120
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN Vũ ThNgc Hin ĐÁNH GIÁ THC TRNG VÀ ĐỀ XUT CÁC GII PHÁP QUN LÝ, SDNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHHÀ NI Chuyên ngành: Đị a chính Mà s: 60 44 80 LUN VĂN THC SKHOA HC\ Hà Ni - 2010

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Vũ Thị Ngọc Hiền

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Địa chính

Mà số: 60 44 80

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC\

Hà Nội - 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Vũ Thị Ngọc Hiền

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Địa chính

Mà số: 60 44 80

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC\

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Thái Thị Quỳnh Như

Hà Nội - 2010

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 : Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa qua các thời kỳ` ............................. 13

Bảng 1.2 : Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của các vùng qua các năm.............................20

Bảng 2.1 : Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội qua các năm .........................................27

Bảng 2.2 : Bình quân diện tích một số loại đất trên đầu người của Hà Nội và một số

tỉnh lân cận năm 2010 .............................................................................................. 44

Bảng 2.3 : Phân bổ diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính.... 45

Bảng 2.4 : Bình quân diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính......47

Bảng 2.5 : Phân bổ diện tích đất nghĩa trang liệt sỹ theo đơn vị hành chính.......... 49

Bảng 2.6 : Bảng tổng hợp nghĩa trang nhân dân trên địa bàn các quận, huyện, thị xã

– Thành phố Hà Nội năm 2010................................................................................ 51

Bảng 2.7 : Giá dịch vụ xây mộ tại nghĩa trang Văn Điển....................................... 65

Bảng 2.8 : Giá dịch vụ hỏa táng tại nghĩa trang Văn Điển ..................................... 66

Bảng 2.9 : Giá gửi tiểu cốt, bình tro ngoài trời tại nghĩa trang Văn Điển .............. 66

Bảng 2.10: Giá gửi bình tro trong nhà ..................................................................... 66

Bảng 2.11: Giá dịch vụ tại nghĩa trang Yên Kỳ..............................................................71

Bảng 2.12: Giá dịch vụ tại nghĩa trang Vĩnh Hằng ........................................................75

Bảng 2.13: Số tiền di chuyển mộ thực hiện các dự án trên địa bàn quận Hà Đông năm

2009..................................................................................................................................77

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 : Minh họa về việc sử dụng đất nghĩa trang không tiết kiệm................... 12

Hình 1.2 : Một nghĩa trang ở Canada với các nấm mộ đơn giản ............................ 16

Hình 1.3 : Cảnh đông đúc tại một nghĩa trang ở Matxcova (Nga) ........................ 17

Hình 1.4 : Kim cương táng...................................................................................... 17

Hình 1.5 : Thạch táng.............................................................................................. 18

Hình 1.6 : Hóa táng ................................................................................................. 18

Hình 1.7 : Yên hoa táng .......................................................................................... 18

Hình 1.8 : Bút táng .................................................................................................. 18

Hình 1.9 : Hai khu mộ tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng (Ba Vì) .................. 19

Hình 1.10: “Thành phố ma” ở Thừa Thiên Huế ...................................................... 21

Hình 1.11: Nghĩa trang rộng hàng chục ha ở Bình Thuận....................................... 21

Hình 2.1 : Tăng trưởng GDP bình quân qua các năm của Hà Nội .......................26

Hình 2.2 : GDP bình quân đấu người qua các năm của Hà Nội ...........................26

Hình 2.3 : Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất Hà Nội năm 2009 ....................................29

Hình 2.4 : Lưu trữ bình tro tại nghĩa trang Văn Điển ............................................. 35

Hình 2.5 : Vị trí táng phụ thuộc vào phán quyết của “Thầy địa lý” ....................... 37

Hình 2.6 : Nghĩa trang Yên Kỳ với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP

tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh ............................................................... 55

Hình 2.7 : Nghĩa trang Vĩnh Hằng với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty CP

Ao Vua ..................................................................................................................... 55

Hình 2.8 : Dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang Vĩnh Hằng..................................... 57

Hình 2.9 : Nghĩa trang Yên Kỳ không có tường bao và hệ thống thoát nước..............58

Hình 2.10: Phế thải tại nhiều nghĩa địa không được xử lý.............................................58

Hình 2.11: Mộ cụ Dương Khuê tại xã Tảo Dương Văn (Ứng Hòa) ........................... 59

Hình 2.12: Tình trạng thiếu thống nhất về hướng và quy mô diện tích mộ...................59

Hình 2.13: Nghĩa trang Chùa Láng nằm giữa khu dân cư ....................................... 60

Hình 2.14: Nhiều mộ lẻ nằm trong đất canh tác của người dân............................... 60

Hình 2.15: Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển............................................................. 62

Hình 2.16: Khu mộ cát táng tại nghĩa trang Văn Điển ............................................ 63

Hình 2.17: Khu lưu trữ tro hỏa táng......................................................................... 64

Hình 2.18: Phế thải được đổ ngay cạnh khu mộ và nhà lưu trữ tro ......................... 67

Hình 2.19: Vòng hoa được đổ đống ngay tại khu nhà C.......................................... 67

Hình 2.20: Khu lưu trữ tro hỏa táng phục vụ nhân dân..................................................68

Hình 2.21: Khu mộ cũ của nghĩa trang Yên Kỳ....................................................... 69

Hình 2.22: Khu mộ vô chủ (mộ nhỏ) tại nghĩa trang Yên Kỳ ................................. 70

Hình 2.23: Khu mộ mới được quy hoạch, xây dựng tại nghĩa trang Yên Kỳ................70

Hình 2.24: Thiếu trách nhiệm trong quản lý và cung cấp dịch vụ .................................71

Hình 2.25: Hệ thống dẫn nước thải trong nghĩa trang Vĩnh Hằng........................... 72

Hình 2.26: Nghĩa trang Vĩnh Hằng được xây dựng như “biệt thự nhà vườn” ............ 73

Hình 2.27: Khu mộ “Viễn cảnh nhàn du” của họ Nguyễn – họ Trịnh...........................73

Hình 2.28: Khu mộ bà Phạm Thị Kim Lý ......................................................................73

Hình 2.29: Khu mộ do thành phố quản lý.......................................................................74

Hình 2.30: Những ngôi mộ thiếu sự chăm sóc ...............................................................76

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT : Bảo vệ môi trường

CP : Cổ phần

DT : Diện tích

ĐVHC : Đơn vị hành chính

NĐ-CP : Nghị định của Chính phủ

NTNĐ : Nghĩa trang, nghĩa địa

HĐND : Hội đồng nhân dân

QĐ : Quyết định

UBND : Ủy ban nhân dân

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA...........................5

1.1. Khái quát về đất nghĩa trang, nghĩa địa.........................................................................5

1.1.1. Khái niệm đất nghĩa trang, nghĩa địa ...............................................................5

1.1.2. Phân loại ...........................................................................................................6

1.1.3. Khái niệm về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa...............................7

1.1.4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa..................................7

1.1.5. Nội dung quản lý Nhà nước về nghĩa trang ......................................................8

1.1.6. Các hành vi bị cấm trong quá trình quản lý, sử dụng nghĩa trang...................9

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ..............9

1.1.8. Vai trò của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ........................11

1.2. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa......................12

1.2.1. Trước khi có Luật đất đai năm 2003...............................................................12

1.2.2. Từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay ..............................................................14

1.3. Những phong tục, tập quán về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa .......16

1.3.1. Ở một số nước trên thế giới ............................................................................16

I.3.2. Ở Việt Nam.......................................................................................................19

Chương 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA

ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................................23

2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội23

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................23

2.1.2. Kinh tế - xã hội ...............................................................................................26

2.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội ...................29

2.1.4. Phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng đất nghĩa

trang, nghĩa địa. ........................................................................................................34

2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn

thành phố Hà Nội. ....................................................................................................................36

2.2.1. Những quy định pháp lý của Thành phố về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,

nghĩa địa....................................................................................................................36

2.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa ..............................42

2.2.3. Biến động sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trong những năm gần đây............61

2.3 Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại một số nghĩa trang

lớn. ...............................................................................................................................................62

2.3.1. Nghĩa trang Văn Điển .....................................................................................62

2.3.2. Nghĩa trang Yên Kỳ .........................................................................................68

2.3.3. Nghĩa trang Vĩnh Hằng ...................................................................................72

2.4. Tác động của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đến các mặt

của đời sống xã hội ..................................................................................................76

2.4.1. Về kinh tế.........................................................................................................76

2.4.2. Về xã hội..........................................................................................................80

2.4.3. Về môi trường..................................................................................................80

2.5. Dự báo nhu cầu sử dụng đất của thành phố Hà Nội đến năm 2020.......................81

2.5.1. Dự báo dân số .................................................................................................81

2.5.1.1. Dự báo tổng dân số đến năm 2020 ..............................................................81

2.5.1.2. Dự báo số người chết đến năm 2020 ...........................................................82

2.5.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa trang ................................................82

2.6. Đánh giá chung..................................................................................................................84

2.6.1. Những kết quả đã đạt được .............................................................................84

2.6.2. Những tồn tại...................................................................................................84

2.6.3. Nguyên nhân....................................................................................................86

Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG,

NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................87

3.1. Về chính sách quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa .....................................87

3.1.1. Chính sách về quản lý .....................................................................................87

3.1.2. Chính sách về sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa ..................................88

3.2. Về quy hoạch......................................................................................................................89

3.2.1. Quy hoạch sử dụng đất ...................................................................................89

3.2.2. Quy hoạch xây dựng nghĩa trang....................................................................90

3.3. Công nghệ hỏa táng ..........................................................................................................91

3.4. Giải pháp khác...................................................................................................................93

KẾT LUẬN................................................................................................................................95

KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................................97

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................98

PHỤ LỤC...................................................................................................................................99

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài:

Quản lý, sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của tất cả

các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay.

Sử dụng đất không chỉ là nhu cầu đối với những người đang sống mà cả với

những người đã khuất. Quản lý sử dụng đất tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển hiện tại,

nền tảng tốt cho tương lai và là điều kiện quan trọng để duy trì và bảo tồn các giá trị

văn hóa truyền thống của từng địa phương nói riêng và của cả đất nước nói chung.

Vấn đề sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làm quan

trọng trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam, nó thể hiện truyền thống

uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước và người có công với nước, đó

cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng. Có thể nói đất nghĩa trang, nghĩa

địa là loại đất đặc biệt và việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng rất đặc

biệt là bởi nó gắn liền với phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng địa

phương, từng dân tộc và từng dòng họ.

Thực tế hiện nay việc sử dụng và quản lý diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa

đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất là trong quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước. Quỹ đất dành cho phát triển đô thị, khu dân cư, khu công

nghiệp ngày càng tăng, quỹ đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp và diện tích đất

dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh hưởng hoặc phải di dời sang vị trí khác,

hoặc phải quy hoạch tập trung trên 1 diện tích nhỏ hơn. Trong quá trình bồi thường

thiệt hại khi thu hồi đất thì vấn đề bồi thường và bố trí khu vực quy hoạch cho loại

đất trên thường rất phức tạp, gây nhiều thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân. Trong

khi đó phong tục tập quán và vấn đề tâm linh của người Việt Nam có một vị trí hết

sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân.

Vấn đề đặt ra cần phải sử dụng, quản lý diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa ở

Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng như thế nào để vừa đảm bảo được mục

tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa quan tâm đến phong tục, tập quán

2

của người dân, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và vẫn giữ được nét đẹp văn

hóa truyền thống và phù hợp với một xã hội văn minh, hiện đại.

Do đó, việc nghiên cứu đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp

quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà

Nội là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc, góp phần tăng

cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất đồng thời bảo tồn và phát huy những giá trị

văn hóa truyền thống của Hà Nội ngàn năm văn hiến.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Lãm rõ thực trạng và đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,

nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hiệu quả,

tiết kiệm, bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống và phù hợp với văn

minh thời đại.

3. Nội dung nghiên cứu:

Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các nội

dung sau:

- Nghiên cứu tổng quan về đất nghĩa trang, nghĩa địa;

- Nghiên cứu, tìm hiểu về phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc

táng, việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

- Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành

phố Hà Nội;

- Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên

địa bàn thành phố Hà Nội.

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa thu thập tài liệu, số liệu: Tác giả đã

tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã

hội của thành phố Hà Nội, đồng thời tác giả đã tiếp cận, khảo sát và tìm hiểu về

cách thức quản lý, sử dụng đất tại một số nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn các

quận, huyện của thành phố Hà Nội.

3

- Phương pháp điều tra xã hội học: Với phương pháp này, tác giả đã tiến

hành thăm dò ý kiến của 150 người dân tại hơn 200 nghĩa trang, nghĩa địa trên địa

bàn các quận, huyện để tìm hiểu về hiện trạng quản lý, sử dụng nghĩa trang, nghĩa

địa của khu dân cư nơi họ sinh sống cũng như thăm dò ý kiến, nguyện vọng của

người dân về vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trong thời gian tới.

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu: Trên cơ sở tài

liệu, số liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê, phân tích số liệu để

cơ bản phản ánh được thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa

bàn thành phố Hà Nội.

- Phương pháp so sánh: Với phương pháp này, tác giả so sánh thực trạng

quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa giữa các quận nội thành với các huyện

ngoại thành, giữa Hà Nội với các vùng lân cận.

- Phương pháp dự báo: Qua nghiên cứu về tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tử vong, tác

giả dự báo số người chết và nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đến năm 2020.

- Phương pháp chi phí và lợi ích: tác giả tiến hành phân tích chi phí và lợi ích

giữa phương pháp địa táng truyền thống và phương pháp hỏa táng để giúp người

dân thấy được ưu, nhược điểm của các phương pháp táng từ đó lựa chọn phương

pháp táng phù hợp.

5. Phạm vi nghiên cứu:

Do đây là một đề tài khá mới, ít có tài liệu tham khảo, số liệu thống kê về

lĩnh vực này chưa đầy đủ nên trên cơ sở điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu

số liệu tác giả phản ánh một cách chung nhất, cơ bản nhất về thực trạng quản lý, sử

dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời tiến hành

nghiên cứu cụ thể tại một số khu vực điển hình của Hà Nội.

Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, chỉ đề cập khái quát vấn đề quản lý,

sử dụng đất tại các nghĩa trang liệt sỹ của Thành phố.

6. Cấu trúc đề tài:

Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Luận văn được trình bày theo 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về đất nghĩa trang, nghĩa địa.

4

Tại chương này, tác giả đưa ra các khái niệm; các nhân tố ảnh hưởng,

nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa; nội dung quản lý và vai trò

của công tác quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa; cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử

dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa và tìm hiểu phong tục tập quán táng trên thế giới và

ở Việt Nam.

- Chương 2: Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa

bàn thành phố Hà Nội.

Sau khi nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, khảo sát thực địa, tìm

hiểu phong tục tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng đất nghĩa trang,

nghĩa địa, tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa

trang, nghĩa địa của thành phố Hà Nội nói chung và một số khu vực nói riêng.

- Chương 3: Một số giải pháp quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên

địa bàn thành phố Hà Nội.

Tại chương này, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý,

sử dụng đất nghĩa trang bao gồm giải pháp về chính sách, về quy hoạch, về công

nghệ táng và một số giải pháp khác.

5

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA

1.1. Khái quát về đất nghĩa trang, nghĩa địa

1.1.1. Khái niệm đất nghĩa trang, nghĩa địa

Con người cũng như mọi sinh vật khác sinh ra, tồn tại và phát triển trên trái

đất đều tuân theo quy luật sinh tồn cơ bản nhất của tự nhiên là "sinh - lão - bệnh -

tử". Trong xã hội loài người, con người sau khi chết sẽ được mai táng theo những

nghi thức truyền thống với ý niệm đưa người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng và

giúp cho linh hồn người chết được siêu thoát. Tập tục mai táng chính là sự bày tỏ

niềm thương tiếc, lòng biết ơn của con cháu với công dưỡng dục, sự biết ơn của

cộng đồng xã hội với công lao đóng góp của người đã khuất.

Theo quan niệm phương Tây, nghĩa trang là nơi mà thi thể người chết và di

hài sau khi chết được chôn cất. Trong tiếng Anh, từ nghĩa trang là cemetery có xuất

xứ từ tiếng Hy Lạp là κοιµητήριον: nơi an nghỉ - vùng đất dành riêng cho việc chôn

cất[1]. Tuy nhiên, cách thức quản lý, sử dụng đất và các hoạt động tưởng nhớ người

đã khuất được thực hiện tùy theo phong tục tập quán, tôn giáo của từng địa phương,

trong từng giai đoạn nhất định.

Còn ở Việt Nam, nơi chôn cất người chết được gọi là nghĩa trang, nghĩa địa

hoặc bãi tha ma. Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm rõ ràng để phân biệt các thuật

ngữ: nghĩa trang, nghĩa địa, bãi tha ma.

Điều 2 Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây

dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang quy định:

Đất nghĩa trang là đất dùng cho việc táng người chết tập trung theo các hình

thức táng khác nhau, thuộc các đối tượng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo

quy hoạch.

Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều khu táng người chết tập trung nhưng việc

quản lý và xây dựng không có hoặc không theo quy hoạch mà theo phong tục tập

quán, các phần mộ được đặt theo các hướng không thống nhất, thông thường do các

"thầy địa lý˝ chọn hướng theo tuổi của người chết, ranh giới ngăn cách giữa khu

6

táng người chết và khu đất khác không rõ ràng. Những khu đất như thế dân gian vẫn

gọi đó là bãi tha ma hay nghĩa địa (khi đó hai thuật ngữ bãi tha ma và nghĩa địa

được hiểu như nhau)

* Một số khái niệm liên quan:

Táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết.

Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người.

Mai táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt hoặc thi hài của người chết ở một

địa điểm dưới mặt đất.

Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định

sau đó sẽ được cải táng.

Chôn cất một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh viễn trong đất.

Cải táng là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức

táng khác.

Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng.

Hỏa táng là thực hiện việc thiêu xác người chết hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao.

Nghĩa trang đã đóng cửa là nghĩa trang không cho phép tiếp tục thực hiện

các hoạt động táng trong nghĩa trang.

Dịch vụ nghĩa trang bao gồm: tổ chức tang lễ, mai táng, hỏa táng thi hài hoặc

hài cốt; xây mộ, cải táng, chăm sóc mộ, tu sửa mộ; chăm sóc, bảo quản, lưu giữ tro cốt

tại các nhà lưu giữ tro cốt và dịch vụ phục vụ việc thăm viếng, tưởng niệm.

1.1.2. Phân loại

Việc phân loại nghĩa trang tùy thuộc vào các tiêu chí đưa ra để phân loại. Ở

đây, tác giả đưa ra một số cách phân loại nghĩa trang như sau:

- Theo phân cấp quản lý, có 4 loại nghĩa trang: nghĩa trang cấp quốc gia

(nghĩa trang Trường Sơn), cấp tỉnh (Nghĩa trang Văn Điển, Thanh Tước,...), cấp

huyện (nghĩa trang quận Hà Đông, Nghĩa trang huyện Thanh Oai,...), cấp xã (nghĩa

trang xã Tây Tựu, Xuân Đỉnh,...).

7

- Theo đối tượng táng trong nghĩa trang, có các loại: nghĩa trang nhân dân

(nghĩa trang Vĩnh Hằng, Yên Kỳ,...), nghĩa trang liệt sỹ (nghĩa trang liệt sỹ huyện

Ứng Hòa, Thanh Oai,...), nghĩa trang người nước ngoài (nghĩa trang Ngọc Hồi),...

- Theo mô hình tổ chức quản lý, có các loại: Nghĩa trang do Nhà nước quản

lý (nghĩa trang Mai Dịch); do Doanh nghiệp quản lý (một phần của nghĩa trang

Vĩnh Hằng); do gia đình, dòng họ quản lý (nghĩa trang họ Trương Đỗ - huyện Ứng

Hòa, nghĩa trang họ Nguyễn,...); do tôn giáo quản lý (nghĩa trang Đạo giáo, khu mộ

của các nhà sư,...);...

- Theo phương thức táng, có: nghĩa trang hung táng, nghĩa trang cát táng,

nghĩa trang hỏa táng.

1.1.3. Khái niệm về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

Quản lý đất nghĩa trang là một dạng quản lý đặc biệt mang tính văn hóa tâm

linh sâu sắc do cơ quan Nhà nước, tổ chức, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá

nhân thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh môi

trường, thỏa mãn nhu cầu về việc táng của nhân dân và giữ được những phong tục

tập quán tốt, văn minh, hiện đại.

Sử dụng đất nghĩa trang là việc dùng quỹ đất để táng người đã chết (để xây

các mộ phần, khu lưu trữ tro) và xây dựng các công trình phục vụ việc táng (nhà

tang lễ, đài tưởng niệm, nhà hỏa táng, đường, hệ thống xử lý rác, nước thải,...)

1.1.4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

Trên cơ sở những nguyên tắc quy định tại Điều 11 Luật Đất đai năm 2003,

Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý

và sử dụng nghĩa trang đã quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng nghĩa trang như

sau (Điều 3):

1. Tất cả các nghĩa trang đều phải được quy hoạch và xây dựng theo quy

hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Việc táng người chết phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường

hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm

vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân

8

cấp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy

ban nhân dân cấp tỉnh).

3. Việc táng người chết trong các nghĩa trang phải phù hợp với phong tục,

tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại, tuân thủ các quy

định hiện hành về xây dựng, vệ sinh và môi trường.

4. Việc sử dụng đất trong nghĩa trang phải theo quy hoạch, đúng mục đích và

bảo đảm các yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại

đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

1.1.5. Nội dung quản lý Nhà nước về nghĩa trang

Đất nghĩa trang cũng như các loại đất khác được Nhà nước thống nhất quản

lý và có các chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai, tuy

nhiên do đất nghĩa trang là loại đất đặc biệt nên việc quản lý được đặc biệt quan tâm

đến các nội dung sau:

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nghĩa

trang và tổ chức thực hiện các văn bản đó;

2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang;

3. Lập quy hoạch và xây dựng nghĩa trang.

4. Quản lý việc giao đất cho các tổ chức, cá nhân làm nghĩa trang;

5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất;

6. Thống kê, kiểm kê đất nghĩa trang;

7. Quản lý tài chính về đất nghĩa trang và giá dịch vụ nghĩa trang.

8. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

làm nghĩa trang;

9. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất nghĩa

trang và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường.

10. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và

sử dụng nghĩa trang.

9

11. Đề xuất cải tạo, nâng cấp, mở rộng hoặc đóng cửa nghĩa trang với cơ

quan có thẩm quyền trên cơ sở báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động, quản lý của

các nghĩa trang.

12. Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống nghĩa trang trên địa bàn thành phố.

13. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, các phương pháp mới

trong việc quản lý, sử dụng nghĩa trang.

1.1.6. Các hành vi bị cấm trong quá trình quản lý, sử dụng nghĩa trang.

Điều 8 Nghị định số 35/2008/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm trong quá

trình xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang gồm:

1. Xây dựng mộ, bia mộ và các công trình trong nghĩa trang không đúng quy định.

2. Mua bán, chuyển nhượng đất trong nghĩa trang dưới mọi hình thức.

3. Phá hoại các công trình xây dựng trong nghĩa trang.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi hoặc gây khó khăn cho người có

nhu cầu sử dụng các dịch vụ nghĩa trang.

5. Thu phí, lệ phí, thực hiện kinh doanh các dịch vụ nghĩa trang trái quy định

của pháp luật.

6. Táng người chết ngoài các nghĩa trang đã được UBND các cấp xác định vị

trí, ranh giới.

7. Không chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về đóng cửa

nghĩa trang, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ.

8. Vi phạm các quy định, nội quy của nghĩa trang.

1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

Việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, có thể

khái quát thành những nhóm nhân tố sau:

- Dân cư: Quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tử vong, cơ cấu dân số (cơ

cấu tuổi, cơ cấu giới tính) có tác động trực tiếp đến nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa

trang, nghĩa địa. Dân số càng lớn, tỷ lệ tử vong cao thì quỹ đất dành cho nghĩa

trang, nghĩa địa càng cần nhiều.

10

- Cơ chế quản lý: hệ thống chính sách về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,

nghĩa địa được ban hành đầy đủ, đồng bộ và hợp lý là điều kiện cần để quản lý, sử

dụng hiệu quả quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa. Không quy định hạn mức đất làm

mộ hoặc khả năng triển khai thực thi pháp luật kém là những nguyên nhân chủ yếu

dẫn đến tình trạng sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả và mất mỹ quan.

- Yếu tố kinh tế: Lịch sử phát triển loài người cho thấy, những lăng mộ hiện

nay được tìm thấy đều là những minh chứng cho một thời kỳ kinh tế thịnh vượng,

của những gia đình giàu có như vua, chúa, quan lại,... Người Việt Nam có câu “phú

quý sinh lễ nghĩa”, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự phát triển lăng mộ đa dạng

qua các thời kỳ, giữa các gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau. Những năm trước

đây, kinh tế khó khăn, việc xây sửa mộ ít được quan tâm nhưng ngày nay, khi kinh

tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao, người ta chú ý hơn đến việc xây

dựng, tôn tạo các phần mộ, nhiều gia đình xây dựng lăng mộ to rộng, công phu,

lộng lẫy và đắt tiền để tưởng nhớ tổ tiên.

Mặt khác, tốc độ và xu hướng phát triển kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến

đời sống con người, giúp con người tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử, giãn áp lực cho vấn

đề bố trí quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

- Các yếu tố phi vật chất như tập quán, văn hóa, tâm linh, tôn giáo,... là yếu

tố quyết định văn hóa ứng xử, cách thức quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa,

trong đó:

+ Phong tục, tập quán truyền thống: Là nhân tố đã ăn sâu vào tiềm thức con

người, nhiều người cho rằng việc hiếu nghĩa với đấng sinh thành được thể hiện qua

việc xây dựng mộ chí. Quan niệm này đã dẫn đến tình trạng đua nhau xây mộ to,

đẹp giữa các gia đình, dòng họ. Do đó, cần phát huy những phong tục tập quán tốt,

ngăn chặn, hạn chế các tập quán xấu để góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội

theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.

+ Tâm linh: Người Á Châu nói chung và người Việt Nam nói riêng rất coi

trọng vấn đề tâm linh, người ta cho rằng con người có 2 phần, đó là phần hồn và

phần xác, khi chết chỉ chết phần xác còn phần hồn vẫn trường tồn. Theo quan niệm

11

này, người chết sẽ sống ở một thế giới âm và vẫn dõi theo những người đang sống

(người trần), do đó để người âm “phù hộ” cho những người đang sống sức khỏe,

bình an, phú quý,... thì những người đang sống phải chăm chút mồ mả tổ tiên, để

người chết được “mồ yên mả đẹp”.

+ Tôn giáo: những tôn giáo khác nhau có niềm tin thần thánh khác nhau, họ

có niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo họ theo, việc các tôn giáo thuyết giải về ý nghĩa

của việc táng người chết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lựa chọn cách thức táng, xây

mộ chí. Người theo đạo Thiên chúa cho rằng “chết là về với chúa”, do đó người ta

thường hỏa táng xác chết và thả tro hoặc xây mộ lưu trữ tro cốt (trên mộ thường có

chữ thập - thánh giá), còn người theo đạo Phật cho rằng chết là sang thế giới bên

kia, là sống ở cõi âm nên người chết thường được chôn xuống đất (có thể chôn vĩnh

viễn hoặc cải táng sau 3-4 năm), mộ thường được xây theo kiểu tam cấp (3 bậc),

trên mộ có bát hương,...

1.1.8. Vai trò của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

Sử dụng đất là nhu cầu chính đáng của không chỉ người sống mà cả những

người đã chết. Đất nghĩa trang, nghĩa địa là loại đất đặc biệt bởi nó gắn liền với

phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hoá của từng địa phương, từng dân tộc và từng

dòng họ. Do đó, sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa là việc làm quan

trọng trong đời sống tâm linh của con người nói chung và người Việt Nam nói

riêng, nó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước

và người có công với nước, đó cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng.

Việc bố trí đủ quỹ đất để xây dựng nghĩa trang nhằm phát huy truyền thống

văn hóa, thỏa mãn nhu cầu về tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ quan trọng trong

quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Việc táng người đã chết được tích tụ từ đời này qua đời khác, nếu không

được quy hoạch và sử dụng một cách hợp lý thì việc lãng phí đất, ô nhiễm môi

trường là tất yếu và nguy cơ thiếu đất cho người đang sống là điều dễ xảy ra trong

thời không xa (Hình 1.1).

12

Hình 1.1: Minh họa về việc sử dụng đất nghĩa trang không tiết kiệm.

Trong khi đó, quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, quỹ đất dành cho

phát triển đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp ngày càng tăng, quỹ đất sản xuất

nông nghiệp bị thu hẹp và diện tích đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa cũng bị ảnh

hưởng hoặc phải di dời sang vị trí khác, hoặc phải quy hoạch tập trung trên 1 diện

tích nhỏ hơn. Do vậy, nếu công tác quản lý bị buông lỏng, sử dụng đất nghĩa trang

bừa bãi sẽ là rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội và gây ra bức xúc, khiếu kiện

trong nhân dân.

Mặt khác, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề bồi

thường và bố trí khu vực quy hoạch cho loại đất nghĩa trang, nghĩa địa thường rất

phức tạp, khó tìm được sự đồng tình của nhân dân.

Đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quan tâm phát huy

phong tục, tập quán tốt của người dân, đồng thời đạt mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm,

hiệu quả và vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống, phù hợp với một xã hội văn

minh là nhiệm vụ của công tác quản lý đất nghĩa trang, nghịa địa cũng như việc lựa

chọn phương thức táng, là trách nhiệm của nhà quản lý và ý thức sử dụng đất trong

việc táng người chết của toàn xã hội.

1.2. Cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

1.2.1. Trước khi có Luật đất đai năm 2003

Điều 62 Luật Đất đai năm 1993 xác định đất nghĩa trang, nghĩa địa thuộc loại

đất chuyên dùng. Điều 70 của Luật này cũng chỉ rõ:

13

“Đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa phải được quy hoạch thành khu tập

trung, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết

kiệm đất”

Tuy nhiên, việc quy hoạch đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, cụ thể hóa Luật

thành các văn bản về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hầu như chưa được

quan tâm, chỉ có một số văn bản được ban hành để điều chỉnh về vấn đề vệ sinh môi

trường, tổ chức tang lễ, cụ thể như:

Nghị định số 23/HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về ban

hành Điều lệ vệ sinh, quy định về vệ sinh trong việc quản, ướp, hỏa táng, di chuyển

thi hài, hài cốt.

Quy chế BVMT ngành xây dựng kèm theo Quyết định số 29/1999/QĐ-BXD

ngày 22/10/1999 của Bộ Xây dựng.

Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành

quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần.

Có thể nói, việc thiếu cơ sở pháp lý trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,

nghĩa địa là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng đất làm nghĩa

trang, nghĩa địa manh mún, thiếu tính tập trung như hiện nay.

Qua số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của Tổng cục Địa chính trước đây, nay

là Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa qua

các thời kỳ được thống kê như sau:

Bảng 1.1: Sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa qua các thời kỳ

Đơn vị tính: 1.000 ha

Loại đất Năm 1990 Năm 1995 Năm 2000

Đất chuyên dùng 954,6 1.255,2 1.513,9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 32,7 79,5 93,7

Tỷ lệ đất nghĩa trang so với đất chuyên dùng 3,43 % 6,33 % 6,19 %

(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)

14

Các số liệu trên cho thấy, với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, diện

tích đất chuyên dùng phục vụ nhu cầu của các ngành tăng nhanh. Bên cạnh đó, diện

tích đất sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa cũng tăng lên qua các thời kỳ, năm 1995

(sau 5 năm) diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa đã tăng gấp 1,85 lần so với năm

1990, đến năm 2000 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng nhưng chậm hơn so

với tốc độ tăng của đất chuyên dùng, ngoài ra một số nghĩa trang nằm trong diện

phải giải tỏa để thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên,

diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa vẫn chiếm tỷ lệ cao so với diện tích đất chuyên

dùng (6,19%).

1.2.2. Từ khi có Luật đất đai 2003 đến nay

Theo Luật Đất đai năm 2003, đất nghĩa trang, nghĩa địa được xác định thuộc

nhóm đất phi nông nghiệp và là một phân nhóm riêng trong hệ thống các loại đất

(quy định tại điểm h khoản 2 Điều 13). Đây là một thuận lợi cho công tác quản lý

đất đai nói chung và quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nói riêng.

Điều 101 Luật Đất đai năm 2003 đã quy định việc sử dụng đất làm nghĩa

trang, nghĩa địa như sau:

“1. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, xa

khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức đất

và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa

trang, nghĩa địa.”

Điều 33 Luật Đất đai năm 2003 cũng quy định: Nhà nước giao đất không thu

tiền sử dụng đất đối với trường hợp đất được sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa.

Đây là lần đầu tiên việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa được quy

định cụ thể, chi tiết trong Luật về nhiệm vụ quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa

cũng như thẩm quyền ban hành mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ.

Cùng với Luật Xây dựng năm 2003, Luật Đất đai năm 2003 là cơ sở pháp lý cơ bản

để các văn bản dưới Luật được ban hành về vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang,

nghĩa địa như:

15

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ hướng dẫn

các quy định của Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch

xây dựng; về điều kiện đối với tổ chức và cá nhân thiết kế quy hoạch xây dựng

(trong đó có quy hoạch xây dựng nghĩa trang).

- Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ về tìm kiếm,

quy tập hài cốt liệt sỹ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sỹ;

- Nghị định 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng,

quản lý và sử dụng nghĩa trang;

- Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn

vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng;

Trong số các văn bản trên, Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của

Chính phủ là bước đột phá khi quy định các nguyên tắc quản lý, sử dụng đất nghĩa

trang, các hành vi bị cấm trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang để đảm bảo quản lý

thống nhất hoạt động sử dụng đất nghĩa trang, đặc biệt là việc thể hiện sự quan tâm

của Nhà nước đối lĩnh vực đầu tư, xây dựng nghĩa trang (Điều 6). Theo đó, Nhà

nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng nghĩa trang theo quy

định của pháp luật với các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư xây dựng nghĩa trang cụ

thể như sau:

1. Cấp đất xây dựng nghĩa trang lâu dài và không thu tiền sử dụng đất;

2. Hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào;

3. Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng tuỳ

theo quy mô, hình thức đầu tư, công nghệ được áp dụng và tác động đến môi trường

của dự án.

4. Hỗ trợ đầu tư và hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích xã hội hoá đầu tư xây dựng nghĩa

trang và sử dụng các hình thức táng mới văn minh, hiện đại, góp phần thay đổi tập

quán cũ, tiết kiệm quỹ đất, bảo vệ môi trường, tuỳ theo tình hình cụ thể và khả năng

của mình, chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ chi phí táng cho những

người sử dụng dịch vụ này.

16

Nghị định số 35/2008/NĐ-CP còn quy định chính sách xã hội đối với các đối

tượng đặc biệt như táng cho người vô gia cư không có thân nhân hoặc có thân nhân

nhưng không có điều kiện lo việc táng; người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam,

người Việt nam định cư ở nước ngoài có nguyện vọng được táng tại Việt Nam sau

khi chết; trường hợp chết do thiên tai, dịch bệnh; mộ vô chủ hoặc không còn thân

nhân chăm sóc. Nghị định này còn dành một chương để quy định về hoạt động quy

hoạch, xây dựng, cải tạo, đóng cửa và di chuyển nghĩa trang (chương II).

Cũng kể từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực (01/7/2004) và Nghị định

35/2008/NĐ-CP được ban hành, vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang được nhìn

nhận, đánh giá và quan tâm nhiều hơn, giảm bớt được những vi phạm trong quản lý,

sử dụng đất nghĩa trang, huy động được sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong

việc xây dựng, cung ứng dịch vụ và quản lý, sử dụng đất nghĩa trang hiệu quả hơn.

1.3. Những phong tục, tập quán về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

1.3.1. Ở một số nước trên thế giới

Quan niệm về việc an táng người quá cố ở mỗi nước một khác, trên thế giới

hình thức táng phổ biến được nhiều nước lựa chọn là: địa táng (chôn thi thể người

chết xuống đất), hỏa táng (dùng điện hoặc khí đốt để đốt thi thể người chết thành

tro) và thủy táng (thả thi thể người chết xuống sông, biển); một số nơi còn sử dụng

hình thức điểu táng (đưa thi thể người chết lên núi để các loại chim ăn thịt).

Hình 1.2: Một nghĩa trang ở Canada với các nấm mộ đơn giản

17

Hình 1.3: Cảnh đông đúc tại một nghĩa trang ở Matxcova (Nga)

Nhìn chung ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Australia, các nước Tây

Âu,...phương thức táng phổ biến được lựa chọn là hỏa táng, tro của người chết có

thể được lưu trữ trong các nhà lưu trữ tro hoặc được thả xuống sông, biển hoặc

được chôn xuống đất vĩnh viễn.

Ngày nay, khi khoa học công nghệ hiện đại càng phát triển, ý thức tiết kiệm

đất và bảo vệ môi trường đã giúp họ tìm ra những phương thức táng rất đặc biệt,

thân thiện với môi trường và hầu như không sử dụng đất ví dụ như: kim cương táng,

không táng, thạch táng, hóa táng, yên hoa táng, bút táng[2]…

- Kim cương táng: Tại Mỹ, người ta

dùng cacbon trong tro xương người quá cố

chế tạo kim cương nhân tạo để lưu lại

những kỷ niệm về người quá cố. Phương

thức này tượng trưng cho tình cảm gắn bó

sâu sắc của những người đang sống với

người đã chết và giúp họ dường như vẫn ở

bên nhau. Hình 1.4: Kim cương táng

- Không táng: Là việc đưa tro cốt người quá cố đựng vào hộp kín và đặt

trong khoang tên lửa phóng vào không gian. Hình thức này được Công ty Dịch vụ

Hàng không ở Seatle (Mỹ) thực hiện lần đầu vào 4/1997 với 24 tro và hiện đã trở

nên phổ biến tại Mỹ và các nước phương Tây (tháng 3/2006 đã táng được 187 tro

theo hình thức này. Giá của dịch vụ táng này là 995 USD/1g tro.

18

- Thạch táng: là việc làm san hô nhân

tạo từ tro cốt người quá cố và gang hoặc bê

tông rồi thả xuống biển để nuôi san hô, tro

cốt người sẽ trở thành một bộ phận của cành

san hô. Phương thức táng này do hãng

Etemal Reefs thực hiện nhằm giúp người

quá cố được hòa vào thiên nhiên và là một

phần của thiên nhiên.

Hình 1.5: Thạch táng

- Hóa táng: Ưu việt của phương pháp

này là bảo vệ môi trường. Người ta đem thi

thể người quá cố làm thành phân bón hữu

cơ, trong đó thành phần thủy ngân đã được

phân tách nên không gây hại tới môi trường.

Hình 1.6: Hóa táng

- Yên hoa táng: là cách trộn lẫn tro cốt

với thuốc pháo hoa, người ta quan niệm pháo

hoa có thể giúp họ tỏa sáng lần cuối rồi hòa

tan vào không gian, vũ trụ và trời đất.

Hình 1.7: Yên hoa táng

- Bút táng: Cacbon trong tro cốt

người chết được dùng chế tạo ruột bút chì.

Mỗi chiếc bút chì sẽ được khắc tên người

quá cố và ngày tháng qua đời của họ. Một

hộp bút chì sẽ là nơi an táng lí tưởng cho

một con người.

Hình 1.8: Bút táng

19

Còn ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam nơi đạo Phật khá phát triển,

họ cho rằng địa táng sẽ giúp người chết cảm thấy mát mẻ và thanh thản hơn nên

hình thức táng phổ biến được lựa chọn là địa táng, mộ người chết được xây dựng

kiên cố thậm chí là cầu kỳ và lộng lẫy.

Hình 1.9: Hai khu mộ tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng (Ba Vì)

1.3.2. Ở Việt Nam

Nước ta có 54 dân tộc anh em với nhiều tôn giáo khác nhau. Mỗi dân tộc,

mỗi tôn giáo, mỗi vùng có một phong tục tập quán táng người chết khác nhau, tuy

nhiên hình thức táng phổ biến ở nước ta hiện nay là địa táng. Những thập niên gần

đây, công nghệ hỏa táng đã được đưa vào sử dụng tại Việt Nam (Hà Nội và thành

phố Hồ Chí Minh), nhiều người dân đã lựa chọn phương thức táng này. Tuy nhiên

tỷ lệ còn rất hạn chế do điều kiện kinh tế, phong tục tập quán, nguyện vọng của

người chết và tâm lý của thân nhân người chết.

Theo thống kê tại Bảng 1.1, năm 2000 diện tích đất nghĩa trang cả nước là

93714 ha, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bình quân đầu người là 12m2/người.

Tuy nhiên các vùng có bình quân đất nghĩa trang, nghĩa địa trên đầu người cao là

vùng Bắc Trung bộ 29m2/người, Duyên hải Nam Trung bộ 26m2/người. Các vùng

có bình quân đầu người thấp nhất là Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

4,3-4,4m2/người, đây cũng là 2 vùng có ít nghĩa trang, nghĩa địa tập trung, đa số đều

chôn cất trong ruộng, vườn của từng gia đình.

20

Bảng 1.2: Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của các vùng qua các năm

Đơn vị tính: 1.000 ha

Tên vùng Năm 1995 Năm 2000 Năm 2004

1. Vùng Trung du MN phía Bắc 12,90 15,60 13,79

2. Vùng Đồng bằng Bắc bộ 11,00 11,40 13,46

3. Vùng Bắc Trung Bộ 22,30 29,30 31,40

4. Vùng Duyên hải Nam trung bộ 19,40 21,50 22,04

5. Vùng Tây Nguyên 3,80 4,20 5,03

6. Vùng Đông Nam Bộ 3,80 4,50 4,69

7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 6,30 7,20 6,64

Cả nước 79,50 93,70 97,05

(Nguồn: Số liệu thống kê, kiểm kê của Tổng cục Địa chính, nay là Bộ TN và MT)

Qua bảng trên chúng ta có thể thấy, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tại

các vùng đồng bằng và các khu vực kinh tế phát triển nhìn chung đã ổn định và tăng

không nhiều như: Đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.

Đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, diện tích đất nghĩa trang tăng nhanh trong 5

năm (1995-2000) do tập quán du canh, du cư của người dân, giai đoạn 2000-2004 diện

tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của vùng này giảm do các chính sách về định canh, định

cư của Nhà nước đã có hiệu quả, nhiều dự án phát triển kinh tế – xã hội được triển khai

đồng thời với đó là việc tập kết mộ chôn cất vào khu tập trung. Tuy nhiên các vùng thuộc

miền Trung nước ta có diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng nhanh do đây là những

vùng người dân rất quan tâm đến việc xây dựng mộ, đời sống tâm linh phong phú và

cũng là vùng diễn ra chiến tranh trong thời gian dài nên số mộ tại khu vực này lớn hơn

rất nhiều so với các khu vực khác.

21

Hình 1.10: “Thành phố ma” ở Thừa Thiên Huế

Hình 1.11: Nghĩa trang rộng hàng chục ha ở Bình Thuận

1.3.3. Ảnh hưởng của phong tục tập quán táng trong quản lý, sử dụng đất

nghĩa trang, nghĩa địa

Táng người đã chết là nhu cầu không thể thiếu, việc quan tâm xây dựng mộ

chí đã cho thấy đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện và có điều

kiện để báo hiếu tổ tiên, xây dựng “mồ yên mả đẹp” cho tổ tiên khiến những người

còn sống cảm thấy thỏa mãn nhu cầu tâm linh, yên tâm lao động sản xuất. Tuy

nhiên phong tục tập quán, phương thức táng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả

quản lý, sử dụng đất.

22

Nếu duy trì những phong tục tập quán trong việc táng đã lạc hậu, lỗi thời hay

coi việc hiếu nghĩa như một sự thể hiện bề thế gia tộc, dòng họ sẽ cản trở sự phát

triển kinh tế xã hội, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và

quan trọng hơn là tài nguyên đất bị sử dụng lãng phí, quỹ đất dành cho phát triển

kinh tế xã hội bị thu hẹp và những hệ lụy khác về xã hội như: vấn đề giải phóng mặt

bằng thu hồi đất thực hiện các dự án, là vấn dồn điền đổi thửa và canh tác đất nông

nghiệp,...

Điển hình, khuôn viên mộ cụ tổ họ Trần ở làng Phương La, xã Thái Phương,

huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình chiếm diện tích đất rộng khoảng 50.000m2, mộ ông

Nguyễn Công Đức ở Lương Sơn, Hòa Bình rộng 100.000m2 hoặc “thành phố ma”

nổi tiếng ở thôn An Bằng, xã Vĩnh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế rộng

200ha nơi có những ngôi mộ lộng lẫy rộng từ 300m2 đến 600m2,...

Mặt khác, việc táng bừa bãi, không theo quy hoạch gây lên mất công bằng

trong việc sử dụng đất, kẻ giàu xây mộ to, người nghèo xây mộ nhỏ.

Sử dụng đất làm nghĩa trang manh mún cũng là một khó khăn khi quy hoạch

bố trí quỹ đất vào các mục đích khác đặc biệt khi lựa chọn địa điểm thực hiện các

dự án phát triển kinh tế, xã hội vì lý do các doanh nghiệp “ngại” động chạm đến vấn

đề tâm linh. Có rất nhiều dự án đã phải khoanh riêng những ngôi mộ ở trong khuôn

viên dự án của mình như: Dự án Khu nhà ở Mễ Trì, Siêu thị Metro (Từ Liêm), Dự

án phát triển nhà ở khu đô thị Phú Lãm (Hà Đông),...

23

Chương 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG,

NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố

Hà Nội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, có tọa độ

địa lý từ 20053’ đến 21023’ vĩ độ Bắc và từ 105044’ đến 106002’ kinh độ Đông, có

ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Giang.

- Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên.

- Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam.

- Phía Tây giáp các tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ

Theo kết quả kiểm kê năm 2010, thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên

332888,99 ha; với dân số 6,4472 triệu người, mật độ dân số trung bình là 1996

người/km2 (khu vực nội thành 11.076 người/km2, ngoại thành 1.106 người/km2), bao

gồm 10 quận, 1 thị xã, 18 huyện có 154 phường, 401 xã và 22 thị trấn.

Hà Nội có vị trí quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các tỉnh trong vùng và

cả nước, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa

học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để Hà

Nội giao lưu trao đổi và tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học công

nghệ tiên tiến trên thế giới.

b. Địa hình, địa mạo

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang

Đông với độ cao trung bình từ 5m đến 20m so với mực nước biển. Hà Nội nằm

trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, được phù sa bồi đắp, có 3/4 diện tích tự

nhiên là đồng bằng nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con

sông khác rất thích hợp cho trồng lúa nước và các loại cây hàng năm. Phần diện tích

đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức với các đỉnh

24

như Ba Vì cao 1281m, Thiên Trù cao 378m, Chân Chim cao 462m,… đất đai của

vùng thích hợp trồng các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp.

Với địa hình trên, đối chiếu với các tiêu chí lựa chọn đất làm nghĩa trang như cao

ráo, thuận tiện cho việc thăm viếng,... thì Hà Nội có nhiều lựa chọn trong việc bố trí quy

hoạch đất làm nghĩa trang.

c. Khí hậu

Khí hậu của Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2

mùa chủ yếu là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, với đặc

điểm là nóng ẩm mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là Đông Nam. Mùa lạnh bắt đầu

từ tháng 11 và thường kết thúc vào tháng 3 năm sau, với đặc điểm lạnh và khô, ít

mưa; hướng gió thịnh hành là Đông Bắc. Tháng 4 và tháng 10 được coi như những

tháng chuyển tiếp tạo cho Hà Nội có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình

năm khoảng 24,90C, tổng số giờ nắng trong năm 1.400 giờ. Lượng mưa trung bình

năm 1.600 - 1.800 mm, tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 7,

thấp nhất là tháng 11; độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm từ 75 - 85%.

Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân hủy hoạt

động, phân hủy xác chết, việc cải táng (bốc mộ) thường được thực hiện vào mùa

khô để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của việc cải táng đến sức khỏe con người cũng

như môi trường.

d. Thuỷ văn

Hệ thống sông ngòi trên địa bàn Thành phố khá dày, mật độ sông

0,5km/km2. Điều này đã giúp cung cấp lượng nước dồi dào cho công tác tưới tiêu,

đảm bảo nước cho sinh hoạt và sản xuất.

e. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên của Hà Nội khá phong phú: Tài nguyên đất, tài nguyên nước,

tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên sinh vật, tài

nguyên nhân văn,... Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, Luận văn đề cập tới hai loại

tài nguyên chính ảnh hưởng đến vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

đó là tài nguyên đất và tài nguyên nhân văn.

25

* Tài nguyên đất

Tài nguyên đất của Hà Nội bao gồm các nhóm đất chủ yếu:

- Nhóm đất phù sa phân bố hầu khắp trên địa bàn Thành phố, nhưng tập

trung nhiều ở các huyện Từ Liêm, Gia Lâm và Thanh Trì, Thanh Oai, Ứng Hòa,

Thường Tín, Phú Xuyên,.. Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi lắng phù

sa của sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Đáy. Loại đất này thích hợp với

nhiều loại cây trồng như lúa, rau, màu và cây công nghiệp.

- Đất bạc màu phân bố chủ yếu ven theo các đồi núi thấp, hình thành những

dải ruộng nhỏ hẹp, bậc thang hay thoải dốc, tập trung ở hai huyện Sóc Sơn, Đông

Anh, Ba Vì, Sơn Tây. Loại đất này hiện đang được nhân dân khai thác sử dụng để

trồng rau, màu và cây công nghiệp.

- Nhóm đất đỏ vàng được phân bố chủ yếu ở các huyện phía bắc và phía tây của

thành phố như Ba Vì, Sơn Tây, Mỹ Đức thuận tiện cho phát triển cây công nghiệp và

trồng rừng.

Cùng với điều kiện nhiệt - ẩm, các loại đất này có thành phần cơ giới phù hợp với

sự phát triển của các vi sinh vật phân huỷ, xác chết phân hủy nhanh trong thời gian ngắn

và đất có khả năng hấp phụ tốt các chất sau khi phân hủy xác chết, hạn chế được ô nhiễm

hữu cơ, ô nhiễm vi sinh đối với môi trường đất.

* Tài nguyên nhân văn

Hà Nội là nơi hội tụ “Nguyên khí” của dân tộc, là niềm tự hào chung của cả

nước. Điểm cốt lõi của bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội là hội tụ các tinh

hoa để tạo dựng nên nhân cách con người Thủ đô với “Hào khí Thăng Long”, “Sỹ

khí Hà Thành”, “Người Tràng An”, “Hà Nội thanh lịch”.

Người Hà Nội có truyền thống ngàn năm văn hiến, cần cù, chịu khó, thông

minh, sáng tạo, văn minh, thanh lịch, tiếp thu nhanh với những cái mới và luôn

biết gìn giữ, trân trọng bản sắc văn hoá dân tộc.

Về phong tục tập quán, người Hà Nội có nhiều phong tục tập quán tốt đặc

biệt trong việc hiếu lễ, điều này có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế -

xã hội nói chung và trong quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nói riêng.

26

Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính (8/2008) tài nguyên nhân văn của Hà

Nội ngày càng phong phú, đa dạng hơn, giúp Hà Nội có nhiều điều kiện để phát huy tài

nguyên này cũng như có nhiều thuận lợi trong việc quy hoạch, phân khu chức năng

phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân, đặc biệt trong vấn đề xây dựng nghĩa trang,

nghĩa địa khi nghĩa trang Văn Điển đóng cửa.

2.1.2. Kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Về kinh tế

Trong những năm qua kinh tế của Thành phố đã đạt nhiều thành tựu to lớn với

bước tiến vượt bậc, tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ổn định ở mức cao, bình quân 5 năm

(2006 - 2010) tổng sản phẩm nội địa Thành phố (GDP) dự kiến tăng 10,4%/năm (riêng

năm 2010 GDP tăng 10,5%), cao gấp 1,5 lần mức tăng bình quân chung của cả nước.

10.62

6.67

10.5

0

2

4

6

8

10

12

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tăng trương GDPbinh quân năm (%)

Hình 2.1: Tăng trưởng GDP bình quân qua các năm của Hà Nội

1689 1700

1964

1500

1600

1700

1800

1900

2000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

GDP binh quân đâungươi (USD/ngươi)

Hình 2.2: GDP bình quân đấu người qua các năm của Hà Nội

27

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông

nghiệp, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ưu tiên phát triển các ngành,

lĩnh vực trình độ cao, chất lượng cao và sản phẩm mũi nhọn.

Bình quân giai đoạn 2006-2010, giá trị gia tăng ngành dịch vụ tăng

10,24%/năm. Các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao như thương mại, tín dụng -

ngân hàng, vận tải, bưu chính - viễn thông, y tế, giáo dục,... được chú trọng phát triển

Ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2006-2010 đạt mức tăng bình quân

12,41%/năm. Công nghiệp được phát triển có chọn lọc, tập trung vào các ngành có

trình độ công nghệ cao, như: điện tử - tin học, viễn thông, công nghệ sinh học, cơ khí

chính xác và vật liệu mới, các nhóm sản phẩm công nghiệp có lợi thế và thương hiệu.

Một số ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản và hoạt động của

làng nghề được khuyến khích phát triển.

Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo

hướng tích cực: tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Giá trị tăng

thêm ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 bình quân 1,75%/năm; tổng sản lượng

lương thực đạt trên 1 triệu tấn/năm. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng hiệu

quả: diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản tiếp tục được mở rộng. Đã coi

trọng việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Bước đầu hình

thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá với năng suất và chất lượng cao

ở các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Trì, Mê Linh.

Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội qua các năm

Đơn vị tính: % GDP

Tỷ trọng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Công nghiệp - Xây dựng 41.4 41,4 41,4

Dịch vụ 52.1 52,3 52,5

Nông nghiệp 6.5 6,3 6,1 (Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Hà Nội)

28

Theo báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ Hà Nội

(2010), trên địa bàn hiện có 11 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích

2.094,11ha, 54 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.616ha, trong đó, giai đoạn

2006-2010 đã và đang xây dựng mới thêm 5 khu công nghiệp với diện tích

964,9ha, mở rộng 2 khu công nghiệp với diện tích khoảng 112ha, đã và đang xây

dựng mới thêm 21 cụm công nghiệp với diện tích 726,15ha.

Với mục tiêu phát triển kinh tế giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng

công nghiệp và dịch vụ do khủng hoảng kinh tế nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

chưa chưa mạnh mẽ nhưng chậm và chắc đã giúp Hà Nội trở thành một trong những

địa phương đi đầu trong việc khắc phục ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn

cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Hà Nội trong những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm biến đổi cơ cấu sử dụng đất. Với

chiến lược phát triển kinh tế lấy công nghiệp làm then chốt, chủ đạo, dịch vụ làm

mũi nhọn thì hàng loạt các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ đang và sẽ được

xây dựng. Theo kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 của UBND thành phố

Hà Nội, đến năm 2020 Hà Nội cần thêm 15.771,27ha đất để thực hiện các dự án

công trình giao thông ; 12.094ha để thực hiện 201 dự án hạ tầng đô thị ; 125.817ha

thực hiện 229 dự án đô thị, trong đó có 8.299ha để thực hiện 176 dự án xây dựng

nhà ở,...

Do đó việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

trong thời gian tới sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, tương ứng với nó là vấn đề giải phóng

mặt bằng, đóng cửa, di chuyển, xây mới các khu nghĩa trang, nghĩa địa.

2.1.2.2. Về dân số

Theo thống kê năm 2009, dân số Hà Nội là 6,4472 triệu người, dân cư phân

bố không đều giữa các khu vực thành thị và nông thôn, giữa nội thành và ngoại

thành. Dân số thành thị chiếm 40,8%, dân nông thôn chiếm 59,2%; mật độ dân số

trung bình là 1996 người/km2, trong đó mật độ trung bình khu vực nội thành là

11076 người/km2, ngoại thành 1106 người/km2 điển hình như ở quận Hoàn Kiếm

mật độ dân số cao nhất lên tới 37.258 người/km2 gấp 48 lần so với huyện Sóc Sơn

29

772 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm là 2,1%, trong đó tỷ suất tăng dân

số thành thị là 4,2%/năm (do quá trình đô thị hóa và gia tăng cơ học), lệ tăng dân số

cơ học chung của thành phố là 5%/năm, tỷ số giới tính 97 nam/100 nữ. Tuổi thọ

bình quân 74,9 tuổi (trong đó nam là 72,5 tuổi, nữ là 77,5 tuổi). Tỷ suất chết là 6‰.

Trong những năm gần đây, diện mạo của các khu thành thị và nông thôn của

thành phố đã có nhiều thay đổi, với việc xây dựng hệ thống điện, đường, trường,

trạm ngày càng hoàn chỉnh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.

Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, vấn đề bố trí quỹ đất làm nghĩa trang, nghĩa

địa cho nhân dân nội thành đang là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Với sự

phát triển các khu dân cư nông thôn còn thiếu quy hoạch, phần lớn vẫn mang tính tự

phát, chưa gắn với quy hoạch phát triển nông thôn nói chung và quy hoạch phân bố

các khu nghĩa trang, nghĩa địa và môi trường nói riêng. Điều này đòi hỏi Hà Nội

cần có cái nhìn dài hạn và sớm quy hoạch sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

trong thời gian tới.

2.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tính đến ngày 01/01/2010, Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 332888,99

ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 188.601,07ha (chiếm 56,66% tổng diện

tích); đất phi nông nghiệp là 134.947,41ha (chiếm 40,54% tổng diện tích) và diện

tích đất chưa sử dụng là 9340,51ha (chiếm 2,8% tổng diện tích)

Đât nông nghiêpĐât phi nông nghiêpĐât chưa sư dung

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất Hà Nội năm 2009.

30

Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội trong

thời gian vừa qua được thể hiện trên các nội dung như sau:

1 - Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất

và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành:

Công tác ban hành các văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý và sử dụng

đất đai đã được thành ủy, HĐND và UBND thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm,

nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp

luật của Nhà nước trong điều kiện thực tiễn của thành phố. Thành phố đã ban hành

các văn bản để quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,

giá đất, các văn bản về bồi thường giải phóng mặt bằng, về quản lý các dự án nhà ở,

về thanh lý nhà thuộc sở hữu Nhà nước,... và các bản khác giúp tạo cơ sở pháp lý

cho việc quản lý đất đai được ngày càng hiệu quả hơn.

Nhìn chung công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm

pháp luật về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang triển

khai thực hiện khá nghiêm túc trên địa bàn toàn Thành phố.

2 - Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành

chính, lập bản đồ hành chính.

Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng

nay là Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa

giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã; UBND thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây,

Vĩnh Phúc, Hòa Bình đã chỉ đạo các ngành chuyên môn và địa phương xác định

cắm mốc địa giới hành chính đến từng xã, phường, thị trấn. Từ 01/8/2008, Thành

phố Hà Nội được mở rộng với 29 đơn vị hành chính cấp huyện (10 quận, 1 thị xã,

18 huyện) và 577 đơn vị hành chính cấp xã (154 phường, 401 xã và 22 thị trấn). Hồ

sơ địa giới hành chính được lưu giữ ở các cấp. Đến nay, 100% các xã, phường, thị

trấn và quận, huyện, thị xã đã có bản đồ hành chính.

3 - Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và

bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Khoa học công nghệ đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác đo đạc, lập

31

bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch. Đến nay việc

đo đạc, lập bàn đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử

dụng đất đã được thực hiện ở 3 cấp: cấp xã, cấp huyện và cấp thành phố điều này đã

tạo điều kiện cho việc quản lý đến từng thửa đất, bố trí quỹ đất thực hiện các nhiệm

vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng,…nhằm đạt mục tiêu

sử dụng đất ngày càng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ở nhiều xã, phường,

thị trấn thuộc tỉnh Hà Tây cũ, Hòa Bình và Vĩnh Phúc hệ thống bản đồ địa chính

chưa chính quy, công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy

hoạch sử dụng đất còn chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi ảnh hưởng không nhỏ

đến hiệu quả quản lý và sử dụng đất.

4 - Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quan tâm và đi trước một

bước, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo

quy định. Sau mở rộng Hà Nội, thành phố đã tiến hành thông kê, kiểm kê và xây

dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, quy hoạch chung xây

dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Việc quy hoạch sử dụng đất

nghĩa trang, nghĩa địa bước đầu đã được quan tâm.

5 - Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất đã được thực hiện cải cách hành chính, đẩy

nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển đô thị, mỗi năm thành phố giao đất, cho

thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trung bình hơn 1000ha. Tình hình thực hiện

kế hoạch giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhìn chung còn thấp

(đạt khoảng 60%) so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Phần lớn các dự án được Nhà

nước giao đất, cho thuê đất được triển khai và sử dụng đất có hiệu quả. Một số dự

án chưa triển khai được do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó chủ

yếu là do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Mặt khác, tình trạng tự ý

chuyển mục đích sử dụng đất diễn ra khá phổ biến, đặc biệt ở khu vực nông thôn

(chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp), trong đó

chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất xây dựng mồ mả, lăng mộ

32

đang trở thành phong trào bất chấp các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước.

6 - Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố nhằm quản lý đến

từng thửa đất, từng chủ dụng đất, tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện các

quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Tính đến năm cuối 2008, tỷ lệ

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phố đạt khoảng 80%, trong đó

các quận, huyện cũ của Hà Nội có tỷ lệ cấp giấy đạt 95%, các quận, huyện, thị xã

của Hà Tây cũ, 4 xã của tỉnh Hòa Bình, Mê Linh (Vĩnh Phúc) tỷ lệ cấp giấy còn

thấp, điển hình huyện Ứng Hòa (Hà Tây cũ) tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt 52%.

Từ khi ban hành mẫu giấy chứng nhận mới (Giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất), tiến độ cấp giấy chưa

được đẩy nhanh như kỳ vọng ban đầu do nhiều nguyên nhân: do lịch sử quản lý đất,

do hệ thống phần mềm hỗ trợ trong cấp giấy và quản lý hồ sơ chưa đồng bộ, nhiều

địa phương trình độ cán bộ còn hạn chế,…

7 - Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Hàng năm, các xã, phường, thị trấn, các quận, huyện, thị xã đều tiến hành

công tác thống kê và khai báo biến động. Qua thực tiễn, công tác thống kê ở nhiều

địa phương còn mang tính hình thức, thực hiện thống kê chưa đúng với quy định,

nhiều nơi thống kê sót, thống kê sai loại đất,…

Việc kiểm kê đất đai được thực hiện 5 năm 1 lần, Thành phố đã chỉ đạo các

cấp, các ngành tập trung thực hiện kiểm kê trên địa bàn toàn thành phố năm 2010.

Các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất là cơ sở để cho

việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch kế hoạch sử dụng đất.

Vấn đề thống kê, kiểm kê đất nghĩa trang, nghĩa địa gặp nhiều khó khăn,

nhiều khu chôn cất chưa có ranh giới rõ ràng với các mục đích sử dụng đất khác,

mồ mả xây dựng không tập trung, xen lẫn trong các loại đất khác đã dẫn đến kết quả

thống kê, kiểm kê còn thiếu chính xác và chưa phản ánh đúng thực tế.

8 - Công tác quản lý tài chính về đất đai, giải phóng mặt bằng

Hàng năm, UBND thành phố đều tiến hành điều tra giá đất, xây dựng bảng

33

giá các loại đất trên địa bàn thành phố làm cơ sở cho việc tính tiền sử dụng đất, tiền

cho thuê đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất, tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà

nước thu hồi đất,… Bảng giá đất do thành phố ban hành ngày càng sát hơn với giá

thị trường, tăng thu cho ngân sách Nhà nước và hỗ trợ việc quản lý đất ngày càng

hiệu quả hơn.

Các khó khăn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cơ

bản đã được giải quyết sau khi Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của

Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi, bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư và Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của

UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành. Tuy nhiên, vấn

đề tâm linh, di chuyển mồ mả nằm trong quy hoạch các dự án vẫn luôn là vấn đề

nhức nhối và khó dung hòa bằng biện pháp tài chính.

9 - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất

động sản.

Thị trường quyền sử dụng đất của Hà Nội được đánh là thị trường khá trẻ, có

nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên thị trường thiếu minh bạch và xu hướng “đám

đông” của những nhà đầu tư không chuyên nghiệp là một trong những nguyên nhân

cơ bản dẫn đến tình trạng thị trường bất động sản nói chung và thị trường quyền sử

dụng đất Hà Nội nói riêng phát triển lúc nóng lúc lạnh, thiếu kiểm soát như chúng ta

đã thấy trong một số năm gần đây.

Nhà nước không thừa nhận thị trường quyền sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa

địa nhưng thực tế lại cho thấy từ cuối năm 2009, với sự sôi động ngầm của thị

trường quyền sử dụng đất (đất nghĩa trang, nghĩa địa) đã diễn ra ở một số huyện

phía tây bắc Hà Nội như Ba Vì, Sơn Tây thì nhu cầu của người dân đối với đất

nghĩa trang, nghĩa địa lớn hơn khả năng cung ứng của cơ quan quản lý Nhà nước,

cũng với đó là tâm lý lựa chọn phong thủy xây dựng mồ mả đã là nguyên nhân hình

thành và phát triển “hệ thống cò đất nghĩa trang, nghĩa địa”

Ngoài các nội dung trên, Hà Nội cũng đã và đang triển khai tương đối tốt các

34

nội dung quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, xử lý vi

phạm pháp luật về đất đai, giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố

cáo các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, quản lý các hoạt động dịch vụ công về

đất đai.

Nhưng đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa các vi phạm như xây dựng mồ mả

không đúng quy hoạch sử dụng đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất,…hiện còn

buông lỏng ở nhiều địa phương, hiện chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Công

tác giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến mồ mả tuy số lượng không nhiều

nhưng thường bị kéo dài do thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết hoặc có phương án

giải quyết nhưng không thể thực hiện do vướng mắc về vấn đề tâm linh.

2.1.4. Phong tục, tập quán của người Hà Nội trong việc tang và sử dụng

đất nghĩa trang, nghĩa địa.

* Về phong tục tổ chức tang lễ::

Đối với người chết từ tuổi trưởng thành trở lên, khi chết ở nhà thường được

tổ chức tang lễ tại gia đình, sau thời gian từ 24 - 36 giờ thì đưa tiễn người chết về

nơi an nghỉ cuối cùng tại khu vực chôn cất theo phong tục tập quán của địa phương.

Đối với người chết tại bệnh viện hoặc do tai nạn, thường được tổ chức tang

lễ tại địa điểm công cộng như nhà tang lễ, đài hóa thân hoàn vũ hoặc nhà chờ, khu

đất trống của khu vực chôn cất. Vì theo quan niệm của người dân, những người chết

ở nơi khác đưa về nhà thì người thân sẽ gặp những điều không may mắn. Tuy nhiên,

thời gian gần đây, nhiều nơi đã đưa về gia đình để tổ chức tang lễ và tưởng niệm

cho người chết.

Đối với người chết trẻ hoặc chết do mắc các bệnh truyền nhiễm, việc tổ chức

tang lễ cũng thường được tổ chức tại gia đình nhưng thời gian tổ chức thường trong

vòng 24 giờ sau khi chết.

* Về phong tục táng người chết:

Sau khi tổ chức tang lễ tại gia đình, người chết được chôn cất tại khu vực

nghĩa trang, nghĩa địa theo quy định của địa phương. Đối với những quận nội thành

35

có ít diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa hoặc do nhu cầu của chết hoặc thân nhân

người chết mà việc chôn cất người chết được tổ chức ở một nơi khác không phải địa

phương nơi cư trú khi còn sống. Ví dụ, trước đây người dân nội thành Hà Nội

thường táng ở nghĩa trang Văn Điển, nhưng kể từ ngày 15/7/2010 nghĩa trang Văn

Điển đóng cửa, ngưng tiếp nhận hung táng thì người dân thường chọn nghĩa trang

Vĩnh Hằng hoặc nghĩa trang Yên Kỳ để táng, nhiều người được đưa về quê để chôn

cất với ý niệm được về với ông bà tổ tiên. Người Hà Nội có tập quán táng người

chết theo một số hình thức sau:

Thứ nhất, người chết được hung táng bằng quan tài gỗ, sau đó 3 - 4 năm thì tiến

hành cải táng (lấy xương cốt) chôn sang một vị trí khác (dùng tiểu sành). Việc cải táng

sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thổ nhưỡng học; sinh vật; thời

tiết; bản thân người chết (độ tuổi, tình trạng sức khỏe trước khi chết),....

Thứ hai, chôn 1 lần vĩnh viễn, không cải táng.

Thứ ba, người chết được hỏa táng sau đó tro người chết được đưa vào bình

và chôn vĩnh viễn xuống đất.

Thứ tư, sau khi hỏa táng, bình tro hỏa táng được lưu trữ trong nhà lưu tro của

các nghĩa trang hoặc được gửi tại các chùa.

Hình 2.4: Lưu trữ bình tro tại nghĩa trang Văn Điển

Theo lời kể của các cụ cao tuổi, trước kia việc lựa chọn địa điểm chôn cất

người chết rất quan trọng, phải nhờ các “Thầy địa lý” xem và chọn giúp, tùy từng

người mà lựa chọn vị trí và hướng đặt mộ cho “hợp”, có người hợp với việc táng ở

gò cao, có người hợp với táng ở chỗ trũng, có người hợp với hướng bắc, có người

36

lại hợp hướng nam,… Khi “Thầy” đã chọn thì không cần biết đất đó hiện đang sử

dụng vào mục đích đất gì, con cháu phải có trách nhiệm thỏa thuận hoặc làm cách

nào đó để có được đất (trừ trường hợp bất khả kháng thì “Thầy” xem và chọn chỗ

khác), đa số được chọn ở khu đất sản xuất nông nghiệp: đất trồng lúa, trồng màu,…

Ở một số địa phương có tục, hai họ khác nhau không được chôn cất người chết

trong cùng một thửa đất, người ta cho rằng như thế sau này con cháu hai họ dễ nảy

sinh mâu thuẫn, điều này dẫn đến các họ thường lựa chọn những khu đất riêng lẻ và

cách xa nhau để táng, ví dụ như ở thôn Bài Hạ, xã Hồng Quang (huyện Ứng Hòa),

họ Nguyễn được chôn ở xứ đồng Đầm Cả, họ Đinh được chôn ở xứ đồng Mô Đề,…

a) Táng ở khu trũng thấp b) Táng ở khu gò cao

Hình 2.5: Vị trí táng phụ thuộc vào phán quyết của “Thầy địa lý”

Sau này, khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, người ta lựa chọn vị trí táng

người chết theo xu hướng: tập trung, cách xa khu dân cư, thuận tiện đi lại và chăm

sóc mộ. Vì thế các nghĩa trang, nghĩa địa có quy mô lớn ngày càng nhiều, việc chôn

cất của các họ cũng tập trung hơn, ít phân tán hơn trước. Ngày nay, xu hướng xây

dựng lăng mộ to, rộng và lộng lẫy đang nở rộ từ thành phố đến nông thôn, đó được

cho là một phương thức báo hiếu với đấng sinh thành. Cụ thể thực trạng này ra sao

chúng ta sẽ cũng nghiên cứu ở mục dưới đây.

2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa

trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.2.1. Những quy định pháp lý của Thành phố về quản lý, sử dụng đất

nghĩa trang, nghĩa địa

37

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy

quản lý, phân công, phân cấp quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực kinh tế, xã hội

cũng như ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, cụ thể:

1. Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND thành phố

Hà Nội về việc phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực kinh tế, xã hội trên địa

bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2010.

Theo đó, công tác lý nghĩa trang, nghịa địa; xây dựng và quản lý quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng chi tiết,… do các Sở Lao động thương

binh xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng phối hợp với các quận,

huyện, xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý và thực hiện.

Ví dụ: Ngành Lao động thương binh xã hội, Ban tang lễ Hà Nội chịu trách

nhiệm quản lý nghĩa trang, nghĩa địa; Ngành Tài nguyên và Môi trường chịu trách

nhiệm quy hoạch, bố trí đất làm nghĩa trang; Ngành Xây dựng chịu trách nhiệm về

quy hoạch xây dựng chi tiết trong các nghĩa trang,…

2. Ngày 16/4/2010, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số

14/2010/QĐ-UBND về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang trên

địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo Quyết định này, Thành phố quy định:

Về sử dụng đất trong nghĩa trang nhân dân (Điều 15)

* Việc sử dụng đất trong nghĩa trang phải đúng theo quy hoạch, theo vị trí khu

mộ, hàng mộ và phần mộ. Sử dụng đất mai táng theo đúng mục đích, đúng đối tượng.

* Việc giao đất khi mai táng trong nghĩa trang thực hiện lần lượt theo khu,

hàng đã định trước, tránh việc tự ý lựa chọn khu đất an táng.

* Không được giao đất mai táng cho các đối tượng để dành. Trừ những

trường hợp sau:

- Người từ 70 tuổi trở lên;

- Người đang mắc bệnh hiểm nghèo không thể chữa trị;

- Người từ 60 tuổi trở lên có vợ hoặc chồng đã được mai táng trong nghĩa

trang thì được đặt trước một vị trí táng cùng nghĩa trang;

38

* Phần đất nơi huyệt mộ sau khi cải táng phải để tối thiểu là 12 tháng mới

được tái sử dụng vào mục đích mai táng.

* Diện tích tối đa cho mỗi mộ hung táng và chôn cất 1 lần không quá 5m2 và

cho mỗi mộ cát táng tối đa không quá 3m2. Các mộ trong một khu mộ phải được bố

trí cách đều nhau, khoảng cách tối đa giữa hai hàng mộ là 0,8m; giữa hai mộ trong

cùng một hàng là 0,6m; chiều cao tối đa cho một ngôi mộ là 2m (tính từ mặt đất, kể

cả phần trang trí)

Ngoài ra Quyết định này cũng quy định chi tiết về việc lập và quản lý hồ sơ

nghĩa trang, về vấn đề chăm sóc, cải tạo, tu sửa, đóng cửa nghĩa trang đồng thời quy

định về chế quản lý nghĩa trang liệt sỹ, nghĩa trang quốc gia, nghĩa trang người

nước ngoài.

3. Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 của UBND thành phố

Hà Nội về chính sách hỗ trợ khuyến khích hỏa táng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định là khâu đột phá về việc hỗ trợ của Nhà nước (kinh phí hỗ trợ lấy

từ ngân sách Nhà nước) giúp người dân thay đổi cách nghĩ và sử dụng phương pháp

táng mới, văn minh, hiện đại và tiết kiệm đất hơn. Quyết định này quy định mức hỗ

trợ như sau:

- Chi phí hỏa táng:

+ Đối với thi hài người lớn: 3.000.000 đồng/trường hợp hỏa táng.

+ Đối với thi hài trẻ em dưới 6 tuổi: 1.500.000 đồng/trường hợp hỏa táng.

- Chi phí vận chuyển:

+ Đối với khu vực ngoại thành: 1.000.000 đồng/trường hợp hỏa táng.

+ Đối với khu vực nội thành: 500.000 đồng/trường hợp hỏa táng.

- Về thời gian hỗ trợ: từ 3 năm trở lên (tính từ năm 2010) tùy từng đối tượng.

Ví dụ: hộ nghèo, người có công, người vô gia cư, lang thang cơ nhỡ không người

thân chết trên địa bàn Hà Nội thì thời gian hỗ trợ từ năm 2010; các đối tượng khác

(có hộ khẩu Hà Nội) thời gian hỗ trợ là 3 năm (2010-2012).

Ngoài ra, Thành phố còn hỗ trợ tiền áo quan hỏa táng, túi đồ khâm niệm, quản

lý lưu trữ bình tro theo giá thấp nhất của Ban phục vụ lễ tang tại thời điểm thanh toán.

39

4. Về vấn đề giá xây dựng làm cơ sở để tính giá trị bồi thường, hỗ trợ khi

Nhà nước thu hồi đất, Thành phố đã ban hành Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND

ngày 22/10/2008 quy định về đơn giá di chuyển mộ khi Nhà nước thu hồi đất:

- Đối với mộ đất: 2.600.000 đồng/ngôi

- Đối với mộ xây: 4.800.000 đồng/ngôi

- Mộ chưa cải táng: 5.300.000 đồng/ngôi

Sau khi có Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ, UBND thành phố đã

ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 04/8/2010, trong đó quy định về

đơn giá di chuyển mộ khi Nhà nước thu hồi đất như sau:

- Đối với mộ đất: 3.000.000 đồng/ngôi

- Đối với mộ xây: 5.300.000 đồng/ngôi

Thành phố cũng đã ban hành những văn bản mang tính chất quản lý chuyên

sâu đối với nghĩa trang lớn do Thành phố quản lý như Quyết định số 1231/2010/QĐ-

UBND ngày 16/3/2010 về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng công

viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng; Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 28/6/2010

về ban hành định quản lý, sử dụng và khai thác quỹ đất (dành cho việc an táng một số

đối tượng theo yêu cầu của Thành phố) thuộc dự án đầu tư xây dựng, mở rộng Công

viên nghĩa trang Vĩnh Hằng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Trước khi có Nghị định 35/2008/NĐ-CP vấn đề quản lý đất nghĩa trang,

nghĩa địa mang tính tự phát, tùy từng địa phương, Thành phố Hà Nội cũng như tỉnh

Hà Tây, Hòa Bình, Vĩnh Phúc chưa có văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề quản

lý, sử dụng đất nghĩa trang. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, nhận thấy vấn đề

nghĩa trang, nghĩa địa là vấn đề nổi cộm, có tính chất xã hội và nhân văn sâu sắc

đồng thời để có điều kiện tốt hơn thực hiện các nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội cũng như quy hoạch mang tính đồng bộ với việc phân khu chức năng cụ

thể, trên cơ sở Nghị định số 35/2008/NĐ-CP, Thành phố đã nghiên cứu và ban hành

Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND ngày 16/4/2010 của UBND thành phố Hà Nội

về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang trên địa bàn thành phố Hà

Nội đã quy định:

40

Về thực hiện quản lý nhà nước về nghĩa trang (Điều 7):

- UBND thành phố thống nhất quản lý nghĩa trang trên toàn địa bàn thành phố.

- Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Xây dựng chịu trách nhiệm trước UBND thành

phố về quy hoạch, xây dựng nghĩa trang trên địa bàn thành phố.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước UBND thành

phố về việc quản lý và sử dụng nghĩa trang trên địa bàn thành phố.

- UBND các cấp (huyện, xã): Thực hiện quản lý nhà nước về nghĩa trang;

giao đơn vị trực tiếp quản lý nghĩa trang trong phạm vi địa phương mình.

Về phân cấp quản lý và xác định đơn vị quản lý trực tiếp nghĩa trang

trên địa bàn thành phố Hà Nội (Điều 8)

* Phân cấp quản lý nghĩa trang

- Cấp thành phố: quản lý các nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sĩ, nghĩa

trang người nước ngoài cấp thành phố và nghĩa trang quốc gia;

- Cấp huyện: quản lý các nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sĩ và nghĩa

trang nước ngoài cấp huyện;

- Cấp xã: quản lý nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sĩ cấp xã, nghĩa trang

thôn, làng, dòng họ, gia đình.

* Đơn vị quản lý trực tiếp các nghĩa trang

- Ban Phục vụ lễ tang Hà Nội quản lý các nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang

liệt sĩ, nghĩa trang người nước ngoài cấp thành phố và nghĩa trang quốc gia;

- UBND các cấp huyện, xã giao cho các đơn vị có đủ thẩm quyền, năng lực

quản lý trực tiếp các nghĩa trang thuộc cấp mình quản lý;

- Các tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp hoặc thuê quản lý nghĩa trang do

mình đầu tư xây dựng theo phương thức xã hội hóa.

Nội dung quản lý trực tiếp nghĩa trang nhân dân (Điều 10)

* Đối với nghĩa trang đang được sử dụng

a) Phổ biến, giám sát việc thực hiện những quy định về quản lý và sử dụng

nghĩa trang;

41

b) Định kỳ chăm sóc cây xanh, bảo quản phần mộ, tro cốt, duy tu bảo dưỡng

các công trình trong nghĩa trang;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về vệ sinh trong các hoạt

động táng;

d) Bảo đảm về vệ sinh môi trường trong nghĩa trang.

đ) Trang bị các thiết bị bảo hộ cá nhân như: khẩu trang, quần áo, ủng, găng

tay… cho nhân viên và yêu cầu sử dụng khi trực tiếp thực hiện công việc táng;

e) Giám sát, quản lý hoặc trực tiếp cung cấp các dịch vụ nghĩa trang;

g) Lập và lưu trữ hồ sơ nghĩa trang;

h) Rà soát việc đánh số, xác định vị trí khu mộ, hàng mộ, ngôi mộ trong

nghĩa trang, đưa ra phương án điều chỉnh thích hợp (nếu cần thiết);

i) Lập các bảng chỉ dẫn, sơ đồ vị trí các khu chức năng, khu mộ, hàng mộ,

phần mộ và vị trí các ô lưu trữ tro cốt phục vụ cho người thăm viếng;

k) Xử lý các hành vi vi phạm; báo cáo cho các cơ quan chức năng các hành

vi vi phạm nghiêm trọng để giải quyết kịp thời;

l) Thực hiện báo cáo định kỳ (6 tháng, một năm) về tình hình quản lý sử

dụng nghĩa trang. (Đơn vị quản lý nghĩa trang được đầu tư theo phương thức xã hội

hóa báo cáo với UBND cấp xã, nơi xây dựng nghĩa trang).

* Đối với nghĩa trang đã đóng cửa: thực hiện quản lý theo các nội dung về

nghĩa trang đang được sử dụng trừ 2 điểm c và đ.

Về xác định vị trí các phần mộ, các ô lưu trữ tro cốt trong nghĩa trang

(Điều 14)

* Tất cả các phần mộ, các ô lưu trữ tro cốt trong nghĩa trang đều phải được đánh số.

* Việc xác định vị trí các phần mộ, các ô lưu trữ tro cốt trong nghĩa trang

phải đảm bảo mục tiêu rõ ràng, thuận tiện cho người sử dụng và người quản lý.

* Phương pháp xác định vị trí các phần mộ.

a) Vị trí của ngôi mộ trong nghĩa trang được tạo thành bởi: khu mộ/hàng

mộ/số mộ;

42

b) Trong hồ sơ lưu trữ cần ghi đầy đủ khu mộ/hàng mộ/số mộ; trên mộ chỉ

ghi số mộ. Số của các phần mộ trong nghĩa trang phải tương ứng với hồ sơ lưu;

c) Sử dụng các chữ cái A, B, C,… đặt tên cho các khu mộ;

d) Sử dụng các số tự nhiên 1, 2, 3,… để đánh số cho các hàng mộ trong khu

mộ dọc theo các trục đường chính;

đ) Sử dụng các số tự nhiên 1, 2, 3,… để đánh số liên tiếp cho các mộ trong

khu dọc theo các hàng (dự kiến cả số của những mộ chưa được xây dựng);

e) Trong trường hợp các ngôi mộ hiện hữu không được xây theo dãy, hàng

thì sử dụng các chữ cái A, B, C,… để phân khu và sử dụng các số tự nhiên 1, 2,

3,… đánh số liên tiếp các ngôi mộ trong khu.

* Phương pháp xác định vị trí các ô lưu trữ tro cốt.

a) Sử dụng các chữ cái A, B, C,… đặt tên cho các khu, các phòng lưu trữ tro cốt;

b) Sử dụng các số tự nhiên 1, 2, 3,… để đánh số thứ tự cho các tầng (nếu có)

và cho các ô lưu trữ tro cốt;

c) Tùy theo cách bố trí các ô lưu trữ tro cốt, đơn vị quản lý nghĩa trang chủ

động đưa ra phương pháp phân khu các ô lưu trữ cho phù hợp thuận tiện cho người

tìm kiếm và người quản lý.

* Ghi tên khu mộ, đánh số ngôi mộ, vị trí ô lưu giữ tro cốt phải rõ ràng, đảm

bảo sử dụng lâu dài.

* Khuyến khích áp dụng các công nghệ tiên tiến vào việc xác định vị trí các

phần mộ và các ô lưu trữ tro cốt trong các nghĩa trang.

2.2.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

Theo số liệu kiểm kê năm 2010, tính đến ngày 01/01/2010 thành phố Hà Nội

có tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 2848,87ha (chiếm tỷ lệ 0,85% diện

tích đất tự nhiên), bình quân diện tích đất nghĩa trang trên đầu người đạt

4,42m2/người. So với một số tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương,

Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, mặc dù Hà Nội có tổng diện tích đất

nghĩa trang, nghĩa địa lớn nhất (gấp từ 2 đến 4 lần diện tích đất nghĩa trang, nghĩa

43

địa các tỉnh) nhưng do dân số Hà Nội cao gấp từ 3,5 đến 6 lần dân số các tỉnh lân

cận nên diện tích đất nghĩa trang bình quân đầu người lại thấp nhất, điều này cho

thấy vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà

Nội tiết kiệm và hiệu quả hơn so với các tỉnh lân cận (Bảng 2.2).

44

Bảng 2.2: Bình quân diện tích một số loại đất trên đầu người của Hà Nội và một số tỉnh lân cận năm 2010

Tổng diện tích đất tự nhiên Đất ở Đất nghĩa trang, nghĩa địa Tỉnh, thành phố

Dân số (triệu

người) Diện tích

(ha) Cơ

cấu %

Tỷ lệ % so với

vùng

Diện tích bình quân đầu người (m2/người)

Diện tích (ha)

Cơ cấu %

Tỷ lệ % so với

vùng

Diện tích bình quân đầu người (m2/người)

Diện tích (ha)

Cơ cấu %

Tỷ lệ % so với

vùng

Diện tích bình quân đầu người (m2/người)

Hà Nội 6,4472 332888,99 100,00 22,25 516,33 35688,62 26,45 28,94 55,36 2848,87 2,11 21,01 4,42

Vĩnh Phúc

1,014 123176 100,00 8,23

1214,75 7579 21,51 6,14

74,74 820 2,33 6,05

8,09

Bắc Ninh

1,022 82271 100,00 5,50

805,00 9914 30,74 8,04

97,01 780 2,42 5,75

7,63

Hải Dương

1,745 165022 100,00 11,03945,68

14221 24,54 11,5381,50

1508 2,60 11,128,64

Hải Phòng

1,845 152215 100,00 10,17

825,01 13098 20,76 10,62

70,99 1099 1,74 8,10

5,96

Hưng Yên

1,167 92345 100,00 6,17

791,30 9371 28,74 7,60

80,30 962 2,95 7,09

8,24

Nam Định

1,990 165253 100,00 11,04830,42

10409 22,19 8,44 52,31

1752 3,74 12,928,80

Ninh Bình

0,936 138907 100,00 9,28

1484,05 5882 19,30 4,77

62,84 1408 4,62 10,38

15,04

(Nguồn: Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường)

45

Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa được phân bổ theo đơn vị hành chính, cụ

thể như sau:

Bảng 2.3: Phân bổ diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính

STT Tên quận, huyện, thị xã

Diện tích tự nhiên (ha)

DT đất nghĩa trang, nghĩa địa

(ha)

Cơ cấu sử dụng đất (%)

1. Ba Đình 924,95 0,21 0,02

2. Hoàn Kiếm 528,76 0 0

3. Tây Hồ 2400,81 9,5 0,40

4. Long Biên 5993,03 41,58 0,69

5. Cầu Giấy 1202,98 11,57 0,96

6. Đống Đa 995,76 1,14 0,11

7. Hai Bà Trưng 1008,86 0 0

8. Hoàng Mai 4043,38 34,25 0,85

9. Thanh Xuân 908,32 4,75 0,52

10. Hà Đông 4833,66 54,14 1,12

11. Sóc Sơn 30651,3 217,41 0,71

12. Đông Anh 18213,9 173,53 0,95

13. Gia Lâm 11472,99 94,13 0,82

14. Từ Liêm 7562,83 84,14 1,11

15. Thanh Trì 6292,71 118,13 1,88

16. Mê Linh 14250,92 112,36 0,79

17. Sơn Tây 11353,22 87,36 0,77

18. Ba Vì 42402,69 285,08 0,67

19. Phúc Thọ 11719,27 100,28 0,86

46

20. Đan Phượng 7735,48 60,26 0,78

21. Hoài Đức 8246,77 76,81 0,93

22. Quốc Oai 14700,62 93,06 0,63

23. Thạch Thất 18459,05 111,19 0,60

24. Chương Mỹ 23240,92 264,42 1,14

25. Thanh Oai 12385,56 152,85 1,23

26. Thường Tín 12738,64 152,65 1,20

27. Phú Xuyên 17110,44 155,09 0,91

28. Ứng Hòa 18375,25 173,39 0,94

29. Mỹ Đức 23146,93 177,59 0,77

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội)

Quan bảng trên chúng ta có thể thấy, đất nghĩa trang, nghĩa địa chủ yếu tập

trung ở các huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội, tổng diện tích đất đất nghĩa trang,

nghĩa địa trên địa bàn 19 huyện, thị xã lên chiếm 94,5% diện tích đất nghĩa trang,

nghĩa địa toàn thành phố (tương ứng 2698,73ha), trong đó Chương Mỹ, Ba Vì, Sóc

Sơn, Đông Anh, Ứng Hòa, Mỹ Đức là những huyện có diện tích đất nghĩa trang,

nghĩa địa lớn. Còn lại 10 quận nội thành Hà Nội, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa

chỉ có tổng 157,14ha (chiếm 5,5% diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa toàn thành

phố), trong đó quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng không có đất nghĩa trang,

nghĩa địa, quận Long Biên và Hà Đông là hai quận mới thành lập diện tích đất nghĩa

trang chiếm chủ yếu, chiếm 95,72ha tương ứng với 60,09% diện tích đất nghĩa

trang, nghĩa địa của 10 quận nội thành).

47

Bảng 2.4: Bình quân diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đơn vị hành chính

STT Tên quận, huyện, thị xã

Dân số (người)

DT đất nghĩa trang, nghĩa địa (ha)

Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bình quân theo đầu người (m2/người)

1. Ba Đình 225910 0,21 0,01

2. Hoàn Kiếm 147334 0 0

3. Tây Hồ 130639 9,5 0,73

4. Long Biên 226913 41,58 1,83

5. Cầu Giấy 225643 11,57 0,51

6. Đống Đa 370117 1,14 0,03

7. Hai Bà Trưng 295726 0 0

8. Hoàng Mai 335509 34,25 1,02

9. Thanh Xuân 223694 4,75 0,21

10. Hà Đông 233126 54,14 2,32

11. Sóc Sơn 282536 217,41 7,69

12. Đông Anh 333337 173,53 5,21

13. Gia Lâm 229735 94,13 4,10

14. Từ Liêm 392558 84,14 2,14

15. Thanh Trì 198706 118,13 5,94

16. Mê Linh 191490 112,36 5,87

17. Sơn Tây 125749 87,36 6,95

18. Ba Vì 246120 285,08 11,58

19. Phúc Thọ 159484 100,28 6,29

20. Đan Phượng 142480 60,26 4,23

21. Hoài Đức 191106 76,81 4,02

22. Quốc Oai 160190 93,06 5,81

23. Thạch Thất 177545 111,19 6,26

24. Chương Mỹ 286359 264,42 9,23

48

25. Thanh Oai 167250 152,85 9,14

26. Thường Tín 219246 152,65 6,96

27. Phú Xuyên 181388 155,09 8,55

28. Ứng Hòa 182008 173,39 9,53

29. Mỹ Đức 169999 177,59 10,45

(Nguồn: Cục Đăng ký thống kê Hà Nội)

Qua bảng 2.4 chúng ta có thể thấy, mặc dù một số quận nội thành có dân số

lớn hơn từ 1 đến 3 lần dân số của một số huyện, thị xã ngoại thành nhưng bình quân

diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đầu người tại các huyện ngoại thành lại lớn

hơn đến hàng chục lần so với quận nội thành . Điều này được giải thích theo các lý

do sau:

Thứ nhất, một số quận nội thành không có hoặc có rất ít diện tích đất nghĩa

trang, nghĩa địa (như quận Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm không có đất nghĩa trang,

nghĩa địa; quận Ba Đình có 0,21ha)

Thứ hai, các quận nội thành là nơi được đô thị hóa trước (chủ yếu là các quận cũ

của Hà Nội), được quy hoạch phân khu chức năng rõ ràng do đó việc tổ chức quản lý,

sử dụng các nghĩa trang, nghĩa địa tốt hơn so với các huyện ngoại thành.

Thứ ba, ở khu vực ngoại thành do có diện tích đất tự nhiên khá lớn (nhiều huyện

có đồi núi) nhưng công tác quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa chưa được

quan tâm, trong khi đó diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa ngày càng được mở rộng

theo thời gian và có tính lịch sử lâu dài, bên cạnh đó việc buông lỏng quản lý của cơ

quan có thẩm quyền cùng với tập quán táng người chết lãng phí đất đã dẫn đến bình

quân diện tích nghĩa trang, nghĩa địa theo đầu người ở khu vực ngoại thành càng lớn

(lớn hơn diện tích bình quân chung của thành phố từ 1,5 đến 2,6 lần).

2.2.2.1. Đối với nghĩa trang liệt sỹ

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội, Thành

phố hiện có 344 nghĩa trang liệt sỹ với tổng diện tích 20ha (chiếm 0,7% diện tích

đất nghĩa trang, nghĩa địa toàn thành phố, tổng số mộ được quy hoạch tại các nghĩa

trang liệt sỹ là 57011 mộ, được phân bổ theo các đơn vị hành chính như sau:

49

Bảng 2.5: Phân bổ diện tích đất nghĩa trang liệt sỹ theo đơn vị hành chính

STT Tên quận, huyện, thị xã

Số nghĩa trang liệt sỹ

Tổng diện tích (ha) Số mộ

1 Đông Anh 18 1.66 4672

2 Sóc Sơn 17 1.44 3202

3 Gia Lâm 4 0.82 2143

4 Từ Liêm 2 0.39 274

5 Thanh Trì 10 0.4 1414

6 Hoàng Mai 1 0.08 167

7 Mê Linh 17 0.96 3393

8 Hoài Đức 15 1.13 2469

9 Thanh Oai 20 1.44 2483

10 Thạch Thất 4 0.76 985

11 Chương Mỹ 32 1.67 2531

12 Ứng Hòa 27 1.49 2379

13 Hà Đông 12 0.86 1964

14 Sơn Tây 9 1.14 2973

15 Quốc Oai 15 1.24 2119

16 Phú Xuyên 29 2.11 4991

17 Đan Phượng 7 1.1 1246

18 Phúc Thọ 19 1.11 3589

19 Mỹ Đức 22 1.19 2332

20 Ba Vì 30 1.92 7584

21 Thường Tín 29 1.98 3967

22 Hoàn Kiếm 0

23 Tây Hồ 0

24 Ba Đình 0

25 Đống Đa 0

50

26 Thanh Xuân 3 0.08 211

27 Hai Bà Trưng 0

28 Cầu Giấy 0

29 Long Biên 2 0.19 134

Tổng 344 20.00 57011

(Nguồn: Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội)

Trung bình mỗi xã, thị trấn có một nghĩa trang liệt sỹ, đối với các quận nội

thành của Hà Nội cũ hầu như không có nghĩa trang liệt sỹ riêng mà được táng tập

trung tại nghĩa trang liệt sỹ của các huyện ngoại thành, tùy nhu cầu cầu của thân

nhân liệt sỹ. Các nghĩa trang này do Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố

hoặc Ban lao động, Thương binh Xã hội thành phố hoặc Phòng Lao động, Thương

binh Xã hội huyện quản lý. Nhìn chung các nghĩa trang liệt sỹ đều được quy hoạch

và quản lý khá chặt chẽ, 100% các nghĩa trang liệt sỹ có tường bao và đài tưởng

niệm, quy hoạch xây dựng thống nhất về hướng, kiểu dáng, kích thước mộ, quy mô

diện tích mộ (trung bình dưới 2m2/mộ), chiều cao mộ, trong nghĩa trang có bố trí

cây xanh, có đường nội bộ và được các phần mộ được chăm sóc chu đáo nhưng ít

nghĩa trang có hệ thống thoát nước. Mặc dù vậy, do đặc thù, hài cốt liệt sỹ đã được

chôn tại các chiến trường hoặc nghĩa trang khác nên sau khi chuyển về táng tại các

nghĩa trang liệt sỹ của Hà Nội ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Tuy nhiên, qua khảo sát một số nghĩa trang liệt sỹ do xây dựng lâu năm và ít

được chăm sóc, tu sửa nên đã xuống cấp, cần được cải tạo, nâng cấp kịp thời đảm

tính tôn nghiêm , trang trọng và lòng biết ơn đến các những anh hùng đã ngã xuống

vì độc lập dân tộc và tự do của tổ quốc.

2.2.2.2. Đối với nghĩa trang nhân dân

Nghiên cứu Bảng 2.6 tổng hợp các số liệu về nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân

trên trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, qua các số liệu đã điều tra, khảo sát, thu thập

và tổng hợp tác giả tiến hành phân tích nhằm làm rõ thực trạng công tác quản lý, sử

dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

51

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp nghĩa trang nhân dân trên địa bàn các quận, huyện, thị xã - Thành phố Hà Nội năm 2010

Số nghĩa trang, nghĩa địa phân theo quy mô diện tích

STT Tên quận, huyện, thị xã

Số ĐVHC cấp xã

DT đất nghĩa trang, nghĩa địa (ha)

Tổng số

nghĩa trang

Bình quân số nghĩa

trang trên một

ĐVHC cấp xã

Diện tích bình quân (ha/nghĩa

trang) Dưới 0.1ha

Từ 0.1 đến

0.5ha

Từ 0.5 đến

1.0ha

Từ 1.0 đến

2.0ha

Từ 2.0 đến

3.0ha

Trên 3.0ha

1 Ba Đình 14 0,21 1 0,07 0,21 0 1 0 0 0 0

2 Hoàn Kiếm 18 0 0 0 0

3 Tây Hồ 8 9,5 16 2,00 0,59 2 6 5 3 0 0

4 Long Biên 14 41,58 23 1,64 1,81 3 5 8 2 4 1

5 Cầu Giấy 8 11,57 14 1,75 0,83 3 1 7 1 0 2

6 Đống Đa 21 1,14 2 0,10 0,57 2 0 0 0 0 0

7 Hai Bà Trưng 20 0 0 0 0

8 Hoàng Mai 14 34,25 38 2,71 0,90 0 8 16 14 0 0

9 Thanh Xuân 11 4,75 3 0,27 1,58 0 0 1 2 0 0

10 Hà Đông 17 54,14 56 3,29 0,97 1 23 14 10 8 0

11 Sóc Sơn 26 217,41 167 6,42 1,30 - - - - - -

52

12 Đông Anh 24 173,53 153 6,38 1,13 17 38 34 26 24 14

13 Gia Lâm 22 94,13 36 1,64 2,61 2 8 5 12 6 3

14 Từ Liêm 16 84,14 43 2,69 1,96 1 6 6 16 7 7

15 Thanh Trì 16 118,13 100 6,25 1,18 5 47 23 16 4 5

16 Mê Linh 18 112,36 120 6,67 0,94 12 60 22 16 5 5

17 Sơn Tây 15 87,36 63 4,20 1,39 1 25 21 10 2 4

18 Ba Vì 31 285,08 138 4,45 2,07 9 45 36 34 13 1

19 Phúc Thọ 23 100,28 114 4,96 0,88 2 47 38 23 2 2

20 Đan Phượng 16 60,26 64 4,00 0,94 3 23 23 9 5 1

21 Hoài Đức 16 76,81 83 5,19 0,93 - - - - - -

22 Quốc Oai 21 93,06 94 4,48 0,99 - - - - - -

23 Thạch Thất 23 111,19 183 7,96 0,61 38 42 84 16 3 0

24 Chương Mỹ 32 264,42 117 3,66 2,26 18 31 23 19 7 19

25 Thanh Oai 21 152,85 102 4,86 1,50 3 17 24 27 22 9

26 Thường Tín 29 152,65 145 5,00 1,05 4 52 45 30 8 6

27 Phú Xuyên 28 155,09 181 6,46 0,86 33 85 37 11 4 11

28 Ứng Hòa 29 173,39 139 4,79 1,25 29 32 47 29 2 0

53

29 Mỹ Đức 22 177,59 166 7,55 1,07 31 49 41 28 7 3

Toàn thành phố 577 2846.87 2361 3.77 0.014 219 651 560 354 133 93

Ghi chú:

- Ký hiệu “-” là chưa có số liệu;

- Số liệu trên được tổng hợp từ các Báo cáo của UBND quận, huyện, thị xã;

- Thuật ngữ “Nghĩa trang nhân dân” bao gồm: nghĩa trang và nghĩa địa nhân dân.

54

Qua bảng tổng hợp 2.6, toàn thành phố hiện có 2361 nghĩa trang, nghĩa địa

(chưa kể các mộ rải rác, nhỏ lẻ nằm xen kẹp trong khu dân cư hoặc trong các thửa

đất có mục đích sử dụng đất khác) với tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa nhân

dân là 2846,87ha, bình quân chung số nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân trên một đơn

vị hành chính cấp xã của thành phố là 3,77 nghĩa trang, nghĩa địa (bình quân các

quận nội thành là 1,18 nghĩa trang, nghĩa địa/ĐVHC cấp xã; ngoại thành là 5,14

nghĩa trang, nghĩa địa/ĐVHC cấp xã), với diện tích bình quân một nghĩa trang là

1,12ha. Trong đó chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy:

Các quận cũ của Hà Nội có bình quân số nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân trên

một đơn vị hành chính cấp xã là từ 1-2 nghĩa trang, nghĩa địa; một số quận như

Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân trung bình dưới 1 nghĩa trang trên một đơn vị hành

chính cấp xã, riêng Hà Đông là quận mới thành lập có bình quân 3,29 nghĩa

trang/phường - lớn nhất trong số các quận nội thành.

Các huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Mê Linh, Phú

Xuyên có trung bình hơn 6 nghĩa trang, nghĩa địa/ĐVHC cấp xã. Mỹ Đức và Thạch

Thất là 2 huyện có số nghĩa trang, nghĩa địa bình quân của một ĐVHC cấp xã lớn

nhất (từ 7,5 đến 8 nghĩa trang, nghĩa địa/ĐVHC cấp xã). Điều này phản ánh thực

trạng phân tán manh mún, thiếu tính quy hoạch của các nghĩa trang, nghĩa địa trên

địa bàn thành phố hiện nay, đặc biệt ở các huyện ngoại thành.

Qua các bảng trên cho thấy Ba Vì là huyện có diện tích đất nghĩa trang,

nghĩa địa lớn nhất và bình quân đất nghĩa trang, nghĩa địa theo đầu người cũng lớn

nhất Hà Nội (tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 258,08ha; bình quân theo

đầu người là 11,58m2/người). Tuy nhiên, trung bình mỗi ĐVHC cấp xã của Ba Vì

có 4,45 nghĩa trang, nghĩa địa, thấp hơn so với bình quân của khu vực ngoại thành

(5,14 nghĩa trang, nghĩa địa/ĐVHC cấp xã). Lý giải về điều này là do chủ trương xã

hội hóa hoạt động đầu tư xây dựng và quản lý nghĩa trang của UBND thành phố đã

có hiệu quả, với sự tham gia của Công ty CP tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình

Minh thực hiện dự án Xây dựng công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng và Công ty

CP Ao vua đối với dự án đầu tư xây dựng mở rộng Công viên nghĩa trang Vĩnh

55

Hằng. Theo kết quả kiểm kê 2010 (Phụ lục 01) về việc phân bổ diện tích đất nghĩa

trang, nghĩa địa theo đối tượng được giao quản lý và đối tượng sử dụng, chúng ta có

thể thấy với các chính sách ưu đãi của Thành phố, các tổ chức kinh tế đã, đang và sẽ

tích cực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý nghĩa trang.

Hình 2.6: Nghĩa trang Yên Kỳ với sự tham gia đầu tư xây dựng của Công ty

CP tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh

Hình 2.7: Nghĩa trang Vĩnh Hằng với sự tham gia đầu tư xây dựng

của Công ty CP Ao Vua

Do chưa điều tra, thu thập được quy mô nghĩa trang, nghĩa địa của một số

quận, huyện nên số nghĩa trang, nghĩa địa phân bổ theo quy mô diện tích trong

Bảng 2.6 còn ít hơn so với thực tế. Tuy nhiên, số liệu trong bảng thể hiện Hà Nội có

56

ít nhất 219 nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích nhỏ hơn 0,1ha; có 651 nghĩa trang,

nghĩa địa có diện tích từ 0,1 đến 0,5ha; 560 nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích từ 0,5

đến 1ha; 354 nghĩa trang, nghĩa dịa có diện tích từ 1 đến 2ha; 133 nghĩa trang, nghĩa

địa có diện tích từ 2 đến 3ha và 93 nghĩa trang, nghĩa địa có quy mô diện tích từ 3ha

trở lên. Cũng quan điều tra, khảo sát và thống kê sơ bộ số thửa đất làm nghĩa trang,

nghĩa địa trên địa bàn 10 quận, huyện, thị xã cho thấy có tổng số 1045 NTNĐ được

phân bố trên 2645 thửa đất, cụ thể: Hà Đông 104 thửa (56 NTNĐ), Ba Đình 02 thửa

(01 NTNĐ), Ba Vì có 580 thửa (138 NTNĐ), Phú Xuyên 223 thửa (181 NTNĐ),

Thanh Trì 423 thửa (100 NTNĐ), Thanh Oai 102 thửa (102 NTNĐ), Mê Linh 234

thửa (120 NTNĐ), Thường Tín 523 thửa (145 NTNĐ), Sơn Tây 90 thửa (63

NTNĐ), Ứng Hòa 364 thửa (139 NTNĐ). Điều này phản ánh được thực tế các

nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn các huyện ngoại thành rất manh mún, quy mô

nhỏ lẻ, tự phát và chưa có quy hoạch.

Sau khảo sát thực địa tại hơn 200 nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn các

quận, huyện và thăm dò ý kiến của 150 người dân về vấn đề quản lý, sử dụng đất

nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân tại địa phương; kết hợp với việc tổng hợp số liệu

thu thập từ các báo cáo mà UBND các quận, huyện đã báo cáo sở Tài nguyên và

Môi trường, kết quả cho thấy:

- Hơn 90% số người được hỏi chưa được nghe hay biết gì về những văn bản

quản lý Nhà nước đối với đất nghĩa trang, nghĩa địa, khoảng 6% số người được hỏi

có biết nhưng chưa hiểu, chưa rõ về các văn bản (trong số đó có cả những cán bộ

Địa chính thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất nghĩa trang, nghĩa địa), số

còn lại gần 4% số người được hỏi nắm chắc nội dung các văn bản quy định về quản

lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa. Điều này cho thấy, việc ban hành có văn bản

về vấn đề đất nghĩa trang, nghĩa địa đã rất khó khăn, nhưng khi thực thi vào cuộc

sống thì còn chậm. Lý giải cho việc nhiều người dân và cả cán bộ không nắm được

các văn bản quản lý trong lĩnh vực này là vì:

+ Việc triển khai tổ chức thực hiện các văn bản của các cấp, các ngành còn

chậm (Năm 2003 Luật Đất đai ban hành có đề cập đến vấn đề quy hoạch, định mức,

57

quản lý nghĩa trang, năm 2008 Chính phủ ban hành Nghị định 35/2008/NĐ-CP về

xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang nhưng đến 4/2010 UBND thành phố mới

ban hành Quyết định 14/2010/QĐ-UBND quy định về ban hành quy chế quản lý

nghĩa trang và đến thời điểm kết thúc điều tra là 31/10/2010 nhiều người dân và cán

bộ vẫn chưa biết, chưa nắm được nội dung các văn bản này).

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật đến cán bộ và

nhân dân chưa tốt.

+ Ý thức quan tâm các vấn đề mang xã hội của người dân còn hạn chế; các

cán bộ Nhà nước không chủ động cập nhật, học tập và nghiên cứu các văn bản. Đặc

biệt nhiều người dân tỏ thái độ “luật không bằng lệ”.

- Có đến 92% các nghĩa trang, nghĩa địa hiện nay được kế thừa từ các khu

chôn cất tập trung của các thế hệ trước, sau này do nhu cầu táng người chết của

nhân dân địa phương mà các khu chôn cất tập trung này được mở rộng và trở thành

nghĩa trang, nghĩa địa như hiện nay. Chỉ có 8% số nghĩa trang được bố trí, lựa chọn

địa điểm mới theo quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất (chủ yếu do di dời mồ mả thực

hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội hoặc dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang do

cấp có thẩm quyền phê duyệt).

Hình 2.8: Dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang Vĩnh Hằng

- Hầu hết các nghĩa trang, nghĩa địa được hình thành từ đất nông nghiệp và

đất chưa sử dụng. Đặc điểm địa hình của những khu đất được chọn làm nghĩa trang,

nghĩa địa thường là các khu đất có địa hình bằng phẳng (như nghĩa trang Văn Điển,

58

nghĩa trang Mai Dịch,…), địa hình cao hoặc vàn cao như nghĩa trang Yên Kỳ, nghĩa

trang Vĩnh Hằng và nhiều nghĩa trang, nghĩa địa ở một số huyện như Ba Vì, Mỹ

Đức, Chương Mỹ, Sơn Tây,…

- Khoảng 80% số nghĩa trang, nghĩa địa đã khảo sát không có tường rào ngăn

cách với khu đất khác. Hầu hết các nghĩa trang chưa có hệ thống thoát nước, hệ

thống xử lý rác thải và các công trình phụ trợ khác theo quy định, kể cả những nghĩa

trang lớn như nghĩa trang Yên Kỳ.

Hình 2.9: Nghĩa trang Yên Kỳ không có tường bao và hệ thống thoát nước

Hình 2.10: Phế thải tại nhiều nghĩa địa không được xử lý

(ảnh tại nghĩa địa Mô Đề, thôn Bài Hạ, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa)

59

- Bình quân diện tích mộ tại các nghĩa trang, nghĩa địa khảo sát là từ 4-

6m2/mộ hung táng; 3-5.5m2/mộ cát táng, chiều cao trung bình của mộ (tính từ mặt

đất trở lên) từ 1 đến 2.5m. Trong cùng một nghĩa trang và giữa các nghĩa trang với

nhau, quy mô diện tích của mộ, kiểu dáng, kích thước, chiều cao cũng khác nhau.

Cá biệt có những mộ được xây dựng với diện tích lớn chiếm diện tích vài chục mét vuông.

Hình 2.11: Mộ cụ Dương Khuê tại xã Tảo Dương Văn (Ứng Hòa)

- Hướng đặt mộ tại hầu hết các nghĩa trang, nghĩa địa đều không thống nhất

dẫn đến tình trạng lộn xộn và mất mỹ quan.

60

a) Nghĩa trang đạo giáo (Thanh Oai) b)Nghĩa trang họ Trương Đỗ (Ứng Hòa)

Hình 2.12: Tình trạng thiếu thống nhất về hướng và quy mô diện tích mộ

- Nhiều nghĩa trang, khu mộ qua khảo sát không còn phù hợp với quy hoạch

sử dụng đất, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và hoạt động sản xuất của nhân dân.

Hình 2.13: Nghĩa trang Chùa Láng nằm giữa khu dân cư

(người dân phải đi qua nghĩa trang để vào nhà)

Hình 2.14: Nhiều mộ lẻ nằm trong đất canh tác của người dân

Tình trạng mộ nằm rải rác trong đất canh tác của các hộ dân diễn ra phổ biến

ở hầu hết các huyện ngoại thành. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy thực trạng này

khi đi trên đường Quốc lộ 21B (Hà Đông - Chùa Hương), điển hình ở khu vực xã

Trường Thịnh (Ứng Hòa) có thửa đất rộng khoảng 600m2 nhưng chứa đến 17 ngôi

mộ, gây khó khăn cho hộ trong việc cày cấy và sản xuất.

61

Qua phân tích trên nhận thấy Hà Nội cần sớm có rà soát, tổng hợp, phân loại

và có biện pháp kịp thời để quy hoạch xây dựng các nghĩa trang mới, tôn tạo hoặc

đóng cửa các nghĩa trang cũ đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí

và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa

địa đối với môi trường.

2.2.3. Biến động sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trong những năm gần đây

Theo kết quả kiểm kê năm 2010 tại Biểu 09 về biến động diện tích đất theo

mục đích sử dụng, năm 2000 Hà Nội có 2728,37 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa. Đến

năm 2005, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 2842,53 ha, tăng 114,16ha so với

năm 2000. Và tính đến ngày 01/01/2010, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là

2848,87 ha, tăng 6,34ha so với năm 2005. Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng

chủ yếu do chuyển từ đất trồng lúa sang (Phụ lục 05).

Trong 10 năm (2000-2010) diện tích đất tự nhiên của Hà Nội có sự biến đổi

(năm 2000 là 331392,13ha; năm 2005 là 332861,11ha và năm 2010 là 332888,99ha)

do công tác quản lý địa giới hành chính, thống kê, kiểm kê,... tổng diện tích đất

nghĩa trang, nghĩa địa tăng 120,47ha, trong đó 5 năm đầu (2000-2005) trung bình

mỗi năm diện tích nghĩa trang tăng khoảng 20,3ha điều này chứng tỏ vấn đề cơ sở

pháp lý cho quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa là rất quan trọng, thiếu các

văn bản quản lý cùng với tập quán táng lãng phí đất của người dân và việc buông

lỏng quản lý của các cơ quan có thẩm quyền đã dẫn đến tình trạng bùng phát diện

tích đất nghĩa trang, nghĩa địa ở hầu hết các địa phương khu vực ngoại thành. 5 năm

giai đoạn 2005-2010 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa chỉ tăng 6,34ha đã cho

thấy, việc Luật Đất đai 2003 và Nghị định 35/2008/NĐ-CP đã bước đầu có hiệu quả

trong thực tiễn, bên cạnh đó lý do diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng chậm là

do các nghĩa trang, nghĩa địa cũ vẫn còn có khả năng chôn cất, nhiều người dân đã

bắt đầu lựa chọn hình thức hỏa táng để táng người thân và việc quản lý, sử dụng đất

nghĩa trang, nghĩa địa cũng được quan tâm hơn.

Tính đến tại thời điểm 10/2010, Hà Nội đã phê duyệt dự án mở rộng nghĩa

trang Yên Kỳ cũ (diện tích 38,4ha) thành Công viên nghĩa trang Yên Kỳ với diện

62

tích được mở rộng thêm là 590ha; công viên nghĩa trang Yên Kỳ với diện tích cũ là

17,8ha, được quy hoạch mở rộng thêm gần 600ha nữa. Tổng diện tích đất nghĩa

trang, nghĩa địa của Hà Nội tính đến thời điểm Luận văn hoàn thành là gần 4000 ha.

Với việc quy hoạch phân khu chức năng, Hà Nội hiện đang rất cần các nhà

đầu tư tham gia xây dựng các “đại nghĩa trang” theo mô hình Công viên nghĩa trang

nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu táng của nhân dân và góp phần phát triển Hà Nội

ngày càng văn minh, hiện đại.

2.3 Thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa tại một số

nghĩa trang lớn.

2.3.1. Nghĩa trang Văn Điển

Nghĩa trang Văn Điển được thành lập năm 1957 với có tổng diện tích là

182340m2 (18,23 ha) thuộc địa phận xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, ngoại thành

Hà Nội. Tính đến ngày 31/10/2010, tổng số mộ đã chôn là 11.578 mộ, chôn mới

hàng năm khoảng 2.400-2.600 mộ/năm.

Hình 2.15: Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển

Nghĩa trang được chia làm 16 khu bao gồm 1 khu điện táng, 3 khu mộ chôn

vĩnh viễn (mộ cát táng và chôn cất 1 lần), 11 khu hung táng và 1 khu đang để trống.

63

Trong những khu hung táng bố trí được 1.000 mộ/khu. Tại các khu này, thời gian an

táng cho một đợt là 3 năm, sau đó cải táng.

Tổng số diện tích đất dành cho hung táng là 105.719m2 (chiếm 58% tổng

diện tích nghĩa trang). Tính trung bình hàng năm toàn nghĩa trang có khoảng 1.800

mộ được cải táng, trong đó chỉ khoảng 23 mộ được chôn lại tại khu cát táng của

nghĩa trang, số còn lại được chuyển đến 2 nghĩa trang khác do thành phố quản lý là

Thanh Tước và Yên Kỳ. Do nghĩa trang có cải táng nên thời gian tái sử dụng đất

mai táng được quy định là 4 năm (theo Quyết định 14/2010/QĐ-UBND là tối thiểu

12 tháng)

Diện tích đất sử dụng cho một mộ là 5,1m2 (lớn hơn so với quy định 0,1m2 );

khoảng cách giữa các mộ trong một hàng là 0,6m và giữa các hàng mộ là 0,8m; kích

thước mộ hung táng dài 2,3m; rộng 1m và cao 1,5m đảm bảo đúng tiêu chuẩn.

Ngoài những quy định về kích thước mộ thì hướng mộ và kiểu dáng mộ xây

cũng được quy định và thực hiện khá nghiêm túc nên cơ bản đảm bảo cảnh quan

của nghĩa trang, phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết.

Hình 2.16: Khu mộ cát táng tại nghĩa trang Văn Điển

Cây xanh trong khu vực nghĩa trang chủ yếu là các loại cây trồng như bạch

đàn, các loại hoa, cây cảnh…với diện tích là 29.552m2(chiếm khoảng 16% tổng

diện tích nghĩa trang).

Trong khu vực nghĩa trang còn có các công trình phụ trợ khác như nhà phục

vụ với diện tích là 3.088m2 và một nhà quản trang với diện tích là 242m2. Đường

64

giao thông nội bộ trong nghĩa trang được bê tông hóa. Ngoài ra trong khuôn viên

nghĩa trang còn có 4 hồ với tổng diện tích là 6.444m2.

Mặc dù nghĩa trang đã được quy hoạch song đến tại thời điểm nghĩa trang

“đóng cửa” (15/7/2010) toàn nghĩa trang vẫn chưa có hệ thống thoát nước mưa và

nước thải sinh hoạt. Khi có mưa, nước mưa chảy từ nơi có địa hình thấp đổ xuống

các hồ, còn một phần ngấm qua đất xuống mực nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn

nước ngầm. Hiện nay cơ quan quản lý đang thực hiện dự án nâng cấp, cải tạo toàn

bộ nghĩa trang, xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt đảm bảo

vệ sinh môi trường.

Tại nghĩa trang Văn Điển, ngoài địa táng là chính còn có hình thức hỏa táng.

Năm 1992, UBND thành phố Hà Nội khởi công xây dựng Đài Hoá thân Hoàn vũ tại

nghĩa trang Văn Điển với 2 lò điện táng (hãng ABB, Thụy Sỹ) và chính thức đi vào

hoạt động năm 1996 với công suất là 10 thi hài/ngày.

Hình 2.17: Khu lưu trữ tro hỏa táng

Qua tìm hiểu, ông Lý Anh - đội trưởng đội hỏa táng nghĩa trang Văn Điển - người có mặt ngay từ những ngày đầu xây đài hỏa táng, ông Anh kể:

65

“Xây dựng lò hỏa táng xong, không có gia đình nào chọn cách này cả. Thời gian sau đó nhà hoả táng nghĩ cách khuyến khích gia đình người quá cố bằng việc hoả táng miễn phí. Nhiều gia đình cũng không đủ can đảm thử. Nhưng rồi nhờ công tác tuyên truyền, vận động số gia đình đưa người quá cố đến hoả táng tăng lên. Năm 1996 có 30 ca/tháng trên tổng số gần 300 đám đưa vào nghĩa trang. Đến thời điểm này, mỗi tháng nhà hỏa táng tiếp nhận khoảng 500 ca/700 đám đưa vào táng tại nghĩa trang và một năm thực hiện được 6.000 ca. So với tổng số ca đưa xuống Văn Điển, tỷ lệ hỏa táng đạt 64%, phần còn lại là hung táng. Mỗi ca hỏa táng, thân nhân người quá cố chỉ phải đóng 2.945.000 đồng”

Trong những năm đầu xây dựng, số người hỏa táng rất ít do quan niệm về phong tục tập quán đã ăn sâu và tiềm thức của người dân Hà Nội. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế thì dân trí ngày càng được nâng cao đã dẫn đến số người hỏa táng cũng tăng dần lên. Hiện nay lò điện táng tại nghĩa trang Văn Điển đã không giới hạn phục vụ trong phạm vi thành phố Hà Nội mà còn phục vụ cho một số tỉnh như Phú Thọ, Hải Phòng, Nam Định…

Ngày 24/9/2009, Ban phục vụ lễ tang Hà Nội tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động 4 lò hỏa táng gas Crawford thế hệ C1000H có công suất thiết kế 10 ca/lò/ngày với tổng giá trị hơn 25,5 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê của Ban phục vụ lễ tang Hà Nội, năm 2008 đã tiến hành hỏa táng 4880 ca, năm 2009 hỏa táng được 5404 ca và dự báo hết năm 2010 số ca hỏa táng đạt 6500 ca (số ca hỏa táng đặc biệt tăng nhanh sau khi có Quyết định ngưng hung táng từ ngày 15/7/2010).

Giá một số dịch vụ tại nghĩa trang Văn Điển được niêm yết tại Ban phục vụ lễ tang Hà Nội:

Bảng 2.7: Giá dịch vụ xây mộ tại nghĩa trang Văn Điển

STT Loại dịch vụ Giá (đồng)

1 Cải táng mộ đắp đất người lớn 1.500.000

2 Mộ xây người lớn 1.950.000

3 Mộ chôn khu trẻ em dưới 6 tuổi 800.000

4 Mộ xây khu cao cấp 2.450.000

(Nguồn: Ban phục vụ lễ tang Hà Nội)

66

Bảng 2.8: Giá dịch vụ hỏa táng tại nghĩa trang Văn Điển

STT Loại dịch vụ Giá (đồng)

1 Hỏa táng thi hài người lớn 2.945.000

2 Hỏa táng thi hài trẻ em dưới 6 tuổi 1.472.000

3 Hỏa táng thi hài trẻ em sơ sinh 900.000

4 Thu hỏa táng ngoài giờ 17h - 5h sáng 150.000

5 Chờ lấy cốt ngay 200.000

6 Hỏa táng cốt chưa tiêu 2.945.000

7 Hỏa táng cốt người lớn 1.472.000

8 Hỏa táng cốt trẻ em dưới 6 tuổi 9.00.000

(Nguồn: Ban phục vụ lễ tang Hà Nội)

Bảng 2.9: Giá gửi tiểu cốt, bình tro ngoài trời tại nghĩa trang Văn Điển

Đơn vị tính: đồng

Tầng Gửi tiểu cốt Gửi bình tro

1+2+3 5.300.000 4.500.000

4 4.300.000 3.500.000

5 3.500.000 3.000.000

(Nguồn: Ban phục vụ lễ tang Hà Nội)

Phí gửi tro, cốt mỗi năm là 150.000 đồng (nhà tro đơn); 300.000 đồng (nhà

tro gia đình)

Bảng 2.10: Giá gửi bình tro trong nhà

Tầng Giá gửi tro trong 10 năm (chưa tính phí 150.000 đồng/năm)

1+4 2.200.000

5 1.800.000

2+3 2.600.000

(Nguồn: Ban phục vụ lễ tang Hà Nội)

Ngoài ra, nghĩa trang Văn Điển nhận gửi tro theo năm:

- Thời hạn gửi 1 năm: 650.000 đồng

67

- Thời hạn gửi 2 năm: 1.000.000 đồng - Thời hạn gửi 3 năm: 1.200.000 đồng Với kích thước của mỗi ô để bình tro là 0,3m x 0,4m; một nhà để tro ngoài

trời có diện tích 150m2 (kích thước 3m x 50m), xây thành 5 tầng để tro với chiều cao 2,5m có thể để được 1000 bình tro (để được ở 2 mặt của nhà để tro). Trong khi đó diện tích đất để cải táng 1000 ngôi mộ ngoài trời mất tối thiểu 5000m2 (đã tính diện tích đất đường đi trong khu mộ). Điều này cho chúng ta thấy được hiệu quả kinh tế đất của việc sử dụng phương pháp hỏa táng.

Xét về hiệu quả sử dụng đất tại các khu mộ, hiện nghĩa trang Văn Điển còn diện tích trống khoảng hơn 1ha, diện tích đất này chưa được bố trí sử dụng, hiện đang để cỏ rườm gây lãng phí đất. Vấn đề bố trí khu xử lý rác thải trong nghĩa trang cũng ít được quan tâm làm mất mỹ quan nghĩa trang và ô uế các khu mộ, khu lưu trữ bình tro gần đó.

Hình 2.18: Phế thải được đổ ngay cạnh khu mộ và nhà lưu trữ tro

Hình 2.19: Vòng hoa được đổ đống ngay tại khu nhà C

68

Kể từ ngày 15/7/2010, nghĩa trang Văn Điển ngừng nhận hung táng để thực

hiện dự án cải tạo, nâng cấp nghĩa trang theo quy chuẩn về thiết kế, xây dựng nghĩa

trang. Theo thông tin do Ban phục vụ tang lễ cung cấp, nghĩa trang sẽ được xây dựng

hệ thống xử lý nước thải, rác thải, xây dựng thêm các nhà, khu lưu trữ tro hỏa táng,

tăng cường trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động hỏa táng tại nghĩa trang tiến tới

di dời các mộ hung táng quá thời hạn đến các nghĩa trang khác của thành phố.

Hình 2.20: Khu lưu trữ tro hỏa táng phục vụ nhân dân

2.3.2. Nghĩa trang Yên Kỳ

Công viên nghĩa trang Yên Kỳ nằm trên địa phận các xã Phú Sơn, Thái Hòa,

Cẩm Lĩnh, Vật Lại của huyện Ba Vì là nghĩa trang nhân dân cấp vùng kết hợp với

cây xanh, công viên phục vụ nhân dân Thủ đô và các vùng phụ cận, áp dụng công

nghệ táng tổng hợp: địa táng có hỏa táng, địa táng 1 lần, cát táng, hỏa táng, lưu

táng. Theo quy hoạch được duyệt, nghĩa trang Yên Kỳ có phía bắc giáp với đất

ruộng của xã Phú Sơn và xã Thái Hòa, trường Trung cấp Kỹ thuật Công binh; phía Tây

và Tây Nam giáp hành lang bảo vệ sông Đà, đất nông nghiệp và khu dân cư xã Phú

Sơn và xã Cẩm Lĩnh; phía Đông và Đông Bắc giáp tuyến đường dự kiến nối từ Quốc lộ

32 đi Suối Hai, giáp trại cai nghiện số 7 và đất nông lâm nghiệp của xã Phú Sơn và xã

Vật Lại; phía Nam giáp khu dân cư và đất nông lâm nghiệp của xã Cẩm Lĩnh.

69

Diện đất nghĩa trang Yên Kỳ cũ là 38,4ha, diện tích đất mở rộng được phê

duyệt theo Quyết định 1231/QĐ-UBND ngày 16/3/2010 của UBND thành phố Hà

Nội là 593ha. Tổng diện tích đất khuôn viên nghĩa trang Yên Kỳ là 631,4ha.

Với tổng diện tích là 384.000m2 (38,4ha), nghĩa trang chủ yếu được quy

hoạch dành cho cải táng 327.370m2 (chiếm 85% tổng diện tích nghĩa trang) với

1.912 mộ cải táng được chôn hàng năm. Tuy nhiên cũng còn một diện tích rất nhỏ

dành cho hung táng với lượng mộ được chôn hàng năm là 7 mộ.

Mặc dù không được quy định về hướng mộ nhưng kiểu dáng và kích thước

mộ xây lại được quy định và thực hiện chặt chẽ. Thông thường diện tích diện tích

mộ hung táng là 5,4m2; khoảng cách giữa các mộ và các hàng mộ được quy định là

0,6m; kích thước mộ dài 2,4m; rộng 1,2m và cao 1,7m . Diện tích 1 mộ cải táng là

2,85m2; khoảng cách giữa các mộ và các hàng mộ cát táng là 0,6 m; kích thước mộ

cải táng dài 1,3m; rộng 0,9m, cao 1,5m.

Hình 2.21: Khu mộ cũ của nghĩa trang Yên Kỳ

Các công trình phụ trợ gồm có: Nhà phục vụ có diện tích 223m2, nhà quản

trang có diện tích 175m2, đường giao thông nội bộ có tổng diện tích là 32.360m2,

ngoài ra còn có 11.580m2 dùng làm bãi đỗ xe.

Hiện nghĩa trang chưa được xây dựng tường bao, chưa có hệ thống thu gom,

xử lý nước mưa và nước thải sinh hoạt, cây xanh còn ít. Tuy nhiên do là nghĩa trang

cát táng nên mức độ gây ô nhiễm không đáng kể.

70

Sau khi phê duyệt dự án mở rộng nghĩa trang, hàng loạt mộ cũ không còn

phù hợp với quy hoạch được di chuyển và sắp xếp lại, khoảng hơn 1000 mộ vô chủ

đã được Ban quản lý nghĩa trang di chuyển tập trung về một khu vực, đảm bảo quy

hoạch và cảnh quan chung của toàn nghĩa trang.

Hình 2.22: Khu mộ vô chủ (mộ nhỏ) tại nghĩa trang Yên Kỳ

Hình 2.23: Khu mộ mới được quy hoạch, xây dựng tại nghĩa trang Yên Kỳ

71

Về công tác quản lý nghĩa trang: Mặc dù Yên Kỳ là nghĩa trang do Ban phục

vụ tang lễ thành phố Hà Nội trực tiếp quản lý, tuy nhiên vấn đề quản lý, chăm sóc

mộ tại nghĩa trang còn chưa được nhà quản lý quan tâm và làm tròn nhiệm vụ.

Hình 2.24: Thiếu trách nhiệm trong quản lý và cung cấp dịch vụ

Về giá dịch vụ tại nghĩa trang Yên Kỳ do UBND thành phố Hà Nội quy định và

được niêm yết công khai tại nghĩa trang và tại trụ sở Ban phục vụ lễ tang Thành phố -

125 Phùng Hưng - Hà Nội.

Bảng 2.11: Giá dịch vụ tại nghĩa trang Yên Kỳ

STT Loại dịch vụ Giá (đồng) Ghi chú

1 Nhập mộ cải táng 4.950.000 - 25.500.000 Tùy vào giá vật liệu là xi

măng, đá xẻ, đá granit

nguyên khối,...

2 Nhập mộ vào khu

mộ đôi

12.500.000-14.000.000 Tùy vào ốp đá xẻ, ốp đá

granit

3 Nhập mộ công

trường chuyển lên

500.000-1.200.000 Tùy theo lô hoặc mộ tập

thể

4 Xây mộ công

trường chuyển lên

600.000-11.000.000 Tùy theo lô hoặc mộ tập

thể

(Nguồn: Ban phục vụ lễ tang Hà Nội)

72

2.3.3. Nghĩa trang Vĩnh Hằng

Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 75km

về phía Tây, thuộc địa phận xã Vật Lại, huyện Ba Vì, có tổng diện tích được phê

duyệt là 600ha với số vốn đầu tư là 5000 tỷ đồng - đây được coi là một trong những

dự án nghĩa trang lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng được quy hoạch xây dựng đầy đủ hệ thống

xử lý nước, rác thải, cây xanh, điện chiếu sáng và được phân làm 2 khu, một khu do

Công ty CP Ao vua quản lý, một khu do UBND thành phố quản lý.

Hình 2.25: Hệ thống dẫn nước thải trong nghĩa trang Vĩnh Hằng

Khu do Công ty CP Ao quản lý là nơi có những ngôi mộ tiền tỉ của Hà Nội

như khu mộ “Viễn cảnh nhàn du” của họ Trịnh - họ Nguyễn, khu mộ của bà Phạm

Thị Kim Lý và nhiều khu “mộ biệt thự” khác được thiết kế xây dựng hiện đại, giống

như dạng biệt thự nhà vườn của người sống, có công viên, bàn ghế nghỉ ngơi hoặc

giống kiến trúc của chùa,....

73

Hình 2.26: Nghĩa trang Vĩnh Hằng được xây dựng như “biệt thự nhà vườn”

Hình 2.27: Khu mộ “Viễn cảnh nhàn du” của họ Nguyễn - họ Trịnh

Hình 2.28: Khu mộ bà Phạm Thị Kim Lý

74

Giá dịch vụ tại đây do Công ty CP Ao Vua tự xây dựng, UBND thành phố

không quản lý giá này. Qua tìm hiểu, để có được những khu mộ như thế này, người ta

phải bỏ ra hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng để được ký kết hợp đồng táng

người thân tại đây và hàng tỷ đồng để xây dựng, thiết kế. Những khu mộ này thường

có vị trí đẹp, ở đỉnh hoặc ở đai giữa sườn đồi, thuận tiện đi lại và thoáng hướng. Giá để

được sử dụng đất này dao động từ vài chục đến vài trăm triệu đồng tùy theo diện tích.

Xét về bản chất, số tiền vài chục, vài trăm triệu đồng mà người dân bỏ ra để được sử

dụng khu đất đó chính là giá đất nhưng chủ đầu nghĩa tang gọi đó là tiền dịch vụ vì các

văn bản quy phạm pháp luật quy định không được phép mua bán, chuyển nhượng đất

trong nghĩa trang, nghĩa địa dưới mọi hình thức. Các mộ trong những tiểu khu này được

thiết kế tùy ý, mạnh ai nấy làm, có gia đình xây mộ hoàn toàn bằng đá, có gia đình ốp mộ

bằng đá xẻ, lại có gia đình xây đá nguyên khối,... mộ to, nhỏ khác nhau, hướng mộ trong

từng tiểu khu cũng được bố trí không thống nhất với các tiểu khu khác.

Khu mộ do UBND thành phố quản lý, có cấu trúc mộ đơn giản, phân thành các

tiểu khu và theo hàng, các mộ đồng nhất về kích thước, diện tích và mộ được đặt theo

hướng từ đỉnh nhìn xuống sườn đồi.

Hình 2.29: Khu mộ do Thành phố quản lý

75

Giá dịch vụ ở khu này được UBND thành phố phê duyệt và Ban phục vụ lễ tang

trực tiếp quản lý, được niêm yết công khai tại Ban phục vụ lễ tang thành phố (Bảng 2.12).

Bảng 2.12: Giá dịch vụ tại nghĩa trang Vĩnh Hằng

STT Loại dịch vụ Giá (đồng)

1 Mai táng 3 năm xây mộ tạm:

+ Người lớn

+ Trẻ em dưới 6 tuổi

5.141.000

3.934.000

2 Mai táng 1 lần không bốc mộ:

+ Nhập mộ và xây mộ xi măng

+ Nhập mộ và xây mộ ốp đá xẻ

+ Nhập mộ và xây mộ ốp đá Granit VN

11.325.000

13.131.000

25.143.000

3 Nhập mộ cải táng:

+ Nhập mộ và xây mộ xi măng

+ Nhập mộ và xây mộ ốp đá xẻ

+ Nhập mộ và xây mộ ốp đá Granit VN

4.071.000

5.157.000

12.385.000

4 Bốc mộ:

+ Khu người lớn

+ Khu trẻ em dưới 6 tuổi

+ Bốc tiểu

2.208.000

1.104.000

792.000

(Nguồn: Ban phục vụ lễ tang Hà Nội)

Có thể nói đến nghĩa trang Vĩnh Hằng, chúng ta mới cảm nhận được sự chênh

lệch giàu - nghèo của những người đã chết, một bên là những ngôi mộ tiền tỷ to rộng,

lộng lẫy, cầu kỳ, được chăm sóc chu đáo, có cảnh quan đẹp khiến người thăm không

nghĩ mình đang ở nghĩa trang, còn một bên là những ngôi mộ xây dựng đơn giản, cỏ

mọc um tùm, lạnh lẽo.

76

Hình 2.30: Những ngôi mộ thiếu sự chăm sóc

Chủ đầu tư và cơ quan quản lý nghĩa trang là đơn vị cung cấp các dịch vụ

như xây dựng, quản lý, tu sửa, tôn tạo,...đối với các mộ trong nghĩa trang của mình.

Người dân bỏ một số tiền không nhỏ để được táng người thân và sử dụng các dịch

vụ tại đây, tuy nhiên nhìn cảnh các ngôi mộ không được chăm sóc như Hình 2.30

thì nhiều người dân không muốn đưa người thân lặn lội mấy chục km đến đây để

táng. Trong khi, ở nhiều địa phương, việc táng người chết không phải nộp hoặc nộp

rất ít tiền phí táng, mộ người quá cố lại ở gần con cháu, tiện chăm sóc.

2.4. Tác động của việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đến

các mặt của đời sống xã hội

2.4.1. Về kinh tế

Hà Nội là thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh, điều đó có nghĩa là quỹ đất

dành cho phát triển nhà ở, phát triển kinh tế ngày càng nhiều. Việc giải phóng mặt

bằng, thu hồi đất thực hiện các dự án vốn đã khó khăn về nhiều mặt, nhưng những dự

án phải giải phóng mặt bằng có nghĩa trang, nghĩa địa thì việc thu hồi đất còn khó hơn

hơn nhiều. Mỗi năm, thành phố phải chi hàng trăm tỷ đồng di chuyển mộ để thực hiện

các dự án. Chỉ tính riêng trên địa bàn quận Hà Đông, năm 2009 Quận tiến hành thu hồi

đất trên địa bàn 10 phường để thực hiện 33 dự án, đã phải giải phóng mặt bằng di

chuyển 5840 mộ, trong đó có 4903 mộ có chủ và 937 mộ vô chủ. Tổng số tiền di

chuyển mộ lên tới 22,5 tỷ đồng.

77

Bảng 2.13: Số tiền di chuyển mộ thực hiện các dự án

trên địa bàn quận Hà Đông năm 2009

STT Tên phường và tên Dự án Số mộ có chủ (mộ)

Số mộ vô chủ (mộ)

Số tiền di chuyển mộ (nghìn đồng)

I Vạn phúc 258 1.125.800

1 Đô thị Galaxy TSQ 102 474.700

2 Đất dịch vụ 156 651.100

II La Khê 54 32 237.935

1 Dịch vụ 39 141.000

2 Đô thị Lê Trọng Tấn 3 10.000

3 Đô thị An Hưng 2 23 33.745

4 Đô thị Dương Nội 6 24.400

5 Tiểu khu đô thị Nam La Khê 1 9 13.890

6 Đường trục phát triển phía Bắc 3 14.900

III Yên Nghĩa 684 2.635.100

1 Đường trục phát triển phía Bắc 15 52.200

2 Đô thị Lê Trọng Tấn 2 9.600

3 Đô thị Dương Nội 541 2.043.100

4 Khu công nghiệp Yên Nghĩa 2 11.600

5 Đất dịch vụ 117 491.200

6 TT dạy nghề Đức Việt 2 9.600

7 Cụm công nghiệp Đồng Mai 5 17.800

IV Dương Nội 626 96 2.682.600

1 Đường Lê Trọng Tấn 602 96 2.563.400

2 Đô thị An Hưng 3 14.400

3 Đô thị Dương Nội 4 20.700

78

4 Đô thị Lê Trọng Tấn 10 49.000

5 Đất dịch vụ Ỷ La 7 35.100

V Phú Lương (ĐT Thanh Hà) 55 213.400

VI Phú La (Khu nhà ở Văn La) 29 89.600

VII Hà Cầu 226 228 1.366.970

1 Nghĩa trang Hà Trì 43 228 502.370

2 Đất dịch vụ Hà Trì 142 688.000

3 Đất ở dịch vụ Cầu Đơ 41 176.600

VIII Kiến Hưng 1092 4 4.941.200

1 Đường Hà Trì đi Phúc La – Văn Phú 13 62.400

2 Đường Ao đình đi chùa Trắng 7 27.000

3 Đất dịch vụ Đào đất - Hàng bè 278 1.178.400

4 Điểm làng nghề Đa Sỹ 283 1.291.500

5 Công viên cây xanh 511 4 2.381.900

IX Phúc La (chợ dân sinh) 310 91 1.519.125

X Đồng Mai 1569 486 7.645.770

1 Cụm công nghiệp Đồng Mai 23 117 232.570

2 Đấu giá Văn Chỉ 0 53 53.000

3 Đất dịch vụ Đồng Mai 1546 316 7.360.200

Tổng 4903 937 22.457.500(Nguồn: Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng quận Hà Đông )

Việc buông lỏng quản lý và không ý thức được hậu quả của việc táng tùy tiện

trong thời gian dài đã làm hình thành quá nhiều nghĩa trang, nghĩa địa nhỏ lẻ, điều đó

không chỉ gây lãng phí mà còn phá vỡ quy hoạch sử dụng đất, là trở lực cho sự phát

triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

79

Việc xây dựng mộ to, đẹp, lộng lẫy không tuân thủ các quy định về hạn mức

đất, chiều cao xây dựng mộ đang trở thành phong trào từ thành thị đến nông, điều này

gây tốn kém tiền của, lãng phí đất. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời

thì trong thời gian ngắn Thành phố sẽ lại mọc lên nhiều nghĩa trang hơn nữa mà vẫn

không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Mộ nằm rải rác không tập trung theo quy định đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến

hiệu quả sử dụng đất. Những thửa ruộng có nhiều mộ thường mất nhiều sức lao động

hơn để canh tác, khó khăn trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (do không thể

cày bừa bằng máy), cản trở quá trình dồn điền đổi thửa (không ai muốn nhận những

thửa đất có nhiều mộ).

Trong khi Nhà nước giao đất làm nghĩa trang lâu dài, không thu tiền sử dụng

đất, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng có

sở hạ tầng ngoài hàng rào nghĩa trang và nghiêm cấm mọi hình thức mua - bán, chuyển

nhượng đất nghĩa trang thì thực tế cho thấy, việc chuyển nhượng mộ vẫn diễn ra, giá

chuyển nhượng mộ dao động từ vài triệu đến hơn chục triệu đồng một mét vuông. Về

nguyên tắc, nhà đầu tư chỉ được phép kinh doanh các dịch trong nghĩa trang và chỉ

được ký kết hợp đồng táng trong những trường hợp mà UBND thành phố quy định

nhưng trên thực tế, nhiều khu mộ được mua đi bán lại nhiều lần với giá cao. Điều này

đã làm xuất hiện “cò đất nghĩa trang”, gây lũng đoạn “thị trường bất động sản phi chính

thức” này.

Kinh doanh nghĩa trang đang là loại hình đầu tư mới, hứa hẹn tỷ suất lợi nhuận

cao, nếu chúng ta không quản lý chặt chẽ thì dẫn đến tình trạng chuyển nhượng dự án,

đầu tư xây dựng qua loa rồi bán sinh phần và bỏ không thực hiện tiếp như đã xảy ra ở

một số tỉnh như Hòa Bình, Quảng Ninh.

UBND thành phố Hà Nội không ban hành giá dịch vụ trần, không giám sát việc

xây dựng và ban hành giá dịch vụ tại nghĩa trang đối với các dự án xây dựng nghĩa

trang do doanh nghiệp làm chủ đầu tư đã dẫn đến tình trạng nhiều người dân có mức

thu nhập bình thường không thể táng người thân tại đây do giá dịch vụ quá cao và vượt

khả năng chi trả.

80

2.4.2. Về xã hội

Hầu hết các nghĩa trang chưa có quy chế quản lý, người dân sử dụng đất còn tùy

tiện, không theo hàng lối. Các điều kiện tối thiểu như xây dựng nhà quản trang, nhà

tang lễ, đường nội bộ nghĩa trang, bể chứa rác thải,... chưa được đầu tư ở nhiều nghĩa

trang, gây khó khăn trong việc quản lý, sử dụng loại đất này.

Người Hà Nội có truyền thống tôn trọng đời sống tâm linh nhưng việc xây dựng

mộ lộng lẫy như những “mộ biệt thự” tại công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng không chỉ

gây tốn kém đất đai và tiền của mà còn làm gia tăng khoảng giàu nghèo, bất bình đẳng

trong việc sử dụng đất.

Những ngôi mộ được táng không đúng nơi quy định, khi thu hồi đất thực hiện

các dự án phải di chuyển mồ mả thì gặp nhiều khó khăn, khiếu kiện kéo dài. Đặc biệt,

một số năm gần đây xuất hiện tình trạng xây mộ giả để lấy tiền bồi thường như đã diễn

ra ở Tây Hồ khi thực hiện dự án xây dựng Khu đô thị mới Nam Thăng Long - Ciputra

gây bất bình trong nhân dân và thất thoát ngân sách Nhà nước.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của sử dụng đất

làm nghĩa trang góp phần nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, đảm bảo quyền và lợi

ích chính đáng của những người có mộ, khuyến khích nhân dân táng người thân tại các

nghĩa trang theo quy hoạch.

Sau khi UBND thành phố ban hành Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND về hỗ

trợ hỏa táng, nhiều người dân đã chọn phương thức táng mới này và thấy được lợi ích

của việc hỏa táng: nhanh, chi phí thấp, tiết kiệm đất và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Trong tương lai, nếu chúng ta tuyên truyền tốt thì tỷ lệ hỏa táng sẽ tăng lên đáng kể,

giáp bớt áp lực cho sử dụng đất.

2.4.3. Về môi trường

Nhận thức của nhân dân về ô nhiễm môi trường chưa đầy đủ nên nhiều khu

nghĩa trang, nghĩa địa được bố trí ngay gần khu dân cư làm ảnh hưởng đến môi

trường sống và sinh hoạt của người dân.

Hầu hết các nghĩa trang, nghĩa địa chưa có ranh giới rõ ràng, không có tường

bao, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý rác thải, xung quanh nghĩa trang chưa được

81

bố trí cây xanh ngăn cách nên đã xảy ra tình trạng lấn chiếm, phá hoại, đốt, vứt rác bừa

bãi gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của nghĩa trang, nghĩa địa.

Các phương pháp táng khác nhau có ảnh hưởng đến môi trường ở các mức

độ khác nhau. Việc táng không đúng nơi quy định, không đúng các quy định về

đảm bảo vệ sinh môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí gây

ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Tác động của việc sử dụng đất làm nghĩa trang đến môi trường đất, nước,

không khí chúng ta đều thấy rõ và tại Luận văn này tác giả cũng đã đưa một số hình

ảnh phản ảnh tình trang ô nhiễm môi trường tại các nghĩa trang, nghĩa địa.

Tuy nhiên hệ thống chỉ tiêu đánh giá tiêu chuẩn chất lượng nước, không khí

đã được ban hành nhưng tiêu chí để đánh giá chất lượng đất chưa được nghiên cứu

và ban hành đầy đủ dẫn đến thiếu cơ sở cho việc đánh giá chất lượng đất cũng như

mức độ ô nhiễm đất tại các khu có nghĩa trang, nghĩa địa. Phụ lục 09, 10, 11 là một

số kết quả phân tích của Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn kết hợp với khoa Môi

trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội thực hiện vào năm 2002 tại

nghĩa trang Văn Điển và thôn Vĩnh Quỳnh (lân cận) đã phản ánh được một phần

mức độ ô nhiễm môi trường do nghĩa trang Văn Điển gây ra.

2.5. Dự báo nhu cầu sử dụng đất của thành phố Hà Nội đến năm 2020

2.5.1. Dự báo dân số

2.5.1.1. Dự báo tổng dân số đến năm 2020

Hà Nội với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, y tế, giáo dục,... đã

là điểm thu hút dân số của các vùng lân cận, do đó để dự báo dân số đến năm 2020

tác giả sử dụng phương pháp dự báo theo chỉ số tăng cơ học, do đó công thức dự

báo dân số trong trường hợp này được tính như sau:

N = N0 [1+ (k + r)]n

Trong đó:

- N là số dân dự báo đến năm quy hoạch (2020);

- N0 là số dân tại thời điểm hiện tại (6,549 triệu người);

- k là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (1,1%);

82

- r là tỷ lệ tăng dân số cơ học (3%);

- n là số năm dự báo (10 năm);

Dân số của Hà Nội ước tính năm 2010 đạt 6,549 triệu người, tỷ lệ gia tăng tự

nhiên đến năm 2020 dự kiến là 1,1%, tỷ lệ gia tăng cơ học 3%, số năm dự báo n là

10 năm. Vậy dân số Hà Nội đến năm 2020 dự báo là:

N = 6,549 x [1+ (0,011+0,03)]10 = 9,787 triệu người

2.5.1.2. Dự báo số người chết đến năm 2020

Nếu tỷ lệ tỷ vong (t) của Hà Nội ổn định ở mức 0,6% đến năm 2020 thì số

người chết tính đến năm 2020 sẽ được tính như sau:

n D= Σ Ni ti

i =1 Trong đó:

D: là tổng số người chết trong n năm;

Ni: là dân số tại năm thứ i;

ti: Tỷ lệ tử vong tại năm thứ i.

Ở đề tài này, tác giả đặt giả thuyết t1 = t2 = ....= t10 = 0,6%. Vậy tổng số người

chết tính đến năm 2020 là: 493394 người.

2.5.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa trang

Để dự báo nhu cầu sử dụng đất làm nghĩa trang trong thời gian tới, tác giả

căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa, tình hình biến động đất

nghĩa trang, nghĩa địa giai đoạn 2005-2010, tỷ lệ tử vong và định mức đất nghĩa

trang và định hướng chung của Thành phố về cơ cấu sử dụng đất.

Căn cứ theo định mức đất đối với mộ hung táng, cát táng quy định tại Điều

15 Quyết định 14/2010/QĐ-UBND ngày 16/4/2010 của UBND thành phố Hà Nội

thì chúng ta có thể dự báo diện tích đất cần thêm để làm nghĩa trang là:

L =D x pi

Trong đó:

L: là diện tích đất cần để táng số dân chết trong n năm dự báo.

D: Là tổng số người chết trong n năm dự báo (D2020 là 493394 người)

83

pi: là định mức đất cho một mộ do UBND thành phố Hà Nội quy định (p=

5m2/mộ hung táng; p=3m2/mộ cát táng).

Do đó:

- Nếu toàn bộ số người chết trong 10 năm được hung táng (kích thước mộ

1,7m x 3m), chúng ta cần có thêm:

5 x 10-4 x 493394 người = 246,7 ha đất (để chôn)

- Nếu 493394 người chết được cát táng (kích thước mộ 1,5m x 2m) thì chúng

ta cũng cần thêm:

3 x 10-4 x 493394 người = 148,02 ha đất (để chôn)

- Nếu khoảng cách giữa các mộ trong 1 hàng là 0,6m và khoảng cách giữa

các hàng mộ là 0,8m thì diện tích các khoảng cách (đường đi trong khu mộ) đó là:

+ Khu mộ hung táng:

[(1,7m+0,6m)x(3m+0,8m)-5m2]x10-4 x 493394mộ = 184,53ha

+ Khu mộ cát táng:

[(1,5m+ 0,6m)x(2m+0,8m)-3m2] x10-4 x 493394mộ = 142,1ha

Vậy tổng diện tích đất cần để táng 493394 mộ hung táng (mộ+đường đi

trong khi mộ) là:

246,7 ha + 184,53ha = 413,23ha

Vậy tổng diện tích đất cần để táng 493394 mộ cát táng (mộ+đường đi trong

khu mộ) là:

148,02 ha + 142,1ha = 290,12ha

Đó mới chỉ là diện tích đất để làm mộ mà chưa tính đến diện tích đất để xây

dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước

thải, đường phân chia giữa các khu mộ, hệ thống chiếu sáng, công trình phụ trợ, nhà

chờ tránh nắng mua, miếu thờ và các công trình khác....như quy định tại Điều 4

Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 28/6/2010 của UBND thành phố Hà Nội.

Dự báo đến năm 2020, diện tích đất làm nghĩa trang sẽ tăng thêm khoảng 450ha.

84

Căn cứ vào tình hình thực tế, dự báo đến năm 2020, số đám tang sử dụng địa

táng tại Hà Nội chiếm 65%; địa táng ngoài Hà Nội chiếm 5% (đưa về các tỉnh

khác); hỏa táng chiếm 30% (hiện tại, số ca hỏa táng chiếm khoảng 15%). Việc thay

đổi phương thức táng cùng với nâng cao tuổi thọ bình quân sẽ giúp giảm áp lực đất

nghĩa trang, nghĩa địa cho thành phố.

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Những kết quả đã đạt được

Người Hà Nội với niềm tự hào là văn minh, thanh lịch giữ được nhiều truyền

thống tốt đẹp lâu đời trong đó có truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ

người trồng cây, luôn chăm lo đến mồ mả ông bà, tổ tiên và thể hiện lòng hiếu thảo

đối với đấng sinh thành dưỡng dục.

Trên cơ sở các Luật và văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ ngành, UBND

thành phố Hà Nội đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang đặc biệt là

quy định định mức sử dụng đất đối với một phần mộ. Đây chính là cơ sở cho việc

bố trí, sắp xếp và sử dụng đất tại các nghĩa trang nghĩa địa đồng thời giúp các nghĩa

trang xây dựng quy chế và đưa vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa trang dần đi vào

nề nếp và ngày càng tiết kiệm đất.

Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ cấp thành phố đến cấp cơ sở đã

cơ bản xác định được vị trí và diện tích đất để làm nghĩa trang. Đây là cơ sở pháp lý

cho việc đưa ra quyết định mở rộng, xây mới nghĩa trang đáp ứng nhu cầu của nhân

dân và các mục tiêu phát triển khác.

Việc tuyên truyền, phổ biến và ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích hỏa

táng đã giúp tăng đáng kể tỷ lệ người dân sử dụng hình thức hỏa táng văn minh,

hiện đại, đặc biệt là tiết kiệm quỹ đất, giảm áp lực cho các nghĩa trang.

2.6.2. Những tồn tại

Việc quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang thực tế chưa có sự định hướng, chưa

mang tính chất liên vùng mà chủ yếu là công nhận sự tồn tại hoặc mở rộng các

nghĩa trang, nghĩa địa đã có sẵn nên số nghĩa trang, nghĩa địa trên toàn thành phố

85

còn lớn, số lượng các nghĩa trang, nghĩa địa quy mô nhỏ còn nhiều và chưa giải

quyết được vấn đề tiết kiệm đất, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Hầu hết các khu nghĩa trang, nghĩa địa đặc biệt là các nghĩa địa nhân dân

mang tính tự phát, thiếu hoặc không có sự quản lý và chưa có quy hoạch chi tiết nên

việc chôn cất ở các địa phương (đặc biệt ở các huyện ngoại thành) còn tùy tiện,

nhiều nơi sử dụng đất không đúng mục đích (chôn cất dưới ruộng canh tác).

Đặc biệt cuối năm 2009 đầu năm 2010, phong trào chạy đua tìm kiếm sinh

phần, mua - bán đất nông nghiệp để làm nghĩa trang hoặc mua bán các suất mộ

trong một số dự án nghĩa trang lớn như Vĩnh Hằng, Yên Kỳ,... diễn ra sôi động tại

một số huyện như Ba Vì, Sơn Tây làm thị trường bất động sản “sốt” chưa từng thấy.

Bên cạnh đó, phong trào đầu tư mồ mả khang trang của gia đình, dòng tộc đang trở

thành xu hướng của không chỉ những người dân giàu có ở nội thành mà cả khu vực

nông thôn, đặc biệt ở trong chính các nghĩa trang Thành phố quy hoạch như nghĩa

trang Vĩnh Hằng đã nêu.

- Nhiều khu nghĩa địa hiện nay nằm lọt vào giữa các đô thị gây ảnh hưởng về

mỹ quan và môi trường; hoặc một số khu phải di dời, giải toả do nằm trong khu đất

quy hoạch thu hồi xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị; đặc biệt cũng có khu

nằm trong nguy cơ phải di dời đến lần thứ hai (điều này là kiêng kỵ và khó có thể

thực hiện được).

- Thực tế cho thấy việc mở rộng hoặc xây mới các khu nghĩa trang, nghĩa địa

hiện nay rất khó khăn do không chọn được địa điểm, hạn chế về vốn đầu tư, giải

phóng mặt bằng và sự cản trở của người dân địa phương có đất gần đó, điển hình là

sự phán đối gay gắt của cán bộ và nhân dân xã Minh Phú khi Thành phố có chủ

trương thực hiện dự án xây dựng nghĩa trang tập trung của thành phố và khu tập kết

rác thải trong thời gian vừa qua khiến Thành phố phải chỉ đạo tìm kiếm vị trí khác

để thực hiện dự án xây dựng nghĩa trang tập trung của Thành phố.

86

2.6.3. Nguyên nhân

Những tồn tại trên đây một phần là do các nguyên nhân sau:

- Chúng ta chưa có quy hoạch tổng thể cho việc xây dựng nghĩa trang, nghĩa

địa đảm bảo sự ổn định, lâu dài, dẫn đến tình trạng sử dụng manh mún, luôn bị động

và chủ yếu phải giải quyết tình thế.

- Hiện nay chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề quản

lý, sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa và những tổng kết về phong tục, tập quán

chôn cất của người dân các vùng miền liên quan đến văn hoá trong việc tang và sử

dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa.

- Mặc dù pháp luật đất đai đã quy định, thành phố cũng đã ban hành định

mức sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa làm cơ sở cho việc quản lý sử dụng đất

nghĩa trang, nghĩa địa nhưng hiệu lực pháp luật chưa cao, định mức này được dùng

cho việc bố trí quy hoạch chi tiết trong từng khu vực nghĩa trang, nghĩa địa đảm bảo

việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, vệ sinh môi trường và tính mỹ quan.

- Một số địa phương, chính quyền cơ sở còn nể nang, chưa quan tâm dẫn đến

buông lỏng việc quản lý sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa và vi phạm về quản

lý, sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.

87

Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA

TRANG, NGHĨA ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Về chính sách quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

3.1.1. Chính sách về quản lý

Để việc quản lý đất nghĩa trang được thực sự có hiệu quả và đạt được những

mục tiêu đặt ra, cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần sớm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản

lý, sử dụng đất nghĩa trang làm cơ sở pháp lý cho việc lập quy hoạch kế hoạch sử

dụng đất nghĩa trang, quy hoạch xây dựng chi tiết các nghĩa trang, đảm bảo sử dụng

đất nghĩa trang hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường và phù

hợp với phong tục, tập quán tốt của địa phương.

Thứ hai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa làm

cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

mang tính chất liên vùng.

Thứ ba, hoàn thiện bộ máy quản lý đất đai, lập lại trật tự, kỷ cương trong quản

lý đất nghĩa trang, nghĩa địa, nâng cao trình độ và trách nhiệm của cán bộ quản lý.

Thứ tư, tạo cơ chế thực thi nghiêm pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý, sử

dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa ở các cấp, các địa phương, đảm bảo các văn bản

được thực thi có hiệu lực, hiệu quả.

Thứ năm, ban hành khung giá một số dịch vụ cơ bản tại các nghĩa trang để làm cơ

sở cho các nghĩa trang xây dựng giá dịch vụ, tránh tình trạng thu phí dịch vụ quá cao.

Thứ sáu, ban hành quy định về xử phạt các hành vi vi phạm trong quản lý, sử

dụng đất nghĩa trang; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp

thời các hành vi vi phạm như xây dựng mộ vượt định mức và chiều cao cho phép,

táng không đúng nơi quy định,....

Thứ bảy, xây dựng hệ thống đăng ký mộ, tiến hành cấp thẻ mộ cho thân nhân

của người chết táng tại tất cả các nghĩa trang để đảm bảo quyền của các gia đình

88

trong thời gian táng người thân cũng như khi Nhà nước thu hồi đất (tránh trường

hợp mộ giả), phục vụ công tác quản lý, thống kê, dự báo.

Thứ tám, đóng cửa các khu nghĩa trang, nghĩa địa hết khả năng táng nhưng

vẫn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, ban hành quy mô diện tích tối thiểu của

một nghĩa trang làm cơ sở cho việc di rời các nghĩa trang, nghĩa địa nhỏ lẻ, các mộ

chí rải rác vào các nghĩa trang tập trung.

Thứ chín, cải cách thủ tục hành chính trong giao đất nói chung và đất làm

nghĩa trang, nghĩa địa nói riêng, có biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt

bằng thu hồi đất thực hiện các dự án xây dựng nghĩa trang đồng thời ban hành các

chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân sử dụng các phương pháp táng mới văn

minh, hiện đại.

Thứ mười, theo quy luật thị trường, có “cầu” thì ắt có “cung” và thị trường

quyền sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đã tồn tại, sôi động tại khu vực phía Tây

của Hà Nội, Nhà nước cần sớm công nhận thị trường quyền sử dụng đất nghĩa

trang, nghĩa địa, bổ sung giá đất nghĩa trang, nghĩa địa vào Bảng giá các loại đất do

UBND cấp tỉnh ban hành hàng năm để làm cơ sở cho việc tính tiền sử dụng đất khi

giao đất làm nghĩa trang. Đồng thời, Nhà nước nên sử dụng công cụ tài chính

(thông quaa hệ thống thuế) để điều tiết thị trường quyền sử dụng đất nghĩa trang,

nghĩa địa, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo công bằng trong sử

dụng đất, hướng người dân đến việc lựa chọn và sử dụng những phương thức táng

mới văn minh, hiện đại, chi phí thấp và tiết kiệm đất.

3.1.2. Chính sách về sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

Uỷ ban nhân dân Thành phố đã ban hành mức sử dụng đất và chế độ quản lý

xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong các nghĩa trang, nghĩa địa theo

quy định của pháp luật đất đai. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế tác giả nhận

thấy định mức 5m2/mộ hung táng, mộ chôn một lần; 3m2/mộ cát táng; khoảng cách

giữa các mộ trong một hàng là 0,6m, giữa các hàng mộ là 0,8m là chưa phù hợp.

Theo tác giả, UBND thành phố Hà Nội cần điều định mức xây dựng mộ như sau:

89

- Mộ hung táng và chôn một lần, diện tích không quá 4m2 vì:

+ Kích thước của quan tài được thiết kế phổ biến là: 0,8m x 2,0m;

+ Sau khi đắp hoặc xây: 1,5m x 2,6m = 3,9m2

- Mộ cải táng, diện tích không quá 2m2 vì:

+ Một quách tiểu có kích thước 0,5m x 0,9m

+ Sau khu đắp hoặc xây: 1,1m x 1,5m = 1,65m2

Do mộ cải táng thường được xây dựng kiên cố, ít đắp đất nên khoảng cách giữa các

mộ cải táng trong một hàng mộ là 0,4m; giữa các hàng mộ là 0,6m. Còn đối với khu vực

hung táng hoặc chôn một lần, nên giữ nguyên (khoảng cách giữa các mộ trong một hàng

mộ là 0,6m và giữa các hàng mộ với nhau là 0,8m)

Về chiều cao mộ, thành phố quy định chiều cao tối đa tính từ mặt đất lên là

2m, tác giả nhận thấy điều này là không cần thiết. Để bố trí ảnh thờ, ghi các thông

tin cần thiết như họ và tên, ngày tháng năm sinh, ngày tháng năm mất, quê quán,...

thì chiều cao cần xây dựng không đến 1m.

3.2. Về quy hoạch

3.2.1. Quy hoạch sử dụng đất

Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm nghĩa trang, cần tiến

hành thu thập các số liệu cần thiết như tỷ lệ tử vong, hiện trạng nghĩa trang, nghĩa

địa, phong tục tập quán táng ở địa phương, định mức đất,... để tính toán nhu cầu sử

dụng đất làm nghĩa trang sát với thực tế, tránh tình trạng quy hoạch “áng chừng”

mang tính hình thức và ít có giá trị trong thực tiễn như thời gian trước đây.

Việc lựa chọn địa điểm bố trí đất nghĩa trang, nghĩa địa phải đảm bảo các

yêu cầu sau:

+ Phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất của khu vực,

+ Có tính liên vùng và tầm nhìn rộng.

+ Đảm bảo quy mô diện tích nghĩa trang tối thiểu,

+ Thuận tiện cho đi lại thăm viếng,

+ Đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định,

90

+ Hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

sang làm nghĩa trang (đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước).

+ Tôn trọng phong tục, tập quán táng của địa phương.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch, cần công khai minh, bạch để nhân dân

tham gia góp ý. Sau khi quy hoạch được duyệt, cần niêm yết quy hoạch, cắm mốc

giới tại thực địa để nhân dân địa phương biết và thực hiện theo quy hoạch.

3.2.2. Quy hoạch xây dựng nghĩa trang

Quy hoạch địa điểm nghĩa trang là một nội dung của quy hoạch sử dụng đất,

quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây

dựng điểm dân cư nông thôn. Khi phê duyệt các quy hoạch này, cơ quan có thẩm

quyền đồng thời phê duyệt quy hoạch địa điểm nghĩa trang.

Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng nghĩa trang:

- Xây dựng nghĩa trang đúng với quy hoạch sử dụng đất được duyệt;

- Xác định đối tượng, thời gian và khả năng phục vụ của nghĩa trang;

- Xây dựng nghĩa trang hoàn chỉnh, đồng bộ (hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công

trình nhà hỏa táng, nhà lưu giữ tro cốt, các công trình phục vụ, các công trình khác có liên

quan), đáp ứng đủ cho hoạt động và vận hành của nghĩa trang theo hướng văn minh, hiện

đại, tiết kiệm đất và kinh phí xây dựng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

- Xác định quy mô nghĩa trang theo các hình thức táng, xác định công nghệ

táng đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt và lâu dài, phù hợp với cộng nghệ táng

hiện đại, văn minh, đảm bảo vệ sinh môi trường, phù hợp với bản sắc và nhu cầu

phát triển của xã hội;

- Phân khu chức năng, không gian kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật đảm

bảo khớp nối đồng bộ khu vực quy hoạch với các dự án có liên quan;

- Quy định về kích thước, kiểu dáng các mộ, bia mộ, hướng mộ, các yêu cầu

đối với thiết kế công trình trong nghĩa trang;

- Đánh giá tác động môi trường.

91

Đối với việc cải tạo nghĩa trang

Các nghĩa trang phải được cải tạo khi vẫn còn phù hợp với quy hoạch sử

dụng đất, quy hoạch xây dựng nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan, môi

trường chưa phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Nội dung cải tạo nghĩa trang:

+ Xác lập ranh giới nghĩa trang theo quy hoạch đã được phê duyệt (nếu chưa có);

+ Trồng cây xanh bao quanh, cây xanh trong nghĩa trang;

+ Cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các công trình hạ tầng, kỹ thuật trong nghĩa trang;

+ Đối với diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả phải phân

khu vực táng rõ ràng, phân lô mộ, nhóm mộ, hàng mộ, quy định về diện tích, kích

thước và kiến trúc mộ.

Di chuyển nghĩa trang trong trường hợp:

Không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt;

Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng mà không có khả năng

khắc phục ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng.

Phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng

theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

Khi di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ cần thực hiện các việc sau:

+ Thông báo về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ;

+ Tiến hành công tác di chuyển vào các nghĩa trang được xây dựng và quản

lý theo quy hoạch;

+ Thực hiện các chính sách giải tỏa, đền bù theo quy định của pháp luật;

+ Trong quá trình di chuyển phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường;

3.3. Công nghệ hỏa táng

Việc tìm kiếm công nghệ táng mới phải thỏa mãn ba yếu tố sau:

+ Đảm bảo an ninh môi trường ;

+ Tiết kiệm đất đai;

+ Phù hợp với tập quán tâm linh của nhân dân.

92

Hoả táng là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao để thiêu xác người chết hoặc

hài cốt thành tro. Hỏa táng mang đến những giải pháp:

- Dưới góc độ quản lý, sử dụng đất: Dùng công nghệ hoả táng hiện đại với

các nhà lưu tro cốt nhiều tầng sẽ hạn chế diện tích đất sử dụng đến mức tối đa và

tiết kiệm nhất.

Nếu toàn bộ số người chết theo dự báo đến năm 2020 được hỏa táng 100%

thì qua tính toán sơ bộ, diện tích đất dành cho lưu trữ 493394 tro cốt vào khoảng

7,5ha tương ứng với 500 dãy nhà để tro (mỗi dãy nhà có diện tích 150m2, thiết kế 5

tầng để bình tro và có thể chứa được 1000 tro cốt). Trong khi đó nếu tiến hành hung

táng 100% rồi cải táng thì diện tích cần để hung táng là 413,23ha và cần 290,12ha

để xây mộ cát táng, ngoài ra phải tiến hành cải tạo đất sau cải táng ít nhất 12 tháng

trước khi đưa vào sử dụng.

- Dưới góc độ kinh tế: Về lâu dài,công nghệ hoả táng hiện đại được đánh giá

là tiết kiệm nhất dưới cả hai khía cạnh cá nhân và xã hội. Cá nhân không phải tốn

thêm bất kì một chi phí nào sau hoả táng, còn Nhà nước không phải tốn thêm chi

phí phục hồi giải quyết hậu quả ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm. Tuy nhiên,

chi phí đầu tư ban đầu đối với lò hoả táng hiện đại là khá lớn nên khó có thể xây

dựng ở các vùng dân cư không tập trung.

- Dưới góc độ vệ sinh y tế: Công nghệ hoả táng trong các lò hoả thiêu hiện

đại cho phép khử nhanh nhất 100% vi sinh vật có hại trên cơ thể người chết, chặn

đứng khả năng truyền bệnh tật từ người chết sang người sống và ra môi trường.

- Dưới góc độ môi trường: Dùng công nghệ hoả táng hiện đại sẽ không gây ô

nhiễm môi trường đất, nước và không khí do các chất dễ phân huỷ, có khả năng gây

ô nhiễm môi trường đã được đốt sạch hoàn toàn. Tuy nhiên, trong quá trình hoả

táng có thể tạo ra một lượng nhất dịnh các tác nhân vô cơ gây ô nhiễm không khí

thông thường dễ sử lý như CO, CO2, NOx, SO2, bụi…

Về góc độ tập quán văn hoá tâm linh: Tỷ lệ sử dụng hoả táng ở Thành phố

Hà Nội còn thấp do người dân còn mang nặng bản sắc văn hoá truyền thống Á

Đông, rất coi trọng việc lưu giữ, bảo tồn hài cốt, mồ mả người đã khuất. Nhưng qua

93

số liệu thống kê số ca hỏa táng tại Đài hóa thân hoàn Vũ - Nghĩa trang Văn Điểm

chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng người dân Hà Nội sẽ sớm nhận thấy những ưu

điểm của công nghệ hỏa táng và sử dụng phương pháp táng này rộng rãi hơn. Để

làm được điều đó, Thành phố cần tổ chức tuyên truyền và có chính sách ưu đãi thiết

thực để khuyến khích người dân sử dụng công nghệ hỏa táng.

3.4. Giải pháp khác

Tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng chính sách, pháp luật về đất đai nói

chung và các chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

nói riêng để giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho nhân dân. Đồng thời

giới thiệu sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về ưu điểm của những công nghệ táng

mới văn minh, hiện đại như công nghệ hỏa táng để người dân hiểu và sử dụng công

nghệ táng này.

Cần sớm thống kê, rà soát toàn bộ diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa trên

địa bàn thành phố, kể cả những mộ nhỏ lẻ nằm rải rác trong các thửa ruộng và khu

dân cư để có kế hoạch đóng cửa nghĩa trang, di chuyển mồ mả, tôn tạo, mở rộng

nghĩa trang kịp thời cũng như làm cơ sở cho việc tính toán nhu cầu sử dụng đất

nghĩa trang, nghĩa địa trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Vấn đề quy hoạch nghĩa trang quan trọng nhất là lựa chọn địa điểm thích

hợp, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chúng ta có thể ứng dụng công nghệ

GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu để lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa

trang tối ưu.

Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh, nâng cao chất

lượng cuộc sống, cung cấp đầy đủ, đồng bộ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nâng

cao tuổi thọ, giảm áp lực sử dụng đất.

Để công tác giải phóng mặt bằng diện tích đất có mồ mả được dễ dàng và

thuận tiện hơn, cần tranh thủ lúc các hộ dân cải táng, định hướng, hỗ trợ tiền di

chuyển mộ để tập kết vào các nghĩa trang tập trung (mùa đông). Giải pháp này đã

được quận Hà Đông tổ chức triển khai có hiệu quả, bởi các lý do sau:

94

- Người dân Hà Nội có tập quán hung táng 3 đến 4 năm rồi cải táng, khi cải

táng, người ta sẽ chuyển xương cốt sang chôn ở một vị trí khác để chôn vĩnh viễn.

Nếu không tranh thủ định hướng người dân xây mộ cát táng tại các nghĩa trang tập

trung thì khi có quyết định thu hồi đất sẽ phải di chuyển mộ mà người Hà Nội rất

kiêng kỵ việc di chuyển mộ nhiều lần.

- Việc cải táng mộ được thực hiện theo mùa (mùa đông), không phải lúc nào

cũng có thể di chuyển mồ mả, do đó nhiều dự án có quyết định thu hồi đất, chi trả

tiền bồi thường, hỗ trợ di chuyển từ đầu năm nhưng phải đến tháng 10, tháng 11 âm

lịch mới có thể tiến hành di chuyển mồ mả. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến

độ thực hiện dự án và việc đền bù giải phóng mặt bằng trở lên phức tạp nếu cơ chế

chính sách về bồi thường, hỗ trợ có sự thay đổi.

Tăng cường công tác quản lý các loại đất tại cơ sở, đặc biệt đối với đất sản

xuất nông nghiệp, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp táng mộ không đúng

nơi quy định, các hành vi khoanh bao ruộng để làm khu táng gia đình, dòng họ.

Quản lý hoạt động xây dựng mộ theo định mức quy định, cung cấp các dịch

vụ trong nghĩa trang theo quy chế quản lý, sử dụng đã ban hành.

Đầu tư xây dựng tường bao, nhà quản trang, hệ thống đường nội bộ, hệ thống

thoát nước, xử lý rác thải, các công trình phụ trợ và hệ thống cây xanh cho các

nghĩa trang, nghĩa địa hiện có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

Công khai, minh bạch các thông tin về nghĩa trang (quy hoạch, số mộ còn

trống, hướng mộ, giá các dịch vụ tại nghĩa trang,....) tại nghĩa trang và trên các phương tiện

thông tin đại chúng (đặc biệt trên các website) để nhân dân dễ dàng tìm kiếm thông tin,

đóng góp ý kiến và lựa chọn nghĩa trang phù hợp nhất để táng người thân.

95

KẾT LUẬN

Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa là một vấn đề khá mới nhưng có vai trò

hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đời sống tâm linh con người. Nghiên

cứu thực trạng quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn thành phố Hà Nội

không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn góp phần để xuất các giải

pháp để quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hiệu quả theo hướng văn minh, hiện

đại, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp trong việc táng của dân tộc. Qua

nghiên cứu, tác giả xin đưa ra một số kết luận như sau:

Người Hà Nội có truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người

trồng cây, luôn chăm lo đến mồ mả ông bà, tổ tiên và thể hiện lòng hiếu thảo đối

với đấng sinh thành dưỡng dục và rất coi trọng đời sống tâm linh.

Hầu hết các nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân được hình thành tự phát, phân

tán nhỏ lẻ, xây dựng mộ lộn xộn, ô nhiễm môi trường do không có quy hoạch sử

dụng đất, quy hoạch xây dựng chi tiết và thiếu sự quản lý trong một thời gian dài.

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng nghĩa

trang trong đó có quy định mức sử dụng đất đối với một phần mộ. Đây chính là cơ

sở cho việc bố trí, sắp xếp và sử dụng đất tại các nghĩa trang, nghĩa địa đồng thời

giúp các nghĩa trang xây dựng quy chế và đưa vấn đề quản lý, sử dụng đất nghĩa

trang dần đi vào nề nếp và ngày càng tiết kiệm đất. Tuy nhiên, công tác tuyên

truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất nghĩa trang

chưa được tốt, hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ cấp thành phố đến cấp cơ sở đã

cơ bản xác định vị trí và diện tích đất làm nghĩa trang, nghĩa địa nhưng chưa mang

tính chất liên vùng, chưa sát với thực tế, quy hoạch nghĩa trang quy mô nhỏ còn

nhiều và manh mún, chưa giải quyết được bài toàn tiết kiệm đất và đảm bảo vệ sinh

môi trường.

Tình trạng táng tùy tiện, tự ý xây tường bao, chuyển mục đích sử dụng đất

nông nghiệp thành đất xây dựng nghĩa trang dòng họ đang diễn ra khá phổ biến ở

hầu hết các huyện ngoại thành. Quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa nông thôn đang

96

trở thành vấn đề nhức nhối cần sớm có biện pháp quản lý hiệu quả nhằm đạt mục

tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm vệ sinh môi trường và giữ được nét

văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Mặc dù đã bị cấm nhưng việc mua bán, chuyển nhượng đất nghĩa trang,

nghĩa địa vẫn diễn ra, hình thành một “thị trường bất động sản ngầm” về loại đất

này, điều đó cho thấy nếu đi ngược lại quy luật thị trường thì Nhà quản lý sẽ gặp rất

nhiều khó khăn trong công tác quản lý, nhiều vấn đề xã hội phức tạp phát sinh.

Những giải pháp tác giả đề xuất tại Luận văn sẽ góp phần giúp Hà Nội quản

lý tốt hơn quỹ đất nghĩa trang, nghĩa địa cũng như sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả

hơn, đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân

trong việc táng, giúp đời sống tinh thần, tâm linh của người dân ngày càng phong

phú hơn.

97

KIẾN NGHỊ

Để việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa đạt được các mục tiêu đề

ra, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thành phố cần tiếp tục nghiên cứu thực trạng, phong tục tập quán trong việc

táng cũng như trong quản lý, sử dụng đất, đề xuất những giải pháp trước mắt và lâu

dài để quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa hiệu quả hơn;

Thống kê, kiểm kê xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang,

nghĩa địa trên địa bàn toàn thành phố, tiến tới xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng

đất nghĩa trang, nghĩa địa liên vùng có sự hỗ trợ của công nghệ GIS và phương

pháp phân tích không gian đa chỉ tiêu.

Thành phố nên sớm điều chỉnh định mức đất xây dựng mộ cho phù hợp (theo

như đề xuất) đồng thời triển khai thực hiện các giải pháp đã nêu vào thực tế quản lý,

sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa.

Cần nghiên cứu, tìm hiểu và đầu tư nhiều hơn nữa để nhân dân có điều kiện

tiếp cận và sử dụng các công nghệ táng mới, văn minh hiện đại, phù hợp với tập

quán tốt của người dân.

Các giải pháp trên không những có thể áp dụng trên địa bàn thành phố Hà

Nội mà còn có thể là những giải pháp cho các địa phương khác tham khảo, áp dụng

nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sủ dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa.

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Khắc Cung (2004), Hà Nội văn hóa và phong tục, NXB Thanh Niên.

2. Trần Đức Dục (2000), Một số vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư quy hoạch và quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.

3. Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XV (2010), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XIV, Hà Nội.

4. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa.

5. Nguyễn Hiền (2008), Tập bài giảng Phân tích hệ thống trong địa lý quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ, Hà Nội.

6. Nguyễn Cao Huần (2010), Tập bài giảng Sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Khả - Đặng Hùng Võ (2007), Cơ sở Địa chính, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia.

9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Xây dựng, NXB Chính trị Quốc gia.

10. Trung tâm Điều tra Quy hoạch đất đai (2007), Nghiên cứu đánh giá thực trạng đất nghĩa địa nông thôn và đề xuất giải pháp quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa áp dụng vào khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương, Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

11. Trần Văn Tuấn (2007) Tập bài giảng Quy hoạch sử dụng đất, Hà Nội.

12. UBND thành phố Hà Nội (2008), Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2006-2010)

13. UBND thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai.

14. UBND thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 của thành phố Hà Nội.

15. Website http://vnexpress.net, http://vi.wikipedia.org, http://hanoi.gov.vn và các website liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

16. Mai Xuân Yến (2005), Hệ thống chính sách pháp luật đất đai, Hà Nội.

99

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01

BiÓu sè 03 - TK§§ Thèng kª, kiÓm kª diÖn tÝch ®Êt §ai

(§Õn ngµy 01 / 01 /2010) §¬n vÞ b¸o c¸o: TØnh:Thµnh phè Hµ Néi

§¬n vÞ tÝnh: haDiÖn tÝch theo môc ®Ých sö dông ®Êt DiÖn tÝch ®Êt theo ®èi t−îng sö dông DiÖn tÝch ®Êt theo ®èi t−îng ®−îc giao ®Ó qu¶n lý

Trong ®ã: Tæ chøc trong n−íc (TCC) Tæ chøc NN, c¸ nh©n NN (NNG)

Nhµ ®Çu t−Thø tù Môc ®Ých sö dông ®Êt M· Tæng sè §Êt khu

d©n c− n«ng th«n

§Êt ®« thÞ Tæng sè

Hé gia ®×nh, c¸ nh©n (GDC)

UBND cÊp x· (UBS)

Tæ chøc kinh tÕ (TKT)

C¬ quan, ®¬n vÞ cña Nhµ n−íc

(TCN)

Tæ chøc kh¸c (TKH)

Liªn doanh (TLD)

100% vèn NN (TVN)

Tæ chøc ngo¹i giao

(TNG)

Céng ®ång

d©n c− (CDS)

Tæng sè

Céng ®ång

d©n c− (CDQ)

UBND cÊp x· (UBQ)

Tæ chøc ph¸t

triÓn quü ®Êt

(TPQ)

Tæ chøc kh¸c

(TKQ)

(1) (2) (3) (4)=(7)+(17) (5) (6) (7)=(8)+...+(1 (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17)=(18)+...+(21) (18) (19) (20) (21) Tæng diÖn tÝch tù nhiªn 332888. 68821. 29207. 272046. 178210. 37190. 24577. 17374. 13129. 810.74 297.0 36.89 418.2 60842.54 6.88 50299. 471.8 10064.1 §Êt n«ng nghiÖp NNP 188601.07 26328.77 8883.39 187910.64 145582.48 21261.04 9191.28 4742.98 7044.25 58.00 11.50 19.12 690.41 6.88 683.53

1.1 §Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp SXN 152378.63 23190.07 7186.73 152075.04 135760.87 11483.42 3614.78 279.12 860.30 58.00 18.55 303.57 6.88 296.69

1.1.1 §Êt trång c©y hµng n¨m CHN 136450.91 15203.96 6434.94 136195.17 122947.01 10605.20 1713.65 194.05 716.89 18.37 255.74 6.88 248.86

1.1.1.1 §Êt trång lóa LUA 114923.14 12286.28 4536.46 114834.07 105771.35 7526.43 984.44 46.13 487.65 18.06 89.07 6.88 82.19

1.1.1.2 §Êt cá dïng vµo ch¨n nu«i COC 640.69 17.91 640.69 50.27 203.33 240.81 118.56 27.72

1.1.1.3 §Êt trång c©y hµng n¨m kh¸c HNK 20887.10 2917.68 1880.57 20720.41 17125.39 2875.44 488.40 29.36 201.52 0.30 166.67 166.67

1.1.2 §Êt trång c©y l©u n¨m CLN 15927.72 7986.11 751.78 15879.88 12813.86 878.22 1901.14 85.07 143.41 58.00 0.19 47.83 47.83

1.2 §Êt l©m nghiÖp LNP 24257.68 71.47 182.68 23976.99 5399.79 3929.18 4207.41 4413.18 6027.43 280.69 280.69

1.2.1 §Êt rõng s¶n xuÊt RSX 8550.43 66.18 97.19 8333.84 5072.62 1241.20 1689.13 101.76 229.13 216.59 216.59

1.2.2 §Êt rõng phßng hé RPH 5412.51 5.29 14.00 5348.41 161.07 2673.39 2496.88 0.20 16.87 64.10 64.10

1.2.3 §Êt rõng ®Æc dông RDD 10294.74 71.49 10294.74 166.10 14.59 21.40 4311.22 5781.43

1.3 §Êt nu«i trång thuû s¶n NTS 10720.65 2997.68 1392.45 10615.02 3558.75 5627.46 1272.67 40.97 114.60 0.56 105.63 105.63

1.4 §Êt lµm muèi LMU

1.5 §Êt n«ng nghiÖp kh¸c NKH 1244.11 69.55 121.53 1243.59 863.07 220.98 96.41 9.70 41.92 11.50 0.52 0.52

2 §Êt phi n«ng nghiÖp PNN 134947.41 42075.14 19874.98 83586.35 32251.16 15800.44 15345.70 12631.83 6082.88 752.74 285.52 36.89 399.18 51361.05 40847.62 470.96 10042.47

2.1 §Êt ë OTC 35688.62 22695.98 6374.35 35341.77 31415.99 27.50 3196.58 214.97 483.17 1.66 1.90 346.84 26.05 260.39 60.40

2.1.1 §Êt ë t¹i n«ng th«n ONT 27917.60 21398.50 261.94 27735.18 24972.84 27.50 2339.63 135.31 259.90 182.42 18.66 163.76

2.1.2 §Êt ë t¹i ®« thÞ ODT 7771.02 1297.48 6112.41 7606.59 6443.15 856.95 79.67 223.27 1.66 1.90 164.42 7.40 96.63 60.40

2.2 §Êt chuyªn dïng CDG 68710.47 15385.12 9956.60 39519.35 716.16 10752.42 9538.36 12312.11 5094.48 752.74 283.86 36.89 32.31 29191.10 23417.53 184.53 5589.04

2.2.1 §Êt trô së c¬ quan, c«ng tr×nh sù nghiÖp CTS 1904.58 721.28 570.52 1875.96 508.11 476.18 536.91 307.13 12.37 35.27 28.62 1.33 24.22 3.07

2.2.2 §Êt quèc phßng CQP 8448.25 1241.87 992.19 8440.21 0.98 6.21 7447.41 985.61 8.04 8.04

2.2.3 §Êt an ninh CAN 366.98 64.96 62.12 366.39 3.27 276.89 86.22 0.59 0.05 0.55

2.2.4 §Êt s¶n xuÊt, kinh doanh phi n«ng hi

CSK 11816.47 1794.10 2502.81 11591.26 699.93 886.18 6806.67 850.25 1329.70 731.41 282.86 4.25 225.19 94.47 1.66 129.05

2.2.5 §Êt cã môc ®Ých c«ng céng CCC 46174.19 11562.91 5828.96 17245.53 15.25 9358.14 2246.03 3200.65 2385.82 8.96 1.00 1.63 28.06 28928.66 23321.69 158.65 5448.32

2.3 §Êt t«n gi¸o, tÝn ng−ìng TTN 836.47 663.28 83.46 805.63 2.32 83.32 1.17 4.77 367.94 346.10 30.84 25.25 5.60

2.4 §Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa NTD 2848.87 371.43 199.53 2514.02 10.11 2391.85 19.69 21.17 52.34 18.86 334.85 329.07 5.79

2.5 §Êt s«ng suèi vµ mÆt n−íc chuyªn dïng SMN 26339.41 2837.36 3102.21 5068.68 2399.03 2566.09 55.14 48.42 21270.73 16941.34 1.84 4327.55

2.6 §Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c PNK 523.57 121.97 158.83 336.89 106.58 146.30 23.82 23.67 36.53 186.68 108.38 24.20 54.10

3 §Êt ch−a sö dông CSD 9340.51 417.86 449.16 549.45 376.78 128.91 40.90 2.86 8791.08 8768.64 0.89 21.55

3.1 §Êt b»ng ch−a sö dông BCS 4289.14 406.56 433.15 92.77 2.57 46.44 40.90 2.86 4196.39 4173.95 0.89 21.55

3.2 §Êt ®åi nói ch−a sö dông DCS 2601.84 11.30 8.83 374.21 374.21 2227.63 2227.63

3.3 Nói ®¸ kh«ng cã rõng c©y NCS 2449.53 7.18 82.47 82.47 2367.06 2367.06

4 §Êt cã mÆt n−íc ven biÓn (quan s¸t) MVB

4.1 §Êt mÆt n−íc ven biÓn nu«i trång thuû ¶

MVT

4.2 §Êt mÆt n−íc ven biÓn cã rõng MVR

4.3 §Êt mÆt n−íc ven biÓn cã môc ®Ých kh¸c MVK

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội

PHỤ LỤC 02

BiÓu sè 02 - TK§§ Thèng kª, kiÓm kª diÖn tÝch ®Êt phi n«ng nghiÖp

(§Õn ngµy 01 / 01 /2010) §¬n vÞ b¸o c¸o: Thµnh phè Hµ Néi

§¬n vÞ tÝnh: ha

DiÖn tÝch theo môc ®Ých sö Ê

DiÖn tÝch ®Êt theo ®èi t−îng sö dông DiÖn tÝch ®Êt theo ®èi t−îng ®−îc giao ®Ó qu¶n lý

Trong ®ã: Tæ chøc trong n−íc (TCC) Tæ chøc NN, c¸ nh©n NN (NNG)

Nhµ ®Çu t− Thø tù Môc ®Ých sö dông ®Êt M·

Tæng sè §Êt khu d©n c− n«ng

th«n §Êt ®« thÞ

Tæng sè Hé gia ®×nh,

c¸ nh©n (GDC)

UBND cÊp x· (UBS)

Tæ chøc kinh tÕ (TKT)

C¬ quan, ®¬n vÞ cña Nhµ n−íc

(TCN)

Tæ chøc kh¸c (TKH) Liªn doanh

(TLD)100% vèn NN (TVN)

Tæ chøc ngo¹i giao

(TNG)

Céng ®ång

d©n c− (CDS)

Tæng sè UBND cÊp x· (UBQ)

Tæ chøc ph¸t triÓn quü ®Êt (TPQ)

Tæ chøc kh¸c (TKQ)

(1) (2) (3) (4)=(7)+(17) (5) (6) (7)=(8)+..+(1 (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17)=(18)+(19)+(20) (18) (19) (20)2 §Êt phi n«ng nghiÖp PNN 134947.41 42075.14 19874.98 83586.35 32251.16 15800.44 15345.70 12631.83 6082.88 752.74 285.52 36.89 399.18 51361.05 40847.62 470.96 10042.472.1 §Êt ë OTC 35688.62 22695.98 6374.35 35341.77 31415.99 27.50 3196.58 214.97 483.17 1.66 1.90 346.84 26.05 260.39 60.402.1.1 §Êt ë t¹i n«ng th«n ONT 27917.60 21398.50 261.94 27735.18 24972.84 27.50 2339.63 135.31 259.90 182.42 18.66 163.762.1.2 §Êt ë t¹i ®« thÞ ODT 7771.02 1297.48 6112.41 7606.59 6443.15 856.95 79.67 223.27 1.66 1.90 164.42 7.40 96.63 60.402.2 §Êt chuyªn dïng CDG 68710.47 15385.12 9956.60 39519.35 716.16 10752.42 9538.36 12312.11 5094.48 752.74 283.86 36.89 32.31 29191.10 23417.53 184.53 5589.042.2.1 §Êt trô së c¬ quan, c«ng tr×nh sù nghiÖp CTS 1904.58 721.28 570.52 1875.96 508.11 476.18 536.91 307.13 12.37 35.27 28.62 1.33 24.22 3.072.2.1.1 §Êt trô së c¬ quan, c«ng tr×nh sù nghiÖp nhµ n−íc TSC 1392.94 500.02 1365.56 454.99 183.10 513.61 196.93 16.94 27.38 0.16 24.22 3.002.2.1.2 §Êt trô së kh¸c TSK 511.64 70.50 510.40 53.12 293.09 23.30 110.20 12.37 18.33 1.24 1.17 0.072.2.2 §Êt quèc phßng CQP 8448.25 1241.87 1000.96 8441.21 0.98 6.21 7447.41 985.61 8.04 8.042.2.3 §Êt an ninh CAN 366.98 64.96 53.35 366.38 3.27 276.89 86.22 0.60 0.05 0.552.2.4 §Êt s¶n xuÊt, kinh doanh phi n«ng nghiÖp CSK 11816.47 1794.10 2502.81 11591.26 699.93 886.18 6806.67 850.25 1329.70 731.41 282.86 4.25 225.19 94.47 1.66 129.052.2.4.1 §Êt khu c«ng nghiÖp SKK 4320.64 586.69 642.98 4202.23 18.74 1913.17 810.28 965.51 417.59 76.93 118.38 8.50 109.882.2.4.2 §Êt c¬ së s¶n xuÊt, kinh doanh SKC 5835.52 1077.59 1707.31 5772.05 617.59 188.65 4165.93 39.30 283.27 271.38 205.93 63.46 42.63 1.66 19.172.2.4.3 §Êt cho ho¹t ®éng kho¸ng s¶n SKS 400.43 1.39 29.16 400.43 11.85 327.19 18.95 42.44 2.2.4.4 §Êt s¶n xuÊt vËt liÖu x©y dùng, gèm sø SKX 1259.88 128.43 123.36 1216.54 63.60 685.68 400.38 0.67 61.97 4.25 43.34 43.342.2.5 §Êt cã môc ®Ých c«ng céng CCC 46174.19 11562.91 5828.96 17245.53 15.25 9358.14 2246.03 3200.65 2385.82 8.96 1.00 1.63 28.06 28928.66 23321.69 158.65 5448.322.2.5.1 §Êt giao th«ng DGT 22894.62 6674.40 3330.67 6268.91 9.15 4112.01 580.08 1003.94 555.80 7.93 16625.72 13464.80 71.12 3089.792.2.5.2 §Êt thuû lîi DTL 15976.24 2592.37 940.90 4145.11 3097.45 402.74 76.33 568.59 11831.13 9682.63 1.22 2147.282.2.5.3 §Êt c«ng tr×nh n¨ng l−îng DNL 142.09 36.01 23.10 139.71 1.33 19.43 33.84 18.03 67.05 0.03 2.38 1.88 0.502.2.5.4 §Êt c«ng tr×nh b−u chÝnh viÔn th«ng DBV 108.38 4.97 7.06 108.19 11.28 10.53 82.33 4.06 0.18 0.11 0.082.2.5.5 §Êt c¬ së v¨n ho¸ DVH 1425.22 425.04 455.36 1226.36 251.01 609.30 66.41 298.93 0.10 0.61 198.86 22.99 57.85 118.012.2.5.6 §Êt c¬ së y tÕ DYT 378.60 127.54 131.52 370.03 0.36 105.42 50.48 130.45 81.41 0.91 1.00 8.57 4.23 0.14 4.192.2.5.7 §Êt c¬ së gi¸o dôc - ®µo t¹o DGD 2969.79 913.39 578.67 2879.66 2.68 881.87 117.78 1546.76 328.92 0.12 1.53 90.13 42.14 9.33 38.652.2.5.8 §Êt c¬ së thÓ dôc - thÓ thao DTT 1085.59 306.17 126.24 1059.81 495.74 362.14 173.40 28.53 25.78 18.84 6.942.2.5.9 §Êt c¬ së nghiªn cøu khoa häc DKH 44.90 10.82 25.92 1.74 0.67 20.40 3.10 18.98 18.982.2.5.10 §Êt c¬ së dÞch vô vÒ x· héi DXH 61.72 31.83 25.38 59.25 2.55 25.49 2.50 28.70 2.47 2.472.2.5.11 §Êt chî DCH 246.82 111.09 82.82 228.45 1.70 165.22 26.67 5.22 29.64 18.36 12.91 5.462.2.5.12 §Êt cã di tÝch, danh th¾ng DDT 528.48 283.73 89.41 427.57 0.04 99.83 2.43 53.52 244.33 27.42 100.91 63.73 37.182.2.5.13 §Êt b·i th¶i, xö lý chÊt th¶i DRA 311.76 56.39 26.99 306.57 114.59 23.86 21.35 146.76 5.19 4.95 0.242.3 §Êt t«n gi¸o, tÝn ng−ìng TTN 836.47 663.28 83.46 805.63 2.32 83.32 1.17 4.77 367.94 346.10 30.84 25.25 5.602.3.1 §Êt t«n gi¸o TON 439.40 298.19 46.50 426.45 0.55 37.54 1.17 1.27 359.77 26.15 12.96 9.45 3.512.3.2 §Êt tÝn ng−ìng TIN 397.07 365.10 36.95 379.19 1.77 45.79 3.50 8.17 319.96 17.88 15.80 2.092.4 §Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa NTD 2848.87 371.43 199.53 2514.02 10.11 2391.85 19.69 21.17 52.34 18.86 334.85 329.07 5.792.5 §Êt s«ng suèi vµ mÆt n−íc chuyªn dïng SMN 26339.41 2837.36 3102.21 5068.68 2399.03 2566.09 55.14 48.42 21270.73 16941.34 1.84 4327.552.5.1 §Êt s«ng ngßi, kªnh, r¹ch, suèi SON 17439.50 1986.18 2346.19 735.14 583.74 62.86 55.14 33.40 16704.36 13595.94 3108.422.2.5 §Êt cã mÆt n−íc chuyªn dïng MNC 8899.91 851.18 756.01 4333.54 1815.29 2503.23 15.02 4566.37 3345.41 1.84 1219.132.6 §Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c PNK 523.57 121.97 158.83 336.89 106.58 146.30 23.82 23.67 36.53 186.68 108.38 24.20 54.10

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội)

PHỤ LỤC 03 BiÕn ®éng diÖn tÝch ®Êt theo môc ®Ých sö dông §¬n vÞ b¸o c¸o

BiÓu sè 09-TK§§ N¨m 2010 so víi n¨m 2005 vµ n¨m 2000 Thµnh phè Hµ Néi §¬n vÞ tÝnh: ha

So víi n¨m 2005 So víi n¨m 2000Thø tù Môc ®Ých sö dông ®Êt M·

DiÖn tÝch n¨m 2010 DiÖn tÝch

n¨m 2005T¨ng(+) gi¶m(-)

DiÖn tÝch n¨m 2000

T¨ng(+) gi¶m(-)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4)- (7) (8) = (4)-(7) Tæng diÖn tÝch tù nhiªn 332888.99 332861.11 27.88 331392.13 1496.84

1 §Êt n«ng nghiÖp NNP 188601.07 197350.94 -8749.87 198437.76 -9836.69

1.1 §Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp SXN 152378.63 162585.56 -10206.95 164616.91 -12238.30

1.1.1 §Êt trång c©y hµng n¨m CHN 136450.91 147294.15 -10843.25 150489.02 -14038.10

1.1.1.1 §Êt trång lóa LUA 114923.14 126103.50 -11180.34 130756.92 -15833.79

1.1.1.2 §Êt cá dïng vµo ch¨n nu«i COC 640.69 597.47 43.22 674.09 -33.40

1.1.1.3 §Êt trång c©y hµng n¨m kh¸c HNK 20887.10 20593.17 293.89 19057.41 1829.68

1.1.2 §Êt trång c©y l©u n¨m CLN 15927.72 15291.41 636.29 14127.92 1799.80

1.2 §Êt l©m nghiÖp LNP 24257.68 24813.67 -555.99 24965.55 -707.87

1.2.1 §Êt rõng s¶n xuÊt RSX 8550.43 9444.22 -893.79 8772.81 -222.38

1.2.2 §Êt rõng phßng hé RPH 5412.51 4619.77 792.74 7414.83 -2002.32

1.2.3 §Êt rõng ®Æc dông RDD 10294.74 10749.68 -454.94 8777.91 1516.83

1.3 §Êt nu«i trång thuû s¶n NTS 10720.65 9486.95 1233.69 8505.35 2215.29

1.4 §Êt lµm muèi LMU 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

1.5 §Êt n«ng nghiÖp kh¸c NKH 1244.11 464.76 779.34 349.92 894.20

2 §Êt phi n«ng nghiÖp PNN 134947.41 124685.26 10262.12 115639.10 19308.30

2.1 §Êt ë OTC 35688.62 30742.93 4945.69 26803.11 8885.50

2.1.1 §Êt ë t¹i n«ng th«n ONT 27917.60 24856.86 3060.74 21907.68 6009.93

2.1.2 §Êt ë t¹i ®« thÞ ODT 7771.02 5886.07 1884.96 4895.44 2875.57

2.2 §Êt chuyªn dïng CDG 68710.45 62351.09 6359.35 57202.64 11507.81

2.2.1 §Êt trô së c¬ quan, c«ng tr×nh CTS 1904.58 2119.41 -214.85 2096.01 -191.45

2.2.2 §Êt quèc phßng CQP 8448.25 8753.85 -305.62 8087.77 369.26

2.2.3 §Êt an ninh CAN 366.98 320.96 46.02 237.26 120.95

2.2.4 §Êt s¶n xuÊt, kinh doanh phi n«ng nghiÖp

CSK 11816.46 8778.31 3038.14 7212.04 4604.40

2.2.5 §Êt cã môc ®Ých c«ng céng CCC 46174.20 42378.53 3795.65 39569.59 6604.62

2.3 §Êt t«n gi¸o, tÝn ng−ìng TTN 836.47 791.29 45.18 751.17 85.29

2.4 §Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa NTD 2848.87 2842.53 6.32 2728.37 120.47

2.5 §Êt s«ng suèi vµ mÆt n−íc SMN 26339.40 27589.98 -1250.59 27772.56 -1433.15

2.6 §Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c PNK 523.58 367.43 156.15 381.20 142.37

3 §Êt ch−a sö dông CSD 9340.51 10824.89 -1484.36 17315.27 -7974.76

3.1 §Êt b»ng ch−a sö dông BCS 4289.14 5241.29 -952.13 8348.55 -4059.41

3.2 §Êt ®åi nói ch−a sö dông DCS 2601.84 2727.15 -125.31 5598.45 -2996.61

3.3 Nói ®¸ kh«ng cã rõng c©y NCS 2449.53 2856.45 -406.92 3368.27 -918.74

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội)

PHỤ LỤC 04

BiÓu sè 10 - TK§§ Thèng kª, kiÓm kª diÖn tÝch ®Êt theo MôC §ÝCH §¦îC GIAo, §¦îC THUª, ®−îc chuyÓn môc ®Ých nh−ng ch−a thùc hiÖn

(§Õn ngµy 01 / 01/ 2010)

§¬n vÞ b¸o c¸o:

TØnh: Thµnh phè Hµ Néi

§¬n vÞ tÝnh: ha

DiÖn tÝch theo môc ®Ých sö dông ®Êt Tæ chøc trong n−íc (TCC) Tæ chøc NN, c¸ nh©n NN (NNG)

Nhµ ®Çu t− Thø tù Môc ®Ých sö dông ®Êt M· Tæng sè

Hé gia ®×nh c¸ nh©n (GDC)

UBND cÊp x· (UBS)

Tæ chøc kinh tÕ (TKT)

C¬ quan, ®¬n vÞ cña Nhµ n−íc (TCN)

Tæ chøc kh¸c (TKH) Liªn doanh (TLD) 100% vèn NN

(TVN)

Tæ chøc ngo¹i giao

(TNG)

Céng ®ång d©n c− (CDS)

(1) (2) (3) (4)=(5)+...+(13) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) Tæng céng (1+2) - 24191.92 373.76 508.47 22021.27 182.18 836.87 22.1 247.281 §Êt n«ng nghiÖp NNP 161.13 45.36 37.11 3.46 75.2 1.1 §Êt s¶n xuÊt n«ng nghiÖp SXN 104.19 27.34 36.72 3.46 36.67 1.1.1 §Êt trång c©y hµng n¨m CHN 78.28 27.22 10.93 3.46 36.67 1.1.1.1 §Êt trång lóa LUA 39.63 26.33 10.24 3.06 1.1.1.2 §Êt cá dïng vµo ch¨n nu«i COC 1.1.1.3 §Êt trång c©y hµng n¨m kh¸c HNK 38.65 37.56 0.69 0.4 1.1.2 §Êt trång c©y l©u n¨m CLN 25.91 0.12 25.79 1.2 §Êt l©m nghiÖp LNP 1.2.1 §Êt rõng s¶n xuÊt RSX 1.2.2 §Êt rõng phßng hé RPH 1.2.3 §Êt rõng ®Æc dông RDD 1.3 §Êt nu«i trång thuû s¶n NTS 55.96 17.43 38.53 1.4 §Êt lµm muèi LMU 1.5 §Êt n«ng nghiÖp kh¸c NKH 0.98 0.59 0.39 2 §Êt phi n«ng nghiÖp PNN 24030.79 373.76 463.1 21984.16 178.72 761.67 22.1 247.282.1 §Êt ë OTC 12216.39 368.79 10.42 11224.74 29.66 564.46 18.322.1.1 §Êt ë t¹i n«ng th«n ONT 1498.55 185.13 0.89 740.41 12.19 559.92 2.1.2 §Êt ë t¹i ®« thÞ ODT 10717.85 183.66 9.53 10484.33 17.47 4.54 18.322.2 §Êt chuyªn dïng CDG 11510.55 3.07 153.87 10759.32 148.61 194.62 22.1 228.962.2.1 §Êt trô së c¬ quan, c«ng tr×nh sù nghiÖp CTS 32.14 2.34 0.46 0.84 24 4.5 2.2.2 §Êt quèc phßng CQP 1.67 1.67 2.2.3 §Êt an ninh CAN 18.12 15.69 2.02 0.4 2.2.4 §Êt s¶n xuÊt, kinh doanh phi n«ng nghiÖp CSK 10867.87 0.73 0.05 10541.67 2.92 93.54 228.962.2.5 §Êt cã môc ®Ých c«ng céng CCC 590.75 153.36 201.13 117.99 96.18 22.1 2.3 §Êt t«n gi¸o, tÝn ng−ìng TTN 1.57 0.38 1.19 2.4 §Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa NTD 13.89 12.49 1.4 2.5 §Êt s«ng suèi vµ mÆt n−íc chuyªn dïng SMN 285.94 285.94 2.6 §Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c PNK 2.45 1.9 0.1 0.45

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội)

PHỤ LỤC 05

BiÓu sè 13 - TK§§

BiÕn ®éng ®Êt trång lóa (TÝnh tõ ngµy 01/01/2005 ®Õn ngµy 01/01/2010)

§¬n vÞ b¸o c¸o: Thµnh phè Hµ Néi §¬n vÞ tÝnh: ha

STT Môc ®Ých sö dông ®Êt Tæng sè Chuyªn trång lóa Lóa n−íc cßn l¹i

A DiÖn tÝch ®Êt lóa n¨m 2005 126103.5 114558.52 11544.98

B §Êt trång lóa gi¶m do chuyÓn sang Ê

11743.76 11743.49 0.27

I ChuyÓn sang ®Êt kh¸c trong nhãm Ê

3721.57 3721.57

1 §Êt trång c©y hµng n¨m kh¸c 1095.64 1095.64

2 §Êt trång cá 40.43 40.43

3 §Êt trång c©y l©u n¨m 572.82 572.82

3.1 §Êt trång c©y ¨n qu¶ 501.29 501.29

3.2 §Êt trång c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m 71.53 71.53

4 §Êt l©m nghiÖp

5 §Êt nu«I trång thuû s¶n 1334.74 1334.74

5.1 §Êt nu«I trång thuû s¶n n−íc lî, mÆn

5.2 §Êt nu«I trång thuû s¶n n−íc ngät 1334.74 1334.74

6 §Êt lµm muèi

7 §Êt n«ng nghiÖp kh¸c 677.94 677.94

II ChuyÓn sang nhãm ®Êt phi n«ng 8020.75 8020.48 0.27

1 §Êt ë 3237.69 3237.69

1.1 §Êt ë ®« thÞ 1065.63 1065.63

1.2 §Êt ë n«ng th«n 2172.06 2172.06

2 §Êt trô së c¬ quan c«ng tr×nh sù nghiÖp 83.91 83.91

3 §Êt quèc phßng 10.94 10.94

4 §Êt an ninh 29.97 29.7 0.27

5 §Êt s¶n xuÊt kinh doanh phi n«ng 1783.58 1783.58

5.1 Trong ®ã: §Êt khu c«ng nghiÖp 500.32 500.32

6 §Êt cã môc ®Ých c«ng céng 2634.65 2634.65

6.1 Trong ®ã : §Êt giao th«ng 1350.18 1350.18

6.2 §Êt thuû lîi 180.32 180.32

6.3 §Êt c¬ së thÓ dôc thÓ thao 18.08 18.08

6.4 Trong ®ã : §Êt s©n g«n 83.2 83.2

7 §Êt t«n gi¸o tÝn ng−ìng 9.55 9.55

8 §Êt nghÜa trang, nghÜa ®Þa 62.08 62.08

9 MÆt n−íc chuyªn dïng 55.03 55.03

10 §Êt phi n«ng nghiÖp kh¸c 113.35 113.35

III ChuyÓn sang nhãm ®Êt ch−a sö 1.44 1.44

1 Trong ®ã: §Êt hoang hãa do « nhiÔm

2 §Êt nhiÔm mÆn kh«ng trång lóa ®−îc

IV Gi¶m do nguyªn nh©n kh¸c

C §Êt trång lóa t¨ng 563.4 563.4

1 Do chuyÓn tõ c¸c lo¹i ®Êt kh¸c 563.4 563.4

- Trong ®ã: Tõ ®Êt l©m nghiÖp chuyÓn 28.02 28.02

- Khai hoang tõ ®Êt ch−a sö dông 50.64 18.27

2 Do nguyªn nh©n kh¸c (§o ®¹c...)

D DiÖn tÝch ®Êt lóa n¨m 2010 114923.14 103378.43 11544.71

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội)

PHỤ LỤC 06

Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 Diện tích năm 2010

Trong đó Trong đó:

Hà Nội cũ Hà Tây cũ và xã của Hòa

Bình Huyện Mê

Linh STT Chỉ tiêu Mã Diện tích

(ha) Hà Nội cũ Hà Tây và 4

xã Hòa BìnhHuyện Mê

Linh

Diện tích (ha)

Tăng (+), giảm (-)

Diện tích (ha)

Tăng (+), giảm (-)

Diện tích (ha)

Tăng (+), giảm (-)

Diện tích (ha)

Tăng (+),giảm (-)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 334,607 92,097.00 228,414 14,096.3 332,889.02 358.93 92,189.60 93 226,448.50 -1,965 14,250.92 154.66

1 Đất nông nghiệp NNP 203,862 49,740.00 145,070 9,051.8 188,601.07 -8,877.36 43,937 -5,803 136,653 -8,417 8,010.57 -1,041.27

Trong đó: 0.00

1.1 Đất lúa nước DLN 133,421

32,840.00

93,780

6,800.94

114,923.15 -18,497.79

25,789 -7,051 83,647 -10,133 5,487.40 -1,313.54

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 16,082

1,275.00

14,053

754.03

15,927.72 -154.31

2,412 1,137 13,022 -1,031 494.15 -259.88

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 3,824

2,995.00 829

5,412.51 1,588.51 4,476 1,481

937 108 - 0.00

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 8,823

1,405.00

7,418

10,294.74 1,471.74 - -1,405 10,295 2,877 0.00

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 13,228

1,709.00

11,494

24.56

8,550.43 -4,677.13 - -1,709

8,547 -2,947 3.11 -21.45

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 8,736

3,170.00

5,272

294.04

3,261.32 -5,474.72

3,261 91 -5,272 -294.04

2 Đất phi nông nghiệp PNN 88,888 29,779.00 54,873 4,235.84 134,947.44 46,059.60 46,299 16,520 82,900 28,027 5,748.43 1,512.59

Trong đó: 0 0 0.00

Đất ở OTC 26,655

11,689.00

14,205

761.46

35,688.61 9,033.50

13,711 2,022 19,968 5,764 2,009.56 1,248.10

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS

1,346 793.00 505 48.09

1,904.31 558.22

1,140 347 703 198 60.50 12.41

2.2 Đất quốc phòng CQP 7,957

2,061.00

5,891

4.79

8,448.25 491.46

1,925 -136 6,519 628 4.38 -0.41

2.3 Đất an ninh CAN - 366.98 366.98 166 166

200 200 0.82 0.82

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 2,365

1,889.00 421

54.50 4,320.64 1,956.14 778 -1,111

2,991 2,570 551.37 496.87

2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 112 7.00 105

7.00 -105.00 7 0 - -105 0.00

2.6 Đất di tích danh thắng DDT 697 262.00 409

26.00 528.48 -168.52 208 -54

307 -102 14.27 -11.73

2.7 Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA - - 0.00 0 0 0.00

2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 529 178.53 350

836.48 307.95 191 12 612 262 33.36 33.36

2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,775 752.00

1,871 152.00

2,848.88 73.88 790 38

1,946 75 112.36 -39.64

2.10 Đất phát triển hạ tầng DHT 40,751

13,492.00

25,117

2,142.34

45,333.97 4,582.63

15,558 2,066 28,036 2,919 1,739.62 -402.72

PHỤ LỤC 07

Kế hoạch SDĐ được duyệt (2006-2010 Kết quả thực hiện Trong đó: Trong đó:

Hà Nội cũ

Hà Tây cũ và xã của Hòa Bình

Huyện Mê Linh

STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha)

Cơ cấu(%) Hà Nội cũ

Hà Tây và 4 xã

Hòa Bình

Huyện Mê Linh

4 xã Hòa Bình

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích(ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

334,720.57 100.00

92,180

228,414

14,126

8,784

334,484.49 99.93

92,109 99.92

228,125.05

99.87

14,250.92

100.88

1 Đất nông nghiệp NNP 172,704.92

41,042 124,889

6,773

4,981

190,167.16 110.11

45,503 110.87

136,653

109.42

8,011

118.27

Trong đó: - -

1.1 Đất lúa nước DLN 96,296.75

22,455 69,843

3,999

971

114,923.15 119.34

25,789 114.85

83,647

119.76

5,487

137.22

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 17,540.35

2,424 14,619

498

750

15,927.72 90.81

2,412 99.51

13,022

89.07

494

99.29

1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 5,263.25

4,800 464

5,412.51 102.84 4,476

93.25

937

202.08

-

1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 9,345.26

9,345 10,294.74 110.16

- 10,295

110.16

1.5 Đất rừng sản xuất RSX 8,733.91

8,731 3

3,051

8,550.43 97.90

- 8,547

97.90

3

100.00

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung NTS

13,126.15 3,756

9,370 - -

2 Đất phi nông nghiệp PNN 150,812.28

49,831 93,938

7,044

2,800

134,947.44 89.48

46,299 92.91

82,900

88.25

5,748

81.61

Trong đó: - -

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS 2,381.72

1,434 838

110

4

1,904.31 79.96

1,140 79.53

703

83.94

61

55.08

2.2 Đất quốc phòng CQP 8,729.19

2,163 6,558

8

1,112

8,448.25 100.99

1,925 89.00

6,519

99.39

4

57.71

2.3 Đất an ninh CAN -

366.98 166

200 1

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 10,267.87

1,911 7,275

1,083

-

4,320.64 42.08

778 40.73

2,991

41.12

551

50.93

2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS

627.64 27

601

-

-

7.00 1.12

7 26.27

- -

2.6 Đất di tích danh thắng DDT 796.10

247 531

17

-

528.48 66.38

208 83.89

307

57.72

14

82.25

2.7 Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA

586.39 283

303

- - -

2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 793.05

181 588

24

-

836.48 105.48

191 105.78

612

104.07

33

137.28

2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3,187.15

868 2,196

124

29

2,848.88 89.39

790 91.09

1,946

88.63

112

90.77

2.10 Đất phát triển hạ tầng DHT 49,390.56

16,342 30,441

2,607

1,166

45,333.97 91.79

15,558 95.20

28,036

92.10

1,740

66.72

3 Đất đô thị DTD 31,754.80

18,888 12,867

30,739.63 96.80 19,678

104.18

11,062

85.97

4 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT

- -

5 Đất khu du lịch DDL -

-

PHỤ LỤC 08

So sánh ưu - nhược điểm của các hình thức táng

Hình thức Ưu điểm Nhược điểm

Hoả táng - Tiết kiệm đất đai; - Chi phí hỏa táng và lưu trữ tro cốt thấp. - Bảo đảm vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh. - Ngăn ngừa tối đa ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm.

- Không được đông đảo nhân dân thực hiện vì không phù hợp với truyền thống tôn giáo, văn hoá tâm linh. - Có tác động hội chứng tâm thần sau hoả táng thân nhân. - Nếu nhiệt độ đốt < 12000C sẽ có khó Dioxin gây ô nhiễm môi trường không khí. - Đầu tư ban đầu lớn, công nghệ không cơ động.

Lưu táng (ướp xác)

- Tiết kiệm đất đai - Bảo đảm vệ sinh phòng dịch có phạm vi áp dụng trên diện rộng. - Bảo đảm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước ngầm. - Công nghệ cơ động, đầu tư ban đầu ít, chi phí phù hợp với dân. - Tôn trọng tập quán của người dân, không đi ngược với tôn giáo phụng thờ tổ tiên, lưu giữ hài cốt.

- Chưa được nhiều người biết đến. - Chi phí xây dựng nhà ướp xác và bảo quản xác ướp lớn.

Địa táng - Có từ lâu đời và đã trở thành một tập tục của đa số các dân tộc. - Đầu tư ban đầu ít.

- Tốn diện tích đất đai. - Gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm. - Chi phí rất lớn khi phải khôi phục lại môi trường đã bị ô nhiễm.

PHỤ LỤC 09

Kết quả phân tích mẫu nước thôn Vĩnh Quỳnh, xã Tam Điệp, Thanh Trì

TT Thông số phân tích Đơn vị N1 N2 TCVN 5942-1995

(loại B)

1 Nhiệt độ 0C 22,8 22,7 -

2 pH - 7,67 6,85 6,5-8,5

3 Độ dẫn điện 534 740 -

4 Độ muối mg/l 0 0 -

5 DO mg/l 0,32 0,30 ≥2

6 BOD5 mg/l 7,8 6,2 <25

7 COD mg/l 3,5 3,5 <35

8 NO2

- mg/l Vết KPH 0,05

9 NO3

- mg/l 7,5 6,7 15

10 Colifom MPN/100m

l 5 7 3

11 Protein mg/l KPH KPH -

12 Lipit mg/l KPH Vết -

(Nguồn: Báo cáo của Viện quy hoạch và Đô thị và Nông thôn, tháng 4/2002)

Từ số liệu trên cho thấy: Nước tại nghĩa trang và tại thôn Vĩnh Quỳnh đã bị ô

nhiễm do hàm lượng vi khuẩn trong nước ngầm cao gấp 1,7 lần đến 2,3 lần tiêu chuẩn.

Hàm lượng BOD5, còn cao, chứng tỏ nước ngầm đã bị ô nhiễm chất hữu cơ. Nước ô

nhiễm vi sinh và ô nhiễm hữu cơ dùng cho sinh hoạt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con

người.

PHỤ LỤC 10

Kết quả phân tích nước mặt tại nghĩa trang Văn Điển

TT Thông số phân tích Đơn vị Mẫu 1 TCVN 5942/1995

(loại B)

1 Nhiệt độ 0C 22,9 -

2 pH - 8,14 5,5-9

3 Độ dẫn điện 352 -

4 Độ muối mg/l 0 -

5 DO mg/l 0,34 ≥2

6 BOD5 mg/l 72 <25

7 COD mg/l 87,5 <35

8 NO2- mg/l 1,2 0,05

9 NO3- mg/l 35,7 15

10 Colifom MPN/100ml 15.104 1.104

11 Protein mg/l 0,15 -

12 Lipit mg/l Vết -

(Nguồn: Báo cáo của Viện quy hoạch Đô thị và Nông thôn, tháng 4/2002)

Từ các số liệu trên ta thấy:

- Chất lượng nước mặt trong khu vực nghĩa trang Văn Điển đã bị ô nhiễm thể

hiện ở hàm lượng Colifom vượt tiêu chuẩn rất cao(15 lần).

- Chất lượng nước cũng bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ như hàm lượng

NO2- gấp 24 lần, hàm lượng NO3

- gấp 2,4 lần, hàm lượng Protein là 0,15 mg/l và

hàm lượng Lipit ở dạng Vết.

- Hàm lượng BOD5, COD cũng cao gấp 2,5 lần, DO thấp hơn tiêu chuẩn 5,9 lần.

Như vậy nước mặt tại khu nghĩa trang Văn Điển đã bị ô nhiễm do hầu hết

các chỉ tiêu đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

PHỤ LỤC 11 Kết quả đo chất lượng không khí tại khu vực nghĩa trang Văn Điển

TT

Thông số

đo Đơn vị Mẫu K1 Mẫu K2 Mẫu K3

TCVN 5937-

1995

1

NO2 mg/m3 0,01-0,04 0,01-0,02 0,02-0,03 0,4

2

SO2 mg/m3 0,02-0,15 0,04-0,06 0,07-0,11 0,5

3

CO mg/m3 6,34-10,61 3,42-5,65 4,82-7,85 40

4

CxHy mg/m3 - - - 5*

5

H2S mg/m3 - - - 0,008*

(Nguồn: Báo cáo của Viện quy hoạch và Đô thị và Nông thôn, tháng 4/2002)

(*) là tiêu chuẩn TCVN 5938-1995.

(-) là không phát hiện được.

So sánh kết quả đo chất lượng môi trường không khí khu vực nghĩa trang

Văn Điển với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937-1995 và TCVN 5938- 1995 cho

thấy nồng độ các chất khí độc hại trong nghĩa trang cả khi đài điện táng hoạt động

và không hoạt động vẫn thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép.