8
Trải qua gần năm năm thai nghén với những hoài nghi về hiệu quả, sau cùng các đối tác nước ngoài đã quyết định rút lui khỏi dự án phân đạm Phú Mỹ, một trong những dự án thành phần của Chương trình khí - điện - đạm Nam Côn Sơn. Năm 2000, với mục tiêu tạo nguồn cung ứng phân đạm ổn định cho nền nông nghiệp trong nước, Chính phủ quyết định giao cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) tự đầu tư thực hiện dự án. Ngày 28-3-2003, Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí (nay là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí - PVFCCo) ra đời, thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành và kinh doanh các sản phẩm của nhà máy này. Thông qua câu chuyện của PVFCCo, chuyên mục Chuyện công ty kỳ này hy vọng cung cấp cho độc giả những thông tin bổ ích về kinh nghiệm quản trị, yếu tố quan trọng mang lại những thành tựu trong kinh doanh của PVFCCo trong 10 năm qua. CÂU CHUYỆN PVFCCo TẤN ĐỨC - HỒNG NGỌC - HỒNG LAM

CÂU CHUYỆN PVFCCo - dpm.vn TBKTSG Cau chuyen PVFCCo (Viet).pdfDoanh thu tăng trưởng đều. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Trải qua gần năm năm thai nghén với những hoài nghi về hiệu quả,

sau cùng các đối tác nước ngoài đã quyết định rút lui khỏi dự án phân đạm

Phú Mỹ, một trong những dự án thành phần của Chương trình khí - điện - đạm

Nam Côn Sơn. Năm 2000, với mụ c tiêu tạo nguồn cung ứng phân đạm ổn định

cho nền nông nghiệp trong nước, Chính phủ quyết định giao cho Tổng công ty

Dầu khí Việt Nam (nay là tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) tự đầu tư thực hiện

dự án. Ngày 28-3-2003, Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí (nay là Tổng

công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí - PVFCCo) ra đời, thực hiện nhiệm vụ

quản lý, vận hành và kinh doanh các sản phẩm của nhà máy nà y.

Thông qua câu chuyện của PVFCCo, chuyên mục Chuyện công ty

kỳ này hy vọng cung cấp cho độc giả những thông tin bổ ích về kinh nghiệm

quản trị, yếu tố quan trọng mang lại những thành tựu trong kinh doanh của

PVFCCo trong 10 năm qua.

CÂU CHUYỆN

PVFCCo

TẤN ĐỨC - HỒNG NGỌC - HỒNG LAM

Ông Bùi Minh Tiến, Chủ tịchHội đồng quản trị PVFCCo

Thưa ông, PVFCCo chắ c hẳ n đã đề ra nhữ ng mụ c tiêu chiế n lượ c

cho cá c giai đoạ n phá t triể n. Đến nay nhìn lại, tổng công ty đã

hoàn thành được những mục tiêu nào trong chiến lược phát triển

của mình?

- Ông Bùi Minh Tiến: Đồng thời với việc chuyển sang mô hình công ty cổ phần vào năm 2007, PVFCCo đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Nhìn lại giai đoạn đã qua, chúng tôi thấy đã đạt được nhiều mục tiêu, thậm chí là ngoài mong đợi.

Trước hết là về hiệu quả của dự án. Ngay từ năm đầu hoạt động, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã hoạt động ổn định và nhiều năm vận hành với công suất tối đa. Doanh thu tăng trưởng đều. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt trên 20%/năm, đặc biệt, hai năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt trên 35%/năm.

Tiế p đế n, việc nhà máy vận hành an toàn ổn định, cộng với hệ thống kinh doanh được thiết lập theo hướng bền vững, đã giúp chúng tôi đạt được mục tiêu ban đầu. Đây là một trong những lý do để Chính phủ quyết định thực hiện dự án Đạm Phú Mỹ nhằm chủ động nguồn cung, góp phần bình ổn thị trường phân đạm trong nước, qua đó góp phần bảo đảm an ninh lương thực. Tình trạng sốt giá phân đạm đã giảm dần và đến nay thì không còn nữa. Đồng thời, PVFCCo cũng đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về phân bón.

Trong công tác cổ phần hóa và tái cấu trúc, PVFCCo được xem là một trong những doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa thành công.

Ngoài ra, PVFCCo cũng mong muốn trở thành nhà sản xuất và cung cấp lớn trong ngành hóa chất. Cho đến nay, các dự án trong lĩnh vực này đang trong thời kỳ chuẩn bị triển khai và hy vọng sẽ có kết quả trong giai đoạn tới.

Lợi thế của PVFCCo là hoạt động ở một thị trường mà nguồn cung

phân đạm nội địa chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Với góc nhìn

của một lãnh đạo doanh nghiệp, ông có cho rằng đây là yếu tố then

chốt tạo nên sự thành công của PVFCCo trong thời gian qua?

- Thị trường là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến thành công của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là yếu tố khách quan. Còn có đạt được thành công hay không, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan. Nếu không có nỗ lực mang tính chủ quan đó, thì những thuận lợi khách quan chỉ còn là cơ hội.

Điều tôi muốn nói đến trước tiên là quyết tâm của Đảng và Chính phủ, của PVN khi quyết định đầu tư và thực hiện dự án. Bằng không, chúng ta sẽ không có cơ sở để nắm bắt cơ hội và thành công được như ngày nay. Đó là chủ trương đúng.

Thứ hai, là yếu tố con người. Ngay từ đầu, PVN đã chủ trương phải đào tạo nhân sự để thay thế chuyên gia nước ngoài. Nhà máy Đạm Phú Mỹ là dự án hạ nguồn (downstream) đầu tiên của tập đoàn. Nhưng chỉ sau một năm kể từ khi được nhà thầu chuyển giao, đội ngũ chuyên gia và kỹ sư trong nước đã thay thế hoàn toàn chuyên gia nước ngoài. Đội

THÀNH CÔNG, NHƯNG KHÔNG MẤ T CẢ NH GIÁ C

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo, mã chứng khoán: DPM) có vốn chủ sở hữu khoảng 9.000 tỉ đồng. Tính đến cuối năm 2012, tổng công ty đã sản xuất và cung ứng cho thị trường hơn 6 triệu tấn phân đạm Phú Mỹ; tổng doanh thu hơn 48.000 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế trên 14.000 tỉ đồng. Thành công của PVFCCo đến từ đâu? Mời bạn đọc tìm hiểu qua cuộc phỏng vấn ông Bùi Minh Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVFCCo.

ngũ trong nước này đã đóng vai trò quyết định giúp nhà máy vận hành an toàn, ổn định, hiệu quả và còn trở thành cái nôi đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao kinh nghiệm cho các nhà máy khác trong lĩnh vực hóa dầu của tập đoàn hoặc các nhà máy sản xuất phân đạm khác.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hiệu quả quản trị. Sau khi được cổ phần hóa, phù hợp với xu hướng chung, PVFCCo đã bước đầu tiếp cận thành công các phương thức quản trị tiên tiến của thế giới, đạt được nền tảng quản trị tốt, minh bạch và bài bản. Tất nhiên, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục để kỹ năng quản trị của tổng công ty ngày càng hoàn thiện hơn.

Trong các báo cáo hàng năm phân tích về thành tích

đạt được trong kinh doanh, yếu tố “vận hành các dây

chuyền sản xuất ổn định, an toàn và hiệu quả” luôn

được PVFCCo nêu lên đầu tiên. Xin ông cho biết, vì sao

điều này lại quan trọng với tổng công ty đến như vậy?

- PVFCCo là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Nghĩa là, có sản xuất thì mới có kinh doanh. Đương nhiên, chúng tôi cũng đang kinh doanh những mặt hàng khác, nhưng phân đạm cho đến nay vẫn là sản phẩm cốt lõi.

Nhà máy Đạm Phú Mỹ có công nghệ hiện đại và phức tạp. Vì vậy, đảm bảo cho nhà máy vận hành an toàn, ổn định là yếu tố tiên quyết để bảo đảm sự ổn định của doanh nghiệp. Tới nay, nhà máy đã hoạt động được hơn chín năm và chúng tôi đang tiếp tục nâng cao năng lực vận hành, bảo dưỡng nhằm kéo dài tuổi thọ của máy móc thiết bị.

Thêm vào đó, nâng cao năng lực bảo dưỡng và vận hành còn là nền tảng để khai thác tối đa hiệu suất của dây chuyền sản xuất và điều này tác động trực tiếp tới giá thành sản phẩm, đến hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, nhà máy có vận hành ổn định thì chất lượng sản phẩm làm ra mới ổn định.

Tại các phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên, kế

hoạch đầu tư phát triển của tổng công ty thường được

các cổ đông ủng hộ. Nhưng trong quá trình thực hiện,

được biết, PVFCCo cũng có một số điều chỉnh. Ông có

thể cho biết vì sao?

- Quan điểm chủ đạo của PVFCCo và cũng được các cổ đông ủng hộ là tuy đã được phê duyệt chủ trương. Nhưng mỗi dự án đầu tư phải được tiến hành hết sức cẩn trọng, trong mỗi trường hợp cụ thể vẫn phải thường xuyên được cân nhắc, đánh giá để điều chỉnh theo diễn biến triển vọng của thị trường, giảm thiểu những rủi ro không đáng có. Nói một cách khác, PVFCCo rất linh động trong việc thực hiện chiến lược đầu tư, nếu xét thấy hiệu

quả chưa rõ ràng, chúng tôi sẽ mạnh dạn kiến nghị các cổ đông để điều chỉnh, hoặc dừng dự án, hoặc chọn một cách tiếp cận khác. Tôi lấy ví dụ như dự án xây dựng Nhà máy NPK, trong lúc dự án đang được cân nhắc về công nghệ và thời điểm triển khai, chúng tôi chủ động đặt các nhà sản xuất uy tín cả ở trong và ngoài nước gia công sản phẩm mang thương hiệu của PVFCCo, thực hiện công tác xây dựng và phát triển thị trường, quảng bá thương hiệu NPK Phú Mỹ. Mục tiêu cuối cùng củ a chúng tôi vẫn là đa dạng hóa sản phẩm và có thêm sản phẩm chất lượng với thương hiệu của chính chúng tôi.

Bên cạnh đó, cũng có những dự án dù đã được thông qua, nhưng sau khi xem xét kỹ lưỡng hiệu quả đầu tư, chúng tôi đã quyết định dừng thực hiện mà dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân DAP ở Morroco là một ví dụ.

Còn các dự án khác đều đang được triển khai theo kế hoạch đề ra.

Một người, một doanh nghiệp khi đã thành công thường dễ say sưa

rồi mất cảnh giác. Và, đó có thể là khởi đầu của sự đi xuống. Ông có lo

đến một lúc nào đó PVFCCo sẽ mất cảnh giác?

- Chúng tôi ý thức rất rõ mối nguy này và luôn cảnh báo mọi người trong tổng công ty đừng bao giờ tự mãn, “ngủ quên” trên chiến thắng, đừng hài lòng với những kết quả đã đạt được.

Cuối năm rồi, PVFCCo có tổ chức hai hội nghị cán bộ chủ chốt về tổ chức nhân sự; tài chính kế toán, kiểm toán và kiểm soát nội bộ. Một trong những thông điệp mà lãnh đạo tổng công ty truyền đạt cho các cán bộ quản lý bây giờ là lúc phải nhìn lại, vì những thách thức thực sự lớn bây giờ mới xuất hiện. Thị trường đã bắt đầu thay đổi. Mối quan hệ cung - cầu đã thay đổi. Doanh nghiệp dù đã trải qua nhiều năm tăng trưởng liên tục, nhưng nếu không kiểm soát tốt có thể sẽ xuống dốc.

Thành công liên tục dễ tạo ra sức ỳ. Ban lãnh đạo PVFCCo nhìn thấy điều đó và chúng tôi đang cố gắng chuyển những suy tư, trăn trở đó tới cán bộ, công nhân viên để họ đừng bị mất cảnh giác. Năm 2013, thông điệp chung mà Ban lãnh đạo gửi tới cán bộ, công nhân viên là: “Có thể trong năm nay chúng ta không giữ được đỉnh về doanh thu và lợi nhuận như hai năm vừa rồi, nhưng chúng ta phải có những biến đổi về chất để tích lũy nhằm tạo ra những mốc phát triển mới trong tương lai”.

Ông có thể tiết lộ mục tiêu PVFCCo muốn đạt được trong 10 năm tới là

gì không?

- Trong chiến lược của PVFCCo đã đề cập rõ các mục tiêu cụ thể. Khát vọng của chúng tôi thì nhiều và luôn mong muốn làm được nhiều hơn.

Hiện nay PVFCCo đã là doanh nghiệp hàng đầu về phân bón. Trong 10 năm tới, mục tiêu là giữ vững vị trí này. Đồng thời, điều PVFCCo muốn thay đổi mạnh mẽ hơn là ở vế sau trong tên của tổng công ty, nghĩa là trở thành doanh nghiệp hàng đầu không chỉ trong lĩnh vực phân bón, mà cả ở hóa chất.

Hiện nay, PVFCCo đang triển khai một số dự án lớn về hóa chất và hy vọng khoảng 5-7 năm nữa các dự án này sẽ thành hiện thực và đơm hoa kết trái.

TĂNG TRƯỞNG

DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN

15.000

12.000

9.000

6.000

3.000

0

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

498

2.713

3.5423.928

6.625 6.834

6.999

9.763

13.906

157

7911.161 1.330 1.501 1.520

1.922

3.510 3.542

24

85 107 151 283 253 405 547694

Tổng doanh thu

Lợi nhuận trước thuế

Nộp NSNN

Tỉ đồng

CHÌA KHÓA LÀ Ở LÃNH ĐẠOQUẢN TRỊ, QUẢN TRỊ VÀ QUẢN TRỊ

Năm 2012, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) mời chuyên gia tư vấn về mở khóa đào tạo quản lý công nợ, thu hồi công nợ cho cán bộ quản lý và nhân viên. Đây là vấn đề có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, thậm chí là một trong những yếu tố có tầm quan trọng sống còn. Nhưng, đào tạo bài bản quản lý công nợ cho nhân viên và quản trị nó một cách bài bản, thì không có nhiều công ty làm.

Ông Bùi Minh Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị PVFCCo, phân tích: “Trong công tác quản trị, nhất là quản trị rủi ro, chúng tôi luôn cố gắng phải nhìn trước, dự báo trước rủi ro. Đồng thời, còn phải cập nhật thường xuyên tình hình diễn biến của thị trường, để từ đó đưa ra các kế hoạch ứng phó kịp thời”.

Có thể khẳng định, một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp đổ bể trong những năm qua chính là ở quản trị công nợ. Khi không thu hồi được tiền bán hàng, sẽ dẫn đến mất cân đối tài chính và cuối cùng là đổ bể. “Trong lĩnh vực phân bón, nhu cầu về vốn lưu động rất lớn, nếu quản trị công nợ không tốt thì nguy cơ rủi ro xảy đến rất cao”, ông Tiến nhấn mạnh.

Ở thời điểm ra đời vào năm 2003, PVFCCo có một số lợi thế về cơ hội. Thứ nhất, thị trường phân đạm trong nước, sản phẩm chủ lực của tổng công ty, cung không đủ cầu và tình hình này kéo dài đến năm 2012. Thứ hai, mặt bằng giá phân đạm cũng như mặt bằng giá máy

móc thiết bị sản xuất phân đạm của thế giới đang ở mức thấp. Đó là những cơ hội tốt. Thế nhưng, để chuyển hóa được cơ hội đó thành những thành quả mà PVFCCo đã đạt được trong suốt 10 năm qua, thì con người là yếu tố quyết định. Nói cách khác, đó là quản trị. Đó là một chuỗi những yếu tố có tác động trực tiếp và qua lại với nhau, từ quản trị nguồn hàng (sản xuất, nhập khẩu), đến tổ chức lưu thông và phân phối, quản trị tài chính, chiến lược đầu tư và kinh doanh…

Đố i vớ i PVFCCo, duy trì sản xuất ổn định là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nhà máy Đạm Phú Mỹ có công nghệ hiện đại và rất phức tạp. Do vậy, hỏng hóc bất thường trở thành nguy cơ thường xuyên, dẫn đến nguy cơ phải dừng sản xuất, cũng đồng nghĩa với mất đi một sản lượng lớn, khoảng 2.300 tấn/ngày. Thiệt hại không chỉ dừng lại ở giảm doanh thu, giảm hiệu quả kinh doanh, mà nó còn có thể làm cho nguồn cung ứng phân đạm bị thiếu hụt, dẫn đến thị trường bị sốt giá và ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tổng công ty.

“Đội ngũ cán bộ, công nhân của nhà máy đã trưởng thành, chủ động và tự tin vận hành, bảo dưỡng nhà máy tuyệt đối an toàn”, ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc PVFCCo, khẳng định. Ông cho biết: “Chúng tôi đã thay đổi phương thức từ sửa chữa đột xuất sang bảo dưỡng có kế hoạch. Thực hiện phương thức bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng phòng ngừa đối với nhà máy”. Phương thức “phòng bệnh” này không chỉ đặt ra yêu cầu về tính chuyên nghiệp và kỷ luật của những người trực tiếp tham gia vận hành nhà máy, mà đội ngũ kỹ sư còn phải am hiểu cặn kẽ tình trạng “sức khỏe” của từng thành phần trong dây chuyền công nghệ, để có thể dự báo trước rủi ro và can thiệp đúng lúc.

Một đặc điểm rất quan trọng của ngành phân bón là thị trường tiêu thụ có tính mùa vụ rất cao. Tính mùa vụ cộng với bối cảnh thị

trường phân đạm đã đảo chiều, từ thiếu cung sang dư cung, xuất hiện thêm nhiều gương mặt mới như Đạm Cà Mau, Đạm Ninh Bình, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt thì công tác hậu cần, chuyên chở hàng, lưu trữ hàng tại từng vùng tiêu thụ để bảo đảm đáp ứng nhu cầu, bảo đảm năng lực giải phóng hàng nhanh trong những lúc cao điểm… là yêu cầu sống còn. PVFCCo là đơn vị kinh doanh phân bón duy nhất có hệ thống kho cảng đầu mối, trung chuyển có quy mô lớn, phân bố hợp lý theo từng vùng, miền với tổng sức chứa 250.000 tấn. Ông Cao Hoà i Dương cho biế t , hỗ trợ cho hệ thống dịch vụ hậu cần này là mạng lưới hơn 100 đại lý cấp một, gần 3.000 đại lý cấp hai để “cung ứng hàng sát với bà con nông dân”.

Nền tảng quan trọng nhất của PVFCCo có lẽ là ở hệ thống quản trị tài chính chuyên nghiệp và hiệu quả. Trong đó có quản lý dòng tiền mà việc quản lý công nợ và thu hồi công nợ là một trong những nội dung thành phần. “Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng quản trị cũng như Ban điều hành doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thất bại hoặc khó khăn chủ yếu là ở quản lý dòng tiền. Chúng tôi đã quản lý tốt vấn đề này và tổng công ty có dòng tiền tốt”, ông Bùi Minh Tiến nhấn mạnh. Quản trị tài chính hiệu quả không chỉ giúp PVFCCo bảo đảm an toàn về vốn, mà còn tăng khả năng quay vòng vốn qua đó gia tăng hiệu quả kinh doanh.

CHÌA KHÓA Ở LÃNH ĐẠOThay đổi cung cách quản lý là mục tiêu chính của

chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, để qua đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. PVFCCo là một trong những đơn vị hoàn thành tốt mục tiêu này. Chìa khóa thành công của doanh nghiệp này khá đơn giản, chỉ gói gọn trong năm chữ “quyết tâm của lãnh đạo”.

Thật vậy, khoa học quản lý về kinh tế ngày nay đã phát triển rất nhiều và đã được đúc kết thành giáo khoa. Vấn đề còn lại là những người đứng đầu doanh nghiệp có muốn làm hay không và chọn phương thức quản trị nào cho phù hợp.

Nói đến quản trị là nói đến con người. Thay đổi phương thức quản trị là thay đổi thói quen của con người, nên sự thay đổi không bao giờ dễ dàng.

PVFCCo đã đầu tư công sức xây dựng được quy chế quản trị cho tổng công ty với mục tiêu vừa động viên, vừa tạo sức ép để mọi cán bộ, nhân viên phải thay đổi. “Quyết tâm của lãnh đạo là yêu cầu tiên quyết, nhưng cũng phải rất kiên trì và bền bỉ thì mới có thể đạt được mục tiêu mong muốn”, ông Tiến cho biết.

Bên cạnh việ c đưa ra hệ thống quản trị tốt, theo kinh nghiệm của PVFCCo, còn phải thực hiện tốt hoạt động giám sát. Nhưng lãnh đạo tổng công ty không quan niệm giám sát chỉ đơn giản là sự kiểm soát lẫn nhau, kiểm soát chéo, mà là phản biện. Phản biện để có thể đưa ra quyết định một cách chất lượng.

Ông Cao Hoài Dương nói: “Chúng tôi là một tập thể thống nhất, nhưng cũng luôn có sự phản biện. Từ lãnh đạo cao nhất cho đến các bộ phận phải luôn luôn biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến. Tránh tình trạng chỉ có một vị lãnh đạo nói và tất cả còn lại chỉ có nghe. Ở PVFCCo, trong Hội đồng quản trị có sự phản biện lẫn nhau; giữa Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc có sự phản biện; giữa Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc và các phòng ban chức năng, các đơn vị thành viên cũng như giữa các ban chức năng và đơn vị thành viên cũng luôn có phản biện, để có thể đi đến quyết định và giải pháp tốt nhất”.

Một kinh nghiệm nữa là cần chịu khó lắng nghe để tiếp cận những phương thức quản trị tiên tiến và sử dụng hiệu quả tư vấn độc lập. Ví dụ, từ khuyến cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, PVFCCo đã xây dựng được Ban kiểm toán nội bộ thuộc Hội đồng quản trị, để giúp cho Hội đồng quản trị trong vấn đề kiểm soát rủi ro, với sự trợ giúp chuyên môn của Công ty Tư vấn KPMG. Ngoài ra, tổng công ty còn tranh thủ sự ủng hộ và tham vấn của các cổ đông. Điểm thuận lợi của PVFCCo là có nhiều cổ đông nước ngoài là tổ chức lớn, uy tín, có nhiều kinh nghiệm, PVFCCo cũng có mối quan hệ tốt với cổ đông nên nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề về quản trị, cổ đông sẵn sàng tư vấn miễn phí.

PVFCCo là một doanh nghiệp trẻ. Đội ngũ cán bộ quản lý cũng khá trẻ. Đó là thuận lợi để tổng công ty có thể tiếp cận nhanh chóng những kỹ năng quản trị hiện đại và chuyên nghiệp, yếu tố chính mang lại sự phát triển ổn định cho PVFCCo trong suốt 10 năm qua.

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Urê sản xuất ngàn tấn 209 646 617 765 749 756 807 802 856

Urê kinh doanh ngàn tấn 146 616 716 747 741 721 806 753 908

Tổng doanh thu tỉ đồng 498 2.713 3.542 3.928 6.625 6.834 6.999 9.763 13.906

Nộp NSNN tỉ đồng 24 85 107 151 283 253 405 547 694

Lợi nhuận trước thuế tỉ đồng 157 791 1.161 1.330 1.501 1.520 1.922 3.510 3.542

Lợi nhuận sau thuế tỉ đồng 157 791 1.161 1.329 1.383 1.348 1.703 3.104 3.016

MUA PHÂN, ĐƯỢC THÊM NGƯỜI BẠN

Ông Nguyễn Văn Tâm, nông dân ở ấp Vĩnh Nhuận, xã Vĩnh Thuận, huyện Châu Thành, An Giang trong vụ lúa đông xuân 2012-2013 lần đầu tiên đưa 1 héc ta lúa của mình tham gia mô hình trình diễn sử dụng phân đạm Phú Mỹ.

Ông cũng như bao bà con nông dân chòm xóm lâu nay cứ bón phân đạm theo thói quen, thấy màu lá lúa có vẻ cần phân hay theo lối nói nôm na của bà con “lúa thiếu phân” thì bón hay bắt chước ruộng lúa bên cạnh, thường tốn 26-28 ki lô gam phân đạm mỗi công lúa 1.000 mét vuông, tức 260-280 ki lô gam phân đạm/héc ta.

KHI NÔNG DÂN “MẮT THẤY, TAI NGHE”Khi tham gia mô hình, ông Tâm và nhiều bà con khác

được cán bộ kỹ thuật của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) với thương hiệu Đạm Phú Mỹ, hướng dẫn kỹ thuật. Ông cho biết, chi phí bón phân đã giảm mạnh, 10 công đất lúa của ông chỉ còn dùng có 217 ki lô gam phân đạm, nếu tính chi li theo giá phân bón trên thị trường, ông Tâm cùng bà con nông dân bón phân theo cách của Đạm Phú Mỹ hướng dẫn, đã giảm được hàng trăm ngàn đồng chỉ tính riêng phân đạm.

Tuy nhiên, các cán bộ kỹ thuật của Đạm Phú Mỹ hướng dẫn nông dân không chỉ riêng cách bón phân đạm mà còn các loại phân khác như lân, kali, NPK. Theo ông Nguyễn Phước Thành, Trưởng phòng Trồng trọt và Kiểm dịch thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang,

bà con nông dân trồng lúa ở An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung thường có tập quán bón phân nhiều, chẳng hạn 1 héc ta lúa bón trên 260 ki lô gam đạm, 80-90 ki lô gam lân, 60-70 ki lô gam kali. Trong khi đó, quy trình bón phân mà đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Đạm Phú Mỹ đang hướng dẫn nông dân chỉ bón 195-217 ki lô gam đạm, 40-60 ki lô gam lân, 30-40 ki lô gam kali/héc ta.

Nông dân như ông Tâm hay chuyên gia nông nghiệp như ông Thành đề u công nhận, bà con nông dân bón phân theo tập quán, thói quen sẽ gây ra tình trạng thừa phân, nhất là đạm. Một khi thừa đạm thì cây lúa dễ bị dịch hại do “quá tốt, xanh um”, đổ ngả ảnh hưởng đến năng suất lúa. Ngoài chuyện tăng chi phí về đạm còn tăng chi phí về thuốc bảo vệ thực vật cũng như khâu thu hoạch, như vậy làm chi phí đầu tư tăng cao thêm.

“Theo công thức khuyến cáo của Đạm Phú Mỹ thì người nông dân tiết kiệm chi phí 2-3 triệu đồng/héc ta”, ông Thành cho hay, trong khi ông Tâm cũng công nhận bón phân theo cách của Đạm Phú Mỹ nông dân được lợi về chi phí nhưng cũng phải mất một thời gian, vì bà con nông dân thường sản xuất theo thói quen, muốn thay đổi không hề dễ dàng.

Vớ i mong muố n cù ng bà con nông dân nghiên cứ u, thử nghiệ m, thay đổi tập quán bón phân, Đạm Phú Mỹ trong vụ đông xuân 2012-2013 đã triển khai sáu mô hình trình diễn cách bón phân với diện tích hơn 12 héc ta.

Theo ông Đặng Hữu Thắng, Phó ban Phân bón, phụ trách công tác dịch vụ kỹ thuật của PVFCCo, trong vụ lúa này, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của toàn tổng công ty đã triển khai gần 40 mô hình trình diễn bón phân trên cây lúa và các cây trồng khác, cụ thể: ĐBSCL sáu mô hình, miền Trung chín mô hình, miền Bắc 14 mô hình và sáu mô hình tại Campuchia, một thị trường xuất khẩu phân đạm của Đạm Phú Mỹ. Ngoài cây lúa, Đạm Phú Mỹ còn có nhiều mô hình trình diễn bón phân trên cây cà phê, cao su, hồ tiêu, các loại hoa màu khác. Tính từ trước tới nay, PVFCCo đã triển khai hàng ngàn điểm mô hình trình diễn như thế và cùng với việc thực hiện mô hình trình diễn, mỗi năm, hàng chục ngàn nông dân được “mắt thấy, tai nghe” việc hướng dẫn kỹ thuật bón phân sao cho hợp lý, hiệu quả, góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất.

Để thự c hiệ n cá c mô hì nh nà y, bộ phậ n kỹ thuậ t nông nghiệ p củ a Đạ m Phú Mỹ đã liên kế t, hợ p tá c vớ i Cụ c Trồ ng trọ t, cá c sở nông nghiệ p, trung tâm khuyế n nông, bả o vệ thự c vậ t cá c đị a phương, cù ng cá c

nhà khoa họ c đầ u ngà nh ở Việ n Lú a, Đạ i họ c Cầ n Thơ, Đạ i họ c An Giang, Việ n Khoa họ c nông lâm nghiệ p Tây Nguyên và nhà nông.

Ông Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, cho biết chính cách sử dụng phân bón theo thói quen, theo tập quán người này bắt chước người kia của nông dân, dẫn tới không hiệu quả, thậm chí lạm dụng phân bón mà ông cho rằng có khoảng 40-45% lượng phân bón bị thất thoát, ước thiệt hại của ngành nông nghiệp cả nước mỗi năm khoảng 2 tỉ đô la Mỹ. Ngoài lãng phí, việc nông dân sử dụng phân bón không đúng cách còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, nhất là trong sản xuất lúa.

BÁ N PHÂN BÓ N NHƯNG KHÔNG CHỈ CÓ PHÂN BÓ N…

“Mô hì nh trì nh diễ n phân bó n củ a chú ng tôi là mộ t nộ i dung quan trọ ng củ a chương trì nh chuyể n giao kỹ thuậ t, đem lạ i cá c giá trị gia tăng cho bà con nông dân,” ông Thắ ng nó i. Ngoài mô hình trình diễn, PVFCCo còn tham gia vào chương trình Cánh đồng mẫu lớn tại các địa phương. Những hộ nông dân tham gia cánh đồng mẫu lớn, ngoài việc được cán bộ kỹ thuật của Đạm Phú Mỹ hay nhà khoa học chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, còn được mua phân với giá hợp lý. Trong vụ đông xuân 2011-2012, Đạm Phú Mỹ thực hiện cánh đồng mẫu lớn tại huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ với diện tích 429 héc ta và bà con nông dân tham gia mô

hình có lợi nhuận tăng thêm 1,5-2 triệu đồng/héc ta.Ngoài ĐBSCL, nơi có điều kiện thuận lợi để thực hiện chương trình

Cánh đồng mẫu lớn, PVFCCo cũng mạnh dạn đề xuất thực hiện cánh đồng mẫu lớn ở một số tỉnh miền Trung và miền Bắc, những nơi đất đai vốn manh mún. Trung tuần tháng 3 này, Đạm Phú Mỹ cùng với ngành nông nghiệp Bình Định, Khánh Hòa và một số địa phương khác tổng kết chương trình cánh đồng mẫu lớn cho vụ lúa đông xuân 2012-2013, như ở Bình Định thực hiện được hai mô hình mà mỗi mô hình 30 héc ta, 200 hộ nông dân tham gia. “Ở các tỉnh miền Trung trong vụ lúa này chúng tôi phối hợp vớ i bà con nông dân và ngành nông nghiệp địa phương thực hiện tới chín mô hình cánh đồng mẫu lớn với hàng ngàn hộ nông dân tham gia, từ những hộ nông dân tham gia trong mô hình được chuyển giao kỹ thuật, sẽ là chiếc cầu nối, là sức lan tỏa ra cho những hộ nông dân khác”, ông Thắng nói về cách làm của Đạm Phú Mỹ.

Một liên kết khác giữa Đạm Phú Mỹ và nhà nông là chương trình Bảo hiểm An nông Việt hiện đang được Đạm Phú Mỹ kết nối với Bảo hiểm PVI thí điểm triển khai ở bảy tỉnh, cũng là cách mà thương hiệu phân đạm này đang đồng hành với nhà nông để giúp nông dân an tâm hơn trong sản xuất, chia sẻ cùng nhà nông khi gặp những rủi ro, bởi nghề nông vốn luôn ẩn chứa nhiều rủi ro về thiên tai, dịch bệnh.

Ngoà i ra, PVFCCo cò n tổ chức cho các cán bộ kỹ thuật, nông dân giỏi đi tham quan và tập huấn tại Viện Lúa quốc tế (IRRI) ở Philippines, cung cấp thông tin và tin nhắn về thời tiết nông vụ cho bà con…

Đế n nay, thương hiệ u Đạ m Phú Mỹ đã trở nên quen thuộ c vớ i ngườ i nông dân Việ t Nam. Điề u đó cũ ng đồ ng nghĩ a vớ i sự tí n nhiệ m củ a bà con nông dân cho sả n phẩ m mà PVFCCo đã cung cấ p. Đó là kế t quả củ a quá trì nh 10 năm PVFCCo đồ ng hà nh cù ng nhà nông.

PVFCCo teambuilding (2012)

CON NGƯỜIVÀ VĂN HÓACHIẾN LƯỢC CON NGƯỜI

Năm 2004, ở tuổi nghỉ hưu, Tiến sĩ Lê Cảnh Hòa lại quyết định đầu quân cho dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ, với vai trò là một chuyên viên của phòng thí nghiệm. Dù là một người có trình độ cao, nhưng ông Hòa vẫn cảm thấy bỡ ngỡ trước sự hiện đại của hệ thống máy móc. Công việc vận hành của phòng thí nghiệm đặt dưới sự điều khiển của một chuyên gia người Ý, vốn chỉ hướng dẫn cho những chuyên viên người Việt thực hiện các thao tác đơn giản. Những công việc phức tạp thì phải chờ các hãng bán máy cử chuyên gia của họ tới.

Ông Hòa, với bản năng khám phá của một nhà khoa học, đã tìm đọc những tài liệu và tìm hiểu tỉ mỉ hệ thống máy móc hiện đại đó vào những ca đêm. Và trong một lần đón tiếp các chuyên gia nước ngoài, thật tình cờ, ông được đề nghị vận hành thử các loại máy. Ông bấm nút thao tác và hệ thống được vận hành thật trơn tru, khiến cho giới chuyên gia nước ngoài phải ngạc nhiên. Cũng từ đó, cùng với sự nể phục của vị chuyên gia người Ý, ông Hòa có quyền “chạy” tất cả các máy móc có trong phòng thí nghiệm.

Hồi ức của ông Hòa về những ngày đầu tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ phản ánh một chiến lược trong suốt 10 năm qua mà PVFCCo bền bỉ thực hiện: đào tạo đội ngũ chuyên gia đủ sức thay thế người nước ngoài. Ngay từ đầu, chiến lược này đã được thực hiện một cách bài bản, và đến nay, các kỹ sư của nhà máy đã làm chủ hoàn toàn các thiết bị. Những kỹ sư giỏi chuyên môn này đã được lãnh đạo PVFCCo đưa vào quy hoạch với chức danh chuyên gia, và đến nay đã có 15 người đã nhận được chức danh này.

Nhưng không chỉ các chuyên gia, công tác đào tạo đội ngũ nhân lực đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của PVFCCo. Những chương trình đào tạo nội bộ được thường xuyên tổ chức trong đội ngũ gần 2.000 nhân sự của tổng công ty. Chiến lược này xuyên suốt từ đào tạo lại, đào tạo nâng cao đến đào tạo tại nước ngoài, cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Điều đó đã mang lại cho PVFCCo một đội ngũ nhân sự lành nghề, không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển của Nhà máy Đạm Phú Mỹ, mà còn cung ứng nhân lực cho các nhà máy khác như Cà Mau hay Dung Quất.

Chủ tịch Hội đồng quản trị PVFCCo, ông Bùi Minh Tiến, nhận định phát triển con người là một trong những chiến lược hết sức quan trọng của doanh nghiệp, mang lại sự thành công và giá trị của doanh nghiệp. Chính vì thế, hàng năm, PVFCCo đã dành một khoản ngân sách lớn cho công tác đào tạo, một mặt cho đội ngũ quản lý thường xuyên cập nhật các kiến thức quản trị mới, mặt khác để các nhân viên trau dồi kiến thức. PVFCCo cũng xây dựng bảng mô tả chức danh cho từng vị trí, để từ đó lập và triển khai việc đào tạo phù hợp cho từng chức danh. Việc này đã có những kết quả ban đầu như tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, góp phần giữ những người giỏi ở lại cũng như thu hút nhân lực từ bên ngoài.

NỀN TẢNG CỦA VĂN HÓAVì sao PVFCCo lại giữ được nguồn nhân lực ổn định như vậy?

Câu trả lời nằm ở một môi trường văn hóa doanh nghiệp mà tổng công ty đang bền bỉ thực hiện, với các giá trị cốt lõi: chuyên nghiệp - hiệu quả, năng động - sáng tạo, khát vọng - vươn xa và trách nhiệm - sẻ chia.

Văn hóa doanh nghiệp là một cụm từ thường hay được nhắc tới, nhưng để thực hiện được là điều không dễ, ngay cả ở những công ty nước ngoài làm ăn ở Việt Nam. Thừa hưởng những giá trị của tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVFCCo đã xây dựng cho mình những giá trị riêng. Cuốn sổ tay văn hóa doanh nghiệp của công ty quy định rõ những giá trị cốt lõi cần có của doanh nghiệp cũng như các chuẩn mực ứng xử cần tuân thủ. Từ lãnh đạo cho đến nhân viên tất cả đều bắt tay vào thực hiện từng bước, từ cách bắt tay, lời giới thiệu, cách trao nhận danh thiếp đến việc gọi điện thoại, gửi và trả lời email và cả những điều nên tránh…

Một nét nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp của PVFCCo chính là trách nhiệm và sẻ chia trong nội bộ và với cộng đồng với quan niệm kinh phí thực hiện an sinh xã hội chính là một khoản đầu tư vào xã hội, nơi doanh nghiệp sẽ được gặt hái uy tín dài hạn và đạt được sự phát triển bền vững.

Một cuộc khảo sát quy mô trên toàn tổng công ty vào đầu năm 2013 cho kết quả hơn 80% nhân viên đánh giá việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp ở mức “tương đối tốt” và “rất tốt”. Chưa thể nói là hoàn hảo, và cần phải đầu tư và bền bỉ hơn nữa như ý kiến của ông Tiến, nhưng ít nhiều văn hóa PVFCCo đã thấm vào từng cán bộ công nhân viên, và chỉ cần thêm thời gian để biến những chuẩn mực đó thành “phản xạ tự nhiên”.

Vận hành nhà máy (đạm Phú Mỹ) là nhiệm vụ quan trọng nhất khi chúng tôi tiếp nhận nhà máy và cũng là nhiệm vụ rất khó khăn. Anh em trong công ty đã họp bàn và đưa ra quyết tâm học hỏi kỹ thuật điều khiển để chủ động vận hành toàn bộ dây chuyền công nghệ. Và chúng tôi đã thành công.Đối với công tác kinh doanh, điều quan trọng là phải

kinh doanh một cách minh bạch và có hiệu quả. Chúng tôi áp dụng quy trình chuẩn và đưa được sản phẩm có chất lượng đến với bà con nông dân cả nước.

Chúng tôi tự hào vì đã có được sản phẩm có chất lượng cao để phục vụ cho ngành nông nghiệp của đất nước. Nhưng quan trọng hơn, việc đầu tư rất hiệu quả của Đạm Phú Mỹ đã có sức lan tỏa mạnh, kéo theo sự ra đời của các nhà máy phân đạm khác.

(Ông Đinh Hữu Lộc, Giám đốc đầu tiên của PVFCCo)