33
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 25 tháng 12 năm 2014) I. Thời sự - Chính trị..............................2 1. Khắc phục những bất cập tại dự án tái định cư xã Hồng Thủy........................................... 2 2. Bộ GTVT và Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm soát tải trọng xe..........................3 3. Cải cách hành chính: Tập trung rà soát và nâng cao chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.....4 4. Ban Tổ chức Tỉnh ủy: Biểu dương các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức xây dựng Đảng....................................... 5 5. Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2014.........................6 6. HĐND thị xã Ba Đồn khóa XVIII triển khai nhiệm vụ năm 2015............................................ 7 II. Kinh tế......................................... 9 1. Xử lý dứt điểm tình trạng Khu công nghiệp chậm triển khai.......................................... 9 III. Văn hóa – Xã hội...............................9 1. Điện mừng các lãnh đạo Nhật Bản..................9 2. Thầy thuốc quân hàm xanh ở Làng Ho..............10 3. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ ................................................... 12 4. Quảng Bình: 1.000 người mù lòa được “trả lại” ánh sáng............................................... 14 5. Xưởng mộc từ thiện..............................14 6. Tiếng trống độc đáo của người Ma Coong..........15 IV. An ninh – Quốc phòng...........................16 1. “Tuyên chiến” với pháo lậu......................16 2. Lái xe xưng là "cán bộ ngành giao thông" bị buộc test nồng độ cồn................................... 17 1

CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewBộ GTVT và Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm soát tải trọng xe 3 3. Cải cách hành

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐIỂM BÁOTHÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 25 tháng 12 năm 2014)

I. Thời sự - Chính trị...........................................................................................21. Khắc phục những bất cập tại dự án tái định cư xã Hồng Thủy.........................22. Bộ GTVT và Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm soát tải trọng xe...........................................................................................................................33. Cải cách hành chính: Tập trung rà soát và nâng cao chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.........................................................................................44. Ban Tổ chức Tỉnh ủy: Biểu dương các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức xây dựng Đảng............................................................55. Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2014.......................................................................................................................66. HĐND thị xã Ba Đồn khóa XVIII triển khai nhiệm vụ năm 2015....................7II. Kinh tế.............................................................................................................91. Xử lý dứt điểm tình trạng Khu công nghiệp chậm triển khai............................9III. Văn hóa – Xã hội...........................................................................................91. Điện mừng các lãnh đạo Nhật Bản....................................................................92. Thầy thuốc quân hàm xanh ở Làng Ho...........................................................103. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ.............................................124. Quảng Bình: 1.000 người mù lòa được “trả lại” ánh sáng..............................145. Xưởng mộc từ thiện.........................................................................................146. Tiếng trống độc đáo của người Ma Coong......................................................15IV. An ninh – Quốc phòng................................................................................161. “Tuyên chiến” với pháo lậu.............................................................................162. Lái xe xưng là "cán bộ ngành giao thông" bị buộc test nồng độ cồn..............17V. Điểm tin đã đưa.............................................................................................18

I. Thời sự - Chính trị

1. Khắc phục những bất cập tại dự án tái định cư xã Hồng Thủy(Nhân Dân 25/12, tr8+5)

Trên chuyên mục "Bạn đọc", Báo Nhân Dân số ra ngày 24/11/2014 đăng bài Người dân tái định cư chưa an cư, phản ánh về những bất cập tại dự án tái định cư xã Hồng Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) như hạ tầng khu tái định cư đầu tư không đồng bộ, thường xuyên bị ngập lụt, chậm cấp "sổ đỏ", ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân tại đây. Sau khi báo đăng, UBND huyện Lệ Thủy vừa có Công văn số 1718/UBND-VP gửi Báo Nhân Dân, nội dung nêu rõ:

1

Dự án xây dựng hạ tầng định cư vùng ngập lụt xã Hồng Thủy được UBND huyện Lệ Thủy phê duyệt ngày 26-12-2008, với tổng mức đầu tư 1.469 triệu đồng, được đưa vào sử dụng từ ngày 28-5-2009. Nguyên nhân của tình trạng ngập lụt là do hệ thống cống ở khu tái định cư chỉ thoát nước trong khu vực dự án nhưng do phương thức canh tác của người dân ở vùng cát là đào kênh lấy nước, cho nên kênh lấy nước thấp hơn đáy cống. Phía đông vùng dự án có đê bao cát tự nhiên chống nước tràn vào dự án bị hỏng nhiều đoạn.

Tháng 12/2012, UBND huyện Lệ Thủy đã chỉ đạo ban quản lý các dự án huyện phối hợp với Trung tâm tư vấn thiết kế xây dựng Lệ Thủy và UBND xã Hồng Thủy tiến hành kiểm tra, đề xuất phương án xử lý.

Ngày 12/6/2013, UBND huyện phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình hỗ trợ cống thoát nước ở khu tái định cư xã Hồng Thủy, với tổng mức đầu tư 550 triệu đồng. Công trình đã đưa vào sử dụng từ ngày 25/12/2013 và đang phát huy hiệu quả.

Ðể khắc phục tình trạng chậm cấp "sổ đỏ" cho các hộ dân vùng dự án tái định cư xã Hồng Thủy, UBND huyện đã có công văn chỉ đạo UBND xã Hồng Thủy kiểm tra, rà soát các hộ gia đình đang sinh sống tại khu tái định cư để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2014, Sở TN&MT tỉnh Quảng Bình đã giao Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện nhiệm vụ đo đạc địa chính, hoàn thiện dữ liệu đất đai trên địa bàn xã Hồng Thủy, đang tiến hành các thủ tục để cấp "sổ đỏ" cho các hộ có đủ điều kiện.

UBND huyện Lệ Thủy trân trọng cảm ơn Báo Nhân Dân đã thông tin kịp thời về những bất cập tại dự án tái định cư xã Hồng Thủy và mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của Báo Nhân Dân trong thời gian tới để UBND huyện thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn. Về đầu tranghttp://www.nhandan.org.vn/bandoc/item/25179002-khac-phuc-nhung-bat-cap-tai-du-an-tai-dinh-cu-xa-hong-thuy.html

2. Bộ GTVT và Bộ Công an tổ chức hội nghị sơ kết công tác kiểm soát tải trọng xe(Baoquangbinh.vn 24/12, tác giả Diệu Hương; Quangbinh.gov.vn 24/12, tác giả Đặng Hà)

Ngày 24/12, Bộ GTVT và Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết kế hoạch số 12593/KHPH-BGTVT-BCA về kiểm soát tải trọng xe và phương hướng nhiệm vụ trong

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình

2

thời gian tới. Đồng chí Đinh La Thăng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT chủ trì hội nghị.

Tham dự tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình có đồng chí Nguyễn Tiến Hoàng – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các ban, ngành liên quan.

Trong năm 2014, 63/63 địa phương đã có kế hoạch phối hợp giữa Công an và Sở GTVT trong công tác kiểm soát trọng tải xe. Với 63 xe kiểm tra tải trọng xe lưu động, cả nước đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và lập biên bản 64.885 trường hợp vi phạm (trong đó, vi phạm quá tải 61.414 trường hợp, vi phạm kích thước thùng xe 3.471 trường hợp); xử phạt hành chính nộp kho bạc Nhà nước 239 tỷ đồng, tạm giữ 1.885 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 42.066 trường hợp.

Kết quả xử lý vi phạm chở hàng quá tải trọng của lực lượng Cảnh sát giao thông qua tuần tra kiểm soát là đã phát hiện và lập biên bản 97.020 trường hợp vi phạm; xử phạt hành chính nộp kho bạc Nhà nước 230,1 tỷ đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 47.998 trường hợp…

Tính đến tháng 12/2014, có 40 tỉnh, thành phố tổ chức cho 1.300 doanh nghiệp đầu nguồn hàng ký cam kết không xếp hàng hóa lên xe quá tải trọng; 3.857 cảng, bến thủy nội địa ký cam kết (trong đó có 1.543 cảng, bến thủy do địa phương quản lý).

Tuy nhiên, trong năm 2014, công tác phối hợp kiểm soát tải trọng xe trên cả nước vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như: ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ, các quy định về vận tải hàng hóa bằng xe ô tô của một số doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, chủ xe, lái xe còn kém; một số địa phương vào cuộc chưa mạnh mẽ, chưa chu đáo, chậm đưa xe kiểm tra tải trọng xe lưu động vào hoạt động; nhiều trường hợp chủ hàng, lái xe không công nhận kết quả cân và không ký biên bản vi phạm, gây cản trở cho các lực lượng chức năng…

Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng xe trong thời gian tới, các bộ, ban, ngành chức năng sẽ chú trọng công tác tuyên truyền, vận động các chủ xe, chủ hàng, lái xe nắm các chủ trương, pháp luật của Nhà nước; đối với các địa phương còn khó khăn, UBND, Ban An toàn giao thông tỉnh tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục những sai phạm, đồng thời tiến hành điều tra, xử lý nghiêm những hành vi chống người thi hành công vụ; tăng cường kết nối các loại hình giao thông nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới…Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201412/bo-giao-thong-van-tai-va-bo-cong-an-to-chuc-hoi-nghi-so-ket-cong-tac-kiem-soat-tai-trong-xe-2121403/

3

3. Cải cách hành chính: Tập trung rà soát và nâng cao chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật(Baoquangbinh.vn 25/12, tác giả PV)

Năm 2014, ngành Tư pháp tỉnh ta đã phối hợp với Văn phòng UBND cùng cấp và các ngành đã tham mưu cho UBND các cấp ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND và thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh.

Cụ thể trong năm 2014, UBND, HĐND các cấp đã ban hành 1.241 văn bản. Trong đó, cấp tỉnh 32 văn bản, cấp huyện 46 văn bản, cấp xã 1.163 văn bản. Công tác thẩm định, góp ý văn bản quy phạm pháp luật được triển khai thực hiện thường xuyên. Tiến độ, thời gian tham gia góp ý và thẩm định văn bản được bảo đảm, chất lượng văn bản không ngừng được nâng cao.

Cơ quan Tư pháp các cấp đã tiến hành thẩm định, góp ý 81 văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương soạn thảo, đạt 100% (Sở Tư pháp 52 văn bản, phòng Tư pháp các huyện, thành phố 29 văn bản), so với năm 2013 số lượng văn bản đề nghị thẩm định, góp ý giảm 17%; góp ý 38 văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, tăng 28,95% so với năm 2013.

Ngoài ra, nhằm tạo sự thống nhất và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của các cơ quan trong tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp đã tổ chức toạ đàm “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND”. Qua tọa đàm, các ngành được giao tham mưu đã thống nhất và đồng thuận cao trong thực hiện quy trình ban hành văn bản, nhất là đối với những văn bản có quy định về thủ tục hành chính.

Về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 10-1-2014 về thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2014 trên địa bàn tỉnh và triển khai thực hiện kế hoạch theo chương trình đã đề ra; Công văn số 185/UBND-NC ngày 24/2/2014 về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn. Ở cấp tỉnh đã tiến hành tự kiểm tra 29/29 văn bản quy phạm pháp luật (đạt 100%), bằng với cùng kỳ năm 2013, kiểm tra theo thẩm quyền 81 văn bản (đạt 100%), so với cùng kỳ năm 2013 tăng 12%. Ở cấp huyện đã tiến hành tự kiểm tra 176 văn bản, kiểm tra theo thẩm quyền 848 văn bản.

UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu, chủ trì tập hợp 1.405 văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành từ 1/1/2001 đến 31/12/2013 để hệ thống hóa kỳ đầu. Trong đó có 848 văn bản đã được công bố hết hiệu lực qua các đợt hệ thống hóa năm 2012 và 2013. Còn lại 557 văn bản thuộc phạm vi hệ thống hoá.

4

Kết quả hệ thống hoá có 474 văn bản còn hiệu lực (21 văn bản cần sửa đổi, bổ sung và đề nghị ban hành mới); 81 văn bản hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ (74 văn bản hết hiệu lực toàn bộ và 9 văn bản hết hiệu lực một phần). Sau hệ thống hoá, UBND tỉnh đã ban hành báo cáo kết quả hệ thống hoá và Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 4/6/2014 về việc công bố kết quả hệ thống hóa kỳ đầu văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành từ ngày 1/1/2001 đến 3/12/2013, gồm 4 danh mục với 557 văn bản đăng tải trên trang thông tin điện tử của tỉnh và của Sở Tư pháp để phục vụ việc tra cứu văn bản của tổ chức, cá nhân.

Toàn tỉnh đã tổ chức rà soát 3.066 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó: Cấp tỉnh 1.871 văn bản, cấp huyện 308 văn bản, cấp xã 887 văn bản. Đồng thời, rà soát 644 văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành theo các chuyên đề, lĩnh vực yêu cầu của Bộ Tư pháp và UBND tỉnh gồm: 41 văn bản trong lĩnh vực nội vụ, 89 văn bản trong lĩnh vực tái cơ cấu đầu tư công, 32 văn bản về phí, lệ phí, 5 văn bản quy định về bán đấu giá tài sản, bán đấu giá quyền sử dụng đất, 4 văn bản về kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh, 133 văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai, 60 văn bản về quản lý công vụ, công chức... Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/xa-hoi-doi-song/201412/cai-cach-hanh-chinh-tap-trung-ra-soat-va-nang-cao-chat-luong-tham-dinh-van-ban-quy-pham-phap-luat-2121425/

4. Ban Tổ chức Tỉnh ủy: Biểu dương các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức xây dựng Đảng(Quangbinh.gov.vn 25/12, tác giả Hồng Lựu)

Ngày 23/12/2014, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2015 đồng thời biểu dương các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng năm 2014. Đồng chí Hoàng Đăng Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và đồng chí Trần Xuân Vinh - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đồng chủ trì hội nghị.

Thời gian qua, Ban Tổ chức Tỉnh ủy cùng với các cơ quan Đảng luôn bám sát các quy định của Đảng và Nhà nước, triển khai kịp thời, có hiệu quả nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.

Đặc biệt, trong năm 2014, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã trực tiếp hướng dẫn, theo dõi các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cấp ủy các cấp tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị và các quy định, hướng dẫn của Trung ương về đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020; chủ động triển khai thực hiện và hoàn

5

thành công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015-2020.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức Tỉnh ủy cũng đã tham mưu có hiệu quả cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện một số chủ trương quan trọng của công tác tổ chức cán bộ, chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ tới; hoàn thành thí điểm việc bổ nhiệm chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số đơn vị sự nghiệp qua thi tuyển; công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tổ chức xây dựng Đảng...

Tại hội nghị, các đại biểu đã dành thời gian thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ thời gian tới, trong đó, chú trọng đến những vấn đề trọng tâm: Thẩm định, báo cáo công tác rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015-2020; tham mưu triển khai Quy định 262-QĐ/TW của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị -xã hội; tham mưu bố trí, sắp xếp cán bộ trước Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và một số nhiệm vụ quan trọng khác.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy ghi nhận và biểu dương những kết quả quan trọng mà Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã đạt được trong năm 2014, đồng thời chỉ ra một số tồn tại để các đơn vị rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thời gian tới đạt hiệu quả. Đồng chí đặc biệt lưu ý các cấp ủy Đảng, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức xây dựng Đảng cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế nêu trên; hoàn thành nhiệm vụ tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2015, trong đó có công tác chuẩn bị và tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII...

Nhân dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tặng Bằng khen cho 07 tập thể, 07 cá nhân và Ban Tổ chức Tỉnh ủy tặng Giấy khen cho 06 tập thể, 05 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2014. Về đầu tranghttp://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?cmd=130&art=1419415269334&cat=1123266987223

5. Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2014

(Quangbinh.gov.vn 24/12, tác giả Minh Huyền)

Sáng ngày 24/12/2014, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước

6

năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015 do đồng chí Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì.

Tham dự hội nghị trực tuyến về phía tỉnh Quảng Bình có đồng chí Trần Tiến Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo Sở Tài chính, Cục Hải quan, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên và Văn phòng UBND tỉnh.

Năm 2014, Bộ Tài chính đã tập trung triển khai các giải pháp tài chính – ngân sách Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp. Trong công tác thu ngân sách Nhà nước, tính đến ngày 22/12/2014, ngành Tài chính đã thu được 813,19 tỷ đồng, đạt 106,2% dự toán, bằng 98,2% số ước thu cả năm, trong đó thu nội địa đạt 105% dự toán, thu dầu thô đạt 118,4% dự toán, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 104,5% dự toán. Ước tính thu ngân sách Nhà nước cả năm là 846,4%, đảm bảo mức đánh giá đã báo cáo Quốc hội. Đặc biệt, hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt mức dự toán được giao.

Cùng với các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, nâng cao hiệu quả, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; đẩy mạnh công tác quản lý nợ công, Chính phủ, nước ngoài của Quốc gia, đảm bảo khả năng trả nợ; đồng thời chú trọng biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, Bộ đã chủ động tham gia, phối hợp cùng Bộ KH&ĐT thực hiện rà soát, hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về phân cấp, quản lý đầu tư công; rà soát danh mục các dự án cơ sở hạ tầng Quốc gia và tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, tín dụng đầu tư. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã làm tốt công tác an sinh xã hội và đẩy mạnh việc hội nhập, hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư hiệu quả.

Năm 2015, Bộ Tài chính xác định một số mục tiêu, giải pháp trọng tâm nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách Nhà nước, đó là: Tập trung quyết liệt công tác thu ngân sách Nhà nước, quyết tâm phấn đấu tăng thu nội địa, xuất nhập khẩu để bù đắp số giảm thu về dầu thô; quản lý chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; siết chặt kiểm soát nợ công, đảm bảo không vượt mức trần cho phép 65% GDP; tăng cường thanh, kiểm tra, minh bạch hóa thông tin, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giá; hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường tài chính; đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước…

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính ghi nhận, biểu dương những kết quả mà ngành Tài chính đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời thẳng thắn chỉ rõ những mặt hạn chế trong công tác thu chi ngân sách Nhà nước ở một số địa bàn, lĩnh vực.

7

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính – ngân sách Nhà nước thời gian tới, đồng chí yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015 theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

Cụ thể: Triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, phát triển doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa, tiền tệ, thúc đẩy phục hồi tăng trưởng, tạo nguồn thu ổn định, vững chắc cho ngân sách; đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan theo hướng thuận lợi ở mức cao nhất cho doanh nghiệp, người nộp thuế; kiểm tra, rà soát việc kê khai thuế, chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, giảm nợ đọng thuế; quản lý chi ngân sách Nhà nước triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính gắn với hiệu quả giải quyết công việc…

Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng lưu ý ngành Tài chính cần phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo điều hành, đảm bảo hoạt động sản xuất - kinh doanh trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015; theo dõi chặt chẽ tình hình biến động giá cả thị trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm gây biến động giá thất thường, nhất là giá các mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục bình ổn giá, danh mục phải đăng ký giá và một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu khác…Về đầu tranghttp://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?cmd=130&art=1419328372118&cat=1123266987223

6. HĐND thị xã Ba Đồn khóa XVIII triển khai nhiệm vụ năm 2015(Baoquangbinh.vn 25/12, tác giả Hiền Chi)

Trong 2 ngày 25 và 26/12, HĐND thị xã Ba Đồn khóa XVIII đã tổ chức kỳ họp thứ 3 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015.

Tại kỳ họp, các địa biểu đã nghe 13 báo cáo, tờ trình về kết quả hoạt động của HĐND, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, công tác thu chi

ngân sách, hoạt động của Tòa án Nhân dân và VKSND, báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác tham gia xây dựng chính quyền năm 2014 và kế hoạch, nhiệm vụ năm 2015.

Toàn cảnh kỳ họp thứ 3, HĐND thị xã Ba Đồn khóa XVIII

8

Theo đó, cơ cấu kinh tế của thị xã được chuyển dịch theo hướng tích cực: nông-lâm-thủy sản chiếm 26,6%, công nghiệp xây dựng chiếm 33,4% và thương mại dịch vụ chiếm 40%. Trong năm qua, thị xã thu ngân sách đạt trên 90 tỷ đồng (vượt 43% so với kế hoạch đề ra), nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 23,5 triệu đồng/người/năm. Các ngành nghề dịch vụ trên địa bàn thị xã ngày càng mở rộng và phát huy hiệu quả. Hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh buôn bán ở phường Ba Đồn và các chợ ở nông thôn được quan tâm đầu tư mở rộng, hàng hóa lưu thông trên địa bàn đa dạng và phong phú đã góp phần ổn định sản xuất và đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của thị xã giảm xuống còn 8,3%, số hộ giàu và hộ khá ngày càng tăng lên.

Kỳ họp đã dành nhiều thời gian cho các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến vào nội dung các báo cáo và nghe đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu HĐND thị xã về các vấn đề đang được quan tâm trên địa bàn như: vệ sinh môi trường, công tác quản lý đô thị, tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Gianh, nước sinh hoạt, quy hoạch đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc) và một số ý kiến khác liên quan đến lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, đền bù giải phóng mặt bằng...

Kỳ họp đã thảo luận và biểu quyết thông qua các dự thảo nghị quyết gồm: Chương trình xây dựng Nghị quyết và hoạt động giám sát của HĐND thị xã Ba Đồn năm 2015; thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của thị xã năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thị xã năm 2015; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thị xã 5 năm 2016-2020; đề án phân loại đơn vị hành chính thị xã; đề án phân loại đơn vị hành chính 6 phường thuộc thị xã; dự toán ngân sách Nhà nước thị xã năm 2015; dự toán chi ngân sách và phân bổ vốn đầu tư phát triển thị xã năm 2015. Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201412/hdnd-thi-xa-ba-don-khoa-xviii-trien-khai-nhiem-vu-nam-2015-2121420/

II. Kinh tế

1. Xử lý dứt điểm tình trạng Khu công nghiệp chậm triển khai (Đại Đoàn Kết 25/12, tr2, tác giả PV; Báo Chính Phủ Điện Tử 24/12, tác giả Hoàng Diên; Cafeland.vn 25/12)

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020 của 31 tỉnh, thành phố gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Trà Vinh.

9

Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp; 10 tỉnh có tỷ lệ lấp đầy Khu công nghiệp thấp nhất, định kỳ 6 tháng/lần có báo cáo về tình hình thu hút đầu tư gửi cho Bộ KH&ĐT để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ cũng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn và xử lý dứt điểm tình trạng Khu công nghiệp chậm triển khai, kém hiệu quả, các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp chậm triển khai, vi phạm pháp luật. Về đầu trang

III. Văn hóa – Xã hội

1. Điện mừng các lãnh đạo Nhật Bản(Tiền Phong 25/12, tr12, tác giả Thu Loan)

Nhân dịp ông Shinzo Abe được Quốc hội Nhật Bản bầu lại làm Thủ tướng Nhật Bản, ngày 24/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi điện mừng. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gửi điện mừng tới ông Nobutaka Machimura nhân dịp được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản. Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh gửi điện mừng tới ông Fumio Kishida nhân dịp được bổ nhiệm lại làm Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản.

Ngày 24/12, Hạ viện Nhật Bản bầu lại ông Shinzo Abe làm Thủ tướng với đa số phiếu ủng hộ, sau khi liên minh cầm quyền của ông giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Hạ viện hôm 14/12.

Ngày 24/12 tại Hà Nội diễn ra lễ ký hợp đồng viện trợ không hoàn lại (gần 450.000 USD) của chính phủ Nhật Bản cho hai dự án giảm nhẹ thiên tai và cải thiện giáo dục tiểu học cho người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong năm tài khóa 2014.

Dự án cải thiện giáo dục tiểu học cho người dân tộc thiểu số tại ba tỉnh miền Bắc và miền Trung (năm thứ hai) được viện trợ hơn 482.000 USD, được giao cho tổ chức Plan Japan thực hiện tại các tỉnh Hà Giang, Quảng Bình và Quảng Ngãi, nơi có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao. Dự án sẽ cải thiện môi trường giáo dục, đào tạo, tập huấn giáo viên và xúc tiến hoạt động giáo dục tại địa phương. Về

đầu trang

2. Thầy thuốc quân hàm xanh ở Làng Ho (Bienphong.com.vn 24/12, tác giả Minh Lợi)

Làng Ho là một bản nhỏ của đồng bào Vân Kiều, thuộc xã Kim

Đại úy quân y Cao Thanh Luận khám và điều trị bệnh cho đồng bào Vân Kiều

10

Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Do kinh tế kém phát triển, đường về trạm xá xã vừa xa, vừa hiểm trở, trình độ dân trí thấp dẫn đến người dân nơi đây phó thác tính mạng cho thầy mo, thầy cúng.

Các hủ tục trị bệnh bằng cách cúng, thổi, đuổi con ma rừng vẫn tồn tại dai dẳng. Thực trạng này được giảm đi kể từ khi Trạm y tế quân dân y kết hợp Làng Ho ra đời. Đại úy quân y Cao Thanh Luận là một trong những người mang cả trái tim người lính và tấm lòng người thầy thuốc đến với đồng bào.

Những ngày đầu lên với Làng Ho, anh chưa quen với đồng bào, thậm chí còn bị xa lánh, bởi với người Vân Kiều đến trạm xá cùng các phương tiện khám chữa bệnh khác là trái tập tục của bà con. Lâu nay bà con chỉ tìm thầy mo, thầy cúng làm phép, cúng, thổi chữa bệnh khi đau ốm, sống chết do trời. Vì thế mà, trạm xá Quân dân y vắng bệnh nhân.

Để tiếp xúc được với bà con bản xa, bản gần, tìm cơ hội giải thích, thuyết phục, động viên mỗi khi ốm đau phải đến trạm y tế để được khám và điều trị bệnh, ăn chín, uống sôi, nằm màn, giữ gìn vệ sinh nơi ăn chốn ở để bảo vệ sức khỏe, Cao Thanh Luận phải thực hiện "ba cùng" với đồng bào, nói tiếng Bru Vân Kiều, hòa nhập văn hóa tập quán sinh sống của người Vân Kiều, anh cùng bà con lên rẫy, theo bà con ra suối. Ở đâu có người Vân Kiều ở đó có bóng dáng màu áo xanh Biên phòng của Luận và đồng đội. Bà con chưa đến với trạm xá thì anh đến với bà con.

Khi bản làng chìm vào đêm đen, anh lại lặn lội vượt suối băng rừng tìm về từng nhà thăm khám, cấp thuốc và thức suốt đêm bên người bệnh. Đặc biệt, để công tác vận động đạt hiệu quả, Cao Thanh Luận chủ động đến gặp gỡ thăm bệnh cho các thầy mo, thầy cúng trong khu vực. Tin vào bác sỹ Luận, nhiều thầy mo, thầy cúng ở 2 xã Kim Thủy và Lâm Thủy trở thành cộng sự đặc biệt của anh, tham gia thuyết phục người Vân Kiều không sử dụng các biện pháp cúng, thổi, bùa chú chữa bệnh nữa mà phải tìm đến các chiến sỹ quân y Biên phòng.

Mưa dầm thấm lâu, Cao Thanh Luận đã giúp đồng bào xóa bỏ dần các tập tục chữa bệnh lạc hậu tồn tại trong đời sống của bà con dân tộc Vân Kiều, làm cho mọi người hiểu rõ hơn hiệu quả của phương pháp chữa bệnh tiên tiến. Từ đây, con đường dẫn đến Trạm xá quân dân y đã quen dần với người Vân Kiều.

Một ngày gần đây, chúng tôi có dịp trở lại Làng Ho, được nghe đồng bào Vân Kiều kể lại bao câu chuyện đầy cảm động về người quân y Cao Thanh Luận mà chúng tôi càng thêm cảm phục. Bước xuống cầu thang trước nhà sàn, mẹ Hồ Thị Ót bày tỏ niềm vui của mình: "Năm ni mẹ đã trên bảy mươi mùa rẫy rồi, cái tuổi như mặt trời nghiêng bóng phía bên tê núi rừng. Năm trước, năm tê, cái chân hắn đi ít lại, đường gần cũng thành đường xa, cái người hắn cứ mệt ra muốn nằm. Rứa là mời mấy thầy mo, thầy cúng về nhà miềng chữa thiệt chi là tốn kém mà bệnh cũng chẳng lành.

11

Từ khi có Trạm xá quân dân y kết hợp Làng Ho, có quân y Luận lên đây với bản, mẹ cũng như bà con đã biết tìm đến trạm xá, biết cách dùng thuốc khi ốm đau, dịch bệnh. Quân y Luận tốt lắm. Ai đau ốm ở mô xa, Luận cũng tìm đến nhà để chữa trị. Luận đã trực tiếp đỡ đẻ cho nhiều ca phụ nữ trong bản nữa đó...". Trên nét mặt ánh lên niềm tin của mế già Vân Kiều, chúng tôi hiểu bà con ở đây rất cần anh và luôn coi anh như chính người thân của mình. Từ ngày Luận lên với Làng Ho, bà con dân bản đã biết ăn ở vệ sinh sạch sẽ, biết tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

Hiện tại, Trạm y tế quân dân y kết hợp Làng Ho có 11 giường bệnh, được trang bị đủ phương tiện thiết bị y tế và các loại thuốc thông dụng cùng với một vườn thuốc Nam. Trạm được giao nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sỹ Đồn BP Làng Ho và đồng bào dân tộc tại các bản Làng Ho, Mít Cát và Ho Rum của xã biên giới Kim Thủy. Địa bàn hoạt động rộng, lực lượng cán bộ, y, bác sỹ và điều dưỡng viên chỉ có 3 người, nhưng Cao Thanh Luận và đồng đội luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Xác định rõ, mỗi ca chữa bệnh thành công, niềm tin của người Vân Kiều dành cho Bộ đội Biên phòng sẽ đầy thêm một ít, Cao Thanh Luận cùng các đồng nghiệp không quản ngại dốc cao, suối sâu đến các bản làng xa xôi hẻo lánh trên dãy Trường Sơn khám, cấp cứu và điều trị bệnh cho nhân dân. Đồng thời, anh còn tranh thủ thời gian học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tìm hiểu thêm phác đồ điều trị mới đối với các bệnh mà đồng bào thường mắc, học tập kinh nghiệm chữa bệnh truyền thống của người Vân Kiều, tận dụng nguồn thảo dược thiên nhiên quý báu có sẵn trên núi rừng Trường Sơn để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và giảm thiểu chi phí hoạt động.

Đến nay, anh và cán bộ của trạm đã điều trị bệnh cho trên 2.000 lượt người, ngăn chặn kịp thời các loại dịch bệnh có nguy cơ lây lan cao như sốt xuất huyết, dịch tả... nhiều ca bệnh nặng, trạm xá đều cử cán bộ trực tiếp chuyển bệnh nhân lên tuyến trên an toàn. Trong những đợt dịch bệnh bùng phát, Luận và cán bộ y, bác sỹ hoạt động 24/24 giờ. Người trực tiếp về bản nắm tình hình, người trực trạm xá để tiếp nhận bệnh nhân, quyết tâm dập dịch ngay trong giai đoạn đầu. Nhờ đó, tình hình sức khỏe của cán bộ, chiến sỹ Biên phòng và đồng bào trên địa bàn trạm phụ trách cơ bản được ổn định.

Phấn khởi trước những đổi thay trong sự chuyển biến về nhận thức của đồng bào mình hôm nay, ông Hồ Bạch, Bí thư chi bộ bản Làng Ho chia sẻ: "Địa phương chúng tôi thực sự vui và yên tâm hơn nhiều khi có cán bộ quân y Luận ở đây. Lịch sử của bà con dân bản đã có biết bao nhiêu lần dịch bệnh lan tràn rất nguy hiểm. Bà con chỉ biết tìm về với thầy cúng, thầy bói mà không theo điều trị bệnh bằng thuốc men. Rồi cũng đã có nhiều người về với cõi sông, cõi núi. Dân bản ở nơi heo hút lại càng thấy buồn thêm. Chính công trình Trạm quân dân y kết hợp cùng những cán bộ quân dân y đầy tâm huyết với nghề như anh Luận lên đây

12

cắm bản, đã thực sự tiếp thêm niềm tin cho đồng bào, làm cho diện mạo của bản làng mỗi ngày thêm tươi sáng giữa chốn núi rừng xa xôi...".

"Để xây dựng thế trận biên phòng, xây dựng thế trận lòng dân nơi biên giới, những người lính Biên phòng chúng tôi bắt đầu từ những việc làm cụ thể, từ những tình cảm và trách nhiệm với đồng bào Vân Kiều trên các bản làng. Không có gì thuyết phục được đồng bào bằng những việc làm thiết thực như vậy.

Ngoài nhiệm vụ chuyên môn là y sĩ, Đại úy Luận còn thể hiện hết trách nhiệm của một cán bộ đảng viên Bộ đội Biên phòng về sinh hoạt ở chi bộ bản và giữ vai trò Phó Bí thư chi bộ bản Làng Ho. Tấm lòng của Đại úy Luận đã để lại ấn tượng sâu nặng trong lòng đồng bào Vân Kiều ở đây, càng khẳng định tình đoàn kết quân dân bền chặt...", Trung tá Nguyễn Văn Hiếu, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Làng Ho chia sẻ. Về đầu tranghttp://bienphong.com.vn/baobienphong/news/thay-thuoc-quan-ham-xanh-o-lang-ho/28973.bbp

3. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ (Bienphong.com.vn 24/12, tác giả Hương Mai)

Sau gần một năm thực hiện Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ" theo Chỉ thị số 788-CT/QUTW của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và Kế hoạch 526-KH/ĐU của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng với điểm nhấn là Chương trình "Nâng bước các em tới trường", các tổ chức Đoàn thanh niên Bộ đội Biên phòng đã thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia.

Qua đó, đã tạo thành phong trào sôi nổi trong thanh niên Bộ đội Biên phòng với nhiều cách làm sinh động, phong phú, đem lại hiệu quả thiết thực.

Được phát động vào thời điểm có ý nghĩa chính trị quan trọng, chào mừng 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014) và 25 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2014), cuộc vận động đã nhanh chóng trở thành động lực to lớn đối với cán bộ, chiến sĩ toàn quân nói chung, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng nói riêng phát huy truyền thống tốt đẹp, vẻ vang, tiếp tục cống hiến tài năng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, xứng đáng với các thế hệ cha anh đi trước.

Thiếu tướng Lê Như Đức - Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng và nhà tài trợ tặng quà các cháu học sinh nghèo vượt khó trường THCS xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình

13

Chính vì vậy, mặc dù đây là hoạt động dành riêng cho đoàn viên, thanh niên, song cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn lực lượng Bộ đội Biên phòng đã cùng "vào cuộc", quan tâm giúp đỡ Ban chấp hành Đoàn triển khai thực hiện cuộc vận động nhằm đem lại hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị, 4 nội dung chính của cuộc vận động đã được các tổ chức Đoàn bám sát yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế, tổ chức xây dựng kế hoạch nội dung tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức sáng tạo, phong phú như tọa đàm, diễn đàn, hội thao, hội thi... cho đoàn viên, thanh niên.

Qua đó, cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong Bộ đội Biên phòng đã không ngừng phát huy bản chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ", xung kích thực hiện tốt các nội dung cuộc vận động; làm chuyển biến xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật; nâng cao ý thức rèn luyện, tập luyện, nâng cao thể lực, tạo không khí tươi mới trong các hoạt động thi đua của các tổ chức Đoàn cơ sở.

Nhiều đoàn viên, thanh niên đã nêu cao tinh thần kiên quyết tấn công tội phạm, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh anh dũng vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, vì cuộc sống bình yên của nhân dân.

Đó là những tấm gương hy sinh dũng cảm của Anh hùng, liệt sĩ Lù Công Thắng (Bộ đội Biên phòng Sơn La), liệt sĩ Ngô Văn Vinh (Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn) trong khi làm nhiệm vụ đấu tranh với tội phạm, hay điển hình tiên tiến như đồng chí Nguyễn Sĩ Bính, Nguyễn Chí Ninh (Bộ đội Biên phòng Điện Biên) trên mặt trận phòng chống tội phạm ma túy; đồng chí Nguyễn Xuân Ninh (Bộ đội Biên phòng Quảng Bình) trong giúp dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo... Những cống hiến hy sinh của các anh rất đáng khâm phục, bởi nó đã góp phần mang lại bình yên cho Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân, xứng đáng với lý tưởng và trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước.

Trong Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ" có một điểm nhấn thể hiện sự sáng tạo không ngừng của tuổi trẻ Bộ đội Biên phòng là Chương trình "Nâng bước các em tới trường". Ngay sau khi chương trình ra đời và được thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, hàng nghìn em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã có thêm cơ hội tới trường. Tính đến ngày 31/11/2014, các tổ chức Đoàn trong Bộ đội Biên phòng đã nhận đỡ đầu 969 cháu có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền trên 950 triệu đồng, trong đó có 14 cháu được nuôi dưỡng tại đồn Biên phòng.

Tiêu biểu là Bộ đội Biên phòng Cao Bằng, huy động trên 200 triệu đồng hỗ trợ cho 53 cháu có hoàn cảnh khó khăn; Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đỡ đầu 55 cháu; Bộ đội Biên phòng Lai Châu vận động 29 suất quà, mỗi suất 500.000 đồng; Đồn Biên phòng Cà Roòng (Bộ đội Biên phòng Quảng Bình) huy động được 110 suất quà là đồ dùng học tập, sách vở, quần áo... trị giá 25 triệu đồng.

14

Về cá nhân tiêu biểu trong chương trình này có đồng chí Đặng Quốc Khánh (Đồn Biên phòng Cô Tô, Quảng Ninh) ủng hộ 2 chiếc xe đạp trị giá 5 triệu đồng cho 2 cháu, do chi đoàn đơn vị đỡ đầu; Trung úy Nguyễn Bá Truyền, Thiếu úy Trần Ngọc Hùng, Thiếu úy Võ Văn Ninh (Đồn Biên phòng A Đớt, Thừa Thiên Huế), mỗi đồng chí nhận đỡ đầu thường xuyên 1 cháu với mức hỗ trợ 500.000 đồng/cháu/tháng.

Những kết quả đạt được đã khẳng định tính đúng đắn của cuộc vận động, tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo của các tổ chức Đoàn thanh niên cơ sở. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục, nhằm đạt được hiệu quả ngày càng cao hơn. Như lời Thiếu tướng Lê Như Đức - Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng nhấn mạnh, thời gian tới, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung vào một số nội dung trọng tâm của cuộc vận động, tạo bước chuyển biến mới quan trọng trong phong trào thanh niên tại các đơn vị. Về đầu tranghttp://bienphong.com.vn/baobienphong/news/phat-huy-vai-tro-xung-kich-sang-tao-cua-tuoi-tre/28972.bbp

4. Quảng Bình: 1.000 người mù lòa được “trả lại” ánh sáng(Nông Thôn Ngày Nay 25/12, tr5, tác giả Phan Phương)

Ngày 24/12, Sở Y tế Quảng Bình cho biết, Dự án “Phát triển chăm sóc mắt toàn diện tại Quảng Bình năm 2014” do Quỹ Fred Hollows Foundation (FHF) Australia tại Việt Nam đã hỗ trợ phẫu thuật miễn phí, “trả lại” ánh sáng cho gần 1.000 người khiếm thị.

Cụ thể, đã có 995 bệnh nhân mù do đục thủy tinh thể được “trả lại” ánh sáng. Cũng có 342 bệnh nhân được phẫu thuật miễn phí tại các Bệnh viện; có 9.919 học sinh được khám, sàng lọc tật khúc xạ học đường, phát hiện 654 học sinh bị tật khúc xạ, 559 em học sinh được cấp kính miễn phí.

FHF cam kết, năm 2015 sẽ phẫu thuật mắt cho hơn 800 bệnh nhân bị đục thể thủy tinh, “trả lại” ánh sáng cho người mù lòa. Về đầu trang

5. Xưởng mộc từ thiện (Đại Đoàn Kết 25/12, tr7, tác giả Xuân Thi)

Gần 20 năm nay, giáo dân Lê Quang Hợp, thôn Thanh Tân, xã Quảng Hòa (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) đã cần mẫn dạy nghề miễn phí và tạo việc làm cho hàng trăm lao động có hoàn cảnh khó khăn, con em các gia đình nghèo, những mảnh đời bất hạnh ở các xã vùng cồn nổi giữa sông Gianh.

Đến thôn Thanh Tân, xã Quảng Hòa vào một ngày mùa đông, thấy không khí hân hoan chuẩn bị đón chào mùa Giáng sinh và năm mới của đồng bào công

15

giáo nơi giáo xứ Hòa Ninh thật tưng bừng khi các trục đường, cổng chào được trang trí rực rỡ cờ hoa. Dọc theo con đường chạy dài giữa thôn, chúng tôi đã nghe tiếng đục, tiếng chạm lóc cóc từ xưởng mộc của anh Hợp.

Bên chén trà nóng ngày đông, anh Lê Quang Hợp kể: Năm 2003, sau 4 năm miệt mài làm công, tiết kiệm được một số tiền anh đã mở một xưởng mộc ở xã Tiến Hóa (huyện Tuyên Hóa). Tuy nhiên, may mắn vẫn chưa mỉm cười với anh khi ở vùng đất mới, chưa quen biết khách hàng và sản phẩm chưa đẹp về kiểu dáng nên khó tiêu thụ, sau một thời gian xưởng mộc đành phải đóng cửa.

Không chùn bước sau thất bại, anh Hợp đưa vợ con vào miền Nam. Sau những ngày tháng kiên nhẫn nơi đất khách quê người, tiết kiệm được một số tiền, anh khăn gói ra Nam Định để học nghề khảm, chạm gỗ. Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại trước cộng với kinh nghiệm tích lũy qua thời gian, năm 2006, anh Hợp đã gây dựng một xưởng mộc tại thôn Thanh Tân.

Lớn lên trong khó khăn, thiếu thốn, anh Hợp cảm nhận được những vất vả của người nghèo khó, những cảnh đời kém may mắn. Vì thế, ngay từ những ngày đầu mở xưởng mộc mỹ nghệ, anh đã tiếp nhận các học viên tới đăng ký học nghề. Thấy hoàn cảnh của nhiều em đáng thương, anh Hợp bàn với vợ - chị Trương Thị Thu chịu khó nấu thêm phần cơm để cho các em ở xa thuận tiện trong ăn ở học nghề. Mỗi năm anh Hợp đều mở lớp dạy nghề miễn phí và bao ăn ở cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong vùng, lớp ít thì 6, 7 em, lớp nhiều thì 14, 15 em.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Túc - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Quảng Hòa chia sẻ: "Xưởng mộc mỹ nghệ của anh Lê Quang Hợp đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, đặc biệt là giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống”.

Ghi nhận những đóng góp của anh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã Ba Đồn, Hội Nông dân thị xã đã tặng anh Giấy khen vì có nhiều thành tích trong phong trào "Người công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, được bầu chọn tham dự Đại hội Đại biểu những người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2013-2018. Về đầu trang

6. Tiếng trống độc đáo của người Ma Coong(Người Cao Tuổi 25/12, tr9, tác giả Nguyễn Tiến Dũng)

Người Ma Coong (dân tộc Bru – Vân Kiều) sống tập trung ở phía Tây huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Địa bàn cư trú lọt thỏm giữa vùng núi đá vôi rộng lớn, mùa Hè nắng như đổ lửa, mùa Đông rét đậm rét hại, bị chia cắt hoàn toàn với miền xuôi khi lũ lụt về. Kế sinh nhai dựa hẳn vào rừng rú, chăn nuoio gia súc, gia cầm thả hoang.

16

Môi trường khắc nghiệt cộng với vật chất tạm bợ nhưng không vùi dập được sức sống mãnh liệt của người Ma Coong, mà trở thành động lực để họ sáng tạo ra nét văn hóa độc đáo: Lễ hội Đập trống.

Tương truyền, khi cái trống chưa ra đời, trong những đêm tối mịt mùng, giữa đại ngàn, tổ tiên của Ma Coong đốt những đống lửa to, dùng cây mây đập mạnh xuống đất hay vào thân cây để tạo ra âm thanh xua đuổi tà ma, thú dữ. Đó cũng là tín hiệu dân bản hay dùng để gọi nhau mỗi khi có dịp gặp gỡ, hội hè... Ấy là căn nguyên của Lễ hội Đập trống Ma Coong, vào hai ngày 16 và 17 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm.

Lễ hội Đập trống Ma Coong được tổ chức chặt chẽ từ ý tưởng đến cách thức thực hiện. Tâm điểm của Lễ hội là cái trống. Trống của người Ma Coong là vật thiêng vì có thể phát ra thanh âm diễn tả nỗi lòng con người thấu tận thế giới thần linh. Trống không dùng để bán mua, không ai được tự ý làm và chỉ được sử dụng vào mục đích duy nhất là phục vụ lễ hội. Tinh mơ ngày 16 tháng Giêng, các già làng, trưởng bản tề tựu về bản Cà Roòng trung tâm để bắt đầu lễ cúng Giàng...

Một mâm lễ với đầy đủ hương sắc của núi được bày trước sân ngôi nhà sàn truyền thống, trong đó có 3 thứ không thể thiếu, đó là bắp chuối rừng, đọt cây đùng đình và rượu gạo nấu từ men cô đặc của nhiều loại lá cây rừng quý hiếm. Làm lễ xong, chủ lễ là một già làng đáng kính xin phép với con ma bản được lấy tang trống làm bằng gỗ mít và chiếc nồi đồng ra sân chuẩn bị cho mùa lễ hội mới. Hai vật này được gìn giữ và bảo vệ từ năm này qua năm khác tại nhà truyền thống của bản, cái nồi đồng cũng chỉ được dùng vào công việc duy nhất là luộc cây mây để bịt mặt trống và nấu nước sôi tưới lên mặt trống cho da mềm hơn.

Trước đó nửa năm, trưởng bản Cà Roòng chọn một con bò khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, khung xương to vững chắc và có trọng lượng lớn nhất để mổ lấy da. Da bò được phơi khô rồi treo lên nơi thoáng mát đợt đến mùa lễ hội. Sáng ngày diễn ra lễ hội, 17 tháng Giêng, những người có kinh nghiệm làm trống lâu năm trong bản được cử đến để bưng mặt trống. Họ phủ tấm da bò lên hai mặt trống, rồi lấy những cây mây rừng đã luộc chín, xâu chéo trình tự với nhau chung quanh tang trống, rồi dùng những cái nêm được chặt đẽo từ cây tre đực vững chãi luồn vào trông dây mây đóng chặt lại. Khi chủ lễ kiểm tra đạt yêu cầu mới được treo trống lên vị trí làm lễ.

Thời khắc trịnh trọng nhất của lễ hội là khi già làng thắp sáng nến sáp ong, cúi lạy Giàng rồi khai hội bằng một hồi trống thật dài nhằm thông báo với thần linh, mời con ma rừng về dự hội. Sau đó, từng nhóm dân bản hay khách thập phương đều thay nhau lấy que đập trống cho đến khi mặt trống vỡ mới thôi.

17

Theo quan niệm của người Ma Coong, tiếng trống năm nào phát ra mà âm thanh vang vọng, chắc nịch, vỡ sớm thì năm đó ắt sẽ không có hoa tai, cư dân được mùa. Ngược lại, tiếng trống đục, không vọng, vỡ chậm hoặc không vỡ thì chứng tỏ Giàng không thương, khó lòng yên ổn. Người nào đập mạnh và càng nhiều lần vào trống thì năm đó Giàng cho sức khỏe, làm ăn tấn tới.

Lễ hội Đập trống Ma Coong toát lên vẻ đẹp độc đáo riêng biệt với ý nghĩa cầu may, cầu mùa, Một năm ròng trời đất xoay vần, người Ma Coong chỉ có một đêm duy nhất cháy hết mình cho đắm say và hạnh phúc trong Lễ hội Đập trống. Tình cảm, niềm tin vững bền vào tương lai cũng như khát khao kết đoàn với các dân tộc anh em khác được phát huy cao độ qua tiếng trống mãnh liệt của ngày hội. Khi trống vỡ rồi cũng là lúc trai gái dắt tay vào rừng già tình tự hay tìm duyên nhau bên đống lửa hừng hực. Họ được tự do kết ước với nhau cho tới lúc mặt trời thức giấc rồi ai lại về nhà nấy, cày sâu cuốc bẫm, mong ngóng những đêm trăng hội tiếp theo. Về đầu trang

IV. An ninh – Quốc phòng

1. “Tuyên chiến” với pháo lậu(Bảo Vệ Pháp Luật 26/12, tr12, tác giả Bình Ngân)

Cách đây đúng 20 năm, Chỉ thị số 406/1994/TTg của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán tàng trữ và sử dụng các loại pháo đã được ban hành. Thế nhưng, do lợi nhuận từ việc buôn lậu pháo, nên “đến hẹn lại lên”, cứ dịp giáp Tết Nguyên đán, các địa phương, các ngành chức năng lại phải “gồng mình” để giải quyết vấn nạn này.

Tuy nhiên, nếu so số tang vật trong 2 vụ việc trên với một vụ vận chuyển pháo lậu vừa được phát hiện tại vùng biên giới Cao Bằng vào ngày 29/11 thì còn kém xa. Cụ thể, tại khu vực mốc 940 thuộc xã Đại Sơn, huyện Phục Hòa, cơ quan chức năng phát hiện 2 đối tượng Lương Văn Cương và Lương Văn Quyền (cùng trú tại xã Hồng Quang, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) đang vận chuyển gần 1,1 tấn pháo qua biên giới.

Theo báo cáo của các lực lượng chống buôn lậu tỉnh Quảng Ninh thì không chỉ được vận chuyển trái phép trên bộ, pháo lậu còn được ngụy trang trong các thùng hàng và chở vào nội địa bằng đường thủy.

Còn tại khu vực biên giới Cha Lo (Quảng Bình), lực lượng chức năng cũng đã ghi nhận nhiều “độc chiêu” vận chuyển pháo lậu. Theo Thiếu tá Ngô Văn Bình - Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, việc đấu tranh với tội phạm pháo lậu hiện gặp không ít khó khăn do các đối tượng hoạt động rất tinh vi, ngụy trang kín đáo để qua mặt lực lượng kiểm soát.

18

Đơn cử như vụ Nguyễn Văn Trung (19 tuổi, trú tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) vận chuyển gần 30kg pháo lậu từ Lào về Việt Nam cách đây chưa lâu, đối tượng đã giấu gần 800 quả pháo vào trong 4 bao than củi. Hay như vụ vận chuyển pháo lậu xảy ra ngày 29/10, cũng do Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo phát hiện, hàng chục kilôgam pháo lậu đã được giấu trong một chiếc vỏ ti-vi.

Đặc biệt, thời gian cuối tháng 10/2014, tại địa bàn xã Nam Hồng (Đông Anh, Hà Nội), lực lượng chống buôn lậu đã phát hiện đối tượng Hà Văn Công (31 tuổi) cùng vợ là Nguyễn Thị Nhung (28 tuổi, cùng ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) và Nguyễn Viết Khiêm (32 tuổi, ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), sử dụng xe chở hàng đông lạnh để chở pháo lậu và ngụy trang bên ngoài bằng các loại thực phẩm. Tại trụ sở công an, lực lượng chức năng phát hiện trong thùng bảo ôn trên xe có 100 hộp các tông chứa pháo với tổng trọng lượng lên tới hơn 3 tấn…

Do đặc thù đường biên giới của nước ta trải dài, có nhiều đường mòn, cửa khẩu tiểu ngạch nên khẩu pháo lậu rất dễ lọt qua. Đặc biệt hiện nay, phía bên kia biên giới Việt Nam - Trung Quốc, nơi “xuất phát” chủ yếu của pháo lậu vào thị trường Việt Nam, mặt hàng này được bán công khai, giá rẻ nên càng dễ thẩm thấu qua biên giới. Các nhà quản lý cho rằng, để chống pháo lậu có hiệu quả, các lực lượng chức năng cần sử dụng biện pháp nghiệp vụ ngăn chặn từ xa, sử dụng thông tin của quần chúng. Trên thực tế, “bài học” này đã tỏ ra rất hiệu quả. Trong các vụ việc đã nêu ở trên, các cơ quan chức năng đều đã áp dụng biện pháp nắm tình hình từ xa, phát huy ý thức của quần chúng trong tố giác, đấu tranh chống tội phạm...

Bên cạnh đó, cần tiếp tục triển khai những “chiến dịch” tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép. Đặc biệt, cần tập trung vào các địa bàn trọng điểm như: khu vực biên giới, hải cảng, bờ biển, không để các phương tiện vận tải đường thủy, đường bộ chuyển lậu các loại pháo từ nước ngoài vào nước ta.

Và quan trọng nhất vẫn là gắn trách nhiệm của các cơ quan, địa phương, cá nhân vào việc ngăn chặn nạn vận chuyển, buôn bán, sử dụng pháo nổ. Địa phương, đơn vị nào để xảy ra việc buôn lậu pháo, sử dụng trái phép các loại pháo hoặc không xử lý nghiêm các hoạt động buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo, phải bị xử lý trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật…Về đầu trang

2. Lái xe xưng là "cán bộ ngành giao thông" bị buộc test nồng độ cồn(Gia Đình & Xã Hội Online 25/12, tác giả Vĩnh Quý)

19

Khoảng 21h45 ngày 24/12, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Đồng Hới kiểm tra xe ô tô mang BKS: 73A - 021.73 do người đàn ông tên Hưng điều khiển đang lưu thông trên đường Nguyễn Du thuộc phường Hải Đình thành phố Đồng Hới.

Lực lượng Cảnh sát giao thông yêu cầu lái xe Hưng kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở nhưng lái xe Hưng đã không chấp hành việc thổi hơi để đo nồng độ cồn

buộc lực lượng Cảnh sát giao thông phải đưa lái xe lên bệnh viện Việt Nam - Cu Ba - Đồng Hới để kiểm tra máu.

Tại đây, kết quả kiểm tra nồng độ cồn trong máu của lái xe Hưng là 98.3miligam/100mililit máu. Như vậy, lái xe Hưng đã vi phạm điểm e mục 6 điều 9 nghị định 71/NĐ-CP khi điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn quá mức cho phép từ 80-100miligam/100mililit máu.

Đối với trường hợp này, người điều khiển xe ô tô lưu thông trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở" có mức xử phạt hành chính từ 10-15 triệu đồng và có phạt bổ sung tước bằng lái xe hai tháng.

Điều đáng nói, ngay tại thời điểm kiểm tra lái xe Hưng tự giới thiệu mình là cán bộ trong một ngành quản lý giao thông tại tỉnh Quảng Bình. Ngoài việc không chấp hành mệnh lệnh của lực lượng tuần tra kiểm soát Hưng còn có một số cuộc điện thoại "cầu cứu" người thân can thiệp gây cản trở việc thực thi pháp luật của lực lượng Cảnh sát giao thông đang thực thi nhiệm vụ tại chốt kiểm tra này.

Tuy nhiên, quá trình lập biên bản vi phạm của lái xe Hưng thì trong biên bản Hưng chỉ khai mình là công nhân bình thường và có địa chỉ thường trú tại phường Bắc Lý – thành phố” Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. Về đầu tranghttp://giadinh.net.vn/phap-luat/lai-xe-xung-la-can-bo-nganh-giao-thong-bi-buoc-test-nong-do-con-20141225132453885.htm

V. Điểm tin đã đưa

Trước tình trạng triển khai chậm và bộc lộ nhiều bất cập trong việc xây dựng Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1, Bộ KH&ĐT đã quyết định lập các đoàn thanh tra kiểm tra toàn diện đối với 17 dự án được đầu tư theo hình thức BOT, BT, trái phiếu Chính phủ trên tuyến Quốc lộ 1 thuộc 13 địa phương: Bắc Giang, Quảng

Mặc dù được yêu cầu đến cơ sở y tế để thử nồng độ cồn trong máu nhưng lái xe Hưng vẫn chậm rãi dùng điện thoại gọi điện cho một số người quen để

"giải cứu"...

20

Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai, Cần Thơ và Tiền Giang, Đại Đoàn Kết 25/12, tr15 thông tin lại. Về đầu trang

Kienthuc.net.vn 25/12; VnMedia.vn 24/12 và Tamnhin.net 25/12 cùng đưa lại tin: Mặc dù, chỉ mới thi công xong được một thời gian ngắn nhưng lớp thảm nhựa bê tông thứ nhất (Bê tông nhựa chặt C19) đã xảy ra tình trạng nứt mai rùa cục bộ là tình trạng xảy ra tại gói thầu số 9 trong dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn đi qua Quảng Bình. Về đầu trang

Theo Công An Đà Nẵng 25/12, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới cho biết, ngày 22/12 đã cấp cứu cháu Võ Ngọc Minh Châu (20 tháng tuổi) bị bỏng nặng độ II-III. Về đầu trang

Ngày 23/12, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6 - khóa XVII nhằm đánh giá, tổng kết lại những kết quả hoạt động công đoàn năm 2014 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, Lao Động 25/12, tr4 đưa lại tin. Về đầu trang

Tài Nguyên & Môi Trường 25/12, tr11 thông tin lại: Ngày 23/12, tại xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, Công ty TNHH Phát triển Dự án Việt Nam tổ chức khởi công xây dựng nhà máy phân loại, tái chế rác thải thành các sản phẩm có ích cho cuộc sống với tổng giá trị đầu tư hơn 32 triệu euro. Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

21