70
ĐẠI HC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HC NÔNG LÂM NGUYN SQUANG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIN TRNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CU ĐON CHY QUA HUYN ĐỒNG H, TNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUN TT NGHIP ĐẠI HC Hđào to : Chính quy Chuyên ngành : Khoa hc môi trường Khoa : Môi trường Khoá : 2010 – 2014 Thái Nguyên, 2014

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Embed Size (px)

DESCRIPTION

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦUĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Citation preview

Page 1: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN SỸ QUANG

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HI ỆN TRẠNG MÔI TR ƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU

ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LU ẬN TỐT NGHI ỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Khoa : Môi tr ường

Khoá : 2010 – 2014

Thái Nguyên, 2014

Page 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN SỸ QUANG

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HI ỆN TRẠNG MÔI TR ƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU

ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LU ẬN TỐT NGHI ỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Khoa : Môi tr ường

Khoá : 2010 – 2014

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải

Thái Nguyên, 2014

Page 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là thời gian rất quan trọng đối với sinh viên. Đây là

thời gian để củng cố và hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời tiếp xúc với

thực tế làm quen với công việc sau này.

Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu Nhà trường, khoa Môi trường em

tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông

Cầu đoạn chảy qua huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ”

Trong quá trình thực hiện đề tài em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ

tận tình của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, các thầy cô giáo trong khoa và

đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải, em

đã hoàn thành khóa luận của mình.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị tại phòng

Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong

suốt quá trình thực tập.

Cuối cùng, em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những

người đã giúp đỡ rất nhiều về mặt tinh thần và vật chất để em hoàn thành tốt

được chương trình học tập và báo cáo tốt nghiệp.

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do kinh nghiệm và kiến

thức còn hạn chế nên chắc chắn em không tránh khỏi những sai sót và khiếm

khuyết. Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô

giáo và các bạn sinh viên để khóa luận của em được hoàn thành hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 24 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Sỹ Quang

Page 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 3.1. Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm ....... 21

Bảng 4.1. Biến động sản xuất ngành chăn nuôi .............................................. 31

Bảng 4.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Đồng Hỷ ....................... 31

Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại xã Văn Lăng ...... 35

Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại xã Hòa Bình ...... 36

Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại xã Minh Lập ..... 37

Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại xã Văn Lăng, xã

Minh Lập, xã Hòa Bình tháng 4 năm 2014 ..................................... 38

Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước sông Cầu tại xã Văn

Lăng từ năm 2011 đến 2014 ............................................................ 40

Bảng 4.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước sông Cầu tại xã Hòa

Bình từ năm 2011 đến 2014 ............................................................ 42

Bảng 4.9: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước sông Cầu tại xã

Minh Lập từ năm 2011 đến 2014 .................................................... 44

Page 5: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Đồng Hỷ so với các huyện, thành phố, thị

xã của tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 24

Hình 4.2. Tỷ lệ % của các loại đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ .................... 27

Hình 4.3: Giá trị Fe, NO3- tại xã Văn Lăng ..................................................... 35

Hình 4.4: Giá trị DO, BOD, COD tại xã Văn Lăng, xã Hòa Bình, xã Minh

Lập ................................................................................................... 39

Hình 4.5: Giá trị TSS tại xã Văn Lăng, xã Hòa Bình, xã Minh Lập ............... 39

Hình 4.6: Giá trị BOD5, COD tại xã Văn Lăng qua các năm 2011, năm

2012, năm 2013, năm 2014 .......................................................... 41

Hình 4.7: Giá trị TSS tại xã Văn Lăng qua các năm 2011, năm 2012, năm

2013, năm 2014 ............................................................................... 41

Hình 4.8: Giá trị DO, BOD5, COD tại Hòa Bình qua các năm 2011, năm

2012, năm 2013, năm 2014 ............................................................. 43

Hình 4.9: Giá trị TSS tại xã Hòa Bình qua các năm 2011, năm 2012, năm 2013,

năm 2014 .......................................................................................... 43

Hình 4.10: Giá trị DO, BOD5, COD tại xã Minh Lập qua các năm 2011, 2012,

2013, 2014 ....................................................................................... 45

Hình 4.11: Giá trị TSS, tại xã Minh Lập qua các năm 2011, năm 2012, năm

2013, năm 2014 ............................................................................... 45

Hình 4.12: Giá trị NO3- , tại xã Minh Lập qua các năm 2011, năm 2012, năm

2013, năm 2014 ............................................................................... 46

Page 6: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt

1 BOD Nhu cầu ôxy sinh học

2 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

3 BVMT Bảo vệ môi trường

4 COD Nhu cầu ôxy hóa học

5 CN-XD Công nghiệp-Xây dựng

6 DO Nồng độ ôxy hòa tan

7 ĐTM Đánh giá tác động môi trường

8 GDTX Giáo dục thường xuyên

9 NĐCP Nghị định chính phủ

10 LVS Lưu vực sông

11 QCVN Quy chuẩn Việt Nam

12 TNMT Tài nguyên môi trường

13 TSS Tổng chất rắn lơ lửng

14 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

15 TCCP Tiểu chuẩn cho phép

16 UBND Ủy ban nhân dân

Page 7: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1

1.1. Tính cấp thiết .............................................................................................. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2

1.3.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................................... 2

1.3.2. Trong thực tiễn ........................................................................................ 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LI ỆU............................................................... 3

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................... 3

2.1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 3

2.1.1.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi

trường nước, tiêu chuẩn môi trường. ................................................... 3

2.1.1.2 Đánh giá chất lượng nước ..................................................................... 4

2.1.1.3. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải ............................................. 6

2.1.2 Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 6

2.2 Tài nguyên nước và tầm quan trọng của sự phát triển của con người ........ 7

2.2.1. Giới thiệu chung về nước ........................................................................ 7

2.2.2. Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển kinh

tế - xã hội .............................................................................................. 8

2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................. 9

2.3.1 Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt trên thế giới ................................. 9

2.3.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt tại Vi ệt Nam ............................. 11

2.3.3 Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt tại tỉnh Thái Nguyên ................. 15

2.4 Chất lượng nước sông Cầu ........................................................................ 16

Page 8: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

2.4.1 Hệ thống sông Cầu ................................................................................. 16

2.4.2 Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu ................................................... 18

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ................................................................................................... 19

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 19

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 19

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 19

3.2.2 Thời gian ................................................................................................ 19

3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19

3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đông Hỷ, tỉnh Thái

Nguyên ............................................................................................... 19

3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 19

3.3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 19

3.3.2 Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện

Đông Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................... 19

3.3.3 Các nguồn gây ô nhiễm nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Đồng Hỷ,

tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 19

3.3.4 Đề xuất các giải pháp hạn chế, khắc phục ô nhiễm môi trường nước

sông Cầu ............................................................................................. 20

3.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 20

3.4.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp .............. 20

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa, quan trắc, lấy mẫu và phân tích

trong phòng thí nghiệm ...................................................................... 20

3.4.3 Phương pháp chuyên gia ........................................................................ 23

3.4.4 Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu với QCVN 08: 2008 BTN &

MT ...................................................................................................... 23

3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 23

Page 9: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 24

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ ......................... 24

4.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 24

4.1.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................... 24

4.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất ................................................................ 25

4.1.1.3 Điều kiện khí hậu ............................................................................... 25

4.1.1.4 Thủy văn .............................................................................................. 26

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên ......................................................................... 27

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ ............................................ 29

4.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế ................................................................. 29

4.1.2.2 Dân số và nguồn nhân lực ................................................................... 32

4.1.2.3 Văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh – quốc phòng ................................... 33

4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện

Đồng Hỷ ............................................................................................. 34

4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu tại một số vị trí trên

đoạn chảy qua huyện Đông Hỷ .......................................................... 34

4.2.2 So sánh mức độ ô nhiễm sông Cầu trên đoạn sông nghiên cứu trong một

vài năm gần đây thông qua một số chỉ tiêu ........................................ 40

4.3 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện

Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................... 47

4.3.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu từ nước thải sinh hoạt 47

4.3.2 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu từ sản xuất nông nghiệp .. 49

4.3.3 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu từ sản xuất công nghiệp

............................................................................................................ 50

4.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu , khắc phục ô nhiễm môi trường

nước sông Cầu đoạn sông nghiên cứu ............................................... 51

4.4.1. Biện pháp liên quan đến thể chế chính sách ......................................... 51

Page 10: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

4.4.2. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải ............................................... 51

4.4.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục và xã hội hoá công tác BVMT ......... 54

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ ..................................................... 56

5.1 Kết luận ..................................................................................................... 56

5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 56

TÀI LI ỆU THAM KH ẢO ............................................................................ 58

PHỤ LỤC

Page 11: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

1

PHẦN 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Tính cấp thiết

Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống

trên trái đất và cần thiết cho tất cả mọi hoạt động của con người. Ở đâu có

nước ở đó có sự sống. Nước chiếm 3/4 diện tích trái đất và cũng là nguồn tài

nguyên quý giá của con người. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh

hoạt, 1500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2000 lít cho hoạt động nông

nghiệp. Nước còn được sử dụng rộng rãi trong giao thông vận tải, chăn nuôi -

thủy sản... Nước là nguồn lực cho mọi hoạt động kinh tế của con người. Tài

nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những

yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ hay một

vùng quốc gia. Đối với thành phố Thái Nguyên, sông Cầu giữ vai trò cung

cấp, thoát nước tưới tiêu cho hoạt động phát triển công - nông nghiệp và phục

vụ nhiều mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Huyện Đồng Hỷ là một trong

những huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên có sông Cầu chảy qua. Vì vậy sông Cầu

giữ vai trò cung cấp, thoát nước tiêu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp,

đảm bảo công tác thủy lợi.

Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường nước lưu vực sông

Cầu đã có dấu hiệu tích cực như chất lượng môi trường nước dần được cải

thiện và đảm bảo với những chính sách những tác động tích cực, nhưng cùng

với sự phát triển không ngừng của tỉnh Thái Nguyên thì nguy cơ gây ô nhiễm

môi trường nước lưu vực sông Cầu đang có xu hướng gia tăng, một số khu

vực thuộc lưu vực đã bị hoặc xuất hiện những dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng

do phải tiếp nhận một số lượng lớn nước thải từ hoạt động phát triển kinh tế

xã hội như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, y tế và

nước thải chưa được xử lý.

Page 12: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

2

Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành thực tập đề tài : “ Đánh

giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ”

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát

- Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu chạy qua huyện Đồng

Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu khắc phục tình trạng ô nhiễm

môi trường nước.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước sông Cầu chảy qua

huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Cảnh báo về các vấn đề cấp bách và các nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm

môi trường nước.

- Nâng cao nhận thức và kiến thức của nhân dân về bảo vệ môi

trường nước.

- Đề xuất các biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường

nước.

1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.

- Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho

công tác sau này.

- Bổ sung tư liệu cho học tập.

1.3.2. Trong thực tiễn

Đề tài cung cấp các thông tin số liệu về hiện trạng môi trường nước

sông Cầu làm cho việc đánh giá tài nguyên nước mặt nói riêng và tài nguyên

nước nói chung.

Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách

bảo vệ môi trường.

Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường

cho mọi cộng đồng dân cư.

Page 13: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

3

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LI ỆU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi

trường nước, tiêu chuẩn môi trường.

- Khái niệm môi trường:

“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao

quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển

của con người và sinh vật” (Luật Bảo vệ môi trường, 2005) [3].

- Khái niệm ô nhiễm môi trường:

“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không

phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và

sinh vật” (Luật Bảo vệ môi trường, 2005) [3].

- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:

“Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi của các tính chất vật lý

- hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm

cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa

dạng sinh học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô

nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất” (Hoàng Văn Hùng,

2008) [1].

- Khái niệm về tiêu chuẩn môi trường:

Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2005:

“Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi

trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ

môi trường”.

Page 14: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

4

2.1.1.2 Đánh giá chất lượng nước

Theo Escap (1994) [22], chất lượng nước được đánh giá bởi các thông

số, các chỉ tiêu đó là:

- Các thông số lý học:

Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong

nguồn nước tự nhiên, sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất

lượng nước, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan.

pH: Là chỉ số thể hiện axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường ảnh

hưởng đến tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong

nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình

đọng tụ hóa học, sát trùng làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong hệ

thống xử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế

trong phạm vi thích hợp đối với các loại vi sinh vật có liên quan.

- Các thông số hóa học:

+ BOD: Là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các

chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.

BOD được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật môi trường. Nó là chỉ tiêu

xác định mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và công nghiệp qua chỉ số

oxy dùng để khoáng hóa các chất hữu cơ… Ngoài ra BOD còn là một trong

những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự ô nhiễm của dòng chảy.

BOD còn liên quan đến việc đo lượng oxy tiêu thụ do vi sinh vật khi

phân hủy chất hữu cơ có trong nước thải. Do đó BOD còn được ứng dụng để

ước lượng công suất các công trình xử lý sinh học cũng như đánh giá hiệu quả

của các công trình đó.

+ COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước.

Chỉ tiêu nhu cầu sinh hóa BOD không đủ để phản ánh khả năng oxy

hóa các chất hữu cơ khó bị oxy hóa và các chất vô cơ có thể bị oxy hóa có

Page 15: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

5

trong nước thải, nhất là nước thải công nghiệp. Vì vậy, cần phải xác định nhu

cầu oxy hóa học để oxy hóa hoàn toàn các chất bẩn có trong nước thải.

+ DO là yếu tố xác định sự thay đổi xảy ra do vi sinh vật kị khí hay

hiếu khí. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm

dòng chảy. Ngoài ra DO còn là cơ sở kiểm tra BOD nhằm đánh giá mức ô

nhiễm của nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Tất cả các quá trình xử lý hiếu

khí phụ thuộc vào sự hiện diện của DO trong nước thải, việc xác định DO

không thể thiếu vì nó là phương tiện kiểm soát tốc độ sục khí để bảo đảm đủ

lượng DO thích hợp cho vi sinh vật hiếu khí phát triển.

+ Các hợp chất của nitơ trong nước (NO3-): Là sản phẩm cuối cùng của

sự phân hủy các chất có chứa nitơ trong nước thải.

+ Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỉ trọng của

chúng lớn hơn 5 như Asen, Cacdimi, Fe, Mn... ở hàm lượng nhỏ nhất định

chúng cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của động vật, thực vật nhưng

khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con

người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.

+ Chất rắn trong nước (TSS) bao gồm các chất tồn tại ở dạng lơ lửng

(SS) và dạng hòa tan. Chất rắn ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước hoặc nước

thải. Các nguồn nước có hàm lượng chất rắn cao thường có vị và có thể tạo

nên các phản ứng lý học không thuận lợi cho người sử dụng. Nước cấp có

hàm lượng cặn lơ lửng cao gây nên cảm quan không tốt. Ngoài ra cặn lơ lửng

còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc kiểm soát quá trình xử lý nước

thải bằng phương pháp sinh học.

Cặn hữu cơ trong nước thải có nguồn gốc từ thức ăn của người, động

vật đã tiêu hóa và một phần nhỏ dư thừa thải ra và xác động vật chết, cây thối

rữa tạo nên.

Page 16: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

6

Cặn vô cơ là các chất trơ không bị phân hủy, đôi khi có những hợp chất

vô cơ phức tạp, ở điều kiện nhất định có thể bị phân rã. Cặn vô cơ có nguồn

gốc khoáng chất như các muối khoáng, cát, sạn, bùn, độ kiềm, độ cứng.

2.1.1.3. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải

- Khái niệm nước thải:

“Nước thải là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra

trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình

đó” (QCVN 08:2008/BTNMT).

- Khái niệm nguồn nước thải:

Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng:

+ Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt

động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.

+ Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất): là nước thải từ các nhà

máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.

+ Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều

cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay

hố xí.

+ Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở

những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng

+ Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất

lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của

các loại nước thải trên.

2.1.2 Cơ sở pháp lý

- Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội về bảo vệ

môi trường.

- Luật tài nguyên nước năm 2012 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6

năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về

việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ

môi trường.

Page 17: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

7

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP Sửa đổi bổ xung nghị định

80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của

luật Bảo vệ môi trường.

- Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản

lý lưu vực sông.

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về

môi trường.

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt “kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm

môi trường nghiêm trọng”.

- QCVN 08: 2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước mặt.

- QCVN 40: 2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải

công nghiệp.

- QCVN 28: 2010/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y

tế.

2.2 Tài nguyên nước và tầm quan trọng của sự phát tri ển của con người

2.2.1. Giới thiệu chung về nước Nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của môi trường

sống. Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực

chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được

sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp thủy điện,

giao thông vận tải, chăn nuôi, thuỷ sản v.v...

Nước là loại tài nguyên có thể tái tạo được và cần phải sử dụng một

cách hợp lý để duy trì khả năng tái tạo của nó.

Page 18: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

8

Trên hành tinh chúng ta nước tồn tại dưới những dạng khác nhau: Nước

trên trái đất, ngoài đại dương, ở các sông suối, hồ ao, các hồ chứa nhân tạo,

nước ngầm, trong không khí, băng tuyết và các dạng liên kết khác.

Tổng lượng nước trên trái đất vào khoảng 1.386 triệu km3 trong đó

nước trong đại dương (nước mặn) vào khoảng 1.338 triệu km3 chiếm 96,5%.

Nước ngọt trên trái đất chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ vào khoảng 2,5%. Và trong

tổng lượng nước ngọt trên trái đất thì 68% là băng và sông băng; 30% là nước

ngầm; nguồn nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100

km3, bằng 1/150 của 1% của tổng lượng nước trên trái đất. [3]

2.2.2. Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển

kinh tế - xã hội

Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự

sống trên Trái Đất. Ở đâu có nước ở đó có sự sống. Nước là thành phần cấu

tạo lên sinh quyển. Với vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, nước được xem

như huyết mạch là như cầu cơ bản của sự sống trên trái đất.

Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật

trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít

nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp.

Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và khoảng

70% trọng lượng cơ thể con người. Lượng nước con người sử dụng trong một

năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và

63% cho hoạt động nông nghiệp. [15]

Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Ðể sản xuất 1 tấn giấy

cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn

nước. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu

cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc

đẩy sự phát triển kinh tế.

Page 19: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

9

Trong sản xuất nông nghiệp, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết

định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế

độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, làm

cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới.

Du lịch, giao thông vận tải... cũng gắn liền với nguồn nước. Nước

không những được dùng để cung cấp cho sinh hoạt, ăn, uống, tắm, giặt… mà

còn là môi trường tốt để phát triển các loại hình du lịch. Giao thông đường

thủy có vị trí đặc biệt quan trọng trong vận tải hàng hóa. Từ xa xưa, hoạt động

thương mại phát triển đều gắn với sự sầm uất, tấp nập của các thương cảng.

2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.3.1 Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt trên thế giới

Nước là tài nguyên vô cùng quý báu, nước đáp ứng các nhu cầu của

cuộc sống như: Ăn uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp,

năng lượng, giao thông vận tải… Tài nguyên nước trên thế giới có trữ lượng

nước khoảng 1,45 tỷ km3, trong đó nguồn nước chính phục vụ cho nhu cầu

của con người do vậy đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển

của mọi quốc gia trên thế giới.

Ô nhiễm nước lục địa và địa phương gia tăng với nhịp đọ đáng lo ngại.

Tiến độ ô nhiễm phản ánh đúng trung thực tiến bộ phát triển kỹ thuật, công

nghệ.

Nước Pháp có nhiều sông rộng lớn nhưng vấn đề ô nhiễm khá cao. Dân

Paris còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Từ đó đến nay vấn đề đã

đổi khác: các con sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không làm nước sinh hoạt

nữa, 5000 km sông khác ở Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua

vùng kĩ nghệ hóa mạnh, khu vực có 40 triệu người là nạn nhân của nhiều tai

nạn (như nạn cháy nhà máy thuốc Sandoz ở Bale năm 1986 chẳng hạn) thêm

vào các nguồn nước ô nhiễm thường xuyên.

Page 20: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

10

Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở vùng phía đông cùng như nhiều

vùng khác. Vùng Đại Hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt

nghiêm trọng.

Riachuelo là con sông lớn chảy qua thủ đô Buenos Aires của

Argentina. Thay vì nguồn cung cấp tưới tiêu và điều hòa khí quyển cho thành

phố, con sông giờ đây đã nổi tiếng là con sông bẩn thỉu và ô nhiễm nhất châu

Mỹ, gây nhức nhối cho dân cư cũng như chính phủ nước này. Từ nhiều năm

nay, người ta đã không thấy có một con cá nào có thể sống được ở dưới sông

này, còn mùi nồng nặc bốc lên kèm theo rác rưởi nổi lềnh phềnh trên mặt

nước. Nước sông Riachuelo không còn một chút oxy nào mà bị ô nhiễm nặng

bởi nước thải sinh hoạt, chất độc hóa học từ các nhà máy ven sông kèm theo

lượng khổng lồ rác thải trong thành phố dồn về. Dọc triền sông hiện đang có

tới hơn 2 triệu người dân Argentina sinh sống mà người ta đùa là “làng rác”.

Đa số dân cư trong khu vực này đều là người lao động nghèo, người nhập cư

bất hợp pháp một phần không nhỏ tầng lớp da đen sinh sống. Họ điềm nhiên

vứt rác và đổ bất cứ thứ gì không cần thiết xuống sông như một tiền lệ và thói

quen đã được mọi người chấp nhận từ lâu. Nạn ô nhiễm môi trường quanh

khu vực sông kéo theo nguy cơ bùng phát những ổ dịch bệnh nguy hiểm như:

Tiêu chảy, lao, hen xuyễn, sốt rét, sốt xuất huyết và thậm chí cả bệnh ung thu,

đe dọa sức khỏe nghiêm trọng người dân thủ đô Buenos Aies của Argentina.

Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới kèm theo sự phát triển về

kinh tế xã hội, đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Một trong những vấn đề

ô nhiễm đáng quan tâm ở nước đông dân nhất này là do tình trạng ô nhiễm

nghiêm trọng xảy ra ở các dòng sông. Sông Hoàng Hà con sông dài thứ hai

Trung Quốc đã bị ô nhiễm nặng vì chất thải công nghiệp. Một báo cáo của

Ủy ban bảo vệ sông Hoàng Hà cho biết 33,8 % mẫu nước lấy ở từ sông này

không đủ tiêu chuẩn trồng trọt, nuôi thủy sản cũng như sử dụng trong công

Page 21: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

11

nghiệp. Không chỉ có sông Hoàng Hà bị ô nhiễm nặng nề mà còn rất nhiều

con sông khác ở Trung Quốc vẫn đang “than khóc”. Năm 1994 Hoàng Hà

được đánh giá bị ô nhiễm chất thải công nghiệp ở cấp độ 5 là cấp độ cao nhất,

sản sinh nhiều làng ung thư cần phải làm sạch.

Sông Hằng, Ấn Độ. Sông Hằng là con sông linh thiêng của người Ấn

Độ đang hấp hối vì ô nhiễm từ quá trình công nghiệp hóa nhanh của nước

này. Có hơn 400 triệu người sống dọc hai bờ sông Hằng và mỗi ngày có 2

triệu người tới bờ sông làm các nghi thức tắm rửa tại đây. Trong quá khứ, một

đặc trưng thường được nhắc đến của sông Hằng là khả năng tự lọc khi hầu hết

các loại vi khuẩn trong nước như tả hay lị thường bị tiêu diệt, tránh gây cho

con người những đại dịch lớn. Ngoài ra, nước ở đây cũng có tỉ lệ giữ oxy hòa

tan cao gấp nhiều lần so với các con sông thường. Có lẽ vì phải gánh vác quá

nhiều với con người mà dòng sông thiêng giờ đây cũng phải chịu chung số

phận của những con sông trần thế khác, đó là nạn ô nhiễm nặng nề. Nước

sông Hằng đã có mùi khó chịu, rác và nước thải vương khắp nơi. Nước sông

giờ không những không thể dùng ăn uống, tắm giặt mà còn không thể dung

cho sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỉ lệ các kim loại

độc trong nước sông khá cao như thủy ngân. [17]

2.3.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt tại Việt Nam

Việt Nam có tài nguyên nước khá phong phú, có hơn 2360 con sông

lớn hơn 10 km trong số đó có 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực từ 10000

km2 trở lên. Phần lớn sông ngòi nước ta đều là nước ngọt, vừa cung cấp nước

phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người, vừa phục vụ cho ngành sản xuất

khác. Tuy nhiên, nước ngọt là tài nguyên hạn chế và dễ bị suy thoái, tối cần

thiết cho sự sống, phát triển của con người, sinh vật và môi trường.

Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng

trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình

Page 22: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

12

trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô

thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với

tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu

công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất

thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây

ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô

nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp

dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH

trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu oxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học

(COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng...

cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.

Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt

đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép

nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.

Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn

nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước

tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố

Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện

gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải

khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu;

nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm

lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…

Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt

nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày không

qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.

Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà

Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt

Page 23: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

13

không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông,

hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước

thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước

thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là

những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm

trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.

Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới

300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý

nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử

lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200

m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành;

chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội

thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác

thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước

thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.

Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như

Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng

không được xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt

quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD, COD,

Ôxy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP. Về tình trạng

ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt

Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn

lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên

thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về

mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ

Page 24: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

14

1.500-3.500 MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới

3800-12.500 MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu.

Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực

vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến

môi trường nước và sức khoẻ nhân dân.

Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho

nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng

thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây

nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và

không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn

dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các

chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số

tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven

biển Việt Nam.

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô

nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công

nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người

dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt

động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ

quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi

trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là

loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời

sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định

về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các

quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn

nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa

phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng.

Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước

Page 25: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

15

theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong

việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình

trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước.

Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số

nước ASEAN đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở

Việt Nam mới chỉ đạt 0,1%). Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi

trường nói chung và môi trường nước nói riêng còn quá ít. Đội ngũ cán bộ

quản lý môi trường nước còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay

ở Việt Nam trung bình có khoảng 3 cán bộ quản lý môi trường/1 triệu dân,

trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là 70 người/1 triệu dân)... [17]

2.3.3 Vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt tại tỉnh Thái Nguyên

Lưu vực Sông Cầu chảy qua địa bàn 06 tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên,

Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và một phần của Hà Nội. Trong

đó, với vị trí sát nguồn, sông Cầu chảy qua địa bàn thành phố Thái Nguyên có

ảnh hưởng lớn đến vùng hạ lưu.

Theo đánh giá của Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái

Nguyên, chất lượng nước sông Cầu ở hầu hết các địa phương đều không đạt

tiêu chuẩn chất lượng là nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt (QCVN

08:2008/BTNMT (A)). Tuy nhiên, chất lượng nước tại khu vực thượng lưu tốt

hơn so với hạ lưu, đặc biệt đoạn Sông Cầu chảy qua khu vực thành phố Thái

Nguyên.

Nguyên nhân có nhiều, do yếu tố tự nhiên và cả phát triển kinh tế xã

hội. Đó là những trận lũ ống, lũ quét đã xảy ra ở các xã ven sông, suối nhỏ ở

các huyện miền núi (Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá). Những trận mưa lớn gây

ngập úng cục bộ tại khu vực trũng, các cụm dân cư, cuốn theo các chất ô

nhiễm trên bề mặt gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận. Đặc biệt, tại các

khu vực khai thác khoáng sản, mưa cuốn theo một lượng lớn chất thải rắn,

gây đục bồi lắng các sông suối tiếp nhận.

Page 26: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

16

Đó là chưa kể, trên 2 triệu m3 nước thải của khoảng 1600 cơ sở công

nghiệp từ các ngành nghề khai khoáng, luyện kim, chế biến thực phẩm, sản

xuất vật liệu xây dựng... thải ra khi chưa được xử lý đạt Quy chuẩn môi

trường. Bên cạnh đó là nguồn nước thải sinh hoạt với khối lượng khổng lồ với

hơn 100.000 m3/ngày trong đó nước thải tại các khu vực đô thị chiếm gần

50%. Và rồi gần 3000 m3/ngày nước thải y tế chưa qua xử lý, thải trực tiếp

vào nguồn nước mang theo nhiều hoá chất độc hại, các chất hữu cơ, dinh

dưỡng và vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, các hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chất

thải rắn không được thu gom và xử lý thải thẳng xuống nguồn nước mặt.

Bởi thế, nguồn nước sông Cầu trước vốn xanh trong in hình trên mặt nước

nay mỗi ngày một đen đến lạ thường mà ít ai dám đến gần bởi mùi hôi thối

bốc lên bất cứ lúc nào.

Hiện nay, tại các suối tiếp nhận trực tiếp nước thải từ các hoạt động đô

thị, công nghiệp, khai khoáng, mức độ ô nhiễm tại các suối là rất lớn. Đặc

biệt, các suối tiếp nhận nước thải của thành phố Thái Nguyên, mức độ ô

nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng là rất cao, so với QCVN 08:2008 cột B1, hàm

lượng BOD vượt trên 2 lần, hàm lượng amoni vượt 16 lần, hàm lượng tổng

dầu mỡ vượt gần 8 lần), đặc biệt, tại suối Cam Giá (suối tiếp nhận nước thải

của khu công nghiệp gang thép Lưu Xá), suối Văn Dương (suối tiếp nhận

nước thải của khu công nghiệp Sông Công), hàm lượng Cd vượt so với

QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, B2.

2.4 Chất lượng nước sông Cầu

2.4.1 Hệ thống sông Cầu Sông Cầu, còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt

Đức (xưa kia còn có tên là sông Vũ Bình), là con sông quan trọng nhất

trong hệ thống sông Thái Bình.

Page 27: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

17

Lưu vực sông Cầu là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có

vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử

phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.

Sông Cầu là dòng chảy chính, đi vào địa phận Thái Nguyên tại xã Văn

Lăng huyện Đồng Hỷ và ra khỏi địa phận Thái Nguyên ở huyện Phổ Yên,

theo hướng dòng chảy từ Bắc xuống Nam, phân lãnh thổ tỉnh thành 2 khu vực

có hướng dòng chảy khác nhau. Phía Tây là các phụ lưu thuộc hữu ngạn sông

Cầu có hướng dòng chảy Tây Bắc Đông Nam phù hợp với hướng địa hình

gồm các sông: Chợ Chu, sông Đu, sông Cầu, sông Công. Phía Đông là phụ

lưu tả ngạn sông Cầu có sông Nghinh Tường với hướng dòng chảy Đông Bắc

Tây Nam.

Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km², với chiều dài khoảng

290 km, độ cao bình quân lưu vực: 190 m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều

rộng lưu vực trung bình: 31 km, mật độ lưới sông 0,95 km/km² và hệ số uốn

khúc 2,02.

Lưu vực sông Cầu có dòng chính là sông Cầu với chiều dài 290 km bắt

nguồn từ núi Văn Ôn (Vạn On) ở độ cao 1.170m và đổ vào sông Thái

Bình ở Phả Lại. Trong lưu vực sông Cầu có tới 26 phụ lưu cấp một với tổng

chiều dài 670 km và 41 phụ lưu cấp hai với tổng chiều dài 645 km và hàng

trăm km sông cấp ba, bốn và các sông suối ngắn dưới 10 km. Lưu vực sông

Cầu nằm trong vùng mưa lớn (1.500-2.700 mm/năm) của các tỉnh Bắc

Kạn và Thái Nguyên. Tổng lưu lượng nước hàng năm đạt đến 4,2 tỷ m³. Sông

Cầu được điều tiết bằng hồ Núi Cốc trên sông Công (một chi lưu của nó) với

dung tích hàng trăm triệu m³.

Chế độ thuỷ văn của các sông trong lưu vực sông Cầu được chia thành

2 mùa:

Page 28: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

18

Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu lượng

dòng chảy trong năm.

Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lưu

lượng dòng chảy của năm.

Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trong năm chênh lệch nhau tới

10 lần, mực nước cao và thấp nhất chênh nhau khá lớn, có thể tới 5-6 m. [16]

2.4.2 Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu

Lưu vực sông Cầu tiếp nhận nước thải của sáu tỉnh nằm trong lưu vực và

một phần nước thải của Hà Nội, chất lượng nước bị ảnh hưởng bởi các hoạt động

sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và khai khoáng… của các tỉnh này.

Qua đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Cầu cho thấy một số thành phần có

trong nước đều nằm trong giới hạn cho phép và tương đối ổn định như độ dẫn

điện, xyannua và một số nguyên tố kim loại vi lượng như Cd, Pb, Zn, Fe, As, Sn.

Một số tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự biến đổi chất lượng nướ mặt theo

chiều hướng bất lợi và các chất có nồng độ cao gây ô nhiễm nước như độ pH, độ

oxy hòa tan (DO), BOD5, COD, chất rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng, colifom, dầu

mỡ…

Đoạn sông Cầu đi qua Đồng Hỷ chảy qua nhiều xã như Văn Lăng, Hòa

Bình, Huống Thượng, Khe Mo, Minh Lập… Chịu nhiều tác động từ các hoạt

động khai thác khoáng sản và tác động của các hoạt động dân sinh không đáng kể

lên chất lượng nước còn tốt. Văn Lăng, Hoà Bình - Đồng Hỷ, sông Cầu hợp lưu

với các suối chảy qua các khu vực khai thác khoáng sản của huyện Võ Nhai

(khai thác cát, sỏi, vàng) của huyện Đại Từ (khai thác thiếc, sắt, chì, kẽm…)

cũng cho thấy nước sông có biểu hiện ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ, ô nhiễm

chất rắn lơ lửng (hàm lượng chất rắn lơ lửng trung bình vượt tiêu chuẩn

khoảng 10 lần).

Page 29: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

19

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chất lượng nước mặt của sông Cầu

Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước mặt lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua

huyện Đông Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm thu thập mẫu: Nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Đồng

Hỷ tỉnh Thái Nguyên tại 3 xã Văn Lăng, xã Hòa Bình, xã Minh Lập

- Xã Văn Lăng: Tân Sơn

- Xã Hòa Bình: Chợ Hích

- Xã Minh Lập: Minh Lý

Địa điểm phân tích: Phòng thí nghiệm khoa Môi trường trường Đại

Học Nông Lâm Thái Nguyên

3.2.2 Thời gian

Từ ngày 20/01/2014 đến 30/04/2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đông Hỷ, tỉnh Thái

Nguyên

3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.3.2 Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện

Đông Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

3.3.3 Các nguồn gây ô nhiễm nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Đồng

Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Page 30: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

20

3.3.4 Đề xuất các giải pháp hạn chế, khắc phục ô nhiễm môi trường nước sông Cầu 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu thứ cấp là phương pháp phổ biến thường được dùng khi nghiên cứu đề tài. Đây là phương pháp tham khảo tài liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phương pháp này là phương pháp truyền thống nhanh, đơn giản và hiệu quả. Với phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu các nội dung sau:

Thu thập số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan tới vấn đề môi trường nước sông

Thu thập các số liệu thứ cấp tại Phòng Tài nguyên & Môi Trường, phòng Thống kê, phòng Công thương của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Thu thập thông tin liên quan tới đề tài qua sách báo, internet 3.4.2 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa, quan trắc, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm

Việc quan trắc lấy mẫu được tiến hành lấy mẫu nước tại các địa điểm các xã của sông Cầu chảy qua huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể các địa điểm lấy mẫu như sau:

- Xã Văn Lăng - Xã Hòa Bình - Xã Minh Lập - Các chỉ tiêu quan trắc mang tính đặc thù gây ô nhiễm lưu vực sông

Cầu trên đoạn chảy qua huyện Đồng Hỷ đó là: PH, DO, BOD, COD, TSS, dầu mỡ, Amoni, Coliform, As, Pb, Hg, Fe, Cr6.

- Thời gian lấy mẫu: Lấy mẫu nước vào đợt 2 năm 2014 ( 1 năm có 6 đợt vào các tháng 02, 04, 06, 08, 10, 12)

- Dụng cụ lấy mẫu: Thiết bị lấy mẫu là ca định lượng. Mẫu được lấy theo phương pháp tổ hợp theo không gian tức là mẫu được lấy ở 3 vị trí khác nhau sau đó tổ hợp lại. Mẫu tổ hợp sẽ cung cấp thông tinh chính xác hơn. Mẫu lấy được chứa trong bình Polyetylen

- Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu được thực hiện theo TCVN 5996:1995.

- Từng chỉ tiêu có phương pháp phân tích khác nhau:

Page 31: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

21

Bảng 3.1. Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm

STT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp

1 TSS • TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997); • APHA-2540.D

2 COD • TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989); • APHA-5220 C/D

3 BOD5 • TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003); • TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003); • APHA-5210.B

4 NH4+ • TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984);

• TCVN 6660:2000 (ISO 14911:1988); • TCVN 5988-1995 (ISO 5664:1984); • APHA-4500-NH3.F

5 Coliform • TCVN 6187-1:1996 (ISO 9308-1:1990); • TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990); • APHA 9221; • APHA 9222

6 Pb • TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986); • EPA 6010B; • APHA 3500-Pb

7 Hg • TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999); • TCVN 7724:2007 (ISO 17852:2006); • EPA7470.A; • EPA 6010.B; • APHA 3500-Hg

8 As • TCVN 6626:2000 (ISO 11969:1996); • EPA 6010.B; • APHA 3500-As

9 Fe • TCVN 6177:1996 (ISO 6332:1988); • APHA 3500-Fe

10 Cr (VI) • TCVN 6658:2000 (ISO 11083:1994)

11 Dầu, mỡ • TCVN 5070:1995; • APHA 5520.B

12 Phenol • TCVN 6216:1996 (ISO 6439:1990); • APHA 5530; • TCVN 7874:2008

(Nguồn: Thông tư 29/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của

Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc

môi trường nước mặt lục địa) [10]

Page 32: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

22

- Trang thiết bị phục vụ cho việc phân tích:

+ pH: Được đo trực tiếp tại nơi lấy mẫu bằng máy đo pH metter

+ DO: Được đo trực tiếp tại nơi lấy mẫu bằng phương pháp đầu đo điện hóa,

máy đo da chỉ tiêu

+ BOD5: Được xác định bằng phương pháp cấy và pha loãng. Lấy 2

chai nước đựng đầy mẫu, một chai dùng để phân tích ngay hàm lượng oxy

hòa tan (DO0) chai còn lại được chung hòa mẫu nước cần phân tích và pha

loãng bằng những lượng khác nhau của một loại nước pha loãng giàu oxy hòa

tan và chứa các vi sinh vật hiếu khí. Ủ ở nhiệt độ xác định trong một thời gian

xác định, 5 ngày, ở chỗ tối, trong bình hoàn toàn đầy và nút kín. Xác định

lượng oxy hòa tan sau 5 ngày ủ (DO5). BOD5 sẽ được tính như sau:

BOD5 = DO0 - DO5

+ COD: Bằng các tác nhân oxy hóa khác như sulfat xêri, oidat kali hay

dicromat, phương pháp đo COD bằng tác nhân oxy hóa cho kết quả sau 3 giờ

và số liệu COD chuyển đổi sang BOD khi việc thí nghiệm đủ nhiều để rút ra

hệ số tương quan có độ tin cậy lớn.

B1: Chuẩn bị 2 bình b1, b2

b1: mẫu trắng

b1: mẫu thực

B2; Hút 100 ml mẫu vào 2 bình b1,b2

B3: Hút 2ml H2SO4 vào 2 bình b1,b2

10 ml KMn04

B4: Lắc đều dung dịch, cuốn giấy bạc vào miệng bình rồi cho lên bếp

đun sôi 10 phút

B5: 10ml axitoxalic lắc mất mầu dung dịch

B6: Chuẩn độ dung dịch KMnO4

+ TSS: Phương pháp lọc qua cái lọc sợi thủy tinh. Thiết bị dùng trong

phòng thí nghiệm:

- Giấy lọc: sấy 1000C -> bình hút ẩm -> cân m1(g)

-Đong V(l) mẫu lọc qua giấy lọc -> sấy ở 1050c, 2h -> cân m2(g)

SS =(m2-m1)x100:V(mg/l)

1. Thiết bị dùng để lọc chân không

Page 33: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

23

2. Cái lọc sợi thủy tinh borosilicat 3. Tủ sấy 4. Cân phân tích 5. Giá sấy + Dầu mỡ: Phương pháp khối lượng xác định dầu mỡ và sản phẩm dầu

mỡ. Dụng cụ trong phòng thí nghiệm: 1. Bình cầu, phễu tách chiết, bình tam giác, cốc, bình cầu nhỏ. 2. Máy khuấy 3. Cân phân tích, cột sắc khí thủy tinh + Coliform: Được xác định bằng phương pháp nhiều ống. Thiết bị dùng

để phân tích: 1. Tủ sấy hơi nóng để khử trùng khô và một nồi áp lực. 2. Tủ ấm 3. pH mét + Fe: Phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin. Thiết

bị dùng để phân tích: 1. Tất cả các dụng cụ thủy tinh kể cả bình đựng mẫu 2. Phổ kế, lăng kính hoặc loại vỉ grating 3. Cuvet với chiều dài quang học nhỏ nhất là 10mm 4. Màng lọc 5. Bình oxy.

3.4.3 Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường

như các cán bộ tại cơ sở thực tập, cán bộ phụ trách môi trường tại khu vực nghiên cứu 3.4.4 Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu với QCVN 08: 2008 BTN & MT

So sánh các số liệu thu thập và các số liệu phân tích với Quy chuẩn Việt Nam 08: 2008/BTN&MT 3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu

Các kết quả thu thập được thống kê thành bảng, sơ đồ, hiệu chỉnh hợp va đưa vào báo cáo.

Phân tích, xử lý số liệu trên máy tính bằng phần mềm Microsoft Word, phần mềm Microsoft Excel

Page 34: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

24

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là huyện miền núi ở phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên,

với 15 xã và 3 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đồng Hỷ là

45.524,44 ha, mật độ dân số 244 người/km2, có toạ độ từ 105016' - 105046'

kinh độ Đông, 21032’- 21051’ vĩ độ Bắc.

- Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn

- Phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên

- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang

- Phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên [11] .

Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Đồng Hỷ so với các huyện, thành phố,

thị xã của tỉnh Thái Nguyên

Page 35: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

25

4.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất

Huyện Đồng Hỷ mang đặc điểm chung của vùng trung du miền núi, địa

hình nhìn chung chia cắt phức tạp, có xu hướng thấp dần từ phía Đông Bắc

xuống Tây Nam, có độ cao trung bình 80 m so với mực nước biển địa hình

thấp đần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là Lũng Phương - Văn Lăng,

Mỏ Ba - Tân Long trên 600m; thấp nhất là Đồng Bẩm, Huống Thượng 20m.

Vùng Bắc và Đông Bắc có địa hình núi cao chia cắt phức tạp, có nhiều khe

suối, độ cao trung bình ở đây là 120m. Huyện có nhiều đồi núi, dốc cao, khe

suối, co những cánh đồng xen lẫn với những đồi thấp do mưa lớn xói mòn,

rửa trôi mạnh, sản phẩm xói mòn, bồi tụ đã tạo thành nhiều cánh đồng trồng

lúa nước của huyện. Phía Nam của huyện có phần đất đai tương đối bằng

phẳng.

4.1.1.3 Điều kiện khí hậu

Nằm ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, khí hậu của

huyện Đồng Hỷ vừa mang tính nhiệt đới gió mùa có tính lục địa, chia làm hai

mùa rõ rệt: Mùa nóng (mùa mưa) từ tháng 4-10; mùa lạnh (mùa khô) từ tháng

13-3 năm sau. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn huyện Đồng

Hỷ:

- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 220C; nhiệt độ tối

thấp trung bình 200C; nhiệt đội tối cao trung bình là 270C. Tháng có nhiệt độ

cao nhất trong năm là tháng 7 (nhiệt độ trung bình 28,50C), tháng có nhiệt độ

thấp nhất trong năm là tháng 1 (nhiệt độ trung bình 15,60C). Tổng giờ nắng

trong năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2. Tổng tích ôn

trong năm đạt khoảng 8.0000C.

- Chế độ mưa, ẩm: Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2.000 -2.100

mm và tập trung chủ yếu vào mùa mưa chiếm tới 90%. Tháng 7 có lượng mưa

lớn nhất (410 - 420 mm/tháng), số ngày mưa thường từ 17-18 ngày/tháng.

Page 36: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

26

Tháng 12, tháng 1 có lượng mưa ít nhất (24 - 25 mm/tháng). Lượng bốc hơi

trung bình năm của huyện đạt 985,5 mm, chỉ số ẩm ướt (K) đạt 2,05 nghĩa là

phần nước mưa rơi xuống lãnh thổ gấp 2,05 so với lượng bốc hơi. Như vậy độ

ẩm ướt tương đối khá, tuy vậy hệ số (K) tháng 12, tháng 1 thường nhỏ hơn

0,3 nên có những năm gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng.

Nhìn chung, thời tiết khí hậu của huyện tương đối khắc nghiệt, lượng

mưa lớn gây xói lở, úng lụt, lũ quét cục bộ; mùa khô gây hạn hán, thiếu nước

trầm trọng, đặc biệt ở những vùng có địa hình cao, sản xuất và đời sống của

nhân dân bị ảnh hưởng. Với chế độ nhiệt cao, độ ẩm lớn tạo điều kiện thuận

lợi trong việc đa dạng hóa hệ thống cây trồng, cũng như việc bố trí thâm canh,

tăng vụ.

4.1.1.4 Thủy văn

Địa hình chia cắt mạnh tạo cho Đồng Hỷ có hệ thống sông suối, ao hồ

phong phú. Phần lớn sông suối ở huyện đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía

Bắc và Đông Bắc sông Cầu, mật độ sông suối bình quân 0,2 km/km2. Trên địa

bàn huyện có các hệ thống sông suối chính sau:

- Sông Cầu: Là sông lớn nhất, chảy từ phía Bắc xuống theo đường ranh

giới phía Tây dài 47 km. Sông cung cấp nguồn nước chính cho sản xuất khu

vực ven sông, là đường giao thông thủy thuận tiện trong việc vận chuyển

hàng hóa hỗ trợ cho đường bộ. Tuy nhiên, chế độ dòng chảy thất thường, mùa

mưa thường dâng cao, chảy xiết, mùa khô nước sông xuống thấp, nông cạn.

- Các hệ thống suối lớn: Tổng chiều dài của các con suối chảy qua địa

bàn huyện khoảng 28 km. Trong đó: Suối Linh Nham bắt nguồn từ Võ Nhai

chảy qua Văn Hán, Khe Mo, Hóa Thượng, Linh Sơn đổ ra sông Cầu; suối

Thác Lạc chảy từ Trại Cau đổ ra sông Cầu, dài khoảng 19 km.

Ngoài ra, còn có nhiều suối nhỏ, ao hồ, phai, đập góp phần cung cấp

một lượng nước khá lớn phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt…

Page 37: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

27

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

- Tài nguồn đất

Năm 2012, Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên là 45.524,44 ha, chiếm

12,8% diện tích đất tự nhiên cả Tỉnh. Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 38.200,5 ha,chiếm 83,91 % diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp là 4.987,67 ha, chiếm 10,96 % diện tích tự nhiên,

- Đất chưa sử dụng: 2.380,02 ha, chiếm 5,13% diện tích đất tự nhiên.

Hình 4.2. Tỷ lệ % của các loại đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

-Tài nguyên nước

Nhìn chung, hệ thống sông, suối của huyện phần lớn đều có độ dốc lớn,

lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước rất hạn chế, mùa mưa

thường gây lũ, mùa khô lượng nước thấp gây hạn hán. Đây là yếu tố hạn chế

rất lớn đến việc đầu tư khai thác nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản

xuất. Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân huyện được khai

thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm.

-Tài nguyên rừng

Năm 2010, toàn huyện có 22.171,53 ha diện tích đất lâm nghiệp có

rừng. Độ che phủ của rừng là 48,84% song phân bố không đồng đều giữa các

Page 38: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

28

khu vực trên địa bàn huyện, tập trung chủ yếu ở các xã vùng núi cao (Hợp

Tiến có độ che phủ đạt 78,81%; Văn Lăng: 66,48%; Cây Thị: 56,93%; và Tân

Long: 56,0%...). Một số địa phương có mật độ che phủ khá thấp (thị trấn

Chùa Hang 0,19%; xã Hóa Thượng 0,44%...).

-Tài nguyên khoáng sản

Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành

đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Qua điều tra, tìm kiếm và thăm dò địa chất

đã phát hiện được nhiều mỏ và các điểm mỏ trên địa bàn.

- Quặng sắt là khoáng sản có trữ lượng lớn nhất, bao gồm:

+ Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng 20 triệu tấn, hàm lượng Fe 58,8

đến 61,8% được xếp vào chất lượng loại tốt.

+ Cụm mỏ sắt Linh Sơn – Tiến Sơn – Tiến Bộ nằm trên trục đường tỉnh

lộ 269 gồm nhiều mỏ có quy mô trung bình từ 1-3 triệu tấn. Tổng trữ lượng

quặng phong hóa đạt trên 30 triệu tấn.

+ Quặng chì kẽm ở làng Hích và các điểm quặng nhỏ khác phân bố

không tập trung, gồm các điểm mỏ như: Bắc lâu, Sa lung, Mỏ Ba

+ Quặng vàng sa khoáng phân bố rải rác ở các vùng phía Đông và phía

Bắc của Huyện. Trữ lượng nhỏ, nằm rải rác và hiện đang được khai thác bằng

công nghệ thủ công, cụ thể: tai các xã Cây Thị, Văn Hán, Nam Hoà, Hợp

Tiến, Văn Lăng…

+ Quặng Phốtphorít tập trung ở làng Mới trữ lượng khoảng 20-30 vạn

tấn.

- Khoáng sản vật liệu xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi...trong đó sét xi

măng có trữ lượng lớn ở Khe Mo, hàm lượng các chất như SiO2 khoảng 51,9-

65,9%; AL2O3 khoảng 7-8%....Ngoài ra, trên địa bàn còn có khá nhiều mỏ sét,

cát sỏi dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng...

Page 39: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

29

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ khá phong phú và có

trữ lượng lớn tạo cho Huyện trong phát triển công nghiệp khai thác và chế

biến khoáng sản, vật liệu xây dựng....

-Tài nguyên nhân văn và du lịch

Đồng Hỷ nằm trong (bao gồm cả huyện Võ Nhai) khu khu di tích khảo

cổ học Thần Sa, rừng Khuôn Mánh. Đây sẽ là lợi thế của Huyện trong phát

triển:

Đồng Hỷ có nhiều di tích lịch sử cách mạng như đền Văn Hán, cụm di

tích Phượng Hoàng, đền Linh Sơn, suối Tiên... Bên cạnh đó, Huyện còn có

nhiều cảnh quan hấp dẫn, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch

nghỉ dưỡng như Chùa Hang, Hang Dơi, đền Gốc Sấu, đền Long Giàn, đền

Hích, rừng Cò, núi Đá Mài...

Với diện tích rừng chiếm tới gần 50% diện tích đất tự nhiên là điều

kiện thuận lợi để Đồng Hỷ phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Nhân dân Đồng Hỷ có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời gắn liền với

lịch sử phát triển của đất nước. Xưa kia, nhân dân địa phương đã biết đào

mương, đắp phai, đập, làm con nước để đảm bảo việc tưới tiêu nước cho đồng

ruộng, biết chế tạo các loại cày, cuốc, liềm, hái, các loại súng, nỏ… Trình độ

thẩm mỹ thể hiện rõ nét trong nghệ thuật kiến trúc các đền, chùa như: Chùa

Hang, đền Gốc Sấu, đền Long Giàn, đền Hích...

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ

4.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế

Trong năm những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính

quyền địa phương các cấp, với sự phấn đấu nỗ lực của các doanh nghiệp

doanh nhân và nhân dân các dân tộc trong huyện, Đồng Hỷ đã vượt qua nhiều

khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong

việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Page 40: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

30

* Quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Huyện giai đoạn 2005-2010 đạt

18,94%/năm, gấp 1,72 lần so mức tăng bình quân Tỉnh (Tỉnh đạt 11%/năm).

Trong đó, tăng trưởng giá trị gia tăng (VA) ngành CN-XD đạt 35,13%/năm

(gấp 2,33 lần so với mức tăng bình quân của Tỉnh); tăng trưởng VA ngành

nông, lâm và thủy sản đạt 5,9%/năm (gấp 1,48 lần so với bình quân Tỉnh);

tăng trưởng VA ngành dịch vụ đạt 12,31%/năm, gấp 1,05 lần so với mức bình

quân của Tỉnh [11].

* Về sự phát triển của sản xuất CN – Thương mại - dịch vụ

Từ năm 2007 đến 2012, hệ thống doanh nghiệp, công ty, Hợp tác xã

trên địa bàn huyện đã có sự phát triển về cả số lượng và chất lượng; nếu như

năm 2007 có 131 Doanh nghiệp, Công ty, Hợp tác xã thì đến năm 2011 đã có

168 Doanh nghiệp, Công ty, Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trên địa bàn;

trong đó:

- Lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản: 27 doanh nghiệp

- Lĩnh vực khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng: 49 doanh nghiệp

- Lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp và chế biến nông, lâm sản: 6 doanh nghiệp

- Lĩnh vực xây dựng: 29 doanh nghiệp

- Lĩnh vực phân phối điện nước, vệ sinh môi trường: 10 doanh nghiệp

- Lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ, vận tải: 47 doanh nghiệp [10]

* Về phát triển nông nghiệp:

Là vùng trồng và sản xuất chế biến chè chất lượng cao, diện tích tập

trung chủ yếu ở các xã Hoá Thượng, Minh Lập, Hòa Bình, Khe Mo, Văn Hán;

Trong sản xuất nông, lâm nghiệp đã hình thành các làng nghề như:

Làng nghề miến Việt Cường xã Hóa Thượng, các làng nghề chè truyền thống

xã Minh Lập; Hợp tác xã chế biến lương thực Hoàng Gia xã Nam Hoà... đã

từng bước khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương.

Về chăn nuôi phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung, quy mô công

nghiệp... toàn huyện có 60 trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm.

Page 41: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

31

Bảng 4.1. Biến động sản xuất ngành chăn nuôi

STT Hạng mục ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

I. Số lượng

1 Trâu Con 13.017 12.377 11.659 10.136 9.117

2 Bò Con 4.825 2.564 2.195 939 1.008

3 Lợn

Lợn

nái Con 9.561 11.130 10.559 8.085 8.653

Lợn

thịt Con 42.366 50.704 50.019 46.238 48.746

4 Gia cầm Con 506.000 565.000 623.586 799.093 669.000

II. Sản lượng

SP thịt hơi các loại Tấn 5.491 6.527 6.687 6.801 7.859

1 Trâu Tấn 192 151 149 153 176

2 Bò Tấn 32 279 276 329 340

3 Lợn Tấn 4.569 5.410 5.458 5.355 6.337

4 Gia cầm Tấn 698 732 804 964 1.015

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ năm 2012) [9]

* Về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Bảng 4.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Đồng Hỷ

Ngành Tỷ lệ Năm

2007

Năm

2012

Tổng % 100 100

Công nghiệp và xây dựng % 35.62 48.74

Dịch vụ thương mại % 40.26 30.69

Nông - Lâm nghiệp- thủy sản % 24.12 20.57

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ KT-XH của huyện Đồng

Hỷ năm 2012) [10]

Page 42: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

32

Cơ cấu kinh tế của huyện Đồng Hỷ đang chuyển dịch theo hướng tăng

tỷ trọng giá trị gia tăng các khối ngành CN-XD. Tỷ trọng giá trị gia tăng

ngành CN-XD trong tổng GDP của Huyện tăng từ 35.62% năm 2007 lên

48.74% năm 2012, tăng 13.12% [10] ; tỷ trọng ngành nông, lâm thủy sản

giảm từ 24.12% năm 2007 xuống còn 20.57% năm 2012, giảm 3.55% .

Điều đáng lưu ý là cơ cấu ngành dịch vụ có xu hướng giảm, giảm từ

40.26% năm 2007 xuống còn 30.69% năm 2012 (giảm 9.57%). Xu hướng này

đặt ra cho Đồng Hỷ trong những năm tới cần chú trọng hơn trong việc phát

triển khối ngành dịch vụ. Bởi vì theo tính quy luật phát triển, khi tăng

trưởng kinh tế 1%/năm thì khối ngành dịch vụ phải có tốc độ tăng trưởng

từ 1,2%/năm đến 1,4%/năm thì mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triển

bền vững.

4.1.2.2 Dân số và nguồn nhân lực

- Dân số

Dân số của Huyện năm 2012 là 111.160 người, chiếm 10% dân số cả

tỉnh Thái Nguyên. Gồm 8 dân tộc anh em sinh sống. Tốc độ tăng trưởng dân

số là 0,95%/năm . Mật độ dân cư bình quân là 244 người/km2, bằng 77,3% so

với mật độ trung bình của Tỉnh và bằng 82,7% so với mức trung bình của cả

nước. Mật độ dân số thấp là điều kiện thuận lợi cho Huyện trong quy hoạch

phát triển đô thị, các khu, cụm (điểm) công nghiệp, quy hoạch phát triển sản

xuất nông, lâm nghiệp quy mô lớn [12].

- Lao động

Đời sống của người dân đã được cải thiện nhưng chất lượng cuộc sống

chưa đạt được yêu cầu bởi GDP bình quân đầu người còn thấp. Xét về tốc độ

tăng trưởng có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của

huyện tăng khá nhanh. Giai đoạn 2005 - 2010, tốc độ tăng GDP bình quân

đầu người của huyện là 9,4%/năm, trong đó đạt bình quân khá cao trong ba

Page 43: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

33

năm gần đây (10,9%/năm). Nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì còn tương đối

thấp so với mức bình quân của cả nước. Năm 2005 GDP bình quân đầu người

của huyện tính theo giá HH đạt 5,03 triệu đồng/năm, bằng 50% so với cả

nước (10,09 triệu đồng). Năm 2010, GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng,

đạt 17,5 triệu đồng (tính theo giá HH), bằng 106% bình quân của cả nước

(16,5 triệu đồng).

- Thu nhập

Đời sống của người dân đã được cải thiện nhưng chất lượng cuộc sống

chưa đạt được yêu cầu bởi GDP bình quân đầu người còn thấp. Xét về tốc độ

tăng trưởng có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của

huyện tăng khá nhanh. Giai đoạn 2005 - 2010, tốc độ tăng GDP bình quân

đầu người của huyện là 9,4%/năm, trong đó đạt bình quân khá cao trong ba

năm gần đây (10,9%/năm). Nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì còn tương đối

thấp so với mức bình quân của cả nước. Năm 2005 GDP bình quân đầu người

của huyện tính theo giá HH đạt 5,03 triệu đồng/năm, bằng 50% so với cả

nước (10,09 triệu đồng). Năm 2010, GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng,

đạt 17,5 triệu đồng (tính theo giá HH), bằng 106% bình quân của cả nước

(16,5 triệu đồng) [13].

4.1.2.3 Văn hóa, y tế, giáo dục, an ninh – quốc phòng

- Văn hóa

Sự nghiệp văn hóa-thể thao trong những năm qua đã góp phần thực

hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Huyện và nâng cao đời

sống tinh thần, thể lực cho nhân dân. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục-

thể thao đã được các cấp chính quyền quan tâm và phát triển không ngừng.

Hoạt động văn hoá cộng đồng, lễ hội truyền thống được duy trì và kịp

thời khơi dậy tình cảm quê hương đất nước và tính cộng đồng. Các hoạt động

thể dục-thể thao quần chúng được tổ chức thường xuyên và phát triển rộng

Page 44: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

34

khắp. Các thiết chế thể thao-văn hóa được quan tâm đầu tư và đi vào hoạt

động nề nếp.

- Y tế

Đánh giá chung: Thời kì 2005-2010, các chương trình y tế dự phòng

được triển khai, thực hiện sâu rộng, tiềm năng y học dân tộc được phát huy.

Hệ thống y tế cơ sở được nâng cấp, tăng cường trang thiết bị phục vụ cho

khám và chữa bệnh, 95% trạm y tế xã có bác sĩ, hầu hết xóm, bản, tổ nhân

dân có nhân viên y tế thôn bản hoạt động, mạng lưới y tế từ huyện tới cơ sở

đã đáp ứng cơ bản được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

- Giáo dục

Giáo dục có bước chuyển biến tích cực do triển khai sâu rộng phong

trào xây dựng xã hội học tập, hệ thống trường học phủ khắp 18 xã, thị trấn với

đủ các cấp học, ngành học từ mầm non đến THPT cơ bản đã đáp ứng được

nhu cầu học tập của con em địa phương. Toàn huyện có 19 trường mầm non,

25 trường tiểu học, 18 trường THCS, 3 trường THPT, 1 trung tâm GDTX và 1

trung tâm dạy nghề, 18/18 xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng.

4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện

Đồng Hỷ

4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Cầu tại một số vị trí trên

đoạn chảy qua huyện Đông Hỷ

Để đánh giá chất lượng môi trường nước của khu vực nghiên cứu

chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu nước mặt tại 3 vị trí trên đoạn chảy qua huyện

Đồng Hỷ bao gồm: xã Minh Lập, xã Văn Lăng, xã Hòa Bình cho kết quả như

sau:

Page 45: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

35

Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại xã Văn Lăng

TT

Chỉ tiêu Đơn vị đo

Kết quả

Phân tích

QCVN 08

:2008/BTNMT

A2 B1

1 pH - 7,5 6-8,5 5,5-9

2 TSS mg/l 10,2 30 50

3 DO mg/l 5,2 ≥5 ≥4

4 BOD5 mg/l 5,6 6 15

5 COD mg/l 11,6 15 30

6 NO3- mg/l 0,426 5 10

7 Fe mg/l 0,15 1 1,5

8 Zn mg/l <0,05 1 1,5

(Nguồn: Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Môi Trường -

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)

0

0,05

0,1

0,15

0,2

0,25

0,3

0,35

0,4

0,45

NO3- FeChỉ tiêu

Hàm

lượng

(m

g/l)

Kết quả Phân tích

Hình 4.4: Giá trị Fe, NO3- tại xã Văn Lăng

Ghi chú:

Chỉ tiêu

Page 46: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

36

A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công

nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử

đụng như loại Bl và B2.

B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng

khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như

loại B2.

* Nhận xét:

Qua bảng 4.3 kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại xã Văn

Lăng vào tháng 4 năm 2014 cho thấy: Chỉ tiêu DO bằng 5,2 mg/l nằm trong

QCVN08: 2008/BTNMT. Chỉ tiêu BOD bằng 5,6 mg/l nằm trong QCVN08:

2008/BTNMT. Chỉ tiêu COD là 11,5 mg/l nằm trong mức QCVN08:

2008/BTNMT. Các chỉ tiêu Fe, NO3- , Zn, TSS đều nằm trong phạm vi cho

phép của QCVN08: 2008/BTNMT ở cả 2 cột. Kết quả phân tích cho thấy

nguồn nước sông Cầu đoạn chảy qua xã Văn Lăng không bị ô nhiễm. Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại xã Hòa Bình

TT Ch ỉ tiêu Đơn vị đo Kết quả

Phân tích

QCVN 08

:2008/BTNMT

A2 B1

1 pH - 7,2 6-8,5 5,5-9

2 TSS mg/l 6,2 30 50

3 DO mg/l 4,5 ≥5 ≥4

4 BOD5 mg/l 12,3 6 15

5 COD mg/l 34,1 15 30

6 NO3- mg/l <0,006 5 10

7 Fe mg/l <0,005 1 1,5

8 Zn mg/l <0,1 1 1,5

(Nguồn: Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Môi Trường -

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)

Page 47: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

37

* Nhận xét:

Qua bảng 4.4 kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại xã Hòa

Bình vào tháng 4 năm 2014 cho thấy: đã có dấu hiệu ô nhiễm về hữu cơ (chỉ

tiêu BOD5 là 12,3 mg/l) vượt 2,05 lần so với QCVN 08: 2008/BTNMT ở cột

A2 và vẫn đạt QCVN 08: 2008/BTNMT ở cột B1. Chỉ tiêu COD là 34,1 mg/l

cũng vượt hơn so với QCVN 08: 2008/BTNMT ở cả 2 cột, gấp 2,27 lần với

cột A2, vượt quá 4,1 mg/l so với cột B1. Chỉ tiêu TSS là 6,2 mg/l, DO là

4,5mg/l đều nằm trong phạm vi cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT. Các

chỉ tiêu Fe, Zn, NO3- đều nằm trong phạm vi cho phép của QCVN 08:

2008/BTNMT. Như vậy, từ kết quả phân tích ta thấy chất lượng nước sông

Cầu đoạn chảy qua xã Hòa Bình đã có dấu hiệu bị ô nhiễm về một số chỉ tiêu

phân tích, cần có các giải pháp khắc phục kịp thời để bảo vệ chất lượng nguồn

nước tại địa phương.

Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại xã Minh L ập

TT Ch ỉ tiêu Đơn vị đo Kết quả

Phân tích

QCVN 08

:2008/BTNMT A2 B1

1 pH - 7,6 6-8,5 5,5-9

2 TSS mg/l 24,8 30 50

3 DO mg/l 5,4 ≥5 ≥4

4 BOD5 mg/l 5,4 6 15

5 COD mg/l 11,2 15 30

6 NO3- mg/l 0,519 5 10

7 Fe mg/l 0,13 1 1,5

8 Zn mg/l <0,05 1 1,5

(Nguồn: Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Môi Trường -

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)

Page 48: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

38

* Nhận xét:

Qua bảng 4.5 Kết quả phân tích sông Cầu tại xã Minh Lập vào tháng 4

năm 2014 cho thấy: Các chỉ tiêu phân tích như DO, BOD5, COD, TSS, Fe,

Zn, No3- đều nằm trong phạm vi cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT ở cả

2 cột. Những ảnh hưởng do các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp chưa

có tác động xấu đến môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Đồng

Hỷ. Do công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn là tốt, các

doanh nghiệp trên địa bàn cũng như người dân đã có những thay đổi tích cực

góp phần bảo vệ môi trường.

Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại xã Văn Lăng,

xã Minh L ập, xã Hòa Bình tháng 4 năm 2014

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

đo

Địa điểm lấy mẫu QCVN 08

:2008/BTNMT

Văn

Lăng

Hòa

Bình

Minh

Lập A2 B1

1 pH - 7,5 7,2 7,6 6-8,5 5,5-9

2 TSS mg/l 10,2 6,2 24,8 30 50

3 DO mg/l 5,2 4,5 5,4 ≥5 ≥4

4 BOD5 mg/l 5,6 12,3 5,4 6 15

5 COD mg/l 11,6 34,1 11,2 15 30

6 NO3- mg/l 0,426 <0,006 0,519 5 10

7 Fe mg/l 0,15 <0,005 0,13 1 1,5

8 Zn mg/l <0,05 <0,1 <0,05 1 1,5

(Nguồn: Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Môi Trường -

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)

Page 49: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

39

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Văn Lăng Hòa Bình Minh Lập

Địa điểm lấy mẫu

Hàm

lượ

ng (m

g/l)

DO

BOD5

COD

Hình 4.5: Giá trị DO, BOD, COD tại xã Văn Lăng,

xã Hòa Bình, xã Minh Lập

0

5

10

15

20

25

30

35

Văn Lăng Hòa Bình Minh LậpĐịa điểm lấy mẫu

Hàm

lượ

ng (m

g/l)

TSS

QCVN 08 :2008/BTNMT

Hình 4.6: Giá trị TSS tại xã Văn Lăng, xã Hòa Bình, xã Minh Lập

* Nhận xét:

Qua bảng 4.6, cho thấy hàm lượng DO tại xã Văn Lăng là 5,2 mg/l, tại

xã Hòa Bình hàm lượng DO giảm xuống 4.5 mg/l, tại xã Minh Lập hàm

lượng DO tăng lên là 5,4 mg/l, cả 3 điểm hàm lượng DO đều nằm trong phạm

Page 50: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

40

vi cho phép QCVN 08: 2008/BTNMT. Hàm lượng BOD5 tại xã Văn Lăng là

5.6 mg/l, tại xã Hòa Bình hàm lượng BOD5 là 12,3 mg/l vượt qua QCVN 08:

2008/BTNMT ở cột A2 nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn cột B1, tại xã Minh Lập

hàm lượng BOD5 là 5,4 mg/l. Tại xã Hòa Bình hàm lượng COD là 34,1 mg/l

vượt quá QCVN 08: 2008/BTNMT. Xã Văn Lăng và Minh Lập hàm lượng

COD lần lượt là 11.6 mg/l, 11,2 mg/l hơn đều nằm trong phạm vi cho phép

của QCVN 08: 2008/BTNMT. Hàm lượng BOD5, COD, DO tại xã Hòa Bình

cao hơn so với 2 xã Văn Lăng, xã Minh Lập. Tại xã Văn Lăng hàm lượng

TSS là 10,2 mg/l, xã Hòa Bình hàm lượng TSS là 6,2 mg/l, xã Minh Lập hàm

lượng TSS là 24,8 mg/l. Hàm lượng NO3-, Fe, Zn của 3 khu vực Văn Lăng,

Minh Lập, Hòa Bình đều nằm trong phạm vi cho phép của QCVN 08:

2008/BTNMT. Qua đó thấy được thực trạng quản lý tốt về công tác bảo vệ

môi trường nói chung và môi trường nước sông Cầu nói riêng

4.2.2 So sánh mức độ ô nhiễm sông Cầu trên đoạn sông nghiên cứu trong

một vài năm gần đây thông qua một số chỉ tiêu Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước sông Cầu tại xã

Văn Lăng từ năm 2011 đến 2014

Năm

Thông số

Đơn vị đo

Năm 2011 T4

Năm 2012 T4

Năm 2013 T4

Năm 2014 T4

QCVN 08:2008

A2 B1 pH - 8,1 7,23 6,7 7,5 6-8,5 5,5-9 TSS mg/l 5,2 9,6 4,6 10,2 30 50

DO mg/l 5,5 6,5 5,3 5,2 ≥5 ≥4 BOD5 mg/l 3,9 7 4 5,6 6 15 COD mg/l 14,5 14,6 7,8 11,6 15 30 NO3

- mg/l 0,49 0,677 <0,1 0,426 5 10 Fe mg/l 0,23 0,345 <0.3 0,15 1 1,5 Zn mg/l 0,28 <0,05 <0,05 <0,05 1 1,5

(Nguồn: Kết quả phân tích của Trung tâm Quan trắc và Công nghệ

môi trường tỉnh Thái Nguyên và kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm

khoa Môi Trường - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)

Page 51: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

41

0

2

4

6

8

10

12

14

16

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014Năm

Hàm

lượ

ng (

mg/

l)

BOD5

COD

Hình 4.7: Giá trị BOD5, COD tại xã Văn Lăng

qua các năm 2011, năm 2012, năm 2013, năm 2014

0

2

4

6

8

10

12

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Năm

Hàm

lượ

ng

TSS

Hình 4.8: Giá trị TSS tại xã Văn Lăng qua các năm 2011, năm 2012, năm

2013, năm 2014

Page 52: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

42

* Nhận xét:

Qua bảng 4.7 cho thấy kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại

xã Văn Lăng qua các năm như sau: kết quả phân tích thông số pH của năm

2014 chênh lệch không đáng kể so với kết quả của trung tâm quan trắc năm

2011, năm 2012, năm 2013 và kết quả phân tích thông số pH vẫn nằm trong

QCVN. Hàm lượng TSS từ năm 2011 đến năm 2014 nằm trong QCVN 08:

2008/BTNMT, tuy nhiên hàm lượng TSS phân tích được năm 2014 so với

hàm lượng TSS phân tích được năm 2011 và năm 2013 có sự chênh lệch đáng

kể (hàm lượng TSS năm 2011 và năm 2013 lần lượt là 5,2 mg/l và 4,6 mg/l

còn hàm lượng TSS phân tích được năm 2014 là10,2 mg/l). Hàm lượng DO

phân tích được trong các năm 2011, năm 2012, năm 2013, năm 2014 không

có sự thay đổi lớn và nằm trong QCVN 08: 2008/BTNMT. Hàm lượng BOD5,

COD cũng không có sự thay đổi nhiều giữa các năm 2011, năm 2012, năm

2013, năm 2014. Hàm lượng NO3- phân tích được nằm trong QCVN 08:

2008/BTNMT, tuy nhiên hàm lượng này lại có sự chênh lệch đáng kể so với

năm 2013. Hàm lượng Fe, Zn phân tích trong nước qua phân tích cho thấy

không có sự thay đổi nhiều giữa các năm. Bảng 4.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước sông Cầu tại xã

Hòa Bình từ năm 2011 đến 2014

Năm

Thông số

Đơn vị đo

Năm 2011 T4

Năm 2012 T4

Năm 2013 T4

Năm 2014 T4

QCVN 08:2008

A2 B1 pH - 7,5 6,6 6,5 7,2 6-8,5 5,5-9 TSS mg/l 32,9 30,4 2,6 6,2 30 50 DO mg/l 5.1 5,4 5,7 4,5 ≥5 ≥4 BOD5 mg/l 2,7 9,3 5,6 12,3 6 15 COD mg/l 11,4 20,6 11 34,1 15 30 NO3

- mg/l 0,63 0,824 <0,1 <0,006 5 10 Fe mg/l 0,19 <0,03 <0,3 <0,005 1 1,5 Zn mg/l 0,034 <0,05 <0.05 <0,1 1 1,5

(Nguồn: Kết quả phân tích của Trung tâm Quan trắc và Công nghệ

môi trường tỉnh Thái Nguyên và kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm

khoa Môi Trường - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)

Page 53: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

43

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014Năm

Hàm

lượ

ng (

mg/

l)

DO

BOD5

COD

Hình 4.9: Giá trị DO, BOD5, COD tại Hòa Bình

qua các năm 2011, năm 2012, năm 2013, năm 2014

0

5

10

15

20

25

30

35

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Năm

Hàm

lượ

ng (m

g\l)

TSS

Hình 4.10: Giá trị TSS tại xã Hòa Bình qua các năm 2011, năm 2012, năm

2013, năm 2014

Page 54: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

44

* Nhận xét:

Qua bảng 4.8 cho thấy kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại

xã Hòa Bình qua các năm như sau: kết quả phân tích thông số pH của năm

2014 chênh lệch không đáng kể so với kết quả của trung tâm quan trắc năm

2011, năm 2012, năm 2013 và kết quả phân tích thông số pH vẫn nằm trong

QCVN. Chỉ tiêu BOD5 năm 2014 là 12,3 mg/l vượt qua chỉ tiêu A2 nhưng

vẫn đạt ở cột B1. Hàm lượng COD năm 2014 là 34,1 mg/l cao hơn so với

QCVN 08: 2008/BTNMT. Hàm lượng BOD5, COD năm 2014 cao hơn so với

năm 2011, năm 2012, năm 2013. So với các năm trước đây thì đến tháng 4

năm 2014 chỉ tiêu TSS đã giảm đi rất nhiều, từ năm 2011 đến năm 2014 hàm

lượng TSS đã giảm đi 5,3 lần. Hàm lượng DO năm 2014 không có sự thay đổi

so với những năm trước đều nằm trong QCVN 08: 2008/BTNMT. Hàm lượng

NO3-, Fe năm 2014 thấp hơn so với năm 2011, năm 2012, năm 2013.

Bảng 4.9: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước sông Cầu tại xã

Minh L ập từ năm 2011 đến 2014 Năm

Thông số

Đơn vị

đo

Năm

2011

T4

Năm

2012

T4

Năm

2013

T4

Năm

2014

T4

QCVN

08:2008

A2 B1

pH - 7,8 7,1 7,4 7,6 6-8,5 5,5-9

TSS mg/l 30,2 36,7 34,3 24,8 30 50

DO mg/l 5,1 5,2 6,7 5,4 ≥5 ≥4

BOD5 mg/l 3,5 7,3 5 5,4 6 15

COD mg/l 10,8 16,5 8,5 11,2 15 30

NO3- mg/l 0,63 0,655 0,156 0,519 5 10

Fe mg/l 0,31 0,163 <0,3 0,13 1 1,5

Zn mg/l 0,043 <0,05 <0,05 <0,05 1 1,5

(Nguồn: Kết quả phân tích của Trung tâm Quan trắc và Công nghệ

môi trường tỉnh Thái Nguyên và kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm

khoa Môi Trường - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)

Page 55: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

45

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014Năm

Hàm

lượ

ng (m

g\l)

DO

BOD5

COD

Hình 4.11: Giá trị DO, BOD5, COD tại xã Minh Lập

qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014

TSS

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014Năm

Hàm

lượ

ng (

mg\

l)

TSS

Hình 4.12: Giá trị TSS, tại xã Minh Lập

qua các năm 2011, năm 2012, năm 2013, năm 2014

Page 56: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

46

0

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm

Hàm

lượ

ng (m

g\l)

NO3-

Hình 4.13: Giá trị NO3- , tại xã Minh Lập

qua các năm 2011, năm 2012, năm 2013, năm 2014

* Nhận xét:

Qua bảng 4.9 cho thấy kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu tại

xã Minh Lập qua các năm như sau: kết quả phân tích thông số pH của năm

2014 chênh lệch không đáng kể so với kết quả của trung tâm quan trắc năm

2011, năm 2012, năm 2013 và kết quả phân tích thông số pH vẫn nằm trong

QCVN. Hàm lượng TSS từ năm 2011 đến năm 2014 nằm trong QCVN 08:

2008/BTNMT. Hàm lượng TSS năm 2014 giảm thấp hơn so với năm 2011,

năm 2012, năm 2013. Hàm lượng DO phân tích được trong các năm 2011,

năm 2012, năm 2013 so với năm 2014 không có sự thay đổi lớn và nằm trong

QCVN 08: 2008/BTNMT. Hàm lượng BOD5 phân tích trong năm 2014

không có sự thay đổi lớn so với năm 2013, so với năm 2011, năm 2012 có

chênh lệch (hàm lượng BOD5 năm 2014 là 5,4 mg/l, năm 2011 là 3,5 mg/l,

năm 2012 là 7,3 mg/l) nhưng hàm lượng BOD5 các năm vẫn nằm trong

QCVN 08: 2008/BTNMT. Hàm lượng COD năm 2014 là 11,2 mg/l cao hơn

Page 57: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

47

hàm lượng COD năm 2011, năm 2013 lần lượt là 10,8 mg/l và 8,5 mg/l, thấp

hơn năm 2012 là 16,5 mg/l và không vượt quá QCVN 08: 2008/BTNMT.

Hàm lượng NO3- năm 2014, năm 2011, năm 2012 không có sự thay đổi lớn.

Hàm lượng Fe, Zn các năm đều năm trong QCVN 08: 2008/BTNMT.

4.3 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua

huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hoá, công nghiệp

hoá trên địa bàn thành phố trong những năm qua đã và đang gây ra những áp

lực lớn về môi trường, vấn đề môi trường đang trở thành vấn đề bức xúc, đặc

biệt tà khu vực đô thị, khu vực sản xuất công nghiệp, khu vực nông nghiệp,

nông thôn.

4.3.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu từ nước thải sinh hoạt

Dân số của huyện Đồng Hỷ là 111.160 người, chiếm 10% dân số cả

tỉnh Thái Nguyên. Gồm 8 dân tộc anh em sinh sống. Tốc độ tăng trưởng dân

số là 0,95%/năm . Mật độ dân cư bình quân là 244 người/km2, bằng 77,3% so

với mật độ trung bình của Tỉnh và bằng 82,7% so với mức trung bình của cả

nước. Mật độ dân số thấp là điều kiện thuận lợi cho Huyện trong quy hoạch

phát triển đô thị, các khu, cụm (điểm) công nghiệp, quy hoạch phát triển sản

xuất nông, lâm nghiệp quy mô lớn. Vơi số lượng dân cư đông lượng nước thải

của huyện xả thải ra sông Cầu gây ảnh hưởng đến môi trường nước sông Cầu.

Nước thái sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục

đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,…

Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện,

chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một

khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ

thống thoát nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ

thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp

Page 58: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

48

nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so

với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính

trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Nước

thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước

dẫn ra các sông rạch, còn các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ

thống thoát nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ

hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm.

Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt có thể tồn tại

dưới dạng các chất hoà tan, chất không tan (cặn dễ lắng, cặn lơ lửng) và thành

phần gồm: hữu cơ (52%) chủ yếu là các cacbonhydrat (CHO) như đường,

xenlulozơ; các chất dầu mỡ (CHNO) như axit béo dễ bay hơi; các chất đạm

(CHOSP) như là axit amin, amoni và ure (CHON)m và các vô cơ (48%).

Ngoài ra, còn một lượng lớn các loại vi sinh vật là các virut, vi khuẩn gây

bệnh. Hai chỉ tiêu cơ bản đặc trưng cho thành phần các chất ô nhiễm trong

nước thải sinh hoạt là hàm lượng cặn lơ lửng (TSS) và nhu cầu oxy sinh học

(BOD) (Alexander P.Economopulos, 1993) [21]. Thành phần các chất ô

nhiễm trong nước thải sinh hoạt có thể tồn tại dưới dạng các chất hoà tan, chất

không tan (cặn dễ lắng, cặn lơ lửng) và thành phần gồm: hữu cơ (52%) chủ

yếu là các cacbonhydrat (CHO) như đường, xenlulozơ; các chất dầu mỡ

(CHNO) như axit béo dễ bay hơi; các chất đạm (CHOSP) như là axit amin,

amoni và ure (CHON)m và các vô cơ (48%). Ngoài ra, còn một lượng lớn các

loại vi sinh vật là các virut, vi khuẩn gây bệnh. Hai chỉ tiêu cơ bản đặc trưng

cho thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt là hàm lượng cặn

lơ lửng (TSS) và nhu cầu oxy sinh học (BOD) (Alexander P.Economopulos,

1993) [21].

Page 59: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

49

4.3.2 . Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu từ sản xuất nông nghiệp

Nguồn thải nông nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ chủ yếu do hoạt

động chăn nuôi và trồng trọt của các Hóa Thượng, Hóa Trung, Minh Lập, Hòa

Bình, Văn Lăng, Khe Mo. Nước thải trồng trọt phát sinh chủ yếu từ lượng nước

tưới hồi quy. Nước tưới nông nghiệp cho chảy tràn tự nhiên và sau đó chảy qua

các mương rãnh đổ vào các suối và cuối cùng tập trung về sông Cầu. Lượng

nước hồi quy này là rất lớn và và kéo theo một lượng lớn các chất ô nhiễm từ

hoạt động bón phân, sử dụng thuốc BVTV...

Bên cạnh nguồn thải từ trồng trọt được thải vào sông Cầu còn có một

lượng lớn nước thải từ hoạt động chăn nuôi. Trong những năm qua, ngành

chăn nuôi của huyện Đồng Hỷ đang có mức tăng trưởng khá và có cơ cấu

dịch chuyển tích cực: đàn trâu giảm, đàn bò, đàn lợn, chăn nuôi gia súc gia

cầm có xu hướng tăng. Tuy nhiên quy mô chăn nuôi phổ biến chỉ là chăn nuôi

nhỏ lẻ và hộ gia đình. Song song với quá trình phát triển chăn nuôi, các vấn

đề ô nhiễm môi trường cũng nảy sinh. Hoạt động chăn nuôi thải ra một lượng

lớn chất thải như phân, nước tiểu, thức ăn dư thừa, nước cọ rửa chuồng trại,

tắm rửa cho vật nuôi. Chất thải từ hoạt động chăn nuôi có đặc thù là chứa rất

nhiều CHC và có hàm lượng BOD và COD cũng như chất rắn lơ lửng (TSS)

cao... Hiện nay nguồn thải này ngày càng tăng nhưng vẫn chưa có biện pháp

thu gom và xử lý hợp lý nên đã và đang là nguồn gây ô nhiễm không chỉ ảnh

hưởng tới con người mà còn góp phần làm gia tăng ô nhiễm nước sông Cầu.

Tuy vậy, việc kiểm soát các nguồn ô nhiễm này là rất khó khăn do quy mô

nhỏ lẻ và phân tán theo hộ gia đình. Sản xuất nông nghiệp vẫn là một ngành

quan trọng được quan tâm phát triển tại các tỉnh thuộc lưu vực sông cầu. Tuy

nhiên, điều đáng nói là để tăng năng suất cây trồng, người dân sử dụng thuốc

bảo vệ thực vật và phân bón hoá học ngày càng nhiều. Người dân phun thuốc

Page 60: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

50

trừ sâu từ 3 - 5 lần trong một vụ lúa hoặc chè. Lượng thuốc bảo vệ thực vật

được sử dụng tại các tỉnh trong lưu vực rất lớn.

4.3.3 Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu từ sản xuất công

nghiệp

Nguồn thải từ sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Hỷ chủ

yếu do các hoạt động khai thác và tuyển quặng, hoạt động khai thác cát, sỏi ở

sông. Gồm nhiều điểm quặng sắt là khoáng sản có trữ lượng lớn nhất, bao

gồm:

+ Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng 20 triệu tấn, hàm lượng Fe 58,8

đến 61,8% được xếp vào chất lượng loại tốt.

+ Cụm mỏ sắt Linh Sơn – Tiến Sơn – Tiến Bộ nằm trên trục đường tỉnh

lộ 269 gồm nhiều mỏ có quy mô trung bình từ 1-3 triệu tấn. Tổng trữ lượng

quặng phong hóa đạt trên 30 triệu tấn.

+Quặng chì kẽm ở làng Hích và các điểm quặng nhỏ khác phân bố

không tập trung, gồm các điểm mỏ như: Bắc lâu, Sa lung, Mỏ Ba

+ Quặng vàng sa khoáng phân bố rải rác ở các vùng phía Đông và phía

Bắc của Huyện. Trữ lượng nhỏ, nằm rải rác và hiện đang được khai thác bằng

công nghệ thủ công, cụ thể: tai các xã Cây Thị, Văn Hán, Nam Hoà, Hợp

Tiến, Văn Lăng…

+Quặng Phốtphorít tập trung ở làng Mới trữ lượng khoảng 20-30

vạn tấn.

+ Khoáng sản vật liệu xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi...trong đó sét xi

măng có trữ lượng lớn ở Khe Mo, hàm lượng các chất như SiO2 khoảng 51,9-

65,9%; AL2O3 khoảng 7-8%....Ngoài ra, trên địa bàn còn có khá nhiều mỏ sét,

cát sỏi dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng...

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ khá phong phú và có

trữ lượng lớn tạo cho Huyện trong phát triển công nghiệp khai thác và chế

Page 61: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

51

biến khoáng sản, vật liệu xây dựng.... các nước để sản xuất từ công nghiệp

thải ra suối đổ ra sông Cầu gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cầu.

4.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu , khắc phục ô nhiễm môi trường

nước sông Cầu đoạn sông nghiên cứu

Nhằm bảo vệ môi trường nước sông cầu, các ngành, các cấp chính

quyền liên quan và toàn thể nhân dân tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện đồng

thời các nhóm giải pháp liên quan đến thể chế chính sách, các biện pháp giảm

ô nhiễm nước thải, đồng thời phải nâng cao biện pháp tuyên truyền giáo dục

để toàn dân góp phần tham gia bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn.

4.4.1. Biện pháp liên quan đến thể chế chính sách

Rà soát ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực

quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu lực thi hành luật bảo

vệ môi trường, luật tài nguyên nước và các luật liên quan khác.

Xây dựng và ban hành chính sách xã hội hoá, khuyên khích các thành

phần kinh tế tham gia quản lý và bảo vệ môi trường.

Xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp áp

dụng công nghệ sản xuất sạch vào các khu công nghiệp, Khuyến khích các

doanh nghiệp phát triển công nghệ môi trường như xử lý tái chế chất thải.

Ban hành các quy chế về phân loại, tái chế, tái sử dụng, thu gom và xử

lý chất thải nguy hại.

Có cơ chế phối hợp hành động BVMT liên ngành và liên vùng đặc biệt

với các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu.

4.4.2. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải

* Đối với nước thải sinh hoạt:

Để xử lý tình trạng nước thái sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường cần:

Tách riêng hệ thống dẫn nước thải và hệ thống dẫn nước mưa: Hiện nay

các sông dẫn nước thải trong khu vực đều chứa cả nước mưa. Tình trạng này

Page 62: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

52

dẫn tới việc ứ đọng tại các kênh dẫn nước đo lượng nước đổ về quá lớn trong

mùa mưa. Hơn nữa việc nước mưa và nước thải cùng đổ về một đường dẫn

khiến cho việc xử lý nước thải cũng gặp nhiều khó khăn. Xây dựng mới cũng

như kết hợp với tu sửa các hệ thống cống rãnh, kênh mương dẫn nước thải.

Tăng cường đầu tư các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhằm giảm bớt các

nồng độ các chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường.

Hiện nay các bể tự hoại làm việc kém hiệu quả do thiết kế và xây dựng

không đúng kỹ thuật, cần phải có các biện pháp cải tạo các bế tự hoại này.

Khuyến khích lựa chọn phương án xử lý hợp lý với công nghệ xử lý

sinh học đối với nước thải của các cơ sở chế biến thực phẩm do có thành phần

gây ô nhiễm chủ yếu là các chất hưu cơ vi sinh.

Khi quy hoạch tổng thể các khu đô thị cần phải quy hoạch tổng thể hệ

thống thoát nước, quy hoạch xử lý nước thải cho từng vùng một cách hợp lý.

Xây dựng các hồ xử lý sinh học để xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ tại

các trạm xử lý công suất lớn.

Đa dạng hoá các loại hình thu gom rác thải như công ty tư nhân tự quản

hoặc mô hình hợp tác xã tự quản nhằm hỗ trợ cho các công ty môi trường đô

thị trong việc thu gom rác thải đô thị.

* Đối với nước thải nông nghiệp:

Nâng cao kiến thức của nông dân trong kỹ thuật bón phân hoá học,

khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón

hoá học, thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về cách sử dụng phân bón,

cách tưới tiêu và chăm sóc cây trồng cho nông dân.

Khuyến khích trang bị phương tiện thu gom phân khi chăn thả gia súc

tự do, cấm sử dụng phân tươi bón ruộng, tiếp tục khuyến khích xử lý chất thải

chăn nuôi bàng việc hỗ trợ khinh phí và kỹ thuật xây dựng các bể biogas tại

các hộ gia đình và trang trại lớn.

Page 63: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

53

* Đối với nước thải công nghiệp:

Các nhà máy có nghĩa vụ xử lý sơ bộ nước thải để loại trừ các hoá

chất độc hại, các kim loại nặng, các loại dầu mỡ và giảm thiểu các chất hữu

cơ trước khi đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống thoát

nước chung.

Cần khuyến khích các nhá máy, cơ sở sản xuất từng bước cải tiến máy

móc, đổi mới công nghệ hoặc áp dụng công nghệ tiên tiến xử dụng một lượng

nước thấp. Tạo điều kiện cho các cơ sở đang hoạt động nhưng khó khăn về

kinh tế chưa có khả năng lắp đặt thiết bị xử lý nước thải thì thay đổi dây

truyền công nghệ để giảm thiểu khối lượng chất thải.

Cần phải tiến hành thẩm định chặt chẽ báo cáo ĐTM và thực hiện hậu

kiểm ĐTM đối với mỗi dự án đầu tư.

Thành lập mới các KCN phải được chọn lọc, được đầu tư đồng bộ,

hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng hiện có và đảm bảo 100% các KCN

đi vào hoạt động có các công trình xử lý nước thải và diện tích cây xanh họp

lý. Các cơ quan chuyên môn về môi trường thường xuyên phối hợp, theo dõi,

kiểm tra các đơn vị hoạt động trên địa bàn, lập các danh mục các đơn vị hoạt

động trên địa bàn, lập các danh mục các đơn vị đang và có nguy cơ gây ô

nhiễm cao để quản lý, theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.

Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, hay rửa quặng, khai thác cát

trên sông Cầu cần phải quản lý và xử lý nước thải trước khi đưa ra sông Cầu.

Tóm lại cần phải phân loại theo tiêu chuẩn nước thải công nghiệp và

sinh hoạt các loại từ các nguồn và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

không những chất lượng mà cả khối lượng nước thải nhằm ngăn chặn tình

trạng đổ nước thải “chui”. Nghĩa là khi kiểm tra, mặc dù nước thải đạt tiêu

chuẩn về chất lượng theo quy định nhưng tổng lượng chất ô nhiễm vượt quá

Page 64: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

54

khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn thì trên thực tế nước thải vẫn gây ô

nhiễm môi trường.

4.4.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục và xã hội hoá công tác BVMT

Đây là biện pháp mang lại kết quả bền vững cho các công tác BVMT

trên địa bàn huyện Đông Hỷ cũng như các vùng lân cận khác. Cần đẩy mạnh

các biện pháp tuyên truyền giáo dục trong nhân dân, hỗ trợ các công tác hoạt

động nghiên cứu bảo vệ môi trường, cần phải phát triển giáo dục về môi

trường trong nhà trường, các cơ quan, xí nghiệp… Tạo cho mỗi người thói

quen BVMT từ những hành động nhỏ nhất như không vứt rác bừa bãi, bỏ rác

đúng nơi quy định… Phối hợp với các cơ quan thẩm quyển trong lĩnh vực

môi trường và tài nguyên nước một cách tập thể và đồng bộ cụ thể là:

Cần đẩy mạnh các nguồn tài trợ cho các hoạt động phân phát tờ rơi, các

tài liệu miễn phí ở các lễ hội, sự kiện của địa phương hay các nước nhằm

cung cấp thông tin một cách có hiệu quả và giúp cho cộng đồng tham gia một

cách tích cực hơn trong công cuộc bảo vệ môi trường.

Cần thiết phát triển các tài liệu mang tính giáo dục cho những đối

tượng cụ thể, muốn tiếp cận có hiệu quả tất cả các đối tượng cần phải nắm bắt

được tâm lý của họ, để giúp họ thu nhận thông tin bảo vệ môi trường một các

tốt nhất.

Khi thực hiện các dự án, quy hoạch về dự án bảo vệ môi trường nước, cần

cung cấp các thông tin về dự án cũng như tầm quan trọng của dự án tới cộng

đồng trong đó giải thích ảnh hưởng của việc thực hiện dự án đến cuộc sống, sinh

hoạt và cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất, phối hợp một cách hiệu quả với chính

quyền và các cơ quan liên quan để thực hiện mục tiêu của dự án.

Khuyến khích người dân tham gia làm sạch và bảo vệ môi trường như

dọn dẹp đường phố, nạo vét lòng sông, làm sạch rác bên bờ sông, trồng cây

xanh... đồng thời cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động này như

Page 65: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

55

nguồn tài chính, công tác tuyên truyền, công tác chăm sóc và bảo vệ người

dân trong quá trình tham gia. cần khuấy động phong trào thi đua làm tốt giữa

các cụm và các khối dân cư, nên có chế độ khen thưởng bồi dưỡng thoả đáng

cho những người tham gia để khích lệ động viên tinh thần.

Tuyên truyền cho nhân dân cũng như các doanh nghiệp có ý thức bảo

vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp xây dụng hệ thống quản lý

theo tiêu chuẩn môi trường đã được nhà nước quy định.

Page 66: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

56

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Theo kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Cầu

trên đoạn chảy qua huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, có thể rút ra một số kết

luận sau:

- Vị trí Văn Lăng: Nhìn chung các thông số ô nhiễm được phân tích của

xã Văn Lăng ít có sự thay đổi qua các năm và đều nằm trong QCVN 08:

2008/BTNMT

-Vị trí Hòa Bình: Dựa vào kết quả phân tích được tại phòng thí nghiệm

khoa Môi trường năm 2014 và kết quả phân tích của trung tâm quan trắc các

năm 2011, năm 2012, năm 2013 có thể kết luận như sau: Các thông số pH,

NO3-, Fe, Zn, Do đều nằm trong QCVN 08: 2008/BTNMT (so sánh với cột

A2, B1), còn các chỉ tiêu TSS vượt quá QCVN 08: 2008/BTNMT vào năm

2012 và năm 2011; BOD5 vượt quá QCVN vào năm 2012, năm 2014; chỉ tiêu

COD vượt quá QCVN 08: 2008/BTNMT vào năm 2012, năm 2014 (so với

cột A2).

- Vị trí Minh Lập: Sự thay đổi của các thông số ô nhiễm ở xã Minh Lập

không đáng kể qua các năm và các thông số chủ yếu đều nằm trong QCVN

08: 2008/BTNMT, duy chỉ có chỉ tiêu TSS vào năm 2011, năm 2012, năm

2013 vượt nhẹ so với QCVN 08: 2008/BTNMT (so với cột A2).

- Chất lượng nước sông Cầu chảy qua huyện Đồng Hỷ không bị ô

nhiễm và đảm bảo các yêu cầu sử dụng nguồn nước theo QCVN

08:2008/BTNMT.

5.2 Kiến nghị

- Xây dựng và thực hiện các đề án bảo vệ môi trường quốc gia tương

ứng phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của lưu vực sông Cầu.

Page 67: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

57

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường đi kèm

với việc hoàn thiện hệ thống tổ chức môi trường.

- Xử lý triệt đẻ các nguồn gây ô nhiễm nước.

- Nghiên cứu các phương án bổ sung nguồn nước khu vực.

- Đẩy mạnh các hoạt động quan trắc và thông tin môi trường.

- Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ, trách nhiệm cho công tác

quản lý ô nhiễm môi trường không chỉ riêng trên lưu vực sông Cầu mà trên cả

nước.

Page 68: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

58

TÀI LI ỆU THAM KH ẢO

I . Ti ếng Việt

1. Hoàng Văn Hùng (2008), Giáo trình Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông

Lâm Thái Nguyên.

2. Hà Văn Khối, (2005), Giáo trình Quy hoạch và quản lý nguồn nước, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005,

có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2006.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2005), Báo cáo tổng kết

nhiệm vụ xây dựng chương trình và tiến hành quan trắc môi trường lưu

vực sông Cầu.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường , Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 01

tháng 08 năm 2011 về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi

trường nước mặt lục địa

6. Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2010)

Báo cáo kết quả quan trắc đợt 4 năm 2010.

7. Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2011)

Báo cáo kết quả quan trắc đợt 4 năm 2011.

8. Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2012)

Báo cáo kết quả quan trắc đợt 4 năm 2012.

9.Chi cục Thống kê huyện Đồng Hỷ (2013), Niêm giám thống kê huyện Đồng

Hỷ năm 2012, Thái Nguyên

10.Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ (2012), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm

vụ kinh tế xã hội năm 2012, đề xuất phương hướng nhiệm vụ năm

2013, Thái Nguyên

Page 69: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

59

11. Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ (2012), Quy hoạch phát triển kinh tế -

xã hội huyện Đồng Hỷ đến năm 2020, Thái Nguyên

12. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Đề án khắc phục ô nhiễm môi

trường tại các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên, Thái Nguyên

13. Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ (2011), Báo cáo kết quả thực hiện

nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2011, đề xuất phương hướng nhiệm vụ

năm 2012

II. Trang Web

14. Nguyễn Hồng Khánh, Đỗ Hoài Dương, Tạ Đăng Toàn (2013), “Tình hình

suy giảm chất lượng và ô nhiễm môi trường lưu vực sông Cầu”,

http://www.rrbo.org.vn/default.aspx?tabid=364&ItemID=1201

15. Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào?

http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Nước_đóng_vai_trò_quan_trọn

g_như_thế_nào%3F

16. Sông Cầu, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,

http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_C%E1%BA%A7u

17. Tài nguyên nước và vẫn đề ô nhiễm môi trường nước

http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tai-nguyen-nuoc-va-van-de-o-nhiem-

nuoc.375596.html

18. Tài nguyên nước, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,

http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_nguy%C3%AAn_n%C6%B0

%E1%BB%9Bc

19. Thành phố Thái Nguyên, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i_Nguy%C3%AAn_(th%C3%

A0nh_ph%E1%BB%91

Page 70: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

60

20. UBND Thành phố Thái Nguyên, Cổng thông tin điên tử Thái Nguyên,

http://www.thainguyen.gov.vn/wps/portal/detailnewsdk?WCM_GLOB

AL_CONTEXT=/web+content/sites/home/ct_gttn/ct_gt_gtc/gt.tc.tptn&

catId=CT_GT_GTC&comment=GT.TC.TPTN.

II. Ti ếng Anh

21. Alexander P.Economopoulos, Assessament of sources of air, water and

land pollution part one, 1993, World Health Ofganization, Geneva

22. Escap, (1994), Guidelines on monitoring methodologies for water, air and

toxic chemecals, Newyork

23. FAO, (1994), Water harvesting for improved agricultural production.

Water- Reports-Rome