42
Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học Thứ tư - 11/08/2010 22:19 Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học Trong xã hội học đại cương, tầm quan trọng của quan điểm hệ thống đã được khẳng định và được quán triệt cả về mặt nội dung lẫn phương pháp nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn, sách “xã hội học đại cương” của các GS. Phạm Tất Dong, PGS Nguyễn Sinh Huy, PGS. Đỗ Nguyên Phương, có đoạn viết “Phạm trù thứ hai mà xã hội học cần nghiên cứu đó là hệ thống xã hội”. Ở đây, điểm xuất phát quan trọng của việc nghiên cứu xã hội học chính là nghiên cứu con người cá nhân trong tương tác nhóm cộng đồng xã hội với tất cả tính hệ thống và hoàn chỉnh của nó. Cấu trúc xã hội, hành vi xã hội trong tương tác người với người... là những dấu hiệu đặc thù. Đến lượt nó những nhóm và cộng đồng xã hội lại tương tác với nhau tạo thành một kết cấu chỉnh thể của một xã hội. Xã hội học nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chi phối mối quan hệ và liên hệ tạo thành tổng thể xã hội này. Hiện nay, xã hội học có sáu trường phái lý thuyết: thuyết hành vi, thuyết hành động, thuyết lịch sử, thuyết hệ thống, thuyết tương tác, thuyết chức năng. Phương pháp luận cho các nghiên cứu xã hội học của chúng ta là: xã hội là một sự vật, một cấu trúc có hệ thống, các bộ phận của thành hệ thống này có mối quan hệ với nhau; xã hội luôn vận động, phát triển và chúng ta có thể định lượng được các hiện tượng và quá trình xã hội. Thuyết hành động “Hành động con người và hệ thống xã hội” đã nhấn mạnh, hành động xã hội có tính sáng tạo và đổi mới. Cho nên, hành động không phải chỉ sao chép cấu trúc, mà còn biến đổi chúng tới mức độ lớn hơn hay kém hơn. Cùng lúc đó, hành động như vậy diễn ra bên trong hệ thống xã hội và chịu những kiềm chế mà hệ thống tác động mạnh mẽ tới cũng như sử dụng những nguồn lực được phân bố thông qua cấu trúc xã hội”. Người ta có thể giải thích các mô hình của những kiềm chế và các nguồn lực “những hệ thống của các quan hệ xã hội mà nó biểu thị đặc điểm những kiểu khác nhau của xã hội. Những cấu trúc này của các quan hệ xã hội chỉ có thể hiểu được với tư cách là những hệ thống và phải được coi như là có những phương thức vận hành riêng của chính chúng và những xu hướng của chính chúng đối với sự phát triển động lực”... “Như thế chúng ta có thể thấy hệ thống của các quan hệ xã hội nằm dưới như là tạo ra những cấu trúc bất bình đẳng mà cả hai tạo điều kiện thuận lợi và hạn chế hoạt động thực tiễn của các chủ thể”. Tương quan giữa hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội và hành động xã hội được tóm tắt như sau:

Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

  • Upload
    ken-ken

  • View
    43

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học Thứ tư - 11/08/2010 22:19

Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

Trong xã hội học đại cương, tầm quan trọng của quan điểm hệ thống đã được khẳng định và được quán triệt cả về mặt nội dung lẫn phương pháp nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn, sách “xã hội học đại cương” của các GS. Phạm Tất Dong, PGS Nguyễn Sinh Huy, PGS. Đỗ Nguyên Phương, có đoạn viết “Phạm trù thứ hai mà xã hội học cần nghiên cứu đó là hệ thống xã hội”. Ở đây, điểm xuất phát quan trọng của việc nghiên cứu xã hội học chính là nghiên cứu con người cá nhân trong tương tác nhóm cộng đồng xã hội với tất cả tính hệ thống và hoàn chỉnh của nó. Cấu trúc xã hội, hành vi xã hội trong tương tác người với người... là những dấu hiệu đặc thù. Đến lượt nó những nhóm và cộng đồng xã hội lại tương tác với nhau tạo thành một kết cấu chỉnh thể của một xã hội. Xã hội học nghiên cứu những quy luật và tính quy luật chi phối mối quan hệ và liên hệ tạo thành tổng thể xã hội này.

Hiện nay, xã hội học có sáu trường phái lý thuyết: thuyết hành vi, thuyết hành động, thuyết lịch sử, thuyết hệ thống, thuyết tương tác, thuyết chức năng. Phương pháp luận cho các nghiên cứu xã hội học của chúng ta là: xã hội là một sự vật, một cấu trúc có hệ thống, các bộ phận của thành hệ thống này có mối quan hệ với nhau; xã hội luôn vận động, phát triển và chúng ta có thể định lượng được các hiện tượng và quá trình xã hội.

Thuyết hành động

“Hành động con người và hệ thống xã hội” đã nhấn mạnh, hành động xã hội có tính sáng tạo và đổi mới. Cho nên, hành động không phải chỉ sao chép cấu trúc, mà còn biến đổi chúng tới mức độ lớn hơn hay kém hơn. Cùng lúc đó, hành động như vậy diễn ra bên trong hệ thống xã hội và chịu những kiềm chế mà hệ thống tác động mạnh mẽ tới cũng như sử dụng những nguồn lực được phân bố thông qua cấu trúc xã hội”. Người ta có thể giải thích các mô hình của những kiềm chế và các nguồn lực “những hệ thống của các quan hệ xã hội mà nó biểu thị đặc điểm những kiểu khác nhau của xã hội. Những cấu trúc này của các quan hệ xã hội chỉ có thể hiểu được với tư cách là những hệ thống và phải được coi như là có những phương thức vận hành riêng của chính chúng và những xu hướng của chính chúng đối với sự phát triển động lực”... “Như thế chúng ta có thể thấy hệ thống của các quan hệ xã hội nằm dưới như là tạo ra những cấu trúc bất bình đẳng mà cả hai tạo điều kiện thuận lợi và hạn chế hoạt động thực tiễn của các chủ thể”. Tương quan giữa hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội và hành động xã hội được tóm tắt như sau:

Ở đây, khung “hệ thống” liên quan tới hệ thống của các quan hệ xã hội, trong khi “cấu trúc” biểu hiện sự phân bố có mô hình của những kiềm trế và những nguồn lực nhận được từ hệ thống xã hội.

Dựa vào sơ đồ tương quan phạm trù hệ thống – cấu trúc – hành động này người ta có thể thấy rõ sự khác nhau căn bản giữa quan điểm của K. Marx và của M. Weber trong phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa. Đối với Marx, các quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa đi đến hình thành một hệ thống mà nó phát sinh ra những bất bình đẳng và có những quy luật chuyển động của chính nó... Ngược lại, Weber không coi các xã hội

Page 2: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

như là các hệ thống xã hội, mà chỉ như là những cấu trúc của bất bình đẳng và quyền lực”. Nói khác đi, M. Weber tập trung hoàn thiện chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism) còn trái lại, K. Marx ra sức vượt

qua hạn chế đó bằng cách phát triển lý thuyết hệ thống tổng quát nghĩa là không thiên về cấu trúc, không thiên về chức năng, không thiên về hành vi và cả không thiên về chủ nghĩa lịch sử. Thiên về cái nào cũng là sai lầm bởi lẽ cấu trúc, chức năng, hành động, lịch sử chẳng qua chỉ là những đặc trwng của hệ thống, chúng không tồn tại biệt lập với nhau và không phải là những thực thể tồn tại độc lập với hệ thống.

Lịch sử xã hội học phương Tây đã từng tồn tại một chủ nghĩa chức năng cơ cấu (Structural functionalism) của T. Parsons. Đây là một chương trình tổng - tích hợp rộng lớn và khá sâu sắc, bao hàm được những hạt nhân hợp lý của cấu trúc luận, chức năng luận, và cả hành vi luận; đồng thời phần nào khắc phục được khuynh hướng tuyệt đối hoá của các trường phái chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa chức năng, chủ nghĩa hành vi.

Sơ đồ 4 thành phần AGIL (A= Adatation, G= Goal attainment, I = Integration, L – Latency) do T. Parsons xây dựng là một cách tiếp cận hệ thống tương đối hoàn chỉnh bao gồm: A = hệ thống hành vi thích nghi, G = hệ thống hướng đích, I = hệ thống tích hợp xã hội và L= hệ thống bảo tồn khuôn mẫu văn hoá.

Trong thập kỷ trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa chức năng cơ cấu của T. Parsons thống trị xã hội học Mỹ và ảnh hưởng to lớn đối với xã hội học thế giới. Thế nhưng chính T. Parsons lại cũng đã nhận thấy thiếu sót cơ bản trong lý thuyết hệ thống tổng quát ông xây dựng, đó chính là sự thiếu vắng quan điểm lịch sử. Và trong thập kỷ 60, 70 chính ông đã đưa tiến hoá luận vào lý thuyết hệ thống xã hội. Không có hệ thống xã hội nhất thành bất biến. Mọi hệ thống xã hội đều biến đổi, và thực chất của quá trình biến đổi đó là sự thay đổi hình thái ổn định cân bằng xã hội này bằng hình thái ổn định cân bằng khác. Nhờ đó, lý thuyết xã hội của T. Parsons không chỉ giải thích trật tự xã hội mà còn giải thích cả biến đổi xã hội. Điều này càng minh chứng rằng cần xây dựng một tiếp cận hệ thống hoàn chỉnh, trong đó cấu trúc luận, chức năng luận, hành vi luận và tiến hoá luận chỉ là những bộ phận hợp thành một lý thuyết hệ thống tổng quát. Cái giá mà xã hội học phương Tây phải trả là hơn một thế kỷ ra sức chống tiếp cận hệ thống mácxít, rút cuộc đã đi tới nhu cầu xây dựng lý thuyết hệ thống tổng quát đúng như K. Marx đã đề ra và thực hiện vào nửa thế kỷ trước.

Thực ra đó là nhu cầu chung của sự phát triển khoa học hiện đại. Khoảng thời gian T. Parsons công bố công trình “The Social System”(thập kỷ 50) thì L. V. Bertalanffy cũng đã đưa ra “General Systems Theory”, một công trình tổng kết khái quát hoá thành tựu tiếp cận hệ thống trong khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học hiện đại và có cả tham vọng từ đó xây dựng một nền triết học mới – triết học hệ thống.

Chỗ đứng thích hợp của lý thuyết hệ thống trong xã hội học chính là tổng tích hợp các lý thuyết xã hội học. Những công trình công bố “Sociology and modern Systems theory” của Wal-ter Buckley (xuất bản 1967), “Sociology and General Systems theory” của Rich@r A. Ball (xuất bản 1978)... không đơn giản chỉ là phản cấu trúc chủ nghĩa hoặc phản chức năng chủ nghĩa mà là những thử nghiệm tổng – tích hợp lý thuyết xã hội học theo quan điểm hệ thống xã hội tổng quát.

Khác với George Ritzer tác giả cuốn “Contemporary socialogical theory” là người đã không coi các khuynh hướng tích hợp vi mô – vĩ mô (micro-macro integration(tích hợp tác nhân – cơ cấu (agency-structure integration) và liên kết tích hợp vi mô- vĩ mô với tích hợp tác nhân – cơ cấu là thuộc lý thuyết hệ thống. Chúng tôi cho rằng đó chính là những thử nghiệm tổng hợp lý thuyết hệ thống chuyên biệt để đi tới lý thuyết hệ thống tổng quát, bởi vì vĩ mô, vi mô, tác nhân, cấu trúc chỉ là những đặc trưng của hệ thống xã hội.

Nguồn: http://www.chungta.com

Một số mô hình phát triển hiện nay

  

Căn cứ vào điều kiện địa lý tự nhiên và cách thức tổ chức xã hội, căn cứ vào các hình thức khai

thác tự nhiên nghiêng về kinh tế sản xuất trồng trọt hay chăn nuôi, căn cứ vào thời gian và đặc

Page 3: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

điểm của các quốc gia, vùng lãnh thổ khi bước vào xã hội văn minh nông nghiệp và văn minh

công nghiệp mà nhiều nhà kinh tế học, nhà văn hoá học đã phân biệt hai mô hình phát triển khác

nhau của nhân loại, đó là mô hình phương Tây và mô hình phương Đông.

Chúng tôi nhận thấy rằng trong vài chục năm gần đây, khi thế giới bước sang thời kỳ văn minh

hậu công nghiệp mà nền tảng của nó là kinh tế tri thức thì trên thế giới đã xuất hiện thêm một số

quốc gia có con đường phát triển độc đáo, sáng tạo và trên nền tảng của hai mô hình phương Tây

và phương Đông đã có thêm một số mô hình đáng chú ý, đó là những quốc gia ở khu vực Đông

Bắc Á và Đông Nam Á, những khu vực năng động của kinh tế thế giới.

Tập hợp những đặc điểm giống nhau và khác nhau của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên

thế giới ta có thể thành lập sơ đồ sau:

Mô hình Tây Âu - Bắc Mỹ

Trong quá trình phát triển của văn hoá, văn minh nhân loại, người ta nhận thấy phương Tây và

phương Đông có nhiều đặc điểm khác nhau. Sự khác nhau đó không phải chỉ thể hiện ở vị trí địa

lý, điều kiện khí hậu, thuỷ văn mà còn được thể hiện ở các khía cạnh thuộc về tình cảm, lý trí, tôn

giáo và cách tổ chức nhà nước, xã hội, cũng như cách ứng xử với môi trường tự nhiên xung

quanh để xây dựng nên quốc gia, dân tộc.

Các quốc gia Âu - Mỹ nằm ở vùng ôn đới, có tuyết rơi vào mùa đông, trồng trọt chủ yếu là các

loại cây lương thực kê, mỳ, mạch và các loại hoa quả nho, táo, lê… Họ không phải đầu tư nhiều

của cải, sức lực cho việc làm thuỷ lợi vì vào cuối mùa thu họ gieo hạt đến mùa đông tuyết rơi

xuống bao phủ cánh đồng, sang xuân ấm áp tuyết tan chảy dần dần tạo ra nguồn nước tưới cho

cây trồng. Khi tuyết tan gần hết là các cây kê, mỳ, mạch cũng nhô lên khỏi mặt đất và phát triển

nhanh như thổi để đến tháng 4, tháng 5 vào vụ thu hoạch. Cách làm ruộng như vậy kéo dài hàng

ngàn năm và tạo ra thói quen cũng như nếp suy nghĩ của người dân phương Tây khác biệt: họ

không phải cố kết cộng đồng chặt chẽ trong quá trình lao động sản xuất mà chủ nghĩa cá nhân

được đề cao từ rất sớm, đồng thời con người cảm thấy tự tin vào sức mạnh của mình, không cảm

thấy lo sợ trước tự nhiên, không cảm thấy nhỏ bé trước tự nhiên mà còn cảm thấy con người là

Trung Nhật Bản Quốc Hàn Quốc Nga Hoa Kỳ Ba Lan - Bungari

Anh – Pháp Trung Á Thái Lan Mailaixia – <<Singapore>>

Đông Bắc Á

Tây Âu Bắc Mỹ

Đông <<Nam>> Á

Đông ÂuViệt <<Nam

>>

Page 4: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

chủ tự nhiên, luôn luôn mong muốn khám phá, chinh phục tự nhiên để tìm ra cái mới thúc đẩy sự

phát triển xã hội.

Mặc dù phương Tây đã phát triển đến đỉnh cao ở thời cổ đại trong nền văn minh Hy Lạp - La Mã

trên cơ sở xây dựng những nhà nước thành bang, phát huy sức mạnh của mô hình nhà nước dân

chủ chủ nô, đấu tranh chống lại cường quyền, bạo lực, quân chủ, chuyên chế để thiết lập mô hình

nhà nước thành bang Athen lý tưởng; mặc dù nhà nước đó được xây dựng trên nền tảng của nền

kinh tế trồng trọt chủ yếu là nho và ôliu nhưng đó là một nền kinh tế mở, năng động, phát triển

công nghệ chế biến sau thu hoạch rất sớm và đặc biệt đó là quốc gia có nền kinh tế ngoại thương

phát triển mạnh mẽ, tạo ra sự giao lưu, trao đổi thường xuyên với các quốc gia, vùng lãnh thổ ven

bờ Địa Trung Hải để phát huy hết tầm ảnh hưởng của mình nhưng người phương Tây lúc nào

cũng suy tư, trăn trở về sự sống và cái chết, về những tội lỗi của con người và về sự trống rỗng,

cô đơn của cuộc đời. Chính những day dứt và lo sợ đó mà tôn giáo phương Tây đã ra đời. Mặc dù

trong Ki-tô giáo hiện nay vẫn bao gồm các dòng Công giáo, đạo Tin Lành và đạo Chính thống,

mặc dù trong những giáo lý và tín điều tôn giáo thể hiện sự ngây thơ của con người nhưng với họ

tôn giáo là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm. Tôn giáo lúc nào và ở đâu cũng được tôn vinh,

được xem là những giá trị văn hoá, giá trị tinh thần, đạo đức, giá trị cá nhân cao nhất.

Ở các nước Âu - Mỹ, tôn giáo bao giờ cũng gắn với chính trị và ngược lại, vương quyền

bao giờ cũng không tách khỏi thần quyền mặc dù mỗi nước có một sắc thái khác nhau.

Trong cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789), người ta đã tách tôn giáo ra khỏi nhà nước để

thần quyền và vương quyền của giai cấp phong kiến không chi phối và khống chế được

nhà nước tư sản. Nhưng cách mạng tư sản Mỹ (1787) cũng tách tôn giáo ra khởi nhà

nước lại nhằm bảo vệ tôn giáo khỏi bị nhà nước kìm hãm và gây trở ngại. Tinh thần tôn

giáo thấm đậm trong toàn bộ lịch sử nước Mỹ, ở đây tôn giáo đã trở thành một sinh hoạt

mang tính cá nhân, của riêng từng người và họ được quyền tự do lựa chọn. Ngay cả trong

các cuộc họp quốc hội ở Mỹ bao giờ cũng được khai mạc bằng vài phút cầu nguyện tập

thể. Tổng thống Mỹ đắc cử trong lễ nhậm chức phải thực hiện một nghi lễ đặt bàn tay lên

kinh thánh tuyên thệ trung thành với đất nước thống nhất dưới quyền cai quản tối cao của

Thượng đế.

Page 5: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

 TS. Phạm Ngọc Trung

Trong các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu, không phải họ đấu tranh để đánh đổ giáo hội mà họ

đấu tranh nhằm tách tôn giáo ra khỏi nhà nước, giành cho nhà nước tư sản quyền độc lập cai trị

đất nước, không để cho nhà nước phụ thuộc vào thế lực của giáo hội như các quốc gia phong kiến

trong đêm trường trung cổ. Đồng thời các cuộc cách mạng đó cũng đã biến thần dân thành công

dân để con người có quyền tự do trong cuộc sống tinh thần và tự do sáng tạo khoa học.

Công nghiệp hoá ở châu Âu, Bắc Mỹ thế kỷ XVIII – XIX là một bước tiến vĩ đại của văn minh

nhân loại, làm tăng thêm sức mạnh cơ bắp, nối dài cánh tay của con người, làm cho năng suất lao

động tăng thêm rất nhiều lần, nhưng ở thời đại văn minh công nghiệp đó, các quốc gia Âu - Mỹ

đã sai lầm khi tôn thờ chủ nghĩa kỹ trị, chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa duy vật chất, duy kinh tế, chủ

nghĩa thực dụng…

Chính triết lý đề cao chủ nghĩa cá nhân, đề cao lý trí khô khan máy móc, đề cao vật chất và lối

sống thực dụng mà các nước tư bản Âu - Mỹ đã khai thác tự nhiên một cách tàn nhẫn, làm cho tài

nguyên thiên nhiên cạn kiệt, mất cân bằng sinh thái dẫn đến biến đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất

Page 6: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

ngày một nóng lên, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Nguy cơ thiếu đất canh tác, thiếu nước

ngọt, thiếu không khí trong lành, thiếu lương thực thực phẩm sạch đã và đang đe doạ con người.

Quá trình công nghiệp hoá vô kế hoạch và nhằm mục đích vụ lợi duy vật chất của các nước tư

bản không chỉ tàn phá môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người mà nó còn tàn phá cả

môi trường xã hội và thế giới tinh thần của con người. Công nghiệp hoá đã tấn công vào gia đình

truyền thống làm cho các thành viên trong gia đình không còn gắn bó như xưa. Cả cuộc đời họ

phải chạy theo miếng cơm, manh áo mà không còn thời gian, sức lực sống thảnh thơi, hạnh phúc

bên người thân của mình. Áp lực công việc quá căng thẳng đã làm cho gia đình hạt nhân tan vỡ.

Hiện nay ¾ dân số Mỹ đã phải chia tay với gia đình hạt nhân là gia đình có đầy đủ các thành

viên: vợ - chồng, con cái để thích nghi với các loại hình gia đình phi hạt nhân ngày càng phát

triển, đó là các loại gia đình độc thân không có con, gia đình độc thân có con, gia đình tập thể, gia

đình kết hợp, gia đình đồng tính… Phải chăng đó là những bi kịch của con người ở các nước tư

bản.

Ở các nước Đông Âu và khu vực Trung Á (Udơbếch-kixtan, Tatgickixtan…) nền kinh tế có thể

chậm phát triển hơn khu vực Tây Âu – Bắc Mỹ vì họ dựa trên nền văn minh nông nghiệp trồng

trọt và chăn nuôi ở trình độ thấp, không tiến hành cách mạng tư sản, không thực hiện công nghiệp

hóa một cách triệt để, nhưng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của họ vẫn giữ được trong

sạch, không bị tàn phá nặng nề, không lâm vào tình trạng phát triển lệch lạc, cực đoan như các

nước Âu – Mỹ.

Mô hinh phương Đông

Phương Đông khác với phương Tây. Theo Kipling (nhà văn Anh) thì “Đông là Đông và Tây là

Tây”. Khi phương Đông là ban đêm thì phương Tây là ban ngày, phương Đông hướng về minh

triết còn phương Tây hướng vào sức mạnh; phương Đông chuộng huyền học còn phương Tây

thích khoa học; phương Đông quí sự an phận, thanh nhàn thì phương Tây chuộng tiến thủ, khám

phá, làm giàu… Đến nay, một số đặc trưng của mô hình phát triển trong văn hóa Đông – Tây

cũng đã có biến đổi, nhưng dù cho nhân loại đang sống trong thời đại toàn cầu hóa thì mỗi khu

vực vẫn mang theo những đặc điểm riêng có.

Từ đầu thế kỷ XX, và đặc biệt là sau Đại chiến thế giới thứ II (1945), các quốc gia phương Đông

trong những bước phát triển đi lên của mình cũng đã lựa chọn những cách đi riêng tùy theo điều

kiện tự nhiên và văn hóa dân tộc.

Page 7: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

Các nước ở khu vực Đông Bắc Á: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là những nước mang nặng

đặc trưng Nho giáo của các quốc gia phong kiến chuyên chế phương Đông nhưng đã có những

biến đổi, phát triển một cách năng động khác nhau. Ở đây, chúng tôi tập trung tìm hiểu phân tích

mô hình Nhật Bản là điển hình.

Rất nhiều người đã nói tới mô hình phát triển TBCN kiểu Nhật Bản. Vậy mô hình này đã phát

triển trong những điều kiện nào và có những đặc điểm nổi bật gì?

Theo lẽ thông thường thì chúng ta đều nghĩ rằng: nước nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ phát

triển nhanh hơn các nước khác. Nhưng với nước Nhật, dường như ngược lại. Nhật Bản là quốc

gia sống biệt lập, bao gồm hàng ngàn đảo nhỏ, trong đó chỉ có 3 hòn đảo lớn (Hokaiđô: 78.000

km2, Kyushu: 37.000 km 2, và Shikoku: 18.000 km 2). Cấu trúc địa tầng phức tạp được tạo bởi 4

khối đá khác nhau nên vùng biển Setonaika bao bọc nước Nhật là vùng thường có động đất, sóng

thần (Tshumami), núi lửa. Hơn nữa, địa hình bị chia cắt mạnh mẽ bởi hệ thống sông nhỏ và ngắn;

khí hậu khắc nghiệt, đất canh tác khan hiếm và bạc màu không thuận lợi cho trồng trọt, chăn

nuôi.

Mặc dù vùng Đông Bắc Á là một trung tâm văn minh lớn của nhân loại nhưng không ở

nơi thuận tiện giao lưu của các nền văn minh nên cũng có thời kỳ khép kín.

  TS. Phạm Ngọc Trung trình bày tại Hội thảo khoa học“Văn hoá và Phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá ở nước ta hiện nay”

Page 8: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

Những khó khăn về mặt tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu không làm cho dân tộc Nhật chùn bước mà

họ lại luôn luôn cố gắng vượt qua. Chính những điều kiện khắc nghiệt đó đã giúp người Nhật ren

luyện ý chí, sức chịu đựng deo dai, kiên trì vươn lên mạnh mẽ. Lúc nào họ cũng thể hiện tinh thần

dũng cảm, bản lĩnh, lạc quan, tự tin và tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng quốc gia dân tộc.

Tinh thần vo sĩ đạo, văn hóa hoa Anh đào và trang phục Ki-mô-nô đặc sắc của Nhật Bản luôn

luôn kết hợp hài hòa thể hiện tính cương và tính nhu như hai mặt trong cách ứng xử mạnh mẽ mà

khéo léo của người Nhật với tự nhiên và xã hội.

Nước Nhật được phát triển trong điều kiện ổn định, hòa bình, không bị chiến tranh xâm lược, tàn

phá. Dân cư Nhật được tạo thành từ các luồng người thiên di từ phía Bắc xuống, từ vùng Đông

Nam Á lên, từ Mông Cổ và Triều Tiên di cư sang. Ngoài ra còn có các tộc người Caphadơ, Anu,

Buakumin… tạo nên sự đa sắc tộc, đa văn hóa nhưng ngày nay tiếng Nhật được sử dụng thống

nhất từ đảo Hôc-kai-đô đến Shi-ko-ku cho đến các đảo nhỏ khác. Đó là một hiện tượng hiếm có

trên thế giới.

Trên nền tảng văn hóa bản địa, người Nhật Bản đã tiếp thu, sàng lọc, lựa chọn những yếu tố tinh

hoa, phù hợp từ văn hóa Trung Hoa và văn hóa phương Tây. Có thể nói rằng tinh thần quả cảm

của vo sĩ đạo đã kết hợp hài hòa với tư tưởng Nho giáo và triết lý Thiên chúa giáo để hội tụ thành

văn minh Nhật Bản ngày nay.

Trong lịch sử phát triển hàng ngàn năm, người Nhật luôn luôn thể hiện sự cần cù, yêu lao động,

sáng tạo và bản lĩnh. Họ thích làm việc tập thể, đề cao tinh thần hợp tác, biết tôn trọng tôn ti trật

tự xã hội.

Trong văn hóa truyền thống, Nhật Bản là nước có sự phân biệt đẳng cấp khắt khe: đẳng cấp cao

nhất là Shogun và gia đình Hoàng đế, dưới đó có các thương nhân. Nhưng sang giai đoạn tư bản

hóa, tầng lớp thương nhân được hết sức đề cao, trở thành tầng lớp quan trọng, quyết định sự phát

triển của đất nước Nhật nhưng không xảy ra chiến tranh, hận thù để tranh giành quyền bính và

bổng lộc.

Người Nhật luôn luôn khiêm tốn, cẩn trọng tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc láng

giềng. Họ coi đó là những tinh hoa của văn hóa nhân loại chứ không phải là thành tựu của một

dân tộc cụ thể nào.

Page 9: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

Từ đầu Công nguyên, và đặc biệt là từ thế kỷ VII – VIII, văn hóa Trung Hoa (Nho giáo, Phật

giáo, chữ Hán và cách giáo dục, đào tạo Hán) đã giao lưu với văn hóa Nhật. Có những Thiên

hoàng Nhật Bản sai sứ thần mời các học giả, nhà tư tưởng Trung Hoa, Triều Tiên đến truyền bá

chữ Hán và Nho giáo. Đến thế kỷ XV – XVII, phương Tây du nhập vào Nhật Bản súng đạn, vũ

khí và đạo Thiên chúa giáo. Ban đầu, người Nhật cũng chống lại giáo lý Thiên chúa giáo nhưng

sau đó đã nhanh chóng tiếp thu, dung nạp, lựa chọn để bổ sung cho văn hóa Nhật. Chính quá trình

giao lưu văn hóa với các dòng văn hóa lớn đã làm cho xã hội Nhật Bản thay đổi, tạo điều kiện

cho văn hóa Nhật hòa vào dòng chảy văn hóa nhân loại. Người Nhật đã tiếp thu kỹ thuật, khoa

học – công nghệ hiện đại từ phương Tây, tiếp thu văn minh nhất thần Ki-tô giáo để từng bước xây

dựng và hoàn thiện chủ nghĩa cá nhân và lối sống hiện đại.

Ngày nay nhiều người cho rằng Nhật Bản là một trong những quốc gia thành công nhất trong quá

trình phát triển vì họ đã biết kết hợp một cách khéo léo giữa văn hóa truyền thống Nhật với thành

tựu của văn minh phương Tây để trở thành một quốc gia phát triển mạnh đứng thứ hai thế giới chỉ

trong vòng 30- 40 năm. Con đường và mô hình phát triển của Nhật Bản có những đặc điểm cơ

bản sau đây:

Môt la, con người là trung tâm cua phát triển, con người là một bộ phân cua tư nhiên, kêt hơp

hài hoa với tư nhiên.

Người Nhật luôn luôn đề cao tính nhân bản, nhân văn, chăm lo bồi dưỡng những giá trị văn hóa

của con người và xây dựng một nền tảng văn hóa vững chắc để phục vụ con người. Họ tôn trọng

sự học hành, đầu tư nhiều cho giáo dục, coi trọng thế giới tinh thần, tâm linh. Người Nhật cần cù,

tiết kiệm, yêu lao động, có kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, nhưng lại đề cao dân chủ và tự do cá

nhân.

Gia đình và những giá trị văn hóa của gia đình truyền thống Nhật Bản như đề cao thứ bậc, tôn ti,

trật tự một cách chặt chẽ, nghiêm ngặt mà mối quan hệ giữa các thành viên theo cấu trúc thẳng

đứng, trực tiếp và luôn được củng cố, phát triển trên cơ sở mỗi thứ bậc và mỗi thành viên phải

thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với các thành viên khác. Người bề trên phải bao

dung, độ lượng, bảo hộ, che chở cho ke dưới, ngược lại người bề dưới phải trung thành, phục

tùng và trung thực với bề trên. Nhờ những đặc tính đó mà mô hình các công ty gia đình, tập đoàn

gia đình của Nhật đã phát huy hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh và cạnh tranh quốc tế để

trở thành những tập đoàn xuyên lục địa như TOYOTA, SONY, CANON, MAZDA…

Page 10: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

Dù cuộc sống hiện đại gấp gáp và căng thẳng nhưng người Nhật đã không bỏ qua thiên nhiên,

tách rời thiên nhiên mà họ coi con người là một phần của tự nhiên, luôn luôn yêu thiên nhiên, bảo

vệ thiên nhiên, hài hòa với thiên nhiên. Thông qua những triết lý và tinh thần của trà đạo, của

nghệ thuật uống rượu Sha-kê, của nghệ thuật cắm hoa Bonsai người ta thấy con người đã hòa vào

tự nhiên, tự nhiên hiện hữu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người, tạo

cho con người một tâm thế ung dung, tự tại, tạo nguồn cảm hứng cho cuộc sống và sáng tạo thi

ca, nghệ thuật. Tự nhiên không những chỉ là chỗ dựa tinh thần của con người, là nơi để con người

chia se, tâm tình mà tự nhiên còn là nơi thử thách ý chí bản lĩnh của con người, cho con người tìm

thấy giá trị và ý nghĩa của cuộc sống. Thông qua hình ảnh núi Phú Sĩ cao vời vợi và hùng vĩ,

người ta đã tôn vinh cái đep, nuôi dưỡng tinh thần cao thượng dũng cảm làm cho cuộc đời cao

đep hơn.

Hai la, không máy moc, giáo điêu, săn sàng thich ưng và tiêp thu tinh hoa cua văn hoa nhân loại

để làm phong phu thêm truyên thống văn hoa dân tộc, đáp ưng nhu cầu cuộc sống.

Cần phải nhấn mạnh rằng, dân tộc Nhật là một dân tộc có tinh thần tự tôn dân tộc, tinh thần quốc

gia thống nhất cùng với sự khoan dung, độ lượng. Nhưng trong lịch sử đã có thời kỳ tinh thần kỷ

luật và tính thực dụng của Nhật đã là một trong những nguyên nhân tạo ra chủ nghĩa quân phiệt

Nhật Bản giữa thế kỷ XX. Một sự phát triển cực đoan của văn hóa Nhật.

Trong văn hóa truyền thống Nhật Bản trước thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa, người ta thấy cơ

cấu tổ chức chính trị – xã hội quốc gia theo mô hình nhà nước phong kiến trung ương tập quyền

do Thiên hoàng đứng đầu. Ngay từ bộ luật ban hành năm 604 đã thấy sự kết hợp giữa tư tưởng

Thần đạo Nhật Bản với đạo Nho và đạo Phật. Đến triều đại nhà nước YAMOTO và NARA đã

xác lập vị trí Thiên hoàng (Hoàng đế) là tối cao, bên dưới là hệ thống đại diện hành chính các cấp

theo mô hình tổ chức của nhà Đường (Trung Hoa) nhằm tăng cường sự kiểm soát, thống nhất của

triều đình trung ương. Ở thời kỳ này, trong bộ máy nhà nước có sự kết hợp giữa dòng họ quí tộc

với cấp bậc theo chức trách và từ thời kỳ nữ quyền (thế kỷ V – VI) chuyển sang nam quyền tuyệt

đối. Đó là những nét tiếp thu từ mô hình văn hóa Trung Hoa.

Bước sang thế kỷ XVI – XVII, triều đại TOKUGAWA được thiết lập, đây là một triều đại hùng

mạnh, có kỷ cương chặt chẽ và có tầm ảnh hưởng rộng lớn với các quốc gia láng giềng: Sho-gun

là Hoàng đế tối cao, dưới là các thủ lĩnh quân sự (Dainuyo) địa phương, tiếp đến là các hiệp sĩ

(Samurai) làm việc ở những ngành nghề và thứ bậc khác nhau có lòng trung thành tuyệt đối và kỷ

Page 11: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

luật chặt chẽ, thống nhất tạo thành nền tảng cho sự ổn định và phát triển của Nhật Bản suốt 3 thế

kỷ để bước sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

Năm 1868, vua Minh Trị đã tiến hành cải cách làm cho nước Nhật đoạn tuyệt với những hạn chế

của thời kỳ phong kiến để chuyển nhanh sang chế độ TBCN và vượt qua nhiều quốc gia phương

Tây. Trong cuộc cải cách này, người Nhật đã phải đấu tranh với chính mình từ trong nhận thức và

cách thức tổ chức xã hội. Vua Minh Trị tuyên truyền tư tưởng kinh tế là nền tảng sức mạnh quốc

gia (phú quốc – cường binh) và cho rằng muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia phải tự mình thay đổi

mọi mặt về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, phải tích cực học hỏi, tiếp thu khoa học, kỹ thuật,

công nghệ phương Tây, phải thích ứng được với xã hội hiện đại châu Âu.

Trong bản Hiến pháp năm 1889, Nhật Bản tiếp thu mô hình nhà nước Phổ thay cho mô hình nhà

nước Sho-gun – Dainuyo – Samurai. Hiến pháp này là cơ sở pháp lý tạo ra bước ngoặt cho nước

Nhật tiến từ chế đọ phong kiến sang TBCN. Chính vì nó đã đề cao xã hội công dân, đề cao quyền

tự do dân chủ, quyền tự do kinh doanh của tư nhân, thiết lập chế đọ bình đẳng, công nhận sở hữu

tư nhân. Mặc dù Nhật hoàng vẫn là trung tâm, là linh hồn của đất nước, nhưng từ Hoàng đế đến

quan lại, lãnh chúa, Samurai bị hạn chế nhiều quyền lợi. Để giải quyết những mâu thuẫn giữa

truyền thống và hiện đại, giữa cũ và mới, giữa phương Đông và phương Tây, người Nhật đã khéo

léo lựa chọn mô hình: Nhật hoàng vẫn tồn tại và có quyền lực, thảo thuận, hòa đồng giữa phong

kiến với tư bản; thần đạo, Nho giáo, Phật giáo vẫn kết hợp với nhau trở thành nền tảng tinh thần

của xã hội.

Đến hiến pháp 1946, người Nhật tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước thêm một bước nữa theo

hướng nhà nước hiện đại phương Tây. Hiến pháp này vẫn xác định, khẳng định vị trí của Nhật

hoàng nhưng quyền lực của Nhật hoàng bị thu hep chỉ còn mang tính tượng trưng, nghi lễ. Quyền

hành của nhà nước trong tay chính phủ do Thủ tướng đứng đầu. Nhà thờ bị tách khỏi nhà nước,

thần quyền tách khỏi vương quyền, chính quyền được cơ cấu theo nguyên tắc tam quyền phân

lập. Bộ máy nhà nước được vận hành một cách dân chủ, theo nguyên tắc từ dưới lên trên. Nhà

nước Nhật Bản có cơ cấu gọn nhe, kết hợp chính trị với đạo đức và dân chủ kiểu Nhật Bản là dân

chủ kết hợp hài hòa giữa pháp luật, luân lý, đạo đức, văn hóa truyền thống, tôn ti, trật tự và tôn

giáo. Mô hình đó đã tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội Nhật Bản, phát huy hết sức lực, trí

tuệ của mọi tầng lớp nhân dân để đưa nước Nhật trở thành một nước phát triển mạnh cả về vật

chất lẫn tinh thần, cả về quân sự và chính trị, cả về kinh tế và văn hóa. Có một thời mô hình đó đã

Page 12: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

vượt qua cả mô hình dân chủ phương Tây, nhưng ngày nay nước Nhật đang đứng trước nhiều khó

khăn đòi hỏi phải tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế mới có thể tiếp tục phát triển được.

Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, các quốc gia ở Đông Nam Á và Đông

Âu đang cố gắng tìm kiếm, lựa chọn, xây dựng mô hình phát triển của riêng mình mà trong 20

năm qua những mô hình phát triển của Nga, Thái Lan, Singapore, Malayxia… cũng rất đáng quan

tâm nghiên cứu vì tính độc đáo và những thành tựu lớn lao của các quốc gia nêu trên.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, toàn dân ta đang thực hiện đổi mới, cải cách hành chính,

cải cách kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã sáng

tạo, kiên quyết, dũng cảm, linh hoạt đề ra những cách làm mới, hướng đi mới, quan niệm mới

chưa từng có tiền lệ và thực tế chứng minh đó là đường lối đúng đắn. Có thể cho rằng mô hình

phát triển kiểu Việt Nam đã bước đầu hình thành và được nhiều bạn be quốc tế ca ngợi, chia se,

học tập. Chúng ta tin tưởng rằng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và

giàu mạnh nhất định sẽ được xây dựng thành công.

Đặc trưng phát triển ở Việt Nam

Từ thực tiễn phát triển ở Việt Nam trong hai thập kỷ qua, chúng ta có thể đưa ra một sơ

đồ cấu trúc về những đặc trưng phát triển ở nước ta hiện nay:

 

Quá trinh phát triển ở nước ta dựa trên nền tảng của văn hoá xóm làng, văn minh nông

nghiệp

Page 13: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

Người Việt cổ là chủ nhân của nền văn minh sông Hồng rực rỡ, từ 4.000 năm trước tổ tiên của

chúng ta đã xây dựng nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ. Chủ nhân văn hoá Đông Sơn đã biết tận

dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, biết làm thủy lợi để dẫn thuỷ nhập điền phát triển nghề trồng

lúa nước đạt đến đỉnh cao. Nhà nước Văn Lang thời đại Hùng Vương đã được hình thành trên cơ

sở nền văn minh nông nghiệp, bộ máy nhà nước sơ khai đã được hình thành: dưới Hùng Vương

có các lạc Hầu, lạc Tướng và lạc dân. Mô hình gia đình phổ biến lúc đó là tổ chức gia đình mẫu

hệ và nhiều gia đình quần cư chung sống để xây dựng thành làng xóm. Qua nghiên cứu các hiện

vật khảo cổ học và hoa văn chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng

một số phong tục, tập quán và một số lễ hội đã được hình thành. Nền văn minh nông nghiệp thời

Đông Sơn tuy còn ở trình độ thấp dựa trên nguồn năng lượng cơ bắp của sức người và động vật,

nhưng nền văn hoá làng xóm ở thời kỳ này đã trải qua hàng ngàn năm phát triển ổn định, có nền

tảng vững chắc và mang tính bản địa. Tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ

thần Mặt trời và tín ngưỡng vạn vật hữu linh cùng hệ thống tư duy toán học, tư duy đối xứng, tư

duy lưỡng phân - lưỡng hợp… tạo nên thế giới tinh thần phong phú của nền văn minh thời đại

đồng thau và sơ kỳ sắt ở nước ta. Về cơ bản, tư duy, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ me mang nặng tính

ÂM đã chi phối suốt thời đại Hùng Vương.

Đến giai đoạn trước, sau Công Nguyên, văn hoá Trung Nguyên của người Hán lan toả xuống

phương Nam, nhưng tín ngưỡng, tâm linh, tình cảm Mẫu hệ của người Việt cổ còn đậm nét: Các

cuộc khởi nghĩa ở thế kỷ thứ I và thế kỷ thứ III do Hai Bà Trưng, Bà Triệu lãnh đạo và các nữ

tướng của các bà nắm quyền chỉ huy các cánh quân chứng tỏ tầm ảnh hưởng của người phụ nữ

còn rất lớn. Trải qua 1.000 năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, người Việt đã đấu tranh kiên

cường, bất khuất để vừa bảo tồn nền văn hoá bản địa, vừa linh hoạt tiếp thu một cách sáng tạo

những tinh hoa của văn hoá nhân loại. Những loại hình văn hoá dân gian với chữ viết khoa đẩu,

văn tự kết nút của người Việt đã là nền tảng vững vàng để tổ tiên chúng ta tiếp thu chữ Hán và

Nho giáo từ văn hoá phương Bắc, cộng với hệ tư tưởng Phật giáo Nam tông từ Ấn Độ truyền đến

vào thế kỷ V – VI để tạo nên nền văn minh Phật giáo thời đại Lý - Trần và văn minh Nho giáo

thời Lê Sơ (thế kỷ XV).

Triết lý nhân từ, phúc đức của Phật giáo phù hợp với tư tưởng khoan hoà, bao dung của người Me

trong tâm linh người Việt và tinh thần tư tưởng khoan hoà, nhân từ đó trở thành nền tảng tư tưởng

của văn minh Phật giáo thời Lý - Trần. Các ông vua triều đại Lý - Trần đều gần gũi, thân dân.

Đến thời Lê Sơ, sau trên 500 năm du nhập vào Đại Việt, Nho giáo mới có được một vị trí xứng

đáng trong xã hội. Mặc dù ở thời kỳ này cho đến 1945 khi chế độ phong kiến Việt Nam kết thúc,

Page 14: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

tư tưởng Nho gia ngày càng chiếm được vị trí quan trọng trong xã hội, các Nho sĩ ngày càng đông

đảo và ngày càng được đề cao, nhưng có thể thấy rằng từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XX, triết lý

Nho học cùng những tư tưởng Tam cương Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức của nó chưa bao giờ

chiếm được vị trí độc tôn trong xã hội phong kiến Việt Nam, mà thời kỳ đó luôn luôn có sự kết

hợp giữa tư tưởng yêu nước truyền thống của người Việt với những tư tưởng của Nho, Phật, Đạo.

Trong bộ luật Hồng Đức của vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XVI) và bộ luật Gia Long (Hoàng Triều

luật lệ - thế kỷ XIX), dù có tiếp thu tư tưởng Nho giáo, đã phong kiến hoá, đã đề cao quan hệ vua

– tôi và mang tính chất tập quyền, nhưng tinh thần dân chủ, tinh thần coi trọng vai trò người phụ

nữ vẫn được thể hiện trong hôn nhân và trong quyền thừa kế tài sản. Trong gia đình Việt Nam

truyền thống tuy đề cao vị trí của trưởng nam nhưng vẫn không xem nhe vai trò của trưởng nữ,

tuy vẫn mong muốn có con trai nối doi tông đường nhưng vẫn mong có cả con gái cho “co đu

nêp, tẻ”. Làng xóm Việt Nam có hội đồng kỳ dịch trực tiếp cai quản, điều hành việc chung của

làng xã, nhưng trên hội đồng kỳ dịch còn có hội đồng kỳ mục bao gồm các bô lão đại diện cho

các dòng họ để qui định trật tự xóm làng qua các bản hương ước. Truyền thống trọng sỉ (trọng

lão) của văn hoá Việt có từ lâu đời và truyền thống đó trở thành một giá trị văn hoá quan trọng

bên cạnh tư tưởng trọng danh, trọng tước. Tư tưởng tôn ti, trật tự, đẳng cấp trong văn hoá truyền

thống Việt Nam có được quan tâm đến nhưng những tư tưởng đó lại được hình thành trên cái nền

dân chủ làng xã và trên cơ sở tiếp thu tính bao dung, nhân hậu của tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Me.

Từ gia đình cho đến làng - nước, từ đô thị cho đến nông thôn Việt Nam luôn luôn thể hiện và đề

cao sự nhân từ và độ lượng chứ không thích một tôn ti trật tự quá bạo liệt, khắt khe. Người Việt

luôn luôn trọng tình cảm hơn lý trí; sống căn cơ tiết kiệm, cần cù lao động, chứ không thích sống

hoang phí, lười lao động.

Từ thế kỷ XVII – XVIII, và đặc biệt là từ thế kỷ XIX – XX, Thiên chúa giáo được truyền bá vào

nước ta thông qua các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp… mặc dù có lúc đạo

Thiên chúa bị chúa Nguyễn và chúa Trịnh ngăn cản, nhưng nhìn chung dựa trên tư tưởng bao

dung, độ lượng truyền thống của người Việt mà đạo Thiên chúa đã nhanh chóng phát triển ở khắp

mọi nơi, đặc biệt là những vùng quê ven biển, ven sông, và nhiều nhà thờ Đạo theo kiểu Gô-tic

được xây dựng, nhiều xứ đạo được hình thành. Nhờ triết lý sống khoan hoà của người Việt mà

Việt Nam trở thành nơi hội tụ tất cả các tôn giáo lớn của nhân loại: Nho, Phật, Đạo, Thiên chúa

giáo, Hồi giáo và trong lịch sử không xảy ra các cuộc chiến tranh tôn giáo.

Người Việt rất thông minh và khéo léo trong quá trình tiếp thu những thành tựu của văn hoá, văn

minh nhân loại để làm phong phú thêm bản sắc văn hoá của mình nhờ việc bản địa hoá một cách

Page 15: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

sáng tạo những yếu tố ngoại lai. Ngay từ thời Lý - Trần, sau khi tiếp thu văn hoá Hán và chữ Hán,

ông cha ta đã sáng tạo ra chữ Nôm để sử dụng trong học tập, thi ca. Đến thế kỷ XVI – XVIII khi

giao lưu tiếp xúc với văn hoá phương Tây, chúng ta đã la tinh hoá được chữ viết của mình để

sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Đó là một thành tựu hiếm có, độc nhất vô nhị trong lịch sử văn hoá các

dân tộc ở Đông Nam Á.

Chính xuất phát từ nền văn hoá xóm làng, văn minh nông nghiệp mà quá trình phát triển của

nước ta từ thời Văn Lang – Âu Lạc đến thời đại Lý - Trần và thời Nguyễn luôn luôn mang tính

chất uyển chuyển, nhe nhàng, lưỡng phân - lưỡng hợp. Sự phát triển đó tuy chậm nhưng chắc

chắn, tuy không quyết liệt nhưng hiệu quả, hài hoà. Phát triển của chúng ta là kết quả của quá

trình đấu tranh và cạnh tranh với những áp lực của nền văn hoá phương Bắc để vượt lên, khẳng

định bản sắc, truyền thống của mình. Có thể có những yếu tố chúng ta tiếp nhận từ văn minh du

mục phương Bắc nhưng chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận ra sức mạnh tiềm tàng và bất diệt của

một nền văn minh nông nghiệp, văn hoá xóm làng ở bất cứ thời điểm nào của lịch sử văn hoá dân

tộc.

1.3.2. Việt Nam phát triển thẳng từ chế độ thuộc địa, nửa phong kiến đi lên CNXH, không qua

giai đoạn phát triển TBCN

Đây là một đặc trưng nổi bật của sự phát triển của chúng ta, bởi vì thực tế lịch sử cho thấy các

quốc gia phong kiến châu Âu phát triển lên CNXH phải trải qua thời kỳ phát triển TBCN. Đây là

thời kỳ cần thiết để con người thay đổi về nhận thức, tư tưởng; để tiến hành công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, đô thị hoá; để con người làm quen, thích nghi với mô hình nhà nước mới, với tư

tưởng dân chủ tư sản (tự do, bình đẳng, bác ái); với cách thức quản lý mới và cách thức làm ăn

mới. Đây là thời kỳ giai cấp công nhân và những người lao động bị bóc lột thậm tệ, phải sống

cuộc đời đầy khó khăn, khổ ải; nhưng đây cũng là giai đoạn quan trọng để những người vô sản

ren luyện ý chí, học tập lý luận cách mạng, tập trung lực lượng để chiến đấu chống lại sự bóc lột

của các ông chủ tư bản.

Do tình hình tương quan lực lượng trên thế giới đã thay đổi, các nước XHCN đã phát triển thành

một hệ thống vững chắc từ sau cuộc đại chiến thế giới lần thứ II (1939 – 1945) mà Đảng ta đã

lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua thời kỳ phát triển TBCN. Chủ nghĩa

Mác – Lê nin trở thành hệ tư tưởng và ngọn đen pha soi đường cho cách mạng nước ta tiến lên.

Page 16: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

Để khắc phục một số khó khăn về cơ sở hạ tầng yếu kém, về lực lượng sản xuất chậm phát triển,

về kinh nghiệm tổ chức quản lý nền kinh tế thiếu hiệu quả, về cơ cấu ngành nghề không cân đối,

về giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ chưa đồng bộ, về nguồn vốn chưa phong phú, về thiếu

các chuyên gia kinh tế, thiếu công nhân lành nghề… Đảng ta đã khéo động viên tinh thần đoàn

kết, hăng hái lao động của mọi tầng lớp nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện người

cày có ruộng và tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng

khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng - văn hoá, nhờ vậy mà đất nước ta có bước phát triển

vượt bậc. Nhờ biết phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại mà dân tộc ta đã xây

dựng được miền Bắc XHCN, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa xuân

năm 1975. Từ năm 1954 đến năm 1986 chúng ta áp dụng mô hình phát triển dựa trên nền tảng

sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, quản lý kinh tế theo chế độ bao cấp, khuyến khích và tạo điều

kiện cho mảng kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể phát huy tác dụng. Lẽ ra, ngay từ năm 1975, khi

đất nước đã thống nhất, chúng ta phải thay đổi đường lối để mở đường cho lực lượng sản xuất

phát triển, để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá để vừa đầu tư cho phát triển đất nước vừa

đáp ứng được một số nhu cầu cơ bản của đời sống nhân dân. Nhưng tiếc rằng chúng ta đã có một

số chủ trương, chính sách thiếu chính xác, không kịp thời dẫn đến kìm hãm sản xuất ra của cải vật

chất, đất nước lâm vào tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng. Nhiều người không có

việc làm, năng suất lao động thấp, quản lý lao động lỏng leo, sản xuất đình trệ, xã hội lâm vào

khủng hoảng. Nguyên nhân chính của sự suy thoái trên là do tầm nhìn hạn chế, thiếu thông tin dự

báo chiến lược, cách thức quản lý lạc hậu, tư tưởng bảo thủ, quan liêu, giáo điều phổ biến, khoa

học kỹ thuật chưa bám sát phục vụ lao động sản xuất.

Vì từ phong kiến đi lên CNXH nên trong xã hội còn nhiều bất cập thể hiện ở công cụ lao động

thô sơ, năng suất lao động thấp, quản lý lao động không chặt chẽ, phân phối sản phẩm làm ra

thiếu công bằng, dân chủ, minh bạch; tinh thần kỷ luật kém, tư tưởng cá nhân phát triển mạnh,

tinh thần hợp tác giữa các thành viên không được coi trọng, cách sống tự do, tản mạn, tuỳ tiện

thiên về tình cảm, luật pháp tuy có được đề ra nhưng thực hiện thiếu triệt để, không trở thành nề

nếp thường xuyên.

Chính vì những lý do trên mà nhiều kế hoạch kinh tế đề ra không thực hiện thành công. Những

hạn chế đó chỉ được khắc phục ở thời kỳ đổi mới.

Phát triển trong thời kỳ đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng

Page 17: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

Tại Đại hội Đại biểu lần thứ VI (năm 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã dũng cảm nhìn thẳng

vào sự thật, phân tích đánh giá tình hình kinh tế, xã hội nước ta lúc đó cùng tình hình chính trị thế

giới để đưa ra đường lối đổi mới đất nước. Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển

của cách mạng nước ta. Đường lối đổi mới lần này thể hiện bản lĩnh vững vàng, trí tuệ sáng suốt

và tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt của toàn Đảng, toàn dân ta nhằm khắc phục những hạn

chế, yếu kém, bất hợp lý của thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp đưa đất nước tiến lên.

Đảng đã phát động tinh thần dân chủ, đổi mới tư duy để nhìn nhận lại chặng đường đã đi qua,

thay đổi nhận thức để sẵn sàng vượt qua những lỗi lầm, thiếu sót, đưa ra những ý kiến mới và ủng

hộ những ý tưởng mới, tiến bộ hơn, phù hợp với thực tế hơn.

Để công cuộc đổi mới phát triển mạnh mà không dẫn đến những xáo trộn ảnh hưởng cuộc sống

nhân dân, Đảng ta đã thực hiện theo nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm

chủ, thực hiện đổi mới kinh tế trước đổi mới chính trị, không ngừng phát huy quyền làm chủ của

nhân dân để toàn dân có thể tham gia vào công cuộc chấn hưng đất nước trên tinh thần tự do, dân

chủ, bình đẳng.

Có thể cho rằng đổi mới là cuộc cách mạng lần thứ 2 trong quá trình phát triển ở nước ta. Cuộc

cách mạng lần thứ nhất là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhằm đánh đuổi đế quốc, thực dân,

lật đổ ách cai trị của chế độ phong kiến giành quyền độc lập, tự chủ, cuộc cách mạng lần thứ hai

là giai đoạn đấu tranh kiên quyết với những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu; với những nhận thức lệch

lạc, phiến diện về đường lối phát triển của cách mạng nước ta. Rất nhiều vấn đề tưởng như đã an

bài thì nay được nhận thức lại và có cách ứng xử mới, khách quan và phù hợp hơn. Điều mấu

chốt của thời kỳ đổi mới này là Đảng ta xác định xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã

hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ đó mọi cản trở dần dần được xoá bỏ, mọi khó khăn

dần dần được khắc phục.

Nhờ đường lối đúng đắn của Đảng mà sức dân được giải phóng, toàn dân hăng hái lao động sản

xuất tuỳ theo hoàn cảnh của mình, sức sáng tạo và tiềm lực kinh tế trong dân được phát huy đã

giúp đất nước vượt qua thời kỳ khủng hoảng, nhanh chóng tiến lên đạt nhiều thành tựu mới: đời

sống nhân dân được no ấm, công văn việc làm từng bước ổn định, sản lượng nông nghiệp tăng

cao, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Cơ sở hạ tầng từng bước được

xây dựng, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ phát triển góp phần nâng cao dân trí, tăng dần

chất lượng nguồn nhân lực, mở ra nhiều ngành nghề mới, vị thế Việt Nam ngày càng được các

Page 18: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

nước trên thế giới đánh giá cao. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Đảng, chúng ta đã

thực hiện sắp xếp lại lao động, tái cấu trúc lại nền kinh tế, cân đối lại các ngành nghề theo hướng

tập trung phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ để phát huy hết tiềm năng đất nước và

con người.

Thành tựu của thời kỳ đổi mới là vô cùng to lớn vì trong giai đoạn đó kinh tế nước ta phát triển

nhanh hơn, chính trị ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, quốc phòng an ninh

hùng mạnh đủ khả năng chiến đấu bảo vệ biên cương, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Đây là

một thời kỳ phát triển rực rỡ của đất nước.

Mặc dù vậy, sau 25 năm đổi mới, chúng ta cũng cần phải nhận thấy vẫn tồn tại một số hạn chế

cần khắc phục kịp thời, mà những hạn chế đó, suy cho cùng là liên quan đến cội nguồn văn hoá

Việt Nam.

Thứ nhất la công tác dư báo chiên lươc, dư báo ngành, địa phương chưa đươc triển khai thường

xuyên, khoa học nên chưa xây dựng được kế hoạch phát triển đất nước một cách có kế hoạch, sâu

sát có khả năng đối phó được với những tình huống xấu như khủng hoảng kinh tế, lũ lụt, thiên tai.

Trong quá trình phát triển chưa tìm ra được đường lối phát triển kinh tế một cách độc đáo, khác

biệt mà chủ yếu vẫn dựa trên yếu tố kinh nghiệm, thói quen và tâm lý đám đông. Hiện tượng

nhiều địa phương cùng xây dựng nhà máy đường, nhà máy xi măng, nhà máy thuỷ điện hoặc hiện

tượng nhiều nơi cùng trồng cao su, cà phê, ca cao dẫn đến tình trạng mất cân đối, không hiệu quả,

được mùa lại rớt giá, làm cho đời sống người dân khó khăn. Nếu có dự báo đúng, chúng ta sẽ xây

dựng, qui hoạch phát triển ngành nghề một cách bài bản để tránh hao phí sức người, sức của.

Thứ hai la, trong quá trình triển khai thưc hiện thiêu sư quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyêt liệt của

các cấp dẫn đến tình trạng còn nhiều thiếu sót mà không kịp khắc phục, sửa chữa. Có những ý

tưởng mới được phát sinh mà không kịp thời được ủng hộ, nhiều cái tốt, cái tiến bộ, cái tích cực

xuất hiện mà không kịp thời được nâng đỡ. Tinh thần đấu tranh chống lại những hiện tượng tiêu

cực, lạc hậu chưa mạnh mẽ và thường xuyên dẫn đến còn nhiều dự án treo, kế hoạch đầu tư dàn

trải, thiếu tập trung nên không phát huy được nguồn lực tài chính của đất nước và trí tuệ của nhân

dân, đặc biệt là trí tuệ của các nhà khoa học.

Thứ ba la, xuất phát từ tâm lý tiểu nông nên công tác quản lý con nặng vê tình cảm, thiêu tinh lý

tri. Các bộ luật đã được ban hành nhưng thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở để các phần tử tiêu cực

lợi dụng làm trái, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đất nước.

Page 19: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

Chúng ta chưa xây dựng được những ngành kinh tế mũi nhọn để mang lại lợi nhuận cao và thông

qua quá trình đó xây dựng được hình ảnh, thương hiệu đặc trưng của Văn hóa Việt Nam. Mảng

kinh tế nhà nước, các tập đoàn kinh tế sử dụng nguồn tài chính quốc gia lớn lao nhưng quản lý

yếu kém, chưa phát huy hết hiệu quả.

Thứ tư la, tư tưởng xuê xoa, qua loa, đại khái cua người sản xuất nhỏ con đâm nét. Trong quá

trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở tầm vĩ mô hoặc vi mô đều thiếu mạch lạc, dứt khoát, ro ràng

do đó xảy ra tình trạng chồng chéo, một công việc có nhiều đơn vị, cá nhân phụ trách, nhưng

không ai chịu trách nhiệm chính thức, không đơn vị nào được quyền hạn và có trách nhiệm theo

doi giải quyết từ đầu đến cuối, kết quả là nhiều việc triển khai chậm tiến độ, gây lãng phí tài

nguyên, công sức và thời gian, làm mất đi những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển.

Việt Nam phát triển trong bối cảnh quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi, xu thế toàn cầu hoà và

hội nhập quốc tế bao trùm thế giới

Từ khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, thế giới kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh,

bước sang một giai đoạn mới, người ta gọi đó là thời đại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Ở thời

đại này, thế giới không còn phân chia thành hai cực như trước nữa mà các quốc gia, dân tộc đều

phải tự tìm đường phát triển tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh của mình. Thế giới đã phân hoá theo

hướng trở thành một thế giới đa cực. Ngoài Mỹ, Nga, Anh, Pháp là những nước giàu mạnh, có

tầm ảnh hưởng về kinh tế và chính trị với thế giới, đã xuất hiện thêm nhiều trung tâm kinh tế,

chính trị của thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và một số quốc gia Đông

Nam Á. Nhờ sự mở cửa hội nhập trên diện rộng, theo nguyên tắc đa phương hoá, đa dạng hoá,

đôi bên cùng có lợi mà Việt Nam cũng như các nước khác đều có sự phát triển mạnh hơn so với

trước kia. Toàn cầu hoá đã phá bỏ tâm lý khép kín, bế quan toả cảng của các nước nông nghiệp,

tạo ra thời cơ cho các quốc gia, dân tộc nhích lại gần nhau, lấy đối thoại thay cho đối đầu, lấy hội

nhập thay cho cát cứ. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và bưu chính viễn

thông mà con người dù ở bất cứ vị trí địa lý nào trên thế giới cũng có thể kết nối được với nhau,

chia se nguồn thông tin một cách nhanh chóng để cùng nhau phát triển. Nhiều phát minh khoa

học được ứng dụng vào cuộc sống làm cho lao động sản xuất và phát triển ở thời kỳ này xuất hiện

những nhân tố mới. Nhân loại bước sang thời đại hậu công nghiệp mà ở đó không chỉ đất đai,

sông núi, biển cả trở thành tài nguyên nuôi sống con người; không phải chỉ máy móc, hầm mỏ,

nguồn tài chính trở thành phương tiện giúp con người làm ra nhiều của cải vật chất hơn mà ở thời

Page 20: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

kỳ này tri thức trở thành nguồn tài nguyên quan trọng, trở thành tài sản và động lực mạnh mẽ

thúc đẩy xã hội phát triển.

Trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, luôn luôn có sự đan xen giữa thời cơ và thách

thức. Thời cơ cho tất cả các quốc gia, dân tộc là không khí hoà bình là chủ yếu, các quốc gia vượt

qua hận thù để sống thân thiện, cởi mở, tin cậy lẫn nhau. Thị trường được mở rộng, nguồn tài

nguyên tri thức được chia se và nhân lên gấp bội, thành tựu của khoa học công nghệ được truyền

bá nhanh trên một qui mô quốc tế, thị trường nguyên liệu vật tư, thị trường tiền tệ, thị trường sức

lao động được mở rộng và hỗ trợ bổ sung cho nhau để hạn chế mặt khó khăn, phát huy mặt thuận

lợi của các nền văn hoá.

Đảng ta đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ thực hiện mở cửa hướng ra quốc tế, bắt tay hợp tác với

tất cả các nước, các vùng lãnh thổ không phân biệt chủng tộc, tôn giáo trên nguyên tắc tôn trọng

độc lập tự chủ và toàn ven lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Nhờ sự kết

hợp khéo léo giữa nhân tố bên trong với nhân tố bên ngoài, văn hoá truyền thống Việt Nam với

thành tựu, tinh hoa của văn minh nhân loại mà chỉ trong thời gian ngắn đất nước chúng ta đã có

những bước tiến mạnh mẽ, vững chắc, trở thành một nước phát triển nhanh, ổn định và có hiệu

quả, được nhiều tổ chức thế giới đánh giá cao và nhiều nước tìm thấy ở mô hình phát triển Việt

Nam những kinh nghiệm để trao đổi, học tập. Cơ sở hạ tầng quốc gia được nâng cấp, xây dựng

mới từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược. Hệ thống điện, đường, trường, trạm đã được

chính phủ đầu tư xây dựng đến tận làng, bản. Chúng ta đã xây dựng mới hàng nghìn trường học,

làm hàng trăm cây cầu cỡ lớn ở Quảng Ninh, Hà Nội, Bến Tre, Trà Vinh, TP. Hồ Chí Minh…

Hàng trăm khu công nghiệp, khu chế xuất đã được hình thành tạo ra việc làm cho hàng triệu

thanh niên. Nhiều sân bay, bến cảng, nhà ga đã được xây dựng trở thành cầu nối giữa Việt Nam

với các quốc gia trên thế giới. Cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước đã có những tiến bộ vượt bậc,

cùng với nó là quan hệ giữa con người với con người cũng được thay đổi. Tư tưởng tôn ti, trật tự,

đẳng cấp trong văn hoá xóm làng đã kết hợp với tư tưởng dân chủ, tự do, đề cao con người. Hàng

trăm nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được thành lập tạo ra một lực lượng sản xuất tiến bộ,

phát triển theo mô hình mới mà ở đó người lao động được quan tâm, chủ doanh nghiệp được đề

cao và tôn vinh. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng theo mô hình qui mô gia đình. Các thành viên

có quan hệ huyết thống hoặc thân tộc, có những doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng văn hoá trong

doanh nghiệp tạo ra một không gian làm việc thân thiện, hiện đại. Người lao động được tự do

sáng tạo để có những sản phẩm có chất lượng cao xứng danh Sao vàng đất Việt. Một số doanh

Page 21: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

nghiệp đã biết dựa vào truyền thống văn hoá dân tộc để tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang

tính khác biệt, hấp dẫn khách du lịch và khách hàng từ các quốc gia ở các châu lục khác nhau.

Nhờ toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế mà nhiều doanh nghiệp đã có bước đột phá, phát triển

mạnh mẽ tạo ra những thương hiệu có uy tín trong khu vực và thế giới. Tập đoàn dầu khí Việt

Nam, tập đoàn dệt may Việt Nam, tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, Tổng công ty hàng

không Việt Nam… là những tập đoàn lớn mạnh có uy tín trên thế giới và phát triển lớn mạnh

cùng với toàn cầu hoá.

Tiếp cận giáo dục, đào tạo và phát triển dựa trên mô hình năng lực (*)

Việc phát triển nguồn nhân lực rất đựơc rất nhiều giới, ngành, các nhà chính trị, kinh doanh, nghiên cứu, và

giáo dục quan tâm trong thời gian gần đây. Điểm trung tâm của những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực

đựơc mọi người nhất trí và chú trọng tập trung vào 2 chủ đề chính là “Học tập và nâng cao chất lượng và

hiệu quả thực hiện nhiệm vụ” (Weinberger 1998 trang 78). Bằng việc chú trọng vào việc nâng cao chất

lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, tiếp cận dựa trên năng lực là rất phổ biến trên toàn thế giới. Tiếp

cận năng lực được hình thành và phát triển rộng khắp tại Mỹ vào những năm 1970 trong phong trào đào tạo

và giáo dục các nhà giáo dục và đào tạo nghề dựa trên việc thực hiện nhiệm vụ, các tiếp cận về năng lực

đã phát triển một cách mạnh mẽ trên một nấc thang mới trong những năm 1990 với hàng loạt các tổ chức

có tầm cỡ quốc gia ở Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales, v.v... (Kerka, 2001).

Các tiêu chuẩn năng lực được thúc đẩy và khuyến khích bởi những áp lực chính trị như là cách thức để

chuẩn bị lực lượng lao động cho nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu. Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ này là do

rất nhiều học giả và các nhà thực hành phát triển nguồn nhân lực xem tiếp cận này là cách thức có ảnh

hưởng mạnh mẽ nhất, được ủng hộ mạnh mẽ nhất (Jones & Moore, 1995) để cân bằng giáo dục, đào tạo

và những đòi hỏi tại nơi làm việc (Harris et al, 1995), và là “cách thức để chuẩn bị lực lượng lao động cho

một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu” (Kerka, 2001, trang 1), và “một câu trả lời mạnh mẽ đối với các vấn đề

mà các tổ chức và cá nhân đang phải đối mặt trong thế kỷ thứ 21 (McLagan, 1997, trang 46). Rothwell và

Lindhoolm (1999) viết:

Những quan tâm đến những tiếp cận dựa trên năng lực là đang tăng lên. Những người chuyên làm công

tác đào tạo và phát triển đang sử dụng mô hình năng lực để xác định một cách rõ ràng những năng lực cụ

thể của từng tổ chức để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ và thống nhất các

khả năng của cá nhân với các năng lực cốt lõi của tổ chức. Các nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính

sách đang sử dụng các mô hình năng lực như là những phương tiện để xác định một cách rõ ràng và để

gắn kết những đòi hỏi của thực tiễn với các chương trình giáo dục và đào tạo (trang 90).

 

Khi tổng kết các lý thuyết về các tiếp cận dựa trên năng lực trong giáo dục, đào tạo và phát triển, Paprock

(1996) đã chỉ ra năm đặc tính cơ bản của tiếp cận này:

Page 22: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

1. Tiếp cận năng lực dựa trên triết lý người học là trung tâm,

2. Tiếp cận năng lực thực hiện việc đáp ứng các đòi hỏi của chính sách,

3. Tiếp cận năng lực là định hướng cuộc sống thật,

4. Tiếp cận năng lực là rất linh hoạt và năng động, và

5. Những tiêu chuẩn của năng lực được hình thành một cách rõ ràng.

Những đặc tính cơ bản này dẫn tới những ưu thế của tiếp cận dựa trên năng lực là (Paprock, 1996;

McLagan, 1996, 1997; Kerka, 2001):

1. Tiếp cận năng lực cho phép cá nhân hóa việc học: trên cơ sở mô hình năng lực, người học sẽ bổ

sung những thiếu hụt của cá nhân để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của mình.

2. Tiếp cận năng lực chú trọng vào kết quả (outcomes) đầu ra.

3. Tiếp cận năng lực tạo ra những linh hoạt trong việc đạt tới những kết quả đầu ra: theo những cách

thức riêng phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của cá nhân.

4. Hơn nữa, tiếp cận năng lực còn tạo khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng những gì cần đạt

được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các thành quả. Việc chú trọng vào kết quả đầu ra và

những tiêu chuẩn đo lường khách quan của những năng lực cần thiết để tạo ra các kết quả này là

điểm được các nhà hoạch định chính sách giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt

quan tâm nhấn mạnh.

Do những đặc tính và ưu điểm của tiếp cận dựa trên năng lực, các mô hình năng lực và những năng lực

được xác định đã và đang được xây dựng, phát triển, và sử dụng như là những công cụ cho việc phát triển

rất nhiều chương trình giáo dục, đào tạo và phát triển khác nhau trên toàn thế giới (Paprock, 1996).

Mô hình năng lực trong phát triển nguồn nhân lực

Boyatzis et al. và Whetten & Cameron (1995) cho rằng phát triển các chương trình giáo dục và đào tạo dựa

trên mô hình năng lực cần xử lý một cách có hệ thống ba khía cạnh sau: (1) xác định các năng lực, (2) phát

triển chúng, và (3) đánh giá chúng một cách khách quan.

Để xác định được các năng lực, điểm bắt đầu thường là những kết quả đầu ra (outputs). Từ những kết quả

đầu ra này, đi đến xác định những vai trò của người có trách nhiệm phải tạo ra các kết quả đầu ra này. Một

vai trò là một tập hợp các hành vi được mong đợi về một người theo những nghĩa vụ và địa vị công việc

của người đó. Thuật ngữ “vai trò công việc” đề cập tới việc thực hiện những nhiệm vụ thực sự của một

người. Trên cơ sở của từng vai trò xác định những năng lực cần thiết để có thể thực hiện tốt vai trò đó.

Năng lực được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào bối cảnh và mục đích sử dụng

những năng lực đó. Các năng lực còn là những đòi hỏi của các công việc, các nhiệm vụ, và các vai trò. Vì

vậy, các năng lực được xem như là những phẩm chất tiềm tàng của một cá nhân và những đòi hỏi của

công việc. Từ hiểu biết về năng lực như vậy, ta có thể thấy các nhà nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng

những mô hình năng lực khác nhau trong tiếp cận của mình: (1) những mô hình dựa trên cơ sở tính cách

và hành vi cá nhân của cá nhân theo đuổi cách xác định “con người cần phải như thế nào để thực hiện

được các vai trò của mình”; (2) những mô hình dựa trên cơ sở các kiến thức hiểu biết và các kỹ năng được

đòi hỏi theo đuổi việc xác định “con người cần phải có những kiến thức và kỹ năng gì” để thực hiện tốt vai

trò của mình; (3) những mô hình dựa trên cơ sở các kết quả và tiêu chuẩn đầu ra theo đuổi việc xác định

Page 23: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

con người “cần phải đạt được những gì ở nơi làm việc”. Mô hình tiếp cận với sản phẩm đầu ra được các

nhà nghiên cứu và thực hành trên thế giới ủng hộ rất nhiều. Vì vậy, năng lực được hiểu là một tập hợp các

kiến thức, thái độ, và kỹ năng hoặc cách chiến lựơc tư duy mà tập hợp này là cốt lõi và quan trọng cho việc

tạo ra những sản phẩm đầu ra quan trọng (McLagan, 1989).

Khi bàn về mô hình dựa trên năng lực cần chú ý là năng lực còn là những đòi hỏi của công việc, nhiệm vụ,

và các vai trò. Vì thế, năng lực được xem như những phẩm chất tiềm tàng của một cá nhân và những đòi

hỏi của công việc. Điều này có nghĩa là các năng lực luôn bị chí phối bởi bối cảnh cụ thể - môi trường, bối

cảnh cụ thể của đất nước, tổ chức, và vị trí cụ thể trong tổ chức đó – trong đó các năng lực được đòi hỏi

(Valkeavaara, 1998, Dooley et al., 2001). Vì thế, trong điều kiện của toàn cầu hóa và sự thay đổi nhanh

chóng của môi trường và khoa học công nghệ - học tập không ngừng và liên tục phát triển là một trong

những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một tổ chức nào - mô hình năng lực được

sử dụng rất phổ biến ở cấp vi mô (trong từng đơn vị cụ thể) và ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế

giới trong quá trình tăng cường và phát triển các tổ chức. Mô hình này bao gồm các bước như sau:

° Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mạng, và mục tiêu của tổ chức,

° Bước 2: Xác định các quá trình, hệ thống, thủ tục nội bộ nhằm đạt đến các tầm nhìn, sứ mạng và mục

tiêu chiến lược đã được xác định,

° Bước 3: Xác định các năng lực cần thiết để đạt tới các sứ mạng, mục tiêu đã xác định,

° Bước 4: Xác định những thiếu hụt, khoảng trống năng lực và hình thành các kế hoạch phát triển của cá

nhân và của tổ chức, và

° Bước 5: Hợp nhất các kế hoạch này thành kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.

Trong điều kiện của các mô hình năng lực được sử dụng rộng rãi trong các đơn vị cơ sở, các nhà hoạch

định chính sách cũng theo đuổi những tiếp cận rõ ràng hơn, hiệu quả hơn, có trách nhiệm hơn và dễ đánh

giá hơn các tiếp cận truyền thống trong giáo dục, đào tạo, và phát triển nguồn nhân lực. Mô hình năng lực

đã được phát triển rộng khắp trên thế giới với Hệ thống chất lượng quốc gia về đào tạo nghề nghiệp

(National Vocational Qualifications (NVQs)) ở Anh và xứ Wales, Khung chất lượng quốc gia của New

Zealand (New Zealand's National Qualifications Framework), các tiêu chuẩn năng lực được tán thành,

khẳng định bởi Hội đồng đào tạo quốc gia Australia về đào tạo (National Training Board (NTB)), và Hội đồng

thư ký về những kỹ năng cần thiết phải đạt được (the Secretary's Commission on Achieving Necessary

Skills (SCANS)) và những tiêu chuẩn kỹ năng quốc gia (the National Skills Standards) ở Mỹ.

Trên cơ sở tiêu chuẩn hóa việc giáo dục, đào tạo, và phát triển, và nâng cao hiệu quả hoạt động của người

lao động, Bộ lao động Mỹ đã tài trợ cho Hiệp hội những người làm công tác đào tạo và phát triển Mỹ

(American Society for Training and Development – ASTD) thực hiện một nghiên cứu về những kỹ năng mà

các tổ chức đòi hỏi (Carnevale, Gainer, and Meltzer, 1990). Đồng thời Hội đồng thư ký về những kỹ năng

cần thiết phải đạt được (SCANS, 1991) cũng thực hiện một nghiên cứu về vấn đề này. Trên cơ sở hai

nghiên cứu tầm cỡ này đã hình thành mô hình về những kỹ năng mà các tổ chức mong muốn

Page 24: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

(Employability skills). Những kỹ năng mà các tổ chức mong muốn là các nhóm kỹ năng cốt lõi có thể sử

dụng ở những môi trường và điều kiện khác nhau mà các kỹ năng này thể hiện những chức năng cốt lõi và

những kiến thức, thái độ, và kỹ năng “mềm” được đòi hỏi bởi nơi làm việc của thế kỷ 21. Những kỹ năng

này là cần thiết cho sự thành công nghề nghiệp tại tất cả các cấp độ làm việc và cho sự thành công tại tất

cả các cấp độ giáo dục khác nhau. Mô hình này thể hiện 16 kỹ năng khác nhau (Overtoom, 2000) được

phân thành 6 nhóm:

1. Những kỹ năng về năng lực cơ bản: đọc, viết, tính toán;

2. Những kỹ năng truyền đạt: nói, nghe;

3. Những kỹ năng về năng lực thích ứng: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo;

4. Những kỹ năng phát triển: tự trọng, động viên và xác định mục tiêu, hoạch định sự nghiệp;

5. Những kỹ năng về hiệu quả của nhóm: quan hệ qua lại giữa các cá nhân, làm việc đồng đội, đàm

phán;

6. Những kỹ năng tác động, ảnh hưởng: hiểu biết văn hóa tổ chức, lãnh đạo tập thể.

Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất và được xem là thành công nhất là mô hình của Hiệp hội những người

làm công tác đào tạo và phát triển Mỹ (ASTD). Trong những nỗ lực hình thành các chuẩn mực cho việc giáo

dục, đào tạo, và phát triển tính chuyên nghiệp, Hiệp hội những người làm công tác đào tạo và phát triển Mỹ

đã phát triển một mô hình – Mô hình của McLagan về thực tiễn phát triển nguồn nhân lực (McLagan’s

(1989) Models for Human Resource Develoopment  Practice) -  và mô hình này được sử dụng trong các

trường đại học cũng như các chương trình đào tạo những người làm công tác phát triển nguồn nhân lực tại

Mỹ cũng như ở nhiều quốc gia trên thế giới (Dooley et al, 2001, Dare and Leach, 1998; Leach, 1993; Powell

and Hubschman, 1999; Rothwell and Lindholm, 1999). Mô hình của McLagan về thực tiễn phát triển nguồn

nhân lực đáp ứng một loạt các mục đích: (1) tóm tắt 11 vai trò của những nhà chuyên nghiệp phát triển

nguồn nhân lực: Nhà quản lý hành chính, người lượng giá, nhà quản lý, người phát triển tài liệu học tập

giảng dạy, cố vấn phát triển sự nghiệp, người giảng dạy, người làm marketing, người phân tích nhu cầu,

chủ thể thay đổi tổ chức, người thiết kế chương trình, và nhà nghiên cứu; (2) nhận dạng và xác định 35

năng lực chủ yếu của phát triển nguồn nhân lực: các năng lực chủ yếu này được phân thành 4 nhóm: các

năng lực kỹ thuật, kinh doanh, quan hệ qua lại giữa các cá nhân, và trí tuệ, tư duy; (3) mô tả 74 sản phẩm

đầu ra của công việc phát triển nguồn nhân lực; (4) nhận dạng những đòi hỏi chất lựơng cho mỗi sản phẩm

đầu ra của công việc phát triển nguồn nhân lực; (5) định vị phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực nhân

lực nói chung thông qua Vòng nhân lực (Human resource wheel); (6) xác định 13 áp lực của tương lai ảnh

hưởng tới phát triển nguồn nhân lực, và (7) nhận dạng những vấn đề đạo đức chủ yếu ảnh hưởng tới công

việc phát triển nguồn nhân lực (Lam, 1993). Trong mô hình này thì các vai trò và các năng lực được chú ý

nhiều nhất.

Một trong những nỗ lực to lớn trong sử dụng mô hình năng lực là từ lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển

quản lý. Ngay từ đầu những năm 1980 Boyatzis đã công bố một công trình nghiên cứu rất công phu về Mô

hình năng lực của nhà quản lý. Boyatzis đã xếp các năng lực của nhà quản lý thành năm nhóm:

Page 25: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

Boyatzis còn phân biệt sự cần thiết của các năng lực này ở những nhà quản lý kinh doanh và quản lý công,

cũng như ở những cấp độ quản lý khác nhau. Mô hình của Boyatzis có một ảnh hưởng rất rộng lớn trong

những nghiên cứu về năng lực quản lý cũng như thực tiễn về giáo dục, đào tạo, và phát triển quản lý.

1. Quản lý mục tiêu và hành động: định hướng hiệu suất, chủ động hành động (proactivity), sử dụng

các khái niệm để chẩn đoán, và quan tâm tới những ảnh hưởng;

2. Lãnh đạo: tự tin, sử dụng các trình bày bằng lời nói, tư duy logic, khái quát hoá;

3. Quản lý nguồn nhân lực: sử dụng quyền lực xã hội, quan tâm tích cực đến con người, quản lý các

quá trình nhóm, tự đánh giá đúng đắn;

4. Chỉ đạo hoạt động của cấp dưới: phát triển người dưới quyền, sử dụng quyền lực đơn phương,

không gò bó;

5. Quan tâm đến những người xung quanh: tự chủ, khách quan trong nhận thức, năng lực thích ứng

và chịu đựng, quan tâm và gần gũi mọi ngừơi.

 

Bên cạnh Boyatzis, Whetten and Cameron (1993) cũng đã nỗ lực theo đuổi việc xây dựng một mô hình về

nhà quản lý thành công. Hai ông đã phỏng vấn 402 nhà quản trị rất thành công ở cả lĩnh vực kinh doanh và

lĩnh vực công và tìm ra khoảng 60 kỹ năng của các nhà quản lý có hiệu quả. Mười kỹ năng quan trọng nhất

trong 60 kỹ năng này là:

1. Truyền đạt bằng lời nói,

2. Quản lý thời gian và sự căng thẳng (stress),

3. Quản lý việc ra quyết định cá nhân,

4. Nhận dạng, xác định, và giải quyết các vấn đề,

5. Động viên và ảnh hưởng tới những người khác,

6. Ủy quyền,

7. Hình thành tầm nhìn và xác định mục tiêu,

8. Tự nhận thức,

9. Phát triển đội làm việc, và

10. Quản lý xung đột.

Hầu như không có sự phân biệt rõ ràng những mô hình nghiên cứu về năng lực cho các nhà quản lý công

và quản lý kinh doanh vì tiếp cận này được sử dụng trước tiên và có hiệu quả hơn trong lĩnh vực kinh

doanh – nơi có thể đo lường tương đối chính xác, cụ thể các kết quả. Trong những nỗ lực đào tạo và phát

triển những nhà quản lý và lãnh đạo trong khu vực công, có một số nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này

(Boyatzis, 1982; Morley & Vilkinas, 1997) song những kết luận của các nghiên cứu này cũng chưa thực sự

là rõ ràng. Trong đánh giá việc đào tạo và phát triển các nhà lãnh đạo ở khu vực công ở Úc, Morley &

Vilkinas (1997) cho rằng tất cả các mô hình ở Úc đều là mô hình năng lực tuy chúng có những sự khác biệt.

Tuy nhiên, Morley & Vilkinas cũng đã tổng kết được 16 đặc tính xác định chất lượng cho những nhà lãnh

đạo trong khu vực công được sử ở Úc:

1. Tầm nhìn  và sứ mạng;

2. Thực hiện;

Page 26: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

3. Chiến lược;

4. Quản lý con người;

5. Quan hệ công chúng, cộng đồng;

6. Sự phức tạp;

7. Quan hệ với các quá trình chính trị;

8. Tính trách nhiệm;

9. Thành tựu;

10. Năng lực trí tuệ, tư duy;

11. Các đặc tính cá nhân, đặc biệt là tự quản;

12. Chính sách;

13. Các kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân;

14. Thay đổi;

15. Truyền đạt;

16. Quản lý nguồn lực.

Ở Việt  Nam hiện nay, mô hình năng lực cũng đã bắt đầu nhận được sự quan tâm và được sử dụng trong

những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực trong xu thế mở cửa hội nhập của đất nước. Mô hình này đã và

đang được sử dụng rất thành công ở các tổ chức mà tác giả được biết như Dự án phát triển năng lực

Mekong (MPDF) của Công ty tài chính quốc tế (IFC); Dự án hỗ trợ lâm nghiệp xã hội (SFSP); Swisscontact,

và ở một số tổ chức tư vấn và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Những điểm cần lưu ý trong việc sử dụng mô hình năng lực

1. Mô hình năng lực chú trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức – nó chú trọng vào “con

người phương tiện” chứ không phải “con người mục đích”. Trong một chừng mực nhất định nó dựa

trên quan điểm hành vi trong giáo dục. Vì thế, những nhược điểm của quan điểm hành vi trong giáo

dục cần được quan tâm, chú ý khi áp dụng mô hình năng lực và phải được bổ sung bởi những tiếp

cận khác để đạt tới các mục tiêu giáo dục, đào tạo và phát triển cụ thể.

2. Mô hình năng lực được sử dụng như những công cụ cho việc tuyển lựa cán bộ, đánh giá việc thực

hiện nhiệm vụ, và những chỉ dẫn cụ thể cho những hoạt động giáo dục đào tạo và phát triển. Vì thế,

cần nhận thức nó là những công cụ chứ không phải là mục tiêu. Việc nhầm lẫn giữa phương tiện và

mục tiêu luôn là một hiện tượng thường xảy ra trong cuộc sống và dẫn tới những hậu quả tai hại.

3. Điều có tính tiên quyết để việc áp dụng mô hình năng lực có hiệu quả là phải có một danh mục các

năng lực được thiết kế một cách cẩn thận, có cơ sở khoa học, và phù hợp với bối cảnh thực tế của

đất nước và của các tổ chức. Những mô hình tốt ở các nước phát triển cũng đã được nghiên cứu và

kiểm định ở các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển, và cho thấy là hầu hết các năng lực

là phù hợp. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần trên – năng lực là sự kết hợp giữa tiềm năng của cá

nhân với đòi hỏi của nhiệm vụ - khía cạnh văn hóa và những đặc điểm cụ thể của bối cảnh có ảnh

hưởng mạnh mẽ tới danh mục, tầm quan trọng, và mức độ của các năng lực cần thiết. Vì thế, những

nghiên cứu nghiêm túc và cụ thể phải được thực hiện và được cập nhật thường xuyên trong điều kiện

nền kinh tế toàn cầu hóa và thay đổi nhanh hiện nayª.

Page 27: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

***************************************************************************************************************************

************

(*) Competency-based model: Thuật ngữ competency rất khó dịch sang tiếng Việt. Tôi tạm dịch thuật ngữ

này giống như một số chương trình, tổ chức đã thực hiện mô hình này ở Việt nam dùng là năng lực. Vì thế,

competency-based model được dịch đầy đủ là Mô hình dựa trên năng lực và được gọi tắt là Mô hình năng

lực

 

Tài liệu tham khảo:

1. Boyatzis, R.E. (1982). The Competent Manager, John Wiley and Sons, New York, NY.

2. Boyatzis, R.E., Cowen, S.S., Kolb, D.A. et al. (1995). Innovation in Professional Education: Steps

on a Journey from Teaching to Learning, Jossey-Bass, San Francisco, CA.

3. Carnevale, A. P.; Gainer, L. J.; and Meltzer, A. S. (1990). Workplace Basics: The Essential Skills

Employers Want. San Francisco: Jossey-Bass, .

4. Dare, D. E., & Leach, J. A. (1998). Preparing tomorrow’s HRD professionals: Perceived relevance

of the 1989 competency model. Academy of Human Resource Development: Annual Conference

Proceedings.

5. Dooley, L. M., Paprock, K. E., Sun, I., & Gonzalez, E. G. Y. (2001). Differences in priority for

competencies trained between U.S. and Mexican trainers. Unpublished manuscript.

6. Harris, R., Guthrie, H., Hobart, B., & Lundberg, D. (1995). Competency-Based Education and

Training: Between a Rock and a Whirlpool. South Melbourne: Macmillan Education Australia.

7. Jones, L., & Moore, R. (1995). Appropriating competence. British Journal of Education and Work, 8

(2), 78-92.

8. Kerka, S. (2001). Competency-based education and training. ERIC Clearinghouse on Adult, Career

and Vocational Education, Columbus, OHIO. [On-line]. Available:  hyperlink http://ericacve.org/

docgen.asp?tbl=mr&ID=65

9. Lam, Nguyễn Hữu (2003). Role and competency profiles of human resource development

practitioners in Vietnam. Swiss-AIT-Vietnam, Hanoi: International Conference on Management

Education for 21th Century Procedings.

10. McLagan, P. A. & Suhadolnik, D. (1989). Models for HRD practice. Alexandria, VA: American

Society for Training and Development.

11. McLagan, P. A. (1996). Great ideas revisited. Training and Development, 50 (1), 60-66.

12. McLagan, P. A. (1997, May). Competencies: the next generation. Training and Development, 51

(5), 40-48.

13. Morley, K. & Vilkinas, T. (1997). Public sector executive development in Australia: 2000 and

beyond. International Journal of Public Sector Management. Vol. 10 No. 6. 401-416.

14. Overtoom, C. (2000). Employability skills: An update. ERIC Clearinghouse on Adult, Career, and

Vocational Education. ERIC Digest No. 220.

15. Paprock, K. E. (1996, July-August). Conceptual structure to develop adaptive competencies in

professional. IPN Ciencia, Arte: Cultura, Nueva Epoca, 2 (8), 22-25.

Page 28: Đặc điểm của tiếp cận hệ thống trong xã hội học

16. Powell, T., & Hubschman, B. (1999). HRD competencies and roles for 2000: A pilot study of the

perceptions of HRD practitioners. Academy of Human Resource Development: Annual Conference

Proceedings.

17. Rausch, E., Sherman, H., and Washbush, J. B. (2001). Defining and assessing competencies for

competency-based, outcomefocused management development. Journal of Management

Development, Vol. 3, 184-200.

18. Rothwell, W. J. & Lindholm, J. E. (1999). Competency identification, modeling and assessment in

the USA. International Journal of Training and Development, 3 (2), 90-105.

19. Secretary's Commission on Achieving Necessary Skills. What Work Requires of Schools: A

SCANS Report for America 2000. Washington, DC: U.S. Department of Labor, 1991.

20. Weinberger, L. A. (1998). Commonly held theories of human resource development. Human

Resource Development International. 1 (1), 75-93.

21. Whetten, D. A. and Cameron, K. S. (1995). Developing Management Skills, 3rd ed., Harper Collins,

New York, NY.

22. Whetten, D.A. and Cameron, K. S. (1993), Developing Management Skills: Managing Conflict,

Harper Collins, New York, NY.

PV