92
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH II KHOA BÁO CHÍ ***** TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Dành cho các lớp cao đẳng báo chí) BIÊN SỌAN: Thạc sĩ Dương Thị Thanh Thủy Giảng viên Khoa Báo chí TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2008 1

CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH II

KHOA BÁO CHÍ

*****

TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP

(Dành cho các lớp cao đẳng báo chí)

BIÊN SỌAN:

Thạc sĩ Dương Thị Thanh Thủy

Giảng viên Khoa Báo chí

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2008

LỜI MỞ ĐẦU

Báo chí là sản phẩm của các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại

như báo viết, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử… Mỗi lọai hình báo chí có một

1

Page 2: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

phương thức hoạt động riêng, nhưng đều có cùng những đặc điểm như tính đại

chúng, tính ứng dụng công nghệ, tính thời sự và tính hấp dẫn. Quy trình sản xuất

báo chí vô cùng phức tạp nhưng cũng hết sức lý thú. Nó đòi hỏi những người tham

gia phải có những phẩm chất tốt đẹp, có sự nhạy bén, nhẫn nại và lòng yêu nghề

nghiệp.

Sự căng thẳng về cường độ lao động trí tuệ, sự thúc ép của thời gian, sự bất

ổn của lịch làm việc, sự dịch chuyển thường xuyên về không gian địa lý, những

nguy hiểm đe dọa, gánh nặng trách nhiệm chính trị- xã hội … tất cả tạo nên sự

nhọc nhằn của nghề làm báo. Khi nghiên cứu về công tác biên tập báo chí, một

trong những bộ phận quan trọng trong quá trình lao động báo chí trước hết cần

phải hiểu rõ về các loại hình lao động báo chí, đặc điểm của lao động báo chí, cơ

chế phối hợp trong hoạt động báo chí… Từ hiểu biết một cách tổng thể về lao động

báo chí với những đặc điểm cơ bản và phương thức sản xuất mang tính đặc thù sẽ

giúp những người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về công tác biên tập báo chí

nói chung và phương pháp biên tập từng lọai hình báo in, báo phát thanh, báo

truyền hình nói riêng.

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP BÁO CHÍ

1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA LAO ĐỘNG BÁO CHÍ

1.1.1. TÍNH CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG

- Báo chí có thể tác động, tạo nên dư luận và định hướng dư luận.

- Báo chí gánh chịu trách nhiệm chính trị - xã hội to lớn, chịu sức ép của các

thế lực chính trị - xã hội.

2

Page 3: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Tính chính trị - tư tưởng chính là hạt nhân trong nguyên tắc làm báo của

các nhà báo cách mạng.

1.1.2. TÍNH TẬP THỂ

- Dưới góc độ chính trị- xã hội, báo chí đã tổ chức, cỗ động, tuyên truyền tư

tưởng chính trị của Đảng, của đông đảo nhân dân

- Xét dưới góc độ nghề nghiệp, báo chí là một cỗ máy vận hành bởi nhiều bộ

phận quan trọng khác nhau hợp thành (chia thành hai nhóm: nhóm gián tiếp và

nhóm trực tiếp).

- Trong cơ quan báo chí có bộ phận lao động gián tiếp và lao động

trực tiếp. Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau

trong quá trình thực hiện tác phẩm.

- Sức ép về thời gian, về tổ chức êkíp lao động, cộng với tính định

kỳ của các sản phẩm báo chí, tính chính xác về kỹ thuật ở các công

đoạn sản xuất báo chí đã quy định tính kỷ luật nghiêm khắc của lao

động báo chí. Những yếu tố đó đã khẳng định tính đây chuyền sản xuất

là một đặc điểm của lao động báo chí.

1.1.3. TÍNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

- Báo chí ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của khoa học

công nghệ hiện đại.

- Báo chí ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để liên tục đổi mói

nội dung và hình thức tờ báo.

- KHCN làm cho báo chí được phổ biến rộng khắp; làm xuất hiện

nhiều loại hình báo chí khác nhau và làm xuất hiện khái niệm mới:3

Page 4: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

“Làng thông tin toàn cầu”

1.1.4. TÍNH SÁNG TẠO

- Báo chí là một nghề lao động sáng tạo đặc thù.

- Báo chí là một lọai hàng hóa đặc biệt, nên nó cũng đòi hỏi người

sản xuất phải có năng lực cao về trí tuệ, và có sự sáng tạo cá nhân sâu

sắc.

- Sự sáng tạo thể hiện ở chỗ từ những thông tin, sự kiện rời rạc

góp nhặt được trong quá trình lao động, người làm báo mang đến cho

công chúng những bữa ăn tinh thần ngày một ngon hơn.

- Sự sáng tạo ở mức độ vượt trội nó sẽ tạo thành “thương hiệu”

của tờ báo, làm nên uy tín riêng của nhà báo, hoặc làm nên sự khác biệt

độc đáo trong từng tác phẩm.

- Càng cạnh tranh báo chí và nhà báo phải càng không ngừng sáng

tạo.

1. 2. VAI TRÒ - VỊ TRÍ CỦA CÔNG TÁC BIÊN TẬP TRONG LAO

ĐỘNG BÁO CHÍ

1.2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Theo nghĩa chung nhất, Biên tập là hình thức họat động văn hóa xã hội

trong các lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật, khoa học, báo chí…

- Công tác biên tập là công việc tìm tòi, thu góp tài liệu, biên sọan sách

vở, chỉnh sửa tác phẩm báo chí.

- Theo khái niệm khoa học hiện đại thì công tác biên tập được khái quát

như một quá trình biến mục đích chính trị, văn hóa, khoa học có tính cá nhân

4

Page 5: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

thành các sản phẩm văn hóa, tinh thần mang tính xã hội dưới dạng xuất bản

phẩm để giới thiệu đến đông đảo công chúng.

- Biên tập báo chí là một nghĩa hẹp của công tác biên tập.

- Hiểu theo nghĩa đơn thuần là công đọan đọc và xử lý bản thảo các tác

phẩm báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng) do phóng viên thực

hiện, nhằm nâng chất lượng các tác phẩm báo chí đạt mức tối đa.

1.2.2. VỊ TRÍ CỦA LAO ĐỘNG BIÊN TẬP TRONG BAN BIÊN TẬP

a) Ban biên tập

- Ban Biên tập (Bộ biên tập) là nơi làm việc của các nhà báo.

- Ban Biên tập là bộ phận chịu trách nhiệm trước tòa sọan về nội dung và

hình thức trước khi tờ báo phát hành.

- Công việc của Ban biên tập trong cơ quan báo chí:

*Xác định phương hướng, mục tiêu mà tờ báo, bài báo hướng đến

* Lựa chọn đề tài, chủ đề

* Tổ chức lực lượng sáng tác tin bài; thực hiện bản thảo, tác phẩm.

* Nhận xét đánh giá, xử lý nội dung, sửa chữa và tu chỉnh bản thảo cả nội

dung và hình thức; cả về mỹ thuật lẫn kỹ thuật.

* Chú trọng việc truyền bá các nội dung theo các mục tiêu họat động vì lợi ích

của cơ quan báo chí đó.

- Những nhiệm vụ đó trong Ban biên tập do hai bộ phận lao động chính đảm

nhiệm là phóng viên và biên tập viên.

b) Phóng viên

- Lao động phóng viên là hình thức lao động tác giả (có óc tổ chức, sáng tạo,

vượt khó…).

5

Page 6: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Phóng viên phát hiện nguồn tin, thực hiện tác phẩm.

c) Biên tập viên

- Lao động Biên tập là hình thức lao động hỗ trợ có mục đích cho lao động

tác giả (cần có sự chuẩn mực, khoa học, khádch quan trong công việc).

- Biên tập viên thẩm định, sửa chữa, quyết định phổ biến hay không phổ

biến tác phẩm của phóng viên.

d) Tư liệu và đánh máy

- Tham gia quá trình xử lý tin bài cộng tác viên.

- Nhập liệu, giữ tư liệu cho BBT

1.2.3. VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA BIÊN TẬP VIÊN TRONG LAO ĐỘNG BÁO

CHÍ

- Phóng viên là lượng lượng chủ công và xung kích trong Ban biên tập, là

người tạo ra các mối liên hệ giữa các bộ phận khác nhau trong cùng một cơ quan

báo chí

- Biên tập viên là bộ phận chủ chốt của cơ quan thông tin đại chúng. Họ có

mối liên hệ gần gũi và trực tiếp nhất đối với phóng viên để thực hiện các nhiệm vụ

trong Ban biên tập .

Ở các đài PT-TH địa phương, các Trưởng hoặc Phó phòng nghiệp vụ kiêm

luôn công tác biên tập tin bài.

Ở các toà soạn báo, tham gia công tác biên tập là những người phụ trách các

Ban chuyên môn, thư ký toà soạn, và Ban biên tập (thường là Phó tổng biên tập

phụ trách nội dung).

Một số tờ báo lớn trên thế giới có mô hình biên tập tin dựa trên 3 giai đoạn,

gồm 3 biên tâp viên:

6

Page 7: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Biên tập viên nội dung

- Biên tập viên thiết kế trang.

- Biên tập viên tổng hợp .

Mô hình này có những ưu điểm sau đây:

* Tất cả các bài viết đều được đọc kỹ tới ba lần tại ba bàn làm việc khác

nhau.

* Các biên tập viên nội dung không cần phải quá lo về công tác biên tập chữ

nghĩa và có thể tập trung làm việc với các phóng viên.

* Các biên tập viên tổng hợp và biên tập viên thiết kế trang không cần báo

cáo trở lại cho biên tập viên nội dung mà thuộc quyền điều hành của những biên

tập viên có cùng những kỹ năng chuyên ngành với họ.

* Biên tập viên cấp cao nhất phụ trách bộ phận biên tập tổng hợp là người

vừa nắm vững công tác biên tập, vừa có khả năng quản lý.

1. 3. NHIỆM VỤ CỦA BIÊN TẬP VIÊN VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA

CÔNG TÁC BIÊN TẬP BÁO CHÍ

1.3.1. NHIỆM VỤ CỦA BIÊN TẬP VIÊN BÁO CHÍ

- Biên tập viên báo chí là người thực hiện công tác biên tập chỉnh sửa

bản thảo tác phẩm, đồng thời có nhiệm vụ tham gia xây dựng kế họach tuyên

truyền trong một cơ quan báo chí, dưới sự điều hành trực tiếp của Ban biên

tập.

- Những nhiệm vụ cụ thể cña BTV:

a) Tham gia vào quy trình sản xuất báo chí.

7

Page 8: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Thông qua việc hiệu đính, sửa chữa nội dung, hình thức tin bài của phóng

viên và cộng tác viên, các biên tập viên là người làm cho tác phẩm báo chí đạt chất

lượng tốt nhất trước khi phổ biến rộng rãi ra công chúng.

b) Tích cực tham gia vào công tác phóng viên.

Người biên tập còn phải nghiên cứu sâu quy trình sản xuất báo chí, tham gia

vào lực lượng xung kích của cơ quan báo chí, hoặc làm phóng viên chuyên ngành,

chuyên đề để nắm bắt tình hình thời sự đồng thời để thực sự am hiểu công việc của

phóng viên và kỹ thuật viên …

c) Tổ chức tốt mạng lưới cộng tác viên và đóng vai trò quan trọng trong

rút kinh nghiệm công tác.

Trên thực tế, không ai có thể am hiểu tất cả, vì vậy mà việc tổ chức tốt mạng

lưới cộng tác viên để có được những cố vấn tốt và có được tin bài thuộc lĩnh vực

khó là công việc mà các Ban biên tập và biên tập viên phải đặc biệt quan tâm..

Thông thường biên tập viên là người chủ động trong việc nêu ý kiến đánh

giá đúng - sai, hay - chưa hay, và đề xuất việc rút kinh nghiệm tại các cuộc họp

giao ban của Ban biên tập.

1.3.2. ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TÁC BIÊN TẬP BÁO CHÍ

a) Biên tập báo chí là một công việc nhọc công và tỉ mỉ.

b) Biên tập báo chí là công việc thầm lặng

c) Biên tập báo chí chịu nhiều áp lực về thời gian.

d) Biên tập báo chí chịu sức ép tâm lý lớn.

1.3.3. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI BIÊN TẬP VIÊN BÁO CHÍ

a) Có phẩm chất chính trị.

b) Có trình độ văn hóa và tri thức hiểu biết về nghề nghiệp.

8

Page 9: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

c) Có năng lực chuyên môn.

d) Có trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân.

* Phải phát hiện các khả năng trí tuệ của xã hội để sử dụng chúng thỏa mãn

cho việc cung cấp trí tuệ nâng cao dân trí.

* Phải phát hiện, trân trọng các nhân tài, các tiềm năng trí tuệ để phổ biến và

truyền bá cho xã hội.

* Phải bảo tồn những tinh hoa, những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc,

tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân lọai, chống sự xâm nhập các

nọc độc văn hóa và thông tin lệch lạc từ bên ngòai.

* Tuân thủ pháp luật khi hành nghề.

* Không lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để vòi vĩnh, làm khó phóng viên

hoặc đối tác nhằm vào việc trục lợi cá nhân.

1.3.4. CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA BIÊN TẬP VIÊN BÁO CHÍ

a) Quan hệ với lãnh đạo cấp trên.

- Biên tập viên phải tuân thủ mệnh lệnh cấp trên.

- Được lãnh đạo ủy quyền trong quan hệ với tác giả và công chúng

b) Quan hệ với phóng viên và cộng tác viên.

- Mối quan hệ giữa biên tập viên và tác giả là mối quan hệ bình đẳng. Cần

tuân thủ một số nguyên tắc:

* Hiểu rõ tầm quan trọng về công việc của mình.

“Không thể có một tờ báo tuyệt vời nếu không có những phóng viên tuyệt

vời. Nhưng cũng không thể có một tờ báo tuyệt vời nếu không có những biên tập

viên chuyên nghiệp, giỏi nghề và dạn dày kinh nghiệm”. ( lời của William G.

Connolly, một biên tập viên cao cấp của Times).

9

Page 10: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

*Có ý thức cộng đồng trách nhiệm trong việc quyết định sử dụng hay không

sử dụng tác phẩm của tác giả

* Tôn trọng sự sáng tạo độc đáo cá nhân khi biên tập tác phẩm

* Có thái độ bình tĩnh, ôn tồn khi nảy sinh mâu thẫn với tác giả.

c) Quan hệ với công chúng

Trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, các biên tập viên đều nhằm vào sự

đòi hỏi của các đối tượng công chúng.

- Biên tập viên phải cùng với tác giả thường xuyên bám sát thực tiễn cuộc

sống; lắng nghe ý kiến phản hồi của công chúng trước thông tin mà tờ báo đưa ra;

chú trọng việc nghiên cứu những thay đổi về nhu cầu, thị hiếu của họ để có sự cải

tiến và đổi mới nội dung, hình thức của tờ báo cho phù hợp.

- Biên tập viên phải biết tạo lập mối quan hệ khăng khít với các ban, ngành,

đòan thể ở địa phương; tổ chức tốt mạng lưới cộng tác viên ở các địa bàn, các lĩnh

vực trong đời sống xã hội.

1.4. CÁC TIÊU CHÍ CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ VÀ NGUYÊN TẮC

BIÊN TẬP BÁO CHÍ

1.4.1. TIÊU CHÍ CỦA MỘT TÁC PHẨM BÁO CHÍ

a) Báo chí phải phản ánh đúng và khách quan các sự kiện, hiện tượng

trong đời sống xã hội.

Tác phẩm báo chí đạt chất lựơng là tác phẩm không bôi đen họăc tô hồng sự

việc. Việc nhà báo phản ánh đúng và khách quan diễn biến đời sống xã hội (kể cả

hiện tượng tích cực lẫn tiêu cực) giúp cho Đảng, Nhà nước sâu sát trong nắm bắt

tình hình, đề ra quyết sách chiến lược, và kịp thời điều chỉnh, sửa đổi những bất

cập trong lãnh đạo, quản lý đất nước và địa phương.

10

Page 11: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Báo chí trung thực, khách quan là đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của

đông đảo nhân dân, thông qua việc kịp thời phản ánh và góp phần giải quyết những

yêu cầu bức xúc nảy sinh trong đời sống nhân dân.

b) Báo chí phải phù hợp với nguyện vọng, ý chí của nhân dân; phù hợp

với lợi ích của quốc gia dân tộc và lợi ích của tòan thể nhân dân.

- Nội dung tác phẩm báo chí phải phù hợp với tôn chỉ mục đích của tờ báo;

các chuyên đề, chuyên mục phải phù hợp với từng đối tượng phục vụ mà tờ báo

hướng đến.

- Sự phù hợp còn thể hiện ở chỗ báo chí mang những giá trị văn hóa đến với

công chúng, đấu tranh bày trừ các sản phẩm phi văn hóa đang thâm nhập trên các

phương tiện truyền thông đại chúng.

c) Báo chí phải thực sự là nơi gởi gấm sự tin cậy của đông đảo công

chúng.

- Muốn trở thành người bạn tin cậy của công chúng, tác phẩm báo chí phải

đạt được yêu cầu hấp dẫn, thu hút sự chú ý của công chúng.

- Để đạt được sự hấp dẫn các tác phẩm báo chí, các tờ báo, các chương trình

phát thanh truyền hình phải thường xuyên tự đổi mới. Đổi mới nội dung và hình thức

thể hiện, đổi mới cách tiếp cận và phản ánh sự kiện, đổi mới tác phong và phương

pháp tác nghiệp, đổi mới thông tin.

1.4.2. CÁC NGUYÊN TẮC BIÊN TẬP BÁO CHÍ

a) Biên tập viên phải căn cứ vào chất lượng nội dung, hình thức của

chính bản thảo để định hướng cho việc biên tập.

Một nguyên tắc cần tuân thủ là không làm sai biệt câu chuyện mà tác giả

muốn kể với người nghe, ngọai trừ câu chuyện mà bài báo đề cập không thực sự

11

Page 12: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

phù hợp với tôn chỉ, mục đích và định hướng chính trị của tờ báo đồng thời không

phù hợp với nhu cầu thông tin của đông đảo công chúng.

b) Biên tập viên phải đặt mình vào vị trí của tác giả. Tôn trọng sự sáng

tạo, phong cách riêng và tâm huyết của tác giả đối với tác phẩm, sản phẩm báo

chí.

- Khi đặt bút nhận xét đánh giá, xử lý thông tin hoặc sửa chữa văn bản, biên

tập viên phải có căn cứ chính xác, có cơ sở khoa học.

- Biên tập viên phải coi trọng nguyên tắc làm việc tập thể và có tổ chức.

c) Biên tập viên phải đặt mình vào vị trí của công chúng khi biên tập.

- Phải hiểu biết từng đối tượng công chúng của từng lọai chương trình,

chuyên mục để biên tập tác phẩm cho phù hợp.

- Phải thực sự công tâm trong công việc, đồng thời tuyệt đối không được

chen ý muốn chủ quan hay quan điểm cá nhân để nhằm vào mục đích vụ lợi.

1.4.3. NHỮNG CĂN CỨ ĐẺ BIÊN TẬP SẢN PHẨM, TÁC PHẨM BÁO CHÍ

a) Căn cứ vào quan điểm chính trị của tác phẩm.

- Căn cứ vào quan điểm chính trị được xem là tiêu chí số một khi biên tập

tác phẩm báo chí.

- Nội dung Báo chí cánh mạng phải nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp, cho

Đảng, cho đại đa số nhân dân. Thiếu tính Đảng và tính nhân dân thì không thể

được xem là một tác phẩm báo chí.

b) Căn cứ vào pháp luật khi biên tập tác phẩm.

- Biên tập viên phải có vốn kiến thức về luật pháp cũng như phải am hiểu

đường lối chính sách, những chỉ thị, nghị quyết hiện hành của địa phương.

12

Page 13: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Có thể căn cứ vào Hiến pháp, các bộ luật, nghị quyết, chỉ thị của Đảng,

Nhà nước, Luật báo chí, Luật xuất bản và các văn bản dưới luật khác… để biên

tập.

c) Căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức xã hội để biên tập tác phẩm.

Trên thực tế có những hành vi không vi phạm luật pháp nhưng chuẩn mực

đạo đức xã hội và dư luận lên án thì nhà báo cũng không nên thông qua tác phẩm

để cổ súy hoặc tuyên truyền.

d) Căn cứ vào chuẩn mực ngôn ngữ để biên tập tác phẩm.

- Một tác phẩm báo chí bao giờ cũng đòi hỏi phải có chuẩn mực về ngôn

ngữ. Biên tập viên căn cứ vào ngữ pháp, chính tả, cú pháp, các yếu tố kỹ thuật

đảm bảo ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh có chất lượng hay không để biên tập.

- Ngôn ngữ báo chí nói lên trình độ văn hoá, năng lực chuyên môn, phong

cách riêng của tác giả. Người biên tập cần tôn trọng cái riêng cái độc đáo của tác

giả.

e) Căn cứ vào phong cách, và văn phong của tờ báo để biên tập tác

phẩm.

- Biên tập viên phải xem xét sửa chữa, sắp đặt, bố trí tác phẩm, các chuyên

đề, chuyên mục, chuyên trang đạt được sự hài hòa và sự phù hợp, nhằm tạo nên

đặc điểm, hay dấu ấn khác biệt so với những tờ báo khác.

- Nhờ có phong cách riêng, một số tờ báo đã có “thương hiệu”.

f) Một số căn cứ khác khi biên tập tác phẩm.

Ngòai các căn cứ vừa nêu trên, người biên tập còn phải căn cứ vào chủ đề

của trang báo, số báo, chương trình, chuyên mục; căn cứ mức độ cần thiết của vấn

13

Page 14: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

đề; căn cứ dung lựơng của tờ báo trang báo, thời lượng chương trình… để xem xét

việc sửa chữa, biên tập tờ báo và các tác phẩm báo chí .

1.4.4. CÁC TÌNH HUỐNG BIÊN TẬP VÀ CÁCH XỬ LÝ KHI BIÊN TẬP

a) Tình huống biên tập

Khi biên tập báo chí biên tập viên cần dựa vào các tiêu chí sau:

- Tính chính xác, cụ thể, khách quan của thông tin

- Tính chính xác của ngôn ngữ viết và tính chan thực của hình ảnh, âm thanh

- Tính chất thể lọai, lọai chương trình, chuyên đề, chuyên mục…).

- Tin bài có vấn đề về tư tưởng, nội dung không tuân thủ tôn chỉ mục đích

họat động của tờ báo; không nhằm phụng sự lợi ích chính đáng của Đảng , nhà

nước và nhân dân.

- Sơ sài, thiếu thông tin.

- Địa danh, số liệu không chính xác.

- Thiếu số liệu, chi tiết cần thiết.

- Lỗi kỹ thuật trong chế bản, makét, in ấn; tiếng động, hình ảnh, âm thanh

xấu.

b) Cách xử lý khi biên tập:

- Trực tiếp chỉnh sửa từ ngữ, ngữ pháp, rút ngắn bài, bớt đọan; thay đổi, cắt

xén, đề nghị thay đổi hình ảnh, âm thanh …)

- Yêu cầu bổ sung thông tin, số liệu cần thiết hoặc phải viết lại.

- Báo cáo, xin ý Ban Biên tập khi gặp vấn đề nhạy cảm.

c) Mức độ biên tập:

- Chỉnh sửa, biên tập lại cho đúng

- Chỉnh sửa, biên tập lại cho hay hơn.

14

Page 15: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

CHƯƠNG II

BIÊN TẬP BÁO IN

Những năm gần đây khi khoa học về báo chí đã có một bước phát triển mới,

bước đầu đáp ứng tốt những yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Những mảng nghiệp vụ

cụ thể về báo chí đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu, nhằm phục vụ cho

công tác chuyên môn và công tác giảng dạy, trong đó công tác biên tập báo in cũng

là một bộ phận nghiệp vụ quan trọng đã được nhiều nhà báo, nhiều nhà khoa học

trong và ngòai nước đề cập đến. Biên tập báo in là một quá trình có nhiều công

đọan, với những công việc cụ thể là biên tập văn bản (bản thảo), biên tập ảnh và

trình bày tờ báo.

2.1. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA BÁO IN

2.1.1. BÁO IN CHUYỂN TẢI THÔNG TIN QUA VĂN BẢN BAO GỒM CHỮ

VIẾT, HÌNH VẼ, TRANH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ…, MÀ CHỦ YẾU LÀ NGÔN

NGỮ CỦA CHỮ VIẾT.

2.1.2. GIẤY VÀ MỰC IN LÀ PHƯƠNG TIỆN CHUYỂN TẢI THÔNG TIN

- Việc tiếp nhận thông tin của người đọc báo nhờ vào thị giác- một giác quan

quan trọng của con người. Vì vậy việc nghiên cứu biên tập, trình bày tờ báo sao

cho thu hút hấp dẫn đối với mắt nhìn của độc giả là công việc quan trọng cảu các

tờ báo.

15

Câu hỏi ôn tập Chương I và bài tập rèn luyện:

1/. Đặc điểm của lao động báo chí

2/. Khái niệm công tác biên tập báo chí.

3/. Trình bày khái quát các mối quan hệ xã hội của biên tập

viên báo chí.

4/. Nhiệm vụ của biên tập viên và đặc trưng của công tác

biên tập báo chí.

Page 16: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Đọc báo là quá trình tiếp nhận thông tin một cách chủ động, nhưng do

không có hình ảnh, âm thanh nên người đọc phải tự hình dung và liên tưởng. Tuy

nhiên, độc giả có thể kiểm tra thông tin, lưu trữ thông tin để làm tài liệu cho mình

một cách dễ dàng.

2.2. VĂN BẢN BÁO CHÍ VÀ BIÊN TẬP VĂN BẢN BÁO CHÍ

2.2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM

Văn bản báo chí là một chỉnh thể thống nhất về nội dung và hình thức,

chứa đựng thông tin cần thiết và có ích cho con người, được phổ biến rộng rãi

thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Nói cách khác, văn bản báo chí là một hình thức tồn tại của thông tin, là một

dạng văn hóa vật thể có ký hiệu là chữ viết.

- Văn bản thô nguyên gốc chưa được biên tập được gọi là bản thảo.

- Văn bản được biên tập về nội dung và hình thức và được cho phép phổ

biến rộng rãi trên báo thì nó được gọi là tác phẩm báo chí.

- Khi người làm công tác biên tập được tòa sọan báo cho quyền can thiệp

vào văn bản báo chí, thì người ta gọi đó là công tác biên tập văn bản báo chí.

Biên tập văn bản báo chí là quá trình đọc và tầm sóat, sửa chữa lỗi, làm

cho thông tin trong văn bản báo chí đạt yêu cầu đúng, hấp dẫn và có ích, thu

hút được sự quan tâm của công chúng khi nó được công bố rộng rãi trên các

phương tiện thông tin đại chúng.

2.2.2. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA VĂN BẢN BÁO CHÍ

Đặc tính của văn bản báo chí thể hiện qua chỉnh thể nội dung và hình thức.

- Biên tập viên căn cứ vào từng cấp độ để đánh giá chất lượng nội dung tác

phẩm (chỉnh thể tòan bài, chỉnh thể bậc đọan, chỉnh thể liên câu).

16

Page 17: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Biên tập viên căn cứ vào việc bố trí thể lọai, cách thức trình bày trật tự

thông tin trong tác phẩm, cách trình bày…để đánh giá tính chỉnh thể hìnht hứuc

của tác phẩm (tính thẩm mỹ và tính đảm bảo kỹ thuật của tác phẩm).

2.2.3. XỬ LÝ TIN BÀI

a) Đánh giá phân tích.

Việc đánh giá, phân tích tin bài của tác giả là khâu mấu chốt để người biên

tập quyết định sử dụng hay không sử dụng tác phẩm; hoặc sử dụng ở mức độ nào,

dùng vào lúc nào và đặt nó vào trang, mục nào của tờ báo. Các biên tập viên đọc

lướt qua để phân lọai tác phẩm, ghi chú vào trang đầu của tác phẩm về dự kiến nó

sẽ được sử dụng vào lúc nào, dùng ở đâu là phù hợp.

b) Định cách dùng.

- Việc định cách dùng cũng rất quan trọng đòi hỏi biên tập viên có sự đánh

giá, nhận xét đúng và sâu sát về chất lượng của tác phẩm.

- Có 3 cấp độ dùng tin bài:

* Dùng nguyên văn bản.

Trong trường hợp tin bài đã hòan chỉnh, không nhất thiết phải sửa. Hoặc tác

phẩm chưa thật sự chất lượng nhưng biênt ập viên không có thời gian để sửa.

* Bổ sung chi tiết, số liệu.

Tin bài có chủ đề tốt, nội dung tương đối được nhưng thiếu một số chi tiết,

số liệu… Hoặc chi tiết, số liệu chưa chính xác.

* Kết hợp với các tin bài khác.

Đối với các tác phẩm khó sử dụng khi nó đứng một mình cần được chắc lọc

những thông tin, chi tiết hoặc con số quan trọng để phối hợp với những tin bài

khác.

17

Page 18: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

c) Ghi nhận xét

Ngòai việc trực tiếp trao đổi với tác giả, việc ghi nhận xét trong bản thảo báo

chí là rất cần thiết, vì nó có liên quan đến công tác rút kinh nghiệm nghiệp vụ.

2.2.4. NGUYÊN TẮC BIÊN TẬP VĂN BẢN BÁO CHÍ

a) Các nguyên tắc biên tập:

- Thẩm tra, thẩm định tính chính xác, khách quan của sự kiện, thông tin mà

tác giả đưa ra.

- Khi biên tập bản thảo, trước hết biên tập viên phải nhằm vào lợi ích chính

trị của tờ báo, của quốc gia, sau đó mới tính đến lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội.

- Làm cho tác phẩm đúng hơn, ngắn gọn hơn, hay hơn.

- Đảm bảo sự thống nhất về cách sử dụng ngôn ngữ địa phương, trong nước

và ngôn ngữ nước ngòai.

- Tôn trọng phong cách riêng của tác giả, ý tưởng mới của tác giả.

b) Các bước đọc bản thảo của các lọai hình báo chí:

- Đọc qua để làm quen.

Đọc lần đầu thường là để người ta phát hiện những lỗi dùng từ ngữ, ngữ pháp,

chính tả…

- Đọc để thẩm định lại.

Người biên tập tốt là người phát hiện được những chỗ hay của văn bản, và

biết giữ lại cái khác mình.

- Đọc để phát hiện những chỗ chưa hay.

Đọc kỹ từng đọan, dừng lại ở những chỗ nghi ngờ. Đọc lần này chủ yếu để

sửa chữa từng ý và các chi tiết nhỏ.

- Đọc lại lần cuối để hòan chỉnh văn bản.

18

Page 19: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Người biên tập cố ý rà sóat nội dung thông tin, đồng thời xem lại tính logic

ở những chỗ vừa cắt nối câu hoặc nối đọan của văn bản.

2.2.5. CÁC PHƯƠNG DIỆN BIÊN TẬP BẢN THẢO

a) Biên tập nội dung.

Đây là công việc quan trọng nhất trong quá trình biên tập tác phẩm, sản

phẩm báo chí.

- Một tác phẩm báo chí được xem là chất lượng :thông tin mới, kịp thời,

chính xác; quan điểm của tác giả phù hợp với quan điểm chính trị của cơ quan báo

chí; xác định rõ đối tượng phục vụ; tạo được dư luận xã hội và định hướng dư luận

xã hội; sức lan tỏa của thông tin tốt đối với công chúng).

- Trong bối cảnh thế giới và nước ta đang đứng trước quá trình tòan cầu hóa

các phương tiện thông tin đại chúng, việc thường xuyên đổi mới nội dung báo chí

là yêu cầu có tính sống còn đối với tất cả các cơ quan báo chí.

b) Biên tập mỹ thuật.

Trình bày mỹ thuật một tờ báo hay bài báo nói lên mức độ tôn trọng người

đọc của ban biên tập và cơ quan báo chí đó.

Chú trọng đến hình thức cuả tờ báo và họ thường xuyên đặt ra yêu cầu cải

tiến về mặt hình thức để độc giả không nhàm chán.

c) Biên tập kỹ thuật.

Chú trọng sửa lỗi kỹ thuật để tờ báo giữ được sự tin cậy và uy tín đối với

độc giả, đó là công việc đòi hỏi sự chú tâm, cẩn thận và trách nhiệm của các biên

tập viên.

2.2.6. QUY TRÌNH BIÊN TẬP BẢN THẢO

Đối với tòa sọan báo in, người ta thuờng thực hiện theo các trình tự sau:

19

Page 20: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

a) Biên tập bản thảo thô.

Bản thảo thô là bản thảo do tác giả gửi đến. Khâu biên tập này thực hịên ở

các ban, phòng. Chủ yếu sửa chữa những sai sót về nội dung và ngôn ngữ.

b) Biên tập bản thảo tinh.

- Lãnh đạo các phòng ban sau khi sửa bản thảo thô đánh máy sạch, chuyển

lên Ban thư ký tòa soạn.

- Ban thư ký sau khi biên tập bằng hệ thống ký hiệu, làm makét dự kiến rồi

trình tất cả bài vở và makét cho Ủy viên Bộ biên tập hay Phó tổng biên tập duyệt.

- Tổng Biên tập sẽ là người duyệt cuối cùng để đưa đi in thử.

c) Sửa bản in thử.

Sau khi in thử các biên tập viên tòa sọan phải đọc lại, đối chiếu, so sánh bản

in thử với bản thảo tinh để tầm sóat lỗi của bản thảo và lỗi của nhà in.

2.2.7. HỆ THỐNG KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH BIÊN TẬP

BẢN THẢO

- Trong một văn bản báo chí hay trong từng câu, từng đọan văn bản có thể

có nhiều kiểu lỗi khác nhau, vì vậy người biên tập phải dùng nhiều ký hiệu khác

nhau và đánh số thứ tự để phân biệt.

- Một số trường hợp phải dùng ký hiệu để sửa chữa văn bản trong báo in:

- Hủy bỏ chữ, từ bị thừa hoặc sai

- Thêm từ, bớt từ

- Bỏ câu, thêm câu

- Bỏ đọan, thêm đọan

- Hóan đổi vị trí từ ngữ liền kề

- Thay đổi trật tự từ bằng việc đánh số thứ tự

20

Page 21: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Thay đổi trật tự dòng bằng việc đánh số thứ tự

- Chuyển một chữ hoặc một từ lên dòng trên hoặc xuống dòng dưới

- Chuyển cả dòng hoặc nhiều dòng lên trên hoặc xuống dưới

- Thu hẹp khỏang cách chữ và dòng

- Điều chỉnh lại khỏang cách dòng

- Xuống dòng, lập đọan văn độc lập

- Nối dòng, giữ nguyên đọan

- Chuyển dòng vào giữa trang in của văn bản

- Thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ

- Muốn thay đổi kiểu chữ hơi đậm

- Muốn thay đổi kiểu chữ đậm

- Xếp lại cột văn bản vào khuôn đứng

- Hủy lệnh cũ, lấy lại như nguyên văn như ban đầu

- Sửa viết hoa và thôi không viết hoa

(Biên tập viên căn cứ bảng quy ước cụ thể các ký hiệu sửa chữa lỗi trong khi

biên tập sách báo).

2.2.8. NHỮNG NỘI DUNG CẦN BIÊN TẬP

a) Những lỗi cần biên tập

- Lỗi kiến thức.

- Lỗi bố cục.

- Lỗi từ ngữ, ngữ pháp, diễn đạt.

- Lỗi về tên riêng, địa danh.

- Lỗi về con số.

- Biên tập sa-pô.

21

Page 22: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Biên tập tít.

- Biên tập ảnh.

b) Phân loại tiêu đề (tít) trên báo

Trên báo chí hiện nay có nhiều cách đặt tít khác nhau. Việc chọn đặt dạng tít

này hay dạng tít khác tùy theo sở trường, phong cách của mỗi nhà báo, tờ báo; tùy

thể loại, tình huống, sự kiện cụ thể. Đặt tít có thể trước hay sau khi viết tác phẩm,

nhưng nhà báo phải luôn luôn nhớ đó là công đoạn quan trọng nhất, mà hiệu quả

của nó nhằm làm cho người đọc (người xem, người nghe) chú ý ngay từ đầu, khiến

họ tò mò muốn đọc (theo dõi) tác phẩm. Theo sự phân loại của Tiến sĩ Hoàng Anh

– Học viện BC-TT Hà Nội thì có mấy cách phân loại tít trên báo như sau:

- Tiêu đề xác nhận

Có nhiệm vụ xác nhận sự tồn tại của các sự kiện hiện tượng, hoàn cảnh nào

đó trong thực tế khách quan.

* Khi sử dụng trong tin, nó là một thông báo cụ thể ngắn gọn và khá trọn vẹn:

VD: “Việt Nam có hơn 45 nghìn máy vi tính không tương thích với năm 2000”

(Báo Lao động, 19/4/1999).

“8000 người hồi hương được đào tạo nghề miễn phí” (Báo Văn hóa, 18/4/99).

* Khi sử dụng trong phóng sự, bút ký, ghi chép… TĐXN chỉ là sự gọi tên cảnh

huống, đối tượng.

VD: “Trong đêm giao thừa” (Hà Nội mới, 19/2/1999).

“ Bức tranh kinh tế thế giới năm 1998 ( An ninh thế giới, 18/1/1999).

- Tiêu đề câu hỏi

Đây là dạng hay gặp trên báo viết. Chúng gợi sự phán đoán của độc giả về

một vấn đề nào đó, vừa hứa hẹn câu trả lời ở phía dưới.

22

Page 23: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

VD: Ảnh viện- đẹp hay không đẹp?” (Hà Nội mới, 28/2/98).

“Đủ sức đóng tàu sao vẫn đi mua tàu ở nước ngoài?” (Nhân dân, 14/3/99).

- Tiêu đề kêu gọi, mệnh lệnh

Có tác dụng kêu gọi độc giả hướng tới một suy nghĩ, một hành động nào đó.

VD: “Hãy giúp những người bệnh này kéo dài sự sống” (Lao động 8/2/99).

“Không nên phấn đấu học nghị quyết “vượt kế hoạch”!” (Nhân dân 4/1/99).

- Tiêu đề trích dẫn trực tiếp

Loại tiêu đề này tạo cho độc giả cảm giác tin cậy của nguồn tin, của vấn đề

mà tác giả sắp đề cập.

* Loại tiêu đề trích dẫn thường sử dụng trong các bài phỏng vấn trên báo viết hơn.

VD: “Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Tháng Mười năm nay tôi sẽ cưới vợ” (Lao

động Thủ đô, 22/5/99)

* Trong một số trường hợp tác giả không nêu chủ thể của câu trích dẫn, nhằm gợi

sự thu hút tò mò của độc giả về bài báo

VD: “ Nếu thất bại tôi sẽ rút lui” (An ninh thế giới, 24/7/98).

- Tiêu đề bình luận

Là một loại tiêu đề có sự đánh giá, phán xét của tác giả về con người hay sự

kiện nào đó.

VD: “Lặng lẽ quá… Liên hoan phim!” (Hà Nội mới, 17/4/99).

“Đó cũng là một cách sống đẹp” (Tiền phong, 30/5/98).

- Tiêu đề “câu khách”, giật gân

* Loại tiêu đề “câu khách” khêu gợi sự chú ý của độc giả. Nó có hiệu quả

trong việc tạo ra sự tò mò, hứng thú để độc giả tìm đọc.

VD: “Một giám đốc coi trời bằng nửa con mắt” ( Báo CATP, năm 2002).

23

Page 24: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

“ Công ty X với chiến dịch săn đầu người” ( Báo thanh niên, năm 2005)

* Loại tiêu đề giật gân thường thấy trong mục chuyện lạ bốn phương của các

báo và tạp chí.

VD: “Cụ già 92 tuổi mọc… răng khôn” ((AN ninh thế giới 25/9/98)

“Cô bé 4 tuổi cắn chết rắn hổ mang”, “Cháu nội của Tsekhov không biết nói

tiếng Nga (Tạp chí nhà báo Nga, số 6/1996).

- Tiêu đề gợi cảm xúc

Các tiêu đề này được tạo lập bởi cách diễn đạt, lối nói mới lạ, độc đáo, giàu

hình ảnh nên rất sinh động hấp dẫn.

* Khi đặt tít loại này người ta thường sử dụng các biện pháp tu từ, mượn ca dao tục

ngữ, hình tượng văn học để diễn đạt hoặc sử dụng lối chơi chữ v.v…

VD: “Đoạn trường… ai có đi tàu mới hay!” ((An ninh thế giới 28/1/99).

“Tuyển lao động theo kiểu “đem con bỏ chợ” (Lao động, 22/5/99).

* Giữa tít gợi cảm và tít bình luận có mối quan hệ khá mật thiết:

VD: “WTO như rắn không đầu” (Văn hóa, 9/5/99).

“Nghề cá Bình Thuận: buồm chưa thuận, gió chưa xuôi” (Lao động 22/5/99).

Giáo sư Marina Shostak, chuyên gia báo chí hàng đầu của Nga đã ví tiêu đề bài

báo như một chiếc cổng của một nơi nào đó dành cho công chúng, nó có thể khiến

người ta quyết định bước vào hay không bước vào đó để khám phá thế giới bên

trong.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà tác giả có thể tự ý tô sơn, trang điểm cho nó lộng

lẫy mà bên trong nhếch nhác, không có chi là bổ ích, hấp dẫn.

24

Page 25: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Đặt tít giật gân, câu khách nhưng không phù hợp nội dung; nói cường điệu quá so

với nội dung tác phẩm trên một số bài báo, tờ báo của VN hiện nay, cũng là một

bệnh cần phải được điều trị./.

2.3. BIÊN TẬP ẢNH BÁO CHÍ

2.3.1. KHÁI NIỆM VỀ ẢNH BÁO CHÍ

Năm 1839 nhiếp ảnh thế giới ra đời.

Bức ảnh báo chí đầu tiên của thế giới vào năm 1842, đó là bức ảnh chụp một

đám cháy lớn ở Hăm - buốc (Đức) do Sơ-ten-nơ thực hiện.

- Năm 1869 kỹ thuật nhiếp ảnh du nhập vào Việt Nam.

- Hiện nay tồn tại hai tổ chức nhiếp ảnh quốc tế có uy tín trên thế giới: tổ

chức World press photo, ở Amsterdam, Hà Lan; tổ chức FIAP- (Liên đòan nghệ

thuật nhiếp ảnh thế giới) ở Luc- xăm- bua, Bỉ.

- Nếu chia nhiếp ảnh thành 4 lĩnh vực, có ảnh sáng tác, ảnh báo chí, ảnh

nghiên cứu khoa học, ảnh sinh họat, dịch vụ & lưu niệm. Nếu chia nhiếp ảnh thành

hai lĩnh vực có ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật.

- Có thể khái niệm một cách tương đối đầy đủ về ảnh báo chí như sau: Ảnh

báo chí là một trong những hình thức thông tin của báo chí, thông qua việc

phản ánh thực tiễn đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và

sinh động, nhằm mang lại cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư

tưởng và thẩm mỹ nhất định.

- Hành động là trung tâm phương pháp luận của ảnh báo chí, không động,

ảnh báo chí sẽ không hàm chứa đầy đủ yếu tố thông tin.

- Ảnh trên báo có các lọai: ảnh đơn chiếc, cụm ảnh, phóng sự ảnh.

25

Page 26: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Việc bố trí ảnh phóng sự thường theo nhiều kết cấu, có thể kể như:

kết cấu tuyến thẳng hàng, kết cấu đường cong, kết cấu ngẫu nhiên...

Kết cấu thẳng hàng:

Kết cấu theo đường cong:

Kết cấu ngẫu nhiên:

Kết cấu 2 trong 1 :

Hình 2.1 : Các mô hình bố trí ảnh trong báo in

2.3.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HÌNH ẢNH ĐỐI VỚI TỜ BÁOTheo tâm lý

thị giác của người đọc, khi cầm tờ báo ngòai tên báo, thì phần hình ảnh thường bắt

mắt đầu tiên, sau đó là phần chú thích ảnh, rồi đến đầu đề tác phẩm, sapô, nội dung

văn bản.

- Một bức ảnh thời sự báo chí đạt đến trình độ nghệ thuật -> có sự cảm hóa

độc giả

- Ảnh trên báo không đạt yêu cầu -> gây nên sự phản cảm cho độc giả, hoặc

gây ra sự hiểu lầm tai hại.

- Với chức năng thông tin của mình, ảnh báo chí cần phải đảm bảo tính

chính trị trực tiếp, tính thời sự, tính tài liệu xác thực đồng thời cũng phải có tính

nghệ thuật… .

Trong lịch sử ảnh báo chí, người ta còn ghi nhận những bức ảnh nổi tiếng

mà nhiều người biết đến như bức ảnh chụp lại cảnh chết đói năm 1945 của Võ An

Ninh, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2/9, bức ảnh nụ

cười Võ Thị Thắng, bức ảnh “o du kích nhỏ giương cao sung thằng Mỹ lênh khênh

đứng cúi đầu” do Nhà thơ Tố Hữu đặt 4 câu thơ làm chú thích cho bức ảnh...

2.3.3. NGUYÊN TẮC BIÊN TẬP ẢNH VÀ TRÌNH BÀY ẢNH TRÊN BÁO

26

Page 27: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

a) Một số nguyên tắc biên tập ảnh.

- Biên tập viên ảnh báo chí phải nhận biết được câu chuyện mà người chụp

ảnh diễn tả bằng hình để có thể can thiệp vào nội dung hình và lời chú thích.

- Biên tập viên ảnh báo chí phải chú ý đến những chi tiết có khả năng lôi

cuốn người xem trong ảnh để có thể cắt cúp nội dung đó một cách hợp lý nhất.

- Hãy bỏ đi những phần nội dung không cần thiết trong bức ảnh

- Phải khéo léo, tế nhị khi cắt cúp hình ảnh đối với con người .

- Nên giữ hướng bố cục ảnh khi biên tập cắt cúp.

- Khi biên tập kỹ thuật, tránh sự can thiệp quá lộ liễu bằng các tính năng của

khoa học công nghệ.

- Cần có biện pháp biên tập thích hợp đối với những bức ảnh chân dung hỗn

độn hay sự sắp hàng đơn điệu.

b) Trình bày ảnh trên báo

Phải thể hiện được quan điểm chính trị và phong cách độc đáo của tờ báo.

Phải xác định được mục đích vị trí, tầm quan trọng của từng bức ảnh và

chọn lựa mô thức hợp lý để đặt ảnh trong trang báo, số báo.

Tạo sự đa dạng về hình khối của ảnh trong trang (khối vuông, chữ nhật, tròn,

êlíp...

Tạo độ đậm nhạt và độ tương phản của mỗi bức ảnh trong trang.

Đảm bảo sự cân đối khi sắp xếp ảnh trong trang.

Trình bày ảnh để phá các thế đơn điệu trong trang.

Đặt ảnh phải có mối quan hệ với các yếu tố nội dung khác trong trang báo số

báo.

Màu sắc của ảnh phải theo gam màu tổng thể trong trang.

27

Page 28: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Mục đích cuối cùng của việc trình bày ảnh là làm sao tăng được sự hấp dẫn

về hình thức cho tờ báo đồng thời làm sáng tỏ hơn, thuyết phục hơn về những

thông tin mà số báo đề cập đến.

2.3.4. CĂN CỨ ĐỂ BIÊN TẬP ẢNH

- Ảnh chưa nổi bật chủ đề

- Bố cục không chuẩn

- Ảnh thiếu thông tin thời sự, thiếu tính tài liệu xác thực

- Ảnh có lỗi kỹ thuật

- Đơn điệu về mặt thể hiện

- Chú thích nhầm ảnh

- Chú thích ảnh chưa đúng, chưa hay

- Vị trí đặt ảnh chưa phù hợp…

2.4. TRÌNH BÀY, THIẾT KẾ TỜ BÁO

2.4.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ THUẬT TRÌNH BÀY BÁO

- Trong khi thực hiện trình bày tờ báo, luôn luôn nhớ rằng: thiết kế trang đơn

giản nhưng năng động mới là thiết kế hiệu quả.

- Thiết kế trang phải nhằm vào mục đích hướng độc giả chú ý vào nội dung

của trang báo và tờ báo.

2.4.2. CÁC NGUYÊN TẮC TRÌNH BÀY BÁO

Lưu ý chung:

Một tờ báo được xem là có hình thức tốt khi nó đạt được những yếu tố: bắt

mắt, sắp xếp các chuyên đề, chuyên trang hợp lý, dễ theo dõi. Tờ báo phải trình

bày sao cho độc giả tiết kiệm được thời gian đọc nhiều nhất.

Ở một trang báo thì phía trên quan trọng hơn phía dưới; bên trái quan trọng

hơn bên phải; trang đầu quan trọng hơn trang sau.

28

Page 29: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Đối với báo, tin bài quan trọng được đặt ở trang đầu. Đối với tạp chí người

ta thường đan xen bài ngắn với bài dài.

Chữ:

Cỡ chữ nên theo quy định của tờ báo, không quá nhỏ cũng không quá to;

càng không nên chỗ chữ nhỏ chỗ chữ to không thống nhất.

Phông chữ không nên quá cầu kỳ. Cũng không sử dụng quá nhiều phông chữ

khác nhau trong một bài báo hay một tờ báo.

Màu sắc:

Bố trí màu sắc các tít chính, tít phụ, ảnh minh họa phải hài hòa, lưu ý tạo

điểm nhấn để gây sự chú ý đối với những bài quan trọng.

Tiêu đề (tít):

Tiêu đề còn gọi là tít. Trong một bài báo thường có tít chính và các tít phụ.

Để thu hút sự chú ý, tít phải ngắn. Để giữ được ấn tượng thì tít phải độc đáo. Tít

thường ít hơn 9 từ

Sapô:

Sapô xuất hiện ngay ở phía dưới tít chính và đứng riêng, nhằm mục đích tiết

kiệm thời gian của độc giả khi họ muốn biết chủ đề bài báo.

Sapô thường chỉ nên dài khoảng 50 từ

Hộp thông tin (box):

Xuất hiện trong bài báo với tính cách là một bài báo phụ, hoặc là những

dòng chứa đựng thông tin ít nhiều có liên quan đến chủ đề, nội dung bài báo đang

đề cập.

Box chỉ nên khoảng dưới 300 từ. Một bài báo có thể có từ 1-3 box.

Cửa sổ:

29

Page 30: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Là một câu, một dòng thông tin được tác giả ưng ý nhất trích nguyên văn từ

bài báo. Nó có thể gợi nên sự đồng cảm của người đọc với tác giả.

Nó có khoảng 30 từ.

Ảnh :

Ảnh sử dụng trong báo chí phải có tính minh họa cao, làm tăng sự sinh động

cho nội dung , gợi được sự chú ý, tăng sức hấp dẫn cho bài báo. Biên tập viên và

phóng viên không nên lạm dụng tính năng của phương tiện kỹ thuật để chỉnh

sửa làm sai lệch tính thời sự của ảnh báo chí.

Thường là tác giả đặt tít, sapô, chọn ảnh cho bài báo của mình, nhưng các

biên tập viên có quyền thay đổi khi nó chưa đạt được sự chuẩn xác, hấp dẫn và hài

hòa đối với trang báo, tờ báo.

Nhảy trang:

Trong một số trường hợp, việc bố trí các cột báo gặp khó khăn, người ta cho

phép trình bày nhảy trang các bài báo.

Ngắt đọan để nhảy trang cũng phải tính đến sự phù hợp về nội dung và câu

chữ, phù hợp với trang báo và tổng thể tờ báo.

CHƯƠNG III

BIÊN TẬP BÁO PHÁT THANH

Báo phát thanh là một lọai hình báo chí hiện đại, nó ra đời sau báo in nhưng

đã nhanh chóng trở thành kênh thông tin được ưa chuộng. Người ta nhận định sự ra

đời của truyền hình sẽ làm cho phát thanh khó phát triển nổi, nhưng thực tế cho

thấy không hẳn như vậy. Từ trước tới nay, phát thanh vẫn có chỗ đứng của nó

trong xu thế phát triển mạnh mẽ các phương tiện truyền thông hiện đại trên thế

giới.

30

Câu hỏi ôn tập Chương II và bài tập rèn luyện:

1/. Trình bày đặc điểm lọai hình của báo in.

2/. Trình bày nguyên tắc biên tập văn bản báo in.

3/. Khảo sát, thu thập, phân tích lỗi về ảnh báo in.

4/. Nhận xét ưu- nhược điểm về nội dung & hình

thức của các bài báo, tờ báo đã được công bố.

Page 31: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Công tác biên tập cũng là một bộ phận nghiệp vụ quan trọng, không thể thíếu

đối với báo phát thanh. Do có đặc thù về công nghệ sản xuất, việc biên tập phát

thanh có những nét riêng so với báo in. Nhưng nó cũng có những nét chung nhất đó

là những quy định về đặc điểm của lao động nhà báo, các mối quan hệ xã hội của

người biên tập, nhiệm vụ của người biên tập báo chí, đặc trưng của công tác biên

tập, phương pháp biên tập văn bản …như đối với báo in.

3.1.ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA BÁO PHÁT THANH

3.1.1. PHÁT THANH LÀ TỜ BÁO SỬ DỤNG ÂM THANH TỔNG HỢP BAO

GỒM LỜI NÓI, ÂM NHẠC VÀ TIẾNG ĐỘNG HIỆN TRƯỜNG, TRONG ĐÓ VAI

TRÒ CHÍNH YẾU LÀ LỜI NÓI.

- Ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu cho người viết phát thanh.

- Lời nói trên phát thanh phải làm cho người ta nghe được, thấy được, hiểu

được và xúc cảm.

3.1.2. PHƯƠNG TIỆN CHUYỂN TẢI THÔNG TIN LÀ MÁY THU THANH

(RADIO).

- Hạn chế của phát thanh so với báo in là người nghe chỉ có thể tiếp nhận

thông tin một lần, với thế bị động.

- Việc lưu trữ thông tin, tài liệu thu thập từ nguồn tin tức phát thanh cũng

gặp nhiều hạn chế.

3.2. ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ PHÁT THANH

3.2.1. BIÊN TẬP BẢN THẢO TÁC PHẨM

Trong biên tập bản thảo cần lưu ý những đặc điểm của ngôn ngữ phát thanh,

cách viết cho phát thanh và cách trình bày một văn bản phát thanh.

a) Ngôn ngữ phát thanh.

Ngôn ngữ là yếu tố chính văn, là phương tiện chính của phát thanh.

31

Page 32: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Ngôn từ được truyền qua giọng nói có thể giúp người ta hình dung ra

những chuỗi hình ảnh trong trí tưởng tượng. Vì vậy lời bình cho phát thanh phải là

dạng ngôn ngữ giao tiếp, giàu cảm xúc, phù hợp với cách nói của đông đảo thính

giả.

- Đặc biệt tránh dùng thứ ngôn ngữ hành chính lạnh lùng hoặc lối thuyết

giảng cao đạo mà phải sử dụng phong cách ngôn ngữ đối thọai sinh động.

- Ngôn ngữ, từ ngữ được chọn sử dụng cần có những đặc điểm sau:

* Vị trí từ trong câu và cấu trúc câu theo chiều thuận.

* Câu đơn giản, ngắn, rõ các ngữ đoạn.

* Nghe là nhớ được ngay. Cần ưu tiên sử dụng từ thuần Việt và hạn chế xuất

hiện con số, gắng làm tròn số.

* Ưu tiên chọn "từ" có sức chứa âm thanh...

b) Cách viết cho phát thanh.

Sự đơn giản, ngắn gọn trong cách nói, cách viết là nguyên tắc chung của viết

báo, đặc biệt hơn khi viết cho báo phát thanh.

- Phát thanh không quá câu nệ các quy tắc ngữ pháp, lời bình nên chọn lối

nói tự nhiên như bạn nói với bạn.

- Động từ có vai trò rất quan trọng cách viết để nói. Nên dùng chúng ở dạng

chủ động, tránh dùng dạng bị động.

- Thính giả phát thanh có nhiều đối tượng nên ngôn ngữ văn phong phải phù

hợp với từng nhóm đối tượng

(tuy nhiên, tránh dùng nhiều từ ngữ địa phương; tránh lạm dụng vay mượn

từ ngữ từ tiếng nước ngòai; tránh dùng từ chuyên ngành ít gặp hay quá mới mẻ,

trong trường hợp cần thiết nên có cách diễn đạt phổ thông dễ hiểu; tránh đưa ra quá

32

Page 33: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

nhiều con số, hoặc số lẻ khó nhớ; tránh dùng những câu có thể hiểu nhiều nghĩa

khác nhau…)

Ví dụ: “Điều đó thể hiện quyết tâm chống nạn buôn lậu của UBND tỉnh

A”.

Câu này có thể hiểu hai nghĩa khác nhau: quyết tâm cao của UBND tỉnh A

trong chống buôn lậu và nghĩa tai hại khác là chống nạn buôn lậu của UBND

tỉnh A.

- Một lưu ý chung là viết cho phát thanh phải hết sức kiệm lời, cùng một nội

dung nên chọn cách diễn đạt sao cho ngắn gọn nhất mà vẫn chuyển tải được đầy đủ

lượng thông tin cần thiết.

c) Trình bày văn bản phát thanh.

Một chương trình phát thanh tốt chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở của

những văn bản rõ ràng đúng quy định.

- Văn bản cần được đánh máy, viết cỡ chữ to và giãn dòng gấp đôi để dễ

đọc.

- Viết văn bản trên một mặt giấy.

- Đánh tên và danh từ riêng bằng chữ in hoa giúp người đọc dễ nhìn thấy

trước, đặc biệt là đối với tên người và địa danh.

- Phiên âm tiếng Việt đối với từ nước ngòai.

- Làm tròn số và viết các chữ số, chữ số thập phân bằng cách viết của chính

tả.

- Hạn chế bôi sửa. Nếu văn bản còn tiếp trang sau thì đánh mũi tên và chữ

“còn nữa”.

33

Page 34: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Không để một chỗ nào không rõ ràng trong văn bản. Một từ sai lỗi chính tả

cũng làm phát thanh viên mất tập trung khi thể hiện văn bản.

- Nên cẩn thận khi dùng những từ có âm giống nhau và tránh lặp âm

- Có một hệ thống các dấu chấm lửng, gành ngang, gạch dưới giúp người thể

hiện dễ nhìn văn bản do phóng viên, biên tập viên tự xây dựng, có thể kể một số

dấu thường dùng như:

* Gạch chân: dùng để nhấn mạnh từ hay cụm từ.

* Đánh dấu ngắt chéo: một gạch chéo đơn khi muốn ngừng hơi ngắn; hai

gạch chéo dừng hơi dài là hết đọan.

* Lên và xuống: đánh dấu mũi tên hướng lên những chỗ muốn lên giọng

(trước dấu phẩy) họăc đánh dấu mũi tên hướng xuống những chỗ muốn xuống

giọng (ở dấu chấm hết câu).

3.2.2. BIÊN TẬP CÁC YẾU TỐ THỨ VĂN

a) Tiếng động hiện trường.

- Tiếng động hiện trường làm nên linh hồn của tác phẩm, vì thế không nên

bỏ qua tiếng động hiện trường trong quá trình ghi âm và biên tập tác phẩm.

- Tiếng động hiện trường được xử lý lại, nếu không được chọn lọc tốt có thể

phá vỡ cả một bài báo; làm giảm sút hoặc mất đi sự tin cậy của thính giả đối với

tác phẩm và chương trình.

b) Trích dẫn phát biểu (lời nói của nhân chứng).

- Lời nói nhân chứng cũng quan trọng như tiếng động hiện trường. Nó tồn

tại dưới các hình thức: là đọan phỏng vấn giữa phóng viên và nhân chứng, là lời

phát biểu ý kiến của nhân chứng .

34

Page 35: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Biên tập viên có thể cắt bỏ một phần lời nói thiếu thuyết phục của nhân

chứng, những từ đệm vô nghĩa, hoặc cắt xén bớt khi đọan phát biểu quá dài nhằm

đảm bảo sự ngắn gọn, nhưng không được làm sai lệch nội dung của đoạn phát biểu

và chủ đề của bài báo.

c) Âm nhạc.

- Âm nhạc là một phần quan trọng trong một tác phẩm, một chương trình

phát thanh, truyền hình.

- Âm nhạc là yếu tố liên kết các chương trình với nhau; nó làm cho sự mở

đầu và kết nối các tiết mục, chương trìnhphát thanh trở nên sinh động và hấp dẫn.

- Âm nhạc quảng bá cho các tiết mục, chương trình, khi nó là nhạc hiệu

chương trình.

- Âm nhạc không được chọn lọc tốt, nó sẽ phá vỡ chương trình phát thanh.

Lời dẫn.

Ngôn ngữ lời dẫn vừa phải mang tính báo chí vừa phải có tính văn học. Nó

cần trực tiếp, ngắn gọn, hấp dẫn ngay từ đầu.

3.2.3. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ BIÊN TẬP

a) Căn cứ vào chất lượng nội dung

- Nội dung tác phẩm, chương trình phát thanh chưa đảm bảo tính chính trị tư

tưởng, thông tin thiếu khách quan, chính xác…

- Văn bản (bản thảo) còn thiếu sót, hoặc chưa chính xác về chi tiết, số liệu,

tên người, địa danh,…

- Trình bày văn bản chưa đạt yêu cầu.

- Lỗi về văn phong, ngôn ngữ, tu từ, ngữ pháp, chính tả…

b) Căn cứ vào chất lượng kỹ thuật

35

Page 36: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Những trục trặc kỹ thuật trong phát thanh có thể là:

- Sót chữ, sót tiếng khi dựng âm thanh.

- Tiếng động nền nhó quá hoặc to quá so với lời bình.

- Tiếng động chèn vào không phù hợp với không gian bối cảnh của câu

chuyện.

- Vuốt nhạc ở phần đầu vào và đầu ra chưa êm.

- Âm lượng không đều.

- Chọn nhạc chưa phù hợp với nội dung chương trình.

- Lời nói nhân chứng chưa đạt sự thuyết phục.

- Dẫn chương trình thiếu cảm xúc, chưa đạt yêu cầu tâm nhỉ.

- Chưa đúng thời lượng như quy định cho từng thể loại, từng chuyên mục.

3.3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH.

Chương trình phát thanh là sự sắp xếp hợp lý các thành phần tin, bài,

băng tiếng động, băng âm thanh trong một khỏang thời gian xác định, nhằm

đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền của các cơ quan phát thanh và đem lại hiệu

quả thông tin, giải trí, văn hóa, giáo dục… đối với người nghe, thông qua

phương tiện chuyển tải là máy thu thanh (radio).

Khi xây dựng chương trình phát thanh:

- Phải ý thức được nguyện vọng và nhu cầu của thính giả nói chung, cũng

như phải căn cứ đặc điểm từng lọai đối tượng công chúng cho từng lọai chương

trình phát thanh; căn cứ phạm vi phát sóng của đài trung ương, địa phương hay cơ

sở.

- Phải bám sát định hướng tuyên truyền của Ban Biên tập và tình hình thời

sự trong từng thời điểm, từng giai đọan.

36

Page 37: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

3.3.1. BIÊN TẬP CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ

a) Xây dựng đồng hồ chương trình.

Đồng hồ chương trình là cách gọi tên của việc sắp xếp trật tự thông

tin, bố trí các thể lọai và dự kiến thời lượng của chúng trong một chương

trình, chuyên đề, chuyên mục phát thanh hoặc truyền hình.

- Đồng hồ chương trình thời sự phát thanh thường là dạng đồng hồ chương

trình kết cấu linh hoạt. là sự đan xen giữa tin, phóng sự, bài phản ánh hoặc phỏng

vấn.

- Sự linh họat của đồng hồ chương trình thời sự phát thanh được thể hiện rõ

khi có những sự kiện đặc biệt xảy ra, mà phạm vi ảnh hưởng tác động của thông tin

sự kiện đó khá lớn đối với nhiều đối tượng, nhiều địa bàn.

Ví dụ: thông tin về đợt lụt bão gây hậu quả lớn, tai nạn giao thông

nghiêm trọng, sự cố bất thường ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã

hội.

b) Nguồn tin.

- Do phóng viên, biên tập viên, công tác viên cung cấp.

- Lấy từ mạng internet.

c) Chọn tin

- Hạn chế hoặc không sử dụng tin thiu; tin chưa đạt yêu cầu về ngôn ngữ,

cấu trúc; tin quá dài dòng làm cho bố cục lộn xộn, khó hiểu.

- Cẩn trọng khi sử dụng thông tin trên mạng internet

d) Trình tự sắp xếp tin

- Thông thường người ta bố trí những tin quan trọng ở đầu bản tin. -

Những tin còn lại, có thể sắp xếp theo lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội,

37

Page 38: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

an ninh quốc phòng…) hoặc sắp xếp tin theo tính chất liên kết của thông tin, tức là

kết nối một cách logíc các sự kiện có liên quan. Cũng có khi người ta sắp xếp tin

theo tính chất địa bàn, địa phương.

- Tin kém quan trọng thường được bố trí dần ở phía sau. Tuy nhiên, trong

chương trình thời sự, tin sau cùng lại là tin cần được quan tâm.

3.3.2. BIÊN TẬP CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ, CHUYÊN MỤC

Chương trình chuyên đề, chuyên mục là chương trình có nhiều bài vở

và âm nhạc dành cho những chủ đề đặc biệt. Nó có đối tượng tiếp nhận thông

tin tương đối ít hơn đối với chương trình thời sự, nhưng có điều kiện phản

ánh một cách sâu sắc từng lĩnh vực trong cuộc sống, đáp ứng cho nhiều đối

tượng thính giả khác nhau thông qua từng loại chương trình chuyên đề,

chuyên mục khác nhau.

Ví dụ: chương trình phát thanh thiếu nhi, chuyên mục thanh niên, chuyên

mục phụ nữ, chuyên đề an toàn giao thông, chuyên đề sức khỏe…

a) Đồng hồ chương trình chuyên đề, chuyên mục.

- Đồng hồ chương trình chuyên đề, chuyên mục phát thanh thường là dạng

đồng hồ đóng.

- Có kết cấu khuôn mẫu theo tính chất thể loại và ít linh hoạt trong bố cục.

- Với tính chất phản ánh sâu các lĩnh vực trong cuộc sống, chuyên đề,

chuyên mục phát thanh ít khi có tin.

- Đồng hồ chương trình phát thanh phải đảm bảo thời lượng hợp lý và ổn

định (ít nhất 15’ và nhiều nhất 90’) nên nó phải nhằm tạo nên sự hài hòa của một

bức tranh âm thanh sống động.

b) Các nguyên tắc biên tập chương trình chuyên đề, chuyên mục.

38

Page 39: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Mỗi chuyên mục bao gồm kết cấu:

- Giới thịêu nội dung chuyên mục:

- Nội dung chính của chuyên mục: biên tập viên kết nối các thể loại bằng

những đọan nhạc cắt họặc lời bình dẫn.

- Kết thúc chuyên mục: nhắc lại nội dung chính của chuyên mục vừa phát.

Có thể giới thịêu chủ đề chính sẽ được đề cập đến trong chuyên mục kỳ sau.

Các nguyên tắc biên tập chuyên đề, chuyên mục phát thanh:

- Đảm bảo thời lượng đã quy định.

- Có tính thống nhất trong chỉnh thể nội dung.

- Lưu ý tính mắc xích của các tác phẩm trong một chuyên đề

- Ngừời dẫn chương trình phải luôn là người quen thuộc với thính giả.

- Các chuyên mục, chuyên đề trong chương trình phát thanh phải vừa khác

nhau vừa hòa quyện nhau, gây được ấn tượng cho thính giả.

3.3.3. BIÊN TẬP CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP

- Các chương trình phát thanh trực tiếp bắt buộc phải có đồng hồ chương

trình, thường là 15’- 30’- 60’ hoặc dài hơn (như đối với chương trình của đài quốc

gia).

- Tổng thời lượng của đồng hồ chương trình cố định (thường từ 15’ đến 30’)

nhưng kết cấu và thời lượng từng chuyên mục bên trong nó có thể thay đổi theo

ngày.

a) Đối với thể lọai tường thuật phát thanh trực tiếp

- Việc biên tập chương trình tường thuật phát thanh trực tiếp tương đối đơn

giản. Người biên tập bám sát vào kịch bản của ban tổ chức để làm đề cương cho

êkíp thực hiện

39

Page 40: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Trong đề cương ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc; địa điểm diễn ra buổi

tường thụât; những đọan phát biểu nào, của ai cần được trích dẫn nguyên văn; ghi

chú đặc điểm, thời lượng những đọan băng chèn vào chương trình trực tiếp hoặc có

thể dự kiến phỏng vấn nhân chứng tại hiện trường (giới thiệu rõ tên tuổi nhân vật,

chức danh, nghề nghiệp, nơi làm việc của nhân chứng) và dự kiến thời lượng cho

từng đọan phát biểu khác nhau.

- Do tính chất đơn giản của thể lọai tường thuật phát thanh trực tiếp, họăc do

hạn chế về nhân sự đối với các đài phát thanh, truyền thanh ở địa phương nên đôi

khi biên tập viên trực tiếp đảm nhiệm nhiều vai trò, vừa là người tổ chức thực hiện

vừa là biên tập viên kiêm dẫn chương trình.

b) Đối với thể lọai phát thanh tương tác

- Đây là thể lọai có sự tham gia trực tiếp của của thính giả vào nội dung của

chương trình phát thanh khi nó đang phát sóng.

Thường là những chương trình có tính chất chuyên đề, phát sóng định kỳ trong

tuần họăc trong tháng.

- Biên tập viên là người đóng vai trò chính trong việc tổ chức thực hiện, từ

việc hình thành kịch bản đến chọn êkíp làm việc.

- Đối với chương trình có tính chất mở này, biên tập viên xây dựng kịch bản

khung, nêu chủ đề chính của chương trình và thành phần khách mời tại phòng thu

âm, đồng thời ghi rõ đối tượng tham gia vào chương trình là ai (có thể theo nghề

nghiệp, có thể theo giới tính, lứa tuổi…).

- Trong một số trường hợp biên tập viên đồng thời là người dẫn các chương

trình phát thanh tương tác.

40

Page 41: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Ngòai ra còn có các chương trình phát thanh tổng hợp. Đó là sự kết nối giữa

thời sự và âm nhạc; các chương trình mua sắm và du lịch…Những chương trình

này thường lấy âm nhạc và băng tiếng động làm chất kết dính các tiết mục nhỏ bên

trong nó.

c) Chương trình cầu truyền thanh

- Đối với những sự kiện lớn mang tầm quốc gia hay cấp tỉnh (thành) có thể

thực hiện cầu truyền thanh.

- Đây là hình thức phát thanh trực tiếp, nhằm kết nối nhiều địa điểm khác

nhau để thông tin về một chủ đề quan trọng nào đó. Cầu truyền thanh đòi hỏi một

lượng lớn người tham gia, gồm nhiều bộ phận trong đó nhiêm vụ của các biên tập

viên đóng vai trò hết sức quan trọng.

CHƯƠNG IV

BIÊN TẬP BÁO TRUYỀN HÌNH

Truyền hình có sự hấp dẫn đặc biệt nhờ có khả năng giao tiếp với con người

bằng cả thị giác và thính giác. Trong khi phát thanh không có hình ảnh hỗ trợ, điện

ảnh bị hạn chế về không gian, môi trường và độ phổ biến hạn hẹp, thì sức mạnh

của truyền hình được khẳng định bởi tính hấp dẫn và phạm vi ảnh hưởng rộng rãi

của nó đối với khán giả. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển của các lọai hình

truyền thông đại chúng hịên đại, đồng thời với xu hướng xã hội hóa họat động

truyền hình mạnh mẽ như hiện nay đã khiến các đài, các kênh truyền hình trong

nước đứng trước sự cạnh tranh, thử thách lớn.

Việc sáng tạo, chăm chút cho các tác phẩm, chương trình truyền hình vì thế

ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Công tác biên tập đã góp một phần không

nhỏ trong quá trình sáng tạo đó. Căn cứ vào đặc điểm lọai hình họat động của

41

Câu hỏi ôn tập Chương III và bài tập rèn luyện: 1/. Trình bày đặc điểm lọai hình của báo phát thanh. 2/. Những căn cứ khi biên tập phát thanh.

3/. Trình bày quy trình biên tập chương trình thời sự

phát thanh.

4/. Nghe băng tác phẩm hoặc chương trình phát thanh để nhận xét

ưu- nhược điểm (phóng sự, phỏng vấn, chương

trình phát thanh tương tác).

Page 42: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

truyền hình, Chương IV sẽ đề cập đến đặc trưng ngôn ngữ của báo hình, phương

pháp biên tập các chương trình truyền hình, cùng một số vấn đề khác thuộc về

nghiệp vụ biên tập truyền hình.

4.1. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA BÁO HÌNH

4.1.1. TRUYỀN HÌNH LÀ SỰ KẾT HỢP HỮU CƠ GIỮA HÌNH ẢNH VÀ

ÂM THANH, TRONG ĐÓ HÌNH ẢNH ĐÓNG VAI TRÒ CHÍNH YẾU.

- Hình ảnh là yếu tố đầu tiên và là yếu tố đem lại chất lượng thông tin cao

cho truyền hình.

- Bên cạnh hình ảnh không thể thiếu âm thanh mà chủ yếu là lời nói. -

Hình ảnh và âm thanh trong tác phẩm truyền hình có quan hệ hữu cơ gắn bó. Nó tác

động mạnh mẽ vào quá trình nhận thức và làm thay đổi hành vi của người xem theo

hướng tích cực.

4.1.2. PHƯƠNG TIỆN CHUYỂN TẢI THÔNG TIN CỦA BÁO HÌNH LÀ

MÁY THU HÌNH VỚI HỆ PHỔ BIẾN RỘNG.

Hiệu quả thông tin truyền hình có được nhờ nó được phủ sóng rộng khắp

qua máy thu hình.

- Nếu phát thanh giúp người ta nghe và liên tưởng thì nhờ có hình ảnh là

nhân chứng cho sự thật khách quan, máy thu hình giúp cho người ta xem và chứng

kiến.

- Tuy nhiên, so với báo in thì cả phát thanh và truyền hình đều có hạn chế

trong việc phân tích, lý giải và lưu giữ thông tin.

4.2. ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH

- Ngôn ngữ truyền hình chính là sự kết hợp của ngôn ngữ hình ảnh và ngôn

ngữ âm thanh.

4.2.1. NGÔN NGỮ HÌNH ẢNH

42

Page 43: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Ngôn ngữ hình ảnh là chính văn của của báo hình, người biên tập và người

quay phim trong khi thực hiện việc xây dựng đề cương, kịch bản phân cảnh và tổ

chức ghi hình đều phải hình dung trước câu chuyện mà mình muốn kể với người

xem.

- Sự hình dung đó phải là kết quả của phương pháp tư duy hình ảnh.

4.2.2. BIÊN TẬP HÌNH ẢNH CHÍNH VĂN CỦA BÁO HÌNH.

Khi biên tập, chỉnh sửa hình ảnh trong tác phẩm truyền hình, người biên tập

cũng cần hiểu biết rõ một số khái niệm cơ bản về hình ảnh

a) Cỡ cảnh chung của hình ảnh

Cảnh: là đơn vị nhỏ nhất của một tác phẩm truyền hình. Nó được tính từ khi

người quay phim bắt đầu bấm nút record đến khi bấm tắt nút này, nhằm diễn tả

một hành động, một cử chỉ họăc là một chi tiết.

Viễn cảnh: là cảnh rộng và xa, không chi tiết. Thường được dùng ở đầu

trường đọan của phim. Viễn cảnh tạo lập địa điểm diễn ra sự kiện và tâm trạng.

Những nó cũng chứa đựng nhiều thông tin khác có thể gây nhầm lẫn cho người

xem.

Tòan cảnh: Là cảnh tương đối rộng, ghi nhận những hành động thích hợp.

Thường được sử dụng để giới thiệu bối cảnh của câu chuyện.

Cận cảnh: Cận cảnh chính là cảnh thể hiện rõ nhất tính đặc trưng hình ảnh

của truyền hình. Cận cảnh tập trung vào chi tiết. Cảnh càng cận càng tạo điểm

nhấn, giúp người xem nhận biết những phản ứng khác nhau của chủ thể.

- Một lọat các cận cảnh có thể là cách thể hiện sự tò mò của người xem ở

đầu các trường đọan. Tuy nhiên, nhiều cận cảnh sẽ xóa đi sự nhận biết của người

xem về không gian và thời gian của câu chuyện.

43

Page 44: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Thông thường, trong một tác phẩm truyền hình, cần có nhiều cận cảnh, trung

cảnh hơn là tòan cảnh, viễn cảnh.

b) Cỡ cảnh đối với người:

Ngòai các cỡ cảnh chung của hình ảnh, muốn xem xét sự đúng sai về việc

ghi hình ảnh về con người, biên tập viên cũng cần tìm hiểu một số khái niệm sau:

* Tòan cảnh: cảnh quay cả người

* Trung cảnh: cắt trên hoặc dưới thắt lưng

* Trung cảnh hẹp: cắt giữa ngực/túi áo ngực

* Cận ảnh: cắt quanh vai

* Cận đặc tả: phía trên có thể cắt ngang trán, phía dưới có thể cắt ngang cằm

hoặc có thể chỉ một phần nào đó trên khuôn mặt.

c) Một số lưu ý khác về kỹ thuật ghi hình và dựng phim:

* Độ nét: Độ nét là sự điều chỉnh kỹ thuật của máy quay để có thể cô lập chủ

thể, làm cho nó nổi bật khỏi hậu cảnh mờ nhạt.

* Động tác máy: để tạo hiệu quả cho hình ảnh người quay phim sử dụng các

động tác máy như fix, lia, zoom in, zoom out…

Fix là khi chân máy và ống kính ghi hình giữ yên, chủ thể luôn luôn trong

khuôn hình. Nó tạo ra sự khởi đầu và kết thúc cho tất cả các động tác máy khác.

Lia là khi máy chuyển động ngang quanh một trục cố định cho người xem

hiểu biết về địa điểm hoặc cho phép người ta quan sát một cách từ từ đối tượng mà

nhà báo ghi hình. Lia nhanh làm cho hình ảnh bị mờ nhoè, dùng để thay đổi trọng

tâm của sự chú ý, so sánh sự tương phản, mô tả nguyên nhân và hậu quả.

Về cách thức thì có lia dọc và lia ngang…

44

Page 45: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Zoom là động tác máy, thay đổi cỡ cảnh bằng tiêu cự ống kính để làm thay

đổi quan hệ giữa chủ thể và hậu cảnh.

Trượt máy (traveling): dùng khảo sát một vật hay theo một vật chuyển động

bằng cách chuyển máy song song với vật. Cỡ cảnh không thay đổi, trong khi tòan

bộ máy quay chuyển động theo chiều ngang hoặc chiều dọc.

* Góc độ máy quay: là tầm nhìn của camera hướng tới chủ thể. Có góc trung

bình, góc thấp, góc cao, góc qua vai.

* Bố cục: là sự sắp xếp thông tin trong một khuôn hình.

* Nguyên tắc một phần ba là một nguyên tắc của bố cục. Nếu một màn hình

chia đôi hoặc chia bốn sẽ cho thấy những hình ảnh tĩnh và buồn tẻ.

Một màn hình được chia ba theo chiều ngang hoặc chiều dọc sẽ cho bố cục

năng động và hấp dẫn hơn.

Ví dụ: đường chân trời nơi mặt biển hay mặt đất.

Khi ghi hình, các chi tiết quan trọng nằm dọc phải được bố cục ở vị trí một

phần ba màn hình theo chiều dọc. Và nếu một phần ba theo chiều dọc hoặc chiều

ngang quan trọng thì các tâm điểm nơi chúng giao nhau còn quan trọng hơn.

Những giao điểm này dành cho những chi tiết quan trọng trong khuôn hình. Ví dụ:

đôi mắt trên khuôn mặt.

* Khuôn hình: là ranh giới để người ghi hình đưa cái gì vào, loại cái gì ra so

với tầm ngắm ống kính camera. Khi quay phim, tránh để mép khuôn hình cắt

ngang các khớp tự nhiên của cơ thể người.

Ví dụ: cảnh cắt ngang khủyu tay, thắt lưng hay ngang đầu gối.

* Không gian thở của hình: Là khỏang cách phía trên đầu chủ thể đến mép

màn hình.

45

Page 46: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Không nên để hình một người đầy chặt tới đỉnh khuôn hình. Khỏang cách

quá ít làm cho hình ảnh gò bó và chật hẹp.

Một ngọai lệ của luật “không gian thở của hình” là cận đặc tả.

* Không gian nhìn: là phần màn hình trước mặt chủ thể lớn hơn phía sau họ.

Ví dụ: nếu mũi người ở gần sát mép hình, hay gần quá sẽ cho cảm giác

ngột ngạt, gò bó.

* Ánh sáng: Hiệu quả của hình ảnh đạt được ở mức nào cũng tùy thuộc vào

góc độ chọn ánh sáng của người quay phim.

Sử dụng nguồn sáng tản để giảm bóng. Sử dụng ánh sáng ngược là nguồn

sáng chiếu phía sau hay một bên của chủ thể giúp tách đầu tóc, hay vai khỏi phông

phía sau của hình ảnh.

Màu sắc giữa hai khuôn hình liên tiếp sẽ không thay đổi lớn, khi người quay

phim giữ được tính nhất quán của nguồn sáng.

Một kiểu lỗi quay phim mới vào nghề hay khi di chuyển máy quay từ trong

nhà ra ngoài trời mà không điều chỉnh kỹ thuật máy quay hình ảnh sẽ ngã xanh

hoặc mất màu. Người ta gọi đó là hình ảnh sai fin- tơ, cần được cắt bỏ trong quá

trình dựng hoặc biên tập, chỉnh sửa tác phẩm.

* Dựng: dựng là công việc sáng tạo nhất trong sản xuất truyền hình. Dựng

cảnh hợp lý là bao gồm việc cắt cảnh hợp lý, trộn hình hợp lý; dựng không vượt

trục (phải đồng trục), dựng không nhảy hình, …

Ví dụ: người biên tập muốn tạo dựng cảnh hai nhân vật nói chuyện với

nhau, nhưng trục hình ảnh cho thấy người này đang nhìn vào gáy của người

kia (vượt trục).

46

Page 47: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Dựng chuyển động: các chuyển động của chủ thể cùng được dựng về một

hướng (ám chỉ sự liên tục, giống nhau về mục đích). Các chuyển động ngược chiều

nhau gợi nên sự mâu thuẫn, đối đầu, thể hiện sự chia tay. Cần thận trọng với sự

chuyển hướng ngẫu nhiên. Muốn dựng các cảnh chuyển động hướng ngược nhau

phải chen một cảnh fix ở giữa.

Dựng hình theo tiết tấu: tiết tấu trung bình (tòan- trung -cận- cận- trung-

tòan); tiết tấu nhanh (tòan- cận - cận- tòan); tiết tấu chậm (tòan rộng - trung hẹp -

trung rộng - trung hẹp - cận rộng - cận hẹp).

Trộn hình: là sự chuyển cảnh uyển chuyển khi một cảnh mờ dần (fade out)

và cảnh khác hiện dần ra (fade in) thay cho hình vừa mờ đi.

Trộn hình nhanh thể hiện hành động xảy ra đồng thời, trộn hình chậm gợi

lên sự thay đổi về thời gian hoặc không gian. Có thể sử dụng trộn hình để tạo hiệu

quả về sự so sánh giống nhau và khác nhau; cho thấy sự tiến triển, phát trỉển trong

một khỏang thời gian. Đôi khi trộn hình còn để che giấu cảnh chuyển không hợp

lý, nhưng cần hạn chế ở mức tối đa.

Độ dài ngắn của cảnh: độ dài một cảnh trung bình từ 5” đến 15”. Khi

biên tập, chỉnh sửa các hình ảnh chính văn của truyền hình, biên tập viên cần nắm

chắc các nguyên tắc ghi hình, một số khái niệm vừa nêu sẽ là căn cứ để biên tập

viên lọai bỏ những hình ảnh thiếu chuẩn như cảnh sai bố cục, cảnh dựng thiếu hợp

lý v.v…Người biên tập có thể yêu cầu tác giả thay vào một cảnh khác, nếu có.

Trong trường hợp không có cảnh để thay, họăc phải cắt bỏ một đọan hình ảnh biên

tập viên có thể yêu cầu tác giả thay đổi lời bình.

4.2.3. BIÊN TẬP, CHỈNH SỬA HÌNH ẢNH PHỤ

a) Bảng biểu - đồ thị:

47

Page 48: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

Thường được dùng để hiển thị thêm các thông tin, làm tăng thêm màu sắc

cho hình ảnh trong một tác phẩm, đồng thời có tác dụng hỗ trợ thông tin thêm cho

lời bình.

b) Lôgô:

Là một video clip được các họa sĩ đồ họa họat kỹ thuật viên sáng tạo từ việc

ứng dụng các phần mềm vẽ trên máy tính, dùng để giới một tiết mục, một chuyên

đề; quảng cáo giới thiệu trước nội dung chương trình, tác phẩm; chèn trước những

đọan khác nhau trong một tác phẩm (tương tự như sử dụng một tít phụ trong báo in

nhưng có sự hỗ trợ của hình ảnh và màu sắc sinh động).

c) Kỹ xảo:

Những hình ảnh được tạo ra từ việc ứng xử dụng hiệu quả kỹ thuật trong

truyền hình gọi là thực hiện kỹ xảo truyền hình.

Ngoài ra còn có phần biểu diễn các kiểu phông chữ phục vụ cho việc giới

thiệu các thông tin liên quan đến nhân chứng khi trích dẫn những đọan phát biểu

trong tác phẩm truyền hình.

Ví dụ: dùng kỹ xảo Crô- ma- key để làm phông xuất hiện của phóng

viên nếu họ không ra hiện trường nhưng muốn có cảnh họ đang có mặt tại

hiện trường.

Hoặc người ta dùng kỹ xảo truyền hình để làm phim trường ảo.

4.2.4. NGÔN NGỮ ÂM THANH

Ngôn ngữ âm thanh trong truyền hình gồm các thành tố: lời bình, lời nói

nhân vật, tiếng động hiện trường và âm nhạc.

a) Lời bình là yếu tố thứ văn số một trong truyền hình

48

Page 49: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Lời bình là yếu tố định hình rõ nhất phong cách nghề nghiệp của mỗi

phóng viên biên tập. Một tác phẩm truyền hình đạt được tiêu chí hấp dẫn, gây được

cảm xúc cho khán giả thì không thể thiếu lời bình hay. - Lời bình hay

đúng nghĩa là khi lời bình đạt được sự phù hợp đối với hình ảnh. Lời bình lôi cuốn

có tác động mạnh mẽ vào thính giác nên đôi khi nó lấn át cả thị giác, làm cho người

xem có thể bỏ qua sự vụng về, sai sót trong khâu dựng hình.

- Tránh lời một đằng mà hình ảnh một nẻo hoặc cường địêu quá so với hình

ảnh.

-Tránh mô tả lại những hình ảnh đã có, hoặc nói lại những điều nhân chứng

đã nói.

- Viết lời bình cho tác phẩm truyền hình là viết báo, vì thế cần tránh lối viết

văn chương bay bổng, nhưng cũng không được khô khan, sáo mòn, thiếu sáng tạo.

b) Lời nói nhân vật là yếu tố thứ văn số hai trong truyền hình

- Ngôn ngữ nhân vật.

Ngôn ngữ của nhân vật cũng quan trọng như tiếng động hiện trường. Nội

dung lời nói nhân chứng cũng có tác dụng tạo nên sự thuyết phục đối với người xem

trong trường hợp nó đạt được sự chân thật, phù hợp với chủ đề tác phẩm, không

gượng ép, không cố tình phô trương.

- Trạng thái, cử chỉ của nhân vật khi phát biểu

Lời nói của người phát biểu trên truyền hình xuất hiện đồng thời với thái độ,

cử chỉ của họ.

Khi nhân chứng nói theo cách nói và ngôn ngữ tự nhiên của họ sẽ tạo được

sự tin cậy và thuyết phục đối với người xem cao hơn. Mớm lời cho nhân chứng nói

49

Page 50: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

theo ý phóng viên là một lỗi thường thấy trong truyền hình, cần được biên tập viên

chú ý.

c) Tiếng động hiện trường và âm nhạc là yếu tố thứ văn số ba trong

truyền hình.

- Tiếng động hiện trường

Cũng như tiếng động của phát thanh, nó chứng minh rằng tác giả đang có

mặt (đối với chương trình trực triếp) hoặc đã từng có mặt tại nơi diễn ra sự kiện

(đối với chương trình xây dựng sẵn

Nếu vì lý do trục trặc về kỹ thuật, tiếng động không thu được tại thời điểm

sự kiện diễn ra, hoặc khi nó lẫn nhiều tạp âm biên tập viên có thể lồng thêm tiếng

động tư liệu vào tác phẩm. Nếu biên tập viên không khéo chọn tiếng động, người

xem sẽ giảm sự tin cậy đối với tác phẩm và chương trình.

- Âm nhạc

Âm nhạc tham gia vào chương trình, tác phẩm truyền hình như một yếu tố

xúc tác làm tăng thêm sự sinh động cho hình ảnh (có thể chen giữa các chương

trình, là chương trình âm nhạc hoàn chỉnh, dùng lồng vào phóng sự hay phim tài

liệu…)

4.3. PHƯƠNG PHÁP BIÊN TẬP CÁC TÁC PHẨM, CHƯƠNG TRÌNH

TRÊN TRUYỀN HÌNH

4.3.1. KHÁI NIỆM TÁC PHẨM TRUYỀN HÌNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH

TRUYỀN HÌNH

Tác phẩm truyền hình hiểu theo nghĩa chung nhất là tác phẩm báo chí.

Đó là một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình thức thể hiện dưới dạng

50

Page 51: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

các ký hiệu hình ảnh và âm thanh, được phổ biến rộng rãi qua phương tiện

truyền thông hiện đại là vô tuyến truyền hình.

Tác phẩm truyền hình có có thể được phát sóng riêng lẻ (phóng sự chuyên

đề, phỏng vấn…) hoặc chúng được kết hợp với nhau để làm nên một chương trình

truyền hình.

Ví dụ: chương trình Sức sống mới của VTV dành cho phụ nữ, Chương

trình Vì an ninh tổ quốc của Đài TH Đồng Tháp, chương trình thời sự tối của

VTV…

Như vậy, có thể định nghĩa cụ thể về chương trình truyền hình như sau:

Chương trình truyền hình là sự sắp xếp hợp lý các thành phần tin, bài

trong đó có sự kết hợp hai yếu tố ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh.

Nó được thực hiện trong một khỏang thời gian xác định, nhằm đáp ứng nhiệm

vụ tuyên truyền của các cơ quan truyền hình và đem lại hiệu quả thông tin,

giải trí, văn hóa, giáo dục… đối với người xem, thông qua phương tiện chuyển

tải là máy thu hình (tivi).

Xét về cách thức họat động mang tính chất nghề nghiệp, có thể định nghĩa

một cách khái quát về chương trình truyền hình như sau:

Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các

nhà báo và cán bộ kỹ thuật, dịch vụ. Đồng thời là quá trình giao tiếp truyền

thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội rộng rãi.

Thông qua các chương trình truyền hình, có thể đánh giá năng lực họat động

chuyên môn của đội ngũ nhà báo và cán bộ kỹ thuật viên; đánh giá được trình độ

ứng dụng khoa học công nghệ thông tin và chất lượng thiết bị kỹ thuật của từng

đài.

51

Page 52: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Thông qua chương trình truyền hình, người xem có thể so sánh và xác định

đẳng cấp của từng đài truyền hình.

4.3.2. CÁC LOẠI CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN TRÊN TRUYỀN HÌNH.

- Phân theo thể loại có chương trình thời sự, chuyên mục, chuyên đề…, tọa

đàm, talk show, chương trình giải trí (văn nghệ, thể thao) v.v…

- Phân theo cách thức tổ chức thực hiện thì có: chương trình tryền hình phát

lại, chương trình truyền hình trực tiếp

- Cầu truyền hình cũng là một hình thức của truyền truyền hình trực tiếp

nhưng với quy mô tổ chức lớn hơn, không gian thông tin rộng lớn hơn do đó nó đòi

hỏi có sự tổ chức chặt chẽ, thông qua kịch bản và việc tổ chức nhiều nhóm tham

gia thực hiện

Dù là chương trình phát lại, chương trình trực tiếp hay cầu truyền hình thì

kịch bản vẫn là yếu tố không thể thiếu, nghĩa là công tác biên tập vô cùng quan

trọng, nó chi phối đáng kể vào mức độ thành công của các chương trình.

4.3.3. CÁC CĂN CỨ ĐỂ BIÊN TẬP TÁC PHẨM VÀ CHƯƠNG TRÌNH

TRUYỀN HÌNH

Công tác biên tập truyền hình bao gồm những công đoạn sau đây:

- Công việc tổ chức thực hiện và biên tập tác phẩm của tác giả (phóng viên).

- Công việc xem, chỉnh sửa, cắt gọt của Ban biên tập, lãnh đạo phòng

chuyên đề - chuyên mục,

- Công việc duyệt thành phẩm, nhận xét góp ý của lãnh đạo đài.

Khi bắt tay vào thực hiện các công đọan biên tập, những người có trách

nhiệm tham gia vào việc đánh giá chất lượng đề cương- kịch bản trên giấy trước,

sau đó căn cứ vào một số yếu tố kỹ thuật để xác định chất lượng tác phẩm và

chương trình hoàn chỉnh.

52

Page 53: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

a) Những căn cứ để đánh giá chất lượng đề cương, kịch bản trên giấy

- Một đề cương, kịch bản được xem là chất lượng khi nó đạt được những

yếu tố cần thiết nhằm thể hiện mục đích - yêu cầu của việc sản xuất tác phẩm, chủ

đề của tác phẩm, thời gian thực hiện, cũng như nhiệm vụ của những người thực

hiện tác phẩm.

- Văn bản thể hiện đề cương, kịch bản phải được đánh máy trên một mặt

giấy. Tốt nhất là sử dụng tính năng kẻ bảng trong Word để phân chia rõ ràng các

nội dung, phần việc của từng thành viên trong êkíp.

- Chừa lề và những khỏang trống cần thiết trong từng ô nội dung để tạo điều

kiện thuận lợi cho những người có trách nhiệm ghi chú nhận xét hoặc điều chỉnh

đề cương – kịch bản.

b) Những căn cứ để đánh giá chất lượng tác phẩm và chương trình

truyền hình hòan chỉnh:

Khi biên tập tác phẩm (hoặc chương trình truyền hình), những người có

trách nhiệm căn cứ vào các yếu tố sau:

- Tính chính trị - tư tưởng và tính mới của tác phẩm

- Tính logic của bố cục tác phẩm

- Tính logic của bố cục chương trình

- Tính quy định của thời lượng

- Tính hiệu quả của hình ảnh và âm thanh

- Tính phù hợp trong hình thức thể hiện.

4.3.4. CÁC CÔNG ĐOẠN BIÊN TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN TẬP

a) Tác giả viết đề cương thực hiện tác phẩm và chương trình truyền hình

53

Page 54: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Phóng viên biên tập viết đề cương thông báo cho Ban biên tập biết nội dung

tác phẩm hoặc chương trình truyền hình mà mình dự kiến thực hiện, hoặc thực hiện

theo sự chỉ đạo của cấp trên.

- Đây là lọai văn bản viết trên giấy, có nội dung tóm tắt về những yếu tố

như:

* Mục đích - yêu cầu thực hiện tác phẩm hoặc chương trình truyền hình.

* Chủ đề, tổng thời lượng.

* Đối tượng phản ánh thông tin và đối tượng tiếp nhận thông tin của chương

trình.

* Thời gian và địa điểm thực hiện.

* Thời điểm phát sóng.

* Một số yêu cầu liên quan đến công tác tổ chức như: đề xuất êkíp, dự trù

kinh phí, yêu cầu bố trí phương tịên tác nghiệp…

b) Viết kịch bản phân cảnh.

Kịch bản phân cảnh là hình dạng chung cho việc chuẩn bị giai đọan ghi

hình phức tạp. Nó thể hiện sự phân phối công việc cho cả một kíp làm việc và

những yêu cầu cụ thể mà trưởng êkíp đặt ra cho họ.

Các ghi chép của kịch bản phân cảnh giúp những người có trách nhiệm biết

được mục đích, yêu cầu, nội dung của việc sản xuất, đồng thời các thành viên

tham gia quá trình sản xuất tác phẩm có thể hình dung trước nhiệm vụ phải làm của

họ trong một thời gian nhất định.

- Kịnh bản phân cảnh phân ra các trường đọan của phim, các cỡ cảnh, góc

máy…; số lượng, thời lượng, nội dung các đọan phỏng vấn; dự kiến ý để viết lời

bình; tổng thời lượng của phim hoàn chỉnh v.v…

54

Page 55: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Điều chỉnh kịch bản phân cảnh sau khi ghi hình để chuẩn bị tốt cho khâu

dựng phim và viết lời bình sau đó.

c) Biên tập hình ảnh

- Nhóm tác giả phải hình dung và định lượng trước số hình ảnh, các lọai âm

thanh, tiếng động cần sử dụng cho tác phẩm.

- Phóng viên biên tập bắt tay với kỹ thuật viên để dựng lại băng hòan chỉnh,

bằng cách có thể hoán chuyển vị trí các hình ảnh có được sau khi ghi hình; mạnh

dạn cắt bỏ nhiều cảnh trùng lặp, nhiều cảnh có bố cục lỏng lẻo, rời rạc để tác phẩm

không còn cảnh thừa hoặc cảnh không có nội dung rõ ràng.

- Cấy chữ và các hình ảnh khác trên tác phẩm như tựa đề, bảng tên người

phát biểu, bảng biểu, sơ đồ, … tuyệt đối không được sai lỗi chính tả, đồng thời

phải chính xác, bình đẳng trong khi giới thiệu họ tên, địa chỉ, chức danh, nghề

nghiệp của những người phát biểu.

- Việc chọn phông chữ nào, cỡ chữ bao nhiêu cũng có những quy định nhất

định, không được tùy tiện.

d) Biên tập âm thanh

- Âm thanh đồng bộ là tiêu chí chỉ ra rằng âm thanh đã được ghi cùng lúc

với hình ảnh, nó xác lập tính chân thật của sự kiện, cần được tận dụng, tránh lồng

ghép

- Chú ý vuốt âm thanh nhẹ nhàng ở đầu cảnh và cuối cảnh; mức âm thanh

không bị dao động hỗn lọan

- Cân chỉnh âm thanh hài hòa giữa lời bình, tiếng động, nhạc nền.

- Khi lồng nhạc đệm cho phim đòi hỏi có sự chọn lọc tốt, để không phá vỡ

vẻ đẹp tổng thể của bức tranh sinh động phong phú của hình ảnh và âm thanh.

55

Page 56: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Có thể cắt bỏ một phần lời nói thiếu thuyết phục, những từ đệm vô nghĩa,

hoặc cắt xén bớt khi đọan phát biểu quá dài, không đúng chủ đề, nhưng không

được làm sai lệch nội dung.

- Lời bình cho tác phẩm truyền hình cần có sự đầu tư nhiều bởi vì lời bình

không để “thuyết minh” cho hình ảnh. Cũng không nên quan niệm hình ảnh là

phương tiện “minh họa” cho lời bình. Lời bình càng gợi những ý tứ ngoại hình thì

tác phẩm càng sâu sắc.

- Thông thường người ta viết 3 từ cho một giây hình, nhưng có thể ít hơn để

tạo khỏang lắng cho người xem suy ngẫm.

Công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất báo chí là duyệt, chỉnh sửa tác

phẩm. Khi đó êkíp gồm quay phim, phóng viên biên tập, người đọc lời bình, kỹ

thuật viên cùng tham gia để nghe lãnh đạo phòng, ban, cơ quan góp ý. Những yêu

cầu cụ thể về những điểm cần cắt gọt, chỉnh sửa sẽ được đại diện Ban biên tập ghi

chú vào biên bản nhận xét.

LỜI KẾT

Nghiên cứu đặc điểm các loại hình báo chí, nghiên cứu đặc trưng hoạt động

nghề báo nói chung và kỹ năng, phương pháp biên tập từng loại hình báo chí nói

riêng, có thể thấy công tác biên tập báo chí là vô cùng phức tạp. Nó đòi hỏi nhiều

người tham gia vào với tinh thần cộng đồng trách nhiệm cao, năng lực chuyên môn

vững, với thái độ thật sự tâm huyết với nghề nghiệp và tôn trọng công chúng.

Bất kỳ những lỗi sai sót nào, dù nhỏ trong một tác phẩm báo chí, một

chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình… cũng đều không cho phép.

Có thể khẳng định, công tác biên tập góp phần quan trọng vào việc xây dựng

chất lượng nội dung và hình thức của tờ báo, của đài phát thanh, truyền hình. Nó

56

Câu hỏi ôn tập và bài tập rèn luyện:

1/. Nêu đặc điểm lọai hình của báo truyền hình.

2/. Nêu các yếu tố trong ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm

thanh của truy ền hình

3/. Xây dựng một kịch bản phân cảnh phóng sự.

4/. Xem một phóng sự TH và nhận xét về hình ảnh, tiếng

động, lời bình… Nêu cách biên tập, sửa lỗi phù hợp.

Page 57: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

phản ánh rõ ràng năng lực và trách nhiệm của tác giả, của Ban biên tập và lãnh đạo

các cơ quan báo chí. Vì vậy để làm tốt công tác biên tập, các biên tập viên báo chí

phải ghi nhớ những điều răn sau đây:

1/ Tôn trọng

- Tính khách quan của thông tin.

- Phong cách và ý tưởng mới của tác giả.

- Quan tâm đến trình độ, sự hiểu biết, nhu cầu thông tin… của từng

nhóm đối tượng công chúng đối với từng loại chương trình, chuyên

mục khác nhau.

2/ Làm cho tác phẩm ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu hơn.

- Lược bỏ những chi tiết và con số thừa.

- Bỏ đoạn văn bản không quan trọng và những từ ngữ ít phổ thông.

3/ Bổ sung

- Trực tiếp đưa vào tác phẩm những thông tin không thể thiếu.

- Yêu cầu tác giả kiểm tra thông tin và bổ sung cho đầy đủ hơn, chính

xác hơn.

4/ Chăm sóc nội dung - hình thức tác phẩm, làm cho nó nổi bật hơn.

- Theo dõi sát tình hình thời sự để can thiệp về nội dung.

- Chỉnh sửa những yếu tố thuộc về trình bày (hình thức).

5/ Luôn luôn nghi vấn

- Số liệu.

- Địa danh.

57

Page 58: CÔNG TÁC BIÊN TẬP

- Tên riêng.

- Sự trái nhau hoặc mơ hồ về nghĩa của từ ngữ.

- Ngữ pháp, chính tả đúng chưa?

6/. Giữ mối quan hệ tốt đẹp với tác giả và công chúng

- Ôn hoà, bình tĩnh khi xảy ra bất đồng với tác giả

- Luôn lắng nghe ý kiến của tác giả và theo dõi sự phản hồi của công

chúng.

7/. Luôn tự đánh giá mình là người quan trọng

- Am hiểu tình hình thời sự trong nước, ngoài nước, địa phương.

- Am hiểu đường lối chủ trương của đảng, Nhà nước; hoạt động của

các tổ chức chính trị - xã hội.

- Am hiểu pháp luật

- Có phông văn hoá tương đối chuẩn, có kiến thức, vốn sống trên nhiều

lĩnh vực.

- Có bản lĩnh chính trị và chuyên môn cao.

- Có trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân tốt

- Có quyền góp ý, sửa chữa, sử dụng và không sử dụng tác phẩm báo

chí, nhưng không bao giờ bẻ cong ngòi bút…

58