52

Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

Citation preview

Page 1: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan
Page 2: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

Trong soá naøy Ban bieân taäp Ñaëc san Phaùt trieån Coâng ngheä cao thaân göûi ñeán Quyù ñoäc giaû chuû ñeà “Vi maïch baùn daãn: Ñoøn baåy kinh teá tri thöùc”.

Baét ñaàu phaùt trieån vaøo giöõa nhöõng naêm 1950, vi maïch baùn daãn daàn trôû thaønh moät trong nhöõng neàn coâng nghieäp coát loõi, coù söùc lan toûa lôùn ñeán nhieàu lónh vöïc khaùc nhau cuûa kinh teá - xaõ hoäi theá giôùi. Maëc duø vaäy, ôû Vieät Nam, vi maïch baùn daãn chæ môùi döøng laïi ôû caùc khaâu thieát keá gia coâng, ñoùng goùi vaø thöû nghieäm. Nhöõng coâng ñoaïn thieát keá vaø saûn xuaát coù giaù trò gia taêng cao hôn chöa ñöôïc ñaàu tö phaùt trieån ôû Vieät Nam caû veà con ngöôøi laãn maùy moùc thieát bò. Nhaän thaáy tình hình ñoù, Chính phuû ñaët quyeát taâm phaùt trieån ngaønh baùn daãn nhö laø moät muïc tieâu chieán löôïc cuûa ñaát nöôùc. Naêm 2012, vi maïch baùn daãn ñöôïc coâng nhaän laø moät trong 9 saûn phaåm quoác gia ñöôïc pheâ duyeät taïi Quyeát ñònh soá 439/QÑ-TTg ngaøy 16/04/2012 thuoäc “Chöông trình phaùt trieån saûn phaåm quoác gia” theo Quyeát ñònh soá 2441/QÑ-TTg ngaøy 31/12/2010 cuûa Thuû Töôùng Chính Phuû. Trong cuøng naêm ñoù, UÛy ban nhaân daân thaønh phoá Hoà Chí Minh pheâ duyeät “Chöông trình phaùt trieån coâng nghieäp vi maïch thaønh phoá Hoà Chí Minh giai ñoaïn 2013 – 2020” theo Quyeát ñònh soá 6358/QÑ-UBND ngaøy 14/12/2012. Chöông trình goàm 07 Chöông trình thaønh phaàn bao quaùt caùc hoaït ñoäng nghieân cöùu chính saùch, ñaøo taïo, öôm taïo, phaùt trieån thò tröôøng, xaây döïng trung taâm thieát keá vi maïch vaø nhaø maùy saûn xuaát vi maïch ñaàu tieân cuûa Vieät Nam.

Vôùi tinh thaàn ñoù, Ban bieân taäp Ñaëc san mong muoán truyeàn taûi ñeán Quyù baïn ñoïc trong caû nöôùc nhöõng tin töùc, chính saùch, kinh nghieäm vaø xu höôùng phaùt trieån lieân quan ñeán lónh vöïc coâng ngheä vi maïch baùn daãn treân theá giôùi noùi chung vaø Vieät Nam noùi rieâng. Chuùng toâi hy voïng ñaây seõ laø nhöõng thoâng tin boå ích, goùp phaàn ñoàng haønh cuøng quyeát taâm phaùt trieån lónh vöïc coâng ngheä cao naøy cuûa ñaát nöôùc.

Thö ngoû!

Page 3: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

Trong soá naøy

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

TS. NGUYỄN HỮU LAM Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Quản trị (CEMD)

Ths. LƯƠNG VĂN LÝ Công ty Luật VLT

GS.TSKH ĐẶNG LƯƠNG MÔ Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo

thiết kế vi mạch (ICDREC)

GS.TS HUỲNH NGỌC PHIÊN Công ty Amata Vietnam

GS.TSKH NGUYỄN PHÙNG QUANG Viện Điện Đại học Bách Khoa Hà Nội

GS.TS CHU PHẠM NGỌC SƠN Công ty CP Dịch vụ KHCN Sắc Ký Hải Đăng

GS.TSKH ĐỖ TRUNG TÁ Chương trình Nghiên cứu - Đào tạo và Xây dựng

Hạ tầng Kỹ thuật CNC

PGS.TS PHAN MINH TÂN Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM

GS.TS VÕ VĂN TỚI Bộ môn Kỹ thuật Y Sinh - ĐH Quốc tế - ĐH QG TP.HCM

PGS.TS. BS. VÕ VĂN THÀNH Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình

Chuyên khoa Cột sống và Chấn thương chỉnh hình

PGS.TS VŨ ĐÌNH THÀNH Đại học Bách Khoa TP.HCM

GS.TS TRẦN LINH THƯỚC Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM

BAN BIÊN TẬP

Trưởng Ban Biên tậpTS. Lê Hoài Quốc

Trưởng Ban Quản lý KCNC

Phó Trưởng Ban Biên tậpThS. Lê Thành Đại, Phó Trưởng Ban Quản lý KCNC

TS. Nguyễn Hoàng Nam, Phó Trưởng phòng P. Quản lý Khoa học và Công nghệ

Trưởng Ban Trị sự ThS. Lê Bích Loan, Phó Trưởng Ban Quản lý KCNC

Thư ký biên tập ThS. Lê Thành Nhân, P. Quản lý Khoa học và Công nghệ

Thực hiện nội dung: Tường Minh, Kiên Giang, Thanh Phương, Anh Trinh

Thiết kế: Thanh Bình, Thanh Thảo

In ấn & phát hànhCông ty TNHH MTV Quảng cáo Phát hành Thanh Niên,

(Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên)

Thông tin liên lạc Đặc san: 35 Nguyễn Thông, P.7, Q.3, TP.HCM; Tel: (848) 37360290 - Ext: 108; Hotline: 0908289910; Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản số: 55/GP-XBĐS do Bộ TT&TT - Cục Báo chí cấp ngày 6/5/2013

TIN TỨC - SỰ KIỆN Samsung sẽ sản xuất chip A9 cho iPhone 7 5Từ buổi bình minh của các bóng bán dẫn silicon... 6

TIÊU ĐIỂM CÔNG NGHỆSmartphone chip lõi tứ - Vì sao giá rẻ? 12Công nghệ xử lý môi trường bằng vi sinh và tính khả thi 13

VẤN ĐỀ HÔM NAYNhà máy sản xuất chip điện tử: Một cuộc đại cách mạng 14Dự án đầu tư nhà máy sản xuất vi mạch của CNS 16Báo động tình trạng hộp đen “vô dụng”: Khi chủ xe phải tự cứu mình 18

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂNCông nghiệp vi mạch được ưu tiên phát triển 20SHTP và khát vọng thành thiên đường vi mạch 22

CÔNG NGHIỆP VI MẠCH - BAO GIỜ BẮT ĐẦUNhững tín hiệu vui về nhân lực vi mạch 25Samsung và con đường thành người khổng lồ 27

GÓC NHÌN CHUYÊN GIACông nghiệp vi mạch Việt Nam: Hãy bắt đầu từ nền móng 30Nhật hướng về ASEAN và cơ hội của Việt Nam 32

MỘT VÒNG DOANH NGHIỆPNhà máy Intel Việt Nam và những điều chưa biết 34Game Việt “rời làng”! 36Bài học từ sự lớn mạnh của REE 38

ĐỜI SỐNG CÔNG NGHỆKhông gian mở ở VNG: Thỏa sức sáng tạo và thay đổi thế giới 40Sự tiến hóa thần kỳ của điện thoại di động 42

NHÌN RA THẾ GIỚIKỳ thi đầu vào của Học viện IIT ở Ấn Độ 46Để có thể trở thành thung lũng Silicon 49

>>>

>>>

>>>

>>>

>>>

>>>

>>>

>>>

>>>

Page 4: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

4 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

Bàn chải đánh răng công nghệ

Các nhà khoa học thuộc Phòng Thí nghiệm Gia tốc Quốc gia Mỹ (SLAC) cùng Đại học Stanford cho biết họ đã chế tạo

thành công máy gia tốc có khả năng tăng tốc độ hạt electron lên gấp 10 lần so với công nghệ hiện hành nhưng có kích thước chỉ khoảng 3mm. Tiến bộ này có thể giúp phát triển các thiết bị nghiên cứu khoa học, thiết bị y tế nhỏ gọn và rẻ tiền.

Trong thử nghiệm đầu tiên, các hạt electron được gia tốc đến gần tốc độ ánh sáng trong một máy gia tốc thông thường. Sau đó, các nhà khoa học sử dụng chip gia tốc nano và chiếu tia hồng ngoại vào mô hình để tạo ra điện trường tương tác với các hạt electron và gia tăng năng lượng của

chúng lên 300 triệu electronvolts/mét – gấp 10 lần máy gia tốc tuyến tính hiện tại của SLAC.

“Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là đạt tốc độ 1 tỉ electronvolts/mét và chúng tôi đã đạt được 1/3 chỉ tiêu ngay trong thử nghiệm đầu tiên” - trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Robert Byer phấn khởi cho biết.

Máy gia tốc hạt là dụng cụ tạo ra các chùm ion hay electron năng lượng và được ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: nghiên cứu khoa học hay y học. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất là bất kỳ nỗ lực tăng tốc nào cũng chỉ làm tăng năng lượng chứ không phải tốc độ của hạt.

Theo nhà vật lý Joel England, mặc dù còn nhiều trở ngại cần vượt qua trước khi công nghệ này ứng dụng vào thực tế nhưng nếu khắc phục được, nó sẽ giảm đáng kể kích thước và chi phí sản xuất của máy gia tốc trong tương lai.

Theo KHOAHOC.COM.VN

TIN TÖÙC - SÖÏ KIEÄN

Napture: Thiết bị nghe

nhạc dưới nước

Thiết bị nghe nhạc dưới nước với tên gọi Nepture

cho phép người bơi lội có thể nghe nhạc dưới

nước bằng cách truyền sóng âm thanh vào bên

trong tai thông qua xương gò má của người đang

bơi, kết quả là họ có thể nghe nhạc khi đang bơi.

Thiết bị này giống cách mà cá heo và cá voi giao

tiếp trong nước bằng cách truyền rung động âm

thanh. Thiết bị gồm máy nghe nhạc mp3 không

thấm nước và bộ tai nghe sẽ truyền âm nhạc qua

xương gò má vào phần ốc tai nhạy cảm bên trong

tai. Ông Dave Seiler, hãng sản xuất Finis nói sản

phẩm này lấy ý tưởng từ một sản phẩm tên gọi

Fone Bone ở những năm 70, là một ống mềm đeo

quanh cổ và truyền âm thanh qua xương đòn của

người dùng. Bộ thiết bị rất thu hút đối với những

người thích bơi và bộ nhớ có thể lưu đến 1.000 bài

hát sẽ giúp người dùng luyện tập hết sức mình. Bộ

thiết bị nghe nhạc Nepture bán với giá 100 bảng

và có thể đặt mua trên finisinc.com P.T

Máy gia tốc nhỏ hơn hạt gạo

Sử dụng công nghệ ba chiều, các kỹ sư ở Tây Ban Nha đã phát triển một loại bàn chải làm sạch răng phù hợp với khuôn miệng của từng người.

Thoạt nhìn bàn chải đánh răng 3D của hãng Blizzident trông giống như một hàm răng giả chứa nhiều sợi lông nhưng nó được cho là sẽ làm sạch răng hoàn toàn trong vòng 6 giây. - Livescience đưa tin.

Trước khi chế tạo chiếc bàn chải riêng cho từng người, nhà sản xuất sử dụng máy quét nha khoa kỹ thuật số xác định vị trí tối ưu của 600 sợi lông bàn chải bằng cách mô phỏng động tác cắn và nhai. Những sợi lông bàn chải này tương tự như bàn chải đánh răng bình thường nhưng chúng mịn và thon hơn để tiếp cận phía dưới đường viền nướu và kẽ răng tốt hơn.

Sau đó, họ dùng máy quét nha khoa tạo ra mô hình hỗ trợ thiết kế trên máy tính (CAD), mô hình này chuyển đổi thành vật thể thật bằng máy in 3D sử dụng công nghệ stereolithography, một phương pháp trong đó nhựa chất lỏng được tạo hình bằng tia laser tử ngoại.

“Để đánh răng với bàn chải 3D, người sử dụng chỉ cần cắn xuống trên bề mặt bàn chải và nghiến răng trong khoảng 6 giây. Chuyển động nhai này đạt hiệu quả, trong đó bàn chải ở vị trí góc 45 độ hoặc vuông góc so với chân răng và chải qua lại trong vòng tròn lớn hơn so với bàn chải thông thường”, các nhà sản xuất bàn chải 3D cho hay.

Theo VNEXPRESS.NET

Page 5: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

5Phaùt trieån Coâng ngheä cao

Làm sạch nước nhờ vật

liệu mớiTrong trường hợp khẩn cấp, khi

không có nước sạch thì vật liệu làm sạch nước bẩn là một giải pháp tiềm năng có thể cứu mạng con người.

Sau khi sóng thần xảy ra năm 2004 ở Ấn Độ Dương, nhiều người không được tiếp cận với nước sạch. Từ đây, các nhà nghiên cứu Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore và Đại học Colorado, Mỹ quyết định tạo ra hệ thống lọc nước có thể tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng mà không cần năng lượng.

Kết quả, họ tạo ra một gel polymer xốp chứa các hạt nano bạc có khả năng sát khuẩn và loại bỏ chất bẩn khỏi nước, tạo thành nước tinh khiết. Chất bạc trong nước lọc nằm trong giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Popsci đưa tin.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, với 4 gram vật liệu, một hình trụ đường kính 1,5 cm, dài 9 cm có thể thanh lọc và làm sạch nửa lít nước. Vật liệu có thể được tái sử dụng nhiều hơn 20 lần mà không làm mất khả năng khử trùng.

Nước đun sôi giúp loại bỏ các ký sinh trùng như giardia và các vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, sau những thảm họa từ tự nhiên không phải ai cũng có điều kiện để đun sôi nước uống.

Xiao Hu, một trong những người tạo ra vật liệu này cho biết: “Loại gel này sẽ được thả xuống từ máy bay trực thăng cứu trợ khẩn cấp sau thiên tai”.

Các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm vật liệu chuyên sâu trước khi sản xuất rộng rãi trong tương lai gần.

Theo VNEXPRESS.NET

Tia X mới nhìn xuyên thấuCác nhà khoa học mới đây phát triển một loại tia X có thể quan sát bên trong và lập

bản đồ phân tử nano không gian ba chiều của vật thể một cách dễ dàng.“Bằng phương pháp này, chúng ta có thể mô tả tính chất vật lý và hóa học của

các vật thể với kích thước nano cũng như biết được vị trí của chúng trong không gian ba chiều đến từng micromet”, - Earth Sky News dẫn lời giáo sư Robert Cernik tại Đại học Manchester, cho biết.

Khi chụp X-quang một vật thể nào đó bằng cách truyền, hấp thụ hoặc phân tán tia X, phương pháp cũ hoạt động bằng cách thu thập các tia sáng truyền đi, xoay mẫu và dựng lại hình ảnh 3D của vật thể. Tuy nhiên, với tia X phân tán, chúng ta có thể thu được thông tin về cấu trúc cũng như tính chất hóa học của vật thể, dù nó ở dạng tinh thể pha lê với kích thước nano.

Nhóm nghiên cứu của đại học Manchester cùng các đồng nghiệp tại Anh, châu Âu và Mỹ cho rằng, công nghệ mới có thể được áp dụng cho nhiều lĩnh vực như khoa học vật liệu, địa chất học, công nghệ môi trường và y học.

Nhờ tia X này, chúng ta có thể hiểu rõ thuộc tính của vật liệu để xem xét phản ứng hóa học tại chỗ, phân biệt các mô khỏe và mô bệnh, xác định khoáng sản và đá chứa dầu hoặc xác định chất cấm, hàng lậu trong hành lý khách hàng.

Đây là nghiên cứu đầu tiên xây dựng hình ảnh chi tiết của vật thể, tách tín hiệu nano từ nhiều bộ phận khác nhau của một thiết bị để thấy được hoạt động của các nguyên tử ở từng vị trí mà không cần tháo dỡ vật thể đó.

Theo KHOAHOC.COM.VN

TIN TÖÙC - SÖÏ KIEÄN

Theo Korea Economic Daily, Samsung sẽ là đối tác cung cấp chip A9 sử dụng cho thế hệ iPhone thứ 7 của Apple. Các thông tin ban đầu cho biết,

Samsung đã chính thức ký hợp đồng nhận sản xuất chip A9 dựa trên dây chuyền sản xuất 14 nanomet dành cho iPhone thế hệ mới (có thể gọi là iPhone 7) bắt đầu từ năm 2015. Dự kiến, thế hệ iPhone mới này sẽ được giới thiệu vào cuối năm đó. 

Không chỉ là đối tác sản xuất chip, Samsung còn là hãng chuyên cung cấp màn hình cho Apple. Cụ thể, Samsung là nhà cung cấp màn hình Retina độ phân giải cao chủ chốt cho thế hệ iPad Mini mới sắp được ra mắt của Apple. Màn hình này dự kiến rộng 7,9 inch, có độ phân giải 2048 x 1536, tương đương với độ phân giải trên màn hình 9,7 inch của iPad hiện nay.

Ngoài ra, từ năm 2007 đến nay, Samsung là nhà cung cấp chip A serie độc quyền cho các thiết bị sử dụng nền tảng iOS, bao gồm cả dòng chip A6 hiện tại.

PHƯƠNG THI

Samsung sẽ sản xuất

cho iPhone 7chip

Page 6: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

6 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

TIN TÖÙC - SÖÏ KIEÄN

VẬT LIỆU MỚI THAY ĐỔI THẾ GIỚI

Vào năm 1947, bên trong tòa nhà AT&T Bell Labs ở New Jersey, Hoa Kỳ, 3 nhà khoa học đã mày mò với một thiết bị có thể bật và tắt một tín hiệu điện. Ai ngờ rằng một thiết bị có kích thước không lớn hơn một đồng xu bao nhiêu, được cấu thành từ germanium1 và vàng khi đó lại là nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta có thể nhận được một email từ cách nửa vòng trái đất, xem đánh giá về một nhà

hàng yêu thích trên điện thoại, hoặc tìm kiếm đường đi từ các chỉ dẫn trên thiết bị di động khi đang lái xe ô tô. Ngày nay, chúng ta đều biết rằng thiết bị đó là các bóng bán dẫn (transistor). Chúng đã trở thành cơ sở cho điện tử hiện đại, là nền tảng cho sự phát triển các mạch tích hợp và bộ vi xử lý sau này, và không nói quá khi cho rằng các bóng bán dẫn đã làm thay đổi cả thế giới.

Trước khi có bóng bán dẫn, các thiết bị TV, radio và thế hệ máy tính đầu tiên hoạt động dựa vào các ống chân không. Tuy nhiên, các ống chân không này gặp vấn đề về kích thước. Người ta gặp khó khăn trong việc sản xuất và thu nhỏ chúng. Máy tính càng phức tạp thì càng cần nhiều ống chân không hơn, cần nhiều không gian và năng lượng để vận hành. Đó là lý do chiếc máy tính đầu tiên ENIAC2 có trọng lượng gần 30 tấn, với 17.840 ống chân không, và có kích

Công nghệ và những bước tiến dài trong cuối thế kỷ trước đã tạo tiền

đề cho sự phát triển vượt bậc của thế kỷ 21 và làm thay đổi cuộc sống hiện nay của con người. Từ các ống chân không, cho đến các bóng bán

dẫn silicon… các chất bán dẫn đã xây dựng nên bộ mặt công nghệ hiện đại cho nhân loại. Cuộc săn tìm và khám phá ra các vật liệu mới nói chung và ứng dụng trong công nghệ chất bán

dẫn nói riêng sẽ khiến cho cuộc sống của con người còn thay đổi nhiều hơn

nữa trong tương lai.

Töø buoåi bình minh cuûa caùc boùng baùn daãn silicon...

1 Germanium (hay được gọi là gec-ma-ni) là một nguyên tố  hóa học do C.A Winkler tìm ra vào năm 1886. Được viết tắt là Ge và có số thứ tự là 32 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Germanium là một chất bán dẫn, vừa có khả năng dẫn điện vừa có khả năng cách điện nên được dùng để tạo các transitor.

2 Tháng 2/1946, J. Presper Eckert và John Mauchly cho ra mắt hệ thống điện toán ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer) với khả năng xử lý 5.000 phép tính một giây, nhanh hơn bất cứ thiết bị nào trước đó. ENIAC được xem như là 1 phát minh vĩ đại trong ngành điện tử, một kỳ quan của nền công nghệ hiện đại.

Ngày 23/12/1047, 3 nhà khoa học William Shockley (ngồi), John Bardeen (giữa) và Walter Brattain (phải) làm việc tại tòa nhà Bell Labs, New Jersey, Hoa Kỳ, đã phát minh ra bóng bán dẫn đầu tiên.

Năm 1956 họ đã đoạt giải Nobel Vật lý cho phát minh này. Ảnh: wired.com

Chiếc bóng bán dẫn đầu tiên

năm 1947. Ảnh: Wikipedia

HIẾU THƯỢNG (theo PHYS.ORG)

Page 7: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

7Phaùt trieån Coâng ngheä cao

TIN TÖÙC - SÖÏ KIEÄN

thước bằng cả một căn phòng 93m2. Bên cạnh đó, các ống chân không không đảm bảo sự hoạt động chính xác và có nguy cơ rò rỉ điện cao. Các khó khăn và hạn chế của ống chân không đã khiến cho các nhà khoa học và kỹ sư phải tìm ra cách khác để kiểm soát điện tử. Thay vì kiểm soát điện tử trong chân không, các nhà khoa học bắt đầu xem xét phương pháp mà người ta có thể kiểm soát điện tử trong vật liệu rắn, như kim loại và chất bán dẫn.

Sau khi bóng bán dẫn được phát minh ra, các nhà khoa học nhanh chóng nhận thấy silicon là vật liệu bán dẫn hoàn hảo (thay thế cho germanium) để tạo ra các bóng bán dẫn. Cùng với silicon, các bóng bán dẫn ngày càng nhỏ hơn, người ta có thể đưa ngày càng nhiều hơn số lượng bóng bán dẫn vào một thiết bị điện tử, nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm năng lượng và hoạt động chính xác. Trong nửa sau của thế kỷ 20, các thiết bị điện tử ngày càng tốt hơn với tiềm năng có vẻ như vô hạn. Vào năm 1965, Gorden Moore, đồng sáng lập Intel sau này đã dự đoán số lượng các bóng bán dẫn trong mỗi chiếc máy tính sẽ tăng lên gấp đôi sau 2 năm. Và định luật Moore vẫn còn khá chính xác cho đến ngày hôm nay.

Điều này cho phép các kỹ sư đưa các khả năng tính toán cực kỳ mạnh mẽ vào một thiết bị nhỏ hơn. Cùng với sự ra đời của các mạch tích hợp, người ta đã gói tất cả các bóng bán dẫn và các thành phần khác như đi-ốt, tụ điện và điện trở vào trong cùng một mảng chất bán dẫn silicon. Chính điều này là lý do các máy tính đã chuyển từ các con quái vật cồng kềnh có kích thước bằng cả một căn phòng vào thập niên 40 thế kỷ trước thành những chiếc laptop, smartphone… với kiểu dáng thanh mảnh, đẹp và nhỏ gọn như ngày nay.

Nhưng cũng như các thứ trước đó, triều đại của chip silicon cũng phải đến lúc kết thúc.

… ĐẾN NHU CẦU PHÁT MINH RA CÁC VẬT LIỆU MỚI

Công việc của một bóng bán dẫn đơn giản là bật và tắt các tín hiệu điện. Đó cũng là ngôn ngữ của máy tính, là sự luân chuyển liên tục giữa 1 (bật) và 0 (tắt). Tuy nhiên, ranh giới giữa “tắt” và “bật” của các bóng bán dẫn là vô cùng

mỏng manh, chúng không bao giờ là “tắt” hay “bật” hoàn toàn, và thế là các bóng bán dẫn phát sinh hiện tượng rò rỉ điện. Trong các thiết bị điện tử, việc thất thoát điện cũng giống như nhiệt. Việc bóng bán dẫn rò rỉ điện là một trong các lý do làm cho laptop của bạn trở nên quá nóng.

Hầu hết các kỹ thuật trong máy tính ngày nay, từ điện thoại thông minh cho đến các siêu máy tính đều quy về giải quyết bài toán làm sao để làm mát chip. Trên thực tế, lượng watt điện thoát ra trên mỗi inch vuông khiến mỗi bóng bán dẫn được so sánh như một lò phản ứng hạt nhân. Chip silicon càng nhỏ hơn, nhanh hơn cũng đồng nghĩa với lượng nhiệt tỏa ra nhiều hơn. Đến một lúc nào đó, khi số lượng bóng bán dẫn tăng lên và lượng điện rò rỉ cũng tăng lên theo, các nhà khoa học sẽ chạm đến giới hạn không thể làm mát các bóng bán dẫn đủ nhanh, và chúng ta chỉ có thể đưa ra quy định về một số lượng bóng bán dẫn tối đa cho phép có trên vi mạch tích hợp. Định luật Moore đến một lúc nào đó có còn chính xác?

Điều này sẽ đặt dấu chấm hết cho sự phát triển của công nghệ nếu không thể tìm ra một vật liệu bán dẫn có thể thay thế các bóng bán dẫn silicon hiện nay. Như chúng ta đã thấy, vật liệu mới có thể làm thay đổi thế giới. Từng thời kỳ trong lịch sử phát triển nhân loại đã minh

chứng cho điều đó, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta lấy việc tìm ra các vật liệu mới đặt tên cho từng giai đoạn phát triển của con người: Thời đại Đồ Đá, Thời đại Đồ Đồng, Thời đại Đồ sắt gần đây nhất là Thời đại Nguyên tử. Cuộc săn tìm, khám phá ra những vật liệu mới sẽ khiến con người cho ra đời những thiết bị điện tử nhanh hơn, rẻ hơn và thông minh hơn, cũng như mọi thứ khác phục vụ cho cuộc sống con người tốt hơn.

Tuy nhiên, việc phát minh ra các vật liệu mới ngày nay không đơn giản như trước đây. Chúng ta có các thiết bị đủ tinh vi để nghiên cứu và phân tích, mô phỏng những loại vật liệu mới ở mức độ phân tử, thậm chí nguyên tử. Các nhà khoa học có thể dự đoán cách thức hoạt động của vật liệu không rõ, mô tả chúng trên một siêu máy tính với hàng ngàn mô phỏng khác nhau. Một khi máy tính đưa ra một mô hình thú vị, họ có thể đến phòng thí nghiệm để phân tích vật liệu và xác lập kết quả ngoài thực tế. John Mitchell, một chuyên viên hóa học cao cấp của Phòng thí nghiệm Quốc gia Argone, Hoa Kỳ, nhận định: “Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là tìm ra cách có thể tùy chỉnh và thiết kế riêng một loại vật liệu mới với cấp độ từng phân tử theo mục đích của chúng ta. Không có một lộ trình nào cho việc tìm ra một vật liệu mới kế nhiệm các bóng bán dẫn silicon, nhưng hiện nay cũng đã có một số triển vọng tươi sáng”

Chip silicon. Ảnh: avland.co.uk

Page 8: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

8 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

TIEÂU ÑIEÅM COÂNG NGHEÄ

Quản lý cá tra bố mẹ bằng chip điện tử

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 670 triệu

USD. Theo xu hướng chung, nhiều nước châu Âu nhập khẩu cá tra sẽ chuyển dần sang nhập khẩu những sản phẩm có chứng nhận của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC).

Đứng trước xu thế mới của thế giới, đồng thời để có thể đạt được mục tiêu đến năm 2015, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có đủ giống cá tra chất lượng cao, sạch bệnh, thay thế toàn bộ giống cá tra hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1673/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/7/2013 Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống, trong đó nhấn mạnh cá tra chọn giống cung cấp cho các cơ sở tiếp nhận làm cá tra bố mẹ phải đảm bảo chất lượng, được gắn chíp điện tử để quản lý là một trong những mục tiêu quan trọng của quy định này.

Hiện nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II là đơn vị sản xuất cá tra bố mẹ chọn giống có gắn chíp điện tử để quản lý và cung cấp phiếu xác nhận xuất xứ cá tra bố mẹ chọn giống thuộc dự án Chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

PHƯƠNG THI

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Basel đã tìm ra một phương pháp mới

thay thế iodine trên nền đồng trong pin mặt trời nhạy quang (DSSCs) bằng một loại vật liệu phổ biến và rẻ hơn là cobalt. Iodine là một nguyên tố hiếm, chỉ chiếm 450 phần tỷ trong trái đất. Trong khi đó, cobalt nhiều gấp 50 lần so với iodine. Vì vậy, thay thế iodine bằng cobalt sẽ giúp

cho việc chế tạo pin DSSCs trong tương lai trở nên khả thi hơn. Ngoài ra, khi thay thế iodine bằng cobalt còn một ưu điểm quan trọng khác đó là tăng thêm tuổi thọ của pin DSSCs. Trong hệ pin DSSCs thông thường, đồng sẽ phản ứng với iodine trong chất điện giải, tạo ra hợp chất đồng iodine, dẫn đến giảm tuổi thọ của pin DSSCs.

Công bố trên tạp chí Chemical Communications, nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công hệ pin DSSCs có cấu trúc Cu/[Co(bpy)3]2+/3+electrolyte. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận, pin DSSCs không iodine vẫn còn một chặng đường dài để tiến đến thương mại hóa.

P.THI

Theo tính toán của các chuyên gia thuộc PricewaterhouseCoopers (PwC), tỷ trọng người

tiêu dùng Trung Quốc trên thị trường thiết bị bán dẫn năm 2012 tăng 8,7%, lên 52,3%, bất chấp sụt giảm trên thị trường thế giới.

Raman Chitkara, tác giả bản báo cáo của PwC, dự đoán, đến năm 2017, Trung Quốc sẽ đạt tỷ trọng 60% trên thị trường thiết bị bán dẫn thế giới. “Nguyên nhân chính khiến tiêu thụ thiết bị bán dẫn ở Trung Quốc tăng nhanh chóng là do vị thế nhà sản xuất hàng điện tử hàng đầu của Trung Quốc”.

Hiện nay, Trung Quốc chiếm tỷ trọng 90% sản xuất máy tính cá nhân (PC), hơn 50% tivi và gần 70% điện thoại di động và máy ảnh kỹ thuật số.

Mức tiêu thụ cấu kiện điện tử ở Trung Quốc trong 10 năm qua tăng 23%, trong khi đó, tổng mức tăng của toàn thế giới không quá 7%.

Theo PwC, mức chênh lệch về giá các cấu kiện và chip điện tử nhập khẩu sản xuất trên lãnh thổ Trung Quốc, năm 2012 là gần 101,6 tỷ USD. Tỷ trọng các nhà sản xuất hàng điện tử Trung Quốc trên thị trường thế giới năm ngoái đã tăng 2%, lên 34,2% và theo dự đoán, sẽ lên 40% vào năm 2017.

Theo VEN

Pin mặt trời nhạy quang không

Trung Quốc tiêu thụ hơn một nửa thiết bị điện tử

trên thế giới

Cá tra dầu trên sông Hậu

Page 9: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

9Phaùt trieån Coâng ngheä cao

TIEÂU ÑIEÅM COÂNG NGHEÄ

Nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ vừa công bố kết quả nghiên cứu khoa học về việc chế tạo được con chíp mô phỏng

cách thức mà não bộ của con người xử lý thông tin và được đăng trong tạp chí khoa học US journal Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS).

Giống như bộ não của con người, con chíp mô phỏng hệ thần kinh này có khả năng phản ứng và xử lý thông tin nhanh.

Theo GS. Giacomo Indiveri, Đại học Zurich, thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết, khi sử dụng các con chíp mô phỏng hệ thần kinh như những nơron thần kinh nhân tạo, các nhà khoa học đã chế tạo được mạng lưới có thể thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải có khả năng ghi nhớ,

Chế tạo chíp điện tử mô phỏng cách thức của não bộ

phân tích và ra quyết định nhanh chóng. Đây là bước tiến mới trong việc chế tạo các thiết bị điện tử.

Ông Indiveri cũng cho biết thêm, công nghệ này sẽ trở thành một công cụ hữu dụng trong tương lai, cho phép các robot có thể tự động định hướng trong môi trường và có khả năng tồn tại mà không cần con người điều khiển.

Công nghệ này có thể sẽ giúp máy tính hoạt động bình thường khi có những bộ phận bị trục trặc, giống như bộ não của con người tiếp tục hoạt động không ngừng nghỉ, khi mà hàng triệu nơron thần kinh bị mất đi mỗi ngày. 

Bên cạnh đó, công nghệ này cũng sẽ giúp các thiết bị điện thoại thông minh ngày càng trở nên “thông minh” hơn.

TTX

Page 10: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

10 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

TIEÂU ÑIEÅM COÂNG NGHEÄ

Thạch anh (silic điôxít, SiO2) là một trong số những khoáng vật phổ biến trên  trái đất, được cấu tạo bởi một mạng liên tục các  tứ

diện  silic-oxy  SiO4 và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: Điện tử, quang học... và ngọc học. Các tinh thể thạch anh trong suốt có màu sắc đa dạng: tím, hồng, đen, vàng... 

Trong lĩnh vực điện tử, thạch anh có thể chuyển đổi chính xác sự rung chuyển cơ học thành các tín hiệu điện tử, được sử dụng như một nguồn tín hiệu liên quan đồng bộ trong nhiều loại mạch tổ hợp, những tín hiệu liên quan tới màu sắc, đồng hồ hoặc tương tự. Chip thạch anh, cụ thể hơn là bộ dao động cộng hưởng thạch anh, được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử, thông tin liên lạc, vô tuyến truyền hình…

Việt Nam sản xuất chip điện tử thạch anh

Coâng nghieäp vi maïch

Hiện nay công ty Điện tử Bình Minh đang sản xuất và đưa vào thị trường các dòng sản phẩm chip dao động thạch anh Crystal Unit như: HC-49US, HC-49US SMD, UM-1, UM-5, SMD (7050, 6035, 5032, 3225, 2520, 2016, 1608), OSCILLATOR, TCXO, FILTER, OCXO…

Đây là một trong những dòng sản phẩm chip thạch anh cao cấp đầu tiên mang thương hiệu Việt và được đánh giá là một “bước tiến công nghệ điện tử” mới của nước nhà. Chip dao động thạch anh mang thương hiệu Binh Minh Electronics đã được các đối tác nước ngoài sử dụng và kiểm chứng đạt tiêu chuẩn chất lượng với dãy tần số rộng và độ ổn định tần số cao.

Với những sản phẩm điện tử “Made in Viet Nam” chất lượng cao, Bình Minh sẽ góp phần làm giảm giá thành thiết bị điện tử trong nước, tăng kim ngạch xuất khẩu. Dự kiến đến năm 2015, công ty sẽ đạt công suất 60 triệu sản phẩm mỗi năm.

PHƯƠNG THI

Page 11: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

11Phaùt trieån Coâng ngheä cao

TIEÂU ÑIEÅM COÂNG NGHEÄ

BAO GIÔØ BAÉT ÑAÀU?

Page 12: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

12 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

ĐƯỢC CÁI NÀY, MẤT CÁI KIA

Mổ xẻ vấn đề vì sao smartphone lõi tứ có giá rẻ, các chuyên gia cho rằng cái điện thoại này chủ yếu sử dụng vi xử lí có mức giá thấp, trong đó phần lớn sẽ là loại vi xử lí MT6589 của MediaTek mà theo Engadget, chỉ nhanh hơn so với vi xử lí lõi kép Snapdragon S4 của Qualcomm. Smartphone sử dụng chip lõi tứ Snapdragon S4 Play của Qualcomm được cho là có hiệu năng tốt hơn, nhưng để có được giá rẻ, nhà sản xuất buộc phải hi sinh một số tính năng như chất lượng màn hình, dung lượng pin… Như vậy, có vẻ như smartphone lõi tứ giá rẻ sẽ chỉ giải quyết được một phần nhu cầu trải nghiệm của người dùng.

Theo một nhà phân tích từ J.Gold Associate (Tổ chức chuyên phân tích về xu hướng thị trường công nghệ), smartphone nhiều lõi đến lúc nào đó sẽ là rất cần thiết, nhưng nó phải phù hợp với cách thiết kế của điện thoại. Cụ thể, các ứng dụng trên smartphone lõi tứ cần phải có hiệu suất tốt nhất, ít ngốn pin và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Còn lại, nhìn chung, các ứng dụng cho smartphone hiện nay đều nhẹ, ít tiêu tốn bộ nhớ và không cần thiết phải dùng tới 4 lõi để xử lí.

Thực tế với giá thành thấp, các model tầm trung chỉ được nhà sản xuất chọn lọc những tính năng phù hợp, chứ không om đồm nhiều công nghệ mới như trên các model cao cấp. Phần lớn các sản phẩm đang có trên thị trường đều hỗ trợ sẵn 2 SIM. Tuy nhiên, mỗi model lại có một điểm mạnh riêng như Find Clover với chip xử lý âm thanh Hi-Fi riêng, ở Desire 600 của HTC là giao diện Sense 5 mới mẻ còn Galaxy Win là màn hình rộng 4,7 inch. Nếu dành nhiều thời gian lựa chọn và tìm hiểu kỹ, người dùng sẽ luôn tìm được sản phẩm có ưu điểm phù hợp.

SẼ TIẾP TỤC CUỐN HÚT NGƯỜI TIÊU DÙNG

Phân khúc smartphone tầm trung được dự đoán sẽ còn sôi động hơn trong những tháng tới. Sony đang rục rịch đưa về chiếc Xperia chip lõi tứ giá rẻ đầu tiên dùng chip MediaTek, Xperia C model đã được họ công bố từ tháng 7. Trong khi đó, Samsung và HTC đã sẵn sàng tung ra thị trường các phiên bản thu nhỏ Galaxy S4 Mini và One Mini.

Với mức thu nhập trung bình hiện tại của người Việt thì những chiếc smartphone lõi tứ giá rẻ sẽ là lựa chọn lý tưởng. Những chiếc smartphone này sẽ đáp ứng phần nào trải nghiệm của người dùng. Bên cạnh những chiếc điện thoại smarrtphone giá rẻ mang thương hiệu quốc tế, những chiếc smartphone giá rẻ mang thương hiệu Việt như Mobiistar, HKPHone cũng đang ra sức cạnh tranh, thu hút người tiêu dùng. Trong đó đáng chú ý là bộ đôi smartphone chip lõi tứ Touch LAI 504 & Touch BEAN 454 của Mobiistar sở hữu thông số vượt trội chip MediaTek lõi tứ tốc độ 1,2 GHz, màn hình 5 inch HD, dung lượng lưu trữ trong 4 GB và tích hợp sẵn hệ điều hành Android 4.2 Jelly Bean.

Đại diện của Mobiistar cho biết: “Để mang đến cơ hội sử dụng những sản phẩm cao cấp tới tay nhiều người dùng Việt Nam, chúng tôi đã không ngừng nỗ lực hết mình để đưa sản phẩm ra thị trường với mức giá thấp nhất có thể. Chúng tôi chấp nhận lãi thấp nhưng cảm thấy vui mừng khi sản phẩm được nhiều người dùng đón nhận và ưa chuộng”.

Việc người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn những chiếc smartphone lõi tứ giá rẻ đã tạo điều kiện để những smartphone mang thương hiệu Việt tiến ra cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời mở một hướng đi mới giúp các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị di động thông minh mang thương hiệu Việt phát triển và lớn mạnh

TIEÂU ÑIEÅM COÂNG NGHEÄ

Hiện nay trên thị trường xuất

hiện những smartphone có giá từ 3-6

triệu đồng. Smartphone

lõi tứ giá rẻ đang là chủ đề

bàn tán khá sôi nổi trên các diễn đàn công

nghệ. Tại sao những chiếc smartphone

này lại có giá thấp đến như

vậy?

vì sao giaù reû

Smartphone chip lõi tứ

MỘC MIÊN

Page 13: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

13Phaùt trieån Coâng ngheä cao

XỬ LÝ CHẤT THẢI THÀNH PHÂN BÓN HỮU CƠ

Phổ biến nhất hiện nay là việc lợi dụng vi sinh vật để biến chất thải thành phân bón hữu cơ. Theo như cách xử lý này, chất thải sẽ được gom lại và ủ kín. Khi nhiệt độ đống ủ tăng lên cao hơn 5000C, các vi sinh vật ưa ấm ngừng hoạt động hoặc chết đi, chỉ còn vi sinh vật ưa nhiệt tồn tại và phát triển. Các loài nấm (nấm mốc, nấm men, nấm sợi...) thường kém chịu nhiệt hơn, nên bị chết trong quá trình ủ ở nhiệt độ cao. Trong số các loại vi sinh vật thì vi khuẩn và xạ khuẩn có khả năng chịu nhiệt cao hơn, chúng tồn tại và phát triển suốt quá trình ủ.

Các chủng vi sinh vật ưa nhiệt thuộc nhóm xạ khuẩn Streptomyces và vi khuẩn thuộc giống Bacillus được tuyển chọn để sản xuất chế phẩm vi sinh Biomix1. Ðây là tập hợp gồm mười chủng xạ khuẩn ưa nhiệt có tác dụng phân hủy mạnh các chất hữu cơ trong chất thải và hoàn toàn không gây bệnh cho người, động vật và thực vật.

Viện Công nghệ và Môi trường đã tiến hành sử dụng chế phẩm Biomix1 để xử lý rơm, rạ; thân, lá các loại rau; phân gia súc, gia cầm và các chất thải hữu cơ khác để sản xuất phân bón hữu cơ. Kết quả thực nghiệm cho thấy sau 30 ngày thì ở đống ủ có bổ sung Biomix1 đã hoai mục, còn đống ủ không bổ sung vi sinh vật thì sau 60-80 ngày mới hoai mục và gãy vụn.

ĐẾN LÀM SẠCH MÔI TRƯỜNGSau nhiều năm tìm tòi, ông Nguyễn

Tỷ, người từng được báo chí tôn vinh là người Việt Nam đầu tiên thành công với chế phẩm men xử lý hầm cầu, đã tạo ra

được loại men BIOLOGICAL. Đây là chế phẩm sinh học bao gồm các vi sinh vật có lợi như Protaza, Lipasa, Xenluloza, Amylaza... giúp phân giải các chất hữu cơ có chứa đạm, đường, xenlulo, khử hết mùi hôi của nước thải. Men BIOLOGICAL không độc hại về mặt sinh học, không ăn mòn các công trình xây dựng.

Đối với những nhà máy sản xuất bột mì hay cao su khi áp dụng phương pháp xử lý này thường phải tiến hành theo hai bước. Bước một, vì các nhà máy có lượng chất thải khá lớn nên phải dùng lượng lớn men BIOLOGICAL rải đều trên diện tích hồ chứa. Quá trình vi sinh hóa chất thải sẽ diễn ra trong vòng 30 ngày. Khi chất thải tồn đọng đã được xử lý xong thì chuyển sang bước hai. Với giai đoạn này thì đơn giản hơn nhiều, chỉ cần cho xuống đầu nguồn nước thải đầu ca vận hành một lượng men theo tỷ lệ 1kg/20 tấn sản phẩm tinh bột.

Ông Hồ Xuân Hiếu, Phó Giám đốc Nhà máy Sê Pôn (Quảng Trị) hạch toán: “Chỉ cần 2.500 đồng là đủ để xử lý cho mỗi tấn sản phẩm tinh bột. Và Nhà máy Sê Pôn không phải đầu tư 5,3 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền xử lý chất thải nhập từ nước ngoài nữa. Chi phí xử lý bằng men vi sinh cũng chỉ bằng một phần tư số tiền cho mỗi tấn sản phẩm nếu như vận hành dây chuyền hiện đại đó”.

Ông Lê Thanh Toán, Giám đốc Nhà máy chế biến mủ cao su Lệ Ninh (Quảng Bình) cũng khẳng định chỉ cần 15.000 đồng để sản xuất ra một tấn mủ khô, một tỷ lệ không đáng kể trong giá thành sản phẩm mủ cao su xuất khẩu...

KẾT QUẢ HƠN CẢ MONG ĐỢICách ủ xử lý rơm, rạ, phế thải nông

nghiệp tại ruộng sử dụng men vi sinh Biomix1 đã biến chất thải thành một nguồn hữu cơ để cải tạo đất, giảm thiểu lượng phân bón hóa học, thay thế được toàn bộ lượng phân chuồng cần sử dụng. Biện pháp ủ này còn giúp cho nông dân có ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí cho sản xuất nông nghiệp. Ðây là mô hình đơn giản, dễ thực hiện, đầu tư ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Hiệu quả của phương pháp xử lý chất thải bằng men vi sinh BIOLOGICAL của ông Nguyễn Tỷ đã được kiểm chứng qua thực tế ở nhiều nhà máy chế biến nông, lâm, hải sản và có thể khẳng định đây là một giải pháp rất hữu hiệu, đơn giản và giá rẻ, phù hợp khả năng nguồn vốn của nhiều cơ sở chế biến. Đến nay hàng chục nhà máy bị ô nhiễm ở Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Kon Tum... đã được xử lý an toàn. “Thương hiệu” Nguyễn Tỷ cũng đã có mặt tại Thái Lan, Trung Quốc...

Với những tính năng hữu hiệu đó, phương pháp xử lý chất thải ô nhiễm môi trường bằng men vi sinh của ông Nguyễn Tỷ cần được các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Bình và Bộ Tài nguyên - Môi trường đánh giá chính xác, đồng thời chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho phương pháp này phổ biến rộng rãi. Bởi trong xu thế phát triển, ngày càng có nhiều nhà máy, cơ sở chế biến nông, lâm, hải sản đủ quy mô ra đời và mặt trái về tác hại môi trường cũng đã và đang “nóng” lên ở nhiều địa phương. Sớm phổ biến rộng rãi phương pháp này cũng chính là đưa ra một giải pháp tích cực cho công tác bảo vệ môi trường

TIEÂU ÑIEÅM COÂNG NGHEÄ

Việc sử dụng vi sinh vật để xử lý chất thải không còn là vấn đề xa lạ. Ở nước ta, cũng đã bắt đầu phát triển công nghệ xử lý chất thải bằng vi sinh vật để cho ra phân bón hữu cơ. Việc sử dụng vi sinh vật để xử lý chất thải có lợi thế vượt trội hơn các phương pháp dùng hóa chất hay cơ học. Bởi không để lại di chứng tác hại đến môi trường, men vi sinh liên tục phát triển theo hướng ngăn chặn ô nhiễm môi trường và đặc biệt là giá thành rất rẻ.

MIÊN NGUYỄN

Coâng ngheä xöû lyù moâi tröôøng baèng vi sinh vaø tính khaû thi

Page 14: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

14 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

VAÁN ÑEÀ HOÂM NAY

án Design house - Ngôi nhà phần mềm dùng chung; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất chip điện tử; Ðào tạo nhân lực vi mạch; Ươm tạo doanh nghiệp vi mạch và hệ thống nhúng; Thiết kế và sản xuất thử nghiệm; Quảng bá vi mạch...

Phải nói thêm, ban đầu, dự án nhà máy sản xuất chip có số vốn đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng (tương đương 200 triệu USD), theo công bố của tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn. Nhưng nay, dự án đã được nâng lên 6.600 tỉ đồng, tương đương với 330 triệu USD (CNS hiện có khoảng 1.000 tỉ đồng). Theo các nguồn tin của chúng tôi, khi kế hoạch được manh nha trước năm 2010, số vốn dự kiến đầu tư vào nhà máy lên tới 400 triệu USD. Như vậy, việc xác định vốn đầu tư đã được nâng lên hạ xuống khá nhiều lần. Là bởi số vốn sẻ ảnh hưởng trực tiếp tới tham vọng, quy mô nhà máy, độ “hiện đại” của dây chuyền thiết bị, công nghệ... và phân khúc sản phẩm. Theo nhiều nhà khoa học, sự cẩn trọng này ít nhiều thể hiện những khó khăn của nhà đầu tư, sự “bối rối”, thiếu nhất quán, nhưng là không thừa!

SỰ CẨN TRỌNG CẦN THIẾTĐề án xây dựng nhà máy được đánh

giá là một cuộc cách mạng lớn, khi Việt Nam bắt đầu chuyển từ làm phần cứng sang làm bộ não của các sản phẩm điện, điện tử, phát triển công nghiệp vi mạch, sẵn sàng cạnh tranh với những người hàng xóm đi trước là Đài Loan, Singapore, Trung Quốc... Theo Thạc sĩ Ngô Đức

Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM

Đến nay thành phố đã hội đủ điều kiện để phát triển ngành công nghiệp vi mạch nhờ nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ cao, giá nhân công thấp, có nhiều tiềm năng về thị trường trong nước và có kinh nghiệm về xuất khẩu, có khả năng thiết kế vi mạch...

Khi dự án đầu tiên này thành công sẽ có những tác động lớn đối với kinh tế thành phố, tạo nên những cú hích mạnh mẽ để

chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi từ công nghiệp thâm dụng lao động do chủ yếu là gia công sang công nghiệp có giá trị gia tăng cao và

tạo ra lượng hàng hóa có công nghệ chất xám cao. Chắc chắn là nếu nhanh chóng đưa nhà máy vào hoạt động sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa rất lớn với nền kinh tế cả nước

Nhà máy ra đời sẽ là một bước tiến lớn đối với công nghiệp vi mạch đất nước. Chúng ta không mong lập tức cạnh tranh với những đại gia thế giới, mà trước mắt để phục vụ nhu cầu trong nước, phục vụ quốc phòng, an ninh. Cũng cần phải nói rằng, sản phẩm chip của Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc có sức cạnh tranh là những nước đi sau, nhưng hiện nay, sức cạnh tranh trên toàn cầu của

Thạc sĩ Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC

TP.HCM đã và đang đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp

CNTT, trong đó có công nghiệp vi mạch, bắt đầu bằng

việc ra mắt Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển

vi mạch điện tử vào tháng 3/2013 – sự ra đời mà Phó Chủ

tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà gọi là “cuộc cách mạng”. Tiếp

đó, một cuộc “đại cách mạng” mang tên “Nhà máy sản xuất chip điện tử” của Tổng Công

ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) đã nổ ra, dù mới được “chấp

thuận về mặt chủ trương”, nhưng đã tác động tích cực tới

giới khoa học và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHIP ĐIỆN TỬ:

MỤC TIÊU LỚNThực tế, từ tháng 11/2010, UBND

TP.HCM đã chấp thuận về chủ trương cho CNS lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam, là dự án “lõi” của chương trình vi mạch của TP.HCM. Phó chủ tịch UBND TP.HCM kiêm trưởng ban chỉ đạo chương trình vi mạch Lê Mạnh Hà đặt nhiều niềm tin vào chương trình sẽ nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm điện tử - viễn thông sản xuất tại Việt Nam lên 15% - 30% khi sử dụng các sản phẩm vi mạch được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam, hướng tới doanh thu của ngành thiết kế vi mạch đạt doanh số 120 triệu USD vào năm 2020…

Cụ thể, tổng vốn đầu tư nhà máy khoảng 6.600 tỉ đồng, sử dụng công nghệ sản xuất chip kích thước 180/130nm với công suất 72.000 wafer/năm (tương đương với 1,8 tỉ con chip)… Theo khảo sát của hội Vi mạch TP.HCM, thị trường Việt Nam mỗi năm tiêu thụ 20 tỉ con chip các loại, chỉ cần đáp ứng 10% nhu cầu của thị trường, tương đương với công suất của nhà máy, là “nhà máy sản xuất chip sẽ phát triển ổn định, sau đó sẽ nâng dần công suất”.

Theo như trình bày của đề án mới được đệ trình, các sản phẩm chíp điện tử của nhà máy sẽ được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong nước, phục vụ các ngành dịch vụ, du lịch, giải trí, an ninh và quốc phòng. Theo tính toán, trước đó một loạt các dự án cũng phải được khởi động để làm nền tảng cho nhà máy đi vào hoạt động hiệu quả. Ðó là các dự

KIÊN GIANG

Moät cuoäc ñaïi caùch maïng!

Page 15: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

15Phaùt trieån Coâng ngheä cao

VAÁN ÑEÀ HOÂM NAY

Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch - ICDREC (ĐH Quốc gia TP.HCM), công nghiệp vi mạch, hiểu một cách đơn giản là gồm “Thiết kế” và “Sản xuất”. Về thiết kế, Việt Nam những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, với hàng chục con chip và lõi IP có giá trị, có khả năng thương mại hóa. Còn sản xuất, là việc biến những thiết kế từ trên máy tính thành sản phẩm cụ thể, tức là ở các nhà máy. “Hiện nay, ICDREC đang phải đưa các thiết kế qua Đài Loan, Singapore để sản xuất, nhưng sau này, có thể những thiết kế sẽ được sản xuất ra thành phẩm ngay tại Việt Nam, khi nhà máy sản xuất chip điện tử ra đời” – ông Ngô Đức Hoàng cho biết.

Nói về nhà máy, ông Hoàng đặt rất nhiều kỳ vọng, nhưng cũng không quên nêu những thách thức lớn, mà “nan giải” nhất vẫn là nguồn nhân lực. Ông Hoàng cho biết: “Ở Dubai, khi người ta mua lại một nhà máy sản xuất chip của Singapore, họ sẽ giữ lại toàn bộ đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia, kỹ thuật viên... để ổn định hoạt động, sau đó mới chuyển giao dần dần. Mà bạn biết đấy, lương của CEO các nhà máy lên tới trên nửa triệu USD/năm. Ngoài ra, để có được một nhân viên đứng máy đủ trình độ vận hành, phải mất trên dưới 25.000 USD phí đào tạo! Do đó, khi xây dựng nhà máy, chúng ta phải tính tới chi phí lương chuyên gia, đào tạo nhân lực trình độ cao, thực hiện “một kèm một” để họ chuyển giao cho người Việt mình, để có thể hoàn toàn tiếp quản nhà máy, có thể trong 1, hoặc 2 năm.”

Khi thực hiện chuyên đề này, chúng tôi cũng đã tìm gặp rất nhiều chuyên

gia, nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực vi mạch. Một nhà khoa học (xin không nêu tên) đã tỏ ra băn khoăn về vấn đề vốn. Ông cho biết: “Ban đầu, chủ đầu tư định đầu tư 400 triệu USD, rồi giảm xuống 200 triệu USD, rồi tăng lên 330 triệu USD, sự chênh lệch rất lớn! Nếu đã đầu tư, chúng ta phải đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới (số tiền 400 triệu USD mới khả thi), còn giảm vốn mà giữ nguyên quy mô, thì sợ rằng thiết bị, công nghệ sẽ lạc hậu (?)” Nhà khoa học này cũng đề nghị, nếu khó khăn về vốn, chúng ta hãy đầu tư nhà máy quy mô nhỏ hơn (khoảng 50-70 triệu USD), phục vụ việc nghiên cứu, đào tạo nhân lực và sản xuất sản phẩm số lượng vừa phải phục vụ quốc phòng, an ninh (số lượng ít, chủng loại nhiều) và cho các doanh nghiệp điện tử trong nước.

“Đã làm thì làm cho ra làm, còn không thì phải nghiên cứu kỹ, giảm quy mô xuống”, đây là một ý kiến chung của không ít chuyên gia về vi mạch. Một nhà khoa học còn cho biết lãnh đạo TP.HCM và Bộ KH&CN đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của giới khoa học, trong đó có việc giảm quy mô nhà máy xuống, với công suất khoảng 500 triệu chip/năm, thay vì 1,8 tỉ chip/năm như đề án hiện tại của CNS, hoặc là mở cửa kêu gọi nhà đầu tư để làm một nhà máy thực sự “đẳng cấp”, với số vốn lên tới 400-500 triệu USD.

“Chúng ta làm đang làm một cuộc đại cách mạng, thì phải táo bạo, quyết đoán, nhưng phải thận trọng, tính xa. Nếu cách mạng không thành, sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực tới nhà đầu tư, giới khoa học và các sinh viên đang theo học ngành thiết kế vi mạch...” - một nhà khoa học chia sẻ

Đại tá Nguyễn Mạnh Quân, Phó Tổng Giám đốc Tecapro (Bộ Quốc phòng)

Đây là một chủ trương thể hiện sự quyết tâm của TP.HCM trong việc phát triển công nghiệp vi mạch. Vì là một dự án quy mô rất lớn, nhà đầu tư cần phải cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu trong nước và khả năng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, cạnh tranh với cách nước mạnh trong khu vực. Tecapro hiện vẫn phải nhập khẩu chip trắng từ nước ngoài, tổng giá trị khoảng vài chục ngàn USD phục vụ chế tạo thiết bị quân sự, tổng đài, các thiết bị giám sát hành trình phục vụ dân sự...

Thạc sĩ Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC

Moät cuoäc ñaïi caùch maïng!

họ là rất lớn, dù xuất phát điểm thấp.

Về đầu ra, như tôi đã từng chia sẻ rất nhiều lần, nhà nước cần phải hỗ trợ nhà máy giai đoạn đầu để duy trì hoạt động và phát triển. Đơn cử như việc lựa chọn chip Việt cho các thẻ RFID (chứng minh thư điện tử, thẻ ATM, thẻ quản lý bệnh nhân...) cho gần 90 triệu dân Việt Nam, tức là hàng trăm triệu thẻ

Page 16: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

VAÁN ÑEÀ HOÂM NAY

Döï aùn ñaàu tö nhaø maùy saûn xuaát vi maïch cuûa CNS

16 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

Page 17: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

VAÁN ÑEÀ HOÂM NAY

I.   Mục tiêu đầu tư:1.   Mục tiêu chung:Xây dựng và phát triển công nghệ

cao nhằm tạo ra các sản phẩm trọng điểm quốc gia có ảnh hưởng và tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.  Mục tiêu Kinh tế - Xã hội:-  400 triệu con chip các loại trên

công nghệ 0,18µm/200mm, với doanh thu khoảng 120 triệu USD/năm.

-  Sản phẩm mẫu phục vụ cho công tác nghiên cứu của các trường đại học, viện nghiên cứu và những công ty thiết kế, doanh thu khoảng 10 triệu USD/năm.

-  Huấn luyện, đào tạo sinh viên và chuyên gia cho các công ty kỹ thuật cao tại Việt Nam, doanh thu khoảng 5 triệu USD/năm.

-  Gia công IC cho các công ty thiết kế nhỏ trong khu vực châu Á (Hàn quốc, Malaysia) doanh thu khoảng 10 triệu USD/năm.

-  Trong vài năm gần đây, Việt Nam nhập siêu quá lớn, trong đó một tỉ trọng đáng kể nằm ở các sản phẩm điện tử dân dụng, máy tính và máy công nghiệp (năm 2008: chiếm 5% tổng giá trị nhập siêu, năm 2009: chiếm 8,7% tổng giá trị nhập siêu).

-  Hiện nay, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn ở giai đoạn gia công lắp ráp, giá trị gia tăng rất thấp (5%-6%). Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điện tử tuy cao nhưng đem lại lợi nhuận thấp. Việc tự sản xuất được các vi mạch điện tử sẽ giúp nâng cao giá trị sản phẩm điện tử sản xuất tại Việt Nam với mức lợi nhuận dự kiến từ 20% - 30% .

-  Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao (trong và ngoài nước) trong lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo vi mạch điện tử cũng như trong các lĩnh vực liên quan (phát triển phần mềm ứng dụng, hệ thống nhúng, …).

-  Đóng góp vào công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế tri thức.

-  Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như may mặc, nông sản, thuỷ hải sản . . . trong việc quản lý và xuất khẩu hàng hóa.

-  Góp phần giảm nhập siêu linh kiện điện tử và giải pháp công nghệ ở Việt Nam.

-   Thân thiện với môi trường, góp phần làm giảm tỉ lệ hàng hóa hư hỏng trên chuỗi cung ứng, giảm tổng lượng năng lượng tiêu thụ.

3. Mục tiêu về Khoa học và Công nghệ:-  Làm chủ  công nghệ thiết kế, chế

tạo vi mạch điện tử.-  Thu hút lực lượng nghiên cứu phát

triển trình độ cao, kết hợp đào tạo đội ngũ nghiên cứu trong nước có trình độ sau đại học.

 4. Mục tiêu về An ninh quốc phòng:-  Làm chủ công nghệ điện tử phục

vụ an ninh quốc phòng. Thiết kế và chế tạo các vi mạch điện tử quan trọng trong an ninh quốc phòng (hệ thống radar, hệ thống định vị mục tiêu,…)

-  Thiết kế và chế tạo các vi mạch phục vụ bảo mật thông tin cho Đảng và Chính phủ. Ngoài ra, công nghệ RFID có thể sử dụng trong thẻ chứng minh nhân dân, hộ chiếu điện tử, quản lý kho vũ khí,...

II.  Phương án công nghệ và trang thiết bị:

1. Phương án công nghệ: Công nghệ sản xuất vi mạch (chip

điện tử) là công nghệ cao và cực kỳ phức tạp. Công nghệ chế tạo có thể  tạo ra những mạch điện với kích thước chỉ bằng một phần ngàn sợi tóc trên

miếng silicon. Loại chip phức tạp nhất - với bộ vi xử lý có thể chứa hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ bóng bán dẫn (transistor) được kết nối với nhau bằng những dây dẫn mỏng chế tạo từ đồng. Mỗi transistor có vai trò như một công tắc đóng/mở, điều khiển dòng điện chạy qua để gửi, nhận, và xử lý thông tin chỉ trong vòng một phần của giây. Qua thông tin của các nhà sản xuất vi mạch hàng đầu thế giới, có thể khẳng định rằng  công nghệ 180nm/200mm là một sự lựa chọn hợp lý, phù hợp với điều kiện công nghệ bán dẫn chưa phát triển ở Việt Nam, khả năng tài chính của chủ đầu tư, nguồn nhân lực có tri thức và kỹ năng công nghệ cao.

 2. Thiết bị:Xuất phát từ yêu cầu công nghệ

trên, máy móc thiết bị được chọn phải đạt được các yêu cầu sau đây:

- Máy móc thiết bị phải bảo đảm mới, kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại.

- Máy móc thiết bị phải bảo đảm tính đồng bộ, tự động hóa cao.

- Trình độ quản lý, khả năng thiết kế của đội ngũ kỹ thuật, khả năng bảo trì, sửa chữa công nhân vận hành phải được đào tạo, đào tạo lại để đáp ứng một cách tốt nhất và chủ động về kỹ thuật công nghệ.

IV.  Địa điểm xây dựng:1.   Địa điểm: Khu công nghệ cao, quận 9, TP.HCM.2.   Vị trí: -  Thuộc trung tâm của Vùng kinh

tế động lực phía Nam: TP.HCM - Bình Dương - Bình Phước - Bà Rịa Vũng Tàu - Đồng Nai - Tây Ninh - Long An.

- Thuộc trung tâm của 43 khu chế xuất, khu công nghiệp phía Nam, nơi tập trung các tập đoàn lớn như: Intel, Fujitsu, Exxon Mobil, DuPont, NidecTosok, Sony, Mercedes Benz, Samsung, Daimler Chrysler, Toyota, Mitsubishi…

- Kế cận khu ĐH Quốc gia TP.HCM với nhiều viện nghiên cứu và tiềm năng phong phú về nguồn nhân lực trình độ cao.

- Cách trung tâm TP.HCM 15km về hướng Đông Bắc.

- Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 17km.

- Cách các cảng Sài Gòn, Tân Cảng, Thị Vải, Cát Lái khoảng 15km

17Phaùt trieån Coâng ngheä cao

Page 18: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

18 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

VAÁN ÑEÀ HOÂM NAY

Khi các phương tiện vận tải đường bộ bị “ép” lắp thiết

bị giám sát hành trình, còn gọi là hộp đen (đợt đầu vào

ngày 1/7/2011), nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân đều hi vọng thiết bị sẽ

tạo nên bước đột phá về quản lý, giám sát phương

tiện. Tuy vậy, trong các đợt thanh kiểm tra của Bộ GTVT vừa qua, có tới 9/30 DN sản xuất bị khai tử, các hộp đen

đã lắp trên phương tiện bị “câm”, “điếc” nhiều vô kể.

Lúc này, các doanh nghiệp vận tải, nhà xe không biết

tin vào ai.

Khi Bộ GTVT yêu cầu bắt buộc lắp hộp đen với xe khách, xe tải, xe container, đã có nhiều cảnh

báo từ phía chuyên gia và đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) vận tải về việc Bộ này công bố quá nhiều DN sản xuất hộp đen đạt chuẩn, nhưng năng lực thật sự về tài chính, kỹ thuật tới đâu lại chưa kiểm soát được hết. Trong danh sách không ít các DN làm

ăn theo kiểu chụp giật, nhập hộp đen không rõ nguồn gốc, hoặc móc nối, thỏa hiệp chủ xe để lắp dạng “cho có”. Hậu quả là rất nhiều nhà xe ngã ngửa khi biết hộp đen đã mua hoàn toàn “vô dụng”, không trích xuất được dữ liệu như quy định. Tại TP.HCM, kết quả kiểm tra của Bộ cho thấy có tới 2/3 số hộp đen đã lắp không hoạt động (?)

BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG HỘP ĐEN “VÔ DỤNG”:

Khi chủ xe phaûi töï cöùu mình

ĐOÀN GIA

Page 19: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

19Phaùt trieån Coâng ngheä cao

VAÁN ÑEÀ HOÂM NAY

“TIẾP QUẢN” THÀNH CÔNG!Nói về những cái “chết” của rất nhiều

hộp đen trên thị trường, một chủ doanh nghiệp cho rằng, lý do cũng bởi Bộ GTVT cấp phép tràn lan, các DN không đủ tâm, đủ tầm nhảy vào, rồi “vỏ Việt ruột Tàu”... Vị này cũng nói: “Dù có làm đàng hoàng, nó vẫn “chết” như thường bởi nhiệt độ cao, bị tài xế đập phá... Thiết bị điện tử, chip bọc trong hộp kín không chịu nổi nhiệt độ

cao. May ra hàng quân đội nồi đồng cối đá mới chịu được!”. Chúng tôi lật lại thông tin về một dự án được Sở KHCN TP.HCM nghiệm thu vào cuối 2009 có “yếu tố quân đội”.

Giữa năm 2008, Sở đã triển khai dự án “Thiết kế, sản xuất hệ thống thiết bị định vị để quản lý phương tiện”, phối hợp cùng Công ty Viễn Tân (thiết kế). Và ngay trong năm đó, Viễn Tân đã cho ra mắt thiết bị tên NFT, có chức năng liên lạc (giữa trung tâm và phương tiện), lưu dữ liệu hành trình (10.000 km), lưu trữ các thông số tắt, mở máy, tốc độ, số lần đóng - mở cửa… Tất cả các thông tin trên sẽ được truyền về trung tâm qua GMS (GPRS) để điều độ viên có thể quan sát, xử lý mọi sự cố lập tức. NFT sau này đã được lắp đặt trên gần 3000 phương tiện, được các doanh nghiệp vận tải, nhà xe đánh giá rất cao. Sau 2 năm ứng dụng NFT, ông Đỗ Đình Thắng, Giám đốc Công ty Vitramex cho biêt NFT đã giúp tiết kiệm phí liên lạc giữa điều độ viên và tài xế 30%, 4% phí do điều xe không hợp lý, 15% phí nhiên liệu… Tuy nhiên, vì lý do cá nhân, cha đẻ của NFT, kỹ sư Ngô Duy Năng đã để lại toàn bộ công nghệ, bản quyền cho Công ty Tecapro (Bộ Quốc phòng), đơn vị hiện đang sản xuất thiết bị cho Viễn Tân.

Là đơn vị sản xuất thiết bị điện tử cho quân đội, Tecapro đã tiếp tục cải tiến thiết bị này để tăng khả năng chịu nhiệt độ cao, va đập đúng chất “quân đội”. Cũng do đó, giá sản phẩm bị đẩy lên cao, đắt gần bằng sản phẩm cao cấp của Đài Loan, Nga, gấp 3, 4 lần sản phẩm phổ thông tràn lan ngoài thị trường (7-12 triệu đồng tùy yêu cầu, so với 3 triệu đồng). Giá đắt cũng là điều khiến hộp đen của Tecapro không cạnh tranh nổi với các sản phẩm giá rẻ, nhất là khi chủ xe có tâm lý lắp để đối phó. Ông Hoàng Anh Tuấn, GĐ R&D của Tecapo cho biết: “Chúng tôi không thể hạ giá quá nhiều, bởi chất lượng sẽ giảm xuống. Là đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, việc đưa sản phẩm ra dân sự chỉ là thứ yếu!”. Tuy nhiên, trước thực trạng hộp đen giá rẻ chất lượng quá thấp, NFT lại đang được nhiều chủ xe tìm tới, không chỉ ở phía Nam mà cả ở miền Trung, miền Bắc.

Lại nhớ câu chuyện của ổn áp Lioa nhưng năm 90 thế kỷ trước. Lioa treo

biển “Lioa - ổn áp đắt tiền nhất” và thành công vang dội nhờ “sắt ra miếng”.

BÀI TOÁN THẤT THOÁT NHIÊN LIỆU CŨNG ĐƯỢC GIẢI

“Tiếp quản” NFT, Tecapro còn sản xuất thêm một thiết bị cảm biến kiểm soát xăng dầu. Lâu nay, vấn đề tiêu hao nhiên liệu vẫn là bài toán khó đối với doanh nghiệp (DN) bởi DN phải khoán xăng - dầu dựa trên số ki-lô-mét hành trình, vốn nhiều kẽ hở và là nguyên nhân gây sự căng thẳng giữa chủ DN và lái xe. Theo Giám đốc Công ty cổ phần Hàng hải Visco (quận 4) Vũ Hoàng Bảo, DN trả lương cho lái xe theo mức giá thị trường chung, còn nhiên liệu khoán theo chặng đường cũng thường cao hơn từ 3% đến 5% so với tiêu hao thực tế. Thế mà lái xe vẫn cự cãi về xe cũ, xe mới, đường xấu, đường tốt để đòi tăng khoán.

Vitramex lại là đơn vị đầu tiên lắp đặt thiết bị này. Ông Ðỗ Ðình Thắng cho biết, có tháng cao điểm công ty tiết kiệm được hơn 120 triệu đồng tiền nhiên liệu. Tuy nhiên, để động viên lái xe, công ty đã chia cho lái xe 60% tiền nhiên liệu tiết kiệm được, khiến cho tinh thần lái xe rất phấn chấn, chú trọng lái xe an toàn. Cũng như Vitramex, sau một năm sử dụng cảm biến kiểm soát nhiên liệu, Công ty Visco đã tiết kiệm được 3% đến 5% chi phí nhiên liệu, doanh thu trên 10 xe đầu kéo cũng tăng lên từ 30 đến 50 triệu/tháng. Theo ông Vũ Hoàng Bảo, ngoài việc tiết kiệm chi phí, Visco cũng đã không còn phải cò kè với lái xe về xăng dầu khoán, mối quan hệ với lái xe cũng trở nên thoải mái hơn.

Với các DN vận tải trung bình và nhỏ, con số vài chục triệu đồng hằng tháng chưa thể hiện rõ, nhưng đối với các DN lớn, chi phí tiết kiệm nhiên liệu ngót nghét cả tỷ đồng mỗi năm. Như Kho vận Vinamilk TP.HCM đã tiết kiệm được tới 44.000 lít dầu/năm (tương đương gần 900 triệu đồng). Theo tìm hiểu của chúng tôi, thiết bị này giá chỉ khoảng 4 triệu đồng, bằng 1/3 các sản phẩm nhập từ Nga. Hiện Tecapro đã lắp đặt hơn 1000 cảm biến nhiên liệu cho các DN tại TP.HCM, Bình Dương, Quảng Bình, Hải Dương...

DN mất niềm tin, và họ sẽ tự tìm cách cứu mình!

phaûi töï cöùu mình

Page 20: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

20 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

CHÍNH SAÙCH PHAÙT TRIEÅN

CHÍNH PHỦ ƯU TIÊN TỐI ĐATrong thời gian qua, Việt Nam đã có

nhiều chuyển biến đáng kể ở tầm chính sách vĩ mô trong việc phát triển ngành CNVM thể hiện ở các văn bản quan trọng như Luật Công nghệ cao (ban hành ngày 13/11/2008), trong đó Công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực Công nghệ cao (CNC) được ưu tiên đầu tư phát triển. Thông qua đó, ngày 19/07/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg về phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển trong đó “CNVM được đánh giá là ngành CNC, sản phẩm vi mạch bán dẫn là sản phẩm CNC”. Vì vậy, theo Luật Công nghệ cao, CNVM được ưu đãi ở mức cao nhất về đất đai, thuế, ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân

Công nghiệp vi mạch (CNVM) là một ngành công nghiệp chủ

chốt. Như vậy, nếu xây dựng thành công nền CNVM, chúng

ta có thể đóng góp không ít vào sự phát triển KHCN của đất

nước. Ngoài ra, đầu tư mạnh mẽ cho ngành CNVM cũng góp

phần giảm nhập khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm điện tử

trong nước, đào tạo và thu hút nhân lực chất lượng cao...

Công nghiệp vi mạch

ñöôïc öu tieân phaùt trieån

lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước, nhân lực trẻ tài năng trong n g h i ê n cứu, giảng dạy, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và các hoạt động công nghệ cao khác.

Bên cạnh đó, ngày 31/12/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2457/QĐ-TTg về phê duyệt Chương

THIÊN KIM

Page 21: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

21Phaùt trieån Coâng ngheä cao

CHÍNH SAÙCH PHAÙT TRIEÅN

tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, xây dựng phòng thí nghiệm, xây dựng trung tâm thiết kế, sản xuất thử nghiệm, mua sản phẩm mẫu, thiết bị và dây chuyền mẫu, thiết bị đo kiểm; Thực hiện quyết toán chỉ một lần đối với vốn ngân sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho các nhiệm vụ của Chương trình sau khi nhiệm vụ kết thúc...”.

Ngoài chính sách ưu đãi về lĩnh vực Công nghệ cao, sản phẩm của Ngành CNVM còn được đánh giá là một trong những sản phẩm Quốc gia theo Quyết định số 439/QĐ-TTg về phê duyệt Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 (Chương trình được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày

31/12/2010), sản phẩm vi mạch bán dẫn là một trong ba sản phẩm dự bị của sản phẩm Quốc gia. Tuy nhiên, ngày 27/4/2012 theo thông báo kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Quân tại cuộc họp về triển khai thực hiện Danh mục sản phẩm quốc gia 2012 (số 1095/TB-BKHCN) “Trong năm 2012, Bộ KH&CN sẽ thực hiện đồng thời cả 06 sản phẩm chính thức và 03 sản phẩm dự bị thuộc Danh mục sản phẩm Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”. Vì vậy sản phẩm vi mạch được hưởng các ưu đãi của Chương trình phát triển sản phẩm Quốc gia như sau: “phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ, hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm sản phẩm quốc gia; được hỗ trợ thực hiện: vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động) với lãi suất cho vay, thời hạn vay và thời hạn ân hạn với mức ưu đãi cao nhất; được xem xét bảo lãnh vốn vay, cho vay lại với lãi suất ưu đãi đối với các trường hợp cụ thể khi có nhu cầu vay vốn ODA hoặc của tổ chức tài chính quốc tế; được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, xử lý, thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm và các linh phụ kiện phụ trợ theo quy định của pháp luật; Doanh nghiệp có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đào tạo chiều sâu được ưu tiên bố trí địa điểm trong các khu, cụm, điểm công nghiệp, khu công nghệ cao; khi xây dựng phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm và trạm thử nghiệm phục vụ nghiên cứu sản phẩm được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất với ưu đãi cao nhất về tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất theo quy định  của pháp luật về đất đai); hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển thị trường”.

TP.HCM QUYẾT TÂM ĐI ĐẦUTại TP.HCM, ngày 14/5/2011 UBND

TP đã ban hành Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2015. Trong đó, UBND TP yêu cầu “Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ

cấu kinh tế công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu (điện tử - công nghệ thông tin… bao gồm nội dung: tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các linh kiện, phụ tùng, các sản phẩm điện tử gia dụng và công nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính, các dịch vụ điện tử - tin học, dịch vụ trực tuyến và đa truyền thông; đẩy mạnh thu hút đầu tư và khuyến khích đầu tư sản xuất chất bán dẫn, đầu tư nhà máy sản xuất chip điện tử sử dụng cho các loại thẻ (ngân hàng, sim điện thoại, thẻ cá nhân,…) thông dụng. Đồng thời, thành phố cũng khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất, xuất khẩu một số linh kiện máy tính, điện tử,… tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu”.

Ngày 28/6/2012 UBND TP.HCM tiếp tục ban hành Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND về phê duyệt Chương trình phát triển Công nghệ thông tin – truyền thông giai đoạn 2011 – 2015, trong đó chương trình 3 về phát triển công nghiệp CNTT có chương trình nhánh là: chương trình phát triển công nghiệp phần cứng với nội dung “Tập trung phát triển công nghiệp vi mạch điện tử (Chip điện tử); hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư theo chiều sâu, tạo ra sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam (như máy tính thương hiệu Việt Nam) có sức cạnh tranh cao, sẵn sàng tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu”. Và cuối cùng, bước ngoặc quan trọng cho ngành Công nghiệp vi mạch thành phố thể hiện ở Quyết định số 6358/QĐ-UBND ngày 14/12/2012 của UBND TP.HCM về phê duyệt “Chương trình phát triển CNVM TP.HCM giai đoạn 2013 - 2020 với các mục tiêu được trình bày rất cụ thể, sát thực tế.

Trong thời gian tới Chương trình phát triển CNVM TP.HCM giai đoạn 2013 - 2020 cần tập trung hơn nữa vào các dự án đã và đang triển khai, đặc biệt trong công tác nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển sản phẩm, vì sự rủi ro của Ngành Công nghiệp bán dẫn cũng rất cao. Các chính sách cần cụ thể hơn nữa đặc biệt vấn đề về thị trường phải được chú trọng, các hàng rào về kỹ thuật và hàng rào về an ninh cần quyết liệt hơn. Các nhà quản lý, nhà khoa học đều cho rằng, CNVM Việt Nam đã có đầy đủ điều kiện cần thiết để phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, trở thành sản phẩm chủ lực của Việt Nam

trình quốc gia phát triển công nghệ cao

đến năm 2020, trong đó CNVM thuộc lĩnh vực

thông tin và truyền thông, là một trong những công nghệ

được tập trung phát triển với các chính sách ưu đãi về “Hỗ trợ nghiên

cứu, sản xuất thử nghiệm, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp; Hỗ trợ và tạo điều kiện cho ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ; Hỗ trợ và tạo điều kiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực; Hỗ trợ chi phí nghiên cứu, đào

Page 22: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

22 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

CHÍNH SAÙCH PHAÙT TRIEÅN

XU THẾ CHUNGHiện nay, khu vực Châu Á - Thái Bình

Dương đang nổi lên như địa chỉ cung cấp vi mạch bán dẫn hàng đầu thế giới. Chẳng hạn, Đài Loan đang chiếm 13%-16% thị phần, Trung Quốc cũng gia tăng đáng kể sản lượng sản xuất vi mạch ở mức 9%, Indonesia đang có những nhà máy đóng gói vi mạch khá uy tín. Hiện nay, nhu cầu sử dụng mạnh các mặt hàng điện tử của thị trường Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, tỉ lệ người dân sử dụng internet cao và thu nhập ngày càng tăng… Các doanh nghiệp ứng dụng ngày càng nhiều công nghệ thông tin và công nghệ cao vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà ngành công nghệ vi mạch bán dẫn có được nhiều cơ hội nở rộ cả về chất và lượng.

Theo bà Bettina Weiss, Phó Chủ tịch SEMI thì “giờ đây, một người sở hữu nhiều hơn một thiết bị kỹ thuật số, đồng nghĩa nhu cầu về tiêu thụ vi mạch cũng

gia tăng. Việt Nam tham gia thị trường sản xuất vi mạch lúc này là phù hợp. Ngoài việc sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước, Việt Nam cũng nên nỗ lực gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu để gia tăng lợi nhuận và tạo niềm tin cho thế giới thấy rằng Việt Nam đang chuyển mình thành nước có khả năng sản xuất công nghệ cao”. Điều hiển nhiên có thể thấy ngay là nếu như vài năm trước đây, chiếc điện thoại Nokia rất to và cồng kềnh, nhưng ngày nay, với sự phát triển của công nghệ vi mạch, người ta đã làm cho nó ngày càng nhỏ hơn và mang lại nhiều ứng dụng mạnh mẽ hơn phục vụ cho nhiều nhu cầu làm việc, học tập, giải trí của con người.

Chiến lược phát triển công nghệ vi mạch bán dẫn mà Việt Nam đang thực hiện được giới chuyên gia đánh giá cao. Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP Hồ Chí Minh (giai đoạn 2013-2020) gồm 7 đề án, dự án và chương

SHTP and ambition on Microelectronics Avenue

Nowadays, Asia-Pacific emerges as the leading supplier of semiconductors in the world. In this region, Vietnam has a rapidly increasing demand for electronics products, hence a potential semiconductor consumer. It is widely agreed that this is the right time for the country to develop its own semiconductor design and manufacturing capability to satisfy domestic needs as well as taking part in the global value chain. Saigon Hi-Tech Park (SHTP) determines to be in the forefront of this trend. Currently, there are ten companies that produce or use chips as a major component in their products, account for 88% of the accumulated export revenue of SHTP. The first chip fab, part of the semiconductor industry development Program of Ho Chi Minh city, will also be installed in the Park in a few years to come.

Kể từ thế kỷ 21, công nghiệp vi mạch (CNVM) được đầu tư phát triển, tạo nên cuộc cách mạng trong ngành CNTT, giúp nhiều quốc gia chuyển từ gia công sang nghiên cứu chế tạo, từ lắp ráp sang sản xuất. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, sự đầu tư mạnh mẽ cho ngành CNVM sẽ góp phần giảm nhập khẩu và nâng cao giá trị sản phẩm cũng như tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đào tạo nhân lực. Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng không đứng ngoài xu thế đó.

Samsung, on the path

to become giant

This article contains

several stories about Samsung,

currently one of the most

renowned enterprises in the

world. Starting from a low-end

consumer products company,

Samsung has developed to the

top tier in an unprecedentedly

fast pace. Nowadays, Samsung

accounts for one fifth of South

Korea’s export and 17% of the

country’s GDP. Many research has

been conducted to understand

the success factors of this

mysterious chaebol. Stories-

telling has its own advantages:

it does not conclude but let it

open for the readers to have

their own perception about the

characteristics that contribute

to the success of Samsung.

khát vọng thành

THANH UYÊN

Page 23: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

23Phaùt trieån Coâng ngheä cao

CHÍNH SAÙCH PHAÙT TRIEÅN

trình: Đề án đào tạo lĩnh vực thiết kế vi mạch; Đề án ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và hệ thống nhúng; Đề án phát triển thị trường vi mạch; Chương trình nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm vi mạch; Đề án nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển công nghiệp vi mạch; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch; Dự án xây dựng nhà thiết kế (Design House). Mục tiêu của chương trình nhằm phát triển ngành công nghiệp vi mạch TP Hồ Chí Minh thành ngành kinh tế chủ lực, tăng trưởng từ 20%-30%/năm; Thu hút ít nhất 5 tập đoàn đa quốc gia về vi mạch điện tử đầu tư hoạt động tại Việt Nam; Ươm tạo khoảng 25 doanh nghiệp về vi mạch; Xây dựng nhà máy sản xuất chip đầu tiên tại Việt Nam với công xuất khoảng 1,8 tỷ con chip/năm; đào tạo được khoảng 2.000 kỹ sư, kỹ thuật viên...

NÉT RIÊNG CỦA TP.HCMTại Khu Công nghệ cao TPHCM

(SHTP), bên cạnh lĩnh vực công nghệ sinh học thì ngành vi mạch bán dẫn

cũng là nhóm ngành được đặc biệt ưu tiên kêu gọi thu hút đầu tư. Có khoảng 10/57 doanh nghiệp trong KCNC TP.HCM hoạt động trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn đến từ nhiều tập đoàn có uy tín của thế giới, trong đó không thể không nhắc đến Tập đoàn Intel với dự án sản xuất chip set có tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ đô la; Tập đoàn Jabil đến từ Singapore sản xuất các thiết bị lưu trữ dữ liệu, thiết bị truyền thông, thiết bị y tế và các thiết bị công nghiệp điện tử tiêu dùng… Tập đoàn T.C của Singapore chuyên nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và kinh doanh thiết bị truyền thông (HDTV, IPTV …), D.G.S thiết kế, gia công và sản xuất các bộ phận cảm biến kỹ thuật số, thiết bị điện tử; Vmicro sản xuất và nghiên cứu thiết kế các loại linh kiện thiết bị bán dẫn và các loại sản phẩm thiết bị năng lượng mặt trời; Sonion sản xuất, lắp ráp và phát triển công nghệ các sản phẩm âm thanh siêu nhỏ; QSIC thiết kế, sản xuất và lắp ráp các linh kiện phụ tùng cho thiết bị không dây, truyền hình độ phân giải cao, sản phẩm định vị toàn cầu,

Encouraged signal on microelectronics workforce

Human resource is a vital factor for the development of the microelectronics industry. In the past, microelectronics education and training faced enormous difficulties due to the lack of faculty, curriculum and hands on experiments. However, recently many policies have been issued to promote human resource training for this industry, giving it a great chance to develop. In response to the government’s support, in Ho Chi Minh city many institutions open microelectronics training program including University of Science, University of Technology, University of Information Technology and Integrated Circuit Design Research and Education Center

Page 24: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

24 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

máy in, thiết bị tự động văn phòng, sản phẩm hoá sinh, sản phẩm điện tử tiêu dùng và chuyên ngành; hay Tập đoàn Datalogic với lĩnh vực thiết kế, sản xuất, kinh doanh các thiết bị thu thập dữ liệu tự động ngoại vi và phần mềm do doanh nghiệp sản xuất (sản phẩm, phụ kiện, linh kiện và các linh kiện được lắp ráp) bao gồm thiết bị đọc mã vạch cầm tay, thiết bị đọc mã vạch gắn cố định và máy tính di động….

Tính riêng ngành vi mạch bán dẫn của các doanh nghiệp trong KCNC đến nay đã đóng góp giá trị đáng kể cho hoạt động của KCNC TP.HCM nói riêng và ngành vi mạch bán dẫn tại TP.HCM nói chung (giá trị xuất khẩu lũy kế đạt 4,4 tỷ USD chiếm 82% tổng giá trị xuất khẩu của KCNC và chiếm 66% tổng vốn đầu tư của các dự án được cấp phép tại KCNC). Điều này đã cho thấy vai trò của KCNC TP.HCM trong việc thúc đẩy chương trình Vi mạch bán dẫn của TP.

Theo ông Ngô Đức Hoàng - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC): TP sẽ tập trung nhiều nguồn lực thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn thành một ngành kinh tế chủ lực, làm nền tảng cho sự phát triển các ngành điện tử tin học. Đây là một chương trình khép kín, đồng bộ từ khâu đào tạo, thiết kế, chế tạo chip, sản xuất ứng dụng, kinh doanh, quảng bá sản phẩm. Mục tiêu của chương trình nhằm phát triển ngành công nghiệp

vi mạch thành ngành kinh tế chủ lực, tăng trưởng từ 20- 30%/năm, thu hút ít nhất 5 tập đoàn đa quốc gia về vi mạch điện tử đầu tư hoạt động tại Việt Nam...

Riêng tại KCNC TP.HCM, hiện nay đang thúc đẩy tiến đến cấp phép cho dự án thứ 2 của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn với dự án Đầu tư nhà máy sản xuất vi mạch chíp điện tử với quy mô sản xuất 400 triệu con chip các loại trên công nghệ 0,18µm/200mm, với doanh thu khoảng 120 triệu USD/năm và mục tiêu nhằm làm chủ  công nghệ thiết kế, chế tạo vi mạch điện tử; thiết kế và chế tạo các vi mạch điện tử quan trọng trong an ninh quốc phòng (hệ thống radar, hệ thống định vị mục tiêu,…) làm chủ công nghệ điện tử phục vụ an ninh quốc phòng; Thu hút lực lượng nghiên cứu phát triển trình độ cao, kết hợp đào tạo đội ngũ nghiên cứu trong nước có trình độ sau đại học….;

Công nghệ sản xuất  vi mạch (chip điện tử)  là công nghệ cao và cực kỳ phức tạp.  Công nghệ chế tạo có thể  tạo ra những mạch điện với kích thước chỉ bằng một phần ngàn sợi tóc trên miếng silicon. Loại chip phức tạp nhất - bộ vi xử lý - có thể chứa hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ bóng bán dẫn (transistor) được kết nối với nhau bằng những dây dẫn mỏng chế tạo từ đồng. Mỗi transistor có vai trò như một công tắc đóng/mở, điều khiển dòng điện chạy qua để gửi, nhận, và xử lý

Cần chọn đúng “phân khúc”

Bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT&TT) cho biết,

Chính phủ Việt Nam cũng xác định đây là ngành được ưu tiên phát triển. Dự báo nhu cầu tiêu thụ vi mạch bán dẫn của Việt Nam sẽ có thị trường trên 2 tỷ USD/năm. Theo bà Hương, về chiến lược phát triển lâu dài, Việt Nam cần có chính sách phát triển hỗ trợ theo các giai đoạn hình thành nền công nghiệp vi mạch, như giai đoạn thiết lập hạ tầng, thiết kế các nhà máy sản xuất vi mạch, xây dựng đội ngũ nhân lực thiết kế chipset, logic… Đây là giai đoạn nền tảng ban đầu. Tiếp theo đó là giai đoạn tôn tạo và phát triển. Đó là tạo chính sách phát triển hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua chính sách thuế, hay tạo thị trường cho sản phẩm trong nước có chỗ đứng. “Để thực hiện được điều này cần nghiên cứu xây dựng danh mục sản phẩm chiến lược. Việt Nam hiện chưa thể sản xuất những sản phẩm công nghệ cao, chip nhỏ có công nghệ 90 nm - 45 nm nên có thể lựa chọn sản xuất những sản phẩm vừa sức để tạo thị trường bước đầu”, bà Hương nói.

thông tin chỉ trong vòng một phần của giây.  Qua thông tin của các nhà sản xuất vi mạch hàng đầu thế giới, có thể khẳng định rằng  công nghệ 180nm/200mm là một sự lựa chọn hợp lý, phù hợp với điều kiện công nghệ bán dẫn chưa phát triển ở Việt Nam, khả năng tài chính của chủ đầu tư, nguồn nhân lực có tri thức và kỹ năng công nghệ cao. Dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu để được cấp phép đầu tư tại KCNC TP.HCM.

Đứng dưới góc độ phân tích dự án, ông Phạm Bá Tuân, chuyên gia cao cấp Dự án nhà máy vi mạch CNS Việt Nam, nhấn mạnh: “Việt Nam nên chọn công nghệ 180nm là phù hợp với khả năng tài chính (nếu chọn công nghệ 90 nm giá sẽ cao gấp ba lần), sản xuất được nhiều ứng dụng, đáp ứng tốt các nhu cầu trong nước. Đa số các nhà máy trên thế giới vẫn tìm kiếm lợi nhuận tốt từ công nghệ này và quan trọng là công nghệ 180nm được dự đoán còn tiếp tục được sử dụng trong 20 năm nữa”

CHÍNH SAÙCH PHAÙT TRIEÅN

Page 25: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

25Phaùt trieån Coâng ngheä cao

TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC

Đào tạo nhân lực vi mạch là một trong những mục tiêu trọng điểm trong Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP.HCM giai đoạn 2013-2020 được triển khai trong vòng 8 năm với tổng vốn đầu tư lên tới trên 8.000 tỉ đồng. Chương trình nhằm phát triển công nghiệp vi mạch điện tử TP trở thành ngành kinh tế chủ lực, tăng trưởng 20% - 30%/năm. Đào tạo 10.000 kỹ sư trong lĩnh vực công nghệ cao, 500 cán bộ chủ chốt, hướng đến sản xuất các sản phẩm thương mại phục vụ nhu cầu cụ thể trong nước.

Đế đáp ứng nhu cầu về nhân lực vi mạch, việc đào tạo đã được chú trọng từ năm 2007. Chương trình được xây dựng và giảng dạy bởi những giáo sư hàng đầu trong và ngoài nước, cố vấn chương trình là GS. TS Đặng Lương Mô - cha đẻ của ngành Vi mạch Việt Nam. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP.HCM đã mở các chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sĩ ngành Điện tử - Viễn thông theo hướng vi điện tử, điện tử nano. Sinh viên và Học viên được đào tạo bài bản theo hướng vi điện tử

bao gồm: thiết kế vi mạch và sản xuất vi mạch bởi chương trình cung cấp kiến thức nâng cao về vật lý linh kiện điện tử, kỹ năng thiết kế vi mạch và công nghệ sản xuất.

Ngày 23/03/2011, Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM đã ký biên bản phối hợp với trung tâm ICDREC nhằm đưa hướng thiết kế vi mạch và ứng dụng vào trong chương trình đào tạo Thạc Sĩ ngành Kỹ thuật Điện tử. Chương trình này là một phân ngành trong ngành Kỹ thuật Điện tử được thiết kế theo hướng ứng dụng và công nghệ có bổ sung thêm các chuyên đề về vi mạch và hệ thống nhúng. Đặc biệt, học viên tham gia các môn học này đều phải làm dự án để nâng cao chuyên môn và kiến thức.

Đại học Công nghệ thông tin - ĐHQG TP.HCM cũng đã đưa những môn học về thiết kế vi mạch vào chương trình đào tạo đại học và sau đại học ngành Kỹ thuật máy tính, Kỹ thuật phần mềm.

Hầu hết các chương trình đào tạo đều đòi hỏi phải mất khá nhiều thời gian, nhưng nhu cầu về nhân lực vi mạch là tức thời. Nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu nhân lực vi mạch cấp bách, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế Vi mạch - ICDREC, đã thiết lập đề án đào tạo “Kỹ sư +1” bao gồm hai chương trình “Analog +1” và “Digital +1” dành cho kỹ sư đã tốt nghiệp đại học trong ngành Điện tử viễn thông, Khoa học máy tính hoặc liên quan.

Nhöõng tín hieäu vui veà nhaân löïc vi maïch

Nhân lực vi mạch là yếu tố quan trọng quyết định sự

phát triển của nền công nghiệp này. Trước đây, việc

đào tạo nguồn nhân lực vi mạch gặp khá nhiều khó khăn và bất cập vì thiếu

giảng viên, giáo trình và cả những phòng thực hành

để học viên tiếp cận thực tế. Tuy nhiên, trong vài

năm trở lại đây, nhiều chủ trương và chính sách ưu đãi

cho việc đào tạo nhân lực vi mạch đã mang lại nhiều

tín hiệu khả quan, tạo động lực thúc đẩy nền công

nghiệp này phát triển.

MỘC MIÊN

COÂNG NGHIEÄP VI MAÏCH - BAO GIÔØ BAÉT ÑAÀU

Page 26: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

26 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

Nhân lực là yếu tố chủ chốt quyết định sự phát triển của mọi lĩnh vực. Đặc biệt đối với ngành công nghiệp vi mạch, thì nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao là điều kiện tiên quyết. Việc tập trung đào tạo nhân lực chính là cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề khan hiếm nhân lực chuyên ngành hiện tại. Nhiều chương trình giảng dạy được xây dựng chứng tỏ ngành công nghiệp vi mạch đang được đầu tư phát triển đúng mức. Tuy nhiên để có thể đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của ngành thì việc đầu tư vào giảng dạy, đào tạo nhân lực cần được đẩy mạnh hơn nữa.

CẦN MỘT HƯỚNG ĐI MỚI Theo số liệu thống kê, mỗi năm có

khoảng 7.000 kỹ sư được đào tạo trong lĩnh vực điện tử, nguồn nhân lực vi mạch mà các trường đại học cung cấp khoảng 100 nhân lực. Như vậy, nhân lực cung ứng cho vi mạch thì chỉ chiếm khoảng 1,42%. Đây là con số quá ít ỏi với nhu cầu nhân lực để có thể phát triển ngành công nghiệp vi mạch. Với các chương trình phát triển vi mạch được xây dựng thì cần có 2.000 nhân lực mới đáp ứng được nhu cầu phát triển vi mạch của nước ta.

Để có thể tranh thủ sự hỗ trợ và hợp tác của các hiệp hội khoa học công nghệ trên thế giới trong sự nghiệp phát triển vi mạch nước nhà, Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM (HSIA) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về trao đổi học thuật và kinh nghiệm với Hội Công nghệ thiết bị và vật liệu bán dẫn quốc tế (SEMI) nhằm hỗ trợ, hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của ngành vi mạch bán dẫn, đồng thời nâng cao chất lượng của nhân lực vi mạch.

Theo đề xuất của các chuyên gia, thay vì việc cử một số kỹ sư

sang nước ngoài học tập thì có nên đầu tư cho việc mời giáo viên nước ngoài về giảng dạy tại đất nước? Với một giáo viên nước ngoài thỉnh giảng có thể giảng dạy từ 60-70 kỹ sư. Như vậy, số người được đào tạo sẽ nhiều hơn lại tiết kiệm được chi phí. Trong khi việc cử kỹ sư ra nước ngoài học tập thì số lượng giới hạn, chi phí lại rất cao so với việc thỉnh giảng giáo viên nước ngoài.

Nhân lực vi mạch Việt Nam hiện đang còn thiếu nhưng trong tương lai gần, với tiến độ và được sự quan tâm đầu tư như hiện nay thì chắc chắn nhân lực vi mạch sẽ không ngừng phát triển và lớn mạnh hơn nữa về chất lượng và số lượng. Theo nhận xét của ông Ngô Đức Hoàng, giám đốc Trung tâm Đào tạo và Nghiên

cứu Vi mạch (ICDREC): “người Việt Nam ngoài tố chất cần cù, chăm chỉ còn có tố chất tư duy logic tốt. Chính tư duy logic tốt là nhân tố chính giúp các kỹ sư Việt Nam có thể nắm bắt và xử lý thông tin mạch lạc, từ đó hỗ trợ cho việc giải quyết các bài toán trong lĩnh vực thiết kế vi mạch”.

Nếu được quan tâm đầu tư đúng mức, trong thời gian sắp tới, nguồn nhân lực vi mạch sẽ không ngừng phát triển và sớm đáp ứng được nhu cầu về nhân lực của đất nước

COÂNG NGHIEÄP VI MAÏCH - BAO GIÔØ BAÉT ÑAÀU

Page 27: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

27Phaùt trieån Coâng ngheä cao

tham vọng đi phân tích nguyên nhân về sự thành công của Samsung mà sẽ chỉ đơn thuần kể cho các bạn 3 câu chuyện nhỏ về Samsung.

CÂU CHUYỆN 1: BÀI DIỄN VĂN 8.500 TRANG VÀ 2.000 HẠT GIỐNG GIÁ 100 TRIỆU USD

Hiện tại, Samsung là một trong những tập đoàn tư nhân lớn và lâu đời nhất Hàn Quốc. Tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu của Samsung chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc và đóng góp khoảng 17% GDP cho Nam Hàn, nổi tiếng với 3 ngành kinh doanh chính là Điện máy, Hóa chất và Xây dựng. Ảnh hưởng của Samsung ở xã hội Hàn Quốc lớn tới mức tập đoàn này gần như trở thành quyền lực thứ

hai bên cạnh chính phủ. Năm 2008 khi chủ tịch Lee Kun Hee của Samsung bị cáo buộc gian lận thuế và bị tuyên án 3 năm tù giam cho hưởng án treo, chính tổng thống Hàn Quốc Lee Muyng Bak lúc bấy giờ đã đặt cược sinh mạng chính trị của mình khi ra lệnh ân xá cho ông này gây nên làn sóng phản đối khá ầm ĩ trong nước.

Thành lập năm 1938 với khởi nguồn là công ty thương mại chuyên kinh doanh bột gạo và len... cái tên Samsung có phiên âm Hán Việt là “Tam Tinh” có nghĩa là “Ba ngôi sao”. Đến những năm thập niên 60, Samsung mới bước vào ngành hàng điện tử. Đến mãi tận đầu những năm 90, các sản phẩm của Samsung hầu như chỉ có ý nghĩa tiêu dùng trong nước vì khi xuất khẩu ra những thị trường khó

con đường thành

Lee Kun Hee, Chủ tịch Samsung. Ông khá lặng lẽ nếu so với những lãnh đạo đồng cấp như Bill Gates.

Những mẫu chuyện nhỏ về con đường chinh phục

vị trí tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới của

Samsung từ khởi nguồn của 1 công ty... bán gạo.

M.L

Mới chỉ cách nay vài năm, nói đến Samsung, điều đầu tiên hiện lên trong đầu tôi là những chiếc

điện thoại dạng nắp gập nhỏ nhắn, giá rẻ và... rất hay đứt cáp màn hình. Ngay từ khi biết sử dụng điện thoại, đối với tôi Samsung luôn là 1 thương hiệu “hạng hai” dành cho các bà nội trợ, trẻ con và người cao tuổi. 

Nhưng giờ đây, dù thích hay ghét Samsung, chúng ta không thể không thừa nhận với nhau một điều rằng khi thị trường smartphone hiện là cuộc đua song mã giữa Samsung và Apple (các nhà sản xuất còn lại đều đang giãy giụa với nỗ lực “trụ hạng”), chắc chắn Samsung phải có “công thức bí mật” tạo nên sự thành công của mình.

Trong bài viết này tôi không có

COÂNG NGHIEÄP VI MAÏCH - BAO GIÔØ BAÉT ÑAÀU

Page 28: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

28 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

tính hơn như Châu Âu, Mỹ, sản phẩm của Samsung thường “lép vế” vì chất lượng thấp dù giá thành rẻ mạt. Cũng giống như các sản phẩm Made in China bây giờ, Made by Samsung sử dụng lợi thế nhân công giá rẻ của Hàn Quốc sau chiến tranh Triều Tiên để sản xuất hàng loạt trong khi chất lượng sản phẩm thì phần nào bị “thả nổi”.

Năm 1987, chủ tịch sáng lập Samsung qua đời, 2 tuần sau đó Lee Kun Hee, con trai thứ 3 của ông này tiếp quản. Đứng trước một Samsung đang khá trì trệ, Lee Kun Hee quyết định bắt đầu chiến dịch thay đổi cách làm việc của Samsung bằng cách... không đến công ty. Làm việc tại nhà ở ngoại ô Seoul, nhất định không nghe điện thoại và tiếp khách, Lee Kun Hee muốn buộc các quản lý cấp dưới của mình phải tự ra quyết định và chịu trách nhiệm trước các quyết định đó. Dưới sự lãnh đạo của Lee Kun Hee, giá trị vốn hóa của Samsung tăng gấp 2,5 lần sau 6 năm từ 1988-1993. Ai cũng nghĩ mọi chuyện thế là đâu vào đấy và Lee đã hài lòng. 

Năm 1993, Lee Kun Hee mang theo bộ sậu lãnh đạo cao cấp của Samsung đi tới Mỹ và các nước châu Âu để “mở mắt” cho cấp dưới của mình về sức cạnh tranh yếu kém trên thị trường quốc tế. Lee cho rằng chứng kiến sự èo uột của Samsung tại thị trường nước ngoài sẽ thức tỉnh đội ngũ lãnh đạo của mình. Tới đâu đoàn thăm quan cũng gặp cảnh sản phẩm của Sony, Panasonic hãnh diện trưng lên tủ kính còn đồ của Samsung thì bị dúi vào chỗ hứng bụi ở góc cửa hàng. Lúc ấy Lee mới hỏi những nhà lãnh đạo cao cấp của Samsung: “Tôi muốn năm 2000 Samsung trở thành công ty tầm cỡ quốc tế, với tốc độ tăng trưởng như thế này, liệu chúng ta có thể đạt tới vị trí đó vào năm 2000 hay không? Câu trả lời : Không”.

Đối diện với sự giận dữ của chủ tịch tập đoàn, những lãnh đạo cấp cao của Samsung không biết làm gì ngoài gãi đầu gãi tai, đối với tư duy của những người đã quen tâm lý thỏa mãn, tăng trưởng 2,5 lần trong vòng 6 năm đã là con số trong mơ. Đến tháng 6/1993, khi đoàn thị sát tới Frankfurt, Đức. Lee Kun Hee nhận được bản báo cáo từ 1 cố vấn người Nhật tại Trung tâm Thiết kế Samsung. Bản báo cáo

phơi bày những thực tại đáng buồn như việc cả một văn phòng với mấy trăm con người uể oải. Thậm chí cả một dây chuyền kiểm tra sản phẩm rất đắt tiền nằm phủ bụi mất mấy tuần chỉ vì hỏng... ổ cắm điện mà cũng không ai thèm đụng tay.

Phẫn nộ với sự thờ ơ của các nhân viên dưới quyền, Lee triệu tập cuộc họp khẩn cấp với hàng trăm lãnh đạo cao cấp của Samsung tại ngay Frankfurt. Cuộc họp kéo dài... 3 ngày về sau này được nhắc tới với cái tên “Tuyên ngôn Frankfurt 1993”. Một trong những câu nói trở thành bất hủ của Lee trong “Tuyên ngôn Frankfurt” là: “Các anh hãy thay đổi tất cả trừ vợ và con”. Thúc giục nhân viên dưới quyền tự “dịch kinh tẩy tủy”, “Nếu đến 1994 Samsung không thể sản xuất được những chiếc điện thoại đủ sức cạnh tranh với sản phẩm mang thương hiệu Motorola thì Samsung sẽ tự đặt mình ra ngoài ngành công nghiệp điện thoại”.

Nội dung của “Tuyên ngôn Frankfurt” được cô đọng lại thành “Chính sách quản lý mới” của Samsung và trình bày thành 1 cuốn sách 200 trang, phát đến tận tay cho từng công nhân và 1 quyển phụ lục riêng để giải nghĩa các khái niệm trong “Chính sách quản lý mới” được phát hành sau đó. Thậm chí những công nhận đọc viết không thông

thạo còn được nhận 1 phiên bản vẽ theo phong cách... truyện tranh nhằm diễn giải dễ hiểu các gạch đầu dòng quan trọng của chính sách mới.

Kể từ đó, “Chính sách quản lý mới” được coi như thánh kinh của Samsung, thậm chí cả căn phòng khách sạn nơi diễn ra cuộc họp năm 1993 cũng được Lee cho “bốc” về tổng hành dinh của Samsung ở Hàn Quốc và tái tạo nguyên bản để làm nơi “thờ phụng”. Nơi đây tồn tại như 1 vật chứng nhắc nhở nhân viên Samsung không bao giờ tự thỏa mãn và luôn khát khao hướng đến chất lượng sản phẩm để chinh phục thị trường quốc tế.

Không chỉ dừng ở đó, sau “Tuyên ngôn Frankfurt”, Lee dành 2 tháng tiếp theo đi khắp các chi nhánh của Samsung trên thế giới, từ London đến Osaka để trực tiếp truyền đạt khát vọng thay đổi của mình đến từng lãnh đạo dưới quyền. 350 giờ thuyết giảng của Lee trong 2 tháng ấy sau khi được ghi chép lại chiếm hết 8500 trang giấy.

Trong 5 năm từ 1994 đến 1999 mỗi năm Samsung chọn ra 400 người trẻ tuổi có ít nhất 3 năm kinh nghiệm, nhét vào tay họ một nắm tiền và tung đội ngũ này ra nước ngoài trong 1 năm, mặc cho họ đi đâu, làm gì thì tùy. Lee hi vọng đội ngũ hạt giống này có thể trở về với hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc về thị trường bản địa mà họ tới “nằm vùng”. Sau khi trở về

Đã có lúc ở Samsung nhân viên ì trệ tới mức chả buồn vận hành cả 1 dây chuyền đắt tiền chỉ vì hỏng... ổ cắm.

COÂNG NGHIEÄP VI MAÏCH - BAO GIÔØ BAÉT ÑAÀU

Page 29: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

29Phaùt trieån Coâng ngheä cao

từ nước ngoài, đội ngũ hạt giống này sẽ trở thành chủ lực cho chính sách “tập đoàn toàn cầu, thấu hiểu địa phương” của Samsung. Trong 5 năm từ 1994 đến 1999 chỉ riêng chương trình gieo giống của Samsung ước tính đốt hết 100 triệu USD để đào tạo 2000 hạt nhân chủ chốt cho kế hoạch đánh chiếm thị trường thế giới của mình.

Đến tận bây giờ, Trung tâm phát triển nhân lực của Samsung đóng ở Hàn Quốc vẫn tiếp nhận khoảng 50 ngàn học viên mỗi năm. Công cuộc “luyện quân” của Samsung kéo dài suốt hơn 20 năm đến bây giờ vẫn không hề có dấu hiệu “lão suy”.

CÂU CHUYỆN THỨ 2: “7 ĐẾN 4” VÀ 5%

Để hiểu hơn về câu chuyện này, hãy quay trở lại 1 chút vào thời điểm cuối những năm 1960 khi Lee Byung-Chul người sáng lập Samsung, cha của Lee Kun Hee tìm kiếm người kế vị mình trong số 3 người con trai. Người Hàn Quốc vốn rất kiêng kỵ việc “phế trưởng lập thứ” thấy bị sốc khi Byung-Chul sa thải 2 người con trai lớn đang làm việc tại Samsung để đảm bảo Lee Kun Hee có thể danh chính ngôn thuận bước lên ngai vàng mà không sợ bị 2 anh tranh giành quyền lực sau khi cha mất. Là con trai út, Lee Kun Hee sở hữu tính cách khá trầm lặng nhưng lại vô cùng quyết liệt.

Có lẽ chính vì sự quyết liệt ấy mà khi Lee Kun Hee tuyên bố mình sẽ đổi giờ làm việc của Samsung sang khung 7 h sáng đến 4h chiều, không 1 ai trong số hơn 50 ngàn nhân viên của Samsung năm 1993 dám cãi lời chủ tịch. Trong khi giờ làm việc của người Hàn Quốc bắt đầu lúc 9h sáng và kết thúc lúc 6h chiều, Lee

Kun Hee yêu cầu tất cả nhân viên của mình rời nhiệm sở lúc 4h chiều để giành thời gian cho các hoạt động xã hội cũng như tham gia những khóa đào tạo ngoài giờ của tập đoàn. Sau 4h chiều, Lee Kun Hee thường tự mình gọi điện đến các bộ phận của Samsung một cách ngẫu nhiên, bất kỳ ai trả lời điện thoại sau 4h chiều đều bị quở mắng thậm tệ.

Cũng có lẽ vì tính cách quyết liệt đó, khi Lee ra quyết định đưa ra các chính sách đào tạo của mình, ông đã dự tính sẵn “5-10% nhân sự không thể thay đổi sẽ phải ra đi, 25-30% thấy sự thay đổi khó khăn sẽ được giao ít trách nhiệm hơn (giáng chức), chỉ 5-10% quản lý “cải tạo tốt” mới trở thành hạt nhân của “chế độ mới”. Kết quả là trong suốt những năm cuối thập niên 90, không công ty nào trên thế giới có tốc độ thay đổi nhân sự ở các vị trí lãnh đạo cao cấp nhanh như Samsung.

Dù cha của Lee có chọn con út làm người kế vị vì tính cách quyết liệt của ông hay không thì chúng ta cũng phải thừa nhận 1 điều rằng đây là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Doanh số của Samsung đã tăng trưởng 51 lần từ khi Lee lên nắm quyền năm 1987.

CÂU CHUYỆN THỨ 3: “LỬA THIÊU BÁC VỌNG”Năm 1988, Samsung sản xuất ra

mẫu điện thoại đầu tiên của mình: SH-100. Sau gần 20 năm bị Nokia “đè đầu cưỡi cổ”, Samsung giờ đây đã là tân vương của làng sản xuất điện thoại toàn cầu với các sản phẩm smartphone thuộc dòng Galaxy S và Galaxy Note được đón nhận nồng nhiệt.

Năm 1991, Samsung bắt đầu sản xuất tấm nền LCD để bán cho các đối

3 trong số 10 tòa tháp nằm trong danh sách này do Samsung làm thầu chính.

COÂNG NGHIEÄP VI MAÏCH - BAO GIÔØ BAÉT ÑAÀU

tác. Năm 2013, tivi LCD thương hiệu Samsung đang là bá chủ thị trường.

Năm 1994, Samsung bắt đầu sản xuất chip nhớ flash. Năm 2013, sản lượng chip nhớ flash và DRAM của Samsung gần bằng tất cả các hãng còn lại cộng vào.

Tháp Petronas ở Malaysia, tháp Taipei 101 Đài Loan, tòa nhà Burj Khalifa tại Dubai, 3 trong số 10 công trình cao và ấn tượng nhất thế giới đều có chung 1 nhà thầu chính: Samsung.

Tất cả những thành công ấy không đến trong ngày 1 ngày 2 sau “Tuyên ngôn Frankfurt”. Ngay cả khi đã áp dụng những biện pháp huấn luyện cực kỳ quyết liệt, Samsung vẫn chưa thể thực sự loại bỏ toàn bộ “tàn dư” của lối làm việc cũ. Tháng 11/1993, khi Samsung cho ra đời mẫu SH-700, Lee-Kun-Hee đã rất tự hào mang một số sản phẩm SH-700 đi làm quà tặng năm mới. Khi Lee biết rằng 1 số sản phẩm tặng bị hỏng khi vừa ra khỏi hộp, ông yêu cầu nhân viên dưới quyền tập trung tất cả 150 ngàn máy SH-700 trong kho thành 1 đống, triệu tập hơn 2000 nhân viên Samsung đến và đốt tất cả đống sản phẩm lỗi. Khi lửa tắt, máy ủi được điều đến cày xới tan nát phần còn lại. “Nếu các anh tiếp tục làm ra những sản phẩm chất lượng kém, tôi sẽ quay lại và làm y như vừa nãy”. Tháng 5/2012, 3 tuần trước khi Galaxy S3 lên kệ, có người phàn nàn rằng chất lượng lớp sơn ở sản phẩm sắp bán không đẹp được như sản phẩm mẫu. Sau khi điều tra rằng lời phàn nàn này là đúng sự thực “phần vân xước không được mịn như hàng mẫu”, 100 ngàn ốp lưng Galaxy S3 đang ở trong kho và cả hàng chờ xuất ở sân bay bị lôi ra tiêu hủy và thay thế.

THAY LỜI KẾTDù yêu hay ghét hoặc thậm chí

là thờ ơ với Samsung, chúng ta không thể phủ nhận rằng sự vươn lên của Samsung từ 1 nhà sản xuất “hạng hai” lên thành thế lực quan trọng nhất trong ngành công nghiệp điện thoại toàn cầu là 1 kì tích. Kì tích ấy có thể bắt nguồn từ sự nghiêm khắc trong khâu quản lý chất lượng, từ những đợt “luyện quân” cật lực hay đơn giản là cách chọn điểm rơi thị trường đúng đắn... Nhưng quan trọng nhất vẫn là một Samsung không sợ thay đổi!

Page 30: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

30 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

GOÙC NHÌN CHUYEÂN GIA

PV: Thưa Giáo sư, ngành công nghiệp vi mạch có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển khoa học và kinh tế, an ninh - quốc phòng của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng?

- Công nghiệp vi mạch là ngành công nghiệp chủ chốt. Nếu xây dựng thành công nền công nghiệp vi mạch, chúng ta có thể đóng góp không ít vào sự phát triển khoa học công nghệ. Về kinh tế, thì chỉ cần nhìn vào những ví dụ thành công của mấy nước châu Á, như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, chúng ta đủ hiểu. Còn đối với an ninh - quốc phòng, chúng ta có thể “nội suy” hoặc “ngoại suy” từ những hiệu quả vừa kể.

Ba năm trước đây, trong một bài viết trên một tờ tạp chí của Bộ KH&CN, tôi đã tóm lược hệ quả mà vi mạch đã có đối với nền kinh tế của Hàn Quốc như sau:

“Hàn Quốc kể từ khi nắm bắt được công nghệ vi mạch và phát triển được nền công nghiệp vi mạch vào cuối thập kỷ 80

của thế kỷ trước, thì tổng sản phẩm quốc nội của họ đã tăng lên với tốc độ nhanh. Năm 2000 là 533,4 tỷ USD, năm 2003 là 643,8 tỷ USD, năm 2006 là 951,8 tỷ USD)… Với dân số khoảng 50 triệu người (thứ 26 thế giới - năm 2009) so với gần 86 triệu người của Việt Nam (thứ 13 - năm 2009), Hàn Quốc có tổng sản phẩm quốc nội cao gấp hơn 9 lần, thu nhập bình quân đầu người cũng gấp hơn 9 lần Việt Nam...”

Xuất phát điểm của nước ta còn thấp. Theo Giáo sư, việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch sẽ gặp những khó khăn gì?

Nói chung, phát triển bất cứ ngành công nghiệp nào, với chúng ta, đều khó khăn. Khó khăn từ nguồn vốn đầu tư, từ nguồn nhân lực để triển khai dự án, về trình độ chuyên môn để tiếp nhận công nghệ mới, khó khăn liên quan đến tác phong của ta còn lạc hậu trong một xã hội chưa công nghiệp hóa, khó khăn về thói quen truyền thống của ta khi xử lý

Những tháng gần đây, giới khoa học Việt đã và đang mở

những “hội nghị bàn tròn” trên báo chí để bàn về các

chính sách phát triển công nghiệp vi mạch cũng như

góp ý, thắc mắc về đề án xây dựng nhà máy sản xuất chip

điện tử đầu tiên tại Việt Nam. Trước sự kiện này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Giáo

sư Đặng Lương Mô, một “cây đa cây đề” trong lĩnh vực vi

mạch Việt.

CÔNG NGHIỆP VI MẠCH VIỆT NAM:

Hãy bắt đầu từ

THÀNH NHÂN

(tiếp theo bài phỏng vấn trong đặc san Phát triển Công Nghệ cao số ra ngày 15-7-2013)

Page 31: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

31Phaùt trieån Coâng ngheä cao

GOÙC NHÌN CHUYEÂN GIA

việc có lợi ích chung nhưng lại phải chú trọng nhiều đến giải quyết những khúc mắc có tính cách riêng...

Những nền công nghiệp chủ chốt như công nghiệp ô-tô, công nghiệp điện tử, chúng ta đều đã mất trên 30 năm phát triển rồi, nhưng thử hỏi ở thời điểm này, liệu chúng ta đã có đủ tự tin mà nói rằng chúng đã đủ lông đủ cánh? Hay thực chất chúng ta vẫn loay hoay lắp ráp mà thôi? Với nền công nghiệp vi mạch mà chúng ta hình như đã quyết tâm phát triển lần này, thì tất cả những khó khăn vừa kể đều tồn tại cả.

Vậy chúng ta sẽ nên bắt  đầu từ đâu để thực hiện thành công Chương trình phát triển vi mạch giai đoạn 2013 - 2020 thưa Giáo sư? 

- Xây dựng một nền công nghiệp có nhiều phần giống như xây dựng một tòa nhà, nghĩa là phải bắt đầu từ nền móng!

Với Chương trình phát triển vi mạch giai đoạn 2013-2020, trong đó có 7 hạng mục dự án và đề án, thì những hạng mục nào có thể coi là cơ sở hạ tầng? Có thể thấy rõ: Hạng mục 5. (Xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch) nên thực hiện sau cùng; Hạng mục 1. (Đào tạo nhân lực) có thể triển khai ngay trong năm 2013 này; Hạng mục 2. (Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ vi mạch và hệ thống nhúng và Hạng múc 3. (Phát triển thị trường vi mạch điện tử) cũng là những hạng mục cần thời gian triển khai, và nên bắt đầu sớm. Hạng mục “Phát triển thị trường vi mạch điện tử” cần có sự tham khảo và hỗ trợ của đối tác nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm của người ta...

Giáo sư đã có nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy tại Nhật Bản. Vậy chúng ta nên học tập những kinh nghiệm gì từ họ?

- Chúng ta đều biết Nhật Bản là nơi đầu tiên chế tạo được vi mạch siêu quy mô (Very large scale integrated circuits, VLSI) nhờ thành công qua một kế hoạch quốc gia gọi là VL Project vào hậu bán của thập kỷ 1970. Tôi đã tóm tắt khá đầy đủ nó trong một bài tham luận cách đây hơn 2 năm (ngày 30/06/2011, Hội thảo Sản xuất chip tại Việt Nam, bài “Sự cần thiết của nhà máy chip điện tử trong quá trình Công nghiệp hóa đất nước”). Chỉ tiếc rằng, cuộc hội thảo về sản xuất chíp này là do đơn vị xây dựng nhà máy sản xuất chíp tổ chức, nên cả đơn vị tổ

chức cũng như phần đông người tham dự chỉ có một mục đích là tìm sự đồng thuận cho chủ trương xây nhà máy chứ ít ai quan tâm sâu xa hơn thế.

Riêng về kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, thì Nhật Bản có những kinh nghiệm đáng cho ta tham khảo. Đó là việc xây dựng một trung tâm giáo dục thiết kế vi mạch VDEC (VLSI Design Education Center) tại Đại học Quốc gia Tokyo.

VDEC, thiết lập tháng 5, 1996, đặt tại Đại Học Quốc Gia Tokyo và được người sử dụng trên khắp Nhật Bản chia sẻ. Là một trung tâm giáo dục trí tuệ về công nghệ VLSI, VDEC nhằm cải thiện giáo dục Thiết kế VLSI và hỗ trợ chế tạo chip VLSI cho các đại học quốc gia, đại học công lập, đại học dân lập và cao đẳng trên khắp Nhật Bản. Với sự giúp đỡ và tài trợ của nhiều đại học, nhiều bộ sở của chính phủ trung ương và giới công nghiệp bán dẫn, hoạt động phục vụ tích cực của VDEC đã ngày càng gia tăng ngay từ buổi đầu.

Theo tài liệu công bố vài năm trước thì VDEC hỗ trợ nhiều công nghệ chế tạo IC, đủ loại công cụ phần mềm trợ giúp thiết kế thông dụng yểm trợ mô phỏng, tổng hợp, bố trí mặt bằng, và kiểm tra vi mạch dùng ngôn ngữ Verilog HDL/VHDL.

Gần 500 nhóm nghiên cứu của hơn 160 đại học và cao đẳng trên khắp Nhật Bản, đang sử dụng dịch vụ và được sự hỗ trợ của VDEC. Hàng năm, có trên 300 con chip được thiết kế bằng công cụ do VDEC cung cấp và chế tạo qua sự môi giới của VDEC tại nhiều lò chế tạo (foundry) khác nhau để dùng cho mục đích giáo dục.

Năm 2005, khi tôi đề xuất thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) tại ĐH Quốc Gia TP.HCM, tôi đã nhắm đến mô hình VDEC. Chỉ tiếc rằng “lực bất tòng tâm”, nên mặc dù ICDREC, sau 8 năm hoạt động, tuy đã đạt được vài thành tựu nhất định, đã có ảnh hưởng nhất định đối với quyết định đưa vi mạch vào danh mục sản phẩm chủ lực quốc gia, nhưng chưa thể coi ICDREC đã làm được sứ mạng quảng bá và phổ cập công nghệ thiết kế đến quảng đại sinh viên công nghệ trên toàn quốc, điều mà VDEC đã làm được gần hai chục năm qua.

Các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia dù xuất phát điểm như ta, nhưng đã vươn lên ngang tầm với các đại gia hàng đầu thế

giới? Vậy Việt Nam có lợi thế gì khi lao vào cuộc đua này thưa Giáo sư?

Lợi thế rõ ràng nhất là thị trường trong nước của ta lớn gấp bội những nước vừa kể. Dân số hiện nay gần 90 triệu người, với triển vọng vượt ngưỡng 100 triệu trước năm 2020, chúng ta đang có một thị trường ngang ngửa với Nhật Bản lúc họ bắt đầu, gấp đôi Hàn Quốc 20 năm trước, gấp 10 lần Đài Loan...

Lợi thế thứ hai của ta là dân số trẻ, nghĩa là lực lượng lao động của ta hùng hậu. Nền giáo dục đại học của ta, mặc dầu còn nhiều hạn chế, nhưng mức độ phổ cập tương đối cao. Thêm vào đó, thanh niên Việt Nam vốn có tính hiếu học, nên việc thu hút lao động trẻ có học lực cao, mức lương phải chăng tại Việt Nam tương đối dễ.

Hiện nay, các “ông lớn” như Intel, Samsung, IBM đã vào Việt Nam. Vậy làm sao ngành vi mạch non trẻ của chúng ta có thể cạnh tranh nổi với họ?

- Vâng, cạnh tranh vốn là một thuộc tính nội tại của hoạt động thương mại, chúng ta không thể không nghĩ tới. Tuy nhiên, ngay như trong chính sách thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ Cao TP.HCM, chúng ta cũng có những điều kiện ưu đãi như thời gian miễn giảm thuế trong khi doanh nghiệp đầu tư chưa có lời, thì việc xây dựng một nền công nghiệp công nghệ cao như ngành công nghiệp vi mạch này, có lẽ chúng ta hãy khoan nghĩ đến cạnh tranh. Chúng ta hãy chuyên tâm vào nuôi dưỡng thực lực, chờ thế hệ khoa học trẻ, mới được đào tạo ra trong quá trình phát triển sẽ phát huy tính sáng tạo để đóng góp vào năng lực cạnh tranh ấy. Chưa kể, một nước lớn như Việt Nam, với dân số đứng thứ nhì trong khu vực ASEAN, một ngành có quan hệ mật thiết tới an ninh quốc phòng như công nghiệp vi mạch này, đôi khi chúng ta phải coi tính cạnh tranh, yếu tố lợi nhuận là thứ cấp.

Thêm nữa, những ông lớn vừa kể chưa hẳn đã mặn mà đối với việc triển khai sản xuất vi mạch tại Việt Nam. Có ông đã ở đây một thời gian rồi đó, nhưng tựu trung cũng chỉ tập trung vào những khâu nặng về lắp ráp chứ chưa quan tâm đến sản xuất chip tại Việt Nam. Nhưng hi vọng rằng nhà nước sẽ sáng suốt trong việc xây dựng cơ chế bảo hộ cho sự phát triển của ngành công nghiệp mới mẻ này.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Page 32: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

32 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

Nhaät höôùng veà ASEAN

“CHINA PLUS ONE” VÀ V.I.PHiện tượng này được giới công

nghiệp gọi là “China plus one” (Trung Quốc+1). Địa chỉ đỏ mà các công ty Nhật Bản thường hướng tới có thể gọi tắt bằng ba chữ cái ghép lại “V.I.P” đó là Việt Nam, Indonesia và Philippines.

Mạng tin “Sankei” dần nguồn Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trong nửa đầu năm 2013 vào ASEAN đạt 1.020 tỷ yen trong khi Trung Quốc là 490 tỷ yen. Năm 2012, con số này lần lượt là 1.150 tỷ yen và 1.070 tỷ yen. Từ năm 2009 đến nay, đầu tư vào ASEAN liên tục vượt Trung Quốc. Xu hướng này vẫn duy trì ổn

định và đang mở rộng thời gian gần đây. Bên cạnh đó, dựa trên dữ liệu do JETRO cung cấp trên mục “Thông tin khu vực và quốc gia” năm 2012, tỷ lệ đầu tư tăng so với năm trước lần lượt là Myanmar 66%, Philippines 15%, Indonesia 13%, và đây là những thị trường mà doanh nghiệp Nhật đặc biệt quan tâm. Trong khi đó, đầu tư vào Trung Quốc xuống còn -8%.

Trong khi 61,4% doanh nghiệp Nhật làm ăn tại thị trường ASEAN đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp làm ăn tại Trung Quốc lại giảm từ 66,8% năm 2011 xuống còn 52,3%. Các doanh nghiệp trong diện “thu nhỏ quy mô - chuyển đổi, rút vốn”

GOÙC NHÌN CHUYEÂN GIA

cô hoäi cuûa Vieät NamKhông hẳn vì những

tranh chấp biển đảo căng thẳng, khoảng 3 năm qua,

xu hướng các DN Nhật Bản, quốc gia công nghệ

hàng đầu thế giới đang chuyển hướng mở rộng

đầu tư trực tiếp và chuyển nhiều cơ sở sản xuất công

nghiệp từ Trung Quốc sang Hiệp hội các quốc

gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày càng rõ nét.

MẠNH KIÊN

Page 33: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

33Phaùt trieån Coâng ngheä cao

chiếm 5,8%, cao hơn so với mức 4,4% của năm 2011. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng tiêu cực từ thực trạng khó khăn kinh tế của Trung Quốc, giá nhân công tăng cao, các cuộc biểu tình chống Nhật và căng thẳng Trung - Nhật liên quan đến tranh chấp biển đảo. Trong khi đó, ở các nước ASEAN, sức tiêu dùng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu, nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công rẻ là những nhân tố hấp dẫn. Cụ thể, nếu có giá thuê nhân công ở Trung Quốc là 100 thì ở Philippines là 77, Indonesia là 70, Việt Nam 44 và Myanmar là 16.

Ở Philippines, trong vòng 1-2 năm qua, các nhà máy của Nhật Bản mọc lên như “nấm sau mưa”.

PHẢI LUÔN SẴN SÀNG!Ông Yoshida Sakae, Giám đốc

điều hành của Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (Jetro) - TP.HCM cho rằng, các nhà sản xuất nhỏ và vừa của Nhật sẽ ra nước ngoài xây dựng cơ sở sản xuất. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật nhờ có nguồn lao động có kỹ năng và chi phí thấp. Mối tương đồng về văn hóa và quan hệ tốt giữa hai dân tộc được xem là yếu tố quan trọng. Thực tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và Indonesia năm 2010 đều vượt Thái Lan. Theo các công ty tư vấn và đơn vị xúc tiến đầu tư, lâu nay các nhà đầu tư Nhật đã xem Việt

Nam là một điểm đến đầu tư lâu dài trong tình hình chi phí sản xuất tại Trung Quốc đã trở nên đắt đỏ hơn. Ông Yoshida cho rằng, khoảng cách di chuyển ngắn từ Nhật đến Việt Nam (mất 5-6 tiếng) cũng là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam so với Indonesia (mất 7-8 tiếng) và Ấn Độ (hơn 10 tiếng)...

Do xem đây là thời cơ để thu hút đầu tư Nhật, một số địa phương, công ty phát triển hạ tầng trong nước, và ngay cả các nhà đầu tư hạ tầng Nhật Bản đã lên kế hoạch chuẩn bị hạ tầng đón nhà đầu tư Nhật, nhất là trong lĩnh vực phát triển công nghiệp phụ trợ. Cụ thể như Bà Rịa-Vũng Tàu và Hải Phòng, hai địa phương được Chính phủ chọn để xây dựng thành trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng đã “sẵn sàng chờ đón”. Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang khẩn trương lên kế hoạch xây dựng một khu công nghiệp chuyên về công nghiệp hỗ trợ và sẵn sàng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Nhật Bản ở lĩnh vực trên.

Rõ ràng xu hướng các nhà đầu tư Nhật đang hướng vào Việt Nam ngày càng nhiều. Tuy nhiên, các công ty tư vấn đầu tư cho rằng Việt Nam cần cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh để thu hút nguồn vốn đầu tư Nhật. Bởi không phải đến thời điểm này, mà trước đây đã liên tục có các đoàn doanh nghiệp Nhật Bản tới để tìm hiểu về vấn đề đầu tư vào Việt Nam, nhưng họ có quyết định dừng chân ở Việt Nam hay không dường

GOÙC NHÌN CHUYEÂN GIA

như vẫn chưa xác định rõ được. Đại diện của các đơn vị xúc tiến đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam cũng cho rằng, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản đều là nhỏ và vừa, vốn ít, thậm chí lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài, nên thường nhiều băn khoăn, lo ngại, trong khi lại có rất ít thông tin về thị trường Việt Nam… Do vậy, để thu hút các doanh nghiệp hỗ trợ Nhật Bản, cần quan tâm cung cấp thông tin về thị trường Việt Nam, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khi cần thiết, đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng cơ sở, các chính sách ưu đãi đầu tư, nguồn nhân lực...

Theo một số chuyên gia kinh tế, Việt Nam còn “chậm chạp” trước cơ hội này. Hãy nhìn Philippines, họ đã nhắm tới khoảng 15 doanh nghiệp lớn của Nhật Bản có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc và cam kết sẽ có những ưu đãi thuế đặc biệt nếu họ rời Trung Quốc sang Philippines

Cơ hội cho “Myanmar đổi thay”

Một địa điểm khác đang trở nên rất hấp dẫn là Myanmar.

Chuyên gia Yukio Suzuki, thuộc tổ chức Bell Investment, khẳng định Myanmar là điểm đến trong tương lai với những ổn định về chính trị và mở cửa hiện nay. Tháng 4 vừa qua, Nhật Bản đã xóa nợ 3,7 tỷ USD và chuẩn bị nối lại tài trợ cho Myanmar.

Ở Myanmar, trọng tâm hướng tới của Nhật Bản là ngành dệt may và da giày. Còn Việt Nam cũng đang đón một luồng đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật vốn đang trong chiến lược chuyển một bộ phận sản xuất từ Trung Quốc sang ở các lĩnh vực như cơ khí, điện tử, phụ tùng ôtô…

Page 34: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

34 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

MOÄT VOØNG DOANH NGHIEÄP

vận hành máy móc 12 giờ còn lại trong ngày, đảm bảo nhà máy luôn hoạt động 24/24.  

  Tại khu vực tủ giữ đồ, tôi sẽ mặc trang phục bảo hộ lao động gồm áo smock, giày booties  và kính bảo vệ mắt trước khi bước vào phòng khử trùng. Sau đó, nhân viên của hai ca sẽ bàn giao công việc, cập nhật tình hình máy móc, chỉ tiêu sản phẩm để đảm bảo mỗi ca đều thực hiện đúng mục tiêu và tiến độ đặt ra.

TẤT CẢ ĐÃ SẴN SÀNG!Cánh cửa nhà máy mở ra với ba khu

vực theo quy trình ra đời của sản phẩm là lắp ráp, kiểm tra và đóng gói. Hãy gạt bỏ hình ảnh của khu công nghiệp ngổn ngang máy móc, khói bụi và những công nhân với mồ hôi nhễ nhại; vì tôi và bạn đang ở bên trong một nhà máy sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới và sạch sẽ tương đương với phòng phẫu thuật của bệnh viện. Nhà máy luôn cẩn trọng loại bỏ những hạt bụi trong không khí để tránh ảnh hưởng đến các vi mạch của thiết bị sản xuất. Toàn bộ diện tích sử dụng và sơ đồ bố trí máy móc đều theo hệ thống sản xuất Lean nhằm  tạo ra năng suất lao động cao nhất cùng lúc với việc loại bỏ tối đa các lãng phí  về sức người và vật liệu trong quá trình hoàn thiện sản phẩm. Nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực sản xuất luôn được duy trì đúng tiêu chuẩn của Tập đoàn Intel. Đặc biệt, từng diện tích nhỏ nhất của nhà máy được đảm bảo chống tĩnh điện, từ máy móc đến con người, nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho con người và sản phẩm.

Hãy nhìn xem! Trong khu vực lắp ráp, các kỹ thuật viên đang vận hành những máy móc thiết bị hiện đại nhất. Các con chip này sau đó được đưa đến khu vực

Bạn sẽ trả lời thế nào nếu được hỏi: “Bạn biết gì về nhà

máy Intel ở Việt Nam?” Nếu thông tin bạn có chỉ đơn

giản rằng: “Intel là thương hiệu hàng đầu về sản xuất

chip điện tử”; hay “Intel Việt Nam tọa lạc ở Khu Công

nghệ cao Quận 9, TP.HCM”, hoặc “đó là nhà máy lắp ráp

và kiểm định chip lớn nhất của Intel trên toàn thế giới”...

Những thông tin đó bạn dễ dàng tìm thấy trên internet. Nhưng chắc chắn, bạn sẽ rất

ngạc nhiên khi được quan sát bên trong nhà máy, đó

sẽ là những điều không chỉ bạn, mà còn rất nhiều người

chưa biết đều thích thú.

Nhaø maùy Intel Vieät Nam vaø nhöõng ñieàu chöa bieát

 Bạn sẽ luôn tìm thấy những điều mới lạ trong công việc mỗi ngày.

BÊN TRONG NHÀ MÁY 1 TỶ USDĐược khởi công vào tháng 3 năm

2007, trên diện tích 46.000 mét vuông, nhà máy Intel Việt Nam đã đi vào vận hành và sản xuất từ tháng 10/2010, nhà máy hiện đang cung cấp những sản phẩm chip tiên tiến và vượt trội của Intel đến khách hàng trên toàn thế giới, góp phần thay đổi tích cực đến cuộc sống của hàng tỷ người. Trong nhà máy ấy, tôi may mắn là một trong 30 người đầu tiên ở Việt Nam được Intel lựa chọn và gửi đi đào tạo để tham gia vào quy trình sản xuất hiện đại bậc nhất này.

Trước khi bước vào bên trong nhà máy Intel, điều đầu tiên, tôi cần tuân thủ quy tắc bảo mật tối đa bằng việc không sử dụng bất kỳ thiết bị ghi hình nào. Đúng 6 giờ 45 phút sáng, xe đưa chúng tôi đến nhà máy, giờ làm việc của các kỹ sư và kỹ thuật viên tại Intel thường áp dụng theo   ca 12 tiếng,   bắt đầu từ 7h sáng đến 7h tối. Ca thứ hai sẽ phụ trách

ĐOÀN AN NHIÊN (ST)

Page 35: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

35Phaùt trieån Coâng ngheä cao

MOÄT VOØNG DOANH NGHIEÄP

Văn hóa tại Intel là một trong những điều

giữ chân chúng tôi.

kiểm tra bằng hệ thống máy móc cũng như bằng mắt thường để chắc chắn rằng chúng hoàn hảo trước khi chuyển sang đóng gói hoàn tất và được phân phối đi khắp thế giới. Tại khu vực làm việc cũng được trang bị hệ thống cảnh báo nhằm giúp các KTV dễ dàng kết nối nhanh nhất với các Giám sát Sản xuất khi có các vấn đề của máy móc bằng âm thanh quen thuộc và đèn hiệu đặc thù. Từng phút giây, tất cả hoạt động của nhà máy phải xoay quanh 6 nguyên tắc cơ bản: an toàn, chất lượng, đảm bảo sản phẩm theo nhu cầu khách hàng, kiểm soát sở hữu trí tuệ, tập trung vào con người và tránh lãng phí.

NGÔI NHÀ THỨ HAIĐể vận hành các máy móc kỹ thuật

cao của Intel luôn cần những nhân viên   giỏi. Vì việc theo dõi, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng, bảo trì cũng như cải tiến nâng cao hiệu

suất của máy móc thì chỉ có con người mới làm được. Vì thế, tại nhà máy Intel, con người là tài sản quý giá luôn được công ty quan tâm hàng đầu.

Dễ nhận thấy nhất, mọi nhân viên ở khu vực sản xuất đều được trang bị các đồ bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn của nhà máy mà còn phù hợp với từng người. Áo smock, giày booties được may đúng kích cỡ; bao tay có loại dành cho da nhạy cảm hoặc đổ mồ hôi; kính được sản xuất riêng theo thị lực của kỹ thuật viên. Không chỉ trang phục, từng nhân viên còn được Intel bố trí công việc thích hợp nhất, điều đó nhằm đảm bảo từng cá nhân sẽ phát huy tối đa năng lực chuyên môn trong vị trí được giao.

Nói đến sự quan tâm đến con người tại Intel sẽ dễ dàng nhận thấy điểm nổi bật nhất là việc mọi người phải luôn

Nhaø maùy Intel Vieät Nam vaø nhöõng ñieàu chöa bieát

đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các biển chỉ dẫn và cảnh báo bằng hai ngôn ngữ Việt – Anh có mặt mọi nơi; trước khi được vận hành máy, kỹ thuật viên sẽ trải qua các khóa huấn luyện kiểm soát an toàn cũng như khả năng giải quyết tình huống khi có sự cố cùng như các kỹ năng mềm khác.

Nơi đây không chỉ hấp dẫn tôi vì nó là một nhà máy hiện đại và tiện

nghi, mà Intel còn giữ chân tôi với   những chính sách hỗ

trợ khác như nâng cao trình độ học vấn; cũng như văn hóa công ty rất cởi mở, thẳng thắn và dựa trên tinh thần xây dựng để ý kiến của

mỗi cá nhân như tôi luôn được lắng nghe; nơi

đây cũng là môi trường mà sự tin tưởng và giá trị đạo đức luôn được đề cao. Vậy nên, nếu hỏi tôi về một từ để nhận xét về môi trường văn hóa tại

Intel, tôi sẽ trả lời: nhân văn.Tôi luôn tự hào là một trong những

nhân viên thệ hệ đầu tiên của Intel Việt Nam. Tôi vẫn luôn tìm thấy ở nơi đây những điều mới lạ trong công việc mỗi ngày, luôn luôn còn đó những điều có thể học hỏi, những kinh nghiệm mới để trải nghiệm và có thể tích lũy cho vốn sống của mình. Cảm nhận của tôi chưa phải là tất cả… vì vẫn còn rất nhiều điều thú vị và câu chuyện của những đồng nghiệp khác tại Intel Việt Nam mà tôi chưa biết hết. Và bạn cũng vậy nếu bạn muốn thử thách chính mình, tại sao chúng ta không cùng nhau khám phá?

Con người là tài sản quý giá nhất và luôn được Intel quan tâm và đầu tư nhiều nhất.

Các kỹ thuật viên đang vận hành những máy móc thiết bị hiện đại nhất.

Page 36: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

36 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

MOÄT VOØNG DOANH NGHIEÄP

Xin nhắc lại một chút về thuở “sơ khai” thị trường GO Việt. Từ năm 2000, game thủ VN đã biết tới

MU Online (Hàn Quốc), chủ yếu qua các phiên bản game trên server nước ngoài, được cung cấp “lậu” (qua các server lậu trong nước). 3 năm sau (2003), MU Online khẳng định được chỗ đứng trên “giang hồ” khi server “lậu” MU Hà Nội ra đời, thu hút hàng chục ngàn lượt đăng ký, thu lợi trái phép hàng chục tỷ đồng từ việc bán thẻ reset cho game thủ (đã bị đóng cửa tháng 1-2006). Đến tháng 1-2004, với việc Asiasoft hợp tác Softnyx (chủ sở hữu Gunbound của Hàn Quốc) tung Gunbound Vietnam vào VN, thì đây mới là GO đầu tiên có server riêng cho game thủ Việt.

Đến năm 2005 thì FPT Online mua bản quyền phát hành MU (GO có bản quyền đầu tiên) tại VN, là sự “mở đường” cho hàng loạt cuộc đổ bộ của GO có bản quyền sau này, tiêu biểu nhất là màn ra mắt ấn tượng của Võ lâm truyền kỳ (VNG phát hành) tháng 6/2005, gây cơn chấn động lớn nhất trong làng game Việt, hiện giữ hầu hết các kỷ lục về người chơi, doanh thu...

“TẠO SỰ KIỆN” LÀ CHÍNH?Cái chuyện nhà phát hành (NPH)

đem game đi phát hành ở nước ngoài đã có từ khá lâu. Mỗi kì Chinajoy hay G-Stars đều có một vài sản phẩm của Việt Nam xuất hiện, nhưng sau đó vẫn bặt vô âm tín. Như VTC có mang Đột Kích, Audition qua Campuchia, nhưng về bản chất, đó vẫn chỉ là game nhập, không phải của người Việt!

Thực tế là game Việt đã từng xuất ngoại. Vào năm 2010, VTC Game gây chấn động khi tự mình phát triển một tựa game bắn súng mang tên SQUAD, do chính đội ngũ nhân sự của VTC Studio làm. Sau 2 năm, game đã ra mắt chính thức, được tuyên bố là không chỉ được phát hành trong phạm vi thị trường Việt Nam, mà còn tấn công tới Trung Đông, Singapore, châu Âu và “ông lớn” Hàn Quốc (?) Kết cục, do đồ họa lạc hậu, cách thức chơi không mới, bị coi là Đột kích “nhái” (Đột kích là GO kinh điển của VTC) và chết ngay trên sân nhà. Cũng trong khoảng thời gian SQUAD ra đời, một cái tên khác lại làm làng game chờ đợi là 7554 , sản phẩm đầu tay của Emobi Games. Đây là một game lịch sử, đồ họa tốt... rồi cũng “sống mòn” vì không thể cạnh tranh với game nhập. Nhưng có tác dụng khuyến khích sự dám làm, dám mày mò của các nhà viết game Việt trẻ, thiếu kinh nghiệm...

Thị trường game online (GO) Việt đã bắt đầu sôi động từ khoảng 10 năm trước, nhất

là khi Võ lâm truyền kỳ ra mắt (2004). Tuy nhiên, cũng

bằng ấy năm game Tàu, Hàn, Nhật... độc bá, người Việt chỉ

làm phát hành rồi tập tành viết game. GO của người Việt

thực sự cũng như một ngôi làng Việt, đơn sơ, thụ động, manh mún, thiếu sức bật...

Nay, game Việt rời làng.

Game Việt

KIÊN GIANG

Võ lâm truyền kỳ 3D.

“rôøi laøng”!

Page 37: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

37Phaùt trieån Coâng ngheä cao

MOÄT VOØNG DOANH NGHIEÄP

Game PC thì quá tốn kém về tiền bạc, nhân lực, kỹ thuật, nên ra đời được đã khó chứ chưa nói tới xuất ngoại, làm chỉ để thử và “lấy tiếng”. Biết “lực” của mình, khoảng từ 2009, các doanh nghiệp Việt đã tập trung đầu tư vào game mobile và có xuất ra nước ngoài. Lãnh đạo một công ty game mobile nói với người viết rằng: “Tôi xuất qua Lào, Campuchia, Indonexia... vì chán thị trường nội, cấm đoán đủ thứ...”. Thực chất, cái anh “chán” cũng một phần bởi các “rào cản”, phần vì thị trường game Việt có các ông lớn đang chiếm lĩnh, rất khó tranh phần. Không ít người cho rằng, mục đích làm game đa phần để “tạo sự kiện” (?)

“ĐÁNH LẺ” THÀNH CÔNGCó nhiều doanh nghiệp không nói

không rằng, âm thầm mang game của mình “xuất ngoại”, trong đó có các nhà sản xuất game mobile, và nhất là VNG.

Đầu tiên, VNG cho Ủn Ỉn (game nuôi heo chơi trên mạng xã hội) ra mắt tại thị trường Nhật Bản. Ngay sau đó thì Khu Vườn Trên Mây (game nông trại) cũng được xuất khẩu thành công qua Nhật thông qua dịch vụ Yahoo! Mobage. Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch, TGĐ VNG cho rằng đây thực sự là thành quả đáng ghi nhận của các nhà phát

triển trò chơi Việt! Dư luận lúc này cũng đánh giá, VNG không làm cho có, làm để “lấy tiếng”, “tạo sự kiện” mà làm thật. Họ hợp tác với DeNA, một trong những công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến hàng đầu thế giới, doanh thu trên 1,5 tỉ USD/năm (25% dân Nhật là khách hàng của họ) để tạo một bước tiến chắc chắn. Nhờ sự hỗ trợ của DeNA, game của VNG mới được cung cấp trên nền tảng Yahoo! Mobage tại Nhật Bản và có thể tiến xa hơn!

Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng “đừng vội mừng”, vì Ủn Ỉn và Khu Vườn Trên Mây dù đã xuất ngoại tốt đẹp, nhưng chúng cũng chỉ là các game dạng Flash, thiết kế dễ, không tốn quá nhiều công sức như các GO chính

thống. Và thành công ở Nhật cũng dễ hiểu, bởi game thủ Nhật vốn rất yêu thích những game có hình ảnh dễ thương, vui nhộn như game dạng này. Đó là lý do để không ít người cho rằng, việc vài game tiến ra khỏi thị trường nội địa chưa hẳn là câu khẳng định cho việc “đánh xứ người thành công”, bởi ngay trong nước, game nội “không có cửa” với game ngoại, thì tham vọng “thắng sân khách” là vô cùng khó khăn, xa xôi. Nguyên nhân cũng vì “xuất ngoại” chưa phải là chiến lược của cả một ngành công nghiệp game Việt, chưa có sự định hướng, đầu tư và thúc đẩy của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan.

Qua được Nhật, rõ ràng là VNG tự bơi!

Ủn ỉn được chuyển Nhật ngữ.

Giao diện Khu vườn trên mây.

Page 38: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

38 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

MOÄT VOØNG DOANH NGHIEÄP

KHÔNG CHÙN BƯỚCCông ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE

Corp) được thành lập từ năm 1977 với tên gọi ban đầu là Xí nghiệp Quốc doanh Cơ Điện Lạnh thuộc sở hữu Nhà nước. Đến năm 1993, Xí nghiệp được cổ phần hóa và hoạt động đến nay với vốn điều lệ lên đến hơn 2.446 tỷ đồng.

Ra đời trong thời kỳ đất nước chưa đổi mới nên Xí nghiệp đã sớm đối mặt với khá nhiều khó khăn. Được tín nhiệm đưa lên nắm giữ vị trí lãnh đạo Xí nghiệp khi chỉ mới 30 tuổi, nhưng bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã có nhiều quyết định đúng đắn trong lĩnh vực kinh doanh và nhanh chóng đưa Xí nghiệp trở thành một công ty lớn mạnh, là đơn vị tiên phong trong nhiều lĩnh vực mới và các hoạt động cải cách như: cổ phần hóa, niêm yết trên thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu chuyển đổi, áp dụng điều lệ mẫu mới do Bộ Tài chính chỉ định…

Năm 2008, đánh dấu bằng sự việc không mong đợi của REE. Đó là khoản lỗ đầu tư ước tính 384 tỷ đồng. Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã thẳng thắn thừa nhận sai sót và xem đây chỉ là một “sự cố” quyết tâm tìm ra hướng giải quyết và khắc phục. Để giải quyết vấn đề này, REE đã tiến hành tái cấu trúc các khoản đầu tư, tập trung đầu tư dài hạn vào ngành chiến lược: điện, nước. Chỉ trong vòng một năm, REE đã nhanh chóng khắc phục tình trạng

thua lỗ và đạt lợi nhuận 488 tỷ đồng, vượt xa con số ước tính lúc đầu là 200 - 300 tỷ đồng.

THÀNH CÔNG TIẾP NỐI THÀNH CÔNG

Trải qua 36 năm hoạt động và phát triển, Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh REE đã trở thành nhà sản xuất chuyên nghiệp về điều hòa không khí Reetech, sở hữu trên 100.000 m2 cho thuê và luôn lấp đầy với tỉ lệ trên 95%. Ngoài ba lĩnh vực hoạt động chính của REE là: Cơ điện lạnh, Bất động sản văn phòng, Đầu tư hạ tầng điện nước. REE còn xuất hiện với vai trò nhà đầu tư lớn trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, tài chính ngân hàng...

Nửa năm 2013, doanh thu thuần hợp nhất đạt được 1.122,76 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt được 697,57 tỷ đồng. Hiện nay cơ cấu tổ chức của REE gồm: 50% thuộc sở hữu Nhà nước, 30% cổ đông là công nhân viên, 20% cổ đông bên ngoài.

Chia sẻ về kinh nghiệm quản lý để đưa công ty đến được thành công như ngày hôm nay, bà Thanh cho biết: “Chúng tôi luôn cẩn trọng khi nói trước những việc sắp làm, nhưng nếu nó sắp thành thì chúng tôi sẽ công bố cho cổ đông, nhà đầu tư biết”.

Những nguyên tắc vàng trong hoạt động quản lý kinh doanh REE đó là: Thứ nhất là xây dựng tiêu chí đầu tư cụ thể,

Thành công vượt trội nhờ việc thực hiện cổ phần hóa công ty từ những

năm đầu 1990, REE đã nhanh chóng lớn

mạnh và phát triển không ngừng.

MỘC MIÊN

Bài học từ sự lớn mạnh của

Page 39: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

39Phaùt trieån Coâng ngheä cao

MOÄT VOØNG DOANH NGHIEÄP

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, “thuyền trưởng” đại tài của REE

rõ ràng và đội ngũ nghiêm túc thực hiện. Thứ hai luôn cung cấp và chia sẻ thông tin một cách trung thực, đầy đủ nhanh nhất cho các nhà đầu tư. Thứ ba là điều hành minh bạch, nhìn thẳng vào thực tế để rút kinh nghiệm, nghiêm túc trong kinh doanh. Trong những năm tiếp theo, REE sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư và cấu trúc để trở thành một công ty Holding thực thụ sở hữu các công ty hàng đầu trong 3 lĩnh vực: Cơ điện lạnh, Bất động sản, Hạ tầng điện nước tại Việt Nam.

Lãnh đạo REE cũng thẳng thắn rằng REE sẽ tiếp tục phát triển bền vững, không ngừng đổi mới và hoàn thiện các chính sách điều hành, quản lý, mang lại nhiều lợi nhuận hơn nữa cho cổ đông. REE sẽ tiếp tục hỗ trợ nhiều hơn nữa vào các hoạt động xã hội, các chương trình từ thiện nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho trẻ em đặc biệt là vấn đề giáo dục.

Một chuyên gia kinh tế nói với chúng tôi rằng: “REE có quá nhiều thế mạnh, nhưng động lực của họ là dám làm, dám thay đổi!”

Page 40: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

40 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

KHÔNG GIAN MỞ Ở VNG:

ÑÔØI SOÁNG COÂNG NGHEÄ

“VNG coi việc phát triển con người là nền tảng cho mọi hoạt động của tổ chức. Trong tương lại, VNG có thể thay đổi chiến lược kinh doanh, vận hành các sản phẩm mới, khám phá những lĩnh vực mới, chiếm lĩnh thị trường mới... Chính con người VNG sẽ là tác nhân tạo ra những thay đổi này.” - Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Vina - VNG đã chia sẻ như vậy khi nói về “Người VNG”. Có lẽ cũng vì quan điểm đó, trụ sở VNG hoàn toàn không “tường rào”, không cấp bậc... để các nhân viên thỏa sức sáng tạo.

Được thay đổi thế giớiTạo ra một kênh giải trí, xây dựng mạng xã hội, hay phát triển một trò

chơi. Với Internet, mỗi việc bạn làm đều có thể mang lại thay đổi cho cuộc sống của rất nhiều người.

VNG có hơn 1.800 thành viên với độ tuổi trung bình là 27, làm việc tại 3 thành phố lớn nhất Việt Nam, phục vụ hơn 20 triệu khách hàng. Và tại VNG, các thành viên luôn hiểu rằng “Thành công là một hành trình chứ không phải đích đến”.

Nhân viên ở đây được hưởng chế độ đãi ngộ tương đương với các công ty đa quốc gia về bảo hiểm, lương bổng và phúc lợi, được sử dụng phòng tập gym, hồ bơi, sân tennis, thư viện và tham gia các khóa đào tạo giá trị.

Thỏa sức sáng tạo và thay đổi

thế giới

Gia đình thứ hai!Công ty xây

dựng môi trường làm việc và sinh hoạt “đại gia đình” mà trong đó, bạn sẽ cảm nhận được sự quan tâm thực sự từ bữa ăn đến việc chăm sóc và rèn luyện sức khỏe với hồ bơi, phòng tập gym. Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ của bạn sẽ được cải thiện với những khóa đào tạo tiếng Anh dành cho các thành viên.

Không tường ràoVăn phòng VNG là một không gian mở, vì chúng tôi luôn cố gắng xóa bỏ mọi rào cản để mọi

người dễ dàng chia sẻ với nhau hơn.

NINH GIANG

Page 41: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

Phaùt trieån Coâng ngheä cao 41

ÑÔØI SOÁNG COÂNG NGHEÄ

Không com-lê, không cà-vạtỞ đây chúng tôi không có nhiều qui

định, vì chúng tôi tôn trọng bạn, và muốn bạn tận dụng tốt nhất tự do của mình

Không “office”Văn phòng

cũng là nhà. Bạn có thể treo tranh, trồng cây, thậm chí nuôi cá cảnh ngay trên bàn làm việc.

Page 42: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

42 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

Chiếc di động năm 1995 với ăng ten dài và kích thước lớn.

Vào năm 1995, những chiếc điện thoại di động có kích cỡ to như những máy bộ đàm hiện nay đồng thời sở hữu ăng ten rất dài, khá giống với các điện thoại cố định không dây ở thời điểm hiện tại.

ÑÔØI SOÁNG COÂNG NGHEÄ

Sự tiến hóa thần kỳ của điện thoại di độngCông nghệ đã làm thay đổi toàn bộ lịch sử của chiếc điện thoại di động, biến những cục gạch vuông vắn từ những năm 1995 trở thành những thiết bị di động với thiết kế tinh tế, mượt mà như ngày hôm nay. Hãy cùng điểm qua những bước phát triển của điện thoại từ gạch sang smartphone.

G.ĐOÀN (tổng hợp)

Vào năm 1996, kiểu dáng các chiếc điện thoại di động trông đẹp đẽ hơn và có nhiều tiện ích hơn trước. Ăng ten được làm ngắn lại, một số tính năng được nâng cấp.

Nokia 9000 Communicator, chiếc

điện thoại với kiểu dáng hiện đại.

Chiếc điện thoại ăng ten ngầm đầu tiên được sản xuất bởi hãng

viễn thông ATT.

Cuối năm 1996, những chiếc “râu ria vướng víu” đã dần biến mất khỏi điện thoại di động khiến chúng bắt mắt hơn. Qua đến năm 1997, ăng ten ngầm được tích hợp ẩn vào những thiết bị di động và đây là thời điểm bắt đầu của những chú dế không ăng ten.

Nokia 5110 với rất nhiều màu sắc sặc sỡ.

1998 - Mặc dù công nghệ ăng ten ngầm đã được phổ biến, nhưng năm 1998 vẫn có rất nhiều hãng sản xuất chế tạo ra các thiết bị với ăng ten ngoài. Nokia khơi mào cho công cuộc chế tạo điện thoại “lòe loẹt” với chiếc Nokia 5110 đủ màu sắc. Nokia 3210 với thiết kế nhỏ

gọn cùng ăng ten ngầm.

Năm 1999 có thể nói là một năm đột phá của điện thoại di động khi những thiết bị này thật sự nhỏ gọn. Cũng vào thời gian này, Nokia cho ra mắt Nokia 3210 với thiết kế nhỏ, ăng ten ngầm, hình ảnh hiển thị tốt hơn và sở hữu nhiều chức năng.

Chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên trên thế giới được Motorola sản xuất.

Năm 2000 là năm đánh dấu sự ra đời của chiếc điện thoại dòng cảm ứng. Tất nhiên, chiếc điện thoại vào thời điểm đó không có được công nghệ cảm ứng điện dung và đa điểm như hiện tại. Tuy nhiên, thủy tổ của màn hình cảm ứng được bắt nguồn từ hãng Motorola và màn hình cảm ứng ban đầu chỉ có hai màu đen và trắng.

Page 43: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

43Phaùt trieån Coâng ngheä cao

ÑÔØI SOÁNG COÂNG NGHEÄ

Sự tiến hóa thần kỳ của điện thoại di động

Nokia 8250, chiếc điện thoại di động thực sự.

Năm 2001 có điểm đặc biệt duy nhất là việc thay đổi màn hình điện thoại từ đen trắng sang các màu đơn sắc khác như xanh đen hoặc vàng đen. Đây là năm của Nokia 8250 do thiết kế nhỏ gọn, nhiều tính năng hấp dẫn và điểm đặc biệt là giá thành phải chăng.

Nokia 7650 với màn hình “ti vi màu”, thiết kế trượt

và camera 0,3MP.

Năm 2002, công nghệ màn hình màu bắt đầu được áp dụng, đây cũng là năm ra mắt của những chiếc điện thoại chụp hình đầu tiên trên thế giới.

Samsung SGH-S300.

Vào năm 2003, những chiếc điện thoại nắp gập với 2 màn hình như chiếc Samsung S300 đã khởi nguồn cho kỷ nguyên của các thiết bị di động sở hữu nhiều màn hình. Màn hình nhỏ ở bên ngoài giúp hiển thị giờ, các tin nhắn cũng như các cuộc gọi nhỡ.

Motorola RAZR V3, mẫu điện thoại siêu mỏng từng “làm mưa làm gió” một thời của Motorola.

Năm 2004 là thời điểm Motorola cho ra mắt “siêu phẩm một thời” V3. Chiếc điện thoại nắp gập với thiết kế siêu mỏng, hai màn hình và sở hữu camera VGA đã đánh dấu sự chuyển biến lớn của điện thoại di động.

Sony Ericsson W800i - điện thoại nghe nhạc chuyên

nghiệp đầu tiên.

Năm 2005 Sony cho ra mắt W800i - điện thoại Walkman đầu tiên trên thế giới. Sự ra mắt của W800i cũng đánh dấu bước phát triển của các thiết bị di động nghe nhạc, mở đầu cho những thiết bị di động đa năng.

Chiếc di động thời trang LG

Chocolate.

Đến năm 2006, các thiết bị di động bắt đầu trở gắn liền với cuộc sống của con người hơn và cũng dần trở thành công cụ để “phô trương” cá tính của người sở hữu. Sự ra đời của LG Chocolate đã đánh dấu điều này với thiết kế thời trang, cá tính.

Page 44: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

44 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

ÑÔØI SOÁNG COÂNG NGHEÄ

Apple iPhone thế hệ đầu tiên.

Năm 2007, Apple giới thiệu iPhone, smartphone đầu tiên sở hữu màn hình cảm ứng đa điểm. iPhone cũng là chiếc smartphone đầu tiên và duy nhất sở hữu hệ điều hành iOS của Apple. Vào thời điểm này, việc sở hữu các thiết bị smartphone cũng dần trở thành sự kiêu hãnh đối với người dùng.

HTC G1 đã mở màn cho kỷ nguyên Android rực rỡ.

Năm 2008 đánh dấu sự ra đời của hệ điều hành Android với sản phẩm HTC G1. Chiếc Android nguyên thủy này sở hữu màn hình cảm ứng, bàn phím QWERTY và những ứng dụng ban đầu của Google lập trình cho Android.

Motorola Milestone đi đầu trong phong trào các smartphone với màn hình lớn.

Năm 2009 là thời điểm các hãng sản xuất bắt đầu chạy đua về kích thước màn hình, bắt đầu bằng sản phẩm Motorola Milestone khi sở hữu màn hình cảm ứng lớn và những tính năng hấp dẫn từ hệ điều hành Android.

Năm 2010 đánh dấu sự xuất hiện của smartphone sở hữu chip lõi kép đầu tiên LG Optimus 2X, đây cũng là thời điểm bắt đầu sự phát triển vượt bậc của các thiết bị smartphone.

LG Optimus 2X – Smartphone sở hữu chip xử lý lõi kép đầu tiên trên thế giới.

Page 45: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

45Phaùt trieån Coâng ngheä cao

Năm 2013 còn đánh dấu sự “bùng nổ” của các nhà sản xuất, với hàng loạt sản phẩm đỉnh cao ra đời, HTC One, iPhone 5S, SS4... Tuy nhiên, cũng không thể kể tới việc smartphone màn hình lớn (5 inch), chip lõi tứ được “bình dân hóa” bởi các nhà sản xuất như Mobiistar. Chiếc Touch LAI 504 hay LAI 512 (lõi đôi) 5 inch chỉ có giá 3-4 triệu đồng, bằng 20%-30% giá các sản phẩm có thương hiệu.

ÑÔØI SOÁNG COÂNG NGHEÄ

Samsung lên tiếng khẳng định vị trí của mình với Galaxy S II.

Năm 2011 đánh dấu sự trở lại với thị trường smartphone của Samsung cùng sản phẩm Samsung Galaxy S II ấn tượng, hút hồn người dùng với màn hình lớn, thiết kế mỏng, phần cứng mạnh mẽ.

Nokia Lumia 920 – sự trở lại của Nokia.

Năm 2012, người dùng đã đón chào rất nhiều các sản phẩm di động mới như iPhone 5, Samsung Galaxy S III, HTC Droid DNA và rất nhiều các thiết bị khác. Nhưng đáng kể nhất trong năm 2012 chính là sự xuất hiện của Lumia 920. Sau 17 năm từ chiếc Nokia 9000 ngày nào đã trở thành một sản phẩm smartphone chính hiệu với tất cả những tính năng hiện đại nhất của mình.

HTC

one

Page 46: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

46 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

NHÌN RA THEÁ GIÔÙI

Khi các sinh viên hoàn thành kỳ thi, cũng là lúc kết thúc của một quá trình học tập hơn hai năm.

Hầu hết các sinh viên đều dành bốn giờ một ngày học các đề tài khoa học nâng cao mà không được dạy ở trường, họ thường thức dậy trước bốn giờ sáng để tham dự các lớp huấn luyện trước khi bắt đầu đi học.

Phần thưởng là một suất tại Học viện nơi mà các sinh viên ví von điều đó như “một tấm vé đổi đời.”

Các Học Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) là một hệ thống các trường đại học kỹ thuật ở Ấn Độ, có thể sánh với Học viện Công nghệ Massachusetts hoặc

Học viện Công nghệ California về sự uy tín và chặt chẽ. Cựu sinh viên tiêu biểu của trường bao gồm nhà đồng sáng lập Vinod Khosla của Sun Microsystems, nhà đồng sáng lập Narayana Murthy của gã phần mềm khổng lồ Infosys, và cựu Giám đốc điều hành Arun Sarin của Vodafone. Các con đường phổ biến sau khi tốt nghiệp bao gồm: theo đuổi  bằng MBA hoặc những bằng cấp sau đại học tại nhiều trường đại học danh giá của Ấn Độ và phương Tây hoặc nhận được lời mời của các nhà tuyển dụng như McKinsey và Morgan Stanley  ngay từ khi chưa tốt nghiệp.

Trợ cấp Chính phủ có thể giúp bất

Kỳ thi đầu vào (Joint Entrance Examination JEE) của Học viện Công

nghệ Ấn Độ (Indian Institutes of Technology IIT) có lẽ là kỳ thi mang

tính cạnh tranh nhất trên thế giới. Trong năm 2012, nửa triệu học sinh

trung học Ấn Độ tham dự JEE. Hơn sáu giờ đồng hồ kiệt sức với các câu

hỏi về hóa học, vật lý, và toán học, các sinh viên sẽ giành lấy một trong mười

nghìn suất tại các trường đại học kỹ thuật có uy tín nhất của Ấn Độ.

Kỳ thi đầu vào Học viện

MINH HIẾU - THANH MAI dịch

Ấn Độ

Page 47: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

47Phaùt trieån Coâng ngheä cao

NHÌN RA THEÁ GIÔÙI

cứ sinh viên nào đủ tiêu chuẩn cũng học được ở IIT. Kì thi tuyển sinh JEE là tiêu chí tuyển sinh duy nhất. Viết hoặc chương trình ngoại khóa, bài luận cá nhân, tên họ, và ngay cả bảng điểm trung học, tất cả đều không liên quan . Các thí sinh đạt điểm cao sẽ được nhận nhập học, phần còn lại thì không.

Trong năm 2012, Harvard nhận vào 5,9% đơn xin nhập học. Những trường kĩ thuật hàng đầu MIT và Stanford có tỷ lệ đầu vào lần lượt là 8,9% và 6,63%. Trong khi đó tỉ lệ chấp thuận của những học viện thuộc IIT chỉ là 2%, và đó cũng là tỉ lệ vượt qua được JEE. Hàng năm, khi những kết quả được công bố và các phương tiện truyền thông vây quanh những sinh viên được nhận vào, có 490.000 sinh viên nhận được tin tức đáng thất vọng.

Hoa Kì có những “mẹ hổ”, các lớp luyện thi SAT, và các trường mầm non chuyên Manhattan. Nhưng kì thi JEE đã đẩy cuộc đua giáo dục lên một tầm cao hơn. Nó tạo ra doanh thu 3,4 tỷ đô la, các quỹ đầu tư mạo hiểm đứng sau ngành công nghiệp luyện thi, khuyến khích hàng triệu thanh thiếu niên Ấn Độ từ bỏ tiệc tùng, giao tiếp xã hội, và ngủ để theo đuổi việc học hành.

CÁC HỌC VIỆN MŨI NHỌN CỦA QUỐC GIA

Học viện đầu tiên thuộc IIT được thành lập tại Kharagpur vào năm 1950, ba năm sau khi Ấn Độ giành được độc lập từ Anh. Trước đây, nơi này là một trại cải tạo. Ủy ban đứng sau IIT Kharagpur đã

hình dung bốn IIT, cho miền Đông, Tây, Bắc và Nam của Ấn Độ. Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, ông Jawaharlal Nehru, đã hỗ trợ kế hoạch này. Ông muốn đào tạo ra một tầng lớp kĩ sư ưu tú  làm nguồn lực tăng trưởng cho Ấn Độ. Từ năm 1958 đến năm 1961, thêm bốn IIT đã được thành lập gồm: IIT Bombay, IIT Madras, IIT Kanpur, và IIT Delhi.

Thông qua Đạo Luật “Học viện Công nghệ”, chính phủ Ấn Độ đã cấp cho các IIT gần như đầy đủ quyền tự chủ từ nhà nước, được xem như “Học viện mũi nhọn quốc gia” và được tài trợ nhiều hơn rất nhiều so với các học viện nghiên cứu khác. Việc thành lập IIT Guwahati vào năm 1994 và việc chuyển đổi của Đại học Roorkee vào năm 2001 đã đưa tổng số IIT của Ấn Độ lên bảy viện.

Những người sáng lập ra IIT với ước mơ các trường đại học của Ấn Độ sẽ ngang tầm với các học viện ưu tú ở nước ngoài . Và  ở phạm vi lớn hơn, họ đã thành công. Mặc dù phong trào chống tham nhũng rộng khắp Ấn Độ trong năm 2011 đã nói về bệnh tham nhũng địa phương, nhưng các kì JEE sẽ vẫn tuyển chọn nhân tài năm này qua năm khác. Vụ bê bối lớn duy nhất về việc tiết lộ câu hỏi thi trong năm 1997, dẫn đến việc JEE phải tổ chức thi lại. Trợ cấp học phí hào phóng giúp cho tất cả những ai vượt qua được kì thi tuyển đều có thể đi học.

Các sinh viên đã tốt nghiệp IIT mà chúng tôi có dịp trò chuyện đã mô tả chất lượng nghiên cứu và cơ sở hạ tầng của các IIT thấp hơn các trường đại học

ưu tú ở Mỹ, nhưng nói chung các trường đại học rất tận tình hỗ trợ  và các nguồn lực thì vượt xa các tiêu chuẩn ở Ấn Độ. Mặc dù nằm giữa hơn 20 triệu dân số hỗn loạn ở Mumbai, IIT Bombay lại là một ốc đảo yên tĩnh. Một cựu sinh viên ví sinh viên có cuộc sống như ở New York và học tập tại Central Park.

Điều quan trọng nhất, các học viện IIT luôn thu hút những bộ óc thông minh nhất của Ấn Độ. Mặc dù chỉ tập trung vào các lĩnh vực kĩ thuật, các học viện IIT đã và vẫn là những trường đại học tốt nhất của Ấn Độ. Những thanh niên Ấn Độ sẽ nộp đơn dự thi bất kể họ có ý định là kĩ sư hay không. Ấn Độ ngày nay tự hào có một nền kinh tế hiện đại và một hệ thống giáo dục đại học được cải thiện, nhưng sức hấp dẫn của các học viện IIT, lời hứa đanh thép của thành công vẫn còn.

CUỘC ĐUA MARATHON VÀ CÚ NƯỚC RÚT

“Khi tôi đang học, mẹ tôi thậm chí còn không cho tôi tự tay pha trà cho mình.”, một sinh viên IIT chia sẻ trên chương trình 60 minutes.

Việc chuẩn bị cho kỳ thi JEE thường bắt đầu từ hai năm trước khi các sinh viên tham dự bài kiểm tra, tức là trong suốt hai năm cuối cấp của họ. Có người bắt đầu từ năm lớp 8 hoặc 9, một số ít trường hợp từ sớm hơn. Các câu hỏi trong JEE vượt xa hơn những gì được dạy trong các chương trình trung học phổ thông, vì vậy sinh viên cần phải học thêm tài liệu khác thay vì chỉ ôn tập các khóa học trong trường của họ. Có nghĩa là phải mua sách hóa học, vật lý, toán học nâng cao để học. Ngày nay điều này hầu như có nghĩa là học sinh phải đăng ký một lớp học tương ứng hoặc các khóa học tại “lò luyện thi” có mặt ở khắp mọi nơi để chuẩn bị cho JEE.

Bình thường thì sự chuẩn bị sớm và tốt cho phép bạn giữ một thời khóa biểu hợp lý và cười tự mãn khi bạn thấy những thí sinh luyện thi đến phút cuối cùng. Nhưng không phải như vậy đối với JEE, nơi mà sự cạnh tranh khốc liệt đến từ nửa triệu thí sinh giỏi. Vipul Singh, người xếp thứ năm trong JEE 2010, đã cho những IITian (chỉ sinh viên IIT tâm huyết) tham vọng  những lời khuyên sau đây: “Theo tôi, đó là quản lý thời gian cùng với sự tự tin. Mỗi thời điểm mà bạn đang

Page 48: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

48 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

lãng phí cho các hoạt động vô bổ, hàng ngàn đối thủ cạnh tranh khác đang phấn đấu cật lực để vượt lên bạn. Vì vậy, bạn chỉ đơn giản là không được lãng phí thời gian. Nghỉ ngơi một chút và sau đó tiếp tục học tập là việc bắt buộc, nhưng bạn cũng nên kiềm chế cảm giác ‘Tôi đã học đủ”.

Áp lực để thành công có thể cực kì lớn. “Cả gia đình đều tham gia vào bài kiểm tra,” một sinh viên giải thích.  Khác với các gia đình có điều kiện cho con nộp đơn vào những trường đại học nước ngoài hoặc những lựa chọn hấp dẫn khác, thì rất nhiều người xem kì thi như một cơ hội duy nhất trong đời để thấy con trai hoặc con gái họ có thành tựu lớn. Một sinh viên IIT, con trai của một người bán hàng rong tại một thị trấn nghèo, đã trở thành một nhà khoa học tại một trường đại học ở Bỉ, một kết quả không hẳn là ngoại lệ… Thường thì toàn bộ gia đình sẽ chờ đợi bên ngoài các trung tâm khảo thí trong khi con cái của họ làm bài. Một số cựu sinh viên IIT khác mà chúng tôi đã được nói chuyện kể lại rằng gia đình của họ không gây áp lực cho họ hoặc lo lắng về bài thi. Nhưng với mỗi ứng viên IIT nghiêm túc, dù thành công hay không, đã phải hi sinh tuổi thanh thiếu niên bình thường thời gian của họ dành cho phim ảnh, hay Facebook, họ đã bỏ qua những kì nghỉ, để học xuyên suốt những ngày nghỉ của trường.

Không chỉ có các thiên tài mới luyện tập cho kì thi. Người đậu kì thi JEE năm 1999, Archana Sekhar đã nói với chúng tôi rằng hầu hết bạn cùng trường của cô đều học cho kỳ thi JEE “với những mức độ nghiêm túc khác nhau”. Tanmay Saksena, một thí sinh ở cuối thập kỉ 90, đồng tình: “Thực tế là tất cả những người tôi biết đều tham gia.”

Tại Ấn Độ, ngành kĩ thuật không phải là ngành học được lựa chọn vì yêu thích mà đó là lựa chọn an toàn nhất hoặc là một dấu hiệu của sự uy tín. Saksena nói với chúng tôi “Tự do hóa chỉ đến với Ấn Độ trong những năm 90. Các gia đình sợ rủi ro, họ muốn con cái họ theo ngành y học, kỹ thuật, luật; và các học viện IIT thì lại rất hứa hẹn. Cha mẹ thấy các cựu sinh viên IIT thành đạt và khuyến khích con cái đi theo con đường của các IIT.” Những sinh viên học nghệ thuật, thương mại, hoặc văn chương buộc chính mình hoặc bị ép buộc phải đi theo con đường kĩ thuật, làm cho nó trở nên phổ biến đối với hầu hết các sinh viên có học lực khá và giỏi đều thi JEE.

Việc lựa chọn môn chuyên hoặc chuyên ngành tại IIT cũng theo logic như vậy. Thí sinh vượt qua JEE được xếp hạng dựa trên điểm số của họ, những thứ hạng cao nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn cơ sở IIT và lĩnh vực họ sẽ học. Giống như máy đồng hồ, sinh viên sẽ chọn môn

học dựa trên sự uy tín của nó như khoa học máy tính, sau đó đến điện kĩ thuật, tiếp theo là hóa học và cơ khí, thiết bị, luyện kim, sản xuất, dệt may và dân sự. Điều này nâng cao sự phân hóa của kì thi tuyển sinh. Các sinh viên ở những thứ hạng cuối cùng phải chấp nhận những cơ sở và các lĩnh vực nghiên cứu ít nổi tiếng nhất. Chỉ vài trăm thí sinh đứng đầu có thể theo học khoa học máy tính tại IIT Bombay, một nơi nổi tiếng nhất và là nơi thường dẫn đầu mức lương cao nhất sau khi tốt nghiệp.

Khi được hỏi về các khía cạnh thú vị nhất của kì thi JEE và Học viện Công nghệ Ấn Độ, Vipul Singh nói rằng, đối với anh, đó chính là vị thế cao của anh đã mở ra cơ hội để anh gặp gỡ mọi người. Anh nói với chúng tôi: “Tôi đã được đi bốn chuyến ra nước ngoài, tất cả hoặc là do chính phủ tài trợ hoặc là một kỳ thực tập được trả tiền. Tất cả điều này là do tôi đã là một sinh viên giỏi và đã làm rất tốt. Tôi đã đến nhiều cuộc hội thảo mà tôi nói về những học sinh khao khát JEE, tôi nghe về những khó khăn của các bạn học sinh, và chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của riêng tôi với các em.”

“Tôi thấy mình được tổ quốc yêu thương”

NHÌN RA THEÁ GIÔÙI

Chảy máu chất xám

Chắc chắn là Cựu Thủ tướng Nehru muốn tất cả thanh

niên đóng góp vào sự thành công của Ấn Độ và họ đang làm điều đó theo một cách khác, bởi vì ngày nay các chuyên gia Ấn Độ được tôn trọng nhiều hơn so với những năm năm mươi. Nhiều người trong số các “IITian” chúng tôi gặp gỡ đã phản ánh quan điểm này; họ nói về những sinh viên tốt nghiệp IIT đã mang “thương hiệu Ấn Độ” ra toàn thế giới, nhận về sự tôn trọng vô giá cho quê hương mình và thuyết phục các công ty thiết lập hoạt động ở Ấn Độ. (Vipul Singh)

Page 49: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

49Phaùt trieån Coâng ngheä cao

NHÌN RA THEÁ GIÔÙI

Từ những năm 1960, các nhà lãnh đạo thế giới như Pháp, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc…

đã có những chuyến thăm viếng Thung lũng Silicon với mong muốn phỏng theo mô hình này xây dựng những khu công nghệ cao của mình.

Trong vòng 1 thập kỷ, Chính phủ Pháp đã tạo nên được một trung tâm công nghệ cao Sophia Antipolis, dọc theo Cote d’Azur. Các công ty đa quốc gia thành lập chi nhánh ở đây. Hiện nay đây là một trung tâm thương mại thế giới nhưng không phải là trung tâm của đối mới sáng tạo. Trung Quốc đã xây dựng những khu nghiên cứu phát triển trên diện tích rộng, nơi chỉ một thập kỷ trước đây là một cánh đồng trồng lúa và nhãn, với nhiều không gian mở, thư viện tốt với nhiều phòng thí nghiệm, công nghệ cao gần hai trường Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh, hy vọng sẽ thu hút những kỹ sư, nhà khoa học tài năng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Khi tôi hỏi các kỹ sư của Trung Quốc giỏi giang, làm việc

chăm chỉ rằng họ có ý định ở lại đây lâu dài hay không? Họ trả lời: Không đời nào.

Nguyên nhân của sự không thành công của các khu công nghệ cao trên là do nhiều người không hiểu được bí mật của Thung lũng Silicon là ở chỗ nó không dự định trở thành thành phố silicon. Thung lũng tồn tại và phát triển vì những yếu tố ngoài dự định ban đầu của những người khởi đầu xây dựng.

1. CUNG CẤP TIỀN CHO NHỮNG NGƯỜI TÀI NĂNG VÀ ĐỂ HỌ TỰ

DO HOẠT ĐỘNG Thung lũng Silicon là kết quả

của hơn 60 năm đầu tư của cả tư nhân và Nhà nước. Chính phủ Mỹ là nhà đầu tư mạo hiểm đầu tiên của thung lũng, nuôi dưỡng hệ thống đổi mới sáng tạo thông qua việc tài trợ nghiên cứu khoa học trong hai thập kỷ đầu của chiến tranh lạnh do lo sợ về sức mạnh khoa học của Nga. Phần lớn khoản tiền này chảy vào các trường đại học nghiên cứu.

Bắc California trở thành quê hương của hai trường đại học danh giá của Mỹ: Đại học Stanford và Đại học California, Berkeley. Các cố vấn khoa học của Tổng thống Eisenhower viết trong bản báo cáo thường niên năm 1960, “các trường đại học là những tổ chức trọng yếu cho niềm hy vọng của dân tộc, và phải được đối xử một cách đúng đắn”.

Washington đưa ra yêu cầu và kiểm tra nhưng không tiến hành quản lý việc nghiên cứu. Chính phủ trở thành một trong những đối tác quan trọng của những công ty thành công như Hewlett Packard và Varian Associates. Năm 1971, với sự đồng ý của Chính phủ cho phép phát triển mạnh ngành công nghiệp điện tử ở ngoại ô phía Nam của San Francisco, nhà báo Don Hoefler đưa ra tên gọi “Thung lũng Silicon”. Sau một thời gian, những hợp đồng của Chính phủ giảm đi, tuy nhiên những cơ hội thương mại mới được mở ra. Và các khoản tiền đầu tư đến với các doanh nghiệp

Margaret O’Mara (tạp chí Foreign Policy) phân tích thành công của

thung lũng Silicon và đưa ra lời khuyên dành cho những thành phố đang có ý định trở thành thành phố

công nghệ trong tương lai.

Để có thể trở thành

NGỌC TÚ

Thung luõng Silicon

Page 50: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

50 Phaùt trieån Coâng ngheä cao

tại Thung lũng Silicon. Mô hình đầu tư mạo hiểm này được tạo cho Bay Area, nơi có truyền thống mạo hiểm từ ngày nước Mỹ đổ xô tới bờ Tây tìm vàng, với một cộng đồng nhà đầu tư sẵn sàng đặt cược vào những doanh nghiệp mới của những ông chủ phần lớn bị xem là những kẻ nổi loạn, kẻ ngoại đạo và thậm chí mới chỉ vừa qua tuổi teen.

Sự táo bạo, cơ chế trọng dụng nhân tài của Thung lũng Silicon đã tạo ra cơ hội tuyệt vời cho những nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách của Chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng ở đây với những chính sách thoáng về người nhập cư, thu hút sinh viên nước ngoài tài năng từ những nước như Trung Quốc, Ấn Độ. Theo một nghiên cứu của trường Đại học Berkeley, hơn một nửa công ty tại Thung lũng Silicon là do người nước ngoài thành lập.

2. TÌM RA MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU

Những trường đại học hàng đầu không chỉ có giá trị như là trung tâm nghiên cứu mà còn là mạng lưới quan hệ cần thiết cho hoạt động kinh doanh.

Thật khó có thể nghĩ Stanford-một cơ sở giáo dục bình thường của những năm 1950 có thể trở thành một trung tâm công nghệ. Tuy nhiên, trường đại học đã tận dụng được khoản tiền nghiên cứu lớn trong giai đoạn chiến tranh lạnh để trở thành trung tâm khoa học và công nghệ. Vào năm 1951, những người lãnh đạo của trường nhận ra có thể thu hút các cựu sinh viên của trường tới khu nghiên cứu Palo Alto. Và Frederick Terman, Hiệu trưởng trường Đại học Stanford, đã mời được những cựu sinh viên tài năng của mình bắt đầu sự nghiệp tại đây trong số đó phải kể tới William Hewlett và David Packard. Stanford tiếp tục trở thành cỗ máy sản xuất nhân tài và những ý tưởng thông minh cho Thung lũng Silicon. Những CEO của các công ty công nghệ xuất thân từ Stanford nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Một vài những người đứng đầu công ty Google

và Yahoo! đã từng là sinh viên của trường đại học này.

3. VỊ TRÍ ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG

Thung lũng Silicon trở nên thịnh vượng vì nó có khả năng thu hút những người tài năng lựa chọn làm nơi sinh sống. Những năm 1950, 1960, hàng nghìn người Mỹ đã chuyển từ vành đai sắt thép (Rust Belt) tới vành đai Mặt trời (Sun Belt) và từ thành phố về vùng ngoại ô. Thung lũng đúng là nơi mà họ khao khát: cách xa những thành phố nhộn nhịp, có nhiều đất trống để xây nhà, đường, các khu văn phòng. Các thành phố công nghiệp bờ Đông không có được ưu điểm này. Những vị trí khác như Philadelphia, Baltimore có những trường đại học hàng đầu nhưng những khu vực dân cư trong thành phố khó có thể có được nhịp sống họ mong muốn.

Tại Thung lũng Silicon, mọi người không phải quan tâm tới những vấn đề khác ngoài công việc của họ. Tiền kiếm được dễ dàng, các vấn đề xã hội cách xa hàng nghìn dặm. Và quan trọng hơn, thành công sẽ nối tiếp thành công.

Bí mật của Thung lũng Silicon là ở chỗ nó không dự định trở thành thành phố silicon. Thung lũng tồn tại vì những động lực khác mạnh hơn: chi tiêu cho khoa học trong Chiến tranh lạnh, GDP cao, tỷ lệ di cư-nhập cư cao, tính mạo hiểm, năng lực lãnh đạo, thời tiết thuận lợi…

Tin tốt cho những người muốn xây dựng Thung lũng Silicon là họ không còn ở thời những năm 1950. Toàn cầu hóa đã thay đổi sân chơi, công nghệ giúp rút ngắn khoảng cách giữa con người. Thung lũng Silicon góp phần tạo nên một chuỗi cung cấp công nghệ trong đó nhiều thành phố hiện nay đóng vai trò quan trọng. Các kỹ sư viết mã tại Bangalore, các chuyên gia công nghệ thông tin trả lời điện thoại tại Bucarest, các con chip silicon được sản xuất tại Singapore, các công ty mạng xã hội phát triển tại Sao Paulo. Không thể có chuyện điều kỳ diệu chỉ xảy ra ở một nơi duy nhất.

Tuy nhiên, việc lựa chọn vị trí vẫn đóng vai trò quan trọng và những yếu tố đúng đắn khác sẽ tạo nên sự khác biệt. Một vài câu chuyện thành công của các trung tâm công nghệ lớn trên thế giới trong vòng hai thập kỷ qua như ở Ireland, Ấn Độ là kết quả của những chính sách hợp lý của Chính phủ từ việc giảm thuế, bỏ bớt các rào cản đầu tư nước ngoài– chứ không chỉ dừng lại ở xây dựng các trung tâm nghiên cứu.

Không phải tất cả mọi nơi đều có thể là Thung lũng Silicon, cũng như không phải tất cả mọi nơi đều phải trở thành như vậy. Một môi trường lý tưởng cho các doanh nhân có thể là nơi sỏi đá hay thành thị, không nhất thiết phải là một công viên văn phòng yên tĩnh, ngập cỏ của Thung lũng Santa Clara

NHÌN RA THEÁ GIÔÙI

Page 51: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

51Phaùt trieån Coâng ngheä cao

VNG

Page 52: Dac San Phat Trien CNC So 3_ Chuyen de Vi Mach Ban Dan

www.hutech.edu.vnĐ/c:144/24 Điện Biện Phủ, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh - ĐT: (08) 5445 2222

ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

Tröôøng tuyeån sinh Ñaïi hoïc - Cao ñaúng caùc khoáiA, A1, B, D1, V, H theo quy ñònh cuûa Boä Giaùo duïc - Ñaøo taïo

Ñôït 1: thi ÑH khoái A, A1, V Ñôït 2: thi ÑH khoái B, D1, HÑôït 3: thi CÑ caùc khoái A, A1, B, D1, V, H

1 Kyõ thuaät ñieän töû, truyeàn thoâng

2 Coâng ngheä Kyõ thuaät ñieän töû, truyeàn thoâng

4 Coâng ngheä Kyõ thuaät ñieän, ñieän töû3 Kyõ thuaät ñieän, ñieän töû: ñieän Coâng nghieäp

5 Kyõ thuaät cô - ñieän töû

6 Coâng ngheä Kyõ thuaät cô - ñieän töû

Kyõ thuaät cô khí: cô khí töï ñoäng7

Coâng ngheä Kyõ thuaät cô khí8

Kyõ thuaät ñieàu khieån vaø töï ñoäng hoùa9

Coâng ngheä KT ñieàu khieån vaø töï ñoäng hoùa10

Kyõ thuaät coâng trình xaây döïng12

Coâng ngheä thoâng tin11

Kyõ thuaät xaây döïng coâng trình giao thoâng14

Coâng ngheä thöïc phaåm15

Kyõ thuaät moâi tröôøng16

Coâng ngheä Kyõ thuaät moâi tröôøng17

Coâng ngheä sinh hoïc18

Thieát keá noäi thaát19

Thieát keá thôøi trang20

21Quaûn trò kinh doanh:Quaûn trò ngoaïi thöông, Quaûn trò doanh nghieäp,Quaûn trò marketing, Quaûn trò taøi chính - ngaân haøng

A, A1

A, A1

A, A1

A, A1

A, A1

A, A1

A, A1

A, A1

A, A1

A, A1

A, A1

A, A1

A, A1

A, B

A, B

A, B

A, A1, D1

A, B

V, H

V, H

A, A1, D1

Ngaønh ñaøo taïo Maõ ngaønhÑaïi hoïcTT Khoái thiMaõ ngaønh

Cao ñaúng

D520207

D520201

D520114

D520103

D520216

D580201

D580205

D540101

D520320

D420201

D210405

D210404

D340101

D480201

C510301

C510203

C510201

C510303

C480201

C510103

C540102

C510406

C420201

C210405

C210404

C510302

C340101

Coâng ngheä Kyõ thuaät xaây döïng13

26Taøi chính - ngaân haøng: Taøi chính doanh nghieäp, Taøi chính ngaân haøng,Taøi chính - thueá, Taøi chính baûo hieåm

D340201 C340201 A, A1, D1

Quaûn trò dòch vuï du lòch vaø löõ haønh22

Quaûn trò khaùch saïn23

Quaûn trò nhaø haøng vaø dòch vuï aên uoáng24 A, A1, D1

D340103

D340107

D340109

C340103

C340107

C340109

A, A1, D1

A, A1, D1

25 Keá toaùn: Keá toaùn kieåm toaùn, Keá toaùn taøi chính, Keá toaùn ngaân haøng D340301 C340301 A, A1, D1

D220201 C220201 D127 Tieáng Anh: Tieáng Anh quan heä Quoác teá,Tieáng Anh thöông mai, Tieáng Anh bieân phieân dòch

28 Kieán truùc V

A, A1, D1

D580102

D58030129 Kinh teá xaây döïngLIÊN HỆ: VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ HUTECH

Điện thoại: (08) 5445 1111 - 2214 7144

ƯU ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH QUỐC TẾ TẠI HUTECH

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

Được thành lập năm 1919 tại bang California - Hoa Kỳ, Đại học Lincoln là trường Đại học uy tín và danh tiếng, được kiểm định bởi Hội đồng kiểm định giáo dục Đại học Hoa kỳ (CHEA).( Giaáy pheùp soá 863/QÑ-BGDÑT cuûa Boä GD&ÑT)

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPTThời gian học: 3.5 năm ( 2,5 năm đầu học tại HUTECH, năm cuối học tại HUTECH hoặc Hoa Kỳ)

CÖÛ NHAÂNQUAÛN TRÒ KINH DOANH

( Giaáy pheùp soá 2243/QÑ-BGDÑT cuûa Boä GD&ÑT)

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPTThời gian học: 3.5 năm

CÖÛ NHAÂNÑAÏI HOÏC MÔÛ MALAYSIA

THAÏC SYÕ QUAÛN TRÒ KINH DOANHÑAÏI HOÏC LINCOLN - HOA KYØ

Quản trị Kinh doanh * Marketing Tài chính - Ngân hàng * Quản trị Nhân sự

Được thành lập năm 2002, là 1 trong 7 trường Đại học hàng đầu của Malaysia với đông đảo sinh viên Quốc tế theo học ở tất cả các trình độ từ Cử nhân, Kỹ sư, Thạc sỹ đến Tiến sỹ, OUM được đánh giá là nơi đào tạo đội ngũ chuyên môn chất lượng cao cho Malaysia, khu vực và Quốc tế.

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO

Bằng cấp giá trị quốc tế, được Bộ GD&ĐT Việt Nam cấp phépChương trình đào tạo bằng Tiếng Anh, GV quốc tế giảng dạyPhòng học trang bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tếĐược tham gia các CLB, phong trào đoàn hội,...Không yêu cầu cao tiếng Anh đầu vào, SV được học tiếng Anh tăng cườngTham gia các câu lạc bộ học thuật, đoàn hội, phát triển kỹ năng sốngTài liệu học tập, đồng phục được tặng miễn phí

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ QUỐC TẾTHAÏC SYÕ

ÑAÏI HOÏC MÔÛ MALAYSIA* Quản Trị Kinh Doanh * Tài Chính - Ngân Hàng

Đối tượng tuyển sinh: Đã tốt nghiệp Đại họcThời gian học: 18 thángVăn bằng: Bằng Thạc sỹ do trường Đại học Mở Malaysia cấp, có giá trị quốc tế, được Bộ GD-ĐT Việt Nam công nhận theo quyết định số 3916/QĐ- BGDĐT

Đối tượng tuyển sinh: Đã tốt nghiệp Đại học đúng chuyên ngành thuộc các khối ngành Kinh tế, Tài chính, Quản trị (nếu tốt nghiệp không đúng chuyên ngành sẽ học thêm các môn chuyển đổi)

Văn bằng: Bằng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh do Đại học Lincoln - Hoa Kỳ cấp, giá trị quốc tế, Bộ GD-ĐT Việt Nam công nhận

Thời gian học: 1 năm