83
1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tdo - Hạnh phúc KHOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG (Dthảo 2) Ngày……tháng 02 năm 2015 SNÔNG NGHI ỆP VÀ PTNT TỈNH LÂM ĐỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QPPL... · 3.2.4. Phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại và các hình thức liên kết, liên doanh giữa trồng

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG

(Dự thảo 2)

Ngày……tháng 02 năm 2015

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH LÂM ĐỒNG

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LSNG Lâm sản ngoài gỗ PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng

BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng Công ty lâm nghiệp

nhà nước Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

UBND Ủy ban nhân dân NN& PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................4 I. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG………..7 II. THỰC TRẠNG NGÀNH LÂM NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG………..7 1. Dịên tích rừng và đất lâm nghiệp………………………………………….7 2. Hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp.......................................................10 3. Chế biến và thương mại lâm sản……………………………………….....16 4. Giá trị sản xuất lâm nghiệp……………………………………………......17 5. Tình hình triển khai các chính sách bảo vệ và phát triển rừng............17 6. Đánh giá chung.........................................................................................19 III. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP……………………………………………………..23 1. Bối cảnh, dự báo.........................................................................................23. 2. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng…………………………………………..26 3. Nội dung kế hoạch hành động……………………………………………26 3.1. Nâng cao giá trị gia tăng trong ngành lâm nghiệp.....................................26 3.1.1. Quản lý, bảo vệ, phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên hiện có, đặc biệt hệ sinh thái rừng Thông kết hợp với việc khai thác, sử dụng bền vững giá trị dịch vụ môi trường rừng.........................................................................................27 3.1.2. Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng sản xuất là rừng trồng. 30 3.1.3. Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ qua chế biến.................................................................................................................32. 3.2. Tái cơ cấu các tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh rừng...................36 3.2.1. Các công ty lâm nghiệp........................................................................36 3.2.2. Ban quản lý Vườn quốc gia..................................................................39 3.2.3. Ban quản lý rừng phòng hộ.................................................................41 3.2.4. Phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại và các hình thức liên kết, liên doanh giữa trồng rừng, chế biến lâm sản và tiêu thụ sản phẩm......................42 3.2.5. Triển khai Đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020...............................................................42 3.2.6. Kiện toàn Ban lâm nghiệp xã và bố trí cán bộ chuyên trách lâm nghiệp cấp xã........................................................................................................... ..42 3.3. Phát triển thị trường lâm sản....................................................................42 3.3.1. Hỗ trợ hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm trong nước...................43 3.3.2. Tìm kiếm thị trường mới cho xuất khẩu đồ gỗ......................................43

4.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rừng và đất lâm nghiệp..........................45 4.5. Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính........................................45 4.6. Cơ chế, chính sách................................................................................45 5. Tổ chức thực hiện……………………………………………………......46 6. Kiến nghị………………………………………………………………….46 PHỤ LỤC 01: Khung logic kế hoạch hành động thực hiện đề án tái cơ cấu

ngành lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng..............................................................49 PHỤ LỤC 02: Giá trị sản xuất lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng..........................89 PHỤ LỤC 03: Tổng hợp nguồn kinh phí cho công tác BV & PTR 5 năm( 2009-

2013)……………….................................................................................90

MỞ ĐẦU

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 977.354 ha, trong đó diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 591.476ha, chiếm tỷ lệ 60,5%. Đây là địa bàn đầu nguồn hết sức quan trọng về môi trường sinh thái không chỉ cho khu vực Tây Nguyên mà còn đối với các tỉnh Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ - Thành phố Hồ Chí Minh và vùng hạ lưu sông Mê Kông, là một khu vực có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng, có nhiều lợi thế về phát triển lâm nghiệp, địa bàn chiến lược quan trọng đối với quốc phòng, an ninh chung của cả nước,

Trong thời gian qua, ngành Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã có những chuyển đổi quan trọng, từ nền lâm nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác, lợi dụng rừng tự nhiên sang quản lý, bảo vệ, phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên và gây trồng rừng; khai thác giá trị dịch vụ môi trường rừng nhằm tạo nguồn tài chính bển vững cho bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện đổi mới cơ chế tổ chức quản lý theo hướng từng bước xã hội hóa nghề rừng; bước đầu thực hiện gia công chế biến tinh chế và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Hoạt động lâm nghiệp đã góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận người dân, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

Tuy nhiên, ngành Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng cũng đang đứng trước những thách thức, đó là:

1. Lâm Đồng là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn nhưng đang đứng trước nguy cơ có thể bị suy giảm cả về diện tích, trữ lượng và chất lượng rừng nếu như không có các giải pháp tác động hữu hiệu.

2. Lâm nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng là nền lâm nghiệp Nhà nước (Lâm nghiệp quốc doanh) là chủ yếu. Nếu xem xét dưới khía cạnh quản lý đất đai, lâm nghiệp nhà nước chiếm tới 80%. Nhận thức một nền lâm nghiệp Nhà nước (Lâm nghiệp quốc doanh) hoạt động khép kín hiện đang hiện hữu, nhưng bộc lộ những hạn chế rõ rệt trong tổ chức quản lý rừng, trong khi nhận thức về xã hội hoá nghề rừng còn hạn chế, lúng túng trong việc xác định bước đi, mô hình và cơ chế khuyến khích.

4. Lâm Đồng là tỉnh có điểm xuất phát thấp so với bình quân chung cả nước; dân số toàn tỉnh khoảng 1,235 triệu người, trong đó 21,6% dân số là người dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn; đồng thời là địa phương bị ảnh hưởng bởi di dân tự do của đồng bào dân tộc từ các tỉnh không những về kinh tế, xã hội, dân tộc mà ảnh hưởng đến bảo vệ và phát triển rừng.

5. Phát triển lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng đang phải đối mặt với một số mâu thuẫn cần phải tập trung giải quyết, đó là:

- Mâu thuẫn trước mắt và lâu dài giữa phát triển nông nghiệp với phát triển lâm nghiệp; áp lực chuyển đổi từ đất lâm nghiệp, đặc biệt từ rừng tự nhiên sang sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp dài ngày là rất lớn.

- Mâu thuẫn giữa việc khai thác, sử dụng rừng với bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên hiện còn.

- Mâu thuẫn lợi ích giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa tổ chức lâm nghiệp nhà nước với hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng.

6. Cơ chế, chính sách chưa tạo ra được những cơ sở, nền tảng cần thiết để quản lý bền vững rừng tự nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường, nền kinh tế nhiều thành phần đang phát triển. Cho đến nay chúng ta vẫn lúng túng trong nhiều vấn đề cụ thể nhưng rất cơ bản trong việc thiết lập một chế độ quản lý rừng tự nhiên hiện còn.

Xuất phát từ những vấn đề trên, hướng tới sự phát triển bền vững, thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng là cần thiết và đúng hướng.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG - Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp;

- Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ NN&PTNT phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020;

- Quyết định số 1391/QĐ-BNN-TCLN ngày 29/4/2014 của Bộ NN&PTNT phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp giai đoạn 2014-2020;

- Quyết định số 919/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/05/2014 của Bộ NN&PTNT phê duyệt Kế hoạch nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến giai đoạn 2014-2020;

- Quyết định số 957/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/05/2014 của Bộ NN&PTNT phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014-2020;

- Quyết định 450/QĐ-UBND ngày 19/2/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2008-2020.

II. THỰC TRẠNG NGÀNH LÂM NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG 1. Dịên tích rừng và đất lâm nghiệp 1.1. Cơ cấu diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp

Tính đến 30/12/2010, diện tích đất lâm nghiệp 581.993 ha chiếm 59,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó: đất rừng đặc dụng 87.710 ha (15%); đất rừng phòng hộ 197.492 ha (34%); đất rừng sản xuất 296.791 ha (51%). Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp: 591.476ha chiếm 60,5% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó: đất rừng đặc dụng 84.153 ha (14,2%); đất rừng phòng hộ 172.800 ha (29,2%); đất rừng sản xuất 334.523 ha (56,6%). Như vậy, so với

1.2.1.Tính đến năm 2013, tổng diện tích đất có rừng toàn tỉnh: 512.360,79 ha (tỷ lệ che phủ 52,4%), trong đó: phân theo nguồn gốc hình thành rừng:(1) Rừng tự nhiên: 454.112 ha (88,6%), Rừng trồng: 58.248,19 ha (11,4%); Về trữ lượng rừng: tổng trữ lượng gỗ 58.791.989 m3 và 684.210,1 ngàn cây tre nứa. Trong đó: rừng tự nhiên với tổng trữ lượng gỗ 52.167.905 m3chiếm tỷ lệ 88,7 % và 684.210,1 ngàn cây tre nứa; rừng trồng với tổng trữ lượng gỗ 6.624.084 m3, chiếm tỷ lệ 11,3 %.

1.2.2. Thực trạng rừng trồng

a) Đối tượng tham gia trồng rừng: bao gồm các đơn vị chủ rừng thuộc hệ thống quản lý của Nhà nước, đó là các Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý vườn quốc gia và các cơ quan lâm nghiệp liên quan khác. Quá trình xã hội hóa nghề rừng có thêm sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân thuê đất trồng rừng, hộ gia đình...Nguồn vốn đầu tư trồng rừng cũng được đa dạng, như: nguồn ngân sách của địa phương theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm; nguồn vốn trung ương hỗ trợ từ các chính sách lâm nghiệp; nguồn vốn hỗ trợ ODA từ các chương trình dự án trong và ngoài nước; vốn tự có, vốn vay và liên doanh liên kết...

b) Diện tích rừng trồng: toàn tỉnh đến hết năm 2013 là 68.561,6 ha (số liệu chưa tính đến diện tích tổ chức trồng rừng trong năm 2014 do chưa nghiệm thu ). Trong đó, các chủ rừng Nhà nước: 32.683,35ha chiếm tỷ lệ 47,7% (08 công ty lâm nghiệp: 13.285,3ha; 15 ban quản lý rừng: 16.507,4ha; Hạt Kiểm lâm và Vườn quốc gia: 1.659,1ha; các đơn vị lâm nghiệp khác liên quan: 1.231ha); các doanh nghiệp tư nhân thuê đất trồng rừng, đến thời điểm hiện nay đã triển khai trồng 14.667,3 ha chiếm tỷ lệ 24,4 %; công ty cổ phần Giấy Tân Mai liên doanh liên kết trồng rừng với diện tích 9.260,55 ha chiếm tỷ lệ 13,5%; các hộ gia đình tại 70 xã trồng rừng với diện tích 11.951ha, chiếm tỷ lệ 17,4%.

c) Loài cây trồng: trước đây 02 loài cây trồng chiếm ưu thế là Thông 3 lá và keo. Cây Thông phù hợp với sinh thái và khí hậu á ôn đới ẩm mưa nhiều của khu vực phía Bắc Lâm Đồng; cây Keo phù hợp với khí hậu tiếp giáp Đông Nam Bộ thuộc địa bàn 03 huyện phía Nam Lâm Đồng (Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên ). Trong những năm chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, thử nghiệm trồng thêm một số loài cây bản địa tại địa phương, các loài cây du nhập khác vừa có gía trị kinh tế, vừa có gía trị môi trường thích hợp với điều

nguyên liệu giấy cường độ tỉa thưa kinh doanh sản phẩm nguyên liệu giấy cao hơn sản lượng tỉa thưa 50m3/ha; năng suất tỉa thưa rừng Keo các loại bình quân 30m3/ha. Năng suất rừng trồng Thông ba lá đến tuổi khai thác trắng khi đạt cấp tuổi > 20 để làm gỗ nguyên liệu cho chế biến tinh chế từ 100m3 đến 200m3/ha, bình quân 140m3/ha tương ứng với trữ lượng đạt 210 m3/ha; năng suất khai thác trắng rừng Keo các loại bình quân 80m3/ha tương ứng với trữ lượng 115m3/ha.

đ) Đánh giá chung

- Những kết quả đạt được:

+ Diện tích rừng trồng trong thời gian qua là 68.561,6ha đã góp phần làm tăng độ che phủ trên địa bàn tỉnh lên khoảng 7,01%.

+ Rừng trồng kinh tế và rừng trồng cao su của các doanh nghiệp thuê đất đầu tư và các hộ gia đình, cá nhân hiện nay khoảng 26.618ha. Đây là diện tích rừng trồng có tiềm năng lớn tạo nguồn lực kinh tế cho hộ gia đình và các thành phần kinh tế.

+ Diện tích rừng trồng của các chủ rừng Nhà nước được đầu tư từ các nguồn vốn của Nhà nước, vốn tự có, vốn liên doanh liên kết giữa các đơn vị chủ rừng với Công ty nguyên liệu giấy Đồng Nai. Trong tổng diện tích đến hết năm 2013 (chưa tính diện tích trồng năm 2014) là 41.943ha, có 27.140ha rừng trồng thuộc đối tượng rừng sản xuất và 13.060ha rừng phòng hộ đóng vai trò quan trọng trong tạo độ che phủ, phòng hộ và là nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh Bình quân hàng năm khai thác 35.200m3 trên diện tích 990ha. Trong đó, khai thác trắng 170ha với sản lượng 23.000m3;tỉa thưa 820ha với sản lượng 12.200m3;

+ Việc khai thác trắng rừng trồng Thông ba lá ở giai đoạn thành thục công nghệ (từ 20 - 25 năm tuổi) đã tạo được công việc làm cho cán bộ công nhân viên và đồng bào địa phương thông qua khai thác, chế biến, trồng lại rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng; tăng thu nhập cho đồng bào địa phương, giảm bớt phá rừng làm rẫy, khai thác trái phép trong khu vực. Ngoài ra còn cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu gỗ xây dựng, dân dụng tại địa phương, làm giảm áp lực đến rừng tự nhiên.

+ Khai thác trắng rừng trồng sản xuất ngoài hiệu quả kinh tế còn có mặt tích cực là tăng hiệu quả sử dụng đất. Khai thác trắng rừng trồng tuân thủ đúng

+ Việc chuyển đổi mục đích bố trí đất cho xây dựng các công trình xây dựng cơ bản như điện, đường, trường học, khu dân cư dẫn đến giảm diện tích rừng trồng. Ngoài ra diện tích rừng trồng còn bị giảm do bị cháy và sâu bệnh hại rừng trồng, súc vật cắn phá, người dân nhổ phá rừng trồng trên diện tích trồng lại sau giải tỏa và những nguyên nhân bất khả kháng khác.

+ Đơn giá ngày công lao động phổ thông cho việc trồng rừng và chăm sóc rừng trồng còn thấp, vì vậy việc động viên và huy động người dân tham gia gặp nhiều khó khăn.

+ Diện tích rừng trồng phân bố không tập trung nằm dàn trải trên nhiều tiểu khu, do đó khó khăn trong việc quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung. Cơ cấu cây trồng chưa đa dạng để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm rừng trồng.

+ Qua thực tiễn sản xuất cho thấy, kinh doanh rừng trồng theo phương thức truyền thống, chủ yếu để lấy gỗ lớn bộc lộ một số nhược điểm như: chu kỳ kinh doanh quá dài (từ 40 - 50 năm ), ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển vốn, thu hồi vốn đầu tư chậm, hiệu quả kinh tế không cao. Vấn đề xã hội hoá nghề rừng cũng bị ảnh hưởng do không tạo được công việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương, công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR hàng năm cũng gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Mặt khác rừng trồng ở cấp tuổi > 20 tăng trưởng chậm.

+ Rừng trồng giao cho các công ty lâm nghiệp chưa có cơ chế thông thoáng để các công ty tự chủ trong việc kinh doanh rừng; nhà nước chưa có cơ chế ưu đãi cho vay vốn trồng rừng; đối với diện tích rừng trồng đầu tư từ vốn của các doanh nhiệp tư nhân, tiến độ trồng rừng triển khai chậm.

+ Rừng trồng của Công ty nguyên liệu giấy Đồng Nai phục vụ cho mục đích cung ứng nguồn nguyên liệu giấy, tuy nhiên chưa bố trí đầu tư nhà máy giấy gắn với vùng nhiên liệu.

+ Việc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp được quan tâm và theo dõi chặt chẽ. Tuy nhiên việc khuyến nông, khuyến lâm cho đối tượng tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trồng rừng chưa triển khai rộng. Đối tượng tham gia trồng rừng còn nhiều lúng túng và vướng mắc trong việc chọn cơ cấu cây trồng rừng.

2. Hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp

Hiện có 15 Ban quản lý rừng, trong đó 14 Ban quản lý rừng trực thuộc UBND cấp huyện, 01 Ban quản lý rừng trực thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; 01 Ban quản lý khu du lịch Hồ Thuyển Lâm; 02 Vườn quốc gia, trong đó một phần Vườn quốc gia Cát tiên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp; Vườn quốc gia Bi Đoup - Núi Bà trực thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng; 08 Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (công ty lâm nghiệp).

2.2.1. Các ban quản lý rừng

a) Các Ban Quản lý rừng hầu hết hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao theo các quyết định giao đất của UBND tỉnh Lâm Đồng là 316.193,9ha; tổng diện tích rừng hiện đang còn quản lý trực tiếp là 289.579,8ha. Như vậy, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho các ban quản lý rừng bị giảm 26.614,1ha do chuyển đổi mục đích, bố trí đất sản xuất, giao rừng, cho thuê rừng cho các thành phần kinh tế khác. Trong đó, diện tích đất thu hồi để cho các nhà đầu tư, các tổ chức thuê đất 11.099,1ha; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và các công trình quốc gia 2.827,3ha; bố trí đất sản xuất 865,2 ha; diện tích giao đất có giấy CNQSDĐ cho hộ dân:11.469,2ha và giảm do giao, cho thuê cho các tổ chức khác là 372,8ha.

b) Tổng số cán bộ, công nhân viên tham gia quản lý là 426 người, trong đó biên chế chính thức: 315 người, hợp đồng: 111 người. Bình quân 22 người/ 01 đơn vị. Phân theo trình độ chuyên môn gồm: trình độ đại học, cao đẳng: 117 người, trung cấp và sơ cấp: 214 người, lao động phổ thông và lực lượng công nhân kỹ thuật: 95 người. Lực lượng lao động hiện nay ở các Ban Quản lý rừng chủ yếu là bộ máy quản lý ở văn phòng, các tiểu khu; lực lượng trực tiếp quản lý và giám sát thi công các công trình lâm sinh, khai thác lâm sản. Trong quá trình sắp xếp lại hoạt động các Ban quản lý rừng, tuỳ theo điều kiện lập địa, diện tích đất lâm nghiệp, mức độ khó khăn và thuận lợi trong công tác quản lý, bảo vệ rừng mà áp dụng các hệ số điều chỉnh biên chế sự nghiệp quản lý, bảo vệ rừng tăng hay giảm cho phù hợp để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ có hiệu qủa nhất.

c) Kinh phí hàng năm cho hoạt động của 15 Ban quản lý rừng là 13.793 triệu đồng. Kinh phí Nhà nước đầu tư từ các nguồn vốn để thực hiện trả tiền công khoán quản lý, bảo vệ rừng cho 191.385,7 ha là 19.385 triệu đồng. Như

d) Kết quả đạt được

- Nhìn chung các Ban quản lý rừng cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ tham mưu chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng; đồng thời làm tốt vai trò chủ đầu tư các dự án, nhất là Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Tổng diện tích giao khoán quản lý, bảo vệ rừng là 201.951,2 ha/năm (chiếm khoảng 70 % diện tích được giao) thu hút trên 7.650 hộ tham gia. Thông qua các hoạt động lâm nghiệp đã tạo được việc làm, góp phần tăng thu nhập, giải quyết ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc tại chỗ, đồng thời tạo được sự gắn bó giữa Ban quản lý rừng với chính quyền địa phương huyện, xã, tham gia có hiệu qủa một số vấn đề xã hội trên địa bàn.

đ) Hạn chế, khó khăn vướng mắc

- Một số Ban quản lý rừng chưa phát huy hết vai trò và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, để xảy ra nhiều vụ vi phạm lâm luật, diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép nhưng chưa thu hồi được.

- Do cơ chế hoạt động còn nặng về bao cấp nên chưa tự chủ trong hoạt động quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên của mình, làm hạn chế đến tính năng động, sáng tạo, khai thác thế mạnh (đất đai, tài nguyên rừng...) để tăng nguồn thu, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Chính quyền xã, phường chưa thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn.

- Tình trạng di dân tự do lấn chiếm đất rừng, phá rừng trái phép vẫn xảy ra, còn có biểu hiện lôi kéo một số đông người để chống đối người thi hành nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.

- Kinh phí nhà nước dành cho hoạt động lâm nghiệp của các Ban quản lý rừng vẫn còn hạn chế, chưa đủ sức để phát triển và thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Đối với vườn quốc gia, cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến chưa phát triển, cơ sở vật chất chưa hoàn thiện, biên chế nhà nước giao chưa đủ theo định mức, nguồn tài chính thực hiện các nhiệm vụ luôn thiếu hụt, nguồn thu từ kinh doanh du lịch sinh thái chưa đáng kể nên phải mất một thời gian dài mới có thể chuyển sang hình thức tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động.

2.2.2. Các công ty lâm nghiệp nhà nước a) Tình hình sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp: thực hiện Quyết định số

196/2005/QĐ-TTg ngày 14/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh thuộc tỉnh Lâm Đồng và Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 29/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2007-2010, năm 2008 UBND tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện chuyển đổi 08 lâm trường quốc doanh thành các công ty lâm nghiệp theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh. Tiếp theo, thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, tháng 6/2010 UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định chuyển đổi 08 công ty lâm nghiệp thành 08 Công ty TNHH 1 thành viên lâm nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: quản lý, bảo vệ rừng, trồng rừng, khoanh nuôi, làm giàu rừng, xây dựng và phát triển vốn rừng; khai thác, chế biến lâm sản; thực hiện các dịch vụ về môi trường rừng.

b) Tình hình quản lý, sử dụng đất đai: đến năm 2013, qua quá trình thực hiện bàn giao cho các tổ chức, cá nhân khác để giải quyết đất sản xuất 8 công ty lâm nghiệp quản lý 184.066 ha đất tự nhiên, trong đó đất lâm nghiệp 173.102 ha. Phân theo mục dích sử dụng, gồm: (1) Đất rừng sản xuất 154.763 ha (89,4%);(2) Đất rừng phòng hộ 14.918 ha (10,6%); phân theo nguồn gốc hình thành rừng, gồm: (1) Rừng tự nhiên 150.810 ha (87,1%); (2) Rừng trồng 18.808 ha (12,9%). Bình quân 23.008ha/1 công ty, trong đó rừng tự nhiên :18.850 ha/1 công ty.

Trong những năm qua các công ty đã phối hợp và thống nhất với các cấp chính quyền địa phương, xác định rõ ranh giới đất được giao trên bản đồ và trên thực địa để làm cơ sở cho việc tổ chức quản lý, sử dụng rừng được chặt chẽ và ngày càng hiệu quả. Tuy chưa nhiều nhưng các đơn vị cũng đã bước đầu thực hiện rà soát và điều chỉnh lại diện tích đất đai, rừng để giao trả cho các địa phương. Cơ bản thực hiện việc phủ xanh diện tích đất trống thuộc lâm phần quản lý, góp phần tăng đáng kể độ che phủ của rừng, hạn chế tình trạng phá

Tổng lao động đến năm 2013 là 446 người, bình quân 56 người/1 công ty. Lực lượng lao động tham gia thực hiện các hoạt động trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng hàng năm khoảng trên 4.000 lao động chủ yếu là lao động thời vụ với thời gian tối đa không quá 4 tháng/năm. Ngoài ra còn có các hộ nhận khoán bảo vệ rừng theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao với khoảng 5.000 hộ dân, trong đó có trên 80% là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

d) Tài sản, vốn

- Nguồn vốn chủ sở hữu: tính đến 31/12/2013 là 171.949 triệu đồng (bao gồm cả nguồn vốn tạo rừng), bình quân 21.943 triệu đồng/1 công ty. Những đơn vị có nguồn vốn chủ sở hữu lớn nhất là: Công ty lâm nghiệp Bảo Lâm 48.428 triệu đồng, Công ty lâm nghiệp Di Linh 40.560 triệu đồng; những đơn vị còn lại ở mức từ 8.000 triệu đồng đến 15.000 triệu đồng.Trong tổng số vốn nêu trên, chủ yếu là vốn tạo rừng (vốn ngân sách đầu tư từ nhiều năm trước đây cho trồng rừng, chăm sóc rừng trồng) chiếm trên 80% vốn đầu tư cho xây dựng văn phòng, nhà xưởng, mua sắm phương xe ô tô, máy móc thiết bị chiếm từ 10-15%.

- Tài sản trang thiết bị: hầu hết các công ty lâm nghiệp đã đầu tư xây dựng nhà cửa, văn phòng làm việc, nhà tiểu khu, phân trường và mua sắm phương tiện đi lại, xây dựng mới xưởng chế biến lâm sản với tổng vốn đầu tư chiếm khoảng 8-10% tổng giá trị tài sản. Trong đó, có một số đơn vị đã tập trung đầu tư xưởng chế biến gỗ tinh chế và mở rộng xưởng sản xuất như: Công ty lâm nghiệp Di Linh, Công ty lâm nghiệp Bảo Lâm, Công ty lâm nghiệp Tam Hiệp…

- Tài sản rừng trồng sản xuất kinh doanh: bằng các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, trong nhiều năm qua, các công ty lâm nghiệp đã gây trồng được 18.000 ha rừng trồng. Một số đơn vị có diện tích rừng trồng có trữ lượng, sản lượng tương đối lớn, đã triển khai tổ chức sản xuất kinh doanh (Công ty lâm nghiệp Bảo Lâm, Công ty lâm nghiệp Di Linh, Công ty lâm nghiệp Đơn Dương) trên diện tích rừng trồng thông qua việc thực hiện các giải pháp lâm sinh, như tỉa thưa, nuôi dưỡng, khai thác cây trung gian và khai thác trắng diện tích rừng trồng với doanh thu hàng năm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu của đơn vị.

- Cơ sở hạ tầng giao thông: Nhà nước đầu tư hạ tầng giao thông tại các

thấp của các đơn vị trong giai đoạn này chủ yếu do được giao kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên (năm 2011) và một số đơn vị thực hiện sản xuất kinh doanh bằng hoạt động khai thác trắng, tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng kết hợp với kinh doanh chế biến gỗ.

- Tổng nộp ngân sách bình quân 5 năm của 08 Công ty là 30 tỷ 048 triệu đồng, bình quân 3 tỷ 756 triệu đồng/01 công ty.

- Lợi nhuận thực hiện bình quân 5 năm của 08 Công ty là 14 tỷ 545 triệu đồng, bình quân 1 tỷ 818 triệu đồng/01 công ty/năm. Lợi nhuận chủ yếu tập trung ở các đơn vị, như Công ty lâm nghiệp Di Linh (lợi nhuận trước thuế bình quân 3 tỷ 709 triệu đồng/năm); Bảo Lâm (lợi nhuận trước thuế bình quân 4 tỷ 712 triệu đồng/năm); Đơn Dương (lợi nhuận trước thuế bình quân 1 tỷ 461 triệu đồng/năm); những đơn vị khác còn lại, lợi nhuận không đáng kể.

- Mặc dù là doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng do quản lý diện tích rừng tự nhiên lớn, kể từ năm 2012 không được phân bổ chỉ tiêu khai thác gỗ, nên hàng năm tỉnh Lâm Đồng vẫn bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương cấp cho các Công ty để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên hàng năm khoảng 21 tỷ đồng/năm (bình quân khoảng 2,6 tỷ đồng/01 đơn vị ).

- Việc làm của công nhân viên các đơn vị về cơ bản đã được giải quyết ổn định,thu nhập tuy chưa cao nhưng ổn định, tỷ trọng thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp trong kinh tế gia đình của họ cũng ngày càng tăng.

e) Hạn chế, khó khăn vướng mắc - Mô hình tổ chức: trong quá trình thực hiện còn lúng túng giữa việc tổ

chức quản lý tài nguyên rừng là rừng tự nhiên với tổ chức sản xuất kinh doanh, nên chưa tạo được sự tự chủ cho các doanh nghiệp, việc phân định các hoạt động công ích với hoạt động sản xuất kinh doanh chưa rõ ràng. Công ty lâm nghiệp được thành lập với mục tiêu chủ yếu là sản xuất kinh doanh nhưng vẫn phải quản lý diện tích rừng phòng hộ và một số diện tích lớn rừng tự nhiên không đưa vào khai thác, kinh doanh được, trong khi kinh phí ngân sách nhà nước cấp để bảo vệ diện tích rừng này rất hạn chế.

- Quản lý đất đai: nhiều công ty chưa thực hiện được rà soát, đo đạc, cắm mốc và chưa hoàn chỉnh được hồ sơ thủ tục để giao đất, cho thuê đất, cấp mới,

vay ưu đãi để đầu tư cho sản xuất kinh doanh trung và dài hạn; bên cạnh đó việc vay vốn của các ngân hàng thương mại để trồng rừng sản xuất cũng rất khó khăn, lãi suất vay cao, thời hạn cho vay ngắn, trong khi chu kỳ kinh doanh rừng trồng với chu kỳ dài; nguồn vốn ngân sách giao cho các doanh nghiệp còn hạn chế, cơ sở vật chất của các đơn vị chủ yếu xây dựng từ lâm trường quốc doanh giai đoạn trước còn nghèo nàn, giá trị vốn của các đơn vị chủ yếu là văn phòng làm việc, nhà xưởng chế biến gỗ với máy móc cũ kỹ, lạc hậu và vốn rừng trồng.

- Cơ chế, chính sách đối với các công ty lâm nghiệp còn nhiều bất cập, như chính sách khai thác rừng, chính sách cho vay vốn tín dụng, chính sách góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trong liên kết, liên doanh....Chính sách khoán không đồng bộ rõ ràng, nhất là đối với chính sách khoán rừng tự nhiên, từ đó dẫn đến các đơn vị chủ yếu thực hiện khoán không đầu tư hoặc khoán bảo vệ rừng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Một thời gian dài các lâm trường chưa thật sự được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh, tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của các lâm trường còn yếu. Khi chuyển thành Công ty lâm nghiệp bước đầu vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm thị trường, mở rộng loại hình sản xuất kinh doanh.

- Trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở một số địa phương còn kém gần như khoán trắng cho các đơn vị chủ rừng.

3. Chế biến và thương mại lâm sản 3.1. Kết quả đạt được - Trong những năm vừa qua, triển khai thực hiện Đề án phát triển chế biến

gỗ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015, các cơ sở chế biến gỗ tăng mạnh về số lượng, từ 58 doanh nghiệp năm 2008 lên 79 doanh nghiệp năm 2012; năng lực chế biến của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tăng từ 120.000 m3 gỗ/năm năm 2008 đến nay đạt khoảng 170.000 m3 gỗ/năm. Giá trị sản phẩm chế biến gỗ bình quân năm đạt 217 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm chế biến gỗ đạt 24%. Tổng số lao động chế biến gỗ bình quân khoảng 3.000 lao động.

- Đã tổ chức chỉ đạo thực hiện trồng rừng nguyên liệu, trồng thử nghiệm một số loài cây trồng mới nhằm đa dạng hóa về nguyên liệu phục vụ lâu dài cho

3.2. Hạn chế, tồn tại - Chưa thực hiện được quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ, dẫn đến chưa tham

mưu sắp xếp được theo hướng tập trung thành ngành hàng, từng vùng.

- Tuy số doanh nghiệp tăng cao nhưng năng lực chế biến tăng thấp, cùng với sự tăng trưởng về số lượng, hiện nay, lĩnh vực chế biến gỗ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những điểm yếu kém như: ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mang tính tự phát, chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết và phân công sản xuất chưa tốt (chưa có sự chuyên môn hoá, chưa có phân công sản xuất theo vùng, tiểu vùng…). Tuy đã định hướng được trên 20 đơn vị có đầu tư hoạt động sản xuất chính là chế biến ván ghép thanh và hàng mộc nhưng đa số là đầu tư thiết bị công nghệ cũ và lạc hậu, chỉ có 03 đơn vị có đầu tư máy móc thiết bị mới tương đối hiện đại.

- Sản phẩm chế biến tập trung chủ yếu là ván ghép thanh (nguyên liệu gỗ thông) và hàng mộc, còn lại hầu hết các đơn vị đầu tư với quy mô quá nhỏ sản xuất đơn chiếc, tỷ lệ gỗ chế biến tinh còn quá thấp (khoảng 15%), vì vậy, giá trị gia tăng từ hoạt động chế biến gỗ chưa cao. Đối với việc thực hiện chế biến gỗ tạp lá rộng và sản phẩm gỗ rừng trồng (keo lai, keo tai tượng) đang gặp nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn thực hiện tiêu thụ gỗ tròn ra ngoài tỉnh, chưa có sản phẩm xuất khẩu trực tiếp.

- Chính sách, giải pháp về nguyên liệu không ổn định, dẫn đến các đơn vị chưa yên tâm đầu tư công nghệ thiết bị phát triển chế biến gỗ, như; thực hiện giao thầu, chỉ định bán toàn bộ gỗ tròn nguyên liệu cho các đơn vị có đầu tư máy móc thiết bị tinh chế, sau thay đổi tổ chức đấu giá toàn bộ khối lượng gỗ tròn nguyên liệu, chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu rừng trồng phục vụ chế biến gắn với xây dựng chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC), chứng chỉ rừng (FSC) phục vụ chế biến sản phẩm xuất khẩu.

4. Giá trị sản xuất lâm nghiệp - Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2013 tính theo giá cố định năm 1994 là: 214 tỷ đồng, chiếm 1,3% gía trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, thủy sản tỉnh Lâm Đồng; tỷ lệ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp hàng năm, từ năm 2009-2013, dao động từ 20-30%. - Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2013 tính theo giá hiện hành là: 605 tỷ

- Giao đất, giao rừng: trong toàn bộ diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp đến năm 2020: 591.476 ha, đã giao cho các ban quản lý rừng: 289.579,8ha; các công ty lâm nghiệp nhà nước: 184.066ha; như vậy các tổ chức nhà nước quản lý khoảng 80% diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Các hộ gia đình được giao 8.716 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm 1,4%. Các chủ thể khác (UBND thành phố, huyện, xã, các đơn vị hành chính liên quan…) quản lý đất lâm nghiệp với tổng diện tích là 31.237ha, chiếm 8% diện tích đất lâm nghiệp tỉnh.

- Cho thuê rừng và đất rừng cho 343 doanh nghiệp với tổng diện tích là 61.851ha, chiếm 10% diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh.

Như vậy, diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư rất nhỏ bé.

5.2. Chính sách giao khoán rừng và đất lâm nghiệp Đến hết năm 2013, toàn tỉnh đã thực hiện giao khoán quản lý, bảo vệ rừng với diện tích là 376.136 ha (tăng 25.136 ha so với năm 2010) cho 22.852 hộ nhận khoán (tăng 4.955 hộ so với năm 2010), chiếm 63,5 % diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Việc giao khoán rừng kết hợp với thu hút lao động của địa phương tham gia các hoạt động lâm nghiệp đã góp phần cải thiện sinh kế cho hơn 18.000 hộ gia đình sống gần rừng, được người dân đồng tình, hưởng ứng.

5.3. Chính sách tài chính cho bảo vệ và phát triển rừng - Nguồn kinh phí cho bảo vệ và phát triển rừng tăng nhanh từ năm 2009 đến năm 2013, năm 2009: 185,6 tỷ đồng, năm 2013: 452,6 tỷ đồng; hàng năm tăng từ 13% đến 30%; năm 2013 so với năm 2012 tăng 23% ( xem Phụ lục 03).

- Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước tương đối ổn định, duy trì hoạt động tối thiểu cho bộ hoạt động bộ máy của lực lượng kiểm lâm, lâm nghiệp, chủ rừng là doanh nghiệp nhà nước, các Ban quản lý rừng, vườn quốc gia…cũng như chi thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng, trồng rừng rừng giải tỏa, trồng rừng trồng cây phân tán…

- Về cơ cấu nguồn vốn: năm 2013, trong 452,6 tỷ đồng đầu tư cho công tác bảo vệ và phất triển rừng, nguồn vốn từ chi trả dịch vụ môi trường rừng chiếm 39%; doanh nghiệp & hộ gia đình chiếm 26,7% và ngân sách nhà nước: 34,3%.

- Về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng:

nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng từ năm 2011 đến nay là 388,9 tỷ đồng, riêng năm 2013 là 141,6 tỷ đồng. Diện tích khoán bảo vệ rừng bằng nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm chiếm tỷ lệ bình quân 87% tổng diện tích khoán bảo vệ rừng toàn tỉnh, góp phần tạo thu nhập cho hơn 15.000 hộ gia đình sống gần rừng, trong đó đồng bào dân tộc chiếm tỷ lệ 80%.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một chính sách khuyến khích để ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng, làm giảm số vụ phá rừng rõ rệt, có nơi giảm 50%, Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là nguồn lực tài chính mới, bền vững nhất là khi ngân sách địa phương còn hạn hẹp (thu không đủ chi và thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của chính phủ), góp phần giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách còn một số hạn chế, tồn tại, như: quản lý sử dụng nguồn thu chi trả dịch vụ môi trường rừng còn theo cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp, chưa thể hiện tính dịch vụ cao đối với chủ rừng, hệ số K chưa được áp dụng nên chưa tạo tính cạnh tranh để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng, phê duyệt kế hoạch chi trả của địa phương còn chậm.

5.4. Chính sách đối với chế biến lâm sản Ưu tiên giải quyết gỗ tròn nguyên liệu cho các đơn vị phục vụ sản xuất chế biến tinh chế gỗ, hỗ trợ vay vốn đầu tư không lãi suất từ quỹ khuyến công để đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị chế biến.

6. Đánh giá chung 6.1. Kết quả đạt được

- Trong thời gian qua, ngành Lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã có những chuyển đổi quan trọng, từ nền lâm nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác, lợi dụng rừng tự nhiên sang quản lý, bảo vệ, phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên và gây trồng rừng; khai thác giá trị dịch vụ môi trường rừng nhằm tạo nguồn tài chính bển vững cho bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện đổi mới cơ chế tổ chức quản lý trong các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng; bước đầu thực hiện gia công chế biến tinh chế và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Công tác giao khoán rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được chú trọng. Khả năng thu hút đầu tư trong

khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn tính đa dạng sinh học và gia tăng sản lượng lâm sản.

- Hoạt động lâm nghiệp đã góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận người dân, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.

6.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 6.2.1.Tồn tại, hạn chế

- Tài nguyên rừng vẫn có nguy cơ bị suy giảm cả về diện tích, trữ lượng và chất lượng rừng; hiện tượng khai thác gỗ trái phép, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp, làm nhà ở vẫn diễn ra ở một số nơi.

- Công tác giao đất, giao rừng; cho thuê rừng, giao khoán rừng và đất lâm nghiệp chưa thực sự tạo được sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế lâm nghiệp; diện tích rừng và đất lâm nghiệp do các tổ chức nhà nước quản lý vẫn chiếm tỷ lệ cao (trên 80%) nên hạn chế đến việc huy động các nguồn lực của xã hội cho bảo vệ và phát triển rừng.

- Phần lớn đất đai và rừng của các công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng chưa được rà soát, đo đạc trên thực địa, chưa lập bản đồ địa chính, diện tích đất được cấp sổ đỏ chiếm tỷ lệ thấp, những vi phạm chính sách và pháp luật về đất đai dưới nhiều hình thức khác nhau chưa được xử lý dứt điểm (lấn chiếm đất đai, tranh chấp đất đai...)

- Một số công ty lâm nghiệp chưa có sự thay đổi căn bản về cơ chế quản lý và quản trị doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp, chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, cung cấp dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, thông tin thị trường đối với nông dân trong vùng và chưa thực hiện được vai trò điểm tựa phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn.

- Công tác bảo vệ rừng còn thụ động, chưa thực sự vững chắc và hiệu quả thấp.

- Chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của rừng, nhất là đối với hệ sinh thái rừng tự nhiên. phát triển rừng trồng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng đất đai.

(phần lớn là đồng bào dân tộc) vẫn còn nhiều khó khăn, từ đó tạo áp lực mở rộng diện tích sản xuất cây nông nghiệp, cây công nghiệp vào đất rừng.

- Đô thị hóa và nhu cầu năng lượng đòi hỏi phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng quốc gia, nhất là xây dựng công trình thủy điện, đường giao thông dẫn đến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, mất rừng tự nhiên. Trong thời gian từ 2007-2012, mất rừng tự nhiên còn do việc thực hiện chưa tốt chính sách chuyển đổi từ rừng tự nhiên sang trồng cao su.

- Điều kiện tự nhiên của tỉnh có nhiều bất lợi như vị trí xa các trung tâm tiêu thụ lâm sản, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, đất trống đồi trọc tuy còn nhiều nhưng manh mún, nghèo dinh dưỡng, khí hậu cực đoạn nên ảnh hướng đến hiệu quả kinh doanh rừng trồng.

- Các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng hoạt động trên địa bàn rộng lớn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, biên giới; cơ sở hạ tầng thấp kém; đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi và sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

- Chưa có quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ chung cho toàn tỉnh, đồng thời các khu, cụm công nghiệp hầu hết chưa hoàn chỉnh về đầu tư hạ tầng nên rất khó thực hiện. Việc xây dựng quy hoạch các ngành trong những năm qua chưa đồng bộ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ và lồng ghép với hoạt động hạn chế mất rừng, suy thoái rừng.

- Nhận thức của không ít cán bộ ở các ngành, rừng là tài nguyên quốc gia do nhà nước quản lý, các lợi ích từ rừng chủ yếu do các cơ quan tài chính điều tiết, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ rừng trong khi nguồn lực lại hạn chế.

- Lực lượng quản lý, bảo vệ rừng mỏng và trang thiết bị còn lạc hậu. Tại nhiều địa phương năng lực và trình độ chuyên môn của nhân viên quản lý rừng thấp, ý thức trách nhiệm và nhiệt tình công việc chưa cao.

- Cơ chế, chính sách lâm nghiệp của Nhà nước ban hành trong thời gian qua chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập, một số chính sách chưa thật sự phù hợp với đặc thù vùng Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Lâm Đồng, như: suất đầu tư trồng rừng thấp, ngân sách nhà nước cấp không đủ kinh phí để thực hiện bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; chính sách tín dụng đối với trồng

6.3. Những vấn đề đặt ra cho phát triển lâm nghiệp a) Lâm Đồng là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn nhưng đang đứng

trước nguy cơ có thể bị suy giảm cả về diện tích, trữ lượng và chất lượng rừng nếu như không có các giải pháp tác động hữu hiệu.

b) Lâm nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng là nền lâm nghiệp Nhà nước (Lâm nghiệp quốc doanh) là chủ yếu. Nếu xem xét dưới khía cạnh quản lý đất đai, lâm nghiệp nhà nước chiếm tới 80%. Nhận thức một nền lâm nghiệp Nhà nước (Lâm nghiệp quốc doanh) hoạt động khép kín hiện đang hiện hữu, nhưng bộc lộ những hạn chế rõ rệt trong tổ chức quản lý rừng, trong khi nhận thức về xã hội hoá nghề rừng còn hạn chế, lúng túng trong việc xác định bước đi, mô hình và cơ chế khuyến khích.

c) Là một địa phương nằm sâu trong nội địa, xa cảng biển, xa các khu vực trung tâm tiêu thụ lâm sản, cơ sở hạ tầng giao thông thấp kém, trong khi quỹ đất dành cho trồng rừng sản xuất phân tán, hiệu quả đầu tư trồng rừng thấp, do đó không hấp dẫn các nhà đầu tư, cũng như người dân tại chỗ, khó khăn trong việc quy hoạch xây dựng các nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung.

d) Lâm Đồng là tỉnh có điểm xuất phát thấp so với bình quân chung cả nước; dân số toàn tỉnh khoảng 1,235 triệu người (tính đến 1/7/2012), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 21,6% (riêng dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm 17% dân số), từ trước đến nay quen với việc hái lượm từ rừng là chủ yếu, chưa có ý thức phát triển rừng, tuy họ có ý thức về bảo vệ rừng. Xu thế di dân tự do đến tỉnh Lâm Đồng vẫn rất phức tạp, vẫn đang có tình trạng dân bản địa lùi sâu mãi vào rừng và khai phá rừng để bán, canh tác nông nghiệp

đ) Phát triển lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng đang phải đối mặt với một số mâu thuẫn cần tập trung giải quyết, đó là:

- Mâu thuẫn trước mắt và lâu dài giữa phát triển nông nghiệp với phát triển lâm nghiệp; áp lực chuyển đổi từ đất lâm nghiệp, đặc biệt từ rừng tự nhiên sang sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp dài ngày là rất lớn. Khác với nhiều tỉnh khác, lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng có vị trí “yếu thế” so với trồng và kinh doanh những cây công nghiệp hàng hoá mang lại hiệu quả kinh tế rất cao như cao su, cà phê

- Mâu thuẫn giữa việc sử dụng rừng với bảo vệ và phát triển hệ sinh thái

e) Cơ chế, chính sách chưa tạo ra được những cơ sở, nền tảng cần thiết để quản lý bền vững rừng tự nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường, nền kinh tế nhiều thành phần đang phát triển. Cho đến nay chúng ta vẫn lúng túng trong nhiều vấn đề cụ thể nhưng rất cơ bản trong việc thiết lập một chế độ quản lý rừng tự nhiên hiện còn.

III. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP 1. Bối cảnh, dự báo 1.1. Cơ hội a) Tài nguyên rừng nước ta đã và đang diễn biến theo xu thế phục hồi và phát triển Giai đoạn 1993- 1998, cả nước thực hiện chương trình phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc (chương trình 327), giai đoạn 1998-2010 thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tiếp theo từ năm 2011 thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện chủ trương quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng trên phạm vi toàn quốc đã thể hiện cam kết chính trị và quyết tâm cao của Nhà nước trong việc phục hồi và phát triển rừng của đất nước sau một thời kỳ dài rừng đã bị tàn phá và suy thoái. Ở nhiều tỉnh, trong đó có tỉnh Lâm Đồng, xu hướng này đã tạo nên những thuận lợi mới để phát triển ngành lâm nghiệp trong những thời gian tiếp theo. b) Nhận thức về phát triển bền vững, trong đó thực hiện quản lý rừng theo nguyên tắc bền vững đã được nâng lên và thể hiện rõ nét trong chủ trương, chính sách phát triển lâm nghiệp

- Việt Nam đã xây dựng và đang tổ chức thực thi Chiến lược Tăng trưởng Xanh (2012), trong đó xác định tăng trưởng xanh là cách thức để có được một nền kinh tế các bon thấp, giúp làm giàu tài nguyên thiên nhiên và trở thành định hướng chính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính đang dần trở thành các chỉ tiêu chính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Nhận thức của chính quyền các cấp và toàn xã hội về tầm quan trọng của rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu.. Nhiều chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng đã được ban hành đang đi vào cuộc sống như: chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, chính

Thị trường nội địa tiêu thụ gỗ rừng trồng là rất lớn, ngay tại địa bàn Tây Nguyên có các nhà máy chế biến lớn như: nhà máy MDF Gia Lai, Nhà máy giấy Tân Mai, Nhà máy giấy Kon Tum và hàng trăm doanh nghiệp chế biến gỗ tư nhân. Ngoài ra, rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu xuống các địa bàn lân cận như: Đồng Nai, Sài gòn, Đà Nẵng..

d) Thương mại gỗ và đồ gỗ trên thế giới vẫn tiếp tục tăng trưởng, tạo cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam, có nhu cầu cao về gỗ nguyên liệu trong nước, tạo ra thị trường và động lực cho việc phát triển rừng trong nước, đặc biệt là rừng trồng.

đ) Hợp tác quốc tế về lâm nghiệp tiếp tục phát triển

Hiện nay Việt Nam đang tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, kể cả đa phương, song phương, phi chính phủ; các tổ chức tài chính trong khu vực và trên thế giới để thu hút các hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Chuẩn bị các điểu kiện để tham gia đầy đủ sáng kiến REDD+ mang tính quốc tế (giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, tăng cường trữ lượng các bon) nhằm thích ứng và giảm nhẹ sự tác động của biến đổi khí hậu; sáng kiến thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản ( FLEGT); thực hiện cơ chế phát triển sạch, tín dụng các bon và chi trả dịch vụ môi trường rừng để tăng nguồn thu phục vụ mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.

1.1.2. Thách thức

- Trong xu hướng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, Việt Nam được dự báo là một trong 5 nước chịu sự ảnh hưởng nặng nề của nước biển dâng. Tác động dài hạn của biến đổi khí hậu có thể dẫn đến thay đổi sinh cảnh gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học rừng, làm gia tăng sâu bệnh, cháy rừng và sa mạc hóa.

- Bất cập giữa yêu cầu phát triển ngành nhanh, toàn diện và bền vững với các nguồn lực của ngành, đặc biệt là vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho ngành lâm nghiệp còn hạn chế (dưới 50 triệu USD/năm). Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình (thấp), nên các nguồn vốn ODA cho lâm nghiệp cũng giảm, trong khi đó việc huy động các nguồn vốn xã hội hóa còn hạn chế.

- Hiện nay ngành lâm nghiệp chưa xây dựng được quy trình trồng rừng gỗ lớn cũng như chưa tuyển chọn giống phù hợp cho trồng rừng gỗ lớn nên rất khó tiến hành trồng rừng gỗ lớn đại trà trong giai đoạn 2015-2020. Trong thời gian tới, việc ưu tiên đất “tốt” cho phát triển nông nghiệp; đất có độ phì kém, độ dốc lớn, địa hình chia cắt, khó có điều kiện trồng rừng tập trung, vẫn là một thách thức khách quan trong việc nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng.

- Ngành chế biến gỗ chủ yếu hướng tới xuất khẩu trong khi phải đáp ứng với yêu cầu mới của các thị trường nhập khẩu như Luật Lacey của Hoa Kỳ, FLEGT của Cộng đồng châu Âu về nguồn gốc, xuất xứ của gỗ hợp pháp. Đây là những thách thức lớn cho quản lý rừng sản xuất bền vững của Việt Nam.

- Chính sách lâm nghiệp chưa tạo được động lực thúc đẩy sự tham gia, chưa đáp ứng được sinh kế cho người dân đang sống ở vùng gần rừng. 1.2. Dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa và thị trường thế giới - Theo dự báo, đến năm 2020 Việt Nam sẽ có dân số khoảng 100 triệu người, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7-8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000-3.200 USD. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm gỗ nội địa cũng tăng trưởng mạnh, theo ước tính của một số chuyên gia, giá trị đồ gỗ tiêu thụ nội địa bằng khoảng 30% giá trị kim ngạch đồ gỗ xuất khẩu. Công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ chuyển hướng dần sang sản xuất sản phẩm gỗ cung cấp cho tiêu dùng nội địa. Thị trường gỗ, sản phẩm gỗ quốc tế và trong nước sẽ tạo ra các thuận lợi to lớn cho phát triển rừng sản xuất và nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn tới

- Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong thời gian tới khoảng 15% năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ có thể đạt 7 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ khoảng 800 triệu USD/năm vào năm 2020. Gỗ nguyên liệu trong nước đặc biệt là gỗ lớn hiện chưa đáp ứng nên Việt Nam phải nhập khẩu từ 3-4 triệu m3/năm. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại Quốc tế (WTO) các sản phẩm gỗ của Việt Nam cũng chịu sự tác động của nền kinh tế toàn cầu. Mức độ cạnh tranh các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác càng trở nên khốc liệt hơn cả trên thị trường quốc tế và thị trường nội địa. Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu gỗ với khối lượng giảm dần đến

chứng minh nguồn gốc nguyên liệu gỗ. Ván nhân tạo sẽ được sử dụng nhiều hơn từ nay đến năm 2025 với tổng nhu cầu khoảng gần 3 triệu m3.

- Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp tục được mở rộng so với khoảng 120 quốc gia và vùng lãnh thổ như hiện nay, trong đó vẫn tập trung duy trì chủ yếu tại các thị trường chính chiếm tỷ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn là giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng, thâm nhập thị trường và đồng thời tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị.

2. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng 2.1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung Phát triển lâm nghiệp bền vững, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, góp phần cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo quốc phòng, an ninh b) Mục tiêu cụ thể

- Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng tự nhiên hiện có, đặc biệt đối với hệ sinh thái rừng Thông để nâng cao khả năng phòng hộ, cảnh quan môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng xã hội hóa nghề rừng.

- Nâng cao giá trị gía tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; tăng GTSX lâm nghiệp bình quân hàng năm 20 - 25 %; tỷ trọng GTSX trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản từ 2% - 5%; sản phẩm chế biến tăng bình quân khoảng 15 %/năm, đồng thời tăng giá trị xuất khẩu.

- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gỗ và lâm sản của địa phương và xuất khẩu. . 2.2. Phạm vi, đối tượng

a) Phạm vi Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp áp dụng trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng

b) Đối tượng Các cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

3.1.1. Quản lý, bảo vệ, phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên hiện có, đặc biệt hệ sinh thái rừng Thông kết hợp với việc khai thác, sử dụng bền vững giá trị dịch vụ môi trường rừng

3.1.1.1. Kết hợp giữa bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên với việc khai thác có hiệu quả một số dịch vụ môi trường rừng của Vườn quốc gia.

a) Kết hợp bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học rừng với khai thác lợi ích các loại dịch vụ môi trường rừng (điều tiết nước, bảo vệ đất, kinh doanh du lịch sinh thái, bán tín chỉ các bon, nghiên cứu khoa học).

b) Xây dựng công viên động vật bán hoang dã, vườn thực vật để bảo tồn ngoại vi kết hợp với giáo dục môi trường. 3.1.1.2. Thiết lập hệ thống rừng phòng hộ ổn định ở khu vực đầu nguồn, các công trình trọng điểm, rừng phòng hộ cảnh quan môi trường kết hợp với việc khai thác, sử dụng bền vững các lợi ích trong rừng phòng hộ

a) Kết hợp bảo vệ rừng với khai thác giá trị dịch vụ môi trường rửng( điều tiết nước, bảo vệ đất, kinh doanh du lịch sinh thái, bán tín chỉ các bon)

b) Tập trung khai thác, phát triển LSNG khu rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đặc biệt rừng lồ ô tre nứa.

- Đối với diện tích rừng hỗn giao lồ ô tre nứa - gỗ và gỗ - lồ ô tre nứa có trữ lượng giàu và trung bình, thông qua các giải pháp lâm sinh hợp lý để phát triển thành rừng gỗ kinh tế có giá trị cao.

- Khuyến khích trồng dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng phòng hộ phù hợp với vùng lập địa (đẳng sâm, thông đỏ...), nuôi trồng thủy sản trong rừng và gần rừng (cá hồi, cá tằm...), mô hình R-V-A-C.

- Tăng tỷ trọng diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung bằng cây LSNG, gây trồng LSNG dưới tán rừng thuộc rừng phòng hộ, trong đó chú trọng cây dược liệu, cây đặc sản tại địa phương. Đến năm 2020, diện tích có khả năng trồng bổ sung bằng cây LSNG, gây trồng LSNG dưới tán rừng chiếm khoảng 0,5-1% diện tích rừng phòng hộ hiện có, tức khoảng (3.000- 4.000)ha.

c) Trồng xen cây đa mục đích (Mắc ca, Điều...) trong rừng phòng hộ

Tập trung các giải pháp kỹ thuật lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng và khả năng phòng hộ của rừng như: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng, làm giàu rừng, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Diện tích rừng: 39.063 ha.

b) Đối với diện tích rừng Thông thành thục, gần tuổi thành thục nơi có độ dốc dưới 250:

- Tiến hành xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và đạt chứng chỉ về quản lý rừng bền vững để đưa vào khai thác sau năm 2020, đảm bảo duy trì sản lượng ổn định, lâu dài với chu kỳ kinh doanh 25 – 30 năm. Diện tích 6720ha.

c) Cải tạo rừng nghèo, nghèo kiệt không có khả năng phục hồi bằng việc trồng lại rừng theo hướng thâm canh

d) Khai thác, phát triển, sử dụng bền vững LSNG, đặc biệt là các khu rừng tre nứa tập trung và các lâm đặc sản khác trong rừng tự nhiên phục vụ cho chế biến dược liệu và thực phẩm

- Đối với diện tích rừng hỗn giao lồ ô tre nứa - gỗ và gỗ - lồ ô tre nứa có trữ lượng giàu và trung bình, thông qua các giải pháp lâm sinh hợp lý để phát triển thành rừng gỗ kinh tế có giá trị cao.

- Khuyến khích trồng dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng lá rộng, khoảng trống trong rừng phù hợp với vùng lập địa (đẳng sâm, thông đỏ...), nuôi trồng thủy sản trong rừng và gần rừng (cá hồi, cá tằm...), mô hình R-V-A-C.

- Tăng tỷ trọng diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung bằng cây LSNG, gây trồng LSNG dưới tán rừng lá rộng, trong đó chú trọng cây dược liệu, cây đặc sản tại địa phương.

đ) Tận dụng cảnh quan đề kinh doanh du lịch sinh thái, ban tín chỉ các bon.

3.1.2. Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng sản xuất là rừng trồng

3.1.2.1. Công tác giống

a) Đánh giá, lựa chọn, lập danh mục cơ cấu loài và giống cây trồng Thông có năng suất cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu

- Đầu tư nâng cấp hệ thống vườn ươm, trong đó có vườn ươm công nghệ cao để phát triển công nghệ nhân giống mới; sản xuất và cung cấp giống gốc, giống mới cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh; cung cấp vật liệu giống và cây con chất lượng cao cho các cơ sở trồng rừng. Tại các đơn vị có diện tích trồng rừng xa hệ thống giao thông cần tổ chức xây dựng vườn ươm tại chỗ.

- Nghiên cứu nhập nội một số giống cây mới mọc nhanh có năng suất. chất lượng cao từ các nước trong vùng có điều kiện tương tự.

c) Nghiên cứu, cải tạo giống để đáp ứng đủ nguồn giống tốt, phục vụ công tác trồng rừng hàng năm của các doanh nghiệp và các ban quản lý rừng.

d) Thực hiện chặt chẽ công tác quản lý giống cây trồng rừng. đ) Tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất giống và cây con cho các

đơn vị. phổ cập kiến thức sử dụng giống tốt, kỹ thuật gây trồng, giám sát chất lượng giống.

3.1.2.2. Chuyển dịch kinh doanh rừng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn, trồng mới rừng theo hướng thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng gỗ lớn

a) Đến năm 2020, năng suất bình quân rừng trồng chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn đạt từ 15m3/ha/năm trở lên.

b) Đến năm 2020, năng suất rừng Thông là rừng sản xuất trồng mới và trồng lại để kinh doanh gỗ lớn đạt bình quân 15-20m3/ha/năm với trữ lượng bình quân trên 150m3/ha, chu kỳ kinh doanh trên 25 năm trên cơ sở thâm canh.

c) Xác định diện tích rừng Thông có thể chuyển hóa, trồng lại, trồng mới rừng theo hướng thâm canh để kinh doanh gỗ lớn: chuyển hóa 8.500ha; trồng mới 5.300ha và trồng lại 900ha.

3.1.2.3. Xây dựng mô hình thí điểm

a) Mô hình thí điểm trồng cây rừng nguyên liệu công nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn ngày. Tổng kết kinh nghiệm và nhân rộng mô hình

b) Mô hình thí điểm trồng, quản lý bảo vệ vùng nguyên liệu tre Tầm Vông, Mạnh Tông gắn với phát triển nông thôn mới. Tổng kết kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.

đất nông nghiệp; tổ chức tiêu thụ nguyên liệu tre, sản phẩm sơ chế của hộ nông dân; đẩy mạnh hoạt động quảng bá ngành tre.

- Mô hình trồng phân tán do hộ gia đình thực hiện có sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức khác (hỗ trợ tiền giống, khuyến lâm, được hưởng toàn bộ sản phẩm tỉa thưa và khai thác chính, tự do lưu thông sản phẩm).

- Phối hợp giữa chính quyền địa phương, người nông dân, doanh nghiệp trong quá trình thí điểm: hỗ trợ người nông dân trong việc lập thủ tục ký kết hợp đồng liên kết với doanh nghiệp về lao động, thu mua nguyên liệu; tập huấn kỹ năng canh tác trồng, khai thác và chế biến tre; cam kết thanh toán tài chính cho người nông dân kịp thời.

3.1.2.4. Khai thác nhựa thông

- Khai thác nhựa thông chủ yếu tác nghiệp trên đối tượng rừng trồng đến tuổi đưa vào khai thác

- Tổ chức lại việc khai thác nhựa trước khai thác gỗ, vừa có ý nghĩa nâng cao giá trị sử dụng rừng, đáp ứng nhu cầu cho xã hội, cho thị trường, vừa hút hết nhựa thuận lợi cho công nghiệp chế biến gỗ. Các lâm phần Thông trồng cần phải tổ chức trích nhựa Thông trước 3-5 năm trước khi đưa vào khai thác gỗ. Nghiêm cấm khai thác nhựa trong rừng đặc dụng và phòng hộ.

- Tiến hành điều tra thiết kế, phân từng lô khai thác nhựa trên cơ sở phương án khai thác. Lên lý lịch cho từng lô khai thác với những chỉ tiêu chính: tiểu khu, lô, khoảnh; diện tích lô; tuổi của lâm phần D1,3; số cây được khai thác; số mặt nhựa lô; dự tính sản lượng trong lô; vị trí kho, bể chứa.

- Phương pháp khai thác nhựa: tập trung theo phương pháp chích kiệt, thời gian từ 3-5 năm trước khi khai thác gỗ nhằm đảm bảo chất lượng gỗ cho chế biến. Để tăng sản lượng nhựa khai thác có thể sử dụng chế phẩm hóa chất kích thích lượng nhựa thu hoạch nhanh hơn và nhiều hơn lượng bình thường.

3.1.2.5. Khuyến khích các chủ rừng được cấp chứng chỉ rừng về quản lý rừng bền vững. Đến năm 2020, có 3 công ty lâm nghiệp được cấp chứng chỉ rừng về quản lý rừng bền vững.

3.1.3. Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ qua chế biến

a) Khu công nghiệp Phú Hội: thu hút đầu tư từ 1-2 nhà máy sản xuất chế biến gỗ Thông với quy mô đầu tư mới, công nghệ tiên tiến, công suất 30.000m3/năm. Sản phẩm: ván ghép thanh, hàng mộc nội thất, ngoại thất phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu: từ nguồn gỗ Thông rừng trồng; khai thác tận thu, tận dụng gỗ rừng tự nhiên.

b) Khu Công nghiệp Lộc Sơn: Thu hút đầu tư từ 1-2 nhà máy sản xuất chế biến gỗ với công suất khoảng 20.000 m3 gỗ/năm; nguyên liệu chủ yếu là gỗ Thông (rừng trồng, rừng tự nhiên), gỗ keo các loại, gỗ tạp lá rộng để sản xuất các sản phẩm hàng mộc, ván ghép phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

c) Cụm công nghiệp Hà Lâm, huyện Đạ Huoai: thu hút đầu tư 01 nhà máy sản xuất ván nhân tạo (ván MDF) kết hợp sản xuất các sản phẩm hàng mộc, ván ghép với công suất khoảng 40.000 m3 thành phẩm/năm. Nguyên liệu phục vụ chế biến là gỗ rừng trồng (các loại keo) và gỗ tạp lá rộng để sản xuất các sản phẩm ván MDF, các sản phẩm hàng mộc nội thất, ngoại thất phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

d) Cụm công nghiệp Đạ R’sal, huyện Đam Rông: thu hút đầu tư 01 nhà máy chế biến gỗ với công suất khoảng 20.000 m3 gỗ/năm; nguyên liệu chủ yếu là gỗ Thông (rừng trồng), gỗ Keo các loại, gỗ tạp lá rộng để sản xuất các sản phẩm hàng mộc, ván ghép, ván bóc, băm dăm phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

3.1.3.2. Rà soát các cơ sở chế biến gỗ nhỏ, khuyến khích đổi mới công nghệ và không cấp phép mở mới cơ sở chế biến gỗ có qui mô nhỏ.

- Rà soát các cơ sở chế biến gỗ nhỏ đang hoạt động nằm trong mạng lưới qui hoạch chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, khuyến khích đổi mới công nghệ. Các cơ sở chế biến gỗ nằm ngoài quy hoạch phải chấm dứt hoạt động hoặc di chuyển vào khu qui hoạch.

- Không cấp phép mở mới cơ sở chế biến gỗ có qui mô nhỏ.

- Nguyên liệu phục vụ chế biến từ nguồn gỗ tận thu, tận dụng, gỗ thu qua xử lý vi phạm pháp luật, gỗ khai thác từ rừng trồng.

3.1.3.3. Củng cố, đầu tư nâng cấp cơ sở chế biến gỗ của 3 Công ty Lâm nghiệp nhà nước

thô sản phẩm gỗ; xây dựng lộ trình giảm dần tiến tới loại bỏ máy móc thiết bị lạc hậu để thay thế các máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại.

b) Đối với các cơ sở xây dựng mới: lựa chọn các công nghệ, thiết bị tiên tiến của các nước phát triển, ưu tiên công nghệ sản xuất gỗ rừng trồng, sản xuất gỗ tinh chế.

c) Kết hợp công nghệ sản xuất quy mô vừa và nhỏ, phát triển theo hướng tập trung cho từng ngành hàng, từng vùng, từng cụm. Tại các vùng xa, để tiêu thụ được gỗ rừng trồng áp dụng mô hình sản xuất nhỏ, chế biến ra gỗ dăm cung cấp cho công nghiệp giấy, ván nhân tạo, chế biến tinh áp dụng đối với gỗ tận dựng, gỗ nhỏ.

3.1.3.5. Hình thành diện tích rừng trồng nguyên liệu ổn định cho chế biến lâm sản

- Nguyên liệu gỗ phục vụ cho công nghiệp chế biến trong giai đoạn tới chủ yếu là gỗ rừng trồng, đối với gỗ rừng tự nhiên chỉ có gỗ tỉa thưa, gỗ tận dụng trên diện tích khai hoang, cải tạo rừng nghèo để trồng rừng kinh tế, chuyển mục đích sử dụng …Sau năm 2020 nguồn nguyên liệu đưa vào chế biến chủ yếu từ rừng trồng trong tỉnh.

- Hình thành diện tích trồng rừng nguyên liệu tập trung phục vụ cho chế biến từ 61.000 ha (2013) đến năm 2020 đạt 70.000 ha. Vốn huy động từ chương trình bảo vệ phát triển rừng, vốn ngân sách địa phương, vốn chương trình 30a, vốn đầu tư của các doanh nghiệp và nhân dân.

3.1.3.6. Tăng cường sự hợp tác, liên kết, hình thành hiệp hội sản xuất chế biến gỗ

- Tăng cường sự hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn ngoài tỉnh, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương trong việc cung cấp nguyên liệu, vật tư, gia công, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp phụ tùng, máy móc thiết bị cho các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh

- Tăng cường thu hút các doanh nghiệp chế biến gỗ vào Lâm Đồng để chế biến, tiêu thụ sản phẩm của rừng trồng Thông từ khai thác chính đến tận thu, tận dụng cành nhánh; gỗ Thông tận thu, tận dụng từ rừng tự nhiên.

- Khuyến khích hình thành Hiệp hội sản xuất chế biến gỗ, tạo điều kiện

3.1.3.7. Cơ chế, chính sách

a) Chính sách về ổn định nguyên liệu

Hàng năm, ưu tiên bán gỗ nguyên liệu cho các doanh nghiệp đầu tư tinh chế gỗ qui mô lớn, công nghệ hiện đại chuyên sâu và khép kín nằm trong mạng lưới qui hoạch chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đáp ứng đủ các tiêu chí theo qui định của tỉnh; trong đó ưu tiên bán nguyên liệu cho các doanh nghiệp đầu tư chế biến gỗ tại các Khu công nghiệp Phú Hội, Lộc Sơn; Cụm công nghiệp Hà Lâm, huyện Đạ Huoai và Đạ R’sal, huyện Đam Rông nhằm ổn định phát triển sản xuất.

b) Đầu tư trồng rừng, phát triển diện tích rừng trồng nguyên liệu tập trung - Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ tinh qui mô

lớn, công nghệ hiện đại theo qui hoạch mạng lưới chế biến gỗ trong tỉnh và các doanh nghiệp đầu tư chế biến tinh chế gỗ tại các khu, cụm công nghiệp được thuê đất lâm nghiệp để trồng rừng (theo tiến độ hàng năm) đảm bảo có khoảng 50% nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất lâu dài.

- Đối với diện tích trồng rừng, chuyển hóa kinh doanh gỗ lớn được miễn hoặc giảm tiền thuê đất và thuế sử dụng đất; điều chỉnh mức hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn cao hơn so với hiện nay, hỗ trợ xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp tại các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn tập trung.

c) Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư

- Trên cơ sở nội dung dự án đầu tư chế biến gỗ gắn với trồng rừng nguyên liệu của các doanh nghiệp đăng ký đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp, tỉnh sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay trung và dài hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Ngân sách nhà nước tỉnh hỗ trợ lãi xuất cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực tinh chế gỗ tại các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh

d) Chính sách đào tạo nghề

Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp chế biến lâm sản để đào tạo tại chỗ (lý thuyết tại trường, thực hành tại doanh nghiệp), gắn đào tạo với sử dụng lao động để nâng cao tay nghề cho công nhân và cán bộ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến lâm sản.

- Đối tượng được hỗ trợ di chuyển: các doanh nghiệp có đủ thủ tục và đã được UBND tỉnh công bố tạm thời được tham gia đấu thầu, đấu giá gỗ của Nhà nước trên địa bàn.

- Chi phí hỗ trợ, mức hỗ trợ bao gồm chi phí tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt; mức hỗ trợ do Hội đồng bồi thường cấp huyện nơi có cơ sở phải di chuyển thẩm định, phê duyệt. 3.2. Tái cơ cấu các tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh rừng

3.2.1. Các công ty lâm nghiệp

3.2.1.1. Giai đoạn 2014-2016

a) Chuyển 08 công ty TNHH1TV lâm nghiệp 100% vốn nhà nước (công ty lâm nghiệp) thành công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

- Xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và pháp luật về đất đai (Nghị định số 118/NĐ-CP).

- Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công ích theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch hàng năm đối với diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững, chưa được cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý rừng bền vững, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (nếu có), rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo có khả năng phục hồi.

- Lập dự án cải tạo để trồng rừng đối với diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt không có khả năng phục hồi. Dự án cải tạo rừng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở tiêu chí phân loại rừng tự nhiên nghèo kiệt được chuyển đổi sát với thực tế.

- Lập kế hoạch đầu tư, phát triển rừng trồng trên diện tích đất được quy hoạch là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng do nhà nước đầu tư hàng năm (nếu có).

- Lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đối với diện tích rừng sản xuất là rừng trồng và đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất (nếu có) theo quy chế quản lý rừng sản xuất, các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác thực hiện theo

đất, báo cáo cơ quan Tài nguyên và Môi trường thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Đối với các công ty lâm nghiệp đã thực hiện rà soát, đo đạc và thực hiện thuê đất, tiếp tục rà soát, điều chỉnh phương án sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương

c) Đất phải thu hồi của các công ty lâm nghiệp bàn giao về địa phương bao gồm: đất của các công ty giải thể; đất do thu hẹp nhiệm vụ không còn nhu cầu sử dụng; đất không sử dụng, đất công ty đang khoán trắng, sử dụng không đúng mục đích; diện tích đất đã chuyển nhượng; diện tích đất đã bán vườn cây; đất kết cấu hạ tầng không phục vụ sản xuất; đất ở theo quy hoạch của địa phương đã được phê duyệt và các loại đất khác phài thu hồi.

d) Xử lý dứt điểm đất công ty đang cho thuê, cho mượn; đang bị lấn, chiếm, tranh chấp, góp đất vào liên doanh trồng rừng nguyên liệu theo quy định tại Nghị định số 118/NĐ-CP.

đ) Các công ty lâm nghiệp lập phương án sử dụng lao động phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh sau sắp xếp, chuyển đổi. Đối với cán bộ, công nhân viên công ty lâm nghiệp trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi không bố trí được việc làm và không có điều kiện đào tạo lại để chuyển đổi ngành nghề thì được tiếp tục giải quyết theo chế độ lao động dôi dư. Công ty lâm nghiệp có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các chính sách, chế độ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với cán bộ, công nhân và người lao động.

e) Ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần kinh phí đào tạo nghề đối với người lao động đang làm việc tại các công ty lâm nghiệp ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người có cam kết tiếp tục làm việc lâu dài cho công ty sau khi sắp xếp, đổi mới mà phải chuyển đổi ngành nghề.

g) Cơ chế, chính sách

- Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, công ty lâm nghiệp phải thuê đất đối với đất trồng rừng sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

- Nhà nước đảm bảo đủ vốn điều lệ đối với công ty lâm nghiệp theo quy

rừng, sau khi chi trả diện tích khoán cho dân, phần còn lại công ty lâm nghiệp được quản lý, sử dụng theo phương án quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2.1.2. Giai đoạn 2017 - 2020

a) Chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục đối với 03 công ty lâm nghiệp để được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý rừng bền vững

b) Chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục để chuyển 03 công ty lâm nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thành công ty lâm nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

c) Công ty lâm nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

- Thực hiện quản lý và sản xuất kinh doanh rừng theo phương án quản lý rừng bền vững đã được cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý rừng bền vững.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công ích theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch hàng năm đối với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và chưa được cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý rừng bền vững hoặc được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.

- Lập kế hoạch kinh doanh rừng sản xuất là rừng trồng, đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất (nếu có) và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác thực hiện theo cơ chế thị trường.

- Được tự chủ trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức quản lý rừng, như: giao khoán rừng, họp tác quản lý rừng, tự tổ chức quản lý bảo vệ rừng, liên doanh, liên kết.

- Cơ chế, chính sách:

+ Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, công ty lâm nghiệp phải thuê đất đối với đất trồng rừng sản xuất và các hoạt động sản xuất kinh

+ Trích lập khoản dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng trong các trường hợp bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh. Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo tại thời điểm lập báo cáo tài chính của công ty lâm nghiệp, đảm bảo cho công ty có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra.

+ Rừng phòng hộ là rừng trồng được hình thành 100% vốn của doanh nghiệp được áp dụng linh hoạt về số lần tỉa thưa, khai thác gỗ theo quy chế quản lý rừng phòng hộ.

3.2.2. Ban quản lý Vườn quốc gia

3.2.2.1. Tạo điều kiện để tăng nguồn thu cho Ban quản lý rừng theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP)

3.2.2.2. Kết hợp bảo vệ, bảo tồn rừng với khai thác lợi ích dịch vụ môi trường rừng đã có cơ sở pháp lý để thực hiện nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ

a) Tiếp tục thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ điều tiết nước, bảo vệ đất chống xói mòn gắn với cải thiện sinh kế người dân thông qua tiếp tục thực hiện khoán rừng cho người dân và cộng đồng địa phương. Vườn quốc gia được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với phần diện tích rừng hiện do Vườn trực tiếp quản lý, bảo vệ theo quy định của UBND tỉnh Lâm Đồng.

b) Ban quản lý Vườn quốc gia được thí điểm cho thuê rừng, thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái theo Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Thí điểm, tổng kết và nhân rộng.

c) Ban quản lý rừng được ký hợp đồng liên kết với các tổ chức để kết hợp bảo vệ, bảo tồn rừng với kinh doanh du lịch sinh thái

d) Thực hiện thu phí đối với hoạt động nghiên cứu khoa học tại vườn quốc gia phù hợp với pháp lệnh phí, lệ phí.

3.2.2.3. Thí điểm hình thức đối tác công tư nhằm bảo vệ, bảo tồn rừng,

- Triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội đối với các xã vùng đệm theo chính sách hiện hành.

- Xây dựng mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, xây dựng và thử nghiệm một số sản phẩm du lịch đặc thù.

- Hoàn thiện chương trình du lịch sinh thái và tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên.

- Thí điểm mô hình hợp tác quản lý rừng, chia sẻ lợi ích giữa vườn quốc gia với chính quyền xã và người dân, chi cục kiểm lâm tham gia giám sát.

3.2.3. Ban quản lý rừng phòng hộ

3.2.3.1. Tạo điều kiện để tăng nguồn thu cho Ban quản lý rừng theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP)

3.2.3.2. Kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác lợi ích của rừng đã có cơ sở pháp lý để thực hiện nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ

a) Tiếp tục thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ điều tiết nước, bảo vệ đất chống xói mòn gắn với cải thiện sinh kế người dân thông qua tiếp tục giao khoán rừng cho người dân và cộng đồng địa phương. Ban quản lý được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với phần diện tích rừng hiện do Ban trực tiếp quản lý, bảo vệ theo quy định của UBND tỉnh Lâm Đồng.

b) Thí điểm xây dựng mô hình hợp tác quản lý rừng, chia sẻ lợi ích giữa ban quản lý với chính quyền, người dân địa phương.

c) Lập dự án cải tạo để trồng rừng đối với diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt không có khả năng phục hồi. Dự án cải tạo rừng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở tiêu chí phân loại rừng tự nhiên nghèo kiệt được chuyển đổi sát với thực tế.

d) Lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đối với diện tích rừng sản xuất là rừng trồng và đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất (nếu có) theo quy chế quản lý rừng sản xuất, các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác thực hiện theo

3.2.4. Phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại và các hình thức liên kết, liên doanh giữa trồng rừng, chế biến lâm sản và tiêu thụ sản phẩm

- Liên kết, liên doanh giữa các công ty lâm nghiệp với hộ gia đình để trồng rừng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Liên kết, liên doanh giữa công ty lâm nghiệp vởi cơ sở chế biến gỗ để trồng rừng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Liên kết, liên doanh giữa doanh nghiệp chế biến gỗ với chủ rừng là hộ gia đình để trồng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng và tiêu thụ lâm sản.

- Khuyến khích phát triển trang trại lâm nghiệp hộ gia đình thông qua chính sách miễn giảm tiền thuê đất, vay vốn tín dụng ưu đãi và tiêu thụ sản phẩm.

3.2.5. Triển khai Đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020

3.2.6. Kiện toàn Ban lâm nghiệp xã và bố trí cán bộ chuyên trách lâm nghiệp cấp xã.

Các xã có đất lâm nghiệp trên 1000ha phải có cán bộ chuyên trách lâm nghiệp xã phụ trách khuyến lâm; củng cố các trạm khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ kinh phí để xây dựng mạng lưới tổ chức khuyến lâm xã hội, tự nguyện ở vùng sâu, vùng xa.

3.3. Phát triển thị trường lâm sản 3.3.1. Hỗ trợ hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm trong nước

- Hỗ trợ cho các đơn vị tham gia triển lãm sản phẩm tại các hội chợ trong nước.

- Hỗ trợ mở đại lý tại các thị trường lớn để bán hàng thông qua đại lý, bán hàng giao tận nhà hoặc lập kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng; nhất là đối với thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Miền đông Nam Bộ và thị trường các tỉnh lân cận.

- Tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại mở rộng, tìm kiếm thị trường tiềm năng và giao thương với các doanh nghiệp trên địa bàn ngoài tỉnh, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương trong việc cung cấp nguyên liệu, vật

Tìm kiếm thị trường mới cho xuất khẩu đồ gỗ có tiềm năng ở ngoài nước, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu cho một số dòng sản phẩm chủ đạo từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới, như nhóm sản phẩm nội thất phòng ngủ, nội thất trang trí phòng khách, phòng ăn, nội thất văn phòng, đồ trang trí khác và sản phẩm ngoài trời.

3.3.3. Xây dựng mô hình liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối và đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển liên kết

4. Giải pháp thực hiện 4.1. Công tác quy hoạch - Thực hiện quy hoạch cơ cấu diện tích 03 loại rừng theo đúng phân khai

sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 05 năm đầu giai đoạn 2011-2015. Cụ thể diện tích đất lâm nghiệp: 591.476 ha. Trong đó: rừng đặc dụng 84.153 ha (14,2%); rừng phòng hộ 172.800 ha (29,3%); rừng sản xuất 334.523 ha(56,5%). Giai đoạn 2016-2020, điều chỉnh lại cơ cấu 3 loại rừng như sau: rừng đặc dụng từ 14,2% lên 15%; rừng phòng hộ từ 29,3% đến 45%; rừng sản xuất từ 56,5% xuống còn 40%. Làm rõ các loại đất rừng này trên bản đồ và trên thực địa giữa ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngành tài nguyên và môi trường.

- Rà soát, đánh giá diện tích đất trống và rừng trồng sản xuất là rừng Thông hiện có để xác định diện tích rừng có thể chuyển hóa kinh doanh gỗ lớn: diện tích rừng sẽ đến tuổi khai thác, có điều kiện lập địa phù hợp có thể trồng lại rừng theo hướng thâm canh để kinh doanh gỗ lớn; diện tích đất trống có khả năng đưa vào trồng mới theo hướng thâm canh để kinh doanh rừng gỗ lớn gắn với các cơ sở chế biến diện tích 6.200ha.

- Hoàn thành việc xây dựng quy hoạch sứ dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến cấp huyện; xác định cụ thể phạm vi lâm phần có rừng tự nhiên đến từng huyện, từng xã.

- Xử lý đối với diện tích đất người dân đang sản xuất nông nghiệp ổn định trên đất quy hoạch lâm nghiệp: đối với 3 huyện phía Nam (Đạ Huoai, Đà Tẻ, Cát Tiên) phải trồng xen cây Điều; đối với các huyện còn lại trồng xen cây lâm nghiệp, cây Mắc ca; độ tàn che của các loại cây này đến lúc trưởng thành phái đạt 30 % trở lên.

- Hoàn thiện quy trình trồng thâm canh, quy chế kinh doanh rừng thông 3 lá.

- Thực hiện các giải pháp kỹ thuật lâm sinh để hạn chế các nguyên nhân gây sâu bệnh hại rừng trồng Thông ba lá. Tổ chức theo dõi. dự tính, dự báo sâu bệnh hại.

- Tổng kết và phổ biến các mô hình nông lâm kết hợp hiệu quả cao và mô hình quản lý rừng bền vững, mô hình canh tác bền vững trên đất dốc, thí điểm trồng rừng Thông thâm canh năng suất, chất lượng cao; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về sản xuất cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng đến tận người nông dân, đồng bào dân tộc.

- Tăng cường các hỉnh thức tổ chức tập huấn, hội thảo, hội nghị đến cơ sở (huyện, xã, thôn, tiểu khu rừng); đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên cơ sở cho mạng lưới khuyến lâm cấp huyện và cấp xã để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp cho hộ dân; đào tạo trên 50% lao động nghề rừng về kỹ thuật thâm canh; quản lý rừng bền vững cho 100% hộ gia đình tham gia sản xuất lâm nghiệp.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng, đặc biệt việc sử dụng công nghệ ảnh viễn thám, phục vụ kiểm kê, quản lý, sử dụng tài nguyên rừng.

- Tăng cường thiết bị kỹ thuật và ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực hỗ trợ ngành chế biến gỗ nhằm tạo sức cạnh tranh các sản phẩm chế biến tinh trên thị trường đối với các sản phẩm gỗ nội thất, mây tre xuất khẩu. - Xây dựng và thực hiện nghiên cứu công nghệ sinh học, công nghệ chế biến lâm sản ngoài gỗ

4.3. Thực hiện tốt công tác PCCCR, chống chặt phá rừng, vi phạm lâm luật - Xây dựng hệ thống các trạm theo dõi cảnh báo cháy rừng.

- Chú trọng và tăng cường công tác tuyên truyền, lập cam kết bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn cơ sở (các tiểu khu, hộ nhận khoán, tổ, đội trực chữa cháy rừng...) thường xuyên trong công tác

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật biến động diện tích 3 loại rừng để xác định lâm phận ổn định cho từng loại rừng và cắm mốc ranh giới trên thực địa.

- Thống kê, theo dõi diễn biễn tài nguyên rừng gắn với thống kê, kiểm kê đất đai.

- Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách và cơ sở dữ liệu giao rừng, cho thuê rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu phù hợp để quản lý theo dõi, giám sát việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, bán tín chỉ các bon, các biến động mất rừng, các hoạt động sử dụng rừng và phát triển rừng, giám sát tài nguyên rừng có sự tham gia.

4.5. Huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính a) Huy động vốn từ các thành phần kinh tế theo hướng giảm dần vốn ngân sách Nhà nước, tăng vốn ngoài ngân sách nhà nước trong cơ cấu vốn đầu tư.

- Nguồn từ ngân sách (trung ương, địa phương): tập trung đầu tư cho vườn quốc gia, các ban quản lý rừng phòng hộ, lực lượng kiểm lâm

- Nguồn thu từ các dịch vụ môi trường rừng: cải tiến các thủ tục hành chính (lập kế hoạch thu, chi trả,.. phải kịp thời); đối với các hộ nhận khoán phải áp dụng hệ số K, áp dụng biện pháp chế tài nâng cao trách nhiệm đối với diện tích nhận khoán. Khuyến khích hình thức chi trả trực tiếp (đối với các lưu vưc qui mô nhỏ), nhà nước chỉ đóng vai trò hướng dẫn và giám sát. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng làm tốt vai trò ủy thác cho cả 2 bên (bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ), tiền của lưu vực nào thì trả đúng, trả đủ, trả kịp thời cho chủ rừng và hộ nhận khoán ở lưu vực đó. Không hành chính hóa về tài chính đối với nguồn tiền này mà phải thực hiện việc ủy thác theo đúng bản chất chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Thu hút nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân và các hộ gia đình về trồng và bảo vệ rừng. Nhà nước cần có chính sách cụ thể và hấp dẫn cho các đối tượng này tham gia trồng rừng trên diện tích đất trống đồi trọc.

b) Tranh thủ huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ quốc tế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ ngành lâm nghiệp

- Phối hợp với kế hoạch hành động REDD+ trong việc nghiên cứu, xây

4.6. Cơ chế, chính sách 4.6.1.Thực hiện chính sách giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp

- Tiếp tục giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; giao đất cho hộ gia đình, cá nhân để trồng rừng nơi còn quỹ đất, người dân có nhu cầu và có khả năng quản lý; việc giao đất, giao rừng phải tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa của thôn bản, cộng đồng. Giao đất, giao rừng gắn với quy hoạch sử dụng đất, kết hợp với các chính sách hỗ trợ đầu tư tín dụng; khuyển nông, khuyến lâm, tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 2020 diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư chiếm khoảng 15 % tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Tập trung giao khoán rừng kết hợp với hợp tác quản lý rừng giữa chủ rừng và chính quyền xã, cộng đồng thôn bản, thông qua hoạt động dịch vụ môi trường rừng, đến năm 2020 đảm bảo trên 80% diện tích rừng được thực hiện theo định hướng này.

- Doanh nghiệp chế biến lâm sản được thuê đất để tạo vùng nguyên liệu ổn định (bảo đảm ít nhất 50% nhu cầu nguyên liệu). Doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng phải cam kết, hỗ trợ đào tạo nghề cho cộng đồng, thu hút lao động địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ, trồng rừng, sản xuất kinh doanh và thực hiện dịch vụ môi trường rừng.

4.6.2. Chính sách giao khoán rừng và đất lâm nghiệp

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách giao khoán rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo hướng khoán ổn định lâu dài, phù hợp với chu kỳ cây trồng; quy định rõ trách nhiệm của bên giao khoán, bên nhận khoán, cơ chế chia sẻ lợi ích; nghiêm cấm việc khoán trắng (khoán không có đầu tư).

- Hỗ trợ hình thành và duy trì hoạt động nhóm hộ bảo vệ rừng

4.6.3. Chính sách cho thuê rừng, thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái

Hoàn thiện chính sách cho thuê rừng, thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, như: đối tượng thuê, mức tiền thuê rừng, thời gian thuê, trách nhiệm của bên thuê rừng, bên cho thuê rừng, quản lý sử dụng tiền thuê rừng...

4.6.4. Có chính sách thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp thực hiện dự

bán lâm sản ngoài gỗ theo cơ chế tài chính quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP.

Đối với rừng sản xuất: các chủ rừng được chủ động tổ chức khai thác, tiêu thụ, sử dụng tiền bán lâm sản ngoài gỗ và tổ chức tái tạo lâm sản ngoài gỗ bền vững.

5. Tổ chức thực hiện

5.1. Phòng Kế hoạch-Tài chính a) Là cơ quan thường trực và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch b) Xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện theo mục tiêu, nội dung và giải pháp đã đề ra. c) Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị chức năng của Sở để tham mưu Sở trình UBND tỉnh: - Phê duyệt quy hoạch diện tích sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh (trồng rừng mới, trồng lại sau khai thác và chuyển hóa rừng nguyên liệu gỗ lớn) - Ban hành chính sách hỗ trợ bổ sung cho việc thực hiện các mục tiêu của kế hoạch hành động về phát triển rừng trồng gỗ lớn phù hợp với điều kiện của địa phương. - Phê duyệt qui hoạch mạng lưới chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020. 5.2. Chi cục lâm nghiệp - Chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến chính sách và tạo điều kiện cho các tổ chức và người dân thực hiện kế hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ gỗ rừng giai đoạn 2015-2020.

- Tổ chức kiểm tra, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch; tổng hợp, định kỳ (6 tháng và 01 năm) báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình triển khai thực hiện kế hoạch để Sở kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh giải quyết những nội dung có liên quan.

5.3. Chi cục kiểm lâm - Tổ chức điều tra, thống kê tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp

Hướng dẫn các công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp chế biến gỗ thực hiện sản xuất kinh doanh theo qui định; thẩm định năng lực hoạt động chế biến gỗ của các doanh nghiệp nằm trong qui hoạch mạng lưới chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh. 6. Kiến nghị 6.1. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: - Ban hành chính sách đặc thù khuyến khích phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn (đất đai, đầu tư, tín dụng, liên doanh, liên kết ..).

- Ban hành chính sách khuyến khích tích tụ đất đai để tạo ra các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến lâm sản.

- Ban hành chính sách khuyến khích liên kết, liên doanh giữa cơ sở chế biến lâm sản với người trồng rừng theo mô hình khép kín từ trồng rừng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, miễn giảm tiền thuê đất...

- Cho phép thí điểm chính sách bảo hiểm rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.

- Bổ sung, hoàn thiện chính sách đối với Ban quản lý rừng phòng hộ (biên chế, chức danh, các loại phụ cấp...). - Ban hành chính sách cho các chủ rừng được chủ động khai thác, chế biến, tiêu thụ lâm sản ngoài gỗ 6.2. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: - Ban hành hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng và trồng rừng thâm canh kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn. - Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật chuyển hóa, trồng và chăm sóc rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn cho một số loài cây chủ yếu.

6.3. UBND tỉnh: a) Ban hành chính sách về ổn định nguyên liệu,đầu tư trồng rừng, phát triển diện tích rừng trồng nguyên liệu tập trung, hỗ trợ vốn đầu tư, đào tạo nghề, hỗ trợ di chuyển, lâm sản ngoài gỗ. b) Phê duyệt quy hoạch diện tích sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh c) Phê duyệt qui hoạch mạng lưới chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh giai đoạn

- Xử lý hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm các trường hợp sử dụng đất chưa đúng quy định, đất cho thuê, cho mượn, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư.

- Hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập thủ tục trình UBND tỉnh xem xét, quyết định giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, thu hồi, chuyển giao đối với các loại đất nằm ngoài quy hoạch của tổ chức về địa phương.

6.4.2. Sở Công thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định về trình độ công nghệ của các nhà máy chế biến gỗ đầu tư trong các khu công nghiệp.

6.4.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kinh phí thực hiện Kế hoạch trong kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6.5. UBND cấp huyện - Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức,

đơn vị trên địa bàn trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương và thực hiện các nhiệm vụ theo mục tiêu, nội dung kế hoạch.

- Chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát, đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến gỗ vi phạm các quy định của Nhà nước hoặc không phù hợp với quy hoạch.

- Chỉ đạo UBND cấp xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Nơi nhận: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

- UBND tỉnh; GIÁM ĐỐC

-Lãnh đạo Sở;

- Phòng KH-TC;

- Văn phòng Sở:

- Lưu Văn thư.

48

PHỤ LỤC 01: Khung logic Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng

TT Các hoạt động ưu tiên

Cơ quan chủ trì, địa điểm

thực hiện

Cơ quan, đơn vị

phối hợp

Chỉ tiêu cần đạt Thời gian thực hiện

Nguồn kinh phí vốn Ghi chú Ngân

sách nhà nước

ODA Vốn vay tín dụng ưu đãi và vốn khác

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3.

Nội dung kế hoạch hành động

3.1. Nâng cao giá trị gia tăng trong ngành lâm nghiệp

3.1.1. Quản lý, bảo vệ, phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên hiện có, đặc biệt hệ sinh thái rừng Thông kết hợp với việc khai thác, sử dụng bền vững giá trị dịch vụ môi trường

49

rừng

3.1.1.1. Kết hợp giữa bảo tồn, bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên với việc khai thác có hiệu quả một số dịch vụ môi trường rừng của Vườn quốc gia.

a) Kết hợp bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học với khai thác lợi ích các loại dịch vụ môi trường rừng (điều tiết nước, bảo vệ đất, kinh doanh du lịch sinh thái, bán tín chỉ các bon, nghiên cứu khoa học

VQG -Quỹ bảo vệ và PTR -Hộ nhận

khoán - Chi cục kiểm lâm - Chi cục

lâm nghiệp - Phòng KH- TC

VQG Bi Doup Núi bà: diện tích khoán duy trì: 48.300ha

2015-2020

b Thí điểm xây dựng công viên

VQG -Chi cục kiểm lâm - Chi cục

- Xác dịnh cụ thẻ khu vực

2016-2020

X X

50

động vật bán hoang dã, vườn thực vật để bảo tồn ngoại vi kết hợp với giáo dục môi trường

lâm nghiệp - Phòng KH- TC

xây dựng thí điểm; số lượng vườn thực vật cần xây dựng

3.1.1.2. Thiết lập hệ thống rừng phòng hộ ổn định ở khu vực đầu nguồn, các công trình trọng điểm, rừng phòng hộ cảnh quan môi trường kết hợp với việc khai thác, sử dụng bền vững các lợi ích trong rừng phòng hộ

a) Kết hợp bảo vệ rừng với khai thác lợi ích các loại dịch vụ môi trường rừng (điều

Ban quản lý rừng phòng

hộ

Hộ gia đình, cá

nhân, cộng đồng

dân cư thôn,

- Diện tích khoán chiếm tỷ lệ 70-80% diện tích rừng của các ban quản lý rừng PH

2015-2020

X Nguồn chi trả

DVMTR

51

tiết nước, bảo vệ đất, kinh doanh du lịch sinh thái, bán tín chỉ các bon)

nhóm hộ.

b) Tập trung khai thác, phát triển LSNG khu rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đặc biệt rừng lồ ô tre nứa

Ban quản lý rừng PH

- Hộ nhận khoán

--Chi cục kiểm lâm - Chi cục

lâm nghiệp

-Đến năm 2020, diện tích có khả năng trồng bổ sung bằng cây LSNG, gây trồng LSNG dưới tán rừng chiếm khoảng 0,5-1% diện tích rừng phòng hộ hiện có, tức khoảng (3.000- 4.000)ha.

- Trồng xen cây đa mục đích (Mắc ca, Điều...) trong rừng phòng hộ những nơi thích hợp.

2015-2020

X X Huy động

vốn từ các

thành phần

kinh tế

52

3.1.1.3. Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng Thông ba lá thuần loại tự nhiên là rừng sản xuất

Diện tích 45.783 ha

a) Đối với diện tích rừng Thông ba lá tự nhiên phân bố ở địa hình chia cắt phức tạp có độ dốc trên 250, ở vùng sâu, xa dân cư

Công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng

PH

- Hộ nhận khoán

-Chi cục kiểm lâm -Chi cục

lâm nghiệp

-Diện tích: 39.063 ha

- Tập trung các giải pháp kỹ thuật lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng và khả năng phòng hộ của rừng như: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng, làm giàu rừng, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng.

2015-2020

X X

b) Đối với diện tích

Công ty lâm nghiệp, ban

-Chi cục kiểm lâm - Tiến hành xây

2015-2020

X X X

53

rừng Thông thành thục, gần tuổi thành thục nơi có độ dốc dưới 250:

quản lý rừng -Chi cục lâm

nghiệp -Phòng KH-TC

dựng phương án quản lý rừng bền vững và đạt chứng chỉ về quản lý rừng bền vững để đưa vào khai thác sau năm 2020. Diện tích: 6720ha

- Huyện Di Linh (2.252 ha), huyện Lạc Dương (1.832 , huyện Đức Trọng (1.443 ha), huyện Đam Rông (836 ha), Huyện Đơn Dương (206 ha) và Bảo Lâm (151 ha); thuộc 12 đơn vị chủ rừng gồm 73 tiểu khu

c)

Cải tạo rừng nghèo, nghèo kiệt

Công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng

-Chi cục kiểm lâm -Chi cục

Diện tích:902ha 2016-2020

X

54

không có khả năng phục hồi bằng việc trồng lại rừng theo hướng thâm canh

phòng hộ lâm nghiệp -Phòng KH-TC

d Khai thác, phát triển, sử dụng bền vững LSNG, đặc biệt là các khu rừng tre nứa tập trung và các lâm đặc sản khác trong rừng tự nhiên phục vụ cho chế biến dược liệu và thực phẩm

Công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng

phòng hộ

-Chi cục kiểm lâm -Chi cục

lâm nghiệp -Phòng KH-TC

- Xác định khu vực khai thác, phát triển LSNG

2015-2020

X

3.1.2. Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng sản xuất là rừng trồng

3.1.2.1. Công tác giống

55

a) Đánh giá, lựa chọn, lập danh mục cơ cấu loài và giống cây trồng Thông có năng suất cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng

Chi cục lâm nghiệp

Công ty lâm

nghiệp, ban quản lý rừng

Có báo cáo đánh giá về năng suất rừng trồng Thông theo từng giống cụ thể tại các vùng sinh thái và đề xuất được danh mục giống cây trồng Thông phục vụ trồng rừng gỗ lớn phù hợp với từng điều kiện lập địa trong tỉnh

2016-2020

X Bộ điều chỉnh kinh phí từ dự án Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng toàn quốc giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn 2030 để thực hiện nội dung này

b)

Nghiên cứu nhập nội một số giống

Chi cục lâm nghiệp

Công ty lâm

nghiệp,

- Có báo cáo kết quả nghiên cứu - Xây dựng rừng

2016-2020

X

56

cây mới mọc nhanh có năng suất. chất lượng cao; tuyển chọn giống các loài cây bản địa. cây trội. cây đầu dòng từ vườn giống. rừng giống chuyển hóa đã được công nhận cung cấp cho các đơn vị trồng rừng nguyên liệu.

ban quản lý rừng

giống chuyển hóa của một số loài cây bản địa như Kiền kiền, Dầu, Cẩm lai, Thông 3 lá. - Thiết lập vườn giống đối với những loài cây bản địa như Bách xanh, Pơ mu

- Đầu tư nâng cấp hệ thống vườn ươm, trong đó có vườn ươm công nghệ cao để phát triển công nghệ nhân giống mới; sản xuất và cung cấp giống gốc, giống mới cho các cơ sở sản

-Công ty lâm nghiệp - Ban quản

lý rừng

-Chi cục lâm

nghiệp - Dự án FLITCH

-Đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 32 vườn ươm, trong đó có 01 vườn ươm công nghệ cao; nâng cấp khoảng 5 vườn ươm với quy mô sản xuất khoảng 50.000 đến 70.000

2015-2020

X X

57

xuất giống trong tỉnh; cung cấp vật liệu giống và cây con chất lượng cao cho các cơ sở trồng rừng.

cây/năm tại các vùng trồng rừng tập trung: huyện Lạc Dương - 01 vườn; huyện Đam Rông - 01 vườn; huyện Đức Trọng - 01 vườn; huyện Di Linh - 02 vườn.

- Trang bị máy móc. thiết bị. công nghệ cho các vườn ươm cây con. nuôi cấy mô, hom cho các vùng trồng rừng tập trung của tỉnh.

-Nghiên cứu nhập nội một số giống cây mới mọc nhanh có năng suất. chất lượng cao từ các nước trong vùng có điều

-Chi cục lâm nghiệp

-Công ty lâm

nghiệp - Ban

quản lý rừng

- Doanh nghiệp tư

nhân

Có kết quả cụ thể một số loài được nhập nội

2015-2020

X X

58

kiện tương tự. Tuyển chọn giống các loài cây bản địa. cây trội. cây đầu dòng từ vườn giống. rừng giống chuyển hóa đã được công nhận cung cấp cho các đơn vị trồng rừng nguyên liệu đảm bảo giống chất lượng. đạt tiêu chuẩn quốc gia.

c Nghiên cứu, cải tạo giống để đáp ứng đủ nguồn giống tốt, phục vụ công tác trồng rừng hàng năm của các doanh nghiệp và các ban quản lý rừng.

-Chi cục lâm nghiệp

-Công ty lâm

nghiệp - Ban

quản lý rừng

- Có báo cáo kết quả nghiên cứu cụ thể đối với từng loài

2015-2020

X

59

d) Thực hiện chặt chẽ công tác quản lý giống cây trồng rừng

-Chi cục lâm nghiệp

-Công ty lâm

nghiệp - Ban

quản lý rừng

Đảm bảo cây xuất vườn đạt tiêu chuẩn, có nguồn gốc rõ ràng

2015-2020

X

3.1.2.2. Chuyển dịch kinh doanh rừng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn, trồng mới rừng theo hướng thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng gỗ lớn

a Đến năm 2020, năng suất bình quân rừng trồng chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn đạt từ 15m3/ha/năm trở

Công ty lâm nghiệp, công

ty nguyên liệu giấy Tân Mai

Chi cục lâm

nghiệp Đạt từ 15m3/ha/năm trở lên

2016-2020

X

60

lên.

b Đến năm 2020, năng suất rừng Thông là rừng sản xuất trồng mới và trồng lại để kinh doanh gỗ lớn đạt bình quân 15-20m3/ha/năm với trữ lượng bình quân trên 150m3/ha, chu kỳ kinh doanh trên 25 năm trên cơ sở thâm canh.

Công ty lâm nghiệp

Chi cục lâm

nghiệp Đạt bình quân 15-20m3/ha/năm với trữ lượng bình quân trên 150m3/ha, chu kỳ kinh doanh trên 25 năm trên cơ sở thâm canh.

2016-2020

X

c) Xác định diện tích rừng Thông có thể chuyển hóa, trồng lại, trồng mới theo hướng thâm canh đề kinh doanh

Công ty lâm nghiệp, công

ty nguyên giấy Tân

Mai

Chi cục lâm

nghiệp -Đến hết năm 2020 có 8.500ha rừng hiện có được chuyển hóa sang mục đích kinh doanh nguyên

2016-2020

X Nguồn vốn từ chương trình điều tra cơ bản và quy

61

rừng gỗ lớn.

liệu gỗ lớn.

- Đến hết năm 2020 có5.300.ha rừng được trồng mới với mục đích kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn.

- Đến hết năm 2020 có 900 ha rừng được trồng lại với mục đích kinh doanh nguyên liệu gỗ lớn

hoạch lâm nghiệp năm.....

3.1.2.3. Xây dựng mô hình thí điểm

a) Mô hình thí điểm rồng cây rừng nguyên liệu công nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn ngày. Tổng kết và nhân rộng mô

Công ty lâm nghiệp Đạ Tẻh, Đạ Huoai và Ban QLRPHNam Huoai

Chi cục lâm

nghiệp, Trung tâm

khuyến nông,

khuyến lâm

-Đến năm 2020 thực hiện 03 mô hình rừng trồng có chu kỳ kinh doanh ngắn ngày tại Công ty TNHH MTVLN Đạ Tẻh, Đạ Huoai và Ban QLRPH

2015-2020

X Vốn từ chương

trình khuyến

lâm, vốn ODA.

62

hình Nam Huoai

-Tổng kết và nhân rộng mô hình.

b)

Mô hình thí điểm trồng, quản lý bảo vệ vùng nguyên liệu tre Tầm Vông, Mạnh Tông gắn với phát triển nông thôn mới. Tổng kết và nhân rộng mô hình.

Xã An Nhơn, Huyện ĐạTeh,

Chi cục lâm

nghiệp, doanh

nghiệp tư nhân

- Chọn xã An Nhơn, Huyện ĐạTeh, quy mô diện tích 1000ha. -Tổng kết và nhân rộng mô hình.

2015-2020

X Kinh phí do các doanh

nghiệp, dự án hỗ

trợ

3.1.2.4. Khai thác nhựa thông

Công ty lâm nghiệp

- Chi cục lâm

nghiệp - Chi cục kiểm lâm

- Khai thác nhựa thông chủ yếu tác nghiệp trên đối tượng rừng trồng đến tuổi đưa vào khai thác. - Diện tích: 1.147.ha

2015-2020

X

3.1.2.5. Khuyến khích các chủ rừng được cấp chứng chỉ rừng trồng về quản lý

Các công ty lâm nghiệp

- Chi cục lâm

nghiệp - Dự án

LEAF, dự án

Đến năm 2020, có 03 công ty lâm nghiệp được cấp chứng chỉ rừng trồng về quản lý rừng bền vững.

2016-2020

X

63

rừng bền vững. FLITCH

3.1.3. Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ qua chế biến

3.1.3.1. Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ tiềm lực, có thương hiệu và thị trường tiêu thụ ổn định đầu tư nhà máy sản xuất chế biến gỗ qui mô lớn, công nghệ hiện đại theo qui hoạch mạng lưới chế biến gỗ trong tỉnh, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp

Chi cục phát triển nông

thôn

- Chi cục lam

nghiệp - Các doanh nghiệp

-Khu công nghiệp Phú Hội :thu hút đầu tư từ 1-2 nhà máy sản xuất chế biến gỗ Thông với quy mô đầu tư mới, công nghệ tiên tiến, công suất 30.000m3/năm. Sản phẩm

-Khu Công nghiệp Lộc Sơn:

Thu hút đầu tư từ 1-2 nhà máy sản xuất chế biến gỗ với công suất khoảng 20.000 m3

2015-2020

X

64

gỗ/năm

-Cụm công nghiệp Hà Lâm, huyện Đạ Huoai: thu hút đầu tư 01 nhà máy sản xuất ván nhân tạo (ván MDF) kết hợp sản xuất các sản phẩm hàng mộc, ván ghép với công suất khoảng 40.000 m3 thành phẩm/năm

-Cụm công nghiệp Đạ R’sal, huyện Đam Rông:thu hút đầu tư 01 nhà máy chế biến gỗ với công suất khoảng 20.000 m3 gỗ/năm

3.1.3.2. Rà soát các cơ sở chế biến gỗ nhỏ, khuyến khích đổi

Chi cục phát triển nông

thôn

-Chi cục kiểm lâm -Doanh nghiệp

- Yêu cầu các cơ sở chế biến gỗ nằm ngoài quy

2016-2020

X X

65

mới công nghệ và không cấp phép mở mới cơ sở chế biến gỗ có qui mô nhỏ.

chế biến hoạch phải chấm dứt hoạt động hoặc di chuyển vào khu qui hoạch.

-Không cấp phép mở mới cơ sở chế biến gỗ có qui mô nhỏ.

3.1.3.3.

Củng cố, đầu tư nâng cấp cơ sở chế biến gỗ của công ty lâm nghiệp

Công ty lâm nghiệp nhà

nước

Chi cục phát triển nông thôn

Củng cố, đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến gỗ của các công ty lâm nghiệp nhà nước: ít nhất 03 công ty lâm nghiệp

2016-2020

X

3.1.3.4. Đổi mới công nghệ chế biến gỗ theo chiều sâu, phát huy lợi thế cạnh tranh về vùng nguyên liệu gỗ Thông, sử dụng tiết kiệm, tận dụng phế liệu,

Các doanh nghiệp chế

biến

Chi cục phát triển nông thôn

-Đối với cơ sở hiện có: phải có phương án đổi mới máy móc thiết bị để áp dụng công nghệ mới, dây chuyền sản xuất tiên tiến -Đối với các cơ sở

2016-2020

X

66

tạo ra các sản phẩm mũi nhọn có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

xây dựng mới: ưu tiên công nghệ sản xuất gỗ rừng trồng, sản xuất gỗ tinh chế.

-Kết hợp công nghệ sản xuất vừa và nhỏ.

3.1.3.5. Hình thành diện tích rừng trồng nguyên liệu ổn định cho chế biến lâm sản

Doanh nghiệp, hộ gia đình là chủ rừng

Chi cục lâm

nghiệp

- Hình thành diện tích trồng rừng nguyên liệu tập trung phục vụ cho chế biến từ 61.000 ha (2013) đến năm 2020 đạt khoảng 70.000 ha, trong đó: có khoảng từ 15.000 -20.000 ha chủng loại gỗ mềm, còn lại là chủ yếu rừng Thông và một số cây trồng mới khác. Giai đoạn 2016-2020, thực hiện trồng rừng 23.929 ha, trong đó: trồng rừng trên diện

2015-2020

X X

67

tích đất trống: 1.872 ha; trồng rừng trên diện tích khai thác trắng rừng trồng : 7.455 ha; trồng rừng trên diện tích cải tạo rừng nghèo kiệt: 10.300 ha.

3.1.3.6. Tăng cường sự hợp tác, liên kết, hình thành hiệp hội sản xuất chế biến gỗ

Chi cục phát triển nông

thôn

- Doanh nghiệp chế biến lâm sản -Các ngành có liên quan

-Sự hợp tác, liên kết, hình thành hiệp hội sản xuất chế biến gỗ được triển khai

2016-2020

3.1.3.7. Cơ chế, chính sách

a) Chính sách về ổn định nguyên liệu

Phòng KH-TC

Caác doanh

nghiệpđầu tư tinh chế gỗ

Chính sách về ổn định nguyên liệu được xây dựng và thực hiện

2015-2020

X

b) Đầu tư trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu

Các doanh nghiệp

Chi cục lâm

nghiệp

-Các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ tinh được thuê đất lâm

2015-2020

X

68

nghiệp để trồng rừng. - Đối với diện tích trồng rừng, chuyển hóa kinh doanh gỗ lớn được miễn hoặc giảm tiền thuê đất và thuế sử dụng đất

c) Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư

Phòng KH-TC

Các doanh nghiệp -Các doanh

nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay trung và dài hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

2015-2020

X

d) Chính sách đào tạo nghề

Chi cục phát triển nông

thôn

Các doanh nghiệp

chế biến lâm sản

Hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp chế biến lâm sản để đào tạo tại chỗ

2016-2020

X

e) Chính sách hỗ trợ di chuyển

Phòng KH-TC

Các doanh nghiệp

chế biến lâm sản

Chính sách hỗ trợ di chuyển được thực hiện

2015-2020

X

3.2. Tái cơ cấu các tổ

69

chức quản lý và sản xuất kinh doanh rừng

3.2.1. Các công ty lâm nghiệp

3.2.1.1. Giai đoạn 2014-

2016

a) Chuyển 08 công ty TNHH1TV lâm nghiệp 100% vốn nhà nước (công ty lâm nghiệp) thành công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích

Phòng KH-TC

-Công ty lâm

nghiệp - Chi cục

lâm nghiệp

- Chuyển 8 công ty lâm nghiệp sang thành công ty lâm nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích -Xây dựng phương án sử dụng đất -Xử lý dứt điểm đất công ty đang cho thuê, cho mượn; đang bị lấn, chiếm, tranh chấp, góp đất vào

2014-2016

X X

70

liên doanh trồng rừng nguyên liệu; xử lý các vấn đề tài chính - Thực hiện chính sách theo quy định

3.2.1.2. Giai đoạn 2017 - 2020

a) Chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục để được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý rừng bền vững

Công ty lâm nghiệp

-Phòng KH-TC

- Chi cục lâm

nghiệp

Hồ sơ và thủ tục được thực hiện

2015-2017

X

b Chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục để chuyển 03 công ty lâm nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện

Công ty lâm nghiệp

-Phòng KH-TC

- Chi cục lâm

nghiệp

- Chuyển 3 công ty sang công ty lâm nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện nhiệm vụ sàn xuất kinh doanh.

2017-2020

X

71

nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thành công ty lâm nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện chính sách theo quy định.

3.22 Ban quản lý Vườn quốc gia

3.2.2.1. Tạo điều kiện để

tăng nguồn thu cho Ban quản lý rừng theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu

Phòng KH-TC

- Chi cục kiểm lâm

-VQG

Có sản phẩm thu cụ thể

2015-2020

X

72

trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP)

3.2.2.2. Kết hợp bảo vệ, bảo tồn rừng với khai thác lợi ích dịch vụ môi trường rừng đã có cơ sở pháp lý để thực hiện nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ

VQG -Quỹ bảo vệ và PTNT

- Chi cục lâm

nghiệp

Xác định diện tích cụ thể về khoán bảo vệ rừng, cho thuê rừng, thuê môi trường rừng

2015-2020

X

a) Tiếp tục thực hiện chính sách chi trả dịch vụ

Vườn quốc gia

-Quỹ bảo vệ và PTR - Hộ nhận

khoán

- Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà: duy trì diện tích khoán:50.907,32

2015-2020

X

73

môi trường rừng đối với dịch vụ điều tiết nước, bảo vệ đất chống xói mòn

- Chi cục lâm

nghiệp

ha.

-Vườn quốc gia được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với phần diện tích rừng hiện do Vườn trực tiếp quản lý, bảo vệ

b)

Ban quản lý Vườn quốc gia được cho thuê rừng, thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái,

Vườn quốc gia

-Quỹ bảo vệ và PTR - Chi cục

lâm nghiệp

- Chi cục kiểm lâm - Tổ chức,

cá nhân được thuê rừng, thuê

môi trường rừng

-Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà: diện tích dự kiến cho thuê rừng, thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia: 17.870 ha.

-Thí điểm, tổng kết và nhân rộng.

2015-2020

X X

d) Ban quản lý rừng được ký hợp

Vườn quốc gia

Các tổ chức có

liên quan

Liên kết với các tổ chức kết hợp bảo vệ, bảo tồn

2015-2020

X

74

đồng liên kết với các tổ chức kết hợp bảo vệ, bảo tồn rừng với kinh doanh du lịch sinh thái

rừng với kinh doanh du lịch sinh thái được thực hiện

đ) Thực hiện thu phí đối với hoạt động nghiên cứu khoa học tại vườn quốc gia

VQG Phòng KH-TC

Thu phí đối với hoạt động nghiên cứu khoa học

2016-2020

X

3.2.2.3. Thí điểm hình thức đối tác công tư trong trong bảo vệ, bảo tồn rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng

VQG -Phòng KH-TC

- Chi cục kiểm lấm,

chi cục lâm

nghiệp

Hình thức đối tác công tư được thực hiện

2015-2020

X

3.2.2.4. Giảm thiểu áp lực từ vùng đệm lên vùng lõi do vấn đề đô thị hóa và mở rộng thành phố Đà Lạt

Vườn quốc gia

Chính quyền,

người dân địa

phương

-Xây dựng mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

- Thí điểm mô hình hợp tác quản

2015-2020

X

75

lý rừng, chia sẻ lợi ích giữa vườn quốc gia với chính quyền xã và người dân, chi cục kiểm lâm tham gia giám sát

3.2.3. Ban quản lý rừng phòng hộ

3.2.3.1. Tạo điều kiện để tăng nguồn thu cho Ban quản lý rừng

Phòng KH-TC

-Ban quản lý rừng

phòng hộ - Chi cục

lâm nghiệp

Có sản phẩm nguồn thu cụ thể

2015-2020

X

3.2.3.2. Kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác lợi ích của rừng đã có cơ sở pháp lý để thực hiện nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ

76

a) Tiếp tục thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Ban quản lý rừng PH

- Quỹ bảo vệ và PTNT

- Phòng KH-TC

-Đảm bảo diện tích khoán chiếm trên 70% diện tích rừng của ban quản lý rừng

. Ban quản lý được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với phần diện tích rừng hiện do Ban trực tiếp tổ chức quản lý, bảo vệ

2015-2020

X

b) Thí điểm xây dựng mô hình hợp tác quản lý rừng, chia sẻ lợi ích giữa ban quản lý với chính quyền, người dân địa phương.

Ban quản lý rừng PH Chính

quyền, người dân địa phương.

Mô hình hợp tác quản lý rừng được thiết lập

2015-2020

X

77

c) Lập dự án cải tạo để trồng rừng đối với diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt không có khả năng phục hồi.

Ban quản lý rừng phòng

hộ

Chi cục lâm

nghiệp

Diện tích cải tạo rừng:3.058.ha

2015-2020

X

d) Lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đối với diện tích rừng sản xuất là rừng trồng và đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất

Ban quản lý rừng phòng

hộ

-Phòng KH-Tc

- Chi cục lâm

nghiệp

Diện tích rừng sản xuất là rừng trồng và đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất :37.407ha

2015-2020

X

đ) Tổ chức khai thác, sử dụng bền vững LSNG trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên

Ban quản lý rừng phòng

hộ

Hộ nhận khoán rừng

- Tổ chức gây trồng LSNG dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng (cây dược liệu, …)

2015-2020

X

3.2.4 . Phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại và các

Các công ty lâm nghiệp,

doanh nghiệp chế biến lâm

Mô hình kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại và các hình thức liên kết, liên doanh được

2015-2020

X

78

hình thức liên kết, liên doanh giữa trồng rừng, chế biến lâm sản và tiêu thụ sản phẩm

sản, hộ gia đình là chủ

rừng

thiết lập

3.2.5. Triển khai Đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020

Chi cục kiểm lâm

Văn phòng Sở

Đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020 được triển khai

2015-2020

X

3.2.6. Kiện toàn Ban lâm nghiệp xã và bố trí cán bộ chuyên trách lâm nghiệp cấp xã

Chi cục kiểm lâm

-Văn phòng Sở - Phòng KH-TC

-Các xã có đất lâm nghiệp trên 1000ha phải có cán bộ chuyên trách lâm nghiệp xã

2015-2020

X

3. 3 .Phát triển thị trường lâm sản

Chi cục phat triển nông thôn

-Các doanh nghiệp

chế biến lâm sản - Phòng KH-TC

-Hỗ trợ hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm trong nước.

-Tìm kiếm thị

2015-2020

X X

79

trường mới cho xuất khẩu đồ gỗ có tiềm năng ở ngoài nước,

-Xây dựng mô hình liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối và đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển liên kết

80

PHỤ LỤC 02: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP TỈNH LÂM ĐÒNG

ĐVT triệu đồng

STT HAÏNG MUÏC Naêm 2009 Naêm 2010 Naêm 2011 Naêm 2012 Năm 2013

I Giaù TSX( giaù CÑ 1994) 11.438.977 11.922.320 13.347.077 14.485.172 15.792.000 - Trong ñoù, NN 11.298.527 11.752.320 13.125.591 14.235.506 15.487.000 - Laâm nghieäp 90.450 110.000 144.662 172.000 214.000 - Thuûy saûn 50.000 60.000 72.050 77.000 91.000

Giaù TSX( giaù hiện hành) 20.137.637 23.354.340 34.952.916 36.905.709 41.205.402

- Trong ñoù, NN 19.638.779 22.728.841 34.279.536 35.974.332 40.233.269 - Laâm nghieäp 306.911 386.449 370.728 572.174 605.710 - Thuûy saûn 191.947 239.050 302.652 359.203 366.423

Nguồn:. Niên giám thống kê năm 2009-2013

81

PHỤ LỤC 03: TỔNG HỢP NGUỒN KINH PHÍ CHI CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ & PHÁT TRIỂN RỪNG 5 NĂM (2009-2013) Đơn vị tính: 1000đ

Stt Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng các kinh phí BV & PTR 185,642,175 210,759,652 258,490,829 351,984,130 452,664,085

1 Chi giao khoán QLBVR 40,684,896 65,916,731 87,859,173 152,282,991 187,999,719 a Ngân Sách tỉnh 13,574,778 13,411,862 24,737,378 27,943,438 4,881,320 b Nguồn DVMTR 19,375,018 39,837,091 57,178,195 118,054,763 176,940,529 c Nguồn dự án Flicth 5,340,778 5,943,600 6,284,790 6,177,870 d Chương trình 661 7,735,100 7,327,000 e Chương trình bảo vệ & PTR 11,555,800

2 Phòng cháy chữa cháy rừng 8,183,900 8,870,500 8,479,700 8,231,400 14,255,000 3 Chi khoanh nuôi bảo vệ rừng a Ngân sách tỉnh b Các dự án

4 Công tác trồng rừng 72,063,481 63,857,658 87,492,839 93,833,853 144,694,427 a Ngân sách tỉnh 3,422,000 6,641,000 4,785,000 17,150,000 1,275,750 b Trồng rừng, trồng cây phân tán (cây) 2,541,109 4,034,224 3,820,771 3,755,931 c Đề án khai thác trắng rừng thông 6,239,480 d Trồng rừng thay thế 875,000 e Dự án Flicth 659,481 4,379,749 5,467,215 7,774,582 8,153,766 f Chương trình 661 2,513,500 5,446,000 g Doanh nghiệp & nhân dân trồng 65,012,500 44,684,500 69,965,000 63,948,500 120,886,500 l Trong đó hỗ trợ Chương trình 30 a 456,000 165,300 3,241,400 1,140,000 3,508,000

5 Kinh phí sự nghiệp 64,709,898 72,114,763 74,659,117 97,635,886 105,714,939 a 15 Ban QLRPH 17,918,000 19,452,000 26,130,000 34,607,000 34,440,000 b 8 Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp 25,084,020 26,021,840 16,910,800 19,878,500 19,483,420 c Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà 3,611,455 4,511,000 5,199,000 6,892,000 12,695,000 d Ban QL khu du lịch Hồ Tuyền Lâm 718,128 897,516 1,094,486 1,090,647 1,404,100 đ 12 Hạt và 1 chi cục kiểm lâm 17,378,295 21,232,407 25,324,831 35,167,739 37,692,419

Được phân chia theo các nguồn vốn:

82

Tổng kinh phí BV & PTR 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn DVMTR 19,375,018 39,837,091 57,178,195 118,054,763 176,940,529 Doanh nghiệp & hộ gia đình 65,012,500 44,684,500 69,965,000 63,948,500 120,886,500 Ngân sách nhà nước 101254657 126238061 131347634 169980867 154837056

Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính, Sở NN và PTNT

-

50000000,0

100000000,0

150000000,0

200000000,0

250000000,0

300000000,0

350000000,0

400000000,0

450000000,0

500000000,0

2009 2010 2011 2012 2013

Nguồn vốn bảo vệ và phát triển rừng

Ngân sách nhà nước

Doanh nghiệp & hộ gia đình

Nguồn DVMTR

83