95
VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ QUY TRÌNH TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ Ký hiệu : QT.19 Ngày ban hành: 20/6/2012 Lần ban hành: 01 Lần sửa đổi: 00

De cuong TV QLDA & GSnarime.gov.vn/narime/wp-content/uploads/2017/07/QT19.docx · Web viewKiểm tra sự phù hợp của các biện pháp tổ chức thi công với các tiêu

Embed Size (px)

Citation preview

VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ

QUY TRÌNH TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG

XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu : QT.19

Ngày ban hành: 20/6/2012

Lần ban hành: 01

Lần sửa đổi: 00

Biên soạn:

Họ và tên: Nguyễn Mạnh Hùng

Ký tên:.............................

Kiểm tra:

Họ và tên: Đào Duy Trung

Ký tên:.............................

Phê duyệt:

Họ và tên: Nguyễn Chỉ Sáng

Ký tên:.............................

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 1/68

BẢNG THEO DÕI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Ngày thay đổi

Mục, bảng, sơ đồ thay đổi Lý do Phiên

bản cũ T/S/X Mô tả thay đổiPhiên bản mới

T- Thêm mới, S - Sửa đổi, X - Xoá

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 2/68

MỤC LỤC......................................................................................................................1. MỤC ĐÍCH...........................................................................................................62. ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT.................................................6

2.1. Định nghĩa:...................................................................................................62.2. Từ viết tắt:....................................................................................................6

3. PHẠM VI ÁP DỤNG.............................................................................................64. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ THỰC HIỆN....................................................................6Các căn cứ thực hiện..................................................................................................75. TÀI LIỆU LIÊN QUAN..........................................................................................86. YÊU CẦU CÔNG VIỆC TƯ VẤN GIÁM SÁT.......................................................97. NỘI DUNG CÔNG VIỆC TƯ VẤN GIÁM SÁT.....................................................9

7.1. Giám sát chất lượng.....................................................................................97.2. Giám sát tiến độ.........................................................................................127.3. Giám sát khối lượng...................................................................................127.4 Giám sát an toàn lao động.............................................................................127.5 Giám sát môi trường xây dựng.......................................................................12

8. TRÁCH NHIỆM CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT.........................................................138.1. Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết;...................138.2. Nghiệm thu công trình................................................................................138.3. Đề xuất và Kiến nghị..................................................................................13

9. QUYỀN CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT....................................................................1410. SẢN PHẨM CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT................................................................14

10.1 Đề cương Tư vấn giám sát...........................................................................1410.2 Báo cáo của TVGS.......................................................................................1410.3 Nghiệm thu của Tư vấn giám sát...............................................................15

11. QUY TRÌNH TƯ VẤN GIÁM SÁT........................................................................1711.1 Giám sát thi công xây dựng........................................................................17

11.2 Lưu đồ thực hiện.......................................................................................1711.2 Giám sát chất lượng các loại vật liệu trước khi vào công trường...........1811.4 Giám sát, kiểm tra công tác thí nghiệm:.................................................1811.5 Giám sát kiểm tra biện pháp thi công của Nhà thầu:..............................1911.5.1 Giám sát chất lượng công tác thi công của Nhà thầu:.......................19

11.5.1.1 Yêu cầu đối với công tác giám sát thi công:...............................1911.5.1.2 Phạm vi giám sát xây dựng gồm có:...........................................20

11.5.2 Các công tác giám sát trắc địa công trình xây dựng..........................2011.5.3 Giám sát thi công công tác đất...........................................................2111.5.4 Giám sát thi công nền, móng trên nền thiên nhiên.............................2111.5.5 Giám sát kỹ thuật thi công móng trên nền nhân tạo (nếu có).............22

11.5.5.1 Giám sát quá trình đầm nén thí nghiệm......................................2211.5.5.2 Trong quá trình thí nghiệm hiện trường, các công tác sau sẽ được thực hiện một cách hệ thống:...............................................................22

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 3/68

11.5.6 Giám sát kỹ thuật thi công móng cọc (nếu có)...................................2311.5.6.1 Móng cọc khoan nhồi:.................................................................2311.5.6.2 Móng cọc đóng, ép.....................................................................2311.5.6.3 Đài cọc và móng.........................................................................2411.5.6.4 Giám sát đổ bê tông móng hoặc đài cọc....................................24

11.5.7 Giám sát thi công các kết cấu bê tông cốt thép..................................2411.5.7.1 Giám sát công tác cốp pha, cột chống........................................2411.5.7.2 Giám sát các công tác cốt thép...................................................2411.5.7.3 Giám sát công tác đổ bê tông.....................................................24

11.5.8 Giám sát gia công chế tạo và lắp dựng các kết cấu thép...................2511.5.9 Giám sát kỹ thuật thi công cốp pha trượt...........................................2511.5.10 Giám sát kỹ thuật thi công kéo căng thép dự ứng lực của silo...........2611.5.11 Giám sát kỹ thuật công tác chống thấm các hầm cáp và công trình ngầm: 27

11.6 Giám sát, kiểm định gia công chế tạo tại hiện trường................................2811.6.1 Lưu đồ thực hiện................................................................................2811.6.2 Kiểm tra hồ sơ thiết kế của từng thiết bị gia công trong nước............2911.6.3 Kiểm tra các quy trình, chứng chỉ thợ.................................................2911.6.4 Kiểm tra tổ chức đảm bảo chất lượng của nhà thầu..........................2911.6.5 Kiểm tra thiết bị gia công, vật liệu đầu vào, an toàn...........................2911.6.6 Giám sát quá trình chế tạo, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định.............3011.6.7 Đối tượng của công tác kiểm định......................................................3111.6.8 Nội dung của công tác kiểm định........................................................31

11.7 Giám sát kiểm tra nghiệm thu Vật tư/Thiết bị đến công trường..................3311.7.1 Lưu đồ thực hiện................................................................................3311.7.2 Đối tượng kiểm tra nghiệm thu...........................................................3411.7.3 Nội dung kiểm tra nghiệm thu.............................................................34

11.8 Giám sát lắp đặt thiết bị..............................................................................3511.8.1 Lưu đồ thực hiện................................................................................3511.8.2 Kiểm tra các yêu cầu và điều kiện kỹ thuật trước khi tiến hành lắp đặt

3611.8.3 Giám sát kiểm tra, nghiệm thu trong quá trình lắp đặt........................36

11.9 Giám sát chạy thử......................................................................................3711.9.1 Lưu đồ thực hiện................................................................................3711.9.2 Nội dung giám sát hiệu chỉnh, chạy thử:............................................3811.9.3 Giám sát hiệu chỉnh chạy thử đơn động và liên động không tải.........3911.9.4 Giám sát hiệu chỉnh, chạy thử liên động có tải...................................4011.9.5 Giúp chủ đầu tư kiểm tra lần cuối trước khi ký các văn bản nghiệm thu cuối cùng42

11.10 Giám sát an toàn lao động.....................................................................4411.10.1 Lưu đồ thực hiện................................................................................4411.10.2 Quản lý hồ sơ an toàn xây lắp............................................................45

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 4/68

11.10.3 Quản lý, giám sát an toàn trên công trường.......................................4511.11 Giám sát môi trường...............................................................................47

11.11.1 Lưu đồ thực hiện................................................................................4711.11.2 Tổ chức các cuộc họp an toàn và vệ sinh môi trường.......................4811.11.3 Báo cáo cho chủ đầu tư.....................................................................48

12 Tổ chức bộ máy giám sát trên công trường.......................................................4812.4 Sơ đồ tổ chức của Tư vấn Giám sát...........................................................4812.5 Danh sách nhân lực chủ chốt bố trí trên công trường:...............................4912.3 Thuyết minh sơ đồ tổ chức.........................................................................49

12.5.1 Trưởng đoàn tư vấn...........................................................................4912.5.2 Trưởng nhóm TVGS Xây dựng..........................................................4912.5.3 Trưởng nhóm TVGS Lắp đặt thiết bị..................................................5012.5.4 Kỹ sư Giám sát...................................................................................50

13 Quy chế ứng xử giữa Tư vấn, Chủ đầu tư và Nhà thầu....................................5013.4 Phạm vi điều chỉnh.....................................................................................5013.5 Nguyên tắc ứng xử.....................................................................................5013.6 Nội dung Quy chế.......................................................................................50

13.6.1 Trao đổi, lưu trữ và xử lý thông tin giữa Narime và các Bên..............5013.6.2 Văn bản hợp lệ do Narime phát hành.................................................5113.6.3 Văn bản hợp lệ do Chủ đầu tư phát hành..........................................5113.6.4 Phối hợp công việc giữa các Bên.......................................................5113.6.5 Quy trình phối hợp trong quản lý thực hiện dự án..............................5113.6.6 Các hành vi bị cấm.............................................................................51

Phụ lục 1. Trình tự các bước thực hiện trong giám sát và nghiệm thu thi công xây dựng công trình.........................................................................................................52

Phụ lục 2. Trình tự các bước thực hiện trong giám sát và nghiệm lắp đặt thiết bị cơ khí. 52NHIỆM VỤ TỔNG QUÁT...........................................................................................56Phụ lục 3. Trình tự các bước thực hiện trong giám sát và nghiệm lắp đặt thiết bị điện 62Phụ lục 4. Trình tự các bước thực hiện trong giám sát và nghiệm lắp đặt thiết bị đo lường điều khiển...................................................................................................63Phụ lục 5. Danh mục các biên bản nghiệm thu.......................................................64

1.1 Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng...........................................641.2 Các biên bản nghiệm thu thiết bị, lắp đặt và chạy thử................................67

HỒ SƠ.......................................................................................................................68

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 5/68

1. MỤC ĐÍCH

Xác định cách thức chuẩn bị, thực hiện, điều hành, kết thúc công tác tư vấn giám sát một hợp đồng tư vấn giám sát xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, phù hợp với các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, hồ sơ thiết kế và hồ sơ đấu thầu, và phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

2. ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT2.1. Định nghĩa:

Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị là một hoạt động giám sát, quản lý thi công công trình nhằm đạt được các yêu cầu về: chất lượng xây dựng, tiến độ xây dựng, khối lượng thi công xây dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng và môi trường xây dựng. Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình hoạt động tư vấn độc lập có chi phí thông qua hợp đồng tư vấn giám sát.

2.2. Từ viết tắt:CT: Công trường

HĐ: Hợp đồng

GS: Giám sát

GSV: Giám sát viên

TVGS: Tư vấn Giám sát

XD: Xây dựng

TCXD: Thi công xây dựng

LĐTB: Lắp đặt thiết bị

3.

4. PHẠM VI ÁP DỤNGQuy trình này áp dụng đối với tất cả các hợp đồng tư vấn giám sát do

NARIME chịu trách nhiệm thực hiện.

5. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ THỰC HIỆNCác căn cứ Pháp lý- Luật xây dựng được Quốc hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

thông qua ngày 26/11/2003- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội Nước Cộng

hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính phủ Về Quản lý Dự

án Đầu tư Xây dựng Công trình và Nghi định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghi định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án ĐTXDCT

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý Chi phí Đầu tư Xây dựng Công trình (dưới đây được viết tắt là Nghị định 112/2009/NĐ-CP).

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 6/68

- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn Lập và Quản lý Chi phí Đầu tư Xây dựng Công trình (dưới đây được viết tắt là Thông tư 04/2010/TT-BXD).

- Nghị định của Chính Phủ số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định của Chính Phủ số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.

- Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/07/2005 Hướng dẫn kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

- Nghị định về xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà số 126/2004/NĐ-CP, ngày 26/05/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.

- Toàn bộ các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam hiện hành.- Toàn bộ các Quy chuẩn và Tiêu chuẩn nước ngoài được Chủ đầu tư phê

duyệt áp dụng cho dự án theo yêu cầu của hợp đồng tư vấn giám sát.

Các căn cứ thực hiện- Hợp đồng Chìa khóa trao tay, hoặc hợp đồng EPC, hoặc hợp đồng thi công

xây dựng công trình và các tài liệu kèm theo hợp đồng được ký giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu chính thi công xây dựng công trình.

- Hợp đồng Tư vấn giám sát được kỹ giữa NARIME và Chủ đầu tư.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 7/68

6. TÀI LIỆU LIÊN QUANTư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cho một công bao gồm

các nội dung sau:

- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình theo điều 31 – NĐ16;

- Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình theo điều 32 – NĐ16;

- Quản lý về an toàn lao động trên công trường xây dựng theo điều 33-NĐ16;

- Quản lý về môi trường xây dựng theo điều 34-NĐ16;

- Quản lý giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 87- LXDVN);

- Quản lý về các yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 88- LXDVN);

- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu (Điều 19- NĐ209);

- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của tổng thầu (Điều 20-NĐ209);

- Quản lý về công tác Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của CĐT (Điều 21- NĐ209);

- Quản lý về công tác giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình (Điều 22- NĐ209);

- Quản lý về công tác tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng (Điều 23- NĐ209);

- Quản lý về công tác nghiệm thu công việc xây dựng (Điều 24- NĐ209);

- Quản lý về công tác nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng (Điều 25- NĐ209);

- Quản lý về công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng (Điều 26- NĐ209);

- Quản lý về công tác bản vẽ hoàn công (Điều 27-NĐ209);

- Quản lý về công tác kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (Điều 28-NĐ209);

- Quản lý về các yêu cầu đối với công trường xây dựng (Điều 74- LXDVN);

- Quản lý về các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc thi công xây dựng công trình (Điều 75- LXDVN);

- Quản lý về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng CT (Điều 76-LXDVN);

- Quản lý quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng công trình (Điều 77- LXDVN);

- Quản lý quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 89- LXDVN);

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 8/68

- Quản lý quyền và nghĩa vụ của nhà thầu GSTC xây dựng CT (Điều 90- LXDVN);

- Quản lý về điều kiện thi công xây dựng công trình (Điều 73-LXDVN);

- Quản lý về điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trường (Điều 63- NĐ16);

- Quản lý điều kiện năng lực của tổ chức thi công XD khi thi công XDCT (Điều 64- NĐ16).

7. YÊU CẦU CÔNG VIỆC TƯ VẤN GIÁM SÁTViệc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

1. Thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình;

2. Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng;

3. Căn cứ vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn, quy chuẩn nước ngoài được phê duyệt áp dụng;

4. Căn cứ nội dung hợp đồng được ký giữa Chủ đầu tư và nhà thầu

5. Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

8. NỘI DUNG CÔNG VIỆC TƯ VẤN GIÁM SÁT Trừ khi được chỉ ra khác trong hợp đồng TVGS, nội dung tổng quát công việc

của TVGS bao gồm:

- Giám sát chất lượng thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.- Giám sát tiến độ thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.- Giám sát khối lượng thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.- Giám sát an toàn lao động trên công trường xây dựng. - Giám sát môi trường xây dựng.

8.1. Giám sát chất lượngGiám sát chất lượng thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị bao gồm nhưng không

giới hạn các công việc sau:

- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:

- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;

- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về các hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;

- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình đề xuất.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 9/68

- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về chất lượng thiết bị, vật tư, vật liệu đến công trường trước khi thi công và lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:

- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình trước khi đưa vào công trình;

* Trường hợp nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện thì TVGS báo cáo chủ đầu tư để tiến hành thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư các quá trình lắp đặt thiết bị và chạy thử

- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư trong quá trình thi công xây dựng công trình bao gồm:

- Giám sát, kiểm tra sự phù hợp của biện pháp thi công do nhà thầu thi công xây dựng đệ trình;

- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;

- Xác nhận bản vẽ hoàn công; - Giám sát, kiểm tra và nghiệm thu theo quy định; - Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận

công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;

- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh;

- Báo cáo, đề xuất với chủ đầu tư để tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;

- Báo cáo Chủ đầu tư và phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.

* Các yêu cầu cụ thể khác:

- Thiết lập hệ thống và các yêu cầu cho việc báo cáo và nghiệm thu (trong giai đoạn sau đấu thầu) cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc nhà thầu phụ;

- Giám sát và báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ xây dựng tại các thời điểm hoàn thành các công tác thi công được tiến hành đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chí thực hiện và tiến độ quản lý chất lượng.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 10/68

- Giám sát và báo cáo các tác động của tất cả các phát sinh, sự chậm trễ đối với các thỏa thuận về tiến độ. Tiếp nhận và xem xet trình nộp các yêu cầu thanh toán của Nhà thầu đề xuất lên Chủ đầu tư.

- Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong việc trình nộp tất cả các chỉ dẫn và hướng dẫn bảo trì, vận hành, chứng chỉ thí nghiệm, bảo hành, bảo đảm, bản vẽ hoàn công và sơ đồ lắp đặt.

- Nghiệm thu các công tác đã hoàn thành trong việc tuân thủ theo Hồ sơ hợp đồng và bản vẽ trước khi phát hành chứng chỉ nghiệm thu.

- Nghiệm thu các công tác cần sửa chữa trong quá trình hoàn chỉnh và cuối quá trình hoàn chỉnh, phối hợp cùng các nhà thầu tư vấn trước khi phát hành chứng chỉ hoàn thành.

- Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong giai đoạn vận hành và thử nghiệm, sắp xếp bàn giao cho Chủ đầu tư sau khi hoàn tất công tác thử nghiệm vận hành và triển khai toàn bộ các công tác liên quan.

- Thực hiện cho Chủ đầu tư việc Tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị của Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu, biện pháp thi công, vấn đề an toàn và vệ sinh công trường. Kiểm tra trình độ tay nghề, hiệu quả chi phí thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, dàn xếp tranh chấp đối với các hợp đồng liên quan.

- Phối hợp với các nhà thầu tư vấn khác do Chủ đầu tư chỉ định cho dự án.

- Giám sát và kiểm tra tất cả các công tác thi công một cách tổng thể dựa theo bản vẽ, hợp đông, tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện khác được thể hiện trong các hồ sơ liên quan.

- Tham dự các cuộc họp hàng tuần hay cuộc họp phối hợp cần thiết cùng nhà thầu hoặc thầu phụ trong suốt quá trình thi công.

- Đánh giá sơ bộ trước tất cả các hồ sơ trình nộp (Các bản vẽ thi công, chế tạo, triển khai, lắp đặt, quy trình thực hiện, biện pháp thi công, mẫu vật liệu, báo cáo thí nghiệm, do các nhà thầu hoặc thầu phụ đệ trình.

- Phát hành chỉ dẫn của nhà quản lý giám sát thi công cho việc bổ sung, loại bỏ hay chỉnh sửa so với hợp đồng gốc, bao gồm bất kỳ việc chỉnh sửa nào có sự chấp thuận của Chủ đầu tư.

- Cung cấp cho Chủ đầu tư báo cáo tiến độ thường xuyên hàng tuần.

- Giám sát, quản lý tất cả nhân viên thuộc quyền của mình.

- Kiểm tra và xác nhận tất cả các bản vẽ hoàn công của các Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ trình nộp sau khi hoàn tất hợp đồng.

- Cung cấp các danh sách chỉnh sửa cần thiết sau khi thực hiện công tác nghiệm thu bàn giao.

- Đề xuất chứng chỉ nghiệm thu lên Chủ đầu tư sau khi thỏa mãn với các công tác nghiệm thu hoàn thành, các công tác còn tồn đọng và danh sách các công tác cần thiết phải sửa chữa.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 11/68

- Thực hiện các trách nhiệm khác theo như hợp đồng đã lập với Chủ đầu tư.

8.2. Giám sát tiến độGiám sát tiến độ thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị bao gồm nhưng không

giới hạn các công việc sau:

Xem xét các kế hoạch tiến độ thi công của nhà thầu được lập theo năm, quí, tháng và tuần

8.3. Giám sát khối lượng- Giám sát khối lượng thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị bao gồm nhưng

không giới hạn các công việc sau:

- Khối lượng đào đất, đắp đất, san lấp mặt bằng…

- Khối lượng thi công móng cọc…

- Khối lượng cốt thép…

- Khối lượng bê tông…

- Khối lượng tường sàn, ốp lát, mái….

- Khối lượng lắp đặt thiết bị

7.4 Giám sát an toàn lao động Giám sát an toàn lao động trên công trường xây dựng bao bao gồm nhưng

không giới hạn các công việc sau:

- Kiểm tra yếu tố an toàn lao động được nêu trong Biện pháp thi công của nhà thầu.

- Kiểm tra tiêu chuẩn và điều kiện an toàn lao động trên các thiết bị thi công của nhà thầu

- Kiểm tra hợp đồng lao động giữa nhà thầu và người lao động

- Kiểm tra việc mua bảo hiểm của nhà thầu cho người lao động

- Kiểm tra trang thiết bị an toàn của người lao động

- Kiểm tra các biện pháp bảo vệ an toàn điện, PCCC

- Kiểm tra đào tạo an toàn lao động cho người lao động và nhận thức của người lao động về an toàn lao động.

- Kiểm tra sự phù hợp về điều kiện thời tiết khi thi công

7.5 Giám sát môi trường xây dựng.- Giám sát môi trường xây dựngtrên công trường xây dựng bao bao gồm nhưng

không giới hạn các công việc sau:

- Kiểm tra yếu tố bảo vệ môi trường nêu trong Biện pháp thi công của nhà thầu;

- Kiểm tra sự phù hợp tiêu chuẩn môi trường các thiết bị thi công của nhà thầu;

- Kiểm tra biện pháp giảm thiểu khói, bụi, tiếng ồn trong quá trình thi công;

- Kiểm tra biện pháp xử lý chất thải rắn, nước trước khi phát thải ra môi trường;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 12/68

- Kiểm tra mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh.

9. TRÁCH NHIỆM CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT Trừ khi được chỉ ra khác trong hợp đồng TVGS, trách nhiệm của TVGS gồm:

9.1. Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết;- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư để đảm bảo nhà thầu thi công xây

dựng công trình theo đúng nội dung của hợp đồng, đảm bảo chất lượng, đúng tài liệu thiết kế và tuân thủ các quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn được nêu trong hợp đồng.

- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư để đảm bảo nhà thầu thi công đúng tiến độ theo hợp đồng

- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư để đảm bảo nhà thầu thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trên công trường và vệ sinh môi trường.

- Tham gia vào các cuộc họp giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu (khi có yêu cầu)

9.2. Nghiệm thu công trình- Nghiệm thu xác nhận khi vật tư, vật liệu và thiết bị đến công trường đúng thiết kế và đảm bảo chất lượng theo nội dung hợp đồng.

- Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.

- Nghiệm thu các bước lắp đặt trong quá trình lắp đặt thiết bị.

- Nghiệm thu xác nhận khi công trình, hạng mục công trình đã được thi công, lắp đặt và chạy thử hoàn thành và bảo đảm chất lượng, đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.

- Xác nhận trên các bản vẽ hoàn công

- Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của thiết kế công trình;

- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;

- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

- Không được thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tư xây dựng công trình và có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát;

- Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người có thẩm quyền xử lý, các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

9.3. Đề xuất và Kiến nghị- Đề xuất với Chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế

để kịp thời sửa đổi;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 13/68

9. QUYỀN CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT a) Được cung cấp, tiếp các tài liệu liên quan đến công trình như tài liệu

thiết kế, quy trình thi công, biện pháp thi công, vật tư, thiết bị của công trình cũng như vật tư, thiết bị thi công, nhân lực của nhà thầu.

b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;

c) Yêu cầu dừng thi công nếu thấy biện pháp và/hoặc thiết bị và/hoặc người tham gia thi công không đảm bảo điều kiện an toàn

d) Bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;

e) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;

f) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

10. SẢN PHẨM CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT Trừ khi được chỉ ra khác trong hợp đồng TVGS, Sản phẩm của TVGS bao

gồm:

10.1 Đề cương Tư vấn giám sátTrước khi tiến hành công việc giám sát, TVGS phải lập đề cương TVGS trình

Chủ đầu tư. Đề cương TVGS này cần được phê duyệt bởi Chủ đầu tư. Nội dung đề cương TVGS sẽ bao gồm nhưng không giới hạn bởi:

a) Tổng quan về Dự án, gói thầu, nhà thầu và công trường thi công.

b) Yêu cầu của Chủ đầu tư đối với TVGS theo hợp đồng.

c) Những căn cứ thực hiện Tư vấn giám sát

d) Phạm vi công việc của TVGS theo hợp đồng.

e) Nội dung chi tiết và quy trình hoạt động của TVGS đối với từng nội dung giám sát: Chất lượng; Khối lượng; Tiến độ; An toàn và Môi trường.

f) Quy trình, cách thức trao đổi, giao nhận thông tin tài liệu giữa các bên (TVGS, Chủ đầu tư và Nhà thầu)

g) Sơ đồ tổ chức, nhân sự, chức danh và Chương trình công tác của đoàn TVGS

h) Nguyên tắc ứng xử của TVGS và các bên

i) Các quy trình nghiệm thu và các biểu mẫu nghiệm thu

10.2 Báo cáo của TVGSTrong suốt thời gian giám sát theo hợp đồng, TVGS phải lập các báo cáo

giám sát trên công trường sau trình Chủ đầu tư. Báo cáo của Tư vấn giám sát bao gồm nhưng không giới hạn bởi:

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 14/68

TT Báo cáo của TVGS Tuần Tháng Khác Ghi chú1 Báo cáo điều kiện khởi công lắp

đặt trên công trườngX Trước khi

khởi công

2 Báo cáo đánh giá tổ chức quản lý chất lượng của nhà thầu (Nhân lực, thiết bị, phòng thí nghiệm, công tác bê tông...)

X Trước khi khởi công

3 Báo cáo đánh giá tổng tiến độ của nhà thầu

X Trước khi khởi công

4 Báo cáo giám sát trên công trường theo tuần

X Định kỳ

5 Báo cáo giám sát trên công trường theo tháng

X Định kỳ

6 Báo cáo về các vấn đề vi phạm X nếu có

7 Báo cáo sự cố công trình X nếu có

8 Nhật ký giám sát X Hàng này

9 Báo cáo kết thúc công việc giám sát.

X Khi kết thúc

Báo cáo định kỳ sẽ bao gồm những nội dung công việc đã hoàn thành, chưa hoàn thành, các nguyên nhân, các biện pháp đề xuất và các kiến nghị (nếu có)

10.3 Nghiệm thu của Tư vấn giám sát

Trong quá trình giám sát, Tư vấn giám sát sẽ ký các biên bản nghiệm thu sau:

TT Biên bản nghiệm thu (do nhà thầu lập theo mẫu quy định bởi Chủ đầu tư)

TVGS ký

Tr. đoàn TVGS ký

1 Nghiệm thu vật liệu xây dựng đến công trường X2 Nghiệm thu các công việc trắc đạc X3 Nghiệm thu mặt bằng móng X4 Nghiệm thu các công việc thi công xây dựng theo

quy định (như đào, đắp, san nền, cốt thép, cốp pha, đổ bê tông, chất lượng bê tông, xây, trát, ốp lát, trần, tường, mái.....)

X

5 Nghiệm thu các công việc thi công xây dựng kết cấu thép trong xây dựng

X

6 Nghiệm thu các công việc thi công điện, nước trong xây dựng

X

7 Nghiệm thu Các bảng tính khối lượng hoàn thành X X8 Nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình giai

đoạn thi công xây dựngX

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 15/68

TT Biên bản nghiệm thu (do nhà thầu lập theo mẫu quy định bởi Chủ đầu tư)

TVGS ký

Tr. đoàn TVGS ký

9 Nghiệm thu hoàn thành CT hoặc hạng mục CT để đưa vào sử dụng

X X

10 Nghiệm thu mở hòm X11 Nghiệm thu vật tư, thiết bị đến công trường X X12 Nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị X13 Kiểm tra xác nhận bản vẽ hoàn công X14 Nghiệm thu chạy thử đơn động không tải X15 Nghiệm thu chạy thử liên động không tải X16 Nghiệm thu chạy thử liên động có tải X X17 Chứng kiến các thử nghiệm (nếu có tham gia) X18 Nghiệm thu toàn bộ công trình để đưa vào sử

dụngX X

Nghiên cứu Bản vẽ thi công

Ktra BP, QTTC của Nhà thầu

KTra HTQLCL của

Nhà thầu

Ktra HS, TBTC của Nhà thầu

Ktra VL& nhà Cc VL của Nhà thầu

Ktra Phòng TN & TB TN của Nhà thầu

Không phù hợp Xem xét nghiên cứu trình Chủ đầu tư

phê duyệt

Giám sát toàn bộ các công việc TCXD trên CT

Báo cáo Chủ đầu tư và thông báo cho Nhà thầu để đưa ra BP khắc phục

Xem xét để phê duyệt các BP khắc phục,

GS và kiểm tra khắc phục

Kiểm tra, Nghiệm thu về chất lượng và khối lượng, tiến độ xây dựng

Báo cáo định kỳ cho Chủ đầu tư

Tập hợp, lưu trữ các hồ sơ pháp lý, tài liệu QLCL và nghiệm thu bàn giao

Không phù hợp

Không phù hợp

Ktra ĐKKC TCXD

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 16/68

11. QUY TRÌNH TƯ VẤN GIÁM SÁT11.1 Giám sát thi công xây dựng11.2 Lưu đồ thực hiện

Sơ đồ tổ chức giám sát thi công xây dựng

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 17/68

11.2 Giám sát chất lượng các loại vật liệu trước khi vào công trườngTổ chức giám sát và kiểm tra việc giám định về chất lượng các loại vật liệu

xây - lắp, gia công chế tạo, các kết quả thí nghiệm vật liệu (thép kết cấu, thép xây dựng, xi măng, cấp phối bê tông và bê tông, cát sỏi,...) do Nhà thầu cung cấp trước khi đưa vào thi công.

Vật liệu xây dựng bao gồm các loại ximăng, sắt thép, cát, đá, sỏi, kính, que hàn, sơn, các loại tấm lợp, tấm tường, gỗ các loại, tấm nhựa, vật liệu chống thấm...

Để đảm bảo chất lượng của vật liệu sử dụng cho quá trình thi công đúng với yêu cầu kỹ thuật của thiết kế, việc kiểm tra vật liệu là một công tác rất quan trọng. Việc kiểm tra này được thực hiện theo các yêu cầu sau:

Nguồn gốc, xuất xứ của vật liệu xây dựng: tất cả các loại vật liệu đều phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có địa chỉ cung cấp tin cậy.

Chứng chỉ đảm bảo chất lượng của Nhà sản xuất hoặc cung cấp (chứng chỉ này có thể là chứng chỉ đánh giá năng lực nhà sản xuất, cung cấp ví dụ như: Bê tông thương phẩm, sắt thép...)

Sự phân lô, gói vật liệu,.. theo ký hiệu (đối với các loại vật liệu như sắt thép,..)

Các kết quả thí nghiệm vật liệu, đối với các chỉ tiêu cơ, lý, hoá và tính năng quan trọng của vật liệu theo tiêu chuẩn sản xuất vật liệu quy định.

Chuyên gia Tư vấn có thể yêu cầu Nhà thầu lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra lại, tuỳ theo mức độ quan trọng của hạng mục công trình hay khi có nghi vấn.

Việc lựa chọn mẫu trên nguyên tắc lựa chọn xác xuất và phân bổ theo các lô, gói vật liệu.

Lập báo cáo Chủ đầu tư kết quả kiểm tra thí nghiệm, đây là cơ sở chính để đánh giá chất lượng vật liệu trên công trường trước khi đưa vào sử dụng.

11.4 Giám sát, kiểm tra công tác thí nghiệm:Tư vấn cho Chủ đầu tư lựa chọn phòng thí nghiệm có khả năng thí nghiệm tốt

nhất phù hợp với yêu cầu của công việc thí nghiệm và thông báo cho Chủ đầu tư những sai phạm trong việc triển khai các thí nghiệm hiện trường về máy móc, thiết bị căn cứ theo các tiêu chuẩn đã được quy định đối với công việc thí nghiệm.

Kiểm tra năng lực phòng thí nghiệm vật liệu và thiết bị thí nghiệm

NARIME sẽ có văn bản kiểm tra đánh giá năng lực và chất lượng của các phòng thí nghiệm vật liệu và các đơn vị thí nghiệm về máy móc thiết bị và về cán bộ kỹ thuật thực hiện thí nghiệm. Các phòng thí nghiệm hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Các phòng thí nghiệm phải được trang bị đồng bộ và đầy đủ theo các quy định thí nghiệm của tiêu chuẩn áp dụng.

Trang thiết bị trong phòng thí nghiệm phải có chất lượng chính xác phù hợp và phải có chứng chỉ kiểm định, hiệu chỉnh hợp lệ của các cơ quan chức năng nhà nước.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 18/68

Các cán bộ vận hành thiết bị phải có chứng chỉ hợp lệ trong phạm vi các phép thử yêu cầu.

11.5 Giám sát kiểm tra biện pháp thi công của Nhà thầu:Kiểm tra các phương án, biện pháp thi công xây- lắp, gia công chế tạo do các

Nhà thầu đưa ra đảm bảo đáp ứng tiến độ thi công, phù hợp với thiết kế, yêu cầu công việc, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Phê duyệt cho phép áp dụng hoặc yêu cầu Nhà thầu sửa chữa, bổ sung, thay đổi... cho phù hợp với yêu cầu tiến độ và chất lượng công việc. Giám sát quá trình thực hiện của các Nhà thầu thi công theo biện pháp đã được phê duyệt.

Giúp Chủ đầu tư xét duyệt các biện pháp xây lắp do các Nhà thầu lập ra, đưa ra ý kiến về sự phù hợp của các hồ sơ này với thiết kế kỹ thuật, tổng thể, các tiêu chuẩn, quy phạm và các yêu cầu thi công khác được quy định trong hợp đồng với các Nhà thầu, công tác kiểm tra bao gồm các nội dung chính sau:

Kiểm tra sự phù hợp của các biện pháp tổ chức thi công với các tiêu chuẩn quy phạm Việt nam và Quốc tế do Chủ đầu tư quy định.

Kiểm tra sự phù hợp của các quy trình thi công được chi tiết trong tài liệu”kế hoạch thực hiện công việc”và”kế hoạch kiểm soát chất lượng”do Nhà thầu đệ trình với các biện pháp thi công và trang thiết bị lựa chọn, điều kiện khí hậu, an toàn thi công và bảo vệ môi trường. Kế hoạch kiểm soát chất lượng sẽ được kèm theo nhưng không giới hạn các tài liệu sau:

- Các biện pháp đảm bảo chất lượng và chế độ kiểm tra nghiêm ngặt chi tiết đối với mỗi công đoạn thi công;

- Chế độ kiểm tra vật liệu xây dựng định kỳ và thường xuyên. (căn cứ trên các”Quy định kỹ thuật thống nhất”đã được ban hành);

- Chế độ kiểm tra các thiết bị thi công xây lắp;

- Chế độ kiểm tra tay nghề và bậc thợ;

- Các biểu mẫu kiểm tra và nghiệm thu, các báo cáo chất lượng công việc;

- Các biểu mẫu, báo cáo thử nghiệm;

Sau khi được Chủ đầu tư phê duyệt, các văn bản này là cơ sơ pháp lý cho công tác quản lý dự án để hai bên cùng thực hiện.

11.5.1 Giám sát chất lượng công tác thi công của Nhà thầu:Giám sát chất lượng công tác xây - lắp, gia công chế tạo dựa trên cơ sở các

tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, các thông số kỹ thuật mà hồ sơ thiết kế yêu cầu và các quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước Việt Nam, cùng với Chủ đầu tư làm việc với các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình, đảm bảo công trình được hoàn thành đạt được chất lượng tốt.

11.5.1.1 Yêu cầu đối với công tác giám sát thi công:Thi công phải đúng với thiết kế đã dược phê duyệt, đúng với các tiêu chuẩn

kỹ thuật và các cam kết về kỹ thuật trong hợp đồng giao nhận thầu.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 19/68

Bám sát hiện trường, giám sát tất cả các hạng mục xây dựng, chế tạo và lắp dặt theo từng chuyên ngành. Khi phat hiện có sự sai phạm trong quá trình xây lắp Tư vấn giám sát phải có các quyết định phù hợp.

11.5.1.2 Phạm vi giám sát xây dựng gồm có:Giám sát trắc địa nhằm xác định chính xác vị trí tim cốt các hạng mục và toàn

bộ công trình xây dựng.

Giám sát thi công công tác đất

Giám sát thi công nền móng trên nền tự nhiên

Giám sát kỹ thuật thi công móng nông trên nền nhân tạo

Giám sát kỹ thuật thi công móng cọc

Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép.

Giám sát gia công chế tạo và lắp dựng kết cấu thép.

Giám sát thi công cốp pha trượt.

Giám sát thi công kéo căng ứng lực trước.

Giám sát thi công xây dựng công trình ngầm và các vấn đề chống thấm.

Và giám sát một số các công trình phụ trợ có liên quan

11.5.2 Các công tác giám sát trắc địa công trình xây dựng.Trong công tác này, chuyên gia của NARIME sẽ thực hiện các bước như sau:

- Kiểm tra sự phù hợp của các thiết bị thi công đo đạc của các Nhà thầu với các yêu cầu kỹ thuật, phạm vi sai số cho phép.

- Kiểm tra các bảng biểu ghi chép trắc địa của Nhà thầu và các báo cáo trắc địa cho từng công việc phù hợp.

- Bố trí mạng lưới giám sát viên trắc địa sao cho phù hợp với tiến độ thi công trên công trường.

- Trong quá trình giám sát thi công xây dựng, công tác trắc địa bao giờ cũng phải đi trước một bước. Trung tâm của công tác giám sát trắc địa là xác định chính xác vị trí, tim, cốt của các kết cấu tính từ móng trở lên cho tới đỉnh của công trình, vì vậy, công tác giám sát trắc địa phải tập trung vào một số các nội dung chính sau đây:

- Kiểm tra định kỳ việc bảo đảm sự ổn định, chuẩn xác của lưới trắc địa toàn bộ công trình trong tổng thể dây chuyền công nghệ.

- Bảo đảm độ chính xác về tim, cốt của tất cả các hạng mục công trình.

- Công tác trắc địa phải phối hợp chặt chẽ với các phần thi công khác để đảm bảo việc định vị các công trình, các lỗ bu lông, các bu lông chôn sẵn, các bản mã,.... một cách chính xác. Đồng thời phải kiểm tra nghiệm thu các đIều kiện đảm bảo sự chính xác của các bộ phận đó.

- Kiểm tra công tác trắc địa hoàn công so với bản vẽ thi công ban đầu đã được duyệt.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 20/68

- Theo dõi chặt chẽ việc thi công lắp dựng các công trình có cao độ lớn, đòi hỏi công tác trắc địa có độ chính xác cao, như các silo, ống khói, tháp trao đổi nhiệt, các bệ máy lớn như bệ lò nung, bệ các máy nghiền,... và việc lắp dựng các kết cấu thép vào các vị trí yêu cầu.

11.5.3 Giám sát thi công công tác đất.Để đảm bảo chất lượng của công tác này theo quy định của thiết kế và tiêu

chuẩn áp dụng, các chuyên gia giám sát của NARIME phải thực hiện các bước sau:

- Đọc kỹ các hồ sơ, bản vẽ thiết kế đã được duyệt, chú ý tới các hạng mục đặc thù như:

- Các hạng mục có tầng hầm sâu.

- Các hạng mục cần xử lý nền:

- Bản vẽ cấu tạo chi tiết móng, tầng hầm- cao độ đáy móng, mặt nền.

- Các thuyết minh và các yêu cầu kỹ thuật quy định cho từng hạng mục- Biện pháp chống thấm.

- Tài liệu báo cáo khảo sát địa chất công trình và địa chất thuỷ văn.

- Xem xét các điều khoản trong hợp đồng thi công của Nhà thầu.

- Biện pháp thi công do Nhà thầu đề xuất đã được duyệt.

- Số lượng, chất lượng các loại thiết bị trong hồ sơ thi công.

- Các tài liệu thầu- Nhiệm vụ chính.

- Xác định phạm vi hố móng công trình.

- Kiểm tra hệ thống cọc tim trục định vị công trình và Cọc mốc cao độ.

- Kiểm tra bản vẽ thuyết minh thiết kế thi công và các giải pháp kỹ thuật.

- Các yếu tố kiểm tra về vật liệu và thiết bị

11.5.4 Giám sát thi công nền, móng trên nền thiên nhiên.Đối với các công trình, hạng mục công trình được xây dựng trên nền móng

thiên nhiên, các công tác kiểm tra giám sát của các chuyên gia Tư vấn sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

- Định vị công trình tại hiện trường:

- Tim trục định vị công trình theo các tọa độ - cao trình mặt đất;

- Xác định tim trục, kích thước hố móng;

- Những cọc mốc phải dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của xe máy thi công và phải được bảo vệ;

- Kiểm tra công tác đào hố móng theo biện pháp thi công được duyệt;

- Quy định lối ra vào cho xe chở đất;

- Đất đào thừa phải đổ đúng nơi quy định, không để rơi vãi gây lầy lội khi mưa bão trở ngại cho các đơn vị thi công khác;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 21/68

- Kiểm tra biện pháp tiêu nước bề mặt và nước ngầm trong phạm vi trong và ngoài hố móng. Phải có rãnh tiêu nước và bơm tiêu nước. Trong bất cứ trường hợp nào nhất thiết không để đọng nước và làm ngập hố móng làm đất nền bị xấu đi;

- Có biện pháp chống sạt lở;

- Khi đáy hố đào là nền đá: Kiểm tra bề mặt đáy hố đào phải san phẳng không để mặt đá mấp mô đào bỏ lớp đá phong hoá và làm sạch. Các khe nứt nẻ được xử lý theo quy định của thiết kế;

- Phải xác nhận bằng đo đạc về:

I.1. Tình trạng đất đáy móng.

I.2. Độ sâu đáy móng.

I.3. Vị trí kích thước.

I.4. Các lớp lót, lớp chống thấm.

I.5. ......

11.5.5 Giám sát kỹ thuật thi công móng trên nền nhân tạo (nếu có).11.5.5.1 Giám sát quá trình đầm nén thí nghiệm.

Kiểm tra quy trình thí nghiệm đầm nén của Nhà thầu, các yếu tố sau sẽ được các chuyên gia của NARIME chú ý trong khi kiểm tra và phê duyệt quy trình này:

Vị trí khu vực thử nghiệm, ngày, tháng thí nghiệm.

Cấp phối đá dùng để đắp đã được duyệt (Vật liệu thành phần, kích cỡ hạt.... thiết bị trộn.)

Các thiết bị dùng để đầm nén: máy lu, công nghệ lu, tốc độ lu, số lần lu, sơ đồ hành trình, phạm vi chồng đè lên nhau của vết đầm

Chiều dày lớp đầm.

Độ ẩm tốt nhất.

Sơ đồ đoạn đầm nén.

Sau khi kiểm tra không có gì sai sót, kỹ sư Tư vấn ký văn bản chấp nhận cho Nhà thầu thí nghiệm theo quy trình trên.

11.5.5.2 Trong quá trình thí nghiệm hiện trường, các công tác sau sẽ được thực hiện một cách hệ thống:

Kiểm tra ghi chép lại: Thành phần cấp phối, bề dày lớp rải, trình tự lu, số lần lu, các vệt đầm được chồng đè lên nhau.

Xác định độ chặt tối thiểu, số điểm, khoảng cách theo quy định hướng dẫn của thiết kế.

Kiểm tra kết quả và thực hiện đánh giá kết quả đầm theo biện pháp thi công đã được phê duyệt của Chủ đầu tư và các Quy định kỹ thuật

Giám sát quá trình đào đất: các yếu tố cần phải chú ý tới là:

- Phạm vi đào, độ dốc mái đất;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 22/68

- Biện pháp thu nước, thoát nước (chú ý khi có mưa);

- Bề mặt lớp đào phải phẳng và sạch;

- Công tác an toàn trong khi đào;

Giám sát quá trình làm nền nhân tạo:

- Thành phần, cỡ hạt, cấp phối của nền nhân tạo;

- Quy trình đắp nền, bề dày, số lượt đầm, tốc độ di chuyển máy đầm...

- Độ chặt đầm nén theo yêu cầu thiết kế: việc lấy mẫu kiểm tra với số lượng xác định.

Chất lượng lớp nền nhân tạo có ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định và độ lún của công trình sau này. Các chuyên gia NARIME sẽ đặc biệt chú ý về kỹ thuật thi công giám sát kiểm tra để báo cáo Chủ đầu tư và phối hợp các Nhà thầu thực hiện.

11.5.6 Giám sát kỹ thuật thi công móng cọc (nếu có)11.5.6.1 Móng cọc khoan nhồi:

- Được dùng ở nhiều hạng mục quan trọng và có tải trọng rất nặng, tập trung và nền castơ phát triển mạnh, hang động lớn, ở độ sâu khác nhau. Thông thường phải dùng biện pháp ống chống để làm cọc. Việc giám sát kỹ thuật thi công cọc nhồi phải tuân thủ một số điểm quan trọng sau:

- Xác định thứ tự thi công cọc trong móng ứng với tình hình địa chất và định vị tâm cọc, bố trí máy khoan;

- Quá trình khoan tạo lỗ phụ thuộc vào điều kiện địa chất để mũi cọc được cắm vào đá gốc. Quá trình hạ ống vách và ống vách phụ ở vị trí caster (nếu có);

- Thổi rửa và làm sạch đáy hố khoan;

- Kiểm tra lồng cốt thép, lưu ý tới cấu tạo, chủng loại, mối nối;

- Quá trình đổ bê tông: Chất lượng bê tông phải tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn (cường độ, thành phần, độ sụt...). Phải theo dõi đường cong đổ bê tông, nếu phát hiện hiện tượng dị thường phải xử lý kịp thời tại hiện trường. Có các biện pháp xử lý một số sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm cọc;

- Kiểm tra an toàn trong khi thi công cọc;

- Kiểm tra quy trình và các biện pháp thí nghiệm cọc khoan nhồi sau khi thi công xong. Chúng tôi sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra lại đối với các cọc tại vị trí cần thiết.

11.5.6.2 Móng cọc đóng, épCọc được cắm vào nền đá nên phải đưa ra các biện pháp cụ thể để kiểm soát

quá trình đóng cọc hoặc ép. Ngoài việc kiểm tra chất lượng cọc đúc sẵn ra, phải lưu ý tới việc lựa chọn và sử dụng các loại búa đóng hoặc máy đóng thích hợp, theo dõi quá trình đóng, ép: thứ tự, số lượng, tầm mạnh, hiệp đóng, độ chối...

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 23/68

11.5.6.3 Đài cọc và móngPhần lớn các đài cọc và móng thuộc loại đổ bê tông khối lớn, thường dễ gây

nứt nẻ sau khi đổ bê tông vì vậy phải có các biện pháp kỹ thuật nghiêm ngặt từ việc lựa chọn thành phần bê tông, các phụ gia, chia khối đổ, chế độ bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật mà NARIME sẽ có chỉ dẫn cụ thể.

11.5.6.4 Giám sát đổ bê tông móng hoặc đài cọcKiểm tra chặt chẽ chất lượng bê tông làm móng, các loại cốt thép, vị trí cốt

thép theo bản vẽ thiết kế, đặc biệt lưu ý đến việc bảo vệ chống ăn mòn.

Phần lớn các móng là các loại bê tông khối lớn, như móng silo, móng lò nung..nên công việc đổ bê tông phải được đặc biệt lưu ý về mặt kỹ thuật. Nhà thầu cần nêu ra các biện pháp nhằm đảm bảo chống nứt rỗ. Các chuyên gia của NARIME sẽ giám sát kiểm tra và đề xuất các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế.

11.5.7 Giám sát thi công các kết cấu bê tông cốt thép11.5.7.1 Giám sát công tác cốp pha, cột chống.

Các yếu tố kiểm tra bao gồm: kiểm tra độ ổn định của ván khuôn, kích thước, hình dạng, tim trục, cao độ, đầu nối đối với ván khuôn, độ kín khít...

NARIME xác nhận vào các biên bản kiểm tra cho phép đổ bê tông. Lưu giữ các biên bản kiểm tra để xác nhận khối lượng, chất lượng công việc sau này.

11.5.7.2 Giám sát các công tác cốt thép.Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp đặt cốt thép căn cứ trên bản vẽ kỹ thuật,

biện pháp thi công của Nhà thầu và các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng: số lượng, chủng loại cốt thép, mối nối, uốn, neo, cố định, bề dầy lớp bảo vệ,....

Kiểm tra các yếu tố liên quan tới các phần việc khác theo bản vẽ quy định: chừa lỗ, đặt bu lông, bản mã, đặt ống chờ, các biện pháp liên kết cố định;

NARIME sẽ xác nhận vào các biên bản kiểm tra để cho phép đổ bê tông. Lưu giữ các biên bản kiểm tra để xác nhận khối lượng, chất lượng công việc sau này.

11.5.7.3 Giám sát công tác đổ bê tôngKiểm tra máy móc thiết bị phục vụ cho công tác đổ bê tông và vận chuyển vật

liệu, cần cẩu, máy bơm bê tông, máy đầm...phải có máy dự phòng khi mất điện hoặc có sự cố hỏng hóc...

Kiểm tra các báo cáo thí nghiệm bê tông, thí nghiệm cốt liệu bê tông và phụ gia

Giám sát công việc đổ bê tông: đảm bảo độ đồng nhất, chắc đặc, độ sụt;

Giám sát công tác lấy mẫu thí nghiệm theo quy định kỹ thuật đã được ban hành;

Giám sát công tác bảo dưỡng bê tông, tháo cốt pha theo đúng quy định của từng hạng mục;

Kiểm tra nghiệm thu lại bề mặt bê tông sau khi đổ, xác định sai số hình học trong phạm vi cho phép của tiêu chuẩn và có biện pháp xử lý nếu có sai sót xảy ra;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 24/68

Sử dụng một số thiết bị có sẵn của mình để kiểm tra lại cường độ bê tông và một vài chỉ tiêu khác đối với công trình hoàn thiện;

Các chuyên gia Tư vấn của NARIME sẽ xác nhận vào các biên bản kiểm tra và phiếu nghiệm thu cho công tác này. Lưu giữ các biên bản kiểm tra để xác nhận khối lượng, chất lượng công việc sau này.

11.5.8 Giám sát gia công chế tạo và lắp dựng các kết cấu thép.Kiểm tra các tài liệu liên quan tới công tác này. (chi tiết ghi trong phần kiểm tra

hồ sơ thi công của Nhà thầu)

Giám sát kỹ thuật bao gồm:

- Kiểm tra vật liệu: các loại thép hình, thép bản, que hàn...

- Kiểm tra các quy trình hàn kết cấu thép, chứng chỉ thợ hàn hợp lệ và các quy trình thử nghiệm đối với các mối nối hàn, nối bu lông (thử nghiệm phá huỷ và không phá huỷ);

- Giám sát công tác chế tạo tại xưởng hoặc trên hiện trường, kiểm tra các báo cáo chất lượng do Nhà thầu thực hiện: báo cáo kiểm tra kích thước và báo cáo kiểm tra, căn cứ trên”quy trình thi công”kết cấu thép đối với từng hạng mục;

- Giám sát quá trình lắp dựng nhằm đảm bảo độ ổn định và an toàn thi công. Các mối nối, mối hàn phải được kiểm tra chặt chẽ đến từng chi tiết;

- Kiểm tra công tác sơn lót, sơn phủ và làm sạch trước khi sơn đối với từng kết cấu, xác nhận vào các báo cáo sơn bảo vệ. Công tác sơn phải được thực hiện tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu kỹ thuật đề ra để đảm bảo độ dầy các lớn sơn, độ bám dính của sơn.

- Xác nhận các biên bản nghiệm thu chất lượng và khối lượng có liên quan.

11.5.9 Giám sát kỹ thuật thi công cốp pha trượtKhi thi công các loại Silo thông thường người ta hay dùng phương pháp đổ bê

tông bằng cốp pha trượt.

Trong công nghệ thi công này có một số nét đặc biệt so với công nghệ thi công bê tông thường, vì vậy, trong quá trình giám sát cần lưu ý một số nội dung sau:

- Kiểm tra hồ sơ thi công của Nhà thầu;

- Giám sát công tác thi công;

- Kiểm tra hệ thống thiết bị phục vụ thi công: như hệ thống mâm sàn, cốp pha, thang tải, tời điện, ben bê tông, kích thuỷ lực điện, tín hiệu liên lạc, an toàn lao động,....

- Kiểm tra mặt bằng thi công do Nhà thầu chuẩn bị và công tác bố trí thiết bị của Nhà thầu trước khi thi công;

- Kiểm tra công tác chuẩn bị vật liệu cho thi công (xi măng, cát, đá, cốt thép...), Nhà thầu phải đưa ra các bằng chứng đảm bảo các vật liệu chuẩn bị sẵn sàng đủ để thi công liên tục cho 1 silo hoặc một phần cao trình của silo;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 25/68

- Kiểm tra cụ thể trên hiện trường cấp phối của bê tông trượt: bê tông phải đảm bảo đủ cường độ, đủ độ sụt ban đầu và các yêu cầu riêng khác cho công tác trượt;

- Kiểm tra các dự phòng sự cố như mưa, bão, lụt, dự phòng hỏng hóc...

- Trong quá trình trượt, phải luôn luôn giám sát chất lượng đặt cốt thép, đặt ống luồn cáp, đặt bản đế neo, chất lượng đổ bê tông, chất lượng công tác kích trượt và xử lý các tình huống sự cố kỹ thuật phức tạp xẩy ra trong quá trình thi công. Theo dõi thường xuyên độ lệch và nghiêng xoay của mâm sàn để xử lý kịp thời.

11.5.10 Giám sát kỹ thuật thi công kéo căng thép dự ứng lực của silo.- Thông thường Silo có khối tích lớn thường được tiến hành thi công kéo căng

sau.

Silo sẽ được tiến hành thi công kéo căng sau, bằng cáp cường độ cao theo yêu cầu của thiết kế. Việc kiểm tra công tác này bao gồm các nội dung sau:

- Kiểm tra hồ sơ thi công của Nhà thầu (như đã trình bày trong mục kiểm tra hồ sơ thi công, chủ yếu xem xét quy trình thi công kéo căng sau);

- Kiểm tra vật liệu. (quy định trong mục kiểm tra vật liệu);

- Xác định rõ thông số các loại cáp, các chứng nhận về thử nghiệm cơ, lý với từng loại, chứng nhận của nhà cung cấp và các báo cáo thử nghiệm mẫu trước khi sử dụng căn cứ trên các yêu cầu kỹ thuật đã đề ra;

- Giám sát công tác thi công;

- Xác định rõ các thông số về lực kéo, lực đóng neo, độ dãn dài, độ tụt neo,...

- Giám sát công tác đặt ống luồn cáp, phải thoả mãn các yêu cầu về vị trí ống luồn cáp theo phương thẳng đứng và theo phương ngang. ống luồn cáp đặt trong phải đảm bảo về hình dáng, kích thước, không chập gẫy, bẹp, uốn khúc;

- Kiểm tra chất lượng bê tông silo trước khi cho luồn cáp, đặc biệt là bê tông khu vực trụ kéo căng ngay vị trí đế neo. Nếu bề mặt bêtông rỗ, chất lượng thấp phải yêu cầu Nhà thầu có biện pháp xử lý - Kiểm tra vị trí các đế neo xem có phù hợp thiết kế?

- Kiểm tra thiết bị kéo, kích, đồng hồ, máy bơm dầu. Trước khi kéo phải được kiểm định và có chứng chỉ của cơ quan đo lường chất lượng của Nhà nước và phải đảm bảo độ chính xác theo tiêu chuẩn. Giám sát viên có trách nhiệm kiểm tra lại các chứng chỉ kiểm định, lưu ý thời hạn sử dụng và bắt buộc Nhà thầu phải cho chạy thử thiết bị để kiểm tra;

- Giám sát chất lượng khi luồn cáp: kiểm tra độ sạch của ống, cáp, số lượng cáp được luồn trong ống, đặc biệt cần ghi nhận ngày bắt đầu luồn cáp, vì cáp không được luồn trong ống quá lâu mà không có vữa bảo vệ (thời gian do quy định của thiết kế);

- Giám sát chất lượng kéo căng ứng suất trước. Kiểm tra các thông số kéo căng như: lực kéo, lực đóng neo, độ dãn dài của cáp, độ tụt của neo;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 26/68

- Kiểm tra sau khi kéo căng: các sợi cáp bị đứt, bị tụt, các số đo độ dãn dài và lực kéo, độ dài chừa ra của cáp sau khi cắt;

- Kiểm tra giám sát khi bơm vữa: vữa bơm phải đạt yêu cầu thiết kế, trong vữa không có chất làm rỉ cốt thép, không bị lắng trong khi bơm. Trước khi bơm kiểm tra lại máy bơm, đồng hồ đo áp lực, cấp phối vữa bơm, độ kín khít và chắc chắn của chụp đầu neo áp lực khi bơm;

- Kiểm tra và giám sát an toàn trong quá trình kéo căng;

- Phải tuân thủ nghiêm ngặt về an toàn khi kéo căng các Silo ở các độ cao khác nhau.

11.5.11 Giám sát kỹ thuật công tác chống thấm các hầm cáp và công trình ngầm:- Tất cả các Nhà thầu phải lập biện pháp thi công chống thấm (trong hồ sơ thi

công) các phần ngầm và phải được kiểm tra phê duyệt. Lưu ý đến các biện pháp ứng phó sự cố (mất điện, mưa bão...) để đảm bảo bê tông được đổ liên tục;

- Kiểm tra chất lượng lắp đặt thép cấu tạo, đặc biệt là các mạch ngầm, gioăng chống thấm, các thép chống phình để tránh tình trạng nước thấm qua sau khi đổ bêtông;

- Kiểm tra các lớp áo chống thấm: kiểm tra vật liệu chống thấm do nhà cung cấp vật tư đưa đến công trình, kiểm tra biện pháp thi công, đặc biệt lưu ý đến khe giãn nở;

- Kiểm tra kết quả thử cường độ và độ chống thấm của bêtông. Lập biên bản vật tư đưa đến công trình, kiểm tra cách thi công, đặc biệt lưu ý đến khe giãn nở;

- Kiểm tra kết quả thử cường độ và độ chống thấm của bêtông. Lập biên bản nghiệm thu từng lớp chống thấm. Thường xuyên kiểm tra xem bêtông có vị trí nào bị nứt rỗ không để đưa ra biện pháp khắc phục.

- Trong quá trình giám sát cũng cần đặc biệt chú ý:

- Các chi tiết đặt sẵn trong kết cấu bêtông cốt thép: kiểm tra kích thước, quy cách, vị trí đặt sẵn so với các thiết bị tương ứng, các liên kết để đảm bảo không xê dịch trong quá trình đổ bêtông;

- Kiểm tra hệ thống máy bơm dự phòng tại các hố thu nước ngầm;

- Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước: Kiểm tra các biện pháp thoát nước ngầm và nước mặt để đảm bảo hầm cáp luôn khô ráo;

- Công việc giám sát thiết bị sẽ được tiến hành thường xuyên tại hiện trường với sự kiểm tra kỹ thuật và giám sát tiến độ của các chuyên gia Tư vấn của NARIME nhằm đảm bảo chất lượng lắp đặt đối với từng thiết bị, từng dây chuyền và từng Nhà thầu. Mục tiêu: bảo đảm sự phù hợp của thiết kế và các sửa đổi bổ sung tại hiện trường của Nhà cung cấp chính, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng.

Nghiên cứu Bản vẽ thi công

Ktra BP, QTTC của Nhà thầu

KTra HT QLCL của Nhà thầu

Ktra HS, TBTC của Nhà thầu

Ktra VLđến công trường

Ktra Nhân lực thi công của

Nhà thầu

Không phù hợp Xem xét nghiên cứu trình Chủ đầu tư

phê duyệt

Giám sát toàn bộ các công việc GCCT trên CT

Báo cáo Chủ đầu tư và thông báo cho Nhà thầu để đưa ra BP khắc phục

Xem xét để phê duyệt các BP khắc phục,

GS và kiểm tra khắc phục

Kiểm tra, Nghiệm thu về chất lượng và khối lượng, tiến độ GCCT

Báo cáo định kỳ cho Chủ đầu tư

Tập hợp, lưu trữ các hồ sơ pháp lý, tài liệu QLCL và nghiệm thu bàn giao

Không phù hợp

Không phù hợp

Ktra ĐKKC GCCT

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 27/68

11.6 Giám sát, kiểm định gia công chế tạo tại hiện trường11.6.1 Lưu đồ thực hiện

Sơ đồ tổ chức giám sát gia công chế tạo tại hiện trường

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 28/68

11.6.2 Kiểm tra hồ sơ thiết kế của từng thiết bị gia công trong nước.Kiểm tra tính đầy đủ của thiết kế gồm:

- Sự đầy đủ và đồng bộ của hồ sơ, bản vẽ;

- Sự phù hợp của bản vẽ chi tiết với thiết kế kỹ thuật đã được chủ đầu tư duyệt;

- Sự phù hợp của bản vẽ kỹ thuật với thực tế thi công trên công trường và các biện pháp sửa đổi nếu thấy cần thiết.

11.6.3 Kiểm tra các quy trình, chứng chỉ thợ- Kiểm tra quy trình chế tạo, lắp đặt, kiểm tra và thử nghiệm do nhà thầu chế

tạo đệ trình. Các quy trình này phải phù hợp và đảm bảo yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác. Nếu các quy trình này chưa phù hợp hoặc có những điểm chưa rõ thì yêu cầu nhà thầu phải sửa đổi lại cho phù hợp.

- Kiểm tra các chứng chỉ thợ, công nhân vận hành máy và nhân viên kiểm tra.

- Các chứng chỉ này phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, còn hiệu lực và phải do các tổ chức có đầy đủ tính pháp lý cấp.

11.6.4 Kiểm tra tổ chức đảm bảo chất lượng của nhà thầuCác nhà thầu chế tạo thiết bị phải đảm bảo chất lượng sản phẩm gia công,

chế tạo thiết bị của mình thông qua một hệ thống quản lý có năng lực kiểm soát chặt chẽ chất lượng nội bộ. Nhà thầu tư vấn chịu trách nhiệm kiểm tra và báo cáo cho chủ đầu tư về vấn đề này.

11.6.5 Kiểm tra thiết bị gia công, vật liệu đầu vào, an toànKiểm tra máy và các thiết bị áp dụng cho chế tạo, kiểm tra và thử nghiệm (so

sánh với hồ sơ, chứng chỉ, chứng chỉ kiểm nghiệm);

Kiểm tra máy và thiết bị dùng trong quá trình gia công chế tạo bao gồm: máy gia công, thiết bị nâng hạ, vận chuyển, thiết bị cứu hoả...

Đối với thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra thử nghiệm phải được kiểm định và còn hiệu lực.

Kiểm tra vật liệu: Dựa vào các thông số vật liệu mà nhà thiết kế đã chỉ định tiêu chuẩn áp dụng, chứng chỉ vật liệu, hồ sơ chế tạo thiết bị, danh mục vật liệu và các yêu cầu khác để kiểm tra trước khi đưa vào gia công chế tạo.

Việc kiểm tra này được thực hiện theo các yêu cầu sau:

- Nguồn gốc, xuất xứ của vật liệu xây dựng: tất cả các loại vật liệu đều phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có địa chỉ cung cấp tin cậy;

- Chứng chỉ đảm bảo chất lượng của Nhà sản xuất hoặc cung cấp (chứng chỉ này có thể là chứng chỉ đánh giá năng lực nhà sản xuất, cung cấp...);

- Sự phân lô, gói vật liệu,.. theo ký hiệu (đối với các loại vật liệu như sắt thép,..);

- Các kết quả thí nghiệm vật liệu, đối với các chỉ tiêu cơ, lý, hoá và tính năng quan trọng của vật liệu theo tiêu chuẩn sản xuất vật liệu quy định;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 29/68

- Chuyên gia Tư vấn có thể yêu cầu Nhà thầu lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra lại, tuỳ theo mức độ quan trọng của hạng mục công trình hay khi có nghi vấn;

- Việc lựa chọn mẫu trên nguyên tắc lựa chọn xác xuất và phân bổ theo các lô, gói vật liệu;

- Lập báo cáo Chủ đầu tư kết quả kiểm tra thí nghiệm, đây là cơ sở chính để đánh giá chất lượng vật liệu trên công trường trước khi đưa vào sử dụng;

- Kiểm tra an toàn: Kiểm tra nội quy, quy trình an toàn cho người, thiết bị đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của nhà nước trong suốt quá trình gia công, chế tạo, máy móc gia công và hệ thống cứu hoả, trang bị bảo hộ lao động của nhân viên, công nhân.

11.6.6 Giám sát quá trình chế tạo, kiểm tra, thử nghiệm, kiểm địnhGiám sát, kiểm tra quá trình chế tạo tại phân xưởng và tại hiện trường:

- Kiểm tra quá trình gia công, chế tạo phù hợp với quy trình đã được phê duyệt cùng với tiêu chuẩn đã được áp dụng;

- Kiểm tra kích thước gia công chế tạo phù hợp với bản vẽ thi công và tiêu chuẩn cho phép;

- Kiểm tra, nghiệm thu từng phần trong quá trình chế tạo và/hoặc trước khi xuất xưởng đối tại nhà máy sản xuất của Nhà thầu, đối với với một số thiết bị hoặc bộ phận quan trọng của thiết bị chính thuộc dây chuyền sản xuất của nhà máy alumin (đã được nêu trong hợp đồng);

Giám sát chế tạo tại công trường:

- Kiểm tra quá trình gia công, chế tạo các chi tiết khác và lắp ráp hoàn thiện phù hợp với quy trình đã được phê duyệt cùng với tiêu chuẩn đã được áp dụng;

- Kiểm tra các kích thước tương quan của các kết cấu, bộ phận;

- Kiểm tra dung sai, hình dáng hình học;

- Kiểm tra quá trình lắp đặt theo các bản vẽ và chỉ dẫn của nhà chế tạo;

- Kiểm tra việc bố trí các thiết bị để dễ thao tác, vận hành...

- Kiểm tra điều kiện an toàn thi công;

Giám sát hàn:

- Kiểm tra thợ hàn: Thợ hàn phải có chứng chỉ do tổ chức có đủ tư cách pháp nhân cấp, phù hợp với tiêu chuẩn, quy trình hàn, vật liệu hàn và còn hiệu lực;

- Kiểm tra vật liệu hàn: Kiểm tra việc tiếp nhận, chất lượng và bảo quản;

- Kiểm tra quy trình hàn;

Giám sát quá trình hàn: kiểm tra thợ hàn, phương pháp hàn, quy trình hàn, vật liệu hàn, điều kiện hàn và an toàn khi hàn.

- Nghiệm thu và báo cáo;

Nghiệm thu.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 30/68

- Lập quy trình nghiệm thu và hướng dẫn các nhà thầu về trình tự và hồ sơ nghiệm thu. hồ sơ hoàn công theo đúng quy định

- Xây dựng các biểu mẫu, biên bản nghiệm thu trình chủ đầu tư duyệt và áp dụng trong quá trình thực hiện

- Tham gia cùng chủ đầu tư nghiệm thu từng phần và toàn bộ công việc do nhà thầu chế tạo thực hiện

- Hàng tuần, căn cứ vào báo cáo của nhà thầu chế tạo, nhà thầu tư vấn kiểm tra, xác nhận và tổng hợp gửi chủ đầu tư.

- Lập báo cáo hàng tháng về tình hình thực hiện tiến độ, khối lượng, chất lượng gửi chủ đầu tư và đề xuất các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và các vấn đề liên quan khác.

11.6.7 Đối tượng của công tác kiểm địnhCác vật liệu sử dụng để thi công, gia công chế tạo.

Các sản phẩm do các Nhà thầu thực hiện tại nhà máy

Các sản phẩm do các Nhà thầu gia công chế tạo tại công trường.

11.6.8 Nội dung của công tác kiểm địnhNội dung của công tác kiểm định chất lượng bao gồm nhưng không giới hạn

bởi những nội dung sau:

- Giám sát kiểm định chất lượng gia công kết cấu thép;

- Giám sát kiểm định chất lượng thép dùng để gia công (chủng loại vật liệu, kích thước, chất lượng bảo quản...);

- Giám sát kiểm định kích thước hình học của kết cấu;

- Giám sát kiểm định chất lượng mối hàn bằng phương pháp siêu âm;

- Giám sát kiểm định chất lượng sơn, phủ;

- Các hạng mục liên quan đến lắp đặt thiết bị;

- Giám sát kiểm tra thứ tự như với các hạng mục thông thường;

- Giám sát kiểm tra bằng trắc đạc vị trí, cao trình, kích thước... các bộ phận sẽ lắp đặt thiết bị;

- Giám sát kiểm tra yêu cầu chịu lực, chịu va đạp, chịu rung động.. của các bộ phận sẽ lắp đặt thiết bị;

- Các hạng mục đặc biệt (bể chứa, băng tải, silô,...);

- Giám sát kiểm tra những yêu cầu đặc trưng đối với mỗi loại công trình theo thiết kế và tiêu chuẩn áp dụng;

Nội dung kiểm tra

- Kiểm tra các chứng chỉ gốc của vật liệu do Nhà thầu chế tạo đệ trình, sử dụng cho việc chế tạo trước khi công việc được tiến hành. Chứng chỉ gốc của vật liệu sử dụng cho chế tạo và sản xuất sản phẩm là chứng chỉ do nhà sản xuất các vật liêu đó cung cấp. Chứng chỉ phải có tất cả các tiêu chí cần thiết quy định cho từng

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 31/68

loại vật liệu riêng biệt như thông số nhận dạng (Lot No, Heat no,..), thông số cơ tính, thông số hoá tính,... và các thông số này được xác nhận bởi các phòng thí nghiệm có thẩm quyền theo quy định của tiêu chuẩn;

- Kiểm tra các vật liệu ống, thép tấm, kiểm tra các vật liệu đường ống, các chi tiết cấu thành của hệ thống đường ống... đối với các dữ liệu cần thiết như nhiệt độ làm việc, kích thước, chiều dầy, cơ tính vật liệu, bảng phân tích thành phần hoá học...xem xét các thông số kỹ thuật đề ra và kiểm tra sự phù hợp của chúng;

- Kiểm tra chứng chỉ chất lượng của các vật liệu hàn như que hàn, dây hàn, thuốc hàn..., xem xét các thông số kỹ thuật chỉ định và kiểm tra sự phù hợp;

- Giám sát kiểm tra không phá huỷ (NDT) các thiết bị sản xuất trong nước.

Báo cáo công việc:

- Trong quá trình thực hiện công tác giám sát kiểm định, tư vấn giám sát sẽ thường xuyên báo cáo cho Chủ đầu tư tình hình chất lượng của công tác gia công chế tạo thiết bị. Trong trường hợp chất lượng của đối tượng kiểm định không đạt yêu cầu, tư vấn giám sát sẽ có báo cáo ngay cho Chủ đầu tư đồng thời đề xuất biện pháp xử lý và cùng với Chủ đầu tư thực hiện các biện pháp đã được chấp thuận.

- Đối với các kiểm định có phá mẫu được tiến hành tại các phòng thí nghiệm xa hiện trường, khi thấy nghi ngờ kết quả kiểm định do Nhà thầu thi công đệ trình, tư vấn giám sát sẽ đề xuất với Chủ đầu tư phương án tiến hành tái kiểm định và cùng với Chủ đầu tư giám sát thực hiện phương án tái kiểm định đã được chấp thuận.

NC Data Sheet VT/TB & các YCKT của hợp đồng

Ktra Kiểu/Loại,

quy cách, SL

Ktra đối chiếu các

thông số KT

Kiểm tra xuất xứ

hàng hóa

Ktra các chứng từ

nhập khẩu

Ktra tình trạng VT/TB đến CT

Ktra, nhận xét, đánh giá trình trạng, chất

lượng

Báo cáo Chủ đầu tư và thông báo cho Nhà thầu để đưa ra BP khắc phục

Xem xét để phê duyệt các BP khắc phục,

GS và kiểm tra khắc phục

Nghiệm thu VT/TB đến công trường

Báo cáo định kỳ cho Chủ đầu tư

Tập hợp, lưu trữ các hồ sơ pháp lý, tài liệu QLCL và nghiệm thu bàn giao

Không phù hợp

Ktra Các tài liệu đi kèm

Không phù hợp

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 32/68

11.7 Giám sát kiểm tra nghiệm thu Vật tư/Thiết bị đến công trường

11.7.1 Lưu đồ thực hiện

Sơ đồ tổ chức giám sát kiểm tra nghiệm thu Vật tư/Thiết bị đến công trường

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 33/68

11.7.2 Đối tượng kiểm tra nghiệm thuTất cả các thiết bị, vật tư thuộc tất cả các công trình và hạng mục công trình

thuộc phạm vi Dự án và đã được chỉ ra trong hợp đồng hoặc trong các tài liệu khác được nêu trong hợp đồng.

Các vật tư thiết bị thuộc Nhà thầu mang đến công trường, phục vụ gia công chế tạo và lắp đặt tại công trường.

11.7.3 Nội dung kiểm tra nghiệm thuKiểm tra, nghiệm thu sự phù hợp về số lượng, quy cách, xuất xứ, chất lượng

theo các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật của toàn bộ các vật tư, thiết bị đến công trường (trước khi lắp đặt đối với thiết bị phải lắp và/hoặc trước khi nhập kho đối với vật tư, thiết bị không phải lắp) cũng như sự đầy đủ của các giấy tờ chứng nhận xuất xứ, kiểm định chất lượng, bản quyền, Hợp đồng cấp phép có liên quan theo các danh mục, tài liệu kỹ thuật và các tài liệu liên quan khác được thoả thuận trong Hợp đồng EPC.

Ký các biên bản nghiệm thu vật tư, thiết bị đến công trường đối với các vật tư thiết bị thuộc tài sản dự án.

Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng, công dụng, yêu cầu kỹ thuật của các vật tư, thiết bị của Nhà thầu mang đến phục vụ thi công lắp đặt tại công trường.

Kiến nghị yêu cầu thay đổi những vật tư, thiết bị của Nhà thầu mang đến phục vụ thi công lắp đặt nhưng không đạt các yêu cầu kỹ thuật như nó cần phải có.

Nghiên cứu BV lắp đặt TB & các YCKT

Ktra BP, QTLD của Nhà thầu

KTra HT QLCL của Nhà thầu

Ktra HS, TBLD của Nhà thầu

Ktra Biệp pháp an

toàn

Ktra Nhân lực lắp đặt của Nhà thầu

Không phù hợp Xem xét nghiên cứu trình Chủ đầu tư

phê duyệt

Giám sát toàn bộ các công việc lắp

đặt thiết bị trên CT

Báo cáo Chủ đầu tư và thông báo cho Nhà thầu để đưa ra BP khắc phục

Xem xét để phê duyệt các BP khắc phục,

GS và kiểm tra khắc phục

Nghiệm thu lắp đặt thiết bị

Báo cáo định kỳ cho Chủ đầu tư

Tập hợp, lưu trữ các hồ sơ pháp lý, tài liệu QLCL và nghiệm thu bàn giao

Không phù hợp

Không phù hợp

Ktra ĐKKC LDTB

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 34/68

11.8 Giám sát lắp đặt thiết bị

11.8.1 Lưu đồ thực hiện

Sơ đồ tổ chức giám sát Lắp đặt thiết bị tại hiện trường

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 35/68

11.8.2 Kiểm tra các yêu cầu và điều kiện kỹ thuật trước khi tiến hành lắp đặtKiểm tra sự đầy đủ của các bản vẽ thi công lắp đặt, các yêu cầu kỹ thuật, các

quy trình, quy phạm kỹ thuật lắp đặt cho các vật tư thiết bị phải lắp;

Kiểm tra sự đầy đủ về số lượng vật tư, thiết bị liên quan đến lắp đặt;

Kiểm tra các điều kiện về bố trí nhân lực, máy móc thiết bị phục vụ để đảm bảo thi công lắp đặt thiết bị của Nhà thầu EPC trước khi tiến hành lắp;

Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công lắp đặt.

11.8.3 Giám sát kiểm tra, nghiệm thu trong quá trình lắp đặtGiám sát các công việc lắp đặt để đảm bảo việc lắp đặt máy móc, thiết bị

công trình của Nhà thầu EPC được thực hiện đúng theo các quy định, quy phạm kỹ thuật trong các tài liệu, bản vẽ kỹ thuật lắp đặt và lập bảng ghi các thông số lắp đặt;

Giám sát các thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị tại chỗ;

Kiểm tra và giám sát các chương trình đảm bảo chất lượng lắp đặt của Nhà thầu EPC;

Nghiệm thu từng phần và toàn bộ quá trình lắp đặt thiết bị của Nhà thầu EPC;

Ký biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị;

Kiểm tra, xác nhận vào các bản vẽ hoàn công lắp đặt thiết bị.

Nghiên cứu Quy trình chạy thử TB và các YCKT

Ktra VT, NL, điện, nước,

chạy thử

KTra TC QL điều hành chạy thử

Ktra điều động Y tế, cứu hỏa

Ktra Biệp pháp an

toàn

Ktra Nhân lực chạy thử của

Nhà thầu

Không phù hợp Xem xét nghiên cứu trình Chủ đầu tư

phê duyệt

Giám sát toàn bộ các công việc chạy thử thiết bị trên CT

Báo cáo Chủ đầu tư và thông báo cho Nhà thầu để đưa ra BP khắc phục

Xem xét để phê duyệt các BP khắc phục,

GS và kiểm tra khắc phục

Nghiệm thu chạy thử thiết bị

Báo cáo định kỳ cho Chủ đầu tư

Tập hợp, lưu trữ các hồ sơ pháp lý, tài liệu QLCL và nghiệm thu bàn giao

Không phù hợp

Không phù hợp

Ktra ĐK chạy thử TB

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 36/68

11.9 Giám sát chạy thử

11.9.1 Lưu đồ thực hiện

Sơ đồ tổ chức giám sát Lắp đặt thiết bị tại hiện trường

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 37/68

11.9.2 Nội dung giám sát hiệu chỉnh, chạy thử:Kết hợp chặt chẽ với Nhà thầu cung cấp thiết bị và các Nhà thầu xây - lắp để:

Hoàn thiện hồ sơ chạy thử (không tải, có tải...);

Lập tiến độ chạy thử cho từng hạng mục, công đoạn và toàn bộ dây chuyền;

Hỗ trợ Chủ đầu tư tổ chức thực hiện và giám sát toàn bộ quá trình chạy thử, hiệu chỉnh;

Lập các báo cáo, so sánh đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật của từng thiết bị, hệ thống và toàn bộ dây chuyền với các chỉ tiêu đã được phê duyệt trong các hợp đồng thương mại (bảo hành, năng suất, chất lượng...);

Ký các hồ sơ, tài liệu, biên bản nghiệm thu chạy thử, hiệu chỉnh cho từng hạng mục công trình và toàn bộ dây chuyền;

Giúp Chủ đầu tư lập kế hoạch, tiến độ cung cấp các loại vật tư, nguyên liệu phục vụ cho quá trình chạy thử (dầu mỡ bôi trơn, phụ gia, nhiên liệu.....) theo tiến độ chạy thử chung, đảm bảo các loại vật tư, nguyên liệu này luôn có đầy đủ, kịp thời để phục vụ công tác chạy thử;

Tư vấn giám sát bằng kinh nghiệm của mình, căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, sẽ soạn thảo giúp Chủ đầu tư ban hành bộ hồ sơ mẫu đầy đủ cho toàn bộ các công đoạn của quá trình chạy thử. Hướng dẫn các Nhà thầu thực hiện, kiểm soát và đôn đốc các Nhà thầu thực hiện đầy đủ, kịp thời việc hoàn thiện hồ sơ chạy thử đối với từng thiết bị, công đoạn và toàn bộ dây chuyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa Dự án vào vận hành thương mại;

Thay mặt Chủ đầu tư tổ chức và điều hành toàn bộ quá trình chạy thử, hiệu chỉnh cho đến khi đưa nhà máy vào vận hành thương mại theo đúng tiến độ đã được lập và phê duyệt;

Thường xuyên báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ chạy thử. Cùng với Chủ đầu tư thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo tiến độ. Tư vấn cho Chủ đầu tư các biện pháp khắc phục sự cố (nếu có) trong quá trình chạy thử, bất kể sự cố xảy ra do lỗi của bên nào;

Giúp Chủ đầu tư thực hiện việc hoàn thiện bộ hồ sơ nghiệm thu cuối cùng đưa nhà máy vào sản xuất;

Trước khi thực hiện công tác giám sát việc thử nghiệm, chạy thử, các chuyên gia của Tư vấn giám sát sẽ yêu cầu nhà thầu cung cấp thiết bị cung cấp các tài liệu sau để Tư vấn giám sát nghiên cứu và tập hợp:

Các tài liệu hướng dẫn vận hành đối với mỗi loại thiết bị của dây chuyền công nghệ để làm cơ sở cho việc giám sát vận hành thiết bị;

Các văn bản quy định đặc tính kỹ thuật của thiết bị để nắm được các thông số kỹ thuật của thiết bị. Từ đó xác định được các thông số kỹ thuật cần đạt được ở mỗi công đoạn thử nghiệm và chạy thử cũng như sản xuất thử. Tiến hành đối chiếu kết quả về các thông số đã ghi được trong quá trình giám sát kỹ thuật;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 38/68

Tập hợp và thiết lập một danh mục các thông số kỹ thuật quan trọng, yêu cầu có độ chính xác cao mà thiết bị bặt bụôc phải đạt thông số tối ưu trong quá trình thử nghiệm và chạy thử;

Nghiên cứu đầy đủ các Tiêu chuẩn sản phẩm, trong đó có Tiêu chuẩn quốc tế và Tiêu chuẩn sản phẩm Việt nam, đặc biệt chú ý đến các phương pháp phân tích thành phần lý, hoá của thành phẩm. Đó là cơ sở để xác định sự phù hợp của các thông số sản phẩm (đầu ra) trong quá trình chạy thử và bàn giao;

Đưa ra các loại biểu mẫu để theo dõi kết quả chạy thử và căn chỉnh thiết bị cũng như theo dõi toàn bộ quá trình chạy thử và bàn giao nghiệm thu;

Tập hợp các loại biên bản về lắp đặt thiết bị ở các giai đoạn trước để phục vụ cho việc căn chỉnh thiết bị cho phù hợp.

Giúp Chủ đầu tư lập kế hoạch, tiến độ cung cấp các loại vật tư, nguyên liệu phục vụ cho quá trình chạy thử theo tiến độ chung

11.9.3 Giám sát hiệu chỉnh chạy thử đơn động và liên động không tảiGiám sát kiểm tra các điều kiện cần thiết cho công tác thử nghiệm các thiết bị:

- Kiểm tra các điều kiện thử nghiệm đối với các thiết bị trong dây chuyền công nghệ: tính pháp lý cho việc thử nghiệm, kế hoạch thử nghiệm, các nguồn lực cần thiết...;

- Kiểm tra hiệu chỉnh các thiết bị đo đạc, thử nghiệm, tính chính xác của thiết bị, các thông số kỹ thuật;

- Kiểm tra các hệ số an toàn trước khi thử; trên cơ sở dung sai kỹ thuật cho phép của thiết bị được coi là đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định;

- Tính sẵn sàng của thiết bị cho việc thử nghiệm như: cung cấp điện, bôi trơn, các dự phòng cần thiết;

- Kiểm tra hồ sơ thử nghiệm;

Để đảm bảo công tác thử nghiệm được tiến hành tốt đúng với các thông số và điều kiện kỹ thuật do thiết kế quy định, các chuyên gia của tư vấn giám sát sẽ cùng với Chủ đầu tư xem xét và phê duyệt các hồ sơ thử nghiệm đối với từng thiết bị cụ thể theo đúng yêu cầu thiết kế. Các hồ sơ xem xét bao gồm:

- Quy trình thử bao gồm có cả các công tác chuẩn bị trước khi thử theo Tiêu chuẩn quy định;

- Các văn bản hướng dẫn thao tác vận hành, đề xuất việc đào tạo lại về quy trình vận hành nếu xét thấy cần thiết;

- Các biên bản và biểu mẫu nghiệm thu và theo dõi trong quá trình thử;

- Chứng chỉ hợp lệ về chất lượng trang thiết bị, dụng cụ đo lường sử dụng cho chạy thử;

Cùng chủ đầu tư kiểm tra các điều kiện mà Nhà thầu phải đáp ứng để thực hiện thử nghiệm, chạy thử không tải:

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 39/68

- Nhà thầu phải cam kết bố trí một bộ phận kiểm tra chất lượng nội bộ, có đầy đủ năng lực để kiểm soát chất lượng công tác thử;

- Chuẩn bị tốt các công tác liên quan tới thử nghiệm, chạy thử về máy móc, thiết bị, các nguyên vật liệu cần thiết,..

- Phải đạt được sự chấp thuận của cơ quan Tư vấn thiết kế, giám sát, Chủ đầu tư về chất lượng các công đoạn thi công trước đó trước khi tiến hành chuẩn bị thử;

- Giám sát việc lưu trữ đầy đủ, khoa học và chính xác các hồ sơ thử nghiệm:

Các chuyên gia của tư vấn giám sát sẽ hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc hướng dẫn các Nhà thầu thực hiện thử nghiệm, chạy thử thiết lập các hồ sơ này theo thông lệ quốc tế;

Tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng có thể kiểm tra vào bất kỳ thời điểm nào;

- Giám sát thử nghiệm chạy thử không tải đối với các công tác thử nghiệm các thiết bị công nghệ riêng lẻ để đánh giá chất lượng các thiết bị này sau khi lắp và trước khi vận hành, chạy thử, các chuyên gia của tư vấn giám sát giám sát chứng kiến, ghi nhận kết quả và chứng nhận công tác thử nghiệm phù hợp, đạt các thông số kỹ thuật quy định trong thiết kế.

Công tác giám sát sẽ tập chung vào các yếu tố sau:

- Giám sát công tác chuẩn bị thử nghiệm;

- Giám sát kiểm tra trực tiếp trong suốt quá trình và thử nghiệm thiết bị;

- Kiểm tra quá trình chạy thử đơn động không tải, độ rung, tiếng ồn, tốc độ, vòng quay, điều kiện làm việc đối với các thiết bị chính;

- Theo dõi và kiểm tra việc căn chỉnh thiết bị, phân tích và xác định các rủi roi, sự cố có thể xảy ra và đề xuất các biện pháp phòng ngừa tiếp theo;

- Kiểm tra các điều kiện an toàn về điện, cháy nổ;

- Kiểm tra các điều kiện về bảo hộ lao động.

11.9.4 Giám sát hiệu chỉnh, chạy thử liên động có tảiMục đích của việc giám sát quá trình chạy thử sẽ được thực hiện trong suốt

quá trình thiết bị vận hành theo kế hoạch. Các thông số kỹ thuật được ghi chép kiểm tra trong suốt quá trình được đối chiếu với các thông số kỹ thuật của thiết kế để xác định phù hợp của toàn bộ dây chuyền cũng như xác định và phân tích các rủi ro có thể xảy ra.

Kiểm tra các điều kiện cần thiết có công tác vận hành thử. Các công việc kiểm tra này bao gồm:

- Xác định giới hạn an toàn và điểm an toàn, theo đó dung sai kỹ thuật của thiết bị được đánh giá là an toàn và đạt yêu cầu;

- Tính sẵn sàng và đồng bộ của các thiết bị cho việc chạy thử, các điều kiện chung cấp điện, nhiên liệu, vật liệu phụ, bôi trơn,..;

- Các văn bản pháp lý cho việc chạy thử:

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 40/68

- Các kết quả thử nghiệm và chạy thử đơn động của các thiết bị thử nghiệm đạt được các yêu cầu kỹ thuật cho phép và được cơ quan Tư vấn và Chủ đầu tư chấp thuận;

- Quyết định chạy thử do Chủ đầu tư ban hành;

- Các kế hoạch chuẩn bị chạy thử và chạy thử do Nhà thầu đệ trình và được Tư vấn, Chủ đầu tư chấp thuận;

- Các thuyết minh kỹ thuật và các yêu cầu của Nhà cung cấp chính đối với việc chạy thử, các quy trình huớng dẫn chuẩn bị và chạy thử;

- Các thiết bị đo, thiết bị kiểm tra, các thiết bị khác dùng để hiệu chỉnh, theo dõi và xác định các thông số kỹ thuật trong quá trình chạy thử;

- Các quy định quy phạm khác có liên quan;

- Giám sát quá trình vận hành thử thiết bị, chuyên gia của tư vấn giám sát sẽ cùng chủ đầu tư:

- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống thiết bị và đảm bảo rằng toàn bộ hệ thống trong dây chuyền đã sẵn sàng hoạt động.

- Giám sát chất lượng nguyên liệu và phối liệu trước khi đưa vào sản xuất thử;

- Giám sát các thông số về hệ thống điện, điều khiển tự động;

- Phân tích và đánh giá mức độ an toàn và rủi ro của thiết bị, kiến nghị biện pháp phòng ngừa;

- Kiểm tra độ tin cậy của hệ thống điều khiển tự động, hệ thống an toàn, phòng chống cháy nổ, ô nhiễm môi trường và bảo hộ lao động;

- Kiểm tra quá trình chạy thử liên động không tải của từng cụm thiết bị có liên quan tới cả hệ thống thiết bị trong dây chuyền, đánh giá quá trình vận hành của các thiết bị riêng lẻ và toàn bộ dây chuyển trong một thời gian vận hành nhất định theo quy định của nhà cung cấp và theo quy trình chạy thử đã được phê duyệt;

- Khi quá trình chạy thử liên động không tải phù hợp với các thông số quy định về kỹ thuật của hệ thống, các chuyên gia của tư vấn giám sát sẽ đánh giá hệ thống, xem xét các báo cáo của Nhà thầu cung cấp và đệ trình Chủ đầu tư phê duyệt chấp thuận;

- Chạy thử liên động có tải cũng được thực hiện theo từng cụm thiết bị liên quan tới từng giai đoạn tạo thành sản phẩm (quy định về các bước chạy thử sẽ do Nhà thầu và nhà cung cấp chỉ định trong quy trình chạy thử và do cơ quan Tư vấn hỗ trợ Chủ đầu tư xét duyệt);

Từng công đoạn chạy thử sẽ do chuyên gia công nghệ của tư vấn giám sát xem xét và giám định kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm tạo thành của từng công đoạn cho tới khi chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu thiết kế. Xác định nguyên nhân chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu và biện pháp khắc phục, cải tiến để hoàn chỉnh kế hoạch chất lượng sản phẩm;

- Kiểm tra theo dõi công suất đạt được của từng thiết bị so với thiết kế ở từng mức độ vận hành khác nhau;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 41/68

Theo dõi và đánh giá sự tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu và điện năng của thiết bị, dây chuyền công nghệ; tiến hành đối chiếu với mức độ tiêu hao tiên tiến và trung bình của các thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện nay và trên thế giới.

11.9.5 Giúp chủ đầu tư kiểm tra lần cuối trước khi ký các văn bản nghiệm thu cuối cùngNhằm mục đích xác nhận rằng nhà máy đã được lắp đặt một cách chính xác,

hoạt động một cách ổn định không có hỏng hóc, rò rỉ,... để chuẩn bị đưa vào hoạt động. Tư vấn giám sát cùng chủ đầu tư, nhà thầu thi công kiểm tra lần cuối. Công việc này bao gồm các bước kiểm tra sau:

Kiểm tra sơ đồ của các hệ thống dây chuyền công nghệ: đảm bảo rằng nhà máy được xây dựng một cách chính xác theo sơ đồ thiết kế, với các van, đồng hồ chỉnh, các thiết bị công nghệ lắp đúng vị trí và hướng;

Kiểm tra các thiết bị chính: đảm bảo rằng các thiết bị truyền động được lắp đặt chính xác và thẳng hàng, kiểm tra sự quay của các thiết bị, các thiết bị trong hệ thống trao đổi nhiệt ..., động cơ điện, các loại dầu bôi trơn và các giăng chống rò rỉ..;

Kiểm tra các thiết bị điều khiển, cáp điều khiển: kiểm tra để bảo đảm rằng các hệ thống điều khiển đã được lắp đặt và vận hành chính xác từ phòng điều khiển trung tâm tới từng bộ phận cụ thể, chúng được đặt và thử nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn và các quy định đề ra;

Kiểm tra các hệ thống cấp dầu, khí nén...: để đảm bảo rằng hệ thống được lắp đặt và hoạt động theo thiết kế. Việc kiểm tra được thực hiện theo một hệ thống bao gồm toàn bộ từ thiết bị đầu tiên đến thiết bị cuối cùng;

Kiểm tra các thiết bị điện: Các trạm điện cho từng hạng mục công trình sẽ được các chuyên gia Tư vấn giám sát kiểm tra lại để khẳng định sự phù hợp về khâu vận hành cũng như khả năng đảm bảo an toàn;

Kiểm tra đầu vào: Các chuyên gia Tư vấn giám sát kiểm tra để đảm bảo rằng các đầu vào của các phần nguyên liệu và các thành phần phụ gia được vận hành chính xác. Các điểm lấy mẫu được, các sàn thao tác, các băng chuyền thoả mãn các tiêu chuẩn và các quy định;

Kiểm tra các thiết bị an toàn và thiết bị phòng cháy: đảm bảo rằng hệ thống đèn báo cháy được lắp đặt và hoạt động, các thiết bị thông gió, các biển bảo an toàn, nơi tránh hơi độc và các tuyến đường thoát hiểm phải được xác định và có biển báo;

Kiểm tra sự làm sạch: đảm bảo rằng các hệ thống thiết bị công nghệ và các hệ thống lọc bụi hoạt động đồng bộ để đảm bảo cho nhà máy không bị ô nhiễm;

Thử hệ thống và thử rò rỉ: kiểm tra để đảm bảo rằng các mối hàn, các mặt bích nối của hệ thống đường ống đã được thử áp lực hoặc thử chân không. Các nhánh của các đầu mở phải được lắp các mặt bích chặn hoặc nắp chặn kiểu ren;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 42/68

Kiểm tra khí cụ đo và thiết bị điều khiển: đảm bảo rằng các khí cụ đo được lắp đặt đúng dải làm việc và đang hoạt động. Các van được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng được hiệu chỉnh và đúng hành trình chuyển động;

Kiểm tra các yếu tố còn lại tuỳ theo từng điều kiện cho phép.

Tư vấn giám sát hỗ trợ Chủ đầu tư kiểm tra toàn bộ các biên bản chạy thử cuối cùng của Nhà cung cấp chính để kết thúc quá trình thực hiện dự án và chính thức ký biên bản nghiệm thu toàn bộ và nghiệm thu cuối cùng của Nhà máy.

Nghiên cứu Yêu cầu & điều kiện ATLĐ tại CT

Ktra yếu tố ATLĐ của

BPTC

KTra yếu tố ATLĐ của

TBTC

Ktra Tr.bị ATLĐ của người LĐ

Ktra mua BH cho

người LĐ

Ktra Biện pháp PCCC, an toàn điện

Không phù hợp Xem xét nghiên cứu trình Chủ đầu tư

phê duyệt

Giám sát toàn bộ An Toàn Lao Động

trên CT

Báo cáo Chủ đầu tư và thông báo cho Nhà thầu để đưa ra BP khắc phục

Xem xét để phê duyệt các BP khắc phục,

GS và kiểm tra khắc phục

Phê duyệt các điều kiện khởi công

Báo cáo định kỳ cho Chủ đầu tư

Tập hợp, lưu trữ các hồ sơ pháp lý, tài liệu QL An toàn lao động

Không phù hợp

Không phù hợp

Ktra Đào tạo & nhận thức ATLĐ

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 43/68

11.10 Giám sát an toàn lao động.11.10.1 Lưu đồ thực hiện

Sơ đồ tổ chức giám sát Lắp đặt thiết bị tại hiện trường

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 44/68

Tư vấn giám sát với tư cách là một cơ quan Tư vấn cho Chủ đầu tư sẽ hỗ trợ Chủ đầu tư thực hiện tốt công tác này theo đúng quy định của luật pháp Việt nam và thông lệ quốc tế.

11.10.2 Quản lý hồ sơ an toàn xây lắpHỗ trợ Chủ đầu tư trong việc chuẩn bị các điều kiện về an toàn lao động và vệ

sinh môi trường. Với tư cách là đại diện cho Chủ đầu tư, theo pháp luật Việt nam, theo thông lệ làm việc Quốc tế và bằng vào kinh nghiệm lâu năm của mình, các Chuyên gia của tư vấn giám sát sẽ giúp Chủ đầu tư tránh khỏi những ràng buộc ở mức độ cao nhất có thể trong công tác an toàn đối với các Nhà thầu, có thể kiểm soát chặt chẽ các Nhà thầu thông qua các quy định an toàn chung.

Hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc yêu cầu các Nhà thầu cung cấp các quy trình an toàn và biện pháp bảo đảm an toàn đối với người và thiết bị trên công trường trước khi cho phép các Nhà thầu triển khai thi công.

Thay mặt Chủ đầu tư kiểm tra, xem xét và xét duyệt các văn bản nói trên và giám sát việc triển khai áp dụng trên công trường. Các quy trình chính áp dụng cho thi công xây lắp trên công trường gồm có:

- Nội quy an toàn chung trên công trường.

- Các biển báo, biển chỉ dẫn trên công trường

- Quy định về đảm bảo an toàn trong xây dựng các kết cấu thép.

- Quy định về an toàn gia công và lắp ráp kết cấu thép.

- Quy định an toàn trong lắp đặt thiết bị công nghệ, thiết bị điện…

- Các quy định về an toàn lao động khác theo quy định của Nhà nước Việt nam (phòng chống cháy nổ...)

Hỗ trợ Chủ đầu tư trong công tác phòng ngừa tai nạn rủi ro thông qua công tác kiểm tra kiểm soát trực tiếp các chứng chỉ an toàn của trang thiết bị thi công, trang thiết bị bảo hộ an toàn cho con người theo đúng quy trình an toàn, các chứng chỉ này chủ yếu bao gồm có:

- Chứng chỉ an toàn của các thiết bị nâng, chuyển, cẩu lắp.

- Chứng chỉ an toàn của các thiết bị dùng điện.

- Danh mục trang thiết bị bảo hộ lao động theo quy định của Luật pháp Việt Nam.

11.10.3 Quản lý, giám sát an toàn trên công trườngĐể đảm bảo các quy định về an toàn áp dụng cho công trường đã được Chủ

đầu tư phê duyệt, yêu cầu các Nhà thầu tôn trọng và áp dụng triệt để, Tư vấn giám sát sẽ hỗ trợ Chủ đầu tư trong công tác giám sát thực hiện các quy đinh an toàn. Các bước thực hiện được đề xuất như sau:

- Yêu cầu các Nhà thầu phải thường kỳ tổ chức các cuộc họp an toàn có sự tham gia của đại diện lãnh đạo tất cả các đơn vị có mặt trên hiện trường để bàn về các vấn đề đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 45/68

- Yêu cầu tất cả các công nhân lao động trên công trường phải được học tập về an toàn lao động trước khi triển khai thi công, có biên bản học tập xác nhận của từng người tham gia.

- Nếu công trường có nhiều Nhà thầu chính, các chuyên gia của Tư vấn giám sát sẽ hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc lập ra ban an toàn chung và kiểm soát sự hoạt động của ban này với chi phí do các Nhà thầu cung cấp theo quy định trong hợp đồng để tăng cường tập trung công tác đảm bảo an toàn.

- Hàng năm thường có mưa bão, sấm sét tới vài tháng. Vì vậy, yêu cầu Nhà thầu phải tuân thủ đầy đủ quá trình an toàn và có biện pháp cụ thể để tránh rủi ro cho người, thiết bị và tài sản tại công trường. Trước mùa mưa bão, các chuyên gia Tư vấn giám sát sẽ hỗ trợ kiểm tra chặt chẽ các biện pháp an toàn của các Nhà thầu và tiếp đó giám sát chặt chẽ hàng ngày.

Nghiên cứu YC Bảo vệ MT và ĐKMT tại CT

Ktra yếu tố BVMT của

BPTC

KTra BP BVMT của

TBTC

Ktra BP g/thiểu khói, bụi, tiếng ồn

Ktra BP xử lý chất thải rắn, nước

Ktra mức độ ô nhiễm MTXQ

Không phù hợp Xem xét nghiên cứu trình Chủ đầu tư

phê duyệt

Giám sát Bảo vệ môi trường trên CT

Báo cáo Chủ đầu tư và thông báo cho Nhà thầu để đưa ra BP khắc phục

Xem xét để phê duyệt các BP khắc phục,

GS và kiểm tra khắc phục

Phê duyệt các điều kiện khởi công

Báo cáo định kỳ cho Chủ đầu tư

Tập hợp, lưu trữ các hồ sơ pháp lý, tài liệu QL An toàn lao động

Không phù hợp

Không phù hợp

Ktra Đào tạo & nhận thức BVMT

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 46/68

11.11 Giám sát môi trường11.11.1 Lưu đồ thực hiện

Sơ đồ tổ chức giám sát Lắp đặt thiết bị tại hiện trường

Đoàn Tư vấn Giám sát

Ban QLDA của Chủ đầu tư

Nhà thầu xây dựng và lắp đặt thiết bị

Trưởng đoàn Tư vấn giám sát

Trưởng nhóm TVGS Xây dựngTrưởng nhóm TVGS Lắp đặt TB

Nhóm TVGS Lắp đặt TBNhóm TVGS Xây dựng

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 47/68

11.11.2 Tổ chức các cuộc họp an toàn và vệ sinh môi trườngTư vấn giám sát sẽ cùng Chủ đầu tư tổ chức các cuộc họp thường kỳ về an

toàn và vệ sinh môi trường trên công trường với sự có mặt của đại diện Lãnh đạo của các Nhà thầu chính và các cán bộ phụ trách an toàn của Nhà thầu.

Giúp chủ đầu tư phân định rõ những vi phạm an toàn cũng như những thành tích về an toàn của từng Nhà thầu và thông báo các chính sách an toàn của công trường, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước Việt nam, cho các Nhà thầu

11.11.3 Báo cáo cho chủ đầu tưTất cả các cuộc họp trên, Tư vấn giám sát với tư cách là cơ quan Tư vấn sẽ

lập các biên bản/báo cáo và gửi lên cho Chủ đầu tư..

Đồng thời trong hệ thống báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng ngày của mình cho Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát cũng sẽ thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về công tác an toàn lao động để báo cáo Chủ đầu tư.

Đồng thời trong các cuộc họp với Chủ đầu tư theo yêu cầu, các chuyên gia của Tư vấn giám sát cũng sẽ báo cáo chi tiết về vấn đề này.

12 Tổ chức bộ máy giám sát trên công trường12.4 Sơ đồ tổ chức của Tư vấn Giám sát

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 48/68

12.5 Danh sách nhân lực chủ chốt bố trí trên công trường:

TT Nhân sự của TVGS Họ tên Trách nhiệm

1 Trưởng đoàn TVGS Phụ trách toàn đoàn

2 Trưởng nhóm TVGS xây dựng

Phụ trách nhóm

3  Trưởng nhóm TVGS Lắp đặt thiết bị

Phụ trách nhóm

4 Kỹ sư giám sát XD Giám sát thi công xây dựng

5 Kỹ sư giám sát XD Giám sát thi công xây dựng

6 Kỹ sư giám sát XD Giám sát thi công xây dựng

7 …………….. Giám sát thi công xây dựng

8 Kỹ sư giám sát LĐTB Giám sát Lắp đặt thiết bị

9 Kỹ sư giám sát LĐTB Giám sát Lắp đặt thiết bị

10 Kỹ sư giám sát LĐTB Giám sát Lắp đặt thiết bị

11 ………………. Giám sát Lắp đặt thiết bị

12 ………………. Giám sát Lắp đặt thiết bị

12.3 Thuyết minh sơ đồ tổ chức12.5.1 Trưởng đoàn tư vấn

Phụ trách toàn đoàn, chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của đoàn, đại diện cho nhà tư vấn để tổ chức thực hiện hợp đồng tư vấn giám sát;

Quản lý mọi hoạt động của đoàn TVGS, điều phối nhân lực thực hiện hợp đồng tư vấn giám sát;

Phê duyệt các báo cáo của các nhóm tư vấn để trình cho chủ đầu tư;

Phê duyệt các sản phẩm của tư vấn, các văn bản của tư vấn gửi cho chủ đầu tư.

12.5.2 Trưởng nhóm TVGS Xây dựngPhụ trách nhóm, chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của nhóm;

Quản lý mọi hoạt động của nhóm, điều phối nhân lực thực hiện tư vấn giám sát mọi hoạt động thi công xây dựng;

Tổng hợp các báo cáo của các nhóm tư vấn để trình cho chủ đầu tư;

Xem xét các sản phẩm của tư vấn, các văn bản của tư vấn của nhóm trước khi trình lên trưởng đoàn.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 49/68

12.5.3 Trưởng nhóm TVGS Lắp đặt thiết bịPhụ trách nhóm, chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của nhóm;

Quản lý mọi hoạt động của nhóm, điều phối nhân lực thực hiện tư vấn giám sát mọi hoạt động thi công xây dựng;

Tổng hợp các báo cáo của các nhóm tư vấn để trình cho chủ đầu tư;

Xem xét các sản phẩm của tư vấn, các văn bản của tư vấn của nhóm trước khi trình lên trưởng đoàn.

12.5.4 Kỹ sư Giám sát Thực hiện các hoạt động giám sát trên công trường.

13 Quy chế ứng xử giữa Tư vấn, Chủ đầu tư và Nhà thầu13.4 Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định cách thức ứng xử giữa Nhà thầu Tư vấn giám sát (NARIME) và Ban QLDA của Chủ đầu tư giới hạn trong phạm vi công việc theo hợp đồng Tư vấn giám sát giữa NARIME và Chủ đầu tư.

13.5 Nguyên tắc ứng xửỨng xử giữa Narime và Ban QLDA dựa trên nguyên tắc hợp tác, tôn trọng lẫn

nhau, tuân thủ các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng Tư vấn giám sát, đảm bảo hiệu quả, lợi ích chung của dự án và của mỗi bên.

13.6 Nội dung Quy chế13.6.1 Trao đổi, lưu trữ và xử lý thông tin giữa Narime và các Bên

Mỗi bên phải bố trí văn phòng làm việc tại công trường và cắt cử nhân viên chịu trách nhiệm trao đổi thông tin (tiếp nhận, phản hồi thông tin của mỗi Bên). Đối với Narime, nhân viên chịu trách nhiệm này là trợ lý tư vấn.

Tại văn phòng làm việc tại công trường của mỗi bên phải được trang bị bàn ghế, máy điện thoại cố định, máy Fax, máy tính kết nối Internet và các thiết bị văn phòng cần thiết khác phục vụ cho việc gặp gỡ, họp hành, trao đổi công việc, trao đổi thông tin được nhanh chóng, thuận tiện. Nhân viên trao đổi thông tin phải được trang bị máy điện thoại di động, có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng, có đầy đủ kỹ năng tin học văn phòng và ngoại ngữ (tiếng Anh).

Vì lý do nào đó, phải thay đổi nhân viên trao đổi thông tin, mỗi Bên cần thông báo ngay bằng văn bản cho các Bên liên quan biết.

Mỗi bên khi nhận được thông tin phải có trách nhiệm xác nhận thông tin đến, xử lý thông tin và phản hồi trong thời gian sớm nhất. Tùy theo mức độ cần thiết và khối lượng của thông tin phải xử lý, khi trao đổi thông tin Mỗi Bên có thể quy định thời gian phản hồi thông tin với mục đích không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc chung của hai bên.

Các hình thức trao đổi thông tin giữa các Bên bao gồm: trao đổi qua điện thoại, Internet, fax, chuyển phát trực tiếp và chuyển phát qua bưu điện.

Các cuộc họp liên quan đến các Bên phải được ghi thành biên bản.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 50/68

Giao nhận tài liệu giữa các Bên phải lập sổ hoặc biên bản giao nhận tài liệu.

Narime không gửi trực tiếp các văn bản đến nhà thầu, mọi thông tin liên quan đến nhà thầu EPC, nhà thầu phụ sẽ được xử lý thông qua BQLDA.

Các tài liệu lên quan đến dự án phải được mỗi Bên lưu trữ cẩn thận tại Văn phòng tại hiện trường của mỗi Bên, tiện lợi cho việc tra cứu, sử dụng.

13.6.2 Văn bản hợp lệ do Narime phát hànhCác văn bản, tài liệu sẽ được trình bày theo biểu mẫu đã được Ban QLDA

phê duyệt, nội dung không tẩy xóa, có đầy đủ chữ ký và/hoặc dấu của người có thẩm quyển của Narime.

Các loại văn bản khi bàn giao đều phải có biên bản xác nhận bàn giao tài liệu.

13.6.3 Văn bản hợp lệ do Chủ đầu tư phát hànhCác văn bản, tài liệu của Chủ đầu tư và/hoặc Ban QLDA gửi Tư vấn và/hoặc

phê duyệt sẽ có nội dung không tẩy xóa, có đầy đủ chữ ký và/hoặc dấu của người có thẩm quyển.

Các loại văn bản, tài liệu của Nhà thầu được cung cấp cho Tư vấn bởi Chủ đầu tư đều phải đảm bảo tính pháp lý theo pháp luật Việt Nam, có đầy đủ chữ ký của người thiết kế, người có thẩm quyển và/hoặc dấu của nhà thầu.

Các loại văn bản khi bàn giao đều phải có biên bản xác nhận bàn giao tài liệu.

13.6.4 Phối hợp công việc giữa các BênCác bên có nghĩa vụ phối hợp với nhau trong việc giải quyết các công việc

trong phạm vi công việc của Hợp đồng Tư vấn Giám sát trên tinh thần hợp tác, tuân thủ các điều khoản của Hợp đồng.

Các bên có nghĩa vụ cắt cử cán bộ tham gia các cuộc họp, đoàn công tác phối hợp giữa các Bên, hội đồng nghiệm thu, kiểm tra … theo đúng số lượng, thành phần theo thời gian và địa điểm yêu cầu để thực hiện các công việc được quy đinh trong phạm vi hợp đồng Hợp đồng Tư vấn Giám sát.

13.6.5 Quy trình phối hợp trong quản lý thực hiện dự ánTư vấn Giám sát đề xuất Quy trình phối hợp trong thực hiện giám sát, Biểu

mẫu nghiệm thu lên Chủ đầu tư/Ban QLDA.

Chủ đầu tư phê duyệt ban hành các Quy trình và Biểu mẫu và thông báo cho Nhà thầu để thống nhất trong quá trình quản lý thực hiện dự án.

13.6.6 Các hành vi bị cấmCác hành vi thiếu văn hóa trong ứng xử giữa các bên.

Tiết lộ bí mật các tài liệu được yêu cầu phải bảo mật.

Các hành vi bằng lời nói, văn bản, … làm phương hại đến lợi ích chung của dự án và của mỗi bên.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 51/68

Phụ lục 1. Trình tự các bước thực hiện trong giám sát và nghiệm thu thi công xây dựng công trình

1. Nhiệm vụ tổng quát a. Giai đoạn chuẩn bị thi công xây dựng

- Kiểm tra bản vẽ, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu thi công của công trình được phê duyệt bởi Chủ đầu tư;

- Kiểm tra vật tư xây dựng đưa vào công trình;

- Kiểm tra máy móc thi công xây dựng đưa vào công trình;

- Kiểm tra phương án và biện pháp thi công của Nhà thầu;

- Kiểm tra hệ thống kiểm tra và các biện pháp đảm bảo chất lượng thi công xây dựng của nhà thầu;

- Kiểm tra phương án vệ sinh trên công trường và bảo vệ môi trường của nhà thầu;

- Kiểm tra biện pháp an toàn cho công trình và người lao động;

- Kiểm tra phương án dự phòng cho thi công khi có sự cố khách quan ngoài mong muốn (mất điện, mưa bão ...)

- Kiểm tra điều kiện khởi công thi công xây dựng.

b. Giai đoạn thi công xây dựng- Theo dõi và giám sát thường xuyên công việc thi công xây dựng của từng

công việc xây dựng;

- Theo dõi và giám sát hệ thống kiểm tra và các biện pháp đảm bảo chất lượng của nhà thầu;

- Theo dõi, giám sát việc thực hiện các biện pháp an toàn lao động của nhà thầu;

- Theo dõi và giám sát việc thực hiện các biện pháp vệ sinh trên công trường và bảo vệ môi trường của nhà thầu;

- Kiểm tra và xác nhận khối lượng, chất lượng và tiến độ thi công của nhà thầu;

- Góp phần xử lý các phát sinh xảy ra trong quá trình thi công;

- Tham gia nghiệm thu từng công việc xây dựng, từng công trình và/hoặc hạng mục công trình.

c. Giai đoạn hoàn thành- Kiểm tra tài liệu quản lý chất lượng và hồ sơ nghiệm thu của nhà thầu;

- Kiểm tra việc thu dọn, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường;

- Kiểm tra danh mục hồ sơ và tài liệu hoàn công công trình;

- Kiểm tra và ký các biên bản nghiệm thu từng công việc xây dựng, từng công trình và/hoặc từng hạng mục công trình;

- Kiểm tra và ký các biên bản nghiệm thu quyết topán công trình và/hoặc từng hạng mục công trình;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 52/68

- Kiểm tra và ký các biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình và/hoặc từng hạng mục công trình.

2. Nhiệm vụ cụ thể của giám sát thi công xây dựnga. Giai đoạn chuẩn bị thi công xây dựng

- Kiểm tra bản vẽ, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu thi công của công trình được phê duyệt bởi Chủ đầu tư;

+ Bản vẽ thiết kế thi công phải được phê duyệt của Chủ đầu tư;

+ Vật tư, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với nội dung của hợp đồng và tiêu chuẩn đã được phê duyệt bởi Chủ đầu tư;

- Kiểm tra vật tư xây dựng đưa vào công trình (gồm cả sản phẩm chế tạo sẵn)

+ Nguồn gốc vật tư/sản phẩm chế tạo sẵn: nhà sản xuất, số lô sản xuất, ngày xuất xưởng, Giấy chứng nhận xuất xưởng của nhà sản xuất; Chứng nhận xuất xứ (CO) đối với vật tư/sản phẩm chế tạo sẵn nhập khẩu;

+ Phiếu kết quả thí nghiệm, mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường (nếu phải yêu cầu lấy mẫu kiểm tra tại công trường)

- Kiểm tra máy móc thi công xây dựng đưa vào công trình

+ Chất lượng thiết bị thi công;

+ Khả năng an toàn khi thi công;

+ Giấy chứng nhận của cơ quan kiểm tra, kiểm định/đăng kiểm (đối với những thiết bị phải có kiểm định, đăng kiểm như trạm trộn, xe nâng, xe cẩu ...)

- Kiểm tra phương án và biện pháp thi công của Nhà thầu

+ Tổ chức trên công trường của nhà thầu;

+ Quy trình thi công, thiết bị thi công, nhân lực thi công ...

- Kiểm tra hệ thống kiểm tra và các biện pháp đảm bảo chất lượng thi công xây dựng của nhà thầu

+ Hệ thống kiểm tra giám sát trên công trường của nhà thầu;

+ Dụng cụ kiểm tra;

+ Nhân lực kiểm tra giám sát;

- Kiểm tra phương án vệ sinh trên công trường và bảo vệ môi trường của nhà thầu;

+ Phương án thu dọn vật tư, chất thải trên công trường;

+ Phương án thoát nước, đổ chất thải;

Phương án giảm thiểu tiếng ồn, bụi.

- Kiểm tra biện pháp an toàn cho công trình và người lao động

+ Biện pháp an toàn điện trên công trường của nhà thầu;

+ Biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ;

+ Biện pháp an toàn làm việc trên cao;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 53/68

+ Biện pháp an toàn khi mưa bão;

+ Trang bị bảo hộ cho người lao động.

- Kiểm tra phương án dự phòng cho thi công khi có sự cố khách quan ngoài mong muốn (mất điện, mưa bão ...)

+ Máy phát điện dự phòng;

+ Máy bơm dự phòng;

+ Máy đầm dự phòng ...

- Kiểm tra điều kiện khởi công thi công xây dựng

+ Hợp đồng thầu phụ

+ Nhân lực của nhà thầu và nhà thầu phụ;

+ Chứng chỉ tay nghề thi công;

+ Điều kiện không gian thi công;

+ Phối hợp giữa các đơn vị, nhà thầu ...

b. Giai đoạn thi công xây dựng- Theo dõi và giám sát thường xuyên công việc thi công xây dựng của từng

công việc xây dựng

+ Theo dõi và giám sát hoạt động thi công so với quy trình thi công;

+ Nghiệm thu các bước trung gian trước khi chuyển công đoạn thi công.

- Theo dõi và giám sát hệ thống kiểm tra và các biện pháp đảm bảo chất lượng của nhà thầu

+ Kiểm tra hoạt động giám sát thi công của nhà thầu;

+ Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu chuyển công đoạn của từng công việc xây dựng của nhà thầu.

- Theo dõi, giám sát việc thực hiện các biện pháp an toàn lao động của nhà thầu;

+ Kiểm tra trang bị lao động, bảo hộ của người lao động;

+ Kiểm tra điều kiện bảo hiểm thi công;

+ Kiểm tra điều kiện an toàn điện, an toàn phòng chống cháy nổ ...

- Theo dõi và giám sát việc thực hiện các biện pháp vệ sinh trên công trường và bảo vệ môi trường của nhà thầu

+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh trên công trường, thu gpom rác thải, chất thải ...

+ Kiểm tra đổ rác thải, thoát nước;

+ Kiểm tra tiếng ồn, bụi ...

- Kiểm tra và xác nhận khối lượng, chất lượng và tiến độ thi công của nhà thầu;

+ Kiểm tra khối lượng thi công;

+ Đánh giá tiến độ hoàn thành;

- Góp phần xử lý các phát sinh xảy ra trong quá trình thi công

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 54/68

+ Phát hiện các sai lệch và thông báo cho Chủ đầu tư và các bên liên quan;

+ Kiến nghị Chủ đầu tư và các nhà thầu biện pháp khắc phục;

+ Đánh giá các phương án chỉnh sửa để Chủ đầu tư phê duyệt;

+ Giám sát việc chỉnh sửa các sai lệch của thực địa để khớp với hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt;

+ Xác nhận các bản vẽ hoàn công.

- Tham gia nghiệm thu từng công việc xây dựng, từng công trình và/hoặc hạng mục công trình

+ Nghiệm thu từng công việc xây dựng, từng công trình và/hoặc hạng mục công trình theo quy định của Nhà nước hoặc yêu cầu của Chủ đầu tư.

c. Giai đoạn hoàn thành- Kiểm tra tài liệu quản lý chất lượng và hồ sơ nghiệm thu của nhà thầu

+ Kiểm tra hồ sơ quản lý chất lượng của Nhà thầu kèm theo hồ sơ nghiệm thu theo các quy định quản lý chất lượng của Nhà nước;

+ Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu của Nhà thầu kèm theo hồ sơ nghiệm thu theo các quy định quản lý chất lượng của Nhà nước;

- Kiểm tra việc thu dọn, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường

+ Kiểm tra thu dọn vệ sinh trên công trường sau khi hoàn thành thi công;

+ Kiểm tra việc xử lý chất thải, đổ rác thải trong quá trình thi công;

+ Kiểm tra việc hoàn trả mặt bằng sau khi hoàn thành thi công

- Kiểm tra danh mục hồ sơ và tài liệu hoàn công công trình

Kiểm tra hồ sơ hoàn công theo các quy định quản lý chất lượng của Nhà nước;

- Kiểm tra và ký các biên bản nghiệm thu từng công việc xây dựng, từng công trình và/hoặc từng hạng mục công trình

Ký các biên bản nghiệm thu theo các quy định quản lý chất lượng của Nhà nước và/hoặc của Chủ Đầu tư;

- Kiểm tra và ký các biên bản nghiệm thu quyết toán công trình và/hoặc từng hạng mục công trình

Ký các biên bản nghiệm thu quyết toán công trình và/hoặc hạng mục công trình theo các quy định quản lý chất lượng của Nhà nước và/hoặc của Chủ Đầu tư;

- Kiểm tra và ký các biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình và/hoặc từng hạng mục công trình

Ký các biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình và/hoặc hạng mục công trình theo các quy định quản lý chất lượng của Nhà nước và/hoặc của Chủ Đầu tư;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 55/68

Phụ lục 2. Trình tự các bước thực hiện trong giám sát và nghiệm lắp đặt thiết bị cơ khí.

1. Nhiệm vụ tổng quát a. Giai đoạn chuẩn bị thi công móng máy

- Kiểm tra vật tư và thiết bị đưa vào công trường.

- Xét duyệt các phương án do nhà thầu lắp đặt đề xuất về:

Lắp đặt thiết bị

Phương án an toàn lao động

b. Giai đoạn lắp đặt thiết bị- Theo dõi và giám sát thường xuyên công việc thi công lắp đặt thiết bị;

- Kiểm tra hệ thống kiểm tra và các biện pháp đảm bảo chất lượng của nhà thầu;

- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn lao động của nhà thầu;

- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường;

- Kiểm tra, xác nhận khối lượng, chất lượng và tiến độ thi công của nhà thầu;

- Góp phần xử lý các phát sinh xảy ra trong quá trình thi công;

- Tham gia nghiệm thu từng phần công trình, lập biên bản nghiệm thu

c. Giai đoạn hoàn tất- Kiểm tra và tập hợp mọi hồ sơ pháp lý và tài liệu về quản lý chất lượng;

- Kiểm tra việc thu dọn, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trường;

- Kiểm tra danh mục hồ sơ và tài liệu hoàn thành công trình;

- Kiểm tra biên bản tổng nghiệm thu để quyết toán công trình;

- Tư vấn cho Chủ đầu tư mời thêm các chuyên gia chuyên ngành đến để đánh giá một số thiết bị đặc biệt.

2. Nhiệm vụ cụ thể của giám sát và nghiệm thu trước lắp đăta. Giám sát giao nhận các tài liệu về thiết bị

- Giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu chính và/hoặc Nhà thầu phụ cung cấp thiết bị;

- Các tài liệu mô tả về thiết bị và các đặc tính kỹ thuật;

- Các tài liệu về hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng;

- Bản vẽ lắp đặt, yêu cầu kỹ thuật đối với lắp đặt, các hướng dẫn và/hoặc quy trình lắp đặt thiết bị;

- Bản vẽ hoàn công cho các thiết bị được lắp;

- Giữa chủ đầu tư và Nhà thầu lắp đặt thiết bị (nếu được quy định trong hợp đồng);

- Bản vẽ hoàn công cho các thiết bị được lắp.

b. Kiểm tra đối chiếu giữa hồ sơ và thực địa- Phát hiện mọi sai lệch và thông báo Cho Chủ đầu tư và các bên có liên quan;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 56/68

- Đánh giá các phương án chỉnh sửa để Chủ đầu tư phê duyệt;

- Giám sát việc chỉnh sủa các sai lệch của thực địa để khớp với hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt;

- Xác nhận vào các bản vẽ hoàn công.

c. Giám sát nâng hạ, vận chuyển trong quá trình lắp đặt- Kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi lắp đặt

- Kiểm tra sự phù hợp của thiết bị vận chuyển, thiết bị nâng hạ và các dụng cụ, gá lắp phục vụ nâng hạ khi vận chuyển trong công trường và lắp đặt

d. Giám sát việc giao nhận thiết bị - Thành phần Ban giao nhận:

Chủ đầu tư

Nhà cung cấp thiết bị

Nhà thầu lắp đặt thiết bị

- Công việc trước khi mở hòm máy:

Kiểm tra tình trạng bao bì và chế độ bảo quản

Lập biên bản về kết quả kiểm tra, ghi rõ những sai khác nổi bật, biên bản cần có chữ ký của Ban giao nhận

- Mở hòm máy

Mở nhẹ nhàng, không đập pha

Hòm gỗ ghép vít phải dùng tuôc nơ vit tháo nhẹ

Hòm gỗ ghép bu lông phải dùng cờ lê

Hòm gỗ ghép ddinh tán và ghép bu lông đã hoen rỉ: phải lập phương án tháo dỡ thông qua phê duyệt của tư vấn giám sát bằng văn bản

- Hòm máy đã được mở

Nắm giữ ngay mọi hồ sơ giấy tờ gốc

Lập biên bản về tình trạng bên trong hòm như

Sự gắn giữ giữa máy với khung thùng

Tình trạng bao bì chống ẩm

Sự bao bọc của lớp chống rỉ

Số lượng bao túi chứa phụ kiện, tình trạng nguyên vện của các bao túi

Danh mục phụ tùng chi tiết và hướng dẫn lắp đặt máy

Kiểm tra các phụ kiện và chi tiết, lập thành biên bản, biên bản phải ghi rõ:

Tình trạnh nguyên vẹn và hoen rỉ của phụ kiện và chi tiết

Số lượng, chủng loại của phụ tùng, chi tiết, kể cả các thứ dự phòng

Bảo quản thiết bị, chờ lắp đặt

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 57/68

3. Giám sát lắp đặt thiết bịa. Chuẩn bị

- Theo dõi việc làm vệ sinh các thiết bị, phụ tùng

Nhẹ nhàng, không va đập, tránh làm xây xước

Phụ tùng cơ khí bình thương: Lau chùi bằng giẻ mềm, khô

Chi tiết điện và điện tử: quyết nhẹ bằng bàn chải lông mịn

Linh kiện mỏng manh: thổi bụi bằng ống xịt (không thổi bằng miệng)

- Xử lý các phụ kiện khuyết tật

Lập thành biên bản với xác nhận của các bên: Chủ đầu tư, nhà cung cấp máy, nhà thầu lắp đặt.

b. Lắp đặt- Lắp đặt khung đỡ cơ bản với móng máy, căn chỉnh cho thăng bằng và đúng

cao trình

- Lắp đặt các bộ phận và chi tiết vào khung đỡ

Chi tiết lắp chặt

Dùng bu lông: gá, ướm thử cho chuẩn xác, xiết ốc chặt lần lượt các bu lông đối xứng nhau, mức độ chặt theo chỉ dẫn hoặc kinh nghiệm

Dùng đinh tán hoặc hàn: Cũng ướm thử cho chuẩn xác, rồi hàn hoặc tán chặt

Chi tiết quay hoặc dịch chuyển: xiết ốc từ từ và nghe ngóng, vừa đủ chặt

Đấu dây điện và các cấu kiện điều khiển theo đúng chỉ dẫn, kiểm tra từng bước để kịp thời xử lý sai sót, mọi nút điều khiển đều phải thao tác nhẹ nhàng

Cấp dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu, nước làm mát

Che phủ kín, chờ chạy thử và nghiệm thu

c. Kiểm tra chạy thử- Các tiêu chí kiểm tra

Vị trí của máy

Cao trình mặt đặt máy và cao trình thao tác vận hành

Độ thăng bằng của máy

Sự tương hợp với các máy có liên quan

Sự thích hợp với cầu trục vận chuyển

Khoảng cách và chiều rộng các lối đi

Độ chặt của các mối liên kết

Sự chuyển động của bộ phận quay và dịch chuyển

Liều lượng và chất lượng của vật liệu bôi trơn và làm mát của nhiên liệu

Phần điện và điện tử: Sự đấu dây, độ thông điện, vận hành của thiết bị tự động...các thông số của các linh kiện và mạch

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 58/68

- Chạy thử máy

Thực hiện theo chế độ của nhà sản xuất

Mở máy chạy thử theo lệnh của chủ đầu tư

Lập biên bản kết quả chạy thử, có chữ ký của 3 bên: Chủ đầu tư, nhà cung cấp thiết bị, nhà thầu lắp đặt

d. Nghiệm thu lắp đặt thiết bị- Nghiệm thu tĩnh

+ Mục tiêu

Nghiệm thu kết quả lắp đặt theo các yêu cầu kỹ thuật nêu trong các tài liệu về yêu cầu kỹ thuật, hướng dẫn và/hoặc hướng nghiệm thu;

Kiểm tra và xác nhận các tiêu chí lắp đặt: có đúng thiết kế không; đạt yêu cầu lắp đặt không

Đưa ra kết luận: Có được phép chạy thử không tải không

+ Người thực hiên

Chủ đầu tư chủ trì

Tư vấn thiết kế công nghệ

Tư vấn giám sát thi công, lắp đặt

Nhà thầu lắp đặt

Nhà thầu cung cấp thiết bị (có thể vắng)

+ Các văn bản cần xem xét khi tiến hành nghiệm thu

Bản thiết kế lắp đặt, bản vẽ chế tạo thiết bị (nếu có)

Biên bản kiểm tra nồi hơi và các thiết bị chịu áp cao

Biên bản nghiệm thu phòng chống cháy

Biên bản nghiệm thu công trình có liên quan đến lắp đặt và bao che thiết bị

Văn bản giao, nhận về: vận chuyển, xử lý hư hỏng các thiết bị,

Nhật ký công trình

+ Kết luận của nghiệm thu tĩnh

Có 3 mức độ:

Tốt: Lắp đặt đúng thiết kế, đạt yêu cầu kỹ thuật quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật;

Ký kết: ”Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị”;

Cho phép chạy thử không tải;

Tạm đạt: Còn một số khiếm khuyết nhẹ không quan trọng;

Cho phép chạy thử không tải;

Ký biên bản nghiệm thu tĩnh, kèm theo phụ lục về những khiếm khuyết và thời hạn phải xử lý xong;

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 59/68

Chưa đạt: Còn nhiều khiếm khuyết đáng kể

Nhà thầu phải sửa chữa hoàn hảo các khiếm khuyết

Nghiệm thu lại

- Nghiệm thu chạy thử không tải

+ Mục tiêu

Kiểm tra và xác định chất lượng lắp đặt, trạng thái thiết bị trong quá trình chạy thử không tải

Loại bỏ tiếp các khiếm khuyết chưa bộc lộ

- Nghiệm thu chạy thử không tải đơn động

+ Đối tượng

Thiết bị độc lập

Thiết bị riêng biệt trong dây chuyền công nghệ

- Người thực hiện

Nhà thầu lắp đặt

Tư vấn giám sát

Đại diện chủ đầu tư

- Nội dung cần xem xét khi chạy thử

Tình trạng vận hành thiết bị

Các thông số kỹ thuật: Vận tốc, độ rung, nhiệt độ...

Dừng máy khi phát hiện khuyết tật, xác định nguyên nhân và khắc phục

Thời gian chạy thử máy liên tục

Theo hướng dẫn hoặc:

≤ 4 giờ đối với máy đơn giản; ≤ 8 giờ đối với máy phức tạp

- Biên bản chạy thử đơn động không tải

Có chữ ký các bên

Chủ đầu tư hoặc đại diện

Tư vấn thiết kế công nghệ

Tư vấn giám sát lắp đặt

Nhà thầu cung cấp thiết bị (có thể vắng mặt)

GHI CHÚ: Một số thiết bị không cho phép chạy thử không tải như: Máy nén khí, bơm nước, hệ thống ống dẫn...

Nghiệm thu chạy thử không tải liên động (đối với dây chuyền công nghệ)

Thực hiện sau khi:

Xem xét ”Biên bản nghiệm thu chạy thử không tải đơn động” (cho mọi thiết bị riêng biệt)

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 60/68

Ký kết ”Biên bản cho phép chạy thử không tải liên động” (dùng cho dây chuyền;

Tư vấn giám sát lắp đặt

Chạy thử liên động không tải: Tiến hành liên tục 4 - 8 giờ, không được dừng giữa chừng

- Kết thúc chạy thử:

Xem xét hoạt động của dây chuyền có: Phù hợp với thiết kế và đạt yêu cầu công nghệ sản xuất không

Ký:”Biên bản nghiệm thu chạy thử liên động không tải”và”Biên bản cho phép chạy thử có tải”

Ban nghiệm thu: vẫn gồm những thành viên như khi chạy đơn động không tải

Sau khi nghiệm thu chạy liên động không tải, dây chuyền công nghệ được bàn giao cho chủ đầu tư tiếp nhận và quản lý, sẵn sàng chuyển sang nghiệm thu chạy có tải

- Nghiệm thu chạy thử có tải

+ Mục đích

Phát hiện và loại trừ các khuyết tật của thiết bị trong quá trình hoạt đông mang tải

Điều chỉnh các thông số kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị đưa thiết bị vào sản xuất chạy thử

+ Phương án chạy thử

Mức tải và thời gian chạy thử: theo quy định trong hồ sơ máy, hoặc;

Chạy thử liên tục 72 giờ: ngừng chạy thử nếu mọi thông số về sản xuất được đảm bảo

Người thực hiện

Lập ”Biên bản nghiệm thu chạy thử liên động có tải”, với chữ ký của các bên

Chủ đầu tư

Tư vấn thiết kế công nghệ

Tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị

Nhà thầu cung cấp thiết bị

Lập”Biên bản bàn giao công trình hoàn thành”, các bên hữu quan cùng ký vào biên bản này.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 61/68

Phụ lục 3. Trình tự các bước thực hiện trong giám sát và nghiệm lắp đặt thiết bị điện

a. Vai trò của Tư vấn Giám sát trong việc lắp đặt trang thiết bị điệnTư vấn giám sát cũng là người chịu trách nhiệm chính trong giám sát, kiểm tra

và nghiệm thu việc lắp đặt điện trong công trình.

b. Nhiệm vụ chính của Tư vấn Giám sátThường xuyên theo dõi giám sát, kiểm tra mọi việc của nhà thầu lắp đặt trang

thiết bị điện;

Kiểm tra và giám sát mọi vật liệu, thiết bị điện đưa tới công trình;

Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện nôi quy an toàn lao động trong lắp đặt điện của nhà thầu.

c. Trách nhiệm của Tư vấn Giám sát dối với an toàn về điệnChịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng công trình lắp đặt điện;

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn lao động trong quá trình lắp đặt điện;

Trong suốt quá trình lắp đặt, tư vấn giám sát phải thường xuyên đôn đốc và giám sát các nhà thầu thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nội quy an toàn về lắp đặt và sử dụng hệ thống điện;

d. Căn cứ pháp lý của việc kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt trang thiết bị điệnTrong quá trình theo dõi giám sát, phải dựa vào các văn bản pháp lý sau:

- Điều kiện kỹ thuật thi công hệ thống điện trong bộ hồ sơ mời thầu;

- Hồ sơ thiết kế điện của Nhà thầu và/hoặc đơn vị thiết kế;

- Các Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng nêu trong thuyết minh thiết kế.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 62/68

Phụ lục 4. Trình tự các bước thực hiện trong giám sát và nghiệm lắp đặt thiết bị đo lường điều khiểna. Vai trò của Tư vấn Giám sát trong việc lắp đặt thiết bị đo lường điều khiển

Tư vấn giám sát cũng là người chịu trách nhiệm chính trong giám sát, kiểm tra và nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị đo lường điều khiển trong công trình.

b. Nhiệm vụ chính của Tư vấn Giám sátThường xuyên theo dõi giám sát, kiểm tra mọi việc của nhà thầu lắp đặt trang

thiết bị thiết bị đo lường điều khiển;

Kiểm tra và giám sát mọi vật liệu, thiết bị thiết bị đo lường điều khiển đưa tới công trình;

Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện nội quy an toàn lao động trong lắp đặt thiết bị đo lường điều khiển của nhà thầu.

Trách nhiệm của Tư vấn Giám sát dối với an toàn về thiết bị đo lường điều khiển.

Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng công trình lắp đặt thiết bị đo lường điều khiển;

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn lao động trong quá trình lắp đặt thiết bị đo lường điều khiển;

Trong suốt quá trình lắp đặt, tư vấn giám sát phải thường xuyên đôn đốc và giám sát các nhà thầu thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nội quy an toàn về lắp đặt và sử dụng hệ thống thiết bị đo lường điều khiển.

c. Căn cứ pháp lý của việc kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt trang thiết bị đo lường điều khiển

Trong quá trình theo dõi giám sát, phải dựa vào các văn bản pháp lý sau:

Điều kiện kỹ thuật thi công thiết bị đo lường điều khiển trong bộ hồ sơ mời thầu;

Hồ sơ thiết kế thiết bị đo lường điều khiển của Nhà thầu và/hoặc đơn vị thiết kế;

Các Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng nêu trong thuyết minh thiết kế.

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 63/68

Phụ lục 5. Danh mục các biên bản nghiệm thu1.1 Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng

Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng bao gồm nhưng không giới hạn bởi:

No Số Minutes Name/Tên Biên bản

Minutes Code/Ký hiệu

biên bảnNote/Ghi

chú

Acceptance Minutes SystemHệ thống biểu mẫu nghiệm thu:

1 Minutes of Construction Checking and MeasurementKiểm tra trắc đạc công trình

PĐĐKTCT

2 Acceptance Minutes of Prepared Work for FoundationKiểm tra mặt bằng hố móng

3 Acceptance Minutes of FoundationBiên bản nghiệm thu phần móng(nền đất, móng cọc, đài, giằng móng, nền nhà …)

4 Acceptance Minutes of Digging WorkNghiệm thu đào đất

BBNT-ĐAO

5 Acceptance Minutes of Backfilling Work Nghiệm thu đắp đất

BBNT-ĐAP

6 Acceptance Minutes of Prepared Work for FoundationBiên bản nghiệm thu công tác chuẩn bị nền

BBNT-CBN

7 Acceptance Minutes of Steel Rod of ConcreteNghiệm thu cốt thép bê tông

BBNT-CTBT

8 Acceptance Minutes of FormworkNghiệm thu cốp pha

BBNT-CP

9 Acceptance Minutes of Component Erection, Pre-Particular in ConcreteNghiệm thu lắp đặt các cấu kiện sẵn trong bê tông

BBNT-LĐĐS

10 Minutes of Taking The Specimen of ConcreteBiên bản lấy mẫu bê tông

BBLM-BT

11 Supervision Minutes of Concrete Pouring ProcessPhiếu giám sát quá trình đổ bê tông

PGS-ĐBT

12 Acceptance Minutes of Concrete‘s Surface After Removed The FormworkNghiệm thu bề mặt bê tông sau khi tháo cốp pha

BBNT-MBT

13 Supervision Minutes of Concrete Maintenance ProcessGiám sát quá trình bảo dưỡng bê tông

BBNT-BDBT

14 Acceptance Minutes of Preparation for MassNghiệm thu công tác chuẩn bị khối

BBNT-CBK

15 Acceptance Minutes of Quality Of ConcreteNghiệm thu chất lượng bê tông

BBNT-CLBT

16 Acceptance Minutes of Building WorkNghiệm thu công tác xây

BBNT-XAY

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 64/68

No Số Minutes Name/Tên Biên bản

Minutes Code/Ký hiệu

biên bảnNote/Ghi

chú

17 Acceptance Minutes of Plastering WorkNghiệm thu công tác trát

BBNT-TRAT

18 Acceptance Minutes of Tiling WorkNghiệm thu ốp lát

BBNT-OPLAT

19 Acceptance Minutes of Component Erection, Pre-Particular in MassNghiệm thu cấu kiện đặt sẵn trong khối xây

BBNT-ĐSTKS

20 Acceptance Minutes of JointsNghiệm thu mối nối

BBNT-MN

21 Acceptance Minutes of Ceiling WorkNghiệm thu công tác trần

BBNT-TRAN

22 Acceptance Minutes of Structural AssemblingNghiệm thu lắp đặt kết cấu

BBNT-LĐKC

23 Acceptance Minutes of Preparing For PaintingNghiệm thu công tác chuẩn bị sơn

BBNT-CBS

24 Acceptance Minutes of Painting WorkNghiệm tu công tác sơn

BBNT-SON

25 Acceptance Minutes of Welding QualityNghiệm thu chất lượng mối hàn

BBNT-CLMH

26 Minutes of Taking The Specimens of MaterialKiểm tra lấy mẫu vật liệu

BBLM-VL

27 Acceptance Minutes of Structural Clean Nghiệm thu công tác làm sạch kết cấu

BBNT-LSKC

28 Acceptance Minutes of Roofing WorkNghiệm thu công tác lợp mái

BBNT-LM

29 Acceptance Minutes of Door Installing WorkNghiệm thu công tác lắp đặt cửa

30 Acceptance Minutes of Firefighting Pipe InstallingNghiệm thu ống và thiết bị cứu hoả

BBNT-LĐ-OCH

31 Acceptance Minutes of Drainage and Supply Pipe InstallingNghiệm thu ống cấp và thoát nước

BBNT-LD-OCTN

32 Acceptance Minutes of Air-Condition System InstallingNghiệm thu ống điều hoà

BBNT-LĐ-HTĐH

33 Acceptance Minutes of Pipe MaintenanceNghiệm thu bảo ôn

BBNT-BOO

34 Acceptance Minutes of Water Equypment InstallingNghiệm thu thiết bị ngành nước

BBNT-LĐ-TBN

35 Acceptance Minutes of Air Condition Equypment InstallingNghiệm thu lắp đặt thiết bị điều hoà

BBTT-LĐ-TBDH

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 65/68

No Số Minutes Name/Tên Biên bản

Minutes Code/Ký hiệu

biên bảnNote/Ghi

chú

36 Acceptance Minutes of Door Installing WorkNghiệm thu lắp đặt cửa các loại

BBNT-LĐ- CUA

37 The Water Equypment Static Erection Work Acceptance Minutes Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị nước

BBNT-LĐT-TBN

38 The Individual Water Equypment Unload Test Run Acceptance MinutesBiên bản Nghiệm thu chạy thử đơn động thiết bị nước không tải

BBNT-ĐĐKT-TBN

39 The Unload Test Run Water Equypments System Acceptance MinutesBiên bản Nghiệm thu chạy thử liên động thiết bị nước không tải

BBNT-ĐĐCT-TBN

40 The Water Equypment System Commisionning Acceptance MinutesBiên bản Nghiệm thu chạy thử liên động thiết bị nước có tải

BBNT-LĐCT-TBN

41 Minutes of Finished Acceptance of Work Items in Construction ProcessNghiệm thu hoàn thành bộ phận CTXD trong giai đoạn thi công xây dựng

BBNT-BPCT

42 Biên bản nghiệm thu Khối lượng hoàn thành bộ phận CTXD trong giai đoạn thi công xây dựng

43 Minutes Acceptance of Complete Work Items or Construction Work to ApplyNghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng

BBNT-BPCT

44 Biên bản nghiệm thu Khối lượng hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng

45 Check Minutes of Acceptance Document (In The Phase of Finished Building and Putting/ Finished Items of Project or Project to operate the Project)Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu (Trong giai đoạn xây lắp hoàn thành/hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng)

BBNT-HSNT

46 Khác

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 66/68

1.2 Các biên bản nghiệm thu thiết bị, lắp đặt và chạy thử

Biên bản nghiệm thu thiết bị, lắp đặt, chạy thử bao gồm nhưng không giới hạn bởi:

No/Số Minutes Name/Tên Biên bảnMinutes

Code/Ký hiệu biên bản

Note/Ghi chú

1 The Site Incoming Materials Acceptance Minutes Biên bản nghiệm thu vật tư đến công trường

2 Site Equypment Manufacturing Starting Condition Checking MinutesBiên bản kiểm tra điều kiện khởi công chế tạo tại công trường

3 The Site Manufacturing Equypment Acceptance Minutes Biên bản nghiệm thu thiết bị chế tạo tại công trường

4 The Site Incoming Equypment Acceptance Minutes Biên bản nghiệm thu thiết bị đến công trường

BBNT-TBĐCT

5 Site Equypment Erection Starting Condition Checking MinutesBiên bản kiểm tra điều kiện khởi công lắp đặt tại công trường

6 The Equypment Static Erection Work Acceptance Minutes Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị

BBNT-LĐT

7 The Individual Equypment Unload Test Run Acceptance MinutesBiên bản Nghiệm thu chạy thử đơn động thiết bị không tải

BBNT-ĐĐKT

8 The Unload Test Run Equypments System Acceptance MinutesBiên bản Nghiệm thu chạy thử liên động thiết bị không tải

BBNT-ĐĐCT

9 The Equypment System Commisionning Acceptance MinutesBiên bản Nghiệm thu chạy thử liên động thiết bị có tải

BBNT-LĐCT

10 Acceptance Minutes for the whole Works to operate the ProjectBiên bản Nghiệm thu toàn bộ công trình đưa vào sử dụng

QUY TRÌNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

Ký hiệu: QT.19Trang 67/68

HỒ SƠ

Tên hồ sơ Ký hiệu Thời gian lưu Nơi lưu

Biên bản kiểm tra điều kiện khởi công lắp đặt tại công trường

BM.01-QT.19 03 năm Đơn vị chuyên môn

Biên bản kiểm tra điều kiện khởi công chế tạo tại công trường

BM.02-QT.19 03 năm Đơn vị chuyên môn

Biên bản nghiệm thu vật tư đến công trường

BM.03-QT.19 03 năm Đơn vị chuyên môn

Biên bản nghiệm thu thiết bị đến công trường

BM.04-QT.19 03 năm Đơn vị chuyên môn

Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị BM.05-QT.19 03 năm Đơn vị chuyên môn

Biên bản nghiệm thu lắp đặt chạy thử đơn động không tải thiết bị

BM.06-QT.19 03 năm Đơn vị chuyên môn

Biên bản nghiệm thu chạy thử liên động thiết bị không tải

BM.07-QT.19 03 năm Đơn vị chuyên môn

Biên bản nghiệm thu chạy thử đơn động thiết bị có tải

BM.08-QT.19 03 năm Đơn vị chuyên môn