10
197 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CỒN CỎ, TỈNH QUẢNG TRỊ Phạm Văn Hiếu và Lê Xuân Tuấn Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Tóm tắt Báo cáo trình bày các kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Nghiên cứu, xây dựng các chỉ thị môi trường các đảo Việt Nam, áp dụng thử nghiệm tại đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị” thực hiện trong 2 năm 2011 - 2012. Kết quả nghiên cứu phân tích và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước biển và những tác động đến Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị, phục vụ công tác bảo tồn nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái biển và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư địa phương. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số RQtt được tính bởi các thông số muối dinh dưỡng, NO3-, NH4+, PO43-, theo hai tiêu chuẩn giới hạn cho phép: (1) giới hạn cho phép của Việt Nam TCVN 5943 - 1995; (2) giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước biển Asean. Chỉ số RQtt được tính cho các điểm quan trắc trong tháng 9/2011 và tháng 8/2012 nhận thấy chất lượng nước quanh đảo Cồn Cỏ còn khá tốt. Chỉ số RQtt tại các điểm quan trắc đều nhỏ hơn 0,25, và đang ở ngưỡng an toàn về môi trường. Tuy nhiên, một số thông số có hàm lượng vượt giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn ASEAN. Điều này cho thấy môi trường tại một số khu vực tại Cồn Cỏ đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm; dự báo, tìm ra các quy luật diễn biến của các yếu tố môi trường gây ảnh hưởng đến sự biến động môi trường, sự phân bố và sự phát triển của các loài sinh vật, đặc biệt là tác động tiềm tàng đến khu vực nghiên cứu và khu bảo tồn biển cần được ưu tiên nghiên cứu, đánh giá. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đảo Cồn Cỏ nằm trên vùng biển của tỉnh Quảng Trị, án ngữ cửa ngõ phía Nam của vịnh Bắc Bộ. Ngoài ý nghĩa chiến lược về an ninh và quốc phòng, do nằm trên tuyến giao thông biển của quốc gia và quốc tế, đảo Cồn Cỏ còn có những lợi thế đặc biệt trong việc gắn kết và thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là các ngành du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch lịch sử (Nguyễn Thị Nga Lại Vĩnh Cẩm, 2007). Tháng 4 năm 2010, Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ chính thức đi vào hoạt động với quy mô diện tích mặt nước gần 4.400 ha, bao gồm: vùng bảo vệ nghiêm ngặt, còn gọi là vùn g lõi (534 ha), vùng phục hồi sinh thái (gần 1.400 ha) và vùng phát triển (gần 2.400 ha). Ngoài ra, còn có vùng phát triển cộng đồng và vành đai khu bảo tồn (Hình 1.1).

Con Co Island Marine Protected Area in Quang Tri

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Con Co Island Marine Protected Area in Quang Tri

197

CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG

ĐẾN KHU BẢO TỒN BIỂN ĐẢO CỒN CỎ, TỈNH QUẢNG TRỊ

Phạm Văn Hiếu và Lê Xuân Tuấn

Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Tóm tắt

Báo cáo trình bày các kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài Khoa học và Công nghệ

cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Nghiên cứu, xây dựng các chỉ thị môi trường các đảo

Việt Nam, áp dụng thử nghiệm tại đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị” thực hiện trong 2 năm 2011-

2012. Kết quả nghiên cứu phân tích và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước biển

và những tác động đến Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị, phục vụ công tác bảo

tồn nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái biển và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng

đồng dân cư địa phương. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số RQtt được tính bởi các

thông số muối dinh dưỡng, NO3-, NH4+, PO43-, theo hai tiêu chuẩn giới hạn cho phép: (1)

giới hạn cho phép của Việt Nam TCVN 5943 - 1995; (2) giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn

nước biển Asean. Chỉ số RQtt được tính cho các điểm quan trắc trong tháng 9/2011 và tháng

8/2012 nhận thấy chất lượng nước quanh đảo Cồn Cỏ còn khá tốt. Chỉ số RQtt tại các điểm

quan trắc đều nhỏ hơn 0,25, và đang ở ngưỡng an toàn về môi trường. Tuy nhiên, một số

thông số có hàm lượng vượt giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn ASEAN. Điều này cho thấy

môi trường tại một số khu vực tại Cồn Cỏ đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm; dự báo, tìm ra các

quy luật diễn biến của các yếu tố môi trường gây ảnh hưởng đến sự biến động môi trường,

sự phân bố và sự phát triển của các loài sinh vật, đặc biệt là tác động tiềm tàng đến khu vực

nghiên cứu và khu bảo tồn biển cần được ưu tiên nghiên cứu, đánh giá.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đảo Cồn Cỏ nằm trên vùng biển của tỉnh Quảng Trị, án ngữ cửa ngõ phía Nam của vịnh Bắc Bộ.

Ngoài ý nghĩa chiến lược về an ninh và quốc phòng, do nằm trên tuyến giao thông biển của quốc

gia và quốc tế, đảo Cồn Cỏ còn có những lợi thế đặc biệt trong việc gắn kết và thúc đẩy sự phát

triển của các ngành kinh tế tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là các ngành du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh

thái và du lịch lịch sử (Nguyễn Thị Nga và Lại Vĩnh Cẩm, 2007).

Tháng 4 năm 2010, Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ chính thức đi vào hoạt động với quy mô diện

tích mặt nước gần 4.400 ha, bao gồm: vùng bảo vệ nghiêm ngặt, còn gọi là vùng lõi (534 ha),

vùng phục hồi sinh thái (gần 1.400 ha) và vùng phát triển (gần 2.400 ha). Ngoài ra, còn có vùng

phát triển cộng đồng và vành đai khu bảo tồn (Hình 1.1).

Page 2: Con Co Island Marine Protected Area in Quang Tri

198

Hình 1.1. Bản đồ ranh giới và các phân khu chức năng Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ

Những năm gần đây, môi trường vùng ven biển, đảo nói chung vừa chịu ảnh hưởng của sự suy

giảm chất lượng nước biển, vừa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động kinh tế-xã hội trên đảo.

Do tình trạng khai thác thủy sản quá mức, ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu và nước

biển dâng, đã tác động, ảnh hưởng đến tài nguyên biển, nhất là đến những hệ sinh thái tiêu biểu,

có đa dạng sinh học cao, vốn rất nhạy cảm và đang cần được bảo vệ (Lê Xuân Tuấn và Đàm Đức

Tiến, 2012). Để bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái Khu Bảo tồn, cần quan tâm hơn nữa

đến thực trạng, các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. Báo cáo này được thực hiện trên cơ

sở kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ Tài nguyên và Môi

trường “Nghiên cứu, xây dựng các chỉ thị môi trường các đảo Việt Nam, áp dụng thử nghiệm tại

đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị”, thực hiện trong 2 năm 2011-2012. Mục tiêu của báo cáo là đưa ra bức

tranh về hiện trạng chất lượng môi trường nước biển và những tác động đến Khu Bảo tồn Biển

đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị, phục vụ công tác bảo tồn nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái biển

và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư địa phương.

2. PHƯƠNG PHÁP

2.1. Tài liệu nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ. Thời gian nghiên cứu vào tháng 9/2011

và tháng 8/2012. Đối tượng nghiên cứu gồm: các thông số môi trường nước biển: nhiệt độ, độ

mặn, độ dẫn điện, pH, DO, COD, BOD5, SS, NO3-, NH3, PO4

3-, tổng Coliform, hàm lượng dầu

mỡ, hàm lượng kim loại nặng như As, Cu, Pb, Cd, Cr, Hg. 30 mẫu nước biển ven bờ được lấy tại

các vị trí cách đều nhau xung quanh đảo (Hình 2.1).

Page 3: Con Co Island Marine Protected Area in Quang Tri

199

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí khảo sát tại khu vực đảo Cồn Cỏ

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu mẫu

Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước biển ven bờ áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn

quốc gia:

+ TCVN 5992:1995 (ISO 5667 - 2:1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn kỹ thuật

lấy mẫu.

+ TCVN 5993:1995 (ISO 5667 - 3:1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo quản

và xử lý mẫu.

+ TCVN 5998:1995 (ISO 5667 - 9:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu

nước biển.

Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước biển ven bờ thực hiện theo hướng

dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế.

2.2.2. Phương pháp so sánh, đánh giá

Sử dụng giới hạn cho phép (GHCP) theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10:2008 về Chất

lượng nước biển ven bờ (dành cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh) và Tiêu

chuẩn ASEAN đề nghị để so sánh đánh giá chất lượng môi trường nước.

Cảnh báo chất lượng môi trường dựa vào Chỉ số tai biến môi trường RQ (Rick Quotient), là tỷ số

giữa hàm lượng các thông số môi trường quan trắc được và giới hạn cho phép đối với thông số

Page 4: Con Co Island Marine Protected Area in Quang Tri

200

đó. Chỉ số RQ được áp dụng cho từng thông số và RQtt (tổng thể) được áp dụng đối với nhóm

(hoặc toàn bộ) các thông số môi trường quan trắc.

n

iitt

RQRQ xn 1

)(1

Trong đó: Chỉ số RQ = Trị số đo được/Trị số giới hạn

Nếu RQtt < 0,25: Rất an toàn về mặt môi trường

Nếu 0,25 < RQtt < 0,75: An toàn về mặt môi trường

Nếu 0,75 < RQtt < 1: Nguy cơ tai biến môi trường

Nếu RQtt > 1: Ảnh hưởng tai biến môi trường

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Chất lượng môi trường nước khu vực đảo Cồn Cỏ

Nhiệt độ nước biển: Tại khu vực Cồn Cỏ, nhiệt độ nước biển bị chi phối mạnh bởi nhiệt độ

không khí. Nhiệt độ nước dao động trong khoảng 29,6-30,5oC, thấp hơn so với nhiệt độ không

khí trên đảo (trung bình 32,3oC).

Độ muối: Do nằm ở vị trí gần các cửa sông nên Cồn Cỏ chịu ảnh hưởng bởi lưu lượng nước lục

địa. Vì vậy, độ muối nước biển khu vực Cồn Cỏ có sự dao động khá mạnh. Trong 2 đợt khảo sát

mùa mưa (tháng 9/2011 – 8/2012), độ muối tại đây dao động mạnh trong khoảng giá trị thấp, tại

tầng mặt dao động từ khoảng 21,5-28,3‰.

pH: Tổng hợp kết quả quan trắc trong 2 năm 2011-2012 cho thấy, nước biển tại khu vực Cồn Cỏ

mang tính kiềm yếu, trị số pH tương đối ổn định và dao động ở khoảng hẹp, từ 8,16-8,30.

Nhóm muối dinh dưỡng vô cơ hòa tan: Trong thành phần hóa học của nước biển, các hợp chất

của nitơ, phôtpho, silic có vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật

thủy sinh. Khi nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước quá thấp, sẽ làm hạn chế quá trình phát

triển của sinh vật, nhưng khi cao quá, sẽ gây phú dưỡng, thúc đẩy sự phát triển quá mức của thực

vật phù du, gây hiện tượng nở hoa, làm ô nhiễm môi trường nước. Dưới đây là diễn biến một số

muối dinh dưỡng tại vùng biển Cồn Cỏ:

+ Amoniac (NH4+): Hàm lượng NH4

+ trong nước biển khu vực quanh đảo Cồn Cỏ có sự biến

động rõ nét tại các vị trí lấy mẫu, vào mùa mưa (9/2011 – 8/2012), hàm lượng NH4+ quan trắc

được dao động từ 85-124 g/l, trung bình 101 g/l, cao hơn quy chuẩn QCVN 10:2008 (100

g/l).

+ Nitrit (NO2-): Hàm lượng NO2

- trong nước biển tại khu vực quanh đảo Cồn Cỏ khá thấp, dao

động từ 1-6 g/l, trung bình 3 g/l, thấp hơn nhiều so với ngưỡng giới hạn cho phép của Asean là

55 g/l.

+ Nitrat (NO3-): Hàm lượng NO3

- dao động trong khoảng 36,5-42,2 g/l, trung bình 39,4 g/l.

Hàm lượng NO3- tại các điểm quan trắc ghi nhận được đều thấp hơn so với ngưỡng giới hạn cho

phép 60 g/l theo tiêu chuẩn nước biển của Asean.

Page 5: Con Co Island Marine Protected Area in Quang Tri

201

+ Phosphat (PO43-): Hàm lượng PO4

3- quan trắc được trong tháng 9/2011 và tháng 8/2012 dao

động từ 85-124 g/l, trung bình 101 g/l. Các kết quả nghiên cứu chất lượng nước biển quanh

đảo Cồn Cỏ cho thấy, hàm lượng PO43- cao hơn so với ngưỡng giới hạn cho phép 15 g/l theo

tiêu chuẩn Asean.

Nhóm kim loại nặng hòa tan: Cả 6 kim loại Cu, Pb, Cr, Cd, As, Hg nghiên cứu đều có giá trị

nằm dưới giới hạn cho phép (GHCP) theo quy chuẩn QCVN 10:2008. Phạm vi dao động hàm

lượng kim loại nặng cũng khá phức tạp, do đảo Cồn Cỏ nằm xa bờ, ít dân cư sinh sống, nên chất

lượng môi trường chưa chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người.

Kim loại

nặng Đơn vị tính

Kết quả khảo sát QCVN 10:2008

Dao động Trung bình

Cu mg/l 0,00245-0,00291 0,00266 0,03

Pb mg/l 0,00102-0,00136 0,001195 0,05

Cr mg/l 0,001-0,0015 0,00012 0,1

Cd mg/l 0,000041-0,000042 0,000041 0,005

As mg/l 0,00254-0,00282 0,00265 0,01

Hg mg/l 0,000023-0,000038 0,000028 0,001

Hàm lượng dầu: Hàm lượng dầu mỡ dao động trong khoảng 0,01-0,02 mg/l, vượt quá GHCP

theo quy chuẩn QCVN 10:2008. Nguồn gây ô nhiễm dầu ở các đảo chủ yếu từ hoạt động tàu bè,

cảng cá quanh đảo.

Chỉ tiêu DO, COD: Chỉ tiêu DO trong nước biển đảo Cồn Cỏ khá ổn định, đảm bảo cho sự sinh

trưởng và phát triển của các loài thủy sinh vật ( 8 mg/l). Hàm lượng COD thể hiện toàn bộ các

chất hữu cơ có thể bị ôxy hóa nhờ tác nhân hóa học (Lê Trình, 1997). Kết quả phân tích cho

thấy, hàm lượng COD thấp (≤ 1,26 mg/l) so với GHCP theo quy chuẩn QCVN 10:2008. Thực tế

cho thấy, khu vực ven biển đảo Cồn Cỏ nằm độc lập, cách xa đất liền khoảng 30 km, xung quanh

đảo bao bọc bởi các vùng nước sâu, có nền đáy chủ yếu là các rạn san hô. Mặc dù có cầu cảng và

cảng cá, nhưng các hoạt động diễn ra ở khu vực này rất ít, chủ yếu là lưu trú qua đêm và tránh

gió bão của một số tàu thuyền đánh cá nhỏ.

Kim loại

nặng Đơn vị tính

Kết quả khảo sát QCVN 10:2008

Dao động Trung bình

DO mg/l 8-10 9 5

COD mg/l 0,77-1,26 0,9 3

Nhận xét: Chỉ số RQtt được tính bởi các thông số muối dinh dưỡng NO3-, NH4

+, PO43-, theo hai

tiêu chuẩn giới hạn cho phép: (i) giới hạn cho phép của Việt Nam TCVN 5943-1995; và (ii) giới

hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước biển Asean. Chỉ số RQtt được tính cho các điểm quan trắc

trong tháng 9/2011 và tháng 8/2012 nhận thấy, chất lượng nước quanh đảo Cồn Cỏ còn khá tốt.

Chỉ số RQtt tại các điểm quan trắc đều nhỏ hơn 0,25 và đang ở ngưỡng an toàn về môi trường.

Tuy nhiên, một số thông số có hàm lượng vượt giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn ASEAN. Điều

Page 6: Con Co Island Marine Protected Area in Quang Tri

202

này cho thấy, môi trường tại một số khu vực tại Cồn Cỏ đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm. Minh

chứng cho điều này là một số thông số dinh dưỡng có hàm lượng cao, vượt giới hạn cho phép

như PO43-, NH4

+. Như vậy, chất lượng môi trường biển quanh đảo Cồn Cỏ cần được quan tâm

hơn nữa.

3.2. Những tác động đến môi trường Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ

3.2.1. Tác động của các hoạt động kinh tế của địa phương

Khai thác thủy hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá: Khai thác hải sản bất hợp lý là một trong

những nguyên nhân gây tác động không nhỏ tới nguồn lợi sinh vật, đa dạng sinh học, cảnh quan

và các hệ sinh thái trong Khu Bảo tồn. Hiện nay, áp lực khai thác và các dịch vụ hậu cần nghề cá

của người dân trên đảo chưa phải là áp lực chính, mà lại do người dân từ các địa phương khác

gây ra và đang là mối nguy hiểm cho tính toàn vẹn của Khu Bảo tồn. Theo số liệu thống kê đến

năm 2007 (Nguyễn Phi Toàn, 2007) cho thấy, vùng biển Quảng Trị có khoảng 2.000 tàu thuyền

hoạt động khai thác, trong đó có khoảng 40 tàu thuyền có công suất ( 45 CV) (chiếm khoảng

2,0%) chuyên có các hoạt động khai thác ở các khu vực ven bờ, vùng rạn quanh đảo Cồn Cỏ.

Các loại nghề chủ yếu của nhóm tàu thuyền này là nghề lặn, câu, lồng bẫy, lưới vây, rê bùng

nhùng, lưới kéo, chụp mực, rê đáy, v.v... Tổng sản lượng các loại nghề khai thác ở các khu vực

này ước tính đạt khoảng 500 tấn/năm.

So với các vùng biển đảo khác như Phú Quý (418 chiếc), Nha Trang (306 chiếc), Lý Sơn (178

chiếc), Cù Lao Chàm (192 chiếc), số lượng tàu thuyền thủ công, công suất nhỏ ở vùng biển Cồn

Cỏ chưa nhiều. Tuy nhiên, với diện tích vùng bờ và các hệ sinh thái quanh đảo không lớn như

Cồn Cỏ, với số lượng 40 tàu thuyền hoạt động, đây là áp lực lớn đối với hiện trạng nguồn lợi tại

khu vực này. Không những thế, việc sử dụng các hình thức khai mang tính hủy diệt, tận thu, như

nghề lặn, dùng thuốc nổ, xyanua, xung điện, v.v... của nhóm tàu thuyền thủ công, công suất nhỏ

này còn ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ con non trong các bãi sinh sản, tính đa dạng sinh học

và cảnh quan của các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô trong Khu Bảo tồn. Theo số

liệu điều tra về hiện trạng đa dạng sinh học tại vùng biển Cồn Cỏ năm 2007 (Do Van Khuong và

nnk., 2007) cho thấy, sự suy giảm nguồn lợi đối với một số nhóm loài thủy hải sản quý hiếm, đặc

trưng tại vùng biển này như San hô sừng (Ellisellidae), San hô trúc (Isididae), Vẹm (Mytiloida),

nhóm Hải sâm (Holothuriidae), nhóm cá Chình (Anguillidae), cá Mú (Serranidae), Tôm hùm gai

(Palinuridae), Ốc đụn (Trochidae), Ốc xà cừ (Turbinidae), Trai tai tượng (Tridacidae), Mực nang

(Sepiidae), Rong câu (Gracilariaceae, Sargassaceae), Cua đá, v.v...

Du lịch - dịch vụ: Hiện nay, ngành du lịch ở vùng biển đảo Cồn Cỏ vẫn còn trong giai đoạn khởi

điểm, chưa phát triển mạnh, nên các tác động bởi các hoạt động này đến Khu Bảo tồn chưa thể

hiện rõ. Nhưng trong Quy hoạch tổng thể phát triển huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2010 và các năm

tiếp theo, ngành du lịch - dịch vụ được coi là một trong số những ngành kinh tế chủ đạo, với giá

trị sản xuất đạt ~ 80%, trong đó số du khách ghé đảo khoảng 5.000 lượt người/năm. Với mục

tiêu phát triển như trên, dù ở mức độ nào thì hành động phát triển cũng tác động (trực tiếp hoặc

gián tiếp) đến tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học trong Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ.

Vận tải và xây dựng: Các hoạt động phát triển xây dựng công trình hạ tầng trên đảo (đường giao

thông, nhà ở, công sở, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng), vùng biển quanh đảo

(công trình cầu cảng, nuôi hải sản...) và các hoạt động giao thông vận tải, có thể xảy ra các sự cố

Page 7: Con Co Island Marine Protected Area in Quang Tri

203

tràn dầu cũng tác động toàn diện tới tài nguyên, các hệ sinh thái, môi trường khu vực biển đảo

Cồn Cỏ. Theo Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tới năm 2010 của Cồn Cỏ, ngoài các dịch vụ

hậu cần nghề cá, du lịch, việc xây dựng công trình hạ tầng trên đảo và vùng biển quanh đảo là rất

cần thiết và đang được xúc tiến triển khai. Vì vậy, khi Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ được thành

lập, thì Ban Quản lý Khu Bảo tồn cũng như các ban ngành liên quan cần phải có các phương án

cụ thể để hạn chế tối đa các tác động xấu đối với tài nguyên, môi trường trong Khu Bảo tồn của

các hoạt động này.

3.2.2. Các vấn đề ngoại cảnh tác động đến Khu Bảo tồn

Các tác động tự nhiên của vùng ven bờ:

+ Sóng: Sóng tác động vào đới bờ đảo Cồn Cỏ có hướng và cường độ thay đổi theo mùa và

khác nhau ở từng đoạn bờ, dẫn đến 3 trạng thái như: xói lở mạnh theo mùa, bồi tụ yếu theo mùa

và ổn định tương đối. Xu thế tác động của sóng và nước biển dẫn đến biến dạng bờ đảo được dự

báo:

Thu hẹp dần bờ đảo (khu vực Bến Nghè) từ Tây sang Đông do tác động xói lở của sóng

biển. Về mùa gió Tây Nam, hướng sóng thịnh hành là hướng Tây Nam và Tây, làm xói lở mạnh

bờ phía Tây và bờ kế cận của sườn Tây Nam trên suốt chiều dài khoảng 1.000 m. Trong thời

gian khoảng 2.000 năm qua, tốc độ xói mòn vùng bờ này được tính khoảng 5-7 cm/năm. Trong

thời gian khoảng 10 năm qua, tốc độ xói lở bờ có xu hướng gia tăng, đạt tới 5-10 cm/năm. Điểm

nóng xói lở hiện nay là đoạn bờ phía Tây và Tây Nam đảo Cồn Cỏ (Hạ Văn Hải, 2007).

Thu hẹp dần do ngập chìm trong điều kiện mực nước biển dâng cao trở lại, với tốc độ có

thể đạt 2-3 mm/năm, lớn hơn vận động nâng kiến tạo hiện đại với tốc độ chỉ vào khoảng 1-1,2

mm/năm. Dự báo xu thế hẹp dần và sóng lớn tần suất nhỏ là căn cứ quan trọng để thiết lập vành

đai an toàn cho vùng lõi của Khu Bảo tồn.

Nhìn chung, xu thế biến dạng bờ đảo Cồn Cỏ vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ cao trong các năm

tiếp theo, trừ khi các giải pháp bảo vệ tích cực được phát huy kết hợp giữa công trình bờ, gia

tăng thảm thực vật ven bờ, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái như rạn san hô, hệ sinh thái

vùng triều, v.v...

+ Trầm tích: Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cảng, sự xói lở bờ đảo cùng với lượng trầm tích

hạt thô cao từ hai cửa sông (Cửa Tùng, Cửa Việt)..., làm cho vùng biển quanh đảo Cồn Cỏ rất có

khả năng bị ô nhiễm cao bởi sự tích tụ các chất gây bẩn trong trầm tích. Những nỗ lực bảo vệ

môi trường trong Khu Bảo tồn được tăng cường cùng với các giải pháp khả thi sẽ đảm bảo an

toàn môi trường khu vực biển đảo Cồn Cỏ trong tương lai.

3.2.3. Những tác động khác ảnh hưởng đến Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ

Sự cố tràn dầu: Không thể dự báo khả năng xảy ra sự cố tràn dầu trên biển cũng như trong phạm

vi Khu Bảo tồn bởi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như chất lượng phương tiện hàng hải,

điều kiện khí hậu hải văn, mức độ hoạt động của phương tiện, v.v... Tuy nhiên, do nằm ở vị trí

cửa ngõ vịnh Bắc Bộ, vùng biển Cồn Cỏ có lượng tàu thuyền qua lại rất cao, những tác động của

sự cố này cũng rất cần phải được cảnh báo trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển tại vùng

biển này.

Page 8: Con Co Island Marine Protected Area in Quang Tri

204

Các mối đe dọa chủ yếu đến đa dạng sinh học biển của Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ là các

hoạt động đánh bắt không bền vững, thể hiện qua việc đánh bắt luân phiên và khai thác quá mức

loài tôm hùm. Tuy nhiên, khảo sát thực tế tại đảo Cồn Cỏ cho thấy, hoạt động của con người tại

đây nói chung còn ở mức thấp. Mối đe dọa khác phải kể đến là các cơn bão nhiệt đới trong vùng

xảy ra trong thời gian giữa tháng 5 đến tháng 9 và có thể ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, làm

cho tần suất các cơn bão và thời gian có bão bị thay đổi, đây là nguyên nhân phá hủy rạn san hô

(Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Huy Yết, 2009). Rạn san hô sẽ bị suy giảm do tăng nhiệt độ nước

biển (gây ra hiện tượng bạc mầu của san hô), giảm độ pH (nước biển bị chua hóa), ngập sâu hơn

và do sự bùng nổ của các loại tảo độc. Công, nông, ngư nghiệp ven biển có thể biến mất. Nguồn

nước ngọt sinh hoạt có thể bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.

Ngoài ra, các hoạt động từ khu dân cư, khu hành chính, khu quân sự, khu xử lý rác thải cũng

được coi là nguồn tác động đáng kể tới tài nguyên đa dạng sinh học và môi trường, trong đó

không khí, cảnh quan đảo, đất, nước biển quanh đảo và các hệ sinh thái trên cạn, dưới biển sẽ là

những yếu tố bị chịu tác động trực tiếp. Đánh giá chung, nước biển quanh đảo sẽ chịu tác động

lớn nhất bởi tất cả các hành động phát triển kinh tế-xã hội, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến các hệ

sinh thái biển, đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô quanh đảo.

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

+ Các thông số môi trường cơ bản ở đảo Cồn Cỏ đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN

10:2008 và ASEAN.

+ Các muối dinh dưỡng vô cơ đều có hàm lượng thấp hơn nhiều so với giới hạn cho phép theo

QCVN 10:2008. Tuy nhiên, so với giới hạn cho phép theo QCVN 10:2008, thông số P-PO43-, N-

NH4+ và N-NO3

- có hàm lượng cao hơn.

+ Hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Cr, Cd, As, Hg thấp hơn nhiều giới hạn cho phép theo

QCVN 10:2008. Hàm lượng dầu quan trắc được ở đảo khá cao, các giá trị quan trắc được đều

vượt giới hạn cho phép theo QCVN 10:2008.

+ Chỉ số RQtt của đảo tính theo QCVN 10:2008 đều ở mức chất lượng an toàn về môi trường.

Chất lượng môi trường nước của đảo Cồn Cỏ có những nét đặc trưng riêng biệt, luôn tiềm ẩn

nguy cơ ô nhiễm cục bộ.

4.2. Kiến nghị

Để bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái tại Khu Bảo tồn Biển đảo Cồn Cỏ, cần

sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành có liên quan trong việc triển khai các dự án liên

quan đến giám sát chất lượng môi trường nước, dự báo, tìm ra các quy luật diễn biến của các yếu

tố môi trường gây ảnh hưởng đến sự biến động môi trường, sự phân bố và sự phát triển của các

loài sinh vật.

Tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tác động của nước biển dâng đến các đảo, huyện đảo

và các khu bảo tồn biển cần được ưu tiên nghiên cứu, đánh giá.

Page 9: Con Co Island Marine Protected Area in Quang Tri

205

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hạ Văn Hải, 2007. Đặc điểm địa mạo - địa động lực hiện đại đảo Cồn Cỏ phục vụ quy

hoạch, phát triển và bảo vệ môi trường. Hội thảo khoa học Trường Đại học Mỏ - Địa chất

với Hoạt động khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Trị.

2. Do Van Khuong, Lai Duy Phuong and Dao Duy Thu, 2007. Coral Reef Fish Resources

Assessment and Proposal for Resource Sustainable Uses at Some Proposed Marine

Protected Areas (MAPs) in Viet Nam. In: Proceedings of the 11th International Symposium

on the Efficient Application and Preservation of Marine Biological Resources. Nha Trang:

pp. 15-20.

3. Nguyễn Thị Nga và Lại Vĩnh Cẩm, 2007. Tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị: Thực trạng và

định hướng quy hoạch tổng hợp. NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

4. Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Huy Yết, 2009. Bảo tồn đa dạng sinh học biển Việt Nam.

NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

5. Nguyễn Phi Toàn, 2007. Hiện trạng kinh tế-xã hội nghề cá và tình hình khai thác của cộng

đồng ngư dân ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,

Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Báo cáo chuyên đề Đề tài “Nghiên

cứu đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề hải sản ven bờ Việt Nam”.

6. Lê Trình, 1997. Quan trắc và kiểm soát môi trường nước. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Lê Xuân Tuấn và Đàm Đức Tiến, 2012. Đa dạng sinh học khu vực ven đảo Cồn Cỏ, tỉnh

Quảng Trị. Trong: Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học quốc gia về Khí tượng, thủy văn,

môi trường và biến đổi khí hậu lần thứ 15. Tập 2. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: tr.

210-215.

SUMMARY

SEAWATER QUALITY AND THE IMPACT ON CON CO ISLAND MARINE PROTECTED AREA IN QUANG TRI PROVICE

Pham Van Hieu, Le Xuan Tuan

Research Institute for the Management of Seas and Islands,MONRE, Vietnam

The report presents the results of the research project of Science and Technology of the Ministry

of Natural Resources and Environment: “Research and development environmental indicators

for Vietnam’s islands, application testing at Con Co island, Quang Tri province” from 2011 to

2012. The report has evaluated seawater quality and the impact on Con Co Island Marine

Protected Area in Quang Tri province, for the conservation of fishery resources, marine

ecosystems and improvement of the quality of life for local communities. Research results also

showed that the RQtt index is calculated by the parameters nutrient, NO3-, NH4

+, PO43-, two

Page 10: Con Co Island Marine Protected Area in Quang Tri

206

standard limits: (1) limits of Vietnam TCVN 5943 - 1995, (2) limits the Asean standard

seawater. RQtt index is calculated for monitoring sites in 9/2011 and 8/2012 showing that water

quality Con Co Island is pretty good. RQtt index at the monitoring sites is less than 0.25 and at

the level of environmental safety. However, some parameters have concentrations exceeding

limits permitted by Asian standards. This suggests that the environment in a number of areas in

Con Co Island is potentially contaminated. Forecasting, finding out the rules of the happenings

of environmental factors affect the environmental changes, the distribution and the development

of species, especially the potential impact on the study area and marine protected areas should

be prioritized for research and evaluation.