồ tát: - Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương

Phật (10 lần) - Nam mô A Di Đà Phật (10 lần) - Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần) - Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3

lần) • Tam tự quy và đãnh lễ • Hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng.

2. Nghi thức dành riêng cho ngành Thiếu: Giống nghi thức

toàn gia đình nhưng thêm bài “Tiêu Tai Cát Tường” thần chú sau phần niệm danh hiệu Phật và Bồ Tát.

3. Nghi thức dành riêng cho ngành Thanh và Huynh trưởng: Nghi thức ngành Thiếu, thêm chú Đại Bi sau khi khai chuông mõ và Bát nhã tâm kinh sau “Tiêu Tai Cát Tường thần chú.

III. Lễ Cầu Siêu: Lễ Cầu siêu là sự cầu nguyên hay ước muốn cho người chết được siêu sanh Tịnh Độ, về với thế giới an

Page 11: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 10

lành của Phật A Di Đà. Tùy theo đoàn sinh các ngành tham dự, buổi lễ cầu Siêu được chia ra 3 trường hợp. 1. Áp dụng chung cho toàn đơn vị gia đình (có Oanh vũ):

a) Chủ lễ niệm hương, kỳ nguyện, đãnh lễ b) Khai chuông mõ c) Quy y linh d) Niệm danh hiệu Phật A Di Đà và Tứ Thánh:

- Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

- Nam mô A Di Đà Phật (10 hoặc 30 lần) - Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát (3 lần) - Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần) - Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần) - Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát

(3 lần) e) Tam tự quy và đãnh lễ f) Hồi hướng

2. Nghi thức dành riêng cho ngành Thiếu: Thêm bài Sám Mười phương (Ba đời mười phương Phật...) và chú vãng sanh sau phần Niệm Phật.

3. Nghi thức dành riêng cho ngành Thanh và Huynh trưởng: Nghi thức ngành Thiếu, thêm Chú Đại Bi sau khi khai chuông mõ và Bát Nhã Tâm kinh sau bài Sám mười phương.

Lưu ý: Trong nghi thức Cầu an, Cầu siêu không đọc luật và không hát bài Trầm hương đốt. Cũng nên biết là tại Hoa Kỳ từ trước đến nay trong các Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc vẫn chưa có dịp để thảo luận hoặc quy định chính thức về việc tổ chức các khóa Lễ Cầu An, Cầu Siêu tại đơn vị, mà hoàn toàn tùy thuộc vào hoàn cảnh, phương tiện và sự linh động tại mỗi địa phương.

Page 12: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 11

B. LỄ TINH THẦN - LỄ HÀNH CHÁNH Ngoài các lễ lược theo nghi thức tôn giáo tín ngưỡng nói trên, GĐPT còn có các buổi lễ khác mang tính đặc thù, thể hiện lý tưởng, truyền thống, và nghệ thuật điều khiển trong sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử như:

- Lễ Quy y - Lễ chính thức thành lập (Lễ ra mắt tân Đơn vị ) - Lễ Phát nguyện Vào Đoàn (Lễ cài Hoa Sen - Lễ công

nhận đoàn sinh chính thức) - Lễ Lên Đoàn - Lễ Trao cấp hiệu cho Đoàn sinh (Lễ phát nguyện vượt

Bậc) - Lễ Tái sinh hoạt - Lễ Truyền Đăng (Lễ phát nguyện Tân Ban Huynh

Trưởng)

Ghi Chú: Các Lễ Phát Nguyện: Vào Đoàn (Đeo Hoa Sen - Công Nhận Đoàn sinh Chính Thức), hay Trao Cấp Hiệu (Vượt Bậc), hoặc Lên Đoàn do Đơn Vị Gia Đình tổ chức với điều kiện là Gia Đình đó là Đơn Vị Chính Thức. (Lưu ý: đoàn sinh ngành Thiếu lên ngành Thanh, không cần phải có Lễ Phát Nguyện, vì Luật của ngành Thiếu và Thanh giống nhau.) Các lễ phát nguyện thọ cấp Sơ Cấp, Cấp Tập & Tín do Ban Hướng Dẫn Miền tổ chức. Cấp Tấn & Dũng sẽ do BHD Trung Ương tổ chức. Các Lễ Phát Nguyện trên, chú trọng nhiều đến phần Tinh Thần của Đoàn Viên.

Page 13: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 12

LÍ Qui Y TaM BäO Lễ quy y Tam Bảo là buổi lễ chính thức đưa đoàn sinh đi

vào biển cả Phật giáo, xây dựng niềm tin Tam bảo cho các em. Hướng dẫn các em ý thức về sự tự nguyện, sự chí thành cung kính và sự vui mừng khi trở về với ba ngôi báu, chỗ dựa tinh thần cao quý và vững chắc nhất để làm lành lánh dữ (hướng thiện), và cuộc đời sễ được an lành tốt đẹp ơn (hướng thượng) vì thế, lễ Quy y cần được tổ chức trong khung cảnh trang nghiêm, thanh tịnh, và thành kính. Tùy hoàn cảnh tại địa phương, đơn vị có thể lập danh sách và trình cho Thầy/Cô cố vấn giáo hạnh để xin ngày truyền giới. Danh sách nên lập hai (2) bản, một bản làm hồ sơ lưu, 1 bản trình cho Thầy/Cô. Trong ngày lễ Quy y, Liên Đoàn Trưởng và BHT cùng các đoàn viên khác chung lo việc tổ chức, giúp đỡ cho các em giới tử (Đoàn sinh thọ giới). Một hai Huynh trưởng được đề cử hướng dẫn các giới tử về các nghi thức trong buổi lễ thọ giới. Các Huynh trưởng này gọi là hộ giới.

Chương trình lễ quy y thọ giới gồm các điểm chính như sau: 1. Một ngày trước khi lễ chính thức: Đơn vị nên tổ chức ngày

tu học cho các em về chùa sống với Thầy/Cô một ngày một đêm. Dưới đây là chương trình mẫu – tùy nghi thay đổi 3:00pm: Tập họp đơn vị Đón tiếp thầy truyền giới Trình diện giới tử và Huynh trưởng hộ giới với thầy truyền giới Bắt đầu nếp sống của giới tử 8:00pm: Lễ Phật chung toàn đơn vị (các giới tử quỳ phía

trước, đoàn viên quỳ phía sau).

Page 14: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 13

9:00pm Giải thích phần nghi lễ và chuẩn bị tinh thần giới tử cho buổi lễ vào sáng mai

10:00pm Giới tử tịnh niệm 2. Ngày chính thức thọ giới:

- 5 giờ sáng: Huynh trưởng hộ giới hướng dẫn các giới tử vào chánh điện, các đoàn viên khác tuần tự vào sau, trang nghiêm thanh tịnh.

- Cử ba hồi chuông trống Bát nhã - Cung nghinh Thầy/Cô truyền giới - Lễ truyền thọ quy y (nghi thức do Thầy/Cô hướng dẫn) - Gia trưởng cảm tạ Thầy/Cô truyền giới và khuyến khích

các giới tử giữ gìn giới luật, trao dồi đạo hạnh. - Gia trưởng và giới tử đãnh lễ giới sư - Tiễn đưa thầy truyền giới về hậu liêu

Ghi Chú: Chương trình lễ quy y trên đây chỉ dành riêng cho các đơn vị có số lượng Huynh trưởng, đoàn sinh phát nguyện quy y đông và đơn vị có điều kiện tổ chức riêng. Trường hợp đơn vị, có ít Huynh trưởng và đoàn sinh phát nguyện quy y thì BHT nên phối hợp với chùa để tổ chức lễ thọ giới chung với quý bác và quý Phật Tử tại địa phương.

Page 15: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 14

LÍ ChínH ThÙC (LÍ Ra M¡T TâN ñÖN VÎ) Lễ Chính thức được xem là Lễ ra mắt khi đơn vị Gia Đình được BHD cấp Miền công nhận là đơn vị GĐPTchính thức. Lễ này có tính cách trình diện và liên hoan, ăn mừng, một ngày lễ hội đặc biệt của đơn vị. Lễ chính thức rất quan trọng vì nó thể hiện niềm vui lớn sau một thời gian đơn vị sinh hoạt tạm thời và đạt được những thành tích về số lượng, quy cũ, và nề nếp sinh hoạt. Nó đánh dấu khởi điểm tươi sáng của một đơn vị trên hành trình “Hoa Sen Trắng”. Ghi Chú: Lễ ra mắt Tân đơn vị chỉ tổ chức một lần thôi. 1. Chuẩn bị:

- Thông báo và cung thỉnh Thầy/Cô trụ trì tại địa phương về lễ ra mắt

- Cờ đơn vị, cờ Đoàn, Đội, Chúng, Đàn, Đồng phục, cấp hiệu, phù hiệu gia đình.

- Trại cho Gia đình - Mời quan khách: Ban Hộ Trì Tam Bảo, Ban bảo trợ, các

đơn vị bạn, các đạo hữu tại địa phương, phụ huynh của Huynh trưởng đoàn sinh.

- Nhân vật chủ yếu của buổi lễ: Quý Thầy/Cô chứng minh, đại diện BHD Miền (chủ tọa)

- Một chiếc gậy để cột cờ Gia đình dài 1,8m, một khay phủ vải đựng cờ Gia đình xếp lại.

2. Phần hành lễ: Chương trình buổi lễ gồm các phần sau đây (gia giảm tùy theo địa phương):

- Tuyên bố lý do - Lễ Phật (niệm hồng danh Đức Bổn Sư)

Page 16: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 15

- Phút tưởng niệm chư Thánh tử đạo, chư vị tiền bối hữu công, Huynh trưởng đoàn sinh quá cố.

- Lễ Gia đình (cử bài ca chính thức Sen trắng) - Giới thiệu quan khách - Lễ trình diện đơn vị - Diễn văn của Gia trưởng/LĐT (Ngắn gọn nhưng súc

tích về các ý chính: Tỏ lời chào mừng, cảm ơn các sự giúp đỡ và trình bày sơ lược các nét chính về diễn tiến hình thành và sinh hoạt của đơn vị).

- Tuyên đọc Quyết định công nhận chính thức của BHD Miền.

- Lễ trao cờ và con dấu gia đình cho đơn vị (BHD Miền trao, Gia trưởng nhận cờ do đại diện BHD chủ tọa cột vào gậy cờ).

- Khuyến từ của anh Trưởng ban Hướng dẫn hoặc đại diện BHD miền.

- Đạo từ của thầy cố vấn giáo hạnh ... (nếu có). - Cảm tạ (ngắn gọn). - Hồi hướng công đức. - Tiệc trà thân mật (nếu có). - Tiển đưa quan khách. - Nếu có tổ chức trại thì sau khi hồi hướng công đức nên

mời quan khách thăm viếng trại và dùng cơm trưa.

Page 17: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 16

LÍ PháT NguyŒN VàO ñoàN

Lễ Phát Nguyện Vào Đoàn (Lễ Gắn Huy Hiệu Hoa Sen): Nếu lễ Quy Y Tam Bảo chính thức đưa đoàn sinh vào nếp sống hướng thiện (bỏ ác làm lành) sống đời cao thượng thì Lễ Phát Nguyện vào Đoàn (mang huy hiệu Hoa Sen) là cửa ngỏ đón người Phật Tử vào với đại gia đình Áo Lam, đi trên con đường Hoa Sen Trắng, hòa nhập vào cuộc sống tình thương, trí tuệ, và dũng lực (Bi – Trí – Dũng). Vì buổi Lễ mang ý nghĩa của sự “Tự nguyện”. Sự chọn lựa không điều kiện, không bị bắt buộc và không bị chi phối bởi các thế lực bên ngoài cho nên Huynh trưởng Liên Đoàn Trường và các Đoàn Trưởng phải giải thích cho các em đoàn sinh hiểu rỏ tầm quan trọng của sự Phát nguyện để kích thích tinh thần tạo dựng niềm tin và nhất là hãnh diện được Công Nhận là Đoàn sinh Chính Thức, trở thành một phần tử trong Tổ Chức Giáo Dục Tuổi Trẻ Phật Giáo. 1. Phương Thức tổ chức: Các đoàn sinh gia nhập tổ chức GĐPT trong thời gian ít nhất là 3 tháng, 12 tuần sinh hoạt liên tiếp, đều đặn, chuyên cần, siêng năng, có tinh thần tu học, có đạo đức tốt và đặc biệt là chấp nhận mục đích, lý tưởng, và điều luật của GĐPTVN và sau khi đã học xong các bài:

- Ý nghĩa vào Đoàn. - Quy y Tam bảo. - Ý nghĩa huy hiệu Hoa sen - Cách thức chào kính

Page 18: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 17

- Ăn chay niệm Phật Và phát tâm quy y Tam bảo (ngành Oanh tuổi từ 7 đến 12 tuổi, chưa quy y cũng được) đều được Hội Đồng Đoàn đề nghị và trình danh sách lên Liên Đoàn Trưởng xét duyệt và trình bác Gia Trưởng ban hành quyết định công nhận là Đoàn sinh chính thức của tổ chức GĐPT Việt Nam. Quyết định nầy sẽ được sao lưu vào hồ sơ cá nhân và nhật tu vào Gia phả và Đoàn phả. (Nếu đoàn sinh thuyên chuyển đến thành phố khác, các em sẽ được GĐPT nơi mình đang sinh hoạt giới thiệu đến đơn vị mới để các em có thể tiếp tục sinh hoạt và tu học với tư cách là một đoàn sinh chính thức.) 2. Phần chuẩn bị:

Khi đã có quyết định công nhận đoàn sinh chính thức, Liên đoàn Trưởng, Thư ký, và các Đoàn Trưởng có đoàn sinh được công nhận trong quyết định sẽ phối hợp để định ngày tổ chức lễ phát nguyện vào đoàn cho các em. Nếu đơn vị lớn, nhiều đoàn sinh cùng phát nguyện thì Ban Huynh Trưởng có thể tổ chức buổi lễ long trọng mời quý Thầy/Cô cố vấn Giáo Hạnh chứng minh, và quý phụ huynh cùng quý bác trong ban bảo trợ .v.v… đến tham dự buổi lễ để giới thiệu các sinh hoạt lễ lược của GĐPT, nếu đơn vị nhỏ ít đoàn sinh, không đủ phương tiện thì có thể tổ chức trong nội bộ, nhưng cần phải có thầy Cô Cố vấn Giáo Hạnh chứng minh:

- Chọn địa điểm, thời gian, phân công và trách nhiệm - sắp xếp công việc.

- Thỉnh Thầy/Cô cố vấn Giáo Hạnh chứng minh. - Mời Phụ huynh/quý bác Ban Bảo Trợ và quý Phật Tử

trong chùa - Sửa soạn huy hiệu hoa sen, Gia Đình hiệu. - Chuẩn bị đồng phục cho các em - Ấm thực – (nên có bửa ăn nhẹ)

Page 19: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 18

- Giải thích ý nghĩa và mục đích của buổi lễ cho các em thông hiểu.

Để chuẩn bị tinh thần cho các em, Đoàn Trường/Phó hoăc Đội Chúng/Đàn trưởng/phó nên có buổi nói chuyện riêng với các đoàn sinh được phát nguyện về bổn phận trách nhiệm của các em đối với Đội/Chúng/Đàn, đối với Đoàn, và đối với gia đình cha mẹ, anh chị em. Tất cả các quan hệ nầy không những liên quan mật thiết với nhau mà còn gắn liền với uy danh của tổ chức GĐPTVN trong suốt quá trình tu học, xây dựng bản thân. Nên giải thích cho các em hiểu rỏ tầm quan trọng và sự vinh dự khi được đeo huy hiệu hoa sen, ý nghĩa của bộ đồng phục cũng như dặn dò các em từ cách đi đứng, nói năng, chào kính lễ phép, cách ăn mặc đồng phục, cách thức lễ lạy,và ứng xử khi giao tiếp v.v…

Nếu có phương tiện, đơn vị nên tổ chức sinh hoạt “Vui Quanh Đèn”, với chủ đề “Phát nguyện vào Đoàn”, khoảng 60 đến 90 phút vào đêm hôm trước ngày lễ chánh thức. Trong buổi “Vui Quanh Đèn” này, BHT và Đội chúng trưởng, Phó Đầu thứ đàn và Đoàn sinh được phát nguyện sẽ trao đổi những buồn vui kỹ niệm ngày mình mới vào Đoàn, giúp cho các em ý thức sâu sắc ý nghĩa vào đoàn của mình. 3. Phần Hành Lễ:

Chương trình hành lễ gia giảm tùy theo nhu cầu mỗi đơn vị, tuy nhiên, chương trình buổi lễ nên có các tiết mục như sau:

- Toàn đơn vị sắp xếp hàng ngũ nghiêm trang trong chánh điện (các đoàn sinh phát nguyện quỳ ở trước chính giữa.

- Huy hiệu Hoa Sen được đặt trên khay có phủ khăn để trên bàn Phật hay bàn kinh

- Cung Thỉnh Thầy/Cô cố vấn Giáo Hạnh chứng minh - Mời quý Phụ Huynh và quý bác vào vị trí hành lễ

Page 20: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 19

- Niệm hương bạch Phật (có danh sách đoàn sinh phát nguyện, đầy đủ họ tên, pháp danh để chủ lễ bạch Phật).

- Đảnh lễ Tam Bảo. - Cử bài ca chính thức - Sen Trắng. - Phút mặc niệm chư Thánh tử đạo, Huynh trưởng và

Đoàn sinh quá cố - Giới thiệu thành phần tham dự.

Giới thiệu Tăng Ni cố vấn. Đại diện ban bảo trợ. Phụ huynh các em được phát nguyện.

- Tuyên bố lý do (Huynh trưởng dẫn lễ đọc) - Đọc quyết định (Thư Ký Gia Đình đọc) - LĐT nhắc lại ý nghĩa huy hiệu Hoa Sen và ý nghĩa cao

đẹp quan trọng của buổi lễ (xem phần phụ lục Ý nghĩa Huy Hiệu Hoa Sen, trang 99-107).

- Đoàn sinh phát nguyện đọc lời phát nguyện (nếu ít thì mỗi đoàn sinh tự đọc, nếu đông thì chọn 1 đoàn sinh khá đọc dẫn trước, các đoàn sinh khác đọc theo).

“Hôm nay là ngày ... tháng ...năm ... Phật lịch ... tại chùa ... trước ngôi Tam Bảo, con tên là ... Pháp danh ... là đoàn sinh đoàn ... thuộc GĐPT ... xin phát nguyện luôn luôn theo đúng mục đích, nội quy của GĐPT Việt Nam và sống theo điều luật của Đoàn, để tu dưỡng thân tâm, góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội an vui trong tinh thần Phật giáo. Cúi xin đức Thế Tôn từ bi chứng giám.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.” Hoặc: “Hôm nay là ngày ... tháng ...năm ... Phật lịch ... tại chùa ... trước ngôi Tam Bảo, con tên là ... Pháp danh ... là đoàn sinh đoàn ... thuộc GĐPT ... xin đê đầu đảnh lễ phát nguyện. Điều thứ nhất: Nguyện tinh tấn tu học theo giáo lý Phật Đà.

Page 21: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 20

Điều thứ hai: Nguyện sống đúng nội quy của tổ chức và điều lệ của GĐPT VN Cúi xin Tam Bảo từ bi chứng minh. Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.”

- Đọc Luật các ngành (đọc luật xong đứng dậy) - Gia trưởng tuyên bố công nhận các em:

“Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Thay mặt Ban Huynh Trưởng GĐPT .......... tôi long trọng tuyên bố công nhận em......... Pháp danh ...... kể từ giờ phút thiêng liêng này là đoàn sinh chính thức của Tổ chức GĐPTVN. Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát.”

- Gia trưởng trao huy hiệu Hoa Sen cho LĐT, LĐP để cài vào áo cho đoàn sinh (trong lúc cài huy hiệu, đoàn sinh phát nguyện bắt ấn chào.)

- Các đoàn sinh phát nguyện đãnh lễ Tam Bảo (3 lạy) - Thầy/Cô cố vấn giáo hạnh hay Gia trưởng ngỏ lời chúc

mừng và sách tấn các em. Sau đó các đoàn có thể tổ chức một cuộc họp vui nội bộ để

chúc mừng các em. Bên dưới là phần hành lễ và diễn dẫn chương trình lễ Phát Nguyện do HTr. Thiện Lực biên soạn cho đơn vị Quang Minh. Quý anh chị có thể tham khảo và gia giãm tùy theo nhu cầu tại đơn vị.

Page 22: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 21

Nghi Thức Lễ Phát Nguyện Đeo Hoa Sen (Nếu số lượng đoàn sinh phát nguyện đeo Hoa sen quá ít, nên

tổ chức chung với Lễ Lên Đoàn)

1- LỄ PHẬT:

• Huynh Trưởng và Đoàn sinh vân tập, hàng ngũ chỉnh tề trong chánh điện.

• Đoàn sinh phát nguyện đeo Hoa sen đứng hàng ngang phía sau vị Chủ lễ. (Ngành Oanh đứng trước, Ngành Thiếu đứng phía sau)

• Niệm hương bạch Phật

(Chủ lễ bạch Phật đọc danh sách đoàn sinh phát nguyện, đầy đủ họ tên, Pháp danh)

• Đảnh lễ Tam Bảo

2-LỄ HÀNH CHÁNH • Cử bài ca Sen Trắng.

• Phút mặc niệm chư Thánh tử đạo, Huynh trưởng, và Đoàn sinh quá cố

• Giới thiệu thành phần tham dự: ………..

• Tuyên bố lý do: (thư ký đọc)

NGẮN:

Kính bạch Thầy/Cô cố vấn giáo hạnh GĐPT...,

Kính thưa quý phụ huynh, quý bác Ban Bảo Trợ v. v…

Các em có duyên lành được làm con trong gia đình đạo Phật. Mặc dù cha mẹ rất thương yêu và săn sóc giáo dục chu đáo, nhưng xã hội hiện nay quá nhiều

Page 23: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 22

cạm bẫy hiểm nguy. Quý vị phụ huynh đã tin tưởng và gởi các em đến chùa sinh hoạt cùng với tổ chức GĐPT/VN. Nay đã tròn 3 tháng. Các em đã nhận biết con đường Hoa Sen Trắng là con đường cùa tình thương, sáng suốt, và dũng cảm các em đã quy y Tam bảo, siêng năng học tập. Ban Huynh Trưởng xét rằng các em đã đủ tư chất của một Phật tử tại gia nên trợ duyên cho các em bằng cách tổ chức lễ phát nguyện nầy. Đó chính là lý do buổi lễ hôm nay.

DÀI: Kính bạch Thầy/Cô cố vấn giáo hạnh GĐPT ......,

Kính thưa bác Gia Trưởng cùng tất cả anh chị Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT Quang Minh thân mến!

Hôm nay ngày 4 tháng 8 năm 2013 (Nhằm ngày 28 tháng 3 năm Quý Tỵ), GĐPT Quang Minh long trọng tổ chức lễ Phát nguyện vào đoàn (Lễ Phát nguyện đeo Hoa Sen) và lễ lên Đoàn (lễ cắt dây đeo cho Oanh vũ lên Ngành Thiếu- Oanh vũ Nam, Nữ tròn 13 tuổi trở lên được cắt dây treo để lên Ngành Thiếu)

Kính thưa quý vị,

Nếu lễ Quy Y Tam bảo là buổi lễ chính thức đưa người Phật tử (đoàn viên) vào với biển cả Phật giáo, là bước mở đầu tiến đến Phật quả; thì Lễ Phát Nguyện Vào Đoàn của GĐPT là cửa ngỏ đưa đoàn sinh vào với Đại Gia Đình Áo Lam, là bước đầu đi trên con đường “Hoa Sen Trắng” thăng hoa cuộc sống, hòa nhập vào tình thương trí tuệ, và dũng lực (Bi Trí Dũng) để cải tạo tự thân và góp phần xây dựng xã hội: “Làm Đẹp Đời - Thơm Đạo”.

Vì thế, các Đoàn sinh mới gia nhập, không những phải hội đủ điều kiện về thời gian sinh hoạt liên tục trong

Page 24: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 23

ba (03) tháng, mà còn phải đủ hạnh kiểm mới được các anh chị đoàn trưởng đề nghị xin cho các em được làm lễ Phát Nguyện.

Kính thưa quý vị,

Mặc dù ở nhà và ở trường, các em được cha mẹ thương yêu, thầy cô chăm sóc và giáo dục chu đáo, nhưng xã hội ngày nay có nhiều cám dổ và cạm bẫy nguy hiểm dễ lôi kéo các em sa ngã, chính vì lẻ đó mà quý vị phụ huynh và bản thân các em tự nguyện tham gia vào sinh hoạt của GĐPT Quang Minh, nay đã hơn 3 tháng, các em đủ thuận duyên và ý thức được những gì đã học, nên BHT đề nghị và cho các em được làm lễ phát nguyện đeo Hoa sen. Điều quan trọng của buổi lễ không phải là được đeo huy hiệu hoa sen mà là các em phải hiểu đúng ý nghĩa của lễ Phát nguyện là tự chọn lựa và tự nguyện. Vì tự nguyện nên lễ Phát nguyện mang một sắc thái đặc biệt là các đoàn sinh phát nguyện “CHO mình”, “VÌ mình”, và “VỚI Mình”, cái “CHO VÌ và VỚI” đó là động lực tối cần thiết để thúc đẩy các em luôn phải tận tụy và tận tình sống đúng theo những Điều đã Phát Nguyện. Đó là lý do chính của buổi lễ Phát nguyện hôm nay vậy.

• Đọc quyết định danh sách các em được tham dự lễ phát nguyện đeo Hoa sen- (Thư ký hoặc Xướng ngôn viên đọc quyết định)

o Tiếp theo đây chúng em xin mời Huynh trưởng Thư ký đọc quyết định

o Tiếp theo đây chúng tôi xin thay mặt BHT đọc quyết định Lễ Phát nguyện vào đoàn (Nếu xướng ngôn viên đọc)

Page 25: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 24

• Ý nghĩa Huy hiệu Hoa Sen trắng o Tiếp theo là bác GT hay LĐT nói về Ý

nghĩa huy hiệu Hoa sen GĐPT (cho các em ngồi: Chùa Ta: Ta Ngồi) xem phần phụ lục “Ý nghĩa Huy Hiệu Hoa sen, trang 99-107)

o Khi đã hướng dẫn bài ý nghĩa của việc đeo Hoa sen cũng như ý nghĩa của Hoa sen trong tổ chức GĐPT xong là Lễ phát nguyện.

3- ĐẢNH LỄ PHÁT NGUYỆN:

(Cho các em đứng: Chùa ta Ta đứng)

• Liên Đoàn Trưởng chủ lễ khởi xướng đọc lớn: Các em đã hiểu ý nghĩa của huy hiệu Hoa sen và lợi ích của việc gia nhập tổ chức GĐPTVN như thế nào rồi, vậy hôm nay các em đảnh lễ Tam bảo và xin tự phát nguyện: (Sau Khi LĐT chủ lễ đọc xong, đánh Chuông cho các em lạy 3 lạy. Xong rồi, các em đồng quỳ.)

• Lễ Phát Nguyện: Đoàn sinh phát nguyện đọc lời phát nguyện: (nếu ít thì mỗi đoàn sinh tự đọc, nếu đông thì chọn 1 đoàn sinh, giỏi tiếng Việt, đọc dẫn trước, các đoàn sinh khác đọc theo hoặc chủ lễ đọc cho các em đọc theo).

• Các em lặp lại lời phát nguyện vào đoàn:

Page 26: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 25

Hôm nay là ngày... tháng... năm..... , Phật lịch 256... tại chùa …………..........., con tên là …………………………… pháp danh…………… là đoàn sinh đoàn ……….…………….

Điều thứ nhất: Nguyện sống theo điều luật của Đoàn.

Điều thứ hai: Nguyện tinh tấn tu học theo giáo lý Phật đà để tu dưỡng lợi ích cho bản thân

Điều thứ ba: Nguyện sống đúng theo nội quy, quy chế của tổ chức GĐPTVN tại Hoa Kỳ.

Cúi lạy đức Thế Tôn từ bi chứng giám

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

• Trao Luật (Sau khi đã phát nguyện xong, một em đại diện cho ngành Oanh và một em đại diện cho ngành Thiếu đứng lên nhận luật trao từ bác Gia Trưởng) Chúng con kính mời bác Gia trưởng trao luật đoàn cho hai em đại diện ngành Oanh và ngành thiếu.

• Đọc Luật Sau khi nhận luật xong, ngành Oanh đọc luật trước, ngành thiếu đọc sau. (Em đại diện đọc trước các em đồng đọc theo)

Ngành Oanh đọc 3 điều (Các em đồng đọc theo)

1. Điều thứ nhất: Em tưởng nhớ Phật

2. Điều thứ hai: Em kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em

3. Điều thứ ba: Em thương người và vật

Page 27: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 26

Ngành Thiếu, Thanh có 5 điều luật (các em đồng đọc theo)

1. Phật tử quy y Phật Pháp Tăng và giữ giới đã phát nguyện

2. Phật tử mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống

3. Phật tử trao dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật

4. Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm

5. Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường Đạo.

• Các đoàn sinh phát nguyện đảnh lễ Tam Bảo (1 lạy)

(Đánh chuông cho các em lạy 1 lạy, sau đó cho các em đứng lên)

• Tiếp theo, xướng ngôn viên mời bác Gia Trưởng công nhận các em:

(Sau đây chúng con kính mời bác Gia trưởng công nhận các em vừa phát nguyện vào đoàn. Kính mời bác.)

“Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thay mặt BHT/GĐPTQuang Minh, chúng tôi long trọng tuyên bố công nhận em …………………….. Pháp danh …………………... kể từ giờ phút thiêng liêng trang trọng này là đoàn sinh chính thức của GĐPTVN.

Nam mô chứng minh sư Bồ tát ma ha tát”.

• Gia trưởng trao huy hiệu Hoa Sen cho LĐT, LĐP để cài vào áo cho đoàn sinh.

• Gắn huy hiệu Hoa Sen

(BHT gắn Hoa sen cho các em. Trong lúc cài huy hiệu đoàn sinh phát nguyện bắt ấn chào)

Page 28: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 27

4 - Kết thúc: • Cảm tưởng của Huynh trưởng hay phụ huynh

Đoàn sinh

• Đạo từ của Thầy/Cô cố vấn giáo hạnh GĐPT......

• Bác Gia Trưởng đọc lời chúc mừng:

“ Nhân danh Gia trưởng và BHT GĐPT ............... thay mặt cho tổ chức GĐPTVN, một lần nữa chúng tôi công nhận lời phát nguyện đeo Hoa sen của các em, kể từ giờ phút này các em là Đoàn viên chính thức của tổ chức GĐPTVN, các em phải biết giữ gìn huy hiệu Hoa sen như giữ gìn sanh mạng của chính mình, vì nó luôn luôn nhắc nhở các em những điều nên làm và những điều nên tránh, để nâng cao nhân cách phẩm hạnh của chính mình, chỉ khi nào các em vi phạm kỷ luật nghiêm trọng mới bị Hội đồng kỷ luật thu hồi Hoa sen, ngoài ra không ai được quyền tháo gở hay tạm mượn Hoa sen của các em, các em nên nhớ rằng mục đích của tổ chức GĐPT là “Đào tạo Thanh Thiếu Đồng Niên trở thành những người Phật Tử Chân Chính góp phần xây dựng xã hội trong tinh thần Phật Giáo”, vì thế, khi các em đã tự nguyện phát nuyện sống đúng theo luật đoàn là các em đã góp phần vào việc xây dựng một xã hội theo tinh thần Phật Giáo vậy. Thành thật chúc mừng các em, chúc các em luôn tinh tấn trên đường tu học để khỏi phụ lòng cha mẹ và các anh chị trưởng dìu dắt.

Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát

• Hoàn Mãn

Các đoàn có thể tổ chức một cuộc họp vui nội bộ để chúc mừng các em.

Page 29: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 28

LÍ LêN ñoàN (Nếu số lượng đoàn sinh Lên Đoàn quá ít, nên tổ chức chung với lễ Phát Nguyện vào Đoàn hoặc lễ Trao Cấp Hiệu Vượt Bậc)

══════════ A- LỄ CẮT DÂY TREO CHO OANH VŨ LÊN NGÀNH THIẾU

Tính theo ngày tháng và năm sinh các em Oanh Vũ tròn 13 tuổi hoặc các em ngành thiếu vừa tròn 18 tuổi và đủ điều kiện về bậc học theo nội quy của GĐPT, BHT cần tổ chức lễ lên đoàn cho các em (Oanh vũ lên ngành Thiếu, Thiếu lên ngành Thanh). Lễ lên đoàn rất quan trọng, cần phải đạt được các mục đích như sau:

• Đoàn sinh: Đoàn sinh được lên đoàn vừa vui mừng phấn khởi, vừa buồn thương tiếc nuối. Vui mừng vì lên đoàn là một nấc thang đánh dấu một bước thăng tiến trên đường tu học, một dấu ấn khó quên trong sinh hoạt GĐPT, là niềm tự hào về sự trưởng thành trong cuộc sống đời thường, nhưng các em cũng cảm thấy buồn, băn khoăn, lo lắng, và nhất là luyến tiếc vì không còn sinh hoạt với các anh chị và các bạn trong đoàn cũ với bao kỷ niệm vui buồn khó quên. Vì thế, Huynh trưởng phải hiểu tâm lý của các em để tìm cách giúp đở thích hợp. Đối với các em “mềm yếu” thì an ủi vỗ về, đối với các em bồng bột phấn khởi thì khích lệ, nhắc nhở.

• Huynh trưởng: Huynh trưởng đưa các em lên đoàn cũng mang tâm trạng vui buồn lẫn lộn. Vui vì các em của mình đã trưởng thành thêm một bước, đầy tin tưởng, hy vọng, nhưng lại buồn vì từ nay mình như “mất đi” đứa em ngoan ngoãn thân yêu, trong sự chở che thương mến của mình. Riêng đối với các Huynh trưởng đoàn được tiếp nhận đoàn sinh mới thì lại vui vẻ hân hoan. Vui

Page 30: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 29

vì đoàn của mình có thêm thành viên mới, đoàn sẽ đông hơn, vui hơn, và mạnh hơn. Lễ Lên Đoàn gồm các phần căn bản sau: I. PHẦN CHUẨN BỊ: Đoàn trưởng lập danh sách gởi lên cho

Liên Đoàn Trưởng và trình cho bác Gia Trưởng ban hành quyết định cắt dây treo lên ngành Thiếu cho các em. (Nên lập danh sách nầy gởi cho Liên Đoàn Trưởng khi các em còn vài ba tháng mới tròn 13 tuổi).

Trước khi ban hành quyết định, Thư ký gia đình xem xét lại danh sách, kiểm soát ngày vào Đoàn và ngày phát nguyện. Sau đó, Thư ký thảo quyết định trình bác Gia Trưởng ký và ban hành. Ghi Chú: Oanh Vũ chưa phát nguyện vào Đoàn sẽ không được tham dự lễ nầy vì không thể trao luật được.

Khi có quyết định rồi, Liên Đoàn Trưởng, Thư Ký, và các Đoàn trưởng chiếu nhiệm vụ thi hành theo từng bước như sau:

1 Họp ban Huynh trưởng chọn thời gian và địa điểm tổ chức lễ.

2 Sắp xếp các em vào Đội, Chúng, Đoàn nào. 3 Tùy theo hoàn cảnh và khả năng của từng đơn vị,

chương trình tổ chức có khác nhau về nội dung nhưng không thể thiếu các phần chánh đây: a) Lễ hành chánh cắt dây treo, trao luật tại chánh điện

nên có quý Thầy chứng minh. b) Lễ tiễn (đưa) lên Đoàn từ ngành Oanh lên ngành

Thiếu (làm cầu vượt cho các em) c) Nếu đơn vị có đủ nhân lực và hoàn cảnh cho phép

thì nên tổ chức trại bay hay du ngoạn cho các em. Nếu không thì có thể giảm phần này cũng được.

d) Mời phụ huynh các em được cắt dây lên Đoàn tham dự lễ (tùy Ban Huynh Trưởng)

Page 31: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 30

Ghi Chú: Tổ chức trại bay hay du ngoạn cho các em ngành Oanh lên ngành Thiếu sẽ tạo ý thức trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau, và phát triển tinh thần đồng đội cũng như giúp các em tự tin và tự chủ, không còn nương tựa vào anh chị trưởng như ở ngành Oanh. II. HÀNH LỄ: (Phần I)

1. Thời gian: Tùy theo hoàn cảnh, buổi lễ có thể tổ chức trong chánh điện hoặc trong đoàn quán hay trong sân chùa, đất trại v.v…

2. Địa điểm: Nếu tổ chức trên đất trại, không được xa Đoàn quán quá 10 miles.

3. Chương trình hành lễ (trong chánh điện) Tất cả Đơn vị vân tập vào chánh điện, các em được cắt dây đứng thành hàng ngang trước Gia Đình (Một, hai, hoặc ba hàng tùy theo số lượng đoàn sinh.)

a. Cung thỉnh Thầy/Cô cố vấn Giáo hạnh quang lâm chánh điện

b. Phút nhập Từ Bi quán (giảm phần này cũng được) c. Niệm hương, bạch Phật. (Danh sách đoàn sinh lên

Đoàn, tên họ và pháp danh đầy đủ để thầy bạch Phật chú nguyện cho các em.)

d. Đảnh lễ Tam bảo Đến đây cung thỉnh quý Thầy/Cô trở về vị trí hành lễ

để tiếp tục phần lễ hành chánh. III. LỄ HÀNH CHÁNH

- Cử bài ca chính thức. - Tuyên bố lý do: Chiếu theo nội quy tổ chức

GĐPTVN tại Hoa Kỳ, nhằm mục đích giáo dục và hướng dẫn các em được hiệu quả. Nhất là xây dựng tác phong và đạo đức theo tinh thần Phật giáo và luân lý đạo đức của dân tộc Việt, các em

Page 32: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 31

Oanh Vũ tròn 13 tuổi được cắt dây lên ngành Thiếu. Đó là lý do buổi lễ hôm nay.

- Giới thiệu thành phần tham dự: o Giới thiệu chư Tăng Ni o Giới thiệu phụ huynh và quý bác trong Ban Trị Sự

và Ban Bảo Trợ o Giới thiệu bác Gia Trưởng cùng BHT và tất cả

đoàn sinh lên đoàn.

- LĐT hoặc thư ký trình bày ý nghĩa và sự quan trọng của Lễ Lên Đoàn:

“Kính bạch ... Kính thưa quý đạo hữu phụ huynh. Trong thời gian qua, các anh chị Trưởng đã thay thế quý vị, vỗ về, nâng niu, và hướng dẫn các em từ cách ăn nói, đi đứng, lễ phép cho đến rèn luyện các em phân biệt thiện ác, làm lành lánh dữ, biết thương người và hiếu thảo với cha mẹ. Giờ đây các em đã tròn 13 tuổi, các em phải tự đứng trên đôi chân của mình, không thể nương anh dựa chị, phải tự đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, phải tự tin nơi bản thân mình, phải rèn luyện ý chí bản lãnh, biết phục thiện và giúp đỡ kẻ khác. Các em phải biết suy nghĩ và nhận thức đúng đắn, nhất là biết sống bằng đầu óc và bằng sự lao động của chính mình, không dựa vào anh chị, vào thầy cô, và cha mẹ nữa, không còn nhõng nhẽo, vòi vĩnh, chui vào lòng anh, ngồi trên đùi chị. Con trai phải có bản lãnh, con gái phải đoan trang, thùy mị. Đây chính thời điểm, một dấu mốc quan trọng trong sự trưởng thành của các em, các em phải tự mình hãnh diện và chúng ta hân hoan chúc mừng cho các em.”

- Đọc quyết định: (các đoàn sinh nghe đọc tên đứng lên phía trước, xếp hàng ngay ngắn)

Page 33: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 32

- Lời dặn dò gởi gắm và chia tay của anh/chị Đoàn trưởng Ngành Oanh

- Đại diện một em Ngành Oanh lên phát biểu cảm tưởng trước lúc chia tay ngành Oanh để lên ngành Thiếu

- Cắt dây treo cho các em. Người dẫn chương trình mời Gia trưởng cắt dây treo tượng trưng cho đoàn sinh lên Đoàn (Huynh trưởng đoàn liên hệ hướng dẫn đoàn sinh tiến lên trình diện Gia trưởng cắt dây treo hoặc phù hiệu ngành Thiếu lên ngành Thanh)

IV. QUA CẦU TREO (VƯỢT NGÀNH): Trước giờ tạm biệt để tiển đưa đoàn sinh Ngành Oanh để lên Ngành Thiếu (Ngành Oanh và Ngành Thiếu đứng 2 bên cầu treo. Khi làm lễ tiển đưa các em Oanh ở bên này cầu, bên Ngành Thiếu im lặng nhìn sang chờ đợi)

1. Toàn thể Ngành Oanh đứng nghiêm trang và hát bài “Chuyền Tình Thương” lần cuối trước khi đưa các em bước qua cầu treo để trở thành Đoàn sinh Ngành thiếu.

2. Đoàn trưởng và phó ngành Oanh đưa từng em qua cầu, đoàn Trưởng và phó Ngành thiếu nhận từng em và đưa về đoàn mình sau đó, đáp từ (ngỏ lời cám ơn các anh chị Đoàn trưởng/phó OanhVũ.)

3. Đại diện Huynh trưởng Đoàn Trưởng ngành Thiếu đáp từ cám ơn

4. Thay đồng phục. (Đoàn trưởng ngành Oanh đưa các em vào trong thay đồng phục ngành Thiếu xong rồi đưa các em trở ra đứng vào vị trí như trước.)

Page 34: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 33

Ghi Chú: Nếu không đủ phương tiện làm cầu treo cho các đoàn sinh lên ngành, đơn vị có thể thay thế vào phần trao “hành trang mới” cho các em như sau: Sau khi thay đồng phục, Đoàn trưởng/Phó dìu các em tiến lên trình diện Gia trưởng, LĐT hoặc LĐP (phụ trách ngành) để các em nhận “hành trang mới”.

- LĐT hoặc LĐP cầm gậy long trọng tuyên bố, “Thay mặt Gia trưởng GĐPT ... (tên) .., anh/chị long trọng trao cho các em hành trang mới để em vững tiến trên đoạn đường Hoa Sen Trắng mới. Thân chúc các em nhiều an lành và luôn tinh tấn trên bước đường tu học.”

- Đoàn sinh nhận gậy, đứng thế nghiêm có gậy bắt ấn chào. Các Huynh trưởng tiếp tục dẫn các em vượt qua lằn vôi đến trước Đoàn mới. Các đoàn này hô khẩu hiệu chào đón. Đoàn trưởng tỏ lời vui mừng đón nhận đoàn sinh mới.

- Các đoàn sinh quay lại chào Huynh trưởng lần cuối từ giả Đoàn cũ

5. Trao luật: Htr. dẫn lễ xướng: “Bây giờ các em đã là đoàn sinh ngành Thiếu, phải sống đúng theo năm điều luật của Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Các em chú ý lắng nghe và luôn soi rọi, thanh lọc thân tâm, dũng tiến trên đường đạo. Các em đọc theo anh/chị:

Điều thứ nhất: Phật tử quy y Phật Pháp Tăng và giữ giới đã phát nguyện.

Điều thứ hai: Phật tử mỡ rộng lòng thương, tôn trọng sự sống. Điều thứ ba: Phật tử trao dồi trí tuệ, tôn trọng sự thật. Điều thứ tư: Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời

nói đến việc làm. Điều thứ năm: Phật tử sống hỹ xả để dũng tiến trên đường đạo

Page 35: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 34

6. Lời chúc mừng của bác Gia trưởng hoặc của anh/chị Liên Đoàn Trưởng. Lời chúc mừng ngắn gọn đại ý như sau:

“Các em thân thương, Bác/Anh/Chị thay mặt cho tổ chức, vô cùng hoan hỷ thấy các em được trưởng thành trong nếp sống đạo Hạnh, nhất là được đầy đủ phước duyên sinh hoạt trong môi trường Thiện – Làm lành lánh dữ. Hôm nay là khởi điểm cho một cuộc hành trình mới vô cùng quan trọng, các em hảy tự mình rèn luyện bản thân, thực hành thiện nghiệp để mở mang trí tuệ, xứng đáng là một Phật tử đoàn viên của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Xin thành thật chúc mừng các em.”

7. Cảm từ của đại diện phụ huynh. 8. Đạo từ quý Thầy/Cô cố vấn 9. Đại diện đơn vị tỏ lời cảm ơn sự hiện diện của

Thầy/Cô cố vấn và quý phụ huynh 10. Hồi hướng công đức, tiễn đưa quý Thầy/Cô và phụ

huynh Sau lễ, các Đoàn nhận đoàn sinh mới có thể tổ chức một buổi trại bay hay du ngoạn để đánh dấu ngày đầu các em được lên ngành và khởi điểm trên đoạn đường mới tự lập. Bên dưới là phần hành lễ và diễn dẫn chương trình lễ Lên Đoàn do HTr. Thiện Lực biên soạn cho đơn vị Quang Minh. Quý anh chị có thể tham khảo và gia giảm tùy theo nhu cầu tại đơn vị.

NGHI THỨC LỄ LÊN ĐOÀN

(LỄ CẮT DÂY TREO CHO OANH VŨ LÊN NGÀNH THIẾU)

Page 36: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 35

A - Tuyên bố lý do: (xướng Ngôn Viên đọc)

Nhằm mục đích giáo dục và hướng dẫn các em được hiệu quả. Nhất là xây dựng tác phong và đạo đức theo tinh thần Phật giáo và truyền thống văn hóa dân tộc Việt, nội quy của tổ chức GĐPTVN tại Hoa Kỳ, ấn định các em Oanh Vũ tròn 13 tuổi sẽ được cắt dây lên ngành Thiếu. Đó là lý do buổi lễ hôm nay.

• Giới thiệu thành phần tham dự:

o Thầy Cô cố vấn Giáo hạnh o Các vị khách mời (nếu có) o Huynh Trưởng và Đoàn sinh GĐPT QM có

mặt cùng tham dự

• Ý nghĩa lên đoàn (Gia Trưởng hoặc LĐT đọc)

Kính bạch Chư tôn Đức, kính thưa quý vị quan khách, thưa quý Đạo hữu Phụ huynh cùng tất cả các Anh chị em GĐPT QM thân mến!

GĐPT là một tổ chức GIÁO DỤC đào tạo Thanh Thiếu Đồng Niên trở thành những người Phật Tử Chân Chính và góp phần xây dựng xã hội trong tinh thần Phật Giáo, trong đó Ngành Oanh, tuổi từ 6 đến 12 tuổi, đây là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư và non dại, các Anh chị Trưởng phải thay nhau chăm sóc, dìu dắt, hướng dẫn các em từ lời ăn, tiếng nói, từ cử chỉ đến hành động trong cuộc sống hằng ngày ngoài Đời cũng như trong Đạo, không ngoài mục đích giúp các em trở thành những đứa con ngoan, người con hiếu trong của gia đình và là một công dân hữu ích cho xã hội.

Page 37: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 36

Giờ đây các em đã tròn 13 tuổi, các em phải tự đứng trên đôi chân của chính mình, như đức Phật đã dạy “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi” không thể nương tựa anh chị nữa. Các em phải bắt đầu biết suy nghĩ, phải tự đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, phải tự tin nơi bản thân mình, phải rèn luyện ý chí, bản lãnh. Biết phục thiện và giúp đở người khác, biết nhận thức đúng đắn. Hạnh phúc lớn nhất trong đời là sống bằng đầu óc suy tư của chính mình, bằng sự lao động của đôi tay, không dựa dẫm vào anh chị em, vào thầy cô, hay vào uy tín chức quyền của Cha mẹ.

Các em phải tự ý thức hành động của bản thân mình, không còn nhõng nhẻo, nhờ mọi người trợ giúp, con trai phải có bản lĩnh của người đàn ông, con gái phải đoan trang thùy mỵ, nết na. Do đó, đây là thời điểm quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của các em trong đời làm người con Phật, các em phải tự hào và hãnh diện mình đã trưởng thành.

Tất cả chúng ta hân hoan chúc mừng các em.

• Đọc quyết định cắt dây (thư ký đọc quyết định) Sau khi đọc quyết định, người dẫn chương trình mời Gia trưởng cắt dây treo tượng trưng cho đoàn sinh lên Đoàn (Huynh trưởng đoàn liên hệ hướng dẫn đoàn sinh tiến lên trình diện Gia trưởng cắt dây treo hay phù hiệu ngành Thiếu lên ngành Thanh)

• Lời chúc mừng của Anh/Chị Liên Đoàn Phó:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,

Kính thưa bác Gia trưởng, cùng các anh chị trưởng và các em thân mến,

Page 38: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 37

Chúng tôi xin thay mặt Ban Huynh Trưởng hân hoan chúc mừng các em, hôm nay đủ thiện duyên được cắt dây lên Đoàn. (Trong ngày lễ Xuất gia, Thành Đạo, Khánh Đản .v.v…) Đây là thời điểm quan trọng, là dấu son trong cuộc đời làm người con Phật. Chúng tôi hy vọng khi lên Ngành thiếu, các em sẽ sinh hoạt hăng say hơn, luôn nêu cao tinh thần tự giác, và phấn đấu rèn luyện bản thân, để xứng đáng là người con ngoan, trò giỏi. Và nhất là xứng đáng là một người Phật tử chân chính của GĐPT Quang Minh nói riêng và tổ chức GĐPTVN nói chung.

Một lần nữa, xin chúc mừng các em.

B - QUA CẦU TREO

• Trước giờ tạm biệt để tiển đưa đoàn sinh Ngành Oanh để lên Ngành Thiếu (Ngành Oanh và Ngành Thiếu đứng 2 bên cầu treo. Khi làm lễ tiển đưa các em Oanh ở bên này cầu, bên Ngành Thiếu im lặng nhìn sang chờ đợi)

C - LỄ LÊN ĐOÀN:

• Lời dặn dò gởi gắm và chia tay của anh/chị Đoàn trưởng Ngành Oanh

“Thưa quý anh chị Đoàn trưởng ngành Thiếu,

Suốt mấy năm qua, chúng tôi là người trực tiếp chăn Đàn và dạy dỗ các em đoàn sinh Oanh vũ, mặc dù đã hết sức cần mẫn chăm lo nhưng không thể nào mười phần viên mãn, ấy cũng bởi tài trí khả năng của chúng tôi có hạn.

Hôm nay là ngày cắt giây cho các em lên ngành Thiếu, mặc dù chúng tôi chưa truyền trao hết kiến

Page 39: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 38

thức cho các em, nhưng để thực thi đúng theo nội quy của GĐPT VN tại Hoa kỳ nên chúng tôi đành phải đưa tiển các em lên Ngành Thiếu, xin quý anh chị hãy vì tổ chức mà tha thứ những thiếu xót của chúng tôi và hảy thương yêu, hướng ẫn các em, tiếp tục chuyển lửa thắp sáng ngọn đuốc tuổi trẻ để các em được cống hiến tài năng cho tổ chức GĐPTVN và cho đạo Pháp.

Sau đây chúng xin có đôi lời với các em đoàn sinh ngành Oanh.

Các em thân mến!!!

Giờ đây các em như chim rời tổ, tung bay lên ngành thiếu, anh/chị không biết nói gì hơn ngoài những lời nhắn nhủ, các em đã lớn rồi, phải cố gắng tự lực, hãy tinh tấn tu học và rèn luyện bản thân thành một Thiếu niên, Thiếu nữ có bản lĩnh. Anh chị luôn tin tưởng ở các em và luôn là người đồng hành với các em, các em hãy tự tin và mạnh dạn bước đi bằng đôi chân của chính mình.

Chúc các em sức khỏe và mau chóng trưởng thành.”

• Sau đó đại diện một em Oanh Vũ lên phát biểu cảm tưởng trước lúc chia tay Ngành Oanh để lên Ngành Thiếu

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Thầy/Cô Cố vấn giáo hạnh GĐPT Quang Minh

Kính thưa bác Gia trưởng cùng quý anh chị trưởng thân mến,

Page 40: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 39

Trong những năm qua, chúng em được các anh chị chăm sóc, dìu dắt tận tình, từng ly, từng tý, không khác gì cha mẹ ở nhà, giúp chúng em khắc phục những thói hư, tật xấu để trở thành người Phật tử tốt, chúng em được học hỏi từ các anh chị rất nhiều điều bổ ích, bên cạnh đó còn có rất nhiều kỷ niệm mà có lẽ chúng em sẽ ghi nhớ mãi trong lòng.

“Giờ chia tay đã đến nơi,

Ngoài vui, vui gượng, lệ rơi trong lòng”

Thật vậy, phút chia tay Ngành Oanh để lên Ngành Thiếu, tránh sao được phút giây ngậm ngùi, biết nói gì đây hởi các anh chị và các bạn, thôi thì em cũng đại diện thay mặt cho các bạn hôm nay được cắt dây lên ngành Thiếu, xin chúc các bạn còn lại của hai đoàn Oanh Vũ, phải chăm ngoan vâng lời các anh chị trưởng để anh chị được vui lòng, và để xứng đáng là những chú chim Oanh Vũ ngoan hiền, hiếu thảo như trong mẫu chuyện tiền thân của Đức Phật. Và chúng em cũng xin hứa khi lên ngành Thiếu, chúng em sẽ thực hiện tốt những gì mà quý anh, chị đã dạy cho chúng em, chúng em sẽ không khóc nhè và nhõng nhẽo nữa, Thiếu Nam phải thể hiện bản lĩnh của người Nam trưởng thành, Thiếu Nữ thì Đoan trang, ý tứ nết na, và thực hiện “công – dung – ngôn - hạnh”

Chúc các bạn ngành Oanh còn ở lại luôn tinh tấn và hồn nhiên dể thương như mấy chú chim Oanh Vũ. Chúc quý anh chị dồi giàu sức khỏe và luôn anh lành trong hào quang chư Phật.

• Toàn thể các em Ngành Oanh đứng nghiêm trang và hát bài “Chuyền Tình Thương” lần cuối trước khi đưa các em bước qua cầu treo để trở thành Đoàn sinh Ngành thiếu.

Page 41: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 40

• Đại diện BHT cắt dây treo (quần - củng) cho các

em OV được lên Đoàn thiếu

• Đoàn trưởng và phó Ngành Oanh đưa từng em một qua cầu, đoàn Trưởng và phó Ngành thiếu nhận từng em một và đưa về đoàn mình sau đó đáp lời.

• Đại diện Huynh trưởng Đoàn Trường ngành Thiếu đáp từ:

Thưa các anh, chị và các em thân thương,

Thay mặt cho HTr và ĐS ngành thiếu, anh/chị hân hoan chào đón các em, hy vọng trong thời gian sắp đến các em sẽ hòa nhập vào sinh hoạt của ngành thiếu.

Rồi mọi sự sẽ tốt đẹp.., bởi vì, tuy sinh hoạt khác đoàn nhưng hằng tuần chúng ta vẫn gặp nhau dưới mái hiên Chùa Quang Minh thân thương này, cùng làm lễ tại ngôi chánh điện, cùng học học tập và sinh hoạt tại đây, tất cả mọi lễ nghi vừa qua không ngoài mục đích tạo niềm tinh dũng mãnh và môi trường sinh hoạt vui tươi, giúp các em từng bước trưởng thành, trở thành người hữu dụng. Trong GĐPT Quang Minh, Huynh trưởng ở bất cứ đoàn nào cũng điều thiết tha, yêu thương, và chăm lo cho các em.

GĐPT Quang Minh của chúng ta dưới sự hướng dẫn của Bác Gia trưởng,và BHT nhất định sẽ gặt hái được nhiều thành công trên bước đường tu học Phật.

Chúc các em sức khỏe và luôn an lành trong hào quang chư Phật.

Page 42: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 41

• HTr. ngành Thiếu trao 5 điều luật cho em đại diện mới vừa lên Ngành Thiếu để tất cả cùng đọc.

• Kết thúc: (Bác Gia Trưởng nói lời chúc mừng và căn dặn các em Đoàn sinh)

“Kính thưa Quý Thầy Cô Cố vấn Giáo hạnh GĐPT Quang Minh,

Thưa quý Anh Chị trưởng và các em Đoàn sinh GĐPT QM thân mến!!!

Giờ đây, đứng dưới lá cờ Sen trắng giữa bầu trời xanh nhân ngày Lễ Thành Đạo, dưới mái Chùa Quang Minh thân thương này, buổi lễ phát nguyện Hoa sen và lễ cắt dây lên Đoàn của GĐPT QM đã thành công viên mãn, hy vọng rằng sau này các em sẽ trở thành những HTr. kế thừa, đầy nhiệt huyết và năng động hoặc trở thành những Đạo hữu thuần thành của chùa Quang Minh.

Các em hãy mạnh dạn và tự bước tới trên đôi chân của chính mình, những gì đáng nói các Anh chị trưởng đã nói, điều gì đáng làm các Anh chị trưởng đã làm, điều gì cần lưu ý các Anh chị sẽ nhắc nhở, các anh chị sẽ luôn luôn đồng hành với các em và truyền thừa tinh thân BI TRÍ DŨNG cũng thắp sáng ngọn lửa Vô Úy “vì Đàn Em và cho Đàn Em” vào con tim của mỗi em.

Tương lai của GĐPT Quang Minh là ở các em. Đạo pháp đang cần các em xiển dương trên đất

người. Đạo Phật là đạo từ bi đang cần các em có con

tim nhân ái. Đạo Phật là đạo của trí tuệ đang cần các em có

khối óc sáng tạo, và hiểu biết.

Page 43: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 42

Đạo Phật là đạo của hiếu nghĩa đang cần ở các em lòng hiếu thảo, kính trên nhường dưới.

Chúc các em Chân cứng đá mềm, dũng mãnh tinh tấn trên đường Tu tập, và hoàn thành xứ mạng của người Phật Tử VN.

Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dũng Mãnh Phật.

• Cảm từ của đại diện phụ huynh (nếu có) • Đạo từ của Thầy. • Đại diện đơn vị gia đình tỏ lời cảm ơn sự hiện

diện Thầy/Cô cố vấn và quý phụ huynh • Hồi hướng công đức • Tiệc nhỏ cho gia đình và quan khách. • Hoàn Mãn.

Ghi Chú: Nếu Đơn vị tổ chức trại cho các em lên đoàn và cho đơn vị thì nên tổ chức lễ tiễn đưa “qua cầu Treo” cho các em lên ngành tại khu đất trại. Khi làm lễ tiễn đưa các em Oanh ở bên này cầu, ngành Thiếu sinh hoạt bên kia cầu, khi bên ngành Oanh làm lễ, bên ngành Thiếu im lặng nhìn sang chờ đợi theo chương trình như sau:

- Lời chia tay (của anh chị trưởng ngành Oanh) - Lời từ giã của đại diện các em được lên Đoàn

cùng anh chị Trưởng của mình. - Lời gởi gắm của Huynh trưởng ngành Oanh. - Đáp từ của Đoàn trưởng ngành Thiếu.

Sau đó ngành Oanh sinh hoạt tại chỗ. Ngành Thiếu tập họp chung, phổ biến công tác trại, nhổ lều và lên đường du thám hay trò chơi lớn theo chương trình đã được bàn thảo.

Page 44: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 43

LÍ LêN ñÜ©nG Lễ lên đường dành cho đoàn sinh ngành thiếu lên ngành Thanh. Vì tình trạng thiếu huynh trưởng, phần lớn các đơn vị GĐPT sinh hoạt tại Hoa kỳ không có ngành Thanh, vì các em ngành thiếu tuổi từ 17 hoặc 18 đều ghi danh tham dự trại huấn luyện Huynh Trưởng Sơ Cấp Lộc Uyển. Tuy nhiên, để có tài liệu khi cần và để quý anh chị Huynh trưởng và LĐT rộng đường tham khảo, chúng tôi mạn phép được nói sơ qua về lễ Lên Đường sau đây. LỄ LÊN ĐƯỜNG là thời điểm chấm dứt tuổi vị thành niên, bước qua tuổi trưởng thành. Đoàn sinh ngành Thanh bắt đầu gánh vác trách nhiệm và kết thừa sứ mạng giáo dục, thực hiện mục đích của tổ chức, góp phần xây dựng và bảo vệ đạo pháp dân tộc. Có thể nói các em là những Phật tử thuần thành, vì thế, LĐT phải hướng dẫn các em thể hiện cuộc sống cá nhân bằng lời nói và hành động tốt chứ không tự cao, phách lối, làm mất nhân cách và phẩm hạnh của chính mình. Thể thức hành chánh: Đoàn trưởng Thiếu nam và Thiếu nữ lập danh sách các đoàn sinh ngành Thiếu vừa tròn 18 tuổi (hoặc thiếu vài tháng) gởi lên Liên Đoàn Trưởng và trình bác Gia trưởng xin ban hành quyết định lên Đoàn Thanh nam và Thanh nữ Phật tử trong Gia Đình. Thư ký kiểm soát danh sách xem các em đã phát nguyện vào Đoàn chính thức hay chưa. Ghi Chú: Trường hợp đoàn sinh lên ngành Thanh quá ít có thể hoản lại một vài tháng để cùng ban hành quyết định và tổ chức lễ Lên Đoàn chung với ngành Oanh (lên ngành Thiếu) để giảm bớt công việc và thời gian cho đơn vị và nhất là không ảnh hưởng đến việc tu học của các em.

Page 45: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 44

I. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM HÀNH LỄ 1. Thời gian: Ngày và giờ cho chuyến “Lên Đường” nên

được uyển chuyển tùy theo phương tiện, hoàn cảnh và chương trình trại (nếu có) tại mỗi đơn vị

2. Địa điểm: Nên chọn khung cảnh thích hợp có giá trị về tâm lý. Tránh việc phô trương hay ăn uống linh đình sau khi lễ.

3. Phương án tổ chức: Nên nghiên cứu chuyến lên đường (cuộc hành trình) thật đầy ý nghĩa. Có thể là một trại công tác cứu trợ; một cuộc du thám đầy mạo hiểm (hiking); một buổi thăm viếng, ủy lạo và vui chơi với các em cô nhi; một buổi thăm viếng tặng quà săn sóc các cụ già tại nhà dưỡng lão hay một trường dạy các em khuyết tật.

II. CHƯƠNG TRÌNH

Phần I: Cử hành Lễ trong chánh điện 1. Niệm Phật cầu gia bị 2. Cử bài ca chính thức GĐPTVN 3. Phút mặc niệm chư Thánh tử đạo, Huynh trưởng và

Đoàn sinh quá cố. 4. Tuyên bố lý do:

“Chiếu nội quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam, Đoàn sinh ngành Thiếu tròn 18 tuổi, sẽ được chuyển lên ngành Thanh. Buổi lễ hôm nay vô cùng quan trọng, vì đây là giai đoạn chuyển từ lứa tuổi vị thành niên sang tuổi trưởng thành, đủ lớn để được tin tưởng giao phó trách nhiệm và bắt đầu chịu trách nhiệm với cuộc sống của riêng mình trong tinh thần Bi Trí Dũng. Đây là lý do chính của buổi lễ.

Page 46: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 45

5. Giới thiệu thành phần tham dự 6. Ý nghĩa lên đường:

“Kính bạch ....... Các Anh chị Nam nữ Phật Tử thân mến. Đứng dưới cờ sen trắng, giữa bầu trời xanh, trong lòng tu viện:……., các em là đoàn sinh trưởng thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam, là tương lai của dân tộc và là những đạo hữu Đạo Phật Việt trên xứ ngưòi. Chỉ chừng ấy danh hiệu các em đủ thấy rõ mình phải có bổn phận và trách nhiệm như thế nào để có thể đầu đội trời, chân đạp đất, không hổ thẹn với anh em, với tổ chức, với đạo pháp, và với dân tộc đồng bào. Những gì đáng nói các anh chị đã nói, những gì đáng làm các anh chị đã làm, điều gì cần lưu ý các anh chị đã nhắc nhở. Giờ đây thời niên thiếu đã chấm dứt, các em phải lên đường vào đời. Tương lai là của các em, cuộc sống đang chờ đón các em, tổ chức đang cần các em vun bón, đạo pháp cần các em xiển dương, Già lam đang chờ các em phát tâm, dân tộc đang chờ các em bồi đắp. Đạo Phật là đạo từ bi, cần các em có con tim nhân ái và hiếu sinh. Đạo Phật là đạo của trí tuệ, cần các em có khối óc sáng tạo, nổ lực hoạt động và hiểu biết. Chữ Hiếu của đạo Phật đòi hỏi các em phải kính trọng cha mẹ ông bà tổ tiên. Đạo Phật dạy Phật tử phải biết tri ân và báo ân: Thầy, bạn, chúng sanh, Tam Bảo, và cha mẹ. Đạo Phật dạy thiểu dục, tri túc, phải biết vì người, quên mình. Đó là chân dung của một Phật tử. Các em nên nhớ rằng: kể từ giờ phút này, các em nên chịu trách nhiệm mọi sự hành hoạt trong đời, phải biết đi bằng đôi chân của chính mình, và ứng xử, giao tế bằng con tim và khối óc của mình. Đó là những

Page 47: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 46

điểm quan trọng mà tổ chức GĐPT muốn các em ghi nhận cố gắng thực hành đề xứng đáng là môt đoàn viên GĐPT. Chúc các em dũng mãnh tinh tấn, thực hiện hoàn mãn sứ mạng của chính mình.”

7. Đảnh lễ Tam Bảo (Nếu ngoài trời không có mục nầy) 8. Phát nguyện: Huynh trưởng dẫn lễ xướng, các em quỳ

lặp lại. “Hôm nay là ngày ....... tháng ....... năm ....... Phật Lịch....... Chúng con tên là: ……………………… Pháp danh là: …………………… xin thành tâm phát nguyện:

- Thứ nhất: Tinh tấn tu học theo giáo lý Phật Đà. - Thứ hai: Sống đúng nội quy và điều lệ của tổ chức

GĐPT/VN - Trung kiên kế thừa và gánh vác trách nhiệm bổn phận

đối với tổ chức, đạo pháp, và dân tộc. 9. Công nhận và chúc mừng của Gia Trưởng hoặc Liên

Đoàn Trưởng: Thay mặt cho tổ chức, Bác (hoặc anh chị) công nhận sự phát tâm lập nguyện của các em. Mong rằng trong cuộc sống đời thường, các em sẽ thực hành những gì đã học được trong chương trình Phật Pháp để xây dựng bản thân và gia đình. Tổ chức GĐPT, đạo Phật Việt và dân tộc đang cần sự kế thừa của quý anh chị. Thành thật chúc mừng qú anh chị.”

10. Đạo từ của thầy cố vấn (nếu có) 11. Cảm tạ và hồi hướng, tiễn đưa quan khách.

Sau buổi lễ trong chánh điện, tất cả trở về khu đất trại hoặc về đoàn quán tập họp, phổ biến chương trình và sửa soạn lên đường công tác. Sau khi điểm danh và kiểm soát xong, trước khi xuất phát, Đoàn trưởng nam nữ Phật tử mời ban Huynh trưởng, và bác Gia trưởng làm lễ lên đường:

a) Cử bài ca chính thức.

Page 48: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 47

b) Báo cáo tổng số đoàn viên lên đường công tác. c) Lời chúc của Gia trưởng hoặc LĐT và trao quyền điều

khiển cho Đoàn trưởng. d) Đoàn trưởng ban lệnh xuất phát lên đường.

(Chú ý: Ban Huynh trưởng sẽ ở tại vị trí cho đến khi em cuối rời đất trại.) LỆNH XUẤT PHÁT: - Giờ xuất phát đã điểm, đoàn trưởng sẽ thông báo lộ trình (bao nhiêu miles). Thời gian chỉ định (mấy giờ) phải đến địa điểm. Được phép ghé vào các tiệm hàng trong đoạn đường di chuyển hay không? Đều phải theo lệnh. Tất cả sẵn sàng. Lên đường! Đoàn Nữ Phật tử đi trước, sau đó đoàn Nam Phật tử lần lượt từng đội, chúng ra xe đã được chỉ định. Tất cả sẵn sàng. Lên xe! Bắt đầu cuộc hành trình

LÍ TraO CÃP HiŒU BÆC H†C ══════════

I. CÁC BẬC HỌC TRONG TỔ CHỨC GĐPT/VN Giáo dục của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam được đặt trên nền tảng giáo lý Phật đà và sự tu học thăng tiến được sắp xếp theo thang bậc từ thấp đến cao tuy theo lứa tuổi và thâm niên sinh hoạt. Tuy nhiên, sự tiến tu học này chỉ mang tính cách rèn luyện căn bản về nhận thức và phẩm hạnh đạo đức của con người để từ đó các em tự tư duy làm chủ hành động chứ không đặt nặng theo lối học thuộc lòng (từ chương khoa giáo.) Do đó, Lễ Trao Cấp Hiệu Vượt Bậc là một hình thức xác nhận về sự chuyên cần, cố gắng mà các em đã đạt được qua các bậc học.

Page 49: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 48

CÁC BẬC HỌC CỦA ĐOÀN SINH: Đoàn sinh Gia Đình Phật Tử Việt Nam được hướng dẫn tu học từ thấp lên cao gồm 10 bậc học, không kể bậc Sơ Sinh dành cho các em Oanh vũ dưới 7 tuổi, được sắp xếp như sau:

- Ngành Oanh: Mở mắt (1 năm); Cánh mềm (1 năm); Chân cứng (1 năm); Tung bay (1 năm)

- Ngành Thiếu: Hướng thiện (1 năm); Sơ thiện (1 năm); Trung thiện (18 tháng); chánh thiện (18 tháng)

- Ngành Thanh: Hòa (1 năm); Trực (1 năm) II. TU HỌC TẠI ĐƠN VỊ

Thời điểm khởi đầu cho một niên khóa tại các đơn vị sinh hoạt trong Miền không đồng nhất. Có đơn vị khởi đầu niên khóa kể từ tuần lễ sau khi tổ chức chu niên hoặc vào sau lễ Thành Đạo. Có đơn vị khởi đầu niên khóa theo thời khóa của các trường học tại địa phương và có đơn vị khởi đầu niên khóa sau khi các em nghỉ hè tại các trường học tại địa phương Sau 11 tháng tu học, các đơn vị tổ chức trại thi vượt bậc cho đoàn sinh từ bậc Mở mắt, Cánh mềm, Chân cứng, Tung bay, Hướng thiện, Sơ thiện, Trung Thiện, và Chánh thiện (Bậc Hòa và Trực dành cho các đơn vị có đoàn sinh ngành Thanh). Lưu ý: Gia Đình Phật Tử Việt Nam là một tổ chức giáo dục mở mang trí tuệ. Đoàn sinh học từng bậc có kiến thức và trình độ khác nhau (chêch lệch rất nhiều). Do đó, các đề thi nên giản dị, dễ hiểu, và rõ ràng. Không nên hỏi mẹo hoặc hỏi sự thông minh quá khó. Tránh những câu hỏi dài dòng và phức tạp. Giám thị phòng thi nên là những Huynh Trưởng hiểu biết thông suốt về các đề thi để giảng giải câu hỏi cho các em có trình độ thấp có thể trả lời được. Ngoài ra, đơn vị phải quy định số câu hỏi cho mỗi bậc và số điểm cho mỗi câu. Các em có thể trả lời bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Không chấm cách hành văn, văn phạm, và lỗi chính tả. Nếu các em trả lời được ý chính của câu hỏi thì có thể đạt điểm tối đa.

Page 50: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 49

III. CHƯƠNG TRÌNH LỄ TRAO CẤP HIỆU BẬC HỌC Lễ trao cấp hiệu là một hình thức thể hiện sự thăng tiến và thành quả của đoàn sinh đã đạt được trong quá trình tu học sinh hoạt hằng năm. Ngoài ra, buổi lễ còn có mục đích khuyến tấn và thúc đẩy tinh thần sinh hoạt và tu học của các em. Ghi Chú: Thông thường lễ trao cấp hiệu bậc học không có phần phát nguyện, do đó, nếu các em vắng mặt có lý do chính đáng đều được tự động mang cấp hiệu bậc học khi bắt đầu niên học mới. Tuy nhiên, phần phát nguyện trong lễ trao cấp hiệu bậc học sẽ do BHT tùy nghi quyết định, nhất là các trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng. Theo nội quy của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ, Đơn vị GĐPT được quyền tổ chức lễ trao cấp hiệu ngành Oanh: Bậc Sơ Sinh, Mở Mắt, Cánh Mềm, Chân Cứng, và Tung Bay; Ngành Thiếu: Hướng Thiện, Sơ Thiện, Trung Thiện, và Chánh Thiện; Ngành Thanh: Bậc Hòa, Trực. Các bậc khác thuộc quyền hạn của BHD Miền hoặc Trung Ương. Nội dung và chương trình lễ trao cấp hiệu tương tự như chương trình lễ Phát Nguyện Vào Đoàn, chỉ cần thay đổi một vài chi tiết cho phù hợp với nội dung buổi lễ:

- Niệm Phật cầu gia bị - Cử bài ca chính thức - Phút tưởng niệm - Tuyên bố lý do

“Kính bạch....... Kính thưa........ Sau thời gian tu học chuyên cần, các em đã đạt được thành quả và đủ điều kiện để vượt bậc. Lễ trao cấp hiệu bậc học không ngoài mục đích xác nhận trình độ, khả năng, và kiến thức của các em để bắt đầu cho một niên học mới. Đó là lý do của lễ trao cấp hiệu bậc học hôm nay.

Page 51: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 50

- Giới thiệu thành phần tham dự - Đọc quyết định trúng cách - Hạ cấp hiệu bậc học củ - Trao chứng chỉ trúng cách, gắn cấp hiệu bậc học trúng

cách - Khuyến từ của Bác Gia Trưởng hoặc LĐT - Đạo từ của Thầy cố vấn - Hồi hướng

Ghi Chú: - Trường hợp có Thầy cố vấn tham dự, Huynh trưởng dẫn

lễ cung thỉnh thầy Niệm Phật Cầu gia bị, Ban Đạo Từ, và Hồi Hướng.

- Trường hợp có phần Phát Nguyện, Đoàn sinh đọc lời phát nguyện sau khi Huynh trưởng Thư ký tuyên đọc quyết định trúng cách thi vượt bậc. Lời phát nguyện của đoàn sinh nhận cấp hiệu:

“Hôm nay là ngày... tháng... năm ....., Phật lịch 256... tại chùa …………………., chúng con tên………………………………… pháp danh ………………………… là đoàn sinh đoàn ……….…………………… thuộc GĐPT ………………………. xin nguyện sống đúng với cấp bậc, luôn dũng mảnh tinh tấn trên bước đường tu học, xây dựng cuộc sống thanh cao trong sạch góp phần phụng sự chánh pháp và xây dựng xã hội trong tinh thần Phật Giáo.”

LÍ TáI SinH HoåT Lễ Tái Sinh Hoạt được xem gần giống như lễ ra mắt khi đơn vị. Đây là niềm vui lớn sau một thời gian đơn vị tạm thời ngưng sinh hoạt và được BHD Miền ban quyết định công nhận là đơn vị chính thức tái sinh hoạt.

Page 52: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 51

1. Chuẩn bị: - Cờ Đoàn, Đội, Chúng, Đàn, Đồng phục, cấp hiệu, phù

hiệu gia đình. - Trại Gia đình - Mời quan khách: Đại diện Chùa, Tự viện, Niệm Phật

đường, Ban Hộ Trì Tam bảo, Ban bảo trợ, BHT các đơn vị bạn, các đạo hữu tại địa phương, phụ huynh Huynh trưởng đoàn sinh

- Nhân vật chủ yếu của buổi lễ: BHD Miền chủ toạ, quý Thầy/Cô chứng minh (nếu có)

- Một chiếc gậy cờ Gia đình dài 5.7 ft (1.8m), một khay đựng cờ Gia Đình và con dấu Gia Đình được phủ vải.

2. Phần hành lễ: Chương trình buổi lễ gồm các nội dung sau:

- Tuyên bố lý do - Lễ Phật (niệm hồng danh Đức Bổn Sư) - Phút tưởng niệm chư Thánh tử đạo, chư vị tiền bối hữu

công, Huynh trưởng đoàn sinh quá cố (không có cũng được)

- Lễ Gia đình (cử bài ca chính thức Sen trắng) - Giới thiệu quan khách - Lễ trình diện đơn vị - Diễn văn của Gia trưởng (Ngắn gọn nhưng súc tích về

các ý chính: Tỏ lời chào mừng, cảm ơn các sự giúp đỡ và trình bày sơ lược các nét chính trong diễn tiến của đơn vị từ lúc thành lập đến lúc tạm ngưng sinh hoạt và giờ đây trở lại sinh hoạt.)

- Tuyên đọc Quyết định công nhận chính thức TÁI SINH HOẠT của BHD Miền.

- Lễ trao cờ và con dấu gia đình cho đơn vị (BHD Miền trao, Gia trưởng nhận cờ do đại diện BHD chủ toạ cột vào gậy cờ).

Page 53: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 52

- Khuyến từ của anh Trưởng Ban Hướng Dẫn hoặc đại diện BHD.

- Đạo từ của thầy cố vấn giáo hạnh ... (nếu có) - Cảm tạ (ngắn gọn) - Hồi hướng công đức - Tiệc trà thân mật (nếu có). - Tiển đưa quan khách

Nếu có tổ chức trại (tổ chức quy mô) thì sau khi hồi hướng công đức nên mời quan khách thăm viếng trại và dùng cơm trưa.

LÍ Phát NguyŒn TruyŠn ñæng (Phát Nguyện Tân Ban Huynh Trưởng & Huynh trưởng tập

sự tại đơn vị) Lễ phát nguyện Truyền Đăng là một sinh hoạt kết hợp giữa Nghi và Lễ, được xếp vào hàng Truyền Thống, đánh dấu một thời điểm vô cùng quan trọng trong cuộc đời của Huynh Trưởng. Huynh Trưởng phát nguyện trước Tam Bảo, thừa hành sứ mạng, gánh vác và chu toàn trách nhiệm, tiếp tục truyền thừa sứ mạng cao cả để đạo mạch nhà Lam không dứt. Nghi lễ nầy thường được cử hành vào lúc 4 giờ sáng tại chánh điện, đêm cuối của trại huấn luyện Huynh Trưởng - Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, Vạn Hạnh và các trại huấn luyện đào tạo chuyên năng dành cho các cấp. Tuy nhiên, lễ Phát nguyện Truyền Đăng còn được dùng trong các buổi lễ phát nguyện tại đơn vị trước khi đi thụ huấn các trại huấn luyện huynh trưởng hoặc phát nguyện tân ban huynh trước tam bảo nhận lảnh trách nhiệm thăng tiến đơn vị. Phát nguyện truyền đăng nẩy sinh từ sự khát khao trong tâm tư và nguyện vọng của Huynh Trưởng. Nếu như Huynh Trưởng nào đã qua các trại huấn luyện hoặc đã được tín nhiệm

Page 54: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 53

vào các chức vụ trong ban Huynh trưởng tại đơn vị nhưng cảm thấy mình không đủ khả năng và điều kiện để hoàn thành trách nhiệm và bổn phận, thì cứ mạnh dạn đứng ra ngoài hàng. Nên nhớ rằng, Huynh trưởng phát nguyện là tự thân Huynh trưởng đối trước Tam Bảo và tổ chức mà phát nguyện nhận lảnh trách nhiệm và sứ mạng đối với đơn vị nói riêng, đạo Pháp và Dân tộc nói chung, do vậy, không ai có quyền và nhân danh gì phát nguyện thế cho các anh chị.

I. Ý NGHĨA LỄ PHÁT NGUYỆN TRUYỀN ĐĂNG

Lễ Phát Nguyện Truyền Đăng trong tổ chức GĐPT Việt Nam đặt nền tảng trên pháp “Phát Bồ Đề Tâm và thừa hành (hành) Bồ Tát Hạnh.” Hạnh của Bồ Tát là phải sống trong thế gian và nắm giữ được tinh thần giáo nghĩa trong ba tạng Kinh, Luật, Luận của Như Lai.

Chư Tổ dạy: “Tâm có phát thì chúng sanh độ nổi, Nguyện có lập thì Bồ Đề Đạo thành.” Do vậy, từ ngàn xưa đến nay và ngàn đời sau, sự phát tâm nguyện là BẤT BIẾN. Kinh Hoa Nghiêm ghi rằng: “Chỉ quên việc phát lập tâm nguyện thì sự tu hành không có kết quả, huống gì là không phát Tâm lập Nguyện mà cầu đạo vô thượng, chẳng khác nào cát mà mong thành cơm.”

Pháp (Lễ) truyền Vô Tận Đăng bắt nguồn từ Kinh Duy Ma Cật, phẩm thứ tư, Bồ tát. Sau khi ngài Duy Ma Cật dùng trí tuệ siêu việt giáo hóa Thiên ma nữ “Ma Ba Tuần” và 12 ngàn ma nữ cải tà quy chánh, phát Bồ đề tâm, an vui nơi chánh pháp. Các thiên nữ hỏi Duy Ma Cật rằng: “Chúng tôi đã quy y Tam bảo, hiện giờ ở ma cung, chúng tôi phải sống như thế nào?”

Page 55: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 54

Duy Ma Cật đáp rằng: “Này các chị (cô), có pháp môn gọi là “Ngọn Đèn Vô Tận” các chị (cô) nên học. Ví như một ngọn đèn có thể dùng để mồi sáng hằng trăm ngọn đèn khác, do đó, bóng tối sẽ được soi sáng và ánh sáng này sẽ vô tận.

Cũng vậy, một vị Bồ Tát hướng dẫn và chuyển hóa hàng trăm ngàn người khiến cho họ phát tâm cầu giác ngộ tối thượng; mà đạo ý của Bồ Tát không hề dứt (tắt lịm) và cứ mỗi lần thuyết Pháp là mỗi lần tăng thêm pháp Thiện cho chính mình, cho nên gọi là Vô Tận Đăng.

Tuy các chị (cô) ở nơi cung điện của ma, các chị (cô) hãy dùng pháp tu “Vô Tận Đăng - Ngọn đèn không dứt” này để dẫn dắt vô lượng con trai (Thiên Tử), con gái (Thiên Nữ) của trời và người khiến cho họ phát tâm cầu giác ngộ, vừa để báo ơn Phật vừa làm lợi ích cho chúng sanh.

Kính thưa quý anh chị, Qua đây, chúng ta thấy rằng thực nghĩa của Truyền

Đăng chính là truyền Trí Tuệ chánh Pháp. Bởi vì, Đăng là NGỌN ĐÈN, là Biểu Tượng Thiêng Liêng của Trí tuệ được phát đi từ sự giác ngộ của Đức Thế Tôn, đã được truyền từ Đức Phật đến chư tổ và đã dẫn dắt, soi sáng đến hàng triệu triệu lớp người tin Phật trong suốt hơn 25 thế kỷ qua. Qua bao biến cố thăng trầm, phong ba của lịch sử Phật Giáo, có lúc ngọn đèn Trí Tuệ chánh pháp dường như tắt lịm trước những trận cuồng phong tàn bạo, nhưng rồi ngọn đèn huyền diệu ấy vẫn hiện hữu giữa cõi đời. Qua mỗi biến cố, ngọn đèn như được tăng thêm năng lượng để thắp sáng. Năng lượng kỳ diệu ấy, cứ lần lượt được trao truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Hôm nay, quý anh chị em sẽ được (thọ) nhận ánh sáng từ Tam bảo, từ Tăng bảo truyền thọ đến các anh chị trưởng cao niên - tiếp nối chiếu sáng trên tinh thần Trách nhiệm và Phụng sự của người Huynh Trưởng - rồi truyền lan đến quý anh chị

Page 56: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 55

em. Từ đây, chúng ta thọ nhận trách nhiệm, dấn thân trên đường phụng sự lý tưởng cao đẹp. Sứ mạng nhà Lam đặt lên vai các anh chị.

Đó chính là tính kế thừa, mang yếu tố quyết định trong việc duy trì và phát triển mạng mạch Phật pháp nói chung và Tổ chức GĐPTVN nói riêng, thế nên, khi thọ nhận ngọn nến Vô Tận Đăng, quý anh chị em cần phải ý thức về trách nhiệm thiêng liêng cao cả này.

Kính thưa quý Huynh trưởng! Đến giây phút nầy, quý anh chị phải tự soi rọi lấy chính

mình. Ai không đủ kham nhẫn thành toàn bổn phận trách nhiệm và sứ mạng, tuân kỷ luật, chịu huấn luyện và thiết tha yêu nghề dạy trẻ, nguyện kế thừa sự nghiệp của anh chị trưởng thượng và tiếp tục thừa truyền đến các thế hệ mai sau, lý tưởng của tổ chức GĐPTVN, các anh chị có thể bước ra khỏi hàng.

II. MỤC ĐÍCH

1. Tạo điều kiện để Huynh trưởng phát khởi đạo tâm kiên cố, thăng tiến đạo hạnh, củng cố đạo lực ngày một vững bền.

2. Đào tạo hàng ngũ lãnh đạo tổ chức, hoàn thiện 4 yêu cầu: Học đạo, Tu đạo, Hành đạo, và Bảo vệ đạo. Do đó, từ xưa đến nay những Huynh trưởng trung kiên

nòng cốt của tổ chức thường là những Huynh trưởng miệt mài tu học từ thấp lên cao, không bỏ trại (đặc cách) mà tuần tự theo lớp lang, miệt mài âm thầm phục vụ, không kể công, không bất mãn, một lòng thiết tha với tổ chức.

III. DIỄN TIẾN THỰC HIỆN

1. Thời gian: 4 giờ sáng. (tùy nghi thay đổi)

Page 57: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 56

2. Địa điểm: chánh điện chùa, Niệm Phật Đường, Tịnh xá, Tịnh thất. Nếu hoàn cảnh quá khó khăn thì trước bàn Phật cũng được.

3. Thành phần tham dự: a. Đại diện Tăng bảo (Tăng Ni cố vấn, trụ trì …) b. BHD Miền hay Trung Ương (nếu có)

4. Chương trình:

- Tân Ban Huynh trưởng tựu vị tại chánh Điện - Cung nghinh Chư Tôn Giáo Phẩm chứng minh - Thông qua chương trình Lễ - Giới thiệu Chư Tôn Đức - Tuyên bố lý do:

Kính bạch... Kính thưa... Để giúp thăng tiến nhân cách và phẩm hạnh của người Huynh trưởng, cũng như nâng cao vai trò giáo dục và gánh vác trách nhiệm, lễ Phát nguyện Truyền đăng hôm nay là lễ thọ nhận và bổn phận tiếp nối sứ mệnh của nhà Lam trên xứ người.

- Tuyên đọc Quyết Định Tân Ban Huynh Trưởng (Xong phần đọc QĐ, tắt hết đèn (hoặc dimmed tất cả đèn)

- Nhập Từ Bi Quán : 1 phút (xem đồng hồ, đừng làm qua loa chiếu lệ)

- Cung thỉnh Tăng bảo niệm hương bạch Phật (để sẵn sàng danh sách Tân ban Huynh trưởng, pháp danh đầy đủ để thầy bạch Phật chú nguyện Tam bảo gia trì pháp lực)

- Đảnh lễ Tam bảo - Khai chuông mõ. - Tụng kinh Thủ Lăng Nghiêm:

(Dẫn lễ xướng: Chúng con cung thỉnh Hòa Thượng (Thượng Tọa, Đại Đức ….) Cố vấn giáo hạnh GĐPT Việt Nam Miền…., GĐPT ….. từ bi khai

Page 58: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 57

kinh. Toàn thể đạo tràng nhất tâm trì tụng bài tựa kệ Thủ Lăng Nghiêm.

“Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần) Diệu trạm tổng trì bất động tôn Thủ Lăng Nghiêm Vương thế hi hữu ........................................................................ Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát Nam mô Kim Cang Tạng Bồ Tát.” Đến đây cung thỉnh Chư Tăng Ni an tọa (để sẵn một ghế bên Duy Na) Phần lễ hành chánh:

- Nội dung: • Đọc Ý nghĩa Phát nguyện Truyền đăng (mục I) • Truyền Nến Vô Tận Đăng (Dẫn lễ xướng: Hôm nay,

trong không khí trang nghiêm nơi thiền đường (tu viện, chánh điện)……, bao con tim Lam thành tâm đón nhận ánh sáng vô tận đăng. Phát tâm lập nguyện thực hiện tròn đầy sứ mệnh và lý tưởng cao đẹp của nhà Lam. Chúng con cung thỉnh Hòa Thượng (Thượng Tọa, Đại Đức ….) Cố vấn giáo hạnh GĐPT Miền…., GĐPT ….. từ bi khai đèn tuệ giác. (Cung thỉnh chư tôn đức (hoặc Thầy cố vấn) truyền nến từ bàn Phật đến bác Gia trưởng theo thứ tự cấp bậc trong tổ chức…)

• Tân Ban Huynh Trưởng đọc lời phát nguyện. (Dẫn lễ xướng: Các Huynh trưởng đã nhất tâm phát nguyện nhận lãnh trách nhiệm và tiếp tục truyền thừa

Page 59: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 58

lý tưởng (pháp môn tu học) của tổ chức GĐPTVN. Chúng con nguyện vì nhà lam, vì sự trường tồn của đạo pháp kham lãnh thọ nhận vô tận đăng. Các anh chị lặp lại theo chúng tôi 3 lời phát nguyện sau đây.

Hôm nay là ngày ... tháng ... năm ... (tên năm Âm Lịch). Con tên là ....... Pháp danh ....., xin thành tâm phát nguyện: (Xin xem lời phát nguyện Tân BHT đính kèm ở trang 111)

- Huynh Trưởng thọ lảnh chức vụ đưa lửa về tim. (Chọn huynh trưởng có giọng truyền cảm đọc):

“Trong không gian thanh tịnh thanh âm của ngài Duy Ma Cật nói với các Ma nữ như vang vọng vào tâm khảm của từng anh chị Huynh trưởng: “Các ngươi hãy an tâm đừng sợ. Ta có một pháp môn gọi là vô tận đăng, ánh đèn vô tận. Các ngươi hãy đem ánh đèn này về nơi ma giới truyền thắp cho nhau, người này truyền thắp cho người kia; đời này truyền thắp cho đời khác đừng để dứt mất thì ánh sáng vô tận đăng sẽ biến ma cung thành nơi niết bàn tịnh lạc, ngào ngạt đạo hương. Đó là báo đáp Phật ân, cũng là làm lợi cho tất cả chúng sanh vạn loại vậy”. Nguyện tiếp nối mạng mạch của tổ chức, một dạ sắc son với lý tưởng đã tôn thờ. Các Huynh trưởng đã dũng mãnh phát nguyện thọ nhận vô tận đăng. Dù gặp gian lao trở ngại, dù cho phong ba bão táp của cuộc đời cũng không lay chuyển chí nguyện. Kể từ hôm nay cho đến muôn đời sau, ánh sáng trí tuệ sẽ mãi tỏa sáng, cho hoa yêu thương nở bừng, cho thuyền lam vượt sóng ba đào đến bến bờ giải thoát. Dòng cảm xúc không nói nên lời, giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má. Khoảnh khắc hôm nay sẽ mãi mãi bên anh, bên chị trong suốt cuộc đời lam… Hảy giữ mãi giây phút thiêng liêng này trong tâm khãm của quý anh chị…”

• Đảnh lễ Tam Bảo

Page 60: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 59

(Dẫn lễ xướng: Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân có dạy “Điều trước tiên cần nên ghi nhớ và thực hiện của Phật tử là phải biết TRI ÂN và BÁO ÂN. Vậy các tân Huynh trưởng.............. Hãy đứng lên đảnh lễ Tam bảo, xin hồi hướng công đức này cho tất cả chúng sanh (ba lạy có đèn).

• Gắn Chức Vụ - Khuyến từ của HTr. Trưởng Ban (hoặc Đại diện) BHD Miền (nếu có) - Công nhận của BHD Miền hoặc của bác Gia Trưởng - Cảm từ Huynh Trưởng thọ chức vụ (nếu có) - Đạo từ của Chư Tôn Đức hoặc Thầy/Cô Cố vấn giáo hạnh - Hồi hướng - Cung tiển Chư Tôn Đức Tăng Ni qui hồi hậu liêu - Hoàn mãn

(Xem các bài viết gợi ý về ý nghĩa lễ Truyền Đăng trang 108 và lời phát nguyện Tân Ban Huynh, trang 111)

Page 61: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 60

C. LỄ TRUYỀN THỐNG

Song song với các Lễ Tinh Thần hay Hành chánh nói trên, chúng ta (GĐPT) còn có các Lễ Truyền Thống tại Đơn Vị Gia Đình như:

Lễ Truyền Thống Lễ Hiệp Kỵ Lễ Chu niên Lễ Sinh nhật Đoàn/ Đội /Chúng Ngày Hạnh Ngày Dũng Ngày Ngoan (Hiếu)

Trong Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc kỳ III/1989 tại chùa Kim Quang, Sacramento, CA đã quyết nghị và thông qua Ngày Truyền Thống của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ là ngày 17 tháng 10 DL - ngày Húy Kỵ của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh, cũng trong Đại hội này, ngày Hiếu còn được gọi là Ngày Ngoan.

LÍ TruyŠn ThÓng Ngày Truyền Thống của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa

Kỳ: Sở dĩ gọi là Ngày Truyền Thống vì đây là Lễ kỷ niệm đặc thù của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức và thực hiện hằng năm bởi Quyết Nghị của Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc kỳ 3 năm 1989, tại chùa Kim Quang, Sacramento, CA, lấy ngày lễ Húy Kỵ (ngày Giỗ) của Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh, Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên đầu tiên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã bị thảm sát trong nhà tù cộng sản Việt Nam ngày 17 tháng 10 năm 1978.

Page 62: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 61

- Truyền thống bởi vì quý anh chị trưởng cao niên từ thuở trước cho đến hàng huynh trưởng trung kiên thời nay cương quyết giữ vững một điều: “Nội quy và quy chế huynh trưởng Gia Đình Phật Tử do Đại hội Huynh trưởng đồng thuận chung quyết thì cũng phải do đại hội đúng nghĩa tu chỉnh…”, không một ai, không một giáo chỉ hay quyền thế nào có thể sửa đổi được.

- Truyền thống bởi vì tưởng niệm là một lễ nghi cao quý của Dân tộc của đạo giáo và được Gia Đình Phật Tử từ Trung Ương đến cấp Miền, cấp đơn vị khắp nơi trên Hoa Kỳ chọn một ngày để các nơi tề tựu quay về họp mặt thành kính tưởng niệm trong tinh thần Đền Ân Đáp Nghĩa: “Uống nước nhớ nguồn - Ăn trái nhớ kẻ trồng cây.”

- Truyền thống vì được truyền thừa từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác trong tinh thần tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy" Qua đó, trong gần 70 mươi năm hành hoạt từ trong nước ra đến Hoa Kỳ (Hải ngoại) cho đến ngày hôm nay Tổ chức Gia Đình Phật Tử vẫn luôn trung trinh với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và tiếp nối, truyền thừa dòng sinh mệnh hào hùng của Đạo Phật Việt cho các thế hệ đàn em. Truyền Thống ấy, chính là: - Kiên trinh với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống

Nhất và sắt son với Tổ Chức Gia Đình Phật Tử. - Biết ơn, nhớ ơn và đền ơn. - Tuân thủ Nội Quy và Quy Chế Huynh Trưởng. - Giữ vững kỷ cương, nề nếp và gia phong của Gia Đình

Phật Tử. - Bảo vệ Tinh Thần Đoàn Kết của Tập Thể Anh Chị Em

Áo Lam của Tổ Chức Gia Đình Phật Tử trong chung cùng Lý Tưởng, Ý Chí và Hành Động.

- Thực hành tinh thần Bi Trí Dũng và thi hành 5 Điều Luật.

Page 63: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 62

Ngày Truyền Thống của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ thường được BHD cấp Trung Ương và cấp Miền tổ chức hằng năm với sự đóng góp và tham dự của các Đơn Vị trực thuộc nhằm phô trương sức sống của các ý nghĩa nêu trên. Hiện nay, các BHD miền đang khuyến khích các đơn vị trực thuộc tổ chức Ngày Truyền Thống với chương trình như sau: Tùy thuộc vào hoàn cảnh và phương tiện ở mỗi nơi, phương thức tổ chức và chương trình nên có các phần chính như sau:

- Ý nghĩa ngày Lễ Truyền Thống Gia Đình Phật Tử - Niệm hương bạch Phật (hoặc Lễ Phật) - Dâng hoa tưởng niệm - Phút tưởng niệm - Đọc tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh

Chương trình lễ hiệp kỵ cấp đơn vị GĐPT (nếu tổ chức trong 1 ngày) có các phần chính như sau:

a. Phần nghi thức: Cung nghinh chư tôn đức giáo phẩm và mời quý quan khách, thân nhân của các Huynh trưởng đoàn sinh quá cố vân tập đạo tràng - Tuyên bố lý do - Giới thiệu - Lời cảm niệm của bác Gia trưởng - Phát biểu của đại diện BHD (nếu có) - Đạo từ của chư tôn đại diện lãnh đạo giáo hội, hoặc thầy

cố vấn giáo hạnh (nếu có) - Lời cảm tạ

b. Phần nghi lễ cầu nguyện: - Lễ cúng Phật - Lễ truy tiến chư vị tiền bối công đức, và chư hương linh.

Page 64: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 63

- Tất cả Huynh trưởng, đoàn sinh tề tựu đông đủ, trang nghiêm, thành kính cung tiến và hộ niệm cầu siêu

- Tọa đàm thân mật - Lễ cúng thí thực cô hồn, phóng sanh (tùy nghi sắp xếp

thời gian thuận tiện) Ngoài ra, để cho ngày Lễ Truyền Thống thêm phong phú, có thể lồng vào các phần sinh hoạt như học tập về cuộc đời và hạnh nguyện của Cố Hòa Thượng qua hình thức thi đố vui để học hoặc một thời pháp thoại của Thầy/Cô Cố Vấn Giáo Hạnh; đồng thời, để cho sinh hoạt thêm vui nhộn, có thể thêm vào các phần sinh hoạt vòng tròn, trò chơi nhỏ, thi đua nấu ăn v.v… Trên phương diện tinh thần, Lễ Truyền Thống được xem như là một sinh hoạt đặc thù, một yếu tố rất quan trọng và cần thiết trong việc thể hiện tinh thần Tứ Ân đối với các bậc Thầy Tổ. Đây cũng là dịp để mỗi đoàn viên bồi đắp Lý Tưởng Tổ Chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam qua việc học hỏi và thực hành hạnh nguyện của tiền nhân.

LÍ HiŒp Kœ Theo tự điển Hán Việt: Hiệp là hợp lại, kỵ là giỗ. Hiệp kỵ tức ngày giỗ chung cho nhiều người đã mất. Theo phong tục Việt Nam, khi có người thân qua đời, sau tang lễ chôn cất hay hỏa táng xong là đến việc cúng thất tuần (7 tuần - 49 ngày), từ sơ thất (tuần đầu), nhị thất (tuần thứ hai) … cho đến Chung Thất (tuần thứ bảy). Sau chung thất thì đến bách nhật (100 ngày) mới cúng tiếp theo đó là cúng giáp năm (trọn 12 tháng) còn gọi là Tiểu tường và tròn 2 năm là Đại tường. Từ đó trở đi cứ đến ngày tháng người thân mất thì cúng giỗ. Đối với tổ chức GĐPT, không ai rõ đơn vị nào đã tổ chức Lễ hiệp kỵ đầu tiên, chỉ nghe lời giới thiệu lễ Hiệp Kỵ trong Đại hội GĐPT toàn quốc tại Đà Nẳng năm 1973. Có lẽ đây là lần đầu BHD Trung ương GĐPT Việt Nam tổ chức lễ hiệp kỵ. Sau này, BHD Trung ương GĐPT Việt Nam quyết định chọn ngày

Page 65: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 64

giỗ của bác Tâm Minh Lê Đình Thám (ngày 7/3 âm lịch) làm ngày Hiệp kỵ (giỗ chung) cho tổ chức GĐPTVN để tưởng niệm chư tôn Đức sáng lập, cố vấn, các nhà Mạnh Thường Quân, ân nhân trong Ban Bảo Trợ, các đạo hữu Gia Trưởng, và các anh chị Huynh Trưởng đoàn sinh đã quá vãng. Riêng tại Hoa kỳ, lễ Hiệp Kỵ thường được tổ chức trong các Đại Hội Huynh Trưởng cấp Trung Ương (toàn quốc Hoa kỳ), cấp Miền, hoặc trong các khoác Huấn luyện Huynh trưởng Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, và Vạn Hạnh v.v…

I. Ý NGHĨA:

Lễ hiệp kỵ là lễ tưởng niệm, nhớ ơn chư vị tiền bối hữu công và tất cả đoàn viên GĐPT đã khuất (bao gồm Huynh trưởng các cấp, đoàn sinh, Ban viên Ban bảo trợ). Đây là một nghi lễ đặc thù của tổ chức GĐPT được nâng lên hàng truyền thống, bởi vì nó vừa mang tính chất tâm linh tôn giáo vừa mang tinh thần đạo đức luân lý, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nhắc nhở nhau luôn nhớ về nguồn cội – uống nước nhớ nguồn và tinh thần tôn sư trọng đạo - hiếu nghĩa với bậc trưởng thượng – thuận với các thế hệ kế thừa. Và đặc biệt là thể hiện tinh thần “Đền ơn đáp nghĩa” và tình cảm thủy chung gắn bó sâu sắc giữa những người con Phật cùng màu cờ sắc áo, cùng mái nhà Lam. Lễ hiệp kỵ, thường tổ chức hằng năm, và mức độ tổ chức quy mô hay giản dị đều tùy thuộc vào phương tiện, nhân sự và hoàn cảnh địa phương của từng đơn vị, từng Ban Hướng Dẩn. II. PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN Như trên đã thưa, lễ Hiệp kỵ là một sinh hoạt lễ hội được nâng lên hàng truyền thống của tổ chức GĐPTVN. Lễ hội nầy không đơn thuần chỉ có cúng bái cầu siêu bạt độ mà còn mang

Page 66: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 65

ý nghĩa và mục đích như đã trình bày. Bởi nó có công năng đánh thức tánh si mê, bỏ tánh ích kỷ cầu nhàn, thích thụ hưởng để dấn thân vào hiện tại với tâm đại từ bi, và với khối óc đại trí đầy dũng lực.

• Thông thường BHD Trung Ương có thể gởi văn thư chỉ thị cho Ban Hướng Dẫn Miền tổ chức lễ Hiệp kỵ. BHD cấp Miền thường tổ chức lễ Hiệp Kỵ trong các ngày đại hội hoặc trong các khóa huấn luyện v.v…

• BHD Miền nên gởi văn thư khuyến khích các đơn vị trực thuộc thiết lập trai đàn chẩn tế hoặc lễ hiệp kỵ có phóng sanh, phóng đăng (nếu ngân quỷ cho phép). Huynh trưởng nên hiểu sâu sắc 4 chữ “Âm Siêu – Dương Thái” có nghĩa là muốn ở dương thế an khang lợi lạc thì phải tế độ cho người âm được siêu thoát.

• Nếu Đơn vị tổ chúc lễ hiệp kỵ, nên sưu tầm hình ảnh tư liệu về cuộc đời công hạnh của chư tôn đức và các anh chị Huynh trưởng, Đoàn sinh đã hy hiến cuộc đời cho sự thăng tiến của đơn vị tại địa phương và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn để giáo dục đàn em.

• Lễ hiệp kỵ tại đơn vị, dù tổ chức ngắn gọn hay quy mô, cũng phải thể hiện đầy đủ tình nghĩa như một ngày hội ngộ giữa những người đã vắng bóng và những người đang tiếp nối sự nghiệp của các bậc đàn anh, đàn chị của GĐPT. Vì thế, buổi lễ cần được tổ chức trong bầu không khí trang nghiêm, thành kính, thắm thiết tình Lam, và cảm động.

III. THỜI GIAN: Tùy điều kiện và hoàn cảnh tại địa phương mà chọn thời gian thích hợp và thuận tiện, nhưng thường thì các đơn vị chọn các ngày lễ có ý nghĩa cầu nguyện siêu thoát vãng sanh như lễ Vu Lan, lễ Vía đức Phật A Di Đà, lễ Thành Đạo, ngày giỗ của cố

Page 67: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 66

cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám sáng lập viên GĐPT v.v.., để cử hành lễ hiệp kỵ. Các đơn vị chọn ngày hiệp kỵ không nên trùng hợp với ngày hiệp kỵ của BHD/TƯ và các BHD Miền để Huynh trưởng có điều kiện tham gia thăm viếng, liên lạc học tập trao đổi kinh với nhau.

IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH LỄ

Rất nhiều đơn vị đã theo thông lệ hằng năm cử hành lễ hiệp kỵ tưởng niệm chư vị tiền bối hữu công chung với chùa, tự viện, Niệm Phật đường v.v… Để truy tiến Huynh trưởng đoàn sinh, ban bảo trợ, và các đạo hữu trong ban hộ trì tam bảo hay ban trị sự tại địa phương đã quá cố. Tuy nhiên, BHT cần lưu ý tổ chức chu đáo trong tinh thần giản dị nhưng có ý nghĩa tạo được ý niệm tốt về lý tưởng và tinh thần uống nước nhớ nguồn đối với Huynh trưởng và đoàn sinh. Chương trình lễ hiệp kỵ tại đơn vị GĐPT (nếu diễn ra trong ngày) đại lược có hai phần chính như sau:

a. Phần nghi thức: - Cung nghinh chư tôn đức giáo phẩm và mời quý

quan khách, thân nhân của các Huynh trưởng đoàn sinh quá cố vân tập đạo tràng - Tuyên bố lý do

- Giới thiệu Chư Tôn Đức và quan khách tham dự - Lời cảm niệm của bác Gia trưởng - Phát biểu của đại diện BHD (nếu có) - Đạo từ của chư tôn đại diện lãnh đạo giáo hội,

hoặc thầy cố vấn giáo hạnh (nếu có) - Lời cảm tạ

b. Phần nghi lễ cầu nguyện:

- Lễ cúng Phật

Page 68: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 67

- Lễ truy tiến chư vị tiền bối công đức, và chư hương linh.

- Tất cả Huynh trưởng, đoàn sinh tề tựu đông đủ, trang nghiêm, thành kính cung tiến và hộ niệm kỳ siêu

- Thuyết giảng (nếu có) - Lễ cúng thí thực cô hồn, phóng sanh (tuỳ nghi sắp

xếp thời gian thuận tiện)

LỄ HIỆP KỴ của GĐPT Quang Minh - MIỀN TỊNH KHIẾT

Lúc __ giờ tối, ngày ___ tháng ___ năm ___ tại chánh điện Chùa Quang Minh, NM.

BA HỒI CHUÔNG TRỐNG BÁT NHÃ THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH:

Thời Gian

Chương Trình Người phụ trách

6:50 PM 1. Huynh trường và đoàn sinh vân tập (*)

2. Mời quý quan khách, Phật Tử, và thân nhân các huynh trưởng và đoàn sinh quá cố vào vị trí hành lễ

1- LĐP ngành Nam

2- MC (HTr…)

7:00 PM 3. Ba Hồi Chuông Trống Bát Nhã 4. Cung nghinh Chư Tôn Đức Tăng

Ni quang lâm chứng minh

3- Htr. Minh Độ &Thiện Châu 4- MC (HTr. …) 5- MC HTr

Page 69: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 68

5. Thông qua chương trình - Tuyên bố lý do

6. Giới Thiệu Chư Tôn Đức, và quý Phật Tử tham dự

6.MC (HTr. …)

7:15 PM 7. Diễn văn Hiệp Kỵ (lời cảm niệm của bác Gia Trưởng)

8. Nhạc Lễ Trầm Hương Đốt (tùy nghi – không có cũng được)

9. Lễ truy tiến chư vị tiền bối công đức, và chư hương linh. (tụng kinh Cầu Siêu – hoặc tùy vị chủ Sám)

10. Phút Tưởng Niệm HT ân sư Thượng Trí Hạ Hiền, Thượng Hạnh Hạ Tuấn, Thượng Phổ Hạ Hòa (cố Htr. Hồng Liên Phan Cảnh Tuân) cùng chư Phật Tử ân nhân quá cố của chùa Quang Minh v.v … (nếu lễ ngắn gọn thì bỏ phần này)

7- Htr. Thiện Lực 8- MC / GĐPT 9- MC cung thỉnh Chư Tôn Đức (thầy Chủ xướng) niệm hương 10- MC (HTr. .)

7:45 PM 11. Tóm lược công hạnh của các bậc Ân Sư/Huynh Trưởng tiền bối, ân nhân GĐPT và chùa Quang Minh (nếu có - không có cũng được)

12. Nhạc Lễ Cúng Dường (nếu có - không có cũng được)

11- Htr. Minh Độ 12- GĐPT Quang Minh & Trại Sinh

8:15 PM 13. Đạo Từ Chư Tôn Đức 14. Lời cảm tạ của Ban Tổ Chức

13- Hòa Thượng ….. 14- MC đại diện hoặc mời 1 Htr. trong BHT

8:30 PM 15. Hồi hướng - Hoàn mãn 16. Thí Thực

15- MC (HTr. .) Htr. và quý đạo hữu Phật Tử

Page 70: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 69

LÍ Chu Niên Khác với lễ chính thức (Lễ ra mắt đơn vị) chỉ được tổ chức một lần, Lễ chu niên được tổ chức hằng năm theo một ngày nhất định như là kỷ niệm mừng sinh nhật của Đơn Vị, đánh dấu một năm tròn với những thăng trầm buồn vui của Gia Đình trong sinh hoạt và tu học. Mục đích và ý nghĩa chính của Lễ mừng Chu Niên, không những để biểu lộ sức sống của Gia Đình mà còn là cơ hội để Đơn Vị rút ưu khuyết điểm các hoạt động đã qua và vạch định sinh hoạt trong năm tới. I. Thời gian chuẩn bị: Từ ngày hôm sau của Lễ Chu Niên

năm nay, đã phải bắt đầu lo cho Lễ Chu Niên của năm tới.

II. Thành phần đóng góp: Lễ chu niên có tính cách thể hiện sự tiến triển không ngừng, sự trưởng thành theo từng thời kỳ lịch sử của đơn vị, cho nên nội dung buổi lễ phải phản ảnh sự thăng tiến ấy. Điều quan trọng là cần có sự đóng góp công sức tinh thần trí tuệ và nhiệt tâm của tất cả Huynh trưởng và đoàn sinh kể cả các em Oanh vũ với tất cả niềm phấn khởi hăng say nói lên tình cảm yêu mến gắn bó với đơn vị. Tóm lại, thành phần đóng góp cho lễ chu niên bao gồm tất cả Gia Đình, từ người lớn nhất là Bác Gia Trưởng, cho đến người nhỏ nhất là các em Oanh Vũ (vừa mới vào Đoàn), ngay cả sự góp sức của các cựu đoàn viên.

III. Chương trình Lễ Chu Niên: Phần nghi thức và chuẩn bị chương trình lễ chu niên, tương tự như lễ chính thức, chỉ khác là sau phần diễn văn của bác Gia trưởng có thêm phần tường trình sinh hoạt của đơn vị trong năm qua, nêu rõ các thành tích đặc biệt. Nội dung Lễ này thường có ba (03) phần chính như sau:

a. Trình bày sức sống (thể hiện sự thăng tiến của đơn vị).

Page 71: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 70

b. Nghi thức chính thức kỷ niệm c. Phần liên hoan chào mừng

1. Trình bày sức sống của Gia Đình bằng triển lãm: Tất cả phải phản ảnh sự đóng góp của đa số Đoàn Viên, chứ không phải là của một nhóm, dù là Ban Huynh Trưởng. Đi ngược lại nguyên tắc này, thì sự triển lãm chỉ là hào nhoáng bên ngoài mà thôi.

2. Nghi thức Lễ Kỷ Niệm Chính Thức: Phần chính yếu của

buổi Lễ là sự hiện diện của Thầy (Cô) Cố Vấn Giáo Hạnh, Ban Hướng Dẫn Miền, Ban Trị Sự hoặc Hộ Trì Tam Bảo của Giáo Hội Địa Phương, các Gia Đình Phật Tử Bạn và Ban Bảo Trợ với Phụ Huynh Đoàn sinh. Ngoài ra, cũng nên có phần khen tặng, trao phần thưởng cho các Đoàn, Đội, Chúng, và Đàn xuất sắc, và các đơàn viên gương mẫu trong việc sinh hoạt, tu học và tu dưỡng đạo hạnh. Những thành tích nổi bật này sẽ khích động tinh thần của Huynh trưởng và đoàn sinh qua những cuộc thi đua giữa các Đoàn để phát huy thêm sức sống của đơn vị.

3. Phần liên hoan chào mừng: Nên có văn nghệ mừng chu niên kèm theo tiệc trà cho chư Tôn Đức, quý phụ huynh, và quý quan khách tham dự là điều cần thiết trong việc đánh dấu sự trưởng thành của Đơn Vị.

Lễ Truyền Thống các Ngành Nam, Nữ, và Oanh Vũ

Ngày Truyền Thống của các Ngành được quy định dựa vào các đặc điểm về tâm lý, giới tính, và lứa tuổi. Thí dụ như Ngành Nam năng động tháo vát, hăng hái bạo dạn, thích hành hiệp trượng nghĩa, ưa tự lập và lý luận nên ngày Truyền Thống của Ngành Nam được gọi là Ngày Dũng - hướng về ngày Lễ Vía Xuất Gia, Mồng 08 tháng 02 âm lịch; còn Ngành Nữ thì nết na, thùy mị, đoan trang, hiền thục nên ngày Truyền Thống của

Page 72: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 71

Ngành Nữ được gọi là Ngày Hạnh - nhân ngày Lễ Vía Bồ Tát Quán Thế Âm (Đản Sanh – 19/02; Thành Đạo – 19/06 và Xuất Gia – 19/09 âm lịch). Riêng tại Hoa Kỳ, trong Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc kỳ III/1989 tại chùa Kim Quang, Sacramento, đã lấy ngày húy kỵ (ngày giổ) của chị Tâm chánh Hoàng Thị Kim Cúc (27/12 âl. tức ngày 03/02) làm ngày Hạnh của ngành Nữ; và đặc tính tâm lý của Ngành Đồng (Oanh Vũ) là thích bắt chước, ưa tò mò, biết vâng lời, thành thật, nhưng nhát gan và dễ chán nản nên ngày Truyền Thống của Ngành Oanh Vũ được gọi là Ngày Hiếu (tại Hoa Kỳ còn gọi là Ngày Ngoan) - Ngày Hiếu / Ngoan được ấn định vào Đại Lễ Vu Lan, Rằm tháng 07, âm lịch mỗi năm.

Ngày Hånh Ngành N» 19-2; 19-6; 19-9 Âm Lịch (Húy kỵ chị Tâm chánh 27 -12 âl)

oo0oo

Hạnh là một trong bốn đức tính của người phụ nữ: Công, Dung, Ngôn, Hạnh. Tuy được xếp hạng vào hàng thứ 4 trong Tứ Đức nhưng Hạnh được xem như một trong những phẩm chất vô cùng quan trọng của người phụ nữ trong bất cứ mọi thời đại. Hiểu theo nghĩa rộng, hạnh không chỉ là hạnh kiểm mà đó còn là tính nết của người phụ nữ. Nó được thể hiện qua cách cư xử với người xung quanh và cách ứng xử khéo léo trong mọi hành động tương tác. Sự chung thủy, đoan chính, sự kiên định, nghiêm túc trong từng tình huống, từng mối quan hệ chính là những cơ hội để chữ hạnh được bộc lộ một cách sắc nét hơn bao giờ hết. Hạnh cũng được nâng lên một tầm cao mới. Nó nghiễm nhiên trở thành ánh sáng tuyệt diệu giúp người phụ nữ tìm ra phương thức ứng xử hợp lý – hợp tình trong từng tình huống thường nhật. Có thể nói rằng hình ảnh chữ hạnh được vẽ lên một cách sống động. Chính cái đẹp của chữ hạnh ở phụ

Page 73: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 72

nữ trở thành công cụ cực kỳ quý báu chinh phục phái mạnh, chinh phục con người, chinh phục cuộc đời. Song song với mục đích thực hành và thể hiện Tứ Đức, Gia Đình Phật Tử đã chọn hình ảnh của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát làm biểu tượng đặc thù cho Ngày Hạnh của ngành Nữ GĐPT bởi hạnh nguyện Từ Bi Cứu khổ mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm đã thị hiện dưới hình tướng của người Nữ - dạt dào tình thương yêu rộng lớn không bến bờ của Người Mẹ, Người Chị đầy tính nhẫn nại, biết chia xẻ, biết lắng nghe; và tôn quý nhất là hạnh nguyện Từ Bi - Sáng ban vui, chiều cứu khổ của Ngài.

• Ý Nghĩa.

• Mục Đích.

• Yêu Cầu.

• Kế Hoạch Thực Hiện.

• Lửa Trại (nên có – không có cũng được) I. Ý Nghĩa: Trên hành trình giáo dưởng Thanh Thiếu Nhi Phật

Giáo chuyển hóa, thăng hoa con người Toàn Diện, Toàn Thiện, hằng năm GÐPT có ngày DŨNG dành cho Thanh Thiếu Nam, ngày NGOAN dành cho Oanh Vũ và ngày HẠNH dành cho Thanh Thiếu Nữ . Ngày HẠNH là ngày truyền thống của ngành Nữ GÐPTVN được cử hành vào những ngày Vía Quán Thế Âm Bồ Tát. Như chúng ta biết, nền tảng giáo dục của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam được gầy dựng trên một kho tàng vỉ đại của Phật Giáo và nung đúc bởi những phong tục, tập quán cổ truyền Việt Nam vì thế chử Hạnh đối với người nữ GÐPT không những chỉ mang ý nghĩa Tam Tòng (1), Tứ đức (2) của Nho Giáo mà còn bao gồm cả cái vẽ đẹp Thiện Mỹ của người Thanh Thiếu Nữ trong sự Học Ðạo, Sống Ðạo. “HỌC LÀM NGƯỜI, LÀM ÐẸP CUỘC ÐỜI” đem lại nguồn sống an lạc cho tự thân, cho gia đình, và cho cộng đồng nhân sinh xã hội trong tinh thần Từ

Page 74: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 73

Bi và Ý Thức trách nhiệm phụng sự. Khác với cái hạnh được định nghĩa theo đời thường, Cái HẠNH của người Nữ GÐPT thiện lành và trong sáng tựa như ánh MẶT TRỜI TRÍ TUỆ và MẶT TRĂNG TỪ BI trải đều khắp cùng vạn vật, không biên cương, không ranh giới, không phân biệt kẻ thân người sơ, kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn, đạo đức hay giả dối, không kỳ thị chủng tộc, màu da, nam hay nữ, người hay thú, không từ bỏ bất luận một sinh vật nào dù nhỏ nhoi đến đâu vì họ cũng là anh em cha mẹ của chúng ta trong vô lượng kiếp. Nói cách khác, cái HẠNH của người Nữ GÐPT là HẠNH NGUYỆN TỪ TÂM của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ không còn giới hạn trong khuôn vàng thước ngọc “Tam Tòng, Tứ Ðức.” Ngoài việc hiếu thuận với cha mẹ, chăm sóc gia đình, chồng con, người phụ nữ còn đóng một vai trò quan trọng không kém vì Nam giới trong lãnh vực nghề nghiệp và sự tiến hóa của nhân loại vì thế NGUYỆN HẠNH TÂM TỪ của người Nữ GÐPT lại càng trở nên khó khăn và đa dạng. Ghi chú: * Tam tòng là: Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử

- Tại gia tòng phụ: Khi người con gái chưa có chồng phải biết nghe lời và sống theo cha.

- Xuất giá tòng phu: Khi có chồng thì phải theo chồng. - Phu tử tòng tử: Nếu chồng chết thì theo con. * Tứ đức: Công – Dung – Ngôn - Hạnh

- Công: Khả năng nội trợ may vá thêu thùa, trông coi việc nhà, nuôi dạy con cái. Nhưng nếu tài trí hơn người thì Trị quốc, Bình thiên hạ cũng là Công vậy.

Page 75: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 74

- Dung: Giữ gìn cái đẹp từ thể chất đến tinh thần, cho bản thân lẫn cả cho người. Ăn mặc, trang điểm đoan trang, phải thời phải lúc, sạch sẽ ngăn nắp.

- Ngôn: là lời nói phải dịu dàng đoan chánh, hòa nhã đứng đắn, khiêm cung lịch sự, đúng lúc đúng nơi. Không ngồi lê đôi mách, không đanh đá, không nịnh hót, không phô trương, láo khoác.

- Hạnh: là cái Nết của chị em, bao gồm cả đi đứng nằm ngồi, giao tế, đoan trang, kín đáo, thận trọng.

Người nữ giữ được Tam Tòng Tứ Đức, tự thân có sức thu hút, kiến lập nên một gia đình mẫu mực, một xã hội văn minh, trật tự an toàn tốt đẹp.

I. MỤC ĐÍCH CỦA NGÀY HẠNH Tùy theo hoàn cảnh, khí hậu, thời tiết của địa phương, Đơn vị nên chọn ngày HẠNH truyền thống cho đơn vị tránh trùng hợp với ngày Hạnh truyền thống của Ban Hướng Dẫn Trung Ương hoặc Miền.

- Kiểm điểm công tác sinh hoạt và tu học trong một năm. - Trách nhiệm của ngành nữ đối với bản thân, gia đình,

đạo pháp, và dân tộc. - Tự chủ, không dựa vào người Nam với những đức tính

đặc thù đáng trân trọng. - Hoặch định chương trình và đề án sinh hoạt theo nhu

cầu tiến hóa của xã hội. - Sẵn sàng gánh vác trách nhiệm trong cuộc sống hiện tại.

II. NỘI DUNG

Nội dung và chủ đề của ngày truyền thống ngành Nữ phải được tổ chức qua các hình thức: Hội thảo, tọa đàm, diễn đàn

Page 76: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 75

để làm sáng tỏ đức tính và công Hạnh của người Nữ qua các đề tài:

1. Cuộc đời công hạnh của Kiều Đàm Di trong Ni Bộ Tăng đoàn của Phật.

2. Ý thức vươn lên của nàng Liên Hoa Sắc, một cô gái giang hồ chứng Thánh quả và là thần thông đệ nhất (Tỳ kheo ni).

3. Công hạnh của đệ nhất thuyết pháp (Nữ), bà Pháp Dữ (Dhammadinà).

4. Tu thiền đệ nhất trong Ni Bộ, Tỳ Kheo Ni Nam Da (Nandà).

5. Gương tinh tấn của Tỳ Kheo Ni Toma (Sonà). 6. Tín Giải đệ nhất, Tỳ Kheo Ni Chế Già Lam Da

(Sigàlàkamàyà). 7. Cận sự nữ Tỳ Xá Phù (Visàkahà), vợ ông Cấp Cô Độc,

đệ nhất bố thí và những pháp thoại khai ngộ của Thế Tôn.

8. Đa văn đệ nhất Ưu bà di Uất Đà La (Khujjutàrà). 9. Ưu bà di thiền định đệ nhất Uttra. 10. Con đường tu tập và hạnh nguyện của Thắng Man Phu

Nhân. (Tham khảo Tăng chí bộ kinh – Kinh Thắng Man).

11. Tiểu sử và công hạnh của Cố Huynh Trưởng Cấp Dũng Tâm chánh Hoàng Thị Kim Cúc, nguyên Phó Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT Việt Nam

12. Những người nữ tiêu biểu trong lịch sử dân tộc Việt: Hai bà Trưng, bà Triệu, bà Bùi thị Xuân, Thái hậu Dương Vân Nga, Ỷ Lan thứ Phi, bà Từ Dũ, bà Nguyễn thị Tồn, bà Huyện Thanh Quan v. v…

13. Các đề tài liên quan đến gia đình và xã hội: - Thiên chức của người nữ qua vai trò làm mẹ và làm

vợ. - Thực hành năm hạnh là kiện toàn phẩm hạnh của

người nữ.

Page 77: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 76

- Bi Trí Dũng, hành trang đặc thù của người nữ trong giai đoạn hiện tại.

- Năm giới là hành trang để xây dựng hạnh phúc cho mình và cho người trong cộng đồng xã hội.

14. Các đề tài liên quan đến Nữ công gia chánh: - Hướng dẫn các em thiếu nữ vào ngưởng cửa đại học,

chọn ngành chọn lớp. - Hướng dẫn nấu ăn. - Hướng dẫn thêu thùa, đan, móc. - Hướng dẫn cắm hoa.

Ngoài ra, một đề tài không thể thiếu: Cuộc đời công hạnh, đạo nghiệp của đa văn đệ nhất, Tỳ Kheo thị giả của Phật, Ngài A Nan, người tạo cơ hội để Như Lai mở cửa phương tiện thù thắng dành cho nữ giới trong Tăng đoàn của Phật.

III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Khai thác triệt để những suy tư, âu lo, trăn trở cũng như những ước mơ thầm kín của chị em để kịp thời tìm phương án giáo dục, cởi mở và hoàn chỉnh tư duy đứng đắn. Sinh hoạt GĐPT không gói gọn trong 4, 5 giờ phù du trong ngày Chủ Nhật, mà nhằm đáp ứng các yêu cầu:

a. Hướng dẫn chị em biết xử dụng thời gian để làm việc, học tập và tu trì hợp lý.

b. Thư giãn tuyệt đối sau một tuần lao tác, học tập. c. Dùng năng lượng tu tập tạo sức sống cho tâm hồn và thể

chất, vượt thắng mọi trở ngại khó khăn trong đời sống một cách minh mẫn và sáng suốt.

d. Hình thức sinh hoạt, tu học phải phổ cập, đa dạng và phong phú.

e. Trao cho chị em tinh thần tự tin, yêu đời, đầy sinh khí để ở bất kỳ một cuộc sinh hoạt nào cũng có thể thiết lập một sân chơi bỏ túi, một hoạt náo viên, một họa mi thu

Page 78: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 77

hút quần chúng. Từ đó, ngày Chủ Nhật sinh hoạt với Gia Đình Phật Tử sẽ là nơi bồi dưỡng năng lực cần thiết không thể vắng mặt. Ngày tháng trôi qua sẽ tạo chất keo sơn gắn bó với đoàn một cách nhiệm mầu. Trong “Tỳ Ni Nhật Dụng”, Tổ dạy: “Sống với đạo như đi trong mưa sương, tuy không ướt áo nhưng thấm lạnh.”

IV. CHƯƠNG TRÌNH LỄ HỘI NGÀY HẠNH:

Chương trình ngày Hạnh truyền thống thường có các phần chính sau đây: a)- Lễ khai mạc ngày hội. - Tập họp chung - Đón rước quan khách (nếu có) - Thông qua chương trình

- Tuyên bố lý do - Giới thiệu thành phần tham dự Cử Phật Giáo ca (niệm danh hiệu Bổn Sư,

tùy trường hợp). Cử bài Sen Trắng Phút tưởng niệm chư Thánh tử đạo, Huynh

Trưởng và Đoàn sinh quá cố. - Đạo từ của Thầy Cố Vấn - Lời cảm tạ của Ban Tổ Chức - Tiễn đưa quan khách - Phổ biến nội lệ chương trình trại

- Tan hàng V. KẾT LUẬN

Page 79: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 78

Tóm lại, ngày Hạnh truyền thống không chỉ đơn thuần là lễ Hội vui chơi hằng năm của chị em, mà còn là dịp ngành Nữ hoạch định chương trình và đề án cho cả năm. Các đề án chuyên ngành: Oanh, Thiếu và Thanh Nữ Phật tử, nên được hoàn tất một cách viên mãn. Các sổ Hiếu, sổ Hạnh phải được thực hiện và kiểm soát để hiểu rỏ hoàn cảnh và môi trường sống của chị em trong gia đình huyết thống qua các cuộc họp mặt, liên lạc, và huấn luyện chuyên năng. Chúc chị em thành đạt trên mọi lãnh vực của cuộc sống đời thường.

NgàY DÛng Ngành Nam Mùa Xuất Gia (tháng 2 Âm Lịch)

Hàng năm, sau lễ Thượng nguyên, Rằm Tháng Giêng, tuy cái lạnh băng giá tại Hoa Kỳ vẫn còn nhưng các lễ hội Tết và múa lân gây quỹ đã xong, các đơn vị GĐPT đều nổ lực tập trung vào ngày Truyền Thống của ngành Nam đó là “NGÀY DŨNG”. Lễ hội truyền thống NGÀY DŨNG được tổ chức vào mùa Xuất Gia (mùng 8 tháng 2 Âm Lịch)

I. Ý NGHĨA Dũng là Hùng dũng, là dũng Mãnh, là sức mạnh được phát xuất từ năng lượng của tình thương (Bi) và sự hiểu biết sáng suốt (Trí). Tuy Dũng được xếp vào hành thứ ba (Bi Trí Dũng) nhưng lại quan trọng hơn hết vì nếu không có sự cương quyết dũng mãnh để thực hiện những gì đã hun đúc từ tình thương và lý trí thì mọi việc chỉ nằm trong sự dự tính mà chưa hề được thực hiện ví như Thái Tử Tất Đạt Đa với sự hiểu biết sáng suốt quán triệt chân lý và lòng thương yêu chân thật muốn cứu giúp chúng sinh ra khỏi biển khổ luân hồi mà không có dũng lực để cắt ái lìa gia, xa lìa cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ thì

Page 80: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 79

ngày nay, nhân loại (chúng sanh) không có một đấng nhân trung tôn. Tinh thần Dũng Mãnh Vô Úy này, chỉ có thể xuất phát từ tình thương chân thật với sự hiểu biết sáng suốt và được thúc đẩy bởi ý thức - Tự Giác và Giác Tha. Tóm lại, DŨNG là Ý CHÍ bất thối, phát xuất từ sự hiểu biết sáng suốt (TRÍ) và tình thương chúng sanh (BI), dẫn đến hành động dấn thân và không sợ hãi trước những chướng duyên nghịch cảnh. Dũng là:

- Hiểu thấu Lý Duyên sanh, Lý Nhân quả, quyết không gieo nhân xấu

- Hiểu rõ đạo lý Tứ Diệu Đế và công năng của Tứ Nhiếp Pháp, tinh tấn bất thối.

- Xiển dương chánh pháp không bị ngoại đạo quyến rủ. - Tuân kỷ luật, chịu huấn luyện. - Bị xúc phạm, bị nói nặng lời, không sân. - Tự tin, tự chủ, xả ly, tham ái, chấp thủ, giữ gìn và làm

việc thiện. - Sống đúng tinh thần 5 điều luật GĐPTVN. - Giữ gìn nội quy, quy chế, trung kiên với đạo pháp, dân

tộc, không quỵ ngã trước sắc, tài, danh vọng.

II. BIỂU TƯỢNG CỦA LỄ HỘI Tổ chức GĐPTVN lấy hình ảnh Thái Tử Tất Đạt Đa xuất

gia làm biểu tượng cho lễ hội truyền thống DŨNG. Chúng ta đã nghe và đọc nhiều bài viết ý nghĩa về cái Dũng và thấy được ý chí dũng mãnh xuất trần của người Giác ngộ: Nhận thức được sự thật giả hợp phù du của cuộc đời, trói buộc chúng sinh trầm luân trong biển khổ luân hồi, vào lúc nữa khuya,với ý chí kiên cường, Thái tử Tất Đạt Đa đã cởi ngựa Kiền Trắc, cùng người hầu cận Xa Nặc, vượt sông mê A Nô Ma, đi tìm chân lý, giải thoát nhân sinh, vượt thoát cơn mê tham ái, an trú trong tịnh lạc

Page 81: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 80

Cái Dũng của Ngành Nam là ý chí nghịch lưu bất thối trong cuộc sống với vô vàn chướng duyên, nghịch cảnh. Đức Phật đã khắc (thắng) phục nội ma – ngoại chướng thành tựu Bồ đề lên ngôi chánh giác thì Ngành Nam GĐPTVN sẵn sàng gánh vác gian nan, vững vàng đi tới, kế tục sự nghiệp thiêng liêng, hoàn thành sứ mệnh truyền thừa cao quý.

1. Hình thức. Vì thời tiết và khí hậu mùa đông khắc nghiệt tại Hoa Kỳ nói riêng và các quốc gia Âu Mỹ nói chung nên ngày Dũng không được tổ chức tưng bừng vào mùa Xuất gia như ở Việt Nam, thay vào đó, các đơn vị thường tổ chức các buổi trại bay hoặc du ngoạn, ủy lạo hay từ thiện ngắn gọn để tưởng niệm và thực hành hạnh Dũng. Do vậy, riêng tại Hoa kỳ, trại Dũng thường được BHD Miền và Trung Ương tổ chức vào dịp hè (summer vacation) để tạo điều kiện cho các em sống với thiên nhiên, hoạt động tháo vát, cùng nhau tạo dựng lều trại, nấu ăn, học hỏi lẫn nhau bằng chính sức lực và trí tuệ của chính mình.

2. Nội dung lễ hội truyền thống Dũng. Lễ Hội Dũng (ngày Dũng) là một trạm chuyển tải năng lượng, tạo sức mạnh và định hướng cho tuổi trẻ, tự giải quyết những vấn đề xã hội và bản thân bằng trí tuệ và sức lực của chính mình. Do đó, nội dung của Lễ hội truyền thống Dũng luôn luôn làm rõ nét các phần chính sau đây: 1. Như Lai đã dũng mãnh cắt ái ly gia, thực hiện chí hướng

xuất trần, tìm cầu chân lý cứu độ chúng sinh. Để báo ân Thế Tôn, thực hiện hạnh Dũng, Ngành Nam GĐPT thực tập - tu học phụng sự nhân sinh, hộ trì chánh Pháp, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo.

2. Thực hiện Hạnh Dũng để báo ân liệt vị anh linh tiền nhân đã nằm xuống cho tổ chức mãi trường tồn. Ngành Nam GĐPTVN quyết tâm hoàn thành mọi Phật sự, bảo vệ - duy

Page 82: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 81

trì và phát triển tổ chức. Sẵn sàng tiếp cận tha nhân, hòa nhập - chuyển hóa cộng đồng, Phật hóa xã hội, hoàn chỉnh tịnh độ nhân gian.

3. Tập cho các em thiếu niên tự lập – Có thể tự lo cho mình, không ỷ lại

Tùy theo hoàn cảnh, thời tiết tại địa phương và nhất là khả năng nhân sự, và tài chánh của đơn vị dưới đây là một vài gợi ý cho các đoàn trưởng/phó ngành thanh thiếu nam nghiên cứu và thực hiện để chuẩn bị cho ngày Dũng

a. Các Sinh hoạt Cộng đồng (ngoài khuôn viên chùa): Giới thiệu sinh hoạt của GĐPT để thu hút đoàn sinh phát triển Đoàn. Cố gắng đạt những tiêu chuẩn mà Đoàn đã đạt ra trong các năm trước.

b. Hộ trì Tam Bảo: Huynh Trưởng và Đoàn sinh xuất gia. Khuyến khích gia đình quyến thuộc quy y Tam Bảo. Cúng đường tịnh tài và tịnh vật cũng như công sức cho các Phật sự xây dựng tại chùa đang sinh hoạt

c. Công tác xã hội: Giúp đỡ các gia đình nghèo/homeless – nuôi học bổng – các công tác xã hội cứu trợ.

d. Phát hành kinh sách, lịch hằng năm. Bỏ ống tiết kiệm để hổ trợ cho trại Dũng.

III. CHƯƠNG TRÌNH KHAI MẠC Sắp Xếp Vị Trí: Cách sắp xếp vị trí dưới đây được áp

dụng cho tất cả các lễ đài o Thượng tòa: Trên lễ đài, chư tôn giáo phẩm chứng

minh. Phía sau hàng giáo phẩm là chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni

o Hạ tòa: Phía trước – chính giữa; Đại diện BHD TƯ:chủ tọa (HTr. Trưởng Ban TƯ). Phía sau là ban viên BHD Miền và khách mời trong GĐPT, các BHD bạn.

Page 83: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 82

Phía trái: Ban Bảo trợ, các nhà mạnh thường quân, chính quyền (nếu có).

Phía phải: Quý đạo hữu, Gia trưởng, LĐT, LĐP Ngành Nữ

Cung nghinh chư tôn giáo phẩm, chư tôn cố vấn và quan khách quang lâm lễ đài theo sơ đồ như trên.

1) Cung thỉnh chư tôn niệm hương bạch Phật. 2) Tuyên bố lý do. 3) Giới thiệu thành phần tham dự. 4) Chào Phật Giáo kỳ - Cử bài ca chính thức. 5) Rước Đuốc Dũng: Rước đuốc từ một tổ đình hay

chùa gần đó về trại (chương trình riêng, ăn khớp với chương trình tại trại).

6) Diễn văn khai mạc trại. 7) Trao còi lệnh cho Đời Sống Trại (ĐST). Kể từ

giờ phút này Thư Ký hết nhiệm vụ, nhường quyền điều hành cho ĐST. ĐST nhận nhiệm vụ, hứa sẽ đưa trại đến thành công.

8) Khai còi hiệu. - Cử trại ca. - Trình diện trại sinh và BQT lên chủ tọa và

chư Tôn Đức chứng minh. 9) Phát biểu của Ban Bảo Trợ, hoặc đại diện quan

khách. 10) Khuyến từ của BHD Miền nếu có 11) Đạo từ của Đại diện chư Tôn cố vấn. 12) Đạo Từ của đại diện Giáo Hội cao nhất được

mời. 13) Cảm tạ của BQT - Hồi hướng.

14) Hướng dẫn chư tôn quan khách thăm viếng các trại (khối hành chánh, ban thông tin báo chí hướng dẫn quan khách).

15) ĐST phổ biến chương trình trại, hiệu lệnh trại, kỷ luật trại – Tan hàng

Page 84: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 83

Một số đơn vị có chương trình, trình diện trại được lồng vào một chủ đề hóa trang có nội dung phong phú được thuyết trình làm tỏ rạng ý nghĩa hội Dũng của tổ chức GĐPT

IV. KẾT LUẬN: Trại của GĐPT nói chung và đơn vị nói riêng, dù được tổ chức bất cứ dưới hình thức nào cũng là một bộ môn học hỏi, trao truyền kinh nghiệm tổng hợp. Huynh Trưởng các cấp và trại sinh đều là học viên. Tham dự một lễ trại, Huynh Trưởng và Đoàn sinh đều cảm thấy mình trưởng thành hơn, đứng đắn hơn, chững chạc và gắn bó hơn và sẵn sàng gánh vác sứ mệnh đối với và Dân Tộc và Đạo Pháp. Do đó, trong các ngày lễ Hội/Trại, LĐT và các đoàn trưởng phải có một kế hoạch làm mới các sinh hoạt và phát triển óc sáng tạo của các em qua các đề mục hóa trang – hoạt cảnh v.v... Trong quá khứ nhiều đơn vị đã có chủ đề “Thanh thiếu nhi Phật giáo đón mừng Từ phụ xuất gia.” Trong đó, các em hóa trang thành các phái đoàn thời trước như: Đồng Ấu Phật Tử, Phật Hóa Phổ, Thanh Niên Phật Học Đức Dục, Hướng Đạo Phật Tử v.v…. Và cuối cùng tất cả các phái đoàn này hóa thân thành GĐPT Việt Nam dưới cờ Sen Trắng. Hoặc tùy địa dư và lịch sử của mỗi tiểu bang các em có thể hóa trang thành người bản xứ thời cổ sau cùng biến thành GĐPT với đồng phục và hàng ngủ chỉnh tề để khai mạc trại. Hoặc trong đêm lửa trại tất cả các kế hoạch nói trên phải được thể hiện rõ nét, có tác dụng tâm lý tốt đẹp cho Đoàn sinh và Huynh Trưởng. Ngoài ra, tùy thời gian và nhân lực nên lồng vào trại Dũng các buổi hội thảo nhỏ như: Vai trò thanh thiếu niên trong xã hội hiện tại. Đặt vấn đề trước những sự kiện gây khó khăn trong việc sinh hoạt và học vấn, thanh thiếu nhi trước các cám dổ và nghiền games online, và cell phone v.v…

Page 85: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 84

NgàY NgoaN (Hi‰U) oo0oo

Hiếu là Hiếu Thảo. Có nghĩa là khi còn nhỏ thì dễ dạy, ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha, khi trưởng thành thì biết chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, khi cha mẹ quá vãng thì như trong Sám Pháp Mục Liên có nói: "Nên phát Hiếu Tâm làm mọi việc lành, cúng dường tam bảo, tụng kinh lễ sám, cầu xin sám hối thay cho cha mẹ, mong độ cho cha mẹ thoát khỏi huyết bồn, sanh về cõi trời hưởng mọi an lạc". Đây chính là đức tính cao đẹp bởi vì Tâm Hiếu là Tâm Phật, Hạnh Hiếu là Hạnh Phật. Không một ai trước khi thành Phật mà không được cha mẹ sinh ra. Thế nên, không người nào mà không cảm nhận được cái đẹp, cái ý nghĩa Hiếu Đạo trong ngày Lễ Vu Lan mà đức Phật đã dạy Ngài Mục Kiền Liên: “Vào ngày Rằm tháng Bảy, chí thành cung kính thiết Bồn Vu Lan - cúng dường ngày Tăng Tự Tứ, ngày Chư Phật hoan hỷ, ngày xá tội vong nhân, ngày mở trừ trói buộc - để tưởng nhớ đến ơn đức sâu dày của đấng Nghiêm Từ, để cầu nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, Cha Mẹ nhiều đời được siêu sinh Tịnh Độ.” I. Ý NGHĨA. Tổ chức Gia Đình Phật Tử chọn ngày Rằm tháng Bảy (ngày Vu Lan) làm Ngày Truyền Thống Ngành Oanh (Vũ) gọi là NGÀY HIẾU. Thế nhưng, hạnh Hiếu thì không dành riêng cho bất cứ một ai, mà là cho tất cả mọi người. Chính vì thế mà Đại Hội Huynh Trưởng toàn quốc kỳ III/1989 tại chùa Kim Quang, Sacramento đã đổi Ngày Hiếu, ngày Truyền Thống Ngành Oanh Vũ, thành Ngày NGOAN để nói lên cái đặc tính tâm lý của ngành Đồng là biết vâng lời, hay bắt chước, theo phương pháp giáo dục huân tập của Phật Giáo mà Oanh Vũ là nền tảng.

Page 86: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 85

Hiếu đứng đầu trong muôn Hạnh và truyền thống Báo ân và Đền ân Cha Mẹ đã được Đức Thế Tôn ân cần chỉ dạy qua nhiều kinh điển, đặc biệt là trong Kinh Vu Lan Bồn, vì thế hàng Phật tử phải dốc lòng lập nguyện trọn đời báo trả: - Hiếu Thảo với ông bà cha mẹ

- Hiếu Thảo với Thầy tổ 1. Hiếu đối với cha mẹ, ông bà

Về mặt ý nghĩa nhân gian thì ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu nhớ đến công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận với những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hóa Phật giáo đó là “Từ, Bi, Hỷ, Xả”, “Vô Ngã, Vị Tha”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”. Ngược lại, con cái không phụng dưỡng cha mẹ, học trò chửi mắng thầy cô, đệ tử nói xấu thầy, hoặc lừa thầy phản bạn đều là những biểu tượng suy thoái đạo đức phát xuất từ căn bản Bất Hiếu mà ra. Chúng ta không biết ơn thì thôi, nhưng (chớ) đừng bao giờ lấy oán trả ơn, bởi vì, theo lý duyên sinh, bất luận ai trong chúng ta cũng đều chịu ơn của cộng đồng nhân sinh xã hội. Vì thế, Phật giáo đề cao tinh thần Hiếu Thảo. Biết Ơn và Đền Ơn là hai nhân tố quan trọng nói lên phẩm cách giá trị của con người và là một hành động mang tính nhân bản tất yếu trong cuộc sống.

2. Hiếu với Thầy Tổ

Vu Lan cũng là mùa Tri Ân và Báo Ân thầy tổ. "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Người dạy ta dù một chữ hay nửa chữ cũng là thầy ta. Nhờ thầy cô hướng dẫn, trí huệ của chúng ta mới được mở mang, tiếp cận với tri thức loài người, hòa nhập

Page 87: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 86

vào đời sống văn minh. Trong Phật giáo, khái niệm về người thầy mang ý nghĩa rất rộng lớn. Bất cứ người nào mà ta có thể học hỏi được một điều gì, dù là một chữ hay nữa chữ, người ấy cũng là thầy ta. Do đó, vai trò của thầy rất quan trọng không thể thiếu, trên quan điểm thế gian.

Trên phương diện xuất thế gian, thầy dạy Đạo còn có vị trí cao cả hơn nữa, vì thầy dạy ta những phương pháp tu hành để trở thành người đạo đức, thăng hoa cuộc sống tâm linh. Nếu chúng ta biết ơn cha mẹ và thầy cô ngoài đời vì công ơn sinh thành giáo dưởng, mở mang trí thức thì chúng ta càng nhớ ơn thầy dạy Đạo gấp trăm ngàn lần, vì thầy dạy Đạo chính là bậc cha mẹ nuôi lớn thân Tuệ mạng bất sinh bất diệt của chúng ta, và trang bị cho chúng ta một hành trang vững chắc trên lộ trình giác ngộ, giải thoát. Do đó, ân nghĩa thế gian và ân nghĩa xuất thế gian là hai trọng ân mà người con Phật, ai cũng cưu mang và tìm cách đáp đền.

Ngoài ân cao trời biển của cha mẹ và thầy tổ, chúng ta còn chịu ơn của quốc gia xã hội, của tam bảo và của tất cả mọi người, từ người nông phu gieo trồng lúa mạ, rau trái cho ta ăn, người thợ dệt làm ra y phục cho ta mặc, cho đến biết bao ngành nghề khác phục vụ ta trong cuộc sống v.v... Vì thế, ngày nay Lễ Vu lan đã nghiễm nhiên trở thành lễ hội văn hóa của dân tộc, lễ hội của tình người, của lòng từ bi ban vui cứu khổ, không chỉ có ý nghĩa đối với hàng tứ chúng con Phật, mà còn đối với toàn thể nhân loại nói chung.

II. MỤC ĐÍCH.

1. Duy trì và phát triển nền luân lý đạo đức Phật Giáo, hun đúc và truyền thừa tinh thần hiếu nghĩa từ chiều sâu tâm thức đến chiều rộng của nhân sinh, thăng hoa cuộc sống, xây dựng một xã hội an vui đầy nhân bản.

Page 88: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 87

2. Khai mở mối tương quan nhân quả duyên sinh, quán triệt y báo, chánh báo, là chìa khóa mở cửa trí tuệ, có thể cắt đứt phiền não tử sanh.

3. Chuyển nghiệp: Chúng ta phải hiểu (nhận thức) rằng tất cả những người xung quanh đã từng là ông bà, cha mẹ, anh em, chồng vợ của chúng ta trong nhiều đời, nhiều kiếp, vì thế phải cảm thấy xót xa khi gặp kẻ cơ hàn đói rách, và hoan hỷ khi thấy kẻ khác thành tựu sang giàu, không nên ganh ghét hay khinh chê.

III. NỘI DUNG: Nội dung của ngày Ngoan phải đạt được các mục đích sau đây: 1- Thể hiện sự chăm sóc, lo cho đàn em một cách chu đáo,

công bằng, vô điều kiện. Lều trại phải tốt, che nắng che mưa, chống muỗi mòng, rắn rết, cơm nước no đủ. Giờ học, giờ chơi phân chia rỏ ràng, chia xẻ buồn vui, uốn nắn một cách nhẹ nhàng tế nhị. Tóm lại, làm sao cho các em thấy anh chị là cha mẹ, là người bạn đồng hành lớn tuổi đáng tin cậy.

2- Vận dụng mọi phương thức: trò chơi và đố vui để giúp các em hiểu và dốc lòng báo hiếu:

a. Kể lại một cách chân thành những lỗi lầm đã phạm làm cha mẹ buồn, và thành tâm sám hối cầu xin cha mẹ tha thứ và hứa sẽ không tái phạm.

b. Biết chừa bỏ điều lầm lỗi. c. Biết học làm việc thiện (lành). d. Tự làm quà để dâng tặng cho cha mẹ hoặc mua quà

bằng tiền dành dụm của mình. Xin ý kiến anh chị trưởng cầm đoàn để được chỉ bày cẩn thận.

e. Cúng dường phụ mẫu hiện tiền: Tự nấu cơm và dọn hầu cho cha mẹ dủng. Việc này nên làm tại

Page 89: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 88

đoàn quán hoặc tại chùa, cần phối họp với ban trai soạn của chùa để gây quỹ cho mỗi phần ăn

f. Lễ rửa chân cho cha mẹ. g. “Vui chơi trong học tập - Học tập trong vui chơi”.

IV- PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN.

1) Tùy theo hoàn cảnh và diễn tiến từng năm tại từng địa phương, ngày NGOAN (Hiếu) tại đơn vị được tổ chức theo sáng kiến của BHT và Huynh trưởng cầm đoàn miễn sao phát huy được tinh thần hiếu thảo và nâng cao sự hiểu biết tạo sự thu hút tuổi trẻ và đánh động được tình mẫu tử đối với phụ huynh.

a. Phật hóa một số trò chơi thể thao, phổ biến nội dung thi đua để các em thực hiện.

b. Đố vui để học: Phật Pháp Việt Ngữ, Kiến thức, và khả năng chuyên môn

c. Biết kiểm điểm bản thân. d. Làm phiếu Ngoan giúp đở cha mẹ hằng ngày: dọn

phòng, xếp quần áo, hút bụi, rửa chén, lau chén v.v… Phiếu Ngoan nên làm ít nhất một tháng trước ngày Ngoan.

2) Dâng quà và cúng dường phụ mẫu.

Tổ chức phần nầy cho tất cả Huynh trưởng Đoàn sinh. Đại diện Đơn vị (LĐT/ĐT) đứng trước bàn Phật hướng về phụ huynh xướng cho tất cả đại chúng cùng lạy.

• Chúng con vâng lời Phật dạy, mang được thân người, cha mẹ là ân sâu. Chúng con nhất tâm cúng duờng. Kính xin cha mẹ hoan hỷ nạp thọ và tha thứ cho chúng con những lỗi lầm sai quấy đã vấp phải (chuông – 1 lạy) - Dâng quà.

Page 90: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 89

• Được sự nuôi dưỡng giáo dục từ thuở ban sơ, hiểu đời, biết Đạo, công ơn cha mẹ cao như Thái Sơn, rộng sâu như biển cả, chúng con một lòng chân thành tri ân, dốc lòng báo đền. Kính xin cha mẹ thùy từ chứng giám (chuông – 1 lạy).

• Được sự chăm lo tác thành gia sự được thừa hưởng truyền thống gia đình từ vật chất đến tinh thần. Chúng con thành kính đảnh lễ. Cầu xin Tam Bảo từ bi gia hộ cha mẹ được an khang, sống lâu trăm tuổi (chuông – 1 lạy).

3) Lễ Rửa chân cho phụ mẫu (Xem phụ bản, trang 76) 4) Đứng hầu khi cha mẹ dùng cơm: Nếu phòng ăn rộng rải,

đơn vị nên khuyến khích nhận đặt thức ăn cho phụ huynh trong ngày Lễ Vu Lan. Đoàn sinh sẽ đứng hầu, bớt cơm, rót nước khi cha mẹ quá đường (dùng cơm).

5) Cúng dường trai tăng: Trong mùa an cư kiết hạ, Huynh

trưởng và Đoàn sinh nên tạo duyên để cúng dường “Trai Tăng*”. Nếu không đủ nhận lực và tài chánh để tổ chức lễ cúng đường trai Tăng thì nên tổ chức cúng đường “Trai Phạn**”, cầu xin chú nguyện cho cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời đã quá vãng, được tiêu trừ nghiệp chướng, vãng sanh về nước Cực Lạc. Còn tại thế thì được bình yên, sống lâu. (Xem “Tác bạch, thỉnh sư”, ở phần phụ bản, trang 151).

**Cúng dường Trai phạn: Tự nấu nướng (hoặc nhờ nhà bếp của chùa nấu) rồi bày biện cơm nước lên trai đường (nhà ăn của chùa), dâng cúng Tăng Ni. *Cúng đường Trai tăng: Bao gồm dâng cúng thực phẩm (Trai phạn) và một số vật dụng thiết yếu cho chư Tăng Ni như y phục, thuốc men, sàng tọa… thường gọi là tứ sự. Nói một cách dễ hiểu, cúng dường Trai tăng là ngoài thực phẩm ra còn cúng thêm một số vật dụng khác và một ít tiền mặt (để chư Tăng Ni tùy nghi mua sắm các vật dụng cần thiết).

Page 91: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 90

LÍ BônG HÒnG CàI Áo - CàI HoA Hi‰U HånH

Lời Thưa: Trước nhất xin được xác nhận rằng: Lễ Bông Hồng Cài Áo không nằm trong Lễ Lược truyền thống của Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Tuy nhiên, tại hải ngoại, hằng năm trong Lễ Vu Lan, các đơn vị GĐPT đều tổ chức lễ Cài Hoa Hồng, lồng vào chương trình Lễ hội Vu Lan của Tự Viện, hoặc các chùa nơi đang sinh hoạt. Lễ Vu Lan - Hoa Hồng Cài Áo đã trở thành là một Lễ Hội đượm thắm tình người và ngập tràn cảm xúc khi đón nhận một bông hồng được trang trọng cài lên ngực áo. Nhận thấy, tại Hoa Kỳ, Hoa Hồng được tôn vinh thành một Lễ hội Hoa hồng truyền thống của người Mỹ (Rose Parade) cũng như Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh đã vinh danh Hoa Hồng vào Lễ Hội Vu Lan và được xem là một buổi lễ báo hiếu quan trọng không chỉ dành riêng người Phật Tử mà còn cho tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo đều có thể tham dự. Hoa hồng ngày Vu Lan là “Hoa hồng bình đẳng” được cài lên ngực áo của mọi người: đàn ông, đàn bà, thiếu nữ, thanh niên, và cả cho những em bé, bởi vì ai cũng có mẹ. Thế nhưng, không phải hoa hồng nào cũng màu đỏ thắm mà cũng có những đóa hoa hồng trắng, cho người mất mẹ. Nếu không nhìn màu hoa được cài trên áo, chúng ta sẽ không thể biết những giọt nước mắt đọng trên mi, trên má là vui hay buồn, hạnh phúc hay tủi thân. Cảm nhận, việc làm tuy nhỏ nhưng đượm thắm tình người, nhất là “Bông Hồng Cài Áo” là một nghi thức thật dễ thương, với nhiều ý nghĩa và rất hữu hiệu trong việc giáo dục đại chúng về lòng hiếu thảo và tình người, chúng tôi mạn phép được biên soạn nghi thức này, cũng như viết vài cảm nghĩ về Mẹ trong

Page 92: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 91

Lễ Bông Hồng Cài Áo, để gợi ý, giúp duyên cho quý anh chị LĐT, quý Đơn vị tùy nghi thay đổi, làm mới Lễ Hội Tâm Linh, tạo được niềm cảm xúc sâu sắc trong tâm hồn của phụ huynh và đại chúng về đóa Hồng mà họ nhận được trong ngày Vu Lan. Ước mong rằng ý nghĩa Bông Hồng Cài Áo dưới đây sẽ giúp quý anh chị hiểu nhiều hơn về nghi thức Lễ Hội Tâm linh này. Sau cùng, trong tinh thần “Tôn sư trọng đạo”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, chúng tôi xin ghi sâu những Đạo tình lớn lao và tấm lòng bao dung rộng mở của quý anh chị và chúng tôi tin rằng quý anh chị sẽ tiếp tục dấn thân, gieo ươm những hạt mầm tốt cho đàn em. Thành quả chúng ta thu được sẽ là những cây Bồ Đề, trái ngọt trỉu cành. A- Ý Nghĩa và Biểu Tượng của Hoa Hồng:

Trong lễ hội Vu Lan, Phật tử thường dùng hoa hồng đỏ làm biểu tượng cho những ai còn mẹ và hoa hồng trắng cho những ai đã mất mẹ. Người được cài hoa hồng đỏ sẽ hạnh phúc và sung sướng vì biết mình còn có mẹ. Người được cài hoa trắng sẽ thấy như một sự chia xẻ, nhắc nhở, không bao giờ quên ơn của mẹ. Hòa thượng Thích Nhất Hạnh đã viết tác phẩm “Bông Hồng Cài Áo” khi thầy sang Nhật tu học. Nhân dịp ra phố với Thầy Thiên Ân, một cô gái Nhật đã gắn trên áo Thầy một đóa hồng trắng. Thầy ngạc nhiên không hiểu lý do. Thầy Thiên Ân giải thích, hôm nay là ngày lễ mẹ của người Nhật, cô gái đã hỏi tôi về mẹ của thầy. Tôi cho cô ta biết mẹ của Thầy đã mất nên Thầy được cài đóa hoa trắng tượng trưng cho mẹ đã khuất. Trong cách nhìn của người Việt thì hoa hồng là loài hoa thông dụng và dễ thương, được nhiều người yêu thích. Loài hoa này còn biểu hiện cho tình yêu thương của loài người. Chính vì thế Hòa thượng Nhất Hạnh đã chọn hoa hồng làm biểu tượng cho

Page 93: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 92

Lễ Vu Lan báo hiếu và viết tác phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào tháng 8 năm 1962. Sau đó, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã lấy ý từ bài viết này, sáng tác nhạc phẩm “Bông Hồng Cài Áo”. Tổ chức GĐPT lấy ý và lời nhẹ nhàng thanh thoát và thiết tha từ tác phẩm “Bông Hồng Cài Áo” để phối trí và thực hiện Lễ Bông Hồng Cài Áo. Bố trí người có giọng đọc truyền cảm đọc nguyên văn tập bông hồng cài áo nầy từ phía sau hậu trường trong lúc các em đoàn sinh cài hoa cho phụ huynh. Ngày nay tại hải ngoại, các đơn vị GĐPT chỉ dựa vào ý nghĩa của bản văn, trích đoạn sửa đổi và được các em đoàn sinh ngành thiếu và ngành Oanh thay phiên nhau đọc những đoạn văn ngắn gọn nhưng xúc tích nói về tình thương của mẹ kèm thêm nhạc đệm “Bông Hồng cái Áo”, “Lòng mẹ”, “Ân đức sinh thành”, và “Tâm sự người cài bông trắng” v.v… Các đoạn văn xúc tích, nhẹ nhàng và nhạy cảm nói về tình thương của Mẹ khi cài hoa hồng sẽ làm không khí Đạo Tràng ấm nồng tình người, và cảm xúc tình thương yêu sẽ chan hòa trong tâm tưởng khi tụng bài Sám Vu Lan.

Theo truyền thống Lễ Vu lan – Báo Hiếu, trong suốt hơn 60 năm qua, các chùa, tự viện đã dùng Hoa Hồng làm các biểu tượng như sau: Hoa hồng màu vàng cài cho Quý Tăng, Ni. Hoa hồng màu đỏ, cài cho những người còn mẹ. Hoa hồng màu trắng, cài cho những người mất mẹ.

B- Tổ chức khung cảnh: Lễ Bông hồng Cài Áo có thể tổ chức riêng trong ngày Ngoan cho Gia Đình Phật Tử. Tuy nhiên, để ít tốn thời gian, công sức, và tài chánh, chúng ta nên tổ chức Lễ Cài Hoa Hồng vào Lễ Hội Vu lan – Báo Hiếu của chùa với các chương trình như sau.

C- Chương trình:

Page 94: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 93

- Phật Tử vân tập về chùa - Ba hồi chuông trống Bát Nhã - Lễ dâng hoa - dâng hương - Phút nhập Từ Bi Quán - Diễn văn "Vu Lan Thắng Hội" - Đạo từ chư tôn đức - Lễ Đóa Hồng Dâng Mẹ (chương trình riêng) Chương trình Đóa hồng Dâng mẹ • Tuyên bố lý do (ngắn gọn – không có cũng được). • Ý nghĩa Cài Hoa Hiếu Hạnh (có nhạc đệm: Lòng mẹ,

Tình cha, Bông hồng cài áo v.v…) Chọn các em ngành Oanh và Thiếu giỏi tiếng

Việt đọc những bài viết về mẹ. (xem phần phụ lục các bài viết về mẹ cha, trang 120-134). Nên cho các em đọc trước và người đọc phải “nhập vai” nhất là các em mồ côi (mất cha hoặc mẹ) mới ngơi nguồn cảm xúc với đại chúng.

Cài hoa (cài hoa cho Chư tôn Đức Thầy/Cô, trước rồi đến quan khách, phụ huynh, và Phật tử)

- Khai kinh Vu Lan Bồn - Hồi hướng. - Cảm tạ của ban Tổ chức. - Cung tiễn chư Tăng Ni hồi liêu (thọ trai) - Mời quan khách, Phật Tử và Phụ huynh dùng trưa - Thí thực - Hoàn mãn

Ghi chú: Trong ngày lễ Vu Lan, nếu có phương tiện, đơn vị nên tổ chức “Lễ Rữa Chân cho Cha Mẹ.” (Xem phần phụ lục “Lễ rửa chân”, trang 135)

VI. KẾT LUẬN Tổ chức lễ lược trong GĐPT là một hình thức sinh hoạt rất quan trọng, không những có tác dụng giáo dục tốt mà còn là một luồng sinh khí mới tạo tinh thần phấn khởi, củng cố niềm

Page 95: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 94

tin và phát huy sức sống của đơn vị. Do đó, Huynh Trưởng phải hiểu rõ giá trị và ý nghĩa tinh thần của các buổi lễ, am tường cách tổ chức và thực hiện chu đáo các buổi lễ để đạt kết quả tốt đẹp. Không nên làm lấy lệ, vá víu, lọng cọng sẽ gây ảnh hưởng không tốt (xấu) cho đơn vị. Người Huynh trưởng nói chung, đặc biệt là người LĐT và LĐP cần nhớ rõ các yếu tố dưới đây để tổ chức các buổi lễ thành công: - Năng lực tổ chức (vạch kế hoạch, phân công, sắp xếp công việc, vận động đúng mức) - Óc sáng kiến, khéo léo của người tổ chức - Nhiệt tâm và tinh thần trách nhiệm, hòa hợp - Theo đúng lề lối, thể thức tổ chức và tinh thần nội dung của từng buổi lễ. Hình thức, nội dung, và kết quả buổi lễ sẽ nói lên tinh thần trách nhiệm, trình độ, năng lực, và nghệ thuật tổ chức của Ban Huynh trưởng nói chung và người LĐT nói riêng. Hãy tận dụng khả năng tổ chức: Khéo léo, sáng tạo, hợp lực, nhiệt tâm, và nghiêm trang. Tuyệt đối theo lề lối và thể thức căn bản của GĐPT ấn định. Chúc quý huynh trưởng thành công trong mọi lễ lược tại đơn vị.

Page 96: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 95

Sách Tham Khäo và TrícH DÅn: - Lễ Lược Trong Tổ Chức GĐPTVN: Thị Nguyên Nguyễn Đình

Khôi

- Nội Quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ: BHD Trung Ương GĐPTVN tại HK

- Tổ chức các lễ lược trong đơn vị GĐPT: Tài liệu Huấn luyện Huyền Trang

- Nghệ Thuật Diễn Giảng & Xướng Ngôn: Thượng Tọa Thích Đạt Đạo

- Kinh Tụng Niệm: GĐPT Viên Minh (Oklohama, OK)

- Lời dẫn chương trình các buổi lễ: HTr. Quảng Từ, UV nghi Lễ Tịnh Khiết

- Lời dẫn lễ chào cờ đầu năm: HTr. Quảng Từ, UV nghi Lễ Tịnh Khiết

- Tài Liệu Phật Pháp và Lễ lược: Các trang nhà GĐPT khắp thế giới và các bài viết khuyết danh

Page 97: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 96

PhÀn Phø Bän

GHI CHÚ ĐẶC BIỆT I. GIỚI THIỆU TRONG CÁC BUỔI LỄ CHÍNH:

• Khi giới thiệu thành phần tham dự, hoặc đọc một bài diễn văn, người dẫn chương trình (MC) sẽ giới thiệu hay thưa theo thứ tự: Cấp lớn trước, Cấp nhỏ sau.

Thí dụ: - Ngưỡng Bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng

Tọa, Đại Đức Tăng Ni… - Kính thưa Huynh Trưởng Trưởng Ban Hướng

Dẫn Miền... - Kính thưa Ban Trị Sự (Ban Hộ Trì Tam Bảo) Hội

Phật Giáo... - Kính thưa Quý Hội Đoàn Bạn...

II. ĐÁP TỪ:

• Sau bài diễn văn, đến phần đáp từ của chư Tôn Đức và quan khách, thì ngược lại, cấp nhỏ nói trước và cấp lớn nói sau cùng : Thí dụ:

- Cảm Từ của Phụ Huynh Đoàn Sinh - Chúc Từ của Gia Đình Bạn. - Khuyến Từ của Huynh Trưởng Trưởng Ban

Hướng Dẫn Miền… - Đạo Từ của Thầy Cố Vấn Giáo Hạnh... - Đặc biệt, chữ HUẤN TỪ (Giáo Từ) chỉ dành

cho Quý Ngài có Chức Vụ cao trong Giáo Hội như Đức Tăng Thống, Phó Tăng Thống, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo; Đức Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thủ v.v…

Page 98: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 97

TỔ CHỨC ĐÓN TIẾP - CHÚC MỪNG - ĐƯA ĐÁM TANG

1. ĐÓN TIẾP: Đơn vị chỉ tổ chức đón tiếp các phái Đoàn và chư tôn Đức Tăng Ni khi có Thông Tư báo trước của Ban Hướng Dẫn Miền. 2. CHÚC MỪNG: Gia Đình được tổ chức các Lễ Chào Mừng

dưới đây: • Chào Mừng Đại Hội của quý Giáo Hội, theo thư mời

của Ban Hướng Dẫn. • Chào Mừng các Lễ Vía Lớn như: Phật Đản, Vu Lan, Tết

Nguyên Đán... • Chào Mừng Thầy (Cô) Cố Vấn Giáo Hạnh, Ban Trị Sự,

Ban Hộ Trì Tam Bảo, Giáo Hội Phật Giáo địa phương, Ban Bảo Trợ, Phụ Huynh Đoàn sinh và Huynh trưởng v.v… Một cách tổng quát, chứ không đến nhà từng người.

3. ĐƯA ĐÁM TANG : a) Trường hợp Phụ Huynh của một Đoàn sinh thất lộc

(mất), Huynh Trưởng của Đoàn và Đại Diện mặc đồng phục đi phúng điếu. Lúc đưa đám tang, Đoàn liên hệ có thể đi đưa với Thường Phục Chỉnh Tề, không mặc Đồng phục theo đám.

b) Trường hợp Tứ Thân Phụ Mẫu của Huynh Trưởng, ân nhân của Gia Đình Thất Lộc, Ban Huynh Trưởng và Đại Diện các Đoàn mặc Đồng Phục Đi Phúng Điếu, có thể điều động toàn Gia Đình đi đưa linh cữu, nhưng mặc Thường Phục Chỉnh Tề, không mặc Đồng phục.

c) Trường hợp Huynh Trưởng hoặc Đoàn sinh Thất Lộc, toàn Ban Huynh Trưởng và Đại Diện các Đoàn mặc Đồng Phục đi Phúng Điếu, Đoàn liên hệ thay phiên nhau

Page 99: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 98

cầu nguyện và đưa linh cữu đến Mộ Phần với Đồng Phục, nhưng phải Báo cho Ban Hướng Dẫn biết.

d) Đoàn sinh và Huynh Trưởng Bạn có liên hệ lân cận, chỉ phúng điếu, cầu nguyện mà không đưa Linh Cữu với Đồng Phục.

e) Những trường hợp đặc biệt, phải có chỉ thị của Ban Hướng Dẫn Miền.

Trên đây là Nội Lệ sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử trong mấy mươi năm trước tại quê nhà, nhưng rất tiếc, từ đó đến nay, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, anh chị em chúng ta vẫn chưa một lần thảo luận để Tu Chính, hầu có thể khế hợp và thống nhất với hoàn cảnh sinh hoạt hiện nay tại xứ người. Chúng tôi nêu ra đây, như một đề án cho việc thảo luận để tiến đến một quyết định chính thức trong Đại Hội Huynh Trường toàn quốc tương lai (năm???)

• Gởi thư phân ưu và vòng hoa (Tứ thân Phụ Mẫu) - Hội Đồng Chỉ Đạo và Giám Sát, - Trưởng ban BHD Trung Ương và Ban Thường Vụ

BHD Trung Ương và Miền - Ban viên Miền, Bác Gia Trưởng và Liên Đoàn

Trưởng các đơn vị trong Miền - Trưởng Ban BHD Miền bạn

• Thư phân ưu không vòng hoa (Tứ thân Phụ Mẫu): - Các Ủy viên trung Ương - Các Cựu Htr. UV Miền

Page 100: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 99

Ý Nghïa Huy HiŒu Hoa Sen Huy hiệu của Gia Đình Phật Tử là dấu hiệu tròn, Hoa sen

trắng, có tám cánh nằm trên nền màu xanh lá mạ.

I. Hình tròn: Tượng trưng cho đạo Phật viên dung, hoàn toàn, vô ngại.

II. Sen Trắng: Tượng trưng cho ánh sáng của Trí huệ hoàn toàn (giác ngộ), và cho ánh sáng của hạnh Thanh tịnh hoàn toàn (giải thoát). Hoa sen là loại hoa mọc trong bùn nhơ nhưng vẫn tỏa ngát hương thơm tượng trưng cho sự không bị sa đọa của người Phật Tử dù sống với xã hội độc ác, nhơ bẩn.

III. Màu xanh lá mạ: là màu tương lai - chỉ tuổi trẻ đang vươn lên đầy hy vọng ở tương lai, màu của Thanh, Thiếu, Nhi Phật

IV. Tám cánh sen: chỉ rõ mục đích Gia Đình Phật Tử:

A. Năm cánh trên của Hoa sen tượng trưng cho năm hạnh của người Phật Tử:

1. Cánh giữa: Hạnh Tinh Tấn. Tinh Tấn nghĩa là luôn luôn tiến trên con đường trong sạch, con đường đến mục đích của Đoàn, con đường Đạo. Hạnh Tinh Tấn tượng trưng cho đức Phật Thích Ca, người đã rời bỏ ngôi báu, hạnh phúc gia đình, vợ con, danh lợi, để dấn thân trên đường Đạo, tu khổ hạnh trong sáu năm, ngồi thuyền định 49 ngày để đạt đến giác ngộ, rồi đi thuyết pháp giáo hóa chúng sanh hơn bốn mươi chín năm.

Một thiếu niên, thiếu nữ sống theo hạnh tinh tấn là luôn luôn tinh tấn thực hành các hạnh Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí huệ và Từ bi. Trái với hạnh Tinh Tấn là lười biếng trên đường Đạo, trong bổn phận của mình.

Page 101: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 100

TINH TẤN: Siêng năng tu tập, không thối lùi khi trở ngại, tượng trưng cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng là điều luật thứ nhất GĐPT (Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.)

2. Bên phải cánh giữa (ngoài nhìn vào): Hạnh Thanh Tịnh, có nghĩa là trong sạch trong thân thể, trong sạch trong lời nói, ý nghĩ, việc làm và sống một cuộc đời giản dị, thanh bạch. Trong sạch trong thân thể, là lúc nào thân hình cũng sạch sẽ, tóc tai gọn gàng, quần áo chỉnh tề. Trong sạch trong lời nói, là không nói lời giả dối, độc ác, thêu dệt, chải chuốt, nói hai lưỡi; chỉ nói lời thành thật, hòa nhã giản dị, và trung trực. Trong sạch trong ý nghĩ, là từ bỏ tánh tham, sân, si, tư tưởng cần trong sạch chơn chánh. Trong sạch trong việc làm là cử chỉ, việc làm chơn chánh. Sống giản dị là sống thanh bạch, đạm bạc, không xa hoa, phù phiếm. Một người sống theo hạnh Thanh Tịnh là thân thể áo quần luôn luôn sạch sẽ, tề chỉnh, lời nói, ý nghĩ, việc làm luôn luôn trong sạch, và sống cuộc đời giản dị thanh bạch. Tượng trưng cho hạnh Thanh Tịnh là đức Phật A Di Đà, một đức Phật có hào quang vô lượng, thọ mạng vô lượng, hai quả đức do nhơn hạnh hoàn toàn thanh tịnh; và cảnh giới của đức Phật A Di Đà hóa độ chúng sanh là cảnh Tịnh Độ, một cõi hoàn toàn trong sạch đẹp đẽ.

THANH TỊNH: Trong sạch từ thân, khẩu, ý từ lời nói đến việc làm tượng trưng cho Đức Phật A Di Đà, cũng là điều luật thứ tư (Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.)

3. Bên phải của Thanh Tịnh: Hạnh Từ Bi, có nghĩa là đem vui cứu khổ cho mọi loài.

Page 102: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 101

Đem vui là gieo sự vui vẻ. Ví như người thích đọc sách, ta đem sách tặng khiến cho người đó vui vẻ, hoặc dùng lời nói hòa nhã giảng giải Phật Pháp cho người nghe vui vẻ.

Cứu khổ là trừ những nổi đau khổ cho mọi loài. Đối với người khổ vì đói khát thì bố thí các món ăn uống cho hết khổ.v.v… Một người sống theo hạnh Từ Bi là luôn luôn cứu giúp mọi loài, mọi người sống hạnh phúc. Tượng trưng cho hạnh Từ Bi là đức Quán Thế Âm Bồ Tát, một vị Bồ Tát hiện thân cứu khổ cứu nạn cho mọi loài, luôn luôn thương tưởng, cứu giúp cho tất cả chúng sanh.

TỪ BI: Đem vui cứu khổ tượng trưng cho Bồ tát Quán Thế Âm, cũng là điều luật thứ hai (Phật tử mở rộng lòng thương tôn trọng sự sống

4. Bên trái cánh giữa (ngoài nhìn vào): Hạnh Hỷ Xả, có nghĩa là luôn luôn vui vẻ hoan hỷ, làm mọi người vui vẻ hoan hỷ, xả bỏ, không chấp trước. Gặp việc buồn, dữ, hoặc bệnh tật không than khóc, lo buồn, sợ hãi. Thấy người làm việc lành (Thiện) hoặc được may mắn thì vui vẻ, tán thành, không ganh ghét, bực tức. Thấy người gặp việc buồn khổ thì khuyên giải, giúp đỡ. Gặp người xúc phạm đến mình không tức giận. Biết hy sinh cho mọi người, mọi loài. Hỷ Xả là hạnh của một tâm hồn trong sạch, yêu đời, thương mọi loài, điềm tĩnh và biết hy sinh. Người sống theo hạnh Hỷ Xả luôn có gương mặt tươi trẻ, cặp mắt trong sáng, nụ cười hiền hòa, và trong thân tỏa ra sức mạnh khiến mọi người hoan hỷ hy sinh theo mình. (Hỷ Xả không có nghĩa là vui vẻ trẻ trung, cười nói ồn ào.) Tượng trưng cho hạnh Hỷ Xả là đức Phật

Page 103: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 102

Di Lặc, một đức Phật có lòng thương rộng lớn cao cả, gương mặt luôn luôn tươi cười.

HỶ XẢ: Hoan hỷ vui vẻ, xả bỏ, không cố chấp tượng trưng cho Đức Phật Di Lặc, cũng là điều luật thứ năm (Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.)

5. Bên trái của Hỷ Xả: Hạnh Trí Huệ, có nghĩa là hiểu biết đúng đắn, cùng khắp, tất cả. Hiểu biết đúng đắn là sự thật cảnh vật như thế nào, thì hiểu biết đúng như vậy không sai lầm. Hiểu biết cùng khắp là hiểu biết rộng rãi. Một người sống theo hạnh Trí Huệ là phải học hiểu những điều phải học đúng theo chương trình, phải học hiểu Phật Pháp đúng theo thứ bậc của mình. Tượng trưng cho hạnh Trí Huệ là đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, vị Bồ Tát có trí huệ bậc nhất, tiêu biểu cho sự hiểu biết, và thường thay thế đức Phật Thích Ca khai sáng trí huệ cho mọi loài.

TRÍ TUỆ: Nhận chân đâu là sự thật, hiểu biết cùng khắp tượng trưng cho Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, cũng là điều luật thứ ba (Phật tử trao dồi trí tuệ và tôn trọng sự thật)

B. Ba cánh dưới tượng trưng cho ba ngôi báu: Đài hoa nâng đỡ cánh hoa giống như Phật, Pháp,Tăng là ba cánh dưới là nền tảng nâng đỡ năm cánh trên Tinh tấn,Thanh tịnh, Hỷ xả, Từ bi, vàTrí tuệ. 1. Cánh giữa: Phật Bảo như Phật Thích Ca, Phật A Di

Đà, Phật Dược Sư, Đức Phật Di Lặc v.v... Phật Đà có ba nghĩa:

• Tự Giác có nghĩa là tự mình giác ngộ.

• Giác Tha có nghĩa là giác ngộ cho mọi loài cũng giác ngộ như mình.

Page 104: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 103

• Giác Hạnh Viên Mãn có nghĩa là hai công hạnh kể trên hoàn toàn viên mãn.

2. Cánh trái (ngoài nhìn vào): Pháp Bảo. Pháp là lời dạy của Đức Phật hoặc các vị Bồ Tát vâng theo lời Phật mà nói, hoặc các vị Tổ Sư làm ra. Lời dạy tuyên dương chơn lý có thể đưa mọi loài thoát khổ được vui, gồm có Kinh, Luật, và Luận.

3. Cánh phải (ngoài nhìn vào): Tăng Bảo. Tăng Bảo là đoàn thể xuất gia tu hành theo Đạo Phật, gồm bốn người trở lên, và sống theo sáu phép hòa kính (lục hòa).

Bài đọc thêm 1: Ý NGHĨA HUY HIỆU HOA SEN GĐPT

1. Tại sao GĐPT lấy Hoa Sen làm huy hiệu mà không lấy hoa hướng dương? Hoa hướng dương vào buổi sáng hướng về mặt trời là hướng về chân lý nó cũng có ý nghĩa lắm chứ! Tại sao không chọn hoa cúc? Theo truyền thuyết hoa cúc thể hiện lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ nó cũng hay. Hoa mai, hoa lan.v. v.., ý nghĩa và hương thơm cũng tuyệt vời. Phải chăng hoa sen có gì khác biệt lạ thường? “Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng Nhụy vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn “ GẦN BÙN MÀ CHẲNG HÔI TANH MÙI BÙN. Trong xã hội vàng thau lẫn lộn, luân thường đạo lý không phân biệt ví như hoa sen sống ở nơi bùn lầy hôi tanh mà không ô nhiễm mùi hôi thối lại tỏa hương thơm ngào ngạt, đặc điểm không phân biệt sạch dơ. Anh Lê Lừng đã vẽ huy hiệu hoa sen chính là nêu cao ý nghĩa không phân biệt nghèo giàu, sang hèn, chức tước trong GĐPT

Page 105: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 104

vì thế đã được Tổng Trị Sự Hội Phật học Việt Nam công nhận và Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết gắn huy hiệu vào ngày 8/12 năm Mậu Tý nhằm ngày 6/1/1949 cho các anh chị em GĐPT Hoa sen có rất nhiều cánh nhưng GĐPT lấy hoa sen 8 cánh làm huy hiệu Hoa sen tám cánh: Ba cánh dưới: PHẬT, PHÁP, TĂNG Cánh giữa là Phật, cánh bên trái cánh giữa (từ ngoài nhìn vào) là Pháp, cánh bên phải cánh giữa (từ ngoài nhìn vào) là Tăng

• PHẬT là đấng giác ngộ hoàn toàn ba phương diện Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn

• PHÁP là giáo lý đức Phật, những lời luận bàn các vị tổ gồm kinh, luật, luận

• TĂNG là đoàn thể xuất gia từ 4 người trở lên Năm cánh trên: Tinh Tấn, Thanh Tịnh, Hỷ Xả, Từ Bi, và Trí Tuệ. Cánh giữa là Tinh Tấn, bên phải cánh giữa (ngoài nhìn vào) là Thanh Tịnh, bên phải cánh Thanh Tịnh là Từ Bi. Bên trái cánh Tinh Tấn (ngoài nhìn vào) là Hỷ Xã, bên trái cánh Hỷ Xã là Trí Tuệ.

• TINH TẤN: Siêng năng tu tập, không thoái lùi khi trở ngại, tượng trưng cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng là điều luật thứ nhất GĐPT (Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.)

• THANH TỊNH: Trong sạch từ thân, khẩu, ý từ lời nói đến việc làm tượng trưng cho Đức Phật A Di Đà, cũng là điều luật thứ tư (Phật tử trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.)

• HỶ XẢ: Hoan hỷ vui vẻ, xả bỏ không cố chấp tượng trưng cho Đức Phật Di Lặc, cũng là điều luật thứ năm (Phật tử sống hỷ xả để dũng tiến trên đường đạo.)

• TỪ BI: Đem vui cứu khổ tượng trưng cho Bồ tát Quán Thế Âm, cũng là điều luật thứ hai (Phật tử mở rộng lòng thương tôn trọng sự sống.)

Page 106: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 105

• TRÍ TUỆ: Nhận chân đâu là sự thật, hiểu biết cùng khắp tượng trưng cho Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, cũng là điều luật thứ ba (Phật tử trao dồi trí tuệ và tôn trọng sự thật.)

Đài hoa nâng đỡ cánh hoa giống như Phật, Pháp, Tăng là ba cánh dưới làm nền tảng nâng đỡ năm hạnh năm cánh trên Tinh tấn, Thanh Tịnh, Hỷ xả, Từ bi, Trí Tuệ và năm điều luật. Hoa sen tám cánh màu trắng biểu tượng cho sự tinh khiết, nền xanh sức sống tuổi trẻ vươn lên, vòng tròn biểu tượng đạo Phật viên dung vô ngại chính vì thế không phải là hình vuông, lục giác… Tại sao gắn hoa sen gắn bên trái mà không gắn bên phải? Gắn bên trái là gắn lên trái tim, nhắc nhở chúng ta lấy Phật Pháp Tăng làm nền tảng và sống đúng theo năm hạnh của các Đức Phật, Bồ Tát và năm điều luật của GĐPT. Nói đến hoa sen là nói đến biểu tượng đất nước Việt Nam. Ngày nay, các văn kiện Phật giáo đều có in hình Hoa Sen, giống như hoa Tulip biểu tượng cho nước Hòa Lan. Hoa Anh Đào biểu tượng cho nước Nhật Bản v.v… Đoàn sinh chính thức GĐPT, đã đeo hoa sen trên người đừng làm hoen ố mất thanh danh một ý nghĩa hoa sen cao đẹp.

Phật tử mặc áo màu lam Một màu trong sạch nên làm điều hay

V. CÂU HỎI : 1. Huy hiệu Hoa Sen được hòa thượng Pháp chủ chính

thức công nhận từ ngày, tháng, năm nào? 2. Ai là tác giả của huy hiệu Hoa Sen? 3. Huy hiệu Hoa Sen vì sao chỉ có 8 cánh? 4. Em hãy nói ý nghĩa huy hiệu Hoa Sen? 5. Em phải có bổn phận như thế nào đối với chiếc huy hiệu

Hoa Sen đã được trao? Tại sao?

Page 107: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 106

6. Người Phật tử phải coi huy hiệu Hoa Sen như là một biểu tượng tinh thần thiêng liêng. Đúng hay sai? Tại sao?

Bài đọc thêm 2: Ý NGHĨA HUY HIỆU HOA SEN

“Huy hiệu hoa sen trắng gồm 8 cánh: 5 cánh trên và 3 cánh dưới, nằm trên nền xanh lá mạ, có vòng tròn trắng bao quanh, nguyên là huy hiệu của Đoàn Phật Học Đức Dục (1940). Năm 1947 tất cả các tổ chức nầy đồng tái sinh hoạt với danh hiệu chung là “Gia Đình Phật Hóa Phổ”. Huy hiệu hoa sen được Hòa Thượng Pháp chủ Thích Tịnh Khiết đồng ý dùng cho tổ chức nầy. Ngài đã long trọng gắn cho Tăng Ni cố vấn giáo hạnh, Huynh Trưởng các cấp và Đoàn sinh chính thức vào ngày Thành Đạo 8-12 năm Mậu Tý (1949). Hoa sen là biểu tượng của Tự Tánh Phật trong mỗi chúng sanh. Tự tánh nầy bất nhiễm dù luân hồi sanh tử lên xuống trong 3 cõi sáu loài. 5 cánh trên tượng trưng cho 5 hạnh cao cả của người Phật tử. Cánh chính giữa to cao, chỉ hạnh TINH TẤN mà Đức Thế Tôn Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là biểu tượng của cánh nầy Tinh Tấn có nghĩa là siêng làm 4 điều chuyên cần:

- Sám hối các tội lỗi đã vi phạm và lập nguyện chừa bỏ. - Không để tư tưởng ý nghĩ, và hành động xấu ác phát

sinh. - Siêng làm các điều thiện lành tốt đẹp không mỏi mệt. - Cố gắng hực hiện những điều tốt (lành) khó thực hiện

trước đây.

Từ trong hoa sen nhìn ra, kế cánh Tinh Tấn, bên trái là Thanh Tịnh, tượng trưng cho Đức Phật A Di Đà, con đường diệt trừ tam độc tham sân si. Kế cánh Thanh Tịnh là cánh Từ Bi, tượng trưng cho Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Dạy người Phật tử phải biết lắng nghe và sẵn sàng đem niềm vui đến và cứu người ra khỏi cảnh khổ đau, phiền muộn sợ hãi và lo âu.

Page 108: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 107

Kế cánh Tinh Tấn là cánh chỉ hạnh Hỷ Xả, Đức Phật biểu tượng cho hạnh nầy là Ngài Di Lặc Tôn Phật, có nghĩa thấy người xấu kẻ ác mà làm được điều tốt điều thiện, lòng cũng hân hoan không đố kỵ. Nhiệt tình tán thán học hỏi gọi là Hỷ. Bị lăng nhục xúc phạm mà không thù không hận, không thành kiến gọi là Xả. Từ đó luôn luôn được mọi người tín cẩn thân cận. Dưới cánh Hỷ Xả là cánh Trí Tuệ. Đức Văn Thù Sư Lợi biểu trưng của hạnh nầy. Ngài thường cỡi con sư tử xanh tượng trưng cho sức mạnh của trí tuệ, Ngài mang gươm báu tượng trưng cho sự diệu dụng của trí tuệ có công năng cắt đứt mọi phiền não cấu uế trong tư tưởng. Ba (03) cánh dưới là nền tảng nương tựa của tất cả chúng sanh, đó là Tam Bảo. Phật Bảo cánh giữa, bên trái là Pháp, bên phải là Tăng. Kể từ giờ phút nầy các em nên nhớ:

- Bi là chìa khóa vạn năng để mở cửa kho báu trí tuệ. Chỉ có Phật mới vẹn toàn hai tính năng không thể nghĩ bàn là hạnh Thanh Tịnh và Hỷ Xả. Nắm được yếu tố căn bản ấy ngay từ lúc sơ khai nhập đạo hôm nay, các em đã có thể lựa chọn con đường chân chánh để sống xứng đáng là một Phật tử trong công đồng nhân loại.

- Nền xanh lá mạ là tượng trưng cho tuổi trẻ vươn lên với tương lai đầy hy vọng.

- Vòng tròn trắng tượng trưng cho hào quang của chư Phật. Là Phật tử sinh hoạt trong tổ chức GĐPT/VN, chúng ta luôn an trú trong quang huy phổ độ (tức ánh sáng trí tuệ nâng đỡ) của chư Phật, một phúc lành rất lớn không phải ai cũng hưởng được.

Page 109: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 108

Ý Nghĩa Lễ Phát Nguyện Truyền Đăng Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính Bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý Huynh trưởng, Trước khi Thắp Nến Truyền Đăng, chúng con/chúng

em xin lược sơ qua về nguồn gốc và thực nghĩa của Lễ Truyền Vô Tận Đăng.

Pháp (Lễ) truyền Vô Tận Đăng bắt nguồn từ Kinh Duy Ma Cật, phẩm thứ tư, Bồ tát. Sau khi ngài Duy Ma Cật dùng trí tuệ siêu việt giáo hóa Thiên ma nữ “Ma Ba Tuần” và 12 ngàn ma nữ cải tà quy chánh, phát Bồ đề tâm, an vui nơi chánh pháp. Các thiên nữ hỏi Duy Ma Cật rằng: “Chúng tôi đã quy y Tam bảo, hiện giờ ở ma cung, chúng tôi phải sống như thế nào?”

Duy Ma Cật đáp rằng: [Này các chị (cô), có pháp môn gọi là ‘Ngọn Đèn Vô Tận’ các chị (cô) nên học. Ví như một ngọn đèn có thể dùng để mồi sáng hằng trăm ngọn đèn khác, do đó, bóng tối sẽ được soi sáng và ánh sáng này sẽ vô tận. Cũng vậy, một vị Bồ Tát hướng dẫn và chuyển hóa hàng trăm ngàn người khiến cho họ phát tâm cầu giác ngộ tối thượng mà đạo ý của vị Bồ Tát không hề dứt (tắt lịm) và cứ mỗi lần thuyết Pháp là mỗi lần tăng thêm Thiện Pháp cho chính mình, nên gọi là Vô Tận Đăng. Tuy các chị (cô) ở cung điện của ma, các chị (cô) cũng có thể dùng pháp tu “Vô Tận Đăng - Ngọn đèn không dứt” này để dẫn dắt vô lượng con trai (thiên tử) và con gái (thiên Nữ) của trời, người khiến (giúp) cho họ phát tâm cầu giác ngộ, vừa để báo ơn Phật vừa làm lợi ích cho chúng sanh.]

Kính thưa quý anh chị, Qua đây, chúng ta thấy rằng thực nghĩa của Truyền

Đăng chính là truyền Trí Tuệ chánh Pháp. Bởi vì, Đăng là

Page 110: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 109

NGỌN ĐÈN, là Biểu Tượng Thiêng Liêng của Trí tuệ được phát đi từ sự giác ngộ của Đức Thế Tôn, đã được truyền từ Đức Phật đến chư tổ và đã dẫn dắt, soi sáng đến hàng triệu triệu lớp người tin Phật trong suốt hơn 25 thế kỷ qua. Qua bao biến cố thăng trầm, phong ba của lịch sử Phật Giáo, có lúc ngọn đèn Trí Tuệ chánh pháp dường như tắt lịm trước những trận cuồng phong tàn bạo, nhưng rồi ngọn đèn huyền diệu ấy vẫn hiện hữu giữa cõi đời. Qua mỗi biến cố, ngọn đèn như được tăng thêm năng lượng để thắp sáng. Năng lượng kỳ diệu ấy, cứ lần lượt được trao truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Hôm nay, quý anh chị em sẽ được (thọ) nhận ánh sáng từ Tam bảo, từ Tăng bảo truyền thọ đến các anh chị trưởng cao nìên - tiếp nối chiếu sáng trên tinh thần Trách nhiệm và Phụng sự của người Huynh Trưởng - rồi truyền lan đến quý anh chị em. Từ đây, chúng ta thọ nhận trách nhiệm, dấn thân trên đường phụng sự lý tưởng cao đẹp nhiều gian nan thử thách. Sứ mạng nhà Lam đặt lên vai các anh chị.

Đó chính là tính kế thừa, mang yếu tố quyết định trong việc duy trì và phát triển mạng mạch Phật Pháp nói chung và Tổ chức GĐPTVN nói riêng, thế nên, khi thọ nhận ngọn nến Vô Tận Đăng, quý anh chị em cần phải ý thức về trách nhiệm thiêng liêng cao cả này.

Nam Mô Vô Tận Đăng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Page 111: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 110

Lễ Truyền Nến (bài viết gợi ý của Htr. Thiện Lực): Nến Vô Tận Đăng Vô Tận Đăng, ngọn nến trí tuệ được phát đi từ sự giác ngộ

của Đức Thế Tôn, đã được truyền từ Đức Phật đến các bậc chư tổ và đã dẫn dắt, soi sáng đến hàng triệu triệu lớp người tin Phật trong suốt hơn 25 thế kỷ qua. Qua bao biến cố thăng trầm phong ba của lịch sử, có lúc ngọn đèn Trí Tuệ chánh pháp dường như tắt lịm trước trận cuồng phong tàn bạo, nhưng rồi ngọn đèn huyền diệu ấy vẫn hiện hữu giữa cõi đời. Qua mỗi biến cố, ngọn đèn như được tăng thêm năng lượng để thắp sáng. Năng lượng kỳ diệu ấy, cứ lần lượt được trao truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế khác. Đó chính là tính kế thừa mang yếu tố quyết định trong việc duy trì và phát triển mạng mạch Phật pháp nói chung và tổ chức GĐPT nói riêng, thế nên, mỗi người huynh trưởng cần nên ý thức về trách nhiệm thiêng liêng cao cả này.

Giờ đây ngọn nến đang được truyền thừa từ bàn Phật đến chư tôn thiền đức, đến quý huynh trưởng cao niên, rồi lần lượt truyền trao đến quý anh chị. Ngọn đèn biểu tượng cho sự truyền thừa sứ mạng của người Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam trong ý nghĩa” “Tổ Tổ tương truyền, huynh đệ tương tục.” quý anh chị phải cố giữ sao cho ngọn nến tỏa sáng mãi trong tim, tỏa sáng mãi trong đời, truyền trao sứ mạng cho thế hệ đàn em tiếp nối, để hoàn thành lý tưởng cao đẹp của tổ chức GĐPTVN. Lửa thử vàng, gian nan thử sức, cuộc đời còn lắm gian truân gian khổ, thế sự còn nhiều cám dỗ thử thách. Anh chị em hãy nương vào chánh Pháp, lấy ý chí, nghị lực dũng lực của Trì Thế Bồ Tát làm dụng, lấy tổ chức GĐPT làm tướng, lấy Phật tâm thanh tịnh vô nhiễm trong lời dạy của Duy Ma Cật làm thể… Hành trang đã sẳn sàng, anh chị em hãy sánh bước cùng đàn anh đàn chị trên “Đường Hoa Sen Trắng” . Tại sao chúng ta phải lấy ý chí, nguyện lực của Trì Thế Bồ Tát làm dụng? Vì Trì Thế có nghĩa là hộ trì thế gian, Trì Thế Bồ Tát đang làm

Page 112: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 111

quốc sư cho Vua Kiều Thi Ca Thiên chủ cõi trời Đao Lợi cũng như người huynh trưởng chúng ta đang mang sứ mạng dìu dắt đàn em - phục vụ chúng sanh, thăng hoa cuộc đời trong ánh sáng Giáo lý Phật đà.

Là huynh trưởng có Cấp, các anh chị em được thừa hưởng tinh thần trung kiên của GĐPT, được truyền trao lý tưởng phục vụ, và được tiếp nối dòng máu kham nhẫn bất khuất để gìn giữ đạo mạch nhà Lam.

Dưới chân Đức Thế Tôn, trước sự chứng minh của chư tôn thiền đức, các anh chị em hãy tĩnh tâm, lắng lòng, và nhìn thật sâu vào ánh nến của mình, giữ tâm hồn thanh tịnh, phát nguyện sống đúng với lời dạy của Đức Như Lai, giữ trọn lời nguyện dấn thân của Huynh Trưởng và xin trọn đời chan hòa trong ánh đăng vô tận trí tuệ của Đức Từ Phụ. Xin Đức Thế tôn thùy từ chứng minh và soi sáng ()

LỜI PHÁT NGUYỆN (Tân Ban Huynh Trưởng)

(Bác gia trưởng hoặc Liên Đoàn Trưởng đọc cho tất cả đọc theo)

Hôm nay, ngày … tháng … năm …. nhằm ngày … tháng …. năm …… (Âm Lịch), trước ân đức chứng minh của Chư Tôn Đức, sự hiện diện trang nghiêm của Ban Trị Sự Hội PG VN tại…… , quý Huynh Trưởng cao cấp, cùng quý Đạo Hữu Công Đồng Phật Tử …………...) Chúng con, tên là: ………….. Pháp Danh:………….Tân Ban Huynh Trưởng GĐPT ………… nhất tâm thệ nguyện phát Bồ Đề Tâm, thực hiện châm ngôn “Bi Trí Dũng”, vững tiến trên đường HOA SEN TRẮNG, hoàn thành trách nhiệm NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPT VIỆT NAM. Thứ I: Nguyện luôn luôn trung kiên với GĐPT Quang Minh và truyền thống của tổ chức GĐPT, sống đúng với

Page 113: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 112

bổn phận, trách nhiệm của một Huynh Trưởng theo Nội Quy và Quy Chế Huynh Trưởng của GĐPTVN. Thứ II: Nguyện kham nhẫn khắc phục mọi khó khăn, sống Như Thật đúng chánh Pháp từ đời sống riêng tư cho đến đời sống tập thể, tạo niềm tin và sức sống cho đàn em và gánh chịu mọi trách nhiệm thịnh suy của Đoàn và đơn vị Gia Đình Phật Tử Quang Minh Thứ III: Nguyện tinh tấn tu học, trao dồi Trí Tuệ với quyết tâm luôn luôn “Vì đàn em và cho đàn em” bằng năng lượng chánh Kiến được sáng soi bởi tinh thần Lục Hòa đượm thắm Tình Lam đầy ân tình, tín nghĩa và vị tha.

Cúi lạy đức Thế Tôn từ bi chứng giám. Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT

*Qua phần phát nguyện: “Trọn đời phục vụ chánh pháp và lý tưởng tổ chức GĐPT, khắc phục khó khăn để làm tròn bổn phận của người Huynh Trưởng, không sa ngã trước những cám dỗ của danh vọng vật chất”. Huynh Trưởng LĐT hoặc Gia trưởng, ghi nhận lời phát nguyện và trong lời chúc mừng có đoạn ngỏ lời sách tấn sự tu học, để đóng góp tích cực cho tổ chức GĐPT tại Hoa Kỳ nói chung và GĐPT Quang Minh nói riêng. Nhận diện con đường trước mặt đầy cam go thử thách nhưng anh chị em chúng ta xiết chặt tay nhau với sự vững tâm bền chí để vươn tới ngày mai tươi sáng cho thế hệ mai sau. Khuyến từ của Bác (HTr.) Gia Trưởng:

Page 114: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 113

Trước khung cảnh trang nghiêm của buổi Phát nguyện tân Ban Huynh trưởng này. Anh (bác) cảm thấy xúc động vì anh nghĩ rằng suốt hơn 8 năm qua, GĐPT Quang Minh sinh hoạt trong khó khăn nhiều mặt, nhưng với sự nhẩn nhục và quyết tâm gầy dựng lại gia đình của các anh chị em nay được thành tựu tốt đẹp mà hôm nay, giờ phút này đã thể hiện điều đó. Cổ nhân thường nói, ôn cố tri tân, nhìn hiện tại thì biết tương lai. Các anh chị em, mặc dù bận bịu với gia đình con cái, với công ăn việc làm, và với sách vở học hành nhưng các anh chị em vẫn coi Quang Minh là mái ấm gia đình, vẫn đến chùa hằng tuần để lo cho đàn em đó chính là sự thương yêu đùm bọc, sự đoàn kết, nhẩn nhục để vượt thắng bao chướng duyên nghịch cảnh để QM có được ngày hôm nay. Anh tin tưởng rằng GĐPT Quang Minh sau lễ phát nguyện nhận lãnh chức vụ và nhiệm vụ ngày hôm nay sẽ có những bước tiến trong tương lai – Kiện toàn và phát triển gia đình ngày càng lớn mạnh - và luôn hoàn thành trách nhiệm đúng với chức năng và bổn phận của người huynh trưởng. Bác (Anh) là người sáng lập Đơn Vị Quang Minh nay trao truyền lại cho quý anh chị em với niềm tin vững chắc là tuy các anh chị còn trẻ tuổi bận rộn nhiều với công ăn việc làm và việc học hành nhưng với sự khéo léo, tận tâm các anh chị em sẽ lèo lái gia đình Quang Minh phát triển và vững mạnh hơn cả thời Quang Minh cực thịnh cách đây hơn 10 năm. Anh tin tưởng rằng các anh chị Huynh Trưởng trẻ Lộc Uyển sẽ tiếp tục trưởng thành và lớn dần trong nghề Huynh Trưởng, noi gương các bậc đàn anh, đàn chị đi trước, luôn đoàn kết kẻ trên người dưới, đem đạo tình, tâm đức hy sinh và dũng lực để xây dựng GĐPT Quang Minh được tiến triển. Như vậy tức anh chị em đã đền đáp phần nào công ơn Tam Bảo, góp phần hoằng dương chánh Pháp và xây dựng xã hội. Một lần nữa anh tán dương tinh thần thiện chí và đạo tâm của anh chị em. Chúc mừng tất cả quý anh chị em trong lễ phát nguyện hôm nay và luôn hoàn thành trách nhiệm của người Huynh Trưởng.

Page 115: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 114

Nam Mô Thường Tin Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát. Lời khuyến từ của Liên Ðoàn Trưởng: Các anh chị em Huynh Trưởng GÐPT Quang Minh, Thật là một niềm vui lớn không những đối với các anh chị mà còn là một niềm vui chung cho công đồng Phật Tử Quang Minh, Hội PGVN tại New Mexico trong mùa Vu lan Báo Hiếu trước lễ phát nguyện của các anh chị vừa hoàn mãn. Là Huynh Trưởng của một Tổ chức giáo dục trong lòng Phật Giáo, các anh chị đã tự nguyện Sống Hỷ Xã, Gương Mẫu, Vị Tha cho các em vững tiến trên đường giáo dưỡng Thăng Hoa và hình thành người Phật Tử chân chính nói riêng và người Việt đích thực nói chung. Với trách nhiệm cao đẹp ấy trong tinh thần Từ Bi và Ý Thức phụng sự. Nhân danh Hội Trưởng đại diện công đồng Phật Tử Quang Minh, tôi tin tưởng và hy vọng các anh chị em sẽ hình thành trong danh dự. Anh chị em hảy vững tiến, Hội Phật Giáo và Phụ Huynh sẽ luôn luôn trợ duyên tạo thành môt niềm hy vọng chung cho Tuổi Trẻ Việt ngày hôm nay và ngày mai tiếp nối dòng sinh lực sáng mạnh của Đạo Phật và Dân Tộc Việt. Nhân đây chúng tôi xin kêu gọi Quý Đạo Hữu khuyến khích con em đến chùa và gia nhập GĐPT Quang Minh để cùng xây dựng một Đạo Phật sinh động trong một Dân Tộc Phực Hưng. Nam Mô Thường Tin Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.

Lễ ra mắt tân Ban Huynh Trưởng 2013-2015 GĐPT Quang Minh - Chùa Quang Minh (Ngày 04/08/2013)

Ổn định chổ ngồi cho đoàn sinh, quý phụ huynh, khách mời. Cung nghinh chư tôn đức cùng quý bác trưởng ban hoặc đại diện các hội đoàn. Kính mời (thỉnh) đạo tràng an tọa. 1. Lời mở đầu:

Page 116: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 115

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. - Ngưỡng bái bạch Chư Tôn Thiền Đức (nếu có sự hiện diện của quý Tăng Ni) - Kính thưa Ban Trị Sự Hội PGVN tại NM, kính thưa quý quan khách, quý phụ huynh, quý cựu Huynh trưởng và đoàn sinh cùng toàn thể Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT Quang Minh,

Hôm nay ngày 04/08/2013, GĐPT Quang Minh tổ chức Lễ ra mắt Tân Ban Huynh Trưởng, trước là đề cao tinh thân hy sinh dấn thân: “Vì đàn Em và Cho Đàn Em” của các Huynh trưởng trẻ, thứ đến là ca ngợi sự cần mẫn, siêng năng của đoàn sinh, và sau cùng là mừng ngày GĐPT Quang Minh vượt qua chướng duyên, nghịch cảnh, tiếp tục giữ lửa thắp sáng truyền thống và lý tưởng của người huynh trưởng GĐPT VN. Thay mặt ban tổ chức, chúng tôi xin được thông qua chương trình các buổi lễ như sau:

• Huynh Trưởng và Đoàn sinh vân tập hàng ngũ chỉnh tề vào lễ đài

• Mời quan khách và Phụ huynh vào lễ đài • Cung thỉnh chư tôn đức quang lâm lễ đài (nếu có chư

tôn đức hoặc Thầy/Cô cố vấn Giáo hạnh) • Niệm hương bạch Phật • Đảnh lễ Tam Bảo • Cử bài ca Sen trắng • Phút mặc niệm chư Thánh tử đạo, Huynh trưởng và

Đoàn sinh quá cố • Giới thiệu thành phần tham dự • Tuyên bố lý do • Lễ ra mắt tân Ban Huynh Trưởng

Page 117: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 116

• Tứ hoằng thệ nguyện – Hồi hướng chúng sinh • Hoàn Mãn • Tiệc vui: dùng cơm trưa với GĐPT Quang Minh

2. Niệm hương bạch Phật/ chào cờ/ mặc niệm: a. MC: Đã đến giờ hành lễ…. Mười phương chư

Phật hiện tọa lễ đài, hồn thiêng sông núi cũng hội tụ nơi đây, trong giờ phút này, chúng con cúng thỉnh chư tôn đức (nếu không có sự hiện của Chư tôn Đức thì có thể mời LĐT hoặc bác GT: chúng em kính mời HTr. Gia Trưởng hay chúng con kính mời bác Gia Trưởng) niệm hương bạch Phật cầu gia hộ. Chúng tôi kính mời quý quan khách cùng toàn thể đạo tràng đồng đứng lên lễ Phật.

Sau khi niệm hương xong, MC tiếp tục:

b. GĐPT một tổ chức giáo dục tuổi trẻ Phật giáo dựa trên nền tảng giáo lý Phật Đà và được xây dựng trên tinh thần BI TRÍ DŨNG, với lý tưởng “Đẹp Đời - Thơm Đạo.” Lịch sử của gần 70 năm khai sinh và trưởng thành trong lòng Đạo Pháp và Dân tộc từ trong nước ra đến hải ngoại, Gia Đình Phật Tử không chỉ là một Tổ Chức đặc thù của Phật Giáo Việt Nam; mà còn là một Tổ Chức duy nhất của Phật Giáo Thế Giới, đã hàng ngũ hóa được Thanh, Thiếu và Đồng Niên trong một hệ thống tổ chức có cương lĩnh, và đường lối đúng đắn, nhằm xây dựng đạo đức bản thân của giới trẻ, để đóng góp vào các công cuộc xây dựng gia đình, cộng đồng và nhân sinh xã hội theo tinh thần Phật Giáo. Hiện nay tổ chức GĐPTVN có mặt trên khắp năm châu bốn biển và đã trở thành một tổ chức giáo dục Phật giáo uy tín lớn mạnh với hơn 250,000 huynh trưởng và đoàn sinh sinh hoạt thường xuyên. Chúng tôi kính mời (“chúng con kính cung thỉnh”: nếu có thầy cô chứng minh) toàn thể đạo

Page 118: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 117

tràng hướng về biểu tượng của Gia Đình Phật Tử kỳ và cử bài ca chính thức “SEN TRẮNG”.

Sau khi niệm hương xong, MC tiếp tục

c. Trên tinh thần tri ân và báo ân, kính mời (“kính cung

thỉnh”: nếu có thầy cô chứng minh) toàn thể đạo tràng dành 1 phút tưởng niệm chư anh linh thánh tử đạo, chư tiền bối hữu công, chư vị sánh lập, ân sư cố vấn giáo hạnh GĐPT Việt Nam, chư vị gia trưởng, các anh chị huynh trưởng, và đoàn sinh GĐPTquá cố. Phút tưởng niệm bắt đầu.

3. Giới thiệu thành phần tham dự buổi lễ.

MC: Phút tưởng niệm đã qua sau đây chúng tôi xin được giới thiệu các quan khách hiện diện trong các buổi lễ hôm nay: Trước hết chúng tôi xin được nhắc nhớ hôm nay là 28 tháng 6 âm lịch, đúng vào ngày hiệp kỵ của Cố Hòa Thượng Ân Sư Thượng Trí Hạ Hiền. GĐPT Quang Minh lấy ngày hôm nay để tổ chức các buổi lễ không ngoài mục đích tưởng niệm đến Vị Ân Sư Cố Vấn Giáo Hạnh của tổ chức GĐPT VN tại Hoa Kỳ nói chung và GĐPT Quang Minh nói riêng. Trong buổi lễ hôm nay chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của:

Bác Hội trưởng Hội PG VN tại NM Đạo hữu hội Phó …

4. Tuyên bố lý do buổi lễ:

MC đọc: “Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật, Kính Bạch …. Kính thưa …….

Page 119: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 118

Để đánh dấu những bước tiến mới và sự hồi phục của GĐPT Quang Minh, Gia Trưởng cùng toàn ban huynh trưởng quyết định tổ chức buổi lể ra mắt Tân ban huynh trưởng nhiệm kỳ 2012-1015. Đây là một dấu ấn thăng tiến vô cùng quan trọng, xứng đáng được ngợi khen, vì các huynh trưởng trẻ, phần lớn sinh trưởng tại Hoa Kỳ và đã sinh hoạt với GĐPT Quang Minh từ lúc còn là Oanh Vũ nay đã trưởng thành và đã kế thừa được truyền thống Vô Úy của người huynh trưởng, nhận lảnh trách nhiệm cầm đoàn, đóng góp tài năng, phát huy tinh thần: “Vì Đàn Em và Cho Đàn Em”, và đây cũng là dịp để chúng tôi nói lên lời tri ân tha thiết đến quý thầy Cố vấn Giáo Hạnh, chư vị ân nhân, và nhất là Huynh trưởng Gia Trưởng đã có công khai sáng, đào tạo các tầng lớp huynh trưởng và giữ vững đơn vị GĐPT Quang Minh trong suốt hơn 17 năm qua. Sau đây kính mời Huynh trưởng LĐT đọc quyết định của miền Tịnh Khiết công nhận Tân Ban Huynh Trưởng GĐPT Quang Minh, nhiệm Kỳ 2013-1015.

o Đọc quyết định: Thư ký Hoặc MC đọc quyết định. MC: Sau đây là phần tuyên đọc quyết định, chúng em kính

mời Huynh Trưởng Minh Anh Nguyễn Anh kiệt. Lời Cảm Tạ (MC hoặc Huynh Trưởng đại diện) Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch….. Kính thưa quý vị quan khách, quý phụ huynh, Thưa toàn thể huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT Quang Minh, Lễ ra mắt tân Ban Huynh Trưởng 2012-2015 GĐPT Quang Minh đến đây đã thành tựu viên mãn. Thay mặt ban tổ chức, trước hết chúng em xin tâm thành tri ân Huynh Trưởng Gia Trưởng đã bỏ rất nhiều tâm sức hoạch định chương trình và

Page 120: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 119

hướng dẫn tường tận về nguyên tắc và cách điều hành lễ lược trong GĐPT. Thứ đến, chúng tôi tâm thành tri ân quý bác, quý phụ huynh đã dành thời gian quý báu đến tham dự và hổ trợ cho các buổi lễ hôm nay được thành tựu viên mãn. Và sau cùng, chúng tôi vô cùng cãm xúc và tri ân các anh chị em cựu huynh trưởng và đoàn sinh đã giúp đở phương tiện và đến chúng vui với các em hôm nay. Cầu nguyện hồng ân chư Phật gia hộ cho quý vị và gia đình luôn được kiết tường như ý, tràn đầy hạnh phúc. Hồi hướng: (MC hoặc Huynh Trưởng đại diện) Đến giờ phút này, các buổi lễ đã được hết thúc nhưng không kết thúc trong lòng của mỗi huynh trưởng và đoàn sinh bởi lẻ, lễ lược trong GĐPT một hình thức sinh hoạt rất quan trọng vừa có tác dụng giáo dục Đạo Đức, phát huy tinh thần trách nhiệm, vừa là một luồng sinh khí gây tinh thần phấn khởi, củng cố niềm tin và phát huy sức sống của đơn vị. Nguyện đem công đức hôm nay hồi hướng lên quý thầy cố vấn giáo hạnh, quý vị ân nhân cùng pháp giời chúng sinh đồng triêm ân lợi lạc. MC: Sau đây, chúng con kính cung thỉnh chư tôn đức (nếu có Chư Tôn đức tham dự) cùng toàn thể đạo tràng trang nghiêm hồi hướng. HTr. chủ lễ tụng bài: Tứ Hoằng Thệ Nguyện

Tam Quy Y Hồi Hướng chúng sinh

Sau khi hồi hướng, MC mời quan khách dùng trưa: “Chúng con kính cung thỉnh chư Tôn Đức quy hồi hậu liêu, thọ trai. Chúng tôi kính mời quý vị Phật tử và phụ huynh vào trai đường dùng cơm trưa với GĐPT Quang Minh. Trân trọng kính mời”

Page 121: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 120

NHỮNG ĐOẢN VĂN NGẮN VỀ CHA MẸ TRONG LỄ CÀI HOA HỒNG

(HTr. Thiện Lực soạn cho GĐPT Quang Minh)

Lời Thưa: Quý Ban Huynh Trưởng và quý LĐT nên chọn các em Oanh Vũ Nữ hoặc Thiếu Nữ có giọng đọc truyền cảm, nhất là phải nhập vai khi đọc những lời nói về cha mẹ mới có thể gây xúc động cho người nghe. Trong lễ Bông Hồng cài Áo Vinh Danh hai đấng sanh thành, ban tổ chức nên chọn 3 bài để đọc. Chúc quý anh chị thành công.

NGƯỜI ĐỌC THỨ 1: (chọn 1 trong 4 bài)

Bài 1: Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Kính bạch ……, kính thưa quý Phật tử, Ở các nước phương Tây, trong tháng 5 họ có một ngày dành cho mẹ, và tháng 6, có một ngày dành cho cha. Riêng ở phương Đông, nhất là Việt Nam, không những chỉ có một

ngày, mà cả một truyền thống hiếu kính cha mẹ sâu sắc, một nề nếp thờ phụng Tổ Tiên sâu đậm, một nghĩa cử tưởng nhớ người xưa chân thành, mà biểu tượng là một bông hồng cho mẹ, một bông hồng cho cha, và một bông trắng cho những ai không còn cha mẹ. Trong ngày Vu Lan Thắng Hội hôm nay, sự hiện diện của quý đạo hữu, Phật Tử, và quý phụ huynh đã nói lên nghĩa cử hiếu hạnh của người con Phật là gương sáng để các em đoàn

Page 122: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 121

sinh GĐPT noi theo. Bởi vì Hiếu đạo chính là lộ trình thăng hóa và hoàn thiện của nhân thừa, nền tảng căn bản để bước lên quả vị giác ngộ giải thoát. Khác hơn mọi năm, từ hôm qua, toàn thể đoàn viên GĐPT QM đã về chùa, sống trọn vẹn một ngày với Thầy/Cô, sám hối mọi lỗi lầm để trở thành một con người mới, để ngày hôm nay cùng nhau thiết lễ tri ân và đền ân cho mẹ cha và quý bác, quý cô chú hiện diện trong lễ hội Vu Lan – Báo Hiếu ngày hôm nay. Kính mong quý Phật tử và quý Phụ huynh thông hiểu trong cuộc sống văn minh dư thừa vật chất tại hải ngoại rất nhiều cạm bẩy, thói hư tật xấu giăng đầy mà các em còn đến chùa hằng tuần, còn sống được trong kỷ luật của đoàn, và còn biết ăn năn khi phạm lổi lầm thì trong tận cùng sâu thẳm của trái tim, các em vẫn luôn nghỉ đến cha mẹ và luôn là những đứa bé ngoan hiền biết thương mẹ, kính cha vậy Bài 2: Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Kính bạch ……, kính thưa quý Phật tử, Trong tiết Vu Lan tràn ngập yêu thương, được tề tựu bình yên dưới mái chùa Quang Minh, chúng con không biết phải dùng lời gì để tri ân Tam Bảo, vì nhờ có Đức Phật mà chúng con biết được “Hiếu Đạo” của người con.

Chúng con thường tự hỏi: không biết cha mẹ chúng con đã gieo trồng duyên lành như thế nào, mà khi hoài thai đã cho chúng con được hiện diện nơi đây, được học Pháp Phật, được trưởng thành trong ánh hào quang của chư Phật.

Với tâm cảm đó, chúng con xin cầu chư Phật gia hộ cho cha mẹ được sống an vui, tăng long tuổi thọ. Và để thắp sáng ý thức về tình nghĩa và hạnh phúc của người con còn cha mẹ,

Page 123: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 122

xin đại chúng hảy lắng nghe để thấu hiểu trong tận cùng sâu thẳm của tâm hồn, chúng ta đều nhớ nghỉ đến mẹ cha nhưng ít ai nói nên lời.

Bài 3:

Thưa Mẹ kính yêu! Con là con của Mẹ. Từ lúc còn là bào thai, cho đến khi trưởng thành, tuổi già sức yếu, con vẫn là con của Mẹ. Cho dù, khi chào đời con phải tách rời mẹ nhưng con vẫn là một phần của mẹ.

Con dù lớn nhưng vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con

Nửa đời phiêu bạc tha phương Bóng quê dáng mẹ, trĩu vương tấc lòng Hãy nói đi khi mẹ còn đang sống Cả tấm lòng hiếu thảo của con Con nói rằng: “Con thương mẹ” Chỉ thế thôi mẹ mãn nguyện rồi. Trong khung cảnh trang nghiêm của ngày Đại lễ Vu Lan, trước chư Phật, Bồ tát chúng con thành kính dâng lên mẹ những lời yêu thương ấp ủ trong lòng. Ơn đức của Mẹ như trời cao biển rộng, không có thước nào để đo, không có cân nào để lường. Con muốn mẹ biết rằng: “Con thương mẹ thật nhiều và thật vui sướng khi áo con vẫn cài hoa hồng đỏ.”

Bài 4:

Kính bạch …….,

Kính thưa đại chúng,

Page 124: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 123

Trong ngày lễ Vu Lan, đại chúng vân tập về chùa làm lễ báo hiếu đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ theo gương Hiếu Hạnh của ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát. Vu Lan còn mang ý nghĩa đầy tình nhân bản của văn hoá nhân gian: Tri ân và Báo ân. Nương theo gương Hiếu Hạnh - Tri Ân, chúng con thành tâm kính dâng lên Chư Tôn Đức chút quà Vu Lan và đóa hoa hồng vàng gói ghém tất cả đạo tình tri ân chư Tôn Đức đã dành cho chúng con trong suốt thời gian qua.

Chúng tôi kính mời Quý Đạo hữu dâng lễ vật và chúng em kính mời quý Huynh trưởng nữ cài Hoa Hồng vàng cho chư Tôn Đức Tăng Ni (chờ cho quý bác dâng quà, Lễ vật cho quý Thầy/Cô và quý Huynh trưởng nữ cài hoa cho Thầy/Cô, xướng ngôn viên đọc tiếp…) Kính bạch …..,

Kính thưa đại chúng,

Hôm nay, nương theo duyên khởi từ câu chuyện có thật thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Tôn giả Mục Kiền Liên tuy là bậc thần thông đệ nhất nhưng phải nương nhờ định lực và chú nguyện của thập phương chư Hiền Thánh Tăng mới cứu mẹ thoát khỏi cảnh ngục hình, chúng con, GĐPT Quang Minh, không chỉ vì cha mẹ đời này mà còn vì cha mẹ trong bảy đời quá khứ, thành tâm nguyện cầu chư Phât gia hộ cho cha mẹ chúng con sống lâu trăm tuổi, nếu đã qua đời, thì được vãng sanh về miền an lạc, hưởng phước nhân thiên. Và để thắp sáng ý nghĩa “Ơn cha dưỡng dục như non Thái, Nghĩa mẹ sinh thành tựa biển Đông”, xin đại chúng hảy lắng lòng nghe những lời hiếu nghĩa tận đáy lòng của các em đoàn sinh.

NGƯỜI ĐỌC THỨ 2: (chọn 1 trong 4 bài)

Bài 1:

Page 125: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 124

Nam Mô ñåi Hi‰u Møc KiŠn Liên BÒ Tát

Kính båch ..., kính thÜa quš Bác,

Kính thÜa quš phø huynh đoàn sinh GĐPT...,

MË là ngÜ©i mang ta ljn cu¶c Ç©i này và cÛng là nÖi ta trª vŠ khi cÀn nÜÖng t¿a. NgÜ©i Çàn bà y‰u ÇuÓi, chân mang dép ngÜ®c, nh§ trܧc quên sau, nhÜng trong tÃm thân gÀy y‰u Çó låi chÙa Ç¿ng cä m¶t bÀu tr©i hy v†ng, m¶t Çåi dÜÖng vÎ tha và m¶t không gian tình thÜÖng sâu th£m. N‰u có m¶t ngÜ©i có th‹ tha thÙ cho chúng ta nh»ng l°i lÀm Çã phåm thì ngÜ©i Çó phäi là MË. Và n‰u chúng ta bi‰t dành š nghï ÇÀu tiên cûa m¶t ngày, Ç‹ nghï vŠ mË, vŠ nh»ng l©i d¥n dò cûa mË ho¥c chÌ cÀn g†i 2 ti‰ng "MË Öi" thì chúng ta së có m¶t ngày thÆt an lành và hånh phúc.

Nhân ngày Vu Lan Th¡ng H¶i, trong Tâm Hi‰u và Hånh Hi‰u, chúng con làm "LÍ ñóa HÒng Dâng MË" Ç‹ vinh danh Cha mẹ và tất cả quš bác có mặt ngày hôm nay. Xin cha mË và quš bác häy nhÆn nÖi Çây lòng tri ân, hi‰u kính cûa chúng con.

Bài 2: Thưa Mẹ kính yếu! Con là con của Mẹ. Từ lúc còn là bào thai, con đã là con của Mẹ; và mãi mãi cho tới lúc tuổi già sức yếu, đầu bạc răng long, con vẫn là con của Mẹ. Đã là con của Mẹ thì bao giờ con cũng được tắm gội ơn đức của Mẹ. Dù Mẹ là bậc toàn thiện, hay do nghiệp lực mà trong đời Mẹ đã gây nên lầm lỗi, thì Mẹ vẫn là Mẹ của con. Dù Mẹ đang sống bên con, hay đang xa cách nghìn trùng, hoặc mai sau Mẹ có mãn phần, thì Mẹ vẫn là Mẹ của con. Ơn đức sinh thành dưỡng dục của Mẹ như trời cao

Page 126: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 125

biển rộng, không có thước nào để đo, không có cân nào để lường, không có lời nào để diễn tả cho cùng. Bởi vậy mà bao giờ con cũng tôn kính Mẹ, tưởng nhớ Mẹ, thương Mẹ và báo hiếu Mẹ. Xin mẹ hảy thấu lòng con Bài 3: Thưa Mẹ kính yêu! Con là con của Mẹ. Từ lúc còn là bào thai, con đã là con của Mẹ; và mãi mãi cho tới lúc tuổi già sức yếu, con vẫn là con của Mẹ. Đã là con của Mẹ thì bao giờ con cũng được tắm gội ơn đức của Mẹ. Mẹ là biển cả bao la, Mẹ là câu hát chan hòa mến thương. Mẹ có nghĩa là ánh sáng, Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim. Mẹ có nghĩa là mãi mãi, Là cho đi không đòi lại bao giờ. Thế mà khi con khôn lớn con không hiểu tình thương của mẹ, nên nhiều lần con phạm lổi lầm để cho mẹ buồn, mẹ khóc, nhưng mẹ không phiền, không trách mà vẫn trải thân làm bóng mát đường cho con đi. Hôm nay đối trước Phật đài, con cúi đầu sám hối, kính mong mẹ tha thứ lổi lầm và nhận nơi đây lòng biết ơn báo hiếu. Con không biết phải nói sao cho mẹ hiểu lòng con, bởi vì: “Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá Đựng sao đầy hai tiếng: Mẹ ơi!” Bài 4:

Kính thưa Cha! Khi nói đến công ơn sinh thành dưỡng dục, phần lớn, người

ta thường nghĩ về mẹ, bởi vì, tình mẹ dạt dào như nguồn nước,

Page 127: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 126

còn tình cha thì cao vời vợi như núi Thái Sơn, phải ngước mắt nhìn lên mới thấy được.

Công cha như núi như non. Hy sinh tất cả cho con nên người

Cha là bóng mát giữa trời. Cha là điểm tựa bên đời của con. Cha là tất cả cha ơi! Cha là hình ảnh trọn đời thiêng liêng. Cha là tất cả cha ơi! Ngàn năm con vẫn trọn đời yêu

thương. Cha là người gieo hạt giống trong lòng mẹ và chính cái gia

tài huyết thống đó đã hun đúc con nên người. Cha, suốt đời, vì con mà gian nan, khổ cực, lo lắng đêm ngày, từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành chỉ mong con thành người hữu dụng. Cha là ngọn đuốc soi đường cho con đi tới. chính cha là người tạo dựng niềm tin, trao truyền dũng khí, sinh lực làm hành trang cho con vào đời. Với tất cả ân tình đó, xin cha nhận nơi đây lòng thành kính biết ơn tình thâm lai láng. Chúng con nguyện sống xứng đáng và trọn vẹn với tình yêu thương mà cha đã đặt để nơi chúng con. NGƯỜI ĐỌC THỨ 3: (chọn 1 trong 4 bài) Bài 1:

Kính bạch ..., kính thưa Đạo hữu và Phật tử, Ngày hạnh phúc nhất trong đời là ngày chúng ta chào

đời bên lòng mẹ, vì ngày ấy chúng ta khóc, nhưng được khóc trong vòng tay ấm áp của mẹ và ngày bất hạnh nhất là ngày chúng ta mất mẹ, ngày ấy chúng ta khóc, nhưng mẹ không còn ở bên ta.

Đời người có biết bao nổi khổ đau, nhưng mất mẹ chính là nổi đau duy nhất khó lòng chịu đựng được và theo sau đó thật nhiều những mất mát thiệt thòi khác! Bởi thế, dù người

Page 128: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 127

lớn tuổi, khi mất mẹ, vẫn cảm thấy chơi vơi như mất điểm tựa, và cũng cô đơn lạc lõng như trẻ mồ côi.

Chúng tôi xin chúc mừng và tặng cho những ai còn cha mẹ một hoa hồng đỏ. Chúng ta hảy ý thức rằng còn Cha còn Mẹ là diễm phúc lớn nhất trên thế gian này, hảy quý trọng và tận hưởng những giây phút ở bên Cha Mẹ. Trên thế gian dù vật quý giá bao nhiêu, mất đi rồi cũng có thể tìm lại được nhưng đối với Cha Mẹ một khi mất đi rồi là vĩnh viễn chia xa. Mong tất cả chúng ta đừng có ai quá say mê danh lợi chạy theo hào nhoáng của cuộc đời mà bỏ quên hay thờ ơ, không lo tròn Đạo Hiếu với Cha Mẹ để rồi khi Cha Mẹ mất đi, lúc ấy dù có tiếc nuối thì cũng đã muộn màng

Chúng tôi cũng xin chia buồn và tặng cho những ai không còn Mẹ một bông hồng trắng. Chúng tôi tự an ủi lòng mình và an ủi với quý Đạo hữu: Dù Mẹ không còn nữa bằng hình hài vật chất, nhưng suối nguồn tình thương vô tận của Mẹ đã hun đúc cho chúng ta nên người. Những ước mơ và kỳ vọng của mẹ ngày trước chính là gia tài tâm linh của mẹ để lại cho chúng ta. Chúng ta hãy sống thật xứng đáng và trọn vẹn với niềm tin tưởng, hy sinh và sự mong đợi của Mẹ đặt ở nơi chúng ta. Trong ngày lễ Vu Lan hôm nay, cho dù chúng ta ở trong lứa tuổi nào, còn mẹ hay mất mẹ, dù mẹ đang ở bên ta hay ngàn trùng xa cách, xin hảy nhận nơi đây "Đóa Hoa Hồng" để được nhớ đến mẹ vì hoa là biểu tượng của tình thương, là tiếng nói của cõi lòng và là hiện thân của cảm xúc, kính dâng lên quý Phật Tử - Đồng Hương với tất cả tấm lòng tri ân và thương kính. Bài 2:

Kính thưa Cha, Tình cha mẹ đối với chúng con cao rộng như biển trời lồng

lộng, nhưng trên thực tế, người ta nói nhiều về tình mẹ vì tình

Page 129: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 128

thương của mẹ dể hiểu, dễ bộc lộ, ngược lại, tình thương của cha thường dấu sâu tận đáy lòng. Cha chính là người gieo hạt giống trong lòng mẹ và chính cái gia tài tâm linh huyết thống đó đã hun đúc cho con nên người. Cha, suốt đời, vì con mà gian nan, khổ cực, lo lắng đêm ngày, từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành chỉ mong con thành người hữu dụng. Ơn đức dưởng dục của cha cao ngất như thái sơn, ngọt ngào như dòng nước đầu nguồn, ấm áp như vầng Thái Dương, và nếu trong màn đêm lạnh giá, một ngọn nến có thể soi sáng và sưởi ấm cho mọi vật, thì trong cuộc đời, ngọn nến đó chính là cha! Với tất cả ân tình đó, chúng con nguyện sống xứng đáng trọn vẹn với niềm tin và sự mong đợi của cha đặt để nơi chúng con.

Bài 3: Kính thưa Cha, Trên đời này, người ta nói nhiều về tình mẹ nhưng ít ai đề cập đến tình cha, bởi vì, tình thương của mẹ dễ hiểu, dễ bộc lộ, còn tình cha thường dấu tận đáy lòng cho nên nhiều lúc con tự hỏi: “Có phải cha mẹ hứa nhau từ kiếp trước, Tạc lại hình con nguyên vẹn trái tim cha” Cha chính là người gieo hạt giống trong lòng mẹ. Cha là khởi đầu cho sự sống, một sức mạnh, một niềm tin. Chính cái gia tài huyết thống đó đã hun đúc con nên người. Cha, suốt đời, vì con mà gian nan, khổ cực, lo lắng đêm ngày, từ tấm bé cho đến lúc trưởng thành. Dẫu giờ đây, con không còn bé nhưng cha vẫn như ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ, lúc nào cũng che chở cho con. Công cha như núi như non, Hy sinh tất cả cho con nên người. Cha là bóng mát giữa trời, Cha là điểm tựa bên đời của con. Cha là tất cả cha ơi! Cha là hình ảnh trọn đời thiêng liêng.

Page 130: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 129

Cha là tất cả cha ơi! Ngàn năm con vẫn trọn đời yêu thương. Với tất cả ân tình đó, xin cha nhận nơi đây lòng thành kính biết ơn tình thâm lai láng. Chúng con nguyện sống xứng đáng và trọn vẹn với tình yêu thương mà cha đã đặt để nơi chúng con. Con thương cha nhiều lắm! Bài 4: Kính thưa cha mẹ, “Trong màn đêm lạnh giá, một ngọn nến sẽ soi sáng và sưởi ấm cho mọi vật. Trong cuộc đời, ngọn nến đó chính là mẹ!” Mẹ có nghĩa là ánh sáng. Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ có nghĩa là mãi mãi. Là cho đi không đòi lại bao giờ Mẹ có nghĩa là duy nhất. Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng Mẹ không sống đủ trăm năm. Nhưng đã cho con dư dả miếng ăn nụ cười Nhưng rồi.., Mẹ ơi con hiểu một điều. Khi con mất mẹ như diều đứt dây. Cuộc đời như ớt chín cây; Trái ngọt thì ít, trái cay thì nhiều. Mẹ ơi con chịu bao điều. Nhưng không chịu nổi thân diều đứt dây. Để rồi.., Vu Lan đến thêm người cài hoa trắng Trần gian buồn thêm một kẻ mồ côi

Page 131: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 130

Trong mùa Vu Lan Báo Hiếu, xin hướng về những bà mẹ, dù còn bên cạnh chúng ta hay đã khuất, gửi đến mẹ những đóa hoa, dù trắng hay hồng. Mẹ, luôn luôn là những đóa hoa sắc hương thơm ngát: “Mẹ là hoa, hoa đẹp tuyệt trần. Mẹ là suối, suối nguồn vô tận. Cuộc đời mẹ chỉ biết hiến dâng…” NGƯỜI ĐỌC THỨ 4: (chọn 1 trong 3 bài) Bài 1:

"Cha già là Phật Thích Ca Mẹ già như thể Phật Bà Quan Âm Nhớ ngày xá tội vong nhân Lên chùa lễ Phật, đền ơn sinh thành". Thật vậy, đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gian

khổ cuộc đời không ai gánh nặng bằng cha. Hình bóng cha mẹ còn sống hay đã qua đời đều là những hình ảnh bất diệt trong lòng của mỗi người con hiếu hạnh. Nhân mùa Báo Hiếu, chúng con đồng kính lạy mười phương Chư Phật chứng giám: Chúng con luôn tự nhắc nhở chúng con đang hưởng hạnh phúc có Cha có Mẹ bên cạnh, nên phải luôn hiếu thảo, thương kính Cha Mẹ để khỏi ân hận về sau khi Cha Mẹ qua đời. Nếu Cha Mẹ đã qua đời thì con luôn luôn cầu nguyện cho Cha Mẹ, cũng như phát tâm bố thí, làm lành, tu mọi pháp thiện để hồi hướng công đức ấy cho Mẹ Cha được hưởng phước báo nơi cảnh giới an lạc.

Hôm nay, nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, và căn cứ theo sự tích của Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình, chúng con, GĐPT Quang Minh, không chỉ vì cha

Page 132: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 131

mẹ đời này mà còn vì Cha mẹ đời trước, kính dâng một đóa hồng gói ghém tất cả ân tình tri ân và đền ân cha mẹ, quý bác, và quý cô chú đã mở rộng vòng tay, nối dài mái hiên chùa, chuyển lửa thắp sáng niềm tin Đạo Phật Việt để chúng con còn biết đâu quê hương, đâu là cội nguồn, truyền thống, và văn hóa dân tộc Việt. Với bao nhiêu ý nghỉ đó, Xin nhận nơi đây với tất cả ân tình thiêng liêng và cao quí nhất mà chúng con đã trải rộng lòng mình để báo hiếu và đền ân trong ngày hôm nay vậy. Bài 2: Thật vậy, trăng khuya trăng rụng xuống cầu, Vì con cha mẹ dãi dầu nắng mưa. Có tát cạn biển Đông mới tỏ tường lòng mẹ, Không trèo qua non Thái sao thấu hiểu tình cha. Công cha nghĩa mẹ như biển trời lai láng, không làm sao chúng ta có thể đền đáp được hết trong cuộc đời này. Kính thưa quý Phụ Huynh, Lễ Vu Lan - Báo Hiếu luôn gắn liền với những câu chuyện của bông hồng sắc đỏ, sắc trắng được cài trên ngực áo. Đây cũng là dịp để mỗi người con tự nhắc nhở, và khơi dậy tinh thần cao quý của đức tri ân, lòng hiếu nghĩa đối với cha mẹ. Trong phút thiêng liêng lắng đọng này, chúng con hướng trọn tình yêu thương về cha mẹ và xin mượn đóa hoa hồng tươi thắm này dâng lên cha mẹ để ý thức rằng chúng con còn diễm phúc có mẹ cha bên cạnh. Oanh Vũ đọc: Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ngành Thiếu: Cá không ăn muối cá ươn, Con cải cha mẹ trăm đường con hư.

Page 133: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 132

Bài 3: Kính thưa cha mẹ, Trong màn đêm lạnh giá, một ngọn nến sẽ soi sáng và sưởi ấm cho mọi vật. Trong cuộc đời, ngọn nến đó chính là mẹ! Mẹ có nghĩa là ánh sáng. Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ có nghĩa là mãi mãi. Là cho đi không đòi lại bao giờ Mẹ có nghĩa là duy nhất. Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng Mẹ không sống đủ trăm năm. Nhưng đã cho con dư dả miếng ăn nụ cười Nhưng rồi.., Mẹ ơi con hiểu một điều. Khi con mất mẹ như diều đứt dây. Cuộc đời như ớt chín cây; Trái ngọt thì ít, trái cay thì nhiều. Mẹ ơi con chịu bao điều. Nhưng không chịu nổi thân diều đứt dây. Để rồi.., Vu Lan đến thêm người cài hoa trắng Trần gian buồn thêm một kẻ mồ côi Trong mùa Vu Lan Báo Hiếu, xin hướng về những bà mẹ, dù còn bên cạnh chúng ta hay đã khuất, gửi đến mẹ những đóa hoa, dù trắng hay hồng. Mẹ, luôn luôn là những đóa hoa sắc hương thơm ngát: “Mẹ là hoa, hoa đẹp tuyệt trần. Mẹ là suối, suối nguồn vô tận. Cuộc đời mẹ chỉ biết hiến dâng…” Xướng ngôn viên (MC) tiếp lời: Kính bạch …….,

Kính thưa đại chúng,

Page 134: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 133

Trong ngày lễ Vu Lan, đại chúng vân tập về chùa làm lễ báo hiếu đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ theo gương Hiếu Hạnh của ngài Mục Kiền Liên Bồ Tát. Vu Lan còn mang ý nghĩa đầy tình nhân bản của văn hóa nhân gian: Tri ân và Báo ân. Nương theo gương Hiếu Hạnh - Tri Ân, chúng con thành tâm kính dâng lên Chư Tôn Đức chút quà Vu Lan và đóa hoa hồng vàng gói ghém tất cả đạo tình tri ân chư Tôn Đức đã dành cho chúng con trong suốt thời gian qua. HOẶC Xướng ngôn viên (MC) tiếp lời: Sau đây, chúng em xin mời quý chị Huynh trưởng cài hoa hồng vàng cho Chư Tôn Đức và các em lần lượt tặng hoa cho phụ huynh và quý bác. Hoặc: Sau đây, xin mời quý anh chị và các em cài hoa cho quý bác trưởng thượng trong chùa sau đó sẽ đến quý phụ Huynh Chúng tôi kính mời... HOẶC Xướng ngôn viên (MC) tiếp lời:

Thật vậy, đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gian khổ cuộc đời không ai gánh nặng bằng cha. Hình bóng cha mẹ còn sống hay đã qua đời đều là những hình ảnh bất diệt trong lòng của mỗi người con hiếu hạnh.

Nhân mùa Báo Hiếu, chúng con đồng kính lạy mười phương Chư Phật chứng giám: Chúng con luôn tự nhắc nhở chúng con đang hưởng hạnh phúc có Cha có Mẹ bên cạnh, nên phải luôn hiếu thảo, thương kính Cha Mẹ để khỏi ân hận về sau khi Cha Mẹ qua đời. Nếu Cha Mẹ đã qua đời thì con luôn luôn cầu nguyện cho Cha Mẹ, phát tâm bố thí, làm lành, tu mọi pháp

Page 135: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 134

thiện để hồi hướng công đức ấy cho Mẹ Cha được hưởng phước báo nơi cảnh giới an lạc.

Đó là cách báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp và hiệu quả cao nhất. Có như thế, nhìn lại đóa hoa (dù đỏ hay trắng) được cài trên ngực áo mình hôm nay mới thực sự có ý nghĩa.

Thêm một người đọc: Hôm nay, nương theo duyên khởi từ câu chuyện có thật

thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Tôn giả Mục Kiền Liên tuy là bậc thần thông đệ nhất nhưng phải nương nhờ định lực và chú nguyện của thập phương chư Hiền Thánh Tăng mới cứu mẹ thoát khỏi cảnh ngục hình, chúng con, GĐPT Quang Minh, không chỉ vì cha mẹ đời này mà còn vì cha mẹ trong bảy đời, kính dâng một đóa hoa hồng gói ghém tất cả ân tình tri ân và đền ân cha mẹ, quý bác, và quý cô chú đã mở rộng vòng tay, nối dài mái hiên chùa, chuyễn lửa thắp sáng niềm tin Đạo Phật Việt để chúng con còn biết đâu quê hương, đâu là cội nguồn, đâu là truyền thống văn hóa Việt Nam với bao nhiêu ân niệm đó, xin nhận nơi đây tấm lòng biết ơn và đền ơn cao quý nhất mà chúng con đã trải rộng lòng mình để báo hiếu và đền ân trong ngày hôm nay vậy.

Xướng ngôn viên (MC) tiếp lời: Sau đây chúng em xin mời quý chị Huynh Trưởng cài

hoa hồng vàng cho Đại Đức và các em lần lượt tặng hoa cho phụ huynh và quý bác.....

Page 136: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 135

Lễ Rửa Chân Cha Mẹ (Vu Lan Báo Hiếu) Kính bạch ……., Kính thưa quý quý phụ huynh Trong mùa Vu Lan, các em thiếu nam, thiếu nữ đã thắp

sáng lại ân đức sinh thành dưởng dục của cha mẹ như trời cao biển rộng, không có thước để đo, không có cân để lường, và không có ngôn ngữ nào để diễn tả bởi vì,

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha. Sự hy sinh cao cả của cha và tình thương vô bờ của mẹ

là sự hiến tặng rộng lớn, không bao giờ cầu mong báo đáp. Lưng ba còng đi để đời con vươn lên sự sống, vai mẹ hao gầy khô cứng để đời con được ấm no. Tình thương của cha mẹ luôn tuôn trào như dòng suối bất tận vỗ về đời con, cả đến khi cha mẹ đã sức cùng lực kiệt. Tình nghĩa ấy, ân đức ấy bao la như trời biển, không lời lẽ nào nói cho hết, không bút mực nào tả cho cùng.

Vì thế, với tâm niệm dìu dắt con em Việt Nam trở về với cội nguồn, trở về với truyền thống dân tộc, chúng tôi luôn dạy dổ các em phải luôn hiếu kính với mẹ cha và suốt trong 4 tuần vừa qua các em đã được khuyên bảo phải giúp đở cha mẹ mỗi ngày cũng như các em đã về chùa sống một ngày một đêm với Thầy/Cô, và anh chị Trưởng để được dạy dổ phải luôn kính mến cha mẹ và phải luôn làm mọi việc để cho cha mẹ hảnh diện và an vui.

Kính thưa quý Phụ huynh, Tuổi thơ là mầm sống thiện, các em luôn được Tâm

Hiếu soi sáng nhưng chưa đủ trí khôn để diển tả bằng hành động hoặc tự làm những việc hiếu hạnh để đền đáp công ơn của cha mẹ. Do đó, nhân ngày Vu Lan Báo Hiếu, các em được

Page 137: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 136

sự hướng dẫn của các anh chị, xin mượn thau nước mát tinh khiết để rửa chân cho cha mẹ như là một hình thức báo đáp công ơn sinh thành dưởng dục của cha mẹ.

Kính xin quý phụ huynh cho các em có cơ hội này để bày tỏ lòng hiếu kính của các em dâng lên Cha Mẹ. Đồng thời cũng là dịp để nhắc nhở các em biết nỗi vất vả khổ cực của ông bà, cha mẹ, để các em kính yêu ông bà, cha mẹ nhiều hơn và biết trân quý với cuộc sống mà các em đang có đầy đủ cha mẹ.

Oanh vũ hay Thiếu nữ hoặc HTr. Nữ đọc: Kính thưa ba mẹ, Với tất cả tấm lòng thương kính nhớ ơn như đóa hoa

hồng tươi thắm này, là món quà hiếu hạnh, chúng con thành kính dâng lên Ba Mẹ bằng tất cả trái tim và bằng tất cả tấm lòng tha thiết của chúng con nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu. Ba Mẹ mãi mãi là hai vị Phật sống trong đời chúng con. Xin cho chúng con được lạy đền ơn Cha Mẹ hai lạy: Một lạy để báo đáp công ơn sinh thành, một lạy để đền trả công lao dưỡng dục mà Cha Mẹ đã hy sinh một đời cho chúng con. Xin Cha Mẹ nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành của chúng con dâng lên Cha Mẹ nhân ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hôm nay. Và chúng con xin hứa sẽ luôn luôn nghe lời ba mẹ, và ráng học thật giỏi để ba mẹ vui lòng. Con thương Ba mẹ nhiều lắm. Sau khi các em đoàn viên tặng quà và lễ tạ ân cha mẹ 2 lạy, các em sẽ làm lễ rửa chân cho cha mẹ theo sự xếp đăt của các anh chị trưởng. Ghi Chú: Danh sách phụ huynh làm lễ rửa chân nên được ghi danh trước với ban tổ chức để chuẩn bị ghế, khăn, và thau nước v.v…

Page 138: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 137

Lời Dẫn Lễ Chào Cờ Đầu Năm (HTr. Quảng Từ Lê Văn Sơn, UV nghi Lễ Tịnh Khiết)

A. Lễ Chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ: Kể từ khi biến cố đau thương 30 tháng 4/1975 đến với quê hương Việt Nam chúng ta, Từ đó đàn chim việt như bị động tổ, vỗ cánh tung bay khắp bốn phương trời. Suốt 40 năm qua đất nước và người dân Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay đón nhận những người con Việt tha hương, để cho chúng ta có được một đời sống Tự Do-Dân Chủ nơi xứ người. Chúng con xin kính cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức và kính mời quý vị đồng hoan hỷ khởi thân đứng dậy, hướng về biểu tượng của đất nước Hoa Kỳ để chào quốc kỳ Hoa Kỳ. (giờ chào quốc kỳ Hoa Kỳ bắt đầu.)

1. Hoặc muốn nói ngắn hơn thì dùng từ câu: “Suốt 40 năm qua

cho đến hết”.

B. Lễ Chào Quốc Kỳ Việt Nam: 1. Tổ quốc Việt Nam có từ thuở cha Lạc Long Quân dẫn 50

con xuống biển, mẹ Âu Cơ dắt một nữa lên ngàn. Từ khi tiếng chuông Đại Hồng của Đạo Phật vang vọng nơi Hoàng Liên Sơn rồi vang xa trong gió hổ trợ tinh thần cho đoàn người Nam Tiến để cha ông chúng ta mở mang bờ cõi, từ Ãi Nam Quan cho đến mũi Cà Mau một giãi giang sơn gấm vóc. Chúng con xin kính cung thỉnh chư tôn thiền đức và kính mời quý vị đồng hướng về biểu tượng của tổ quốc Việt Nam để chào quốc kỳ Việt Nam. (giờ chào quốc kỳ Việt Nam bắt đầu.)

2. Tổ quốc Việt Nam một giãi giang sơn gấm vóc nối liền từ ãi nam quan cho đến mũi cà mau, Tổ tiên ta đã bao đời bỏ

Page 139: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 138

dựng nước và giữ nước, mà giờ này- Ôi! Tổ quốc Việt Nam vẫn còn chìm đắm trong điêu linh thống khổ. Chúng con xin kính cung thỉnh chư tôn thiền đức và xin kính mời quý vị đồng hướng về biểu tượng của tổ quốc Việt Nam để chào quốc kỳ Việt Nam. (Giờ chào quốc kỳ Việt Nam bắt đầu.)

C. Lễ Chào Giáo Kỳ Phật Giáo: 1. Thân Phật thanh tịnh tợ lưu ly, Trí Phật sáng ngời như trăng

sang, Cõi Phật là cõi từ bi vô lượng, Đạo Phật là đạo hòa bình. Hòa bình như nước đại dương bao phủ địa cầu, như bầu trời trong xanh không một gợn mây, như hương thơm đồng nội, như hơi thở trẻ thơ, như lời cầu kinh chân thành nhất của một tín đồ. “Tâm Bình Thế giới Bình “Đức Phật đã dạy như vậy. Chúng con xin kính cung thỉnh chư tôn thiền đức và xin kính mời quý vị đồng hướng về biểu tượng của đạo hòa bình để chào giáo kỳ phật giáo. (giờ chào giáo kỳ phật giáo bắt đầu. )

2. Thân Phật thanh tịnh tợ lưu ly, Trí phật sáng ngời như trăng sáng, cõi Phật là cõi từ bi vô lượng, Đạo Phật là ánh đạo vàng. Ánh đạo mà năm xưa Đức Thế Tôn đã gieo rắt trên lưu vực sông hằng, nay đã chan hòa khắp nơi. Ánh đạo đó đã luân lưu trong lòng dân tộc việt suốt hai ngàn năm qua, đã che chỡ và chỉ đường cho chúng ta trên những bước thăng trầm của lịch sử, đã an ủi vỗ về cho chúng ta trong những kiếp nạn đau thương khốn khó. Chúng con xin kính cung thỉnh chư tôn thiền đức, xin kính mời quý vi đồng hướng về biểu tượng của ánh đạo vàng để chào giáo kỳ phật giáo. (giờ chào giáo kỳ phật giáo bắt đầu. )

D. Phút Nhập TỪ BI QUÁN: 1. Từ Bi là để đem vui cứu khổ, Từ Bi Quán là phút vận dụng

tâm từ bi của chính mình để hòa cùng vào Tâm Đại Từ Bi của chư Phật khắp mười phương, hầu nguyện cầu cho thế

Page 140: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 139

giới được thanh bình cho chúng sanh được an lạc. Xin kính mời quý vị hãy lắng đọng tâm tư, lắng lòng trong chánh niệm không chút vọng động ưu phiền thể nhập Từ Bi Quán. Đồng thời xin tưởng niệm đến chư vị Tổ Thầy, chư Anh Hùng Liệt Nữ đã vì Đạo vì Nước mà xả thân. Xin tưởng niêm đến những đồng bào ra đi tìm tự do đã bỏ mình nơi rừng sâu nơi biển cả, xin tưởng nhớ đến nhữngđồng bào ruột thịt còn đang sống cảnh cơ cực lầm than nơi quê nhà. (Phút nhập Từ Bi Quán bắt đầu).

2. Nguồn suối từ bi đang tuôn chảy từ trái tim của Chư Phật và chư vị Bồ Tát, Trong giờ phút trang nghiêm này, xin kính mời quý vị hãy lắng lòng trong chánh niệm, để cho thân chúng ta là thân từ bi, để cho tâm chúng ta là tâm từ bi, để cho nguồn suối từ bi được tuôn tràn ra muôn vạn nẽo. (Phút nhập từ bi quán bắt đầu.)

3. Phút Mặc Niệm: Để tưởng niệm Tổ Tiên và các vị Khai Quốc Công Thần, đã bao đời bỏ công dựng nước và giữ nước. Để tưởng nhớ các chiến sĩ quốc gia đã anh dũng hy sinh bỏ mình vì bảo vệ tổ quốc. Để tưởng nhớ đến những đồng bào ra đi đã bỏ mình nơi rừng sâu nơi biển cả vì chính nghĩa tự do. Xin tưởng nhớ đến những đồng bào ruột thịt còn đang sống cảnh cơ cực lầm than nơi quê nhà. (Phút mặc niệm bắt đầu.)

Lời Dẫn Chương Trình các Buổi Lễ (HTr. Quảng Từ, UV nghi Lễ Tịnh Khiết)

1. LỄ CHÀO GIA ĐÌNH PHẬT TỬ KỲ:

Page 141: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 140

Khai sinh trong thời kỳ chấn hưng phật giáo, Trưởng thành trong tình hình nhiễu nhương của đất nước. Hơn 70 năm qua anh chị em huynh trưởng vẫn canh cánh bên lòng, ôm ấp sứ mệnh và lý tưởng cao đẹp của mình. Giờ đây Cờ-xanh Sen-trắng đã tung bay khắp nơi trên thế giới. Sau khi nghe hô phật tử anh chị em trả lời tinh tấn, bắt ấn chào- cử bài ca chính thức của GĐPT Việt Nam. (Tất cả sẵn- Hô…Phật-tử…trả lời… Tinh-tấn…cử bài ca chính thức…) 2. LỄ KHAI CHUÔNG CẦU NGUYỆN: Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới, Khắp nơi u tối mọi loài nghe, Tâm cảnh đều không, không phiền não, Trí tuệ bừng khai ngộ bồ đề… Đã hơn 2500 năm trên mặt đất trần gian này, tiếng chuông đã vang vọng, tiếng chuông thức tỉnh lòng người mê muội, tiếng chuông đưa sinh linh trở về với nguồn suối từ bi với ngọn đèn trí tuệ. Tiếng chuông ấy đã vang thấu trời xanh và đã đi tới tận cùng ngục tối âm u. Trong giờ phút thiêng liêng này, tiếng chuông chuà một lần nữa lại vang động để mời gọi con người và muôn loài cùng bước lên trên nẽo về nương tựa, nẽo về trái tim từ bi của chư phật khắp mười phương. (Lễ khai chuông cầu nguyện bắt đầu). 3. LỄ TẾ TỔ ĐẦU NĂM: Ân giáo dưỡng một đời nên huệ mạng, Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền. Hôm nay trong dịp đầu xuân, chúng con là những người đệ tử đã được Tổ, Thầy dìu dắt, dạy dỗ trong đời, xin được về đây cúi đầu đảnh lễ Tổ, Thầy trong ngày đầu năm. Nay được quỳ dưới chân Tổ, Thầy trong ngày đầu xuân ấm áp, chúng con cảm thấy cõi lòng được ấm lại như âm vang pháp nhũ mà Tổ, Thầy đã truyền trao. Giờ đây trước thềm năm mới chúng con xin

Page 142: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 141

cung thỉnh Thượng Tọa Viện Chủ cùng chư tôn Thiền Đức Tăng, Ni dâng hương lễ tổ đầu năm… 4. LỄ PHẬT ĐẢN: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Kính bạch chư tôn thiền đức. Kính thưa quý vị. Hơn 2600 năm qua, nhân loại chúng con hằng chớm nở trong tâm những hoa sen với ý niệm dâng ngát hương trong mùa Phật Đản. Chúng con xin kính dâng lên Ngài những đóa hoa Vô Ưu thanh thoát trong vườn Lâm Tỳ Ni ngày xưa, Xin kính dâng lên Ngài những ngọn nến lung linh tỏa sáng tuyệt vời, Xin kính dâng lên Ngài nến tâm hương với cõi lòng tôn kính và tri ân để cúng dường ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, cùng với tâm niệm vô lượng Từ Bi Trí Tuệ, xin Ngài đem an vui hạnh phúc cho nhân loại chúng con. Giờ đây chúng con xin kính cung thỉnh Thượng Tọa Viện Chủ cùng chư tôn Thiền Đức dâng hương lễ Phật, cử hành Đại Lễ Phật Đản chính thức. (chúng con xin cung thỉnh.) 5. LỄ VU LAN: -Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ, Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha… Hay là: Công dưỡng dục thâm ân dốc trả, Nghĩa sinh thành đạo cả mong đền. Kính bạch chư tôn thiền đức. Kính thưa quý vị: Cứ mỗi độ Vu Lan trở về, là hình ảnh thân thương của Mẹ Cha lại sáng ngời trong tâm hồn chúng con hơn bao giờ hết. Bằng tất cả tấm lòng hiếu kính của người con Phật đã trở thành một

Page 143: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 142

nét đẹp Văn Hóa của dân Tôc Việt Nam. Câu ca dao mà người xưa để lại cho thế hệ con cháu như một lời di huấn: “Công cha như núi thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra“. Nếu người ta ví tình cha cao ngất tựa núi thái sơn, thì nghĩa mẹ cũng bao la và bất tận như nước trong nguồn chảy ra… Mẹ với chín tháng cưu mang, sinh con nuôi nấng dạy dỗ cho con nên người. Nếu không có mẹ thì con sẽ không lớn khôn, nếu không có mẹ thì con sẽ không trưởng thành, nếu không có mẹ thì con sẽ khô khan cằn cổi. Mẹ là ánh sáng soi đường khi con tăm tối, Mẹ là bóng mát khi con gục ngã bên lề. Còn tình cha cũng cao vời vợi như núi thái sơn. .. Cha là ngọn núi cao sừng sững để cho con đứng lên nhìn xuống chiều sâu của cuộc đời mình, Cha là tấm bản đồ trải dài để cho con định hướng cả đời mình, Cha là cột trụ vững vàng cho con nương tựa cả đời mình, Cha là niềm tin, là lẻ sống của đời con… Giờ đây để cảm niệm ân đức của Cha Mẹ, của Tổ Thầy, của Chư Phật đã đưa đường dẫn lối cho chúng con. Chúng con xin kính cung thỉnh Thượng Tọa Viện Chủ cùng chư tôn Thiền Đức dâng hương lễ Phật, cử hành đại lễ Vu Lan Báo Hiếu cho chúng con được ân triêm công đức. (Chúng con xin kính cung thỉnh).

Page 144: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 143

VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI CHỊ TÂM CHÁNH - HOÀNG THỊ KIM CÚC

NỮ HUYNH TRƯỞNG CẤP DŨNG GĐPTVN

Chị Hoàng Thị Kim Cúc, pháp danh Tâm chánh, tự Thể Hạnh, sinh ngày mùng 8 tháng 11 năm Quý Sửu (5/2/1913). Thân phụ là cụ ông Hoàng Phùng, thân mẫu là cụ bà Tôn Nữ Thị Khuê. chánh quán làng Xuân Tùy, Thừa Thiên. Trú quán tại thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế. Buổi thiếu thời sau những năm theo chân Thầy Mẹ công tác ở một số Tỉnh đàng trong, học xong bậc sơ học và tiểu học, sau về Huế học trường Đồng Khánh hết cấp trung học rồi tiếp tục giảng dạy tại đây cho đến ngày về hưu. Vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống Nho phong cao quý, lại được nung đúc với niềm tin Phật rạt rào và sâu sắc, chị Hoàng Thị Kim Cúc trong khoảng thời gian trưởng thành gần 50 năm đã trọn vẹn đem hết tâm hồn, tình cảm và ý chí phục vụ cho lợi ích của mọi người, nhất là đối với giới trẻ trong bao cảnh giao động của đất nước vào những năm trước mùa thu 1945 và mãi cho đến tận bây giờ. Xin ôn lại vài nét về bối cảnh lịch sử liên quan đến GĐPT chúng ta. Tháng 8/1938, ngày 14, Đại hội đồng Tổng Hội An Nam Phật học họp tại ngôi chùa lịch sử Từ Đàm, Huế, một Phật sự trọng đại đến với chúng ta. Tổng hội đồng đặt nặng vấn đề giáo dục tuổi trẻ Phật giáo như sau: "KHÔNG CÓ MỘT

Page 145: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 144

THÀNH TỰU NÀO MIÊN TRƯỜNG MÀ KHÔNG NHẮM ĐẾN HÀNG NGŨ THANH THIẾU NHI. HỌ LÀ NHỮNG NGƯỜI KẾ THỪA CHÚNG TA TRONG NGÀY MAI". Ngày 28/8 năm ấy, một tiểu ban thống thuộc Tổng trị sự đề cử 3 vị đứng ra lo về Thanh Thiếu Nhi được hình thành để thực hiện quyết định này gồm ba vị ; cụ Trần Đăng Khoa, Chủ tịch ; cụ Nguyễn Khoa Toàn và bà Cao Xuân Sang (tức Sư Bà Diệu Không) làm Ủy viên. Nguồn gốc GĐPTVN là ở đó. Thể hiện tinh thần ấy, các đoàn Phật học Đức Dục, Gia Đình Phật Hóa Phổ, Ban Đồng Ấu Phật Tử tùy căn cơ và môi trường đã ra đời như chúng ta đã học tập. Chưa kịp ổn định thì chiến tranh Việt – Pháp bùng nổ, dân chúng Huế ào ạt tản cư theo lệnh kháng chiến. Cơn gió lốc đầu tiên lay chuyển một tổ chức đang còn non yếu. Sau khi hồi cư, nhìn cảnh vật điêu tàn, nhà cửa đổ nát, lòng người trong cuộc đổi thay của thời cuộc làm sao tránh khỏi những thay đổi xé lòng. Cái khung cảnh và tâm lý ấy chấn động tâm hồn một thanh nữ xứ Huế vốn giàu tình cảm vị tha. Chị Kim Cúc đến với GĐPT Hướng Thiện là một ngả rẽ cho cuộc đời của mình. Năm 1946, sau khi hồi cư, các Thầy, các anh chị đã từng sinh hoạt trong đoàn Phật học Đức Dục, Gia Đình Phật hóa Phổ, Đồng Ấu Phật tử như chú Minh Châu, các anh Võ Đình Cường, Nguyễn Khoa Việt, Tráng Thông, Phan Cảnh Tuân, … nhen nhúm lại phong trào Gia Đình Phật Hóa Phổ. Cũng trong năm ấy, chị Hoàng Thị Kim Cúc do sự giới thiệu của anh Phan Cảnh Tuân (Thầy Phổ Hòa ngày nay) rón rén bước vào Gia Đình Phật Hóa Phổ Hướng Thiện. Đến với gia đình Hướng Thiện, chị chỉ đóng vai trò bạn đoàn, đó là biểu hiện sự thận trọng cần có trước sự giao thoa của thời cuộc. Chú Minh Châu lúc ấy nhận xét chị rất lanh lợi, mẫn tiệp, lãnh hội rất nhanh, rất sâu sắc về Phật Pháp. Sư Bà Diệu Không thường khen ngợi chị là người có thiện căn, có đạo hạnh và tích cực.

Page 146: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 145

Năm 1948, lúc chị 35 tuổi, chị quyết định chính thức gia nhập vào Gia đình Phật hóa Phổ sau 2 năm tập sự với tính cách bạn đoàn. Chúng ta thấy rằng đó là một sự lựa chọn dứt khoát có đắn đo suy nghĩ như quyết định của một hành giả khi nhận lãnh một công án gồm 6 chữ GĐPTVN. Cũng như hành giả quyết tâm sống với công án của mình. Chúng ta đã thấy rằng chị Hoàng Thị Kim Cúc không rời khỏi công án của mình trọn cả cuộc đời của chị. Trước khi quyết định chọn con đường đi cho mình, chị Tâm chánh đã có lần xin xuất gia. Sư cụ Diệu Hương cho pháp tự Thể Hạnh. Đó là pháp hiệu Bồ Tát tại gia của chị khi vâng theo lời phân tích của Sư Bà Diệu Không về tánh và tướng. Sư Bà dạy: "Lúc này Phật giáo đang cần những Huynh Trưởng dạy dỗ đàn em, nối nghiệp tương lai. Đào luyện được một Huynh Trưởng thì khó nhưng tìm một vị xuất gia thì không khó lắm". Thế là thân tại gia mà tâm của chị thì xuất gia từ lâu rồi. Do đó, chị đã kết hợp rất sâu sắc Đạo và Đời. Về đời, chị đã nhận lãnh một việc làm rất khiêm tốn: Giáo sư Nữ Công gia chánh tại trường Đồng Khánh, Huế. Nghe thì rất khiêm tốn, nhưng về lãnh vực tinh thần thì rất trọng đại, giúp cho hàng hàng lớp lớp thiếu nữ Việt Nam hoàn thành thiên chức làm chị, làm vợ, làm mẹ, điều hành công việc gia đình đúng với truyền thống dân tộc và đạo pháp. Đó là bài học đầu tiên nhất mà ngành Nữ GĐPTVN phải nhận lãnh ở nơi người chị yếu đuối về thể xác nhưng dũng mãnh ở tinh thần. Nhìn lại cuộc đời của chị, chúng ta chiêm nghiệm chị Kim Cúc thể hiện như thế nào cái công án mà chị đã nhận lãnh! 1/ Bước đầu tiên là chị thành lập Đoàn Nữ Phật tử Hương Trang (12/1948). Đem đạo vào đời không thể không nghĩ đến Nữ giới. Truyền thống dân tộc đã ghi đậm nét về người nữ, gia đình là cái nôi của xã hội, người phụ nữ chiếm vị trí quan trọng: dạy dỗ con cái nên người, điều hòa kinh tế gia đình, giữ gìn

Page 147: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 146

hạnh phúc, đem Phật pháp vào xã hội nếu không nhắm vào người phụ nữ trong gia đình thì còn ai? Khi chọn ngành giáo dục Nữ Công gia chánh làm sự nghiệp cho mình. Chị Cúc của chúng ta tất nhiên đã mang chí nguyện đem đạo vào đời. 2/ Trong thời gian làm Trưởng ban Hướng Dẫn Thừa Thiên và Tổng hội Phật giáo Trung phần (từ 1958 – 1964), điều quan tâm nhất của chị là vấn đề huấn luyện Huynh Trưởng. Chị mở các trại huấn luyện toàn quốc, các trại huấn luyện cấp Tỉnh khắp 34 Tỉnh miền Trung và miền Nam. Chúng ta không quên trại huấn luyện Huynh Trưởng ngành Nữ đầu tiên tại chùa Phước Hải, Sài Gòn cho các tỉnh miền Nam (1964). Năm 1964, sau khi GĐPTVN thống nhất toàn quốc, chị được bầu vào Ban lãnh đạo GĐPTTƯ. Với chức vụ Phó Trưởng Ban Hướng Dẫn phụ trách ngành nữ toàn quốc – một công tác vô cùng trọng đại và khó khăn đối với chị vì tuổi ngày càng cao, sức khỏe yếu kém dần, lại thường xuyên ở Huế khó lòng điều hành việc chỉ đạo TƯ. Ngại rằng không chu toàn nhiệm vụ, cho nên năm 1965 chị có thư xin Trung Ương thay người khác nhưng không được chấp thuận cho nên chị phải đơn phương gánh vác trách nhiệm, bao nhiêu thì giờ nghỉ ngơi trong các dịp lễ lớn và toàn bộ thời gian nghỉ hè chị phải tập trung làm việc không ngơi, từ công tác tổ chức, thăm viếng, dự và mở các trại huấn luyện trên toàn quốc. Sau khi GĐPTVN được thống nhất thật sự (1964), với tư cách Phó Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương phụ trách ngành Nữ, chị luôn ưu tư về vấn đề tách rời sinh hoạt 2 ngành Nam Nữ. Từ đó chúng ta thấy rằng yếu tố sinh hoạt riêng biệt 2 ngành Nam Nữ chiếm một phần quan trọng trong công án GĐPT của chị Cúc. Chúng ta không quên những lời lẽ đanh thép trong các kỳ đại hội toàn quốc hay toàn phần khi đề cập đến sự cần thiết của sự tách biệt ấy. Có lúc chị đã khổ tâm rất nhiều khi phải chiến đấu, không phải với ngành Nam mà chiến đấu với sự tự ti, ỷ lại, giao khoán của chính chị em trong ngành Nữ. Một

Page 148: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 147

thành quả mà chị em ngành Nữ phải hãnh diện là Đại hội ngành Nữ toàn quốc tại Nha Trang năm 1969. Quả thật một ý thức vùng lên của ngành Nữ: tự tổ chức, tự điều hành, tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong tinh thần tự lập hoàn toàn. Nhắc đến đời chị, nhắc đến sự nghiệp và công hạnh của chị mà không nhắc đến sinh hoạt riêng biệt ngành Nữ là cả một thiếu sót lớn. 3/ Chị là người tiên phong đứng trên ngọn gió đầu sóng. Điều này được thể hiện tại Huế và Thừa Thiên. GĐPT chúng ta phải trải qua với nhiều cơn gió lốc lúc tàn bạo lúc âm ỉ vì sự bất bình đẳng tôn giáo của thế quyền. Lúc ấy, không một huynh trưởng nam nào có uy thế mà được tự do hoạt động nhất là sau vụ sát hại huynh trưởng Phan Duy Trinh tại vùng Kim Long, Huế. Thân gái dặm trường, chị phải đứng ra đương đầu. Trong trường hợp tương tự, GĐPT Gia Định không quên lời chị phát biểu trong lễ Hiệp Kỵ 1980 tại Già Lam Và các GĐPT miền Nam lại càng thấm thía chuyến thăm viếng của chị vào năm 1985. Chúng ta rất đau buồn khi nghĩ rằng chị mất đi là chúng ta mất một điểm tựa trong sóng gió ba đào. 4/ Chị đã sinh hoạt với cả con tim nóng hổi của mình, chị là gạch nối giữa anh chị em, chị đem lại hòa khí mỗi khi có bất hòa trong anh em. Chị chăm sóc đời sống của anh chị em huynh trưởng cũng như lo lắng cho chính đời sống của mình. Ai đau ốm, ai hoạn nạn, ai bệnh tật, ai gặp ngang trái là có chị đến, đến với tấm lòng một người chị, người mẹ. Trong những năm đời sống kinh tế trở nên bi đát, khó khăn (sau 1975), từ Huế chị đã vào Sài Gòn khuyên nhủ anh chị em thành lập tổ hợp cùng giúp nhau sống qua ngày. 5/ Chị Cúc không ngồi một chỗ để điều khiển. Lúc còn là Trưởng ban Hướng Dẫn Trung Phần, nhiều cuộc thăm viếng các Tỉnh đã đưa chị từ miền Trung đến cả cao nguyên Trung Phần đèo heo hút gió. Sau khi thống nhất GĐPTVN năm 1964, với tư cách Phó Trưởng ban Hướng dẫn Trung Ương ngành Nữ, chị đã tổ chức các trại huấn luyện huynh trưởng, thăm

Page 149: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 148

viếng các tỉnh miền Nam, dự các trại họp bạn ngành Nữ của Sài Gòn, dự ngày Hạnh ngành Nữ của Gia Định, dự cuộc họp mặt tại Vĩnh Nghiêm. Mùa hè năm 1974, vượt qua mọi khó khăn trắc trở, chị quyết tâm thực hiện một hành trình dài với chủ đích thăm viếng, chấn chỉnh tổ chức hay mở các lớp huấn luyện tùy theo yêu cầu của địa phương. Chị đích thân lãnh đạo đoàn huynh trưởng Trung Ương bắt đầu rời Huế ngày 10/06/1974 sinh hoạt trong 45 tỉnh, thành: Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Bồng Sơn, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, Lâm Đồng, Đà Lạt, Di Linh, Ban Mê Thuột, Pleiku, Phú Bổn, Kontum, … Đến Kontum xem như đã hoàn thành tương đối tốt đẹp kế hoạch thăm viếng miền Trung, củng cố các sinh hoạt ngành Nữ GĐPT cả 3 ngành. Chị lại chuẩn bị kế hoạch vào Nam. Tại miền Nam, GĐPT bấy giờ đã được thành lập khắp nơi nhưng mọi sinh hoạt vẫn còn mới mẻ, cần uốn nắn nhiều điểm nhất là vấn đề ổn định tổ chức về cả hai mặt nhân sự, bộ khung huynh trưởng các ngành, vấn đề huấn luyện huynh trưởng về mặt chuyên môn và trau dồi kiến thức Phật pháp. Chuyến đi Nam này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển GĐPTVN đến tận các miền xa xôi – nơi mà cuộc sống tinh thần của quần chúng vốn chịu ảnh hưởng sâu nặng các trào lưu tín ngưỡng pha tạp. Chị đã đặt chân đến hầu hết các tỉnh miền Nam: Sóc Trăng, Cần Thơ, Sa Đéc, Vĩnh Long, Long An, Vũng Tàu, Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá, Long Khánh, Vĩnh Bình, Gia Định, Sài Gòn cho đến tỉnh Phước Long biên ải. Cuộc thăm viếng cuối cùng là một cuộc thăm viếng lịch sử. Năm 1986, một cuộc thăm viếng không kèn, không trống, không tiền hô hậu ủng, không cờ xí rợp trời, không có cả văn nghệ chào mừng nhưng là một cuộc thăm viếng đầy xúc cảm, đầy nước mắt và tình thương, trải qua những quãng đường gồ

Page 150: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 149

ghề lồi lõm tại các vùng kinh tế mới : Suối Nghệ, Ngãi Giao, Bình Ba, Quảng Thành, Kim Long, Quảng Phú, Bảo Lộc, Đà Lạt, Đơn Dương, Long Khánh, … cho đến cả Phước Long điêu tàn. Chị đi sâu vào tận các gia đình để khuyên răn, để khích lệ. Cảm động nhất là chị đã đích thân đến thăm gia đình một đạo hữu ở Suối Nghệ đã cưu mang, nuôi nấng một huynh trưởng bị bệnh nan y – người đã có công tạc tượng đức Quan Âm tôn trí tại trại trường GĐPTVN ở Đà Lạt. Mỗi nơi chị đến là sự sinh hoạt vươn lên, nhìn tấm thân già yếu, mái tóc bạc, hàm răng rụng của cái tuổi 73, không một huynh trưởng nào, không một đoàn sinh nào, không một phụ huynh nào đã gặp chị mà không nhìn thấy một tấm gương sáng. Con tim của chị sưởi ấm những ai chần chờ dừng bước. Trái tim của chị là trái tim mặt trời chiếu rọi muôn vạn trái tim nhà Lam khiến cho ai nấy đứng lên bước tới. Biết rằng những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình sắp đến, chị muốn thực hiện một chuyến đi nữa với các địa điểm được dự tính: dự trại Hạnh tại Suối Nghệ, thăm vùng kinh tế mới tại Xuyên Mộc, Trị An, Xuân Sơn, Hòa Bình, Cam Ranh, Nha Trang, Phan Rang, dự hiệp kỵ Đà Lạt, … nhưng nhân duyên thăm viếng đã hết. Ngày chung thất anh Lữ Hồ là ngày gặp gỡ cuối cùng giữa chị với anh chị em lâu năm có mặt tại Sài Gòn. Ngôi nhà cuối cùng mà chị đặt chân đến là nhà hai vợ chồng huynh trưởng Nguyễn Khắc Mão và chị Nguyễn Thị Thông, một chị trưởng lâu năm mà chị Cúc rất thương mến. Cả cuộc đời của chị, cả tâm niệm của chị là muốn cho anh chị em nhà Lam keo sơn gắn bó, càng gặp khó khăn càng keo sơn, càng gắn bó. Chị đã dùng thân xác của chị để thể hiện lần cuối cùng công án của chị. Lúc 11 giờ ngày 30/06 Mậu Thìn tức ngày 11/08/1988, một tai nạn lưu thông không ly kỳ, không rùng rợn đã đưa chị vào bệnh viện Chợ Rẫy. Chị nằm bất động không đau đớn, không rên la, im lặng. Nhưng cũng từ giờ phút

Page 151: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 150

đó chuyển động cả một sức mạnh – sức mạnh tình Lam. Phòng hồi sức sau khi giải phẫu sọ não tràn ngập những cánh Lam, không nói năng nhiều chỉ với cái bắt tay nồng nhiệt khác hơn ngày thường, chỉ với cái nhìn nhau đượm vẻ lo âu, chị đang tạo dựng một sức ấm từ lâu có phần nguội lạnh. Tin được truyền đi: Đà Lạt, Bảo Lộc, Phan Rang, Cần Thơ, Phước Long, Long Khánh, Suối Nghệ … đã cử người về chăm sóc chị, 45 ngày tại Sài Gòn là 45 ngày quây quần bên chị. Bệnh tình khá hơn, chị được đưa về Huế. Tình Lam chuyển động về cố đô – cái nôi của GĐPTVN. Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Tín, Bình Định đã hợp tác với Thừa Thiên thay thế Sài Gòn như một cuộc giao ban của tình Lam. Nhân duyên ở cõi ta bà đã hết. Vào lúc 12 giờ ngày 27 tháng Chạp năm Mậu Thìn tức ngày 03/02/1989, chị trả thân tứ đại lại cho đất, nước, gió, lửa. Có những cái chết nảy mầm cho sự sống. Sự ra đi của chị phải có tác dụng như thế. Thưa chị Nữ huynh trưởng cấp Dũng Hoàng Thị Kim Cúc, không ai dám kết luận về cuộc đời GĐPT của chị. Chúng em nghĩ rằng khi nằm xuống, chị đã trao lại công án GĐPTVN cho chúng em, những người còn lại. Mỗi huynh trưởng nam cũng như nữ từ trong quả tim nóng hổi của mình, tự tìm lời kết luận về chị và cho cả chính bản thân mình. Ai trong chúng ta không là một Tâm chánh Hoàng Thị Kim Cúc? Nam mô thập phương thường trú Tam Bảo tác đại chứng minh

Page 152: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 151

TÁC BẠCH THỈNH SƯ ĐĂNG ĐÀN LÀM LỄ (. . . . . . ) Sau khi chuẩn bị khay lễ (Hoa, Hương, Trầm, Nến v.v...), đoàn thỉnh sư (tác bạch), ít nhất 3 người (người tác bạch, người cầm khay lễ, người đánh khánh), vào Tăng phòng hoặc hậu Tổ gặp chư Tăng/Ni để tác bạch như sau: Tất cả đồng quỳ… 1. Huynh trưởng tác bạch:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư tôn Hòa Thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni… Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …., chúng con đại diện GĐPT ........ (ban Hộ Trì Tam Bảo chùa …..), có duyên sự, đầu thành đảnh lễ xin dâng lời tác bạch. (đứng lên lạy 1 lạy, xong rồi tất cả đồng quỳ.)

2. Huynh trưởng tác bạch, xướng tiếp: Giờ hành lễ Vu Lan (lễ khai mạc, lễ cầu siêu, cầu an cho cha mẹ v.v…) sắp bắt đầu, chúng con thành kính cung thỉnh Chư Tôn Đức quang lâm đại hùng bữu điện (lễ đài) chứng minh, chủ lễ. Ngưỡng mong chư Tôn Thiền Ðức thùy từ, ai mẫn hứa khả cho chúng con được ân triêm công đức. (Ngưng một lát, nếu chư Tôn Đức hoặc chủ sám không đáp từ thì phải thỉnh ba lần. Nếu Chư Tôn Đức hoặc chủ sám đáp từ: - A... Di ... Đà... Ph...ậ...ậ...ậ..t.., hoặc ra hiệu bảo đứng

dậy và khởi hành, thì HTr. tác bạch xướng tiếp.)

3. Huynh trưởng tác bạch, xướng tiếp: Nam Mô A Di Đà Phật. Trên Chư Tôn Đức đã từ bi, hoan hỷ hứa khả (quang lâm) cho rồi, chúng con xin đầu thành đảnh lễ cúng dường tam bái. (đứng lên, lạy xuống ba lạy, xá một xá rồi cung nghinh chư tôn đức quang lâm lễ đài)

Page 153: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 152

Khi đứng lên, người cầm khánh chắp tay xá, cầm khánh lên, niệm Phật: “Nam Mô A Di Đà Phật” (thỉnh một tiếng khánh, vừa di chuyển chậm và tiếp tục hành sự như vậy) tiếp theo là khay lễ. Huynh Trưởng tác bạch bước qua một bên, chờ chư Tôn Đức đi qua hết mới nhập đoàn đi sau cùng.

- Trên chánh điện, khi nhìn thấy đoàn thỉnh sư xuất hiện, cử chuông trống bát nhã. Khi đến chánh điện khay lễ và khánh đều được đưa vào phía sau bàn Phật.

4. Sau Khi Lễ: Khi dứt lễ, đoàn thỉnh sư nhanh chóng bưng khay lễ và khánh theo thứ tự như trước, thỉnh sư di chuyển về tăng phòng hoặc Hậu Tổ. Khi về đến Tăng phòng, Hậu Tổ, nếu vị chủ sám khoác tay cho lui thì im lặng cáo lui. Nếu chư Tôn Đức vào bàn an tọa thì cả ba đứng theo thứ tự như lúc thỉnh, người tác bạch sẽ xướng: Nam Mô A Di Đà Phật, Giờ này pháp sự đã viên thành, chúng con xin đầu thành kính lễ ba lạy. (Lạy 3 lạy) (Quỳ đợi chư tôn bước vào trong giải y xong mới thu dọn khay lễ, khánh, trả về chổ mà mình đã mượn)

Page 154: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 153

CHUÔNG TRỐNG BÁT NHÃ Chuông trống Bát nhã là cách đánh chuông và trống dựa theo bài kệ "Bát Nhã Hội". Đây là một nghi thức hành lễ Phật giáo Trung Hoa truyền sang Việt Nam, có lẽ xuất phát từ Không Tông, do nghi thức rất trang trọng nên dần dần các chùa chiền và các tông phái khác áp dụng theo. Có nhiều cách đánh chuông trống Bát Nhã, nhưng với khuôn khổ quyển cẩm nang, chúng tôi chỉ nêu ra cách đánh thông dụng nhất. Ghi chú: Trong chùa thường xây lầu chuông, gác trống và treo "tả chung, hữu cổ" (Chuông bên trái, Trống bên phải)

Cách Đánh Chuông Trống Bát Nhã Thông Dụng 1. Phần khai Chuông và Trống: Khai Ba hồi Chuông:

Trước khi thỉnh chuông, người đánh chuông nhập bảy (7) tiếng chuông nhỏ, rồi thỉnh ba (3) tiếng thật lớn (tượng trưng cho Vô Tam), thật chậm rãi (*1) o o o o o o o O O O (vô tam) Tiếp theo là thỉnh ba hồi chuông Lần 1: O O O O O O O O o o o o o o o o o (lúc đầu lớn và chậm lúc sau mau dần và nhẹ tay) Lần 2: Giống như lần thứ 1 Lần 3: Giống như lần 1, nhưng khi chấm dứt, thỉnh thêm 4 tiếng thật lớn và rời nhau: O O O O (dứt tứ). Khai Ba hồi Trống:

Trước khi đánh trống, nhập bảy tiếng trống nhỏ, rồi đánh ba tiếng thật lớn (tượng trưng cho Vô Tam), thật chậm rãi (*2): x x x x x x x X X X (vô tam) Tiếp theo là đánh ba hồi trống giống như thỉnh ba hồi chuông nói trên (lần 1, 2, và 3)

Page 155: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 154

2. Phần nhập Chuông Trống (đánh Chuông và trống cùng một lúc):

Khi dứt 3 hồi trống, người đánh trống vừa đọc thầm bài kệ Bát Nhã, mỗi tiếng đánh một tiếng trống (X), nhưng hai tiếng sau đánh liền nhau (XX). Người thỉnh chuông, sau mỗi câu kệ thỉnh một tiếng chuông (O) (sau hai tiếng trống đánh liền nhau, thỉnh một tiếng chuông). Lần 1: Bát Nhã hội X XX O Bát Nhã hội X XX O Bát Nhã hội X XX O Thỉnh Phật thượng đường X X XX O Ðại chúng đồng văn X X XX O Bát nhã âm X XX O Phổ nguyện pháp giới X X XX O Ðẳng hữu tình X XX O Nhập Bát Nhã X XX O Ba la mật môn X X XX O Ba la mật môn X X XX O Ba la mật môn X X XX O Lần 2: Ðánh giống như lần 1 Lần 3: Ðánh giống như lần 1, nhưng khi đến câu cuối bài kệ, đánh tiếp theo phần kết thúc: 3. Phần Chuông Trống kết thúc: X O X O X O X O X O X O x o x o x o x o x o và sau cùng đánh bốn tiếng chuông và trống chấm dứt (dứt tứ) (*3) Boòng O Thùng X Boòng O Thùng Thùng XX Boòng O Thùng X Boòng O

Ý nghĩa bài Kệ: Đại ý bài Kệ nầy là cung thỉnh chư Phật thuyết giảng lý Bát Nhã (Trí Tuệ) và nguyện cho đại chúng hiện tiền cùng tất cả chúng sanh đều được thâm nhập giáo lý cứu cánh này. (Trích từ: “Hành Lễ Nghi Thức” của Thầy Thích Nguyên Trạch)

Page 156: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 155

4. Phần kết thúc: Lúc khởi đầu, chuông trống Bát Nhã đánh ba hồi, nhưng khi kết thúc buổi lễ cũng như thời kinh, chuông trống Bát Nhã chỉ đánh một hồi mà thôi. Nên đánh hồi chuông trống bát nhã kết thúc trong lúc quý Thầy/Cô xướng tụng “tam qui y và hồi hướng” Lưu ý: Nếu đánh lúc “Tam Qui Y” thì đánh ba hồi, nếu đánh lúc “Hồi Hướng” thì đánh 1 hồi miễn sau khi dứt câu “Đều trọn thành Phật Đạo” thì Chuông và trống cũng dứt tứ (Phần chuông trống kết thúc) GHI CHÚ: Trường độ (độ mau hay chậm) của mỗi câu kệ và mỗi hồi trống không quy định. Nhưng kéo dài quá, hay đánh nhanh quá đều rất khó nghe, cho nên Giáo sư Trần văn Khê đã đưa ra một khoảng thời gian để làm chuẩn cho mỗi hồi :

- Hồi đầu tiên (First roll) = 1 phút (1’ 00’’) - Hồi thứ nhì (Second roll = 2 phút 10 giây (2’10’’ - Hồi thứ ba (Third roll) = 3 phút 4 giây (3’04’’)

Trên đây là khoảng thời gian vừa phải cho mỗi hồi, chứ không nhất thiết là thời gian quy định bắt buộc.

Cách Đánh Chuông Trống Bát Nhã Khác - Mới đầu đánh nhập 2 tiếng: biểu thị NHỊ ĐẾ dung thông

(pháp thế gian và pháp xuất thế gian dung thông, không ngăn ngại).

- 3 tiếng tiếp (mỗi lần 1 tiếng): tượng trưng cho sự khấu đầu quy y TAM BẢO, nguyện dứt trừ tam độc: Tham, Sân, Si.

- 7 tiếng sau đó (vì tiếng thứ 7 và 8 đánh gấp, tính gộp thành 1 tiếng), tượng trưng cho BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT THƯỢNG ĐƯỜNG, tức tác pháp thỉnh Phật thăng tòa.

- Nếu 7 tiếng này tính thành 8 tiếng: tượng trưng cho câu "MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA" hoặc BÁT NHÃ

Page 157: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 156

HỘI THỈNH PHẬT LAI CHỨNG MINH, tức tác pháp thỉnh Phật chứng minh.

- Cuối cùng đánh dứt 4 tiếng: tượng trưng cho chứng nhập TỨ ĐẾ.

Ghi chú: Dù thỉnh chuông hay đánh trống, luôn luôn nhớ: "vô tam, dứt tứ”

(*1) Đây là trường hợp "vô tam"của Chuông. (*2) Ðây là trường hợp "vô tam"của Trống. (*3) Ðây là trường hợp "dứt tứ"của Chuông và Trống

Nếu không thuộc bài kệ đánh trống, người tập đánh trống có thể nhớ các lần đánh theo cách đếm như sau: - Lần thứ nhất đánh ba tiếng trống - Lần thứ hai đánh ba tiếng trống - Lần thứ ba đánh ba tiếng trống - Lần thứ tư đánh bốn tiếng trống - Lần thứ năm đánh bốn tiếng trống - Lần thứ sáu đánh ba tiếng trống - Lần thứ bảy đánh bốn tiếng trống - Lần thứ tám đánh ba tiếng trống - Lần thứ chín đánh ba tiếng trống - Lần thứ mười đánh bốn tiếng trống - Lần thứ mười một đánh bốn tiếng trống - Lần thứ mười hai đánh bốn tiếng trống Dưới đây là bản anh ngữ của Judith Crews dịch từ bài “Quelques Caractérisques De La Musique Bouddhique Du VietNam” của Giáo sư Trần Văn Khê: Bát Nhã Hội: Assembly of Prajna (lit.

“Enlightenment”) Thỉnh Phật thượng đường:

We invite Buddha to come to the place of worship.

Page 158: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 157

Đại chúng đồng văn:

The faithful have all heard

Bát Nhã âm: The sound of Prajna, Phổ nguyện pháp giới:

The sound of the drum and bell are spreading out in every direction,

Đẳng hữu tình: For every living species, Nhập bát Nhã: Enter into the world of the Prajna, Ba La Mật môn: By the door which lets you cross over

to the other shore. (Đáo bỉ ngạn = Đến bờ bên kia)

Ghi chú: Chuông đại hồng chung thường được đúc với 4 (bốn) cục u hình tròn để dùi đánh vào, mỗi cục có khắc tên một mùa bằng chữ Nho như: Xuân, Hạ, Thu, Đông, cứ đánh hết một mùa lại xoay chuông qua mùa khác để chuông mòn đều và giữ được âm thanh hay. Kết luận: Khởi đầu chuông trống Bát Nhã được dùng trong nghi lễ lớn của Phật Giáo, hoặc để thỉnh Phật chứng minh cho lễ kỹ niệm lớn, hoặc lễ giới đàn, hay Ðại sư đăng đàn thuyết pháp, bởi vì trong bài kệ có câu "Thỉnh Phật thượng đường". Ngày nay người ta còn dùng chuông trống Bát Nhã để đón rước chư Tôn Đức Tăng Ni hoặc Ðại Sư hay Danh Tăng đến viếng thăm (quang lâm) chùa trong những dịp đại lễ PG hoặc Tết Nguyên Đán, vì thế, Huynh trưởng GĐPT nên học biết về nghi thức chuông trống Bát nhã, để xử dụng khi cần đến trong các buổi lễ ở chùa hoặc giải thích cho người khác biết về nghi thức này.

Page 159: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 158

LÍ VíA PhÆT GiáO I. Lễ Vía Phật và Bồ Tát (Theo Âm Lịch):

01-01 TẾT NGUYÊN ĐÁN - Vía Di Lặc Tôn Phật.

15-01 TẾT THƯỢNG NGUYÊN (Tết Nguyên Tiêu).

08-02 Vía Phật Thích Ca xuất gia và Vía Tôn Giả A Nan Đà

15-02 Vía Phật Thích Ca nhập diệt.

19-02 Vía Quan Thế Âm Bố Tát đản sanh.

21-02 Vía Phổ Hiền Bồ Tát đản sanh.

06-03 Vía Ca Diếp Tôn Giả.

16-03 Vía Chuẩn Đề Bồ Tát.

04-04 Vía Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

08-04 Vía Phật Thích Ca đản sanh.

15-04 ĐẠI LỄ PHẬT ĐÃN.

23-04 Vía Phổ Hiền Bồ Tát thành đạo.

28-04 Vía Dược Sư lưu Ly Quang Vương Phật đản sanh.

13-05 Vía Già Lam Thánh Chúng.

03-06 Vía Hộ Pháp.

19-06 Vía Quán Thế Âm Bồ Tát thành đạo.

13-07 Vía Đại Thế Chí Bồ Tát.

15-07 ĐẠI LỄ VU LAN - TẾT TRUNG NGUYÊN- Vía Mục Kiền Liên Tôn Giả.

30-07 Vía Địa Tạng Vương Bồ Tát.

08-08 Vía A Nan Đà Tôn Giả.

19-09 Vía Quan Thế Âm Bồ Tát xuất gia.

Page 160: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 159

30-09 Vía Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thành đạo.

15-10 TẾT HẠ NGUYÊN.

17-11 Vía Phật A Di Đà.

08-12 Vía Phật Thích Ca thành đạo. NGÀY KỶ NIỆM TIỀN BỐI HỮU CÔNG. (Quyết định số 0179-VHĐ/VP/QĐ ngày 16.12.1969 GHPGVNTN)

Theo Dương Lịch:

20-08 LỄ KỶ NIỆM PHÁP NẠN.

II. HÚY KỴ LỊCH ĐẠI TỔ SƯ – THÁNH TỬ ĐẠO – CAO TĂNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM – ÂN SƯ GĐPT (Theo Âm Lịch): • LỊCH ĐẠI TỔ SƯ (Theo Âm Lịch):

21-01 Tổ Thập Tháp – Phước Huệ (Chứng Minh Ðạo Sư Hội PG Trung Phần; Tổ thứ 40 Lâm Tế chánh Tông).

30-01 Tổ Khánh Anh (Thượng thủ GH Tăng Già VN niên khóa II, Pháp Chủ GH Tăng Già VN niên khóa II).

01-02 Tổ Minh Đăng Quang (Khai Sơn Hệ Phái Tăng Già Khất Sĩ).

03-04 Tổ Tuệ Tạng (Thượng Thủ Giáo Hội Tăng già Toàn Quốc VN niên khóa I).

15-05 Tổ Vạn Hạnh (Quốc Sư Việt Nam - Đời thứ 7 Dòng thiền Tỳ Ni Đa Luu Chi).

19-06 Tổ Khánh Hòa (Sơ Tổ Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Miền Nam).

06-08 Tổ Huệ Viễn (Sơ Tổ Tịnh Độ Tông).

05-10 Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma (Sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa; Tổ Thiền Tông thứ 28 Ấn Độ).

19-10 Tổ Nguyên Thiều (Tổ thứ 33 Lâm Tế chánh Tông).

Page 161: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 160

01-11 Tổ Huệ Quang (Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Nam Việt niên khóa I).

21-11 Tổ Liễu Quán (Sơ Tổ Thiền Phái Liễu Quán).

04-12 Tổ Không Tín – Kế Châu (Tổ thứ 41 Lâm Tế chánh Tông).

08-12 Tổ Vĩnh Nghiêm (Thiền Gia Pháp Chủ Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt).

• THÁNH TỬ ĐẠO (Theo Âm Lịch):

14-04 8 Thánh Tử Đạo đầu tiên của mùa Pháp Nạn PGVN (bị sát hại tại Đài Phát Thanh Huế 07/05/1963).

20-04 Bồ Tát Thích Quảng Ðức (vị pháp thiêu thân 11/06/1963).

15-06 Ðại Đức Thích Nguyên Hương (vị pháp thiêu thân 04/08/1963).

24-06 Ðại Đức Thích Thanh Tuệ (vị pháp thiêu thân 13/08/1963).

26-06 Ni Cô Thích nữ Diệu Quang (vị pháp thiêu thân 15/08/1963)

27-06 Thượng Tọa Thích Tiêu Diêu (vị pháp thiêu thân 16/08/1963)

02-09 Ðại Đức Thích Quảng Hương (vị pháp thiêu thân 05/10/1963).

11-09 Ðại đức Thích Thiện Mỹ (vị pháp thiêu thân 27/10/1963).

24-12 Huynh Trưởng Nguyên Thường (Diệu Mai) Đào Thị Yến Phi (vị pháp thiêu thân 26/1/1965).

• CAO TĂNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM – ÂN SƯ GĐPT VN (Theo Âm Lịch):

Page 162: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 161

05-01 Hòa Thượng Thích Giác Nhiên - Đệ II Tăng Thống GHPGVNTN.

22-01 Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết - Đệ I Tăng Thống GHPGVNTN.

01-03 Hòa Thượng Thích Trí Thủ – Viện Trưởng Viện Hóa Đạo (NK V, VI).

19-03 Ni Sư Thích Nữ Huỳnh Liên – Đệ Nhất Ni Trưởng Hệ Phái Khất Sĩ Việt Nam.

21-03 Hòa Thượng Thích Đôn Hậu - Đệ III Tăng Thống GHPGVNTN.

03-06 Hòa Thượng Thích Huyền Quang - Đệ IV Tăng Thống GHPGVNTN.

15-07 Hòa Thượng Thích Minh Châu – Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh; Đồng Sáng Lập Viên GĐPTVN.

20-12 Hòa Thượng Thích Thiện Hoa – Viện Trưởng Viện Hóa Đạo; Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên GHPGVNTN.

• CƯ SĨ HỮU CÔNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM (Theo Âm Lịch)

15.03 Cư Sĩ chánh Trí Mai Thọ Truyền.

III. LỄ TRUYỀN THỐNG GĐPT:

Kỷ niệm thành lập GĐPT VN

Ngày Dũng 8-2 ÂL (Vía Bổn Sư xuất gia).

Ngày Hạnh 19-6 ÂL (Vía Quán Thế Âm thành đạo).

Ngày Hiếu 15-7 ÂL (Lễ Vu Lan).

Ngày Nguyện 17-11 ÂL (Vía đức A Di Đà).

Page 163: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 162

Lễ Lên Đoàn Vía Xuất Gia.

Thi Vượt Bậc Vía Thành Đạo

IV. LỄ HIỆP KỴ – HÚY KỴ GĐPT:

Tháng 1

• HÚY KỴ SÁNG LẬP VIÊN (Theo Âm Lịch):

28.01 Huynh Trưởng Nguyên Hùng Võ Đình Cường – Đồng Sáng Lập Viên GĐPTVN.

07-03 Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám – Sáng Lập Viên GĐPTVN.

15-07 Hòa Thượng Thích Minh Châu – Đồng Sáng Lập Viên GĐPTVN.

• HÚY KỴ ĐOÀN VIÊN HỮU CÔNG – ĐOÀN VIÊN QUÁ CỐ (Theo Âm Lịch):

09-02 HT. Hồng Liên Phan Cảnh Tuân (Tỳ-kheo Thích Phổ Hòa) – Trưởng Ban Bảo Trợ GĐPTVN tại Hải Ngoại; Nguyên Trưởng BHD GĐPT Định Tường (1964).

27-02 HT. Tâm Huệ Cao chánh Hựu – Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPTVN tại Hải Ngoại – Nguyên Tổng Thư Ký Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN.

11-03 HT. Như Tâm Nguyễn Khắc Từ – ỦV Nghiên Huấn BHD Trung Ương GĐPTVN.

23-04 HT. Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục – Ủy Viên Nội Vụ BHD Trung Ương GĐPTVN.

21-06 HT Tâm Trình Nguyễn Đức Thạo – Cựu Trưởng BHD GĐPT Miền Tố Liên, Hoa Kỳ.

Page 164: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 163

02-09 HT. Nguyên Y Lương Hoàng Chuẩn – Quyền Trưởng BHD Trung Ương GĐPTVN.

16-10 HT. Tâm Đạt Nguyễn Văn Bạo – Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT Quảng Nam.

26-12 HT. Tâm chánh Hoàng Thị Kim Cúc – Phó Trưởng BHD Trung Ương GĐPTVN.

MỤC LỤC

Dẫn Nhập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 Lời Mở Đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 Các Loại Lễ Lược . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 Khóa Lễ Phật Hằng Tuần . . . . . . . . . . . . . 7 Cầu An . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 Cầu Siêu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 Lễ Tinh Thần . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 Lễ Quy y . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 Lễ Chính Thức Thành Lập (Lễ Ra Mắt Tân Đơn vị) . . . . 14 Lễ Phát Nguyện Vào Đoàn (Lễ Cài Hoa Sen - Lễ Công Nhận Đoàn Sinh Chính Thức) . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 Nghi Thức Lễ Phát Nguyện Đeo Hoa Sen . . . . 21 Lễ Lên Đoàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28 Nghi Thức Lễ Lên Đoàn . . . . . . . . . . . . . . . . 34 Lễ Lên Đường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43 Lễ Trao Cấp Hiệu Cho Đoàn Sinh (Lễ Vượt Bậc) . . . . . . 47 Lễ Tái Sinh Hoạt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50 Lễ Phát Nguyện Truyền Đăng . . . . . . . . . . . . 52 Ý Nghĩa Lễ Truyền Đăng . . . . . . . . . . . . . . . . 53 Lễ Truyền Thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60 Lễ Hiệp Kỵ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63

Page 165: C…M - tinhkhiet.orgPT... · 2 cạn lại thực hiện một đề tài quá rộng lớn nên không làm sao tránh khỏi những thiếu xót, vụng về… Do vậy, nếu

CÄm Nang LÍ LÜ®c Trong Gia ñình PhÆt Tº . . . . . . . . . . . . . . 164

Lễ Chu Niên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69 Ngày Hạnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71 Ngày Dũng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78 Ngày Ngoan (Hiếu) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84 Lễ Bông Hồng Cài Áo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90

PHỤ BẢN

Ghi Chú Đặc Biệt – Giới Thiệu Trong Các Buổi Lễ . . . 96 Đón Tiếp – Chúc Mừng – Đưa Đám Tang . . . . . . . . . . 97 Ý Nghĩa Huy Hiệu Hoa Sen và các bài đọc thêm . . . . . . 99 Ý Nghĩa Lễ Phát Nguyện Truyền Đăng . . . . . . . . . . . . 108 Lễ Truyền Nến Vô Tận Đăng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110 Lời Phát Nguyện Tân Ban Huynh Trưởng . . . . . . . . . . 111 Lễ Ra Mắt Tân Ban Huynh Trưởng . . . . . . . . . . . . . . . 115 Những Đoạn Văn Ngắn Về Cha Mẹ . . . . . . . . . . . . . . . 120 Lễ Rửa Chân Cha Mẹ trong mùa Vu Lan Báo Hiếu . . . 135 Lời dẫn Lễ Chào Cờ Đầu Năm (HTr. Quảng Từ) . . . . . 137 Lời Dẫn Lễ: Thượng Nguyên - Phật Đản - Vu Lan . . . . . 140 Tiểu Sử của Cố HTr. Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc . . 143 Nghi Thức Tác Bạch Thỉnh Sư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 151 Cách Xữ Dụng Chuông Trống Bát Nhã . . . . . . . . . . . . . 153 Lễ Vía Phật Giáo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 157 Húy Kỵ Lịch Đại Tổ Sư –Thánh Tử Đạo . . . . . . . . . . . . 158 Cao Tăng Phật Giáo Việt Nam và Ân Sư GĐPT . . . . . . 160 Húy Kỵ Sáng Lập Viên GĐPT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 161 Húy Kỵ Đoàn Viên Hữu Công . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 162