140
Dự án GIZ Kiên Giang Điều tra hin trng bbin, rng ngp mn và Nghiên cu khthi chƣơng trình REDD tại tnh Kiên Giang, Vit Nam Tháng 7 năm 2010 Đánh giá rừng ngập mặn, hiện trạng bờ biển và Nghiên cứu khả thi chƣơng trình REDD ở tỉnh Kiên Giang, Việt Nam

Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

Dự án GIZ Kiên Giang

Điều tra hiện trạng bờ biển, rừng ngập mặn và

Nghiên cứu khả thi chƣơng trình REDD tại tỉnh

Kiên Giang, Việt Nam

Tháng 7 năm 2010

Đánh giá rừng ngập mặn, hiện trạng bờ biển và Nghiên cứu khả thi

chƣơng trình REDD ở tỉnh Kiên Giang, Việt Nam

Page 2: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

2

Báo cáo kỹ thuật

Tác giả

Tiến sĩ Norm Duke, tiến sĩ Nick Wilson, ông Jock Mackenzie, ông Nguyễn Hải Hòa, Tiến sĩ David Puller.

Biên tập: Apanie Wood

http://www.uq.edu.au

email. n.duke @ uq.edu.au

Xuất bản bởi

Dự án Bảo tồn và Phát triển khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang

320 Ngô Quyền, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang

http://www.kiengiangbiospherereserve.com.vn

Chịu trách nhiệm nội dung

Tiến sĩ Sharon Brown

Hình trang bìa: Một lâm phần rừng đƣớc non Rhizophora apiculata điển hình cho các khu vực rừng trồng trong 10 năm qua.

Page 3: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

3

Tóm tắt

Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc

giảm thiểu các mối đe dọa do biến đổi khí hậu, và đặc biệt là nguy cơ nƣớc biển dâng. Sự

xâm nhập mặn đe dọa các vùng đất thấp ven cửa sông dọc theo rìa phía tây của đồng bằng

sông Cửu Long. Cộng đồng địa phƣơng ven biển ngày càng nhận thức rõ hơn về những rủi

ro liên quan, nhất là khi đê bị vỡ, đất nông nghiệp bị ngập do nƣớc biển tràn vào, và khu dân

cƣ phải di dời xa khu vực bờ biển. Các chiến lƣợc ứng phó và thích nghi dƣới áp lực phát

triển kinh tế đang nhanh chóng trở thành ƣu tiên quốc gia.

Tuy nhiên, một hạn chế cơ bản trong các hành động ứng phó tại địa phƣơng, là sự thiếu ý

thức và hiểu biết về môi trƣờng của các cộng đồng sống dọc theo bờ biển. Ví dụ, rất ít ngƣời

hiểu tầm quan trọng của thảm thực vật ngập mặn là cần thiết cho sự ổn định bờ biển. Các

biện pháp quản lý rừng và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản hợp lý hiện vẫn chƣa đƣợc triển khai

trong tỉnh cho dù có nhiều ý tƣởng tốt. Hệ quả là, chất lƣợng rừng ngập mặn giảm sút nhiều,

trong nhiều trƣờng hợp đã đe dọa tới khả năng của các hệ sinh thái trong cung cấp dịch vụ

môi trƣờng quan trọng và lợi ích. Tính khẩn cấp trong việc ổn định bờ biển nghĩa là nếu

rừng ngập mặn địa phƣơng không đƣợc bảo vệ, hoặc khôi phục, nhà cửa và đời sống của

hàng ngàn ngƣời dân ven biển sẽ bị đe dọa.

Trong một chƣơng trình cho cộng đồng địa phƣơng về bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu

dự trữ sinh quyển Kiên Giang của GTZ do AusAID tài trợ, nhóm nghiên cứu của trƣờng Đại

học Queensland đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang theo Kế hoạch của Chính

phủ Việt Nam về phục hồi rừng ngập mặn 2008 - 2015.

Báo cáo này trình bày hiện trạng cũng nhƣ những phát hiện của nhóm nghiên cứu về điều

kiện và vai trò của rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang. Để quản lý thành công những vùng đất

ngập mặn có giá trị, đầu tiên cần xác lập phạm vi và hiện trạng của rừng ngập mặn trong

khu vực.

Báo cáo này trình bày các kết quả từ dữ liệu vệ tinh quang học liên quan đến diện tích rừng

ngập mặn trong ~ 70% bờ biển tỉnh (giới hạn bởi các hình ảnh vệ tinh cụ thể tại thời điểm

báo cáo). Sử dụng nghiên cứu phân ô hiện trƣờng, chúng tôi tiếp tục cung cấp dữ liệu về

sinh khối, đa dạng sinh học và tình trạng các loại rừng ngập mặn chính trên toàn tỉnh. Để

hoàn thành đánh giá, khảo sát bờ biển dọc đƣợc tiến hành nhằm cung cấp: quan sát tính

liên tục của rừng ngập mặn ven biển và sử dụng đất ven biển; băng ghi hình đƣờng đồng

mức; các điều kiện vật lý của bờ biển, mật độ của các loại bẫy cá, và mức độ của các công

trình khôi phục.

Page 4: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

4

Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng đánh giá sinh khối và trữ lƣợng các-bon của rừng ngập

mặn nhằm đƣa ra ƣớc tính về trữ lƣợng các-bon hiện tại cho tỉnh. Chúng tôi mong rằng

thông tin này sẽ hữu ích khi xem xét triển khai chƣơng trình giảm phát thải khí nhà kinh

thông qua việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD) nhằm khuyến khích bảo vệ môi

trƣờng rừng ngập mặn tốt hơn. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng khu rừng ngập mặn trong

tỉnh Kiên Giang còn có nhiều giá trị hơn khả năng lƣu trữ các-bon, và những giá trị đó phải

luôn đƣợc đề cao trong đánh giá hàng loạt những lợi ích quan trọng từ các hệ sinh thái này.

Việc triển khai các chiến lƣợc phục hồi bờ biển hiện nay đƣợc đánh giá dựa trên những phát

hiện trên cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến sinh kế cho cộng đồng địa phƣơng. Từ đó đƣa

ra các khuyến nghị để cải thiện việc quản lý vùng ven biển. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng

đây là quan sát và đánh giá sơ bộ về điều kiện hiện tại của các khu vực ven biển của tỉnh

Kiên Giang.

Rừng ngập mặn trong năm 2009-2010

Rừng ngập mặn xuất hiện dọc theo bờ biển trải dài trên 133 km (74% trong tổng số

180 km bờ biển).

Diện tích rừng ngập mặn khoảng 3.500 ha (dựa trên phép ngoại suy từ bản đồ vệ

tinh của 70% đất sử dụng trong tỉnh).

Dải rừng ngập mặn ven biển cho thấy loại hình sử dụng đất chủ yếu dọc theo bờ

biển - cùng với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Rừng ngập mặn có sự đa dạng sinh học cao, với 27 loài ngập mặn quan sát thấy

trong các cuộc khảo sát.

Cây mắm là loài chiếm ƣu thế, hiện diện trên 50% rừng ngập mặn ven biển.

Các loài chiếm ƣu thế tiếp theo là cây bần (19%) và đƣớc (9%)

Sâu ăn lá xuất hiện trên 13,5 km (10%) ven biển

Cây chết do sâu bệnh và rác thải xuất hiện dọc theo 800 m bờ biển

Nhìn chung, tình trạng rừng ngập mặn không tốt

Khu vực ngập mặn chiếm khoảng 70% bờ biển dọc theo tỉnh Kiên Giang đƣợc lập bản đồ từ

ảnh vệ tinh SPOT 5 năm 2009. Xác định đƣợc hai loại rừng ngập mặn, nhƣng cho đến nay

chƣa phân biệt triệt để những đặc tính riêng biệt. Bản đồ hiện nay cho thấy có ít nhất 2.537

ha rừng ngập mặn trên toàn tỉnh.

Hai huyện Hòn Đất và An Minh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất trong khu vực lập bản

đồ, tƣơng ứng với 793 và 973 ha. Tính đa dạng của các loài cây ngập mặn trong tỉnh cao so

với nhận định ban đầu, với 27 trong số 39 loài đƣợc tìm thấy ở Việt Nam. Trong số này 88%

Page 5: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

5

rừng ngập mặn học thành rừng dày đặc hoặc dày trung bình, mặc dù bề rộng của các đai

rừng này có thể rất hạn chế (dƣới 10m) hoặc không đáng kể.

Nhìn chung, rừng ngập mặn ở Kiên Giang tƣơng đối kém. Dễ thấy nhất là tình trạng chặt

phá trên hầu hết tuyến bờ biển. Tình trạng này đƣợc ghi nhận trong đánh giá bờ biển và các

ô điều tra hiện trƣờng. Hoạt động chặt phá xảy ra đáng kể trên hơn 50% diện tích. Để bảo

vệ những khu rừng ngập mặn quý giá này, cần khuyến khích sử dụng các nguồn chất đốt và

vật liệu xây dựng thay thế khác.

Xói lở ven biển trong năm 2009-2010

Xói mòn nghiêm trọng diễn ra dọc theo 30 km (17%) của bờ biển

Hệ thực vật bị xâm hại, bằng chứng là việc chặt phá diễn ra trên 77% trên khu vực

ven bờ nơi đang bị xói lở

Sạt lở bờ biển là 25 m mỗi năm tại khu vực huyện Hòn Đất.

19 ngôi làng dọc theo bờ biển đang bị đe dọa trực tiếp

5 km ao nuôi cá hiện đang nằm sát khu bờ biển bị xói lở

11 km đê bằng đất đã hoặc đang bị vỡ, lở dọc theo bờ biển

8 km đê bằng đất bị xói lở một phần

Rất nhiều khu vực bị xói lở dọc bờ biển Kiên Giang. Đánh giá sơ bộ dựa trên không ảnh

trong quá khứ và ảnh vệ tinh hiện tại cho thấy bờ biển tại Hòn Đất bị xói lở đến 24m mỗi

năm. Khảo sát bờ biển dọc theo 180 km bờ biển cho thấy 17% đất ven biển tỉnh Kiên Giang

đang bị xói lở, tƣơng đƣơng với 30 km bờ biển, dẫn đến nguy cơ xói lở cao đối với 23%

rừng ngập mặn ven biển trong tƣơng lai.

Thông qua hỗ trợ cộng đồng trong bảo vệ rừng ngập mặn sẽ giúp rừng ngập mặn nhằm bảo

vệ bờ biển tốt hơn và giúp giảm thiểu xói lở. Việc triển khai chƣơng trình REDD tại Kiên

Giang có thể là một sáng kiến nhằm khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn.

Phục hồi và quản lý bờ biển năm 2009-2010

Bờ kè và tƣờng chắn bằng đất chiếm 38 km (21%) bờ biển

Chặt phá cũng đƣợc quan sát ở nhiều nơi dọc bờ biển

Hoạt động khai thác gỗ xuất hiện trên 77 km (58% rừng ngập mặn ven biển)

Hầu hết gỗ thu hoạch đƣợc là gỗ mắm (67%) và bần (45%)

Thu hoạch lá dừa nƣớc hiện diện dọc theo 6,5 km (3,6%)

Page 6: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

6

Ghi nhận sự xuất hiện của bẫy/lƣới cá trên 31 km (18%) bờ biển, chủ yếu (81%) nằm

gần khu vực rừng ngập mặn ven biển.

Khu vực trồng rừng có rào bảo vệ trên khoảng 27 km bờ biển

Rừng trồng dọc theo bờ biển chỉ thành công khoảng 50% - đặc biệt là ở những khu

vực có bồi lắng trầm tích

Ở những nơi có hàng rào bảo vệ tỉ lệ rừng trồng thành công lên đến 80%

Có nhiều dự án phát triển khu dân cƣ dọc theo bờ biển

Các biện pháp quản lý bờ biển hiện nay chƣa thích hợp và hiệu quả để ứng phó với nguy cơ

nƣớc biển dâng và bão tố ngày càng nặng nề do biến đổi khí hậu toàn cầu.Các khảo sát

trong năm 2009 và 2010 tìm thấy bằng chứng về: xói lở bờ biển trên diện rộng, nhiều trƣờng

hợp sạt lở ven biển với tốc độ 10m mỗi năm; các đê biển bằng đất hoặc đá bị xói lở và đổ

sập; trồng rừng không hợp lý trong tỉnh; chặt phá đáng kể và thiệt hại cho rừng ngập mặn ở

58% các lâm phần ven biển; thu hẹp diện tích rừng ngập mặn đến tận mép bờ biển, thay thế

rừng bằng nuôi trồng thủy sản và các loại hình sử dụng đất biển bất hợp lý khác.

Lưu trữ các-bon như là chiến lược quản lý tự nhiên

Ƣớc tính sinh khối và hàm lƣợng các-bon trong 41 phân ô rừng

Rừng ngập mặn có sinh khối cao chiếm khoảng 105 km (78%) bờ biển

Rừng ngập mặn mở rộng, mới trồng chiếm 24 km (18%) bờ biển

Sinh khối rừng tính theo CO2 thay đổi nhiều dọc theo bờ biển, giao động từ 10 - 424

tấn/ ha

Lƣợng carbon lƣu trữ trong rừng ngập mặn lên tới hơn 987.550 tấn CO2

Nếu đƣợc bảo vệ, sinh khối rừng ngập mặn có khả năng tăng khoảng 3,5 lần mức

hiện tại. Sự gia tăng sinh khối chỉ cần cải thiện hiện trạng của rừng ngập mặn mà

không cần mở rộng diện tích.

Cần cấp bách cải thiện quản lý môi trƣờng ven biển bao gồm khuyến khích các cộng đồng

địa phƣơng để sử dụng hiệu quả hơn thảm thực vật rừng ngập mặn. Không có lý do gì mà

việc bảo tồn và chăm sóc rừng ngập mặn lại không đƣợc hỗ trợ dƣới hình thức chi trả cho

các hộ dân cho lƣợng các-bon mà họ lƣu trữ.

Vì vậy, chƣơng trình REDD về giảm phát thải sử dụng rừng ngập mặn đƣợc xem là khả thi

tại Kiên Giang - đặc biệt là cho các lâm phần có tiềm năng đáng kể của rừng ngập mặn

trong khu vực.

Page 7: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

7

Bằng cách đƣa ra một giá trị tiền tệ để rừng ngập mặn phát triển tốt, chƣơng trình hy vọng

có thể ngăn chặn sự phá hủy sinh thái rừng ngập mặn và những hỗ trợ mới, cần thiết để bảo

vệ rừng.

Đánh giá về sinh khối và trữ lƣợng các-bon của rừng định lƣợng sinh khối và trữ lƣợng các-

bon trong các lâm phần trên mỗi ha ở tỉnh Kiên Giang. Biện pháp tƣơng tự cũng đƣợc dùng

để so sánh với các loại rừng nhiệt đới và rừng thứ sinh khác. Yếu tố quyết định sinh khối

của bất kỳ loài ngập mặn nào là kích thƣớc của cây, mặc dù khoảng cách giữa các cây (mật

độ) cũng là yếu tố bổ sung quan trọng. Một đóng góp nữa là mật độ gỗ, với những loài cây

có gỗ nặng có trữ lƣợng các-bon lớn hơn so với cây cùng kích thƣớc.

Các khuyến nghị

Cần khuyến khích hành động ngay lập tức để khuyến khích bảo vệ và giúp rừng phát triển

bền vững, che chắn bờ biển, và giảm tác động của mực nƣớc biển dâng đối với cộng đồng

ven biển trong tỉnh Kiên Giang:

Giáo dục về bảo vệ vùng ven biển ở mọi cấp độ từ cộng đồng, địa phƣơng, tỉnh,

quốc gia và quốc tế để làm rõ quy mô và mức độ nghiêm trọng của vấn đề xói lở bờ

biển cũng nhƣ giá trị và vai trò của rừng ngập mặn trong bảo vệ bờ biển và các dịch

vụ sinh thái khác.

Thƣờng xuyên tiến hành theo dõi và đánh giá hiện trạng bờ biển hàng năm và

mức độ thành công của các chiến lƣợc giảm thiểu khác nhau, bao gồm xây

dựng đê điều, trồng rừng dọc theo toàn bộ tuyến bờ biển.

Tạo điều kiện cho địa phƣơng quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn bằng cách nâng

cao giá trị tiền tệ trực tiếp của các tài nguyên thiên nhiên có giá trị thông qua việc

thực hiện chƣơng trình REDD kết hợp với các dự án sinh kế trọng tâm.

Cung cấp nguồn nguyên liệu xây dựng và làm chất đốt thay thế qua việc thiết

lập rừng trồng cộng đồng có thể đƣợc tiếp cận bởi các cƣ dân nghèo nhất của cộng

đồng. Việc khai thác có chọn lọc này có thể đƣợc liên kết với các dự án phục hồi bờ

biển đƣợc áp dụng thận trọng.

Triển khai và thử nghiệm các chiến lƣợc phục hồi bờ biển, đặc biệt là chiến lƣợc

trồng các 'hàng rào bảo vệ' nhƣ là một phƣơng pháp ứng phó với tình trạng nƣớc

biển dâng. Phƣơng pháp đƣợc quy hoạch đặc biệt nhằm giảm tốc độ xói lở bờ biển,

và kéo dài thời gian để cộng đồng ven biển thích nghi và di dời.

Page 8: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

8

Nội dung GIớI THIệU ..........................................................................................................................12

1.2 XÂY DựNG THƢ VIệN VÀ Bộ MẫU VậT ..........................................................................16 1.4 THựC VậT RừNG NGậP MặN TỉNH KIÊN GIANG ............................................................17

1.4.1 Đa dạng sinh học rừng ngập mặn .....................................................................17 1.4.2 Mô tả sơ lược về thực vật rừng ngập mặn .........................................................19 1.4.3 Kết luận .............................................................................................................24

2. BảN Đồ VIễN THÁM Về RừNG NGậP MặN ....................................................................26 2.1 TổNG QUAN ............................................................................................................27 2.2 PHƢƠNG PHÁP .......................................................................................................28

2.2.1 Xem xét sơ bộ chiến lược lập bản đồ theo thời gian ..........................................28 2.2.2 Lập bản đồ rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang – các huyện phía trung và nam ....30 2.3 Kết quả .............................................................................................................30 2.3.2 Những dấu hiệu thay đổi lớn tại huyện Hòn Đất ................................................37

2.4 THảO LUậN .............................................................................................................37 2.4.1. Mức độ, hiện trạng và xói lở bờ biển .................................................................37 2.4.2. Liên kết đánh giá không gian với các hợp phần nghiên cứu khác .......................38

3. ĐÁNH GIÁ Bờ BIểN ........................................................................................................42 3.2 MụC TIÊU CủA KHảO SÁT Bờ BIểN ..............................................................................44 3.3 PHƢƠNG PHÁP: KHảO SÁT Bờ BIểN BằNG GHI HÌNH ....................................................44

3.3.1 Băng ghi hình ....................................................................................................45 3.3.2 Đánh giá băng ghi hình .....................................................................................45

3.4 KếT QUả .................................................................................................................49 3.4.1 Tóm tắt kết quả ....................................................................................................49

4. ƢớC TÍNH SINH KHốI VÀ CÁC-BON ........................................................................ 107

4.1 GIớI THIệU ............................................................................................................. 108 4.2 BốI CảNH: TÓM TắT Về RừNG VÀ CÁC-BON ............................................................... 108 4.3 PHƢƠNG PHÁP ..................................................................................................... 109 4.4 KếT QUả ............................................................................................................... 111

4.4.1 Mô tả định lượng thực vật ............................................................................... 111 4.4.2 Phân tích sinh khối và các-bon ........................................................................ 113 4.4.3 Ước tính lượng các-bon lưu trữ trong rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang ............ 115 4.5.1 Bảo vệ rừng và tình hình chặt phá .................................................................. 118 4.5.2 Tái sinh và khôi phục rừng để gia tăng sinh khối ............................................. 119 4.5.3 Tập huấn và thông tin liên lạc ......................................................................... 122

5. PHụC HồI XÓI Lở Bờ BIểN, DịCH Vụ MÔI TRƢờNG VÀ CÁC Dự ÁN SINH Kế ..... 123 5.1 MụC TIÊU CủA Dự ÁN ĐÁNH GIÁ PHụC HồI RừNG VÀ SINH Kế ....................................... 124 5.2 QUAN SÁT Dự ÁN SINH Kế VÀ NÂNG CAO NHậN THứC ................................................ 125 5.3 QUAN SÁT CÁC Dự ÁN KHÔI PHụC RừNG, VÀ KHUYếN NGHị CHO TƢƠNG LAI ................ 127

5.3.1 Bảo vệ đê biển ................................................................................................... 128 5.3.2 Quản lý khai thác rừng ngập mặn ...................................................................... 132

LờI CảM ƠN ...................................................................................................................... 137

PHầN THAM KHảO ........................................................................................................... 137

Page 9: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

9

Danh mục hình ảnh hình 1. Bản đồ tỉnh Kiên Giang .............................................................................................13 hình 2. Cây Cóc đỏ ở đảo Phú Quốc ....................................................................................15 hình 3. Cây Mắm trắng cỡ nhỏ chiếm ƣu thế ở khu vực rừng ven biển tại Vàm Rầy. ...........19 hình 4. Rừng ngập mặn hỗn giao có Mắm trắng kích thƣớc lớn. ..........................................20 hình 5. Thảm thực vật ngập mặn với cây bụi thấp ở tại sông Giang Thành, Hà Tiên.. ..........21 hình 6. Dừa nƣớc đƣợc trồng dày đặc để khai thác lá tại Vàm Rầy. ....................................21 hình 7. Cây bụi Acrostichum and Clerodendrum, Vàm Rầy. .................................................22 hình 8. Hạt giống cây bần, Vàm Rầy. ...................................................................................24 hình 9. Hình ảnh vệ tinh .......................................................................................................26 hình 10. Lƣu lƣợng sơ đồ biểu diễn quá trình giải thích lịch sử bờ biển ...............................29 hình 11. Sử dụng đất ven biển khu vực Hòn Đất ..................................................................32 hình 12. Sử dụng đất ven biển khu vực Rạch Giá ................................................................33 hình 13. Sử dụng đất ven biển khu vực Châu Thành ...........................................................34 hình 14. Sử dụng đất ven biển khu vực An Biên ..................................................................35 hình 15. Sử dụng đất ven biển khu vực An Minh ..................................................................36 hình 16. Sự thay đổi của bờ biển ở khu vực Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. ................................37 hình 17. Sự thu hẹp rừng ngập mặn giữa năm 2003 và 2007 tại Hòn Quéo.. .......................39 hình 18. Xói lở ở An Biên và Vàm Rầy.. ...............................................................................39 hình 19. Xói lở ở Vĩnh Quang và Vàm Rầy.. .........................................................................41 hình 20.Bờ biển đang bị xói lở.. ............................................................................................42 hình 21. Rừng ngập mặn đang bị suy giảm, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. ..............................43 hình 22. Ghi hình trên 180 km bờ biển trong nhiều giờ liền. .................................................45 hình 23. Rừng ngập mặn mới trồng ở huyện An Biên. .........................................................48 hình 24. Đa phần bờ biển Kiên Giang bị xói lở. ....................................................................50

Bản đồ đặc điểm vật lý bờ biển hình 25. Sinh cảnh ven biển Kiên Giang ...............................................................................51 hình 26. Sinh cảnh ven biển Kiên Lƣơng/Hà Tiên ................................................................52 hình 27. Sinh cảnh ven biển Hòn Đất ...................................................................................53 hình 28. Sinh cảnh ven biển Rạch Giá .................................................................................54 hình 29. Sinh cảnh ven biển An Biên ....................................................................................55 hình 30. Sinh cảnh ven biển An Minh ...................................................................................56 hình 31. Hiện trạng xói lở rừng ngập mặn Kiên Giang ..........................................................57 hình 32. Hiện trạng tổn thất rừng ngập mặn Kiên Lƣơng/Hà Tiên ........................................58 hình 33. Hiện trạng tổn thất rừng ngập mặn Hòn Đất ...........................................................59 hình 34. Hiện trạng xói lở rừng ngập mặn Rạch Giá ............................................................60 hình 35. Hiện trạng xói lở rừng ngập mặn An Biên ...............................................................61 hình 36. Hiện trạng xói lở rừng ngập mặn An Minh ..............................................................62 hình 37. Xói lở ven biển Kiên Giang .....................................................................................63 hình 38. Xói lở ven biển Kiên Lƣơng/Hà Tiên .......................................................................64 hình 39. Xói lở ven biển Hòn Đất ..........................................................................................65 hình 40. Xói lở ven biển Rạch Giá ........................................................................................66 hình 41. Xói lở ven biển An Biên ..........................................................................................67 hình 42. Xói lở ven biển An Minh ..........................................................................................68 hình 43. Cấu trúc nền bờ biển Kiên Giang ............................................................................69 hình 44. Cấu trúc nền ven biển Kiên Lƣơng/Hà Tiên ............................................................70 hình 45. Cấu trúc nền ven biển Hòn Đất ...............................................................................71 hình 46. Cấu trúc nền ven biển thành phố Rạch Giá ............................................................72 hình 47. Cấu trúc nền ven biển An Biên ...............................................................................73 hình 48. Cấu trúc nền ven biển An Minh ...............................................................................74

Page 10: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

10

Bản đồ đặc điểm sinh học rừng ven biển hình 49. Cấu trúc rừng ngập mặn Kiên Giang ......................................................................75 hình 50. Cấu trúc rừng ngập mặn Kiên Lƣơng/Hà Tiên ........................................................76 hình 51. Cấu trúc rừng ngập mặn Hòn Đất ...........................................................................77 hình 52. Cấu trúc rừng ngập mặn Rạch Giá .........................................................................78 hình 53. Cấu trúc rừng ngập mặn An Biên ...........................................................................79 hình 54. Cấu trúc rừng ngập mặn An Minh ...........................................................................80 hình 55. Các loài ngập mặn chiếm ƣu thế ở tỉnh Kiên Giang ................................................81 hình 56. Các loài ngập mặn chiếm ƣu thế ở Kiên Lƣơng/Hà Tiên ........................................82 hình 57. Các loài ngập mặn chiếm ƣu thế tại Hòn Đất .........................................................83 hình 58. Các loài ngập mặn chiếm ƣu thế tại Rạch Giá ........................................................84 hình 59. Các loài ngập mặn chiếm ƣu thế tại An Biên ..........................................................85 hình 60. Các loài ngập mặn chiếm ƣu thế tại An Minh .........................................................86 hình 61. Sinh khối rừng ngập mặn ven biển Kiên Giang .......................................................87 hình 62. Sinh khối rừng ngập mặn khu vực Kiên Lƣơng/Hà Tiên .........................................88 hình 63. Sinh khối rừng ngập mặn khu vực Hòn Đất ............................................................89 hình 64. Sinh khối rừng ngập mặn khu vực Rạch Giá ..........................................................90 hình 65. Sinh khối rừng ngập mặn khu vực An Biên .............................................................91 hình 66. Sinh khối rừng ngập mặn An Minh..........................................................................92

Bản đồ giá trị nguồn tài nguyên ven biển hình 67. Vị trí các bẫy cá ven biển Kiên Giang .....................................................................93 hình 68. Hiện trạng chặt phá gỗ rừng ngập mặn ven biển Kiên Giang ..................................94

Bản đồ các mối đe dọa ven biển hình 69. Côn trùng ăn lá cây ngập mặn ven biển Kiên Giang ...............................................95

Bản đồ quản lý ven biển hình 70. Tỉ lệ trồng rừng thành công ven biển Kiên Giang ....................................................96 hình 71. Tỉ lệ trồng rừng thành công ven biển Kiên Lƣơng/Hà Tiên .....................................97 hình 72. Tỉ lệ trồng rừng thành công ven biển Hòn Đất ........................................................98 hình 73. Tỉ lệ trồng rừng thành công ven biển An Biên .........................................................99 hình 74. Tỉ lệ trồng rừng thành công ven biển An Minh ...................................................... 100 hình 75. Sâu hại nặng nề trên cây ngập mặn. .................................................................... 104 hình 76. Đo đạc phân ô để tính toán sinh khối rừng ngập mặn........................................... 107 hình 77 Nhiều gốc cây lớn còn sót lại trên mặt đất. ............................................................ 118 hình 78 Bụi cây ráng và cây chùm gọng, Vàm Rầy. ........................................................... 119 hình 79 Gốc cây đƣớc trƣởng thành trong rừng hỗn giao, An Biên. ................................... 119 hình 80 Cây ngập mặn thoái hoá với ao nuôi thủy sản bỏ hoang tại Kiên Lƣơng.. ............. 120 hình 81 Thảm thực vật ngập mặn tái sinh tự nhiên rõ rệt Hòn Quéo. ................................. 120 hình 82. Cây mắm trắng non tại Vàm Rầy. ......................................................................... 121 hình 83. Vƣờn ƣơm cây con để chuẩn bị đem trồng làm cây chắn sóng ven biển .............. 123 hình 84. Mô hình trồng cây thí điểm Hòn Đất. .................................................................... 125 hình 85 Lá dừa nƣớc chuẩn bị đem bán ở chợ tại Hà Tiên ............................................... 126 hình 86. Bờ biển xói lở đe dọa nhà cửa và cuộc sống Kiên Giang. .................................... 127 hình 87 Phát quang rừng ngập mặn để xây dựng đê biển và kênh đào tại Kiên Lƣơng. .... 128 hình 88 Lƣới đánh cá cải tiến chứa chai nhựa. .................................................................. 130 hình 89 Rừng ngập mặn ven biển ...................................................................................... 131 hình 90. Gốc cây bần kích thƣớc lớn tại Vĩnh Quang. Đây là khu vực bị xói lở. ................. 132

Page 11: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

11

Danh sách bảng số liệu

Bảng 1. Các loài cây ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang. .................................................. 18

Bảng 2. Hình ảnh SPOT và không ảnh cho diễn giải bờ biển. ................................. 28

Bảng 3. Khu vực ngập mặn ở các huyện phía nam và trung tỉnh Kiên Giang.. ........ 31

Bảng 4: Tóm tắt những kết quả chính của khảo sát bờ biển .................................... 49

Bảng 5: Tóm tắt cấu trúc và mật độ rừng ngập mặn. ............................................. 112

Bảng 6. Chiều cao tối đa và mật độ của cây .......................................................... 113

Bảng 7 Tính toán sinh khối và các-bon rừng ngập mặn ......................................... 114

Bảng 8 Tổng trữ lƣợng các-bon trong vùng khảo sát. ............................................ 115

Bảng 9. Sinh khối bề mặt của các lâm phần đƣớc ................................................. 122

Page 12: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

12

Giới thiệu

Tỉnh Kiên Giang nằm ven biển trong vùng nhiệt đới phía nam Việt Nam (Hình 1), nơi rừng

ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với những

mối đe dọa trực tiếp từ gió bão và nƣớc biển dâng với cƣờng độ ngày càng

tăng. Rừng ngập mặn cũng hỗ trợ phát triển kinh tế du lịch, bảo vệ bờ biển và nuôi trồng

thủy sản trên địa bàn tỉnh. Phải thừa nhận rằng các hệ sinh thái rừng ngập mặn khoẻ mạnh

và đƣợc quản lý tốt chứa đựng tiềm năng và khả năng lớn trong việc: thích ứng với biến

đổi khí hậu, chống chịu và khôi phục dễ dàng trƣớc các hiện tƣợng thời tiết khắc

nghiệt, cung cấp một loạt các lợi ích cho con ngƣời. Tuy nhiên, các cộng đồng địa

phƣơng sống dọc theo vành đai rừng ngập mặn của bờ biển Kiên Giang bị hạn chế về kiến

thức và kỹ thuật để quản lý bền vững của các khu rừng giá trị này, cũng nhƣ chuyển

đổi sang các loại hình sử dụng đất thích hợp khác, nhƣ nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ. Kết

quả là, các vành đai rừng ngập mặn của tỉnh hoặc là bị mất, hoặc bị thu hẹp với môi trƣờng

sống xuống cấp nghiêm trọng và giảm khả năng chống chịu các tác động về lâu dài

của biến đổi khí hậu. Để giải quyết vấn đề này, các ví dụ cụ thể về sử dụng bất hợp lý

đất ven biển cần đƣợc nêu lên, đồng thời các chiến lƣợc giảm nhẹ và phục hồi cần cấp thiết

đƣợc thực hiện để ứng phó với những hiểm hoạ đang cận kề.

Những tác động chủ yếu của con ngƣời lên rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bao

gồm khai thác củi đốt và vật liệu xây dựng, kèm theo việc biến đổi môi trƣờng rừng ngập

mặn thành các ao nuôi trồng thuỷ sản. Ở những nơi rừng ngập mặn bị mất hoặc suy giảm

nghiêm trọng, những dòng hải lƣu mạnh đã làm xói mòn nhiều con đê đƣợc xây

dựng để bảo vệ ngƣời dân địa phƣơng và đất nông nghiệp khỏi ngập lụt do bão. Trƣớc đây

chính quyền tỉnh và huyện đã có những nỗ lực trồng rừng để chống xói mòn bờ biển, nhƣng

đã thất bại. Từ đó hình thành một nhu cầu ngày càng tăng nhằm phát triển các kỹ thuật mới

cho việc trồng rừng ngập mặn phòng hộ ven biển ở Kiên Giang. Các kỹ thuật mới dựa

trên nền tảng kiến thức sâu rộng về sự ổn định bờ biển hiện tại cũng nhƣ những bài học

kinh nghiệm trƣớc đây. Dữ liệu thu thập đƣợc từ đánh giá bờ biển hiện tại sẽ góp phần vào

những nỗ lực trồng rừng trong tƣơng lai bằng cách áp dụng đúng phƣơng pháp và tập trung

đầu tƣ vào những khu vực có nhiều khả năng thành công.

Ngoài vai trò phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn có các dịch vụ sinh thái quan trọng khác,

bao gồm tách bớt một lƣợng lớn carbon trong khí quyển (1992 Clough, năm 1998; Saenger

& Snedaker năm 1993; Duke và cộng sự năm 2007; Fargione và cộng sự 2008). Tuy nhiên,

nạn phá rừng đã xả thêm khoảng 20% lƣợng khí thải carbon dioxide vào khí quyển (van der

Werf và cộng sự năm 2009.), làm tăng sự nóng lên toàn cầu và thay đổi môi trƣờng mà có

khả năng sẽ gây tác động tàn phá đối với Việt Nam. Để giải quyết mối đe dọa này, và giúp

Page 13: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

13

thay đổi hành vi của cộng đồng, các Công ƣớc khung của LHQ về biến đổi khí hậu đã thành

lập một chƣơng trình để giảm khí phát thải từ phá rừng trong quá trình phát triển (REDD).

Chƣơng trình REDD đƣợc thiết kế nhằm cung cấp tài chính để khuyến khích các nƣớc đang

phát triển tự nguyện giảm lƣợng khí thải carbon do phá rừng và kết hợp (Gibbs và cộng sự,

2007). Theo một chƣơng trình REDD, các nƣớc phát triển sẽ phải chi trả cho các nƣớc nhƣ

Việt Nam về một lƣợng carbon đƣợc "lƣu trữ " (nhƣ các khoản tín dụng carbon) khi Việt

Nam cho thấy đã giảm nạn phá rừng ở địa phƣơng. Thực hiện Đề án carbon REDD cũng có

khả năng cải thiện bảo vệ rừng ngập mặn bằng cách tăng giá trị tiền tệ của tài nguyên rừng

ngập mặn. Tính khả thi của chƣơng trình này đƣợc xem xét trong báo cáo này là xét về tiềm

năng sinh lợi trong tỉnh Kiên Giang thông qua bảo tồn rừng ngập mặn nhằm ổn định các khu

vực dễ bị tổn thƣơng ven biển.

hình 1. Bản đồ tỉnh Kiên Giang và vị trí của Kiên Giang trên bản đồ Việt Nam

Một chƣơng trình bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn dƣới cơ chế REDD có thể cung cấp

nguồn tài chính đối với các "chủ đất” hoặc “ngƣời nhận khoán” tại Việt Nam thông qua một

khoản thanh toán cho chƣơng trình dịch vụ môi trƣờng. Đánh giá lƣu trữ carbon hiện tại

trong hiện tại rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang và đề xuất các phƣơng pháp để tăng khả

năng lƣu trữ carbon thông qua sinh khối rừng, theo hƣớng dẫn trong báo cáo này, sẽ cho

phép chủ đất và ngƣời nhận khoán đất tại Kiên Giang khai thác những cơ hội theo đó đề án.

Page 14: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

14

Điều này sẽ có lợi cho việc bảo vệ bờ biển thông qua phƣơng pháp quản lý bờ biển tổng

hợp và tăng khả năng phục hồi liên tục của cây rừng ngập mặn trƣớc hiện tƣợng xói lở bờ

biển và mực nƣớc biển dự báo sẽ cao hơn.

Điều tra cơ bản và giám sát (các chƣơng 1-4 trong báo cáo này) là rất cần thiết cho việc

cung cấp các dữ liệu cơ bản để từ đó đánh giá thay đổi môi trƣờng trong tƣơng lai. Chƣơng

trình giáo dục cộng đồng nhằm cải thiện năng lực của nông dân địa phƣơng trong quản lý

bền vững đất ngập nƣớc vùng triều cƣờng là một ƣu tiên cho việc bảo tồn thành công của

rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, và các nơi khác ở Việt Nam.

Hiện chƣa có các chiến lƣợc bảo tồn tƣơng tự, do đó trừ khi thực hiện những nỗ lực để bảo

tồn và phục hồi rừng ngập mặn, môi trƣờng sống ở những vùng đất thủy triều của Kiên

Giang sẽ tiếp tục suy giảm và xấu đi. Những tổn thƣơng gần đây đối với rừng ngập mặn ở

Việt Nam đƣợc báo cáo khá tỉ mỉ (xem chƣơng 2, báo cáo này). Và, mức độ hiện tại từ sự

xáo trộn và huỷ hoại rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang cho thấy rằng các hệ sinh thái quan

trọng này sẽ tiếp tục bị đe doạ. Để hƣớng tới việc quản lý rừng ngập mặn bền vững hơn,

những thông tin còn thiếu về cơ sở dữ liệu và sự hiểu biết về rừng ngập mặn phải đƣợc giải

quyết.

Mục tiêu chính của dự án này là:

1. Đánh giá tình trạng tài nguyên bờ biển và rừng ngập mặn, nhằm định lƣợng: mức độ

và hiện trạng của nguồn tài nguyên rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang; mức độ bờ

biển bị xói mòn từ lở đất và mực nƣớc biển dâng, lƣợng carbon lƣu trữ tiềm năng

của rừng ngập mặn; xác định khu vực cần khôi phục cũng nhƣ những áp lực chính,

và khuyến nghị các hành động khôi phục.

2. Tiến hành huấn luyện cộng đồng, bao gồm phát triển các hƣớng dẫn sử dụng để lập

bản đồ tài nguyên rừng ngập mặn, đánh giá bờ biển, cùng với tính toán lƣợng carbon

và sinh khối.

Để giải quyết các nhiệm vụ đề ra, chúng tôi đã tiến hành dự án với năm hợp phần chính sau

đây:

1. Điều tra đa dạng sinh học

2. Lập bản đồ dựa trên ảnh viễn thám

3. Đánh giá bờ biển

4. Đánh giá sinh khối và lƣợng các-bon

5. Khôi phục bờ biển bị xói lở, dịch vụ môi trƣờng và các chƣơng trình sinh kế

Page 15: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

ình 2. Cây Cóc đỏ ở đảo Phú Quốc

1.1 Mục tiêu của việc điều tra đa dạng sinh học

Page 16: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

16

Mục tiêu của chúng tôi là xác định và mô tả đa dạng các loài thực vật hiện tại trong rừng

ngập mặn ở Kiên Giang. Đây là nguồn thông tin cần thiết giúp xây dựng kế hoạch quản lý

vùng ven biển và xây dựng chính sách – đặc biệt các chính sách có liên quan đến phục hồi

bờ biển cũng nhƣ giúp mở rộng các dự án sinh kế ven bờ đang đứng trƣớc nguy cơ bị

nƣớc biển dâng.

Trong suốt thời gian điều tra hiện trƣờng đối với mỗi hợp phần của chƣơng trình nghiên

cứu, các loài cây rừng ngập mặn và cây hỗn giao khác đã đƣợc xác định và lấy mẫu. Các

dữ liệu và mẫu vật đƣợc sƣu tập thành từng bộ để tham khảo cho phía tỉnh.

Các chuyên gia tiếp tục mở rộng hoạt động quan sát, đánh giá dựa trên những công việc

đã đƣợc thực hiện trƣớc đây hoặc từ các báo cáo trƣớc đây, thời gian gần nhất là các

nghiên cứu trong tháng 10 năm 2008 (Duke 2008). Nhiều phát hiện mới đây đã đƣợc bổ

sung vào đợt điều tra này.

1.2 Xây dựng thƣ viện và bộ sƣu tập mẫu vật

Là một phần của cuộc khảo sát đa dạng sinh học , một bộ sƣu tâp mẫu vật tham khảo gồm

có các cây ép khô đã đƣợc khởi đầu tại văn phòng GTZ ở Rạch Giá, Kiên Giang. Tủ sấy,

xây dựng từ vật liệu địa phƣơng, đã đƣợc sử dụng để chuẩn bị cho bộ sƣu tập này nhằm

lƣu trữ và bảo quản mẫu vật tham khảo lâu dài.

Một thƣ viện tham chiếu với các hình ảnh kỹ thuật số thu thập đƣợc cho thấy đặc điểm

chẩn đoán chính của hầu hết 27 loài thực vật ngập mặn Kiên Giang. Bộ tiêu chuẩn đánh

giá các tính năng bao gồm: hình thức phát triển, tán lá, lá, hoa, quả, thân, vỏ cây, thân cây,

thân ngầm và rễ nổi trên mặt đất. Thƣ viện tham khảo đƣợc xây dựng dựa trên đánh giá tài

liệu từ các bài báo khoa học có liên quan ở những nghiên cứu trƣớc đây. Trong điều kiện

cho phép, các ấn phẩm có nguồn gốc tham khảo sẽ đƣợc thêm vào thƣ viện tại văn phòng

GTZ tại Rạch Giá, Kiên Giang.

1.3 Tập huấn và thông tin

Là một phần của cuộc điều tra đa đạng sinh học, một khoá huấn luyện đã đƣợc tổ chức

cho các thành phần chủ chốt, bao gồm ngƣời dân địa phƣơng và du khách. Kinh nghiệm

trong việc xác định các loài thực vật ngập mặn và các loại cây trồng kết hợp sẽ có ích cho

các học viên.

Page 17: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

17

Thông tin và các mối liên hệ đƣợc thiết lập trong dự án giữa nhân viên và các chuyên gia

của GTZ đã thể hiện qua các kết quả đầu ra của dự án nghiên cứu này. Đáng chú ý, TS

Viên Ngọc Nam tại TP Hồ Chí Minh và Giáo sƣ Phan Nguyên Hồng tại Hà Nội đã chia sẻ

thông tin với nhân viên dự án về đa dạng sinh học rừng ngập mặn ở Kiên Giang.

1.4 Thực vật rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang

1.4.1 Đa dạng sinh học rừng ngập mặn

Các khu rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang rất đa dạng về loài, chiếm 27 trong số 39 loài

đƣợc tìm thấy trên khắp Việt Nam. Bảng 1 liệt kê các loài quan sát thấy ở mỗi khu vực

trong tỉnh. Sự bền vững của rừng ngập mặn, và khả năng của rừng ngập mặn trong cung

cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng đƣợc tăng cƣờng bởi sự đa dạng loài của chính

nó. Sự đa dạng sinh học cao của rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang là một tài sản trong

quản lý tài nguyên thiên nhiên khu vực.

Page 18: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

18

Bảng 1. Các loài cây ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang ở các khu vực Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lƣơng, An Biên và Anh Minh kèm theo so sánh với các loài hiện có ở Việt Nam (Hong 2004; Nam 2008; các quan sát của Duke). * Giới thiệu.

Tên địa phƣơng Tên Latin

Phú Quôc

Hà Tiên

Kiên Lƣơng

Hòn Đất

Rạch Giá

Châu Thành

An Biên

An Minh Kiên

Giang Việt Nam

Ô rô trắng Acanthus ebracteatus 1 1 1

Ô rô tím Acanthus ilicifolius 1 1 1 1 1 1 1

Ráng Acrostichum aureum 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Ráng Acrostichum speciosum 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Sú Aegiceras corniculatum 1 1 1 1 1 1

Sú đỏ Aegiceras floridum 1

Mắm trắng Avicennia alba 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Mắm biển Avicennia marina 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Mắm lƣỡi đòng (Mắm đen) Avicennia officinalis

1

1 1 1 1

Mắm quăn Avicennia rumphiana 1

Tim lang Barringtonia racemosa 1

Vẹt trụ Bruguiera cylindrica 1 1 1 1 1 1 1

Vẹt dù Bruguiera gymnorhiza 1 1 1 1 1 1

Bruguiera hainesii 1

Vẹt tách Bruguiera parviflora 1 Vẹt khang (Vẹt đen) Bruguiera sexangula

1 1 1 1 1 1 1 1 1

Dà quánh Ceriops zippeliana (C.decandra)

1 1 1 1 1 1 1

Dà vôi Ceriops tagal 1 1 1 1 1 1

Quao nƣớc Dolichandrone spathacea 1 1 1 1 1

Giá Excoecaria agallocha 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Cui biển Heritiera littoralis 1 1 1 1 1 1 1 1

Trang Kandelia candel 1

Trang Kandelia obovata 1

Cóc đỏ Lumnitzera littorea 1 1 1 1 1

Cóc vàng Lumnitzera racemosa 1 1 1 1 1 1 1 1 Cóc hồng (cây lai) Lumnitzera X rosea

1

Dừa nƣớc Nypa fruticans 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Pemphis acidula 1 Đƣớc (Đƣớc đôi) Rhizophora apiculata

1

1

1 1 1 1 1 1 1 1

Rhizophora X lamarckii 1 Đƣng (Đƣớc bộp) Rhizophora mucronata

1 1 1 1 1

Đâng (Đƣớc vòi) Rhizophora stylosa

1

Côi Scyphiphora hydrophylacea

1 1 1 1 1

Bần trắng Sonneratia alba 1 1 1 1 1 1 1 1

Sonneratia apetala 1*

Bần chua Sonneratia lanceolata (=S. caseolaris)

1 1 1 1 1 1 1 1 1

Bần ổi Sonneratia ovata 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Xu ổi Xylocarpus granatum 1 1 1 1 1 1

Xu mekong Xylocarpus moluccensis (ex X. mekongensis)

1

1 1 1

TỔNG SỐ LOÀI 22 22 18 18 10 9 21 21 27 39

Page 19: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

19

1.4.2 Mô tả sơ lƣợc về thực vật rừng ngập mặn

Ngoài những điểm tƣơng tự nhƣ các khu rừng ngập mặn khác tại Việt Nam và Đông Nam

Á, thực vật rừng ngập mặn Kiên Giang cũng có một số điểm độc đáo riêng.

Rìa rừng ngập mặn

Ở ven bờ biển Kiên Giang, Mắm trắng (Avicennia alba) là loài cây ngập mặn chiếm

ƣu thế. Điều này cũng phổ biến ở nhiều nơi tại tỉnh Cà Mau (Hong & San 1993).

Mắm trắng cũng mọc nhiều ở những đầm nuôi thuỷ sản sau một thời gian bị bỏ

hoang. Ở khu vực phía bắc tỉnh (Hà Tiên), Bần trắng (Sonneratia alba), phân bố rải

rác với Mắm trắng ở các đai rừng trƣớc biển.

Ở khu vực trung tâm từ phía bắc Rạch Giá đến gần Vàm Răng, Bần chua

(Sonneratia caseolaris) mọc hỗn giao với Mắm trắng. Tại các khu vực này, các lâm

phần rừng Bần chua và Mắm trắng đƣợc trồng ở phía trƣớc biển đang có xu hƣớng

lấn dần ra biển. Điều đáng lƣu ý là hầu nhƣ toàn bộ các lâm phần Bần chua có gia

trị đều có nguồn gốc là rừng trồng.

hình 3. Cây Mắm trắng cỡ nhỏ chiếm ƣu thế ở khu vực rừng ven biển tại Vàm Rầy

Các loài cây ngập mặn khác

Nằm cách xa biển một đoạn, trên các khu vực chỉ bị ảnh hƣởng bởi triều cƣờng từ

trung bình đến cao, quần thể rừng ngập mặn hỗn giao phát triển với nhiều loài thực

vật diễn thế thứ sinh. Đây là kiểu rừng có độ phong phú cao nhất về đa dạng sinh

học, mật độ dày, quần thể ổn định với một số cây có kích thƣớc rất lớn. Đƣớc vẫn

là thành phần chủ đạo. Theo Hồng và Sản (1993) rừng ngập mặn hỗn giao dọc

Page 20: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

20

tuyến bờ biển ở Kiên Giang chủ yếu là ƣu hợp Mắm trắng và Đƣớc đôi, rải rác là

các loài Vẹt (Bruguiera spp), Xu (Xylocarpus spp) và Bần trắng (Sonneratia alba).

Ở phía bắc tỉnh, đai rừng ngập mặn phát triển mạnh ra phía biển đã tạo ra các khu

vực rừng ngập mặn hỗn giao khô hơn ở bên trong với các loài ƣu thế nhƣ Cha la

(Phoenix paludosa), Cui biển (Heritiera littoralis) và Dà vôi (Ceriops tagal).

Ở các khu vực rừng ngập mặn bị chặt phá, rừng hỗn giao còn lại với loài Giá

(Excoecaria agallocha) chiếm ƣu thế. Cây giá thƣờng bị chặt phá nhiều, với một số

vị trí có cây giá chiếm ƣu thế, nhƣng ở những nơi khác thì số lƣợng tƣơng đối ít

hơn.

hình 4. Rừng ngập mặn hỗn giao có Mắm trắng kích thƣớc lớn

Tại khu vực phía bắc huyện Kiên Lƣơng và Hà Tiên, những nơi ít chịu ảnh hƣởng

của triều cƣờng, rừng ngập mặn hình thành các bụi rậm rạp cao khoảng 2-3 m và

có mức độ đa dạng sinh học cao. Ở các khu vực này, ngoài loài Giá (E. agallocha)

khá phổ biến, còn thấy xuất hiện các loài cây ngập mặn hiếm khác (hoặc không

thấy ở các nơi khác trong tỉnh) nhƣ Côi (Scyphiphora hydrophylacea), Cóc đỏ

(Lumnitzera littorea) và Cóc vàng (L. racemosa). Ở phía nam Kiên Lƣơng rừng

ngập mặn thƣờng quá nhỏ không đủ cho hệ thực vật này sinh sôi.

Page 21: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

21

hình 5. Thảm thực vật ngập mặn với cây bụi thấp ở khu vực chỉ chịu ảnh hƣởng của triều cƣờng cao tại sông Giang Thành, Hà Tiên. Các cây có thân nhỏ, nhiều khoảng trống và phân bố ở vị trí có cao trình cao phần nào cho thấy có tác động của hoạt động chặt phá.

Trên toàn tỉnh, các lâm phần dừa nƣớc (Nypa fruticans) phân bố phía sau đai rừng

ngập mặn hoặc phía trƣớc cửa sông và dọc 2 bờ ( Ảnh 6). Dừa nƣớc xuất hiện tự

nhiên, mặc dù ở nhiều nơi chúng đƣợc trồng, ngay cả với quy mô nhỏ, để lấy lá, và

đôi khi là quả. Có một số tƣơng đối lớn đƣợc trồng dọc theo các khu vực ven sông

và trồng rộng rãi ở phía sau rừng ngập mặn. Ở một số nơi chúng hầu nhƣ thay thế

các loài cây ngập mặn khác.

Các đai rừng ngập mặn tại các khu vực ven bờ bị ảnh hƣởng một phần của triều

cƣờng với một số loài nhƣ Tra nhớt (Hibiscus tiliaceous), Tra bồ đề (Thespesia

populnea) và một số loài thực vật khác. Đây là một trƣờng hợp đặc thù của những

nơi rừng ngập mặn phát triển mạnh.

hình 6. Dừa nƣớc đƣợc trồng dày đặc để khai thác lá tại Vàm Rầy.

Page 22: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

22

Ở nhiều khu vực cây Đƣớc (Rhizophora apiculata) đã đƣợc trồng thành khối. Loài

này có nguồn gốc ở vùng bờ biển, nhƣng tại các khối rừng trồng không tìm thấy các

cây đứng tự nhiên, mặc dù có một số cây mọc ven những dòng sông nhỏ trên đảo

Phú Quốc. Các cây cây già hơn đƣợc trồng cách đây 18 năm và đạt chiều cao 13

mét trong điều kiện tốt.

Các cây bụi thấp nhƣ cúc Pluchea indica (cỏ Lức), cây bụi Acanthus (Ô rô), dƣơng

xỉ ngập mặn Acrostichum spp. (Ráng) và cây dây leo Clerodendrum inerme (Dây

chùm gong) mọc trên đất ngập mặn bị suy thoái trƣớc đây (Hình 7). Cây có thể bị

mất do hoạt động của thủy triều hoặc xáo trộn do cây bụi thƣờng cản trở cây rừng

phát triển.

hình 7. Cây bụi Acrostichum and Clerodendrum mọc rải rác trong ô VRy1, Vàm Rầy. Ở đây đáng lẽ là rừng toàn bộ. Các bụi cây dày có thể cản trở sự hồi phục của cây rừng.

Một số thông tin quan trọng về rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang:

Rừng Bần chua (S. caseolaris) ở phía Bắc Rạch Giá, đặc biệt là khu vực phƣờng

Vĩnh Quang có lẽ là lâm phần cao nhất Việt Nam (khoảng 21 m) và rất cao so với

chiều cao trung bình của loài. Đây là nơi có sinh khối cao nhất ở Kiên Giang

(Wilson, 2010).

Bần chua (Sonneratia caseolaris) ƣa môi trƣờng nƣớc lợ, nhƣng phát triển mạnh

tại các vùng phía trƣớc biển tại Kiên Giang do nƣớc thủy triều có độ mặn thấp vào

mùa mƣa. Các loài cây ƣa môi trƣờng nƣớc lợ gồm dây leo, thân thảo và cây gỗ.

Các loài cây này cũng phân bố ở trong khu vực rừng ngập mặn nhƣng không đƣợc

coi là cây ngập mặn.

Page 23: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

23

Có ba loài mắm phân bố ở Kiên Giang, trong đó mắm trắng (A. alba) là phổ biến

nhất. Tuy nhiêu số lƣợng cá thể thuộc quần thể mắm biển (A. marina) là rất cao và

chúng thƣờng mọc ở các khu vực bùn lầy giống nhƣ các nơi khác ở Việt Nam.

Đa dạng sinh học các loài cây ngập mặn ở phía bắc tỉnh cao hơn các khu vực khác,

với các loài cây nhƣ Côi (S. hydrophyllacea), Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), Sú

(Aegiceras corniculatum), và loài thực vật cau dừa (Phoenix paludosa) không tìm

thấy ở các nơi khác.

Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) có hoa màu đỏ là loài rất ít đƣợc biết đến ở Việt Nam,

nhƣng lại phân bố trên một phạm vi rộng ở các khu vực triều cƣờng cao ở phía bắc

tỉnh. Một điểm khá khác thƣờng là Cóc đỏ thƣờng mọc hỗn giao với Cóc trắng (L.

racemosa).

Có một số lâm phần rừng ngập mặn hỗn giao mọc ở những nơi bờ biển dễ bị thu

hẹp, nơi những loài cây phân bố ở khu vực đất cao ven rừng nhƣ Tra bồ đề (T.

Populnea) và Tra nhớt (H. Tiliaceous) mọc cùng với những loài cây ngập mặn bãi

triều thấp. Thực chất, bờ biển thu hẹp đã đem lại sự trao đổi thủy triều lớn hơn dẫn

đến sự tái sinh cho một số loài ngập mặn trong khi những loài ngập mặn ven rìa

vẫn phát triển khỏe mạnh. Hiện tƣợng này đƣợc tìm thấy không chỉ ở An Biên, An

Minh mà còn ở Kiên Lƣơng.

Nhìn chung rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên rất tốt trong khu vực rừng (xem Hình 8)

và không phải là một điều khó khăn ở Kiên Giang mặc dù một số loài có thể chậm

hơn các loài khác.

Page 24: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

24

hình 8. Hạt giống cây bần (Sonneratia caseolaris), Vàm Rầy. Sự tái sinh dang diễn ra trong rừng ngập mặn.

Có một số lƣợng lớn các loài dây leo thƣờng mọc kèm theo rừng ngập mặn ở Kiên

Giang, nhƣng không đƣợc xem là loài ngập mặn chủ yếu. Hầu hết đƣợc mô tả chi

tiết trong nghiên cứu của Hung & Tan (1993). Một số loài cây ít gặp đƣợc tìm thấy ở

rìa thủy triều của rừng ngập mặn, bao gồm loài cây Chiếc (Barringtonia acutangula)

và Mát sát (Cerbera odollam) ở trong hoặc ngay rìa của cây ngập lợ nhƣ bần (S.

caseolaris) và cây Phoenix paludosa và Instia bijuga (Gô nƣớc) ở phía bắc. Thực

vật biếu sinh có mao mạch thƣờng phổ biến ở các cây ngập mặn tìm thấy ở Cà

Mau, nhƣng không gặp ở Kiên Giang (Hung & Tan, 1993).

Các cây có hạt lớn thuộc loài Xu ổi (Xylocarpus granatum) đƣợc tìm thấy ở Phú

Quốc với khả năng cung cấp nguồn giống tốt cho việc trồng rừng. Tƣơng tự, Đâng

(Đƣớc bộp) Rhizophora mucronata mọc tách biệt với các loài cây khác ở Kiên

Lƣơng có thể là nguồn cung cấp giống tốt cho loài cây quý hiếm này ở tỉnh Kiên

Giang.

1.4.3 Kết luận

Nhìn chung, Kiên Giang là tỉnh có sự đa dạng cao về các loài cây ngập mặn. Có đến 27

loài đƣợc ghi nhận trọng tổng số 39 loài đƣợc tìm thấy ở Việt Nam. Cây ngập mặn đƣợc

ghi nhận đƣợc từ các quan sát tại một số địa điểm và sự xuất hiện của chúng. Và rừng

ngập mặn tự nhiên ở Phú Quốc là trƣờng hợp rất ngoại lệ. Tại các khu vực khác, trong

khi đây là những nơi có sự đa dạng rất cao nhƣng lại là nơi có thể bị tàn phá nghiêm

trọng. Đây là thách thức về khả năng của rừng ngập mặn trong việc đảm bảo đầy đủ

chức năng sinh thái của chúng trong khu vực. Nam Rạch Giá là khu vực rừng bị suy thoái

mạnh nhất. Đai rừng ngập mặn đã bị thu nhỏ thành các dải rất mảnh và chịu áp lực từ cả

đất liền và biển cũng nhƣ các hoạt động chặt phá. Để các hệ sinh thái này thực sự đóng

vai trò môi trƣờng sinh thái, đặc biệt là việc bảo vệ bờ biển, việc phục hồi các hệ sinh thái

này cần đƣợc xem là vấn đề cấp thiết. Khả năng tự điều chình về chức năng phòng hộ

sẽ đƣợc cải thiện bằng sự đa dạng của các loài cây ngập mặn đã biết tại Kiên Giang,

mặc dù số lƣợng cá thể trong rừng là rất thấp. Cuối cùng, việc định vị địa điểm của các

cá thể hay quần thể rừng ngập mặn phục vụ cho công tác thu hái hạt giống để phục hồi

rừng là hết sức quan trọng. Các cá thể và quần thể này cần đƣợc ƣu tiên bảo vệ.

Hiện trạng rừng ngập mặn

Page 25: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

25

Khu vực rừng ngập mặn ở Bắc Phú Quốc là ngoại lệ hiếm hoi của rừng phát triển trong

điều kiện tƣơng đối tự nhiên. Ở các khu vực khác, rừng ngập mặn có mức độ đa dạng

tƣơng đối cao, song chúng có thể bị cạn kiệt do các tác động.

Điều này làm ảnh hƣởng đến khả năng phát huy các chức năng sinh thái của rừng ngập

mặn ở địa phƣơng. Hầu hết rừng ngập mặn bị suy thoái là các khu vực phía nam của Rạch

Giá. Có nơi rừng ngập mặn đã bị giảm xuống thành một dải hẹp mỏng do áp lực từ cả hai

phía biển và đất liền, cũng nhƣ từ chặt phá trực tiếp (Hình 12). Nếu coi rừng ngập mặn là

nơi cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt trong việc bảo vệ bờ biển – thì chúng cần

đƣợc phục hồi khẩn cấp. Sự khôi phục các dịch vụ sinh thái này đƣợc tăng cƣờng bởi sự

đa dạng của các loài tìm thấy trong tỉnh, mặc dù với số lƣợng tƣơng đối thấp. Vấn đề quan

trọng thứ hai là xác định vị trí cụ thể của cây và quần thể cung cấp nguồn giống cho các

chƣơng trình phục hồi rừng trong tƣơng lai. Đây là các lâm phần và cây cần đƣợc bảo vệ

cao nhất.

Page 26: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

26

2. Bản đồ viễn thám về rừng ngập mặn

hình 9. Hình ảnh vệ tinh; một phần thiết yếu của dự án là điều tra về rừng ngập mặn và hiện trạng bờ biển ở tỉnh Kiên Giang.

Các thành viên trong nhóm nghiên cứu gồm:

Tiến sĩ Norm Duke (Trƣởng nhóm – Đại học Queensland)

Ông Nguyễn Hài Hoà (NCS Tiến sỹ – Đại học Queensland)

Tiến sĩ Lê Phát Quới (chuyên gia tƣ vấn)

Page 27: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

27

2.1 Tổng quan

Diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đã giảm nhanh từ năm 1943 đến năm 2000. Trong

năm 1943 diên tích rừng ngập mặn ƣớc tính khoảng 408.500 ha. Vào năm 1962 có

290.000 ha; giảm xuống còn 252.000 ha vào năm 1982; và 155.290 ha vào năm 2000

(Chính phủ Việt Nam 2005; Sam và cộng sự, 2005). Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn

gần đây đã tăng lên thêm 51.450 ha trong năm 2006 nhờ chƣơng trình hành động quốc gia

nhằm phục hồi và phát triển rừng ngập mặn (Chính phủ Việt Nam 2005; Sam và cộng sự

2005; Thu 2007). Mục tiêu chung của chƣơng trình hành động quốc gia là nhằm khuyến

khích việc bảo vệ, phục hồi và sử dụng hợp lý hệ sinh thái rừng ngập mặn hƣớng đến phát

triển bền vững để các chức năng phòng hộ và giá trị bảo tồn có thể đáp ứng cho mục tiêu

phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trƣờng trong khu vực cửa sông và ven biển (Chính

phủ Việt Nam 2005; Sam và cộng sự 2005). Để đạt đƣợc những mục tiêu này trƣớc hết

xác định mức độ và hiện trạng môi trƣờng sống ở các khu vực đầm lầy bãi triều ở Việt

Nam hiện nay, nhằm giúp lập bản đồ chính xác về những thay đổi trong tƣơng lai ở các

môi trƣờng sống quan trọng này.

Phƣơng pháp dùng vệ tinh viễn thám rất phù hợp để cung cấp dữ liệu cho khu vực đất sử

dụng cũng nhƣ tính toán sinh khối trên mặt đất ở cả quy mô địa phƣơng và toàn cầu

(Soenen 2010). Sự kết hợp của vệ tinh viễn thám với các nghiên cứu sinh khối dựa trên

các ô điều tra hiện trƣờng (Chƣơng 4 trong báo cáo này), cho phép ƣớc tính một phần trữ

lƣợng lƣu trữ carbon trong rừng ngập mặn ở Kiên Giang. Thông tin sẽ cần thiết để thực

hiện chƣơng trình REDD của tỉnh Kiên Giang.

Ở Kiên Giang diện tích rừng ngập mặn ƣớc tính khoảng 3.936 ha vào năm 1999 và tăng

lên thành 5.430 ha vào năm 2006 (Cúc và cộng sự, 2008) nhờ tăng cƣờng chƣơng trình

khôi phục rừng ngập mặn. Tuy nhiên, phần lớn rừng ngập mặn phân bố ở hai huyện An

Biên và An Minh với dải rừng ngập mặn thay đổi về chiều rộng từ 20m đến 500m (Cúc và

cộng sự, 2008).

Đến nay, không có đánh giá chính thức nào tại tỉnh Kiên Giang về các sự thay đổi qua các

thời của bờ biển, tổn thƣơng ven biển tiềm ẩn và chức năng của rừng ngập mặn (Duke

2008; Duke và cộng sự 2009). Trong báo cáo này chúng tôi đánh giá những thay đổi cục

bộ và tạm thời của rừng ngập mặn và xói lở bờ biển theo thời gian.

Kiên Giang là một trong những tỉnh dễ bị tổn thƣơng nhất ở đồng bằng sông Cửu Long khi

mực nƣớc biển ở Việt Nam dự đoán tăng lên 100 cm (Carew-Reid, 2008). Tỉnh này dự báo

sẽ có một phần đáng kể diện tích đất bị ngập trong khoảng 12,1% tổng diện tích ngập của

Page 28: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

28

cả nƣớc, với 1.756 km2 đất bị ngập nƣớc (tƣơng đƣơng 28,2% diện tích tỉnh) vào năm

2100 (Carew-Reid 2008). Đến nay, không có đánh giá chính thức nào về những động lực

thay đổi bờ biển trong lịch sử, khả năng tổn thƣơng ven biển tiềm ẩn cũng nhƣ chức năng

của rừng ngập mặn đƣợc thực hiện tại tỉnh Kiên Giang (Duke 2008; Duke và cộng sự năm

2009). Ở đây chúng ta đánh giá những thay đổi thời gian và không gian trong các khu rừng

ngập mặn và xói mòn bờ biển theo thời gian. Những dữ liệu này sẽ hỗ trợ trong việc dự

đoán những khu vực có nhiều nguy cơ xói lở cao nhất trong tƣơng lai gần.

2.2 Phƣơng pháp

2.2.1 Đánh giá sơ bộ quá trình lập bản đồ theo thời gian

Hình ảnh vệ tinh và ảnh chụp trên không SPOT (Système pour l'Observation de la Terre) từ

năm 1952-2009 đƣợc đặt mua từ hai nhà cung cấp (Bảng 2).

Bảng 2. Hình ảnh SPOT và ảnh chụp trên không để nhận dạng bờ biển qua thời gian.

Nguồn Năm Độ phân

giải/tỉ lệ

Nhà cung

cấp

Ảnh chụp trên

không

1952-1954 1/44,000 COSAMD

Ảnh chụp trên

không

1975-1989 1/40,000 COSAMD

Ảnh chụp trên

không

1990 1/14,000 COSAMD

SPOT 3 1994-1995 20mx20m NVRSC

SPOT 5 2003 10mx10m NVRSC

SPOT 5 2009 10mx10m NVRSC

Hình ảnh thu đƣợc cho đến hiện tại chỉ gồm có ảnh vệ tinh SPOT5 năm 2009- đƣợc thể

hiện trong đánh giá dữ liệu nền, từ đó có thể tính đƣợc những thay đổi trong quá khứ và

tƣơng lai. Kế hoạch của chúng tôi là sử dụng hàng loạt hình ảnh ở những thời kỳ khác

nhau để đánh giá toàn diện về những thay đổi của bờ biển tỉnh Kiên Giang theo thời gian.

Hình ảnh vệ tinh SPOT5 năm 2009 đƣợc tham chiếu với hệ tọa độ UMT WGS-1984 vùng

48N và hệ qui chiếu. Hình ảnh ER-DAS 9.3 sẽ đƣợc sử dụng để tái đăng nhập hình ảnh

trên không để tham chiếu với ảnh SPOT5. Đánh giá sơ bộ đƣợc thực hiện để xác định lại

chiến lƣợc quản lý và giám sát. Ranh giới độ cao mực nƣớc biển và đƣờng ranh giới chỉ

thị thực vật đƣợc kiểm chứng để có đƣợc kết quả đánh giá tốc độ (tỉ lệ) thay đổi bờ biển

theo thời gian tại khu vực nghiên cứu. Đƣờng chỉ thị thực vật đƣợc xác định từ những hình

ảnh tái đăng nhập và hình ảnh SPOT5 là phần rìa rừng ngập mặn về phía biển. Phần rìa

rừng ngập mặn này đƣợc xác định dải tán có kết cấu không bị phá vỡ. Nhƣ vậy đai rìa

rừng này không bao gồm các loại thực vật cơ hội và loài tiên phong (Gilman và cộng sự

2007). Ở những nơi không có vành đai thực vật và các cấu trúc nhân tạo rõ ràng ở mép

Page 29: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

29

biển của phần sau bờ biển, giới hạn phía biển của các cấu trúc nhân tạo đƣợc coi nhƣ là

đƣờng chỉ thị thực vật.

Vị trí của Ranh giới chiều cao mực nƣớc biển đƣợc chọn nhƣ là chỉ số đánh giá bờ biển và

đƣợc xác định nhƣ ranh giới khô/ƣớt của bãi biển trên ảnh vệ tinh đƣợc đánh dấu bởi đợt

triều cao gần nhất (Park và Leatherman 2002). Khi triều dâng, ranh giới triều cao cho thấy

giới hạn tiến vào bờ cao nhất còn khi triều rút, nó thể hiện ranh giới khô/ƣớt (Aboudha,

2009). ArcGIS đƣợc sử dụng để số hóa và tạo ra vị trí đƣờng bờ đơn nhất của bãi triều

trong một năm cụ thể và dữ liệu nền tỉ lệ 1/10.000.

Tính toán thay đổi bờ biển theo thời gian đƣợc công thức hóa vào hệ thống ứng dụng kỹ

thuật số trong phân tích bờ biển (DSAS). Hệ thống này đƣợc mở rộng thành ArcMap, đƣợc

phát triển bởi cục Khảo sát địa lý Hoa Kỳ và sử dụng trong diễn giải những thay đổi bờ biển

theo thời gian (Thieler và cộng sự 2009). Trƣớc khi sử dụng DSAS trong thống kê, cần

thực hiện bƣớc chuẩn bị dữ liệu để tham chiếu các vec-tơ bờ biển với cùng điều kiện, đặc

điểm (nhƣ các chỉ số VL và HWL) và mỗi vec-tơ bờ biển thể hiện trong mỗi giai đoạn cụ thể

và phải đƣợc gắn vào một thời điểm trong bảng đặc điểm bờ biển (Thieler và cộng sự

2009). Qui trình diễn giải lịch sử bờ biển đƣợc minh họa trong hình 10.

hình 10. Sơ đồ quá trình diễn giải biến đổi của bờ biển theo thời gian

THÔNG TIN ĐẦU VÀO

Dữ liệu nền (2009).

Đường bờ biển (2006-2009).

THIẾT LẬP CHỈ SỐ ĐIỀU TRA Thiết lập tuyến điều tra

Thiết lập tính toán bờ biển

BỐ TRÍ CÁC TUYẾN Đ.TRA Dữ liệu địa lý các tuyến điều tra

Phương pháp bố trí tuyến điều tra

CHỈNH SỬA (tùy theo) Thay đổi cơ sở dữ liệu nền

Thay đổi trực tiếp cho từng tuyến điều tra

TÍNH TOÁN THAY ĐỔI VÊ MẶT THỐNG KÊ Lựa chọn phương pháp thống kê

Xác định độ tin cậy

ĐẦU RA

Kết quả

ĐẦU RA Các tuyến điều tra

Page 30: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

30

2.2.2 Lập bản đồ rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang – các huyện giữa và nam của tỉnh

Nhƣ đề cập ở trên, hình ảnh vệ tinh SPOT 5 (10 mx 10 m) 2009 về các huyện Hòn Đất, Rạch Giá, An Biên, An Minh, và Châu Thành đƣợc cung cấp bởi trạm viễn thám Từ Liêm- Hà Nội vào cuối năm 2009.

Việc áp dụng Phân loại trong bộ công cụ phân tích không gian ArcGIS 9.3 đƣợc dùng để

phân loại các đơn vị sử dụng đất từ ảnh vệ tinh SPOT 5. Dấu hiệu phân loại sử dụng đất

đƣợc dựa trên độ chụm của các màu quang phổ dựa trên cơ sở thống kê. Các nhóm

quang phổ này đƣợc xác định theo phƣơng pháp phân tích đa biến.

Mọi bƣớc sóng không gian trong các phân lớp thƣờng đƣợc phân chia. Công thức tối đa

đƣợc sử dụng để xác định phân nhóm của các quang phổ. Công thức này giả định là khả

năng một nhóm đƣợc xếp vào một phân nhóm. Dựa trên sự kiện thực tế (chƣơng 4 báo

cáo này), hai nhóm quang phổ đƣợc xác định bởi công cụ tính khả năng tối đa của ArcGIS

để xác định môi trƣờng ngập mặn. Các nhóm này đƣợc đặt tên là cây ngập mặn loại 1 và

cây ngập mặn loại 2. Hai nhóm còn lại đƣợc xác định là đất ngập nước và đất khác dựa

trên hình ảnh trên không.

Sử dụng bốn lớp phân loại: rừng ngập mặn loại 1, rừng ngập mặn loại 2, đất ngập nước

trống và đất khác, chúng tôi lập bản đồ sử dụng đất trong những khu vực có hình ảnh

không gian. Các khu vực này bao gồm Hòn Đất, Rạch Giá, An Biên, An Minh, và Châu

Thành (chiếm 70% tỉnh Kiên Giang). Khu vực này gồm hai nhóm cây ngập mặn (loại 1 và

2) đƣợc tính toán trong mỗi huyện theo phƣơng pháp sử dụng hình đa giác và thể hiện qua

chỉ số diện tích (ha) và tỉ lệ phần trăm của mỗi lớp.

2.3 Kết quả

2.3.1 Bản đồ sử dụng đất và khu vực rừng ngập mặn năm 2009

Hình 11- 15 cho thấy các đơn vị sử dụng đất tại năm huyện đƣợc chụp ảnh vệ tinh của tỉnh

Kiên Giang, bao gồm Hòn Đất (Hình 11), Rạch Giá (Hình 12), Châu Thành (Hình 13), An

Biên (Hình 14), và An Minh (Hình 15). Các huyện ven biển không đƣợc khảo sát cùng thời

điểm là phía bắc Kiên Lƣơng, Hà Tiên và Phú Quốc. Bảng 3 liệt kê mức độ và hiện trạng

các khu vực rừng ngập mặn trong năm huyện khảo sát tại tỉnh Kiên Giang.

Page 31: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

31

Bảng 3. Diện tích rừng ngập mặn ở các huyện ven biển phía nam và trung của tỉnh Kiên Giang năm 2009.

Khu vực Rừng ngập mặn loại 1 ha %

Rừng ngập mặn loại 2

ha %

Tổng rừng ngập mặn (ha)

Hòn Đất 406 51 387 49 793 Rạch Giá 89 46 104 54 194 Châu Thành 27 48 32 52 60 An Biên 263 51 255 49 518 An Minh 424 44 549 56 973

Tổng diện tích khảo sát

1.210

48

1.328

52

2.537

Rừng ngập mặn ven biển năm 2009 chỉ còn là một dải nhỏ hẹp và bị suy giảm rõ rệt vì xói

lở từ phía biển cũng nhƣ áp lực từ việc mở rộng diện tích đất nông nghiệp và thủy sản từ

phía đất liền. Rừng còn bị thu hẹp do đê biển chắn ngang và từ việc chặt phá trực tiếp.

Page 32: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

hình 11. Sử dụng đất ven biển khu vực Hòn Đất

Page 33: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

33

hình 12. Sử dụng đất ven biển khu vực Rạch Giá

Page 34: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

34

hình 13. Sử dụng đất ven biển khu vực Châu Thành

Page 35: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

35

hình 14. Sử dụng đất ven biển khu vực An Biên

Page 36: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

hình 15. Sử dụng đất ven biển khu vực An Minh

Page 37: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

37

2.3.2 Những dấu hiệu thay đổi lớn tại huyện Hòn Đất Quan sát cho thấy một số khu vực quan trọng dọc theo bờ biển tỉnh Kiên Giang đã có dấu

hiệu của sự xói lở lớn. Trong đó, có vẽ đƣờng ngoại suy trong các năm 1992, 2006, 2007

và 2009 ở các nơi có lở đất nhanh nhƣ huyện Hòn Đất. Tốc độ xói lở lên đến 24 m mỗi

năm, theo hình 16.

hình 16. Sự thay đổi của bờ biển ở khu vực Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Cây màu ở vùng đệm ven biển Hòn Đất đã bị thiệt hại nghiêm trọng do lở đất ven biển ở

nhiều khu vực. Đê biển ở Hòn Đất bị sạt lở nặng nề và có nguy cơ hƣ hại nhiều hơn trong

những năm tới trừ khi những biện pháp giảm thiểu phù hợp.

2.4 Thảo luận

2.4.1. Mức độ, hiện trạng và xói lở bờ biển

Thảm thực vật rừng ngập mặn trƣớc đây ở tỉnh Kiên Giang phát triển mạnh, đai rộng.

Đánh giá toàn diện dựa trên hệ thống dữ liệu và thông tin sẽ thể hiện sâu sắc hơn về sự

thay đổi qua các thời kỳ. Dựa trên những dữ liệu về diện tích rừng ngập mặn trong 70%

bờ biển Kiên Giang, chúng tôi ƣớc tính tổng số khu vực rừng ngập mặn trong tỉnh là

Page 38: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

38

3.500 ha. Con số này thấp hơn ƣớc tính vào năm 2006 của Cúc và cộng sự (2008). Tuy

nhiên theo bản đồ sử dụng đất gần đây thì không có khả năng 30% còn lại của phần bờ

biển không nằm trong vùng khảo sát còn tới hơn 2.500 ha rừng ngập mặn. Do đó diện

tích 3.500 ha đƣợc dùng để tính toán tổng số sinh khối rừng ngập mặn và lƣu trữ các-bon

ở Kiên Giang (Chƣơng 4 trong báo cáo này). Hai kiểu rừng ngập mặn loại 1 và loại 2

chƣa có sự phân biệt rõ ràng về hình thái thảm thực vật. Việc xây dựng bản đồ trong

tƣơng lai (khi có sẵn ảnh vệ tinh và các loại ảnh khác) sẽ cho hỗ trợ tốt hơn cho việc

phân biệt hai kiểu rừng này.

Trong khi đó, chúng tôi nhận thấy có hai mối đe dọa rõ rệt đối với thảm thực vật ngập

mặn ven biển: Một là, do bờ biển xói lở và xói lẹm; hai là áp lực chia cắt, chuyển mục

đích sử dụng đất, và tác nhân xâm hại nặng nề. Bản đồ không gian cho thấy rừng ngập

mặn là một đƣờng nhỏ hẹp bị chia cắt rõ rệt (Hình 11-15), Khoảng trống giữa các khu vực

ngập mặn ven biển cũng đƣợc ghi nhận bằng hình học – một chỉ số chắc chắn về tác

động của con ngƣời lên rừng ngập mặn.

Quan sát cho thấy việc bờ biển bị xói lẹm, rừng bị tàn phá và suy thoái dọc bờ biển tƣơng

ứng với việc chuyển đổi liên tục các khu vực rừng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản,

cùng với xói lở ở mức độ cao dọc theo bờ biển, và việc khai thác gỗ, củi xảy ra ở nhiều

nơi.

Phân tích sâu hơn và hình ảnh tƣ liệu sẽ giúp phát triển mô hình đánh giá thay đổi trong

khu vực ngập mặn dƣới nhiều kịch bản khác nhau khi nƣớc biển dâng cao hơn 17 cm /

100 năm. Tỉ lệ thay đổi và tích tụ than bùn sẽ chứng tỏ rõ sự tồn tại của rừng ngập mặn.

2.4.2. Lồng ghép đánh giá không gian với các hợp phần nghiên cứu khác

Khả năng phục hồi của môi trường và sinh cảnh ngập mặn ven biển

Một tình trạng báo động của thảm thực vật ven biển ở Kiên Giang là mức độ xói lở đang

diễn ra, xét về cả hai phƣơng diện là chiều rộng của rừng ngập mặn bị mất đi và chiều dài

vùng biển bị ảnh hƣởng. Những tỉ lệ này có thể rất cao. Hình 16 cho thấy đƣờng bờ biển

đã thay đổi tại khu vực Hòn Đất từ năm 1992, và Hình 17 cho thấy một điểm sạt lở gần

Hòn Quéo giữa năm 2003 và 2007.

Page 39: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

39

hình 17. Sự thu hẹp rừng ngập mặn giữa năm 2003 và 2007 tại Hòn Quéo. Đƣờng màu vàng thể hiện vài đai

rừng năm 2003. Có nhiều con kênh cắt ngang rừng giữa hai thời điểm, kèm theo một phần rừng bị mất vào năm 2007 (không hiển thị) (Nguồn: Google Earth).

Khu vực bị ảnh hƣởng nặng nề nhất ở Kiên Giang là những nơi bờ biển tƣơng đối mở, và

thƣờng có ít rừng ngập mặn (Hình 11-15). Lý do phổ biến là những khu vực bờ biển mở

có rừng ngập mặn bị mất thƣờng dễ bị xói lở do sóng đánh (Mazda và cộng sự, 2002).

Xói lở bờ biển, bao gồm các khu vực có rừng ngập mặn, đang xảy ra trên diện rộng tại

Việt Nam, với tỉ lệ xói lở ở nhiều nơi rất cao (hơn 30 m mỗi năm) (Cat và cộng sự 2006).

Hình 18 cho thấy một bờ bao nhỏ quanh ao nuôi thủy sản đƣợc làm ngay trong rừng

ngập mặn tại An Biên bị phá vỡ và tác động của sóng lên một khu rừng ngập mặn xói lở

tại Vàm Rầy.

A B

hình 18. Xói lở ở An Biên và Vàm Rầy. (A) Sóng biển tràn qua các mảnh rừng ngập mặn rìa còn sót lại, có nguy cơ phá vỡ bờ bao của đầm nuôi thủy sản tại An Biên; (B) Sóng quét qua rừng bần đang sạt lở tại Vàm Rầy.

Đa dạng sinh học và khảo sát bờ biển

Dựa vào bản đồ rừng ngập mặn trên toàn tỉnh Kiên Giang có thể xác định các vùng dễ bị

xói lở và biển lấn bằng cách xác định chiều rộng của đai rừng ngập mặn, do rìa rừng

ngập mặn ven biển là nơi có nguy cơ xói lở cao nhất. Những khu vực này chỉ còn lại đai

Page 40: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

40

rừng ngập mặn rất hẹp do đó sẽ dễ bị ảnh hƣởng thiệt hại nhiều nhất khi bão hoạt động

mạnh và nƣớc biển dâng do biến đổi khí hậu.

Các đơn vị lập bản đồ thực vật từ hình ảnh vệ tinh sẽ bổ sung cơ sở dữ liệu khảo sát bờ

biển (Chƣơng 3 trong báo cáo này) cho thấy phạm vi trong không gian của các đơn vị

thực vật quan sát dọc theo bờ biển. Điều này cho phép tính toán chính xác hơn về khả

năng của môi trƣờng rừng ngập mặn trong vai trò ổn định bờ biển (xem Hình 25-74). Ví

dụ, trong nhiều khu vực nơi khảo sát bờ biển đƣợc xác định ở tình trạng ổn định với cả

rừng ngập mặn ven biển và bờ biển, từ bản đồ sử dụng đất rõ ràng rừng ngập mặn chỉ

giới hạn là một dải rìa bên ngoài rất hẹp (xem Hình 14 & 29), và do đó nó không sức đề

kháng cao trƣớc bão cũng nhƣ khả năng thích nghi với nƣớc biển dâng trong tƣơng lai.

Khảo sát bờ biển, lập bản đồ thực vật kết hợp với với đánh giá đa dạng sinh học cung

cấp những thông tin quan trọng khi xem xét sự hồi phục của hệ sinh thái. Rừng với đa

dạng sinh học thấp sẽ có khả năng tự điều chỉnh thấp trƣớc những thay đổi về khí hậu và

tác động tự nhiên trong thời gian dài. Khu vực Hòn Đất đƣợc xem là có đa dạng sinh học

rừng ngập mặn thấp nhất (có 16 loài hiện diện) trong 5 khu vực khảo sát trong tỉnh Kiên

Giang. Hòn Đất cũng là khu vực có nguy cơ xói lở cao, với 24m bị xói lở mỗi năm (Hình

16), và rừng ngập mặn ven biển cũng hẹp lại rõ rệt ở nhiều nơi ở khu vự này (Hình 11).

Thông qua đối chiếu đánh giá không gian (Hình 11-15 và 25-74), và điều tra đa

dạng sinh học (Chƣơng 1) ta có thể xác định các tổn thƣơng của lâm phần, và do

đó các khu vực này cần đƣợc quản lý bảo tồn. Đối với các nghiên cứu về phục

hồi, có thể sử dụng các bản đồ để xác định mức độ của vùng đất có nguy cơ nhƣ

vậy nhằm ƣu tiên thực hiện các công trình khôi phục.

Tính toán sinh khối và các-bon

Lập bản đồ không gian về sinh cảnh rừng ngập mặn trong toàn tỉnh Kiên Giang cung cấp

thông tin cơ bản cho phép việc ƣớc tính sinh khối và các-bon tại các ô hiện trƣờng. Lập

bản đồ qua từng thời kỳ cung cấp những dữ liệu quan trọng có thể dùng để ƣớc tính

lƣợng các-bon dựa trên khu vực rừng bị mất hoặc suy giảm qua từng thời kỳ, nhƣ đã

đƣợc chứng minh tại Hòn Đất (Hình 16). Thông tin này cũng hỗ trợ dự đoán về lƣợng

các-bon có khả năng mất đi nếu rừng ngập mặn tiếp tục bị suy giảm và mất dần tại Kiên

Giang.

Các cây trƣởng thành có thể sống tốt và mọc riêng lẻ ở mặt trƣớc của đai rừng ngập mặn

ven biển (Hình 19B). Tuy nhiên, thảm thực vật ngập mặn đang bị suy giảm ở nhiều khu

vực (Hình 19A). Các tác động của sóng có thể làm gãy đổ cây nhất là trong mùa gió

Page 41: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

41

trƣớng (Tây nam). Điều này có thể do lƣợng bùn/phù sa cung cấp còn thiếu hoặc phân

bố không rộng, và lƣợng bùn cung cấp thƣờng xuyên là một yếu tố làm giảm thiểu tác

động của nƣớc biển dâng.

Các yếu tố khác, nhƣ là sự phân bố của bùn bị chặn bởi đê biển và kênh mƣơng, hoặc

thay đổi về thông số của đáy biển thông qua nạo vét tại địa phƣơng đã làm lƣợng bùn

giảm đi ở nhều nơi.

A B

hình 19. Xói lở ở Vĩnh Quang và Vàm Rầy. (A) Xói lở ở mặt trƣớc rừng ngập mặn trƣởng thành với cây bần gãy tại Vĩnh Quang. (B) Cây đƣớc trƣởng thành có thể sống lâu hơn cây mắm trong khu vực xói mòn, Vàm Rầy. Hình ảnh đƣợc chụp cách vài m trong hình 10.

Những thay đổi lớn vẫn tiếp tục diễn ra, bao gồm chuyển đổi từ môi trƣờng rừng ngập

mặn sang các ao nuôi thủy sản, mặc dù diện tích rừng ngập mặn còn lại rất ít. Có dấu

hiệu rõ ràng của việc chặt phá và khai thác bất hợp pháp.

Page 42: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

42

3. Đánh giá bờ biển

Rừng ngập mặn Kiên Giang: Bờ biển thu hẹp, tài nguyên mất dần.

Kết quả khảo sát nhanh bằng phương pháp ghi hình bờ biển tại Kiên

Giang, Việt Nam.

hình 20.Bờ biển đang bị xói lở. Toàn bộ bờ biển tỉnh Kiên Giang đƣợc ghi lại bằng máy quay phim. Đây là công cụ đánh giá tốt, và là dữ liệu cố định về hiện trạng bờ biển năm 2009.

Các thành viên tham gia nghiên cứu gồm:

Ông Jock Mackenzie (Trƣởng nhóm- nghiên cứu sinh tiến sĩ, đại học Queensland)

Tiến sĩ Norm Duke (Giám sát hợp phần)

Tiến sĩ Lê Phát Quới ( Cố vấn GTZ– Viễn thám)

Ông. Nguyễn Hải Hoà (nghiên cứu sinh tiến sĩ, đại học Queensland)

Ông Võ Văn Đức ( Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Hòn Đất – Kiên Hà)

Ông Nguyễn Minh Trí (Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển An Minh – An Biên)

Ông Huỳnh Hữu To (Cán bộ kỹ thuật GTZ)

Ông Chu Văn Cƣờng( dự án GTZ)

Cô Nguyễn Thị Việt Phƣơng (Cán bộ kỹ thuật GTZ)

Page 43: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

43

3.1 Tổng quan

Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang - phía nam Việt Nam là nguồn tài nguyên có giá trị

cao. Các đai rừng ven biển độc đáo ở đây cung cấp nhiều dịch vụ sinh thái gồm: lƣu trữ

các bon, cung cấp gỗ cho xây dựng, làm bẫy lƣới bắt cá và chất đốt, là môi trƣờng sống

cho các loài thủy sinh và quan trọng hơn cả là cố định và giảm xói lở bờ biển. Sự manh

mún của các đai rừng ngập mặn đã làm giảm khả năng chống chịu với các tác động tự

nhiên nhƣ hoạt động của sóng biển, thủy triều và gió. Những yếu tố liên quan tại địa

phƣơng làm cho bờ biển bị trống trải do không còn rừng ngập mặn bảo vệ. Hệ quả là

nhiều khu vực rộng dọc bờ biển đang bị xói lở hoặc có nguy cơ bị xói lở (Hình 21). Xói lở

bờ biển không chỉ làm mất đi rừng ngập mặn và các giá trị hệ sinh thái có liên quan mà

còn đe dọa trực tiếp đến đời sống của nhiều ngƣời dân, làm tăng tính tổn thƣơng đối với

tỉnh Kiên Giang theo kịch bản dự đoán về nƣớc biển dâng và sự tăng lên về cƣờng độ

của gió, bão. Giải pháp cho vấn đề là tìm ra biện pháp thống nhất trong việc khôi phục và

tái lập rừng ngập mặn ở cả hai hƣớng từ biển và đất liền để nhằm khôi phục đai thực vật

đệm tự nhiên mà trƣớc đây từng bảo vệ bờ biển Kiên Giang khỏi tác động của sóng.

Những nỗ lực đó chỉ có thể thành công khi những giải pháp quản lý hiệu quả đƣợc áp

dụng trong việc bảo bệ nguồn tài nguyên rừng ngập mặn. Những chiến lƣợc tƣơng lai

bao gồm giáo dục, tăng giá trị về vật chất cho nguồn tài nguyên này, cũng nhƣ tìm ra

nguồn nguyên liệu gỗ thay thế tại địa phƣơng. Để quản lý có hiệu quả vùng bờ biển, việc

lƣợng hóa hiện trạng bờ biển và tài nguyên rừng ngập mặn là hết sức cần thiết nhằm xác

định, định vị và định lƣợng các vấn đề đe dọa trực tiếp đến rừng ngập mặn và nguyên

nhân làm giảm khả năng phòng hộ của rừng ngập mặn đối với quá trình xói lở bờ biển.

hình 21. Rừng ngập mặn đang bị suy giảm, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Dự án của GTZ - Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang đã đề cập vấn đề bề xói lở bờ biển

và lên kế hoạch hỗ trợ sự phát triển và triển khai phƣơng án quản lý cũng nhƣ giải pháp

hiện trƣờng tại tỉnh Kiên Giang. Khảo sát nhanh bờ biển Kiên Giang qua băng ghi hình

cũng là một tiểu hợp phần trong dự án của GTZ tại khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang.

Page 44: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

44

3.2 Mục tiêu của khảo sát bờ biển

Trong báo cáo này chúng tôi xác định và mô tả điều kiện vật lý của bờ biển và định lƣợng

mức độ, hiện trạng, công dụng cũng nhƣ những mối đe dọa đối với tài nguyên rừng ngập

mặn dọc theo toàn bộ bờ biển tỉnh Kiên Giang.

Đây là những thông tin cần thiết cho việc quản lý quy hoạch bờ biển và phát triển chính

sách – đặc biệt có liên quan đến khôi phục bờ biển và mở rộng các dự án sinh kế phù

hợp trƣớc hiểm họa nƣớc biển dâng.

Mục tiêu của việc đánh giá bằng ghi hình là:

1. Định lƣợng các điều kiện tự nhiên, cấu trúc nền và hiện trạng xói lở

2. Phân loại và định lƣợng các dạng sinh cảnh rừng ngập mặn, phạm vi và hiện

trạng của chúng

3. Xác định và tính toán việc khai thác tài nguyên rừng ngập mặn

4. Xác định và tính toán những mối đe dọa đối với tài nguyên rừng ngập mặn

Việc đạt được các mục tiêu trên sẽ giúp:

Cải thiện khả năng nhận thức về mức độ nghiêm trọng của vấn đề xói lở ven biển.

Tập trung nguồn lực tái thiết lập những khu vực cần khôi phục rừng ngập mặn

nhất.

Thông tin về việc triển khai những chiến lƣợc khôi phục thích hợp với địa phƣơng.

Tối ƣu hóa việc phân bổ các nguồn tài nguyên vào bảo vệ rừng ngập mặn ở những

khu vực cần thiết nhất.

3.3 Phƣơng pháp: Khảo sát bờ biển bằng ghi hình

Xói lở ven biển trực tiếp ảnh hƣởng đến rìa phía biển của rừng ngập mặn. Do đó, để

đánh giá và quản lý xói lở hiệu quả, cần tập trung vào những thay đổi diễn ra ven bờ. Vì

mục đích của nghiên cứu này, cần bao gồm khảo sát chi tiết về toàn bộ bờ biển tỉnh Kiên

Giang để bổ sung đánh giá về viễn thám và nghiên cứu phân ô hiện trƣờng. Phƣơng

pháp đánh giá băng ghi hình (SVAM) đƣợc phát triển tại đại học Queensland, đƣợc sử

dụng nhằm đánh giá toàn diện và chi tiết về tình trạng bờ biển.

Phƣơng pháp đánh giá băng ghi hình (SVAM) dựa trên đánh giá định lƣợng về môi

trƣờng bờ biển, điều kiện vật lý và ảnh hƣởng của con ngƣời quyết định từ những đoạn

Page 45: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

45

băng ghi lại đƣờng ven biển và vùng bãi triều của bờ biển. Nhiều đặc điểm liên quan đến

điều kiện của bờ biển đƣợc đánh giá qua băng ghi hình. Dữ liệu GPS liên tục cho phép

lập bản đồ về các đặc điểm của bờ biển, đƣa ra thể hiện một phần về môi trƣờng sống và

điều kiện của bờ biển. Phân tích diễn giải định tính đƣợc dựa trên khảo sát định lƣợng ở

đƣờng đồng mức của các phân ô và quan sát hiện trƣờng.

SVAM là phƣơng pháp đánh giá nhanh và hiệu quả kinh tế. Đây là phƣơng pháp không

cần yêu cầu chuyên gia trong việc thu thập số liệu, dễ phân tích các đặc điểm bờ biển và

có thể thực hiện lặp lại phục vụ cho việc giam sát. Việc sử dụng video ghi hình cung cấp

thông tin, cơ sở dữ liệu lâu dài về bờ biển và đƣợc sử dụng trong việc theo dõi, đánh giá

các thay đổi về bờ biển trong tƣơng lai.

3.3.1 Băng ghi hình

Một đoạn băng ghi hình bờ biển đã đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng một máy quay

Sony đặt trên thuyền chạy song song với bờ biển cách bờ khoảng 25m (Hình 22). Thiết bị

GPS đƣợc sử dụng để ghi lại các vĩ độ và kinh độ mỗi 3 giây. Thiết bị GPS và máy quay

đƣợc đặt ở cùng một thời điểm chính xác.

hình 22. Ghi hình trên 180 km bờ biển trong nhiều giờ liền.

3.3.2 Đánh giá băng ghi hình

Hình ảnh ghi lại là những điểm liên tục trên mặt cắt ngang của bờ biển.

Hình ảnh của bờ biển đã đƣợc xử lý thành các file hình một giây. Thời gian của video và

GPS đƣợc sử dụng để tích hợp mỗi khung vào một vị trí cụ thể GPS. Mỗi khung thích

hợp với một vị trí GPS đƣợc sử dụng nhƣ một điểm trên lát cắt này. Các đặc điểm của bờ

biển trong mỗi khung sau đó đƣợc ghi lại trên một mặt phẳng. Chỉ có khu vực 20m bãi

triều đầu tiên hiển thị trong khung và / hoặc môi trƣờng sống trên mặt đất liền kề trực tiếp

(nếu có thể nhìn thấy) đã đƣợc sử dụng để đánh giá.

Page 46: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

46

Tiêu chí đánh giá Phƣơng pháp SVAM đƣợc dùng để đánh giá những đặc điểm sau của bờ biển

Dạng môi trƣờng ven biển Đặc điểm vật lý: Bãi triều/bờ biển nền, tình trạng bờ biển – Độ nghiêm trọng của xói lở, đánh giá xói lở- Đang diễn ra/đã kết thúc, sạt bờ. Đ/đ vật lý bờ biển: Kết cấu của rừng ngập mặn ưu thế, loài, sinh khối, mật độ và chiều cao

Công dụng: Làm bẫy cá/dụng cụ thu hoạch thủy sản, khai thác gỗ, cây trồng (dừa nước) Bị đe dọa bởi: Sâu bệnh, chặt phá (khai phá), rác thải tích tụ (vùi lấp gốc) Trồng rừng: hàng rào bảo vệ và mật độ/tình trạng cây con.

Mô tả đặc điểm bờ biển Dạnh sinh cảnh ven biển Dạng môi trƣờng sống ƣu thế đƣợc xác định trong mỗi khung. Các dạng này đƣợc xác định nhƣ sau:

Vùng ngập mặn: Rừng ngập mặn chiếm ƣu thế ven bờ Vùng trên cạn: Thực vật vật trên cạn (cây và cỏ) chiếm ƣu thế ven bờ. Loại này dùng để chỉ khu vực với vùng bãi triều rất nhỏ hoặc không có. Không phải là bãi biển có cát hoặc đá. Vùng trên cạn và ngập mặn: Rừng cây ngập mặn và cây trên cạn mọc hỗn hợp ven bờ. Loại này đƣợc dùng khi rừng ngập mặn có độ rộng giới hạn (dƣới 5m). Bãi cát: Xuất hiện khi bờ biển tƣơng đối dốc với nền cát và không có vùng bãi triều. Bờ đá: Nền bị đá bao phủ và không có chỗ trống cho thực vật mọc. Thƣờng dốc hoặc thẳng đứng. Khu dân cƣ/phát triển: Xuất hiện những khu vực xây cất trên vùng bãi triều hoặc trực tiếp sát bên bờ biển.

Nền bờ biển Nền bờ biển đƣợc phân loại gồm bùn, cát, nền đất, đá, và nền kiên cố. Mức độ nghiêm trọng của xói lở Bờ biển đƣợc phân loại nhƣ bị xói lở nghiêm trọng, xói lở tƣơng đối, xói mòn lở nhẹ, ổn định, có trầm tích và bờ kè (xi măng, đá). Mức độ xói mòn đã đƣợc xác định bằng cách sử dụng đánh giá định tính của các lớp trầm tích tiếp xúc, độ dốc, tiếp xúc với gốc rễ của rừng ngập mặn và tình trạng ngập mặn, cây đổ và tƣờng tiếp xúc bùn suy thoái / đê. Bờ biển trầm tích đƣợc xác định từ sự hiện diện của cây rừng ngập mặn và / hoặc một

Page 47: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

47

tạp dề rõ ràng bùn nông mở rộng ra biển từ bờ biển này. Ổn định bờ biển không có sự xói mòn rõ ràng và hiện tại lắng đọng. Bức tƣờng thiết giáp biển đã đƣợc xây dựng bất cứ liên tục cứng bề mặt cấu trúc hiện nay dọc theo bờ biển.

Xói mòn đang tiếp diễn/đã ngừng Xói mòn đƣợc phân loại đang tiếp diễn (xảy ra thƣờng xuyên) hoặc đã ngừng (xảy ra trong quá khứ do những điều kiện đột ngột nhƣ bão và lốc xoáy). Một số cây bị ngã đổ gần đây cho thấy xói lở đang tiếp diễn/đã ngừng.

Độ dốc Bờ biển Độ dốc của bờ biển tùy thuộc vào độ dốc của khu vực bãi triều. Độ dốc đƣợc xếp loại thành các mức độ Nhẹ, Trung Bình, và dốc về phía đất liền với độ dốc nhẹ về phía biển, Mũi dốc về phía biển với độ dốc nhẹ về phía đất liền, Dốc, Thằng Đứng.

Cấu trúc rừng ngập mặn Cấu trúc rừng ngập mặn đƣợc phân loại dựa vào hình thái sinh trƣởng có thể quan sát đƣợc của các cây tạo thành tầng tán của lâm phần. Cấu trúc rừng ngập mặn đƣợc phân chia nhƣ sau:

Liên tục: Có sự bao phủ liền lạc và dày đặc của các cây ngập mặn có độ cao đồng nhất dọc theo bờ biển cho thấy hình ảnh rõ ràng về sự khác biệt về chiều cao giữa đai rừng phía trong và rìa của bãi triều. Chia cắt: Rừng ngập mặn dày với khoảng trống rõ rệt tại khu vực bị chặt phá/ vùng xói lở, thƣờng có cây bị đổ ngả hoặc chết. Tái sinh/Phục hồi: Rừng mọc liên tục dọc theo bờ biển, nhƣng với các loài cây ngập mặn mới mọc thay thế khoảng trống trƣớc kia. Phát triển ra hƣớng biển: Rừng mọc liên tục dọc theo bờ biển với sự suy giảm dần về độ cao của cây theo hƣớng biển, cho thấy các cây có độ tuổi càng cao cùng với khoảng cách từ rìa ngập mặn và phần mở rộng của cây ngập mặn về phía biển. Thƣa thớt: Rừng mọc không liên tiếp với những khoảng trống lớn giữa các cây, nhƣng nhìn chung vẫn che phủ đƣợc rìa ven biển (có thể chỉ có một cây có bề rộng dọc theo bờ biển) Rải rác: Chỉ có một vài cây ngập mặn mọc ven bờ biển.

Các loài ngập mặn chiếm ưu thế Các loài ngập mặn chiếm ƣu thế đƣợc xác định trong mỗi phân ô có cây ngập mặn. Các loài chiếm ƣu thế đƣợc đánh giá là loài thuộc nhóm có số lƣợng cây chiếm đa số rõ rệt dọc theo khu vực rừng ven biển (không phải là khu vực rừng phía sau). Loại cây đƣợc xác định theo hình dáng sinh trƣởng, màu lá, và cấu trúc rễ hiện hữu trong các ô. Ở những nơi không có loài chiếm ƣu thế hoặc có nhiều loài với số lƣợng gần nhƣ nhau thì rừng đƣợc xem là hỗn giao. Sinh khối rừng ngập mặn Sinh khối rừng ngập mặn đã đƣợc xác định từ đánh giá chất lƣợng về mật độ rừng ngập mặn và chiều cao tƣơng đối. Các rừng bờ viền đƣợc phân loại là dày đặc, trung bình, thƣa thớt, phân tán phụ thuộc vào khoảng cách giữa các cây, giao tán và chiều rộng rừng. Chiều cao đƣợc xếp vào loại cao (> 10m), trung bình (3-10m), thấp (<3m) dựa trên các ƣớc tính trực quan bằng cách sử dụng độ cao của rừng làm tham chiếu. Sự kết hợp giữa mật độ và chiều cao đƣợc sử dụng để phân loại sinh khối rừng viền cao (vd nhƣ rừng cao, rậm), trung bình (vd rừng thấp, dày) và thấp (vd rừng thƣa thớt, trung bình).

Bẫy cá/ Khai thác thủy sản tự nhiên Máy quay cũng ghi nhận hình ảnh các bẫy cá và các hoạt động khai thác thủy sản tự nhiên.

Page 48: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

48

Khai thác gỗ Hoạt động khai thác gỗ ở đây đƣợc đánh giá ở mức độ chặt phá. Sự hiện diện và mật độ của các nhánh cây bị chặt, các gốc và cây bị đốn đƣợc sử dụng để phân loại mức độ nghiêm trọng của việc chặt phá nhƣ tiếp diễn (một hoặc hai cây bị chặt), trung bình ( một số cây bị chặt rõ rệt trong khung), nghiêm trọng (nhiều gốc cây bị chặt phá xuất hiện rõ rệt), rất nghiêm trọng (đa số cây mọc ven biển bị chặt). Lâm phần dừa nước trồng Sự hiện diện của các lâm phần dừa nƣớc dày đặc với các nhánh lá bị cắt đƣợc ghi lại để xác định những vùng trồng dừa nƣớc. Các mối đe dọa với rừng ngập mặn:

Sâu bệnh: Đã ghi nhận sự xuất hiện của nhiều loài sâu phá hại nặng nề trên các

loài cây mắm. Loài sâu hại hiện rõ qua khung có màu nâu nhạt trên cây, xuất phát

từ một loài sâu chƣa xác định, thƣờng ăn trụi sạch lá cây.

Chặt phá gần đây (khai hoang): đã ghi nhận nhiều khu vực dọc biển nơi rừng

ngập mặn gần đây bị chặt phá rõ rệt do xây dựng bờ kè/kênh/công nghiệp.

Tích tụ rác thải: tình trạng rác ứ đọng đƣợc ghi nhận ở những khu vực bờ biển bị

xả rác thải.

Hoạt động trồng rừng Hoạt động trồng rừng ngập mặn ở Kiên Giang thƣờng diễn ra sau hàng rào rừng ngập

mặn, bao gồm các hàng cọc đóng chéo tạo thành hình chữ X. Các khu vực có cây con /

cây giống hoàn chỉnh mọc dày hoặc tƣơng đối dày phía sau hàng rào đƣợc coi là khu vực

rừng trồng thành công. Những khu vực với rất ít hoặc hầu nhƣ không có cây sau hàng

rào xem nhƣ không thành công.

hình 23. Rừng ngập mặn mới trồng ở huyện An Biên. Chú ý hàng rào ở bên phải.

Page 49: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

49

3.4 Kết quả

3.4.1 Tóm tắt kết quả

Rừng ngập mặn hiện diện ở 74% bờ biển tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, gần một

phần tƣ diện tích (30km) đang bị suy giảm do xói lở (Hình 24).

Nhìn chung, một phần ba bờ biển đã hoặc đang bị xói lở (58km).

78% diện tích rừng ngập mặn dọc theo bờ biển có giá trị sinh khối cao (dù cây giới

hạn về độ cao). Áp lực chặt phá thể hiện rõ ở 77km bờ biển, ảnh hƣởng tới 58%

of diện tích rừng ngập mặn dọc theo bờ biển.

50% nỗ lực trồng rừng trƣớc đây không thành công.

80% bẫy cá phân bố gần các khu rừng ngập mặn dọc theo bờ biển.

Bảng 4: Tóm tắt những kết quả chính của khảo sát bờ biển

Môi trƣờng ven biển km %

Vùng ngập mặn 117 65

Vùng trên cạn 10 5

Vùng trên cạn & ngập mặn 10 6

Bãi biển cát 4 2

Bờ đá 12 7

Vùng dân cƣ 21 12

Nguồn nƣớc- Tổng cộng 6 3

Dòng chảy tự nhiên 0.3 <1

Kênh rạch mở 0.6 <1

Kênh 3 2

Sông 2 1

TỔNG KHOẢNG CÁCH 180

Xói lở bờ biển km %

Xói lở nghiêm trọng 19 11

Xói lở 21 12

Xói lở nhẹ 18 11

Ổn định 74 43

Bồi lắng trầm tíh 29 16

Xây kiên cố/ tƣờng biển 14 8

Tổng xói lở 58 33

Tổng xói lở- lo ngại 30 23

Tƣờng bùn lộ thiên km %

Ổn định 5 3

Xói lở 8 4

Xuống cấp/Thủng lỗ 11 6

Tổng tƣờng lộ thiên 24 13

Cấu trúc rừng ngập mặn

3 km

% cây ngập mặn

Liên tục 53 40

Chia cắt 24 18

Mọc lại/Tái sinh 11 8

Prograding/ Mở rộng 24 18

Trồng 5 4

Thƣa thớt 10 7

Rải rác 7 5

Tổng số cây hiện diện 134 74 3Hình 49

Sinh khối ngập mặn4

km %

Cao 105 74

Trung bình 19 14

Thấp 10 8

Số sinh khối trung bình

3.4 (Cao)

4Hình 61

Loài chiếm ƣu thế5

km % cây

ngập mặn

Mắm 67 50

Bần 25 19

Đước 12 9

Dừa nước 2 1

Hỗn hợp 28 21 5Hình 55

Page 50: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

50

Bảng 4 (tiếp): Tóm tắt những phát hiện chính yếu từ khảo sát bờ biển

Rừng bị chặt phá6

km % cây

ngập mặn

Không có 57 42

Hiện có 48 37

Tƣơng đối 23 17

Nặng nề 6 4

Cực điểm/hoàn toàn 0.4 0.3

Áp lực chặt phá nhìn chung 77 58

Chặt phát ở nơi xói lở 6Hình 68

Sâu hại- Sâu bƣớm7

km % cây

ngập mặn

Cây bị ảnh hƣởng 13.5 10 7Hình 69

Việc chặt phá hiện tại km % Bờ biển

Cây ngập mặn bị chặt 1.7 1

Rác thải ứ đọng km %

Bờ biển

Rác 7 4

Trồng cây ngập mặn8

km %

Rào 27 15

Thành công 13 50

Thất bại 13 50 8Hình 70

Khai thác cây ngập mặn

9

Bẫy cá 31 18

Bẫy cá liên kết với cây ngập mặn 80

Dừa nước 6 3

Vùng dân cƣ 7 6 9Hình 71

hình 24. Phần lớn bờ biển Kiên Giang bị xói lở, quan sát thấy cây bị ngã đổ, trơ gốc, bờ bị băm nát, và những ngôi nhà bỏ hoang.

Page 51: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

51

hình 25. Sinh cảnh ven biển Kiên Giang

Page 52: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

52

hình 26. Sinh cảnh ven biển Kiên Lƣơng/Hà Tiên

Page 53: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

hình 27. Sinh cảnh ven biển Hòn Đất

Page 54: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

hình 28. Sinh cảnh ven biển Rạch Giá

Page 55: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

55

hình 29. Sinh cảnh ven biển An Biên

Page 56: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

56

hình 30. Sinh cảnh ven biển An Minh

Page 57: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

57

hình 31. Hiện trạng xói lở rừng ngập mặn Kiên Giang

Page 58: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

58

hình 32. Hiện trạng tổn thất rừng ngập mặn Kiên Lƣơng/Hà Tiên

Page 59: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

hình 33. Hiện trạng tổn thất rừng ngập mặn Hòn Đất

Page 60: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

hình 34. Hiện trạng xói lở rừng ngập mặn Rạch Giá

Page 61: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

61

hình 35. Hiện trạng xói lở rừng ngập mặn An Biên

Page 62: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

62

hình 36. Hiện trạng xói lở rừng ngập mặn An Minh

Page 63: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

63

hình 37. Xói lở ven biển Kiên Giang

Page 64: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

64

hình 38. Xói lở ven biển Kiên Lƣơng/Hà Tiên

Page 65: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

hình 39. Xói lở ven biển Hòn Đất

Page 66: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

hình 40. Xói lở ven biển Rạch Giá

Page 67: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

67

hình 41. Xói lở ven biển An Biên

Page 68: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

68

hình 42. Xói lở ven biển An Minh

Page 69: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

69

hình 43. Cấu trúc nền bờ biển Kiên Giang

Page 70: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

70

hình 44. Cấu trúc nền ven biển Kiên Lƣơng/Hà Tiên

Page 71: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

hình 45. Cấu trúc nền ven biển Hòn Đất

Page 72: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

hình 46. Cấu trúc nền ven biển thành phố Rạch Giá

Page 73: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

73

hình 47. Cấu trúc nền ven biển An Biên

Page 74: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

74

hình 48. Cấu trúc nền ven biển An Minh

Page 75: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

75

hình 49. Cấu trúc rừng ngập mặn Kiên Giang

Page 76: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

76

hình 50. Cấu trúc rừng ngập mặn Kiên Lƣơng/Hà Tiên

Page 77: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

hình 51. Cấu trúc rừng ngập mặn Hòn Đất

Page 78: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

hình 52. Cấu trúc rừng ngập mặn Rạch Giá

Page 79: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

79

hình 53. Cấu trúc rừng ngập mặn An Biên

Page 80: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

80

hình 54. Cấu trúc rừng ngập mặn An Minh

Page 81: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

81

hình 55. Các loài ngập mặn chiếm ƣu thế ở tỉnh Kiên Giang

Page 82: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

82

hình 56. Các loài ngập mặn chiếm ƣu thế ở Kiên Lƣơng/Hà Tiên

Page 83: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

83

hình 57. Các loài ngập mặn chiếm ƣu thế tại Hòn Đất

Page 84: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

84

hình 58. Các loài ngập mặn chiếm ƣu thế tại Rạch Giá

Page 85: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

85

hình 59. Các loài ngập mặn chiếm ƣu thế tại An Biên

Page 86: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

86

hình 60. Các loài ngập mặn chiếm ƣu thế tại An Minh

Page 87: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

87

hình 61. Sinh khối rừng ngập mặn ven biển Kiên Giang

Page 88: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

88

hình 62. Sinh khối rừng ngập mặn khu vực Kiên Lƣơng/Hà Tiên

Page 89: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

89

hình 63. Sinh khối rừng ngập mặn khu vực Hòn Đất

Page 90: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

90

hình 64. Sinh khối rừng ngập mặn khu vực Rạch Giá

Page 91: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

91

hình 65. Sinh khối rừng ngập mặn khu vực An Biên

Page 92: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

92

hình 66. Sinh khối rừng ngập mặn An Minh

Page 93: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

93

hình 67. Vị trí các bẫy cá ven biển Kiên Giang

Page 94: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

94

hình 68. Hiện trạng chặt phá gỗ rừng ngập mặn ven biển Kiên Giang

Page 95: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

95

hình 69. Côn trùng ăn lá cây ngập mặn ven biển Kiên Giang

Page 96: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

96

hình 70. Tỉ lệ trồng rừng thành công ven biển Kiên Giang

Page 97: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

97

hình 71. Tỉ lệ trồng rừng thành công ven biển Kiên Lƣơng/Hà Tiên

Page 98: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

98

hình 72. Tỉ lệ trồng rừng thành công ven biển Hòn Đất

Page 99: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

99

hình 73. Tỉ lệ trồng rừng thành công ven biển An Biên

Page 100: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

100

hình 74. Tỉ lệ trồng rừng thành công ven biển An Minh

Page 101: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

3.5 Thảo luận

Phác thảo vấn đề Tóm tắt:

Rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Kiên Giang và là nguồn tài nguyên có giá trị cao,

hỗ trợ sinh kế địa phƣơng và cung cấp dịch vụ sinh thái tự nhiên.

Bờ biển xói lở là một mối đe dọa lớn đối với tài nguyên rừng ngập mặn quý giá.

Hoạt động của con ngƣời, bao gồm thu hoạch gỗ rừng ngập mặn không bền vững làm

tăng sự xói lở bờ biển và cản trở khả năng ổn định bờ biển của rừng ngập mặn

Áp lực tự nhiên đã hạn chế khả năng phục hồi và chống chịu xói lở ven biển của rừng

ngập mặn, nêu bật sự cần thiết trong việc quản lý áp lực từ con ngƣời.

Chiến lƣợc khôi phục rừng ngập mặn hiện tại có thể đƣợc cải thiện để tăng tỉ lệ ƣơm

trồng cây giống thành công và bảo vệ bờ biển dễ bị tổn thƣơng.

Sự phát triển của rừng ngập mặn

Khảo sát bờ biển xác định rừng ngập mặn, mặc dù thƣờng bị hạn chế về chiều rộng, đã đƣợc

mở rộng dọc theo bờ biển, chứng tỏ một nguồn tài nguyên ven biển quan trọng. Rừng ngập

mặn đƣợc tìm thấy ở 74% (133km) bờ biển tỉnh Kiên Giang (Hình 25). Trong đó, 60% độ che

phủ rừng ngập mặn ven biển còn nguyên vẹn, với sinh khối cao (Hình 61). Các khu vực rừng

ngập mặn che phủ có sinh khối cao đƣợc xếp vào loại có chức năng phòng hộ bán phần tại

khu vực phía nam Hòn Đất, bắc Rạch Giá, và huyện An Biên. Những khu vực này chủ yếu là

sinh khối cao, bao gồm rừng bần cao, dày và rừng mắm dày đặc.

Rừng ngập mặn là tài nguyên ven biển

Các khu vực rừng ngập mặn ven biển đã đƣợc xác định là một nguồn tài nguyên có giá trị tiền

tệ hữu hình, liên kết trực tiếp với đời sống ven biển. Giá trị tài nguyên cơ bản của rừng ngập

mặn ở Kiên Giang đƣợc xác định từ các cuộc khảo sát bờ biển nhƣ là một nguồn lƣu trữ

carbon tiềm năng, môi trƣờng sống của thủy sản và là nguồn vật liệu xây dựng.

Rừng ngập mặn viền có sinh khối cao xuất hiện dọc theo 60% bờ biển. Mặc dù có chiều rộng

giới hạn, nhƣng con số này cho thấy rừng ngập mặn viền là một kho lƣu trữ các-bon lớn. Dựa

trên những ƣớc tính trung bình về sinh khối và trữ lƣợng các-bon cho rừng ngập mặn tỉnh

Kiên Giang đã nêu ở phần 4, nếu giả định rừng ngập mặn ven biển chỉ rộng trung bình 30m,

tƣơng ứng với 30,683 tấn CO2/ha, hoặc 15% tổng lƣợng các-bon lƣu trữ cho Kiên Giang.

Quan trọng hơn, rừng ngập mặn ven biển đƣợc xác định là môi trƣờng sống quan trọng cho

cá, tạo ra nguồn lợi thủy sản ăn đƣợc và kinh doanh đƣợc. Đánh giá sự hiện diện của các bẫy

Page 102: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

102

cá dọc theo bờ biển cho thấy 81% bẫy cá gắn liền với rừng ngập mặn và 69% với các khu

vực rừng liên tục và còn nguyên vẹn (Hình 67).

Khảo sát bờ biển giúp xác định các khu vực rừng ngập mặn ven biển bị chặt phá (Hình 68).

Hoạt động này diễn ra dọc rừng ngập mặn ven biển ở 58% rừng ngập mặn, dù đã đƣợc dự

liệu trƣớc trong đánh giá tại ô hiện trƣờng, con số thực tế vẫn cao hơn nhiều. Trong số rừng

bị khai thác, đa phần là Mắm (49%) và Bần (19%) bị chặt đốn. Tuy nhiên, trong rừng bần, việc

chặt phá diễn ra trên 65% dải rừng liên tiếp. Điều này cho thấy cây bần là đối tƣợng bị chặt

phá. Từ quan sát hiện trƣờng, cây Bần là loài cây ngập mặn lớn nhất, thƣờng đƣợc dùng làm

bàn gỗ. Chúng cũng thƣờng bị phát quang và đốt để lấy chỗ đặt bẫy cá.

Việc trồng và khai thác cây dừa nƣớc cũng cho thấy hiện diện dọc theo 6 km bờ biển (Hình

55). Điều đó cho thấy đây là nguồn tài nguyên ngập mặn có giá trị vì một lá dừa nƣớc có thể

đạt giá 3,000 VND ở các chợ địa phƣơng.

Từ khảo sát bờ biển, rõ ràng cho thấy rừng ngập mặn ven biển là nguồn tài nguyên quý giá và

đóng góp vào sinh kế cho cƣ dân ven biển Việt Nam. Các nghiên cứu sau này cần định lƣợng

và đánh giá giá trị kinh tế cho mỗi nguồn tài nguyên, ví dụ nhƣ khai thác nguồn cá liên kết với

các loại rừng khác nhau, giá trị về gỗ của các loài cây rừng ngập mặn và sử dụng gỗ sau khai

thác cũng nhƣ năng suất và cƣờng độ khai thác cây dừa nƣớc.

Mối đe dọa với rừng ngập mặn

Trong khi rừng ngập mặn đƣợc mở rộng dọc theo bờ biển Kiên Giang và đại diện cho một

nguồn tài nguyên lớn, môi trƣờng sống có giá trị này đang bị đe dọa từ xói lở ven biển. 23%

(30 km) đƣờng bờ biển của rừng ngập mặn đang trải qua mất rừng ngập mặn đang hoạt động

(Hình 31). Xói lở bờ biển xảy ra nặng nhất là ở huyện An Minh với 51% khu vực rừng ngập

mặn cho đang bị mất dần (Hình 36). Xói lở bờ biển nghĩa là rừng ngập mặn mất đi đáng kế, từ

đó ảnh hƣởng đến khả năng của rừng ngập mặn Kiên Giang trong việc bảo vệ bờ biển dƣới

những kích bản đƣợc dự kiến khi nƣớc biển dâng.

Khu vực có tốc độ xói lở bờ biển thấp dựa trên số lƣợng hạn chế ảnh bản đồ. Ở mức xói lở

thấp, tốc độ xói lở thƣờng vào khoảng 5 m/ năm. Với tốc độ xói lở nhƣ vậy, hàng năm có

khoảng 15 ha rừng ngập mặn bị mất đi. Ở một số khu vực, tốc độ xói lở bờ biển ƣớc tính hơn

25m mỗi năm. Trên thực tế, con số này có thể cao hơn nhiều. Xói lở bờ biển hiện đang xảy ra

ở 56% (17 km) ở những khu vực rừng liên tiếp và có sinh khối cao. Khoảng 14% (18 km) rừng

ngập mặn đã xói lở và hiện không còn. Từ đó cho thấy các khu vực này đã có xảy ra xói lở

trƣớc đây, có lẽ là kết quả sau một trận bão, nhƣng không bị đe dọa bởi quá trình xói lở diễn

Page 103: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

103

ra hằng ngày. Việc xuất hiện những khu vực không có xói lở tiếp diễn ra cho thấy đã có nhiều

biện pháp ứng phó. Đầu tiên, cần nhấn mạnh có hai quá trình xói lở bờ biển riêng biệt đang

tồn tại dọc theo bờ biển của tỉnh Kiên Giang, đó là xói lở hàng ngày từ những con sóng nhỏ

khiến rừng ngập mặn mất dần mỗi năm và xói lở từ những sự kiện thời tiết đột ngột. Những

sự kiện bất thƣờng này rất có khả năng dẫn đến xói lở bờ biển đáng kể. Cần đánh giá thêm

về những khu vực không có xói lở tiếp diễn từ những hình ảnh trƣớc đây để xác định khung

thời gian và mức độ xói lở từ những sự kiện thời tiết cực đoan.

Thứ hai, những khu vực không có xói lở tiếp diễn cho thấy khả năng bờ biển dễ bị tổn thƣơng

nhiều hơn so với những khu vực có xói lở tiếp diễn. Đánh giá toàn diện về nguy cơ xói lở bờ

biển cần đƣợc thực hiện trên vùng bờ biển Kiên Giang để đánh giá về những nguy cơ xói lở

từ lốc xoáy hoặc bão lớn. Sự dễ tổn thƣơng này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì

khu vực rừng ngập mặn nhƣ một lá chắn bảo vệ bờ biển, thậm chí ở những khu vực không bị

xói lở tiếp diễn. Tuy nhiên, điều may mắn là các khu vực không có xói lở tiếp diễn đa phần

đƣợc bao phủ bởi rừng ngập mặn mọc trên lớp bùn cạn theo hƣớng phía biển. Những khu

vực này thể hiện cơ hội lớn trong phục hồi rừng ngập mặn. Trồng rừng ngập mặn trực tiếp ở

những khu vực không có xói lở tiếp diễn có thể giúp ngăn chặn xói lở mạnh hơn trong những

hiện tƣợng thời tiết bất ngờ trong tƣơng lai.

Cần lƣu ý trong bất cứ thảo luận nào về xói lở bờ biển, xói lở là một quá trình tự nhiên và bờ

biển là những vùng luôn vận động tự nhiên. Trong nhiều trƣờng hợp, xói lở bờ biển và mất

rừng ngập mặn có tỉ lệ nhƣ nhau về bồi lắng trầm tích và rừng ngập mặn phát triển về hƣớng

biển. Ở Kiên Giang, tốc độ mất rừng lớn hơn tốc độ phục hồi (bao gồm các khu vực không có

xói lở tiếp diễn) với tỉ lệ 1,75:1. Từ đó cho thấy việc rừng ngập mặn tiếp tục bị mất đi trong

tƣơng lai. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu hơn về lịch sử xói lở bờ biển và việc quản lý hiện

tại cần có để kiểm tra tỉ lệ xói lở bờ biển trƣớc đây và tốc độ so với đánh giá hiện tại.

Một khả năng là các hoạt động khai thác bừa bãi trên diện rộng và chặt phá cây ngập mặn ở

rìa biển đã làm gia tăng xói lở bờ biển. 72% khu vực ngập mặn đang xói lở đƣợc ghi nhận bị

chặt phá (Hình 68).

Chặt phá tại các khu vực bị xói lở đƣợc ghi nhận là nghiêm trọng hơn so với các khu vực

không có xói lở. Trong trƣờng hợp của huyện An Minh, 86% khu vực đang bị xói lở có cây bị

chặt phá và 100% trƣờng hợp phá rừng ở tỉnh Kiên Giang xảy ra tại huyện này. Các mối

tƣơng quan giữa chặt phá và xói lở không thể chứng tỏ chặt phá dẫn đến xói mòn, nhƣng rất

có khả năng gây tác động đáng kể thông qua sự phân mảnh rừng làm giảm năng lực của

rừng trong ứng phó với quá trình xói lở bờ biển. Các mối tƣơng quan ghi nhận là kết quả của

Page 104: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

104

các khu vực bị xói lở thƣờng dễ tiếp cận hơn, do có mực nƣớc sâu tại rìa bờ biển. Điều này

đƣợc chứng minh qua kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 8% khu vực bị chặt phá xảy ra trong

các khu rừng mọc cùng hƣớng, nơi có bờ biển cạn và nhiều bùn.

Ngoài khai thác gỗ, khảo sát bờ biển cũng ghi nhận một số áp lực khác từ thiên nhiên và con

ngƣời có khả năng làm giảm khả năng phục hồi của rừng ngập mặn trƣớc xói lở bờ biển. Áp

lực rõ rệt nhất là sự xuất hiện đột ngột của dịch hại trên cây Mắm từ một loài sâu không xác

định, dẫn đến mất lá trên diện rộng (Hình 75). Hậu quả đƣợc thống kê trên 10% khu vực cây

ngập mặn, đa số ở An Biên và An Minh và trong những khu rừng trồng đang phát triển (Hình

69). Tác hại nặng nề đối với cây Mắm cho thấy cần tận dụng việc trồng hỗn hợp nhiều loài để

tăng tính chống chịu của lâm phần trƣớc các sự kiện nhƣ vậy.

hình 75. Sâu hại nặng nề trên cây ngập mặn xuất hiện phổ biến dọc bờ biển ở Kiên Giang. Bên phải: một loài sâu chƣa xác định trên lá cây ngập mặn. Cả hai hình đƣợc chụp tại huyện An Minh.

Những áp lực khác từ con ngƣời đƣợc xác định từ các cuộc khảo sát bờ biển mà đòi hỏi

những phải có giải pháp quản lý bao gồm việc bồi lấp cây do rác thải ứ đọng tại huyện Kiên

Lƣơng và khai phá trực tiếp rừng ngập mặn để xây dựng các công trình nhƣ kênh, rạch, đê

điều và xây dựng công nghiệp (1.7km). Hiện tƣợng rác vùi lấp cây ngập mặn đƣợc quan sát

đã làm chết 800 m rừng ngập mặn gần Hòn Quéo. Rác thải ứ đọng còn mở rộng ra thêm 7km

(4%) của bờ biển. Nhƣ vậy rác thải tích tụ dẫn đến giết chết rừng ngập mặn, điều này chƣa

đƣợc ghi nhận ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới và nêu bật những vấn đề về nhựa và rác

thải tại Việt Nam. Một bãi rác thải lớn tại Rạch Giá, nằm ven bờ đang bị xói lở.

Hệ thống rừng ngập mặn có tính thích nghi cáo với những áp lực tự nhiên nhƣ sâu hại, gió

bão và do đó có thể khôi phục sau những sự kiện đó. Tuy nhiên, với những áp lực xuất phát

từ dân số nhƣ hiện nay, tính chống chịu và khôi phục của rừng ngập mặn có thể bị suy giảm

nặng nề. Sự kết hợp của áp lực tự nhiên và áp lực từ con ngƣời, cộng với tác động của nƣớc

biển dâng, rừng ngập mặn khó có khả năng thích ứng và khôi phục. Do vậy các áp lực con

Page 105: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

105

ngƣời cần đƣợc cấp bách điều chỉnh cho hợp lý và giảm thiểu tác động để ngăn chặn mất

rừng ngập mặn lan rộng.

Đe dọa đến sinh kế

Xói lở bờ biển đe dọa trực tiếp nguồn tài nguyên rừng ngập mặn bờ biển đã tác động trực tiếp

đến sinh kế của hàng ngàn cƣ dân ven biển. Trong khu vực bị xói lở nghiêm trọng, nhà cửa,

làng mạc và ao nuôi trồng thủy sản đã bị đe dọa. Khảo sát ghi nhận 5 km ao nuôi trồng thuỷ

sản đã bị vỡ hoặc hƣ hại do xói mòn. Ngoài ra, 19 ngôi nhà và làng mạc đã bị bỏ hoang hoặc

đang trực tiếp bị xói lở đe dọa. Bão lớn thƣờng dẫn đến sóng tràn, gây thiệt hại nặng nề về

ngƣời và nhà cửa. Phần lớn nhà cửa và đầm nuôi thủy sản bỏ hoang, nằm dƣới nguy cơ bị

thiên tai tàn phá đƣợc ghi nhận dọc theo bờ biển huyện An Minh, nơi bị xói lở nghiêm trọng

nhất (Hình 36).

Các chiến lƣợc thích ứng hiện nay

Các chiến lƣợc quản lý hiện đang triển khai tại tỉnh Kiên Giang nhằm hạn chế mất rừng và

phòng chống xói lở bờ biển là trồng rừng ngập mặn và xây bờ kè bằng đất. Dựa vào kết quả

khảo sát bờ biển, cả hai chiến lƣợc này chỉ thành công ở mức độ giới hạn và cần đƣợc cải

thiện, sửa đổi thêm.

Quan sát thấy có nhiều đê bằng đất xuất hiện dọc theo 24 km (13%) bờ biển và có nguy cơ bị

tàn phá do xói lở. Trong đó, gần 50% (11 km) đê bị sạt lở hoặc đứt gãy nặng nề, với khoảng 8

km đang bị sạt lở. Những con số này cho thấy một khi rừng ngập mặn bị mất ở mặt trƣớc đê,

sẽ làm đê mau chóng hƣ hỏng. Sự xuống cấp của các bờ kè không có cây chắn bao quanh

nhấn mạnh tầm quan trọng của rừng ngập mặn viền trong giảm sóng và bảo vệ bờ biển và

hiệu quả thấp của đê đất trong chiến lƣợc bảo vệ bờ biển. Việc xây các đê này có tiềm năng

làm xói lở trầm trọng thêm, vì bùn đất nạo vét để xây bờ kè thƣờng đƣợc múc từ những khu

vực rừng ven biển, tạo nên những con kênh sâu và tổn hại đến rễ cây.

Một chiến lƣợc phổ biến để bảo vệ đai rừng ngập mặn phòng hộ là trồng trực tiếp để khuyến

khích tăng trƣởng và gia tăng mật độ rừng ngập mặn. Tại Kiên Giang, những khu vực trồng

rừng này có thể nhìn thấy từ hàng rào chắn sóng đan chéo nhau, do đó đƣợc gọi là hàng rào

bảo vệ rừng trồng, ở rìa phía biển của khu vực trồng. Các hàng rào bảo vệ này đƣợc ghi lại

trong khảo sát bờ biển. Đánh giá sự thành công của việc trồng rừng qua quan sát mật độ cây

con trong khu vực trồng. Hàng rào bảo vệ xuất hiện dọc theo 27 km bờ biển (15%) (Hình 70).

Chiếm đa số trong rừng trồng là chi Mắm (82%). Các khu vực rừng trồng ghi nhận đƣợc, chỉ

có 50% là thành công (Hình 70-74). Tuy chƣa thể xác định là 50% còn lại đã thất bại, do chƣa

kết luận đã trồng hay chƣa, điều này vẫn cho thấy tỉ lệ thành công thấp. Điều đáng chú ý là vị

Page 106: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

106

trí của các khu vực rừng trồng. 55% cây ngập mặn mọc ra hƣớng biển, với khoảng 30% mọc

phía trƣớc khu vực ngập mặn ổn định (Hình 70-74). Điều này chứng tỏ rừng đƣợc trồng nhiều

nhất ở những nơi ít cần nhất, và trở thành những khu rừng bị chia cắt và xói lở. Tuy nhiên,

những khu vực này cũng là nơi khó đạt đƣợc tỉ lệ rừng trồng thành công nhất. Các khuyến

nghị và chiến lƣợc để hỗ trợ trồng rừng trong các khu vực này đã đƣợc đề cập trong chƣơng

5. Một lựa chọn nữa trong trồng rừng mà chƣa đƣợc tận dụng, dù rất quan trọng đối với khôi

phục rừng, đó là trồng rừng ở những nơi đã bị xói lở trƣớc đây, nhƣng hiện nay không còn xói

lở. Nhƣ đã liệt kê ở trên, những khu vực này có khả năng sạt lở vì một cơn bão đột ngột,

nhƣng hiện nay không còn xói lở. Hiện tại, trong tổng số 18 km khu vực không có xói lở tiếp

diễn chỉ có chƣa đầy 1km (5%) có hàng rào bảo vệ. Chúng tôi đề nghị các lựa chọn trồng

rừng cho những khu vực này cần đƣợc tìm hiểu thêm. Thúc đẩy khôi phục rừng ngập mặn

ven rìa bằng cách hỗ trợ trồng rừng có thể giúp các khu vực này tránh đƣợc tổn thất trong các

cơn bão sau này.

Các khuyến nghị về quản lý

Các chiến lƣợc quản lý hiện nay không hiệu quả trong bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn. Việc

chặt phá và khái thác gỗ tại địa phƣơng diễn ra ở mức độ cao, chuyển đổi các khu vực ngập

mặn thành những nơi sản xuất nuôi trồng thủy sản thƣơng mại và phát triển hệ thống đê điều

đang làm phân mảnh hệ sinh thái có giá trị này. Phân tán rừng đã làm giảm đáng kể khả năng

phục hồi của cộng đồng thực vật này trƣớc những áp lực tự nhiên để tồn tại trên bờ biển gần

nhƣ trống trải dễ bị đe dọa bởi sóng, dòng thủy triều mạnh và gió. Nhƣ vậy, khu vực rộng lớn

của rừng ngập mặn đã bị mất do quá trình xói lở bờ biển và phần lớn bờ biển Kiên Giang có

nguy cơ bị xói lở trong tƣơng lai gần. Trong một số trƣờng hợp, xói mòn bờ biển đã mở rộng

và vƣợt qua đai rừng ngập mặn, đe dọa các khu vực kinh doanh và nhà cửa. Vấn đề càng

nghiêm trọng hơn dƣới những tác động từ biến đổi khí hậu hiện nay và dự báo nƣớc biển

dâng. Đồng bằng sông Cửu Long đƣợc coi là khu vực có nguy cơ lớn nhất trên thế giới do có

vị trí địa lý thấp và giá trị lƣơng thực cao. Nếu không có hành động thích hợp, sự suy giảm

của rừng ngập mặn dọc theo bờ biển Kiên Giang sẽ làm giảm tính hiệu quả của vùng thực vật

đệm và làm cho bờ biển dễ bị ảnh hƣởng khi nƣớc biển dâng, đe dọa sinh kế của hàng ngàn

ngƣời dân. Chƣơng 5 trong báo cáo này sẽ thảo luận về các giải pháp tiềm năng.

Page 107: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

107

4. Ƣớc tính sinh khối và các-bon

hình 76. Đo đạc phân ô để tính toán sinh khối rừng ngập mặn.

Nhóm tham gia nghiên cứu gồm:

TS. Nick Wilson (trƣởng nhóm)

TS. Norm Duke (Overall)

TS. Viên Ngọc Nam (Đại học Nông Lâm TPHCM)

Ô. Võ Văn Đức (Ban quản lý rừng phòng hộ Hòn Đất- Kiên- Hà- Hải)

Ô. Nguyễn Minh Trí (Ban quản lý rừng phòng hộ An Minh- An Biên)

Ô. Hữu To (Cán bộ kỹ thuật GTZ)

Ô. Chu Văn Cƣờng (Cán bộ kỹ thuật GTZ)

Cô. Nguyễn Thị Việt Phƣơng (Cán bộ kỹ thuật GTZ)

Page 108: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

108

4.1 Giới thiệu

Mục đích của chƣơng này là tổng hợp các nghiên cứu phân ô hiện trƣờng dựa trên phân loại

và lập bản đồ vệ tinh thực vật để cung cấp những tính toán ban đầu về trữ lƣợng sinh khối

các-bon ở mức độ khu vực trong các khu rừng ngập mặn của tỉnh Kiên Giang. Lập bản đồ

chính xác về trữ lƣợng carbon từ dữ liệu vệ tinh quang học, chẳng hạn nhƣ hình ảnh SPOT

đƣợc sử dụng trong các dự án hiện tại, có thể gặp vấn đề do khó khăn trong xác định tất cả

các dạng suy thoái rừng từ ảnh vệ tinh (Fuller 2006; Gibbs và cộng sự năm 2007). Từ hình

ảnh SPOT kết hợp với quan sát trên mặt đất, chúng tôi đƣa ra dữ liệu mới về sinh khối và trữ

lƣợng các-bon của rừng ngập mặn, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bằng cách mở rộng các mở

rộng quan sát phân ô hiện trƣờng qua lập bản đồ thảm thực vật. Những dữ liệu tổng hợp này

cung cấp kiến thức nền tảng cho các cuộc thảo luận hiện nay về định giá tài chính cho trữ

lƣợng các-bon trong cây rừng.

Sự tập trung gần đây vào việc các hệ sinh thái rừng lƣu trữ các-bon (mà nếu không sẽ là khí

các-bon trong khí quyển) đã dẫn đến các đề xuất để cung cấp cho lƣợng các-bon cô lập này

một giá trị tài chính vƣợt quá giá trị vốn có của chúng, thông qua hoặc các chƣơng trình lƣu

trữ các-bon lớn (REDD), các quỹ kinh doanh carbon tự nguyện hoặc các dự án tài trợ. Dù

không có một cơ chế tài chính trực tiếp, giá trị của sinh khối rừng ngập mặn đã tăng lên bởi

nhu cầu điều hòa lƣợng khí CO2 trong khí quyển.

Đóng góp lớn hơn của các dữ liệu phân ô hiện trƣờng vào dự án là thông qua cung cấp các

thông số định lƣợng (vd. sự phân bố và chiều cao của các loài cây trong ô), giúp hỗ trợ sự

phát triển các thông số đơn vị dùng trong lập bản đồ thực vật trong tƣơng lai.

Ngoài ra, quan sát và bài học kinh nghiệm trong việc xác định xói lở bờ biển tại hiện trƣờng

đã giúp đánh giá điều kiện bờ biển (Chƣơng 3; đánh giá bờ biển), cũng nhƣ bổ sung cho các

khuyến nghị quản lý trình bày trong Chƣơng 5 của báo cáo này. Chƣơng này đƣa ra một cái

nhìn tổng quan về phƣơng pháp, kết quả và ý nghĩa về sinh khối và ƣớc lƣợng carbon cho

các khu rừng ngập mặn Kiên Giang. Xem tài liệu đầy đủ (Wilson 2010) để biết thêm chi tiết và

thảo luận.

4.2 Bối cảnh: Tóm tắt về rừng và các-bon

Trong một khu rừng, cây gỗ và cây bụi tạo thành phần chủ yếu của sinh khối trên mặt đất,

Tổng sinh khối của một lâm phần biến động mạnh và phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và đất. Đối

với rừng ngập mặn sinh khối rừng còn phụ thuộc vào tần xuất và thời gian ngập nƣớc do thủy

triều. Sinh khối và các bon cũng bị chi độ tuổi của rừng và các cây trong rừng. Đối với các

Page 109: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

109

rừng non, việc tích lũy các bon sẽ diễn ra liên tục thông qua việc sinh trƣởng của cây và

rừng.Trữ lƣợng các-bon mặt đất cũng sẽ tăng.

Mối quan hệ giữa kích thƣớc cây và sinh khối của chúng không phải là quan hệ đƣờng thẳng.

Điều này có nghĩa là khi đƣờng kính và chiều cao tăng lên, sinh khối của cây cũng tăng

nhƣng với tỉ lệ hoàn toàn khác. Một cây rừng ngập mặn điển hình có thể tăng sinh khối khô

hơn 5 lần khi đƣờng kính cây tăng gấp 2 lần, trong đó một nửa là các bon. Điều này có nghĩa

là nếu các cây rừng có hình thái mảnh, tuy có mật độ dày nhƣng sinh khối của chúng chỉ bằng

một phần nhỏ của các cây có kích thƣớc lớn, khoảng cách thƣa. Kích thƣớc cây rừng và

mật độ là những nhân tố chính quyết định sinh khối lâm phần. Mật độ gỗ trong cây ảnh

hƣởng đến hàm lƣợng các bon trong cây và nhƣ vậy nó cũng ảnh hƣởng đến lâm phần

thực vật.

Các bon trong sinh khối cây đều bắt nguồn từ khí ô xít các bon (CO2) trong không khí thông

qua quá trình sinh trƣởng của cây. Việc mất thảm thực vật che phủ, đốt rừng hoặc phân hủy

gỗ sẽ làm các bon trở lại bầu không khí ở dạng CO2, hoặc có khi là khí Mê Tan (CH4) nếu cây

bị phân hủy. Nhƣ vậy, rừng là các kho chứa đựng các bon hấp thụ đƣợc trong không khí, mặc

dù có một số chu trình luân chuyển về cơ bản loại khí này diễn ra hàng ngày. Một trong những

chu trình luân chuyển (sản xuất) sẽ làm Các bon quan trở lại bầu khí quyển, nhƣng một phần

sẽ đi vào chuỗi thức ăn hoặc đƣợc giữ lại trong đất. Các bon đất thƣờng tồn tại ổn định trong

đất trong một thời gian dài. Trầm tích môi trƣờng nhƣ hệ sinh thái rừng ngập mặn có thể xúc

tiến việc lƣu trữ sinh khối dƣới lòng đất và đôi khi hình thành than bùn trong môi trƣờng đặc

biệt khi phân hủy sinh khối ở các vùng đất ngập nƣớc. Do vậy, sự suy thoái và làm thay đổi

chức năng tự nhiên của các vùng đất ngập nƣớc có thể là nguyên nhân chính gây ra sự phát

thải các bon nhƣ ô xít các bon đất vào bầu khí quyển.

4.3 Phƣơng pháp

Các chuyến khảo sát thực địa tại tỉnh Kiên Giang đƣợc thực hiện vào tháng 7 - 8 /2009 và

tháng 1/2010.

Rất nhiều quan sát về điều kiện tự nhiên và hiện trạng rừng ngập mặn đã đƣợc thực hiện,

cùng với việc thiết lập các ô tiêu chuẩn để đánh giá nhanh tại hiện trƣờng.Phƣơng pháp

nghiên cứu đã đƣợc lên kế hoạch cho nghiên cứu này (xem chi tiết trong báo cáo của Wilson

2010).

Tổng cộng có 41 ô tiêu chuẩn đƣợc thiết lập (gần các địa điểm trong hình 1, thông tin chi tiết

xem trong Wilson 2010), với sự hỗ trợ của GTZ và nhân viên Sở Nông nghiệp và Phát triển

Page 110: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

110

nông thôn (Sở NN & PTNT). Đây là những ô tiêu chuẩn dạng dải (2,5 m rộng, đủ dài để bao

gồm 30 cây số lớn hơn 1,3 m cao), và song song với bờ.

Nhiều đặc điểm sinh học của các cây trong ô tiêu chuẩn đã đƣợc mô tả:

Loài và phân loại thực vật hiện có.

Độ cao (đo bằng sào), đƣờng kính at breast height (DBH = 1.3 m, ngoại trừ cây Đước,

đƣợc đo ở trên mắt), độ che phủ (sử dụng máy đo tán) và mật độ của cây (số lƣợng

trong một ô/phân ô) để tính toán sinh khối và trữ lƣợng cácbon.

Số lƣợng cây con và cây nhỏ trong các phân ô giai đoạn đầu (số lƣợng, loài và độ cao

trong mỗi ô vuông 1 m x 1 m cách nhau 5m trong một phân ô).

Mức độ chặt phá (số lƣợng gốc bị chặt).

Định vị chính xác kèm theo tóm tắt các dữ liệu thu thập để xác định viễn thám.

Việc ƣớc đoán sinh khối trên mặt đất (AGB) đƣợc thực hiện dựa trên một số phƣơng trình do

Komiyama và cộng sự (2008) và TS Viên Ngọc Nam xây dựng. Những chỉ số đƣợc xác định

nhƣ sau:

Đối với loài mắm (Avicennia): AGB = 0.1292*D2.4137 (Nam pers. comm., 2010)

Đối với loài (Ceriops): AGB = 0.2079*D2.407 (Nam pers. comm., 2010)

Đối với loài cóc (Lumnitzera): AGB = 0.075*D2.3721 (Nam pers. comm., 2010)

For loài đƣớc (Rhizophora): AGB = 0.3482*D2.2965/Root weight = 0.0122*D2.4959 (Nam

pers. comm., 2010)

Komiyama general: AGB = 0.251*ρD2.46/ Root weight = 0.199*ρD2.22 (Komiyama et al.

2005)

Dừa nước: AGB = 0.029*(tổng chiều dài lá lƣợc)2.013

Trong đó D = đƣờng kính gốc (tính bằng cm, đo từ cách mặt đất 1,3m hoặc ngay sát cọc rễ

đối với loài đƣớc); H = độ cao của cây tính theo m; ρ = mật độ cây (độ cao/khối lƣợng khô)

tính bằng t m-2.

Đối với các loài ngoài cây Đƣớc, trọng lƣợng rễ nhƣ ƣớc tính sinh khối dƣới mặt đất dựa trên

phƣơng trình tƣơng quan sinh trƣởng chung của Komiyama và cộng sự (2005). Phƣơng trình

này không phải là thống kê chặt chẽ về một mối quan hệ nhƣ sinh khối trên mặt đất

(Komiyama et al 2005), tuy nhiên nó có thể hữu ích khi minh họa cho khả năng lƣu trữ carbon

dƣới mặt đất.

Chuyển đổi từ sinh khối thành carbon đạt đƣợc thông qua phân chia sinh khối bởi các phần tử

các bon (Gifford 2000), trừ loài Đƣớc, có 49% đã đƣợc sử dụng, theo GS Nam (pers. comm.).

Để chuyển đổi lƣợng carbon trong cây thành lƣợng khí các-bon tƣơng đƣơng, lƣợng các-bon

lâm sinh đƣợc nhân với 3,67.

Page 111: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

111

Phép ngoại suy các dữ liệu phân ô hiện trường để tính toán sinh khối và lưu trữ CO2

trong các khu rừng ngập mặn của tỉnh Kiên Giang

Vị trí các ô tiêu chuẩn đƣợc xác định cho cả rừng ngập mặn loại 1 và loại 2 theo các đơn vị

địa lý của bản đồ sử dụng đất đƣợc khoanh vẽ từ phát triển trong chƣơng 2 của dự án hiện tại

(Hình 11-15). Có tổng số 22 ô trong khu vực đƣợc vẽ bản đồ. Sinh khối trung bình và tổng

lƣợng các-bon tƣơng đƣơng trên một ha đƣợc tính toán trong mỗi đơn vị thực vật. Tổng

lƣợng CO2 qui đổi đƣợc lƣu trữ trong toàn bộ rừng ngập mặn đƣợc tính toán bằng cách lấy

diện tích rừng ngập mặn (ha) nhân với lƣợng CO2 qui đổi/ha cho cả hai loại rừng ngập mặn

(loại 1 và 2).

Bản đồ vệ tinh hiện giới hạn khoảng 70% bờ biển của tỉnh Kiên Giang,với tổng số sinh khối

rừng và trữ lƣợng carbon sinh ra từ cả hai khu vực lập bản đồ, và ƣớc tính tổng diện tích

ngập mặn ở Kiên Giang. 3500 ha diện tích này đƣợc dựa trên phép ngoại suy từ khu vực

rừng ngập mặn đã xác định tại các huyện đƣợc vẽ bản đồ (xem Chƣơng 2, báo cáo này).

4.4 Kết quả

4.4.1 Mô tả định lƣợng thực vật

Các ô tiêu chuẩn có diện tích 2773 m2, gồm 911 cây và cây bụi cao hơn 1,3 m (genets) và

1219 thân cây (ramets). Có 22 loài cây và cây bụi cao hơn 1,3 m trong ô, cùng với bốn loài

thực vật tầng dƣới tán rừng phổ biến (hai loài ráng và hai loài ô rô). Điều này thể hiện tính đa

dạng loài cây ngập mặn tại Kiên Giang.

Nhìn chung, các cây trong mỗi ô tiêu chuẩn cao trung bình hơn 1,3m, dao động từ 2,1 m đến

11,2 m với chiều cao trung bình là 6,2m. Chiều cao của các cây cao nhất trong ô dao động từ

5m đến 16,9m với chiều cao trung bình 10,1m. Tính toán “tầng” cao nhất của cây trong phân ô

dao động từ 2,4m đến 12,5m, với tầng cao trung bình là 9,1m. Điều này thể hiện chiều cao tán

nhƣ nhìn thấy từ ảnh trên không, dù có sự sai khác. Độ che phủ của tán cây trong các ô dao

động từ 58% ở những khu vực bị chặt phá nặng đến 82% hoặc 83% ở những ô khác.

Cây có đƣờng kính dao động từ 2,3 cm đến 14,2 cm, với đƣờng kính trung bình là 6,4

cm. Khu vực cơ bản của các ô đã đƣợc khoanh lại, sau đó mở rộng đến diện tích trên

mỗi ha để so sánh giữa các ô (Wilson 2010), với khoảng dao động từ 3,8 m2/ha đến

54,7 m2/ha và con số trung bình là 22,5 m2/ha (Bảng 5).

Page 112: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

112

Bảng 6 liệt kê chiều cao và đƣờng kính của cây cao nhất trong các loài ngập mặn khảo sát

trong ô. Đƣờng kính trung bình ở đầu gốc cây cắt ngang là 7 cm. Tỷ lệ gốc cây bị chặt so với

thân cây sống biến động từ 0% (ở 1 ô duy nhất) đến 450% trong một khu vực trồng đƣớc bị

chặt phá nặng nề.

Bảng 5: Tóm tắt chi tiết về chiều cao trung bình của cây ngập mặn, đƣờng kính và diện tích cơ bản và

đƣờng kính trung bình bậc hai trong tất cả các phân ô. Màu xanh biểu thị cây ngập mặn loại 1 và màu

xám biểu thị cây ngập mặn loại 2 nhƣ lập bản đồ trong Chƣơng 2, báo cáo này. Các khu vực khác nằm

ngoài khu vực lập bản đồ.

STT Ô Chiều cao trung bình của thân

(m)

Chiều cao tán ƣớc tính (m)

1

Đƣờng kính gố trung bình

(cm)

Vùng cơ sở (m

2 ha

-

1)

AB1 4.9 7.9 3.1 6.6

AB2 4.8 9.0 4.7 18.9

AB3 5.8 9.1 5.3 17.6

AB4 10.3 10.3 10.1 46.2

AM1 8.0 10.5 6.3 16.8

AM2 10.5 10.6 6.6 35.0

AM3 9.5 10.2 6.7 19.5

AM4 9.7 11.1 7.2 8.9

AM5 3.6 6.7 3.0 13.2

HQ1 3.8 7.0 3.4 5.0

HQ2 3.8 9.9 3.7 12.9

HT1 5.0 7.4 4.5 27.1

HT2 3.6 7.2 3.0 3.8

HT3 2.1 2.9 2.4 3.8

HT4 4.8 11.1 8.1 51.0

KL1 7.7 9.5 8.3 18.7

KL2 5.3 7.1 5.1 9.0

KL3 2.5 3.6 2.3 9.0

KL4 8.2 10.8 7.8 22.0

KL5 4.9 8.9 4.1 18.0

KL6 4.1 7.3 3.1 6.2

KL7 4.0 6.2 3.6 16.4

KL8 3.9 5.6 3.3 19.0

VQ1 6.8 16.4 10.4 38.4

VQ2 4.6 13 6.8 54.7

VQ31

N/A N/A N/A N/A

VQ4 7.2 14.0 10.3 36.8

VR1 9.9 11.0 13.4 23.5

VR2 6.6 11.8 5.6 28.8

VR3 10.8 11.5 14.2 34.5

VR4 8.8 10.1 13.6 34.5

VRy1 4.9 8.1 5.1 11.2

VRy2 11.2 8.3 12.3 22.6

VRy3 6.4 11.5 6.8 28.7

VRy4 7.4 10.2 6.7 52.6

VRy5 4.7 8.8 5.3 29.1

Page 113: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

113

VRy6 5.6 7.4 6.3 18.2

VRy7 10.4 9.6 7.5 24.6

VRy8 4.6 12.0 8.0 23.3

VRy9 4.3 6.4 7.0 21.3

VRy10 3.8 5.5 4.6 13.9 1 Tính toán thủ công dựa trên đánh giá về các cây cao nhất trong phân ô (xem văn bản).

2 Ô VQ3 là phân ô dừa nƣớc và không đƣợc so sánh nghiêm ngặt so với các ô khác.

Bảng 6. Chiều cao tối đa và đƣờng kính các cây trong phân ô nghiên cứu

Loài Cây cao

nhất trong ô (m)

Vòng kính của các cây cao nhất trong ô (cm at 1.3 m

height)* Tên Ô

Các cây cao nhất bên ngoài ô (m)

Avicennia alba 12.0 29.0 HT4 12-13

A. marina 11.5 15.6 KL1 Không có

Bruguiera cylindrica 10.0 15.7 KL1 Không có

B. gymnorhiza 3.8 3.5/2.9 (2 gốc) VQ2 11

B. sexangula 4.5 3.4 VRy1 6-7

Ceriops tagal 5.0 19.0 HT1 Không có

C. zippeliana 10.3 14.4 AM2 Không có

Excoecaria agallocha 8.75 7.3 VRy5 Không có

Lumnitzera racemosa 9 11.1 HT2 Không có

Rhizophora apiculata (apparently natural)

10.6 20.0 (trên rễ trụ) HQ2 15-16

R. apiculata (planted) 13.7 33.0 (trên rễ trụ) VRy3 Không có

R. mucronata 5.5 4.5 (trên rễ trụ) VRy2 12

Sonneratia caseolaris 16.9 37.6 VQ1 20-21

Sonneratia ovata 10.5 10.5 VRy6 Không có

Thespesia populnea 6.5 6.8 KL2 Không có

Xylocarpus granatum 9.5 31/29.5 (2 gốc) VRy7 Không có

* Loài đước (Rhizophora) đƣợc đo phía trên rễ trụ.

4.4.2 Phân tích sinh khối và các-bon

Sinh khối rừng trung bình của 40 phân ô nơi cả sinh khối bề mặt và sinh khối dƣới mặt đƣợc

tính toán là 156,9 t DW ha-1.Nếu đơn vị lập bản đồ thực vật đƣợc xem nhƣ riêng rẽ, tổng

lƣợng sinh khối khô trung bình (trên bề mặt và dƣới mặt) ở rừng ngập mặn loại 1 là 147 ± 24 t

DW ha-1. (± sai số tiêu chuẩn), thấp hơn tổng lƣợng sinh khối khô của rừng ngập mặn loại 2

(191 ± 43 t DW ha-1 (± sai số tiêu chuẩn).

Sự biến đổi về cấu trúc trong rừng ngập mặn Kiên Giang đƣợc thể hiện trong sự dao động từ

sinh khối bề mặt (AGB) thấp của 10 tấn trọng lƣợng khô (DW)/ha của các cây bụi trên khu

vực bãi triều ở Hà Tiên (phân ô HT3) đến AGB ở mức 424t DW/ha ở các vùng trồng đƣớc đa

loài (phân ô AB4) (Bảng 7). Hai ô có AGB tƣơng đƣơng với 300 tấn các-bon DW/ha. Ô HT4

(309.2 t DW ha-1) có cây mắm trắng tƣơng đối lớn (20 -29 cm dbh) và dày đặc.Ô VQ2 (318 t

DW ha-1) có các cây bần cao.

Page 114: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

114

Bảng 7 đƣa ra ƣớc tính sinh khối và các-bon trong các ô, mở rộng trên cơ sở tính trọng lƣợng

khô/ha.

Tổng lƣợng khí CO2 lƣu trữ trong một ha rừng ngập mặn (cả loại 1 và loại 2), đƣợc ƣớc tính

dựa trên tất cả 40 phân ô với sinh khối cả trên và dƣới mặt đất là 282,1 ± 31 (tấn/ha). Lƣợng

khí CO2 tƣơng đƣơng lƣu trữ trong một ha rừng ngập mặn loại 1 đƣợc ƣớc tính trong tính

toán phân ô với khu vực lập bản đồ là 264 ± 43 (tấn/ha) 1 (± sai số tiêu chuẩn). Rừng ngập

mặn loại 2 lƣu trữ một lƣợng CO2 cao hơn với giá trị trung bình là 343 ± 78 (tấn/ha).

Bảng 7 Tổng sinh khối và các-bon trong phân ô cây ngập mặn tại Kiên Giang. Màu xanh biểu thị thảm thực vật ngập mặn loại 1và màu xám biểu thị thảm thực vật ngập mặn loại 2 nhƣ lập bản đồ ở Chƣơng 2, báo cáo này. Tất cả các khu vực khác nằm ngoài khu vực lập bản đồ hiện tại. Xem thêm phần chú thích.

Ô AGB

(t DW ha-1

) RW

(t DW ha--1

)1

Tổng sinh khối (t DW ha

-1)

Tổng lƣợng các-bon (t ha

-1)

Tổng lƣợng CO2 tƣơng đƣơng (t ha

-1)1

AB1 24.4 11.9 36.3 17.8 65.3

AB2 96.1 38.4 134.5 65.9 241.9

AB3 69.1 32.5 101.6 49.8 182.7

AB4 424.9 10.2 435.1 213.2 782.4

AM1 135.6 4.4 140.0 68.6 251.8

AM2 187.1 73.4 260.5 127.6 468.5

AM3 154.7 5.5 160.2 78.5 288.1

AM4 74.5 4.0 78.5 38.5 141.2

AM5 56.2 18.5 74.7 36.6 134.3

HQ1 25.0 6.6 31.6 15.5 56.8

HQ2 89.1 17.5 106.6 52.2 191.7

HT1 136.6 50.9 187.5 91.9 337.2

HT2 15.8 4.6 20.4 10.0 36.7

HT3 10.4 1.9 12.3 6.0 22.1

HT4 309.2 131.4 440.6 215.9 792.3

KL1 127.8 36.1 163.9 80.3 294.7

KL2 37.3 8.7 46.0 22.5 82.7

KL3 45.6 4.1 49.7 24.4 89.4

KL4 195.1 16.9 212.0 103.9 381.2

KL5 51.2 17.3 68.5 33.6 123.2

KL6 20.4 10.1 30.5 14.9 54.8

KL7 99.8 11.1 110.9 54.3 199.4

KL8 99.2 12.4 111.6 54.7 200.7

VQ1 203.5 72.2 275.7 135.1 495.8

VQ2 318.0 108.9 426.9 209.2 767.7

VQ32 1.4 ND NA 1.1 (above ground

only) 2.3 (above ground

only)

VQ4 174.8 66.4 241.2 118.2 433.7

VR1 235.2 14.3 249.5 122.3 448.7

VR2 101.6 37.5 139.1 68.2 250.1

VR3 145.5 48.2 193.7 94.9 348.3

VR4 83.1 34.4 117.5 57.6 211.3

VRy1 48.2 11.0 56.3 27.6 101.2

Page 115: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

115

VRy2 71.0 37.5 108.5 53.2 195.1

VRy3 205.2 13.9 219.1 107.4 394.0

VRy4 124.6 61.2 185.8 91.0 334.1

VRy5 191.7 51.5 243.2 119.2 437.3

VRy6 133.3 45.5 178.8 87.6 321.5

VRy7 84.6 36.9 121.5 59.5 218.5

VRy8 212.2 11.6 223.8 109.7 402.5

VRy9 88.5 45.9 134.4 65.9 241.7

VRy10 132.4 14.7 147.1 72.1 264.5

Sums 4903.2 1240.0 6275.6 3075.0 11285.4

Means 125.9 31.0 156.9 76.9 282.4 1 Cây dừa nước không được tính trong dữ liệu RW, lƣợng các-bon tổng số hay trung bình 2 Phân ô dừa nước duy nhất được tính toán riêng với các phân ô khác.

4.4.3 Ƣớc tính lƣợng các-bon lƣu trữ trong rừng ngập mặn tỉnh Kiên Giang Tính biến đổi lớn trong các khu vực ngập mặn nhỏ ở Kiên Giang làm cho việc sử dụng viễn

thám để gia tăng tính chính xác của ƣớc lƣợng sinh khối tại các khu vực lớn hơn gặp khó

khăn. Tuy nhiên, một số tính toán là cần thiết để phát triển một ngân sách thƣờng xuyên cho

tỉnh. Với diện tích 3500 ha rừng ngập mặn hiện tại của tỉnh Kiên Giang, lƣợng carbon lƣu trữ

là 269.089 ± 28.120 tấn (± 1 x SE), tƣơng đƣơng với 987.556 ± 103.201 tấn (± 1 SE) các-bon

trong khí quyển.

Dựa trên dữ liệu khảo sát phân ô hiện trƣờng và lập bản đồ thảm thực vật, Bảng 8 đƣa ra

tổng lƣợng các-bon ƣớc tính (t ha-1) đối với rừng ngập mặn loại 1 (M1), loại 2 (M2) và rừng

ngập mặn tổng (M1 + M2) trong khu vực khảo sát tại tỉnh Kiên Giang (hiện đang đại diện cho

70% rừng của tỉnh, xem Chƣơng 2 báo cáo này). Thông tin này đƣợc chia ra cho mỗi khu vực

lập bản đồ.

Bảng 8 Tổng lƣợng các-bon ƣớc tính đƣợc lƣu trữ trong rừng ngập mặn loại 1 và loại 2 trong mỗi khu vực lập bản đồ ở tỉnh Kiên Giang. Các sai số là những sai số chuẩn đơn lẻ.

Cây ngập mặn loại 1

(M1)

Cây ngập mặn loại 2 (M2)

M1 + M2

Khu vực ha Lƣợng các-bon (t ha

-1)

ha Lƣợng các-bon (t ha

-1)

ha Tổng lƣợng các-bon

(t ha-1

)

Hòn Đất 406 29161 ± 4765 387 362121 ± 8221 793 64795 ± 9140

Rạch Giá 89 6407 ± 1047 104 9759 ± 2216 193 15812 ± 2230

Châu Thành 27 1968 ± 322 32 3013 ± 684 60 4870 ± 687

An Biên 263 18904 ± 3089 255 23879 ± 5421 518 42358 ± 5975

An Minh 424 30439 ± 4974 549 51379 ± 11665 973 79495 ± 11214

Tổng khu

vực khảo

sát

1210

86879 ± 14196

1328

124242 ± 28207

2537

207328 ± 29246

Page 116: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

116

Căn cứ vào lƣợng carbon của rừng ngập mặn (Bảng 8), tổng số carbon trong khí quyển đƣợc

giữ trong các khu vực rừng ngập mặn của Kiên Giang trên bản đồ (Bản đồ 1 và 1) đƣợc ƣớc

tính là 760.828 ± 107.337 t (± 1 x SE). Tổng lƣợng các-bon tƣơng đƣơng trong không khí

đƣợc ƣớc tính cho khu vực cây ngập mặn thuần túy ở Kiên Giang là 987.556 ± 103.201 t.

Tổng hợp kết quả:

1. Có lƣợng sinh khối đáng kể trong lâm phần ngập mặn tại tỉnh Kiên Giang, và do đó

lƣu trữ lƣợng các bon lớn ở nơi vẫn còn thảm thực vật.

2. Đối với một loài cụ thể, kích thƣớc của cây góp phần nhiều nhất vào sinh khối, mặc dù

khoảng cách giữa các cây (mật độ) cũng là một yếu tố.

3. Mật độ cây là một yếu tố trong sinh khối và lƣu trữ các-bon, với các loài cây có thân gỗ lớn

sẽ lƣu trữ nhiều các-bon hơn nếu với kích thƣớc tƣơng tự.

4.4 Thảo luận và đề xuất về khảo sát sinh khối và các-bon

Sẽ rất hữu ích khi so sánh số liệu với rừng ngập mặn ở các khu vực khác, cũng nhƣ so với

các khu rừng nhiệt đới trên đất liền để hiểu rõ về sinh khối rừng và lƣu trữ các-bon trong rừng

ngập mặn ở Kiên Giang. Sinh khối rừng ngập mặn đƣợc tính trong 41 ô thí nghiệm trong hợp

phần của dự án này cho thấy sinh khối bề mặt (AGB) hơi thấp hơn sinh khối của rừng nhiệt

đới trên cạn. Sinh khối bề mặt trung bình của các phân ô là 126 t DW ha-1 so với con số 180 t

DW ha-1 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đối khí hậu (IPCC) tính toán cho các khu vực

rừng nhiệt đới ẩm thay lá châu Á (IPCC 2006, Gibbs và cộng sự 2007). Số liệu sinh khối của

IPCC cho các kiểu rừng khác nhau đƣợc dựa trên sinh khối bề mặt, tuy nhiên cần lƣu ý tỉ lệ

tích lũy của rừng ngập mặn rất cao so với rừng trên đất liền (Komiyama và cộng sự 2008). Sự

tích lũy của sinh khối dƣới bề mặt trong rễ cây ngập mặn góp phần rất lớn cho tổng lƣợng

sinh khối (Komiyama và cộng sự 2008). Nhiều phân ô trong nghiên cứu này có tỉ lệ sinh khối

dƣới bề mặt là 2:1 (Bảng 7). Do đó rất có khả năng tổng sinh khối của rừng ngập mặn ở Kiên

Giang và rừng ngập mặn nói chung, có thể cao hơn rừng trên đất liền, nơi chỉ có sinh khối bề

mặt. Điều này cho thấy rừng ngập mặn ở Kiên Giang có tiềm năng thể hiện mức độ sinh khối

so sánh với rừng trên đất liền, và có giá trị cho chƣơng trình REDD.

Lƣợng các-bon lƣu trữ trong rừng ngập mặn ở Kiên Giang là rất lớn. Tuy nhiên, việc chặt phá

diễn ra rõ rệt ở nhiều khu vực khảo sát (chỉ trừ 1 khu vực) và có tác động đáng kể đối với sinh

khối rừng và kế đến là khả năng lƣu trữ các-bon. Bảo vệ và khôi phục tốt hơn các khu vực dễ

bị chặt phá sẽ làm tăng tỉ lệ lƣu trữ các-bon cho rừng ngập mặn Kiên Giang. Rừng ngập mặn

với sinh khối bề mặt rất cao thƣờng đƣợc ghi nhận trong một số tài liệu (vd. 460 t DW ha-1 tại

Page 117: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

117

Mã Lai, Putz & Chan 1986). Các khu rừng này thƣờng là rừng nguyên sinh (Putz & Chan

1986; Tamai et al 1986; Komiyama et al 1987, 1988; Slim et al 1996) và do đó có thể suy ra

từ phân tích về số liệu sinh khối rừng ngập mặn ở Kiên Giang là rừng ngập mặn giúp bảo vệ

môi trƣờng từ việc khai thác rừng hoặc những tổn hại do con ngƣời gây ra (vd nhƣ chuyển

đổi rừng thành đầm nuôi thủy sản).

Sinh khối bề mặt nhìn chung thấp hơn 100 t DW ha-1 ở rừng thứ sinh hoặc các khu vực đất

nhƣợng lại (Poungparn 2003; Komiyama 2008), trong khi ở rừng ngập mặn nguyên sinh trong

các khu vực địa lý so sánh (Thái Lan và Mã Lai) thƣờng xuyên đƣợc ghi nhận là có số liệu

sinh khối cao hơn 300 t DW ha-1 (Putz & Chan 1986; Komiyama và cộng sự. 1987). Tại Mã

Lai, các lâm phần đƣớc nguyên sinh chiếm đa số trong rừng hầu hết có sinh khối bề mặt từ

270 – 460 t DW ha-1 (Putz & Chan 1986), và ở Thái Lan là 571.4 t DW ha-1 (Komiyama và

cộng sự 1987). So sánh các số liệu này nhấn mạnh giá trị sinh khối thấp ghi nhận trong các

phân ô ở Kiên Giang (tổng sinh khối trung bình ở Kiên Giang là 156.9 t DW ha-1). Giá trị sinh

khối trong một số ô thấp, có lẽ do độ tuổi của cây và hình thái thực vật. Mẫu vật dùng trong

nghiên cứu này đƣợc lấy từ nhiều dạng thực vật khác nhau, bao gồm các cây non, từ những

khu rừng bị chặt phá nhiều và những cây bụi. Thành phần loài cũng có ảnh hƣởng đến số liệu

sinh khối, ví dụ nhƣ các lâm phần mắm trắng có sinh khối thấp do vị trí nằm ở rìa phía trƣớc

của rừng ngập mặn. Sinh khối rừng ngập mặn nhìn chung càng tăng nếu càng cách xa so với

phía biển (Fromard và cộng sự 1998, Komiyama và cộng sự, 2008). Tuy nhiên, tác động rõ rệt

và đáng kể nhất đối với sinh khối rừng liên quan trực tiếp với việc chặt phá.

Con ngƣời hiển nhiên là nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng rừng ngập mặn (ví dụ nhƣ chặt

phá) và làm ảnh hƣởng đến khả năng tích lũy các bon của rừng (Hình 77). Bảo vệ rừng là

việc làm rất có ý nghĩa để tăng sinh khối rừng và khả năng hấp thụ các bon của rừng

ngập mặn ở Kiên Giang. Dựa trên phƣơng pháp ngoại suy từ các khu vực rừng đã đƣợc

khoanh vẽ trên bản đồ, ƣớc tính tổng sinh khối rừng ngập mặn hiện có ở Kiên Giang là

549.114 t ± 57385 t DW ( với sai số ± 1 std). Tổng lƣợng sinh khối ở trên tƣơng đƣơng với

269089 ± 28120 tấn các bon lƣu trữ đƣợc. Thông qua việc bảo vệ và phục hồi rừng, sinh khối

rừng ngập mặn sẽ tăng lên và đạt bằng với sinh khối tại các rừng nguyên sinh ở Thái Lan.

Nếu làm đƣợc điều này, tổng sinh khối rừng ngập mặn sẽ tăng lên đến 1.999.900 tấn (tính

theo mức sinh khối trung bình là 571.4 tấn / ha). Nhƣ vậy, sinh khối rừng ngập mặn ở Kiên

Giang sẽ tăng trƣởng khoảng 1.450.785 tấn, cao gấp 3,5 lần so với số liệu mà chúng ta

tính đƣợc vào thời điểm này, mà không cần mở rộng diện tích.

Page 118: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

118

hình 77 Nhiều gốc cây lớn còn sót lại trên mặt đất

cho thấy việc thu hoạch cây bần trƣởng thành làm

chất đốt gần đây ngày càng gia tăng. Chặt phá

những cây lớn nhƣ vậy tác động đáng kể đến sinh

khối.

4.5.1 Bảo vệ rừng và tình hình chặt phá

Độ trƣởng thành là yếu tố chính trong sinh khối rừng. Nhiều, nếu không nói là tất cả, rừng

ngập mặn ở Kiên Giang đang ở giai đoạn phát triển tƣơng đối trẻ, ngay cả ở những nơi

không bị chặt phá nặng nề. Những yếu tố nhƣ chặt phá đã hoặc đang diễn ra, tái sinh

sau khi bị bão hoặc bồi lắng bùn non gần đây cũng có ảnh hƣởng. Cấu trúc của đê biển

và kênh rạch cũng có thể gây ảnh hƣởng đến chế độ thủy văn, làm thay đổi sự phân bố

của bùn. Việc chặt phá các cây lớn dẫn đến suy giảm sinh khối lâm phần nghiêm trọng. Dù

việc bỏ đi các cây nhỏ có thể giúp tăng sự phát triển trong các khu rừng có độ tuổi trẻ, việc

loại bỏ các cây lớn sẽ làm suy giảm sinh khối trong thời gian dài do sự đóng góp của nó vào

sinh khối. Ví dụ, việc loại bỏ một cây đƣớc có đƣờng kính 18 cm trong ô VR1 làm giảm sinh

khối hơn 15%. Số liệu sinh khối lâm phần có thể cho thấy những cây bần kích thƣớc lớn bị

chặt phá. Trong ô VQ4 có nhiều gốc cây lớn còn sót và có sinh khối là 174.5 t DW ha-1 nhƣng

ở ô VQ2 gần đó với các gốc cây nhỏ thì chỉ có sinh khối bề mặt là 318.2 t DW ha-1.

Hoạt động chặt phá diễn ra trên diện rộng thậm chí đối với các cây cỡ nhỏ và trung bình gây

nguy cơ giảm sinh khối lâm phần (Hình 79). Rừng có lịch sử bị chặt phá có tổng sinh khối bề

mặt thấp hơn ít nhất 50% so với rừng nguyên sinh theo thang chia độ không gian. Việc chặt

phá tạo ra bụi cây thấp nhƣ ráng và ô rô (Hình 78) và các khoảng đất trống (Hình 80). Các

khu vực này mất đi tiềm năng sinh khối đáng kể.

Bất kể lý do gì, rừng ngập mặn sẽ tăng sinh khối và lƣu trữ carbon theo thời gian nếu đƣợc

bảo vệ tốt. Bảng 3 liệt kê các cây lớn nhất đƣợc ghi nhận ở một số loài, cho thấy tiềm năng

của các cây khác trong gia tăng tích trữ các-bon trong một số trƣờng hợp. Thông thƣờng

hàm lƣợng các-bon mặt đất sẽ tăng lên cùng với sự tăng trƣởng của cây (Alongi, 2009).

Page 119: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

119

hình 78 (bên trái): Bụi cây ráng (Acrostichum) và cây chùm gọng (Clerodendrum), ô VRy1, Vàm Rầy. Lẽ ra chỉ có cây rừng. Các bụi cây dày đặc này có thể ngăn chặn cây rừng tái sinh.

hình 79 (bên phải): Gốc cây đƣớc trƣởng thành trong rừng hỗn giao, An Biên. Đốn cây ở kích thƣớc lớn sẽ ảnh hƣởng đáng kể đến sinh khối lâm phần

4.5.2 Tái sinh và khôi phục rừng để gia tăng sinh khối

Nếu xét về giá trị và khả năng chi trả cho dịch vụ lƣu trữ các-bon, thì việc gia tăng diện tích và

sinh khối rừng ngập mặn là điều lý tƣởng. Mở rộng khu vực rừng ngập mặn ra hƣớng biển đã

đƣợc công nhận là cần thiết đối với tỉnh Kiên Giang cũng nhƣ những nơi khác ở Việt Nam,

bao gồm điều tra về các vùng xói lở tại Kiên Giang. Mở rộng rừng ngập mặn để bảo vệ bờ

biển hiển nhiên đem lại lợi ích về sinh khối. Tuy nhiên, tiềm năng tăng trƣởng sinh khối trong

các khu rừng ngập mặn hiện có vẫn chƣa đƣợc công nhận đúng đắn. Cách tốt nhất để xây

dựng sinh khối và thúc đẩy lƣu trữ các-bon là cải thiện rừng ngập mặn đã có. Khu vực cây

ngập mặn thuần túy ở Kiên Giang bị thu hẹp lại so với diện tích môi trƣờng rừng ngập mặn do

nuôi trồng thủy sản và ở mức độ thấp hơn, do những bụi cây trên các khu đất trống bị hoang

hóa (vd Hình 80). Bảo vệ những khu vực có cây trồng sẽ nhanh chóng làm tăng sinh khối và

lƣợng các-bon lƣu trữ, do có đất màu mỡ. Điều này đặc biệt đúng khi rừng còn non ở hầu hết

các nơi trong tỉnh Kiên Giang. Thứ hai là, việc ƣơm trồng và tái sinh tự nhiên ở các khu vực

ngập mặn hiện có sẽ diễn ra dễ dàng hơn ở những khu đất trống.

Page 120: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

120

hình 80 Cây ngập mặn thoái hoá với ao nuôi thủy sản bỏ hoang tại Kiên Lƣơng. Khu vực này có đai rừng bị xói lở và thiếu cây chắn phía trƣớc. Xói lở hiện rõ ngay cả nơi có đất bồi ra biển (bên trái) (ảnh: Google Earth). Các cây bụi mọc trong khu vực không có cây là dấu hiệu sự tái sinh bị cản trở.

Tái sinh tự nhiên sẽ diễn ra ở các khu vực bị suy giảm sinh khối do các hoạt động

của con ngƣời nếu có sự bảo vệ. Đa số các đề xuất khôi phục rừng đều tập trung vào

trồng rừng, dù điều này không phải lúc nào cũng cần thiết. Sự tái sinh không chỉ giới hạn ở số

lƣợng cây giống và cây con. Cần điều tra thêm về tiềm năng cho hỗ trợ tái sinh tự nhiên trong

các hoạt động hƣớng đến thúc đẩy tăng trƣởng rừng ngập mặn trong các khu vực hiện tại.

Cây ngập mặn bén rễ và mọc nhanh trong điều kiện phù hợp và đây rõ ràng là trƣờng hợp ở

Kiên Giang. Nếu cải thiện đƣợc điều kiện thủy triều ở các khu vực nhƣ các ao nuôi tôm trƣớc

đây hay hiện nay và những khu đất bị thoái hóa, chúng sẽ có tiềm năng lớn trong tái sinh tự

nhiên.

hình 81 Thảm thực vật ngập mặn tái sinh tự nhiên rõ rệt sau khi chế độ thủy triều đƣợc áp dụng lại cho các ao đầm tại Hòn Quéo (ảnh: Google Earth).

Page 121: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

121

Hình 82 cho thấy sự tái sinh tự nhiên của cây mắm trắng tại Vàm Rầy, trong một đầm nuôi

tôm bị bỏ hoang. Dòng thủy triều đủ mạnh để thúc đẩy tái sinh nhanh chóng. Tái sinh nhƣ vậy

có sinh khối tƣơng đối thấp, tƣơng tự nhƣ lâm phần mắm ở rìa rừng ngập mặn, sẽ phát triển

theo thời gian. Lợi thế của tái sinh tự nhiên là ít tốn kém tài nguyên so với ƣơm trồng và tạo

đƣợc đa dạng sinh học tự nhiên. Nhƣng bất lợi là ở những vị trí tốt thì cây ƣơm trồng có sự

tăng trƣởng nhanh hơn. Hình 81 cho thấy ở một bức tƣờng ở phía nam kênh Hòn Quéo đã bị

dòng thủy triều chọc thủng, dẫn đến cây ngập mặn tái sinh tự nhiên. Giai đoạn can thiệp tối đa

khoảng 39 tháng làm cho rừng tái sinh đủ lớn có thể quan sát đƣợc qua viễn thám.

hình 82. Cây mắm trắng non tái sinh tự nhiên trong đầm nuôi tôm trƣớc đây tại Vàm Rầy.

Rừng trồng cây ngập mặn: cây Đước

Dù các nhóm cây đƣớc lớn không tìm thấy trong tự nhiên trên bờ biển Kiên Giang, đã có

lƣợng sinh khối lớn đạt đƣợc từ chƣơng trình trồng rừng ngập mặn từ đầu những năm 1990.

Tuy ô AB4 có lƣợng sinh khối cao khác thƣờng (AGB = 424.9t DW ha-1), nhƣng ở các lâm

phần khác có độ tuổi dƣới 18 năm lại có sinh khối bề mặt cao hơn 200 t DW ha-1.

Cây đƣớc (Rhizophora apiculata) là loài đƣợc lựa chọn để trồng trong khu vực rừng ngập

mặn. Sự tăng trƣởng của cây đƣớc cũng là nghiên cứu ở châu Á, bao gồm cả trong các lâm

phần trồng (vd. Ong và cộng sự năm 1995;. Clough và cộng sự năm 2000;. Tân năm 2002;

Komiyama và cộng sự năm 2008;. Alongi 2009). Bảng 9 cho thấy một vài số liệu sinh khối bề

mặt. Các số liệu ở tỉnh Kiên Giang nằm trong nhóm thấp so với con số ở mức trung bình ở

Thái Lan và cao ở Malaysia. Tỉ lệ tăng trƣởng theo nghiên cứu của Tan (2002) có thể áp dụng

cho tỉnh Kiên Giang, cũng nhƣ số liệu sinh khối với mật độ tƣơng đƣơng. Dựa trên kết quả

này cũng nhƣ các nghiên cứu khác ở đồng bằng sông Cửu Long (Clough et al. 1999 tại Alongi

Page 122: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

122

2002), lâm phần đƣớc có chất lƣợng tốt ở độ tuổi 35 năm sẽ có sinh khối bề mặt là

khoảng 325 t DW ha-1

.

Vào năm 2000, Clough và cộng cự ƣớc tính sản lƣợng ròng hằng năm của cây đƣớc ở đồng

bằng sông Cửu Long do rơi rụng lá là DW 9,41 t ha-1 y-1 đối với lâm phần 6 năm tuổi và

18,79 t ha DW-1 y-1 đối với lâm phần , cho thấy36 năm tuổi, cho thấy năng suất rừng ngập

mặn tăng cao và tích trữ lƣợng các-bon lớn vào hệ sinh thái.

Bảng 9. Thông số về sinh khối bề mặt (AGB) của một vài lâm phần đƣớc trƣởng thành

Nơi Độ tuổi Sinh khối bề mặt (t

DW ha-1

y-1

)

Nguồn tham

khảo

Cà Mau, Việt Nam 5 41.9 Tan (2002)

Cà Mau, Việt Nam 10 143.4 Tan (2002)

Cà Mau, Việt Nam 15 202.8 Tan (2002)

Cà Mau, Việt Nam 25 277.6 Tan (2002)

Cà Mau, Việt Nam 35 326.9 Tan (2002)

Thái Lan 3 65.4 Alongi (2009)

Thái Lan 25 344 Alongi (2009)

Thái Lan 15 159.0 Christensen

(1978) Mã Lai 5 106.4 Alongi (2009)

Mã Lai 18 352 Alongi (2009)

Mã Lai 85 576 Alongi (2009)

Mã Lai 20 114 Ong et al. (1995)

Trồng rừng trong các khu vực cây ngập mặn hiện tại, bao gồm trong các ao đầm, thì đạt hiệu

quả cao hơn là trồng sát mé biển và trồng cây đƣớc làm tăng sinh khối nhanh nhờ tốc độ sinh

trƣởng cao và cây mọc dày.

4.5.3 Tập huấn và thông tin liên lạc

Một hợp phần hiện nay của dự án là tập huấn cho nhân viên dự án GTZ và thành viên Ban

quản lý rừng phòng hộ. Phƣơng pháp tập huấn dựa trên phân ô hiện trƣờng và tính toán sinh

khối đƣợc tập huấn cho các cán bộ nhƣ ông Võ Văn Đức (Ban quản lý rừng phòng hộ Hòn

Đất- Kiên- Hà- Hải), ông Nguyễn Minh Trí (Ban quản lý rừng phòng hộ An Minh- An Biên), ông

Huỳnh Hữu To và ông Chu Văn Cƣờng (cán bộ kỹ thuật GTZ). Kèm theo đó, sách hƣớng dẫn

chi tiết về phƣơng pháp dựa trên phân ô (đã đề cập trong chƣơng này) cũng đƣợc GTZ và

các cộng sự bổ sung để sử dụng trong tƣơng lai. Xem thêm Wilson (2010) về tài liệu này.

Page 123: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

123

5. Phục hồi xói lở bờ biển, dịch vụ môi trƣờng

và các dự án sinh kế

hình 83. Vƣờn ƣơm cây con để chuẩn bị đem trồng làm cây chắn sóng ven biển và cho chƣơng trình thử nghiệm sinh kế rừng ngập mặn.

Nhóm nghiên cứu bao gồm:

TS. Norm Duke (Cố vấn, nhóm trƣởng- ĐH Queensland)

Ông Nguyễn Tấn Phong (Cán bộ kỹ thuật GTZ)

Ông Huỳnh Hữu To (Cán bộ kỹ thuật GTZ)

Ông Chu Văn Cƣờng (Cán bộ kỹ thuật GTZ)

Cô Nguyễn Thị Việt Phƣơng (Cán bộ kỹ thuật GTZ)

Page 124: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

124

5.1 Mục tiêu của dự án đánh giá phục hồi rừng và sinh kế

Mục tiêu chính đề cập trong chƣơng này là đƣa ra những khuyến cáo, hỗ trợ hoặc đề xuất có

thể giúp cải thiện việc quản lý rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang. Mục tiêu là nhằm đánh giá

những chiến lƣợc thay thế đƣợc tham vấn miễn phí cho các nhà quản lý và chủ đất ven biển

khi phải đối mặt với vấn đề nƣớc biển dâng và xói lở bờ biển. Để thành công, chiến lƣợc cần

trì hoãn tốc độ xói mòn, nhằm giúp cộng đồng có nhiều thời gian hơn để điều chỉnh và thích

ứng chu đáo hơn.

Một hợp phần chính trong việc nâng cao hiệu quả quản lý rừng ngập mặn là nâng cao nhận

thức và đánh giá đúng giá trị to lớn của những khu rừng ngập mặn phát triển tốt và quản lý

bền vững chúng. Giá trị gián tiếp của đai rừng ven biển là rất lớn. Các cánh rừng ngập mặn

khỏe mạnh sẽ là nơi lý tƣởng cho hoạt động sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Đồng

thời, chúng góp phần cải thiện chất lƣợng nƣớc, giữ và gắn kết bồi lắng, giảm xói mòn và lở

đất ven biển.

Để nâng cao năng suất của các giá trị sinh thái từ rừng ngập mặn, rừng cần đƣợc mở rộng

diện tích và quản lý tốt hơn, đặc biệt là tạo “lá chắn xanh” bảo vệ bờ biển. Tuy rừng ngập mặn

thƣờng đƣợc cho là có nhiều giá trị về tăng sản lƣợng cá, tôm, nhƣng chức năng bảo vệ bờ

biển mới là giá trị cần đƣợc chính thức công nhận và củng cố. Đây là việc cần thiết nhằm đảm

bảo rằng một diện tích đất đủ lớn sẽ đƣợc qui hoạch cho phát triển rừng ngập mặn để giữ

vững bờ biển. Các hoạt động phát triển dọc bờ biển cần đƣợc hạn chế tối đa và phải xây

dựng các chiến lƣợc phù hợp để ứng phó với dự báo nƣớc biển dâng.

Page 125: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

125

5.2 Quan sát dự án sinh kế và nâng cao nhận thức

Trên phần đất liền tỉnh Kiên Giang, ngƣời dân sử dụng rừng ngập mặn và các sản phẩm của

chúng. Ở vùng ven biển, ngƣời dân địa phƣơng nhận ra đƣợc các giá trị cốt yếu từ rừng ngập

mặn. Các giá trị rõ rệt của rừng ngập mặn là làm gỗ, mái lợp nhà, nuôi thủy sản kết hợp, hàng

rào chắn sóng, chống xói lở cho các dòng kênh và bờ biển, thậm chí còn đƣợc ngƣời dân

trong tỉnh gây trồng làm cảnh.

hình 84. Mô hình trồng cây thí điểm giúp củng cố nền đất để khôi phục đê chắn sóng và đai rừng ngập mặn phòng hộ tại Hòn Đất.

Tại khu vực cửa sông thị xã Hà Tiên, phía bắc tỉnh Kiên Giang, một diện tích lớn đất đã đƣợc

chia ô để hình thành các vùng trồng dừa nƣớc. Đây là nét độc đáo ở Kiên Giang mà không

thấy ở các nơi khác. Giá của mỗi lá dừa nƣớc là 3.000 đồng. Một thiên lá 1 x 1x 1 m có giá

khoảng 384.000 đồng. Nghề trồng và khai thác lá dừa nƣớc rõ ràng đang phát triển nhanh tại

Hà Tiên. Cần tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu về tỉ lệ sản khai thác sản xuất lá dừa nƣớc và

năng suất trên ha mỗi năm. Những nghiên cứu này sẽ giúp hỗ trợ những đánh giá khoa học

về đặc điểm, tỉ lệ sản xuất lá, tính toán sinh khối và mật độ trồng.

Page 126: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

126

hình 85 Lá dừa nƣớc chuẩn bị đem bán ở chợ tại Hà Tiên

Sẽ rất hữu ích khi so sánh với sản lƣợng thu hoạch hoa màu, chi phí đầu tƣ cơ sở vật chất

trong sản xuất lúa (sử dụng cách tính toán tƣơng tự). Ƣu điểm của dừa nƣớc là nó đã thích

ứng với nƣớc mặn. Giá trị gián tiếp của loài cây này chính là nơi đánh bắt thủy sản ven bờ.

Những chiến lực này cũng nên đƣợc đẩy mạnh trong cộng đồng địa phƣơng biết quý trọng

cũng nhƣ khai thác đƣợc những giá trị trực tiếp từ thảm thực vật ngập mặn. Theo cách này,

ngƣời dân sẽ chịu khó đầu tƣ trực tiếp vào trồng các loài cây chịu mặn, tìm hiểu cách chăm

sóc chúng, và phát triển những kỹ năng để củng cố vành đai thực vật phòng hộ ven biển từ đó

hạn chế tỉ lệ thay đổi và tác động hiện tại của nƣớc biển dâng.

Sự kết hợp giữa dự án sinh kế với việc trồng cây làm hàng rào, đƣợc đề cập trong phần 5.3

nhƣ một phƣơng cách hữu hiệu trong dự án khôi phục, sẽ đem lại lợi ích lớn nhất. Để bảo vệ

thành công rừng ngập mặn, cần nhất là tăng tính phổ biến của các dự án khôi phục đối với

ngƣời dân sống trong quanh các vùng rừng ngập mặn. Hợp nhất sản xuất với việc trồng các

hàng cây làm rào chắn cũng là một cách để thực hiện điều đó (xem thêm chi tiết tại phần 5.3).

Tại Phú Quốc, nhận thức của ngƣời dân về rừng ngập mặn khác hẳn với ngƣời trong đất liền

ở tỉnh Kiên Giang. Ngƣời dân nơi đây chƣa sử dụng cây rừng ngập mặn và sản phẩm của

chúng nên rừng ngập mặn ít đƣợc quan tâm. Vì vậy, đó đƣợc xem là nơi phục vụ cho sự phát

triển trong tƣơng lai. Phú Quốc là nơi có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt là ngành du lịch. Rất

nhiều mảnh rừng ngập mặn chỉ còn sót lại với nhiều gốc cây chết sau khi bị đốn và nhiều

vũng nƣớc tù có cây ngập mặn bị chặt phá trong quá trình phát quang hiện trƣờng ở các khu

vực ven biển. Khi đƣợc hỏi, ngƣời dân địa phƣơng cho rằng rừng ngập mặn không có nhiều

Page 127: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

127

giá trị tại Phú Quốc. Do đó, việc nâng cao nhận thức cho ngƣời dân Phú Quốc về rừng ngập

mặn là rất cần thiết nhằm quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên quí này một cách có hiệu quả.

5.3 Quan sát các dự án khôi phục rừng, và khuyến nghị cho tƣơng

lai

Bờ biển hiện đang xuống cấp và tổn hại trong tất cả các khu vực khảo sát thực địa. Khảo sát

bờ biển cho ra định lƣợng đầy đủ về mức độ và tỷ lệ của các khu vực ven biển bị ảnh hƣởng

bởi xói mòn tự nhiên và sự lấn chiếm của đê điều, trong đó có 33% bờ biển bị xói mòn, tƣơng

ứng với 59,4 km đƣờng bờ biển (Hình 86). Trong Chƣơng 2, việc lập bản đồ và viễn thám đã

xác định tại Hòn Đất khu vực bờ biển đang bị sạt lở với tốc độ 24 m mỗi năm. Lập bản đồ

trong tƣơng lai (nơi sẽ đƣợc thu ảnh vệ tinh sau này) sẽ xác định các khu vực bờ biển tiềm ẩn

nguy cơ xói lở nhanh và rộng hơn (Xem thêm chi tiết ở chƣơng 2). Cùng với các khu vực xói

lở hiện nay, có thêm 59% đƣờng bờ biển ở tỉnh Kiên Giang đƣợc coi là có nguy cơ xói lở

trong tƣơng lai do các yếu tố nhƣ bờ biển có độ dốc cao, và mật độ rừng ngập mặn thấp.

hình 86. Bờ biển xói lở đe dọa nhà cửa và cuộc sống của ngƣời dân ở nhiều nơi trong tỉnh Kiên Giang.

Áp lực từ xói lở và chuyển đổi rừng cho mục đích phát triển, nuôi trồng thủy sản, v.v. đã làm

diện tích rừng ngập mặn ở Kiên Giang giảm xuống. Ở nhiều khu vực, rừng ngập mặn hiện chỉ

còn lại các đai rất mảnh. Đã có nhiều nỗ lực trên diện rộng nhằm tái tạo lại rừng ngập mặn

vành đai thông qua việc vừa trồng rừng lấn biển, vừa khôi phục rừng trên bờ. Đây là việc cần

làm để bảo vệ rừng cũng nhƣ cộng đồng sống ven rừng ngập mặn. Điều này đƣợc nhận biết

sâu sắc với nhiều cuộc thảo luận về khôi phục lại rào chắn rừng ngập mặn lớn hơn đi đôi với

mở rộng rừng ra hƣớng biển. Những cuộc thảo luận nhƣ vậy rất lý tƣởng đối với tỉnh Kiên

Giang, bất chấp những khó khăn xung quanh việc trồng rừng ngập mặn trên bờ biển mở.

Quyết định số 667/QĐ/TTg năm 2009 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt chƣơng trình củng

cố và nâng cấp đê biển đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên. Quyết định

này là cơ sở để đạt đƣợc một mục tiêu quan trọng là thiết lập đai rừng phòng hộ ngập mặn có

chiều rộng khoảng 500 m,đồng thời thừa nhận vai trò quan trọng của rừng ngập mặn trong

Page 128: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

128

việc chắn sóng. Chƣơng trình này nếu thành công cũng sẽ làm tăng trữ lƣợng các bon tích

lũy trong rừng.

5.3.1 Bảo vệ đê biển

Xây dựng đê biển

Một giải pháp chống sự xâm nhập của nƣớc biển là xây đê biển. Đây dƣờng nhƣ là một giải

pháp tƣơng đối dễ dàng- nếu nó hiệu quả. Quan sát thực tế cho thấy cần cải thiện kết cấu và

bảo trì đê biển vì chúng dễ sạt lở và bị nƣớc xuyên thủng khi có bão và sóng lớn. Việc xây

dựng đê biển sẽ kéo theo nhu cầu đầu tƣ cho hệ thống quản lý nƣớc phức tạp tại các kênh,

rạch. Đáng tiếc là, khi nƣớc biển dâng, mức độ tổn thƣơng của các cộng đồng phía sau

những công trình xây dựng đắt đỏ này sẽ tăng lên theo bậc lũy thừa. Hơn nữa, việc đào bới

đất ở các khu vực ven biển để duy tu, xây dựng đê biển và mở rộng đất nông nghiệp làm cho

vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, nhất là trong bối cảnh nƣớc biển dâng, sẽ làm giảm cao

trình bề mặt của các khu vực gần bờ và làm tăng các dòng thủy triều ngang. Đây là nguyên

nhân dẫn đến thất bại trong công tác trồng rừng.

hình 87 Phát quang rừng ngập mặn để xây dựng đê biển và kênh đào tại Kiên Lƣơng.

Trồng rừng ngập mặn

Tại nhiều nƣớc châu Á, rừng trồng ở các khu vực phía trƣớc biển thƣờng không phát triển tốt

và nhiều chƣơng trình trồng rừng đã thất bại (Erftemeijer & Lewis 1999; Primavera & Esterban

2008). Chỉ có 50% diện tích rừng trồng cây ngập mặn ở Kiên Giang là thành công và thƣờng

chi phí cao về mặt tiền bạc và thời gian. Ở nhiều khu vực, cấu trúc vật lý tự nhiên của bờ biển

đã bị thay đổi do xói lở. Việc xây dựng các hàng rào chắn sóng tạm thời, giữ bùn, và đo đạc

quá trình tăng lên của chiều cao sóng cần thực hiện để tái tạo lại đai rừng bảo vệ bờ biển.

Những chiến lƣợc hiện đang đƣợc thảo luận và thí điểm tại Kiên Giang, tuy nhiên chúng chƣa

đƣợc chứng minh trên quy mô lớn. Thành công trong việc trồng rừng ngập mặn không

nên chỉ dựa vào việc bùn xuất hiện bên ngoài rừng ngập mặn. Trong thực tế, rừng không

mọc tốt ngay cả trên bãi bùn bồi tụ (Erftemeijer & Lewis 1999), mặc dù đôi không phải vì lý do

về độ sâu trung bình, chẳng hạn nhƣ do côn trùng phá hoại. Trong điều kiện thích hợp rừng

có khả năng dần dần tái sinh tự nhiên, nhƣng đôi khi có thể trồng cây ngập mặn ở độ trung

bình lớn hơn trong tự nhiên, nhƣ đã đƣợc thực hiện tại tỉnh Kiên Giang. Giai đoạn cây mới

Page 129: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

129

mọc và tăng trƣởng là thời điểm nhạy cảm nhất và việc ƣơm trồng có thể giúp cây sống qua

các giai đoạn này, nhƣng có giới hạn.

Kết quả trồng rừng trên qui mô lớn đƣợc định lƣợng một phần trong nghiên cứu của dự án

năm 2009. Trên toàn tuyến bờ biển tỉnh Kiên Giang, có 27 km (15% chiều dài bờ biển) có

rừng trồng và hàng rào bảo vệ. Tuy nhiên, chỉ có 50% diện tích rừng trồng này đƣợc đánh giá

là thành công. Đáng chú ý hơn, hàng rào chỉ đƣợc lập tại các khu vực không có hoặc ít bị xói

lở. Nói cách khác, rõ ràng việc trồng rừng đã không đƣợc thực hiện ở nơi cần thiết nhất. Do

đó, mối quan hệ tiêu cực giữa các khu vực hàng rào và bờ biển xói lở đƣợc thấy rõ ở huyện

An Minh (Hình 73, trang 88), nơi có 65% bờ biển bị xói mòn. Và ở các khu vực còn lại trong

tỉnh, nơi việc trồng rừng đã đƣợc thực hiện, chỉ có khoảng 50% là thành công. Trên toàn

tuyến bờ biển tỉnh Kiên Giang, 32% bờ biển (khoảng 58 km) bị ảnh hƣởng xói lở và 23% rừng

ngập mặn đang suy giảm. Những phát hiện này cho thấy mức độ cấp thiết trong quản lý và

phục hồi khu vực ven biển. Cùng với việc trồng rừng tại các khu vực xói lở, việc trồng rừng

hỗn giao, đa loài cũng cần đƣợc ƣu tiên.

Nghiên cứu đã ghi nhận đƣợc mức độ tổn thƣơng do sâu ăn lá đối với rừng trồng thuần loài.

Đa dạng hóa thành phần loài sẽ làm tăng sức kháng cự cho lâm phần và tính hiệu quả của

hoạt động trồng rừng. Trồng rừng hỗn giao cũng góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học ở

khu vực ven biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây Mắm chiếm phần lớn rừng ngập mặn hiện

nay (50%) và có đến 82% diện tích rừng trồng loài cây này.

Một gợi ý nhằm tăng khả năng thành công của việc trồng và phục hồi rừng trƣớc biển là dùng

phao chắn sóng để giảm sức xói lở của sóng trong ít nhất 10 năm đến khi thảm thực vật

ngập mặn mở rộng hơn, phát triển dày đặc và ổn định hơn. Rào chắn này bao gồm một

phao nổi lớn đƣợc làm từ lƣới đánh cá và chai nhựa tái chế tại địa phƣơng (Hình 88). Chiếc

phao sẽ đƣợc sử dụng và di chuyển một cách an toàn dọc theo bờ biển trƣớc khu vực khôi

phục rừng.

Page 130: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

130

hình 88 Lƣới đánh cá cải tiến chứa chai nhựa (hình trái) có thể sử dụng để bảo vệ khu vực trồng cây ngập mặn nơi chịu tác động của sóng lớn (vd ở hình bên phải).

Một lý do khác khiến các dự án phục hồi rừng không thành công là thiếu sự ƣơm trồng các

hàng cây ngoài rìa. Trong bất cứ lâm phần rừng ngập mặn nào, chỉ có các cây mọc ngoài rìa

trực tiếp giáp biển mới có đủ khả năng chống lại xói lở bờ biển. Các cây ở ngập mặn đã thay

đổi cấu trúc tăng trƣởng với bộ rễ chùm mọc trồi lên trên mặt đất nhằm tăng tính chống chịu

trƣớc tác động của sóng. Do đó khi các cây ngập mặn rìa bị mất đi do xói lở sẽ để lại hậu quả

nặng nề kéo dài trên rừng ngập mặn, khiến rừng giảm tính chống chịu. Những nơi trƣớc đây

đƣợc bảo vệ bởi các cây rìa sẽ không chống nổi sức xói lở mạnh hơn từ tác động của sóng

và dòng hải lƣu. Để ngăn chặn tình trạng này phát sinh, chúng tôi đề nghị thiết lập từ 3-6 đai

hàng rào cây ngập mặn song song nhau (chiều rộng của mỗi hàng rào khoảng 30 m và

có từ 3-4 hàng cây) nhƣ một “rào chắn” dọc theo đƣờng ven biển (xem Hình 89). Những

khoảng trống giữa hàng rào có thể là các kênh rạch và ao cạn nhằm ngăn chặn cây con phát

triển, từ đó thúc đẩy hàng rào cây mọc khỏe hơn và hình thành cấu trúc có tính chống chịu với

sóng. Những ao này, mặc dù hơi hẹp hơn chiều rộng của hàng rào, có thể dùng để nuôi cá.

Hoặc, nếu không có ao hồ, những dải đất hẹp giữa các hàng rào cây có thể thiết kế làm khu

vực thu hoạch – đƣợc dọn đi sau mỗi 5 năm, đem lại sự liên kết giữa sinh kế và khôi phục

rừng. Trong cả hai trƣờng hợp, giám sát nghiêm ngặt là điều cần thiết để đảm bảo rừng ngập

mặn đƣợc giữ nguyên vẹn và sẵn sàng cho vai trò phòng hộ khi cần thiết. Điều này có mối

liên quan đặc biệt khi xem xét những hậu quả của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng đang

diễn ra ngay cả sau khi cộng đồng toàn cầu đã học cách kiểm soát sự tích tụ carbon trong bầu

khí quyển. Có ý kiến cho rằng xã hội đang bị cầm chân trong thế kỷ của sự thay đổi và thích

nghi với tốc độ nhanh.

Page 131: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

131

hình 89 Rừng ngập mặn ven biển thƣờng không đƣợc trong tình trạng lý tƣởng nhƣ hình (A), do việc chặt phá bừa bãi và những tác động khác từ con ngƣời (hình B). Ở những vị trí bị xói lở, những loài cây có tính thích ứng cao đã biến mất, và những cây còn lại có sức đề kháng kém, khiến bờ biển bị thụt lùi nhanh (Hình C). Một giải pháp gợi ý là bồi đắp rừng phòng hộ ven biển bằng cách trồng và tỉa có chọn lọc để hình thành “hàng rào cây” song song với bờ biển (hình D). Trƣớc nguy cơ nƣớc biển dâng, những hàng cây này đóng vai trò nhƣ rào chắn bảo vệ phía trƣớc, với dạng sinh trƣởng có sức chống chịu với tác động của sóng và dòng hải lƣu. Mỗi khi hàng cây phía trƣớc bị sóng lấn át, những hàng

Page 132: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

132

cây phía sau sẽ đƣợc trồng tiếp. Điều này sẽ giúp kéo dài thời gian để các cộng đồng ven biển gia tăng sự thích nghi.

Trong ổn định bờ biển để chống xói mòn, rừng ngập mặn chỉ cần có cấu trúc chắn sóng đứng

vững. Tuy nhiên, trong một số khu vực, việc ƣơm trồng cây con và những giải pháp kỹ thuật

thay thế có khả năng không thành công dù bằng cách nào. Trong các khu vực này, khả năng

mở rộng thêm 200m từ phía trƣớc của rừng ngập mặn hiện có là không chắc (đã thảo luận tại

Kiên Giang). Điều này cần đƣợc đánh giá thêm. Cần phải chấp nhận tình trạng bờ biển bị đẩy

lùi và xem tái sinh rừng ngập mặn từ đất liền nhƣ là giải pháp khả thi và tiết kiệm duy nhất có

hiệu quả lâu dài để bảo vệ các khu vực nội địa trong dự đoán nƣớc biển dâng ở các khu vực

này.

5.3.2 Quản lý khai thác rừng ngập mặn

Việc chặt phá, khai thác rừng ngập mặn để lấy chất đốt đƣợc đánh giá là một mối đe dọa thực

sự đến khả năng phòng hộ, giữ ổn định bờ biển. Hoạt động chặt cây, tỉa cảnh nhỏ lẻ diễn ra ở

hầu hết các đai rừng ngập mặn. Các quan sát tại hiện trƣờng cho thấy các cây gỗ có kích

thƣớc nhỏ bị khai thác đề làm cột chống hoặc chất đốt ở hầu khắp các lâm phần. Việc chặt

phá thậm chí diễn ra ở phía trƣớc các đai rừng rất mảnh và đang bị xói lở. Đây là lỗ hổng

giữa nhu cầu và kiến thức của ngƣời dân về vai trò phòng hộ của rừng ngập mặn.

hình 90. Gốc cây bần kích thƣớc lớn tại Vĩnh Quang. Đây là khu vực bị xói lở.

Rừng ngập mặn thƣờng đƣợc các hộ dân nghèo nhất khai thác để làm củi đốt hoặc vật liệu

xây dựng ở tỉnh Kiên Giang. Để giảm thiểu các mối đe dọa từ việc khai thác này đối với rừng

ngập mặn rìa, cần tạo nguồn gỗ thay thế thông qua việc sản xuất các loài cây lấy gỗ nhƣ cây

xu ổi (Xylocarpus granatum). Một mô hình thử nghiệm đồn điền trồng rừng ngập mặn rất có

tiềm năng trong sản xuất các loài cây lấy gỗ nhƣ vậy.

Page 133: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

133

Điều quan trọng là xác định rõ địa điểm để lấy hạt giống của các loài cây cho gỗ lớn và năng

suất cao để sử dụng trong phát triển các loài cây lấy gỗ trồng. Nhiều địa điểm nhƣ vậy đã

đƣợc ghi nhận trong quá trình khảo sát đa dạng sinh học ở tỉnh Kiên Giang (xem chƣơng 1).

Thông tin này có thể dùng để phát triển một cơ sở dữ liệu đặc biệt để tham khảo và thu thập

các nguồn cây giống cụ thể sau này. Cơ sở dữ liệu đó cũng sẽ rất có giá trị cho việc ƣơm cây

con để trồng ven bờ. Những loài cây tiêu biểu bao gồm: cây xu ổi (Xylocarpus granatum) tại

Phú Quốc, cây đƣng (Rhizophora mucronata) ở Hòn Lƣơng và cây cóc đỏ (Lumnitzera

littorea) ở phía bắc Phú Quốc.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy cần quản lý chặt chẽ hơn để hạn chế việc chặt phá cây rừng

ở những nơi đang xói lở và những khu vực rừng đã bị manh mún. Một chiến lƣợc khác là áp

dụng biện pháp kỹ thuật khai thác theo luân kỳ nhằm tận dụng sản phẩm khai thác đƣợc từ

các khu rừng đang phục hồi hoặc lấn biển bãi bồi. Các khu rừng này dƣờng nhƣ ít bị ảnh

hƣởng bởi xói lở và có khả năng phục hồi rất nhanh. Hiện tại chỉ có 8% và 9% các hoạt động

khai thác diễn ra ở các khu rừng này. Công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng cần ƣu tiên triển

khai ở huyện An Minh vì đây là nơi việc chặt phá trái phép diễn ra mạnh nhất. Đây cũng là nơi

bờ biển bị xói lở mạnh nhất. Rất nhiều tài sản, nhà cửa và sinh kế của ngƣời dân ở huyện An

Minh đang bị đe dọa trực tiếp do xói lở bờ biển.

Rừng Bần tự nhiên, sinh khối cao chiếm khoảng 11 % tổng diện tích rừng ngập mặn ở Kiên

Giang. Đây là đối tƣợng đang bị chặt cây lấy gỗ mạnh nhất. 65% diện tích kiểu rừng này đang

là đối tƣợng bị chặt hạ trái phép. Đây là một trong số ít các khu rừng ngập mặn còn tồn tại cây

gỗ có kích thƣớc lớn và rất cần đƣợc quản lý, bảo vệ nhằm đảm bảo chức năng phòng hộ bờ

biển và môi trƣờng sống cho các loài thủy sản ở khu vực phía bắc Rạch Giá. Rừng Bần cũng

là nơi lƣu trữ một lƣợng các bon rất lớn.

Các giải pháp hiện nay dƣờng nhƣ không mang lại hiệu quả trừ khi chúng ta có chƣơng trình

quản lý phù hợp nhằm chặn đứng hành vi gây manh mún và suy giảm diện tích rừng hiện có

và phục hồi rừng ngập mặn (Hình 92).

Để ngăn chặn sự suy giảm rừng, hệ sinh thái rừng, cần thực hiện một số hoạt

động nhƣ sau:

1) Triển khai chƣơng trình giáo dục với mọi cấp độ cho cộng đồng, ở địa phƣơng,

cấp tỉnh, cả nƣớc và trên toàn thế giới để nhấn mạnh phạm vi và mức độ nghiêm

trọng của hiện tƣợng xói lở bờ biển và nâng cao hiểu biết về giá trị phòng hộ bờ biển

và các dịch vụ sinh thái khác của rừng ngập mặn.

Page 134: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

134

2) Tiến hành chƣơng trình giám sát, đánh giá hiện trạng bờ biển hàng năm và

các chiến lƣợc, giải pháp giảm thiểu tác động, bao gồm xây dựng đê biển kết hợp

trồng cây chắn sóng dọc theo tuyến bờ biển.

3) Tăng cƣờng sự tham gia quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn ở địa phƣơng

bằng cách nâng cao giá trị kinh tế trực tiếp của tài nguyên rừng thông qua thực hiện

chƣơng trình Giảm phát thải khí hiệu ứng nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và

suy thoái rừng (REDD) kết hợp với các dự án nâng cao sinh kế.

4) Cung cấp các nguồn vật liệu xây dựng và chất đốt thay thế bằng việc thực hiện

các chƣơng trình trồng rừng cộng đồng nhằm cho phép ngƣời dân nghèo trong cộng

đồng có quyền hƣởng lợi từ nguồn tài nguyên này. Chƣơng trình khai thác, tỉa thƣa

có kiểm soát nên đƣợc áp dụng một cách nghiêm túc, gắn liền với các dự án phục hồi

bờ biển.

5) Triển khai và thực nghiệm một số chiến lƣợc phục hồi bờ biển, đặc biệt là việc

trồng cây tạo các “hàng rào” nhằm đối phó với nƣớc biển dâng.

Hình 91: Chặt phá rừng ngập mặn thƣờng xuyên xảy ra khắp tỉnh Kiên Giang do

thiếu nguồn củi đun và vật liệu xây dựng thay thế cũng nhƣ do thiếu hiểu biết về

tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn

Trong quản lý ven biển ở cấp độ địa phƣơng, không thể ngăn chặn việc nƣớc biển dâng nhƣ

kịch bản dự đoán. Vì vậy, chiến lƣợc thích hợp nhất cả hai cần phải đƣợc thích ứng và quốc

phòng. 'Không có hành động' sẽ dẫn đến suy giảm hoạt động và sạt lở khó kiểm soát ở khu

vực bờ biển với những hậu quả rất lớn kèm theo việc mất đất sản xuất nông nghiệp và di tản

lớn đối với ngƣời dân.

Page 135: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

135

Các nỗ lực trồng rừng phòng hộ ven biển sẽ không thể có hiệu quả cao nếu việc suy thoái

rừng ngập mặn vẫn tiếp tục xảy ra. Sự suy thoái của đai rừng trƣớc biển làm giảm khả năng

phòng hộ và phục hồi hệ sinh thái của chúng. Ở Kiên Giang, hiện có một số vật liệu xây dựng

và chất đốt không phải từ rừng ngập mặn. Tuy nhiên đây chỉ là một số diện tích nhỏ rừng tràm

tự nhiên và rừng trên cạn. Do vậy, các khu vực đang bị xói lở (là khu vực rất dễ tiếp cận) vẫn

chịu áp lực từ việc khai thác trái phép. Khai thác, chặt phá cây ngập mặn đẩy nhanh quá trình

xói lở. Các chƣơng trình trồng rừng ngập mặn qui mô lớn đang bị giảm hiệu quả do việc yếu

kém trong quản lý, bảo vệ rừng hiện có và nhận thức chƣa đầy đủ về giá trị của rừng ngập

mặn từ cộng đồng. Hơn nữa, rừng ngập mặn vẫn tiếp tục bị manh mún và suy thoái do thiếu

các dự án, chƣơng trình nâng cao sinh kế thay thế.

Giáo dục và nâng cao nhận thức

Công tác giáo dục cần nhấn mạnh phạm vi, mức độ và hậu quả của xói lở bờ biển và tầm

quan trọng của rừng ngập mặn ở mọi cấp nhằm tăng cƣờng nhận thức và khuyến khích việc

thực hiện các sáng kiến và hành động ở cấp địa phƣơng, tỉnh, quốc gia và quốc tế.

Hoạt động hiện trường – làm gì, tiến hành ra sao và ở đâu?

1. Bảo vệ cây con mới trồng bằng các giải pháp công trình nhằm giảm tác động của sóng

biển, giúp cây con có đủ thời gian sinh trƣởng, và phát triển. Các hàng rào chắn sóng

cũng đóng vai trò giữ và ổn định lớp bùn di động và qua đó giúp cây sinh trƣởng và

phát triển.

2. Khuyến khích việc phục hồi rừng ngập mặn ven biển bằng phƣơng pháp “hàng rào

bảo vệ” giúp cộng đồng địa phƣơng có thêm thời gian bằng cách giảm tốc độ xói lở bờ

biển.

3. Trong một số trƣờng hợp, việc giảm độ sâu trung bình ở các khu vực biển gần bờ

bằng cách nâng cao trình mặt đất sẽ giúp cây con có thể sinh trƣởng và phát triển

đƣợc

Bản đồ hiện trạng do dự án xây dựng cho thấy các hoạt động trồng rừng, phục hồi rừng ngập

mặn đang chỉ tập tại các khu vực biển lặng, bãi bồi ven biển. Để nâng cao giá trị phòng hộ bờ

biển của rừng ngập mặn, cần ƣu tiên trồng rừng ở các khu vực đang có xói lở. Bản đồ hiện

trạng cũng cho thấy bức tranh về hiện trạng bờ hiển tỉnh Kiên Giang (xói lở, ổn định, bồi tụ,

v.v) và là bộ công cụ hữu ích trong việc lựa chọn các khu vực trồng rừng ƣu tiên trong thời

gian tới. Việc phân tích bổ sung cần thực hiện để xác định, khoanh vẽ các khu vực có xói lở

cụ thể và đề xuất chƣơng trình phục hồi rừng. Thông tin đƣợc sử dụng kết hợp để xác định

Page 136: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

136

các khu vực cần thực hiện các giải pháp bổ sung, tạo điều kiện cho cây ngập mặn sinh trƣởng

và phát triển. Nên ƣu tiên lựa chọn các khu vực để phục hồi rừng bằng cây con.

Page 137: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

137

Lời cảm ơn Trung tâm nghiên cứu sinh thái rừng ngập mặn, Hà Nội Viện trƣởng, cũng là ngƣời sáng lập trung tâm, một chuyên gia về rừng ngập mặn hàng đầu

của Việt Nam, giáo sƣ Phạm Nguyên Hồng, mặc dù đã nghỉ hƣu nhƣng GS Hồng vẫn tham

gia nhiều hoạt động của trung tâm. Dự án Kiên Giang đã liên hệ và nhận đƣợc tƣ vấn của

ông. Giáo sƣ Hồng và các cộng sự đánh giá cao dự án Kiên Giang và mong sự hợp tác giữa

hai bên trong tƣơng lai gần. Trung tâm hiện nay chuyển về địa chỉ mới nhƣ sau:

Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn (MERC/MERD)

Dãy 905, Tòa nhà K1+ T11

136 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tiến sĩ Duke đã mua cuốn sách “Cây ngập mặn Việt Nam” bản tiếng Anh của Giáo sƣ Hồng

(nhà xuất bản IUCN 1993).

Tài liệu tham khảo Abuodha PA (2009) Application and evaluation of shoreline segmentation mapping

approaches to assessing response to climate change on the Illawarra Coast, PhD

thesis, the University of Wollongong, Australia.

Alongi DM (2009) The Energetics of Mangrove Forests. Springer, New York.

Cat NN, Tien PH, Sam DD & Binh NN (2006) Status of coastal erosion of Vietnam and

proposed measures for protection, Regional technical workshop presentation: Coastal

protection in the aftermath of the Indian Ocean tsunami: what role for forests and

trees? 28 – 31 August 2006, Khao Lak, Thailand.

Carew-Reid J (2008) Rapid Assessment of the Extent and Impact of Sea Level Rise in Viet

Nam, ICEM-International Centre for Environmental Management, Indooroopilly,

Queensland, Australia.

Chave J, Andalo C, Brown S, Cairns MA, Chambers JQ, Eamus D, Fölster H, Fromard F,

Higuchi N, Kira T, Lescure J-P, Nelson BW, Ogawa H, Puig H, Riera B & Yamakura T

(2005) Tree allometry and improved estimation of carbon stocks and balance in tropical

forests. Oecologia 145: 87-99.

Christensen B (1978) Biomass and primary production of Rhizophora apiculata Bl. in a

mangrove in southern Thailand. Aquatic Botany, 4: 43-52.

Clough B (1992) Primary productivity and growth of mangrove forests. In: Robertson, Alongi

D., Eds. Tropical Mangrove Ecosystems. Coastal and Estuarine Studies 41, American

Geophysical Union, Washington DC, US. pp 225-50.

Page 138: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

138

Clough B (1998) Mangrove forest productivity and biomass accumulation in Hinchinbrook

Channel, Australia, Mangr. Salt Marsh 2:191-8.

Clough B, Tan DT, Phuong DX & Buu DC (2000) Canopy leaf area index and litter fall in

stands of the mangrove Rhizophora apiculata of different age in the Mekong delta,

Vietnam. Aquatic Botany, 66: 311-20.

Duke NC (2008) Mangrove and Climate change: Observations of two mangrove areas of Kien

Giang province, including the districts of Hon Dat and An Minh, Report to GTZ Kien

Giang Biosphere Reserve Project, Centre for Marine Studies, University of Queensland.

Duke N, Meynecke J, Dittmann S, Ellison A, Anger K, Berger U, Cannicci S, Diele K, Ewel K,

Field C, Koedam N, Lee S, Marchand C, Nordhaus I, Dahdouh-Guebas F (2007). A

world without mangroves? Science 317:41.

Duke NC, Wilson N, Mackenzie J & Nguyen HH (2009) An Interim report on the current status

of GTZ Kien Giamg Shoreline and management projects for periods up to July - August

2009, Kien Giang Province, Vietnam, 45 pages.

Erftemeijer PLA & Lewis RR, III (1999) Planting mangroves on intertidal mudflats: Habitat

restoration or habitat conversion? ECOTONE VIII Seminar: Enhancing Coastal

Ecosystem Restoration for the 21st Century, 23-28 May 1999. Ranong & Phuket,

Thailand.

Fargione J, Hill J, Tilman D, Polasky P, Hawthorne P (2008). Land clearing and the biofuel

carbon debt. Science 319:1235-1238.

Fearnside PM & Laurance WF (2004) Tropical deforestation and greenhouse gas emissions,

Ecological Applications 14: 982-986

Fromard F, Puig H, Mougin E, Marty G, Betoulle JL, Cadamuro L (1998) Structure above-

ground biomass and dynamics of mangrove ecosystems: new data from French

Guiana, Oecologia 115: 39-53

Fuller DO (2006) Tropical forest monitoring and remote sensing: a new era of transparency in

forest governance? Singapore Journal Tropical Geography, 27: 15-29.

Gibbs HK, Brown S, Niles JO & Foley JA (2007) Monitoring and estimating tropical forest

carbon stocks: makig REDD a reality, Environemtnal Research Letters, 2: 1-13

Giesen W, Wulffraat S, Zieren M & Scholten L (2006) Mangrove Guidebook for Southeast

Asia. FAO and Wetlands International, Bangkok.

Gifford RM (2000) Carbon Contents of Above-Ground Tissues of Forest and Woodland Trees.

National Carbon Accounting System Technical Report No. 22. Australian Greenhouse

Office, Canberra.

Gilman E, Ellison J & Coleman R (2007) Assessment of mangrove response to projected

relative sea-level rise and recent historical reconstruction of shoreline position,

Environmental Monitoring and Assessment, 124: 105-130.

Page 139: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

139

Government of Vietnam (2005), National Action Plan for the protection and development of

Vietnam’s mangrove forest until 2015, Agriculture Publishing House, Hanoi.

Hung HA & Tan DT (1999) Sô Tay Cây Co Rưng Ngâp Ca Mau . Ca Mau Publishing House,

Ca Mau.

IPCC (2006) IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories. Prepared by the

National Greenhouse Gas Inventories Programme ed H S Eggleston, L Buendia, K

Miwa, T Ngara and K Tanabe (Japan: Institute For Global Environmental Strategies).

Komiyama A, Ogino K, Aksornkoae S, Sabhasri S (1987) Root biomass of a mangrove forest

in southern Thailand. Estimation by the trench method and the zonal structure of root

biomass. Journal Tropical Ecology 3: 97–108

Komiyama, A., H. Moriya, S. Prawiroatmodjo, T. Toma, and K. Ogino. 1988. Forest primary

productivity. Pages 97–117 in K. Ogino and M. Chihara, eds. Biological System of

Mangrove. Ehime University. 97–117.

Komiyama A, Poungparn S & Kato S (2005) Common allometric equations for estimating the

tree weight of mangroves. J. Trop. Ecol. 21 (04): 471-77.

Komiyama A, Ong JE & Poungparn S (2008) Allometry, biomass and productivity of mangrove

forests: a review. Aquat. Bot. 89: 128–37.

Mazda Y, Magi M, Nanao H, Kogo M, Miyagi T, Kanazawa N & Kobashi D (2002) Coastal

erosion due to long-term human impact on mangrove forests. Wetlands Ecol. Manage.

10(1): 1-9.

Ong JE, Gong WK & Clough BF (1995) Structure and productivity of a 20-year-old stand of

Rhizophora apiculata Bl. mangrove forest. J. Biogeogr. 22(2-3): 417-24.

Pajak MJ & Leatherman S (2002) The high water line as shoreline indicator, Coastal

Research, 18(2): 329-337.

Poungparn S (2003) Common allometric relationships for estimating the biomass of mangrove

forests. Ph.D. dissertation, Gifu University, 87 pp

Primavera J & Esteban J (2008) A review of mangrove rehabilitation in the Philippines:

successes, failures and future prospects. Wetlands Ecol. Manage. 16(5): 345-58.

Putz FE & Chan HT (1986) Tree growth, dynamics, and productivity in a mature mangrove

forest in Malaysia, Forest Ecology and Management 17: 211-230

Ramsar Secretariat et al. (2007) Ramsar Secretariat and Scientific and Technical Review

Panel. Provisional outcomes of an Expert Meeting, 23 – 24 March, 2007, Gland,

Switzerland. ramsar.wetlands.org/

Saenger P & Snedaker S (1993) Pantropical trends in mangrove above-ground biomass and

annual litterfall. Oecologia 96:293-329.

Page 140: Dự án GIZ Kiên Giang - daln.gov.vn · 3 Tóm tắt Rừng ngập mặn ở tỉnh Kiên Giang, miền nam Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu

140

Saenger P (2002) Mangrove Ecology, Silviculture and Conservation. Kluwer Academic,

Dordrecht, Netherlands.

Sam DD, Binh NN, Que ND & Phuong VT (2005) Overview of Vietnam Mangrove forest,

agriculture publisher House, Ha Noi, Vietnam (in Vietnamese).

Soenen SA, Peddle DR, Hall RJ, Coburn CA, Hall FG (2010) Estimating aboveground forest

biomass from canopy reflectance model inversion in mountainous terrain. Remote

Sensing Environment 114: 1325-1337

Tamai S, Nakasuga T, Tabuchi R & Ogino K (1986) Standing biomass of mangrove forests in

southern Thailand. Journal of the Japanese Forestry Society 68: 384-388.

Tan DT (2002) Biomass of Rhizophora apiculata forest. in Forest Science and Technology

Research Report Results Period 1996-2000. (Ed. Forest Sciences Institute of

Vietnam). Agricultural Publishing House, Hanoi: pp 165-72.

Thieler ER, Himmelstoss EA, Zichichi JL & Ergul A (2009) Digital Shoreline Analysis System

(DSAS) version 4.0, An ArcGIS extension for calculating shoreline change, U.S.

Geological Survey Open-File Report 2008-1278.

van der Werf GR, Morton DC, DeFries RS, Olivier JG, Kasibhatla PS, Jackson RB, Collatz GJ

& Randerson JT (2009) CO2 emissions from forest loss, Nature Geoscience 2: 737-738

Wilson N (2010) Biomass and regeneration of mangrove vegetation in Kien Giang Province,

Vietnam, A report for GTZ Kien Giang, Vietnam, pp 56.