61
BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ (Tin Quảng Nam ngày 05 tháng 10 năm 2012) PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI............................2 1. Chuẩn bị sơ tán hàng chục ngàn dân trước cơn bão số 7......................................... 2 2. Các tỉnh ven biển chủ động phòng chống bão số 7 5 3. Lên kế hoạch sơ tán dân ở Thủy điện Sông Tranh 2 ............................................. 6 4. Bộ đội biên phòng Quảng Nam chủ động đối phó với bão số 7..................................... 7 VỤ THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2........................8 5. Tập đoàn điện lực Việt Nam: “Đập Sông Tranh 2 an toàn”........................................ 8 6. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Gọt chân cho vừa giày?............................... 11 7. Đập thủy điện Sông tranh 2: “Chúng tôi không biết”....................................... 13 8. Kỹ sư Lê Quốc Trinh lo ngại sai lầm trong thiết kế "Sông Tranh 2"........................... 14 9. Chuyên gia Nga khảo sát thực địa Thủy điện Sông Tranh 2..................................... 17 10. Sông Tranh: “Không động đất vẫn có nguy cơ trôi đập”................................... 18 11. Giúp dân trên 3,6 tỷ đồng giúp người dân Bắc Trà My...................................... 19 12. Dân hạ lưu: Khô héo, bầm dập vì thủy điện. . .19 13. Đúng là trăm sự nhờ dân!....................21 14. Sai sót trong đánh giá tác động tại Sông Tranh 2: Hết biết luôn!........................... 23 1

CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

BÁO CÁO TỔNG QUAN BÁO CHÍ (Tin Quảng Nam ngày 05 tháng 10 năm 2012)

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI.....................................................................21. Chuẩn bị sơ tán hàng chục ngàn dân trước cơn bão số 7.........................22. Các tỉnh ven biển chủ động phòng chống bão số 7..................................53. Lên kế hoạch sơ tán dân ở Thủy điện Sông Tranh 2................................64. Bộ đội biên phòng Quảng Nam chủ động đối phó với bão số 7..............7VỤ THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2.............................................................85. Tập đoàn điện lực Việt Nam: “Đập Sông Tranh 2 an toàn”....................86. Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Gọt chân cho vừa giày?...........117. Đập thủy điện Sông tranh 2: “Chúng tôi không biết”............................138. Kỹ sư Lê Quốc Trinh lo ngại sai lầm trong thiết kế "Sông Tranh 2".....149. Chuyên gia Nga khảo sát thực địa Thủy điện Sông Tranh 2..................1710. Sông Tranh: “Không động đất vẫn có nguy cơ trôi đập”.......................1811. Giúp dân trên 3,6 tỷ đồng giúp người dân Bắc Trà My.........................1912. Dân hạ lưu: Khô héo, bầm dập vì thủy điện...........................................1913. Đúng là trăm sự nhờ dân!.......................................................................2114. Sai sót trong đánh giá tác động tại Sông Tranh 2: Hết biết luôn!..........23QUẢN LÝ...................................................................................................2415. Chuyển phát Chứng minh nhân dân qua hệ thống Bưu điện..................2416. Rút kinh nghiệm công tác tổ chức Kỳ họp thứ Năm..............................2517. Kiểm tra việc không tuyển công chức tốt nghiệp đại học tại chức........2518. Phú Ninh: Bức xúc việc khai thác vàng gây ô nhiễm môi trường.........2619. Bà Nguyễn Thị Tâm được bổ nhiệm làm Giám đốc SCIC miền Trung 2720. Hội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An........27GIAO THÔNG............................................................................................2821. Tây Giang: Nhiều gương cầu lồi mất tác dụng......................................2822. Tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Nam......................28KIỂM LÂM.................................................................................................2823. Phát hiện 3.144 vụ vi phạm lâm luật......................................................28NÔNG NGHIỆP..........................................................................................2924. Hỗ trợ phát triển chăn nuôi hàng hóa, an toàn dịch bệnh.......................2925. Đề xuất Thủ tướng cấp 15 nghìn lít hóa chất chống dịch tai xanh.........30MÔI TRƯỜNG...........................................................................................3026. Điều tra nguồn nước tại các làng ung thư".............................................30PHÁP LUẬT...............................................................................................31

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

27. Tuyên bố phá sản với Cty mía đường Quảng Nam: Nhiều vướng mắc.31GIÁO DỤC..................................................................................................3228. Kiểm tra phổ cập giáo dục trung học cơ sở............................................3229. Thi tuyển hiệu trưởng mầm non – đột phá trong tuyển chọn cán bộ.....3230. Tuyển sinh Đại học, cao đẳng 2012: Nhiều ngành học phải đóng cửa. .3231. Điện Bàn: Phụ huynh vẫn khổ vì tiền trường.........................................33VĂN HÓA...................................................................................................3432. Phú Ninh: Tu bổ di tích Khu kháng chiến Hạ Lào.................................3433. Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên:

Quảng Nam xuất sắc nhất...................................................................34DU LỊCH.....................................................................................................3534. “Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan”...............................................35DOANH NGHIỆP.......................................................................................3535. Điện lực Quảng Nam: Đổi mới công tác thông tin dịch vụ...................35XÃ HỘI.......................................................................................................3636. Phát hiện một vật dụng đo khí tượng thủy văn tại Đông Giang.............3637. Mưu sinh ở đáy sông Tranh...................................................................3638. Tấm lòng người lái đò ở Duy Xuyên.....................................................37TIN VẮN.....................................................................................................37

PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Chuẩn bị sơ tán hàng chục ngàn dân trước cơn bão số 7Dân Trí đưa tin: Chiều 4/10, Chủ tịch tỉnh đã ký công điện khẩn gửi Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh; Ban chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch các huyện, thành phố; các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện về cơn bão số 7. Đồng thời tổ chức họp khẩn với các đơn vị để triển khai công tác ứng phó với cơn bão này. Hiện nay cơn bão số 7 (có tên quốc tế là GAEMI) đang hoạt động trên biển Đông có sức gió gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10; giật cấp 11, cấp 12; đây là cơn bão mạnh có hướng di chuyển phức tạp, khó lường và có khả năng mạnh thêm.

Theo nhận định của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và qua tham khảo các đài khí tượng thủy văn quốc tế cho thấy vào khoảng trưa và chiều ngày 6/10, bão số 7 sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào khu vực từ tỉnh

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Quảng Nam đến tỉnh Quảng Ngãi với sức gió gần tâm bão mạnh cấp 10, 11; giật cấp 12, cấp 13; đi kèm với bão có mưa to đến rất to trên diện rộng trên địa bàn tỉnh.

Trên báo Thanh Niên cho biết, theo dự kiến, đến chiều 5/10, lãnh đạo tỉnh sẽ có chỉ đạo về việc ra quyết định di dời dân và cho học sinh nghỉ học.

Đến chiều 4/10, nhiều địa phương đã chủ động lên phương án di dời người dân sống ven biển, ven sông để tránh bão.

Theo đó, huyện Núi Thành đã vận động người dân chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền, lên phương án di dời hơn 1.000 hộ dân (hơn 3.100 người) tại những xã ven biển.

Huyện Đại Lộc tiến hành kiểm tra 11 hồ chứa thủy lợi trên địa bàn, đồng thời lên kế hoạch sơ tán gần 9.000 hộ (khoảng 20.000 người).

Huyện miền núi Tây Giang đã dự trữ 20 tấn thóc tại 10 xã để kịp thời hỗ trợ người dân nếu xảy ra tắc đường kéo dài.

Huyện Nam Trà My dự trữ 135 tấn gạo, trong đó đã xuất 17 tấn đến địa bàn các xã.

Trên VOVNews thông tin thêm, sáng 4/10, UBND huyện Thăng Bình tổ chức diễn tập, thực hành các tình huống giả định phòng chống lụt bão tại xã Bình Giang, với sự tham gia của trên 200 người, gồm lực lượng công an, quân đội, cán bộ và nhân dân trong xã.

Còn tại xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, 300 tàu cá của ngư dân địa phương được đưa vào neo đậu an toàn. Ông Nguyễn Văn An - Chủ tịch xã Tân Hiệp cho biết, xã đã triển khai công tác phòng chống bão số 7 đến từng hộ dân, địa phương đã dự trữ gần 10 tấn gạo.

Tính đến chiều ngày 4/10, toàn tỉnh còn 41 tàu đánh bắt xa bờ với 1.415 lao động đang hoạt động trên biển. Bộ đội Biên phòng Quảng Nam đã bắn pháo hiệu, kêu gọi tàu thuyền vào bờ trú bão.

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Theo ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó chủ tịch tỉnh, chính quyền thành phố Hội An cần chủ động hướng dẫn cho các tàu viễn dương đang trú bão tại Cù Lao Chàm di chuyển về các địa điểm trú bão tại thành phố Đà Nẵng để đảm bảo an toàn.

Để chủ động đối phó với cơn bão số 7, Chủ tịch tỉnh Lê Phước Thanh yêu cầu Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi cho đến khi bão tan; thực hiện bắn pháo hiệu báo bão theo quy định; giữ liên lạc với các tàu, thuyền ngư dân của tỉnh còn ở ngoài khơi, thường xuyên thông báo diễn biến của bão số 7 để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào vùng nguy hiểm của bão và tìm nơi trú ẩn an toàn.

Ngoài ra, phối hợp với các địa phương hướng dẫn neo đậu an toàn đối với các tàu thuyền đã vào bờ và các khu neo đậu tàu thuyền tránh bão của tỉnh; tuyệt đối không cho người ở lại trên tàu khi bão chuẩn bị đổ bộ vào bờ.

Đối với Chủ tịch các huyện, thành phố, lãnh đạo tỉnh yêu cầu thông báo thường xuyên tình hình, diễn biến của bão cho nhân dân được biết để chủ động phòng, tránh. Rà soát các khu dân cư, có kế hoạch sơ tán nhân dân đang ở tại các nhà bán kiên cố, những nơi có nguy cơ sạt lở đất, vùng trũng thấp, lũ quét đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ vào bờ ít nhất từ 10-12 giờ.

Nghiêm cấm các đò ngang, đò dọc không đảm bảo an toàn lưu thông trên các sông, suối, các hồ chứa nước và các nơi ngập lũ sâu để chuyên chở người, hàng hóa;

Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành: Khẩn trương chỉ đạo tổ chức chằng chống trự sở làm việc, trường học, bệnh viện... không để bị tốc mái do gió bão; có biện pháp bảo vệ trang thiết bị làm việc, tránh bị hư hỏng do mưa, bão.

Tùy tình hình mưa lũ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương xem xét, quyết định cho sinh viên, học sinh trên địa bàn được nghỉ học nhằm tránh bị tai nạn do đi lại trong bão, lũ. Các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện tăng cường công tác kiểm tra, quan trắc đập, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố; theo dõi chặt

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

chẽ diễn biến lượng mưa, mực nước các hồ chứa nước, thường xuyên báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên; thực hiện việc điều tiết xả lũ phải linh hoạt và theo quy trình vận hành được phê duyệt.

Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các ngành, địa phương, đơn vị tổ chức trực ban 24/24, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 7 để kịp thời chỉ đạo công tác ứng phó, thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh, Ban chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

Theo Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Ngọc Quang, hiện nay bão số 7 có đường đi khó dự đoán nhưng các lực lượng chức năng của tỉnh còn có thời gian khoảng một ngày nữa để triển khai các biện pháp phòng tránh nhằm giảm thiểu thiệt hại của người dân khi bão đổ bộ đất liền. (Dân Trí 4/10; Thanh Niên 5/10, tr6; VOVNews 4/10; Petrotimes 4/10; Báo Biên Phòng Online 4/10; Thể Thao & Văn Hóa 5/10, tr17; Đại Đoàn Kết 5/10, tr2; Sài Gòn Giải Phóng 5/10, tr1+7; Bưu Điện Việt Nam 5/10, tr2; Kinh Tế & Đô Thị 5/10, tr3; Khoa Học & Đời Sống 5/10, tr2; TTXVN 4/10; Tiền Phong 5/10, tr14; Công An Nhân Dân 5/10, tr2; Pháp Luật Việt Nam 5/10, tr2; Nông Thôn Ngày Nay 5/10, tr4; Diễn Đàn Doanh Nghiệp 5/10, tr3; Quân Đội Nhân Dân 5/10, tr7; Tuổi Trẻ 5/10, tr4; Nhân Dân 5/10, tr5; Tin Tức 5/10, tr4; Người Lao Động 4/10, tr2) Về đầu trang

Các tỉnh ven biển chủ động phòng chống bão số 7Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 7, ngày 3/10, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có công điện số 46 gửi Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Bình đến Bà Rịa - Vũng Tàu (trong đó có Quảng Nam).

Theo đó, các địa phương cần quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, thực hiện kiểm đếm, tìm mọi biện pháp thông báo cho chủ phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động thoát ra khỏi hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.

Diễn biến của bão phải được theo dõi chặt chẽ, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Các địa phương tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, neo đậu tàu thuyền vào nơi trú tránh, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; tùy theo diễn biến của bão, chủ động chỉ đạo thực hiện việc cấm biển; rà soát, kiểm tra khu vực dân cư sống tại vùng ven biển, vùng cửa sông, vùng trũng, thấp, có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để chủ động có phương án sơ tán dân, đảm bảo an toàn; triển khai việc cắt tỉa cành cây, chằng chống nhà cửa nhất là đối với khu vực ven biển.

Các tỉnh, thành phố cần kiểm tra, rà soát công tác chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ” đối với khu vực thường xuyên bị chia cắt để chủ động ứng phó với bão, lũ; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

Tối 3/10, bão số 7 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 630km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/giờ), giật cấp 11, cấp 12. Ông Bùi Minh Tăng, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, nhận định từ sáng 4/10 bão sẽ di chuyển nhanh dần, đồng thời tăng lên cấp 11. Nếu bão giữ nguyên hướng đi thì địa bàn bão đổ bộ trọng tâm là Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. (Nhân Dân 4/10, tr7+8; Theo Website Chính phủ 3/10; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh 4/10, tr2; Tuổi Trẻ 4/10, tr4; Quân Đội Nhân Dân 4/10, tr5; Công an TPHCM 4/10, tr2; Tiền Phong 4/10, tr15; Kinh Tế & Đô Thị 4/10, tr2) Về đầu trang

Lên kế hoạch sơ tán dân ở Thủy điện Sông Tranh 2Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn cho biết, Bộ Tư lệnh Quân khu V vừa thành lập đoàn kiểm tra (Thiếu tướng Nguyễn Quy Nhơn - Phó Tư lệnh Quân khu - làm trưởng đoàn), phối hợp tỉnh kiểm tra phương án Phòng chống lụt bão ở huyện Bắc Trà My và Thủy điện Sông Tranh 2.

Đoàn sẽ cùng địa phương, Ban Quản lý dự án Thủy điện Sông Tranh 2 khảo sát, xây dựng kế hoạch, phương án sơ tán, di dời dân ở khu vực hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh, A Vương.

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Đoàn cũng yêu cầu Ban Quản lý Thủy điện Sông Tranh 2 phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương có biện pháp thông tin báo động kịp thời khi có tình huống xảy ra.

Liên quan Thủy điện Sông Tranh 2, Bộ Công Thương cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ này đang biên soạn quy trình tạm thời vận hành năm nay, là không tích nước. (Tiền Phong 4/10) Về đầu trang

Bộ đội biên phòng Quảng Nam chủ động đối phó với bão số 7Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 7 đang hoạt động trên biển Đông, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Nam đã chỉ đạo các phòng ban chức năng, các Đồn Biên phòng triển khai kế hoạch phòng, chống lụt bão và sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn trên các địa bàn ven biển.

Đối với các Đồn Biên phòng trên tuyến biển, đảo, đặc biệt là tại hai cửa sông lớn là An Hòa (Núi Thành) và Cửa Đại (Hội An), Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã yêu cầu nghiêm cấm các tàu thuyền của ngư dân ra khơi. Tổ chức kiểm đếm số lượng tàu thuyền đã vào bờ và đang hoạt động trên biển để có hướng xử lý.

Theo thống kê đến ngày 4/10, Bộ đội biên phòng Quảng Nam và các cơ quan chức năng của tỉnh đã kêu gọi được 1.598 tàu thuyền vào bờ tìm nơi trú tránh. Hiện tại, trên vùng biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa vẫn còn 41 tàu cá đánh bắt xa bờ cùng 1.415 lao động của Quảng Nam đang hoạt động. Bộ đội biên phòng cũng đã hướng dẫn các tàu cá này di chuyển tìm nơi trú bão trên quần đảo Trường sa.

Các đài canh của Bộ đội biên phòng tỉnh sẽ liên tục phát các bản tin về vị trí hướng đi của bão cho các tàu cá đang hoạt động trên biển biết. Chỉ đạo các đơn vị, phối hợp cùng địa phương chuẩn bị đầy đủ lương thực, nước uống, thuốc dự trữ và nơi trú, tránh cho người dân. Chỉ đạo cho các đơn vị tuyến biển, đảo kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp người, phương tiện ra vào các cửa sông, cửa lạch không đảm bảo an toàn. Quân y Bộ đội biên phòng tỉnh cũng đã sẵn sàng những cơ số thuốc cùng các phương tiện sẵn sàng cấp cứu kịp thời khi xảy ra sự cố trong bão lụt.

Ngoài ra, Bộ đội biên phòng tỉnh còn phối hợp với chính quyền các địa phương tuyến biển và các huyện miền núi trên địa bàn biên phòng tuyên

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

truyền, nhắc nhở người dân tăng cường ý thức phòng chống bão lũ, sạt lở đất và nhanh chóng di dời đến các địa điểm tránh bão an toàn khi có chủ trương. (Báo Biên Phòng Online 4/10; Pháp Luật Việt Nam 5/10, tr7) Về đầu trang

VỤ THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2

Tập đoàn điện lực Việt Nam: “Đập Sông Tranh 2 an toàn”Trước ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng “cần chuẩn bị kịch bản xấu nhất cho Sông Tranh 2”, ông Trần Văn Được - Phó tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định: Không cần thiết phải làm điều này vì đập Sông Tranh 2 an toàn.

Lý do theo ông Được, tính toán của các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu (VLĐC) đã khẳng định, đập Sông Tranh 2 chịu được động đất cực đại 5,5 độ Richter. Lãnh đạo EVN cũng cho rằng, nền đá của đập thủy điện Sông Tranh 2 là một trong những nền đá tốt nhất.

Ông Nguyễn Tài Sơn - Tổng giám đốc Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1, khẳng định quy trình đặt nền đập phải tiến hành qua nhiều giai đoạn. Những nghiên cứu về chuyển động kiến tạo khu vực đã được cơ quan chuyên ngành là Viện Vật lý địa cầu thực hiện. Ông Sơn cũng cho biết, đơn vị tư vấn đã phải tiến hành khoan hàng nghìn mũi để khảo sát, nghiên cứu.

“Nền đá granite là một trong những nền đá rắn chắc nhất. Nếu các nhà khoa học chỉ đứng phía trên đập thì làm sao biết dưới hố móng đập làm bằng đá gì? Phải nghiên cứu nghiêm túc, xem lại đầy đủ tài liệu rồi hãy kết luận. Nói nền Sông Tranh 2 là nền đá granite yếu là chưa hiểu đặc tính, vì thời điểm để granite phong hóa phải hàng nghìn năm”, ông Sơn nói. Theo ông Sơn, ở Việt Nam cũng có một số đập làm trên nền yếu nhưng đã làm thành công vì xây dựng được các giải pháp an toàn, điển hình nhất là đập Hòa Bình (tầng cuội sỏi dày 30 m), đập Cửa Đạt, đập Tuyên Quang...

Dẫn lại kết luận của Hội đồng Nghiệm thu (HĐNT) nhà nước (Bộ Xây dựng), ông Sơn khẳng định, đập Sông Tranh 2 không bị lún nứt, không bị chuyển vị bất thường, kết cấu đập an toàn. “Sau khi có động đất, nhiều nhà khoa học nói là do kết cấu công trình, nhưng bây giờ khi HĐNT khẳng định độ an toàn của thân đập, thì họ lại quay ra nền đập. Người dân sẽ rất

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

hoang mang khi có quá nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau giữa các nhà khoa học”, ông Sơn cho hay.

Cũng theo ông Sơn, nghiên cứu của Giáo sư Cao Đình Triều nói trước khi xây Sông Tranh 2 khu vực này chưa có động đất là không đúng, vì theo số liệu của Viện VLĐC đã ghi nhận được các trận động đất trước đó.

Dẫn lại kết luận của HĐNT và Viện VLĐC, ông Đỗ Quang Vinh, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương), cho rằng “cần phải tin tưởng vào số liệu của các cơ quan chính thống”. Trong khi đó, ông Bùi Trung Dung, Cục phó Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng), cũng khẳng định nền đá granite rất rắn, khó phong hóa, không rạn vỡ.

Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương - Phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện VLĐC), kết quả nghiên cứu của Viện VLĐC khẳng định trên các đới đứt gãy ở khu vực xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 có thể gây ra động đất mạnh nhất là 5,5 độ Richter đã được công bố rộng rãi từ năm 2003 sau khi đã được nghiệm thu. Kết quả này mang thương hiệu của Viện VLĐC.

Bình luận về việc Giáo sư Cao Đình Triều vừa công bố động đất kích thích tại Bắc Trà My liên quan đến việc tích nước của thủy điện Sông Tranh 2 có thể lên tới 6,1 độ Richter, Tiến sĩ Phương cho rằng số liệu này không có cơ sở. Ông Phương khẳng định, hiện chưa có cơ sở nào để nói động đất đất ở Bắc Trà My có thể mạnh tới 6,1 độ Richter. Trên thực tế, trong 300 năm qua (tính đến trước khi có thủy điện Sông Tranh 2), chúng ta mới chỉ ghi nhận 8 trận động đất xảy ra tại khu vực này, trong đó trận động đất có cường độ mạnh nhất cũng chỉ ở mức 4,8 độ Richter mà thôi.

Thêm vào đó, theo nguyên tắc đã được các nhà khoa học trên thế giới thừa nhận từ nhiều năm qua, động đất kích thích xảy ra không bao giờ mạnh hơn động đất kiến tạo mạnh nhất có thể xảy ra trên các đới đứt gãy đã được xác định.

Tiến sĩ Phương cho biết thêm, trong báo cáo tiền khả thi của Viện VLĐC thực hiện năm 2003 đã trình bày rất rõ ràng trên các bản đồ về vị trí của các

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

đới đứt gãy, khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 chỉ cách đớt đứt gãy Trà Bồng chưa đầy 2 km. Đặt đập thủy điện gần đới đứt gãy thì nguy cơ xảy ra động đất kích thích là có thật và về mặt này, rõ ràng chọn vị trí đập tại đó là chưa phù hợp.

“Tôi muốn nói rõ là, khi biết được mức độ nguy hiểm đó, chúng ta có thể thiết kế kháng chấn cho thân đập chịu được các rung chấn mạnh hơn, không gây thiệt hại cho đập. Tuy nhiên, cũng phải tính toán đến sự an toàn của người dân vì nhà của họ không thể chịu đựng được sức công phá của các trận động đất lớn. Đấy là sơ suất của chủ đầu tư”, Tiến sĩ Phương bày tỏ quan điểm.

Xung quanh vấn đề này, báo Thanh Niên đã trích đăng một số ý kiến của các cán bộ, lãnh đạo. Trong đó, ông Trần Xuân Vinh - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết, sẽ đưa vấn đề này ra Quốc hội.

Ông Vinh nói: “Tại kỳ họp Quốc hội sắp tới, chúng tôi sẽ đưa chuyện động đất xung quanh thủy điện Sông Tranh 2 ra để làm sáng tỏ vấn đề. Những kết luận của các chuyên gia vừa qua chỉ là kết luận bước đầu của nhà quản lý trong hệ thống nhà nước dựa trên thực tế và hồ sơ thi công. Thú thực là từ sau kết luận đó, chính quyền địa phương và người dân vẫn chưa thật sự an tâm. Theo tôi cần phải có hội đồng phản biện độc lập của các chuyên gia. Và tôi phấn khởi, bởi nhóm chuyên gia độc lập của GS Cao Đình Triều đã có nghiên cứu về tình hình động đất như hiện nay. Không những vậy, theo tôi cần phải có chuyên gia nước ngoài.

Tôi rất băn khoăn trước các số liệu khảo sát trước khi xây dựng công trình thủy điện này. Các số liệu chính xác về tình hình động đất, các hoạt động của đới đứt gãy cũng không rõ ràng. Có hay không việc sao chép tài liệu, các số liệu đó có thực sự an tâm không? Vì chưa an tâm, và không thể lường trước được việc biến đổi khí hậu nên cần phải có kịch bản trong tình huống xấu nhất. Tôi cho rằng, cần thiết phải có một hội thảo để thống nhất giữa các bên liên quan”.

Còn ông Lê Trí Tập - nguyên Chủ tịch tỉnh thì đặt câu hỏi: Có phải hai loại động đất hoạt động cùng lúc?

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Ông Tập cho biết: “Sáng qua mở báo ra đọc, lại thấy chuyên gia độc lập thông tin cường độ động đất tại Sông Tranh 2 có thể lên đến 6 độ Richter, tôi rất lo lắng. Động đất kích thích do tích nước lại rơi đúng vào đới đứt gãy là trường hợp cực kỳ nguy hiểm. Theo tôi, các nhà khoa học cần lưu tâm đến việc nghiên cứu, động đất tại Sông Tranh 2 có thể kết hợp cả hai dạng, động đất kiến tạo và động đất kích thích. Không loại trừ trường hợp động đất kích thích và động đất kiến tạo xảy ra đồng thời và cộng hưởng lẫn nhau. Nếu có trường hợp này thì rất nguy hiểm”.

Chỉ nghe nguồn chính thống – đó là ý kiến của ông Đặng Phong - Chủ tịch huyện Bắc Trà My. Ông Phong nói: “Theo chỉ đạo của Chính phủ thì chỉ có một cơ quan tuyên bố mức độ động đất ở Bắc Trà My nên huyện chỉ công nhận số liệu chính thức từ Viện VLĐC. Huyện vẫn tin tưởng kết luận được đưa ra trước đó, nếu có thay đổi thì Viện VLĐC sẽ thông báo”.

Về phía người dân, ông Lê Đình Thu - trú tại thôn 4, xã Trà Tân, Bắc Trà My bày tỏ lo lắng: Động đất 6 độ Richter nhà cửa sẽ ra sao?

Ông Thu cho biết: “Nhà tôi cách đập thủy điện Sông Tranh 2 khoảng gần 1 km về phía hạ lưu, hơn ai hết tôi rất lo lắng về sự an toàn của đập trong động đất. Động đất hơn 4 độ Richter đã nghe nổ long trời, nhà cửa đã nứt toác hết. Không biết động đất 6 độ Richter sẽ như thế nào? Nhà cửa sẽ ra làm sao? Đập có thể chịu được cấp 8, hay cấp 9 thì nghĩa lý gì khi nhà tôi đã sập”. (Thanh Niên 5/10) Về đầu trang

Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Gọt chân cho vừa giày? Những ngày qua, cuộc sống của người dân khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 liên tục chịu ảnh hưởng bởi các trận động đất kích thích. Trong khi đó, Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT) được lập từ năm 2005 lại khẳng định thủy điện này "không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường".

Dưới góc nhìn của nhiều nhà khoa học, ĐGTĐMT ở Việt Nam hiện nay có nhiều vấn đề chứ không riêng gì ở Thủy điện Sông Tranh 2.

Tại hội thảo "Hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam: Thực tiễn và thách thức chính sách" do Trung tâm Con người và thiên nhiên tổ chức mới đây, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Kinh (nguyên Vụ

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

trưởng Vụ Thẩm định và đánh giá tác động môi trường) cho biết: Đầu tư cho công tác ĐGTĐMT nói chung, cho việc tăng cường năng lực thực hiện ĐGTĐMT nói riêng ở Việt Nam chưa được quan tâm thỏa đáng. Chất lượng, hiệu quả bảo vệ môi trường của công tác ĐGTĐMT còn thấp so với yêu cầu.

Tiến sĩ Kinh cho rằng, chúng ta không chỉ thiếu thông tin, mà còn thiếu chuẩn mực và hướng dẫn kỹ thuật cần thiết cho ĐGTĐMT. Báo cáo ĐGTĐMT chỉ được thực hiện đơn lẻ theo từng dự án mà chưa có đánh giá tác động tổng hợp đối với tất cả các dự án trên một vùng lãnh thổ nhất định, nên chưa thấy được tác động thật sự của dự án đối với môi trường xung quanh. Mặt khác, hiện chưa có quy định hay hướng dẫn nào về mức kinh phí để lập báo cáo ĐGTĐMT đối với chủ dự án nhưng qua thực tế, mức kinh phí là rất nhỏ so với yêu cầu đặt ra.

Đối với các dự án đầu tư trong nước, chủ dự án thường chỉ chi vài chục đến vài trăm triệu đồng để lập báo cáo ĐGTĐMT; với các dự án đầu tư nước ngoài cũng chỉ vào khoảng 1-2 tỷ đồng/dự án. Trong khi đó, kinh phí cho ĐGTĐMT của đa số quốc gia trên thế giới thường từ 1 đến 4 triệu USD/dự án. Mặt khác, tuy đã có quy định mức kinh phí cho việc thẩm định báo cáo ĐGTĐMT ở cấp tỉnh và cấp trung ương song khoản này còn quá nhỏ so với yêu cầu. Đối với cấp huyện, đến nay vẫn chưa có quy định về kinh phí cho việc xem xét, cấp giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.

Theo quy định tại Nghị định số 21/2008 và Nghị định số 29/2011 thì hầu hết dự án chỉ phải trình thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐGTĐMT sau khi địa điểm của dự án đã được chấp nhận. Về mặt khoa học, đây là quy trình ngược vì ĐGTĐMT có tác dụng lớn nhất đối với việc lựa chọn địa điểm của dự án. Với quy trình này, báo cáo ĐGTĐMT luôn ở tình trạng "gọt chân cho vừa giày".

Những bất cập trong việc thực hiện báo cáo ĐGTĐMT chỉ là bề nổi dễ nhận thấy trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế trong hơn hai thập niên vừa qua kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường và an sinh xã hội trong điều kiện sự vào cuộc của cộng đồng chưa tốt.

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Anh (Trung tâm Con người và thiên nhiên) cho biết, ngành ngân hàng với vai trò quan trọng là điều tiết và cấp vốn cho doanh nghiệp đến nay chưa có một chính sách, quy định hay văn bản hướng dẫn nào về việc các ngân hàng thương mại phải cân nhắc rủi ro về môi trường và an sinh xã hội khi cấp tín dụng cho các dự án.

Trong khi đó, một số tổ chức tài chính quốc tế hoạt động tại Việt Nam như Ngân hàng Thế giới, Tập đoàn Tài chính quốc tế, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã có những bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội mà các dự án và đối tác vay vốn hoặc nhận tài trợ của họ phải tuân theo. ADB đã từng bị Mạng lưới sông ngòi Việt Nam gây sức ép vì đã tài trợ cho dự án thủy điện Sông Bung 4 mà không bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội. Sau đó, ADB đã phải đánh giá lại các tác động của dự án đến môi trường, dân sinh và bổ sung tham vấn cộng đồng về dự án.

Ở một góc độ tiếp cận khác, ông Ngô Thuần Khiết (Phó Trưởng ban Khoa học, công nghệ và môi trường - VUSTA) cho rằng: Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, nhưng tư duy quản lý vẫn coi là việc riêng của Chính phủ, thể hiện qua việc phân bổ ngân sách sự nghiệp cho môi trường. Cụ thể là trong tổng số 451 tỷ đồng ngân sách sự nghiệp môi trường chi cho các bộ và các cơ quan trung ương khác trong năm 2010, có đến 90,12% được chuyển vào tài khoản của các bộ. Con số này của năm 2012 thậm chí còn lên đến 93,38%. Phần ít ỏi còn lại được phân bổ cho các đoàn thể chính trị, các viện, trường Đại học và VUSTA và giới khoa học dường như bị đứng ngoài hoạt động này. (Hà Nội Mới 5/10, tr1+2) Về đầu trang

Đập thủy điện Sông tranh 2: “Chúng tôi không biết”Theo Tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu (VLĐC), lãnh đạo Viện không hề biết gì về báo cáo nghiên cứu độc lập nền đất công trình thủy điện Sông Tranh 2 được Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (VUSTA) công bố ngày 3/10, tại Hà Nội.

“Chúng tôi không biết và cũng không được mời nghe báo cáo về nghiên cứu này. Cần lập một hội đồng phản biện và tổ chức nghiệm thu theo đúng quy trình” – Tiến sĩ Minh nói.

Tiến sĩ Minh cho biết, năm 2003, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ thuê Viện VLĐC khảo sát và đánh giá tiềm năng động đất cực đại, tức

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

động đất kiến tạo cực đại. Họ không yêu cầu đánh giá tiềm năng động đất kích thích. Năm 2005, EVN vẫn không thuê Viện VLĐC khảo sát thêm.

Thay vào đó, họ chỉ yêu cầu khẳng định lại nhận định tiềm năng động đất cực đại. Khi ấy, Viện VLĐC chỉ đề nghị đập Sông Tranh cần chịu được gia tốc trên nền đá móng đập là a=150cm/s2 ứng với rung động cấp VIII theo thang MSK-64, thay vì chỉ ở mức 135 cm/s2 như đề nghị hồi năm 2003.

Khi được hỏi về khảo sát trước đây của Viện VLĐC có đề cập đứt gãy mới mà các nhà nghiên cứu độc lập vừa phát hiện không?, Tiến sĩ Minh cho hay, “tôi chưa tiếp cận nghiên cứu độc lập đó nên không biết họ nghiên cứu thế nào và phát hiện đứt gãy cụ thể gì”.

Năm 2003, Viện VLĐC có khảo sát và chỉ ra hơn chục đứt gãy trong đó có ba đứt gãy lớn nhất là Tam Kỳ-Phước Sơn, Trà Bồng, và Hưng Nhượng-Tà Vi. Các đứt gãy có tiềm năng động đất thấp hơn, đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm tìm hiểu. Khi mở móng để xây dựng đập, bên EVN thông báo họ không phát hiện các đứt gãy nào cả.

Khi được phóng viên đặt câu hỏi tiếp “Chưa đầy một năm, nhóm nghiên cứu độc lập đã nêu ra các phát hiện giật mình. Viện VLĐC hùng hậu hơn nhiều lại không tìm ra điều gì mới mẻ?”, Tiến sĩ Minh cho biết, “Chúng tôi phải chờ số liệu của mạng trạm sắp đi vào hoạt động vào giữa tháng 10-2012. Trên cơ sở ghi nhận chính xác các trận động đất, mới có thể kiểm tra và kết luận đứt gãy nào thực sự hoạt động, đứt gãy nào không”.

Vậy tại sao chưa có quan trắc gì mà Viện VLĐC lại khẳng định động đất hàng loạt ở Sông Tranh 2 vừa qua và sắp tới là động đất kích thích? Trả lời vấn đề này, ông Minh cho biết: Viện dựa trên kinh nghiệm của thế giới. Rung động động đất kèm theo tiếng nổ. Chấn động động đất xảy ra xung quanh hồ Sông Tranh 2. Động đất kiến tạo ít khi xảy ra liên tục và với chấn tâm tương đối nông như vậy... (Tiền Phong 4/10, tr14) Về đầu trang

Kỹ sư Lê Quốc Trinh lo ngại sai lầm trong thiết kế "Sông Tranh 2"Kỹ sư Lê Quốc Trinh - với 36 năm làm việc tại Canada - đã gửi về tòa soạn bài viết, bày tỏ lo ngại về những sai lầm trong thiết kế thuỷ điện Sông Tranh 2.

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Hơn một năm sau vận hành, thân đập thủy điện Sông Tranh 2 đã xuất hiện nhiều vết nứt, nước chảy qua thân đập ra ngoài. Hội đồng Nghiệm thu nhà nước có kết luận: Thân đập an toàn sau khi sự cố được khắc phục. Tuy nhiên, kỹ sư Lê Quốc Trinh đã có những phản biện xung quanh kết luận này.

Ông đã đưa ra một vài nhận định về sự cố đập thuỷ điện Sông Tranh 2 như sau:

Thứ nhất, hàng chục cơn địa chấn nhỏ (hay động đất yếu) đã liên tục xảy ra những ngày gần đây, trong lúc mực nước trong hồ ở mức thấp nhất, cho thấy rằng nguy cơ tiềm tàng báo động một cơn động đất cực mạnh sẽ nổ ra nếu cho tích nước lên mực độ cao nhất. Hơn nữa, miền Trung đã vào mùa mưa bão, mực nước trong hồ phải đạt đến cao trình 161m mới xả được nước. Đó chính là mối lo sợ chính đáng của hàng ngàn hộ dân miền Trung sống dưới hạ lưu. Tôi thông cảm với họ.

Thứ hai, 10 năm trước đây, khi chưa xây đập, không hề có chấn động liên tiếp như thế. Điều này khẳng định vị trí con đập là nguyên nhân gây ra sự cố nguy hiểm. Người dân hoảng sợ là có lý do.

Thứ ba, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước và Tập đoàn EVN đã công khai tuyên bố đập thuỷ điện xây cất kiên cố vững chắc, có sức chịu đựng những cơn địa chấn dưới 5,5 độ richter. Có thể họ tính toán đúng. Nhưng ai dám bảo đảm rằng cơn động đất sắp tới sẽ không vượt qua ngưỡng 5,5 độ? Và con đập có an toàn không? Những người có trách nhiệm, nhà khoa học nào dám đứng ra bảo đảm rằng địa chấn xung quanh vùng sẽ không bao giờ vượt quá 5,5 độ richter?

Thứ tư, cứ cho rằng thiết kế tính toán đúng, nhưng khâu thi công xây dựng đã phạm quá nhiều sai lầm, để cho nước thấm qua chảy liên tục suốt 12 tháng trời, mà chính Hội đồng Nghiệm thu nhà nước cũng đã thừa nhận. Hình ảnh nước phun chảy như suối, trong những ngày đầu tiên đăng tải trên các phương tiện thông tin. Như vậy, mọi cơ cấu chịu lực do nguyên tắc "đầm lăn" đã bị nước chảy làm suy yếu bên trong. Sức kháng cự của con đập bị giảm. Những người có trách nhiệm, nhà khoa học nào dám ký tên công khai bảo đảm an toàn hãy cho biết danh tính trên mặt báo? Có làm

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

được như vậy, người dân mới yên tâm vì họ đã “cam kết” trách nhiệm trước tính mạng người dân.

Thứ năm, nhiều nhà khoa học độc lập đã công khai lên tiếng lo ngại về những sai lầm nghiêm trọng trong thiết kế, ví dụ:

Tiêu chuẩn 5,5 độ richter: Dựa vào những nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu nào đưa ra con số đồng ý chấp nhận 5,5 độ richter là tiêu chuẩn tối đa cho công tác thiết kế và thi công xây dựng đập thuỷ điện? Chi tiết này trở thành mối quan ngại hàng đầu vì qua những diễn biến thực tế, chúng ta rút tỉa được vài nhận xét như sau:

Thiết kế lý thuyết và thi công thực hành đã xây lên một con đập với sức chịu đựng không vượt quá 5,5 độ richter. Tuy nhiên, thực tế cho thấy càng ngày những cơn địa chấn càng tăng cường độ (từ 2,5 dần dần lên đến 4,1 hay 4,8 sau này), xảy ra liên tiếp, trong khi nước trong hồ đang ở mức thấp nhất (460 triệu mét khối). Khả năng đạt đỉnh 5,5 độ richter hoàn toàn có thể xảy ra.

Trong khi đó, lỗi lầm thi công cẩu thả để cho nước thấm qua ở lưu lượng lớn, trong thời gian dài, đã góp phần làm rã khối đất đá nén chặt bên trong (nguyên tắc đầm lăn: Lợi dụng sức nặng của khối đất đá pha trộn với ximăng chất lượng thấp, nồng độ thấp). Sự cố này làm suy yếu tính kháng cự của con đập, vì bên trong thân đập giờ này đã bị rỗng ruột ở nhiều nơi, mà không ai có thể chui vào để sửa chữa hay gia cố. Như vậy, bản thân con đập có còn vững để chịu nổi những cơn động đất 5,5 độ richter?

Hai chi tiết đó chứng tỏ trong tương lai gần, một khi hồ chứa được phép tích nước, lực đẩy Archimede tăng lên tối đa (700 triệu mét khối), sức kháng cự con đập bị giảm và cường độ chấn động tăng, thì ba yếu tố đó hoà hợp nhau sẽ đưa đến thảm hoạ... ?

Không có cửa xả đáy, nguy hiểm tiềm tàng vì mực nước trong hồ luôn luôn ở vị trí đáng ngại, cản trở mọi công tác sửa chữa bảo trì khi cần. Vào mùa khô, nó góp phần gây ra hạn hán cho vùng canh nông hạ lưu vì thiếu nước.

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Hiện giờ miền Trung đang đi vào mùa mưa lũ, nước dâng tràn khắp nơi. Làm sao xả lũ, giải toả lưu lượng nước ứ đọng trên thượng nguồn, khi đập Sông Tranh cứ bị giam mãi, không cho tích nước? Xem ra bài toán còn nan giải phức tạp hơn nhiều, vì nhiều vùng thượng lưu sẽ bị vạ lây.

Chỉ trong vòng vài tuần lễ đầu tiên khi phát hiện sự cố thấm nước, nhà thầu và những người chịu trách nhiệm đã đưa ra quá nhiều lời tuyên bố mâu thuẫn, nhập nhằng về lưu lượng nước thấm cho phép. Điều này chứng tỏ họ không có tính chuyên nghiệp, xem thường dư luận, vô trách nhiệm.

Ông Trinh đưa ra kết luận: Người dân miền Trung sống dưới hạ lưu và chính quyền tỉnh Quảng Nam lo ngại, nghi ngờ khả năng của cán bộ Khoa học kỹ thuật là có cơ sở. Họ chờ đợi “lời phán quyết” về độ an toàn của công trình vì tính mạng của hơn 1,4 triệu người dân tỉnh Quảng Nam chịu ảnh hưởng nếu công trình xảy ra sự cố do tác động trực tiếp và cộng hưởng của thiên tai. (Lao Động Điện Tử 4/10) Về đầu trang

Chuyên gia Nga khảo sát thực địa Thủy điện Sông Tranh 2Một đoàn chuyên gia gồm 6 giáo sư, tiến sĩ đầu ngành về động đất, vật lý địa cầu, trong đó có một chuyên gia người Nga đã đến vùng Thủy điện Sông Tranh 2 khảo sát, nghiên cứu.

Cuộc khảo sát này nhằm kiểm tra hiện trường đánh giá tình hình động đất và xúc tiến xây dựng lắp đặt máy tại 5 trạm quan trắc động đất và 2 trạm đo gia tốc.

Được biết, ngày 3/10, Công ty Thủy điện Sông Tranh (thuộc Ban quản lý dự án Thủy điện 3 - chủ đầu tư của Thủy điện Sông Tranh 2) mở 6 lớp tập huấn về động đất và các phương án phòng tránh giảm nhẹ thiên tai cho lãnh đạo huyện Bắc Trà My, các phòng, ban của huyện và cán bộ chủ chốt các xã, bí thư chi bộ thôn, trưởng thôn, hiệu trưởng các trường học nằm trong vùng bị ảnh hưởng trực tiếp của động đất (gồm Trà Giác, Trà Đốc, Trà Bui, Trà Tân và thị trấn Trà My của huyện Bắc Trà My).

Trước khi tham dự tập huấn, các học viên được đưa đi tham quan thực tế toàn bộ công trình Thủy điện Sông Tranh 2, như nhà máy, đập chính và đường hầm thân đập vốn lâu nay bị “cấm cung” nghiêm ngặt.

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Sau khi tham quan thực tế bên trong đường hầm, ông Hồ Văn Tiến – Chủ tịch xã Trà Bui băn khoăn: Lòng hồ đang ở mực nước chết nhưng nước vẫn thấm, toàn bộ bê tông ở phần dưới tương đương với mực nước lòng hồ đều ẩm ướt, nước vẫn thấm nhiều và chảy. Công tác xử lý bên trong chỉ là thu chụp nước chảy dồn theo đường ống đưa xuống đáy cho dễ nhìn chứ chưa triệt để. Nếu nước tích lên cao tình trạng thấm sẽ lớn. Tôi thật sự chưa an tâm và tin tưởng là kết quả chống thấm đạt tốt. Nhiều lãnh đạo các ban ngành của huyện Bắc Trà My cũng có chung quan điểm này.

Sáng 3/10, toàn bộ van chắn nước của 6 cửa xả tràn Thủy điện Sông Tranh 2 được đẩy lên. Theo ông Trần Văn Hải - Trưởng ban quản lý dự án Thủy điện 3 - cơn bão số 7 đang diễn biến phức tạp có thể gây mưa lớn, nhất là về ban đêm nên đơn vị đã chủ động mở hết các cửa xả, để nước tự tràn qua khi trường hợp nước lũ vượt ngưỡng cao trình 161m. (Nông Thôn Ngày Nay 4/10) Về đầu trang

Sông Tranh: “Không động đất vẫn có nguy cơ trôi đập”Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phan Văn Quýnh, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định ngay cả khi không động đất, đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn có nguy cơ trôi. Chuyên gia về địa chất này cũng đề xuất hướng xử lý để không phải phá đập mà vẫn giữ được an toàn cho dân.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Quýnh nói: Thời gian qua chúng ta chú ý vào động đất, khe nhiệt ở Sông Tranh 2 nhưng cái yếu của thủy điện này là nền móng. Bởi tại sao khe nhiệt lại rộng ra, gây rò nước? Tôi cho rằng chính nền của đập bằng đá granit đã bị tác động, biến dạng, giãn ra. Tức là nền đập đã có vấn đề.

Đập thủy điện Sông Tranh 2 nằm ngay trên một đứt gãy nhỏ và tôi cho rằng đứt gãy đó đang hoạt động. Ta còn phát hiện nước khoáng nóng ở khu vực đó thì không thể nói nó không hoạt động được. Ai cũng biết về nguyên tắc là không nên xây đập ở khu vực có đứt gãy đang hoạt động, bởi nó chỉ cần dịch chuyển vài milimet đã tạo nên nứt đập. Còn khả năng gây động đất kiến tạo thì mức 6,1 độ Richter không phải không có khả năng. “Bởi nếu tôi tính theo đứt gãy khác thì khả năng động đất còn có thể lên đến 7 độ Richter. Nhưng do đới đó đã nằm im nên không ai tính nữa. Song cũng không nên nói động đất cực đại chỉ 5,5 độ Richter, bởi khẳng định điều này là không có cơ sở khoa học” – ông Quýnh cho biết.

18

Page 19: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Đứt gãy tại Sông Tranh 2 trước mắt không tạo nên nguy hiểm bằng việc xây đập trên nền đá granit. Đá granit đúng là rất cứng, nhưng tiếp xúc với nước sẽ tạo thành cao lanh, mà cao lanh thì trắng, mềm, trơn. Chỉ cần một mùa, các tảng granit có thể thành các cục nhỏ, nát ra. Thực tế hiện trường, trượt lở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 rất nhiều, thung lũng khu vực rất to chứng tỏ đá đã bị phá hủy rất mạnh.

Ông nói thêm, khi họp Hội đồng nghiệm thu nhà nước, nhiều người cứ nói đập không thể nứt, rồi động đất chỉ có thể lên 5,5 độ Richter. Ông cho rằng, đó là tập trung cãi ở chỗ không thật quan trọng. Bởi nếu xây đập trên nền granit, không cần động đất vẫn có khả năng nền móng bị yếu dẫn đến trôi đập.

Ông cho biết thêm, trên Sông Tranh 2 đang có Sông Tranh 1 và dưới còn có Sông Tranh 3 đang xây. Vì vậy, cần tính toán cơ chế vận hành hồ chứa thật hợp lý Sông Tranh 1 và 3 có thể “gánh” cho Sông Tranh 2. Đặc biệt, Sông Tranh 3 đang xây, cần tính xem có thể gia cố thân đập cũng như chiều cao để có thể chịu được, ngăn nước xuống hạ du ngay cả khi đập Sông Tranh 2 trôi.

Lâu dài, ông cho rằng cần tính lại việc xây đập thủy điện trên nền đá granit, bởi thủy điện Lai Châu cũng được xây trên nền đá này. Không cẩn thận, nó sẽ lặp lại đúng câu chuyện của Sông Tranh 2. (Tuổi Trẻ 5/10, tr5) Về đầu trang

Giúp dân trên 3,6 tỷ đồng giúp người dân Bắc Trà My4/10, UBND tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí để thực hiện việc di dời bảy hộ dân ở thôn 1 và thôn 6, xã Trà Bui bị ảnh hưởng do nước lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 dâng cao (trong đó một hộ diện vùng sạt lở) đến nơi ở mới an toàn.

Tỉnh cũng hỗ trợ chi phí khai hoang đất sản xuất cho dân (khoản hỗ trợ này được tính theo diện tích đất sản xuất của dân bị mất khi đến nơi tái định cư). Tổng kinh phí hỗ trợ lần này trên 3,6 tỉ đồng. (Tuổi Trẻ 5/10, tr5) Về đầu trang

19

Page 20: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Dân hạ lưu: Khô héo, bầm dập vì thủy điệnSuốt hơn 3 năm qua, đến hẹn lại lên, vào mùa mưa, dân sống dọc theo vùng hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn lại đối mặt với vấn nạn lũ chồng lũ. Còn mùa khô lại đối mặt với hạn hán đến khô héo.

Ông Nguyễn Minh Tuấn, Thường trực Ban Phòng chống lụt bão tỉnh cho biết: Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, hầu hết, các dự án thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đều nêu đến lợi ích của công trình trong việc điều tiết dòng chảy. Đó là: cắt lũ, giảm lũ hoặc làm chậm lũ vào mùa mùa mưa, bổ sung dòng chảy trên sông vào mùa nắng, nhằm phục vụ các yêu cầu sản xuất cho nông nghiệp, công nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân vùng hạ du Quảng Nam và Đà Nẵng.

“Thế nhưng sự thật không phải lúc nào cũng như mong muốn. Mùa mưa bão những năm gần đây chỉ thấy lũ chồng lũ khi thủy điện xả nước”, ông Tuấn nói.

Thực tế cho thấy, các chủ đầu tư dự án luôn ưu tiên việc phát điện là chính mà ít quan tâm đến điều tiết dòng chảy lũ, hạn chế ngập lụt vùng hạ du, từ đó đã dẫn đến thiết kế các hồ thuỷ điện có dung tích phòng lũ rất nhỏ như đã phản ánh.

Do mục tiêu của các hồ thủy điện hiện nay là lấy hiệu quả phát điện làm chính, hầu như hoàn toàn không quan tâm đến việc cắt lũ, giảm lũ và chậm lũ cho hạ du. "Tính “đa mục tiêu” của công trình không được thực hiện đảm bảo như báo cáo đánh giá tác động môi trường đề ra ban đầu", ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định.

Tại cuộc họp với lãnh đạo các chủ hồ chứa thủy điện chiều 1/10, Chủ tịch tỉnh Lê Phước Thanh đã bày tỏ lo ngại, nhà máy thủy điện bán điện được bao nhiêu tiền cũng không bằng tổng thiệt hại mà bà con vùng hạ du phải gánh chịu một khi việc vận hành xả lũ bất hợp lý.

Chính vì thế, ông Thanh nhấn mạnh, nếu không bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, Quảng Nam sẽ kiến nghị Chính phủ không cho tích nước phát điện.

20

Page 21: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Được biết, theo tính toán, hầu hết các hồ thủy điện bậc thang đầu nguồn Vu Gia - Thu Bồn có lưu lượng xả nước phát điện lớn hơn dòng chảy kiệt của lưu vực. Đây là điều hết sức thuận lợi, sẽ bổ sung lượng nước đáng kể phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân vùng hạ du. Tuy nhiên, trên thực tế, từ khi có thủy điện thì hạ lưu cũng đối mặt nhiều hơn với nguy cơ khô hạn và xâm nhập mặn.

Ông Tuấn dẫn chứng, qua theo dõi vào mùa nắng tháng 7/2008, công trình thủy điện A Vương tích nước để chuẩn bị phát điện, đã gây một đợt hạn hán thiếu nước tại một số địa phương của Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Đến tháng 7/2009, công trình thủy điện A Vương lại đóng nước để sửa chữa bảo dưỡng thiết bị phục vụ cho nghiệm thu công trình đã làm cho lưu lượng và mực nước tại đập dâng An Trạch thiếu hụt đột ngột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An và thành phố Đà Nẵng, khiến khoảng hơn 5.000 ha lúa Hè Thu bị thiếu nước.

Tháng 3 /2010, Nhà máy thuỷ điện A Vương và Sông Côn 2 chỉ xả nước phát điện vào giờ cao điểm (7giờ sáng đến 23 giờ đêm) và ngừng xả nước phát điện từ 23 giờ đếm đến 7 giờ sáng hôm sau. Điều này đã dẫn đến mực nước trên sông Vu Gia mất ổn định, có nhiều lúc xuống quá thấp, thiếu nước nghiêm trọng.

Ngay nhà máy thuỷ điện ĐakMi 4 khi phát điện đã chuyển nước từ lưu vực sông Vu Gia với diện tích trên 1.100 km2 sang sông Thu Bồn. Việc này gây tranh cãi giữa địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam với Bộ Công Thương.

Ngay sau đó, Bộ Công Thương đã cho mở cống xả đáy qua đập chính với lưu lượng khoảng 8,5 m3/giây. Tuy nhiên, các thành viên tổ thẩm định của thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam không chấp nhận và đề nghị phải mở cống xả có lưu lượng khoảng 40m3/giây mới đảm bảo yêu cầu cấp nước cho vùng hạ du trong mùa kiệt. Song, yêu cầu trên không được đáp ứng.

21

Page 22: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Vì vậy người dân vùng hạ lưu Quảng Nam và Đà Nẵng vào mỗi mùa nắng nóng đều kêu trời vì thủy điện gây thiếu nước. (Vietnamnet 5/10) Về đầu trang

Đúng là trăm sự nhờ dân!Cứ theo suy nghĩ thông thường thì các cơ quan công quyền được sinh ra để bảo vệ cuộc sống yên lành của người dân. Nhưng không hiểu sao, dạo này ngày càng nhiều vụ việc bức xúc của người dân đều tự họ đứng ra giải quyết trước khi có sự tham gia của chính quyền.

Tuần vừa rồi, hàng ngàn người dân xã Điện Nam Đông đã hai lần lập rào chắn phong tỏa lối vào nhà máy thép Việt Pháp (huyện Điện Bàn, Quảng Nam)để phản đối việc xả khói bụi và tiếng ồn. Tình trạng gây ô nhiễm này đã xảy ra từ lâu nhưng các cơ quan có trách nhiệm lại làm không hết trách nhiệm, khiến người dân phải “nổi giận”.

Chuyện khác, cách đây ít lâu, hàng trăm hộ dân ở các phường Nại Hiên Đông, Thọ Quang và Mân Thái (TP Đà Nẵng) cũng đã bao vây nhà máy xử lý nước thải ở Khu công nghiệp -dịch vụ thủy sản Thọ Quang. Đây là lần thứ 3 trong một năm, nhà máy này bị người dân bao vây vì gây ô nhiễm.

Điều lạ ở chỗ trong vụ việc này, ông Giám đốc Sở TN&MT lại giải thích “giúp” cho đương sự rằng vừa qua, nhà máy bị mất điện nên khi các đơn vị ở Khu công nghiệp Thọ Quang xả thải vào bể chứa, quá trình xử lý bằng công nghệ sinh học không phát huy tác dụng. Vi sinh bị chết phải mất vài ngày tái tạo mới hoạt động trở lại nên ô nhiễm kéo dài. Trong khi trước đó, TP Đà Nẵng đã yêu cầu Công ty trang bị máy phát điện, đảm bảo bể chứa vận hành liên tục nhưng đến nay vẫn chưa chấp hành.

Chợt nhớ lại chuyện cả một thời gian dài, mùi hôi thối nồng nặc từ Công ty CP Tom Boy Khu công nghiệp Tân Tạo (TP.HCM) chuyên sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản gây ra. Dân kêu hoài mà không hiểu sao sự việc vẫn không được khắc phục.

Lần này nguyên nhân lại do “lỗ thủng” trong quy định của pháp luật. Hết thanh tra môi trường đến cảnh sát môi trường đến kiểm tra, đo đạc, lấy mẫu nước tại đây về kiểm định thì cho thấy các chỉ tiêu môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép. Cuối cùng, sự việc được kết luận là do quy định

22

Page 23: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

hiện nay chưa rõ ràng: Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 117 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đều đề cập mùi hôi nhưng chỉ định tính “mùi hôi khó chịu” mà không định lượng như thế nào là khó chịu, vì thế không có cơ sở để xử lý.

Qua những vụ việc trên, cho dù nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng dễ dàng nhận thấy rằng các cơ quan có trách nhiệm của chúng ta đã làm không hết trách nhiệm, khiến người dân đáng lẽ đã đóng thuế để nuôi bộ máy bảo vệ sự yên bình trong cuộc sống thì lại càng vất vả hơn. (Xây Dựng 4/10, tr1+2) Về đầu trang

Sai sót trong đánh giá tác động tại Sông Tranh 2: Hết biết luôn!Động đất ở khu vực này đang đe dọa an nguy của đập thủy điện Sông Tranh 2. Chính phủ , địa phương, các nhà khoa học và bộ đội đã xắn tay áo vào cuộc . Duy chỉ có thái độ của EVN là có vẻ vẫn lảng tránh trách nhiệm.Thậm chí các ông này còn dám xưng xưng nói là dân phải hy sinh, đập chịu được động đất cấp 9.

Chợt nhớ đến một nội dung quan trọng của dự án là báo cáo đánh giá tác động môi trường ở thủy điện Sông Tranh 2 được thực hiện ấu tả, vô trách nhiệm và đã lộ rõ báo cáo có dấu hiệu sao chép. Sau hàng loạt trận động đất xảy ra tại huyện Bắc Trà My, bản báo cáo này đã bị các nhà khoa học, các chuyện gia lên án vì đã đánh giá “Không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước và không gây rủi ro môi trường”.

Hóa ra báo cáo này dựa vào công trình “Phân tích các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường và rất giống với báo cáo tác động môi trường của thủy điện khác là A Vương 1 và Đakmi 4. Do tham khảo quá kỹ báo cáo “Phân tích các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường của các dự án thủy điện” năm 2002 của tác giả Lê Trần Chấn (Viện Địa lý) nên không thể đạt yêu cầu của một dự án lớn trị giá trên 5.000 tỉ đồng. Trả lời báo chí, tác giả Lê Trần Chấn, một nhà địa lý sinh vật, chuyên nghiên cứu về đa dạng sinh học, khẳng định ông không phải là một chuyên gia về động đất và ông cũng không biết đánh giá của mình được EVN đưa vào báo cáo. “Họ đã hợp pháp hóa tài liệu của hội thảo thành nghiên cứu

23

Page 24: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

khoa học về động đất kích thích tại thủy điện Sông Tranh 2. Thậm chí họ liều đến mức còn “bịa” rằng trong báo cáo phân tích... của tôi đánh giá về thủy điện Sông Tranh 2”. EVN còn lấy lại kết quả báo cáo đánh giá độ nguy hiểm động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 do Viện Vật lý Địa cầu khảo sát trong tháng 8-2005. Tuy nhiên PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu) cho biết: Trong năm 2003 và 2005, Viện Vật lý Địa cầu có báo cáo tiền khả thi độ nguy hiểm động đất đối với khu vực Sông Tranh 2. Trong các báo cáo này không đề cập gì đến động đất kích thích cũng như kiến tạo phát sinh mà chỉ nói độ rung động cực đại áp vào thân đập trong bối cảnh nghiên cứu tại thời điểm. Cháy nhà ra mặt chuột! Sai lầm trong báo cáo tác động môi trường của thủy điện Sông Tranh 2 là rất nguy hiểm bởi đã bỏ qua việc cảnh báo động đất kích thích do tích nước. Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ sẽ giao cho các cơ quan chức năng xem xét vì các cơ quan tư vấn hoạt động theo quy định pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những việc họ làm. (Công Lý 5/10, tr1+2) Về đầu trang

QUẢN LÝ

Chuyển phát Chứng minh nhân dân qua hệ thống Bưu điện Ngày 4/10, Công an và Bưu điện Quảng Nam chính thức thống nhất phối hợp thực hiện dịch vụ chuyển phát Chứng minh nhân dân (CMND) đến tận tay công dân khi có yêu cầu.

Dịch vụ chuyển phát nhanh CMND là dịch vụ đảm bảo được cung cấp trên cơ sở dịch vụ chuyển phát nhanh, có sử dụng dịch vụ cộng thêm phát tận tay và được ưu tiên trong quá trình chuyển phát nhằm đảm bảo chuyển phát CMND đến tận tay công dân an toàn và đúng thời gian cam kết.

Theo đó, cơ quan Công an huyện, thành phố giao CMND đã hoàn chỉnh, theo đúng ngày trả trong giấy hẹn cho Bưu điện. Bưu điện có trách nhiệm nhận giấy hẹn từ công dân, thay mặt công dân làm việc với cơ quan Công an và giao trả CMND cho công dân theo đúng quy định đã ký kết. Về hình thức giao nhận CMND, Bưu điện huyện, thành phố, khu vực sẽ thoả thuận

24

Page 25: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

với Công an huyện, thành phố thống nhất thời gian giao nhận số lượng CMND và tiền cước cho phù hợp theo yêu cầu của công dân.

Gói giá cước chuyển phát CMND nội tỉnh 15.000 đồng/CMND và liên tỉnh là 20.000 đồng/CMND. Trường hợp trong quá trình chuyển phát CMND bị mất, hỏng, Bưu điện có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an nơi cấp CMND và thông báo cho người dân biết để làm hồ sơ thủ tục cấp lại CMND, lệ phí cấp CMND và phí dịch vụ chuyển phát CMND sẽ do Bưu điện tỉnh chi trả.

Đây là dịch vụ công góp phần thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo sự tiện lợi cho người dân. Với dịch vụ này, người dân sẽ tiết kiệm được các chi phí đi lại trong quá trình làm CMND, lực lượng công an cũng thực hiện được mục tiêu cải cách thủ tục hành chính. (TTXVN 4/10; Quân Đội Nhân Dân 5/10, tr4; Tin Tức 5/10, tr4) Về đầu trang

Rút kinh nghiệm công tác tổ chức Kỳ họp thứ NămHĐND tỉnh vừa họp liên tịch rút kinh nghiệm công tác tổ chức Kỳ họp thứ Năm; chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ Sáu, HĐND tỉnh Khóa VIII.

Đối với các vấn đề cần rút kinh nghiệm của Kỳ họp thứ Năm, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND, các ngành cần gửi các báo cáo, đề án cho các cơ quan của HĐND sớm, thuận tiện cho công tác thẩm tra của các ban HĐND và gửi cho đại biểu HĐND đúng thời gian quy định.

Một số đề án UBND tỉnh trình chậm như cơ chế xây dựng huyện Điện Bàn trở thành thị xã vào năm 2015; sửa đổi, bổ sung một số loại phí, lệ phí; thời gian trình bày một số tờ trình, đề án tại kỳ họp chưa bảo đảm. Một số đề án mang tính tổng thể chưa lấy ý kiến rộng rãi của các ngành và các địa phương, nhiều giải pháp đưa ra chưa rõ ràng, cụ thể nên khi trình kỳ họp đã phát sinh nhiều ý kiến khác nhau…

Kỳ họp thứ Sáu, HĐND tỉnh Khóa VIII dự kiến tổ chức vào đầu tháng 12. Tại kỳ họp này, ngoài các nội dung như thường lệ, HĐND tỉnh sẽ xem xét, quyết định một số vấn đề về cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; điều chỉnh, bổ sung cơ chế phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi đất màu và kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2011-2015; quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công

25

Page 26: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo… (Đại Biểu Nhân Dân 3/10, tr3) Về đầu trang

Kiểm tra việc không tuyển công chức tốt nghiệp đại học tại chứcTheo Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Nguyễn Xuân Bình, thời gian qua Bộ đã nhận được phản ánh về việc 7 địa phương (có Quảng Nam) không tuyển dụng đầu vào công chức đối với người tốt nghiệp hệ đại học tại chức. Ông cho biết thông tin này tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ ngày 3/10.

Trước thông tin này, Bộ Nội vụ khẳng định, những quy định hiện hành về tuyển dụng cán bộ, công chức sẽ luôn được thực hiện thống nhất trong cả nước. Theo đó, các quy định hiện hành không cấm những người có bằng đại học tại chức được thi tuyển dụng đầu vào các cơ quan nhà nước. Luật Giáo dục cũng không phân biệt các loại hình đào tạo như chính quy, tại chức, công lập, ngoài công lập. Các văn bằng được công nhận giá trị như nhau thì những người học các hệ đào tạo đó cũng có cơ hội như nhau. Cơ quan, tổ chức tuyển dụng phải bảo đảm đúng nguyên tắc công bằng, khách quan.

Trả lời câu hỏi Bộ Nội vụ nhìn nhận hiện tượng này như thế nào, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, hiện nay Bộ đang cử các đoàn xuống các địa phương kiểm tra, nắm tình hình cụ thể. Sau khi có báo cáo chính thức về vấn đề này, Bộ sẽ có hướng xử lý trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành. (Người Lao Động 4/10, tr2) Về đầu trang

Phú Ninh: Bức xúc việc khai thác vàng gây ô nhiễm môi trườngChiều 3/10, tại xã Tam Lãnh, nơi có mỏ vàng Bồng Miêu nổi tiếng, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã có buổi tiếp xúc cử tri với cử tri các xã phía Nam của huyện.

Ông Trần Xuân Vinh, Tỉnh ủy viên, phó trưởng đoàn ĐBQH đã thông báo tình hình hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong thời gian qua. Tại đây cử tri cũng đã trình bày kiến nghị về nhiều lĩnh vực, trong đó việc khai thác vàng làm ô nhiễm môi trường.

Ông Huỳnh Ngọc Kim cho rằng: Vấn đề môi trường, trước đây Công Ty vàng Bồng Miêu đã từng gây ô nhiễm, hiện nay được biết tỉnh cho phép một công ty khác tiếp tục vào tận thu khoáng sản. Vấn đề này phải họp dân,

26

Page 27: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

lấy ý kiến người dân, không tự ý để đơn vị này đem hóa chất vào đây khai thác quặng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Ông Vũ Văn Phúc, thôn Trà Sung cho rằng: Việc khai thác vàng trái phép đã làm ô nhiễm dòng sông Bồng Miêu, ô nhiễm môi trường từ nhiều năm nay nhưng tại sao không có biện pháp ngăn chặn. Tình trạng khai thác quặng trái phép, khai thác bằng hóa chất trong một bộ phận dân chúng nếu không được chấn chỉnh sẽ ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống của người dân địa phương. Việc Công ty Vàng Bồng Miêu cho công nhân người địa phương nghỉ đã gây khó khăn cho đời sống những người lao động nghèo. Đề nghị Quốc hội phải có tiếng nói để đảm bảo quyền lợi người lao động tại địa phương.

Cử tri cũng lo ngại về tình hình vi phạm trật tự an ninh ngày càng tăng, tình hình động đất tại thủy điện Sông Tranh 2 khiến dân tình lo lắng,… Quốc hội phải tham gia giải quyết các vấn đề để an dân.

Cử tri Nguyễn Xuân Dục cho rằng: Chế độ chính sách đối với những người đã tham gia cách mạng nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để. Chế độ về chất dộc da cam, hiện nay có dư luận tiêu cực trong việc xét để được hưởng chế độ này, Quốc hội phải có sự giám sát chặt chẽ để đem lại sự công bằng. Là xã miền núi còn nhiều khó khăn, Nhà nước cần tăng cường hơn nữa giúp dân phát triển kinh tế như gúp cho bà con nguồn giống, con vật nuôi và chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng.

Thay mặt đoàn ĐBQH, ông Trần Xuân Vinh đã giải trình một số kiến nghị của cử tri và ghi nhận những ý kiến chính đáng của cử tri và hứa sẽ chuyển tải đến các cơ quan chức năng và Quốc hội. (Đại Đoàn Kết 4/10, tr6) Về đầu trang

Bà Nguyễn Thị Tâm được bổ nhiệm làm Giám đốc SCIC miền TrungNgày 4/10, tại Đà Nẵng, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) - Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp đồng thời công bố Quyết định thành lập Chi nhánh SCIC tại miền Trung.

Theo đó, SCIC đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tâm - Phó giám đốc Sở Tài chính Quảng Nam làm Giám đốc Chi nhánh.

27

Page 28: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Chi nhánh này có trụ sở đặt tại Đà Nẵng, phạm vi hoạt động gồm 16 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung từ Quảng Bình đến Ninh Thuận. Việc thành lập chi nhánh SCIC miền Trung nhằm quản lý sâu sát hơn vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, triển khai các hoạt động đầu tư, kinh doanh vốn trên địa bàn và tăng cường quan hệ phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp và Tổng công ty SCIC. (Nhân Dân Điện Tử 4/10; Tiền Phong 4/10, trI; Sài Gòn Giải Phóng 5/10, tr2; Thời Báo Ngân Hàng 5/10, tr15) Về đầu trang

Hội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội AnSáng 4/10, tại thành phố Hội An, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng với sự tham gia của 16 Sở TT&TT khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Hội nghị lần này nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Bộ TT&TT và các Sở TT&TT về việc xây dựng, triển khai các quy định áp dụng tiêu chuẩn, quản lý chất lượng viễn thông; đánh giá tình hình triển khai các quy định áp dụng tiêu chuẩn CNTT trong cơ quan Nhà nước.

Những vấn đề trọng tâm được các đại biểu tập trung thảo luận là: Nâng cao công tác tiêu chuẩn hóa, ban hành kịp thời các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ công tác quản lý; Tăng cường hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ viễn thông; Công tác kiểm định thiết bị viễn thông tại các địa phương; Thảo luận về những giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý trong lĩnh vực này; Xác định nội dung, quy trình phối hợp về quản lý giữa các đơn vị thuộc Bộ và các Sở TT&TT. (ICTNews 4/10; Quân Đội Nhân Dân Online 4/10) Về đầu trang

GIAO THÔNG

Tây Giang: Nhiều gương cầu lồi mất tác dụng Mục “Nhặt sạn trên đường” báo Bạn Đường phản ánh: Tuyến đường từ Azich – Lăng qua các xã Bhalêê, Atiêng và Lăng, huyện Tây Giang, có nhiều gương cầu lồi bị mờ, vỡ, không còn tác dụng. (Bạn Đường 4/10, tr6) Về đầu trang

28

Page 29: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn qua Quảng Nam Bộ GTVT vừa công bố danh mục các dự án đầu tư trên Quốc lộ 1 đoạn Hà Tĩnh – Cần Thơ theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

Theo đó, có 3 dự án tăng cường mặt đường là đoạn qua Quảng Nam, Phan Thiết – Bình Thuận và Đồng Nai – Biên Hòa. (Giao Thông Vận Tải 5/10, tr2; Sài Gòn Giải Phóng 5/10, tr1) Về đầu trang

KIỂM LÂM

Phát hiện 3.144 vụ vi phạm lâm luậtTừ tháng 6/2010 - 8/2012, ngành chức năng và lực lượng kiểm lâm tỉnh đã phát hiện và lập biên bản 3.144 vụ vi phạm lâm luật.

Cơ quan chức năng đã khởi tố, chuyển hồ sơ vi phạm để điều tra truy tố 20 vụ; thu giữ 2.607m3 gỗ tròn; 3.051m3 gỗ xẻ; 16 ô tô; 25 cưa máy; 131 xe máy; 1.543kg động vật rừng… Đồng thời, thu nộp Ngân sách Nhà nước 32 tỷ đồng.

Đến nay, tình trạng vận chuyển gỗ bằng xe mô tô trên các tuyến đường 14A, 14B (huyện Nam Giang và Đại Lộc) từng bước được ngăn chặn và hạn chế; tình trạng chặt phá, khai thác gỗ trái phép ở các khu rừng đầu nguồn của các công trình thuỷ điện đã được kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời; các phương tiện ghe, thuyền không còn hoạt động ngang nhiên trong các lòng hồ thủy điện.

Đồng thời, bước đầu đã giao khoán 2.520ha diện tích rừng cho 111 hộ tại 2 thôn (A Bông và A Sờ) của xã Mà Cooih, huyện Đông Giang thuộc lưu vực lòng hồ thuỷ điện A Vương với mức hỗ trợ nhận khoán là 274.000 đồng/ha/tháng. (Thanh Tra 6/10, tr10) Về đầu trang

NÔNG NGHIỆP

Hỗ trợ phát triển chăn nuôi hàng hóa, an toàn dịch bệnhĐề án “Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn Quảng Nam giai đoạn 2012-2015” trình tại kỳ họp

29

Page 30: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

thứ 5, HĐND tỉnh khóa VIII nếu được thông qua sẽ là “cú hích mạnh” cho ngành chăn nuôi.

Trong đề án này, ngành nông nghiệp đã xây dựng một số cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nâng cao chất lượng giống bò và heo.

Về hỗ trợ cải tạo chất lượng đàn bò, ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí mua mới bình chứa ni-tơ để bảo quản tinh, thay thế các bình cũ đã hư hỏng. Đào tạo và đào tạo lại các dẫn tinh viên, bố trí một lần 500 triệu đồng để mua tinh bò đông lạnh (các giống thuộc nhóm Zêbu, chuyên thịt), dụng cụ phối giống.

Đối với các xã ở vùng sâu, miền núi không có điều kiện phối giống bò bằng thụ tinh nhân tạo thì Nhà nước hỗ trợ bò đực giống lai Zêbu để phối giống trực tiếp. Mỗi hộ, nhóm hộ có đàn bò cái sinh sản từ 30 con trở lên được hỗ trợ 50% giá trị 1 bò đực giống lai Zêbu, ưu tiên cho hộ có số lượng bò cái nhiều nhất và đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng được nhận nuôi bò đực giống để phục vụ phối giống cho đàn bò cái của mình và đàn bò cái trong nhóm hộ...

Để phát triển mạng lưới giống heo phân bố rộng khắp, đảm bảo con giống có chất lượng cho chăn nuôi, ngân sách tỉnh hỗ trợ lần đầu 50% (đối với các xã đồng bằng) và 80% (đối với các xã miền núi) con giống heo ngoại cấp bố mẹ với số lượng 20 con nái ngoại hậu bị cho một chủ vật nuôi có đủ điều kiện chăn nuôi, như: mặt bằng, chuồng trại, thức ăn, xử lý chất thải.

Ngân sách tỉnh cũng hỗ trợ lần đầu 80% heo nái hậu bị giống Móng Cái, giống heo địa phương miền núi với số lượng 10 con cho một chủ vật nuôi ở các xã vùng cao có kinh nghiệm chăn nuôi và cam kết thực hiện tiêm phòng. Ngoài ra còn hỗ trợ cho chủ cơ sở chăn nuôi heo đực giống đủ điều kiện khai thác tinh lỏng phục vụ truyền giống nhân tạo với mức 1 triệu đồng/1 heo đực giống ngoại/năm và 500 nghìn đồng/1 heo đực giống nội/năm...

Ngoài việc hỗ trợ cải tạo chất lượng con giống thì đề án này còn đưa ra một số cơ chế ưu đãi khác như hỗ trợ lãi suất vay để đầu tư phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, phát triển dịch vụ thú y trọn gói, hỗ trợ

30

Page 31: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

đối với chủ vật nuôi, ký hợp đồng và cam kết tham gia vào dịch vụ liên tục trong thời gian còn chăn nuôi...

Theo kế hoạch, từ năm 2012-2015 ngân sách tỉnh sẽ chi gần 25,2 tỷ đồng để thực hiện các khâu hỗ trợ. Phấn đấu đến năm 2015 đàn bò lai chiếm 45% tổng đàn (hiện nay 37,7%), phát triển thêm 32 trại heo giống ngoại bố mẹ, 60 tổ chức dịch vụ thú y trọn gói và nâng cấp, xây mới 21 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch đã phê duyệt. (Kinh Tế Việt Nam & Thế Giới 4/10, tr7) Về đầu trang

Đề xuất Thủ tướng cấp 15 nghìn lít hóa chất chống dịch tai xanhBộ NN&PTNT vừa đề xuất Thủ tướng cấp 15 nghìn lít hóa chất Benkocid dự trữ quốc gia cấp cho tỉnh Quảng Nam phòng, chống dịch tai xanh. (Nhân Dân 5/10) Về đầu trang

MÔI TRƯỜNG

Điều tra nguồn nước tại các làng ung thư" Tìm kiếm nguồn nước sinh hoạt đảm bảo chất lượng cho các khu dân cư đang được Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước thực hiện trên toàn quốc. Dự án sẽ tiến hành điều tra 37 "làng ung thư".

Được biết, năm 2011 đã điều tra 23 làng thuộc 10 tỉnh, thành phố là Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam. Kết quả cho thấy, các vùng điều tra đều sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Về khả năng cấp nuớc sạch cho của bà con trong các vùng chỉ có Tiên An (Quảng Nam) là khó khăn do không có nguồn nước triển vọng. Các vùng khác đã có công trình cấp nước tập trung của các nhà máy nước do địa phương xây dựng nên việc tìm kiếm nguồn nước không cấp thiết. (Tài Nguyên & Môi Trường 4/10, tr6) Về đầu trang

PHÁP LUẬT

Tuyên bố phá sản với Cty mía đường Quảng Nam: Nhiều vướng mắcVụ phá sản Công ty mía đường Quảng Nam được TAND tỉnh thụ lý mở thủ tục phá sản từ tháng 5/2006, nhưng đến nay Tòa án tỉnh vẫn chưa thể ra

31

Page 32: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản đối với Công ty này.

Nguyên do là còn một số vướng mắc, bất cập trong thực hiện những quy định của Luật. Ông Huỳnh Danh – Tổ trưởng Tổ thẩm phán phụ trách phá sản Công ty mía đường Quảng Nam cho biết, vụ án phá sản này đã được giải quyết nhưng mới chỉ dừng lại ở việc thanh lý tài sản và chi trả một phần các khoản nợ vay có bảo đảm tài sản.

Ông Danh cho biết thêm, khúc mắc chính còn lại là việc thu nợ gặp nhiều khó khăn do Công ty đầu tư cho người trồng mía trên địa bàn Quảng Nam và các tỉnh khác. Số nợ lớn và người mắc nợ có địa chỉ ở nhiều nơi. Mặt khác, trước đây Công ty có đầu tư cho các Hợp tác xã nhưng đến nay các Hợp tác xã đã không còn hoạt động… Chính vì cái khó đó mà việc xử lý hầu như rơi vào tình trạng “dẫm chân tại chỗ”.

Về phía chủ nợ của Công ty mía đường Quảng Nam, ông Đoàn Phúc – Phó Giám đốc ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Đà Nẵng cho biết, Công ty còn nợ chi nhánh gần 262 tỷ đồng. Vụ việc kéo dài càng lâu thì càng gây thiệt hại cho chi nhánh. (Thời Nay 4/10, tr8) Về đầu trang

GIÁO DỤC

Kiểm tra phổ cập giáo dục trung học cơ sởĐoàn kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục Trung học cơ sở năm 2012 do ông Lê Văn Chính - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT làm Trưởng Đoàn vừa được UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập và bắt đầu làm việc từ ngày 22/10.

Theo phân công của UBND tỉnh, Đoàn kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2012 có trách nhiệm kiểm tra tình hình thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại các huyện, thành phố trong toàn tỉnh, lập biên bản, báo cáo kết quả và tham mưu UBND tỉnh quyết định công nhận đơn vị huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. (Thanh Tra 4/10, tr3) Về đầu trang

32

Page 33: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Thi tuyển hiệu trưởng mầm non – đột phá trong tuyển chọn cán bộLần đầu tiên trong cả tỉnh, thành phố Tam Kỳ thí điểm việc thi tuyển chức danh hiệu trưởng trường mầm non. Đây được coi là bước đột phá trong tuyển chọn cán bộ quản lý trường học của Tam Kỳ.

Điều kiện đặt ra đối với người thi tuyển là tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên; tin học, tiếng Anh trình độ A trở lên. Đối với đối tượng là phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn yêu cầu có ít nhất 5 năm công tác liên tục tại các trường mẫu giáo, mầm non công lập, đạt chuẩn hiệu trưởng mầm non, đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên; chuyên viên phòng GDĐT phải có thời gian công tác ít nhất là 3 năm và nằm trong quy hoạch dự nguồn chức danh lãnh đạo tại đơn vị. Tuổi đời người dự tuyển không quá 40 và là đảng viên. (Giáo Dục & Thời Đại 4/10, tr3) Về đầu trang

Tuyển sinh Đại học, cao đẳng 2012: Nhiều ngành học phải đóng cửaMặc dù thời gian xét tuyển nguyện vọng bổ sung vẫn còn nhưng nhiều trường đã thông báo tạm dừng tuyển sinh nhiều ngành.

Trường Đại học Quảng Nam đã thông báo xét tuyển bổ sung ba đợt, hạ điểm chuẩn nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 hàng loạt ngành học ở cả hai bậc Đại học và cao đẳng. Thế nhưng trường này vẫn buộc phải tạm dừng tuyển sinh ngành cao đẳng sư phạm mỹ thuật do lượng thí sinh trúng tuyển quá ít, không đủ để mở lớp.

Đại học Quảng Nam không phải là trường hợp cá biệt. Tại Trường Đại học Phan Châu Trinh (Quảng Nam), theo ông Hoàng Trung Hưng - trưởng phòng tuyển sinh nhà trường, đến nay chỉ có vài chục tân sinh viên đến trường làm thủ tục nhập học. Trong khi năm 2012 trường tuyển sinh tám ngành bậc Đại học chính quy với 500 chỉ tiêu và bốn ngành bậc CĐ với 300 chỉ tiêu.

“Với tình hình này, nhà trường đang tính đến việc gom các ngành lại, chỉ đào tạo bốn ngành kế toán, tài chính ngân hàng, ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Trung” - ông Hưng cho biết. (Tuổi Trẻ 5/10, tr13) Về đầu trang

33

Page 34: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Điện Bàn: Phụ huynh vẫn khổ vì tiền trườngMặc dù nằm ở tuyến xã, đa số người dân sống bằng nghề nông hoặc làm công nhân, nhưng không ít trường của huyện Điện Bàn lại thu những khoản hết sức vô lý ngoài quy định chung của Bộ GD&ĐT.

Phụ huynh của học sinh đang theo học tại Trường THCS Dũng Sĩ Điện Ngọc nhận được thông báo thu những khoản ngoài học phí. Tất cả 16 khoản thu, gồm: hợp đồng bảo vệ, bảo trì máy tính, tu sửa điện nước, sửa chữa cơ sở vật chất... tổng cộng khoảng 700.000 đồng. So với vùng quê Điện Ngọc, đây là khoản tiền không nhỏ bởi ngay đầu năm học, họ đã có trăm mối lo: tiền sách, tiền vở, tiền đồng phục, tiền học phí...

Trường mẫu giáo Điện Ngọc cũng thu tiền phụ huynh với 17 khoản ngoài học phí. Trong bản kê gửi phụ huynh, số tiền 800.000 đồng/HS sẽ được dùng để trả tiền điện, tiền lương cấp dưỡng, tiền phụ phí... "Những khoản thu mà tui nghe cũng không hiểu là chi tiêu vô cái chi? Phụ phí là phụ phí gì? Hỏi cô giáo cũng không biết”, anh H.V.Ng - một phụ huynh cho con theo học tại trường này cho biết.

Trong số 484 học sinh đang theo học tại trường mẫu giáo này, có đến 1/3 phụ huynh là công nhân đang làm việc trong Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc nên thu nhập rất eo hẹp, vì vậy khoản tiền 800.000 đồng đóng ngoài tiền học phí đủ khiến họ âu lo.

Khi trao đổi, hiệu trưởng cả 2 trường trên đều cho rằng tất cả những khoản thu đều do phụ huynh tự nguyện thu, thủ quỹ nhà trường chỉ... giữ hộ và chi khi phụ huynh quyết. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Sáu - Phó chủ tịch UBND xã Điện Ngọc cho biết: “Nhiều khoản thu vận động phụ huynh là sai với quy định nhưng nếu không có những khoản thu này thì trường không đủ chi, nên xã đồng ý. Và những khoản thu trên là hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc đối với phụ huynh”. Nhưng trên thực tế, khi nhận thông báo về các khoản thu bằng giấy trắng mực đen, phụ huynh khó mà từ chối. (Thanh Niên 5/10, tr8) Về đầu trang

34

Page 35: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

VĂN HÓA

Phú Ninh: Tu bổ di tích Khu kháng chiến Hạ Lào Dự án tổng thể tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Khu kháng chiến Hạ Lào và Phòng Biên chính miền Nam Trung bộ vừa được UBND tỉnh trình Bộ VH-TT&DL; Cục Di sản văn hóa đề nghị đưa vào danh mục dự án được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.

Các hạng mục đầu tư thuộc dự án gồm: Khu đón tiếp với diện tích 3.270m2 (gồm nhà ban quản lý di tích, đón tiếp); nhà dịch vụ, bán đồ lưu niệm; lầu vọng cảnh, nghỉ chân và hạng mục phụ trợ; cụm nhà cổ truyền, nhà di tích gốc với diện tích 6.900m2; cụm biểu tượng và tượng đài.

Dự án được thực hiện trên diện tích khoảng 5ha, tại khối phố Thạnh Đức, thị trấn Phú Thịnh và được giao cho UBND huyện Phú Ninh quản lý thực hiện dự án. (Đại Biểu Nhân Dân 4/10, tr4) Về đầu trang

Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Quảng Nam xuất sắc nhất Kết thúc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ 17 năm 2012 tại tỉnh Kon Tum, Quảng Nam đã rất xuất sắc khi giành về được 3 giải cao nhất.

Cụ thể, 1 Huy chương Vàng được trao cho tác phẩm "Thành phố ngày mưa" tác giả Thái Bích Thuận; 2 Huy chương Bạc được trao cho các tác phẩm "Phố mùa rêu" tác giả Thái Bích Thuận và "Cánh diều tuổi thơ" tác giả Đặng Đức Kế. Cả ba tác giả này đều ở Quảng Nam.

Được biết, Liên hoan lần này đã có 1.425 tác phẩm của 219 tác giả thuộc 10 tỉnh, thành khu vực tham dự. (Website Đảng Cộng Sản 4/10; Nhân Dân 4/10, tr5) Về đầu trang

DU LỊCH

“Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan”Từ 30/9 - 01/10, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Quảng Nam đã phối hợp với đoàn làm phim thuộc Đài truyền hình TPHCM (HTV) thực hiện chuyến khảo sát, ghi hình phục vụ sản xuất chương trình “Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan” - “Martin Yan - Taste of Viet Nam”.

35

Page 36: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

Đây là chương trình truyền hình thực tế lần đầu tiên tại Việt Nam với ý tưởng thông qua ẩm thực để giới thiệu du lịch và qua du lịch để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Chương trình sẽ được phát sóng qua các kênh phát sóng tại Việt Nam và hai kênh ẩm thực lớn: Asian Food Channel và hệ thống PSB của Mỹ. Chương trình với sự xuất hiện đầu bếp trứ danh Martin Yan sẽ đóng vai trò là người dẫn chương trình đồng thời là nhân vật chính trong cuộc hành trình trải khắp ba miền đất nước Việt Nam - “If Yan can cook, I can cook”.

Đoàn đã thực hiện khảo sát các cảnh quay: Hội quán Phúc Kiến, chùa Cầu, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Quân Thắng, hoạt động hô hát bài chòi, bịt mắt đập niêu, hát dân ca, chợ đêm, làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, các cơ sở làm đèn lồng, tiệm may áo dài truyền thống, tham gia tour làm ngư dân đánh bắt cá và tìm hiểu, ghi hình một số món ăn đặc sản Quảng Nam.

Chương trình “Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan” thực hiện tại Quảng Nam là cơ hội tốt góp phần quảng bá du lịch Quảng Nam ra khắp thế giới. (Theo Web Du Lịch 4/10) Về đầu trang

DOANH NGHIỆP

Điện lực Quảng Nam: Đổi mới công tác thông tin dịch vụNhững năm qua, Công ty Điện lực Quảng Nam đã rất nỗ lực bảo đảm cung ứng điện đáp ứng nhu cầu của địa phương. Vấn đề quan hệ, giao tiếp khách hàng theo luật định đã từng bước được cải thiện.

Được biết, Công ty đã triển khai chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và điện nông thôn giai đoạn 2012-2015. Chương trình nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng sử dụng điện, xây dựng hình ảnh một Công ty điện lực thân thiện. (Báo Công Thương 5/10, tr12) Về đầu trang

36

Page 37: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

XÃ HỘI

Phát hiện một vật dụng đo khí tượng thủy văn tại Đông GiangChiều 4/10 ông Nguyễn Bằng - Bí thư Huyện ủy Đông Giang cho biết, có nghe công an xác nhận một vật thể lạ xuất hiện tại xã Ba, và hoài nghi đó là vật dụng đo khí tượng thủy văn.

Chiều 3/10 trong lúc đang làm rẫy, anh Nguyễn Văn Xuân (trú xã Ba) đã phát hiện một vật thể lạ giống như một bong bóng màu trắng, hình bầu dục đường kính khoảng hơn 2m bay lơ lửng trên bầu trời. Sau một hồi bay lượn, vật thể lạ đó bất ngờ đáp xuống rẫy của anh Xuân và phát nổ. Vật thể này hình vuông, vẫn còn nguyên vẹn các thiết bị ghi chữ Trung Quốc, bên trong có chứa 3 viên pin và một ít chất lỏng. Vật thể có mang theo một thiết bị điện tử có cần ăngten.

Ông Nguyễn Đình Lượng - giám đốc Trung tâm mạng lưới Khí tượng thủy văn và môi trường (Trung tâm KTTV quốc gia) - cho biết đây có thể là thiết bị từ bóng thám không nghiên cứu thời tiết được thả từ Đà Nẵng. (Tuổi Trẻ Online 5/10) Về đầu trang

Mưu sinh ở đáy sông TranhKhông chỉ đối mặt với động đất liên miên, gây tâm trạng bất an, người dân khu vực Sông Tranh còn đang phải vật lộn mưu sinh với cuộc sống, khi mà vùng hạ lưu dòng sông trơ đáy, đất sản xuất không còn.

Sông cạn, cuộc sống mưu sinh của người dân gắn liền với con sông này đang đối mặt với nhiều khó khăn. Đa số các hộ nhường đất cho thủy điện Sông Tranh 2 là người dân tộc Ca Dong. Một người dân ở đây cho biết, lúc chưa có thủy điện, đồng bào ở đây sống yên ổn bằng nghề trồng lúa, ngô. Giờ thủy điện lấy hết đất, đồng bào chưa biết làm gì để sinh sống. “Nghe cán bộ thủy điện nói, đồng bào đến nơi ở mới tái định cư sẽ có mọi thứ, sống sướng hơn cũ, nhưng lên rồi mới biết, không phải vậy, khổ gấp trăm lần” – chị Hồ Thị Hiếu (39 tuổi) nói.

Theo ông Hồ Cao Quý – Bí thư Đảng ủy xã Trà Đốc, từ khi nhường đất cho thủy điện Sông Tranh 2, cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn, đồng bào đứng trước nguy cơ không có việc làm, không có đất trồng trọt, kế sinh nhai cũng không, người dân sẽ không tránh khỏi thiếu đói trong

37

Page 38: CÔNG TY TNHH VĨ AN chi/Ban tin han…  · Web viewHội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức tại Hội An 27. GIAO THÔNG 28. Tây Giang: Nhiều

thời gian tới. (Thời Nay 4/10, tr3; Khoa Học & Đời Sống 5/10, tr13) Về đầu trang

Tấm lòng người lái đò ở Duy XuyênVề thôn Phú Đông, xã Duy Trinh, ấn tượng đầu tiên đối với mọi người sẽ là hình ảnh người lái đò trên sông Thu Bồn. Ông tên là Trương Hố, năm nay 57 tuổi, nhưng đã có 25 năm làm nghề chèo đò.

Trong 25 năm gắn bó với nghề, đưa hàng vạn chuyến đò qua sông, nhưng chưa bao giờ ông Trương Hố để xảy ra sự cố nguy hiểm nào cho hành khách. Bởi ông luôn nghĩ rằng, tính mạng sức khỏe của người dân cũng như của mình. Với suy nghĩ đầy trách nhiệm ấy, ông luôn cẩn thận trong từng nhịp chèo, từng cách dìu đò theo con nước lũ.

Cẩn thận, chu đáo là vậy, nhưng ông chỉ thu vài ngàn đồng/người/lượt cho có cái tình mà thôi. Ai có tiền thì đưa, nếu có quên đem tiền thì coi như cho họ đi nhờ một đoạn... (Quân Đội Nhân Dân 5/10, tr6) Về đầu trang

TIN VẮN

Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế VNQickpost đã được triển khai tại bưu định Quảng Nam cùng 8 bưu điện các tỉnh, thành phố khác. (Bưu Điện Việt Nam 5/10, tr7) Về đầu trang./.

BTV Dương Chiều

38