60
Theo Công ước RAMSAR thì "Đất ngập nước bao gồm: những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp". Dù rộng hay hẹp, vai trò của các vùng đất ngập nước hầu như đều giống nhau, đó là cung cấp cho con người nhiên liệu, thức ăn, là nơi giải trí, là nơi lưu trữ các nguồn gen quý hiếm. Đất ngập nước là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người gần 2/3 sản lượng đánh bắt cá, là nơi cung cấp lúa gạo nuôi sống gần 3 tỷ người. Đất ngập nước cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của các loài chim. Để bảo tồn các vùng đất ngập nước, năm 1971, Công ước RAMSAR đã ra đời (Iran). Đây là công ước quốc tế về bảo tồn sớm nhất thế giới, nhiều thành quả quan trọng về việc bảo tồn các vùng đất ngập nước đã được ghi nhận. RAMSAR bắt buộc 92 nước thành viên của mình phân khu và bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và thúc đẩy việc "sử dụng hợp lý" các vùng này. Mới đây, gần 800 khu đã được đưa vào danh sách bảo tồn. Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng như thế nào? Vùng đất ngập nước lớn nhất của Việt Nam là châu thổ sông Cửu Long bao gồm hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt, những cánh đồng lúa bát ngát, rừng ngập mặn, rừng tràm, các bãi triều, ao nuôi tôm, cá. Ở miền Trung, các vùng đất ngập nước là các đầm phá ven biển, các hồ chứa nước nhân tạo. Ở miền Bắc, đất ngập nước là các hồ trong hệ thống lưu vực sông Hồng, những bãi triều rộng lớn, những cánh rừng ngập mặn của châu thổ. Tổng diện tích đất ngập nước của Việt Nam ước tính khoảng 7 triệu đến 10 triệu hécta. Phần lớn thóc, gạo, cá, tôm và các loại lương thực, thực phẩm khác đều được sản xuất từ những vùng đất ngập nước, đặc biệt và từ châu thổ sông Hồng ở phía Bắc và châu thổ sông

Công ước RAMSAR

  • Upload
    vanptmp

  • View
    50

  • Download
    18

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Công ước RAMSAR

Theo Công ước RAMSAR thì "Đất ngập nước bao gồm: những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp".

Dù rộng hay hẹp, vai trò của các vùng đất ngập nước hầu như đều giống nhau, đó là cung cấp cho con người nhiên liệu, thức ăn, là nơi giải trí, là nơi lưu trữ các nguồn gen quý hiếm. Đất ngập nước là những hệ sinh thái có năng suất cao, cung cấp cho con người gần 2/3 sản lượng đánh bắt cá, là nơi cung cấp lúa gạo nuôi sống gần 3 tỷ người. Đất ngập nước cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của các loài chim.

Để bảo tồn các vùng đất ngập nước, năm 1971, Công ước RAMSAR đã ra đời (Iran). Đây là công ước quốc tế về bảo tồn sớm nhất thế giới, nhiều thành quả quan trọng về việc bảo tồn các vùng đất ngập nước đã được ghi nhận. RAMSAR bắt buộc 92 nước thành viên của mình phân khu và bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và thúc đẩy việc "sử dụng hợp lý" các vùng này. Mới đây, gần 800 khu đã được đưa vào danh sách bảo tồn.Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Vùng đất ngập nước lớn nhất của Việt Nam là châu thổ sông Cửu Long bao gồm hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt, những cánh đồng lúa bát ngát, rừng ngập mặn, rừng tràm, các bãi triều, ao nuôi tôm, cá. Ở miền Trung, các vùng đất ngập nước là các đầm phá ven biển, các hồ chứa nước nhân tạo. Ở miền Bắc, đất ngập nước là các hồ trong hệ thống lưu vực sông Hồng, những bãi triều rộng lớn, những cánh rừng ngập mặn của châu thổ. Tổng diện tích đất ngập nước của Việt Nam ước tính khoảng 7 triệu đến 10 triệu hécta. Phần lớn thóc, gạo, cá, tôm và các loại lương thực, thực phẩm khác đều được sản xuất từ những vùng đất ngập nước, đặc biệt và từ châu thổ sông Hồng ở phía Bắc và châu thổ sông Cửu Long ở phía Nam. Ngoài vai trò sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản, đất ngập nước còn đóng vai trò quan trọng trong thiên nhiên và môi trường như lọc nước thải, điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hoà khí hậu địa phương, chống xói lở bờ biển, ổn định mức nước ngầm cho những vùng sản xuất nông nghiệp, tích luỹ nước ngầm, là nơi trú chân của nhiều loài chim di cư quý hiếm, là nơi giải trí, du lịch rất giá trị cho người dân Việt Nam cũng như khách nước ngoài. Về lâu dài, các vùng đất ngập nước của Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế và xã hội. Báo động đỏ đất ngập nước: "Co tự nhiên, phình nhân tạo"Thứ ba, 01.07.2008, 08:31am (GMT+7)

Page 2: Công ước RAMSAR

Quản lý đất ngập nước ở VN vẫn còn nhiều bất cập, nhiều thách thức và sử dụng không đúng mục đích làm suy thoái, hủy hoại, làm giảm giá trị kinh tế và mất diện tích rất nhiều... - Ý kiến của GS.TS Mai Trọng Nhuận - Giám đốc Trường ĐHQG Hà Nội.

GS.TS Mai Trọng Nhuận là tác giả cuốn sách "Tổng quan hiện trạng đất ngập nước VN sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar".

- Thưa GS, xin ông cho biết tình trạng thu hẹp diện tích đất ngập nước ở VN trong những năm qua?

Theo Bộ TN-MT, đất ngập nước ở VN có tổng diện tích khoảng hơn 10 triệu ha, trong đó đất ngập nước trồng lúa chiếm khoảng 4,1 triệu ha.

Trong 15 năm qua, diện tích đất ngập nước tự nhiên đã giảm đi, diện tích đất ngập nước nhân tạo tăng lên. Cụ thể là các khu rừng ngập mặn tự nhiên ven biển đã mất dần, thay vào đó là các đầm nuôi thủy sản, các công trình du lịch và một số ít diện tích trồng rừng. Diện tích rừng ngập mặn đã giảm 183.724ha trong 20 năm qua (từ năm 1995). Trong khi diện tích nuôi trồng thủy sản đã tăng lên 1,1 triệu ha năm 2003.

Diện tích đất ngập mặn ven biển năm 1982 là 494.000 ha, đến năm 2000 là 606.792 ha do mở rộng diện tích nuôi tôm. Năm 1976 diện tích trồng lúa ở ĐBSCL là 2.062.000 ha, đến năm 2004 tăng lên 3.815.000 ha. Tuy nhiên, theo thống kê của Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam, diện tích bị xâm nhập mặn ĐBSCL đã lên tới 50% diện tích toàn vùng (khoảng 2 triệu ha).

Trong những năm gần đây, do tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa đất nước, một diện tích rất lớn đất ngập nước đã bị chuyển hóa sang mục đích sử dụng khác; tính chất, giá trị của đất ngập nước vì vậy bị mai một. Đồng thời, sự phát triển này đã làm cho môi trường VN nói chung, đất ngập nước nói riêng đang có chiều hướng xấu do chất thải công nghiệp, ô nhiễm dầu, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất hữu cơ và các chất độc hại trong khai thác tài nguyên.

- Thế còn tiềm năng đất ngập nước ở VN, theo đánh giá của ông?

- VN là một trong những quốc gia rất giàu tiềm năng về đất ngập nước về diện tích, chức năng và giá trị

so với các nước trên thế giới.

Ngoài ra, VN nằm trong vùng nhiệt đới, được coi là một trong những trung tâm có mức đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đa dạng sinh học là cơ sở sinh tồn cho mọi sinh vật, cung cấp cho con người nguồn lương thực và thực phẩm, các nguồn dược liệu quan trọng, nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, xây dựng, duy trì bảo vệ sức khỏe cho con người, văn hóa và thẩm mỹ.

Các hệ sinh thái nước ngọt có khoảng 2611 loài thủy sinh vật, 1.403 loài tảo biển, 190 loài giáp xác, 147 loài trai ốc, 54 loài cá, 157 loài đọng vật nguyên sinh... Các vùng đất ngập mặn nội địa lớn như Đồng Tháp Mười, U Minh và hệ thống suối là nơi chứa nhiều loài động, thực vật đặc hữu. Các hệ sinh thái ĐNN ven biển (rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, đầm phá, cửa sông...) là nơi cư trú của nhiều loài cá, chim di cư, cỏ biển, rong tảo...

Một vùng đất ngập nước Côn đảo đang được khai thác. Ảnh:

Ngọc Huyền

GS.TS Mai Trọng Nhuận: Một trong những vấn đề quan

trọng quản lý đất ngập nước ở VN là bài toán về quy

hoạch và cơ chế quản lý. Ảnh: Ngọc Huyền

Page 3: Công ước RAMSAR

Ở vùng ven biển VN đã xác định được 350 loài san hô tạo rạn (sống gắn bó với cùng 2.000 loài sinh vật đáy, cá và nhiều loài hải sản khác), 15 loài cỏ biển, 667 loài rong biển, 94 loài thực vật ngập mặn.

Hiện nay, sản lượng thủy sản nước ta đạt trên 2.536 triệu tấn, trong khi đó khai thác hải sản đạt 1.426 triệu tấn và nuôi trồng 1.110 tấn. Đa dạng sinh học còn nuôi dưỡng nguồn gen quý như: trai ngọc, bào ngư, đồi mồi, bò biển...

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự mất mát, suy giảm đa dạng sinh học có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân là do sự suy giảm và mất nơi cư trú.

-Việt Nam có khoảng hơn 10 triệu ha đất ngập nước; trên 50% diện tích này là trồng lúa, 25% diện tích để nuôi trồng thủy sản, 10% là sông suối và 10% là hồ chứa nước nhân tạo (thủy lợi, thủy điện) mang lại tiềm năng kinh tế chủ yếu cho VN.Thưa GS, với diện tích và tiềm năng to lớn nêu trên, đất ngập mang lại gì cho người VN?

Đặc điểm chức năng của đất ngập nước là: nạp, tiết nước ngầm, lắng đọng trầm tích, độc tố, tích lũy chất dinh dưỡng, điều hòa vi khí hậu, hạn chế lũ lụt, sản xuất sinh khối, duy trì đa dạng sinh học, chắn sóng, chắn bão bảo vệ bờ biển.

Đất ngập nước là nguồn sống của một bộ phận khá lớn người dân VN, mang lại lợi ích và giá trị to lớn về kinh tế - xã hội - văn hóa - môi trường, đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Từ năm 1989 đến 2004 VN đã xuất khẩu được hơn 45 triệu tấn tương đương trên 10 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2002 vượt mức 2 tỷ USD.

Nguồn thu từ du lịch trên các vùng đất ngập nước như: Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Phong Nha - Kẻ Bàng, Mũi Cà Mau, ĐBSCL...ngày càng gia tăng

Giá trị lớn về khoa học giáo dục, bởi VN là mảnh đất có rất nhiều bí ẩn cần phải nghiên cứu và khám phá và cần giáo dục cho các thế hệ hiểu biết giá trị và bảo tồn đất ngập nước. Giá trị về lịch sử là nơi bảo tồn nhiều di tích lịch sử như: đường Hồ Chí Minh trên biển và rất nhiều khu di tích khác gắn liên với đất ngập nước. Giá trị liên quan đến văn hóa là lễ hội, và là cội nguồn sáng tạo về văn học, thơ ca, âm nhạc. Giá trị về bảo vệ thành quách bao giờ ở ngoài thành quách cũng có hàng rào nước để ngăn chặn kẻ thù như chiến thắng Bạch Đằng.

Tóm lại đất ngập nước VN có giá trị rất lớn không chỉ về kinh tế, môi trường, đa dạng sinh học, văn hóa, lịch sử, đất ngập nước đóng vai trò hạn chế tai biến về lũ lụt, sóng thần. Theo thông lệ quốc tế, đất ngập nước đã trở thành bài toán rất lớn từ những năm 1971, thế giới đã nhìn nhận tầm quan trọng đến mức sống còn và ra công ước bảo vệ.

 - Thưa ông, VN khai thác đất ngập nước đã xứng với tiềm năng của tài nguyên này?

Một số vùng đất ngập nước đã khai thác quá tiềm năng ví dụ như các hoạt động đánh cá ven bờ làm mất khả năng phục hồi. Có vùng nuôi trồng thủy sản đã vượt quá khả năng hệ sinh thái (ví dụ như ở một số vịnh biển tỉnh Quảng Ninh...).

Trong khi các giá trị bền vững khác chưa được khai thác như: du lịch, sinh thái, cảnh quan, giáo dục đào tạo, nghiên cứu...   

- GS có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng các hoạt động của con người đến đất ngập nước?

Page 4: Công ước RAMSAR

- Làm suy giảm diện tích, biến đổi khí hậu, làm giảm khả năng phòng tránh tai biến, ví dụ như đất hồ bị lấp đi khả năng trữ nước về mùa mưa và giữ nước cho mùa hè bị mất đi những chức năng môi trường, nước bị mất đi khí hậu sẽ bị biến đổi gây bất lợi, cảnh quan và sinh thái không còn. HN được coi là thành phố của hồ, tuy nhiên cho đến nay diện tích hồ bị thu hẹp nghiêm trọng. Do vậy những giá trị văn hóa, giá trị bảo tồn và sức hấp dẫn khách du lịch sẽ bị giảm đi.

Mức độ ảnh hưởng mất diện tích đất ngập nước rất lớn tùy theo từng vùng nhưng ví dụ như HN hiện nay đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Rất nhiều hồ bị san lấp mà không có quy hoạch tổng thể. Do vậy, CP phải có kế hoạch diện tích hồ nào buộc phải giữ và trở thành luật để UBND thành phố HN ban hành để bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào xâm phạm đều bị xử lý.

Tương tự như diện tích đất ngập nước khác cũng cần phải bảo tồn. Tuy nhiên, bảo tồn ở đây là gắn liền với việc sử dụng bền vững. VN đang trong quá trình phát triển và chuyển đổi nếu chúng ta chỉ quan tâm thuần túy đến bảo tồn thì cũng không khả thi.

Các hoạt động công nghiệp, đô thị hóa thiếu các giải pháp bảo vệ môi trường cần thiết đã làm cho đất ngập nước của nhiều vùng bị ô nhiễm nghiêm trọng điển hình là sông Tô lịch của TP.HN bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng, tương tự nhiều vùng đất khác cũng bị ô nhiễm.

- Trong bối cảnh VN là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu, theo GS, chúng ta nên làm gì để cứu đất ngập nước, đảm bảo an ninh lương thực và môi trường?

- Theo tôi trước mắt việc mất an toàn lương thực chưa phải do suy giảm diện tích đất ngập nước bởi vì chúng ta đã được bù đắp lại bằng việc nâng cao năng suất, sử dụng giống mới ... Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp tục xu hướng này mà không có giải pháp ngăn chặn trước, sẽ đến lúc ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực. Do vậy, Chính phủ cần có những nghiên cứu, đánh giá sao cho diện tích tối thiểu an toàn đảm bảo cho an ninh lương thực của VN về các lĩnh vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản... 

Chúng ta phải bắt đầu từ việc có một quy hoạch phát triển bền vững đất ngập nước có tính đến các kịch bản của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Phải có một nghiên cứu về đất ngập nước hình mẫu, đề xuất và hướng dẫn cho các cộng đồng dân cư địa phương áp dụng. Phải có những thể chế, chính sách đi kèm để khuyến khích sử dụng đất ngập nước. Đặc biệt. trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước. những khái niệm đất ngập nước, nghiên cứu, sử dụng đất ngập nước phải được đưa vào luật tương ứng. Nghiên cứu đất ngập nước và hướng tới sử dụng bền vững cần thiết phải được quan tâm bởi đây là nền tảng cho các hoạt động chính sách, kế hoạch, quy hoạch và tuyên truyền và có một dữ liệu cần thiết để cập nhật, sử dụng và chia sẻ.    

Cần có những dự báo các kịch bản biến đổi khí hậu ảnh hướng đến đất ngập nước như nước biển dâng một số rừng ngập mặn bị mất đi, một số rạn san hô bị biến mất, đất nhiễm mặn tăng lên và những tai biến sói lở ảnh hướng đến đất ngập nước.

Sinh kế bền vững cho người dân đất ngập nước06:41' 26/02/2006 (GMT+7)

Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) đang tổ chức thành lập các nhóm sinh kế bền vững để giúp người dân thoát đói nghèo mà không phá hoại môi trường.

Page 5: Công ước RAMSAR

Một buổi chiều chạng vạng tháng 2/2006, một anh thanh niên 22-23 tuổi, ngồi bó gối giấu mình trong đám cỏ dày.

Anh Nguyễn Văn Tư đang thả lưới trộm trong khu bảo tồn Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp).

"Tôi chỉ dùng lưới mắt dày để đánh bắt cá. Bắt đủ cá để cả gia đình dùng trong ngày thôi. Đói quá...!" Anh Tư than.

Anh Tư đã lội bộ gần chục cây số vòng qua con kênh bắt đầu cạn nước của vườn Quốc gia Tràm Chim Tam Nông, để vào tới vùng lõi của khu vực A1.

Đó là khu vực tập trung toàn bộ nguồn cá quý hiếm của vùng Đồng Tháp Mười.

Bần cùng sinh đạo tặc 

Người dân sống trong vùng đệm quanh Vườn Quốc gia Tràm Chim Tam Nông, Đồng Tháp chỉ biết làm sao kiếm được đồng tiền cho cuộc sống hàng ngày của gia đình họ. Bất đắc dĩ, người dân mới vào trộm trong khu cấm.

"Nói tiếng ăn trộm cũng không đúng. Chúng tôi thật sự không muốn, vì biết khu bảo tồn quốc gia là khu vực cấm. Nhưng do quá nghèo khó nên làm những chuyện như vậy, chứ không có ý gì khác..." ông Phạm Văn Kha, 55 tuổi, ở xã Phú Thành B, huyện Tam Nông, nói.

Người dân ở nơi đất ngập nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long sống trên vùng nước nổi, chủ yếu bằng nghề làm ruộng.

Trong khi làm ruộng, làm lúa, người dân tranh thủ làm thêm nghề cá, bắt con chuột, bắt con lươn hay đào con ếch để sống.

Trước đây nguồn lợi thủy sản rất nhiều.

Ông Kha kể lại rằng, cách đây hơn chục năm, lượng cá đánh bắt của cả vùng Đồng Tháp Mười cả trăm ngàn tấn mỗi ngày. Còn bây giờ, nguồn cá đang cạn kiệt.

"Trước đây, hàng đêm dùng đèn pin, lấy chĩa đâm, tôi cũng có thể kiếm được 9 kg cá đủ loại trong một buổi. Hiện nay, đi chài cả ngày không được 1kg," ông Kha ngậm ngùi.

Đến tép cũng chẳng còn dồi dào như trước. Bây giờ con người vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của chính mình. Con người đã hủy diệt những sinh vật sống trong nước bằng xung điện, cào điện. Để bắt được một con cá, thì lại có hàng chục, hàng trăm sinh vật khác bị hủy diệt theo.

"Hơn thế nữa, có quá nhiều người làm nghề đánh bắt. Mười người thì trung bình 7, 8 người làm nghề đánh cá. Mùa đánh bắt bây giờ kéo dài quanh năm, từ mùa nước lên đến mùa nước giựt (mùa khô)...", một người dân khác ở xã Phú Thành B, huyện Tam Nông cho biết.

Anh Nguyễn Văn Tư đang câu trộm trong Vườn Quốc gia Tràm Chim.

"Do đời sống quá khó khăn, bất đắc dĩ chúng tôi  mới vào câu trộm trong Vườn Quốc gia...," ông Phạm Văn Kha ngậm ngùi.

Page 6: Công ước RAMSAR

Cho "cần câu", chứ không phải "con cá"

Ước mong của người dân vùng đệm quanh Tràm Chim là được tạo điều kiện sinh sống từ những nguồn lợi khác như may mặc, chiếu cói, đan lát....

"Khi được cấp chiếc xuồng, tấm lưới mà lại mang vào vùng cấm bắt trộm cá, thì chúng tôi chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng xấu hổ," ông Kha bày tỏ.

Một người dân khác cũng đồng tình rằng đã là khu bảo tồn quốc gia, thì cần phải nghiêm cấm đặc biệt. Không thể lấy nguồn tài nguyên trong vườn quốc gia mà nuôi người dân sống quanh vùng đệm. Đốn cây tràm, bắt con trăn, con rắn, đi lụi ong, hay đi ăn trộm cá là không được chấp nhận.

"Hỗ trợ cho người dân chiếc cần câu, chứ không phải con cá," đang là nỗ lực lớn nhất của Chương trình Đa dạng Sinh học Đất Ngập nước Mekong (Mekong Wetlands Biodiversity Programme - MWBP).

Ngày Môi trường Đất Ngập nước Thế giới 2/2/2006 đã đưa ra một thông điệp rất cụ thể "Đối diện với đói nghèo ... Đất ngập nước là lối thoát".

Tại Việt Nam, các vùng đất ngập nước được chọn làm khu vực trình diễn để đưa vào áp dụng nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững là vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) và khu Bảo tồn Thiên nhiên Láng Sen (Long An).

"Vườn quốc gia Tràm Chim sẽ kết hợp với Tổ chức Quản lý Bảo tồn Đa dạng Sinh học tỉnh Đồng Tháp và tổ chức CARE sẽ tổ chức các nhóm cộng đồng có cuộc sống gắn liền với vườn Quốc gia này thành từng nhóm sinh kế bền vững," Ông Huỳnh Thế Phiên, Gíam đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim Tam Nông cho biết.

Ông Phiên cho biết thêm bên cạnh các nhóm sinh kế bền vững, một nhóm khác sẽ được thành lập để khảo sát và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng. Hai nhóm này sẽ được thành lập từ 20 đến 200 hộ dân.

"Những hộ tham gia sẽ là những hộ đã từng vi phạm xâm nhập trái phép vào vườn. Chúng tôi sẽ tổ chức lại để họ khai thác hợp lý và bền vững nhằm không tác động xấu đến môi trường sinh thái, đặc biệt là khai thác nguồn cá, nguồn củi, cỏ cũng như sen súng," Ông Phiên khẳng định

Chị Thẩm Hồng Phượng, Điều phối viên Quốc gia về Truyền thông và Đào tạo của MWBP cho biết trong năm 2006, chương trình sẽ nâng cao nhận thức cộng đồng bằng những buổi tuyên truyền trực tiếp với người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Tràm Chim Tam Nông.

Qua đó, giúp họ hiểu rõ rằng người dân tham gia công tác bảo tồn đất ngập nước là bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên, giữ gìn nguồn sống của con người và cho cả nguồn nước.

Nguồn vốn tự nhiên trị giá 14,9 tỷ USD

"Vườn Quốc gia Tràm Chim sẽ kết hợp với các tổ chức quốc tế để  thành lập các nhóm sinh kế bền vững...", Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim Huỳnh Thế Phiên cho biết.

Với các nhóm sinh kế bền vững, người dân sẽ được hướng dẩn cách thức phát triển đời sống kinh tế cùng với việc bảo vệ môi trường trong Vườn Quốc gia. Trong ảnh: Một người dân trong khu vực Vườn Quốc gia Tràm Chim đang đan lưới đánh cá.

Page 7: Công ước RAMSAR

Theo anh Nguyễn Hữu Thiện, Đồng quản lý Dự án MWBP tại tỉnh Đồng Tháp,  ngoài việc cung cấp sản phẩm cho cuộc sống hàng ngày của con người, đất ngập nước còn có giá trị là nơi cung cấp nước, tích trữ nước ngầm, và kiểm soát lũ lụt.

Đối với môi trường, đất ngập nước giữ lại chất dinh dưỡng, lắng đọng chất độc, ổn định bờ biển, chống xói mòn và chống sóng bão...

Về mặt cảnh quan, đất ngập nước cung cấp các dịch vụ giải trí, du lịch, và giao thông đường thủy cùng nhiều giá trị văn hóa khác.

Tuy nhiên, giá trị của đất ngập nước không đơn thuần là đánh giá dựa trên giá trị đóng góp phát triển kinh tế. Nó còn đem lại những cảnh đẹp thiên nhiên độc đáo và sự điều hòa nhiệt độ cho những khu dân cư từ những khu rừng tràm.

Ước tính giá trị của các hệ sinh thái đất ngập nước lên đến 14,9 nghìn tỉ USD, chiếm 45% tổng giá trị của tất cả các hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu.

Sự đa dạng sinh học này cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng cho 55 triệu người dân sống ở vùng hạ lưu sông Mêkông - 1/3 dân số Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Các tiêu chí lựa chọn các điểm ven biển để đưa vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar 2007/11/22 (GMT+7) I. Đất ngập nước là gì

Theo nội dung công ước (Điều 1.1) Đất ngập nước (sau đây viết tắt là ĐNN) được định nghĩa như sau:

“khu vực đầm lầy, sình lầy, than bùn hay có nước, bất kể tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, với nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, lợ hay mặn, kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét vào lúc thủy triều thấp”.Ngoài ra công ước (Điều 2.1) còn nói thêm rằng, ĐNN:

“có thể bao gồm luôn các vùng ven sông, ven biển nằm sát với các vùng ĐNN, và các đảo nhỏ hay khu vực nước biển sâu hơn 6 mét khi thủy triều thấp nằm trong khuôn viên của vùng ĐNN”.

Một “Hệ thống phân loại dạng ĐNN” đã được hội nghị các nước thành viên thông qua năm 1990. Các hạng mục liệt kê trong bảng phân loại không nhằm diễn tả mọi khía cạnh khoa học, mà chỉ nhằm cung cấp một bức tranh chung cho việc xác định nhanh các sinh cảnh chính xuất hiện ở mỗi điểm ĐNN, bằng cách chỉ ra một cách rõ ràng “dạng ĐNN nổi bật”. hiện tại hệ thống phân loại này đưa ra 11 định dạng ĐNN ven biển/biển khác nhau, từ rạn san hô đến các đầm phá nước ngọt ven biển, như được mô tả dưới đây:

Việt Nam gia nhập Công ước Ramsar từ năm 1989 và là thành viên thứ 50 của Công ước này. Đất ngập nước ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú về loại hình, chức năng và giá trị. Đã xác định được 39 kiểu loại đất ngập nước trong tổng số 42 loại đất ngập nước đã được phân loại theo Công ước Ramsar.

Vườn Quốc gia Xuân Thủy nằm tại vùng cửa sông Hồng và khu Bàu Sấu thuộc vườn quốc gia Cát Tiên đã trở thành những khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Vườn Quốc gia Tràm Chim, khu Bảo tồn Thiên nhiên Tiền Hải, vườn Quốc gia Ba Bể và vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đang được xem xét để đề xuất xin công nhận khu Ramsar.

Page 8: Công ước RAMSAR

A. Các vũng nước biển cạn, có nước thường xuyên, có độ sâu dưới 6 mét khi thủy triều thấp; kể cả các vịnh và eo biển.

B. Các thảm thủy sinh bán nhật triều ở biển; bao gồm các thảm tảo bẹ, cỏ biển, các đồng cỏ biển nhiệt đới.

C. Các rạn san hô. D. Các bờ biển đá; bao gồm cả các đảo đá ngoài khơi, các vách đá ở biển. E. Những bờ biển cát, đá cuội hay sỏi; bao gồm cả các dải cát, mũi đất và đảo

cát nhỏ; bao gồm cả hệ thống đụn. F. Các khu vực ở cửa sông; vũng nước thường xuyên của các cửa sông và hệ

thống cửa sông của các châu thổ. G. Các bãi đất bùn, hay các bãi muối liên triều. H. Các bãi lầy liên triều, bao gồm đầm lầy ngập mặn, thảm cỏ ngập mặn, các

cánh đồng muối...; gồm cả các đầm lầy thủy triều nước ngọt và nước lợ. I. Các vùng ĐNN có rừng liên triều; bao gồm các đầm lầy cây ngập mặn và các

rừng đầm lầy nước ngọt thủy triều. J. Các phá nước lợ/nước mặn ven biển; các phá nước lợ đến nước mặn; bao gồm

các đầm lầy cây ngập mặn có ít nhất một điểm thông nối với biển tương đối hẹp.

K. Những phá nước ngọt ven biển; bao gồm các phá nước ngọt thuộc châu thổ.II. Các tiêu chí cho việc xác định vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế

Phần nội dung công ước (Điều 2.2) nói rằng:“ĐNN nên được lựa chọn để đưa vào danh mục Ramsar căn cứ cào ý nghĩa có tầm quốc tế về sinh thái học, thực vật học, động vật học, sông hồ học hay thủy văn học của chúng”; và chỉ ra rằng “trước hết, các miền đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đối với chim nước vào bất cứ mùa nào nên được tính vào”.

Bộ tiêu chí hiện thời đã được thông qua trong các phiên họp lần thứ 4 và 6 của hội nghị các nước thành viên đối với công ước về ĐNN (Ramsar, Iran,1971), bao gồm 04 nhóm sau:1. Các tiêu chí cho vùng đất ngập nước đại diện hoặc duy nhất

Một vùng đất ngập nước được xem là có tầm quan trọng quốc tế nếu:a)    Nó là một ví dụ tiêu biểu cho một vùng đất ngập nước tự nhiên hoặc gần tự

nhiên, đặc trưng cho một vùng sinh-địa lý tương thích; hoặcb)    Nó là một ví dụ tiêu biểu cho một vùng đất ngập nước tự nhiên hoặc gần tự

nhiên, phổ biến hơn cho một vùng sinh-địa lý; hoặcc)    Nó là một ví dụ tiêu biểu cho một vùng đất ngập nước đóng vai trò sinh thái

hoặc sinh học, thủy văn trọng yếu trong chức năng tự nhiên của một lưu vực sông chính hoặc hệ thống ven biển, đặc biệt ở những vị trí chuyển tiếp về mặt ranh giới; hoặc

d)     Nó là một ví dụ của một dạng đất ngập nước đặc biệt, hiếm hoặc không phổ biến trong vùng sinh địa lý tương thích.

2. Các tiêu chí tổng quát dựa trên thực và động vật

Page 9: Công ước RAMSAR

Một vùng đất ngập nước được xem là có tầm quan trọng quốc tế nếu:a)     Nó hỗ trợ một tập hợp đáng kể các loài động hoặc thực vật quý hiếm, dễ bị

tổn thương hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, hoặc một số lượng đáng kể các cá thể của bất kỳ một hoặc hơn trong số các loài này; hoặc

b)     Nó có một giá trị đặc biệt cho việc bảo tồn đa dạng nguồn gen và sinh thái của một vùng bởi nhờ vào chất lượng và những nét riêng biệt của hệ động vật hoặc thực vật của nó; hoặc

c)     Nó có một giá trị đặc biệt như một vùng sinh trưởng của thực vật hoặc động vật tại một giai đoạn quyết định trong vòng đời của chúng; hoặc

d)     Nó có một giá trị đặc biệt cho một hay nhiều loài hoặc quần xã thực vật hay động vật đặc hữu.

3. Các tiêu chí đặc thù dựa vào chim nướcMột vùng đất ngập nước được xem là có tầm quan trọng quốc tế nếu:

a)     Nó thường xuyên hỗ trợ cho gần 20.000 chim nước; hoặcb)     Nó thường xuyên hỗ trợ một số lượng đáng kể các cá thể của các nhóm chim

nước nhất định, biểu thị các giá trị đất ngập nước, khả năng sản xuất hoặc đa dạng sinh học; hoặc

c)     Nơi mà các số liệu về các quần thể là có sẵn, thường xuyên hỗ trợ 1% các cá thể của một loài hay loài phụ chim nước.

4. Các tiêu chí đặc thù dựa vào cáMột vùng đất ngập nước được xem là có tầm quan trọng quốc tế nếu:

a)     Nó hỗ trợ một tỷ lệ đáng kể của các loài phụ, loài, hoặc họ cá bản địa, các giai đoạn trong vòng đời, tương tác loài và/hoặc các quần thể đại diện cho các lợi ích của đất ngập nước và /hoặc các giá trị mà qua đó đóng góp cho tính đa dạng sinh học toàn cầu; hoặc

b)     Nó là nguồn thức ăn quan trọng cho cá, là khu đẻ trứng tự nhiên, khu ương/hoặc đường di trú mà nguồn cá dự trữ phụ thuộc vào, kể cả bên trong khu đất ngập nước hoặc nơi khác đến.Để khuyến khích, hỗ trợ việc sử dụng hợp lý bộ tiêu chí Ramsar, các tài liệu

hướng dẫn đã được thông qua để diễn giải mỗi nhóm tiêu chí. Ban Hội thẩm Xét duyệt Khoa học và Kỹ thuật (STRP) của công ước đã được hướng dẫn để xem xét các tiêu chí và báo cáo lên Hội nghị các nước thành viên tiếp theo vào năm 1999. Hội nghị năm 1996 cũng đã yêu cầu STRP xem xét việc liên kết các tiêu chí căn cứ trên các chức năng thủy văn của ĐNN và các giá trị văn hóa và/hoặc lợi ích có được từ ĐNN.

Việc đưa một điểm ĐNN vào danh mục Ramsar không đòi hỏi điểm đó trước đây phải tuyên bố là một khu vực được bảo vệ. Thực ra, khi đưa vào danh mục Ramsar, đặc biệt trong trường hợp các điểm ĐNN đang được sử dụng với cường độ lớn bởi các cộng đồng dân cư - hoặc là để khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc là để làm lợi từ các chức năng tự nhiên của ĐNN – thì nên có sự bảo vệ cần thiết cho các điềm này để bảo đảm tính chất bền vững lâu dài. Hành động 6.2.4 của kế hoạch chiến lược Ramsar 1997-2002 khuyến khích các nước thành viên “đặc biệt chú ý đến việc đưa ra các điểm ĐNN mơi đang nằm trong tình trạng không được bảo tồn đặc biệt ở cấp độ quốc gia vào danh mục, như là bước đi đầu tiên tiến đến việc xây dựng các biện pháp để bảo tồn và sử dụng hợp lý các điểm ĐNN này”.

Page 10: Công ước RAMSAR

(Các tiêu chí lựa chọn các điểm ven biển để đưa vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar – Rebecca D’Cruz – Điều phối viên khu vực Châu Á – Văn phòng đất ngập nước – Trích Kỷ yếu Hội thảo Quản lý và bảo vệ đất ngập nước ven biển Việt Nam)

Giá trị của đất ngập nước Quyết định số: 2407/QĐ-UBND Quyết định số: 2407/QĐ-UBND Quyết định số 3014/2005/QĐ-UBND Chỉ thị số: 16/2007/CT-UBND

Các thung lũng sông và các đồng bằng ngập nước đi kèm từng là những trung tâm dân cư từ thời xa xưa. Những vùng đất ngập nước đã từng nuôi dưỡng các nền văn minh vĩ đại đến nay vẫn trở nên hết sức quan trọng cho sức khỏe, phúc lợi và sự bình yên cho những người dân sống ở đây và các vùng phụ cận. Phần lớn cá mà chúng ta ăn đều sống nhờ vào đất ngập nước trong một số giai đoạn phát triển của chúng, và hàng triệu trâu bò, động vật ăn cỏ được các đồng cỏ của đồng bằng đất ngập nước cung cấp thức ăn. Ngoài ra, đất ngập nước còn thực hiện nhiều chức năng khác như phòng chống lũ lụt, làm sạch nước và ổn định bờ biển. Nếu để đất ngập nước bị biến đổi mà không quan tâm đến giá trị tổng thể của chúng thì những người dân địa phương ngay lập tức phải gánh chịu hậu quả. Nền kinh tế của một khu vực hay một quốc gia có thể bị tác động xấu nếu những biến đổi này xảy ra nhiều hoặc trên diện rộng. Bất chấp tầm quan trọng của hàng loạt các hàng hóa và dịch vụ mà đất ngập nước đem lại, việc biến đổi đất ngập nước vẫn có xu hướng được coi là chuyện đương nhiên. Kết quả là ở đa số các nước trên thế giới việc bảo vệ các vùng đất ngập nước tự nhiên ít được quan tâm. Con người vẫn tiếp tục làm biến đổi đất ngập nước do sự vô tâm và không hiểu biết, nhưng các lợi ích mà trước đây vẫn cung cấp lại đang mất dần đã làm cho người ta ngày càng nhận thức được giá trị của đất ngập nước.

Mỗi vùng đất ngập nước đều bao gồm các thành phần vật lý, sinh học, hóa học như đất, nước, các loài động thực vật, và chất dinh dưỡng. Các quá trình xảy ra giữa và trong các thành phần này cho phép đất ngập nước thực hiện một số chức năng như khống chế lũ lụt, chống sóng bão và tạo ra các sản phẩm như các động vật hoang dại, tôm cá và tài nguyên rừng. Ngoài ra chúng còn có các thuộc tính về hệ sinh thái như tính đa dạng sinh học về sự độc đáo/di sản văn hóa là các thuộc tính sinh thái làm cho đất ngập nước trở nên quan trọng đối với xã hội.

Nạp nước ngầmChức năng này xuất hiện khi nước di chuyển từ vùng đất ngập nước xuống tầng ngậm

nước trong lòng đất. Khi tới tầng ngậm nước, nước thường sạch hơn khi mới bắt đầu từ vùng đất ngập nước thấm xuống. Ở tầng ngậm nước, nó có thể được hút lên để con người sử dụng hay chảy dưới lòng đất cho tới khi nó lại dâng lên bề mặt của một vùng đất ngập nước nào khác như một sự tiết nước ngầm. Như vậy, quá trình nạp nước ngầm ở một vùng đất ngập nước này lại liên quan tới quá trình tiết nước ngầm ở vùng đất ngập nước khác. Quá trình nạp nước ngầm cũng có lợi cho việc chưa nước lũ vì nước từ bề mặt thấm xuống được lưu giữ tạm thời dưới mặt đất chứ không nhanh chóng bị chảy trôi đi như trên bề mặt.

Page 11: Công ước RAMSAR

Tiết nước ngầmChức năng này xuất hiện khi nước tích lũy trong lòng đất di chuyển lên một vùng đất ngập

nước và trở thành nước mặt. Các vùng ngập nước mà phần lớn nước ở đó nhận được từ sự tiết nước ngầm thường giúp cho các quần thể sinh vật sống ổn định hơn, vì nhiệt độ nước và mực nước không dao động nhiều như trong những vùng đất ngập nước phụ thuộc vào dòng chảy bề mặt. Các vùng đất ngập nước được trong một năm có lúc là nơi tiết nước ngầm nhưng lúc khác lại là nơi nạp nước ngầm, tùy vào sự nâng lên hay hạ xuống của mực nước ngầm địa phương.

Khống chế lũ lụtBằng cách giữ và giải thoát nước mưa một cách điều độ, đất ngập nước có thể làm giảm

sự tàn phá khốc liệt của các đỉnh lũ ở phía hạ lưu. Việc bảo tồn các kho trữ nước tự nhiên sẽ tránh được chi phí tốn kém để xây dựng các đập chắn và hồ chứa nước.

Để xác định được ảnh hưởng của một vùng đất ngập nước riêng lẻ đến các dòng nước lũ hạ lưu, cần phải nghiên cứu về thủy văn một cách tỷ mỷ ở từng vùng. Tuy nhiên khi có ảnh hưởng của các vùng đất ngập nước ở đầu nguồn phía trên (suối bậc 1, bậc 2, bậc 3) chỉ được xảy ra trong khoảng vài km hướng về phía hạ lưu. Ngược lại những vùng đất ngập nước rộng lớn trên suối chính (bậc 5) lại có ảnh hưởng lớn đến các đỉnh lũ rất xa về phía hạ lưu.

Ở Việt Nam, các cấp chính quyền tỉnh Đồng Tháp thuộc châu thổ sông Cửu Long đã phản đối việc xây dựng các hệ thống tiêu thoát nước mà thay vào đó họ đã bắt đầu một chương trình khôi phục đất ngập nước, trong đó có chức năng trữ nước lũ lụt.

Ổn định bờ biển, chống xói mònThực vật vùng đất ngập nước có thể làm ổn định bờ biển bằng cách giảm năng lượng của

sóng, dòng chảy và các lực xói mòn khác đồng thời lại cố định được lớp trầm tích đáy bằng rễ của chúng. Cái đó có thể ngăn chặn được sự xói mòn đối với đất canh tác và đất dân cư và ngăn chặn được các thiệt hại về tài sản. Trong một số trường hợp, các vùng đất ngập nước có thể tạo điều kiện cho sự bồi tụ thêm đất.

Giữ chất lắng đọng và chất độcChất lắng đọng và chất độc thường là các chất gây ô nhiễm nước chủ yếu ở nhiều hệ

thống sông ngòi. Vì các vùng đất ngập nước thường nằm trong các lưu vực nên chúng có thể có tác dụng như các bể lắng. Và ở nơi nào có lau sậy và cỏ làm chậm dòng chảy của sông thì khả năng lắng đọng được tăng lên.

Mặc dù việc tích lũy nhiều chất lắng đọng trong một vùng đất ngập nước có thể là thay đổi các chức năng sinh học, khả năng chứa nước lũ và khả năng trao đổi nước ngầm của nó, song chất lượng của các hệ sinh thái dưới hạ lưu vẫn sẽ được duy trì nếu như chất lắng đọng lơ lững được giữ lại ở thượng nguồn. Vì các độc chất (như thuốc trừ sâu) thường bám vào chất lắng đọng lơ lửng, nên chúng có thể bị giữ lại cùng với các chất lắng đọng. Việc giữ lại các chất lắng đọng ở các vùng đất ngập nước đầu nguồn sẽ kéo dài tuổi thọ tối đa các hồ chứa và kênh đào phía hạ lưu và làm giảm chi phí cho việc nạo vét chất lắng đọng ra khỏi đập nước, cửa sông, các nhà máy thủy điện và các công trình khác tương tự. Lượng lắng đọng ở các con suối thuộc những lưu vực sông có 40% diện tích là hồ và đất ngập nước thấp hơn 90% so với lượng lắng đọng ở các lưu vực sông không có các yếu tố này. Các vùng đất ngập nước ở nơi đất trũng giữ lại tất cả các lượng lắng đọng đưa vào đó, còn các vùng đất ngập nước ở chỗ dốc cũng có thể giữ được tới 80% lượng lắng đọng.

Giữ chất dinh dưỡngChức năng này xuất hiện khi các chất dinh dưỡng, quan trọng nhất là photpho và nitơ, tích

lũy trong tầng đất hoặc trong cây cối của vùng đất ngập nước. Các vùng đất ngập nước loại bỏ được chất dinh dưỡng có thể nâng cao được chất lượng nước và giúp ngăn ngừa hiện tượng phú dưỡng. Điều này giúp người ta tránh được việc phải xây dựng các công trình xử lý nước. Trong những hoàn cảnh nhất định, các vùng đất ngập nước có thể được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt cho các cộng đồng nhỏ, phi nông nghiệp.

Page 12: Công ước RAMSAR

Khi các vùng đất ngập nước loại bỏ các chất dinh dưỡng (và các chất gây ô nhiễm) chúng được coi nhu những bể “lọc”. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nitrat có thể được chuyển thành khí nitơ bay vào khí quyển do quá trình khử bỏ nitơ. Một vai trò phổ biến của đất ngập nước trong mùa sinh trưởng là tích lũy các chất dinh dưỡng trong khi nước chảy chậm. Các chất dinh dưỡng sau đó sẽ giúp cho sản xuất cá, tôm, cũng như sản xuất sản phẩm về rừng và động vật hoang dã và các sản phẩm nông nghiệp khác. Khi nước chảy nhanh, đất ngập nước hoạt động như là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng.

Chu trình này có quan hệ mật thiết với sự phát triển của tảo, chất lượng nước, sản lượng cá.

Sản xuất sinh khốiRất nhiều vùng đất ngập nước đem lại chất dinh dưỡng cho các loài cá, gia súc hoặc

động vật hoang dã  nhờ tầng đất giàu dinh dưỡng hoặc các đồng cỏ tươi tốt. Nhưng ngoài các sản phẩm này ra các vùng đất ngập nước còn có ích cho môi trường ở phía hạ lưu và các vùng nước ven bờ biển nhờ các chất dinh dưỡng được mang theo dòng chảy bề mặt, các sông suối hay quá trình bổ sung nước ngầm.

Ở những vùng ôn đới, các chất dinh dưỡng được tích giữ lại trong các thực vật ngập nước khi phát triển giải phóng ra khi nước lạnh và khi thực vật chết về mùa đông. Một phần giá trị của nghề cá sông và nghề cá biển có thể được coi là là thuộc về chức năng sống còn này của đất ngập nước, đó là chưa nói đến vai trò của đất ngập nước như là nơi sinh đẻ và ương cá con rất tốt.

Chống bão, sóng, chắn gióCác cơn báo tố đại dương và các cơn bão ven biển khác thường gây ra nhiều thiệt hại do

gió mạnh và ngập lụt. Ở các nước phát triển, hậu quả chủ yếu là tổn thất về tài sản, còn ở những nước nhiệt đới nghèo thì có thể làm chết người hoặc bị thương. Rất nhiều vùng đất ngập nước, đặc biệt là những vùng rừng ngập mặn và các vùng đất ngập nước ven biển có rừng khác có tác dụng làm giảm sức gió và giảm thiệt hại do bão ven biển gây ra. Nhận thức được chức năng quan trọng này, một số nước đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ và khôi phục các vùng đất ngập nước ven biển.

Ổn định vi khí hậuToàn bộ các chu trình về thủy văn, dinh dưỡng và vật chất, và các dòng năng lượng của

các vùng đất ngập nước có thể làm ổn định được các điều kiện khí hậu địa phương, đặc biệt là lượng mưa và nhiệt độ. Cái đó lại ảnh hưởng đến bất kỳ một hoạt động nông nghiệp hay hoạt hoạt động nào dựa vào tài nguyên, đồng thời ảnh hưởng đến tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng đến bản thân vùng đất ngập nước đó.

Giao thông đường thủyMôi trường nước mênh mông của các hệ sinh thái đất ngập nước có thể dùng để vận

chuyển hàng hóa và làm đường giao thông công cộng rất tiện lợi thay thế cho các hình thức giao thông khác tốn kém hơn. Trong một số trường hợp, đường thủy là phương tiện giao thông duy nhất. Và vì thế nó rất quan trọng

Giải trí, du lịchGiải trí, du lịch trên các vùng đất ngập nước bao gồm săn bắn, thể thao, câu cá, xem

chim, chụp ảnh thiên nhiên, bơi lội và đi thuyền.

“Vùng ngập nước khỏe, con người khỏe” 

Page 13: Công ước RAMSAR

Đất đang thở, đem lại màu xanh của sự sống. Đất ngập nước có thể ví như một kho báu lưu giữ sự đa dạng sinh thái của trái đất, như 1 căn cứ địa của sự sống. Nơi đây có thể coi như là quả thận của tự nhiên, lọc đi những chất cặn bẩn hay như một miếng xốp lớn điều tiết nhiệt độ và độ ẩm của môi trường sống. Đất ngập nước hứa hẹn mang lại một trái đất sạch và an toàn. Loài người đã có một tuyên ngôn quan trọng vì những mảnh đất ngập nước khỏe mạnh, vì những con người khỏe mạnh. Đó chính là một “Thế vận hội”

sôi động về môi trường được tổ chức tại Changwon, tỉnh Nam Gyeongsang vào 28 tháng 10 vừa qua: “Hội nghị Công ước Ramsar lần thứ 10”.Hội nghị Ramsar lần này diễn ra trong 8 ngày với sự tham dự của hơn 2000 chuyên gia về đất ngập nước đến từ hơn 150 quốc gia trên thế giới. Có thể coi đây là một hội nghị về đất ngập nước lớn nhất từ trước tới nay. Changwon đã trở thành địa điểm để tất cả các chuyên gia về môi trường trên toàn cầu cùng nhau đánh giá về tầm quan trọng của đất ngập nước. Tổng thư ký hội nghị Ramsar Anata Tiega cho biết: “Với chủ đề ‘Đất ngập nước khỏe, con người khỏe’, hội nghị mang theo thông điệp kêu gọi chúng ta hãy cùng nhau cố gắng để có thể hưởng tất cả những ân huệ mà thiên nhiên ban tặng bằng cách duy trì hệ sinh thái trong lành. Nếu không duy trì được hệ sinh thái, chúng ta sẽ mất đi khả năng phát triển những gì cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chưa biết đến đất ngập nước. Chúng ta phải làm hết sức để mọi người biết được đất ngập nước là gì và giá trị của đất ngập nước quan trọng như thế nào.”

Đúng như Tổng thư ký hội nghị Ramsar Anata Tiega vừa nói, một Công ước đầy ý nghĩa đã ra đời tại thành phố Ramsar của Iran vào năm 1971 với mục tiêu nâng cao nhận thức về đất ngập nước và giá trị của nó. Công ước Ramsar như một cam kết của cộng đồng quốc tế về bảo vệ và sử dụng đất ngập nước một cách bền vững. Để thực hiện Công ước này, 158 nước thành viên đã nhất trí tổ chức hội nghị 3 năm một lần. Phó tổng thư ký Công ước Ramsar Nick Davison cho biết: “Các nước thành viên cam kết sẽ sử dụng đất ngập nước một cách đúng đắn và sáng suốt. Có thể nói Công ước Ramsar là một cơ chế hỗ trợ và cũng là một công cụ hiệu quả để xử lý các vấn đề về đất ngập nước. Tại hội nghị Ramsar, các biện pháp thực hiện Công ước đã được thảo luận để các nước chia sẻ và giúp đỡ nhau thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Quả thực cũng khó giải quyết vì các nước trên thế giới có nhiều vấn đề khác nhau, nhưng đây chính là nơi để mọi người cùng nhau chia sẻ những vấn đề chung”

Page 14: Công ước RAMSAR

Tháng 7 năm 1997, Hàn Quốc đã đăng ký đầm Daewangsan thuộc tỉnh Gangwon vào danh sách đất ngập nước Ramsar và trở thành thành viên thứ 101 của Công ước Ramsar. Sau đó, các khu vực như vùng đất ngập nước núi Odae, vùng tập trung cây hoa maehwamareum ở Ganghwa, thành phố Incheon, hay hồ Muljangori ở đảo Jeju cũng đã được đăng ký thêm, nâng tổng số vùng đất ngập nước của Hàn Quốc được đăng ký vào danh sách Ramsar lên con số 11. Năm nay, Hàn Quốc lại có cơ hội tổ chức hội nghị Công ước Ramsar. Đây là lần thứ hai hội nghị được tổ chức ở khu vực châu Á. Cục trưởng cục bảo vệ thiên nhiên thuộc Bộ Môi trường, Kim Ji-tae cho biết: “Hội nghị Công ước Ramsar lần thứ 10 có ý nghĩa tương đối lớn đối với Hàn Quốc. Trước hết đây là một hoạt động quốc tế về môi trường đầu tiên được tổ chức tại Hàn Quốc và đã trở thành một địa điểm để các nhà môi trường trên toàn thế giới tập trung lại và bàn về việc phát triển bền vững cũng như bảo vệ môi trường. Thứ hai, trong khi vấn đề biến đổi khí hậu đang được chú ý trong giai đoạn gần đây thì tầm quan trọng của đất ngập nước đang được khẳng định và một hội nghị quốc tế thảo luận về sử dụng và bảo vệ đất ngập nước có ý nghĩa rất sâu sắc. Cuối cùng, nhìn về mặt chính sách trong nước, nó như một công cụ để thực hiện mô hình phát triển "tăng trưởng xanh" mà tổng thống Hàn Quốc đã tuyên bố. Hy vọng việc bảo vệ và sử dụng bền vững đất ngập nước sẽ góp phần xây dựng những chính sách phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Phương án cụ thể để xây dựng nên "đất ngập nước khỏe mạnh và con người khỏe mạnh" đã được chọn làm chủ đề thảo luận tại Hội nghị Ramsar lần thứ 10. Tổng thư ký hội nghị Anata Tiega nói: “Tại hội nghị ở Uganda năm 2005, chúng ta cũng đã bàn về những biến đổi của khí hậu, tuy nhiên, lúc đó vấn đề này chưa nghiêm trọng như thời điểm hiện nay. Tại hội nghị lần này, tôi muốn nhấn mạnh vào vấn đề sức khỏe của con người. Nếu không cẩn thận, mọi người sẽ quên đi vấn đề tài nguyên thiên nhiên. Phát triển kinh tế là cần thiết, song hy sinh tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế là điều không thể được. Kết hợp khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là việc làm rất quan trọng. Hy sinh thiên nhiên để đạt được tăng trưởng kinh tế là điều không thể chấp nhận được.”

Trái đất, một bên thì bị thiêu nóng bởi hạn hán, một bên thì chìm ngập trong nước bởi lũ lụt. Loài người đang đứng ở ngã ba đường trong việc khai thác và bảo vệ thiên nhiên. Giờ đây, họ đã có thể nhận thức lại một lần nữa tầm quan trọng của đất ngập nước để cứu sống trái đất trước những biến đỏi bất thường của khí hậu. Đại biểu Úc Jamie Pittock đã có bài phát biểu đáng chú ý về bảo vệ đất ngập nước và chính sách đối phó với sự biến đổi của khí hậu: “Tôi cho rằng trong hiện tượng biến đổi khí hậu, nước và đất ngập nước là hai yếu tố cần phải chú ý đến đầu tiên. Tôi tin rằng việc quản lý đất ngập nước của chúng ta sẽ là giải pháp cho

Page 15: Công ước RAMSAR

vấn đề biến đổi khí hậu. Đất ngập nước sẽ tích các-bon và như một miếng xốp hút nước để sau đó lại từ từ nhả ra vào thời kỳ hanh khô. Ngoài ra, tôi nghĩ rằng nhiều quốc gia đang xây dựng những chính sách không hợp lý, chẳng hạn để sản xuất ra năng lượng và nước, họ cho xây đập và đây chính là vấn đề rất lớn. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng rất tiêu cực về môi trường, nhất là trong việc ngăn chặn hiện tượng biến đổi khí hậu.” Mới đây, đất ngập nước đang được tính đến như tấm lá chắn cuối cùng có thể ngăn chặn được sự thay đổi của khí hậu. Nó được gọi với cái tên là "quả thận của tự nhiên". Vai trò vốn chỉ giới hạn ở việc tinh lọc sông ngòi của đất ngập nước giờ đang được mở rộng sang cả vấn đề biến đổi khí hậu. Một trong những vấn đề quan trọng tại hội nghị lần này là "đồng ruộng", nơi cư trú quan trọng của nhiều loài sinh vật. Một nghị quyết về vùng đồng ruộng ngập nước mang tên "Tăng cường tính đa dạng của sinh vật đồng ruộng với hệ thống đất ngập nước" đã được Hàn Quốc đề xuất. Đồng ruộng không còn đơn thuần là nơi sản xuất ra lương thực mà nó còn đảm nhận vai trò như một kho báu của sự sống. Đại diện của Inđônêxia, Mulia Nurhansan, đánh giá về giá trị của hệ sinh thái đồng ruộng: “Chúng tôi đã điều tra xem các sinh vật sống ở đồng ruộng quan trọng như thế nào đối với cư dân sống ở xung quanh khu vực đó. Những sinh vật này phong phú về chất đạm, a-xít amin, và vitamin, có thể cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cho cư dân trong khu vực. Chúng ta cần phải bảo tồn cả tính đa dạng sinh học của đồng ruộng không chỉ vì hệ sinh thái mà còn vì cả người dân cư trú trong khu vực. Những sinh vật này là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho chúng ta. Con người muốn sống khỏe mạnh thì phải bảo vệ đồng ruộng.” Giá trị sinh thái của vùng đồng ruộng ngập nước bắt đầu được thảo luận tại Hội nghị Ramsar lần thứ 8 tại Tây Ban Nha vào năm 2002. Hội nghị đã nhấn mạnh sự cần thiết của những chính sách nông nghiệp sử dụng bền vững đất ngập nước. Tại hội nghị lần thứ 9 ở Uganda, đầm lầy Kabuguri và vùng đồng ruộng phụ cận ở Nhật Bản đã lần đầu tiên đăng ký vào Công ước Ramsar và bắt đầu được thế giới quan tâm tới. Tầm quan trọng của vùng đồng ruộng ngập nước tại khu vực châu Á, nơi gạo là nguồn lương thực chính đã 1 lần nữa được khẳng định. Đến ngày 13 tháng 10 vừa qua, vùng tập trung cây hoa maehwamareum ở Ganghwa đã trở thành vùng đồng ruộng ngập nước đầu tiên của Hàn Quốc được đăng ký vào danh sách đất ngập nước Ramsar. Một chương trình tham quan tới 8 địa điểm với trọng tâm là các vùng đất ngập nước ở Upo và vịnh Suncheon đã được tổ chức trong khuôn khổ hội nghị Ramsar lần thứ 10. Đầm lầy Upo vùng Changnyeong được chọn làm địa điểm tham quan chính thức của Hội nghị Ramsar là đầm lầy tự nhiên lớn nhất tại Hàn Quốc. Trong khi nhiều đầm lầy đã biến mất trong quá trình phát triển đất đai thì đầm lầy Upo vẫn trải rộng ngút tầm mắt.

Page 16: Công ước RAMSAR

Sau chương trình tham quan sinh thái, hội nghị đã tiến hành 4 phiên họp chính và bế mạc với Tuyên bố Changwon. Tuyên bố Changwon nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi chính sách về tài nguyên nước lấy nhu cầu cần thiết làm chính, đồng thời kêu gọi sử dụng nước một cách có hiệu quả. Tuyên bố cũng đề nghị các nước xây dựng chính sách quản lý một cách phù hợp để ngăn chặn việc phá hoại và gây thiệt hại cho đất ngập nước. Liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, Tuyên bố Changwon đã lồng ghép việc quản lý đất ngập nước và tài nguyên nước vào chiến lược đối phó với thay đổi khí hậu của các quốc gia, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về sự liên quan giữa đất ngập nước, nước và khí hậu. Bên cạnh đó, tuyên bố cũng đề cập tới vấn đề khôi phục và sử dụng một cách phù hợp đất ngập nước để cải thiện sinh hoạt cho dân cư sống dựa vào đất ngập nước cũng như dân cư sống xa khu vực này. Trưởng đoàn Hàn Quốc Hwang Seok-tae, giải thích về ý nghĩa của tuyên bố Changwon: “Tuyên bố Changwon tập trung vào các nội dung như vấn đề của việc bảo vệ đất ngập nước cho đến nay là gì, vấn đề còn lại là gì? Giải quyết được những vấn đề này rồi, trong tương lai chúng ta lại phải bảo vệ đất ngập nước với mục tiêu đã đề ra như thế nào? “ Tại hội nghị Changwon, các chuyên gia môi trường thế giới trong đó có Phó tổng thư ký Công ước Ramsar Nick Davison đã đánh giá cao vai trò của Hàn Quốc: “Thông qua hội nghị lần này, Hàn Quốc đã có cơ hội để đóng vai trò chủ đạo. Tất cả chúng ta sẽ theo dõi xem Hàn Quốc đang làm thế nào và làm những gì. Với việc tổ chức hội nghị Ramsar, Hàn Quốc cũng sẽ học hỏi được nhiều điều. Đến với Changwon, nhiều quốc gia đã cảm nhận được tấm lòng nhiệt thành của người dân và chính phủ Hàn Quốc và tất cả đều hy vọng cho tương lai tốt đẹp của Hàn Quốc.” Đất ngập nước vốn chỉ đem lại cảm nhận là mảnh đất ẩm ướt không có giá trị sử dụng. Thông qua hội nghị công ước Ramsar lần thứ 10, chúng ta lại có thể nhìn nhận và suy ngẫm lại về giá trị và tầm quan trọng của món quà màu xanh mà những mảnh đất ngập nước đó đã mang lại cho con người. Hội nghị Changwon đã kết thúc. Trong 3 năm tiếp theo cho tới hội nghị lần thứ 11, tất cả các quốc gia sẽ cố gắng hết mình vì một mục tiêu "Đất ngập nước khỏe mạnh và con người khỏe mạnh".

Hiện tình đất ngập nước ở Việt NamGia Minh. phóng viên đài RFA

2008-06-30

Page 17: Công ước RAMSAR

Đối với nhiều người ba từ 'đất ngập nước' cũng đơn giản dễ hiểu. Tuy vậy để hỏi ở Việt Nam những khu nào được xem là vùng đất ngập nước và vùng đất đó mang lại ích lợi gì cho môi truờng sinh thái tác động tích cực đến đời sống người dân tại đó?

Trung tâm Giáo dục Thiên Nhiên tại Việt Nam có định nghĩa về đất ngập nước như sau:

Những loài sếu, hạc hiếm quý tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim ở tỉnh Đồng Tháp là một phần quan tâm sinh thái cho vùng đất ngập nước. photo courtesy of VietnamNet/Minh Lộc “Đất ngập nước gồm các vùng ngập nước quanh năm hoặc theo mùa trải rộng từ những cánh rừng ngập mặn ven biển vào tới những đồng cỏ ngập nước theo mùa, ao, hồ nước nông và những khu rừng trên đất than bùn trong đất liền. Đất ngập nước cung cấp môi trường sống, thức ăn và nơi sinh sản cho rất nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có các loài chim di cư quý hiếm và cả thú lớn như tê giác Java.”Đây là khu nông lâm ngư trường, nhưng sau này cơ quan chức năng thấy cần phải bảo tồn như tình trạng của nó như xưa. Đồng Tháp Muời cũ khoảng 1 triệu héc ta nhưng sau đó do dân chúng sản xuất nông nghiệp nên cảnh quan cũ mất rồi.

Khu bảo tồn thì cố giữ vùng sinh thái còn sót lại, nhất là vùng đất ngập nước hạ lưu Sông Mê Kông.ông Huỳnh Thế Phiên, GĐVQGTC Tam Nông

Theo định nghĩa vừa nêu thì ở Việt Nam có rất nhiều vùng là đất ngập nước. Thống kê cho thấy cả nước hiện có 68 khu đất ngập nước nội địa và ven biển, tổng diện tích lên đến hơn 10 triệu héc ta. Nhiều khu trong số đó được quốc tế chú ý.

Một số vùng đất ngập nước được dùng cho canh tác

Theo Cục Bảo Vệ Môi trường thì Hồ Ba Bể  thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể ở Bắc Cạn, khu cửa sông Tiền Hải thuộc Thái Bình, U Minh Thượng thuộc bán đảo Cà Mau, khu ngập nước của Vuờn Quốc gia Côn Đảo là những nơi mang tầm quan trọng quốc tế. Đồng

Page 18: Công ước RAMSAR

Tháp Mười ở Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng đất ngập nước trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp mà trong đó Long An chiếm hơn phân nửa .

Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm chim Tam Nông ở Đồng Tháp, ông Huỳnh Thế Phiên, trình bày về vùng đất ngập nước nơi ông đang quản lý:

“Trước tiên đây là khu nông lâm ngư trường, nhưng sau này cơ quan chức năng thấy cần phải bảo tồn như tình trạng của nó như xưa. Đồng Tháp Muời cũ khoảng 1 triệu héc ta nhưng sau đó do dân chúng sản xuất nông nghiệp nên cảnh quan cũ mất rồi.

Khu bảo tồn thì cố giữ vùng sinh thái còn sót lại, nhất là vùng đất ngập nước hạ lưu Sông Mê Kông.

Diện tích hiện nay khỏang hơn 7 ngàn héc ta.”

Cục phó Cục Bảo vệ Môi trường, bà Lê Thanh Bình bổ sung thêm những vùng như đất ngập nước cửa sông đồng bằng Sông Hồng, hệ thống đầm phá ở miền Trung; rồi hồ và hồ chứa.

Vai trò của những vùng đất được gọi là ngập nước đó đối với đời sống con người ra sao? Sau đây cũng là đánh giá tóm gọn nhất mà Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên đưa ra:

“Đất ngập nước cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Chúng cung cấp một lượng khổng lồ nguồn lợi thủy sản nước ngọt và nước mặn bao gồm cả các loài trai hến và giáp xác. Bên cạnh đó, đất ngập nước còn giúp bảo vệ đất liền, nhà cửa và đất canh tác trước gió bão, hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt, nạp, tiết nước ngầm và cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt.”

Ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Việt Nam, Phạm Khôi Nguyên cho biết các vùng đất ngập nước ở Việt Nam đã tạo nên những thành tựu lớn cho việc xuất khẩu gạo, thủy sản trong thời gian qua. Đó cũng là những vùng có tiềm năng du lịch rất lớn.

Nhu cầu bảo vệ sinh thái vùng đất ngập nước

Ông Huỳnh Thế Phiên nói về tình trạng tại Vuờn Quốc gia Tràm Chim Tam Nông tại Đồng Tháp:

Trong quá trình bảo tồn thì có mâu thuẫn giữa quyền lợi của dân lâu nay khai thác để sinh sống. Nay họ vẫn cố tìm cách khai thác nhưng không kiểm soát được.

Hiện có 60 cây số đê bao quanh tràm chim; nếu để tự do theo nhịp thủy văn tự nhiên như cách đây 50- 70 năm thì không thể thực hiện được.    Ông Huỳnh Thế PhiênNay thì một số tổ chức quốc tế cũng hỗ trợ cách quản lý, phưong pháp, tác động kỹ thuật, công tác tuyên truyền để bảo vệ thiên nhiên.

Page 19: Công ước RAMSAR

Một tình trạng đáng lo ngại là việc lẻn vào khai thác thủy sản mà dùng những lọai ngư cụ khai thác kiểu tận diệt. Trong mùa khô thì khó là quản lý lửa rừng và độ ngập thủy văn.”

Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam, giáo sư Nguyễn Ngọc Sinh cũng có đánh giá:

“Trên thực tế ít vùng đất ngập nước đuợc làm khô đi để phục vụ mục đích khác, chỉ chuyển đổi mục đích sử dụng mà vẫn là đất ngập nước. Nhưng khi dân số tăng lên thì một số vùng đất ngập nước cũng bị ảnh hưởng; đáng nói nhất là sự suy giảm diện tích các vùng ngập mặn.”

Quan tâm từ cộng đồng thế giới

Tại Hội nghị Đất ngập nước Châu Á diễn ra ở Hà Nội hồi tuần qua, Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam cho biết nhiều vùng trong 10 triệu héc ta đất ngập nước của Việt Nam đã bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng do khai thác và sử dụng chưa hợp lý.

Theo dự báo thì tình hình nước biển dâng sẽ ảnh huởng lớn đến các vùng đất ngập nước ven biển. Việt Nam sẽ chịu tác động nhiều nhất. Đối với vấn đề đó thì cơ quan chức năng có những tiên liệu thế nào?

Giáo sư Nguyễn Ngọc Sinh có ý kiến:

“Với các kịch bản khác nhau thì đang có tính toán.”

Ông Huỳnh Thế Phiên trình bày về vấn đề liên quan :

“Hiện có 60 cây số đê bao quanh tràm chim; nếu để tự do theo nhịp thủy văn tự nhiên như cách đây 50- 70 năm thì không thể thực hiện đuợc.

Để giữ đuợc nhịp thủy văn thì phải có hệ thống điều tiết làm sao 'nhái lại nhịp thủy văn ngày xưa'; tức quản lý chế độ ngập và chất lượng nước qua hệ thống quan trắc.”

Khi kết thúc hội nghị vào hôm 26-6 vừa qua, các đại biểu tham dự cũng thông qua 'Lời kêu gọi hành động Hà Nội'. Kêu gọi này sẽ được trình bày tại Hội nghị lần thứ 10 các nuớc tham gia Công ước Ramsar về đất ngập nước sẽ diễn ra ở Hàn Quốc vào tháng 10 tới đây.

NDĐT - Sáng 13-10, tại thành phố Nam Định, đại diện ba tỉnh Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình đã đón nhận bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới ven biển vùng châu thổ sông Hồng của UNESCO. Đây là khu dự trữ sinh quyển liên tỉnh bao gồm cả Vườn quốc gia Xuân Thủy, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải và các vùng phụ cận.

Page 20: Công ước RAMSAR

Vườn quốc gia Xuân Thủy - Nam Định nằm trong Khu dự trữ được công nhận là Khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Đây cũng là khu vực đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Ramsar. Nơi đây bảo tồn các loài chim di cư có tầm quan trọng quốc tế trong đó có loài Cò mỏ thìa (Platalea minor) - một loài chim di cư đặc biệt quý hiếm mà trên toàn thế giới chỉ còn hơn 300 cá thể, lúc nhiều nhất cũng chỉ lên đến 1.000 cá thể, trong đó Vườn quốc gia Xuân Thủy hiện là điểm duy nhất của Việt Nam thường xuyên đón nhận gần 100 cá thể di trú từ tháng 9 đến tháng 5 hàng năm. Vườn quốc gia Xuân Thủy còn là nơi trú chân của hơn 200 loài chim di cư và chim bản địa, trong đó có hơn 60 loài chim nước.

Khu đất ngập nước còn được coi như một vườn ươm cho sự sống của biển, với 500 loài động thực vật thuỷ sinh và cỏ biển, nhiều loài thuỷ hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá biển, vạng, vọp, trai, sò, cá tráp, rong câu chỉ vàng....

Ngoài ra, hệ thống rừng ngập mặn tại Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng còn có tác dùng thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và được coi là “tấm lá chắn” 

xanh quan trọng trong bảo vệ vùng ven biển và dân cư ven biển khi xảy ra sóng bão.

Việc vùng đất ngập nước thuộc ba tỉnh châu thổ sông Hồng được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới do công của lãnh đạo và nhân dân, các tổ chức như UNESCO Việt Nam, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), Ủy ban quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB)… Người dân, chính quyền và các tổ chức này đã phối hợp xây dựng những mô hình phát triển kinh tế bền vững,

dựa vào sinh thái và bảo vệ sinh thái. Những kinh nghiệm từ các mô hình ở đây đang được đúc kết để tiếp tục áp dụng vào các địa phương khác.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch tỉnh Nam Định Trần Văn Chung cho biết: “Lễ hội đón nhận bằng công nhận của UNESCO là một sự kiện quan trọng, động viên cổ vũ lãnh

Một loài cò bản địa trong Vườn quốc gia Xuân Thủy.

Lễ trao bằng công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Page 21: Công ước RAMSAR

đạo và nhân dân 3 tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình đề cao  trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo tồn các di sản thế giới nói chung và nguồn tài nguyên quốc gia nói riêng. Mặt khác sự kiện còn có tác động lớn tới nhận thức của cán bộ và nhân dân ba tỉnh về vai trò, giá trị của tài nguyên đất ngập nước trong việc xóa đói, giảm nghèo cho cộng đồng dân cư ven biển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương”.

Đại diện UNESCO tại Việt Nam, bà Vibeke Jensen chia sẻ: “Việc vùng đất ngập nước châu thổ sông Hồng của Việt Nam được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới là điều đáng mừng, nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Một trong số đó là phải làm thế nào để người dân sống quanh khu dự trữ sinh quyển có thể vừa khai thác vừa bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sống”.

Một hội nghị tầm châu lục về bảo tồn đất ngập nước vừa khai mạc tại Hà Nội, khi mà quá nhiều hồ đã bị san lấp. Nhiều vùng đất ngập nước ô nhiễm nặng vì công nghiệp và đô thị hóa. Động thực vật nơi đây bị thu hẹp chốn sinh sống; lượng thức ăn cho con người dần cạn kiệt.

Thôn tin tại Hội nghị Đất ngập nước châu Á lần thứ tư tại Hà Nội (23-25/6/2008) cho thấy, Việt Nam có 68 khu đất ngập nước nội địa và ven biển, với diện tích khoảng hơn 10 triệu ha, trong đó có nhiều khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế như: Hồ Ba Bể (Vườn quốc gia Ba Bể), khu cửa sông Hồng Tiền Hải, U Minh Thượng, Mũi Cà Mau và khu đất ngập nước Côn Đảo…

Đất ngập nước ở Việt Nam là nơi trữ nước, điều hòa lượng mưa và dòng chảy. Nhiều vùng đất ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn, rạn san hô và thảm cỏ biển là môi trường thuận lợi để nhiều loài động vật hoang dã đẻ trứng, nuôi dưỡng, để thực vật sinh trưởng. Đất ngập nước của Việt Nam được coi là nguồn gốc của văn minh lúa nước (rộng hơn là văn minh nước), cung cấo nguồn thứuc ăn lớn cho con người. Ngày nay, tài nguyên này còn giúp Việt Nam phát triển du lịch.

Riêng đất ngập nước vùng ven biển Việt Nam, được chia thành 6 tiểu vùng duyên hải khác nhau dọc theo bờ biển: từ Móng Cái đến Đồ Sơn, Đồ Sơn đến cửa sông Lạch Trường, Cửa sông Lạch Trường đến Mũi Hải Vân, Mũi Hải Vân đến Mũi Hồ Tràm, Mũi Hồ Tràm đến Mũi Giành Rái, Mũi Giành Rái đến Hà Tiên. Ở mỗi tiểu vùng duyên hải, đang bộc lộ trình trạng sử dụng thiếu phù hợp và quản lý không theo quy hoạch tài nguyên đất ngập nước.

Trong khi đó, theo ông Lê Thanh Bình - Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, Việt Nam chưa có đánh giá tổng thể và chưa thể cập nhật thông tin về hiện trạng đất ngập nước. Khung pháp lý về bảo tồn đất ngập nước chưa hoàn chỉnh, đầu tư cho bảo tồn, sử dụng và quản lý đất ngập nước chưa xứng với giá trị và tiềm năng của tài nguyên này.

GS-TS Mai Trọng Nhuận - Giám đốc Trường ĐH Quốc gia HN cho biết, với một vấn đề mang tính liên vùng như đất ngập nước, một quốc gia không thể tự giải quyết được, mà cần sự

Toàn cảnh hội nghị đất ngập nước. Ảnh: Ngọc Huyền

Hồ Ba Bể một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. (Nguồn:quehuong.org.vn).

Page 22: Công ước RAMSAR

chia sẻ của cả một cộng đồng. Đó là lý do cần có Hội nghị Đất ngập nước của châu Á, trước tiên để gióng tiếng chuông cảnh báo về bảo tồn sử dụng đất ngập nước ở Việt Nam và châu lục. 

Hội nghị Đất ngập nước châu Á lần thứ tư do Bộ TN&MT Việt Nam, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Trung tâm Ramsar Nhật Bản (RCJ) đồng tổ chức, có chủ đề “Đất ngập nước - Trái tim của châu Á”, với sự tham dự của các nhà quản lý, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và các nhóm bản địa khắp châu Á. Đây là bước chuẩn bị để tiến tới Hội nghị Các bên tham gia Công ước Ramsar (công ước quốc tế về các vùng đất ngập nước) diễn ra tại Hàn Quốc vào tháng 10/2008.

Đúng là hst rừng ngập mặn là 1 hst chiếm tỉ lệ lớ và quan trọng ở nước ta ( có bờ biển dài ) 50% trong tổng S hst đất ngập nước . Có đặc điểm chế độ ngập liên quan chặt chẻ với thủy triều , độ mặn ...Thực ra hst đất ngập nước là 1 HST lớn bao gồm nhiều hst khác nhau ( phèn , đá vôi , lợ, mặn , ngọt ...dòng chảy hay úng thủy ...chế độ ngập ( bán nhật ---> bán niên ...)

Đất ngập nước hiểu theo công ước RAMSAR (Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) như sau: "Là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, có nước thường xuyên hay tạm thời, nước đọng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả các vùng nước ven biển có độ sâu không quá 6m khi thuỷ triều thấp đều là các vùng đất ngập nước"

Đất ngập nước là hết sức phong phú và phức tạp, chiếm một phần không nhỏ của lãnh thổ bao gồm các vùng biển nông, ven biển,cửa sông, đầm phá, có thảm thực vật bao phủ hay không, đồng bằng châu thổ, tất cả các con sông, suối, ao, hồ, đầm lầy tự nhiên hay nhân tạo, các vùng nuôi trồng thuỷ sản, canh tác lúa nước đều thuộc loại đất ngập nước.

Các hệ sinh thái đất ngập nước chủ yếu của Việt Nam

1. Các sông suối

Nước ta có trên 2500 con sông, trong đó số sông dài trên 10 km là 2360; số sông có lưu vực từ 500 - 1000 km2 là 166. Số sông có lưu vực nhỏ hơn 500 km2 chiếm 92,55% tổng số sông. Số sông có lưu vực nhỏ hơn 100 km2 là 1556 chiếm 66,35% tổng số sông.

2. Các hồ chứa

Page 23: Công ước RAMSAR

Theo các tài liệu hiện có, cả nước ta hiện có tổng số 68 hồ chứa nước, với tổng diện tích 242.725 ha thuộc địa bàn 38 tỉnh thành ở miền Bắc, miền Trung và Đông Nam bộ với nhiều hồ tự nhiên nổi tiếng như: Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), Hồ Chử (Phú Thọ) Hồ Tây (Hà Nội), Biển Hồ (Gia Lai), Hồ Lăk (Đaklac), Hồ Biển Lạc (Bình Thuận).

3. Các hồ chứa nước nhân tạo

Trước năm 1945, ở Việt Nam chỉ có một số hồ chứa nước và nhà máy thuỷ điện nhỏ như Tà Sa (825kw), Nà Ngần (750kw), Bản Thi (140kw), Bồng Miêu ... Ở miền Bắc sau năm 1954, nhiều hồ chứa nước đã được xây dựng như: Thác Bà, Đại Lải, Suối Hai, Núi Cốc ... Hiện nay cả nước có trên 3600 hồ chứa nước nhân tạo do nhiều ngành tham gia xây dựng với mục tiêu chống lũ, phát điện, cung cấp nước cho sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản. Tính riêng các hồ chúa nước có qui mô vừa và lớn (dung tích trên 1 triệu m3, hoặc có chiều cao đập trên 10m) thì có khoảng 460 hồ (chiếm 13% tổng số hồ chứa). Hồ có diện tích lớn nhất là Dầu Tiếng 72.000 ha, hồ chứa có công suất lắp máy lớn nhất là Hoà Bình: 1920 MW, tiếp theo là Trị An 420 MW, Đa Nhim: 160MW, Thác Bà: 108 MW, Dray - Hling: 12MW. Tổng công suất là 2620 MW. Trong số 460 hồ chứa nước này có 285 hồ (62%) được xây dựng sau năm 1979.

Gần đây cũng đã xây dựng 4 công trình thuỷ điện ở các hồ chứa nước lớn là: Thác Mơ: 150MW, Vĩnh Sơn 66 MW, Sông Hinh 66 MW và Yaly: 690 MW. Tổng công suất là 972 MW .

4. Đất ngập nước vùng đồng bằng châu thổ các sông

Việt Nam có 2 vùng châu thổ của 2 con sông lớn: Sông Hồng và sông Cửu Long. Châu thổ sông Hồng: có độ cao so với mặt biển: 0 - 5m, diện tích 1.743.200 ha. Sông Hồng là một con sông lớn, mỗi năm có lượng phù sa đổ ra biển khoảng 115 triệu tấn. Cây trồng chính ở đây là lúa nước với sản lượng 3 triệu tấn thóc/ năm.

Châu thổ sông Cửu Long (Mê Kông): có độ cao so với mặt biển khoảng 5m. Diện tích 3.900.000 ha trên lãnh thổ Việt Nam và khoảng 1.600.000 ha trên lãnh thổ Campuchia. Sông Cửu Long (Mê Kông) chảy qua biên giới 6 nước, lượng phù sa của sông tương đối thấp nhưng hàm lượng phù sa lại cao, tạo nên năng suất thứ cấp vô cùng lớn của sông này.

5. Đất ngập nước theo mùa không thường xuyên

Bao gồm các khu vực rừng tràm và các đồng cỏ ngập nước, đầm lầy. Rừng tràm phân bố ở một số vùng như: Đồng Tháp Mười và tứ giác

Page 24: Công ước RAMSAR

Long Xuyên, một phần tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và rải rác ở một số tỉnh miền Trung. Riêng rừng tràm ở Đồng Tháp Mười có diện tích tự nhiên 800.000 ha, chiếm 15,8% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và rừng tràm U Minh có diện tích 142.520 ha.

Rừng tràm là nơi có giá trị kinh tế lớn và nhiều mặt. Thảm thực vật rừng tràm cung cấp nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao. Cây tràm vừa là cây cho gỗ xây dựng, đóng đồ đạc, làm củi, vừa là cây cho tinh dầu với chất lượng cao dùng trong y học và mỹ phẩm. Trong rừng tràm cũng có rất nhiều loài cá và chim nước sinh sống. Rừng tràm còn là nơi dự trữ nước ngọt trong mùa mưa và điều tiết nước vào mùa khô nhờ tầng thảm mục dầy được tích luỹ trên mặt đất rừng.

6. Các bãi triều và triều lầy vùng cửa sông ven biển

Các bãi triều và triều lầy ở nước ta thường phát triển trên các vùng của sông, phân bố ở độ sâu 0 m hải đồ đến mức nước triều cao nhất. Nơi đây xẩy ra sự tương tác của khối nước sông - biển và sự ngập nước hàng ngày. Đây là vùng đất ngập mặn rộng, bao gồm các bãi triều bùn, bùn- cát, có thảm thực vật bao phủ hay không. Nơi có thảm thực vật thường tạo nên một hệ sinh thái đặc thù. Đó là hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Tổng diện tích các bãi triều- triều lầy của nước ta có trên 1 triệu hecta, chủ yếu phân bố tại các của sông lớn:- Vùng cửa sông châu thổ sông Hồng: Từ Đồ Sơn đến Lạch Trường, tổng diện tích 52.000 ha, trong đó bãi triều lầy 25.000 ha, triều bùn cát không có thảm thực vật 27.000 ha. Tốc độ lấn biển là 30m/năm đối với bãi triều bùn cát (giai đoạn 1940 - 1995) (N. D. Cự, 1993, P.N. Hồng và cs, 1999).- Vùng cửa sông châu thổ sông Cửu Long (Mê Kông) có diện tích rất rộng, khoảng 600.00 - 800.00ha, trong đó 70 -80% là bãi triều lầy. Tốc độ lấn biển rất lớn, đạt 50m/năm trong khoảng 30- 50 năm qua (N.V. Phổ, 1983).

7. Rừng ngập mặn

Trên các bãi triều lầy vùng cửa sông ven biển có thực vật bao phủ tạo nên hệ sinh thái RNM. Trước chiến tranh Việt Nam có khoảng 408.500 ha rừng ngập mặn, chủ yếu là ở Nam Bộ (250.000 ha). Từ năm 1960 đến 1971 do chiến tranh, bom đạn và chất độc hoá học của Mỹ đã huỷ diệt gần 150.000 ha rừng ngập mặn. Sau giải phóng năm 1975, diện tích và chất lượng rừng ngập mặn tiếp tục bị suy giảm. (Theo GS. Phan Nguyên Hồng )

Page 25: Công ước RAMSAR

Đất ngập nước được xếp là một trong những hệ sinh thái có năng suất cao nhất trên thế giới. Chúng gồm các vùng ngập nước quanh năm hoặc theo mùa trải rộng từ những cánh rừng ngập mặn ven biển vào tới những đồng cỏ ngập nước theo mùa, ao, hồ nước nông và những khu rừng trên đất than bùn trong đất liền. Đất ngập nước cung cấp môi trường sống, thức ăn và nơi sinh sản cho rất nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có các loài chim di cư quý hiếm và cả thú lớn như tê giác Java.

Đất ngập nước cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Chúng cung cấp một lượng khổng lồ nguồn lợi thủy sản nước ngọt và nước mặn bao gồm cả các loài trai hến và giáp xác. Bên cạnh đó, đất ngập nước còn giúp bảo vệ đất liền, nhà cửa và đất canh tác trước gió bão, hạn chế ảnh hưởng của lũ lụt, nạp, tiết nước ngầm và cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt.

Tuy nhiên, các vùng đất ngập nước ở Việt Nam đang dần biến mất. Việc chuyển đổi đất ngập nước thành đất canh tác, chặt phá rừng ngập mặn ven biển để nuôi tôm, sự ô nhiễm và phát triển chỉ là một số trong rất nhiều tác động có nguy cơ gây suy thoái vĩnh viễn các hệ sinh thái đất ngập nước và cuối cùng là ảnh hưởng tới chính lợi ích mà đất ngập nước mang lại cho con người.

Vấn đề bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống tương lai của con người. Một trong những yêu cầu quan trọng để loài người chúng ta có thể đạt được điều này chính là phải nhận thức được mối liên hệ giữa đất ngập nước với cuộc sống đồng thời có những hành động tích cực để sử dụng bền vững và bảo vệ chúng cho tương lai.

(Các) nguồn

http://sinhquyen.com/modules.php?name=Ne...http://www.thiennhien.org/Resource_Centr...

Đất ngập nước Việt Nam – Báo động đỏ và giải pháp18-03-2009

Gửi Email

In bài

Bản chỉ có chữ

Page 26: Công ước RAMSAR

ThienNhien.Net – Không phải đất nước nào cũng có một hệ thống đất ngập nước phong phú, đa dạng, lại được phân bố rộng khắp như nước ta. Tuy nhiên, hiện nay nhiều vùng đất ngập nước đã bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng do hoạt động khai thác và sử dụng quá mức.

Diện tích đất ngập nước của Việt Nam (VN) khoảng 10 triệu ha, chiếm 1/3 diện tích cả nước, được phân bố ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và các hệ sinh thái đầm phá, các bãi bùn, các vùng cửa sông và vùng ngập mặn dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên.

Đất ngập nước là nơi dung nạp và điều tiết nước ngầm, cung cấp nước ngọt, điều hòa sinh thái và khí hậu, hạn chế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ biển, duy trì tính đa dạng sinh học, tạo môi trường hoạt động cho nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch, khai khoáng…và là nguồn sống của hàng triệu người dân, là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình khai thác và sử dụng đất ngập nước như các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất ngập nước; các loại chất thải ngày càng gia tăng; nuôi trồng, đáng bắt thủy hải sản bằng các phương pháp có tính hủy diệt; nạn chặt phá rừng ngập mặn, phá hủy rạn san hô; sử dụng không hợp lý các hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón trong sản xuất nông nghiệp,v.v... làm cho nguồn tài nguyên quý giá này đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái và cạn kiệt.

Để ngăn chặn sự suy thoái của đất ngập nước, VN cần phải tiến hành các biện pháp bảo tồn gắn liền với sử dụng bền vững. Nước ta đang trong quá trình phát triển và chuyển đổi, nếu chúng ta chỉ quan tâm thuần túy đến bảo tồn thì cũng không khả thi. Trong bối cảnh là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu, VN phải bắt đầu từ việc có một quy hoạch phát triển bền vững đất ngập nước có tính đến các kịch bản của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trước hết cần ứng dụng công nghệ hiện đại trong khai thác khoáng sản ven bờ để hạn chế gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại cảnh quan thiên nhiên, đồng thời khuyến khích du lịch sinh thái biển. Cần hạn chế phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị ở các vùng đất ngập nước có nhiều thiên tai và nhạy cảm môi trường như vùng ven biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình… Cuối cùng là hạn chế khai thác, chế biến dầu khí và các khoáng sản ven bờ, nhất là nơi có rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển; hạn chế đánh bắt, khai thác thủy hải sản ở vùng ven bờ, cửa sông, đầm phá, bãi triều và nâng cao ý thức người dân sống xung quanh những khu vực này.

Tuy nhiên, những giải pháp đó chỉ mang tính quốc gia, trước mắt, còn về lâu dài chúng ta phải có các giải pháp quy mô, liên vùng và liên khu vực. Theo GS.TS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc trường ĐH Quốc gia Hà Nội, với một vấn đề mang tính đặc thù, liên vùng như đất ngập nước, một quốc gia không thể tự giải quyết, mà cần sự liên kết khu vực.

70% diện tích đất ngập nước của Việt Nam bị ô nhiễmThứ ba, 10/03/2009, 14:33 (GMT+7)

(SGGP 12G).- Sáng nay, 10-3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học về giải pháp phục hồi và tái sử dụng các vùng đất ô nhiễm. Tại Việt Nam, tình trạng đất ngập nước bị ô nhiễm được coi là rất đáng quan ngại. Hiện nay nước ta có

Một góc Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An). (Ảnh: Wikipedia)

Page 27: Công ước RAMSAR

khoảng hơn 10 triệu ha đất ngập nước, trong đó diện tích bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, chiếm hơn 70% (hiện nay cứ sau mỗi mùa vụ, các nhà khoa học ước tính có khoảng trên 20kg phân hóa học còn tồn dư trong 1ha đất).

Việc phục hồi các vùng đất ngập nước không chỉ có ý nghĩa kinh tế (tăng nguồn lợi thủy sản, khả năng canh tác nông nghiệp) mà còn có ý nghĩa bảo vệ môi sinh của các loài chim hoang dã, ngăn ngừa bệnh cúm gia cầm.

Các giải pháp nhằm phục hồi và tái sử dụng đất ô nhiễm được khuyến cáo bao gồm đẩy mạnh việc trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; hạn chế sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh trong sản xuất nông nghiệp.

Hội nghị  lần này lấy chủ đề chính là "Ðất ngập nước - Trái tim của châu Á". Trọng tâm của Hội nghị là tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý các vùng đất ngập nước của Việt Nam (sông, hồ, ven biển và vùng châu thổ), di sản văn hóa và quản lý đất ngập nước, lồng ghép bảo tồn đất ngập vào phát triển, tạo dựng các vùng đất ngập nước khỏe mạnh, đồng thời cùng hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực quản lý đất ngập nước.

Hội nghị quy tụ các chuyên gia đất ngập nước hàng đầu của châu Á, giới thiệu các sáng kiến và thành tựu mới trong lĩnh vực bảo tồn và quản lý bền vững các vùng đất ngập nước, và các nhà lãnh đạo môi trường trẻ tuổi trong khu vực.

Các nhà khoa học đã thảo luận các giá trị và các vấn đề về đất ngập nước tại châu Á trong các lĩnh vực: Hướng tới sự lành mạnh của các vùng đất ngập nước; Hợp tác quốc tế trong quản lý các vùng đất ngập nước xuyên biên giới; Các vùng đất ngập nước và sản xuất nông nghiệp bền vững; Lồng ghép bảo tồn đất ngập nước vào phát triển; Ðất ngập nước và sinh kế bền vững; Giáo dục, đào tạo về đất ngập nước; Di sản văn hóa và quản lý đất ngập nước; Biến đổi khí hậu và các vùng đất ngập nước; Ðất ngập nước và đa dạng sinh học, và Ðất ngập nước Việt Nam. Ðây là cơ hội để tìm hiểu sâu về các vấn đề hiện tại, cũng như các mối nguy cơ tiềm tàng đối với hệ sinh thái đất ngập nước, thí dụ nguy cơ từ biến đổi khí hậu.

Tại Hội nghị, các nhà khoa học thảo luận về những vấn đề quan trọng trong quản lý đất ngập nước, xây dựng một Tuyên bố chung về những vấn đề chính trong quản lý vùng đất ngập nước của các nước trong khu vực, xác định các vấn đề ưu tiên để đệ trình lên hội nghị các bên tham gia Công ước Ramsar (Công ước về các

Page 28: Công ước RAMSAR

vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) lần thứ 10 tại Hàn Quốc vào cuối năm nay.

Các vùng đất ngập nước có ở khắp nơi trên trái đất, đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì một trái đất với dân số khỏe mạnh.

Ở châu Á, đất ngập nước gắn liền với sản xuất lúa và trở thành một phần của di sản văn hóa. Tuy vậy, các vùng đất ngập nước lại là những hệ sinh thái bị đe dọa nhiều nhất trên Trái đất. Việt Nam hiện có 68 khu đất ngập nước nội địa và ven biển, với diện tích khoảng hơn 10 triệu ha, có giá trị đa dạng sinh học và môi trường quốc gia cũng như toàn cầu, như Hồ Ba Bể,  Khu cửa sông Hồng Tiền Hải, U Minh Thượng, Mũi Cà Mau và Khu đất ngập nước Côn Ðảo... Nước ta cũng là quốc gia đầu tiên ở Ðông-Nam Á  tham gia công ước Ramsar.

Từ đó đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật và chính sách, nhằm quản lý  ngày càng tốt hơn các vùng đất ngập nước, nhất là các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia và luôn khuyến khích việc sử dụng khôn khéo và quản lý bền vững các vùng đất ngập nước.

Nguồn: INFOTERRA VN (XL theo Nhân dân, 1/7/2008)Ngày 2-2 hàng năm là Ngày Đất ngập nước Thế giới.  Ngày này đánh dấu việc Công ước về Tầm quan trọng Quốc tế của Đất ngập nước - còn gọi là Công ước Ramsar - được ký kết ở Iran năm 1971.  Chỉ có 1 khu bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam - Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ - tại cửa sông Hồng ở tỉnh Nam Định.Đất ngập nước bị đe dọa.

Tại lễ kỷ niệm Ngày đất Ngập nước 2/2 tổ chức ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên&Môi trường, TS Phạm Khôi Nguyên, cho biết, trong quá trình khai thác và sử dụng đất ngập nước, các vấn đề bức xúc về môi trường vẫn không giảm: "Môi trường sống và di cư của nhiều loài sinh vật, đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên đất ngập nước bị suy giảm nghiêm trọng, đe doạ các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất ngập nước. Các loại chất thải ngày

càng gia tăng cộng với nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản bằng các phương pháp có tính huỷ diệt. Nạn chặt phá rừng ngập mặn, phá huỷ rạn san hô đi kèm sử dụng không hợp lý hoá chất bảo vệ thực vật và phân bón trong sản xuất nông nghiệp...".

Page 29: Công ước RAMSAR

 Việt Nam tham gia Công ước Ramsar (công ước các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế) từ năm 1989 nhưng, đến nay, cả nước vẫn chỉ có một điểm Ramsar duy nhất được khoanh định. Đó là VQG Xuân Thuỷ với tổng diện tích 12.000ha thuộc vùng cửa sông Hồng thuộc tỉnh Nam Định. Phải thừa nhận Chính phủ đã rất nỗ lực đăng ký bổ sung một số điểm Ramsar như đề nghị UNESCO công nhận khu rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, xác định 68 vùng đất ngập nước có tầm quan trọng về đa dạng sinh học và môi trường trong đó một số vùng đất ngập nước được bảo vệ dưới dạng rừng đặc dụng, triển khai đánh giá sơ bộ để đề xuất thành lập 15 khu bảo tồn thiên nhiên.

Mặc dù vậy, các vùng đất ngập nước vẫn chưa thực sự là hạng mục quản lý riêng về sử dụng và bảo tồn đất. Tình trạng quản lý các vùng đất ngập nước bị phân tán trong các ban và bộ khác nhau của Chính phủ. Các chính sách tách biệt nhau gây ra các hoạt động mâu thuẫn nhau ở cơ sở. Có nơi trồng lại rừng ngập mặn chưa gắn kết với nuôi tôm và với bảo vệ rừng ven biển. Chỉ riêng đất ngập nước ven biển nước ta, Thống kê của Ngân hàng Phát triển châu á đưa ra bức tranh màu xám như 1755km chiều dài đường bờ bị ô nhiễm, trong đó 615 km chiều dài đường bờ bị ô nhiễm nặng, và 712 loài bị đe doạn ở các vùng đất ngập nước ven bờ.

Do công tác quản lý đất ngập nước còn nhiều hạn chế và không làm rõ được các chức năng và giá trị của các cùng đất ngập nước, nhất là các vùng đã được phân cấp, các hệ sinh thái vẫn đang bị tổn thất với tốc độ đáng báo động. Tại châu thổ sông Mê Kông, chỉ riêng tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu (trước đó là tỉnh Minh Hải) chuyển đổi hơn 80% diện tích rừng ngập mặn thành ao nuôi trồng thuỷ sản suốt 40 năm qua. Các vùng đất ngập nước nội địa như rừng tràm cũng đang bị áp lực lớn do thâm canh nông nghiệp, huỷ hoại các con sông và phá rừng. Biến đổi chế độ thuỷ văn vùng thượng lưu có tác động gián tiếp đến các vùng đất ngập nước ven biển, những nơi có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng hộ ven biển.  

Thách thức đối với đất ngập nước là rất to lớn. Các hệ sinh thái đất ngập nước của nước ta chiếm diện tích rộng lớn nhưng hầu như chưa được chú ý đầy đủ và đánh giá đúng mức cũng như thiếu sự đảm bảo về thể chế và pháp lý. Cần có những nỗ lực trung và dài hạn để xây dựng cơ sở tri thức, khung thể chế và pháp lý, nâng cao nhận thức của cộng đồng và những người làm chính sách cũng như tăng cường năng lực ở các cấp đã được phân cấp để quản lý hợp lý đất ngập nước. Tuy nỗ lực như vậy có thể bắt đầu bằng một chương trình tương đối nhỏ song chắc chắn theo thời gian nỗ lực đó cần được phát triển thành một hệ thống toàn quốc toàn diện trong lĩnh vực đất ngập nước mới mong đạt được sự quản lý hợp lý đất ngập nước.

Đất ngập nước có thể là nước ngọt, nước mặn hay nước lợ, do đó bao gồm cả vùng cửa sông, đầm phá ven biển và rừng ngập mặn. Đất ngập nước là vùng đất có nước ngập quanh năm hay tạm thời, và vùng đất đó phải có các động, thực vật sinh sống dưới nước.

Chưa tính đến vùng đất ngập nước ở châu thổ sông Hồng, sông Mê Kông và vùng nội địa, tài nguyên đất ngập nước của Việt Nam chỉ tính riêng vùng ven biển cũng rất phong phú: 29 tỉnh ven biển với dân số 45 triệu người có tổng diện tích 139.640km2. Riêng 125 huyện ven biển với dân số 20 triệu người có diện tích 56.000km2. Các địa phương này có 1 triệu ha đất ngập mặn ven bờ trong đó 110.000ha là rừng ngập mặn. 

Chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững đất ngập nước.

Hưởng ứng chủ đề môi trường toàn cầu năm nay về "Bảo vệ đất ngập nước", dự thảo Chiến lược Bảo vệ & Phát triển bền vững đất ngập nước của Việt Nam vừa được xây dựng và đưa ra thảo luận tại hội thảo quốc gia "Đất ngập nước Việt Nam" do Hội Sinh thái học Việt Nam, Hội

Page 30: Công ước RAMSAR

Động vật học Việt Nam và Bộ môn Động vật có Xương sống (Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) phối hợp tổ chức ở Hà Nội từ 10- 11/10.

Trong số 5 mục tiêu trước mắt của chiến lược, đáng chú ý có mục tiêu chấm dứt sử dụng không bền vững đất ngập nước, quá chú trọng tới lợi ích kinh tế trước mắt hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu cơ sở khoa học, mục tiêu bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học hiện còn của hệ sinh thái đất ngập nước và mục tiêu khôi phục lại hệ sinh thái đất ngập nước ở những vùng nhạy cảm về môi trường cũng như áp dụng các hệ canh tác kết hợp nông - lâm - ngư bền vững.Cách thức tạo vốn phát triển và bảo vệ môi trường nơi đây Hiện nay, trên thế giới có hàng triệu người phải dựa vào các vùng đất ngập nước để đảm bảo sinh kế. Thực tế cho thấy, ở những nơi đất ngập nước đang suy thoái thì ở đó sẽ xảy ra vòng luẩn quẩn đói nghèo.Đất ngập nước chiếm khoảng 6% bề mặt trái đất. Đó là những hệ sinh thái chứa đựng nhiều giá trị, cung cấp hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ không chỉ cho người dân địa phương mà còn cho cả các cộng đồng lân cận.

Du lịch vì người nghèo là mục đích ngành Du lịch tạo ra lợi ích thực cho người nghèo, trong đó có lợi ích về kinh tế và môi trường hay lợi ích về văn hoa - xã hội. Chúng ta không nên xem du lịch vì người nghèo là một sản phẩm hay một lĩnh vực cụ thể của ngành Du lịch mà cần phải tiếp cận một cách toàn diện. Các chiến lư"C4E"ợc du lịch vì người nghèo tập trung cụ thể vào việc mở ra những cơ hội cho người nghèo.

http://www.nea.gov.vn/tapchi/Toanvan/05-2k3-19.htmlink tham khảoĐất ngập nước liên kết tất cả chúng ta!14:10', 2/2/ 2009 (GMT+7) Cách đây 38 năm, ngày 2.2.1971, tại thành phố Ramsar (thuộc Iran), Công ước về các vùng đất ngập nước (còn gọi là Công ước Ramsar) chính thức được ký kết. Đây là Công ước đầu tiên trong số các hiệp ước liên chính phủ toàn cầu về bảo tồn và sử dụng khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Để kỷ niệm sự kiện này, các quốc gia thành viên đã thống nhất chọn ngày 2.2 hàng năm là Ngày đất ngập nước (ĐNN) thế giới.

 

Thượng lưu đập Định Bình là vùng đất ngập nước lớn ở Bình Định với dung tích 226 triệu m3. Ảnh: Công Luyện

Page 31: Công ước RAMSAR

 

* Công ước RamsarNăm 1989, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á phê chuẩn Công ước Ramsar, và trở thành thành viên thứ 156 tham gia Công ước này. Vào ngày 2.2 hàng năm, các quốc gia thành viên của Công ước Ramsar lại tổ chức kỷ niệm với nhiều hoạt động khác nhau nhằm nâng cao nhận thức về các giá trị, lợi ích của ĐNN và khuyến khích bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng ĐNN.

ĐNN có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sức khỏe của con người, và còn có ý nghĩa phúc lợi và an toàn của người dân, là chiếc nôi đa dạng sinh học và những môi trường có năng suất nhất của thế giới.

Tuy nhiên, đã có lúc một số người cho rằng những đập chứa nước không thuộc khái niệm ĐNN, không được liệt kê vào danh sách những vùng ĐNN và ít được đánh giá về tính ảnh hưởng đến môi trường ở vùng thượng lưu và hạ nguồn. Chính vì vậy, Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã quyết định chọn chủ đề của Ngày ĐNN thế giới năm nay là: “Thượng lưu, hạ lưu - đất ngập nước liên kết tất cả chúng ta”. Điều đó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa thượng lưu và hạ lưu của các vùng đập chứa nước cùng các giá trị văn hóa tinh thần, kinh tế - xã hội... với cộng đồng. Thượng lưu và hạ lưu với những mối quan hệ thông thương và giao thoa văn hóa giữa vùng cao và vùng đồng bằng đã đem lại những giá trị vô hình của ĐNN.

Các đập chứa nước lớn được coi là một trong những công cụ hiệu quả nhất đối với việc sử dụng và quản lý tài nguyên nước. Theo thống kê, trong số 957 khu ĐNN có tầm quan trọng quốc tế, có 10% khu ĐNN là hồ nhân tạo bên cạnh 25% khu ĐNN là hồ tự nhiên. Lợi ích của các đập chứa nước là rất lớn, trong đó có lĩnh vực quy hoạch xây dựng thủy điện và điều tiết lũ lụt. Chúng ta biết rằng, lũ lụt là một trong những thiên tai kinh hoàng nhất của nhân loại, gây ra những thiệt hại lớn hơn bất kỳ một tai họa nào. Với số lượng đập trữ nước lớn hiện có, chúng đã đóng vai trò tích cực phòng chống lũ lụt và góp phần giảm nhẹ thiên tai; đồng thời mang lại nhiều lợi ích khác như điều hòa khí hậu, tăng quỹ ĐNN và phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch... 

* Góp phần bảo vệ ĐNNỞ nước ta, từ sau năm 1975, việc xây dựng các hồ và đập chứa nước phát triển khá mạnh. Theo thống kê, hiện cả nước có trên 650 hồ, đập chứa nước cỡ lớn và vừa;  trên 3.500 hồ, đập chứa nước cỡ nhỏ. Các hồ, đập chứa nước đa mục tiêu, chủ yếu phục vụ phát điện và hạn chế lũ lụt. Các đập nước, hồ chứa thượng nguồn có ảnh hưởng đến tình trạng lũ lụt, hạn hán, song cũng có nguy cơ gây ra những thảm họa môi sinh đối với các khu vực hạ nguồn các con sông. Có khá nhiều tác động từ các đập nước, hồ chứa thượng nguồn; trong đó có những tác động chủ yếu, như: lượng lớn phù sa sông bị giữ lại ở trong lòng hồ chứa làm chất lượng ở hạ nguồn giảm, đồng ruộng sẽ thiếu phù sa màu mỡ bồi bổ, vừa gây hại cho đồng ruộng, sinh vật chung quanh và cả con người…

Đối với Bình Định, giá trị về ĐNN khá đa dạng, phong phú. Ngoài các vùng ĐNN tự nhiên, tỉnh ta còn có nhiều hồ, đập chứa nước nhân tạo. Những hồ đập này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho nông nghiệp, sản xuất điện năng và có giá trị trong đời sống văn hóa, tạo cảnh quan thiên nhiên; góp phần hạn chế lũ lụt cho khu vực hạ lưu... Tuy nhiên, sự phân bố không đồng đều của nguồn nước theo không gian và thời gian, cùng với điều kiện địa hình lưu vực sông Côn

không thuận tiện cho việc hình thành nhiều hồ chứa nước nên việc điều tiết dòng chảy trong lưu vực gặp không ít khó khăn. Hai vùng trọng điểm lúa của tỉnh thuộc lưu vực sông Côn là An Nhơn - Tuy Phước và Tây Sơn - Vĩnh Thạnh nhiều khi xảy ra tình trạng thiếu nước tưới; đồng thời nhu cầu phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất trong mùa kiệt ở vùng hạ du cũng không được đáp ứng đủ… 

Theo quy ước của Công ước Ramsar, ĐNN bao gồm những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước tự nhiên và nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những vực nước đứng hay nước chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn; kể cả những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp…

Page 32: Công ước RAMSAR

Theo ông Đinh Văn Tiên, Phó Giám đốc Sở TN-MT, thực hiện chỉ đạo của Bộ TN-MT, sở đã và đang triển khai kế hoạch “Hành động của Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 về lĩnh vực ĐNN”. Theo đó, trên cơ sở Bộ TN-MT thành lập, xây dựng hệ thống đồng bộ về thể chế, luật pháp và quản lý ĐNN ở mọi cấp, Sở TN-MT sẽ tăng cường xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo tồn, sử dụng và quản lý tài nguyên, trong đó việc nâng cao nhận thức về bảo vệ ĐNN là nhiệm vụ trọng tâm. Kỷ niệm Ngày ĐNN năm nay, Sở TN-MT đã đề xuất kế hoạch hành động và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ vùng đất thượng lưu và hạ lưu những con sông, đập chứa nước...Đất ngập nước Việt Nam: Suy thoái nghiêm trọng® 05.08.2008 13:37 | 288 hits ®

(VP21-TNMT) - Nhiều vùng đất ngập nước đã bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng do hoạt động khai thác và sử dụng quá mức. Đó là vấn đề nóng được nêu lên tại Hội thảo Đất ngập nước-Trái tim châu Á do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ chức mới đây.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên cho biết, diện tích đất ngập nước của nước ta là khoảng 10 triệu ha, chiếm 1/3 diện tích cả nước, được phân bố ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, các hệ sinh thái đầm phá, các bãi bùn, các vùng cửa sông

và vùng ngập mặn dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên. Không phải đất nước nào cũng có một hệ thống đất ngập nước phong phú, đa dạng lại được phân bố rộng khắp các vùng sinh thái như nước ta. Việt Nam có 68 khu đất ngập nước nội địa và ven biển có giá trị đa dạng sinh học và môi trường  quốc gia cũng như toàn cầu trải khắp đất nước như: Hồ Ba Bể, hồ Tây Hà Nội, vườn quốc gia Xuân Thủy, khu bảo tồn thiên nhiên hồ Kẻ Gỗ, phá Tam Giang, Biển Hồ, hồ Yaly, Ayun Hạ, vùng Tây Nguyên, vườn quốc gia mũi Cà Mau, khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi, vườn quốc gia U Minh Thượng…

Đất ngập nước là nơi dung nạp và tiết nước ngầm, cung cấp nước ngọt, điều hòa sinh thái và khí hậu, hạn chế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn định bờ biển, duy trì tính đa dạng sinh học, tạo môi trường hoạt động cho nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch, khai khoángv.v... Vùng đất ngập nước là nguồn sống của phần lớn người dân Việt Nam, đồng thời mang lại lợi ích và giá trị to lớn về kinh tế - xã hội - văn hóa - môi trường. Đất ngập nước cũng là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm của Việt Nam và thế giới. Ví dụ, vườn quốc gia Côn Đảo có tới 77 loài động thực vật có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà khoa học, thì đất ngập nước ở Việt Nam đang biến đổi theo các xu thế “đối đầu” đáng lo ngại. Trước hết là do sự phát triển nhanh của hồ nhân tạo từ hệ thống thủy điện, thủy lợi, đầm nuôi tôm, vùng xử lý nước thải. Thứ hai, chất lượng môi trường và hệ sinh thái đất ngập nước ven đô thị, khu công nghiệp, vùng nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa nước… bị suy thoái ngày càng mạnh, kể cả đa dạng sinh học. Thứ ba là cách tiếp cận, công cụ quản lý đất ngập nước ngày càng hiện đại khoa học, đa dạng; các văn bản pháp luật, số lượng các cơ quan, bộ phận quản lý ngày càng gia tăng, nhưng tính hiệu quả, tác động tích cực của hệ thống thể chế, quản lý lại không tăng tương ứng.  Mặt khác, do nhiều nguyên nhân khác trong quá trình khai thác và sử dụng đất ngập nước, môi trường sống và di cư của nhiều loài sinh vật bị phá hủy; đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên đất ngập nước bị suy giảm nghiêm trọng do các loại chất thải ngày càng gia tăng; nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản bằng các phương pháp có tính hủy diệt; nạn chặt phá rừng ngập mặn, phá hủy rạn san hô; sử dụng không hợp lý các hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón trong sản xuất nông nghiệp v.v... Bên cạnh đó còn do tác động của các quá trình tự nhiên như xói lở, hạn hán, cháy rừng, mặn hóa, ngọt hóa đất v.v...

Đất ngập nước - nơi cư trú của

nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Page 33: Công ước RAMSAR

 Để ngăn chặn sự suy thoái của đất ngập nước, theo các chuyên gia, chúng ta cần ứng dụng công nghệ khai thác hiện đại các khoáng sản ven bờ để hạn chế gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại cảnh quan thiên nhiên. Đồng thời khuyến khích phát triển du lịch sinh thái biển, nhất là các vùng cửa sông ven biển nơi có rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển. Bên cạnh đó, rất cần hạn chế phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị ở các vùng đất ngập nước ở nơi có nhiều thiên tai và nhạy cảm môi trường cao như vùng ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, rừng ngập mặn Cần Giờ (TP HCM), huyện Kiên Lương (Kiên Giang). Cuối cùng là hạn chế khai thác, chế biến dầu khí và các khoáng sản ở ven bờ, nhất là ở nơi có rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển; hạn chế đánh bắt, khai thác thủy hải sản ở vùng ven bờ, cửa sông, đầm phá, bãi triều.

hoamattroi(Theo HNM)

Thứ sáu, 02 Tháng sáu 2006, 03:32 GMT+7

Tags: Nghĩa Hưng, Việt Nam, Xuân Thủy, Nam Định, đồng bằng Bắc Bộ, có tầm quan trọng, đa dạng sinh học, Đất Ngập Nước, được công nhận, công nhận là, có ý nghĩa, vùng đất, công ước, các vùng, năm

<script language=JavaScript src="http://ads.admaxasia.com/servlet/ajrotator/369719/0/vj?

z=admaxasia2&amp;dim=280658&amp;abr=$scriptiniframe"></script><noscript><a

href="http://ads.admaxasia.com/servlet/ajrotator/369719/0/cc?z=admaxasia2"><img

src="http://ads.admaxasia.com/servlet/ajrotator/369719/0/vc?z=admaxasia2&amp;dim=280658&amp;abr=$imginiframe"

width="468" height="60" border="0"></a></noscript>Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, Nghia Hưng-một vùng đất ngập nước được công nhận đủ tiêu chí vào năm 1996 nhưng nay, đã không còn đạt các tiêu chí đặt ra do môi trường bị khai thác quá mức.

.

 

Page 34: Công ước RAMSAR

Vườn quốc gia Xuân Thủy (Ảnh: BirdLifeVN)

Mới có 2/25 vùng đất ngập nước được công nhận

Mới đây, tại buổi đánh giá kết quả đánh giá tình trạng đa dạng sinh học của 6 vùng chim quan trọng đất ngập nước ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, tổ chức bảo tồn các loài chim và sinh cảnh BirdLife Quốc tế tại Việt Nam nhận định, Việt Nam có tới 25 vùng đất ngập nước đủ tiêu chuẩn theo công ước RAMSA nhưng chỉ mới có 2 khu được công nhận RAMSA.

Theo tổ chức Bird Life Việt Nam, đợt khảo sát toàn diện các vùng đất ngập nước ven biển trọng yếu ở đồng bằng Bắc Bộ vừa qua (11/2005-3/2006) đã xác định được 6 vùng ưu tiên cho công tác bảo tồn đất ngập nước trong khu vực có tính đa dạng phong phú và có ý nghĩa toàn cầu này.

6 vùng ở khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam được BirdLiffe International xác định là vùng chim quan trọng theo tiêu chí được quốc tế công nhận là: An Hải, Tiên Lãng (Hải Phòng), Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình), Xuân Thủy và Nghĩa Hưng (Nam Định).

Đây là vùng có ý nghĩa sống còn đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Đông Dương, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với các loài chim nước di cư đến và đi qua từ Đông Bắc Á và Xibêri đến châu Đại Dương. Do đó, việc duy trì tính toàn vẹn và chất lượng sinh cảnh vùng đồng bằng Bắc Bộ được coi là một nghĩa vụ quốc tế.

Đây cũng là vùng phát triển nghề đánh bắt thủy sản gần bờ nhưng sự tồn tại của nghề này lại phụ thuộc rất nhiều vào việc duy trì được tính toàn vẹn sinh thái của các khu rừng ngập mặn, các bãi ngập triều và các sinh cảnh khác. Nhưng do sự gia tăng dân số, cùng với tăng nhu cầu về các mặt hàng hải sản đã thúc đẩy việc khai thác tài nguyên thiên nhiên mạnh mẽ tại các vùng ven biển đến mức không bền vững. Từ đó, các khu vực không được quản lý một cách phù hợp đã thay đổi theo chiều hướng xấu đi.

Trước đó, năm 1996, BirdLiffe đã kiến nghị vùng nước ngập mặn Nghĩa Hưng xứng đáng được đề cử để công nhận là khu RAMSA, nhưng đến nay thì sự xuống cấp của Nghĩa Hưng là ""đặc biệt đáng thất vọng""-theo nhận định của một chuyen gia thuộc Tổ chức BirdLife bởi không còn đáp ứng được các tiêu chí nữa.

Nguyên nhân vùng này phải chịu đựng là do săn bắn quá mức và mất sinh cảnh do khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Các sinh cảnh đất ngập nước bị cải tạo để thâm canh nuôi trồng thủy sản (hiệu quả kinh tế rất thấp, thậm chí lỗ!), không một loài chim quan trọng nào được ghi nhận, tổng số chim nước đếm được chỉ khoảng 1000 - 2000 cá thể. Do vậy, khu này không còn đáp ứng các tiêu chí của Ramsar nữa.

Ông Jonathan C. Eames, Giám đốc Phụ trách Chương trình Bird Life Quốc tế tại Đông Dương nhấn mạnh: ""Giải quyết các vấn đề mất sinh cảnh liên tục và nạn săn bắn là những ưu tiên trước mắt nếu chúng ta muốn bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học có tầm quan trọng toàn cầu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ cho các thế hệ mai sau"".

Vào năm 1996, Nghia Hưng đã được Tổ chức BirdLife và Viện Điều tra Quy hoạch Rừng đánh giá là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thứ hai ở vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Nghia Hưng đã được kiến nghị công nhận là khu Ramsar do đáp ứng hàng loạt các tiêu chí: tập trung nhiều kiểu đất ngập nước còn khá nguyên trạng đặc trưng cho vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Đây là nơi có nhiều loài chim bị đe dọa (8 loài) và là nơi tập trung chim nước với số lượng lớn (30.000 cá thể chim nước, trong đó có hơn 8,000 cá thể chim ven biển được ghi nhận vào năm 1996).

Theo hệ thống cho điểm của dự án đó, Nghia Hưng (52 điểm) có tầm quan trọng thứ hai sau Xuân Thủy (58 điểm).

Tuy nhiên trong đợt điều tra vừa qua, hầu hết các giá trị trên của khu vực Nghia Hưng không còn.

Page 35: Công ước RAMSAR

Phải mất... 200 năm nữa mới công nhận hết các vùng đất ngập nước của VN!

Cò thìa trú đông đồng bằng Bắc Bộ (Ảnh: BirdLifeVN)

Ông Jonathan C. Eames cũng cho biết, 18 năm qua (từ 1989) Việt Nam chỉ có 2 khu được công nhận RAMSA, trong khi đó, theo khảo sát của cơ quan này thì hiện nay Việt Nam có tới 25 vùng đất ngập nước đủ tiêu chuẩn theo công ước RAMSA.

""Cứ theo đà này, những vùng đất ngập nước nêu trên của Việt Nam được công nhận là khu RAMSA thì cũng phải mất đến... 200 năm nữa!""- ông Jonathan Eames nói.

Trong khi đó, nước bạn Thái Lan mới tham gia công ước RAMSA được 10 năm nhưng cũng có tới 12 vùng đất ngập nước được công nhận khu RAMSA.

Trung bình mỗi năm nước này có 1 vùng được công nhận khu RAMSA.

Bird Life Quốc tế đang hy vọng, từ nay đến năm 2008, Việt Nam cũng sẽ có nhiều vủng đất ngập nước được công nhận như Thái Lan.

Hiện Việt Nam là một trong 3 vùng trú đông chính của loài Cò thìa-một loài chim đặc hữu Đông Á. 3 vùng trú đông chính của Có Thìa là cửa sông Tsengwen ở Đài Loan; vịnh Sâu ở Hồng Kông và đồng bằng Bắc Bộ ở Việt Nam.

Tổng số quần thể toàn cầu của loài này ước tính chỉ khỏang 1.700 cá thể, theo số liệu mới nhất năm 2006. Loài cò thìa này trú đông chủ yếu tại vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định)- nơi được đánh giá là vùng quan trọng nhất trong đợt khảo sát tòan diện vừa qua.

Theo bà Lê Thanh Bình, chuyên gia thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan đầu mối RAMSA của Việt Nam, tuy số lượng RAMSA của Viện Nam vừa qua được đề cử còn chậm, nhưng lượng việc bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước lại làm được nhiều như: các cơ chế chính sách thuận lợi; có kế hoạch quy họach bảo tồn đa dạng sinh học; cùng với công ước về đất ngập nước và bảo tồn chim thì Việt Nam cũng đang tham gia Công ước bảo vệ động vật hoang dã...

Từ những thuận lợi đó, bà Bình khẳng định, tối thiểu từ nay đến 2010 Việt Nam sẽ đề cử 3 vùng đất ngập nước thành khu RAMSA.

Page 36: Công ước RAMSAR

Kiều Minh

RAMSA-Công ước bảo vệ các vùng đất ngập nướcCông ước RAMSA là Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước và đã được quốc tế thông qua vào ngày 2/2/1971.

Công ước coi chức năng sinh thái cơ bản của các vùng đất ngập nước như là nơi để điều hoà các chế độ nước và là nơi cư trú cho một hệ động và thực vật đặc trưng, đặc biệt là loài chim nước. Công ước xác định các vùng đất ngập nước tạo ra một nguồn tài nguyên có giá trị lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học và giải trí, mà sự tổn thất của chúng sẽ không thể cứu chữa nổi. Công ước quy định đất ngập nước là những vùng đầm lầy, sình lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là thiên nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, với nước đọng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ, hay nước mặn, bao gồm cả các vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi thuỷ triều thấp (điều 1)

Các vùng đất ngập nước được lựa chọn đưa vào Danh mục phải có tầm quan trọng quốc tế về phương diện sinh thái học, thực vật học, hồ học và thuỷ văn học. Trước hết, là những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đối với loài chim nước ở bất cứ mùa nào (điều 2, khoản 2). Công ước còn quy định các bên tham gia Công ước sẽ xây dựng và thực hiện quy hoạch của mình nhằm đẩy mạnh việc bảo vệ các vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh mục, sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước trong phạm vi lãnh thổ của mình. Điều 10 Công ước quy định rõ: “Công ước này sẽ có hiệu lực đối với mỗi bên tham gia sau 4 tháng kể từ ngày bên tham gia ký phê chuẩn không bảo lưu hoặc kể từ ngày nộp văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập”.

Việt Nam đã ký phê chuẩn Công ước này vào ngày 20/9/1988 và đã chọn vùng đất ngập nước Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định là khu vực RAMSA cần bảo vệ.

Việt Báo (Theo_VietNamNet)

Lễ kỷ niệm ngày đất ngập nước năm nay được tổ chức tại Xuân Thủy (Nam Định) nơi có vườn quốc gia và cũng là khu RAMSAR - khu bảo tồn những vùng đất ngập nước đầu tiên của Việt Nam.

Cũng trong hai ngày 25-26/2, 100 đoàn viên thanh niên cơ quan Bộ TN&MT và 300 thanh niên của TP Nam Định đã có cuộc giao lưu tọa đàm tìm hiểu kiến thức về các vấn đề liên quan đến đất ngập nước, đặc biệt là chuyến thực địa vườn quốc gia Xuân Thủy- một trong hai khu RAMSA và là bãi triều cửa sông điển hình nhất của Việt Nam.

Theo Giám đốc Vườn quốc gia này, hiện nay vườn này có 120 loài thực vật bậc cao, 111 loài thực vật trong đó có nhiều loại rong tảo có giá trị kinh tế cao và 500 loài động vật nổi và động vật đáy.

Khu hệ chim đã thống kê được 219 loài- đây được coi là ""ga"" chim quốc tế quan trọng bởi hàng năm vào tháng 11-12, đàn chim di cư từ phương bắc xuống phía nam tránh rét đẫ dừng chân nghỉ ngơi và kiếm ăn ở đây, có lúc cao điểm lên tới 30-40 ngàn cá thể.

Ông Bernard O"Callaghan, điều phối viên chương trình IUCN Việt Nam đánh giá, Xuân Thủy nổi tiếng và có vai trò rất quan trọng ở Việt Nam và thế giới với các loài chim di trú.

Chim quý tại vườn quốc gia Xuân Thủy

Page 37: Công ước RAMSAR

Một số loài chim nước quý hiếm trong sách đỏ quốc tế cũng có mặt ở đây như: cò thìa, mòng bể mỏ ngắn, cò lạo Ấn Độ, choắt mỏ thìa, bồ nông, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc.

Ngoài ra, lớp thú quý hiếm như rái cá, cá heo, cá đầu ông sư và khỏang 30 loài bò sát cũng khiến cho khu vườn với tổng diện tích 7.100 ha trở thành nơi bảo tồn mẫu chuẩn điển hình của hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều loại động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm.

Với câu hiệu ""Đối diện với đói nghèo. Đất ngập nước là lối thoát..."", cũng ngay tại vùng đất ngập nước này, nhiều gia đình đã thu hàng trăm triệu đồng hàng năm từ nuôi ngao. Điều đó cho thấy, việc bảo vệ đất ngập nước đã được gắn với việc khai thác nguồn lợi một cách khôn khéo, vừa bảo vệ được lợi ích lâu dài vừa giải quyết được lợi ích trươc mắt cho cư dân vùng đất ngập nước Xuân Thủy.

Tham gia Lễ kỷ niệm và tọa đàm về đất ngập nước, Bộ trưởng Bộ TN&MT Mai Ái Trực nhấn mạnh, cần phải có thái độ đúng với tự nhiên và cách đúng nhất là bảo vệ thiên nhiên và khai thác một cách khôn khéo hợp lý để vừa đảm bảo lợi ích trước mắt nhưng cũng không ảnh hưởng đến lợi ích của các thế hệ mai sau.

Các vùng đất ngập nước và các con sông là nguồn cung cấp nước, là nguồn của sự sống, hiện đang cạn kiệt một cách nhanh chóng. Hơn một tỷ người thiếu nước ngọt để sinh hoạt hàng ngày và hơn hai tỷ người không được hưởng các dịch vụ vệ sinh đạt yêu cầu.

Ở một số nước đang phát triển – nơi tình trạng khủng hoảng nước đang là tồi tệ nhất – việc mất dần những vùng đất ngập nước đã buộc người dân phải đi bộ một khoảng xa hơn để lấy nước nấu ăn và sinh hoạt hàng ngày.

“Với sự biến mất của một nửa diện tích các vùng đất ngập nước trên thế giới, chúng ta cần có một cách nghĩ mới về vấn đề này, chúng ta cần phải coi đất ngập nước như là nguồn cung cấp và trữ nước chứ không phải là những vùng đất mà ta có thể khai thác đến kiệt quệ”, Jamie Pittock, Giám đốc Chương trình nước ngọt của Quỹ Quốc tế Vì Thiên nhiên (World Wildlife Fun- WWF) nói.

Jannie Pittock nhấn mạnh, dù chúng ta có xây bao nhiêu đập ngăn nước để cung cấp năng lượng, thức ăn và nước, mà lại không sử dụng đúng chức năng của hồ và các con sông, thì chúng ta sẽ vẫn không có đủ nước để dùng.

Đã có hơn hai tỷ người nằm trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Theo Bản báo cáo Tổng hợp Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ (The Millennium Ecosystem Assessment Synthesis Report), thuỷ sản ngoài tự nhiên và nước ngọt đang bị khai thác quá mức một cách không bền vững.

Việc lấy nước từ các con sông để phục vụ cho các mục đích sử dụng của con người cũng có nghĩa là một số dòng sông lớn bao gồm cả sông Nile, sông Hoàng Hà và sông Colorado không thể đủ nước để chảy ra biển.

Giá trị của đất ngập nước cần phải được xem xét ở khía cạnh kinh tế. Một khi mất đi, vật chất và các dịch vụ trị giá hàng tỉ đôla được cung cấp bởi các hệ thống nước ngọt này gần như không thể khôi phục. Trong ảnh, đất ngập nước của khu Bàu Sấu - Nam Cát Tiên (Ảnh: Hương Cát)

Page 38: Công ước RAMSAR

Vào Ngày Thế giới về Đất ngập nước, ngày 2/2 vừa qua, WWF đã thuyết phục các chính phủ và các cộng đồng đang tham gia vào việc quản lý nguồn đất và nước, cần phải suy nghĩ, cân nhắc kỹ càng trước khi phá hủy các vùng đất ngập nước. WWF nhắc các nhà lãnh đạo về tác động gia tăng của tình trạng thay đổi khí hậu vốn đã làm tăng cường độ của các trận hạn hán và lũ lụt.

Một bản báo cáo gần đây của WWF cho biết, cá nước ngọt đang nằm trong tình trạng đe dọa đặc biệt vì thiếu ôxy để thở do nước bị ấm dần lên. Không đâu có nhiều dẫn chứng cụ thể hơn các khu vực núi như dãy Al-pơ và Himalaya nơi mà các con sông băng tan chảy làm ảnh hưởng đến dòng chảy của nước xuống các thị trấn và trang trại.

Những giá trị của các vùng đất ngập nước cũng cần được nhìn nhận ở góc độ kinh tế bởi vì một khi nó bị mất đi, hàng tỷ đô la nguyên liệu và dịch vụ do những hệ thống nước ngọt này cung cấp sẽ gần như không thể lấy lại được”, Jamie Pittock nói.

Tags: VQG Tràm Chim, Tràm Chim, Đồng Tháp, Tam Nông, đa dạng sinh học, hệ sinh thái, Đất Ngập Nước, vườn quốc gia, nguy cơ cháy, cháy rừng, giữ nước, chống cháy, quản lý, mùa khô, làm

<script language=JavaScript src="http://ads.admaxasia.com/servlet/ajrotator/369719/0/vj?

z=admaxasia2&amp;dim=280658&amp;abr=$scriptiniframe"></script><noscript><a

href="http://ads.admaxasia.com/servlet/ajrotator/369719/0/cc?z=admaxasia2"><img

src="http://ads.admaxasia.com/servlet/ajrotator/369719/0/vc?z=admaxasia2&amp;dim=280658&amp;abr=$imginiframe"

width="468" height="60" border="0"></a></noscript>Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp, tiến hành một dự án về quản lý nước và lửa trong vòng 1,5 năm. Để chống cháy, các nhà khoa học sẽ không sử dụng kênh đào và giữ nước ngập kéo dài dẫn đến những tác động tiêu cực về lâu dài lên hệ sinh thái đất ngập nước.

Dự án nghiên cứu này được Chương trình Đa dạng sinh học vùng đất ngập nước lưu vực sông Mêkông (Mekong Wetlands Biodiversity Program -MWBP) hỗ trợ.

KS. Huỳnh Thế Phiên, Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim cho biết, họ đang chịu nhiều sức ép giữ cho Vườn Quốc gia không bị cháy. Trong khi chưa có các biện pháp khác để kiểm soát cháy, phương án đào kênh và giữ mực nước cao quanh năm nhằm làm giảm nguy cơ cháy được áp dụng. Tuy nhiên, đào kênh giữ nước chống cháy hiện nay không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái vùng đất ngập nước Tràm Chim, mà còn gia tăng nguy cơ cháy.

Nước, phá vỡ hệ sinh thái...

Vào những ngày cuối tháng 9/2005, Trưởng phòng kỹ thuật VQG Tràm Chim, ông Nguyễn Văn Hùng, cho biết hơn khoảng một chục ha đang được thử nghiệm các phương pháp diệt trừ mai dương, và phát triển cỏ năn, một loại thức ăn quan trong của sếu. Cuộc thử nghiệm này đã tiêu tốn hàng trăm triệu đồng. Tuy kết quả đem lại là khả quan, nhưng hơn

"Về lâu dài, nước ngập vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái, vừa gia tăng nguy cơ cháy," GĐ Huỳnh Thế Phiên lo sợ

Page 39: Công ước RAMSAR

1/3 diện tích vườn, khoảng 2000ha của vườn Quốc gia, đã bị loài thực vật ngoại lai, mai dương hay còn gọi trinh nữ tây, xâm nhiễm.

Trong khi mai dương, loài ngoại lai xâm nhiễm có nguồn gốc Nam Mỹ, chiếm hơn 2.000 ha, tức 1/3 diện tích của VQG Tràm Chim. Điều đáng buồn là lúa ma, một nguồn gien quý hiếm của cây lúa Việt Nam, từ hàng ngàn nay chỉ còn khoảng vài trăm hecta. Và những bãi cỏ năn, thức ăn cho loài sếu đầu đỏ, càng bị thu hẹp. Sự phát triển nghịch lý này chủ yếu là do kênh đào giữ nước gây nên.

Hiện nay, ngoài việc được bao bọc bởi hệ thống các kênh và bờ bao, bên trong khu Tràm Chim còn có các kênh nhỏ. Bao gồm kênh Mười Nhẹ, kênh Bà Hồng, Lung A1, và một số kênh nhỏ khác nối từ các tuyến kênh chính chạy sâu vào trong nội đồng.

Trong tự nhiên, Tràm Chim Tam Nông cũng có 6 tháng mùa khô và 6 tháng mùa lũ. Thậm chí vào những tháng 1 cho đến tháng 4, đất ngập nước cũng có những nơi khô kiệt. Giữ nước ngập kể cả trong mùa khô đã làm suy thoái đa dạng sinh học. Các loài bản địa dần dần mất đất sống, khả năng tái sinh kém dần đi. Hệ sinh thái bản địa suy yếu tạo điều kiện cho loài ngoại lai xâm nhiễm. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định một trong những nguyên nhân làm VQG bị mai dương lấn chiếm là kênh. Hạt mai dương phát tán theo dòng nước vào tận vùng trung tâm và sinh sôi nảy nở.

Hệ sinh thái vùng lõi bị phá vỡ làm cho các động vật nhạy cảm có nguy cơ đối đầu với những loài địch hại nguy hiểm hơn. Một số loài khác cũng đứng trước nguy cơ mất dần. Đặc biệt là loài đặc trưng của vùng đất ngập nước, đàn sếu. Mùa khô năm 2005, chỉ còn hơn trăm con về sống; do nguồn thức ăn quen thuộc, củ cỏ năng, không còn dồi dào.

Kênh đào đã chia vùng lõi của khu bảo tồn làm hai, đã tạo ra một "ảnh hưởng biên", chia cắt sinh cảnh một cách manh mún. ThS. Nguyễn Hữu Thiện, quản lý dự án Chương trình Đa dạng sinh học vùng đất ngập nước lưu vực sông Mêkông (Mekong Wetlands Biodiversity Program -MWBP) chua chát nhận xét, hình như càng bảo tồn, vùng lõi chính càng bị thu hẹp.

... Nước, đổ thêm dầu vào lửa

Mặt khác, kênh đào tuy tạm thời khoanh vùng đám cháy và cung cấp nước chữa cháy khi có cháy xảy ra, nhưng nó cũng sẽ làm cho độ ẩm trong đất giảm mạnh khi mực nước hạ xuống trong mùa khô hạn do bốc hơi nhanh. Độ che phủ của thảm thực vật suy giảm làm cho tác dụng giữ ẩm của rừng ngập nước bị suy giảm theo. Rừng dễ bị khô kiệt chỉ sau khi nắng hạn một thời gian ngắn.

Tràm Chim còn là một hệ sinh thái tích lũy vật liệu cháy rất nhanh. 1ha rừng tràm 10 tuổi, mỗi năm sản xuất khoảng 10 tấn lá khô và cành mục. Các cánh đồng cỏ mọc cao và dày đặc ước tính mỗi năm dễ dàng cung cấp 40 tấn vật liệu cháy khi bộ lá cỏ khô đi. Càng giữ nước thì nguy cơ cháy rừng càng cao.

"Giữ nước cao ở VQG Tràm Chim đã kiểm soát được lửa

Mai dương đang bành trướng, ngạo nghễ ngay trong vùng lõi chình của Vườn Quốc gia.

"Càng giữ nước lại, càng tích lũy nguy cơ cháy cho Vườn Quốc gia Tràm Chim," TS, Dương Văn Ni giải thích.

Page 40: Công ước RAMSAR

trong thời điểm hiện tại, nhưng làm chất hữu cơ tích lũy nhiều hơn, do đó tạo ra nguy cơ cháy lớn hơn trong tương lai," TS. Dương Văn Ni, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học (Trường Đại học Cần Thơ) giải thích.

Trước đây, lũ về tràn đồng, lúc ra đi mang theo các lớp hữu cơ từ các đồng cỏ dày đặc hay dưới những tán rừng tràm. Hiện nay, đê bao và giữ nước lại nên lớp hữu cơ không trôi được mà tích tụ dưới chân tràm mỗi lúc dày hơn. Nhưng việc đào kênh giữ nước trong mùa khô đã làm giảm mức độ phân hủy chất hữu cơ trong rừng tràm và đồng cỏ. Đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn của nạn cháy rừng rộng lớn không thể kiểm soát.

...Dùng lửa để kiểm soát lửa

Theo thống kê của VQG Tràm Chim từ năm 1995 đến 2005, khoảng 40 trận cháy lớn nhỏ có hay không có kiểm soát đã xảy ra. Những trận cháy có diện tích cháy hơn 600 ha, và cũng có những trận cháy chỉ có 0,1 ha. Nhưng lửa không gây ra một tác hại nghiêm trọng về mặt sinh thái. Phần lớn là các trận cháy lướt nhanh trên mặt đất rừng nhưng không vượt qua chiều cao của tán rừng. Ngọn lửa thiêu hủy phần lớn các thảm hữu cơ, và đa số dây leo cây bụi.

Lửa ở cường độ cao trong các Vườn Quốc gia ở Việt Nam là một trong những mối quan tâm chính của nhà nước và công chúng. Cháy rừng, bất kể là cháy rừng trên vùng cao hay cháy rừng trong các vùng đất ngập nước, đều gây ảnh hưởng đến môi trường và thảm động - thực vật ở đó. Lửa cháy quá mức có thể làm mất sinh cảnh đất ngập nước một cách tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tuy nhiên, ở mỗi vùng đất khác nhau có các tính chất khác nhau, và vai trò của lửa cũng khác nhau. Rừng trên đất ngập nước khác với rừng trên đất cao.

"Chính sách quản lý lửa của đất ngập nước khác với quản lý lửa đối với rừng ở trên cao. Vì rừng chỉ là một phần của hệ sinh thái đất ngập nuớc, nên cần có một chế độ quản lý nước và lửa thích hợp để không làm tổn thương hệ sinh thái," KS. Phiên kiến nghị.

Chương trình MWBP sẽ dùng lửa như là công cụ quan trọng để khống chế cháy rừng. Với tần suất và cường độ cháy thích hợp lửa sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao và duy trì tính đa dạng sinh học của đất ngập nước. Đồng thời, lửa sẽ giảm tích lũy rủi ro có thể dẫn đến lửa cháy cường độ cao trong tương lai. Hàng năm, VQG Tràm Chim thường đốt cỏ chủ động vào mùa khô để phòng cháy và cũng đã từng có những trận cháy rừng xảy ra.

"Cháy ở những vùng nhất định như thế sẽ làm giảm nguy cơ lửa bùng phát trên diện rộng. Chỉ cần, đừng cháy hết cùng một lúc, hệ sinh thái của rừng ngập nuớc vẫn có thể tái tạo lại nhanh chóng," Trưởng phòng kỹ thuật VQG Tràm Chim, ông Nguyễn Văn Hùng, phân tích.

Sau đợt đốt rừng cách đó vài tháng, dường như lửa đã giữ lại những cá thể tràm tốt hơn. Tràm đã lại theo nước vươn lên. Các quần xã đồng cỏ khác như cỏ năng, mồm mốc, lúa ma cũng đã tái sinh mạnh hơn sau khi bị đốt.

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2010 sẽ xây dựng gần 1,2 triệu ha đất ngập nước quốc gia và khu bảo tồn biển và phục hồi khoảng 50% diện tích rừng đầu nguồn đã bị suy thoái trong nhiều năm qua.

Bên dưới mặt nước, vật liệu gây cháy đang ngày càng bị tích lũy....

Page 41: Công ước RAMSAR

Tại hội thảo tư vấn quốc gia kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam vào hôm qua (13-12) tại Hà Nội, các đại biểu cũng đặt mục tiêu đến 2010 trên 70% dân số thường xuyên được tiếp cận thông tin về đa dạng sinh học để giảm thiểu hành vi xâm hại tới môi trường sống.

Hội thảo đã đề xuất hệ thống 28 chương trình ưu tiên về bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có 7 chương trình đã được Chính phủ phê duyệt thực hiện đến năm 2010 và 2015.

Đó là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, phục hồi rừng đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng, bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn, phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia và phục hồi các hệ sinh thái đặc thù đã bị suy thoái nghiêm trọng.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngay từ năm 2006, các địa phương có nhiều diện tích đất rừng ngập mặn, rừng phòng hộ đầu nguồn - phải ngăn chặn quyết liệt nạn phá rừng, tàn phá đa dạng sinh học, ưu tiên thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát và buôn bán các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao đồng thời áp dụng mạnh mẽ khung hình phạt hình sự đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, xâm hại đa dạng sinh học.

Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó ưu tiên phát triển các mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng. Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thủy sản, Khoa học và Công nghệ cũng cần nhanh chóng hoàn thiện các thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật liên quan.

Hội thảo do Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tổ chức.

Vườn quốc gia Xuân Thủy cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam, diện tích tự nhiên 7.100 ha. Phù sa màu mỡ của sông Hồng và vùng ven biển đã biến khu vực này thành một khu dự trữ thiên nhiên với nhiều sinh cảnh độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều động thực vật hoang dã và các loài chim di cư quý hiếm.

Đây cũng là Vườn quốc gia duy nhất của Việt Nam hiện nay tham gia Công ước Quốc tế RAMSAR (Công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế đặc biệt là nơi cư trú của những loài chim nước-Ramsar, Iran, 1971). Tuy nhiên hiện nay, ngày càng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn phá hoại sự đa dang sinh học và hệ sinh thái rừng ngập nước độc đáo ở khu vực này.

Đất lành chim đậu

Khu vực vườn quốc gia Xuân Thủy có hệ sinh thái độc đáo, là điểm dừng chân của nhiều loài chim biển, trong đó thường xuyên xuất hiện 9 loài có tên trong sách đỏ quốc tế như: rẽ mỏ thìa, cò thìa, choắt mỏ thìa, mòng biển mỏ ngắn, bồ nông, choắt chân màng lớn, cò

Page 42: Công ước RAMSAR

lạo Ấn Độ, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc. Theo thống kê của các nhà khoa học, ở khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy có 219 loài chim thuộc 41 họ 13 bộ. Hàng năm vào tháng 11-12, đàn chim từ phương Bắc di cư xuống phía Nam tránh rét đã chọn Xuân Thủy làm điểm dừng chân, nghỉ ngơi, kiếm ăn để tiếp tục tích lũy năng lượng cho hành trình dài hàng ngàn cây số của mình. Vào lúc cao điểm, Vườn quốc gia Xuân Thủy được ví như một "ga" chim quốc tế với gần 40 ngàn loài.

Theo ông Nguyễn Viết Cách, Giám đốc vườn quốc gia Xuân Thủy, hiện nay khu vực của Vườn quốc gia có 120 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có gần 20 loài thích nghi với điều kiện sống ngập nước nên cấu đã cấu thành nên khu rừng ngập mặn (khoảng 2.100 ha). Những khu vực rừng ngập mặn ở đây đã góp phần cố định phù sa để tạo nên các cồn bãi mới, làm vườn ươm cho các loài động thực vật thủy sinh và đóng vai trò cân bằng sinh thái trong khu vực. Nguyên nhân này đã giúp cho khu vực của Vườn quốc gia có một hệ động thực vật thủy sinh hết sức phong phú với khoảng 111 loài thực vật và 500 loài động vật nổi, động vật vật đáy như: tôm, cua, cá, ngao đã tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim biển di cư.

Nguy cơ tiềm ẩn

Trên đường vào Trụ sở Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy, chúng tôi phát hiện rất nhiều khu vực rừng ngập nước thuộc vùng đệm của Vườn quốc gia đã bị chết. Đây là hậu quả của việc người dân địa phương tận dụng vùng đất đất ngập nước nuôi tôm theo phương pháp quảng canh cải tiến.

Trao đổi với cán bộ của Vườn quốc gia Xuân Thủy về việc này thì được giải thích: do nước không được tuần hoàn lên xuống thường xuyên theo thủy triều nên những khu vực rừng ngập nước đó đã bị úng và dẫn tới bị chết như vậy. Ông Nguyễn Phúc Hội, Phó giám đốc Vườn quốc gia cho biết: vùng đệm của vườn quốc gia được quy hoạch là 8000 ha nhưng do nhu cầu phát triển kinh tế, chính quyền địa phương đã cho phép sử dụng gần 30% diện tích để nuôi tôm theo phương pháp quảng canh cải tiến và số diện tích ở khu vực vùng đệm được sử dụng cho mục đích nuôi tôm còn tiếp tục tăng. Đây thực sự là một nguy cơ đáng báo động vì những khu rừng ngập nước thuộc vùng đệm có một vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực Vườn quốc gia.

Một nguy cơ khác cũng cần báo động là nguồn lợi thủy sản trong khu vực vườn quốc gia khá lớn, nhiều hộ dân đã vào khai thác bừa bãi, làm suy giảm đáng kể nguồn lợi thủy sản ở đây. Chính quyền địa phương đã có những hoạt động hạn chế tình trạng này, nhưng kết quả đạt được còn rất khiêm tốn. Cán bộ của vườn quốc gia cho biết: nhiều hộ dân còn đánh nhau để tranh khu vực khai thác, thậm chí có người còn săn bắt trộm các loài chim quý tại khu Vườn quốc gia!

Vườn quốc gia Xuân Thủy là khu vực sinh trưởng tốt của nhiều loài động vật thủy sinh nên có số lượng thủy hải sản rất lớn là nguồn thức ăn của các loài chim biển di cư. Tuy nhiên từ nhiều năm qua, ngư dân ở khu vực này đã dùng lưới điện để khai thác thủy hải sản, làm suy giảm nhanh chóng nguồn thủy sản, đồng thời tiêu diệt luôn các ấu trùng con và trứng của các loài thủy hải sản trong khu vực (vì lưới điện quét sát đất). Từ những

Page 43: Công ước RAMSAR

nguyên nhân trên nên trong một số năm trở lại đây số loài chim biển về di cư ở Xuân Thủy tuy không giảm về số loài nhưng số lượng cá thể đã giảm đáng kể như ngỗng trời và một số loài khác như sâm cầm đã không còn xuất hiện.

Khó khăn từ nhiều phía

Một trong những khó khăn lớn của công tác quản lý khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy hiện nay là chưa xác định được gianh giới trên thực địa mà mọi quy hoạch chỉ dựa trên bản đồ để chia thành 3 phân khu là: khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt và khu khu dịch vụ hành chính. Lực lượng chức năng và cơ chế quản lý khu vực Vườn quốc gia cũng còn nhiều bất cập, cán bộ của Vườn quốc gia được giao quản lý nhưng công tác bảo vệ trực tiếp lại do lực lượng kiểm lâm. Việc phân cấp này đã dẫn tới công tác phối hợp chưa đồng bộ, lực lượng kiểm lâm thường trực để bảo vệ còn mỏng, chưa bao quát hết được.

Hiện nay thể chế quản lý vùng đất ngập nước đang được Bộ tài nguyên và Môi trường cùng sự giúp đỡ của Chính phủ Hà Lan xây dựng nên những quy định về vùng đệm, vùng cần bảo tồn nghiêm ngặt. Khu vực cửa sông giáp biển của Vườn quốc gia Xuân Thủy đang xảy ra tình trạng đánh bắt thủy hải sản bằng lưới điện lại giáp ranh giữa 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định nên công tác bảo vệ, quản lý của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.

Trước những nguy cơ tiềm ẩn có thể phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên và môi trường của vùng đất ngập nước Xuân Thủy, chính quyền 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định cần có những cơ chế quản lý hơn nữa và các ngành chức năng của 2 tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong việc quản lý, bảo vệ hệ sinh thái và môi trường độc đáo của vùng đất ngập nước cửa sông Hồng này.

Tràm Chim-Đồng Tháp thoả mãn được 7 trong 9 tiêu chuẩn của công ước quốc tế Ramsar về đất ngập nước. Đây là một trong 8 vùng bảo tồn chim quan trọng nhất của Việt Nam. Sinh cảnh độc nhất vô nhị ở bán đảo Đông Dương.

Page 44: Công ước RAMSAR

Cánh đồng hoa Hoàng Đầu Ấn (Xyris indica) ở khu vực A4 - Vườn Quốc gia Tràm Chim. Loài hoa này thường nở vào tháng 1,2,3. (Ảnh: Hữu Thiện)

Ngày 2/9, ThS. Nguyễn Hữu Thiện, nguyên Quản lý dự án Chương trình Đa dạng Sinh học vùng Đất Ngập nước lưu vực sông Mêkông (Mekong Wetlands Biodiversity Program -MWBP) cho biết như trên.

Toàn bộ 700.000 ha của Đồng Tháp Mười đã bị chuyển thành đất nông nghiệp. Vườn Quốc gia Tràm Chim có tổng diện tích 7.588 ha, là mảnh còn sót lại lớn nhất với sinh cảnh độc nhất vô nhị ở Đông Dương. Tràm Chim có sự đa dạng về loại đất, đại diện cho Đồng Tháp Mười.

Đồng thời đây là một trong 8 vùng chim quan trọng nhất của Việt Nam. Nhiều loài chim đang bị đe dọa. Đặc biệt, sếu đầu đỏ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu và quốc gia.

Theo các số liệu của MWBP, tại Tràm Chim, 32 loài chim có giá trị bảo tồn, 12 loài trong Sách Đỏ Việt Nam đang được bảo tồn như: ngan cánh trắng, diều mào, diều lửa, cú lợn lưng nâu, đại bàng đen, chích choè lửa, rồng rộc vàng....

Tràm Chim là nơi duy trì sự đa dạng sinh học cho cả vùng Đồng Tháp Mười. Các loài động - thực vật tại đây gồm 231 loài chim, 191 loài thực vật. Gần 3.000 ha tràm và 1.000 ha lúa ma, sen, súng, cỏ năn... đang được bảo vệ tại đây.

Ngoài ra, 7 loài chim phụ thuộc hoàn toàn vào sinh cảnh của Tràm Chim như: ô tác (hay còn gọi là công đất, công sấm), chim mèo, chim dẽ giun, cò ngàng nhỡ, ưng xám, bói cá nhỏ, cun cút

Ngoài ra, hồi tháng 6/2007, tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (World Wildlife Fund - WWF) đã tiến hành khảo sát và phát hiện Tràm Chim hiện có 101 loài cá, chiếm 1/4 số loài cá ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Sắp tới, vào ngày 6/9, Cục Bảo vệ Môi trường sẽ tổ chức hội thảo để xem xét việc đưa Tràm Chim trở thành điểm Ramsar thứ 3 của Việt Nam.

Page 45: Công ước RAMSAR

Công ước quốc tế Ramsar là "công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước" được ký vào năm 1971 tại Ramsar - Iran.

Năm 1989, Việt Nam, nước Đông Nam Á đầu tiên, đã trở thành thành viên thứ 50 gia nhập Công ước này. Hiện nay, Việt Nam có hai khu Ramsar: Vùng bãi bồi cửa sông ven biển - Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ và hệ ngập nước Bàu Sấu - Vườn Quốc gia Cát Tiên.