49
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 12 tháng 6 năm 2015) St t Tiêu đề Tác giả Cơ quan báo chí THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân thừa nhận trước Quốc hội: Có 3 loại “đề tài khoa học xếp ngăn kéo” Xuân Hải;Lê Phi;Hồng Chuyên Lao Động Online 12/6; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 12/6; Infonet.vn 12/6 2. Nên tập trung giải pháp nâng cao đời sống nông dân Thu Phương; V.Duẩn – N.Quyết; Nhóm PV NDĐT; Nguyễn Hoài; Võ Hương – Trà My; Ất Mão – Phong Hồng; Tiến Hưng – Huệ Anh; Nhóm PV; Hoàng Yến; Dương Công Chiến; Văn Kiên; Tin Tức Online 11/6 ; Người Lao Động Online 11/6; TTXVN 11/6; Nhân Dân Online 11/6; Bưu Điện Việt Nam 12/6, tr4; Tuổi Trẻ Online 12/6; Quangbinh.gov.vn 11/6; Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 12/6, tr6; An Ninh Thủ Đô 12/6, tr2; Đại Biểu Nhân Dân 12/6, tr2; Đầu Tư 12/6, tr4; Đại Đoàn Kết 12/6, tr3; Thời Báo Tài Chính Việt Nam 12/6, tr1+3; Thời Báo Ngân Hàng 12/6; Tiền Phong 12/6, tr4; Quân Đội Nhân 1

CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

ĐIỂM BÁOTHÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 12 tháng 6 năm 2015)

Stt Tiêu đề Tác giả Cơ quan báo chí

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1.Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân thừa nhận trước Quốc hội: Có 3 loại “đề tài khoa học xếp ngăn kéo”

Xuân Hải;Lê Phi;Hồng Chuyên

Lao Động Online 12/6; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 12/6; Infonet.vn 12/6

2. Nên tập trung giải pháp nâng cao đời sống nông dân

Thu Phương; V.Duẩn – N.Quyết; Nhóm PV NDĐT; Nguyễn Hoài; Võ Hương – Trà My; Ất Mão – Phong Hồng; Tiến Hưng – Huệ Anh; Nhóm PV; Hoàng Yến; Dương Công Chiến; Văn Kiên; Nguyễn Tào; PV; Quang Hưng; Mai Minh

Tin Tức Online 11/6 ; Người Lao Động Online 11/6; TTXVN 11/6; Nhân Dân Online 11/6; Bưu Điện Việt Nam 12/6, tr4; Tuổi Trẻ Online 12/6; Quangbinh.gov.vn 11/6; Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 12/6, tr6; An Ninh Thủ Đô 12/6, tr2; Đại Biểu Nhân Dân 12/6, tr2; Đầu Tư 12/6, tr4; Đại Đoàn Kết 12/6, tr3; Thời Báo Tài Chính Việt Nam 12/6, tr1+3; Thời Báo Ngân Hàng 12/6; Tiền Phong 12/6, tr4; Quân Đội Nhân Dân 12/6, tr4; Nhân Dân 12/6, tr3

3.Ngày đầu tiên chất vấn và trả lời chất vấn: Không chỉ nhận trách nhiệm là xong

P.Thủy – N.Giang Đại Biểu Nhân Dân 12/6, tr3

KINH TẾ

4.Quảng Trạch: Triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng tại trung tâm huyện lỵ mới

Thế Lực Baoquangbinh.vn 12/6

5. Đầu tư 7,5 tỷ đồng sửa chữa quốc lộ 9B Đức Thành Baoquangbinh.vn 12/6

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

Stt Tiêu đề Tác giả Cơ quan báo chí

6. Rà soát lại đánh giá tác động môi trường các dự án nạo vét cửa sông Lê Phi Long Lao Động Online 11/6;

Thiennhien.net 12/6

7. Quảng Bình: Tăng cường chống hạn, đảm bảo nguồn nước Lưu Hương Chinhphu.vn 11/6

8. TP Đồng Hới: Liên tục xảy ra sạt lở đấy Quân Đội Nhân Dân12/6, tr6

9. Chảo lửa’ đồng khô, cỏ cháy trong nắng nóng 41 độ Hải Sâm Vietnamnet.vn 11/6

10. Đề phòng mưa dông, lốc xoáy tại các tỉnh Bắc Bộ PV+CTV Nhân Dân 12/6, tr5

11.Dự báo sản lượng lương thực vụ hè-thu của tỉnh sẽ giảm mạnh do nắng hạn

H.Q Baoquangbinh.vn 12/6

12. Bố Trạch sơ kết sản xuất vụ đông-xuân Thanh Hải Baoquangbinh.vn 11/6

13.Áp dụng biện pháp tưới đủ độ ẩm nhằm đối phó với tình hình hạn hán đang xảy ra

Minh Huyền Quangbinh.gov.vn 11/6

XÃ HỘI

14. Quảng Bình: Tổ chức “Lễ hội hang động”

Lê Phi Long; Lê Mai

Lao Động 12/6, tr5; Baoquangbinh.vn 11/6

15. Chuyện lạ về bộ tộc 35 tuổi đã thành ông lão ở Quảng Bình Hoàng Anh; Soha.vn 12/6; Motthegioi.vn

12/6

16. 3 điều thú vị không thể bỏ qua khi đến Quảng Bình Thư Kỳ VnExpress.net 11/6

17.“Người tiền sử” giữa Phong Nha - Kẻ Bàng- Kỳ cuối: Báu vật của người A Rem

H.N Tiền Phong 12/6, tr9

18.Bi kịch vụ Giám đốc mỏ titan bị đánh tử vong vì từ chối 6 kẻ “xin đểu”

Ngô Huyền – Lê Giáp

Đời Sống & Pháp Luật Online 11/6

19. Người truy bắt, vận động 27 đối tượng truy nã

Ngô Quang Văn Baoquangbinh.vn 11/6

AN NINH – QUỐC PHÒNG

20. Đi đám cưới, dàn ô tô dàn 2 hàng dài 1 km chiếm hết cả lòng đường

Trương Quang Nam Thanh Niên Online 11/6

21. “Tổ đặc nhiệm” truy nguyên nhân hằn lún Văn Thanh Giao Thông 12/6

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

I. Thời sự - Chính trị

Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân thừa nhận trước Quốc hội: Có 3 loại “đề tài khoa học xếp ngăn kéo”(Lao Động Online 12/6, tác giả Xuân Hải; Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 12/6, tác giả Lê Phi; Infonet.vn 12/6, tác giả Hồng Chuyên)

Đó là trả lời của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân sáng 12.6, về câu hỏi của đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) về tình trạng đề tài nghiên cứu khoa học hiện nay thực hiện xong xếp ngăn kéo còn phổ biến.

Tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) hỏi hiện nay dù còn khiêm tốn nhưng mỗi năm có 1.300 tỷ dành cho nghiên cứu khoa học. Luật đã có, nhưng đề tài nghiên cứu xong xếp ngăn kéo còn phổ biến. Liệu có phải sản phẩm khoa học chủ yếu nghiệm thu trên bàn giấy? Liệu có hay không cơ chế xin - cho trong đầu tư cho khoa học từ ngân sách?...

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Quân thừa nhận, có tình trạng hiệu quả của đề tài dự án ứng dụng thấp, thiếu công khai, đầu tư dài trải.

Bộ trưởng cho biết, không phải chỉ có 1.300 tỷ nghiên cứu, hiện nay khoảng trên dưới 20% trong tỷ lệ của 2% ngân sách nhà nước là dành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học dành cho các cấp, nên hàng năm có trên dưới 3.000 tỷ đồng cho hoạt động này.

Bộ trưởng giải trình: Thuật ngữ đề tài xếp ngăn kéo hay nghe, nhưng cụ thể có 3 loại đề tài xếp ngăn kéo: Một là nghiên cứu cơ bản đi trước thời đại phải nằm ngăn kéo chờ phát triển đến trình độ nhất định mới ứng dụng được. Phải chấp nhận có giai đoạn chờ đợi.Thứ hai là đề tài nghiên cứu ứng dụng, để trở thành ứng dụng thì phải đầu tư. Có nhiều đề tài thành công nhưng thiếu đầu tư để thương mại hóa. Phải có doanh nghiệp đầu tư, nhưng doanh nghiệp chưa đủ năng lực nên nhiều nghiên cứu phải chờ cơ hội đầu tư.

Thừa nhận có một số loại nghiên cứu xếp ngăn kéo thực sự. Điều này có nguyên nhân từ chỗ nghiên cứu không xuất phát từ nhu cầu mà chỉ theo sở thích và mong muốn của nhà khoa học. Điều này cũng tốt vì có ý tưởng thì nghiên cứu, nhưng không từ thực tiễn đòi hỏi của sản xuất, kinh doanh nên không ứng dụng được.

Luật khoa học và công nghệ 2013 có quy định: Sử dụng ngân sách phải theo đặt hàng, tức từ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, cuộc sống, không phải từ ý thích của nhà khoa học. Nghị định hướng dẫn luật khoa học công nghệ năm 2014 có quy định cơ chế đặt hàng, các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ chiến lược phát triển

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

xác định, đề xuất có đáp ứng nhu cầu, từ đó mới đặt hàng cơ quan nghiên cứu. Cam kết nghiên cứu thành công thì phải sử dụng và ứng dụng vào trong thực tiễn.

“Nếu thực hiện nghiêm luật khoa học và công nghệ 2013 sẽ không còn đề tài xếp ngăn kéo, không còn đề tài không ứng dụng được. Vấn đề có thực hiện nghiêm túc hay không?” – Bộ trưởng Quân nói trước Quốc hội. Về đầu tranghttp://laodong.com.vn/chinh-tri/bo-truong-khcn-nguyen-quan-thua-nhan-truoc-quoc-hoi-co-3-loai-de-tai-khoa-hoc-xep-ngan-keo-340723.bld

Nên tập trung giải pháp nâng cao đời sống nông dân(Tin Tức Online 11/6, tác giả Thu Phương; Người Lao Động Online 11/6, tác giả V.Duẩn – N.Quyết; TTXVN 11/6; Nhân Dân Online 11/6, tác giả Nhóm PV NDĐT; Bưu Điện Việt Nam 12/6, tr4, tác giả Nguyễn Hoài; Tuổi Trẻ Online 12/6, tác giả Võ Hương – Trà My; Quangbinh.gov.vn 11/6, tác giả Ất Mão – Phong Hồng; Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 12/6, tr6, tác giả Mai Minh; An Ninh Thủ Đô 12/6, tr2, tác giả Tiến Hưng – Huệ Anh; Đại Biểu Nhân Dân 12/6, tr2; Đầu Tư 12/6, tr4, tác giả Quang Hưng; Đại Đoàn Kết 12/6, tr3, tác giả Nhóm PV; Thời Báo Tài Chính Việt Nam 12/6, tr1+3, tác giả Hoàng Yến; Thời Báo Ngân Hàng 12/6, tác giả Dương Công Chiến; Tiền Phong 12/6, tr4, tác giả Văn Kiên; Quân Đội Nhân Dân 12/6, tr4, tác giả Nguyễn Tào; Nhân Dân 12/6, tr3, tác giả PV)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, sáng 11/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát là người đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Bên lề Quốc hội, các đại biểu đã có nhiều ý kiến, đánh giá về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng.

Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho biết, qua phần chất vấn cho thấy các đại biểu đã hỏi thẳng và nêu vấn đề cụ thể; trong số đó cũng có những câu hỏi mang tầm vĩ mô. Đối với những vấn đề cụ thể, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nắm rất chắc vấn đề, trả lời được các câu hỏi, kể cả các nguyên nhân và giải pháp khắc phục thời gian tới. Lần này, Bộ trưởng đã trả lời tốt hơn những lần trước tại nghị trường. Tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng nên tập trung về những giải pháp tháo gỡ để nâng chất lượng cuộc sống của nông dân, đây cũng là mong muốn của cả nước, của quốc hội.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) khẳng định, các câu hỏi của đại biểu đều ngắn gọn nhưng cũng thể hiện được các vấn đề xã hội quan tâm về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tuy vậy vẫn còn có một số câu hỏi trùng nhau. Phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của đại biểu. Nhưng để rút ngắn thời gian và đi vào vấn đề cụ thể, Bộ trưởng cần phải trả lời theo nhóm vấn đề, đi sâu vào những giải pháp của Chính phủ cần phải tiến hành trong thời gian tới để nâng cao năng suất của ngành nông nghiệp; đồng thời nâng cao chất

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

lượng và tìm được thị trường thiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người nông dân.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh hoanh nghênh Bộ trưởng đã nhận trách nhiệm của Bộ trưởng, của ngành về những tồn tại của ngành. Do đây là vấn đề rộng nên với những giải pháp mà Bộ trưởng nêu lên cần nhiều ngành, nhiều cấp phối hợp để có giải pháp hữu hiệu hơn và đặt ra thời gian để thực hiện hiệu quả.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, phần trả lời của Bộ trưởng cơ bản đã thỏa mãn với những câu hỏi của các đại biểu do Bộ trưởng nắm rất sâu các lĩnh vực quản lý. Bộ trưởng đã trả lời và nêu rõ những việc đã làm được như xuất khẩu gạo tăng và một số lĩnh vực khác đã làm tốt; còn một số hạn chế là mang tính tất yếu. Để khắc phục những tồn tại hiện có, ngoài trách nhiệm và nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan, nhiều tổ chức... Về đầu tranghttp://baotintuc.vn/thoi-su/nen-tap-trung-giai-phap-nang-cao-doi-song-nong-dan-20150611151716697.htm

Ngày đầu tiên chất vấn và trả lời chất vấn: Không chỉ nhận trách nhiệm là xong(Đại Biểu Nhân Dân 12/6, tr3, tác giả P.Thủy – N.Giang)

Đánh giá về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, nhiều đại biểu Quốc hội ghi nhận, hai Bộ trưởng đã trả lời ngắn gọn, cơ bản đúng trọng tâm nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội, thể hiện nắm rất vững, rất chắc lĩnh vực phụ trách. Tuy nhiên, Bộ trưởng không chỉ nhận trách nhiệm là xong, mà cần đau đáu nghĩ về các giải pháp để những tồn tại hiện nay của ngành, lĩnh vực sẽ được khắc phục hiệu quả trong thời gian tới.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh): Bộ trưởng phải nói rõ cách chịu trách nhiệm trước hạn chế của ngành Tôi chưa hài lòng với trả lời của Bộ trưởng Cao Đức Phát khi mới chỉ ra được hai khâu yếu nhất trong sản xuất nông nghiệp mà chưa có giải pháp khắc phục. Bộ trưởng cũng không xác định được vì sao hai khâu này lại yếu kém lâu đến thế. Việt Nam có nhiều nhà khoa học, bản thân nông dân cũng rất sáng tạo trong quá trình sản xuất. Vậy mà đến nay vẫn chưa tạo ra được giống cây trồng tốt, giúp nâng cao chất lượng nông sản Việt? Bộ trưởng cũng đặt vấn đề khâu chế biến ở nước ta chưa theo kịp đòi hỏi của sản xuất thực tế, nên trong nhiều trường hợp vẫn phải bán nguyên liệu thô, giá bán chưa cao. Trong khi đó, để tiêu thụ được thì phải có doanh nghiệp, muốn chế biến được cũng phải có doanh nghiệp. Nhưng tôi thấy, doanh nghiệp sẽ phát triển theo sự thay đổi của thị trường. Chỉ có sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mới bảo đảm sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững. Điều kiện hiện nay của nước ta hoàn toàn có thể đáp ứng

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

được yêu cầu này. Chúng ta có đội ngũ các nhà khoa học giỏi. Nhiều giống cây, giống con đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn sản xuất trên thế giới nên chỉ cần đưa về canh tác. Tại sao chúng ta chưa nghiên cứu ra những giống cây trồng có khả năng cạnh tranh cao? Chưa đưa được những giống cây ưu việt từ các nước khác về canh tác ở trong nước? Nông dân vẫn phải loay hoay chuyển từ giống này sang giống khác một cách tự phát. Đây là trách nhiệm của Nhà nước, trong đó có trách nhiệm của Bộ Nông nghiệåp và PTNT. Bộ trưởng chưa nói rõ trách nhiệm của mình về hạn chế này.

Tôi hy vọng Bộ trưởng sẽ ý thức rõ trách nhiệm của mình trước những hạn chế của ngành nông nghiệp được các đại biểu Quốc hội đưa ra và xác định được giải pháp khắc phục hiệu quả. Đúng là nhiều bộ, ngành khác cùng phải chịu trách nhiệm đối với những hạn chế hiện nay của ngành nông nghiệp, nhưng tôi vẫn cần biết Bộ Nông nghiệåp và PTNT có trách nhiệm như thế nào? Cách thức để Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước những hạn chế hiện nay của sản xuất nông nghiệp, cũng như cách thức khắc phục. Phải rõ ràng như vậy thì mới không tồn tại vòng luẩn quẩn cứ chất vấn, cứ nhận trách nhiệm, nhưng tình hình không thay đổi gì. Tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh, Bộ trưởng không chỉ nhận trách nhiệm là xong, mà cần đau đáu nghĩ về các giải pháp để những tồn tại được khắc phục, bảo đảm nền nông nghiệp của nước ta phát triển bền vững. Với lợi thế của nước ta và đội ngũ nông dân giàu sức sáng tạo, tôi tin tưởng, nếu cơ quan quản lý nhà nước có giải pháp tốt, thì sản xuất nông nghiệp sẽ phát triển bền vững. Nông nghiệp phát triển bền vững có ý nghĩa nhân văn khi giúp tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sống cho nông dân, nên cơ quan quản lý phải có ý thức trách nhiệm cao hơn. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận): Cần khẩn trương thực hiện thị trường điện cạnh tranh theo lộ trình Trả lời chất vấn của tôi, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng mới chỉ giải thích những vấn đề liên quan đến cách tính giá điện. Theo tôi, có lẽ ngành điện đã duy trì cung cấp điện với mức giá bao cấp trong thời gian quá dài, nên việc tăng giá điện không phải là không hợp lý. Nhưng tình trạng độc quyền trong kinh doanh mặt hàng điện đã làm cho việc tăng giá điện, nhất là giá bán lẻ điện tăng cao trong thời gian ngắn và người dân không được hưởng lợi. Bởi, thực chất đối với mặt hàng điện, nếu mở rộng thị trường chắc chắn sẽ có sự tham gia đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Để điều chỉnh tăng và cung cấp mặt hàng điện với mức giá hợp lý, bảo đảm giá bán vẫn cao hơn giá thành nhưng phải là mức giá điện cạnh tranh, không gây shock cho người dân cũng như xã hội thì cần khẩn trương thực hiện thị trường điện cạnh tranh theo lộ trình và làm sao để người dân thực sự được hưởng lợi, được sử dụng mức giá phù hợp nhất, đồng thời, nhà sản xuất cũng không phải bù lỗ.

Về giá xăng dầu được đại biểu Quốc hội Thân Đức Nam chất vấn, tuy Bộ trưởng đã trả lời về cách tính toán và điều hành giá xăng dầu theo các nghị định cụ thể.

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

Nhưng tôi cho rằng, thực chất giá xăng dầu ở nước ta hiện vẫn chưa được điều hành theo quy luật thị trường, vẫn còn sự can thiệp lớn của cơ quan quản lý nhà nước. Bộ trưởng đã nhận thấy rõ biến động của các mặt hàng này sẽ gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; cũng nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình về vấn đề này và cam kết cố gắng điều hành, tiến tới giảm dần sự quản lý của Nhà nước đối với mặt hàng này, làm sao tạo thuận lợi cho sản xuất và đời sống của người dân. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình): Khó thực hiện tuyệt đối các vấn đề cử tri nêu… Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trả lời ngắn gọn, cơ bản đúng trọng tâm câu hỏi mà các đại biểu Quốc hội nêu ra. Điều này thể hiện Bộ trưởng đã nắm rất vững, rất chắc lĩnh vực được giao phụ trách. Đây cũng có thể xem là ưu điểm. Bên cạnh đó, phần trả lời của Bộ trưởng cũng đã lý giải được một số điểm mà các đại biểu Quốc hội và cử tri còn có hiểu nhầm và băn khoăn. Ví dụ có đại biểu Quốc hội cho rằng một số mặt hàng làm ra không bán được như lúa, tôm... Nói như vậy là chưa chính xác, bởi, những hiện tượng như hành tím, dưa hấu hay một số mặt hàng khác không bán được, đó thực chất chỉ là vấn đề mang tính cục bộ và mang tính thời điểm, còn nhìn chung phần lớn các mặt hàng, các lĩnh vực trong ngành nông nghiệp cũng đã đạt nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận. Hơn nữa, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã có những chính sách mang tính định hướng tích cực, những giải pháp vào cuộc và đã cơ bản giải quyết được nhiều khó khăn cho nông dân.

Tuy đã có ý kiến cho rằng việc nhận trách nhiệm của Bộ trưởng chưa rõ, nhưng tôi thấy nhận xét này chưa hoàn toàn chính xác. Bộ trưởng cũng đã giải trình và nêu rõ được những điểm đã làm được, đã triển khai thời gian qua - thể hiện việc thực hiện trách nhiệm của Bộ trưởng. Thực tế, với nỗ lực chung của Chính phủ, của cộng đồng doanh nghiệp và nông dân nên đã đạt được một số kết quả tích cực. Và có thể thấy, rất khó thực hiện tuyệt đối tất cả các vấn đề đại biểu Quốc hội, cử tri nêu ra. Tôi cũng chia sẻ với Bộ trưởng và nhất là chia sẻ với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì những tồn tại của ngành cần có thời gian, sự vào cuộc phối hợp, liên kết của các bộ, ngành, doanh nghiệp, tổ chức và nhiều ngành, lĩnh vực khác, thì mới có thể tạo chuyển biến tốt hơn trong thời gian tới.

Đối với tôi có hai câu hỏi, phần trả lời của Bộ trưởng tôi cũng cơ bản hài lòng. Tuy nhiên, có lẽ do sức ép về thời gian, cho nên có điểm đã chưa được Bộ trưởng làm rõ. Đó là tôi đã đặt ra vấn đề hướng giải quyết tiêu thụ sản phẩm thủy sản cho ngư dân trong thời gian tới cụ thể như thế nào? Trong đó, tôi muốn nói đến vấn đề nhiều địa phương hiện vẫn chưa có các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm thủy sản; các khu hậu cần nghề cá. Ngoài ra chưa có các chợ cá, trung tâm đấu giá để tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trao đổi giá cả đúng giá trị. Điều này chưa được Bộ trưởng giải trình rõ. Phần nào do sức ép thời gian nên

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

Bộ trưởng chỉ mới trả lời theo hướng viện dẫn, trích dẫn nội dung Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7.7.2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, nên tôi chưa thực sự thỏa mãn. Về đầu trang

II. Kinh tế

Quảng Trạch: Triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng tại trung tâm huyện lỵ mới(Baoquangbinh.vn 12/6, tác giả Thế Lực)

Sau khi chia tách địa giới hành chính để thành lập thị xã Ba Đồn, theo Nghị quyết 125 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Quảng Trạch đã tích cực triển khai xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng tại trung tâm huyện lỵ mới nhằm sớm đưa vào sử dụng.

Nhờ tích cực tranh thủ được các nguồn vốn nên đến nay huyện Quảng Trạch đã đầu tư xây dựng được nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng tại trung tâm huyện ly mới như: Công trình tuyến đường trục chính từ thị xã Ba Đồn đi trung tâm huyện lỵ mới huyện Quảng Trạch với tổng mức đầu tư gần 53 tỷ đồng, tuyến đường ngang dọc, nối quốc lộ 1 đi Bàu Sen tổng mức đầu tư hơn 57 tỷ đồng...

Các công trình này đã thực hiện được trên 50% khối lượng và hiện đang đẩy nhanh tiến độ thi công theo đúng kế hoạch. Và để sớm khởi công các trụ sở làm việc của Huyện ủy, UBND huyện, trụ sở của khối Mặt trận và các công trình liên quan khác, hiện tại, UBND huyện Quảng Trạch đang tích cực chỉ đạo Ban quản lý ODA Quảng Trạch, các phòng, ban chức năng liên quan hoàn tất các thủ tục để tiến hành triển khai thi công. Về đầu tranghttp://baoquangbinh.vn/kinh-te/201506/quang-trach-trien-khai-xay-dung-co-so-ha-tang-tai-trung-tam-huyen-ly-moi-2125784/

Đầu tư 7,5 tỷ đồng sửa chữa quốc lộ 9B(Baoquangbinh.vn 12/6, tác giả Đức Thành)

Thông tin từ Công ty Cổ phần sửa chữa đường bộ và xây dựng tổng hợp Quảng Bình cho biết, đơn vị đang triển khai thi công gói thầu thi công sửa chữa công trình bảo đảm giao thông tuyến quốc lộ 9B, có tổng vồn đầu tư gần 7,5 tỷ đồng.

Gói thầu do Công ty Cổ phần sửa chữa đường bộ và xây dựng tổng hợp Quảng Bình đảm nhận thi công là gói thầu thuộc dự án sửa chữa nền mặt đường thuộc đoạn từ Km20+800 đến Km25+00 do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư.

Tuyến đường sửa chữa thuộc gói thầu này có chiều dài 5km và rộng 5,5m thuộc loại đường cấp 4 miền núi. Theo kế hoạch, tuyến đường sửa chữa này được thi công và hoàn thành trong vòng 3 tháng. Về đầu trang

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

http://baoquangbinh.vn/kinh-te/201506/dau-tu-75-ty-dong-sua-chua-quoc-lo-9b-2125785/

Rà soát lại đánh giá tác động môi trường các dự án nạo vét cửa sông(Lao Động Online 11/6, tác giả Lê Phi Long; Thiennhien.net 12/6)

Cửa sông Nhật Lệ hiện đang bị bồi lấp nghiêm trọng khiến tàu thuyền qua lại rất khó khănNgày 11.6, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, liên quan đến các dự án nạo vét thông luồng, tận thu cát trên địa bàn, UBND tỉnh đã tiến hành họp với các cơ quan chức năng và yêu cầu rà soát lại đánh giá tác động môi trường.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Hoài đã yêu cầu sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh chủ trì cùng các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với các chuyên gia đầu ngành có kinh nghiêm về chống xói lở bờ biển, của sông, tiến hành rà soát lại đánh giá tác động môi trường các dự án nạo vét tận thu cát trên địa bàn và đề xuất giải pháp chống xói lở trước mắt và lâu dài.

Hiện tại tỉnh Quảng Bình có 6 dự án nạo vét thông luồng tại các cửa sông, trong đó có 3 dự án đã triển khai tại cửa sông Gianh, cửa sông Nhật Lệ và dự án nạo vét luồng sông Son; 3 dự án còn lại tại cửa Lý Hòa, cửa sông Dinh và cửa Ròn đang hoàn thiện các thủ tục để triển khai.

Trong đó đáng chú ý là dự án nạo vét cửa Nhật Lệ do Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàng Kim Việt thực hiện. Dự án trên thực hiện từ tháng 8.2014 với tổng kinh phí hơn 130 tỉ đồng theo hình thức “xã hội hóa” với lượng cát dự kiến nạo vét là hơn 2,2 triệu m3, sau đó đem bán ra nước ngoài để có tiền thực hiện dự án.

Tuy nhiên, sau khi bắt đầu triển khai, người dân địa phương và các chuyên gia môi trường đã phản ứng và lo ngại về khối lượng và vị trí nạo vét sẽ gây sạt lở bờ biển. Từ tháng 10.2014 đến nay Công ty trên ngừng nạo vét.

Như Lao Động đã thông tin, ngày 8.6 UBND TP.Đồng Hới đã lập đoàn kiểm tra thực tế và có công văn báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Bình về tình trạng sạt lở nghiêm trọng đang xảy ra tại 3 khu vực dọc bờ biển Nhật Lệ và bờ biển Mỹ Cảnh Bảo Ninh, đồng thời kiến nghị UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan có hướng giải quyết. Về đầu tranghttp://laodong.com.vn/xa-hoi/quang-binh-ra-soat-lai-danh-gia-tac-dong-moi-truong-cac-du-an-nao-vet-cua-song-340416.bld

Quảng Bình: Tăng cường chống hạn, đảm bảo nguồn nước(Chinhphu.vn 11/6, tác giả Lưu Hương)

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

Trước tình hình nắng nóng vào những tháng cao điểm (tháng 6-7). Tỉnh Quảng Bình đang tăng cường tìm giải pháp chống hạn, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất vụ Hè-Thu.

Sở NN&PTNN tỉnh Quảng Bình cho biết tính đến ngày 11/6, các địa phương trên địa bàn đã gieo cấy lúa vụ Hè-Thu

2015 được 11.550 ha/16.000 ha, đạt 72,2% kế hoạch (KH), bằng 124,7% cùng kỳ.Để đảm bảo tình hình sản xuất, toàn tỉnh cũng đã chuyển đổi gieo trồng 190 ha cây trồng. Hiện, tình hình sinh trưởng của cây trồng ở những diện tích đã gieo trồng vẫn ổn định.

Hiện nay, dung tích các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh chỉ đạt khoảng 70-80% so với cùng kỳ, hầu hết các đập dâng đã khô, không đủ phục vụ sản xuất vụ Hè- Thu. Dự báo tháng 6-7 là thời kỳ cao điểm về nắng nóng, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng sẽ xảy ra trên diện rộng.

Để đối phó với tình hình hạn hán kéo dài, bên cạnh việc thực hiện tốt các giải pháp chống hạn đề ra từ đầu vụ như tích cực khơi thông luồng lạch, tưới tiết kiệm, ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình cũng lên lịch tưới cụ thể cho từng vùng; thường xuyên kiểm tra, có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo tối đa nguồn nước phục vụ sản xuất...

Ông Trần Văn Tuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyền truyền để người dân có lịch tưới hợp lý, bảo đảm tận dụng tối đa và tiết kiệm nguồn nước; áp dụng biện pháp tưới đủ độ ẩm cho các diện tích lúa nhằm đối phó với tình hình hạn hán đang xảy ra.

UBND tỉnh yêu cầu các địa phương cắt cử người quản lý nước tưới, tránh tình trạng tranh giành nước phục vụ sản xuất xảy ra; lên kế hoạch bố trí kinh phí hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng đúng lịch thời vụ.

Quảng Bình cho biết sẽ sớm đưa trạm bơm chuyền vào vận hành nhằm chủ động nguồn nước tưới cho gần 3.500 ha lúa Hè-Thu, không để cây trồng thiếu nước trong thời kỳ sinh trưởng. Về đầu tranghttp://baodientu.chinhphu.vn/doi-song/quang-binh-tang-cuong-chong-han-dam-bao-nguon-nuoc/229109.vgp

TP Đồng Hới: Liên tục xảy ra sạt lở đấy(Quân Đội Nhân Dân12/6, tr6)

Hạn hán nặng tại huyện Quảng Trạch, Quảng Bình

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

Qua mục Thông tin từ đường dây nóng báo Quân Đội Nhân Dân, ông Huỳnh Thanh Bình ở phường Hải Thành, thành phố Đồng Hới thông tin: Gần đây, tuyến bờ biển thuộc địa bàn TP Đồng Hới liên tục xảy ra những vụ sạt lở đất, nhất là đoạn từ Đồn Biên phòng Nhật Lệ đến khách sạn Mường Thanh.

Theo đó, Báo đề nghị chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan tới vụ việc kiểm tra, xử lý và hồi âm cho Báo để thông tin đến bạn đọc. Về đầu trang

Chảo lửa’ đồng khô, cỏ cháy trong nắng nóng 41 độ(Vietnamnet.vn 11/6, tác giả Hải Sâm)

Nắng nóng gay gắt kéo dài đang khiến đời sống người dân Quảng Bình đảo lộn. Mùa màng không thể gieo trồng, chăn nuôi hạn chế do thiếu nước. Người dân vào phải vào tận khe suối kiếm nước để dùng.

Huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) được ví như “chảo lửa” ở miền Trung. Những ngày gần đây, khi nhiệt độ ngoài trời ở các huyện khoảng từ 37 đến 40 độ thì Tuyên Hóa còn cao hơn, có lúc còn ở

mức 41,5 độ.

Rất nhiều xã của “chảo lửa” đang thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. Tại xã Đồng Hóa, nắng nóng kỉ lục kéo dài khiến cho hàng trăm ha đất không canh tác. Hàng ngàn nhân khẩu thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Ông Nguyễn Mạnh (58 tuổi) ở thôn Đồng Giang cho biết: “Chừng này tuổi nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh nắng nóng kinh hoàng như năm ni”.

Cả ba thôn với hơn 400 khẩu và hàng ngàn hộ dân đang lâm vào cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Các giếng nước trong thôn cạn trơ đáy, có giếng thì chỉ còn nước lấp xấp, không bơm hay múc để dùng được.

Hệ thống nước sạch được đặt thấp, không kéo lên được nên chỉ có vài thôn có nước dùng, còn đa số người dân hằng ngày đều phải đi chở nước tại khe suối.

Bà Hoàng Thị Tương ở thôn Đồng Giang cho biết, mỗi ngày nhà bà phải cử ra một người đi xe máy xuống suối nhỏ cách nhà khoảng ba cây số. Nhiều người dân khác cũng đến đây múc từng ca nước đổ vào can nhựa chở về dùng cho sinh hoạt hằng ngày.

Ngày nào chị Thắm cũng phải xuống khe cách nhà hơn 3km múc nước về sinh hoạt.

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

“Mỗi ngày như thế cũng phải chở được 4 đến 5 chuyến, mỗi chuyến 4 can 20 lít, dè sẻn cũng đủ dùng cho 5 người trong gia đình”, bà Tương nói.

Vì cả làng thiếu nước, lại phải đi làm đồng nên mới tờ mờ sáng là khúc suối chật kín người đi lấy nước, người đứng thành hàng, có khi phải chờ rất lâu mới tới lượt.

“Nhà tôi có hai con nhỏ, tình hình này kéo dài nên nghỉ hè cái là tôi cho các con về nhà ngoại ở xã khác tránh nóng. Nhớ con lắm nhưng chắc phải đợi trời mưa tôi mới dám đón về”, chị Nguyễn Thị Khánh (33 tuổi) cho biết.

Ruộng khô, cỏ cháy

Vì không có nước nên việc chăn nuôi của bà con cũng gặp không ít khó khăn. “Trước đây gia đình tôi nuôi hơn 70 con heo, nhưng giờ trong chuồng chỉ còn ba con, nắng nóng nên không dám mua tiếp heo con về nuôi, sợ không đủ sức đi chở nước về cho ăn và tắm cho nó”, chị Khánh ngán ngẩm nói.

Đến thời điểm này, một số nơi có nước thủy lợi đã bắt đầu gieo trồng vụ hè thu, nhưng ở đây đồng khô cỏ cháy. Hàng trăm ha đất vẫn để nguyên sau khi thu hoạch vụ mùa trước. Một số nơi bà con đã cày bừa nhưng vẫn phải để vậy suốt tháng nay để... chờ nước về.

Ông Nguyễn Tiến Nam, Phó chủ tịch xã Đồng Hóa cho biết: “Không chỉ khó khăn về nước sinh hoạt, hiện nay cả xã chỉ mới gieo được 10 ha lúa, còn hơn 30 ha vẫn bỏ không. Đất màu thì còn hơn 300ha chưa làm được gì”.

Trong khi đó, một số xã miền dưới như Châu Hóa, Tiến Hóa, Thạch Hóa đất đai lại bị nhiễm mặn. Sống ven sông Gianh, mọi sinh hoạt tưới tiêu của bà con đều phụ thuộc vào nguồn nước sông này nhưng năm nay nắng nóng kéo dài, dòng sông có đoạn cạn trơ đáy. Nguồn nước ít ỏi còn lại trên sông đã bị nhiễm mặn nên không thể sử dụng để tưới tiêu.

“Nhà tôi có 4 sào ruộng, mới gieo được hơn 1 sào thì mạ chết vì nước bị xâm mặn, đúng là chưa có năm nào như thế này”, một người dân than thở.

Xã Đức Hóa có tất cả 11 thôn thì chỉ có 4 thôn có nước sạch, người dân chủ yếu dùng nước sông, khe, giếng nhưng năm nay hạn hạn kéo dài, những nguồn nước trên cũng cạn khiến cuộc sống nhân dân gặp vô vàn khó khăn. Về đầu tranghttp://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/243574/-chao-lua--dong-kho--co-chay-trong-nang-nong-41-do.html

Đề phòng mưa dông, lốc xoáy tại các tỉnh Bắc Bộ(Nhân Dân 12/6, tr5, tác giả PV+CTV)

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng rãnh áp thấp bị nén, ở Bắc Bộ sáng nay (12-6) có nơi mưa to và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh.

Tuy nhiên, nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra ở các tỉnh miền trung, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36oC đến 39oC, một số nơi hơn 40oC, như: Quỳ Hợp (Nghệ An) 41,4 oC, Vinh (Nghệ An) và Hương Khê (Hà Tĩnh) 40,5oC, Hương Sơn (Hà Tĩnh) 40,3oC, Quỳ Châu (Nghệ An) và Ba Đồn (Quảng Bình) 40,2oC, Đông Hà (Quảng Trị) 40,8oC...

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao các bộ, ngành liên quan hoàn thiện quy hoạch thoát nước, chống ngập úng TP Hồ Chí Minh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) chuẩn bị báo cáo chung về phương án giải quyết chống ngập cho khu vực thành phố. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính, Bộ NN và PTNT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND thành phố xử lý vốn đối với từng dự án đầu tư thuộc các Quy hoạch tiêu thoát nước, chống ngập úng khu vực thành phố. Theo Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, toàn thành phố hiện có 33 điểm tái ngập và 29 điểm ngập mới phát sinh.

Tại Nghệ An, nắng nóng làm nhiều vườn chanh chết khô, không thể phục hồi. Riêng huyện Hưng Nguyên, có hơn 142 ha chanh bị chết do nắng hạn. Ngành nông nghiệp tỉnh đang thống kê chính xác diện tích chanh bị chết do nắng nóng, khô hạn để đề xuất các giải pháp hỗ trợ nông dân; đồng thời khuyến cáo các địa phương quy hoạch lại vùng trồng chanh, gắn với đầu tư công trình nước tưới, đưa các giống chanh cho năng suất, hiệu quả cao và chịu được nắng hạn vào trồng. Nắng nóng kéo dài làm các hồ đập tại thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) khô cạn, hơn 1.100 ha đất tại hai địa phương không thể gieo trồng do khô hạn. Tỉnh chỉ đạo các địa phương chuyển đổi diện tích trên sang trồng các loại cây có khả năng chịu hạn cao, sớm đưa trạm bơm tại Rào Nam vào vận hành để tưới cho gần 3.500 ha lúa hè thu đã gieo trồng.

Tại các huyện Phục Hòa, Hạ Lang, Hòa An, Thạch An và TP Cao Bằng (Cao Bằng) xảy ra mưa to đến rất to, làm năm nhà hư hỏng, hai phòng học tốc mái, nhiều diện tích mạ, hoa màu, cây công nghiệp hư hại; sạt nhiều tuyến đường giao thông... Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phối hợp ngành nông nghiệp đã đến các địa phương để chỉ đạo tổ chức khắc phục hậu quả. Về đầu trang

Dự báo sản lượng lương thực vụ hè-thu của tỉnh sẽ giảm mạnh do nắng hạn(Baoquangbinh.vn 12/6, tác giả H.Q)

Ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở Nông nghiệp-PTNT cho biết, đến ngày 10-6, các địa phương đã hoàn thành thu hoạch

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

vụ đông-xuân. Dự ước năng suất cây trồng chính vụ đông-xuân: lúa 59,44 tạ/ha, ngô 52,12 tạ/ha, lạc 20,35 tạ/ha.

Năng suất lúa đông-xuân cánh đồng mẫu lớn xã An Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ) đạt 75 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt 199.887 tấn, bằng 104,38% theo kế hoạch, bằng 101,9% so với cùng kỳ. Năng suất lúa cao nhất là các huyện Lệ Thủy với 65,3 tạ/ha, Quảng Ninh 59,4 tạ/ha, Đồng Hới 55 tạ/ha...

Vụ đông-xuân này, tất cả các địa phương đều thực hiện đạt kế hoạch về diện tích, trong đó diện tích lúa tăng. Cụ thể: thành phố Đồng Hới tăng 0,6%; thị xã Ba Đồn 0,8%; huyện Minh Hóa 0,9%; Tuyên Hoá 0,1%; Quảng Trạch 2,4%; Bố Trạch 2,4%; Quảng Ninh 4,1% và Lệ Thủy tăng 0,4% so cùng kỳ năm trước.

Theo dự báo sản lượng lương thực vụ hè-thu này sẽ giảm mạnh do diện tích canh tác và năng suất cây trồng giảm vì nắng hạn trên diện rộng. Về đầu tranghttp://baoquangbinh.vn/kinh-te/201506/du-bao-san-luong-luong-thuc-vu-he-thu-cua-tinh-se-giam-manh-do-nang-han-2125802/

Bố Trạch sơ kết sản xuất vụ đông-xuân(Baoquangbinh.vn 11/6, tác giả Thanh Hải)

Ngày 11-6, huyện Bố Trạch tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ đông-xuân 2014-2015; triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè-thu và công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2015. Bước vào vụ đông-xuân với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, song nhờ công tác chỉ đạo sát đúng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể cùng với sự nỗ lực khắc phục khó khăn của bà con nông dân nên vụ đông-xuân năm nay vẫn là vụ được mùa đối với huyện Bố Trạch. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm thực hiện 13.298ha (tăng 133,8ha so với vụ đông-xuân 2013-2014). Trong đó: lúa tăng 164,7ha, ngô tăng 45 ha, lạc tăng 62ha, kê tăng 20ha, sắn tăng 152ha. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhất là trên đất lúa kém hiệu quả bước đầu đã được một số địa phương quan tâm, tỷ lệ sử dụng giống mới được nâng cao, năng suất các loại cây trồng không ngừng được cải thiện. Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng 6 tháng đạt 9.414,5 tấn (bằng 108,1% so với cùng kỳ, đạt 42,7% kế hoạch cả năm). Diện tích cao su tiểu điền trên toàn huyện 6.070ha, trong đó diện tích đưa vào khai thác 2.800ha, sản lượng mủ khô thu được 1.120 tấn bằng 121,4% so với cùng kỳ. Huyện Bố Trạch cũng đã đề ra kế hoạch sản xuất vụ hè-thu, đó là: sản lượng lương thực đạt 13.349 tấn; diện tích chuyển đổi trên đất lúa 150ha. Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, năm nay dự báo điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài và có thể xảy ra hạn nặng, do vậy các

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

phòng, ban liên quan và các xã, thị trấn cần có sự phối hợp trong việc điều tiết quỹ nước tưới theo hướng tiết kiệm; thực hiện đầy đủ, kịp thời công tác đảm bảo an toàn hồ chứa, hệ thống các công trình thủy lợi... Về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, huyện Bố Trạch thực hiện phương châm “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt... gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội của địa phương. Về đầu tranghttp://baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201506/bo-trach-so-ket-san-xuat-vu-dong-xuan-2125772/

Áp dụng biện pháp tưới đủ độ ẩm nhằm đối phó với tình hình hạn hán đang xảy ra (Quangbinh.gov.vn 11/6, tác giả Minh Huyền)

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trần Văn Tuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong buổi kiểm tra thực địa tình hình hạn hán tại huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn vào sáng ngày 11/6/2015. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và đơn vị liên quan.

Sau khi đi kiểm tra thực địa các hồ, đập dâng và một số diện tích gieo trồng có nguy cơ thiếu nước tưới trong vụ Hè -

Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch và Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi.

Theo báo cáo của đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi, lượng mưa các tháng đầu năm 2015 ở trên địa bàn thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch thấp hơn trung bình trong nhiều năm qua. Tại thị xã Ba Đồn, mực nước ở các hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý như: Hồ Chóc Chọ (xã Quảng Minh), Khe Nậy (xã Quảng Tiên), Khe Hà (xã Quảng Sơn) đều ở mức thấp, thậm chí khô kiệt, không bảo đảm cung cấp nước tưới cho diện tích lúa được giao. Hiện tại chỉ có đập dâng Rào Nan còn đủ khả năng cung cấp nước tưới cho vụ Hè - Thu. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nước vào cuối vụ có thể xảy ra; mực nước ở các hồ lớn tại huyện Quảng Trạch như Trung Thuần, Tiên Lang cũng đã xuống dưới mức báo động. Theo kế hoạch, vụ Hè - Thu năm nay toàn huyện gieo trồng với diện tích 3.400 ha nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ hoàn thành được 2.700 ha.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra mực nước tại đập dâng Rào Nan (xã Quảng Sơn, thị

xã Ba Đồn)

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

Trước tình hình nắng nóng kéo dài, thị xã Ba Đồn, huyện Quảng Trạch đã chủ động triển khai nhiều biện pháp tưới tiêu, phòng chống hạn như: Đặt các máy bơm dã chiến nhằm tận dụng tối đa nguồn nước trong các ao đầm, luồng lạch; chủ động tuyên truyền cho bà con nông dân có lịch tưới hợp lý, tiết kiệm nguồn nước. Đối với diện tích chưa thể gieo trồng do thiếu nước (thị xã Ba Đồn 400 ha; huyện Quảng Trạch còn 700 ha) được chuyển đổi cây trồng với các loại cây có khả năng chịu hạn cao như lạc, đậu xanh, ngô…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra hồ chứa Tiên Lang (xã Quảng Liên, huyện Quảng Trạch)Phát biểu tại buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao nỗ lực của các địa phương, đơn vị trên địa bàn trong việc xây dựng phương án để kịp thời bảo đảm nguồn nước tưới cho sản xuất vụ Hè - Thu. Thời gian tới, trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, nắng nóng có thể kéo dài, đồng chí yêu cầu thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyền truyền để người dân có lịch tưới hợp lý, bảo đảm tận dụng tối đa và tiết kiệm nguồn nước; áp dụng biện pháp tưới đủ độ ẩm cho các diện tích lúa nhằm đối phó với tình hình hạn hán đang xảy ra; đồng thời chỉ đạo các địa phương cắt cử người quản lý nước tưới, tránh tình trạng tranh giành nước phục vụ sản xuất xảy ra; lên kế hoạch bố trí kinh phí hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng đúng lịch thời vụ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tiếp tục phối hợp với lãnh đạo các địa phương sớm đưa trạm bơm chuyền vào vận hành nhằm chủ động nguồn nước tưới cho gần 3.500 ha lúa Hè - Thu đã được hợp đồng, không để cây trồng thiếu nước trong thời kỳ sinh trưởng… Về đầu tranghttp://www.quangbinh.gov.vn/3cms/ap-dung-bien-phap-tuoi-du-do-am-nham-doi-pho-voi-tinh-hinh-han-han-dang-xay-ra.htm

III. Xã hội

Quảng Bình: Tổ chức “Lễ hội hang động”(Lao Động 12/6, tr5, tác giả Lê Phi Long; Baoquangbinh.vn 11/6, tác giả Lê Mai)

Ngày 10.6, UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, “Lễ hội hang động Quảng Bình năm 2015” và “Tuần lễ khám phá vẻ đẹp hệ thống hang động kỳ vĩ ở Quảng Bình” sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến 21.7.

Theo đó, Lễ hội sẽ được tổ chức có quy mô hoành tráng với nhiều chương trình khác nhau, như: bắn pháo hoa, Khám phá Hang Tối - một loại hình du lịch

thu hút rất đông du khách khi đến với Phong Nha Kẻ Bàng 16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

chương trình nghệ thuật với chủ đề “Quảng Bình - Vương quốc hang động”, tổ chức chương trình Famtrip, khai trương các tuyến, điểm du lịch mới, tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá vé các tuyến tham quan, du lịch...

Chương trình nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá các giá trị đặc sắc và độc đáo của hệ thống hang động ở địa phương, thu hút nhiều hơn nữa du khách và các nhà đầu tư đến với Quảng Bình. Về đầu trang

Chuyện lạ về bộ tộc 35 tuổi đã thành ông lão ở Quảng Bình(Soha.vn 12/6, tác giả Hoàng Anh; Motthegioi.vn 12/6, tác giả hoàng Anh)

Mặc dù đã 25 năm trôi qua, đồng bào người Chứt được Bộ đội biên phòng phát hiện trong rừng sâu và đưa về hoà nhập với thế giới văn minh.

Ngoài 35 đã xem như lên lão

Trước khi lên Rào Tre, tôi có nghe thượng tá Võ Trọng Hải, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh tâm sự: Thực trạng đồng bào Chứt ở bản Rào Tre bây giờ rất đáng báo động. Thử thách, cam go họ đang phải đối mặt có lẽ cũng không thua gì thời điểm được bộ đội phát hiện trong rừng sâu vào năm 1990.

Cũng xin được nói lại đôi chút về thời điểm năm 1990, khi ấy, trong lúc tuần tra biên giới, Bộ đội biên phòng phát hiện hàng chục người rừng sống rải rác trong các hang đá thuộc dãy Trường Sơn, biên giới Việt - Lào.

Sau hàng trăm cuộc họp của các cấp ban ngành, lực lượng biên phòng Hà Tĩnh được giao nhiệm vụ “giải cứu” số người trên ra khỏi rừng hoang, đưa họ hoà nhập với thế giới văn minh.

Bản Rào Tre được dựng lên, tổng cộng có 90 người Chứt được tìm thấy, không tên, không tuổi, chia thành 18 hộ dân, tất cả đều lấy họ Hồ. Bộ đội biên phòng dựng trạm cắm bản, dạy người dân từ việc ăn uống, tắm rửa đến cuốc đất, làm ruộng. Rào Tre lúc ấy không khác gì lớp học vỡ lòng. Gian nan đến nỗi, sau công cuộc giải cứu người Chứt, Biên phòng Hà Tĩnh được phong tặng danh hiệu Anh hùng.

25 năm sau, 18 hộ người Chứt ở Rào Tre phát triển thành 37 hộ, 135 nhân khẩu, nhưng họ lại đang đứng trước những bi kịch mới. Đói nghèo, bệnh tật, chết chóc… Nằm cuối con đường độc đạo từ Lâm trường Chúc A đi vào, bản Rào Tre lúp xúp nhà nối nhau chạy theo triền dãy Giăng Màn hùng vĩ.

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

Trước mặt là nhánh sông Tiêm uốn quanh và cánh đồng lúa đang độ chín vàng, thành quả rõ nét nhất của quá trình kéo bà con từ trong hang đá về hoà nhập với cộng đồng các dân tộc xung quanh.

Giữa bản, Trạm biên phòng cắm bản Rào Tre (Đồn biên phòng Bản Giàng) có tuổi đời ngang với bản và nhiệm vụ chính là sát cánh, giúp đỡ để bảo tồn và phát triển người Chứt ở đây.

Tôi lên Rào Tre từ sáng sớm, khi cả bản vẫn đang chìm trong lớp sương núi nhờ nhờ. Trung tá Dương Thanh Tịnh gióng một hồi kẻng sắt, cái cách mà anh vẫn làm bao nhiêu năm qua để đánh thức đồng bào. Kẻng rất to, nghe rõ cả tiếng vang vọng từ trên đỉnh Giăng Màn, vậy mà Rào Tre vẫn cứ im lìm. Lại thêm một, rồi hai hồi kẻng nữa. Vẫn không có động tĩnh gì. Trung tá Tịnh vừa cười buồn vừa bảo: Đánh thế thôi chứ sáng nào anh em chúng tôi cũng phải chia nhau đến từng nhà để gọi, nếu không dân bản còn ngủ đến tận trưa. Đã 25 năm như thế rồi.

135 nhân khẩu nhưng Rào Tre chỉ có 0,7 ha màu và 1,3 ha ruộng. Thường thì họ tự túc lương thực được khoảng 2-3 tháng, còn lại chủ yếu sống dựa hoàn toàn vào nguồn hỗ trợ. Gạo, mì chính, nước mắm, quần áo, xà phòng… Nói chung là hỗ trợ tất tần tật.

Nửa buổi, tôi đi một vòng quanh bản, nhà nào nhà nấy dường như vẫn còn ngái ngủ, uể oải ngồi tựa cửa nhìn ra. Người Chứt ngồi một chỗ rất giỏi. Họ có thể ngồi hàng giờ, hàng buổi, chỉ để nhìn vào khoảng không vô định, mịt mù trên đỉnh núi Giăng Màn mà thôi. Từ già trẻ cho đến đàn ông, phụ nữ, thanh niên trai tráng đều ngồi nhìn như thế.

Ngoài đám ruộng chung, quanh bản, đất đai, vườn đồi tương đối rộng nhưng tuyệt nhiên không có lấy một người làm. Nghĩ người Chứt lười cũng được, nhưng theo lời trung tá Tịnh, người Chứt yếu quá mức, không có sức lao động. “Có lẽ là do những năm tháng sống trong rừng hoang, hôn nhân cận huyết thống, bệnh tật… Đàn ông con trai ngoài 35 xem như lên lão. Năm vừa rồi có cuộc thống kê, khảo sát người Chứt ở Rào Tre trong vòng 10 năm. Tỷ suất sinh thô của đồng bào 12,7%, tỷ lệ chết 4,2%. Trẻ em suy dinh dưỡng 100%. Hơn 65% người dân mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tuổi thọ trung bình thấp hơn 50 tuổi.Có lẽ là thấp nhất nước”, anh Tịnh nói bằng giọng rất buồn.

Kỷ lục người sống thọ nhất ở Rào Tre được xác lập cho bà Hồ Thị Nậm. Bà Nậm 63 tuổi, nhưng nhìn già mà đoán thế thôi chứ không ai biết rõ vì trước đây ở trong rừng. Mấy chiến sĩ ở trạm quân y Rào Tre nói thêm, chỉ cần một trận mưa trở mùa thì y như rằng cả bản tập trung tại đây kêu khó thở, nhức đầu, đau mỏi… Và, 25 rồi nhưng không ít gia đình người Chứt vẫn bấm nhau chạy trốn lên đồi mỗi khi có người lạ đến nhà.

18

Page 19: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

Chuyện con trâu, chai rượu...

Lên Rào Tre có thể chứng kiến rất nhiều chuyện lạ. Người Chứt có thể đói ăn, lạc hậu, bệnh tật đủ kiểu nhưng họ có lẽ là dân tộc hồn nhiên, vô tư nhất. Bằng chứng ư? Chắc không ở đâu trên đất nước này người ta lại dễ dàng đổi cả con trâu mộng chỉ để lấy 20 lít rượu trắng. Và cũng chẳng có nơi nào mà đang cuốc cỏ trên đồi chỉ cần nghe tiếng nhạc điện thoại của người qua đường lại quẳng cả cuốc chạy về bản kêu người đi nhảy.

Đã 25 năm nhưng số người Chứt ở Rào Tre biết đọc, biết viết chỉ đếm trên đầu ngón tay. Người lớn đi nhận gạo vẫn tự chứng nhận bằng cách điểm chỉ. Còn trẻ con, trong bản hiện có 15 đứa đi học, nhưng chỉ có 3 đứa biết chữ. Trung tá Tịnh nói với tôi, hàng tháng, mỗi khẩu trong bản được trợ cấp 15 kg gạo, nhưng trạm biên phòng phải tổ chức chia ra phát làm ba lần, nhằm tránh tình trạng phát gạo xong dân mang đi đổi rượu.

Hôm tôi đến, Hồ Phong đang chịu phạt nhổ cỏ trong vườn cũng vì tội mang gạo đi đổi rượu. Nghe bảo Phong tuổi chưa đến 40 nhưng nhìn qua chẳng khác gì ông cụ ngoài thất thập.Hom hem, lụ khụ, đến tiếng thở cũng khò khè như người bệnh nặng. Vậy thôi chứ chỉ cần ngửi thấy mùi rượu thì tỉnh táo lắm. Hôm trước phát gạo buổi chiều, buổi tối biên phòng đến nhà kiểm tra đã thấy Phong mềm như bún, miệng lảm nhảm, nghe đâu còn đòi đánh vợ vì uống chưa đủ đô.

4 khẩu, 20 kg gạo, qui ra rượu hết. Sáng ra bị bắt đi nhổ cỏ, Hồ Phong gãi tai trình bày: Gạo được cho mà, đổi uống rượu thì không ăn nữa là được thôi mà.

Ở Rào Tre, uống rượu không là chuyện của riêng cánh đàn ông. Hồ Phong bị phạt xong đến lượt Hồ Thị Lành. Biết thóp dân bản, phát gạo xong, bộ đội cử người canh ở đầu bản, chỉ mấy phút sau đã thấy Lành vác gạo đi đổi rượu. Hỏi thì Lành bảo, thèm rượu nên đi đổi uống cho vui. 15 năm gắn bó với đồng bào, anh Tịnh đúc kết: 25 năm rồi nhưng đồng bào vẫn chậm chạp vô cùng. Không biết tính toán, không biết lao động, hủ tục lạc hậu vẫn còn. 25 năm về với thế giới văn minh nhưng người Chứt vẫn nhất quyết không từ bỏ hủ tục phụ nữ tự sinh con.

Trước đây, mỗi khi đến kỳ trở dạ, người đàn bà phải tự đi bộ 3-4 km vào rừng, tự dựng lán, tự kiếm thức ăn để đẻ. Gia đình ở lại bản nhờ thầy mo thắp hương cúng bái. Đứa trẻ người Chứt sinh ra, may thì sống, còn yểu mệnh mà chết thì mẹ nó phải tự tìm cácchôn cất, đúng một tháng sau mới được về với gia đình.

Những năm gần đây, bộ đội biên phòng tìm đủ cách vận động bỏ hủ tục này, nhưng trong mỗi gia đình người Chứt ở Rào Tre nhất định phải có một cái lán. Đến kỳ sinh đẻ, người đàn bà ở đây vẫn phải tự đi ra đó một mình. Về đầu trang

19

Page 20: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

http://soha.vn/xa-hoi/chuyen-la-ve-bo-toc-35-tuoi-da-thanh-ong-lao-o-quang-binh-20150612112908285.htm

3 điều thú vị không thể bỏ qua khi đến Quảng Bình(VnExpress.net 11/6, tác giả Thư Kỳ)

Quảng Bình thường được biết đến với danh hiệu “vương quốc hang động” tráng lệ nổi tiếng của thế giới. Tuy nhiên, mảnh đất này còn nhiều điểm hấp dẫn mà bạn không thể bỏ qua.

Chinh phục hệ thống Zipline trên sông Chày

Khai trương vào tháng 9/2014, trò đu dây trên không Zipline là loại hình du lịch mạo hiểm lần đầu tiên đưa vào khai thác tại tuyến sông Chày - hang Tối, thuộc di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng. Loại hình khá mới mẻ có mức đầu tư trên 7 tỷ đồng này nhanh chóng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước bởi sự độc đáo riêng có.

Bạn sẽ được đu trên dây cáp dài 400m để thỏa niềm đam mê khám phá sông Chày với các thiết bị chuyên dụng, hiện đại và tuyệt đối an toàn. Từ trên cao, dòng sông hiện ra thật diễm lệ với làn nước xanh biếc, rừng cây tươi tốt và ghềnh đá hùng vĩ. Ở từng đoạn, dòng nước có nhiều màu sắc khác nhau: xanh ngọc, xanh lục, vàng... trông rất đẹp mắt. Nếu có thời gian, bạn có thể đu dây ra giữa dòng sông, rồi nhảy ùm xuống tắm mát hoặc tiếp tục du ngoạn trên thuyền kayak ngắm non xanh nước biếc và chinh phục hang Tối.

Tắm biển, nghỉ dưỡng tại resort 5 sao cao cấp

Nói đến Quảng Bình, hầu như ai cũng nghĩ đến hang động mà quên mất nơi này còn có thiên đường biển lý tưởng. Bạn sẽ lạc vào miền cát trắng mênh mông với sắc xanh trong của nước, sắc xanh biếc của trời và cơn gió biển vu vi dịu mát, xua tan cái nóng mùa hạ.

Khu nghỉ dưỡng 5 sao cao cấp tại Quảng Bình - Sun Spa Resort là điểm dừng chân lý tưởng của bạn. Tọa lạc trên đảo cát trắng đẹp, một bên là đại dương bao la, một bên là dòng Nhật Lệ hiền hòa, khu nghỉ dưỡng này sẽ là chốn nghỉ ngơi thú vị dành cho bạn. Tại đây, bạn sẽ tắm biển và giải nhiệt trong hồ bơi để xóa tan ngày hè oi bức, thư giãn bằng dịch vụ massage hoặc chơi các môn thể thao sôi động: tennis, bóng chuyền bãi biển, bay dù, mô tô nước, thuyền chuối, lưới sóng, kayak… Đặc biệt, một bữa tối sang trọng, ấm cúng với nhiều món ngon địa phương phục vụ tại resort chắc chắn sẽ làm hài lòng bạn.

20

Page 21: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

Lạc lối ở động Thiên Đường

Nằm ẩn mình trong lòng di sản Phong Nha - Kẻ Bàng, động Thiên Đường ví như hoàng cung dưới mặt đất bởi vẻ đẹp tráng lệ nổi tiếng của thế giới, được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đánh giá là "Hang động khô dài nhất châu Á", "Thiên Đường lộng lẫy tựa thiên cung giữa cõi trần". Theo cầu thang xuống lòng đất, một hang động thênh thang hiện ra sẽ làm du khách phải ngạc nhiên.

So với động Phong Nha, thạch nhũ ở đây muôn hình vạn trạng hơn, tùy theo góc nhìn và trí tưởng tượng mà mỗi người nhìn thấy những hình ảnh khác nhau. Chúng xuất hiện nối tiếp nhau, tạo nên bức tranh thủy mặc tuyệt tác, nửa hư nửa thật. Du khách sẽ đắm chìm trước cảnh thiên thai mà quên cả thời gian, không gian đang chầm chậm trôi dưới chân mình.

Lần đầu tiên, Vietravel giới thiệu tour miền Trung với đường bay thẳng TP HCM - Đồng Hới (Quảng Bình). Đây là hành trình hoàn toàn mới, nhằm tiết kiệm thời gian di chuyển, chi phí và bảo đảm sức khỏe cho du khách. Tour mới giúp du khách có nhiều thời gian để khám phá một thiên đường nghỉ dưỡng độc đáo và đẳng cấp tại Quảng Bình.

Bên cạnh đó, chuyến tham quan cố đô Huế mộng mơ trong sắc phượng vĩ ngày hè, cao nguyên Bà Nà - điểm trốn nóng của Đà Nẵng, phố Hội cổ kính với nhiều đặc sản lừng danh... cũng là điểm nổi bật của hành trình. Ngoài ra, công ty còn sử dụng khách sạn, resort tiêu chuẩn 3-5 sao với mức giá chỉ 6,79 triệu đồng một khách.

Tour Quảng Bình - Sun Spa Resort 5 sao - động Thiên Đường - trải nghiệm Zipline sông Chày - Huế - Bà Nà - Hội An - Đà Nẵng (4 ngày) với giá trọn gói 6,79 triệu đồng một khách, khởi hành thứ 5 và chủ nhật hàng tuần.

Khi mua tour từ nay đến 5/9, du khách sẽ được tham gia chương trình khuyến mại “Hè rực rỡ 2015” với tên gọi “Giải nhiệt hè - Rinh xe khủng”. Bên cạnh giải thưởng đặc biệt cuối kỳ là chiếc Vespa 946 Bellissima sang trọng, đẳng cấp, trị giá 365 triệu đồng, du khách còn được hưởng các quyền lợi mua tour tặng tour, tặng coupon giảm giá lần sau và giảm giá nhóm với mức giảm tối đa lên đến 1 triệu đồng một nhóm cho tour trong nước và 6 triệu đồng một nhóm cho tour nước ngoài.

Ngoài ra, công ty còn dành tặng du khách gói ưu đãi tài chính - ngân hàng thông qua các hình thức trả góp lãi suất ưu đãi, giảm giá khi thanh toán bằng thẻ, hoàn tiền như: hành trình rực rỡ cùng thẻ Vietravel - BIDV; thẻ tín dụng quốc tế Vietravel - Vietcombank; hoàn tiền cùng thẻ MasterCard; trả góp lãi suất 0% cho chủ thẻ tín dụng quốc tế Sacombank. Vietravel cũng vừa công bố 20 khách hàng trúng tour du lịch miễn phí trong tuần đầu tiên.

21

Page 22: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

Liên hệ: Công ty Du lịch Vietravel - 190 Pasteur, phường 6, quận 3, TP HCM. Tel: (08) 3822 8898. Mua trực tuyến tại đây và hệ thống trung tâm, chi nhánh, phòng đăng ký du lịch của Vietravel trên toàn quốc. Về đầu tranghttp://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/quang-binh/3-dieu-thu-vi-khong-the-bo-qua-khi-den-quang-binh-3232214.html

“Người tiền sử” giữa Phong Nha - Kẻ Bàng- Kỳ cuối: Báu vật của người A Rem(Tiền Phong 12/6, tr9, tác giả H.N)

Người trẻ A Rem bây giờ mê mẩn điện thoại di động, nối máy với pin Con Thỏ để nghe nhạc, xem phim được lâu. Và tộc người này đang bảo vệ một kho báu có thể nuôi sống họ nhiều đời.

Người A Rem được tìm thấy ở trong hang đá từ năm 1956, nhưng vì nhiều lý do mà năm lần, bảy lượt, họ lại quay về hang đá, và chỉ chính thức định cư ở bản 39, xã Thượng Trạch từ năm 1992. Hành trình đưa người A Rem hòa nhập cộng đồng là cả quá trình cam go, nhiều khi cười ra nước mắt.

Chỉ uống rượu sau 5h chiều, không được say

Khi bộ đội biên phòng tìm thấy, tộc người A Rem chỉ có vỏn vẹn 18 nhân khẩu. Những cán bộ cắm bản ngày đó còn nhớ, đã về định cư ở bản rồi, nhưng hễ thấy cán bộ là người A Rem lẩn trốn, họ không muốn tiếp xúc với người ngoài. Đến như Chủ tịch xã Đinh Đu, khi nghe tin Bí thư Tỉnh ủy lên thăm, ông bỏ trốn vào hang đá. Tìm được ông về, hỏi vì sao bỏ trốn, ông nói: “Mình sợ cán bộ to lắm”.

Họ lạ lẫm với tất cả các vật dụng đơn sơ nhất của nông dân thời đó. Cuốc cày cấp cho để làm ruộng, họ để ở góc nhà hoặc tháo ra để sử dụng vào việc khác. Ngay cả nấu cơm, họ cũng không biết. Thậm chí, nhà không ở, họ lại đi đào hang quanh vườn để ở. “Nói thiệt, hồi đó ai cũng muốn về hang thôi, quen rồi mà, nhưng nể cán bộ quá nên phải ở lại, phải đào hầm để đỡ nhớ hang thôi mà”, già làng Đinh Rầu tâm sự.

Người A Rem học cái gì cũng chậm, chỉ có uống rượu là học cực nhanh. Ban đầu, đàn ông con trai học uống rượu, đến phụ nữ, rồi ngay cả trẻ con mới 9-10 tuổi cũng say khướt cả ngày. Bao nhiêu gạo cơm, trâu bò Nhà nước cấp, họ đổi rượu uống hết. Ông Đinh Đu kể: “Uống rượu đoác khó say lắm, nhưng uống rượu người Kinh là đã nhất trên đời. Uống đến mô là biết đến đó, say rồi là quên nhớ hang thôi”.

Nói chuyện rượu, ông Nguyễn Chí Sỹ, Bí thư Chi bộ xã Tân Trạch nhớ lại: Năm 2010, ông lúc đó là Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Trạch, được huyện điều động lên làm Bí thư chi bộ xã Tân Trạch. “Vừa bước chân xuống đầu bản, người dân

22

Page 23: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

đã bao vây mời rượu. Họ có trăm ngàn lý do để mời, mình không uống không được. Tuần đầu tiên, tui ngập chìm trong rượu của dân bản. Hết người này đến người khác, họ mang rượu đến tận giường ngủ để mời. Kể cả cán bộ xã, họ uống từ khi bảnh mắt, người cứ xiêu xiêu, vẹo vẹo không chịu làm việc, thậm chí còn trèo lên bàn làm việc nằm ngủ, nhắc nhở thì chỉ cười xòa. Đến Chủ tịch Hội Phụ nữ xã uống rượu say, đánh cả cán bộ biên phòng khi bị nhắc nhở”, ông Sỹ kể.

Ngày đó, cán bộ của xã Sơn Trạch chỉ một mình ông Sỹ là người Kinh, còn lại là người A Rem bản địa. Tiếng là Bí thư chi bộ nhưng ông phải kiêm hầu hết các công việc trong xã. Ông chọn ra những thanh niên trẻ bồi dưỡng vào Đảng rồi đưa đi đào tạo. Họ không chịu, vì “đi xa nhớ vợ lắm”, nếu bắt đi học là sẽ vào hang. Ông thuyết phục mãi, một số người đi học được một thời gian là bỏ về “Trả cái học cho cán bộ Sỹ”, mà nguyên nhân sâu xa là không có rượu để uống, chứ không phải nhớ vợ như cách họ nói.

Một chiến dịch “cải tạo” dân bản được ông lên kế hoạch chi tiết. Nạn rượu chè của dân bản được ông nhắm đến đầu tiên. Một cuộc họp, “bàn” về rượu được tổ chức. Ông Sỹ vừa nhắc đến câu bỏ rượu, dân bản ồ lên phản ứng: “Cái rượu cho ta ấm bụng, cho ta khỏi bị sợ, khỏi bị buồn... Cái rượu nó theo ta suốt đời rồi, bỏ sao được, nghĩ cách khác đi”.

Ông Sỹ nói tiếp: “Cấp trên cử cán bộ Sỹ về đây là để cùng dân bản xây dựng đời sống mới. Nhưng nếu dân bản không bỏ rượu, cứ say sưa mãi thế, không chịu làm ăn thì cán bộ Sỹ sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, cấp trên kỷ luật cán bộ Sỹ và bắt về xuôi. Nếu thương cán bộ Sỹ, muốn cán bộ Sỹ ở lại với dân bản lâu hơn thì phải bỏ rượu thôi”. Cả hội trường lặng im. Một giải pháp mang tính “thỏa hiệp” được thống nhất. Dân bản không được uống rượu vào buổi sáng, mà phải sau 5 giờ chiều, khi nào có kẻng mới được uống, nhưng cấm say...

Điện thoại, xe máy và báu vật giấu kín

Khác với người già chỉ thích hang đá, sảng khoái khi vào rừng, người trẻ A Rem bây giờ thích nhất là điện thoại di động và xe máy. Họ mê mẩn đến mức bán bò, bán trâu, thậm chí nhịn uống rượu để được sở hữu một chiếc điện thoại có màn hình màu. Cách dùng điện thoại của người A Rem cũng thật đặc biệt, không phải để liên lạc cho nhau mà là để xem phim, nghe nhạc. Một số người dưới xuôi biết được “điểm yếu” này của người A Rem, họ mua những chiếc điện thoại cũ nát, tải thật nhiều nhạc và phim vào, mang lên Tân Trạch kiểu gì cũng đổi được con bò hoặc con trâu mang về.

Để chiếc máy thường xuyên hoạt động, những thanh niên A Rem nghĩ ra cách dùng pin Con Thỏ, nối với nguồn điện thoại. Bao giờ cũng vậy, điện thoại luôn có một sợi dây nối với túi quần, nơi họ bỏ pin Con Thỏ. Điện thoại của người A Rem gần như không lúc nào ngơi nghỉ, lúc nhạc, lúc phim réo rắt suốt ngày. Nếu

23

Page 24: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

thanh niên A Rem mà tụ họp nơi đâu, thì ở đó như một dàn hợp xướng lạc phách, lạc nhịp, ai cũng cố mở thật to như để chứng minh “đẳng cấp” của mình.

Đinh Khinh, người cùng chuyến đi với chúng tôi, kể anh là một trong những người đầu tiên dùng điện thoại ở A Rem nhờ bán một con bò mộng. Anh mua điện thoại vì thích phim, nhạc chứ chẳng biết gọi cho ai. Ở bản chỉ cần đi vài bước chân là mất sóng, vào rừng lại càng không, nghe nhạc, xem phim một hồi đâm nghiện. Dùng nhiều nên phải chế pin, đi đâu mà không có điện thoại nheo nhéo bên mình là không chịu được.

Những chiếc xe máy đầu tiên người A Rem sử dụng cách đây 5 năm. Đận đó, sau trận lũ lớn, bỗng dưng con khe cạn ở sát bản dồn về rất nhiều gỗ sưa. Người A Rem khênh về bán, mỗi nhà có được vài chục triệu đồng. Họ thi nhau mua xe máy cũ dưới xuôi, nhưng cũng chẳng biết đi đâu, chỉ chạy loanh quanh trong bản. Từ chỗ có hơn 10 chiếc, giờ chỉ còn một vài chiếc cọc cạch, khói đen mù trời mỗi khi nổ máy. Họ chạy hết dầu, lột biên, xẹp lốp thì vứt dưới nhà sàn. Xe hỏng ít thì lấy phụ tùng của xe hỏng nhiều lắp vào đi tiếp. Xe máy hiện không còn là của riêng, ai có tiền đổ xăng thì cứ lấy đi, hết xăng lại vứt dưới nhà sàn. Chẳng ai có bằng lái.

Trong chuyến vào rừng tìm “người tiền sử”, chúng tôi được già làng Đinh Rầu ưu ái dẫn vào khu rừng bí mật mà người A Rem xem như báu vật của bản làng. Đó là khu rừng sưa chừng 8 ha xanh mướt, trồng đã nhiều năm. Ông Sỹ cho biết, khu rừng sưa này là của đồng chí bí thư chi bộ trước ông trồng cho dân bản. Nay mỗi cây sưa ở đây có giá vài chục đến vài trăm triệu đồng nhưng dân bản không bán, vì nhớ lời dặn của đồng chí bí thư trước. Già làng Đinh Rầu tiếp lời: “Bí thư Bình nói là khi nào dân bản khó khăn lắm thì chặt cành nhánh bán thôi, số cây này sẽ nuôi sống dân bản đến muôn đời sau”.

Ông Sỹ cho biết, ngoài ông ra, chúng tôi là những người may mắn được già làng Đinh Rầu dẫn vào đây. Rừng sưa được dân bản giấu kín, bảo vệ rất nghiêm ngặt, không cho người ngoài biết vì họ sợ mất trộm. Và ông tin rừng sưa này sẽ mang lại cơm no, áo ấm lâu dài cho tộc người A Rem.

Mỗi lần chuyện trò về cuộc sống của người A Rem, ông Phan Văn Gòn, Bí thư Huyện ủy Bố Trạch, cứ nắc nỏm khen hai ông bí thư tăng cường lên xã Tân Trạch. Ông nói, người A Rem được như bây giờ, biết trồng lúa nước, biết tổ chức cuộc sống là nhờ ông Bình, ông Sỹ. Sau đợt tăng cường, ông Bình lâm bệnh qua đời khi tuổi còn trẻ. Ông Sỹ lên thay, đã hết thời gian tăng cường nhưng tình nguyện ở lại vì dân bản không cho về. Về đầu trang

Bi kịch vụ Giám đốc mỏ titan bị đánh tử vong vì từ chối 6 kẻ “xin đểu”(Đời Sống & Pháp Luật Online 11/6, tác giả Ngô Huyền – Lê Giáp)

24

Page 25: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

Sau khi đi nhậu về, một nhóm thanh niên rủ nhau kéo đến công ty TNHH Sen Hồng - chi nhánh 1 (chuyên khai thác titan) tại địa bàn xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình để xin tiền ông Hồ Đức M. (SN 1957), Giám đốc doanh nghiệp. Chỉ vì ông M. tỏ thái độ không cho tiền, nhóm thanh niên đã dùng gậy đánh ông M. đến chết.

Trọng án bất ngờ sau tiệc cưới

Ngày 8/6, ông Lê Văn Hùng, Trưởng Công an xã Sen Thủy xác nhận, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ án mạng nghiêm trọng dẫn tới cái chết của ông Hồ Đức M. (SN 1957, quê Quy Nhơn, Bình Định), Giám đốc công ty TNHH Sen Hồng – chi nhánh 1, chuyên khai thác titan trên địa bàn xã.

Ngay sau khi xảy ra án mạng, hung thủ là 6 thanh niên bao gồm Hồ Văn Tùng; Hồ Văn Nhuận; Lê Đức Điền; Lê Văn Tình, Lê Hữu Niệm (đều trú thôn Nồm Bớc) và Lê Văn Hải, trú thôn Sen Thượng 2, xã Sen Thủy đã bị phòng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội – PC45, Công an tỉnh Quảng Bình triệu tập để làm rõ hành vi đánh chết ông Hồ Đức M.

Theo thông tin ban đầu, 10h sáng ngày 6/6, tại xóm Đồn (xã Sen Thủy) có một đám cưới. Vì hoạt động khai thác titan trên địa bàn cũng khá lâu, có mối quan hệ với người dân địa phương nên ông Hồ Đức M. cũng được mời tới tham dự. Sau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi.

Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và Hải sau khi dự đám cưới, chúng không về nhà ngay mà rủ nhau đi nhậu tại một quán ở Bàu Sen, giáp xóm Đồn (xã Sen Thủy). Nhậu xong, cả nhóm liền nảy sinh ý định kéo nhau đến công ty TNHH Sen Hồng – chi nhánh 1 để xin tiền ông M..

Thấy nhóm thanh niên rủ nhau đến xin tiền, ông M. tỏ thái độ không đồng ý. Sẵn có men rượu trong người, nhóm này liền dùng gậy xông vào đánh tới tấp lên người, khiến ông M. không kịp phản ứng, nằm gục xuống nền nhà. Thấy vậy, 6 đối tượng liền tìm cách rời khỏi hiện trường. Về phần ông M., mặc dù được công nhân ở gần đó đưa vào bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Linh (thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) cấp cứu, nhưng không qua khỏi. Ông M. chết do bị một vết thương nặng nằm sau gáy.

Được biết, ông M. từ Quy Nhơn (Bình Định) đến địa bàn xã Sen Thủy khai thác titan đã gần 4 năm nay. Thông tin từ UBND xã Sen Thủy, khi về địa bàn, ông mua lại 15ha đất của công ty TNHH Sen Hồng và làm Giám đốc chi nhánh 1. “Khoảng 18h chiều ngày 6/6, chúng tôi thấy có nhiều công an đến địa bàn thôn

Vợ chồng ông Hồ Văn Sính buồn bã khi hay tin con trai có liên quan đến vụ án ông giám đốc mỏ titan bị đánh tử vong.

25

Page 26: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

bắt 6 thanh niên đi thì mới biết có án mạng, chứ thực tình trước đó không ai biết có chuyện gì xảy ra”, bà Nguyễn Thị H. (58 tuổi), thôn Nồm Bớc cho biết. Ông Lê Văn D. bùi ngùi chia sẻ: “Trưa ngày 6/6, tôi và ông M. ngồi ăn cưới cùng bàn. Khi gặp nhau, chúng tôi còn “tay bắt, mặt mừng” thăm hỏi công việc và cuộc sống của nhau. Vậy mà đến tối, nghe tin ông M. bị đánh đến tử vong, tôi như không tin vào tai mình”.

Ngày 8/6, đại diện lãnh đạo Công an huyện Lệ Thủy cho biết, đơn vị đã phối hợp với lực lượng chuyên trách của công an tỉnh tiến hành khám nghiệm tử thi và triệu tập 6 thanh niên để điều tra về án mạng là Giám đốc M. bị đánh chết tại xã Sen Thủy.

Xót xa trước cái chết của ông M. bao nhiêu, người dân cũng thương cảm cho hoàn cảnh gia đình của 6 hung thủ trong xã bấy nhiêu. Theo tìm hiểu, 6 thanh niên đều đã có gia đình, các con đang còn nhỏ. Với gương mặt buồn rầu, hiện rõ vẻ lo lắng, chị Nguyễn Thị Thương Huyền (SN 1987), vợ của Lê Đức Điền (SN 1986), một trong 6 đối tượng đánh ông M., bị CQĐT triệu tập, cho biết: “Khoảng 10h sáng ngày 6/6, anh Điền đi ăn cưới, sau đó, anh đi nhậu cùng mấy người bạn trong thôn không về. Đến khoảng 6h tối cùng ngày, gia đình thấy mấy chú công an tới tìm. Lúc đó, mọi người trong gia đình đều rất hoảng hốt, vội lấy điện thoại gọi cho anh Điền. Anh bị công an bắt khi đang trên đường về nhà”.

Hiện vợ chồng Điền đã có hai đứa con, con gái lớn bốn tuổi, con trai nhỏ mới hơn hai tuổi. Cách đây khoảng hai năm, vợ chồng Điền xin bố mẹ ra ở riêng, đầu tư mở một tiệm làm bánh mỳ nhỏ. Đến nay, nợ nần của vợ chồng vẫn chưa trả hết thì đã xảy ra chuyện. Nói về người con trai thứ hai của mình, ông Lê Đức Phú (SN 1958, bố của Điền) lại rưng rưng nước mắt: “Từ lúc hay tin con gây chuyện, vợ chồng tôi không tài nào chợp mắt. Thôi thì “con dại cái mang”, chỉ tội cho vợ và hai đứa cháu đang còn quá nhỏ, không biết cuộc sống sau này sẽ như thế nào”.

Đến nhà Hồ Văn Nhuận (SN 1990), phóng viên thấy rõ một không khí ảm đạm, buồn bã bao trùm. Với đôi mắt trũng sâu vì hai đêm không ngủ, bà Lê Thị Thú (SN 1955), mẹ của Nhuận cho biết: “Nhuận là con trai út trong gia đình. Hiện tại, Nhuận chưa có công việc ổn định, nên chỉ ở nhà làm ruộng cùng ba mẹ. Thi thoảng rảnh rỗi, Nhuận cùng một số người bạn trong thôn rủ nhau nhậu. Từ trước đến nay, Nhuận cũng như năm người còn lại, chưa từng gây gổ, đánh nhau với ai bao giờ. Vì vậy, khi hay tin con bị công an bắt để điều tra, cả gia đình tôi sốc nặng”.

Chị Hoàng Thị Tuấn (SN 1989), vợ Nhuận thi thoảng lại nhìn con rồi chảy nước mắt, chị không biết nói gì vào lúc này. Được biết, bố của Nhuận là ông Hồ Văn Sính, hiện đang đảm nhận vị trí Bí thư chi bộ thôn Nồm Bớc. Từ ngày xảy ra chuyện, ông buồn bã, chẳng dám đi đâu ra ngoài vì sợ những lời gièm pha.

26

Page 27: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

Khi nói đến 6 đối tượng liên quan tới vụ án mạng, nhiều người dân tỏ rõ thái độ trách móc xen lẫn sự thương xót vì hành vi nông cạn của họ mà dẫn đến hệ quả đau lòng cho cả gia đình. “Có thể mọi lần, đến gặp ông M. xin tiền, ông đều cho. Lần này, ông M. tỏ thái độ không đồng ý, sẵn có men trong người nên nhóm thanh niên mới tức tối, lấy gậy đánh ông M. với mục đích dằn mặt, nhưng không ngờ ông M. lại bị tử vong”, ông D. cho biết thêm. Về đầu tranghttp://www.doisongphapluat.com/phap-luat/an-ninh-hinh-su/giam-doc-mo-titan-bi-danh-tu-vong-vi-tu-choi-6-ke-xin-deu-a98041.html

Người truy bắt, vận động 27 đối tượng truy nã(Baoquangbinh.vn 11/6, tác giả Ngô Quang Văn)

Thiếu tá Hoàng Tiểu Phương, sinh năm 1977, đảng viên, công tác tại Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm là một trong những điển hình của Công an tỉnh về việc thực hiện công tác truy nã, giai đoạn 2004-2014.

Qua 5 năm thực hiện nhiệm vụ của một trinh sát, anh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát địa bàn, đối tượng, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để xác minh, truy bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú đạt hiệu quả cao. Anh đã cùng với đồng chí, đồng đội trực tiếp bắt, vận động đầu thú 27 đối tượng truy nã. Từ 2004 đến nay, anh đã được Giám đốc Công an tỉnh tặng 4 giấy khen, đặc biệt anh đã được tặng thưởng giấy khen về thành tích 10 năm thực hiện nhiệm vụ truy nã đối tượng, giai đoạn 2004-2014.

Tâm sự cùng anh, chúng tôi mới thấy hết được những khó khăn, vất vả trong công việc của những người lính truy nã. Dẫu vậy, với vai trò là một cán bộ, đảng viên, thiếu tá Phương đã không quản ngại hy sinh, xông xáo đi đầu trong trong công tác, đến bất cứ nơi đâu có những manh mối thông tin của các đối tượng, anh điều tra, xác minh và củng cố thêm tài liệu, hồ sơ cho thật chính xác để khi tiến hành bắt hay vận động đối tượng thì không cho phép bất cứ một sai sót nào xảy ra.

Gần đây nhất, trong năm 2014, Hoàng Tiểu Phương đã trực tiếp phá chuyên án 030-C, bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm Đoàn Văn Thỏa, bỏ trốn khỏi nơi giam giữ sau gần 20 năm. Đoàn Văn Thỏa là một đối tượng phạm nhiều tội như cướp, trộm cắp tài sản, cưỡng đoạt tài sản. Thời gian bỏ trốn của Thỏa lúc đó là đang thi hành án với mức án 9 năm tù giam tại Trại giam Đồng Sơn.

Lợi dụng sơ hở lúc đang đi lao động cải tạo, Thỏa đã bỏ trốn biệt tăm khi mới thi hành án được 2 năm. Thỏa đã đi đến nhiều nơi, vào tỉnh Bình Thuận, ra đảo Phú Quý, đảo Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang, rồi về huyện Xuyên Mộc của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Điều đáng nói ở chuyên án này, đó chính là đối tượng đã thay đổi và di chuyển chỗ ở qua nhiều địa điểm; thời gian lẩn trốn tương đối dài; khi bỏ trốn đối tượng

27

Page 28: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

đang là thanh niên, tới khi bị bắt thì Đoàn Văn Thỏa đã lập gia đình và có tới 4 đứa con. Đoàn Văn Thỏa lập gia đình từ năm 1994 sau hai năm bỏ trốn, vợ Thỏa là chị Nguyễn Thị L., người gốc Huế, nhưng cũng đã vào Nam lâu năm để sinh cơ lập nghiệp. Hai người lấy nhau ở huyện Xuyên Mộc, song hàng tháng, Thỏa lại về xã Long Hải ở huyện Long Điền của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để hành nghề đánh bắt xa bờ, mỗi tháng chỉ đảo về nhà một hai lần...

Tuy nhiên, hành tung của Thỏa đã không qua khỏi con mắt của các trinh sát truy nã, và người có công lớn trong vụ án này đó chính là thiếu tá Hoàng Tiểu Phương. Với bề dày kinh nghiệm trong công tác phát hiện, truy bắt đối tượng truy nã và bằng các biện pháp nghiệp vụ sắc bén, anh và đồng đội đã nắm chắc quy luật hoạt động của Thỏa. Vượt hàng ngàn cây số, anh và đồng đội đến Bà Rịa-Vũng Tàu thì Thỏa đang đi đánh cá xa bờ gần cả tháng trời. Các anh phải đợi đến con trăng tiếp theo mới bắt được Thỏa...

Bao nhiều năm làm truy nã, anh nhận thấy rằng, người phạm tội rồi sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, nhưng khổ nhất là những người thân ở lại. Giá như những đối tượng này biết dừng lại đúng lúc thì mọi chuyện đã khác nhiều. Chứng kiến cảnh chia tay của gia đình Đoàn Văn Thỏa, không ai có thể cầm lòng. Đứa con đầu sinh năm 1994, nhưng đứa bé nhất cũng mới chưa tới 1 tuổi. Khi lên xe để di lý ra Quảng Bình, Thỏa chỉ kịp dặn vợ rằng, dù có khó khăn đến mấy cũng phải cố gắng cho các con ăn học đàng hoàng...

Có thể nói, các đối tượng truy nã lẩn trốn hết sức tinh vi, nên công tác truy bắt gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Để bắt đối tượng truy nã có hiệu quả, theo thiếu tá Hoàng Tiểu Phương, “ngoài các biện pháp nghiệp vụ, thì mỗi người lại phải có cái duyên với nghề”. Và cái duyên ấy đã bén vào anh, với hàng chục chuyến đi nhưng chưa chuyến nào anh và đồng đội phải "về tay không”... Về đầu tranghttp://baoquangbinh.vn/xa-hoi-doi-song/201506/nguoi-truy-bat-van-dong-27-doi-tuong-truy-na-2125804/

IV. An ninh – Quốc phòng

Đi đám cưới, dàn ô tô dàn 2 hàng dài 1 km chiếm hết cả lòng đường(Thanh Niên Online 11/6, tác giả Trương Quang Nam)

Chiều 11.6, người đi đám cưới tại nhà hàng Roya ở đường Nguyễn Hữu Cảnh (TP.Đồng Hới, Quảng Bình) để ô tô dàn thành 2 hàng giữa lòng đường, gây ách tắc giao thông khiến nhiều người bức xúc.

Theo quan sát của chúng tôi, đường Nguyễn Hữu Cảnh phía nhà hàng Roya

Dàn xe 2 hàng giữa đường đi ăn cưới

28

Page 29: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

bị lấn chiếm nghiêm trọng; xe ô tô đỗ thành 2 hàng trên một đoạn đường dài khoảng gần 1 km.

Đây là đoạn đường 1 chiều nên phần đường còn lại có thể lưu thông rất nhỏ khiến xe cộ đi lại rất khó khăn; trong khi Nguyễn Hữu Cảnh là tuyến đường chính của thành phố. Trong số xe đỗ giữa đường đó có cả xe mang biển số xanh.

Nhận thông tin từ phóng viên, Đội Cảnh sát giao thông Công an TP.Đồng Hới đã có mặt để xử lý. Được biết, đây không phải là lần đầu xảy ra chuyện để xe lấn chiếm lòng được tại khu vực nhà hàng tiệc cưới này; mà tình trạng này tái diễn thường xuyên.

Công an TP.Đồng Hới cũng đã có văn bản yêu cầu nhà hàng Roya thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, có người hướng dẫn khách để xe đúng nơi nhưng nhà hàng bất chấp không thực hiện.

Mỗi lần có đám cưới diễn ra tại nhà hàng này, đoạn đường hẻm phía trước mặt nhà hàng cũng tắc nghẽn, ô tô không còn chỗ để đi vì bảo vệ để xe máy của khách dàn hàng ngang trên đường. Về đầu tranghttp://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/di-dam-cuoi-dan-o-to-dan-2-hang-dai-1-km-chiem-het-ca-long-duong-573059.html

“Tổ đặc nhiệm” truy nguyên nhân hằn lún(Giao Thông 12/6, tác giả Văn Thanh)

“Tổ đặc nhiệm” do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu đi thị sát dọc tuyến QL1 để xác định nguyên nhân hằn lún.

Trong hai ngày 10 và 11/6, “Tổ đặc nhiệm” do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu đã đi thị sát dọc tuyến Quốc lộ 1 từ Thừa Thiên Huế - Nghệ An để xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe trên một số đoạn tuyến đã hoàn thành nâng cấp, mở rộng.

Xác nhận 3 nguyên nhân cơ bản

Quá trình đi thị sát trên tuyến, Tổ công tác đã kiểm tra nhiều đoạn có hiện tượng hằn lún vệt bánh xe như: Phía bắc TP Huế - Quảng Trị do Công ty TNHH Trùng Phương là nhà đầu tư theo hình thức BOT, Nam TP Đông Hà do Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh thực hiện, tuyến tránh thị trấn Kỳ Anh do Ban quản lý Dự án An toàn giao thông làm chủ đầu tư…

Sau khi tiến hành nhiều biện pháp kiểm tra từ hồ sơ vật liệu, nhật ký công trường, tỉ phối bê tông nhựa từng lớp, chất lượng vật liệu đầu vào tại trạm trộn, đoàn đã đưa ra một số nguyên nhân bước đầu dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhận định, hiện tượng hằn lún vệt

29

Page 30: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

bánh xe không phải xảy ra trên toàn tuyến mà chỉ xuất hiện tại một số đoạn tuyến cá biệt. “Trong hai ngày vừa qua, Tổ công tác đã đi khảo sát, đánh giá tình hình và xác định nguyên nhân của hiện tượng này. Qua công tác kiểm tra đánh giá, Tổ đã tìm ra nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có ba nguyên nhân cốt lõi gồm: Công tác kiểm soát vật liệu đầu vào chưa được chú trọng, hệ thống thí nghiệm vật liệu chưa đạt yêu cầu - bê tông nhựa lúc thí nghiệm chất lượng đảm bảo nhưng khi thi công chất lượng không tương xứng; quá trình thi công nhà thầu chưa thực hiện nghiêm túc các chỉ dẫn kỹ thuật của Bộ và chủ đầu tư”, Thứ trưởng Đông nói.

Theo Thứ trưởng Đông, tới đây Bộ GTVT sẽ có văn bản hướng dẫn, quy định chặt chẽ trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu trong việc kiểm soát vật liệu đầu vào, kiểm soát trong quá trình thi công. Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ nghiên cứu cho phép đưa vào sử dụng loại bê tông nhựa độ kim lún thấp 40 - 50 thay vì bê tông nhựa thông thường 60-70.

Về một số quan điểm cho rằng nên sử dụng bê tông nhựa polymer thay thế bê tông nhựa tiêu chuẩn hiện nay để ngăn chặn hằn lún vệt bánh xe, Thứ trưởng Đông khẳng định: “Polymer là loại vật liệu khá tốt, khả năng chống lún cao, nhưng nhựa polymer không thể giải quyết được hết vấn đề, bởi nhựa chỉ là một thành phần trong nhiều thành phần của bê tông nhựa. Làm bê tông nhựa bằng polymer sẽ đẩy chi phí công trình lên rất cao. Theo tôi quan trọng nhất vẫn là phải kiểm soát chặt vật liệu đầu vào và quy trình thi công”.

Nhà thầu tìm giải pháp chống hằn lún

Thời gian qua, một số nhà thầu đang triển khai thi công Quốc lộ 1tự tìm giải pháp riêng cho mình để chống hằn lún. Đơn cử như nhà thầu Hoàng Huy Toàn tự bỏ kinh phí thuê chuyên gia tư vấn riêng về quá trình xây dựng tỉ phối bê tông nhựa, tự tổ chức rải thí điểm nhiều đoạn, nhiều vị trí để tìm ra mẫu bê tông nhựa tốt nhất phục vụ cho quá trình thảm bê tông nhựa.

Kỹ sư Hoàng Quý Sửu, Chỉ huy trưởng gói thầu số 15, nhà thầu Hoàng Huy Toàn, cho biết, toàn bộ lớp 1 của dự án đã được hoàn thành cách đây hơn một tháng đúng vào đợt nắng nóng cao điểm nhất, hiện đơn vị đã thảm tiếp 4/6,8 km bê tông nhựa lớp 2. Quá trình khai thác các đoạn tuyến đã hoàn thành thảm nhựa, mặt đường không hề bị hằn lún vệt bánh xe.

"Để tránh tình trạng hằn lún vệt bánh xe trên các tuyến quốc lộ, chúng ta phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát tải trọng xe. Quan trọng hơn, tới đây chúng ta phải tăng cường kiểm tra chất lượng thi công từ lựa chọn nguồn vật liệu, sản xuất cốt liệu, lựa chọn bê tông nhựa đến thi công. Quá trình này phải làm nghiêm túc và chặt chẽ”.

30

Page 31: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

Còn trên tuyến tránh ngập lụt phía Nam tỉnh Quảng Bình do Tập đoàn Trường Thịnh thực hiện theo hình thức BOT. Do lo ngại nắng nóng cộng với lưu lượng xe hoạt động lớn sẽ làm hằn lún mặt đường nên trong suốt thời gian qua Tập đoàn Trường Thịnh đã chỉ đạo các đơn vị thi công trên tuyến phải tổ chức tưới nước thường xuyên làm giảm nhiệt độ mặt đường. Nhờ biện pháp này, mà nhiệt độ trên mặt đường bê tông nhựa đã giảm từ hơn 70 độ C lúc nắng đỉnh điểm trong ngày xuống còn hơn 60 độ C.

Ông Trần Luận, Phó Giám đốc Sở GTVT Quảng Bình đề xuất tới đây, Bộ GTVT cần sớm ban hành văn bản khuyến cáo, chỉ dẫn kỹ thuật đối với từng đoạn tuyến Quốc lộ 1 theo đặc điểm khí hậu và thời tiết của khu vực. Hơn một tháng qua, thời tiết tại khu vực miền Trung và Quảng Bình liên tục nắng nóng, nhiệt độ mặt đường đo tại các thời điểm 12h và 14h luôn ở mức trên 70 độ C. Trong khi đó, theo Văn bản 858 của Bộ GTVT về quy trình kỹ thuật thi công bê tông nhựa cho lớp trên thì nhiệt độ bê tông nhựa mặt đường khi kết thúc ca lu là 70 độ C, trước khi thông xe phải ở mức dưới 50 độ C. Như vậy, với nhiệt độ ngày nắng cao nhất trên 70 độ C - tương đương với nhiệt độ lúc thi công, xe chạy liên tục, chứng tỏ đã vượt quá chỉ số kỹ thuật cho phép, mặt đường hằn lún, hư hỏng là khó tránh khỏi.

“Sở GTVT Quảng Bình đã đưa ra nhiều giải pháp để chống hằn lún như: Mạnh dạn đưa vào quy trình dự toán trộn đảo, ủ ẩm cấp phối đá dăm tại bãi tập kết vật liệu, kiểm soát chặt vật liệu, tỉ phối vật liệu. Quá trình thi công nền base các nhà thầu phải tăng cường ca lu... Với những sự điều chỉnh này, toàn bộ các đoạn đường đã hoàn thành thảm bê tông nhựa lớp 1, lớp 2 đều không xảy ra hằn lún vệt bánh xe. Kết quả thí nghiệm bê tông nhựa đều đạt các tiêu chuẩn về độ cứng, độ rỗng dư, chống hằn lún vệt bánh xe”, ông Luận nói. Về đầu tranghttp://www.baogiaothong.vn/to-dac-nhiem-truy-nguyen-nhan-han-lun-d109036.html

V. Điểm tin đã đưa

Ngày 10.6, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết, các bác sỹ thú y thuộc Trung tâm tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật đang điều trị bệnh cho một cá thể Voọc Chà vá chân nâu do người dân tự nguyện giao nộp. Thông tin được điểm lại trên Pháp Luật Việt Nam 12/6, tr2; Dân Trí 12/6; Tamnhin.net 12/6. Về đầu trang

Báo Nhân Dân 12/6, tr2 điểm lại tin: Theo quy hoạch 3 loại rừng đã được Chính phủ phê duyệt, ngày 10-6, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 616/UBND-KH về việc cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất đến năm 2020 với diện tích 13.517ha. Về đầu trang

Ngày 11-6, ông Đinh Quý Nhân, Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) cho biết, gần 2 tháng qua, nắng nóng gay gắt đã làm cho 39 hồ, đập thủy

31

Page 32: CÔNG TY TNHH VĨ AN · Web viewSau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi. Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và

lợi phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn huyện cạn trơ đáy, nhiều vùng dân cư cạn kiệt nước sinh hoạt. Đại Đoàn Kết Online 12/6 điểm lại tin trên. Về đầu tranghttp://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=108222&menu=1372&style=1

ANTV.gov.vn 12/6 cho biết lại thông tin : Trong hơn 1 tuần qua, tại huyện Quảng Ninh, Quảng Bình liên tiếp xảy ra tình trạng các cây rơm của người dân ở xã An Ninh bị đốt cháy trong đêm nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được nguyên nhân và đối tượng gây ra vụ việc. Người dân địa phương thì hết sức bất an. Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

32