33
1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài. Trong thời gian qua, người lao động nông thôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đặc biệt đối với người dân trồng mía ở huyện Long phú, tỉnh Sóc Trăng. Họ phải đối mặt với tình hình giá cả và tình trạng nông sản đã đến lúc thu hoạch, hoặc thu hoạch xong mà vẫn chưa tìm ra được đầu ra cho sản phẩm. Mía (Saccharum officinarum L.) là cây trồng của vùng nhiệt đới, là nguyên liệu quan trọng cung cấp cho các nhà máy đường. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có khoảng 52.000 ha diện tích trồng mía, tập trung các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh…Riêng khu vực tỉnh Sóc Trăng thì diện tích mía là 12.894 ha, phần lớn tập trung ở đất ven biển nhiễm mặn thuộc huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Tú. Tại huyện Long Phú với diện tích khoảng 633 ha được thống kê vào năm 2014, mía là cây trồng chủ lực, tuy nhiên, trong những năm qua năng suất và thu nhập của người trồng mía không ổn định do phải chịu nhiều yếu tố tác động của quy luật cung cầu và giá đường thế giới. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác của nông dân còn hạn chế, chi phí đầu tư cao nhưng năng suất và chất lượng chưa tương xứng. Từ đó người dân có xu hướng chuyển sang canh tác các loại cây trồng khác.

De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

1

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1. Lý do chọn đề tài.

Trong thời gian qua, người lao động nông thôn gặp rất nhiều khó khăn

trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đặc biệt đối với người dân trồng mía ở

huyện Long phú, tỉnh Sóc Trăng. Họ phải đối mặt với tình hình giá cả và tình trạng

nông sản đã đến lúc thu hoạch, hoặc thu hoạch xong mà vẫn chưa tìm ra được đầu

ra cho sản phẩm. Mía (Saccharum officinarum L.) là cây trồng của vùng nhiệt đới,

là nguyên liệu quan trọng cung cấp cho các nhà máy đường. Ở Đồng Bằng Sông

Cửu Long có khoảng 52.000 ha diện tích trồng mía, tập trung các tỉnh Sóc Trăng,

Hậu Giang, Trà Vinh…Riêng khu vực tỉnh Sóc Trăng thì diện tích mía là 12.894

ha, phần lớn tập trung ở đất ven biển nhiễm mặn thuộc huyện Cù Lao Dung, Long

Phú, Mỹ Tú.

Tại huyện Long Phú với diện tích khoảng 633 ha được thống kê vào năm

2014, mía là cây trồng chủ lực, tuy nhiên, trong những năm qua năng suất và thu

nhập của người trồng mía không ổn định do phải chịu nhiều yếu tố tác động của

quy luật cung cầu và giá đường thế giới. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác của nông

dân còn hạn chế, chi phí đầu tư cao nhưng năng suất và chất lượng chưa tương

xứng. Từ đó người dân có xu hướng chuyển sang canh tác các loại cây trồng khác.

Mía là nguồn nguyên chính sản xuất ra đường cung cấp cho nhu cầu ăn uống

của con người và phục vụ cho sản xuất. Việc thu hẹp diện tích trồng mía tại huyện

Long phú nếu không có biện pháp cải thiện sẽ lan tỏa ra nhiều địa phương lân cận,

việc bán mía non mía đứng diễn ra ở các vùng trồng mía sẽ làm giảm hiệu suất thu

hồi đường cho sản xuất và tiêu dùng. Nhu cầu thiếu hụt sẽ dẫn đến phải nhập khẩu

đường với giá đắt đỏ. Chính vì thế đề tài : ”Phân tích thực trạng sản xuất mía ở

huyện Long phú” được thực hiện.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung.

Page 2: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

2

Thông qua đề tài nghiên cứu để thấy được thực trạng của việc sản xuất mía

tại huyện Long phú trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Vì mía là mặt hàng nông sản chủ lực có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của

người dân trong huyện nên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:

- Phân tích thực trạng sản xuất mía ở huyện long phú.

- Đánh giá hiệu quả sản xuất cây mía của huyện Long phú.

- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cây mía ở huyện Long

phú.

3. Câu hỏi nghiên cứu

1. Tình hình sản xuất mía tại huyện Long phú hiện nay như thế nào?

2. Việc sản xuất cây mía của huyện Long phú đã đạt hiệu quả gì?

3. Những giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả sản xuất cây mía của huyện

Long phú.

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Phạm vi thời gian, không gian.

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất đối với cây mía ở

huyện Long phú trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013..

4.2. Đối tượng nghiên cứu.

Tình hình sản xuất mía ở Long Phú.

Hiệu quả nâng cao sản xuất mía ở Long Phú.

5. Phương pháp nghiên cứu.

5.1. Phương pháp thu thập thông tin.

- Thông tin thứ cấp: được thu thập từ phòng nông nghiệp và phát triển nông

thôn huyện Long Phú.

- Số liệu được thu thập từ sách, báo, internet, từ các phòng chức năng có liên

quan.

Page 3: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

3

5.2. Phương pháp phân tích số liệu:

5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả.

Số liệu, thông tin của đề tài được thống kê qua các năm nghiên cứu, thông

qua số liệu đó chúng ta đưa ra nhận xét đánh giá thực trạng, tình hình diễn biến của

vấn đề.

Từ những thông tin liên quan đến đề tài được cung cấp, thu thập tiến hành

phân tích đanh giá để làm rõ vấn đề mà đề tài cần nghiên cứu.

5.2.2. Phương pháp so sánh.

So sánh những số tương đối va số tuyệt đối về doanh thu, lợi nhuận và chi

phí sản xuất mía qua các năm 2011, 2012, 2013.

So sánh tuyệt đối: lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ đi năm trước để thấy

được sự chênh lệch.

So sánh tương đối: lấy giá trị tương đối của năm sau trừ đi cho giá trị tương

đối năm trước

6.LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Lược khảo tài liệu nghiên cứu là đề tài nghiên cứu khoa học về công nghiệp

hóa nông nghiệp nông thôn ở huyện ô Môn thành phố Cần Thơ.

“Tạo thị trường tiêu thụ cho nông sản ở huyện Ô Môn - Cần Thơ” năm

2000, ban chủ nhiệm Trường Đại Học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, chủ nhiệm

đề tài Võ Thanh Thu, bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp

logic học, phương pháp quy nạp để nói lên tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản o

huyện Ô Môn - Cần Thơ. Qua đó tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm tạo thị

trường tiêu thụ cho nông sản nhưng bài viết chưa đưa ra được những chỉ số kinh tế,

nhằm thề hiện hiệu quả sản xuất của nông sản ở huyện Ô Môn như thế nào.

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Chương 1: Phần mở đầu.

Chương 2: Phần nội dung

Chương 3: Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo.

Page 4: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

4

CHƯƠNG 2

PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sờ lý thuyết về đối tượng nghiên cứu

1.1. Giới thiệu về cây mía

Mía đường là ngành trồng trọt quan trọng trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ

trọng 11% trong cơ cấu đất nông nghiệp của tỉnh Sóc trăng. Cây mía Sóc Trăng cho

năng suất và chất lượng cao so với các vùng lân cận trong khu vực Đồng Bằng

Sông Cửu Long. Mía cung cấp nguyên liệu cho chính quá trình sản xuất đường và

một số ngành công nghiệp khác. Không có mía nguyên liệu thì hoạt động của các

nhà máy đường khó đảm bảo là có thể hoạt động được. Trồng mía tạo thêm thu

nhập cho người dân góp phần cải thiện đời sống. Hàng năm trên địa bàn huyện

Long phú người dân thường trồng mía xen canh với lúa theo tỷ lệ 1 mía - 1 lúa.

1.2. Quy trình sản xuất mía.

Chọn giống: lấy hom giống trên ruộng mía được sáu tháng tuổi xanh tốt,

chọn những cây to khỏe đứng thẳng, không sâu bệnh, không trổ bông. Phân đoạn

cây mía thành những đoạn hom dài 20 - 30 cm có hai đốt mang mắt cho mần tốt,

ngâm hom giống vào dung dịch nước vôi 1% trong 12 - 24 giờ rồi đem trồng. Tùy

theo chân đất trồng mà có thể chọn cách lên liếp, thông thường người dân làm kiểu

cuốn chiếu phổ biến hơn kiểu ốp bệ. Có thể đào học sâu 25 cm và rộng 30 cm để

trồng mía theo hàng đơn, hàng cách hàng 1,2 m, hom cách hom 30cm hoặc đào học

trồng thành hàng đôi, hàng cách hàng 2,4m, hai hàng mía trên liếp cách nhau 40

cm, hom đặt cách nhau 30 - 40 cm, hai hàng đặt cách nhau 1,4 m, đất trống liên tiếp

và giữa các liếp mía dùng để trồng xen canh đậu xanh, nành, mướp, khoai, sắn....

Chọn phân: Canh tác mía sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón lót với liều

lượng 1.000 - 2.000 kg/ha lúc làm liếp, bằng cách rải đều lên rảnh rồi lấp đất mỏng

trước khi trồng 1 - 2 ngày, có thề trộn 15 kg Basudin 10H /ha vào phân bón lót để

phòng trị sâu đục thân mía. Bón thúc ở giai đoạn lúc mía sau khi trồng 1 - 1.5

tháng, bón 750 - 1.000 kg/ha, từ 2 - 2,5 tháng tuổi bón lượng phân bằng lần 1, từ 3 -

4 tháng tuổi bón 500 - 1.000 kg/ha.

Page 5: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

5

Chú ý: Khi mía trồng trên 5 tháng tuổi thì ngưng bón thúc, khi bón phân

thúc nên kết hợp lấp đất vô chân mía là tốt nhất, đối với chân đất nhiều cát cần tăng

thêm 10% lượng phân bón hữu cơ. Người trồng mía có thể giảm lượng phân hữu cơ

nói trên nhưng phải thêm vào 150 kg Ure/ha lúc bón thúc lần 2 và 150 kg Ure cộng

thêm 200kg Kali / ha lúc bón thúc lần 3.

Thu hoạch: Khi mía đã đủ chín chữ đường thì thu hoạch. Dùng dao bén chặt

sát gốc mía, phần ngọn chặt tới mặt trăng thì đạt. Thời gian từ đốn mía tại ruộng và

vận chuyển đến nhà máy chế biến trong vòng 24 giờ là tốt nhất, năng suất đường

thu được là tối đa.

Áp dụng đúng kỹ thuật canh tác, thì năng suất mía nguyên liệu bình quân

thu được 120 tấn/ ha.

Xử lý gốc mía vừa thu hoạch, cuốc bằng mặt liếp chừa 3 - 5 mần ẩn rồi cuốc

dọc hai bên góc mía làm cho đứt rễ già, xong bón phân lót với lượng tăng thêm

20% so với vụ tơ rồi lấp đất lại.

2. Tồng quan thực trạng.

2.1. Thực trạng sản xuất mía huyện Long phú:

2.1.1. Tình hình sản xuất chung.

Tình hình sản xuất cây mía của người dân trong huyện Long phú còn gặp

nhiều khó khăn và thuận lơi, trong khi đó cây mía lại là cây trồng chủ lực trong

việc tạo thu nhập cho người dân trong huyện

Page 6: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

6

BẢNG 1: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA LONG PHÚ

NĂM 2011 2012 2013

Chênh

lệch

(12/11)

Chênh

lệch

( 13/12)

Diện tích (ha) 801 635 633 -166 -02

Năng suất (tấn / ha) 77,19 77,07 68,15 -0,12 -8,92

Sản lượng (tấn) 61,829 48,939 43,139 -12.890 -5.800

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Huyện Long Phú năm 2011,

2012, 2013)

Nhận xét chung.

Thực trạng sản xuất mía qua các năm từ 2011 đến 2012 ở huyện Long Phú

có những thay đổi lớn về diện tích và năng suất sản xuất nên từ đó theo sản lượng

sản xuất cũng thay đổi.

Về năng suất: Năng suất sản xuất hàng năm trên địa bàn huyện có những

thay đổi bất thường, giảm nhẹ ở năm 2012 ( giảm 0.12 tấn / ha) và lại tiếp tục giảm

trong năm 2013 ( -8.92 tấn/ ha). Việc giảm năng suất sản xuất năm 2012, 2013 là

do điều kiện canh tác trong năm này gặp nhiều khó khăn, sự diễn biến phức tạp của

điều kiện tự nhiên như mưa, bão, lũ...

Về diện tích sản xuất: Diện tích canh tác mía trên địa bàn huyện trong các

năm 2011, 2012, 2013 giảm xuống. Chính sự biền động không ngừng này của năng

suất sản xuất và của diện tích canh tác nên đã dẫn đến sự thay đổi của sản lượng

sản xuất thu hoạch được trong năm.

Mặc dù trong năm 2012 diện tích giảm xuống nhưng năng suất sản xuất

giảm không đáng kể. Diện tích đất giảm mạnh năm 2012 do chuyển giao mặt bằng

cho nhà máy nhiệt điện xã Long Đức, nhiều nông dân chuyển sang móc ao nuôi

tôm do tình hình sản xuất mía không đạt theo yêu cầu đề ra.

Page 7: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

7

2.1.2 Tình hình sản xuất chung qua các năm.

A.Tình hình sản xuất mía năm 2011.

Cây mía được xem là cây trồng chủ lực huyện Long Phú sau cây lúa và cây

ăn quả, với diện tích gieo trồng của năm là 801 ha.Năng suất sản xuất đạt được

trong năm là 77,19 tấn/ ha. Sản lượng sản xuất thu được trong năm là 61,825. Tuy

nhiên diện tích đất canh tác trên địa bàn có xu hướng giảm, phần ngoài đê bao là

luân canh với lúa ( 1 vụ lúa - 1 vụ mía), phải thu hoach mía sớm để chạy lũ nên cả

năng suất và hàm lượng đường đều thấp. Mặt khác, khả năng cạnh tranh của cây

mía với cây lúa và đặc biệt là cây ăn quả những năm gần đây không cao, nên người

dân có xu hướng chuyển sang trồng lúa hai vụ hoặc trồng cây ăn trái.

B. Tình hình sản xuất mía năm 2012.

Sang vụ này thì diện tích canh tác mía nguyên liệu của vùng có sự giảm nhẹ

so với vụ trước ( 2011), diện tích canh tác 635 ha giảm 166 ha, năng suất sản xuất

của ngành thì giảm so với vụ trước 2011 bình quân 77,07 tấn/ ha và giảm 0,12 tấn /

ha, sản lượng canh tác là 48,939 tấn mía nguyên liệu. Diện tích giảm so với vụ

trước là 12,890 tấn.

Nguyên nhân khi kết thúc vụ mía 2011 bà con trồng mía vừa trúng lớn vừa

trúng giá, vừa trúng mùa nên sang vụ này bà con không ngại chặt phá những diện

tích canh tác khác như vườn cây ăn trái kém hiệu quả....nên sang vụ này ( 2012)

diện tích canh tác mía của tỉnh lại tăng lên đáng kể so với vụ trước.

C. Tình hình sản xuất mía năm 2013.

Sang vụ 2013 thì diện tích canh tác và năng suất sản xuất mía nguyên liệu

của Long Phú có sự thay đổi so với vụ trước.

Sang vụ này thì diện tích canh tác mía nguyên liệu của vùng có sự giảm đi

từ 635 ha ( 2012) còn 633 ha 2013 ( giảm 0,2 ha) và năng suất sản xuất là 8,92 tấn

ấn/ha, sản lượng sản xuất được là 43,139 giảm 5,800 tấn.

Page 8: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

8

3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất mía.

Kết quả sản xuất mía hàng năm luôn có sự thay đổi về doanh thu, lợi nhuận

nên hiệu quả sàn xuất qua các năm rất khác nhau. Sự thay đổi này của doanh thu và

lợi nhuận có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng ở đây thấy rõ nhất là

nguyên nhân năng suất sản xuất, do giá bán và do chi phí sản xuất ảnh hưởng đến

thu nhập của người dân.

BẢNG 2: KẾT QUẢ SẢN XUẤT 1 HA MÍA QUA CÁC NĂM

( Nguồn: Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn huyện Long phú)

3.1. Phân tích chi phí trong sản xuất.

Trong sản xuất mía thì chi phí sản xuất bao gồm chi phí vật chất và chi phí

lao động. Trong đó, chi phí lao động chiếm tỷ trọng cao hơn chi phí vật chất rất

nhiều khoảng gấp 1.5 lần so với chi phí vật chất. Chi phí vật chất phục vụ cho sản

xuất 1 ha mía hàng năm chiếm tỷ trọng dưới 40%, còn lại trên 60% là chi phí lao

động. Chi phí vật chất hàng năm chỉ tăng ở khoảng mục phân bón, còn các chi phí

còn lại đều giảm. Chi phí lao động, trong chi phí lao động thì tăng nhiều nhất là chi

phí thuê ngoài. Tỷ trong của chi phí lao động cao thể hiện việc sản xuất, canh tác

HẠNG MỤC 2011 2012 2013

Năng suất( tấn/ha) 77,19 77,07 68,15

Giá bán( đồng/kg) 1000 850 1100

Doanh thu ( đồng) 77.190.000 65.509.000 74.965.000

Chi phí ( đồng) 24.780.000 25.260.000 26.265.000

Lợi nhuận ( đồng) 52.410.000 40.249.000 48.700.000

Chi phí / doanh thu (%) 32,10 38,56 35,04

Lợi nhuận/doanh thu (%) 67,90 61,44 64,96

Page 9: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

9

của người dân ta chủ yếu dựa vào lao động chân tay hơn là áp dụng các tiến bộ

khoa học kỹ thuật vào trong canh tác mía.

BẢNG 3: CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ TRONG SẢN XUẤT

ĐVT: Đồng

CHỈ TIÊU

2011 2012 2013

Thành

Tiền

Tỷ

Trọn

g

(%)

Thành

Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Thành

Tiền

Tỷ

Trọn

g

(%)

A. Chi phí vật chất 9.330.000 37,65 9.260.000 36,66 9.065.000 34,51

Giống 4.970.000 20,06 4.550.000 18.01 4.200.000 15,99

Phân bón 3.860.000 15,58 4.210.000 16,67 4.865.000 18,52

Ure 1.610.000 6,50 1.750.000 6,93 1.925.000 7,33

DAP 900.000 3,63 840.000 3,33 1.050.000 4,00

NPK 1.350.000 5,45 1.620.000 6,41 1.890.000 7,20

Thuốc BVTV 500.000 2,02 500.000 1,98 500.000 1,90

B. Chi phí LĐ 15.450.000 62,35 16.000.000 63,34 17.200.000 65,49

LĐ gia đình 7.525.000 30,37 7.525.000 29,79 7.525.000 28,65

LĐ thuê mướn 7.925.000 31,98 8.475.000 33,55 9.675.000 36,84

TỔNG 24.780.000 100 25.260.000 100 26.265.000 100

(Nguồn Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn huyện Long phú)

Tổng chi phí sản xuất hàng năm cho một ha mía trên địa bàn huyện Long

phú có khuynh hướng tăng lên và tăng tương đối đồng đều, và tăng ở khoản mục

Page 10: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

10

chi phí phân bón và chi phí lao động thuê mướn, chi phí lao động thuê mướn hàng

năm đều được tăng và tăng theo giá lao động hàng năm.

3.1.1. Phân tích chi phí vật chất.

Trong chi phí vật chất gồm có các khoản mục chi phí sau: chi phí giống, chi

phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, chi phí giống chiếm tỷ trong

cao nhất tiếp đó là chi phí phân bón và sau cùng là chi phí dùng cho thuốc bảo vệ

thực vật. Hàng năm chi phí vật chất phục vụ cho sản xuất mía trên địa bàn huyện

Long phú có sự thay đổi, chi phí này giảm trong năm 2012 và tăng lên trong năm

2013 nhưng sự tăng giảm này rất nhỏ có thể cho rằng chi phí vật chất hàng năm

trong trồng mía của Long phú ổn định. Mặc dù tổng chi phí vật chất có thể xem là

không thay đổi nhưng các khoản mục chi phí bên trong có sự thay đổi rất lớn.

3.1.2. Phân tích chi phí lao động

Chi phí lao động phục vụ cho sản xuất mía hàng năm trên địa bàn huyện

Long Phú đều tăng và tăng mạnh trong năm 2013. Trong chi phí lao động bao gồm

chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê mướn. Chi phí lao động chiếm tỷ

trọng trên 60% trong tổng chi phí đầu tư sản xuất một ha hàng năm.

3.2. Phân tích doanh thu

Doanh thu tiêu thụ cho một ha mía phụ thuộc vào năng suất sản xuất và giá

bán một kilôgam mía nguyên liệu cao hay thấp. Doanh thu tiêu thụ mía hàng năm

của người dân có sự biến động lớn, doanh thu năm 2011 và 2013 tương đối cao

nhưng giảm mạnh trong năm 2012 chỉ đạt 65.509.000 đồng, trong khi năm 2011 là

77.190.000 đồng và năm 2013 là 74.965.000 đồng.

Giá bán: giá bán nguyên liệu hàng năm ở Huyện Long phú có sự thay đổi

lớn, giá mía nguyên liệu giảm trong năm 2012 mức giảm là 150 đồng/kg và tăng

mạnh trong năm 2013 mức tăng mạnh là 250 đồng/kg. Sự thay đổi này thì giá bán

ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của năm, ( doanh thu = năng suất sản xuất * giá

bán) trong năm 2011 và 2013 có giá bán và năng suất sản xuất của mía tương đối

cao nên đạt doanh thu cao. Qua các năm thì doanh thu tiêu thụ của năm 2012 là

nhỏ nhất do giá bán và năng suất sản xuất của năm này đều nhỏ hơn các năm khác.

Page 11: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

11

Năng suất sàn xuất: Do điều kiện tự nhiên trong năm 2012 cũng không thuận

lợi trong năm trên địa bàn huyện có bão, mưa nhiều bão lớn nên gây đổ ngã, ngập

úng trên diện rộng do địa hình của huyện thấp và trũng nên mưa bão gây hậu quả

xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mía từ đó ảnh hưởng đến năng suất

sản xuất mía của huyện. Cộng thêm trong năm sự diễn biến của thời tiết thất

thường làm cho cây mía trổ cờ sớm và đồng loạt làm giảm năng suất và giá mía

thấp kém.

3.3. Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận trong sản xuất thì bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hai yếu tố đó là

doanh thu tiêu thụ và chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất cho một ha mía/ vụ của

Long phú qua các năm đều tăng, mà doanh thu tiêu thụ lại giảm đi trong năm 2012

nên dẫn đến kết quả là lợi nhuận cao năm 2011 và năm 2013 ( là nhờ trong hai năm

này doanh thu tiêu thụ thu được cao), lợi nhuận năm 2012 thấp do doanh thu tiêu

thụ mía của năm thấp và chi phí sản xuất cao.

4. Giải pháp

Trong những năm qua việc sản xuất mía của người dân trên địa bàn huyện

được sự quan tâm đóng góp rất nhiều của các cơ quan đơn vị liên quan

4.1. Những thuận lợi

4.1.1. Về phía nhà nước

Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết Định 80.TTg ngày 24 tháng 6 năm

2002 về việc khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm,

nhằm giảm bớt rủi ro trong sản xuất của người dân, đều này đã thể hiện sự quan

tâm sâu sắc của nhà nước đến đời sống của người dân nông thôn.

Định hướng và quy hoạch vùng sản suất đầu tư khoa học kỹ thuật vào nâng

cao nâng suất và sản lượng nông sản nhằm tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng

nông sản trên địa bàn toàn tỉnh.

Hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp, đặc biệt la đường bộ từ đó

tạo điều kiện lưu thông hoàn hóa tốt hơn.

4.1.2. Về phía các doanh nghiệp

Page 12: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

12

Các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh hàng năm đều tham gia ký hợp đồng

bao tiêu các sản phẩm cho bà con trong huyện. Với tổng diện tích bao tiêu chiếm

hơn 60% diện tích canh tác mía hàng năm của huyện.Thêm vào đó vào đầu vụ canh

tác công ty mía đường Tân Thạnh còn tham gia hướng dẫn kỹ thuật canh tác và giới

thiệu các giống mía có năng suất và chất lượng cao cho bà con gieo trồng.

4.1.3. Về phía nhà khoa học

Hàng năm các đơn vị này không ngừng nghiên cứu để tạo ra các giống mía

mới cho năng suất và chất lượng cao hơn, có điều kiện phát triển phù hợp với thời

tiết của vùng và lao động chăm sóc cũng dễ dàng hơn như giống mía: ROC 16,

ROC 22, QĐ 11. VNĐ 86-368........được phổ biến trên địa bàn tỉnh Sóc trăng.

4.1.4. Về phía người dân

Tích cực tham gia học hỏi nâng cao tay nghề và kiến thức để canh tác cây

mía có hiệu quả hơn. Tích cực tham gia các chương trình tập huấn nhằm nâng cao

tay nghề và trình độ canh tác cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong

canh tác.

4.2. Những khó khăn.

Người dan chưa thực sự tin tưởng vào việc đo chữ đường của Nhà Máy, sự

phối hợp chặt chẽ về thời gian đốn mía và vận chuyển đến nhà máy.

Cơ sở hạ tầng tuy được đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu, chưa được

phân cấp duy tu, bảo dưỡng, hệ thống thủy lợi xuống cấp thấp nhất là thủy lợi nội

đồng.

Giá thuê nhân công tăng dẫn đến chi phí tăng.

Cơ giới hóa trong sản xuất còn hạn chế, chủ yếu là lao động thủ công và hao

tốn nhiều công đoạn.

Vì các giống mía khác nhau thì có thời gian sinh trưởng và phát triển khác

nhau nên thu hoạch và chữ đường trong mía còn hạn chế.

Việc sản xuất cây mía được tiến hành ngoài trời trên đồng ruộng nên sau khi

thu hoạch phải tiến hành vận chuyển mía đến bãi đổ, nên phương tiện vận chuyển

Page 13: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

13

cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong sản xuất. Nhưng dụng

cụ vận chuyển còn hạn chế chưa nhiều, qui mô nhỏ cũ kỷ mà hệ thống kênh rạch

thì chằn chịt và đa dạng. Chính vì vậy phương tiện vận chuyển nhỏ nên phải đi lại

nhiều gây tốn nhiều thời gian từ đó làm cho các thương lái ngần ngại trong việc thu

mua mía nguyên liệu trong nhà người dân.

Việc mở rộng quy mô sản xuất còn mang tính tự phát không theo quy hoạch

và việc sản xuất còn thụ động trước sự diễn biến của tự nhiên.

4.3. Những giải pháp để cây mía phát triển bền vững.

Trong tương lai để cây mía phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao

thì hộ, các đơn vị liên quan nên chú ý phát huy đẩy mạnh lợi thế của cây mía đồng

thời khắc phục những khó khăn trong sản xuất để có thể đạt hiệu quả kinh tế cao

hơn và ổn định hơn.

Các cấp ngành có liên quan cần mở rộng và nâng cao hiệu quả chất lượng

các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật canh tác cho nhân dân.

Đối với những hộ sản xuất trong cùng khu vực nên hợp tác liên kết với nhau

để thống nhất lịch thời vụ, giống mía gieo trồng trong khu vực nhằm hạn chế được

tình trạng nhỏ lẻ, manh mún trong nông nghiệp và có thể tạo ra dòng sản phẩm chất

lượng đồng đều, sản lượng tương đối lớn tạo điều kiện cho các thương lái thu gom

nên hạn chế được tình trạng ép giá trong thu mua mía nguyên kiệu trong nhân dân.

Mở rộng hơn nữa các lớp tập huấn cho người dân nhằm để họ có đủ điều

kiện để sử dụng đúng quy định, nguyên tắc khoa học kỹ thuật. Những hộ sản xuất

trong cùng khu vực nên liên kết lại với nhau đầu tư nhiều hơn nữa cho phương tiện

vận chuyển mía, có thề sử dụng chung một phương tiện vận chuyển bằng cách luân

phiên có hiệu quả để đảm bảo khâu vận chuyển nông sản không tốn nhiều công

sức, thời gian.

Hộ nên tạo điều kiện, nâng cao trình độ để tự sản xuất cây giống tại điều

kiện gia đình nhằm giảm được chi phí mua mía giống hàng năm để canh tác và đây

là khoản chi tương đối cao ( 4- 5 triệu/vụ ) tránh được sự khan hiếm của giống mía

tạo được thế chủ động trong lịch thời vụ của hộ, không còn phụ thuộc vào các đơn

vị cung ứng giống.

Page 14: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

14

CHƯƠNG 3

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Page 15: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

15

Nhìn chung hoạt động sản xuất mía hàng năm trên địa bàn huyện Long phú

đều đem lại lợi nhuận cho người dân trồng mía. Cây mía được xem là cây trồng chủ

lực trong sản xuất nông nghiệp của huyện, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của

người dân trong tỉnh.

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của

cây mía, những tác động xấu của tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến năng suất sản xuất,

diện tích canh tác và sản lượng thu nhập của người dân.

Giá mía nguyên liệu hàng năm trên địa bàn huyện có sự thay đổi vá giá mía

nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ của cây mía.

Sự thay đổi của giá phân bón trên thị trường có ảnh hưởng đến lợi nhuận thu

được của người dân, giá phân bón tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng.

Lợi nhuận sản xuất thu được từ hoạt động sản xuất mía hàng năm của huyện

chiếm tỷ trọng nhỏ hơn chi phí sản xuất trong tổng doanh thu tiêu thụ của năm.

Công tác cung ứng giống của huyện còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu

gieo trồng trên địa bàn huyện, giá mía giống còn cao nên chi phí mua giống mới

cao ( từ 4 - 5 triệu/ vụ) trong địa bàn huyện còn nhiều diện tích canh tác phải sử

dụng giống cũ của vụ trước để lại.

Hoạt động sản xuất mía trên địa bàn huyện hàng năm đều có sự tham gia hỗ

trợ tích cực của nhà nước, doanh nghiệp nhằm hướng dẫn kỹ thuật giới thiệu các

giống mía mới có năng suất và chất lượng cao.

2. KIẾN NGHỊ

* Về nông hộ

Cần có sự đoàn kết giữa các hộ canh tác trong cùng tiểu vùng trồng mía, để

hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm canh tác. Hộ cũng nên trao đổi với nhau về

giống mía gieo trồng cho vùng nhằm hạn chế tình trạng manh mún nhỏ lẻ trong sản

xuất từ đó hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn.

Cần có những chiến lược canh tác thích hợp như: rải vụ giữa các vùng sản

xuất nhằm tránh tình trạng thiếu lao động và quá tải của nhà máy khi vào vụ thu

hoạch rộ.

Page 16: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

16

Nên tích cực tham gia các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật, áp dụng đúng

và có hiệu quả những kiến thức được huấn luyện vào trong sản xuất.

* Các đơn vị có liên quan

Tạo mọi điều kiện để hộ sản xuất như:

- Nên xây dựng hệ thống đê bao hoàn thiện hơn nhẳm hạn chế những tác động xấu

của tự nhiên như lũ lụt, hạn hán...từ đó có thể giúp hộ chủ động hơn trong sản xuất

trước những thay đổi của tự nhiên.

- Tăng đầu tư cơ sở hậ tầng nông thôn như: về giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất

kỹ thuật, cơ sở sản xuất giống cây trồng, xây dựng vùng nguyên liệu nhẳm tạo điều

kiện thuận lợi cho sản xuất nong nghiệp của tỉnh nói chung va cây mía nói riêng.

- Có nhiều chương trình, chính sách nhằm nhân rộng mô hình hợp tác xã, các câu

lạc bộ sản xuất mía...để tạo điều kiện cho hộ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ

thuật từ đó hiệu quả sản xuất mía sẽ cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Xuân Sinh (năm 2000) bài giảng Kinh Tế Thủy Sản, tủ sách Đại Học Cần

Thơ.

Page 17: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

17

2. PGS.TS Chu Hữu Quý ( năm 2000). Con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa

nông thôn, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia.

3. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tủ sách Đại

Học Cần Thơ.

4. Cao Anh Dương (2007) Cây Mía - Trung Tâm nghiên cứu và phát triển mía

đường, viện Khoa Học Kỹ Thuật Miền Nam - Bình Dương.

5. Trần Hoàng Anh (2012) đánh giá khả năng cung cấp N, P, K của đất và phân bón

bã bùn mía cho cây mía đường trên đất phèn tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang,

Luận văn Thạc sĩ Khoa Nông Nghiệp - Đại Học Cần Thơ.

6. Nguyễn Thị Quí Mùi ( 1999) phân bón và cách sử dụng, nhà xuất bản Nông

Nghiệp

7. Từ internet, báo chí có liên quan.

PHỤ LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................ii

1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1

Page 18: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

18

2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................1

2.1. Mục tiêu chung.........................................................................................1

2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................2

3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................2

4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................2

4.1. Phạm vi không gian, thời gian.................................................................2

4.2. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................2

5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................2

5.1. Phương pháp thu thập thông tin...............................................................2

5.2. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................3

5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả.................................................................3

5.2.2. Phương pháp so sánh.............................................................................3

6. Lược khảo tài liệu...................................................................................................3

7. Kết cấu đề tài..........................................................................................................3

CHƯƠNG 2: PHẦN NỘI DUNG.............................................................................ii

1. Cơ sờ lý thuyết về đối tượng nghiên cứu...............................................................4

1.1. Giới thiệu về cây mía...............................................................................4

1.2. Quy trình sản xuất....................................................................................4

2. Tổng quan thực trạng.............................................................................................5

2.1. Thực trạng sản xuất mía ở huyện Long Phú............................................5

2.1.1. Tình hình sản xuất chung...........................................................5

2.1.2. Tình hình sản xuất chung qua các năm......................................6

A. Năm 2011...................................................................................................7

B. Năm 2012...................................................................................................7

Page 19: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

19

C. Năm 2013...................................................................................................7

3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất mía.................................................8

3.1. Phân tích chi phí trong sản xuất...............................................................8

3.1.1. Phân tích chi phí vật chất.........................................................10

3.1.2. Phân tích chi phí lao động........................................................10

3.2. Phân tích doanh thu................................................................................10

3.3. Phân tích lợi nhuận.................................................................................11

4. Giải pháp..............................................................................................................11

4.1. Những thuận lợi.....................................................................................11

4.1.1 Về phía Nhà Nước....................................................................11

4.1.2. Về phía Doanh Nghiệp.............................................................12

4.1.3. Về phía nhà khách hàng...........................................................12

4.2. Những khó khăn.....................................................................................12

4.3. Những giải pháp để cây mía phát triển bền vững..................................13

CHƯƠNG 3: Kết luận và kiến nghị........................................................................14

1. Kết luận....................................................................................................14

2. Kiến nghị..................................................................................................15

Tài liệu tham khảo...................................................................................................17

Phụ lục.....................................................................................................................18

Phần trăm đóng góp.................................................................................................20

Page 20: De Cuong Cuoi Ky - Nhom 13

20

PHẦN TRĂM ĐÓNG GÓP

STT HỌ & TÊN MSSV

ĐÓNG

GÓP

(%)

SỐ ĐT

1 Hà Thị Hồng Thúy 161912594 100% 0984.915.455

2 Nguyễn Thị Hồng Tươi 161912626 100% 01694.117.404

3 Nguyễn Thị Hồng Thâm 161912590 100% 01685.319.826

4 Trịnh Thị Thủy 161912598 100%

5 Nguyễn Thị Hồng Tho 161912591 100% 0986.051.515

6 Bùi Thiên Duy 161912513 100% 0989.283.328

7 Nguyễn Đức Thọ 161912592 100% 01263.265.981

8 Dương Thị Thúy Quỳnh 161912582 100% 0964.861.357