19

CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ
Page 2: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ
Page 3: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 2

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP CÔNG TÁC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIỮA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ TÀI

NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 Trong bối cảnh thời gian gần đã xảy ra nhiều sự cố về môi trường liên quan đến hoạt động

sản xuất công nghiệp ở nước ta, gây tác động tiêu cực đến môi trường nghiêm trọng, để xẩy ra hiện trạng này, trách nhiệm của các cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường, phát triển hoạt động kinh tế là khá rõ ràng. Và để tăng cường trong công tác giữa các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới, Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động xây dựng Chương trình phối hợp công tác về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2017 – 2020 (Chương trình) một cách toàn diện.

Ngày 15 tháng 2 năm 2017, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình dưới sự chứng kiến của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Chương trình phối hợp công tác gồm các nội dung chủ yếu: I. Mục đích - Tăng cường phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương nhằm chủ

động ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại.

- Kiểm soát chặt chẽ các vấn đề về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại, đặc biệt trong: Công tác lập và phê duyệt quy hoạch; quá trình thẩm định, phê duyệt, kiểm soát hoạt động của các dự án sản xuất công nghiệp từ giai đoạn lập, thi công và vận hành dự án, nhất là các dự án đầu tư trong lĩnh vực tái chế chất thải, sản xuất điện, khai thác và chế biến khoáng sản, dầu khí, sản xuất hóa chất và phân bón, sản xuất thép và luyện kim, sản xuất bột giấy, dệt nhuộm và thuộc da.

- Phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực, tiềm năng hiện có của hai Bộ để quản lý, giám sát việc thực thi quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại.

Page 4: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 3

II. Nội dung phối hợp công tác Với mục đích như trên, Chương trình phối hợp công tác được cụ thể đối với mỗi Bộ tại 8 nội

dung gồm: 1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và

môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại: a) Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường: - Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến

nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm khắc phục kịp thời những vướng mắc, bất cập và tăng cường vai trò, trách nhiệm của Bộ Công Thương, trong đó tập trung vào hoạt động quản lý chất thải, phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp như: sản xuất điện, khai thác và chế biến khoáng sản, dầu khí, sản xuất hóa chất và phân bón, sản xuất thép và luyện kim, sản xuất bột giấy, dệt nhuộm và thuộc da; thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ theo Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tài nguyên và môi trường theo đề xuất của Bộ Công Thương đối với hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại.

b) Trách nhiệm của Bộ Công Thương: - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm

quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại, tập trung vào hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng, phát triển hệ thống phân phối, phát triển cụm công nghiệp.

- Mời đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường tham gia các Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Page 5: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 4

2. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của hai Bộ:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường mời đại diện của Bộ Công Thương tham gia công tác thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với các chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành Công Thương do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Bộ Công Thương có nhiệm vụ: - Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, lồng ghép các vấn đề về

ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp và thương mại.

- Tham vấn ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình có ý kiến thỏa thuận về Quy hoạch cụm công nghiệp, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cụm công nghiệp cấp tỉnh hoặc việc thành lập, mở rộng cụm công nghiệp theo đề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp do ngân sách Trung ương đảm bảo.

3. Quản lý thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa: a) Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường: - Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực

sông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đảm bảo chống lũ, giảm lũ và cấp nước cho khu vực hạ du.

- Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ để kiến nghị điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình biến đổi khí hậu.

b) Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc giám sát thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức vận hành hồ chứa theo quy trình vận hành liên hồ chứa, lưu vực sông đã được ban hành; công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; giám sát các quy trình vận hành liên hồ chứa/hồ chứa và khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại.

4. Phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, công nghiệp hỗ trợ phục vụ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, công nghiệp hỗ trợ phục vụ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại.

b) Bộ Công Thương có trách nhiệm ưu tiên xây dựng và phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, thương mại trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường, công nghiệp hỗ trợ phục vụ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện nhiệm vụ này.

5. Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; phòng ngừa ô nhiễm môi trường:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường mời đại diện Bộ Công Thương tham gia các Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư về sản xuất công nghiệp và thương mại; tham gia kiểm tra, giám sát quá trình thi công dự án.

b) Trách nhiệm của Bộ Công Thương: - Cử đại diện phù hợp tham gia các Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi

trường, việc kiểm tra, giám sát quá trình thi công dự án nêu tại Điểm a, Mục này;

Page 6: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 5

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường tổng hợp đối với các Trung tâm Điện lực trên cả nước.

- Đánh giá tổng thể về tình hình đầu tư, vận hành các cơ sở tái chế chất thải thuộc ngành Công Thương, đặc biệt là cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo từ lốp xe phế thải, cơ sở tái chế chất thải điện tử, cơ sở tái chế dầu thải.

- Kiểm soát chặt chẽ theo thẩm quyền việc nhập khẩu và sử dụng các loại hóa chất độc hại trong hoạt động sản xuất công nghiệp, tập trung đối với các loại hóa chất sử dụng trong các hệ thống xử lý chất thải, các loại hóa chất độc hại thải ra từ quá trình sản xuất công nghiệp theo thẩm quyền.

- Xây dựng Danh mục các dự án, cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc phạm vi quản lý có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện.

6. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường mời đại diện Bộ Công Thương tham gia các Hội đồng thẩm

định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản do Bộ Công Thương quản lý; tham gia kiểm tra, giám sát quá trình thi công dự án.

b) Trách nhiệm của Bộ Công Thương: - Cử đại diện tham gia các Hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường, việc

kiểm tra, giám sát quá trình thi công dự án nêu tại Điểm a, Mục này. - Đánh giá công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, dầu khí. 7. Thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp

và thương mại theo thẩm quyền của hai Bộ: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc lập và

triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại; mời đại diện Bộ Công Thương tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các đối tượng này.

b) Bộ Công Thương có trách nhiệm cử đại diện tham gia các Đoàn thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường nêu tại Điểm a, Mục này.

Page 7: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 6

8. Chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu, nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường:

a) Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường: - Chia sẻ thông tin, dữ liệu về: (i) Kết quả thẩm định đánh giá tác động môi trường, đánh giá

môi trường chiến lược, quan trắc chất lượng môi trường, kết quả đánh giá ngưỡng chịu tải về môi trường của các vùng, địa phương, các khu vực biển để phục vụ công tác xây dựng và điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại; (ii) Kết luận thanh tra, kiểm tra và kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục của các đơn vị ngành Công Thương để phối hợp theo dõi, giám sát và để xem xét đầu tư, điều chỉnh quy hoạch; (iii) Thông tin, số liệu khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước và vận hành các hồ chứa để đảm bảo thông tin đầy đủ, phục vụ việc điều tiết nước và công tác giám sát vận hành các hồ chứa trong Quy trình vận hành liên hồ chứa, trừ các thông tin, số liệu liên quan bí mật nhà nước; (iv) Thông tin và phối hợp trong công tác nghiên cứu quá trình phát tán các chất gây độc hại tới môi trường trong quá trình khai thác, sử dụng, chế biến khoáng sản; các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất tại các làng nghề… và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác hại của những nguyên tố độc hại tới đời sống và sức khỏe cộng đồng.

- Cử đại diện tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên và môi trường tới các doanh nghiệp ngành Công Thương theo đề nghị của Bộ Công Thương.

b) Trách nhiệm của Bộ Công Thương: - Chia sẻ thông tin, dữ liệu về: (i) Việc lập và triển khai các quy hoạch phát triển ngành Công

Thương, quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, thông tin về các cam kết môi trường trong các Hiệp định thương mại tự do; (ii) Thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường ngành Công Thương; (iii) Các vấn đề tài nguyên và môi trường phát sinh trong hoạt động của ngành Công Thương.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên và môi trường tới các doanh nghiệp ngành Công Thương.

- Chủ động công bố các điển hình thuộc ngành Công Thương làm tốt công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

III. Tổ chức thực hiện Chương trình công tác cũng nêu rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện cho Vụ Kế hoạch - Bộ Tài

nguyên và Môi trường, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương là hai đơn vị đầu mối của hai Bộ trong phối hợp công tác.

Đặc biệt trong Chương trình công tác, các Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng được giao trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình phối hợp công tác tại địa phương./.

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tổng hợp.

Page 8: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 7

CÔNG CỤ CALCULATOR 2050 CỦA VIỆT NAM: ỨNG DỤNG XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ

KÍNH, THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH

I. Giới thiệu công cụ Calculator 2050 1. Bối cảnh ra đời và phát triển Công cụ này từ Vương quốc Anh Công cụ Calculator 2050 đã được Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu vương quốc Anh

nghiên cứu, xây dựng, phát triển và đã được công bố lần đầu tiên vào năm 2010. Đây là công cụ có khả năng mô hình hóa hệ thống năng lượng của một quốc gia, một địa phương, cả về phía cung và cầu, đồng thời có thể tính toán nhanh phát thải khí nhà kính tương ứng, thể hiện trên cùng một giao diện. Công cụ này đã được sử dụng bởi các nhà lập chính sách, các Viện nghiên cứu, trường đại học, lĩnh vực kinh doanh cũng như khu vực công… nhằm khám phá các lựa chọn khác nhau, các cách thức khác nhau mà Vương quốc Anh có thể đáp ứng được các nhu cầu năng lượng trong khi vẫn đạt được mục tiêu giảm 80% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2050 so với mức phát thải năm 1990. Từ năm 2010 tới nay, Vương quốc Anh đã chuyển giao cho hơn 20 quốc gia trên thế giới như Nam Phi, Ấn Độ, Trung quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Bỉ, Thái Lan, Đài Loan, Mexico, Việt Nam… và hỗ trợ các nước này phát triển phiên bản Calculator 2050 của riêng quốc gia mình.

2. Tính năng của công cụ và ưu điểm Calculator 2050 có thể cho ra các kết quả theo phút và theo tháng tùy theo dữ liệu do các

chuyên gia đưa vào mô hình. Calculator 2050 cho bạn câu trả lời quan trọng rằng bạn có thể giảm phát thải và có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng đến mức nào. Công cụ này cho phép thể hiện các dữ liệu sống động về năng lượng và phát thải, cho thấy các lợi ích, chi phí và củng cố niềm tin lâu dài về khả năng giảm phát thải.

Đặc điểm của công cụ Calculator 2050: - Dễ sử dụng - đưa ra các câu trả lời ngay lập tức, ngay cả khi người dùng không phải là

chuyên gia; - Dễ cập nhật, chỉnh sửa vì được phát triển trên nền công cụ Excel; - Minh bạch - có thể công bố trực tuyến với tất cả các giả định đã được tài liệu hóa; - Có thể được sử dụng để thông báo công khai và thu thập các ý kiến của các Bên liên quan,

công chúng về các kịch bản phát triển, con đường giảm phát thải và thúc đẩy đối thoại chính sách. Các câu hỏi công cụ Calculator 2050 có thể giúp trả lời: - Có thể cung cấp bao nhiêu năng lượng từ các công nghệ năng lượng khác nhau? - Các lĩnh vực của nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại và

tòa nhà…) sử dụng bao nhiêu năng lượng và chúng ta có thể thay đổi điều này như thế nào? - Đâu là con đường có thể đạt được mục tiêu giảm X phần trăm phát thải? - Để giảm phát thải, lĩnh vực nào chúng ta nên tập trung vào? Lĩnh vực nào ít quan trọng hơn? - Những lựa chọn kịch bản khác nhau sẽ tác động như thế nào tới nước ta (về an ninh năng

lượng, về sử dụng đất, cơ cấu nguồn điện, về phát thải, chi phí…) - Nếu chúng ta thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo tối đa thì có thể giảm bao nhiêu phần

trăm phát thải?, và với chi phí là bao nhiêu? - Nếu chúng ta thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong tất cả các ngành/lĩnh

vực của nền kinh tế trong khi vẫn giữ nguyên cơ cấu cung cấp năng lượng thì sẽ giảm phát thải được bao nhiêu phần trăm phát thải?, và với chi phí là bao nhiêu?...

Page 9: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 8

3. Nguyên lý, cơ sở khoa học và các phiên bản Công cụ Calculator 2050 Nguyên lý, cơ sở khoa học Công cụ Calculator là mô hình định hướng theo cầu (Demand driven), có nghĩa quy mô

nguồn cung sẽ được xác định dựa trên nhu cầu. Hình 1 mô tả cách tiếp cận của Công cụ Calculator 2050. Bước 1, nhu cầu năng lượng đến

năm 2050 được dự báo, căn cứ vào các giả định về kinh tế-xã hội. Bước 2, từ nhu cầu đối với các dạng năng lượng thứ cấp (điện, xăng, dầu…), nhu cầu xây dựng các hạ tầng để chuyển hóa năng lượng, từ năng lượng sơ cấp sang năng lượng thứ cấp (Các nhà máy điện để sản xuất điện, nhà máy lọc dầu…) được xác định. Bước 3 xác định nhu cầu và nguồn cung năng lượng sơ cấp cho việc vận hành các hạ tầng chuyển hóa năng lượng. Cuối cùng, toàn bộ các quá trình ở trên sẽ giúp tính toán các chỉ tiêu đánh giá quan trọng như lượng phát thải khí nhà kính, chi phí của hệ thống, tỷ lệ năng lượng nhập khẩu….

Nhu cầu năng lượng

Các chỉ tiêu đánh giá

Chuyển hóa năng lượng

Nhu cầu năng lượng sơ cấp

Hình 1: Tổng quan về cách tiếp cận của công cụ Calculator 2050

Calculator đưa ra cách tiếp cận quy hoạch năng lượng thông qua các lựa chọn theo mức độ tăng dần về sử dụng năng lượng tiết kiệm - hiệu quả và gia tăng nguồn cung cấp năng lượng thân thiện với môi trường. Theo đó, nhu cầu được chia làm 4 mức, tương ứng với mức độ áp dụng tăng dần từ 1 đến 4 của các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Tương tự, đối với khu vực chuyển hóa, 4 cấp độ được xây dựng theo mức độ tăng dần của việc áp dụng các công nghệ các bon thấp, ít phát thải (năng lượng tái tạo, than sạch…) Cấp độ 1: với giả định rằng một số mục tiêu đề ra trong các Chiến lược, Quy hoạch hiện

hành có thể không thực hiện được và không đạt được như mong muốn do thiếu nỗ lực hoặc thiếu tính thực tiễn cũng như mức độ đồng bộ của các chính sách. Do đó, kịch bản ứng với các lựa chọn ở cấp độ 1 không phải là kịch bản phát triển thông thường (không phải BAU trong NDC). Cấp độ 2: với giả định rằng phần lớn các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong các Chiến lược,

Quy hoạch hiện hành đều đạt và được thực hiện. Do đó, kịch bản ứng vơi các lựa chọn ở cấp độ 2 là tương ứng với kịch bản BAU. Cấp độ 3: Một giả định được đề xuất đó là có sự quyết tâm cao hơn của cả cộng đồng

nhằm hướng tới một xã hội sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, ít phát thải hơn nhưng chưa vẫn phải là mức tối đa (nghĩa là vẫn có thể thực hiện được cao hơn nữa). Cấp độ 4: Giả định rằng mọi rào cản được rỡ bỏ. Tiềm năng kỹ thuật các nguồn

lực được phát huy triệt để để hướng tới một xã hội các bon thấp. Các phiên bản của công cụ Calculator 2050 Các kỹ thuật viên, các nhà hoạch định chính sách và người dân có thể tham gia sử dụng công

cụ này ở 3 cấp độ chi tiết của thông tin về các mức phát thải của quốc gia qua các năm. Theo đó, công cụ Calculator 2050 được phát triển ở 3 cấp độ chi tiết như sau:

Page 10: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 9

Việc phát triển một mô hình tính toán mang tính khoa học, ưu việt, minh bạch giúp các nhà

hoạch định chính sách có cơ sở nghiên cứu và đề xuất chính sách trong lĩnh vực năng lượng, giảm phát thải KNK, góp phần ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh. Calculator 2050 được công bố trực tuyến nên bất cứ ai quan tâm đều có thể tiếp cận, khai thác, tìm kiếm thông tin liên quan đến năng lượng, phát thải KNK. Đây cũng là một công cụ hữu ích trong quá trình nghiên cứu xây dựng các giải pháp giảm phát thải KNK với chi phí phù hợp và nghiên cứu các giải pháp triển khai Thỏa thuận Pari về biến đổi khí hậu mới được ký kết.

II. Công cụ Calculator 2050 của Việt Nam 1. Quá trình tiếp nhận và xây dựng công cụ của Việt Nam Từ năm 2014, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu Vương quốc

Anh, Bộ Công Thương đã tiếp nhận chuyển giao và xây dựng phiên bản Calculator 2050 của Việt Nam, với những tính năng tương tự phiên bản gốc của Anh. Các dữ liệu được thu thập, lựa chọn đáp ứng yêu cầu của mô hình trong phiên bản gốc và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Việc phát triển công cụ này nhằm vào 3 mục tiêu chính:

+ Đưa ra các định hướng xây dựng và thực thi chính sách liên quan tới giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng;

+ Hỗ trợ hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng bền vững, các mục tiêu của tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu;

+ Thúc đẩy sự tham gia đóng góp của các bên liên quan; Việt Nam đã xây dựng 02 phiên bản của công cụ Calculator 2050: Phiên bản bảng tính Excel

và Phiên bản trực tuyến.

Page 11: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 10

Hình 2: Các phiên bản của công cụ Calculator 2050 của Việt Nam

Phiên bản Excel là các trang tính toán gốc, chứa chi tiết các số liệu đầu vào, đầu ra, cách thức tính toán (thuật toán sử dụng) và kết quả tính toán cho từng module và cho từng giai đoạn 5 năm được thể hiện bằng ngôn ngữ Excel. Phiên bản này phù hợp với người sử dụng là các chuyên gia kỹ thuật, các nhà hoạch định chính sách.

Phiên bản trực tuyến là phiên bản thân thiện với người sử dụng của công cụ calculator được thể hiện trên nền web. Theo đó, chỉ có các mức lựa chọn về cung và cầu về năng lượng và các kết quả tính toán tổng hợp được hiển thị. Phiên bàn này phù hợp với các nhà hoạch định chính sách, giới truyền thông, trường học, viện nghiên cứu, công chúng và các tổ chức phát triển. Phiên bản trực tuyến Việt hóa của công cụ Calculator 2050 của Việt Nam đã được đưa lên trang website của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương để mọi đối tượng quan tâm có thể sử dụng. (Địa chỉ: http://vietnamcalculator2050.atmt.gov.vn/)

Cán bộ các Bộ ngành sử dụng Webtool

Calculator 2050 của Việt Nam. Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đánh giá cao công

cụ Calculator 2050 - Hội thảo Giới thiệu công cụ Calculator 2050 tại Bộ Công Thương

2. Ưu điểm, tính năng của công cụ Calculator 2050 của Việt Nam Công cụ Calculator 2050 được thể hiện bằng tiếng Việt, thuận tiện cho người sử dụng truy

cập, nghiên cứu, tham khảo số liệu, thông tin về các kịch bản năng lượng, mối tương quan giữa kịch bản và mức phát thải KNK của Việt Nam. Hiện nay, công cụ đã cập nhật các chính sách mới được ban hành của Việt Nam về năng lượng, bổ sung và chi tiết hóa các dữ liệu về tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp, hộ gia đình và thương mại. Công cụ bao quát tất cả các dạng năng lượng (dầu, khí, sinh khối, điện…) và các hoạt động phát thải (đốt nhiên liệu hóa thạch, sản xuất công nghiệp…). Đồng thời, đưa ra ước tính chi phí cho các kịch bản, cung cấp những giả định và giải pháp giảm phát thải KNK tương ứng.

Page 12: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 11

Công cụ Calculator 2050 của Việt Nam cũng xây dựng các giả định với 4 cấp độ. Với hàng nghìn các lựa chọn tổ hợp từ 4 cấp độ cho mỗi công nghệ, các nhà lập chính sách, các nhà sản xuất và sử dụng năng lượng có thể hiểu được một cách rõ ràng kết quả của các lựa chọn mà nó liên quan đến hệ thống năng lượng và phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, công cụ này cũng cho phép mọi người có thể tự phát triển và lựa chọn các cấp độ ứng với các kịch bản khác nhau để đạt được mức phát thải khí nhà kính trong phạm vi mong muốn, đảm bảo hơn về an ninh năng lượng, phát triển bền vững dựa trên các nguồn năng lượng và loại công nghệ sẵn có.

Cấu trúc của công cụ cũng như dự báo nhu cầu năng lượng, nguồn cung cấp năng lượng, khả năng thâm nhập của các giải pháp các bon thấp (các giải pháp tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo) được các chuyên gia đánh giá độc lập trên cơ sở các dữ liệu đáng tin cậy, đã được tham vấn rộng rãi và giúp đưa ra các kịch bản giảm phát thải từ nay đến năm 2050.

Đặc biệt, công cụ Calculator 2050 của Việt Nam đã phát triển Module Cost (Chi phí) hoàn chỉnh, cho phép người sử dụng so sánh các phương án phát triển trên cả phương diện giảm phát thải, mức độ đảm bảo an ninh năng lượng cũng như chi phí đầu tư (khả năng thu hồi vốn). Module Chi phí được xây dựng dựa trên tiếp cận Thời gian hoàn vốn. Chỉ số chi phí càng cao thì thời gian hoàn vốn càng cao có nghĩa là phương án đó cần mức đầu tư cao và thời gian hoàn vốn lâu.

Đây là công cụ tham khảo có tính khoa học, đã được sử dụng trong quá trình xây dựng báo cáo INDC của Việt Nam. Cùng với các công cụ khác như LEAP, MACC, Calculator 2050 của Việt Nam là công cụ đáng tin cậy trong xây dựng các phương án kịch bản phát triển phát thải thấp, triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu của Việt Nam.

III. Sử dụng Caculator 2050 Webtool để xây dựng các kịch bản giảm phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực năng lượng của Việt Nam

Công cụ Calculator 2050 của Việt Nam có nhiều ứng dụng. Phần này sẽ giới thiệu cách thức sử dụng công cụ này để xây dựng các kịch bản giảm phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực năng lượng của Việt Nam.

Để xây dựng các phương án giảm phát thải đạt mục tiêu đề ra, các bước thực hiện như sau: - Bước 1. Xác định mục tiêu giảm phát thải KNK: Rà soát các chính sách, chiến lược, cam

kết quốc tế, xác định các mục tiêu cụ thể (ví dụ: giảm X % lượng phát thải vào năm 20xx) - Bước 2. Sử dụng công cụ Calculator 2050 Webtool để lựa chọn các nhóm giải pháp giảm

phát thải KNK và so sánh với mục tiêu giảm phát thải KNK ở Bước 1. Công cụ trực tuyến có giao diện như Hình 3.

Hình 3: Giao diện công cụ Calculator 2050 của Việt Nam bằng tiếng Việt

Biểu tượng, nhấn vào để

truy cập trang mô tả

4 cấp độ, được lựa chọn bằng

cách nhấn chuột vào ô tương ứng

Kết quả

Thanh Menu

Page 13: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 12

+ Sử dụng các thanh công cụ chuyên dùng để theo dõi lượng giảm phát thải và % giảm phát thải giai đoạn 2010-2030, xem tại Hình 4.

Hình 4: Thanh trạng thái giảm phát thải theo % và theo lượng tới năm 20xx + Lựa chọn một số kịch bản giảm phát thải và theo dõi % giảm phát thải cũng như lượng

phát thải tương ứng tại thanh trạng thái tại Hình 4. Một số kịch bản ví dụ được xây dựng dựa trên tổ hợp các lựa chọn công nghệ thuộc các lĩnh

vực khác nhau. Dựa vào các kịch bản mẫu này, người sử dụng có thể so sánh các tác động do các lựa chọn của mình một cách rất trực quan (ví dụ: kịch bản tất cả các công nghệ tại cấp độ 1 hoặc kịch bản nỗ lực cao nhất trong giao thông vận tải).

Thanh hiển thị % phát thải giảm giai đoạn 2010-2030

Thanh hiển thị lượng phát thải CO2 (MtCO2tđ) theo chu kỳ 10 năm

Page 14: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 13

Theo đó, một số kịch bản sau được xây dựng nhằm giảm phát thải KNK

Kịch bản Giao diện công

cụ

Phát thải giảm được giai đoạn 2010-2030

Lượng phát thải các năm (Triệu tấn CO2tđ/năm)

Chi phí

Năm 2020

Năm 2030

Tất cả ở cấp độ 1: Các nỗ lực đạt mục tiêu trong CQK không đạt được PA1 0% 413 695 181

Tất cả ở cấp độ 2: Các nỗ lực đạt mục tiêu trong CQK đạt được PA2 10% 400 624 216

Tất cả ở cấp độ 3: Các nỗ lực giảm phát thải lớn, cần sự hỗ trợ quốc tế PA3 17% 394 575 284

Tất cả ở cấp độ 4: Các nỗ lực giảm phát thải ở mức tối đa, vượt qua các rào cản PA4 20% 383 556 315

Đẩy mạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả tất cả các lĩnh vực bên cầu PA5 20% 388 605 278

Phát triển tối đa năng lượng tái tạo (trừ điện hạt nhân) PA6 12% 397 613 208

Ngoài các kịch bản được nêu trên đây, người sử dụng có thể tự xây dựng các kịch bản của mình theo những cách khác nhau. Sau khi hoàn thành việc lựa chọn kịch bản, người sử dụng có thể lưu lại kịch bản mình đã xây dựng bằng cách lưu lại đường dẫn phía trên và cũng có thể chia sẻ cho người khác một cách trực tuyến.

Lưu ý, phần số của dường dẫn (phần đánh dấu trong ô chữ nhật trên) chính là tổ hợp của các

lựa chọn. - Bước 3. Xây dựng báo cáo, lựa chọn kịch bản Sau khi sử dụng công cụ Calculator 2050 để xây dựng các phương án kịch bản giảm phát

thải. Người sử dụng căn cứ trên các phương diện giảm phát thải khí nhà kính, khả năng đảm bảo an ninh năng lượng, chi phí... để lựa chọn phương án kịch bản phù hợp. Theo các tiêu chí trên, có thể xây dựng được đồng thời nhiều phương án kịch bản khác nhau cùng phù hợp để đạt mục tiêu giảm phát thải.

Công cụ hỗ trợ xây dựng báo cáo chuyên đề với các bảng biểu, đồ thị trực quan và kết quả tính toán nhanh... Thông qua sử dụng công cụ, có thể xây dựng được danh mục các phương án giảm phát thải KNK khả thi với chi phí từ thấp tới cao, từ các hoạt động tự nguyện tới các hoạt động cần hỗ trợ quốc tế để thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và các mục tiêu giảm phát thải của các ngành, lĩnh vực cụ thể.

Page 15: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 14

IV. Kết luận Calculator 2050 là một công cụ hữu ích cho việc lập kế hoạch vì có thể mô hình hóa nhiều

kịch bản khác nhau một cách hiệu quả. Tuy nhiên, công cụ này không thể trả lời tất cả các câu hỏi liên quan tới vấn đề năng lượng và khí hậu, bởi vì công cụ này không phải mô hình tối ưu về chi phí và công cụ này không khuyến nghị một chính sách hay lộ trình cụ thể nào đối với các nhà hoạch định chính sách. Ví dụ, công cụ Calculator 2050 của Việt Nam không có các tính năng sau:

- Tính toán tác động của thuế các-bon đối với nền kinh tế; - Xây dựng đường cong chi phí biên giảm phát thải (MACC), mặc dù công cụ có nhiều

thông tin cần thiết cho việc xây dựng MACC; - Tính toán tác động của các chính sách tới giá năng lượng; - Cho biết chính sách hiệu quả nhất để hỗ trợ một dạng công nghệ nào đó, ví dụ điện tái tạo…; Công cụ Calculator 2050 của Việt Nam phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng. Chúng tôi tin

tưởng rằng công cụ này sẽ trở thành công cụ tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các viện nghiên cứu, các tổ chức phát triển; công cụ giảng dạy trong trường học, viện nghiên cứu.

Chúng tôi hi vọng các bạn sẽ tham gia cùng chúng tôi trong việc sử dụng công cụ Calculator 2050 của chúng ta để khám phá các kịch bản phát thải thấp của Việt Nam tới năm 2050 và chia sẻ quan điểm của mình về các kịch bản này.

Những phản hồi, đóng góp của các bạn sẽ góp phần giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thiện công cụ này để đáp ứng nhu cầu của các Bên liên quan trong việc tìm tòi các hướng đi, các con đường phát triển phát thải thấp, tăng trưởng xanh.

Các thông tin thêm về công cụ Calculator 2050 của Việt Nam 1. Trang tin về hoạt động của Dự án Calculator 2050

http://www.atmt.gov.vn/default.aspx?page=news&do=list&category_id=6 https://www.facebook.com/VietnamCalculator2050/

2. Trang Webtool Calculator 2050 của Việt Nam http://vietnamcalculator2050.atmt.gov.vn/

3. Phòng Ứng phó Biến đổi khí hậu, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04 22202510; Fax: 04.22218321 Email: [email protected] hoặc [email protected]. Website: http://www.atmt.gov.vn/

Page 16: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 15

TỔNG HỢP TIN TỨC VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH NGÀNH CÔNG THƯƠNG

(Tổng hợp tin tức từ ngày 10/2 đến ngày 28/2 năm 2017)

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1. Philippines ký Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu Trong một động thái tiến gần hơn tới việc Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu có

hiệu lực tại Philippines, ngày 1/3, Tổng thống nước này Rodrigo Duterte đã chính thức ký văn kiện trên. [Thông tin chi tiết tại đây].

2. Singapore - Quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á đánh thuế carbon Singapore sẽ đánh thuế khí thải carbon từ năm 2019, qua đó trở thành quốc gia đầu tiên

ở Đông Nam Á áp dụng biện pháp thuế này. Theo đó, Singapore sẽ thu khoảng từ 7 - 14 USD/tấn khí thải CO2 và nguồn thu từ thuế này sẽ được chi ngược lại cho các biện pháp bảo vệ môi trường. Đây được xem là nỗ lực của Singapore nhằm giảm khí thải nhà kính, tác nhân chính khiến nước biển dâng trong khi Singapore thuộc loại trũng nhất thế giới, có nguy cơ bị xoá sổ trong hơn 100 năm nữa. [Thông tin chi tiết tại đây].

3. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp điều kiện quốc gia Trong khuôn khổ Hội thảo do Dự án hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động

giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia do Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức, ngày 1/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu do khí nhà kính gây ra, trong đó 95% là do hoạt động của con người và 5% là do thiên nhiên. Vì vậy, giảm phát thải khí nhà kính sẽ giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Đây không chỉ là vấn đề của riêng địa phương, quốc gia hay khu vực mà là vấn đề mang tính toàn cầu. [Thông tin chi tiết tại đây].

4. “Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe con người” Theo báo cáo mới tại cuộc họp Khí hậu & Sức khỏe tại Atlanta, Mỹ mới đây, các nhà

khoa học tiếp tục đưa ra dự báo thế giới trong tương lai được sẽ đón nhận nhiều đợt nóng, tình trạng lan nhanh của một số dịch bệnh truyền nhiễm và khủng hoảng lương thực… tất cả đều bắt nguồn từ biến đổi khí hậu và có thể gây nên tình trạng chết sớm ở con người. [Thông tin chi tiết tại đây].

5. Phong điện trở thành nguồn cung điện năng lớn thứ 2 tại EU Theo số liệu mới công bố của Cơ quan phong điện châu Âu (WindEurope), với công

suất đạt 153,7 GW năm 2016, lượng điện tạo ra nhờ sức gió đã vượt qua than đá để trở thành nguồn cung cấp điện năng lớn thứ hai tại Liên minh châu Âu (EU). Năm 2016 cũng là lần đầu tiên các trạm phong điện chiếm tới 51% công suất các công trình và dự án phát điện mới tại “lục địa già”. [Thông tin chi tiết tại đây].

6. Thông điệp Giờ Trái đất 2017: "Tắt đèn, bật tương lai" Lễ khởi động Chiến dịch Giờ Trái đất 2017 sẽ được tổ chức vào sáng ngày 5/3/2017, tại

Quảng trường Thư viện Tạ Quang Bửu, Đại học Bách khoa Hà Nội, với thông điệp “Tắt đèn, bật tương lai”. Theo Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), Chiến dịch Giờ Trái đất 2017 sẽ diễn ra trong tháng 3, với rất nhiều hoạt động kêu gọi sự tham gia, hưởng ứng của toàn xã hội. Chiến dịch Giờ Trái đất được khởi xướng từ năm 2007 bởi Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên toàn thế giới. Chiến dịch đã nhận được sự hưởng ứng của hơn 7.000 thành phố thuộc 172 quốc gia trên thế giới. [Thông tin chi tiết tại đây].

Page 17: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 16

II. NGÀNH CÔNG THƯƠNG GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1. Công nghệ sạch – Chìa khóa ứng phó với biến đổi khí hậu Để tham gia vào công cuộc đổi mới, ứng phó với biến đổi khí hậu chung trên toàn cầu,

dự án “Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam" sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt hiện thực hóa ý tưởng, hoàn thiện sản phẩm thương mại và các công nghệ sạch có tính chất cạnh tranh trên thị trường. [Thông tin chi tiết tại đây].

2. Sơn phản quang thế hệ mới giúp tiết kiệm năng lượng Các nhà nghiên cứu và phát triển sản phẩm này cho biết đây là một loại polymer acrylic

dạng lỏng có khả năng phản hồi các bức xạ nhiệt của ánh sáng mặt trời, từ đó giúp cho ngôi nhà tránh được việc hấp thụ nhiệt và tiêu tốn nhiều điện hơn để giữ mát. Với trạng thái vật lý dạng sơn lỏng, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn, tính linh hoạt và thẩm mỹ của hợp chất polymer acrylic này do không mất công tháo lắp vất vả, không làm thay đổi hình dạng và kết cấu ban đầu của mái nhà như hai dòng sản phẩm nêu trên. [Thông tin chi tiết tại đây].

3. Phát triển nguồn năng lượng tái tạo để giảm hiệu ứng khí nhà kính Công ty Cổ phần Năng lượng IREX, một thành viên của Công ty Đầu tư & Phát triển

Năng lượng Mặt Trời Bách Khoa – SolarBK vừa khởi công đầu tư xây dựng “Tổ hợp nhà máy sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo công nghệ cao” tại KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành ( tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). [Thông tin chi tiết tại đây].

4. Ứng dụng công nghệ trong tiết kiệm năng lượng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Đa số các đại biểu tham dự Hội thảo “Công nghệ mới trong tiết kiệm năng lượng và bảo vệ

môi trường” diễn ra ngày 28/2 tại TP Hồ Chí Minh cho rằng: Lâu nay khái niệm hiệu suất đối với doanh nghiệp chưa được hiểu và chưa được tận dụng hết mức, nếu mỗi doanh nghiệp hiểu rõ hiệu suất là cái thể hiện bằng tỷ lệ % của đầu vào và đầu ra. Do đó, ứng dụng công nghệ trong tiết kiệm năng lượng sẽ tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. [Thông tin chi tiết tại đây].

5. Đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời hơn 2000 tỷ đồng tại Thanh Hóa Dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời của Công ty CP Đầu tư Thương mại và Du

lịch Hoàng Sơn (Thanh Hóa), vừa được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư. Dự kiến công trình sẽ được khởi công vào quý I/2017, hoàn thành đưa vào sử dụng quý IV/2019. [Thông tin chi tiết tại đây].

6. Đà Nẵng tiếp nhận dự án Phát triển năng lượng mặt trời gần 10 tỷ đồng Đà Nẵng cũng là một trong các địa phương đi đầu trong nghiên cứu và áp dụng công

nghệ năng lượng môi trường cũng như được các nhà đầu tư quan tâm để đầu tư các dự án năng lượng môi trường. Mới đây, UBND TP.Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định Phê duyệt tiếp nhận dự án Phát triển năng lượng mặt trời tại thành phố Đà Nẵng do Ủy ban châu Âu (EC) tài trợ với kinh phí khoảng 9,4 tỷ đồng. [Thông tin chi tiết tại đây].

7. Hà Nội: Bảo đảm sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả,

UBND TP Hà Nội đã triển khai đồng bộ trên các lĩnh vực công nghiệp và tòa nhà, khu chế xuất, làng nghề, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải và dân dụng. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng cho ứng phó với biến đổi khí hậu. [Thông tin chi tiết tại đây].

8. Bảy nhóm vấn đề cần quan tâm khi triển khai Dự án điện năng lượng mặt trời tại Hồ Thác Bà

Tại buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn SOLKISS (Hàn Quốc) về công tác chuẩn bị đầu tư để triển khai Dự án điện năng lượng mặt trời tại Hồ Thác Bà, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã đưa ra 7 nhóm vấn đề cần quan tâm tiếp cận khi triển khai Dự án. [Thông tin chi tiết tại đây].

Page 18: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 17

III. NGÀNH CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH 1. Cách nào để khuyến khích đầu tư cho tăng trưởng xanh? Tăng trưởng xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững và giảm

phát thải khí nhà kính, đồng thời dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong quá trình phát triển. Điều quan trọng hơn cả vẫn là cải thiện môi trường đầu tư và thể chế qua đó nhà nước phải đưa ra các tín hiệu cải cách thống nhất và dài hạn, từ đó mới giúp các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào nguồn năng lượng này. [Thông tin chi tiết tại đây].

2. Kinh tế xanh - xu thế tất yếu của phát triển bền vững Nền “kinh tế xanh” là nền kinh tế mà chính sách phát triển dựa vào các tiêu chí: định

hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống, mục tiêu là sự hòa hợp của kinh tế và môi trường. Động lực mới của nền “kinh tế xanh” là bảo vệ môi trường, phát triển công nghệ sản xuất sạch và năng lượng sạch, nhanh chóng đạt được mức tăng trưởng kinh tế bền vững.

Bài học phát triển kinh tế xanh của các quốc gia cho thấy hiện có một số cách tiếp cận để thúc đẩy tăng trưởng xanh, như cách tiếp theo từng khu vực của nền kinh tế hay cách tiếp cận liên ngành xuyên suốt các lĩnh vực. Chẳng hạn như sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất và tiêu dùng bền vững... [Thông tin chi tiết tại đây].

3. Nhiều nước đang phát triển đi đầu về phát triển năng lượng sạch Trong tổng số 111 quốc gia tham gia cuộc khảo sát của Ngân hàng thế giới (WB) chỉ có

40% quốc gia có các chính sách mạnh mẽ để cải thiện khả năng tiếp cận nguồn năng lượng sạch với chi phí hợp lý, giúp các ngành hay lĩnh vực và hộ gia đình sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, và tăng mức độ sử dụng năng lượng tái tạo của các quốc gia.

Báo cáo của WB cho thấy các nước đang phát triển, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nam Phi, Brazil, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, là những nước đang đi đầu trong nỗ lực tăng cường sử dụng năng lượng sạch cùng các nước phát triển. [Thông tin chi tiết tại đây].

4. Hướng đến nền kinh tế sạch Theo nhận định của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF),

trong giai đoạn 2016-2020, thiên tai và ô nhiễm có thể là giảm GDP khoảng 0,6%/năm. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần phải có chính sách phù hợp nhằm thích ứng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững trong dài hạn. [Thông tin chi tiết tại đây].

5. Điện gió: Chiến lược năng lượng bền vững tại Việt Nam Đầu tư vào năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, sẽ là chìa khóa để giải quyết nhu cầu

điện năng ngày càng tăng của Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cũng như hiện thực hóa chiến lược phát triển xanh của đất nước. [Thông tin chi tiết tại đây].

6. Xây dựng nền kinh tế xanh – Bảo vệ môi trường Bài học về ô nhiễm môi trường, hao mòn sức khỏe con người do nguồn tài nguyên quốc

gia bị khai thác quá mức ở một số nước trên thế giới, một lần nữa nhắc nhở các doanh nghiệp, cơ quan chuyên trách của Việt Nam cảnh giác, không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá. [Thông tin chi tiết tại đây].

Page 19: CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ - ninhthuan.gov.vn · thành lp, mậ ở rộng cụm công nghip theo đệ ề xuất; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình hỗ trợ

Chuyên san Biến đổi khí hậu & Tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Số 01/2017 18

IV. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG 1. Phát triển kinh tế, nhưng không thể hủy hoại môi trường Chuyên gia chính sách công Bộ Kế hoạch và đầu tư PGS.TS Phạm Quý Thọ cho biết, bảo

vệ môi trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ đặc biệt sau sự cố môi trường Formosa. Tuy nhiên, với các dự án nhà máy nhiệt điện có nguy cơ ô nhiễm thì khó nhất lúc này là vừa đảm bảo an ninh năng lượng vừa bảo vệ môi trường. [Thông tin chi tiết tại đây].

2. Doanh nghiệp thép: Ðẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu công nghệ sản xuất sạch, bảo vệ môi trường

Với tiêu chí chất lượng sản phẩm đi đôi với bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu, Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) đã chú trọng đầu tư, nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. [Thông tin chi tiết tại đây].

3. Supe Phốt phát Lâm Thao: Sản xuất gắn với bảo vệ môi trường Với hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa

chất Lâm Thao (Công ty Supe Phốt phát Lâm Thao) bên cạnh việc tạo dựng được thương hiệu sản phẩm phân bón với biểu tượng là “Ba nhành lá cọ xanh” phục vụ nông dân và các đối tác trong và ngoài nước đã xây dựng được quy trình làm việc hướng tới thân thiện môi trường. [Thông tin chi tiết tại đây].

4. “Cấm cửa” các dự án coi nhẹ môi trường “Kiên quyết không cấp phép đầu tư xây dựng các dự án nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường cao, không đảm bảo các yêu cầu về xử lý môi trường; các dự án chỉ được đưa vào vận hành khi có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường” là những chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa được Văn phòng Chính phủ truyền đạt lại cho các bộ ngành, địa phương nhằm bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường, siết chặt công tác quản lý nhà nước về môi trường. [Thông tin chi tiết tại đây].

5. Công nghiệp môi trường cần hướng đến công nghệ thế hệ 4.0 Trong đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường, Chính phủ đề ra mục tiêu phát

triển các công nghệ xử lý, tái chế chất thải, phân tích, quan trắc, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường; công nghệ sử dụng bền vững tài nguyên và phục hồi môi trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu hướng của thế giới. [Thông tin chi tiết tại đây].

6. Những quốc gia đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí và tiêu thụ năng lượng Hàng nghìn nghiên cứu và điều tra khoa học trong vài thập kỷ qua cho thấy, sự phát

triển công nghiệp ồ ạt và khai thác quá mức các nguồn nhiên liệu hóa thạch chính là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Việc thải quá mức carbon ra môi trường mà không qua xử lý sẽ càng đẩy nhanh quá trình này. [Thông tin chi tiết tại đây].

7. Cuộc đua công nghệ thân thiện môi trường: Hãng xe hơi nào thắng thế? Tại hội thảo về Xu hướng ứng dụng một số công nghệ thân thiện môi trường trong

ngành ô tô, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) Trương Thanh Hoài cho biết, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường hiện nay là một vấn đề toàn cầu, cần sự quan tâm và hành động của tất cả mọi người nhằm hạn chế tác động tiêu cực, cải thiện dần những tổn thương đến môi trường, nhất là khi thời kỳ phổ biến sử dụng ôtô tại Việt Nam đang ngày càng gần hơn. Chính phủ cũng như Bộ Công Thương luôn ủng hộ việc doanh nghiệp sản xuất và giới thiệu các mẫu xe thân thiện với môi trường ở Việt Nam. Định hướng này đã được thể hiện rất rõ trong Chiến lược và Quy hoạch ngành ôtô cũng như các chính sách khác có liên quan khác. Do đó, xu hướng sản xuất và tiêu dùng “xanh” cũng sẽ là xu hướng của tương lai và sẽ là tất yếu. [Thông tin chi tiết tại đây].