72
ĐẢNG BỘ KHỐI DOANH NGHIỆP TW ĐẢNG UỶ ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM * Số 303-TB/ĐU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2013 THÔNG BÁO Kết luận của Ban Thường vụ Đảng ủy ĐSVN về tình hình lao động, việc làm, thu nhập và thực hiện các chính sách đối với người lao động Ngày 24 tháng 9 năm 2013, Ban Thường vụ Đảng ủy ĐSVN họp phiên thường kỳ, nghe và thảo luận báo cáo số 28/CĐ-ĐS ngày 20 tháng 9 năm 2013 của Công đoàn ĐSVN về “Tình hình lao động, việc làm, thu nhập và thực hiện các chính sách đối với người lao động sáu tháng năm 2013”, Ban Thường vụ Đảng ủy ĐSVN Kết luận: - Công đoàn ĐSVN đã triển khai nghiêm túc văn bản số 449 CV/ĐU ngày 06/8/2013 của Đảng ủy ĐSVN. Báo cáo của Công đoàn ĐSVN đã phản ánh thực trạng về tình hình lao động, việc làm, thu nhập và thực hiện các chính sách đối với người lao động của các đơn vị trong ĐSVN thời gian qua và đề xuất kiến nghị. Ban Thường vụ nhận thấy các kiến nghị là xác đáng, cần phải có sự thống nhất lãnh đạo của Đảng ủy ĐSVN và các cấp ủy Đảng để thực hiện. - Ban Thường vụ giao cho các cấp ủy Đảng trong Đảng bộ, Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc, Công đoàn ĐSVN, các Ban của Đảng ủy ĐSVN thực hiện một số nội dung công tác sau: 1. Các cấp ủy Đảng Các cấp ủy Đảng trong toàn Đảng bộ thường xuyên quan tâm đến lãnh đạo công tác tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động tại doanh nghiệp, cơ quan, đơn 1

c«ng ®iÖnvr.com.vn/uploads/intranet/TBKL_303_BTV-1.doc · Web viewĐề nghị triển khai lắp giường cho buồng nhân viên trên tàu (đã quá chậm) Tổng giám đốc

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

c«ng ®iÖn

ĐẢNG BỘ KHỐI DOANH NGHIỆP TW

ĐẢNG UỶ ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

*

Số 303-TB/ĐU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2013

THÔNG BÁO

Kết luận của Ban Thường vụ Đảng ủy ĐSVN về tình hình lao động,

việc làm, thu nhập và thực hiện các chính sách đối với người lao động

Ngày 24 tháng 9 năm 2013, Ban Thường vụ Đảng ủy ĐSVN họp phiên thường kỳ, nghe và thảo luận báo cáo số 28/CĐ-ĐS ngày 20 tháng 9 năm 2013 của Công đoàn ĐSVN về “Tình hình lao động, việc làm, thu nhập và thực hiện các chính sách đối với người lao động sáu tháng năm 2013”, Ban Thường vụ Đảng ủy ĐSVN Kết luận:

- Công đoàn ĐSVN đã triển khai nghiêm túc văn bản số 449 CV/ĐU ngày 06/8/2013 của Đảng ủy ĐSVN. Báo cáo của Công đoàn ĐSVN đã phản ánh thực trạng về tình hình lao động, việc làm, thu nhập và thực hiện các chính sách đối với người lao động của các đơn vị trong ĐSVN thời gian qua và đề xuất kiến nghị. Ban Thường vụ nhận thấy các kiến nghị là xác đáng, cần phải có sự thống nhất lãnh đạo của Đảng ủy ĐSVN và các cấp ủy Đảng để thực hiện.

- Ban Thường vụ giao cho các cấp ủy Đảng trong Đảng bộ, Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc, Công đoàn ĐSVN, các Ban của Đảng ủy ĐSVN thực hiện một số nội dung công tác sau:

1. Các cấp ủy Đảng

Các cấp ủy Đảng trong toàn Đảng bộ thường xuyên quan tâm đến lãnh đạo công tác tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động tại doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mình. Lãnh đạo cơ quan quản lý phối hợp với Công đoàn cùng cấp sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các qui chế quản lý nội bộ của cơ quan, đơn vị; phải lãnh đạo xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp, đơn vị, bổ sung kịp thời theo tình hình thực tế; ưu tiên tuyển dụng và có chính sách thu hút lao động có bằng đại học từ loại khá trở lên những chuyên ngành ĐSVN đang thiếu; chủ động giải quyết các khó khăn vướng mắc tại cơ sở bằng các nguồn lực của mình. Lãnh đạo thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện các chính sách và chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, phấn đấu đảm bảo mức thu nhập của người lao động thấp nhất trong năm 2014 không dưới 3 triệu đồng / tháng.

2. Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc ĐSVN

2.1. Hội đồng thành viên:

- Trong quí 4/2013, xem xét phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo yêu cầu chiến lược phát triển của ĐSVN đến năm 2020 làm cơ sở cho các cơ quan tham mưu của ĐSVN, các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị áp dụng thực hiện.

- Thực hiện các nội dung điều chỉnh tái cơ cấu ĐSVN trình các cơ quan nhà nước phê duyệt để tổ chức khối vận tải chính thức hoạt động theo mô hình mới từ 01/01/2014.

- Từ 01/10/2013 để thuận lợi cho công tác sắp xếp tổ chức và lao động về tái cơ cấu, chỉ đạo việc tuyển dụng lao động, bổ nhiệm cán bộ theo yêu cầu công tác trong tất cả các đơn vị vận tải, trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, phải được sự chấp thuận bằng văn bản của ĐSVN. Chỉ đạo việc xây dựng các văn bản pháp quy, trình các cơ quan Nhà nước ban hành để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thực hiện.

2.2. Tổng giám đốc ĐSVN:

- Chỉ đạo việc rà soát lại các cơ chế quản lý điều hành trên các lĩnh vực: định biên, định mức lao động, chức năng, nhiệm vụ các cơ quan tham mưu của ĐSVN, các công ty TNHH một thành viên, các đơn vị trực thuộc; phấn đấu đến cuối năm 2015 thực hiện các chỉ tiêu về lao động, việc làm, thu nhập của người lao động theo Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng bộ ĐSVN đề ra. Trước mắt chỉ đạo các cơ quan tham mưu phối hợp với thủ trưởng các đơn vị giải quyết những kiến nghị nêu trong báo cáo số 28/BC-CĐ, ngày 20/9/2013 của Công đoàn ĐSVN, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, nguồn kinh phí, tiến độ thực hiện.

- Ban hành chỉ thị thực hiện kết luận của Ban thường vụ và chỉ đạo của Hội đồng thành viên

- Ban hành tiêu chí định biên lao động gián tiếp trong các doanh nghiệp và hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thành viên thực hiện.

3. Công đoàn ĐSVN:

- Trên cơ sở các kiến nghị đã tổng hợp trong báo cáo, tiếp tục phối hợp với Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và các Ban tham mưu của ĐSVN để từng bước giải quyết đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị.

- Chỉ đạo Công đoàn cơ sở chủ động đề xuất, phối hợp với thủ trưởng cùng cấp các biện pháp chăm lo đến việc làm, thu nhập của người lao động; duy trì các hoạt động văn hóa thể thao, thăm quan du lịch, nghỉ dưỡng sức cho cán bộ công nhân viên tại các đơn vị; chăm lo phát triển phong trào văn hóa thể thao tại các cụm văn hóa thể thao khu vực theo hướng xã hội hóa và chỉ đạo của Hội đồng văn hóa thể thao ĐSVN.

- Chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị có các giải pháp cụ thể hỗ trợ cho con cán bộ công nhân viên đang công tác tại các khu vực khó khăn, để các cháu có điều kiện tiếp tục học tập.

- Chủ trì xây dựng đề án huy động xã hội hóa đầu tư, nâng cấp khách sạn Đường sắt tại Sầm Sơn, Thanh Hóa để phục vụ nghỉ dưỡng sức cho người lao động trong ngành.

4. Các Ban của Đảng ủy ĐSVN:

Theo chức năng nhiệm vụ, tham mưu cho Ban Thường vụ Đảng ủy ĐSVN chỉ đạo thực hiện. Ban Tuyên giáo Đảng ủy ĐSVN theo dõi, đôn đốc và tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ hàng quí đưa vào báo cáo để Ban Thường vụ trình Ban Chấp hành Đảng bộ ĐSVN.

Ban Thường vụ Đảng ủy ĐSVN thông báo đến các cấp ủy đảng, Hội đồng thành viên, Công đoàn ĐSVN và các Ban Đảng ủy ĐSVN để thực hiện./.

Nơi nhận:

- Đảng ủy Khối DNTW ( để b/c )

- HĐTV, TGĐ ĐSVN; - Các đ/c UV BCH Đảng bộ ĐSVN ;

- Các Ban ĐU ĐSVN;

- Các Đảng ủy, Chi ủy trực thuộc;

- Công đoàn, Đoàn TN ĐSVN;

- Lưu VP.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

BÍ THƯ

Trần Ngọc Thành

Phụ lục

(kèm theo thông báo số 303-TB/ĐU ngày 30/9/2013)

CÔNG ĐOÀN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

CÔNG ĐOÀN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

Số: /CĐĐS

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

BÁO CÁO

Tình hình lao động, việc làm, thu nhập và thực hiện các chế độ,

chính sách 6 tháng đầu năm 2013

Căn cứ văn bản số 449CV/ĐU ngày 06/8/2013 của Đảng ủy Đường sắt Việt nam về việc khảo sát nắm tình hình và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn về lao động, việc làm, đời sống, thu nhập của người lao dộng ở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Căn cứ báo cáo của 139/140 đơn vị trực thuộc ĐSVN, các công ty vận tải, liên hiệp sức kéo ĐS... Công đoàn ĐSVN tổng hợp số liệu báo cáo như sau:

I. Về lao động:

1. Tình hình lao động:

- Tổng số lao động toàn ngành 6 tháng đầu năm 2013 có 38.637 so với 6 tháng đầu năm 2012 có 39.162 giảm 1,4%, trong đó nữ: 8.263 chiếm 21,39%, được phân bổ ở các khối như sau:

+ Khối xây lắp:

3.328/3.638 giảm 8,6 % so năm 2012

+ Khối công nghiệp: 767/825 giảm 7% so năm 2012

+ Khối Vận tải:

18.670/19.178 giảm 2,7% so năm 2012

+ Khối dịch vụ:

1.567/1.592 giảm 2,6 % so năm 2012

+ Trường cao Đẳng nghề có 278/280 giảm 0,8 % so với năm 2012

+ Khối các ban QLDA: 195/195 không tăng.

+ Khối kết cấu hạ tầng: 13.832/13.789 tăng 3% so năm 2012

Thực hiện chỉ tiêu giảm lao động theo nghị quyết Đại hội CNVC lần thứ 3 năm 2012, khối vận tải giảm được 2,7% so nghị quyết, trong đó có 488 người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chiếm 2,5% lao động của khối, khối kết cấu hạ tầng tăng 3% không đạt chỉ tiêu nghị quyết, trong đó có 181 lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động chiếm 1,31% tổng số lao động.

Tình hình lao động gián tiếp toàn ngành có 6.109 người chiếm 15,81% theo báo cáo của các đơn vị có 17 đơn vị thiếu 77 người, 03 đơn vị thừa 32 người. Lao động trực tiếp 31.238 người, có 37 đơn vị thiếu 949 người, 03 đơn vị thừa 28 người. Như vậy tỷ lệ lao động gián tiếp hiện nay là quá cao (Từ 8 đến 10% là hợp lý) cụ thể như khối vận tải 2.691 người chiếm 14,41%, khối QLCSHT có 1.564 người chiếm tỷ lệ 11,3%, một số đơn vị có tỷ lệ lao động gián tiếp cao là Công ty VTHH Đường sắt, Liên hiệp sức kéo đường sắt đều có tỷ lệ gián tiếp là 16,04%; Công ty QLĐS Thanh Hóa 22,88%, Công ty T3H ĐS Hà Nội 21,08%, Công ty QLĐS Bình Trị Thiên 19,8%.

Trong quá trình thực hiện Đường sắt Việt Nam chưa có giải pháp cụ thể, xác định định biên đâu thừa, đâu thiếu cho các khối và các đơn vị thành viên dẫn đến đơn vị thì thừa lao động, đơn vị thiếu lao động, không có chế tài xử lý và khuyến khích các đơn vị thực hiện nghị quyết cụ thể. Nghị quyết về giảm lao động 5% khối vận tải và 3% khối QLCSHT khó thực hiện vì hiện nay rất nhiều đơn vị thiếu hụt lao động có nhu cầu tuyển dụng. Cụ thể khối vận tải nhu cầu tuyển dụng 945 lao động, khối QLCSHT 539 lao động.

Theo báo cáo của các đơn vị toàn ngành hiện nay có nhu cầu tuyển dụng 1.743 người gồm các nghề cụ thể như sau:

+ Công nhân Duy tu, gác chắn đường ngang: 672 người

(các công ty QLĐS có nhu cầu tuyển dụng 457 lao động)

+ Công nhân sửa chữa toa xe, phục vụ trên tàu:230 người

+ Trực ban chạy tàu, khách hóa vận:

123 người

+ Công nhân sửa chữa đầu máy:

100 người

+ Công nhân TTTHĐS:

97 người

+ Công nhân lái tàu:

56 người

+ Nhân viên điều độ:

06 người

+ Kỹ sư đầu máy, cơ điện:

06 người

+ Kỹ sư cầu đường:

04 người

+ Công nhân thợ tiện, phay, bào, điện dân dụng, rèn, đúc, sơn, mộc, lao động phổ thông: 449 người.

Không tuyển dụng được lao động: Do lương thấp, đơn giá tiền lương khối vận tải, khối kết cấu hạ tầng nhiều năm không được điều chỉnh, mức lương tối thiểu chung của Nhà nước liên tục tăng dẫn đến các khoản đóng góp tăng, sản lượng và doanh thu của ngành tăng không kịp so với tăng tiền lương tối thiểu dẫn đến thu nhập hàng tháng của CBCNV-LĐ càng giảm.

Do đặc thù trong ngành đa số là công việc nặng nhọc, lưu động, theo chế độ ban kíp, điều kiện làm việc còn nhiều khó khăn đặc biệt những nơi xa xôi hẻo lánh nhưng chưa có chính sách thu hút lao động nhất là ở những nơi khó khăn.

2. Tình hình CNVC-LĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

2.1. Số liệu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

Trong 06 tháng đầu năm 2013 toàn ngành có 903 người đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với các độ tuổi cụ thể: 118 người trên 55 tuổi, 307 người từ 50 đến 55 tuổi, 330 người dưới 50 tuối, Số còn lại chưa xác định được độ tuổi do không có báo cáo. Cụ thể theo các khối là: 488 người khối Vận tải; 225 người khối các đơn vị cổ phần xây lắp, dịch vụ; 181 người Khối QLKCHT; 05 người của Công ty xe lửa Dĩ An và 04 người Trường cao đẳng nghề ĐS .

Tổng kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc: 33.238.135.921 đồng trong đó:

+ Chi trả trợ cấp đối với thời gian làm việc tại đơn vị: 29.890.606.579 đồng;

+ Chi trả trợ cấp đối với thời gian làm việc tại đơn vị cũ: 2.802.292.842 đồng;

Tổng số kinh phí còn nợ người lao động chưa chi trả 10.632.036.388 đồng. Một số đơn vị nợ điển hình là Liên hiệp sức kéo đường sắt trên 5 tỷ đồng (riêng XN đầu máy Yên Viên nợ trên 3 tỷ đồng), Công ty VTHH đường sắt nợ trên 2,7 tỷ đồng (chủ yếu tập trung tại XN VDTX hàng Hà Nội và XN toa xe Đà Nẵng với số tiền trên 2,6 tỷ đồng), các đơn vị thuộc khối CSHT còn nợ trên 1,8 tỷ đồng,...

Kinh phí trợ cấp thôi việc các đơn vị đã chi hộ đơn vị cũ của người lao động chưa đòi được: 2.216.372.650 đồng.

Một số đơn vị có số người lao động chấm dứt hợp đồng nhiều nhất tập trung ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng cụ thể là:

+ Xí nghiệp VDTX hàng Hà Nội 67/1245 lao động chiếm 5,38%, tổng kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc là 3.748.371.000 đồng;

+ Xí nghiệp VDTX khách Hà Nội 66/2078 lao động chiếm 3,17%, tổng kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc là 2.695.804.125 đồng;

+ Xí nghiệp đầu máy Yên Viên 52/998 lao động chiếm 5,21%, tổng kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc là 3.562.185.498 đồng;

+ Xí nghiệp toa xe Đà Nẵng 34/437 lao động chiếm 7,78%, tổng kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc là 2.130.709.000 đồng;

+ Công ty QLĐS Quảng Nam - Đà Nẵng 30/805 lao động chiếm 3,72%, tổng kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc là 700.000.000 đồng;

+ Xí nghiệp VT&DLĐS Đà Nẵng 21/152 lao động chiếm 13,81%, tổng kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc là 1.003.162.125 đồng;

Sau khi chấm dứt hợp đồng 590 người chuyển ra ngoài ngành, 32 người chuyển đến các đơn vị trong ngành tiếp tục làm việc, số còn lại đơn vị không xác định được.

2.2. Những năm vừa qua từ ngành đến cơ sở chưa có chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt cũng chưa có chính sách ưu đãi với những cán bộ CNV-LĐ có năng lực trình độ, tay nghề cao và tâm huyết với ngành nên không khuyến khích được người lao động, dẫn đến người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, gây cho đơn vị gặp nhiều khó khăn trong việc chi trả kinh phí trợ cấp thôi việc và thiếu hụt lao động.

Có những bất cập, người lao động lợi dụng chính sách giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động ở đơn vị này lại chuyển đến đơn vị khác trong ngành, cụ thể như: Công ty TNHH một thành viên QLĐS Hà Hải 02 người đã được giải quyết trợ cấp thôi việc (ông Ngô Trí Bình là công nhân được Công ty QLĐS Hà Lạng tiếp nhận; ông Nguyễn Văn Trí là CB được Đường sắt Việt Nam tiếp nhận công tác tại Ban kiểm soát nội bộ); Công ty TNHH MTV T3H ĐS Hà Nội 02 người (ông Phạm Hà Long và ông Lê Anh Tuấn được Đường sắt Việt Nam tiếp nhận về Ban QLXDĐS và Ban CSHTĐS, Trung tâm Điều Hành Vận tải 01 người (ông Nguyễn Thành Nhơn được Công ty TNHH MTV Vận tải hàng hóa ĐS tiếp nhận về làm tại điều độ của công ty)...

Từ những vấn đề như trên đòi hỏi ngành Đường sắt cần phải kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trong giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động, cụ thể từ cách trả trợ cấp thôi việc, quy định về việc trả hộ các đơn vị cũ, có chính sách đối với những người lao động chấm dứt hợp đồng lao động để chuyển đến các đơn vị trong ngành, trong hệ để tiếp tục công tác, vv...

II. Về việc làm:

- Các đơn vị trong toàn ngành đã thường xuyên chủ động tạo, tìm kiếm việc làm, xây dựng các cơ chế để tạo công ăn việc làm cho NLĐ như khối QLCSHT chủ động tìm việc làm ngoài công ích, các đơn vị xây lắp khối cổ phần đã chủ động tham gia đấu thầu các công trình ngoài ngành, khối công nghiệp, dịch vụ đã chủ động tìm kiếm việc làm, đa dạng hóa sản phẩm, kinh doanh tổng hợp đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Song thực hiện nghị quyết 11 của Chính phủ về giảm đầu tư công nên một số công trình không được cấp vốn phải dừng thi công dẫn đến thiếu việc làm cho các đơn vị trong ngành, cụ thể 390/38.637 lao động thiếu việc làm chiếm tỷ lệ chiếm 1% tổng số lao động toàn ngành thuộc 13 đơn vị:

Trong đó: + Thiếu việc làm dưới 1 tháng: 206 người

+ Thiếu việc làm từ 1 tháng đến 3 tháng: 134 người

+ Thiếu việc làm từ 3 tháng đến 6 tháng: 50 người

Tình hình thiếu việc làm tại khác khối:

Khối vận tải có 02 đơn vị thuộc Công ty VTHKĐS Hà Nội với 155 lao động thiếu việc làm đó là: Xí nghiệp sửa chữa toa xe Hà Nội có 150 lao động thiếu việc làm dưới 01 tháng vào thời điểm ngành tập trung chiến dịch vận tải nên không có toa xe vào sửa chữa; Xí nghiệp VTĐS Nghệ Tĩnh có 05 lao động thiếu việc làm trên 6 tháng, những người này thuộc bộ phận dịch vụ ngoài vận tải.

Khối các cơ quan, đơn vị trực thuộc: Công ty TNHH MTV In Đường sắt có 30 lao động thiếu việc làm dưới 01 tháng do bất bình hành việc làm tùy thời điểm do yêu cầu khách hàng.

Khối các đơn vị cổ phần: 10 đơn vị với 210 lao động thiếu việc làm trong đó:

+ 03 đơn vị có 26 lao động thiếu việc làm dưới 01 tháng đó là: Công ty CP Viễn thông tín hiệu ĐS 03 người là lao động phổ thông, đơn vị nhận được ít công trình, Công ty CP cơ khí Đà Nẵng 05 người do không tiêu thụ được sản phẩm, Công ty Công trình 791 thuộc Tổng công ty công trình có 18 người do gián đoạn trong khi thi công.

+ 04 đơn vị với 134 lao động thiếu việc làm từ 01 đến 03 tháng đó là: Công ty CP Công trình 2 có 106/128 = 82,8% tổng số lao động do công tác giải phóng mặt bằng chậm nên phải chờ thi công, Công ty CPTVĐT&XĐ công trình 1 có 12 người chờ giải phóng mặt bằng thi công, Công ty CP XL&CK cầu đường có 03 người do không ký được hợp đồng gia công cơ khí, Công ty CP DVĐS khu vực I có 13 người do cắt giảm các đoàn tàu chuyên tuyến.

+ 03 đơn vị có 50 lao động thiếu việc làm từ 03 đến 6 tháng và trên 6 tháng đó là: Công ty CP TVĐS & XD Đường sắt 04 người thuộc bộ phận thí nghiệm. Đơn vị thiếu việc làm điển hình là Công ty CP đá Chu Lai với 24/30 = 80% lao động không có việc làm do địa phương không cấp phép khai thác nên từ đầu năm 2013 đến nay công nhân không có việc làm, đơn vị đang cố gắng trả trợ cấp cho người lao động bằng mức lương tối thiểu chung nhưng không kéo dài được lâu. Công ty đá Phủ lý trực thuộc Công ty CP công trình 6 hiện có 32 lao động thiếu việc làm do không tiêu thụ được sản phẩm, Công ty CP công trình 6 đã điều chuyển 10 lao động đến đơn vị 603 trong công ty, còn 22 lao động do điều kiện không thể đi đến các đơn vị khác được và bộ phận quản lý tổ chức sản xuất chỉ đủ trả lương từ 60-90% lương cơ bản và đóng các khoản Bảo hiểm bắt buộc cho người lao động.

Do vậy ngành cần có sự quan tâm, điều tiết công việc giữa các đơn vị trong ngành để đảm bảo đủ việc làm cho người lao động.

III. Thu nhập của người lao động:

1. Tình hình thu nhập của NLĐ: Thu nhập bình quân toàn ngành: 5.259.300 đồng/người/tháng tăng 5,72% so với cùng kỳ 2012 không đạt so với nghị quyết Đại hội CNVC lần thứ III năm 2012 đã đề ra (hàng năm thu nhập người lao động tăng từ 10% trở lên).

Tình hình thu nhập bình quân các khối:

TT

Khối

6 tháng 2012

(đồng/tháng)

6 tháng 2013

(đồng/tháng)

Tỷ lệ %

1

Khối xây lắp

5.737,5

6.921,3

120,63

2

Các Ban QLDA

8.052,8

9.095,6

112,95

3

Khối trường

4.083,0

4.566,2

111,83

4

Khối công nghiệp

4.816,6

5.364,9

111,38

5

Khối hạ tầng

4.451,7

4.737,2

106,41

6

Khối dịch vụ

5.248,1

5.556,8

105,88

7

Khối vận tải

5.184,8

5.313,0

102,47

Việc phân phối tiền lương ở các đơn vị, các khối và giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp có nhiều chênh lệch. Số người có thu nhập bình cao nhất và thấp nhất trong khối vận tải và khối QLCSHT cụ thể như sau:

- Khối vận tải (tính người có đủ ngày công trong 06 tháng): Người có thu nhập bình quân cao nhất lao động trực tiếp 20.538.666 đồng/tháng (thuộc XN đầu máy Hà Nội), lao động gián tiếp 34.459.354 đồng/tháng (thuộc Cơ quan Công ty VTHKĐS Sài Gòn). Người có thu nhập bình quân thấp nhất lao động trực tiếp 2.225.000 đồng/tháng (thuộc XN VTĐS Quảng Trị - Thừa Thiên), lao động gián tiếp 2.530.000 đồng/tháng (thuộc XN VTĐS Hải Vân).

- Khối QLCSHT (tính người có đủ ngày công trong 06 tháng): Người có thu nhập bình quân cao nhất lao động trực tiếp 11.425.000 đồng/tháng (thuộc Công ty QLĐS Hà Lạng), lao động gián tiếp 27.103.950 đồng/tháng (thuộc Công ty QLĐS Phú Khánh). Người có thu nhập bình quân thấp nhất: Lao động trực tiếp 2.394.000 đồng/tháng (thuộc Công ty T3H Vinh), lao động gián tiếp 2.834.212 đồng/tháng (thuộc Công ty QLĐS Hà Thái)

Một số đơn vị để lại quỹ lương dự phòng quá cao dẫn đến mất cân đối thu nhập giữa các tháng của người lao động cần phải xem xét phân phối tiền lương cho người lao động đề các tháng chỉ nên giữ lại một phần nhỏ để trả vào dịp tết, Ví dụ:

Công ty QLĐS Phú Khánh

Thu nhập (đ)

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Người cao nhất

48,492,078

69,054,225

11,749,600

11,289,100

10,683,300

11,355,400

Người thấp nhất

6,648,500

3,756,700

3,604,900

3,463,600

3,228,000

3,547,700

Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn

Thu nhập (đ)

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Người cao nhất

38,547,558

32,536,366

18,478,932

15,651,744

13,224,146

6,059,470

Người thấp nhất

12,445,564

7,020,721

7,079,644

4,668,231

2,697,609

4,240,682

Xí nghiệp VTĐS Nghệ Tĩnh

Thu nhập (đ)

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Người cao nhất

40,858,800

14,783,100

8,746,100

8,800,800

8,428,100

7,907,600

Người thấp nhất

8,916,000

3,232,400

2,459,100

2,627,900

2,177,200

2,157,400

Xí nghiệp toa xe Đà Nẵng

Thu nhập (đ)

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Người cao nhất

19,400,000

6,300,000

8,000,000

8,000,000

7,900,000

7,000,000

Người thấp nhất

9,400,000

2,360,000

2,680,000

3,540,000

2,280,000

2,090,000

Thực hiện nghị quyết của Đảng ủy Đường sắt Việt Nam năm 2013 không có người lao động thu nhập bình quân hàng tháng thấp nhất không dưới 2,7 triệu đồng. Theo báo cáo của các đơn vị, toàn ngành có 334 người thu nhập dưới 2,7 triệu đồng/tháng, trong đó: Khối vận tải 90 người, khối kết cấu cơ sở hạ tầng có 72 người, khối các đơn vị cổ phần 167 người, khối cơ quan trực thuộc 05 người. Đơn vị có nhiều người thu nhập bình quân dưới 2,7 triệu đồng/tháng là Công ty CP Công trình 2 với 50/128 người chiếm 39% tổng số lao động, Công ty QLĐS Hà Thái 37/740 người chiếm tỷ lệ 2% (số nhân viên mới tuyển hệ số lương thấp), Công ty CP đá Chu Lai 25/30 người chiếm tỷ lệ 83,3%, Công ty CP Vĩnh Nguyên 24/110 người chiếm tỷ lệ 21,8%, Xí nghiệp cao su Đường sắt 22/41 người chiếm tỷ lệ 53,6%; Xí nghiệp VTĐS Hà Lạng 15/392 người chiếm 3,8% do số lao động mới tuyển có hệ số lương khởi điểm thấp mặc dù đơn vị đã có sự điều chỉnh hỗ trợ thêm nhưng mới đạt bình quân 2,2 triệu đồng/tháng. Việc thực hiện trả lương cho người lao động tại các đơn vị còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như hệ số lương cá nhân, kết quả XSKD, quy chế phân phối tiền lương của các đơn vị đã xây dựng, cơ chế chính sách của nhà nước,... do vậy Đường sắt Việt Nam cần có giải pháp, biện pháp chỉ đạo cụ thể, nhằm hoàn thành được chỉ tiêu mà nghị quyết đã đề ra.

Tổng số 02 đơn vị nợ lương CBCNV-LĐ, tổng số tiền là 2.932.620.247 đồng trong đó Công ty CP Công trình Hà Nội nợ 1,7 tỷ đồng, Công ty CP DVĐS khu vực 1 nợ trên 1,2 tỷ đồng, do khối lượng sản phẩm của các đơn vị đã thực hiện nhưng chưa thanh quyết toán được nên phải nợ lương người lao động. Ngành Đường sắt cần quan tâm ưu tiên giải quyết những công trình, phần việc đã được các đơn vị thực hiện trong ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho người lao động.

2. Tình hình chi tiền ăn ca cho người lao động.

- Căn cứ Thông tư 22/2008/TTBLĐTBXH ngày 15/10/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn ca trong công ty Nhà nước; Thông tư số 12/2011/TT-BLĐTBXH ngày 26/4/2011 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện lương tối thiểu chung đối với Công ty TNHH MTV Nhà nước làm chủ sở hữu;

- Đường sắt Việt Nam có quyết định số 684/QĐ-ĐS ngày 29/7/2011 về việc quy định mức ăn giữa ca cho CBCNV Trung tâm ĐHVT và CBCNV khi làm việc trên các đoàn tàu.

- Khối vận tải:

+ Trung tâm điều hành vận tải mức ăn ca 25.0000 đồng.

+ Công nhân viên đường sắt làm việc trên các đoàn tàu (trừ lái tàu, phụ lái tàu hưởng chế động ăn định lượng: 90.000đ người/ngày, trong đó mức đóng góp lao động 30%, doanh nghiệp 70%); Mức ăn bữa sáng 10.000đ, bữa chính 25.000đồng, khi làm các việc khác trên mặt đất mức 20.000 đồng.

- Khối kết cấu hạ tầng mức 20.0000đồng.

- Khối cổ phần: có 21 đơn vị giải quyết ăn ca cho CBCNV-LĐ, mức thấp nhất là 10.000đồng (Công ty CP toa xe Hải Phòng)

Tiêu biểu như Công ty CP Hỏa Xa Sài Gòn: 45.000 đồng, công ty In ĐS: 35.000 đồng, 07 đơn vị mức ăn ca: 25.000 đồng gồm Ban QLDAPMU, Ban QLDA khu vực 1, Văn phòng đại diện tại Đà nẵng, Công ty CP Thương mại ĐS, Công ty CPTVĐT&XDGTĐS, công ty CPTVĐT&XDGTVT, công ty CP công trình 3, Công ty CP Công trình Đà nẵng,

- Tồn tại: 16 đơn vị chưa giải quyết ăn ca cho người lao động: Công ty CP Vĩnh Nguyên, Công trình 1, Công trình 2, Công trình 6, Đá Mỹ Trang. Vật liệu Phía Nam, Hải Vân Nam, In đường sắt Sài Gòn; Các đơn vị thành viên thuộc Công ty CP Tổng công ty công trình đường sắt gồm: Công ty vật tư ĐS Đà Nẵng, Công ty công trình 791, 875, 879, Công ty đá Hoàng Mai, Công ty XNK & TM tổng hợp, Công ty Bất động sản và Cơ quan Công ty CP Tổng công ty Công trình ĐS.

IV. Tình hình đóng góp các khoản BHXH, BHYT, BHTN

- Tổng số người lao động có sổ BHXH: 37.734/38.725 người = 97,5%

- Tổng số người chưa có sổ BHXH: 472 người là số lao động mới tuyển dụng.

- Tổng số đóng BHXH, BHYT, BHTN: 198.463.758.201đồng

- Bảo hiểm xã hội : 153.227.054.062 đồng

- Bảo hiểm y tế : 28.916.323.208 đồng

- Bảo hiểm thất nghiệp: : 13.426.583.374 đồng

Nhìn chung các đơn vị trong toàn ngành đã thực hiện đầy đủ việc đóng các loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động, song còn một số đơn vị do đặc điểm quyết toán với cơ quan bảo hiểm, và do đặc điểm khó khăn của đơn vị nên nợ lân các năm tiền đóng góp bảo hiểm cho người lao động cụ thể:

- Tổng số 07 đơn vị nợ BHXH với tổng số tiền là 6.544.380.027 đồng, gồm: Công ty QLĐS Thuận Hải 382 triệu; Công ty T3H ĐS Hà Nội 1tỷ 394 triệu; Công ty cổ phần Viễn thông tín hiệu Điện 324 triệu; CTCP Công trình Hà Nội 2,2 tỷ; CTCP Công trình 6 nợ 1 tỷ 167 triệu; CTCP DVĐS Khu vực 1 nợ 1 tỷ 068 triệu; Công ty In ĐS Sài Gòn 5,2 triệu; XN Cơ khí xếp dỡ Sài Gòn trên 7 triệu;

- Toàn ngành có 29 đơn vị tham gia mua bảo hiểm thân thể cho người lao động tổng số 25.093 người, số tiền là 2.842.983.774 đồng.

V. Chăm lo đời sống cho người lao động:

Thực hiện nội dung cam kết phối hợp hoạt động giữa Tổng giám đốc và Ban thường vụ công đoàn, Công đoàn ĐSVN đã ban hành kế hoạch hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trọng tâm là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cải thiện điều kiện sinh hoạt, ăn ở, làm việc cho CNVC-LĐ kết quả từ năm 2004 đến nay đã hỗ trợ xây dựng 59 nhà tình thương và 169 mái nhà được chống dột. Riêng năm 2013 có 02 nhà tình thương, 04 mái chống dột cho CNVC-LĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Số CNVC-LĐ được hỗ trợ xây nhà tình thương , sửa chữa chống đột hàng năm giảm do tiêu trí hộ nghèo của Nhà nước nên đối tượng ngày càng thu hẹp. Các cấp công đoàn đã tổ chức thăm hỏi trợ cấp 850 CNVC-LĐ có hoàn cảnh khó khăn, trang bị mới các dụng cụ, thiết bị (như máy vi tính, ti vi, dàn âm thanh, bàn ghế làn việc, tủ đựng thức ăn, nồi cơm điện, quạt điện, khoan giếng phục vụ công tác và sinh hoạt. Đặc biệt ưu tiên những vùng sâu, vùng xa với tổng số tiền 4,5 tỷ đồng. Các đơn vị trong toàn ngành đã tổ chức cho 31.390 CNVC-LĐ đi tham quan nghỉ mát trong và ngoài nước với tổng số tiền trên 47.726.138.000 đồng, riêng cấp ngành từ năm 2009 đến nay đã tổ chức cho 4.159 CNVC-LĐ công tác lâu năm có thành tích tốt được nghỉ dưỡng sức tại Sầm Sơn, Nhật Lệ với tổng số tiền chi 4.856.000.000 đồng.

Từ năm 2009 đến nay, Đường sắt Việt Nam đã hỗ trợ cho 143 cháu là con CNVC-LĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhập học các trường cao đẳng và đại học với tổng số tiền 99 triệu đồng.

Duy trì, tổ chức tốt hoạt động 12 cụm VH-TT tạo không khí vui tươi, phấn khởi đã thu hút đông đảo CNVC-LĐ tham gia.

Bằng các giải pháp đã thực hiện từ cấp cơ sở đến cấp ngành, thời gian qua ngành ĐSVN nhìn chung giữ được sự ổn định về đời sống, việc làm và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

VI. Đánh giá chung:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ ĐSVN, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và Công đoàn từ Ngành đến các đơn vị với sự thống nhất cao từ chủ trương, tập trung giải quyết những đơn vị khó khăn về năng lực thiết bị, tiền vốn để tháo gỡ khó khăn. Điều tiết công ăn việc làm, tạo cho các đơn vị duy trì sản xuất kinh doanh, ổn định và phát triển, nâng cao đời sống CNVC-LĐ.

Các cấp Công đoàn đã phối hợp xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và các quy chế quản lý nội bộ đơn vị, tổ chức nhiều cuộc diễn đàn đối thoại giữa Người sử dụng lao động và Người lao động, tạo được không khí dân chủ, thẳng thắn, cởi mở. Diễn đàn Đại hội CNVC, Hội nghị CBVC, Hội nghị Người lao động thực sự “dân chủ, thiết thực, hiệu quả” là nơi cùng nhau tham gia, đóng góp ý kiến, thảo luận, đề ra các biện pháp thực hiện tốt kế hoạch SXKD của đơn vị. Thông qua Đại hội, Hội nghị các cấp đã giải quyết trực tiếp được 1.231 kiến nghị và đề nghị Đường sắt Việt Nam giải quyết 171 kiến nghị thuộc thẩm quyền, trong đó có 106 về đầu tư cơ sở hạ tầng, 47 về SXKD và 18 kiến nghị về chế độ chính sách đối với người lao động.

Công đoàn đã thực hiện tốt chức năng giám sát, kiểm tra thực hiện các chế độ chính sách, chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với chuyên môn, mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, kinh doanh tổng hợp, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Mức thu nhập bình quân của người lao động trong Ngành chưa cao so với các ngành nghề khác, song cũng đã có tác dụng động viên tích cực kịp thời đối với người lao động.

Các phong trào thi đua được các Công đoàn các cấp triển khai sâu rộng trong CNVCLĐ, kế hoạch liên tịch phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội hành năm với mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, sát với yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn, nhằm phát huy moi nguồn lực đầu tư phát triển ĐSVN bền vững và từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Công tác tuyên truyền giáo dục đã bám sát vào sự kiện chính trị của đất nước và của Ngành, triển khai đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn, chiến lược phát triển của Ngành, góp phần ổn định tư tưởng, nâng cao nhận thức và trình độ của CNVCLĐ. Làm tốt công tác tư tưởng, đi sâu đi sát với người lao động, nắm bắt tâm tư, tình cảm và nguyện vọng để giải thích, động viên mọi người yên tâm ở lại để sản xuất, công tác.

VII. Một số tồn tại:

Tổ chức bộ máy cồng kềnh, tỷ lệ lao động gián tiếp cao (chiếm 15,02% lao động toàn ngành) năng suất lao động thấp, chưa thu hút lao động giỏi, lao động có tay nghề cao về làm việc.

- Về tiền lương, các đơn vị đã xây dựng quy chế trả lương theo quy định tại thông tư 15 ngày 10/4/1997 và quy định của Đường sắt Việt Nam để khuyến khích người lao động làm có năng xuất, chất lượng, hiệu quả. Quá trình thực hiện có sự chênh lệch tiền lương lớn giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp.

- Trong những năm vừa qua, tổ chức của ngành đường sắt liên tục thay đổi do yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến tư tưởng của CBCNV-LĐ không ổn định. Đặc biệt là khối vận tải. Mô hình tổ chức hiện nay gây chồng chéo và khó khăn trong liên hiệp lao động giữa các bộ phận về công tác điều hành, tổ chức vận tải, việc xác định trách nhiệm và quyền lợi giữa các đơn vị trong ngành dẫn đến việc tổ chức vận tải không đạt hiệu quả. Cụ thể như vận tải hàng hóa sản lượng giảm.

Một số nơi có tư tưởng so sánh công việc, thu nhập trong và ngoài ngành có sự chênh lệch lớn dẫn đến có tư tưởng không gắn bó với ngành người lao động dẫn đến đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

VIII. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:

1. Đề nghị Đảng ủy ĐSVN, hội đồng thành viên và chuyên môn sớm ổn định tổ chức từ các Ban nghiệp vụ liên quan của Đường sắt Việt Nam đến các đơn vị thuộc khối Vận tải toàn ngành theo hướng tập trung thống nhất.

2. Tiếp tục rà soát định biên lao động trực tiếp và gián tiếp để chỉ đạo kiên quyết giảm bớt các đầu mối trung gian, làm sao cho bộ máy lao động gián tiếp của các Công ty Vận tải, Liên hiệp sức kéo, các Công ty quản lý ĐS, các xí nghiệp vận tải, Xí nghiệp đầu máy, Xí nghiệp toa xe, các ga hạng I giảm đến mức ít nhất.

3. Khuyến khích thực hiện cơ chế khoán tiền lương theo sản phẩm và có chính sách điều phối dịch vụ hoặc giao vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, khuyến khích cho những vùng khó khăn (làm sao cho người làm việc ở những vùng khó khăn phải thu nhập cao hơn với người làm việc ở địa bàn thuận lợi).

- Ngành nên xem xét các khoản thu từ kinh doanh ngoài vận tải của các đơn vị thuộc khối vận tải, thống nhất quản lý sử dụng, xem xét những khoản có thể đưa được vào để tăng doanh thu chung cho ngành. Như hiện nay mỗi đơn vị quản lý sử dụng một khác. (Công ty VTHKĐS Sài Gòn trích 50% lập quỹ hỗ trợ những nơi khó khăn,...)

- Đề nghị chuyên môn có hướng dẫn thống nhất về chế độ ưu đãi CNVC- LĐ làm việc nơi đèo dốc khó khăn có đơn vị vận dụng thực hiện, đơn vị không thực hiện nên trên cùng một khu đèo dốc có đơn vị có, đơn vị không gây thắc mắc (Công ty VTHKĐS Hà Nội có quyết định số 291/QĐ-KHN ngày 10/5/2011 về việc trả thêm tiền lơng cho CBCNV làm việc trong khu vực đèo dốc được hưởng hệ số ưu đãi từ 0,1 đến 0,4 mức lương tối thiểu theo tùy từng khu vực, còn các đơn vị khác không có).

4. Xây dựng và thực hiện quy chế trả lương không thống nhất các đơn vị trong cùng khối (như khối hạ tầng) gây nên cùng chức danh, làm công việc như nhau có sự chênh lệch tiền tiền lương lớn giữa các đơn vị. (VD: Công nhân gác chắn, duy tu có cùng bậc thợ ở các công ty QLĐS khác nhau chênh lệch nhiều). Đề nghị có biện pháp chỉ đạo thống nhất đảm bảo bình đảng cho người lao động giữa các đơn vị trong cùng khối.

5. Đầu tư nhà lưu trú cho người lao động làm việc ở trên tàu phải được nghỉ tại Lào cai, Sài Gòn.

6. Đề nghị Đường sắt Việt Nam trích lập và có kế hoạch chi quỹ phúc lợi trên cơ sở lợi nhuận hàng năm, từ năm 2011 đến nay chưa trích quỹ phúc lợi. (theo báo cáo năm 2011 lợi nhuận 125 tỷ đồng, năm 2012 lợi nhuận 150 tỷ đồng)

Việc trích lợi nhuận hàng năm phân bổ quỹ phúc lợi theo các quy định của pháp luật, Chuyên môn phải công khai, Công đoàn giám sát theo quy chế quản lý, sử dụng quỹ phúc lợi của Đường sắt Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 221/QĐ-ĐS ngày 03/10/2010 của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đồng thời hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng quy chế quản lý, sử dụng quỹ phúc lợi tại đơn vị nhưng một số đơn vị không thực hiện, đề nghị Đường sắt Việt Nam kiểm tra chỉ đạo các đơn vị nghiêm túc thực hiện.

7. Đề nghị triển khai lắp giường cho buồng nhân viên trên tàu (đã quá chậm) Tổng giám đốc ĐSVN đã có ý kiến bút phê tại văn bản số 148/CĐĐS từ ngày 16/5/2013 và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Ngô Cao Vân – Phó tổng giám đốc ĐSVN ngày 23/5/2013 đến nay vẫn chưa được thực hiện.

8. Quan tâm chỉ đạo giải quyết điện, nước cho các khu vực khó khăn theo đề án khảo sát điện nước năm 2012 đã báo cáo Tổng giám đốc ĐSVN.

9. Duy trì các hoạt động VHTT trong ngành: 05 năm tổ chức Đại hội VHTT một lần, mỗi năm nên tổ chức giải toàn ngành một môn thể thao.

Đề nghị Đường sắt Việt Nam tăng kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các cụm VHTT khu vực (năm 2013 chỉ hỗ trợ 50% so với năm 2012)

10. Các đơn vị khối CSHTĐS đề nghị Đường sắt Việt Nam xem xét kiến nghị với Nhà nước, Bộ GTVT nâng đơn giá tiền lương cho người lao động để đảm bảo cuộc sống.

11. Về quy trình Tuần đường đề nghị ĐSVN nghiên cưu sửa đổi quy trinh mới cho phù hợp với Luật Đường sắt và các văn bản dưới luật lý do:

Quy trình tuần đường được ban hành từ năm 1975 hiện đã có một số nội dung không còn phù hợp như về tên gọi của các tổ chức đã có sự thay đổi, Nghị định 120/CP đã không còn hiệu lực.... cần có sự thay đổi cho phù hợp.

- Tại điều 5 QTTĐ về nhiệm vụ tuần đường có quy định “Tham gia bảo dưỡng 1-2 km tùy theo trạng thái đường và tổ chức ban kíp tuần đường”; hiện nay mỗi ban tuần đường phải đi bộ 10 - 20km thực hiện kiểm tra và sửa chữa nhỏ, phát hiện khi đi tuần đường... để làm tốt được các công việc này sẽ không đủ thời gian để thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng trong ban mà phải thực hiện bảo dưỡng khi xuống ban. Như vậy về chế độ nghỉ ngơi bị ảnh hưởng. Đề nghị xem xét bổ quy định tham gia bảo dưỡng.

12. Đề nghị tiếp tục thực hiện chủ trương cho CNVC-LĐ làm việc lâu năm, có thành tích xuất sắc được đi nghỉ dưỡng sức hàng năm tại Khách sạn đường sắt Sầm Sơn và có giải pháp đồng bộ để người lao động có thể đi nghỉ được.

Nơi nhận:

- Đảng ủy, Hội đồng TV (b/c);

- TGĐ, Các Phó TGĐ;

- Chủ tịch, PCT;

- Các ban CĐĐS;

- Lưu: VP, CS-PL.

T.M BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

Mai Thành Phương

Phụ lục 1:

TỔNG HỢP

Kiến nghị của các đơn vị

1. Công ty QLĐS Hà Hải:

1.1. Mặt bằng tiền lương của khối quản lý đường sắt rất thấp so với các doanh nghiệp khác. Hiện nay do tình hình giá cả leo thang, mức tiền lương hiện tại, người lao động sinh sống và làm việc tại khu vực đắt đỏ: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương gặp rất nhiều khó khăn, nên đề nghị ĐSVN tăng đơn giá sản phẩm cho công ty.

1.2. Do không bố trí được chỗ ở, tính chất công việc nặng nhọc, mức thu nhập thấp nên tại khu vực thủ đô Hà Nội, công ty không tuyển được lao động duy tu cầu đường đã được đào tạo (vì học sinh không đăng ký học các lớp đó) và lao động ở khu vực Hà Nội mà phải tuyển dụng người lao động phổ thông từ các tỉnh khác đến. Người lao động ở tỉnh khác đến làm việc tại Hà Nội xa nhà phải đi lại tốn kém, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, nhiều người phải thuê nhà nên rất khó khăn, mặc dù công ty đã phải có cơ chế để thu hút lao động tại khu vực này, nhưng vẫn rất khó khăn giữ người lao động. Vì vậy, Công ty đề nghị ĐSVN hỗ trợ cho công ty trong việc này bằng cách thành lập ra một quỹ tiền hỗ trợ thuê nhà hoặc tăng đơn giá tiền lương sản phẩm khu vực Hà Nội.

1.3. Hiện nay, trong địa bàn quản lý của công ty có rất nhiều đường ngang dân sinh, rất nguy hiểm và mất an toàn. Với trách nhiệm nghề nghiệp, để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của các phương tiện tham gia giao thông trên các đường ngang đó công ty đã đề nghị trực cảnh giới. Khi người công nhân trực cảnh giới phải làm việc trong điều kiện hết sức thiếu thốn về trang thiết bị, điều kiện pháp lý không đảm bảo. Nhưng đơn giá tiền lương trực cảnh giới đường ngang rất thấp. Do đó không đảm bảo cuộc sống của người lao động. Vì vậy Công ty TNHH MTV QLĐS Hà Hải đề nghị trả bằng đơn giá tiền lương của người công nhân gác chắn.

1.4. Hiện nay, theo trào lưu của một số đơn vị vận tải và vì thu nhập thấp, số lượng lao động của công ty xin chấm dứt HĐLĐ ngày càng nhiều, đặc biệt là khu vực Hà Nội gây ra việc mất ổn định cục bộ về lao động và vượt quá khả năng chi trả trợ cấp thôi việc của công ty. Trong 6 tháng đầu năm 2013 Công ty có trường hợp ông Ngô Trí Bình là công nhân của Công ty xin chấm dứt hợp đồng lao động sau đó lại xin vào làm việc tại Công ty TNHH MTV QLĐS Hà Lạng, như vậy là ông Bình chuyển công tác trong cùng ngành Đường sắt vậy mà Công ty TNHH MTV QLĐS Hà Hải vẫn phải chi trả trợ cấp thôi việc đây là một vấn đề bất lợi trong quản lý chi phí trong ngành vì vậy Công ty đề nghị ĐSVN có quy định cụ thể với các trường hợp chấm dứt HĐLĐ rồi chuyển đến làm việc tại các đơn vị khác trong ngành. Với nguồn kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp có hạn, công ty rất khó khăn để thực hiện việc này, nếu không thực hiện thì trái Bộ luật Lao động. Đề nghị ĐSVN có biện pháp hỗ trợ phần kinh phí này cho Công ty để giảm bớt khó khăn.

2. Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng.

2.1. Đề nghị ĐSVN cố gắng giải quyết cho CNVCLĐ ĐSVN được sử dụng giấy đi tàu việc riêng như trước đây (kể cả phải đóng các loại phí cho Nhà nước).

2.2. Đề nghị ĐSVN nghiên cứu tăng mức ăn giữa ca cho CNVC-LĐ khối vận tải, mức hiện nay (20.000đồng) quá thấp.

2.3. Đề nghị ĐSVN nghiên cứu tăng mức lưu trú công tác phí cho CNVC đi công tác ở khối vận tải để động viên CNVC đi công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.4. Đề nghị ĐSVN bổ sung chế độ đồng phục cho CNVC-LĐ làm Trực ban ở các XN đầu máy và làm công tác giám sát an toàn ở đầu máy để đảm bảo tính kỷ cương, chính quy khi cho công nhân lái tàu lên ban làm nhiệm vụ vận tải.

3. Xí nghiệp VDTX hàng Sài Gòn: Tiếp tục quan tâm trong việc đầu tư máy móc thiết bị và mở rộng nhà xưởng để nâng cao năng lực sản xuất cho Trung tâm cơ khí toa xe Tháp Chàm.

4. Chi nhánh VTHHĐS Lào Cai:

4.1. Chi nhánh VTHHĐS Lào Cai là đơn vị quản lý 02 ga Xuân Giao A và ga CN Lâm Thao là hai đơn vị làm việc ở khu vực khó khăn, Bộ phận hóa vận Lào Cai làm việc trực tiếp ngoài khu vực bãi hàng, hàng ngày tiếp xúc hàng hóa chất độc hại, tiếng ồn, bụi, không khí độc hại nhưng không được hưởng chế độ bồi dưỡng hiện vật như chức danh ở Ga Lào Cai. Đề nghị có phụ cấp độc hại cho hóa vận.

4.2. Tại bảng lương B10 của các chức danh chạy tàu, bảng lương B11 của chức danh Đôn đốc xếp dỡ, Điểm xa, các chức danh này đều làm việc ngoài trờ, chịu tác động của ồn, bụi hiện tại đang hưởng hệ số lương là rất thấp so với các hệ khác trong ngành đề nghị ĐSVN xây dựng mức lương mới phù hợp hơn.

Hiện nay Đường sắt Việt Nam đang tiến hành xây dựng thang, bảng lương để áp dụng cho ngành đường sắt.

5. Công đoàn ga Bỉm Sơn: Do thay đổi mô hình tổ chức, từ tháng 4/2011 tại ga Bỉm sơn có Chi nhánh VTHH Bỉm Sơn, nên ga không chủ động được trong việc ký kết các hợp đồng vận tải và hợp đồng dịch vụ, vì vậy số lao động ngoài vận doanh liên tục thiếu việc làm, ngày công hàng tháng không đảm bảo, lương thu nhập của người lao động thấp.

6. XN sửa chữa toa xe Hà Nội: Hàng năm vào tháng chiến dịch vận tải phục vụ tết Nguyên đán, không có toa xe vào sửa chữa nhỏ, Xí nghiệp chỉ tổ chức ứng trực và sửa chữa xe lâm tu. Do vậy, đa số người lao động thiếu việc làm, tiền lương rất hạn chế, Xí nghiệp phải dùng nguồn tiền lương tích lũy từ năm trước để chi trả cho CBCNV. Xí nghiệp rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp để đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống của CBCNV.

7. XN VTĐS Yên Lào: Nghiên cứu lại việc thực hiện dưỡng sức hàng năm (vì bãĩ bỏ Giấy đi tàu việc riêng, nhiều đơn vị không có kinh phí hỗ trợ đi lại)

8. Cơ quan Công ty VTHK ĐS Hà Nội: Công ty đã gửi công văn đến ĐSVN để được hướng dẫn việc nộp, thanh toán BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/7/2013 khi Bảo hiểm Việt Nam thu mức lương cơ sở 1.150.000 theo quy định NĐ 66/NĐ-CP của Chính phủ (dùng cho công chức, viên chức)

9. Phân ban QLCSHT ĐS Khu vực III:

9.1. Định biên của đơn vị còn thiếu 02 cán bộ kỹ thuật, đề nghị bổ sung.

9.2. Tiền lương bình quân còn thấp so với chi phí sinh hoạt đắt đỏ của TP Hồ Chí Minh.

10. Công ty CP Đầu tư công trình Hà Nội.

Ngày 14/6/2013 Công đoàn Công ty có báo cáo số 10/BC-CĐCTHN về tình hình khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thu nhập, giải quyết việc làm cho CNVC-LĐ, trong 4 tháng từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2013. Trong đó về SXKD có bảng tổng hợp số liệu các công trình nợ đọng đến 30/4/2013, tổng cộng là: 70.220.120.228 đồng.

Vậy kính mong Công đoàn Đường sắt Việt Nam quan tâm giúp đỡ đơn vị, tác động với Lãnh đạo Đường sắt Việt Nam, Lãnh đoạn Bộ giao thông vận tải, quan tâm tạo điều kiện để đơn vị nhanh được thu hồi vốn phục cho SXKD và chi trả các khoản nợ khác liên quan đến chế độ chính sách người lao động.

11. Công ty CP đầu tư và xây dựng GTVT.

Đề nghị Công đoàn ĐSVN kiến nghị với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tạo điều kiện bố trí công việc trong ngành để tạo thêm việc làm mới, tăng thêm thu nhập cho người lao động của công ty.

12. Công ty CP DVĐS Khu vực I.

12.1. Đề nghị Đường sắt Việt Nam cho giãn số tiền nợ trả chậm cước vận chuyển theo quy chế 172 (8.999.257.550 đồng) để Công ty có vốn kinh doanh tạo việc làm, ổn định đời sống cho người lao động.

12.2. Đề nghị Đường sắt Việt Nam không thoái vốn tại Công ty CPDVĐS khu vực I vì:

- Là đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt nên Công ty rất cần sự hỗ trợ trực tiếp của ngành.

- CNVC-LĐ rất muốn được phục vụ trực tiếp cho ngành và tham gia sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể của ngành.

13. Công ty TNHH MTV Công trình 793: Là đơn vị thành viên của Công ty CP Tổng công ty Công trình đường sắt chuyên xây lắp các công trình cầu, trong những năm qua đại bộ phận các công trình cầu do đơn vị thi công là cầu đường bộ, song đến thời điểm quý 4 năm 2013 một số công trình phải tạm dừng thi công do chủ đầu tư thiếu vốn, dẫn đến quý 4 năm 2013 và quý 1 năm 2014 sẽ thiếu việc làm cho người lao động. Vậy đề nghị Đảng ủy, Công đoàn ĐSVN xem xét đề nghị ngành Đường sắt ưu tiên các công trình sửa chữa, làm mới cầu của ngành đường sắt cho đơn vị được thi công để đảm bảo việc làm cho người lao động.

BAN CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT

Phụ lục 02

SỐ LIỆU VỀ LAO ĐỘNG

Số TT

Tên đơn vị

Tổng số CBCNV

Lao động nữ

Lao động gián tiếp

Lao động trực tiếp

Nhu cầu tuyển dụng

Tổng số

%

Tổng số

thiếu

thừa

Tổng số

thiếu

thừa

Tổng số

loại thợ

I

Khối QLCSHT

13.832

3.016

 

1.564

26

5

12.213

365

-

539

 

1

Cty QLĐS Yên Lào

1.052

201

19,1

102

 

 

950

 

 

-

 

2

Cty QLĐS Vĩnh Phú

585

160

27,3

68

 

 

517

 

 

10

CN duy tu ĐS

3

Cty QLĐS Hà Lạng

1.060

271

25

65

6

 

940

20

 

20

CN duy tu ĐS, gác đường ngang

4

Cty QLĐS Hà Thái

740

248

33,5

67

5

 

673

35

 

40

CN duy tu ĐS, gác đường ngang

5

CTy QLĐS Hà Hải

1.237

495

40

99

 

 

1.138

 

113

CN duy tu ĐS, gác đường ngang

6

Cty QLĐS Hà Ninh

766

259

33

78

 

 

688

 

 

-

 

7

Cty QLĐS Thanh Hoá

852

175

20,54

195

 

 

657

 

 

-

 

8

Cty QLĐS Nghệ Tĩnh

636

74

11,6

65

 

 

571

15

 

15

CN duy tu ĐS

9

Cty QLĐS Quảng Bình

752

100

13,29

59

 

 

693

 

 

-

 

10

Cty QLĐS Bình Trị Thiên

717

122

17

142

 

 

575

73

 

73

CN duy tu ĐS

11

Cty QLĐS Q N- Đ.Nẵng

805

194

24,1

75

 

 

730

 

 

40

CN duy tu ĐS

12

Cty QLĐS Nghĩa Bình

732

55

7,5

84

 

 

648

 

 

-

 

13

Cty QLĐS Phú Khánh

799

81

10,14

51

9

 

748

76

 

60

CN Đường sắt

14

Cty QLĐS Thuận Hải

482

42

8,73

48

 

 

434

 

 

10

CN duy tu ĐS

15

Cty QLĐS Sắt Gòn

710

169

23,8

66

 

5

644

76

 

76

CN duy tu, tuần gác

16

CTy TTTH Bắc Giang

248

60

24,2

43

 

 

205

25

 

22

CN T3H ĐS

17

CTy TTTH Hà Nội

536

135

25

113

6

 

423

 

 

25

CN T3H và điện

18

CTy TTTH Vinh

359

72

20,05

57

 

 

302

 

 

5

Cao đẳng nghề

19

CTy TTTH Đà Nẵng

393

57

15

49

 

 

344

15

 

 

 

20

Cty TTTH Sài Gòn

371

46

12,4

38

 

 

333

30

 

30

CN T3H ĐS

II

Khối Cơ quan trực thuộc

1.310

336

 

756

6

-

552

6

-

8

 

21

CTy Xe lửa Dĩ An

233

26

11,15

37

 

 

196

 

 

-

 

22

Cơ quan Đường sắt Việt Nam

305

76

24,9

305

 

 

 

 

 

 

23

Trung tâm y tế Đường sắt

26

15

57,7

7

 

 

19

 

 

-

 

24

Trường CĐ Nghề ĐS

278

102

36,69

116

 

 

162

 

 

-

 

25

TT Văn hóa TTDLCĐĐS

28

13

46

28

 

 

-

 

 

-

 

26

Ban QLDAĐS (RPMU)

105

34

32,4

105

 

 

-

 

 

-

 

27

Ban QLDA Đường sắt KV I

31

4

13

31

 

 

-

 

 

-

 

28

VPĐD ĐSVN tại Đà Nẵng

46

12

26

45

 

 

1

 

 

2

KS cầu đường

29

TT Điều hành Vận tải

147

15

10,2

30

6

 

115

6

 

6

NV điều độ

30

TT ƯPSCTT&CN ĐSVN

41

3

7,3

41

 

 

-

 

 

-

 

31

CTy In Đường sắt

70

36

51,4

11

-

-

59

-

-

-

 

III

Khối Công ty Cổ phần

3.830

948

 

1.080

4

5

2.679

20

8

207

 

32

Cty CP TM RATRACO

228

81

35,5

40

-

-

188

-

-

-

 

33

CTy CP Toa xe Hải Phòng

192

39

20

49

-

-

143

-

-

15

Sửa chữa toa xe

34

Cty CP Vật tư ĐS Sài Gòn

57

13

23

22

-

-

25

-

-

-

 

35

Cty CP TVĐT & XD Đường sắt

86

26

30

24

 

 

62

-

-

-

 

36

CTy CP V. T - T. Hiệu ĐS

119

26

21,8

54

 

 

65

 

 

15

CN xây lắp T3H

37

Cty CP Cơ khí Đà Nẵng

41

3

7,3

8

 

 

33

 

 

-

 

38

Cty CP XDCT Đà Nẵng

29

4

13,7

7

 

 

22

 

 

-

 

39

CTy CP ĐTCT Hà Nội

240

71

34

87

-

-

133

-

-

-

 

40

CTy CP Vĩnh Nguyên

110

23

20,9

67

 

 

43

15

 

15

Cầu đường

41

CTy CP TVĐT & XD CT 1

81

27

33

29

 

 

52

 

 

-

 

42

CTy CP Công trình 2

128

7

5,5

38

 

 

90

 

 

-

 

43

CTy CP ĐT & XDCT 3

287

20

7

84

 

 

203

 

 

-

 

44

CTy CP Công trình 6

364

34

9,34

92

 

 

278

 

 

150

CN Đường sắt

45

CTy CP TVĐT & XD GTVT

390

98

25,13

80

 

 

310

 

 

-

46

CTy CP DV Vận tải ĐS

145

26

18

69

4

 

76

5

 

9

Lái xe, giao nhận áp tải

47

CTy CP Đá Mỹ Trang

56

7

12,5

18

 

 

38

 

 

-

 

48

CTy CP Đá Chu Lai

30

7

23,3

5

 

 

25

 

 

-

 

49

CTy CP Đá Đồng Mỏ

71

8

11,27

10

 

 

61

 

 

 

 

50

CTy CP DV Du lịch ĐS HN

133

78

58,64

18

-

-

115

-

-

-

 

51

CTy CP Sài Gòn Hoả Xa

227

82

36,12

50

 

 

177

 

 

-

 

52

CTy CP XL & CK Cầu đường

116

22

18,9

37

 

 

79

 

 

3

Thợ phay, bào

53

CTy CP DVĐS Khu vực 1

171

53

31

43

 

5

128

 

8

-

 

54

CTy CP VL & XD ĐS phía Nam

28

2

7,14

5

 

 

23

 

 

-

 

55

CTy CP ĐT & XD GTVT

36

12

33

36

 

 

-

 

 

-

 

56

Công ty CP Hải Vân Nam

109

35

32,11

16

 

 

93

 

 

 

 

57

Công ty CP Virasimex

356

144

40,4

92

 

 

217

 

 

-

 

IV

Liên hiệp sức kéo ĐS

4.189

540

13

672

1

-

3.517

36

-

162

06 KS ĐM, cơ diện56 CN lái tàu100 CN sửa chữa

58

CQ Liên hiệp Sức kéo ĐS

92

22

23,9

92

 

 

-

 

 

-

 

59

Xí nghiệp Đầu Máy Hà Nội

826

94

11

117

 

 

709

 

 

40

20 lái tàu20 sửa chữa

60

Xí nghiệp Đầu Máy Vinh

618

90

14,6

76

 

 

542

 

 

-

 

61

Xí nghiệp Đầu Máy Yên Viên

998

141

14,1

134

 

 

864

 

 

-

 

62

Xí nghiệp Đầu Máy Đà Nẵng

672

54

8

77

 

 

595

 

 

6

KS đầu máy, cơ điện tử

63

Xí nghiệp Đầu Máy Sài Gòn

612

53

8,7

96

1

 

516

36

 

36

CN lái tàu, CB môi trường, bảo vệ

64

Nhà máy Xe lửa Gia Lâm

325

70

21,5

64

 

 

261

 

 

80

Sơn, mộc, gia công cơ khí

65

Xí nghiệp Cao su ĐS

41

16

39

11

 

 

30

 

 

-

 

V

Công ty VTHKĐS Hà Nội

7.994

1962

24,54

727

5

-

6.085

51

20

450

 

66

CQCTy VTHKĐS Hà Nội

172

43

25

134

 

 

36

 

 

-

 

67

XN VDTX Khách Hà Nội

2.078

495

23,8

171

 

 

1.907

 

 

-

 

68

XN Sửa chữa Toa xe Hà Nội

246

54

22

37

 

 

209

4

 

4

Thợ sơn, thợ tiện

69

XN VTĐS Yên Lào

395

93

23,5

35

 

 

360

 

 

-

 

70

XN VTĐS Vĩnh Phú

206

65

30,95

23

 

 

187

 

 

5

bậc 1

71

XN VTĐS Hà Lạng

392

82

20,91

34

 

 

358

 

 

-

 

72

XNVTĐS Hà Hải

359

113

31,4

22

 

 

335

 

 

-

 

73

XN VTĐS Hà Ninh

381

90

2365

23

3

 

335

5

 

5

VTĐS

74

XN VTĐS Thanh Hoá

256

80

31,25

17

 

 

239

 

17

-

 

75

XN VTĐS Nghệ Tĩnh

286

53

18,53

21

 

 

256

 

 

-

 

76

XN VTĐS Quảng Bình

289

39

13,5

22

 

 

267

 

 

-

 

77

XNVTĐS Q. Trị - Thừa Thiên

209

25

11,96

13

 

 

196

10

 

10

Bậc 1/4 VTĐS

78

XN VTĐS Hải Vân

119

12

10

11

 

 

108

4

 

4

 

79

Xí nghiệp Vận tải ĐS Hà Thái

288

57

19,79

17

2

 

271

3

 

3

Điều hành chạy tàu

80

XN VTĐS Hà Quảng

145

27

18,6

15

 

 

140

10

 

-

 

81

Xí nghiệp Toa xe Vinh

215

47

21,86

30

 

 

184

 

 

5

CN đúc, rèn, mộc

82

Ga Hà Nội

345

165

47,8

28

 

 

317

 

 

-

 

83

Ga Giáp Bát

180

45

25

20

 

 

160

 

 

-

 

84

Ga Bỉm Sơn

108

10

9,3

10

 

 

98

 

3

-

 

85

Ga Vinh

164

87

53

13

 

 

151

 

 

-

 

86

Ga Đồng Hới

109

53

48,6

10

 

 

99

 

 

1

Trực ban chạy tàu

87

Ga Đông Hà

54

15

27,8

9

 

 

45

 

 

-

 

88

Ga Huế

94

34

36

9

 

 

85

 

 

-

 

89

Ga Yên Viên

189

45

23,8

23

 

 

166

 

 

-

 

90

Ga Tiên Kiên

61

18

29,5

10

 

 

51

1

 

1

Điện dân dụng

91

Ga Lào Cai

146

37

25,3

16

 

 

130

 

 

-

 

92

Ga Đồng Đăng

82

23

28

13

 

 

69

2

 

2

Trực ban chạy tàu

93

Ga Hải Phòng

137

43

31,4

18

 

 

119

12

 

15

Cao đẳng trở lên

VI

Công ty VTHKĐS Sài Gòn

3.245

687

21,17

436

11

22

2.809

79

 

149

Chạy tàuPhục vụ ăn uống

94

CQ CTy VTHKĐS S. Gòn

97

24

24,74

97

 

 

-

 

 

-

 

95

Xí nghiệp Toa xe Sài Gòn

1.020

181

17,75

104

 

22

916

150

 

65

CN toa xe, NV phục vụ trên tàu.

96

XN VT & DLĐS Đà Nẵng

152

69

45,4

17

1

 

135

30

 

20

NVPVĂU trên tàu

97

XNVTĐS Q. Nam - Đà Nẵng

163

25

15

16

 

 

147

8

 

8

gác ghi

98

XN VTĐS Nghĩa Bình

220

26

11,81

17

 

 

203

 

 

27

Chạy tàu

99

XN VTĐS Phú Khánh

251

18

7,17

20

3

 

231

27

 

7

Bậc 1

100

XN VTĐS Thuận Hải

170

20

11,76

18

 

 

152

8

 

8

Chạy tàu

101

XN VTĐS Sài Gòn

362

51

14,08

27

 

 

335

 

 

-

 

102

Công ty in Đường sắt Sài Gòn

43

14

32,5

6

 

 

38

 

 

-

 

103

Ga Sài Gòn

148

67

45,3

15

 

 

133

 

 

-

 

104

Ga Sóng Thần

106

16

15

13

 

 

93

 

 

-

 

105

Ga Nha Trang

87

37

42,53

8

2

 

79

3

 

2

Chạy tàu

106

Ga Diêu Trì

94

28

29,7

8

2

 

86

3

 

-

 

107

Ga Đà Nẵng

124

51

41,13

16

 

 

108

 

 

10

Chạy tàu, thư ký

108

XN Dịch vụ vận tải & KDTH SG

170

50

29,41

16

1

 

154

 

 

-

 

109

Phân Ban QLCSHTĐS KV 3

8

1

10

8

2

 

-

 

 

2

Chuyên viên

110

Ban QLDADS KV 3

30

9

30

29

 

 

1

 

 

-

 

VII

Công ty VTHH Đường Sắt

2.779

553

20

446

24

 

2.353

342

 

178

 

111

CQ CTy VT hàng hoá ĐS

117

36

30,76

110

 

 

7

 

 

7

 

112

XNVD Toa xe Hàng Hà Nội

1.245

154

12,3

107

 

 

1.137

50

 

50

Thợ KCTX

113

Xí nghiệp Toa xe Đà Nẵng

437

37

8,5

70

 

 

367

42

 

42

Thợ KCTX

114

Xí nghiệp VDTX Hàng Sài Gòn

455

73

6,2

49

22

 

406

217

 

56

49 thợ KCTX

115

XN Cơ khí xếp dỡ Sài Gòn

38

5

13,16

11

 

 

27

3

 

3

LĐ phổ thông

116

Chi nhánh VTHHĐS Sài Gòn

57

22

38,5

10

 

 

47

 

 

-

 

117

Chi nhánh VTHHĐS Đà Nẵng

31

9

29

6

 

 

25

 

 

6

NV hóa vận

118

Chi nhánh VTHHĐS Lào Cai

132

51

38,6

14

 

 

119

6

 

6

CN nghề

119

Chi nhánh VT Container Hà Nội

131

101

77,1

18

 

 

113

 

 

-

 

120

Chi nhánh VT HHĐS Hải Phòng

48

23

45,8

7

2

 

41

6

 

8

CĐ nghề ĐS trở lên

121

Chi nhánh VTHHĐS Bỉm Sơn

61

28

45,9

8

 

 

53

 

 

-

 

122

Chi nhánh VTHHĐS Đồng Đăng

24

15

62,5

6

 

 

18

 

 

-

 

VIII

Công ty CP TCT CTĐS

1.458

221

15,16

428

 

 

1.030

50

-

50

CN đại tu ĐS, ĐBộ

123

Cty VTĐS Đà Nẵng

43

19

44,1

13

 

 

30

 

 

-

 

124

CQ TCTy CP Công trình ĐS

147

30

20

134

 

 

13

 

 

-

 

125

CTy Công trình 791

117

12

10,2

23

 

 

94

 

 

-

 

126

CTy Công trình 792

127

8

6,3

27

 

 

100

 

 

-

 

127

CTy Công trình 793

137

21

15,33

29

 

 

108

 

 

-

 

128

CTy Công trình 796

112

8

7,14

22

 

 

90

20

 

20

CN đại tu cầu ĐS, đường bộ

129

CTy Công trình 798

110

13

11,8

24

 

 

86

30

 

30

CN đại tu cầu ĐS, đường bộ

130

CTy Công trình 875

158

25

16

31

 

 

127

 

 

-

 

131

CTy Công trình 878

185

25

13,51

34

 

 

151

 

 

-

 

132

CTy Công trình 879

134

10

7,46

26

 

 

108

 

 

-

 

133

CTy Đá Hoàng Mai

136

22

16,1

40

 

 

96

 

 

-

 

134

CTy Xuất nhập khẩu & TMTH

36

22

61

9

 

 

27

 

 

-

 

135

Cty Bất động sản

16

6

33

16

 

 

-

 

 

-

 

 

Cộng

38.637

8.263

21,39

6.109

77

32

31.238

949

28

1.743

 

LẬP BIỂU

Phụ lục 3

TÌNH HÌNH ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Số TT

Tên đơn vị

Tổng số CBCNV

Số chấm dứt HĐLĐ

Độ tuổi

Trợ cấp thôi việc (đồng)

Chuyển ra ngoài ngành

Chuyển trong ngành

<50 tuổi

50 - 55 tuổi

>55 tuổi

Tổng KP chi trả

T. gian LV tại đ.vị

T.gian LV tại đ.vị cũ

K.phí còn nợ

K.phí đã chi hộ chưa đòi

I

Khối QLCSHT

13.832

181

82

24

3

4.350.830.377

3.505.331.577

212.338.800

1.880.626.283

57.240.800

117

3

1

Cty QLĐS Yên Lào

1.052

5

 

 

 

173.361.800

173.361.800

-

-

-

5

 

2

Cty QLĐS Vĩnh Phú

585

3

3

 

 

75.000.000

75.000.000

 

 

 

 

 

3

Cty QLĐS Hà Lạng

1.060

5

5

 

 

12.569.000

12.569.000

-

-

-

3

 

4

Cty QLĐS Hà Thái

740

6

6

 

 

45.801.000

26.796.000

19.005.000

-

-

6

 

5

CTy QLĐS Hà Hải

1.237

12

8

2

2

408.502.500

288.844.500

119.658.000

177.119.250

-

11

1

6

Cty QLĐS Hà Ninh

766

5

5

 

 

6.999.000

6.999.000

-

-

-

 

 

7

Cty QLĐS Thanh Hoá

852

7

7

 

 

34.101.102

34.101.102

 

 

 

7

-

8

Cty QLĐS Nghệ Tĩnh

636

3

2

1

 

51.728.000

-

-

-

-