16
1

Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

1

Page 2: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

Biên soạn và xuất bản bởi:

Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định, Việt Namhttp://duancapnuocvavesinh.wordpress.com

Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Định, Việt Nam

2

Page 3: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

LỜI NÓI ĐẦU

Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định với mục tiêu cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực dự án thuộc 6 huyện của tỉnh Bình Định (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, An Nhơn và Tây Sơn) thông qua việc cung cấp cơ sở vật chất đạt hiệu quả cả về thủy lợi và nước sạch cũng như quản lý chất thải rắn.

Hợp phần nâng cao nhận thức cộng đồng là một trong những hợp phần chính của dự án. Để nâng cao kiến thức cơ bản về quản lý chất thải rắn, dự án đã tiến hành biên soạn cuốn tài liệu thứ hai “Chúng ta làm gì với rác thải?”. Thông qua tài liệu này, ban biên tập mong muốn sẽ mang lại những kiến thức cơ bản cho cộng đồng về tầm quan trọng của việc phân loại, thu gom, xử lý và tái chế rác thải. Từ đó, người dân địa phương sẽ nhận thức được trách nhiệm và thể hiện những hành động đúng đắn trong công tác xử lý rác thải.

Có thể một số kiến thức và khái niệm còn khá xa lạ đối với cộng đồng, vì vậy ban biên tập đã cố gắng đưa ra những lời giải thích đơn giản, ngắn gọn thông qua những hình ảnh sinh động trực quan hấp dẫn người đọc và giúp cho mọi người hiểu về tầm quan trọng của kế hoạch quản lý rác thải.

Ban biên tập xin chân thành cảm ơn những người đã đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh nội dung tập tài liệu. Nhân dịp này, Ban biên tập cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến chính quyền và nhân dân địa phương đã cộng tác giúp đỡ trong thời gian đi thực địa và nhờ mọi người truyền đạt hiệu quả của kế hoạch quản lý chất thải rắn với những người xung quanh.

Xin chân thành cảm ơn!

3

Page 4: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

4

Page 5: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

2.1. Phân loại rác tại nguồn

2.2. Chiến lược 3T

2.3. Xử lý rác phân hủy sinh học

2.4. Xử lý rác không phân hủy sinh học

2.4.1. Thu gom và vận chuyển rác không phân hủy sinh học

2.4.2. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

2.4.3. Tại sao phải trả phí vệ sinh?

CHƯƠNG II: HOÀN THÀNH CHU KỲ RÁC THẢI

5

Page 6: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

6

Page 7: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

CHƯƠNG I: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

2.1. PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

Những cuộc nghiên cứu của dự án về rác sinh hoạt ở tỉnh Bình Định có thể được chia thành 3 loại chính:

• 15 % rác tái chế• 60% rác phân hủy sinh học• 25% rác không phân hủy sinh học

Mỗi loại rác thải sẽ được xử lý theo từng loại riêng, có nghĩa là phân loại rác thải của bạn tại nguồn rất cần thiết!

7

Page 8: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

2.2. CHIẾN LƯỢC 3T (TIẾT GIẢM, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ)

Chiến lược 3T (tiết giảm, tái sử dụng và tái chế) là một giải pháp làm giảm khối lượng rác thải cuối cùng và tạo ra một môi trường trong sạch.

Tiết giảm rác thải của bạn có nghĩa là mua ít hơn và sử dụng ít hơn (ví dụ: hạn chế sử dụng túi ni-lông hoặc mua loại có ít bao bì)

Tái sử dụng là khi các vật liệu thải ra được sử dụng lại (ví dụ: tái sử dụng chai nhựa, sữa chữa đồ dùng bị vỡ hoặc bán quần áo cũ).

Tái chế là một loạt các công đoạn trong đó vật liệu đã sử dụng được sản xuất lại và bán lại như là một sản phẩm mới (kim loại, giấy loại, giấy các tông, gỗ, chất dẻo, thủy tinh…)

Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam những vật liệu có thể tái chế sẽ được những người ve chai tiến hành thu gom. Bạn sẽ không chi trả cho công việc thu gom này, những người nhặt ve chai có thể kiếm được thu nhập từ công việc thu gom rác thải bằng việc bán các vật liệu đã thu gom cho những điểm thu mua phế liệu hoặc các công ty tái chế.

8

Page 9: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

2.3. XỬ LÝ RÁC PHÂN HỦY SINH HỌC

Ở Việt Nam thành phần của rác thải thường bao gồm một tỷ lệ lớn chất phân hủy sinh học (chiếm 60%), phần lớn được người dân thu gom để làm thức ăn cho động vật. Đối với gia súc, gia cầm, vệ sinh an toàn thực phẩm rất cần thiết (ví dụ: thức ăn cho gia cầm, gia súc phải được nấu chín khoảng 2 tiếng đồng hồ).

Phần rác phân hủy sinh học khác có thể được xử lý tại địa phương, thông qua sản xuất phân vi sinh, sản xuất ấu trùng ruồi lính đen (RLĐ)…

Phân vi sinh là phân hữu cơ sinh học được tạo thành nhờ quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau. Dưới tác động của vi sinh vật hoặc các hoạt chất sinh học, các hợp chất hữu cơ sẽ chuyển hóa thành mùn hữu ích cho nông nghiệp. Trong đó, nguồn nguyên liệu chủ yếu tạo thành phân vi sinh chính là rác thải sinh hoạt ở các hộ gia đình.

9

Page 10: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

Ấu trùng ruồi lính đen là ấu trùng làm giảm lượng rác phân hủy sinh học trong thời gian rất ngắn. Ấu trùng này có tự nhiên trong thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt (thùng ủ này được làm bằng gạch với các lỗ thoáng khí xung quanh) một tháng sau khi sử dụng thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt.

Thùng ủ vi sinh vật ưa nhiệt

Ấu trùng ruồi lính đen là một trong những loài phàm ăn nhất trong thế giới tự nhiên, chúng có thể làm giảm 20 lần trọng lượng và khối lượng của thức ăn thừa trong vòng 24 tiếng. Chúng có thể ăn bất kỳ loại thức ăn đang phân hủy nào, thậm chí thịt và các sản phẩm từ bơ sữa. Các cuộc thử nghiệm đã được thực hiện ở tỉnh Bình Định chứng minh rằng số lượng ấu trùng có mặt ở khu vực này rất nhiều.

Ấu trùng ruồi lính đen ở tỉnh Bình Định

10

Page 11: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

Trang trại trùng hoặc trùng đỏ là một quá trình sản xuất phân vi sinh bởi trùng. Trùng ăn các chất phân hủy sinh học và sản xuất ra mùn bền vững và sản phẩm cuối cùng là làm cho đất màu mỡ. 2.4. XỬ LÝ RÁC KHÔNG PHÂN HỦY SINH HỌC

2.4.1. Thu gom và vận chuyển rác thải Sau khi phân loại rác tại nguồn, rác không phân hủy sinh học thường chỉ là loại rác không thể tái sử dụng, không thể tái chế hoặc không phân hủy sinh học và những loại rác thải này được để lại và sẽ được thu gom sau đó vận chuyển đến nơi xử lý (chỉ chiếm 25%)

Thu gom rác thải là hợp phần của quản lý chất thải rắn mà kết quả là chuyển vật liệu thừa đến nguồn sản xuất hoặc đến nơi xử lý hoặc nơi tiêu hủy cuối cùng (như bãi chôn lấp).

Cần có đầy đủ dụng cụ để mang rác từ điểm thu gom đầu tiên đến điểm kế tiếp hoặc điểm cuối cùng như xe đẩy tay, xe đẩy, xe tải và xe chuyên dụng tất cả đều cần thiết để đảm bảo rằng rác thải được thu gom một cách thích hợp, những dụng cụ đựng rác (như bì nhựa, thùng rác, bể chứa rác, kho chứa rác) thì không thể thiếu được.

11

Page 12: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

2.4.2. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Sau khi tiến hành công tác thu gom, rác sẽ được vận chuyển đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh, bãi chôn lấp này nằm ngoài trung tâm.

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh là một nơi loại bỏ rác thải được kiểm soát và được xây dựng theo các quy định hợp vệ sinh (xây kênh nước thải, hệ thống thu gom tháo nước thải; ranh giới, đáy và bức tường không thấm nước).

12

Page 13: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

Ở những bãi chứa rác hoặc bãi chôn lấp không hợp vệ sinh thì thường tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, chúng không có hệ thống xử lý nước thải và rác được vứt bỏ một cách tự nhiên. Khi rác được chôn lấp và đốt sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và rất có hại đến tất cả các sinh vật sống.

Tuy nhiên, bãi chôn lấp hợp vệ sinh thì thích hợp hơn bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, nếu việc xử lý rác thải hiện đại được thực hiện thì sẽ tăng cường tái chế, tái sử dụng, tiết giảm rác thải, sản xuất phân vi sinh và giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng bãi chôn lấp.

2.4.3. Tại sao phải trả phí vệ sinh?

Phí vệ sinh là chi phí mà các cá nhân, hộ gia đình, đơn vị hành chính, doanh nghiệp hoặc nhà máy sẽ phải trả để bổ sung vào chi phí đã đầu tư cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác không phân hủy sinh học ở khu vực địa phương.

Phí vệ sinh này có thể duy trì thấp nếu bạn phân loại rác của bạn tại nguồn tốt, có nghĩa là phần lớn rác của bạn được xử lý tại nguồn và không cần mang đến bãi chôn lấp.

13

Page 14: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

CHƯƠNG III: HOÀN THÀNH CHU KỲ RÁC THẢI

Bắt đầu cho kế hoạch xử lý chất thải rắn thích hợp là việc phân loại rác tại nguồn của bạn.

Rác phân hủy sinh học (chiếm 60%) có thể được sử lý tại nguồn (sản xuất phân vi sinh, trùng đỏ, ấu trùng RLĐ…). Rác tái chế (chiếm 15%) sẽ được những người ve chai thu gom và bán cho các điểm thu mua phế liệu hoặc các công ty tái chế. Rác không phân hủy sinh học (chiếm 25%) sẽ được nhà nước hoặc các công ty tư nhân thu gom và chuyển đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh để xử lý.

Người dân sẽ phải trả phí vệ sinh cho công tác thu gom và xử lý rác không phân hủy sinh học. Hiện nay, chúng ta chưa phân loại rác tại nguồn nên rất tốn kém và lãng phí trong việc xử lý rác. Do đó, để giảm chi phí này (bạn và nhà nước) cần phân loại rác có thể tái, rác phân hủy sinh học và xử lý chúng thích hợp trong những trường hợp khác nhau (tái sử dụng, tiết giảm, tái chế, sản xuất phân vi sinh hoặc có những cách xử lý phù hợp).

Tóm tắt ngắn gọn các công đoạn khác nhau sẽ làm rõ toàn bộ quy trình rác thải:

1. Phân chia rác của bạn tại nguồn (rác phân hủy sinh học, rác không phân hủy sinh học và rác tái chế)

2. Tái chế hoặc tái sử dụng rác của bạn

3. Xử lý rác phân hủy sinh học tại địa phương

14

Page 15: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

4. Thu gom rác không phân hủy sinh học tại một điểm (ví dụ: trong thùng chứa rác hoặc tại các điểm tập kết). Công ty tư nhân hoặc nhà nước sẽ thu gom rác tại các điểm đó và vận chuyển rác đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

15

Page 16: Cuốn sổ tay – Phần II: Chúng ta làm gì với chất thải rắn?

Rác của tôi,Trách nhiệm của tôi

16