15
Dch bởi Đỗ Thanh Tùng CÔNG NHẬN GIỐNG Ở CANADA: Thực trạng và giải pháp lựa chọn Mục đích Chính phủ Canada đã cam kết thay đổi chính sách nông nghiệp bằng việc tập trung vào nghiên cứu và đổi mới, phát triển thị trường và tính cạnh tranh. Chúng tôi tiếp tục nỗ lực giảm các gánh nặng quy định không cần thiết như là một phần của cam kết hướng tới một khung quy định dựa trên nền tảng khoa học nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và đổi mới, cho phép có sự tương tác hiệu quả, minh bạch và định trước giữa chính phủ và ngành nông nghiệp. Với mục đích này, cơ quan thanh tra thực phẩm Canada (CFIA) và Ủy ban Ngũ cốc Canada (CGC) thuộc Bộ Nông nghiệp và Nông lương Canada (AAFC) đã hợp tác phát hành một bản Báo cáo các giải pháp lựa chọn trong đó mô tả hệ thống công nhận giống cây trồng (VR) hiện hành ở Canada và lên đề cương các giải pháp lựa chọn tiềm năng để hiện đại hóa và tinh giảm hệ thống. Một hệ thống điều hành về hạt ngũ cốc và hạt giống có tính hiệu quả và thích ứng là cần thiết để tối đa hóa năng lực nông dân Canada nhằm cạnh tranh trong thời kỳ toàn cầu hóa. Gần đây, ngành trồng trọt đang tiến hành chuyển đổi mạnh mẽ bao gồm thay đổi hướng tới marketing và người tiêu dùng cuối cùng, thay đổi về ưu tiên đầu tư nghiên cứu và xắp xếp vốn, về tinh giảm các quy định. 4 giải pháp lựa chọn tiềm năng được trình bày trong báo cáo các giải pháp lựa chọn này có các mức độ liên quan, mức độ giám sát trực tiếp khác nhau bởi chuỗi giá trị cây trồng và chính phủ liên bang. Những giải pháp lựa chọn này cần được xem xét trong một bối cảnh trung hạn và trong những bổ sung từ nội dung văn bản tháng 2 năm 2013 của Bộ trường bộ Nông nghiệp và Lương nông. Trong văn bản đó, Bộ trưởng yêu cầu các Hội đồng khuyến nghị (RC) giống cây trồng xem xét lại phươn pháp điều hành của họ để xác định và thực thi các biện pháp tiềm năng mang tính thích hợp và áp dụng được nhằm tinh giảm các thủ tục. Những thay đổi về phương thức hoạt động của các RC được mong đợi sẽ diễn ra vào đầu năm 2014. Để phản hồi về những giải pháp lựa chọn này, chúng tôi khuyến khích các bạn hoàn tất bảng câu hỏi về Công nhận giống cây trồng ở Canada. Mẫu bảng trực tuyến sẽ có vào ngày 30/11/2013. I. Bối cảnh Kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống công nhận giống cây trồng Canada đã cho thấy: Có một sự tập trung cao độ vào việc đổi mới, cạnh tranh và tăng cường thâm nhập thị trường, đây cũng là các vấn đề then chốt của ngành nông nghiệp và thực phẩm Canada. Bằng chứng về điều này có thể tìm thấy trong khuôn khổ chính sách mới mang tên “Tăng trưởng tiến tới 2”. Vai trò của chính phủ liên bang cũng được thay đổi. Theo chính sách “Tăng trưởng tiến tới 2”, các hoạt động nghiên cứu, phát triển, chuyển giao dẫn hướng bởi Bộ Nông nghiệp và Lương nông sẽ được tăng cường và tập trung vào việc xây dựng một nền tảng khoa học mạnh (ví vụ, thông qua phát triển nguồn gen, cơ chế kháng sâu, bệnh …) trong khi cung cấp các chương trình phát triển nhằm gia tăng năng lực lãnh đạo ngành giúp vận hành những ưu tiên về nghiên cứu, bao gồm cả việc phát triển giống mới. Chính phủ Canada cam kết điều chỉnh để hiện đại hóa bộ máy điều hành nhằm giữ an toàn lương thực, bảo vệ động vật và những khu bảo tồn cây trồng, trong khi triển khai những cấp

CÔNG NHẬN GIỐNG Ở CANADA: Thực trạng và giải pháp lựa chọnhatgiongvietseed.com.vn/file/cong-nhan-giong-o-canada--thuc-trang-va-giai-phap... · đúng giống (

  • Upload
    haduong

  • View
    213

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

CÔNG NHẬN GIỐNG Ở CANADA: Thực trạng và giải pháp lựa chọn

Mục đích

Chính phủ Canada đã cam kết thay đổi chính sách nông nghiệp bằng việc tập trung vào nghiên cứu và đổi mới, phát triển thị trường và tính cạnh tranh. Chúng tôi tiếp tục nỗ lực giảm các gánh nặng quy định không cần thiết như là một phần của cam kết hướng tới một khung quy định dựa trên nền tảng khoa học nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và đổi mới, cho phép có sự tương tác hiệu quả, minh bạch và định trước giữa chính phủ và ngành nông nghiệp.

Với mục đích này, cơ quan thanh tra thực phẩm Canada (CFIA) và Ủy ban Ngũ cốc Canada (CGC) thuộc Bộ Nông nghiệp và Nông lương Canada (AAFC) đã hợp tác phát hành một bản Báo cáo các giải pháp lựa chọn trong đó mô tả hệ thống công nhận giống cây trồng (VR) hiện hành ở Canada và lên đề cương các giải pháp lựa chọn tiềm năng để hiện đại hóa và tinh giảm hệ thống.

Một hệ thống điều hành về hạt ngũ cốc và hạt giống có tính hiệu quả và thích ứng là cần thiết để tối đa hóa năng lực nông dân Canada nhằm cạnh tranh trong thời kỳ toàn cầu hóa. Gần đây, ngành trồng trọt đang tiến hành chuyển đổi mạnh mẽ bao gồm thay đổi hướng tới marketing và người tiêu dùng cuối cùng, thay đổi về ưu tiên đầu tư nghiên cứu và xắp xếp vốn, về tinh giảm các quy định.

4 giải pháp lựa chọn tiềm năng được trình bày trong báo cáo các giải pháp lựa chọn này có các mức độ liên quan, mức độ giám sát trực tiếp khác nhau bởi chuỗi giá trị cây trồng và chính phủ liên bang.

Những giải pháp lựa chọn này cần được xem xét trong một bối cảnh trung hạn và trong những bổ sung từ nội dung văn bản tháng 2 năm 2013 của Bộ trường bộ Nông nghiệp và Lương nông. Trong văn bản đó, Bộ trưởng yêu cầu các Hội đồng khuyến nghị (RC) giống cây trồng xem xét lại phươn pháp điều hành của họ để xác định và thực thi các biện pháp tiềm năng mang tính thích hợp và áp dụng được nhằm tinh giảm các thủ tục. Những thay đổi về phương thức hoạt động của các RC được mong đợi sẽ diễn ra vào đầu năm 2014.

Để phản hồi về những giải pháp lựa chọn này, chúng tôi khuyến khích các bạn hoàn tất bảng câu hỏi về Công nhận giống cây trồng ở Canada. Mẫu bảng trực tuyến sẽ có vào ngày 30/11/2013.

I. Bối cảnh

Kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống công nhận giống cây trồng Canada đã cho thấy:

Có một sự tập trung cao độ vào việc đổi mới, cạnh tranh và tăng cường thâm nhập thị trường, đây cũng là các vấn đề then chốt của ngành nông nghiệp và thực phẩm Canada. Bằng chứng về điều này có thể tìm thấy trong khuôn khổ chính sách mới mang tên “Tăng trưởng tiến tới 2”.

Vai trò của chính phủ liên bang cũng được thay đổi. Theo chính sách “Tăng trưởng tiến tới 2”, các hoạt động nghiên cứu, phát triển, chuyển giao dẫn hướng bởi Bộ Nông nghiệp và Lương nông sẽ được tăng cường và tập trung vào việc xây dựng một nền tảng khoa học mạnh (ví vụ, thông qua phát triển nguồn gen, cơ chế kháng sâu, bệnh …) trong khi cung cấp các chương trình phát triển nhằm gia tăng năng lực lãnh đạo ngành giúp vận hành những ưu tiên về nghiên cứu, bao gồm cả việc phát triển giống mới.

Chính phủ Canada cam kết điều chỉnh để hiện đại hóa bộ máy điều hành nhằm giữ an toàn lương thực, bảo vệ động vật và những khu bảo tồn cây trồng, trong khi triển khai những cấp

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

độ giám sát phù hợp hơn. Chính phủ Canada cũng cam kết giảm rào cản và các văn bản trùng lặp thông qua Kế hoạch hành động giảm giới hạn đỏ.

Chính phủ Canada cũng đã bắt đầu tiến hành một vài thay đổi về quy định trong ngành ngũ cốc ở miền tây Canada mà việc đáng chú ý nhất là loại bỏ Ban lúa mỳ Canada (CWB) – cơ quan phụ trách việc marketing lúa mỳ và đại mạch. Trước tháng 8 năm 2012, Ban này đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống công nhận giống bằng việc xác định nhu cầu của khách hàng để giúp Hội đồng khuyến nghị miền Tây Canada đối với lúa mỳ và đại mạch xem xét. Hiện nay, vai trò này đã được thay đổi và Ban này chỉ là một trong nhiều nhà tiếp thị ngũ cốc được phép trình bày trước các Hội đồng khuyến nghị.

Hệ thống công nhận giống hiện tại, dưới nền tảng của hệ thống đảm bảo chất lượng đối với các cây trồng ngũ cốc, cải dầu, lanh và các cây trồng khác, tập trung vào đảm bảo chất lượng đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

II. Công nhận giống ở Canada – Quá khứ và hiện tại

1. Lịch sử của lý do phải công nhận giống

Bản gốc Luật giống có hiệu lực năm 1905 tên là Luật kiểm soát giống, sau đó được sửa đổi năm 1923 quy định các giống phải được Bộ trưởng cấp giấy phép trước khi bán thương mại ở Canada. Một hệ thống cấp phép đã được thiết lập ở Canada với lý do là có những người từ Hoa Kỳ đã bán một giống lúa mỳ ở Canada nói quá lên rằng năng suất có thể đạt đến 100 giạ/ acre (điều này là không đúng). Khi luật có hiệu lực vào năm 1923, tất cả các giống đều phải được khảo nghiệm tại một trại khảo nghiệm hoặc tự khảo nghiệm riêng, sau đó phải được công nhận bởi một Hội đồng các nhà chọn tạo giống thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất giống Canada.

Luật sửa đổi năm 1937 đã miễn trừ công nhận đối với toàn bộ các giống rau trừ khoai tây. Cây ăn quả thì chưa bao giờ được quy định phải công nhận giống mặc dù thông tin về các giống cụ thể vẫn được đưa vào cơ sở dữ liệu Quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu.

Danh sách các cây trồng phải tiến hành công nhận giống có thể tìm thấy ở website của CFIA.

Phần phụ lục A dưới cùng cung cấp một bản mô tả chi tiết về quá trình công nhận và phát triển giống. Mặc dù phụ lục này chỉ tập trung vào hướng dẫn cách làm thủ tục giấy tờ thế nào đối với cây lúa mỳ miền Tây và các loại cây ngũ cốc khác, thì cũng không có nghĩa là bỏ qua các cây trồng quy định phải được công nhận giống còn lại.

Luật giống hiện hành đang được thực thi một cách hợp pháp qua những quy định về ngành giống tại Canada. Luật này bao gồm các hoạt động khảo nghiệm, thanh kiểm tra, chất lượng và bán hạt giống ở Canada. Luật về cơ quan thanh kiểm tra thực phẩm Canada xác định CFIA là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và thực thi hiệu lực của Luật giống.

Mục đích của công nhận giống là nhằm hiện thực hóa sự giám sát của chính phủ nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, an toàn và thu thập những thông tin liên quan đến việc xác định giống đó nhằmphòng ngừa mọi sự gian trá. Công nhận cũng tạo thuận lợi quá trình chứng nhận giống, phù hợp với thông lệ thương mại giống quốc tế cũng như việc truy xuất hồ sơ những giống đang lưu hành trong các kênh thương mại.

Đặc biệt nữa, công nhận giống được quy định để:

Nắm một vai trò giám sát nhằm duy trì và cải thiện các tiêu chuẩn chất lượng hạt ngũ cốc ở Canada;

Tạo thuận lợi và trợ giúp quá trình chứng nhận hạt giống và thương mại hạt giống quốc tế thông qua những việc sau:

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

o Xác nhận một giống đáp ứng định nghĩa chung về một giống của quốc tế: là một quần thể cây trồng có tính khác biệt, đồng nhất và ổn định.

o Thiết lập một nơi lưu trữ văn bản mô tả giống chính thức và mẫu hạt giống tham chiếu dùng để xác minh các giống trong toàn bộ chu kỳ sống của chúng và;

o Đảm bảo xác định đúng giống và độ thuần của các lô giống khi chúng được nhân qua một số thế hệ nhất định nhằm sản xuất ra hạt giống phục vụ nông dân trong nước và xuất khẩu.

Xác minh các khiếu nại phát sinh nhằm góp phần xây dựng một thị trường giống công bằng và đúng giống ( ví dụ: việc xác minh bản mô tả giống, mẫu giống tham chiếu của giống đang lưu hành trên thị trường); và

Tạo thuận lợi cho việc xác minh giống, xác minh các tính trạng và truy xuất hồ sơ giống trên thị trường nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn và trợ giúp cho các hoạt động thương mại.

2. Các hợp phần then chốt của hệ thống công nhận giống Canada hiện hành.

i. Công nhận giống theo các nhóm

Năm 2009, chính phủ Canada triển khai một hệ thống công nhận giống linh hoạt có khả năng làm giảm các rào cản quy định trong khi vẫn tiếp tục duy trì những ích lợi cốt lõi của hệ thống công nhận giống đối với ngành trồng trọt. Trước năm 2009, tất cả các chủng loại cây trồng đều phải được khảo nghiệm và đánh giá sự “xứng đáng” trước khi được công nhận.

Việc tham khảo công khai ý kiến trong ngành và của các đối tượngmở rộng đã được thực hiện bởi CFIA cho đến trước khi có những thay đổi năm 2009. Qua đó, cơ quan quản lý đã xác định rằng: những người có liên quan đến giống đã nhận thức được sự quan trọng của hệ thống công nhận giống và của giải pháp đánh giá dựa trên các tiêu chí “xứng đáng” và phù hợp đối với một số loại cây trồng nhưng việc này lại là quá cứng nhắc đối với các loại cây khác.

Hệ thống công nhận giống cũng được xem xét bởi những tổ chức liên quan khác như Diễn đàn giống Quốc gia.

Theo các quy định về giống (gọi tắt là Quy định) hiện tại, cây trồng được chia ra theo “Tiến trình III”, trong đó các chủng loại cây trồng yêu cầu phải công nhận giống được lập danh sách thành 3 nhóm. Để công nhận giống theo bất kỳ nhóm nào, thì một bộ thủ tục công nhận cơ bản sẽ phải được đệ trình bởi những người nộp đơn. Bộ này bao gồm một mẫu đơn đề nghị, một mẫu giống tham chiếu, một bản mô tả giống, các chi tiết về phả hệ và lịch sử phát triển giống đó và một khoản phí công nhận.

Có 3 quy đi định lựa chọn đối với các điều kiện để công nhận giống khác nhau. Cây trồng được liệt kê trong Nhóm I và Nhóm II đòi hỏi phải có sự liên đới của một Hội đồng được thừa nhận gồm các chuyên gia trong ngành gọi là một “Hội đồng khuyến nghị” (RC). Những RC này đóng vai trò phản biện đối với những chủng loại giống cây đó.

Trong tất cả các trường hợp, Văn phòng công nhận giống (VRO) thuộc CFIA xác minh:

Giống đó là khác biệt so với tất cả các giống khác mà đã hoặc đang được công nhận ở Canada; Tên giống không tạo ra sự nhầm lẫn đối với tên của một giống đã hoặc đang được công nhận; Giống đó đáp ứng hoặc vượt các tiêu chuẩn về độ thuần giống được quy định bởi các quy định

hiện hành hoặc bởi Hiệp hội các nhà sản xuất giống Canada đối với chủng loại, loài, dạng hình của giống đó và;

Nếu giống đó hoặc giống nhân từ nó là Cây trồng mang tính trạng mới lạ, xác minh rằng kiểu gen đã được chấp nhận không hạn chế phóng thích ở Canada và có sản phẩm lương thực, thức ăn chăn nuôi đã được chấp nhận phóng thích ra môi trường.

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

Như đã biết, Tiến trình III này quy định một loại cây trồng cụ thể nào đó mà chuyển từ một Nhóm trong Tiến trình III sang nhóm khác thì phải sửa đổi các quy định kèm theo. Các sửa đổi về cây trồng chuyển chỗ này có thể được xem xét dựa trên 2 hợp phần:

Lý do cụ thể phải thay đổi; Sự đồng thuận thay đổi của những người liên quan đến cây trồng cụ thể đó.

Việc sửa đổi quy định theo yêu cầu thường mất đến 2 năm để hoàn thành do phải tham vấn để đạt được sự đồng thuận, phải dự thảo bản sửa đổi và công bố trên công báo Canada…

Đặc điểm của mỗi nhóm như sau:

Các cây trồng thuộc Nhóm I (các cây trồng chính bao gồm Lúa mỳ, đại mạch, đậu và cải dầu) o Đòi hỏi có Hội đồng khuyến nghị để đặt ra các điều kiện và thủ tục khảo nghiệm đối với

các giống đó. Hội đồng khuyến nghị (RC) đó phải đánh giá sự “xứng đáng” giống dựa trên số liệu khảo nghiệm và khuyến nghị công nhận giống đó đến Văn phòng công nhận giống (VRO) thuộc CFIA. Việc đánh giá sự “xứng đáng” được thực hiện bằng cách so sánh kết quả khảo nghiệm đồng ruộng giống đó với các thuộc tính của giống tham chiếu (cũng được biết là giống đối chứng). Để có thêm thông tin hãy tham khảo tại phần Phụ lục A.

Các cây trồng thuộc Nhóm II (gần đây chỉ cây hoa rum) o Đòi hỏi có Hội đồng khuyến nghị để đặt ra các điều kiện và thủ tục khảo nghiệm nhằm tạo

ra các số liệu về đặc tính của cây trồng. Tuy nhiên, Hội đồng khuyến nghị đối với cây trồng thuộc Nhóm II lại không đánh giá số liệu khảo nghiệm nhằm xác định giống mới đó bằng hay hơn giống đối chứng (nói cách khác là giống đó “xứng đáng” hay không). Việc công nhận giống ở Nhóm II vẫn yêu cầu phải có khuyến nghị của Hội đồng khuyến nghị (nói cách khác là xác minh rằng các yêu cầu về khảo nghiệm đã được đáp ứng đầy đủ hay chưa) cho Văn phòng công nhận giống (VRO) thuộc CFIA.

Đối với cây trồng thuộc Nhóm I và II, ngay khi Hội đồng khuyến nghị đã khuyến nghị công nhận một giống, thì văn phòng công nhận giống (VRO) thuộc CFIA chấp nhận khuyến nghị và sau khi xem xét lại, phê chuẩn bộ thông tin phải gửi kèm với đơn đề nghị công nhận, sẽ tiến hành công nhận giống cây trồng mới đó.

Các cây trồng thuộc Nhóm III (gần đây chỉ khoai tây và hướng dương. Đậu tương lấy dầu và cây thức ăn chăn nuôi xanh được chờ đợi để chuyển đến Nhóm này vào cuối năm 2013)

o Những người đề nghị phải cung cấp bộ thông tin công nhận giống cho Văn phòng công nhận giống (VRO) thuộc CFIA để xem xét và phê chuẩn.

o Không đòi hỏi phải có một Hội đồng khuyến nghị cũng như không có việc đánh giá “xứng đáng” hay các yêu cầu về khảo nghiệm trước khi công nhận.

ii. Hội đồng khuyến nghị

Việc công nhận giống của các cây trồng thuộc Nhóm I và Nhóm II được dựa vào một khuyến nghị từ một Hội đồng khuyến nghị (RC). Các quy định về giống đòi hỏi phải duy trì sự chấp nhận của những hội đồng này, mỗi RC sẽ cung cấp một bộ văn bản về các thủ tục tiến hàn hoặc giao thức thực hiện cho văn phòng công nhận giống (VRO) thuộc CFIA mô tả rằng RC đó hoạt động ra sao. Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông lương xem xét chấp nhận các thủ tục của họ vì vậy đòi hỏi các RC phải đệ trình chúng để kiểm tra lại mỗi năm. Các quy định đều yêu cầu các RC phải hoạt động một cách minh bạch, công bằng và rõ ràng.

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

Có 17 Hội đồng khuyến nghị theo vùng đang hiện diện đối với các cây trồng thuộc Nhóm I và Nhóm II. Các RC này được lập bởi những người liên quan đến một cây trồng cụ thể nào đó, họ là các chuyên gia liên quan đến việc phát triển, sản xuất, chế biến, marketing và hoặc khảo nghiệm mỗi loại cây cụ thể đó. Các RC này đặt ra những tiêu chuẩn và cách thức khảo nghiệm cho mỗi cây trồng thuộc Nhóm I và Nhóm II ở Canada, RC cũng đặt ra các tiêu chuẩn hay tiêu chí tối thiểu đối với sự đánh giá “xứng đáng” dùng cho việc khảo nghiệm giống triển vọng và quyết định những giống triển vọng đó đạt được khái niệm về “xứng đáng” công nhận hay không. Nếu một giống triển vọng được xem như là “xứng đáng”, thì RC đó sẽ soạn một bản khuyến nghị để công nhận giống gửi cho văn phòng công nhận giống (VRO) thuộc CFIA.

Dưới đây cung cấp một minh họa liên quan đến lúa mỳ miền Tây, nhưng chú ý là một bộ sửa đổi đang được tiến hành để hiện đại hóa và tinh giảm nhiều thủ tục hiện hành đối với việc khuyến nghị công nhận giống.

Đối với các giống lúa mỳ miền Tây, Hội đồng khuyến nghị dạng này là Hội đồng khuyến nghị vùng Thảo nguyên cho Lúa mỳ, Mạch đen và tiểu hắc mạch (PRCWRT).

PRCWRT có 2 loại thành viên: thành viên đầy đủ (bỏ phiếu) và thành viên phụ trợ (không bỏ phiếu). Các thành viên mới của PRCWRT được đề cử bởi các thành viên đầy đủ hiện hành và được chấp nhận bởi đa số phiếu bầu của hội đồng này. Danh sách thành viên được cập nhật hàng năm và được cung cấp cho văn phòng công nhận giống (VRO) thuộc CFIA riêng rẽ với từng nhóm đánh giá thuộc 3 nhóm (gồm nhóm đánh giá đối với đặc điểm nông học, nhóm đánh giá bệnh và nhóm đánh giá chất lượng). danh sách cũng chỉ ra Chủ tịch, các thư ký được bầu và các thành viên phụ trợ. Các cá nhân mà không đủ tư cách để làm thành viên đầy đủ hay phụ trợ nhưng có quan tâm hoặc liên quan đến quy trình công nhận giống đó có thể được tham dự Hội đồng với tư cách khách mời. Các vị khách này có thể tham gia thảo luận và cung cấp số liệu cho các nhóm đánh giá và Hội đồng nhưng không được bỏ phiếu.

Các thành viên bỏ phiếu của 3 nhóm đánh giá trên thuộc một trong 4 lĩnh vực sau:

Các cá nhân liên quan đến việc phát triển hay khảo nghiệm giống; Các nhà bệnh học cây trồng ngũ cốc; Các chuyên gia chất lượng ngũ cốc; Đại diện có kinh nghiệm trong ngành và ngành lương thực ngũ cốc như: các nhà sản xuất, chế

biến, sản xuất giống, các chuyên gia cấp tỉnh và người liên quan khác.

Các thành viên bỏ phiếu của 3 nhóm này phải là đại diện một phần của chuỗi giá trị ngũ cốc. Tư cách của các thành viên mới được xem xét dựa trên khả năng đóng góp của họ cho quy trình khuyến nghị hơn là tổ chức mà họ đại diện.

Các thành viên đầy đủ mà không tham dự cuộc họp thường niên của PRCWRT trong 2 năm liên tục sẽ được chuyển thành thành viên phụ trợ trừ phi có sự chấp nhận khác của Chủ tịch hội đồng.

Các thành viên phụ trợ là các cá nhân có quan tâm hợp pháp đến những hoạt động của Hội đồng. Các ví dụ về thành viên phụ trợ gồm ( không giới hạn đối với các quan chức của Cơ quan thanh kiểm tra thực phẩm Canada) các chuyên gia của chính quyền cấp tỉnh, các nhà điều hành, quản lý kinh doanh mà tổ chức của họ có hoạt động sản xuất, phát triển hay khảo nghiệm giống. Các thành viên phụ trợ không có quyền bỏ phiếu nhưng được phép có tiếng nói trong các cuộc họp của Hội đồng và của các nhóm đánh giá và sẽ nhận được đầy đủ số liệu cũng như được thâm nhập dữ liệu trên trang web của Hội đồng.

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

iii. Khái niệm “xứng đáng”

Trong các quy định thì “xứng đáng” nghĩa là đòi hỏi giống mới phải tương đương hoặc ưu thế hơn các giống đối chứng khi so sánh các tính trạng cụ thể mà các tính trạng này làm cho giống mới đó mang lại lợi ích xét theo một mục đích cụ thể và trong một vùng cụ thể của Canada. Các quy định không mô tả rõ các tính trạng này là gì, đánh giá chúng thế nào hay dựa vào tham nào để đánh giá - đây chính là vai trò chuyên gia của các Hội đồng khuyến nghị.

Trong quá trình hoạt động, các Hội đồng khuyến nghị thừa nhận rằng trên thực tế chỉ có một số ít giống triển vọng là đáp ứng hoặc vượt bình quân của các giống đối chứng về tất cả các tính trạng quan trọng khi được so sánh đánh giá. Về cơ bản, có nhiều giống sẽ một số điểm mạnh và điểm yếu liên quan đến các giống đối chứng khác nhau, vì vậy việc đánh giá được thực hiện bằng cách có xem xét toàn bộ các tính trạng hay không còn tùy thuộc vào chủng loại cây trồng, năng suất, các đặc tính nông học, chống chịu bệnh, và các tính trạng chất lượng đòi hỏi bởi người tiêu dùng. Số lượng các tiêu chí “xứng đáng” mà các cây trồng thuộc Nhóm I phải đáp ứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng chủng loại cây trồng cụ thể.

Ví dụ, đối với các giống lúa mỳ miền Tây Canada, do có đến 9 loại phẩm cấp lúa mỳ trên thị trường và vô số yêu cầu của khách hàng và người sử dụng, vì vậy mà có tới 33 đến 49 tính trạng cụ thể được đánh giá về tính “xứng đáng”, phụ thuộc vào Luật lương thực ngũ cốc Canada (ví dụ, 6 bệnh, 32 tham số về chất lượng, 9 tính trạng nông học đối với loại lúa mỳ Đỏ vụ xuân miền Tây Canada phải được đánh giá). Sức nặng của các tham số cũng khác nhau đối với các loại lúa mỳ khác nhau – Một giống triển vọng không cần phải có ưu thế về tất cả các tham số đo lường nhưng phải thể hiện được rằng chúng phải tương đương hay tốt hơn các giống đối chứng.

Sau khi hệ thống công nhận mới có hiệu lực vào năm 2009, Hội đồng Cây cải dầu miền Tây đã thừa hưởng lợi thế về tính linh hoạt đó và đã điều chỉnh thay đổi khái niệm về “xứng đáng”. Sự thay đổi đi từ một loạt các yêu cầu “phải có” và “nên có” cùng với cách tính toán các chỉ số đa chỉ tiêu đến một sự kết hợp đánh giá mức hàm lượng dầu và protein tối thiểu. Các giống Cải dầu phải đáp ứng khái niệm tối thiểu đối với cải dầu (nói cách khác là đạt hàm lượng axit erucic thấp trong dầu, tổng glucosinolates thấp trong hạt và tổng chất béo no tối thiểu trong dầu).

Trong khi Hội đồng khuyến nghị Cải dầu lựa chọn việc tiếp tục yêu cầu khảo nghiệm đối với các cây trồng thuộc Nhóm I về chất lượng và các đặc điểm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh và năng suất thì các thành viên của nó là cảm nhận được sức ép của thị trường phải đảm bảo rằng chúng phải đáp ứng bằng hoặc trên đối chứng. Chính sách “Quy định tạm thời về cải dầu” mới đã được giới thiệu vào năm 2010 bởi Văn phòng công nhận giống thuộc CFIA, ở đó tất cả các số liệu tự khảo nghiệm cá nhận dựa trên kết quả khảo nghiệm trong 1 năm có thể được sử dụng cho các mục đích công nhận (các quy ước phải được xác nhận và phải được khuyến nghị bởi RC).

iv. Khảo nghiệm

Khảo nghiệm công nhận được xây dựng và thực hiện nhằm cung cấp các số liệu về những đặc tính của giống mới một cách tin cậy và có cơ sở khoa học. Như đã nói ở phần trước, các Hội đồng khuyến nghị quy định các cây trồng thuộc Nhóm I và Nhóm II phải thiết lập và áp dụng các quy ước khảo nghiệm như là một phần của quy trình đánh giá giống.

Để có đủ tư cách, điều kiện đưa vào khảo nghiệm đánh giá của Hội đồng thì trước tiên các nhà phát triển giống phải trình bày bằng chứng về sư “xứng đáng” (nếu có thể được) của giống triển vọng với người điều hành công tác khảo nghiệm. Bằng chứng này là các kết quả khảo nghiệm đồng ruộng trong 1 hoặc 2 năm ở những địa điểm khác nhau so sánh với các giống đối chứng phổ biến về những đặc tính biểu hiện của đặc điểm nông học, bệnh, và chất lượng.

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

Như đã nói, đối với các cây trồng thuộc Nhóm I đòi hỏi phải đánh giá tính “xứng đáng”, thi một giống triển vọng được mong đợi phải đáp ứng hoặc vượt giống đối chứng (dựa trên số liệu khảo nghiệm) trước khi được xem xét công nhận.

Ví dụ, Hội đồng Hội đồng khuyến nghị cải dầu miền Tây Canada điều phối việc khảo nghiệm năm thứ 2 (thường được biết là khảo nghiệm kết hợp). Khảo nghiệm năm thứ 2 này (đồng ruộng và chất lượng) được kết hợp với số liệu khảo nghiệm tác giả năm thứ nhất tạo thành bảng chấm điểm đánh giá các tham số chất lượng mô tả trong văn bản của RC (dầu, protein, chất béo, axit erucic, glucosinolate). Bản chấm điểm này được sử dụng làm cơ sở để khuyến nghị công nhận giống cải dầu. Các nhà phát triển giống có thể lựa chọn việc theo đuổi một khuyến nghị tạm thời chỉ dựa trên số liệu khảo nghiệm tác giả trong một năm.

Đối với cây trồng thuộc Nhóm II, các hội đồng khuyến nghị quyết định có khuyến nghị công nhận một giống mới hay không chỉ căn cứ vào việc giống đó có đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm đồng ruộng theo hướng dẫn của RC hay không mà thôi. Không có việc đánh giá “xứng đáng” hay không.

v. Các loại cây trồng không dính dáng đến hệ thống công nhận giống

Mặc dù đa số các cây trồng ở Canada bị buộc phải công nhận giống, thì vẫn có ngoại lệ. Trong khi không có một quy trình cụ thể nào trong luật giống hoặc các quy định chính thức nào miễn công nhận các loại cây trồng đó, nhưng trong thực tế việc miễn công nhận vẫn xảy ra với một số cây trồng nhất định, việc miễn công nhận này dựa trên thực tế trồng trọt và tiếp thị những cây trồng cụ thể và một quyết định đồng thuận của các thành viên trong chuỗi giá trị cây trồng đó. Ví dụ, hoạt động bên ngoài hệ thống công nhận giống chính thức, một số chuỗi giá trị cây trồng loại này đã tạo ra các hệ thống để nhận biết và văn bản để chứng nhận chất lượng giống và phục vụ các mục đích thương mại quốc tế. Bất kỳ một yêu cầu xin miễn công nhận giống nào cũng đòi hỏi phải có sự sửa đổi các quy định. Các chuỗi giá trị cây trồng hiện đang nằm ngoài hệ thống công nhận giống (ví dụ Ngô, đậu tương chất lượng, đậu chickpea, cây ăn quả và rau, cây cảnh, cỏ sân vườn …) có thể theo đuổi các mục tiêu tương tự trên như loại cây được công nhận giống bằng các cách thức khác.

Ví dụ, năm 1996, theo yêu cầu của ngành ngô, ngô được miễn công nhận giống. Đề nghị miễn này xuất phát từ những người trồng ngô mong muốn có được vị trí như những người trồng ngô ở Hoa Kỳ và được tiếp cận các giống ngô lai mới cùng thời gian với nông dân Hoa kỳ. Những người liên quan trong ngành ngô thấy rằng để công nhận giống ở Canada thường mất 2-3 năm sau Hoa Kỳ và mất đi sự đồng bộ ảnh hưởng đến kế hoạch cung cấp sản phẩm. Ở thời điểm đó, chưa có sự linh hoạt trong hệ thống công nhận để có thể công nhận giống mà không yêu cầu đánh giá “xứng đáng”.

Ngày nay, ngành ngô (thông qua hiệp hội giống thương mại Canada) đã phát triển và duy trì một cơ sở dữ liệu về các giống ngô lai đang được sử dụng thương mại tại Canada.

Đối với loại cây trồng không thuộc hệ thống công nhận giống (ví dụ cây nhiên liệu sinh học như cây họ cải), thì các yêu cầu cũng tương tự như loại cây muốn chuyển từ Nhóm này sang Nhóm khác. Cần phải có lý do chính đáng và sự đồng thuận của những người có liên quan. Sự thay đổi quy định là cần thiết để yêu cầu loại cây trồng này phải được công nhận giống.

vi. Sự kết nối giữa công nhận giống cây trồng và hệ thống đảm bảo chất lượng

lương thực dạng hạt.

Hệ thống công nhận giống nằm dưới nền tảng của hệ thống đảm bảo chất lượng lương thực dạng hạt của Canada (GQAS) đối với ngũ cốc, cải dầu và lanh. Hệ thống này tập trung vào yêu cầu về chất lượng của người tiêu dùng do những người mua hàng trong nước và quốc tế đòi hỏi. GQAS được phân công để đảm nhiệm cung cấp cho khách hàng lương thực dạng hạt đạt chất lượng theo yêu cầu một cách

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

liên tục năm này qua năm khác. GQAS cũng cung cấp khả năng phân loại hạt theo loại, hạng và cấp vì vậy nó cho phép khách hàng có thể mua các lô lương thực dạng hạt mà chất lượng chế biến là có thể đoán trước được. Thêm nữa, cần phải hiểu rằng vai trò của GQAS không chỉ là thúc đẩy thương mại và còn là giúp đảm bảo các quy định an toàn về lương thực dạng hạt và yêu cầu về đáp ứng độ sạch.

Là cơ quan đảm bảo chất chất lượng lương thực dạng hạt Canada, CGC kết nối “Các danh sách giống chỉ định” của họ (Các danh sách của những giống được chấp nhận là thích hợp đối với một phẩm cấp lương thực dạng hạt nhất định nào đó) với quy trình công nhận dựa trên việc đáp ứng tính ”xứng đáng” của các cây trồng thuộc Nhóm I để trợ giúp hoàn thành sự ủy thác về trách nhiệm đảm bảo chất lượng của cơ quan này. Dưới thẩm quyền của Luật hạt ngũ cốc Canada, một giống ngũ cốc được công nhận phải thích hợp với một thị trường của một phẩm cấp hạt nhất định (ví dụ Phẩm cấp lúa mỳ Đỏ, vụ Xuân, miền Tây Canada) và để nhận được một khoản chi trả phụ cấp. Như vậy, các giống phải được đưa vào các thí nghiệm để xác định sự “xứng đáng” cho một đoạn thị trường của một phẩm cấp cụ thể. Sau đó, các hội đồng khuyến nghị đánh giá toàn bộ các giống mới dựa trên điểm chuẩn “phẩm cấp cụ thể” của các giống đối với nhu cầu tiêu dùng mỗi “phẩm cấp cụ thể”, đánh giá khả năng kháng bệnh và đánh giá tiêu chí đặc tính nông học nếu thấy đáp ứng được chỉ tiêu về tính “xứng đáng” đối với một phẩm cấp lương thực dạng hạt ngũ cốc cụ thể nào đó thì sẽ được khuyến nghị công nhận.

Sau đó, các danh sách giống chỉ định của CGC sẽ được sử dụng bởi các nhà sản xuất và điều hành hạt ngũ cốc để xác định giống nào là thích hợp phân phối trong một phẩm cấp cụ thể nhất định nào và số tiền trợ cấp chi trả liên quan. Các nhà điều hành cũng sử dụng những danh sách này như là một công cụ để đảm bảo những giống không thích hợp không làm hủy hoại chất lượng của các lô hàng hạt ngũ cốc và có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng. Khi CFIA hủy bỏ công nhận một giống theo yêu cầu của chủ sở hữu, thì sau đó giống đó cũng bị loại bỏ khỏi Danh sách các giống chỉ định và không còn thích hợp cho một phẩm cấp hạt ngũ cốc hàng đầu nào nữa.

Sự thống nhất giữa CQAS và các yêu cầu để công nhận giống tiếp tục tiến triển cùng với những thay đổi trong ngành nông nghiệp nhằm đảm bảo cải thiện liên tục các sản phẩm thương hiệu Canada và cuối cùng là tạo thuận lợi để thâm nhập thị trường. Ví dụ, việc tạo ra một phẩm cấp mang tên “Mục đích chung” trong năm 2008 và việc phân chia phẩm cấp các giống lúa mỳ miền Tây gần đây đã được điều chỉnh thay đổi nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường và những đòi hỏi của nhà sản xuất. Bằng việc đảm bảo các thuộc tính một cách kiên định liên quan đến mục đích tiêu dùng cuối cùng và đảm bảo đồng bộ chức năng, các lô hàng càng kiên định hơn về chất chượng chế biến cho từng tàu hàng một, năm nay qua năm khác. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với loại hàng hóa được sử dụng đa mục đích như là lúa mỳ, khi mà có một khối lượng lớn được sản xuất mỗi năm, trải rộng trên nhiều môi trường trồng trọt khác nhau ở miền Tây Canada.

Ngày nay, hệ thống phân loại lúa mỳ miền Tây Canada được mở rộng căn cứ vào hàm lượng protein, xuất phát từ các giống có hàm lượng thấp đến các giống có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, điều quan trọng phải chú ý là chỉ có hàm lượng protein cao không có nghĩa là tự nhiên làm cho một giống có chất lượng cao. Ngay cả khi mức protein đạt trên 11,5 đến 12 %, thì cũng chỉ mang tính chức năng của lúa mỳ chứ không phải chất lượng cũng tăng lên theo.

vii. Mối liên quan giữa công nhận giống và chứng nhận hạt giống

Sau khi một giống cây trồng được khuyến nghị công nhận bởi một Hội đồng khuyến nghị, thì bước cuối cùng là nộp đơn đề nghị cho Văn phòng công nhận giống thuộc CFIA. Những người công nhận giống được yêu cầu cung cấp một bộ thông tin bao gồm: bản mô tả giống (mô tả kiểu hình), lý lịch chọn tạo, xác nhận của tác giả, người nộp đơn đại điện của Canada, chủng loại giống, chi, loài cây trồng, các danh sách Hiệp hội các cơ quan chứng nhận hạt giống chính thức (AOSCA) và Chương trình phát triển hạt giống của OECD (nếu được yêu cầu), và một mẫu hạt giống tham chiếu. Một số thông tin thêm có thể được yêu cầu tùy thuộc vào từng chủng loại cây trồng. Ví dụ, đối với các giống PNT, thì một giao

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

thức thử nghiệm cho phép nhận diện tính trạng mới lạ phải được giao nộp, xem xét và chấp nhận bởi CFIA trước khi công nhận giống đó.

CFIA cũng gieo trồng từng mẫu hạt giống tham chiếu mới ngay trong vụ kế tiếp sau khi nhận được mẫu giống. Các kết quả được kiểm tra về độ thuần giống theo bản mô tả giống được nộp bởi người nộp đơn đề nghị. Trong một số trường hợp, nếu có cảnh cáo thì việc phân tích AND bổ sung sẽ phải thực hiện để phục vụ cho các mục đích xác minh.

Văn phòng công nhận giống thuộc CFIA xác minh tất cả các thông tin nói trên cũng như bất kỳ các tính trạng mới lạ nào (nói cách khác là những giống được chấp nhận các tính trạng để có thể được phóng thích tự do ở Canada) và để lưu danh sách trong một cơ sở dữ liệu được duy trì của CFIA nhằm các mục đích tham chiếu và truy xuất nguồn gốc chính thức.

Đối với các cây trồng không phải công nhận giống (ví dụ ngô, đậu rau), thì Hiệp hội những người sản xuất giống Canada (CSGA) yêu cầu những thông tin tương tự như trên cho quy trình chứng nhận theo “Mẫu 300” của họ trước khi hạt giống của một giống mới được chứng nhận bởi CFIA. Quy trình theo “Mẫu 300” bao gồm một số mục tương tự như việc công nhận các giống cây trồng thuộc Nhóm III khi Mẫu 300 lưu trữ hầu hết các thông tin tương tự như vậy, nhưng các thông tin này không được xác minh bởi CFIA hoặc được lưu giữ trong hồ sơ cơ sở dữ liệu. Đối với các giống trong Chương trình phát triển hạt giống của OECD, thì CFIA là cơ quan thẩm quyền được chỉ định của Canada và việc liệt kê các giống đó phải thông qua Văn phòng công nhận giống.

Cả OECD và AOSCA đều là những cơ quan đề cao sự tiêu chuẩn hóa hay sự hài hòa của các tiêu chuẩn chứng nhận hạt giống như là một phương thức để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa các quốc gia. Từ năm 1958, các chương trình phát triển hạt giống của OECD đã được mở ra cho các nước thành viên OECD cũng như các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày nay, 58 nước bao gồm Canada đã tham dự vào. Các chương trình này đảm bảo việc xác định đúng giống và độ thuần hạt giống thông qua các yêu cầu và kiểm soát phù hợp xuyên suốt các hoạt động như gẵn nhãn, chế biến hạt giống và trồng trọt.

Tiền thân của AOSCA là Hiệp hội Cải thiện cây trồng Quốc tế, được thành lập năm 1919 bởi Canada và 12 bang của Hoa Kỳ. Sau đó nó lớn mạnh lên bao trùm hơn 50 cơ quan ở Hoa Kỳ, Canada , New Zealand, Australia, Chile, Argentina và Nam Phi gồm cả các cơ quan chính phủ và phi chính phủ đều chịu trách nhiệm đối với việc chứng nhận hạt giống chính thức. Cả CFIA và CSGA điều là thành viên của AOSCA.

Việc nhân phả hệ hạt giống và cây giống duy trì độ thuần giống thông qua quá trình nhân hạt giống. Việc này là rất quan trọng nhằm duy trì năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và các tính trạng khác biệt khác của một giống.

Nhân hạt giống phả hệ là nói đến một thế hệ hạt giống nhân được nhân từ một thế hệ trước, đến quá trình nhân hạt giống được kiểm soát bằng các tiêu chuẩn đặc chưng tại mỗi giai đoạn nhân hạt giống. Quá trình này được quy định chặt chẽ bởi CSGA và liên quan đến các tiêu chuẩn để kiểm định đồng ruộng.

CSGA được thừa nhận bởi Luật giống và các quy định, là cơ quan phả hệ chính thức của Canada chịu trách nhiệm quy định về các tiêu chuẩn độ thuần giống và chứng nhận hạt giống đối với tất cả các cây trồng nông nghiệp, ngoại trừ khoai tây được điều hành bởi CFIA do một số đặc tính riêng (ví dụ, phương thức nhân giống và kiểm soát bệnh).

viii. Văn bản của Bộ trưởng gửi các Hội đồng khuyến nghị

Trong tháng 2 năm 2013, Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Nông lương soạn thảo văn bản gửi cho từng

Hội đồng khuyến nghị yêu cầu hỗ trợ những nỗ lực của chính phủ để tăng cường đổi mới bằng việc

xem xét lại cấu trúc và hoạt động của mỗi hội đồng với quan điểm là loại bỏ các rào cản tiềm ẩn gây

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

trở ngại không cần thiết cho việc đổi mới trong ngành trồng trọt. Bộ trưởng đã yêu cầu các Hội đồng

khuyến nghị xem xét làm thế nào để đảm tốt nhất để Canada có một giải pháp công nhận giống đi

trước nhằm khuyến khích đổi mới trong công tác phát triển giống và cân bằng giữa lợi ích giữa các nhà

sản xuất và những thành viên khác trong các chuỗi giá trị cây trồng. Các hội đồng khuyến nghị đã được

đặc biệt yêu cầu phải xem xét toàn bộ các khía cạnh hoạt động của họ gồm:

Tận dụng mọi sự linh hoạt theo hệ thống hiện tại để tinh giảm các thủ tục của hội đồng; Tái đánh giá và nếu có thể thì giảm: các yêu cầu về số liệu, số năm thí nghiệm đồng ruộng trước

công nhận và sự chấp nhận số liệu nước ngoài nếu thấy có thể áp dụng được; Điều chỉnh cấu trúc hội đồng và các thành viên hội đồng để đảm bảo sự đại diện đầy đủ và cân

bằng sự hiện diện của các chuỗi giá trị; và Tìm kiếm cơ hội để tinh giảm việc đánh giá tính “xứng đáng” nếu thấy phù hợp và áp dụng

được.

Đến nay, một số Hội đồng khuyến nghị đã trả lời văn bản của Bộ trưởng và phác họa ý định của họ nhằm xem xét lại cấu trúc và hoạt động và/hoặc đệ trình những đề nghị thay đổi cụ thể.

III. Giải pháp công nhận giống của các quốc gia khác

Nhìn chung, quy trình phát triển một giống mới và đưa nó ra thị trường là một quá trình dài, không phụ thuộc vào chủng loại cây trồng hay việc giống đó được phát triển ở đâu. Tuy nhiên, không phải tất cả các Quốc giá đều có hệ thống công nhận giống hợp pháp như tại Canada. Ở Hoa Kỳ, không có yêu cầu công nhận giống bắt buộc với sự giám sát của chính phủ liên bang.Tuy nhiên, các tác giả có thể mất 2- 3 năm để thực hiện thí nghiệm trước khi thương mại hóa giống. Các thí nghiệm này thường được sử dụng để cung cấp số liệu đáng tin cậy đến nông dân và các số liệu theo chức năng của hạt lương thực ngũ cốc đến người tiêu dùng. Úc cũng không có hệ thống công nhận bắt buộc. Tuy nhiên, đối với các giống lúa mỳ mới để đạt được sự phân loại phẩm cấp cần thiết nhằm tham gia vào hệ thống xuất khẩu lúa mỳ của Úc, thì các nhà phát triển giống phải có được số liệu của một số năm thí nghiệm đồng ruộng nhất định.

Các nước EU đều đòi hỏi công nhận giống/chứng nhận hạt giống bắt buộc đối với các cây trồng nông nghiệp chính. Khi giống đến toàn EU, có những hướng dẫn cụ thể để công nhận giống mà theo đó năng suất khả dĩ, khả năng chống chịu các sinh vật gây hại, sự thân thiện với môi trường và chất lượng phải được đánh giá, nhưng hướng dẫn dạng này không nêu ra các nguyên tắc cụ thể nào (ví dụ đối với số điểm hay thời gian khảo nghiệm). Kết quả là, các yêu cầu và chế độ khảo nghiệm thì khác nhau ở mỗi nước khác nhau. Năm 2012, EU bắt đầu xem xét lại luật liên quan đến công nhận giống và chứng nhận hạt giống. Nhận biết những áp lực tài chính lớn hơn đối với các nước thành viên và cần phải giảm gánh nặng hành chính cho người sử dụng hệ thống công nhận giống/ chứng nhận hạt giống, vì vậy việc xem xét lại hệ thống đã tạo ra một vài kịch bản để lấy ý kiến công khai. Các kết quả xem xét lại đã được công bố vào tháng 5 năm 2013. Đề nghị mới cố gắng cân bằng điểm mạnh của hệ thống hiện tại với mong muốn của những người liên quan nhằm giảm chi phí, sự phực tạp và tăng hiệu quả của hệ thống. Sự chấp nhận trên toàn EU được mong đợi sẽ xảy ra trong 2-3 năm nữa.

Ở Brazil, Bộ Nông nghiệp giám sát một hệ thống công nhận cây trồng. Mỗi chuỗi giá trị cây trồng chịu trách nhiệm quy định các yêu cầu công nhận một cây trồng (ví dụ, số năm và địa điểm thí nghiệm trước công nhận, tiêu chí nào phải đạt được vv..). Chính phủ liên bang ban hành công nhận một giống dựa trên khuyến nghị của một chuỗi giá trị.

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

IV. Công nhận giống – những giải pháp lựa chọn cho tương lai

Gần đây, đã có nhiều tranh luận về vai trò của công nhận giống ở Canada, đặc biệt là đối với lúa mỳ ở miền Tây Canada. Một số người có liên quan cho rằng công nhận giống cây trồng ở Canada là nền móng của hệ thống đảm bảo chất lượng lương thực dạng hạt và hạt giống, giúp Canada trở nên khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Sự kiên định về chất lượng này là chìa khóa thành công của sản phẩm nhãn hiệu Canada. Thêm nữa, dường như là các Hội đồng khuyến nghị đang có đủ tính linh hoạt để điều chỉnh các thủ tục hoạt động của họ phù hợp với những đòi hỏi đối với mỗi chuỗi giá trị cây trồng.

Tuy nhiên, những người có liên quan khác lại chỉ ra rằng hệ thống công nhận giống hiện nay quá chú trọng vào các thuộc tính chất lượng ví dụ chất lượng của một số phẩm cấp lúa mỳ. Sự tập trung theo diện hẹp vào các thuộc tính cụ thể này có thể hạn chế việc đổi mới khi mà có những giống đáp ứng được các nhu cầu của thị trường nhưng các thuộc tính của chúng lại không được khuyến nghị bởi những Hội đồng khuyến nghị và vì vậy không được phép trồng ở Canada. Theo các quy định, các Hội đồng khuyến nghị được yêu cầu phải hoạt động một cách công bằng, công khai và minh bạch. Dù vậy, nhiều quan ngại cho thấy có sự chủ quan trong quá trình ra quyết định thông qua bỏ phiếu của những hội đồng này, việc ra quyết định là không rõ ràng và thiếu nhất quán với các phương pháp dựa trên cơ sở khoa học liên quan đến phát triển các giống mới.

Ngoài ra, những người có liên quan khác còn chỉ ra rằng hệ thống công nhận giống hiện tại có thể sử dụng một số “cải tiến, chỉnh sửa” để tăng tốc độ và số lượng giống được khuyến nghị công nhận, nhưng nhìn chung, hệ thống hiện tại là linh hoạt, có các chức năng phù hợp và Canada không nên “quẳng đứa trẻ đi cùng nước tắm (bỏ đi thứ quý giá mà mình đang có)”.

Đưa ra nhiều quan điểm khác nhau để chính phủ liên bang xem xét, quy trình hứa hẹn này sẽ thu hút nhiều ý kiến về 4 giải pháp lựa chọn mang tính tiềm năng. Việc xem xét và thực thi bất kỳ một giải pháp lựa chọn nào cũng cần phải được thực hiện trong một bối cảnh trung hạn (2-3 năm). Nó cũng là thông tin bổ sung giúp tạo nên những thay đổi cấp thời hoạt động các RC nhằm tinh giảm thủ tục của quy trình công nhận hiện hành nhằm đáp ứng lại văn bản của Bộ trưởng đã gửi tháng 2 năm 2013.

Thêm nữa, phải biết rằng các giải lựa chọn vạch ra dưới đây không cung cấp chi tiết về việc thi hành hay những phân tích sâu về ảnh hưởng của chúng đối với những hệ thống mà việc công nhận giống có liên quan đến như hệ thống đảm bảo chất lượng lương thực dạng hạt và hệ thống chứng nhận hạt giống. Theo các quy trình hứa hẹn dưới đây, chính phủ Canada sẽ phải đánh giá các vấn đề thực thi như: cơ quan phụ trách nào là phù hợp, việc đảm bảo sức khỏe, an toàn và những xem xét khác phải được cứu xét.

Giải pháp lựa chọn 1- Cho phép thừa hưởng sự linh hoạt của hệ thống công nhận giống hiện hành

Những thay đổi có ý nghĩa về hệ thống công nhận đã xảy ra gần đây (nói cách khác là vào năm 2009) và bởi vì quy trình phát triển các giống mới là một quá trình dài (không phụ thuộc vào cây trồng hay quốc gia), do vậy có thể thấy rằng hệ thống hiện tại vẫn chưa hoạt động trong thời gian đủ dài để thể hiện hết tất cả tính linh hoạt mang tính thừa hưởng của nó. Ví dụ, việc di chuyển một số cây trồng đến Nhóm mới trong 3 Nhóm của hệ thống công nhận là chưa xảy ra, mặc dù việc đề nghị di chuyển một số cây trồng đang được giải quyết. Như đã lưu ý, có những sự linh hoạt trong các Hội đồng khuyến nghị nhằm thay đổi các thủ tục (ví dụ như các đòi hỏi về tính “xứng đáng”). Một số RC đã tận dụng lợi thế này trong khi số khác thì lại không làm. Quyết định loại bỏ sự khác biệt mang tính nhãn quan về dạng hạt (KVD) đối với lúa mỳ trong năm 2008 đã được ủng hội rộng rãi bởi những người có liên quan khi có quan ngại rằng KVD là trở ngại để cải thiện năng suất. Cuối cùng, chủng loại phẩm cấp hạt “Mục đích chung” trong hệ thống phân loại lúa mỳ đã được đưa ra sử dụng từ năm 2008.

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

Vì vậy, một giải pháp được lựa chọn sẽ ảnh hưởng đến thay đổi của hệ thống và sau đó nó phải được đánh giá lại trong vòng 5 năm nếu như hệ thống đòi hỏi phải thay đổi thêm nữa.

Các nỗ lực xây dựng nhận thức liên quan đến tính linh hoạt của hệ thống hiện tại, đặc biệt là việc hệ thống sẽ được cấu trúc như thế nào, các RC hoạt động ra sao, vai trò gì của chính phủ liên bang trong công nhận giống và tính linh hoạt mà cho phép các nhà phát triển giống có thể làm việc với các RC để tạo ra các số liệu theo yêu cầu, có thể giúp đảm bảo việc công nhận giống được thấu hiểu hơn và được sử dụng để tối đa hóa lợi ích trong toàn bộ các chuỗi giá trị cây trồng.

Giải pháp lựa chọn 2 – Tinh giảm quy trình quy định bằng cách đòi hỏi tất cả các cây trồng đáp ứng một yêu cầu công nhận tối thiểu với việc chỉ lựa chọn một số cây trồng phải đánh giá tính “xứng đáng” thông qua một quy trình đánh giá độc lập

Theo giải pháp lựa chọn này, chính phủ liên bang sẽ chỉ dấu ý định của họ nhằm di chuyển toàn bộ những cây trồng đang thuộc Nhóm I và Nhóm II đến một “yêu cầu công nhận cơ bản” tưowng tự như đối với cây trồng thuộc Nhóm III.

Khi hệ thống công nhận được thiết kế lại và có hiệu lực vào năm 2009, có một sự mặc định rằng hầu hết loại cây trồng đều được đưa vào Nhóm I, với mong muốn dịch chuyển sang Nhóm II nhanh hơn đối với những cây trồng cần ít yêu cầu hơn. Một số người có liên quan đã bày tỏ quan ngại về việc kéo dài thời gian để thực hiện công việc này.

Theo giải pháp lựa chọn 2, thì những cây trồng mặc định trên sẽ được di chuyển sang Nhóm III, Nhóm có đặc điểm là chỉ yêu cầu tối thiểu để công nhận và sự giám sát tối thiểu của chính phủ liên bang. Tuy nhiên, những loại cây trồng mà chuỗi giá trị của chúng cho thây chúng được hưởng lợi từ một Hội đồng khuyến nghị và một yêu cầu đánh giá tính “xứng đáng” độc lập, thì có thể vẫn để chúng ở lại trong Nhóm I và Nhóm II nếu có thể được. Việc này sẽ cho phép các chuỗi giá trị mà các thành viên chúng đồng thuận là vẫn phải có thêm sự giám sát bắt buộc và vẫn duy trì ở mức cũ (nói cách khác là không có bất kỳ sự di chuyển nào). Ví dụ, việc xem xét có thể để một số (không nhất thiết tất cả) loại lúa mỳ vẫn ở trong Nhóm I, nhưng những loại lúa mỳ khác thì được chuyển sang Nhóm II hoặc Nhóm III.

Giải pháp lựa chọn 3 – Tinh giảm quy trình quy định bằng việc duy trì một mức giám sát tối thiểu của chính phủ liên bang (tương tự như Nhóm III), và xóa bỏ bất kỳ việc đánh giá tính “xứng đáng” nào hay xóa bỏ việc đánh giá số liệu về đặc tính giống theo hệ thống công nhận giống.

Giải pháp lựa chọn này bao gồm nhiều yếu tố giống như giải pháp lựa chọn 2 ở trên. Tuy nhiên, sẽ không còn bất kỳ cây trồng nào còn nằm ở Nhóm I và Nhóm II và yêu cầu đối với các Hội đồng khuyến nghị về việc đánh giá tính “xứng đáng” sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn.

Giải pháp lựa chọn này cho thấy một sự tinh giảm thêm nữa về mức độ giám sát của chính phủ liên bang đối với hệ thống công nhận giống. Ví dụ, không có các Hội đồng công nhận giống, thì không có yêu cầu để họ đệ trình các thủ tục hoạt động nhằm đạt được sự chấp nhận từ Văn phòng công nhận giống thuộc CFIA mỗi năm như đang thực hiện gần đây.

Tuy nhiên, với các cây trồng Nhóm III, Văn phòng công nhận giống cây trồng vẫn duy trì một vai trò giám sát quan trọng thông qua việc xác minh thông tin gửi trong bản đề nghị công nhận và việc nắm giữ các mẫu giống tham chiếu … Các yêu cầu về công nhận giống trong Nhóm III sẽ tiếp tục cho phép

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

kiểm soát ngăn ngừa sự giả dối thông qua việc giám sát các đặc tính và việc xác định đính giống khi kiểm tra lại trên đồng ruộng. Chứng nhận hạt giống cũng sẽ tiếp tục được trợ giúp bởi việc công nhận giống theo như lựa chọn này.

Trong những ý kiến được tham khảo dẫn đến sự hình thành của hệ thống công nhận giống phân chia theo nhóm năm 2009, thì khái niệm của các nhóm tư vấn của mỗi cây trồng cụ thể đã biến các Hội đồng khuyến nghị thành một diễn dàn thảo luận về chuỗi giá trị của các cây trồng khi chúng có thể sẽ được dịch chuyển sang Nhóm III. Khái niệm này nhận ra sự giá trị của việc tập hợp những người có liên quan đến một cây trồng cụ thể để cùng nhau thảo luận và đưa ra quyết định. Việc này đang diễn ra hàng năm khi mà những Hội đồng khuyến nghị họp để được chấp nhận những thay đổi về thủ tục hoạt động của họ. Nhóm tư vấn cây trồng cụ thể sẽ hoạt động ngoài hệ thống công nhận và sẽ trở thành nhóm lãnh đạo nghành nghề đó.

Theo như lựa chọn này, các chuỗi giá trị cây trồng sẽ được tự do thiết kế và thực thi các hệ thống để tạo thành, phổ biến thông tin về đặc tính và số liệu một cách độc lập mà gần đây đang là một chức năng của các RC thông qua những quy trình khảo nghiệm cây trồng thuộc Nhóm I và Nhóm II. Việc này là tương tự như những gì xảy ra đối với ngành ngô ở Canada. Cần phải biết rằng theo luật hoặc các quy định về giống, CFIA không có thẩm quyền thu thập hay công bố các số liệu khảo nghiệm tiền công nhận như là một yêu cầu để công nhận giống.

Giải pháp lựa chọn 4 – Rút bỏ vai trò giám sát của chính phủ liên bang trong công nhận giống, cho phép các ngành nghề hoặc các bên thứ ba đảm nhiệm những chức năng này.

Giải pháp lựa chọn này liên quan đến việc xóa bỏ vai trò giám sát trực tiếp của chính quyền liên bang đối với hệ thống công nhận giống. CFIA và Y tế Canada sẽ vẫn tiếp tục đảm bảo sự an toàn của các cây trồng mang tính trạng mới lạ (PNT) đối với thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và môi trường bằng việc đưa ra một cơ chế nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc các cây trồng đó. Các nghĩa vụ quốc tế đòi hỏi chính phủ liên bang hoạt động như là đầu mối quốc gia vẫn sẽ vẫn tiếp tục được đáp ứng.

Thực chất, giải pháp lựa chọn này sẽ đồng nghĩa với việc loại trừ việc công nhận giống đối với tất cả các giống cây trồng – như là trường hợp đối với cây ngô và cây đậu rau gần đây. Các chức năng công nhận giống thể hiện bởi Văn phòng công nhận giống thuộc CFIA (như là chấp nhận và xác minh thông tin về giống từ mỗi đối tượng đề nghị, thu thập và nắm giữ các mẫu hạt giống đại diện và thực hiện các thí nghiệm khảo nghiệm xác minh giống) có thể được chuyển giao cho các tổ chức về cây trồng cụ thể hoặc cho ngành giống quản lý.

Hiệp hội các nhà sản xuất giống Canada, hay bên thứ ba khác có thể đảm nhận các chức năng mà đang được nắm giữ bởi Văn phòng công nhận giống thuộc CFIA (nói cách khác là việc lưu kho mẫu giống tham chiếu, trồng thử nghiệm kiểm tra lại các giống mới, quản lý và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ những khiếu nại về giống …).

Phụ lục A- Quy trình phát triển và công nhận giống cây ngũ cốc ở Canada

Phát triển giống, từ chọn tạo khởi đầu đến tiếp thị hạt giống cho nông dân bao gồm một số năm đánh giá dòng thuần, chọn tính trạng và khảo nghiệm thông qua các thí nghiệm đồng ruộng và cuối cùng là công nhận, sau đó mới được phép nhân giống. Tùy thuộc vào chủng loại cây trồng, tác giả và mức độ phức tạp của tiêu chí chọn giống, quá trình này có thể dài tới 12 năm cho đến khi giống được kinh doanh thương mại thực sự.

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

Chọn tạo giống cây trồng ngũ cốc cần tối thiểu 6- 7 năm (thường là nhiều hơn), tiếp theo là 1-2 năm để khảo nghiệm tác giả nhằm xác định các dòng ưu việt trong chương trình lai tạo. Các nhà tạo giống cần phải tiên đoán được mục tiêu chọn tạo của họ từ nhiều năm trước thì mới đảm bảo thành công của họ trên thị trường sau này.

Bước tiếp theo là tham gia vào bộ giống triển vọng trong các thí nghiệm khuyến nghị công nhận giống chính thức. Có một nhà điều phối thí nghiệm khảo nghiệm chính thức báo cáo đến Hội đồng khuyến nghị và hoạt động theo các thủ tục hoạt động được văn bản hóa của họ. Chi phí cho những thí nghiệm này do người phát triển giống phải trả.

Hầu hết các thí nghiệm thuộc bảo trợ của một Hội đồng khuyến nghị, được thanh tra bởi người đại diện của Hội đồng khuyến nghị và được chấp nhận bởi Hội đồng khuyến nghị.

Một lần nữa, lại lấy lúa mỳ miền Tây ra làm ví dụ, thí nghiệm nào mà giống này phải tham gia là được xác định bởi mục đích sử dụng của người tiêu dùng (nói cách khác là phẩm cấp hạt lương thực lúa mỳ nào dự định sẽ được sản xuất) và có thể cũng bao gồm sự đánh giá tính thích ứng đối với vùng địa lý sẽ trồng giống đó. Mỗi một loại thí nghiệm khảo nghiệm như thế thường có một bộ giống đối chứng riêng để so sánh với giống triển vọng. Sự so sánh này dựa trên một bộ các chỉ tiêu riêng để xác định tính “xứng đáng” tổng thể, một giống triển vọng có tính “xứng đáng” nếu như nó tương đương hoặc tốt hơn giống đối chứng và phù hợp với một phẩm cấp hạt mỳ lương thực nào đó. Các thí nghiệm đồng ruộng này sẽ đánh giá từ 5-7 đặc tính nông học để xác định sự phù hợp đối với sản xuất thương mại. Mức độ nhiễm bệnh cũng được đánh giá để phòng ngừa các loại bệnh cây ngũ cốc có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế. Đánh giá chất lượng tập trung vào 4 hạng mục: Chất lượng lý tính hạt; chất lượng xay xát; chất lượng lưu biến và chất lượng tiêu dùng cuối cùng. Có một sự loại trừ đáng chú ý là đối với phẩm cấp hạt lúa mỳ “Mục đích chung” thì không yêu cầu đánh giá chất lượng. Các nhóm đánh giá chuyên gia thuộc Hội đồng khuyến nghị lần lượt đánh về chọn tạo và đặc tính nông học, về bệnh cây và về chất lượng hạt lương thực một cách thận trọng và riêng rẽ sau đó bỏ phiếu để đạt đến một sự đồng thuận cuối cùng của họ.

Tiếp theo, 3 nhóm đánh giá họp lại và báo cáo kết quả đến PRCWRT, sau khi nghe tất cả các kết quả và khuyến nghị dựa trên đặc tính nông học, bệnh và chất lượng thì các thành viên bỏ phiếu của PRCWRT sẽ bỏ phiếu về việc giống đó có “xứng đáng” một cách tổng thể và có thể được khuyến nghị công nhận giống hay không.

Các giống triển vọng được yêu cầu thu thập số liệu thu thập trên 24 địa điểm trong 3 năm. Cũng cần phải khảo nghiệm trong các thí nghiệm tiền công nhận trước khi tham gia vào một thí nghiệm công nhận, nhưng yêu cầu này đã được đề nghị loại bỏ để rút ngắn thời gian khảo nghiệm 1 năm. Việc lựa chọn các thí nghiệm khảo nghiệm mà người phát triển giống phải tham gia vào được căn cứ vào vùng mà việc sản xuất thương phẩm của giống sẽ tiến hành.

Nếu giống đó được khuyến nghị bởi PRCWRT (thường là trong tháng 2 hàng năm), thì bước tiếp theo là đệ trình một bản đề nghị công nhận giống đến Văn phòng công nhận giống. Văn phòng công nhận giống có 8 tuần để xử lý đối với một bộ hồ sơ đề nghị đã chính xác và hoàn chỉnh.

Nhìn chung, nếu một giống đạt được khuyến nghị vào mùa đông (tháng 2) của một năm và nếu đơn đề nghị được gửi đến Văn phòng công nhận giống vào tháng 3 của năm đó, thì sau đó giống sẽ được công nhận đúng vào thời điểm để kịp gieo trồng vụ mới của năm đó. Thường đối với ngũ cốc, trong năm đầu tiên được công nhận, lượng giống được bán thương mại rất ít mà thay vào đó là tập trung vào việc sản xuất hạt giống theo phả hệ. Hệ số nhân hạt giống xác định việc một nhà phát triển giống có thể tăng quy mô khối lượng hạt giống thương maị lên nhanh như thế nào. Hiểu đơn giản là số lượng hạt giống có thể thu hoạch được từ việc gieo trồng một hạt giống. Điều này tùy thuộc vào đặc tính sinh học của loại cây trồng đó. Các cây trồng như cải dầu và ngô có hệ số nhân hạt giống cao (khoảng 1000) trong khi các loại ngũ cốc lấy hạt khác thì hệ số nhỏ hơn (khoảng 100). Hệ số nhân hạt giống ngũ cốc thấp hơn vì vây cần nhiều chu kỳ sản xuất hạt giống phả hệ hơn và nhiều thời gian hơn để tiếp cận

Dịch bởi Đỗ Thanh Tùng

đến thị trường. Tuy nhiên, có những điều khoản trong các quy định và trong hệ thống chứng nhận hạt giống cho phép các nhà phát triển giống được tiến hành nhân hạt giống trước khi công nhận giống, giúp giảm bớt hạn chế này.

Các nhà phát triển giống được yêu cầu đệ trình một bộ đề nghị công nhận giống đến Văn phòng công nhận giống thuộc CFIA. Những yêu cầu của Văn phòng này để công nhận giống ngũ cốc gồm:

i. Một khoản phí (875 Đô la đối với công nhận giống mới quốc gia); ii. Một mẫu đề nghị hoàn chỉnh bao gồm một bản khai báo nhãn hiệu thương mại, một bản khai

báo cây trồng mang tính trạng mới lạ (PNT), một giao thức thử nghiệm phân tử PNT (nếu có thể được) và trong trường hợp của các giống AAFC, thì phải rút khỏi văn phòng sở hữu trí tuệ AAFC;

iii. Một văn bản khuyến nghị công nhận của Hội đồng khuyến nghị (với các cây trồng thuộc Nhóm I và Nhóm II);

iv. Một bản copy bộ số liệu mà Hội đồng khuyến nghị đó dùng để khuyến nghị; v. Một bản mô tả giống (Bản mẫu mô tả theo mục đích hoặc ODF);

vi. Lý lịch chọn tạo và thông tin phả hệ của giống đó; vii. 500 g mẫu hạt giống tác giả tham chiếu; và

viii. Văn bản chỉ định người đại diện tại Canada, tác giả, chủ sở hữu, người duy trì giống và nhà phân phối giống ở Canada.

Trong 340 giống lúa mỳ được công nhận gần đây ở Canada, thì 56 giống nguồn gốc của Hoa Kỳ và 26 giống nguồn gốc của EU. Đại mạch trung bình có 11 giống được công nhận mỗi năm nhưng trong vòng 5 năm vừa qua đã giảm xuống còn dưới 10 giống. Trong 5 năm vừa qua có 7 giống của Hoa kỳ đã được công nhận tại Canada.

Để so sánh, thì có trung bình 24 giống cải dầu - một loại cây thuộc Nhóm I được công nhận mỗi năm trong 6 năm qua. Đến nay, có 404 giống được khuyến nghị công nhận, nhưng chỉ 145 giống được công nhận.

Số lượng giống mới được công nhận ở Canada hàng năm

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Lúa mỳ 14 17 22 25 19 21

Đại mạch 13 13 13 10 7 6

Cải dầu 26 17 30 31 25 16

Nguồn: Văn phòng công nhận giống thuộc CFIA