24
Câu 1:Phân loại công trình Kiến trúc? Câu 2:Phân tích các đặc điểm của công trình kiến trúc? Câu 3:Các yêu cầu đối với công trình kiến trúc Câu 4Phân tích các cơ sở để thiết kế kiến trúc? Câu 5:Nội dung và ý nghĩa của điển hình hoá, tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá trong xây dựng Câu 6:Thế nào là hệ môđun trong kiến trúc và xây dựng? Câu 7:Các loại kích thước, hệ trục định vị trong kiến trúc và xây dựng? Câu 8:Tầm quan trọng và những cơ sở để bố cục mặt bằng các công trình kiến trúc? Câu 9:Nội dung và mục đích của phân tích quan hệ giữa các khu chức năng? Cho ví dụ? Câu 10:Các phương pháp bố cục mặt bằng các công trình kiến trúc? Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của mỗi phương pháp? Câu 11:Phân tích khái niêm “tương phản và dị biến” ;“vần luật” ; “chủ yếu và thứ yếu” ; “liên hệ và phân cách”trong qui luật bố cục hình khối không gian các công trình kiến trúc Câu 12:Qui luật cân bằng và ổn định trong bố cục kiến trúc? Cho ví dụ? Câu 13:Các nguyên tắc bố cục hình khối kiến trúc? Câu 14:Thế nào là hệ kết cấu tường chịu lực. Các dạng sơ đồ kết cấu tường chịu lực. Câu 15:Thế nào là hệ kết cấu khung chịu lực. Các dạng sơ đồ kết cấu khung chịu lực. ________________________________________________________

Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

Câu 1:Phân loại công trình Kiến trúc?

Câu 2:Phân tích các đặc điểm của công trình kiến trúc?

Câu 3:Các yêu cầu đối với công trình kiến trúc

Câu 4Phân tích các cơ sở để thiết kế kiến trúc?

Câu 5:Nội dung và ý nghĩa của điển hình hoá, tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá trong

xây dựng

Câu 6:Thế nào là hệ môđun trong kiến trúc và xây dựng?

Câu 7:Các loại kích thước, hệ trục định vị trong kiến trúc và xây dựng?

Câu 8:Tầm quan trọng và những cơ sở để bố cục mặt bằng các công trình kiến trúc?

Câu 9:Nội dung và mục đích của phân tích quan hệ giữa các khu chức năng? Cho ví dụ?

Câu 10:Các phương pháp bố cục mặt bằng các công trình kiến trúc? Ưu nhược điểm và

phạm vi áp dụng của mỗi phương pháp?

Câu 11:Phân tích khái niêm “tương phản và dị biến” ;“vần luật” ; “chủ yếu và thứ yếu” ;

“liên hệ và phân cách”trong qui luật bố cục hình khối không gian các công trình kiến trúc

Câu 12:Qui luật cân bằng và ổn định trong bố cục kiến trúc? Cho ví dụ?

Câu 13:Các nguyên tắc bố cục hình khối kiến trúc?

Câu 14:Thế nào là hệ kết cấu tường chịu lực. Các dạng sơ đồ kết cấu tường chịu lực.

Câu 15:Thế nào là hệ kết cấu khung chịu lực. Các dạng sơ đồ kết cấu khung chịu lực.

________________________________________________________

Câu 1: Phân loại công trình kiến trúc

Công trình kiến trúc chủ yếu là nhà, được chia theo chức năng sử dụng thành bốn loại chủ yếu: nhà ở, công trình kiến trúc công cộng, công trình kiến trúc công nghiệp, công trình kiến trúc nông nghiệp. Ngoài ra, công trình kiến trúc còn có thể là đài kỉ niệm, lăng mộ…

- Nhà ở: dùng cho người ở lâu dài và tạm thời, bao gồm nhà ở gia đình, kể cả biệt thự, nhà kiểu căn hộ, hoặc cao ốc kiểu khách sạn. Có đặc điểm là mặt nhà có nhiều cửa sổ, có thể có ban công, tầng không cao, nhà không rộng…

- Công trình kiến trúc công cộng dùng cho người thực hiện các quá trình chức năng trong đời sống xã hội và cá nhân lao động trí óc, ăn uống, nghe nhìn, biểu diễn dịch vụ y tế, thể thao, nghĩ ngơi. Có đặc điểm là cửa sổ lớn hoặc mảng tường đặc, chiều rộng của nhà khá lớn, tầng nhà thường cao và nhiều khi chiều cao của các tầng không như nhau.→ 2 loại nói trên được gọi là công trình kiến trúc dân dụng.

- Công trình kiến trúc công nghiệp để tiến hành các quá trình sản xuất, bao gồm nhà xưởng, nhà phụ trợ, công trình năng lượng, nhà kho. Có đặc điểm là các bộ phận cấu tạo cơ bản của nó là phân xưởng sản xuất nên nhà thường rộng, dài cao và rất khó phân biệt chiều cao của các tầng…

Page 2: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

- Công trình kiến trúc nông nghiệp chỉ kể những công trình có tính chất sản xuất nông nghiệp như chuồng trại, nhà bảo quản và sửa chữa máy móc nông nghiệp…( còn nhà ở và các công trình kiến trúc công cộng nông thôn, cũng như các xí nghiệp công nghiệp chế biến nông sản thì được sắp xếp vào các loại tương ứng nói trên). Có đặc điểm giống loại công trình kiến trúc công nghiệp nhưng mà có quy mô nhỏ hơn.

Câu 2: Phân tích các đặc điểm của công trình kiến trúc?

1) Kiến trúc là kết quả của sự tổng hợp giữa khoa học – kĩ thuật và nghệ thuật.

Một công trình kiến trúc được xây dựng lên, hay nói khác đi khi 1 tác phẩm kiến trúc ra đời, được công nhận là có giá trị, hoàn hảo, trước hết nó phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng của con người, tiếp đến là phải ứng dụng thật tốt các tiến bộ khoa học kĩ thuật , phải thỏa mãn được yêu cầu kinh tế, sau cùng phải đạt được yêu cầu thẩm mĩ của số đông người.

Ngày nay, với sự phát triển ngày càng cao của nhu cầu cuộc sống con người, sự tiến bộ rất nhanh của khoa học – kĩ thuật, con người càng đòi hỏi cao về tiện nghi sinh hoạt và nhu cầu thẩm mĩ. Do đó, đòi hỏi những người thiết kế và xây dựng phải tự trang bị cho mình kiến thức khoa học – kĩ thuật, nghệ thuật đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện từ khi thiết kế đến hoàn thành công trình

Tóm lại, khoa học – kĩ thuật, vật chất là cơ sở là phương tiện để thực hiện mục đích của kiến trúc, phải thỏa mãn yêu cầu thích dụng và thẩm mĩ của con người. Quá trình tạo thành công trình kiến trúc là quá trình sản sinh ra của cải vật chất, đồng thời cũng là sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật.

Vậy công trình kiến trúc là kết quả của sự tổng hợp giữa khoa học kĩ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc

2) Kiến trúc phản ánh xã hội mang tính tư tưởng.

Tác phẩm kiến trúc tạo nên một hình tượng khái quát, súc tích về 1 xã hội nhất định qua từng giai đoạn lịch sử. Khi ta đến 1 nước nào đó, ở những làng quê với những ngôi nhà nhỏ đơn sơ hay tới những thành phố lớn với các công trình kiến trúc độ sộ, phong phú .đó là 1 trong nhiều phương diện để nhận thức được về : mức độ kinh tế khoa học. trình độ văn minh,văn hóa, cơ cấu tổ chức luật pháp của 1 đất nước…

Vậy nền kiến trúc của mỗi nước đều phản ánh bộ mặt chung về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của xã hội

Tương ứng với lịch sử xã hội thì ở mỗi chế độ đều ảnh hưởng đến nội dung và hình thức của kiến trúc..kiến trúc của nô lệ khác kiến trúc của phong kiến, kiến trúc tư bản khác với kiến trúc của xã hội chủ nghĩa..

Page 3: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

Trong xã hộ giai cấp thì do điều kiện kinh tế, quyền lực của từng giai cấp khác nhau nên có hệ tư tưởng khác nhau. Tư tưởng đó ảnh hưởng đến suy nghĩ, ý tưởng sáng tác của kiến trúc sư. Cho nên kiến trúc cũng mang tính tư tưởng và tính giai cấp.

3) Kiến trúc chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện thiên nhiên và khí hậu.

Kiến trúc phải có bố cục mặt bằng, tổ chức không gian phù hợp với các nhu cầu hoạt động, mặt khác phải thỏa mãn về vật lí môi trường, môi trường địa lí tự nhiên, khí hậu thời tiết – những cái ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người. Điều kiện thiên nhiên, khí hậu có những yếu tố tích cực phải được tận dụng: ánh sáng, gió, độ ẩm, không khí vằ cũng có những yếu tố bất lợi mà kiến trúc cần phải tránh hay loại trừ bằng giải pháp tự nhiên hoặc bằng các trang thiết bị kĩ thuật. cho nên tùy thuộc vào điều kiện thiên nhiên, địa hình, khí hậu của từng nơi mà kiến trúc phải có các giải pháp phù hợp về hướng mặt bằng, bố cục không gian, vật liệu, trang bị kĩ thuật và trang trí màu sắc phù hợp.

Vì vậy, người sáng tác kiến trúc phải nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, địa hình, điều kiện khoa học – kĩ thuật của từng vùng mà xây dựng được các công trình kiến trúc tốt.hài hòa với thiên nhiên…

4) Kiến trúc mang tính dân tộc.- Về nội dung: bố cục mặt bằng phải phù hợp với phong tục tập quán, tâm lý dân tộc, đồ dùng

trang thiết bị sinh hoạt hằng ngày cho con người để ăn, ở, làm việc trong nhà phải tỷ lệ với con người, phải tận dụng được các yếu tốt thiên nhiên, khí hậu, địa hình, vật liệu..

- Về hình thức: tổ hợp hình khối, mặt đứng, tỉ lệ, chi tiết trang trí, màu sắc, vật liệu, được phối hợp để thỏa mãn yêu cầu thẩm mĩ của dân tộc..

- Kiến trúc trong một nước có những nét riêng chung, nhưng tùy vùng,tùy dân tộc lại có những đặc điểm, tính cách riêng.

Câu 3: Các yêu cầu đối với công trình kiến trúc.

-Các yêucầucủakiếntrúc: +Thích dụng. +Bền vững. + Thẫm mỹ. + Kinh tế.- Phân tích các yêu cầu của kiến trúc: + Thích dụng: Yêu cầu thích dụng là yêu cầu rất cơ bản, rất quan trọng đối với một tác phẩm kiến trúc, tùy theo từng thể loại công trình mà yêu cầu thích dụng được thể hiện như thế nào. • Theo yêu cầu này, thiết kế kiến trúc cần phải đáp ứng nhu cầu về công năng, sự tiện nghi, thuận lợi của cho con người sử dụng. Yêu cầu thích dụng của con người rất đa dạng, như: ăn, ở, nghỉ ngơi, nghiên cứu, sản xuất, giải trí… Yêu cầu này có thể thay đổi, phát triển theo tửng giai đoạn lịch sử của xã hội, ,sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, hạ tầng cơ sở và kiến trúc thượng tầng của xã hội, • Ví dụ: nhà ở bố trí các phòng với diện tích phù hợp, đáp ứng được nhu cầu và thuận lợi cho người sử dụng, vấn đề thông thoáng và chiếu sáng phải đảm bảo, không gian bên trong nhà thuận

Page 4: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

tiện cho việc bố trí trang thiết bị với kích thước tỷ lệ với kích thước người sử dụng… • Nhà hát, rạp chiếu phim, bảo đảm tầm nhìn, vị trí ngồi thoải mái, tổ chức luồng người và thoát ra khi có sự cố hợp lý, chất lượng âm thanh, hình ảnh. • Trường học, phòng học phải đảm bảo tầm nhìn, ánh sáng theo hướng từ trái qua,… • Để đảm bảo được yêu cầu thích dụng, khi thiết kế công trình cần chú ý: 1. Bố cục mặt bằng phù hợp với dây chuyền công năng của công trình, các luồng giao thông hợp lý, ngắn nhất và không chồng chéo. 2. Hình dạng và kích thước phòng phù hợp với yêu cầu hoạt động, thuận tiện cho việc bố trí trang thiết bị, giải pháp trang âm… 3. Tùy theo tiêu chuẩn từng loại phòng, cần bảo đảm điều kiện vệ sinh về: ánh sáng, thông thoáng, chống ồn, chống nóng, chống lạnh,… 4. Bảo đảm mối quan hệ hài hòa với cảnh quan kiến trúc xung quanh. + Bền vững: Công trình kiến trúc là một sản phẩm đặc biệt, hao tốn nhiều sức người, sức của và tồn tại trong một thời gian dài. Sự hư hỏng của các công trình kiến trúc thường gây những thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản cho xã hội. Vì thế, nhất thiết phải coi trọng vấn đề bền vững cho công trình. Trong quá trình tồn tại, công trình kiến trúc chịu những tác động của con người và điều kiện tự nhiên. Câc tác động này có thể chia làm 2 loại:Tác động của lực: Các loại tải trọng bản thân, gió, di động, bất thường…Tác động không phải bằng lực: gió, nhiệt độ, nắng, mưa, sinh học, tiếng ồn…Độ bền vững của công trình bao gồm: • Độ vững chắc của các cấu kiện chịu lực: Là khả năng chịu tác động đồng thời hoặc không đồng thời của các loại tải trọng (bản thân, hoạt tải, gió…) mà không bị phá hủy hoặc bị biến dạng vượt quá giới hạn cho phép. • Độ ổn định của kết cấu, nền móng: Là khả năng chống lại các lực tác động (lực hay các biến dạng khác tác động vào cấu kiện của toàn công trình. Độ ổn định này được bảo đảm bằng độ ổn định của nền và móng, hệ thống cấu trúc, sơ đồ hợp lý của kết cấu, cấu tạo và sự liên kết của các bộ phận nhằm tạo nên độ cứng cần thiết của công trình tùy theo quy mô và phương tác dụng của các ngoại lực và nội lực. • Đọ bền lâu của công trình: Là thời hạn mà hệ thống kết cấu, các cấu kiện chịu lưc, chi tiết cấu tạo chủ yếu của công trình vẫn làm việc bình thường. Thời hạn này là niên hạn sử dụng quy định của công trình, nó phụ thuộc vào tính chất cơ lý của vật liệu, giải pháp cấu tạo, kết cấu… Độ bền lâu của công trình phụ thuộc vào các yếu tố sau: 1. Sự từ biến của vật liệu ( là quá trình biến dạng nhỏ xảy ra liên tục trong vật liệu, trong điều kiện tải trọng tác động lâu dài). 2. Tính chịu ẩm của vật liệu (khả năng chống lại sự phá hủy của nước: không bị mềm, nở, nứt, phân lớp…) 3. Tính chống rỉ. 4. Khả năng chống mối mọt, công trùng, vi sinh phá hoại. 5. Khả năng chịu nhiệt (nóng hoặc lạnh).Độ bền lâu của công trình được chia thành 4 cấp theo niên hạn sử dung:  1. Cấp I (Trên 100 năm). 2. Cấp II (50 đến 100 năm). 3. Cấp III (20 đến 50 năm). 4. Cấp IV (dưới 20 năm).  + Thẫm mỹ: Công trình đạt được yêu cầu thích dụng và bền vững thì chưa được gọi là công trình kiến trúc mà ta chỉ có thể gọi là công trình xây dựng. Một yêu cầu có tính chất đặc thù

Page 5: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

và cần thiết của một công trình kiến trúc là yêu cầu thẫm mỹ - tức là công trình kiến trúc phải đẹp. Cái đẹp của công trình kiến trúc được thể hiện qua nội dung và hình thức của công trình: • Nội dung: Đó là chất lượng không gian đáp ứng được mục đích sử dụng thực tiễn, tiện lợi cho sinh hoạt, phù hợp với các phong tục tập quán,…góp phần tạo nên những cảm xúc thẫm mỹ cho người sử dụng • Hình thức: cái đẹp của công trình thường thể hiện qua hình thức này. Công trình kiến trúc cần đạt đén một trình độ bố cục tạo hình, xử lý các mảng khối, đường nét, màu sắc hợp lý, hài hòa với cảnh quan,… hướng đến một hình tượng kiến trúc, đạt được những giá trị tư tưởng và triết lý nhân văn nhất định. • Cái đẹp trong một tác phẩn kiến trúc, cũng như trong các lĩnh vực nghệ thuật khác, không phải bất biến mà nó có sự thay đổi theo sự phát triên của xã hội, phụ thuộc vào quan niệm thẩm mỹ của con người ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể, đồng thời mang tính giai cấp rõ nét. + Kinh tế: Yêu cầu về kinh tế đòi hỏi xây dựng công trình với một chi phái tối thiểu về vật tư, nhân công và thời gian mà vẫn bảo đảm chất lượng cần thiết của công trình. Yêu cầu này ảnh hưởng đến qui mô, bố cục công trình, việc lựa chọn giải pháp kết cấu, giải pháp cấu tạo, vật liệu xây dựng, trang thiết bị, phương án và thời gian thi công… Để chọn giải pháp hợp lý về kinh tế, các loại công trình kiến trúc được phân thành các cấp theo công năng và tầm quan trọng của công trình – cấp càng cao thì yêu cầu càng cao, chi phí xây dựng càng lớn.

Câu 4:Phân tích các cơ sở để thiết kế kiến trúc.

1) Bản nhiệm vụ kiến thiết kế: nêu lên những yêu cầu cơ bản đối với công trình cần được thiết kế như:

- Chức năng sử dụng, đặc điểm tính chất về hoạt động công trình- Loại cấp công trình, độ bền lâu, cấp phòng hỏa, số tầng quy định- Dự kiến kinh phí xây dựng- Kế hoạch, thời gian thiết kế và xây dựng- Bước lập nhiệm vụ thiết kế có thể do bên A làm, hoặc giao bên B làm, bên A xem xét2) Địa điểm dự kiến xây dựng công trình- Vị trí địa lí của khu đất xây dựng, vị trí có liên quan tới nhiều yếu tố khác- Hình dáng, kích thước, địa hình của khu đất được thiết kế để xây dựng công trình- Hướng của khu đất xây dựng, định vị phương hướng tự nhiên, trước sau, phải trái của khu đất vì

nó liên quan đến ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên- Cơ sở hạ tầng- Các công trình đã được xây dựng, nhà cửa, cây cối, .. xung quanh nơi xây dựng mới- Các tài liệu về địa chất công trình,địa chất thủy văn của khu đất xây dựng…- Tài liệu về khí tượng như nhiệt độ ngoài trời trong các mùa, độ ẩm, lượng mưa…- Các số liệu về thiên tai bão, lũ, động đất…- Tài liệu về vệ sinh công cộng của khu đất xây dựng, độ trong lành của không khí, độ sạch của

nước…- Ngoài các yếu tố trên cần tìm hiểu phong tục tập quá dân tộc, truyền thống, văn hóa, nếp sống

của nhân dân khu xây dựng mới

3) Các văn bản pháp luật và thể lệ về xây dựng

Page 6: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

- Quyền sở hữu đất đai xây dựng: xác định chủ quyền sử dụng đất xây dựng thuộc nhà nước,cá nhân hay tập thể..

- Giấy phép xây dựng: quy định các điều luật về xây dựng do cơ quan quản lí nhà nước xây dựng, quản lí đô thị, các cấp hành chính cho phép

- Các văn bản thuộc tiêu chuẩn quy phạm, quy định mà nhà nước ban hành- Những quyết định xét duyệt mức độ hồ sơ thiết kế kiến trúc từ dự án xây dựng đến bản vẽ thi

công xây dựng công trình kiến trúc4) Dự kiến kinh phí xây dựng- Kinh phí chuẩn bị đầu tư xây dựng: là kinh phí cho giai đoạn đầu tiên, phục vụ cho công tác

kiểm tra khảo sát, đề bù đất đai, giải phóng mặt bằng…- Kinh phí xây dựng công trình: lập hồ sơ bản vẽ thi công, lập tổng thể tiến độ thi công, vật liệu

xây dựng, máy móc, nhân công xây dựng…- Kinh phí xây dựng được thể hiện bằng bản dự án thiết kế công trình và được tính toán chính xác

ở giai đoạn hoàn thành việc thi công gọi là bản quyết toán xây dựng và hoàn thiện công trình

Câu 5: Nội dung và ý nghĩa của điển hình hoá, tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá trong Xây dựng

Điển hình hóa các cấu kiện của từng bộ phận nhà hay toàn bộ công trình là tạo ra và sử dụng nhiều cấu kiện cùng kiểu được chọn ra để dùng rộng rãi trong việc xây lắp công trình

Tiêu chuẩn hóa là làm các cấu kiện, bộ phận của công trình theo đúng yêu cầu kĩ thuật – kinh tế đã được quy định thành tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn ngành

Thống nhất hóa trong xây dựng là : - làm cho các kích thước bộ phận nhà đồng nhất phù hợp với kích thước hình dáng của những cấu

kiện đúc sẵn tại nhà máy.- Thống nhất hóa là điển hình hóa và tiêu chuẩn hóa ở mức độ cao- Qua sử dụng các chi tiết, cấu kiện hay công trình được điển hình hóa, tiêu chuẩn hóa, người ta

chọn được 1 số ưu điểm chung nhất về kích thước , hình kiểu, cấu trúc để sản xuất hàng loạt và sử dụng rộng rãi

- Có thể thống nhất hóa ở mức độ thấp nhất là thống nhất hóa các cấu kiện, ở mức độ cao là thống nhất hóa về mặt bằng,hình khối của từng loại công trình và cao hơn nữa là thống nhất hóa trong ngành hay lên ngành của 1 quốc gia

- Thống nhất hóa và điển hình hóa có ưu điểm là có thể thực hiện được công nghiệp hóa trong xây dựng nghĩa là xây lắp được nhanh,nhiều, rẻ để đáp ứng nhu cầu bức bách của cuộc sống, nhất là về nhà ở nhưng cũng có nhược điểm là các cấu kiện giống nhau, dễ tạo nên sự đơn điệu khô khan của công trinh

- Để khắc phục những đảm bảo về yêu cầu mĩ quan của công trình cần cần Tạo các đơn nguyên, sắp xếp linh hoạt về hình khối Thêm hoặc bớt các chi tiết phụ tùy theo hoàn cảnh cụ thế Dùng màu sắc, chất cảm vật liệu linh động trên mặt nhà Có sang tạo trong bố cục mặt bằng quy hoạch khu xây dựng Kết hợp với kiến trúc phong cản

Câu 6:Thế nào là hệ môđun trong kiến trúc và xây dựng

Page 7: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

a) Mô đun là đơn vị tiêu chuẩn đo chiều dài để xác định tỉ lệ của công trình, điều phối kích thước các cấu kiện, các bộ phận kiến trúc.

b) Mô đun gốc: là kích thước quy định ban đầu của hệ thống mô đun, là kích thước cơ sở để từ đó định ra cái kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn, thích hợp với các chi tiết, bộ phận của công trình kiến trúc.

Theo quy định quốc tế thì mô đun gốc là M = 100mm. Từ mô đun gốc này người ta mở rộng ra:

Mô đun bội số; 2M, 3M, 6M, 12M, 15M, 30M và 60M Mô đun ước số: 1/2M, 1/5M, 1/10M, 1/20M, 1/50M và 1/100M

Mô đun bội số dùng để điều điều hợp các kích thước lớn của công trình: khẩu độ, bước, nhịp, chiều cao của công trình. Hiện nay đa số các nước dùng mô đun mở rộng là 3M. 1 vài nước dùng mô đun mở rộng là 2M Mô đun ước số dùng để điều hợp những kích thước nhỏ của các chi tiết, cấu kiện của công trình như tiết diện dầm, cột, hè rãnh, trang trí gờ bao, trát láng… Đối với công trình dân dụng, người ta thường dùng mô đun mở rộng 3M, còn ở công trình công nghiệp thì thường dùng mô đun mở rộng 30M và chủ yếu là 60M cho kích thước theo phương nằm ngang và 6M cho kích thước theo phương thẳng đứng

Câu 7: Các loại kích thước, hệ trục định vị trong kiến trúc và xây dựng

1) Các loại kiến trúc:

Khi thiết kế và xây dựng người ta thường dùng các loại kích thước sau đấy:

- Kích thước danh nghĩa: là khoảng cách thiết kế giữa các trục quy ước của nhà(Ld)- Kích thước cấu tạo: là kích thước của cấu kiện theo thiết kế (Lk) , chênh nhau so với kích thước

danh nghĩa bởi độ lớn của khe hở cấu tạo (δ)- Kích thước thực tế: là kích thước thực của cấu kiện đo được ở thực địa (Lt) khác với kích thước

cấu tạo bởi sai số ( dương và âm ) tùy theo độ chính xác yêu cầu cho mỗi loại cấu kiện.2) Hệ trục định vị:

Hệ trục định vị của nhà là những đường thẳng trên mặt bằng nhà được kẻ vuông góc với nhau. Hệ trục định vị được phân định rõ ba loại kích thước cơ bản sau:

- Bước cột: kí hiệu là B- là khoảng cách trục mô đun giữa các bộ phận chịu lực chủ yếu, theo chiều vuông góc với phương làm việc của kết cấu chính của nhà ( nó được ghi bằng số trong vòng tròn trên chiều dọc nhà)

- Khẩu độ: kí hiệu là Lo – là khoảng cách trục mô đun giữa các bộ phận, kết cấu chịu lực chính cả nhà

- Chiều cao của tầng được quy định như sau: Đối với nhiều nhà tầng – trừ tầng trên cùng – chiều cao tầng tính từ mặt sàn tầng dưới tới mặt

sàn tầng trên

Page 8: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

Đối với tầng trên cùng có 2 trường hợp:

Tầng trên cùng có tầng: chiều cao tầng quy ước là khoảng cách từ mặt sàn đã hoàn thiện đến mặt sàn trần.

Tầng trên cùng không có trần: chiều cao tần quy ước là : khoảng cách tới mép dưới kết cấu chịu lực của mái

Câu 8:Tầm quan trọng và những cơ sở để bố cục mặt bằng các công trình kiến trúc?

Tầm quan trọng của bố cục mặt bằng công trình kiến trúc:

Một công trình kiến trúc có bố cục mặt bằng tốt sẽ

- Thuận lợi cho hoạt dộng của các khối chức năng, đường giao thông ngắn gọn, không chồng chéo,hiệu quả sử dụng cao, giảm nhẹ sức lao động, tận dụng thời gian, do đó mang lại lợi ích kinh tế

- Tạo được thói quen, nền nếp hoạt động của con người theo phong cách khoa học, văn minh- Dễ dàng quản lí và bảo vệ công trình- Dễ lựa chọn các loại không gian, hệ kết cấu, hệ modun, phương pháp xây dựng, phương pháp

bố trí trang thiết bị kĩ thuật và dễ biể đạt hình khối, mặt đứng công trình kiến trúc

Tác phẩm kiến trúc kết quả nghiên cứu tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó bố cục mặt bằng công trình kiến trúc là yếu tố quan trọng hàng đầu, nó đóng vai trò quyết định hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố khác

Cơ sở để lập bố cục mặt bằng- Tính chất sử dụng, quy luật và trình tự hoạt động

Ví dụ: nhà ăn thì theo quy trình: thức ăn từ kho chứa qua gia công chế biến tới bêp, soạn thức ăn rồi mới tới phòng ăn. Trình tự này bắt buộc một một đường đi ngắn gọn để giảm nhẹ sức lao động và đảm bảo vệ sinh thức ăn

- Tiêu chuẩn diện tích, chiều cao của các phòng. Tiêu chuẩn này dựa vào: kích thước tĩnh, động của con người và trang thiết bị, trình độ văn minh, tiến bộ khoa học – kĩ thuật, an toàn vệ sinh cũng như tâm – sinh lí của con người

- Yêu cầu phân cấp công trình: trong cùng loại công trình lại phân ra những cấp bậc khác nhau- Hình dáng, kích thươc, hướng cửa khu đất xây dựng và các cơ sở hạ tầng: đường giao thông,

đường điện, nước và các vật kiến trúc, phong cảnh xung quanh- Phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương nơi xây dựng công trình- Các quy định về vệ sinh môi trường: cây xanh, mặt nước,ánh sáng, thông gió tự nhiên, tiếng

ồn,bụi và các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo khác

Câu 9: Nội dung và mục đích của phân tích quan hệ giữa các khu chức năng? Cho ví dụ?

Page 9: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

Bất cứ công trình kiến trúc nào, dù nhỏ hay lớn, đù đơn giản hay phức tạp cũng gồm nhiều chức năng sử dụng. Tính chất sử dụng của mỗi khu vực chức năng lại có những đòi hỏi riêng khá phức tạp bời nhiều yếu tố. Giữa các khối phòng sử dụng lại có quan hệ với nhau, mối quan hệ này được diễn ra thường xuyên hoặc có tính độc lập tương đối với nhau. Để tổng quát hóa, khái quát hóa các mối quan hệ giữa các khu vực sử dụng người ta thường thiết lập sơ đồ quan hệ

sơ đồ quan hệ tổng thể: diễn đạt tổng thể các khối của công trình

Ví dụ: khách sanh gồm bốn chức năng là :

1) tiếp đón2) sinh hoạt công cộng3) khối các phòng ngủ4) khối cung cấp và quản lí

Nhìn vào sơ đồ tổng quát, mặt bằng, mặt cắt, người kiến trúc sư dễ dàng hình dung ra quan hệ giữa các khu vực để tìm ra vị trí phù hợp với nhiều phương án

Sơ đồ quan hệ chi tiết: diễn đạt bằng hình vẽ hay kí hiệu từ các phòng – đơn vị phòng trong một khối chức năng

Ví dụ : đối với công trình khách sạn nêu trên, người ta trích ra 1 khối, khối sinh hoạt công cộng có :

- Khu vực ăn uống: kho – gia công – bếp – soạn thức ăn

- Khu vực vui chơi giải trí : đọc sách báo, chơi cờ, chơi bóng bàn,...

- Dịch vụ khác: bể bơi, matxa, karaoke, biểu diễn ca, múa nhạc

- Các phòng phục vụ khác

Nhìn vào sơ đồ chi tiết, mặt bằng, mặt cắt này người kiến trúc sư cũng hình dung được vị trí của các phòng và mối quan hệ của chúng với nhau. Việc lập sơ đồ quan hệ giữa các phòng và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Việc lập sơ đồ quan hệ giữa các khối chức năng sử dụng có những tác dụng sau.

Câu 10: Các phương pháp bố cục mặt bằng các công trình kiến trúc? Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của mỗi phương pháp?

1) Bố cục mặt bằng dạng tập trung. Ưu điểm:- Mặt bằng gọn, giao thông ngắn, chiếm ít đất đai xây dựng- Các hệ thống điện, nước, thông hơi…. Ngắn, tiết kiêm- Dễ quản lí, bảo vệ công trình- Hình khối, mặt nhà dễ biểu đạt hình đồ sộ, hoành tráng, gây được cảm xúc mạnh với mọi người Nhược điểm

Page 10: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

- Nền móng, kết cấu phức tạp, nhất là các công trình có nhiều loại không gian, hình dáng, kích thước khác nhau

- Chế độ ánh sáng, thông gió tự nhiên kém, dễ gây ồn vì ảnh hưởng bởi các công trình xung quanh- Thi công xây dựng khó do phải dùng nhiều giải pháp xử lí ở những chỗ tiếp giáp của các không

gian thay đổi- Khó phân đợt xây dựng Phạm vi áp dụng

Được dùng ở các đô thị cũ đang phát triển, tại trung tâm thành phố vì đất đai xây dựng hiếm, công trình lại xây dựng xen cấy vào nơi có các công trình cũ được giữ lại. Tuy vậy, khi chọn loại bố cục tập trung cần phải lưu ý đến yêu cầu kĩ thuật như về chiếu sáng, thông số tự nhiên, chống ồn, nhất là ở nước ta thường dùng sân trong, cửa mái lấy ánh sáng thông gió

2) Bố cục mặt bằng dạng phân tán Ưu điểm- Các khu vực hoạt động được phân chia rõ rang, tương đối độc lập, giao thông mạch lạc..- Nền món, kết cấu dễ xử lí, bởi các phòng có kích thước hình dáng khác nhau được đặt riêng, tách

rời nhau- Ánh sáng, thông gió tự nhiên dễ giải quyết, có thể xen kẽ sân, vườn cảnh vào các khu vực sử

dung- Dễ phân đợt xây dựng, thuận lợi cho việc thi công xây dựng và hoàn thiện công trình Nhược điểm- Mặt bằng bị trải ra, chiếm nhiều đất đai xây dựng- Giao thông bị kéo dài, tốn diện tích phụ, khó bảo vệ công trình- Các đường ống điện, nước, thông khí… bị kéo dài, gây tốn kém- Kình khối, mặt đứng bị kéo dài, phải chú xử lí mặt đứng… Phạm vi sử dụng: Được dùng ở những nơi có đất đai rộng rãi như ngoại ô thành phố, các đô thị

đang mở rộng hay theo quy hoạch đô thi mới. Loại bố cục này thích hợp với 1 số công trình như trường học, bệnh viện, nhà nghỉ mát, khách sạn…và rất phù hợp với những vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

3) Bố cục mặt bằng dạng liên hợp Ưu điểm- Sử dụng đất đai xây dựng vừa phải, dễ áp dụng- Giao thông rõ rang, mạch lạc, ít tốn diện tích phụ, đường ống.- Giải quyết được 1 phần chủ yếu về ánh sáng, thông gió tự nhiên, sân trong…- Mặt đứng, hình khối thẩm mĩ có sinh động hóa loại bố cục phân tán, dễ bố trí khối chính, khối

phụ Nhược điểm- Giải quyết nền móng, kết cấu công trình còn phức tạp, nhất là chỗ tiếp giáp giữa các khối không

gian, kích thước lớn nhỏ khác nhau- Phân đợt xây dựng công trình phải tùy theo đặc thù về đất đai xây dựng, vốn đầu tư, sự phát triển

của công trình trước mắt và lâu dài- Tổ hợp hình khối, mặt đứng công trình phải chú ý sự thống nhất, hài hòa giữa hình khối chính và

phị, tránh tình trạng chắp vá Phạm vi sử dụng: Do sự phối hợp 1 cách linh hoạt giữa lại bố cục mặt bằng kiểu tập trung và

phân tán nên áp dụng rộng rãi ở mọi loại địa hình và các vùng khí hậu. Bố cục này thường được

Page 11: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

sử dụng cho các công trình công cộng như nhà văn hóa, câu lạc bộ, cung thiếu nhi và công trình thể dục thể thao.

Câu 11: Phân tích khái niêm “tương phản và dị biến” ;“vần luật” ; “chủ yếu và thứ yếu” ; “liên hệ và phân cách”trong qui luật bố cục hình khối không gian các công trình kiến trúc.

1) Tương phản và dị biến Tương phản: là sự khác biệt nhau rất rõ rang giữa 2 vật thể, 2 hình để làm nổi bật lên những đặc

điểm của chúng. Tương phản dễ gây sự chú ý của mọi người Dị biến là sự khác nhau không nhiều của 2 hay nhiều vật thể, hình thể, biến đổi dần từ đặc điểm

này sang đặc điểm khác. Dị biến thường gây cảm xúc hài hòa

Tương phản và dị biến là biện pháp quan trọng để đạt được tính thống nhất và biến hóa trong nghệ thuật

2) Vần luật: trong kiến trúc thì quy luật bố cục hay vần luật được thể hiện:- Với tổng thể quy hoạch của của 1 khu phố, sự sắp xếp các ngôi nhà với khối hình nhà cao, thấp,

to, nhỏ, vuông, tròn, góc cạnh ra sao để đạt được tính thống nhất, hài hòa, đó là vần luật- Với 1 công trình kiến trúc, sự s- Sắp xếp các mảng đặc, rỗng, đường nét, vật liệu, màu sắc cũng theo 1 quy luật nào đó thích ứng

với chính nó và tổng thể nói chung- Với các chi tiết trang trí bên trong, bên ngoài thậm chí đến các đồ đạc, trang thiết bị muốn đạt

được tính thống nhất hài hòa đồng bộ cũng phải tôn trọng vần luật

Có 4 loại vần luật:

Vần luật liên tục: Vần luật liên tục là vần luật sinh ra do sự sự sắp xếp lặp lại một cách liên tục một hoặc một số loại thành phần cơ bản trong bố cục cấu trúc hình. Có 2 loại vần luật liên tục đó là vần luật liên tục đơn giản và vần luật liên tục phức tạp:

+Vần luật liên tục đơn giản: Người ta dùng một bộ-một đơn vị các yếu tố tổ hợp rồi lặp đi lặp lại nhiều lần và liên tục. Loại vần luật này dễ gây cảm giác đều đều, buồn tẻ và nhàm chán, rất hay gặp trong các khu nhà ở điển hình lắp ghép hay các chi tiết trong một ngôi nhà ở điển hình. 

+ Vần luật liên tục phức tạp: Người ta dung một bộ-một đơn vị gồm hai hay nhiều yếu tố có sắp xếp phức tạp rồi lặp đi lặp lại nhiều lần và liên tục.Loại vần luật này dễ gây cảm giác phong phú,hấp dẫn

Vần luật tiệm biến: Vần luật tiệm biến là vần luật thay thế dần dần một cách có quy luật. Vần luật tiệm biến có thể là loại vần luật lớn dần đều hoặc nhỏ dần đều của các yếu tố kích thước (lớn đến nhỏ và ngược lại), màu sắc (nóng đến lạnh), chất liệu (to đến nhỏ, nhám đến trơn)…

Vần luật lồi lõm: Vần luật lồi lõm là vần luật tiệm biến chỉ phát triển theo đơn hướng, hoặc tăng lên dần đều hoặc giảm đi dần đều. Vần luật lồi lõm là vần luật dao động hình song, đồng thời tăng hoặc giảm theo một quy luật.

Page 12: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

Vần luật giao thoa: Vần luật giao thoa được tạo thành bởi các thành phần kiến trúc đan chéo nhau tạo nên. Sự đan chéo nhau này có thể là do hình khối, không gian hoặc các chi tiết đan chéo nhau tạo nên.

Vần luật giao thao không giống các loại vần luật khác, có tính chất triển khai theo một hướng mà vần luật giao thoa tạo nên bởi sự chéo nhau theo haihướng đứng và ngang hoặc hiệu quả đa hướng.

 Vần luật giao thoa có thể được sử dụng trong tổng thể quy hoạch, trong bố cục không gian một công trình kiến trúc, có thể thấy trên mặt đứng một công trình kiến trúc, cũng có thể thấy trên một bộ phận của mặt đứng hoặc trong trang trí nội thất.

3)Chủ yếu và thứ yếu

Khái Niệm: Sự hoàn chỉnh của một bố cục tạo hình kiến trúc để thể hiện mục tiêu nhấn mạnh tất yếu dẫn đến sơ đồ nhịp điệu trong đó “phần này” quan trọng hơn“phần kia”. Việc xác định phần “chủ yếu” và “bổ trợ” rất quan trọng trong sơ đồ nhiều tỷ lệ và nhịp điệu xuất hiện. Việc thiết kế tạo hình giống như hoạt động có tính chất tổng hòa: có thể nghiên cứu riêng rẽ theo phần chính, tuy nhiên để đạt được mức độ cao cần có sự phối hợp tất cả các yếu tố trên trong tổng thể duy nhất và hợp lý.

-Hiệu quả thẩm mỹ thống nhất và hài hòa đạt được nếu trong bản thân nội tại một bộ phận hoặc toàn thể tác phẩm tạo hình đó có thành phần chủ yếu và thứ yếu.

-Cả hai yếu tố chủ yếu và thứ yếu có mối liên hệ thống nhất và có sự khác nhau giữa chúng.

-Phương tiện cụ thể để tạo thành mối liên hệ hợp lý giữa chủ yếu và thứ yếu trong tạo hình là hai cách sau:

+ Sử dụng thủ pháp tương phản (tương phản về hình khối, chênh lệch về độ cao, độ sáng tối),dùng biện pháp “hô ứng”. Những thành phần nhỏ phù trợ cho những thành phần chính.

+Bố trí trục chính và sắp xếp vị trí các thành phần chính trên trục chính làm thành phần chủ yếu, các công trình phụ đặt hai bên thẳng hàng hoặc thẳng góc, hoặc gần như thẳng góc.

4) Liên hệ và phân cách

Khái Niệm :Trong thiết kế tạo hình nói chung và trong thiết kế tạo hình kiến trúc nói riêng thường tổ hợp nhiều thành tố trong một bố cục, nhưng trong đó cũng có những nhóm thành phần chung quan hệ và những nhóm hoặc đơn lẻ hoặc không chung quan hệ, vì thế để tạo thành một tác phẩm có tính trật tự và tạo tính đa dạng trong một thể thống nhất, người ta kết hợp, liên hệ những yếu tố,thành phần không thể liên hệ được với nhau.

-Sự liên hệ, phân cách ở đây chỉ đạt được tính hợp lý trên hai cơ sở:

Page 13: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

 + Mối liên hệ nội tại giữa các bộ phận với nhau tạo nên tính bền vững và chặt chẽ, phù hợp với quy luật thẩm mỹ.

 + Mối liên hệ giữa một bộ phận với tổng thể hợp thành một tác phẩm đạt được tính thống nhất trong một bố cục.

Liên hệ và phân cách của không gian hình khối

 

-Sự liên hệ và phân cách ở đây được xét dưới ba khía cạnh:

+ Giữa các không gian hình khối với nhau.

+ Giữa nội thấ và ngoại thất.

+ Giữa các không gian nội thất với nhau.

Liên hệ và phân cách của tổ hợp mặt đứng và cấu kiện kiến trúc:

 -Trong tổ chức mặt đứng và cấu kiện (các thành phần kiến trúc), vấn đề tổ chức liên hệ quan trọng và hay dùng hơn là vấn đề tổ chức ngăn cách. Giữa cột và bệ nhà, khi thiết kế, người kiến trúc sư thời xưa thường dung bệ cột để liên hệ, còn giữa cột đỡ và cuốn cửa, người ta dung đầu cột để liên hệ… Trong kiến trúc hiện đại, sự liên hệ giữa các thành phần kiến trúc, được thực hiện bằng những tuyến và mặt phẳng, sự nối tiếp và xen kẽ, xuyên cắt giữa chúng vào nhau.

Câu 12: Qui luật cân bằng và ổn định trong bố cục kiến trúc? Cho ví dụ?

Trong thế giới vật chất, sự vật muốn tồn tại được đều phải tuân theo 1 trong những quy luật đó là cân bằng và ổn định trước mọi tác động của thiên nhiên

Trong lĩnh vực kiến trúc, bất cứ công trình nào cũng được tạo thành bởi vật chất, công trình tồn tại được trước mọi tác động của thiên nhiên, của con người thì bản thân nó phải cân bằng và ổn định, nghĩa là các tố chất phải được phân bố theo liều lượng hay cấu trúc hợp lí để được cân bằng, ổn định.

Cân bằng và ổn định trong kiến trúc cũng là yếu tố dùng để so sánh, nhấn mạnh trọng tâm của công trình. Nó góp phân biểu đạt ý tưởng của tác giả qua tác phẩm kiến trúc. Được thể hiện qua các điểm sau

Cân bằng đối xứng

Các bộ phận trong 1 công trình hoặc các công trình trong tổng thể quy hoạch được bố cục đối xứng qua 1 hay nhiều trục đối xứng trên mặt bằng – hình khối mặt đứng. Cân bằng đối xứng gây cảm giác nghiêm trang, hoành tráng.

Page 14: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

Thường được áp dụng trong những công trình như đình chùa, nhà thờ, nhà quốc hội, trụ sở các cơ quan…

Có 2 hinh thức cân bằng đối xứng

- Cân bằng đối xứng tuyệt đối: hình khối, đường nét, chi tiết vật liệu trang trí giống hệt nhau qua 1 trục đối xứng

- Cân bằng đối xứng tương đối: hình khối, mảng ,nét giống hệt nhau qua trục đối xứng, còn các chi tiết, trang trí có thể khác nhau

Cân bằng không đối xứng

Các bộ phận trong công trình hoặc các công trình trong 1 tổng thể quy hoạch được sắp xếp theo luật tự do, trục chính của công trình nằm tại bộ phận hoặc công trình chủ đạo cân bằng không đối xứng, gây cảm xúc mạnh, vui tươi, khoáng đạt, hấp dẫn.

Thường được áp dụng cho các công trình nhà văn hóa, khách sạn và các công trình công cộng khác

Việc lựa chọn công trình kiến trúc theo cần bằng đối xứng hay không đối xứng phụ thuộc vào

- Đặc điểm, tính chất của công trình- Yêu cầu của quy hoạch khu vực xây dựng- Điều kiện địa hình, địa mạo khu đất xây dựng- Dây chuyền công năng và không gian sử dụng- Hướng nhìn, góc nhìn của công trình

Ví Dụ

Hình khối công trình phát triển theo chiều ngang dễ gây cảm giác ổn định do tâm của nó gần mặt đất. Hình phát triển theo chiều đứng lại quá mảnh, dễ gây cảm giác mất ổn định. Song lại thể hiện sự thanh mảnh.

Page 15: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

Câu 13 : Nguyên tắc bố cục hình khối kiến trúc

1) Nắm vững ngôn ngữ của các khối cơ bản. Khối vuông a = a = a: biểu hiện sự ổn định, chắc, khỏe Khối chữ nhật c > b > a đặt theo chiều đứng biểu hiện sự thanh thoát, vươn cao, đặt nằm lại thể

hiện sự rộng rãi, khoáng đạt, bền vững Khối trụ tròn đặt đứng: tạo vẻ thanh thoát, vươn, song mềm mại hơn so với khối chữ nhật đặt

đứng Khối chóp 4 cạnh: biểu hiện sự bền vững, ổn định Khối chóp nón, hay bán cầu cũng vững bền, ổn định xong lại mềm mại2) Lựa chọn các khối cơ bản độc lập hay tổ hợp các khối theo luật bố cục đã phân tích ở trên Dùng các khối cùng 1 loại khối cơ bản có kích thước khác nhau hoặc giống nhau sắp xếm theo

các quy luật Dùng các khói thuộc nhiều loại khối cơ bản sắp xếp theo vị trí, chiều hướng khác nhau3) Lựa chọn khối kiến trúc phải căn cứ vào: Nội dung sử dụng của công trình – bố cục mặt bằng Ý đồ tư tưởng cần biểu đạt – thể loại công trình kiến trúc Góc nhìn và tầm nhìn thường xuyên của số đông người Không gian của tổng thể quy hoạch nơi đặt công trình4) Nắm được quy luật phân chia khối kiến trúc nếu có kích thước lớn: Phân chia theo dạng đơn giản hay phức tạp trên các khối Phân chia để hỗ trợ về chiều hướng của khối kiến trúc5) Đảm bảo tủ lệ giữa các khối có tầm thước hoặc áp dụng luật phi tỉ lệ( không có tầm thước) tùy

theo ý đồ biểu hiện của tác giả cho từng loại khối kiến trúc6) Đảm bảo sự thống nhất, hài hòa hoặc tương phản trong tổ hợp khối và trong các khung cảnh

thiên nhiên hoặc các yếu tố quy hoạch ở khu vực gắn công trình

Câu 14: Thế nào là hệ kết cấu tường chịu lực. Các dạng sơ đồ kết cấu tường chịu lực.

- kết cấu tường chịu lực: Đây là dạng kết cấu đơn giản nhất và cổ điển nhất, vật liệu chủ yếu là gạch, đá, với tính năng chịu tải trọng phân bố đều theo chu vi..

Trước kia dùng tường gạch đá kết hợp với gỗ làm sàn nhà 2 tầng và mái lợp lá hoặc ngói. Cũng có những công trình dùng gạch đá theo dạng vòm để tạo thành không gian sử dụng tương đối lớn

Cho đến nay vẫn dùng hệ kết cấu tường chịu lực kết hợp với các dầm, sàn bê tông cốt thép để xây dựng những công trình có không gian tương đối lớn cũng như các nhà cao tầng.

Đặc điểm chung của hệ kết cấu tường chịu lực là:

khẩu độ và không gian nhỏ - thường là không quá 4m Thi công bằng phương pháp thủ công, tiến độ thi công chậm. Tuy vậy đó là cách xây dựng phổ

biến, dễ dàng và rẻ tiền Của sổ mở nhỏ, mảng tường nhiều, thường có phân vị đứng và hình thức kiến trúc nặng nề

Page 16: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

- Các dạng kết cấu tường chịu lực:

Kết cấu tường ngang chịu lực

Ưu điểm: - Độ cứng ngang của nhà lớn. Kết cấu đơn giản, ít dầm, sàn gác nhịp nhỏ.- Trong các nhà có mái dốc tường ngang còn thường dùng tường thu hồi làm kết

cấu chịu lực chính.- Tường ngăn giữa các phòng tương đối dày nên cách âm tốt.- Vì tường dọc chỉ bao che và chịu tải trọng bản thân nên cửa sổ có thể mở lớn

giúp thông gió, chiếu sáng tự nhiên tốt., cấu tạo ban công, lô gia dễ dàng

Nhược điểm:

- Bố trí không gian của các phòng bị đơn điệu, không được linh hoạt , các phòngthường bố trí bằng nhau.

- Tường ngang chịu lực dày và nhiều, tốn vật liệu làm tường và móng, trọng lượngnhà lớn

- Khả năng chịu lực của tường dọc chưa được tận dụng Kết cấu tường dọc chịu lực

Ưu điểm:• Tiết kiệm vật liệu và diện tích xây dựng tường và móng• Bố trí mặt bằng kiến trúc linh hoạt• Diện tích tường ngang nhỏ, tận dụng được khả năng chịu lực của tường ngoài.Khuyết điểm:• Tường ngăn giữa các phòng tương đối mỏng .Khả năng cách âm kém.• Không tận dụng được tường ngang làm tường thu hồi, thay vào đó phải dùng vìkèo, bán kèo hay dầm nghiêng• Do tường dọc chịu lực nên cửa sổ mở hạn chế dẫn đến việc thông gió và chiếu sáng kém.• Độ cứng ngang của nhà nhỏ.

Kết cấu tường ngang và tường dọc chịu lực

Khi bố trí tường chịu lực theo cả hai phương của nhà thì chúng ta có loại kết cấukết hợp tường ngang và dọc chịu lực. Giải pháp này cho phép bố trí các phòng linhhoạt, tạo ra độ cứng tổng thể của nhà lớn song còn lãng phí tường móng và không gian. Phía đầu gió thường giải quyết theo sơ đồ tường ngang chịu lực, phía cuối gió bố trí dọc chịu lực…

Câu 15:Thế nào là hệ kết cấu khung chịu lực. Các dạng sơ đồ kết cấu khung chịu lực.

Hệ kết cấu khung chịu lực

Loại này gồm có cột chịu lực nén và dầm hay dàn chịu lực uốn, cắt liên kết với nhau bởi các gối tựa, hay nút liên kết ngàm hoặc khớp

Page 17: Đề cương ôn tập Nguyen ly kien truc

Hệ kết cấu khung cũng được phân loại theo vật liệu ;

- Khung bê tông cốt thép; cột, dầm sàn đều làm bằng bê tông cốt thép- Khung thép: cột, dầm, giàn đều làm bằng thép hình- Khung hỗn hợp: cột chịu nén bằng bê tông cốt thép, dầm hay giàn bằng thép, hỗn hợp gỗ

thép hay bê tông cốt thép

Theo dạng cấu trúc:

- Khung phẳng: cột và dầm hoặc giàn chịu lực theo trong mặt phẳng được giữ bằng liên kết ngang.- Khung không gian: chịu lực theo 2 hay nhiều chiều khác nhau, độ ổn định, chịu lực vững bền

hơn lại vượt được những khẩu độ và không gian lớn, số tầng nhiều hơn

Đặc điểm chung của của hệ kết cấu khung;

- Có khẩu độ và không gian lớn, số tầng nhiều.- Thi công bằng phương pháp công nhiệp hóa,từ chế tạo đến lắp ráp, tạo nên tốc độ thi công

nhanh, tiết kiệm- Tạo được mặt đứng thoáng nhẹ, thanh thoát,cửa sổ mở rộng, hình thức kiến trúc phong phú đa

dạng Các dạng sơ đồ kết cấu chịu lực: - Khung chịu lực không hoàn toàn- Kết cấu khung ngang chịu lực- Kết cấu khung dọc chịu lực- Khung chịu lực hoàn toàn.