57
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

DỰ THẢO

ĐỀ ÁNNÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA

CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

HÀ NỘI – 6/2013

Page 2: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

MỤC LỤC

Phần mở đầu................................................................................................................................1SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN...............................................................1

I. Sự cần thiết..........................................................................................................................1II. Căn cứ xây dựng đề án.......................................................................................................2

Phần thứ nhất..............................................................................................................................3ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG..........................................3

I. Thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng...............................................................31. Diến biến tài nguyên rừng tại Việt Nam.........................................................................32. Thực trạng công tác PCCCR...........................................................................................5

II. Những yêu cầu đặt ra cho công tác PCCCR trong thời gian tới........................................91. Nhiệm vụ của Ngành đối với công tác PCCCR..............................................................92. Những thách thức đối với công tác PCCCR.................................................................10

III. Kinh nghiệm quốc tế trong công tác PCCCR.................................................................111. Thái Lan........................................................................................................................112. Trung Quốc...................................................................................................................12

Phần thứ hai..............................................................................................................................13QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG...........................................................................13

I. Quan điểm..........................................................................................................................13II. Mục tiêu............................................................................................................................13

1. Mục tiêu tổng quát........................................................................................................132. Mục tiêu cụ thể..............................................................................................................13

III. Nội dung..........................................................................................................................131. Cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy..............................132. Củng cố tổ chức và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ....................................153. Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị..........................................................................194. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về công tác PCCCR.................................20

Phần thứ ba...............................................................................................................................21MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN..................................................21

1. Cơ chế, chính sách........................................................................................................212. Chỉ đạo điều hành, phối hợp.........................................................................................213. Xây dựng lực lượng Quân đội và Công an phối hợp hỗ trợ tham gia chữa cháy rừng.224. Công nghệ, kỹ thuật......................................................................................................235. Đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế.....................................236. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác PCCCR................................247. Tài chính.......................................................................................................................25

Phần thứ tư................................................................................................................................25KINH PHÍ- DỰ ÁN ƯU TIÊN- HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN..............................................................25

I. Kinh phí.............................................................................................................................251. Về nguyên tắc...............................................................................................................252. Khái toán.......................................................................................................................253. Nguồn kinh phí.............................................................................................................264. Phân kỳ đầu tư..............................................................................................................26

II. Một số dự án ưu tiên.........................................................................................................271. Dự án nâng cao năng lực chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm giai đoạn 2013-2020....27

ii

Page 3: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

2. Dự án nâng cấp hệ thống theo dõi cháy rừng qua ảnh vệ tinh; nâng cấp hệ thống dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam..................................................................273. Xây dựng lực lượng chữa cháy rừng tại các Kiểm lâm vùng.......................................27

III. Hiệu quả của đề án..........................................................................................................27Phần thứ năm............................................................................................................................28TỔ CHỨC THỰC HIỆN..........................................................................................................28

I. Tiến độ thực hiện...............................................................................................................28II. Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai, thực hiện Đề án.........................................................28III. Trách nhiệm thực hiện Đề án..........................................................................................28

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn......................................................................282. Bộ Kế hoạch và Đầu tư.................................................................................................293. Bộ Tài chính..................................................................................................................294. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng....................................................................................295. Bộ Nội vụ......................................................................................................................296. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.......................................29

IV. Kiểm tra, giám sát và đánh giá.......................................................................................30Phần thứ sáu..............................................................................................................................30KẾT LUẬN...............................................................................................................................30PHẦN PHỤ LỤC........................................................................................................................1

iii

Page 4: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Phần mở đầu

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết

Cháy rừng là thảm họa, gây thiệt hại lớn đối với tính mạng và tài sản của con người, tài nguyên rừng và môi trường sống. Ảnh hưởng của nó không những tác động đến một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến cả khu vực và toàn cầu.

Nước ta hiện có trên 13,5 triệu ha rừng (10,3 triệu ha rừng tự nhiên và 3,2 triệu ha rừng trồng), trong đó, có trên 50% là diện tích rừng có nguy cơ cháy cao, chủ yếu là rừng: thông, tràm, tre nứa, keo, bạch đàn, rừng khộp, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên.

Trong 10 năm tới, diện tích rừng trồng của cả nước sẽ tăng thêm 2,6 triệu ha, khoanh nuôi tái sinh tăng 750.000 ha. Diện tích rừng trồng, rừng non do khoanh nuôi tái sinh ngày càng được mở rộng, cùng với diễn biến bất thường của thời tiết làm tăng nguy cơ cháy rừng, gây thiệt hại lớn về kinh tế và môi trường sống.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo và tăng cường đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (sau đây viết tắt là PCCCR). Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng từng bước được hoàn thiện; vai trò của chủ rừng và các cơ quan, tổ chức có liên quan bước đầu được tăng cường và triển khai thực hiện có hiệu quả phương châm bốn tại chỗ; ý thức về công tác PCCCR đối với người dân sống trong và gần rừng có chuyển biến tích cực; năng lực chỉ đạo, điều hành và kiểm soát cháy rừng của chính quyền các cấp và các lực lượng chữa cháy rừng từng bước được nâng cao.

Tuy nhiên, tình hình cháy rừng ở nước ta vẫn xảy ra nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê1, trong giai đoạn 10 năm qua (2002-2011), cả nước đã xảy ra 7.380 vụ cháy rừng; diện tích thiệt hại: 49.837ha. Bình quân 715 vụ/năm; với diện tích 4.984ha rừng bị thiệt hại/năm. Thiệt hại giá trị kinh tế về tài nguyên rừng hàng trăm tỷ đồng mỗi năm và ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường sống.

Ngày 02/01/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 02/QĐ-TTg thực hiện Dự án: Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm, giai đoạn 2007-2010. Nhìn chung các địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả, công tác PCCCR có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, cũng còn nhiều hạn chế bất cập nhất là khâu đầu tư trang thiết bị, phương tiện PCCCR; nâng cao chất lượng cảnh báo, dự báo cháy rừng; tổ chức, đào tạo, huấn luyện lực lượng chủ lực về PCCCR…; tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng với chính quyền các cấp và chủ rừng trong PCCCR.

Để từng bước khắc phục những bất cập, tồn tại trong công tác PCCCR, việc xây dựng Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 1 Nguồn số liệu từ Cục Kiểm lâm.

1

Page 5: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

2013-2020 có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết nhằm làm căn cứ để tổ chức thực hiện các giải pháp PCCCR, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng góp phần phát triển kinh tế xã hội bảo vệ an ninh quốc phòng và môi trường.

II. Căn cứ xây dựng đề án

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001;

- Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

- Nghị định số 09/2005/CP ngày 16 tháng 01 nằm 2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;

- Nghị quyết số 18/2011/QH ngày 25 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về kết thúc việc thực hiện Nghị quyết số 08/1997/QH10 và Nghị quyết số 73/2006/QH11 về dự án trồng mới 5 triệu ha giao Chính phủ “Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tăng độ che phủ và nâng cao chất lượng rừng. Có giải pháp tổng thể giải quyết tình trạng cháy rừng, chặt phá, khai thác và sử dụng rừng trái pháp luật”;

- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020;

- Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020;

- Thông báo số 199/TB-VPCP ngày 31/5/2012 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại phiên họp thứ hai của Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;

- Thông báo số 159/TB_VPCP ngày 11/4/2013 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị bảo vệ rừng các tỉnh Tây Nguyên.

- Về cam kết quốc tế, Việt Nam đã tham gia Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới từ năm 2004. Các nước tham gia Hiệp định cam kết tăng cường kiểm soát tình trạng cháy rừng, cháy đất (than bùn) và kiểm soát ô nhiễm khói mù do cháy rừng, cháy đất gây ra.

2

Page 6: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

I. Thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

1. Diến biến tài nguyên rừng tại Việt Nam

Tổng diện tích có rừng đã tăng từ 11,78 triệu ha năm 2002 lên 13,388 triệu ha năm 2010 và 13,515 triệu ha năm 2011. Độ che phủ rừng toàn quốc đã tăng đều từ 35,8% năm 2002 lên 39,5 năm 2010 và 39,7% 2011 với mức tăng bình quân 0,4%/năm.

Cơ cấu diện tích 3 loại rừng thay đổi theo hướng tăng diện tích rừng sản xuất (RSX), giảm diện tích rừng phòng hộ (RPH) và ít thay đổi đối với rừng đặc dụng (RĐD) (Biểu đồ 2), phù hợp với định hướng của Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến 2010 là đạt 5,67 triệu ha RPH (2010 đạt 4,84 triệu ha), 2,12 triệu ha RĐD (2010 đạt 2,0 triệu ha) và 6,28 triệu ha RSX (2010 đạt 6,37 triệu ha).

Biểu đồ 1. Cơ cấu diện tích 3 loại rừng năm 2002 và 2011

Nguồn : Bộ NN&PTNT năm 2002 và 2011

a) Cơ cấu diện tích rừng tự nhiên

Tổng diện tích rừng tự nhiên (RTN) đã tăng từ 9,865 triệu ha năm 2002 lên 10,242 triệu ha năm 2011, trong đó: diện tích RPH giảm, diện tích RSX tăng tương ứng với gần 1 triệu ha và diện tích RĐD ít biến động vẫn duy trì ở mức xấp xỉ 2 triệu ha;

Diện tích RTN: Rừng giàu có 752.000 ha (7,4%); rừng trung bình có 1,8 triệu ha (17,8%); rừng gỗ nghèo có 1,82 triệu ha (17,8%) và rừng gỗ phục hồi có 3,85 triệu ha (38,7% tổng diện tích RTN).

Diện tích RTN là rừng hỗn giao gỗ tre nứa, rừng tre nứa chiếm tỷ lệ thấp với 1,2 triệu ha. Đáng báo động là diện tích rừng ngập mặn, phèn là RTN chỉ còn khoảng 60.000 ha.

Diện tích RTN giảm nhiều ở Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, trong khi tăng ở các vùng khác, nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ

3

Page 7: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

và ít nhất ở vùng Tây Bắc. Chỉ có 3/8 vùng sinh thái tăng diện tích RTN trên dưới 100.000 ha trong giai đoạn 2006-2010 là Bắc Trung Bộ, Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ. Có 4 tỉnh giảm diện tích RTN trên 40.000 ha là Điện Biên, Bình Thuận, Gia Lai, Đăk Lăk.

b) Cơ cấu diện tích rừng trồng

Biểu đồ 2. Diện tích rừng trồng các năm 2002 đến 2011

Nguồn: Bộ NN&PTNT.

Diện tích rừng trồng mới tăng mạnh từ 1,92 triệu ha năm 2002 lên 3,229 triệu ha năm 2011 (RPH: 625.836 ha, RĐD: 80.290 ha, RSX: 2.384.354 ha và trồng trên diện tích đất ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp 139.201 ha) với trên 1,1 triệu ha trong 10 năm, bình quân tăng 110.000 ha/năm.

Biểu đồ 3. Cơ cấu diện tích 3 loại rừng là rừng trồng

Nguồn : Bộ NN&PTNT năm 2002 và 2011

Diện tích rừng trồng là RSX tăng mạnh (biểu đồ 4), riêng của khu vực hộ gia đình đã tăng từ 731.000 ha năm 2002 lên 1.519.000 ha năm 2011, trong khi diện tích rừng trồng của các chủ rừng khác ít biến động trong giai đoạn 2020-2011, khẳng định vai trò quan trọng của khu vực hộ gia đình trong trồng RSX và RPH, diện tích rừng trồng của khu vực này đã chiếm gần 50% tổng diện tích rừng trồng của tất cả các chủ rừng.

Diện tích rừng trồng năm 2011 theo vùng: Diện tích rừng trồng lớn nhất ở vùng Đông Bắc với 1.184.791 ha (36,7%), vùng Bắc Trung Bộ với 701.160 ha (21,7%), Duyên hải Nam Trung Bộ với 526.117 ha(16,3% ), trong khi các vùng

4

Page 8: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

còn lại có diện tích rừng trồng trên dưới 200.000 ha, thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng với 148.701ha (4,6%) và cao nhất là Tây Nguyên với 237.367 ha (7,3%).

2. Thực trạng công tác PCCCR

2.1. Triển khai công tác PCCCR trong thời gian qua

Những năm qua Nhà nước ngày càng quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho công tác PCCCR, Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng từng bước được hoàn thiện. Cụ thể đã ban hành các văn bản như:

- Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 vê việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng;

- Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép;

- Chỉ thị số 3318/CT-BNN-KL, ngày 06/11/2008, của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR và chống người thi hành công vụ;

- Chỉ thị số 3767/CT-BNN-KL ngày 18/11/2009 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR mùa khô 2009 - 2010;

- Chỉ thị số 270/2010/CT-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Chỉ thị số 25/CT-BNN-TCLN ngày 06/01/2011 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và PCCCR;

- Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ;

- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

- Công điện số 300/CĐ-TTg ngày 06/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Chi cục Kiểm lâm ở địa phương tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng hoặc trình cấp có thẩm quyền tổ chức chức các hội nghị, cuộc họp toàn quốc triển khai các Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

5

Page 9: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Về đầu tư: Ngày 02 tháng 01 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm” giai đoạn 2007 – 2010 với mục tiêu: “Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng từ trung ương đến địa phương để có đủ khả năng để kiểm soát cháy rừng, giảm nguy cơ cháy rừng, chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra”. Tổng mức dự toán kinh phí cho đề án là 502 tỷ đồng, trong đó cho các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 200 tỷ, các cơ quan địa phương là 300 tỷ. Căn cứ vào Quyết định số 02 của Thủ tướng Chính phủ các tỉnh đã phê duyệt dự án chi tiết với tổng kinh phí là 486,4 tỷ đồng.

Qua 4 năm triển khai thực hiện tại 38 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, dự án đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần làm giảm số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị thiệt hại. Cụ thể:

- Ban chỉ đạo Trung ương và các Ban chỉ huy các cấp về những vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR được kiện toàn và hoạt động có hiệu quả. Tại các Chi cục Kiểm lâm đã xây dựng lực lượng chuyên ngành về PCCCR làm nòng cốt cho các Ban chỉ huy các cấp trong công tác PCCCR.

- Kinh phí đã cấp cho các dự án địa phương: 245 tỷ đồng, khối lượng vốn thực hiện 247,2 tỷ đồng vượt 0,93% vốn được cấp.

- Kinh phí cấp cho dự án Trung ương: 58,7 tỷ đồng, đã giải ngân đạt 100% so với tổng mức đầu tư.

- Hạng mục đầu tư cụ thể bao gồm các khóa đào tạo, huấn luyện, các phương tiện chuyên chở, vận chuyển, các thiết bị chữa cháy, hệ thống thông tin và các thiết bị khác phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy. Cụ thể:

+ Đầu tư phương tiện, trang thiết bị và cơ sở vật chất cho các đơn vị kiểm lâm để đáp ứng cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (Phụ lục 03. Danh mục trang thiết bị, phương tiện và cơ sở kỹ thuật PCCCR);

+ Xây dựng các công trình phục vụ công tác PCCCR (chòi canh, trạm bảo vệ rừng, đường băng cản lửa);

+ Tập huấn, tuyên truyền công tác PCCCR theo dự án được duyệt.

- Các dự án đã triển khai đúng tiến độ và thực hiện giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao. Ở Trung ương và địa phương đã trang bị cho các đơn vị Kiểm lâm các phương tiện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy rừng và mở các lớp tập huấn, đào tạo, diễn tập chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm và người dân tại các vùng đệm. Đến nay các đơn vị Kiểm lâm đều có các đội Kiểm lâm cơ động phòng cháy chữa cháy rừng sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị, sẵn sàng phục vụ công tác chữa cháy và tập huấn về chữa cháy rừng cho các chủ rừng và người dân sống ven rừng. Với kết quả đầu tư trên, trong thời

6

Page 10: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

gian qua đã góp phần nâng cao năng lực, từng bước chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả hơn, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.

2.2. Kết quả đạt được

Những năm qua Nhà nước ngày càng quan tâm chỉ đạo và đầu tư cho công tác PCCCR, Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng từng bước được hoàn thiện; chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng được thể chế hoá. Ban chỉ đạo Trung ương về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và PCCCR (nay là Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng); Ban Chỉ huy PCCCR cấp tỉnh, huyện, xã ở những nơi có nhiều rừng được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Vai trò của chủ rừng bước đầu được tăng cường. Ý thức của cộng đồng và toàn xã hội về PCCCR có chuyển biến tích cực. Kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành và kiểm tra, kiểm soát cháy rừng của chính quyền các cấp và lực lượng chữa cháy rừng từng bước được cải thiện. Phương châm 4 tại chỗ trong chữa cháy rừng đã được quán triệt và phát huy hiệu quả. Những tiến bộ trong công tác PCCCR nói trên đã góp phần giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trong thời gian qua thể hiện tại Biểu đồ 02 dưới đây:

Biểu đồ 04: Diễn biến diện tích rừng bị cháy từ năm 2003- 2012

(Chi tiết tại Phụ lục 02. Diến biến diện tích rừng bị cháy giai đoạn 2003-2012)

Thống kê cho thấy, tổng diện cháy tính từ năm 2003 đến năm 2012 là 34.014 ha, trong đó rừng tự nhiên 8.684 ha; rừng trồng 25.329 ha. Bình quân 3.014 ha/năm. Các diện tích rừng tự nhiên bị cháy chủ yếu là rừng non, rừng tre nứa, rừng khộp, rừng nghèo, cây bụi. Trong khi đó rừng trồng bị cháy chủ yếu là Thông, keo, Bạch đàn... Thời điểm cháy rừng cũng diễn biến phức tạp và thay đổi theo từng vùng sinh thái.

7

Page 11: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Bảng 1. thống kê mùa cháy rừng ở các vùng sinh thái trên cả nước.

STT Vùng sinh tháiCác tháng trong năm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1 Tây Bắc - - - x x -

2 Đông Bắc - - - x x -

3 ĐB Sông Hồng - - - x -

4 Bắc Trung Bộ x x - - - x

5 Nam Trung Bộ x x - - - - x x

6 Tây Nguyên x x - - - x x

7 Đông Nam Bộ - - - - x x x

8 Tây Nam Bộ - - - - x x x

Trong đó: Dấu (x) là tháng khô có khả năng xuất hiện cháy rừng.

Dấu (-) là tháng hạn, kiệt và cực kỳ nguy hiểm vể cháy rừng trong mùa cháy.

(cháy rừng tự nhiên giảm; do đốt nương làm rẫy giảm; sự tham gia của các lực lượng liên quan - QDD, địa phương ngày càng tích cực và có hiệu quả hơn - Thể hiện tính xã hội hóa ngày càng cao)

2.3. Những tồn tại trong công tác PCCCR

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định. Tình hình cháy rừng ở nước ta vẫn diễn biến rất phức tạp. Trong giai đoạn 10 năm qua (2002-2011), cả nước đã xảy ra 7.380 vụ cháy rừng; diện tích thiệt hại: 49.837ha. Bình quân 715 vụ/năm; với diện tích 4.984ha rừng bị thiệt hại/năm. Đặc biệt là vào những năm nắng hạn bất thường và vào thời kỳ cao điểm của hiện tượng El Nino thì tình hình cháy rừng xảy ra rất nguy hiểm, năm 2002 xảy ra 1.198 vụ cháy rừng, thiệt hại 15.548 ha rừng, trong đó hai vụ cháy rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ thiệt hại 5.415 ha, giá trị lâm sản thiệt hại ước tính khoảng 290 tỷ đồng chưa kể hàng chục tỷ đồng chi phí cho chữa cháy và chi phí để phục hồi rừng của Nhà nước, và đầu năm 2010 xảy ra vụ cháy rừng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên làm cháy hơn 800 ha rừng, năm 2012 đã xảy rạ chảy rừng tại Khu rừng phòng hộ Nam Hải Vân, Thành phố Đà Nẵng làm thiệt hại hơn 100 ha rừng; chi phí huy động lực lượng để chữa cháy rừng là rất lớn, đời sống người dân tại địa phương xảy ra cháy rừng bị đảo lộn, ảnh hướng của cháy rừng lên hệ sinh thái kéo dài và cần thời gian mới khôi phục được.

Qua những vụ cháy rừng lớn vừa qua đã thể hiện những bất cập trong công tác PCCCR như sau:

8

Page 12: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Một là: Công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy bước đầu đã được triển khai nhưng còn nhiều hạn chế. Hiện tại, chỉ mới dự báo nguy cơ cháy rừng ở phạm vi toàn quốc, chưa dự báo chi tiết ở phạm vi hẹp, những trọng điểm có nguy cơ cháy cao, khả năng phát hiện sớm lửa rừng còn nhiều hạn chế nên chưa chủ động triển khai các phương án PCCCR kịp thời.

Hai là: Lực lượng Kiểm lâm được giao nhiệm vụ là nòng cốt trong công tác PCCCR, nhưng lại rất mỏng và phân tán; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về PCCCR còn hạn chế.

Đặc biệt không có lực lượng chữa cháy rừng chủ lực, chuyên ngành để ứng phó với các vụ cháy rừng lớn cấp quốc gia.

Ba là: Đầu tư phương tiện, trang thiết bị cho công tác PCCCR, thông tin liên lạc chưa đáp ứng được yêu cầu (chủ yếu là dụng cụ thô sơ, cành cây). Vì vậy, khi cháy rừng xảy ra, mặc dù huy động rất nhiều người tham gia song hiệu quả chữa cháy rừng thấp, khi có cháy lớn thì luôn lúng túng, bị động.

Bốn là: Công tác chỉ đạo, điều hành chậm do không nắm bắt được thông tin kịp thời và chính xác, thiếu phương tiện, trang thiết bị phục vụ chỉ đạo, chỉ huy.

Sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia chữa cháy rừng không nhịp nhàng, hiệu quả thấp, chưa phân định rõ chức năng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác PCCCR.

Năm là: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và các cấp chính quyền cơ sở còn hạn chế. Chủ trương xã hội hóa công tác PCCCR bước đầu được thực hiện. Tuy nhiên, vai trò của chủ rừng chưa cao; được quy định rõ và thực hiện nghiêm túc; một số chủ rừng và cộng đồng địa phương chưa chủ động trọng việc thực hiện các biện pháp PCCCR, chưa phát huy vai trò trong việc phát hiện sớm lửa rừng để tổ chức xử lý khi đám cháy mới phát sinh.

Sáu là: Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ trong công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng và các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng còn hạn chế. Hợp tác quốc tế để tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới trong PCCCR chưa được quan tâm thực hiện.

Bảy là: Chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia chữa cháy chưa đáp ứng được nhiệm vụ nặng nề về PCCCR nên chưa động viên, khuyến khích mọi lực lượng tham gia cứu chữa một cách chủ động và tích cực.

II. Những yêu cầu đặt ra cho công tác PCCCR trong thời gian tới

1. Nhiệm vụ của Ngành đối với công tác PCCCR

Nâng cao năng lực, khả năng dự báo về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

9

Page 13: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về phòng cháy, chữa cháy rừng; ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng;

Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng PCCCR chuyên ngành; hướng dẫn, đầu tư trang thiết bị và phương tiện PCCCR;

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về PCCCR; thực hiện hợp tác quốc tế về PCCCR;

Tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức thống kê về PCCCR;

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về PCCCR.

2. Những thách thức đối với công tác PCCCR

2.1. Địa bàn rừng núi, vùng sâu, vùng xa

Tài nguyên rừng chủ yếu phân bố tại vùng rừng núi, vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế nên nguồn lực giành cho công tác PCCCR rất thiếu, các công trình, trang thiết bị PCCCR chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương hỗ trợ; một bộ phận người dân sống trong rừng và gần rừng, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn nên vẫn phải vào rừng khai thác lâm sản, dùng lửa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh làm tăng nguy cơ cháy rừng.

Địa bàn rừng núi hiểm trở, đi lại khó khăn là trở ngại lớn đối với công tác chữa cháy rừng vì không huy động được lực lượng, trang thiết bị và hậu cần để xử lý đám cháy kịp thời; thông tin liên lạc cũng rất hạn chế làm cho việc chỉ đạo, chỉ huy dập cháy gặp nhiều khó khăn.

2.2. Tập quán canh tác phát nương làm rẫy

Cả nước có trên 25 triệu người dân sống tại các khu vực rừng núi, trong đó đa số đồng bào dân tộc ít người có tập quán canh tác nương rẫy. Đây là tập quán lâu đời nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân. Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho đồng bào miến núi trồng rừng thay thế nương rẫy, tuy nhiên tập quán này sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian dài. Theo thống kê qua nhiều năm, phát nương làm rẫy là nguyên nhân chính (khoảng 60%) dẫn đến cháy rừng. Vì vậy tăng cường công tác tuyên truyền, đi đôi với việc quy hoạch nương rẫy, hoàn thiện các quy định về PCCCR trong canh tác nương rẫy, áp dụng cá biện pháp không dùng lửa trong canh tác, kết hợp với thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động nay sẽ góp làm giảm đáng kể nguy cơ cháy rừng.

2.3. Diện tích rừng dễ cháy tăng nhanh

Việt Nam đã và đang tiếp tục thực hiện chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, vì vậy diện tích rừng trồng, rừng non do khoanh nuôi tái sinh ngày càng được mở rộng. Theo thống kế năm 2011 cả nước có trên 13,5 triệu ha rừng, trong đó, có trên 50% diện tích (trên 6 triệu ha) là rừng trồng, rừng tự nhiên mới tái sinh. Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn

10

Page 14: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

2011-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, diện tích rừng trồng sẽ tăng thêm 2,6 triệu ha, khoanh nuôi, tái sinh là 750.000 ha. Như vậy diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên mới tái sinh trong thời gian tới sẽ rất lớn. Đây là những đối tượng rừng có nguy cơ cháy cao, cùng với những diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và tình hình dân cư sống trong rừng và gần rừng cũng như các hoạt động khác của con người trong rừng ngày càng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng cao hơn, nếu không tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng tích cực, kịp thời thì thiệt hại về kinh tế, tác động tới đời sống người dân và môi trường sẽ rất lớn.

2.4. Biến đổi khí hậu và diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết

Biến đổi khí hậu toàn cầu có tác động làm thay đổi quy luật thông thường của khí hậu, thời tiết. Trong những năm qua đã xảy ra tình trạng mưa, nắng thất thường, các biểu hiện cực đoan của thời tiết (quá nóng, khô hạn) diện ra bất thường làm tăng nguy cơ cháy rừng, đặc biệt là các vụ cháy lớn. Việc dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng cũng gặp nhiều khó khăn. Công tác PCCCR do vậy phải luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với tình hình xấu nhất có thể xảy ra.

* Nhu cầu nguồn lực và khả năng đáp ứng các nguồn lực của Nhà nước và xã hội còn hạn chế;

III. Kinh nghiệm quốc tế trong công tác PCCCR

1. Thái Lan

Cục Vườn quốc gia và bảo tồn động, thực vật hoang dã là cơ quan đầu mối, chuyên trách về công tác kiểm soát lửa rừng. Các đơn vị tham mưu cho công tác kiểm soát lửa rừng gồm các bộ phận: kế hoạch, nghiên cứu và thông tin, đào tạo và phát triển, tác nghiệp, hợp tác quốc tế. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chữa cháy rừng là các Trạm kiểm soát lửa rừng và Trung điều phối kiểm soát lửa rừng. Cả nước có 64 trạm với 330 đội cơ động chữa cháy rừng. Mỗi đội cơ động có 15 người có nhiệm vụ chữa cháy rừng trong phạm vi 10.000 ha. 15 Trung tâm điều phối kiểm soát lửa rừng với nhiệm vụ chủ yếu là điều phối hoạt động chữa cháy rừng và hỗ trợ hoạt động của các Trạm kiểm soát lửa rừng. Trung tâm điều phối có các đội đặc nhiệm chữa cháy rừng được huy động khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn. Các đơn vị trực thuộc khác gồm 4 trung tâm đào tạo và phát triển kỹ năng chữa cháy và 1 Trung tâm nghiên cứu.

Tham gia chữa cháy rừng còn có lực lượng quân đội (có 5 máy bay chuyên dụng sẵn sàng huy động phục vụ công tác chữa cháy), lực lượng của Bộ Nội vụ, một số tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương, khoảng 10.000 tình nguyên viên được đào tạo mỗi năm cho công tác này.

Để tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác PCCCR, Thủ tướng Chính phủ thành lập Ủy ban quản lý lửa rừng quốc gia với nhiệm vụ chỉ đạo

11

Page 15: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

công tác quản lửa rừng. Ủy ban quôc gia thành lập các Ủy ban quản lý lửa rừng cấp tỉnh có nhiều rừng để chỉ đạo công tác này tại địa phương.

2. Trung Quốc

Ở Trung Quốc, cảnh sát lâm nghiệp là cơ quan chuyên trách về bảo vệ rừng, bao gồm công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

a) Ở Trung ương: Cục Cảnh sát lâm nghiệp là cơ quan thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Công an.

- Nhiệm và nhiệm vụ chủ yếu của Cục cảnh sát Lâm nghiệp là:

         + Tổ chức, phối hợp và hướng dẫn việc quản lý lửa rừng toàn quốc, nghiên cứu giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng phù hợp trên toàn quốc; chịu trách nhiệm báo cáo và chuyển tải thông tin; tiến hành công việc tuyên truyền về lửa; hướng dẫn và phối hợp các nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy của lực lượng vũ trang Cảnh sát lâm nghiệp; giám sát việc quản lý lửa; phối hợp và hướng dẫn chữa cháy; giám sát vệ tinh và dự báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức và thực hiện công việc phòng cháy, chữa cháy trên không; chịu trách nhiệm xây dựng các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng; quản lý tập trung việc dự trữ phương tiện, trang thiết bị, công cụ và vật liệu chữa cháy; tổ chức và thực hiện việc quản lý các khu vực chủ yếu có nguy cơ cháy cao và phát triển công trình dập lửa trực tiếp; tổ chức và phối hợp nghiên cứu khoa học về phòng cháy, chữa cháy.

         + Tổ chức, phối hợp và hướng dẫn việc thực thi pháp luật hình sự và hành chính về lâm nghiệp; điều tra và truy cứu trách nhiệm các vụ vi phạm nghiêm trọng; bảo vệ các khu vực rừng quan trọng; chịu trách nhiệm về thống kê thông tin và báo cáo; tổ chức đấu tranh, truy quét tội phạm trong lâm nghiệp,tại các điểm nóng; phối hợp và hướng dẫn công tác an ninh, điều tra tội phạm, điều tra tội phạm kinh tế, quản lý lửa trong các khu rừng quốc gia; tham mưu, đề xuất, sửa đổi bổ sung các điều luật và quy định liên quan; giám sát việc thực thi pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ mà Bộ Công an giao.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo thẩm quyền.

- Cục Cảnh sát Lâm nghiệp có các phòng: Phòng quản lý chung (Văn phòng), Phòng phòng cháy rừng (phòng trang thiết bị và phương tiện), Phòng chữa cháy rừng và Phòng bảo tồn tài nguyên rừng (văn phòng điều tra và truy cứu) và Trung tâm thông tin giám sát và cảnh báo lửa rừng.

b) Ở địa phương: cơ quan cảnh sát lâm nghiệp trong các khu vực có nhiều rừng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Đồng thời, trong giới hạn ủy quyền của ngành chủ quản Lâm nghiệp để thừa hành quyền xử phạt vi phạm hành chính.

12

Page 16: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Phần thứ hai

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG

I. Quan điểm

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và các cấp chính quyền về công tác PCCCR. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động mọi nguồn lực của xã hội, các thành phần kinh tế cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Chủ rừng phải chịu trách nhiệm về bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng trên diện tích rừng, đất rừng được Nhà nước giao, cho thuê;

2. Tiếp tục thực hiện tốt phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần tại chố. Địa phương chủ động tổ chức nguồn lực và chỉ huy chữa cháy rừng. Trung ương củng cố lực lượng đủ mạnh hỗ trợ các vùng trọng điểm cháy rừng và các vụ cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương;

3. Phòng cháy rừng là chủ đạo, chữa cháy rừng phải kịp thời, khẩn trương, có hiệu quả. Từng bước đầu tư nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt là lực lượng chuyên ngành để có đủ khả năng kiểm soát cháy rừng, giảm nguy cơ cháy rừng, chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Nâng cao khả năng cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức phát hiện sớm và thông báo kịp thời điểm cháy rừng thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám;

b) Tăng cường, củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành từ trung ương đến địa phương;

c) Tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất cho lực lượng PCCCR các cấp, ưu tiên xây dựng lực lượng chữa cháy rừng đủ mạnh để ứng phó với thảm họa cháy rừng cấp quốc gia;

III. Nội dung

1. Cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy

a) Dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng

13

Page 17: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Đầu tư nâng cấp trung tâm dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng đặt tại Cục Kiểm lâm, nhằm cải thiện và nâng cao khả năng cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng, xác định chính xác các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Cụ thể:

Đầu tư máy móc thiết bị và nâng cấp phần phềm dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng;

Xây dựng và biên tập hệ thống bản đồ phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng trên nền hiện trạng rừng đến từng khoảnh và tiểu khu gắn với ranh giới hành chính xã, huyện, và tỉnh.

Nâng cao chất lượng công tác dự báo thông qua việc: thu thập số liệu quan trắc từ các trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn trên địa bàn toàn quốc; nhập dữ liệu vào phần mềm để xử lý và thiết lập cơ sở dự liệu về vật liệu cháy trên cơ sở dữ liệu về theo dõi tài nguyên rừng để dự báo nguy cơ cháy rừng theo các cấp dự báo cháy rừng của từng khu vực, từ đó triết xuất, đưa ra bản dự báo cháy rừng hàng ngày, theo các cấp dự báo cháy trên nền bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng.

Tổ chức thông tin rộng rãi cấp dự báo nguy cơ cháy rừng, đặc biệt là phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo thường xuyên cấp dự báo cháy rừng trên chương trình thời sự.

b) Về công tác phát hiện sớm điểm cháy rừng

- Đầu tư cho công tác phát hiện sớm lửa rừng, bao gồm xác định điểm cháy trên diện rộng (bằng ảnh viễn thám) đặt tại Cục Kiểm lâm và xác định trực tiếp tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy (bằng hệ thống quan sát quang học), nhằm chủ động trong việc phát hiện sớm và chính xác điểm cháy rừng, để ngăn chặn kịp thời, giảm thiệt hại do cháy rừng gây ra. Cụ thể:

- Phát hiện sớm và xác định điểm cháy trên diện rộng (bằng ảnh viễn thám) và thông báo sớm điểm cháy rừng:

Đầu tư máy móc thiết bị và nâng cấp phần mềm phát hiện sớm điểm cháy rừng;

Tổ chức tiếp nhận, xử lý ảnh vệ tinh để xác định các toạ độ điểm cháy, thông qua bản đồ phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng trên nền hiện trạng rừng đến từng khoảnh và tiểu thuộc ranh giới hành chính xã, huyện, và tỉnh xác định rõ vị trí xuất hiện cháy rừng, thời điểm cháy và mức độ nguy hiểm của đám cháy;

Thông tin kịp thời cho chủ rừng và địa phương triển khai các biện pháp chữa cháy rừng.

- Phát hiện sớm và xác định điểm cháy tại các khu vực trọng điểm có

14

Page 18: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

nguy cơ xảy ra cháy rừng

Tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng, nghiên cứu lắp đặt hệ thống quang trắc (bằng hệ thống quan sát quang học), nhằm chủ động phát hiện sớm và chính xác điểm cháy rừng, để ngăn chặn kịp thời, giảm thiệt hại do cháy rừng gây ra, cụ thể:

Lựa chọn và xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng (quy mô tối đa 30.000ha), để nghiên cứu lắp đặt hệ thống quang trắc. Trong đó ưu tiên cho các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ;

Đầu tư lắp đặt hệ thống quang trắc;

Xây dựng cơ chế quản lý, cung cấp thông tin và phương án tác chiến khi cháy rừng xảy ra.

2. Củng cố tổ chức và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ

2.1. Củng cố tổ chức

a) Ở Trung ương

+ Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng

Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 (sau đây gọi là Ban chỉ đạo) hoạt động theo quy chế và chương trình hành động, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương xây dựng và thực hiện nghiêm túc các phương án PCCCR đã đề ra.

Chỉ đạo chữa cháy rừng khi cháy lớn xảy ra vượt quá tầm kiểm soát của cấp tỉnh, tham gia chỉ đạo khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra.

Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp trong PCCCR.

Tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo về PCCCR quốc gia.

+ Bộ Nông nghiệp và PTNT

Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước

Văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được thành lập theo Quyết định số 205/QĐ-BNN-TCCB ngày 07/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng giúp Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; đồng thời giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quy định tạo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.

15

Page 19: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

- Cục Kiểm lâm

Cục Kiểm lâm là cơ quan trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với vai trò là cơ quan chuyên trách trong công tác PCCCR, Cục Kiểm lâm có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Tổ chức thực hiện công tác thông tin dự báo, phát hiện, cảnh báo các điểm cháy rừng trên phạm vi toàn quốc.

Thông tin chi tiết về công tác dự báo, phát hiện, cảnh báo các điểm cháy rừng; nội dung công tác dự báo nguy cơ cháy rừng, phát hiện, thông báo sớm điểm cháy rừng.

Xây dựng chương trình chỉ đạo chữa cháy rừng và khắc phục hậu quả do cháy rừng bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy rừng;

Xây dựng và củng cố các Kiểm lâm vùng trực thuộc Cục Kiểm lâm

Trên cơ sở đặc thù về điều kiện tự nhiên, đặc điểm mùa khô và diện tích rừng dễ xảy ra cháy của từng vùng để xác định quy mô tổ chức và nhiệm vụ của các Kiểm lâm vùng.

- Nhiệm vụ của các cơ quan Kiểm lâm vùng

Quản lý, hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra các hoạt động PCCCR của các tổ chức, cá nhân trong vùng.

Tổ chức lực lượng chữa cháy rừng chủ lực, chuyên trách, phối hợp với địa phương ứng cứu, dập tắt những vụ cháy rừng trong vùng trọng điểm và những vụ cháy rừng có nguy cơ lan rộng vượt quá tầm kiểm soát của địa phương.

Nghiên cứu, ứng dụng, xây dựng mô hình, tổ chức huấn luyện, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật PCCCR cho các Chi cục Kiểm lâm, chủ rừng trong vùng.

Kiểm lâm vùng I: quản lý và hoạt động trong phạm vi các tỉnh vùng Bắc Bộ (từ Hà Nam trở ra). Trụ sở tại tỉnh Quảng Ninh.

Kiểm lâm vùng II: quản lý và hoạt động trong phạm vi các tỉnh từ Ninh Bình đến Khánh Hòa và các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông. Trụ sở tại tỉnh Thanh Hoá.

Kiểm lâm vùng III: quản lý và hoạt động trong phạm vi các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Lâm Đồng. Trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Kiện toàn lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành của các Kiểm lâm vùng

16

Page 20: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Hiện nay tại các Kiểm lâm vùng đã thành lập Đội cơ động PCCCR. Trên cơ sở Đội cơ động PCCCR, kiện toàn để lực lượng này trở thành lực lượng chủ lực, chuyên trách về chữa cháy rừng. Biên chế tối thiểu mỗi đội cơ động PCCCR là 30 người.

Đội cơ động PCCCR được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ thuật chữa cháy rừng, được trang bị phương tiện, thiết bị chuyên dụng chữa cháy rừng đồng bộ. Thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Chuyển giao các nghiên cứu, ứng dụng về PCCCR cho địa phương,

Kiểm tra hướng dẫn kỹ thuật về PCCCR,

Hỗ trợ và tham gia ứng cứu chữa cháy rừng ở các khu vực trọng điểm cháy, các vụ cháy lớn có nguy cơ vượt ra ngoài tầm kiểm soát của tỉnh. Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng này là phối hợp với địa phương tổ chức trinh sát, lên phương án, công tác tham mưu và hướng dẫn lực lượng chữa cháy rừng.

Tập huấn kỹ thuật chữa cháy rừng và thực hành diễn tập chữa cháy rừng.

Việc điều động Đội cơ động PCCCR của các Kiểm lâm vùng ra khỏi địa bàn được phân công do Cục trưởng Cục Kiểm lâm quyết định và theo yêu cầu của Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.

- Vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Củng cố và xây dựng Đội Kiểm lâm PCCCR tại các Vườn quốc gia với nhiệm vụ chủ yếu sau:

Kiểm tra công tác PCCCR trong khu vực rừng do đơn vị quản lý.

Xây dựng các nội quy, quy định phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy chế quản lý rừng đặc dụng. Hướng dẫn cộng đồng và người dân ở trong và xung quanh Vườn quốc gia thực hiện các quy định PCCCR.

Tổ chức chữa cháy rừng trong khu vực rừng do đơn vị quản lý hoặc hỗ trợ các chủ rừng khác theo yêu cầu của Ban chỉ huy PCCCR địa phương.

b) Địa phương

- Ban chỉ đạo cấp tỉnh

Ban chỉ đạo cấp tỉnh về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành lập theo quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính (sau đây gọi là Ban chỉ đạo cấp tỉnh) có nhiệm vụ về PCCCR chủ yếu sau:

Tổ chức và chỉ đạo xây dựng phương án PCCCR trên địa bàn.

Theo dõi, chỉ đạo, điều hành các lực lượng và chủ rừng thực hiện nghiêm túc phương án phòng cháy, chữa cháy rừng đã được phê duyệt.

17

Page 21: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Tổ chức hoạt động thường xuyên trong các tháng cao điểm dễ xảy ra cháy.

Tổ chức phối hợp liên ngành trong công tác chữa cháy rừng.

Trực tiếp chỉ huy chữa cháy rừng ở địa phương khi cháy rừng xẩy ra, trường hợp cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương kịp thời đề nghị Trung ương hỗ trợ. Thực hiện chế độ thông tin kịp thời về công tác PCCCR với Ban chỉ đạo nhà nước.

- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo cấp tỉnh

Giao Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm là Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo cấp tỉnh, trực tiếp phụ trách về công tác bảo vệ rừng và PCCCR với nhiệm vụ:

Đề xuất kế hoạch, chương trình bảo vệ rừng và PCCCR của Ban chỉ đạo cấp tỉnh;

Tổ chức theo dõi và tổng hợp tình hình về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, xác định các trọng điểm có nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh để tham mưu cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đầu tư PCCCR và chủ động ứng phó khi xảy ra cháy lớn;

Phối hợp với các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan để tổ chức thực hiện công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; tuyên truyền giáo dục và tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ về công tác PCCCR;

Tổ chức trực ban theo dõi tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh văn phòng Ban chỉ đạo cấp tỉnh phân công.

- Chi cục Kiểm lâm các tỉnh có nhiều rừng (tỉnh có từ 200.000 ha rừng trở lên)

Củng cố và tăng cường tổ chức các Đội kiểm lâm cơ động và PCCCR thuộc Chi cục Kiểm lâm. Mỗi Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR được bố trí tối thiểu từ 20 người, được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ, kỹ thuật PCCCR; đầu tư các phương tiện, trang thiết bị chữa cháy rừng phù hợp.

Nhiệm vụ chủ yếu của Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR của các Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh như sau:

Thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương.

Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho đội viên tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và chủ rừng.

Chữa cháy các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn và tham gia chữa cháy các vụ cháy khác khi được huy động.

18

Page 22: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Việc điều động, chỉ huy Đội Kiểm lâm và PCCCR do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm quyết định.

- Hạt Kiểm lâm cấp huyện và các Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng phòng hộ thuộc vùng trọng điểm cháy rừng.

Tổ chức các Tổ Kiểm lâm PCCCR. Mỗi Hạt Kiểm lâm cấp huyện và Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng phòng hộ thuộc vùng trọng điểm cháy rừng, thành lập 01 Tổ Kiểm lâm PCCCR, được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ PCCCR; đầu tư các trang thiết bị, phương tiện phù hợp.

Nhiệm vụ chủ yếu của Tổ Kiểm lâm PCCCR như sau:

Kiểm tra công tác PCCCR của chủ rừng trên địa bàn huyện và trong khu vực rừng do đơn vị quản lý;

Hướng dẫn tổ đội quần chúng và người dân tham gia công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng;

Tổ chức chữa cháy rừng trong khu vực rừng do đơn vị quản lý hoặc chữa cháy rừng của các chủ rừng khác theo yêu cầu của Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng địa phương.

2.2. Nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ

Đối tượng đào tạo là các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên ngành về PCCCR từ trung ương đến địa phương, cán bộ phụ trách công tác PCCCR của chính quyền các cấp, ngành có liên quan; chủ rừng; tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và các tình nguyện viên. Nội dung đào tạo:

Đào tạo kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đào tạo ứng dụng công nghệ mới trong phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đào tạo các biện pháp cứu hộ, cứu nạn trong phòng chống cháy rừng.

Đào tạo nghiệp vụ tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đào tạo các kỹ thuật khắc phục hậu quả của cháy rừng.

3. Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị

3.1. Nguyên tắc đầu tư

Tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị PCCCR cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành và cơ sở là cần thiết trong giai đoạn hiện nay, quá trình đầu tư phải đảm bảo đồng bộ, thống nhất và theo nguyên tắc sau:

- Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị bảo đảm theo đúng yêu cầu thực tế của từng đơn vị và địa phương, thực hiện theo phương châm hiệu quả, tiết kiệm

19

Page 23: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

và tránh lãng phí.

- Phương tiện, thiết bị đảm bảo đồng bộ, thống nhất; dễ sử dụng, hiệu suất cao, cơ động được tối đa trên địa hình phức tạp và an toàn cho người sử dụng và môi trường.

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, ưu tiên đầu tư cho các địa phương trong khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy cao; có các khu rừng đặc dụng, phòng hộ và các vùng rừng tập trung quy mô lớn ….

3.2. Nội dung đầu tư

- Đầu tư trang thiết bị và nâng cấp phần mềm dự báo, cảnh báo cháy rừng tại Cục Kiểm lâm;

- Đầu tư trang thiết bị nhằm tăng cường số lần thu ảnh viễn thám trong ngày; nâng cấp phần mềm phát hiện sớm lửa rừng, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng khoanh vẽ đến từng khoảnh, tiểu khu và ranh giới xã, huyện, tỉnh trên hệ tọa độ rõ ràng nhằm xác định chính xác điểm cháy.

- Đầu tư xây dựng các trạm quang trắc tại các khu vực trọng điểm cháy (bằng hệ thống quan sát quang học).

- Đầu tư phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng từ trung ương đến cơ sở.

- Đầu tư cải tạo, nâng cấp các cơ quan Kiểm lâm vùng thành nơi đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện nghiệp vụ và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Xây dựng mô hình quản lý lửa rừng thống nhất và hiệu quả.

- Đầu tư xây dựng và biên soạn các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn việc thực thi pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư mua sắm máy bay phục vụ cho công tác chỉ đạo, kiểm tra và tuần tra trinh sát phát hiện sớm điểm cháy; và máy bay chữa cháy rừng.

4. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về công tác PCCCR

Xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền về công tác PCCCR thông qua các số ra chuyên đề hàng ngày, tuần và tháng trên các phương tiện thông tin đại chúng; phát hành bản tin kiểm lâm trong toàn quốc để thông tin trao đổi kinh nghiệm, nêu gương người tốt, việc tốt về công tác bảo vệ rừng, PCCCR.

Tổ chức phát sóng về cấp dự báo nguy cơ cháy rừng hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương trong các tháng cao điểm của mùa khô.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về chính sách của nhà nước; quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong phòng

20

Page 24: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

cháy, chữa cháy rừng và giới thiệu lợi ích của rừng đối với cuộc sống con người.

Xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; biển cấm lửa và biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng; in ấn và phát hành các tài liệu phổ biến về phòng cháy, chữa cháy rừng và các quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo vệ rừng.

Xây dựng mô hình trình diễn về công tác quản lý lửa rừng; chương trình phối hợp với trường phổ thông Trung học và trường cơ sở để tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá tìm hiểu về công tác bảo vệ rừng.

Phát hành các cuốn sách và tờ rơi tuyên truyền cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Phần thứ ba

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Cơ chế, chính sách

Xây dựng cơ chế, chính sách để tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế; các cá nhân, tổ chức xã hội trong và ngoài nước tăng cường cho công tác PCCCR.

Xây dựng cơ chế chỉ đạo, điều hành, chỉ huy, phối hợp lực lượng bảo vệ rừng thống nhất; quy chế hoạt động và chia sẻ nghĩa vụ, quyền lợi của các lực lượng tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp.

Xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các định mức (số lượng, chủng loại) phương tiện, trang thiết bị và công cụ phòng cháy, chữa cháy rừng đối với đơn vị diện tích rừng nhất định; quy định về thiết kế các công trình phòng cháy rừng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng và quy định cơ chế dự trữ trang thiết bị trong phòng cháy, chữa cháy rừng.

Xây dựng và hoàn thiện chính sách toàn diện (biên chế, chế độ…) đối với lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành và tổ đội quần chúng bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng ở cơ sở và của chủ rừng nhà nước.

Rà soát xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể quốc gia và địa phương thống nhất về PCCCR theo phương châm bốn tại chỗ.

- Nghiên cứu các giải pháp khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra.

2. Chỉ đạo điều hành, phối hợp

Xây dựng cơ chế chỉ đạo, điều hành, chỉ huy, phối hợp lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng thống nhất.

Quy chế hoạt động và chia sẻ nghĩa vụ, quyền lợi của lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp.

21

Page 25: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Củng cố hoạt động của Ban chỉ đạo Nhà nước, Ban chỉ đạo cấp tỉnh về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, các cơ cấu chỉ đạo điều hành công tác PCCCR cấp huyện và xã.

3. Xây dựng lực lượng Quân đội và Công an phối hợp hỗ trợ tham gia chữa cháy rừng

3.1. Huy động lực lượng Quân đội

a) Tổ chức Tiểu đoàn chữa cháy rừng Quân khu thuộc Bộ Quốc phòng

Các Quân khu 1, 2, 3, 4, 5, 7 và 9 mỗi Quân khu phân công 01 Tiểu đoàn tham gia vào việc chữa cháy rừng khi có cháy lớn xảy ra vượt quá tầm kiểm soát của địa phương. Tiểu đoàn này được huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy rừng và trang bị thiết bị chuyên dùng, công cụ cần thiết, sẵn sàng nhận nhiệm vụ chữa cháy rừng trên địa bàn được phân công.

- Cơ chế phối hợp:

Khi cháy rừng vượt quá tầm kiểm soát của địa phương, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước yêu cầu Bộ Quốc phòng điều động các Tiểu đoàn tham gia chữa cháy rừng.

Trang bị công cụ phục vụ chữa cháy rừng cho Tiểu đoàn chữa cháy rừng do Quân khu đảm nhiệm với sự hỗ trợ của các Kiểm lâm vùng.

Phương tiện di chuyển và hậu cần phục vụ cho Tiểu đoàn PCCCR trong thời gian chữa cháy rừng do đơn vị chủ động và hỗ trợ của địa phương.

Việc huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy rừng cho các tiểu đoàn của Quân khu do Kiểm lâm vùng trong khu vực đảm nhiệm.

b) Tổ chức Đại đội chữa cháy rừng thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

Mỗi Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh phân công 01 Đại đội là đơn vị thường trực tham gia chữa cháy rừng khi có cháy lớn xảy ra ở địa phương. Đại đội này được huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy rừng và trang thiết bị, công cụ cần thiết sẵn sàng nhận nhiệm vụ chữa cháy rừng trên địa bàn.

- Cơ chế phối hợp:

Khi cháy lớn xảy ra, Trưởng ban chỉ đạo cấp tỉnh thống nhất với Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh điều động Đại đội này tham gia chữa cháy rừng.

Phương tiện di chuyển, công cụ chữa cháy rừng và hậu cần cho đại đội chữa cháy rừng do đơn vị đảm nhiệm và hỗ trợ của địa phương.

Việc huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy rừng cho Đại đội chữa cháy do Chi cục Kiểm lâm sở tại đảm nhiệm.

3.2. Huy động lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

a) Trung ương

22

Page 26: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Khi cháy rừng lớn xảy ra, vượt qua tầm kiểm soát của địa phương, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo huy động lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tham gia chữa cháy rừng.

Trưởng Ban chỉ đạo cấp tỉnh là tổng chỉ huy chữa cháy rừng trong trường hợp có huy động nhiều lực lượng phối hợp liên ngành.

Phương tiện chuyển quân, công cụ, phương tiện chữa cháy rừng và hậu cần cho lực lượng Cảnh sát chữa cháy rừng do đơn vị đảm nhiệm.

b) Địa phương

Khi cháy rừng xảy ra, cảnh sát phòng cháy và chữa cháy địa phương có trách nhiệm tham gia chữa cháy rừng.

Phương tiện chuyển quân, công cụ, phương tiện chữa cháy rừng và hậu cần do đơn vị đảm nhiệm.

4. Công nghệ, kỹ thuật

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lửa rừng: quy hoạch, phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng; dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phát hiện sớm điểm cháy rừng; truyền tin, xử lý thông tin và chỉ huy chữa cháy rừng; huy động lực lượng và tổ chức chữa cháy rừng.

Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phương tiện, thiết bị và công cụ phòng cháy, chữa cháy rừng tiên tiến phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.

Quy hoạch và quản lý các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng: hệ thống đường xá; kênh mương, bể chứa, hồ đập; hệ thống chòi canh lửa; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống các trạm đo mưa, trạm khí tượng phục vụ dự báo cháy rừng;

Củng cố và đầu tư xây dựng cho 03 Kiểm lâm vùng (trực thuộc Cục Kiểm lâm) trở thành nơi nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ của cả nước về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và tham gia ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương.

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng .

5. Đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế

5.1 Đào tạo, tập huấn

Nâng cấp, cải tạo đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo, huấn luyện, thực hành về PCCCR tại ba cơ quan Kiểm lâm vùng đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo và bảo đảm tính chuyên nghiệp cao, nhằm phục vụ cho cán bộ công chức kiểm lâm các tỉnh và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng và dân quân tự vệ theo quy định.

23

Page 27: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo phù hợp với nhu cầu và đối tượng ở mỗi đơn vị, như: đào tạo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đào tạo tiểu giáo viên….

Tùy theo đối tượng đào tạo (như các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên ngành về PCCCR; chủ rừng; tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và các tình nguyện viên....) mà xây dựng nội dung đào tạo phù hợp, như đào tạo kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng; ứng dụng công nghệ mới trong phòng cháy, chữa cháy rừng; các biện pháp cứu hộ, cứu nạn trong phòng chống cháy rừng; nghiệp vụ tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy rừng và đào tạo các kỹ thuật khắc phục hậu quả của cháy rừng.

Rà soát, bổ sung và biên tập bộ tài liệu đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về PCCCR hoàn chỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, ban hành để sử dụng thống nhất.

Cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức biên soạn tài liệu đào tạo, báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

5.2. Hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, đặc biệt với các nước thành viên trong khối ASEAN thực hiện Hiệp định chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới do cháy rừng, cháy đất gây ra. Cụ thể:

Hợp tác trao đổi kinh nghiệm, thăm quan nghiên cứu các mô hình quản lý lửa rừng;

Nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;

Trao đổi, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật và dự án đầu tư cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và dự án trong lĩnh vực bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

6. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác PCCCR

Xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền về công tác PCCCR thông qua các số ra chuyên đề hàng ngày, tuần và tháng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về chính sách của nhà nước; quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong phòng cháy, chữa cháy rừng và giới thiệu lợi ích của rừng đối với cuộc sống con người.

Xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; biển cấm lửa và biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng; in ấn và phát hành các tài

24

Page 28: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

liệu phổ biến về phòng cháy, chữa cháy rừng và các quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo vệ rừng.

Xây dựng mô hình trình diễn về công tác quản lý lửa rừng; chương trình phối hợp với trường phổ thông Trung học và trường cơ sở để tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá tìm hiểu về công tác bảo vệ rừng.

7. Tài chính

Ngân sách Trung ương cấp kinh phí hàng năm theo dự án phòng cháy, chữa cháy rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các dự án của Ủy ban nhân dân các tỉnh theo quy định của Nhà nước.

Nhà nước đầu tư xây dựng lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng chính quy, và có tính chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại.

Tăng cường đầu tư nghiên cứu, ứng dụng thành tự khoa học công nghệ tiên tiến, trang bị công cụ, nghiệp vụ kỹ thuật trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để đảm bảo môi trường làm việc thuận lợi nhất phục vụ công tác chuyên môn.

Xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư, để tạo nguồn thu, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài, nhất là vốn viện trợ,... để đầu tư cho hoạt động quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

Phần thứ tư

KINH PHÍ- DỰ ÁN ƯU TIÊN- HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN

I. Kinh phí

1. Về nguyên tắc

a) Nguồn kinh phí thực hiện đề án do ngân sách nhà nước cấp và ngân sách địa phương; đóng góp của các chủ rừng, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và được sử dụng theo các quy định hiện hành về chế độ thu – chi ngân sách;

b) Ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ đầu tư ở các địa phương trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao và cháy lớn; đơn vị có nhiều rừng, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trọng điểm.

2. Khái toán

Tổng kinh phí thực hiện đề án: 2.000 tỷ, trong đó:

2.1. Kinh phí sự nghiệp

Tổng: 400 tỷ đồng

Kinh phí các đơn vị thuộc Bộ NN & PTNT: 80 tỷ đồng

Kinh phí địa phương: 320 tỷ đồng25

Page 29: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

2.2. Kinh phí đầu tư

- Tổng vốn đầu tư: 1.600 tỷ đồng, trong đó:

Đầu tư cho các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT: 300 tỷ đồng.

Đầu tư cho Kiểm lâm các tỉnh: 1.300 tỷ đồng.

3. Nguồn kinh phí

3.1. Kinh phí sự nghiệp:

Công tác tuyên truyền, huy động lực lượng tham gia PCCCR, tập huấn: Bố trí theo kế hoạch kinh phí sự nghiệp hàng năm theo quy định hiện hành.

3.2. Kinh phí đầu tư:

Ngân sách Trung ương đầu tư toàn bộ dự án ưu tiên và được phân bổ, điều tiết như sau:

a) Đối với các đơn vị thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đầu tư trực tiếp theo các dự án của các đơn vị trực thuộc thông qua Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phụ lục 04: Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia Đề án);

b) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đầu tư trực tiếp cho Kiểm lâm các tỉnh thông qua dự án phòng cháy, chữa cháy rừng của các tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Kế hoạch- Đầu tư đồng thuận (Phụ lục 05: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia Đề án PCCCR giai đoạn 2013-2020);

c) Đối với lực lượng Công an, Quân đội xây dựng dự án đầu tư riêng trình Chính Phủ phê duyệt.

4. Phân kỳ đầu tư

Giai đoạn 2013-2015: 700 tỷ đồng

Giai đoạn 2015- 2020: 1.300 tỷ đồng

Dự toán phân bổ cơ cấu vốn của các hạng mục

26

Page 30: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

STT Hạng mục đầu tư Tỉ lệ phân bổ (%)

Tổng

(triệu đồng)

I KINH PHÍ SỰ NGHIÊP 20 400.000

1 Tuyên truyền PCCCR 150.000.

2 Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ 150.000

3 Xây dựng mô hình PCCCR 50.000

4 Thăm quan học tập 50.000

II KINH PHÍ ĐẦU TƯ 80 1.600.000

1 Chi phí xây dựng cơ bản 700.000

2 Chi phí thiết bị 800.000

3 Chi khác và dự phòng 100.000

TỔNG KINH PHÍ 2.000.000

II. Một số dự án ưu tiên

Đề án xác định 3 dự án ưu tiên:

1. Dự án nâng cao năng lực chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm giai đoạn 2013-2020.

2. Dự án nâng cấp hệ thống theo dõi cháy rừng qua ảnh vệ tinh; nâng cấp hệ thống dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam.

3. Xây dựng lực lượng chữa cháy rừng tại các Kiểm lâm vùng.

III. Hiệu quả của đề án

Nâng cao hiệu quả điều hành, kiểm tra, giám sát công tác PCCCR từ Trung ương đến địa phương, để chủ động phòng cháy và chữa cháy rừng.

Củng cố, hoàn thiện lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành về tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ. Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn về phòng cháy, chữa cháy rừng đối với lực lượng quản lý và tham gia bảo vệ rừng.

Tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất cho lực lượng PCCCR đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy rừng tại cơ sở.

Nâng cao khả năng cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức phát hiện sớm và thông báo kịp thời điểm cháy rừng.

27

Page 31: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Nâng cao vai trò, trách nhiệm và nhận thức của chủ rừng và cộng đồng trong phòng cháy, chữa cháy rừng thông qua tuyên truyền, hướng dẫn việc thực thi pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Phần thứ năm

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Tiến độ thực hiện

Từ 2013 đến 2020; Chia hai giai đoạn:

- Năm 2013 - 2015:

+ Các hoạt động sự nghiệp: Kinh phí được bố trí theo kế hoạch hàng năm.

+ Đầu tư: Thực hiện các thủ tục xây dựng và trình duyệt dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước và chuẩn bị đầu tư; tổ chức thực hiện các hạng mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Năm 2015 - 2020: Đầu tư theo các dự án đã được phê duyệt.

II. Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai, thực hiện Đề án

Ban Chỉ đạo triển khai, thực hiện Đề án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển chủ trì, thành phần Ban Chỉ đạo gồm:

a) Trưởng Ban: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Phó Trưởng Ban: Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Các thành viên: Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Thành lập Văn phòng điều hành Đề án thuộc Tổng cục Lâm nghiệp để giúp việc cho Ban Chỉ đạo, do Trưởng ban - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định.

III. Trách nhiệm thực hiện Đề án

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2013- 2020, cụ thể là:

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện đề án thống nhất toàn quốc, giám sát, kiểm tra chặt chẽ tiến độ, nội dung và chất lượng đề án của các ngành, các cấp.

- Chỉ đạo Tổng cục Lâm nghiệp sớm xây dựng dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng đối với các đơn vị thuộc Bộ và phê duyệt dự án để tổ chức thực hiện, để hỗ trợ cho địa phương trong sử dụng các phần mềm cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy, phát hiện sớm điểm cháy và đào tạo tập huấn, đảm

28

Page 32: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

bảo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đồng bộ và thống nhất trong cả nước.

- Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương xây dựng dự án đảm bảo đúng mục tiêu và nội dung và tiến độ dự án.

- Hàng năm, căn cứ tiến độ thực hiện dự án, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kế hoạch vốn của các tỉnh và thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí vốn đầu tư cho dự án.

- Tổng hợp kết quả thực hiện dự án của các địa phương; lập báo cáo kết quả thực hiện đề án trên phạm vi toàn quốc báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực đầu tư để thực hiện Đề án.

- Cân đối vốn và ghi danh mục cụ thể cho dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong kế hoạch ngân sách hàng năm.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất kế hoạch vốn của các tỉnh để bố trí vốn đầu tư cho dự hàng năm.

3. Bộ Tài chính

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối ngân sách bảo đảm nguồn kinh phí và hướng dẫn chi tiêu ngân sách cho thực hiện Đề án theo kế hoạch và tiến độ hàng năm.

4. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng

- Phối hợp xây dựng quy chế hoạt động về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; bố trí lực lượng tham gia đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật chữa cháy rừng.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất các nội dung của Đề án liên quan đến lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Bộ Công an.

5. Bộ Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn về tổ chức và biên chế xây dựng cơ chế quản lý tổ chức - nhân sự để thực hiện Đề án. Đồng thời, xây dựng và ban hành chế độ chính sách đối với người làm công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện đề án theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể là:

29

Page 33: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

- Tổ chức xây dựng dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng của địa phương và quyết định phê duyệt dự án trên cơ sở ý kiến đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chỉ đạo và giám sát, kiểm tra chặt chẽ tiến độ, nội dung và chất lượng thực hiện dự án ở địa phương.

- Hàng năm, căn cứ vào nội dung và tiến độ thực hiện, báo cáo kế hoạch vốn về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

IV. Kiểm tra, giám sát và đánh giá

Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc toàn diện đối với các hoạt động của đề án.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lập chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện. Đề xuất với Ban chỉ đạo nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.

Phần thứ sáu

KẾT LUẬN

Xuất phát từ thực tiễn công tác PCCCR trong thời gian qua, việc xây dựng để thực hiện đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Quá trình triển khai thực hiện đề án sẽ từng bước kiện toàn, nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng của lực lượng chuyên ngành, hạn chế nguy cơ và giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra, góp phần thiết thực thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020; Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

30

Page 34: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục 01. Diễn biến diện tích rừng giai đoạn 2002-2011

Năm Rừng TN Rừng trồng Tổng

2002 9,865,020 1,919,569 11,784,589

2003 10,004,709 2,089,809 12,094,518

2004 10,103,759 2,205,503 12,309,262

2005 10,283,173 2,333,526 12,616,700

2006 10,304,316 2,419,794 12,724,109

2007 10,283,965 2,553,369 12,837,333

2008 10,348,591 2,770,182 13,118,773

2009 10,339,305 2,919,538 13,258,843

2010 10,304,816 3,083,259 13,388,075

2011 10,277,060 3,226,161 13,503,221

1

Page 35: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Phụ lục 02. Diễn biến diện tích rừng bị cháy giai đoạn 2002-2012

TT Năm

Tổng cộng Theo 3 loại rừng

Cộng R.tự nhiên

Rừng trồng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

R.tự nhiên

Rừng trồng

R.tự nhiên

Rừng trồng

R.tự nhiên

Rừng trồng

1 2003 5503 1958 3711 930 22 294 979 734 2710

2 2004 4294 195 1362 24 15 89 309 83 1038

3 2005 7349 1502 5847 44 253 957 1745 502 3849

4 2006 2027 265 1763 3 54 178 751 84 958

5 2007 4740 2231 2509 61 107 416 1129 1754 1273

6 2008 1550 74 1476 0 191 37 363 37 922

7 2009 1557 195 1362 24 15 89 309 83 1038

8 2010 5669 1958 3711 930 22 294 979 734 2710

9 2011 1745 42 1703 6 17 13 264 23 1422

10 2012 1325 307 1018 45 6 93 200 169 812

2

Page 36: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Phụ lục 03: Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

tham gia Đề án PCCCR giai đoạn 2013-2020

STT Tên đơn vịĐịa điểm

Ghi chú

1 VQG Tam ĐảoVĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang

2 VQG Ba Vì Hà Tây, Hoà Bình

3 VQG Cúc PhươngNinh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá

4 VQG Bạch Mã Thừa Thiên Huế

5 VQG Yokdon Đắk Lắk

6 VQG Cát TiênĐồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước

7 Cục Kiểm lâm Hà Nội

8 Kiểm lâm vùng I Quảng Ninh

9 Kiểm lâm vùng II Thanh Hoá

10 Kiểm lâm vùng III Thành phố Hồ Chí Minh

11Văn phòng BCĐNN về BVR - PTR

Hà Nội

3

Page 37: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Phụ lục 04: Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia

Đề án PCCCR giai đoạn 2013-2020Số

TTTên tỉnh, TP

Diện tích có rừngGhi chú

Tổng số Rừng tự nhiên

Rừng trồng

(3) (4) = (5)+(6) (5) (6) (7)

Toàn quốc 13.388.075 10.304.816 3.083.259

01 Lai Châu 383.591 358.321 25.269

02 Điện Biên 347.225 330.900 16.325

03 Sơn La 625.786 602.100 23.685

04 Hoà Bình 224.963 137.914 87.049

05 Lào Cai 327.755 258.450 69.305

06 Yên Bái 410.702 234.743 175.959

07 Hà Giang 444.861 367.678 77.183

08 Tuyên Quang 390.148 270.642 119.506

09 Phú Thọ 183.149 64.065 119.085

10 Vĩnh Phúc 28.548 9.367 19.181

11 Cao Bằng 336.813 319.672 17.141

12 Bắc Kạn 288.149 229.039 59.110

13 Thái Nguyên 175.071 97.007 78.064

14 Quảng Ninh 310.359 147.329 163.030

15 Lạng Sơn 409.427 251.392 158.035

16 Bắc Giang 127.338 62.734 64.604

17 TP Hải Phòng 17.989 10.773 7.216

18 Hải Dương 10.212 2.335 7.877

19 TP Hà Nội 24.277 6.918 17.359

20 Hà Nam 4.773 3.138 1.635

21 Ninh Bình 27.237 23.603 3.635

22 Thanh Hoá 545.026 386.046 158.981

4

Page 38: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Số

TTTên tỉnh, TP

Diện tích có rừngGhi chú

Tổng số Rừng tự nhiên

Rừng trồng

23 Nghệ An 874.510 733.321 141.190

24 Hà Tĩnh 318.205 210.083 108.122

25 Quảng Bình 548.344 457.079 91.265

26 Quảng Trị 226.468 138.104 88.364

27 T.Thiên Huế 294.651 202.699 91.952

28 TP Đà nẵng 51.315 38.781 12.534

29 Quảng Nam 512.543 394.617 117.926

30 Quảng Ngãi 250.119 109.837 140.282

31 Bình Định 287.505 199.372 88.133

32 Phú Yên 178.535 125.679 52.856

33 Khánh Hoà 204.487 166.383 38.104

34 Ninh Thuận 148.665 140.845 7.821

35 Bình Thuận 286.566 252.721 33.845

36 Kon Tum 654.063 612.225 41.838

37 Gia Lai 719.812 673.541 46.272

38 Lâm Đồng 601.207 538.557 62.651

39 Đăc Lăc 610.489 567.854 42.635

40 Đăk Nông 288.813 261.713 27.100

41 Đồng Nai 167.881 111.634 56.247

42 Bà Rịa V.Tàu 26.690 14.430 12.260

43 Bình Phước 116.710 70.884 45.826

44 Tây Ninh 48.098 35.516 12.583

45 Long An 38.170 800 37.370

46 An Giang 13.759 583 13.176

47 Kiên Giang 72.616 44.632 27.984

48 Cà Mau 100.387 8.883 91.503

5

Page 39: DỰ THẢO 8/8/2012 · Web viewBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Phụ lục 05. Tổng hợp nhu cầu trang, thiết bị PCCCR

TT Phương tiện, dụng cụ ĐVT Nhu cầu

Đã trang

bị (theo QĐ 02)

Đề nghị trang bị mới

Ghi chú

1 Xe chữa cháy chuyên dụng Chiếc 10 1 9  

2 Ô tô bán tải Chiếc 473 194 279  

3 Mô tô Chiếc 1106 285 821  

4 Xuồng Chiếc 20 20 0  

5 Máy bơm Cái 1007 194 813  

6 Máy thổi gió Cái 2470 426 2044  

7 Cưa xăng Cái 1727 244 1483  

8 Máy cắt thực bì Cái 2299 359 1940  

9 Máy định vị Cái 1106 523 583  

10 Bộ đàm Bộ 1144 305 839  

6