66
 BN QUYN ĐẠI HC KINH TQUC DÂN KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG LP TÀI CHÍNH DOANH NGHIP 45 C www.TCDN45C.net.tf www.TCDN45C.vze.com [email protected] [email protected] Tài liu chđược sdng vì mc đích nghiên cu khoa hc. Nghiêm cm sdng vi mc đíc h thương mi.  Xin liên htrc tiếp tác giđể biết thêm chi tiết.

Dean Phamquanghai 1067

  • Upload
    ga-coi

  • View
    1.991

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 1/66

BẢN QUYỀN

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

LỚP TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 45 C

www.TCDN45C.net.tf www.TCDN45C.vze.com

[email protected]@gmail.com

Tài liệu chỉ được sử dụng vì mục đích nghiên cứu khoa học.Nghiêm cấm sử dụng với mục đích thương mại.

 Xin liên hệ trực tiếp tác giả để biết thêm chi tiết.

Page 2: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 2/66

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

 Đề tài : Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM Việt Nam

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Trần Thị Thanh TúSinh viên thực hiện : Phạm Quang Hải

 Lớp : Tài Chính Doanh Nghiệp 45C

Hà Nội - 2006

Page 3: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 3/66

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1.................................................................................................................................................. 4CƠ SỞ LÝ LUẬN.....................................................................................................................................4

1. Khái quát chung về nguồn tiền gửi trong NHTM............................................................................ 41.1. Khái niệm và đặc điểm tiền gửi trong các NHTM................................................................... 41.2. Vai trò của tiền gửi trong NHTM.............................................................................................8

2. Phân loại tiền gửi trong các NHTM................................................................................................. 92.1. Tiền gửi không kỳ hạn..............................................................................................................92.2. Tiền gửi có kỳ hạn..................................................................................................................132.3. Tiền gửi tiết kiệm................................................................................................................... 16

3. Chi phí đối với các loại tiền gửi..................................................................................................... 173.1. Chi phí huy động tiền gửi.......................................................................................................173.2. Các phương pháp định giá tiền gửi.........................................................................................18

4. Cơ cấu tiền gửi trong một NHTM..................................................................................................254.1. Các yếu tố quyết định cơ cấu tiền gửi trong một NHTM.......................................................254.2. Cơ cấu tiền gửi trong NHTM................................................................................................. 25

5. Quản lý nguồn tiền gửi...................................................................................................................295.1. Quản lý lãi suất:......................................................................................................................305.2. Quản lý quy mô và cơ cấu......................................................................................................355.3. Quản lý kỳ hạn .......................................................................................................................365.4. Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn.............................................................................40

CHƯƠNG 2................................................................................................................................................ 49LIÊN HỆ THỰC TIỄN........................................................................................................................... 49

1. Tình hình huy động và quản lý tiền gửi tại các NHTM Việt Nam.................................................491.1. Thực trạng huy động tiền gửi tại các NHTM Việt Nam........................................................ 50

1.2. Thực trạng quản lý tiền gửi tại các NHTM Việt Nam............................................................562. Khả năng ứng dụng các mô hình quản lý tiền gửi tại NHTM Việt Nam....................................... 56

2.1. Quản lý lãi suất ......................................................................................................................572.2. Quản lý quy mô và cơ cấu......................................................................................................582.3. Quản lý kỳ hạn .......................................................................................................................602.4. Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn ............................................................................60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................63

Page 4: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 4/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

LỜI MỞ ĐẦU

Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế nước ta dần được cải thiện, Luật

Doanh nghiệp đã có hiệu lực, cùng với đó là các chính sách của Nhà nước

về khuyến khích phát triển kinh tế trong nước và không ngừng cải thiện

môi trường đầu tư nên ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập và

mở rộng kinh doanh, nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đã tăng lên. Hiện nay

ở nước ta, thị trường tài chính chưa phải là kênh phân bổ vốn một cách có

hiệu quả, do đó vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh

tế vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Với vai

trò là một trung gian tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế, các Ngân

hàng thương mại (NHTM) đã trở thành kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho

nền kinh tế. Sự thịnh vượng và phát triển của một NHTM căn cứ vào đâu?

Cũng như để hoàn thành tốt vai trò là cầu nối, là “người” cung cấp vốn cho

các doanh nghiệp, cho nền kinh tế, các NHTM phải dựa trên cơ sở nào.

Câu trả lời đó chính là Tiền gửi. Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản cho

vay và do đó, nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của

 Ngân hàng (NH).

Xuất phát từ vai trò quan trọng của Tiền gửi đối với mỗi NH nói riêng,

cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung, nên em chọn đề tài “Lý

luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM Việt Nam” để có điều kiện

củng cố lại những kiến thức đã học và tiếp xúc với thực tế để biết thêm về

hoạt động của các NHTM hiện nay.

Trên cơ sở kiến thức đã học ở trường, các tài liệu tham khảo, một số

kiến thức có được từ thực tế và qua sách báo em đã thực hiện đề án này.

Kết cấu của đề án gồm hai phần chính:

SVTH: Phạm Quang Hải 2

Page 5: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 5/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Chương 1: Cơ sở lý luận về tiên gửi và quản lý nguồn tiền gửi

Chương 2: Liên hệ thực tiễn hoạt động huy động và quản lý tiền gửi tại

các NHTM Việt Nam.

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ của NH là rất đa dạng và

 phong phú. Nhưng vì thời gian và khả năng tiếp cận của bản thân có hạn, vì

thế em chưa thể phân tích một cách sâu sắc các hoạt động của NH, nên

 phạm vi đề tài của em chỉ tập trung nghiên cứu quá trình huy động và quản

lý tiền gửi của NH. Và cũng do còn thiếu kinh nghiệm nghiên cứu nên đề

án của em vẫn còn những thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được sự đánh giá,

góp ý và sửa chữa của cô.

Em xin chân thành cảm ơn cô.

SVTH: Phạm Quang Hải 3

Page 6: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 6/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Khái quát chung về nguồn tiền gửi trong NHTM.

1.1. Khái niệm và đặc điểm tiền gửi trong các NHTM 

1.1.1. Khái niệm

Lịch sử phát triển hoạt động ngân hàng cho thấy rằng, hình thức ban đầu

của nghiệp vụ tiền gửi là việc nhờ bảo quản những đồng tiền vàng. Người

chủ bảo quản phải đảm bảo trả lại chính những đồng tiền mà họ được

chuyển giao để bảo quản. Tất nhiên trong những điều kiện như vậy, người

 bảo quản không thể tiến hành các nghiệp vụ cho vay những đồng tiền nhân

 bảo quản đó, và không thể thu lợi nhuận để có thể trả lợi tức cho người gửi

tiền. Dần dần xã hội phát triển đã tạo điều kiện mà người gửi tiền không

yêu cầu phải trả lại chính những đồng tiền mà họ gửi, mà chỉ yêu cầu trả lại

tổng số tiền mà họ gửi. Thời hạn bảo quản cũng kéo dài thêm. Chỉ khi đó

mới xuất hiện khả năng sử dụng số tiền vay mượn đó để cấp tín dụng thu

lợi tức và trả lãi cho người gửi tiền. Nếu như trước đó việc cấp tín dụng

dựa vào vốn tự có, thì bây giờ còn có thể sử dụng vốn vay mượn, đồng thời

 phải chú ý tới những điều kiện gửi tiền.

Thông thường người ta xem tiền gửi là các số tiền do khách hàng gửi

vào và để lại trong tài khoản của họ tại ngân hàng. Hiểu như thế chưa trọn

nghĩa

+ Đối với người gửi tiền, ý nghĩa của tiền gửi phụ thuộc vào mục đích

sử dụng của người gửi tiền, có thể tập hợp vào hai trường hợp: (1) Khách

SVTH: Phạm Quang Hải 4

Page 7: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 7/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

hàng gửi tiền xin mở tài khoản để hưởng các lợi ích của các phương tiện

mà ngân hàng cung cấp cho họ. Tiền gửi ở đây là số tiền được gửi vào để

sử dụng cho các nghiệp vụ trong tương lai hoặc do các nghiệp vụ phát sinh

từ trước còn lại. (2) Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi suất như

các số tiền gửi vào sổ tiết kiệm hay các tài khoản định kỳ. Khi đó khách

hàng không còn quyền sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như dùng séc để

thanh toán chẳng hạn.

+ Đối với Ngân hàng, các loại tiền gửi tạo thành nguồn vốn cung cấp

cho các nghiệp vụ sinh lợi trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đối với NHTM, có nhiều loại tiền gửi khác nhau, nhưng nó chú trọng

nhiều hơn đến hai nguồn chủ yếu: Tiền gửi của doanh nhân & Tiền gửi của

dân cư.

Qua những điều trình bày ở trên, người ta nhận thấy có khó khăn trong

việc định nghĩa “tiền gửi”. ở các nước phát triển, người ta định nghĩa “tiền

gửi” trong một bản luật: “Được coi là tiền gửi, tiền mà ngân hàng nhận

được của khách hàng bất luận dưới danh từ nào, dù phải trả lãi hay không

trả lãi, với quyền sử dụng tiền đó cho hoạt động kinh doanh của mình và

với bổn phận làm nghiệp vụ ngân quỹ cho người ký gửi, nhất là phải trả

trong giới hạn số tiền nhận được, tất cả những lệnh phải trả tiền của người

tiền gửi bằng séc, lệnh chuyển khoản, thư tín dụng… hay bất cứ bằng cách

nào khác; cũng thâu nhập vào khoản tiền tiền gửi mọi số tiền mà ngân hàng

thu hộ cho người gửi”. 

“Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình

thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các

hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải

được hoàn trả cho người gửi tiền”1. Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài

nguyên quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn

tiền của NH.

1 Luật các TCTD 1997: điều 20, khoản 9.SVTH: Phạm Quang Hải 5

Page 8: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 8/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

 Như vậy, về phương diện pháp lý, người gửi tiền có quyền lựa chọn các

loại tiền gửi theo yêu cầu và được hưởng các dịch vụ ngân quỹ do ngân

hàng cung ứng hoặc được hưởng lãi suất, đồng thời có nghĩa vụ để ngân

hàng tuỳ nghi sử dụng các số tiền gửi cho hoạt động kinh doanh của ngân

hàng với cam kết thực hiện việc hoàn trả vào thời điểm mà người gửi yêu

cầu (đối với loại tiền gửi không kỳ hạn) hoặc vào ngày đáo hạn đối với loại

tiền gửi có kỳ hạn. Các khái niệm về tiền gửi theo quy định pháp lý nêu

trên có mối liên quan mật thiết với tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.

 Ngày nay người gửi có nhiều hình thức gửi tiền và có thể làm cho tài sản

 bằng tiền sản sinh ra lãi theo các dự đoán của mình.

1.1.2. Đặc điểm

Tiền gửi phải được thanh toán khi có sự yêu cầu của khách hàng, ngay

cả khi đó là tiền gửi có kì hạn chưa đến hạn.  Hoạt động nhận tiền gửi được

nhìn nhận như là một nghiệp vụ kinh doanh của NHTM, với nội dung chủ

yếu là nhận tiền gửi của khách hàng thông qua mở cho khách hàng một tài

khoản như tài khoản gửi định kì (tiền gửi có kỳ hạn), tài khoản tiền gửi

hoạt kỳ (tiền gửi không kỳ hạn) và tài khoản tiền gửi tiết kiệm. Giao dịch

nhận tiền gửi của NH được hiểu là cam kết song phương giữa NHTM với

khách hàng gửi tiền, thông qua việc giao kết hợp đồng tài khoản tiền gửi.

Giai đoạn đầu, nó chỉ đơn thuần là một hợp đồng dịch vụ gửi giữ tài sản,

theo đó NH đóng vai trò là bên nhận gửi giữ để được nhận thù lao. Về sau,

do nhu cầu khách quan của hoạt động kinh tế, giữa NH và khách hàng có

thêm thoả thuận NH có thể sử dụng chính số tiền này để đầu tư nhằm mục

đích sinh lợi, với điều kiện là phải hoàn trả cho người sử dụng tòan bộ số

vốn đã sử dụng kèm theo một khoản tiền lãi nhất định tuỳ thuộc vào thời

gian mà NH giữ khoản tiền đó. Giao dÞch nhËn tiÒn göi ®· ®îc nh×n nhËn lµ

hµnh vi vay tiÒn tõ c«ng chóng víi cam kÕt ®¶m b¶o an toµn cho sè tiÒn göi

®ã cïng víi nghÜa vô hoµn tr¶ c¶ gèc lÉn l·i. Việc NH giữ các khoản tiềngửi này cho khách hàng không đơn thuần là một nghiệp vụ giữ hộ tài sảnSVTH: Phạm Quang Hải 6

Page 9: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 9/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

hay quản lý tài sản cho khách hàng để nhận thù lao (như giai đoạn khởi

thuỷ) mà quan trọng hơn nó là nghiệp vụ huy động vốn - nghiệp vụ đi vay

của NHTM từ nền kinh tế. Do đó khi người gửi tiền yêu cầu thanh toán thì

 NH buộc phải thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng.

Quy mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác. Thông thường

chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của

ngân hàng. “Tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của

 Ngân hàng. Đây là khoản mục duy nhất trên Bảng cân đối kế toán giúp

 phân biệt Ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. Tiền gửi là cơ sở 

chính của các khoản cho vay và do đó, nó là nguồn gốc sâu xa của lợi

nhuận và sự phát triển trong ngân hàng”2.

Tiền gửi là đối tượng phải dự trữ bắt buộc nên chi phí tiền gửi cao hơn

trả lãi cho tiền gửi. Khi huy động tiền gửi, ngân hàng phải duy trì dự trữ

 bắt buộc và sau khi trừ đi các khoản dự trữ để đảm bảo khả năng thanh

toán, ngân hàng có thể cho vay phần tiền gửi còn lại. Hiện nay, hầu hết các

nhà quản lý ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng

nan trong việc định giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi - nguồn vốn quan

trọng nhất của ngân hàng. Một mặt, ngân hàng phải trả một mức lãi suất đủ

lớn để có thể thu hút và duy trì sự ổn định trong lượng tiền gửi của khách

hàng. Mặt khác, ngân hàng phải cố gắng hạn chế việc trả lãi suất quá cao

 bởi vì điều này sẽ làm giảm mức thu nhập tiềm năng của ngân hàng. Hiện

nay, sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường cung cấp các dịch vụ tài chính

càng làm cho vấn đề nêu trên trở nên phức tạp hơn bởi vì cạnh tranh có xu

hướng làm tăng chi phí trả lãi tiền gửi trong khi làm giảm thu nhập dự kiến

từ hoạt động đầu tư và cho vay.

ở nhiều nước ngân hàng phải mua bảo hiểm tiền gửi. NH là một tổ chức

có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực, ngành kinh tế khác rất chặt chẽ, hơn

nữa các NHTM cũng có mối quan hệ với nhau rất mật thiết. Do đặc tính

2 Peter S.Rore, 2004, Quản trị Ngân hàng thương mại, trang 459, NXB Tài chính.SVTH: Phạm Quang Hải 7

Page 10: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 10/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

 phải thanh toán khi có yêu cầu của khách hàng nên các NHTM luôn luôn

 phải đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Khi một NHTM có nguy cơ 

sụp đổ rất có thể sẽ dẫn đến hiệu ứng Đôminô đối với các NHTM khác. Vì

vậy một số nước yêu cầu NHTM phải mua bảo hiểm tiền gửi, là để tránh

rủi ro cho khách hàng gửi tiền, tạo tâm lý an toàn hơn cho khách hàng. Như

vậy sẽ đảm bảo an toàn cho cả hệ thống NHTM của quốc gia đó.

1.2. Vai trò của tiền gửi trong NHTM 

Các khách hàng doanh nhân thông qua việc mở tài khoản để được ngân

hàng cung ứng các dịch vụ về ngân quỹ, thu chi tài vụ một cách nhanh

chóng và an toàn. Những nghiệp vụ này nếu tự khách hàng đứng ra đảm

trách sẽ tốn rất nhiều công sức và thời gian. Về phía ngân hàng, qua nghiệp

vụ này, cũng thu hút được một số lượng tiền gửi của khách hàng trên tài

khoản và một lệ phí nhất định.

Đối với khách hàng thuộc tầng lớp dân cư, việc mở tài khoản và ký gửi

tiền tại ngân hàng, ngoài việc được ngân hàng cung cấp một số séc để

thuận tiện chi trả, còn được ngân hàng cung ứng một loạt dịch vụ đa dạng

về tài chính có sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường, một công dân muốn

tích luỹ vốn trước hết có hai khả năng lựa chọn: hoặc giữ đồng tiền tích luỹ

được của mình trong két sắt, hoặc mua cổ phần (của các công ty cổ phần)

hay mua trái phiếu (của nhà nước và của công ty). Cả hai khả năng này đều

có rủi ro hoặc ít khả năng thanh toán. Do đó, họ phải có cách lựa chọn thứ

 ba: gửi tiền vào ngân hàng để vừa gữ được vốn tích lũy của mình tương đối

an toàn, vừa thu được một khoản lợi tức nhất định.

Đối với các NHTM, tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát

triển của Ngân hàng, là khoản mục duy nhất trên Bảng cân đối kế toán giúp

 phân biệt Ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. Tiền gửi là cơ sở 

chính cho các khoản cho vay của NHTM, là nguồn gốc xâu xa của lợi

nhuận và sự phát triển của Ngân hàng. Khi huy động tiền gửi, ngân hàng

SVTH: Phạm Quang Hải 8

Page 11: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 11/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

 phải duy trì sự trữ bắt buộc và sau khi trừ đi các khoản dự trữ để đảm bảo

khả năng thanh toán, ngân hàng có thể cho vay phần tiền gửi còn lại. Khả

năng huy động tiền gửi với mức lãi suất hợp lý còn là những chỉ số quan

trọng đánh giá tính hiệu quả trong quản lý ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng

còn thu được một khoản lệ phí nhất định.

2. Phân loại tiền gửi trong các NHTM.

2.1. Tiền gửi không kỳ hạn.

Là các loại tiền gửi hoàn toàn theo quy tắc khả dụng, nghĩa là người gửi

có quyền rút tiền vào bất cứ lúc nào họ muốn. Ngân hàng sẽ sắp xếp loại

tiền gửi này vào nhóm tiền gửi không kỳ hạn, nghĩa là các khoản gửi với

thời gian không xác định. Người vừa mới gửi tiền vào sáng nay, nếu cần

anh ta có thể rút ra ngay vào buổi chiều cùng ngày. Nếu không có nhu cầu

sử dụng, anh ta có thể một thời gian sau mới rút ra. Tính bất định về thời

gian gửi, cùng với địa điểm có thể rút ra bất cư lúc nào đã làm cho loại tiền

gửi này có tên gọi theo tiếng Anh là tiền gửi theo yêu cầu.

Tiền gửi không kỳ hạn vào mỗi thời điểm trong các tài khoản không kỳ

hạn của các NHTM tạo khả năng có thể viết séc để chi tiền hoặc chuyển

nhượng khi cần. Vì vậy, tiền gửi không kỳ hạn còn được gọi là tiền trong

tài khoản séc (checking accounts). Khách hàng không có ý định để dành và

cũng không chú trọng đến tiền lãi. Khách hàng chỉ muốn đổi hình thức tiền

tệ này bằng một hình thức tiền tệ khác và thích thanh toán bằng séc hơn là

 bằng tiền mặt. Khả năng tiện lợi của tiền gửi không kỳ hạn trong thanh toán

 phụ thuộc vào tổ chức và hoạt động của NHTM đã phát hành ra nó. Nếu

gửi tiền vào tài khoản này ở một NHTM có chi nhánh ở khắp nơi trên lãnh

thổ kể cả những vùng xa xôi hẻo lánh nhất, thì séc do chủ tài khoản viết ra

có hiệu lực thanh toán và được chấp nhận nhanh chẳng kém gì tiền mặt. Đó

là lý do để tiền gửi không kỳ hạn được xem là loại hình gần tiền mặt nhấtSVTH: Phạm Quang Hải 9

Page 12: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 12/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

trong tất cả các loại tiền của NHTM. Khả năng chuyển đổi từ nó sang tiền

mặt là nhanh nhất vào bất cứ lúc nào và vì thế ở các nước phát triển, người

ta xem nó như là một loại tiền mạnh. Tuy nhiên, nếu ngân hàng mà chúng

ta gửi tiền vào có quá ít chi nhánh hoặc không quan hệ tốt với các ngân

hàng khác, séc của nó do chúng ta viết ra được chấp nhận trong thanh toán

ở vùng này, nhưng chưa chắc đã được chấp nhận ở các vùng khác. Có lẽ vì

lý do này mà ở các nước mới phát triển, tiền séc vẫn chưa được xem là tiền

mạnh.

Tiền gửi loại này có thể phát xuất từ khách hàng là một thương nhân

hay từ một công dân bình thường. Việc phân biệt giữa các tài khoản vãng

lai (current account) mở cho thương nhân và các tài khoản sec (checking

account) mở cho công dân rất cần thiết cho ngân hàng không những về mặt

 pháp lý mà cả về mặt kỹ thuật. Khoản tiền khách hàng gửi vào thực chất là

một khoản khách hàng cho ngân hàng vay. Ngân hàng sẽ phải trả lãi cho

khách hàng hàng tháng mặc dù rất thấp. Do đó, đối với ngân hàng nó là

một khoản nợ, khoản nợ này sẽ được trả theo nhu cầu của người gửi.

Xã hội càng phát triển càng có tính đa dạng. Và vì thế, ở các nước phát

triển, sự tồn tại nhiều loại tiền gửi không kỳ hạn để thỏa mãn tất cả những

nhu cầu đa dạng của xã hội, của cá nhân là điều tất nhiên. ở các nước này,

tiền gửi không kỳ hạn bao gồm:

a) Tiền gửi dùng séc (đã được trình bày ở trên) (checking deposits).

 b) Tiền gửi rút tiền tự động hay tiền gửi thông dụng (ordinary deposits)

thực hiện qua máy rút tiền (canh dispensers) máy nhận rút và chuyển tiền

tự động (automated teller machine... máy ATM).

c) Tài khoản ATS (automatic transfer service account) tài khoản phối

hợp tài khoản tiết kiệm và tài khoản séc ở Mỹ.

d) Tiền gửi có thông tri (deposits at notice), tiền gửi hẹn rút (deposits atcall) hay tiền gửi có báo trước (dépôts à préavis): là loại tiền gửi không cóSVTH: Phạm Quang Hải 10

Page 13: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 13/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

qui định một kỳ hạn nào, nhưng các bên có thỏa thuận việc thông báo trước

(từ 8 đến 5 ngày). Xuất hiện câu hỏi là việc thông báo trước, có làm biến

mất tính chất khả dụng, nghĩa là làm cho khoản tiền gửi mất tính chất pháp

lý cơ bản của nó chăng ?

- Xét về khía cạnh kinh tế, thông tri báo trước một vài ngày nhằm mục

đích giúp cho ngân hàng có thời gian gom đủ số tiền cần thiết cho việc

thanh toán, thì tiền gửi có báo trước đúng là một loại tiền gửi.

- Xét về phương diện pháp lý, tiền gửi có báo trước không cho phép

khách hàng sử dụng sec để rút tiền trong các tài khoản có báo trước. Do đó

tiền gửi có báo trước phụ thuộc quy tắc cho vay. Những loại tiền gửi có báo

trước thường cũng được trả lãi; nhưng thấp hơn so với các tiền gửi có kỳ

hạn.

Có nhiều ngân hàng đã dung hợp hai lối tiền gửi có kỳ hạn và báo trước.

Khách hàng lúc gửi tiền ấn định một kỳ hạn, nhưng gặp khi cần tiền có thể

rút tiền trước kỳ hạn miễn là báo trước mấy ngày hoặc một tuần, tùy theo

số tiền lớn hay nhỏ.

đ) Tài khoản NOW: Ra đời ở Anh trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20, sự kết

hợp giữa tiền gửi giao dịch không hường lãi và tiền gửi tiết kiệm đã xuất

hiện dưới hình thức tài khoản NOW - negotiable order of withdrawal - tài

khoản lệnh rút tiền có thể thương lượng. NOW là tài khoản giao dịch được

hưởng lãi, do đó nó cho phép Ngân hàng đòi hỏi khách hàng phải thông báo trước về việc rút tiền. Do đòi hỏi này ít khi được thực hiện nên NOW

được sừ dụng như là một tài khoản phát séc để chi trả cho việc mua hàng

hoá và dịch vụ. Từ năm 1981, NOW được chấp nhận rộng rãi trên toàn

nước Mỹ theo Luật về Phi quản lý hoá. Các tổ chức nhận tiền gửi

(Depository Institutions Deregulation Act of 1980). Tuy nhiên loại tài

khoản này chỉ có thể được nắm giữ bởi cá nhân và các tổ chức phi lợi

nhuận (nonprofit institutions). Khi NOW được chấp nhận trên toàn nước

SVTH: Phạm Quang Hải 11

Page 14: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 14/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Mỹ, chính phủ Mỹ cho phép ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chuyển vốn tự

động, trong đó khách hàng uỷ quyền trước (preauthorize) cho ngân hàng

trong việc chuyển vốn từ tài khoản tiết kiệm sang tài khoản séc đền bù đắp

thấu chi (overdraft). Kết quả cuối cùng là khách hàng hưởng lãi trên tài

khoản giao dịch tương đương với lãi thu được từ tài khoản tiền tiết kiệm.

e) Tài khoản MMDA: “Với việc thông qua Đạo luật về các tổ chức nhận

tiền gửi Garn-st Germain năm 1982, hai loại hình tài khoản giao dịch

hưởng lãi quan trọng được hình thành. Ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm

 phi Ngân hàng có thể đưa ra một loại hình tiền gửi mới để cạnh tranh với

tài khoản đầu tư chứng khoán có lãi suất cao hơn, được cung cấp bởi các

quỹ trên thị trường tiền tệ và được bảo đảm bằng không danh mục đầu tư

chứng khoán có chất lượng cao. Kết quả là đưa tới sự ra đời của tài khoản

tiền gửi trên thị trường tiền tệ (MMDA) và tài khoản Super NOW ”3. Hai

loại tài khoản này trả lãi theo lãi suất trên thị trường tiền tệ và khách hàng

có thể thực hiện thanh toán cho các giao dịch mua hàng hoá và dịch vụ

thông qua việc phát séc hay hối phiếu uỷ quyền trước (preauthorised draft).

MMDA là tài khoản tiền gửi thời hạn ngắn, có thể là vài ngày, vài tuần

hay vài tháng và Ngân hàng có thể trả lãi suất ở mức đủ lớn để thu hút và

nắm giữ tiền gửi của khách hàng. Có tới sáu hối phiếu uỷ quyền trước được

 phép thực hiện trong một tháng nhưng số lượng séc phát hành chỉ được

giới hạn là 3 lần. Đối với lệnh rút tiền cá nhân thì không có hạn chế (mặc

dù ngân hàng có quyền đặt mức tối đa cho quy mô tiền rút và cho số lượng

lệnh rút tiền cá nhân). Không như NOW, MMDA có thể được nắm giữ bởi

cả doanh nghiệp và cá nhân.

g) Tài khoản Super NOW (SNOW) ra đời gần như cùng thời gian với

MMDA. nhưng tài khoản này chỉ có thể được nắm giữ bởi cá nhân và các

tổ chức phi lợi nhuận. Không có quy định nào hạn chế số lượng séc người

gửi tiền có thể phát hành. Tuy nhiên, Ngân hàng áp dụng một mức lãi đối

3 Peter S.Rore, 2004, Quản trị Ngân hàng thương mại, trang 461, NXB Tài chính.SVTH: Phạm Quang Hải 12

Page 15: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 15/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

với SNOW thấp hơn cả với MMDA bởi vì SNOW có thể được phát séc

thường xuyên hơn. Do dó, các nhà quản lý trung ương xếp MMDA vào

nhóm tiền gửi tiết kiệm. Tuy vậy, chúng ta xếp lài khoản loại này vào phần

tài khoản giao dịch vì chúng có đặc quyền phát séc.

đ) Tiền gửi đặc biệt.

 Nhằm phát triển tiền gửi, một số ngân hàng áp dụng loại tiền gửi đặc

 biệt với các nội dung sau:

- Các bên có thể thỏa thuận về số tiền gửi sẽ được phong tỏa. Thông

thường thì các vụ rút tiền được quì định trong phạm vì một phần số tiềngửi, người gửi cam kết không sử dụng vào phần tối thiểu qui định. Đối với

các số tiền phong tỏa, người ta sẽ áp dụng lãi suất cao hơn. Nếu khách hàng

rút tiền ra trước ngày đã dự định, thì hoặc không được hưởng lãi suất hoặc

hưởng một lãi suất thấp.

- Có khi khách hàng ký gửi một số tiền vào ngân hàng để chuẩn bị cho

một doanh vụ đã có dự định trước. Cũng có khi dùng loại tiền gửi này đểtạo một bảo đảm cho chính ngân hàng hay một bên thứ ba, hoặc tiền gửi

được dùng để tạo một khoản dự phòng để trả lãi công trái, hoặc là các

khoản tiền đã được gửi nhằm dể mua các chứng khoán, để dự đính vào vốn

của một công ty dang thành lập hoặc tăng vốn hay là để thanh toán một hối

 phiếu.

Qua các giả thuyết trên đây chỉ kể ra một số mà thôi..., có thể thấy tiềngửi ngân hàng phụ thuộc cho một nghiệp vụ pháp lý khác.

2.2. Tiền gửi có kỳ hạn.

Là loại tiền gửi được ủy thác vào ngân hàng mà có sự thỏa thuận về thời

gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng. Như vậy, về nguyên tắc, khách

hàng gửi tiền chỉ được rút tiền ra, khi đến hạn đã thỏa thuận.

SVTH: Phạm Quang Hải 13

Page 16: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 16/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Thực ra, các loại tiền gửi định kỳ này không phải là những tiền gửi theo

nghĩa của pháp lý, mà nó có dạng như một khoản tiền vay của ngân hàng

nhưng không thể hiện bằng một phiếu khoán. Nó là một ngoại lệ của quy

tắc khả dụng, bởi vì ngân hàng chỉ phải hoàn lại số tiền tiền gửi vào ngày

đáo hạn ghi trên hợp đồng. Tiền gửi có kỳ hạn có những đặc điểm sau:

+ Tên gọi "có kỳ hạn" có nghĩa là khoản tiền được gửi sẽ có thời gian

gửi tối thiểu theo thỏa thuận giữa ngân hàng và thân chủ, và không được

rút ra trước hạn kỳ đã định nói trên. Nếu vì lý do đặc biệt phải rút tiền ra

trước hạn kỳ, NHTM có một trong ba cách xử lý: 1) Từ chối. Họ đã từng

có quyền làm như vậy trước đây, bởi vì việc gửi tiền của khách hàng là một

hợp đồng cho vay với thời hạn đã thống nhất. Khi khách hàng đòi lại trước

thời hạn, điều đó sẽ gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tuy nhiên, thông thường ngân hàng áp dụng hai cách mềm dẻo hơn, là 2)

yêu cầu khách hàng phải báo trước, ít nhất một khoảng thời gian nào đó về

ý định rút tiền và 3) với những yêu cầu rút tiền đột xuất như vậy, khoản lãi

suất mà ngân hàng trả cho tiền gửi của khách hàng sẽ rất thấp, do khách

hàng phải chịu lãi suất phạt vì đã lâm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh

của ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay do áp lực của cạnh tranh, ngân

hàng thường cho phép khách hàng rút ra trước hạn với điều kiện hàng lãi

suất tiền gửi không kỳ hạn, hoặc ngân hàng có thể cho vay bằng cách mở 

một tài khoản đặc biệt cho việc này trong giới hạn số dư tài khoản tiền gửi

định kỳ của khách hàng.

+ Xuất phát từ loại hình tiền gửi có kỳ hạn, một khái niệm được hình

thành đó là "thời gian đáo hạn" hay "đến hạn (maturity) thanh toán" của các

loại chứng thư tiền gửi. Khi khách hàng gửi tiền vào một ngân hàng tại tài

khoản có kỳ hạn 3 tháng rồi nhận một cuốn passbook (quyển sổ) do ngân

hàng cấp, hoặc dùng tiền, mua một trái phiếu tiết kiệm (savings bong) cũng

của chính ngân hàng đó phát ra với thời hạn thanh toán sau ba tháng. Haiviệc làm này tính chất không khác nhau, ngoại trừ một điểm là trái phiếuSVTH: Phạm Quang Hải 14

Page 17: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 17/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

không được đổi lại thành tiền mặt nửa chừng như passbook: Vấn đề cơ bản

ở đây là cả hai loại chứng thư này đều có thời hạn thanh toán tiền mặt về

nguyên tắc là đến ngày cuối cùng của tháng thứ ba. Đúng hơn, khách hàng

chỉ có thể và chỉ có quyền (theo hợp đồng) dùng các loại chứng thư nói trên

để đổi trở lại thành tiền mặt vào ngày cuối cùng của tháng thứ ba. Ngày nói

trên là ngày đáo hạn. Khoảng thời gian hay kỳ hạn ba tháng của chứng thư

được gọi là "thời gian đến hạn" kể từ ngày chứng thư được phát ra. Thời

gian đến hạn của các khoản gửi có kỳ hạn như tiền tiết kiệm passbook và

các loại trái phiếu khác là tiêu chuẩn hay cơ sở để đánh giá khả năng thanh

tiêu của các loại tài sản nói trên. Khả năng thanh tiêu là khả năng chuyểnđổi trở lại thành tiền mặt của các loại tài sản mà chúng ta sở hữu. Với cách

xác định như thế, một khoản gửi có kỳ hạn hoặc một trái phiếu tiết kiệm ba

tháng có khả năng thanh tiêu cao hơn rất nhiều lần so với một khoản gửi

hoặc một trái phiếu cố thời gian đến hạn 10 năm.

+ Tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định. Tuy nhiên, giữa các

loại tiền gửi có kỳ hạn khác nhau lãi suất được trả sẽ khác nhau. Tiền gửi

có kỳ hạn với thời gian càng lâu, lãi suất sẽ càng lớn bởi vì ngân hàng hoàn

toàn có thể dùng tiền gửi này đem đầu tư vào những dịch vụ hoặc sản xuất

có tính lâu dài hơn, lợi tức cao và ổn định hơn; Lãi suất mà ngân hàng trả

cho tiền gửi có kỳ hạn thường là cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ

hạn. Lý do ở đây là, ngân hàng hoàn toàn yên tâm sử dụng tiền gửi của

khách hàng để cho vay với thời hạn ổn định và sẽ kiếm được nhiều lợinhuận hơn. Vì thế tiền thù lao nó trả cho khách hàng cũng phải cao hơn để

kích thích sự gửi tiền nhiều nữa.

Khác với tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán), tiền gửi định kỳ là

tiền tạm thời chưa sử dụng hoặc là tiền để dành của cá nhân, vì vậy mục

đích gửi tiền vào ngân hàng là nhằm tìm kiếm lợi tức. Tiền gửi có kỳ hạn

thường phụ thuộc vào ba thông số chính: 1) Lãi suất do các NHTM trả caohay thấp, 2) lãi suất của các loại hình đầu tư khác như trái phiếu, cổ phiếu...SVTH: Phạm Quang Hải 15

Page 18: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 18/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

và 3) thu nhập của nhân dân. Thông số đầu tiên là quan trọng nhất. Vì thế

việc đưa ra chiến lược lãi suất như thể nào để thu hút được vốn nhiều và

kinh doanh có lãi là điều quan trọng hàng đầu, phản ánh khả năng kỹ trị của

các NHTM.

Tiền gửi có kỳ hạn thường dưới các dạng:

a) các chứng chỉ tiền gửi (Certificate of depoits – CD).

 b) Chứng thư tiết kiệm (savings certificates).

c)Trái phiếu tiết kiệm.

2.3. Tiền gửi tiết kiệm.

Tiền gửi tiết kiệm (savings deposits) hay tài khoản dùng sổ (passbook 

account). Một khoản ký thác dưới hình thức tiết kiệm rất đa dạng và phổ

 biến trong nền kinh tế được NHTM huy động là các khoản tiền tiết kiệm

trong xã hội, Loại ký thác này có dặc điểm: người gửi tham gia gửi tiền vào

ngân hàng rất dông, nhưng số tiền gửi từng lần thường ít, về số lượng tuyệt

đối lại rất lớn, chiếm tỷ trọng rất quan trọng trong cơ cấu vốn ký thác huy

động được. Thông thường có hai loại tiền gửi tiết kiệm sau:

a) Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

 b) Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

 Nguồn vốn từ loại tiết kiệm không kỳ hạn có lãi suất thấp, làm cho lãi

suất đầu vào của ngân hàng rất thấp và rất có lợi khi cho vay.

Việc điều hành các tài khoản này, tại phần lớn các nước được qui định

như sau: Các sổ tiết kiệm chỉ được mở cho các thể nhân và chỉ mở một sổ

cho mỗi người. Người gửi tiền, khi mở sổ tiết kiệm, phải cam đoan chưa

mở một tài khoản tiết kiệm nào ở một ngân hàng khác.

- Số dư tối đa của sổ tiết kiệm cũng được qui định cụ thể cho từng thời

kỳ.

SVTH: Phạm Quang Hải 16

Page 19: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 19/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Các nghiệp vụ cho phép thực hiện được hạn chế tối đa: chỉ có thể gửi

tiền mặt và chỉ có chủ tài khoản mới được rút tiền, không cấp tập sec.

- Các nghiệp vụ thực hiện phải chẵn số, nghĩa là phải là bội số của l00đ

hay l000đ chẳng hạn.

3. Chi phí đối với các loại tiền gửi.

3.1. Chi phí huy động tiền gửi.

Mỗi loại tiền gửi mà chúng ta đã nghiên cứu đều mang một mức lãi suất

khác nhau. Lãi suất sẽ quyết định chi phí, và chi phí cho các nguồn tiền gửi

khác nhau có sự khác nhau. Giả định rằng các yếu tố khác không đổi, ngân

hàng sẽ huy động vốn bằng cách cung cấp các loại hình gửi tiền có chi phí

thấp nhất, hay thu nhập ròng tạo ra từ việc sử dụng các nguồn vốn tiền gửi

này là lớn nhất sau khi đã trừ đi mọi chi phí. Nếu một ngân hàng có thể huy

động toàn bộ tiền gửi từ các nguồn có chi phí thấp nhất và đầu tư vào các

tài sản có mức lãi suất cao nhất, ngân hàng sẽ tối đa hoá mức chênh lệch lãi

suất, và có thể tối đa hoá thu nhập ròng của cổ đông. Nhưng đâu là nguồn

tiền gửi có chi phí tháp nhất? Và loại tiền gửi nào tạo ra thu nhập ròng cao

nhất? Khoản chi phí lớn nhất cho đến nay là lãi tiền gửi có kỳ hạn và tiết

kiệm. Khoản chi phí này năm 1986 chiếm hơn 50% tổng chi phí của các

 NHTM năm đó

 Nói chung, theo lý thuyết giá trị của tiền theo thời gian và theo mối

quan hệ tỷ lệ thuận trong đường cong thu nhập thì tiền gửi có kỳ hạn thanh

toán càng dài sẽ tạo ra mức lãi càng cao cho người gửi tiền. Ví dụ. tài

khoản NOW và tài khoản tiết kiệm đều có thể được rút tiền ngay lập tức, và

do đó khách hàng được hưởng mức lãi thấp nhất trong số tất cả các loại

tiền. Ngược lại ngân hàng trả lãi suất tiền gửi cao nhất cho chứng chỉ tiền

gửi có thể chuyển nhượng với kỳ hạn một năm hoặc dài hơn.

SVTH: Phạm Quang Hải 17

Page 20: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 20/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Quy mô và mức độ rủi ro trong hoạt động của ngân hàng cũng đóng một

vai trò quan trọng trong việc hình thành lãi suất tiền gửi. Ví dụ các ngân

hàng ở New York, Lon don hay Tokyo nhờ vào quy mô lớn và sức mạnh

tài chính nên có thể thu hút tiền gửi ở mức lãi suất bình quân thấp nhất,

trong khi lãi suất được thông báo tại các ngân hàng khác thường cao hơn.

 Những yếu tố quan trọng là triết lý về Marketing và mục tiêu của việc cung

cấp các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng nào quyết định chọn mục tiêu là

cạnh tranh giành tiền gửi sẽ luôn luôn đặt ra mức lãi suất cao hơn để kéo

khách hàng khỏi các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại khi ngân hàng muốn hạn

chế quy mô của một loại hình tiền gửi nào đó, ngân hàng sẽ hạ lãi suấtcông bố thấp hơn mức lãi suất của các đối thủ cạnh tranh đưa ra.

3.2. Các phương pháp định giá tiền gửi.

3.2.1. Định giá tiền gửi theo phương pháp tổng hợp chi phí - thu nhập

Trong hoạt động ngân hàng ngày nay, các nhà quản lý nhìn chung

không chấp nhận quan điểm cho rằng khách hàng là người phải chịu toàn

 bộ chi phí dịch vụ liên quan đến tiền gửi. Cho đến vài năm gần đây, luận

điểm "khách hàng nên được sử dụng miễn phí các dịch vụ về tiền gửi"

được xem như một đường lối khôn ngoan nhằm đối phó với sự cạnh tranh

ngày càng gay gắt phía các trung gian tài chính khác trên thị trường truyền

thống của ngân hàng. Tuy nhiên, rất nhiều ngân hàng đã sớm nghi ngờ tính

hiệu quả của chiến lược Marketing mới này bởi vì nó làm gia tăng số lượng

các tài khoản có số dư nhỏ với mức độ nhạy cảm cao và do đó buộc ngân

hàng phải đối mặt với tình trạng bùng nổ trong chi phí hoạt động.

Sự phát triển của tiền gửi thanh toán hưởng lãi, đặc biệt là tiền gửi trong

tài khoản NOW đã tạo cơ hội cho các ngân hàng xem xét lại phương pháp

định giá đối với các dịch vụ về tiền gửi. Thật không may, nhiều ngân hàng

mới tham gia thị trường đã liều lĩnh chấp nhận định giá dưới mức chi phí

nhằm mở rộng nguồn vốn tiền gửi. Khách hàng chỉ phải trả một khoản lệ

SVTH: Phạm Quang Hải 18

Page 21: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 21/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

 phí nhỏ, thấp hơn chi phí hoạt động và chi phí quản lý chung cho việc cung

cấp các khoản tiền gửi giao dịch và các khoản tiền gửi khác. Kết quả là tỷ

lệ thu nhập khách hàng được hưởng tăng lên đáng kể, người ta gọi đây là

lãi suất ẩn – chênh lệch giữa chi phí cho việc cung cấp dịch vụ tiền gửi và

số tiền thực tế khách hàng phải thanh toán.

“Ở Mỹ, việc thay đổi lãi suất ẩn là phương pháp cạnh tranh chủ yếu mà

hầu hết các ngân hàng thực hiện nhằm tăng cường khả năng huy động tiền

gửi tiền gửi suốt 50 năm từ sau Đại khủng hoảng kinh tế tới những năm

đầu thập kỷ 80. Sự ra đời của đạo luật Glass Steagal năm 1933 quy định về

lãi suất trần áp dụng cho tiền gửi chính là nguyên nhân khiến cho phương

 pháp cạnh tranh này trở nên phổ biến. Thông qua luật này, chính phủ muốn

 bảo vệ hệ thống ngân hàng tránh khỏi một mức lãi suất quá cao, điều đó có

thể đẩy ngân hàng tới chỗ phá sản. Tuy nhiên, các ngân hàng Mỹ lại

chuyển từ cạnh tranh về lãi suất danh nghĩa sang cạnh tranh về thu nhập

tiềm ẩn thông qua các dịch vụ như ngân hàng cam kết trả phí cả đi lẫn về

cho các dịch vụ của mình hay thiết lập các hệ thống chi nhánh nhằm đáp

ứng tốt các yêu cầu của khách hàng. Không may, phương pháp cạnh tranh

 phi giá cả (nonprice competition) như vậy đã bóp méo sự phân bổ nguồn

lực khan hiếm trong lĩnh vực ngân hàng. Cuối cùng, đến năm 1980 Quốc

hội đã phải thông qua Đạo luật phi quản lý hoá các tổ chức nhận tiền gửi

(Depository Institutions Deregulation) nhằm đối phó với tình trạng này.

Đạo luật mới thông qua ung hộ việc từng bước xoá bỏ lãi suất trần. Ngàynay, ở Mỹ và ở cả các quốc gia công nghiệp hàng đầu khác, việc định giá

tiền gửi không còn là trách nhiệm của nhà chức trách nữa mà nó đã được

chuyển sang cho khu vực tư nhân - ngân hàng và khách hàng của họ” 4.

Việc định giá dịch vụ diễn ra linh hoạt hơn sau khi những quy định về

lãi suất trần được xoá bỏ. Do cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với sự

tăng lên của lệ phí bảo hiểm, chi phí trung bình của ngân hàng cho một

4 Peter S.Rore, 2004, Quản trị Ngân hàng thương mại, trang 492, NXB Tài chính.SVTH: Phạm Quang Hải 19

Page 22: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 22/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

khoản tiền gửi đã tăng lên. Điều này có nghĩa là ngân hàng tiến hành định

giá tiền gửi độc lập, tách biệt khỏi các khoản cho vay và các dịch vụ khác.

Đồng thời, mỗi dịch vụ liên quan tới tiền gửi thường được định giá sao cho

khoản thu đủ bù đắp tất cả hoặc phần lớn chi phi cho việc cung cấp dịch vụ

đó. Giá của các dịch vụ này được xác định theo công thức tổng hợp chi phí

- thu nhập như sau:

Giá kháchhàng phải trảcho 1 đơn vịdịch vụ tiền gửi

=

Chi phíhoạt động cho1 đơn vị dịchvụ tiền gửi

+

Chi phí quản lýcung dự tính phân

  bổ cho bộ phậnnhận tiền gửi

+

Địnhmức lợinhuận từ 1đơn vị dịchvụ tiền gửi

Phương pháp định giá theo chi phí như công thức trên khuyến khích các

ngân hàng đặt giá sát hơn với chi phí và loại bỏ nhiều dịch vụ trước đây

miễn phí. Ví dụ, ngày càng nhiều ngân hàng Mỹ áp đặt phí cho dịch vụ

chấp nhận thấu chi, tăng lệ phí đối với các tờ séc bị máy rút tiền tự động

ATM, tính phí hàng tháng cho việc duy trì tài khoản kể cả đối với tài khoản

tiết kiệm nhỏ, đồng thời nâng cao mức quy định về số dư tiền gửi tối thiểu.

Trong hầu hết các trường hợp, những khoản phí dịch vụ này dường như

tăng nhanh hơn tỷ lệ lạm phát. Kết quả của những xu hướng này nói chung

có lợi cho ngân hàng, thu nhập từ phí dịch vụ vượt trội tổn thất do những

khách hàng khó tính đóng tài khoản của họ tại ngân hàng.

3.2.2. Sử dụng chi phí cận biên để xác định lãi suất tiền gửi

 Nhiều nhà phân tích tài chính cho rằng nếu như điều kiện cho phép, các

ngân hàng không nên dùng chỉ tiêu chi phí bình quân mà nên sử dụng chi

tiêu chi phí cận biên – chi phí tăng thêm cho một đồng vốn mới - trong việc

định giá các khoản tiền gửi và các nguồn vốn khác của ngân hàng. Lý do ở 

đây là sự thay đổi liên tục của lãi suất sẽ làm cho chi phí trung bình trở 

thành một tiêu chuẩn không trung thực và  phi thực tế trong việc định giá

tiền gửi. Ví dụ, nếu lãi suất đang giảm, chi phí tăng thêm (chi phí cận biên

 biên) để huy dộng một nguồn vốn mới có thể giảm đáng kể, xuống dưới

SVTH: Phạm Quang Hải 20

Page 23: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 23/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

mức chi phí nguồn vốn bình quân của ngân hàng. Một số khoản tín dụng và

đầu tư có thể được coi là không sinh lợi khi đánh giá theo chi phí nguồn

vốn trung bình nhưng lại có thể là sinh lợi nếu đánh giá theo chỉ tiêu chi

 phí lãi cận biên bởi vì hiện tại ngân hàng đang huy dộng vốn với lãi suất

thấp hơn để thực hiện các khoản tín dụng và đầu tư này. Trái lại khi lãi suất

đang tăng, chi phí cận biên của các khoản vốn mới có thể lớn hơn chi phí

nguồn vốn trung bình đáng kể. Nếu việc xét duyệt những khoản cho vay

mới được thực hiện trên cơ sở chi phí trung bình thì khả năng sinh lời của

các khoản cho vay này có thể sẽ rất hạn chế khi đánh giá theo chi phí huy

động vốn cận biên - một chỉ tiêu đã tăng rất nhanh trong những năm gầnđây.

Thật vậy, “nguyên nhân của một trong những vụ phá sản được biết tới

nhiều nhất trong lịch sử - Vụ sụp đổ của Franklin National Banh of New

York năm 1974 - cũng một phần bắt nguồn từ chiến lược quản lý mà theo

dó nhà quản lý so sánh tỷ lệ thu nhập dự tính của các khoản tín dụng mới

với chi phí nguồn vốn trung bình. Nếu thu nhập dự tính của khoản tín dụng

lớn hơn chi phí nguồn vốn trung bình từ 1 % trở lên, cán bộ tín dụng của

Franklin được phép cho vay. Không may. khi lãi suất huy dộng vốn tăng

lên đáng kể thì 0,5% lợi nhuận biên của Franklin so với chi phí trung bình

trở lên quá nhỏ bé. Thu nhập thực tế từ một lượng lớn các khoản tín dụng

và đầu tư khổng lồ không đủ bù đắp chi phí nguồn vốn hiện tại. Điều này

đã làm suy giảm vốn tự có của Franklin”5.

“Nhà kinh tế học James E. Mc Nulty đã khuyên các ngân hàng nên sử

dụng phương pháp chi phí cận biên để xác định lãi suất cho các tài khoản

tiền gửi mới. Để hiểu rõ phương pháp xác định giá theo chi phí cận biên do

Mc Nulty đề xướng hãy giả định rằng một ngân hàng dự lính sẽ huy động

dược 25 triệu USD tiền gửi khi đặt lãi suất ở mức 7%. Nhà quản lý dự đoán

rằng nếu ngân hàng nâng lãi suất lên 7,5%, 8%, 8,5% và 9% thì lượng tiền

5 Peter S.Rore, 2004, Quản trị Ngân hàng thương mại, trang 499, NXB Tài chính.SVTH: Phạm Quang Hải 21

Page 24: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 24/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

gửi sẽ tăng lên tương ứng là 50 triệu USD, 75 triệu USD, 100 triệu USD và

125 triệu USD. Lượng tiền này bao gồm các khoản tiền gửi mới và các

khoản tiền gửi hiện có ở ngân hàng được khách hàng giữ lại để hưởng lãi

suất cao hơn. Giả định là nhà quản lý tin rằng việc đầu tư bằng các khoản

tiền gửi mới sẽ mang lại tỷ lệ thu nhập là 10%, đây chính là thu nhập cận

 biên - thu nhập gia tăng từ việc cho vay hay đầu tư bằng nguồn vốn mới

huy dộng. Với giả định này, ngân hàng nên đặt lãi suất tiền gửi ở mức

nào?”6

3.2.3. Phương pháp định giá xâm nhập thị trường.

Xâm nhập thị trường là một phương pháp định giá không nhấn mạnh tới

vấn đề lợi nhuận, ít nhất là ngắn hạn. Ý tưởng ở đây là nâng cao lãi suất,

thường là cao hơn hẳn mặt bằng lãi suất thị trường hoặc thu phí dịch vụ

thấp hơn mức phí thị trường để có thể thu hút được số lượng khách hàng tối

đa. Nhà quản lý hy vọng rằng sự gia tăng nhanh chóng của quy mô tiền gửi

và của những khoản tín dụng sẽ bù đắp một phần sự giảm sút trong lợi

nhuận cận biên. Với chiến lược này, ngân hàng muốn tối đa hóa thị phần

tron một thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng.

Đối với khách hàng, chọn ra được một ngân hàng có đủ uy tín để gửi

tiền là một công việc rất tốn kém. Do vậy, khách hàng thường tập trung

mua dịch vụ của một ngân hàng. Một tài khoản tiền gửi có thể là điều kiện

nền tảng cho các khoản vay, dịch vụ ủy thác và các dịch vụ khác. Việc cắt

đứt quan hệ thường gây ra những thiệt hại lớn nên khách hàng có xu hướng

trung thành với ngân hàng họ đã lựa chọn. Bởi vậy, tiền gửi có thể được

xem là một yếu tố ổn định tiền gửi hoạt động ngân hàng. Tiền gửi thường

kém nhạy cảm hơn các nguồn tiền khác trước những thay đổi trong lệ phí,

lãi suất và chính sách huy động vốn của ngân hàng đối thủ. Nếu ngân hàng

có thể đưa ra lãi suất cao hơn mức bình quân thị trường trong một thời gian

đủ dài để tạo ra sự trung thành của khách hàng thì trong tương lai, khách

6 Peter S.Rore, 2004, Quản trị Ngân hàng thương mại, trang 499, NXB Tài chính.SVTH: Phạm Quang Hải 22

Page 25: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 25/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

hàng vẫn sẽ gửi tiền vào ngân hàng dù rằng lãi suất mà ngân hàng đưa ra

không còn cao như trước. Chi phí không nhỏ cho việc lựa chọn và thay đổi

ngân hàng là nguyên nhân giải thích cho hành vi nêu trên của khách hàng.

Trên thực tế, sự thất bại của các ngân hàng trong chiến lược thu hút

thêm tiền gửi bằng cách giảm lệ phí hoặc nâng cao lãi suất bắt nguồn từ

tính ổn định tương đối của tiền gửi: khách hàng thường không thay đổi

ngân hàng ngay lập tức bởi vì chi phí và rủi ro cho sự thay đổi này là không

nhỏ. Các công ty và các hộ gia đình trước khi quyết định gửi tiền vào một

ngân hàng nào đều xem xét đến rất nhiều yếu tố, không chỉ có lãi suất.

3.2.4. Phương pháp Bảng tỷ lệ phí tiền gửi.

Khách hàng sẽ phải trả một khoản lệ phí rất nhỏ thậm chí là không phải

trả lệ phí nếu số dư tiền gửi bình quân của họ cao hơn một mức nhất định

hoặc khách hàng sẽ phải trả lệ phí cao hơn nếu số dư tài khoản trung bình

thấp hơn mức giới hạn. Do đó, mức giá dịch vụ mà khách hàng phải trả phụ

thuộc vào việc anh ta sử dụng tiền gửi như thế nào

Giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi thay đổi trên cơ sở một hoặc một

số những yếu tố sau:

+ Số lần giao dịch thực hiện qua tài khoản (số séc được viết, số tiền gửi

vào, số lần chuyển tiền, số lệnh ngừng trả hay số lần thấu chi).

+ Số dư tài khoản trung bình trong một thời kỳ nhất định (thường là một

tháng).

+ Kỳ hạn của tiền gửi theo ngày, tuần, hoặc tháng.

Khách hàng phải lựa chọn ngân hàng và xây dựng kế hoạch tiền gửi sao

cho mức lệ phí là thấp nhất và (hoặc) nhận được thu nhập cao nhất trên cơ 

sở dự kiến về số séc viết, số tiền gửi vào và rút ra cũng như số dư trung

 bình của tài khoản. Đương nhiên khách hàng cũng phải xem xét tới các

khía cạnh khác như mức độ an toàn và sự sẵn có của các dịch vụ.

SVTH: Phạm Quang Hải 23

Page 26: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 26/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

3.2.5. Định giá mục tiêu trọng điểm.

Một số ngân hàng, nhất là những ngân hàng ở các thành phố lớn, có

nhiều tài khoản tiền gửi với số dư lớn, ổn định, thường mạnh dạn sử dụng

 phương pháp định giá mục tiêu trọng điểm. Các chương trình quảng cáo

công phu ở họ thường hướng những người có địa vị trong xã hội và các gia

đình khá giả tới những dịch vụ của ngân hàng. Đối với những tài khoản

khác, đặc biệt là các tài khoản có số dư thấp, ít ổn định, việc định giá có thể

nhằm vào mức hòa vốn hoặc ngân hàng có thể hạn chế các tài khoản này

 bằng việc định giá cao hơn. Chiến lược này thường được kết hợp với

chương trình nhà ngân hàng cá nhán (personal banker), theo đó mỗi khách

hàng lớn được một cán bộ ngân hàng chịu trách nhiệm đáp ứng tất cả các

nhu cầu về dịch vụ ngân hàng.

“Điều tra ở New England do Crane và Reilly Murphy và Mandell thực

hiện cho thấy một số khách hàng - đặc biệt là khách hàng lớn - có phản ứng

rất nhanh đối với sự thay đổi về giá cả tiền gửi.” 7  Ngày nay, trên các thị

trường tiền gửi, sức cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng cùng với việc

ngày càng nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp định giá mục tiêu trọng

điểm đã khiến cho khách hàng được thông tin tốt hơn và nhạy cảm hơn với

giá tìm được cho mình những điều khoản có lợi nhất.

3.2.6. Định giá tiền gửi trên cơ sở mối quan hệ tổng thể với khách hàng.

Với ý tưởng nhằm tranh thủ những khách hàng tốt nhất, ngân hàng đãtiến hành định giá tiền gửi theo số lượng dịch vụ mà khách hàng sử dụng.

 Những khách hàng sử dụng từ hai dịch vụ trở lên có thể phải chịu lệ phí ở 

mức thấp, thậm chí không phải trả lệ phí, còn những khách hàng chỉ có

quan hệ hạn chế với các ngân hàng sẽ phải trả lệ phí cao. Nhà quản lý cho

rằng việc sử dụng một số lượng lớn các dịch vụ sẽ làm tăng sự phụ thuộc

của khách hàng vào ngân hàng và điều này sẽ khiến cho khách hàng gặp

7 Peter S.Rore, 2004, Quản trị Ngân hàng thương mại, trang 512, NXB Tài chính.SVTH: Phạm Quang Hải 24

Page 27: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 27/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

nhiều khó khăn hơn khi muốn tìm kiếm một ngân hàng khác. Bởi vậy, ít

nhất là trên lý thuyết, chính sách định giá trên cơ sở quan hệ sẽ tạo sự trung

thành của khách hàng và làm cho họ kém nhạy cảm hơn với lãi suất tiền

gửi cũng như phí dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

3.2.7. Định giá tiền gửi để đạt mục tiêu của ngân hàng.

Chính sách định giá tiền gửi nên được sử dụng với mục đích bảo vệ và

tăng cường khả năng sinh lời cho ngân hàng. Với công cụ này, ngân hàng

không nên chỉ hướng vào mục tiêu đơn thuần là thu hút khách hàng hay

chiếm đoạt thêm thị phần từ các đối thủ cạnh tranh. Thật vây, khi ngân

hàng đưa ra một công cụ tiền gửi mới, cơ hội cho sự thành công nằm trong

tay các khách hàng hiện tại của ngân hàng. Các khách hàng này sẽ không

tự động trả giá cao hơn cho các dịch vụ tiền gửi. Họ sẽ không trả cho ngân

hàng nhiều hơn những gì họ nhận được từ tài khoản tiền gửi. Chắc chắn

rằng khách hàng sẽ tìm tới những ngân hàng khác khi lợi ích mà họ nhận

được giảm xuống thấp hơn giá cả của dịch vụ tiền gửi.

4. Cơ cấu tiền gửi trong một NHTM.

4.1. Các yếu tố quyết định cơ cấu tiền gửi trong một NHTM.

 Nhu cầu của công chúng đối với các loại hình dịch vụ nhận và tiền gửilà yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định cấu trúc (cơ cấu) nguồn vốn tiền

gửi của một ngân hàng. Yếu tố quan trọng thứ hai là chính sách huy động 

vốn (fund raising policy), bao gồm việc thu phí dịch vụ tương quan lãi suất

giữa các loại tiền gửi khác nhau, sự tích cực trong hoạt động quảng cáo thời

gian và quy mô vốn đầu tư vào việc thu hút và duy trì các khách hàng gửi

tiền.

4.2. Cơ cấu tiền gửi trong NHTM.

SVTH: Phạm Quang Hải 25

Page 28: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 28/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Bảng 1.1 Sự thay đổi trong cơ cấu tiền gửi ở Mỹ (đơn vị %)

Khoản mục tiền gửi 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1996

Tiền gửi không hưởng

lãi

37,9 22,3 20,5 19,9 17,9 20,8 19,8

Tiền gửi hưởng lãi 62,1 77,7 79,5 81,0 82,1 79,2 80,2

Tổng tiền gửi 100 100 100 100 100 100 100

Tiền gửi giao dịch 31,9 32,5 32,3 29,9 29,7 33,4 29,3

Tiền gửi phi giao dịch 68,1 67,5 67,7 70,1 70,3 66,6 70,7

Tổng tiền gửi 100 100 100 100 100 100 100

Tiền gửi giao dịch 24,5 25,1 22,9 20,6 19,1 20,2 22,1

Tiền gửi tiết kiệm* 30,2 32,8 36,2 33,5 38,3 41,2 39,8

Tiền gửi kỳ hạn 44,4 42,1 40,9 45,9 42,6 38,6 38,1

Tổng tiền gửi 100 100 100 100 100 100 100

* Tiền gửi tiết kiệm bao gồm cả tiền gửi trong tài khoản trên thị trường tiền tệ

(MMDA)

Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi liên bang, thống kê ngân hàng

 _ Trong những năm gần đây, loại hình tiền gửi mà ngân hàng sẵn sàngcung cấp nhất là tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Như bảng trên thể

hiện, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn chiếm xấp xỉ 4/5 toàn bộ tiền gửi

trong nước tại các ngân hàng tài khoản được bảo hiểm ở Mỹ (US - Insured

Commericial Banks) vào cuối nam 1993. Thật không có gì đáng ngạc nhiên

khi mà tiền gửi liệt kiệm và tiền gửi kỳ hạn chiếm phần lớn trong nguồn

vốn tiền gửi tại mọi ngân hàng. Ngược lại, tiền gửi không hưởng lãi đãgiảm dáng kể và chỉ chiếm khoảng 1/5 tổng lượng tiền gửi ở Mỹ.

 Nhìn chung, nếu được phép tự quyết định cho bản thân mình về cơ cấu

tiền gửi tối ưu, các ngân hàng sẽ hướng về một tỷ trọng cao đối với tiền gửi

giao dịch, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn lãi suất thấp. Các tài khoản

này thuộc những nguồn vốn có chi phí thấp nhất của ngân hàng và thường

chiếm một tỷ lệ lớn trong lượng tiền gửi cơ sở (core deposits). Đây là cơ sở vốn tiền gửi ổn định ít nhạy cảm với những biến động của lãi suất trên thị

SVTH: Phạm Quang Hải 26

Page 29: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 29/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

trường và thường được duy trì tại ngân hàng. Mặc dù, phần lớn tiền gửi cơ 

sở (như tiền gửi tiết kiệm) có thể bị rút ngay lập tức nhưng kỳ hạ thực tế

của các tài khoản này thường kéo dài nhiều năm. Thực tế là ngân hàng nhỏ

có thể nắm giữ một khối lượng lớn tiền gửi cơ sở và điều này góp phần giải

thích tại sao trong những năm gần đây ngân hàng lớn và các Công ty sở 

hữu ngân hàng đều nỗ lực vào việc giành quyền sở hữu các ngân hàng nhỏ

nhằm tiếp cận tới những cơ sở tiền gửi ổn định hơn với chi phí thấp hơn.

Tuy nhiên tác động tổng thể của lạm phát, của việc giảm bới các quy định

quản lý, của tình trạng cạnh tranh gay gắt và trình độ nhận thức cao hơn

của khách hàng đã tạo ra nhiều thay đổi lớn đối với cấu trúc nguồn tiền gửicủa ngân hàng.

Chi phí cho hoạt động phục vụ các tài khoản gửi tiền đã tăng mạnh

trong những năm gần đây. “Ví dụ, chi phí trả lãi tiền gửi của tất cả các

ngân hàng thương mại được bảo hiểm ở Mỹ đạt mức 10,5 tỷ USD năm

1970 tương đương 38% tổng chi phí hoạt động, nhưng chi phí này đã tăng

lên hơn 100 tỷ USD, chiếm khoảng 50% tổng chi phí hoạt động của ngân

hàng vào những năm 90”8. Đồng thời, sự phát triển của các loại hình tiền

gửi mới mang lãi suất cao hơn và nhạy cảm hơn với những thay đổi của lãi

suất đã buộc ngân hàng phải nâng mức lãi suất cho các khoản tiền gửi mà

nó huy động. Những ngân hàng không theo kịp mặt bằng lãi suất thị trường

sẽ phải tăng cường dự trữ để đối phó với sự tăng lên trong nhu cầu thanh

khoản - tiền gửi bị rút ra và những biến động trong lượng tiền gửi vào. Đốiđầu với một áp lực lớn về chi phí trả lãi, ngân hàng buộc phải tìm mọi cách

nhằm cắt giảm các chi phí khác, nâng cao hiệu quả hoạt động. 

Bảng 1.2  Thay đổi trong cơ cấu sở hữu tiền gửi của các ngân hàng Mỹ 

( Đơn vị %)

 Nhóm sở hữu 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1996

8 Peter S.Rore, 2004, Quản trị Ngân hàng thương mại, trang 465, NXB Tài chính.SVTH: Phạm Quang Hải 27

Page 30: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 30/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

tiền gửi

Cá nhân và công ty 73,5 75,2 77,0 80,3 82,2 89,2 88,5

Chính phủ Mỹ 0,2 0,2 0,3 0,2 0,3 0,3 0,3

Chính quyền bang vàcác tổ chức chính trị

4,5 4,8 4,5 4,3 3,7 3,5 3,7

Tiền gửi của các cơ 

quan nước ngoài16,7 15,2 14,6 12,2 11,3 4,1 4,5

Các khoản tiền gửi

khác5,1 4,6 3,6 3,0 2,5 2,9 3,0

Tổng tiền gửi 100 100 100 100 100 100 100

 Như bảng 1.2 đã trình bày, tiền gửi tại các ngân hàng trong nước Mỹ

chủ yếu thuộc khu vực tư nhân (bao gồm cá nhân, công ty), chiếm tới 4/5

tổng lượng tiền gửi của hệ thống ngân hàng. Lượng tiền gửi lớn thứ hai

thuộc về Chính quyền Liên bang và chính quyền địa phương (dưới 5%

tổng tiền gửi), đây là những quỹ do chính quyền các thành phố, và các cơ 

quan chính quyền địa phương tích luỹ. Các khoản tiền gửi này biến độngthất thường với biên độ lớn, tăng mạnh trong kỳ từ thuế hay khi trái phiếu

được phát hành, giảm nhanh khi chính phủ phải trả lương hay khi các công

trình công cộng bắt đầu được xây dựng. Mặc dù không mang lại mức lợi

nhuận cao nhưng các ngân hàng thường chấp nhận tiền gửi của chính phủ

Trung ương và chính quyền địa phương như hình thức dịch vụ cho cộng

đồng nơi ngân hàng hoạt động.

 Ngân hàng thương mại cũng nắm giữ một số lượng nhỏ tiền gửi của

chính phủ MỸ. Trên thực tế, Kho bạc Mỹ gửi phần lớn vốn hoạt động tại

các ngân hàng trong nước trên tài khoản "Thuế và nợ của Kho bạc"

(Treasury Tax and Loan Account - TT&L). Khi thu thuế hay khi bán các

chứng khoán Kho bạc, Chính phủ trung ương luôn gửi thẳng tiền vào tài

khoản TT & L, nhằm mục đích giảm thiểu tác động của những hoạt độngnày đối với hệ thống ngân hàng. Kho bạc sau đó sẽ rút tiền định kỳ (chuyển

SVTH: Phạm Quang Hải 28

Page 31: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 31/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

tiền vào tài khoản tại Ngân hàng dự trữ liên bang) khi có nhu cầu chi tiêu.

Hiện nay Kho bạc trả phí quản tiền gửi và hưởng lãi trên số dư tiền gửi tại

các ngân hàng.

Một khoản mục tiền gửi quy mô lớn khác là tiền gửi của chính phủ,

doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài. Phần lớn lượng tiền gửi này được huy

động thông qua các chi nhánh của ngân hàng tại nước ngoài. Tiền gửi của

các  tổ chức nước ngoài tăng mạnh trong suốt thập kỷ 60 - 70, lên tới 1/5

tổng lượng tiền gửi tại các ngân hàng Mỹ trong năm 1980. Con số này thể

hiện sự tăng trưởng chóng mặt trong quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế

của các công ty Mỹ. Tuy nhiên, tỷ trọng của tiền gửi nước ngoài trong

nguồn vốn của ngân hàng đã giảm bởi vì lãi suất nội địa trong những năm

gần đây đã giảm đáng kể. Hơn nửa cuộc khủng hoảng nợ trên thế giới và

việc nền kinh tế trong nước tăng trưởng nhanh hơn đã khiến các ngân hàng

Mỹ giảm quy mô của kế hoạch bành trướng ra nước ngoài.

Khoản mục tiền gửi quan trọng cuối cùng là Tiền gửi của các ngân

hàng khác, bao gồm tiền gửi của ngân hàng đại lý - đây là tiền gửi mà các

ngân hàng nắm giữ của nhau thanh toán cho các dịch vụ đại lý. Ví dụ một

ngân hàng tại khu trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu, vi tính hoá

hoạt động ghi sổ, tư vấn các vấn đề thuế và đầu tư, tham gia cho vay, thanh

toán bù trừ và thu séc cho các tổ chức nhận tiền gửi nhỏ ở nông thôn và ở 

những khu xa trung tâm. Khi nhận tiền gửi từ các ngân hàng khác, ngân

hàng sẽ ghi vào tài khoản tiền gửi của ngân hàng khác (deposits due to

banks) thuộc bên nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. Ngân hàng sở hữu

khoản tiền gửi đó sẽ ghi vào bên tài sản tại tài khoản Tiền gửi tại ngân

hàng khác (deposits due from banks)

5. Quản lý nguồn tiền gửi.Có 4 nội dung quản lý:

SVTH: Phạm Quang Hải 29

Page 32: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 32/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

5.1. Quản lý lãi suất:

Giá trong kinh doanh NH chủ yếu bao gồm phí và lãi suất, tạo nên thu

nhập và chi phí của NH khi thực hiện việc cung cấp các sản phẩm tiền gửi

và cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm NH thực

hiện rất phong phú và đa dạng. Việc định giá cho các sản phẩm này là một

vấn đề phức tạp và khó khăn, vì một mặt NH phải đảm bảo duy trì được lợi

nhuận, mặt khác phải đảm bảo giá của sản phẩm đủ sức cạnh tranh.

Có thể nói, yếu tố cấu thành giá của sản phẩm tiền gửi của khách hàng

và cho vay khách hàng là lãi suất. Nói cách khác, lãi suất là yếu tố cơ bản

để huy động vốn và cho vay ngân hàng.

5.1.1. Định nghĩa:

Quản lý lãi suất của các khoản nợ là xác định các loại và cơ cấu lãi suất

trả cho các nguồn tiền khác nhau nhằm đảm bảo duy trì quy mô và kết cấu

nguồn phù hợ với yêu cầu sinh lợi của NH.

5.1.2. Nguyên nhân phải quản lý lãi suất:

Hiện nay, hầu hết các NH ở Việt Nam cũng như trên thế giới đang phải

đối mặt với sự cạnh tranh thu hút khách hàng về phía mình trong việc định

giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi, một loại nguồn vốn chủ yếu của NH.

Một mặt, NH phải trả một mức lãi suất đủ lớn để thu hút và phải cố gắng

hạn chế việc trả lãi suất quá cao bởi điều này sẽ làm giảm mức thu nhập

tiềm năng của NH. NH thường phải lựa chọn giữa 2 mục tiêu tăng trưởng

và khả năng sinh lời. Trả lãi quá cao cho các khoản tiền gửi và các nguồn

vốn khác giúp cho NH tăng trưởng nhanh, nhưng chiến lược cạnh tranh này

khiến cho lợi nhuận của NH suy giảm nghiêm trọng. Do đó phải quản lý lãi

suất và đưa ra được mức lãi suất phù hợp.

 NH không thể tự xác định mức lãi suất hoặc dự đoán chắc chắn về xu

hướng vận động của lãi suất. Nói cách khác, NH không thể là người “tạo

SVTH: Phạm Quang Hải 30

Page 33: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 33/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

giá” mà chỉ là người “chấp nhận giá”, chấp nhận và lập kế hoạch hoạt động

trên cơ sở mức độ hiện tại và khuynh hướng vận động của lãi suất. Quá

trình chuyển hoá tài sản bao gồm việc sử dụng vốn và huy động vốn

thường không cân xứng nhau về kỳ hạn và độ thanh khoản, làm NH phải

chịu rủi ro nhiều về lãi suất hoặc có thể nâng cao được lợi nhuận. Lãi suất

thực sự là giá cả của tiền tệ được hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu

vốn trên thị trường. Đây là điều kiện để các NHTM nâng cao tính tự chủ

trong định giá các sản phẩm NH, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

của mình, thích nghi với cơ chế lãi suất thị trường. Giá cả (lãi suất) chính là

công cụ mà mỗi NH có thể chọn để nâng cao khả năng sinh lợi và các mụctiêu khác, dù rằng mỗi NH không thể tự quyết định giá mà là do thị trường

dẫn dắt.

Một lãi suất hợp lý (cao hoặc thấp) đều có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt

động của DN. Khi lãi suất quá cao, các DN sẽ không dám vay vốn của NH,

nhiều dự án có hiệu quả cao sẽ không được thực thi, nhiều cơ hội kinh

doanh của DN sẽ bị mai một mất. Khi đó nguồn vốn NH sẽ ứ đọng, dẫn

đến giảm sút lợi nhuận, thậm chí là thua lỗ.

 Ngược lại, nếu lãi suất quy định quá thấp, các DN sẽ dễ dàng vay được

vốn, thậm chí vay vốn không sử dụng đúng mục đích, dẫn đến sử dụng vốn

lãng phí, không hiệu quả. Sự rủi ro của DN sẽ kéo theo sự rủi ro của NH và

ảnh hưởng không ít đến cả sự phát triển chung của nền kinh tế. Do đó, NH

cần phải có sự quản lý lãi suất. Với một lãi suất hợp lý cho phép các DN

tính toán được lợi nhuận thu về từ các dự án khả thi vì vậy sẽ chiếm lĩnh

được cơ hội kinh doanh. Đồng thời với một lãi suất hợp lý, DN sẽ có lợi

nhuận sau khi trừ chi phí lãi tiền vay, kích thích các DN mở rộng danh mục

đầu tư, thực hiện tái sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động của DN.

5.1.3. Mục tiêu quản lý:

SVTH: Phạm Quang Hải 31

Page 34: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 34/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Mục tiêu quản lý lãi suất là nhằm hạn chế tối đa tổn thất về thu nhập do

sự thay đổi của lãi suất thị trường, hay nói cách khác khi lãi suất thị trường

thay đổi sẽ không ảnh hưởng đến mức chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi

 phí lãi và giá trị vốn chủ sở hữu.

Các nhà quản lý thường sử dụng hệ số chênh lệch lãi ròng để đo lường

và so sánh sự thay đổi của thu nhập khi có biến động của lãi suất thị

trường. Nhiệm vụ của quản lý rủi ro lãi suất là kiểm soát quy mô của hệ số

thu nhập lãi ròng bằng cách tác động đến cấu trúc của danh mục tài sản nợ 

và nợ nhạy cảm lãi suất của ngân hàng.

5.1.4. Nội dung của quản lý lãi suất:

* Thực hiện đa dạng hoá lãi suất:

Do các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của mỗi hệ thống NH

là khác nhau nên quan điểm điều hành lãi suất của mỗi nhà quản lý ngân

hàng cũng khác nhau. Vì vậy, lãi suất ở các hệ thống ngân hàng cũng

không dập khuôn, tạo cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàngđể gửi tiền và vay tiền. Để có thể huy động được vốn, lãi suất của mỗi loại

tiền gửi cũng phải khác nhau. Cụ thể như sau:

- Lãi suất tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán).

Lãi suất tiền gửi thanh toán dùng trong các doanh nghiệp không được

hưởng lãi trực tiếp mà người gửi chỉ hưởng lãi gián tiếp thông qua các dịch

vụ thanh toán miễn phí của NH. Tài khoản tiền gửi thanh toán dùng cho cá

nhân được NH trả lãi, nhưng lãi suất cho loại tiền gửi này thường thấp hơn

lãi suất tiền gửi định kỳ.

- Lãi suất tiền gửi phi giao dịch ( tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết

kiệm)

SVTH: Phạm Quang Hải 32

Page 35: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 35/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Khác với tiền gửi thanh toán, tiền gửi định kỳ là tiền tạm thời chưa sử

dụng hoặc tiền để dành của cá nhân. Vì vậy, mục đích gửi tiền vào NH là

nhằm tìm kiếm lãi.

Đối với NH, tiền gửi định kỳ là nguồn vốn ổn định trong kinh doanh.

Do đó, NH thường trả lãi suất cho tiền gửi có kỳ hạn cao hơn lãi suất chi

trả cho tiền gửi thanh toán của cá nhân. Hình thức áp dụng tiền gửi có kỳ

hạn tại các NH rất đa dạng, có loại kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1

năm… Thời hạn càng dài, lãi suất càng cao. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn có

thể tính theo phương pháp lãi suất đơn hoặc lãi suất tích hợp và áp dụng lãi

suất cố định hoặc lãi suất thả nổi. Nếu áp dụng lãi suất thả nổi thì thường

lấy lãi suất thị trường liên NH làm cơ sở cho việc xác định lãi suất.

 NH còn trả lãi cho các loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết

kiệm có kỳ hạn. Riêng đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, ngoài lãi suất

được hưởng, người gửi còn có thể được thưởng dưới hình thức bằng tiền

hoặc hiện vật, thông qua xổ số theo định kỳ. Ngoài ra, NH còn phát hành

các giấy nợ dưới hình thức kỳ phiếu (hoặc trái phiếu). Lãi suất đối với

những khoản tiền có quy mô lớn sẽ được áp dụng khác với lãi suất những

khoản tiền có quy mô nhỏ.

 Nhìn chung, tiện ích mà NH cung cấp cho người gửi tiền và người cho

vay càng cao thì lãi suất càng thấp. Một số nguồn tiền lãi suất NH trả bằng

0 và người gửi phải trả phí để được hưởng tiện ích của NH. Một NH có thể

đưa ra lãi suất danh nghĩa cao hơn các NH khác, tức là đã tạo ra lãi suất

cạnh tranh bằng các phương pháp khác nhau như trả lãi làm nhiều lần trong

kỳ hoặc trả lãi trước.

Khi trả lãi nhiều lần trong kỳ, lãi suất tương đương (A) sẽ lớn hơn lãi

suất danh nghĩa mà ngân hàng cam kết trả.

A (NEC) = (1 + i/n)n

– 1 i: lãi suất danh nghĩa trong kỳn: số lần trả lãi

SVTH: Phạm Quang Hải 33

Page 36: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 36/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Khi trả lãi trước: B = 1/ (1 – i) i : lãi suất trả trước

 NH thường dùng phương pháp trên trong điều kiện bị khống chế về lãi

suất tối đa, hoặc để thay đổi tạm thời quy mô của các khoản mục chi phí trả

lãi trong kỳ.

=> Tiền gửi là nguồn vốn lớn nhất của các NHTM. Việc duy trì và mở 

rộng tiền gửi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh

và gia tăng lợi nhuận của NH. Do vậy, quản lý lãi suất tiền gửi và các chính

sách có liên quan phù hợp sẽ tạo điều kiện cho NH tập trung mọi nguồn

vốn nhàn rỗi trong xã hội với chi phí thấp nhất.

Lãi suất NH luôn đổi mới theo hướng đa dạng hoá, linh hoạt nhằm thoả

mãn nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tối thiểu hoá chi

 phí đầu vào, hạ thấp chi phí đầu ra, góp phần tối đa hoá lợi nhuận. Không

nên có bảng lãi suất cố định cho tất cả mọi khách hàng. Điều đó sẽ không

thu hút được các khách hàng làm ăn tốt vì thông thường, khách hàng làm

ăn tốt sẽ mang lại nhiều khoản lợi tức ngoài lợi tức cho vay.

5.1.5. Các cách quản lý lãi suất:

* Cố định lãi suất

Đây là cách làm cổ điển nhất. NH đưa ra thang lãi suất đã lập sẵn để

thông báo cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn từ NH hoặc gửi tiền cho

 NH.

- Ưu điểm:

+ Ngân hàng ước tính được khá chính xác lợi nhuận từ mỗi khoản cho

vay

+ Chủ động tính được lãi suất cần đưa ra để huy động tiền gửi và các

loại tài sản nợ khác

- Nhược điểm:

SVTH: Phạm Quang Hải 34

Page 37: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 37/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

+ Việc làm này, ngân hàng đã tự hạn chế mình về khả năng cho vay và

đầu tư -> xảy ra tình trạng thừa vốn mà không thể hoặc không dám đầu tư.

+ Làm mất khả năng thương lượng vốn giữa người vay và người muốn

cho vay (NH)

+ Ngân hàng phải chạy theo khách hàng

+ Khả năng rủi ro trong cho vay lớn hơn

+ Khó đầu tư vào chứng khoán vì lãi suất chứng khoán do cung cầu

quyết định

* Thả nổi lãi suất:

Khi NH thực hiện thả nổi lãi suất, NH quản lý được tài sản và lợi nhuận

theo hướng thương lượng giữa NH và khách hàng. Sẽ có nhiều khách hàng

tìm đến với NH hơn và NH sẽ có nhiều cơ hội tạo lợi nhuận hơn.

* Kết hợp cả 2 phương pháp quản lý trên

5.2. Quản lý quy mô và cơ cấuQuản lý quy mô và cơ cấu nhằm đưa ra và thực hiện các biện pháp để

gia tăng quy mô và thay đổi cơ cấu một cách có hiệu quả nhất. Gia tăng

nguồn theo chuẩn mực nào đó là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt

động của NH, là điều kiện để NH mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao

tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Cơ cấu nợ ảnh hưởng tới

cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của NH.

5.2.1. Nội dung quản lý:

* Thống kê đầy đủ, kịp thời các thay đổi về các loại nguồn, tốc độ quay

vòng của mỗi loại.

Công tác thống kê nguồn sẽ cho các nhà quản lý nghiên cứu mối liên hệ

giữa số lượng, cấu trúc nguồn với các nhân tố ảnh hưởng cũng như thấy

được đặc tính của thị trường nguồn của NH.

SVTH: Phạm Quang Hải 35

Page 38: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 38/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Trong điều kiện cụ thể, các nguồn của NH có thể có tốc độ và quy mô

thay đổi khác nhau. Các NH lớn có quy mô nguồn lớn và tốc độ tăng

trưởng nguồn có thể không cao như các NH nhỏ. Những NH ở trung tâm

tiền tệ có cơ cấu nguồn khác với NH ở xa.

* Phân tích kỹ các nhân tố gắn liền với thay đổi đó (các nhân tố ảnh

hưởng và bị ảnh hưởng).

 Những nhân tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi quy mô và kết cấu của

nguồn tiền thường xuyên thay đổi và cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Đây là cơ sở để NH đưa ra quyết định phù hợp để thay đổi quy mô và kết

cấu nguồn tiền.

Vào gần dịp Tết, quy mô của tiền gửi tiết kiệm có thể giảm xuống tương

đối, hoặc nếu NH phục vụ chủ yếu cho các DN xây dựng, tiền gửi của họ

tăng giảm nhiều phụ thuộc vào mùa xây dựng. Từ thực tế đó, các nhà quản

lý NH cần chia các loại khách hàng gắn với quy mô và tốc độ gia tăng của

mỗi nguồn. Các khách hàng, hoặc nhóm khách hàng có tiền gửi lớn được

đặc biệt chú ý, các nhóm khách hàng truyền thống, các nhóm khách hàng

nhạy cảm với những thay đổi về công nghệ, lãi suất và chất lượng phục vụ

kèm theo cần phải được nghiên cứu cụ thể. Các nhà quản lý cũng cần xem

xét thị phần nguồn tiền của các NH khác trên địa bàn và khả năng cạnh

tranh của họ.

* Lập kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu sử dụng.Kế hoạch nguồn cần được xây dựng cho từng giai đoạn, bao gồm kế

hoạch gia tăng quy mô của mỗi nguồn, nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu

tư hoặc nhu cầu chi trả cho các DN và dân chúng, khả năng thay đổi cơ cấu

nguồn hoặc tìm kiếm nguồn mới. Kế hoạch nguồn được đặt trong kế hoạch

sử dụng và lợi nhuận kỳ vọng, bao gồm kế hoạch về lãi suất, mở chi nhánh

hoặc điểm huy động, loại nguồn, tiếp thị…5.3. Quản lý kỳ hạnSVTH: Phạm Quang Hải 36

Page 39: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 39/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

5.3.1. Định nghĩa:

Quản lý kỳ hạn là xác định kỳ hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kỳ

hạn của sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn.

5.3.2. Nội dung quản lý: Bao gồm 3 nội dung.

* Xác định kỳ hạn danh nghĩa của nguồn và các nhân tố ảnh hưởng

- Định nghĩa: Nguồn huy động thường gắn với kỳ hạn nhất định, được

ngân hàng tuyên bố, đó là kỳ hạn danh nghĩa của nguồn.

- Ví dụ: Trong tiền gửi tiết kiệm có: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi kỳ

hạn 3 tháng, tiền gửi kỳ hạn 6 tháng.

Các kỳ hạn danh nghĩa thường gắn với một mức lãi suất nhất định, theo

xu hướng, nguồn có kỳ hạn danh nghĩa càng dài, lãi suất càng cao. Trong

trường hợp bình thường (tức không có khủng hoảng xảy ra) cũng có một số

người gửi rút tiền ra trước hạn, song nhìn chung mọi người gửi đều cố gắng

duy trì kỳ hạn danh nghĩa để được hưởng lãi suất ở mức cao nhất. Do vậy,

kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn.

- Ý nghĩa của việc xác định kỳ hạn danh nghĩa

Xác định kỳ hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động

của NH. Kỳ hạn liên quan tới tính ổn định và vì vậy, liên quan đến kỳ hạn

của sử dụng. Để cho vay và đầu tư dài hạn, NH cần có khả năng duy trì tính

ổn định của nguồn tiền. Mặt khác, kỳ hạn liên quan tới chi phí, đó là cácnguồn có tính ổn định cao thường phải có chi phí cao.

=> Quản lý kỳ hạn vì vậy là một nội dung đảm bảo an toàn và sinh lợi

cho NH

- Các nhân tố ảnh hưởng:

Thu nhập: mức thu nhập của dân chúng là một yếu tố quan trọng bởi các

khoản tiền gửi và vay với kỳ hạn dài (trên một năm) thường là của dân cư.

SVTH: Phạm Quang Hải 37

Page 40: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 40/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Do vậy, khi thu nhập của dân cư thấp, mức tiết kiệm thấp -> hạn chế khả

năng cho vay và gửi ngân hàng với kỳ hạn dài -> ảnh hưởng đến NH

Ổn định vĩ mô: nếu không có sự ổn định kinh tế về vĩ mô, lạm phát cao,

tỷ giá biến động theo hướng không có lợi cho người gửi nội tệ… sẽ làm

hạn chế việc kéo dài kỳ hạn danh nghĩa -> ảnh hưởng đến hoạt động NH

Khả năng chuyển đổi của giấy nợ: việc này liên quan đến hoạt động của

thị trường tài chính trong nước. Nếu thị trường tài chính hoạt động kém ->

tính thanh khoản của các giấy nợ thấp Việc phát hành giấy nợ dài hạn

(trên 1 năm) rất khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động NH

Kỳ hạn cho vay và đầu tư…

* Xác định kỳ hạn thực của nguồn và các nhân tố ảnh hưởng

- Định nghĩa: Kỳ hạn thực tế của khoản tiền gửi là thời gian mà khoản

tiền tồn tại liên tục tại một đơn vị ngân hàng

- Ví dụ: Nhiều người gửi tiết kiệm tại một NH với kỳ hạn danh nghĩa 6

tháng, song khoản tiền gửi có thể được duy trì nhiều lần 6 tháng (các kỳ

hạn 6 tháng nối tiếp nhau, người gửi không rút tiền ra khỏi NH) và trên

thực tế trở thành khoản tiền gửi trung và dài hạn.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến kỳ hạn danh nghĩa đều tác động đến kỳ

hạn thực tế.

 Ngoài ra, nhu cầu chi tiêu đột xuất và lãi suất cạnh tranh giữa các NH,lãi suất giữa các nguồn tiền khác nhau cũng ảnh hưởng tới kỳ hạn thực tế.

Cụ thể: sự thay đổi lãi suất sẽ gây ra sự dịch chuyển tiền gửi từ NH này

sang NH khác, từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác, từ loại tiền này sang loại

tiền khác, làm giảm kỳ hạn thực tế của khoản tiền gửi

Ví dụ: Ngân hàng A ở Hà Nội tăng lãi suất tiền gửi loại 12 tháng từ

0,55%/tháng lên 0,6%/tháng có thể sẽ gây ra 2 loại “hiệu ứng”

SVTH: Phạm Quang Hải 38

Page 41: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 41/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Tiền gửi từ các NH khác, hoặc tiền trong dân cư sẽ chảy về NH A. Điều

này phụ thuộc vào sự hấp dẫn của lãi suất gia tăng và các chi phí dịch

chuyển. Các món tiền nhỏ bé thường ít bị hấp dẫn khi lãi suất tăng ít. Một

món tiền gửi tại NH Cà Mau không dễ chuyển ra Hà Nội trong điều kiện

công nghệ NH và chi phí chuyển tiền hiện nay. Các món tiền gửi đã gần

đến hạn có thể ít bị dịch chuyển: người gửi cố gắng chờ đến hạn để được

lãi suất đầy đủ.

Sự dịch chuyển giữa các loại tiền gửi trong nội bộ NH A. Loại hiệu ứng

này không làm thay đổi (gia tăng) quy mô của nguồn mà chỉ làm thay đổi

kết cấu cảu nguồn, tác động tới tính ổn định của các nguồn khác kém hấp

dẫn hơn về lãi suất.

* Xem xét khả năng chuyển hoán kỳ hạn của nguồn.

Một nguồn tiền nào đó trong NH được tạo ra bởi sự tiếp nối liên tục của

các khoản huy động và đi vay. Một nguồn với kỳ hạn danh nghĩa là ngắn

hạn, có thể tồn tại liên tục trong nhiều năm, tức là thành nguồn có kỳ hạn

thực tế là trung và dài hạn. Phân tích và đo lường kỳ hạn thực tế của nguồn

tiền là cơ sở để NH quản lý thanh khoản, chuyển hoán kỳ hạn của nguồn,

sử dụng các nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn.

Phương pháp cơ bản để phân tích kỳ hạn thực tế là dựa trên số liệu

thống kê để thấy sự biến động số dư của mỗi nguồn vốn, của nhóm nguồn,

tìm số dư thấp nhất trong quý, trong năm, trong nhiều năm và các nhân tốảnh hưởng đến sự thay đổi, từ đó người quản lý đo được kỳ hạn thực gắn

liền với các số dư.

=> Quản lý kỳ hạn luôn gắn liền với quản lý lãi suất. Một sự gia tăng

trong lãi suất nguồn đều liên quan tới không chỉ tăng quy mô của nguồn mà

còn tới tính ổn định của nguồn giữa các NH, tính ổn định trong từng NH.

Lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng tổng nguồn, tiết

SVTH: Phạm Quang Hải 39

Page 42: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 42/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

kiệm, chi phí, vừa lại tăng tính ổn định của nguồn là nội dung quản lý

nguồn vốn của NH.

5.4. Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn

Thực hiện chức năng trung gian tài chính, trung gian thanh toán, NH

thường xuyên phải duy trì khả năng thanh toán, tức duy trì thanh khoản của

 NH. Sự ổn định của hệ thống NH liên quan chặt chẽ tới khả năng cung cấp

thanh khoản của nó. Do giới hạn nghiên cứu sẽ tập trung vào tính thanh

khoản của nguồn vốn.

5.4.1. Khái niệm:Khả năng huy động tạo khả năng thanh toán của NH, phản ánh tính

thanh khoản của nguồn vốn. Tính thanh khoản của nguồn được đo bằng

thời gian và chi phí để mở rộng nguồn khi cần thiết. Thời gian và chi phí

càng thấp, tính thanh khoản của nguồn càng cao.

5.4.2. Tính thanh khoản của nguồn vốn:

* Nhu cầu thanh khoản từ phía nguồn vốn

- Nhu cầu rút tiền của người gửi: các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân

có tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác…

- Các khoản tiền vay đến hạn trả

- Lãi cho các khoản tiền gửi.

* Cung thanh khoản từ phía nguồn vốn:

Khả năng huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách

hàng

* Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu thanh khoản:

- Nhóm nhân tố tạo ra hoảng loạn trong khách hàng gửi tiền: bất ổn

chính trị, tham nhũng trong hệ thống tài chính.

SVTH: Phạm Quang Hải 40

Page 43: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 43/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

- Nhóm nhân tố liên quan đến thu nhập và nhu cầu chi tiêu của khách

hàng: tính thời vụ trong sản xuất và tiêu dùng.

- Nhóm nhân tố cạnh tranh trên địa bàn giữa các trung gian tài chính

như chính sách lãi suất huy động…

- Nhóm nhân tố tạo nên sức mạnh và uy tín của bản thân NH: cán bộ,

công nghệ, thị phần…

* Rủi ro thanh khoản là tổn thất xảy ra cho NH khi nhu cầu thanh khoản

thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến. Trong điều kiện bình

thường, các NH vẫn có thể gặp phải một số vấn đề về thanh khoản trongquá trình đáp ứng các nhu cầu rút tiền của người gửi.

Tuy nhiên, những khó khăn lớn về thanh khoản thường xuất hiện khi

nhu cầu chi trả tiền gửi có biến động lớn so với mức bình thường mà ngân

hàng không thể dự đoán trước được. Bất kì một sự tăng lên đột ngột nào

của làn sóng rút tiền gửi của khách hàng, đều có thể làm tăng thêm những

khó khăn về thanh khoản cho NH. Kết quả cuối cùng có thể đẩy NH vàotình trạng mất khả năng thanh toán.

Hiện tượng rút tiền gửi ra khỏi NH một cách ồ ạt, bất ngờ và không dự

đoán trước là thuộc tính cơ bản và riêng có của các hợp đồng tiền gửi

không kì hạn vì nó được NH tiếp nhận trước tiên, đồng thời được chi trả

đầu tiên. Nhưng cụ thể, họ có thể được trả đầy đủ hoặc không được trả một

đồng nào.

Ví dụ: Động cơ của việc rút tiền ồ ạt ra khỏi ngân hàng

TS có TS nợ  

$90 TG: $100

(100 x $1/người)

SVTH: Phạm Quang Hải 41

Page 44: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 44/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Giả thiết rằng NH có 100 khách hàng gửi tiền. Mỗi người gửi 1$ vào

 NH. Giả sử mỗi người có một lý do để tin rằng giá trị tài sản có trên bảng

cân đối của NH chỉ có $90 (chính xác hoặc không chính xác).

Kết quả, mọi người gửi tiền đều có cùng một động cơ để nhanh chóng

đến NH rút ngay số tiền gửi $1. Nếu NH chỉ có số tài sản có trị giá 90$ thì

chỉ có 90 người gửi tiền đến trước được thanh toán. Mười người đến chậm

sẽ không được gì.

=> Với đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn đã làm cho các NH gặp phải

những trở ngại trong hoạt động quản trị thanh khoản.

* Biện pháp đáp ứng nhu cầu thanh khoản từ phía bên nguồn phụ thuộc

rất nhiều vào chi phí và thời gian huy động. Khi chuyển hoán kì hạn (huy

động vốn từ các món vay nhỏ, ngắn hạn để thực hiện cho vay lớn, trung và

dài hạn), NH có thể gánh chịu rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Do sự

không phù hợp về kì hạn giữa nguồn và tài sản, NH phải cân nhắc về việc

sử dụng dòng tiền vào để đáp ứng đầu tư và đồng thời duy trì thanh khoản

ở mức cần thiết.

Lựa chọn cung thanh khoản từ phía bên nguồn:

- Vay NHTW: Thường được ưu tiên sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh

khoản. Vài thời kỳ NHTW áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng, việc vay

mượn có thể dễ dàng hơn, lãi suất thường rất thấp, thấp nhất trong khung

lãi suất cho vay -> NHTM có thể sử dụng nguồn này để đáp ứng nhu cầuthanh khoản.

- Vay từ ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng: Cùng với sự

 phát triển của công nghệ thông tin, các NHTM được nối mạng với nhau,

tạo điều kiện để các ngân hàng cho nhau vay số tiền tạm thời chưa sử dụng.

Lãi suất thường cao hơn lãi suất của NHTW nhưng thủ tục vay mượn đơn

giản.

SVTH: Phạm Quang Hải 42

Page 45: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 45/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

- Vay bằng cách phát hành các giấy nợ ngắn hạn như chứng chỉ tiền gửi

(CD).

Lãi suất của các giấy nợ này thường cao hơn tiền gửi tiết kiệm cùng kì

hạn nhưng ngân hàng chủ động huy động một lượng tiền lớn đúng như yêu

cầu trong khoảng thời gian xác định, có thể mua bán lại ở thị trường cấp 2

khiến chúng hấp dẫn hơn.

- NH có thể tăng lãi suất tiền gửi để cạnh tranh với các NH khác nhằm

huy động được nhiều hơn. Biện pháp này thường áp dụng khi cần vốn để

cho vay vì chi phí thường cao.

- Mở rộng và đa dạng hoá khách hàng gửi tiền (mở nhiều chi nhánh ở 

các vùng, quốc gia, cung cấp nhiều loại hình gửi … để hạn chế nhu cầu

thanh khoản thời vụ lớn hơn hoặc bằng chu kỳ.

Ví dụ: Giả sử bảng cân đối tài sản của một ngân hàng khi thiếu hụt.

TS có TS nợ  

$ 100 Tiền gửi: $ 65

Tiền vay: $10

Tài sản nợ khác: $20

$100 $ 95

Có nhiều cách để đáp ứng sự thiếu hụt này nhưng ta sẽ nghiên cứu cách

quản lý tài sản nợ. NH sẽ tiếp cận với thị trường tiền tệ để vay tiền: thị

trường chính thức; thị trường liên NH và thị trường các hoạt động mua lại.

Các thị trường này cung cấp các khoản tín dụng trong ngắn hạn. Ngoài ra,

 NH có thể phát hành bổ sung các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất

cố định hoặc có thể chuyển nhượng được…

Khi tổng số tiền mặt đủ 5 $, NH có thể bù đắp hoàn toàn chênh lệch tiền

gửi ròng phải trả.

SVTH: Phạm Quang Hải 43

Page 46: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 46/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

TS có TS nợ  

$ 100 Tiền gửi: $ 75

Tiền vay: $10

Tài sản nợ khác: $20

$100 $ 100

Áp dụng phương pháp này sẽ gia tăng chi phí của NH vì NH phải đi vay

với điều kiện không thuận lợi, chịu lãi suất cao -> phương pháp này trở nên

kém hấp dẫn. Nhưng nó cho phép NH duy trì quy mô bảng cân đối, không

làm ảnh hưởng đến quy mô và kết cấu tài sản có của bảng cân đối tài sản vì

tất cả những điều chỉnh đều xảy ra bên phía tài sản nợ của bảng cân đối,

không ảnh hưởng tới bên tài sản có khi giải quyết nhu cầu thanh khoản về

chi trả tiền gửi. Đó chính là lý do phát triển nhanh chóng của kĩ thuật quản

lý tài sản nợ trong NH kết hợp với thị trường tiền tệ.

5.4.3. Quản lý rủi ro thanh khoản nguồn vốn.

Một NH dựa quá nhiều vào các nguồn quỹ vay mượn trên thị trường đểgiải quyết các nhu cầu thanh khoản có thể phải đối mặt với những rủi ro

thanh khoản rất lớn. Hoạt động quản lý tài sản nợ của mỗi NH còn phải dựa

vào danh tiếng của NH trên thị trường, chất lượng thị trường tiền tệ và

trạng thái thanh khoản chung của hệ thống tài chính để quản lý thanh

khoản. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý NH phải kết hợp lựa chọn thích hợp

giữa phương pháp sử dụng các tài sản có lỏng dự trữ để đáp ứng nhu cầuthanh khoản với giải pháp tìm kiếm các nguồn thanh khoản trên thị trường.

Có nhiều loại chiến lược mà các nhà quản lý NH thực hiện để quản lý

danh mục tài sản nợ của họ. Mỗi chiến lược đều phải cân đối giữa mức độ

rủi ro với thu nhập. Mục tiêu chung của những chiến lược này là tăng thu

nhập, giảm chi phí, đảm bảo khả năng thanh toán trong mọi điều kiện của

thị trường.

SVTH: Phạm Quang Hải 44

Page 47: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 47/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

* Chiến lược phát triển một cơ sở nguồn vốn vững chắc từ các thị

trường bán lẻ.

Một chiến lược cơ bản thường được sử dụng trong hầu hết các NH là

mở rộng và khai thác các nguồn vốn cá nhân (bán lẻ). Tiền gửi cá nhân là

một trong những nguồn vốn chủ yếu nhất của chiến lược huy động vốn của

các NH, bởi vì đặc điểm ổn định của nguồn vốn này cũng như chi phí

tương đối thấp so với nguồn vốn khác trên thị trường. Về mặt thời hạn, các

nguồn vốn bán lẻ này được xem như những nguồn tài chính ngắn hạn và có

thể rút ra lập tức bất cứ lúc nào.

Để có được nguồn vốn này, NH phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với

chi phí khá cao. Đồng thời, để giành được khách hàng, các NH phải có sự

chuẩn bị để đầu tư nâng cấp hệ thống mạng lưới chi nhánh, mở ra các kênh

 phân phối bằng điện tử, giúp họ thu hút thêm những người gửi tiền cá nhân.

Các NH cũng phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng

cạnh tranh về lãi suất trong huy động tiền gửi.

Mặt khác, những người đầu tư ngày càng hiểu biết tốt hơn về các công

nghệ tài chính mới nên ngày càng có phạm vi rộng lớn hơn các cơ hội chọn

lựa các phương thức đầu tư. Vì vậy, để không ngừng mở rộng và duy trì

được nguồn vốn quan trọng này, các NH phải chuẩn bị đầy đủ các điều

kiện cần thiết cho việc tạo ra các dịch vụ và sản phẩm dịch vụ mới.

Trong tiến trình khai thác và duy trì vững chắc nguồn vốn tiền gửi cánhân, một vấn đề cần quan tâm đó là kết hợp giữa mạng lưới chi nhánh bán

lẻ với các kênh phân phối bằng điện tử như: máy rút tiền tự động ATM hay

các ngân hàng bằng điện thoại. Tuy chi phí dịch vụ của các chi nhánh khá

cao nhưng nó vẫn cần được tiếp tục duy trì để phát triển chiến lược quản lý

tài sản nợ. Nguồn vốn này chủ yếu được các NH thu hút thông qua các tài

khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiết kiệm và các tài khoản tiền gửi có

kỳ hạn. Nhưng các tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết

SVTH: Phạm Quang Hải 45

Page 48: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 48/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

kiệm chứa đựng mức độ rủi ro rút vốn lớn nhất. Tuy nhiên, mức độ rủi ro

thanh khoản cao được bù đắp khi mà các NH chỉ phải trả mức lãi suất

tương đối thấp. Trái lại, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn áp dụng lãi suất cố

định có mức rủi ro rút vốn rất thấp so với 2 loại tiền tiền gửi này, ngoại trừ

trường hợp người gửi có nhu cầu rút vốn ra trước thời hạn.

Trong quản lý tài sản nợ, các NH cần phải nhận thức rõ và giám sát toàn

diện các khoản chi phí huy động vốn từ các khu vực cá thể trong mọi điều

kiện của thị trường. Trong trường hợp lãi suất thị trường cao, các tài khoản

tiền gửi thanh toán được trả lãi suất thấp tương xứng với giá trị cơ hội mà

 NH thu được. Khi lãi suất thị trường thấp thì các NH có thể phải chịu

những chi phí cơ hội cao đối với các nguồn vốn này, bao gồm các chi phí

mở tài khoản tiền gửi khách hàng kèm theo các khoản mục chi phí liên

quan: cấp sổ séc, gửi thông báo cho khách hàng.

* Chiến lược đa dạng hoá các nguồn vốn

Đa dạng hoá các nguồn vốn để giảm thấp mức độ ảnh hưởng của thị

trường. Tuy nhiên, khi đa dạng hoá các nguồn vốn huy động, NH sẽ mở 

rộng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của nó, đồng thời cũng làm

tăng thêm chi phí huy động vốn dưới các điều kiện của thị trường. Một vài

thị trường sẽ trở nên đắt đỏ hơn các thị trường khác, điều này phụ thuộc

vào đặc tính của từng công cụ huy động vốn, vào uy tín của từng NH, hay

vào điều kiện kinh tế cụ thể của từng khu vực địa lý. Cuối cùng là nhằm

nâng cao uy tín cho NH trước những nhà đầu tư, đảm bảo khả năng thanh

toán và hạ thấp chi phí phát hành các công cụ nợ của họ, một số NH đã tìm

kiếm thêm các nguồn vốn ở các thị trường khác để tài trợ cho các nhu cầu

thương mại.

Do đa dạng hoá các nguồn vốn đã làm cho các NH ngày càng phải dựa

vào các tổ chức tài chính chuyên nghiệp nhiều hơn để mở rộng quy mô

hoạt động của mình. Hơn nữa, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính đã thúc

SVTH: Phạm Quang Hải 46

Page 49: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 49/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

đẩy sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm tiền gửi mới so với các loại tiền

gửi NH truyền thống trước đây và được cung cấp bởi nhiều tổ chức tài

chính phi NH. Như vậy, các NH đã mất đi đáng kể các nguồn vốn rẻ nhất

của họ. Sự thay đổi này làm tăng lên đáng kể chi phí huy động vốn của NH.

* Chiến lược tăng cường nguồn vốn dài hạn, lãi suất cố định

Danh mục tài sản nợ của hầu hết các NH có xu hướng nghiêng về các

nguồn vốn dài hạn với lãi suất cố định. Đó là kết quả đương nhiên của quá

trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư của bộ phận các nhà đầu tư sang các nguồn

vốn dài hạn, dẫn đến một hiện tượng phổ biến là các NH sử dụng các

nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản có dài hạn. Điều này đã tạo ra

rủi ro thanh khoản và làm tăng thêm các khó khăn cho ngân hàng khi thay

thế các nguồn vốn đã đến hạn thanh toán.

 Nhận rõ sự mất cân đối về khả năng thanh toán và rủi ro lãi suất do thời

lượng giữa tài sản có và tài sản nợ không cân xứng với nhau, các NH đã

tích cực chủ động tìm cách kéo dài thời lượng của danh mục tài sản nợ. Với

một nguồn vốn dài hạn hơn, có thể giúp NH tránh được những biến động

về giá cả khi quay vòng các tài sản nợ ngắn hạn. Nó còn cho các NH biết

trước mức chi phí huy động vốn sẽ phải trả, từ đó giúp họ chủ động đáp

ứng các nhu cầu của thị trường với lãi suất phù hợp, tránh được dự trữ quá

cao về thanh khoản cũng như tránh được rủi ro về lãi suất.

Trên thị trường tài chính chuyên nghiệp, mỗi NH còn có thể tăng cácnguồn vốn dài hạn với lãi suất cố định bằng cách phát hành thêm các loại

trái phiếu hoặc các loại chứng chỉ tiền gửi. Tuy các công cụ nợ này có mức

chi phí huy động khác cao, nhưng lại cung cấp cho NH một nguồn vốn dài

hạn và ổn định. Ngoài ra có thể chuyển nhượng, mua bán trên thị trường

thứ cấp nên hầu như không có rủi ro rút vốn đối với công cụ này. Nó đảm

 bảo cho NH một nguồn vốn ổn định đến tận khi các công cụ nợ đến hạn.

SVTH: Phạm Quang Hải 47

Page 50: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 50/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Để tăng vốn bằng cách sử dụng các công cụ đó, mỗi NH cần phải có uy

tín, có mối quan hệ quen biết rộng tãi trên các thị trường. Ngoài ra, để đi

đến quyết định chọn lựa các công cụ tăng vốn dài hạn nào, mỗi nhà quản lý

 NH phải xem xét phối hợp thời gian tăng quỹ sao cho phù hợp, đồng thời

 phải tính toán và so sánh giữa tổng số chi phí cần thiết để dự trữ thanh

khoản với tổng số tăng thêm vì chi phí trả lãi suất cao nếu như cần thiết

 phải tăng thêm nguồn vốn.

 Như vậy, vấn đề quản lý thanh khoản và quản lý tài sản nợ trong mỗi

 NH có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu một NH áp dụng mô hình quản lý

tài sản nợ nhằm tác động tới toàn bộ rủi ro rút vốn trong danh mục nguồn

vốn thì phải có đủ tài sản dự trữ để đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu rút tiền

gửi của khách hàng. Tuy nhiên, để khắc phục vấn đề rủi ro rút vốn bao giờ 

cũng làm tăng thêm chi phí của ngân hàng. Bởi vì khi sử dụng những

nguồn tài sản nợ mà có thể dễ dàng giúp cho các nhà quản lý kiểm soát kịp

thời những rủi ro thanh khoản trong tương lai thường có mức chi phí khá

cao. Do vậy, trong 3 chiến lược cơ bản thường áp dụng để quản lý tài sản

nợ, mỗi ngân hàng phải nghiên cứu để lựa chọn cho mình một chiến lược

quản lý phù hợp, có hiệu quả nhất.

SVTH: Phạm Quang Hải 48

Page 51: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 51/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

CHƯƠNG 2

LIÊN HỆ THỰC TIỄN

1. Tình hình huy động và quản lý tiền gửi tại các NHTM

Việt Nam.

Lãi suất là một trong những công cụ tài chính quan trọng nhất của các

ngân hàng. Lãi suất huy động tiền gửi, còn gọi là lãi suất huy động vốn hay

tiết kiệm, và lãi suất cho vay là hai công cụ chính các ngân hàng dùng đểnâng cao thế mạnh tài chính của họ và giúp đóng góp vào việc ổn định và

 phát triển nền kinh tế quốc dân. Công cụ tài chính này thường được các

 Ngân hàng Trung ương của các quốc gia thường xuyên sử dụng để ổn định

nền kinh tế trong nước. Khi nền kinh tế của họ có dấu hiệu chậm lại, các

 Ngân hàng Quốc gia thường đưa ra một lãi suất cho các ngân hàng tư nhân

vay rất thấp để khuyến khích việc họ vay và cho vay lại để tiêu dùng hayđầu tư phát triển giúp hâm nóng nền kinh tế trở lại. Khi tốc độ phát triển

của nền kinh tế tăng quá mau dẫn đến tình trạng lạm phát, giá cả leo thang

thì các Ngân hàng Quốc gia này sẽ đưa ra lãi suất cao để giảm thiểu số

lượng tiền vay của các ngân hàng tư nhân và qua đó giảm nhu cầu tiêu

dùng của người dân.

Ở Việt Nam, đa số các ngân hàng thương mại lớn đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và chịu sự chi phối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Một cách nào đó, việc tăng hay giảm lãi suất tiết kiệm hay cho vay đều

 phản ảnh chính sách của NHNN, chiến lược riêng của từng ngân hàng và

có sự tác động của nền kinh tế thị trường.

Mỗi ngân hàng đều có chiến lược hay lý do riêng khi quyết định tăng lãi

 suất tiền gửi. Điểm mấu chốt là khi tăng lãi suất này, các ngân hàng đềunhằm vào việc thu hút thêm lượng tiền hiện đang luân chuyển trong thị

SVTH: Phạm Quang Hải 49

Page 52: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 52/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

trường để phục vụ một mục đích tài chính nào đó. Tùy vào nhu cầu tiền

mặt của ngân hàng, của chính phủ hay các khách hàng lớn cần vay để mua

 bán, đầu tư vào dự án trọng điểm, các ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất

thấp hay cao để thu hút dân chúng bỏ tiền vào các tài khoản hoặc quỹ tiết

kiệm. Với các nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu sử dụng tiền mặt hay

đầu tư vào các dự án tăng cao, ngân hàng thường không đủ tiền để cho vay

nên phải tìm cách huy động tiền gửi sau đó cho vay lại với một lãi suất cao

hơn.

Việc tăng hay giảm lãi suất tiền gửi hoặc cho vay là những sinh hoạt

thường xuyên của các ngân hàng, và giúp chúng ta thấy được sức mạnh của

ngành ngân hàng cũng như của nền kinh tế. Không có lý do gì để chúng ta

lo ngại mỗi lần ngân hàng thay đổi lãi suất, nhất là khi mức tăng hay giảm

vừa phải theo thị trường hay được Ngân hàng Nhà nước giám sát và cho

 phép.

Có những lý do khách quan do thị trường tác động và có những lý do

riêng biệt khác mang tính chất hay nhu cầu nội bộ của việc tăng lãi suất

tiền gửi. Nhiều ngân hàng vì cần số lượng tiền cho vay lớn và để gấp rút

đáp ứng nhu cầu phát triển của chính phủ hay doanh nghiệp (đầu tư, nhập

khẩu, v.v.) nên phải huy động tiền gửi qua việc tăng lãi suất tiết kiệm ngắn

hay dài hạn. Các ngân hàng khác, vì vị thế và nhu cầu cạnh tranh không

muốn mất khách hàng, tuy không có nhu cầu tiền mặt lớn, thường vẫn phải

tăng lãi suất để cùng đứng chung với các ngân hàng khác. Việc các ngân

hàng theo nhau tăng hay giảm lãi suất cũng là việc bình thường.

1.1. Thực trạng huy động tiền gửi tại các NHTM Việt Nam.

1.1.1. “Chạy đua lãi suất” giữa các NHTM.

Trong 6 tháng đầu năm (2006), lãi suất huy động và cho vay của các

ngân hàng thương mại (NHTM) tăng nhẹ so với đầu năm. Điều đáng longại là lãi suất tăng trong khi nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng

SVTH: Phạm Quang Hải 50

Page 53: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 53/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

vẫn dư thừa, cung - cầu vốn ở mức bình thường, lãi suất VND chênh lệch

dương so với lạm phát (cao hơn lạm phát) khoảng 2%/năm. Theo NHNN

Việt Nam, trong 6 tháng, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các tổ

chức tín dụng vẫn tăng nhẹ, đối với lãi suất VND tăng khoảng 0,12% -

0,24%/năm, còn lãi suất đồng USD tăng khoảng 0,1% - 0,3%/năm.

Đầu tháng 7-2006, sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh

lãi suất cơ bản đồng USD từ mức 5% lên 5,25%/năm, nhiều ngân hàng

trong nước không thể “kìm” được áp lực, tiếp tục tăng lãi suất huy động.

Đầu tiên là Eximbank điều chỉnh lãi suất huy động USD, với mức tăng

0,2% - 0,6%/năm, tùy theo các kỳ hạn. Ngân hàng Thương mại cổ phần Á

Châu (ACB) cũng tăng lãi suất tiền gửi VND cho tất cả kỳ hạn, mức tăng

có biên độ từ 0,24% đến 0,60%/năm.

Mới đây, lại đến Ngân hàng Công thương Việt Nam điều chỉnh biểu lãi

suất huy động USD. Còn Ngân hàng Thương mại cổ phần Các doanh

nghiệp Ngoài quốc doanh (VPBank) tăng lãi suất USD và VND ở tất cả kỳ

hạn.

Hiện tại, một số NHTM, trước hết là các NHTM cổ phần đã điều chỉnh

tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm. Có một thực tế, do đặc điểm

chung của các NHTM nước ta chủ yếu vẫn sử dụng công cụ lãi suất để

cạnh tranh với nhau. Trong khi đó các NHTM cổ phần, nói chung mạng

lưới và khả năng tiếp cận khách hàng có hạn chế hơn so với NHTM quốcdoanh. Ðể bù đắp, thông thường các ngân hàng này thường áp dụng mức

lãi suất có nhỉnh hơn so với các NHTM quốc doanh.

 Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 (2006), người ta chứng kiến tình

hình nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh tăng lãi

suất huy động cả VND và USD.

Các ngân hàng thương mại Nhà nước và các công ty tài chính tuy khôngtuyên bố tăng lãi suất, nhưng cũng chào mời các loại chứng từ có giá vớiSVTH: Phạm Quang Hải 51

Page 54: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 54/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

mức lãi suất cao hơn mức lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn và khuyến mãi

kèm các giải thưởng.

Chúng ta hãy xem xét từ thực tiễn ở Hà Nội và Tp. HCM (hai địa bàn

chiếm đến 70% tổng vốn huy động và hơn 50% dư nợ cho vay của toàn hệ

thống ngân hàng). Đến cuối tháng 7/2006, số dư vốn huy động từ các tổ

chức kinh tế-xã hội và dân cư của các tổ chức tín dụng Hà Nội đạt trên

175.000 tỷ đồng nhưng dư nợ cho vay chỉ gần 92.000 tỷ đồng.

Còn tại Tp.HCM, liên tục trong 7 tháng đầu năm hoạt động tăng trưởng

tín dụng trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các năm trước

đây trong khi huy động vốn tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tỷ lệ sử

dụng vốn cho vay trực tiếp nền kinh tế trên vốn huy động của các ngân

hàng thương mại tại Tp. HCM hiện chỉ trên 80% (trước đây có lúc lên trên

90%).

 Nhìn vào hiện tượng trên thì có vẻ đúng là lãi suất tăng không phải do

sức ép cung-cầu vốn, nhưng tại sao không cần vốn mà các ngân hàng vẫn

tăng lãi suất huy động.

Ta có thể xem xét lãi suất huy động tiền gửi dân cư của VCB và VP

Bank làm ví dụ

Bảng 2.1

LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TIỀN GƯI DÂN CƯ CỦA VCB - 08/11/2006

Đơn vị: % / năm 

1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng Không kỳ hạn

VND 6.24 6.84 7.44 7.8 8.04 8.4 2.4

USD 3.7 3.8 4.2 4.4 4.55 4.85 1.25

EUR 1.2 1.4 1.6 1.8 1.8 1.9 0.5

SVTH: Phạm Quang Hải 52

Page 55: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 55/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Bảng 2.2BIỂU LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

CHI NHÁNH HÀ NỘI & CHI NHÁNH THĂNG LONG CỦA VP-B (Áp dụng từ ngày 10/07/2006) 

LOẠI KỲ HẠN LÃI SUẤT VNĐ(Áp dụng với cả tiền gửi và tiết kiệm)

Dưới 100 trđ 100-> dưới 500 trđ Từ 500 trđ trở lên

% tháng % năm % tháng % năm % tháng % năm

Không kỳ hạn 0.25 3.00 0.26 3.12 0.27 3.24

Kỳ hạn 01 tháng 0.60 7.20 0.61 7.32 0.62 7.44

Kỳ hạn 02 tháng 0.65 7.80 0.66 7.92 0.67 8.04

Kỳ hạn 03 tháng (lãi cuối kỳ) 0.71 8.52 0.72 8.64 0.73 8.76

  - Trả lãi hàng tháng  0.70 8.40 0.71 8.52 0.72 8.64Kỳ hạn 06 tháng (lãi cuối kỳ) 0.73 8.76 0.74 8.88 0.75 9.00

- Trả lãi hàng tháng  0.72 8.64 0.73 8.76 0.74 8.88

Kỳ hạn 09 tháng (lãi cuối kỳ) 0.75 9.00 0.76 9.12 0.77 9.24

- Trả lãi hàng tháng  0.73 8.76 0.74 8.88 0.75 9.00

Kỳ hạn 12 tháng (lãi cuối kỳ) 0.77 9.24 0.78 9.36 0.79 9.48

  - Trả lãi hàng tháng  0.74 8.88 0.75 9.00 0.76 9.12

Kỳ hạn 13 tháng (lãi cuối kỳ) 0.78 9.36 0.79 9.48 0.80 9.60

- Trả lãi hàn g tháng  0.75 9.00 0.76 9.12 0.77 9.24

Kỳ hạn 24 tháng (lãi cuối kỳ) 0.80 9.60 0.81 9.72 0.82 9.84

  - Trả lãi hàng tháng  0.75 9.00 0.76 9.12 0.77 9.24

Kỳ hạn 36 tháng (lãi cuối kỳ) 0.82 9.84 0.83 9.96 0.84 10.08

  - Trả lãi hàng tháng  0.75 9.00 0.76 9.12 0.77 9.24

 

1.1.2. Nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Có thể đưa ra một số lý giải sau.

-Cơ cấu tiền gửi của các ngân hàng thương mại chưa vững chắc

- Phần lớn vốn sử dụng để cho vay của các ngân hàng là từ nguồn tiền

gửi của các tổ chức và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Tiền gửi tiết kiệm tuy

 phải trả lãi suất cao hơn nhưng đặc điểm của nguồn này có tính ổn định,

vững chắc.

SVTH: Phạm Quang Hải 53

Page 56: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 56/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Hiện nay, 55,4% vốn huy động của các ngân hàng thương mại ở Hà Nội

là của các tổ chức kinh tế-xã hội và các định chế tài chính (không phải các

tổ chức tín dụng). Tỷ lệ này ở Tp.HCM là 51%.

- Bên cạnh đó, tiền gửi của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tổng công

ty lớn (từ hàng chục đến hàng ngàn tỷ đồng) cũng đều là nguồn vốn không

kỳ hạn hoặc ngắn hạn, bất cứ lúc nào cũng bị rút đột ngột.

Một chi nhánh Ngân hàng Công thương trên địa bàn Hà Nội có hơn

3.000 tỷ vốn huy động, trong đó 1.000 tỷ là tiền gửi ngắn hạn của một tổng

công ty Nhà nước. Ngân hàng này luôn nơm nớp lo nếu vì lý do nào đó

tổng công ty này rút số tiền trên thì ngay lập tức nguồn vốn huy động của

chi nhánh này giảm 1/3 và hậu quả của nó đối với việc cân đối vốn thì ai

cũng rõ.

- Tác động từ việc tăng lãi suất của FED

Đến ngày 29/6/2006 FED tăng lãi suất cơ bản lên mức 5,25%/năm, đây

là lần tăng thứ 17 trong vòng 2 năm qua kể từ tháng 6/2004. Lãi suất củathị trường tài chính của các nước luôn tác động lẫn nhau. Lãi suất huy động

ngoại tệ trong nước lần lượt tăng theo các lần điều chỉnh của FED. Hiện lãi

suất huy động USD kỳ hạn 12 tháng cao nhất của ngân hàng thương mại đã

đến mức 5,1%/năm.

Bên cạnh đó, lãi suất ngoại tệ tăng gây sức ép lên lãi suất nội tệ. Nhiều

ngân hàng lo ngại người dân sẽ chuyển từ gửi nội tệ sang ngoại tệ khiếnngân hàng thiếu hụt vốn nội tệ nên cũng phải tăng lãi suất nội tệ lên ở mức

tương đối có lợi cho người gửi tiền để duy trì nguồn vốn này.

- Sức ép cạnh tranh và mở rộng kinh doanh

Chúng ta đều biết tiền gửi là đầu vào sống còn trong hoạt động của ngân

hàng. Trong giới ngân hàng có câu: "Ai có nguồn vốn lớn, người ấy chiếm

lĩnh thị trường".

SVTH: Phạm Quang Hải 54

Page 57: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 57/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Sức ép cạnh tranh để giữ và phát triển nguồn vốn là rất gay gắt. Một số

ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội cho biết tại thời điểm này tuy không

thiếu vốn nhưng họ vẫn phải tăng lãi suất huy động vì sợ khách hàng rút

tiền sang các ngân hàng khác có lãi suất cao hơn.

Phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần nói: "Qua theo

dõi tình hình hiện nay, tôi thấy cứ chi nhánh nào có nguồn tiền gửi từ tổ 

chức kinh tế- xã hội và dân cư lớn thì chi nhánh đó lỗ vì lãi suất huy động 

cao, cho vay lại khó khăn, vốn thừa vẫn phải trả lãi cho tiền gửi. Nhưng 

tính chung cả hệ thống thì chúng tôi vẫn phải tăng lãi suất vì sụt giảm tiền

 gửi không những hoạt động tín dụng trở nên bấp bênh mà còn mất khách

hàng với những nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng".

- Bù đắp cho rủi ro trong hoạt động tín dụng

Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong chặng đầu của tiến trình hội

nhập, rủi ro tín dụng ngày càng tăng. Tỷ lệ nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 thể

hiện trên bản cân đối của các ngân hàng thương mại hiện phần lớn ở mức

dưới 5%/tổng dư nợ, nhưng các khoản nợ nhóm 2 (các khoản nợ quá hạn

dưới 90 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời

hạn nợ đã cơ cấu lại...) đang có xu hướng tăng. Một vài ngân hàng thương

mại Nhà nước tỷ lệ nợ nhóm 2 đến nhóm 5 đã trên mức 20%/tổng dư nợ 

cho vay.

Theo phản ánh của một số ngân hàng, các khoản cho vay đối với doanhnghiệp Nhà nước đang có dấu hiệu tiếp tục tăng do khối xây dựng, giao

thông đã hết thời hạn cơ cấu lại nợ nhưng vẫn không thanh toán được nợ.

 Nợ xấu cũng xuất hiện một số doanh nghiệp xuất khẩu nhạy cảm với những

 biến động của thị trường. Bên cạnh đó nợ đọng trong cho vay lĩnh vực bất

động sản cũng không phải là ít...

SVTH: Phạm Quang Hải 55

Page 58: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 58/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Tình hình này có thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến các

ngân hàng tiếp tục tăng cường thu hút tiền gửi để bù đắp phần vốn đang nợ 

đọng và đảm bảo khả năng thanh khoản của mình.

1.2. Thực trạng quản lý tiền gửi tại các NHTM Việt Nam

Chắc chắn rằng không phải người gửi tiền nào cũng hành xử giống hệt

nhau. Một số người chọn gửi tiền vào những ngân hàng có lãi suất huy

động cao, nhưng bù lại thì họ sẽ phải lo lắng nhiều hơn về những thông tin

thất thiệt hay nguy cơ đổ bể thật sự của ngân hàng mình chọn. Ngược lại,

có những người muốn ít phải lo lắng hơn về những vấn đề trên thì lại chọn

những ngân hàng có uy tín cao hơn để gửi tiền. Hiện nay, gửi tiền tại các

ngân hàng là vẫn là phương thức được ưa thích nhất của đại đa số nhân

dân. Việc lựa chọn ngân hàng tùy thuộc vào thái độ của mỗi người đối với

hai yếu tố rủi ro và lãi suất. Hai yếu tố này phụ thuộc nhiều vào mô hình

quản lý tiền gửi của NHTM.

Trong việc quản lý tiền gửi, chi phí và quy mô là hai vấn đề mà các nhà

quản lý ngân hàng luôn phải tìm cách giải quyết. Đúng ra việc quản lý này

về cơ bản phải theo những quy luật của cung-cầu vốn và chiến lược kinh

doanh của ngân hàng. Nhưng hiện nay một số ngân hàng Việt Nam lại đang

 phải quản lý tiền gửi theo sức ép của sự cạnh tranh và đảm bảo khả năng

thanh khoản.

Hậu quả của tình hình này là lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm, thậm chí cóngân hàng sẽ lỗ hoặc các ngân hàng phải tăng mạnh lãi suất cho vay để bù

đắp chi phí tiền gửi quá lớn.

Cả hai điều này đều bất lợi cho bản thân các ngân hàng và nền kinh tế.

2. Khả năng ứng dụng các mô hình quản lý tiền gửi tại

NHTM Việt Nam.

SVTH: Phạm Quang Hải 56

Page 59: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 59/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

2.1. Quản lý lãi suất 

Trước đây, ở Việt Nam trong cơ chế quản lý theo kế hoạch tập trung lãi

suất tiền gửi và cho vay và NHNN ấn định vả được ổn định trong một thời

gian dài, vì vậy không xuất hiện rủi ro lãi suất hoặc rủi ro không đáng kể.

Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, tính ổn định của lãi suất dần

dần bị phá vỡ. Cuối những năm 1990, lãi suất quy định của NHNN đã thay

đổi thường xuyên hơn 4,5 lần 1 năm. Ngày 1/6/2002 là mốc đáng chú ý khi

Thống đốc Lê Đức Thuý công bố thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận với

các tổ chức tín dụng. Đây được coi là bước điều chỉnh căn bản trong việc

quản lý lãi suất. Với cơ chế mới, các ngân hàng thương mại sẽ buộc phải

cạnh tranh gay gắt hơn, quyết liệt hơn, và phải lao vào một cuộc chạy đua

tăng lãi suất huy động. Cũng theo cơ chế này, rủi ro lãi suất sẽ bộc lộ rõ

nét, đòi hỏi các NH phải quan tâm và có những giải pháp thích hợp nhằm

hạn chế tổn thất. Đây được coi là một bước điều chỉnh căn bản trong việc

quản lý lãi suất, một bước tiến dài trong việc điều hành chính sách tiền tệ

của nước ta.

Việc áp dụng cơ chế tự do hóa lãi suất đã tạo điều kiện tốt cho sự phát

triển của hệ thống ngân hàng và là bước tiến quan trọng của quá trình tự do

hóa tài chính ở VN. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi tích cực thì việc

thực hiện tự do hóa lãi suất trong thời gian qua cũng nảy sinh một số vấn đề

 bất cập trong quản lý lãi suất và khó khăn cho hệ thống ngân hàng VN như

việc NHNN công bố lãi suất cơ bản nhằm định hướng lãi suất thị trường

trong thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, các NHTM cổ phần tiềm lực

về tài chính còn hạn chế phải đối mặt khi tiến hành tự do hóa lãi suất.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được chú ý đúng mức ở các

 NHTM, trong một số ngân hàng, bộ phận kiểm soát nội bộ tồn tại mang

tính hình thức, không phát hiện được những sai sót của bộ phận điều hành

hoặc nếu có phát hiện ra thì cũng không xử lý được. Đây là vấn đề mà hệ

SVTH: Phạm Quang Hải 57

Page 60: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 60/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

thống ngân hàng VN cần có biện pháp khắc phục vì nó liên quan mật thiết

đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong vấn đề quản lý lãi

suất của hoạt động tín dụng.

Hiện nay ở Việt Nam vẫn đang áp dụng mô hình quản lý lãi suất theo

 phương pháp lãi suất thả nổi có sự quản lý của nhà nước. Việc áp dụng mô

hình đó là đúng đắn trong hoàn cảnh hệ thống Ngân hàng – tài chính của

nước ta vẫn còn mới mẻ, rủi ro vẫn còn cao, pháp luật liên quan đến các

hoạt động tiền tệ vẫn còn chưa thực sự ổn định.

2.2. Quản lý quy mô và cơ cấu

Mỗi Ngân hàng đều có quy mô và cơ cấu nguồn vốn riêng. Những

 NHTM lớn có quy mô vốn lớn sẽ có quy mô và tốc độ tăng trưởng khác với

các NHTM nhỏ tiềm lức yếu hơn. Từ đó mỗi NHTM sẽ có mục tiêu phát

triển khác nhau

Xét hai bảng cơ cấu vốn năm 2005 của Ngân hàng đầu tư và phát triển

Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu ACB.

Bảng 2.3

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV)

Đơn vị : triệu đồng

 Nguån vèn 31/12/2005% so víi Σ

vèn vay

% so víi Σ

NV

Vèn vay

TiÒn göi thanh to¸n cña Kho b¹c NN & tæ chøc

tÝn dông kh¸c

TiÒn göi cã kú h¹n vµ tiÒn vay tõ Bé Tµi chÝnh vµ

NHNN VN

TiÒn göi cã kú h¹n vµ tiÒn vay tõ c¸c tæ chøc tÝn

dông kh¸c

C¸c nguån vèn vay kh¸c

TiÒn göi kh¸ch hµng vµ c¸c kho¶n ph¶i tr¶ kh¸ch

hµng

6.225.054

8.752.256

1.759.969

8.142.448

87.025.709

5,56

7,82

1,57

7.28

77.77

5,26

7,39

1,49

6,87

73,48

SVTH: Phạm Quang Hải 58

Page 61: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 61/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Tr¸i phiÕu ®ang ®îc chµo b¸nTæng vèn vay 111.905.436 100 94,49

% so víi Σ

vèn chñ

% so víi Σ

NV

Vèn chñ së h÷u

Vèn ®iÒu lÖ

Vèn kh¸c

Quü chªnh lÖch tû gi¸ do chuyÓn ®æi b¸o c¸o tµi

chÝnh

C¸c quü dù tr÷ 

Lîi nhuËn ®Ó l¹i

3.970.997

741.985

50.859

1.652.057

114.963

60,80

11,36

0,78

25,3

1,76

3,35

0,63

0,04

1,39

0,10

Tæng vèn chñ së h÷u 6.530.861 100 5,51Tæng céng 118.436.297 100

Trong tổng vốn của BIDV, vốn nợ chiếm tới 94,49%, vốn chủ sở hữu chỉ

chiếm 5,51%. Tiền gửi của khách hàng và các khoản phải trả khách hàng

chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn của BIDV ( 77,77% tổng vốn vay

và 73,48% trong tổng vốn). Các khoản tiền vay từ các nguồn chiếm khoảng

15% tổng vốn. Còn tỷ trọng các nguồn khác là không đáng kể.

Bảng 2.4

Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu ACB:

Đơn vị: triệu đồng

Nguån vèn% so víi Σ

vèn vay

% so víi Σ

NV

TiÒn vay tõ Ng©n hµng Nhµ níc ViÖt Nam

TiÒn göi vµ tiÒn vay tõ c¸c tæ chøc tÝn dông trong

níc

Vèn nhËn tõ ChÝnh phñ, c¸c tæ chøc quèc tÕ vµ tæ

chøc kh¸c

TiÒn göi cña kh¸ch hµng

Nî kh¸c

ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp ph¶i nép

967.312

1.123.576

265.428

19.984.920

630.026

18.396

4,21

4,89

1,15

86,93

2,74

0,08

3,985

4,628

1,093

82,334

2,595

0,076Tæng nî 22.989.658 100 94,71

Vèn vµ c¸c quü% so víi Σ

vèn chñ

% so víi Σ

NV

Vèn ®iÒu lÖC¸c quü dù tr÷ 

948.316138.973

73,910,83

3,910,57

SVTH: Phạm Quang Hải 59

Page 62: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 62/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

Lîi nhuËn cha ph©n phèi 195.917 15,27 0,81Tæng vèn vµ c¸c quü 1.283.206 100 5,29Tæng céng nguån vèn 24.272.864 100

Cơ cấu vốn của ngân hàng ACB cũng tương tự như của BIDV, với tỷ lệ

vốn nợ là chủ yếu (94,71% trong tổng vốn), trong đó tiền gửi của khách

hàng còn chiếm tới 82,33%, cao hơn BIDV là gần 10%. Tiền vay từ NHNN

cũng như các tổ chức tín dụng khác là 8% (thấp hơn BIDV khoảng 7%).

Các NHTM sẽ xây dựng những chiến lược phát triển riêng cho mình

trong từng giai đoạn để quản lý một cách có hiệu quả nhất và tránh tổn thất.

2.3. Quản lý kỳ hạn

Hiện nay hệ thống NHTM Việt Nam thực hiện khá tốt hoạt động này.

Cụ thể trong tiền gửi tiết kiệm có: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn 3

tháng, tiền gửi kỳ hạn 6 tháng (ví dụ: trong bảng 2.1 và 2.2), đó là kỳ hạn

danh nghĩa.  Nhiều người gửi tiết kiệm tại một NH với kỳ hạn danh nghĩa 6

tháng, song khoản tiền gửi có thể được duy trì nhiều lần 6 tháng (các kỳ

hạn 6 tháng nối tiếp nhau, người gửi không rút tiền ra khỏi NH) và trên

thực tế trở thành khoản tiền gửi trung và dài hạn, đó là kỳ hạn thực. Nhìn

chung các NHTM rất linh hoạt trong quản lý kỳ hạn, nhằm tạo cho những

người gửi tiền có được tiện ích phù hợp nhất với mục đích của họ và cũng

để tăng khả năng huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi trong xã hội.

2.4. Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn

Các NHTM hiện này đặc biệt chú trọng tới nguồn tiền gửi khi phân tíchtính thanh khoản của nguồn vốn. Các NHTM luôn luôn phải xác định cung

và cầu thanh khoản cũng như những nhân tố tác động tới cung - cầu thanh

khoản. Ta đã biết nếu một NH dựa quá nhiều vào các nguồn quỹ vay mượn

trên thị trường để giải quyết các nhu cầu thanh khoản có thể phải đối mặt

với những rủi ro thanh khoản rất lớn. Hoạt động quản lý tài sản nợ của mỗi

 NH còn phải dựa vào danh tiếng của NH trên thị trường, chất lượng thịtrường tiền tệ và trạng thái thanh khoản chung của hệ thống tài chính để

SVTH: Phạm Quang Hải 60

Page 63: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 63/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

quản lý thanh khoản. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý NH phải kết hợp lựa

chọn thích hợp giữa phương pháp sử dụng các tài sản có lỏng dự trữ để đáp

ứng nhu cầu thanh khoản với giải pháp tìm kiếm các nguồn thanh khoản

trên thị trường. Ta có thể xem xét cơ cấu vốn vay và vốn chủ của BIDV và

ACB trong bảng 2.3 và 2.4 ở trên. Hiện nay các NH rất tập trung mở rộng

và khai thác thị trường cá nhân (thị trường bán lẻ), trong đó tiền gửi cá

nhân là một trong những nguồn vốn chủ yếu chiến lược của các NHTM.

Tuy nhiên trong xu hướng hiện nay các NH cũng thực hiện đa dạng hóa

nguồn vốn cũng nhằm tăng khả năng thanh khoản cho mỗi NH

Trước diễn biến trên thị trường tiền tệ hết sức phức tạp như chúng ta đã

 phân tích ở trên, đặc biệt trong thời gian gần đây, thị trường tiền tệ đang có

dấu hiệu nóng lên, trước sức ép về lạm phát leo thang, cùng với đó là

những điều chỉnh gia tăng về lãi suất huy động vốn, cạnh tranh thu hút tiền

gửi và các chiến dịch khuyến mại, mở rộng màng lưới, phát triển dịch vụ

ngân hàng. Đó là một sức ép không nhỏ lên hệ thống NHTM Việt Nam

cũng như toàn bộ nên kinh tế. Nguồn tiền gửi có quan hệ mật thiết tới hoạt

động của các NHTM, là nguồn quan trọng nhất của mỗi NHTM. Do đó các

 NH luôn luôn phải có những chiến lược nhằm huy động nguồn vốn này

một cách triệt để nhất, tránh gây lãng phí cho toàn bộ nền kinh tế, cũng như

 phải thực hiện quản lý nguồn vốn quan trọng này sao cho thật hiệu quả. Đó

vẫn là một câu hỏi lớn cho hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.

SVTH: Phạm Quang Hải 61

Page 64: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 64/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

KẾT LUẬN

Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, hệ thống Ngân hàng nước ta cũngđã ngày càng phát triển và tự khẳng định vai trò quan trọng của mình trong

nền kinh tế. Thực tế vài năm qua cho thấy hệ thống NHTM Việt Nam đã

thực hiện khá tốt chức năng trung gian tài chính của mình. Điều này có

được là nhờ hoạt động tương đối hiệu quả của hệ thống NHTM trong việc

thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi để đưa vào nền kinh tế, phục vụ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh, từ đó đã thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế nước

nhà.

Với việc nghiên cứu đề tài này, em đã có điều kiện tiếp cận sâu hơn đối

với hoạt động huy động vốn của một NH, mà trong phạm vi đề án đó là huy

động tiền gửi và các mô hình quản lý tiền gửi trong các NHTM. Qua tìm

hiểu lý luận chung cũng như liên hệ với thực tiễn em đã có được cái nhìn

tổng quát hơn về bức tranh kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên cùng với những thành công có được như đã

nêu trên, hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều điểm bất cập trong khâu

huy động và quản lý tiền gửi. Trước thềm hội nhập kinh tế thế giới, để có

thể cạnh tranh được với các NH nước ngoài, đưa nền kinh tế nước nhà

 bước lên một tầm cao mới thì hệ thống NHTM Việt Nam cần phải thực sự

chuyển mình, phải nỗ lực hơn nữa, hoạt động hiệu quả cao hơn nữa mới có

thể đáp ứng những đòi hỏi của thời đại.

Do phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, cũng như kiến thức bản thân có

hạn, nên em cũng chưa thể có được những nhận xét sâu sắc, những đánh

giá thực sự sắc sảo về bức tranh hệ thống NHTM.

Em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này, em

cũng rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của cô trong những đề ántiếp theo.

SVTH: Phạm Quang Hải 62

Page 65: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 65/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Thanh Hà - Lý Hoàng Ánh, 2006, Ngân Hàng Thương Mại, NXBThống Kê.

2. Edward W.Reed & Edward K.Gill, Biên dịch Lê Văn Tề - Hồ Diệu,

2004, Ngân Hàng Thương Mại, NXB Thống Kê.

3. Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2005,  Một số vấn đề cơ bản của Việt Nam

 giai đoạn 2006-2010, NXB Thống kê.

4. Lê Văn Tề - Nguyễn Thị Xuân Liễu, 1999, Quản trị Ngân hàng thương 

mại, NXB Thống Kê.

5. Lê Văn Tư, 2005 , Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.

6.  Luật các tổ chức tín dụng ( 1997).

7. Minskin, 2001, Tiền tệ - Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB

Thành phố Hồ Chí Minh.

8. TS. Nguyễn Hữu Tài (Chủ biên), 2002, Giáo trình Lý thuyết Tài chính

 – Tiền tệ, NXB Thống Kê.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 1997, Ngân hàng với chiến lược huy

động vốn phục vụ cho CNH-HĐH đất nước.

10.  Nguyễn Thị Mùi, 2006, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài

Chính.

11.  Nguyễn Thị Mùi (Chủ biên), Trần Thị Thu Hiền - Đặng Thị Ái, 2004,

 Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

12. Niên giám Tài chính tiền tệ - Việt Nam, 2005, NXB Tài chính.

13. Phan Thị Thu Hà (Chủ biên) - Nguyễn Thị Thu Thảo, 2006,  Ngân

hàng thương mại, NXB Thống kê.

SVTH: Phạm Quang Hải 63

Page 66: Dean Phamquanghai 1067

5/14/2018 Dean Phamquanghai 1067 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/dean-phamquanghai-1067 66/66

  Đề án LT TC-TT Lý luận và thực trạng quản lý tiền gửi ở các NHTM_VN 

14. Peter S.Rose, 2004, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.

15. Phạm Xuân Lập, 2001, “Huy động vốn của NHTM - Những vấn đề đặt

ra cần giải quyết”, Tạp chí Ngân hàng , số 8-9, trang 18-19.

16. Hệ thống báo và tạp chí ngành Ngân hàng.

SVTH: Phạm Quang Hải 64