24
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** NGUYN NGC TOÁN ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÃNH ĐẠO THC HIN NHIM VQUC TVQUÂN STI CAMPUCHIA (1970 1975) LUẬN VĂN THẠC SLCH SHÀ NI - 2015

đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***

NGUYỄN NGỌC TOÁN

ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN

NHIỆM VỤ QUỐC TẾ VỀ QUÂN SỰ TẠI CAMPUCHIA

(1970 –1975)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2015

Page 2: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

***

NGUYỄN NGỌC TOÁN

ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN

NHIỆM VỤ QUỐC TẾ VỀ QUÂN SỰ TẠI CAMPUCHIA

(1970 –1975)

Chuyên ngành : Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Mã số : 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hồ Khang

HÀ NỘI - 2015

Page 3: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực

hiện dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Hồ Khang. Các số liệu, tài liệu sử dụng

trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn

gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội dung

Luận văn này của mình.

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Ngọc Toán

Page 4: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ

quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS Hồ Khang – Viện

Lịch sử quân sự Việt Nam, người đã tận tụy hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong

suốt thời gian thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn Đảng ủy, Chỉ huy Viện Lịch

sử quân sự Việt Nam, Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ và đồng nghiệp đã

giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, công tác, thực

hiện Luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa

và các thầy cô Khoa Lịch sử đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình học tập tại trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Ngọc Toán

Page 5: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3

Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG

VIỆT NAM ĐỐI VỚI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC TẾ VỀ QUÂN

SỰ TẠI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1970 ĐẾN NĂM 1971Error! Bookmark not defined.

1.1. Khái quát sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hiện nhiệm vụ quốc tế

về quân sự tại Campuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân PhápError! Bookmark not defined.

1.1.1. Yêu cầu liên minh chiến đấu và quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt

Nam – Campuchia .............................................. Error! Bookmark not defined.

1.1.2. Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

quân sự tại Campuchia trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân PhápError! Bookmark not defined.

1.2. Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại

Campuchia trong những năm đầu khi Mỹ mở rộng chiến tranh sang

Campuchia (1970-1971) ........................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Tính toán chiến lược, kế hoạch quân sự của Mỹ và chủ trương của

Đảng Lao động Việt Nam .................................. Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Đảng chỉ đạo từng bước đánh bại các cuộc tiến công của Mỹ, mở

rộng vùng giải phóng, đưa cách mạng Campuchia tiến lênError! Bookmark not defined.

Tiểu kết chương ....................................................... Error! Bookmark not defined.

Chương 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐỐI

VỚI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC TẾ VỀ QUÂN SỰ TẠI

CAMPUCHIA TỪ NĂM 1972 ĐẾN NĂM 1975 ...... Error! Bookmark not defined.

2.1. Những nhân tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng Lao động

Việt Nam ................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Tình hình chiến trường Đông Dương và CampuchiaError! Bookmark not defined.

2.1.2. Đông Dương và Campuchia trong tính toán chiến lược của Mỹ

trong giai đoạn mới ............................................ Error! Bookmark not defined.

Page 6: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

2

2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt NamError! Bookmark not defined.

2.2.1. Chủ trương của Đảng ............................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Chỉ đạo thực hiện ..................................... Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết chương 2 .................................................... Error! Bookmark not defined.

Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆMError! Bookmark not defined.

3.1. Nhận xét ............................................................. Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Thành tựu.................................................. Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Về hạn chế ................................................ Error! Bookmark not defined.

3.2. Kinh nghiệm ...................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Phải luôn nhận thức vai trò quan trọng của sự liên minh đoàn kết

chiến đấu ba nước trong sự nghiệp cách mạng ở Đông DươngError! Bookmark not defined.

3.2.2. Phải luôn tuân thủ những nguyên tắc có tính bất biến trong việc

giúp đỡ lực lượng cách mạng Campuchia. ......... Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Phải luôn chú trọng công tác tham mưu, nhạy bén tình hình, biết

phát huy tác dụng của hậu phương, hậu cần tại chỗ đưa cách mạng hai

nước đi đến thắng lợi cuối cùng. ........................ Error! Bookmark not defined.

Tiểu kết chương ....................................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 7

Page 7: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

3

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hai nước Việt Nam, Campuchia ngay từ thuở “hồng hoang” đã được định

sẵn trên bán đảo Đông Dương, hình thành một mối quan hệ lịch sử đặc biệt về địa

lý. Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ không gian sinh tồn, phát triển của mỗi quốc

gia, dân tộc, hai nước đã nương tựa, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tồn tại và

phát triển. Việt Nam khởi nguồn từ nền “văn minh sông Hồng”, trải qua hàng ngàn

năm lịch sử đã lập nên một nước Việt Nam độc lập, vẹn toàn lãnh thổ, trải dài từ Bắc

xuống Nam, từ địa đầu Lũng Cú đến đất mũi Cà Mau, vươn xa ra Biển Đông rộng lớn,

bao la. Vốn là dân tộc hiền hòa, yêu chuộng hòa bình, nhưng do vị trí địa chiến lược

nên dân tộc Việt Nam luôn bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó. Do đó, lịch sử triền

miên phải trải qua những cuộc chiến tranh giữ nước, giải phóng dân tộc. Xuôi về phía

Tây Nam là Vương quốc Chùa Tháp-Campuchia, đất nước có quá khứ cũng đầy biến

động trong sự vận động chung của lịch sử các quốc gia dân tộc trên bán đảo Đông

Dương. Suốt diễn trình lịch sử ấy, hai nước Việt Nam – Campuchia đã có những nét

tương đồng về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, tạo dựng mối liên hệ mật thiết, tình

đoàn kết keo sơn gắn bó. Chính sự liên minh, đoàn kết hai nước là nguyên nhân căn

bản góp phần vào thắng lợi chung trong sự nghiệp giành và giữ nền độc lập dân tộc của

nhân dân ba nước Đông Dương, điển hình là hai cuộc kháng chiến chống thực dân

Pháp và đế quốc Mỹ, những đế chế hùng cường lúc bấy giờ.

Ngược dòng thời gian vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do

đặc thù vị trí địa chính trị, kinh tế, văn hóa, hai nước Việt Nam-Campuchia có cùng

một kẻ thù, chung một nguyện vọng đấu tranh giải phóng dân tộc, nên nhân dân hai

nước “đồng cam cộng khổ” liên kết với nhau một cách tự nhiên để chống thực dân

Pháp xâm lược. Tuy nhiên, những phong trào yêu nước liên tiếp nổ ra lại dần đi vào

thất bại, chưa kết được thành phong trào rộng lớn, đặc biệt là thiếu một đường lối

chính trị đúng đắn, chưa phù hợp với thời đại, nên không phát động được mọi tầng

lớp nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt

Nam ra đời, đến tháng 10 năm 1930, đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương

Page 8: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

4

(tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng Nhân

dân Campuchia ngày nay) đã đáp ứng nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân ba nước Việt

Nam, Lào, Campuchia đấu tranh giành độc lập dân tộc, đánh dấu sự hình thành liên

minh đoàn kết chiến đấu giữa cách mạng ba nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), nhân dân hai nước Việt

Nam-Campuchia ngày càng tăng cường đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung.

Trên tinh thần liên minh đoàn kết đó, ngay tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần

thứ II (2/1951) đã xác định: “Nhiệm vụ của cách mạng ba dân tộc nói chung vẫn là

chống đế quốc nhưng cũng có nhiều điểm cụ thể khác nhau” [132, tr.156], đồng thời

ở mỗi nước sẽ thành lập một chính đảng cách mạng riêng, phù hợp với hoàn cảnh

từng nước để lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành thắng lợi. Tới tháng 3 năm 1951, Mặt

trận Liên Việt, Mặt trận Khơme yêu nước (Ítxarắc), Mặt trận Lào tự do, họp và

quyết định thành lập “Khối liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào” dựa trên nguyên tắc

tự nguyện, bình đẳng và tương trợ, giúp đỡ nhau kháng chiến chống thực dân Pháp

cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Trên cơ sở ấy, trong giai đoạn từ 1951-1954,

quân và dân Việt Nam tình nguyện sang giúp nhân dân Campuchia kháng chiến, kề

vai sát cánh cùng Quân đội giải phóng Ítxarắc chiến đấu chống kẻ thù chung là thực

dân Pháp và can thiệp Mỹ, giành nhiều thắng lợi to lớn. Với chiến thắng lịch sử

Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của nhân dân Việt Nam đã

đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký Hiệp định

Giơnevơ (năm 1954) thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba

nước Việt Nam, Campuchia và Lào.

Sau Hiệp định Giơnevơ, hòa bình được lập lại trên đất nước Campuchia, chính

phủ Vương quốc Campuchia do Nôrôđôm Sihanúc làm Thủ tướng (từ năm 1960 là

Quốc trưởng) tuyên bố đi theo con đường hòa bình, độc lập, trung lập. Sự lựa chọn

này tạo thuận lợi cho việc duy trì và bảo vệ nền hòa bình trên bán đảo Đông Dương.

Song, việc Campuchia đi theo con đường hòa bình, độc lập, trung lập đã khiến đế

quốc Mỹ phải thực hiện âm mưu khác với Việt Nam và Lào, từ dùng sức ép chính

trị, thông qua viện trợ kinh tế, quân sự đến đảo chính lật đổ Nhà nước trung lập, tiến

Page 9: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

5

hành can thiệp quân sự vào Campuchia. Ngày 18 tháng 3 năm 1970, đế quốc Mỹ đã

hậu thuẫn cho LonNol-Xirích Matắc (thành viên trong Chính phủ Vương quốc

Campuchia) tiến hành đảo chính lật đổ Quốc trưởng Sihanúc, thành lập chính phủ

mới do Cheng Heng làm Quốc trưởng, LonNol làm Thủ tướng, dọn đường cho hành

động can thiệp quân sự thô bạo sang Campuchia, lôi kéo nước này vào “quỹ đạo

chiến tranh” mà Mỹ đưa ra. Hành động “tự làm theo ý mình” của Mỹ đã gây ra cảnh

ly tán, tang thương, chết chóc cho những người dân vô tội, gieo rắc nỗi kinh hoàng

cho nhân dân Campuchia, đồng thời gây ra chiến tranh trên toàn bán đảo Đông

Dương. Được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân và lực lượng cách mạng

Campuchia, ngày 23 tháng 3 năm 1970, Quốc trưởng Sihanúc đọc “Bản tuyên bố

kháng chiến” gồm 5 điểm1, kêu gọi nhân dân Campuchia kiên quyết đứng lên giải

phóng ách độc tài của LonNol do Mỹ hậu thuẫn, đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm

lược Đông Dương, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Trong

hoàn cảnh đế quốc Mỹ lật đổ Chính phủ Sihanúc và mở rộng chiến tranh ra toàn

Đông Dương, đồng thời đáp lại lời kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân

Campuchia, ngày 4 tháng 4 năm 1970, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương

Đảng Lao động Việt Nam gửi Điện số 99 cho Trung ương Cục miền Nam, yêu cầu

lãnh đạo, chỉ huy các chiến trường “nghiên cứu tổ chức, bố trí lại lực lượng cho

thích hợp với tình hình mới, bảo đảm đẩy mạnh tiến công ở miền Nam, giúp cách

mạng Campuchia có hiệu lực, vừa mạnh, vừa vững chắc, chủ động và lâu dài” [34].

Một đất nước vừa mới bước ra khỏi cuộc kháng chiến chống Pháp, còn

nghèo nàn lạc hậu, lại đang bị chia cắt làm hai; một dân tộc vẫn đang ngày đêm

đứng lên đánh Mỹ xâm lược, những mong hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Dân tộc

ấy, mọi thứ vật chất thiếu thốn, chỉ có ý chí và lòng quyết tâm giải phóng, thống

nhất đất nước luôn sục sôi. Với tinh thần “giúp bạn là mình tự giúp mình”, các cán

1 Tuyên bố 5 điểm (ngày 23 tháng 3 năm 1970):

Giải tán chính phủ phản động Lonnol và hai viện Quốc hội Campuchia

Nhân dân Campuchia kiên quyết đứng lên chống lại bọn phản động cho đến thắng lợi cuối cùng

Thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc Campuchia

Thành lập Quân đội giải phóng dân tộc Campuchia

Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc Campuchia.

Page 10: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

6

bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam luôn nêu cao tinh

thần đoàn kết quốc tế, vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ, giúp đỡ cách mạng

Campuchia toàn diện mọi mặt, cùng quân đội và nhân dân Campuchia kề vai chiến

đấu, giành được nhiều chiến thắng, lập nhiều chiến công, góp phần đánh bại chiến

lược “Đông Dương hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ, hoàn thành cuộc cách mạng

dân tộc dân chủ nhân dân ở Campuchia; đồng thời hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu

tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành

công ấy, trong giai đoạn 1970–1975 đã nảy sinh những mâu thuẫn bất đồng không

đáng có giữa cách mạng hai nước. Cách mạng hai nước có những biểu hiện chủ

quan, chưa nhạy bén, không nhận định đúng bản chất của lực lượng PônPốt -

Yêngxary nên đã mất cảnh giác gây thiệt hại về người và của, làm rạn nứt tình đoàn

kết, quan hệ giữa cách mạng Campuchia-Việt Nam. Đây là một bài học xương máu

quý báu cho cách mạng hai nước.

Nhằm làm sáng tỏ vai trò to lớn của Đảng Lao động Việt Nam; đúc rút

những kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam trong những năm tháng gian khổ,

thiếu thốn mọi mặt khi làm nhiệm vụ quốc tế trên đất nước Campuchia; vận dụng

những bài học ấy trong tình hình mới, nên chúng tôi chọn “Đảng Lao động Việt

Nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về quân sự tại Campuchia (1970-

1975)” làm đề tài Luận văn.

2. Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về liên minh đoàn kết chiến đấu của cách mạng hai nước Việt

Nam, Campuchia giai đoạn 1970–1975 nói chung và vai trò lãnh đạo của Đảng

trong giai đoạn đó nói riêng là đề tài hay và nhận được sự quan tâm nhất định của

các học giả, các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ

quan mang lại nên hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ khai thác đến những khía

cạnh nhỏ. Các công trình ấy, đa phần nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam và

giải quyết một phần nhỏ của sự liên minh đoàn kết chiến đấu của nhân dân hai nước

Việt Nam – Campuchia (hoặc của nhân dân ba nước Đông Dương), về sự thất bại

của Mỹ trong việc mở rộng chiến tranh ra chiến trường Đông Dương. Thậm chí đã

Page 11: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ôn Đình Bảo (1989): Sức mạnh của khối đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào -

Campuchia trong chống Mỹ (1954-1975).

2. Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước-thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị

Quốc gia, H.

3. Ban CP48 (1971), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 3-1971, lưu tại Viện

Lịch sử quân sự Việt Nam.

4. Ban CP48 (1971), Tổng hợp chiến trường Campuchia tháng 4-1971, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

5. Ban CP48 (1971), Tài liệu tham khảo tổng hợp tình hình Campuchia tháng 5-

1971 (ngày 20-6-1971), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

6. Ban CP48 (1971), Thành tích chiến đấu của quân và dân Campuchia từ

tháng 3-1970 đến tháng 5-1970, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

7. Ban CP48 (1971), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 6-1971, lưu tại Viện

Lịch sử quân sự Việt Nam.

8. Ban CP48 (1971), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 8-1971, lưu tại Viện

Lịch sử quân sự Việt Nam.

9. Ban CP48 (1971), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 9-1971, lưu tại Viện

Lịch sử quân sự Việt Nam.

10. Ban CP48 (1971), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 10-1971, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

11. Ban CP48 (1971), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 11-1971, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

12. Ban CP48 (1971), Báo cáo chiến trường Campuchia tháng 8-1971 (ngày 30-

8-1971), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

13. Ban Liên lạc R (1973), Báo cáo Campuchia (ngày 07-3-1973), lưu tại Viện

Lịch sử quân sự Việt Nam.

Page 12: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

8

14. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, Lịch sử

Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia (1930-1979), lưu tại Viện Lịch sử

quân sự Việt Nam.

15. Ban Tổng kết chiến tranh B2 (sao năm 1977), Ba Đình gửi Quang Trung

ngày 4/5/1970 về tình hình nhiệm vụ chiến trường Campuchia, lưu tại Viện

Lịch sử quân sự Việt Nam.

16. Ban Tổng kết chiến tranh B2 (sao năm 1977), Báo cáo số 03/BC báo cáo về

đặc điểm tình hình địch trên chiến trường Campuchia từ mùa mưa đến nay,

lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

17. Ban Tổng kết chiến tranh B2 (sao năm 1977), Điện 127/TKZN ngày 15-3-

1971 gửi Anh Văn về tác chiến của bộ đội chủ lực Miền, đánh phá bình định

trên chiến trường miền Nam, hoạt động trên chiến trường Campuchia, tình

hình quân số và hậu cần, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

18. Ban Tổng kết chiến tranh B2 (sao năm 1977), Tư liệu về Campuchia (ngày

14-7-1971), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

19. Ban Tổng kết chiến tranh B2 (sao năm 1977), Chỉ thị của Bộ chỉ huy Miền số

427/TKZN ngày 15-6-1972 về phương hướng chỉ đạo hoạt động mùa mưa đối

với các căn cứ và các đơn vị ta hoạt động trên đất Campuchia (6,7,8-1972),

lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

20. Ban Tổng kết chiến tranh B2 (sao năm 1979), Báo cáo tổng hợp hoạt động

của chủ lực tháng 12/1970 trên chiến trường Campuchia và biên giới, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

21. Ban Tổng kết chiến tranh B2 (1979), Đề cương báo cáo tổng kết kinh nghiệm

hoạt động chi viện chiến trường Campuchia của lực lượng vũ trang B2 trong

kháng chiến chống Mỹ, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

22. Ban Tổng kết chiến tranh B2 (1982), Đề cương Báo cáo tổng kết sự thực hiện

nghĩa vụ quốc tế của Đảng về mặt quân sự đối với Campuchia (1945-1979),

lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

Page 13: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

9

23. Bộ Chỉ huy Miền (1970), Chỉ thị của Bộ chỉ huy Miền 21/H ngày 19-3-1970

về công tác tư tưởng cho các lực lượng võ trang ta trước tình hình đảo chính

ngày 18-3 ở Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

24. Bộ Chỉ huy Miền (1970), Dự thảo đề cương báo cáo tình hình Campuchia

tháng qua (Từ đảo chính 18-3-1970 đến 18-9-1970), lưu tại Viện Lịch sử

quân sự Việt Nam.

25. Bộ Chỉ huy Miền (1971), Diễn biến, kết quả, kinh nghiệm chiến dịch đợt 1+2

của chủ lực các chiến trường Đông Bắc Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử

quân sự Việt Nam.

26. Bộ Chỉ huy Miền (1971), Điện số 46/TK, 73/TK, 49/TK, 22/ZN, 73/ZN,

05/ZN, 18/ZN, 84/ZN, 437/TKZN Báo cáo tình hình ở chiến trường

Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

27. Bộ Chỉ huy Miền (1971), Thông báo tình hình và âm mưu địch trên chiến

trường Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

28. Bộ Chỉ huy Miền (1971), Tình hình Campuchia tháng 2-1971, lưu tại Viện

Lịch sử quân sự Việt Nam.

29. Bộ Chỉ huy Miền (1971), Báo cáo chiến trường Campuchia quý 1-1971 (ngày

25-3-1971), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

30. Bộ Chỉ huy Miền (1972), Chỉ thị số 618/M ngày 20-9-1972 về xây dựng lực

lượng giúp bạn ở Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

31. Bộ Chỉ huy Miền (1973), Điện của anh Ba gửi anh Bẩy Cường + Trung ương

Cục về tình hình Lào + Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

32. Bộ Chỉ huy Miền (1974), Thông tri số 04/TT74 ngày 08-3-1974 chấp hành tốt

một số việc để tăng cường quan hệ đoàn kết Việt Nam - Campuchia, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

33. Bộ Chỉ huy Miền (1974), Số 401/ZN ngày 17-5-1974 việc giúp bạn

Campuchia về vải + muối, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

Page 14: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

10

34. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Điện số

99 gửi Trung ương Cục miền Nam (ngày 4-4-1970), lưu tại Viện Lịch sử quân

sự Việt Nam.

35. Bộ Chính trị, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Số 107/NQ ngày 14/6/1970, về

tình hình mới ở bán đảo Đông Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta (họp

ngày 19/6/1970), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

36. Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2001), Cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước - Những sự kiện quân sự, Nxb QĐND, H.

37. Bộ Quốc phòng-Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2001), Tóm tắt các chiến

dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb QĐND, H.

38. Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2010), Lịch sử quân tình

nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Campuchia (1978-

1989), Nxb QĐND, H.

39. Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)-(9 tập) – xuất bản lần 2, Nxb Chính

trị Quốc gia, H.

40. Bộ Tham mưu (1973), Báo cáo số 01/BC ngày 14-02-1973 báo cáo kết quả bàn

giao Tiểu đoàn xe cho bạn Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

41. Bộ Tham mưu (1973), Báo cáo số 02/BC ngày 01-4-1973 báo cáo kết

quả nhận và giao hàng cho bạn Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử quân

sự Việt Nam.

42. Bộ Tổng Tham mưu - Cục tác chiến (2005), Lịch sử Cục tác chiến (1945-

2005), Nxb QĐND, H.

43. Bộ Tổng Tham mưu (1979), Đề cương báo cáo tổng kết kinh nghiệm hoạt

động chi viện chiến trường Campuchia của lực lượng vũ trang B2 trong

kháng chiến chống Mỹ, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

44. Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Báo cáo về tình hình giúp Campuchia xây dựng lực

lượng trong năm 1970, 1971, 1972, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

Page 15: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

11

45. Cục Chính trị (1972), Thông báo số 29/TB ngày 15-11-1972 về việc nhất trí

giữa 2 Đảng Việt Nam và Campuchia trong nhận định tình hình thế giới,

trong nước, đánh giá âm mưu hoạt động của địch, sự trưởng thành về mặt tác

chiến, xây dựng lực lượng của ta và một số vấn đề quan hệ chung giữa hai

lực lượng vũ trang ta và bạn, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

46. Cục Chính trị (1975), Việc chuyển hành quân sự qua đất Campuchia (ngày

09-01-1975), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

47. Cục Chính trị Miền, Những quy định cho bộ đội Việt Nam hành quân ngang

qua đất bạn Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

48. Cục Chính trị Miền (1972), Số 15/HD ngày 05-05-1972 Hướng dẫn bổ sung

một số vấn đề về công tác chính trị tư tưởng cho các đơn vị vũ trang ta hoạt

động ở Campuchia và việc xây dựng mối quan hệ ta và bạn tốt hơn nữa năm

1972, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

49. Cục Hậu cần (1971), Báo cáo tổng hợp hàng Campuchia năm 1971 (Bắt đầu

nhập, xuất 15-3-1971 đến 31-12-1971), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

50. Cục Hậu cần (1974), Biên bản giao nhận xe và hàng giữa Việt Nam với

Campuchia (kèm tổng kết giao xe và hàng giữa Việt Nam và Campuchia), lưu

tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

51. Cục Tác chiến (1970), Báo cáo tình hình và giao nhiệm vụ về tổ chức chấn

chỉnh lực lượng và tác chiến, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục

Tác chiến, hồ sơ số 3668.

52. Cục Tác chiến (1970), Tài liệu cơ bản chiến trường K, Trung tâm lưu trữ Bộ

Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, hồ sơ số 3644.

53. Cục Tác chiến (1971), Báo cáo của Bộ Tổng tham mưu về tình hình tác

chiến và xây dựng lực lượng năm 1970 trên các chiến trường Đông Dương,

Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, hồ sơ số 3839,

văn bản số 22.

54. Cục Tác chiến (1971), Báo cáo tình hình Campuchia 1970, Trung tâm lưu trữ

Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, hồ sơ số 3693, văn bản số 07.

Page 16: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

12

55. Cục Tác chiến (1971), Quan điểm của Khu ủy Bạn (203) đối với Việt Nam và

Thư của đồng chí Bí thư Khu ủy 203 gửi Ban liên lạc của ta bên cạnh cấp ủy

Bạn, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, hồ sơ số 4757.

56. Cục Tác chiến (1972), Báo cáo tình hình quan hệ Bạn – Ta ở Campuchia

(18/3/1970-8/1972), Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác

chiến, hồ sơ số 5847, văn bản số 38.

57. Cục tác chiến (1973), Báo cáo thực lực, tổ chức lực lượng còn trên đất

Campuchia, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục tác chiến, hồ sơ

số 5992, văn bản số 4.

58. Cục Tác chiến (1975), Dự thảo báo cáo quân sự Tình hình Campuchia từ

3/1970 đến 4/1975, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến,

hồ sơ số 8537, văn bản số 369.

59. Cục Tham mưu (1974), Số 01/RĐ ngày 06-02-1974 Báo cáo năm 1973 (Tình

hình Mỹ, Miền Nam, Campuchia, và các Phụ lục), lưu tại Viện Lịch sử quân

sự Việt Nam.

60. Cục Tham mưu (1974), Báo cáo số 68/TK ngày 09-4-1974 Báo cáo tình hình

Campuchia (từ 20-3 đến 08-4-1974), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

61. Lê Duẩn (1985), Thư vào Nam, Nxb Sự thật, H.

62. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập (tập 1), Nxb. CTQG, H.

63. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, (tập 2), Nxb. CTQG, H.

64. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập (tập 6), Nxb. CTQG, H.

65. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập (tập 9), Nxb. CTQG, H.

66. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, (tập 31), Nxb. CTQG, H.

67. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, (tập 32), Nxb. CTQG, H.

68. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, (tập 33), Nxb. CTQG, H.

69. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào – Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Lịch sử

quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào; Lào – Việt Nam (1930-2007) – Văn kiện

(tập 2), Nxb. CTQG, H.

Page 17: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

13

70. Đoàn 301 (Ban Tổng kết chiến tranh B2 sao năm 1979), Sơ kết đợt 3 chiến

dịch của Đoàn 301 tại Đông Bắc Campuchia năm 1971, lưu tại Viện Lịch sử

quân sự Việt Nam.

71. Hồ Chủ tịch với các lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND, 1975.

72. Hồ sơ văn kiện Trung ương Cục miền Nam Việt Nam (TWC.3450), tài liệu

lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

73. Hồ sơ văn kiện Trung ương Cục miền Nam Việt Nam (TWC.1447), tài liệu

lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

74. Hồ sơ văn kiện Trung ương Cục miền Nam Việt Nam (TWC.213), tài liệu lưu

trữ tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

75. Hồ sơ văn kiện Trung ương Cục miền Nam Việt Nam (TWC.5337), tài liệu

lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

76. Hồ sơ tổng kết (TK.5231), tài liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

77. K203, Báo cáo tình hình phát triển xây dựng lực lượng cách mạng

Campuchia (ngày 24-3-1971), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

78. Maicơn Mắclia (1990), Việt Nam cuộc chiến tranh mười ngàn ngày, Nxb Sự

thật, H.

79. Naigiơ Cathônơ (2007), Chiến tranh Việt Nam được và mất (hay những bài

học về chiến tranh Việt Nam), bản dịch Việt ngữ, Nhà sách Văn hóa Việt.

80. Phân viện Lịch sử quân sự (1985), Đề cương báo cáo tổng kết chiến dịch

phản công đánh bại cuộc hành quân “Toàn Thắng 1/71 N6” giai đoạn I, II

của Quân đoàn 3 nguỵ Sài Gòn ở đông Bắc Campuchia (từ 4/2/1971 -

31/5/1971), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

81. Phân viện Lịch sử quân sự, Đại tá Hồ Biểu (chủ biên) (1987), Tổng kết chiến

dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Chen La 2 của quân ngụy Lonnol

trên đường 6 Campuchia từ 27/10 đến 4/12/1971, lưu tại Viện Lịch sử quân

sự Việt Nam.

82. Phòng lưu trữ-Bộ Ngoại giao Việt Nam, phông Vụ Châu Á II.

Page 18: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

14

83. Phòng Tham mưu C40, Dự thảo báo cáo hoạt động bước 1 (1972) Mặt trận

đường 5 (Campuchia), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

84. Phòng Tham mưu CZ, Đảng uỷ Bộ chỉ huy mặt trận đường 6 Campuchia hội

nghị mở rộng sơ đồ kiểm điểm thực hiện nhiệm vụ chiến dịch kết quả thắng

lợi đánh bại hoàn toàn hành quân Chenla 2 của Nguỵ Lonnol (ngày 12-12-

1971), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

85. Phòng Tổng kết nghiên cứu - Ban Tổng kết chiến tranh B2 (sao năm 1977),

Báo cáo tổng kết chiến dịch phản công và tấn công mùa khô 1971 (chiến

trường Campuchia và miền Đông Nam Bộ), lưu tại Viện Lịch sử quân sự

Việt Nam.

86. Pitơ A. Pulơ (1986), Nước Mỹ và Đông Dương từ Rudơven đến Níchxơn, Nxb

Thông tin Lý luận.

87. Quân khu 1, Báo cáo của Quân khu 1, ngày 14/5/1973, về kế hoạch hoạt

động thời cơ của Quân khu miền Đông trong tình hình quân ngụy Sài Gòn

vào biên giới đánh lên Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

88. Quân uỷ Miền, Chỉ thị số 26/CT của Quân uỷ Miền ngày 30-3-1970 về việc

nhận định tình hình Campuchia và chỉ đạo công tác trước mắt, lưu tại Viện

Lịch sử quân sự Việt Nam.

89. Quân uỷ Miền, Kết luận của Hội nghị Quân uỷ Miền, Số 07/QU tháng 4/1970

về tình hình và nhiệm vụ quân sự trên chiến trường Campuchia, lưu tại Viện

Lịch sử quân sự Việt Nam.

90. Quân ủy Trung ương (1970), Báo cáo kết luận của Quân ủy Miền tại Hội

nghị Tổng kết chiến dịch (từ 19-25/9/1970). Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc

phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ số 657, số văn bản 43.

91. Quân ủy Trung ương (1970), Đề cương giới thiệu tình hình quân sự trên

chiến trường ba nước Đông Dương (từ tháng 1-1970 đến cuối tháng 10 năm

1970). Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ

số 651, số văn bản 164.

Page 19: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

15

92. Quân ủy Trung ương (1970), Báo cáo về tình hình mới ở bán đảo Đông

Dương và nhiệm vụ mới của chúng ta, 29-12-1970. Trung tâm lưu trữ Bộ

Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ số 644, số văn bản 287.

93. Quân ủy Trung ương (1970), Điện Quân ủy Trung ương gửi cán bộ, chiến sỹ

các đơn vị tham gia Mặt trận biên giới và Đông Bắc Campuchia. Trung tâm

lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ số 703.

94. Quân ủy Trung ương (1970), Thông báo của Thường trực Quân ủy trung

ương về tình hình Campuchia. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông

Quân ủy Trung ương, hồ sơ số 653, số văn bản 45.

95. Quân ủy Trung ương (1971), Đề cương báo cáo tình hình cuộc kháng

chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Campuchia và Lào.

Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ số

735, số văn bản 138.

96. Quân ủy Trung ương (1971), Hàng cho Campuchia. Trung tâm lưu trữ Bộ

Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ số 761.

97. Quân ủy Trung ương (1971), Kết quả vận chuyển chi viện chiến trường, tổn

thất của ta, dự kiến tình hình chi viện 1971-1972. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc

phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ số 735.

98. Quân ủy Trung ương (1971), Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về nhiệm

vụ chi viện chiến trường 1971-1972. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng,

phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ số 752, văn bản số 34.

99. Quân ủy Trung ương (1971), Tài liệu họp Quân ủy Trung ương ngày

17/12/1971-Dự thảo kế hoạch công tác quân sự của Bộ Tổng tham mưu năm

1972. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ

số 733, văn bản số 346.

100. Quân ủy Trung ương (1972), Nghị quyết Quân ủy Trung ương về tình hình và

nhiệm vụ quân sự năm 1972. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân

ủy Trung ương, hồ sơ số 771, văn bản số 50.

Page 20: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

16

101. Quân ủy Trung ương (1972), Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về lập kế

hoạch chân hàng và chi viện chiến trường 1972-1973. Trung tâm lưu trữ Bộ

Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ số 809, văn bản số 65.

102. Quân ủy Trung ương (1973), Bản phụ lục: Tài liệu Cục tác chiến chuẩn bị cho

Quân ủy Trung ương dùng trong cuộc họp Bộ Chính trị. Trung tâm lưu trữ Bộ

Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ số 839, văn bản số 245.

103. Quân ủy Trung ương (1973), Nghị quyết Quân ủy Trung ương về tình hình và

nhiệm vụ trong giai đoạn mới 1973, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng,

phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ số 828, văn bản số 91, 460.

104. Quân ủy Trung ương (1974), Nghị quyết Quân ủy Trung ương về phương

hướng, nhiệm vụ công tác quân sự năm 1974, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc

phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ số 894, văn bản số 120.

105. Sư đoàn 7 (1971), Điện báo cáo của Sư đoàn bộ binh 7 trong kế hoạch mùa

mưa 1971 chiến trường Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

106. Phạm Đức Thành (1995), Lịch sử Campuchia, Nxb Văn hóa Thông tin, H.

107. Thông tri của Thường vụ X.97, Số 01/CT71 ngày 26/3/1971 về những diễn

biến quan trọng trên chiến trường Đông Dương trong bước đầu mùa khô và

sự chỉ đạo sắp tới của ta, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

108. Thường vụ C.69, Chỉ thị của Thường vụ C.69, Số 06/CT70 ngày 27/3/1970,

về cuộc đảo chính ở Campuchia và chủ trương của ta, lưu tại Viện Lịch sử

quân sự Việt Nam.

109. Thường vụ K.89, Chỉ thị của Thường vụ K.89, Số 18/CT70 ngày 28/5/1970,

về nhận rõ tình hình mới, đẩy mạnh tấn công và nổi dậy, phối hợp chặt chẽ

với quân dân Campuchia Lào, giành những thắng lợi mới, lưu tại Viện Lịch

sử quân sự Việt Nam.

110. Thường vụ KBN - Bộ chỉ huy Miền, Số 366/TV ngày 13-7-1972 Những quy

định nhằm tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa ta và bạn Campuchia,

lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

Page 21: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

17

111. Thường vụ Trung ương Cục, Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Cục, Số

19/CT70 ngày 18/6/1970, về tổ chức lãnh đạo phong trào Việt kiều trong tình

hình mới ở Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

112. Thường vụ Trung ương Cục, Thông tri của Thường vụ KBN, Số 03/TT72 ngày

10/3/1972 về việc tổ chức, hoạt động của các bộ phận ta trên đất bạn trong dịp

tết cổ truyền của nhân dân Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

113. Thường vụ Trung ương Cục, Thông tri của Thường vụ KBN, Số 09/TT.72

ngày 28/8/1972 về việc tăng cường hơn nữa tình đoàn kết chiến đấu và quan

hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Campuchia: Thường vụ KBN gửi các Ngành,

các Khu uỷ, Phân khu uỷ, Tỉnh uỷ trực thuộc ở vùng biên giới Việt Nam –

Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

114. Thường vụ Trung ương Cục, Thông báo của KBN, Số 03/TB72 ngày

20/12/1972, về tình hình quan hệ hợp tác đoàn kết chiến đấu Việt Nam -

Campuchia: Gửi Ban liên lạc các cấp, các Ban Ngành trực thuộc, các cấp uỷ

dọc biên giới, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

115. Thường vụ Trung ương Cục, Thông tri của Thường vụ KBN, Số 14/TT.74

ngày 13/5/1974, về việc phối hợp với bạn Campuchia quét bọn phản động,

gián điệp ở biên giới 2 nước Việt Nam - Campuchia: Thường vụ KBN gửi T1,

T2, T3, T4, T6, Tây Ninh, Bình Phước Long, Quân uỷ và các Ban Ngành

KBN, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

116. Thường vụ Trung ương Cục, Thông tri của Thường vụ KBN, Số 15/TT-74

ngày 3/8/1974, về vấn đề quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Khu 203

Campuchia: Thường vụ KBN gửi Khu uỷ T2, Tỉnh uỷ Tây Ninh và các Ban,

Ngành, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

117. Thường vụ Trung ương Cục, Thường vụ KBN gửi các Ban liên lạc, Quân uỷ,

các Ban ngành T1, T2, T10, các tỉnh Phước Bình, Tây Ninh, Long Châu Hà,

Ban cán sự Việt Kiều, Số 736/TW ngày 28/1/1973: Cần nêu rõ thắng lợi của

ta và quan hệ của ta với Campuchia trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

Page 22: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

18

118. Thường vụ Trung ương Cục, Thường vụ X97 gửi A51, T2, T3, T6, T10, T7,

các Phân khu và các Tỉnh trực thuộc ngày 17/1/1971, chỉ đạo về việc quân

Nguỵ ở chiến trường Campuchia, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

119. Thường vụ Trung ương Cục, Thường vụ X97 gửi các Khu A51, các Phân khu,

Tỉnh trực thuộc đồng điện Quân uỷ các ban ngành ngày 19/2/1971, chỉ đạo

về việc đối phó và đánh địch ở đường 9 Nam Lào và Đông Bắc Campuchia,

lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

120. Thường vụ X.97, Chỉ thị của Thường vụ X.97, Số 20/CT70 ngày 20/6/1970,

về phát huy thắng lợi của chiến dịch và của chiến trường Đông Dương kịp

thời khắc phục những khó khăn trước mắt ra sức tấn công mùa mưa liên tục

mạnh mẽ, giành thắng lợi mới, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

121. Tổng hợp tổn thất về người các đơn vị chủ lực, binh chủng và trên

Campuchia năm 1972, lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

122. Trần Trọng Trung (2005), Nhà Trắng với cuộc chiến tranh Việt Nam, Nxb

CTQG, H.

123. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tư lệnh Miền, hồ sơ số 1394,

Đề án về nhiệm vụ và các mặt công tác quân sự trong thời gian tới (1971-đầu

1972).

124. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng tham mưu, hồ sơ số 1714,

Điện số 441/TM.

125. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, hồ sơ số 245, Bản

phụ lục: Tài liệu Cục Tác chiến chuẩn bị cho Quân ủy Trung ương dùng

trong cuộc họp Bộ Chính trị ngày 24/5 – 1/6/1973 ở Đồ Sơn.

126. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, hồ sơ số 3723, Bản

đồ tình hình địch – ta ở Miền Nam, Lào, Campuchia năm 1970.

127. Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ số

652, Thư anh Văn gửi anh Mười Khang (ngày 16/3/1970).

Page 23: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

19

128. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy trung ương, hồ sơ số

829, Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về tình hình và nhiệm vụ giai

đoạn mới (1970).

129. Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, hồ sơ số 20,

Báo cáo Tình hình bộ đội Cao Miên.

130. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb

Sự thật, H.

131. Từ cuộc chiến chống C.I.A đến người tù của Khơ me đỏ, (Hồi ký Sihanúc),

Nxb, CAND, 2003.

132. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Hồi ký Sihanúc, lưu tại Viện Lịch sử quân sự

Việt Nam.

133. Vụ nghiên cứu (1973), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 7-1973, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

134. Vụ nghiên cứu (1973), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 8-1973, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

135. Vụ nghiên cứu (1973), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 9-1973, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

136. Vụ nghiên cứu (1973), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 10-1973, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

137. Vụ nghiên cứu (1973), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 11-1973, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

138. Vụ nghiên cứu (1974), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 01-1974, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

139. Vụ nghiên cứu (1974), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 02-1974, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

140. Vụ nghiên cứu (1974), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 3-1974, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

141. Vụ nghiên cứu (1974), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 4-1974, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

Page 24: đảng lao động việt nam lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc tế về

20

142. Vụ nghiên cứu (1974), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 5-1974, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

143. Vụ nghiên cứu (1974), Tổng hợp tình hình Campuchia tháng 8-1974, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

144. Vụ nghiên cứu, Báo cáo nhận định tình hình Campuchia sau khi Mỹ ngừng

ném bom (15-8-1973), lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

145. Vụ nghiên cứu, Sơ kết tình hình Campuchia 6 tháng đầu năm 1974, lưu tại

Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.