76
ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY) ThS. Hồ Kim Thi Khoa Địa lý – Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM Email: [email protected] Blog: www.thidlkt.wordpress.com

ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

  • Upload
    honora

  • View
    46

  • Download
    2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY). ThS . Hồ Kim Thi Khoa Địa lý – Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM Email: [email protected] Blog: www.thidlkt.wordpress.com. Các tác nhân làm thay đổi không gian kinh tế. Ai kiểm soát kinh tế: các hãng sản xuất hay chính phủ?. Nội dung. TNCs. Nhà nước - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

ĐỊA LÝ KINH TẾ

(ECONOMIC GEOGRAPHY)

ThS. Hồ Kim ThiKhoa Địa lý – Trường ĐHKHXH&NV TP.HCMEmail: [email protected] Blog: www.thidlkt.wordpress.com

Page 2: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Các tác nhân làm thay đổi không gian kinh tế

Ai kiểm soát kinh tế: các hãng sản xuất hay chính phủ?

Page 3: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Nội dung

1. Nhà nước

2. TNCs

3. Lao động

4. Người tiêu dùng

TNCs1. Các chuỗi và mạng lưới hàng

hóa

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Page 4: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Các chuỗi và mạng lưới của các tác nhân trong không gian kinh tế

B

Văn hóa Giới tính sắc tộc

••

••

•••

Phát triển không đồng đều của tự nhiên

• ••• •

••

• ••

• •

••

• •••

• ••

States

Labour

TNCS

Consumers

Công nghệ

Mố

i q

uan

hệ

qu

a lạ

i cơ

bản

A

Hình 2.1: Hình phối cảnh địa lý kinh tế về kinh tế toàn cầu

Page 5: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Khái niệm

Quá trình tích hợp giá trị

Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa

Phân loại chuỗi hàng hóa

Hình dạng và sự phối hợp của chuỗi hàng hóa

Page 6: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Chuỗi hàng hóa (Commodity chain) là quá trình biến đổi những đầu vào nguyên liệu và phi nguyên liệu ban đầu, thành sản phẩm cuối cùng dưới dạng hàng hóa hoặc dịch vụ.

Quá trình biến đổi này bao gồm : sản xuất, tiếp thị, phân phối, và dịch vụ + những hoạt động hỗ trợ : buôn bán, công nghệ, tài chính, cung cấp nguồn nhân lực và toàn bộ hạ tầng cơ sở.

Khái niệm

Page 7: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)
Page 8: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Chuỗi hàng hóa không đơn giản liên quan đến quá trình sản xuất, nhiều đầu vào của chuỗi và nhiều hàng hóa cuối cùng được sản xuất ra từ các chuỗi có dạng dịch vụ không thể sờ thấy được.

Khái niệm

Page 9: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Sản xuất CN và dịch vụ hiện nay không chỉ đặt tại nước chủ nhà mà còn thiết lập mạng lưới chi nhánh sản xuất – kinh doanh ở khắp nơi trên thế giới, thông qua hoạt động của TNCs.

Để vươn đến người tiêu dùng cuối cùng, các TNCs đã lôi cuốn nhiều tác nhân ở các quốc gia khác nhau cùng tham gia tích hợp giá trị vào chuỗi hoặc mạng lưới hàng hóa.

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Quá trình tích hợp giá trị

Page 10: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Khi sản xuất những hàng hóa hữu hình (như điện thoại cầm tay) hoặc vô hình (như ngân hàng, buôn bán), những hoạt động khác nhau được liên kết với nhau trong cùng một chuỗi với nhiều giai đoạn; mỗi giai đoạn, giá trị được bổ sung vào quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Quá trình tích hợp giá trị

Page 11: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Thí dụ: chuỗi giá trị cà phê từ Uganda - Anh

$ 0,14 Người nông dân bán hạt cà phê xanh cho người môi giới

$ 0,05 Tiền lời của người môi giới địa phương$ 0,05 Chi phí vận tải đến nhà máy xay địa

phương, chi phí xay, tiền lời của chủ nhà máy xay.

$ 0,02 Chi phí đóng gói, và vận chuyển đến Kampala

$ 0,26 Giá cà phê xanh chuyển đến nhà xuất khẩu ở Kampala $0,09 Chi phí của nhà xuất khẩu: chế

biến, loại bỏ những hạt không đạt chuẩn, thuế, và tiền lời của nhà xuất khẩu.

$ 0,10 Đóng gói, vận tải, bào hiểm đến cảng Ấn Độ Dương

$ 0,45 Giá xuất khẩu cà phê robusta đạt chuẩn

$0,14

$0,26

$0,45

Các chi phí & tiền lời (USD/kg)Giá bán (USD/kg)

Page 12: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

$0,52 Giá nhập khẩu cà phê đạt chuẩn

$0,07 Chi phí bảo hiểm,bảo quản

$0.52

$ 0,12 Chi phí nhà nhập khẩu: phí đổ bến, phân phối đến chi nhánh rang cà phê, tiền lời của nhà nhập khẩu.

$1,64 Giá phân phối cà phê hòa tan đến nhà máy (đã được điều chỉnh do hao hụt) $1.64

$26.40

$26,4 Giá bán lẻ trung bình 1 kg cà phê hòa tan ở Anh

Page 13: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Một chuỗi hàng hóa có thể được phân bố tập trung vào một vị trí đặc biệt, nhưng cũng có thể phân bố rộng rãi qua nhiều vị trí khác nhau ở những quốc gia khác nhau, tạo ra chuỗi hàng hóa toàn cầu.

Đây là đặc trưng tổ chức không gian quan trọng của nền kinh tế thế giới hiện nay.

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa

Page 14: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Tính lãnh thổ của chuỗi hàng hóa là rất quan trọng, không chỉ vì tính chất này xác định một cách cụ thể tác nhân nào được liên kết với nhau xuyên suốt qua nền kinh tế toàn cầu,mà còn cho thấy thực trạng phân bố không đồng đều theo không gian các giá trị, và những lợi ích phát triển kinh tế kèm theo, giữa những địa điểm khác nhau dọc theo chuỗi.

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa

Page 15: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Vị trí phân bố các hoạt động có giá trị gia tăng cao (thiết kế, tiếp thị, …) thường là những thành phố có quy mô toàn cầu, ngược lại, những nơi phát triển những ngành hàng có giá trị gia tăng thấp (như sản xuất nguyên liệu thô) là ở các vùng nông thôn, ở những nước ngoại vi, hoặc bán ngoại vi.

Điều này gây ra tính bất bình đẳng nghiêm trọng theo không gian của chuỗi hàng hóa toàn cầu.

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa

Page 16: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)
Page 17: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa hiện nay thể hiện 5 đặc điểm sau:

(1)Tính phức tạp về mặt địa lý của các chuỗi hàng hóa toàn cầu ngày càng tăng do sự phát triển của giao thông vận tải,

thông tin liên lạc, và công nghệ xử lý.

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa

Page 18: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Chất nền Mạng

Chíp Đầu từ

Chất bán dẫn

Các hoạt động sản xuất linh kiện

Bảng mạch in trần

Các hoạt động lắp ráp bộ phận

Động cơ

Lắp ráp khớp đầu từ

Lắp ráp cụm đầu từ

Nhồi bảng mạch in và lắp ráp những thiết bị điện tử khác

Các hoạt động lắp ráp cuối cùng

Lắp ráp ổ

đĩa đầu từ

Lắp ráp

cuối

cùng và kiểm tra

Th

ị trường

Vị trí phân bố toàn thế giới: công nghệ sản xuất ổ cứng máy vi tính1. Sản xuất mạng: Nhật Bản (Komag) Malaysia,Thái lan Singapore2. Chíp, đầu từ và chất bán dẫn Nhật bản (Read-Rite) Bắc Ireland, Mỹ

Trung QuốcIndonesiaMalaysiaPhilippinesSingaporeThái lan

Trung QuốcMalaysiaSingapore (35%)Thái lan

Tổ chức không gian chuỗi hàng hóa ổ đĩa cứng máy vi tính

Page 19: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa

(2) Hình thái không gian của những chuỗi hàng hóa toàn cầu ngày càng động và có khả năng thay đổi nhanh chóng. • Tính linh hoạt này xuất phát từ việc sử dụng những

công nghệ có khả năng thu hẹp khoảng cách

• Và từ hình thức tổ chức có thể làm thay đổi nhanh chóng năng suất sản xuất theo không gian.

• Cụ thể là, tính linh hoạt này có được là nhờ sử dụng ngày càng nhiều những hợp đồng phụ bên ngoài

Page 20: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

(3) Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa không đơn giản là phân bố một công đoạn SXKD vào một vị trí hoặc một quốc gia cụ thể• mà còn thể hiện động lực cạnh tranh giữa các vị trí phân

bố đó với nhau.

• Các hãng trong những vị trí khác nhau

• có thể tranh đua chia sẻ thị trường ở những địa điểm khác nhau dọc theo chuỗi.

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa

Page 21: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

(4) Chuỗi hàng hóa không chỉ là nét đặc trưng trong sản xuất nông nghiệp –công nghiệp mà còn rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực dịch vụ.

Thí dụ, nhiều công ty dịch vụ hiện nay đã tìm thấy lợi thế trong việc thực hiện xử lý số liệu và những chức năng của chương trình phần mềm ở những địa điểm ngoài nước –như Ấn Độ, Jamaica – nơi có chi phí lao động tương đối thấp.

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa

Page 22: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

(5) Tập trung các hoạt động kinh tế theo không gian cũng là một biểu hiện của tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa.

• Nghĩa là những tương tác trong chuỗi hàng hóa cũng có thể xảy ra trong phạm vi cùng một vị trí,

• do cường độ của các giao dịch cao hoặc do việc hiểu biết về một vị trí cụ thể nào đó có tầm quan trọng đối với ngành.

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa

Page 23: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Đối với những ‘nốt trong

mạng lưới toàn cầu’

này, các chuỗi hàng hóa

là những hình thức tổ

chức liên kết các cụm

(cluster) và những trung

tâm (agglomeration) lại

với nhau.

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Tổ chức không gian các chuỗi hàng hóa

Page 24: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)
Page 25: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Chuỗi hàng hóa định hướng theo người sản xuất

Chuỗi hàng hóa định hướng theo người mua

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Phân loại các chuỗi hàng hóa

Page 26: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Thường thấy trong các ngành công nghiệp – lĩnh vực mà TNCs công nghiệp lớn đóng vai trò trung tâm kiểm soát hệ thống sản xuất.

Đây thường là những chuỗi sản xuất những hàng hóa thâm dụng công nghệ và vốn như: máy bay, ô tô, computer, chất bán dẫn, và công nghiệp máy móc nói chung

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Phân loại các chuỗi hàng hóa

Chuỗi hàng hóa định hướng theo người sản xuất

Page 27: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Các nhà sản xuất có tính quyết định không chỉ về mặt thu nhập và khả năng sinh lợi,mà còn ở chỗ họ có thể kiểm soát những liên kết phía sau đối với những người cung cấp nguyên liệu và linh kiện, và những liên kết phía trước đối với người phân phối và bán lẻ.

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Phân loại các chuỗi hàng hóa

Chuỗi hàng hóa định hướng theo người sản xuất

Page 28: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Thí dụ:

Các nhà lắp ráp hàng đầu như Toyota và Ford có liên quan với hàng ngàn công ty con và rất nhiều nhà thầu phụ trên khắp thế giới, cũng như với dày đặc mạng lưới phân phối và các thương nhân trên toàn cầu.

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Phân loại các chuỗi hàng hóa

Chuỗi hàng hóa định hướng theo người sản xuất

Page 29: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Chuỗi này thường thấy ở những lĩnh vực mà các doanh nghiệp bán lẻ lớn (Wal-Mart, Carrefour, hoặc Ikea) và những nhà buôn có thương hiệu (Adidas, Nike, và The Gap)

Đóng vai trò trung tâm trong việc thiết lập và kiểm soát toàn bộ hệ thống sản xuất, và thường có ở những nước đang phát triển định hướng xuất khẩu.

Loại chuỗi này chủ yếu sản xuất những hàng tiêu dùng thâm dụng lao động như quần áo, giáy dép, đồ chơi trẻ em, và hàng thủ công mỹ nghệ.

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Phân loại các chuỗi hàng hóa

Chuỗi hàng hóa định hướng theo người mua

Page 30: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Hình dạng chuỗi quyết định nơi phân bố của mỗi hoạt động tạo ra giá trị gia tăng dọc theo chuỗi.

Hình dạng chuỗi rất quan trọng trong việc tạo ra cấu trúc không gian khác nhau của các chuỗi hàng hóa.

Thí dụ: Chuỗi hàng hóa có dạng tập trung cao theo không gian thì mạng lưới của nó chỉ phân bố trong một nước, thậm chí là một vùng.

Hình dạng và sự phối hợp của chuỗi hàng hóa

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Page 31: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Chuỗi có dạng phân tán sẽ được phân bố trên khắp thế giới.

Sự phối hợp của chuỗi hàng hóa thể hiện tính có tổ chức, nó quyết định bộ máy điều hành chuỗi.

Phụ thuộc vào bản chất của chuỗi (định hướng người sản xuất hay định hướng người mua) mà các TNC phải xử lý vấn đề phối hợp như thế nào giữa nhiều hoạt động trong phạm vi rộng qua nhiều vị trí và quốc gia khác nhau.

Các TNC thường có vai trò quyết định đối với hình dạng và sự phối hợp trong chuỗi.

Hình dạng và sự phối hợp của chuỗi hàng hóa

1. Các chuỗi và mạng lưới hàng hóa

Page 32: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Một TNC thường có 3 đơn vị tổ chức chủ yếu

(1)Ban quản trị và những trụ sở khu vực: Đây được xem là đầu não của TNC.Bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng những chiến lược và ra

những quyết định quan trọng như: tài chính, đầu tư, nghiên cứu và phát triển thị trường, lựa chọn và chuyên môn hóa sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực,…

Bộ phận này đòi hỏi một vị trí phân bố chiến lược trong những thành phố có thể tiếp cận các dịch vụ bên ngoài chất lượng cao.

Những quan hệ trong nội bộ TNC

Page 33: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Những thành phố toàn cầu loại này thường là những trung tâm kiểm tra và kiểm soát quan trọng nền kinh tế thế giới, do ưu thế là nước chủ nhà của nhiều trụ sở thuộc các TNC quan trọng.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ trong nội bộ TNC

Chicago, USA Tokyo, Japan

Page 34: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Phần lớn trong 500 TNC giàu có nhất thế giới đặt trụ sở ở một vài thành phố toàn cầu như Chicago, Frankfurt, London, New York, Paris, Thượng Hải, và Tokyo…

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ trong nội bộ TNC

Bản đồ. Top 30 thành phố toàn cầu. Soure: Weath Report 2013

Page 35: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

R & D

Trụ sởBộ phận lắp ráp

Sở hữu trực tiếpTrong nội bộ nhà máy

Giữa các nhà máyCác dự án hợp tác/những liên minh chiến lược

Những hợp đồng phụNhững đại lý

Các hình thức tổ chức những hoạt động xuyên quốc gia khác nhau

Page 36: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Những hoạt động này thường xuất hiện trong cả TNC sản xuất và dịch vụ.

Các chi nhánh R & D bao gồm những hoạt động như:

phát triển sản xuất, công nghệ chế biến mới,

nghiên cứu hoạt động, …

Bộ phận này cung cấp những kiến thức và những ý kiến của giới chuyên môn nhằm duy trì vị trí cạnh tranh của các TNC trên thị trường toàn cầu.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ trong nội bộ TNC

(2) Các chi nhánh nghiên cứu và phát triển (R & D)

Page 37: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Vị trí của những chi nhánh R & D có thể ảnh hưởng đến thành công của TNC do tầm quan trọng phát triển liên tục những sản phẩm và/hoặc những dịch vụ mới của bộ phận này.

Mặc dù có sự quốc tế hóa theo không gian những chi nhánh R & D, nhưng phần lớn các hoạt động R & D đều tập trung ở nước chủ nhà của các TNC.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ trong nội bộ TNC

(2) Các chi nhánh nghiên cứu và phát triển (R & D)

Page 38: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Những loại hoạt động R & D khác nhau đòi hỏi vị trí phân bố khác nhau, tuy nhiên nói chung có 3 loại hoạt động R & D chính, cùng những vị trí phân bố tương ứng sau:

Phòng thí nghiệm R & D tổng hợp có tầm cỡ quốc tế:

- Trung tâm này thường cung cấp những công nghệ và kiến thức quan trọng cho toàn bộ hoạt động của TNC trên toàn cầu.

- Đây là bộ não tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đổi mới làm gia tăng lợi thế cạnh tranh cho TNC.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ trong nội bộ TNC

(2) Các chi nhánh nghiên cứu và phát triển (R & D)

Page 39: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Phòng thí nghiệm R & D tổng hợp có quy mô địa phương: - Những phòng thí nghiệm này áp dụng các công nghệ và

kiến thức cơ bản do phòng thí nghiệm R & D tổng hợp có tầm cỡ quốc tế đưa ra

- Nhằm phát triển những sản phẩm mới cho thị trường nước chủ nhà tại nơi đặt phòng thí nghiệm này.

- Những phòng thí nghiệm như thế thường hướng vào thị trường nội địa và những nhu cầu có tính điều chỉnh,

- không nhất thiết tìm thấy ở các thị trường khác.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ trong nội bộ TNC

(2) Các chi nhánh nghiên cứu và phát triển (R & D)

Page 40: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Phòng thí nghiệm hỗ trợ:

- Đây là mức độ thấp nhất của chi nhánh R & D và chủ yếu liên quan đến việc tiếp nhận những công nghệ của công ty mẹ cho thị trường địa phương và cung cấp những phản hồi về mặt công nghệ.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ trong nội bộ TNC

(3) Các chi nhánh nghiên cứu và phát triển (R & D)

Page 41: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Đây là bộ phận cơ động theo không gian nhất của chuỗi sản xuất toàn cầu.

Bao gồm các hoạt động từ những nhà máy và các chi nhánh sản xuất

đến những cơ sở kinh doanh và tiếp thị, những trung tâm thực hiện và trung tâm dịch vụ hậu

mãi.

Theo Dicken, có 4 cách tổ chức các đơn vị sản xuất xuyên quốc gia chủ yếu trong các TNC:

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ trong nội bộ TNC

(2) Các hoạt động sản xuất

Page 42: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

a) Sản xuất tập trung toàn bộ

Tất cả các hoạt động sản xuất đều xảy ra tại một vị trí duy nhất. Sản phẩm được xuất khẩu cho thị trường thế giới

b) Sản xuất cho thị trường trong nước

Mỗi đơn vị sản xuất sản xuất một số sản phẩm và phục vụ cho thị trường tại chỗ. Không bán qua biên giới quốc gia. Quy mô nhà máy tư nhân bị giới hạn bởi quy mô của thị trường quốc gia.

Page 43: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

c) Chuyên môn hóa sản phẩm cho thị trường khu vực hoặc toàn cầu.

Mỗi đơn vị sản xuất chỉ sản xuất một sản phẩm để bán cho thị trường của một số quốc gia. Quy mô của mỗi nhà máy rất lớn để đáp ứng quy mô thị trường khu vực rộng lớn và để gia tăng hiệu quả theo quy mô..

d) Tích hợp theo chiều dọc xuyên quốc gia

Mỗi đơn vị sản xuất thực hiện một công đoạn trong dây chuyền sản xuất. Các đơn vị sản xuất này được liên kết xuyên qua biên giới quốc gia trong một dây chuyền hay chuỗi sản xuất – sản phẩm của nhà máy này là nguyên liệu của nhà máy kia.

Mỗi đơn vị sản xuất thực hiện một công đoạn trong quy trình sản xuất và chuyển sản phẩm đến nhà máy lắp ráp cuối cùng ở quốc gia khác.

Page 44: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

• Ưu điểm của hình thái sản xuất toàn cầu là khai thác được những chi phí sản xuất đa dạng theo không gian.

• TNC có thể xây dựng cơ sở sản xuất ở nước ngoài cho những hoạt động sản xuất thâm dụng lao động hơn.

Thí dụ, nhiều TNC của Mỹ trong lĩnh vực công nghiệp điện, điện tử, dệt, và quần áo đã thiết lập công đoạn lắp ráp ở nhà máy xuyên quốc gia ở Mexico, nhằm nắm bắt những lợi thế về chi phí sản xuất thấp của nước này và được miễn thuế qua thỏa thuận của NAFTA.

Page 45: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Ví dụ: BMW là một ví dụ điển hình về tổ chức không gian phức tạp trong mạng lưới nội bộ một TNC.

- Trụ sở: đặt tại Munich, một thành phố đứng vị trí thứ 3 trên thế giới và là trung tâm tài chính, kinh doanh chính yếu của Đức. Các trung tâm R & D quan trọng đặt xung quanh trụ sở.

- Ngoài ra, BMW cũng đặt những phòng thí nghiệm R & D khác ở California, thực hiện công việc thiết kế và kiểm tra chất thải.

- Phòng thí nghiệm ở Tokyo hỗ trợ về mặt R & D qua việc cung cấp những điều kiện đổi mới và công nghệ của những nhà sản xuất ô tô Nhật Bản. Trung tâm thiết kế mới mở ở Singapore nhằm đón đầu những ảnh hưởng thiết kế mới nổi gần đây ở Châu Á.

- Những hoạt động R & D của các nhà máy đặt tại Munich phục vụ cho thị trường toàn cầu, trái lại những trung tâm đặt tại California, Singapore và Tokyo hướng vào thị trường cụ thể ở địa phương hơn.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Page 46: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Các hợp đồng phụ quốc tế:Hợp đồng phụ hay còn gọi là gia công

(outsourcing, nhận những linh kiện, phụ tùng cung ứng từ ngoài) liên quan đến những nhà máy độc lập sản xuất các hàng hóa riêng cho nhà máy chính.

Có hai loại hợp đồng phụ quốc tế: Hợp đồng phụ thương mại và hợp đồng phụ công nghiệp.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 47: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Hợp đồng phụ thương mại xảy ra khi nhà máy chính (người mua) cho nhà máy khác (nhà cung cấp) ở quốc gia khác thầu lại phần lớn hoặc toàn bộ chuỗi sản xuất.Thoạt đầu, người mua có thể cung cấp những đặc điểm kỹ thuật

của sản phẩm, được gọi là sản xuất những thiết bị gốc (OEM), để thành phẩm giống chính xác như chính người mua sản xuất.

Theo thời gian, người cung cấp có thể học và phát triển được công nghệ và chuyên môn mới để có thể chuyển lên chuỗi sản xuất tham gia sản xuất bản thiết kế gốc (ODM).

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 48: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Công tyTỷ lệ

gia công (%)Các nhà sản xuất OEM/ODM Đài

Loan

APPLE 100 Quanta, Elitegroup

DELL 90 Quanta, Compal, Wistron

HP 90 Inventec, Arima, Quanta

IBM 90 Wistron, Quanta

NEC 80 Arima, FIC, Wistron, Mitac

SHARP 50 Quanta, Mitac, Twinhead

SONY 20 Quanta, ASUS

Fujitsu-Siemen 15 Quanta, Compal, Wistron

Toshiba 15 Compal, Inventec

Bảng 2.1: Hợp đồng phụ của các công ty Đài Loan trong top ten thế giới

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 49: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Hợp đồng phụ công nghiệp:

Hợp đồng phụ công nghiệp xảy ra khi những người cung cấp chỉ thực hiện sản xuất OEM với tư cách là khách hàng chính, có nghĩa là chỉ sản xuất.

Các nhà thầu phụ công nghiệp không tham gia vào ODM và phân phối sản phẩm.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 50: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Thí dụ: NikeNike, trụ sở đặt tại Beaverton (Oregon, Mỹ), công ty này chuyên môn hóa về thiết kế, R & D, và tiếp thị các sản phẩm thể thao. Sản xuất của Nike đặt ở châu Á làm hoàn toàn bằng thủ công, do những quốc gia phát triển thực hiện như Hong Kong, Đài Loan, và Hàn Quốc.

Những đối tác này thiết lập nhiều chi nhánh sản xuất trên khắp châu Á, chẳng hạn như Bangladesh, Trung quốc, Indonesia, Malaysia, Srilanca, Thái Lan, và Việt Nam.

Một công ty thương mại Nhật Bản, cụ thể là Sogo Shosha đảm trách về mặt tài chính và logistics cho sản xuất của Nike ở Châu Á.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 51: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)
Page 52: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)
Page 53: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Thí dụ: Nike

Những nhà thầu phụ của Nike ở Nam Mỹ (như Brazil, El Salvador, Ecuador, và Mexico) và Đông Âu (như Bulgari, Thổ Nhĩ Kỳ) do các văn phòng kinh doanh quốc tế đặt ở Mỹ và Châu Âu quản lý.

Đến tháng 4/2005 Nike đã ký hợp đồng với hơn 700 nhà máy trên khắp thế giới. Chỉ riêng Trung quốc có đến 124 hợp đồng đang thực hiện và giải quyết việc làm cho 200.000 lao động, Việt Nam có 34 hợp đồng đang thực hiện, với 84.000 lao động làm việc cho các hợp đồng này.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 54: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Khía cạnh địa lý trong những hợp đồng phụ quốc tế rất đa dạng. Hợp đồng phụ quốc tế có thể đem đến sự phát triển

cho một số công ty phân bố trên một vài thành phố nhất định ở các nước đã phát triển.

Hợp đồng phụ quốc tế đã đem đến sự phát triển cho một số quốc gia định hướng xuất khẩu ở các nước đang phát triển - một hiện tượng không gian được xem như đặc trưng mới của phân công lao động quốc tế.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 55: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Những quốc gia định hướng xuất khẩu hoặc những cụm quốc gia sản xuất vệ tinh chịu trách nhiệm sản xuất các hàng hóa thâm dụng lao động đã tạo ra một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung cấp toàn cầu của phần lớn các TNC.

Những quốc gia này đã cấu thành nên nền tảng sản xuất của nền kinh tế toàn cầu.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 56: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Thí dụ: như nhà máy xuyên quốc gia ở Mexico (lắp ráp điện tử và may mặc), Đông Quan của Trung Quốc (một trong những nơi sản xuất giày nhiều nhất trên thế giới), Penang ở Malaysia (điện tử), Rayong ở Thái Lan (ô tô), và Presov của Slovakia (quần áo).

Trong lĩnh vực dịch vụ, việc mở rộng mạng lưới thực hiện dịch vụ bằng nguồn lực bên ngoàicủa công nghiệp phần mềm đã làm phát triển trung tâm sản xuất phần mềm và xử lý dữ liệu ở thành phố Bangalore của Ấn Độ và Dublin của Ireland.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 57: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Việc tăng cường tính hợp nhất trong khu vực rộng lớn có thể xảy ra nếu mạng lưới sản xuất của các TNC mở rộng qua nhiều quốc gia khác nhau trong cùng một khu vực, và những quan hệ chặt chẽ giữa các nhà máy như một sợi dây gắn kết những không gian khác nhau trong cùng khu vực ấy lại với nhau.

Điều này đã xảy ra ở khu vực châu Âu, và bây giờ là Bắc Mỹ và Đông Nam Á.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 58: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Các liên minh chiến lược và những dự án chung Những liên minh chiến lược thường xảy ra trong những

ngành công nghiệp có tình trạng cạnh tranh quyết liệt. Cách cộng tác vì mục đích cạnh tranh này có thể được

xem là cộng - cạnh tranh, tức là kết hợp giữa cộng tác và cạnh tranh.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 59: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Thí dụ trong ngành công nghiệp dược và bán dẫn những liên minh chiến lược rất phổ biến do có sự cạnh tranh dữ dội, đồng thời những chi phí cao trong R & D và phát triển sản phẩm mới, cùng với tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ.

Những áp lực này làm nhu cầu đầu tư tăng cao vượt quá khả năng tài chính của mỗi TNC.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 60: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Cộng tác thông qua những liên minh chiến lược trở thành phương tiện cạnh tranh toàn cầu hiệu quả nhất.

Nhiều TNC trong những liên minh chiến lược là đối thủ cạnh tranh lẫn nhau trong loại sản phẩm này nhưng lại là liên minh trong loại sản phẩm khác.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 61: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Trong lĩnh vực dịch vụ, những liên minh chiến lược với chức năng cụ thể cũng khá phổ biến.

Thí dụ như nhiều hãng hàng không chính có xu hướng tham gia vào một trong những liên minh chiến lược sau:

Liên minh ngôi sao,

Liên minh một thế giới,

và Liên minh hàng không nhóm ngôi sao.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 62: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Thông qua những liên minh này các hãng hàng không

có thể được sắp xếp để cùng bán vé cho những ghế

ngồi trên cùng một chuyến bay nhưng sử dụng mã số

riêng của mình, trong hệ thống đặt vé trước qua

computer; qua đó dành chỗ để tải chéo các hành

khách và như vậy sẽ giảm trường hợp quá tải trong

mỗi chuyến bay.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 63: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Liên minh cùng dự án là tổ chức được thành lập khi 2 hoặc nhiều nhà máy quyết định hợp tác theo từng mục đích cụ thể.

Ở đây các đối tác cần đầu tư vốn cổ phần mới vào dự án chung.

Đôi khi, đối tác có thể sử dụng những tài sản khác (thí dụ như đất đai) để thay thế vốn cổ phần và được gọi là dự án hợp tác chung.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 64: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Khi những dự án chung được thành lập, các đối tác có thể chia sẻ rủi ro về mặt tài chính, thu lợi ích từ việc điều phối liên công ty và phát triển các sản phẩm hoặc thị trường mới, đây là hình thức quan hệ liên công ty phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp.

Trong nhiều nước đang phát triển, các chính phủ thường điều tiết theo hướng tối thiểu hóa số cổ phần do công dân hoặc công ty trong nước nắm giữ để khuyến khích những TNC nước ngoài sử dụng cổ phần hoặc các dự án hợp tác chung - một hình thức tham gia được chuộng nhất

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 65: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Ở Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Âu và châu Á những dự án

góp chung cổ phần rất phổ biến trong những doanh

nghiệp sản xuất ô tô nước ngoàiđang cần tìm kiếm thị

trường mới.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 66: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Khía cạnh địa lý của những liên minh chiến lược và dự án chung quốc tế cũng rất đa dạng.

Hiện nay các nhóm hoạt động dựa trên dự án và những liên minh chiến lược gia tăng nhanh chóng.

Và một khi những tương tác trực tiếp trong phạm vi những nhóm dự án có xu hướng xảy ra giữa các thành phố và những trung tâm khoa học ở các quốc gia khác

nhau, thì những không gian này sẽ trở nên tương tác qua lại

nhiều hơn so với những nơi khác

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 67: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Thí dụ trong ngành công nghiệp bán dẫn, giữa Hsinchu

(Đài Loan) với thung lũng Silicon thường xuyên có những

dòng hàng hóa và tiền tệ trao đổi cùng những tương tác

qua lại khác.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Khi hầu hết những hoạt động trong các liên minh và dự án được phát triển và có giá trị gia tăng cao, thì những không gian tổ chức các hoạt động này sẽ trở nên thịnh vượng và có sức cạnh tranh tốt (thí dụ như trung tâm R & D ở châu Âu và Bắc Mỹ). Những điều này làm tình trạng phát triển không đồng đều theo không gian càng trầm trọng hơn.

Page 68: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Cấp quyền làm đại lý và hợp đồng liên doanh

Cấp quyền làm đại lý là một hình thái tổ chức mà trong đó chủ nhân của TNC đồng ý để cho một doanh nghiệp khác (thường ở nước ngoài) sử dụng thương hiệu của mình, với điều kiện doanh nghiệp đó phải làm theo những hướng dẫn và yêu cầu của TNC.

Như vậy, tồn tại một mối quan hệ liên công ty giữa TNC và doanh nghiệp quốc gia được cấp quyền làm đại lý.

Những NTC không nhất thiết phải sở hữu các đại lý ở nhiều quốc gia khác nhau.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 69: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Thí dụ:

Page 70: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Loại mạng lưới liên công ty này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực dịch vụ, vì 2 lý do sau:

(1) Phần lớn các TNC dịch vụ thường không đủ vốn, hoặc có thể không muốn bỏ ra một chi phí lớn để

đầu tư một lúc vào nhiều thị trường. Điều này thường xảy ra trong những ngành dịch

vụ bán lẻ và bán thức ăn nhanh.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 71: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

(2) Một số TNC dịch vụ có thể không muốn gặp nhiều rủi ro

do không nắm rõ văn hóa địa phương, những quan hệ xã

hội và thực tiễn của khách hàng địa phương.

-Việc cấp quyền làm đại lý đã giúp cho những TNC dịch vụ

có được một giải pháp thuận tiện và chi phí thấp để có

mặt ở khắp nơi thông qua những đại lý của họ, những

doanh nhân địa phương quen thuộc với thị trường nước chủ

nhà.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 72: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Hợp đồng liên doanh bao gồm nhiều mối quan hệ

liên công ty từ những hợp đồng chuyển nhượng

quyền sử dụng, đến những hình thức hợp tác không

cấp vốn. Những loại hợp đồng này thường sử dụng

cả trong ngành công nghiệp lẫn dịch vụ.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 73: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Thí dụ: thông qua sở hữu giấy phép độc quyền nhãn hiệu

đĩa DVD, Philips (Hà Lan), Sony (Nhật Bản), Pioneer (Nhật

Bản) và LG (Hàn Quốc) nhận được tiền bản quyền từ mỗi

diễn viên thu đĩa được sản xuất từ giấy phép của họ.

Trong ngành dịch vụ, thí dụ ngành khách sạn, 2 khách sạn

có thể hợp tác với nhau trong đào tạo để phát triển nguồn

nhân lực.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 74: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Thông qua cấp quyền làm đại lý và những hợp đồng hợp tác, các TNC có thể nhanh chóng quốc tế hóa sự có mặt trên thị trường, và đẩy mạnh tiêu dùng các sản phẩm hay dịch vụ của họ trên thị trường nước chủ nhà.

Trong kinh doanh nhà hàng và bán lẻ, sự có mặt trên toàn cầu những đại lý nhà hàng (McDonal’s và KFC) và những sản phẩm tiêu dùng (như Coca –Cola) là một bằng chứng về việc quốc tế hóa các hoạt động kinh tế.

2. Tổ chức các hoạt động kinh tế xuyên quốc gia

Những quan hệ ngoài TNCs - mạng lưới liên công ty

Page 75: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Bảng: Các hình thức tổ chức những hoạt động xuyên quốc gia khác nhau – chi phí và lợi ích

Hình thức tổ chức Chi phí Lợi ích Tác động về mặt địa

1. Sở hữu hoàn toàn các công ty con

• Vốn đầu tư cao• Tiềm ẩn những mâu thuẫn với chính quyền sở tại và nhà máy địa phương.

• Có nhiều vấn đề về quản lý và tổ chức xuyên biên giới hơn

• Kiểm soát quản lý hoàn toàn

• Bảo vệ bí mật thương mại và công nghệ độc quyền.

• Ổn định sản xuất và dịch vụ thị trường

• Tiềm ẩn những lợi ích đối với kinh tế địa phương thông qua chuyển giao công nghệ và những lợi ích phụ.

• Chuyển giao theo không gian những nền văn hóa có tổ chức.

2. Hợp đồng phụ quốc tế

• Có sự trì trệ trong chuỗi cung cấp.

• Rò rỉ công nghệ độc quyền và quyền tài sản trí tuệ (IPRs)

• Thiếu kiểm soát quản lý sản xuất trực tiếp

• Cạnh tranh về chi phí

• Linh hoạt trong quản lý hàng tồn.

• Giảm những rủi ro trong đầu tư.

• Phát triển các khu chế xuất ở các nước đang phát triển.

• Phát triển phân công lao động quốc tế mới.

• Nâng cấp một số vùng của nước chủ nhà

Page 76: ĐỊA LÝ KINH TẾ (ECONOMIC GEOGRAPHY)

Bảng: Các hình thức tổ chức những hoạt động xuyên quốc gia khác nhau – chi phí và lợi ích

Hình thức tổ chức Chi phí Lợi ích Tác động về mặt địa lý

3. Những liên minh chiến lược và dự án chung

• Thiếu kiểm soát công nghệ và quyền tài sản trí tuệ.

• Có những vấn đề trong quản lý đối tác.

• Chia sẻ rủi ro.• Tiếp cận công nghệ và những kiến thức của đối tác.

• Làm sâu sắc hơn những liên kết trong kinh tế địa phương.

• Gia tăng những ràng buộc trong mạng lưới địa phương

4. Cấp quyền đại lý và hợp đồng liên doanh

• Tiềm ẩn khả năng xâm phạm quyền tài sản trí tuệ.

• Phát sinh chi phí theo dõi các đại lý và quản lý những quan hệ

• Nhu cầu đầu tư vốn thấp hoặc không có.

• Mở rộng nhanh chóng sự xâm nhập thị trường.

• Tăng thu nhập từ thương hiệu, nhãn hàng và quyền tài sản trí tuệ.

• Phát triển nhanh chóng theo không gian các đại lý.

• Truyền bá những chuẩn mực và trải nghiệm văn hóa cho các đại lý.

• Đồng nhất hóa tiêu dùng.