27
North Carolina, tháng 6 năm 2011 Nguyễn thái Hai 100 Lodgin Ct. Morrisville, NC, 27560, USA (919) 462 9768 [email protected] Tạp ghi: quê tôi Dalat Người Xưa Minh Ngộ Nguyễn thái Hai

Dalat nguoi xua, 1a

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Dalat nguoi xua, 1a, Hoi ky,

Citation preview

Page 1: Dalat nguoi xua, 1a

North Carolina, tháng 6 năm 2011

Nguyễn thái Hai

100 Lodgin Ct.

Morrisville, NC, 27560, USA

(919) 462 9768

[email protected]

Tạp ghi: quê tôi

Dalat và

Người Xưa

Minh Ngộ Nguyễn thái Hai

Page 2: Dalat nguoi xua, 1a

Kính dâng hương linh tứ thân phụ mẫu.

Chân thành cám ơn quý vị

đã cung cấp nguồn tin

và chi tiết cho tài liệu này.

Page 3: Dalat nguoi xua, 1a

Lời mở đầu

Dalat có rất nhiều điểm đặc biệt về thiên

nhiên, khí hậu, phong cảnh, địa thế mà

các thi nhân văn sĩ đã mô tả rất nhiều,

nhưng rất ít người viết về sự thành hình

và phát triển, sự quy hoạch thành phố của

người Pháp và các yếu tố chính đã tạo cho

người Dalat xưa có một tác phong đặc

biệt được mọi người cảm mến. Do đó tôi

cố gắng ghi lại những gì tôi hiểu và biết

được.

Bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra vùng đất này và chánh quyền

Pháp muốn xây dựng thành một trung tâm nghĩ dưỡng và thủ đô

của toàn Đông Dương. Nhờ đó mà Dalat nói chung có nhiều công

thự to lớn huy hoàng, nhiều công sở, trường học, dịch vụ, đường sá

phù hợp cho mỗi nhiệm vụ. Dalat có một bản đồ quy hoạch thành

phố với quy mô thật khác lạ, với một viễn kiến thật xa “nhà trong

vườn, vườn trong thành phố, thành phố trong rừng, rừng trong

thành phố ”. Tất cả các điều này sẽ tạo cho Dalat một sắc thái thơ

mộng, một nếp sống an vui khỏe mạnh đầy đủ tiện nghi.

Dalat với khí hậu lạnh buốt đã được khai phá, xây dựng bởi một

nhóm tù nhân miền Trung, người tha phương cầu thực và công

chức Việt dưới sự điều hành của người Pháp tại một miền chỉ có

người bản địa. Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu họ trải

qua bao gian truân lao khổ nhưng nhờ thương yêu nhau, nương tựa

nhau trong nếp sống hài hòa tương kính nên đã vượt qua bao khó

khăn trở ngại. Các điều này đã tạo cho người Dalat xưa tác phong

nói trên.

Với bao thăng trầm của một quốc gia mới độc lập, chia cắt rồi thời

cuộc biến đổi với bao khó khăn khiến cho sự quy hoạch trên bị

lãng quên và đã làm giảm khá nhiều vẽ đẹp thiên nhiên đã dành

cho Dalat và thoái hóa phần nào tác phong cao đẹp của người thuở

xưa mà ta cố gắng phục hồi lại.

( i )

Page 4: Dalat nguoi xua, 1a

MỤC LỤC

Dalat xưa 1

HÌNH THÀNH 1

HỆ THỐNG HÀNH CHÁNH 11

Người Dalat xưa 38

Người bản địa 38

Người Việt Dalat xưa 39

Nếp sống người Dalat xưa 49

Với thành phần không rõ nguồn gốc 49

Với thành phần có nguồn gốc và sinh hoạt 56

Tinh thần người Dalat xưa 62

Sự đóng góp của thế hệ sử liệu 64

Sự đóng góp của thế hệ nhân chứng 56

Sự đóng góp của thế hệ tinh thần 74

Chuyện bên lề 74

Trung tâm nghỉ dưỡng

Trạm nông nghiệp người Pháp

Vài khu dân cư ngoại thành 75

Cảm tưởng 75

Cảm tưởng riêng 78

Cảm tưởng đối với người Pháp 79

Cảm tưởng đối với người Việt 79

Kết luận 82

( ii )

Page 5: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 1

DALAT XƯA

HÌNH THÀNH

Việt Nam có hơn 4000 năm, Hànội 1000

năm, Sàigòn 310 năm, Dalat vừa gần 120 năm thì

có gì là xưa, nhưng tôi vẫn muốn ghi lại cho con,

cho các thế hệ sau biết Dalat thời Pháp thuộc:

1893-1954, dài 61 năm, của thành phố nói chung

và của bản thân tôi nói riêng. Khi tìm tài liệu cho

bản tạp ghi này tôi nhận ra là tôi chỉ biết cái bề

ngoài mà các thi sĩ, văn nhân ca tụng mà mù tịt về

cái đẹp, cái quý thâm sâu _ mà thiên nhiên ban cho

Dalat _ cái gian truân, và cái ước mơ đơn sơ của

những người khai sơn phá thạch để xây dựng Da-

lat .

Hiểu những khắc khổ của

tiền nhân và đã nhận được

một số ân tình của bá tánh,

tôi muốn nhân đây làm

chút gì để ghi và trả các ân

tình xưa. Tôi thấy Mỹ, một

nước có nhiều thư viện tân

cổ mà vẫn cần và đánh giá

cao các tư liệu _ thư từ,

bản ghi chép riêng tư kể cả

của người nô lệ xa xưa

v..v.. . Tôi cũng biết rất rõ

với kiến thức hạn hẹp, chỉ

biết phần nào về nhóm dân sinh sống trong khu

nội thị nay ngồi ở Mỹ, và ghi lại theo ký ức của

bản thân và của bạn bè, không tránh khỏi lỗi lầm

và thiếu sót nên thành tâm mong được thông cảm.

Bác sĩ Yerin (1863-1943) thám hiểm Dalat

năm 1881, tuy gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ông

vẫn vận động để xin tiếp tục. Năm 1883 (Tự Đức

thứ 35) Toàn Quyền De Lanessan chính thức giao

cho ông tái thám hiểm Dalat từ Phan Thiết. Ông

đã lập được sơ đồ khu vực thám sát. Năm 1884 từ

Nha Trang ông lên Dankia và đã bị thu hút bởi

phong cảnh thơ mộng và khí hậu mát mẻ của vùng

này. Nhưng mãi đến năm 1897 (Thành Thái thứ 8)

Toàn Quyền Paul Doumer mới có ý nghĩ tìm một

địa điểm làm trạm nghỉ dưỡng ở Đông Dương.

Năm 1906 (Thành Thái thứ 17) Dalat được xác

định làm trung tâm nghỉ dưỡng, và năm 1921 (

Khải Định thứ 5) Kiến Trúc Sư (KTS) Ernest

Hébrard được giao phó lập bản đồ quy hoạch

thành phố này. Tuy vậy bản đồ này đã được nhiều

KTS khác bổ sung và KTS Lagisquet sửa đổi lần

cuối vào năm 1942 ( Bảo Đại thứ 16) để thành lập

Dalat thành thủ đô cho toàn Đông Dương.

Bối cảnh triều Nguyễn, sau khi vua Tự

Đức băng hà triều chính các vua: Dục Đức (3

ngày) Hiệp Hòa (4 tháng), Kiến Phúc (1883-84),

Hàm Nghi (1884-85), Đồng Khánh (1886-88)

Thành Thái (1889-1907), Duy Tân (1907-1916),

Khải Định (1916-1925), Bảo Đại (1926-1945).

Thất bại với phong trào Cần Vương (1885) vua

Hàm Nghi bị đày qua đảo Réunion, Phi Châu. Vua

Đồng Khánh kế vị được 2 năm thì phải nhường

ngôi cho vua Thành Thái khi mới 10 tuổi. Nhờ giả

điên, ông trị vì được 18 năm rồi bị ép nhường ngôi

cho con là vua Duy Tân lúc 8 tuổi. Khởi nghĩa thất

bại vua Duy Tân bị đày qua đảo Réunion nhường

ngôi cho vua Khải Định. Chín năm sau ông

nhường ngôi cho vua Bảo Đại (1926). Các vua

triều Nguyễn đều do người Pháp sắp đặt và điều

khiển. Đa số giới quan lại Triều Nguyễn lo thỏa

mãn quân Pháp và hà hiếp dân chúng để cũng cố

địa vị. Tuy vậy trong thời gian này một số sĩ phu

hoạt động mạnh mẽ. Ngoài Bắc phong trào Văn

Thân (1874) với các cụ Hoàng hoa Thám, Nguyễn

thiện Thuật; miền Trung phong trào Cần Vương

(1888) của vua Hàm Nghi với các cụ Tôn thất

Thuyết, Phan đình Phùng; phong trào Đông Du

(1905) của cụ Phan bội Châu với chủ trương bạo

lực; phong trào Duy Tân của cụ Phan Châu Trinh

với nhiều tư tưởng tiến bộ của Jean Jacques Rous-

seau, Montesquieu chủ trương ôn hòa v…v....

Nhất là năm 1908 rất nhiều sĩ phu, hương chức và

dân chúng bị bắt vào tù trong phong trào cự sưu

kháng thuế 1 của các tỉnh miền Trung. Năm 1915-

16 lợi dụng Pháp đang lâm chiến với Đức và được

các ông Trần cao Vân, Thái Phiên hổ trợ, vua Duy

1 Mỗi nam công dân từ 18 tuổi trở lên phải đóng thuế đinh

và sưu tức làm tạp dịch một số ngày trong mỗi năm. Con các

quan viên, người khoa bảng và con, và những người giàu

mua chức phẩm (cửu phẩm, bát phẩm) đều được miễn sưu.

Page 6: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 2

Tân khởi nghĩa và rồi cũng bị đày qua đảo Réu-

nion.

Quy Hoạch

Ta phải khâm phục các nhà thám hiểm

Pháp, ngay từ thuở đó, đã thấy Dalat là một cao

nguyên rừng thông với những đồi tròn cao thấp và

suối nước trong veo lượn quanh bao bọc bởi

những dãy núi cao “ trông giống như một giỏ cam

lớn (un vaste “panier d’oranges”. Từ đó mà họ quy

hoạch một thành phố có dáng mỹ miều đặc biệt

nhất của Việt Nam: sự hài hòa của đô thị và thiên

nhiên.

Dalat có nhiều điểm đặc biệt đáng lưu ý:

- Một thành phố được xây dựng làm khu

tĩnh dưỡng cho người Pháp và thủ đô của Đông

Dương trong lãnh thổ Việt Nam.

-Vì là thủ đô nên các đồ án phải được Phủ

Toàn Quyền duyệt trước khi thực hiện. Do đó

những KTS và KS đều là thành phần ưu tú.

- Môi trường phát triển và sinh hoạt của

người dân Dalat buổi sơ khai không giống một

tỉnh hoặc thành phố nào của Việt Nam.

- Một hệ thống giao thông tốt với hai quốc

lộ từ Saigon và Phan Rang và đặc biệt là đường xe

lửa răng cưa Tháp Chàm-Dalat.

- Một hệ thống giáo dục rất tốt dành cho

con cái lớp trí thức và thượng lưu Pháp Việt.

- Một hệ thống bệnh viện tốt trong địa bàn

có khí hậu mát mẻ trong lành và môi trường

không bị ô nhiễm

- Một trung tâm du lịch miền núi gần biển

và các trung tâm công mỹ nghệ

- Một thành phần cư dân hỗn hợp đa số từ

miền Trung mới đến kể cả tù nhân

- Một khu không có nông nghiệp và tiểu

thủ công nghệ trong buổi sơ khai

- Dalat học, một môn chuyên nghiên cứu

về quá khứ và tương lai Dalat, tương tự như Hà

Nội học.

Hai điểm chính của bản đồ quy hoạch này:

Thành phố có dạng nhà trong vườn, vườn

trong thành phố, thành phố trong rừng, và rừng

trong thành phố. Khi xây cất họ phải theo luật lệ

khắt khe từ vị trí đến nét kiến trúc, hạn chế đốn

ngã các cây thông, thay đổi địa hình v..v.. nên tạo

thành một cảnh quan mới mà vẫn hòa hợp với

thiên nhiên

Dùng con suối Cam Ly để phân chia hai

khu vực:

Người Pháp ở phía Nam cao ráo, tầm nhìn

của họ là một không gian rộng lớn với những đồi

trọc tới tận chân núi Lang Bian;

Người Việt ở phía Bắc với đặc tính để

phục vụ người Pháp với những khu dân cư nằm

dưới chân các đồi trọc thấp nhấp nhô trong một

khu lòng chảo với hai con suối chảy về Cam Ly và

Ankroet, với nhiều hạn chế về xây cất để giữ cảnh

quan thông khoáng và để dành đất cho các sinh

hoạt công cộng và đầu tư ngoại quốc trong tương

lai.Trong khu vực này những lùm thông hay từng

hàng thông sẽ được trồng rải rác tại những địa

điểm chọn lọc. Nhờ đó, với cận cảnh ta vẫn thấy

những khu dân cư, thương mại và sinh hoạt

Page 7: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 3

v…v… nằm rải rác

xen kẻ với các khu

nông nghiệp hài hòa

theo nhu cầu. Với

viễn cảnh từ trên

các đồi ta thấy một

số khu nhà cửa

thấp thoáng và

những cao ốc nỗi

bật giữa rừng bao la

bát ngát tới tận dãy

núi Lâm Viên.

Địa hình Dalat là

đồi núi nên chiều

cao các kiến trúc

phải được ấn định

riêng rẻ cho tùng

khu vực nhỏ chứ

không dùng một

chiều cao chuẩn

như tại các thành

phố miền đồng

bằng. Ngọai trừ các

khu với phố liền

nhau, các khu dân

cư trên sườn đồi là nhà riêng biệt trong vườn, lớn

nhỏ tùy khu vực. Các đỉnh đồi được dự trù dành

làm những công viên, những khu sinh hoạt tập thể

với các cơ sở nằm giữa những lùm cây.

Tên Dalat có hai nguồn gốc. Do hàng chữ

La Tinh: Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem

(Dalat) có nghĩa là cho người này niềm vui, cho kẻ

khác sự mát lành, được khắc trên tháp chợ Hòa

Bình. Nguồn khác từ người thổ dân M’lates hoặc

Lạch sống lâu đời tại đây. Lạch có nghĩa là rừng

thưa, rừng thông. Đa là nước. Từ đó có tên Dalat.

Khu vực Pháp kiều gồm nhiều đồi cao

khoảng 1550m. như đồi Robin (đồi Ngọc Hoàng,

nay là trạm cáp treo), nơi dự định xây phủ Toàn

Quyền Đông Dương, các đồi khác với cao độ

khoảng 1300m như đồi các dinh thự Phó Soái,

(nguyên thủy là nhà nghỉ hè của Thống đốc Nam

Kỳ, ông này bán lại cho Công sứ Dalat) nay là

UBNH tỉnh Lâm Đồng v…v… với lưng đồi đầy

thông. Dinh Công Sứ trên đồi cao một vị trí có

tầm nhìn tứ phía đều đẹp, sau lưng chợ Hòa Bình

lúc đầu là đồn lính khố xanh. Phần chính của khu

vực gồm các cơ sở thương mại và công sở nằm

trên các con đường Paul Doumer (Trần hưng Đạo-

Trần Phú 2) đến thác Cam Ly chạy ngang qua hai

khách sạn lớn và nhà thờ con gà. Đường sá thuộc

khu vực này được tráng nhựa sạch sẽ, hai bên vệ

đường là những hàng cây mai, đặc trưng của Dalat

và phía sau những biệt thự, công thự thật đẹp với

kiến trúc Âu châu ẩn hiện qua những cây thông.

Tuy quy hoạch hai vùng Pháp Việt rõ rệt nhưng

vẫn có những trường hợp đặc biệt như Cité St Be-

noit, Cité Decoux, cho các công chức Pháp ít

lương nằm trong khu người Việt và ngược lại hai

ấp Xuân An và Tân Lạc tự phát trong vùng Pháp.

2 Tên đường thay đổi khi có hai tên trong ngoặc, tên đầu

thuộc thời VNCH, tên sau thuộc VNDCCH

1 bãi đất làm lễ 14/7 với các trò chơi, 2 Langbian Palace, 3 nhà kho bạc,,4 hotel du Park,

5 nhà thờ con gà, 6 khách sạn Hồ Lớn, 7 ấp Xuân An, 8 đồi Hầm đá, 9 đường Hà huy Tập

vào Tân Lạc, 10 vườn rau ông Nguyễn thái Hiến, 11 ấp Tân Lạc, 12 đồi Robin (cáp treo),

13 Trường Adran, 14 Dinh Phó Soái ( UBND tinh Lâm Đồng), 15 khán đài sân vận động,

16 Câu lạc bộ thể dục thể thao. Hồ đã bắt đầu bị bồi lấp.Hình chụp khoảng thập niên 1960

Page 8: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 4

Khu người Việt rất rộng với hình cánh

quạt, nằm phía Bắc suối Cam Ly phần nhiều là

những đồi trọc thấp dùng làm vùng săn bắn nay là

các ấp trồng rau như Đa Thiện v..v…, toàn cỏ

hoặc tranh _

một loại cỏ cao dùng lợp nhà _ trải dài

tới tận chân núi Langbian (Lâm Viên). Khu này

được quy hoạch là khu bất kiến tạo. Người Việt

tập trung nơi khu Place du Marché (chợ Hòa

Bình), phát triển về hướng Tây Bắc theo đường Lò

Gạch (Hoàng Diệu), Cầu Quẹo (Phan đình Phùng)

Hai Bà Trưng, các ấp Số Bốn, ấp Hà Đông, Nghệ

Tĩnh và về hướng Đông Nam với các khu Trại

Hầm, Trại Mát, Cầu Đất. Nghĩa địa Dalat có thể là

nghĩa địa đẹp nhất Việt Nam từ lịch sử, vị trí, địa

hình và địa chất. Từ thuở sơ khai nó đã được

người Pháp cho thực hiện ngay trên đồi cao.Từ vị

trí đó các mộ phần của những người dân tha

phương cầu thực đầu tiên, giàu nghèo, chung nhau

có hướng nhìn về đồi Domaine de Marie, về các

dãy nhà đường Cầu Quẹo và các ấp Hà Đông,

Nghệ Tĩnh thẳng tới trường Đại Học Dalat. Ngọn

đồi tròn vo với địa chất ít xói mòn vì đến nay sau

bảy tám chục năm những ngôi mộ cũ vẫn còn dấu

tích rõ ràng.

Phát Triển

Trong khoảng 30 năm đầu (1893-1920)

Dalat xem như còn hoang vu, thổ dân gốc người

Lạch, chủ yếu sống ở khu Dankia. Năm 1910

ngoài cư dân bản địa, có một số người Việt gồm

một số nhân viên đo đạc, lái buôn và đa số là tù

nhân. Họ tập trung hai bên suối Cam Ly, con suối

chính của Dalat. Trong khoảng thời gian này Dalat

không phát triển được vì các Toàn Quyền bị thay

đổi luôn và Pháp bị ảnh hưởng của thế chiến thứ

nhất. Sau khi Toàn Quyền Maurice Long giao cho

KTS Ernest Hébrard thiết lập bản đồ quy hoạch

thành phố Dalat (1921-1923) một luồng sinh khí

mới bắt đầu phát triển. Từ đó các đường giao

thông lên Dalat và các công thự được xúc tiến gấp:

hoàn thành đường đầu tiên Phan Thiết-Ma Lâm-Di

Linh-Dalat (1914), xây cất trường mẫu giáo Naza-

reth, bưu điện, kho bạc, nhà máy điện nước và

hoàn thành đường Phan Rang–Dalat (1920), Petit

Lycée (1921), nhà thờ con gà (1931-42), đường

Saigon-Dalat và sân golf (1932), hồ Xuân Hương

(1934), Grand Lycée (1927-42), hoàn thành đường

xe lửa Phan Rang- Dalat (1903-1936), chợ Hòa

Bình (1937), nhà ga xe lửa (1932-38), trường

Adran (1941), chùa Linh Sơn (1942), khởi công

đường đèo Prenn (1943), trường Võ bị quốc gia

(1950), trường Phương Mai/ Bùi thị Xuân và Bảo

Long/ Trần hưng Đạo (1952) v…v…

Dalat xưa chỉ thật sự phát triển trong khoảng 25

năm (1920-1945) từ một khu vực đang còn hoang

vu thành một trung tâm hành chánh, văn hóa, du

lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng của toàn Đông Dương

khi nhìn sự gia tăng biệt thự và dân số: 487 biệt

thự/11500 người (1939); rồi 1000/25000 (1945).

Tuy Pháp đã tái chiếm Việt Nam, nhưng khu vực

của Pháp kiều tại Dalat xem như đã hoàn chỉnh và

được xem là một thành phố tuyệt đẹp của Viễn

Đông, và sau năm 1945 khu vực người Việt phát

triển ồ ạt làm mất cảnh quan thiên nhiên. Năm

1945, Nhật đầu hàng, Việt Minh nắm chính quyền

và tuyên bố Việt Nam độc lập. Toàn dân hân hoan

đón mừng nước nhà đã thoát khỏi sự đô hộ của

Pháp và chấm dứt nền quân chủ khi vua Bảo Đại

thoái vị với câu “Thà làm công dân một nước độc

lập còn hơn làm vua một nước nô lệ". Nhưng chỉ

mấy tháng sau Pháp tái chiếm lại Việt Nam.

Chánh quyền cách mạng Dalat đương thời khuyến

cáo dân chúng tản cư và phát động chiến dịch

vườn không nhà trống để Pháp thiếu lương thực và

quân ta dễ chiếm lại. Năm 1946, dân số Dalat từ

25000 xuống chỉ còn 5200 người, và oái oăm thay,

khi hồi cư người dân tản cư đã lâm vào cảnh vườn

Page 9: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 5

không nhà trống vì tất cả tài sản, để trong nhà hay

đã chôn dấu đó đây, đã không cánh mà bay. Từ

năm 1948 trở đi là giai đoạn chuyển tiếp quyền

hành từ ông Công Sứ Pháp Movillon qua ông Thị

Trưởng Việt Trần đình Quế. Từ đó ra đời lá Quốc

kỳ cờ vàng ba sọc đỏ và bản Quốc ca “Này công

dân ơi…”. Năm 1950 Quốc trưởng Bảo Đại lập

vùng Cao nguyên Trung phần thành Hoàng Triều

Cương Thổ và hạn chế dân nhập cư mới. Năm

1955 vùng này được Tổng Thống Ngô đình Diệm

sát nhập vào Trung Phần. Năm 1952 theo đề nghị

của ông Nguyễn Vỹ, nghị viên thành phố Dalat,

các tên đường và địa danh Dalat được Việt hóa,

nhưng bộ máy hành chánh vẫn giữ như cũ. Năm

1954 Việt Nam bị chia đôi theo hiệp định Genève.

Miền Nam trở thành Đệ Nhất

Cộng Hòa do Tổng Thống Ngô

đình Diệm lãnh đạo.

Xây Cất Thành phố

Người Pháp đã xây dựng

tại Dalat nhiều công thự và biệt

thự độc đáo đã hơn trăm năm mà

vẫn không lỗi thời. Vì sống xa

quê hương và đến Dalat từ nhiều

miền khác nhau người Pháp đã

xây cất các biệt thự thật đẹp với

nét kiến trúc đủ mọi miền từ

Nam chí Bắc, Đông sang Tây, từ

miền núi đồi hay bãi biển của

quê nhà. Gần như không có căn

nào giống nhau, nên đã tạo thành một tập hợp biệt

thự thật đặc biệt không nơi nào có. Dalat đẹp và

thơ mộng nhờ các biệt thự nằm rải rác dưới những

lùm thông, hay ẩn hiện qua tấm màn thông mà các

thi nhân, nghệ sĩ ví như các thiếu nữ đài trang

khoác chiếc áo dài Việt Nam vừa kín vừa hở làm

du khách phải tò mò suy ngẫm và phỏng đoán

những gì sau lớp hàng mỏng. Họ cũng mang

những giống hoa từ cố quốc sang trồng ngoài

vườn, trên bục cửa sổ và cả trong nhà. Trang bị

nội thất cũng như bên Pháp với lò sưởi, bếp sắt,

ghế fauteuil, bồn tắm, bồn tiêu và đặc biệt là bidet

dành riêng cho phụ nữ mà tôi không thấy bên Mỹ

v..v.. Trong khu vực Việt Nam, ngọai trừ các khu

với phố liền nhau, các khu dân cư trên sườn đồi là

nhà riêng biệt trong vườn, lớn nhỏ tùy khu vực.

Các đỉnh đồi được dự trù dành làm những công

viên, những khu sinh hoạt tập thể với các cơ sở

nằm giữa những lùm cây. Luật lệ về kiến trúc rất

khắt khe, không cho vi phạm thông khoáng cảnh

quan. Vì người Việt không được cư ngụ phía Nam

suối Cam Ly, nên trong buổi sơ khai để cho gần

nơi có việc làm, một số công nhân nghèo tụ tập tại

hai ấp Xuân An và Tân Lạc. Vì địa thế khắt khe

hai ấp này đã thành hình một cách bất hợp pháp và

không phát triển được nên hiện nay là nơi duy

nhất trong nội thị vẫn còn giữ nét nghèo nàn xơ

xác bên cạnh những khách sạn và dinh thự huy

hoàng. Hai ấp Hà Đông và Nghệ Tĩnh là những ấp

trồng rau đầu tiên có giấy phép

thành lập đều nằm sâu dưới

thung lũng. Tại ấp Nghệ Tĩnh,

ngôi đình và con đường vòng

quanh ấp (đường Trần khánh Dư

là ranh giới nguyên thủy của ấp),

là những dấu tích phản ảnh rõ

ràng quy chế xây dựng gắt gao

của bản đồ quy hoạch. Theo

phong tục tập quán người Việt,

đình được xây cất tại một địa

điểm trang nghiêm khoảng khoát

để dân làng làm ăn được phát

đạt, nhưng chánh quyền Pháp đã

buộc là nóc đình phải thấp hơn

đỉnh đồi để không vi phạm

thông khoáng cảnh quan.

Page 10: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 6

Các chợ Dalat đều có liên quan mật thiết

với hồ Xuân Hương. Grand Lac (Hồ Lớn tiền thân

của tên hồ Xuân Hương), được đắp lần đầu tiên

vào năm 1919. Chợ đầu tiên tại khu ấp Ánh Sáng.

Năm 1923 một hồ khác được đắp phía dưới hồ

trên, nên có hai hồ nối tiếp nhau nên chợ phải dời

lên khu Hòa Bình dưới hình thức chợ cây như

hình trên. Năm 1930 khu chợ cây bị cháy. Năm

1932 một trận bão lớn làm vỡ cả hai hồ. Năm

1934 mới xây lại hồ hiện hữu với La Grenouillère

(nhà Thủy tạ) để chơi những môn thể thao dưới

nước và Cercle Sportif, dân chúng gọi là Xẹc, với

môn thể thao chính là quần vợt. Chợ Hòa Bình

được khởi công xây dựng năm 1935 và khánh

thành năm 1937.

Xe ngựa là phương tiện chính để chuyên chở hàng hóa, ngựa

cho một số cá nhân phải di chuyển nhiều và đi đường xa. Đi

bộ bằng ”chân không” là phương tiện di chuyển của người

dân thường.

Chợ Hòa Bình do KTS L. Pineau lập đồ án

và công ty SIDEC xây cất. Chợ có tháp cao với

hàng chữ La Tinh: Dat Aliis Laetitiam Aliis Tem-

periem (Dalat), và huy hiệu của thành phố với

hình đôi nam nữ người thổ dân Lạch.Trong thời

gian Nhật chiếm đóng khi có tin máy bay Đồng

Minh tới thi còi gắn trên tháp ụ lớn báo động để

dân chúng tìm nơi trú ẩn. Họ gọi nhau a lẹc a lẹc (

alerte alerte)

Ông Võ đình Dung là chủ và là nhà thầu

xây cất ba dãy phố chính xung quanh chợ. Phía

Đông là những gian nhà gỗ rộng cở 2,5m, một

phòng thông tin gần cầu thang qua chợ mới bây

giờ. Những bản tin của phòng thông tin được in

bằng ronéo và gắn vào một bảng lớn có lưới mắt

cáo bảo vệ. Dãy phố bên này được phá bỏ, và để

trống từ khi có chợ mới.

Bãi trống dưới tháp chợ là nơi bán hàng

tạp nhạp đủ thứ rẻ tiền mạnh ai dành lấy chỗ như

bánh kẹo nước uống, mãi võ Sơn Đông, thợ nhổ

răng v…v… Các nữ sinh thường ra đây ăn hàng

vặt với những loại trái cây mà bây giờ có cho con

nít cũng quăng thùng rác như trái xây, keo, sim,

me, nước uống thì xu xoa, xương xáo, hột é. Có

hai loại kẹo khá đặc biệt. Trên một cái bàn nhỏ

dưới miếng vải là một cục bột trắng dẻo đã được

thắng với đường trong ruột là đậu phụng. Người

bán hàng vừa kéo vừa vuốt cục kẹo thành một sợi

nhỏ bằng ngón tay trong ruột là đậu phụng. Ông ta

dùng gáy bàn tay khẻ nhẹ là nó gãy ra từng khúc

dài ngắn tùy theo đứa trẻ mua nhiều ít. Có ngày

ông ta làm một cái bảng quay số, người mua quay

trúng số nào thì cắt bấy nhiêu khúc, đó là kẹo kéo.

Còn món yến thoòng, lúc đầu là cục bột màu hơi

vàng, người bán hàng cứ kéo tới kéo lui thỉnh

thoảng lại nhúng vào mớ bột để sẵn trên bàn một

lát trở thành một mớ sợi nhỏ như sợi mì.Trong

lồng chợ bắt đầu với vài ba dãy sạp vải, áo quần

may sẵn rồi phần chính là đồ khô rau cải. Các sạp

trong này được cung cấp với kích thước đồng bộ

được sắp ngay hàng thẳng lối. Cuối cùng là

những dãy hàng thịt, được xây cất và phân chia

thành từng ô nhỏ. Vách dưới là gạch men trắng,

phía trên là lưới kẽm chắc chắn. Mỗi ô có một của

sổ nhỏ là nơi trao đổi mua bán giữa khách và chủ.

Khách hàng không được dùng tay mà dùng một

thanh gỗ có sẵn để lựa chọn thịt. Phía ngoài hàng

hiên hai bên chợ là những hàng linh tinh nhưng có

sạp ngồi, tự đóng với kích thước chiếm được.

Hàng cá được xếp ngoài hàng hiên phía bên chợ

mới và gần hàng thịt. Cá hấp, đựng trong những rổ

tre nhỏ từ Phan Rang lên theo xe lửa mỗi đêm,

Sau 1945 mới có hàng cá tươi với sạp bằng gạch

men có vòi nước. Hằng năm sau Tết chợ bắt đầu

họp mặt vào ngày mồng bốn âm lịch.

Page 11: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 7

Những khi có gánh hát cải lương lên trình

diễn chợ được dẹp sớm hơn . Gánh hát sắp các sạp

cùng kích thước trong chợ lại làm sân khấu gần

hàng thịt. Các sạp khác được sắp hai bên hông và

các tấm vải bạt nhà binh dày được giăng ngang

trên làm vách. Đoàn trẻ con leo lên các sạp dành

nhau các chỗ rách coi hát cọp. Pô lít cũng chịu

thua đoàn con nít này. Tôi còn nhớ mãi trong

tuồng hát đó có bài Buồn Tàn Thu của Văn Cao

với “Ai lướt đi ngoài sương gió không dừng chân

đến em bẽ bàng ……..Em ngồi đan áo lòng buồn

vương vấn em thương nhớ chàng…”Nhớ bài này

vì bài hát hợp với khung cảnh con gái Dalat ai

cũng biết đan áo cho người yêu.

Các tiệm xung quanh

chợ bán đủ loại hàng Á Âu,

Nam Bắc Việt Nam, như

thực phẩm (Vĩnh Chấn,Vĩnh

Hòa), đồ phụ tùng, đồ sắt

nhỏ ( Lưu Hội Ký), tiệm

thuốc Tây (Homard, Le

Barb, Võ đình Dần), thuốc

Bắc (Thế An Đường với tên

mà ai cũng biết “Con Cua”,

Đức Xương Long) tạp hóa

(Nouveautés Hanoi, tiệm của thân sinh tôi, Phúc

thái Lai chuyên bán sản phẩm Bắc, xuất thân buôn

bán gương lược, cho mướn truyện như Tề Thiên

Đại Thánh, Phạm Công Cúc Hoa), nhà hàng ăn

bình dân (Dân Sinh sau là Mékong) cao cấp (Chic

Shanghai), tiệm vàng (Alfana Bijoux), chụp hình

(Nam Ký, Lý Photo), may Âu phục nam nữ (Paris

Mode, Lê thành Đôn, Mừng), đồ mớp ( Mỹ Nga

Ameublement, Thiện Nghĩa), v..v.. xin kể vài tiệm

chính. Thời đó nấu củi nên diện tích xây cất của

các tiệm xung quanh chợ Hòa Bình chỉ hơn một

nửa diện tích lô đất. Các tiệm thường mua nguyên

xe củi rồi bửa nhỏ để dùng suốt năm, cũng vì vậy

mà phía sau có cổng lớn để xe củi vào trút hàng

xuống rồi chất thành hàng ngay ngắn.

Sau dãy tiệm phía Bắc là bến xe đò liên

tỉnh (xe Minh Trung) và một cây xăng nhỏ, phía

tay trái đường Annam (Hàm Nghi, Nguyễn văn

Trỗi) là bến xe ngựa, và một phông ten (fontaine)

nước công cộng. Các bạn hàng bán rau, đi chân

đất quần xăn cao, tà áo dài dắt lưng quần, gánh sản

phẩm từ các ấp ra dừng lại đây lấy nước phun vào

rau cho tươi thêm và để rửa bùn nơi chân trước

khi mang guốc vào chợ. Đó là ngôi chợ Hòa Bình

thân yêu mà người Dalat thưở xưa biết. Trên

đường Annam có 2 tiệm khá đặc biệt bán sĩ nước

mắm và rượu chát. Nước mắm đa số đựng trong

tỉn bằng đất nung, trong thùng thiếc hay thùng gỗ

20 lít. Tỉn có dung tích khoảng 4 lít, giống như hai

cái tô sành úp lại với nhau có giây gai buộc xung

quanh làm quai xách. Phía trên có nắp được trát hồ

kín, dễ chồng chất, chuyên chở, và tiêu thụ. Các

Những dãy nhà mái nâu như dãy có taxi, dãy gần

chợ Hòa Bình và đường Minh Mạng là của ông Võ đình

Dung xây đầu tiên, tiệm góc đường có mái nhà hình tam

giác là Đức Xương Long (đầu đường Minh Mạng).Tiệm

Nouveau és Hanoi của ba tôi là căn thứ hai đầu kia Dãy nhà

lầu 3 tầng với hàng cửa sổ, trước đây là ga ra Ballansard.

quán nhỏ tại các ấp thường mua loại thùng thiếc

về bán lẻ vì nhẹ nhàng, gọn gàng, nhưng một khi

đã khui thùng nếu không bán hết sớm thì thùng bị

rỉ sét. Thùng gỗ nặng nhưng không bị sét và được

hoàn lại tiền thùng khi mua thùng mới. Ông bà Võ

quang Tiềm người Huế xuất thân là thợ may và

bán thuốc Cẩm Lệ, luôn luôn mặc áo dài ngồi

trước của tiệm chính. Đúng là ngồi mát ăn bát

vàng vì trang phục là của người bảo thủ mà lại có

sáng kiến mua môn bài bán sĩ rượu chát đựng

trong thùng gỗ tô nô (toneau) 200 lít. Cô thứ nữ

(bạn học với nhà tôi và là KTS Ngô viết Thụ phu

nhân tương lai) với một xâu chìa khóa to tướng

của các nhà kho trên đường An Nam phụ trách

việc xuất nhập kho. Các thùng rượu được chở đến

Tiệm Con Cua

Page 12: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 8

bằng xe cam nhông 5-6 tấn. Họ để một bánh xe

hơi cũ trên sàn nhà rồi lăn thùng rượu xuống trước

khi được xếp gọn vào kho. Các quán phải đem các

hũ sành tới mua về bán lẻ, còn rượu trắng phải ra

tiệm Đức xương Long mua. Năm 1950 hai bên

đường Annam từ chợ đến khách sạn Võ quang

Tiềm, gần nhà thờ Tin Lành đều là phố bán buôn.

Thương gia người Hoa khoảng 30%, người

Việt 60% đa số là người miền Trung.Tiệm người

Pháp 10% nằm rải rác trên nhiều nơi bên khu vực

Pháp Kiều và tại chợ Hòa Bình. Trên đường

Maréchal Foch (Duy Tân, 3 tháng 2) tiệm ông Võ

quang Hàm, gần ngã ba đường vào trường tiểu học

Đoàn thị Điểm, bán đồ cho người Thượng là tiệm

cuối cùng của dãy phố cũ, phải gần năm 1945 mới

phát triển thêm cả hai bên xuống phiá dưới. Theo

đà các tiệm lớn nhỏ phát triển theo các đường

Minh Mạng, Cầu Quẹo (Phan đình Phùng), An-

nam v..v.. Ngã ba Cầu Quẹo Minh Mạng rất rộng

có vài đặc điểm đáng nhớ. Không ai hiểu nguyên

nhân tại sao nhưng tất cả những đám ma đều

ngừng tại đây để cúng vong linh người quá cố rồi

mới tiếp tục hành trình đến nghĩa trang. Cái phông

ten nước tại đây luôn đông người. Tại đây có một

đường dốc nhỏ đi lên bãi đậu xe trên đường An

Nam, vì dân chúng đi bộ quen họ chọn đường

ngắn nhất. Không ngại đường dốc nên nếu không

có gánh gồng gì họ leo dốc này để ra chợ. Chỉ có

đường từ cầu ông Đạo lên chợ, đường Maréchal

Foch và xung quanh chợ là được tráng nhựa.

Đường Cầu Quẹo, một trục lưu thông chính vẫn

còn là đường đá và chưa có hệ thống cống rãnh

nên nắng bụi mưa sình, nhất là đoạn từ ngã ba

chùa lên nghĩa địa vì nơi đó có mấy hãng cưa máy

xe chở gỗ ra vào thường xuyên. Đường lên dốc

chùa vẫn còn là đường đá. Trên đường Annam

phía bên kia nhà thờ Tin Lành có một dốc nhỏ

bằng đất khá trơn khi trời mưa là đường tắt cho

người bộ hành, xuống đường Cầu Quẹo để về Số

Bốn. Tại đầu dốc nhỏ này là tiệm chè nổi tiếng của

hai cô Hiền Thảo mà các nam thanh nữ tú Đà

thành và du khách trẻ thường viếng thăm. Từ quán

chè Hiền Thảo đến dốc chùa có một dãy biệt thự

nằm dưới thấp hình như là cư xá cho công chức.

Cuối dãy cư xá là đoạn đường dốc, nơi trường Bồ

Đề sau này, lên trại lính thủy Courbet và đài vô

tuyến điện (mà dân chúng gọi là nhà giây thép

gió) và một bin đèn (cabine) còn là đường đất rất

vắng vẻ và nguy hiểm vì chỉ có người ấp Nghệ

Tĩnh sử dụng để ra chợ. Bọn lính thủy thường nấp

sau bin đèn chạy ra kéo các phụ nữ đi lẻ loi vào

hãm hiếp. Đoạn từ trường Bùi thị Xuân sau này

đến trại Thiếu Sinh Quân (Đại Học Dalat) còn là

đường mòn. Các đường Tour de Chasse ( đường

Vòng Lâm Viên, Phù Đổng Thiên Vương), đường

Nguyễn công Trứ từ trường Thiếu sinh Quân qua

nghĩa địa là đường xe hơi cũng là đường đất, với

đoạn gần cầu đầu ấp Hà Đông thường bị ngập mỗi

khi có mưa lớn.

Hình chụp từ nhà thờ Tin Lành, ngay bên phải nơi cua

có đường dốc xuống đường Cầu Quẹo,

Chợ Mới được KTS Nguyễn duy Đức thiết

kế và nhà thầu Nguyễn linh Chiểu (1958) xây cất

thành ngôi chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam.Trước đó

vùng Chợ Mới là một thung lũng bao quanh bởi

chợ Hòa Bình và một đồi thấp phía Đông gồm có

Page 13: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 9

văn phòng ông Quản Đạo, nhà lao và đồn lính.

Thung lũng được trồng xà lách xoong nhờ nước

rửa chợ và nước phế thải từ nhà lao và đồn lính.

Vách đất khá cao giữa Chợ Mới và chợ Hòa Bình

toàn là bông quỳ vàng vốn đẹp nhưng vì lẫn lộn

với rác rưới của chợ nên giảm giá trị. Sau đó KTS

Ngô viết Thụ, được giao phó chỉnh trang toàn bộ

vùng từ cầu ông Đạo lên chợ cũ. Ông cho bổ sung

cầu vào chợ mới, các dãy phố và đường xung

quanh chợ mới, chỉnh trang đường từ cầu ông Đạo

lên chợ cũ với hai lề đường lát xi-măng và một

dãy ki ốt có quán bán kem Việt Hương nổi tiếng

và các sản phẩm khác trên triền đồi đi đến rạp

Ngọc Lan, và dời nhà lao và trại lính khố xanh đi

nơi khác. Lính khố xanh và lính khố đỏ là những

lính Việt trong quân đội Pháp. Quân phục của họ

là nón lá, quần áo vải với giải lưng quần rộng màu

xanh hay đỏ, đầu giải buông thỏng ở trước giống

như cái khố nên gọi là "lính khố xanh hay khố

đỏ.” Khố đỏ là lính chính quy, khố xanh là địa

phương quân. Cùng khoảng thời gian đó hai KTS

Huỳnh kim Mãng và Lâm Du Tốt hoán cải chợ cũ

thành rạp hát Hòa Bình với các cửa hàng dịch vụ

xung quanh.

Hình này chỉ rõ sự sáng tạo của KTS khôi nguyên La

Mã Ngô viết Thụ trong việc tận dụng đất và cải thiện

sự lưu thông của bộ hành với cái cầu nối liền hai chợ

Các khu nông nghiệp gần thành phố đều

nằm dưới thung lũng. Phần nhiều nhà bằng gỗ, ba

gian hai chái với vách ván. Mái bằng thiếc mỏng

của thùng dầu hôi, tôn thùng dầu hắc hoặc tôn

thiếc dợn sóng, và đa số là tranh hoặc hèo. Tranh

là một loại cỏ cao cả thước, cọng tròn nhỏ và rất

cứng, lá rộng và mỏng. Khi có gió và nắng, bãi cỏ

tranh, nằm trên sườn đồi hay dưới thung lũng, đều

uốn lượn lấp lánh như sóng nhờ lá mỏng và dài

trông thật đẹp. Hèo là một loại dương xỉ, có cọng

lớn và lá cứng nên bền hơn tranh nhiều.Vách ván

cũng có nhiều loại. Mặt tiền nhà thường bằng ván

bào để trơn hay sơn, vách xung quanh bằng ván

bìa. Ván bìa là 4 miếng ván đầu tiên được xẻ xung

quanh thân cây, để nguyên vỏ nên rẻ hơn nhiều.

Những nhà có mái tôn thì hứng nước mưa vào các

thùng phuy tôn dầu hắc, phuy rượu chát bằng gỗ

hay các lu sành Phan Rang. Nhà tranh gánh nước

giếng. Đa số nấu nướng bằng củi thông, mà lúc đó

thường gọi là ngo, rẻ nhưng nhiều khói làm đen cả

trần nhà. Củi dẻ hay tùng ít khói nhưng đắt hơn.

Củi được cưa thành từng khúc dài 50cm rồi được

bửa ra từng mảnh cở chừng 10cm. Người bán củi

có cái khung gồm một tấm ván đáy hai đầu có hai

lỗ cách nhau 1m, nơi đó được để hai cây tròn nhỏ

dài chừng 1.2m. Trên đầu hai cây này có một sợi

giây cột với chiều cao 1m. Củi được chất đầy

khung đó là nửa thước khối. Do đó có tên là củi

thước hay củi bửa. Người mua tự bửa hay mướn

người bửa nhỏ vừa đun. Bếp là một cái kiềng ba

chân bằng sắt, hoặc bằng 3 hòn đá.

Chợ Mới chưa được KTS Ngô viết Thụ chỉnh trang.

Con đường lên chợ Hòa Bình có những cây bông mai

đặc biệt mà ba tôi đã cho trồng khoảng thập niên

1930. Nay dân chúng gọi là bông Anh Đào qua bài hát

của Hoàng Nguyên. Đồi lùm cây thông là đồi Công Sứ,

đồi trọclớn và xa xa là Nghĩa địa.

Nồi niêu phần nhiều là đồ gốm từ Phan

Rang, chỉ có một số rất nhỏ có nồi và mâm đồng.

Page 14: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 10

Khi nồi cơm rặc nước, người ta cào ra một ít than

và tro nóng, chuyển nồi cơm xuống đó và thỉnh

thoảng “vần”(xoay) cho nóng đều. Trong bếp nhà

nào cũng có cái gác măng rê (garde à manger)

dùng để cất các thức ăn thừa. Vì sợ kiến và chuột

mỗi chân tủ được đặt trong một cái tô sành lớn

đầy nước. Một số rất ít người dùng than vì phải

chở từ Phan Rang lên.

Cuối năm 1944 người Pháp về nước bán rẻ

lại dụng cụ trong bếp, dân Dalat mới có soong

nhôm. Rất nhiều nhà có bếp sắt mua lại của Pháp.

Bếp có kích thước rộng 1,6m x sâu 0,6m x cao

0.8m. Trên mặt bếp có hai mặt lò, một lớn một

nhỏ, với nhiều khoanh tròn bằng gang để thay đổi

kích thước tùy theo nồi lớn nhỏ; hai bên có hai

nắp hình chữ nhật của hai thùng nước bên dưới.

Nước nóng tự động khi ta nấu nướng vì bếp nằm

chính giữa với vĩ sắt phía trên và lỗ thông gió phía

dưới. Khi nấu sức nóng tỏa ra hai bếp và thùng

nước. Mặt tiền bếp có cửa đóng mở lò phía trên,

và lỗ trống để thông gió phía dưới. Nhờ đó mà tiết

kiệm củi, luôn sạch sẽ, nhược điểm là không còn

cảnh ngồi sưởi bếp tán dốc. Bếp dầu hôi chỉ xuất

hiện vào sau năm 1950 nhờ đó mà bớt nạn phá

rừng làm củi. Một cái may cho Dalat giống như

Âu Châu vào đầu thế kỷ mười sáu nhờ bắt đầu

khai thác các mỏ than.

Khu tĩnh dưỡng và thủ đô Đông Dương

Ngay từ khi khám phá ra Dalat với khí hậu

mát mẻ không khí trong lành, bác sĩ Yersin đã có

ý định đệ trình xin lập một khu tĩnh dưỡng cho

người Pháp tại Đông Dương. Nhưng mãi đến năm

1897 Toàn Quyền Paul Doumer mới có ý nghĩ tìm

một địa điểm làm trạm nghỉ dưỡng ở Đông

Dương. Năm 1906 Dalat được xác định làm trung

tâm nghỉ dưỡng, và sau đó Toàn Quyền Decoux

quyết định lập thủ đô cho Đông Dương. Nhờ

quyết định này nên Dalat mới có những ưu tiên

trong xây dựng và phát triển và ngoài những công

thự to lớn, các tư nhân Pháp cũng cất nhiều biệt

thự sang trọng mà vua Bảo đại đã mua lại làm tư

dinh. Dalat có 3 dinh lớn mà dân chúng gọi là dinh

Bảo Đại, và du khách thường đến chiêm ngưỡng.

Dinh I, nằm trên một ngọn đồi thơ mộng

với những rừng thông bao quanh, là một công

trình kiến trúc độc đáo với vẻ cổ kính, uy nghi mà

tao nhã. Biệt thự này là của một công chức Pháp

tên Robert Clément Bourgery. Năm 1949 Quốc

Trưởng Bảo Đại, đã mua lại cho sửa sang toàn bộ

dinh cơ này và dùng làm tổng hành dinh và nơi

làm việc cho các quan chức Hoàng Triều Cương

Thổ.

Dinh II, được xây dựng từ năm 1933 trên

một ngọn đồi thông rợp bóng là một tòa lâu đài

tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang

trọng là nơi ở và làm việc của Toàn Quyền De-

coux,. Ông đã cho làm những đường hầm bí mật

bằng bê tông chắc chắn, với nhiều ngóc ngách nối

vào hầm chứa rượu rất kiên cố nhằm bảo đảm an

toàn tuyệt đối cho ông và gia đình. Dưới thời TT

Ngô Đình Diệm, dinh này trở thành nơi nghỉ mát

của gia đình ông Ngô Đình Nhu. Đứng ở nơi đây,

du khách có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương thấp

thoáng qua những tán lá thông.

Dinh III hoặc Biệt điện Quốc Trưởng là

biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại. Được xây dựng

từ năm 1933 là một dinh thự vô cùng trang nhã,

trên một đồi thông thơ mộng nhìn sang Bois

d’Amour (Rừng Ái Ân) tuyệt đẹp nay là ấp Sòng

Sơn. Do một may mắn của lịch sử, Biệt điện Quốc

Trưởng còn được bảo tồn gần như nguyên trạng

với những ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng Đế,

quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao,

tượng bán thân của vua Bảo Đại và vua cha Khải

Định, phòng của hoàng hậu Nam Phương, hoàng

tử Bửu Long, công chúa Phương Mai, hình ảnh

gia đình và những vật dụng thường ngày…

Dalat là một khu vực có nhiều ưu điểm mà

nếu ta biết khai thác không phải chỉ là một trung

tâm nghĩ dưỡng quốc gia mà là cho cả vùng Đông

Nam Á nhờ gần biển, gần khu du lịch dã ngoại và

sinh thái, gần khu công nghiệp lớn với nhiều

phương tiện giải trí,. Nhờ ở trên cao và là đầu

nguồn các sông nên không sợ ô nhiễm về không

khí và nước uống trong tương lai.

Page 15: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 11

HỆ THỐNG HÀNH CHÁNH.

Năm 1926 Dalat được đặt dưới quyền ông

Công sứ Pháp với một người thơ ký làm phụ tá và

văn phòng nằm trên đồi nay là đài truyền hình. Đa

số các công sở đều nằm trên đường Yersin (Trần

Phú). Từ năm 1930 hệ thống Việt có một Quản

đạo với văn phòng ngay mỏm đồi cầu ông Đạo, và

hệ thống Mọi có ông Huyện với văn phòng cuối

đường Lò Gạch gần thác Cam Ly. Hai hệ thống

này chỉ là bộ phận thừa hành chỉ thị của người

Pháp. Mọi liên lạc đều dùng Pháp văn, mãi đến

khoảng 1949 với ông Trần đình Quế, thị trưởng

đầu tiên, rồi năm 1950 ông Cao minh Hiệu lên

thay mới bắt đầu dùng Việt ngữ. Do đó trong thư

khố Dalat ta chỉ thấy toàn là tài liệu Pháp ngữ với

vài văn kiện về Việt ngữ .

Ngành giao thông vận tải

Dalat là một bình nguyên nhỏ hoang vu

của cao nguyên miền Nam Trung Phần, nhưng

nhờ được dự trù làm thủ đô Đông Dương nên mới

có một hệ thống giao thông vận tải đặc biệt. Nhờ

đó nên chỉ trong 25 năm đã xây dựng xong một

thành phố mới toanh. Đường Phan Thiết-Ma Lâm-

Djring-Dalat hoàn thành năm 1914, đường Phan

Rang Dalat năm 1920. Đường Saigon Dalat

(1932) đi qua ấp Trại Hầm, mãi đến 1943 mới đi

qua đèo Prenn hiện hữu. Đường xe lửa Tháp

Chàm-Dalat dài 84km được khởi công năm 1903.

Đoạn đường bằng phẳng Tháp Chàm – K’rông

Pha dài 41km được hoàn tất năm 1919, nhưng

đoạn đường dốc cheo leo K’rông Pha-Dalat dài

43km mãi đến năm 1932 phải 23 năm mới hoàn

thành, vì có 3 đoạn có răng cưa với độ dốc đến

120% và 5 cái hầm. Đa số chúng ta không biết

đường xe lửa Dalat có nhiều đoạn có răng cưa.

Tôi được may mắn là năm 1945 trên

đường từ Phan Thiết về Dalat trong một đêm trăng

khi xe ngừng tại ga Kabeu giữa đèo Ngoạn Mục

để lấy thêm nước, ba tôi đã đưa tôi đến goong cuối

cùng và chỉ cho xem đường răng cưa và cho biết

chỉ có đường lên Dalat mới có loại này. Nhờ đó,

bây giờ tôi mới tìm kiếm và ghi lại các điều dưới

đây. Hệ thống đường rầy xe lửa loại này có thêm

một đường rầy ở chính giữa có răng cưa móc ăn

khớp với răng bánh xe của đầu tầu và các goong.

Hệ thống răng cưa được chế tạo đặc biệt để kéo

đoàn tàu lên dốc và để giữ cho đoàn tàu không bị

tuột nhanh khi xuống dốc. Tàu lên chở tối đa 65

tấn và xuống chỉ chở được 55 tấn thôi. Các đầu

máy xe lửa có 4 cầu liên kết từng đôi một, chạy

bằng hơi nước được đốt bằng củi, khói và hơi

nước phụt ra từng cột khói đen ngòm. Loại HG

Page 16: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 12

4/4(040T, được chế tạo bởi các công ty Thụy Sĩ

SLM (Schweizetiche Locomotiv und Machinenfa-

brik) và công ty Đức MFE Maschinen Fabrik Es-

slingen) sản xuất theo bản quyền của SLM. Từ

năm 1924 đến 1930, các hãng SLM và MFE đã

bán 9 đầu máy loại ghi trên cho công ty Hỏa xa

Đông Dương. Con đường đã đưa dụng cụ cơ giới

nặng, vật liệu xây cất, lương thực và học sinh các

tỉnh lên Dalat học đi về 4 lần hàng năm. Đường xe

lửa này ngưng hoạt động năm 1968.

Con đường xe lửa này có ba cái độc đáo:

nhà ga xe lửa nay đã được công nhận là di tích

lich sử và văn hóa Việt Nam; chỉ có hai nơi __

núi

Furka, Thụy Sĩ và Dalat __

là có loại đường xe lửa

răng cưa loại cog railroad này; và cảnh đẹp nên

thơ khi leo đèo Ngoạn Mục. Nhưng các điểm này

nay đã không còn nữa, ngoài nhà ga vì năm 1990

Việt Nam đã bán lại cho Công ty hỏa xa Thụy Sĩ

DFB SA ( công ty xe lửa hơi nước của tuyến

đường núi Furka SA) những đầu máy loại trên để

phục hồi tuyến đường sắt của họ.

Đường hầm đá cũng phải đào bằng tay

Vào năm 1997, khung sườn và các bộ phận

truyền động cho hệ thống răng cưa của các đầu

máy này cũng được thu gom và chuyển về Thụy

Sĩ. Sau khi được phục hồi những đầu máy trên là

những đầu máy hơi nước mạnh nhất châu Âu hiện

nay. Cái quý của đường Krong pha Dalat là đường

xe lửa được phát minh tại Châu Âu, nơi có nhiều

núi cao với hầm dài nhưng chỉ có vài nơi có loại

đường này.

Cũng nên biết đường rầy răng cưa đầu tiên

trên thế giới do ông John Blenkinsop sáng chế là

đường Middleton Rail-

way ở Leeds với đầu

máy Salamanca (1812).

Ở Mỹ là đường xe lửa

lên núi Washington

(1917m cao) ở tiểu bang

New Hampshire (1869),

và ở Châu Âu là đường

Vitznau-Rigi-Bahn leo

núi Rigi ở Thụy Sĩ,

(1871). Cả hai đường

nầy hiện vẫn đang hoạt động. Hệ thống đường rầy

răng cưa có 4 loại: Riggenbach, Strub, Abt và

Locher. Loại ở Dalat là loại Abt do ông Roman

Abt người Thụy Sĩ sáng chế. Loại này, thông dụng

nhất hiện nay, dùng những thanh thép dày được

gắn thẳng đứng và song song với đường rầy.

Những răng cưa này đều được đúc và tiện với kích

thước thật chính xác và ăn khớp với răng cưa trên

nhông máy và goong dễ dàng và sít sao hơn loại

Riggenbach. Hai hay ba bộ răng cưa được dùng

tùy theo số nhông của đầu máy để luôn luôn có

một hệ thống ăn khớp với nhau một cách an toàn.

Ga Kabeu, giữa đèo Bellevue nơi có đường tránh để

lấy thêm nước tại vòi như hình ghi trên

Năm 1932, theo lệnh của chánh quyền bên

Pháp hai KTS Moncet và Révéron phải thiết lập

đồ án nhà ga này có nét kiến trúc tươi mát của một

nhà ga mùa hè. Họ đã thiết kế các phòng hành

khách rộng lớn với những cửa kính mầu và trần

hình vòm cung cao tạo sự mát mẽ và thêm ý riêng

để diễn tả đặc thù của Dalat: 3 đỉnh Núi Bà bằng

ba nóc có mái cao và dốc. Đường Xe lửa K’rông

Pha – ĐaLat nổi tiếng đẹp khi đoàn tàu leo lên đèo

Page 17: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 13

Ngoạn Mục (Bellevue col), những toa tàu ngoằn

ngèo chạy ven theo vách núi đầy thông hoặc cỏ

voi cao cả thước lả lướt theo từng cơn gió. Hành

khách sẽ có cảm giác kỳ diệu với cảnh trí một bên

là núi thông xanh thoáng, một bên là khoảng

không gian mênh mông bất tận, trải dài đến bờ

biển Phan Rang. Những phong cảnh tuyệt vời thay

đổi luôn luôn theo từng địa thế, từng khúc quanh.

Một cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời khó quên đã bị

chôn vùi trong quá khứ bởi vì sau 1975 chánh

quyền đương thời đã cho tháo gỡ đường rầy để

dùng trong con đường xe lửa xuyên Việt nhưng

không dùng được và đã thành vật phế thải. Sự kiện

xảy ra vì họ không biết đường rầy xe lửa có răng

cưa này được chế tạo riêng cho địa thế dốc, có thể

chịu sức kéo lớn khi lên hay xuống dốc.

Đèo Ngoạn Mục trên QL 20 Phan Rang Dalat

Bị bỏ hoang phế lâu ngày các răng cưa,

con ốc và bù-loong sau này đã bị dân chúng tháo

gỡ và bán làm sắt vụn., và nếu khúc đường răng

cưa ngắn Trại Mát –Trạm Bò đừng bị tháo gỡ thì

nay những du khách trong và ngoài nước đã lên

Dalat đều đến tham quan cái di tích có một không

hai này và thành phố ngồi mà hốt bạc. Tiếc thay.

Phương tiện giao thông công cộng trong

thành phố là xe kéo và xe ngựa, không có xe xích

lô vì dốc. Xe kéo giống như xe xích lô với hai

càng xe dài phía trước để người phu, đi chân đất,

hạ càng xe xuống để khách lên và nâng càng xe

lên rồi kéo chạy kể cả trên những đoạn đường đá

gồ ghề lởm chởm mồ hôi nhễ nhãi trông thật tội

nghiệp. Loại xe này dành cho người Pháp, các phụ

nữ, trẻ con nhà giàu, và các người đau yếu. Đôi

khi có những đoạn đường ngắn nhưng dốc quá

người phu xe phải kéo đi vòng đường xa ít dốc

hơn làm khách hàng tưởng họ bị lừa.

Chân người kéo xác thân người,

Kiếp người thay ngựa mảnh đời bất công

Vòng tay tháo xích cùm gông

Tự do! Độc lập! Quê hương Nhân quyền

Xe ngựa là phương tiện chuyên chở hàng

hóa và hành khách công cộng và ngựa là cho cá

nhân phải di chuyển nhiều hoặc lớn tuổi không

phù hợp với xe đạp. Để không làm hư mặt đường

xe ngựa bắt buộc phải dùng bánh xe hơi. Xe có hai

hàng ghế nhỏ hai bên để khách ngồi, quang gánh

treo hai bên hông hoặc để trên mui. Xe có một giỏ

nhỏ treo sau đít ngựa để hứng phân. Thời 1930

phu công chánh quét đường bằng cái chổi tre kế

bên.

Tôi không biết nhiều về tiệm sửa xe hơi.

Ngoài ga ra Martinecth, trên đường Trần hưng

Đạo, dành cho công xưởng Pháp, ga ra Balansard

tại chợ Dalat sửa xe hơi cho tư nhân Pháp, có

những xưởng sửa xe nhỏ của ông Lê Khánh và

Trần Danh, gần lò sát sinh. Năm 1948 khi nhà làm

Page 18: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 14

vườn bắt đầu dùng máy

bơm nước tưới rau và xe

Lam (Lambretta) thay

thế phần nào xe ngựa,

hãng Balansard mới đặt

cái máy bơm xăng Japy

với bộ phận chính là hai

bình thủy tinh trên cao,

mỗi bình 5 lít trước cửa

hãng để bán xăng đựng trong một thùng phuy 200

lít . Người bán hàng cầm cái cần lớn lắc qua lắc lại

là xăng cuồn cuộn tuôn lên. Khi đầy bình thủy

tinh, người ấy chuyển cái cần nhỏ phía dưới bình

thủy tinh qua bên kia, xăng chảy xuống vào cái

can của khách hàng và lớp xăng khác lại cuồn

cuộn trào lên bình kia. Dân chúng xúm lại vòng

trong vòng ngoài xem.Người làm vườn thường

đựng xăng trong can sắt 20 lít của nhà binh.

Cuối thập niên 40, về giao thông công

cộng hành khách liên tỉnh có hãng xe Minh Trung,

một loại Peugeot Wagon nhỏ của Pháp. Tất cả

hành lý xách tay đều được chất trên mui với bạt

che mưa kỹ càng, tám hành khách, tài xế và lơ xe

đuợc nhét chặt cứng vào xe. Không có sự lựa chọn

nào khác vì rẻ và mau hơn đi xe lửa. Xe khách nội

thành đường xa như Trại Mát, Cầu Đất có xe cam

nhông nét Renault chở được vài chục người.

Các xe vận tải hàng hóa từ 8-10 tấn chở

rau xuống Saigon và chở nhu yếu phẩm, vật liệu

xây cất lên. Sự giao thông thường bị kháng chiến

quân phá hoại đào đường, đắp ụ, đốt xe, cướp xe,

nên hàng tuần có hai chuyến công voa (convoi)

vào ngày thứ tư/năm và thứ bảy/thứ hai có quân

đội yểm trợ. Hàng tuần sáng thứ ba và thứ sáu các

nhà vườn lớn hay lái buôn rau và các chủ xe vận

tải thường tụ tập trước hãng sửa xe Ballansard để

mua bán rau. Đường đèo B’lao, cũng như đèo Bel-

levue (đèo Ngoạn Mục) còn rất hẹp nên xe phải đi

một chiều theo thời khóa biểu. Chiều thứ ba và thứ

sáu rau được chất lên xe. Các xe rau phải xuống

sắp hàng tại đầu đèo B’lao để sáng hôm sau, thứ

tư/thứ bảy, theo đoàn công voa đi xuống Saigon

để đến chợ Cầu Muối, trung tâm vựa rau, vào buổi

trưa. Xuống rau xong các xe này phải đi lấy hàng

để lên Dalat vào ngày thứ năm. Sáng thứ sáu ra

chợ trả tiền rau chuyến trước và mua hàng chuyến

đi vào thứ bảy. Ngày chủ nhật tại Saigon tài xế

kiểm tra, sửa chữa xe, lấy đầy đủ hàng để cho kịp

chuyến công voa lên Dalat ngày thứ hai.

Những xe hàng lên phần nhiều chở những

nhu yếu phẩm, nếu bị đốt hay bị cướp, phải xin

giấy chứng nhận của cơ quan hành chánh địa

phương để về trình với chánh quyền Dalat vì sợ bị

kết tội cung cấp nhu yếu phẩm cho kháng chiến

quân. Các xe bị cướp thường bị chận và buộc tài

xế chạy vào rừng, nơi đó kháng chiến quân đã chờ

sẵn. Chỉ cần khoảng một giờ họ có thể tẩu tán hết

một xe gạo 10 tấn.

Garage Martinetch chỉ sửa xe cho chánh quyên Pháp

Ngành vận tải tuy phát triển mạnh nhưng

đa số phẩm chất xe không được tốt. Khi lên đèo xe

vừa ì ạch vừa rú vừa lăn bánh chậm hơn người đi

bộ. Người phụ phải dùng khúc gỗ ba cạnh canh

bánh để xe khỏi tuột dốc, khi xe leo dốc cao hoặc

phải ngừng để lấy thêm nước làm nguội máy. Xe

không được tốt vì nhiều nguyên nhân. Xe mới rất

đắt và hiếm nên xe cũ phải sửa chữa nhiều lần với

các thợ máy trưởng thành qua tập sự trong các ga

ra sửa xe. Dụng cụ sửa xe và phụ tùng thiếu thốn

đôi khi người thợ máy phải chế biến dùng tạm gây

hư hại giây chuyền. Thường thường các lơ xe lâu

năm lên tài xế nên lăn lóc trong nghề lâu năm đều

biết sửa những hư hỏng nho nhỏ. Thí dụ sửa xe

sau đây sẽ nói lên những điều này. Có lần tôi quá

giang một xe chở rau quen đi Saigon. Trên đường

đi anh tài xế, gốc làm vườn, kể chuyện đời ba

chìm bảy nổi của anh. Tôi xin tóm tắt một đoạn

anh đem xe đi sửa như sau:

Page 19: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 15

- Cái xe của anh có 2 máy com rét xông

(compression) yếu lắm, phải rã máy ra mới biết

nguyên nhân, người thợ máy cho biết.

- Trời ơi! mới sửa cách đây một năm tại

Saigon mà, chủ xe đáp lại.

Buồn rầu lo ngại trong mấy phút rồi cũng

phải đồng ý rã máy tìm nguyên nhân. Ba hôm sau

đến tiệm anh được biết là phải xoáy xi lanh (cylin-

dre) mà Dalat không nơi nào có máy này, ngay cả

Ballansard cũng không có, phải đem đi Saigon

sửa.

- Lần trước họ có cho anh biết là dên rơ

quá rồi không, tôi đoán là hai cái dên (bielle) này

đã phá hư xy lanh.

- Họ có cho biết, nhưng sửa nhiều tiền lắm

và gần Tết làm sao mà giam xe để sửa lúc đó

được. Họ bảo thôi sửa tạm đi đỡ vài năm rồi hãy

hay, sao mà hư sớm quá vậy.

Xe này cũ quá rồi sửa cái này nó phá cái

khác. Ngoài vụ xy lanh phải thay dên, thay bạt

(bague), xoáy xú páp (soupape), thay joint cuy lát

(culasse) v..v.. có sửa cũng không chạy đường Da-

lat được.

Trời ơi! vợ chồng tôi thu góp vay mượn

tùm lum mới mua được nó, chiếc xe đầu tiên, biết

là cũ nhưng cứ hy vọng trời thương, nay anh bảo

không chạy được thì chết tôi rồi.

Thiệt tình, thông cảm hoàn cảnh anh mà

nói để anh liệu. Về tìm cách vay mượn thêm để

sửa rồi đem xuống vùng Lục Tỉnh bán tống nó đi,

rồi mua xe khác. Đường Dalat dốc anh chạy nhông

(pignon) số 1 phá máy lắm nhất là xe cũ quá.

Đường Lục Tỉnh bằng họ dùng nhông số 3 số 4 có

sao đâu. Tốn mấy cũng phải sửa rồi mới bán được.

Không phải dụ anh đâu. Anh chở lốc (bloc) máy

xuống Saigon xoáy xy lanh rôi nhờ tiệm xoáy xy

lanh mua cho mấy cái bạt đúng với kích thước

mới của xy lanh rồi chở về đây. Trong khi đó tôi

sửa các bộ phận khác khi lốc máy về là ráp ngay

đỡ tốn thì giờ. Nếu không tin tôi anh chở hết tất cả

đem xuống Saigon giao cho họ làm, nhưng báo

anh biết trước là họ sẽ bắt chẹt anh đó. Tụi tui đây

ở tỉnh nhỏ làm ăn cần uy tín cứ tin tôi đi. Từ đó

chúng tôi tin tưởng nhau giúp đỡ nhau và tôi được

như bây giờ .

Vấn đề phức tạp sai một ly đi một dặm.

Nghe cho vui vậy thôi, nay ghi lại điều này tôi thật

sự ngưỡng mộ người thợ máy: một người quân tử

đáng kính. Anh ta hiểu những khó khăn trong

nghề, không chê bai người thợ máy đã sửa xe lần

trước, khuyên bán xe cho người Lục tỉnh là tuyệt

hảo, lợi cho cả người bán lẫn người mua và anh ta

vừa giúp mọi người, vừa tự tạo uy tín cho mình,

đúng là mẫu người Dalat xưa.

Ngay dưới chân đồi trường Adran có một

bin đèn (cabin biến thế) có đường xe hơi (nay là

Hà huy Tập) trải nhựa sơ sài, đường dốc lâu ngày

bị xói lở thành rãnh sâu. Hôm đó tôi vừa giao sú

xong, trời mưa không lớn nhưng xe bị tuôn bánh

và lọt vào rãnh không lên được. Chủ xe phải mướn

một xe có trục cáp kéo phía trước tới kéo lên. Giây

cáp trước của xe này được cột chắc vào một cây

ngo. Một khúc cáp ngắn khác cột đầu và đít hai xe

lại. Xe trục cho vận hành trục cuốn cáp. Giây cáp

ngắn dần và kéo cả hai xe lên. Đường hẹp, vị trí

hai xe và cây ngo cột cáp không thẳng hàng, trong

khi kéo xe rau vừa tiến lên trước vừa tạt ngang

đụng vào một cây ngo nhỏ phải chặt sát gốc. Công

việc khá nguy hiểm nhưng hữu hiệu.

Trường Thiếu Sinh Quân, tiền thân của Đại Học Dalat

Sau 1945 ngoài Hàng Không Việt Nam

còn có hãng Cosara dùng loại máy bay nhỏ chở

bông hoa và các loại xà lách dễ hư đi Saigon. Ông

Nguyễn tăng Diên, thầu khoán trang trí nội thất,

đại diện hãng Cosara đặt một máy rang bắp cốm

(pop corn) trước cửa tiệm. Dân chúng kẻ chen

nhau trố mắt đứng nhìn bắp tung tóe văng lên

trong thùng kính, người sắp hàng dài dài suốt ngày

để chờ mua về cho con.

Page 20: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 16

Trường trung học Grand

Lycée, di tích lịch sử quốc gia ,

đẹp nhất Đông Nam Á do KTS

Moncet thiết kế với nét kiến

trúc của thành phố Morges ở

Thụy Sĩ, quê của BS Yersin

Về chuyên viên Công Chánh ông Trương

Công Thiện, tốt nghiệp trường Cao Đẳng Công

Chánh Hà Nội năm 1933, là Trưởng Ty Đường Sá

Dalat (Voirie) người Việt đầu tiên vào năm 1952.

Nhưng các lão thành trường Công Chánh phục vụ

tại Dalat xưa __

theo dân gọi là quan Tham __

đầu

tiên phục vụ tại Dalat gồm có : các cụ Đỗ ngọc

Thiệp, Ngô quý Toàn, Đinh võ Toàn (1927) Trần

xuân Biền và Phan đức Huy. Hai cụ Trần xuân

Biền và Phan đức Huy, người Hà Tĩnh, vào sau

cư ngụ tại cư xá Công Chánh cùng tản cư xuống

Phan rang với nhạc phụ tôi. Ông Ưng Quyền vào

Dalat khoảng 1934-35 làm họa

viên Công chánh được đề cử lên

trưởng phòng có nhà ở cư xá Công

Chánh đường Pasteur. Cô con gái

lớn có sạp bán rau trong chợ Hòa

Bình cung cấp rau cho các đơn vị

quân đội theo đơn đặt hàng.

Ngành giáo dục.

Dalat có hai hệ thống: Pháp

và Việt.

Hệ thống Pháp.

Từ năm 1936 đã có nhiều

trường công và tư rất tốt từ mẫu

giáo đến tú tài, với chế độ nội trú

nên rất nhiều học sinh con nhà giàu

từ Saigon, các tỉnh miền Trung,

Cao Miên và Lào đến học. Các

trường công nam nữ học chung như

Nazareth, Petit Lycée, Grand Lycée, dành cho trẻ

con Pháp, con các công chức và quân nhân người

Việt, và những Thiếu sinh quân có khả năng. Các

tư thục công giáo rất nổi tiếng với nội trú như

Adran cho nam sinh __

Hoàng tử Bảo Long cũng là

học sinh tại đây __

Couvent des Oiseaux và Do-

maine de Marie cho nữ sinh nhà giàu. Domaine de

Marie nguyên thủy là một cô nhi viện do các bà

Soeurs de St Vincent de Paul sáng lập năm 1940-

42. Nam Phương Hoàng Hậu và phu nhân Toàn

Quyền Decoux đã giúp đỡ rất nhiều trong việc xây

dụng cơ sở này. Các trường công giáo (Adran,

Couvent des Oiseaux) chú tâm vào giữ phẩm hạnh

học sinh nhất là nữ sinh nên dùng cách học thuộc

lòng để học sinh không có dư thì giờ, trong khi

Yersin chủ trương học tự do miễn là hiểu được bài

học. Đó cũng là điều phụ huynh học sinh tin tưởng

vào lề lối giáo dục của các trường tư công giáo

này.

Muốn vào 6 ème Grand Lycée phải thi

tuyển cả viết và vấn đáp. Trong năm không đủ

điểm trung bình thì học lại lớp cũ. Cuối năm 4

ème thi Brevet d’Étude du Premier Cycle ( BEPC)

như Trung học đệ nhất cấp. Thi Baccalauréat I (tú

tài I) nếu điểm Littérature (môn

văn) không đủ 3.5/10 coi như rớt

dù rằng điểm các môn khác rất cao.

Thi rớt khóa đầu, cuối hè thi lại. Có

đậu Bacc I mới được lên học thi

Bacc II. Chỉ có Grand Lycée và

Couvent des Oiseaux mới có

chương trình đến tú tài nhưng

trường thi là Grand Lycée. Thường

thường kết quả thi được đọc tại văn

phòng Proviseur (hiệu trưởng) vào

buổi trưa, chiều mới niêm yết sau.

Khoảng hai giờ chiều là vào vấn

đáp. Đầu thập niên 50 các nam sinh

Việt Nam từ Seconde trở lên phải

học Préliminaire Military Service

(PMS) tức huấn luyện quân sự.

Nữ sinh mặc đầm, đi giày

hay dép da, nam sinh mặc âu phục

mang xăn đan, giày da hay giày vải

Bata đánh phấn trắng. Mùa đông thêm áo len

choàng phía ngoài. Những hôm nhiều sương mù

chạy xe đạp ngang bờ hồ đầu tóc, áo len được phủ

trắng.

Hệ thống Việt Nam.

Hệ thống giáo dục này do Toàn Quyền

Merlin (ông này bị chí sĩ Phạm hồng Thái ám sát

hụt) thành lập từ năm 1923 gồm có 4 bậc với 13

niên khóa vì có hai lớp nhì nhất và nhị niên:

Bậc sơ học 3 năm ( thi bằng sơ học Yếu lược =

Certificat d’études primaires élémentaires))

Page 21: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 17

Bậc tiểu học 3 năm ( thi bằng Tiểu học tốt

nghiệp hay primaire = Certificat d’étude primaire)

Bậc cao đẳng tiểu học 4 năm (thi bằng Cao

đẳng tiểu học hay diplome).

Bậc Trung học 3 năm (thi Tú Tài I và II bản

xứ)

Muốn vào lớp Enfantin (Đồng Ấu=lớp

Năm= lớp Một) phải biết viết đọc trơn tru. Bắt đầu

học Pháp văn từ lớp Préparatoire (Dự Bị= lớp

Tư=lớp Hai), học Hán văn từ lớp Élémentaire (Sơ

đẳng = lớp Ba). Cuối năm Sơ đẳng học sinh đi thi

Sơ đẳng Yếu lược, có đậu bằng này mới được lên

lớp Moyen 1er année (Lớp nhì nhất niên) rồi

Moyen 2ème (nhì nhị niên). Cuối năm lớp

Supérieur (lớp Nhất) thi Primaire.Ghi lại tên các

lớp bằng Pháp văn và một số dụng cụ học sinh xưa

để các cụ cùng nhớ lại cho vui tuổi già. Phải chăng

vì các cuộc thi này mà con cái các nhà giàu, các

chủ tiệm ở chợ Hòa Bình không cho con học

trường nhà nước mà vẫn cho con học trường Hồng

Lam, một tư thục ở đường Cầu Quẹo, vừa tốn tiền

vừa xa. Con gái ông Quản Đạo Phạm khắc Hòe

cũng đi học tại đây bằng xe kéo. Ông Trần đình

Ôn, người Nghệ An, hiệu trưởng, có bằng pri-

maire, có năng khiếu giảng bài, nhiều học sinh đã

thuộc bài khi thầy vừa giảng xong nên sĩ số thi đậu

rất cao. Năm 1942 trường này cũng đã gởi 3 học

sinh, trong đó có tôi, đi dự lễ sinh nhật Hoàng Tử

Bảo Long tại dinh Bảo Đại.

Chương trình học chú tâm vào tiên học lễ,

hậu học văn, công dung ngôn hạnh và phải trọng

Thánh Hiền nên học sinh trường Đoàn thị Điểm

làm lễ cúng Đức Khổng Tử hàng năm. Người tổ

chức lễ nghĩ rằng để ruồi bu vào thức ăn trước khi

hành lễ xong là ruồi ăn trước Đức Thánh Khổng

Tử. Muốn vậy chỉ có cách là phải hoàn tất lễ trước

khi ruồi hoạt động nên cha mẹ học sinh nhỏ ở các

ấp phải trùm mền và cõng chúng đến trường từ lúc

4:30 sáng cho kịp giờ hành lễ vào lúc 5 giờ sáng.

Đầu tuần học sinh chào cờ. Ba hồi trống

báo hiệu giờ vào lớp. Học sinh sắp hàng ngay

ngắn theo từng lớp trong sân hướng về cột cờ. Các

học sinh đứng nhất nhì trong tháng được sắp hàng

ngang trước cột cờ để nhận bảng danh dự và hai

học sinh đầu lớp được danh dự luân phiên kéo cờ

lên. Ai được kéo cờ hay đánh trống là cả một niềm

vinh dự sướng run cả người.

Học ngày hai buổi, đến 11:30 nghỉ trưa,

học sinh đi bộ về nhà ăn trưa xong rồi lại đi ra

trường vào học lúc 2:30. Mỗi buổi sáng điểm danh

học sinh vào giờ đầu. Nam sinh đi chân đất nhưng

phải mặc áo dài đen quần dài trắng, nữ sinh lúc

đầu mặc tự do, nhưng về sau phải mặc áo dài và

thường mặc áo len nên nhiều cháu lấy tà áo dài cũ

của mẹ/chị sửa lại rồi dùng kim băng ghim vào áo

trong cho hợp với trường quy. Đa số đi chân đất

một số nhỏ đi guốc gỗ, bảo vậy nhưng thật sự chỉ

đến gần trường rồi mới mang vào, vậy mà có

những cháu mang mòn hết cả gót nên có tên guốc

dao cạo _ mỏng như dao cạo của thợ hớt tóc.

Mỗi thứ năm nữ sinh trường nhà nước lên

trường Domaine de Marie học nữ công: may, thêu,

rút rua, đan len, móc v…v... Tuy là chương trình

Việt nhưng từ tên trường, tên lớp thậm chí đến cả

tên môn học cũng bằng Pháp ngữ: écriture (tập

viết) travail manuel (thủ công) v…v... Hồi đó

chương trình học không nặng như bây giờ. Tập

viết _ chữ đứng, chữ nghiêng, chữ rông

_ khởi đầu

bằng những sổ đứng, các móc câu, móc ngược,

chữ o tròn rồi mới ráp chữ. Học sinh viết bằng

mực, thường là màu tím với ngòi viết nhiều loại

bằng thép, tốt nhất là loại sergent major, gắn vào

cán bút bằng gỗ. Các học trò lớn còn có ngòi viêt

rông (ronde) với đầu ngòi bằng để viết những loại

chữ trang trí trên sách vở hay bài thủ công. Vì

mực ướt nên phải dùng giấy thấm cho khô mực

sau khi viết được ba bốn chữ. Để học trò không

làm dơ áo quần nhà trường cho mực vào gô đê

(godet) tại mỗi bàn học. Học sinh trung học dùng

bút máy, loại bút có một ống cao su mỏng trong

ruột để chứa mực. Gần hết mực thì bóp ống cao su

để hút mực vào. Mực này phải mua loại tinh khiết

nếu không sẽ bị nghẹt mực. Khoảng năm 1952-53

Page 22: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 18

chúng tôi mới nghe quảng cáo là ở Saigon có một

loại viết (viết nguyên tử tức là bút bi) không cần

bơm mực, viết đến hết mực thì liệng. Phải đến

khoảng thập niên 60, với sự ra đời của đồ gia dụng

bằng nhựa, mới có bình mực không đổ bằng nhựa

thật là tiện lợi. Giấy tập vẽ không có hàng gạch

sẵn, học sinh phải dùng cây thước với cạnh 1cm

để gạch hàng. Cô cậu nào mua phải loại rẻ tiền

tháng sau thước cong thì vô phương gạch hàng

được. Vở học trò rất đắt nên học sinh phải tập viết,

làm toán trên tấm bảng đá (ardoise), một loại đá

đen thật mỏng dùng lợp nhà, nhập cảng từ Pháp,

như mái tháp trường Grand Lycée. Sách giáo khoa

bằng tiếng Pháp rất đắt nên anh chị giữ gìn rất cẩn

thận để chuyển lại cho các em.

Phụ huynh thường cho con nửa xu chỉ vừa

mua loại kẹo rẻ tiền nên trẻ con phải tự chế lầy đồ

chơi. Các nữ sinh tiểu học ưa làm dáng đã dùng

cọng rau khoai lang để làm thành những vòng

xuyến mang nơi cổ tay, hoặc đeo trên cổ v…v..,

đánh búng với các hột me hoặc hột keo, đánh thẻ

với đũa, nhảy dây, nhảy cò cò v…v…Các nam

sinh thì đánh tổng, đánh bi bằng đất sét nung hoặc

bằng thủy tinh, đánh đáo lỗ hay bật tường với các

đồng xu. Lấy cọng lá chuối cắt dọc sóng cọng dài

độ 5cm, cách khoảng nhau 2cm. Dựng các mối cắt

lên, lấy tay vuốt dọc theo sóng cọng gây ra tiếng

lộp bộp làm súng chơi đánh trận. Tự làm ná bắn

chim. Lấy lông gà gắn vào đồng xu làm cầu lông,

lấy lá mít gắn với nhau làm nhiều kiểu nón khác

nhau v… v… Chúng ta không thể ngờ được rằng

những trò chơi đơn giản và rất phổ biến như đánh

bi, nhảy cò cò, nhảy cừu (saute à mouton) cũng

đều từ Pháp cả.

Các trường ốc phát triển rất chậm. Năm

1928 đã có trường công lập École primaire

complémentaire de Dalat (trường tiểu học bổ túc

Dalat), dạy đến lớp Sơ Đẳng, nhưng đến năm

1935 mới có lớp nhất. Trường này là tiền thân của

trường Đoàn thị Điểm mà dân chúng gọi là trường

nhà nước miễn phí. Học sinh các vùng phụ cận

phải lên Dalat học để lấy bằng Tiểu học. Mãi đến

năm 1942 mới có thêm 2 trường Đa Nghĩa và Trại

Hầm. Đầu thập niên 1950 mới có các trường trung

học công lập: các trường Bảo Long, Phương Mai,

tiền thân của trường Trần Hưng Đạo và Bùi thị

Xuân. Trước đó muốn lên trung học nam sinh

phải ra Qui Nhơn hoặc Huế, nữ là phải ra Huế để

tiếp tục học.

Tôi không hiểu tại các trường dó ra sao

chứ chúng tôi vì “ nos ancêtres sont Gaulois “(tổ

tiên chúng ta là người Gaulois) nên học sinh chào

cờ tam tài, hát quốc ca “ Maréchal, nous voilà!

Devant toi, le Sauveur de la France… “(Thưa

Thống chế (Pétain), chúng con đây, trước mặt

Ngài, người cứu nguy nước Pháp...). Ông đã hợp

tác với Đức và bị kết tội phản quốc khi Thế Chiến

I kết thúc. Ghi mấy chữ của bài quốc ca này làm

tôi bật cười, vì vua Quang Trung lúc đó cũng là

giặc Tây Sơn.

Page 23: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 19

Ngành y tế

Trước khi nói về y tế, ta cần biết bối cảnh

các vùng phụ cận Dalat. Lúc đó B’lao (Bảo Lộc)

Djiring (Di Linh) D’ran (Đơn Dương) còn là vùng

sơn lam chướng khí, dân chúng bị bệnh sốt rét, bị

bụng trướng, mặt bủng da chì. Đức Trọng còn là

vùng hoang vu đầy thú dữ của vùng săn bắn. May

là Dalat không có muỗi anophen sốt rét nên cũng

đỡ. Dalat đã có một trạm cứu thương lưu động

(1921), bệnh viện được xây dựng (1922-1938)

gồm có nhà thương dành riêng cho người Pháp,

nhà thương trả tiền và nhà thương thí (miễn phí)

cho người nghèo và nhà xác.

Tuy có nhà thương nhưng đầu thập niên

1930 các sản phụ thường sanh tại nhà. Sản phụ

ngồi chồm hổm trên cái ghế gỗ thấp được đóng để

dùng trong việc này, hai tay níu vào một cái giây

lớn cột chắc vào cột nhà hay vào thành giường và

rặn cho đến khi hài nhi ra. Người đỡ đẻ __

một phụ

nữ biết chút đỉnh về công việc này nhờ đã chứng

kiến hoặc phụ đỡ đẻ __

dùng mẻ chai để cắt

rốn.Thời 1940 đã có các nhà hộ sanh do các cô mụ

phụ trách, nỗi tiếng nhất là bà Tôn thất Chí nhiều

kinh nghiệm lại hiền đức. Các sản phụ thường

phải đi bộ ra nên bà sẵn sàng cho phòng chờ hai

ba ngày miễn phí vì sợ đẻ rớt dọc đường. Trước

khi cắt rốn họ đặt cuống nhau đến đầu gối hài nhi

từ đó vuốt ngược cuống nhau đến rốn ba lần, cột

rún rồi gập lại trong miếng băng và dùng loại băng

rốn quấn chặt vào bụng cả tháng đến khi rốn rụng.

Trời lạnh và phải lo làm nhiều việc khác, các bà

mẹ quấn mền xung quanh con rồi cho ngồi trong

cái thúng để gần bếp cho ấm. Họ vừa làm vừa nhai

cơm để “ trún” cho con khi vừa bỏ bú. Cơm trún

được người mẹ nhai thật nhuyễn, cả nửa giờ, đặc

sệt vì nước miếng thấm vào cơm. Bồng con ngửa

lên, dụ cho đứa bé hả miệng ra, họ nhè ra một chút

cơm lấy lưỡi cắt ngọn cơm thành cục tròn rồi dùng

lưỡi đưa vào miệng con. Khi đã quen bà mẹ trún

và đứa bé ăn thật nhịp nhàng. Bây giờ ta nghĩ là

thiếu vệ sinh, nhưng khi nhìn thấy nét mặt rạng rỡ

vui sướng của hai mẹ con, tôi nghĩ là tình mẫu tử

của họ đậm đà hơn là cho bú chai như hiện nay.

Có vài sản phụ hoặc bị bệnh mà mất sữa hoặc phải

ra chợ buôn bán phải nuôi người vú. Người vú là

một sản phụ khác khỏe mạnh có nhiều sữa được

người sản phụ giàu mướn về để cho con chủ bú

trước và con mình bú sau. Chỉ những nhà giàu mới

có thể mua sữa đặc có đường cho con bú hoặc khi

con bị đau yếu.Thuốc men rất hiếm. Không biết

cạo gió như trong Nam, bị cảm cúm thì dùng aspi-

rine hay “Tiêu Ban Lộ” của tiệm Con Cua, xông

hơi với các loại lá thơm, rồi ăn cháo cảm, (cháo

trắng vơi tiêu gừng, trứng gà và hành tăm rất cay)

hoặc lể. Muốn lể họ dùng một miếng mẻ chai sắc

nhọn mới được đập bể, cắt một chút da tại một số

huyệt đạo rồi nặn máu ra. Đau bụng thì nhai các

đọt ổi, đọt chè xanh hay ngải cứu, đau nặng hơn

thì mua thuốc tây Thiazomide, Dagénan, thần

dược đương thời. Rất nhiều người, nhất là các sản

phụ bị thủng __

toàn thân sưng vù nhất là hai

chân__

phải xuống Phan Rang mua cám về ăn.

Bệnh đau mắt hột tràn lan trong các trường học vì

rất dễ lây. Hai bệnh lao và tiêm la là đáng sợ nhất.

Bị ho lao vì thiếu ăn, thiếu mặc mà làm việc nặng

nhọc. Bị tiêm la vì nam giới đi làm xa nhà cần giải

quyết sinh lý.

Chưa có nha sĩ thỉnh thoảng có những

người nhổ răng dạo bảo đảm không đau tại sân

chợ Hòa Bình. Đồ nghề của họ để trong một cái va

ly nhỏ vỏn vẹn gồm có một chai thuốc tê, ống

chích, kềm nhổ răng loại của nha sĩ, bông gòn và

một chai răng đã nhổ như để chứng minh tài nghề

của mình. Người có răng đau được ngồi trên ghế

đẩu cao, người lớn được chích thuốc tê, trẻ em

được thoa và ngậm một cục bông gòn có tẩm

Page 24: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 20

thuốc một lúc chờ thuốc ngấm. Người thợ nhổ cái

răng hư gọn gàng không đau trước sự thán phục

của mọi người.

Giữa thập niên 30 có BS Lemoine, gần

trường Yersin, khám bệnh chủ yếu cho người

Pháp và từ khi san lại cho BS Sohier, khá đông

khách Việt. Đầu thập niên 40 có một số đốc tờ tư

Việt (Du, Diệu, Phán, Lương). Họ là những méde-

cin indochinois nhưng dân chúng xem là đốc tờ có

phòng mạch riêng hoặc đến xem mạch tại nhà cho

các bệnh nhân quen. Các đốc tơ này hoặc một số

phụ nữ học sage de femme (nữ hộ sinh) mở nhà hộ

sinh tư, nổi tiếng nhất là nhà hộ sinh của bà Tôn

thất Chí. Cũng có một số y tá đi chích dạo các

loại thuốc do đốc tờ cho toa hoặc họ tự bán. Khu

chợ Hòa Bình có ba tiệm thuốc tây: Doumart sau

san lại cho ông Hoàng hy Tuần, Võ đình Dần

đóng cửa sau 1945 và Barth. Họ bắt đầu mua lá

artichaut khô __

chỉ lá chứ không dùng cọng, gốc

và rể như sau này __

chuyển về Saigon bào chế

thuốc đau gan. Thuốc sát trùng nhẹ là thuốc tím,

tên được gọi theo màu, và nặng là teinture d’iode

xức vào vết thương rát vô cùng. Học sinh thường

bị ghẻ. Hàng tháng thầy cô phải dẫn học sinh lên

nhà thương thoa nước diêm sinh, màu vàng nghệ

có mùi hôi nồng nặc. Nhà thương nào cũng nồng

nặc một mùi khó chịu là diêm sinh nói trên và

nước crésyl pha loãng có màu trắng bạc. Nhiều bà

mẹ cho người sản phụ mới sanh uống nước tiểu

của con trai nhỏ, hoặc thoa bóp những nơi bị bầm

máu do té và bôi nghệ khắp người vì nghệ tốt cho

da. Người phụ nữ nào cũng biết dùng nước tiểu để

giặt sạch quần lót khi có kinh nguyệt. Phụ nữ gội

đầu bằng nước bồ kết, chanh tươi hay lá hương

nhu. Bỏ trái bồ kết đã nướng vào chậu thau nước

nóng, bồ kết cho ra một loại nước có bọt như xà

bong. Gội đầu vừa sạch vừa thơm dịu và hơi hăng

hắc. Gội chanh vừa sạch và thơm dịu hơn.

Về nhà vệ sinh phức tạp hơn, tôi dùng

đường Cầu Quẹo làm chuẩn. Với các nhà phía bên

mương cái thường thường họ bắc hai tấm ván ra

mương, che xung quanh và mái làm nhà vệ sinh.

Các nhà phía bên đồi phải ra nhà vệ sinh công

cộng, có hai chữ WC ( Water Closet) to tướng, đặt

rải rác tại những nơi thích hợp do thành phố cất và

duy trì. Mỗi nhà vệ sinh này, xây cao gần 1m với

bậc thang phía trước, có khoảng 3-5 căn, che kín 3

mặt, phía trước có cửa. Phần dưới phía sau trống.

Mỗi căn có một thùng gỗ và nhân công phụ trách

vệ sinh thay thùng hằng ngày khi trời chưa sáng.

Nhà vệ sinh tại vườn rau nhà ba tôi cũng tương tự.

Tôi đâu ngờ loại nhà vệ sinh này cũng nhập cảng

từ Pháp khi thấy một nhà vệ sinh tương tự tại một

nông trại Mỹ, và là một di tích lịch sử của tiểu

bang South Dakota. Về các nhà riêng trên lưng đồi

không có suối gần và nhà cửa thưa thớt không có

nhà vệ sinh công cộng, mỗi nhà có nhà vệ sinh

riêng. Xin xem nhà vệ sinh tại cư xá nhân viên

Nha Địa Dư (1944) do một bác sĩ kể lại “Cuối

vườn sau, cách nhà mươi lăm thước, đào một hố

sâu, bắc ngang một tấm ván ngang hố, đóng 4 cọc

gỗ, trên lợp tôn che mưa nắng, chung quanh quây

lại bằng gỗ, một cánh cửa nhỏ cột bằng giây kẽm,

vừa đủ kín, vừa mát mẻ. Chưa có “Kiss me” (hiệu

giấy đi cầu) dùng giấy báo. Khi nào hố đã lưng

lưng đầy đổ vào một ít đất hay tro, xịt nước crésyl

trăng trắng đục đục có mùi hăng hắc. Thế là như

mới”.

Tuy nhiên có vài cư xá có hầm tiêu như cư

xá nhân viên viện Pasteur, dãy Nhà Thiếc phía

trên sân vận động, nơi thân phụ tôi ở và khui hầm

cầu này thí nghiệm trồng rau. Vì các bà ở trong cư

xá, kể cả mẹ tôi, thấy và phản đối mạnh mẽ nên ba

tôi phải bỏ cuộc mặc dầu xem đó là nguồn phân

vô tận cho ngành này. Trước 1945 heo được dân

chúng nuôi với nước rác lấy từ các nhà hàng ăn về

cho heo ăn, hoặc do người Mọi nuôi, hoặc chở từ

Phan Rang lên với heo thả hoang ăn đủ thứ nên

thường có sán lãi. Sán lãi sống sẵn trong ruột heo

hay nguy hại hơn là thành cụm trứng, màu trắng

giống hột gạo, nằm trong thịt. Do đó những lái

buôn heo kéo lưỡi heo ra nếu thấy lưỡi có đốm

trắng là heo có gạo. Họ vẫn mua với giá rẻ để bán

lậu cho các nhà hàng mặc dầu ngày nào cũng có

thanh tra kiểm phẩm tại nhà ba toa (abattoir).

Loại heo này nhỏ lông đen lưng oằn xuống nhưng

thịt ngon hơn. Sau 1945 dân chúng bắt đầu nuôi

heo giống nhập cảng nặng ký hơn với thức ăn hỗn

hợp nên nạn heo gạo từ từ chấm dứt. Bệnh sán lãi

Page 25: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 21

__ sán kim, sán lãi và sán xơ mít

__ do heo gạo lan

tràn, thì dùng thuốc xổ bằng dầu đu đủ, rất khó

uống có nhiều người uống xong là mửa.

Ngành an ninh trật tự.

Trước 1945 dân chúng hình như không

biết Công an (Sureté) và cũng không biết nhiều về

kháng chiến quân chống Pháp đang âm thầm hoạt

động. Khi Việt Minh nắm chánh quyền dân chúng

mới biết họ, phần nhiều là người Quảng, vào làm

công siêng năng dễ mến đã kín đáo nằm vùng từ

lâu. Sau 1945 mới có những bót Công an đặt tại

các ấp. Năm 1949 có một số thanh niên và học

sinh Yersin tham gia vào chiến khu, một số được

đưa ra Bắc, một số ở lại hoạt động, một số bị Pháp

giết tại Cam Ly và gần nhà thương. Kháng chiến

quân vẫn âm thầm hoạt động nhưng dân chúng chỉ

biết khi họ bị bắt đặc biệt là tại ấp Nghệ Tĩnh công

an đã bắt giam bảy người một lần. Công an tuyển

dụng một số người làm điềm chỉ viên (lính kín

hoặc là mật thám) hoạt động kín đáo. Dân chúng

rất ghét thành phần này nhưng vẫn phải vui tươi

niềm nở với họ. Công an thường đưa đi an trí một

số tình nghi là Việt gian, một cụm từ lắt léo. Đối

với chánh quyền, Việt gian là những người theo

Việt Minh, đối với dân chúng, là những tay điểm

chỉ viên làm việc cho mật thám. Mãi mấy năm sau

một anh công an làm rể ấp Nghệ Tĩnh kể chúng tôi

mới biết trước khi được điều động lên Dalat trong

chương trình huấn luyện họ được dặn dò phải cẩn

thận thành phần Nghệ Tĩnh. Khi đi cầu phải có

một người canh chừng phía bên ngoài. Hai bên

đều sợ nhau.

Cảnh sát (dân chúng gọi là pô lít) lo phần trật tự

dưới sự điều hành của ông Cò Pháp. Bót cảnh sát

nằm gần nhà thờ Con Gà. Dân chúng không mấy

lưu tâm đến những cơ quan khác như Công

Chánh, Kho Bạc, Thông Tin, Du Lịch v…v… .

Ngành điện nước

Do công ty Company des Eaux et Élétricité

(CEE) đảm trách. Nhà máy nước nhỏ đầu tiên

(1920) và nhà đèn (1928) cung cấp điện nước

thường xuyên cho các công sở, khách sạn lớn,

bệnh viện, khu Pháp kiều và các tiệm xung quanh

chợ Hòa Bình.Về sau có thêm nhà máy nước hồ

Than Thở (1938) và nhà máy hồ Xuân Hương

(1949) cung cấp. Các tiệm trên các đường nhỏ kể

cả các đường Cầu Quẹo, Annam, Maréchal Foch

đều phải ra phông ten (fontaine), nơi cung cấp

nước công cộng, gánh nước về dùng. Tại các ấp

phải dùng giếng như thôn quê. Dalat ngoài sân sau

cầu ông Đạo còn có thêm một bến giặt thiên nhiên

với những hòn đá lớn khá bằng cao hơn mặt nước

để chà xà bong cục, những hòn đá ngầm để đứng

xả xà bong, một nguồn nước nhiều trong sạch từ

hồ Xuân Hương chảy ra. Đó góc hữu ngạn suối

Cam Ly và đường lên nhà đèn.

Hồ Than Thở xưa và nay

Những nhà hơi khá giả dùng đèn dầu hôi,

người nghèo dùng đèn bằng sành với mỡ bò hay

dầu chai. Đèn này, có hai phần: đế đèn, giống như

chân đèn cầy và bình chứa dầu. Bình chứa dầu

tương tự như ấm trà nhỏ có vòi, nơi đó là đầu bấc

để thắp. Dầu chai là loại dầu ép từ trái một cây

cùng loại với cây đu đủ tía. Loại đèn này cho ánh

sáng leo lét chỉ đủ sáng cho những sinh hoạt bình

thường và bốc khói đen. Học trò phải dùng đèn

dầu hôi lớn. Đèn dầu hôi có hai loại. Loại nhỏ có

ánh sáng giống như đèn dầu chai được gọi là đèn

Page 26: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 22

Hoa Kỳ. Tôi nghe nói đã lâu lắm rồi, có một công

ty người Hoa Kỳ muốn quảng cáo loại đèn dầu hôi

tại Việt Nam đã biếu không cho dân thành phố cả

đèn lẫn dầu để dùng thử trước khi bán đèn loại

lớn. Đèn Hoa kỳ làm bằng thủy tinh chứa được rất

ít dầu. Có một bộ phận bằng thiếc chụp lên miệng

đèn để gắn bóng đèn, ở giữa có một ống nhỏ với

một răng cưa để vặn bấc lên xuống. Đèn lớn có

cùng kết cấu, với bình đựng dầu bằng thiếc giá rẻ

cho người bình dân, bình bằng thủy tinh đắt hơn

cho các nhà giàu. Dầu hôi được bán trong những

thùng bằng thiếc 20 lít hoặc từng lít một. Sau 1945

có đèn măng xông (manchon) sáng như đèn điện

được các nhà giàu sử dụng khi có đình đám. Đèn

dùng dầu hôi, khi mới đốt, đèn chưa sáng lắm.

Bình dầu có cái bơm. Khi ta bơm hơi vào bình, áp

suất trong bình gia tăng làm đèn sáng lên, nên

thỉnh thoảng phải bơm thêm cho đủ áp suất. Măng

xông, bộ phận chính của đèn, là một cái lưới, bằng

vật liệu gì tôi không rõ, được gắn vào phần trên

của đèn, và nằm trong một lồng thủy tinh. Cái lưới

này khi được đốt lần đầu căng phồng lên và từ đó

sẽ giữ nguyên hình dạng này. Khi sử dụng cần nhẹ

tay nếu đèn bị lay động mạnh lưới bị bể là phải

thay cái mới. Đèn bão, dùng dầu hôi, có lồng

kiếng che gió nên rất tiện để đi đêm thay vì phải

dùng ngo. Ngo là phần gỗ thông màu vàng cam vì

có nhiều nhựa rất dể cháy. Dân chúng chẻ nhỏ để

nhúm lửa.

Ngành thể dục thể thao và du lịch.

Các môn chơi thường xuyên tại sân tơ nít

của Cercle Sportif (Câu lạc Bộ thể dục của Pháp)

và sân vận động gần hồ Xuân Hương cho đá banh

và bóng rổ giữa các trường Grand Lycée, Adran

và Tân Sanh của người Hoa. Hằng năm vào lễ Độc

Lập của Pháp, ngày 14 tháng Bảy, có tổ chức các

trò chơi, tranh giải bóng tròn, đua xe đạp, chạy bộ

xung quanh hồ Xuân Hương v…v…. Có lần tổ

chức lễ tưởng niệm Jeanne d’Arc và nhiều trò chơi

khác được tổ chức nơi khu đất trống gần nhà thủy

tạ và Langbian hotel ( nay đã được rào và thuộc về

khách sạn Novotel,).

Tôi còn nhớ có vài trò chơi như liếm chảo

và leo cột mỡ, được các nhà trí thức Dalat bất bình

phản đối vì có tính chất hạ nhục dân ta.Với trò

chơi liếm chảo, một cái chảo lớn được thoa mỡ

heo treo trên cái giá vừa ngang tầm miệng người

lớn. Tay người dự thi bị buộc chặt sau lưng. Ai

liếm sạch mỡ thì được thưởng. Về leo cột, một cây

cột tròn cao cở 4-5 m được thoa mỡ bò, giải

thưởng được treo trên đầu cột. Ai trèo lên được thì

lấy giải thưởng nhưng rất khó vì càng trưa nắng

lên làm chảy mỡ càng trơn. Các hình diễn tả trò

chơi này được trích trong Tuyết Xưa của BS Trần

ngọc Ninh, chứng tỏ người Pháp đã bày trò chơi

này tại nhiều nơi.

Một môn thể thao mà người dân Việt khó

ước mơ: săn bắn. Dalat đương thời còn hoang vu

có khá nhiều dã thú như cọp beo nai, heo rừng, bò

tót, cà tông, đỏ, chim trĩ, gà rừng v…v…Do đó

người Pháp đã cho thực hiện một con đường bao

bọc khu săn bắn có tên Tour de Chasse (Vòng

Lâm Viên). Đường này chỉ là con đường đất lồi

lõm hoặc có trải đá những nơi thường bị xói mòn

hoặc dốc, bắt đầu từ bờ hồ Xuân Hương vòng vào

chân núi Langbian và vòng về khu Saint Benoit (

Chi Lăng).

Page 27: Dalat nguoi xua, 1a

Dalat & Người Xưa Trang 23

Ngành du lịch chưa được phát triển mạnh.

Để thúc đẫy ngành này Langbian Palace được

trang bị thật đẹp với tiện nghi tối tân như hình

phòng trên. Du khách có thể mướn ngựa cỡi dạo

xung quanh hồ, mướn xe ô tô, xe ngựa đến chân

núi Bà rồi đi bộ lên hoặc mướn ngựa lên thẳng đến

đỉnh. Thác Cam Ly còn rất nhiều nước là địa điểm

ăn khách nhất vì có nhiều lộ trình đi qua rừng

thông đầy mơ mộng, gần đó có lăng ông Nguyễn

hữu Hào, cha của hoàng hậu Nam Phương.

Để thay đổi không khí xin kể vài chuyện

vui về thú rừng. Một người bồi hớt hải chạy vào

nhà vừa chỉ vừa báo cho ông chủ Tây” Lui comme

boeuf, n’est pas boeuf, lui manger moi, manger

vous aussi” . Ông này lật đật xách súng chạy theo

người bồi. Câu trên là “nó giống con bò mà

không phải bò, nó ăn tôi và ăn cả ông”.

Ấp Nghệ Tĩnh nằm dưới một thung lũng

với nhiều mương thoát nước. Đỏ, một thú rừng

giống nai nhưng lông đỏ và nhỏ hơn, thường về ăn

cỏ ở ấp. Khi thấy nó, dân trong ấp kêu nhau “ đỏ

về !! đỏ về`” Vậy là đàn ông gần đó chạy vòng lên

núi lùa con đỏ xuống vườn xúm nhau rượt bắt, đàn

bà con nít lấy thùng thiếc đập um trời. Con đỏ

phải nhảy qua mương một hồi đuối sức bị bắt. Thế

là trong xóm có bữa cơm trưa ngon lành.

Ngành viễn thông

Bưu điện Đông Dương bắt đầu dùng tem

(1862). Tem cho Nam kỳ (1880) Trung và Bắc kỳ

(1888) toàn Đông Dương (1889). Riêng cho Việt

Nam (1945) và thời Quốc Trưởng Bảo Đại (1951).

Thơ từ có 3 loại: thơ thường, dán tem trước, thơ

người nhận trả tiền, không tem (để giúp cho những

người quá nghèo có thể liên lạc với người nhà), và

thơ bảo đảm. Loại thơ bảo đảm được nhà bưu điện

đổ một lớp khằn nơi mép dán thơ. Khằn là một

chất nhựa màu đỏ đốt chảy và nhân viên bưu điện

đóng dấu bưu điện để người nhận biết là thơ chưa

có ai mở khi dấu khằn còn nguyên vẹn.

Năm 1907 Năm 1943 Năm 1951

Lúc đó Nha Hỏa Xa dùng Morse để

chuyển tin tức về hành trình của các chuyến xe lửa

theo những đường giây bằng thép gắn vào các cột

sắt dọc theo đường xe lửa nên dân chúng gọi điện

tín là “giây thép” và gởi tiền qua bưu điện là gởi

măng đa (mandat). Gần trường Bùi thị Xuân ngày

nay có một trạm Télégraphe Sans Fil (TSF) tức là

vô tuyến điện mà dân chúng gọi là nhà giây thép

gió phụ trách về truyền tin giữa các cơ quan công

quyền để liên lạc với Nha Trang và Saigon. Dalat

đã có đài phát thanh từ năm 1949, một trong bốn

đài đài sớm nhất của cả nước.

Người con gái ông trưởng trạm TSF, bạn

đồng lớp Yersin, cho tôi biết xung quanh cơ sở

này có một hàng rào bằng cây dứa Tây, gọi vậy vì

nó được người Pháp đem qua, hơi giống cây thơm

và người trưởng trạm là người Bắc. Cây này thật

sự giống cây Alovera nhưng to lớn hơn nhiều. Bẹ

lá dày to lớn cở 20 cm với gai nhỏ dọc theo mép lá

và một gai cứng nhọn cuối lá nên làm hàng rào rất

đẹp, sạch sẽ và không phải tu bổ gì nhiều. Chị cho

tôi nhiều tin về Dalat nhưng lại vĩnh viễn ra đi

trước ngày tạp ghi nay hoàn tất. Tôi cố tìm cây

này trong tập hình xưa về miền Bắc để tưởng nhớ

chị.