40
VIỆC LÀM – Chính sách phát triển công nghiệp: Đâu là lựa chọn?

Đâu là lựa chọn?

Embed Size (px)

Citation preview

VIỆC LÀM – Chính sáchphát triển công nghiệp:

Đâu là lựa chọn?

2

Ảnh bìa: Dung làm việc cho một nhà máy sản xuất da giày ở Việt Nam. Hiếm khi cô ấy có một ngày nghỉ. Cô ấy dồn rất nhiều hy vọng cho cô con gái nhỏ 5 tuổi và cậu con trai mới sinh. Dung hy vọng hai đứa con của mình sẽ có cơ hội được đi học và tìm được việc làm trong ngành y hoặc cơ khí, chứ không còn phải làm trong ngành da giày hay khai thác mỏ như bố mẹ hay ông bà chúng. Ảnh: Ruth Kelly/ActionAid

3

Mục lục

Tóm tắt ...................................................................................................................................4

Khuyến nghị ...........................................................................................................................5

Lời mở đầu - Jayati Ghosh ..................................................................................................6

1. Đối phó với thực trạng gia tăng thất nghiệp .........................................................................7

2. Người lao động và lợi nhuận trong chuỗi giá trị toàn cầu: Bài học của Bangladesh............12

3. Công nghiệp hóa trong quá khứ: Các nhân tố thành công .................................................17

4. Thực trạng mới của quá trình công nghiệp hóa .................................................................22

5. Ngành sản xuất tại Việt Nam: Rủi ro của đa dạng hóa........................................................27

6. Các chiến lược mới và dấu hiệu thay đổi ..........................................................................31

7. Kết luận và khuyến nghị ....................................................................................................33

4

Cứ 3 thanh niên có 1 người thất nghiệp hoặc có công việc nhưng thu nhập không đủ sống. i

Từ năm 2010 đến năm 2013, kinh tế của các nước đang phát triển tăng trưởng nhanh gấp đôi so với mức tăng thu nhập của người lao động.ii

Các mô hình kinh tế vĩ mô hiện nay đã và đang tạo ra tình trạng gia tăng thất nghiệp và bất bình đẳng. Tuy nhiên, cũng có nhiều nước đang phát triển chọn một hướng đi khác, đó là hỗ trợ các ngành sản xuất có lợi nhuận cao, có khả năng tạo ra nhiều việc làm chất lượng và có thu nhập tốt.

Nhiều quy tắc quốc tế ngăn chặn các nước đang phát triển áp dụng các chính sách mà các nước giàu đã từng sử dụng để công nghiệp hóa trước đây; tuy nhiên ngày càng có nhiều quốc gia đứng lên chống lại những quy tắc nêu trên. Nếu các quốc gia này kết hợp những nỗ lực đó với các hợp tác khu vực để bảo vệ quyền của người lao động thì họ hoàn toàn có khả năng đạt được một mục tiêu lớn lao hơn – đó là sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó có thể mang lại một cuộc sống đầy đủ và có phẩm giá cho tất cả người dân.

Trước đây, các chính sách kinh tế thường được sử dụng để hỗ trợ cải tổ nền kinh tế và tạo ra việc làm. Nhưng kể từ những năm 1980, chính sách kinh tế được chuyển hướng, tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng GDP thông qua các chính sách tự do hóa thương mại, tư nhân hóa và dỡ bỏ bớt các hàng rào quy định. Trong nhiều năm, các nhà hoạch định chính sách đã bỏ quên vấn đề việc làm.

Nhiều quốc gia đang tập trung đi theo hướng này không chú trọng phát triển các ngành sản xuất, người dân buộc phải phụ thuộc vào những công việc bấp bênh trong các ngành dịch vụ và nông nghiệp.

Việt Nam là một trong các ngoại lệ; sự tham gia tích cực của chính phủ vào phát triển kinh tế đã và đang tạo ra một ngành sản xuất đa dạng và tăng trưởng. Tuy nhiên nhiều quy định mới đang ngăn cản chính

phủ sử dụng các chính sách có thể hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng. Các Hiệp định Thương mại kiểu mới sẽ tạo ra sự thay đổi to lớn trong nền kinh tế Việt Nam, dịch chuyển từ ngành sản xuất máy móc và xe máy và tập trung nhiều hơn vào sản xuất hàng hóa đại trà, ví dụ như hàng may mặc và giầy dép giá rẻ.

Sự thay đổi này sẽ khiến người lao động Việt Nam đối mặt với những áp lực thương mại giống như công nhân ngành dệt may tại Bangladesh đang gặp phải. Áp lực cung cấp quần áo với giá rẻ và nhanh chóng là nguyên nhân các chủ doanh nghiệp cắt giảm chi phí mọi lúc mọi nơi. Bằng việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, Bangladesh đã và đang theo đuổi một mô hình kinh tế phụ thuộc vào sự bóc lột sức lao động của hàng triệu phụ nữ với điều kiện làm việc tồi tệ và mức lương thấp.

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thất bại trong bảo vệ quyền của người lao động là nguyên nhân chính, đóng góp tới hai phần ba sự gia tăng bất bình đẳng tại các nước đang phát triển trong giai đoạn 1980 – 2015.iii

Với bối cảnh sự bất bình đẳng đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trên toàn cầu, các nước đang phát triển cần cấp thiết thúc đẩy một mô hình chuyển dịch kinh tế mà qua đó có thể tạo ra các công việc tử tế - nhất là cho phụ nữ, đối tượng chiếm đa số trong lực lượng lao động tại các nhà máy. Không những không làm ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng, thu nhập lao động cao còn có thể củng cố các chính sách công nghiệp thông qua sự gia tăng nhu cầu hàng hóa.

Thông điệp chính Thất bại của các nước đang phát triển trong

việc xây dựng một nền sản xuất vững mạnh dựa trên quyền của người lao động chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng thất nghiệp và bất bình đẳng.

Các nước đang phát triển có thể học hỏi các nước giàu về phương thức thực hiện công

Tóm tắt

i 42,6 % thanh niên trẻ sẵn sàng tham gia vào nền kinh tế (2014) ii Tăng trưởng trung bình GDP ở mức 4,7 %, mức lương tăng 2,6 % (tại

Châu Á, Châu Phi, Mỹ Latinh và Trung Đông). iii Chỉ số Gini tăng từ 2 đến 3 điểm phần trăm.

5

nghiệp hóa mà họ đã từng làm trong quá khứ họ có thể công nghiệp hóa theo cách tạo ra được nhiều việc làm chất lượng và thu nhập tốt.

Nhiều quy định quốc tế ngăn cản các nước đang phát triển áp dụng những chính sách công nghiệp hóa mà các nước giàu đã từng áp dụng trọng quá khứ.

Một số nước đang phát triển đã và đang hành động để thay đổi các quy định bất lợi cho họ trong việc áp dụng các chính sách nói trên. Các quốc gia khác cũng có thể làm theo.

Chính phủ các nước đang phát triển nên:

• Làm việc với doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, tổ chức nhân dân để xác định các rào cản đối với tiến trình công nghiệp hóa, tạo ra việc làm và xây dựng chiến lược để vượt qua các rào cản này.

• Học tập kinh nghiệm của các nước giàu trong lựa chọn chính sách hỗ trợ cho các ngành công nghiệp sản xuất mới nổi có tiềm năng, đặc biệt tập trung vào các ngành dịch vụ có giá trị cao như thiết kế và marketing, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa lợi nhuận của ngành sản xuất.

• Khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nên áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng để tận dụng tối đa đầu tư nước ngoài và thúc đẩy hiệu ứng lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế.

• Triển khai luật và chính sách đảm bảo phụ nữ được trả lương và có các cơ hội việc làm ngang bằng với nam giới, cũng như đảm bảo họ được hưởng đầy đủ các phúc lợi xã hội khác (như nghỉ ốm, nghỉ đẻ có hưởng lương và nhận trợ cấp thất nghiệp) đồng thời được bảo vệ khỏi các hình thức phân biệt đối xử.

• Hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực để thúc đẩy quá trình nâng cao quyền và thu nhập của người lao động, ngăn chặn “hội chứng chạy đua xuống

đáy” của các chính sách thuế, giúp thoát ra khỏi sự đe dọa của các công ty trong việc chuyển hoạt động kinh doanh sang khu vực khác và khai thác các tiềm năng để chiến lược này tạo ra nhu cầu trong khu vực.

• Thực hiện các biện pháp đơn phương nhằm bảo vệ không gian chính sách, ví dụ như gỡ bỏ các hiệp định đầu tư song phương, tái đàm phán hoặc thay thế chúng bằng những chiến lược đầu tư hiệu quả hơn.

Chính phủ các nước phát triển nên:

• Kiểm tra các hiệp định thương mại và đầu tư đã ký kết và sửa đổi nếu như các hiệp định đó hạn chế khả năng công nghiệp hóa hoặc đe dọa quyền con người của các nước đang phát triển.

• Xem xét lại chính sách thuế và sửa đổi nếu chúng có hại đến các nước nghèo.

Cộng đồng quốc tế nên:

• Cải tổ hoạt động đầu tư quốc tế để đảm bảo chúng không ảnh hưởng tới khả năng công nghiệp hóa của các nước đang phát triển và đảm bảo quyền con người, trong đó có quyền lao động.

• Đảm bảo rằng các luật quốc tế bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng sẽ phải có sức nặng tương đương với luật bảo vệ nhà đầu tư.

• Xây dựng thỏa thuận quốc tế về chống chạy đua thuế cũng như xem xét việc chuyển sang sử dụng hệ thống thuế đơn nhất để đảm bảo rằng các công ty phải đóng thuế tại nơi họ có hoạt động.

• Trong lâu dài phải tạo ra sự thay đổi các luật quốc tế gây hạn chế không gian chính sách cho quá trình công nghiệp hóa và trao quá nhiều quyền lực cho các tập đoàn độc quyền.

Khuyến nghị

6

Báo cáo này được thực hiện vào thời điểm rất quan trọng, khi các nhà hoạch định chính sách trên thế giới đang dần nhận ra tầm quan trọng của các chính sách công nghiệp tập trung vào tạo ra môi trường lao động chất lượng cao. Sự thay đổi này là vô cùng cần thiết, vì mối quan tâm chính sách này đã bị lãng quên gần một thế hệ, gây ra nhiều thiệt hại cho các dự án phát triển tại nhiều quốc gia. Vào những năm 1980, các nhà kinh tế đã ngừng đề cập đến khái niệm kinh tế phát triển, quá trình chuyển dịch mang tính cơ cấu để tạo ra giá trị và đưa người lao động thoát khỏi các công việc thu nhập thấp. Thay vào đó, họ tập trung vào “giảm nghèo”, vốn được dựa trên một quan điểm hết sức hạn chế về bản chất và nguồn gốc của nghèo đói. Trong các cuộc thảo luận, người ta thường không đưa ra bất cứ một mối liên hệ nào về sự giàu lên của một bộ phận người dân và sự nghèo đi của những người khác, như thể người giàu và người nghèo sống ở hai xã hội tách biệt và không có sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa hai bộ phận này, và người giàu không hề phụ thuộc vào sức lao động của những người nghèo.

Nhưng chúng ta đều biết rằng quá trình giàu lên và nghèo đi có mối quan hệ chặt chẽ. Đơn cử một ví dụ là sự bùng nổ tăng trưởng kinh tế tại Ấn Độ có mối quan hệ chặt chẽ với việc các cá nhân giàu có và quyền lực đã lợi dụng sự phân biệt đối xử về giới, giai cấp và sắc tộc để trả người lao động mức lương bèo bọt và khai thác các nguồn tài nguyên bằng việc tước đoạt đất đai và các nguồn sinh kế của những người dân không có tiếng nói chính trị.

Vấn đề này đã tạo ra một quan điểm hai chiều về người nghèo. Người nghèo đang được coi là một đối tượng có khả năng tự đưa ra quyết định, nhưng lại được đặt trong một thế giới mà sự nghèo đói của họ không có liên quan gì tới bối cảnh kinh tế-chính trị-xã hội, mà đó là hệ quả của hoàn cảnh cụ thể của chính họ cũng như các quyết định sai lầm của họ tạo nên.

Lời mở đầu

Tầm nhìn hạn chế về nghèo đói này, khi không được đặt trong toàn cảnh quá trình kinh tế rộng lớn, đặc biệt càng trở nên rõ ràng hơn khi các phân tích về nghèo thiếu đi sự liên hệ với bối cảnh quốc tế. Có rất nhiều cách để các tiến trình kinh tế toàn cầu và luật lệ quốc tế cản trở khả năng để nhà nước của các nước đang phát triển thực hiện đa dạng hóa nền kinh tế và đảm bảo quyền lợi cho người dân của họ.

Đáng tiếc là vấn đề này vẫn chưa được thừa nhận tại các thảo luận cấp quốc tế. Các Mục tiêu Phát triển Bền vững mới được đưa ra gần đây đã công nhận tầm quan trọng của đa dạng hóa kinh tế và tạo việc làm, nhưng lại hoàn toàn bỏ qua việc các cấu trúc quốc tế đang kìm hãm việc các quốc gia đạt được những mục tiêu bền vững này.

Vậy nên, giờ là lúc phải nghĩ về các giải pháp thay thế. Các chính phủ cần phải có sức mạnh thương lượng trước các nhà đầu tư và cương quyết giữ lại giá trị bên trong nền kinh tế của mình. Họ cần phải hợp tác với các chính phủ khác, xây dựng những thỏa thuận cấp khu vực để đảm bảo mức lương tối thiểu và quyền lợi cho người lao động, có như vậy thì các nhà đầu tư mới không thể chuyển sang một nước khác khi các điều khoản này được thực thi.

Trong bản báo cáo này, ActionAid cung cấp một góc nhìn đầy đủ và dễ hiểu về các cuộc tranh luận liên quan đến cải cách kinh tế. Có lẽ quan trọng hơn, báo cáo này cung cấp những gợi ý về tư duy và thực hành về các phương thức để thực hiện cải cách kinh tế mà vẫn đảm bảo tôn trọng quyền con người và tạo ra được việc làm tử tế và đáng được tôn trọng. Tôi hy vọng rằng báo cáo này sẽ khơi dậy và khuyến khích các thảo luận sôi nổi về các mô hình phát triển mà chúng ta đều muốn thấy trong tương lai.

Jayati GhoshGiáo sư Kinh tế tại Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi.

7

Cả thế giới bị tăng trưởng ám ảnh. Số liệu về tăng trưởng có thể tạo nên hay hủy hoại sự nghiệp chính trị của một số người. Giới truyền thông bị ám ảnh bởi những sự thay đổi rất nhỏ của mức tăng trưởng GDP. Đối với nhiều nước đang phát triển, mục tiêu tăng trưởng 7% GDP được coi như một con số thần kỳ.

Tuy nhiên số liệu GDP không cho biết nhiều về thế giới mà chúng ta đang sống. GDP không cho ta biết có bao nhiêu việc làm được tạo ra, hoặc rằng lợi ích của tăng trưởng có được chia sẻ công bằng hay không. Chúng ta cũng không biết được rằng liệu mọi người có đang được sống một cách hài lòng và có phẩm giá hay không. Các số liệu khác vẽ ra một viễn cảnh đáng lo ngại hơn. Ngày càng có nhiều của cải của thế giới rơi vào tay một số ít cá nhân.1 Tiền lương chỉ còn là một phần rất nhỏ của GDP. 2 Vào năm 2014, Diễn đàn Kinh tế Thế giới chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp và bất bình đẳng là hai xu hướng đáng lo ngại nhất trên thế giới.3

Từ năm 2010 đến năm 2013, nền kinh tế ở các nước đang phát triển tăng trưởng nhanh gấp đôi so với mức tăng thu nhập của người lao động. Tại châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và Trung Đông, nền kinh tế tăng trưởng bình quân 4,7%, trong khi lương chỉ tăng bình quân 2,6%.4

1.1 Gia tăng thất nghiệp và việc làm dễ tổn thươngNhững công việc tử tế và có thu nhập tốt đảm bảo rằng người lao động, cả nam và nữ, được làm việc trong môi trường tốt và có nguồn thu nhập ổn định để nuôi sống bản thân và gia đình.

Tuy nhiên tiến trình tăng trưởng đã không thể tạo ra việc làm ổn định cho tất cả mọi người. Gia tăng thất nghiệp thường được gán với tự động hóa;5 tại các nước công nghiệp hóa thì nguyên nhân có vẻ đúng là như vậy. Nhưng ở các nước đang phát triển, các bằng chứng cho thấy tăng trưởng thất nghiệp thường có mối liên quan với việc không có sự chuyển đổi trong nền kinh tế. Các nền kinh tế đã không tiến được đến phần chuỗi giá trị cao hơn với các hoạt động năng suất hơn, và kết quả là nền kinh tế không thể tạo ra đủ việc làm có thu nhập tốt. Thực tế cho thấy các nền kinh tế đang đi theo hướng ngược lại, với tỉ trọng ngành sản xuất trong GDP

luôn trong chiều đi xuống trong suốt 40 năm qua.6

Tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước châu Phi cận Sahara và Nam Mỹ, tăng trưởng GDP chủ yếu là do xuất khẩu nguyên liệu thô thay vì các thành phẩm tạo ra từ các nguyên liệu đó, do đó chỉ tạo ra được rất ít việc làm.11 Với các nước khác, điển hình là ở châu Á, tự do hóa thương mại đã tạo ra việc làm cho phụ nữ trong phân khúc hàng xuất khẩu, tuy nhiên chỉ có một

1. Đối phó với sự gia tăng thất nghiệp

Sự biến mất của tầng lớp trung lưu Một số chuyên gia cho rằng, tầng lớp trung lưu mới nổi ở các nước đang phát triển – là những người kiếm được từ 10 - 100 USD/ngày iv – sẽ thúc đẩy tạo ra việc làm, bởi nhu cầu sản phẩm và dịch vụ của tầng lớp này đang tăng nhanh.7 Tuy nhiên, số lượng người lao động được trả công cao ở các nước này còn đang rất ít, chưa đủ để thúc đẩy nhu cầu để có thể tạo ra được nhiều việc làm thu nhập tốt trong các ngành sản xuất có năng suât cao và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao.8

Tính toán của ActionAid cho thấy 84% dân số ở các nước thu nhập thấp và trung bình chỉ kiếm được ít hơn 10 USD mỗi ngày. Chỉ có 12% dân số có thu nhập vừa đủ đạt mức trung lưu. Tại khu vực châu Phi cận Sahara, tầng lớp trung lưu chỉ chiếm khoảng 6% dân số.9

Các nhà bán lẻ đã luôn mong chờ một tầng lớp trung lưu nổi lên ở khu vực châu Phi cận Sahara sẽ đem lại một thị trường mới cho hàng hóa của họ. Nhưng mức thu nhập thấp dai dẳng ở khu vực này đã khiến họ phải thay đổi kỳ vọng của mình. Vài năm trước, hãng bán lẻ lớn nhất Nam Phi, Shoprite, lên kế hoạch mở 600 – 800 cửa hàng ở Nigeria. Nhưng giờ đây chỉ có 12. Cadbury và Coca-Cola cũng đã đóng cửa nhà máy của họ ở Kenya.

"Chúng tôi cứ tưởng đây sẽ là một châu Á thứ 2 ... nhưng chúng tôi nhận ra rằng tầng lớp trung lưu ở đây cực kỳ nhỏ và không thực sự tăng trưởng."Giám đốc Điều hành Nestlé châu Phi xích đạo10cho biết

iv trong báo cáo này, ký hiệu $ sẽ được dùng để hiển thị đồng Đô la Mỹ.

8

phần nhỏ dân số là có việc làm, và những công việc này rất bấp bênh với thu nhập không đủ sống.12

Không chỉ có các chuyên gia và các nhà phân tích mới nhìn ra tầm quan trọng của việc làm tốt. Nhu cầu cần có các công việc tốt hơn là một trong ba vấn đề quan trọng nhất được nêu ra bởi 9 triệu người được phỏng vấn trong một khảo sát gần đây của Liên Hợp Quốc (UN), thu hút hơn 5 triệu lượt phiếu bầu.13 Thất nghiệp liên tục được chọn là một trong các vấn đề nghiêm trọng nhất bởi các nhà hoạt động thanh niên tại 25 quốc gia thuộc mạng lưới ActionAid Activista.14

Điều này hoàn toàn không bất ngờ. 42,6% lực lượng lao động trẻ trên thế giới đang ở trong tình trạng thất nghiệp hoặc có việc làm nhưng vẫn sống trong nghèo khó.15 Và có tới hơn một nửa số lượng người lao động (cả nam và nữ) đang làm các “công việc dễ bị tổn thương”, cố gắng kiếm sống qua ngày, thông thường tại các khu vực kinh tế không chính thức,

hoặc hỗ trợ cho gia đình không công. Khu vực châu Phi cận Sahara có số lượng người có việc làm cao nhất khu vực, ước đạt 70,9%, nhưng có tới tám trong mười người đang làm các công việc dễ bị tổn thương.16

" Rất nhiều người nghèo đang bị ép phải làm ra hoặc trồng một thứ gì đó để bán ở góc phố, cố gắng kiếm sống trong tuyệt vọng."

Gallup17

Sự bất bình đẳng về giới ở nơi làm việc gây tổn thất cho phụ nữ ở các nước nghèo tới 9 nghìn tỉ USD mỗi năm. Sự bất bình đẳng đáng báo động này tồn tại bởi vì phụ nữ được trả lương thấp hơn đàn ông – còn được gọi là “khoảng cách về lương do khác biệt giới” – và phụ nữ cũng khó kiếm việc làm hơn đàn ông – gọi là “khoảng cách việc làm do khác biệt giới”.18 Kết quả

Thanh niên đấu tranh vì các cơ hội việc làm tốt hơn

ActionAid đã và đang hợp tác với nhiều nhóm thanh niên tại Bangladesh và Uganda để tìm ra giải pháp cho vấn đề thiếu việc làm.22 Scovia Aritaitwe, là một bà mẹ trẻ và là một thành viên của Hội Anh em Thất nghiệp Uganda – một phong trào thanh niên đấu tranh chống tham nhũng và những chính sách chính phủ có thể làm gia tăng tình trạng thất nghiệp của thanh niên. " Cứ thử ra đường và hỏi bất kỳ ai xem họ có được làm việc một cách tử tế không. Cứ 10 người thì phải có đến tám người đang thất nghiệp. Tôi không biết phải dùng từ gì để diễn tả tình trạng này, “đáng báo động” cũng không đủ.

" Tôi tốt nghiệp được năm năm nay, nhưng đến nay vẫn thất nghiệp. Mọi người vẫn hay bảo tôi đi làm nông, nhưng mà đi đâu? Tôi muốn tham gia vào [quỹ đầu tư mạo hiểm cho thanh niên], nhưng người ta bảo tôi cần phải có ba người bảo trợ và tài khoản ngân hàng. Tôi cũng cần phải đăng kí thành lập công ty, nhưng để làm thế lại phải chạy tiền cho ai đó.

Scovia cho rằng chính phủ Uganda cần phải khởi tố những quan chức tham nhũng.

" Vậy thì chúng tôi còn phải mạnh dạn mạo hiểm đến mức nào nữa?”.

" Cắt giảm số lượng nhà lập pháp, cố vấn, bộ trưởng nội các, tăng cường đầu tư vào khu vực sản xuất và tuyển thêm nhiều thanh niên vào làm việc".

Scovia, tới từ Kampala, Uganda.Ảnh: Emmanuel Museruka

9

này mới chỉ là một ước tính thận trọng, bởi nó chưa tính đến giá trị của những công việc không lương của phụ nữ nếu chúng được tính thành tiền: ngoài việc làm được trả công ở bên ngoài, phụ nữ còn phải gánh vác một khối lượng việc nhà khổng lồ.19 Các chi phí gây ra do sự bất bình đẳng đối với phụ nữ không chỉ về tiền bạc, mà còn ảnh hưởng tới các lựa chọn cuộc sống, khiến cho phụ nữ trở nên dễ bị tổn thương trước bạo lực và các hình thức phân biệt đối xử và bóc lột khác. Đa số phụ nữ tại các nước đang phát triển phải phụ thuộc vào những công việc bấp bênh, lương thấp và mất an toàn tại khu vực phi chính thức, và sự bất bình đẳng về giới trong xã hội lại một lần nữa tái diễn ở nơi làm việc.20

" Trừ phi các chính sách có tính đến mối liên kết giữa bản chất của lực lượng tham gia lao động và các gánh nặng bất bình đẳng của các công việc không lương của phụ nữ, giữa các chính sách vĩ mô và điều kiện lao động, lao động nữ sẽ phải đối mặt với những đánh đổi khó khăn khi đưa ra các lựa chọn và quyền con người của họ có thể dễ dàng bị thỏa hiệp và xâm phạm."

Lourdes Beneria, Günseli Berik và Maria Floro21

1.2 Việc làm và bối cảnh công nghiệp hóa

Chính sách kinh tế thường được xây dựng để tập trung vào việc Chính phủ sẽ hỗ trợ chuyển đổi nền kinh tế và tạo ra việc làm như thế nào. Nhưng kể từ thập niên 80, chúng đã chuyển hướng tập trung vào việc làm thế nào để Chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP thông qua tự do hóa thương mại, tư nhân hóa và nới lỏng quy định.23 AMột loạt trào lưu ở mức vi mô – từ đăng ký bất động sản, tín dụng vi mô cho đến các cơ chế chuyển tiền mặt – đã thay thế các nỗ lực giải quyết nguyên nhân cơ bản dẫn đến đói nghèo và thúc đẩy tạo ra việc làm.24 Trong nhiều năm, các nhà hoạch định chính sách hầu như không đề cập tới vấn đề việc làm.25

Bên cạnh đó, dân số trong độ tuổi lao động cũng đang tăng lên. Khi nhu cầu việc làm cao hơn số lượng công việc sẵn có, người lao động bị buộc phải làm các việc làm phi chính thức, việc làm ngắn hạn và chợ lao động việc làm ban ngày. Quyền lực thương lượng có lợi cho người sử dụng lao động - các ông chủ nhà máy - nhiều hơn là người lao động, và rất khó để công nhân có thể thương lượng cải thiện điều kiện lao động.Đồng thời, phụ nữ cũng đang tích cực tìm kiếm việc làm bên ngoài, thay vì chỉ làm việc nhà. Cải thiện khả

năng tiếp cận giáo dục cũng như tự chủ về sinh sản đã giúp người phụ nữ có thêm nhiều lựa chọn hơn. Cơ hội có được công việc tử tế và thu nhập tốt đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường khả năng tự chủ tài chính của phụ nữ. Nhưng việc thiếu hụt việc làm tử tế cũng làm gia tăng khoảng cách lương và việc làm do khác biệt giới khi mà phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động, buộc họ phải làm những công việc bấp bênh và phi chính thống, trong khi vẫn phải gánh vác các công việc chăm sóc không công và việc nhà.26

" Thay vì tiếp tục tiếp nhận thêm phụ nữ tham gia vào các công việc bấp bênh và thu nhập thấp, thị trường lao động cần phải thay đổi để hỗ trợ cả nam và nữ, qua đó có lợi cho toàn bộ xã hội."

- UN Women 27

Một thập kỷ tăng trưởng của GDP và giá hàng tiêu dùng đã khiến người ta quên đi vấn đề về tăng trưởng thất nghiệp và phi công nghiệp hóa. Khi giá hàng tiêu dùng tụt dốc không phanh, tác động lên sự nghèo đói đến từ sự trì trệ về tăng lương và phi công nghiệp hóa càng trở nên rõ ràng hơn. Khủng hoảng tài chính không chỉ làm gia tăng thất nghiệp –13 triệu việc làm của phụ nữ đã biến mất 28 – mà nó còn làm lung lay niềm tin vào thị trường.

Điều này đã làm sống lại vai trò của chính phủ trong tiến trình công nghiệp hóa. Trong vòng 20 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều bằng chứng chắc chắn về các chiến lược công nghiệp hóa thành công tại các nước Đông Á trong những năm 70 và 80, với việc các chính phủ thực thi các chiến lược thúc đẩy các ngành sản xuất mới và giàu tiềm năng.

Nhưng điều này vẫn chưa hoàn toàn ăn khớp với các thảo luận nghiêm túc về việc làm thế nào để đảm bảo quá trình công nghiệp hóa sẽ đạt được những tiềm năng tạo ra công ăn việc làm đàng hoàng và có phẩm giá. Thực tế có khá ít những nhà lý luận kết hợp các nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu kinh tế với các nghiên cứu về quá trình tạo việc làm và phân bổ thu nhập: các nhà nghiên cứu kinh tế công nghiệp có xu hướng không nhận ra mối quan hệ giữa các vấn đề về giới, quan hệ xã hội, các công việc chăm sóc không công với sự phát triển của ngành sản xuất chế tạo.

Lý thuyết là khá rõ ràng – các công ty đạt được năng suất cao sẽ tạo ra được lợi nhuận cao, điều này cho phép họ tuyển dụng nhiều lao động hơn, với mức lương cao hơn. Bằng chứng cho thấy các chính sách công nghiệp và đầu tư 29 cùng với các khoản đầu tư theo mô hình hợp tác công – tư dài hạn sẽ giúp tạo ra

10

việc làm. 30 Nghiên cứu chỉ ra rằng ngành sản xuất tạo ra việc làm lương cao hơn so với ngành nông nghiệp và dịch vụ và nếu ngành sản xuất có thể tạo được những mối liên kết vững chắc với các doanh nghiệp khác trong phần còn lại của nền kinh tế, nó sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều việc làm hơn, cũng như thúc đẩy quá trình đổi mới và cải tiến kĩ năng tay nghề trong cả nền kinh tế.31

Tuy nhiên ngành sản xuất không phải lúc nào cũng đáp ứng các tiềm năng để tạo ra việc làm đàng hoàng và có phẩm giá. Cùng với ngành kỹ nghệ nông nghiệp, ngành sản xuất là thủ phạm tạo ra một số công việc “bẩn thỉu, nguy hiểm và làm hạ phẩm giá” nhất trên thế giới, đặc biệt trong các công đoạn của chuỗi sản xuất như xử lí nguyên liệu (ví dụ như thuộc da) và phá bỏ sản phẩm (ví dụ như việc phá tàu).32

Trong nhiều trường hợp, các chính sách công nghiệp đã làm suy yếu quyền của người lao động, thường là một cách có chủ đích. Ví dụ, các khu công nghiệp tại các khu chế xuất thường không tuân thủ các quy tắc thông thường về tự do thành lập hiệp hội và mức lương tối thiểu – nguyên do bởi vì luật pháp bỏ qua các khu vực này, hoặc người sử dụng lao động trong các khu vực này không bị xử phạt khi lờ đi các quyền lao động.33

Trong nhiều thập niên qua, các phong trào của công đoàn và người lao động đã chứng kiến những thắng lợi vất vả trong việc cải thiện điều kiện lao động và trả lương. Cuối cùng, một số chính phủ tại các quốc gia công nghiệp đã bắt đầu thực hiện nghĩa vụ để ủy thác và thực thi quyền của người lao động một cách nghiêm túc. 34 Tuy nhiên việc vi phạm các quyền của người lao động và sự phân biệt đối xử vẫn tiếp diễn ngay cả khi nền kinh tế đã chuyển dịch sang các hoạt động và dịch vụ tạo giá trị cao hơn.

Nhiều nhà hoạch địch chính sách tranh luận rằng có được bất kỳ việc làm nào vẫn tốt hơn thất nghiệp. Nhưng điều này cho thấy tham vọng được đặt ra ở mức thấp đáng kinh ngạc. Điều này cũng có nghĩa rằng chính phủ các quốc gia đang phát triển đang bỏ lỡ đi những tiềm năng để gia tăng mức lương nhằm tạo ra lượng cầu cao hơn. Không gian chính sách là rất rộng để có thể đảm bảo việc làm đàng hoàng và tử tế đi cùng với việc thực hiện các chính sách công nghiệp.

“Không có lí do gì để những vấn đề như điều kiện lao động an toàn, việc tự do thành lập hiệp hội và thương lượng tập thể không thể được đưa vào áp dụng tại giai đoạn sớm hơn trong quá trình phát triển so với trước đây. Tương tự như

việc dân chủ chính trị không cần phải đợi đến khi thu nhập tăng lên, các tiêu chuẩn lao động phù hợp không nhất thiết phải tụt hậu đằng sau quá trình phát triển kinh tế. Người lao động tại các quốc gia thu nhập thấp không nên bị tước đi các quyền cơ bản do quá trình công nghiệp hóa và thúc đẩy xuất khẩu.” Dani Rodrik39

1.3 Một tầm nhìn dài hạn cho xã hội Trong năm 2014 và 2015, thành viên ActionAid tại Bangladesh, Uganda và Việt Nam tổ chức một loạt đối thoại với các doanh nghiệp, chính phủ 40 và thanh niên 41 nhằm tìm ra một cách tiếp cận công bằng hơn đối với các chính sách công nghiệp và tạo việc làm. Báo cáo này vừa phản ánh và đóng góp thêm vào những thảo luận này.

Đa số việc hoạch định chính sách có tầm nhìn tương đối ngắn hạn: hoặc là chỉ trong chu kỳ của dự án hoặc chu kỳ bầu cử. Tuy nhiên, sự thay đổi thực sự thường

Phân biệt đối xử về giới trong các nền kinh tế Đông Á

Tại Hàn Quốc và Đài Loan, chính phủ các nước này đã hỗ trợ một số ngành công nghiệp then chốt dẫn đến quá trình công nghiệp hóa và tạo ra việc làm diễn ra nhanh chóng. Tại Hàn Quốc, mức lương thuần gia tăng với tốc độ cao hơn bất kỳ cuộc cách mạng công nghiệp nào trước đây. Nhưng phụ nữ Hàn Quốc chỉ nhận được phần nửa thu nhập của đàn ông.35 Tại các khu chế xuất tại Hàn Quốc và Đài Loan, lương của lao động nữ thấp hơn khoảng 10 đến 30 phần trăm so với lao động nam làm công việc tương tự. Bắt nguồn từ những quảng cáo việc làm phân loại theo giới và việc không được tiếp cận với đào tạo, phụ nữ đã bị cản trở trong việc tham gia vào các công việc yêu cầu tay nghề được trả lương cao.36

Thêm vào đó, việc đầu tư không thỏa đáng vào phúc lợi xã hội đã khiến phụ nữ phải đảm nhận trách nhiệm với một loạt các công việc chăm sóc, điều này làm gia tăng sự bất bình đẳng về giới trong phân công lao động.37 Sự khác biệt về tiền lương tồn tại ngay cả khi Hàn Quốc và Đài Loan gia nhập vào chuỗi các hoạt động giá trị cao, khi mà các ngành dịch vụ mới nổi cung cấp thêm các lựa chọn việc làm cho phụ nữ và do phụ nữ ngày càng phát triển tay nghề.38

11

phức tạp, phi tuyến tính và có thể mất nhiều năm để đạt được. Các nhà hoạch định chính sách hiệu quả cần phải có một tầm nhìn dài hạn. Họ muốn xã hội có diện mạo ra sao trong hai mươi hoặc ba mươi năm tới? Các loại hình hàng hóa và dịch vụ nào họ muốn người dân được tiếp cận? Và họ làm cách nào đẻ đảm bảo phụ nữ và đàn ông có thể tiếp cận được việc làm tử tế và đàng hoàng? Cũng như làm thế nào để các chính sách kinh tế có thể giúp đất nước của họ thích ứng với các thách thức mới như biến đổi khí hậu và sự già hóa dân số?

ActionAid tin tưởng rằng hoàn toàn có thể thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa đồng thời với việc đảm bảo tạo ra việc làm tử tế và đàng hoàng. Trong thực tế, chúng tôi tin tưởng rằng điều này có thể tạo ra một chu kì có đạo đức và sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi kinh tế và sự phát triển cơ bản trong cuộc sống của hàng triệu người trên khắp thế giới.

Học hỏi các bài học trong quá khứ về các chiến lược công nghiệp hóa thành công là cần thiết. Nhưng chúng ta cần dừng việc hỗ trợ các hình thức công nghiệp hóa bẩn mà chúng ta đã dựa vào cho đến nay. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, chúng ta phải chuyển đổi sản xuất, sử dụng các nguồn năng lượng và nguyên liệu bền vững có khả năng tái sử dụng và tái chế dễ dàng với giá thành thấp.42 Chúng ta cũng cần phải chuyển dịch khỏi việc sản xuất các mặt hàng giá rẻ và dùng một lần sang sản xuất các mặt hàng chất lượng cao và bền. Chính phủ các nước cũng cần khuyến khích đầu tư vào hàng hóa và dịch vụ có khả năng giúp đối phó với biến đổi khí hậu, bao gồm nhưng không giới hạn ở năng lượng tái tạo. Các khoản đầu tư này có tiềm năng kích thích tăng trưởng của các ngành mới có tiềm năng lợi nhuận cao.

Các công ty thành công và có lợi nhuận đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra các việc làm tử tế và được trả lương cao. Các công ty này cũng tạo ra nguồn thu thuế cho chính phủ để đầu tư vào các dịch vụ công, qua đó giúp bảo vệ và bảo tồn môi trường. Việc trả lương tử tế cho giáo viên, bác sĩ và người chăm sóc sẽ đảm bảo rằng người dân khỏe mạnh và được giáo dục tốt, cũng như đảm bảo rằng phụ nữ có thể giảm thời gian họ làm các công việc chăm sóc và việc nhà không được trả lương. Điều này sẽ cải thiện phúc lợi cũng như tăng năng suất. Bảo vệ môi trường cũng giúp cải thiện phúc lợi và bảo vệ hệ sinh thái mà các công ty phụ thuộc vào để hoạt động. Nguồn thu thuế sẽ giúp đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà ở và các dịch vụ công, giúp giảm chi phí sinh hoạt và tạo điều kiện cho phụ nữ sống cuộc sống tốt hơn với mức thu nhập của mình. Thu nhập cao hơn cho bộ

phận đáy của nền kinh tế cho phép những người còn phải tiêu dùng một cách tùng tiệm có thể tiêu dùng thêm, giúp tạo ra hiệu ứng gián tiếp đến việc tăng lượng cầu hàng hóa nội địa và cho phép người dân chi trả nhiều hơn cho các dịch vụ họ đánh giá cao. Điều này có tiềm năng tạo ra nhiều việc làm tử tế hơn.

“Phần lớn mọi người, ở mọi nơi đều phải tham gia vào các hoạt động để cải cách kinh tế và chính trị dài hạn, để giải quyết bất bình đẳng ở nhiều hình thức khác nhau và phát triển kinh tế với cách thức bền vững…Sự bất bình đẳng, không ổn định của thu nhập là sản phẩm của lựa chọn chính trị, không phải do các tác động kinh tế mà chúng ta không thể kiểm soát.” Lourdes Beneria, Günseli Berik và Maria Floro43

12

Nhiều nhà kinh tế học và hoạch định chính sách lập luận rằng quá trình tự do hóa cung cấp cho các quốc gia đang phát triển một con đường tắt đến quá trình công nghiệp hóa. Thay vì phát triển những ngành công nghiệp mới, các quốc gia đang phát triển được khuyến khích tận dụng các lợi thế so sánh tĩnh của mình – đó là các nguồn lực tài nguyên sẵn có về lao động giá rẻ hay tài nguyên thiên nhiên – để gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Về lý thuyết, bằng cách đóng vai trò như một phần của chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp các nước đang phát triển có thể học hỏi từ các doanh nghiệp khác thực hiện các hoạt động giá trị gia tăng cao hơn như thiết kế hoặc marketing. Cuối cùng, theo những lập luận này, các công ty có thể phát triển, hoặc chuyển dịch từ các hoạt động giá trị gia tăng thấp tạo ra mức lợi nhuận thấp sang phân khúc có giá trị lợi nhuận cao hơn.44 Một số nhà đầu tư nước ngoài đã có những nỗ lực đáng kể trong việc chia sẻ kĩ năng và công nghệ, đào tạo quản lí trong nước và đầu tư vào bên cung ứng. Nhân viên đã được đào tạo từ công ty con thuộc sở hữu nước ngoài có thể đem đến kiến thức, kĩ năng và cách tiếp cận mới cho các doanh nghiệp nội địa . Tuy nhiên, đáng tiếc là điều này quá hiếm khi xảy ra. Vì lợi ích của riêng mình, các công ty đa quốc gia rất hạn chế trong việc chia sẻ thông tin với công ty con và nhà cung ứng ở các quốc gia đang phát triển. Sau tất cả, các bên cung ứng có tay nghề cao có thể nâng giá bán của mình hoặc thậm chí có thể trở thành những đối thủ cạnh tranh.Kể từ năm 1960, các khách hàng đến từ Mỹ đã tìm nguồn cung ứng giày từ khu vực thung lũng Sinos, Brazil. Trong những năm 1990, các nhà cung cấp Brazil đã phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ ngành công nghiệp sản xuất giày dép Trung Quốc. Với rất nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất da giày, các nhà cung cấp này có thể lựa chọn phản ứng lại bằng cách đa dạng hóa vào các hoạt động giá trị cao hơn như thiết kế và marketing. Tuy nhiên, các khách hàng đến từ Mỹ đã không chia sẻ kinh nghiệm thiết kế và marketing với các nhà cung cấp Brazil và cũng không sẵn sàng trả các nhà cung ứng cho các dịch vụ này. Thay vào đó, các nhà cung ứng Brazil tiếp tục cung cấp những sản phẩm giày tương tự nhưng ở mức giá thấp hơn, chuyển hoạt động sản xuất sang các khu vực với chi phí lương thấp hơn. Một số doanh nghiệp tại thung lũng Sinos thành công trong việc chuyển sang các hoạt động thiết kế và marketing thì chỉ tham gia vào sản xuất cho các thị trường địa phương hoặc lân cận trong khu vực, chứ vẫn chưa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.47

Trong thực tế, việc gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu mà

không bắt đầu bằng việc hỗ trợ phát triển các ngành nghề mới có hiệu quả cao thường dẫn đến việc các quốc gia đang phát triển cuối cùng phải thực hiện các hoạt động lợi nhuận thấp hoặc tạo ra giá trị gia tăng thấp. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, một số doanh nghiệp đã chủ động lựa chọn ‘hạ cấp’ hoặc gắn bó với phân khúc có giá trị gia tăng thấp của chuỗi giá trị toàn cầu, nơi mà lợi nhuận thường thấp nhưng dễ dự báo. Nhưng điều này để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với quyền của người lao động và sự phát triển của nền kinh tế - đặc biệt khi lựa chọn này đặc trưng hóa cho cấu trúc của toàn bộ nền kinh tế. Các ngành công nghiệp như khai khoáng, nông nghiệp, dệt may, giày dép và các công việc lắp ráp hiện đang chi phối nền kinh tế của các nước đang phát triển. Do việc các nước đang phát triển cạnh tranh với nhau để cung cấp những sản phẩm rất giống nhau, hoặc dịch vụ lắp ráp ở mức giá ngày càng thấp hơn, các áp lực lại đổ dồn vào mức lương của người lao động. Do đặc trưng giá trị thấp của các công việc và các hợp đồng có thể dễ dàng dự báo, việc đầu tư nâng cao công nghệ và năng suất trở nên không có nhiều ý nghĩa.

2.1 Quyền của người lao động trong chuỗi giá trị toàn cầu

Tự do hóa thương mại đã tạo ra việc làm trong ngành sản xuất hàng hóa cho thị trường xuất khẩu, tuy nhiên những công việc này thường tập trung vào khu vực được trả lương thấp nhất và ít ổn định nhất của chuỗi giá trị toàn cầu. Sức ép đến từ những khách hàng quốc tế cùng với sự suy yếu khả năng thương lượng của người lao động đã đẩy mức lương xuống thấp và làm suy yếu các quyền lao động, đặc biệt trong các ngành dệt may và nông nghiệp thô sơ. 49

Trong khi đó, phụ nữ chiếm đa số trong lực lượng lao động làm việc tại các ngành cần nhiều công nhân như dệt may, giày dép và nông nghiệp thô sơ. Các định kiến văn hóa được nhấn mạnh tại nơi làm việc: lao động nữ được ưa chuộng vì họ thường được coi là dễ sai khiến và dễ bị đàn áp trong trường hợp xảy ra tranh chấp. 50 Những hành vi đối xử bất công có nguyên nhân giới sâu xa này đồng nghĩa với việc người sử dụng lao động có thể trả lương cho lao động nữ ít hơn so với lao động nam làm cùng công việc, và ít hơn nhiều so với giá trị lao động của họ.

Mức lương thấp được biện minh bằng cách định nghĩa

2. Người lao động và lợi nhuận trong chuỗi giá trị toàn cầu: Bài học từ Bangladesh

13

sự khéo tay và khả năng làm việc tỉ mỉ như các kĩ năng ‘tự nhiên’ mà phụ nữ có, chứ không phải là các kĩ năng đòi hỏi được học tập và đào tạo. Một số nhà phân tích gọi đây là “lợi thế so sánh các bất lợi của phụ nữ”.51 Sự đơn điệu của các công việc sản xuất dây chuyền làm giảm tay nghề của lao động nữ, khiến họ mất đi các kĩ năng có thế chuyển đổi và làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng kinh tế cho phụ nữ.52

Do chi phí sinh hoạt tăng cao cùng với việc người lao động đình công đòi tăng lương tại Trung Quốc và một số nơi khác tại Châu Á, nhiều nhà phân tích đã gợi ý rằng Châu Phi nên hoan nghênh các doanh nghiệp đang tìm cách chuyển địa điểm hoạt động đến các khu vực mà họ có thể trả lương thấp hơn.53 Nhưng quá trình công nghiệp hóa không được phép và không nhất thiết dựa trên sự lam dụng phụ nữ và đàn ông sống trong cảnh nghèo khó. Đối với các thị trường mới nổi và tại các quốc gia đang phát triển, IMF nhận thấy rằng sự linh hoạt của thị trường lao động là nhân tố quan trọng dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng, và chịu trách nhiệm cho hai phần ba trong mức điểm trung bình phần trăm gia tăng của hệ số Gini từ năm 1980 đến 2015. Do sự suy yếu của các quy định thị trường lao động, top 10 phần trăm người giàu nhất đã trở nên giàu hơn. 54

Điều này có những tác động sâu xa hơn những tác động

mà bất bình đẳng thu nhập tạo ra. Bất chấp việc giá cả có giảm xuống, việc chuyển đổi nguyên liệu thô sang các sản phẩm dùng được và cung cấp các dịch vụ có giá trị đều cần chi phí. Người dân sống trong nghèo khó buộc phải trợ giá cho các hoạt động sản xuất này, bằng cách lao động nhiều thời gian hơn với các công việc không trả họ tiền lương đủ sống, làm tổn hại sức khỏe và suy yếu phẩm giá của người lao động trong quá trình thương lượng. Phụ nữ cũng buộc phải trợ giá cho việc sản xuất này khi họ chỉ được trả công thấp hơn nhiều so với lao động nam làm cùng một công việc tương tự, và điều này làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng giới bên ngoài nơi làm việc. Nếu các doanh nghiệp cùng lúc hoạt động ở cả lĩnh vực lợi nhuận thấp và cao, lợi nhuận đến từ một lĩnh vực – ví dụ thiết kế và marketing - có thể hỗ trợ để tăng tiền lương trả cho công nhân làm việc tại khu vực sản xuất. Và nếu có một loạt các doanh nghiệp – một số hoạt động tại các lĩnh vực lợi nhuận cao, số khác tại lĩnh vực lợi nhuận thấp hơn – thì ở mỗi nước, nguồn thu thuế đóng góp từ các hoạt động lợi nhuận cao có thể trợ cấp cho các hoạt động thanh tra lao động và các chương trình bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, khi mà tổng thể nền kinh tế bị đặc trưng hóa bởi các hoạt động giá trị thấp với tỉ lệ lợi nhuận nhỏ, và khi nền kinh tế phải cạnh tranh với các quốc gia khác cũng cung cấp các mặt hàng tương tự với giá thấp hơn, triển vọng để cải thiện quyền của người lao động là không sáng sủa.

Shilpy, một nhà lãnh đạo nữ giới từng tham gia

vào chương trình đào tạo của ActionAid.Ảnh: Nicola Bailey/ActionAid

14

Hỗ trợ công nhân ngành dệt may tại BangladeshSự phát triển của ngành dệt may đã mang đến một số lợi ích cho phụ nữ Bangladesh, trao cho họ nhiều cơ hội mới, sự tự chủ và tự do. Tuy nhiên những lợi ích này không thể bù đắp cho những bóc lột đặc hữu của ngành công nghiệp này mà lao động nữ phải chịu đựng.

Vào tháng Chín năm 2015, công nhân dệt may ở Dhaka trao đổi với ActionAid rằng việc làm đang trở nên khan hiếm và người sử dụng lao động tuyển dụng theo quyết định riêng của họ, thường dựa trên cơ sở tuổi tác và ngoại hình. Trái ngược hẳn với việc cung cấp việc làm đảm bảo và cơ hội thăng tiến, các nhà máy dệt may chỉ cung cấp cho lao động nữ trẻ những công việc chỉ kéo dài từ 10 đến 15 năm trong cuộc đời họ.

Trong khi công nhân dệt may xác nhận với chúng tôi rằng họ chỉ được trả lương ở mức tối thiểu, họ cũng trao đổi rằng người sử dụng lao động bù đắp cho các khoản chi phí gia tăng bằng cách cắt giảm người giúp việc tại nhà máy. Điều này đông nghĩa với việc công nhân giờ đây phải làm nhiều việc hơn trong cùng một khoảng thời gian, và thông thường họ sẽ phải làm việc lâu hơn.

Chị Shiply bỏ học khi lên tám tuổi và làm việc cùng bố mẹ tại một trong nhiều nhà máy dệt may tại Bangladesh khi chỉ mới 12 tuổi. Trước khi được trang bị kiến thức về quyền của người lao động, chị nói điều kiện tại nhà máy trước kia tồi tệ hơn nhiều.

" Công nhân dệt may không bao giờ được tôn trọng trong xã hội chúng tôi. Nếu chủ nhà máy biết rằng công nhân không nhận thức được các quyền lợi của mình, họ sẽ cố gắng lợi dụng điều đó. Chúng tôi thường phải làm việc 14 đến 15 tiếng một ngày, không có ngày nghỉ, và tiền lương thường xuyên bị trả chậm đến cả tháng."

Chị Shilpy sau đó tham gia “Café Vì quyền của người lao động” do ActionAid hộ trợ thành lập. Được đặt cạnh các nhà máy, những nhóm hoạt động này do chính người lao động dẫn dắt, giúp phụ nữ hiểu về quyền của họ và tham gia vào vận động chính phủ cải thiện điều kiện làm việc của chính mình." Chúng tôi trao đổi và phổ biến thông tin cả ở quán Café và ngay cả trong

nhà máy. Giờ đây, các nhà máy không thể trì hoãn trả lương cho chúng tôi nữa và chúng tôi cũng nhận đc số lương chính xác cho thời gian chúng tôi làm việc ngoài giờ. Họ biết rằng bây giờ người công nhân biết cách tính toán họ nợ chúng tôi bao nhiêu".

ActionAid cũng hỗ trợ những người đấu tranh cho quyền lợi người lao động tại Bangladesh. Shameema đã hỗ trợ công nhân dệt may thỏa thuận để nhận được những điều kiện lao động tốt hơn trong vòng hơn 22 năm qua. Trước khi trở thành một người lãnh đạo trong lĩnh vực lao động, cô cũng làm việc tại một nhà máy dệt may. Lãnh đạo của nhà máy đã không đáp ứng những khiếu nại về điều kiện làm việc và trả lương chậm trễ hoặc trả thiếu, điều này dẫn đến việc Shameema và nhiều công nhân khác đã huy động công nhân ở nhà máy khác và sinh viên cùng vận động để cải thiện tình hình.

Ban lãnh đạo sau đó đồng ý với một số yêu cầu của họ, nhưng do tham gia biểu tình nên Shameema bị sa thải. Đây là một chuyện thường gặp đối với nhiều phụ nữ. Những người dám lên tiếng thường phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải, bị nêu tên và bôi nhọ một cách công khai. Hình ảnh của họ bị dán bên ngoài các nhà máy và lưu truyền trên các mạng xã hội, khiến cho họ không thể tìm được việc làm ở nơi khác. Những lao động nữ còn bị quản lý đe dọa buộc phải giữ im lặng với các cáo buộc về xâm hại tình dục. Ban quản lí nói rằng nếu họ báo cáo lại các vụ việc, nhà máy có thể bị đóng cửa và phụ nữ sẽ mất việc làm.

Shameema tiếp tục làm việc với công nhân dệt may và cô trao đổi rằng, mặc dù đã có một số cải thiện do sức ép từ quốc tế, vẫn còn rất nhiều việc phải đấu tranh. Sức ép từ những công ty đa quốc gia và khách hàng quốc tế yêu cầu các nhà cung ứng Bangladesh cung cấp hàng may mặc giá rẻ, nhanh chóng và linh hoạt khiến cho việc cải thiện điều kiện lao động và nâng mức lương rất khó thực hiện. Nếu các công ty tăng giá bán, người mua sẽ rất có thể thay đổi các hợp đồng cung ứng, và mua hàng từ nhà cung cấp ở những nơi khác.

15

2.2 Lắng nghe từ phía doanh nghiệp Bangladesh55

Thực tế có vẻ như một nước xuất khẩu hàng dệt may như Bangladesh đang đứng trên nấc thang đầu tiên trong quá trình công nghiệp hóa, sẵn sàng chuyển dịch sang các hoạt động có giá trị cao hơn. Mặc dù vậy, giá trị được tạo ra bởi ngành sản xuất chỉ dao động quanh mức 17% tổng GDP, dù cho đã có những tham vọng gia tăng tỉ lệ này.Hàng dệt may chiếm 80% giá trị xuất khẩu của Bangladesh. Với sự quan tâm mà ngành dệt may nhận được từ những nhà tài trợ và truyền thông quốc tế, sẽ dễ hiểu nếu bạn cho rằng ngành này đang sử dụng một lực lượng lao động lớn trong quy mô dân số. Tuy nhiên, thực tế ngành công nghiệp này chỉ tạo ra 4 triệu việc làm cho công nhân trong tổng dân số 159 triệu người . Ít hơn hai trong mười phụ nữ Bangladesh trẻ có việc làm. Ở Bangladesh, dân số trong độ tuổi lao động tăng trưởng với tốc độ hơn 2 triệu người một năm trong vòng hai thập kỉ vừa qua và được dự báo sẽ tăng ở mức 2,2 triệu người một năm trong thập kỉ tiếp theo. Việc làm chính thức được tạo ra chỉ ở mức trung bình 200.000 việc một năm trong thập kỷ qua. Ngành dệt may nhận được một loạt những ưu đãi thuế mà không ngành công nghiệp nào khác được tiếp cận và ngành này cũng được hưởng nhiều gói hỗ trợ xuất khẩu lớn . Một số doanh nghiệp thành công trong việc nâng cấp lên các hoạt động giá trị cao như thiết kế. Tuy nhiên, sự thành công của ngành dệt may đã không đem lại các hiệu ứng lan tỏa trong cả nền kinh tế. Một số ngành công nghiệp khác đang phải vất vả để phát triển mà không có sự hỗ trợ của chính phủ. Khi ActionAid Bangladesh được mời tham gia vào quá trình xây dựng Kế hoạch năm năm và Chính sách Công nghiệp mới của quốc gia này, chúng tôi đã có cơ hội phối hợp những ý kiến từ phía các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như ý kiến của các đối tác xã hội dân sự. Hai ngành công nghiệp, là ngành kĩ thuật và điện tử, bắt đầu nổi lên như là những ứng cử viên giúp đất nước đa dạng hóa vào các hoạt động giá trị cao hơn trong khi cũng tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cho các phân khúc khác trong nền kinh tế, thông qua việc nhập nguyên liệu cho mình và cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp khác.Mặc dù không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào từ chính phủ, ngành kĩ thuật đã thành công trong việc đáp ứng được hầu hết, nếu không phải là tất cả, các nhu cầu của ngành công nghiệp nội địa: nếu được

nhận hỗ trợ, nó có thể trở nên cạnh tranh và giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu một cách nhanh hơn. Dù chủ yếu dựa trên các hoạt động lắp ráp và phải đối mặt với canh tranh gay gắt chủ yếu đến từ Trung Quốc, ngành điện tử đã thành công trong việc cung ứng cho thị trường nội địa với những sản phẩm giá cả phải chăng và tạo việc làm cần tay nghề cũng như việc làm cho lao động phổ thông tại Bangladesh. Tháng Chín năm 2015, chúng tôi đã phỏng vấn những nhà quản lí doanh nghiệp trong những ngành công nghiệp mới nổi này để hiểu những mối quan tâm và thách thức mà họ phải đối mặt. "Mỗi năm tại Bangladesh có khoảng 1 đến 1.5 triệu sinh viên mới tốt nghiệp và bị thất nghiệp…Tôi muốn biết liệu chính sách công nghiệp mới có đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra được lực lượng lao động có tay nghề không” – Đại diện doanh nghiệp tại hội thảo ActionAid. Chủ sở hữu của một công ty nhựa trao đổi với chúng tôi rằng chính phủ đang trợ cấp cho một kế hoạch đào tạo thực tập sinh trẻ. Tuy nhiên việc đào tạo kĩ năng cho người lao động cần thời gian và những thực tập sinh trẻ trong ngành kĩ thuật thường bắt đầu với mức lương tương đối thấp. Người chủ này cũng cho chúng tôi biết rằng đa số những người trẻ, và bố mẹ của họ mong muốn ngay lập tức được trả mức lương tốt hơn, vì vậy họ làm những công việc trong ngành dệt may hoặc dịch vụ, thay vì theo các khóa đào tạo cho các công việc tay nghề cao sẽ đảm bảo được mức lương cao trong dài hạn. Theo giám đốc của một tổ chức nghiên cứu mà chúng tôi trao đổi, trong khi chính phủ cung cấp một gói trợ cấp để tìm nguồn cung ứng nội địa cho phụ tùng xe máy, có đến hơn 93 phần trăm phụ tùng lại được nhập khẩu từ Trung Quốc. Các doanh nghiệp Bangladesh chỉ sản xuất bảy loại phụ tùng xe máy trong số ba nghìn loại phụ tùng có thể sản xuất. Ngoài ra còn có một tư tưởng luôn cho rằng ‘nước ngoài là số một’. Đôi khi chất lượng của các phụ tùng nhập khẩu là cao hơn, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Giám đốc của một doanh nghiệp lắp ráp màn hình vô tuyến nói với chúng tôi rằng các loại phụ tùng nhập từ Trung Quốc có chất lượng thấp hơn so với phụ tùng được cung cấp sang các thị trường khác. Ví dụ, nhiều loại ống đèn hình họ nhập khẩu mặc dù được chào bán là hàng mới nhưng thực chất là đồ cũ. Vậy nếu không chỉ phụ thuộc vào chuỗi giá trị toàn cầu, làm cách nào để chính phủ Bangladesh có thể hỗ trợ những ngành này và đảm bảo rằng chính phủ đồng thời cũng sẽ tạo ra các việc làm đàng hoàng và tử tế?

16

Hỗ trợ tham vọng và tầm nhìn của thế hệ doanh nhân trẻPial (17 tuổi), một sinh viên đến từ Khu ổ chuột Đô thị Sutrapur-Ghuntighor ở Dhaka, là một trong những người tham gia vào hội thảo của ActionAid hỗ trợ thanh niên tự đưa ra các giải pháp cho nạn thất nghiệp.58

“Ước mơ của tôi là có thể làm được điều gì đó có lợi cho bản thân tôi cũng như cho cả xã hội.“Do điện thoại di động đang là một phần thiết yếu của cuộc sống mọi người, tôi muốn được tham gia vào ngành công nghiệp đang nở rộ này.

“Đáng tiếc là rất nhiều linh kiện điện tử và vi điện tử lại không có sẵn tại thị trường nội địa. Tôi muốn sản xuất những linh kiện như thế tại đây - ở Bangladesh.“Bằng cách này chúng tôi sẽ không cần phải nhập linh kiện điện thoại hoặc phần mềm từ nước ngoài nữa. Chúng tôi sẽ có thể là nhà cung cấp duy nhất linh kiện và phần mềm điện thoại tại Bangladesh”

Pial (đứng bên phải) cùng với đại biểu thanh niên tham dự cuộc thi sáng chế được tổ chức tại Dhaka, Bangladesh.Ảnh: Nicola Bailey/ActionAid

17

Trong giai đoạn những năm 1960 và 1970, rất nhiều chính phủ trên thế giới đã tích cực can thiệp vào nền kinh tế để khuyến khích công nghiệp hóa. Thay vì dựa hoàn toàn vào lợi thế so sánh tĩnh, hoặc là những nguồn tài nguyên có sẵn, các quốc gia công nghiệp hóa thành công đã tận dụng những lợi thế so sánh động, hay có thể hiểu là những tiềm năng họ có thể phát triển. Tương tự như những doanh nhân hàng đầu, rất nhiều chiến lược của các quốc gia này thất bại, nhưng các chiến lược một khi đã thành công thì sẽ thúc đẩy chuyển đổi kinh tế rất nhanh chóng. " Năm 1958, một quốc gia Đông Á đã cố gắng xuất khẩu phân khúc ô tô khách vào thị trường Hoa Kỳ. Khi đó , nỗ lực này đã thất bại hoàn toàn. Rất nhiều nhà kinh tế học nhận định rằng quốc gia này nên tiếp tục tập trung vào xuất khẩu lụa, ngành công nghiệp mà họ nói quốc gia này có ‘lợi thế so sánh’. Tuy nhiên, quốc gia này đã bỏ qua lời khuyên nói trên và tiếp tục đầu tư bằng ngân sách nhà nước vào công ty và vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, đồng thời hạn chế nhập khẩu xe ô tô nước ngoài. Quốc gia đó là Nhật Bản, và công ty đó là Toyota.” Jubilee Debt Campaign 59

Quá trình thực hiện các chính sách công nghiệp là một quá trình học hỏi. Các chính phủ làm việc với một loạt các chuyên gia – kĩ sư, nhà quản lí, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư – để xác định và đối phó với những thách thức và trở ngại đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp mới . Họ cân bằng những khoản đầu tư mạo hiểm vào các ngành sản xuất mới nổi cần nhiều vốn đầu tư với các khoản hỗ trợ cho các ngành công nghiệp và lĩnh vực mà họ có thể dựa vào để cung cấp việc làm và thu lợi từ xuất khẩu. Các nhà phê bình đã đúng khi chỉ ra rằng một số trong những nỗ lực này không thành công, và họ đề cập đến những hậu quả của chính sách công nghiệp ở một số quốc gia tại Nam Mỹ và khu vực châu Phi cận Sahara. Cụ thể, chính sách thay thế nhập khẩu nhận nhiều chỉ trích: đó là các biện pháp được đưa ra để ngăn chặn nhập khẩu các sản phẩm mà chính phủ đã khuyến khích các doanh nghiệp nội địa sản xuất . Tuy nhiên, việc chối bỏ chính sách thay thế nhập khẩu trên quy mô lớn đã không được hiểu đúng. Hầu hết tất cả các quốc gia đã công nghiệp hóa, bao gồm cả các quốc gia công nghiệp hóa thành công nhất, đều bắt đầu quá trình bằng cách hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng chế tạo, đồng thời phân bổ trợ cấp

cho các ngành công nghiệp mới nổi62. Ngay cả các quốc gia ủng hộ tối đa việc tự do hóa và bãi bỏ quy định hiện nay cũng đã từng thực hiện chính sách bảo vệ và hỗ trợ các ngành công nghiệp mới nổi. Nước Anh đã duy trì một mức thuế nhập khẩu cao trong các ngành công nghiệp sản xuất đến tận cuối những năm 1820. Trong khoảng từ năm 1816 đến khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có mức thuế trung bình đánh vào hàng nhập khẩu cao nhất thế giới. Các quốc gia Châu Âu khác thì cung cấp cho các ngành công nghiệp mới nổi các khoản trợ cấp, đầu tư vốn và các lợi ích độc quyền, cũng như đầu tư vào nghiên cứu và công nghệ . Chính phủ Hoa Kì hiện vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào các công ty và các sản phẩm cụ thể cũng như nghiên cứu và phát triển ngành dầu khí . Vậy điều khác biệt giữa các quốc gia công nghiệp hóa thành công và không thành công là gì?

3.1 Vừa kỉ luật vừa bảo vệ cộng đồng doanh nghiệp

Alice Amsden đã dành nhiều thập kỉ kết hợp lý thuyết, phân tích định lượng và nghiên cứu thực địa nghiêm túc tại Đông Á: bà lập luận rằng các nước công nghiệp hóa thành công sử dụng các chính sách thay thế nhập khẩu, nhưng cũng hỗ trợ có điều kiện đối với các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn hoạt động hướng đến kết quả. Bà gọi đây là “cơ chế kiểm soát đối ứng” và bà lập luận rằng đây là nhân tố chủ chốt trong quá trình công nghiệp hóa thành công tại Đông Á. "Cơ chế kiểm soát đối ứng…chuyển đổi sự không hiệu quả và nạn nhận hối lộ gắn liền với các biện pháp can thiệp của chính phủ sang các tập quán tốt” Alice Amsden65

Các doanh nghiệp nhận được hỗ trợ bị bắt buộc phải cải tiến quy trình sản xuất của mình. Các tiêu chuẩn hoạt động bao gồm các mục tiêu xuất khẩu, yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa, tỉ lệ nợ trên vốn cổ phần và một số tiêu chí khác. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu này, họ sẽ không nhận được các khoản trợ cấp66 Giải quyết các vấn đề bất bình đằng là một yếu tố quan trọng trong việc liệu chính phủ có tạo được ảnh hưởng cần thiết đối với giới thượng lưu trong nước để thực hiện quá trình công nghiệp hóa hay không. Ở Châu Á, việc phân bố tương

3. Công nghiệp hóa trong quá khứ: Các nhân tố thành công

18

đối bình đẳng về quyền sử dụng đất đã khiến các cá nhân giàu có đầu tư vào các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận thay vì đầu tư vào đất đai. Tuy nhiên tại Nam Mỹ, giới thượng lưu có thể tạo ra nguồn thu tiền cho thuê đất nhờ vào việc họ sở hữu những vùng đất rộng lớn, điều này khiến họ có thể tránh khỏi rủi ro khi đầu tư vào các ngành công nghiệp. Tại nơi mức độ bất bình đẳng cao, chính phủ có xu hướng sử dụng những khoản trợ cấp để ngăn chặn tình trạng bất ổn xã hội, hơn là được sử dụng một cách cẩn thận để hỗ trợ các ngành công nghiệp hoạt động tốt. Cả hai hình thức bất bình đẳng này khiến chính phủ gặp khó khăn trong việc áp đặt các yêu cầu năng lực đối với các nhà đầu tư.69

Việc nghiên cứu các chiến lược công nghiệp hóa thành công của Hàn Quốc và Đài Loan cho chúng ta thấy cách thức cơ chế kiểm soát đối ứng vận hành trong thực tế. Con đường công nghiệp hóa của các quốc gia này cũng có những mặt tối, liên quan đến sự đàn áp các công đoàn, mức lương thấp và các hoạt động hủy hoại môi trường.70 Tuy nhiên, các bài học kinh nghiệm vẫn có thể được rút ra từ những gì các quốc gia này đạt được. Quá trình công nghiệp hóa của Hàn Quốc được dẫn dắt bởi những ‘nhà lãnh đạo quốc gia’, hoặc bởi các doanh nghiệp lớn với các quyền lợi gần như độc quyền. Từ những năm 1960, Hàn Quốc đã bảo vệ ngành dệt may và sau đó là các ngành công nghiệp nặng khỏi sự cạnh tranh bằng các áp

Tại nhà máy kim khí Hasnam chuyên sản xuất vòi phun và van nước, ông Kim H.C, Tư vấn Kỹ thuật của Ngân hàng Công nghiệp vừa, đang bàn luận về sản phẩm của nhà máy với kỹ sư trưởng (1969).Ảnh: Liên Hợp Quốc.

Các nhà kinh tế học nữ cam đảmTrong lĩnh vực nghiên cứu chính sách công nghiệp cũng như trong ngành kinh tế học nói chung, các công trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu nam giới luôn nhận được nhiều sự chú ý hơn so với các đồng nghiệp nữ của họ67. Với việc cung cấp cơ sở cho nhiều nghiên cứu khác về chính sách công nghiệp trong những năm tiếp theo và dẫn tới sự công nhận về tầm quan trọng của chính sách này tại các nước Đông Á, chúng tôi cho rằng nghiên cứu của Alice Amsden cần nhận được nhiều sự chú ý hơn."Đến Goliath cũng không thể làm [Amsden] sợ hãi, đó là do chính bản thân bà làm nhiều người khác phải kính nể - đặc biệt là các đồng nghiệp nam giới của bà là những nhà kinh tế học không bao giờ nghi ngờ những lí thuyết của mình, không bao giờ nghiên cứu lịch sử ngành kinh tế hay lịch sử tư tưởng, cũng như không bao giờ tiến hành nghiên cứu thực địa để thăm các nhà máy và nông dân ở các quốc gia mà chúng ta thường cho là họ cũng biết chút ít.”

Kevin Gallagher 68

19

dụng thuế nhập khẩu, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, tín dụng và một số biện pháp khác. Các biện pháp kiểm soát giá cả được sử dụng để kiểm chế sức mạnh độc quyền và các biện pháp kiểm soát nguồn vốn khắc nghiệt đóng vai trò quan trọng ngăn chặn tình trạng rút vốn đầu tư ồ ạt. Các khoản trợ cấp được cung cấp trên cơ sở năng lực, đặc biệt là đối với các mục tiêu xuất khẩu. Các mục tiêu xuất khẩu được thống nhất tại các cuộc họp hàng tháng giữa chính phủ và doanh nghiệp, trong đó có sự tham dự của tổng thống – các cuộc họp này giúp các quan chức hiểu và giải quyết được những vấn đề hạn chế doanh nghiệp xuất khẩu nhiều hơn. Đại diện của các ngân hàng phát triển Hàn Quốc đến thăm các doanh nghiệp và trực tiếp tham dự cùng kĩ sư ngay tại nhà xưởng, để giúp đỡ và khuyến khích họ nâng cao chất lượng và năng lực sản xuất của họ. Các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của ưu đãi trên cơ sở năng lực sẽ nhận được nhiều hỗ trợ hơn. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp được lựa chọn thể hiện năng lực yếu kém thì trợ cấp sẽ được ngừng cấp cho họ. Nếu doanh nghiệp phá sản, nhà nước sẽ từ chối không cung cấp gói cứu trợ.71

Ngành sản xuất chế tạo Đài Loan được cấu thành từ nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn làm việc cùng nhau và cùng với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự thành công được xây dựng trên mối liên kết mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp nội địa và các nhà đầu tư nước ngoài – những người có khả năng tận dụng lợi thế của cơ hội xuất khẩu đến từ thương mại quốc tế. 150 kỹ sư của Cục Phát triển Công nghiệp Đài Loan đã làm việc chặt chẽ với các doanh nghiệp nội địa để giúp họ cải thiện chất lượng và giảm giá thành sản phẩm của mình. Tuy nhiên, họ cũng đồng thời làm việc để khuyến khích các nhà đầu tư tìm nguồn cung ứng nguyên liệu từ Đài Loan. Ví dụ, Cục này cũng đã hợp tác với hội đồng các nhà đầu tư nước ngoài để đảm bảo rằng việc công ty con của Phillips tại Đài Loan nhập khẩu thủy tinh để sản xuất TV bị hoãn lại. Điều này tạo ra những bất tiện đủ để công ty Phillips phải chủ động tìm kiếm các nguồn cung ứng tiềm năng tại thị trường nội địa, từ đó cho phép các doanh nghiệp Đài Loan đủ sự tự tin cần thiết để đầu tư vào cải thiện quá trình sản xuất. Sau khi hai doanh nghiệp Đài Loan cho thấy khả năng cung cấp thủy tinh chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, công ty Phillips sau đó đã ngừng nhập khẩu và thay vào đó tìm nguồn cung ứng từ các doanh nghiệp này.72

3.2 Xây dựng trên cơ sở công nghệ sẵn cóTất nhiên, để nâng cao hiệu quả và chất lượng của quá trình sản xuất của mình, các doanh nghiệp cần tiếp cận được với công nghệ và kiến thức. Trong một số trường hợp, dù vô tình hay được thiết kế có chủ ý, công nghệ được phát triển dựa trên một khám phá thực sự mới – thường có sự đầu tư đáng kể từ phía chính phủ. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp, doanh nghiệp sử dụng và thích ứng với các công nghệ có sẵn và xây dựng dựa trên những gì đã có sẵn để tạo ra những thứ mới. Một trong những dấu mốc quan trọng trong sự thành

công của chính sách công nghiệp nằm ở việc liệu doanh nghiệp có khả năng học hỏi và sáng tạo sử dụng nền tảng của các công nghệ sẵn có hay không. Argentina và Mexico trước đây đã nhận được mức đầu tư nước ngoài tương đối cao. Về lý thuyết, những nhà đầu tư nước ngoài này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ kĩ năng và các công nghệ mới với doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, trong thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài hầu như không đầu tư gì cho khoa học và công nghệ. Thay vào đó, các nhà đầu tư “lấn lướt” các doanh nghiệp nội địa đáng lẽ sẽ thực hiện các khoản đầu tư như vậy, buộc các doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh thấp hơn này đứng trước nguy cơ phá sản.73 Một nghiên cứu về ngành công nghiệp dệt may tại Mauritius và Bangladesh vào những nằm 1980 cũng có kết luận tương tự: “chỉ có một vài trong số 15 doanh nghiệp đa quốc gia được khảo sát có hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa tiếp thu công nghệ mới”. 74

Ngược lại, các nền kinh tế Đông Á thành công lựa chọn việc đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực mới và mạo hiểm, học hỏi và xây dựng dựa trên các công nghệ có sẵn để thành lập những ngành công nghiệp hiện đại. Thay vì dựa hoàn toàn vào các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp mua lại công nghệ hoặc cố gắng tìm hiểu cách thức chúng vận hành và sao chép lại – điều này được gọi là “nguyên lí sao chép công nghệ”. Việc tiếp cận được với công nghệ chỉ là một phần của công thức – các doanh nghiệp cũng cần học cách sử dụng chúng. Việc công nghệ ngày càng trở nên hiện đại cũng đòi hỏi tay nghề kĩ năng cao hơn. Vì vậy, việc đầu tư vào các kĩ năng, như quy hoạch dự án, quản trị cũng như kĩ năng cơ khí kĩ thuật là rất quan trọng. Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan, chính phủ các nước này đã xúc tiến quá trình phát triển của công nghệ mới bằng việc đưa ra các yêu cầu và ưu đãi cho các doanh nghiệp được sở hữu hoặc đầu tư nội địa thực hiện đầu tư vào nghiên cứu và phát triển75.

3.3 Thực hiện các bước đi dài hạn để đạt được kết quảĐể quá trình công nghiệp hóa thành công, các chính phủ và doanh nghiệp cần một môi trường thuận lợi cho quá trình học hỏi kiến thức – một môi trường cho phép được thử nghiệm và mắc sai lầm. Một số quốc gia cần thực hiện quá trình học hỏi nhiều hơn một số quốc gia khác. Các quốc gia công nghiệp hóa thành công tại Đông Á đã từng có một nền tảng vững chắc với các kinh nghiệm sản xuất để phát triển và một lịch sử lâu dài về thương mại khu vực đối với các hàng hóa sản xuất. Ngược lại, lịch sử thuộc địa tại Châu Phi đã để lại phía sau một châu lục không có kinh nghiệm sản xuất. Trong những năm 1960 và 1970, các quốc gia Châu Phi mới giành độc lập đã có những nỗ lực đáng kể để bù đắp cho khoảng thời gian đã mất. Rõ ràng rằng các cơ quan chính phủ mới thành lập của họ vẫn còn nhiều điều phải học hỏi76. Tuy nhiên, bất chấp sự thiếu hụt kinh

20

nghiệm sản xuất và lập kế hoạch, đi kèm một hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém của lục địa này, các ngành công nghiệp sản xuất mới đã bắt đầu nhen nhóm xuất hiện.Nền công nghiệp này vẫn còn tương đối yếu và yêu cầu mức độ hỗ trợ đáng kể. Tại nhiều quốc gia, giai đoạn công nghiệp hóa bị gián đoạn bởi các bất ổn và xung đột chính trị. Mặc dù vậy, với vốn thời gian nhiều hơn dành cho các bộ máy chính phủ để có thể xây dựng chuyên môn và để thử nghiệm các chính sách khác nhau, cũng như nhiều thời gian hơn cho các ngành công nghiệp non trẻ cải thiện qui trình sản xuất, một nền sản xuất chế tạo vững mạnh đáng lẽ ra đã có thể phát triển. Tuy nhiên, việc áp dụng các chính sách điều chỉnh cơ cấu trong những năm 1980 đồng nghĩa với việc các khoản hộ trợ đột nhiên bị thu hồi; nhiều doanh nghiệp nội địa đã không thể tồn tại dưới sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và sự tiếp cận tốt hơn với nguồn tài chính. Các khoản thuế nhập khẩu của khu vực OECD đánh lên hàng hóa sản xuất thành phẩm cao hơn nhiều so với thuế lên nguyên liệu thô, điều này làm nản lòng các doanh nghiệp xuất khẩu từ Châu Phi thâm nhập vào chuỗi các hoạt động có giá trị cao hơn. Điều này cũng đã để lại những tác động nghiêm trọng đối với người lao động. Trong thập kỉ vừa qua, khu vực châu Phi cận Sahara đã chứng kiến mức tăng trưởng nhanh chóng, tuy nhiên chủ yếu do giá cả hàng hóa tăng cao. Giới thượng lưu giàu có nhận ra lợi ích từ sự phát triển, nhưng những lợi ích này không được san sẻ xuống phần còn lại của dân số. Tại nhiều quốc gia, đa số lực lượng lao động bị ép làm việc tại các khu vực nông nghiệp năng suất thấp hoặc khu vực không chính thức - thực chất để che giấu vấn nạn thất nghiệp nhiều hơn là để tạo ra việc làm77.Bất chấp quá trình phi công nghiệp hóa xảy ra tại lục địa này, ở đây vẫn còn tồn tại một nền tảng kinh nghiệm để có thể dựa vào. Ở Kenya, từ năm 1990 đến năm 2007, hầu như không có việc làm mới nào được tạo ra ở khu vực sản xuất chính thức. Nhưng cũng trong khoảng thời gian này, số lượng việc làm ở khu vực sản xuất phi chính thức tăng từ hơn 300,000 đến gần 1,6 triệu việc làm. Kenya không phải là trường hợp duy nhất: thống kê tại Nigeria chỉ ra rằng một nửa trong số 11 phần trăm dân số tham gia vào các công việc sản xuất tại khu vực phi chính thức.78

"Chúng tôi cần nhiều việc làm tốt [tại Châu Phi] và chúng tôi chỉ có thể làm được điều đó bằng cách quay trở lại chuỗi giá trị, các liên kết và ngành sản xuất…Để tạo việc làm cho thanh niên, chúng tôi cũng cần phải trông chờ vào ngành sản xuất.”

Ngozi aOkonjo-Iweala, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Nigeria79

3.4 Tầm quan trọng của nông nghiệpKhông một quốc gia nào thành công trong quá trình công nghiệp hóa mà không đầu tư vào tăng năng suất nông nghiệp. Tăng năng suất ngành nông nghiệp thường làm giảm số lượng lao động làm việc tại trang trại, giúp giải phóng họ để có thể làm việc tại các nhà máy mới thành lập. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho người dân thành thị và nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp. Thặng dư nông nghiệp giúp tăng thu nhập nông thôn, từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng cho hàng hóa mới.80

Phát triển một ngành chế biến nông sản thường là nấc thang đầu tiên tiến đến công nghiệp hóa, giúp gia tăng giá trị đáng kể so với việc xuất khẩu hàng hóa thô.81 Điều này giúp thúc đẩy tiềm năng phát triển của khu vực kinh tế phi nông nghiệp, tạo ra việc làm ở gần những nơi người dân nghèo sinh sống. Bằng cách kiểm soát giá thực phẩm, lạm phát cũng sẽ được hạn chế, từ đó cho phép tiền lương tại các nhà máy ở mức tương đối thấp. Điều này cũng liên kết nền kinh tế nông thôn với nền kinh tế công nghiệp, giúp tạo điều kiện phân bổ lợi ích từ quá trình công nghiệp hóa một cách công bằng hơn. Đầu tư vào nông nghiệp cũng đảm bảo rằng quá trình công nghiệp hóa diễn ra một cách công bằng: việc theo đuổi sự phát triển công nghiệp mà không đầu tư vào nông nghiệp sẽ mang đến rủi ro trong việc đẩy người dân mắc kẹt trong nghèo đói.82 Khoảng hai phần ba người dân nghèo sống ở khu vực nông thôn, và ngành nông nghiệp cung cấp việc làm cho khoảng 1.3 tỉ hộ nông dân ít đất và người lao động không có đất.83 Sự phát triển nông nghiệp cũng giúp đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo, cao hơn từ hai đến năm lần so với sự phát triển trong ngành sản xuất và dịch vụ.84 Quá trình công nghiệp hóa nông thôn trên diện rộng tại Đài Loan và Trung Quốc cũng có liên kết chặt chẽ với việc tái phân bổ và cải cách đất đai.85

Tuy nhiên, đáng tiếc là sự thờ ơ đối với ngành nông nghiệp đã trở thành đặc trưng của sự phát triển kinh tế tại nhiều khu vưc ở Nam Á86 và Nam Mỹ, cũng như tại khu vực châu Phi cận Sahara.87

21

Hỗ trợ ngành chế biến nông sản tại Uganda

Tại Uganda, ActionAid đang hỗ trợ phụ nữ nông dân chuyển sang các hoạt động chế biến nông sản quy mô nhỏ. Irene Cheptoek là thành viên của một nhóm 120 phụ nữ can đảm, có tên gọi là Hiệp hội Hợp tác xã đa năng, thực hiện trồng và chế biến cà rốt để bán.

"Sau khi được thu hoạch, chúng tôi rửa và phân loại để loại bỏ cà rốt hư hỏng và bị sâu bệnh. Sau đó chúng được cạo vỏ và cắt thành từng miếng dài mỏng trước khi được đưa đến máy sấy năng lượng mặt trời.”

Cà rốt xắt nhỏ được đặt trên khay kim loại và sau đó được đưa vào máy sấy sử dụng năng lượng mặt trời để sấy khô nông sản. Một thiết bị hút khí gắn ngoài sẽ hấp thu không khí, làm nóng và chuyển cà rốt qua một đường ống vào máy sấy.

Phải mất tối đa ba ngày để cà rốt khô hoàn toàn. Một khi đã sấy khô, cà rốt sẽ được cân để xác định giá bán, tiếp đó cà rốt sẽ được nghiền bằng máy và đóng gói.

"Cà rốt đã được chế biến và đóng gói mang đến thu nhập cao hơn cho chúng tôi vì khoảng 5 gram bột cà rốt có giá 3.500 Shs, 10 gram có giá 5.000 Shs và 200 gram có giá 15.000 Shs. Trong khi đó, một kilogram cà rốt chưa qua chế biến có giá chỉ 8.000 Shs"

Những thách thức lớn nhất hiện nay đến từ

Những thách thức lớn nhất hiện nay đến từ năng suất hạn chế của máy sấy và sự xuất hiện thường xuyên của sâu và dịch bệnh.

22

Mặc dù vai trò của các chính sách công nghiệp trong các câu chuyện thành công của những năm 1980 ngày càng nhận được nhiều sự công nhận, sự gia tăng các mối quan ngại rằng nền kinh tế toàn cầu đang có những thay đổi hết sức căn bản trong những thập kỷ vừa qua có thể khiến các kinh nghiệm thành công này không còn phù hợp.

So với trong quá khứ, việc chuyển dịch sang khối ngành dịch vụ ở các quốc gia với ngành sản xuất chế tạo non trẻ hiện đang diễn ra nhanh hơn nhiều, do họ không thể gia nhập vào khu vực giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị, hoặc không thể tạo ra nguồn lao động bền vững trong các thị trường ngách của chuỗi giá trị mà mình đang hoạt động. Các quốc gia đang phát triển với ngành sản xuất chưa vững chắc đang gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các nhà cung ứng có nhiều kinh nghiệm, đối tượng sở hữu cơ sở hạ tầng và quy mô kinh tế cho phép cung cấp với mức giá cạnh tranh thấp hơn nhiều so với các thành phần mới tham gia thị trường.

Với các thách thức liên quan đến việc tiến lên trong chuỗi giá trị toàn cầu, có một số ý kiến cho rằng con đường công nghiệp hóa mà các nước công nghiệp hiện nay đã từng theo đuổi là không còn phù hợp với các quốc gia đang phát triển

4.1 Liệu ngành dịch vụ sẽ thay thế ngành sản xuất chế tạo? Tại các quốc gia với ngành sản xuất chế tạo nhỏ hoặc chưa tồn tại, ngành dịch vụ thường là khu vực cung cấp việc làm cho một bộ phận lớn dân số và đóng góp một tỉ trọng lớn vào GDP88 . Một số các nhà phân tích cho rằng các ngành dịch vụ hiện đại như giao thông, tài chính và thông tin truyền thông có thể giúp phát triển kinh tế tương tự như vai trò của ngành sản xuất chế tạo trong quá khứ89.

Tuy nhiên, hiện nay chỉ một số ít các ngành dịch vụ là có thể đem lại lợi nhuận và có thể đem ra giao dịch tương tự như ngành sản xuất. Đa số các ngành dịch vụ là không thể giao dịch trên thị trường quốc tế. Mặc dù đóng vai trò cơ bản trong sinh kế của xã hội, sức hấp dẫn của mức lương các ngành dịch vụ bán lẻ và chăm sóc phụ thuộc vào mức thu nhập của người dân trong xã hội và mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ mà người dân đánh giá cao. Cách thức duy nhất để gia tăng lợi nhuận cho các ngành dịch vụ không thể giao dịch này là cắt giảm mức lương hoặc cắt giảm chi phí tối đa90.

Các ngành dịch vụ được trả lương cao hiện còn đang rất hạn chế về số lượng. Tại Ấn Độ, các ngành dịch vụ giá trị

cao như tài chính, bảo hiểm, bất động sản, công nghệ thông tin và viễn thông đóng góp gần 20 phần trăm GDP. Tuy nhiên, các ngành này chỉ sử dụng 2 phần trăm số nhân công trong lực lượng lao động91. Tại Hoa Kỳ, top sáu các doanh nghiệp sáng tạo nhất – Apple, Microsoft, Facebook, Cisco, Google và Amazon - cung cấp việc làm cho 291.391 lao động trong năm 2012. Con số này chỉ chiếm khoảng một phần tám của số lượng 2,2 triệu người làm việc cho Walmart vào năm 201192.Ngay tại ở các nền kinh tế giàu có nhất trên thế giới, cơ cấu thị trường lao động cũng cho thấy xu hướng lõm ở giữa, bị chia giữa khu vực ngành nghề thu nhập thấp chiếm đa số như dịch vụ chăm sóc, bán lẻ và dịch vụ khách sạn và khu vực ngành nghề thu nhập cao trong lĩnh vực tài chính, luật và công nghệ thông tin cho một bộ phận nhỏ người lao động may mắn hơn93. Xu hướng này thể hiện rõ rệt tại các quốc gia đang phát triển, nơi mà sự thiếu vắng các lựa chọn thay thế dẫn đến việc đa số người lao động phải làm các công việc bấp bênh và được trả lương thấp tại các khu vực kinh tế không chính thức, trong khi đó tầng lớp thượng lưu và một bộ phận nhỏ người thuộc tầng lớp trung lưu lại được đảm bảo với các công việc trả lương cao thuộc các ngành dịch vụ quốc tế94.

Trong một nghiên cứu mới đây tại 21 quốc gia thu nhập thấp và trung bình, tập đoàn Hay Group kết luận rằng bất bình đẳng thu nhập giữa nhóm lao động có tay nghề và các quản lí cấp cao tăng thêm 12 phần trăm từ năm 2008 đến 2014. Đáng lưu ý rằng báo cáo không nghiên cứu khoảng cách thu nhập giữa nhóm người lao động được trả lương cao nhất và thấp nhất, mà sử dụng một ước lượng thận trọng hơn về khoảng cách thu nhập giữa hai nhóm lao động ngày càng phân cực rõ nét95. Phân tích của IMF chỉ ra rằng nếu phần trong thu nhập toàn cầu giành cho nhóm 20 phần trăm thu nhập thấp nhất tăng lên, GDP sẽ tăng lên trong trung hạn. Tăng trưởng GDP cũng gắn liền với sự tăng lên của phần thu nhập của nhóm trung lưu. Ngược lại, việc tăng lên của phần thu nhập của nhóm 20 phần trăm dân số thu nhập cao nhất sẽ đồng nghĩa với việc sụt giảm mức GDP96.Ngành dịch vụ khó có khả năng thay thế ngành sản xuất chế tạo làm động lực của tăng trưởng. Trong thực tế, nhân tố chủ chốt trong việc quyết định liệu ngành dịch vụ có thể tạo và duy trì mức độ việc làm cao chính là sự liên kết giữa ngành dịch vụ và ngành sản xuất chế tạo97. Một nhân tố chủ chốt khác quyết định liệu quốc gia có thể thu được lợi nhuận gắn liền với ngành sản xuất nằm ở việc liệu quốc gia có thể đa dạng hóa vào phân khúc dịch vụ của chuỗi sản xuất hay không, ví dụ như ngành thiết kế và marketing.

4. Thực trạng mới của quá trình công nghiệp hóa

23

4.2. Cơ hội và thách thức từ chuỗi giá trị toàn cầuChuỗi giá trị toàn cầu đã ra đời từ rất lâu, và các quốc gia như Đài Loan và Hàn Quốc đã tham gia vào các mạng lưới sản xuất này như một phần trong chiến dịch công nghiệp hóa của mình. Tuy nhiên, so với trước đây, các mạng lưới này đã trở nên rời rạc.

Quá trình sản xuất ra một thành phẩm hoặc dịch vụ hiện đã được phân chia nhỏ thành một chuỗi tập hợp của các công việc riêng lẻ. Các cuộc cách mạng trong ngành vận tải và truyền thông cũng đồng nghĩa với việc các công việc này có thể được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau, và thường là tại nhiều nước khác nhau trên thế giới. Điều này dẫn đến sự bùng nổ trong thương mại quốc tế ở các lĩnh vực trung gian, lĩnh vực cung cấp nguyên liệu hoặc các sản phẩm chưa hoàn chỉnh.

Sự rời rạc của chuỗi giá trị toàn cầu trong một chừng mực nào đó đã cung cấp một cơ hội cho các quốc gia không có hoặc có kinh nghiệm hạn chế trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, có thể dễ dàng hơn trong việc xây dựng ngành sản xuất tại quốc gia của mình. Thay cho việc xây dựng tập hợp một mạng lưới với sự liên kết của nhiều ngành công nghiệp khác nhau để phát triển một sản phẩm, các quốc gia này có thể chuyên môn hóa vào một phần của chuỗi giá trị, nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu các bộ phận cấu thành của sản phẩm. Sau đó, các bộ phận cấu thành này sẽ được đưa vào sản xuất thành phẩm tại nơi khác. Các nhà đầu tư nước ngoài có đủ nguồn lực về vốn, kiến thức và kĩ thuật để hình thành các hoạt động đem lại giá trị gia tăng cao nhanh hơn nhiều so với các doanh nghiệp nội địa. Giống như một số chính phủ đã từng thực hiện trước đây – Đài Loan là một ví dụ - các công ty mẹ và bên mua quốc tế có thể tạo sức ép cho các doanh nghiệp nội địa trong việc phát triển năng lực cung ứng của mình thông qua các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng98.

Tuy nhiên những thay đổi này cũng hạn chế tiềm năng cho quá trình công nghiệp hóa. Như chúng ta đã thấy ở phần trên, đã có rất nhiều các quốc gia đang phát triển, trong quá trình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, đã bị mắc kẹt ở các ngành sản xuất chỉ đem lại giá trị gia tăng thấp và gặp nhiều khó khăn trong việc dịch chuyển sang các hoạt động đem lại lợi nhuận cao hơn. Các quốc gia này có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng gắn với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, các tiêu chuẩn được đặt ra bởi công ty mẹ trong một tập đoàn đa quốc gia, bởi các bên mua độc lập, hoặc thâm chí bởi các chính phủ của các nước nhập khẩu.

Ngay cả trong trường hợp các quốc gia này có thể gia nhập vào các khu vực sản xuất đem lại giá trị gia tăng cao, vị thế của các quốc gia này trong chuỗi giá trị toàn cầu đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát địa điểm thực hiện các quy trình sản xuất khác nhau để có thể tìm nguồn cung ứng sản phẩm và dịch vụ từ các doanh nghiệp

nội địa khác. Sự thành công trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của một doanh nghiệp có thể không đem lại các tác động lan tỏa ra nền kinh tế thông qua việc tạo ra việc làm cho các doanh nghiệp khác. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp đó đối mặt với nhiều rủi ro khi xảy ra khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế, hoặc sụt giảm lượng cầu tại một số thị trường chủ chốt.

Do sự rời rạc trong quá trình sản xuất, các hoạt động giá trị gia tăng thấp đang ngày càng đem lại ít lợi nhuận hơn. Trong những năm đầu của giai đoạn 1980, các quốc gia sản xuất nhận được khoảng một nửa thu nhập từ việc bán cà phê. Tuy nhiên, tới nay, 90% lợi nhuận chảy vào các quốc gia nơi các tập đoàn đa quốc gia hoặc bên mua đặt trụ sở99. Từ năm 1986 đến 2006, giá cả của các mặt hàng công nghệ thấp mà các quốc gia đang phát triển thường hay tập trung chuyên môn hóa - như dệt may, giày dép, nội thất và đồ chơi - đang giảm xấp xỉ 40 phần trăm so với mức giá tiêu dùng tại Hoa Kỳ100. Một phần của sự sụt giá này phản ánh việc giảm xuống của chi phí thương mại và vận tải, tuy nhiên nó cũng phản ánh sự cạnh tranh giữa những nhà cung cấp trong việc chào bán hàng hóa với mức giá ngày càng thấp hơn. Tại các ngành sản xuất với công nghệ thấp, cách dễ dàng nhất để giảm chi phí là cắt giảm lương.

Trong khi các hoạt động giá trị gia tăng thấp giảm lợi nhuận, các loại hình hoạt động vô hình và loại hình dịch vụ liên quan đến lĩnh vực sản xuất chế tạo như thiết kế và marketing lại đang đem đến nhiều lợi nhuận hơn. Các loại hình hoạt động này thường có xu hướng được thực hiện tại các quốc gia nơi mà công ty mẹ và bên mua đặt trụ sở hoặc tại các khu vực đánh thuế thấp.

Theo tính toán của ActionAid, một nhà thiết kế thời trang tại Hoa Kỳ được trả trung bình 6.133 USD một tháng và có thu nhập nhiều hơn tổng thu nhập hàng tháng của 27 công nhân dệt may tại Châu Á 101.

Những thay đổi này không chỉ đến từ sự canh tranh tăng cao giữa tất cả các doanh nghiệp. Thay vào đó, đây là kết quả đến từ mức độ kiểm soát thị trường của các công ty đa quốc gia và người mua trong chuỗi giá trị toàn cầu – và đến từ cả mức độ sẵn sàng đánh đổi tỉ lệ lợi nhuận của xã hội.

Thực tế số lượng các các tập đoàn toàn cầu không nhiều; trong nhiều ngành công nghiệp, các công ty với lợi thế tập đoàn toàn cầu củng cố vị thế thị trường của mình thông qua các chính sách khác biệt hóa sản phẩm và thương hiệu, khiến việc thâm nhập thị trường của các đối tượng mới càng trở nên khó khăn hơn. Ngược lại, thị trường ngày càng trở nên bão hòa với sự gia nhập của nhiều đối tượng cung cấp hoặc làm các việc tương tự hoặc giống nhau. Điều này giúp các doanh nghiệp đa quốc gia bảo toàn và gia tăng tỉ lệ lợi nhuận ngay cả trong trường hợp giá cả sụt giảm – nếu so sánh với tỉ lệ giá trị được tạo ra tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp của quốc gia này đã tăng lợi nhuận từ 24 phần trăm năm 1986 tới 32 phần trăm năm 2006102.

24

" Sự mất cân đối trong các cấu trúc thị trường có thể thấy được ở nhiều chuỗi giá trị - các doanh nghiệp lớn dẫn đầu có thể duy trì và gia tăng mức lợi nhuận cộng vào trong giá bán, trong khi ở phía cuối của chuỗi, các doanh nghiệp cung ứng cạnh tranh phải chịu sức ép từ người mua về giá cung ứng, thời gian giao hàng, chất lượng và lịch trình thanh toán… Sức ép này là yếu tố cốt lõi của chính sách cắt giảm chi phí của các doanh nghiệp độc quyền tập đoàn và chính nhờ các chính sách này mà các doanh nghiệp đã duy trì được lợi nhuận của họ."

William Milberg Deborah Winkler104

4.3. Qui tắc kinh tế toàn cầu hạn chế các công cụ chính sách công nghiệp hóaNhững thay đổi trong các quy tắc kinh tế toàn cầu đã khiến cho việc các doanh nghiệp đa quốc gia quyền lực có thể luân chuyển hàng hóa, dịch vụ và lợi nhuận trên quy mô toàn cầu một cách dễ dàng hơn. Các hiệp ước đầu tư và các điều khoản trong các hợp đồng đầu tư cũng bảo vệ các nhà đầu tư khỏi các thay đổi trong quy tắc luật lệ tại địa phương mà có ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Mạng lưới toàn cầu về các hiệp ước thuế tạo điều kiện cho việc luân chuyển dòng lợi nhuận vào các khu vực đánh thuế thấp105. Mặc dù các quốc gia công nghiệp phát triển ngày nay đã từng áp dụng một loạt các chính sách bảo vệ và phát triển các ngành công nghiệp mới nổi của mình, bao gồm sự kết hợp các chính sách thay thế nhập khẩu và định hướng xuất khẩu, chính phủ tại các quốc gia đang phát triển hiện nay lại không thể áp dụng các chính sách này. Trong một số trường hợp, các chính sách này bị cấm dưới các điều khoản thương mại và đầu tư, và trong một số trường hợp khác, việc sử dụng các chính sách này có thể đặt việc tiếp nhận viện trợ vào rủi ro.

Bấp chấp các bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây, việc bãi bỏ quy định, tư nhân hóa và tự do hóa vẫn thường được thấy trong các lời khuyên của Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ cho chính phủ các quốc gia đang phát triển106. Sự yếu kém của các nhà nước tại khu vực cận Sahara tại Châu Phi bắt nguồn một phần do các chính sách tự do hóa và tư nhân hóa được thúc đẩy bởi các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới. Mặc dù có vẻ sẽ mang ý nghĩa tích cực, các chương trình ‘quản trị tốt’ lại đang hối thúc chính phủ của các quốc gia đang phát triển trở nên ‘hiệu quả’ hơn – hơn là thúc đẩy các thể chế và chính sách khuyến khích việc cải thiện nâng cao kiến thức – một yếu tố quan trọng trong quá trình thay đổi cơ cấu107.

Các quá trình đàm phán của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đình trệ trong nhiều năm qua nhưng tự do hóa thương mại và đàm phán về các vấn đề phi thương

Hướng tới thực hiện hành vi thuế doanh nghiệp có trách nhiệm Hiện nay, khu vực doanh nghiệp cũng như trong cộng đồng rộng hơn của các bên liên quan ngày càng công nhận các tác động – cả tích cực lần tiêu cực – đối với việc thực thi các quyền con người cơ bản đến từ các hành vi thuế của doanh nghiệp (ví dụ như các hoạt động đầu tư doanh nghiệp, các quyết định điều hành và tìm nguồn cung ứng).

Việc mất tính liên kết giữa nơi mà các hoạt động kinh doanh thực sự xảy ra và nơi mà thu nhập/lợi nhuận được ghi trên sổ sách là đáng quan ngại: chính phủ và người dân tại nơi mà các doanh nghiệp vận hành hoạt động có quyền kỳ vọng chính đáng rằng thuế phải được nộp bởi các doanh nghiệp để phục vụ các dịch vụ công được đầu tư từ nguồn thu thuế - từ việc vận hành đường xá cho đến đào tạo lực lượng lao động – do các dịch vụ này cũng đóng góp cho sự vận hành của các công ty.

Các hành vi của doanh nghiệp mà có tác động tiêu cực đến hoạt động thu thuế có thể tước đi nguồn thu của chính phủ dùng để thực thi các quyền cơ bản của công dân. Các tác động đến quyền con người có thể mang khía cạnh kinh tế và xã hội: việc ra các quyết định mang các động cơ về thuế của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến việc tạo ra việc làm chất lượng, đến việc chuyển giao công nghệ và kĩ năng cho các nền kinh tế đang phát triển, đầu tư và giá cả – tất cả những khía cạnh này đều ảnh hưởng đến quyền con người của người lao động, khách hàng và công dân tại các quốc gia nơi các doanh nghiệp này hoạt động.

Trong năm 2015, ActionAid, Christian Aid và Oxfam đã công bố một tài liệu thảo luận nhằm thúc đẩy tranh luận về việc “thế nào là tốt” khi đề cập đến các hành vi thuế của doanh nghiệp. Chúng tôi đề xuất rằng một doanh nghiệp hoặc tập đoàn có trách nhiệm về thuế phải có khả năng cho thấy nỗ lực từng bước gắn liền các hoạt động kinh tế với các nghĩa vụ về thuế. Trong trường hợp cân nhắc lại hoặc gỡ bỏ (ít nhất là một phần) các giao dịch và cấu trúc phụ thuộc vào thuế, các công ty nên từng bước cải thiện giá trị vốn quốc tế của các khoản nộp thuế của mình, điều này cũng đồng nghĩa rằng các công ty phải hướng đến mục đích cuối cùng là tăng tỉ trọng nộp thuế tại các quốc gia nghèo trong tổng số thuế phải nộp toàn cầu của công ty, và phải chấp hành phù hợp với các điều luật về chuyển giá và phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp và tập đoàn103.

25

mại vẫn tiếp diễn thông qua các hiệp định song phương, đa phương và đa khu vực, với một mục tiêu rằng các cách tiếp cận này sẽ được ‘đa phương hóa’ hoặc đưa vào các điều khoản WTO trong tương lai gần108. Kể từ những năm 1980, các điều khoản toàn cầu ngày càng trở nên khắt khe hơn, và cấm một số chiến lược đã từng được các quốc gia công nghiệp hóa áp dụng thành công trước đây.

Quan trọng hơn, các yêu cầu về năng lực xuất khẩu vốn đóng vai trò cốt lõi trong cơ chế kiểm soát đối ứng ở Nam Á hiện không dễ dàng để áp dụng. Trợ cấp dự phòng cho việc tìm cung ứng nội địa hoặc cho năng lực xuất khẩu bị cấm theo các điều khoản của WTO109.

" Chính sách công nghiệp về bản chất – hay là sự hỗ trợ cho các ngành công nghiệp trong nước, ít nhất một phần, bởi vì các ngành công nghiệp này mang tính nội địa – không được công nhận là một chính sách công xứng đáng để được hoãn thi hành các điều khoản khắt khe của WTO… Rất nhiều các điều khoản cơ bản của WTO đã được soạn thảo để ngăn chặn các thành viên của WTO bảo vệ nền công nghiệp nội địa của mình mà có thể gây tổn hại hoặc loại bỏ các nhà sản xuất hoặc thương nhân nước ngoài."

Jan Bohanes110

Các điều khoản WTO cũng như các thỏa thuận thương mại và đầu tư đa phương đang cản trở các chính phủ thu được nhiều lợi nhất từ đầu tư nước ngoài: các điều khoản yêu cầu nhà đầu tư chia sẻ công nghệ và kiến thức và tìm kiếm nguồn cung ứng từ nhà cung cấp nội địa ngày càng trở nên cực kì khó áp dụng. Các thỏa thuận thương mại và đầu tư thế hệ mới thậm chí còn bao gồm nhiều vấn đề hơn, như chính sách cạnh tranh, mua sắm của chính phủ và các công cụ chính sách khác nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa111.

Trong quá khứ, các chính phủ có thể chấp nhận rủi ro không tuân thủ các luật lệ một cách hoàn toàn; nếu trong trường hợp bị một chính phủ khác phản đối và bị xử thua trong tranh chấp tại WTO, các chính phủ này có thể bị yêu cầu ngừng thực hiện các hành vi này, hoặc nếu trong trường hợp không sẵn sàng để ngừng thực hiện, thì phải trả các khoản bồi thường112. Các tranh chấp thương mại có thể diễn ra trong vài năm – trong khi đó các chính sách có thể vẫn được áp dụng. Theo các điều khoản về tranh chấp giữa nhà đầu tư – chính phủ trong các thỏa thuận thương mại và đầu tư thế hệ mới, các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể kiện trực tiếp chính phủ lên trọng tài quốc tế vì thực hiện các chính sách phân biệt đối xử có lợi cho các doanh nghiệp nội địa hoặc đe dọa đến dòng lợi nhuận tương lai của nhà đầu tư. Trong trường hợp để thua trong các tranh chấp, các chính phủ có thể sẽ phải có trách nhiệm bồi thường hàng triệu đô la cho nhà đầu tư. Ngay cả trong trường được xử thắng, các chi phí bào chữa cho tranh chấp đầu tư là lớn hơn nhiều so với các chi phí bào chữa cho một tranh chấp WTO113.

Để đối phó với các hạn chế này, chính phủ có thể lựa chọn sử dụng các công cụ khác như chính sách cạnh tranh và chính sách tiền tệ để thúc đẩy công nghiệp hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này thường yêu cầu một bộ máy hành chính được đầu tư tốt hơn so với khả năng đáp ứng của đa số các quốc gia đang phát triển. 4.4. Điều khoản quốc tế bảo vệ các đối tượng có quyền lực, không phải người lao độngNhững người ủng hộ chính sách công nghiệp thường tập trung vào việc các chính sách kinh tế quốc tế hạn chế không gian chính sách của chính phủ các quốc gia đang phát triển như thế nào. Nhưng họ cũng không nên quên việc chính sách quốc tế tác động lên hiện trạng trên theo các cách khác. Các chính sách quốc tế củng cố vị thế quyền lực của các công ty thuộc quốc gia đã công nghiệp hóa thành công, điều này khiến cho các doanh nghiệp mới khó có thể thâm nhập thị trường. Đồng thời, nó cũng làm suy yếu sức mạnh từ phía người lao động.Ngay khi ngành sản xuất chế tạo tại nước mình đủ khả năng cạnh tranh, chính phủ các nước Châu Âu và Bắc Mỹ đã triển khai một loạt các chính sách nhằm củng cố lợi thế cạnh tranh của những ngành công nghiệp này, đồng thời cố gắng kiềm chế quá trình công nghiệp hóa tại các nơi khác và buộc các nước đang phát triển phải thực hiện mở cửa thị trường. Nước Anh cũng đã từng đưa vào sử dụng các chính sách ngăn chặn quá trình công nghiệp hóa tại các nước thuộc địa của mình114. Điều này đem đến những hậu quả lâu dài cho các doanh nghiệp mới cố gắng thâm nhập thị trường: “các công ty đa quốc gia, với những sáng kiến đổi mới đã đảm bảo quyền lực thị trường cho họ trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX, tiếp tục thực hiện các quyền lực này lên các công ty mới ra đời ở “phần còn lại” của thị trường, trong khoảng cuối thế kỉ XX.115”Công nghệ, kĩ thuật và thương hiệu của các công ty chiếm ưu thế hiện đang được bảo vệ bởi Hiệp định về các khía cạnh Thương mại liên quan đến Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS), một cơ chế luật lệ quốc tế duy nhất được cho là có hiệu quả. Những người ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ như vậy cho rằng các doanh nghiệp không nên đầu tư vào sáng tạo đổi mới nếu họ không thể đảm bảo sẽ thu được lợi nhuận từ việc khai thác chúng. Tuy nhiên trong thực thế, thay vì nhằm mục đích khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo, quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng được sử dụng để hỗ trợ cho các lợi thế cạnh tranh của các công ty đa quốc gia chiếm ưu thế.

" [Bằng sáng chế] đang ngày càng được sử dụng như một tài sản chiến lược để tác động lên các điều kiện của cạnh tranh thay cho việc được sử dụng như một cơ chế bảo vệ các kết quả của hoạt động nghiên cứu và phát triển."

Max Planck Institute116

26

Hệ thống thuế toàn cầu đang giúp làm trầm trọng hóa cơ chế này. Việc định giá các tài sản vô hình, như thương hiệu và bằng sáng chế, là gần như không thể và từ đó sẽ rất dễ dàng để kết luận rằng những tài sản này có thể tạo ra tỉ lệ lợi nhuận rất cao từ việc bán một sản phẩm. Do đây là những tài sản vô hình nên việc luân chuyển chúng sang các thiên đường thuế hay các chế độ đánh thuế thấp là khá dễ dàng, và nhiều trong số đó được kiểm soát bởi những nền kinh tế giàu nhất thế giới 117.

Theo tạp chí New Republic118, Mariana Mazzucato – một trong ba nhà tư tưởng quan trọng nhất về sự đối mới – lập luận rằng việc cắt giảm thuế không đem lại hiệu quả trong việc thúc đẩy quá trình đổi mới ngay cả trong khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Bằng việc đưa ra các chính sách ưu đãi thuế cho các dòng thu nhập gắn liền với bằng sáng chế thay cho thu nhập gắn trực tiếp với hoạt động nghiên cứu, các chính phủ tiếp tục thổi phồng lợi nhuận đã được bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ. Tất cả những điều này làm giảm nguồn thu thuế của chính phủ, đồng thời cũng dẫn đến sự thất bại trong việc khuyến khích triển khai các hoạt động nghiên cứu vốn dĩ đã không được thực hiện119.

Luật sở hữu trí tuệ bảo vệ lợi nhuận gắn liền với những tài sản vô hình như thương hiệu, nhưng lại không có một chế độ pháp lý quốc tế nào đảm bảo rằng người lao động trong ngành bán lẻ bán những hang hóa mang những nhãn hiệu này được chi trả một mức lương đủ sống. Trong thực tế, trong khi luật sở hữu trí tuệ đang ngày càng được củng cố thì các điều luật bảo vệ người lao động lại ngày càng suy yếu.

Trong ba mươi năm qua, thực tế đã cho thấy sự suy yếu các quyền liên quan đến người lao động và sự gia tăng bất ổn kinh tế của người lao động. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẵn sàng đe dọa sẽ chuyển hoạt động đầu tư sang quốc gia khác, và điều này càng đem lại cho họ thêm nhiều quyền thương lượng đối với các chính phủ hơn so với người lao động. Các quốc gia đang tham gia vào cuộc

“chạy đua xuống đáy” để thu hút đầu tư và cung cấp các sản phẩm ngày càng rẻ hơn cho các khách hàng quốc tế. Sự linh hoạt trong thị trường lao động – đồng nghĩa với việc sa thải và tuyển dụng người lao động với các hợp đồng tạm thời dễ dàng hơn – đang khiến người lao động có thu nhập thấp mất đi các quyền thương lượng.

" Ngân hàng Thế giới, trong báo cáo hàng đầu có tính ảnh hưởng lớn nhất của mình, Doing Business, có đề cập đến Chỉ số Sử dụng Lao động (EWI), đã được rút lại vào ngày 27/04/2009, trong đó xếp hạng các quốc gia dựa trên các thông tin về một số vấn đề như mức lương tối thiểu, số giờ làm việc tối đa mỗi tuần, các qui định thông báo trước về việc sa thải và bồi thường cắt hợp đồng. Xếp hạng này đã khuyến khích mạnh mẽ các chính phủ của các nước đang phát triển cạnh tranh trong việc tháo dỡ các quy định về lao động"

United Nations120

Ngân hàng Thế giới cùng một số đối tác khác nhận định rằng các quyền lao động đóng góp vào việc dẫn tới tình trạng thất nghiệp do làm gia tăng chi phí sử dụng lao động và đẩy nhiều người lao động ra khỏi khu vực chính thức đến những khu vực lao động không chính thức và dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng những quy định lao động chỉ có những tác động hết sức khiêm tốn đến số lượng công việc có sẵn. Xét về mặt tích cực, các quy định lao động gắn liền với việc gia tăng thu nhập của người lao động được trả lương thấp và đóng vai trò quan trọng khi quốc gia phải đối mặt với những thay đổi đột ngột, bao gồm cả trường hợp nền kinh tế tăng trưởng mãnh mẽ hay gặp khủng hoảng121.

27

Việt Nam, với một ‘nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự chỉ đạo của nhà nước’, đã cho thấy sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong việc giảm tỉ lệ nghèo đói trong ba mươi năm qua. Nền kinh tế cũng đã cho thấy khả năng đứng vững trước những thách thức của khủng hoảng kinh tế.

Sau khi nền kinh tế tập trung được gỡ bỏ, các cải cách kinh tế được thực thi từ những năm 1980 đã giúp thúc đẩy định hướng xuất khẩu của nền kinh tế. Tuy nhiên, nhà nước đã tích cực tham gia vào nền kinh tế. Chính phủ Việt Nam đã chủ động áp dụng nhiều bài học thành công của các nước Đông Á, đồng thời tận dụng các tiềm năng của mạng lưới sản xuất trong khu vực. Việt Nam cho thấy được sự khác biệt với các nền kinh tế Châu Á khác nhờ phạm vi các mặt hàng xuất khẩu rộng, bao gồm các mặt hàng dệt, may mặc và giầy dép và cũng bao gồm cả xe máy, máy móc và đồ điện tử122.

Chính phủ Việt Nam thực hiện quá trình tự do hóa với cách tiếp cận thực dụng và tiệm tiến. Quan trọng hơn, những cải cách trong nông nghiệp, quyền sử dụng đất và cuối cùng là đa dạng hóa nền nông nghiệp đã giúp nhiều hộ gia đình thoát được cảnh nghèo khó và tạo ra nhu cầu hàng hóa cho nền công nghiệp nội địa123. Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các liên doanh giữa chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài đã đóng vai trò

5. Ngành sản xuất chế tạo tại Việt Nam: Rủi ro đa dạng hóa

quan trọng trong sự phát triển và đa dạng hóa của nền kinh tế124.

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp xe máy phát triển một cách hết sức nhanh chóng so với các quốc gia khác trong khu vực. Kể từ khi nhà máy sản xuất xe máy đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam vào năm 1994, tỉ trọng phụ tùng nội địa trong các xe thành phẩm đã tăng lên đến 80% vào năm 2008. Thái Lan và Indonesia mất khoảng 30 năm để đạt được tỉ lệ này. Năm 1999, chỉ có khoảng 20% đến 42% phụ tùng của xe máy được sản xuất tại Việt Nam. Từ năm 2000 đến năm 2004, chính phủ Việt Nam thực hiện một loạt các chính sách khuyến khích việc sản xuất các phụ tùng trong nước; đến năm 2005 hơn 70% phụ tùng có nguồn gốc từ Việt Nam. Đáng chú ý hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thành công trong việc đáp ứng được các yêu cầu chất lượng cao của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như cung ứng phụ tùng cho các doanh nghiệp nội địa125.

Tuy nhiên, trong các ngành công nghiệp khác, chính phủ đã phải vất vả để thực hiện các chiến lược công nghiệp một cách thống nhất và chặt chẽ. Các gói hỗ trợ tài chính cho các DNNN còn khá ít trong khi các chính sách khuyến khích nâng cao năng suất còn khá yếu kém. Có thể cho rằng, khu vực doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ đã bị bỏ ngỏ và cần nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn126.

Xe máy di chuyển trên cầu Long Biên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, Việt Nam.Ảnh: Liên Hợp Quốc/Kibae Park.

28

5.2. Tự do hóa có khả năng làm suy yếu đa dạng hóaViệc gia nhập WTO vào năm 2007 đòi hỏi Việt Nam phải dần loại bỏ các công cụ chính sách công nghiệp như yêu cầu năng lực xuất khẩu và tỉ lệ nội địa, cũng như cắt giảm thuế quan. Điều này hạn chế các công cụ chính sách có thể được sử dụng để thực hiện kế hoạch công nghiệp có tính thống nhất và chiến lược. Tuy nhiên, Việt Nam đã chấp hành các quy tắc của WTO một cách sáng tạo, ví dụ như việc thay đổi cách thức hơn là cắt giảm hoàn toàn hỗ trợ cho các DNNN128.

Việt Nam gần đây đã ký kết hai hiệp định thương mại và đầu tư mới: Hiệp định Quan hệ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ và một số các quốc gia khác và Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA). Các thỏa thuận này mở ra khả năng cho Việt Nam củng cố thêm vị thế là một trung tâm sản xuất khu vực. Đối với các đối tác giàu có như Liên minh Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, các hiệp định này mở ra cơ hội tiếp cận với thị trường tiêu dùng Việt Nam đang phát triển và các cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực chưa được khai thác trước đây. Tuy nhiên việc gia tăng nhập khẩu hàng hóa đã sản xuất có thể làm suy yếu sự phát triển của khu vực giá trị gia tăng cao tại Việt Nam.

Trước khi các thỏa thuận được ký kết, Ủy Ban Châu Âu đã thực hiện một đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam129. Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế Việt Nam cũng thực hiện một đánh giá tương tự về các tác động tiềm năng của Hiệp định TTP đến Việt Nam130. Cả hai nghiên cứu đều cho rằng các ngành công nghiệp giá trị gia tăng cao mới nổi sẽ bị thua thiệt so với các ngành sản xuất giá trị gia tăng thấp trong lĩnh vực dệt may và giày dép131.

Đánh giá tác động của Hiệp định TTP kết luận rằng tự do hóa sẽ có thể dẫn đến việc thay đổi cấu trúc nền kinh tế Việt Nam, chuyển dịch từ các ngành sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng cao như máy móc và xe cộ sang các ngành may mặc, sản xuất đồ da, dịch vụ và xây dựng132.

Theo Ủy ban Châu Âu, một sự thay đổi tương tự cũng sẽ diễn ra sau khi Hiệp định EU – Việt Nam được thực hiện. “Việt Nam, với tư cách là người đến sau”, sẽ chứng kiến một sự sụt giảm sản lượng “trong các ngành sản xuất xe cộ và phụ tùng, ngành điện tử và thiết bị máy móc”, “do các ngành này vẫn chưa đủ khả năng và sức mạnh để đương đầu với sự cạnh tranh”. Báo cáo cũng chỉ ra rằng sẽ có một sự gia tăng đáng kể việc làm trong ngành da giày, tuy nhiên “giá sản phẩm cũng sẽ được dự báo giảm – trong dài hạn – và sẽ tập trung vào sản xuất hàng loạt các sản phẩm giá trị gia tăng thấp”133.

Các thỏa thuận này sẽ khiến Việt Nam gặp khó khăn trong việc chống lại những xu hướng nêu trên. Các thỏa thuận này khắt khe hơn nhiều so với các quy định WTO, khiến

5.1. Mắc kẹt tại các ngành công nghiệp lắp rápViệt Nam đã thành công trong việc xây dựng mình trở thành một trung tâm sản xuất chuyên cho các hoạt động lắp ráp trong khu vực, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm nếu quốc gia này muốn tiến từ hoạt động lắp ráp lên các hoạt động có giá trị gia tăng cao và cải thiện chất lượng sản xuất. Là một trung tâm sản xuất, Việt Nam đã phải đối mặt với sự cạnh tranh hết sức gay gắt đến từ các nhà cung cấp khác trong khu vực, điều này khiến chính phủ có ít ảnh hưởng hơn đối với việc phát triển công nghiệp so với Hàn Quốc và Đài Loan đã có trong quá khứ127.

Trong năm 2015, ActionAid Việt Nam và Viện Quản lí Kinh tế Trung ương Việt Nam (CIEM) đã thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn với đại diện đến từ các ngành chế biến thực phẩm và thiết bị điện tử. Các doanh nghiệp được phỏng vấn đang gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cấp lên các hoạt động có giá trị gia tăng cao.

Ngành chế biến hải sản, đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cá tra, ba sa và đứng thứ ba xuất khẩu tôm là một câu chuyện thành công nổi bật của Việt Nam., Giá trị xuất khẩu năm 2013 đạt 6.7 tỉ USD. Mặc dù được đầu tư vào máy móc và công nghệ, lượng giá trị gia tăng được tạo ra của con số này là khá thấp. Các doanh nghiệp được phỏng vấn giải thích rằng nguyên nhân là do họ không đủ khả năng đầu tư phát triển thương hiệu hoặc hoạt động tiếp thị. Tiếp thị và phân phối là các hoạt động tạo ra tỉ lệ lợi nhuận cao nhất trong chuỗi giá trị, thường được nhường lại cho người mua quốc tế.

Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế trong ngành điện tử đang phát triển của Việt Nam. Ngành điện tử đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng từ 20% đến 30% từ năm 2000 đến 2010 và đến năm 2014 giá trị xuất khẩu của ngành này đạt 32.3 tỉ USD. Mặc dù có những thành công bước đầu, ngành sản xuất chế tạo điện tử tại Việt Nam lại tập trung chủ yếu vào các hoạt động giá trị gia tăng thấp như lắp ráp và đóng gói, đồng thời nó cũng phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu do nguồn cung từ doanh nghiệp nội địa không đáp ứng đủ: trong năm 2007 khoảng 14,3% đến 43,4% giá trị xuất khẩu bắt nguồn từ nguyên liệu nhập khẩu. Điều này hạn chế các tác động phát triển của ngành này lên sự phát triển chung của nền kinh tế.

Một số nhà bình luận lo ngại rằng Việt Nam đang phải đối mặt với “bẫy thu nhập trung bình” và bị mắc kẹt trong khu vực giá trị gia tăng thấp của chuỗi giá trị toàn cầu cùng như không thể đa dạng hóa vào các hoạt động yêu cầu tay nghề cao và công nghệ tiên tiến.

29

Việt Nam gặp khó khăn trong việc áp dụng phần lớn các công cụ chính sách công nghiệp vốn được các nước khác áp dụng thành công trước đây134. Đa số các công cụ chính sách tiếp tục được phép áp dụng đòi hỏi mức chi phí tương đối, điều mà Việt Nam không đủ khả năng đánh đổi với các mục tiêu phát triển xã hội. Việc này hạn chế khả năng của chính phủ trong việc hỗ trợ việc dịch chuyển sang các hoạt động giá trị gia tăng cao hơn trong ngành chế biến thực phẩm và điện tử, hoặc để hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành tạo giá trị gia tăng mới trong tương lai.

5.3. Điều kiện lao động tại các nhà máy ở Việt Nam ActionAid lo ngại rằng việc dịch chuyển ra khỏi các ngành có giá trị gia tăng cao đến các lĩnh vực lắp ráp giá trị thấp, dệt may và ngành sản xuất giày dép giá trị gia tăng thấp sẽ khiến người lao động Việt Nam đối mặt với sức ép thương mại tương tự như những người lao động ngành dệt may Bangladesh, khiến sức ép giảm được đặt lên các vấn đề như mức lương và điều kiện làm việc của người lao động.

Có thể cho rằng, Việt Nam có truyền thống về quyền của người lao động và bình đẳng giới mạnh mẽ hơn ở bất kì quốc gia nào tại Châu Á. Tuy nhiên quyền của người lao

động đã bị suy yếu cùng với việc quốc gia này thực hiện mở cửa. Mức lương tối thiểu, trước đây được qui định ở ‘mức lương tối thiểu duy trì sinh hoạt’, đã bị cắt giảm và bị mức lạm phát vượt qua, đồng thời sức mạnh thương lượng của các công đoàn được nhà nước tài trợ cũng bị suy yếu đi135 . Điều kiện lao động ở các nhà máy nhà nước sở hữu được cho là tốt hơn so với tại các nhà máy tư nhân mới thành lập136.

Sự tăng trưởng trong xuất khẩu hàng dệt, may mặc và điện tử không mang đến những tác động lan tỏa kinh tế tích cực như sự tăng trưởng của các doanh nghiệp cung ứng cho các ngành công nghiệp nói trên, hay đầu tư cho việc nâng cao tay nghề của người lao động. Thay vào đó, trong các ngành công nghiệp lắp ráp yêu cầu tay nghề thấp, “phần lớn lao động nữ trẻ tham gia vào lực lượng lao động với mức tiền lương không đủ sống và các điều kiện làm việc không đạt tiêu chuẩn”137.

Do đó, câu hỏi đặt ra là liệu các nước đang phát triển, như Việt Nam, có lựa chọn nào khác. Đứng trước các thách thức của nền kinh tế toàn cầu, liệu các quốc gia này có thể phát triển được ngành sản xuất chế tạo hay không? Hoặc các kinh nghiệm trước đây còn có thể áp dụng trong bối cảnh hiện nay hay không?

30

Hỗ trợ quyền của người lao động tại Việt NamTrong năm 2011, ActionAid Việt Nam đã khảo sát nhóm đối tượng phụ nữ di cư tại ba khu vực đô thị tại Việt Nam. Nhóm người được hỏi làm việc tại khu vực kinh tế chính thức (58%) chủ yếu làm việc trong các nhà máy dệt may và sản xuất giày dép. Đa số người được hỏi trả lời rằng việc tìm kiếm việc làm sau khi di cư tương đối dễ dàng nhưng chỉ có hai phần ba được kí hợp đồng lao động; 23% trả lời trong một số trường hợp được ký hợp đồng, và 12% chưa bao giờ được ký hợp đồng. Với việc không được ký hợp đồng bằng văn bản, người lao động có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận những quyền lợi của họ.

Một thách thức lớn đối với những người được phỏng vấn là việc tiếp cận với các dịch vụ trông trẻ cho con em mình trong khoảng thời gian dài và không cố định mà họ phải làm việc. Trung bình nhóm người trả lời trong khu vực chính thức làm việc từ khoảng chín đến mười lăm tiếng một ngày. Họ sẽ phải chịu các khoản phạt tiền nếu nghỉ làm. Sự chậm trễ trong việc trả tiền lương cho người lao động là khá phổ biến. Tiền lương và giờ làm việc phải bị cắt giảm trong trường hợp các nhà máy không thể ký được các đơn đặt hàng138.Chị Dung hiện đang sống cùng chồng và con gái tại vùng ngoại ô thành phố Uông Bí. Thành phố này được biết đến với các hoạt động khai thác than, và chồng của chị Dung làm công việc vận hành máy móc trong ngành này. Chị Dung làm việc tại một nhà máy sản

xuất giày do một công ty Trung Quốc sở hữu, chị làm công tác kiểm soát chất lượng giày sản xuất cho một nhãn hiệu lớn tại Anh Quốc.

Chị Dung nhận được khoản lương cơ bản cùng với khoản tiền thưởng cho mỗi ngày làm việc của tháng. Các chi phí tài chính khiến chị hiếm khi nghỉ làm. Thông thường, chị làm việc từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tuy nhiên khi tham gia phỏng vấn với chúng tôi cũng là thời điểm cuối thai kỳ của chị, vì vậy chị được phép kết thúc làm việc vào khoảng 3:30 chiều. Trong khi chị đi làm thì con gái năm tuổi của chị được gửi đi mẫu giáo: mẹ chồng chị cũng phải chuyển về thành phố Uông Bí để tiện giúp đỡ chăm sóc cho con chị.

Chị Dung đặt nhiều hy vọng vào các con của chị. Thay vì việc con mình tiếp tục làm việc tại các nhà máy sản xuất giày hay khai thác than, chị Dung mong rằng con mình có được cơ hội học tập và có được các việc làm tốt hơn như dược sĩ hay kĩ sư.

ActionAid và các đối tác địa phương đã thành lập các ki-ốt thông tin đặt gần các nhà máy và nơi công nhân nhà máy sống để cung cấp cho họ thông tin về các quyền lợi của người lao động. Hiện nay, chúng tôi đang tạo điều kiện thúc đẩy các buổi thảo luận với hơn 8.000 công nhân các nhà máy dệt và da giày cùng với những người sử dụng lao động để giúp người lao động đòi hỏi những quyền lợi của mình và khuyến khích các công ty cải thiện điều kiện lao động cho công nhân.

Dung cùng với con gái 5 tuổi. Ảnh: Ruth Kelly/ActionAid

31

6.1. Cơ hội thay đổi các quy tắc toàn cầuGần đây, một số các quốc gia phát triển đã cố gắng gạt bỏ các quy tắc toàn cầu khắt khe để thu được nhiều lợi hơn từ các cuộc đàm phán với nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ như trong năm 2010, Nam Phi đã phối hợp với khu vực tư nhân nội địa, tiến hành một đánh giá chi tiết về các chi phí và lợi ích của các hiệp định đầu tư quốc tế mà họ đã ký kết. Cuối cùng, họ kết luận rằng những hiệp định này không có tác động lên quyết định của nhà đầu tư khi lựa chọn địa điểm là Nam Phi. Thay vào đó, các điều khoản của những hiệp định này lại cản trở việc quốc gia áp dụng các biện pháp chính sách công để giải quyết sự bất bình đẳng.

Để xử lí vấn đề này, Nam Phi đã bắt đầu đơn phương thu hồi lại các hiệp định đầu tư song phương hoặc để chúng mất hiệu lực, và thay thế các hiệp định này bằng chiến lược đầu tư nội địa139. Ví dụ, Nam Phi đã thực hiện hỗ trợ có điều kiện ngành sản xuất ô tô về các yêu cầu năng lực xuất khẩu: “cách thức chương trình được xây dựng là nếu [một nhà sản xuất] xuất khẩu, [công ty] có thể nhận lại thuế xuất khẩu với điều kiện xuất khẩu ở mức giá cạnh tranh và công ty có thể cải thiện được sự hiệu quả của mình”140.

Nam Phi đã cùng tham gia với Brazil, Argentina, Bolivia, Ecuador và Indonesia từ chối hoặc đàm phán lại các hiệp định đầu tư141. Trong một vài năm tới, các nước sẽ có khả năng đơn phương thu hồi một nửa tổng số các hiệp định đầu tư song phương. Động lực đang dần tăng lên142.

Đồng thời, các quốc gia thuộc khối OECD cũng đang bỏ qua nhiều quy tắc toàn cầu cản trở việc thực hiện chính sách công nghiệp, làm giảm uy tín của các quốc gia này và củng cố sự cần thiết phải thay đổi. Ví dụ, hỗ trợ trực tiếp cho các ngành công nghiệp sản xuất ô tô và các chính sách hỗ trợ bán ô tô là những phản ứng phổ biến trong giai đoạn khủng hoảng 2008 – 09: việc Hoa Kỳ thực hiện các gói cứu trợ dành cho General Motors và Chrysler đã nhận được chú ý rộng rãi, nhưng các quốc gia khác như Canada, Trung Quốc, Estonia, Pháp, Israel, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Anh cũng áp dụng các chính sách tương tự143. Một trường hợp nhận được nhiều chú ý khác là việc WTO đã có phán quyết rằng các khoản trợ cấp cho Boeing and Airbus là bất hợp pháp, tuy nhiên Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hỗ trợ các hãng hàng không của nước mình144.

" Khi đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các biện pháp mà chính phủ các nước Châu Âu và Bắc Mĩ đã thực hiện như cung cấp các gói cứu trợ tài chính lớn và trợ cấp cho các công ty sản xuất ô tô đã vi phạm các điều khoản của các hiệp định thương mại, qua đó cũng nhấn mạnh các hạn chế mà các thỏa thuận này tác động lên không gian chính sách."

UN Women145

6.2. Chiến lược mới cho chuỗi giá trị rời rạc Ngay cả trong trường hợp có được không gian chính sách rộng hơn, các quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với những thay đổi trong bối cảnh của thương mại toàn cầu. Các chuỗi giá trị rời rạc ngày càng gia tăng đồng nghĩa với việc các chính phủ có ít ảnh hưởng hơn đối với các lựa chọn sản xuất và các công ty đa quốc gia có thêm nhiều quyền lực. Các chính phủ cần phải làm tốt hơn trong quá trình đàm phán với các doanh nghiệp đa quốc gia và cần phải tối đa hóa lợi ích từ các khoản đầu tư nước ngoài146.

Các chính sách chủ chốt để thu được tối đa lợi ích từ việc gia nhập các chuỗi giá trị bao gồm các điều khoản quy định về tỷ lệ nội địa hóa và yêu cầu chuyển giao công nghệ. Các chính phủ cần có các nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc hỗ trợ sự phát triển của các khu vực giá trị gia tăng cao như thiết kế và marketing, khu vực có thể liên kết chặt chẽ với quá trình sản xuất vật chất trong quá khứ.

Các quy định về tỷ lệ nội địa hóa đang được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt147, cũng như đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của ngành sản xuất xe máy tại Việt Nam như đã được đề cập ở phần trước. Các chính sách này cố gắng ngăn chặn sự phát triển của các khoản đầu tư hoàn toàn mang tính quốc tế mà hầu như không có liên kết với nền kinh tế địa phương. Tất nhiên, chỉ triển khai các qui định về tỷ lệ nội địa không là không đủ: như ở phần trên, các chính phủ sẽ cần hỗ trợ và bắt buộc các doanh nghiệp nội địa phải nâng cao chất lượng sản xuất của mình.

Tại Trung Quốc, chính phủ nước này yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập các liên doanh với công ty Trung Quốc - đa số các doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhà nước hoặc có liên kết chặt chẽ với nhà nước. Chính

6. Các chiến lược mới và dấu hiệu của thay đổi

32

phủ nước này cũng sẵn sàng tiếp nhận các công ty nước ngoài áp dụng công nghệ cao hơn và đưa ra những chính sách khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc148. Việc áp dụng các yêu cầu năng lực tại Singapore cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài đặt các hoạt động nghiên cứu và phát triển tại đây, từ đó dẫn đến cải tiến đổi mới trong quá trình sản xuất149.

Chính phủ các nước cũng cần tận dụng các tiềm năng từ chuyển giao công nghệ để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo hơn nữa. Việc nhà nước đầu tư vào các ngành công nghiệp tiên tiến, ngành công nghiệp xanh là một hướng đi đúng đắn, không chỉ vì đây là cách thức ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn bởi vì đây là những ngành công nghiệp còn khá mới mẻ, với nhiều tiềm năng cho các quốc gia đang phát triển có thể gia nhập vào khu vực tiên tiến với giá trị gia tăng cao trước khi những tập đoàn độc quyền toàn cầu bắt đầu chiếm lĩnh. Điều này cũng quan trọng trong việc tối đa hóa các tiềm năng ngành sản xuất để tạo lợi nhuận và việc làm lương cao và thúc đẩy hoạt động đổi mới cải tiến trong các thành phần còn lại của nền kinh tế.

Sức ép thương mại lên quyền của người lao động trong chuỗi giá trị toàn cầu khiến việc bảo vệ quyền người lao động trở nên cấp thiết hơn bao giờ. Trong quá khứ, các chính phủ và doanh nghiệp đã thông đồng với nhau để ép mức lương trong ngành sản xuất ở mức thấp để giúp hàng hóa xuất khẩu cạnh tranh. Điều này đã để lại những

hậu quả khủng khiếp đến sự bất bình đẳng về kinh tế của phụ nữ. Tuy nhiên, nếu các chính phủ ngừng việc cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và thay vào đó cùng hợp tác thực hiện và đảm bảo một mức lương đủ sống và các quyền lợi khác của người lao động, thì điều này có thể thúc đẩy các quốc gia cùng “chạy đua lên đỉnh” và giúp họ tránh được việc các công ty đe dọa sẽ chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác 150.

Để hỗ trợ những nỗ lực của mình, chính phủ các nước có thể khai thác áp lực mà những nhà vận động trong khối OECD đặt lên các công ty đa quốc gia để cải thiện điều kiện lao động tại những chuỗi cung ứng của các công ty này151. Chính phủ các nước cũng có thể đóng góp vào những nỗ lực này bằng cách yêu cầu các nhà đầu tư tuyển dụng người dân địa phương và đầu tư vào đào tạo và nâng cao tay nghề.

Trái ngược hoàn toàn với việc làm suy yếu tăng trưởng, những nỗ lực này có thể củng cố các chính sách công nghiệp. Xét trong toàn bộ khu vực, một mức lương cao hơn sẽ kích thích lượng cầu tại khu vực này152, mang đến giải pháp thay thế cho việc chỉ xuất khẩu vào các thị trường truyền thống trong khối OECD, nơi mà nhu cầu của người tiêu dùng đang cho thấy các dấu hiệu trì trệ153.

33

Trong những năm tới, ActionAid sẽ tiếp tục đứng bên cạnh thanh niên, lao động nữ và các doanh nghiệp phát triển tại các quốc gia đang phát triển.

Chúng tôi muốn tận dụng các mối quan hệ vững chắc với các phòng thương mại và các hiệp hội sản xuất quốc gia tại Bangladesh, Uganda và Việt Nam. Chúng tôi lên kế hoạch tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu với các doanh nghiệp ở các ngành công nghiệp mới nổi, cũng như phân tích cách thức để các ngân hàng phát triển có thể hỗ trợ các doanh nghiệp này tốt hơn và kích thích sự chuyển đổi kinh tế. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ làm việc với các doanh nghiệp này để có thể vận động các chính sách công nghiệp ở tầm quốc gia tốt hơn.

Chúng tôi hiểu rằng thất nghiệp và việc làm ổn định là vấn đề đặc biệt quan tâm đối với những thanh niên, mong muốn phản ánh những quan tâm này thông qua các hoạt động vận động chính sách. Chúng tôi sẽ mở rộng phân tích trong báo cáo này để có cái nhìn cụ thể hơn về các tiêu chí của một quá trình công nghiệp hóa dựa trên quyền và có tính bền vững. Chúng tôi cũng tự đặt ra những thách thức cho mình trong việc truyền thông chương trình này một cách rõ ràng nhất để có thể đáp ứng những ưu tiên của những phụ nữ và thanh niên mà chúng tôi làm việc cùng, cũng như khơi gợi mối quan tâm và say mê của họ đối với chương trình.

Và chúng tôi sẽ tiếp tục hành động để thách thức những rào cản của quá trình công nghiệp hóa, đặc biệt trong bối cảnh với các cơ hội mới mở ra để thực hiện cải cách cơ chế đầu tư toàn cầu.

Chính phủ các quốc gia đang phát triển cần:• Hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và các

tổ chức xã hội để xác định các rào cản đối với quá trình công nghiệp và tạo ra việc làm, từ đó phát triển các chiến lược giải quyết các vấn đề này.

• Học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia thịnh vượng để xác định các chính sách giúp hỗ trợ sự phát triển của ngành sản xuất chế tạo có lợi nhuận và tạo giá trị gia tăng cao, và đặc biệt chú ý tới các các ngành dịch vụ giá trị cao thiết yếu để tối đa hóa lợi nhuận của ngành sản xuất, như ngành thiết kế và tiếp thị.

• Áp dụng các yêu cầu năng lực khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để thu lợi tối đa từ đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tác động lan tỏa ra các phần còn lại của nền kinh tế.

• Thực thi pháp luật và các chính sách đảm bảo phụ nữ được trả lương công bằng và được tiếp cận các cơ hội việc làm một cách bình đẳng như nam giới, được nhận mức lương đủ sống, được ký hợp đồng lao động đảm bảo, được nhận bảo trợ xã hội (bao gồm các quyền lợi nghỉ nuôi con, nghỉ ốm và trợ cấp thất nghiệp) và được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử.

• Hợp tác với các quốc gia trong khu vực để thúc đẩy “cuộc đua lên đỉnh” nhằm nâng cao quyền của người lao động và mức lương, đồng thời ngăn chặn “cuộc đua xuống đáy” các chính sách ưu đãi thuế, giúp thoát ra khỏi các sức ép đe dọa của công ty trong việc chuyển hoạt động kinh doanh sang khu vực khác và khai thác các tiểm năng để chiến lược này tạo ra nhu cầu trong khu vực.

• Áp dụng các biện pháp đơn phương để bảo vệ không gian chính sách, ví dụ như thu hồi lại các hiệp định đầu tư song phương, tạo điều kiện để thỏa thuận lại hoặc thay thế bằng các chiến lược đầu tư hiệu quả hơn.

Chính phủ các quốc gia cần:• Xem xét lại các hiệp định đầu tư và thương mại

đã kí kết và thực hiện điều chỉnh trong trường hợp các hiệp định này hạn chế khả năng của các quốc gia đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa hoặc các hiệp định được sử dụng làm suy yếu quyền con người.

• Xem xét lại các quy định về thuế tại nước mình và thực hiện điều chỉnh trong trường hợp làm tổn hại đến các quốc gia nghèo hơn.

Cộng đồng quốc tế cần:

• Đổi mới cơ chế đầu tư quốc tế để đảm bảo không giới hạn khả năng của các quốc gia đang phát triển thực hiện công nghiệp hóa và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền lao động.

• Đảm bảo rằng các luật lệ quốc tế bảo vệ quyền của người lao động ít nhất là có hiệu lực ngang bằng với những luật lệ bảo vệ nhà đầu tư.

• Hành động hướng tới một thỏa thuận toàn cầu để kiềm chế sự cạnh tranh thuế doanh nghiệp, và cân nhắc chuyển đổi sang hệ thống thuế đồng nhất để đảm bảo thuế được trả tại nơi các công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh.

• Hành động để hướng tới, trong dài hạn, việc thay đổi các luật lệ toàn cầu làm hạn chế không gian chính sách cho quá trình công nghiệp hóa và củng cố sức mạnh của các tập đoàn độc quyền toàn cầu.

7. Kết luận và khuyến nghị

34

1. Hardoon, D., Ayele, S. và Fuentes-Nieva, R., 2015. An economy for the1%, Oxfam International. Tại: https://www.oxfam.org/en/research/economy-1 [truy cập ngày 31/ 01/2016]

2. International Labour Organisation, 2015. Global wage report 2014/15: wages vàincome inequality. ILO. Tại: http://www.ilo.org/global/publications/books/WCMS_324678/lang--en/index.htm [truy cập ngày 31/01/2016]

3. World Economic Forum, 2015. Outlook on the global agenda 2015. Tại: http://reports.weforum.org/outlook-global-agenda-2015/ [truy cập ngày 15/01/ 2016]

4. Tính toán mức lương đại diện cho thu nhập trung bình thực hàng năm của người lao động tại các quốc gia đang phát triển từ năm 2006 đến 2013, sử dụng số liệu ILO từ Global Wage Report Collection. Có tại: http://www.ilo.org/global/research/global-reports/global-wage-report/2014/Charts/WCMS_322715/lang--en/index.htm [truy cập ngày 19/01/2016]. Tính toán GDP đại diện cho mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm của các nước thu nhập thấp và trung bình từ năm 2006 đến 2013, sử dụng số liệu từ Cơ sở Dữ liệu World Development Indicators của World Bank. Tại: http://data.worldbank.org/products/wdi [truy cập ngày 19/01/2016].

5. Ford, M., 2015. Rise of the robots: technology and the threat of a jobless future. Basic Books. Xem tại: World Economic Forum, 2015. Outlook on the global agenda 2015. Tại: http://reports.weforum.org/outlook-global-agenda-2015/ [truy cập ngày 15/01/2016]. Trang 11-13.

6. Rodrik, D., 2015. Premature deindustrialisation in the developing world. Project Syndicate, 12 tháng Hai. Tại: http://www.voxeu.org/article/premature-deindustrialiation-developing-world [truy cập ngày 15/01/2016].

7. Ví dụ, xem tài liệu sau đây: Kharas, H., 2010. The emerging middle class in developing countries. OECD Development Centre Working Paper No. 285. Tại http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/un-dpadm/unpan044413.pdf [truy cập ngày 31/01/2016]. Ernst & Young, 2013. Hitting the sweet spot: middle class growth inemerging markets. Ernst & Young. Tại: http://www.ey.com/Publication/vwLUAssets/Hitting_the_sweet_spot/$FILE/Hitting_the_sweet_spot.pdf [truy cập ngày 31/01/2016].

8. ILO, 2015. World employment vàsocial outlook: trends 2015. International labour organisation. Tại: http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---dgreports/---dcomm/---publ/documents/publication/wcms_337069.pdf [truy cập ngày 31/01/2016]. Trang 27

9. Dựa vào số liệu 2011 thu thập từ Pew Research Center. Tại: ttp://www.pewglobal.org/files/2015/08/Appendix-Tables_Global-Middle-Class_Aug-11-2015.xlsx [truy cập 19/01/2016].

10. Economist, 2015. Africa’s middle class: few vàfar between. The Economist, 24 tháng Mười. Tại: http://www.economist.com/news/middle-east-and-africa/21676774-africans-are-mainly-rich-or-poor-notmiddle-class-should-worry [truy cập 31/01/2016]

11. Sy, A., 2014. Jobless growth in sub-Saharan Africa. Africa in focus, 30 tháng Một. Tại: http://www.brookings.edu/blogs/africa-in-focus/posts/2014/01/30-jobless-growth-africa-sy [truy cập ngày 15/01/2016].

12. UN Women, 2015. Progress of the world’s women 2015-2016:transforming economies, realizing rights. United Nations. Tại:http://progress.unwomen.org/en/2015/ [accessed 15 Jan. 2016]. Trang 70.

13. UN, 2016. MY World. UN, ODI, Ipsos Mori [dữ liệu khảo soát]. Tại: http://data.myworld2015.org/ [truy cập 15/01/2016].

14. Xem thêm thông tin tại Mạng lưới Activista, xem: http://www.actionaid.org/activista/who-we-are

15. ILO, 2015. Global employment trends for youth 2015: scaling upinvestments in decent jobs for youth. International Labour Organisation.Tại: http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---dgreports/---dcomm/---publ/documents/publication/wcms_412015.pdf [truy cập 15/01/2016]. Trang 1.

16. ILO, 2015. World employment vàsocial outlook: trends 2015 [fn 8]. Trang 54.

17. Clifton, J. và Marlar, J., 2011. Worldwide, good jobs liked to higher wellbeing. Gallup, 15 tháng Ba. Tại: http://www.gallup.com/poll/146639/worldwide-good-jobs-linked-higher-wellbeing.aspx [truy cập ngày 15/01/2016].

18. Staszewska, K., 2015. Close the gap: the cost of inequality in women’swork. ActionAid. Tại: https://www.actionaid.org.uk/close-thegap-the-cost-of-inequality-

in-womens-work [truy cập ngày 15/01/2016].19. Budlender, D. vàMoussié, R., 2013. Making care visible: women’s unpaid

care work in Nepal, Nigeria, Uganda vàKenya. ActionAid.Tại: http://www.actionaid.org/publications/making-care-visible [truy cập 15/01/2015].

20. UN Women, 2015. Progress of the world’s women [fn 12]. Trang 195.21. Beneria, L., Berik, G. và Floro, M., 2015. Gender, development

vàglobalization: economics as if all people mattered. Tái bản lần 2. Routledge, trang 235

22. ActionAid, 2015. Putting ideas to work: youth design their own futures. ActionAid. Tại: http://www.actionaid.org/sites/files/actionaid/putting_ideas_to_work_lr_2.pdf [truy cập tháng 10/2015]

23. Chương trình này lần đầu tiên được phát triển trong một phần của chương trình điều chỉnh cơ cấu của World Bank và IMF vốn bị chỉ trích rộng rãi, tuy vậy cho đến nay, các cơ quan quốc tế và chính phủ các nước vẫn tiếp tục thúc đẩy thực hiện các chính sách tương tự. UNCTAD, 2014. Trade vàdevelopment report 2014: global governance vàpolicy space for development. UN Publications. Tại: http://unctad.org/en/pages/PublicationWebflyer.aspx?publicationid=981 [truy cập 31/01/2016]. Trang 104

24. Ghosh, J., 2015. The poverty alleviation way to development. Frontline, 04/09/2015. Tại: http://www.frontline.in/columns/Jayati_Ghosh/the-poverty-alleviation-way-to-development/article7549958.ece [truy cập 24/11/2015]

25. Amsden, A., 2010. Say’s law, poverty persistence, vàemployment neglect, vàemployment neglect. Journal of human development vàcapabilities 11(1), 57-66. Tại: http://ubuntuatwork.org/wp-content/uploads/2010/02/Amsden-Say-s-Law1.pdf [truy cập 15/01/2016]

26. UN Women, 2015. Progress of the world’s women [fn 12]. Trang 71-72.27. UN Women, 2015. Progress of the world’s women [fn 12]. Trang 13.28. ILO, 2012. Global employment trends for women. International labour

organisation. Tại: http://ilo.org/wcmsp5/groups/public/---dgreports/---dcomm/documents/publication/wcms_195447.pdf.[truy cập 15/01/2016]. Trang 6

29. Yurendra Basnett vàRitwika Sen (2013). What do empirical studies say about economic growth vàjob creation in developing countries? Overseas Development Institute, tháng Chín 2013

30. Martins, P., 2013. Growth, employment vàpoverty in Africa: tales of lions vàcheetahs. Overseas Development Institute. Tại: http://siteresources.worldbank.org/EXTNWDR2013/

31. Kumar, R., 2012. Executive summary of evaluation on industrialization,employment vàpoverty. International Finance Corporation [online]. Tại: http://www.ifc.org/wps/wcm/connect/4fa107804602c0ccad5ebd9916182e35/Industrialization,+Employment+and+Poverty.pdf?MOD=AJPERES [truy cập 15/01/2016].

32. International Labour Organisation. Hazardous work. Tại: http://www.ilo.org/safework/areasofwork/hazardous-work/lang--en/index.htm [truy cập 15/01/2016].

33. McCallum, J., 2011. Export processing zones: comparative data from China, Honduras, Nicaragua vàSouth Africa. International Labour Office, Industrial vàEmployment Relations Department Working Paper No. 21. International Labour Organisation. Tại: http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---ed_dialogue/---dialogue/documents/publication/wcms_158364.pdf [truy cập ngày 15/01/2016].

34. Rodrik, D., 2015. The Evolution of Work. Project Syndicate, 9 December. Tại: https://www.project-syndicate.org/commentary/workersrights-developing-economies-by-dani-rodrik-2015-12#04raTIUvfg3iB4Yz.99 [truy cập 31/01/2016].

35. Amsden, A., 1989. Asia’s next giant: South Korea vàlate industrialisation. Oxford University Press. Trang 9.

36. Berik, G., 2008. Growth with Gender Inequity: Another Look at East Asian Development. In A. Zammit, G. Berik vàY. van der Meulen Rodgers, 2008. Social Justice vàGender Equality: Rethinking Development Strategies vàMacroeconomic Policies. Routledge/UNRISD

37. UN Women, 2015. Progress of the world’s women [fn 12].38. Mặc dù điều này là ít hơn tại Đài Loan so với Hàn Quốc. Seguino, S., 1997. Gender wage inequality vàexport led growth in South

Korea. The Journal of Development Studies, 34(2):102-132. Berik, G., 2000. Mature export-led growth vàgender wage inequality in

Taiwan. Feminist Economics, 6(3):1-26.

Phụ lục tham khảo

35

39. Rodrik, 2015. The Evolution of Work [fn 34].40. Vào tháng 11/2014, ActionAid Bangladesh đã tổ chức một buổi hội thảo

cấp cao về các chính sách công nghiệp với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu, chính phủ và cơ quan truyền thông. Trong thời gian diễn ra Hội nghị về Ngân sách Người dân vào tháng Năm, 2015, chúng tôi đã đồng tổ chức một buổi thảo luận về chính sách công nghiệp với Quốc hội Caucus về Quy hoạch Quốc gia và Ngân sách và Phong trào Dân chủ về Ngân sách, là một phần của các kiến nghị của chúng tôi về ngân sách quốc gia 2015 – 2016. Vào tháng Chín 2015, chúng tôi đồng tổ chức một sự kiện cùng với Bộ phận Kinh tế Tổng hợp thuộc Ủy ban Kế hoạch để thảo luận về không gian chính sách và các Mục tiêu Phát triển Bền vững. ActionAid Bangladesh cũng đã tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược quốc gia và chính sách công nghiệp cho giai đoạn 5 năm tiếp theo. Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về chính sách công nghiệp tại Bangladesh, phối hợp với Tổ chức Phát triển Kinh doanh hàng đầu (BUILD), một tổ chức nghiên cứu được thành lập chung bởi ba cơ quan thúc đẩy kinh doanh hàng đầu, bao gồm Viện Nghiên cứu Phát triển Bangladesh (BIDS), và Tổ chức Hội nhập Cộng đồng và Sáng kiến Phát triển Công nghiệp tại Bangladesh (INCIDIN). Vào thàng Ba 2015, ActionAid Việt Nam và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng tổ chức một buổi hội thảo về chính sách công nghiệp với cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự và các viện nghiên cứu. ActionAid và VCCI cũng đồng tổ chức hai buổi đối thoại công khai vào thàng Năm, giúp tạo ra làn sóng mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông và mỗi buổi đối thoại thu hút lượng khách tham dự bao gồm hơn 250 chủ doanh nghiệp, các quan chức và nhà báo. ActionAid cũng đã làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam để đào tạo các nhà báo về các vấn đề này vào tháng Năm, 2015. Chúng tôi đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế (CIEM) tiến hàng các nghiên cứu về chính sách công nghiệp tại Việt Nam. Vào tháng Tư, 2015, ActionAid Uganda và Viện Nghiên cứu Thương mại, Thông tin và Đàm phán Nam và Tây Phi (SEATINI) đồng tổ chức một buổi hội thảo cấp cao về chính sách công nghiệp với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự, chính phủ và cơ quan truyền thông, bao gồm đại diện từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Uganda (UCCI) và Hiệp hội Nhà Sản xuất Uganda (UMA). Chúng tôi hiện đang làm việc với Đại học Makerere để tiến hành nghiên cứu về chính sách công nghiệp tại Uganda.

41. In 2015, ActionAid worked with UN Habitat to carry out interviews with Vào năm 2015, ActionAid làm việc với UN Habitat để thực hiện phỏng vấn với đối tượng thanh niên tại Brazil, Liberia và Nam Phi về vấn đề việc làm tử tế và đàng hoàng. Tại Bangladesh và Uganda, ActionAid tổ chức nhiều hội thảo để thanh niên có thể tự thiết kế các giải pháp cho vấn đề thất nghiệp. ActionAid, 2015. Putting ideas to work [fn 22].

42. Xem thêm tại: http://www.ellenmacarthurfoundation.org/circular-economy43. Beneria, Berik vàFloro, 2015. Gender, development vàglobalization [fn

21]. Trang 250.44. UNCTAD, 2014. Trade vàdevelopment report [fn 23]. Trang 103-104.45. UNCTAD Secretariat, 2011. Foreign direct investment, the transfer

vàdiffusion of technology, vàsustainable development. UNCTAD. Tại: http://unctad.org/en/docs/ciiem2d2_en.pdf [truy cập 31/01/2016].

46. Costa, A.B., 2010. The footwear industry in Vale do Sinos (Brazil): competitive adjustment in a labour-intensive sector. CEPAL Review 101(August):157-172. Tại: http://repositorio.cepal.org/bitstream/handle/11362/11434/101157172I_en.pdf?sequence=1 [truy cập 02/02/2016].

47. Bazan, L. và Navas-Alemán, L., 2001. Comparing chain governance vàupgrading patterns in the Sinos Valley, Brazil. Institute of Development Studies, University of Sussex. Available at: https://www.ids.ac.uk/ids/global/pdfs/LuisaLisbeth2.pdf [truy cập 02/02/2016].

48. UNCTAD, 2014. Trade vàdevelopment report [fn 23]. Trang 104-105..49. Hearson, M. và Eagleton, D., 2007. Who pays? How British

supermarkets are keeping women workers in poverty. ActionAid. Tại: https://www.actionaid.org.uk/sites/default/files/doc_lib/actionaid_who_pays_report.pdf [truy cập 03/02/2016.

Xem thêm: Lund-Thomsen, P. và Lindgreen, A., 2014. Corporate Social Responsibility in global value chains: where are we now vàwhere are we going? Journal of Business Ethics 123(1):11-22.

50. Ví dụ, tại Trung Quốc: Ngan-ling Chow, E., 2007. Empowerment of Women Migrant Factory Workers in South China: Opportunities vàContradictions. In Elliot, C., ed. Global Empowerment of Women: Responses to Globalization vàPoliticized Religions. Routledge.

51. Arizpe, L. và Aranda, J. (1981). ‘The “comparative advantages” of

women’s disadvantages. Women workers in the strawberry export agribusiness in Mexico’, Signs 7(2): 453–73.

52. Jayasinghe, D., 2003. Changing skill demands in manufacturing vàthe impact on Caribbean female workers. In Barrow-Giles, C. vàMarshall, , D.D., 2003. Living at the borderlines: issues in Caribbean sovereignty vàdevelopment. Ian Randle Publishers. Trang 192-194.

53. Ví dụ, xem: Davies, M., 2015. What China’s economic shift means for Africa. World Economic Forum. Available at: http://www.weforum.org/agenda/2015/03/what-the-shift-in-chinas-economy-means-for-africa/ [truy cập 01/02/2016].

Passariello, C. và Kapner, S., 2015. Search for Ever Cheaper Garment Factories Leads to Africa. Wall Street Journal, 12 July. Tại: http://www.wsj.com/articles/search-for-ever-cheaper-garment-factories-leadsto-africa-1436347982 [truy cập 01/02/2016.

Keats, S. và Wiggins, S., 2014. Rural wages in Asia. Overseas Development Institute. Tại: http://www.odi.org/publications/8747-rural-wages-asia [truy cập 01/02/2016].

54. Dabla-Norris, E., Kochhar, K., Suphaphiphat, N., Ricka, F. và Tsounta, E., 2015. Causes and consequences of income inequality: a global perspective. International Monetary Fund Discussion Note SDN/15/13. Tại: https://www.imf.org/external/pubs/ft/sdn/2015/sdn1513.pdf [truy cập 20/012016]. Trang 26-27.

55. Caballero, L. và Haque, K.N.H., 2015. Diversify vàconquer: transforming Bangladesh into an industrialised country. ActionAid. Tại: https://www.actionaid.org.uk/sites/default/files/publications/ diversify-and-conquer-transforming-bangladesh-into-an-industrialisedcountry.pdf [truy cập 31/01/2016].

56. Human Rights Watch, 2015. Whoever raises their head suffers the most: workers’ rights in Bangladesh’s garment factories. Human Rights Watch publications, 22 tháng Tư. Tại: http://features.hrw.org/features/HRW_2015_reports/Bangladesh_Garment_Factories/index.html?_ga=1.128169231.2091236910.1437042449 [truy cập tháng Mười, 2015]; World Bank Country Data: Bangladesh. Tại: http://www.worldbank.org/en/country/bangladesh [truy cập 11/02/2016].

57. Yunus, M. và Yamagata, T., 2012. The garment industry in Bangladesh. In Fukunishi, T. ed., Dynamics of the Garment Industry in Low-Income Countries: Experience of Asia vàAfrica (Interim Report). IDE-JETRO, 2012. Tại: http://www.ide.go.jp/English/Publish/Download/Report/2011/2011_410.html [truy cập 02/02/2016].

58. ActionAid, 2015. Putting ideas to work [fn 22].59. The Jubilee Debt Campaign, 2014. The austerity machine: how it got

started vàhow it might be stopped. Jubliee Debt. Tại: http://jubileedebt.org.uk/wp-content/uploads/2014/02/JDC-austerity-machine-WEB.pdf [truy cập ngày 31/01/2016]. Trang 5.

60. Rodrik, D., 2007. One economics, many recipes. Princeton University Press.

61. Về các thảo luận chỉ trích về quá trình công nghiệp hóa nhập khẩu thay thế tại Châu Mỹ, xem: Hira, Anil, 2007. Did ISI fail vàis neoliberalism the answer for Latin America? Re-assessing common wisdom regarding economic policies in the region. Rev. Econ. Polit. 27(3). Tại: http://www.scielo.br/scielo.php?pid=s0101-31572007000300002&script=sci_arttext [truy cập 05/02/2016].

62. Amsden, A., 2001. The rise of “the rest”: challenges to the West from late-industrializing economies. Oxford University Press.Trang 171-189.

63. Chang, H.J., 2002. Kicking away the ladder: development strategy in historical perspective. Anthem Press.

64. Mazzucato, M., 2013. The Entrepreneurial State: debunking public vs. private sector myths. Anthem.

65. Amsden, 2001. The rise of “the rest” [fn 62]. trang 8.66. Amsden, 2001. The rise of “the rest” [fn 62]. Amsden, 1989. Asia’s next giant [fn 35]. trang 8.67. Wolfers, J., 2015. Even the most famous female economists get no

respect. The New York Times, 11 November. Available at: http://www.nytimes.com/2015/11/12/upshot/even-famous-female-economists-getno-respect.html [truy cập 02/02/2016]..

68. Gallagher, K., 2012. Remembering Alice Amsden. Triple Crisis, 16 tháng Ba. Tại: http://triplecrisis.com/remembering-alice-amsden/ [truy cập 10/02/2016]..

69. Amsden, 2001. The rise of “the rest” [fn 62]. Trang 17-19.

36

70. Bello, W. và Rosenfeld, S., 1990. Dragons in distress: Asia’s miracle economies in crisis. Food First/Institute for Food vàDevelopment Policy

71. Amsden, 1989. Asia’s next giant [fn 35].72. Wade, R., 2007. Rethinking industrial policy for low income countries.

African Development Bank vàUNECA. Tại: http://www.afdb.org/fileadmin/uploads/afdb/Documents/Knowledge/26200435-FR-AECWADE-NOV07.PDF [truy cập 01/02/2016]. Trang 6.

73. Amsden, 2001. The rise of “the rest” [fn 62]. Trang 207-213.74. Aitken, B.J. và Harrison, A.E., 1999. Do domestic firms benefit from

direct foreign investment? Evidence from Venezuela. The American Economic Review, June:605-618.

75. Amsden, 2001. The rise of “the rest” [fn 62]. Trang 238-245.76. For example, in his 1978 book discussing the failure of industrial policy in

Ví dụ, trong cuốn sách xuất bản năm 1978 thảo luận về sự thất bại của chính sách công nghiệp tại Ghana, Killick đã dẫn chứng ví dụ về các nhà máy chế biến xoài và cà chua được quy hoạch xây dựng tại khu vực với rất ít lượng cây xoài trồng rải rác và cà chua thì không được trồng với qui mô thương mại: ‘thật khó có thể tưởng tượng một bình luận chỉ trích nặng nề hơn về hiệu quả của quy hoạch dự án’ Killick, T., 1978. Development economics in action: a study of economic policies in Ghana. Heinemann. Cited in Robinson, J., 2009. Industrial policy vàdevelopment: a political economy perspective. Harvard. Tại: ttp://scholar.harvard.edu/files/jrobinson/files/jr_wb_industry_policy20-20Robinson.pdf?m=1360039164 [truy cập ngày 01/02/2016]

77. Noman, A. và Stiglitz, J.E., eds., 2015. Industrial Policy vàEconomic Transformation in Africa. Columbia University Press.

78. McMillan, M., 2014. The myth of de-industrialisation in sub-Saharan Africa. This is Africa, 20 May. Available at: http://www.thisisafricaonline.com/Policy/The-Myth-of-de-industrialisation-in-sub-Saharan-Africa [truy cập 01/02/2016.

79. Okonjo-Iweala, N., và Vader, S., 2015. ODI in conversation with Ngozi Okonjo-Iweala. ODI Public Event, 30 October. Tại: http://www.odi.org/events/4278-ngozi-okonjo-iweala-nigeria-jobs-economic-growthyouth-unemployment [truy cập 01/02/2016]..

80. Deron, S. và Gollin, D., 2014. Agriculture in African Development: A Review of Theories vàStrategies. CSAE Working Paper. Tại: http://www.csae.ox.ac.uk/workingpapers/pdfs/csae-wps-2014-22.pdf [truy cập 01/02/2016].

Briones, R. và Felipe, J., 2013. Agriculture vàstructural transformation in developing Asia: review vàoutlook No 363. ADB Working Paper. Tại: http://www.adb.org/sites/default/files/publication/30380/ewp-363.pdf [truy cập 01/02/2016].

Kay, C., 2009. Development strategies vàrural development: exploring synergies, eradicating poverty. The Journal of Peasant Studies 36(1):103-137.

81. UNECA, 2013. Making the most of Africa’s commodities: industrializing for growth, jobs vàeconomic transformation. Economic Report on Africa 2013. Tại: http://www.uneca.org/sites/default/files/PublicationFiles/unera_report_eng_final_web.pdf [accessed 1 Feb. 2016]. Trang 89.

82. Li, X., Wang, H. và Zacchia, P., 2013. What can Africa learn from China’s agricultural miracle? In OECD, 2013. Ending poverty: development cooperation report 2013. OECD. Tại: http://www.oecd-ilibrary.org/development/development-co-operation-report-2013/what-can-africa-learn-from-china-s-agricultural-miracle_dcr-2013-12-en [truy cập 01/02/2016].

83. World Bank, 2008. World development report 2008: agriculture for development. The International Bank for Reconstruction vàDevelopment/The World Bank. Tại: http://web.worldbank.org/WBSITE/EXTERNAL/EXTDEC/EXTRESEARCH/EXTWDRS/0,,contentMDK:23062293~pagePK:478093~piPK:477627~theSitePK:477624,00.html [truy cập 01/02/2016]

.84. Johnson Idan, M., Bradley, D. và McWhirter, M., 2014. Agriculture

vàpoverty: agriculture vàgrowth evidence series. DFID. Tại: https://www.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/318356/AG_and_poverty__final_.pdf [truy cập 01/02/2016].

85. Saith, A., 1986. Contrasting experiences in rural industrialisation: are the East Asian successes transferable. In Islam, R., ed. Rural industrialization vàemployment in Asia. New Delhi. ILO-ARTEP.

86. ActionAid, 2010. Learning from reforms of agrarian structures vàprospects of cooperation in agriculture in South Asia. In Islam, M. vàNag, N.C., eds. Economic integration in South Asia: issues vàpathways. Imagining a New South Asia. Pearson Education.

87. McIntyre, B.D., Herren, H.R. và Watson, R.T., eds., 2009. Global agriculture at a crossroads: international assessment of agricultural knowledge, science vàtechnology for development. IslvàPress. Tại: http://www.unep.org/dewa/agassessment/reports/IAASTD/EN/Agriculture%20at%20a%20Crossroads_Global%20Report%20%28English%29.pdf [truy cập 01/02/2016].

88. Rodrik, D., 2015. Premature deindustrialisation. Tại: http://drodrik.scholar.harvard.edu/files/dani-rodrik/files/premature_deindustrialization_revised2.pdf?m=1447439197 [tại 22/01/2016].

89. Ghani, E. và O’Connell, S.D., 2014. Can service be a growth escalator in low income countries? World Bank Group Policy Research Working Paper 6971. Tại: http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2014/07/22/000158349_20140722093642/Rendered/PDF/WPS6971.pdf [truy cập 22/01/2016].

90. Rodrik, D., 2014. Are services the new manufactures? Project Syndicate, 13 October.Tại: http://www.project-syndicate.org/commentary/are-services-the-new-manufactures-by-dani-rodrik-2014-10#I8FRjUOM47M3T5dV.99 [truy cập 22/01/2016].

91. Chandrasekhar, C.P. và Ghosh, J., 2014. Growth, employment patterns vàinequality in Asia: a case study of India. International Labour Organisation. Tại: http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/documents/publication/wcms_334063.pdf [truy cập 22/01/2016]. Trang 11.

92. Milberg, W., Jiang, X. và Gereffi, G., 2014. Industrial policy in the era of vertically specialized industrialization. In J.M. Salazar-Xirinachs, I. Nübler vàR. Kozul-Wright, eds. Transforming economies: making industrial policy work for growth, jobs vàdevelopment. International Labour Organisation. Tại: http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---dgreports/---dcomm/---publ/documents/publication/wcms_242878.pdf [truy cập 01/02/2016]. Trang 163.

93. Ví dụ, xem Shaheen, F., 2014. This is how we solve economic inequality. The NEF Blog, 9 July. Available at: http://www.neweconomics.org/blog/entry/this-is-how-we-solve-economic-inequality [truy cập 01/07/2015].

94. Ví dụ, xem Chandrasekhar và Ghosh, 2014. Growth,employment patterns vàinequality in Asia [fn 91].

95. Hay Group, 2015. What you’re not being told about the pay gap. Tại: http://www.haygroup.com/~/media/files/resources/documents/haygroup_impact_what%20youre%20not%20being%20told%20about%20the%20pay%20gap1.ashx [truy cập 01/02/2016].

96. Dabla-Norris Andrs, 2015. Causes and consequences of income inequality [fn 54]. Pages 6-7.

97. Kumar, R., 2012. Executive summary of evaluation on industrialization, employment and poverty. International Finance Corporation. Available tại: http://www.ifc.org/wps/wcm/connect/4fa107804602c0ccad5ebd9916182e35/Industrialization,+Employment+and+Poverty.pdf?MOD=AJPERES [truy cập 15/01/2016]. Trang 3.

98. Milberg, Jiang. vàGereffi, 2014. Industrial policy in the era of vertically specialized industrialization [fn 92].

99. UNECA, 2013. Making the most of Africa’s commodities [fn 81]. Trang 89.100. Milberg, W. và Winkler, D., 2013. Outsourcing economics: global value

chains in capitalist development. Cambridge University Press. Trang 122-123.

101. Các tính toán được điều chỉnh để phản ánh sức mua tương đối. Mức lương của các nhà thiết kế thời trang dựa trên số liệu từ Cục Thống kê Lao động, Việc làm, được dẫn nguồn tại Joint Economic Committee, 2015. The economic impact of the fashion industry. US Congress. Tại: https://maloney.house.gov/sites/maloney.house.gov/files/documents/The%20Economic%20Impact%20of%20the%20Fashion%20Industry%20--%20JEC%20report%20FINAL.pdf [truy cập 19/01/2016]. Mức lương của lao động dệt may Châu Á dựa trên số liệu từ Văn phòng Dệt may và Quần áo Hoa Kì, được dẫn nguồn Center for American Progress, Global Wage Trends for Apparel Workers, 2001–2011. Tại: https://www.americanprogress.org/wp-content/uploads/2013/07/RealWageStudy-3.pdf [truy cập 19/01/2016]

102. Milberg và Winkler, 2013. Outsourcing economics [fn 100]. Chương 4. 103. ActionAid, Christian Aid và Oxfam, 2015. Getting to good: towards

responsible corporate tax behaviour. Tại: https://www.actionaid.org.uk/sites/default/files/publications/getting_to_good_towards_responsible_corporate_tax_behaviour.pdf [truy cập 05/02/2016].

104. Milberg và Winkler, 2013. Outsourcing economics [fn 100]. Trang 123-124.

37

105. Harrison, N. và Moller, L., 2016. Mistreated: the tax treaties that are depriving the world’s poorest countries of vital revenue. ActionAid. Tại: https://www.actionaid.org.uk/sites/default/files/publications/mistreated.pdf [truy cập 26/02/2016].

106. UNCTAD, 2014. Trade vàdevelopment report [fn 23]. Trang 104.107. Noman và Stiglitz, 2015. Industrial policy và economic transformation in

Africa [fn 77].108. Ví dụ, xem Bergan, R. và Curtis, M., 2015. TTIPing away the ladder: how

the EU-US trade deal could undermine the Sustainable Development Goals. Trade Justice Movement. Available at: http://www.tjm.org.uk/documents/TTIPing_Away_the_Ladder.pdf [accessed 3 Feb. 2016].

Kết quả của hội nghị bộ trưởng WTO năm 2015 mang lại không gian cho các nước giàu theo đuổi các thỏa thuận đa phương về các vấn đề như đầu tư và cạnh tranh trong WTO. Sandoval, F., 2015. Where now for the World Trade Organisation? WEF. Tại: http://www.weforum.org/agenda/2015/12/world-trade-organization-nairobi-talks/ [Truy cập 02/02/2016].

109. UNCTAD, 2014. Trade vàdevelopment report [fn 23]. Trang 82-89.110. Bohanes, J., 2015. WTO dispute settlement vàindustrial policy. E15

Expert Group on Reinvigorating Manufacturing: New Industrial Policy vàthe Trade System. Tại: http://e15initiative.org/wp-content/uploads/2015/04/E15_NewIndustrialPolicy_Bohanes_FINAL.pdf [truy cập 01/02/2016]. Trang 5.

Trong khi các điều khoản WTO bao gồm một ngoại lệ về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ nền công nghiệp non trẻ, yêu cầu một số thủ tục nhất định, điều này hiếm khi được thực hiện, ít nhất là bởi vì các điều kiện cần thiết để thực hiện nó quá khó để đáp ứng.

111. Cotula, L., 2014. Investment treaties vàsustainable development:investment11 liberalisation. IIED briefing. Tại: http://pubs.iied.org/pdfs/17239IIED.pdf [truy cập 01/02/2016].

Nikièma, S.H., 2014. Performance requirements in investment treaties. IISD Best Practices Series. Tại: http://www.iisd.org/sites/default/files/publications/best-practices-performance-requirements-investmenttreaties-en.pdf [truy cập 01/02/2016].

112. Bronckers, M. và Baetens, F., 2013. Reconsidering financial remedies in WTO dispute settlement. J Int Economic Law 16(2):281-311.

113. Với các số liệu từ 159 nguồn, Franck ước tính rằng khoản thưởng trung bình là 16.6 triệu USD. Franck, S.D., 2014. Franck, S.D., 2014. Using investor-State mediation rules to promote conflict management: an introductory guide. Washington & Lee Public Legal Studies Research Paper Series. Tại: http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2389763 [truy cập 31/01/2016].

OECD ước tính chi phí trung bình để bào chữa cho một vụ kiện tại tòa án quốc tế và 8 triệu USD.

Gaukrodger, D. vàGordon, K., 2012. Investor-State dispute settlement:a scoping paper for the investment policy community. OECD Working Papers on International Investment, 2012/03, OECD Publishing. Tại: http://www.oecd-ilibrary.org/finance-and-investment/investor-state dispute-settlement_5k46b1r85j6f-en [accessed 1 Feb. 2016]. Trang 19.

114. Chang, 2002. Kicking away the ladder [fn 63].115. Amsden, 2001. The rise of “the rest” [fn 62]. Trang 7.116. Max Planck Institute for Innovation vàCompetition, 2014. Declaration on

patent protection: regulatory sovereignty under TRIPS. Tại: https://www.mpg.de/8132986/Patent-Declaration.pdf [truy cập 01/02/ 2016]. Trang 2.

117. Hearson, M. và Brooks, R., 2012. Calling time: why SAB Miller should stop dodging taxes in Africa. ActionAid. Tại: https://www.actionaid.org.uk/sites/default/files/doc_lib/calling_time_on_tax_avoidance.pdf [accessed 3 Feb. 2016]. Trang 23-24.

118. Xem thêm tại: http://marianamazzucato.com/2013/11/11/short-bio/119. Mazzucato, 2013. The entrepreneurial State [fn 64]. Trang 50-51120. UN department for economic vàsocial affairs, 2010. Rethinking poverty:

report on the world social situation 2010. United Nations ST/ESA/324. Tại: http://www.un.org/esa/socdev/rwss/docs/2010/fullreport.pdf [truy cập 21/01/2016]. Trang 117. Chỉ số này được gỡ bỏ do kết quả nhiều năm vận động của các hiệp hội và tổ chức xã hội dân sự

121. UN, 2010. Rethinking poverty [fn 120]. Trang 118.122. Thoburn, 2009. Vietnam as a Role Model for Development. UNU Wider

Research Paper No. 2009/30. Tại: https://www.wider.unu.edu/publication/vietnam-role-model-development [truy cập 01/02/ 2016].

123. Masina, P., 2012. Vietnam between developmental state vàneoliberalism: the case of the industrial sector. In K.S. Chang, B. Fine vàL. Weiss. Developmental politics in transition: the neoliberal era vàbeyond. Palgrave MacMillan.

124. Thoburn, 2009. Vietnam as a Role Model for Development [fn 122].125. Pham Truong Hoang, 2009. Supporting industries for machinery sector in

Vietnam. In S. Uchikawa, ed. Major Industries vàBusiness Chance in CLMV Countries. IDE-JETHRO Bangkok Research Centre. Tại: http://www.ide.go.jp/English/Publish/Download/Brc/02.html [tại 25/01/2016]. Trang129-133.

126. Masina, P., 2012. Vietnam between developmental state vàneoliberalism [fn 123.

127. Masina, P., 2012. Vietnam between developmental state vàneoliberalism [fn 123].

128. Vu Thanh Tu Anh, 2014. WTO accession vàthe political economy of State-Owned Enterprise reform in Vietnam. GEG Working Paper 2014/92. Tại: http://www.globaleconomicgovernance.org/sites/geg/files/GEG%20WP_92%20WTO%20Accession%20and%20the%20Political%20Economy%20in%20Vietnam.pdf [truy cập 15/01/2016.

129. European Commission, 2013. Commission services’ annex on Vietnam to the position paper on the trade sustainability impact assessment of the Free Trade Agreements between the EU vàASEAN. Tại: http://trade.ec.europa.eu/doclib/docs/2013/may/tradoc_151230.pdf [truy cập 15/01/ 2016].

130. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam, 2015. The impacts of TPP vàAEC on the Vietnamese economy: macroeconomic aspects vàthe livestock sector. Japan International Cooperation Agency. Tại: http://www.jica.go.jp/vietnam/office/information/event/ku57pq00000blnfg-att/20150918_seminar.pdf [truy cập 15/01/2016].

131. Ngoài ra, cả hai nghiên cứu đều chỉ ra rằng người nông dân Việt Nam có khả năng chịu thiệt thòi. Theo đánh giá của Ủy ban Châu Âu về Hiệp định EU-Việt Nam, ‘mặc dù cơ cấu lao động ngành nông nghiệp Việt Nam tương đối cao – tác động của Hiệp định này vẫn tương đối rõ rệt. Việc giá cả và sản lượng thấp sẽ dẫn đến mức thu nhập thực tế thấp hơn cho người sản xuất Việt Nam’. Theo như Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc Gia cầm miền Nam Việt Nam, nông dân chăn nuôi gia cầm hiện đã gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu thịt gà giá thấp từ Mỹ, Brazil và Hàn Quốc; giá cả hiện đã thấp hơn so với chi phí nuôi gà tại Việt Nam và sự cạnh tranh này có khả năng được gia tăng một khi hiệp định TPP có hiệu lực.

132. Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế Việt Nam, 2015. The impacts of TPP vàAEC on the Vietnamese economy [fn 130].

133. European Commission, 2013. Commission services’ annex on Vietnam [fn 129]. Trang 3-4.

134. Ciuriak, D. và Singh, H.V., 2015. Mega-regionals vàthe regulation of trade: implications for industrial policy. The E15 Initiative. Tại: http://e15initiative.org/publications/mega-regionals-and-the-regulationof-trade-implications-for-industrial-policy/ [truy cập 01/02/2016].

135. Tran, A., 2013. Ties that bind: cultural identity, class vàlaw in flexible labor resistance in Vietnam, Southeast Asia Program, Cornell University Press.

136. Bowen, R., 2008. From fields to factories: prospects of young migrant women in Vietnam’s garment vàfootwear industry [thesis]. School of Global Studies, Social Science vàPlanning, RMIT University. Tại: https://researchbank.rmit.edu.au/eserv/rmit:6621/Bowen.pdf [truy cập 01/02/2016].

137. Tran, A.N. và Nørlund, I., 2015. Globalization, industrialization, vàlabor markets in Vietnam. Journal of the Asia Pacific Economy 20(1):143-163.

138. ActionAid Vietnam và Indochina Research vàConsulting, 2011. Female vàinternal migration: an arduous journey for opportunities. ActionAid Vietnam. Tại: http://www.actionaid.org/vietnam/publications/female-and-internal-migration-arduous-journey-opportunities [truy cập 15/01/2016.

139. Mossallam, M., 2015. Process matters: South Africa’s experience exiting its BITs. GEG Working Paper 2015/97. Tại: http://www.globaleconomicgovernance.org/geg-wp-201597-process-matters-southafricas-experience-exiting-its-bits [truy cập 01/02/2016].

140. UNECA, 2014. Dynamic industrial policy in Africa: economic report onAfrica 2014. UN Publications. Tại: http://www.uneca.org/publications/economic-report-africa-2014 [truy cập 02/02/2016]. Trang 96

38

141. Theo OECD, tính đến tháng Chín 2014, việc tố cáo hoặc rút bỏ đơn phương đã được thực hiện đối với các hiệp ước sau đây: Argentina-Ấn Độ BIT (1999); Bỉ/Luxembourg-Nam Phi BIT (1998); Đan Mạch-Indonesia BIT (2007); Phần Lan – Nam Phi BIT (1998); Pháp-IndonesiaBIT (1973); Pháp- Nam Phi BIT (1995); Đức-Bolivia BIT (1987); Đức – Nam Phi BIT (1995); Indonesia-Na UyBIT (1991); Indonesia-Slovakia BIT (1994); Hà Lan – Nam Phi BIT (1995); Hà Lan-Venezuela BIT (1991); Romania-Ecuador BIT (1996); Nam Phi – Tây Ban Nha BIT (1998); Nam Phi – Thụy Điển BIT (1998); Nam Phi – Thụy Sĩ BIT (1995); Nam Phi - Anh BIT (1994); Tây Ban Nha-Bolivia BIT (2001); Hoa Kì-Bolivia BIT (1998). Venezuela rút khỏi Hiệp định FTA Colombia-Mexico (1994) – ban đầu là một hiệp ước ba phương và vẫn có hiệu lực giữa Colombia và Mexico. Đa số các hiệp ước này đều có điều khoản tồn tại, có nghĩa là các hiệp ước vẫn tiếp tục có hiệu lực đối với các khoản đầu tư được thực hiện trong giai đoạn hiệp ước có hiệu lực, với giai đoạn trung bình là 12,5 năm. Gordon, K. và Pohl, J., 2015. Investment treaties over time: treaty practice vàinterpretation in a changing world. OECD Working Papers on International Investment, 2015/02, OECD Publishing. Tại: http://www.oecd.org/investment/investment-policy/WP-2015-02.pdf [truy cập 01/02/2016].

Theo như UNCTAD, Indonesia đã thông báo việc hủy bỏ hiệp ước đầu tư và thuế với Hà Lan vào tháng Ba 2014. Việc hủy bỏ sẽ có hiệu lực vào 01/07/2015. Theo sau các cáo buộc của Nam Phi đối với các hiệp ước của quốc gia này với Đức vào tháng Mười 2013, việc hủy bỏ hiệp ước đã có hiệu lực vào 22/10/2014. UNCTAD, 2015. Recent trends in IIAs vàISDS. IIA Issues Note No. 1, Feb.. Tại: http://unctad.org/en/PublicationsLibrary/webdiaepcb2015d1_en.pdf [truy cập 01/02/2016].

142. UNCTAD, 2013. International investment policymaking in transition: challenges vàopportunities of treaty renewal. IIA Issues Note No. 4, June. Tại: http://unctad.org/en/PublicationsLibrary/webdiaepcb2013d9_en.pdf [truy cập 01/02/2016].

143. UNCTAD, 2014. Trade và development report [fn 23]. Trang 94-95.144. Zarocostas, J., 2015. WTO to review European claims of illegal tax

breaks for Boeing 777X. The Seattle Times, 23 Feb. Tại: http://www.seattletimes.com/business/boeing-aerospace/wto-panel-to-revieweuropean-claims-of-illegal-tax-breaks-for-boeing-777x/ [truy cập 03/02/2016].

145. UN Women, 2015. Progress of the world’s women [fn 12]. Trang 226.146. Milberg, Jiang và Gereffi, 2014. Industrial policy in the era of vertically

specialized industrialization [fn 92].147. Ramdoo, I., 2015. Unpacking local content requirements in the extractive

sector: what implications for the global trade and investment frameworks? E15 Expert Group on Trade và Investment in Extractive Industries Think Piece. Tại: http://e15initiative.org/wp-content/uploads/2015/07/Extractive-Ramdoo-FINAL.pdf [truy cập 03/02/2016].

148. Chang, H.J., Andreoni, A. và Kuan, M.L., 2013. International industrial policy experiences vàthe lessons for the UK. Foresight Future of Manufacturing Project: Evidence Paper 4.Tại: https://www.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/277162/ep4-international-industrial-policy-experiences.pdf [truy cập 01/02/2016]. Trang 44.

149. Amsden, A., Tschang, T. và Goto, A., 2001. Do foreign companies conduct R&D in developing countries: a new approach to analyzing the level of R&D, with an analysis of Singapore. ADB Institute working paper series no. 14. Tại: http://www.adb.org/sites/default/files/publication/157199/adbi-rp14.pdf [truy cập 31/01/2016]..

150. ActionAid, 2010. Who pays? A living wage for Asian garment workers. ActionAid Media Briefing. Tại: https://www.actionaid.org.uk/sites/default/files/doc_lib/clothing_media_brief.pdf [truy cập 31/01/2016]..

151. Barrientos, S., 2013. Corporate purchasing practices in global production networks: A socially contested terrain. Geoforum 44:44-51.

152. Lavoie, M. và Stockhammer, E., eds., 2013. Wage-led growth: an equitable strategy for economic recovery. Palgrave Macmillan, International Labour Organization.

153. UNCTAD, 2013. Trade vàdevelopment report, 2013: adjusting to the changing dynamics of the world economy. UN Publications. Tại: http://unctad.org/en/PublicationsLibrary/tdr2013_en.pdf [truy cập 01/02/2016].

39

Tác giả Báo cáo: Ruth Kelly.

Tác giả xin trân trọng cảm ơn Giáo sư Tiến sĩ Jayati Ghosh đã đề lời mở đầu và TS Duncan Green đã xem xét các phiên bản đầu của báo cáo. Cảm ơn các đồng nghiệp Soren Ambrose, Isabelle Brachet, Lila Caballero, Lizzie Gerard, Kazi Haque, Kirsten Hjornholm Sorensen, Hoàng Phương Thảo, Alison Holder, Sarah Huxley, Daphne Jayasinghe, Fredrick Kawooya, Juan Leahy, Nguyễn Phương Thúy, Rick Rowden, Joanne Tomkinson và Anna Thomas đã đọc và cho ý kiến nhận xét để báo cáo được hoàn chỉnh hơn.

40

ActionAid là một tổ chức từ thiện được đăng ký tại Anh Quốc và Wales (số đăng ký 01295174).Số đăng ký từ thiện tại Anh Quốc và Wales 274467.Số đăng ký từ thiện tại Scotland SC045476.

Văn phòng đặt tại 33-39 Bowling Green Lane, London EC1R0BJ.

www.actionaid.org