75
Trường ĐHCN nhóm Hà Nội BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ---------- BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM ĐỀ TÀI: CHUẨN ISO VỀ CHẾ TÁC PHẦN MỀM Giảng viên hướng dẫn: Thầy Hoàng Quang Huy Thành viên: 1.Trần Văn Nam 2.Đào Duy Oánh 3.Nguyễn Đức Thuận Hà Nội ngày 3/11/2012

CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

  • Upload
    banh-my

  • View
    108

  • Download
    9

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

----------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

ĐỀ TÀI: CHUẨN ISO VỀ CHẾ TÁC PHẦN MỀM

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Hoàng Quang Huy

Thành viên: 1.Trần Văn Nam

2.Đào Duy Oánh

3.Nguyễn Đức Thuận

Hà Nội ngày 3/11/2012

Page 2: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Lời mở đầu

Trong thời kỳ phát triển của đất nước. ngành Công Nghệ Thông Tin(CNTT) cũng đã phát triển mạnh mẽ song song với các ngành công nghiệp trong nước. Từ năm 1962 nước ta đã có một nhóm thanh niên lên đường sang Liên xô học tập tiếp cận với máy tính và mang CNTT về với nước ta. Kể từ đó đến nay sự phát triển CNTT ở Việt Nam là đáng kinh ngạc.

Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay. Công nghệ thông tin đã trở thành nhân tố quan trọng, là cầu nối trao đổi giữa các thành phần của xã hội toàn cầu, của mọi vấn đề. Việc nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự động hóa trong sản xuất kinh doanh là vấn đề đang, đã và sẽ luôn được quan tâm bởi lẽ công nghệ thông tin có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp.

Ngày nay, con người có nhiều điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin. Hầu như ngành nghề, lĩnh vực hay hoạt động nào trong xã hội hiện đại cũng cần tới sự góp mặt của Công nghệ thông tin. Bởi sự đa dạng ấy, đối tượng phục vụ của Công nghệ thông tin ngày càng phong phú, từ một cá nhân muốn có chiếc máy vi tính, một công ty muốn xây dựng Website giới thiệu sản phẩm cho tới một quốc gia muốn xây dựng chính phủ điện tử hay cả thị trường rộng lớn trên toàn thế giới.

Sự phát triển của CNTT là sự phát triển của phần cứng(hardware) và phần mềm (software). Từ khi ra đời thì phần cứng và phần mềm luôn luôn phát triển song hành vói nhau.Tuy nhiên trước đây hầu như phát triển phần cứng mạnh ơn là phần mềm. Trong thời kỳ phát triển công nghiệp hóa này thì phần mềm máy tính đang được phát triển mạnh mẽ . Công Nghệ Phần Mềm đang được các trung tâm, công ty tập trung phát triển mạnh mẽ. Việc hướng đến các chuẩn khi chế tác, sang tạo phần mềm là điều quan trọng để đưa phần mềm đó phát triển ra trường quốc tế.

Nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu “ Chuẩn ISO cho chế tác phần mềm” sẽ giúp mọi người có một cách hiều tổng quát về chuẩn ISO và tầm quan trọng của nó đối với một phần mềm.

Page 3: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Chương 1

Giới thiệu về ISO

I. Định nghĩa về chuẩn ISO

ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ). Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. ở một số nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả.

Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc. ISO có khoảng 180 Uỷ ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ công nghiệp chế tạo điện và điện tử. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công bố là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình

ISO hay là IOS

Nhiều người nhận thấy sự không tương ứng trong việc dùng danh từ đầy đủ là International Organization for Standardization và từ viết tắt là ISO, theo đúng thứ tự thì lẽ ra từ viết tắt phải là IOS. Trên thực tế ISO là một từ gốc Hi Lạp, có nghĩa là công bằng. ISO cũng là tiếp đầu ngữ của một số thành ngữ, ví dụ: ISOmetric chỉ sự tương đương về đơn vị đo lường hoặc kích thước, ISOnomy chỉ sự công bằng của pháp luật hay của công dân trước pháp luật. Sự liên hệ về mặt ý nghĩa giữa “equal”- công bằng với “standard”-tiêu chuẩn là điều dẫn dắt khiến cho cái tên ISO được chọn cho Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá. Hơn nữa, cái tên ISO cũng được dùng phổ biến trên toàn thế giới để biểu thị tên của tổ chức, tránh việc dùng tên viết tắt được dịch ra từ những ngôn ngữ khác nhau, ví dụ IOS trong tiếng Anh, OIN trong tiếng Pháp (Viết tắt từ tên

Page 4: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Organization Internationale de Normalisation). Vì vậy, tên viết tắt ISO được dùng ở tất cả các quốc gia là thành viên của tổ chức này trên toàn thế giới.

Phân loại các chuẩn ISO

Hiện có rất nhiều loại tiêu chuẩn ISO phổ biến. Các loại ISO thường được áp dụng như:

Bộ tiêu chuẩn ISO/9126 ISO 9000 ISO/IEC 15504 Tiêu chuẩn ISO 31000

I. CHUẨN ISO-9126

1. ISO 9126 là gì?

ISO-9126 thiết lập một mô hình chất lượng chuẩn cho các sản phẩm phần

mềm. Bộ tiêu chuẩn này được chia làm bốn phần:

9126-1 Đưa ra mô hình chất lượng sản phẩm phần mềm.

9126-2 Phép đánh giá chất lượng ngoài.

9126-3 Phép đánh giá chất lượng trong.

9126-4 Phép đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm trong quá

trình sử dụng.

Mô hình chất lượng ISO-9126 trên thực tế được mô tả là một phương

pháp phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lượng, nhằm tạo nên những

đại lượng đo đếm được dùng để kiểm định chất lượng của sản phẩm phần mềm.

Hiện nay có hơn 160 nước tham gia vào tổ chức Quốc tế này trong đó

có Việt Nam (tham gia năm 1987).

2.Phạm vi mô hình chất lượng

Chất lượng trong và chất lượng ngoài

Chất lượng sử dụng

Phần thứ nhất của mô hình xác định 6 tiêu chí của chất lượng trong, 6

tiêu chí chất lượng ngoài; các tiêu chí này sau đó lại được chia nhỏ thành nhiều

Page 5: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

tiêu chí con. Những tiêu chí này được bộc lộ ra ngoài khi phần mềm được coi

như là một phần của hệ thống máy tính và là kết quả của các thuộc tính phần

mềm bên trong.

Phần thứ hai của mô hình mô tả 4 tiêu chí chất lượng sử dụng.Chất lượng

sử dụng là hệ quả của 6 tiêu chí chất lượng sản phẩm phần mềm đối với người

dùng.

Các tiêu chí sản phẩm phần mềm này có thể áp dụng cho tất cả các loại

phần mềm.Những tiêu chí sản phẩm phần mềm tạo ra sự nhất quán đối với chất

lượng sản phẩm phần mềm, đồng thời cung cấp một khung cho việc xác định

các yêu cầu đối với chất lượng phần mềm.

Trong phần này, chất lượng sản phẩm phần mềm được xác định và đánh

giá theo nhiều hướng, gắn với kết quả thu được, các yêu cầu, sự phát triển, sử

dụng, đánh giá, hỗ trợ, tính ổn định, đảm bảo chất lượng và kiểm định của phần

mềm. Nó có thể được sử dụng bởi nhà phát triển, tổ chức sử dụng, nhân viên

đảm bảo chất lượng phần mềm hay người đánh giá độc lập.Đồng thời nó đặc

biệt thích hợp cho việc xác định và đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm. Ví

dụ, mô hình chất lượng này có thể được dùng để:

Kiểm tra tính đáp ứng đối với những yêu cầu đã đặt ra.

Xác định các yêu cầu phần mềm.

Xác định các đối tượng thiết kế phần mềm.

Xác định các đối tượng kiểm thử phần mềm.

Xác định các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng.

Xác định các tiêu chuẩn chấp nhận cho một sản phẩm phần mềm

hoàn chỉnh.

Page 6: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

3.Tiêu chí chất lượng

Hình 1 - Chất lượng trong vòng đời sản phẩm

Việc đánh giá sản phẩm phần mềm để thoả mãn các yêu cầu chất lượng là

một trong những quy trình trong vòng đời phát triển của phần mềm (Hình 1).

Chất lượng sản phẩm phần mềm cần được đánh giá bằng việc đo kiểm các thuộc

tính bên trong (thường là các phương pháp đo tĩnh trên các sản phẩm trung

gian), hoặc bằng cách đo kiểm các thuộc tính bên ngoài (thường là đo các đáp

ứng của mã lệnh khi thực thi), hoặc bằng cách đo kiểm chất lượng các thuộc

tính sử dụng. Mục đích là để sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu trong từng

trường hợp sử dụng cụ thể.

Quy trình chất lượng góp phần cải tiến chất lượng sản phẩm, và chất

lượng sản phẩm góp phần cải tiến chất lượng sử dụng. Do đó, việc đánh giá và

cải tiến một quy trình đồng nghĩa với cải tiến chất lượng sản phẩm. Tương tự,

việc đánh giá chất lượng sử dụng có thể tác động ngược trở lại để cải tiến một

sản phẩm và đánh giá một sản phẩm phần mềm có thể tác động trở lại để cải

tiến một quy trình.

Các thuộc tính trong thích hợp của phần mềm là yêu cầu tiền đề để đạt

được các phản ứng bên ngoài, và các hoạt động bên ngoài thích hợp là yêu cầu

tiền đề để đạt được chất lượng sử dụng .

Các yêu cầu cho chất lượng sản phẩm phần mềm sẽ bao gồm các tiêu chí

đánh giá chất lượng trong, chất lượng ngoài và chất lượng sử dụng, để đáp ứng

yêu cầu của người sử dụng, người bảo dưỡng, tổ chức sử dụng, và người dùng

cuối.

Page 7: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Các yều cầu về chất lượng của người sử dụng được xác định là các yêu

cầu chất lượng trong phép đo chất lượng sử dụng, phương pháp đo chất lượng

ngoài, thậm chí cả phương pháp đo chất lượng trong. Những yêu cầu này được

xác định bằng phương pháp đo và sử dụng như chuẩn khi đánh giá sản phẩm.

Để có được một sản phẩm thoả mãn nhu cầu của người dùng đòi hỏi quá trình

phát triển phần mềm phải liên tục và luôn luôn có những phản hồi từ phía họ.

Các yêu cầu chất lượng ngoài xác định các mức yêu cầu đối với chất

lượng theo hướng nhìn từ bên ngoài. Chúng bao gồm các yêu cầu xuất phát từ

nhu cầu người sử dụng, gồm các yêu cầu chất lượng sử dụng.Các yêu cầu chất

lượng ngoài được sử dụng như là đích của quá trình kiểm tra tại mỗi giai đoạn

phát triển. Các yêu cầu chất lượng ngoài cho tất cả các tiêu chí chất lượng xác

định trong phần này nên được đặt trong các đặc tả yêu cầu chất lượng sử dụng

phương pháp đo ngoài, nên được chuyển đổi sang các yêu cầu chất lượng trong,

và nên được sử dụng như là chuẩn để kiểm tra sản phẩm.

Các yêu cầu chất lượng trong xác định các mức chất lượng yêu cầu theo

hướng nhìn từ bên trong của sản phẩm. Các yêu cầu chất lượng trong được sử

dụng để xác định tiêu chí của các sản phẩm trung gian.Chúng có thể bao gồm

các mô hình tĩnh hoặc động, các tài liệu và mã nguồn khác nhau.Các yêu cầu

chất lượng trong có thể được coi là đích cho các kiểm tra tại các giai đoạn khác

nhau trong quá trình phát triển.Chúng cũng có thể được sử dụng để xác định các

chiến lược phát triển, chuẩn để đánh giá, các kiểm tra trong quá trình phát triển.

Có thể sử dụng một số phương pháp đo mở rộng (ví dụ: cho việc tái sử dụng),

nằm ngoài phạm vi của ISO/IEC 9126. Các yêu cầu chất lượng trong nên được

xác định một cách định lượng qua việc sử dụng phương pháp đo trong.

Chất lượng trong là tổng hợp của tất cả các tiêu chí của sản phẩm phần

mềm theo cách nhìn từ bên trong. Chất lượng trong được đo kiểm và đánh giá

theo các yêu cầu chất lượng trong. Các chi tiết của chất lượng sản phẩm phần

mềm có thể được cải tiến trong suốt quá trình triển khai mã hoá, kiểm thử,

nhưng bản chất cơ bản của chất lượng sản phẩm phần mềm thể hiện qua chất

lượng trong thì không thay đổi trừ khi có sự thiết kế lại.

Chất lượng ngoài ước lượng (dự đoán) là chất lượng mà ước lượng hoặc

dự đoán được của sản phẩm phần mềm tại cuối mỗi giai đoạn trong quá trình

Page 8: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

phát triển đối với mỗi tiêu chí chất lượng, dựa trên những hiểu biết về chất

lượng trong.

Chất lượng ngoài là tổng hợp của các tiêu chí của sản phẩm phần mềm

theo cách nhìn từ bên ngoài. Đó là chất lượng khi phần mềm hoạt động, thường

được đo kiểm, ước lượng trong khi kiểm thử trong môi trường giả lập với dữ

liệu giả lập, sử dụng phương pháp đo ngoài.Trong quá trình kiểm thử, hầu hết

các lỗi cần được phát hiện và khắc phục.Tuy nhiên, sau kiểm thử, vẫn còn lại

một số lỗi.Bởi vì rất khó để sửa chữa kiến trúc và các vấn đề liên quan đến thiết

kế cơ bản của phần mềm, nên thiết kế cơ bản của phần mềm thường không thay

đổi khi kiểm thử.

Chất lượng sử dụng ước lượng (dự đoán) là chất lượng mà ước lượng

hay dự đoán được của sản phẩm phần mềm tại cuối mỗi giai đoạn phát triển đối

với mỗi tiêu chí chất lượng sử dụng, dựa trên hiểu biết về chất lượng trong và

ngoài.

Chất lượng sử dụng là cách nhìn của người dùng về chất lượng của sản

phẩm phần mềm khi nó được sử dụng trong một môi trường và hoàn cảnh cụ

thể. Nó xác định phạm vi mà người sử dụng có thể đạt được mục đích của mình

trong một môi trường cụ thể, hơn là xác định các tiêu chí của bản thân phần

mềm.

Chất lượng trong môitrường của người sử dụng có thể khác với trong môi

trường của người phát triển, đó là do sự khác nhau giữa nhu cầu và khả năng

của những người sử dụng khác nhau, và sự khác nhau giữa các phần cứng và

môi trường. Người sử dụng chỉ đánh giá các tiêu chí của phần mềm mà họ dùng

tới. Đôi khi, các thuộc tính của phần mềm, xác định bởi người sử dụng trong khi

phân tích yêu cầu không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng trong quá

trình sử dụng, đó là do những thay đổi yêu cầu của người sử dụng và các khó

khăn trong việc xác định nhu cầu.

4. Mô hình chất lượng

Chất lượng sản phẩm phần mềm có thể được đánh giá qua một mô hình

chất lượng cụ thể. Sản phẩm phần mềm nên được phân tách theo cấp bậc vào

một mô hình phần mềm với những tiêu chí và những tiêu chí con, sao cho có thể

Page 9: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

sử dụng chúng như một danh sách để kiểm tra những vấn đề phát sinh liên quan

đến chất lượng.

a. Tiêu chí chất lượng trong và ngoài

Mô hình chất lượng ISO-9126 trên thực tế được mô tả là một phương

pháp phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lượng, nhằm tạo nên những

đại lượng đo đếm được dùng để kiểm định chất lượng của sản phẩm phần mềm.

Mô hình chất lượng trong và chất lượng ngoài của sản phẩm trong ISO-9126 thể

hiện trên hình 2.

Hình 2 - Mô hình chất lượng cho chất lượng trong và ngoài

Mỗi tiêu chí chất lượng, tiêu chí chất lượng con của phần mềm đều được

định nghĩa. Với mỗi tiêu chí và các tiêu chí con, khả năng của phần mềm được

xác định bằng tập các thuộc tính trong có thể đo đạc được. Các tiêu chí và các

tiêu chí con cũng có thể đo đạc trong phạm vi khả năng của hệ thống chứa phần

mềm.

Tính chức năng

Khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng đáp ứng được nhu cầu

sử dụng khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thể.

Page 10: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

- Tính phù hợp: là khả năng của một phần mềm có thể cung cấp một tập

các chức năng thích hợp cho công việc cụ thể phục vụ mục đích của người sử

dụng.

- Tính chính xác: là khả năng của phần mềm có thể cung cấp các kết quả

hay hiệu quả đúng đắn hoặc chấp nhận được với độ chính xác cần thiết.

- Khả năng hợp tác làm việc: khả năng tương tác với một hoặc một vài

hệ thống cụ thể của phần mềm.

- Tính an toàn: khả năng bảo vệ thông tin và dữ liệu của sản phẩm phần

mềm, sao cho người, hệ thống không được phép thì không thể truy cập, đọc hay

chỉnh sửa chúng.

- Tính năng phù hợp: các phần mềm theo các chuẩn, quy ước, quy định.

Tính tin cậy

Là khả năng của phần mềm có thể hoạt động ổn định trong những điều

kiện cụ thể.

- Tính hoàn thiện: khả năng tránh các kết quả sai

- Khả năng chịu lỗi: khả năng của phần mềm hoạt động ổn định tại một

mức độ cả trong trường hợp có lỗi xảy ra ở phần mềm hoặc có những vi phạm

trong giao diện.

- Khả năng phục hồi: khả năng của phần mềm có thể tái thiết lại hoạt

động tại một mức xác định và khôi phục lại những dữ liệu có liên quan trực tiếp

đến lỗi.

- Tính tin cậy phù hợp: phần mềm thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy

định.

Tính khả dụng

Là khả năng của phần mềm có thể hiểu được, học được, sử dụng được và

hấp dẫn người sử dụng trong từng trường hợp sử dụng cụ thể.

- Có thể hiểu được: người dùng có thể hiểu được xem phần mềm có hợp

với họ không và và sử dụng chúng thế nào cho những công việc cụ thể.

Page 11: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

- Có thể học được: người sử dụng có thể học các ứng dụng của phần

mềm.

- Có thể sử dụng được: khả năng của phần mềm cho phép người dùng

sử dụng và điều khiển nó.

- Tính hấp dẫn: khả năng hấp dẫn người sử dụng của phần mềm

- Tính khả dụng phù hợp: phần mềm thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy

định

Tính hiệu quả

Khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý, tương ứng

với lượng tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thể.

- Đáp ứng thời gian: khả năng của phần mềm có thể đưa ra một trả lời,

một thời gian xử lý và một tốc độ thông lượng hợp lý khi nó thực hiện công việc

của mình, dưới một điều kiện làm việc xác định.

- Sử dụng tài nguyên: khả năng của phần mềm có thể sử dụng một

lượng, một loại tài nguyên hợp lý để thực hiện công việc trong những điều kiện

cụ thể.

- Tính hiệu quả phù hợp: thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.

Khả năng bảo hành, bảo trì

Khả năng của phần mềm có thể chỉnh sửa. Việc chỉnh sửa bao gồm: sửa

lại cho đúng, cải tiến và làm phần mềm thích nghi được với những thay đổi của

môi trường, của yêu cầu và của chức năng xác định.

- Có thể phân tích được: phần mềm có thể được chẩn đoán để tìm

những thiếu sót hay những nguyên nhân gây lỗi hoặc để xác định những phần

cần sửa.

- Có thể thay đổi được: phần mềm có thể chấp nhận một số thay đổi cụ

thể trong quá trình triển khai.

- Tính ổn định: khả năng tránh những tác động không mong muốn khi

chỉnh sửa phần mềm.

Page 12: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

- Có thể kiểm tra được: khả năng cho phép đánh giá được phần mềm

chỉnh sửa.

- Khả năng bảo hành bảo trì phù hợp: thoả mãn các chuẩn, quy ước,

quy định.

Tính khả chuyển

Là khả năng của phần mềm cho phép nó có thể được chuyển từ môi

trường này sang môi trường khác.

- Khả năng thích nghi: khả năng của phần mềm có thể thích nghi với

nhiều môi trường khác nhau mà không cần phải thay đổi.

- Có thể cài đặt được: phần mềm có thể cài đặt được trên những môi

trường cụ thể.

- Khả năng cùng tồn tại: phần mềm có thể cùng tồn tại với những phần

mềm độc lập khác trong một môi trường chung, cùng chia sẻ những tài nguyên

chung.

- Khả năng thay thế: phần mềm có thể dùng thay thế cho một phần mềm

khác, với cùng mục đích và trong cùng môi trường.

- Tính khả chuyển phù hợp: thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định.

b. Tiêu chí chất lượng sử dụng

Chất lượng sử dụng bao gồm 4 tiêu chí: tính hiệu quả, năng suất, tính an

toàn và tính thoả mãn (hình 3).

Hình 3 - Mô hình chất lượng sử dụng

Page 13: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Tính hiệu quả: khả năng của phần mềm cho phép người dùng đạt được

mục đích một cách chính xác và hoàn toàn, trong điều kiện làm việc cụ

thể.

Tính năng suất: khả năng của phần mềm cho phép người dùng sử dụng

lượng tài nguyên hợp lý tương đối để thu được hiệu quả công việc trong

những hoàn cảnh cụ thể.

Tính an toàn: phần mềm có thể đáp ứng mức độ rủi ro chấp nhận được

đối với người sử dụng, phần mềm, thuộc tính, hoặc môi trường trong điều

kiện cụ thể.

Tính thoả mãn: phần mềm có khả năng làm thoả mãn người sử dụng

trong từng điều kiện cụ thể.

c. Phương pháp đánh giá ISO 9126

-Phần 1 của ISO-9126 đưa ra mô hình chất lượng (là một phương pháp

phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lượng, nhằm tạo nên những đại

lượng đo đếm được dùng để kiểm định chất lượng của sản phẩm phần mềm).

- Phần 2 là tập hợp phương pháp đo để đánh giá 6 tiêu chí đối với chất

lượng ngoài.

- Phần 3 là tập hợp phương pháp đo để đánh giá 6 tiêu chí đối với chất

lượng trong.

- Phần 4 là tập hợp phương pháp đo để đánh giá chất lượng khi sử dụng.

Ví dụ phương pháp đo để được xây dựng để đánh giá tính chức năng

Page 14: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Tên

phương

pháp đo

Mục đích

phương pháp

đo

Phương thức áp dụng

Phương pháp đo, cách

thức tính toán các

thành phần dữ liệu

Đầy đủ

chức

năng

Các chức

năng được

đáp ứng đầy

đủ như thế

nào ?

So sánh số lượng các chức

năng thực hiện các nhiệm vụ

đặc tả và số lượng chức năng

được đánh giá

X = 1 - A/B

A = Số lượng các chức

năng có lỗi

B = Số lượng các chức

năng được đánh giá

Tính toàn

vẹn triển

khai chức

năng

Việc triển

khai các chức

năng như thế

nào so với

các đặc tính

yêu cầu

Thực hiện các bài kiểm tra

chức năng cho hệ thống theo

các đặc tính yêu cầu.

Tính tóan số lượng các chức

năng bị mất được phát hiện

trong quá trình đánh giá và

so sánh với số lượng các

chức năng được miêu tả

trong đặc tính yêu cầu.

X = 1 - A / B

A = Số lượng các chức

năng bị mất được phát

hiện trong quá trình

đánh giá

B = Số lượng các chức

năng trong đặc tính yêu

cầu

d. Áp dụng mô hình chất lượng ISO-9126

Để có thể áp dụng được mô hình ISO-9126 vào thực tế, cần có những đại

lượng đo đếm được.

Để bắt đầu, ta xác định các tiêu chí cần đạt được. Một phần mềm được

coi là tiện dụng khi thỏa mãn những tiêu chí sau:

Dễ hiểu: Người dùng mất ít thời gian, công sức để hiểu tính năng, hiểu

các khái niệm trong sản phẩm và ứng dụng sản phẩm.

Page 15: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Dễ học: Người dùng mất ít thời gian, công sức để học cách dùng phần

mềm.

Dễ điều khiển, thao tác: Phần mềm dễ điều khiển, dễ thao tác, tiết kiệm

thời gian, công sức của người dùng.

Sau khi xác định xong các tiêu chí, ta thiết lập phương pháp đo, độ đo

(metric) để đảm bảo phần mềm làm ra sẽ đạt đúng các tiêu chuẩn chất lượng

theo các tiêu chí đã định. Khi độ đo mức tổng thể được thiết lập xong, ta phân

nhỏ tiêu chí lớn thành các tiêu chí nhỏ hơn và thiết lập độ đo ở mức chi tiết.

Ví dụ như:

Dễ hiểu: Phần mềm phải có bản đồ, đường dẫn, có chỉ dẫn các chức

năng, chỉ rõ cái gì làm được cái gì không. Không đòi hỏi người dùng phải nhớ

nhiều.Nhất quán trong giao diện, trong các cách gọi và khái niệm.

Dễ học: Hướng dẫn theo công việc của người dung. Thiết kế cho phép

dùng sản phẩm mà không cần đọc tài liệu.Sử dụng ngôn ngữ của người dung,

đơn giản hóa và giao diện thân thiện (với cách đọc, cách nhìn của người dùng).

Dễ điều khiển: Người dùng thực hiện những công việc cũ dễ dàng hơn.

Kết quả đầu ra của sản phẩm đạt đúng yêu cầu của người dùng (không cần phải

sửa đổi hoặc làm thêm các thao tác).Có hướng dẫn khắc phục và phòng tránh

lỗi.

Khi các tiêu chí đã được chi tiết hóa đủ rõ ràng, ta có thể thiết lập các độ

đo cụ thể giúp cho người kiểm định chất lượng có thể làm việc hiệu quả cũng

như người sản xuất phần mềm có trước định hướng, tránh phải làm lại và sửa

đổi nhiều.

Dưới đây là một số ví dụ thiết lập độ đo:

Độ đo tiêu chí 1.a: Có sitemap và đường dẫn trong từng trang cho người

dùng biết đang ở đâu

Có : Đạt yêu cầu

Không: Không đạt yêu cầu

Độ đo tiêu chí 1.b: Số lượng trang không có chỉ dẫn chức năng chỉ rõ cái

gì làm được, cái gì không

Page 16: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Xác lập mục đích đánh giá

Xác định loại sản phẩm

Xây dựng mô hình chất lượng

Xác định phép đánh giá

Thiết lập mức đo chuẩn

Thiết lập các tiêu chí đánh giá

Kế hoạch đánh giá sản phẩm

Thực hiện đo

So sánh với tiêu chí đánh giá

Đánh giá kết quả thu được

9126-2: độ đo hướng ngọai 9126-3: độ đo hướng nội

Thiết lập yêu cầu đánh giá

Xác lập cơchế đánh giá

Thực hiệnđánh giá

Thiết kế

9126-1: chọn lựa đặc tính chất lượng

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

> 3 trang: Không đạt yêu cầu

< 3 trang: Tạm chấp nhận

Không có trang nào: Đạt yêu cầu

Độ đo tiêu chí 1.d: Các nút bấm, menu có cùng kiểu trên tất cả các trang

Có: Đạt yêu cầu

Không: Không đạt yêu cầu

Độ đo tiêu chí 3.a: Tỉ lệ thời gian tiết kiệm khi sử dụng phần mềm 10%

tổng thời gian trước khi có phần mềm: Không đạt yêu cầu

~30% tổng thời gian trước khi có phần mềm: Tạm chấp nhận

>40% tổng thời gian trước khi có phần mềm: Đạt yêu cầu

Hình 4 - Các bước áp dụng ISO 9126

e. Ví dụ

Những phần mềm đạt chuẩn và không đạt chuẩn :

Page 17: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

- Google Search, mySQL, SQLServer 2008, Power Point , Internet

Explorer ,KAV ,VLC ,Yahoo messenger ,Adobe Photoshop CS5, Foxit

Reader ,Unikey ,Chrome .

- Chúng em sẽ xét những phần mềm này đạt những chuẩn nào và chưa đạt

chuẩn nào .Ngoài ra chúng em cũng se đề cập tới các phần mềm thông

dụng khác.

Phân tích :

1. Chuẩn theo tính năng : Tính phù hợp :

Đạt được :tất cả các phần mềmTất cả các phần mềm trên đều cung cấp một loạt các chức năng cho việc sử dụng chúng .

-yahoo mesenger ngoài cung cấp chức năng chao đổi tin tức còn có gửi file ,hình ảnh

-Adobe Photoshop chỉnh sử ảnh ,thay đổi kích thước ,màu sắc ,định dạng …

-VLC đọc các định dạng file ,xem kênh TV ,xem trực tuyến qua link

Tính chính Xác: Đạt được : tất cả các phần mềm

Ví dụ : Google Search :công cụ tìm kiếm Google Search là một trong những phần mềm thông minh nhất hiện nay .Trả lại kết quả gần như đúng với gì chúng ta muốn

Tính an toàn : nói tới những phần mềm cần bảo vệ thông tin và dữ liệu người dùng vì thế có những phần mềm như sau : Đạt được : mySQL ,Google Search ,SQLServer ,Yahoo

messenger ,chrome- mySQL,Google Search,SQLServer,Yahoo messenger có tài khoản đăng nhập người dùng vì thế bảo vệ được thông tin . Chrome có những tiện ích và các thiết lập tránh bị theo dõi ,cài cài đặt cookie …

Chưa đạt được :IE -Trình duyệt IE còn thiếu tính an toàn bảo mật do không được hỗ trợ những tiện ích cũng như khó khăn trong việc thiết lập an toàn

Page 18: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Tính tương tác : Xét tính chạy trên các hệ điều hành khác nhau Đạt được : Google Search,mySQL,KAV,VLC,Yahoo

messenger ,foxit reader ,unikey ,chrome,Power Point (có bản cho những HĐH khác nhau),photoshop (có bản cho những HĐH khác nhau)

Không đạt được : IE, SQLServer (những phần mềm này là độc quyền của Microsoft vì thế chỉ chạy trên nền tảng Microsoft)

2. Tính tin cậy : Khả năng chịu lỗi và khả năng phục hồi :

Đạt được : Google Search ,chrome,VLC,foxit reader ,KAV

Plugin shockwave flash của chorme khi trương chình bị lỗi thì chrome vẫn chạy bịnh thường.Khi tắt chrome không đúng thì có thể phục hồi lại phiên làm việc trước khi bị lỗi.

Không đạt được : IE3. Tính khả dụng :

Tính dễ hiểu,dễ học,khả năng vận hành: Đạt được :Google Search ,chrome ,IE ,VLC ,unikey,yahoo

messenger,KAV ,foxit reader Chưa đạt được : mySQL ,SQLServer,Power Point ,adobe

photoshop

Tính hấp dẫn : nói tới đại đa số người dùng kể cả người dùng không chuyên và dân tộc

Đạt được :Google Search ,chrome ,unikey ,VLC,IE Chưa đạt được : các phần mềm còn lại

4. Tính hiệu quả : Tiết kiệm thời gian : khả năng của phần mềm có thể đưa ra một trả

lời, một thời gian xử lý và một tốc độ thông lượng hợp lý Những phần mềm cùng mục đích có những tốc

độ khác nhau . Ví dụ : so sánh tốc độ giữa chrome 21 với IE9 thì chrome có tốc độ tải trang nhanh hơn rất nhiều

Chỉ xét về thao tác cài đặt thì mySQL dễ dàng hơn rất nhiều so với SQLServer . Nếu không biết cài SQLServer sẽ phải cài đi cài lại nhiều

Page 19: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

lần cũng như sau khi cài xong lại phải cấu hình . Việc cài đặt SQLServer tốn rất nhiều thời gian

Sử dụng tài nguyên : khả năng của phần mềm có thể sử dụng một

lượng, một loại tài nguyên hợp lý để thực hiện công việc trong

những điều kiện cụ thể.

Với Google Search chỉ cần gõ bất kì một lí tự nào đó cũng trả lại một loạt kêt quả có liên quan

5. Khả năng bảo trì : Khả năng phân tích :

Tất cả các phần mềm đều có điều này Ví dụ : Google Search khi kết quả tìm kiếm là 0

sẽ thông báo là không tìm thấy kết quả nào . Với chrome ,IE khi địa chỉ nhập vào không đúng sẽ thông báo địa chỉ không hợp lệ . Với photoshop khi một thao tác không đúng sẽ không cho thực hiện . Với KAV dữ liệu lỗi thời sẽ update dữ liệu ,mySQL và SQLServer cung thông báo lỗi trong quá trình sử sụng vào công việc nếu thao tác csdl không đúng

Khả năng thay đổi : phần mềm có thể chấp nhận thay đổi trong quá trình triển khai

Nói về cách cài đặt của phần mềm : Các phần mềm đều có nhiều cách lựa chọn cài đặt.

Ví dụ : - mySQL :có 3 lựa chọn cài đặt là : custom ,Typical ,Complete .- Photoshop CS5.1: khi cài đặt sẽ được lựa

chọn sản phẩm khác của Adobe như :Adobe Flash Pro CS5 ,Adobe Indesign CS5 ,Adobe Photoshop CS5 …

Tính cân bằng : Tránh những tác động không mong muốn - Trong Power Point ,PhotoShop khi thao tác sai

có thể nhấn CTRL + Z để quay lại phục hồi lại như ban đầu . - Trong Netbean có lịch sử của chương trình có thể phục hồi lại thông qua lịch sử .- Trong mySQL và SQLServer có thể tạo những file backup tại thời điểm trước . Khi thao tác sai có thể backup lại dữ liệu

Page 20: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

- Trong window có điểm khôi phục - Trong yahoo thì khi bạn chat đã gửi đi rồi thì

không thể dừng lại-Gmail khi bạn gửi đi rồi sẽ không thể lấy lại được mail (bạn có thể cài đặt để cho quá trình gửi mail chậm lại nhưng muốn dừng quá trình này bạn phải thực hiện thao tác dừng gửi gần như ngay lập tức thì mới có dừng được )

Khả năng kiểm tra ,bảo trì : Google Search ,chrome ,VLV ,KAV,IE,Yahoo

messenger ,foxit reader đều có khả năng update lên phiên bản mới hơn .

Abobe photoshop ,mySQL ,SQLServer … không có khả năng update lên phiên bản mới hơn mà thay vào đó bản phải cài đặt lại

Phần mềm Window thườn xuyên được Microsoft update để sửa lỗi và nâng cấp lên các phiên bản mới hơn .

6. Tính khả chuyển : Khả năng thích nghi : Có thể thích nghi với nhiều môi trường

khác nhau mà không cần thay đổi. Nói về tương thích với các hệ điều hành khác

nhau (Windows ,Mac OS , Linux) :- mySQL ,VLC ,Google Search có thể chạy

trên tất cả các HĐH mà không cần các phiên bản khác nhau .

- Các chương trình khác đều có những phiên bản khác nhau cho từng HĐH .SQLServer chỉ có thể cài đặt trên Windows .

- Bộ công cụ văn phòng Microsoft office có các phiên bản dành cho windows ,Mac OS ,Linux

Khả năng cài đặt : Ví dụ tiêu biểu không đạt được là

SQLServer ,Visual Studio : 2 phần mềm này chỉ có thể cài đặt được trên môi trường Windows mà không cài trên các môi trườn khác và cũng không có các phiên bản cho các Mac OS hay Linux

Khả năng sống chung : Cùng tồn tại trong một môi trường và sử dụng chung tài nguyên .

Page 21: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Hầu hết tất cả các phần mềm trên đều có điều này:- Ví dụ : cung một bài hát có định dạng mp4

thì VLC ,KMPlayer ,Window Media cùng có thể chạy 1 lúc và tất nhiên cùng có thể cài trên cùng một môi trường (Windows)

- Netbean ,Eclipse cài đặt chung môi trường có thể cùng lấy một CSDL trong mySQL ,SQLServer hoặc Access …

Khả năng thay thế : Giả sử xét tới những phần mềm của Microsoft

chạy trên windows và những phần mềm thay thế cũng chạy trên windows- Window Media : VLC ,JetAudio,

KMPlayer, Realplayer,MediaMonkey …- Bộ Office : OpenOffice ,Kingsoft Office …- Microsoft Security Esentials :

KAV ,BitDefender,Norton Antivirus 2010 ,AVG ,Avast …

- Windows Explorer : CubicExplorer ,Explorer++,Q-Dir …

- Notepad : Notepad ++

II. CHUẨN ISO-9000

1. ISO 9000 là gì?

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là tập hợp các Tiêu chuẩn quốc tế chính thức (International Standards), các Quy định kỹ thuật (Technical Specifications), các Báo cáo kỹ thuật (Technical Reports), các sổ tay thực hành (Handbooks) và các tài liệu dựa trên nền tảng thông tin trên website về quản lý chất lượng. Hiện có khoảng 25 tài liệu như thế, cùng với các tài liệu khác đang được thực hiện mới hoặc đang được sửa đổi.

2. Cấu trúc của ISO 9000

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 bao gồm nhiều tiêu chuẩn. Trong đó tiêu

chuẩn chính ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng, các yêu cầu, nêu ra các

yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp cần phải đáp

ứng. Ngoài ra còn các tiêu chuẩn hỗ trợ và Hướng dẫn thực hiện, bao gồm: 

Page 22: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

ISO 9001:2008 HTQLCL - Các yêu cầuISO 19011:2002 hướng dẫn đánh giá các HTQL chất lượng và môi trườngISO 9004:2009 Quản lý hướng tới sự thành công của một tổ chức

ISO 9000:2005Cơ sở và từ vựng

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

ISO 9001 là tiêu chuẩn chính nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống chất

lượng và bao quát đầy đủ các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng. Doanh

nghiệp khi xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn này cần xác định phạm vi áp

dụng tuỳ theo hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Hình 5 – Các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ ISO 9000

Để đạt được giá trị mong đợi, tổ chức cần sử dụng các tiêu chuẩn khác trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 theo cách thức tích hợp tối đa. Đầu tiên, đối tượng sử dụng cần tham khảo tiêu chuẩn ISO 9000:2005 (Cơ sở và từ vựng) để trở nên quen thuộc với các khái niệm và ngôn ngữ được sử dụng, trước khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 để đạt được kết quả hoạt động cao nhất. Tiếp đó, các phương pháp thực hành được nêu trong ISO 9004:2009 có thể được vận dụng để làm cho hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức trở nên hiệu lực và hiệu quả hơn trong việc đạt được các mục đích và mục tiêu kinh doanh.

Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 (Cơ sở và từ vựng) là tiêu chuẩn cung cấp các cơ sở, nền tảng và từ vựng được sử dụng trong các tiêu chuẩn thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 9000, giúp người sử dụng tiêu chuẩn có thể hiểu được các yếu tố cơ bản của quản lý chất lượng được mô tả trong các tiêu chuẩn khác nhau của bộ tiêu chuẩn ISO 9000. ISO 9000:2005 cũng giới thiệu về 8 Nguyên tắc của quản lý chất lượng, và nhấn mạnh đến việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo quá trình để đạt được sự cải tiến liên tục.

8 nguyên tắc của quản lý chất lượng Hướng vào khách hàng (Customer focus) Sự lãnh đạo (Leadership) Sự tham gia của mọi người (Involvement of people) Cách tiếp cận theo quá trình (Process Approach) Tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý (System approach to management) Cải tiến liên tục (Continual Improvement)

Page 23: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Quyết định dựa trên sự kiện (Factual approach to decision making) Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng (Mutually Beneficial supplier relationships)

Các tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 9004 hoàn toàn tương thích nhau, có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp nhau để đáp ứng hoặc vượt sự mong đợi của khách hàng và các bên quan tâm. Cả hai tiêu chuẩn áp dụng phương pháp tiếp cận theo quá trình. Các quá trình được nhận biết khi chúng bao gồm một hoặc nhiều hoạt động đòi hỏi cần có các nguồn lực và phải được quản lý để đạt được các kết quả đầu ra mong đợi. Đầu ra của một quá trình có thể trực tiếp trở thành đầu vào của quá trình tiếp theo và sản phẩm cuối cùng thường là kết quả của cả một hệ thống các quá trình. Bên cạnh đó, hai tiêu chuẩn này còn được xây dựng nhằm cho phép tổ chức có thể liên kết chúng với các hệ thống quản lý khác (ví dụ: quản lý môi trường), hoặc với các yêu cầu cụ thể theo từng lĩnh vực (như ISO/TS 16949 trong lĩnh vực ô tô) và hỗ trợ cho tổ chức đạt được sự thừa nhận qua các chương trình giải thưởng ở quy mô quốc gia hoặc khu vực.

ISO 9004:2009 đưa ra các hướng dẫn nhằm đạt được các mục tiêu của một hệ thống quản lý chất lượng rộng hơn so với các mục tiêu từ việc thực hiện ISO 9001, đặc biệt trong việc quản lý nhằm đạt được sự thành công bền vững của một tổ chức. ISO 9004:2009 được xem như là hướng dẫn đối với các tổ chức, ở đó lãnh đạo cao nhất mong muốn mở rộng các lợi ích có được từ ISO 9001 bằng cách theo đuổi sự cải tiến liên tục một cách có hệ thống các kết quả hoạt động tổng thể của tổ chức. Tuy nhiên, ISO 9004:2009 không nhằm đến mục đích chứng nhận hoặc hợp đồng.

Tiêu chuẩn ISO 19011:2002 (dự kiến, phiên bản năm 2011 sẽ được ban

hành vào cuối năm 2011 để thay thế cho phiên bản năm 2002) đề cập đến việc

đánh giá các hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường. Tiêu

chuẩn này cung cấp hướng dẫn về chương trình đánh giá, việc thực hiện các

cuộc đánh giá nội bộ hoặc đánh giá chứng nhận, và thông tin về yêu cầu năng

lực đối với chuyên gia đánh giá.ISO 19011 đưa ra thông tin tổng quan về việc

một chương trình đánh giá sẽ được triển khai ra sao, và các cuộc đánh giá hệ

thống quản lý sẽ diễn ra như thế nào.Các cuộc đánh giá có hiệu quả sẽ đảm bảo

rằng một hệ thống quản lý chất lượng/ môi trường đang được thực hiện sẽ phù

hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001/ ISO 14001.

Page 24: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

3. Áp dụng ISO 9000

ISO 9000 có thể được áp dụng đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp, không

phân biệt phạm vi, quy mô hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp, mỗi khi tổ chức

muốn chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu

cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định và chế định liên quan

đến sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cũng như muốn nâng cao sự thỏa mãn của

khách hàng thông qua việc áp dụng hệ thống một cách có hiệu lực.

a. Các bước áp dụng

Việc áp dụng ISO 9000 đối với một doanh nghiệp sẽ được tiến hành theo

8 bước:

Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Bước đầu tiên

khi bắt tay vào việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn

ISO 9000 là phải thấy được ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triển tổ

chức. Lãnh đạo doanh nghiệp cần định hướng cho các hoạt động của hệ thống

chất lượng, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động

quản lý của mình đem lại lợi ích thiết thực cho tổ chức.

Bước 2: Lập ban chỉ đạo thực hiện dự án ISO 9000: 2000. Việc áp dụng

ISO 9000 có thể xem như là một dự án lớn, vì vậy các doanh nghiệp cần tổ

chức điều hành dự án sao cho có hiệu quả. Nên có một ban chỉ đạo ISO 9000

tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận nằm

trong phạm vi áp dụng ISO 9000. Cần bổ nhiệm đại diện của lãnh đạo về chất

lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000

và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng.

Bước 3: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn.

Đây là bước thực hiện xem xét kỹ lưỡng thực trạng của doanh nghiệp để đối

chiếu với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9000, xác định xem yêu cầu nào

không áp dụng, những hoạt động nào tổ chức đã có, mức độ đáp ứng đến đâu

và các hoạt động nào chưa có để từ đó xây dựng nên kế hoạch chi tiết để thực

hiện. Sau khi đánh giá thực trạng, công ty có thể xác định được những gì cần

thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.

Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000.

Thực hiện những thay đổi hoặc bổ sung đã xác định trong đánh giá thực trạng

Page 25: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Cần xây dựng và

hoàn chỉnh tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn, ví dụ:

- Xây dựng sổ tay chất lượng

- Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan

- Xây dựng các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết.

Bước 5: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000

Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu

lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:

- Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức

về ISO 9000.

- Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ

tục đã được viết ra.

- Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức

năng nhiệm vụ mà thủ tục đã mô tả.

- Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù hợp của hệ thống và đề ra

các hoạt động khắc phục đối với sự không phù hợp.

Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận. Việc

chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau:

- Đánh giá trước chứng nhận: Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định

xem hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có

được thực hiện một cách có hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để

khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện

hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện.

- Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của

bên thứ ba là tổ chức đã được công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp

chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn phù hợp ISO 9000. Về nguyên tắc, mọi

chứng chỉ ISO 9000 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến

hành cấp.Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp

chứng chỉ.

Page 26: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Bước 7: Tiến hành đánh giá chứng nhận. Tổ chức chứng nhận đã được

công ty lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất

lượng của công ty.

Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận. ở giai đoạn này

cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng

nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì

và cải tiến không ngừng hệ thống chất lượng của công ty.

b. Điều kiện áp dụng ISO 9000 vào thực tế

- Lãnh đạo doanh nghiệp: Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện

chính sách chất lượng và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là điều kiện

tiên quyết đối với sự thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý

ISO 9000.

- Yếu tố con người: Sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên

trong công ty đối với ISO 9000 và việc áp dụng giữ vai trò quyết định.

- Trình độ công nghệ thiết bị: Trình độ công nghệ thiết bị không đóng

một vai trò quan trọng trong việc áp dụng ISO 9000 vì hệ thống quản lý chất

lượng ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp không kể loại hình kinh

doanh, lĩnh vực kinh doanh và trình độ thiết bị công nghệ. Tất nhiên đối với

các doanh nghiệp mà trình độ công nghệ thiết bị hiện đại hơn thì việc áp dụng

ISO 9000 sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng và đơn giản hơn.

- Quy mô của doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khối

lượng công việc phải thực hiện trong quá trình áp dụng càng nhiều.

- Chuyên gia tư vấn có khả năng và kinh nghiệm: Đây không phải là một

điều kiện bắt buộc nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng đối với mức độ thành

công trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại

các tổ chức, công ty.

c. Lợi ích

Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng:

Một hệ thống quản lý tốt sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt

- ISO 9000 giúp định hướng các hoạt động theo quá trình.

Page 27: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

- ISO 9000 giúp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ

thống và có kế hoạch.

- ISO 9000 giúp giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra,

chi phí bảo hành và làm lại.

- ISO 9000 giúp cải tiến liên tục hệ thống chất lượng và cải tiến lên tục

chất lượng sản phẩm.

Tăng năng suất và giảm giá thành:

- ISO 9000 cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công

việc đúng ngay từ đầu để giảm thiểu khối lượng công việc làm lại.

- ISO 9000 giúp kiểm soát chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, giảm lãng phí

về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc.

- ISO 9000 giúp giảm chi phí kiểm tra cho cả công ty và khách hàng.

Tăng năng lực cạnh tranh:

- ISO 9000 giúp doanh nghiệp tăng lợi thế canh tranh thông qua việc

chứng tỏ với khách hàng rằng: Các sản phẩm họ sản xuất phù hợp với chất

lượng mà họ đã cam kết.

- ISO 9000 giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn nhân lực, tích lũy

những bí quyết làm việc - yếu tố cạnh tranh đặc biệt của kinh tế thị trường.

Tăng uy tín của công ty về chất lượng:

- ISO 9000 giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh về một hệ thống quản lý

đạt tiêu chuẩn mà khách hàng và người tiêu dùng mong đợi, tin tưởng.

- ISO 9000 giúp doanh nghiệp chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ

của công ty đáp ứng và vượt quá sự mong đợi của khách hàng.

- ISO 9000 giúp doanh nghiệp xác định hiệu quả quá trình, phân tích,

đánh giá sản phẩm, ra quyết định quản lý, cải tiến hiệu quả hoạt động, nâng cao

sự thỏa mãn khách hàng thông qua những dữ liệu có ý nghĩa.

o Cải thiện uy tín của Doanh nghiệp nhờ nâng cao khả năng thoả mãn khách hàng của Doanh nghiệp

Page 28: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

o Tăng lượng hàng hoá/dịch vụ bán ra nhờ nâng cao khả năng thoả mãn các nhu cầu của khách hàng của Doanh nghiệp,

o Giảm chi phí nhờ các quá trình được hoạch định tốt và thực hiện có hiệu quả,

o Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có hiệu lực và các phản hồi với nhân viên về hiệu quả hoạt động của hệ thống,

o Các nhân viên được đào tạo tốt hơn,o Nâng cao tinh thân nhân viên nhờ sự hiểu rõ đóng góp với mục tiêu

chất lượng, đào tạo thích hợp, trao đổi thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo,

o Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận các vấn đề chất lượng, nhờ đó khả năng lặp lại ít hơn,

o Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:o Được sự đảm bảo của bên thứ ba,o Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,o Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

d. Khó khăn khi doanh nghiệp tự xây dựng quản lý chất lượng

Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện và áp dụng ISO 9000, tuy nhiên

điều này sẽ khiến doanh nghiệp gặp một số khó khăn sau đây:

- Mất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu của tiêu

chuẩn. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục bằng cách tham gia các lớp tập

huấn về ISO 9000 do các tổ chức chuyên môn tiến hành.

- Không khách quan khi đánh giá thực trạng của mình và so sánh với các

yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra.

- Mất nhiều thời gian trong việc mày mò tìm hướng đi và tiến hành các

bước thực hiện, áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000.

Page 29: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

- Việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng sau chứng nhận gần

như không được thực hiện có hiệu quả.

Chính vì vậy, một tổ chức hỗ trợ có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ giúp

các tổ chức rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian tiến tới chứng nhận, giúp các

doanh nghiệp đi đúng hướng và tránh được những tác động tiêu cực do tiến

hành những hoạt động kém hiệu quả.

4.Ý nghĩa

Bộ Tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong lĩnh vực

quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người

mua và người cung cấp (nhà sản xuất). Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp

các nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng ở cơ sở

mình, đồng thời cũng là phương tiện để bên mua có thể căn cứ vào đó tiến

hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng

trước khi ký hợp đồng.

ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp

dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000

Hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình

quản lý thích hợp và văn bản hóa các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô

hình đã chọn.

III. CHUẨN ISO/IEC – 15.504

1. ISO/IEC -15.504 là gì?

ISO / IEC 15.504, còn được gọi là Spice (phần mềm trình cải thiện và

Xác định năng lực tiềm tàng), là một khuôn khổ "cho việc đánh giá quá trình"

được phát triển bởi Joint Tiểu ban kỹ thuật giữa các tiêu chuẩn ISO và IEC

(International Electrotechnical Commission).

ISO/IEC 15504 initially was derived from process lifecycle standard and

from maturity models like Bootstrap, Trillium and the . ISO / IEC 15.504 ban

đầu đã được xuất phát từ vòng đời quy trình tiêu chuẩn ISO 12.207 và trưởng

thành từ các mô hình như Bootstrap, Trillium và CMM.

Page 30: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

ISO/IEC 15504 is an international .ISO / IEC 15.504 là một tiêu chuẩn

quốc tế.ISO/IEC 15504 is concerned about the many national maturity model

proposals and establishes an international standard in this area.ISO / IEC 15.504

quan tâm tới sự đề xuất mô hình nhiều quốc gia trưởng thành và thiết lập một

tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực này.ISO/IEC 15504 presents a reference

model as an international reference.ISO / IEC 15.504 trình bày một mô hình

tham chiếu như là một tài liệu tham khảo quốc tế.

ISO/IEC 15504 is the reference model for the maturity models (consisting

of capability levels which in turn consist of the process attributes and further

consist of generic practices) against which the assessors can place the evidence

that they collect during their assessment, so that the assessors can give an

overall determination of the organisation's capabilities for delivering products

(software, systems, IT services). ISO / IEC 15.504 là mô hình tham khảo cho

các mô hình khác (bao gồm mức độ năng lực, các thuộc tính và hơn nữa quá

trình thực hành) để chống lại các nhà đánh giá có thể đặt các bằng chứng mà họ

thu thập trong quá trình đánh giá của họ, vì vậy mà Hội thẩm có thể đưa ra mục

đích chung của tổ chức để phân phối các sản phẩm (phần mềm, hệ thống, dịch

vụ công nghệ thông tin).

2.Cấu trúc của ISO/IEC 15.504

ISO / IEC TR 15.504 được chia thành 9 phần.The initial International

Standard was recreated in 5 parts.Các tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên đã được tái tạo

trong 5 phần.This was proposed from Japan when the TRs were published at

1997.Điều này đã được đề xuất từ Nhật Bản khi TRS đã được xuất bản tại năm

1997.

The International Standard (IS) version of ISO/IEC 15504 now comprises

6 parts. Các tiêu chuẩn quốc tế (IS) phiên bản của tiêu chuẩn ISO / IEC 15.504

bây giờ bao gồm 6 phần. The 7th part is currently in an advanced Final Draft

Standard form and work has started on part 8. Phần 7 hiện đang ở một hình

thức tiên tiến cuối cùng chuẩn dự thảo và làm việc đã bắt đầu trên một phần 8.

Part 1 of ISO/IEC TR 15504 explains the concepts and gives an overview

of the framework.Phần 1 của tiêu chuẩn ISO / IEC TR 15.504 giải thích các

khái niệm và cung cấp cho một tổng quan về khuôn khổ.

Page 31: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Nationality of editors of ISO/IEC 15504 5 parts are below. Quốc tịch của

biên tập viên của ISO / IEC 15.504 của 5 phần là dưới đây:

Part 1, Japan, South Africa. Phần 1: Nhật Bản, Nam Phi.

Part 2, Japan, UK Phần 2: Nhật Bản, Anh

Part 3, USA, Italy. Phần 3: Mỹ, Italia.

Part 4, UK, Israel. Phần 4: Anh, Israel.

Part 5, France, Finland. Phần 5: Pháp, Phần Lan.

ISO/IEC 15504 contains a .ISO / IEC 15.504 chứa một The reference

model defines a process dimension and a capability dimension . mô hình tham

khảo định nghĩa một kích thước quá trình và kích thước của một khả năng.

The process dimension in the reference model is not the subject of part 2

of ISO/IEC 15504, but part 2 refers to external process lifecycle standards

including ISO/IEC 12207 and ISO/IEC 15288. The standard defines means to

verify conformity of reference models. Phần 2 của ISO / IEC 15.504 thì kích

thước của quá trình trong mô hình tham chiếu không phải là chủ đề chính nữa,

nhưng phần 2 đề cập đến các tiêu chuẩn vòng đời bên ngoài quá trình bao gồm

các tiêu chuẩn ISO / IEC 12.207 và ISO / IEC 15.288 Tiêu chuẩn định nghĩa có

nghĩa là để xác minh sự phù hợp các mô hình tài liệu tham khảo

The process dimension defines processes divided into the five process

categories of:Kích thước của quá trình xác định quá trình chia thành các loại

năm quá trình:

customer-supplier Khách hàng-nhà cung cấp

engineering Kỹ thuật

supporting Hỗ trợ

management Quản lý

organization Tổ chức

With new parts being published, the process categories will expand,

particularly for IT service process categories and enterprise process

Page 32: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

categories.Với phần mới được xuất bản, các loại quy trình sẽ mở rộng, đặc biệt

là cho CNTT loại quá trình dịch vụ và mục của quá trình doanh nghiệp.

For each process, ISO/IEC 15504 defines a capability level on the

following scale: [ 1 ]Đối với mỗi quy trình, tiêu chuẩn ISO / IEC 15.504 định

nghĩa một năng lực và trình độ thuộc tính

Level

Level

NameTên

5 5 Optimizing processTối

ưu hóa quá trình

4 4 Predictable processDự

đoán quá trình

3 3 Established processQuá

trình thành lập

2 2 Managed processQuản

lý quy trình

1 1 Performed processThực

hiện quá trình

0 0 Incomplete

processKhông đầy đủ

quy trình

Năng lực của quy trình được đo bằng cách sử dụng các thuộc tính. The

international standard defines nine process attributes: Các tiêu chuẩn quốc tế

chín quá trình xác định thuộc tính:

1.1 Process Performance Hiệu suất 1,1 Quy trình

2.1 Performance Management Hiệu suất 2,1 Quản lý

2.2 Work Product Management 2,2 Làm việc quản lý sản phẩm

3.1 Process Definition 3,1 Quy Định nghĩa

Page 33: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

3.2 Process Deployment 3,2 Quy trình triển khai

4.1 Process Measurement 4,1 Quy trình Đo lường

4.2 Process Control 4,2 Quy trình kiểm soát

5.1 Process Innovation 5,1 Quy trình Cải tiến

5.2 Process . 5,2 Quy trình tối ưu hóa.

Each process attribute consists of one or more generic practices, which

are further elaborated into practice indicators to aid assessment performance.

Mỗi thuộc tính quá trình bao gồm một hoặc nhiều cách thực hành chung, đó là

tiếp tục xây dựng thành các chỉ số thực hành để đánh giá hiệu quả viện trợ.

Each process attribute is assessed on a four-point (NPLF) rating scale:

Mỗi thuộc tính được đánh giá quá trình trên bốn điểm (NPLF) Đánh giá quy

mô:

Not achieved (0 - 15%) Không đạt được (0 - 15%)

Partially achieved (>15% - 50%) Một phần đạt được (> 15% - 50%)

Largely achieved (>50%- 85%) Phần lớn đã đạt được (> 50% - 85%)

Fully achieved (>85% - 100%). Hoàn toàn đạt được (> 85% - 100%).

The rating is based upon evidence collected against the practice

indicators, which demonstrate fulfillment of the process attribute. Đánh giá này

được dựa trên thu thập chứng cứ chống lại các chỉ số thực tế, trong đó chứng tỏ

thực hiện các thuộc tính quá trình

ISO/IEC 15504 provides a guide for performing an assessment . ISO /

IEC 15.504 cung cấp một tài liệu hướng dẫn thực hiện một đánh giá

This includes: Điều này bao gồm:

the assessment process Quá trình đánh giá

the model for the assessment Mô hình đánh giá

any tools used in the assessment Bất cứ công cụ được sử dụng trong các

đánh giá

Page 34: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Performing assessments is the subject of parts 2 and 3 of ISO/IEC

15504. Part 2 is the normative part and part 3 gives a guidance to fulfill

the requirements in part 2.Thực hiện đánh giá là chủ đề của phần 2 và 3 của

tiêu chuẩn ISO / IEC 15.504 .Phần 2 là phần bản quy phạm và một phần của

phần 3 cho một hướng dẫn thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong phần 2.

One of the requirements is to use a conformant assessment method for the

assessment process.Một trong những yêu cầu là sử dụng một phương pháp cho

quá trình đánh giá.The actual method is not specified in the standard although

the standard places requirements on the method, method developers and

assessors using the method. The standard provides general guidance to

assessors and this must be supplemented by undergoing formal training and

detailed guidance during initial assessments. Phương pháp thực tế không phải là

quy định trong tiêu chuẩn mặc dù những nơi yêu cầu tiêu chuẩn về phương

pháp, các nhà phát triển phương pháp và thẩm định sử dụng phương pháp. Tiêu

chuẩn cung cấp hướng dẫn chung để thẩm định và điều này phải được bổ sung

bằng cách trải qua đào tạo chính thức và hướng dẫn chi tiết trong quá trình ban

đầu đánh giá.

The assessment process can be generalized as the following steps: Quá

trình thẩm định có thể được khái quát hóa như là các bước sau:

initiate an assessment (assessment sponsor) Bắt đầu một đánh giá (đánh

giá tài trợ)

select assessor and assessment team Đội tuyển chọn giám định và đánh

giá

plan the assessment, including processes and organizational unit to be

assessed (lead assessor and assessment team) Bế hoạch đánh giá, bao

gồm cả các quy trình và các đơn vị tổ chức được thẩm định, giám định

chì (và nhóm đánh giá)

pre-assessment briefing Trước cuộc họp đánh giá

data collection Thu thập dữ liệu

data validation Dữ liệu xác nhận

process rating Quá trình đánh giá

Page 35: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

reporting the assessment result Báo cáo kết quả đánh giá

An assessor can collect data on a process by various means, including

interviews with persons performing the process, collecting documents and

quality records, and collecting statistical process data. Một giám định viên có

thể thu thập dữ liệu trên một quy trình bằng các phương tiện khác nhau, bao

gồm các cuộc phỏng vấn với những người thực hiện quy trình, thu thập tài liệu

và hồ sơ chất lượng, và quá trình thu thập dữ liệu thống kê. The assessor

validates this data to ensure it is accurate and completely covers the assessment

scope. Các giám định xác nhận dữ liệu này để đảm bảo nó là chính xác và hoàn

toàn bao gồm phạm vi đánh giá. The assessor assesses this data (using their

expert judgment) against a process's base practices and the capability

dimension's generic practices in the process rating step. Việc thẩm định đánh

giá dữ liệu này (sử dụng bản án, chuyên gia của họ) đối với cơ sở thực tiễn của

một quá trình và kích thước của năng lực thực hành chung ở bước đánh giá quá

trình. Process rating requires some exercising of expert judgment on the part of

the assessor and this is the reason that there are requirements on assessor

qualifications and competency.Đánh giá quá trình thực hiện yêu cầu của bản án,

một số chuyên gia về phần thẩm định và đây là lý do đó có những yêu cầu về

trình độ và năng lực giám định.The process rating is then presented as a

preliminary finding to the sponsor (and preferably also to the persons assessed)

to ensure that they agree that the assessment is accurate.Việc đánh giá quá trình

sau đó được trình bày như là một việc tìm kiếm sơ bộ đến các nhà tài trợ (và

cũng tốt cho những người đánh giá) để đảm bảo rằng họ đồng ý việc đánh giá là

chính xác.In a few cases, there may be feedback requiring further assessment

before a final process rating is made. Trong một vài trường hợp, có thể có phản

hồi yêu cầu thẩm định thêm trước khi một đánh giá quá trình cuối cùng được

thực hiện

The process assessment model (PAM) is the detailed model that is

used for an actual assessment.Các mô hình đánh giá quá trình (PAM) là mô

hình kiến được sử dụng cho một đánh giá thực tế.This is an elaboration of the

process reference model (PRM) provided by the process lifecycle

standards. Đây là một xây dựng mô hình trình chiếu (prm) cung cấp bởi các

tiêu chuẩn quy trình vòng đời

Page 36: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

The process assessment model (PAM) in part 5 is based on the process

reference model (PRM) for software: ISO/IEC 12207. Việc đánh giá quá trình

mô hình (PAM) trong phần 5 là dựa trên mô hình tham khảo quy trình cho phần

mềm: ISO / IEC 12.207

The process assessment model in part 6 is based on the process reference

model for systems: ISO/IEC 15288. Việc đánh giá quá trình mô hình trong

phần 6 được dựa trên mô hình tham khảo quy trình cho các hệ thống: ISO / IEC

15.288.

The standard allows other models to be used instead, if they meet

ISO/IEC 15504's criteria, which include a defined community of interest and

meeting the requirements for content (ie process purpose, process outcomes and

assessment indicators). Tiêu chuẩn cho phép các mô hình khác sẽ được sử dụng

thay vào đó, nếu họ đáp ứng tiêu chuẩn ISO / IEC 15.504 với các tiêu chí được

đưa ra, trong đó bao gồm một cộng đồng được xác định của lãi suất và đáp ứng

yêu cầu về nội dung, (tức là mục đích quá trình, kết quả xử lý và các chỉ số đánh

giá).

There exist several assessment tools.Có tồn tại một số công cụ đánh

giá.The simplest comprise paper-based tools that are manually used. Các

đơn giản nhất bao gồm giấy dựa trên các công cụ được sử dụng bằng tay. In

general, they are laid out to incorporate the assessment model indicators,

including the base practice indicators and generic practice indicators. Nói

chung, chúng được đặt ra để kết hợp các chỉ số mô hình đánh giá, bao gồm các

chỉ số cơ sở thực hành và các chỉ số thực hành chung. Assessors write down

the assessment results and notes supporting the assessment judgment.Thẩm

ghi kết quả đánh giá và hỗ trợ ghi chú bản án

There are a limited number of computer based tools that present the

indicators and allow users to enter the assessment judgment and notes in

formatted screens, as well as automate the collated assessment result (ie the

process attribute ratings) and creating reports. Có một số hạn chế của máy tính

dựa trên các công cụ mà hiện nay các chỉ số và cho phép người dùng nhập vào

bản án, đánh giá và ghi chú vào màn hình định dạng, cũng như tự động hoá các

Page 37: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

kết quả đánh giá đối chiếu (có nghĩa là quá trình xếp hạng thuộc tính) và tạo ra

các báo cáo.

For a successful assessment, the assessor must have a suitable level of

the relevant skills and experience.Để có một đánh giá thành công, các giám

định phải có một mức độ phù hợp của các kỹ năng liên quan và kinh nghiệm.

These skills include: Những kỹ năng này bao gồm:

personal qualities such as . Phẩm chất cá nhân như kỹ năng giao tiếp.

relevant education and training and experience. Có liên quan giáo dục và

đào tạo và kinh nghiệm.

specific skills for particular categories, eg management skills for the

management category. Kỹ năng cụ thể cho các loại cụ thể, ví dụ như kỹ

năng quản lý cho các loại quản lý.

ISO/IEC 15504 related training and experience in process capability

assessments. ISO / IEC 15.504 liên quan đào tạo và kinh nghiệm trong

quá trình đánh giá năng lực.

The competency of assessors is the subject of part 3 of ISO/IEC

15504.Những năng lực của Hội thẩm là chủ đề của phần 3 của tiêu chuẩn ISO /

IEC 15.504.

In summary, the ISO/IEC 15504 specific training and experience for

assessors comprise: Tóm lại, các tiêu chuẩn ISO / IEC 15.504 cụ thể đào tạo và

kinh nghiệm cho các nhà thẩm định bao gồm:

completion of a 5 day lead assessor training courseHoàn thành một khóa

học 5 ngày dẫn đào tạo giám định

performing at least one assessment successfully under supervision of a

competent lead assessor Thực hiện ít nhất một đánh giá thành công dưới

sự giám sát của một giám định dẫn có thẩm quyền

Page 38: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

performing at least one assessment successfully as a lead assessor under

the supervision of a competent lead assessor.Thực hiện ít nhất một đánh

giá thành công như là một giám định dẫn dưới sự giám sát của một giám

định dẫn có thẩm quyền. The competent lead assessor defines when the

assessment is successfully performed. Các giám định dẫn có thẩm quyền

xác định khi đánh giá là thành công thực hiện. There exist schemes for

certifying assessors and guiding lead assessors in making this judgment.

Có tồn tại chương trình xác nhận thẩm và thẩm dẫn hướng dẫn trong việc

đưa ra bản án này

4.Áp dụngISO/IEC 15504 can be used in two contexts :

ISO/IEC 15504 can be used in two contexts :ISO / IEC 15.504 có thể được sử

dụng trong hai ngữ cảnh:

Process improvement, and Quá trình cải tiến

Capability determination (= evaluation of supplier's process capability).

Khả năng xác định (= đánh giá khả năng xử lý của nhà cung cấp).

ISO/IEC 15504 can be used to perform within a technology

organization. Process improvement is always difficult, and initiatives often

fail, so it is important to understand the initial baseline level (process

capability level), and to assess the situation after an improvement project.ISO

/ IEC 15.504 có thể được sử dụng để thực hiện các cải tiến quy trìnhtrong

vòng một tổ chức công nghệ. Quy trình cải thiện luôn luôn khó khăn., Và các

sáng kiến thường không thành, do đó, quan trọng là phải hiểu rõ mức độ ban

đầu (quá trình năng lực trình độ), và để đánh giá tình hình sau khi một dự án

cải tiến. ISO 15504 provides a standard for assessing the organization's

capacity to deliver at each of these stages.ISO 15.504 cung cấp một tiêu

chuẩn để đánh giá năng lực của tổ chức để cung cấp ở mỗi giai đoạn này.

.Đặc biệt, trong khuôn khổ tham chiếu của ISO / IEC (tức là trở thành

đủ điều kiện).Work on extending the value of capability determination

includes a method called Practical Process Profiles - which uses risk as the

determining factor in setting target process profiles. [ 9 ] Combining risk and

processes promotes improvement with active risk reduction, hence reducing

Page 39: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

the likelihood of problems occurring.Làm việc mở rộng khả năng xác định

giá trị bao gồm một phương pháp gọi là Quy trình thực hành Hồ sơ - trong đó

sử dụng có nguy cơ là yếu tố quyết định trong quá trình thiết lập hồ sơ mục

tiêu. Kết hợp rủi ro và khuyến khích quá trình cải tiến với giảm nguy cơ hoạt

động, do đó làm giảm khả năng của các vấn đề xảy ra .

ISO/IEC 15504 has been successful as: ISO / IEC 15.504 cũng đã

thành công như:

ISO/IEC 15504 is publicly available through National Standards Bodies.

ISO / IEC 15.504 là công khai thông qua các Cơ quan Tiêu chuẩn quốc

gia.

It has the support of the international community. Nó có sự hỗ trợ của

cộng đồng quốc tế.

Over 4000 assessments have been performed to date. Hơn 4.000 đánh giá

đã được thực hiện cho đến nay.

Major sectors are leading the pace such as automotive, space and medical

systems with industry relevant variants. Phần lớn là hàng đầu thế giới tốc

độ như ô tô, không gian và hệ thống y tế công nghiệp với các biến thể có

liên quan.

Domain-specific models like Automotive SPICE and SPICE 4 SPACE

can be derived from it. Miền cụ thể các mô hình như Ô tô Spice và Spice

4 Space có thể được bắt nguồn từ nó.

There have been many international initiatives to support take-up such as

SPICE for small companies. Đã có nhiều sáng kiến quốc tế để hỗ trợ

take-up như Spice cho các công ty nhỏ.

On the other hand, ISO/IEC 15504 has not yet been as successful as

the .Mặt khác, ISO / IEC 15.504 chưa được thành công như các CMMI.This

has been for several reasons: Điều này đã được vì nhiều lý do:

ISO/IEC 15504 is not available as free download but must be purchased

from the ISO (Automotive SPICE on the other hand can be freely

downloaded from the link supplied below.) CMM and CMMI are

available as free downloads from the SEI website. ISO / IEC 15.504

Page 40: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

không có sẵn khi tải về miễn phí nhưng phải mua từ các tiêu chuẩn ISO

(Ô tô Spice mặt khác có thể được tải về miễn phí từ liên kết cung cấp

dưới đây) CMM và CMMI. Có sẵn như tải miễn phí từ trang web của

SEI.

The CMMI is actively sponsored (by the US Department of Defense ).

Các CMMI đang tích cực bảo trợ (do Bộ Quốc phòng Mỹ).

The CMM was created first, and reached critical 'market' share before

ISO 15504 became available. Các CMM đã được tạo ra lần đầu tiên, và

đạt tới thị trường quan trọng '' chia sẻ trước khi chuẩn ISO 15.504 đã trở

thành có sẵn.

The CMM has subsequently been replaced by the CMMI, which

incorporates many of the ideas of ISO/IEC 15504, but also retains the

benefits of the CMM. Các CMM sau đó đã được thay thế bởi CMMI, mà

kết hợp nhiều ý tưởng của tiêu chuẩn ISO / IEC 15.504, mà còn giữ lại

những lợi ích của CMM.

Like the CMM, ISO/IEC 15504 was created in a development context,

making it difficult to apply in a service management context.Giống như

CMM, ISO / IEC 15.504 đã được tạo ra trong một bối cảnh phát triển, làm

cho nó khó áp dụng trong một bối cảnh quản lý dịch vụ.But work has started

to develop an -based process reference model that can serve as a basis for a

process assessment model.Nhưng công việc đã bắt đầu phát triển một ITIL

dựa trên quá trình tham khảo mô hình mà có thể phục vụ như là một cơ sở

cho một mô hình đánh giá quá trình.This is planned to become part 8 to the

standard.Đây là kế hoạch để trở thành một phần 8 để chuẩn.

Page 41: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Chương2

Chuẩn ISO cho phần mềm ở Việt Nam

I.Thực trạng về tình hình áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Page 42: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Trong mấy năm qua, nhiều DNPM&NDS Việt Nam đang nỗ lực nâng cao

quy trình đảm bảo chất lượng và trình độ công nghệ sản xuất. Hiện nay trong số

các đơn vị làm phần mềm/dịch vụ đã có một số doanh nghiệp đạt CMMI như

Công ty Paragon Solution Vietnam, FPT Software đạt CMMI-5, 05 doanh

nghiệp đạt CMM-3 hoặc CMM-4, và trên 30 doanh nghiệp đạt ISO 9001. Ngoài

ra có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng đang cố gắng xây dựng quy trình để xin

chứng chỉ chất lượng CMM, CMMI hoặc ISO vào năm 2006. Chúng ta cũng đã

có những doanh nghiệp có trình độ công nghệ ngang hàng với các doanh nghiệp

của Ấn Độ, Ireland, có khả năng thắng thầu những dự án lớn về outsourcing

phần mềm và dịch vụ như công ty TMA, công ty Paragon Solutions v.v. Hiệp

hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã thành lập câu lạc bộ chất lượng với

mục tiêu thúc đẩy công tác quản lý chất lượng phần mềm.

Tại các công ty phần mềm Việt Nam việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý

chất lượng vẫn còn rất hạn chế. Chủ yếu là các doanh nghiệp lớn hoặc doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới quan tâm đến việc đầu tư, xây dựng và

triển khai các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu là do

các doanh nghiệp phần mềm ở Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có quy

mô vừa và nhỏ nên nguồn lực còn hạn chế nên sự quan tâm đến lĩnh vực áp các

chuẩn quản lý chất lượng quốc tế còn chưa nhiều.

Các công ty tại Việt Nam bước đầu đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế

như ISO 9000 và ISO14000, còn các tiêu chuẩn như CMMI hay ISO 27001 thì

vẫn đang trong giai đoạn xây dựng là chủ yếu, chỉ có một số lượng nhỏ các

công ty là áp dụng các tiêu chuẩn này. Nguyên nhân của thực trạng này là việc

đầu tư xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn CMMI và ISO 27001 đòi hỏi sự đầu tư

của các công ty không chỉ về nguồn lực mà còn cần cả sự quan tâm về thời gian

và nguồn nhân lực.

Ví dụ như để đạt được tiêu chuẩn CMMI thì chi phí cho toàn bộ quá trình

xây dựng xây dựng và áp dụng quy trình chất lượng theo chuẩn CMMI là không

nhỏ. Ngoài vấn đề năng lực tài chính, điều kiện tiên quyết để đạt chuẩn CMMI

là doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu chất lượng của mình, xác định quyết

Page 43: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

tâm theo đuổi chương trình, từ cấp lãnh đạo cao nhất. Thứ hai, nhân lực và

nguồn lực của doanh nghiệp phải ở mức trưởng thành nhất định, doanh nghiệp

phải có một quá trình phát triển nhất định. Mặc dù trên lý thuyết và thống kê

của SEI không giới hạn quy mô kích thước doanh nghiệp, nhưng theo kinh

nghiệm của các doanh nghiệp đã đạt được tiêu chuẩn CMMI, ở môi trường Việt

Nam, một doanh nghiệp quá nhỏ hoặc vừa mới thành lập, phần lớn lực lượng

nhân viên chưa có một sự trưởng thành nhất định, thì rất khó khăn khi áp dụng

CMMI. Như vậy để đánh giá và đạt được chứng nhận CMMI ngoài việc chi phí

đầu tư không nhỏ, hẳng hạn như phí thuê tư vấn và đánh giá chứng chỉ CMMI

vẫn còn khá cao dù đã giảm nhiều so với những năm trước thì thời gian tiến

hành cũng không phải ngắn (mất 1 năm rưỡi đến 2 năm). Hiện nay vẫn chưa có

một tổ chức nào thuần Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn và đánh giá về CMMI

(hiện đã có một số tổ chức đầu mối nhưng chuyên gia tư vấn, đánh giá vẫn phải

thuê nước ngoài). Cho nên để áp dụng và đánh giá theo mô hình CMMI, nhà

doanh nghiệp phải tính đến chuyện mời chuyên gia nước ngoài, rẻ nhất là

chuyên gia Ấn Độ. Với chuyên gia Ấn Độ, chi phí khoảng vài chục ngàn đô-la,

chưa kể các chi phí khác rất tốn kém như tiền ăn ở, đi lại, vé máy bay v.v…Tuy

nhiên, đó mới là chi phí mặt nổi, bên cạnh đó là chi phí không nhỏ của doanh

nghiệp nếu tính lực lượng và ngày công mà các kỹ sư trong Doanh nghiệp bỏ ra

trong toàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng quy trình chất lượng theo chuẩn

CMMI. Do đó, ít nhất về mặt tài chính, một số doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp khó

khăn.

II.Tiêu chí đánh giá sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp trong nước

Trong phần này trình bầy về tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm của một số công ty trong nước

1.1. Các doanh nghiệp thuộc VINASAVới mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng của sản phẩm phần mềm cũng như việc thống nhất quản lý chất lượng phần mềm trong các doanh nghiệp thành viên của VINASA. Hiệp hội

Page 44: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) đã chính thức thành lập Ban công tác chất lượng VINASA (VINASA QUALITY COMMITEE -VQC), với nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn và đánh giá chất lượng phần mềm Việt Nam. Ban công tác chất lượng này sẽ tư vấn cho các doanh nghiệp phần mềm về quy trình đảm bảo chất lượng phần mềm, cung cấp cho doanh nghiệp các chỉ tiêu, các chuẩn để đánh giá chất lượng phần mềm trong các lĩnh vực khác nhau dựa trên các chuẩn quốc tế (ISO-9000, ISO-9126, ISO-14598...) về chất lượng phần mềm.

1.2. Công ty HanoiSoftwareCông ty Cổ phần phần mềm Hà Nội (HanoiSoftware) kinh doanh trên các giải pháp phần mềm cho Website thương mại điện tử, phát triển và triển khai các cổng thông tin tích hợp... Chất lượng sản phẩm phần mềm tuân theo tiêu chuẩn ISO 9126. Công ty xây dựng các sản phẩm phần mềm đáp ứng các mô hình chất lượng của tiêu chuẩn ISO-9126.

1.3. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt NamTập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thực hiện đánh giá sản phẩm phần mềm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 12119:1994 về “Yêu cầu và kiểm tra chất lượng phần mềm”. Ví dụ đánh giá về tài liệu thực hiện theo các bước sau:Tài liệu cần đánh giá bao gồm: tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu mô tả sản phẩm và các tài liệu kỹ thuật phục vụ việc triển khai, bảo trì toàn bộ hệ thống. Các sản phẩm phải phù hợp với yêu cầu về xây dựng tài liệu trong tiêu chuẩn ISO/IEC 12119: 1994. Các nội dung đánh giá cụ thể như sau:

Tài liệu mô tả sản phẩm:

- Những yêu cầu chung về nội dung

- Yêu cầu trình bày về nhận dạng và chỉ định

- Yêu cầu trình bày về chức năng

- Yêu cầu trình bày về độ tin cậy

- Yêu cầu trình bày về tính khả dụng

- Yêu cầu trình bày về tính hiệu quả

- Yêu cầu trình bày về khả năng bảo trì

- Yêu cầu trình bày về khả năng chuyển đổi hệ thống

Tài liệu hướng dẫn sử dụng

Page 45: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Các yêu cầu cần đánh giá bao gồm:

- Yêu cầu tính đầy đủ

- Yêu cầu tính chính xác

- Yêu cầu tính thống nhất

- Yêu cầu tính dễ hiểu

- Yêu cầu tính tổng quan

Tài liệu kỹ thuật khác:Tài liệu hướng dẫn cài đặt, cấu hình hệ thống :

- Phải có các đặc tả về các yêu cầu hệ thống cần thiết trước cài đặt

- Các bước thực hiện phải được mô tả rõ ràng

- Phương pháp cùng các đặc tả để xác định việc cài đặt là thành công

- Mô tả đầy đủ, chính xác các thiết lập tham số cấu hình để hệ thống hoạt

động đúng mô hình và yêu cầu sử dụng

Các tiêu chí đánh giá về phần mềm của Trung tâm Công nghệ thông tin CDiT thuộc Học viện Bưu chính Viễn thông được xây dựng dựa trên 6 đặc tính chất lượng nêu trong tiêu chuẩn ISO/IEC 9126 và áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 12119:1994 để đánh giá chung cho các tài liệu hướng dẫn, tài liệu mô tả sản phẩm, chương trình và dữ liệu.

Xây dựng tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm

Qua việc thực hiện nghiên cứu tiêu chí đánh giá sản phẩm phần mềm, hướng dẫn đánh giá

của các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức quốc tế, nhóm chủ trì xây dựng tiêu chí

đánh giá sản phẩm phần mềm theo mô hình chất lượng ISO-9126, đây được coi là mô

hình chất lượng ưu việt nhất cho việc đánh giá sản phẩm phần mềm. Sử dụng mô hình

chất lượng theo ISO-9126 (gồm 4 phần) và quy trình đánh giá sản phẩm phần mềm của

ISO-14598 (gồm 6 phần) chúng ta có thể đánh giá sản phẩm phần mềm một cách toàn

diện, từ lúc phát triển tới khi hoàn thành và cả khi sử dụng phần mềm.

2.1. Chất lượng trong và chất lượng ngoài06 tiêu chí để đánh giá chất lượng trong và chất lượng ngoài của sản phẩm phần mềm và được trình bầy trong dự thảo tiêu chuẩn phần 1 và 2, bao gồm:

- Tính năng (Functionality)

Page 46: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

- Tính tin cậy (Reliability)

- Tính khả dụng (Usability)

- Tính hiệu quả (Efficiency)

- Khả năng bảo hành bảo trì (Maintainability)

- Tính khả chuyển (Portability)

Trong đó mỗi tiêu chí lại được chia thành những tiêu chí nhỏ hơn:Tính năng (Functionality)Là khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng thỏa mãn các yêu cầu được xác định rõ ràng cũng như các yêu cầu 'không rõ ràng' khi phần mềm được sử dụng trong những hoàn cảnh cụ thể. Bao gồm 4 tiêu chí nhỏ:

Tính phù hợp (Suitability)

Tính chính xác (Accuracy)

Khả năng tương tác (Interoperability)

Tính bảo mật/an toàn (Security)

Tính tin cậy (Reability)Là khả năng của phần mềm duy trì mức hiệu năng được chỉ định rõ khi sử dụng dưới những điều kiện cụ thể. Bao gồm các tiêu chí nhỏ:

Tính hoàn thiện (Maturity)

Khả năng chịu lỗi (Fault tolerant)

Khả năng phục hồi (Recoverability)

Tính khả dụng (Usability)Là khả năng của phần mềm để có thể hiểu được, học hỏi được, sử dụng được và hấp dẫn đối với người sử dụng.

Dễ hiểu (Understandability)

Dễ học (Learnability)

Khả năng vận hành (Operability)

Tính hấp dẫn (Attractiveness)

Tính hiệu quả (Efficiency)

Page 47: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Là khả năng của phần mềm cung cấp hiệu năng thích hợp nhằm tiết kiệm tối đa tài nguyên và tăng tối đa hiệu suất công việc, dưới những điều kiện sử dụng nhất định.

Thời gian xử lý (Time behavior)

Sử dụng tài nguyên (Utilization)

Khả năng bảo trì (Maintainability)Là khả năng của phần mềm cho phép sửa đổi, nâng cấp, bao gồm sửa chữa, cải tiến hoặc thích nghi của phần mềm thay đổi cho phù hợp với môi trường, các yêu cầu và chức năng mới.

Khả năng phân tích (Analysability)

Khả năng thay đổi được (Changeability)

Tính ổn định (Stability)

Khả năng kiểm thử được (Testability) 

Tính khả chuyển (Portability)Là khả năng của phần mềm có thể chuyển được từ môi trường này sang môi trường khác.

Khả năng thích nghi (Adaptability)

Khả năng cài đặt (Installability)

Khả năng chung sống (Co-existence)

Khả năng thay thế được (Replaceability)

2.2. Chất lượng sử dụng

04 tiêu chí đánh giá chất lượng sử dụng đã được lựa chọn và đưa vào tiêu chuẩn phần 3, bao gồm:

Tính hiệu quả: khả năng của phần mềm cho phép người dùng đạt được mục đích một cách chính xác và hoàn toàn, trong điều kiện làm việc cụ thể.

Tính năng suất: khả năng của phần mềm cho phép người dùng sử dụng lượng tài nguyên hợp lý tương đối để thu được hiệu quả công việc trong những hoàn cảnh cụ thể.

Tính an toàn: phần mềm có thể đáp ứng mức độ rủi ro chấp nhận được đối với người sử dụng, phần mềm, thuộc tính, hoặc môi trường trong điều kiện cụ thể.

Page 48: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Bước 2

Bước 4

Bước 1

Bước 3

Thiết lập yêu cầu đánh giá

Xác lập mục đích đánh giá

Xác định loại sản phẩm

Xây dựng mô hình chất lượng

Xác lập cơ chế đánh giá

Xác định phép đánh giá?

Thiết lập mức đo chuẩn

Thiết lập các tiêu chí đánh giá

Thực hiện đánh giá

Thực hiện đo

So sánh với tiêu chí đánh giá

Đánh giá kết quả thu được

Thiết kế Kế hoạch đánh giá sản phẩm

Chất lượng trongChất lượng ngoàiChất lượng khi sử dụng sử dụng

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Tính thoả mãn: phần mềm có khả năng làm thoả mãn người sử dụng trong từng điều kiện cụ thể.

III.Xây dựng quy trình đánh giá sản phẩm phần mềm

Quy trình đánh giá sản phẩm phần mềm được xây dựng theo ISO/IEC 14598.

Quy trình đánh giá sản phẩm phần mềm được thực hiện theo 4 bước được mô tả trong hình 6.

Hình 6 - Quy trình đánh giá sản phẩm phần mềm

3.1. Bước 1: Thiết lập các yêu cầu đánh giá

- Xác lập mục đích đánh giá

- Xác định loại sản phẩm cần đánh giá

- Xây dựng mô hình chất lượng

3.2. Bước 2: Xác lập cơ chế đánh giá

- Xác lập các đại lượng và độ đo

- Thiết lập mức đo chuẩn

Page 49: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

- Thiết lập các tiêu chí đánh giá

3.3. Bước 3: Thiết kế kế hoạch đánh giá sản phẩm phần mềm

- Quản lý ở mức tổ chức

- Hỗ trợ việc quản lý dự án

3.4. Bước 4: Thực hiện đánh giáBao gồm các bước chính sau:

- Thực hiện đo

- So sánh với tiêu chí đánh giá

- Đánh giá kết quả thu được

Như vậy, không những trên thế giới biết đến ISO, Việt Nam cũng đang hình

thành và phát triển chuẩn ISO theo trường quốc tế. Các công ty trong nước đang

lấy đó làm cơ sở để sản xuất và kinh doanh, theo đó đem lại nguồn lợi to lớn

cho công ty và đảm bảo được các chỉ tiêu về sản phẩm.

IV .Sản phẩm

Để mô tả các chuẩn trên chúng em có viết phần mềm nhỏ mô tả về những chuẩn

này

Page 50: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM - chuẩn ISO

Trường ĐHCN nhóm Hà Nội

Chương trình này có tên là MyColor .Có chức năng chính là xem mã màu .

Chương trình có giao diện 1 bảng hiện màu ,một bảng hiện mã màu .Có 3 thanh

Scroll Bar đại diện cho 3 màu là đỏ ,xanh lam và xanh dương và 3 thanh

Spinner tương ứng . Có nhiệm vụ thay đổi các chỉ số R , G ,B từ 0 – 255 để

thay đổi mã màu và màu .

Chương trình dễ hiểu mà bất kì ai chỉ cần nhìn qua cũng có thể hiểu được .

Chương trình có thể giúp đỡ cho những người thiết kế trang web .Vì có rất

nhiều mã màu mà không thể nhớ hết được .Chương trình sẽ giúp cho người thiết

kế có thể lựa chọn màu hợp lí một cách đơn giản .

Do đây là một chương trình đơn giản và còn rất nhiều hạn chế so với các tiêu

chuẩn phần mềm vì vậy chúng em sẽ phải cố gắng hơn rất nhiều !

In addition there are methods available that adapt its use

to various contexts.Process improvement, and