22

Click here to load reader

Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004

Tóm tắt tuyển tập KHCN năm 2005

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắtI Thủy nông cải tạo đất-môi trường1 Những đóng góp của Khoa

học công nghệ thuỷ lợi đối với việc phát triển ĐBSCL 20 năm qua

GS.TSKH. Nguyễn Ân NiênGS.TS. Lê Sâm

Từ khi Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương đổi mới toàn diện, ĐBSCL đã phát triển rất mạnh đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong sự phát triển đó ngành cấp nước, bảo vệ môi trường nước và phòng chống thiên tai đóng một vai trò rất lớn và phần đóng góp của khoa học công nghệ thủy lợi không nhỏ. Báo cáo điểm lại những thành tựu phát triển KHCN Thủy lợi phục vụ cho nền kinh tế - xã hội ĐBSCL 20 năm qua.

2 Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đối với việc bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước; phòng chống giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường

GS.TS. Lê SâmTS. Đỗ Tiến Lanh

Báo cáo trình bày một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước (TNN) lưu vực sông bao gồm: (i) Các nguyên tắc quản lý tổng hợp TNN lưu vực sông; (ii) Hiện trạng và yêu cầu Quốc gia về quản lý tổng hợp TNN lưu vực sông – giai đoạn 2006 – 2020; (iii) Một số giải pháp cơ bản và tổ chức thực hiện.

3 Công nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho những vùng khan hiếm nước ở Việt Nam

GS.TS. Lê SâmThS. Nguyễn Văn LânKS. Nguyễn Đình Vượng

Ưu việt nổi bật của công nghệ tưới tiết kiệm nước là ít tốn nước, quản lý vận hành đơn giản, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm công tưới, thuận tiện cho việc cơ giới hoá và tự động hoá...vv. Đây cũng là kỹ thuật quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tưới nước cho các loại cây trồng thông qua việc lựa chọn và áp dụng phương pháp, kỹ thuật tưới thích hợp vì các phương pháp tưới tại mặt ruộng đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp, phân bố nước trực tiếp đến cây trồng và quyết định lượng nước tổn thất mặt ruộng nhiều hay ít. Bài báo giới thiệu công nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho những vùng khan hiếm nước ở Việt Nam.

4 Dự báo độ mặn nền trên các sông rạch thời đoạn từ 15/5/2005 đến 31/5/2005

GS.TS. Lê SâmTS. Nguyễn Hữu NhânKS. Nguyễn Văn SángKS. Trần Văn TuấnKS. Nguyễn Đình Vượng

Dự báo độ mặn nền trên các sông rạch chủ yếu từ tháng I đến tháng VI năm 2005 vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng phần mềm HydroGIS được phát báo tới các cơ quan chức năng địa phương vào ngày đầu tiên trong năm. Dự báo ngắn hạn từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 31 tháng 5 năm 2005 giúp cho địa phương chủ động đưa ra giải pháp cấp bách phòng tránh ảnh hưởng của mặn đến sản xuất và đời sống cư dân ở đồng bằng. Dự báo mặn cho 9 cửa sông vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long, phát báo kịp thời đến người sử dụng, được đón nhận và đánh giá cao. Bài báo đề cập nội dung tóm tắt về dự báo ngắn hạn độ mặn nền vùng ven biển trong bối cảnh xâm nhập mặn vào hệ thống sông rạch bất lợi nhất ở mùa khô năm 2005 so với cùng thời gian trong những năm gần đây.

5 Tài nguyên nước mặt đất và vấn đề tính toán cân bằng nước vùng đất cát ven biển Bình Thuận

GS.TS. Lê SâmThS. Nguyễn Văn LânKS. Nguyễn Đình Vượng

Nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước, với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, ít mưa nhiều nắng, gió, nổi bật là đất cát và đồi cát ven biển chiếm một diện tích khá lớn (xấp xỉ 126.000ha bằng 16,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Vùng đất cát ven biển Bình Thuận đang gặp rất nhiều khó khăn về nước như thiếu nguồn nước tưới, nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác. Hiện tượng sa mạc hóa, cát nhảy, cát bay đang là mối đe dọa uy hiếp cuộc sống của hàng ngàn con người. Cần thiết phải tính toán tương quan cân bằng nước, tìm ra được những giải pháp kỹ thuật tổng hợp góp phần khai thác hiệu quả, bảo vệ phát triển bền vững vùng đất cát rộng lớn của tỉnh. Bài viết đánh giá tài nguyên nước mặt và tính toán cân bằng nước trên vùng đất cát ven biển Bình Thuận.

Page 2: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004

6 Cơ sở dữ liệu quản lý và theo dõi số liệu mặn vùng ven biển ĐBSCL

KS. Châu Ngọc QuyềnKS. Nguyễn Đình Vượng

Trong những năm gần đây việc chuyển đổi ồ ạt cơ cấu sản xuất ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ trồng lúa sang nuôi tôm một cách tự phát trên diện rộng đã làm cho hiện tượng xâm nhập mặn vùng ven biển diễn ra rất phức tạp, nhiều nơi sự lan truyền mặn không thể kiểm soát được và tiềm ẩn các hậu quả xấu về môi trường. Do đó sự cần thiết phải đưa ra được những thông tin, số liệu kịp thời về mặn để cảnh báo cho người dân trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nước sinh hoạt nhằm tránh những thiệt hại không đáng có. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ tin học phục vụ các ngành sản xuất trong thời đại công nghệ thông tin đang là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết. Bài báo giới thiệu chương trình thiết lập cơ sở dữ liệu quản lý và theo dõi số liệu mặn vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Chương trình được viết trên nền ngôn ngữ Visual Basic thông qua cơ sở dữ liệu được lưu trữ trong phần mềm Microsoft Excel với mục tiêu cụ thể là quản lý và theo dõi tài liệu độ mặn của các trạm đo ở vùng ven biển qua hai năm 2003 và 2004.

7 Cơ sở khoa học xây dựng hồ sinh thái vùng ngập lũ ĐBSCL

GS.TS. Lê SâmThS. Nguyễn Văn LânKS. Nguyễn Đình Vượng

Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cuối nguồn sông Mêkong, có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, luôn được nhà nước quan tâm đầu tư về thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng khác. Trong tương lai khi các quốc gia thượng nguồn khai thác triệt để sông Mêkông thì hậu quả thiếu nước cho đồng bằng chắc chắn sẽ rất nặng nề. Toàn vùng đang phải xây dựng các khu dân cư vượt lũ an toàn, lâu dài, đảm bảo sinh hoạt bình thường cho người dân về mùa lũ. Việc lấy đất đắp tôn nền khu dân cư vượt lũ sẽ tạo thành các kho chứa nước đủ phục vụ nhu cầu giải quyết vấn đề nguồn nước về mùa khô khắc nghiệt nếu được bảo vệ và khai thác đúng quy trình kỹ thuật. Là nơi có nhiều diện tích đất thấp trũng với vô số loại cây rừng, động thực vật hoang dã sinh sống phát triển, cần phải tạo lập các khu hồ rừng tự nhiên để phục vụ mục đích này. Bài viết giới thiệu cơ sở khoa học xây dựng hồ sinh thái vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long.

8 Phân vùng sinh thái, cơ sở quan trọng để nghiên cứu giải pháp nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi nội đồng ở ĐBSCL

GS.TS. Lê SâmKS. Nguyễn Đình VượngKS. Phan Anh Dũng

Phân vùng sinh thái là vấn đề phức tạp không hẳn trên cơ sở của điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất. ở ĐBSCL điều kiện sinh thái đã cơ bản khác so với trước đây rất nhiều do quá trình khai thác và phát triển trong thời gian qua, đặc biệt là về môi trường đất, nước và các hệ sinh thái. Điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội với những tính chất đặc thù riêng biệt của nó đã và đang đặt ra cho công tác thuỷ lợi những vấn đề khoa học mới, hoàn toàn không giống các vùng khác của đất nước. Bài báo giới thiệu quan điểm phân vùng sinh thái - một cách tiếp cận thực tiễn, là tiền đề và cơ sở quan trọng để nghiên cứu giải pháp nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi nội đồng ở ĐBSCL.

9 Nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ sinh thái – Cơ sở phát triển bền vững vùng ĐBSCL và miền Trung

GS.TS. Lê SâmThS. Nguyễn Văn LânKS. Nguyễn Đình Vượng

Nghiên cứu các hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu, phát điện, cắt lũ và nuôi thuỷ sản mà ngành thuỷ lợi đã làm trước đây cũng đã phần nào gián tiếp bảo vệ phát triển các hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên việc nghiên cứu một cách bài bản có cơ sở khoa học xây dựng hệ thống hồ chứa theo tiêu chí hồ sinh thái phục vụ đa mục tiêu như cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường thì vẫn chưa được chú ý nhiều. Bài báo trình bày sự cần thiết phải nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ sinh thái nhằm phục vụ cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường, phát triển bền vững kĩnh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung.

Page 3: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004

10 Kết quả nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội ĐBSCL

GS.TS. Lê SâmKS. Nguyễn Văn Sáng

Mặn là thuộc tính vùng cửa sông. Trong sự tương tác giữa sông và biển, hai dòng nước ngọt và mặn giao hội nhau. Trong thời kỳ triều lên, xáo trộn và nước mặn rút đi trong thời kỳ triều xuống tạo thành sự mặn hoá đều đặn trong không gian, theo thời gian dưới tác động của hai yếu tố cơ bản: lưu lượng nước ngọt từ nguồn xuống và thủy triều thể hiện qua biên độ và cường suất.Diễn biến phức tạp ở của xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề đã được dự báo vì diễn biến này gắn liền với nhu cầu sử dụng nước cho các mục tiêu kinh tế-xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long.Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long những năm gần đây trở nên gay gắt hơn và ngày càng ảnh hưởng đến quá trình kinh tế-xã hội đồng bằng sông Cửu Long nói chung, đặc biệt là các tỉnh ven biển.

11 Một số giải pháp khoa học và công nghệ sử dụng có hiệu quả nguồn nước mặt ở Tây Nguyên

TS. Đỗ Tiến LanhTS. Nguyễn Duy KhangThS. Nguyễn Phú QuỳnhThS. Vũ Văn NghịKS. Đỗ Đắc Hải

Khu vực Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắclak, Đắc Nông và Lâm Đồng có tổng diện tích tự nhiên khoảng 5.45 triệu ha, trong đó có khoảng 1.7 triệu ha đất đỏ Bazan với đặc tính tơi xốp, khả năng thấm nước lớn. Hệ thống sông suối vào mùa khô sinh thuỷ kém, nguồn nước cạn kiệt, lượng mưa hầu như không có tạo nên tình hình hạn hán kéo dài trên một diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống của nhân dân. Sau ngày Miền Nam được giải phóng, hàng loạt các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ đã được đầu tư xây dựng để tạo nguồn, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và cải thiện môi trường. Thời gian gần đây cùng với việc gia tăng phát triển các ngành KT-XH, yêu cầu sử dụng nước sạch ngày một lớn, khả năng đáp ứng của các công trình hiện có ngày càng hạn chế. Bài báo này xin được giới thiệu một số giải pháp khoa học công nghệ thuỷ lợi nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nước mặt ở Tây Nguyên.

12 Xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học và việc chế tạo mô hình UASB bằng nguyên liệu rẻ tiền ở Việt Nam

ThS. Trịnh Thị Long Trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng ở Việt Nam, vấn đề xử lý môi trường đang là vấn đề quan tâm của xã hội. Nhiều phương pháp xử lý đã và đang được quan tâm nghiên cứu để áp dụng vào thực tế ở Việt Nam. Xử lý bằng phương pháp sinh học có nhiều ưu điểm nổi bật, nhất là đầu tư thấp, hiệu quả cao, giá thành xử lý thấp. Bài báo trình bày một số phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học và sự lựa chọn, chế tạo mô hình UASB bằng nguyên liệu rẻ tiền ở Việt Nam trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu “Xây dựng các mô hình thử nghiệm xử lý nước thải giàu chất hữu cơ bằng phương pháp sinh học kỵ khí có bổ sung chế phẩm sinh học”. Mô hình đã được vận hành tốt và cho kết quả tin cậy trong quá trình thí nghiệm.

13 Một số giải pháp chống ô nhiễm nguồn nước phục vụ nuôi trông thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

TS. Lương Văn Thanh Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do mở rộng bùng phát diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2001-2005 là khá nghiêm trọng và đã gây nên những đợt dịch bệnh gây chết tôm trên một diện rộng làm thiệt hại lớn về nguồn lợi thủy sản và thu nhập của người dân. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng chống ô nhiễm nguồn nước mặt phục vụ phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ nguồn nước cho vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu là rất cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và cần phải được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của chính quyền địa phương, các nhà khoa học và người dân trong vùng. Từ các kết quả khảo sát, nghiên cứu trên vùng này tác giả đã đề xuất một số giải pháp chính nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm nguồn nước phục vụ phát triển nuôi thủy sản vùng phía Bắc và phía Nam quốc lộ 1A cuûa tænh Baïc Lieâu.

Page 4: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004

14 Bước đầu nghiên cứu khả năng lọc bỏ chất hữu cơ và thực vật của sò huyết trong nước

ThS. Lê Thị SiêngCN. Dương Công Chinh và cộng sự PTN

Nghiên cứu khả năng lọc các chất hữu cơ và thực vật trong nước của Sò huyết trong các ao nuôi tôm nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm nguồn nước sau nuôi tôm ra môi trường là công việc rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay cho các tỉnh ven biển ĐBSCL, nơi mà diện tích nuôi tôm tập trung với mật độ cao nhất trong cả nước. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nuôi Sò huyết trong phòng nhằm kiểm tra, giám sát chặt chẽ các điều kiện môi trường nước, đo các thông số hoá-lý để từ đó đưa ra các kết luận chính xác và phù hợp với thực tế để có thể tiến hành triển khai, ứng dụng trên diện rộng.

15 Kết quả nghiên cứu cải tạo đất phèn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBSCL

TS. Lương Văn Thanh Trong những năm qua vấn đề khai thác tiềm năng các vùng đất phèn cho phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBSCL ngày càng được mở rộng và nhiều dự án lớn đã được xây dựng để phục vụ công cuộc cải tạo các vùng đất phèn nâng cao mức sống cho người dân. Dựa trên các kết qủa thí nghiệm được tiến hành trên các vùng đất phèn, các tác giả muốn tổng hợp đề xuất các giải pháp quản lý khai thác và cải tạo đất phèn phục vụ công tác phát triển kinh tế nông nghiệp và bảo vệ môi trường vùng ĐBSCL.

16 Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và tình hình bồi lắng hồ Trị An

TS. Lương Văn ThanhThS. Lê Thị SiêngKS. Lương Văn KhanhKS. Dương Công Chinh

Nghiên cứu những nguyên nhân tác động đến chất lượng nước (CLN) và tình hình bồi lắng của hồ chứa Trị An vùng miền Đông Nam Bộ (ĐNB) phục vụ phát triển kinh tế tổng hợp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Tác giả có những nhận xét về những biến đổi của CLN và tình hình bồi lắng lòng hồ dưới ảnh hưởng của các nhân tố tác động, từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước các hồ chứa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

17 Một số giải pháp kỹ thuật, công nghệ nâng cao hiệu quả sử dụng nước từ các công trình thuỷ lợi nhỏ khu vực Tây Nguyên

TS. Nguyễn Duy KhangThS. Nguyễn Phú Quỳnh

Bài báo xin được giới thiệu một số giải pháp kỹ thuật, công nghệ nhằm khai thác sử dụng hiệu quả nguồn nước vùng khan hiếm nước khu vực Tây Nguyên, đưa ra các giải pháp công trình tạo nguồn nước, dẫn nước và sử dụng nước đối với các công trình hiện có và các công trình xây mới, đưa ra một số mô hình công nghệ vật liệu mới, thi công mới áp dụng cho các công trình thủy lợi phù hợp với điều kiện vùng Tây Nguyên, giảm thiểu lượng mất nước do thấm, do quản lý vận hành, đề xuất môt số mô hình tưới tiết kiệm nước với mục tiêu nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn nước.

18 Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi nội đồng Ọ Một vấn đề cấp thiết đặt ra trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở ĐBSCL

GS.TS. Lê SâmKS. Nguyễn Đình VượngKS. Phan Anh Dũng

Hệ thống công trình thủy lợi nội đồng đã xây dựng trước đây phần lớn là công trình tạo nguồn với mục đích chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp (trồng lúa), nay chuyển sang nuôi trồng thủy sản nên chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn sản xuất. Chỉ có các nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện mới có cơ sở khoa học nhằm nâng cấp hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng trên các vùng sinh thái. Bài báo trình bày sự cần thiết phải nghiên cứu giải pháp nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng, vấn đề cấp thiết đặt ra trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

19 Tính toán xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn dưới tác động của Hồ Dầu Tiếng

KS. Đỗ Đắc HảiTS. Huỳnh Thanh Sơn (ĐHBK Tp.HCM)

Bài báo giới thiệu việc nghiên cứu tính toán thủy lực và truyền mặn trong hệ thống sông kênh bằng mô hình 1D MIKE 11, áp dụng mô phỏng cho hệ thống sông Sài Gòn, từ đó nêu được vai trò của hồ Dầu Tiếng đối với chế độ thủy lực và xâm nhập mặn vùng hạ du sông Sài Gòn.

Page 5: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004

20 Nghiên cứu giải pháp quản lý và vận hành các hệ thống thuỷ lợi lớn tưới nước mặt nhằm để bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn nước ở ĐBSCL

TS. Võ Khắc TríKS. Nguyễn Thái Hòa

Trong vòng vài thập kỷ qua, sản lượng nông nghiệp ở Đồng bằng sộng Cửu Long đã gia tăng một cách nhanh chóng. Một trong những lý do chính của sự thành công này là các hệ thống thủy lợi tưới nước mặt lớn đã được phát triển nhằm cung cấp nước ngọt, kiểm soát lũ và xâm nhập mặn cho nông nghiệp và thủy sản như các hệ thống Gò Công, Quản lộ Phụng Hiệp và Nam Măng Thít,… Tuy nhiên những xung đột về sử dụng đã nãy sinh khi việc chuyễn đổi cơ cấu cây trồng và nuôi trồng thủy hải sản đã trở thành một nhu cầu cấp thiết cho mấy năm gần đây. Vấn đề cần được giải quyết là tìm kiếm các giải pháp hợp lý trong việc quản lý và vận hành các hệ thống thủy lợi tưới nước mặt này để phát triển nguồn tài nguyên nước một cách bền vững ở ĐBSCL.

21 Về hiện trạng và dự báo tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và công nghiệp trong hệ thống sông Đồng Nai và các vấn đề an toàn nguồn cấp nước

TS. Tăng Đức ThắngNCS.ThS. Huỳnh Chức (Trường CB Khí tượng thuỷ văn Tp.HCM)

Bài báo sẽ giới thiệu một số kết quả đánh giá bước đầu về hiện trạng và dự báo tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đến hệ thống sông Đồng Nai trên cơ sở tài liệu đã thu thập từ nhiều nguồn. Ngoài ra một số đánh giá ban đầu ảnh hưởng của các nguồn xả thải đến ô nhiễm nguồn nước hạ lưu và nguy cơ ô nhiễm các nhà máy cấp nước cũng đã được đề cập.

22 Thủy lợi phục vụ mô hình luân canh tôm lúa, cách tiếp cận bền vững trong nuôi trồn thủy sản ở ĐBSCL

GS.TS Lê SâmKS. Nguyễn Đình VượngKS. Phan Anh Dũng

Phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đặc biệt là từ trồng lúa sang nuôi tôm vẫn là vấn đề thời sự hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình nuôi tôm vào mùa khô, trồng lúa vào mùa mưa đã và đang được các địa phương vùng ven biển phát triển đại trà, bước đầu thu được kết quả đáng khích lệ. Nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình luân canh Tôm - Lúa chỉ có thể phát triển khi có một hệ thống công trình thủy lợi nội đồng phù hợp với hệ canh tác, đáp ứng yêu cầu cung cấp đủ nước mặn, ngọt với chất lượng đảm bảo, tiêu thoát hết nước thải. Yêu cầu cấp bách đặt ra đối với công trình thuỷ lợi là phục vụ đa mục tiêu bao gồm không chỉ phục vụ trồng lúa mà còn phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

II Chỉnh trị sông - bảo vệ bờ sông, bờ biển - Phòng chống thiên tai23 Đề xuất một số giải pháp bảo

vệ bờ sông, kênh, rạch vùng bán đảo Cà Mau

PGS.TS. Lê Mạnh HùngKS. Đặng Thị Bích NgọcKS. Trần Bá Hoằng

Trước tình trạng sạt lở bờ hệ thống sông, kênh, rạch vùng BĐCM ngày một gia tăng và mức độ gây hại ngày một nghiêm trọng, để tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển bền vững vùng Bán đảo Cà Màu trong tương lai, vấn đề đặt ra là phải ổn định lòng dẫn hệ thống sông, kênh, rạch trong vùng. Nhằm mục đích này chúng tôi xin đề xuất số giải pháp bảo vệ bờ phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng BĐCM đó là thảm FS, thảm cát và bơm vữa xi măng, vữa xi măng sét hay vôi vào khối đất mái bờ để tăng khả năng chịu lực và khả năng chống xói.

24 Phân bố phù sa trên hệ thống sông rạch tỉnh Vĩnh Long vào mùa lũ 2004 bằng mô hình KOD – WQPS

PGS.TS. Lê Mạnh HùngKS. Phạm Thế VinhKS. Trần Bá Hoằng

Phù sa từ thượng nguồn được đưa về bồi lắng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thông qua hệ thống sông, kênh, rạch là một nguồn lợi rất to lớn, nâng dần cao trình mặt đất tự nhiên, tăng dinh dưỡng cho đất...Nhưng bên cạnh đó phù sa bồi lắng trên hệ thống sông, kênh, rạch lại gây ra không ít khó khăn, cản trở thoát lũ, hạn chế năng lực làm việc của các công trình dẫn nước, tháo nước, gây trở ngại cho giao thông thủy … Để có cơ sở khoa học cho việc tận dụng nguồn lợi của phù sa và hạn chế những tác hại của chúng, chúng tôi đã nghiên cứu mô phỏng sự phân bố phù sa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong cả mùa lũ năm 2004 bằng mô hình toán KOD-WQPS.

Page 6: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004

25 Giải pháp khắc phục sạt lở phân đoạn VI kè gia cố bờ sông Cổ Chiên khu vực thị xã Vĩnh Long

PGS.TS Lê Mạnh HùngNCS. Văn Hữu HuệKS. Đặng Thị Bích Ngọc

Công trình gia cố bờ sông Cổ Chiên khu vực thị xã Vĩnh Long được xây dựng vào những năm cuối thập kỷ 20, với chiều dài 643 m, nhằm chống sạt lở bờ và chỉnh trang khu đô thị ven sông khu vực phường 1 thị xã Vĩnh Long. Sau khi hòan thành, công trình đã phát huy tác dụng tốt ổn định đời sống văn hóa, góp phần cải thiện môi trường, phát triển tiềm năng du lịch dịch vụ….. Xong sau nhiều năm làm việc đặc biệt là trải qua ba trận lũ lớn liên tiếp năm 2000, 2001 và 2002, công trình đã bị xuống cấp, bị hư hỏng nghiêm trọng nhất là đọan kè thuộc phân đọan VI. Để đảm bảo điều kiện ổn định lâu dài của kè, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế, phân tích đánh giá nguyên nhân gây hư hỏng và đề xuất giải pháp tu bổ sữa chữa đọan kè này.

26 Một số kết quả dự báo xói lở sông Mương Chuối, Tp.HCM bằng mô hình MIKE 21C

TS. Phan Anh TuấnKS. Huỳnh Đăng Khánh

Hệ thống sông kênh trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh nói chung và sông Mương Chuối trên địa bàn huyện Nhà Bè nói riêng đang bị xói lở nghiêm trọng gây ra nhiều thiệt hại về vật chất của nhà nước và nhân dân. Trên cơ sở mô hình Mike 21C tính toán dự báo biến hình lòng dẫn sông Mương Chuối nhằm tìm giải pháp phòng chống hiện tượng xói lở bờ sông một cách có hiệu quả.

27 Áp dụng mô hình MIKE 11 tính dự báo diễn biến lòng dẫn sông Hương, Thừa Thiên Huế

TS. Phan Anh TuấnKS. Nguyễn Tuấn LongKS. Huỳnh Đăng Khánh

Do nhu cầu phát triển kinh tế, hạn chế lũ, ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn vùng hạ du, hiện nay và trong tương lai trên hệ thống sông Hương sẽ xây dựng nhiều công trình điều tiết dòng chảy: đập Thảo Long, hồ chứa Bình Điền, Dương Hòa. . .. Sự xuất hiện các công trình này trên hệ thống sông Hương sẽ làm thay đổi đáng kể chế độ dòng chảy, hàm lượng bùn cát và như vậy quy luật biến đổi lòng dẫn sông Hương sẽ thay đổi theo. Nhằm mục đích phát huy hiệu quả của các công trình đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất khả năng xấu do các công trình gây ra, chúng tôi đã tiến hành tính tóan dự báo sự thay đổi địa hình lòng dẫn sông Hương, cho các giai đọan 3, 5, 10 và 15 năm sau khi các công trình đi vào họat động, bằng mô hình toán Mike 11. Đây là một trong những công cụ tóan học hiện đại đang được sử dụng rộng rãi trong nước và trên thế giới.

28 Chương trình quản lý dữ liệu cơ bản có liên quan tới diễn biến lòng dẫn hệ thống sông ở ĐBSCL

PGS.TS Lê Mạnh HùngKS. Giang Kim ĐứcKS. Lê Thanh Chương

Dữ liệu cơ bản hệ thống sông ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong công tác phát triển các ngành kinh tế, xã hội ở các tỉnh khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên do công tác quản lý cập nhật dữ liệu cơ bản trước đây chưa được chú ý nên dẫn đến sự thất lạc, hư hỏng tài liệu. Vì vậy cần thiết phải có những cải tiến trong công tác quản lý tài liệu cơ bản, xây dựng phần mềm quản lý khai thác tài liệu một cách khoa học. Trong bài viết này, chúng tôi giớùi thiệu chương trình quản lý dữ liệu cơ bản hệ thống sông ở ĐBSCL được thiết lập trên nền Microsoft Access. Chương trình có khả năng quản lý, cập nhật và khai thác thông tin nhanh chóng và tiện lợi.

29 Các phương pháp dự báo biến hình lòng dẫn sông và phương pháp phù hợp áp dụng trên sông Cửu Long

ThS.NCS. Đinh Công Sản Dự báo biến hình lòng dẫn (xói, bồi) là một vấn đề được quan tâm hiện nay do xói lở bờ sông, bồi lắng lòng dẫn sông ngày càng nghiêm trọng và gây ra nhiều thiệt hại. Phân tích ưu nhược điểm, khả năng ứng dụng trong thực tiễn ở Việt Nam của các phương pháp dự báo biến hình lòng sông khác nhau, tác giả đã đưa ra những nhận xét lựa chọn phương pháp phù hợp và áp dụng cụ thể cho vài đoạn trên sông Cửu Long.

30 Quản lý, bảo vệ các hệ thống công trình thuỷ lợi vùng ngập lũ ĐBSCL

GS.TS. Trần Như HốiKS. Lê Khánh Chiên PVKSQHTLNB

Vấn đề quản lý và bảo vệ công trình thủy lợi là vấn đề quan trọng sau khi công trình được xây dựng. Công trình có họat động hiệu quả hay không và tuổi thọ có cao hay không một phần rất lớn là phụ thuộc vào sự quản lý, bảo vệ. Việc quản lý công trình thủy lợi khá phức tạp vì hệ thống công trình trải rộng trên một không gian rộng lớn từ hàng chục ngàn ha đến hàng trăm ngàn ha và có thể tới hàng triệu ha. Để quản lý tốt

Page 7: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004

một hệ thống công trình thủy lợi cần có bộ mày quản lý mạnh, từ toàn vùng đến các hệ thống công trình; hệ thống luật, pháp lệnh, điều lệnh phù hợp, sự hợp tác của cộng đồng tốt và phương tiện giám sát hữu hiệu.

31 Đặc điểm và sự hình thành và phát triển của các hố xói cục bộ trên sông Cửu Long

ThS.NCS. Đinh Công Sản Hầu hết các hố xói cục bộ trên sông Cửu Long đều liên quan đến sạt lở bờ tại các vùng những trọng điểm tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng. Biện pháp ổn định các hố xói này rất cần thiết trong công tác chỉnh trị sông. Trên cơ sở nghiên cứu về các hố xói cục bộ, tác giả đã trình bày các đặc trưng hình thái của các hố xói cục bộ sâu nhất. Đồng thời, dưạ trên các tài liệu thực tế, tác giả cũng phân tích điều kiện hình thành, phát triển và diễn biến của những hố xói này. Từ đó, giải pháp định hướng ổn định các hố xói đã được đề suất.

32 Tác động của đê bao đến sự phát triển bền vững vùng ngập lũ ĐBSCL

GS.TS. Trần như HốiThS. Dương Văn Nhã ĐH An Giang

33 Nghiên cứu đặc điểm cung sạt lở bờ sông Sài Gòn khu vực bán đảo Thanh Đa

KS. Lê Văn Tuấn Trên cơ sở các số liệu thực tế về quy mô cung trượt bờ sông Sài Gòn tại khu vực Thanh Đa - Quận Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh cùng với kết quả tính toán mô phỏng cung sạt lở bờ sông qua phần mềm Geo – Slope. Tác giả tiến hành phân tích dánh giá và nêu lên một số đặc điểm của cung trượt.

34 Đánh giá ảnh hưởng của tải trọng đỉnh bờ và mực nước sông đến ổn định bờ sông Sài Gòn khu vực Thanh Đa

PGS.TS. Hoàng Văn HuânTS. Trần Thu Tâm - ĐHBK Tp.HCMKS. Lê Văn Tuấn

Bài viết tập trung đánh giá ảnh hưởng do chất tải đỉnh bờ sông và mực nước triều ngoài sông tới ổn định đường bờ sông Sài Gòn khu vực Bán đảo Thanh Đa - phường 27 Quận Bình Thạnh – TP. HCM

35 Bước đầu nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phòng chống sạt lở ổn định lòng dẫn hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn

PGS.TS. Hoàng Văn Huân Báo cáo trình bày bức tranh tương đối đầy đủ hiện tượng sạt lở bờ cũng như các nguyên nhân chính gây nên qúa trình sạt lở trên. Dựa trên quan điểm hệ thống tôn trọng tự nhiên báo cáo đã nêu ra những định hướng cơ bản qui hoạch chỉnh trị các khu vực xói lở trọng điểm ở hạ du sông Sài Gòn - Đồng Nai.

36 Nghiên cứu sự phân bố lưu tốc theo phương đứng trong đoạn sông Gành Hào (Bạc Liêu)

TS. Huỳnh Thanh Sơn (ĐHBK Tp.HCM)

Nội dung chủ yếu của bài báo là tính sự phân bố lưu tốc (u,v) theo chiều sâu z (với giả thiết lưu tốc phân bố theo qui luật logarith) sau khi đã tính trường lưu tốc trung bình (U,V) nhờ áp dụng một mô hình toán số 2DH cho dòng chảy trong đoạn sông Gành Hào (tỉnh Bạc Liêu). Kết quả tính (u, v) này được so sánh với kết quả đo đạc thực tế.

37 Mô hình toán số 1D tính dự báo biến hình lòng dẫn sông ngòi

TS. Huỳnh Thanh Sơn (ĐHBK Tp.HCM)KS. Trần Văn Túc (TCT Cấp nước Tp.HCM)

Bài báo này trình bày việc nghiên cứu và áp dụng một mô hình toán số 1D vào việc dự báo biến hình lòng dẫn sông ngòi, bao gồm biến đổi đáy và sạt lở bờ sông. Sau phần lý thuyết, mô hình sẽ được áp dụng vào một đọan sông thực tại miền Trung Việt Nam và phân tích sơ bộ kết quả thu được.

38 Nghiên cứu hình thái sông Đồng Nai phần hạ du công trình thuỷ điện Trị An

PGS. Lê Ngọc BíchPGS.TS. Hoàng Văn HuânThS. Nguyễn Anh TiếnKS. Đỗ Hoài Nam

Trên cơ sở phân tích các tài liệu cơ bản thực đo và ảnh viễn thám. Các tác giả đã nghiên cứu bước đầu làm sáng tỏ qui luật hình thái của sông phân lạch, ít bùn cát, chịu ảnh hưởng của điều tiết hồ chứa thượng nguồn và ảnh hưởng của thủy triều của sông Đồng Nai phần hạ du công trình thủy điện Trị An

39 Nghiên cứu quy luật diễn biến lòng sông Đồng Nai phần hạ du công trình thuỷ điện Trị An

PGS. Lê Ngọc BíchPGS.TS. Hoàng Văn HuânThS. Nguyễn Đức VượngKS. Trương Thị Nhàn

Trên cơ sở phân tích các tài liệu cơ bản thực đo và ảnh viễn thám, các tác giả nghiên cứu làm sáng tỏ qui luật cơ bản của diễn biến lòng sông Đồng Nai phần hạ du công trình thủy điện Trị An là xói lở: xói lở cục bộ làm sạt lở mái bờ sông và xói sâu phổ biến làm hạ thấp lòng sông dọc theo sông

40 Về điều kiện biên và tính ổn định của sông Đồng Nai

PGS. Lê Ngọc Bích Trên cơ sở phân tích các điều kiện biên (điều kiện địa chất, địa hình, địa mạo…) tiến hành tính toán các chỉ tiêu ổn định lòng sông theo hướng ngang và theo chiều sâu…từ đó đánh giá tính ổn định lòng sông của sông Đồng Nai.

Page 8: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004

41 Nghiên cứu khái quát về nguyên nhân xói lở lòng sông ở hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn

PGS. Lê Ngọc BíchPGS.TS. Hoàng Văn HuânKS. Hồ Lương TuỵKS. Hoàng Đức Cường

Nghiên cứu, tổng hợp, khái quát sự tổ hợp các nguyên nhân từ điều kiện tự nhiênvà dưới tác động của con người gây xói lở lòng sông và sạt lở mái bờ sông, có ý nghĩa rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng biến hình lòng sông. Làm cơ sở khoa học cho công tác đề xuất các giải pháp kỹ thuật chỉnh trị ổn định lòng sông ở hạ du Đồng Nai - Sài Gòn.

III Xây dựng công trình - Mô hình toán tài nguyên nước42 Đánh giá ảnh hưởng của các

nguồn lũ trong vùng tác động của sóng động học

ThS.NCS. Hồ Trọng TiếnGS.TSKH.Nguyễn Ân Niên

Trong vùng ảnh hưởng của các nguồn lũ là chính có thể dùng sóng động học để tính toán và dự báo như kiểu phương pháp Muskinghum trong thủy văn cho sông đơn. Với mạng lưới sông phức tạp có nhiều nguồn lũ tác động phải có mô hình tính toán thích hợp. Bài báo trình bày một mô hình theo hướng đó.

43 Độ ảnh hưởng của nguồn nước tới đặc trưng thuỷ văn thuỷ lực và bước đầu nhận dạng lũ phục vụ dự báo lũ

GS.TSKH.Nguyễn Ân NiênThS.NCS. Hồ Trọng Tiến

Dự báo lũ bằng sóng động học mà điển hình là phương pháp Muskinghum cho nhánh sông đơn đã được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên với hệ thống sông phức tạp nhất là hệ thống sông kênh và đồng ngập lũ thì chưa sử dụng phương pháp sóng động học được. Từ nghiên cứu tính toán thành phần nguồn nước chúng tôi nhìn thấy khả năng có thể ứng dụng phương pháp này để đánh giá phần ảnh hưởng của từng nguồn lũ đến đặc trưng lũ ở các vùng mà thành phần quán tính trong phương trình chuyển động có thể bỏ qua, đó là vùng lũ mà ảnh hưởng triều không lớn như thượng, trung lưu và phần trên của hạ lưu hệ thống sông Hồng hoặc vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long (phạm vi ứng dụng sơ đồ SOGREAH). Từ nghiên cứu này dần xây dựng phương pháp nhận dạng lũ và cách dự báo lũ có hiệu quả.

44 Sơ đồ giải bài toán đánh giá ảnh hưởng của các nguồn lũ trong vùng tác động của sóng động học

ThS.NCS. Hồ Trọng TiếnGS.TSKH.Nguyễn Ân Niên

Chúng tôi đã xây dựng bài toán đánh giá thành phần ảnh hưởng của từng nguồn lũ trong vùng tác động của sóng động học. Trong bài báo này chúng tôi sẽ trình bày sơ đồ giải bài toán này trên cơ sở số liệu tính thủy lực của sơ đồ ẩn cho hệ thống kênh sông ô ruộng.

45 Thiết lập điều kiện ban đầu cho bài toán thành phần nguồn nước trong hệ thống kênh sông

GS.TSKH.Nguyễn Ân NiênTS. Tăng Đức ThắngNCS. Huỳnh Chức

Trong bài toán thành phần nguồn nước tốc độ đặc trưng xấp xỉ bằng tốc độ dòng chảy vì vậy trong hệ thống sông kênh ảnh hưởng triều nhiều đoạn xảy ra dòng chảy ngược trong pha triều lên do đó ảnh hưởng của điều kiện ban đâu lưu giữ rất lâu theo thời gian. Cho nên việc cho điều kiện ban đầu hợp lý sẽ làm giảm nhanh ảnh hưởng sai số ban đầu. Bài báo giới thiệu cách làm với chất chỉ định là nồng độ muối sau đó cho trường hợp tổng quát.

46 Tính toán nồng độ chất biến đổi thông qua thành phần nguồn nước

GS.TSKH.Nguyễn Ân NiênTS. Tăng Đức ThắngThS. Bùi Thị Hiếu

Từ tính toán thành phần nguồn nước dễ dàng nhận được nồng độ chất bảo tồn bằng cách nhân tổng thành phần nguồn chứa chất với nồng độ chuẩn với chính nồng độ chuẩn đó. Trong bài báo này trình bày cách tính nồng độ chất không bảo tồn thông qua thành phần nguồn với nồng độ chuẩn của chất đó. Nhờ cách làm này mà bài toán về môi trường được giải đầy đủ hơn.

47 Xây dựng sơ đồ tính thành phần nguồn nước hai chiều ngang

TS. Tăng Đức ThắngGS.TSKH.Nguyễn Ân Niên Sơ đồ tính thành phần nguồn nước một chiều đã được

xây dựng tương đối hoàn chỉnh để giải bài toán cho hệ thống sông, kênh - ô đồng (1D+). Để giải bài toán thành phần nguồn nước cho hệ thống hồ chứa lớn, cửa sông, vùng đầm phá, vùng ngập lụt rộng lớn (như Đồng Tháp Mười) mô hình hai chiều ngang 2Dh được xây dựng để mở rộng tính toán thành phần nguồn nước và diễn bién môi trường.

48 Cách xác định tuổi và ảnh hưởng của nguồn nước trong hệ thống dòng chảy

GS.TSKH Nguyễn Ân NiênTS. Tăng Đức ThắngNCS. Bùi Thị Hiếu

Việc xác định tuổi và ảnh hưởng của nguồn nước trong hệ thống dòng chảy cho ta những thông tin quý giá về thời gian lan truyền và lưu giữ nguồn nước đang xét trong hệ thống dòng chảy. Từ đó mà tính được nồng độ

Page 9: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004

chất bảo tồn và không bảo tồn, định được thơi gian lưu giữ và pha loãng chất trong hệ thống dòng chảy giúp cho tìm các biện pháp công trình và quản lý hệ thống sao cho có lợi nhất về mặt chất lượng nước. Bài báo đề ra cách tính tuổi và phổ ảnh hưởng của nguồn nước tới các điểm trong hệ thống dòng chảy.

49 Mô hình số 3D cho bài toán truyền chất trong nước ngầm trong môi trường có tính không đồng nhất và đẳng hướng cao theo phương pháp thể tích hữu hạn với phần tử đa diện bất kỳ

TS. Nguyễn Duy Khang Mô hình toán ba chiều được xây dựng theo phương pháp thể tích hữu hạn để mô phỏng dòng chảy và chất lan truyền trong nước ngầm. Mô hình sử dụng dạng tích phân của hệ phương trình cơ bản cho phần tử dạng đa diện bất kỳ. Dạng tensor đầy đủ của hệ số thấm của môi trường không đồng nhất và đẳng hướng được bao gồm trong hệ phương trình cơ bản. Mô hình được kiểm chứng qua việc so sánh kết quả tính toán với lời giải giải tích và số liệu thực đo từ thí nghiệm. Cuối cùng một ví dụ ứng dụng thực tiễn được trình bày để minh hoạ khả năng ứng dụng của mô hình trong giải quyết các bài toán thực tế có cấu trúc địa chất phức tạp.

50 Một vài kết quả tính toán sự lan truyền các thành phần nước mặn vùng Bán đảo Cà Mau

TS. Tăng Đức Thắng Bài báo này trình bày cách tính toán mô phỏng các thành phần nước mặn vùng bán đảo Cà Mau, vận dụng lý thuyết thành phần nguồn nước và sử dụng công cụ tính toán là phần mềm MIKE11. Kết quả đã cho thấy sự thay đổi rất rõ của các thành phần nước mặn, phạm vi ảnh hưởng của từng nguồn và qua đó có thể đánh giá bức tranh xâm nhập mặn và các khả năng kiểm soát mặn cho bán đảo.

51 Một vài kết quả tính toán sự lan truyền thành phần nước sông Hậu trong vùng Bán đảo Cà Mau

TS. Tăng Đức Thắng Bài báo này trình bày cách tính toán mô phỏng thành phần nước ngọt Sông Hậu lan truyền trên bán đảo Cà mau, nhờ vận dụng lý thuyết thành phần nguồn nước và sử dụng công cụ tính toán là phần mềm MIKE11. Kết quả đã cho thấy sự thay đổi rất rõ của các thành phần nước ngọt, phạm vi ảnh hưởng của nó và các khả năng đẩy mặn có thể của nguồn này.

52 Ứng dụng mô hình mô phỏngdòng chảy ngày dài hạn – mô hình cơ bản đường cong số – bảo toàn đất đai cho lưu vực sông Bé (Việt Nam)

TS. Lê Thanh Bình Các chương trình mô phỏng số liệu thủy văn ngày dài hạn thường được dùng trong việc kéo dài số liệu thủy văn, quy hoạch nguồn nước, quản lý lưu vực và rất hữu dụng trong việc mô tả hệ thống nguồn nước trong điều kiện khí hậu thay đổi như lượng mưa và các yếu tố khác. Mô hình cơ bản đường cong số - bảo toàn đất đai (SCS-CN) là một trong số đó nhưng rất đơn giản, chỉ bao gồm 4 thông số. Đây là một mô hình ứng dụng thích hợp cho các lưu vực sông của các nước đang phát triển, nơi mà hầu hết không có trạm quan trắc hay chỉ có ít tài liệu khí tượng thủy văn.

Ứng dụng SCS-CN cho lưu vực sông Bé (Việt Nam), mô hình được áp dụng kiểm định cho 5 năm số liệu đo đạc hiện có (1986-1990) và kiểm tra cho phần số liệu quan trắc còn lại tại lưu vực. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số đường cong số CN0 và hệ số dòng chảy mặt bf là những thông số nhạy cảm ít nhất và nhiều nhất của mô hình, còn hệ số trữ nước mặt và trữ nước ngầm K và Kb thì kém nhạy hơn.

53 Nghiên cứu sử dụng các loại cửa van thích hợp trong các hệ thống thuỷ lợi vùng triều.

TS. Tăng Đức Thắng Cửa van là môt trong những bộ phận quan trọng nhất có ảnh hưởng lớn đến vận hành hiệu quả các cống vùng triều. Việc sử dụng cửa van trong những năm qua đã mang lại hiệu quả cao, song vẫn còn một số vấn đề tồn tại và cần khắc phục. Bài báo này sẽ thảo luận về các vấn đề đó.

54 Giới thiệu công nghệ cừ bêtông cốt thép dự ứng lực của Nhật Bản

ThS. Phan Thanh HùngKS. Doãn Văn HuếKS. Nguyễn Trọng TuấnKS. Phan Quý Anh Tuấn

Giới thiệu tóm lược công nghệ cừ BTCT dự ứng lực của P.S Mitshubishi (Nhật Bản) về đặc tính cấu tạo, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ thi công và phạm vi ứng dụng công nghệ cừ BTCT dự ứng lực trong các lĩnh vực xây dựng công trình ở Nhật Bản

Page 10: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004

55 Tóm tắt tổng kết khoa học kỹ thuật dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện công nghệ thiết kế, chế tạo và thi công cừ bản bêtông cốt thép dự ứng lực cho các công trình giao thông, thuỷ lợi và xây dựng” (KC.07-DA.03)

ThS. Phan Thanh HùngKS. Doãn Văn HuếKS. Nguyễn Trọng TuấnKS. Phan Quý Anh Tuấn

Thông báo tóm tắt một số kết quả nghiên cứu ứng dụng của dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước “Hoàn thiện công nghệ thiết kế, chế tạo và thi công cừ bản bêtông dự ứng lực cho các công trình giao thông, thủy lợi và xây dựng” (KC.07-DA.03) do Viện khoa học thủy lợi miền Nam chủ trì thực hieän trong 2 naêm (2003-2004)

56 Hướng dẫn vận hành đê bao các vùng ngập lũ ĐBSCL

GS.TS. Trần Như HốiKS. Lê Khánh Chiên PVKSQHTLNB

57 Phân tích đánh giá chuyển vị của tường trạm bơm ngầm trong quá trình thi công đào đất

TS. Châu Ngọc ẩnTS. Võ PhánThS. Hoàng Thế Thao

Hiện nay, việc xây dựng những công trình ngầm ngay tại các khu đô thị đông dân cư sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, yêu cầu cho các nhà thiết kế và thi công một mặt là phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cho chính bản thân công trình ngầm, đồng thời phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình kế cận. Cho nên bài báo này nhằm mục đích dự đoán được những tác hại có thể xảy ra cho chính bản thân công trình ngầm cũng như cho các công trình lân cận

IV Địa chất nền móng - Vật liệu xây dựng - Công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng thủy lợi58 Nghiên cứu công nghệ sản

xuất compost từ chất thải rắn sinh hoạt của Tp.HCM

ThS. Vũ Nguyễn Hoàng Giang Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tỉ lệ C/N, độ ẩm, nhiệt độ, tốc độ thổi khí, tỉ lệ phối trộn với các nguyên liệu thải khác (mùn cưa, bùn septic)…đến chất lượng của sản phẩm compost trong điều kiện của chất thải rắn thành phố và khả năng thu khí sinh học. Kết quả đã đưa ra được hai công nghệ sản xuất compost (1) từ nguyên liệu tươi ban đầu, (2) từ nguyên liệu sau khi qua giai đoạn ủ kị khí với các thông số của sản phẩm compost đều đạt hoặc tốt hơn so với tiêu chuẩn Việt Nam (TCN 526 – 2002).

59 Ảnh hưởng của cấu trúc và độ bão hòa nước đến hệ số nhớt (η) của đất loại sét

ThS. Nguyễn Việt TuấnThS.Trương Quang ThànhKS. Nguyễn Giang Thanh

Các kết quả thí nghiệm được giới thiệu trong bài báo cho thấy rằng:

1. Hệ số nhớt (ηnc) của các mẫu đất có cấu trúc nhân tạo luôn nhỏ hơn hệ số nhớt ηnc của đất có cấu trúc tự nhiên có cùng độ chặt – độ ẩm (γc – W), dưới cùng một áp lực nén và thời gian tác dụng của tải trọng.

2. Mức độ bão hòa nước (G) có ảnh hưởng đến hệ số nhớt của đất. Khi độ bão hòa nước tăng thì hệ số nhớt của đất giảm. Điều đó cũng phù hợp với sự giảm hệ số nhớt khi tăng trạng thái độ sệt (B) của đất.

60 Mức độ thể hiện của lực dính nhớt (ΣW) và lực dính kết cấu cứng (CC) trong đất loại sét thuộc trầm tích ở ĐBSCL

Ths. Nguyễn Việt Tuấn Lực dính nhớt (ΣW) và lực dính kết cấu cứng (Cc) là 2 thành phần của lực dính tổng quát (Cw) trong đất loại sét. Các thành phần lực dính được dùng khi tính toán ổn định lâu dài của công trình xây dựng trên nền đất dính. Trong bài báo tác giả giới thiệu kết quả thí nghiệm nghiên cứu mức độ thể hiện của lực dính nhớt (ΣW) so với lực dính tổng quát (Cw) trong đất loại sét trầm tích ở ĐBSCL.

61 Phương pháp gần đúng dự tính độ lún của nền đất dính bão hoà nước dưới đê ở ĐBSCL

GS.TSKH.Nguyễn Văn ThơThS. Nguyễn Việt Tuấn Dự tính chính xác độ lún có xét đến yếu tố từ biến của

đất loại sét dưới nền công trình nói chung, dưới nền đê ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, là vấn đề rất phức tạp và được nhiều người quan tâm.

Trong bài báo các tác giả giới thiệu một phương pháp gần đúng để dự tính độ lún có xét đến từ biến của đất sét bão hòa nước dưới nền đê ở đồng bằng sông Cửu Long. Các tác giả đã áp dụng phương pháp được đề nghị, để tính toán nghiệm chứng một đoạn đê bị lún sau 15 năm khai thác ở đồng bằng sông Cửu Long.

Page 11: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004

62 Lý thuyết về trương nở và sự tham gia của áp lực trương nở trong việc tính toán áp lực đất lên tường chắn trọng lực

ThS.NCS. Nguyễn Ngọc Phúc – Trường Cao đẳng XD số 2

Tường chắn là công trình giữ cho mái đất đắp hoặc mái hố đào khỏi bị sạt trượt. tường chắn được sử dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng, thủy lợi, giao thông. khi làm việc, lưng tường chắn tiếp xúc với khối sau tường và chịu tác dụng của áp lực đất. Tường chắn đất trong các công trình thủy công làm việc trong những điều kiện rất khác nhau so với điều kiện làm việc của tường chắn đất trong công trình giao thông và xây dựng do đặc điểm của công trình thủy lợi quyết định. đất đắp sau tường chắn, do yêu cầu chống thấm từ thượng lưu xuống hạ lưu của công trình thủy công, thường dùng đất loại sét có tính chống thấm tốt. điều này dẫn đến việc tính toán thiết kế tường chắn phức tạp hơn so với trường hợp dùng đất loại cát đắp sau tường chắn. Hiện nay, lý thuyết tính toán áp lực đất trong trường hợp đất đắp là đất sét chưa có xét đến áp lực trương nở. điều này dẫn đến không ít những sự cố trong các kết cấu tường chắn đất của các công trình, nhất là các công trình thủy lợi. [02][03][04][05]

63 Thí nghiệm nghiên cứu hệ số nhớt (η) của loại đất tàn – sườn tích trên đá gốc bazan

KS. Trần Thanh TúThS. Trương Quang ThànhThS. Nguyễn Việt Tuấn

Trong thực tế thường xảy ra sự trượt của đồi đất bazan ven hồ chứa khi hồ tích nước, hoặc trượt các khối đất bazan cạnh đường giao thông vào mùa mưa. Sự trượt đó có liên quan đến sự thay đổi sức chống cắt của đất, đồng thời cũng có liên quan đến hệ số nhớt η– hệ số sức chống lại bên trong đối với sự chuyển dịch của các hạt trong đất khi chịu tác động của ngoại lực. Khi dự tính chuyển vị trượt của khối đất theo sườn dốc cần sử dụng đến hệ số nhớt η của đất. Trong bài báo các tác giả giới thiệu kết quả thí nghiệm xác định hệ số nhớt η của đất tàn-sườn tích bazan.

64 Kết quả thí nghiệm đầm nén hiện trường công trình thuỷ điện Bắc Bình – Bình Thuận

ThS. Nguyễn Văn Sơn & CB phòng NM&ĐKT

Bài viết giới thiệu kết quả của công tác thí nghiệm đầm nén hiện trường phục vụ công tác đắp đập thủy điện Bắc Bình trên sông Lũy và đặc điểm của loại đất bồi tích tuổi đệ tứ (aQ) và tàn tích–sườn có tuổi Đệ tứ (edQ) phong hóa từ các đá trầm tích tuổi Jura, một trong những loại đất hiện diện nhiều ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

65 Một số đề xuất thi công đắp đập công trình hồ chứa nước Cầu mới – tuyến VI

ThS. Nguyễn Văn Cửu Bằng kết quả thí nghiệm đầm nén hiện trường tác giả đề xuất chọn dung trọng đất đắp khi đất chứa nhiều hạt sạn sỏi, đồng thời kiến nghị một số biện pháp thi công, kiểm tra đất đắp để nâng cao chất lượng đắp đập.

66 Một số biện pháp giảm nhiệt trong bê tông khối lớn

KS. Đới Văn Doanh Trong những năm gần đây hàng loạt công trình bê tông khối lớn được xây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng thuỷ lợi như : Công trình Đập bê tông trọng lực Tân Giang, Đập bê tông trọng lực Lòng Sông … Đối với công trình bê tông khối lớn dễ phát sinh nhiệt độ và ứng suất nhiệt, gây nứt nẻ, làm mất tính an toàn và giảm khả năng chống thấm của bê tông. Vấn đề này đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Nội dung bài viết này tác giả nêu lên “Một số biện pháp giảm nhiệt trong bê tông khối lớn”.

67 ảnh hưởng của độ lớn cát đến chất lượng bê tông

ThS. Võ Thị Thanh Nga Hiện nay việc cung cấp cát làm cốt liệu nhỏ cho bê tông của các công trình xây dựng thường bị biến động về chất lượng đặc biệt là thành phần hạt của cát . Chính sự biến động này đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng bê tông của công trình khi không có sự điều chỉnh cấp phối kịp thời

68 Công nghệ bê tông phun ThS. Khương Văn Huân Bài báo giới thiệu đặc điểm của công nghệ bê tông phun và khả năng ứng dụng trong xây dựng công trình thuỷ lợi .

69 Thiết lập sự tương quan giữa mô đun biến dạng của đất ở Tp.HCM theo thí nghiệm xuyên tĩnh với kết quả thí

TS. Võ PhánThS. Hoàng Thế ThaoKS. Đỗ Thanh Hải

Thiết lập sự tương quan giữa mô đun biến dạng của đất sét yếu ở Tp.HCM theo thí nghiệm xuyên tĩnh ở hiện trường với thí nghiệm trong phòng. Từ đó, giúp cho người thiết kế có thể chỉ dựa vào kết quả thí nghiệm

Page 12: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004

nghiệm trong phòng trong phòng sẽ biết được mô đun biến dạng ở hiện trường để thiết kế nền móng.

70 Nhận xét về đất đắp đập công trình thuỷ điện Buôn Kuôp (Đăklăk) qua công tác thí nghiệm đầm nén hiện trường

TS. Lê Thanh Bình & CB phòng NM&ĐKT

Qua công tác thí nghiệm đầm nén hiện trường, bài viết giới thiệu đặc điểm của các loại đất tàn tích được dùng để đắp đập công trình thủy điện Buôn Kuôp – ĐăkLăk, một trong những loại đất đặc trưng của vùng Tây Nguyên

71 Một số kết quả xác định lún lệch của lớp đất có độ ẩm, độ chặt không đều

PGS.TS. Trần Thị ThanhNCS. Nguyễn Hùng Sơn

Khi bị ngấm nước không đều, lớp đất đắp sẽ hình thành các khối có độ ẩm, độ lún khác nhau. Chênh lệch lún giữa các khối có thể gây ra hiện tượng tách lớp hoặc nứt cục bộ rất nguy hiểm cho công trình.

Với kết quả thí nghiệm khảo sát từ công trình thực tế, các tác giả đã ứng dụng chương trình Plaxis để tính toán, so sánh và kiểm tra khả năng lún lệch lớn nhất trong lớp đất đắp.

72 Đặc điểm biến đổi hệ số nhớt (η) của đất dính thuộc trầm tích ở ĐBSCL

PGS.TS. Trần Thị ThanhThS. Nguyễn Việt Tuấn

Hệ số nhớt (η) – một chỉ tiêu vật lý của đất dính thường được dùng trong tính toán ổn định và biến dạng lâu dài của công trình xây dựng trên nền đất dính Hiện nay chưa có tài liệu nào cung cấp chỉ tiêu về hệ số nhớt của đất dính ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Dựa theo kết quả thí nghiệm đã thực hiện được, các tác giả giới thiệu về đặc điểm biến đổi hệ số nhớt (η) của đất dính trầm tích ĐBSCL, nhằm cung cấp số liệu cho bạn đọc tham khảo sử dụng khi cần thiết.

73 Sự thay đổi sức chống cắt của đất phèn có cấu trúc tự nhiên trong những môi trường nước khác nhau

PGS.TS. Trần Thị ThanhThS. Nguyễn Việt Tuấn

Bằng dụng cụ xuyên tĩnh ở trong phòng, các tác giả thực hiện nhiều thí nghiệm xác định sức kháng xuyên nhằm nghiên cứu sự thay đổi sức chống cắt của đất phèn có cấu trúc tự nhiên khi tiếp xúc với những môi trường nước khác nhau: nước phèn, nước mặn, nước ngọt.

74 Sự vận động nước lỗ rỗng trong hệ thống giếng cát không hoàn chỉnh với nền đất yếu ở ĐBSCL

PGS.TS. Trần Thị ThanhKS. Nguyễn Đức Hồng Vân – Cty Lê Đình

Bài viết đề cập đến sự chuyển động của nước lỗ rỗng trong hệ thống giếng cát không hoàn chỉnh đối với nền đất yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Dựa vào định luật thủy lực về dòng chảy – Định luật Darcy – các tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thoát nước lỗ rỗng trong nền đất yếu được xử lý bằng hệ thống giếng cát và đưa ra nhận định về phương thoát nước chủ yếu của dòng chảy này.

75 Một dạng sơ đồ tính toán ổn định chống nứt trong thân đập đất và khả năng định vị, phòng tránh sự cố với giải pháp độ chặt hợp lý theo chiều cao đập

PGS.TS. Trần Thị ThanhNCS. Nguyễn Hùng Sơn

Các vết nứt ngắn, nhỏ, xuất hiện trong thân đập đất, ở những độ cao nhất định so với đường đáy đập hoặc đường bão hoà phụ thuộc vào điều kiện địa kỹ thuật của lớp đất đắp.Trong bài báo này, các tác giả giới thiệu một dạng sơ đồ tính toán, nhằm dự báo phạm vi, vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố và khả năng phòng tránh.